ĐÀM TÂN VĂN TẬP

Sa-môn Khế Tung ở Đông Sơn, Đàm Tân, Đằng Châu soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 5

LUẬN NGUYÊN

LỄ NHẠC

Lễ là khởi nguồn của Vương đạo, Nhạc là chung cùng của Vương đạo, chẳng có Lễ thì không lấy gì để cử hành, chẳng có Nhạc thì không lấy gì để trước thành. Nên Lễ Nhạc là Vương Đạo, do vì nương cậy mà sanh thành đó vậy. Lễ là nhân tình người mà chế trung, Vương (= Vua) nhân Lễ mà làm chính sách. Chính sách là nhân Lễ nhạc mà sáng tỏ công hiệu. Tình người không gì sâu đậm bằng sông mà dưỡng bằng Lễ nhạc. Tình người chẳng gì vất bỏ bằng chết mà dùng Lễ chánh để táng đó. Tình người không ai chẳng có nam nữ, mà Lễ thích nghi xếp đặt đó. Tình người không ai chẳng có thân sơ, mà Lễ thích nghi với Nghĩa vậy. Tình người không ai chẳng nghĩ của cải, mà Lễ dùng để tiết chế đó. Phàm, Lễ cử thì tình xứng vật vậy. Vật được lý thì Vương chánh hành vậy. Vương chánh hành thì người ấy vui mà khí ấy hòa vậy. Vui là do vì tiếp tâm người mà thấu đạt hòa khí. Cung, Thương, Giác, Chủy, Vũ – năm thứ ấy là âm của nhạc. Vàng, đá, tơ, trúc, bầu, đất, da, gỗ – tám thứ ấy là khí cụ của Nhạc vậy. Âm và khí cụ cùng một chủ ở Nhạc vậy. Âm tuy hợp biến chẳng phải được ở nhạc thì âm mà thôi vậy. Cho nên, Vương giả đãi nhạc mà ghi thành chánh đó vậy. Thánh nhân đãi nhạc để hình ấy thạnh đức vậy. Nhưng mà đời nào không có nhạc ư? Đời nào không có Lễ ư? Lễ càng phiền toái thì chính trị càng hư nát, Nhạc càng cử thì thời càng loạn. Bởi do chế nghi của Lễ ấy chẳng được thật đó vậy; do vì âm thanh của Nhạc ấy chẳng được nguyên gốc đó vậy. Phàm, gốc của Nhạc là ở nhân hòa vậy. Thật của Lễ là ở vật chánh đáng vậy. Xưa kia, có Ngu Thị tu ngũ lễ nên đó bình trị riêng đạt đến vô vi, ân đượm khắp động vật thực vật, mà chim Cưu chim Thước ở trên ổ có thể cúi mà trông nhìn, vừa cử động thì phượng Hoàng bay lại. Cho nên Khổng Tử nói: “Thiều rất hay và rất khéo vậy?” Bởi nói Thuấn tu lễ mà được thật của Lễ, làm Nhạc được gốc của Nhạc; Thúc Tôn thông chế Lễ chuyên việc nghi của Lễ ấy vậy. Đỗ Quỳ tu nhạc, cử văn của Nhạc ấy vậy. Cử văn thì thích nghi đó, nhưng thấm đượm đó chưa đến vậy. Chuyên việc nghi thì thích nghi đó mà chánh đó chưa thuần vậy. Phàm, sở dĩ nhạc khua chấn ở Vương Đạo, Nhạc sở dĩ hoàn toàn ở Vương Đức vậy. Nên, Vương giả muốn thấu đạt đạo ấy mà chẳng làm ở Lễ, muốn lưu tỏa đức đó mà mà chẳng thấu đạt ở Nhạc, tuy họ là bậc Chí Thánh cũng không như đó vậy. Tại sao? Vua người là do từ Lễ nhạc mà sanh ra, người dân do từ Lễ nhạc mà thích ứng vậy. Chỗ sanh ra mà chẳng dùng thành thật thì chỗ thích ứng dùng nghiêm sức hư vọng vậy. Chỗ sanh ra chẳng dùng Tự thân thì chỗ thích ứng chẳng cùng Khuyên nhau vậy. Cho nên, Lễ quý ở điểm trên thực hành, Nhạc quý ở điểm dưới công hiệu. Phàm, Lễ của Tông miếu do đó dạy Hiếu vậy; Lễ của chư hầu do đó dạy trung vậy; Lễ của hyếu do đó dạy kính vậy; Lễ của tạc thù do đó dạy nhường vậy; Lễ của hương ẩm do đó dạy thứ lớp vậy; Lễ của giảng giáo do đó dạy dưỡng vậy; Lễ của quân binh do đó dạy hòa vậy; Lễ của hôn sính do đó dạy thuận vậy; Lễ của trảm suy khốc khấp do đó dạy ai vậy. Phàm, giáo là giáo ở Lễ vậy, Lễ là hội ở Chính vậy, Chính để phát Nhạc, Nhạc để phát Âm. Âm để phát Nghĩa, nên Thánh nhân trị thành mà tạo nhạc vậy, nhân âm để thạnh đức vậy. Nhân âm Cung đó trầm trọng rộng lớn để chỉ bày Thánh đó; nhân âm Thương đó cứng gắt để chỉ bày đoạn đó, nhân âm Giác đó hòa hoãn để chỉ bày Nhân đó; nhân âm Chủy cứng gấp để chỉ bày Trí đó; nhân âm Vũ nhẹ nhuần để chỉ bày Kính đó. Luật lã chánh vậy để chỉ bày âm dương hòa vậy; tám gió bốn khí hòa vậy để chỉ bày muôn vật đó toại vậy. Còn sợ e người chưa thấy nên Vũ mà bày tượng đó, muốn họ thấy vậy. Sợ e người chưa đều vậy, nên Thi dùng lời nói đó muốn họ biết vậy. Cảm mà hóa đó thì dời phong đổi tục còn ở phải vậy. Phải là phương của Tiên Vương làm Nhạc ấy vậy.

ĐẠI CHÍNH

Đại chính nói Đại công đó vậy, đạo của Đại công ở tại nơi trời thì Quân tử chẳng tạm có khả năng vậy, tiểu nhân chẳng tạm tranh giành vậy. Đức đủ ở vua thì vua được đó, đức đủ ở bề tôi thì bề tôi được đó. Nào hẳn cẩu thả có thể được sống đó thì sống đó, được chết đó thì chết đó, nào hẳn cẩu thả tranh giành. Đời không cẩu thả thì Pháp không chỗ nhàn, người không tranh đoạt thì binh lính không chỗ nổi. Nghiêu Thuấn do đó mà vái nhường trị vì vậy. Đại công là gì? Suy chí thành mà cùng thiên hạ đồng thích nghi vậy. Thánh nhân đại đồng nên chỗ làm của họ thì Đại công vậy. Thành thật dùng Đạo thì dùng Đạo truyền thiên hạ vậy, thành thật dùng chánh thì chánh dùng người ấy. Thành thật làm lớn thì Quỷ pháp ở trời đất; thành thật làm nhỏ thì xét nhỏ ở Thần diệu. Nên hay, Đạo thành mà chẳng riêng tư địa vì họ vậy; chính thành mà chẳng có công họ vậy; nuôi dưỡng muôn vật mà chẳng hiển bày đức Nhân đó vậy; chu cấp muôn vật mà chẳng bỏ sót Trí họ vậy. Nên Thánh nhân lớn hữu vi mà không hệ lụy vậy, lớn vô vi mà hóa thuần vậy. Thành thật ấy là Đạo trời vậy. Công ấy là Đạo người vậy. Thánh nhân tu đạo trời mà để chánh ở đạo người. Thành thật là chẳng thấy, công là thấy, do chỗ thấy mà xét chỗ không thấy thì đạo của Thánh nhân sáng tỏ vậy. Nghiêu tuân theo tứ chánh mà người ấy xứng vậy, vật do đó được toại theo thời vậy, dân do đó được sanh tử ấy vậy. Thuấn tuân theo Sáu quan, bốn nhạc, mười hai mục mà người ấy xác đáng vậy. Nên chính ấy cũng đạt đến vậy, giáo cũng hiển bày vậy. Nghiêu có con tên là Chu, Thuấn có con tên là Quân, hai người con đó đạo không đủ để ở ngôi, mới đem thiên hạ giao cho người Hiền. Nên Nghiêu trao cho Thuấn, rồi Thuấn trao đến cho Võ. Bởi lấy thiên hạ làm công, mà dân là người của thiên hạ, vậy ai làm có cẩu thả riêng tư mà tranh giành? Người Địch tuy chưa hóa mà Thánh nhân càng do đức mà nghĩ nhớ đến đó, nên đức là được chính ấy vậy. Chính là phát thành thật ấy vậy. Thành thật là xuyên mốt trời đất người vật quỷ thần vậy. Cho nên Thánh nhân thành thật đó thì năm tài bốn thời không gì chẳng như vậy. Dịch nói: “Trung phù lợn cá tốt”. Lại nói: “Hạc kêu dưới râm, con ấy hòa đó, Ta có tươi tốt, tôi cùng vậy chẳng như”. Nên chính trị của Nghiêu Thuấn do đó giản đơn vậy, dùng người do đó xác đáng vậy. Chính trị giản đơn thì không phiền rối pháp; dùng người xác đáng thì không hư vọng ở quan vậy. Bày biện năm Hình vì gìn giữ lỗi sai của dân mà chẳng sáng rõ, tu năm lễ do vì chánh cung kính của người mà chẳng biếng lười vậy. Chí lớn chân chánh do đó mà làm Đế vương; Đại công thuận trị do vậy mà nhún nhường. Suy Đế ở nơi Thái Thượng, bình phẩm Trị Đạo mà do đó khuyên vậy. Kết quy nhún nhường ở nơi Đại Đức, biện hành thời nghi do đó giáo vậy. Về sau, chính không thấu đáo gọi đó là Đế được chăng? Thị chẳng công, gọi đó là nhún nhường được chăng? Hóa của Đại công ngấm tắt mà người kham cẩu thả riêng tư; Trí dùng tính toán kiểm hiệu khinh thường, Ngu dùng khí lực tranh giành. Ngay lúc ấy, dùng Đế hóa chẳng thể được vậy, dùng Đế nhún nhường cũng chẳng thể được vậy.

Nên nói: “Giặc Đế Đạo bắt đầu từ thời nhà Tần, loạn nhường đức từ thời nhà Hán vậy”.

CHÍ CHÍNH

Chí chính là nói chí nghĩa ấy vậy. Thiên hạ dùng nghia cử thì chính có thể phô bày, và tà có chỗ đè ép vậy; thiện có chỗ khuyên, ác có chỗ cản trở. Ghét thương phải quấy, việc ấy lắm mối có chỗ quyết định vậy. Quyền trời có thể dùng để phù nghĩa, quyền đó tuy trọng hẳn thành vậy. Nghĩa có thể dùng để hành quyền, nghĩa ấy tuy khinh hẳn cử vậy. Quyền chẳng dùng nghĩa tụ hội rất có thể đó cuối cùng là giặc. Nghĩa không dùng quyền phù, mất đó thì hẳn loạn. Nên xưa kia, người chiếm Đại Chính hẳn có quyền đó vậy, theo Đại Bính (Quyền lớn) hẳn giúp chính đó vậy. Thang Võ vận Đại quyền, nhờ đó mà phù nghĩa ấy vậy. Chu Chiêu từ nép mất Đại quyền nên nghĩa do đó mà loạn lạc vậy. Nghĩa ấy là gì? Vức Đại trung mà cùng thiên hạ đồng thích nghi vậy. Thích nghi đó thì được chỗ đó, thiên hạ gọi đó là hữu đạo vậy. Thích nghi đó mà chẳng phải chỗ đó thì thiên hạ gọi đó là vô đạo vậy. Thánh nhân dựng xây khuyết trung để chánh chỗ thích nghi của thiên hạ vậy. Đời đó biến mà dân đó rất cẩu thả riêng tư. Lớn thì riêng tư ở nước họ, vừa thì riêng tư ở nhà họ, nhỏ thì riêng tư tự thân họ. Người hiệp nghĩa thì ít, kẻ phản nghĩa thì nhiều. Nên Hậu Thánh vì sợ tranh giành đó lại loạn mà bày có luật hình chẳng phải cẩu thả hung bạo, bày có binh lính chẳng phải cẩu thả giết hại vậy. Muốn chăn dắt người mà hướng đến nghĩa ấy vậy. Ở người cầm nắm cùng người bất nghĩa đông nhiều được dùng mà bỏ đó, cùng đông nhiều quan bất nghĩa được dùng mà trị đó. Bởi vậy, Võ, Thang, Văn, Võ, Chu Công – năm Thánh nhân đó cẩn trọng Đại chính cho nên chẳng cẩu thả chiếm Đại quyền, hành Đại quyền nên chẳng cẩu thả nhường địa vị lớn vậy. Đánh Hữu Hổ, thả Hạ Kiệt, giết Cát chém Trụ, nhiếp phục thiên hạ phạt quán thái vậy, lấy ở nhà truyền thiên hạ, mà người trong thiên hạ vâng theo, phục đó mà không có oán thán đó vậy, bởi chính đó thấu đạo vậy. Nên Dật Thi nói: “Hoa của Đường Lệ, lệch phản đó mà. Há chẳng nghĩ đó, nhà là xa mà”. Thư nói: “Hình ấy ở nơi không hình, dân hiệp ở Trung thời, là công tốt thay!”. Quân tử dùng phải cũng chẳng thận trọng chính mà trọng quyền ư? Đó là tệ của chính đó vậy. Người hẳn nhân đó mà làm thế, tệ của quyền đó vậy. Người nhờ đó để làm loạn, nghĩa là chính ấy tên còn mà thật đã mất vậy, có nghĩa quyền là nhậm uổng mà quên chánh vậy. Di Vương xuống nhà mà giao cùng chư hầu, có thể gọi là Chính ấy chẳng đủ vậy.

Ẩn Công cẩu thả nhường nước ngàn thừa, có thể gọi là quyền đó chẳng đủ vậy. Tề Hoàn Công dùng Bá mà tự khoe, có thể gọi là Quyền đó mới bắt đầu tà vậy. Chu Công Vương dùng Vương mà tự giáng, có thể gọi Chính đó mới bắt đầu nhỏ vậy. Phàm, Chính ấy ở Quyền còn lường đó có đại khái vậy. Quyền đó ở Chính còn câu đó theo đá vậy. Được người đó thì chánh đó vậy, chẳng phải người đó thì khinh thường đó vậy. Nên nói, Đạo ấy là đãi người mà hưng long vậy, ai gọi là thời ư?

THƯỞNG PHẠT

Thưởng phạt công minh là Vương Đạo chấn hưng vậy; thưởng phạt tư lợi thì Vương Đạo ngấm tắt vậy. Thánh Vương muốn đạo đó hành nên sửa trị công tư ấy vậy. Thưởng phạt để chánh thiện ác là công minh vậy. Thưởng phạt để giúp mừng giận là tư vậy. Công đó do vì đồng với thiên hạ vậy; tư đó do vì khác với thiên hạ vậy. Thiên hạ đồng đó, Đạo ấy há chẳng hưng thịnh ư? Thiên hạ khác đó, Đạo ấy há chẳng suy ư? Thưởng phạt là Đại Trung của thiên hạ, thích nghi cùng thiên hạ mà chung đó vậy. Vương chính là do vì chánh thiện ác vậy. Thiện của thiên hạ không thể không thưởng. Ác của thiên hạ không thể không phạt. Thưởng phạt trúng do đó làm chính vậy. Thưởng ấy là gần với ân đó vậy. Phạt ấy là gần với oai đó vậy. Ai có mừng mà chẳng muốn suy ân ấy ư? Giận mà chẳng muốn thêm oai ấy ư? Nên nói, chẳng phải người chí công cao minh, không thể trao cho dùng quyền thưởng phạt ấy vậy. Truyện nói: “Có thể cùng thích nghi Đạo, nhưng chưa thể trao cho Quyền”, bởi cẩn trọng đó thấu đáo vậy. Hồng Phạm nói: “Không có làm tốt là Đạo của Tuân Vương, không có làm xấu là đường của Tuân Vương”. Bởi giới đó sâu sắc vậy. Cuối thời nhà Chu chẳng phải không có thưởng phạt, mà bởi thưởng phạt được có ra từ riêng tư ấy vậy. Có ra từ riêng tư, do đó khiến thiên hạ loạn lạc vậy. Dùng riêng tư thưởng, thì ân đó về với riêng tư ấy vậy. Dùng riêng tư phạt, thì oai ấy ở nơi riêng tư đó vậy. Oai để chăn dắt chúng, chúng hẳn theo đó. Ác để nghĩ nhớ chúng, chúng hẳn công hiệu đó. Mọi người tâm vô thường cùng lợi hại mà suy đồi. Họ lợi thì tạm gá theo, hại thì tạm miễn khỏi. Chọn ở chánh ngụy, đó cũng ít vậy. Người xưa thí dụ đó như trâu ngựa, chỉ thường giao chính mình ấy vậy, mềm dịu vậy, nịnh nọt đó cùng chúng làm đó, không thể cản trở vậy. Phàm, thưởng phạt là Đại quyền của Tiên Vương hành Đạo vậy. Muốn Đạo đó hành thì không thể xem thường thưởng phạt chỉ trong khoảnh khắc ở riêng tư vậy. Nhỏ riêng tư dùng đó thì quấy rầy phải hình luật vậy. Lớn riêng tư dùng đó thì quấy rầy phải binh lính vậy.

Quấy rầy binh lính thì sanh ra ở chư hầu tự phải mới đầu vậy. Quấy rầy luậ hình sanh ra ở Đại phu tự phải mới đầu vậy. Nên thời Xuân Thu, chư hầu chuyên chinh chiến mà Xuân Thu chịu tội đó. Xuân thu chư hầu chuyên phong bít mà xuân thu chịu tội đó, bởi chẳng cùng thưởng phạt của chư hầu ấy vậy. Đại phu của Xuân thu chuyên thủ mà Xuân thu chịu tội đó. Đại phu của Xuân thu chuyên cùng mà Xuân thu chịu tội đó, bởi chẳng cùng Thưởng phạt của Đại phu ấy vậy. Xuân thu do đó chỉ bày thưởng phạt của Vương giả ấy vậy. Ông nói: “Tội ta là đó chỉ Xuân thu ư? Thánh nhân mạo phạm tội mà làm Xuân thu, do vì sợ thưởng phạt của đời sau ấy vậy.

GIÁO HÓA

Lễ nghĩa là chỗ còn của giáo, tập thượng là chỗ công hiệu của hóa. Chẳng phải chỗ còn thì giáo ấy không thấu đáo vậy, chẳng phải công hiệu thì hóa ấy chẳng chánh vậy. Cho nên, người khéo giáo thì giữ gìn Lễ nghĩa vậy. Người cẩn thận hóa hẳn đề phòng tập thượng ấy vậy. Thiên hạ không thể không giáo, trăm họ không thể không hóa. Vì thiên hạ trăm họ, người trên giáo hóa đó có thể mất ư? Giáo hóa là phong vậy, dân hay vật vậy, phong ấy cao thấp thì vật theo đó mà nổi chìm. Thánh nhân toan lo mọi người trôi dạt dòng, xấu ác mà chẳng trở lại, nên cẩn trọng ở sự giáo hóa ấy vậy. Phàm, giáo là sanh ở Quan chính vậy, hóa là thành ở dân tộc vậy. Lễ nghĩa là bày ở Triều đình nước nhà mà thấy ở thiên hạ vậy. Thi nói: “Chu đạo như dùi mài, đó thẳng như tên bắn”. Chỗ Quân tử giẫm trải, chỗ tiểu nhân nhìn thấy, chỗ sanh ấy như khí mạch vậy, chỗ thành ấy như Tứ thể vậy. Người muốn dự Tứ thể đó mà chẳng chỉnh sửa khí mạch nói thì chưa từng có vậy. Chỗ sanh là chánh thì chỗ thành là ngay. Chỗ nhìn là tu thì chỗ thấy là trị. Cho nên, xưa trước ở nơi Quan chính, hẳn trước phải tu lễ nghĩa để chánh tự thân mình, mà sau mới suy đến ở mọi người vậy. Người chưa theo đó, hẳn tự lường, vậy giáo đó chưa đến ư? Thì thêm sức tu để khuyên đó. Lại cũng chưa theo đó, thì đó là phong tục dâm tà ấy vậy. Mới đầu có thể nêu pháp để răn trừng họ phạm Lễ trái Nghĩa ấy vậy. Thang nói rằng: “Muôn phương như thế, có tội tại một mình ta”. Cho nên phạt một tội mà người sáng tỏ, nêu một lệnh mà người theo đó. Chỗ gọi là giáo tu ở trên mà ngưới hóa ở dưới vậy. Đời sau thì không như vậy, chẳng trị chỗ giáo mà muốn chỗ hóa vậy, có được chăng? Cũng là lầm hoặc vậy. Lễ ấy là trung, Nghĩa ấy là chánh. Trên chẳng trung chánh thì dưới hẳn là khinh tà vậy. Cảm của giáo hóa là tự nhiên của thế ấy vậy, như ảnh hưởng đó theo hình và tiếng vậy. Ngạn ngữ nói: “Hình ngay bóng thẳng, vọng theo tiếng hòa”. Đến lúc đó không thẳng không theo thì trách hình và tiếng ư? Hay trách bóng và hưởng ư? Cho nên, Quân tử vào nước xét xem tục đó chuộng, mà sau mới bàn nghị chính trị ở đó vậy.

HÌNH PHÁP

Có người hỏi: “Xưa trước, pháp rộng rải, luật hình giản đơn, mà lỗi quá gian trá của dân ít ỏi. Đời sau pháp tuy nghiêm cẩn, luật hình lắm nhiều, mà lỗi quá gian trá của dân lại đầy nhiều. Đó là tại sao?

Xin nói: “Thời xưa sử dụng Hình pháp còn ở gốc đó, nên dân mắc lỗi lầm hiếm ít; đời sau chế đạt Hình pháp chỉ còn ở ngọn, nên dân mắc lỗi quá lắm nhiều vậy”.

Lại hỏi: “Sao gọi là gốc là ngọn ư?”

Xin nói: “Chính giáo là gốc đó vậy, Hình pháp là ngọn đó vậy. Cẩu thả khinh gốc mà trọng ngọn, đó như rưới dầu để cứu lửa cháy, dùng như vậy tuy càng nhiều, lửa càng cháy dữ, chẳng do đâu mà ngấm tắt”.

Lại hỏi: “Kẻ hèn tôi thật không biết nguyên do của chính giáo làm gốc như thế nào, mong ông nói rõ cho điều đó?”

Xin nói: “Thiện ác của người đâu phải vốn có ở tánh họ, mà do vật đổi dời nên vậy. Nên mở lợi đó thì sinh mừng, suy hại đó thì tức giận. Từ xưa, các bậc Thánh nhân biết nó như vậy, nên chế ra Điền Lý để thông đó, an đặt nơi sanh sống, xếp đặt trường lớp để dẫn dắt họ cùng Hiếu để. Đầm cầu giao thông, dạy họ chẳng cùng tranh lợi. Bến chợ bình phẳng, dạy họ chẳng cùng khi phụ; làm mười một loại thuế khóa để dạy họ kiểm hiệu riêng tư sung phụng công. Tạo ra Lễ để tiết chế tình buồn vui đó; làm Nhạc để chánh tập tục xưa cũ; dùng Hiệu lệnh để định lời nói đó; dùng Hình pháp để ngăn ngừa sai phạm đó. Chẳng may có một người phạm pháp đang bị Luật hình, mà Thánh nhân còn tìm xét đó ở chính mình, nói là: “Khiến dân như vậy, là bởi Trẫm dạy họ chưa thấu đáo”. Chính người đó chưa tu, mà khoan tha đó không dùng Hình pháp trừng phạt vậy. Võ Vương đi tuần thú phương Nam, đến chợ Thương ngô, thấy ở chợ đó bắt tội giết người, Võ khóc mà xuống xe, và bảo mọi người chung quanh rằng: “Như tội nhân đây chẳng thuận mà đến, nhưng Quân vương sao làm thương tổn họ?” Võ bảo: “Người của Nghiêu Thuấn đều dùng tâm của Nghiêu Thuấn làm tâm họ, nay Trẫm làm vua, mà người tự biết tâm họ, thật là đau xót đó vậy!”

Ở thời Văn Vương, có hai nước Ngô Nhuế tranh giành biên cương mà tố tụng đến Văn Vương. Văn Vương dùng ngôn từ mà giải thích đó, xong rồi bảo: “Chính đó không tỏa sáng khiến nó như vậy”. Và thuần chuyên chính Ngô Nhuế, do đó mà chấm dứt tố tụng. Phàm tình người ai chẳng thích tốt mà ghét xấu, tham sống mà sợ tổn thương. Nếu như đồng có để được an lạc, sự sống đó được hòa đồng, tộc loại đó được toại tánh, người được ngợi ca, đâu chịu bẳng quên vậy chẳng cùng theo mà làm đó. Tuy người Di mạch hẳn mà không thể không biến của như vậy đó. Thánh nhân thời xưa sở dĩ dùng sức thúc đẩy ở giáo hóa nên người thời xưa ít vấp lỗi quá, mà khép đẹp tục ấy vậy. Bởi chính giáo đó thấu đạt vậy. Chính giáo thấu đạt nên không chỗ dùng Hình pháp đó vậy. Quân tử chẳng đặng đừng mà dùng đó, chẳng phải chuyên đó. Khổng Tử nói: “Đạo đó dùng đức, Tề đó dùng Lễ, có xấu hổ tạm cách. Đạo đó dùng chính, Tề đó dùng Hình, dân miễn khỏi mà không xấu hổ”. Nên nói: “Hình ấy là thành”. Từ thời thượng cổ, hết thảy mà thành đó ấy vậy. Hình chẳng dự chương, nên dân không biết pháp, dân không biết pháp thì không chỗ sanh đầu mối tố tụng đó.

Có Ngô thị biết đời sau đó càng bạc bẻo, sợ Quan lại khéo xảo pháp cẩu thả trình bày, nên chế ra năm thứ Hình pháp ở nơi sách ông là: Lưu rộng năm Hình pháp; Tiên làm Quan hình; Phác làm giáo hình, Kim làm Thục hình, Sảnh tai tứ xá Hổ Chung tặc hình”. Đời sau đến đó càng suy mà Sách đó Hình danh không thể thắng số. Hình càng nhiều mà dân càng xấu ác. Bởi gốc ngọn đó lên ngược mà gìn giữ nên vậy. Mãi đến lúc đồng bạn Hàn Phi, Thân Tử, Thương Ưởng cẩu thả làm Hình luật tàn khốc, người Tần dùng đó, chưa trọn đời mà nước đó diệt mất chẳng còn. Nhưng như Hình của Phủ Hầu, Pháp của Tán Hầu, vì thấu đáo công mà gìn giữ, còn có thể dùng cứu tệ của một đời. Làm sao sau đó Tục Sử lại Kiêu hãnh? Văn pháp theo tâm đó làm cạn sâu. Hình phạt theo tình đó làm nhẹ nặng. Phàm, Pháp là Tiên Vương sở dĩ dùng đó để chuyên cấm gian trá và các điều tệ hại vậy. Hình là Tiên Vương sở dĩ dùng đó để chế ngăn hung bạo, và tệ đó làm bạo. Chẳng phải riêng làm hung bạo, cũng sở dĩ dẫn người sanh hung bạo; chẳng phải riêng làm gian trá, cũng sở dĩ dẫn người sanh gian trá. Cho nên, luận Hình pháp của Quân tử chú trọng ở gốc đó mà không trọng ở ngọn đó”.

Người ấy lại nói: “Lời ông nói, có thể gọi là xa vời vậy, chẳng thích nghi với thời biến. Như luận của ông chỉ thích nghi với thời xưa mà chẳng thích nghi với thời nay. Dân ngày nay thấm đậm điều ác, nếu không dùng Hình pháp thì không thể trị. Dân thời xưa còn thuần phác, hẳn giáo hóa mà có thể khuyên, nếu như đem giáo hóa ở thời nay thì ngục tù càng nhiều, mà kẻ giết người không ngừng nghỉ vậy”.

Xin nói: “Ông thật là người thông rành thời cuộc mà lấp bít Đạo. Nghĩa là thời thế xưa như nay vậy, nghĩa là Đạo thiện như ác vậy. Dân thời xưa thuần phác, bởi được Đạo ấy vậy. Dân ngày nay hư ngụy, bởi mất Đạo ấy vậy. Tôi mắc hoạn Đạo đức đó không tu, chẳng mắc hoạn với dân đó không chóng hóa; mắc hoạn Chính giáo đó không thấu đáo, không mắc hoạn dân đó chẳng thuần. Kinh Thi nói: “Chặt cây, chặt cây, đó thì chẳng xa; cầm búa để chặt cây, liếc mà nhìn đó còn lấy làm xa”. Là nói Đạo đó không xa tu mà thấu đáo đó vậy. Khổng Tử nói: “Đức đó lưu hành nhanh đến như đặt trạm mà truyền mạng”. Tức nói Chính giáo hóa dân nhanh chóng vậy.

Vua Văn Đế (Lưu Hằng 19-15 trước tây lịch thời tây Hán? ) thời nhà Hán tu luyện, im lặng làm chính chuyên ở khoan hậu, thẹn nói lỗi quá của người, hóa thành mà đời không tục cáo kiện bới móc. Sai Trương Thích Chi làm Đình úy, muốn đó gìn giữ pháp rất nhẹ, khi ấy Hình phạt lớn giảm bớt, cuối năm bị giam ngục chỉ còn bốn trăm người, thiên hạ có phong Hình thố. Vua Thái Tông (Lý Thế Dân 2-50) thời Tiền Đường dẹp đời họa loạn muốn dùng văn để trị thiên hạ, dẫn Phòng Kiều, Đỗ Như Hối các nho sĩ cùng dốc sức muốn hưng thịnh Vương Đạo, thiên hạ bèn đại trị. Như thế suốt ba mươi năm, nhà dân cửa ngoài chẳng đóng; đi ngoài núi Lữ hành mà chẳng cần mang lương thực, cuối năm bị giam ngục không quá ba mươi người, tha cho họ về nhà mà các người ấy đúng kỳ hạn thảy đều đến lại. Lúc ấy, thiên hạ cũng ngõ hầu phong của Hình thể. Nhưng ở hai đời trong nhà Hán nhà Đường, mỗi đều tiếp nhận tục cũ của nhà Tần nhà Tùy, dân đó đâu chỉ nhã thiện sư? Nên xưa nói là: “Trị thiên ha, nhìn sức đó hành như thế nào vậy”. Người ấy im lặng kính bái rồi lui ra.

CÔNG TƯ

Công Đạo là dẫn dắt chúng đông, Tự Đạo là tự giẫm bước một mình. Công tư có khác điểm xuất phát mà cùng chung điểm hướng đến vậy. Chỗ gọi là cùng chung điểm hướng đến tức hướng đến ở Nghĩa vậy. Công chẳng dùng Nghĩa, để chọn lựa thì không lấy gì để đồng thiên hạ; Tư không dùng nghĩa để tự xử thì không lấy gì để giữ cửa mình. Nghĩa ấy là cửa ngoài của hai Đạo, công tư do đó mà hợp bày. Cho nên, Quân tử nói, ở công thì chuyên ở Công Đạo, nói ở tư thì toàn ở Tư Đạo. Chẳng phản công mà giúp tư, chẳng xét tư mà loạn công, nên đốc xuất người mà người theo đó, giữ chính mình thì mình được đó. Thi nói: “Há chẳng nhớ về, việc vua chẳng xét, tâm ta buồn thương”. Bởi nó có được Công Đạo vậy. Việc vua chẳng xét là không thể sanh lúa thóc, bởi nói đó mất Tự đạo vậy. Kia là Quân tử vậy, chẳng hưởng không vậy, bởi nói đó chẳng vì tư mà xâm phạm công vậy. Mưa nơi ruộng công ta, bèn đến ruộng tư ta vậy, bởi nói đó chẳng vì công mà quên tư vậy. Vừa mới lúc nhà Chu suy mà Tư Đạo mạnh mẻ. Chư hầu ấy chuyên đánh chiếm, Đại phu ấy chuyên việc chính. Khuyết lễ, nhạc, tế, tự, điên đảo chẳng luân thường, hơn hai trăm năm rối ren đại loạn mà chẳng cản ngăn. Xuân Thu làm nên Chánh ở Công Đạo. Kịp đến thời nhà Tần, dùng thử pháp của Thương Quân mà Công Đạo trở lại mạnh. Thiên hạ lại khốn khổ bởi thuế khóa, trăm họ chết chóc bởi luật hình. Nhà Tần chẳng cải đổi, đời sau đó cũng diệt mất, nhưng Công Đạo chẳng hẳn mạnh vậy, Tư Đạo chẳng hẳn yếu vậy. Chánh mà thôi vậy. Vương chế mười một điều thuế khóa, Tỉnh điền thì tám nhà được chín trăm mẫu. Đầm cầu chẳng cấm, cửa xét chẳng đi, tội nhân không làm tớ. Già, ta già đến cả người cũng già; trẻ, ta trẻ đến cả người cũng trẻ, đó mới là quân bình của công tư vậy. Phàm công tư ấy là còn ở nơi lớn thì nước nhà Triều đình, đó gọi là công, trăm họ nhà cửa vây quanh, đó gọi là tư. Còn ở nơi nhỏ thì mọi người là công, chỉ ở một người gọi là tư. Nếu được nghĩa, tuy nó nhỏ cũng có thể tôn quý. Nếu không phải nghĩa, tuy nó lớn cũng xem thường vậy.

Vua Văn Đế (Lưu Hằng 19-15 trước Tây lịch) thời Tây Hán, vì ngàn vàng mà bãi bỏ Lộ Đài, có thể gọi đó là giúp tư vậy, vì một lộng Thần, mà cản trở Pháp, có thể gọi đó là phòng ngại công vậy. Vua Thái Tông (Lý Thế Dân 2-50) thời tiền Đường, mới bàn nghị Thái từ, dốc sức mà nói: “Bái xin cậu nó cho nó”, có thể gọi đó là ngăn tệ công mà tỏa sáng tư vậy. Lan Tương Như chẳng xét Liêm Phả, có thể gọi đó là tôn trọng công mà xem thường tư vậy. Quản Di Ngô ba lần trở phản điếm, có thể gọi đó là tôn trọng tư mà xem thường công vậy. Cữu Phạm, có thể gọi đó là mới đầu công, Tuân Tức, có thể gọi đó là sau cùng công vậy. Vương Bôn, có thể gọi đó là khi miệt công, khi miệt tư. Thiếu Thố xin cắt đoạn, có thể gọi đó là cẩu thả công vậy. Bình Tân bày liêm kiệm, có thể gọi đó là cẩu thả tư vậy. Hoắc Quang vì vật báu đó mà chẳng đánh giặc, có thể gọi đó là chẳng thuần công vậy. Công Nghi từ bõ quỳ chức đó, có thể gọi đó là thuần công vậy. Tăng Tử khấu dứt mà phản Võ thành, có thể gọi đó là chẳng cẩu thả tư vậy. Nhan Chân Khanh vì hại chết đó, có thể gọi đó là chẳng dùng tư mà khuất công vậy. Đông Hạ buộc sừng tứ sanh, có thể gọi đó là vì công mà khuất tư vậy. Kiềm Lũ Nghiêm quân bình, có thể gọi đó là an tư đó vậy. Lỗ Liên đoạn cành cây, có thể gọi đó là chẳng vì công mà biến đổi tư vậy. Than ôi! Công, tư, lớn, nhỏ, nó ở tại vật há chẳng sờ sờ ư? Đâu phải tự mờ tối mà khinh thường Trung ấy ư?

LUẬN TÍN

Với nhân đạo, tín là đầu mối vậy. Người mà không tín, thì đạo lấy gì để giáo? Đạo suy Tín do đó thực hành, Tín dẫn Đạo, do đo thấu đạt. Quân tử chuyên việc Đạo cho nên cẩn trọng đối với Tín vậy. Tín của Vua còn ở Chính, Tín của cha còn ở thân, Tín của thầy bạn còn ở Pháp. Chính sai lầm thì dân không chỗ tin, Thân khinh thường thì con không chỗ tin, Pháp mất thì Hoạn học không chỗ tin. Nên người khéo làm chính, chánh hiệu lệnh mà dân đó chẳng dám trái. Người khéo làm Thân, chánh ân ái mà con họ chẳng dám nghi ngờ. Người khéo làm Pháp, chánh học hành mà học trò họ chẳng dám bất kính. Quân tử chánh tín vậy, tiểu nhân cẩu thả tín vậy. Chánh tín nên thực hành lâu mà chẳng trái Đạo ấy. Cẩu thả tin nên cho lâu mà hẳn mất nghĩa vậy. Tiểu nhân chẳng tin Thiên mạng, Quân tử chẳng tin bất nghĩa. Chẳng tin Thiên mạng nên vọng cầu mà lắm sai quấy. Chẳng tin bất nghĩa nên không vọng mà tự đủ. Nhưng mà, Chánh tin của tiểu nhân chẳng như phát Đạo của Quân Tử, vâng tin của Quân Tử chẳng như miễn khỏi sai quấy của tiểu nhân. Lắm thay! Đời sau không tin vậy. Nhưng chẳng phải không tin của người, đó do vì người làm tin chẳng đủ, tin nên vậy. Bày đạt lộ là sách vở, bày người dân là giáo lệnh. Sách vở lầm hoặc thì đạt lộ do đó mà mê mờ mất hướng Nam bắc; giáo lệnh mất thì người dân do đó mà khinh thường trên dưới. Thang, Võ có giáo mà thiên hạ bẩm nhận, có thể mà thiên hạ cùng theo đó cũng là chỗ phô bày đầu mối vậy. Vì người đời sau ban lệnh mà tự lầm hoặc, hành sự mà tự khinh thường, nói Đạo mà tự trái phản, như vậy là phô bày không tin đến với dân đó vậy, đến với con họ, đến với học trò họ. Họ làm không tin cũng chẳng thích nghi ư? Sợ đời mất thành thật, Nghiêu Thuấn do đó cẩn trọng đối với tín. Sợ đời mất tín, thang, Võ do đó cáo thề, Sợ đời mất cáo thề, Xuân thu do đó cẩn trọng thề ước. Sợ đời mất thề ước, chư hầu do đó giao thề ước. Nhưng thề ước càng nghiêm cẩn mà biến đổi càng nhiều. Con tin càng nặng mà loạn càng lắm. Nên nói, chư hầu tạm tin mà chẳng phải tin, Tam Vương suy tín mà chuốc lấy tín, Ngũ Đế ôm giữ tín mà tin lớn. Tin lớn nên chẳng lệnh mà dân tự hóa, suy tín nên có lệnh mà dân tự theo, không tín nên tuy có lệnh mà dân chẳng kính.

Chẳng lệnh là hóa đó thành thật vậy, có lệnh là giáo đó chánh vậy. Tuy lệnh mà chính ấy loạn vậy. Võ Vương đánh Trụ, tám trăm chư hầu chẳng hẹn mà nhóm tụ tại Mạnh Tân, Võ Vương dùng Đại nghĩa tin ở thiên hạ, nên thiên hạ chẳng nhẫn không theo vậy. Vua Thái Tông (Lý Thế Dân 2-50) thời tiền Đường ban luật hình xác đáng đối với dân mà dân đó đúng kỳ hạn đều đến. Vua Thái Tông dùng Đại hình đối với thiên hạ, mà thiên hạ không dám chẳng phục vậy. Có thể tin mà chẳng tin là không trí; không đáng tin mà tin là không tốt lành. Tin đáng tin là tin thành thật vậy, tin không đáng tin là tin nịnh bợ vậy. Tin nịnh bợ là nguy ách hẳn đến, tin thành thật là an ổn hẳn đến. Tin của Quân tử là chỗ bó buộc của an ổn và nguy ách, không thể chẳng cẩn thận vậy. Quân tử tin lời nói của người mà không đo lường tình của người, tiểu nhân đo lường tình của người mà chẳng tin lời nói của người vậy.

THUYẾT MẠNG

Vật đều tại mạng, không biết mạng thì mọi sự mất chỗ của nó vậy, nên người quý tận lý mà tạo mạng. Mạng ấy là tương giao của trời người, nên nói có Thiên mạng, có nhân mạng vậy. Thiên mạng tức chỗ tụ hội của trời, nhân mạng tức nơi truyền trao của người. Phàm, Thiên ấy là đứng đầu của Tam cực, Thánh nhân trọng cái đầu ấy, nên gồm nói chung là Thiên mạng. Thiên mạng thấu đáo thì nhân mạng hẳn vậy. Chỗ thấu đáo đó tuy u minh nhưng nó có công hiệu, hẳn đó tuy sang hèn nhưng nó có chuẩn định. Sang hèn có chuẩn định nên không thể quanh co mong cầu ở trời. Quanh co mong cầu ở trời thì phế mất nhân đạo, U minh có công hiệu nên không thể cẩu thả cậy ở người, cẩu thả cậy ở người thì trái nghịch với Thiên đạo. Cho nên, người xưa có chỗ làm là không dám khinh thường Thiên mạng. Có chỗ giữ mà không dám vượt nhân mạng. Thế nào gọi là Thiên đạo ư? Thiên Đạo là thích thuận vậy. Thế nào là Nhân đạo ư? Nhân Đạo là tu giáo vậy. Nên người xưa, đức hợp Thiên đạo mà thiên mạng thuộc đó, đức đến Nhân đạo mà nhân mạng an ổn đó. Xuân thu là trước xuân mà kế đến Vương, đó là Thánh nhân hiển bày tôn quý Thiên mạng của Vương giả để chánh kế đến Vương. Đó là Thánh nhân văn minh Vương pháp Thiên mà hợp Thiên đạo vậy. Cho nên, được Thiên mạng thì gọi đó là Chánh thống, phế bỏ Nhân đạo thì gọi đó là loạn luân. Hoặc hỏi: “Nói Chánh thống sao rõ ràng ư? Ông hãy nói hết đó vậy?” Xin nói: “Xưa kia, dân gặp phải ách nạn Hồng thủy, thiên hạ mắc bệnh đó, Võ dùng cần lao để cứu vớt thiên hạ đã đắm chìm, công đức hợp với trời, mà Thiên mạng quy về đó, nên nói là Chánh thống vậy. Cuối thời nhà Hạ, dân không hơn nổi sự hung ngược đó, thiên hạ phải chịu khổ đó, do Thang là bậc Chí Nhân nên Thiên mạng quy về đó, nên làm Nhân thống vậy. Cuối thời nhà Ân, như Hạ Văn Vương là bậc Chí Đức mến thương dân nên Thiên mạng sắp quy về, mà Võ Vương tiếp thừa đó, nên làm Thiên thống vậy. Ở thời nhà Tần nhà Tùy, mọi người phải khổ bởi mở mang đó. Ở thời nhà Hán, nhà Đường mới dùng khoan nhân, khua động ngũ quý ngụy loạn vậy. Triều đại nhà Tống chúng ta dùng Thần Võ mà bình trị nên Thiên mạng đều quy về vậy.

Hoặc hỏi: “Thiên sự (việc trời) sâu tối, chẳng thể thấy nghe tiếp nhận, mà gọi là Thiên mạng, lấy gì để làm rõ đó ư?”

Xin nói: “Tâm người kết quy ở Đức đó, và Ngũ hành Thất chính thuận theo thời đó ấy vậy. Như Thuấn, Vũ, Thang, Võ do đó mà hưởng thiên hạ. Thái Thệ nói: “Trời nhìn tự dân ta nhìn, trời nghe tự dân ta nghe”, do đó mà rõ ràng Thiên mạng vậy. Khác đó là ở đời sau suy Đồ sấm phù thụy, cho là được mạng ấy vậy. Dùng Ngũ hành cùng thắng, cho là được Đức ấy vậy. Ngũ thắng thì cơ hồ nhàm chán thắng vậy. Phù Thụy thì cơ hồ Thần kỳ. Cuối thời nhà Ngụy, Nam bắc tạp nhiên xưng chế mà đua nhau tự cho là được Thiên mạng và đem binh lính cùng xâm chiếm nhau. Khắp trong bốn biển dân chết như cỏ rạ. Phàm nhân mạng là nhân tâm người mà an ổn con người, đó thì tâm người quy về đức ấy vậy. Ngũ hành Thất chính thuận theo thời ấy vậy. Tuy nói vâng phụng mạng của trời mà kỳ thật an ổn mạng của trời ấy vậy. Đời sau bất nhân mà bỏ đức, mới bắt đầu khác đó mà khiến như vậy. Bị tội đó nên chẳng dung thứ luật hình. Thiên mạng là mạng lớn vậy, Nhân mạng là bẩm thọ trời mà thành hình, cũng là mạng lớn vậy. Tương giao mạng lớn là quý dùng khí hội, hội đó chẳng được chánh ấy vậy. Tuy thành người đó mà chẳng phải người thiện, tuy thành hình đó mà chẳng phải hình đẹp. Nên trời ấy là Thường thừa, chánh mà mạng người, nên người ấy thường gìn giữ mà thừa trời. Như vua chẳng phải được trung đó thì không thể suy mạng ở dưới đó, Bề tôi chẳng phải có chức đó thì không thể bẩm mạng ở trên đó. Cha bảo con đó hẳn đối đãi bằng hiếu, con vâng lệnh cha hẳn phải cung, đó là Đạo của trời người vậy. Nên xưa trước gọi là chánh thấy, nghĩa là dùng một chánh mà thông thiên hạ vậy. Thông đó chẳng chánh thì thiên hạ lấy gì để thông ư? Đời sau chẳng kịp xưa trước lắm nhiều vậy, đâu phải thiên mạng lại đến chánh đó ư?

HỎI VỀ HOÀNG

Có người hỏi: “Nay xưng là Hoàng mà chẳng liệt bày Đạo đó, với học sĩ thật hẳn nghi ngờ đó mà không biện rành. Tuy nhiên, Bách gia tạp xuất, quân tử cho là chẳng phải chỗ tin vậy. Đó quả thật là có hay không có ư? Ông là bậc chí học, không lầm lẫn Thánh nhân, hẳn có thể dẫn nêu phân quyết. Xin vì tôi mà nói rõ đó vậy”.

Xin nói: “Sao nói là Hoàng Đạo không có ư? Chỉ đặc biệt là không thấy vậy. Phàm, Hoàng Đạo là Đại giản vô vi, chẳng thể được mà nói đó, vời vời chẳng lặng, hợp thể ở nguyên cực. Nguyên ấy là trùm của bốn đức, gốc của năm thủy, Thể mà còn đó, Thánh nhân do đó mà hóa vậy. Suy mà làm đó, Thánh nhân do đó mà giáo vậy. Giáo ấy có nghĩa là của Ngũ Đế, hóa ấy có nghĩa là của Tam Hoàng. Khéo suy giáo hóa thì Đạo của Hoàng Đế sáng rỡ như vậy. Cổ Ngữ nói: “Đức hợp với Nguyên là Hoàng, Đức hợp với Trời là Đế, cùng với nhân nghĩa hợp là Vương”. Ai bảo Hoàng không đạo chân thật ư?”

Lại hỏi: “Như vậy, Khổng Tử hợp suy mà rộng đó, mà Tố thuật nào riêng tôn quý Nghiêu, Thuấn, Văn, Võ mà thôi vậy?”

Xin nói: “Thánh nhân nói làm là hẳn lấy điểm thích nghi của thời ấy. Nếu chẳng phải thích nghi đó, tuy là Nghiêu Thuấn hẳn không nhọc làm vậy. Nên nói, Khổng Tử là thời của Thánh ấy vậy. Nói Khổng Tử hay dùng thời đáng làm mà làm đó vậy. Xưa kia, Khổng Tử ở đời nhà Chu đang lúc suy, nhân châm chước thời của đời sau hẳn cũng càng bạc bẻo và hư ngụy, nhân đó chẳng xưng lấy Đạo của Đại giản để hóa. Cho nên, suy ở Lễ, Nhạc, Hình, Chính ấy vậy, bởi để hợp với thời của đời sau mà trị nó thích nghi như vậy. Nhưng Lễ nhạc tạo lớn, chẳng phải tạo ở Nghiêu Thuấn. Hình Chính đầy đủ lớn, chẳng phải đầy đủ ở Văn Võ. Do đó, Khổng Tử suy tôn quý ở Nghiêu, Thuấn, Văn, Võ ấy vậy. Nên Hoàng Đạo là Thánh nhân còn mà chẳng suy vậy. Vương Đạo là Thánh nhân suy mà chẳng nhường vậy. Dịch nói: “Giòng họ Bao Hy mất, giòng họ Thần Nông làm. Nghiêu Thuấn rũ áo xiêm mà thiên hạ bình trị”. Đó là Thánh nhân hiện Hoàng Đạo mà còn ấy vậy. Lễ nói: “Hành của Đại đạo cùng Anh của Tam đại, Khổng Khâu chưa hợp đó vậy, mà còn chí vậy”. Đó là Thánh nhân ngợi ca Hoàng Đạo mà không được hành ấy vậy. Đến lúc có Doanh Lương mà rảo đến hành đó, chẳng xét nguyên do nó đã trải qua mà rảo tới hành đó, tiếp vì đường gồ ghề mà cùng đua tranh. Như vậy, tuy là ngu phu cũng cười đó không biết Đạo vậy. Cùng với các học giả ngày nay biện bày nào khác gì ư? Lão Tử, Trung Sanh, cũng từng luận Hoàng Đạo, mà học sĩ thường lấy làm sách của Thánh nhân. Xen tạp chỗ phát xuất mà xem thường, đó cũng chẳng phải rõ ràng vậy. Phàm, Hoàng Đạo, dùng theo Dịch mà nói thì Văn Vương, Chu Công là Tiên đức đó vậy. Lão Trang kia sao có khả năng đứng đầu đó ư?”

Lại hỏi: “Khổng Tử nói: “Sách của Phục Hy, Thần Nông và Hoàng Đế, gọi đó là Tam phần, nói là Đại đạo. Sách của Thiếu Hạo, Hiến Đế, Cao Tân, Đường Ngu, gọi đó là Ngũ điển, nói là Thường đạo vậy”. Nay ông luận về Hoàng Đế mà nào thấy chỗ gọi đó là Đại đạo, thường đạo ấy ư?”

Xin nói: “Giòng họ Khổng kia cũng dùng dấu vết giáo hóa ấy mà đặt để mục đích đó vậy. Tôi vốn nơi Đạo chân đó mà nói, vết tích giáo hóa đó vậy. Thể của Đạo vốn vậy. Lén nhìn dấu tích thì thích nghi đó có Đại có Thường, tận cùng gốc thì Hoàng và Đế là nên một. Khổng Tử có thể gọi là thấy ngoài biến ấy vậy, sao đủ để biết Đạo sâu ư? Hoặc giả hiểu vậy mà làm.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19