SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.
QUYỂN 2
PHẦN 5
“Kế lại bốn thứ” trở xuống là phân biệt. Văn trước lược xếp hạnh khác mà lý đồng, vì tùy ý mình đối ba mà biện riêng. Vì sao? Vì nói chỗ phát động chướng khác nhau mà lý quán chẳng riêng. Hỏi: Thường ngồi quán ở ba đường v.v… thường thực hành quán ba mươi hai tướng của Phật, v.v… Phương Đẳng nói quán ở Ma-ha Đản Trì Tôn dung Đạo cụ, v.v… Pháp Hoa nói quán voi trắng sáu ngà, v.v… Tùy ý mình quán thiện, ác vô ký, v.v… bốn quán đều khác, vì sao gọi là đồng? Đáp: Đây đều căn cứ chỗ sự trãi qua mà nói. Nếu năng quán mà quán thì đều một tâm, lý của sở duyên đều là ba đế. Cho nên được nói lý quán đồng. Nếu chỉ trở xuống là nói phải cần lý để thấu suốt sự làm. Lại chẳng được ý lý quán trở xuống là nói phải dùng lý làm chỗ nương cho sự. Nếu sự tướng trở xuống là dùng ba đối này mà phân biệt gián và vô gián. Phương pháp hạn cục ở ba, là đối ba để xếp vào lý sự chung riêng. Trong đây y kinh đều có phương pháp. Huống ba Tam-muội chỗ chẳng nhiếp thì đều thuộc ở đây. Không phải gọi trong đây chẳng cần phương pháp. Chỉ Tam-muội này chẳng cần phương pháp, cho nên phương pháp hạn cục ở ba thứ trước. Hỏi phân biệt bốn Tam-muội có khuyên hay không khuyên? Ý hỏi rất dễ thấy. Ý đáp là trong Tam-muội này tuy chung các kinh và các điều thiện để cho đối với ác mà tu chỉ quán, vì ngăn ngừa độn căn chẳng hiểu ý văn, cho nên nói thẳng quán mà không nói tu. Nếu y cứ theo văn trước mà khởi mà chiếu cũng là ở khởi mà khuyên tu quán, chẳng được bày nói hiển liễu thưởng khuyên. Cho nên nhìn trước gọi là không khuyên tu. Nếu y cứ vào các kinh năng diệt tội nặng, vì có lỗi nặng nên càng khuyên tu. Cho nên thỉnh Quan Âm chép: Trừ sạch dơ bẩn, khiến được thanh tịnh. Các kinh lệ theo đó nên không phải hoàn toàn không. Sông hoài tối thắng là nói Sư có lỗi tự làm. Sông Hoài ở phía Bắc Hà Bắc người tà không lạm gọi là Đại thừa, vào ác quán không cho nên dụng dụ không cấm bắt rắn. Tham dục như rắn pháp quán như cấm, dùng quán dục như bắt rắn. Bốn câu bất thiện như không cấm. Như kinh A-lê-tra chép: Phật ở chỗ ông Cấp Cô Độc vì sao Lê-tragià-đà-bà-lợi sanh ác kiến: ” tôi biết Thế tôn nói hành dâm dục chẳng chướng đạo.” Tỳ-kheo ba lần khuyên can chẳng bỏ, bèn đến bạch Phật, Phật bảo gọi đến. Khi đến Phật hỏi thì tăng nói đúng thế. Phật hỏi các Tỳ-kheo, thì đều nói Phật chỉ nói dục như lửa, như rắn, như thuốc độc, v.v… Phật bảo ông ấy hiểu trái ngược, nhiễm người muốn bắt rắn luôn đi tìm rắn ở trong khu rừng vắng, gặp một con rắn rất lớn, liền nắm eo rắn, rắn ngoẹo đầu cắn vào tay chân và các nơi khác vì không biết cách bắt rắn, nên phải chịu khổ dữ. Hiểu nghĩa điên đảo cũng như thế. Muốn giỏi bắt rắn, tay cầm gậy sắt, thấy con rắn lớn trước phải lấy gậy sắt đè đầu tay nắm cổ, thì đuôi rắn có quay lại cũng chỉ nắm lấy tay chân và các phần khác, chẳng làm hại được người bắt rắn vì giỏi biết cách bắt rắn. Nay không có quán pháp mà vào ác cũng. nói ác chẳng chướng lại bị ác hại. Nếu dùng gậy Diệu quán vào rừng sáu trần, gặp rắn tham dục đè đầu bốn vận dùng quán nắm cổ chẳng để độc hại đến thành thân nghiệp, mà mất thanh tịnh thường trụ pháp thân. A-lê kia không có gậy chánh quán mà chỉ nói tham dục không chướng, nghĩa vừa muốn đồng nên mượn dụ này. Nay ở dưới đây tức Tiên sư nói tướng không cấm bắt rắn, là Tiên sư vì kẻ độn căn chướng nặng tu thiện không thành tạm cho vào ác tưởng giống quán không nghĩa là hiểu không này xem là chứng sâu tức lỗi tự hành. Chẳng biết trở xuống là lỗi giáo tha. Thiện mình chẳng sanh nên bỏ thiện theo ác. Thuần đem không giải vào ác mà dạy người. Người cũng có lúc sanh không giải, liền lấy làm y cứ, nghĩa là cho ác là thật, từ đây trở xuống không giải cũng quên. Chỉ gây tạo nhiều ác. Mù không mắt trở xuống là lỗi đệ tử học lầm. Mắt không giáo gọi là mắt mù, tu thiện chẳng thành gọi là căn độn, khởi nhiều phiền não là nặng về phiền não. Những người như thế lại nghe sư nói hoàn toàn khiến vào ác, thuận dục thuận tình tạo nhiều các ác. Bèn khiến trăm họ trở xuống là nói lỗi tự tha. Lỗi tự tha cho nên dân khinh vua mất. Nay thời Ngô Việt, các phong tục hãy còn đem cô giới làm Tiểu thừa, để họp tạp làm vô ngại. Đời Tùy cũng có nên nói chưa cải. Sử ký trở xuống là dẫn sư nêu lỗi. Trước dẫn Sử Ký để nêu lỗi sư dối trao. Chu là quốc hiệu họ Cơ. Đế vương Thế Kỷ chép: Vợ Khốc Đế là Khương Nguyên gặp vị Thần mà có thai cho là không tốt, bỏ vào hẻm quê, trâu dê chẳng đạp, bỏ vào băng lạnh chim xòe cánh che, Nguyên xem là Thần nên đem về nuôi. xem là
Nông hầu. Thuấn dâng lên vua Nghiêu cho làm tắc quan (quan coi việc lúa thóc) nên gọi là Hậu tắc, ban họ là Cơ, trước Võ sau Noãn, gồm ba mươi bảy vua. Tụng rằng: Võ Thành Khang Thiệu Mục cung Ý, Hiếu Vi Lệ Nghi Thuyết Huề Bình, Hằng Trang Hy Tuệ Tương Hạng Uông, Định Phân biệt Linh Cảnh Trác Kính Nguyên, Trinh Ai Tư Triết Oai An Liệt, Hiển Thuận Noãn (tên ba mươi bảy vị vua nối nhau) Huề làm vua không quá một năm. Có chỗ nói ba mươi tám. Tả Truyện chép: trước Bình vương dời về Đông Tân, có Địch Y Xuyên thấy đội tóc mà tế ở Dã giã rằng:chẳng kịp trăm năm. Đây là rợ nhung ư? Lễ nó trước mắt. Nói Chu Mạt, chỉ là lời cuối của cuối chớ không phải cuối cùng. Nói Đại Nhung là sáu Nhung, Trước gọi sáu Hỗn, nay thì đất ở huyện Lục Hỗn. Tức là Đường Ngu về trước có Khuyển Nhung v.v… ở biên giới phía bắc nước Hán. Theo chăn nuôi mà dời đi, theo cỏ cây mà dời đến. Không cày cấy có chăn nuôi đều có địa phân mà không văn thư, cho nên nói năng theo thắt nút con trai hay cỡi dê bắn cung, tập cung tên, không lễ nghĩa, Quân vương trở xuống đều ăn thịt súc vật, trẻ thì ăn đồ ngon béo, già thì ăn đồ dư, nhỏ sang già hèn. Cha chết thì lấy mẹ làm vợ, anh chết thì lấy chị dâu làm vợ. Từ nhà Ân Chu trở xuống thì xâm lấn Trung quốc chẳng dứt giống như diên. Nhà Chu bị xâm lấn, Tông Xã sắp tận, còn bất tận giả, thì giống như diên. Sau Tây Bá đánh Khuyển Nhung đuổi về Lạc Bắc. Luôn luôn vào cống gọi là Hoang Phục. Từ đó trở xuống Khuyển Nhung chẳng đến, Bị Đãn từ đó nhà Chu suy tàn đâu nên bắt chước. Lúc đó, quấy nhiễu như cuối đời Chu, Tà sư như thay áo chánh giáo như thức giả, phá giới như thất lễ, dục cảnh như Khuyển Nhung, phá hại chánh quán như xâm lấn Trung quốc, chánh nhân chẳng dứt như giống một Diên. Duyên liễu dần mất nghĩa như dần hết. Lại Nguyễn Tịch trở xuống là lỗi đệ tử lầm nhận. Trong đó, trước nêu Công Khanh hiệu Nguyễn làm loại. Liệt Truyện chép: Nguyễn Tịch tên là Từ Tông, là người họ Trần Lưu Úy, dung mạo khôi ngô chí khí rộng lớn, riêng được nhận tánh chẳng nhờ ai, vui giận chẳng đổi sắc mặt, hoặc đóng cửa đọc sách nhiều ngày chẳng ra, hoặc dạo chơi núi sông, ở đêm quên về, thích uống rượu say, quên mất hình hài. Người thời ấy thường gọi là gã khờ. Đời Tấn Ngụy thiên hạ có nhiều danh sĩ mà ít người hoàn hảo. Nhân chẳng giao tiếp việc đời, thường uống rượu đến say nhè. Đến khi Văn Đế phụ chánh mời làm Đông Bình Tướng, cỡi trâu mà đến, được một tuần lễ thì về. Tuy tánh chí hiếu mà chẳng câu chấp lễ giáo. Mẹ chết thì đánh cờ với người, người xin thôi thì quyết giữ lại để đánh bạc. Đánh bạc xong thì uống rượu hai thăng, hô lên một tiếng ói máu mấy thăng. Bùi Giai đến điếu chỉ ngồi say nhìn thẳng mà thôi. Chỉ nhìn người tục lễ bằng đôi mắt thờ ơ, nên người lễ tục ghen tức như kẻ thù. Có lúc vội đến nằm bên thiếu phụ ở cạnh nhà, nếu có người chết không thân thuộc thì đến điếu. Đi không theo đường, cùng đường thì khóc mà trở về. Tông tập chẳng còn dùng bôi ngồi vây quanh chậu cùng uống. Như thế mà xa đản đâu thể bắt chước. Đó là Tư Mã Thị diệt (tướng mất của họ Tư Mã). Ny cứ là Tấn họ Tu Mã, con của Cao Dương Lệ, làm hạ quan. Khi Chu làm quan Tư Mã nhà Hạ thì lấy đó làm họ. Hoài Mẫn đến Hiếu Võ năm thứ mười lăm, vua thời Mẫn Đế nước Tấn mất, do các
Hiền đạt chẳng tập binh qua, còn Văn thì xa đản. Sau con cháu Công
Khanh bắt chước, bèn bị Ngũ Hồ xâm lấn. Nhân đi Giang Đông, nên có Đồng dao rằng: Năm ngựa nổi trên sông, một ngựa hóa thành rồng. Do đây con của Tuệ Đế là Duệ dời đô về Kiến Nghiệp hiệu là Đông Tấn, xưng là vua đầu tiên. Đến thời Hiếu Võ lại đam mê tửu sắc. Do đây mà nước suy. Nhà Tấn mất do con cháu công khánh bắt chước Nguyễn Tịch. Trước có nạn ganh người Hiền lánh đời giả điên sau không có ánh kỵ tài, đâu cần bắt chước Đản. lại con của anh Nguyễn Tịch là Hàm, con thứ của Hàm là phù, thời Nguyên Đế làm Tham quân, gục đầu uống rượu mà chẳng lo việc vua, thường bị Sở ty xét xử, Đế tha cho. Sau cho làm trưởng sử Dương châu. Vua bảo khanh trấn giữ quân phủ phải bớt uống rượu. Thưa rằng: Bệ hạ chẳng vì thần bất tài mà giao cho trọng trách quân binh. Thần chẳng dám nói gì. Nay Vương vị làm oai, phong giáo hiển hách Hoàng Trạch rảnh rang, giặc cướp mất dấu, khí xấu đã lắng thì, nhật nguyệt sáng tỏ. Cũng có thể lửa đuốc chẳng dứt. Chính phải Đoan Cũng ngâm vịnh, để vui suốt năm, vừa bị Tô Tuấn làm nạn, đây cũng do lỗi không sửa soạn binh giáp. Tập Tam-muội cũng giống như thế, bị nạn gặp chướng ở ác mà tu quán, không có nạn đâu cần bỏ thiện theo ác. Y giáo tu quán như dùng văn võ, vô cớ mà vào ác bắt chước buông lung, quên trao tà pháp như Nguyễn cuồng rượu, đệ tử vọng nhận như con của Công Khanh. Vũ văn trở xuống là nói Chu Võ tin lời sấm để nêu vọng nhận. Trước Viên Đế họ Thần Nông bị Huỳnh Đế diệt, con cháu chạy trốn ở tại Sóc dã. Tiên Tỳ thờ làm chúa, sau gọi Phổ Hồi, nhân đi tuần thú được ấn, Phổ Hồi cho là trời trao cho, Tục gọi trời là Vũ, nên gọi là Vũ Văn. Khi mới lên ngôi cũng tin Phật pháp. Sau tin theo sấm vĩ nói rằng áo đen là vua, bèn trọng Đạo sĩ, vâng theo bùa chú, mũ đen áo vàng thường mặc, tâm ghét đạo Phật, muốn giết sạch hết, nhưng sợ người tin Phật quá nhiều chưa dám chuyên chế. Có Đạo sĩ Trương Tân dối trá quá quắt, biết ý đó bèn ngầm đưa Lý Tông bác bỏ đạo Phật. Sấm Vĩ như ác sư, Chu Võ như đệ tử, cũng do Nguyên Tung ma nghiệp v.v… Chu Võ đã kỵ lại thêm Nguyên Tung cho nên nói cũng do Nguyên Tung ma nghiệp. Nguyên Tung ép vua phải thâu nhận lời mình muốn chế kinh dìm Phật bèn mời tăng vào cung hành đạo bảy đêm, vua cùng đồng dụ bảy đêm không lỗi. Lại sai Tư Lê Đại Phu Chân Loan, biết rõ hai giáo Phật đạo. Loan dâng lên luận Tiếu Đạo ba mươi sáu thiên để cười ba mươi sáu bộ. Lúc đó, có Pháp sư An có tình nặng với vua, có làm luận Nhị Giáo mười hai bài, nói Đạo giáo nằm trong chín lưu, không được làm giáo chủ riêng. Cho nên giáo chỉ có hai. Pháp sư Viễn có luận Kháng Đế. Sau vua đi tuần phía Đông đã nhậm đạo lâm mở Phật pháp. Lại nhân vua nói mà dâng biểu xin mở Phật pháp, vốn là người ở Hà Đông, cùng gốc với Nguyên Tung. Viễn Tổ từ hoạn gia đến Thục Xuyên. Lương Mạt đống đô ở Đông thành tức Hậu Lương Tiêu Sát. Sát chết thì quy lập. Đến niên hiệu Thiên Bảo thứ mười hai, tức đời Trần Thái Kiến thứ sáu, tức niên hiệu Vũ Văn Kiến Đức ba thì mất. Hai giáo Phật, đạo Vũ Văn trải qua bảy năm, đến niên hiệu Thiên Hòa năm thứ hai, Tung dâng biểu tâu rằng: Đời Đường Ngu không có Phật giáo mà nước yên, Tề Lương có chùa tháp mà nước mất. Chỉ lợi dân ích nước thì xứng tâm Phật. Phật lấy đại từ làm gốc, chẳng hề làm khổ dân đen, kính trọng tượng gỗ đất thỉnh tạo Bình Diên chùa lớn, dung chứa bốn biển muôn tánh, chẳng khuyên lập khúc, thấy già-lam. Riêng an Nhị thừa năm điển. Chùa Bình Diên, không ngớt đạo tục, không phân biệt oan thân, lấy Thành Hoàng làm chùa tháp, tức Chu Võ là Như lai, dùng thành ấp làm tăng phòng, hòa vợ chồng làm thánh chúng. suy khiến đức làm ba cương, tôn tuổi già làm Thượng tọa, chọn nhân trí làm chấp sự, tìm dõng lược làm Pháp sư. Ấy vì sáu hợp không tiếng oán trụ, tám phương có khúc ca chu. Loài bay lội ở yên trong hang ổ, nước đất trường sanh đều đủ năm mươi mốt việc, dâng biểu rồi sau sanh nhọt độc mà chết. Ung là yêu quái diệt pháp, liên quan gì với tùy ý mình. Nguyên Tung như thầy ác, Chu Võ như đệ tử, vì sao thế trở xuống là Thích tin lầm? Người tuy Tam-muội cũng giống như thế. Một là trong không tuệ giải; hai là tin vào thầy mình; ba là tham ưa biết trước. Cho nên biết phải dùng giáo tự làm khuôn phép mới tin thầy, nếu không thì toàn làm ác mà cho là chánh đạo. Biết rồi sửa đổi đến lý không xa. Như kinh Thí Dụ chép: Có lừa kéo xe ngày đi mấy trăm dặm. Ở chỗ nghĩ gặp anh, anh bảo em rằng: Chớ để lừa này gặp các lừa khác. Em nói: Cũng như người thiện chơi với nhau, kẻ siểm nịnh gặp nhau, vật cùng loại gặp nhau, ắt đều vui mừng. Người em bèn cho lừa này gặp các lừa khác. Thấy rồi thì lại chẳng kêu chẳng ăn chỉ ngửi nhau mà thôi, sau anh cỡi liền nằm chẳng đi. Người anh nổi giận cắt đuôi và tai, bị khổ liền đi. Lừa nói Đại gia ôi, ông thả tôi gặp các ác tri thức. Tôi hỏi sao các anh béo tốt như thế, thì đáp: được cấp cho ông đào chở đất. Nếu gặp đường xấu thì liền nằm chẳng đi, ông ấy bèn chất gánh nặng ra thả ta ở bên đường, ăn được cỏ tốt, trở về được cỏ non nên mập ra. Hỏi tôi sao ốm nhom thế, tôi đáp kéo xe ngày đi mấy trăm dặm ăn uống cực khổ, nay tôi bắt chước nó để được thả ra nhưng bị cắt đuôi mà chẳng dám nằm, xin được tha sống. Chủ thương bèn thả. Người cũng như thế tin vào thầy ác phải vời lấy quả ác. Thí như Tây Thi nhăn mày than đau bịnh. Trang Tử chép: Tây Thi đau tim nhăn mặt trong làng, người xấu trong làng thấy đẹp, bèn về vỗ ngực mà nhăn mặt, người giàu trong làng thấy thì đóng chặt cửa chẳng ra, người nghèo thấy thì đánh vợ con mà bỏ chạy. Người ấy biết nhăn đẹp mà không biết lý do nhăn đẹp. Huyệt là chìm sâu, phi là bay cao hai câu này ở trong văn Mao Tường Lệ Cơ nói: Như một cô gái người thấy thì yêu thích, chim thấy thì bay cao, cá thấy thì lặn sâu. Nay văn đem hai câu này cùng thành văn Tây Thi, người ấy chú văn Tây Thi rằng: Lễ nghĩa đương thời mà dùng thì Tây Thi, quá thời mà chẳng bỏ tức là lân nữ. Phàm lễ nghĩa pháp độ của Tam Hoàng Ngũ Đế cũng như thô lê quất tụ, vị nó trái nhau mà đều ăn ngon. Cho nên lễ nghĩa pháp độ phải hợp thời mà dùng. Nay lại lấy áo khỉ vượn mà mặc cho Chu Công. Ấy thì răng nứu xé rách (cắn nát) hết. Xem người xưa cùng người nay cũng như khỉ vượn khác Chu Công. Tùy ý mình cũng giống như thế. Phải đúng lúc mà biến, biết nên làm hay không nên làm, đâu chỉ bắt chước vào ác mà không biết lý do vào ác. nay dùng dụ Tây Thi là để nói người vào ác tu quán. Căn lợi được lúc như Tây Thi, tánh nhiều tham dục như bịnh tim. Ở dục khéo tu như nhăn mày đẹp, càng thêm sáng sạch như càng đẹp. Căn độn thất thời như cô gái lân cận. Trí không phải khéo léo như vốn xấu, vào ác như bắt chước nhăn mày chỉ làm lớn ác tà như di kịch. Có người làm Tướng quốc, vua Đại thần, v.v… họp người nghèo thì cách xa văn, lời không tương đương, lại không phải văn kế. Nay thử hợp thì thuận ý văn. Người Tiểu thừa như kẻ nghèo, người Đại thừa như người giàu. Người tu thiện như ở trong hang, người tập tu định như đang bay, là bốn thứ người chẳng ưa thấy ác, thấy ác ấy thì càng tự cố gắng. Niết-bàn Tiểu thừa là dời xa, Bí Tạng Đại Thừa như đóng cửa, giữ giới bền chắc là lặn sâu, tâm mong hẹn thượng giới là bay cao. Văn trước là nêu lỗi của bổn sư, văn này là nêu lỗi của đệ tử. Như thế mà nêu lên giải thích thì gặp văn. Các người ấy trở xuống là lại trách. Tham dục điên nên đuổi theo sấm sét dữ, phàm phu quán không như ruồi xanh mà mà chuyên vào ác là dục đờm dãi. Lỗi thầy trở xuống là nói lỗi thầy mê ý chỉ sai cơ, vị thầy này chẳng hiểu lời nói vào ác. Kế dẫn ý Phật có pháp thí hợp. Pháp đầu như văn. Thí như trở xuống là nêu thí dụ. Nóng nhiều cấm miệng phải dùng huỳnh thang mà trị, chẳng thể tiếc răng mà phải chết. Khởi tham dục nặng như quá nóng, chẳng nhần đối trị như cấm miệng, pháp theo ý mình như huỳnh thang. Ở ác tu quán như cạy răng. Vào ác tuy xấu nhưng để giữ gìn tuệ mạng. Theo ác chẳng quán như đổ thuốc không vào. Phật cũng như trở xuống là hợp. Chung hợp đậu cơ. Trước trong ác cơ nói như ngựa chạy nhanh, v.v…, kẻ lợi căn như ngựa chạy nhanh, khởi ác như lạc đường, nghe nói như bóng cây roi, dục dứt như đường chánh. Tạp A-hàm chép: Phật bảo Tỳ-kheo có bốn thứ ngựa: Một là thấy bóng roi liền sợ mà theo ý người cỡi; hai là roi chạm lông thì liền như trên; ba là roi phải chạm vào thịt thì mới sợ; bốn là thấu xương rồi mới biết. Kinh Hợp Dụ rằng: Ngựa đầu như trong xóm khác có người chết thì liền chán sợ, ngựa kế như trong xóm mình có người chết thì chán sợ, ngựa ba là người thân của mình chết mới sợ. Bốn là phải chính thân mình bịnh khổ mới sợ. Trong Giải Thích Điều Ngự của Đại Kinh quyển mười sáu cũng dùng dụ bốn ngựa nghe sanh già bịnh chết. Cho nên biết hai kinh đều dùng ý dụ của ba tạng. Nay mượn dụ này để đối bốn giáo. Ngựa chạy nhanh tức là viên cơ, tham dục tức đường đi. Nếu lấy ý tránh song mà thực hành tham dục thì đều không phải bốn giáo. Nếu người căn cơ cạn thấp kế dùng Biệt giáo cho đến thông tạng như ba ngựa kia ở trong viên cơ cũng phải xứng cơ mà phải có thiện, phải có ác. Nếu có trở xuống là cơ thiện. Phật nói có hai thứ trở xuống là kết bác bỏ. Công chống Phật mà sai vật cơ. Lại nữa, trở xuống là nêu thời kết lỗi. Văn đầu nêu thời nghi ở trong ác mà tập chỉ quán. Nay ông trở xuống là dẫn dụ dẫn sự. Ba phá hoại trở xuống là kết lỗi. Không phải lúc có nạn chẳng nên dùng ác, sao ý thuần dụng v.v… là dẫn kinh nêu giải thích. Sự chẳng được nên khiến ở ác mà tu, ông chẳng quán cơ thuần khiến dùng ác như các ngoại đạo thường dùng tà thường. Nên Đại kinh nói thí như thầy thuốc xưa thường dùng thuốc sữa, như ngoại đạo kia chỉ nói tà thường. Khách thầy thuốc Như lai cấm uống sữa, như nói vô thường để phá tà thường. Thành vô thường rồi lại dùng chân thường mà phá vô thường. Hai sữa mới cũ, tên sữa tuy đồng mà nghĩa tà chánh khác, tiến thoát thích hợp, không đồng ngoại đạo chỉ dùng tà thường, đầu độc tuệ mạng người. Nay cũng như thế. Đã dùng chẳng phải nghi mà tổn hại tuệ mạng người. Cho nên A-hàm trở xuống là dẫn việc trong kinh để chứng hợp thời là ý kết lỗi. Kinh Tăng Nhất quyển bốn mươi sáu chép: Trâu hợp bầy có lợi ích lâu dài. Kết dùng bài tụng rằng:
Hiểu sắc và tương ưng
Chà sạch vết lở loét
Thả khói và cỏ tốt,
An ổn và qua khỏi
Thời nghi để lại dư
Hộ nhau ở trâu lớn
Tỳ-kheo cũng như thế
Biết sắc bốn đại tạo
Khéo biết tướng trí ngu
Chà sát sáu tình căn
Khéo che mười tưởng lành
Truyền chỗ tụng làm khói
Bốn ý chỉ cỏ tươi
Mười hai bộ chỗ an
Tám chi Thánh chỗ thoát
Chớ nhận thỉnh xem thường
Gọi là biết thời nghi
Biết đủ là dư thừa
Kính hộ là tướng hộ.
Phật nói kệ rằng:
Thả trâu không buông
Người chủ sẽ được phước
Sáu trâu trải sáu năm
Xoay vần sáu mươi trâu
Tỳ-kheo giới thành tựu
Đối thiền được tự tại
Sáu căn mà vắng lặng
Sáu năm thành sáu thông.
Nay văn dẫn kinh an ổn chỗ thoát qua tức là bờ bến, tức là chỗ lội nước qua sông. Đây gồm Tự hành hóa tha. Tự hành có nạn nên cho theo hiểm, như việc vua v.v… khiến ở ác mà tu, không nạn ác dứt thì phải theo thiện. Căn cơ khác cũng lệ theo như thế. Cần phải xét rõ. Lại nữa, trở xuống cho nên dùng các việc nước lửa mà xét. Lại chẳng trở xuống là trách sai cơ toàn khiến dùng ác. Tịnh Danh trở xuống là dẫn chứng. Nêu Nhị thừa để so sánh với phàm sư. Từ đó trở xuống là thương than. Thì biển giới, v.v… là dụ những người này ở trong Phật pháp gọi đó là chết. Luật chép: Ví như thây chết kia biển lớn không dung chứa, bị gió mạnh thổi giạt vào bờ. Phạm tội nặng như thây chết, các biển chẳng nhận. Làm pháp tẩn đuổi đi như gió mạnh thổi, ra khỏi chúng như giạt vào bờ gồm bày Tự tha. Cho nên nói Hành, nếu chưa hành chỉ nói thì đồng lê tra, trái với tăng bình gián. Chỉ kết đề cát, nghĩa là đối với ác chứng đọa lỗi nhân pháp. Tự hành miệng nói. lại nói chứng đắc thì hai Di một Đề. Văn y cứ vào trọng Di cho nên nói đuổi bỏ. Nếu chỉ tự hành giáo tha thì một Di một Đề. Không khiến cây độc là dẫn dắt đuổi bỏ. Đại Kinh quyển ba chép: Ví như chỗ ở của Trưởng giả ruộng vườn nhà cửa sanh các cây độc, Trưởng giả biết rồi chặt phá dứt sạch. Nhà Trưởng giả là chỗ chúng thanh tịnh ở, cây độc là Tỳ-kheo phạm tội trọng, sanh ra sẽ chặt hết tức phạm thì phải đuổi bỏ. Kinh có ba dụ: Một là nước gần đến đánh trong cây độc có nhà; một là đầu có tóc bạc. Chương An hai giải thích chính dùng ý sau. Một là đối ba hoặc mà giải thích. Ny cứ gần đến đánh là dụ cho bốn trụ hoặc trí đánh nhau. Trừ tên cây độc, ví như trừ trần sa hoặc ngoại thể. Nhổ bỏ tóc bạc, ví như trừ bỏ vô minh hoặc đồng thể. Kế đối đuổi bỏ mà giải thích là trị đồng trụ đều học mà làm việc quấy. Tóc bạc là dụ trị đồng trụ đồng học mà làm quấy. Văn tuy dẫn một ý cũng gồm ba. Đồng trụ đều trụ, hoặc làm hoặc nói đều phải đuổi bỏ. Lại nữa, xét ác hạnh trở xuống là bác bỏ thầy tự làm hạnh riêng trái tâm. Trước dụng vặn hỏi mà nạn hạnh riêng. Thí như trở xuống là ví hạnh riêng ấy mà có chúng uế thanh. Nạn trở xuống là vặn hỏi trái tâm. Sở dĩ trở xuống là nói ý khuyên răn của phân biệt này vào ác giống dễ mà còn răn kiêng kỵ, đâu được ở đây mà khuyên tu. Như uống thang Huỳnh trở xuống là dụ răn kiêng kỵ. Vào ác xứng bịnh như uống huỳnh thang, chỉ ác làm đạo gọi là quá độ, cần phải luật giáo mà bổ để ngăn.
Hỏi: Chánh quán như nước, lý tánh như ngọc, các hạnh như gió, gió nhiều sóng dậy. Sự nghi xao động đổi dời khiến quán nổi đục, sao phải dùng bốn Tam-muội này. Hai phen trong đáp đều có thí hợp: Một là dụ người nghèo trách chẳng đủ. Nếu một trở xuống là hợp, nếu ở một thứ Tam-muội quán tâm liền đủ. Nếu tâm lạc hành và các nghi khác, vì sao lại vui với tâm lạc dục này. Nếu dụng trở xuống là hóa tha, tu hành đã như thế, hóa tha y theo tự hành này, thì trước sau khác nhau, tha cơ thì đó đây chẳng phải một thí như trở xuống là lại thí dụ. Lại cho tự hành một thức làm được, nếu dùng hóa tha chuyên nhất thì lỗi. Phiền não trở xuống là hợp. Trước y cứ một người, nếu hóa tha thì phải đủ bốn tất, bèn thành bốn phen bốn thứ Tam-muội, đâu chỉ là bốn. Kế y cứ nhiều người. Trước y cứ chung bốn thứ Tam-muội. Nếu là nhiều người thì đó đây đối nhau, lại phải ., lại y cứ trở xuống là sao chỉ như vừa rồi bốn thứ Tam-muội đối nhau là bốn. Mỗi Tam-muội còn có bốn tất huống chi lại là bốn ư? Nếu lạc hành v.v… lạc hành trở xuống là thế giới, nếu gốc lành trở xuống là người, nếu khi ngồi trở xuống là đối trị, nếu khi đi trở xuống là nghĩa đệ nhất. Trước y cứ thường đi mượn ngồi đối mà nói, nếu chẳng đối nói chẳng thể chỉ nói thích đi thì đi chẳng thích chẳng đi. Ở đây lại mở môn biếng lười, sao gọi là cần đủ bốn thứ Tam-muội. Cho nên trước nêu rằng: Một thứ đủ bốn. Dưới lại kết rằng ba thứ kia lệ theo đó. Thường đi đã thế, nếu nói thường ngồi cho nên lại phải đối đi v.v… mà nói. Hỏi: Thiện phu trở xuống là phân biệt căn già. Thiện tức là ba thứ trên và tùy trong tự ý các kinh và thiện. Thiện này thuận lý có thể tu chỉ quán. Như luận Khởi Tín chép: đã biết pháp tánh thể không san tham, thuận theo tu hành đàn Ba-la-mật, v.v… Ác đã trái ý, sao chẳng bỏ ác ở thiện mà tu tập lại khiến ở ác tu chỉ quán ư? Đáp: Chỉ y cứ bốn câu nên phải quán ác. Đại luận quyển hai mươi bốn chép: Thế tôn trí lực biết chúng sanh căn thượng trung hạ, là người căn lợi thì vì kết chỗ già, cũng như Ương-quật, là người căn lợi chẳng vì kết giá cũng như thân tử, là người căn độn mà không kết giá cũng như Bàn-Đặc, là người căn độn mà vì kết giá, tức là các phàm phu. Luận nhờ Tiểu thừa cho nên dẫn bốn thứ này mà nói chung bốn giáo, so sánh phải có. Lại Luận văn nói chung Như lai khéo biết các căn chẳng vì căn lợi không quá làm đầu, nay nói tu hành cho nên dùng riêng căn lợi không giá mà làm thượng phẩm. Trước Thân Tử một nghe ba đế mà được sơ quả gặp cậu đọa phụ chúng A-lahán. Đến Hội Pháp Hoa trước được thọ ký. Người đi trở xuống là nêu, nay dùng ví dụ, chuẩn nay mà biết xưa, dẫn hiện tại biết vị lai. Cho nên biết văn nay hai tu thiện ác tức là có giá không giá khác nhau. Vì phá giá nên phải có tu tập. Xưa không hai nghĩa, là xưa đã chẳng từng ở thiện tu tập, cho nên thiếu căn lợi không giá. Câu kế như Xà vương Ương-quật là nói đã nhờ tiểu nên không có Xà vương. Nay hiện có gió cho nên đều nêu, Xà vương gây ra tội nghịch buộc rất chặt, ngồi trong hội Pháp Hoa là chướng chưa phát, là chúng phàm phu nghe Diệu kinh này. Ở hội Niếtbàn cô phát chướng động tâm, sanh hối nhiệt khắp thân sanh ghẻ. Đời không có thuốc hay để trị thân tâm, là sáu thần tuy dẫn lời của sáu sư, (chẳng biết) có thể trị được bịnh nặng của ta (chăng), anh là Kỳ-bà dẫn đến chỗ Phật chỗ Phật cứu mạng mà hổ thẹn sợ sệt. Nghe nói ấm huyễn biết tội không sanh, như từ y lan sanh cây chiên đàn. Chướng trừ cơ thục, vô căn tín thành, phát tâm Bồ-đề nói nguyện rộng của mình. Nói vô căn tín, tức là vị Sơ quả của Tiểu thừa, Đại thừa tức là Biệt trụ viên tín. Ương-quật là như trong kinh Ương-quật được Vô sanh nhẫn. Trong kinh A-hàm trước nghe kệ Phật liền được sơ quả Nặc vương chết sau được A-la-hán. Chướng tuy chẳng bằng Xà vương gây ra tội nghịch, đã thành phương tiện hại Phật và mẹ gồm giết chín trăm chín mươi người, như thế trọng giá bất chướng thì chứng pháp. Nhờ lợi căn nên khiến được như thế. Roi để khuyên cố gắng. Người tu thời nay trở xuống là nêu nay để so sánh, chính là để đáp lại câu ở ác tu quán trước. Khéo tự xét lường xem có thể làm được hay không. Nêu phải vào ác chuyên thiện lại lỗi, giống xưa khó biết chẳng thể nói thế. Thứ lớp ba câu như Bàn-đặc. Kinh Pháp Cú quyển một chép: Phật ở nước Xá-vệ có người tà kiến tên là Bàn-đặc mới xuất gia, bản tánh ngang bướng. Phật khiến năm trăm La-hán hằng ngày chỉ dạy, ba năm mới được một bài kệ. Văn nay y theo A-hàm Đại luận nên nói chín mươi ngày. Phật biết thương xót bèn gọi đến dạy cho một bài kệ, kệ rằng: Giữ miệng nhiếp ý thân chớ phạm Như thế người tu được thoát đời.
Bàn-đặc cảm ân sâu của Phật mà tụng thuộc từ miệng. Phật bảo Bàn-đặc: Nay ông tuổi đã già chỉ tụng được một bài kệ. Người đều biết chẳng chẳng có gì kỳ lạ. Phải giải thích nghĩa ấy. Nói thân ba, miệng bốn, ý ba, quán chỗ khởi, xét chỗ diệt. Do đó mà sanh lên cõi trời, mà đọa xuống vực sâu, do đó mà được đạo Nê-hoàn tự nhiên. Phân biệt cho đến vô lượng pháp mầu. Tâm khai ý giải được A-la-hán. Do không già cho nên căn tuy độn mà dễ được đạo quả. Được đạo quả rồi thì năm trăm Tỳ-kheo thỉnh Ngài nói pháp chỉ dạy. Kế, Bàn-đặc đến đó ăn xong, các ni đều cười. Lên tòa xong tự hổ thẹn nói rằng: Tôi đức mỏng may được làm Sa-môn, trước rất ngu ngơ, học được một bài kệ chỉ biết sơ nghĩa lý nay sẽ nói. Các ni trẻ biết trước kệ ấy muốn đọc trước nhưng miệng không mở ra được, nên rất sợ sệt hối lỗi. Bàn-đặc do đó y lời Phật nói thứ lớp nói bày, các ni đều được quả A-la-hán. Sau Nặc vương thỉnh Phật và các Tỳ-kheo ngồi trong chánh điện. Phật muốn thử thần lực khiếntay Bàn-đặc cầm bát đến trước trước cửa cung, người giữ cửa không cho vào, bèn ở ngoài cửa mà thò tay đưa bát. Vua kinh sợ hỏi Phật: Tay ai thế? Phật nói tay Bàn-đặc. Vua hỏi chỉ tụng một bài kệ đâu được như thế? Phật nói: Tuy tụng ngàn chương mà không hiểu nghĩa thì có ích lợi gì, chẳng bằng một yếu nghe mà diệt được ý, tuy tụng ngàn chương không hiểu nghĩa thì có ích lợi gì, chẳng bằng mười yếu nghe làm được độ. Tuy tụng ngàn chương không hiểu thì có ích gì, hiểu một câu câu pháp, nghe có thể được đạo. Hai trăm Tỳ-kheo nghe xong liền được A-la-hán, vua và phu nhân không còn nghi. Kệ này đối kẻ cực độn mà mà nói đâu thể so với người học rộng tăng trí tuệ. Đọc nhiều các luận khác thì biết ý của Trí Giả. Như thế đều có ý chớ dối lấy bỏ. Như kinh Tăng Nhất quyển sáu chép: Anh thấy em tụng pháp cú khó khăn nên nói rằng: Ông nếu chẳng thể tụng pháp cú thì trở lại làm người tại gia, người em nghe liền đến trước cửa Kỳ-hoàn đứng khóc. Phật thấy hỏi thì đáp đủ như lời anh nói. Phật bảo thành Bồ-đề có thể do anh ông. Phật nắm tay dắt về Tịnh thất khiến tụng Tảo chửu, còn gọi là Trừ Cấu. Bàn-đặc nghĩ rằng: Tro đất ngói đá trừ sẽ được thanh tịnh, trói buộc là cấu, trí tuệ là trừ, nay dùng trí tuệ mà quét ty cứ trừ hết các cấu. Văn nay đã dẫn văn kệ tức ở Đại luận và Đại Kinh quyển hai mươi bốn. Kinh chép: Bốn sự là nhân Niết-bàn, nếu nói siêng tu khổ hạnh là nhân Niết-bàn thì không có việc ấy. Cho nên Bàn-đặc suy nghĩ một bài kệ thì được quả thứ tư. Nói Cưu-ma-la, Hán dịch là Đồng Chân, cũng dịch là Hào Đồng, cũng dịch là Danh Đồng, tức Đồng Kệ Chân Vô Nhiễm. Ba nghiệp vô nhiễm thì được quả vô nhiễm. Nếu y cứ vào được quả thì quá khứ cũng chẳng phải hoàn toàn chẳng tập quán. Năng lực quán mỏng yếu cho nên căn vẫn độn. Vì không ngăn cho nên nghe dễ được đạo. Thứ lớp bốn câu, rất dễ hiểu dưới là kết khuyên. Đạo là Thừa chủng, hai hạnh Tín pháp có thể đều là thừa, cũng đều được gọi là chỉ quán, cho nên khuyên người tu chẳng thể bỏ mà chẳng tu tập Thừa chủng. Đại kinh chép: Trở xuống là dẫn thừa giới bốn câu giải thích thành căn già bốn câu. Thứ sáu chép: Nếu người không giữ giới thanh tịnh thì thêm tổn bớt, nếu có người giữ giới thanh tịnh thì chẳng mất bày giới. Nầy người thiện nam! Đối với thừa mà hoãn thì gọi là hoãn, đối với giới hoãn thì không gọi là hoãn. Bồ-tát đối với tâm Đại thừa này chẳng lười biếng, đó gọi là vâng giữ giới. Văn kinh trước nêu sự giới. Kế người thiện nam trở xuống là nêu thừa huống chi giải thích. Nếu không có Đại thừa dầu có sự giới cũng không gọi là vâng giữ giới. Nếu có thừa dầu nói giới hoãn cũng chẳng gọi là hoãn. Chính ý muốn cho thừa giới đều gấp. Nay thừa nhà đây mở thành bốn câu để đối căn già, căn già là quả, thừa giới là nhân. Cho nên có giá do giới hoãn, căn độn do thừa rộng. Đều gấp thì căn lợi không giá, đều hoàn thì căn độn có giá giới cấp thừa hoãn thì căn độn không giá, thừa gấp giới hoãn thì căn lợi có giá. Kinh nói thà làm v.v… là dẫn chứng về thừa. Cho nên Nguyện Văn của Lương Võ Đế nói: Thà làm Đề-bà-đạt-đa chìm mãi trong địa ngục, chẳng làm Uất-đầu-lam-phất tạm được sanh lên cõi trời. Cho nên biết Điều-đạt tụng kinh rồi là Tín hạnh thừa chúng, tuy đọa địa ngục nhưng cũng do đây mà được thoát. Còn Sư Lam-phất Định không thừa xuất thế, dẫu được sanh lên cõi trời thì vẫn phải chìm trong đường ác. Phải siêng nghe, v.v… là khuyên tu thừa. Nghe tực là tín hạnh, tư tức là pháp hạnh, hai hạnh đã siêng thì trí căn sẽ lợi. Như Bà-la-môn say rượu đi là dẫn chứng về giới. Đại luận quyển mười ba chép: Khi Phật ở tại Kỳ Hoàn có một vị Bà-la-môn say rượu đến chỗ Phật muốn làm Tỳ-kheo. Phật sai các Tỳ-kheo cạo tóc và mặc ca-sa cho. Khi tỉnh rượu rồi thì sợ hãi thấy thân bỗng biến thành Tỳ-kheo, liền bỏ chạy. Các Tỳ-kheo hỏi Phật. Vì sao cho Bà-la-môn say làm Tỳ-kheo rồi cho trở về, Phật nói Bà-la-môn này trong vô lượng kiếp không có tâm xuất gia. Nay do say mà tạm phát tâm chút ít. Do duyên này nên về sau sẽ xuất gia. Các thứ nhân duyên xuất gia mà phá giới như thế còn hơn tại gia mà trì giới. Vì giới tại gia chẳng phải giải thoát. Cô gái giỡn chơi mặc áo ca-sa, Như kinh Uất-bát Tỳ-kheo Bản Sanh chép: Khi Phật còn tại thế, Tỳ-kheo ni này đã được quả A-la-hán có sáu thần thông vào nhà người giàu sang thường khen xuất gia, bảo vợ và con gái các nhà giàu sang rằng: Chị hãy xuất gia. Các cô gái chép: Tôi còn trẻ đẹp sợ sẽ phá giới. Tỳ-kheo ni chép: Muốn phá thì phá. Các cô gái hỏi phá giới có đọa địa ngục chăng? Tỳ-kheo ni nói muốn đọa thì đọa. Các cô gái cười nói đọa địa ngục thì phải chịu khổ. Tỳ-kheo-ni nói: Ta nhớ kiếp xưa, lúc ta là cô gái giỡn chơi mặc các y phục. Có lúc mặc áo Tỳ-kheo-ni mà đùa giỡn. Vì nhân duyên ấy mà thời Phật Ca-diếp ta làm Tỳ-kheo ni, tự ỷ mình sang trọng xinh đẹp, tâm sanh kiêu mạn mà phá giới cấm. Vì Phá giới bị tội nên phải đọa địa ngục chịu các khổ. Chịu tội xong rồi gặp Phật Thích-ca, xuất gia đắc đạo, thành A-la-hán, sáu thần thông tự tại. Cho nên biết xuất gia thọ giới đều ở từ xưa, xem là nhân xa. Cho đến khi gặp Phật được quả đều do nhân xưa, cho nên cô gái đùa giỡn còn xa giúp thừa chủng, huống chi là giới ư?
Trong quả báo thứ ba ở trước là chánh nói quả báo là ở cõi Thật Báo. Nếu nói cõi Thật Báo Vô Chướng Ngại thì ngoài Phương Tiện Hữu Dư. Nếu nói quả báo riêng thì tên ấy cũng chung. Cho nên ở Biệt phân biệt thông đối mà hiện diệu, trái rộng mà thuận hẹp. Diệu khắc bên thông thâu giáo, bèn nhiếp khắp người mới khắp. Cho nên đối Phương Tiện Đồng Cư gọi là biên, riêng dùng Thật Báo thuận gọi là Diệu, cho nên nếu chưa phá vô minh, chưa chứng Trung đạo thì đều gọi là trái. Sơ trụ trở lên chỗ pháp thân ở mới gọi là thuận. Cho nên sáu đường Bồ-tát Tam Tạng thông ở hai địa đầu, hai giáo vị phương tiện Nhị thừa. Biệt viên ngoại phàm, đây đều thuộc có biên. Báo ở giới nội, người học hai giáo biệt bảy trụ về trước, viên bảy trí về trước tàn tư chưa hết cũng có quả báo Hữu Biên quả báo, hai giáo Nhị thừa chung bảy địa trở lên, biệt bảy trụ trở lên, viên bảy tín trở lên, thuộc về không biên, báo ở trong cõi Phương Tiện, Biệt giáo Hạnh Hướng, viên bảy tín trở xuống dẫu phá trần sa và hàng phục vô minh, trần sa đã chẳng nhuận sanh giới ngoại, kéo bào đều do vô lậu làm nhân. Sở dĩ ở cõi Phương Tiện đều thuộc về không biên. Chỉ có Sơ địa, Sơ trụ của Biệt viên mới được diệu quả báo. Không có hai bên gọi chung là quả báo. Thông có báo do nhân cảm quả chưa vào thật báo nên gọi là Thô. Nếu chưa xuất trở xuống là nói Tập quả, nói quả báo là từ báo quả làm tên. Nếu phá vô minh được Vô sanh nhẫn. Nếu chưa ra khỏi phần đoạn cũng chưa vào diệt, độ ở gọi là hoa báo. Nói khác bảy thứ phương tiện, là đồng y cứ nói theo hoa báo. Nếu bảy phương tiện sanh cõi Phương Tiện. Tướng độ cũng phải chẳng kém Hương Thành. Đại luận chép: Từ đây đi về phía Đông năm trăm do-tuần có một tòa thành lớn tên là Chúng Hương, thành ấy có bảy lớp báu trang nghiêm, bảy lớp hàng cây báu. Thành ấy rộng mỗi bề đều hai ngàn do-tuần có năm trăm chợ búa đường đi, tòa cao năm dặm, các thứ trang nghiêm. Mỗi ngày ba thời nói Bát-nhã, trăm ngàn chúng sanh nghe Bát-nhã, thường siêng cúng dường, đã nói năm trăm do-tuần phải biết cách năm trời chẳng xa. Luận hỏi Bồ-tát Đàm-vô-kiệt là sanh thân hay hóa thân? Nếu là hóa thân, sao dùng sáu muôn thể nữ, vườn rừng ao tắm để tự vui chơi. Nếu là sanh thân, vì sao có thể khiến đồ cúng ở trên hư không hóa thành đài báu, vào các Tam-muội, trải qua bảy năm. Có người nói được các pháp thật tướng và các Tam-muội, năng lực thần thông vì muốn độc thoát chúng sanh thành này. Như các Bồ-tát khi các thiền thì cũng vào dục pháp, nhiếp các chúng sanh, cho nên thọ dục lạc mà chẳng mất thiền định. Như tránh nóng vào nằm trong bùn, tăm gội thì như cũ. Phàm người căn độn chẳng thể như thế. Cũng nói hóa thành đài báu tuy là sanh thân chưa lìa phiền não mà tu tập được tất cả pháp lành. Có người nói là pháp thân, nếu sanh thân vì sao khiến Phật mười phương khen ngợi, lại khiến ba luân được sáu muôn Tam-muội. Nay nói đã dứt vô minh sẽ ra khỏi phần đoạn, nếu là chúng sanh thì chưa ra khỏi phần đoạn. Hoa báo như thế, bảy phương tiện tức là trời người, Nhị thừa, Bồ-tát ba giáo riênglấy giáo đạo Địa tiền vị. Nghĩa này sau chỉ rộng đến chương lớn thứ tám mới nói rộng. Sau rốt tuy duyên thiếu chẳng nói nhưng ngại gì đến đây lại chỉ văn sau. Thứ chín thứ mười chỉ sau cũng. Hỏi trở xuống là phân biệt. Ý hỏi trong thiền thứ nhất đại chương thứ bảy là nói tu chứng. Do tu mà được chứng nên nói tu chứng. Chứng tức là quả, có đồng khác gì với quả báo này. Trong ý đáp rằng: Tu và chứng tuy giống nhân quả nhưng chỉ là tập nhân tập quả. Cho nên chép: Tu gọi là tập hạnh, tức là tập nhân. Chứng gọi phát đắc, tức là tập quả, đều ở hiện đời. Nay nói quả báo, v.v…, quả báo đã ở đời sau nên khác nhau với thiền môn. Nhị thừa chỉ có tập quả, v.v… là xếp Đại Tiểu thừa. Tên quả báo nói chẳng hợp tiểu, tuy được La-hán nhưng chỉ gọi là tập quả. Tập quả mất rồi chẳng nói có sanh. Cho nên giáo pháp Tiểu thừa chẳng nói Nhị thừa còn có chỗ. Nói cõi Phương Tiện là xuất phát từ đại giáo. Bốn là nói xé rách lưới to. Xé rách là phá chấp lưới nghi ở quyền giáo. Văn trước cùng dứt lưới nghi tự tha, cho nên nói chung là xé rách. Cho đến phải hiểu các giáo Tiệm Đốn xuất xứ từ một tâm, nếu chẳng khéo dùng quán không thể nghĩ bàn mà cảnh quán một tâm không thể nghĩ bàn thì do đâu mà xé rách được nghi lớn chấp giáo. Nếu muốn trở xuống là vì lợi tha cho nên xé rách lưới nghi cho người. Nay nói quả báo lại nói Sơ trụ vì mới được. Vượt bỏ khoảng giữa nên nói cho đến Thánh Phật tức chỉ Diệu giác. Sơ trụ trở xuống có thể thông tám tướng mà xé lưới nghi lớn, nên nói xé lưới. Từ đây trở xuống mỗi tiết sanh khởi mười hóa pháp giới. Cho nên Pháp vương cho đến tám bộ đều nói hoặc. Nói đốn tiệm là đều như nay Phật trước đốn sau tiệm. Đối dương và chuyển được phân biệt như trước. Chúng sanh căn cơ thuần thục phải nhờ Bồ-tát nương năng lực Phật mà đáp, Và lập câu hỏi, v.v… thì Như thế tự tha đều do Diệu quán kế với diệu cảnh, cho nên có diệu dụng như thế. Thứ năm là qui đại xứ, văn trước chỉ qui, lại ý trong tựa chung nói: Hễ keo dính tay, v.v… là tâm tánh như tay, hoặc trước như keo, tùy văn đối trệ mê ở chỉ thú. Luận Bà-sa quyển hai mươi bốn chép: Thí như có núi người và thú cùng ở, chỗ khỉ vượn ưa đi thợ săn phủ cỏ lên trên keo dính, khỉ thông minh thì tránh xa, khỉ ngu không biết, lấy tay rờ nhẹ thì keo dính tay, lấy tay kia gỡ ra thì keo lại dính luôn tay ấy, bèn cả chân và miệng đều bị kính keo, nằm dài dưới đất, thợ săn dùng gậy gánh về. Tỳ-kheo cũng như thế, chẳng giữ căn môn bị ma Ba-tuần gánh về. Đại Kinh quyển hai mươi ba đồng. Nay người tu cũng như thế. Chẳng biết giáo tướng, chẳng hiểu chỉ qui, tùy văn mà chấp dính tướng đúng sai, chẳng những không đến được mà mộng sẽ ngủ say, ngủ say thì khó thức. Pháp tánh chấp nặng khó dứt gọi là khó thức. Phong văn, Phong là đóng, là lấp. Các giáo, các môn, các đế, các tất tùy một đều chấp, nên nói tề ý. Cạnh chấp, v.v… đây tức là ý dụ ao xuân của Đại kinh như trước đã giải thích. Cận sự, v.v… như người ngu si chỉ điểm hiện sự, lời bày thế gian còn chẳng biết, huống chi là lý Trung đạo xa viên thường, Mật giáo đâu thể hiểu. Đây bèn một lần nêu mà so sánh bác bỏ. Cũng có người chẳng hiểu lời thế gian mà đạt lý xa như Thiền sư Đốn Ngộ chùa Đạo Thọ ở Cối Kê ngộ được lý sâu mà chẳng hiểu việc gần làm trích từ sớ kinh Niết-bàn, v.v… Chỉ qui trở xuống là giải thích tên. Văn là giáo, chỉ là ý, qui là thú (chỗ đến). Ý giáo chỗ đến gọi là chỉ qui. Như nước trở xuống là nêu thí dụ. Ny cứ lửa như giáo pháp, thú hướng như văn ý, biển Không như chỗ đến. Cho nên biết, nếu Mật giáo hiểu lý xa thì chẳng xét Hiển giáo, chẳng dính mắc lý gần. Thí như trở xuống là lại thí dụ Mật giáo. Thần, Thuyết Uyển chép: hạnh của thần có sáu chánh sáu tà: Một là dấu băng chưa hiện thấy, cơ còn mất gọi là Thánh thần; Hai là tiến thiện thông đạo, công thuộc về vua, gọi là Đạo thần; Ba là thân hèn tiến hiền xứng cổ làm việc để khích ví dụ ý chúa, gọi là Trung thần; Bốn là xét trước thấy cuối không lo lắng, gọi là Trí thần; Năm là giữ văn vâng pháp, ăn uống tiết độ, gọi là Trinh thần; Sáu là quốc gia rối loạn mà chẳng nghiêm sắc răn dạy thì chúa phạm lỗi. Nói lỗi của chúa mà thân chết nước an thì gọi là Trực thần. Nay tuy nói nghĩa trí gồm Thánh đại, các thứ kia chẳng phải là ý văn. Nói Mật ngữ, Đại Kinh chép: Muối, nước, bình, ngựa, một tên mà bốn thật. Trí thần khéo biết, khi rửa thì dâng nước, khi ăn dâng muối, khi uống dâng bình, khi đi dâng ngựa. Vua đều chỉ chép: đem Tiên-Đà-bà đến. Câu-xá cũng dùng chín nghĩa mà lập một tiếng Cù. Chương An chép: Bốn nghĩa này cũng cùng bốn giáo, bốn môn, bốn câu ý đồng. Đều phải thứ lớp đối bốn thứ muối v.v…. Văn kinh tự hợp. Trước đối bốn thứ vô thường, kế đối bốn thường, đó là bất động, vô tướng, bất biến, Phật tánh. Bốn thứ này cũng là tên khác của bốn môn, cũng có thể dùng đối lý bốn giáo. Tùy nghĩa mà nghĩ, cũng có thể hiểu. Lại như bốn thứ bối mạt, v.v… trong kinh Hợp Dụ, Dụ cho bốn thứ Thường, v.v… có lúc mượn dụ mà dụ cho bốn môn. Ý kinh dẫu khác mượn dùng không lỗi, huống ý dụ này kia đây chẳng khác. Nói Mật là như bốn giáo bốn môn đồng tên có đẳng. Bốn giáo chỉ khác chỗ nói khác nhau. Nếu chưa khai quyền chẻ thật thì gọi là Mật. Nếu khai quyền rồi không ngoài thì nói là mật. Tự chẳng phải Bồ-tát mật biết khai quyền giáo trở xuống là chỉ qui, do đâu mà hiểu được chỉ qui ba đức, làm chỗ nương của trí gọi là Trí, gọi là Trí địa, sanh ra trí nên cũng gọi là Trí địa. Đây là y cứ hoằng giáo mà giải thích. Lại tự nhập trở xuống là y cứ tự hành hóa tha, phân chữ để giải thích. Kế là trong rộng giải trước, chánh giải thích ba đức, kế mượn hai chữ “chỉ qui” để giải thích. Văn trước là nói hai giải chung riêng. Nhưng trong văn này y cứ nhiều nghĩa mà làm chữ chỉ. Chỉ là chuyển biến, năng chỉ là giáo, y cứ vào năng hóa mà khiến người khác trở về ý chỉ của ba đức. Nên viết chữ chỉ, ý năng hóa là ý ở ba đức, nên nói là an trí. Các con trong Tạng Bí Mật là hóa xong cũng tự vào ba đức, nên nói ta chẳng bao lâu cũng trụ trong đó. Nói tướng chung là chỉ chung cho ba đức, chưa ở ba đức lại đều mở ba. Đại Kinh trở xuống là dẫn chứng. Hỏi: Nếu thế, Như lai chứng ba đức đã lâu, vì sao nay mới nói chẳng bao lâu tự vào trong đó. Đáp: Y cứ hóa nghi mà nói không phải hoàn toàn tự hành. Từ chân mà khởi phải bày đồng phàm phu, hóa đạo muốn nhiếp trọn vẹn thì phải về gốc. Cho nên bày diệt để nói lên tự hành diệt. Trong rừng Song thọ nói lên bốn niệm xứ cũng giống như thế. Cho nên Phẩm Ai Thán chép: nay Ta phải khiến tất cả chúng sanh và bốn bộ chúng các con của ta đều an trụ vào kho Bí Mật. Ta chẳng bao lâu cũng tụng trong đó mà vào Niết-bàn. Kế là nói tướng riêng, đối với đức đều khai ba đức, như thân có ba, hai thứ kia cũng như thế. Chẳng lẽ có khởi ứng mà không có hai đức, hai thứ kia cũng như thế. Nói dứt hóa, là hóa duyên đã hết liền bày vào Niết-bàn, tức là bày về ba Đức Bí Tạng. Kế y cứ không thể nghĩ bàn là cùng ý chung riêng, trước cũng rất giống, chỉ chẳng nêu riêng tên ba thân, ba trí, ba thoát. Ngay đây gọi là thân chẳng phải thân. Vì sao như thế? là nói chung riêng, trước đều làm sáng tỏ nhau. Lại các kinh luận hoặc có lúc gọi thẳng là thân, chẳng phải thân, v.v… tức là một đức có đủ ba đức không thể nghĩ bàn. Kế lại y cứ sự lý trước sau mà giải thích. Ý không thể nghĩ bàn cũng trước chung sau riêng. Trước nói chung là chung y cứ ba tướng cho đến ba đức, đức chướng đối nhau, chẳng khác mà khác. Nếu y cứ lý nói đức chướng, chẳng hai cũng chẳng nói. Nhưng y cứ sự mà nói tên chướng chẳng mới, y cứ bản mà nói tên đức chẳng cũ, y cứ tu được nói sự lý không hai, chẳng hai mà hai. Cho nên mỗi câu đều nói chẳng phải mới chẳng phải cũ mà mới mà cũ. Y cứ tu mà được, nên từ đức đặt tên y cứ tánh mà được, nên gọi là ba chướng. Cho nên có năng chướng, sở chướng, có xưa có nay, có thỉ có chung. Nếu y cứ lý thì không có năng sở, cho đến thỉ chung. Lại nói trở xuống là dùng riêng ba hoặc mà đối ba đức. Nếu đạt trở xuống là kết chung riêng trên. Nói ngang dọc khai hợp, v.v… là nêu ví dụ văn nêu phải trước pháp thân, kế nêu Bát-nhã, sau nêu giải thoát nên gọi là tụng. Y cứ nghĩa mỗi nghĩa lại mở thành ba, nên gọi là (ngang), cũng gọi là khai, ba chỉ là một nên gọi là hợp. Phát tâm làm đầu, rốt ráo làm cuối, lại vườn Nai là đầu, Song Lâm là cuối. Như thế ngang ngang khai hợp thỉ chung (đầu cuối) đều phải dùng không thể nghĩ bàn và mới cũ mà giải thích hành tướng. Cho nên nói ví dụ đều như thế. Kế là nói theo hai chữ chỉ qui. Năng chỉ cho năng qui tức là giáo ba đức, sở chỉ sở qui tức là lý ba đức. Cho nên lại một thứ này mà giải thích. Ba đức chỉ qui trở xuống là hội tên khác. Ba đức đã được thâu khắp các pháp, cho nên phải hội tất cả tên khác. Phải biết trở xuống là kết. Tương là pháp thân. Thuyết là Bát-nhã, lực là giải thoát. Ba đức đều nói các thứ là trong mỗi đức đều có tất cả pháp, lại gồm thâu nhau nên nói các thứ. Tuy nói các thứ mà chẳng ngoài ba đức, một kho Bí Mật, sao chỉ pháp môn ba đức nhiếp hết. Hóa nghi nói lên cũng chẳng ngoài ba. Như trong Hoa Nghiêm, Giá-na là pháp thân, Xá-na là Bát-nhã, Thích-ca là Giải thoát, Phật là Bát-nhã, đài là pháp thân, tọa là giải thoát. Trong Tịnh Danh tự nghĩ nằm bịnh ngủ trên giường. Giường là pháp thân. Ngủ là Bát-nhã, bịnh là giải thoát. Giường là chỗ nương, nằm ngủ là năng khế, bệnh là thị hiện. Trong Bát-nhã thì thân là pháp thân, ánh sáng là Bát-nhã. Nói là giải thoát. Trong Pháp Hoa thì y (áo) là pháp thân, là Bát-nhã, (nhà) là giải thoát. Lại Bản là pháp thân, tích là giải thoát. Bản tức chẳng hai, là Bát-nhã. Trong Niết-bàn thì nói ba đức như trước đã nói. Nếu sở biểu, thì bốn khô là Bát-nhã, bốn tươi là giải thoát, cùng chẳng sai là pháp thân. Như chỉ qui Phật này nếu chưa hiểu Bồ-tát còn muội huống chi là Nhị thừa. Nay vận ở Tượng mạt, nhìn kỹ chân văn này. Nếu không phải do đời trước đã trồng nhân tốt thì thật là khó gặp, huống chi là mười thừa, mười cảnh, phát xuất từ một nhà. Mười giới mười phi ở chỗ chưa phân biệt. Giáo hạnh không y cứ làm sao chỉ qui. Lại như sáu tông tình hẹn rất đồng, chín tông nói bày hơi khác. Trang sanh qui ở tự nhĩ. Lão tử chuyên khen bỏ xa xí huống chi cúng tế dê ngựa, nhân vời ba ác. Cúng tế nem chả quả bị đốt cháy . Như thế chỉ qui sơ thú chẳng xa, còn chẳng bằng trời người, có quan hệ với tạng thông lậu tận. Như chỗ chấp trước đâu biết phàm có nói gì đều trộn như một. Nguyện các người đồng gặp nên sanh tâm mừng rất may mắn, mong đời sau lại được nghe mà sớm khế Vô sanh nhẫn.