SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 2

PHẦN 3

Kế trong các thiện, trước phân biệt bốn vận. Vận là động. Từ vị đến dục, từ dục đến chánh, từ chánh đến dĩ. Cho nên nói chung là động. Lại Quốc Ngữ chép: Chở bằng đường bộ gọi là vận, chở bằng đường thủy gọi là Tào. Chữ Tào thường vì chín giới bốn tâm mà chuyên chở nên gọi là Vận. Nay nhiếp chín vận khiến Vô sanh vào Phật vận, nhưng vẫn xem Phật vận chẳng ngoài chín vận. Thể của Phật vận tánh vốn không. Cho nên phải phân biệt bốn vận. Đây là phân biệt môn quán trở xuống tác thọ, trước chẳng nói về quán tâm vô thác, cho nên chép: Tâm thứ vô minh dùng bốn tướng mà phân biệt. Lại vì người đời phần nhiều nói sanh tâm là vọng, tu quán diệt tâm chẳng phải vọng, đều chẳng quán mà bảo là Vô sanh là rất lầm. Người đời tu thiền đều quán Vô sanh chẳng biết Vô sanh ở đâu, là trước có hay không. Nếu trước có thì đã chứng Vô sanh, nếu trước không thì sao gọi Quán. Nếu biết chín giới làm cảnh quán, thì giới Bồ-tát đã khởi chưa khởi còn phải quán sát, huống chi các thứ khác. Nay nói đã là y cứ duyên trong ngoại có tâm, không tâm. Có tâm, không tâm xưa nay là hữu lậu, đâu cho y cứ theo đây mà phán Sanh, Vô sanh. Như người phòng lửa tất cả đều phòng, nếu chỉ phòng phát chẳng phòng chưa phát thì sẽ bị lửa chưa phát đối tiêu, quán rồi dùng tâm Phật phòng ở dục sanh, chánh sanh. Người quán Vô sanh chỉ quán ở tâm chánh khởi, khiến tâm chẳng khởi, chẳng khởi quán ở tâm chưa khởi, tâm thể vốn không đã vốn không, khởi cũng chẳng khởi. Đây là đối sáu trần trong nhân gian mà khởi diệt tâm sanh Vô sanh. Như diệt tâm này còn chẳng tự biết huống chi là biết, tâm Dục Sắc Vô sắc, huống chi lại chiết thể và thiên tiểu. Viên Vô sanh tâm còn phải quán sát, huống chi lại các thứ khác. Lại quán bốn vận, là tùy tự ý mình, từ sự mà tu quán pháp. Như thường ngồi hoặc chỉ quán lý, nghĩa là tất cả pháp đều là pháp tánh. Cho nên phải biết người tu Tam-muội ở hai đường này chẳng thể bỏ một. Cho nên kinh Chiêm Sát chép: Quán có hai thứ: Một là duy thức, nghĩa là tất cả chỉ là tâm (duy tâm); hai là Thật quán, nghĩa là quán chân như. Duy thức thì trải việc, chân như thì quán lý. Nay văn quán mười giới bốn vận, nghĩa phải xem xét tất cả duy tâm. Cho nên văn nay chép: Hiểu rõ được bốn thứ này thì vào vô tướng. Nếu cũng thứ lớp quán mười bốn vận gọi là cảnh không thể nghĩ bàn. Đạt chín giới tức là Phật pháp giới thì gọi là không thể nghĩ bàn, nhưng vẫn phải phát tâm cho đến lìa ái, mới thành tướng một nhà vào đạo. Cho nên Phó Đại sĩ có bài thơ rằng:

Riêng mình tự hỏi tâm ta mê đắm gì.

Xem xét bốn vận và Vô sanh,

Muôn ngàn mối manh sao cột được.

Phải biết Đại sĩ Vô Cấu cũng dùng bốn vận mà làm tâm yếu, Đại sĩ tuy tức chẳng nói mười giới, đã nói muôn mối ý cũng gồm. Như sáu mươi bốn câu sau lần lượt suy tìm. Cho nên Đại sĩ cũng nói xem xét. Nói nhất tướng, vô tướng, là chín giới bốn tướng đều chẳng thật có gọi là một tướng. Một tướng tự không gọi là vô tướng. Hỏi: trở xuống là phân biệt hai tâm đã và chưa ý hỏi là bác bỏ người, chỉ quán chánh khởi, cho nên trước chép: Hai thứ vô tâm này làm sao quán được. Đáp: Trong hai phen trước đáp chưa niệm, kế đáp đã niệm, hai phen đều có pháp thị hợp. Pháp đầu, chỉ là vị khởi, gọi là không, đã chẳng phải hẳn không cho nên phải quán. Như người trở xuống là thí, làm và chẳng làm tự y cứ sự trước, sự tuy có không nhưng người chẳng thể diệt. Tâm cũng trở xuống là hợp. Niệm và chưa niệm, tự y cứ duyên trước. Duyên tuy có không nhưng tâm chẳng thể diệt. Tâm đã chẳng diệt thì do đây mà có thể rộng khởi tất cả tâm. Cho nên quán nó chẳng khiến duyên hoặc, hoặc tức chín giới quán vào tâm Phật. Tác tác là làm việc nên gọi tác tác. Kế niệm dĩ trở xuống là đáp phen thứ hai. Nhìn sự làm tâm mình chẳng thể không. Như người trở xuống là thí, niệm dĩ trở xuống là hợp. Kế hỏi, là dẫn kinh Kim cương Tâm ba đời chẳng thật có, Dĩ tức quá khứ, vị tức vị lai, hiện tại còn không, làm sao nói quán tâm ba đời. Đáp: ở trước đều không phải. Nếu quá khứ trở xuống là đáp riêng. Trước nhắc lại câu hỏi trước, kế hỏi vì sao trở xuống là chánh đáp. Như điều ông hỏi chẳng quán ba đời, vì sao bậc Thánh quán tâm ba đời. Quỉ thần trở xuống là nêu kém bày hơn. Vì sao trở xuống là bác bỏ ngược lại, quỉ thần là loại thấp còn biết ba đời, chẳng lẽ trong Phật pháp khiến không có ba đời. Hỏi: vì sao Quỉ thần biết ba đời? Đáp: Như trong Bà-sa có quỉ nhập vào cô gái. Thầy bùa hỏi vì sao quấy nhiễu người khác, thì đáp: Cô gái trong năm trăm đời là kẻ thù của ta, vì thường giết ta, ta cũng thường giết nó. Nếu nó bỏ âm, oán thì ta cũng bỏ. Người ta liền bảo cô gái bỏ tâm oán, cô gái nói bỏ rồi. Quỉ thấy cô gái tuy miệng nói bỏ mà tâm chưa bỏ, liền giết chết cô gái. Đã biết mình người quá khứ, hiện tại, vị lai thì y theo đây mà biết. Đề phòng oán vị lai nên giết hiện tại. Lại như địa ngục là thấp nhất, cũng biết quá khứ, như nói xưa làm vua nước Bà-la-môn, vì ta nói pháp mà chẳng chịu tin nhận nên phải chịu khổ này. Lại biết cùng tạo tội ấy mà vào địa ngục. Quỉ và địa ngục còn biết nhân quả cách sanh ba đời, vì sao làm người mà chẳng biết sát-na sanh diệt ba đời. Lông rùa sừng thỏ lấy hai vật này dụ cho đoạn kiến. Ông dẫn ba đời đều chẳng thật có, liền bảo không tâm như hai vật kia, một bề đều không. Đây gọi là đoạn kiến. Cho nên Thành Luận chép: Lông rùa sừng thỏ, muối thơm chân rắn, mầu gió, v.v… nên gọi là không. Đây là lấy thỏ chạy rùa nước làm dụ, nếu thỏ bay rùa đất thì cho có lông sừng. Cho nên Đại Kinh chép: Như lông rùa nước như sừng thỏ chạy. Phải biết trở xuống là kết. Tâm ba đời là cảnh quán. Không phải đoạn không phải thường vì sao? Vì chẳng phải thường cho nên không thật, chẳng phải đoạn cho nên có thể quán. Vì chẳng thật mà nói mãi không, vì chẳng thật cho nên có thể làm cảnh quán. Cho nên dẫn kệ. Lời Phật nói ra đều không phải đoạn thường, vì sao lại khởi kiến chấp đoạn diệt. Nếu khởi trở xuống là kết thúc bác bỏ. Khởi kiến đoạn diệt không có cảnh quán. Cảnh quán đã không, tất cả nhân quả muôn hạnh đều mất, cho nên phải quán hai tâm Vị Dĩ, vì thế mà biết kinh ông dẫn chẳng hợp giáo chỉ. Cái gọi là ba đời chẳng thật có. Chỉ nói không thật ai bảo mãi không. Cho nên phải biết hai đế của Phật pháp. Tục đế cho nên có, chân đế cho nên không. Chẳng thể vì không mà khó có. Cho nên Kim cương quán tục đế, Tục thể chẳng thật gọi là chẳng thật có. Hành giả trở xuống là khuyến tấn, đã biết tâm có mười giới bốn vận tùy khởi mà quán, thiện ác tức là sáu đường, các niệm chung bốn thánh. Chẳng trụ chín giới tức quán chín cõi, nên gọi phản chiếu. Lại, thiện ác là bày sự thiện ác, đều phải quán sát. Cho nên văn sau liền dùng thiện trải tác thọ mà làm cảnh quán. Cho nên trải mười giới để hiển bày vô trụ. Kế trải trở xuống là chánh y cứ các thiện. Trước bày bỏ rộng theo lược. kế nói ý trải mười hai sự, trải mười hai sự và luận bàn. Thọ nghĩa là lãnh nạp sáu trần. Tác là làm, thực hành đây là sáu tướng. Hỏi: vì sao im lặng gọi là thực hành? Đáp: Là thực hành sự im lặng, chẳng ngoài mười giới. Trước nói nếu có các trần, trần sanh thọ, cho nên khiến có trần là y cứ thọ khởi quán. Nên nói phải bỏ. Tuy dùng bỏ nêu trước ắt sáu độ đầy đủ rộng như giải thích ở sau. Nếu không có tài vật, v.v…, là tài vật tuy nhiều mà không ngoài sáu trần. Cho nên không có tài vật lại bỏ các trần, chỉ chuyên sáu tác để đủ sáu độ. Tu sáu tác là đều quán trần, tùy giới hạn mà tu quán cho nên tu quán, vì vậy cùng nói. Trong ba chánh giải thích trước thọ kế tác, tác thọ cùng tu, trong sự đàn thiện khiến thành pháp giới. Sau đều luận sáu sáu cũng như thế, mới gọi là tùy tự ý quán. Ba quán trọng thọ, trước không kế giả, sau nói Quán trung. Trong trước quán không còn trước nhắc lại bốn vận mà làm cảnh quán. Lại quán ngược trở xuống là chánh nói không. Trong quán chép: Trong ra chẳng đợi nhân duyên, đây là theo lời nói tiện, đáng lẽ nói trong ra, nhân chẳng đợi duyên. Chỗ quán trở xuống là quán không thành tướng. Hỏi: kinh Tịnh Danh chép: sắc Sở quán và người mù. Nay vì sao nói sở quán như không, năng quán như người mù? Đáp: kinh Tịnh Danh chép: Sở chánh hiển năng, năng như mù nên sở thấy như không, sở thấy không nên năng như mù. Bản dịch đó là khéo dùng sở mà nói năng. Nay giải thích ý đó nên phân ra năng sở không minh đều chẳng thấy, khi mắt thấy sắc thì năm duyên hòa hợp mới thấy được. Gọi là không minh là căn cảnh thức tai mũi lưỡi thân chẳng nhờ duyên minh. Bốn duyên kia chẳng khác với mắt. Nay văn nói lược nên chẳng nói Thức. Cũng là thức đủ như các duyên trên mà được thành thấy. Chẳng đồng Tiểu thừa hoặc nói thức thấy hoặc nói căn thấy. Nhân duyên trở xuống là kế nói quán giả. Văn đầu nhắc lại quán không ở trước, từ duyên sanh pháp, vì mười giới mà làm nhân chung, lại dùng vô gián diệt ý để làm nhân căn trần không minh để làm duyên. nhân duyên hòa hợp mà sanh nhãn thức. Nhãn thức nhân duyên sanh ý thức, là nhãn thức làm nhân cũng dùng căn trần không minh làm duyên. Vô gián thứ lớp sanh từ ý thức, nương ý thức mà có nhãn thức. Chỉ do ý thức vô gián diệt nhân thành ý căn, khi đối các cảnh khác lai sanh nhãn thức. Cho nên hai thức lại làm nhân cho nhau. Kế nói riêng mười giới, trước trong bốn đường, nhãn thức năng thấy v.v… Đây là y theo Kinh bộ, nương gần Tiểu thừa nên nói thức thấy. Do đây mà lần lượt lại làm nhân duyên cho nhau. Thứ lớp như thế sanh ở mười giới, tham nhiễm ở sắc, v.v…, tham là hoặc gốc, hủy giới đọa địa ngục. Hủy giới nói đủ như trong Thiên tụ trì phạm. Thật yêu mà nói thì chẳng rơi vào siễm cuống. Chấp ngã, ngã sở. Hỏi: tất cả phàm phu ai được khỏi mà riêng xếp vào súc sanh bốn vận. Đáp: Lời chung mà ý riêng. Nếu ngang với thánh mà dứt thì đây là thuộc ý chung, trong đây dùng quyến thuộc làm sở. Kế trong trời, người, tha tuệ ngã sắc chẳng cho thì chẳng lấy, tha tuệ bèn lấy lìa chẳng cho mà lấy. Câu dưới hiển trên thành nghĩa tha tuệ. Chẳng tuệ chẳng lấy nên nói chẳng cho thì chẳng lấy. Vì lễ mà quên tiền tài gọi là tha tuệ. Nếu vì cha mẹ, người chồng mà hộ trì Phật pháp, thì chẳng tuệ mà lấy gọi là chẳng cho mà lấy, tha tuệ lại lìa phi thời, phi xứ, phi lý, phi lượng và huyễn mại v.v… Luận riêng tuy như thế, ý chung rất dễ hiểu. Sắc kia trần kia giới kia đều như hế. Cho nên phải nói về năm thứ như nhân nhượng, v.v…. Nhượng là nghĩa, Trinh là chánh, thanh chánh tự giữ tức là lễ, là qui cũ trong động. minh là trí có quyền biến. Các tên xưa, năm thường nếu đủ, năm giới sẽ toàn, nếu mười thiện đủ, thì mười ác sẽ dứt. Bắt đầu là cõi Dục địa cư trời người, cõi Dục không cư và Sắc, Vô sắc, văn lược nên chẳng nói. Quán bốn vận trở xuống là nói Nhị thừa bốn vận. Trong văn trước nêu bốn niệm xứ quán, hiển bày Thanh văn thừa, vô thường nên sanh diệt, bất tịnh nên chẳng trụ, khổ nên ba thọ, vô ngã nên chẳng tự tại. Kế một câu nhân duyên hiển bày Phật giới. Quán rồi trở xuống là trong giới Bồ-tát mở ba Bồ-tát. So sánh với văn sau các cảnh của Bồ-tát nghĩ bàn cũng có ba. Trước là sáu độ, Tự thương xót nên tổn hại mình, thương kia nên quán khác. Vì sao trở xuống là giải thích tướng sáu độ. Bỏ chẳng thể mất một câu bác bỏ ba tạng gồm ý minh thông. Bác bỏ ba tạng là cũng gồm phàm phu, vì các phàm phu cũng làm sự độ. Tuy tức chẳng kịp, Bồ-tát ba tạng là y cứ nghĩa chẳng thể mất. Nay quán trở xuống là chánh nói là quán chung ba việc đều không. Trong đây ba việc tùy cảnh khởi quán, không gọi là người thí và tài vật. Phải nói căn trần cho đến người nhận. Kim cương trở xuống là dẫn chứng. Kinh chép: Chẳng trụ chánh đáng, chẳng trụ sáu trần thực hành thí. Nếu chẳng trụ trần tức là chẳng trụ căn và thọ giả. Bố thí đã như thế thì năm thứ kia cũng như thế. Lại trần tức tài vật thấy trần là không cho nên thí và nhận đều không. Cho nên nghĩa hai chỗ ba việc bằng nhau. Như người trở xuống là nêu thí dụ. Trụ tướng như tối thì trí nhãn (mất trí) chẳng mở, chẳng thể thấy tất cả đều vô tướng. Không trì như mắt, chẳng trụ như mặt trời có mắt mặt trời nên thấy ba việc là không. Cho nên biết hai nghĩa vô trước và không tuệ đều cần, mới thấy ba việc là không. Cho đến sáu mươi hai kiến tất cả đều không, nên nói các thứ. Nói thẳng trở xuống là trùng tiêu kinh ý, kinh bị lợi căn nói thẳng chẳng thấy. Vì nói lược nên tướng cũng khó hiểu. Cho nên nay lại giải thích chẳng trụ bốn câu mới gọi là chẳng trụ, cho đến chẳng trụ sáu mươi hai kiến gọi là đàn vô tướng, cho nên biết văn trước không có bốn tướng, chỉ lìa sáu mươi hai kiến thành Kim cương lìa ngã nhân, v.v… gọi là Bồ-tát, không phải chỉ có Sơ quả phá kiến mà thôi. Cho nên biết chỉ là chân đế vô tướng. Nói sáu mươi hai kiến, thì Đại Kinh quyển hai mươi tám giải thích công đức thứ tám có nói bảo lìa năm việc tức năm kiến, nhân năm kiến ấy sanh sáu mươi hai. Chương An chép: ở đây có hai ý: Một là ngã kiến có năm mươi sáu, nghĩa là năm ấm cõi Dục đều kể bốn câu, hợp thành hai mươi, cõi sắc cũng như thế, Vô sắc trừ sắc chỉ có mười sáu. Cho nên biết ba cõi hợp thành năm mươi sáu y. Biên kiến có sáu, ba cõi đều có hai, đó là đoạn thường kiến hợp thêm trước thành sáu mươi hai kiến; Hai là năm ấm ba đời đều kể đoạn thường, dùng hai kiến có không làm căn bản. Ở đây y theo văn Đại luận quyển sáu mươi tám, nghĩa là sắc như trở xuống v.v… bốn câu, bốn ấm cũng như thế, hợp thành hai mươi câu, đây là kể đời quá khứ. Lại kể sắc thường, v.v… bốn câu, bốn ấm cũng như thế, hợp hai mươi câu, đây là chấp hiện tại. Lại chấp sắc có biến, v.v… bốn câu, bốn ấm cũng như thế hợp thành hai mươi câu, tức chấp vị lai. Mỗi câu sau đều nói thần và thế gian, ba đời sáu mươi đều có không hai. Luận Thích nói phàm phu chấp trước có thần ngã. Nếu người chấp thường thì tu phước diệt tội, nếu người chấp vô thường thì vì danh lợi thế gian nên có chỗ làm. Nếu chấp vừa thường vừa vô thường thì chỉ là song chấp hai câu một và hai, cho nên đối với thần ngã vì chấp thô tế làm câu thứ ba. Chấp thần thô thì thân chết vô thường. Chấp thần tế thì thân chết bất diệt. Chấp cùng chẳng sai thì thấy chấp thứ ba, hai thứ đều có lỗi. Vì sao? Vì thường thì chẳng biến cũng như hư không gió mưa chẳng động. Nếu vô thường thì có biến động, như mưa ở da thì có hư rã. Lìa hai lỗi này do tâm ta nên lại nói có thần, thần chỉ có chẳng phải thường chẳng phải vô thường mà thôi. Phật nói bốn thứ đều tà kiến, đây là chấp thần. Thế gian tức là cõi nước. Cho nên thần ở thế gian cũng có bốn kiến. Nói chấp thường, thì hỏi rằng nếu cõi vốn không thì chấp phải có lầm. Thế gian là có vì sao tà kiến. Đáp: Phá thế gian là phá tư tưởng thường. Chẳng phá thế gian như người không có mắt lấy rắn làm đẹp. Người có mắt nói đó là rắn, không phải chuỗi anh lạc. Phá đảo cũng như thế. Hiện thấy vô thường chẳng được nói là thường. Hai câu ba, bốn y theo nói mà biết. Có biên, v.v… là người ngoài cầu độ không được thỉ ấy liền nói không có chung. Trong vô thỉ mà chung thì gọi là không biên, chấp có ba thứ này gọi là có biên. Như người có thiền chấp tám muôn kiếp. Hai câu ba, bốn chuẩn đây mà biết. Cũng có người chép: Câu thứ ba là tám phương có biên giới, trên dưới không biên giới. Có người chép: Trên đến trời Hữu Đảnh, dưới đến địa ngục mà tám phương không biên giới, là chấp thần hoặc như hạt cải, v.v. Cũng có chấp độ và dùng thần ngã cùng chấp có không thành hai câu ba, bốn. Y theo đây rất dễ hiểu. Như đi, v.v… là như người ấy tới lui đến đời sau gọi là như đi, nghĩa là đời trước không đến, chết rồi cũng không đi thì gọi là chẳng như đi. Nếu bảo chết rồi là đi mà thần vẫn không đi thì gọi là câu thứ ba. Thấy đều có lỗi chấp câu thứ tư. Luận văn rất rộng, phải ở trong đó mà tìm. Như trong Bà-sa cũng lập sáu mươi lăm kiến, tức ở trong năm ấm đều chấp bốn ấm làm ngã sở, gọi sắc là ngã, thọ là tôi tớ, anh lạc là nhà cửa. Ba ấm cũng như thế. Hợp ngã và ngã sở đều có mười ba câu; Ba là ngã sở, do đó Phật nói lìa sáu mươi lăm, vì nói Đạo phẩm thành đạo Thanh văn, cho đến Bồ-đề. Cho nên biết phá kiến được pháp khác nhau. Nay đây chưa đủ Hằng sa Phật pháp, lại có thể lợi tha thành thông Bồ-tát, mới bắt đầu (vượt qua) ở phần đoạn bờ kia. Nói tất cả pháp thú. Nói trong đây Thông giáo vì sao nói tất cả pháp thú. Nhưng chỉ nói thú chẳng nói thú ấy chẳng lỗi và chẳng thật có. Cho nên thuộc về Thông giáo. Do đó tất cả nói pháp thú tên ấy cũng thông. Như Huyền Văn chép: Đi khắp các cõi mười phương, trở lại như ở trong bình. Nay văn dưới nơi nơi dẫn tất cả pháp thú, v.v… để chứng ba đế, ý nói thì viên. Lại dùng Luận ấy không phải chuyên một văn, vì theo nghĩa nên chẳng thể chấp văn. Đại phẩm chép: Tất cả pháp thú là một pháp. Đại luận hai văn cùng giải thích câu này. Câu đầu nói vì sao Bồ-tát là thế gian thú, cho nên phát tâm Bồ-đề? Bồ-tát vì chúng sanh nói sắc thú là không, cho đến chủng trí, vì chúng sanh cho nên sắc chẳng phải thú, chẳng phải chẳng thú, cho đến chủng trí. Kế văn chép: Vì chúng sanh nên nói tất cả pháp thú không, vô tướng, vô nguyện, thú ấy chẳng lỗi. Vì sao? Vì trong không, vô tướng, thú và chẳng thú không thật có. Vãn đầu lấy năng thù làm giả, trải đủ sắc tâm cho đến chủng trí. Cho nên biết tất cả pháp tức là giả. Sở thú là không, chẳng phải thú chẳng phải chẳng thú là trung. Văn kế năng từ sở làm không Thú ấy bất quá là giả, thú chẳng thú chẳng thật có là trung. Sau đây các văn dùng lời tiêu dị. Hai ý trong giả toàn là nương luận văn, kế chỉ so sánh ra. Cho nên nói tất cả pháp thú sắc sắc còn chẳng thật có, làm sao có thú và chẳng phải thú. Vì sao? Vì tất cả pháp thú sắc năng sở đều giả, sắc chẳng thật có, tất cả pháp cũng chẳng thật có. Năng sở đều không, thú chẳng thú chẳng thật có, tức chẳng trụ hai bên là chánh hiển bày Trung đạo. Lời khác mà ý đồng suy nghĩ sẽ thấy. Lại quán trở xuống là Phật bốn vận Thông giáo, nên bốn đức danh nghĩa chẳng chẳng liên quan với Biệt. Chân đế như không, chẳng thay đổi nên Thường, chẳng chịu ba khổ giới nội nên lạc. Chẳng bị sáu đường khởi nghiệp nên Ngã, chẳng bị kiến tư làm ô nhiễm nên Tịnh. Cho nên biết tức là chung bốn đức của Phật. Như thế trở xuống là nêu giả bốn vận. Tuy như Thông giáo quán ở tức không, trong không thấy đủ mười giới bốn vận. Cho nên nói các thứ, ở đây thuộc Biệt giáo, cho nên nói giả danh. Nếu lấy bốn đức làm viên Phật giới, trong văn Bồ-tát hoàn toàn không có Hằng sa tướng trạng Biệt giáo. cho nên thông bốn đức Phật của chỉ nói hư không cho đến chẳng nhiễm. Đến đây mới gọi là giả danh bốn vận. Nếu không trở xuống là Trung đạo bốn vận, cho nên biết Trung đạo phải ở mười giới không giả mà nói về trung, mới gọi Viên Trung. Trung là Phật giới đối trước mà thành mười, do đó chín thứ trước nghĩa là nghĩ bàn, còn Phật giới là không thể nghĩ bàn. Trong so sánh với năm trần khác chỉ dùng viên tâm mà giác liễu ba đế, v.v… Kế quán trở xuống là y cứ sáu tác. Trung Chu cũng nói xuất xử nói nín, xuất xử tức là đi đứng ngồi nằm, nhưng Trang Chu chẳng nói lấy làm cảnh quán. Nay có ba quán, quán không y theo ý trước cũng rất dễ thấy. Nhưng do trở xuống là quán giả. Do tâm động dịch làm. Do mười giới nghĩa là do tâm này làm việc gì đi đứng, v.v… Hủy giới là địa ngục, gạt người là quỉ, quyến thuộc là súc, thắng người khác là tu-la, nghĩa nhương là người. Thiện là mười trời thiện dục. Thiền là Tứ thiền sắc thiên. Lược không có Vô sắc, Niết-bàn là Nhị thừa. Từ bi trở xuống là sáu độ Bồ-tát. Phương tiện trở xuống là Bồ-tát thông giáo. Huống gì làso sánh dáng mạo vô hình chẳng thật. Giở chân, hạ chân cùng không tương ưng, vì thế mất năng sở, cho đến gần xa. Hễ có làm gì, nếu có một niệm chẳng phải ở không thì gọi là chết uổng. Như thế trở xuống là Biệt giáo. Không tâm vào giả, nên nói như thế, nhiếp không thành giả nên nói Hằng sa. Tướng Văn đã hẹp nghĩa cũng gồm Thông giáo xuất giả, vừa nói Thông giáo chỉ nói không gian, chẳng chia ba thừa không giả khác nhau. Lại người Biệt giáo chỉ chín giới trước nên nói như thế. Chín giới đã không, không tức chín giới. Cho nên thành Biệt giáo Hằng sa Phật pháp. Lại quán một vận trở xuống là quán Trung đạo. Chẳng phải một chẳng phải mười, y theo trước nói. Cho nên Pháp Hoa trở xuống là dẫn chứng. Hỏi: Sao dẫn bỏ y để thọ đàn chứng tác. Đáp: Văn thế theo nhau, chung dẫn bỏ phục để thọ đàn chứng tác, và dẫn Phật đạo để chứng Viên trung. Trước y cứ trở xuống là y cứ mười hai việc đều nói sáu. Trước nêu đồng khác. Mười hai sự trước đều nói đàn (bố thí) nên nói cộng. Nay mỗi việc đều nói đủ sáu, nên nói là đều. Lại trước nói chung về đàn ở mười hai sự, mỗi chỗ đều nói tướng đàn mười giới. Nay đều trong luận y cứ ví dụ cũng phải đầy đủ như trước nêu mười hai việc. Mỗi chỗ đều nói sáu độ mười giới. Văn vì theo lược, có khi chín giới có khi chỉ có Phật giới. Rộng lược đồng hình cùng thành viên ý. Lại vì sao chỉ mười hai mỗi có sáu, trong sáu mỗi đều đủ sáu, cho nên mỗi cõi dùng năm thứ kia để trang nghiêm tức là dùng năm nghiêm để đàn cho đến dùng năm để nghiêm, trí năng sở hợp nói chung đều gọi đủ sáu. Các kinh Đại thừa, Thủ-lăng-nghiêm, Đại luận, Đại Phẩm v.v… sáu độ đều như thế. Cho nên nay y theo đó để nói tướng của độ. Văn này dùng Thủ-lăng-nghiêm cũng như phẩm nhiếp nhau của Đại luận chép: Phú-lâu-na bạch Phật rằng: Nay con muốn nói hạnh Bồ-tát. Phật bảo: Tùy ý ông nói. Bèn nói rộng sáu độ, lại hiển bày nhau, bèn thành sáu lần sáu là ba mươi sáu (. = 3) độ. Cho nên chép: Hoặc dùng thí làm tên mà nói các Ba-lamật. Cho đến hoặc dùng Bát-nhã làm tên mà nói các Ba-la-mật. Năm độ vào một, từ một làm tên. Lại luận Nhiếp Đại thừa cùng hiển chương. Phẩm Vô Đoạn trong kinh Anh Lạc thì ý đồng với Lăng-nghiêm. Đại luận quyển tám mươi hai hỏi rằng: Nếu trang nghiêm nhau, vì sao chỉ dùng đàn làm đầu? Đáp: Do nhiếp sanh tiện, sang hèn cho đến súc sanh thì đàn đều nhiếp, cho đến xoay vần làm thân các tướng tốt Phật đều từ thí mà sanh, như nói này thì vẫn thuộc giáo đạo. Nếu nói theo chứng đạo thì đều là pháp giới. Nhiếp không trước sau, ai nói thứ lớp, trong hành văn đầu đủ sáu đàn cùng năng nghiêm văn tướng thứ lớp chẳng giả, nói riêng năng nghiêm sở nghiêm. Văn đầu nói mắt đại bi, như Thắng Thiên Vương nói Bồ-tát khi đi nhìn về trước sáu thước, song chỗ đất bằng phẳng chẳng nhìn hai bên, chẳng khuấy não chúng sanh, thấy các chúng sanh như con ruột không nghiêng lệch gọi là mắt đại bi. Cho nên biết Bồ-tát nhìn các chúng sanh, tự tướng muốn ban cho nó một vui thật và cứu hai khổ. Mắt nhìn đã thế thì năm căn cũng theo đó. Ở Bồtát được vô úy, thì chánh đáng không tài, vận ở sáu tác, vì thí vô úy nên gọi là Đàn. Ở chúng sanh không thương tổn là xứng lý mà quán chẳng nghiêng lệch không giả, chẳng làm hoại thật tướng nên nói không tổn. Tổn cũng là giảm bớt. Tức là Ương-quật chẳng bớt tu. Thấy tội phước pháp giới gọi là không tội phước, chẳng thuộc về không giả gọi là tâm tưởng chẳng khởi. Tưởng chẳng khởi nên gọi là không lay động. Khắp tất cả chỗ gọi là vô trụ. Âm là pháp giới nên cũng bất động. Tâm không có nghĩ trước, v.v… là niệm niệm xứng lý không chấp ngang trái tư sau mới giác liễu. Cho nên Khởi Tín chép: Biết niệm trước khởi ác, cấm ngăn niệm sau khiến nó chẳng khởi. Tuy gọi giác nhưng tức là chẳng giác. Tư tức pháp giới thì người giác là ai. Tuy là chẳng giác nhưng gọi là giác. Đối với tất cả pháp v.v… niệm niệm pháp giới. Cho nên chẳng bị sanh diệt làm đứt quãng. Chẳng có thân tâm v.v… Chẳng được hai biên, biên tức là Trung. Trong thiền đã thế. Trước sau lệ theo đó, lời khác mà ý đồng, phải khéo phân biệt. Không thọ, v.v… là chẳng lãnh thọ biên, chẳng nghĩ chấp Trung, chẳng vì Niết-bàn, chẳng loạn sanh tử, đầu v.v… là sáu phân. Hành thời (khi đi) như ảnh (bóng), chẳng bảo lại có hai tay hai chân thân và đầu khác nhau. Như mây như ảnh trở xuống là trong mười dụ mà nói. Tuy đủ pháp giới mà có tới lui. Tới lui không thật nên gọi là như ảnh (bóng). Chẳng đồng Thông giáo, huyễn hóa tức không. Không có sanh của sanh tử, diệt của Niết-bàn, Nhị thừa không đoạn phàm phu chấp thường. Năm ấm tức là rốt ráo không. Cho nên không có hai bên buộc và thoát. Đủ như trở xuống là chánh chỉ Lăng-nghiêm để bày công thức cùng trang nghiêm nhau. Kinh ấy Phật bảo Kiên Ý rằng: Làm sao trong một niệm mà thực hành sáu độ? Đáp: Bồ-tát ấy tất cả đều bỏ, tâm không tham đắm nên gọi là Đàn. Tâm khéo vắng lặng rốt ráo không ác, nên gọi là Thi (giới). Biết pháp tướng hết ở trong các trần mà không có sự thương tổn, gọi là sằn-đề, siêng quán chọn tâm, hay biết lìa tướng nên gọi Tỳ-lê-da. Rốt ráo thiên tịch điều phục tâm ấy, gọi là Thiền-na. Biết tâm không tâm, thông suốt tướng tâm gọi là Bát-nhã. Văn nay rộng theo ý văn kinh ấy. Cho nên cùng nó đại đồng mà tiểu khác. Hỏi: Lời văn đã thông, vì sao biết được văn ấy ở Viên mà dẫn ra chứng viên. Đáp: Trong kinh ấy Phật vì Kiên Ý mà nói rộng văn thứ lớp xong, Phật hỏi Kiên Ý vì sao một niệm mà thực hành đủ sáu độ. Kiên Ý bèn dùng văn này đáp lời Phật. Cho nên biết thứ lớp sau giải thích viên mà nói. Chẳng thấy ý kinh này liền bảo giải thích này là vọng đoán. Cho nên đời gần đây giải thích mười lực đều bỏ văn này. Khiến kẻ học sau viên hạnh không có chỗ gửi gắm. Văn này y theo đó trải qua tất cả pháp đều là tướng sáu độ vô tác. Cho nên Pháp Hoa chép: xưa nhân giả nhận châu báu anh lạc pháp thí nầy. Anh lạc là tài, tài tức pháp. Lại trong hạnh trở xuống là biện lại thiền tuệ Ba-lamật, đều trước nêu lỗi, sau nói đức. Văn trước tức là nêu lỗi của thiền. Tuy nói Lăng-nghiêm ở pháp khởi mê đắm nên nói sanh nhiễm. Nay quán trở xuống là nói đức, quán tâm năng trước, trước còn không tâm, chẳng lẽ lại chấp Lăng-nghiêm là chỗ nhất định. Phải biết trở xuống là xếp lại. Nói có định là từ điên đảo sanh, như thế trở xuống là kết. Có tướng định loạn chẳng lẽ lại thấy không và chẳng không, tức phá tướng định, sanh nhiễm tức lìa phược tham đắm thiền vị. Thể đồng pháp giới, ứng khắp tất cả, gọi là phương tiện sanh. Hành giả trở xuống là nêu lỗi tuệ. Có người hay chấp mình là thô, huống chi là tự cao đâu gọi là tuệ.

Trước tâm chướng trí gọi là trí chướng ngại. Tất cả ngoại đạo đều tự cho là đúng. Nay đã tự cao lại đồng ngoại đạo đâu chỉ lỗi trong trí mà thôi. Đại luận chép: Nếu có Bồ-tát đối với các Bồ-tát khác nghĩ rằng: Ông không có việc đó, chỉ riêng ta có. Vì nhân duyên ấy nên lại mất đạo. Cho nên Đại Phẩm chép: Có Bồ-tát kia khinh các Bồ-tát khác trải một niệm, trải qua một kiếp xa với Phật đạo. Lại trải một kiếp tu hành Phật đạo. Cho nên chẳng tự cao, cũng chẳng hạ thấp người khác. Tức phản trở xuống là nói đức. Phản quán năng tâm trước là trung trí. Người quán là ta, người không phải quán là người tán tâm, tâm trung trí không có hai đối đãi đó. Người quán đã không trở xuống là rõ chấp, không có chỗ quán cũng phá. Chẳng được trở xuống là lại phá năng chấp. Đây là ý chánh nên lại nói. Đại luận trở xuống là dẫn chứng phá tưởng chấp năng quán có trung trí gọi là hý luận. Niệm tưởng ở ý hý luận thường ở miệng. Nói hẳn giả tâm gọi là Tâm hý luận. Nay diệt gốc ấy nên niệm tưởng dứt hết gọi là hý luận diệt. Do hý luận mà sanh các tội, nên hý luận diệt thì gọi là các tội trừ. Gốc tu trung trí do dính mắc, chướng ngại trung. Cho nên các tội trừ, còn gốc thường là một. Như thế, v.v… người vô trước ở đây mới thấy diệu trí. Đại Tập quán tâm tâm, tức là tâm sở quán và tưởng năng quán, gọi là quán tâm tâm. Nếu chẳng đều quán lại sanh hý luận. Chiếu được như thế thì cũng gọi là Thường một. Cho nên nói tức tưởng này. Như thế trở xuống là kết thành văn trước thành ba Tam-muội. Sau đạo phẩm đã mở ba thoát sáu độ đạo phẩm tên khác mà nghĩa đồng. Cho nên sáu độ sau kết thành ba thoát sáu độ đạo phẩm là tướng đồng khác, đến quyển thứ bảy trong Trợ Đạo có nói. Nay sáu độ này đã là vô tác, nên ba Tam-muội phải từ viên mà giải thích, cũng như quyển bảy giải thích đạo phẩm sau. Lại phá trở xuống là kết thành các Ba-la-mật, phá đảo cho nên độc diệt, đạo diệt cho nên việt, có việt nên có hàng ma, hàng ma cho nên đủ Ba-la-mật, ba đảo tức là tâm, tưởng, kiến nầy thuộc về kiến hoặc. Ba độc tức là tham, sân, si. Đây thuộc tu hoặc. Ba hữu lưu, tức là Dục, Sắc và Vô sắc nhân quả chẳng dừng nên gọi là lưu (dòng chảy), nhận chìm hành giả nên gọi là lưu. Bốn ma tức là phiền não, v.v… ở dưới cảnh ma. Ma là kẻ thù của Phật nên gọi ma oán. Ba đảo này văn gần mà nghĩa xa, nên phân làm hai ý. Nếu thô hoặc, tức là người viên thô hoặc trừ trước. Nếu tế hoặc, thì phải cùng y cứ giới ngoại mà giải thích đồng thể, kiêm tu biến dịch ba cõi, giới ngoại bốn ma cho đến thô tế thể một, mới gọi là Viên Bala-mật. Nhiếp thọ trạch diệt là huống thích còn thành tất cả, huống là chỗ phá ba đảo như trên và phá bốn ma, thành ba Tam-muội. Kế lại trở xuống là dùng Thi làm đầu, dùng năm trang nghiêm trải mười hai việc. Trước nói thi để trải mười hai, là trước nói trong đàn dẫn đầu là Lăngnghiêm nghĩa viên lời chung. Trong nói thi này nêu riêng tướng quán. Trước y cứ tác thọ để nói cảnh quán. Quán cảnh kể lại sự tướng mà thôi. Đối trần chế tâm nên dụ bát dầu. Sáu tác cử động nên nói oai nghi. Nói bát dầu là Đại Kinh quyển hai mươi chép: Thí như ở thế gian có các đại chúng đầy khắp hai mươi lăm dặm, vua ra ví dụnh cho một vị quan cầm một cái bát dầu để đi ngang qua đó mà không làm đổ dầu, nếu mất một giọt sẽ bị giết chết. Lại sai một người vác dao theo sau. Ông quan vâng lịnh vua đi mà hết lòng giữ gìn, đi qua giữa chúng đông, tuy thấy năm dục mà tâm luôn buộc niệm, nếu buông lung mà bỏ giữ gìn mạng sống thì hết cứu. Cho nên người này sợ sệt chẳng đổ một giọt dầu. Bồ-tát cũng như thế, ở trong sanh tử chẳng mất niệm tuệ. Tuy thấy năm dục mà tâm chẳng tham đắm. Chỉ quán ấm khổ chẳng sanh chẳng diệt năm căn thanh tịnh mà được giới căn. Kinh Hoan Hỷ Hành lời khác sự đồng. Chỉ gọi trở xuống là bác bỏ sự. Sự tướng trì giới chỉ có thể thoát khỏi ba đường, trời người yêu kính, chẳng gọi là ba đế Tam-muội hai chết bờ kia. Theo lý cũng phải bác bỏ trì giới đọa ba đường ác. Như trong Đại kinh nói có ba thiên sự đọa ba đường ác. Nay chưa rảnh để nói sanh lên cõi trời cõi người còn bác bỏ vô lý, huống chi là việc này ư, cho nên chẳng luận. Nếu được trở xuống là nói ý dùng quán, phải đủ như đàn trong sáu độ, chỉ ứng nghĩa mà giải thích khiến năm nghiêm thi, bốn dưới cũng như thế, Bảo quán dưới là quán không, người chưa thấy lại nêu trước sáu thọ, sáu tác văn lược, tức là cho sáu đường bốn vận làm cảnh, hai thánh bốn vận làm quán, bốn vận bốn câu cho đến bốn vận sáu mươi bốn câu, cho nên nói các thứ. Chỗ khởi tức là sáu đường bốn vận. Năng quán gọi là suy ra quán tuệ. Năng sở đều mất mới thành môn Đại thừa. Chẳng trong ngoài, là nói sáu thọ không. Chẳng tới lui là nói sáu tác không. làm được như thế trở xuống là kế nói quán giả. Nêu thẳng mười giới chẳng ngoài mười pháp giới. Sự giới còn bác bỏ thành cảnh quán, cho nên chẳng nói lại. Tịnh như hư không là nhắc lại cảnh sở quán của quán không ở trước, bảy chi vô nhiễm dụ như hư không. Nếu dùng mười giới mà đối ba quán, v.v… đến quán thứ tư phải tự giải thích. Tâm đã trở xuống là Quán trung. Sắc là sắc pháp trở xuống là kế nói dùng để năm nghiêm thi. Văn tướng dần lược. Sắc tức là năng thấy biết. Sắc pháp là sắc được thấy. Thọ là phân biệt lãnh nạp. Ba sư chỉ là sắc, v.v… ba thứ nầy đều y cứ viên ý mà giải thích. Lệ như trước dẫn văn Thủ-lăng-nghiêm. Sau đàn nêu nhẫn. Thi là chỗ nghiêm nên chẳng nói lại. Sắc sắc, v.v… ở đây văn lược. Đầy đủ phải nói như văn trước nêu sắc và sắc pháp, cho đến thọ trở xuống lệ như thế. Đây trở xuống là kết thành ba Tam-muội. Văn lược ví dụ trước. Sao chỉ trở xuống là so sánh ra tất cả, ý cũng đồng trước. Quán sắc trở xuống là lệ với tác thọ kia. Theo văn chỉ phải lại nói sáu tác, hoặc là văn lầm. Dẫn Pháp Hoa: là oai nghi chứng thành Phật đạo ý thông. Kế trải trở xuống là nói nhẫn độ làm đầu để năm trang nghiêm. Văn tướng rất lược. Chỉ nêu sự nhẫn, cho đến quán không. Các thứ khác đều lược không có. Trước vừa ý hay không vừa ý tức là sự nhẫn. Kế ở vi trở xuống là quán không, chẳng thấy nêu riêng sáu thọ ở trước, vô tác nêu chung sáu tác. Kiến là năng kiến, sở kiến, nghĩa là thấy sắc phân biệt mà chấp ngã. Tác cũng như thế, còn bao nhiêu nhờ quán trung và kết thành đều lược bỏ. Kế trải tinh tấn trở xuống là dùng tấn làm đầu đề trang nghiêm năm độ kia. Ở trong tác phẩm giải thích cũ nói không phân biệt thể, là chỉ siêng thực hành năm độ thì gọi là Tinh tấn. Tức chỉ năm độ làm các hạnh. Nghĩa mà suy trở xuống là muốn nêu biệt thể, trước hoặc bác bỏ cũ, nghĩa chung không phải vô lý, không phải hoàn toàn đúng. Cho nên ung dung nói nghĩa suy mà thôi. Nếu chỉ chung thì lẽ ra chỉ có năm độ, vì sao các giáo đều nêu sáu? Như Đại luận quyển mười tám chép: Đại Bồ-tát lấy tinh tấn làm đầu đối với năm độ gọi là tinh tấn. Đây đủ cả hai ý chung riêng. Cho nên ý nay phải có tự thể riêng. Lệ vô minh trở xuống là ví dụ giải thích. Như vô minh hoặc cũng có chung riêng. Chung là tương ưng vào các sử, riêng là độc đầu, chẳng vào các sử. Vì so với tinh tấn mà nói rất dễ hiểu. Nay lại trở xuống là chánh nêu tướng riêng. Lưu truyền không phải chỉ dựa vào tụng kinh, đã không phải năm thâu xét mà biết là có riêng, chẳng phải bác bỏ trở xuống là bác bỏ sự. Tam-muội là định, hai pháp định, tuệ dẫn dắt tất cả pháp, cho đến thành Ba-la-mật. Nếu Đại sư tụng kinh quán pháp thì sự lý đều đầy đủ. Như niên hiệu Khai Hoàng một có vị tăng ở Dương Châu tụng thuộc Niết-bàn tự kiêu nghiệp mình. Lại ở Kỳ Châu có Sa-di ở Lâm Tự dưới núi Đông sơn chỉ tụng một phẩm Quan Âm. Cả hai cũng chết đồng gặp vua Diêm-la. Diêm-la bèn mời Sa-di ngồi tòa vàng và rất cung kính. Còn vị tăng tụng kinh Niết-bàn mời ngồi tòa bạc không kính trọng lắm. Việc xong hỏi rằng: Cả hai đều còn tuổi thọ nên đều được thả về. Vị tăng tụng kinh Niết-bàn rất hận, ỷ mình tụng nhiều, do đó bèn hỏi Sa-di chỗ ở rồi từ biệt mà tỉnh dậy. Tăng tụng kinh Niết-bàn bèn đến Kỳ Châu hỏi thăm thì quả gặp được Sa-di, hỏi lý do thì Sa-di chép: trước tụng Quan Âm, riêng áo riêng tòa, đốt hương phát nguyện, sau rồi mới tụng pháp ấy không biếng lười, không còn có việc gì khác. Vị tăng tụng Niết-bàn tạ rằng tội mình rất nặng. Khi tụng Niết-bàn oai nghi không nghiêm chỉnh, thân miệng bất tịnh, chỉ mong khỏi quên. Cho nên người xưa nói nhiều mà ác, không bằng ít mà thiện, nên xét vào đây. Đây cũng tinh tấn không phải Ba-la-mật. Nay quán trở xuống là lý quán. Trước nêu quán không. Niệm niệm trở xuống là lược nói Trung đạo. Phiền não chẳng xen vào gọi là Tinh, Niệm niệm lưu nhập gọi là Tấn. Hỏi: Chỉ nhờ tụng kinh vì sao phải suy xét sáu thọ sáu tác mà nói thọ giả, tác giả. Đáp: Nói chung tác thọ đâu cần đủ sáu, cho nên tác thọ, nhiếp tất cả thiện. Nhờ khiến riêng y cứ tụng kinh mà nói tức đối sáu trần tụng không đứt quãng, tức là ở thọ mà làm tinh tấn. Chỉ đối sáu tác thiếu ở nằm im, khi bịnh mở tụng nên cũng được nằm. Tụng thầm không đứt quãng ở lý cũng được. Cho nên biết tụng kinh tác thọ đầy đủ. Kế trải các thiền trở xuống là lấy thiền làm đầu trang nghiêm năm độ. Văn đầu nêu chung sự thiền. Chỉ là trở xuống là bác bỏ sự, quán nhập định trở xuống là chánh nói lý quán. Dùng tâm so sánh định, tâm là tán tâm, tán tâm còn không huống gì là chấp định. Định tức chín tưởng, tám bối xả, v.v… chẳng chấp định tán là thấy thiền thật tướng. Thật tướng nhiếp khắp tất cả pháp. Cho nên luận thứ năm trở xuống là dẫn luận chứng thành, thiền là thật tướng, trước dẫn văn luận. Kế các sư trở xuống là nói các luận sư giải lầm ý luận. Ý luận chánh vì quán chín tưởng tức là thật tướng. Cho nên tám tưởng sau tức nói mười lực, bốn vô sở úy. Vì sa? Vì như chẳng hoại pháp nhân tu thứ tám xong đối với tưởng xương còn đủ tất cả thần thông biến hóa. Cho nên người Đại thừa ở đây lại có thể đủ các Phật pháp, đâu phải chỉ có luận văn. Phẩm Quảng Thừa trong Đại Phẩm chép: Thân niệm xứ, Phật vì Tu-bồ-đề giải thích rộng. Giải thích chín tưởng xong, kết rằng đó gọi là Đại Bồ-tát kế giải thích rộng ba mươi bảy phẩm cho đến mười lực, bốn vô sở úy, mười tám pháp bất cộng. Đại luận quyển ba mươi tám văn dưới vẫn giải thích kinh. Luận sư chép: Rất lầm lẫn. Hỏi: Bảy tưởng kia cũng có thể phát chăng? Đáp: Nếu luận bất định và như dụng trợ, cũng có nghĩa phát mà phần nhiều ở quyển tám. Vì tưởng thứ tám sanh các thiền. Kế trải trí tuệ trở xuống là dùng trí làm đầu năm trang nghiêm kia. Vì văn lược nên nói thẳng rằng: Đại luận có tám thứ giải có đủ sự lý. Đại luận mười một trong giải thích pháp bất trụ có hỏi rằng: Bát-nhã là gì? Đáp: có người nói là căn vô lậu, vì tuệ vô lậu là bậc nhất. Có người nói khi đến cây đạo thì nói dứt hoặc, trí hữu lậu trước chỉ là phước đức. Vì phiền não chưa dứt chỉ là hữu lậu. Có người nói từ mới phát tâm đến cây đạo đều gọi Bát-nhã, đến khi thành Phật thì gọi là Tát-bà-nhã.

Có người chép: Hữu lậu, vô lậu gọi chung là Bát-nhã. Vì sao? Vì thường quán Niết-bàn hành đạo nên gọi vô lậu, kết trước chưa dứt nên nói hữu lậu. Có người nói Bồ-tát Bát-nhã vô lậu vô vi chẳng thể thấy là vô đối. Có người nói Bát-nhã dứt bốn câu, cũng như ngọn lửa bốn bên chẳng thể lấy, chẳng thể chạm. Có người chép: Từ trước các lời nói đều có lý. Như năm trăm vị Tỳ-kheo đều nói hai bên và nghĩa Trung đạo. Phật nói đều có đạo lý. Có người chép: Cuối cùng là đúng vì có pháp như mảy may đều có lỗi. Nhân tuy có tám nghĩa mà chỉ có sáu, cái thứ bảy là hứa chung sáu thứ trước, thứ tám chỉ còn thứ sáu, thứ nhất trong sáu thứ đã chỉ riêng vô lậu, không ngoài Nhị thừa. Nhân thứ hai là hữu lậu chỉ thành Bồ-tát ba tạng. Quả thứ ba gọi là Tát-bà-nhã. Phần nhiều thuộc ý thông. Thứ tư nghĩa thông Viên Biệt đắc là Bát-nhã, là Ba-la-mật. Thứ năm cũng thuộc Bồ-tát cộng giáo nhưng vẫn chung Tiểu thừa. Thứ sáu nghĩa chung ba giáo nên cũng lý sự đầy đủ. Bảy, tám hai Sư cùng cho sáu trước cũng chung Viên Biệt. Cho nên lược dẫn để chứng ý nay. Nay lại trở xuống là chánh giải thích. Văn trước là sự nên thuộc cái biết của đời. bốn vận suy trở xuống tức là y cứ lý. Lý là ba trí nên nói như trên. Trải mười một việc nên gọi là kia. Phải nói tất cả pháp thiện mỗi pháp phải trải mười hai sự, chỉ là văn lược. Hỏi: Trở xuống là phân biệt chính phải phân biệt sáu Ba-la-mật. Chỉ quán nhân tiện lấy đây làm câu hỏi. Lại còn sáu độ chẳng ngoài chỉ quán như trong pháp nhiếp lại dẫn Đại Phẩm thành tướng sáu độ để làm lời đáp này. Nhưng sự sáu độ nếu không cùng nghiêm còn gọi chẳng kín, huống chi là lý ư? Vì sao? Vì như đàn không giới chẳng sanh đường lành, không nhẫn thì cảm báo thấp kém, không tấn thì hình chất nhỏ bé. Không thiền thì liền thành tán thiện. Không trí thì chẳng hiểu vô thường. Cũng như người giàu việc khác đều thiếu, năm thứ còn lại không có năm y theo nói rất dễ hiểu. Như mặc áo giáp vào trận, là tưởng thí dụ hành. Luận hỏi vì sao một độ phải năm trang nghiêm. Đáp: Đều là hạnh giúp làm có sức. Như người không tập luyện thì không có sức chiến đấu. Đại quân đều trang nghiêm đầy đủ khí trượng (binh khí) thì có thể phá trận. Bồ-tát cũng như thế, sáu độ cùng nghiêm mới phá được hoặc, mau được Bồ-đề. Đại luận quyển mười chín giải thích rằng: Một niệm tâm đầy đủ sáu độ, tất cả pháp và sáu độ nhiếp nhau đều là ý này. Quán như trở xuống là kế đáp chỉ quán. Nói nhà kín là có tuệ mà không có định, như đèn trong gió chiếu vật chẳng rõ cho nên dùng nhà định mà tránh gió cuồng tán. Đèn tuệ mới phá được đêm tối vô minh khiến cho báu thật tướng hiển bày sáng tỏ rất dễ thấy. Cho nên nói tu tuệ nhiều nên thêm lớn tà kiến, nhiều tu định nên thêm lớn ngu si, nên phải tu bằng nhau thì không bị nạn này. Nếu tu không bằng thì Tiểu thừa còn thiếu huống chi là Đại thừa. Cán y v.v… là Đại Kinh quyển hai mươi chín chép: Đại Bồ-tát có đủ hai trang nghiêm làm lợi ích lớn, một định hai tuệ, như giặt áo dơ trước phải xả nước tro (xà bông) rồi mới dùng nước trong. Nay dùng tro định Lăng-nghiêm nước tuệ chủng trí, giặt dơ ba hoặc, sạch áo thật tướng. Như cắt ống tre, cầm gấp thì đứt, đứt là năng lực vận. Nếu vật thể đã lìa không phải ý ở đây so người chẳng hiểu một khái mà dùng Đại luận quyển hai mươi bảy chép: Như cầm ống tre nếu nắm lỏng thì đứt tay, nếu nắm chặt thì không bị thương, ngại là cắt lấy, cũng là giết. Nhĩ Nhã chép: “Bạch Hoa dã quản” Quách Bộc nói thuộc cỏ tranh, tay định nắm yên, dao tuệ cắt đứt. Như chặt gỗ cứng, trước phải dùng tay định mà động sau mới dùng tay tuệ mà nhổ. Đại kinh ấy văn đều có tám dụ, mỗi pháp đều hợp định tuệ của Bồ-tát. Lại Bát-nhã trở xuống là nhắc lại Bát-nhã chánh nêu ý viên. Pháp tướng thứ lớp phải nêu đủ sáu. Nếu nói về pháp thể mỗi pháp đều nhiếp tất cả pháp, đâu cần dùng sáu. Lại Bát-nhã trở xuống là nói lại điều pháp giới nhiếp tất cả pháp. Tất cả pháp cũng tức là sáu độ. Cho nên giải thích lại rằng: các pháp Bátnhã kia đây tức nhau cũng đâu phân biệt ở một và sáu. Muốn nêu viên chỉ cho nên làm câu hỏi này mà sanh đáp ấy.

Trang: 1 2 3 4 5