ĐÀM TÂN VĂN TẬP

Sa-môn Khế Tung ở Đông Sơn, Đàm Tân, Đằng Châu soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 7

LUẬN NGUYÊN

TRUNG CHÁNH

Vật đạt đến lý, gọi đó là trung, thiên hạ chẳng khinh, gọi đó là chánh. Vừa Trung thì thiên hạ không việc quá, trở lại chánh thì thiên hạ không người loạn. Trung chánh ấy là gốc của Vương đạo, nhân nghĩa là giềng mối của Đạo đức. Người vì mạnh yếu ghét thương mà loạn mất luân thường đó. Mà Thánh nhân làm giáo Đạo vì đặt để người ở trung chánh ấy vậy. Giáo là công hiệu, Đạo là dẫn dắt, dùng Nhân nghĩa để chỉ bày tỏ, khiến người đó mà nghiệm xét đó vậy. Dùng Lễ nhạc danh khí mà chỉ bày, dẫn dắt người, do đó mà rảo đến đó vậy. Hồng Phạm nói: “Nhóm Hữu cực đó mà kết quy về Hữu cực đó”. Đó là Quân tử sở dĩ thực hành Đạo họ ấy vậy. Thời người đó họ chỉ cực của Hoàng, đó là Quân tử sở dĩ tiến người rão đến đạo họ ấy vậy. Thi nói: “Sở ấy võng cực, vài ba đức đó”. Đó là Quân tử sở dĩ ghét người chẳng do phải mà đến đạo họ ấy vậy. Cho nên, trị người chẳng phải dùng Trung chánh còn thành thật đó, thì chẳng đủ để cùng bàn nghị nhân nghĩa lễ pháp vậy. Giáo người ta mà chẳng dùng Trung chánh tu thành thật đó thì cũng chẳng thể cùng bàn nghị nhân nghĩa lễ pháp vậy. Phàm, pháp của Thánh nhân như cân như đong mà gìn giữ đó tại người ấy vậy. Gìn giữ đó chẳng được người đó. Khí cụ tuy trung chánh mà người chẳng được vì khinh thường đó vậy. Âm của vàng đá trung chánh, thì chỗ vang hưởng đó cũng chấn, mà chỗ ứng đó hòa. Thành thật trung chánh của người thì chỗ làm đó thấu đáo mà chỗ cảm đó rõ ràng. Cho nên, Quân tử ở thời xưa cẩn trọng chỗ gìn giữ đó và thực hành chỗ được đó. Tuy nghèo hèn ở nơi nhà tối cuối làng mà chẳng đổi thay vậy. Tuy là giàu sang, cưỡi thế sùng cao đáng tôn quý của thiên hạ mà chẳng biến cải vậy. Đến lúc họ cảm vậy, chẳng oai mà người sợ, chẳng nói mà người tin. Chẳng nhọc tâm chẳng mệt sức mà giáo hóa họ hành vậy. Quỷ thần hỗ trợ đó, trời đất giúp đỡ đó. Cớ sao vậy ư? Bởi lý của trời đất cùng người đồng vậy. Đồng cái gì ư? Đồng trung chánh đó ấy vậy.

MINH PHẦN.

Muôn vật có số, lớn nhỏ có phần. Do số mà biết cớ của biến hóa, do phần mà biết lý của trời đất. Cho nên, Quân tử đối với Thiên Đạo không chỗ lầm hoặc vậy, đối với Nhân đạo không chỗ nghi ngờ vậy. Khí ngưng tụ mà sanh, sanh thì có ăn uống; khí tan mất mà chết, chết thì cùng đất diệt, đó là phần của Nhân đạo vậy. Cao lớn không cùng, nhật nguyệt muôn sao mà thôi, các vật khác chẳng dung, đó là phần của Thiên đạo vậy. Chở núi khua nước, giúp sống vàng đá cỏ cây, đó là phần của Địa đạo vậy. Số người cùng cực, tuy trời đất chẳng thể trọng đó, trời đất biến đổi, tuy người chẳng thể cùng đó, đó là Định phần của Trời đất vậy. Nay nói trời có thể bay lên, biển có thể lặn vào, vàng ròng có thể khéo thành, hợp mây khí cùng thần tụ hội mà chẳng chết. Đó sao biết có của biến hóa mà thấy lý của trời đất ư? Tuy người ngu cũng nói họ không ấy vậy, mà Tề Oai, Yến Chiêu, Tần Vương, Hán Võ rối ren rão đến đó, lưu luyến mà quên trở về, loạn chế của tuần thú, rối ren lễ của tế tự. Ai bảo bốn người chủ ấy thông minh Thánh trí độ vượt so với người ngu ư? Thiên đạo là Đại công, Nhân đạo là Đại đồng. Đồng là đồng họ sống chết, công là công họ cùng người tương tuyệt vậy. Nếu họ công với mọi người và riêng tư với một người, ai bảo là trời ư? Nếu họ đồng với hình sống mà riêng tử chẳng chết, há có thể gọi là người ư? Cho nên, Thánh nhân đều ít nói về Thiên đạo, bởi chẳng cùng trời mà lầm hoặc người ấy vậy; thường Thánh tế tự, bởi chẳng vì người mà biến đổi thần đạo ấy vậy.

XÉT THẾ

Gom vàng trăm vật mượn kẻ trộm mà gìn giữ, tuy chưa mất vàng đó, mà người lân cận hẳn lấy làm nghi ngờ vậy. Tự con đến nơi vực sâu chẳng thể lường biết, tuy chưa đắm chìm người con ấy, mà cha mẹ nó hẳn vì lo âu vậy. Như thế đó đã đáng lo, lại nghi ngờ vậy. Phàm, oai quyền là lợi khí của thiên hạ, họ trọng đâu ngay trăm dật vàng ấy ư? Mà giao phó nó cho hạng người ngu xuẩn nịnh bợ cầu may, nịnh bợ cầu may đâu ngay trộm cướp ư? Mà xưa trước Quân tử chẳng nghi ngờ trăm vạn sư lữ, tánh mạng chúng đông đó đâu ngay sự sống của một trẻ con ư? Mà hoang bạo đối với Nhung Địch xấu xa, Nhung Địch đâu ngay vực

sâu chẳng thể lường biết ư? Mà xưa trước Quân tử chẳng lo âu. Nhưng xưa trước, nước đó loạn lại mất, sao thường đáng nghi ngờ mà chẳng nghi ngờ ấy ư? Đáng lo âu mà chẳng lo âu ấy ư? Hoặc nói: “Nghi ngờ đó thế nào?” Xin nói: Nghi ngờ đó chẳng như gom cán đó mà chánh đó. Hoặc nói: “Lo âu đó như thế nào?” Xin nói: Lo âu đó chẳng như gìn giữ dân, suy ân mà ban trải tin. Hoặc nói: “Xưa trước há không ân tín ư? Mà Nhung Địch chẳng nghĩ nhớ”. Xin nói: “Ân tín ngày trước là âm thanh mà chưa thật vậy, hẳn được người có đức nhân, mà sau đó ân thêm, hoặc được người có lòng nghĩa mà sau đó tin làm. Kia giữ lấy xấu xa, ai thành thật đức nhân ư? Ai thành thật lòng nghĩa ư?

HÌNH THẾ.

Thế do hình bày, nó mất rất chóng; hình do thế làm, nó lạm rất lắm. Nghiêu Thuấn chẳng phải không hình đối với thiên hạ, mà thiên hạ chẳng oán, bởi dùng hình đó là dùng đức mà chẳng dùng thế. Kiệt Trụ chẳng phải không thế đối với thiên hạ, mà thiên hạ bỗng mất, bởi giăng bày thế đó là chẳng dùng đức mà dùng hình vậy. Phàm, vật không gì chẳng có thế, mà thế của nước nhà Triều đình thì thế đó lớn vậy. Ở đời không gì chẳng có hình, mà hình của Nghiêu Thuấn, hình đó chánh vậy. Dùng thế lớn để hình dân, dân tuy tạm sợ mà chẳng phục. Họ Tần dùng hình để uy hiếp thiên hạ, mà đường xá không dám ngụ ngôn, nhưng mới hai đời mà nhà Tần đã diệt mất. Võ Vương phấn phát oai để phạt Trụ, lại có thiên hạ chẳng những ba mươi đời. Nhưng họ dùng hình và thế chỉ một vậy, mà số ngắn dài chẳng cân bằng, bởi do vì họ cùng đó có khác vậy. Nên thời xưa, Quân tử ở trên mọi người, chẳng chuyên thế đó mà chuyên ở đức đó vậy. Do đó, làm hình chánh mà làm chính trị vậy. Đời sau thì trái đó, làm người ở trên thì dùng hình mà có xương thế, làm người ở dưới thì cậy thế mà xem thường hình, muốn người không oán, họ có thể được chẳng?

QUÂN TỬ.

Có người khách hỏi: “Học của Quân tử có chỗ ham muốn chăng?” Xin nói: “Có”. Mà người khách ấy cười, tiếp nói: “Quân tử cũng có ham muốn ư?” Xin nói: “Đúng vậy, Quân tử học ham muốn thấu đáo, mà đạo muốn chánh. Chánh thì đối với sự không rối ren; thấu đáo thì đối với Tâm không lầm hoặc. Cho nên, Quân tử an, an trọn đời họ mà không đua tranh. Tiểu nhân thì không như vậy. Tiểu nhân học ham muốn lợi, mà đạo muốn bán ra, bán ra thì chẳng thể không rối ren đối với Sư, lợi thì không thể không lầm hoặc đối với tâm. Cho nên, tiểu nhân xao lãng, xao lãng trọn đời mà tự làm nhọc. Đó là Nghiêu Thuấn cùng người đồng, mà Thánh nhân do đó cùng người khác vậy”. Người khách kính bài rồi đi ra.

BIẾT NGƯỜI.

Biết người đó mà chẳng thể nuôi dưỡng họ, là chẳng phải Trí; mến thương người đó mà chẳng thể dạy họ, là chẳng phải Nghĩa; khéo người đó mà chẳng thể thử, là chẳng phải Tín; nhậm người đó mà không thể toàn vẹn họ, là chẳng phải Nhân. Nuôi dưỡng người Hiền là thật của Trí, dạy người Hiền là chánh của mến thương, dùng người Hiền là công hiệu của khéo, toàn vẹn người Hiền là công của nhậm. Nhậm mà không công, ai làm Nhân ư? Khéo mà không hiệu, ai làm tím ư? Mến thương mà không chánh, ai làm Nghĩa ư? Nuôi dưỡng mà không thật, ai làm Trí ư? Quân tử, họ cùng với người, chẳng mất Trí, chẳng khuyết Nghĩa, chẳng lỗi Tín, chẳng thiếu Nhân, do đó, đạo tu mà đức hoàn bị, thân danh tôn quý mà thiên hạ ngợi ca. Nên nói: “Biết người Hiền chẳng như nuôi dưỡng người Hiền; nuôi dưỡng người Hiền chẳng như dạy dỗ người Hiền; dạy dỗ người Hiền chẳng như dùng người Hiền; dùng người Hiền chẳng như thành người Hiền”. Thành người Hiền là sau cùng, biết người Hiền là mới đầu vậy. Sau cùng và mới đầu là trời đất bốn mùa mà còn mà chẳng… vậy. Người đó chẳng cẩn trọng ư? Cùng họ mất mới đầu, sao cùng họ được cuối cùng ư? Lại chẳng làm tốt của thủy chung vậy. Tề Hoàn Công mới đầu dùng Thú mà nhìn Quản Trọng, đến đốn lúc lấy làm tướng, bèn đồng Bá thiên hạ. Hoàn Công là chỗ gọi chẳng thể thủy mà hay chung vậy. Hán Văn Đế mừng có được Giả Sanh, bùi ngùi được đó đến muộn vậy, đến lúc họ dùng xấu ác mà bùng phát ra mới thô suất đó, rốt cùng không Đại dụng. Văn Đế, có thể gọi là có khả năng mới đầu mà không khả năng chung cùng. Cao Tông ở thời nhà Ân khởi truyền thuyết đối với hình người, vốn để trị thiên hạ, mà đến nay thiên hạ cho là Thánh nên cùng xét đó. Cao Tông có thể gọi là có khả năng mới đầu và có khả năng chung cùng vậy.

PHẨM LUẬN

Đường Sử đem Phòng Đỗ sánh với Tiêu Tào, nhưng Phòng Đỗ văn nhã có thừa, Tiêu Tào vương tá chẳng đủ. Đức thì Phòng Đỗ thấu đạt đó vậy. Xét Phòng thì một nửa tài, xem Đỗ thì thuần Đạo. Quân tử nói: “Đỗ ích Hiền vậy”. Diêu Sùng, Tống Cảnh họ chẳng kịp Bích Ngụy ư? Diêu và Tống đạo chẳng hơn tài, mà Ngụy thì nhàm chán binh. Binh thì biết tướng. Yên Công văn quá Thủy Hưng, mà công chánh chẳng kịp, Đại tướng quân Quan chẳng như Định Lương, mà công đến trọn cùng không riêng tư vậy. Viên An khoan hậu thì thường cùng gần họ, chánh và nhân thì khác, Thí Phòng Quan, Nhân Chân Khanh so với Lý Cố, Trần Phan đời đó đạo tuy khác mà giữ trung gìn chánh chỉ một vậy. Phần Dương Vương bớt võ mà chuộng tín là người nhân vậy. Đoàn Đại úy trung dũng cùng đoái hoài, là người nghĩa vậy. Tấn Công chung thủy không đánh giết là người nhân vậy. Lời nói của Tuân Tử gần biện rành vậy, tức tận thiện mà chưa tận mỹ vậy. Đáng tánh ác thuyền nhượng, quá lời nói ấy vậy. Lời nói của Dương Tử là hay nói vậy, tự cho là cùng lý mà tận tánh vậy. Kịp đến lúc gặp loạn mà họ ném bò các thì cùng với chỗ xử tử của Tử Lộ, Tăng Tử đâu khác gì ư? Thái Sử Công nói tuy rộng mà đạo có kết quy, Ban Thị thì chưa thấu đáo vậy, đáng chỗ gọi ở đời là hẳn không như đổi thay lương sử ấy vậy. Giả Phó chống Vương Chế mà chánh Hán pháp. Đẹp thay! Đáng không có thêm đó vậy. Thuật của Tam biểu Ngũ nhĩ, Ban Cố luận đó thô suất vậy, thành thật thô suất vậy. Đối sách của Đỗng Giao Tây, đẹp thay, được chánh mà hợp cực, chỗ gọi là tá của Vương giả, chẳng phải làm quá vậy. Lời nói của Khốn Lộ thì có thể làm lấy vậy, có thể bỏ vậy. Văn của Tướng như sáng lệ, nghĩa ít mà từ nhiều. Văn của Từ nhân vậy. Lời nói của Vương Sung, lập dị lại. Lời nói của Hoàn Khoan, sô công vậy. Văn của Hàn Lại Bộ, văn đó cứng mạnh vậy. Họ làm Nguyên quỷ đọc mực làm gì vậy. Văn của Liễu Tử Hậu, văn đó hào hùng vậy, chuốc bớt rườm rà thì thấu đáo vậy. Thơ Chánh Phù rất thấu đáo vậy. Văn của Lý Tập Chi bình khảo chẳng như Lý Hoa. Văn của Hoa chẳng như Lương Túc. Văn của Túc, Quân tử hoặc có chỗ lấy vậy. Văn của Lý Nguyên Tân, văn của từ nhân vậy. Văn của Hoàng Phủ Đề, giữa khoảng của văn từ ấy vậy. Làm người của Quách Thái Hoàng Hiến vậy, lời vụng về mà mẫn tiếp thực hành, học trò của Nhan Tử ư? Làm người của Từ Trĩ, là triết nhân vậy. Biết thời biến mà cẩn trọng động tĩnh vậy. Trốn đời của Viên Phụng Cao mà chẳng quên hiếu chẳng tổn thương hòa, là bậc sĩ của Trung Dung vậy. Luận nói: “Dẫn khí đó do vì xét khéo vụng của khuôn phép đó. Biện người đó do vì chỉ bày có thầu đáo chăng của Đạo đó”. Nhưng khuôn phép khéo giúp chỗ dùng của đời, Đạo thấu đáo chánh chỗ học đòi của đời, chỗ học đòi được thì việc của Thánh Hiền lớn mạnh mà thuyết của khác mối chấm dứt vậy. Cho nên, Quân tử khu đó, biệt đó, phải đó, quấy đó, đợi có chỗ bù đắp vậy. Đâu không vậy ư?

Ký nói: “Văn lý kín xét đủ để có khác vậy”. Mạnh Tử nói: “Tâm phải quấy là đầu mối của Trí vậy”. Đó cũng có nghĩa là biện Đạo vậy.

GIẢI DÈM PHA.

Làm người tuy đồng mà đồng rão bước nơi loạn, có thể chống kháng vậy, mà không chống kháng là thương dung vậy. Làm Đạo tuy khác, mà đồng rão bước nói Trị, có thể cùng vậy, mà chẳng cùng là thương bó buộc vậy. Quân tử dùng nghĩa thì không chỗ thương. Thương Ngô Hác Tử vốn chí tâm với thiên hạ, chánh tình tánh ấy vậy; suy chí chánh thiên hạ, toán tánh mạng ấy vậy, giúp đó trị, ước cũng cùng cực đó. Thế Nho viên ngọn đó mà hẳn bài bác đó, há chẳng thương ư? Nghĩa là Quân tử có thể vậy ư? Trọng Ni nói: “Đạo ta chỉ một mà xuyên suốt đó”. Lời mầu nhiệm của Thánh nhân, tôi thường tận đó vậy, sao được bậc sĩ của Trung Dung cùng nói đó.

PHONG TỤC

Người Tần dùng pháp của tiến thủ, mà tục họ, mọi người đều muốn tự giàu sang, đến lúc có vợ chẳng nhờ mượn Cô để ky trửu (?) mà bệnh nhục. Người Hán dùng Diêm thiết thay Nông, mà tục đó rão hướng theo lợi, đến lúc có dân cùng kẻ lại bày lợi dùng ngay cung cấp. Nhân nghĩa bỏ mất, mà của cải tài lợi phát đạt. Phong Lễ nhượng liêm tiết mất vậy. Cho nên tục của người Tần ngày một loạn lạc, tục của người Hán ngày một tệ hại. Phàm, Tần và Hán nền tảng của họ là Thế, đâu chẳng phải lớn và bền chắc, mà cuối cùng mất loạn, chỉ bởi thương tổn phong đó, hủy hoại tục đó mà khiến nên vậy. Phong tục là da dẻ, nước nhà là cốt thể con người, Da dẻ đã hư tệ, thì cốt thể đó có thể chẳng mất ư? Cho nên Tiên Vương chẳng cự vật không pháp, cẩn trọng tập tục vậy. Thi nói: “Không vì khương chức lớn tư duy ở đó, ham vui không hoang, Lương Sĩ lấm lét nhìn”. Bởi ngôn động dùng lễ nghĩa để chánh phong tục ấy vậy. Nay người trong lưu tục cẩu thả kiểm xét công tự gá, vì lợi mà tước bỏ sân, khiến trong xóm làng tự nhiên bớt bỏ. Vì lợi mà cùng cao, cũng chẳng thương phong ư? Cũng chẳng bại tục ư? Quân tử cũng chẳng lo âu ư?

NHÂN HIẾU

Cha con chẳng dùng đạo, tuy cầm thú cũng có thể thân gần, thì Quân tử vì sao riêng biệt ư? Cho nên, Thánh nhân dùng nghĩa mà thương con, gọi đó là Nhân; dùng Lễ để phụng sư cha, gọi đó là Hiếu. Làm con của Thuấn, làm cha của Văn Vương có thể gọi là nhân hiếu đó vậy. Thiên hạ nên theo pháp ấy.

HỎI VỀ KINH.

Hỏi rằng: “Sử cho rằng: Dịch và Xuân thu là Thiên đạo vậy. Nhưng mà Xuân thu và Dịch rất thấu đáo với kinh Thi, kinh Thư, kinh Lễ ư? Tôi muốn tôn trọng mà chuyên đó. Theo ông đó như thế nào ư? Xin nói: “Đâu vậy được ư? Ngũ Kinh đều là thấu đáo, sao chỉ ở Dịch và Xuân Thu ư? Phàm, Trị của Ngũ Kinh như thành Âm Dương của Ngũ thành vậy. Nếu mất một thì đạo của càn khôn rối ren vậy. Mà nay chỉ tôn trọng hai kinh, còn bỏ Thi, Thư, Lễ, thì trị đạo cũng chẳng khuyết ư? Lễ là hình dung của Thái cực, Thi là công hiệu của giáo hóa, Thư là còn của sự nghiệp, Dịch là cùng cực của trời người, Xuân Thu là cân của thưởng phạt. Cho nên, người khéo nói Xuân thu hẳn có căn từ thưởng phạt. Người khéo nói Dịch hẳn gốc ở trời người. Người khéo nói Thư hẳn xét ở sự nghiệp. Ngươi khéo nói Thư hẳn suy từ giáo hóa. Người khéo nói Lễ hẳn tông chủ từ Hoàng cực. Phàm, biết được Hoàng cực thì có thể cùng cử chế độ của Đế Vương, biết giáo hóa có thể cùng nói dời phong đổi tục, biết sự nghiệp có thể cùng bàn nghị chỗ làm của Thánh Hiền, biết trời người có thể cùng hoàn tất thủy chung của muôn vật, biết thưởng phạt có thể cùng biện cơ của thiện ác vậy. Cho nên, Quân tử bỏ Lễ thì lệch, bỏ Thi thì quá, bỏ Thư thì vọng, bỏ Dịch thì lầm hoặc, bỏ Xuân thu thì loạn. Năm kinh ấy đối với Quân tử là như vậy đó. Thi, Thư, Lễ đó có thể bỏ sót được ư? Mạnh Tử nói: “Sở dĩ làm ra Xuân thu là vì thấy quyền ấy làm vậy”. Văn Trung Tử nói: “Lý do phát khởi là xuất phát từ tâm mà làm vậy”. Phạm Ninh chiết trung của Thánh nhân, nhìn Lý của Xuân Thu vậy. Chỗ còn của Văn Trung Tử thấy Dịch nên khua động đó vậy, chỗ thiết bày của Dương Tử Vân thấy Dịch nên mở rộng đó vậy. Vương Phụ Từ nói trời mà không quá đối với Thần, nói người mà hẳn chánh ở Sư. Họ thấy tâm của người làm Dịch vậy. Thi của Tử Hạ tự Quan Tuy, biết chính của Thi làm giáo vậy. Nói Thi của Mạnh Tử là thấy chỗ làm ý của Thi vậy. Nói Thi của Mao Trành là sâu sắc của Thi vậy. Nói Thi của Trịnh huyền, là cạn cợt của Thi vậy. Nói Thi chẳng như theo làm giản của Mao Công vậy. Truyện Ngũ hành làm, Thư Đạo mới bắt đầu loạn vậy; nghĩa Hoàng cực hành, Thư Đạo đó gần chánh vậy. Khổng An Quốc thích huấn mà thôi vậy. Sự nghiệp của Thánh Hiền thì không chỗ phát vậy. Đái Thị đối với Lễ chưa được thật của Lễ ấy vậy. Trịnh Thị giải thích Lễ lại chẳng như biết Lễ của

Tử Đại Thúc vậy”. Người hỏi kính bái mà nói: “Như vén được mù lòa vậy”. Vui vẻ mà lui.

HỎI VỀ TƯƠNG GIAO.

Có người khách hỏi: “Tôi muốn chọn lựa tương giao, thì sợ thương ở giới, tôi muốn phi ấn giao, thì lại sợ thương ở tạp. Trung Dung nói: “Thiên hạ nước nhà có chín kinh, mà tương giao bè bạn là thứ nhất trong đó”. Thi nói: “Cùng chim kìa còn tìm cầu tiếng của bạn, huống gì người ấy mà chẳng tìm cầu bạn sống?” Nhưng với tôi muốn không tương giao có thể được chăng? Sắp tương giao thì do dự ở hai điểm đó quyết định chưa rõ. Nếu ông là tôi thì xử trí như thế nào?” Xin nói: “Vì người theo Đạo thì Quân tử chọn lựa tương giao, vì Đạo theo người thì Quân tử phiếm giao. Vì Đạo mà phiếm giao thì mở rộng Đạo ấy vậy. Vì người mà chọn lựa tương giao là xét Đạo ấy vậy. Truyện nói: “Phiếm thương chúng đông mà thân gần với Nhân”, là nói phiếm giao mà suy Đạo ấy vậy. Hệ Từ nói: “Định tương giao đó mà sau mới tìm cầu”, là nói rõ Đạo mà theo tương giao ấy vậy, hẳn có Đạo mà sau phiếm giao. Đạo không sung ở chính mình mà làm phiến giao, giao ấy hẳn hỗn tạp vậy. Cho nên Quân tử chẳng làm tương giao hổn tạp, hẳn chánh Đạo mà sau đó chọn lựa tương giao. Đạo chẳng chánh ở mình mà làm chọn lựa tương giao, giao hẳn nhọc không vậy. Quân tử chẳng làm giao nhọc không. Quách Thái là người Hiền thời xưa cùng tương giao với hạng người giết mổ, bán rượu, làm nông dân thường, mà Quách Thái chẳng nhàm chán tương giao đó, bởi có Đạo mà suy Đạo ấy vậy. Bá Di lại là người Hiền thời xưa, cùng người trong làng mà đối xử, như dùng áo mão của Triều đình mà ngồi chễm chệ, trông nhìn xa đó mà chẳng cùng tiếp, bởi không thể chất Đạo mà dốc thuần Đạo ấy vậy”.

Lại hỏi: “Ở đời sở dĩ họ thích nghi tương giao đâu phải một mối vậy. Nay sao dùng chánh mà cầu tìm Đạo của chỗ tương giao ấy ư?” Xin nói: “Nhưng Đạo của tương giao loạn lạc đã lâu vậy. Tôi thường nghĩ nhớ mà chưa rảnh để biện giải đó, nay nhân vì ông mà nói hết vậy. Phàm, xưa nay con người hoặc có vì thế mà tương giao, có vì lợi mà tương giao, có vì khí mà tương giao, có vì danh mà tương giao. Vì danh mà tương giao thì không thành thật; vì khí mà tương giao hoặc đồng xấu ác; vì lợi mà tương giao, lợi tan thì tuyệt; vì thế mà tương giao, thế qua đi thì giải tán. Ở thời Liệt Quốc, Vương Công văn võ cầu tương giao ở áo vải, rong sính ngựa xe, rão nơi ôm cửa quán mổ mà chẳng rảnh. Hàng thất phu trên tương giao, đến nổi có người sáng sớm buôn bán hàng tạp, mà chiều tối rất mực giàu sang, ôm vòng đeo ngọc, tiếng tăm khua động cả nước nhà, cuối cùng chẳng khỏi nhà tan nước mất mà chỗ tương giao trở lại làm cừu thù. Đó là tệ hại của vì danh lợi khí thế mà tương giao và chẳng xét Đạo tương giao đó nên vậy. Đời sau còn cho đó là phải mà cùng mến chuộng. Nên người trong xóm làng lúc bình thường gặp nơi rót rượu thì khẳng khái đều muốn sống chết vì đó vậy, một mai lợi tan thế mất thì có hiềm khích hục hặc cừu thù mà sống là tốt đối với bạn bè. Như Trương Nhĩ, Trần Dư, Tiêu Dục, Chu Bác, là thuộc loại tương giao đó vậy. Cho nên, Quân tử rất thận trọng tương giao như vậy. Mạnh Tử nói: “Bạn là bạn đức vậy”. Tương giao của Quân tử, dùng nghĩa mà cùng cho, vì đức mà cùng chánh. Cho nên tương giao của Quân tử lâu dài mà cùng tốt lành, tương giao của tiểu nhân lâu dài càng khinh rẻ. Quân tử thà nói nơi chốn chợ đường mà không nói tương giao của tiểu nhân ấy vậy”. Người khách vui vẻ lui ra.

ĐẠO LÀM THẦY

Quân tử không lấy cái không phải thầy mà làm thầy người. Chẳng vì không phải thầy mà làm thầy đối với người, nên Quân tử dạy răn tôn trọng mà Đạo chánh vậy. Thầy là nêu Đạo, nêu là bày phương. Nêu chẳng chánh thì khiến người mất hưởng đó. Thầy chẳng chánh thì khiến người mất trí đó. Nghiêu làm thầy đối với hàng Quân Vương, Thuấn làm thầy đối với Vụ Thành Chiêu, Võ làm thầy đối với Tây vương Quốc, Thang làm thầy đối với Thành Tử Bá, Văn Vương làm thầy đối với thời Tử Tư, Võ Vương làm thầy đối với Quách Thúc, và Khổng Tử làm thầy đối với bảy mươi hai vị Hiền, Tử Hạ làm thầy Chư Hầu, Tử Tư làm thầy Mạnh Kha; Mạnh Tử, Tuân Khanh đều làm thầy đối với học trò họ. Nghiêu, Thuấn, Võ, Thang, Văn, Võ khéo làm thầy đối với người mà đời sau những người nối dõi Đế Vương cúi xét đó. Khổng Tử, Tử Hạ, Tử Tư, khéo làm thầy người mà đời sau những người nối gót Thánh Hiền cúi xét đó vậy. Trong thiên hạ, giáo làm gốc đó vậy, giáo là Đạo làm chủ đó vậy. Đạo là thầy làm đầu mối đó vậy. Chánh đầu mối đó do vì làm Đạo vậy, chánh chủ đó do vì làm giáo vậy, chánh gốc đó do vì làm thiên hạ vậy. Cho nên, Quân tử thời xưa chẳng cẩu thả tôn trọng mà làm thầy người, chẳng cẩu thả theo mà làm thầy đối với người. Họ để tâm ở nơi thiên hạ vậy. Nay trong thiên hạ, giáo đó chưa thấu đáo, cũng chẳng là tội cẩu thả vì người làm thầy ấy ư? Cũng chẳng phải tội chẳng chọn lựa thầy đối với người ư?

ĐẠO ĐỨC.

Tôn quý thì chẳng gì tôn quý bằng Đạo, đẹp xinh thì chẳng gì đẹp xinh bằng Đức. Chỗ còn của đạo đức, tuy hàng thất phu chẳng cùng vậy, chỗ chẳng còn của đạo đức, tuy hàng Quân Vương trong thiên hạ chẳng thông vậy. Bá Di, Thúc Tề là kẻ đói khát xưa trước, nay đem người đó mà so sánh thì người vui. Kiệt Trụ U Lệ là kẻ chủ người thời xưa, nay đem người đó mà so sánh đó thì người oán vậy. Cho nên, bậc Đại nhân mắc hoạn đạo đức đó mà chẳng sung túc tự thân, chứ không mắc hoạn oai thế địa vị đó chẳng tại nơi chính mình.

TRỊ TÂM.

Có người khách vì thấy tôi ở nơi hang cốc lặng lẽ không tạo dựng gì, nên hỏi rằng: “Ông sao im lặng, hẳn làm gì ư?”

Tôi đáp: “Không làm gì cả, tôi trị tâm tôi vậy”.

Lại hỏi: “Toàn lý làm gì ư?”

Tôi đáp: “Toàn lý để chánh nhân Đạo. Phàm, tâm tức là Lý vậy. Vật cảm mới bắt chước, chẳng trị thì chìm mất lý mà làm vật; vật hơn lý thì người đó nguy vậy. Lý thấu đáo, tâm thấu đáo vậy, khí là kế tiếp vậy. Khí cậy tâm, tâm cậy khí, nên tâm động mà khí vì đó rão theo. Nay kẻ dâm kẻ bạo mất lý mà mịt mờ chẳng trở lại là do chẳng trị lỗi quá của Tâm vậy”.

Lại nói: “Tâm thì tôi biết đó, còn lý thì chưa thấu đạt, vậy lời nói của Tử Tư và lời nói của ông có đồng chăng?

Tôi đáp: “Đồng”.

Lại hỏi: “Lời nói của Lão Tử cùng lời nói của ông có đồng chăng?”

Tôi đáp: “Vết lớn thì đồng mà cùng Thần cực Hóa thì khác”.

Lại hỏi: “Ông khác hai vị kia thì lấy gì làm chứng nghiệm ư?”

Tôi đáp: “Tôi chánh đó là ở nơi thuyết của thầy tôi là bậc Thánh nhân xưa trước vậy”.

Lại hỏi: “Nhúng chánh của ông, tôi muốn nghe có được chăng?”

Tôi đáp: “Điều đó chưa dễ nói vậy, chỗ chánh của tôi là thông biến của sanh tử, vượt có của trời đất, bày đó thì tục hẳn rất quái lạ mà cùng xỉa xói mắng nhiếc vậy. Nếu muốn câu đó, ông nên tham tầm trong sách này do tôi làm vậy”. Người khách ấy kính bái mà lui.

(Hết phần luận nguyên)

TẠP TRƯỚC

(Có 4 bài)

GHI LẠI XƯA TRƯỚC.

Chương Quân Biểu Dân vì làm quan mà đến ở Tiền Đường chưa bao lâu, đã nêu ra văn của Âu Dương Tu Vĩnh Thúc, Thái Quân, Mô Duẫn, Sư Lỗ, để chỉ bày cho kẻ học như tôi, và nói: “Ngày nay, các bậc sĩ ở bốn phương dùng cổ văn đem đến Kinh đô, mới mẻ lộ bày đầu sừng tranh cùng cao thấp với Tam Quân tử không thể tính kể. Xem văn đó lời lẽ của nhân nghĩa sáng rực như vậy”.

Trước tiên tôi cùng Biểu Dân chúc mừng rằng: “Bản triều chúng ta từ lúc dùng văn trở lại, đâu có ai hưng thạnh như ngày nay vậy! Đó là do đức của Thánh Quân mà may mắn của thiên hạ vậy. Lùi lại mà suy nghĩ đó. Nguyên, làm của cổ văn do vì phát triển nhân nghĩa mà biện rõ chính giáo vậy. Ở thời Nghiêu, Thuấn, Văn, Võ, nhân nghĩa họ thấu đáo, chính giáo họ chánh. Khổng Tử dùng văn đó phấn phát mà phô bày, đời sau được pháp đó, nên người làm Vua và bề tôi có lễ, thì nước nhà chẳng loạn. Vừa lúc Chu Đạo suy, chư hầu mạnh bạo cùng khinh thường, trên dưới mất lý. Khổng Tử không có địa vị ở đương thời và không được hành sự, nên lấy đó dùng khen chê, chánh thưởng phạt. Nên đời say tuy có bề tôi gian, con hư sợ hãi mà không dám tạm làm. Đến thời Chiến Quốc, hợp theo thuyết của Liên Hành để lay động thiên hạ. Chỉ riêng Mạnh Kha, Tuân Huống dùng văn gìn giữ nhân nghĩa mà biện giải chính giáo. Đương thời tuy chẳng lắm khua động, mà người học kính ngưỡng, biết có chỗ hướng đến. Đến lúc nhà Hán mở vận, Giả Nghị, Đổng Trọng Thư, Tư Mã Thiên, Dương Hùng… cùng nhau dùng văn đó mà khởi xướng, mà thiên hạ hòa cùng hưởng ứng, nên Hán Đức do đó được lớn và đời đó do vậy mà lâu dài. Đến thời nhà Tùy, Vương Thông cũng dùng văn đó, kế tiếp là việc làm của Khổng Tử. Qua thời Tiền Đường, Vua Thái Tông (Lý Thế Dân 2-50) lấy học trò đó phát triển mà thử nghiệm đó, nên thời Tiền Đường có được thiên hạ rất bình trị. Mà Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên lại dùng văn đó, theo mà mở rộng đó, nên Đạo của Thánh nhân càng tôn quý. Nay các Nho sĩ tranh nhau dùng văn đó phấn phát, thì thạnh đức hồng nghiệp của tổ tông triều đại nhà Tống chúng ta càng phô bày, nhân nghĩa của Thiên tử càng hiển trước, chính giáo của Triều đình càng biện rành. Nhưng mà Khanh sĩ Đại phu bên trong xem văn đó, biết sở dĩ tu nhân nghĩa mà phụng thượng, chánh chính giáo mà đợi trăm họ muôn nước. Trăm họ bên ngoài xem văn đó biết sở dĩ nghĩ nhớ nhân nghĩa mà phụ nước nhà. Nghe giáo lệnh, mà không dám chẳng theo. Bốn phương tám hướng xem văn đó vì tin đức nghiệp của Tổ tông ta, biết có thể lớn và có thể lâu dài vậy. Khiến họ trông nhìn mà sợ đó, và nói: “Nhà Tống có nhiều quân tử dùng văn đó để hành Đạo xưa. Lễ nhạc của Trung Quốc sắp tu sửa lớn, không thể không phục vậy!” Dịch nói: “Văn minh để chánh nhân văn vậy”. Lại nói: “Xem nhân văn để hóa thành thiên hạ. Nhung Địch kia phản mạng hung ác ngầm ở biên bỉ, nay Triều đình đang thực hành chinh phạt để giết hạng bất đình đó, mà văn đó hưng thạnh ngùn ngụt đến như vậy. Đó cũng là dừng cản loạn lạc chẳng chuyên ở oai võ, làm sáng tỏ văn đức mà nghĩ nhớ đó vậy. Quân tử xem đó cho là hạ hóa thành Thiên hạ vậy, nên cùng Nghiêu, Thuấn, Văn, Võ so sánh Đạo đức đó thay! Phàm, Linh của xã tắc lâu dài, lịch số chẳng cùng tận, tuy hưng thạnh đẹp xinh của thời nhà Hán nhà Đường mà sao đủ để sánh cùng đây!

NÓI VỀ VĂN.

Chương Biểu Dân mới đầu đến từ Kinh đô, cho rằng các hàng sĩ nhân đề cao văn của Âu Dương Vĩnh Thúc, tự nhiên đều mến mộ mà làm đó, được khách vui nghe. Trong khách có một vị vội nói: “Văn hưng phát thì thiên hạ bình trị vậy”. Tiềm Tử tôi nói với khách rằng: “Văn của Âu Dương là ngôn văn, thiên hạ bình trị là do hưng phát của Nhân văn. Nhân văn nhờ ngôn văn mà phát huy, mà Ngôn văn cậy Nhân văn làm cội gốc. Nhân lễ nghĩa trí tín là Nhân văn vậy, chương cú văn tự là ngôn văn vậy. Văn chương được gốc thì chỗ phát xuất đó tự chánh, như Mạnh Tử nói: “Lấy chung quanh đó thì được nguyên đó”. Văn của Âu Dương phần lớn ở gốc Nhân, Tín, Lễ Nghĩa. Các ông phải mến mộ cội gốc của Vĩnh Thúc khá vậy, sao vụn vặt mà phỏng chương cú thể thế mà thôi vậy? Cuối thời nhà Chu, đến thời Liệt Quốc, Doanh Tần đâu phải không có người khéo giỏi văn, mà Đạo của Thánh nhân phế mất. Bởi vì Nhân văn chẳng đủ xem vậy, bởi văn đó không ai làm gốc mới vậy. Khổng Tử không địa vị, Đạo đó chẳng hưng hành, bệnh đó chẳng đặng đừng. Học trò đem văn của Xuân thu và sáu kinh biên ghi đó để lại cho đời sau nên nói: “Ta muốn biên ghi đó, không lời chẳng như”. Thấy ở hành sự đó sâu sắc rõ ràng vậy. Thánh nhân đâu riêng việc không văn ấy ư? Vua tôi, cha con, thầy trò, bè bạn, văn từ đó có gốc từ Nhân Nghĩa Lễ Tín ngùn ngụt mà thiên hạ chẳng bình trị, thì

chưa từng có vậy. Dịch nói: “Quán sát nhân văn thì thiên hạ hóa thành”. Há chẳng vậy ư? Khách ngồi nghe tôi nói đều ngạc nhiên, chẳng biện luận gì nữa.

BÀN NGHỊ TRẢ LỜI VỀ NẮNG HẠN

Gặp năm nắng hạn, có khách bàn luận đến phỏng hỏi tôi rằng: “Nay là tháng năm, vậy là đã hơn bảy tháng chẳng có mưa, cương vực nước Ngô đất đỏ ngàn dặm, lúa mạ khô héo, nông phu hoang mang không biết phải làm sao. Trăm thứ lúa thóc nhảy vọt mắc mỏ gấp bội giá cả, đường sá lắm người đói khát nhìn nhau, người làm chính cầu đảo khắp núi sông, rúc rảo đó cần gấp như cứu nước lửa, mà mưa trọn chẳng đến. Dân chưa khỏi bàng hoàng như vậy, xin hỏi ông thì nên làm như thế nào?”

Khi ấy tôi trả lời rằng: “Đó là việc do các Quan nhân mưu tính, chẳng phải việc của kẻ quê mùa tôi vậy, nên tôi cũng chẳng biết nói với ông sao cả. Tôi thường nghe những người lớn nói, gặp những lúc nắng hạn như vậy, gọi đó là Hung niên (năm xấu). Người vì nước lo cho dân, không gì bằng mở kho lẫm để cứu đói khát đó, và sau đó chỉ bảo họ tiết kiệm nước non suối giếng, cẩn thận đê bờ, bảo các Quan lại cùng họ làm thủy đạo, dẫn dân cùng dốc sức ngăn chặn sông ngòi, trút đổ vào ao bờ để cấp tưới tẩm. Quán xét chợ đường, cân bằng vật giá. Nếu có kẻ nhân thừa cơ bắn lợi khinh dối người nghèo yếu thì dùng pháp luật để trách phạt đó. Khuyên người có thừa sang sẻ cho kẻ không đủ, ước hẹn người không đủ đến năm bình an hảy đáp đền, trạm đường không trọng đi lại để buôn bán thông thương, dân nhỏ buôn bán vặt vảnh dung thứ họ. Xét Hình ngục, làm sáng tỏ oan uổng của dân, như vậy thì cũng là một Đạo để cứu nắng hạn vậy”.

Người ấy lại hỏi: “Cầu đảo Thần ở núi sông có nên đó ư?”

Xin nói: “Đối với Lễ cũng có vậy, nhưng có tai ương của bão lụt hạn hán, dịch bệnh, dùng doanh tạo thần ở núi sông. Cử pháp xưa để thuận tâm của dân vậy. Như lúc gió mưa đến, bão lụt hay hạn hán chẳng lấn áp quấy rối, chẳng phải do ở núi sông vậy”.

Người ấy bỗng nhiên nói: “Tôi là kẻ quê kệch, chưa rõ biết nguyên do của bão lụt và hạn hán, ông lại nên vì tôi mà nói đó”.

Tôi nói: “Cực Dương, đó gọi là Hạn hán”. Hồng Phạm Cửu Trương nói: “Tiếm thường ráo sạch”. Lại nói: “Vương tỉnh chỉ năm, Khanh Sĩ chỉ tháng, Sư duẫn chỉ ngày”. Năm tháng ngày giờ chẳng đổi, trăm thứ lúa thóc dùng thành, lại dùng minh tuấn, dân dùng chương, nhà dùng bình khương. Năm tháng ngày giờ đã đổi, trăm thứ lúa thóc dùng chẳng thành, lại dùng mờ tối không minh tuấn, dân dùng nhỏ bé, nhà dùng chẳng an ninh. Thuyết giả nói: “Phàm Tiến ấy là nào quá lại sai vậy?” Nói sai của chính mình mà dân không giáo vậy. Dân không giáo thì tứ ý bạo hình, tứ ý bạo hình thì phạt không xác đáng, phạt không xác đáng thì dân oán đó. Cùng với chỗ cảm của Tứ ý bạo hình nên hạn hán thuận đó. Phàm năm tháng ngày giờ không đổi, trăm thứ của thóc dùng thành, lại dùng minh tuấn, dân dùng chương, nhà dùng bình khương vậy. Ấy là sao? Bởi Vương theo Vương Đạo mà chẳng mặc ý mừng giận, vọng gạt bỏ hay tấn cử Khanh sĩ Sư Duẫn. Khanh sĩ Sư Duẫn giữ khuyết chức không tiếm vọng để khinh thường Vương quyền. Như vậy thì việc nước tu, việc nước tu thì khí đó hòa hợp; khí hòa hợp nên trăm thứ lúa thóc thành mà Trị Đạo sáng tỏ vậy. Tuấn Lương được chỉ để hành Đạo đó. Đó là trên có Nhân nghĩa mà dưới không oán cừu, nên nước nhà an bình vậy. Phàm ngày tháng năm giờ đã đổi, trăm thứ lúa thóc dùng chẳng thành, lại dùng mờ tối không minh tuấn, dân dùng nhỏ bé, nhà dùng chẳng an ninh vậy. Tại sao? Bởi vua đoạt chức tôi, mà tôi mạo phạm chính vua vậy. Như vậy thì việc nước chẳng tu, việc nước chẳng tu thì dân chẳng hòa, dân chẳng hòa nên trăm thứ lúa thóc chẳng thành, mà Trị Đạo mờ tối vậy. Đạo của Tuấn Lương chẳng hiển bày. Đó là trên chẳng Nhân nghĩa, mà dưới dân thán oán, nên nước nhà chẳng an vậy. Nay Thiên tử là bậc Thánh minh, mà các bậc tuấn kiệt tại vị, chỗ gọi là Hình chính Lễ nhạc, đâu nghe quá sai vậy. Nhưng Triều đại nhà Tống chúng ta có thiên hạ, gà gáy chó sủa suốt khắp bốn biển, nó làm rộng lại xa vậy. Khác phương khác tục, chính giáo đâu thảy đều đến mà Hình phạt hay không sai lầm vậy. Chỉ có Hình chính, Lễ nhạc chánh thì gió mưa theo thời mà lại, nắng hạn bảo lụt không do đâu gây nên. Ác dùng cầu đảo làm gì?” Người hỏi cho đó là phải, kính bái mà đi.

BIỆN GIẢI VỀ BÁ DI VÀ LIỄU HẠ HUỆ

Mạnh Tử nói: “Bá Di hẹp hòi, Liễu Hạ Huệ bất cung, Quân tử chẳng như vậy”. Lại nói: “Bá Di là Thanh của Thánh, Liễu Hạ Huệ là Hòa của Thánh”. Lại nói: “Thánh nhân là thầy của trăm đời. Bá Di, Liễu Hạ Huệ là bậc đó vậy. Nên nghe phong của Bá Di, kẻ tham hóa liêm khiết, người hèn có lập chí. Nghe phong của Liễu Hạ Huệ, kẻ rít lận hóa rộng rãi, người bạc bẻo hóa đơn thuần”. Mới đầu nói “Quân tử chẳng như vậy”, ấy là ngôn từ của Mạnh Tử chống đó. Tiếp đến nói “Thanh và Hòa” ấy là ngôn từ ngợi khen đó. Và sau lại nói “Thánh nhân thầy của trăm đời”, ấy là ngôn từ mến mộ đó vậy. Đã chống cự và văn ngợi khen mến mộ đó, người học phần nhiều bị lầm hoặc, có người lấy lời đó làm bất bình. Với tôi hẳn không như vậy. Nghĩa là lời nói của Mạnh Tử ý chỉ xa vời vậy. Phàm, Quân Tử cùng người cùng tương thích về nghĩa mà thôi vậy, nên họ đi hay ở không cố định không hẳn vậy. Như người đó mới đầu xấu ác mà một ngày nọ bỗng nhiên vì Đạo mà tìm cầu ta. Quân tử hẳn tiếp đó, tiếp đó được thành thật đó thì ở. Như ngươi đó mới đầu chẳng xấu ác mà một ngày nọ dùng vô Đạo theo ta, Quân tử hẳn thắng đó, thắng đó mà không được thì bỏ đó đi. Quân tử ở đó chẳng phải cẩu thả theo vậy, bởi nghĩa có thể theo vậy. Quân tử bỏ đó đi, chẳng phải cẩu thả vậy, vì nghĩa có thể đi vậy. Nên việc đi hay ở của Quân tử chẳng phải cẩu thả theo vậy, mà chuyên tại nghĩa đó vậy. Bá Di kia xấu hổ Triều lập người ác, xấu hổ nói cùng người ác, suy ác, ác ở tâm, chỉ nghĩ lập người cùng quê hương, áo mão đó chẳng chánh. Ngong ngóng mà bỏ đó đi như sắp vấy bẩn vậy. Vì chư hầu làm không thanh khiết, tuy có thiện, họ từ mạng mà chẳng nhận vậy, vì họ trọn làm không thanh khiết, quả nhiên không ở rồi. Còn Liễu Hạ Huệ kia là mày làm mày, ta làm ta, tuy cởi trần truồng bên cạnh ta, mày sao có thể vấy bẫn ta ư? Chỉ họ tự thị chẳng đoái hoài trị người. Hổn nhiên tạm cùng ở đó, quả nhiên không bỏ đi rồi. Liễu Hạ Huệ cùng người không tu chung ở nhà mà chẳng thể chánh đó, đã chẳng thể chánh đó, lại không thể bỏ đó đi. Đó là khinh thường người ấy vậy. Bá Di được người thiện từ mạng vì chí thành cùng cầu mà chẳng chịu sang sẻ thành thật đó. Đã chẳng thể giúp đỡ thành thật đó lại không thể ở đó. Đó là vất bỏ người ấy vậy. Vất bỏ người ấy là chẳng cùng người làm thiện vậy, khinh thường người ấy là cùng người vô lễ vậy. Cùng người vô lễ thì sao mà cung ư? Chẳng cùng người làm thiện, sao mà dung ư? Dùng Đạo của Quân tử mà kiểm xét đó, thì sự đi hay ở của hai người đó, cũng chẳng trái nghĩa mà thích nghi vậy. Mạnh Tử nói: “Quân tử chẳng do vậy”. Như Bá Di mắt chẳng nhìn sắc xấu ác, tại không nghe tiếng xấu ác, chỗ giăng trải chính đó, họ chẳng nhẫn ở vậy, Thanh liêm tự thân, họ lại trị loạn mà chẳng biến đổi. Chẳng phải người được Thanh và Thánh nhân, sao có thể giữ đó? Như Liễu Hạ Huệ tiến tới mà chẳng ẩn Hiền hẳn vì Đạo đó bỏ sót mình ở ẩn mà không oán, họp cùng mà chẳng xót thương. Nếu chẳng phải Hòa của Thánh nhân, sao có thể nhẫn chịu ư? Mạnh Tử đang ở thời Chiến Quốc vô Đạo vậy, mà tôi gian, con hư trông nhìn khinh bỉ tứ ý làm; tham, hèn, rít lận, bạc bẻo tranh thế xung mạo lợi. Tuy chết chẳng đoái hoài, họ có tiết nghĩa. Mạnh Tử vì xấu hổ Đạo của Nghiêu Thuấn

chẳng hành, nghĩ cùng phong Thanh liêm khoan hòa, kiêu kích thời đó, nên hẳn tôn trọng Bá Di và Liễu Hạ Huệ là thầy của trăm đời ấy vậy. Mới đầu nói là hẹp hòi và bất cung là biện bày họ chẳng vì nghĩa mà làm người, bởi muốn khiến người cẩn trọng sự đi hay ở, nên có ngôn từ chống cự đó vậy. Lại nói là “Thanh và Hòa” tức là phải rõ biết họ mỗi mỗi đều có một đức của Thánh nhân vậy. Muốn người biết Hiền là người đó, nên có ngôn từ ngợi khen đó vậy. Lại nói “Thánh nhân thầy của trăm đời” là có dùng để cảnh răn ở đời vậy, muốn người nghe phong đó mà tự hóa, nên có ngôn từ kính mộ đó vậy. Bá Di và Liễu Hạ Huệ đặc biệt riêng lập tự nhậm ấy vậy, chẳng đoái hoài dạy người, nên chỗ làm của họ cũng chẳng đoái hoài phải quấy của đời vậy. Mạnh Tử, người hành Đạo ấy, họ khuyên dạy người nên chỉ chỗ họ làm, phải thì lấy đó, quấy thì chánh đó, do đó sự việc của Bá Di và Liễu Hạ Huệ tuy được mất, mà cả hai còn ở sách họ vậy.

THUẬT VỀ VUA THÁI TÔNG THỜI TIỀN ĐƯỜNG

Mới đầu vua Thái Tông (Lý Thế Dân 2-50 thời tiền Đường) vào thăm Văn Tĩnh nơi tù ngục, sao âu lo gấp của thiên hạ vậy. (Trong khoảng niện hiệu Đại Nghiệp 05-1 thời nhà Tùy, Lưu Văn Tĩnh bị cùng Lý Mật liên nhâm giam trong tù ngục, Thái Tông vào thăm, mới nói rằng: “Nay thăm khanh chẳng phải vì tình nhi nữ, mà cùng khanh mưu tính việc lớn vậy). Can gián Ban sư ở Hoắc Ấp, gào khóc vì cảm, đâu là hợp nghĩa của Trung Hiếu vậy (mới đầu Cao Tổ-Lý Uyên-182 khởi nghĩa sư ở Tây Hồ Trung Quốc. Tống Lão Sanh là tướng lãnh thời nhà Tùy chiếm cứ ở Hoắc Ấp để cự nghĩa sư. Qua thời gian lâu, lương thực hết, Cao Tổ bàn nghị trở về lại Thái Nguyên, Cao Tông muốn phải vào Hàn Dương, Cao Tổ không chấp thuận, tiếng gào khóc nghe trong màn trướng). Giết Kiến Thành, Nguyên Cát mưu hại Thái Tông, sự việc bị bại lộ, Thái Tông cho dẫn Uất Trì, Kính Đức,… cả thảy chín người vào cửa Huyền Võ, giết trước Điện Lâm Triều. Cùng Khả Hãn giết Bạch mã mà ước thề, sao tin hành đến Di Địch vậy. Thái Tông mới lên ngôi, Khả Hãn đánh chiếm Kinh Châu, thống lãnh trăm vạn binh lính đến trên cầu sông Vị thủy. Thái Tông riêng một mình lên khinh nhìn quân lính. Khả Hãn thấy kinh sợ mà xin hòa, nên giết Bạch Mã ước thề trên Tiện Kiều mà đi). Chống xiểm nịnh của Đức Di, sao cản trở người nịnh trong Thiên hạ. (Đầu niên hiệu chánh Quán (Trinh Quán?) Tấu Tần Vương phá trận lục khúc, phong Đức Di đối đáp rằng: “Bệ hạ dùng Thánh võ đánh dẹp loạn, Huyền cực tấu nhạc tượng đức định, văn dung lấy làm so sánh”. Thái Tông bảo: “Trẩm hay dùng võ công để định thiên hạ, nhưng trọn dùng văn đức để thỏa văn trong bốn biển. Đạo danh của võ tùy theo thời đó, ông cho rằng văn dung chẳng như giẫm gắng, nói thế quá sai vậy). Đột Quyết đều loạn, vì họ không tội đối với ta, không nên nhân tiện mà đánh đó, sao là có lễ của thưởng phạt ư? (Đầu niên hiệu Chánh Quán, Đột Quyết các bộ phản đánh đó mà binh lính phản lại, quần thần xin nhân tiện ấy mà đánh đó. Thái Tông bảo: “Đâu có mới cùng đó họa, lại nhân nó loạn mà đánh diệt nó ư? Theo Bộ lạc hết phản, sáu vật đều chết, Trẩm trọn chẳng đánh, đợi lúc nào nó có tội hẳn sẽ bắt sau). Bàn nghị thường tha, sao thưởng phạt đó chánh ư? (Thái Tông bảo quần thần rằng: “Tha kẻ có tội mới chẳng khuôn phép cả bọn, xưa nói một năm lại tha, người tốt câm ngọng, nên Trẫm chẳng từ tha, ngõ hầu được bốn biển đều an thái vậy). Cùng Đỗ Yêm luận bàn về Nhạc, sao biết chính vậy? (Thái Tông mới bắt đầu tấu Tân nhạc, bảo cùng thị thần rằng: “:Làm của Lễ nhạc là Thánh nhân duyên vật. Vật mà thuyết giáo, dùng làm như theo lễ phép. Hưng suy của Trị, đều do ở đó”. Ngự sử Đại phu Đỗ Yêm nói: “Đời trước còn mất từng do ở Nhạc, nên mất của nhà Trần là vì cây ngọc sau sân, mất của nhà Tề là vì bè bạn đi đường. Nghe đó không ai chẳng buồn khóc”. Thái Tông bảo: “Không phải vậy. Phàm, Âm nhạc nó cảm tâm người, người vui nghe đó thì vui, người buồn nghe đó thì buồn. Nước sắp mất, tâm dân đó khổ, chỗ làm của khổ tâm, nghe nhạc thì buồn, đâu có tiếng nhạc khiến người vui mà buồn được ư? Nay cây Ngọc, bè bạn âm vang đó hiện còn, khiến ông tấu đó, ông thì chẳng buồn vậy). Cùng Khổng Dĩnh Đạt luận Tịch Điền, sao biết kinh vậy? (Đầu niên hiệu Chánh Quán, tịch điền, phương điền cấp, Thị trung Khổng Dĩnh Đạt nói: “Xét theo Lễ, Thiên tử ở Nam giao, chư hầu ở Đông giao. Tấn võ ở Đông nam, nay ở thành Đông là chẳng hợp Lễ xưa”. Thái Tông bảo: “Lễ duyên tình người cũng nào có cố định. Ngô thư nói: “Bình trật Đông làm”. Nay Trẩm hiện ở đất của Thiếu Dương, mộng ở Đông giao, bởi đó thích nghi vậy, cũng nào chẳng hợp với Lễ xưa ấy ư?). Bãi bỏ bàn nghị xây dựng lầu các, nào tiếc sức dân vậy? (Quần thần cho rằng, trong cung thấp ẩm, xin dựng xây một Các để ở. Thái Tông bảo: “Trẩm đức thẹn so với Hán Văn, đâu có thể quá nhọc sức dân vậy”, trọn không chấp thuận). Gần đặt hình thố, sao thiên hạ đó có giáo vậy? Ở chẳng đóng cửa, đi chẳng mang theo lương thực, sao thiên hạ đó liêm chính lắm vậy! (mùa Đông năm Chánh Quán thứ tư, bỏ hình phạt bốn mươi chín người, gần đặt Hình thố, nhà ở ven ngoài, tối không đóng cửa, người đi đường chẳng mang theo lương thực). Người bị tội hình đáng thời hạn thảy đều đến, sao thiên hạ không khi phụ vậy! (mùa Đông năm Chánh Quán thứ bảy, tự thân Thái Tông xem ghi tử tù gần ba trăm chín mươi người, bèn ban lệnh mùa thu năm sau trở lại chịu hình phạt. Đến kỳ hạn các tù nhân đều nhóm lại, mà chiếu để nguyên đó). Nhân lời của Ngụy Trưng, sao cùng người làm Thiện vậy! (Thái Tông nhận lời can gián đấu tránh của Ngụy Trưng, thấy ở bản truyện có lắm nhiều). Từ xưa trước ngợi ca Võ, Thang, Văn, Võ, sở dĩ làm Võ Thang Văn Võ là chánh vì họ do Đạo của Nhân nghĩa mà làm Quân vương thiên hạ vậy. Đến đời sau lại dùng nhân nghĩa mà làm Vương giả như Võ Thang Văn Võ vậy.

Tôi đọc Đường thư thấy được sự việc của Thái Tông, như ghi thuật trên còn lắm nhiều, chẳng thể kể hết được. Nguyên chỗ kết quy đó đều hướng đến nhân nghĩa. Cốt yếu đó khác với Võ Thang là mất vậy. Những người bàn luận ở đương thời cho rằng, Thái Tông là người Đại đô, cùng loại như Hán Cao, thuần võ, đồng như Ngụy Võ. Phàm, Hán Cao ít văn đức, mà Ngụy Võ chẳng kịp Bá đạo, há có thể cùng Thái Tông phỏng luận ư? Tiếc thay! Muốn dùng Chu Lễ để trị mà bọn phòng ngụy chẳng thể tán thành đó. Nếu khiến Vương Thông chưa chết, nhà Đường được dùng đó (Thái Tông, Văn Trung Tử nói: “Nếu có dùng ta, thì ta lấy Chu Lễ để theo đó), thì bói năm bói đời, nào những ba trăm mười tám đời vậy. Mạnh Tử nói: “Năm trăm năm hẳn có Vương giả xuất hiện”, thời gian đó hẳn có danh tiếng ở đời là việc làm của Thái Tông, thật là Vương giả vậy, mà chẳng chỉ Văn Trung Tử có thể ca ngợi vậy thay!

THUẬT GIẢI VỀ DỊCH

Tử Hác Tử sửa Dịch, Bình Sanh được Đại pháp của Thánh nhân làm Dịch, mới giải Dịch để tự phát pháp đó, cho rằng Thánh nhân sở dĩ làm Dịch là ở trị đạo, trị Đạo đạo ở vua tôi. Vua và bề tôi theo pháp Âm Dương để thành Hào, xếp Hào để thành Quẻ, lập Quẻ để thành Dịch. Cho nên, người cầu tìm trị đạo hẳn đọc xem ở Dịch, người cầu tìm Dịch tướng hẳn đọc xem ở Quẻ, người cầu tìm thể của Quẻ hẳn đọc xem ở Hào. Người cầu tìm Hào biến hẳn nguyên ở Âm Dương. Âm Dương ấy là gốc của làm Dịch, là Đại Phạm (khuôn phép lớn) của trị đạo. Âm Hào là đạo của bề tôi, Dương Hào là đạo của vua. Hào của Âm Dương thăng giáng được chỗ đó thì quẻ tốt, Hào của Âm Dương mất chỗ đó thì quẻ ấy xấu. Cho nên, Đạo của vua tôi chánh thì chính đó vậy, Đạo của vua tôi rối ren thì chính đó loạn vậy. Trị là tu Tam cương Ngũ thường

vậy, nên Tam tài thuận vậy, muôn vật được toại vậy. Loạn thì luân thường muôn sự đều bại hoại vậy. Phàm, thiên hạ muốn đời trị loạn, khuôn phép thành thật ở Đạo, Dịch đó đầy đủ vậy.

Vừa ngưng bút mới ra sách đó, đem chỉ bày cùng Tiềm Tử tôi, muốn tôi loạn mà sáng tỏ đó. Tiềm Tử tôi xét thấy đó nói các điều có thứ tự, tuy lắm trăm mà không gì chẳng cùng pháp của Thánh nhân hợp đó. Nhấc lên vậy mà tự lập nghĩa, biệt bày tinh tế mà lại rất lớn, đại lược như loại của càn khôn đại súc tiểu súc quẻ. Tuy người khéo sửa dịch thời xưa trước cũng chẳng vượt quá đó vậy.

Tiềm tử tôi nhân nói với người đó rằng: “Sách của ông là phải vậy, nhưng mới đầu của Dịch, xuất phát từ Hà Đồ, chỗ thấy của Hà Đồ chỉ số của Âm Dương rất làm gốc đó vậy, mà pháp của vua tôi cùng với Thần vật đó hài hòa mà ra vậy. Tuy nhiên, công hiệu của tốt xấu trị loạn chưa hiển trước mới giúp vậy. Thánh nhân là vua thiên hạ mà phát đó, nên Bao Hy xuất hiện vậy, chỉ bày cùng Thần đạo vừa nhóm hội, toại Quẻ đó mà lại Hào đó, dùng pháp đó để làm vua thiên hạ. Nhưng pháp đó chẳng phải Thánh nhân làm, vua không thể bày đó. Thánh nhân chẳng phải dùng đó, chẳng thể vua đó. Nên Dịch cùng Thánh nhân mà cùng tu vậy. Khổng Tử là bậc Thánh nhân, tuy biết pháp đó mà không ở ngôi vị, than rằng chẳng được như Phuc Hy hành Đạo đó. Ở thời ấy học trò viết văn mà lưu truyền đó vậy, nên nói: “Chim Phụng chẳng đến, Hà chẳng ra Đồ; tôi đã là như vậy”. Nhưng truyền đó từ Khổng Tử đến Thương cù, lại qua chín đời, đến Dương Hà là người thời nhà Hán thì sở truyền đó bèn dứt tuyệt. Về sau, các Nho sĩ dùng, đã thấy mỗi mỗi tự làm nên chủ trương riêng, rối ren rong sính thuyết khác của họ, thầy trò tiếp nối cùng ưu thắng, chẳng lại giữ Đạo của Thánh nhân. Thật Đạo của Dịch bèn nhỏ bé, mà ông đang lúc Dịch đạo chi ly lộn lạo tràn lan khó xét, mới cứng rắn riêng suy khuôn phép của Thánh nhân giải sách đó để lại cho người học. Việc đó đối với Đạo của Thánh nhân cũng có sức lực vậy”.

Tử Hác Tử lại nói với Tiềm Tử tôi rằng: “Tôi xét quả tạp, thuyết đó mới rườm rà lại nặng nhọc, gần như chẳng phải ý của Thánh nhân, đó bởi do người học đời sau bao quát các giả mà có lời ngợi ca đó vậy. Dự ở mười Dực cũng chẳng nhục ư? Tôi thường gọt bỏ đó, mới lìa phần tựa quẻ, làm đó thành hai thiên thượng hạ, mà để giúp ở mười Dực có thể được ư?”

Tiềm Tử Tôi nói: “Dương Tử Vân cho rằng, người học xét đó phải mà thôi vậy. Kính ngưỡng Thánh nhân mà biết nhỏ của các thuyết vậy.

Ông chẳng phải đó, quả thật mà bài bác lời khinh lờn Thánh nhân đó là thích nghi vậy, sao lại nghi ngờ đó ư?”

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19