SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 2

PHẦN 2

Kế nói nửa đi nửa ngồi: Trước giải thích Phương Đẳng, cũng chung bốn giáo, cho nên văn kinh ấy nghe Tam-muội kết được Đạo ích chung cho ba thừa và bốn chúng. Kinh và văn này ý cũng khác theo, chỉ là thành viên, cho nên ý chỉ quán bí mật. Nương vào tu hành này sự nghi chưa đủ. Trong văn tự chỉ trăm lục, v.v… Liên là được, trước cầu mộng vương, v.v… là như Pháp Hoa Sớ có dẫn năm thứ mộng, nhân tâm nghi phân biệt học tập đều hiện sự, không phải người đến nói với, nhân mộng năm việc này tức chẳng phải người đến nói với. Liệt tử có sáu mộng tức là Chánh mộng, Ngạc mộng, Tư mộng, Ngộ mộng, Cụ mộng v.v…. đây tức là Chánh mộng, Tư mộng. Cho nên Chu Lễ chép: Bói sáu mộng lành dữ. Phương Đẳng chép: Phật bảo Văn-thù và tín nam tín nữ mà nói rộng chín mươi hai ức các Đà-la-ni, mỗi Đà-la-ni lại có chín mươi hai ức môn Đà-la-ni. Phật bảo Hoa Tụ: Chớ dối tuyên truyền, phải dùng thần minh làm chứng. Ví sao? Vì Thần minh có mười hai mộng vương, gặp một vương có thể nói cho nghe Đà-la-ni này. Thế nào là mười hai mộng vương? Là xưa Lôi Âm bị chín mươi hai ức ma bắt trói rất khổ não, liền lớn tiếng niệm Tam bảo mười phương ba đời, Chư Phật mười phương đồng thanh nói rằng: Ai cứu khổ được Bồ-tát này. Có Bảo Vương Như lai, cùng nhắc lại lời hỏi của các Bồ-tát, thì có Bồ-tát Hoa Tụ bạch Phật rằng: Phải dùng pháp nào đến cứu? Phật bảo: Phải dùng Ma-ha Đãn-trì Đà-la-ni chương cú mà hàng phục ma vương ấy. Hoa Tụ đến chỗ ấy hàng phục ma rồi khiến các ma thọ trì Đà-la-ni này. Các ma đều cởi áo cúng dường, đoạn đến chỗ Phật tự chép: Chúng con mười hai vương đều thọ trì. Hoa Tụ hỏi: Mười hai vương là gì? Bèn nói tên mười hai vương. Đến phẩm Mộng Hành thì nói mười hai tướng mộng. Phật bảo Văn-thù: Nếu cầu pháp này thì dạy cầu mười hai mộng vương. Nếu được thấy một vương thì trao pháp bảy ngày: Một là nếu ở trong mộng được thần thông bay đi có phướn lọng theo sau, gọi là Đãn trà-la tướng; Hai là nếu thấy hình tượng tháp miếu đại chúng nhóm họp, đó gọi là Cân-đề-la tướng; Ba là nếu thấy có vị thần mặc áo sạch sẽ cỡi ngựa trắng, đó gọi là Mậu-trì-la tướng; Bốn là nếu thấy ngồi voi trắng mà lội qua sông thì gọi là Càn-cơ-la tướng; năm là nếu thấy ngồi lạc đà đi lên núi cao thì gọi là Đa-lâm-la tướng; Sáu là nếu thấy ngồi trên tòa cao mà chuyển Bát-nhã, đó là Ba-lâm-la tướng; Bảy là nếu thấy dưới cây đèn đàn thọ giới, ấy gọi là Đàn-lâm-la tướng; Tám là nếu thấy bày tượng Phật, thỉnh tăng cúng dường thì gọi là Thiền-lâm-la tướng; Chín là nếu thấy cây trổ hoa nhập vào Thiền định, đó gọi là Cùng-lâm-la tướng; mười là nếu thấy Đại vương mang kiếm đi dạo thì gọi là Ca-lâm-la tướng; mười một là nếu thấy vua tắm gội thoa hương thơm mặc áo sạch đó gọi là Già-lâm-la tướng; mười hai là nếu thấy vợ vua ngồi xe xuống nước gặp rắn, đó gọi là Bà-lâm-la tướng. Trước phải phát tinh tấn mạnh mẽ, sanh ý tưởng khó gặp, tự thương mình thương người như bị tội tử hình từ người mà cầu thoát. Như thế niệm niệm cầu về mộng vương. Nếu chẳng được cảm, thì dù làm cũng vô ích, phải hết năng lực phá san tham (bỏn xẻn) mà tu cúng dường. Đời nhiều trực hạnh cũng thành vô ích. Ở chỗ vắng lặng, là phải ở tăng-già-lam, lan-nhã mà dựng lập đạo tràng. Nếu có sự duyên cũng cho ở nhà thế tục, tức là hai chúng tại gia. Cho nên kinh chép: A-nan bạch Phật rằng: Người ấy bỏ nhà thì phải nói thế nào? Phật bảo: Nói cha mẹ rằng con thực hành pháp Đà-la-ni, nếu cha mẹ cho thì con sẽ ra đi. Nói thế rồi trong tâm nghĩ thầm ta muốn bỏ vợ con gia thuộc mà thực hành pháp Đà-la-ni. A-nan bạch Phật: Cha mẹ, v.v… không cho thì lại uống thuốc gì đến đạo tràng? Phật nói: Phải hướng về cha mẹ đốt hương mà xin ba lần, nếu cho thì phải ở trong nhà mà thầm nghĩ tụng kinh này. Nếu khi tu hành thì ở trong nhà sạch mà đốt hương cúng dường, mỗi việc như pháp người vào đạo tràng. Nếu làm được như thế thì trong bảy ngày. Bồ-tát Quan Âm sẽ nói pháp cho nghe. Nếu ở trong mộng thì hiện trước người ấy không khác với đạo tràng. Nếu tâm tán loạn lại bị đọa vào ba đường. Ở ba đường ra rồi lại làm tôi tớ. Phải dốc lòng sau có hối cũng vô ích. Nếu chỗ tăng-già-lam, trước phải có đạo tràng nghiêm sạch y theo phương pháp của kinh, nếu không thì phải xây mới. Ngoài đàn trong nhà cho đến ngoài nhà đều phải thoa hương cho nên nói trong ngoài nhà. Làm đàn tròn. Lễ nói: xây đất mà làm. Phật pháp y theo đây làm hình hoa sen. Cho nên nói hình tròn và sơn vẽ, v.v… phướn năm mầu là nêu chung năm mầu, cũng không vẽ mầu trung gian. Chữ phải làm phướn, phướn là gọi chung cờ xí. Trong kinh thường nói làm phướn này, là phướn chữ nô. Nay Phật pháp đồ cúng hình dạng giống đó, nên nói là phướn. Cách làm phướn không được để tượng Phật, Bồ-tát. Phướn là vật cúng dường ở chỗ cúng, vì sao lại đề hình tượng. Hải Ngạn Hương, kinh nói bờ biển này có hương chiên đàn. Thỉnh hai mươi bốn tượng, hễ lập đạo tràng trước phải nghiêm tịnh sau mới thỉnh tượng. Người đời miệng nói cầu đạo diệt chướng. Khi lập đạo tràng thì sai đứa trẻ khờ trần truồng nói đem tượng đến, thấy việc nầy mà buồn. Phần sau Niết-bàn, A-nan hỏi Phật: Phật diệt độ rồi cúng dường thế nào. Phật nói khi ta diệt độ rồi thì cúng dường tượng cũng với ta ở đời không khác. Cho nên cúng dường phước giúp Chánh đạo, sanh thiện tiêu chướng đâu có lỗi ư? Tục Lễ còn nói: địa vị quá tôn quí sẽ đổ xô đến, tuy đặt đạo tràng mà ngạo mạn tôn tượng thì lại vời lấy tội, diệt chướng ngại sẽ khó. Như chỗ vừa dẫn là văn Phương Đẳng. Hào soạn, hào như trước đã giải. Soạn là ngọc Thiên ý nói bày thức ăn uống ra, cũng là đồ ăn uống. Hài lý tức là dép guốc. Trong ngoài đạo tràng đều để riêng, bảy ngày ăn chay trường. Văn nay thông tục nên nói bảy ngày, trai là sạch. Húy Khang Bá chép: Rửa tâm gọi là Trai, phòng hoạn nạn gọi là Giới. Cho nên biết sách tục chưa hiểu ý về rửa phòng. Có lời không ý, cạn thấp thô mỏng. Trong đây lại cấm chẳng ăn quá ngọ. Ba lần rửa là dẫu không có duyên khác cũng phải rửa ba lần, vì có chỗ nói lên. Nều thêm xuất nhập thì tùy việc mà làm. Ngày đầu cúng tăng, tuy thân miệng tinh thành nhưng phải giả lấy phước giúp. Hằng ngày làm thì càng tăng thượng, sợ năng lực chẳng kịp nên cho từ ngày đầu, trước khi khoa lễ phải bỏ hết tiền của. Cho nên văn kinh nói hết năng lực phá bỏ bỏn sẻn (keo kiệt). Thỉnh tăng riêng: Nam Sơn nói phải y Đại luận nói giải luật trong ngoài mà y theo đó nêu tội ra, cho đến bảy chúng cũng như thế. Thọ hai mươi bốn giới là kinh chép: Bấy giờ Thượng Thủ rộng vì Hằng-già nói hai mươi bốn giới. Nhưng giới này là thuận luật nghi Bồ-tát đều gọi là tội nặng, dẫu trước đã có thọ giới Cụ túc, hoặc trước đã có thọ giới Phạm Võng, thì cũng phải thọ lại. Nặng nhẹ khác nhau, khai giá khác nhau. Lại người trao giới cũng phải có thọ không thể vội y kinh mà trao cho người, đủ ở kinh ấy phải xem lại. Kinh chép: Lại phải thọ sáu trọng như pháp Ưu-bà-tắc đã nói trong kinh Ưu-bà-tắc; tức năm chúng cũng thọ. A-nan hỏi rằng: Người nữ có được đắp y chăng? Phật nói được, chỉ không được mặc nữ sắc. Lại hỏi: Chẳng thọ sáu trọng được vào đạo tràng chăng? Phật nói: Tùy ý nay khi hành sự phần nhiều đều không thọ, chỉ thọ hai mươi bốn giới, tức y theo văn này. A-nan lại hỏi: Như vừa nói có nhất định như thế chăng? Phật nói Chư Phật ba đời đều do pháp này mà được thành bình đẳng. Chỉ trừ hai người là bác bỏ Phương Đẳng và dùng tóc tăng cho đến một vật của Tỳ-kheo, nói kịp Đà-la-ni, là y theo kinh cả bốn phen đều thuận tụng đủ ở văn kinh. Kinh chép: Nếu có người trì Đà-la-ni ấy, nếu có lửa bùng lên sẽ biến thành hoa báu. Người tu nghe công đức vô thượng ấy như chết mà được sống lại. Đối trước thầy nói tội. Cho nên biết phải thanh tịnh hiểu rõ giáo tướng. Biết phòng chướng là nếu tự thân phạm tội chẳng hiểu phòng chướng thì làm sao thực hành được cảnh diệt tội. Ngày 1 tháng , trắng đen hai tháng đều có hai ngày, phần nhiều dùng tháng trắng. Pháp Hoa sám nghi lấy chung ngày trai phải dùng bảy ngày, v.v… ít nhất chẳng thể ít hơn đây. Nếu muốn tiến hành thì tùy ý nhiều ít. Cho nên Nam Nhạc bảy năm, mười người trở lên, là kinh nói mười người chẳng được hơn. Nam Sơn chép: Tôi thấy người đi kinh ấp, hoặc trăm hoặc phân nửa ồn ào hỏi luận lại thêm tội lỗi. Thỉnh chỉ y kinh chỗ phàm không hiểu được. Bỗng có nhiều người riêng bày đàn tràng có gì chẳng được. Người tục cũng cho phép, là kinh chép: Khi đến đạo tràng phải đúng như pháp Tỳ-kheo tu hành tịnh hạnh, đủ ba pháp y, dương chi, nước tắm, đồ ăn uống (bình bát), tọa cụ. Đã nói khi đến đạo tràng, nên biết khi ra đạo tràng cũng phải mặc đủ áo tục. Kinh chép: Pháp y này khi ra phải thường theo bên thân, nếu lìa xa hai trượng thị mắc vô lượng tội. A-nan hỏi: Nếu khi bỏ nhà ra đi có cần cạo tóc không? Phật nói không, nay thì hành sự có ít người cạo đầu chẳng biết lấy từ đâu. A-nan hỏi: Nếu thế, đâu cần ba y. Phật nói: Ba y: Một là đơn phùng, hai là áo tục, còn áo người xuất gia phải làm nghi thức ba đời Phật. Áo tục là khi ra khỏi đạo tràng thì mặc; ba y là khi vào đạo tràng thì mặc, gang tấc chẳng lìa, nếu lìa áo này thì bị tội chướng đạo. Trước nói hai trượng, là hai y kia. Chỉ nói bị tội không nói chướng đạo. Nói đơn phùng, là không có khước thích, nếu khước thích tức là y của Đại tăng thọ trì. Cho nên y này phải làm riêng. thế gian có người mượn áo xuất gia rất không được. Cho nên biết tuy chế ba y mà không phải y phục xuất gia. Trong miệng nói nín: nói khác miệng đồng âm là ở phần đầu trong ngày gọi là buổi sáng. Trong chúng phải lấy âm thinh mà hiểu, xem là người dẫn đầu. Dẫn hỷ tiếng hét thì người khác tiếp họa theo mười Phật ở trong Bách Lục gọi là Phật Vân Lôi Âm Vương ở Quá Khứ v.v… đều là bảy Phật. Cha mẹ Phương Đẳng: kinh nói Bồ-tát Lôi Âm được lìa ma rồi bạch với Hoa Tụ rằng: Trì Đà-la-ni này đến cứu tôi làm cho tôi tăng thêm tuổi thọ. Trong Phật pháp sống như chết rồi sống lại, ông là mẹ các pháp. Hoa Tụ chép: Ta không phải mẹ các pháp, Đàla-ni ấy có thể là cha, cũng có thể là mẹ. Cho nên biết Đà-la-ni này chính là thật tướng, thật tướng có đủ hai trí quyền, thật, cho nên cha mẹ năng sanh vì Phương Đẳng chánh là không. Mười pháp Vương tử: Phật là Pháp vương, Bồ-tát là tử, tức là Văn-thù, v.v… Bách Lạc và Nam Sơn thành nghi đều nêu mười hai Bồ-tát. Tức kinh ấy trước nêu chúng Bồtát đều được gọi là Pháp Vương tử. Nói Bách Lục, là Đại sư khi còn ở đời chưa có ý này. Khi Đại sư mất rồi, Chương An mới tập hợp sự tích của Sứ, có đến trăm điều nên gọi là Bách Lục. Khi nói chỉ quán thì chùa chưa xây, khi sửa chữa thì chùa đã xây xong, soạn Bách lục rồi nên có ý chỉ này. Ba nghiệp cúng dường là thân quì lạy, miệng đọc, ý vận tưởng Nam Sơn chép: Từ xưa truyền cho nhau không khác chuẩn đích, như lập ở đây. Vận tưởng sự nghi đủ như trong Thiên Thai Phổ Hiền Sám chép: Lễ thỉnh ý đều phải rất tinh thành, thân rất kính lễ. Pháp lễ phải hai gối hai cùi chỏ và trán đều đụng đất, gan mật tưởng ở dưới chân Phật, tay rờ chân Phật như đối trước mắt. Quì xuống ba chỗ ngay thẳng, cúi mình chắp tay mắt nhìn chân dung. Đời gần đây bạc bẽo đều không quì, khinh mạn chưa dứt, thì biển nghiệp khó cạn, còn buông lung uế thân, sao mong được đại đạo.

Trần Hối: Trần là bày ra, kể ra riêng thì nhớ lỗi vừa phạm, chung thì từ vô thỉ đến nay tùy ý nói rộng, theo trí lực mình, chẳng chậm chẳng nhanh, phải khiến hành truyền cùng chú đều hết. Tư duy là trong như ý chỉ quán. Từ thời thứ hai tức là buổi sáng thời thứ nhất vừa xong thì thời thứ hai bắt đầu không cần mời gọi. Ngay đó lễ Phật. Ý chỉ quán là trong nghi Nam sơn nói tu pháp quán, cần phải y theo đây chẳng dám làm khác. Nay trước nói pháp quán thật tướng, kế nói pháp quán sáu việc. Nhưng trải việc quán pháp kinh luận đều nói thế, không phải chỉ có văn này. Như Đại kinh chép: Đầu là Điện Đường, v.v… Pháp Hoa nói áo nhẫn nhục, v.v…, Tịnh Danh nói vợ Pháp Hỷ, v.v…, trong Đại luận chép: Sư tử gầm thét v.v… Đâu chỉ có Thích giáo, sách tục cũng như thế. Như Đông A Vương hỏi Tử Hoa rằng: Quân tử có cây cối không? Tử Hoa chép: Nhổ cỏ nuôi mầm mống nhà, là người nông dân làm cỏ. Tu chánh tánh, đổi hạnh ác là quân tử làm cỏ. Bàn-đặc quét rác, chi Phật hoa bay đều là mượn sự mà thấy lý, văn rất rõ ràng. Người chẳng thấy chỉ bảo Đại sư trong hợp mà thôi. Văn trước nói tư duy, tức là chánh quán. Maha v.v… là chánh cảnh, nói lên không phải thiên tiểu nên gọi là Đại. Tất cả pháp tức một pháp nên nói là Bí, một pháp nhiếp tất cả pháp nên nói là Yếu. Thể ngăn ba hoặc, tánh giữ ba trí. Không phải hai thứ Biên, Thiên nên gọi là Chánh. Chánh thể vô tướng nên gọi là Không. Kinh nói trở xuống là kế nói quán pháp. Kinh nói Phật vì Lôi Âm nói nhân duyên xưa của Hoa Tụ xong, lại nói quá khứ có Đức Phật hiệu là Chiênđàn Hoa. Phật ấy niết-bàn đã lâu, lúc ấy ta như ông chẳng khác. Lúc đó, có Bồ-tát hiệu là Thượng Thủ là một vị khất sĩ, vào thành khất thực. Lúc đó, có vị Tỳ-kheo tên là Hằng-già hỏi khất sĩ rằng: Ông từ đâu đến. Đáp rằng: Ta từ chân thật đến. Lại hỏi: Thế nào là chân thật. Đáp: Vì tướng vắng lặng nên gọi là chân thật. Lại hỏi trong tướng vắng lặng có chỗ cầu hay không có chỗ cầu? Đáp: Không có chỗ cầu. Lại hỏi không có chỗ cầu thì dùng cái gì mà cầu. Đáp: Không có chỗ cầu mà ta cầu. Lại hỏi: Không có chỗ cầu thì dùng cái gì mà cầu? Đáp: Có chỗ cầu thì tất cả đều không, được cũng không, mê đắm cũng không, thật cũng khác nhau mà cầu cũng không, nói cũng không, hỏi cũng không. Vắng lặng Niết-bàn tất cả hư không phần giới cũng đều là không. Ta thực hành pháp không thứ lớp như thế mà cầu chân thật. Lại hỏi Bồ-tát ở chỗ nào mà cầu? Đáp: Ở trong sáu Ba-la-mật mà cầu. Hằng-già nghe xong thì bán thân mà cúng dường. Thượng Thủ nói Đà-la-ni cho nghe, nghe rồi lại hỏi làm sao vâng giữ? Thượng Thủ lại nói pháp hai mươi mốt ngày đủ như văn nay đã nói phương pháp. Nay văn lược nêu, phải y theo rộng kia cũng rất dễ hiểu. Trong tu quán pháp kia lại trở về không chỗ cầu, văn vì ở sau, là muốn hết các văn không chỗ cầu. Nay y theo đây mượn văn quán kia mà thành Tam-muội nay cầu tức là người cầu Tammuội. Mê đắm là đối với Tam-muội mà mê đắm. Thật là năng hành, sở hành chấp ngã ngã sở. Đến là người thực hành Tam-muội ra vào tới lui. Nói hỏi là y theo lời nói rất dễ hiểu. Đây đồng với mười tám không của Đại phẩm. Dẫn là nêu. Vì sao tới lui cho đến Niết-bàn tất cả đều không? Cũng như mười tám không trong Đại phẩm thì pháp nào chẳng không. Mười tám không đến quyển năm có giải thích. Đại kinh trở xuống là dẫn Đại Kinh nghĩa không cũng đồng. Như lai Niết-bàn còn tự đều không, huống chi là các pháp khác. Cho nên quyển hai mươi bốn chép: Phật bảo Đức Vương: Ông nói thấy không, không là pháp vô thì làm sao thấy. Bồ-tát thật không có chỗ thấy, nếu có chỗ thấy thì chẳng thấy Phật tánh, chẳng thể tu tập Bát-nhã Ba-la-mật, chẳng thể vào Niết-bàn. Bồ-tát chẳng những nhân không mà thấy Bát-nhã cũng không. Sáu Bala-mật, năm ấm Như lai Đại Niết-bàn v.v… tất cả đều không. Xưa Như lai ở tại thành Ca-tỳ-la bảo A-nan rằng: Ông chớ sầu khổ. A-nan thưa: Nay con thân thuộc đều chết hết, làm sao chẳng buồn. Như lai và con sanh ở tại thành này, cũng là quyến thuộc dòng họ Thích, vì sao chỉ có

Như lai chẳng sầu khổ mà nhan sắc càng sáng. Ta lại bảo rằng: Ông thấy có thành chứ ta thấy trống không, ông thấy thân thích, còn ta tu không nên tất cả đều thấy không. Vì nhân duyên ấy mà ta càng sáng. Do đây nên ta tu quán trong trải việc. Trước y cứ kinh gọi Phương tiện, kế y cứ tôn dung đạo cụ. Trước Phương Đẳng trở xuống là trước y cứ kinh gọi tu quán. Khiến cầu trở xuống là y cứ phương tiện tu quán. Sự nghĩ đã trước cầu Mộng Vương, Tập Quán cũng trước tu không giả, là mượn sự làm quán. Lại nói trước tu là chẳng Biệt, mà Biệt tức là thắng Biệt, nghĩa là trước tu chẳng thật có không, cho đến giả sự nghi. Do phương tiện này để vào Đãn Trì. Tràng là chỗ nương, nói lên cho cảnh tịnh. Ở đời dùng để làm lúa và để cúng tế Thần, đều gọi là Tràng. Thuyết văn nói chẳng cày ruộng gọi là tràng. Thi nói tháng chín lập tràng kho để làm lúa. Nay nương cảnh tịnh để trị năm trụ nên gọi là Đạo tràng, cũng là đó. Tràng là sở nghiêm, năng nghiêm tuy nhiều như chẳng ngoài định tuệ, đồ cúng tuy nhiều nhưng chẳng ngoài động và chẳng động. Rốt ráo giới hương khắp xoa thật lý, quán ấm vốn không là cột thỏ con, vô duyên từ ấm cho nên cùng khắp pháp giới, lật lại ba hoặc mê quán hoặc pháp giới. Mê tức pháp giới nên gọi bất ly, giới hương xông khắp, đèn trí viên chiếu, cùng tịnh cảnh đẳng phương nên nói cùng khắp. Trí Phật giác ở lý cảnh quán không hai mươi bốn chi nghịch thuận. Từ cảnh lập số nói là hai mươi bốn. Như trong Pháp Hoa quán vô minh cho đến già chết, quán vô minh diệt đến gài chết diệt, Như thế mà lập là thuận quán nhân duyên. Trung A-hàm quyển năm mươi bốn nói già chết duyên sanh cho đến vô minh, vô minh duyên hành cho đến già chết đó là nghịch thuận quán nhân duyên sanh. già chết diệt cho đến vô minh diệt, vô minh diệt cho đến vô tướng diệt, ấy là thuận nghịch quán nhân duyên diệt. Cho nên nghịch thuận nhân duyên sanh diệt đều có hai mươi bốn phen trí giác liễu. Cảnh tuy gởi trí xưa phải nương Viên hào soạn các vị như kinh Pháp Hoa nói muối giấm. Văn ấy dụ quyền nay dùng giúp thật tịch, đó xứng với thể như áo trên thân, đối nhẫn làm tên nên gọi là sân. Sân gồm các hoặc toàn trái gọi là Tân, bảy ngày quán ở Đản Trì như dùng bảy trí quán thật, chỗ trừ như hoặc, tẩy trừ gọi là quán. Thân không nhơ nên năng sở đều tịnh. Thầy cũng chỗ nương nên đồng nghĩa đế. Cũng y chỗ quán mà thuận nghịch theo số, nên lập hai mươi bốn thứ vô tđường ác cộng thuộc đối tên chú nghĩa đặt tên này. Nếu pháp chẳng sai nên gọi là thuộc đối. Chú phá ba đạo, chẳng sai gọi là đối. Anh Lạc mười thứ, trong bổn nghiệp Anh Lạc quán pháp duyên khởi thì quán mười hai duyên có mười thứ: Một là ta thấy chẳng hai; hai là tâm làm; ba là vô minh; bốn là tướng duyên; năm là giúp thành; sáu là ba nghiệp; bảy là ba đời; tám là ba khổ; chín là tánh không; mười là duyên sanh. Kinh ấy giải thích đủ chẳng thể chép hết. Kế nói phá chướng, sự lý đầy đủ như trong sám tịnh thứ tư nói. Đủ ở sự lý mới sám ba đạo. Văn nói đẳng (v.v…) là dẫn chứng sự lý. Kinh Hư Không Tạng Thần Chú chép: Nếu Đại Tỳ-kheo dốc lòng đối với Phương Đẳng Tụng Đà-la-ni mười ngàn bốn trăm biến là một sám, như thế thứ lớp tám mươi bảy ngày hành đạo. Tỳ-kheo-ni thì bốn mươi chín biến một sám, chín mươi bảy ngày hành đạo. Sa-di, Sa-di ni, tín nam tín nữ bốn trăm biến một sám sáu mươi bảy ngày hành đạo. Trong kinh tùy chúng đều có tiểu chú. Văn trước đã dùng bảy ngày làm giới hạn. Lại nói hành đạo tám mươi bảy ngày, v.v… tức là tám mươi lần bảy cho đến sáu mươi lần bảy. Nguyện hạnh thì đủ như bảy ngày hành pháp, chỉ có chú là khác nhau mà thôi. Ni chúng đều phải nhờ Đại tăng làm sanh. Như thế người sám đều luận tội ba-la-di, phạm tội này rồi như người chết trong Phật pháp, nay lại thanh tịnh nên giới thể sống lại. Nếu hối pháp thành thì không tội nào chẳng diệt, nên nói nếu chẳng sống lại thì không có việc đó. Nhưng giáo môn Tiểu thừa còn chẳng khai sám, tuy nói sống lại mà không nhậm vận tăng dụng. Sa-di phạm rồi sám thành tựu mới cho thọ giới cụ túc. Đại thừa cho phép sự có thể chung làm. Nếu nghe Đại tăng gọi mời mà gian trá, huống chi bảo lương thành chế đủ số mà vô văn. Tin Đại Tiểu chia riêng, Thính chế điều khác, tiểu không nói sám trong vẫn thành tội nặng chưa mất, sao dùng Đại giáo mà sám di cho đủ, Tiểu thừa tăng số y vào đại sám rồi trong, tiến lên đạo, Đâu cần hỗn loạn để hoặc thời tình. Nhãn, v.v… thanh tịnh, là chỉ đến sáu căn mới gọi tương tự khổ Đạo tịnh mà thôi. Ngày thứ bảy thấy Phật mười phương, là kinh ấy hằng ngày đều có tướng trạng. Trước khổ đạo tịnh, vị ở sáu căn, trong đây địa vị Bất thối ở Sơ trụ, phá vô minh gọi là phiền não tịnh, ba chướng trở xuống tức cây nhân duyên chết, v.v… là Luận Bà-sa nói hai chi quá khứ là gốc, năm chi hiện tại là chất, ba chi hiện tại là Hoa, ba chi vị lai là quả. Có hoa có quả gọi là phàm phu, không hoa có quả gọi là người học, không hoa không quả gọi là vô dư, nghĩa suy cũng ứng. Lại chép: Thiếu hoa có quả gọi là người học, không hoa có quả gọi là hữu dư. Đây chính là tạng thông y cứ giới nội mà nói. Nếu theo Luận Bảo Tánh duyên tướng sanh hoại, bốn việc đều không mới gọi là hoại hẳn, nghĩa là duyên là gốc, tướng là chất, sanh là hoa, hoại là quả, tức giới ngoại hai thứ mười hai duyên. Cũng là năm ấm nhà không, v.v… là các giáo khác nhau, ấm không cũng khác, v.v… Nay lại bỏ Biệt mà giữ Viên. Kinh Tịnh Danh chép: Chẳng quán sắc, chẳng quán sắc như, sắc giả, như không tức cùng chẳng sai. Không giả để hiển bày Trung đạo. Bốn ấm cũng như thế. Đại phẩm nói sắc tịnh cho đến Thức tịnh. Phẩm Kim cương trong Đại kinh nói: Thân Như lai không phải ấm, giới, nhập mà chẳng lìa ấm giới nhập, chẳng thêm chẳng bớt v.v… đều là quán ấm rốt ráo không. Cho nên biết nhân quả đều nói ấm không. Trong quán tu ba phần báu, là lý thật tướng không có giai cấp, tâm hành hơn kém nên khiến cho khác nhau. Tu vọng trung hạ tuy gọi toàn phần, phải phân ra sáu tức để xếp vào cạn sâu. Cho nên kinh ấy văn nói rộng công năng đã xong, kế văn kết rằng: Nếu tu hành thọ trì tụng đọc phải biết người ấy được toàn phần báu. Nếu lại có người chỉ tụng đọc, phải biết người ấy được trung phần báu, các thứ cúng dường là được hạ phần báu. Cho nên biết toàn phần đủ thì cần phải tu hành và đọc tụng. Cứ theo lý cũng phải gồm cúng dường. Trong văn kinh khác nói rộng hạ phần, v.v… Nếu từ địa, v.v… là kinh nói Phật bảo Xá-lợi-phất rằng: Có người bỏ đầu mắt, thân thể, vợ con, bảy báu cúng dường ta thì không bằng người ấy lễ bái kinh này. Nếu người chứa báu đầy cả bốn thiên hạ, lên đến Phạm thiên cúng dường ta, thì chẳng bằng cúng dường người trì kinh này một bữa ăn để nuôi thân. Nếu lại có người chứa báu đến trời Phạm thiên cúng dường ta thì chẳng bằng trì chương cú này một ngày một đêm v.v… Chỉ cúng dường người trung phần báu mà công đức còn như thế huống chi là cúng dường người được thượng phần ư? Lại như xưa có Trưởng giả tên là Cưu-lưu, không tin nhân quả, năm trăm người cùng đi xa thấy rừng cây tưởng là nhà ở, đến đó chỉ thấy thần cây, làm lễ xong nói mình đói khát. Thần liền chỉ tay năm ngón tự nhiên sanh ra rất nhiều thức ăn uống ngon quí. Ăn xong bèn khóc rống lên. Thần hỏi vì sao? Liền đáp: Có năm trăm người bạn cũng rất đói khát. Thần bảo gọi đến bèn cho ăn như trước, mọi người no đủ. Trưởng giả hỏi vì đâu được phước như thế. Thần đáp ta xưa vào thời Phật Ca-diếp rất nghèo khổ, mài gương trước cửa thành, mỗi khi có Sa-môn khất thực ta thường dùng ngón tay chỉ đường chỗ khất thực và tinh xá Phật, như thế không phải một, chết rồi sanh lên đây. Trưởng giả tỉnh ngộ, mỗi ngày cúng cơm tám ngàn vị tăng, nước vo gạo chảy ra ngoài thành sông, có thể đi thuyền được. Chỉ chỗ người thường khất thực mà phước còn như thế, huống chi là đích thân cho ăn và trì kinh này. Kế giải thích kinh Pháp Hoa. Bộ thuộc đề hồ chẳng Thông giáo khác. Trước trong khai chương nói gồm nói nín, cũng có thể nói gồm ý chỉ quán, văn biệt hành đó chỉ suy bốn câu, cho nên trong văn này rộng tu quán tượng. Để làm rộng đó, trước dẫn Quán kinh để làm chứng có tướng, kế dẫn hạnh An lạc để chứng tướng không. Quán Kinh chép: Nếu có bốn chúng, tám bộ tụng Đại thừa, là người tu Đại thừa, người phát ý Đại thừa, người ưa thấy sắc thân Phổ Hiền, người ưa thấy Phật Đa Bảo, Thích-ca và phân thân, người ưa sáu căn thanh tịnh… phải học quán ấy. Công đức quán này dứt trừ các chướng ngại, thấy sắc thượng diệu, không vào Tammuội vì chỉ tụng trì nên gọi là có tướng. Kinh này đầy đủ như hạnh An lạc mười tám câu, cho nên biết tướng và vô tướng đều thành phương tiện, chỉ tùy nghi ưa thích làm môn mới vào. Hai kinh trở xuống là giải thích ý trái nhau. Hạnh An lạc trở xuống là là dẫn văn gồm đủ. Bốn hạnh trong văn hạnh An lạc dòng thứ nhất tuy dạy quán tất cả không, như thật tướng, v.v… Văn đầu lại chép: Ở đời ác sau này mà hộ trì đọc tụng. Trong văn thứ ba chép: Các Đại Bồ-tát ở mười phương thường phải thâm tâm cung kính lễ bái. Nói đẳng: đẳng là dùng đáp câu hỏi lìa não loạn v.v… Trong văn Quán kinh tuy nói đọc tụng cũng gồm vô tướng.

Nam Nhạc trở xuống là hạnh An lạc, văn chép:

Tu tập các thiền định

Được các Tam-muội Phật

Sáu căn tánh thanh tịnh

Bồ-tát học Pháp Hoa

Đầy đủ hai thứ hạnh

Một là hạnh hữu tướng

Hai là hạnh vô tướng

Hạnh An lạc Vô tướng

Sâu xa mầu thiền định

Quán sát sáu tình căn

Hạnh An lạc hữu tướng

Đây y tha khuyến phát

Tán tâm tụng Pháp Hoa

Chẳng vào thiền Tam-muội

Ngồi đứng đi một tâm,

Tụng văn tự Pháp Hoa

Nếu như hạnh thành tựu

Liền thấy thân Phổ Hiền.

Đây cũng là một lần phân ở hai người, rốt ráo mà nói hai hạnh cùng hiển. Đặc thị trở xuống là nói hai người này đều là chứng tiền nói theo phương tiện. Có tướng soạn tựa, là như Nam Nhạc tụng kinh cảm được Phổ Hiền, Người trí thì ở đạo tràng thấy đời trước. Vô tướng làm tựa, là cũng như Nam Nhạc một hạ khuyên quán đủ phát các thiền. Người trí một hạ hàng mà tiến hạnh v.v… Diệu chứng trở xuống là nguyên ý văn. Mục đích là chứng pháp, chứng ở chân tợ. Tợ tức là gần vào vị Tương tự, chân tức là xa vào vị Sơ trụ. Vì trong phẩm đầu thì quyền thật lý tức trong thứ năm sự lý không hai. Nay trải văn trở xuống là trải sự tu quán, thí dụ như Đại luận quyển hai mươi tám pháp môn Sư Tử Hống, Đại Kinh quyển hai mươi bảy pháp môn Ba-lợi-thọ v.v…, pháp môn tượng thân nghĩa rất rõ ràng, chỉ phải tìm văn ý thú thứ lớp. Sáu thông như trở xuống là nói trong trợ đạo, tám giải như trở xuống là nói trong thiền cảnh. Bốn nhiếp: Là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Bố thí là đúng pháp cầu tiền của, thường nghĩ bố thí. Ái ngữ là bố thí rồi an ủi khiến trụ an vui. Lợi hành là tự lợi lợi tha bình đẳng nhiếp lấy. Đồng sự là vì lợi ích nên đồng sự nghiệp. Lại như hạnh mà nói là bố thí, vô nhiễm tâm mà nói là ái ngữ, dạy người không mệt mỏi gọi là lợi hành. Lìa lỗi, an ổn người, gọi là đồng sự. Trước là nói về tài, sau là nói về pháp. Cho nên hai thí tài, pháp phải đủ bốn giáo khai hiển. Cho nên nói dẫn vật nhiều mối, v.v… Pháp Hoa trở xuống là kết. Như văn trong khuyên tu nói tiếu, Thuyết Văn chép: Cốt pháp tương tự, nghĩa là trừ nó ra thì không cùng Phật thừa cốt pháp tương tự. Kế giải thích không đi không đứng. Trước giải thích lý do được tên. Do là đối bốn câu. Thật thông v.v… là y cứ hạnh thật mà nói. Kế Nam Nhạc Đại Phẩm đều giải thích tùy hạnh đặt tên. Nam Nhạc tức là Biệt Hành một quyển, tên là Tam-muội Tùy tự ý. Đủ y cứ bốn nghi ăn và nói nín. Văn đó hỏi rằng: Đây lấy từ kinh nào ra. Đáp: Từ kinh Thủ-lăng-nghiêm. Cho nên văn sau giải thích các thiện cũng dẫn đủ Thủ-lăng-nghiêm. Đại phẩm chép: Nếu được Tam-muội ấy khiến cho các Tam-muội biến thành vô lậu. Như một cân nước đá biến thành ngàn cân đồng bằng vàng. Người trí cũng có Biệt hành giác ý Tam-muội. Tuy lại trở xuống là hội thông. Tuy có chẳng đi chẳng ngồi v.v… ba tên khác nhau mà chỉ là pháp bốn nghi tu quán. Nay y trở xuống là lại y theo giáo giải thích tên có bằng cớ. Các số trở xuống là hỏi. Kinh Đại thừa, Tiểu thừa số các tâm sở đều chẳng phải một, vì sao chỉ lấy ý làm cảnh quán. Cùng các trở xuống là đáp. Các số đã nhiều chẳng thể nêu hết. Ý là năng tạo, nêu một mà nói các thứ. Đối cảnh trở xuống là giải thích tên khác của ý. Quán tâm tánh là thể đồng mà tên khác, tùy tâm tưởng thấy cho nên có ba thứ khác nhau, cho nên văn sau chẳng phải một, chẳng phải khác. Hỏi: Lý tánh nếu thế sao lại lập ba. Như trong Bà-sa hỏi: Ba thứ này có gì khác? Đáp: Khác hoặc chẳng khác. Nói chẳng khác, là tâm tức ý thức. Như lửa gọi là ngọn lửa cũng gọi là cháy bùng, cũng gọi là củi cháy, chỉ là một tâm mà khác nhau. Nói có khác tức tên khác nhau. Hoặc nói quá khứ gọi là ý, vị lai gọi là Tâm, hiện tại gọi là thức. Hoặc nói ở giới gọi là Tâm, ở nhập gọi là Ý ở ấm gọi là Thức. Hoặc nói nhiều mầu gọi là Tâm, như sáu đường do tâm, hệ thuộc gọi là ý, như năm căn thuộc ý. Nói tưởng gọi là Thức, như phân biệt thuộc về Thức. Câu-xá nói tập khởi gọi là Tâm, trù lượng gọi là Ý, liễu biệt gọi là Thức. Lại y theo Tiểu tông, thì ba tên chỉ là một pháp khác tên mà thôi. Cho nên nay nói ba – một họp tan chẳng thể chấp nhất định. Như thế, v.v… là muốn quán lược. Tâm tưởng thấy trái ngược, là Bà-sa chép: Vô thường gọi là thường là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, thấy điên đảo. Ngã lạc tịnh cũng giống như thế. Xưa chép: Trong bốn ấm ba tâm không đảo, thức tâm có đảo. Có người nói thức tâm không đảo, ba tâm có đảo. Nghĩa là tưởng có tưởng đảo. Thọ có tâm đảo, hạnh có kiến đảo. Có người nói chung ở bốn tâm, thức có tâm đảo, tưởng thọ có tưởng đảo, hành có kiến đảo. Có người chép: Sơ tâm vọng chấp gọi là Tâm đảo, tâm kế tưởng thành gọi là Tưởng đảo, tưởng thành ngoại chấp gọi là Kiến đảo. Trước Bà-sa giải thích: Chính lúc văn này rơi vào tâm tưởng kiến đảo để thấy ba khác. Chấp là thường v.v… chẳng gọi là giác, biết rõ đảo này không phải tướng một – khác. Chỉ quán pháp tánh mới gọi là Giác. Giác là hiểu biết trở xuống là chánh lập quán. Ba tên đối nhau đều thành sáu câu, có nêu đủ trong kinh Bát-chu Tam-muội. Phân biệt ba tên đã chế là quấy (không đúng), phải quán thể nó tánh lìa văn tự, nên trong sáu câu nói chẳng thật có, tức là thể đồng, nói chẳng phải không tức là tên khác. Lại phải chớ (chấp) danh thể đồng khác, cho nên lại biết rằng: Chẳng phải một mà nói ba, chẳng phải ba mà nói một. Các hợp tam khác y cứ theo đây mà biết. Nếu biết tên chẳng phải tên trở xuống là chung có sáu câu, phức tạp nêu giải thích lại. Sáu thứ này đều là cùng chẳng sai cùng chiếu. Giả danh và tánh đều chẳng thật có. Nếu mượn văn này lập ba quán, là chẳng phải một mà lập ba là giả, chẳng phải ba mà nói một là không, danh chẳng phải danh, tánh chẳng phải tánh là Trung. Năm thứ kia y cứ theo đây, do đó phức sơ đạt được tâm tánh mới là không thể nghĩ bàn diệu cảnh ba đế. Nếu quán trở xuống là ý đặt tên. Ý có công năng tạo khắp, cho nên chỉ quán ý là nhiếp tất cả. Nếu phá trở xuống là phá các sử, như thế là viên quán chẳng phải chỉ quán ý làm gốc các pháp, cũng phá hết nguồn vô minh các hoặc, cho nên biết không phải chỉ ý nhiếp tất cả. Cũng chính là ý tức vô minh, khi vô minh hết thì các hoặc sao còn, vì thế đều hết cho nên các trở xuống là nhiếp lược kết tên. Tuy có các tên cho đến các số, nay chỉ đặt tên Tam-muội giác ý là do đây. Tùy tự trở xuống là hai tên chỉ là tên khác của giác ý, tên ấy tuy khác nhưng nghĩa đồng giác ý. Ở đây trở xuống là khai chương. Hễ có hình lụy khi dứt việc rất hiếm có, ba Tam-muội trên duyên đủ thật khó, nếu chẳng tùy cảnh dùng quán ý khởi thì tăng thêm. Ba tánh không sót, bốn vận xem xét, trải duyên đối cảnh đều gặp như một, đâu có khắc kỳ đại đạo. Trong các kinh đầu, trước nói chương này nhiếp rộng. Kế chánh giải thích. Trước kinh thỉnh Quán Âm cũng thuộc Phương Đẳng, văn chung ba thừa cho nên trong ý chỉ quán nêu đủ ba tướng. Nếu dùng hai mươi lăm Tam-muội nghĩa chỉ có Viên Biệt. Trước y cứ sự nghi, hai âm chữ thỉnh thọ thí là âm tịnh, hỏi Tôn là âm thỉnh. Nay văn chánh ở nghĩa thứ hai. Thỉnh đủ ba nghĩa một là tự, hai là tha, ba là hộ chánh pháp. Trong kinh trước mượn Ưu-ba-tư-na tức là tự thỉnh, nguyệt cái là tha, Kệ bảy chữ là hộ pháp, cũng phải đủ ba mươi sáu câu. Văn nay chỉ là hiển cơ hiển ứng, vừa ngầm vừa hiển cơ hiển ứng. Thỉnh lại có ba nghĩa. Diên thỉnh là thân nghiệp, kỳ thỉnh là miệng nghiệp, nguyện thỉnh là ý nghiệp. Lại năm thể là thân nghiệp. Bốn bài kệ là miệng nghiệp, buộc niệm là ý nghiệp. Lại diên là thỉnh người, kỳ là thỉnh pháp, nguyện là gồm cả người và pháp. Cơ đã khai thì ba ứng cũng như thế, ba nghiệp cũng phải đều có hai câu cơ ứng khác nhau. Ba Tam-muội trước y cứ đây so sánh mà biết. Tên Quán Âm cũng y cứ với bốn tất-đậu-vật khác nhau. Đủ như phẩm Phổ môn trong Pháp Hoa Sớ có giải thích rõ. Lại y theo Quán Âm Sớ mà nói phương pháp rằng: Xưa chia làm mười: Một là nghiêm tịnh (làm sạch) đạo tràng; hai là làm lễ; ba là đốt hương rải hoa; bốn là buộc niệm; năm là có nhành dương; sáu là thỉnh Tam bảo, bảy là tụng chú, tám là tỏ bày, chín là lễ bái, mười là ngồi thiền. Y theo Phương Đẳng trước đều phải có hai giải lý sự. Văn nay có ý, sự lý cũng đủ, thứ lớp hơi khác, ở trong Bách Lục. Lập cành dương là đặt bên tay trái Quan Âm là cành dương, tay phải là bình nước, cho nên thỉnh phải đủ hai vật. Nếu làm nói lên thì cành dương phất là nói lên cho tuệ, tịnh bịnh lắng trong nói lên cho định. Năm vóc sát đất, như các vị tăng thường làm, theo Địa trì, A-hàm đều dùng hai gối, hai cùi chỏ và trán sát đất gọi là năm vóc sát đất, cũng gọi là năm luân, năm chỗ hướng hạ là trong năm vóc như cây đổ nhào. Lại Lý quán giải, Quán Âm Sớ chép: Nếu khởi năm ấm lìa Tát-bà-nhã gọi là bình lập đứng thẳng chân trái như sắc, chân phải như thọ, tay trái như tưởng, tay phải như hành, đầu như thức. Nếu vào Tát-bà-nhã thành năm phần gọi là sát đất, thì giới như sắc, định như thọ, tuệ như tưởng giải thoát như hành, giải thoát tri kiến như thức. Phải nói đủ lý do nghĩ rất dễ hiểu. Buộc niệm đếm hơi thở là văn nay theo kinh chỉ đến số mười. Sớ nhân hơi thở mà khởi các hành. Vì sao? Vì hơi thở gió là sắc, lãnh nạp hơi thở này, duyên tưởng hơi thở này, các tâm sở là hành, tâm vương là thức. Trong quán hơi thở này năm ấm bốn niệm thành pháp Thanh văn. Nếu quán hơi thở là quá khứ vô minh nhân duyên thành hiện báo hơi thở đến vị lai, đó gọi là quán hơi thở thành pháp Duyên giác. Lại chẳng mê đắm thọ, hơi thở gọi là đàn (bố thí), chẳng khởi bất thiện gọi là thí (giới), đến được hơi thở này gọi là Nhẫn, niệm niệm tiếp nối gọi là Tấn, ở duyên chẳng loạn gọi là Thiền. Phân biệt hơi gió, biết rõ tà chánh gọi là Trí. Đây gọi là quán hơi thở thành pháp sáu độ của Bồ-tát. Nếu quán hơi thở thành các tuệ vô tướng gọi là quán hơi thở thành pháp Thông giáo. Thấy hơi thở chẳng phải không chẳng phải tục, Trung đạo Phật tánh, trước sau mà quán, đó là pháp Biệt giáo. Nếu quán hơi thở này một tâm ba đế là pháp Viên giáo. Đếm hơi thở đã như thế thì các hành cũng so sánh như thế. Cho đến các văn khác cũng phải phân biệt. Ba là xưng niệm Tam bảo là nói lên trừ ba chướng, nói rõ xưng niệm Tam bảo là nói lên trừ ba chướng, nói rõ hành pháp đều có đủ trong Bách Lục và Nghi Chánh Hạnh đều ở trong kinh ấy. Cho nên nói có thể tìm kinh bổ ích. Văn nay Bách Lục và Chánh Hạnh Nghi đều chẳng chép bốn bài kệ hạnh, kệ rằng:

Nguyện cứu khổ ách con

Đại bi che tất cả

Phát ánh sáng tịnh khắp

Diệt trừ si tối tăm.

Vì tránh khổ độc hại

Phiền não và các bịnh

Ắt sẽ đến chỗ con

Cho con an vui lớn.

Nay con cúi đầu lạy

Nghe tên cứu nguy ách

Nay con tự qui y

Thế gian cha từ bi.

Cúi xin chắc chắn đến

Thương con ba khổ độc

Cho con vui đời này

Và cho đại Niết-bàn.

Trong bốn bài kệ này hai bài kệ đầu là chánh thỉnh, hai bài kệ kế là kết thỉnh. Hai bài kệ đầu lại có hai: Một là thỉnh chung, hai là thỉnh riêng. Hàng đầu lại có hai: Câu đầu chỉ tự thỉnh, ba câu kế chung tự tha. Khổ ách là bịnh của sáu căn. Che tất cả, là chẳng riêng nhà, lìa chung mười giới. Hai câu kế là thỉnh trị si. Kế trong thỉnh riêng là thỉnh trừ ba chướng. Độc tức là nghiệp. Phiền não như văn, các bịnh là báo, vui là Niết-bàn. Niết-bàn là ba đức, ba đức phá ba chướng, kết thúc như văn. Tụng bốn bài kệ này là chuyển chương duyên cũng là vào gốc quán tương ưng, cho nên phải lược biết. Lại tụng ba bài chú, chú là văn ở kinh Thỉnh Quán Âm, nếu người tu hành đến đó tìm. Phát lồ rửa giặt, như áo dơ thì phải giặt rửa phát lồ như chỉ cho người, sự nghi như nước tro. Lý quán như nước trong, lý thể như áo sạch. Che giấu nhơ chẳng sám hối phải đọa đường ác mãi. Trước ngọ v.v… phương giống như pháp, ngày đêm hai thời đều lấy phần đầu nên nói là ngọ tiền và sơ dạ (trước giờ ngọ và đầu đêm) các thứ khác gọi là bốn thời, phải theo thường nghi chẳng nên bỏ. Kinh nói trở xuống là chánh nói tu quán. Trước y cứ sáu trần cho đến năm ấm mà thực hành quán. Trước quán sáu trần, tuy dẫn Đại Tập như không như tâm, vẫn gọi là thông chung. Cứ trở xuống là quán ấm chỉ lìa tánh tướng thành Thanh văn không. Cho nên kế lại phải tu huyễn hóa và thật quán. Đất không cứng trở xuống là kế quán năm ấm. Trong đây trước quán sắc ấm, sắc tức bốn đại. Trước quán địa đại, địa là sự bền chắc, nhân duyên mà thành, có vốn chẳng thật có, mà tình cho là có, có là bền chắc. Cho nên ở Địa đại mà khởi tình chấp chặt. Nay mượn sự cứng để phá tình chấp. Cho nên nói có là nghĩa cứng. Hai câu không v.v… và ba đại kia lệ theo mà biết. Kinh ấy nhân Ưu-ba-tư-na hỏi, Thân Tử đáp. Trong phần đáp chép: Phải quán Địa đại không bền chắc, thủy đại không dừng, phong đại vô ngại, từ điên đảo sanh. Hỏa đại chẳng thật, giả nhân duyên mà sanh. Thọ tưởng hành thức, mỗi ấm tánh đồng nhau, ở bốn đại đều vào bờ cõi như thật. Ưu-ba-tư-na được bốn Đại định, thông suốt năm ấm, được quả La-hán. Văn nay y theo kinh dùng nghĩa khai thác làm pháp quán. Cho nên ở bốn đại đều dùng bốn tánh suy khiến như không. Đời mạt pháp độn căn khác nhau Phật nhật. Cho nên y theo Trung Luận mà quán hai không. Như trong Địa đại câu đầu nói có là nghĩa cứng. Đây thì chỉ gọi đị là nhất định có vì phòng chuyển chấp phá ba câu. Chấp rằng: Có đã là cứng, không đâu được cứng. Cho đến chuyển nhập câu thứ tư chấp chẳng phải có, chẳng phải không, cũng gọi là không bền chắc. Nay đều phá đều chấp bền chắc. Nhưng mặt đất này vốn chẳng phải bốn câu, không danh tự bền chắc nhân tình mà gọi bền chắc, cho nên dụng bốn câu nhờ bền chắc mà phá chấp. Ba đại kia y theo Địa đại suy nghĩ mà biết. Đó gọi là sắc ấm để vào tánh không. Như trong Địa đại ban đầu nói rốt ráo chẳng thật có. Kế trong Thủy đại, Phong đại đều nói cũng chẳng trụ không có bốn câu, cũng chẳng trụ trong chẳng thể nói đều là văn tướng không. Chỉ có trong Hỏa đại thì tướng không văn lược. Tánh tướng của các ấm như thọ v.v… y theo đây cũng rất dễ thấy. Hỏi: Suy ra ba đại trước đều dùng bốn câu như có v.v… mà phá. Đến Hỏa đại thì văn bèn dùng Bốn câu như tự v.v… mà phá là sao? Đáp: Có hai nghĩa: Một là y theo kinh, kinh nói Hỏa đại chẳng thật, từ nhân duyên sanh. Nhân duyên phải làm tên tự tha mà nói; hai là tên khác nghĩa đồng. Có chỉ là tự, không chỉ là tha, cho đến cùng chẳng sai chỉ là không nhân. Văn kinh còn lược các ấm khác chẳng nói. Phải nói thọ không lãnh nạp tánh chẳng thật có. Nếu bảo thọ là có là lãnh nạp cho đến bảo thọ chẳng phải có chẳng phải không, cũng là lãnh nạp. Cho đến thức là liễu biệt cũng giống như thế. Đầy đủ phải như trong quyển năm mà phá giả bốn câu. Như thế mà quán là pháp Thanh văn, tức dùng chân đế gọi là như thật. Hỏi: Nếu pháp Thanh văn phải quán bốn đế? Đáp: Ấm là khổ đế, tánh chấp là tập, quán pháp là đạo, thật tế là diệt. Quán ấm đã thế trở xuống là kế nói quán pháp Duyên giác. Đầu tiên từ vô minh, cuối đến già chết, đều như tiếng vang trong hang trống đều phá tánh tướng, vì sao? Vì nếu có bốn câu tức là vô minh cho đến già chết. Nếu vào thật tế gọi là quán không đã thành. Gốc của quán tuệ v.v…, nếu không có quán tuệ bèn thành khổ hạnh vô ích. Cho nên phải dùng các quán Như Huyễn v.v… mà được tánh tướng không, vào mé như thật. Mé thật có hai. Nhị thừa y thông, thông tức chân đế. Biệt viên y trung, chẳng chung với Tiểu thừa. Nay lại từ thông đến dưới (thấp nhất) sáu chữ ba Đà-la-ni mới từ Trung đạo huống chi văn dưới quán ác thường dùng Viên quán. Phải biết văn nay bổn ý ở viên. Tỏa phục trở xuống là y cứ ba Đà-la-ni đối phá ba chướng. Nói tiêu phục, tiêu là tiêu trừ, phục là điều phục độc của báo chướng giết hại người tu, dùng tổng trì này mà chiết phục. Người Tỳxá-ly trở xuống là nói công năng phá chướng. Kinh chép: Bấy giờ, ở nước Tỳ-xá-ly tất cả người dân bị bịnh truyền nhiễm: Một là mắt đỏ như máu; hai là hai lỗ tai ra mủ; ba là mũi chảy máu; bốn là lưỡi sưng nói không ra tiếng; năm là thức ăn biến thành rắn rít; sáu là thần thức u mê như người say. Sớ nói: Năm căn bịnh làm cho ý thức hôn mê. Cho nên chép: ý thức cho đến như say. Kinh nói: Có năm quỉ dạ-xoa ăn tinh khí người. Sớ chép: Như là bịnh quỉ từ năm căn vào, kẻ gây ra bịnh gọi là năm Dạ-xoa. Kinh chép: Khi ấy, Trưởng giả tên là Nguyệt Cái cùng năm trăm trưởng giả đều đến chỗ Phật bạch Phật rằng: Người dân nước này bịnh dữ, thầy thuốc Kỳ-bà dùng hết đạo thuật cũng không cứu được. Cúi mong Đức Thế tôn cứu cho bịnh khổ này. Phật bảo Trưởng giả rằng: Cách đây không xa ở về phương Tây có Phật hiệu là Vô Lượng Thọ, ở đó có Bồ-tát hiệu là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí, thường dùng đại bi mà cứu giúp khổ ách. Nay các ông nên thỉnh. Khi nói lời này thì trong ánh sáng thấy Phật Vô Lượng Thọ và hai vị Bồ-tát. Nhờ năng lực Như lai nên Phật và Bồ-tát đều đến thành này đứng ở trước cửa thành phát ra ánh sáng chiếu khắp. Do đó, Trưởng giả nói bốn hàng kệ, xưng danh Tam bảo tụng Đà-la-ni nên bình phục như xưa. Sớ chép: Ở phương Tây cực xa, sao nói không xa. Có nói rằng: Ở phàm thì xa, ở Thánh không xa, nay nói nếu cơ hợp thời tuy xa mà gần, nêu cơ chưa thục tuy gần mà xa. Hỏi: Vì sao chẳng thỉnh phương Tây? Đáp: Nếu y cứ ngũ hành thì phương Tây đứng đầu về kim là nghĩa quyết đoán. Nếu y cứ bốn đế thì Đông tập, Nam khổ, Tây đạo, Bắc diệt. Phương Tây thuộc đạo là nghĩa năng thông. Nếu thế, Đông Tây đuổi nhau với Pháp Hoa Sớ để ví cho khổ tập chẳng trái nhau ư? Đáp: Đều tùy nghĩa tiện lợi cũng chẳng trái nhau. Nếu là ngạ quỉ đối nhau để phối thì Đông tập, Tây khổ, Nam đạo, Bắc diệt, đây thì y cứ nhân quả thứ lớp sanh nhau, đều có lý do để thành chỗ nói lên. Nếu y cứ nơi chốn thì mặt trời mọc ở Đông mà lặn ở Tây, nói lên ở Đông độ Thích-ca sanh ra vật thiện, ở Tây độ Di-đà dứt trừ các hoặc, sanh Vô Lượng Thọ, có nói Phật có hai thân sanh – pháp, hai cõi hai Phật đều có hai thân sanh pháp. Ở trong sanh thân vì hóa duyên nên tuổi thọ này có lượng mà tuổi thọ kia vô lượng. Có thứ làm Bổn tích mà giải thích, có thứ làm Chân ứng mà giải thích. Thấy ứng tích chẳng thể dứt chướng, thấy chân bổn thì sẽ trừ chướng. Ở đây đều chẳng thể. Chỉ tùy cơ phải dùng đây làm nhân, dùng kia làm duyên, chẳng cần giải thích riêng. Hỏi: Vì sao thỉnh ba? Đáp: Vì cơ duyên ở ba, nếu y cứ theo sự nói lên thì Phật là nói lên cho pháp thân, Quan Âm nói lên cho trí, Thế Chí nói lên cho phước. Thông luận đầy đủ lại từ Biệt nói. Hỏi: Vì sao thỉnh ba, kinh đề từ một? Đáp: Vì Trí làm tiêu độc, tức nghĩa phá hoặc, từ nghĩa tiện nên lại đề từ một. Phật nói điều phục Đà-la-ni xong, bảo: Nếu có bốn Bộ Trì tên Bồ-tát ấy và tụng chú thì tất cả bất thiện như lửa đốt củi. Phá ác trở xuống là phá ác thuyết Đà-la-ni thích danh mà biết. Phá phạm hạnh trở xuống là kế nói công năng. Kinh chép: Người phá phạm hạnh làm mười nghiệp ác khi nghe chú này thì trừ sạch các uế cấu mà được thanh tịnh. Nếu có nghiệp chướng các ác bất thiện, mà xưng danh hiệu Bồ-tát ấy và tụng Đà-la-ni thì liền phá nghiệp chướng, hiện tiền thấy Phật, sáu chữ trở xuống là kế giải thích sáu chữ Đà-la-ni. Nói sáu chữ có người nói xưng danh Tam bảo. Hai chữ Nhất bảo tức là Phật-đà, Đạt-ma, Tăng-già. Có người nói Tam bảo là ba chữ, Quán Thế Âm là ba chữ. Đây đều không có nêu chương kết cú, cho nên chẳng dùng. Sớ xét văn kinh phải làm ba thứ nghĩa sáu chữ: Một là y cứ quả báo để làm sáu chữ. Nói kệ xong bảo rằng: Có bốn bộ chúng nghe sáu chữ này liền nói rộng công năng cứu khổ sáu đường; Hai là y cứ tu nhân dùng làm sáu chữ. Như Ưu-ba-tư-na nghe chương cú sáu chữ khiến quán tâm mạch liền nói rộng sáu Diệu môn; Ba là y cứ sáu căn để làm sáu chữ. Như Xá-lợi-phất ở trong rừng lạnh đáp lời hỏi của Tư-na rằng: Mắt tương ưng với sắc, v.v… liền nói rộng sáu căn; Ba văn sau mỗi căn kết rằng: Vì nghe chương cú sáu chữ này, cho nên nghĩa sáu chữ chẳng ngoài ba thứ này. Nay văn chánh dùng hai nghĩa trước sau. Đại bi v.v… là nói các nhà hiện nay lập nghĩa. Tịnh trở xuống là nói công năng sáu chữ. Ở trong văn đầu trước y cứ năng phá hoặc căn bản, ba độc là gốc gọi là gốc ba độc. Ba thứ này sanh ra tất cả bất thiện, lý chung tất cả. Cho nên nay văn này tịnh căn ba độc, vì thế phá rồi rất dễ thấy Phật đạo. Lại lấy vô minh làm gốc ba độc cho nên phá rồi sẽ thấy Phật đạo. Sáu chữ tức là trở xuống là chánh giải thích công năng sáu chữ, có thể phá sáu đường ba chướng, hai mươi lăm hữu, thành hai mươi lăm Vương Tam-muội. Nói sáu đường thì các luận và A-hàm Chánh Pháp Niệm Xứ nói rộng tướng ấy. Đại luận quyển ba mươi ba hỏi: Vì sao sáu đường lại nói năm đường. Đáp: Sau khi Phật mất năm trăm năm thì tụng bộ riêng khác nhau đều trả kinh Phật mà theo nghĩa của mình cho nên khiến một đường Tu-la có không khác nhau. Trong đây nói chung ba chướng nặng nhẹ khác nhau, nên phải nói sáu đường ba chướng. Địa ngục từ nghĩa đặt tên, nghĩa là ngục ở dưới đất nên gọi Địa ngục. Tiếng Phạm là Nạilạc-ca, Hán dịch là khổ cụ. Tám ngục lạnh tám ngục nóng nói đủ như Thích châm quyển bốn. Quỉ, tiếng Phạm là Xà-lê-di, Hán dịch là Tổ phụ. Nhĩ Nhà nói quỉ là về, Thi Lữ chép: Người xưa gọi người chết là người về (qui). Lại chép: Nhân thần gọi là quỉ, Địa thần gọi là kỳ, Thiên thần gọi là linh. Có người nói đói khát gọi là ngạ quỉ, thường bị xô đuổi sai khiến, đường này ở dưới cõi Diêm-phù năm trăm do-tuần, có cõi Diêm-phù là chỗ ở căn bản, cũng có thứ ở châu Diêm-phù. Có đức thì ở trong rừng cây hoa quả, không có đức thì ở chỗ bất tịnh – hai châu Đông Tây cũng có quỉ. Ở Bắc châu chỉ có quỉ oai đức. Các trời cũng có, tùy chỗ sanh hình. Trong tục có Nguyễn Tịch anh của Tôn Chiêm thường nói là không có quỉ. Bỗng có khách đến nói việc quỉ thần. Khách đuối lý đổi sắc mặt bảo rằng: Quỉ thần xưa nay Hiền thánh cùng chấp nhận, sao ông lại nói không? Đáp rằng: Nay có người thấy quỉ nói mặc áo lúc còn sống, vậy người có áo quỉ cũng là có quỉ sao. Người luận đuối lý. Đây cũng người luận chẳng biết quỉ hóa thành áo, khiến giống áo người ấy còn sống đã mặc. Tục tuy nói có chẳng phải đều biết. Cho nên trong tục giáo chỉ thấy phần nhỏ người súc, chẳng thấy bốn đường kia. Cho nên Khổng Tử chép: Sống cùng người việc này còn chưa biết, chết cùng quỉ thần ta làm sao biết được. Súc sanh tức Lục súc, là trâu ngựa gà heo chó dê thì nhiếp thú chẳng hết. Nay nói chung đạo này chẳng hạn cục ở sáu. Bà-sa chép: Bàng sanh thân đi ngang nên nói Bàng sanh hoặc nói khắp có, là khắp trong năm đường đều có. Vô minh nặng chẳng loài nào hơn súc sanh. Lại Đại luận dùng ba loại mà nhiếp, tức đi ban ngày, đi ban đêm, đi cả ngày đêm. Lại có ba là ở trên đất, ở dưới nước, ở trên hư không. Trường A-hàm nói rộng về A-tu-la: A là không, tu-la là trời, tức không phải trời. Lại Tu-la, Hán dịch là đoan chánh, vì nó không xinh đẹp nên gọi là Thế. Lại nói không rượu. Khi thế giới mới thành ở trên đỉnh núi Tu-di cũng có cung điện. Sau trời Quang Âm xuống, như thế lần lượt đến trời thứ năm. Tu-la giận bèn tránh đi không sanh đến đây nữa. Lại ganh ghét Phật nói pháp. Phật vì các trời nói bốn niệm xứ, thì nói năm niệm, xứ Phật nói ba mươi bảy phẩm thì nói ba mươi tám phẩm, thường làm tâm tà vạy mà che. Tinh là nghi sợ. Thi truyền rằng: Vì sắc thì nói đố, vì hạnh thí nói kỵ, hai hiền thì nói tật. Nghi như giải thích ở sau, cho nên biết Tu-la có thói xấu là ganh ghét người Hiền. Người, tiếng Phạm là Ma-hiểu-xa, Hán dịch là Ý, vì người khi làm việc đều phải suy nghĩ. Kinh Dịch chép: Chỉ người là loài linh thiêng của muôn vật. Lễ chép: Người là tâm của trời đất, đầu mối của năm hành. Đây cùng chưa biết năm đường. Bà-sa chép: Năm đường nặng về ngạo mạn không loài nào hơn loài người. Lại chép: Trong năm đường hay tức ý cũng không gì hơn loài người. Chỗ ở có bốn. Phá ba chướng người mà nói trời người, vì trong nhân đạo có sự lý, cho nên thêm trời mà hàng phục người. Nói trượng phu, là một người cao một trượng nên nói trượng phu, đây chỉ người hơn hết mới gọi trượng phu. Bạch Hổ Thông nói phu là phò (nâng giúp) dùng đạo mà tiếp giúp. Nay cũng như thế. Dùng lý mà phò nên gọi là trượng phu. Thấy lý Phật tánh mới gọi Trượng phu. Nên kinh Niết-bàn chép: Người thấy Phật tánh tuy là người nữ cũng gọi là người nam, người nam tức trượng phu. Nếu y cứ vào ý này. Thiên đạo cũng phải có nghĩa bậc nhất thiên và hai thứ sự lý để giải thích thiên (trời), thì tục giải thích như quyển một. Tục cũng chưa biết ba cõi các trời cho nên chỉ dùng đục trong mà phân. Nay trong sách giải thích nói Thiên (trời) cũng gọi là tối thắng, cũng gọi là quang minh, dục sắc và vô sắc. Nêu chúa được quan. Đại Phạm Thiên Vương đứng đầu ba cõi, các trời khác đều thuộc về đại thần. Nay chỉ nêu chủ mà nhiếp Thần. Thần là tiện xưng nam tử, nhượng chủ là quí sáu thứ này được tên hoặc từ đối trị như bốn đường ác và người mới giải thích. Hoặc từ lý mà nói như giải thích người sau. Thiên từ tiện nghi rộng sáu trở xuống là trong y cứ hai mươi lăm Tam-muội nói bốn thứ như huyễn v.v…. Nam dùng như huyễn, Đông dùng nhật quang, Tây dùng nguyệt quang, Bắc dùng nhiệt diệm. Mười bảy thứ như bất động v.v…, là Dục giới dùng sáu, Sắc giới dùng bảy, Vô sắc giới dùng bốn. Dục có sáu là bất động phá bố vương, nam phục phá Đao-lợi, Duyệt ý phá Dạ ma, Thanh sắc phá Đâusuất, Huỳnh sắc phá hóa lạc và Xích sắc phá tha hóa. Sắc giới có bảy là Bạch sắc phá Sơ thiền, các thứ phá Phạm vương, song phá Nhị thiền, Lôi Âm phá Tam thiền, Chú Vũ phá Tứ thiền, Chiếu cảnh phá Na-hàm, Như hư không phá vô tưởng. Vô sắc có bốn, vô ngại phá không xứ, thường phá thức xứ, lạc phá bất dụng xứ, ngã phá phi tưởng phi phi tưởng xứ. hai mươi lăm hữu chung làm bài tụng rằng:

Bốn vức bốn đường ác

Sáu dục và Phạm vương

Bốn thiền bốn Vô sắc

Vô tưởng năm A-hàm.

Hai mươi lăm Tam-muội phá hai mươi lăm hữu, ở phẩm Thánh Hạnh trong đại kinh đủ như trong Huyền Văn quyển bốn giải thích. Kinh này chung ba thừa trở xuống là kết thành ba thừa dụng quán khác nhau. Sáu đường và hai mươi lăm hữu nghĩa ấy là một, vì hay quán trí khác nhau nên phân ra ba người khác nhau. Tuy nói ba thừa giáo nhưng phải chia làm bốn: trước nói pháp Nhị thừa, pháp này chung với hai Bồtát. Nay phá hai mươi lăm hữu thấy ngã tánh. Cho nên trong Bồ-tát thừa chỉ ở Biệt Viên, phá chướng là chung ba, phá hữu thì riêng. Tự điều là từ nhân làm tên, tự độ là từ quả làm tên. Sát tặc (giết giặc) là từ nghĩa đặt tên, tức hại vật thì nói là giặc, vì phá hại bậc Thánh. Nhĩ Nhã chép: Trùng ăn mầm tiết là giặc ba giới, kết trùng ăn mầm vô lậu, nên A-lahán dịch là Sát tặc. Phước dày là trăm kiếp tu phước, nên nói phước dầy. Phước nhiều giúp trí cho nên căn cơ lanh lợi. Nếu khởi trở xuống là do khởi đại bi duyên mé như thật được không lui sụt. Vị này phải ở Sơ trụ Sơ địa niệm không lui sụt. Hỏi: Như thế, vì sao kinh ấy nói Phật bảo Kiên Ý rằng: Định Thủ-lăng-nghiêm không phải Sơ Địa mà được, cho đến không phải Chín địa mà được, chỉ có Thập Địa mới được. Đáp: Đây thì Biệt giáo giáo đạo mà nói, vì Thủ-lăng-nghiêm tên là Kiện Tướng, cho nên hạ địa không được. Nghĩa viên đủ như cuối quyển I. Sơ tâm còn được quán Niết-bàn chẳng lẽ không được quán Thủ-lăng-nghiêm ư? Bảy Phật, tám Bồ-tát, v.v… là kế y cứ các kinh. Bảy Phật trong kinh thần chú trước nói bảy Phật đều có Đà-la-ni và nói công năng để thực hành sám pháp. Kế văn nói tám Bồ-tát: Một là Văn-thù, hai là Hư Không Tạng, ba là Quán Thế Âm, bốn là Cầu Thoát, năm là Bạt-đà-hòa, sáu là Đại Thế Chí, bảy là Kiên Dũng, tám là Thích-ma-nam, cũng đều có thần chú và công năng hối pháp. Cho đến kinh dưới văn lại có Bồ-tát Phổ Hiền và tám vị Long Vương, cũng đều có chú diệt tội. Lại như bảy Phật Cu-chi Đà-la-ni và tám Đại Bồ-tát trong Du-già đều có Đà-la-ni, tức là Quan Âm, Thế Chí, Văn-thù, Phổ Hiền, Hư Không Tạng, Kim cương Tạng, Trừ Chướng Cái, Di-lặc. Hư Không Tạng tám trăm ngày dọn dẹp nhà xí, xí nghĩa là xen lẫn. Trên cõi người ở chỗ ấy rất tạp uế nên gọi Thế. Kinh Hư Không Tạng chép: Ở đời vị lai người giỏi tỳ-ni phải dạy chúng sanh nói pháp, trị tội có ba mươi lăm Phật cứu thế đại bi, phải lập đạo tràng, đủ các thứ cúng dường. Trước lễ Phật mười phương xưng ba mươi lăm danh hiệu Phật, riêng xưng tên Đại Bi Hư Không Tạng. Vì sao? Vì Hư Không Tạng trên đầu có mão trời, trong mão có châu như ý, có ba mươi lăm vị Phật hiện. Bồ-tát ấy ngồi kiết già hoặc có lúc hiện làm tượng tất cả sắc. Người tu hoặc ở trong mộng, hoặc trong lúc ngồi thiền khi thấy tướng này là do Ma-ni châu ấn chúng người tu, trên vách làm chữ diệt tội. Tướng Phật này lại vào trong tăng đúng pháp nói giới. Nam Sơn Hành Nghi cũng dùng văn này. Nếu y theo ý này đủ số thì được. Cho nên trong phó pháp tạng diệt tội nặng rồi, người thời ấy gọi là Luật Sư Thanh Tịnh. Nếu Ưu-bà-tắc được chữ chẳng chướng thọ giới. Cho nên sao chủ y đối tục mà nói đều có bằng cớ. Nếu chẳng được chữ trong không xướng rằng tội diệt, tội diệt. Lại không có tướng này. Người giỏi tỳ-ni mộng thấy Hư Không Tạng bảo rằng: Tỳ-ni-tát, Tỳ-ni-tát. Tỳ-kheo và Ưu-bàtắc lại bảo sám hối. Một ngày đến bảy ngày lễ ba mươi lăm Phật, nhờ năng lực Bồ-tát nên tội ấy nhẹ dần. Người biết pháp lại dạy tám trăm ngày dọn dẹp nhà xí. Ngày ngày bảo rằng: Ông làm việc bất tịnh hết lòng chùi rửa tất cả nhà xí, chớ để người biết. Chùi rửa xong, tắm gội mà lễ ba mươi lăm Phật, xưng tên Hư Không Tạng, hướng về mười hai bộ kinh, năm vóc sát đất tự nói bày tội lỗi trải hai mươi mốt ngày mà nhóm họp thân ở trước tượng Phật mà xưng danh hiệu ba mươi lăm vị Phật. Bồ-tát Văn-thù kiếp hiền làm chứng minh, bạch bốn lần Yết-ma như trước thọ giới lại. Đây cũng là văn phạm trọng mất giới. Nếu không mất vì sao sám hối rồi khiến thọ lại. Kinh chép: Phật bảo Ba-ly: ông vì người ở vị lai không hổ thẹn nhiều phạm giới, phải đúng như pháp sám hối này, có đủ trong Nam Sơn Nghi. Nói nhóm họp bạn thân là không phải quyến thuộc thế tục, so với những người phạm tội nặng đến thẳng mà thọ chưa thấy ích phương. Nếu thọ rồi mà sanh hổ thẹn thì cũng hơn trần tục. Tự bảo chẳng bỏ lại vào trong tăng. Căn bản đã không thì chỗ ngồi đâu còn. Văn này lại thuận ý Hư Không Tạng. Nếu theo luật văn một chi một cảnh, tuy đã hoại, khác chi khác cảnh cũng chuyển như cũ. Cho nên y luật thì chỗ ngồi chẳng không.

Pages: 1 2 3 4 5