SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 2

PHẦN 4

Kế trong các điều ác, trước nói cảnh quán nói rằng: Thiện ác không nhất định, v.v… trước nói tướng chung của thiện ác. Đây thì chưa thể lấy hết làm cảnh quán. Vì sao? Vì xoay vần nhìn nhau được tên gọi thiện ác thì người nào không thiện người nào không ác, cho nên chẳng dùng làm cảnh quán. Nay nói đâu khởi, v.v…, tâm hung là ác, thân bịnh là cùi hủi. Chợt khởi tâm ba đường, chẳng sanh niệm Nhị thừa. Độc khí là Đại luận bác bỏ Bồ-tát Tam Tạng rằng: Còn đủ ba độc, làm sao nhóm hội vô lượng công đức? Ví như bịnh độc dù chứa đầy cam lộ cũng chẳng nên ăn. Bồ-tát tu các công đức thuần tịnh mới được thành Phật. Nếu có xen lẫn ba độc làm sao có thể còn đủ pháp môn thanh tịnh. Thân Bồ-tát cũng như bình độc, đầy đủ phiền não gọi là có độc, tu tập Phật pháp như chứa cam lộ. Pháp này dạy người khiến người mất mạng thường trụ. Đại Kinh chép: Từ đây, v.v… là dẫn chứng Biệt giáo. Cho nên trong phẩm Bốn Tướng, Ca-diếp nói tựa rằng: trước khi ta nghe bốn đức thì đều là tà kiến. Đây là Ca-diếp khiêm nhường tự bác bỏ trách. Nghĩa đồng ở tà, chẳng lẽ từ đây trở về trước đốn đồng ba thứ bên ngoại. Nay cũng như thế chưa hiểu lý nên nói là tà kiến. Tá tức là ác. Cho nên phải biết chỉ có viên là thiện. Lại có hai ý: Một là lấy thuận làm thiện lấy trái làm ác, là ý đối đãi. Kế là nêu thấu suốt làm thiện, là đối đãi dụng đối đãi, đều phải lìa ác, mê đắm viên còn ác huống chi là các thứ khác. Như thế trở xuống là kết thành tướng chung. Nay ở trở xuống là nói riêng cực ác để làm cảnh quán. Trong đây trước nêu thể ác tức sáu tế. Pháp thiện trở xuống là kết trước sanh sau. Trước tuy trở xuống là nói quán ý ác, vì thuần ác nên chẳng thể chẳng quán. Nếu chẳng quán thì chỉ có ác không có thiện, mình người đều thế, nên phải tu quán. Dẫu chẳng trở xuống là giải thích. Người khác dẫu chẳng hoàn toàn khởi bất thiện, thiện ác chẳng không, xuất gia lìa đời trở xuống là huống thích khởi riêng. Xuất gia chẳng đủ lý đáng thiện ác, cư sĩ tại gia thuần ác huống là thiện ư? La-hán tập khí thừa cũng vẫn còn ác. Phàm phu trở xuống là nói nguyện do dùng quán, thánh còn tập khí thừa, phàm phu làm sao có thể buông lung. Như Phật ở đời trở xuống là trước nêu Phật ở đời dùng quán có ích dẫn người làm chứng. Trong trước quán ác ý mà nói chẳng thể tưởng vui, trong Đại luận quyển mười tưởng giải thích tất cả thế gian chẳng thể tưởng vui, nói rằng: Thế gian có hai thứ: Một là chúng sanh, hai là cõi nước. Nói chúng sanh chẳng thể vui là ba ác, tám khổ, mười bốn ác v.v… hoặc nghèo mà ưa bố thí, nhiều tiền mà keo kiệt, hoặc nghèo mà đẹp, giàu mà xấu, hoặc kiêu ngạo chẳng khiêm nhường, hoặc tiếp người thì dối gạt. Như thế vô lượng chẳng thể nói hết. Cõi nước chẳng thể vui là hoặc nhiều suy không tốt, đói khát lạnh nóng dịch bịnh khí độc, các thứ như thế, cho đến thượng giới (cõi trời) cũng có những khốn khổ hơn ở hạ giới, như ở trên cao rớt xuống thấp thì khổ chẳng nói được. Văn nói không có người tốt là lời lược chúng sanh lấy người khác mà so mình chỉ thuần chẳng thiên lệch. Cho nên chẳng thể chẳng quán ác. Kế trong Túng thích nói nhiều keo kiệt, là lược nêu sáu tế để giải thích Thiên khởi. Bốn thứ trước như văn. Rượu là nguồn loạn tức loạn ý tê, căn tánh dịch đoạt tức là ngu si tế. Nếu người có tuệ thì chẳng bị ác đổi hay sanh là căn, sác tập thành tánh, thường thường đổi trao nên nói dịch đoạt. Lại tùy cảnh mà chuyển thành dịch, hoặc ép mất chân gọi là đoạt, hoặc lấy ngu thay trí là dịch, trí bị chân chế là đoạt. Kế trong huống thích nói La-hán tập khí dư thừa, là Thân tử có tập khí sân. Vì từ đời quá khứ từ rắn mà sanh, có tập lăng mạn vì đời trước từng làm Bà-la-môn mà đến. Như khi Phật còn tại thế có một vị Tỳ-kheo thường soi gương là đời đời làm thân nữ mà sanh. Có một Tỳ-kheo thường thích theo nhiễm là đời đời làm thân khỉ mà sanh. Dẫn người làm chứng ở tại gia, tức lại nêu chung có người ác. Ương-quật trở xuống là nêu riêng người ác. Trước nói người ác có đạo, Ương-quật, v.v… là kinh Ương-quật chép: Thôn phía Bắc của thành Xá-vệ tên là Tát-na có con gái của Bà-la-môn nghèo tên là Bạt-đà, có một con trai tên là Nhất Thiết Thế Gian Hiện nhưng sớm mất cha, đến năm mười hai tuổi thì năng lực vóc đầy đủ thông minh khéo ăn nói. Có thôn khác gọi là Phá-ha-tư, có vị Bà-la-môn tên là Ma-ni-bạt-đà rất giỏi bốn bộ Viđà. Nhất Thiết Thế Gian Hiện theo ông ấy học, thầy được vua mời bèn nhờ Thế Gian Hiện coi nhà. Vợ Bà-la-môn thấy Thế Gian Hiện đẹp trai bèn sanh tâm nhiễm đến nam áo. Khi đó, Thế Gian Hiện nói Bà là mẹ con, con đâu thể đối với bậc tôn túc mà sanh bất thiện. Bà ấy hổ thẹn buông áo lánh xa, rồi tự lấy móng tay cào trầy xy cứ mặt mày, lại lấy dây tự cột mà chân không rời đất. Khi người chồng về, bà sợ Thế Gian Hiện kể lại việc xấu, bèn dùng lời ác mà vu cáo Thế Gian Hiện, khi ông đi rồi nó đã có điều không phải với tôi. Thầy nói: “khi Nó mới sanh đã có điềm lạ, chắc chắn không có lỗi ấy,” liền bảo Hiện rằng: “ngươi hãy đi giết mười ngàn người thì khỏi tội.” Thế Gian Hiện nghe nói thì bạch rằng: “Than ôi, việc giết ngàn người con không làm được.” Thầy nói “ngươi là người ác, chẳng thích sống làm Bà-la-môn hay sao? Đáp rằng: “Lành thay! Con xin vâng lời” rồi lễ dưới chân thầy, thầy thấy vậy nghĩ là người ít có, ông là người đại ác chẳng chết hay sao? Bèn sai giết mỗi người rồi lấy ngón tay làm tóc đội trên đầu thì thành Bàla-môn. Do duyên đó nên gọi Ương-quật-ma, khéo vâng lời dạy. Tăng Nhất chép: Như thế lần lượt giết ngàn người lấy ngón tay làm tóc. Có người tâu vua Ba-tư-nặc trong nước có người rắn giết hại vô số người. Tỳ-kheo tu hạnh khất thực nghe xong liền bạch Phật. Phật tìm đến chỗ ấy. Các người lấy củi và bắt trâu dê đều chẳng qua được bảo là có giặc. Phật cứ tiến lên từ xa thấy Phật đến bảo ngón tay làm tóc của ta chưa đủ số. Người Mẹ nhân đem đồ ăn đến, lại tự nghĩ thầy ta nói giết mẹ thì sanh lên cõi trời. Liền nắm đầu mẹ rút kiếm định giết. Phật phát ra ánh sáng. Quật chép: Chẳng phải trời phạt ta sao? Mẹ nói: Không phải ánh sáng của mặt trời mặt trăng, chính là ánh sáng của Thế tôn. Quật nghe tên Phật, bảo rằng thầy ta có nói giết Sa-môn cũng được sanh lên cõi trời. Bảo mẹ đứng đây, tôi đi giết Sa-môn, bèn bỏ mẹ mà rượt theo Phật, thấy Phật như núi vàng. Phật cứ đi trên đường, rượt theo không kịp, bạch Phật nói kệ, đồng với kinh Ương-quật. Kinh Ương-quật chép: Ngừng lại đi Đại Sa-môn con vua Tịnh Phạn, tôi là Ương-quật-ma nay đến xin một ngón tay. Như thế gồm có ba mươi chín bài kệ chỉ đổi câu thứ hai nói rằng:

Người nhuộm áo không tham,

Người cạo đầu hủy hình,

Người biết đủ ôm bát.

Phật dùng hai trăm sáu mươi bảy hàng kệ đáp rằng:

Dừng lại Ương-quật-ma

Ông phải trụ tịnh giới,

Ta là Đẳng Chánh Giác

Hơn ông kiếm trí tuệ.

Chỉ đổi câu thứ ba, các câu khác đều đồng, các câu thứ ba khác nói:

Ta trụ mé Vô sanh,

Ta trụ ở mé thật,

Ta trụ mé vô tác.

Đều dùng chỗ chứng mà đáp Ương-quật, Ương-quật nghe rồi bèn dùng Phật lực mà khiến cho ngộ. Trong bản Phạm chép: Như lai ra đời ức kiếp mới được gặp, kẻ chưa độ thì đều độ (bốn hoằng). Có người thấy Phật liền vì nói diệt, rượt theo không kịp hẳn là Như lai, bỏ kiếm hầm sâu liền lễ Phật, Phật nói lành đến, liền thành Sa-môn được pháp nhãn thanh tịnh. Vua Tịnh Phạm thống lãnh bốn binh đến đánh. Vua nghĩ trước phải gặp Thế tôn mà chưa rõ mọi việc. Phật hỏi có ý gì, vua đáp đầy đủ ý mình. Phật bảo vua rằng: Thấy người xuất gia hành đạo thì phải làm sao? Vua nói: Phải cúng dường lễ bái. Nó không có chút thiện, làm sao phát được tâm này. Bấy giờ Ương-quật ngồi kiết già chánh ý, cách Phật rất xa. Phật chỉ cho vua thấy. Vua lễ bái cúng dường rồi khen Phật khéo hàng phục người ác ấy. Sau Phật nói pháp cho nghe mà được quả A-la-hán, đủ sáu thần thông. Vào thành khất thực, có người thấy biết. Có người đàn bà thai sản rất khó gặp Phật, Phật nói Hiền thánh xưa nay không hề giết người, người đàn bà ấy không ai khác.Có Tỳ-kheo hỏi Phật bổn duyên v.v… vốn là Bà-la-môn muốn cầu pháp sanh lên cõi trời chẳng trái với lời thầy dạy, gồm bảo vệ người bà dối trá kia mà giết hại. Cho nên văn chép: “giết lắm mà từ cũng lắm” Kỳ-đà-mạt-lợi, v.v… là y theo kinh Vị Tằng Hữu quyển hạ chép: Thái tử Kỳ-đà bạch Phật rằng xưa thọ năm giới, giới cấm rượu là khó giữ bèn muốn bỏ năm giới mà giữ mười điều lành. Phật nói: Khi uống thì có lỗi gì. Đáp: Trong nước các bậc Hào Hiền mang đến cùng uống cũng không có lỗi khác. Phật nói: Như thế thì trọn đời không lỗi. thiện có hai thứ: Hữu lậu và vô lậu. Uống mà chẳng khởi nghiệp ác là thiện báo, gọi là thiện hữu lậu. Phật nhân đó nói nhân duyên xưa. Xưa, ở nước Xá-vệ có vị vua, vì tranh việc nhỏ mà có thù oán lớn, bèn dấy binh đánh nhau. Có vị Đại thần tên là Đề-vi-la ỷ mình giàu sang mà khinh mạn. Lúc đó, Thái tử muốn giết đi. Cha không cho bèn ôm hận buồn rầu. Thái hậu thấy bèn mang rượu ngon đến khuyên. Con nói Tổ tiên từ trước đến nay chẳng hề uống rượu. Nếu uống rượu thì trời Na-la giận, Bà-la-môn phạt con. Thái hậu giữa đêm sâu mở cửa cung khuyên con ba lần, uống rồi thì quên ưu phiền. Trong ba ngày rất vui sướng, do đó mà dứt oán cừu. Vua cha lại can phàm phu đức trải nhiều đời sao vì việc nhỏ mà gây oán như thế. Nếu chẳng nhẫn thì mất nước, do đó mà hòa bình, đó là năng lực của uống rượu. Mạt-lợi, kinh nói: Vốn tôi tớ Bà-la-môn Da-nhã-đạt ở thành Vươngxá tên là Huỳnh Đầu, thường biết giữ vườn, nhân đem lương khô mà cúng Phật cầu phước. Sau, vua Ba-tư-nặc đi săn vào vườn mà gặp, người tớ ấy cung cấp cho vua và xoa bóp rất vừa ý vua hỏi Bà-la-môn có bán không thì đáp: Kẻ tôi tớ hèn của tôi sao kham được. Vua lại hỏi thì đáp rằng bán ngàn lượng vàng, vua đem trăm ngàn lượng vàng mà mua về làm phu nhân bậc nhất. Kinh Vị Tằng Hữu chép: Nặc vương bạch Phật: Như Phật nói tâm rất vui mừng, chẳng khởi nghiệp ác gọi là thiện hữu lậu. Việc ấy chẳng đúng, như người uống rượu tâm rất vui vẻ, chẳng sanh phiền não. Vì chẳng sanh phiền não nên chẳng giết hại. Con nhớ thuở xưa khi đi săn, quên đem người nấu bếp theo, vào rừng, khi đói thì các người hầu nói: lúc sáng Vua chẳng bảo đem đầu bếp theo nên bây giờ không có gì ăn. Ta nghe rồi phóng ngựa về cung sai đem đồ ăn. Người đầu bếp tên Tu-ca-la thưa: Hiện không có đồ ăn, bây giờ mới làm. Vua đói quá nổi giận, ra lệnh giết người đầu bếp, các quan cùng bàn cả nước chỉ có một người đầu bếp này, giết rồi không ai nấu ăn vừa ý vua. Lúc đó, phu nhân Mạt-lợi nghe xong liền khiến đem rượu quí, thức ăn ngon, rồi tắm gội sạch sẽ, xức hương thơm, tô điểm thân thể xinh đẹp cùng các kỹ nữ đến chỗ con, con thấy phu nhân thì liền hết giận dữ. Phu nhân vội sai Huỳnh môn chớ giết đầu bếp. Đến sáng thì con hối hận buồn rầu chẳng vui. Phu nhân hỏi con: Vì sao chẳng vui? Con đáp: Hôm qua bị lửa đói thiêu đốt mà giết lầm người đầu bếp, nên nay hối hận chẳng vui. Phu nhân cười, nói: “Người ấy còn sống, xin vua chớ buồn.” Vua hỏi “chuyện thật hay đùa?” Đáp: “Thật”. Rồi gọi người đầu bếp đến, con rất vui mừng. Vua bạch Phật rằng: “Phu nhân thọ năm giới, mỗi tháng đều ăn sáu ngày chay. Trong năm giới thì phạm hai giới rượu và nói dối. Trong tám giới thì phạm năm giới là ăn quá ngọ, thoa xức hương thơm, ca múa, nằm giường cao rộng, uống rượu, nói dối. Tội phá giới ấy nặng hay nhẹ. Phật nói: Người phạm như thế được công đức lớn. Vì sao? Vì làm lợi ích. Đây là y cứ phạm giới vì cứu người. Bồ-tát lợi tha được gọi là trong ác có thiên. Cho nên chép: Chỉ có rượu chỉ có giới muốn từ đây làm ví dụ khéo tự châm chước. Nếu thuận theo tâm tham thì chẳng phải trì giới. Hòa-tu-mật-đa v.v… Thuyết Văn chép: Dâm là tư thông, ở truyện nói là tham sắc. Kinh Hoa Nghiêm chép: Kế lại đi về phái Nam có thành tên Trang Nghiêm, có con gái của Thiện tri thức tên Hòa-tu-mật-đa. Thiện Tài đến đó xin gặp cô gái ấy. Trong thành có người chẳng biết nói đồng tử này các căn vắng lặng trí tuệ sáng suốt, quán kỹ một tầm mắt nhìn chẳng nháy, tâm chẳng lay động, chẳng có tâm tham nhiễm với cô gái ấy. Đồng tử này chẳng làm ma cột, v.v… Trong đó có người biết trước cô gái ấy có trí tuệ, bèn bảo Thiện Tài rằng: Lành thay, lành thay! Nay Ông hãy gặp cô gái ấy, ông đã được gốc lành rộng lớn, ông phải quyết định cầu quả Phật các thứ khuyên răn. Phá tất cả chúng sanh có tâm tham nhiễm với nữ sắc. Này người thiện nam, cô gái này ở phía Bắc thành thường ở trong nhà. Nghe rồi thì vui mừng đến trước nhà cô thấy nhà cửa các thứ trang nghiêm, thấy cô gái dung mạo xinh đẹp nói năng khéo léo, vào trí Như huyễn pháp môn phương tiện, các thứ trang nghiêm thân, từ thân phát ra ánh sáng rực rỡ chiếu sáng khắp nhà. Ai thấy ánh sáng thì thân thể được thanh tịnh, đến lạy dưới chân chắp tay bạch rằng: Kính Thưa bậc Thánh, con vì trước phát, v.v… cô gái nói tôi được giải thoát tên là Ly Dục Tế, hễ muốn hiện thân thì hiện thân, đều khiến thấy khác nhau. Nếu người bị ý dục ràng buộc đến chỗ tôi nghe pháp, gặp gỡ, chắp tay, ngồi tạm trên giường, thấy tôi mà khấn vái, thấy tôi mà nháy mắt, v.v… thì đều được lìa dục, ôm ấp hun hít chạm môi đều được pháp môn. Tôi vào thời quá khứ, ở chỗ Cao Hạnh Vương Như lai là một vị Trưởng giả, cúng thí một đồng tiền vàng. Khi ấy, Văn-thù là thị giả Phật nói pháp cho tôi nghe, khiến phát tâm Bồ-đề. Do đó mà được pháp môn Ly Dục Tế của Bồ-tát. Cho nên biết năng hóa sở hóa đều là nhờ dục mà được lìa dục. Cho nên nói trong ác có thiện. Lại, như kinh Tuệ Thượng Bồ-tát quyển thượng chép: A-nan vào thành khất thực, thấy Bồ-tát Trọng Thắng Vương ngồi cúng dường với người nữ. Tôi bảo phạm uế chẳng khác mọi người, người tu học phạm hạnh phải dùng giáo Như lai mà tưởng thấy nghe không phạm. Khi nói thế thì Đại thiên rung chuyển. Bồ-tát tức thì bay lên hư không cách mặt đất bốn trượng chín thước bảo A-nan rằng: Người phạm dục thân có bay lên hư không được chăng? A-nan nằm mọp sát đất tự sám hối, như thế ở chỗ rồng lớn mà tìm lỗi được chăng? Đây cũng vì dục mà làm pháp môn. Sợ thấy hổ thẹn hoặc gọi vô ngại hoặc nói lý dung. Nếu người được lý phải như hàng Mật-đa Tuệ Thượng, thân bay lên hư không y chánh đều nghiêm đẹp, khiến người ấy ngộ nhập vô lượng pháp môn. Nếu có hiện thần thông còn nên hỏi rằng thông do đâu mà được. Nếu tự chứng pháp môn thì gọi là gì, từ chỗ Đức Phật nào mà phát tâm đầu tiên từng cúng dường bao nhiêu Phật? Ở vị lai lúc nào sẽ thành Bồ-đề, từng ở chỗ Phật được thọ ký, ở vị lai thanh tịnh cõi Phật ở phương nào, thánh Phật hiệu gì, mấy hội nói pháp, thị giả Bổ xứ tên gì, Phật thọ bao nhiêu kiếp, chánh pháp tượng pháp trụ được bao lâu? Nếu chẳng thể đáp câu hỏi như thế thì là quỉ thông, ngoại đạo căn bản, thần thông hữu lậu. Sanh tâm nhiễm rồi thì thần thông này mất, hoặc người nói dối không biết hổ thẹn. Như bảo thân này tức là Phật. Thích Tôn đã diệt, Từ Thị chưa ra đời lại không phải là Phật từ phương khác đến, nếu không phải ma tặc thì gọi là gì? Nếu ông chẳng tin có Phật mười phương tự gọi là Phật thì rất trái nghịch. Cho nên biết người này tự diệt đạo tâm phá gốc thiện của người khác. Nếu đại quyền nghịch hóa thì chẳng tự xưng ta làm vô ngại. Kinh Tuệ Thượng Bồ-tát lại chép: Quá khứ vô số kiếp có Phạm chí tên là Đăng Quang ở trong rừng rậm thực hành nguyện cát tường trải qua bốn trăm hai mươi năm, đến nước Ma-kiệt, có con gái người thợ gốm thấy Phạm Chí khôi ngô bèn nằm mọp trước Phạm Chí. Phạm Chí đáp: Ta chẳng thích. Cô gái nói nếu chẳng được thì tôi sẽ tự sát. Phạm Chí tự nghĩ ta thường giữ giới, nếu phạm vài giới thì chẳng phải cát tường, bước ra bảy bước liền khởi tâm từ bi mà sắp phạm giới, chẳng thế thì cô gái chết, thà khiến cô gái được yên mà ta vào địa ngục bèn làm theo nguyện ấy. Mười hai năm sau thì chết, sanh lên cõi trời Phạm. Trước là pháp thân hóa hiện không thể nghĩ bàn, đây là thật hạnh quên phạm cứu người. Người bắt chước đây nên tự xét nghĩ. Thế gian khổ nhỏ còn chẳng thể chịu nổi mà có thể phạm giới để vào địa ngục ư? Đềbà-đạt-đa tà kiến tức chánh. Hai chữ Đa Đâu tùy còn một chữ, nếu còn cả hai thì e văn lầm. Lược như quyển một chép: hiện ở A-tỳ chịu khổ vô gián. Pháp Hoa lại chép: do Điều-đạt nên đầy đủ tướng tốt, thọ ký sẽ được thành Phật hiệu là Thiên Vương. Trừ Pháp Hoa ra còn tất cả giáo chỉ nói đời đời bị tướng ác quấy rối. Đây chính là giáo pháp quyền thật khác nhau. Nếu các trở xuống là kết. Đại quyền bày tích sâu cạn khó lường. Một lần xem văn như Ương-quật, v.v… giống như phàm phu, như Hòa-tu-mật vào vị đã lâu, tuy đã vào vị tức chỉ lúc đầu làm vợ Khi ấy Trưởng giả có thể lìa dục, gọi là trong ác có thiện. Nếu mãi mãi là phàm, chẳng chứng được pháp môn lìa dục. Cho nên biết Ương-quật lại nói theo tích, nếu nói theo bổn, thì cũng lúc xưa ở trong giết ác mà lìa bỏ được. Cho nên trong tích cũng dùng giết mà làm pháp môn lợi tha. Lại hễ nói chỉ bày, thì thị là thực hành khiến vô lượng người chẳng còn làm ác. Nói theo thực hành thì đối với lý không thương tổn, người đời phần nhiều mê ý quyền tích. các thắng hạnh đều bác bỏ quyền. Nếu như thế thì việc làm của các Bồ-tát đồng với hư cấu. Chỉ duyên thật ác thì rớt, bỏ ác thì lên. Cho nên bậc Thánh bày việc rớt lên, khiến người thực hành đổi ác theo thiện. Cho nên văn chép: Tuy làm các tệ mà được thành Thánh. Nói chẳng ngăn ngừng, nghĩa là ác có thể đổi, khiến đối với ác mà tu chỉ quán. Chẳng thể mặc tính làm ác mà mãi mãi làm phàm phu. Chẳng phải nói còn ác mà gọi là không ngăn ngừa. Lại đạo chẳng năgn ngừa ác trở xuống là nói tuy được đạo mà cũng có dư ác. Tu-đà-hoàn: kinh Xuất Diệu quyển mười một chép: Xưa, có người chứng sở quả, ý duyên nữ sắc mà tư thông trong mộng. Người vợ đem tệ này gặp tri thức Tỳ-kheo bà con hỏi rằng: Tôi muốn trình bày sự tình ra đây được chăng? Tỳ-kheo chép: Không khổ nào bằng che giấu việc kín. Người vợ nói chồng tôi nặng về dục chẳng màng ăn uống, do đó sanh bịnh e mạng khó toàn. Tỳ-kheo chép: Hễ nếu khi gần ngươi thì ngươi phải nói pháp Tu-đà-hoàn thế sao? Sau làm theo lời dạy, người chồng nghe nói thì hổ thẹn mà được quả thứ ba, bèn không làm việc ấy nữa. Bà vợ hỏi chồng vì sao dứt hẳn. Chồng nói ta xét thấy bà vì sao đến đây. Vợ nói tôi có lỗi gì mà ông nói xét thấy. Bèn nhóm hợp bà con lại nói chồng thấy sơ khí dứt hẳn tình thân. Chồng nói dẫn chứng tự rõ, bèn làm một cái bình trong đựng đầy cứt đái, bịt miệng lại mà chơi. Rồi lấy gậy đập bể bình chất dơ tuôn ra, bà có lấy chơi nữa được chăng? Vợ nói thà ôm thây chết, hầm lửa nước sâu trên núi cao rơi xuống, chớ chẳng gao giờ dám gần. Chồng nói ta quán thấy thân bà con hơn như thế. Bèn nói kệ rằng:

Người mạnh vào định quán

Chổ thân tâm khởi trụ

Thấy rồi sanh oán ghét

Như bình vẽ hình kia.

Tất-lăng kiêu mạn: là qua sông nước chảy gấp khó qua, liền quát rằng: Tiểu tỳ hãy ngừng chảy, thần sông nổi giận đến chỗ Phật trách rằng: Tất-lăng mắng con. Phật khiến Tất-lăng-già đến sám hối thần sông. Tất-lăng chép: Tiểu Tỳ đến, ta sám hối ngươi. Mọi người cười rằng: Sám hối mà còn mắng. Phật hỏi Thần sông: Ông có thấy Tất-lăng chắp tay chưa? Đáp rằng thấy, Phật nói sám hối xong thì không còn kiêu mạn mà có lời nói này. Phải biết người ấy trong năm trăm đời làm Bà-la-môn, lại thấy thần sông đời trước làm tôi tớ cho mình thường hay cao mạn, khinh bác bỏ người khác, xưa nay quen miệng mà thôi. Thân Tử nổi giận, lúc đó La-vân theo Phật kinh hành. Phật hỏi La-vân vì sao gầy ốm như thế? La-vân dùng kệ đáp Phật:

Nếu người ăn dầu thì có sức khỏe

Nếu người ăn bơ thì xinh đẹp

Ăn mè rau thì không khỏe đẹp

Đại Đức Thế tôn tự nên biết.

Phật hỏi La-vân: Ở trong chúng ấy ai là Thượng Tọa? La-vân đáp

Hòa-thượng Xá-lợi-phất. Phật nói Xá-lợi-phất ăn bất tịnh. Lúc đó, Xálợi-phất nghe lời nói ấy, liền nhổ đồ ăn ra, thề rằng ta từ nay chẳng thọ người nữ thỉnh. Khi ấy vua Ba-tư-nặc, Tu-đạt-đa, v.v… đến chỗ Thân Tử, Phật chẳng vì vô sự mà thọ thỉnh. Nay chẳng thọ thỉnh ta, vì đâu được thanh tịnh tín. Thân Tử kể lại lời Phật bác bỏ trách vua. Vua bạch Phật, Phật sai trở về thọ thỉnh như cũ, nhưng vẫn chẳng thọ. Phật bảo người ấy tâm bền chắc chẳng thể lay chuyển. Vì xưa từng làm rắn hại vua. Thầy thuốc bắt phải uống nọc độc, nếu chẳng uống phải nhảy vào lửa. Suy nghĩ mà bảo rằng độc tôi đã bỏ vì sao phải uống, bèn nhảy vào lửa mà chết. Vì thiện ác chẳng ngại nhau, cho nên được cực quả cũng còn có ác. Thí như trở xuống là nêu thí dụ. Trong hư không lớn đều không có sáng tối. Sáng tối y cứ sắc nên có trừ nhau. Pháp tánh Hư không vốn không thiện ác. Phàm phu theo tình bảo là thiện ác trừ nhau. Cho nên Ký Tiểu Thừa và các phàm phu. Hai pháp thiện ác chẳng hại nhau, vì thể tánh vốn chẳng hai. Người thấu suốt như thế mới hiển bày Bồ-đề. Sở dĩ ở ác khiến tu chỉ quán thấu suốt ác, chẳng ác. Thấy thể tánh ác liền biết thể tánh vốn không thiện ác. Nếu người trở xuống là chánh nói ác tu quán. Đây lại nói chung đối ác mà lập quán. Tuy dùng chín tưởng, v.v… chiết phục càng dữ dội, nên phải dùng bốn vận mà suy xét mặc ý chế thân miệng để quán suy cùng. Nay muốn phá hoại nên nói tệ, nếu chẳng khởi chẳng được tu quán. Thí như trở xuống là nêu thí dụ. Câu pháp giống luân nên nói luân câu. Đại luận chép: Cá nuốt lưỡi dù ở trong ao nhưng ở dưới nước không lâu. Người ta cũng như thế, tin sâu Bát-nhã phải biết là ở trong sanh tử không lâu. Ở đây quán tham dục, Luận chép: Sanh tử là trong nhân nói quả nên nói sanh tử. Dục nặng như cá mạnh, quán yếu như bị dây trói. Sợ năng lực quán yếu mà dục được dịp làm hại. Chẳng cần dứt dụng tứ chi ngay. Cho nên khuyên răn chẳng thể tranh kéo, quán pháp là lưỡi câu, tha hồ khởi là mồi, mồi là đồ ăn. Muốn vượt quán gọi là vào miệng. Thời gian dài là xa, thời gian ngắn là gần. Tăng mạnh là phù, yếu là trầm. Thường dùng quán này mà đuổi theo chẳng bỏ, chẳng để thành nhân đến ở quả sau, gọi là chẳng lâu. Dục dứt quán thành gọi là thâu hoạch. Mới thành là thâu, vào vị là hoạch. Ở tế trở xuống là lời trong hợp. Nếu vô đẳng, là quán này có công năng trị dục, khởi nặng về dục nặng, càng bày Diệu quán. Cho nên nói có cá lớn nhiều chỉ tốt, thường dùng Diệu quán mà theo chẳng bỏ, khởi nhiều là nhiều, sâu nặng là lớn. Tệ này chẳng lâu, v.v… là mượn dụ để kết văn pháp. Ngự là tiến, Đại kinh quyển chín chép: Như dùng chú thuật chú khiến cho lành bịnh, dùng chất thoa da giày khiến chạm trùng độc, độc sẽ tiêu. Tệ cũng như thế, lấy quán mà quán, tệ ấy chẳng lâu cũng làm quán được. Thể tệ toàn chuyển nên gọi là kham nhậm. Dục như da giày, quán như thuốc tốt. Dùng pháp pháp dục nghĩa giống như thoa. Quán thành vào dục, dục đều phá bỏ. Như chạm độc trùng thì độc liền tiêu. Dục chuyển thành trí, trí có thể tiến đạo. Vận đến Niết-bàn gọi là có kảh năng ngồi. Vì sao trở xuống là nói dụng quán? trước tham dục ở trong sáu tệ tức thuộc tệ đầu, tham dục tức là thí dụ về san. Ở trong ba độc chính là độc đầu, tức là ba quán chú cả ba là đó. Trước trong quán không, văn đầu bốn vận dùng phương pháp quán. Vi đương trở xuống là chánh dùng quán suy nay. Trước là vận đầu đối với vận thứ hai, bốn câu suy pháp. Trước nêu bốn câu, nếu chưa trở xuống là liền xem xét, tức diệt mà sanh. Sanh diệt trái nhau, tức diệt trái với sanh. Nếu tức diệt sanh nên thành trái nhau thì như chỗ đèn tắt tức là sáng thì không có việc đó. Nếu lìa sanh thì không nhân, tức lìa chỗ diệt này thì cố nhiên tự sanh nên thành không nhân. Như lìa chỗ đèn tắt thì tự nhiên sanh ra ngọn lửa. Lại nếu cho không nhân mà có sanh thì các chỗ không nhân cũng phải có sanh. Như chỗ không sữa cũng phải có lạc, cho đến gỗ đá cũng phải có tâm sanh. Kế là chưa tham cho đến vô nhân: Tham tuy chưa khởi, thể tánh là sanh. Lập câu đầu xong, kế tức là lìa, là trước định. Nếu tức trở xuống là câu hỏi kế. Cu hỏi trước chính là đó. Chẳng diệt mà sanh, tức chẳng diệt này lại sanh dục tham. Cho nên thành chưa tham cùng dục tham đều có. Nếu cho cả hai đều có thì phải ở bên sanh lại sanh ở sanh. Cho nên nói vô cùng. Nếu lìa trở xuống là khó lìa câu. Không nhân đồng trước nên nói cũng. Nếu cũng diệt trở xuống là câu (hỏi), nếu đều còn thì như nhân trái nghịch mà sanh quả. Nghĩa ấy không đúng. Pháp trái nghịch nhau là hai pháp chẳng cùng có, đâu chung làm nhân mà sanh được quả. Cho nên lại trách rằng: Chẳng cần nhau cũng ở diệt, lại là chẳng diệt, nên nói bất định. Nhân bất định này đâu sanh mà muốn sanh quả quyết định. Nhược kỳ trở xuống là lại dùng một lớp khác mà trách nhân. Nếu nói pháp thể một trái nhau thì thể chẳng phải một. Nếu nói thể khác diệt và chẳng diệt thì chẳng liên quan nhau, đâu được hai pháp cùng là một nhân mà sanh ra quả. Như nói sữa vừa diệt vừa chẳng diệt mà sanh lạc, thì không có việc đó. Nếu chẳng phải trở xuống là hỏi câu bốn, phàm câu cùng chẳng sai vốn cũng phá hai, hai cũng tức là câu ba cho nên thứ ba bị phá lại đến thứ tư, nên cũng trách là có hay không, nếu là có là không thì đồng với thứ ba, riêng có riêng không lại đồng với thứ hai. Ấy thì cùng chẳng sai chẳng khác ba ở trước, đâu cần lập lại. Cho nên kết vì sao gọi là cùng chẳng sai, lấy sữa làm thí dụ y theo trước rất dễ hiểu.

Môn Diệu Quán này giả lập chủ khách, niệm niệm xem xét, không để một sát-na trốn thoát, tánh tướng đều mất mới gọi tức không. Không cho nên chẳng thấy dục tham, dục sanh. Kế lại chuyển trở xuống là y cứ theo nghĩa phải có sáu mươi bốn câu, hiện văn chỉ có mười sáu câu, như hướng bốn câu tức là trách dục tham dục sanh chẳng thật xong được. Lại chuyển hướng pháp bốn câu, suy ba câu dưới chỉ phải hợp rằng chẳng sanh, cho đến chẳng phải sanh, chẳng phải chẳng sanh, văn nay nói sanh, cho đến chẳng phải sanh, chẳng phải chẳng sanh, hoặc nêu lại hoặc là văn thừa. Hỏi: Vì sao lại suy ba câu sau. Trước tuy suy ở dục tham, dục sanh đã chẳng thấy sanh, sợ chấp Vô sanh cho đến chuyển chấp chẳng phải sanh chẳng phải Vô sanh cho nên lại phải suy ba ở dưới. Nếu suy Vô sanh phải nói là chưa tham muốn diệt dục, tham dục chẳng sanh sẽ là chưa tham dục chẳng diệt dục tham dục chỗ sanh vi đương chưa tham dục chẳng phải diệt chẳng phải chẳng diệt dục tham dục chẳng sanh. Mỗi pháp cũng phải phức suy trách, lại có không tức lòa cho đến tánh v.v…, đủ như câu đầu chỉ dùng chẳng sanh để giúp sanh là khác mà thôi. lại phải dùng chưa tham muốn diệt v.v… đối suy dục tham dục vừa sanh vừa chẳng sanh, chẳng phải sanh chẳng phải chẳng sanh, cũng như thế. Đây gọi là suy ở tướng, đầy đủ bốn câu, nên lại phải suy chánh tham dục cho đến đã và chưa lại sanh ba cái mười sáu câu. Cho nên biết văn nay chỉ suy câu đầu, câu đầu đã thế thì ba câu kia cũng y theo đó mà biết. Đều dùng trong bốn câu chưa tham dục mà mê đắm, trong một câu dục tham dục ở sau tức dùng bốn dục như sanh, v.v… tham dục đối bốn cái chưa tham dục ở trước nên thành mười sáu câu. Nay lại làm đủ ba bản đồ mười sáu câu, giúp văn rất dễ thấy, thì đã nhìn chưa mà so y cứ, sẽ biết. Mười sáu câu đầu như vừa giải thích.

Lại làm bản đồ.

1. Chưa tham muốn diệt

Chưa tham dục chẳng diệt

– Dục tham dục sanh

Chưa tham dục vừa diệt vừa chẳng diệt

Chưa tham dục chẳng diệt chẳng bất diệt.

2. Chưa tham muốn diệt

Chưa tham dục chẳng diệt

– Dục tham dục chẳng sanh

Chưa tham dục vừa diệt vừa chẳng diệt

Chưa tham dục chẳng diệt chẳng bất diệt.

3. Chưa tham muốn diệt

Chưa tham dục chẳng diệt

– Dục tham dục vừa sanh vừa chẳng sanh

Chưa tham dục vừa diệt vừa chẳng diệt

Chưa tham dục chẳng diệt chẳng bất diệt.

– Dục, tham muốn diệt

– Dục, tham dục chẳng diệt

– Chánh tham dục chẳng sanh chẳng bất sanhDục tham dục vừa diệt vừa chẳng diệt

– Dục tham dục chẳng diệt chẳng bất diệt.

– Ba câu dưới ví dụ bốn câu đầu mà làm.

Ba câu dưới ví dụ bốn câu đầu mà làm phải được giải thích cho nên trong văn nay chẳng cần viết rõ, như thế xem xét. Trong Chưa tham dục cầu bốn câu dục tham dục không thật có, còn chẳng thấy có tâm dục tham dục chẳng phải sanh chẳng phải chẳng sanh, huống chi là sanh. Tuy đây có suy dục tâm thô mạnh, hoặc lại chưa suy tâm dục tham dục cho đến chánh khởi. Tuy thế, không phải thân trao cảnh gọi là chánh, chỉ là khởi tâm suy khiến chẳng khởi, cho nên phải dùng mười sáu câu trong dục, tham dục vừa rồi để cầu chánh tham dục không bao giờ. Vi sao? Vì chánh khởi này phải nhờ dục khởi, cho nên suy dục khởi cầu chánh chẳng thật có.

1. Dục, tham muốn diệt

Dục, tham dục chẳng diệt

– Chánh tham dục sanh

Dục, tham dục vừa diệt vừa chẳng diệt

Dục, tham dục chẳng diệt chẳng bất diệt.

2. Dục, tham muốn diệt

Dục, tham dục chẳng diệt

– Chánh tham dục chẳng sanh

Dục, tham dục vừa diệt vừa chẳng diệt

Dục, tham dục chẳng diệt chẳng bất diệt.

3. Dục, tham muốn diệt

Dục, tham dục chẳng diệt

– Chánh tham dục cũng sanh cũng chẳng sanh

– Dục, tham dục vừa diệt vừa chẳng diệt

– Dục, tham dục chẳng diệt chẳng bất diệt.

– Dục, tham muốn diệt

– Dục, tham dục chẳng diệt

– Chánh tham dục chẳng sanh chẳng bất sanhDục, tham dục vừa diệt vừa chẳng diệt Dục, tham dục chẳng diệt chẳng bất diệt.

Như thế xem xét còn chẳng thấy chánh tham dục chẳng sanh chẳng bất sanh, huống chi là thấy sanh. Tuy chẳng còn khởi hoặc đã chưa đoạn, chỉ là tạm dứt và duyên cảnh tạ gọi là tham dục rồi. Phòng sau khởi nên lại suy. Nếu gọi tâm này là Vô sanh, thì rất sai lầm.

1. Chánh tham muốn diệt

Chánh tham dục chẳng diệt

– Tham dục đã sanh

Chánh tham dục vừa diệt vừa chẳng diệt

Chánh tham dục chẳng diệt chẳng bất diệt.

2. Chánh tham muốn diệt

Chánh tham dục chẳng diệt

– Tham dục đã chẳng sanh

Chánh tham dục vừa diệt vừa chẳng diệt

Chánh tham dục chẳng diệt chẳng bất diệt.

3. Chánh tham muốn diệt

Chánh tham dục chẳng diệt

– Tham dục cũng sanh cũng chẳng sanh

– Chánh tham dục vừa diệt vừa chẳng diệt

– Chánh tham dục chẳng diệt chẳng bất diệt.

– Chánh tham muốn diệt

– Chánh tham dục chẳng diệt

– Tham dục đã chẳng sanh chẳng bất sanhChánh tham dục vừa diệt vừa chẳng diệt Chánh tham dục chẳng diệt chẳng bất diệt.

Tham dục trước này tuy lại tạm dứt gọi là tham dục, nhưng khi đối cảnh khác lại gọi là chưa. Đã chưa tuy tức đồng là chẳng khởi, đối cảnh lúc khác thì đối đãi nhau mà thành khác. Trước dứt gọi là đã, dứt rồi gọi là chưa. Cho nên tâm chưa này chung đối mười giới, sau nếu khởi riêng thì chưa này thuộc về riêng. Sợ thuộc riêng cho nên cũng phải đối khởi đã quán. Phải nói rằng là tâm đã tham muốn diệt, tâm chưa tham dục sanh, hay tâm đã tham dục chẳng diệt, tâm chưa tham dục sanh. Tâm đã tham dục vừa diệt vừa chẳng diệt, tâm chưa tham dục sanh, tâm đã tham dục chẳng diệt chẳng phải chẳng diệt, tâm chưa tham dục sanh. Cho đến tâm chưa tham dục chẳng phải sanh, chẳng phải không sanh, thành mười sáu câu.

Hỏi: Đã chỉ gọi là diệt, chưa gọi là chẳng sanh, vì sao đều đủ bốn câu sanh, v.v…. Đáp: Nay quán niệm niệm đều là ở sanh, chỉ nhìn cảnh tạm dứt cho đến chưa khởi, đã được tên chưa, ở đã chưa này sợ chấp sanh v.v…, cho nên lại phải dùng bốn câu mà suy. Nếu nói tâm đã chỉ gọi là diệt, thì chánh tâm cũng phải chỉ gọi là Sanh, đâu được cũng có ba câu như không, v.v…. cho nên phải biết đều dùng bốn câu. Lại ở tâm đã nói mà suy tâm chưa, một là đề phòng sẽ khởi, hai là chưa khế chân. Phòng lỗi vào lý, cho nên phải xét, đều mười sáu này hợp thành bốn cái mười sáu câu. Nếu vừa quán liền ngộ, một câu liền đủ, đâu phải khổ đến sáu mươi bốn ư. Vì người độn căn xoay vần sanh chấp. Cho nên đủ phá sáu mươi bốn câu. Nếu đủ nêu tướng chuyển chấp. Đến quyển thứ năm ba giả bốn câu nói đầy đủ. Nếu luận ý văn liền phải suy nhanh từng ý một, khiến thành cảnh không thể nghĩ bàn. Văn nay đã nhờ thứ lớp nói riêng, cho nên sáu mươi bốn câu chỉ gọi là vào không, huống chi lại biết trước. Lý không thể nghĩ bàn. Dục tâm vừa phá Diệu giác rõ ràng. Sự trợ còn phải chánh trợ hợp thành huống chi đây suy cùng thà chẳng tức lý. Khi tức lý mới thấy bốn vận tâm tánh chân như. Quán tham dục trở xuống là kết thành quán không. Nói cùng chiếu, tham dục là giả, suy phá là không. Không chẳng có tướng không, không tức là giả, giả chẳng có tướng giả, giả tức là không. Nhưng vong cùng chiếu, không giả như thế ai chẳng bảo là ba quán một tâm, phải khéo suy nghĩ, lời đồng ý khác. Cho nên nay chỉ là vào quán không. Đều như trên nói, là dây lại chuyển câu, đây đều như văn đầu quán ở câu sanh. Nếu là một trong ba quán mà nói thành lý do không. Cho nên viên quán sẽ nói rằng: Trăm giới là không giả trung. Nếu nói không này tuy nói một thứ, thì trong không đã đủ quán giả, Trung. Hai quán Giả trung nêu ra cũng như thế. Văn trong quán giả vì sao nêu thẳng mười giới mà thôi. Nếu tệ luôn khởi sau quán thành khí phần. Hằng khởi, v.v…. Hỏi: Bốn câu xem xét, tham dục, đâu được lại nói mà khởi mà chiếu? Đáp: Nói khởi chiếu, là chánh nói có khởi thì không lúc nào chẳng chiếu, khi chiếu thì phải khởi, nay nói quán này có công năng phá tệ, cho nên phải nói mà khởi mà chiếu. Lại khi phòng khởi thì phải phòng chiếu. Cho nên lại nói mà khởi mà chiếu. Lý phải khởi chẳng khởi đều chiếu, chiếu chẳng chiếu đều mất, mất chẳng mất dứt, dứt chẳng dứt đều trống không. Như thế mới thành đạo nhập không. Cho nên nay chép: Chẳng thấy khởi chiếu mà khởi chiếu rõ ràng. Lại quán trở xuống là quán giả, lại nêu tác thọ mười hai sự, thứ mười giới gọi đó là giả. Một nhà giáo môn Tạng thông liền y cứ sáu đường mà nói giả. Dụng quán liền có tức chẳng tức khác nhau, pháp ấy tức là Tạng thông nhập môn. Biệt viên quán giả phải y cứ mười giới, chỉ vì thứ lớp và chẳng thứ lớp khác nhau, tâm một tâm khác nói cảnh thô diệu. So sánh là từng nghe quán trụ duyên sanh. Duyên sanh tức không, không và giả chẳng hai, gọi là ba quán, làm và nói này còn chưa thành thông. Thông phải bốn câu thành tánh tướng không. Nếu có tên Trung là khác Thông giáo. Thông giáo sau không hề có tên Trung đạo, huống chi là Thông giáo vẫn phải bốn môn, mỗi môn đều có mười thừa mới gọi là thông quán, người chẳng thấy đây nào khác ám không. Vì sáu độ trở xuống là kết thành ba Tam-muội, v.v… hằng sa Phật pháp. Như thế trở xuống là Quán trung. Trước nói tướng quán lại nắm hai quán không giả trước đây tức bên mà trước mới gọi là Diệu trung. Cho nên trước chép: Như thế khi quán chỉ hai quán trước, đều ở tác thọ suy thành không giả. Nay ở không giả mà thấy tức trung, nên nói rõ ràng. Huyễn hóa tức mười pháp giới giả ở trước, cùng không tức tánh tướng. Không giả và tánh ba pháp tức nhau, cho nên không ngại có hại. Cho nên biết Trung nầy tên cùng chiếu rất khác với trước. Phó Đại Sĩ tự làm thơ rằng: Riêng tự tinh, thật ra lìa thanh danh ba quán, một tâm chứa muôn phẩm, gai góc bụi rậm đều tự bằng. Cho nên biết Đại sĩ cũng ở Tát-thọ dùng tu ba quán. Vì sao trở xuống là lại giải thích tướng tức nhau của ba quán? Trong quán không ở trước chỉ nói khởi chiếu, chẳng kịp thấy, v.v…, trong đây pháp tánh cùng tệ tức nhau cho nên Trung quan rất khác với không. Tham dục cực thô, còn tức pháp tánh huống chi là các pháp khác mà không phải ba đế. Nếu tệ ngại pháp tánh, v.v… thì pháp tánh chẳng ngại với tệ là nói theo lý, như nước và sóng chẳng ngại nhau. Cho đến pháp tánh và tệ khởi dứt tức nhau, là chánh nói khiến quán pháp tánh trong tệ. Pháp tánh không khởi cũng không tức. Vì tệ khởi (dứt) nên nói khởi tức. Nếu thế, tánh không khởi tức tệ thì có khởi tức, tánh đó rất khác sao gọi một thể? Đáp: Chỉ vì tệ tánh thể nói không hai, nên nói pháp tánh không còn khởi tức. Cho nên theo lý đều không khởi tức. Nói theo sự thì tệ, có khởi tức, tánh không khởi tức. Nếu dứt đối đãi thì không tệ không tánh cũng không khởi tức. Nếu được ý này thì chỉ quán tham dục tức là pháp tánh, pháp tánh vô tánh, nên gọi là Thế đế, phá tánh tức là tánh không. Tánh này tức pháp, pháp thể tức không, nên gọi là tướng không. Kinh Vô Hạnh nói trở xuống là dẫn chứng. Kinh nói tham dục tức là đạo, sân si cũng như thế, như thế trong ba pháp, vô lượng các Phật pháp, nếu có người phân biệt, dâm nộ si và đạo thì người ấy cách Phật xa như trời và đất. Là ý kinh chánh nói tệ tánh chẳng hai, cho nên phải răn chẳng cho phân biệt. Tịnh Danh trở xuống là lại dẫn Tịnh Danh. Phi đạo là ví dụ, Phật đạo là tánh, chúng sanh tức Bồ-đề Niết-bàn, là phải nói đủ rằng tất cả chúng sanh tức là Bồ-đề, chẳng còn được nữa. Tất cả chúng sanh tức tướng Niếtbàn chẳng còn diệt nữa. Bồ-đề trở thành đạo chứng đắc. Đã tức chúng sanh nên không hề được Niết-bàn, tức là quả vắng lặng, đã tức chúng sanh cũng chẳng diệt khác. Bồ-đề, Niết-bàn là quả thượng pháp, còn tức chúng sanh, đâu thể khiến pháp tánh lìa tham dục. Vì tăng thượng trở xuống là dứt nghi. Nghi rằng: Nếu thế sao trong kinh dạy dứt tham dục, cho nên làm dứt nghi rằng vì tăng thượng mạn mà nói dứt tham dục. Phàm phu gọi là chứng, Nhị thừa gọi là cực, vì hai người này mà nói lìa dâm nộ. Vì sao? Vì phàm phu si mạn nên dạy phải dứt, Nhị thừa cơ gần nên nói dứt. Nếu không có hai thứ này mà thuận theo các Bồ-tát thì phải nói tánh dậm nộ si tức là giải thoát. Cho nên nay quán tệ, chẳng bảo hai thứ người thượng mạn này. Tất cả trần lao là hạt giống Như lai. Kinh sau đều nói ba thứ chủng tánh. Trần lao tức là hạt giống liễu nhân, năm vô gián, v.v… là hạt giống nhân duyên, sáu nhập bảy thức là hạt giống chánh nhân, nên biết dục tệ tức pháp tánh chủng. Văn kinh riêng đối, văn này theo chung. Cho nên chỉ chép: Tệ tức pháp tánh. Núi biển sắc vị v.v… là nêu thí dụ, như mầu núi Tu-di, như vị biển lớn. Tỳ-đàm, Câu-xá đều chép: núi Diệu Cao bốn mặt mỗi mặt đều có một mầu, phía Đông mầu vàng ròng, phía Nam mầu lưu ly, phía Tây mầu bạc trắng, phía Bắc mầu pha-lê. Tùy phương của mặt mà nước đồng mầu núi. Chúng sanh vào đó đều đồng mầu nước. Đại luận quyển một trăm nói: Sách ngoài nói núi này toàn mầu vàng ròng, chúng sanh nhảy vào đó mầu ấy không hai, nên nói là mầu núi. Về vị biển, Đại Kinh chép: Các sông chảy ra biển đồng một vị mặn, nên nói vị của biển Văn cách chữ đối nên chép: Núi biển sắc vị. Pháp tánh cũng như thế, các pháp vào trung đồng một lý vị. Cho nên ngoài pháp tánh chẳng có một pháp nào khác. Cho nên nói chẳng hai chẳng khác. Thường tu quán trở xuống là kết vị, tức quán tham dục, nếu chẳng kết vị sợ người mê lạm, cho nên phải kết. Trong sáu tức chẳng nói lý, vì hiện tu quán, lý sở quán tức là lý. Phá tệ căn bản, quán pháp tuy viên, Đồng Luân trở xuống là trước thô hoặc đi trước, cho nên đến vị này mới phá căn bản. Ở trong tham tệ trở xuống là kết thành ngang dọc. Sáu tức cạn sâu, nên gọi là dọc. Các độ nhìn nhau không có trước sau nên gọi là ngang. So sánh sáu độ trên đều phải kết. Trong thiện ít lạm nên chẳng kết. Kế quán tệ sân rộng phải đồng trước. Văn này dẫn lược. Văn trước lập cảnh, tức lại chỉ sân làm cảnh quán nay. Đương tứ nhậm trở xuống là khởi quán phương tiện.

Lệ với tham dục ở trước có thể dùng y cứ mà biết. Kế khởi quán, ví dụ trên cũng phải sáu mươi bốn câu. Trong văn lược còn tám câu đầu trong mười sáu câu, đó là sanh và Vô sanh, mười hai câu (ba, bốn) đều lược văn từ, tiện nói chỉ nói đã chẳng được sanh, cũng chẳng được diệt, diệt tức chẳng sanh. Nói từ ai, v.v… là qua mười hai sự phải thuộc một sự, chung suy tể chủ nên chỉ nói ai. Tướng mạo vắng lặng là quán không, mười giới là quán giả bốn đức là quán trung. Đó là trở xuống là dẫn chứng, trước dẫn vô hạnh, nói đủ ba độc cho nên trong đây chẳng dẫn lại. Tịnh Danh nói chúng sanh, Bồ-đề, Niết-bàn, ý đồng như trước. Quán phạm giới trở xuống là lược so sánh tệ khác, độc khác, thuộc độc tệ khác, nên nói tất cả. Si trệ ở tà nên nói tà si. Cho nên dùng nhân duyên làm năng trị là nhân duyên một pháp trị tà si, nên nói vào sâu duyên khởi, dứt các tà kiến.

Bốn là quán vô ký, là trước bày quán cảnh nêu tướng vô ký, khác với hai tướng các thiện, các ác ở trước. Sở dĩ trở xuống là dụng quán ý. Có một cơ này nên nay biết đây là vô ký, lại có khả năng làm cảnh, cho nên được quán. Đại luận nói trở xuống là dẫn chứng. Tâm vô ký giống như không biết. Trong luận đã nói, vì có Bát-nhã cho nên phải quán. Vừa nói biết làm sao là tánh vị ấy kém, khác nhau với thiện ác, lại phải chiết phục nên nói biết làm sao. Lại dẫn luận mà cho phép là sao, là pháp hữu lậu ba tánh gồm thâu, đã nói thiện ác phải nói vô ký. Nếu chẳng thế thì cảnh quán chẳng khắp. Lại nếu nhậm thiện ác cũng quán không tuệ sao chỉ vô ký. Nếu có Bát-nhã thì được tu quán đâu riêng thiện ác, lại y cứ vào một lần thiện ác dễ động, vô ký khó nâng, khó dễ tuy khác nhưng đều phải dùng quán. Lại vừa từ Báo pháp đại khái mà xếp. Nếu nói rõ thì ngoài tệ độ ra tất cả tâm khác đều gọi vô ký. Cho nên vô ký chẳng thể chẳng quán. Quán này trở xuống là suy thành cảnh quán. Tâm tướng chẳng hiển cảnh ấy khó duyên. Nếu cùng thiện ác đối biện đồng khác thì vô ký nên biết liền thành cảnh quán. Cho nên nói đồng thì chẳng phải vô ký. Khác trở xuống là dùng bốn câu mà suy. Ký tức thiện ác nên đối mà suy, tánh nó mịt mờ bốn vận chẳng hiểu. Cho nên chỉ đối bốn câu thiện ác mà suy. Hiện văn chỉ có bốn câu mà suy, nếu phòng chuyển kế cũng phải dùng đủ mười sáu câu, tức là vô ký sanh chẳng sanh, cũng sanh chẳng sanh, chẳng phải sanh chẳng phải chẳng sanh, cũng đều có bốn câu. Đã không bốn vận chẳng cần chuyển suy, đến sáu mươi bốn câu. Cầu ký chẳng thật có, là cầu ở thiện ác còn không thật có, thì vô ký cùng ai đối biện đồng khác. Đã không đồng khác thì sanh tức Vô sanh, cho nên chẳng thật có. Nếu chuyển kế thì theo câu sanh này. Văn nay còn lược cho nên chỉ phức nói không, phải họp không phải tan và không phải sanh diệt. Cho nên tâm tánh vô ký chẳng khác với tâm tánh thiện ác ở trước. Thể đồng mà tên khác, cho nên gọi là chẳng phải họp tan v.v… Tánh đã như thế cho nên vô ký có khả năng làm cảnh quán. Lại trải trở xuống là kế đem vô ký mà trải mười hai việc, tức chỉ cho mười hai sự gọi là xứ vô ký cập, là lệ theo trước rất dễ hiểu. Như thế trở xuống là kết thành ba quán. Trước là quán không, mười giới là giả, pháp tánh là trung. Pháp tánh thường vắng lặng trở xuống là kết một chỉ quán. Ở vô ký trở xuống là dẫn chứng, ý cũng đồng ở trước. Cũng phải dẫn đủ các kinh Vô Hành, vô ký tức phải si tệ. Cũng phải dùng ý trong Tịnh Danh: Vô ký tức là Bồ-đề, Niết-bàn. Chỉ suy vô ký và ký đồng khác liền thấy lý vô ký pháp tánh. Cũng phải đối tăng thượng mạn là nói đoạn vô đoạn và kết nhiếp, v.v… y cứ trước rất dễ hiểu. Cho nên nói so sánh với trên, lại kế trở xuống là dùng ba chỉ quán kết ba chương trước. Thiện sau cùng là chỉ các ác mới chung tướng thiện ác, xoay vần nhìn nhau chỉ viên là thiện. Viên ở sau cùng cho nên thành tiệm. Như cảnh nghĩ bàn sau rốt là quả Phật, trước trải chín trước nên thành nghĩ bàn, huống chi lại kết văn không phải tướng tu hành, chẳng cần lại vì viên tiệm làm ngại. Thiện ác đều bình đẳng, tướng riêng là ác, sáu độ là thiện, mỗi pháp đều là ba quán pháp giới. Cho nên gọi là Đốn, đủ như trước nói. Nhiếp nhắc lại thiện là chẳng thuộc hai thứ trước mà chẳng ngoài hai thứ trước, khởi không thuộc không, khởi có thuộc có. Trung đạo từ bi cũng giống như thế. Cho nên nhiếp nhắc lại gọi là bất định, cùng quyển thứ năm ở dưới nhiếp nhắc lại bốn câu. Văn khác nghĩa đồng. Đó chỉ là thành bốn câu.

Pages: 1 2 3 4 5