ĐÀM TÂN VĂN TẬP

Sa-môn Khế Tung ở Đông Sơn, Đàm Tân, Đằng Châu soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 6

LUẬN NGUYÊN

HỎI VỀ BINH LÍNH

Người khách đem luận Binh lính mà hỏi. Ông già buồn bả nói: “Sao hỏi đến tương thuộc ấy? Tôi là người nhà quê sao biết được binh lính ư?” Người khách nói: “Ông học đó gồm cả Nho, đạo, của Nho đủ cả văn võ. Binh lính cũng là công hiệu của võ vậy. Không biết võ sao gọi đó là đạo?” Xin nói: “Đạo ấy là binh lính nào chân thật cũng là nhân nghĩa mà thôi”. Người khách ấy không thấu đạt, tạm lánh đi. Ông già mới tự nhiên nói với mọi người còn ngồi lại rằng: Binh lính là hình, phát xuất từ nhân mà chủ ở nghĩa. Vì phát xuất từ nhân nên dùng đức nhân mà thương xót loạn, vì chủ ở nghĩa nên dùng nghĩa mà dừng hung bạo. Dùng nghĩa mà dừng hung bạo nên cùng chánh mà chẳng cùng loạn. Dùng đức nhân mà thương xót loạn nên mưu cầu sống mà chẳng mưu tính giết hại. Cho nên, binh của Ngũ Đế, gọi đó là Chánh hình, Binh của Tam Vương, gọi đó là nghĩa chinh. Nghĩa chinh cử động mà thiên hạ không ai chẳng nghĩ nhớ, Chánh hình thi hành mà thiên hạ không ai chẳng thuận theo. Sau Viêm Đế không buông tuồng, mà giòng họ Hiên Viên trần bày ở Thác Lộc, binh lính chưa tiếp mà người đó đã phục, giòng họ Cọng Công Phong Thỉ Dân đó, mà Chuyên Đế đánh đó, cũng chưa đánh mà bèn phục. Thang xoay mặt hướng Đông mà đánh Tây Di oán, xây mặt hướng Nam mà đánh Bắc Địch oán, nói sao làm sau ta, dân trông đó như đại hạn mà trông ngóng mây mống vậy!” Trụ vì vô đạo mà Võ Vương đánh đó, đến nơi Mạnh Tân chẳng loan báo mà chư hầu tự hội. Trụ có ức triệu người Di, chẳng dùng ở Thương mà dùng ở Chu. Chu suy mà binh đao một biến, chỗ gọi là nhân nghĩa bèn mất vậy, mới phát ở hung bạo mà dẫn đến dối trá. Nước mạnh dùng binh hoành hành, nước lớn dùng binh lực lưỡng, nước tức giận dùng binh loạn, nước tham dùng binh xâm chiếm. Tề mới đầu thắng ở Sở, mà Tề về sau mắc nợ Tần. Đắp đổi hưng thịnh, đắp đổi diệt mất, cùng loại như đánh cờ làm vui vậy. Phàm, binh là việc nghịch vậy, không thôi thì Quân tử dùng đó. Cho nên Thánh nhân chuộng đức mà chẳng chuộng binh lính, do vì rõ biết binh lính không thể chuyên tạo thiên hạ. Cốc Lương Tử nói: “Mang áo giáp, đội mũ trụ chẳng phải chỗ để nước nhà hưng thịnh vậy chỉ dùng để giết bạo loạn vậy”. Văn Trung Tử nói: “Nước mất đánh binh, nước Bá đánh trí, nước Vương đánh nhân, nước Đế đánh đức, nước Hoàng đánh vô vi”. Thánh nhân không lấy binh làm chuộng, có thể dùng nhân nghĩa làm, nên nói nhân nghĩa mà thôi vậy. Binh lính trống rỗng sức lực dối trá, mà Quân tử chẳng cùng. Tôi cùng đó ư?” Mọi người ngồi đó cùng ngợi khen là: “Chưa từng nghe vậy!” Xong, Kính bái mà ra về.

BÌNH VỀ NHƯỢNG (Nhường nhịn).

Ở đời nói về Nhượng tức là nên có sự khinh trọng, bởi người học lẫn lộn làm một mà phải biện luận đó. Đối với Lễ, không riêng biệt thì đời sau lấy gì để thủ pháp ư? Như Thiên tử đem thiên hạ mà nhường cho chư hầu, đem nước nhà mà nhường cho các khanh Đại phu, đem tước vị mà nhường cho các Sĩ thứ, đem danh lợi mà nhường. Đó đều có nguyên do mà nhường ấy vậy. Họ do vì nhường đó mà được chánh, thì Lễ đó có thể giữ vậy. Sở dĩ nhường đó mà không được chánh đó thì Lễ đó lấy gì thủ ư? Phàm, nhường đó có dùng thời mà nhường, có dùng nghĩa mà nhường, có vì danh mà nhường, có vì thế mà nhường, có vì cẩu thả mà nhường. Do thời mà nhường là nhân, do nghĩa mà nhường là khuyên, vì danh mà nhường là kiêu, vì thế mà nhường là khốn cùng, vì cẩu thả mà nhường là loạn. Như Ẩn Công ở Lỗ, đó là cẩu thả mà nhường vậy. Hiếu Bình ở thời nhà Hán, đó là vì thế mà nhường vậy. Quý Trát, Tào Tử Tạng ở thời nhà Ngô, đó là vì danh mà nhường vậy. Thời của Nghiêu đại đồng, thời đó có thể nhường nên từ tốn đến Hiền mà thiên hạ đội nhờ đức nhân ấy vậy, nên nói do thời mà nhường là nhân vậy. Đời của Võ có nhiều thế lực tranh giành, thời ấy không thể nhường cho người, nên người con tiếp thừa đó mà thiên hạ cũng đội nhờ đức nhân ấy vậy. Thái Bá, Bá Di do Hiền tướng suy mà nghĩa đó có thể nhường vậy; nhường đó để khuyên trăm đời, nên nói do nghĩa mà nhường là khuyên. Quý Trát, Tử Tạng đang lúc các nước cùng đua tranh mà cha con giao đánh tàn hại nhau, mới vì nhường danh phấn phát, do vì kiêu kích thời ấy vậy, nên nói vì danh mà nhường là kiêu vậy. Hiếu Bình ở thời nhà Hán, quẩn bách bởi thế của bề tôi mạnh mẻ mà tự thân khốn cùng gần như chẳng thể chấn chỉnh, bèn đem thiên hạ đó mà nhường, nên nói vì thế mà nhường là khốn cùng vậy. Ẩn Công ở Lỗ chẳng vì công mà nhường, chẳng phải người mà cẩu thả nhường ngôi, cuối cùng đưa đến dân loạn, nên nói vì cẩu thả mà nhường là loạn vậy. Mạnh Tử nói: “Trời cho Hiền thì cho Hiền, trời cho con thì cho con”. Tuân Tử nói: “Nghiêu Thuấn Thiền nhượng”, hoặc dùng chữ Thiện [??] theo văn của Tuân Tử vậy. Ở đây có ý nói là chuyên tâm, theo lý thì dùng chữ Thiện cùng với chữ Thiên là tương tợ nghĩa vậy, là chẳng thế vậy. Thiên Tử oai thế và địa vị Chí tôn không địch ở thiên hạ, phàm có ai cùng nhường vậy. Dương Tử nói: “Duẫn triết, Nghiêu thiện, Thuấn tôn trọng thì chẳng khinh ở Do vậy”. Hàn Tử nói: “Nghiêu Thuấn truyền Hiền là muốn thiên hạ được chỗ vậy, nhưng bốn ông đều chẳng đạt thời của Thánh Hiền”. Nói vậy ai rõ ràng ư? Như Nghiêu chẳng phải thời đó thì đâu chịu đem thiên hạ mà nhường cho người khác ư? Giả sử Võ được thời của Nghiêu mà thiên hạ đâu kịp thời người con đó ư? Chỗ gọi là Nghiêu, Thuấn, Võ họ phấn phát ở trên muôn đời là chánh vì thời đó mà làm đó ấy vậy. Nghiêu, Thuấn, Võ là thời của Thánh ấy vậy. Than ôi! Đời sau người đó tự riêng quá lắm ư? Thời của Võ mà người truyền trao chẳng được gốc. Võ nói: “Tôi mến mộ Nghiêu Thuấn, vì họ truyền nhượng (nhường ngôi)”, đó cũng vọng vậy. Họ biết thời ư?

HỎI VỀ BÁ

Có người hỏi: “Quân tử xưng Vương hoặc chẳng xưng Bá, có nghĩa Bá là nắm quyền, Vương là tu tín, mà Bá sao gọi là không tín ư? Hẳn là nghi ngờ Đạo ấy vậy. Mong ông biện giải đó, khiến sự việc của Hoàn văn đều được rõ ràng vậy”.

Xin nói: Vương chuộng đức, Bá chuộng công. Phàm, Vương có quyền, Vương giả dùng quyền mà thực hành đức vậy. Bá có quyền, Bá giả dùng quyền mà thủ công vậy. Thủ công nên quyền đó chưa hẳn là không riêng tư. Hành đức nên quyền đó chưa hẳn là không công vậy. Cho nên, công là làm quyền, mà tư làm dối trá vậy. Vương có Tín thành thật tin vậy, Bá có Tín giả dối tin vậy. Giả dối tin nên càng lâu càng biến đổi. Thành thật tin nên càng lâu càng tin. Tề Hoàn Công mới nhóm hội chư hầu, từ Bắc Hạnh đến U có mười một chúa thế mà chư hầu đều thuận, vì tín đó còn vậy. Kịp đến Thành duyên lăng mà chư hầu đều tan, vì tín đó biến đổi vậy. Văn Công ở thời nhà Tấn, họ đánh chiếm Sở đạp đất tới thề, vì công tự cao bèn với Thiên Vương. Đó bày rõ dối trá vậy. Cho nên, Quân tử ngợi khen đó là ngợi khen công đó đáng thời vậy. Chẳng ngợi khen là ghét đó dối trá lại chẳng thành thật. Thi ngợi khen là dùng móng vuốt lấy gỗ để ném ta, dùng ngọc Quyền Cư để báo đáp đó. Chẳng những báo đáp đó mà vĩnh viễn dùng làm tốt lành vậy. Công khéo phát vậy. Ông nói khí cụ của Quân vương trọng nhỏ ư? Xem thường đạo của Bá vậy. Bá ở thời Trung cổ, có khác Lễ mà không khác Đạo, Bá của thời Hậu cổ, có khác Đạo mà không khác Lễ. Giữ chức mạng mà chẳng chiếm chinh, cũng chẳng có khác Lễ ư? Tin chinh phạt mà chuộng sức dối trá, cũng chẳng có khác Đạo ư? Nên nói, Bá chẳng phải xưa cổ vậy, loạn Vương chính bắt đầu từ Hoàn Văn. Nay Thế tục nói: “Bá Đạo vừa biến trị là chẳng thể không dùng vậy”. Trọng Ni nói: “Quản Trọng cùng Hoàn Công bá chư hầu là một khuôn thiên hạ. Dân mãi đến nay nhận ban trao đó. Nhỏ nhen Quản Trọng, tôi nó trùm tóc vạt áo bên tả vậy. Tôi vất bỏ đó. Ôi! Khiến cả thiên hạ cuồng dối quỷ quyệt truyền đến cả con cháu thuyết của Ngô khởi đắm chìm mà chẳng trở lại vậy. Đó thật là lời của người ngu, sao đủ để biết ý của Thánh nhân ư? Chỗ gọi là vừa biến là bởi Quân tử dùng nghĩa của Chánh ấy vậy, đâu nói dùng Trí dối trá mà biến Chánh Đạo ấy vậy. Xuân thu dèm pha biến chánh xưa để chư hầu dùng riêng tư mà biến công ấy vậy. Phàm, Chí Đạo ở đời chẳng nghĩ nhớ công. Nghĩ nhớ công sợ người ấy nhân công mà đua tranh lợi vậy; hiển bày quyền sợ người ấy nhân quyền mà sanh dối trá vậy. Cho nên, hóa của Nghiêu Thuấn thuần mà hóa của Văn Chương nhường. Nhà Hán nói: “Nhà ta đạp dùng Vương Bá mà trị thiên hạ, tạm nồng hậu mà cuối cùng bạc bẻo, ít nhường nhịn mà lắm đua tranh”.

NÓI VỀ QUẺ TỐN

Dịch nói: “Tốn dùng hành quyền, nghĩa là sao? Xin nói: “Quân tử nhân đại thuận mà cư xử sự việc đó ấy vậy. Thời chẳng thuận, dù là Nghiêu Thuấn cũng chưa bắt đầu làm vậy, vì trọng Tốn thuận đó thấu đáo vậy. Dương đắc ngôi vị mà trung chánh đáng ngôi vị vậy. Lương Chánh để dùng Tốn, dùng đó xác đáng vậy, nên Quân tử làm đó vậy. Nhân thuận đó giẫm trải trong đó hiệu nghiệm dụng đó. Nói đó chẳng như thực hành vậy, vật đó không gì chẳng cùng vậy. Nhưng mà thuận của trời hẳn là Đại quyền, sau đó thông soái chánh ấy vậy; làm của quyền hẳn là Đại nhân, sau đó xử lý biến ấy vậy. Quyền ấy có nghĩa là vừa biến ấy vậy. Phàm, Đại nhân biến đó vậy, công tiểu nhân biến đó vậy. Tư quyền ấy là chỗ buộc của trị loạn an ách, nên quyền ấy không dùng người giả vậy. Khổng Tử nói: “Có thể cùng học mà không thể cùng Đạo, có thể cùng Đạo mà chưa thể cùng lập, có thể cùng lập mà chưa thể cùng quyền”, bởi cẩn trọng đó thấu đáo vậy. Chí thuận là thời của Đại hữu vi, Địa vị Trung chánh là địa vị của Quân vương. Cương chánh thì dùng Tốn, Đại quyền của Thiên hạ vậy. Chỉ Thiên Tử ở địa vị đó và hành quyền đó vì thuận theo thời ấy vậy. Dùng Tốn vì để chế vật ấy vậy. Chế chẳng đến nơi thì loạn vậy. Cẩn trọng kín đáo thì dân không biết đó, do vậy mà gian chẳng sanh. Nên Văn ngôn nói: “Đồng thanh cùng ứng, đồng khí cùng cầu”. Nước đổ ướt, lửa đến nóng, mây theo Rồng, gió theo Hổ, Thánh nhân làm mà muôn vật trông thấy, gốc ở trời là thân gần trên, gốc ở đất là thân gần dười, thì mỗi mỗi theo loại đó vậy. Cửu Nhị nói: “Tốn tại dưới sàng” bởi nói thấp kém mà mất chánh ấy vậy, không thể để dùng Tốn vậy. Dùng Tốn thì vật chẳng cùng mà lại loạn vậy. Thượng Cửu nói: “Tốn tại dưới sàng”, chôn vùi mất búa vốn liếng, trinh hung đó, bởi nói qua thời ấy thì dùng, chặt không thể được. Đó là mất quyền ấy vậy. Cửu Ngũ nói: “Canh trước ba ngày, canh sau ba ngày”. Bởi nói cẩn trọng ban xuất hiệu lệnh đó vậy, nên hiệu lệnh khinh phát và thường luôn cải đổi. Cho nên, dùng Tốn không nên tại Cửu nhị vậy, Thượng cửu dùng Tốn hẳn không thể được vậy. Cửu ngũ họ dùng Tốn ấy vậy, vì thích nghi chuyên ở hiệu lệnh ấy vậy.

NHÂN VĂN

Có người biện luận rằng: “Văn ở đời lớn mạnh, thiên hạ đó sắp thành vậy. Nhưng lớn mạnh đó là văn ngôn, mà văn ngôn sao đủ để nghiệm thiên hạ thành ư? Vậy, Văn gì có thể nghiệm được?”

Xin nói: Hẳn đó là Nhân văn vậy. Dịch nói: “Xem xét Nhân văn mà thiên hạ hóa thành”. Đó là nghĩa ấy vậy.

Lại hỏi: “Sao gọi là nhân văn?”

Xin nói: “Văn võ là Đạo của Vương (Vua) vậy. Văn võ cùng cứu tế để sáng rỡ nhân đạo, nên nói là Nhân văn vậy. Văn là Đức, Võ là Hình, Đức dùng an đặt đại nghiệp, Hình dùng hỗ trợ thạnh đức. Đức đó thấu đạt, Hình đó kế tiếp. Nhóm ca Văn Võ do đó lấy văn mà gồm cả. Nên nói là Nhân văn vậy. Phàm, Thánh nhân dùng thạnh đức để giáo thiên hạ, mà thiên hạ gìn giữ Đức đó vậy, bày Đại hình do vì ước chế đó vậy. Đã chánh thì dùng Hình mà thấu đạt đức. Đức ấy là đãi Hình mà giúp đó, Hình ấy là đãi Đức mà quên đó. Cho nên văn võ đều được thì chính đó hòa mà dân đó an. Hình và Đức đều tệ, thì chính đó mất mà dân đó tan. Quân tử do đó mà nhìn sự thành bại của thiên hạ vậy. Tôi quán xét Chu Văn, văn võ đều thấu đạt đó vậy, Tuyên đó lắm hình mà bình, đức đó suy vậy. Tôi quán xét Hán Văn, cao văn ít thấu đáo, ân huệ đó giảm đức, võ đó lắm nhiều binh lính vậy. Tôi quán xét Đường văn, Văn Hoàng Đại Chánh mà ít rối ren vậy”.

Lại hỏi: “Đạo của Tam Đại có chất có văn vậy”.

Xin nói: Văn mà mất chất, Vương đạo đó có thể hết ư? Nên nói: “Chất văn hẳn là Thánh nhân sở dĩ vừa biến mà cứu tế vậy”. Chất văn gốc chánh mà ngọn tệ vậy. Chất nếu chẳng tệ sao dùng văn làm? Văn nếu chẳng chính sao dùng chất làm? Nên điều ông gọi là văn là Ngôn văn trị chánh vậy. Khổng Tử nói: “Chất của Ngu Hạ, văn của Ân Chu thấu đáo vậy”.

Lại hỏi: “Ngôn văn sắp vô dụng ư?”

Xin nói: “Ai không dùng vậy? Nhân văn là thấu đáo, ngôn văn là kế tiếp vậy. Dùng ngôn văn mà nghiệm người ấy, người ấy ẩn náu ư? Nên Nhân văn là chỗ còn của Đạo thiên hạ vậy. Ngôn văn là chỗ ngụ của chí Thánh Hiền vậy. Trước thiên hạ mà sau Thánh Hiền là Thánh Hiền phát ở chính mình vậy; thiên hạ thấu đáo công vậy, nên công là thấu đáo, mà chính mình là kế tiếp đó vậy. Ai nói ngôn văn đó không dùng ư?

TÁNH ĐỨC

Tánh sanh người là đó tự được ấy vậy, mạng sanh người là đó được ở trời ấy vậy. Đức có khả năng chánh nó sanh người ấy vậy. Nghề có khả năng giúp nó sanh người ấy vậy. Nhưng tánh mạng có dày mỏng, mà Đức nghề có lớn nhỏ. Tánh mạng là chỗ sanh tuy được mà chưa từng toàn được, bởi nó dày mỏng ấy vậy. Đức nghề là chỗ người thích nghi khả năng, mà chưa hẳn toàn năng, bởi nó lớn nhỏ ấy vậy. Người thời xưa dày tánh đó mà mỏng mạng đó, có vậy, mà người xưa chẳng lầm hoặc. Người thời xưa thành đạt ở nghề, mà khốn cùng ở đức, có vậy, mà người xưa chẳng loạn. Nên nói Thánh Hiền không toàn đức, Quân tử không toàn năng. Có bên trong đó mà không bên ngoài đó, Thánh Hiền do đó mà không toàn đức vậy; có khả năng ở đức mà không khả năng ở nghề, Quân tử do đó mà không toàn năng vậy. Đức ở trên nghề ở dưới. Quân tử tu trên đó mà chẳng chánh dưới đó, nên Họ chẳng hẳn khéo so với trăm nghề khéo, mà tôn quý ở trăm nghề khéo vậy. Tánh bên trong mạng bên ngoài, Thánh Hiền chánh tánh đó mà chẳng nhậm mạng đó, nên họ khốn cùng đó mà chẳng lo âu, mà trông đó chẳng ngăn ngại vậy. Y Duẫn là bậc Hiền nhân thời xưa, vừa cày ở ruộng tâm, ruộng đó cày vì họ hay chuộng đó, mà Y Duẫn chẳng dám cùng họ so sánh. Lã Vọng là bậc Hiền nhân thời xưa, vừa câu cá ở Táo Tân, ngư nhân ở Tân vì họ hay chuộng đó, mà Lã Vọng chẳng dám cùng họ so sánh vậy. Đến lúc hai vị trí đó hiển bày ở thời nhà Chu nhà Thương, mà thiên hạ trăm họ do đó mà chánh vậy. Khổng Tử là bậc Thánh nhân thời xưa, vừa dốc sức dò hỏi ở thời Xuân Thu, còn một Lữ nhân mà chưa rãnh nghỉ vậy. Vừa lúc mạng lớn sai lầm mà loạn vật, vật sao chẳng mất Đạo ấy vậy? Nhan Tử, Tử Tư, Nguyên Hiến, Mạnh Kha là những bậc Hiền thời xưa, khốn cùng ở xóm làng hẹp vắng, an vui đó sắp trọn cả cuộc đời mà các vị ấy chẳng đổi niềm vui đó. Phàm, Đức ấy là gồm cả Nhân, Nghĩa, Trung, Hiếu vậy. Tánh ấy là Nguyên Đạo đức tư lự ấy vậy. Nhân nghĩa trung hiếu tu mà đủ để suy ở người vậy. Học của Quân tử là học Chánh ấy vậy, nào hẳn phải nhiều ư? Đạo Đức tư lự sáng tỏ mà đủ để an sự sống ấy vậy. Tận của Thánh Hiền là tận sự sống ấy vậy. Nào hẳn đều vậy ư? Cho nên đời của Thánh nhân, mà người đoán tướng bói cầu không chỗ bày khéo léo ấy vậy. Trước của Quân tử mà Tôn ngô tỏ bày Thương không chỗ khoe pháp ấy vậy. Học của người Ân gọi là Tự, học của người Chu gọi là Tường. Phàm, học của Tam Đại đều do vì chiếu người mà học ở Đức vậy. Đức nghĩa là gốc của học vậy. Văn và nghề là ngọn của học vậy. Thánh giáo ấy của Tam Đại do vì thiên hạ học ở gốc ấy vậy. Tệ giáo ấy của Tam Đại do vì thiên hạ học ở ngọn ấy vậy. Học ngọn nên thiên hạ đều hư ngụy, học gốc nên thiên hạ đều thuần hậu. Cho nên, Quân tử quý họ thuần gốc ấy vậy, Thánh Hiền quý họ tận lý vậy. Người xưa có nói là: “Giàu sang của Tấn Sở không thể kịp”. Kia dùng giàu sang đó, còn ta dùng đức nhân của ta; kia dùng tước vị đó, còn ta dùng nghĩa của ta. Ta đâu ân hận ư? Người xưa có nói: “Vui trời đất, mạng tôi nào lo âu ư? Cùng lý tận tánh, tôi nào nghi ngờ ư?”

ĐỂ TÂM

Dạy người là giúp người tồn tâm ấy mới gọi là dạy vậy. Để tâm là xét chỗ cảm đó mà lưu tâm vậy. Để tâm ở thiện thì loại thiện ứng đó, để tâm ở ác thì loại ác ứng đó. Tâm đó chẳng định hình tượng ở chỗ để ấy vậy, ứng đó chẳng định tên gọi ở chỗ cảm ấy vậy. Chỗ cảm ấy còn mà ứng đó, đâu chẳng nhanh chóng mà số cảm ứng chưa từng sai lầm vậy. Tôi từng nghiệm đó. Người đó nghe họ dụng tâm mới đầu thiện mà người ít chẳng mến thương vậy. Nghe người dụng tâm mới đầu ác mà người ít chẳng ghét đó vậy. Tuy mừng giận chưa sanh ra đó, mình đã bị nó ghét thương lại rồi. Nên người để tâm hẳn cẩn trọng chỗ sở dĩ cảm ấy vậy. Mà người biện giải hẳn quán xét chỗ sở dĩ ứng ấy vậy. Cho nên, Thánh nhân cảm tâm người mà thiên hạ hòa bình, nên nói quán xét chỗ cảm đó mà tình của trời đất muôn vật có thể thấy vậy. Có người đến đây nói: “Người chẳng biết đó, dùng tâm xấu ác mà khinh người, đợi ác tích chứa mà họa đến”. Ai cho là tâm không thể thấy ư? Lại có người đến đây nói: “Tâm, không thể khinh thường, đem tâm thiện mà đãi người, đợi thiện tích chứa mà phước đến”. Sao nói người có thể khinh thường ư? Nên nói: “Họa phước cùng với thiện ác tương giao vậy. Than ôi! Người không toàn tin đã lâu lắm thay! Tin chỗ tâm đó mà không tin chỗ cảm đó vậy. Phàm, trời đất rất xa mà thành thật cảm đó là thông. Tánh lý rất gần, mà vật cảm đó diệt. Nghiêu Thuấn chẳng khuyên nhà mà thiên hạ thuần hậu. Thuần hậu đó là cảm vậy. Trụ Kiệt chẳng người dụ dỗ mà thiên hạ hư ngụy. Hư ngụy cảm đó vậy. Cảm ứng đó nghĩa là họ có thể gấp ư? Tốt chưng bày do vì ứng, chỗ cảm của thiện chính ấy vậy. Xấu chưng bày do vì ứng, chỗ cảm của ác chính ấy vậy. Ngũ phước là chỗ để tâm của người thiện, nghiệm của tốt lành vậy. Lục cực là chỗ để tâm của người ác, nghiệm của xấu xa vậy. Trời người cùng dự mà chưa từng ngang trái vậy. Ôi! Đâu có người làm đó mà người thật vời đó. Phàm, chính là bày chỗ đồng có của thiên hạ vậy, chỗ nguyên do của muôn dân vậy. Thiện ác của chính, dân do đó mà theo đó vậy. Nên nghiệm đó như mưa tạnh ấm gió lạnh. Ngũ (Phước?) là bày đồng đó của thiên hạ ấy vậy, tự nơi một thân người vậy. Thiện ác của người, thân do đó mà chấn động đó ấy vậy. Nghiệm Phước cực đó là nêu bày tự đó của một thân ấy vậy. Phương gia cảm nguyệt mà thủy, Dương toại cảm nhật mà hỏa vậy, mây theo rồng, gió theo hổ vậy. Người phương Nam cất tiếng ca… (mất 02 chữ thuộc Địa Danh) cỏ múa. Núi đồng mới đổ mà Cảnh Dương chuông ngân vọng. Đó là cùng cảm của vật ấy vậy. Nhân đạo do tình cảm nên đời đời chẳng cùng. Thánh nhân do Thần cảm nên u minh thông một. Cho nên để tâm ở Hiền mà Hiền thấu đáo, để tâm ở Ngu mà Ngu lại, để tâm ở cha mẹ thì người con có hiếu, để tâm ở học thì học trò đó khuyên. Chỗ gọi là ra ở đâu trở lại ở đó. Lời nói đó là gồm vậy.

GIẢI VỀ PHƯỚC

Ở đời nói, phước là chuyên lợi mà nói đó. Tôi cho rằng, phước là chuyên Đạo mà nói đó vậy. Do lợi và đạo nên phân chia phước làm thành hai mối. Lợi phước là thường nhiều có vậy. Đạo phước là thường ít có vậy. Nhiều nghĩa là mọi người, ít nghĩa là Thánh Hiền. Nên nói, phước của Thánh Hiền là chỗ được của Thánh Hiền vậy, phước của mọi người là chỗ được của mọi người vậy. Thánh Hiền có chỗ được mà Thánh Hiền vui đó, mọi người có chỗ được mà mọi người ham muốn đó. Ham muốn đó nên thiên hạ đua tranh lợi vậy, vì thấy vui nên thiên hạ an tánh vậy. Cho nên, người ở đời không vui đó là chẳng làm vui đó vậy; có ham muốn đó, chẳng làm an vậy. Được cái được của Thánh nhân gọi là trọng, được cái được của mọi người gọi là khinh. Trọng chỗ trọng do vì dẫn dắt thiên hạ đều thuần Đạo, khinh chỗ khinh do vì dạy thiên hạ xem thường lợi vậy. Tề Hầu, Sở Tử họ giàu sang mà thiên hạ chẳng thể kịp, đến lúc họ vì đó mà cùng nhau tranh giành giết hại, tuy nói là phước đó mà kỳ thật là họa đó. Nhan Hồi, Nguyên Hiến họ bần tiện mà thiên hạ chẳng ai bằng, đến lúc họ vui Đạo toàn Đức mà đời sau mến mộ tiếng tốt họ vậy. Tuy nói là cực đó mà kỳ thật là phước đó. Nay trong thế tục nhìn thấy vui của Quân tử nhưng thân họ chẳng khua động bảo: “Phước sau làm Thánh Hiền ư?” Thấy nhà cao sáng, phóng thế đầy ham muốn nói: “Chỉ do phước vậy”. Sắp nhảy vọt ý mà mưu toan giàu sang, đó sao gọi là an phước ư? Giả sử khắp thiên hạ đều cùng dẫn nhau trái Đạo mà hướng đến lợi, đó là tội của nó vậy. Phàm, phước của Thánh nhân là gốc của phước; phước của mọi người là ngọn của phước. Tu gốc để đến ngọn là người xưa có vậy, như Thuấn là hạng người đó. Dùng ngọn mà thực hành gốc, người xưa cũng có vậy, như Chu Công là hạng người đó. Còn Thánh nhân của tôi trước nói: “Đạo làm nền tảng phước có thể dùng để tu hành ấy vậy”. Nên Quân tử có Đạo mà không giàu sang, gọi là thời vậy mà Quân tử chẳng ân hận; có giàu sang mà không có Đạo gọi là nhục vậy, mà Quân tử xấu hổ đó. Giàu sang mà có Đạo, Quân tử mở rộng đó vậy. Đời sau bỏ Thánh Hiền mà theo mọi người, cũng chẳng phải khinh gốc mà trọng ngọn ư? Gốc ngọn điên đảo thì trời sao cùng nồng hậu ấy ư?

BÌNH VỀ ẨN

Văn Vương và Thái Bá, họ là đồng đạo với nhau vậy. Văn Vương mới đầu phụng sự Trụ, mà tự ẩn đức, Thái Bá sau cùng trốn Ngô mà ẩn sanh. Xuất xử của Quân tử hoặc nói hoặc nín vậy, đều do vì dạy răn vậy. Văn Vương và Thái Bá họ đồng đạo và đồng làm dạy răn vậy. Nên nói: “Đời loạn thì ẩn đức, đời bình thì ẩn danh”. Ẩn danh là do vì cảnh răn nạn tranh danh ấy vậy. Ẩn đức là do vì xa lìa nạn hại đức ấy vậy. Xa lìa hại là thời của Thánh nhân, cảnh răn tranh giành là hóa của

Thánh nhân. Hóa để cảm người, đó là Chí Đức của Thánh nhân; thời để dạy người là Đại nghĩa của Thánh nhân vậy. Nhỏ nhiệm Đại nghĩa thì vua tôi đời sau sao được dùng đó mà toàn Đạo. Nhỏ nhiệm Chí Đức thì chiêu mục đời sau sao được dùng đó lễ tự vậy. Đạo của trời đất xa vậy, sống đó có thể thấy, mà sở dĩ đó sống thì không thể thấy vậy. Đạo của Thánh nhân cũng xa vậy, họ làm có thể thấy, mà sở dĩ họ làm thì không thể thấy.

Có người biện giải về sự sống, nói: “Có Hứa Do khinh thiên hạ mà trốn đi, nghĩa đó cao, mà việc đó đáng nghi ngờ vậy. Nếu việc đó thành thật mà nghĩa đó rộng lớn cũng có thể vì thẹn tâm trộm nước ấy ư?”

Xin nói: “Như Hứa Do nếu chẳng làm vậy, chưa như làm không cẩu thả của Thánh nhân vậy. Có thể làm thì làm đó, không thể làm thì không làm đó. Cho nên, Thuấn y cứ Trung Dung mà ẩn vậy, có thể thì thực hành đó, bằng không thì thôi vậy. Thuấn là người thấu đạt đó vậy, chẳng mất Đạo đó vậy. Trong một làng, có bậc Hiền ẩn thì Lễ của làng đó có thể biết vậy. Đạo của một sách ẩn thì văn của sách đó có thể biết vậy. Nên gọi là văn hẳn là khéo, văn không khéo thì mất Đạo đó vậy. Gọi là Lễ hẳn là tu, Lễ không tu thì mất Hiền đó vậy. Cho nên bình trị hay loạn lạc của một thiên hạ, do ẩn hiện của Hiền nhân mà sở dĩ rõ ràng vậy. Có thể không trọng ư? Sự động tĩnh của một Hiền nhân, dẫn thiên hạ đó giáo hóa mà sở dĩ khuyên vậy. Có thể không thận trọng ư? Lã Vọng ẩn ở Đông Hải là xứng ẩn vậy. Bá ẩn ở Tây Sơn là hận ẩn vậy. Ẩn của Nhan Hồi là không phải thời chẳng oán thời, vui ẩn vậy. Ẩn của

Nguyên Hiến là chẳng hèn luận vì bọn tục, là kiêu ẩn vậy. Ẩn của Tứ

Hạo là bỏ đi mà lánh loạn, trở lại để giúp, chính là đạt ẩn vậy. Trịnh Tử ở Cốc khẩu là chân tu ẩn vậy, Nghiêm Quân ở Thành Đô là hòa bình ẩn vậy, Man Thiến ẩn ở Thiều là ngọn ẩn vậy, Tử Vân ẩn ở Quan là tạm ẩn vậy. Tôn Tư xa tít Lô Hồng ở một nơi chẳng dơ bẩn Đạo, ra chẳng khuất nhục tiết, là cao ẩn vậy. Ẩn của Thương Quả là dối trá ẩn vậy. Lý Tất thân ở Triều đình mà danh ở miền quê, tiếp nhận lộc mà chuộng Vua là giả ẩn vậy. Lý (mất Tên) thân phục mà đạt lời, là ẩn vì mua danh vậy.

DỤ VỀ DỤNG

Nước hẳn hơn lửa, mà thiện hẳn hơn ác vậy. Nếu dùng đó mà không được Đạo đó, thì tuy nước lửa thiện ác cũng không thể được hơn đó vậy. Nước cản chế lửa, hẳn là đối với lửa vừa mới đốt mà nước có thể hơn vậy. Thiện cản chế ác, hẳn là đối với ác chưa thành hình mà thiện đó có thể hơn vậy. Đến lúc ác đó đã thấu đạt không thể ngăn bít mà muốn suy thiện để cứu ác. Lửa đã cháy bừng không thể dập tắt mà muốn múc nước để rưới lửa. Thế ấy có thể hơn đó chăng? Quân tử và Tiểu nhân là nơi xuất phát của thiện ác ấy vậy. Cho nên Quân tử dùng thì họ chính thiện, tiểu nhân dùng thì họ chính ác. Như muốn chính thiện mà chuyên dùng tiểu nhân, kịp lúc ác đó bừng bừng dữ dội, trên dưới đều muốn Quân tử cứu giúp đó thì đâu phải gì múc nước mà rưới ấy ư? Tuy có là Thánh như Nghiêu Thuấn Võ kia, tôi biết họ không đến đó. Tại sao? Vì khéo dùng người của thời xưa là dùng Quân tử hẳn trước, dùng Tiểu nhân hẳn sau. Quân tử dùng trước là thiện được để cản chế ác vậy. Tiểu nhân dùng sau là khiến ác được để chuyển đổi thiện vậy. Lễ không dung Tiểu nhân thêm vào nơi Quân tử, không khiến kẻ ngu cao sánh với bậc Hiền, do đó mà lớn mạnh thiện mà cản trở ác vậy. Thi nói: “Tâm ta chẳng phải đá, không thể lay chuyển vậy. Tâm ta chẳng phải chiếu, không thể cuốn vậy. Oai nghi chỉnh tề không thể chọn vậy. Tâm lo âu lẳng lặng, giận ở đàn nhỏ, gặp gắng gỏi đã nhiều, mà chịu xem thường không ít. Lắng lời mà tư duy đó, tỏ rõ có mốc nêu”. Tâm ta chẳng phải đá, không thể lay chuyển, tức là Quân tử chỉ có thể dùng cùng giữ vậy. Oai nghi tề chỉnh không thể chọn tức là Quân tử có Pháp có thể dùng cùng làm vậy. Tâm lo âu lẳng lặng, giận ở đàn nhỏ, tức là ghét Tiểu nhân thêm vào nơi Quân tử vậy. Gặp gắng gỏi đã nhiều mà chịu xem thường không ít là ghét sự đùa bởn chính của Tiểu nhân vậy. Lắng lời mà tư duy đó, tỏ rõ có mốc nêu tức là oán chẳng dùng Quân tử vậy. Tuy Đạo của Tiểu nhân chẳng thể không thêm vào nơi nhà của thạnh đức; tuy Đạo của Quân tử chẳng thể không cản trở ở nước đã hư phá. Dùng bỏ đó là chính ấy vậy. Một Tiểu nhân đã phá hoại trước đó, tuy có trăm Quân tử cũng không thể tu sửa sau đó vậy. Một Quân tử bình trị ở trên đó, tuy trăm Tiểu nhân cũng không thể làm loạn dưới đó. Thế của tà và chánh là như vậy. Người đánh cá của Kiệt khiến con họ đến bắt cá ở khe Di. Kẻ xấu xa chuyên làm đó, người có khả năng hỗ trợ đó, đến lúc kẻ xấu xa mắc nợ chỗ sai sử đó vậy. Lưới tuy rách nát và đem giềng mép ấy bảo người có khả năng chỉnh sửa. Người có khả năng trọn không thể làm được vậy.

VẬT THÍCH NGHI

Quân tử phát thân vì Đạo mà chẳng vì tài của, thứ dân mưu sanh dùng sức mà chẳng dùng trá, Đại phu làm việc vì nghĩa mà không vì lợi. Ba điểm đó là chánh vậy, sau đó thiên hạ có thể dùng để quán sát Vương đạo Phàm, Vương đạo là chánh thích nghi, vật lớn nhỏ chánh thích nghi đó thì nào có loạn đời ư? Phàm, Đạo nghĩa hẳn là chỗ thích nghi của Quân tử, và Đại Phu. Lợi và sức hẳn là chỗ thích nghi của thứ dân. Nếu Quân tử mà chuyên tài của, Đại phu mà chuyên lợi, thứ dân mà hoan vui trí dối trá là đánh mất thích nghi đó vậy. Đại phu ở trên như áo, thứ dân ở dưới như xiêm. Trên thích nghi với áo, dưới thích nghi với xiêm là hẳn vậy. Nếu đem trên mặc dưới, đem dưới mặc trên, cũng chẳng đảo ngược mà loạn ư? Đạo đó nào có công hiệu ư? Nhiễm Cầu thường làm Tể Lý Thị, làm Lý Thị mà nhóm tu gom góp. Khổng Tử ghét đó, bảo: “Cầu chẳng phải học trò của ta vậy”. Trẻ con khua trống mà đánh đó, như Cầu vì người mà lợi đó còn chẳng dung. Quân tử mà như vậy, huống gì chính mình mà vì lợi đó, ai có thể dung ư? Mạnh Tử nói: “Trên nói đua tranh lợi, mà nước nhà nguy ách”. Rõ ràng an ổn nước nhà thiên hạ là tại nghĩa mà chẳng tại lợi vậy.

THIỆN ÁC

Ác có hình tướng là nhỏ vậy, ác không hình tướng là lớn vậy. Thiện có tên là thứ đó, thiện không tên là rốt ráo vậy. Thiện có tên là dạy mà sau là Nhân ấy vậy, thiện không tên chẳng phải dạy mà Nhân ấy vậy. Ác có hình tướng là giết người, ác không hình tướng là dèm pha người. Ác của dèm pha người còn ở tâm, ác giết người còn ở sự việc. Sự việc ấy có thể biện rành mà tâm không thể thấy vậy. Giáo (= Dạy) là tình, chẳng phải giáo là tánh. Tình có thể đổi thay mà tánh không thể biến cải vậy. Đùa vui với con của người lân cận, khéo dùng lời dẫn dụ nó có thể làm thiện, lời xâu khiêu khích nó có thể vì giận, đến lúc nó trở về với cha mẹ nó, tuy lời nói có tốt xấu mà không thể thân sơ đó vậy. Đó như Đạo chích làm thức ăn thịt người mà mọi người đều hay ghét đó. Thiếu Chánh Mão hiển bày ở triều mà mọi người chẳng thể biện minh đó. Cho nên, Quân tử thiện thiện vậy, hẳn xét tên đó đồng; ác ác vậy hẳn biện tình đó khác. Phàm, thưởng phạt là do vì chánh thiện ác vậy. Thông minh chẳng thể cùng tận thiện ác đó, thì chẳng đủ cùng bàn nghị thiện ác vậy. Nên xét dèm pha ở nhỏ nhiệm, phạt dèm pha ở gìn giữ. Hình sát thích nghi bàn nghị, tánh thiện là thích nghi nhậm đó, tình thiện là thích nghi sai khiến đó. Xét dèm pha không nhỏ nhiệm thì không thể quán sát tâm họ sở dĩ làm đó vậy. Phạt dèm pha không gìn giữ thì không thể ngăn cấm ác lớn đó vậy. Hình sát không bàn nghị thì không thể nghiên cứu thành thật đó vậy. Nhậm lấy tánh thiện thì an nguy ách chẳng khua động, sai khiến tình thiện thì oai phước chẳng chuyên vậy. Thiện thiện được chỗ thích nghi ấy vậy thì Đại Hiền tận đức đó mà Tiểu Hiền tận tài đó vậy. Ác ác được chỗ thích nghi ấy vậy thì dèm pha người tâm ấy chưa đổi, mà giết người phạm lại tội ấy vậy. Sao có chánh thiện ác mà trị đạo chẳng thấu đạt đó ư?

TÁNH TÌNH

Tánh quý ở tĩnh nên tánh biến mà không thể quá đổi. Tình mắc hoạn ở phiền nên tình phát mà không thể quá sớm. Quá sớm thì thương hòa, quá đổi thì thương trung. Trái với trung hòa thì âm dương ràng rịt, tổn dân thọ thì vật lắm bệnh dịch. Cho nên, Thánh nhân đó lớn trị vậy. Dùng Nhân để nồng hậu tánh người, dùng Nghĩa để tiết chế tình người, do đó mà âm dương hóa mà toại sanh vật ấy vậy. Lễ dạy, tuổi hai mươi là đội mũ, bởi vì Thần đó mạnh mà có thể dùng để tư lự; dạy tuổi ba mươi thì lấy vợ, bởi vì khí đó xung mà có thể hơn phối ngẫu. Nên Quân tử thời xưa trước quán sát âm dương do đó mà biết được sự được mất của tánh tình; quán sát tình tánh, do đó mà biết được đạo của Thánh nhân có hành chăng. Sau đó, đem được mất đó mà nghiên cứu tướng gốc ngọn ấy cùng người chủ khởi bệnh dịch của thiên hạ. Tuy Y Duẫn là kẻ hèn thất phu mà còn nói là thất phu thất phu. Có chẳng đượm âm trách của Nghiêu Thuấn, như đã suy mà nhận đến trong ngôi. Thường Ngũ tựu kiết ngũ cang Thang mà chẳng cản trở, đó vì thiên hạ tự nhận như thế đến chuyên cần vậy. Nay dân trong thiên hạ vừa mới tuổi búi tóc chưa cắt mà vì lợi hại cùng khinh thường cha mẹ thì sợ đó, chỉ bởi nó gian xảo quá sớm vậy. Chỉ vừa trẻ con mà nam đã vợ, nữ đã chồng, quá đó thì dâm bôn, đó cũng chẳng tánh biến quá đổi ư? Tình phát quá sớm ư? Sắp chẳng có chỗ nương ư? Muốn đời giẫm trải trung hòa thì đâu khác đi buôn Hồ mà Nam viên, họ sao có thể đến đó vậy. Ngũ quán âm dương ràng buộc thì lạnh nắng gió mưa tầm thường chẳng kịp mùa, và trăm thứ lúa thóc gieo trồng chưa từng không tật bệnh. Người chết yểu ở đời thường có nhiều, mà người thọ hiếm ít. Vừa thấy tánh tình mất đó, đó công hiệu vậy. Người mất tình tánh đã như vậy mà Đạo của Thánh nhân hành đó, há nói là thấu đáo ư? Mưu định còn nói: “Thiên hạ rất an ninh”. Đó cũng nịnh hót vậy, mà dối trá chẳng chịu biết họ mất tiết giáo, gốc đó làm người chủ. Khởi bệnh của thiên hạ, thì lại sao quý ở đương thời ư? Cổ ngữ nói: “Giữa ngày thì nóng đốt, tháo dao thì hại”, tức nói vừa dùng ở đương thời vậy. Như Y Duẫn mới đầu thì khốn cùng hèn tệ chẳng rỗi, kia muốn vừa dùng, nắm cán đáng dùng mà chẳng chịu làm đó. Nay nhân thời vừa dùng, nắm cán đáng dùng mà chẳng chịu làm đó, cũng chẳng vì Y Duẫn thẹn ư?

CỬU LƯU (Chín phái triết học)

Nho gia, đạo họ chuộng hoàn bị; Lão gia, đạo họ chuộng giản đơn; Âm Dương gia, đạo họ chuộng thời; Mặc gia, đạo họ chuộng tiết; Pháp gia, đạo họ chuộng nghiêm; Danh gia, đạo họ chuộng quán sát; Tung hoành gia, đạo họ chuộng biến; Tạp gia, đạo họ chuộng thông; Nông gia, đạo họ chuộng túc (đủ). Nhưng mỗi mỗi đều có sở trường và sở đoản vậy. Nếu phải bỏ Sở đoản mà nhóm tụ sở trường cũng để giúp trị đạo vậy. Ban Cố vốn xuất phát từ tôn Nho, Tư Mã Thiên nhóm hội đó kết quy về tôn Thủy. Tôn Thủy là tâm đó mở rộng vậy, tôn Nho là tâm đó chuyên vậy, nên thường chẳng phải Mã Thị làm trước đó, Hoàng Lão làm rất rối ren, đó cũng hẳn chẳng thấy họ tôn Nho thấu đáo ấy vậy. Như Đạo của Hoàng Đế, nó ở tại Dịch. Dịch ấy là gốc của muôn vật, là khởi nguồn của Lục nghệ (0 nghề) vậy. Họ trước đó cũng chẳng thích nghi ư? Đâu phải trí của Ban Cố cũng có chỗ chẳng kịp ư? Sở trường của Bá Di là thanh, mà sở đoản là hẹp; sở trường của Liễu Hạ Huệ là hòa mà sở đoản là cung. Mạnh Tử tôn quý sở trường của hai vị đó thì gọi là Thánh nhân, là thầy của trăm đời, tức là Bá Di và Liễu Hạ Huệ ấy vậy. Tâm chuyển đổi ước cũng cùng họ Mạnh hợp vậy, nên Quân tử khéo đó.

TỨ ĐOAN (Bốn đầu mối).

Tư Mã Trường Khanh và Dương Tử Vân, người đó văn đó đều được tôn xưng ở đời, như Dương Tử làm kịch Tần Mỹ Tân, Trường Khanh làm Phong Thiền Thư. Lời nói của Phong Thiền quái là ở dâm đồ thêm đó khéo lớn ở tâm ấy vậy, lời nói của Mỹ Tân cẩu thả nói vậy. Ký nói: “Nước không có đạo, họ im lặng đủ để dung Hiền, mà chẳng im lặng thì ai cùng im lặng ư?” Đó đều chẳng thích nghi làm mà làm ấy vậy. Triều Thố luận đạo của Ngũ Đế Tam Vương hòa hợp cùng cực đó vậy. Nghi Hiền ở Quản Tử Trọng, Yến Tử Anh, đến lúc họ xin xét phong của chư hầu, lưỡi chưa cuốn mà Triều Thố đã giết sạch cả dòng tộc, bởi thời chưa đáng nói mà nói đó vậy. Đông Phương Sóc, Mai Thừa, tài tuấn của họ như bụi vọt sách bay hịch chạy chẳng đủ phấn phát bút đó nhưng đều chẳng thể so sánh với một Quan đến một Chính. Bởi tài rỗng mà chẳng được khả năng thật ấy vậy. Lưu Hướng, Lưu Hâm đều là Hiền Nho của nhà Hán, kịp trị truyền vậy, cha con mỗi mỗi chuyên học nói mà nhà tự phải quấy, bởi được tạo mà chẳng được cùng cực đó vậy.

Đạo mà chẳng cùng cực tức chẳng phải đạo, tài mà chẳng công hiệu là tài rỗng, phát mà chẳng phải thời là nghịch lý, làm mà chẳng thích nghi là mất nghĩa. Cho nên, sự quý ở hợp nghi, trí quý ở biết thời, khí quý ở vừa dùng, pháp quý ở chiết trung. Trung ấy là đầu mối của Đạo nghĩa vậy; dụng ấy là đầu mối của khí hiệu; thời ấy là đầu mối của động tĩnh; nghi ấy là đầu mối của sự chế. Bốn đầu mối này là thấu đáo đạo của Quân tử ấy vậy. Người khéo học mà không được đầu mối đó thì không cùng tận, người khéo làm mà không được đầu mối đó thì không khắp vậy. Cho nên thời xưa Thánh Hiền học đạo mà có đạo, dấy sự mà giúp sự còn ở đầu mối mà thôi. Vài ba ông ở đời nhà Hán, tuy kích ngang mà không chỗ thành đức ấy, ước cũng chưa được đầu mối mà ấy vậy.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19