SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 1

PHẦN 5

Kế nói hoằng thệ vô tác của Viên giáo. Thể của bốn đế chỉ là ba đế, cho nên dùng ba đế mà nêu chung cảnh thệ, một niệm tâm khởi chẳng khác với trước, năng quán quán trí hoàn toàn khác với trước. Ngay một niệm này tức là ba đế chẳng còn nói gốc mê – giải. Hoặc căn hoặc trần đều là pháp giới. Pháp giới là tên khác của ba đế. Kế đều là trở xuống là ba đế dung chứa lẫn nhau, nên nói đều là. Tạng đủ các pháp tức là Tục. Trong không tin đồng, chẳng cần giải thích riêng, vì sao phải giải thích lại. Đều là duyên sanh, nghĩa là một niệm tâm có đủ trăm giới ngàn như v.v… duyên sanh Như thế đều là vô chủ, vì vô chủ cho nên không. Tức ngàn như này tên là Diệu giả, tức là pháp tánh tên là Diệu trung. Kết qui như văn. Chẳng phải ba mà ba trở xuống là lại sơ ba đế lại thành ba đế. Không phải ba mà ba là giả, ba mà chẳng ba là không. Cũng phải chép: Chẳng phải ba chẳng phải chẳng ba là Trung. Văn không là lược. Chẳng phải hợp chẳng phải tan, Trung đạo cùng chẳng sai mà hợp tức không, mà tan tức giả, chẳng phải chẳng hợp, chẳng phải chẳng tan, chẳng phải cùng chẳng sai ở trên tức là cùng chiếu. Trước nói cùng chẳng sai, sau nói cùng chiếu, trong hai văn mà nói hai đế, vì Văn Viên này chẳng trước sau, cho nên chẳng thể một. Khác tức là Trung, mà một là không, mà khác là giả. Như ba đế này ở căn ở trần Như lai tạng tức là phải giả, há Như lai tạng mà không có Phật tánh. Nghe viên đốn này chẳng phải Tông trọng. Bởi do đời gần đây người tu tập Đại thừa lẫn lộn huống chi đời tượng mạt tình rối, tín tâm ít mỏng, viên đốn giáo pháp tràn đầy kho rương, chẳng tan nghĩ suy liền đến mắt mù, sống suông chết uổng, đau đớn thay! Có người chép: Nghe mà chẳng làm ông định làm gì, đó là do chưa biết được lợi ích sâu xa. Như kinh Thiện Trụ Thiên Tử, Văn-thù bảo Xá-lợi-phất rằng: Nghe pháp mà bác bỏ bai phải đọa địa ngục còn hơn là cúng dường Hằng sa Phật, vì Tuy đọa địa ngục, từ địa ngục ra lại được nghe pháp, ở đây lấy cúng dường Phật chẳng nghe pháp mà xét lường thì nghe mà bác bỏ bai còn là hạt giống xa, huống chi là nghe rồi suy nghĩ siêng năng tu tập ư? Ví như trở xuống là nêu dụ. Phàm dùng sự dụ pháp đều là phần dụ, ở trong dụ gương ý rất thân. Vì sao? Vì khắp gương là sáng, khắp sáng là hình bóng, chẳng cùng chẳng riêng, chẳng dọc chẳng ngang. Có khác chữ y là mắt trời. Chẳng hợp chẳng tan trở xuống là nhắc lại thí dụ đầu, như trước có thể hiểu. Chẳng một, hai, ba là tuy thứ lớp tăng nhưng chỉ là ba đế, ba pháp chẳng thật có gọi là chẳng một hai ba. Hai ba không ngại, đây là tiện theo lời nên lược bỏ chữ một. Người trí nhân dụ lời này có y cứ. Một niệm tâm này trở xuống là hợp thí. Muốn nói lý bình đẳng lại nói chúng sanh và Phật cũng giống như thế. Nay hỏi người đời rằng quán chân như làm sao quán trong thân chúng sanh và Phật và chúng sanh đồng chân như, v.v… Hoa Nghiêm trở xuống là dẫn chứng lý ngang nhau. Nên Hoa Nghiêm khen ngợi tâm Sơ trụ, nói rằng:

Như tâm, Phật cũng như thế,

Như Phật, chúng sanh,

Tâm, Phật và chúng sanh

Ba pháp không khác nhau,

Chư Phật đều hiểu biết,

Tất cả từ tâm chuyển,

Nêu hiểu được như thế,

Người ấy thật thấy Phật,

Thân cũng chẳng phải tâm,

Tâm cũng chẳng phải thân,

Làm tất cả Phật sự,

Tự tại chưa hề có,

Nếu người muốn biết được,

Tất cả Phật ba đời,

Nên hành quán như thế

Tâm tạo các Như lai.

Nếu không có văn ý viên của ta nay thì ý chỉ của kệ kinh kia thật khó hiểu. Dẫn kinh Tư Ích, là chẳng hiểu ấm giới bình đẳng với chúng sanh và Phật thể tức pháp giới, nên gọi là Ngu. Dẫn kinh Tịnh Danh là ba thứ giải thoát, ba thứ Bồ-đề, ba đức Niết-bàn, chẳng lìa chúng sanh, chẳng thể tìm riêng. Cho nên dẫn lại mà hiển thành nghĩa trong Tư Ích. Dẫn Phổ Hiền Quán, Tỳ-lô-giá-na Hán dịch là Biến nhất thiết xứ (ở khắp mọi nơi) phiền não thể tịnh, các đức đầy đủ, thân cõi xứng nhau, khắp tất cả mọi nơi nói lên lý chúng sanh khắp ở hai kinh trước, chẳng hiểu điều đó là còn cách vô tình. Phải biết trở xuống là kết chung không ngoài. Nếu thế trở xuống là giải thích nghi ngờ. Ở đây trước nghi rằng: Nếu đủ ba đức vì sao nghĩa chỉ nói như không và trong Đại Phẩm nói là rốt ráo không. Ở đây nêu trở xuống là giải thích nghi ngờ. Văn Thiên Ý Viên chẳng nên hỏi riêng. Kinh Hoa Nghiêm quyển ba, Bồ-tát Phổ Hiền muốn cho chúng vui mà nói kệ rằng:

Tâm khắp pháp giới như hư không,

Là người biết được cảnh giới Phật.

Tức đã nói Phật giới có đủ cả ba đế, cho nên nay trình bày rằng. Nếu không làm đầu mối. Không tức đủ ba nên nói không tức chẳng không, v.v… sao chỉ không này giả trung cũng như thế cho nên dẫn vi trần và dùng Trung đạo thảy đều đủ ba. Nói trong hạt bụi có quyển kinh lớn bằng cõi đại Thiên thế giới. Luận Bảo Tánh chép: Người có thần thông thấy Phật pháp diệt, đem quyển Kinh to bằng cõi Đại Thiên chứa trong một hạt bụi. Sau có người chẻ hạt bụi mà lấy quyển kinh ra. Phẩm Như lai Tánh trong Kinh Hoa Nghiêm chép: Này Phật tử, ví như có một quyển kinh ghi chép tất cả các việc của thế giới Đại thiên hai ngàn tiểu thiên núi chúa Tu-di cho đến cung trời sắc dục đều ghi chép các việc v.v… Lúc đó có một người ra đời có Thiên nhãn thấy quyển kinh ở trong một hạt bụi, bèn nghĩ rằng: Vì sao quyển kinh ở trong một hạt bụi mà chẳng lợi ích cho tất cả chúng sanh. Ta phải phương tiện phá hạt bụi này lấy kinh ra. Người ấy liền dùng mọi cách lấy kinh ra. Nầy Phật tử! Như lai đầy đủ trí tuệ ở trong thân chúng sanh, bị hoặc che lấp chẳng thấy chẳng biết. Như lai dùng thiên nhãn thấy rồi bảo rằng: Lành thay, lành thay! Vì sao Như lai ở trong thân mà chẳng biết? Ta phải dạy ngươi ấy giác ngộ Thánh đạo, khiến lìa điên đảo, thấy tánh Như lai. Tức thời khiến người ấy tu tám Thánh đạo thấy tánh Như lai. Một đất trồng nhiều giống, một hoàn nhiều khí đều là dụ cho có. Chớ giữ lời,v.v… là khuyên răn chớ giữ lời thiên lệch vì hại cho viên dung. Nếu được giải này trở xuống là nói cảnh bốn đế, tám mươi bốn ngàn chẳng ngoài một tâm. Nói tám muôn bốn ngàn, là kinh Luận Tiểu thừa như Bà-sa thường nói rằng: Phật vì chúng sanh trước sau nói pháp, coi là một tạng, như thế cho đến tám muôn. Có người chép: Một lần ngồi nói pháp được coi là một tạng, lại chép: Nửa tháng nói giới xem là một tạng. Lại nói Phật tự nói sáu mươi sáu ngàn bài kệ là một tạng. Lại nói trần lao có tám muôn, nên nói tám muôn thuốc pháp. Lại nói chẳng có số nên gọi là tám muôn. Đầy đủ phải nói tám mươi bốn ngàn. Như văn đầu Câu-xá chép: Mâu-ni nói pháp uẩn số đến tám mươi ngàn, sau dẫn Bà-sa y cứ tùy miên, v.v… thành tám muôn bốn ngàn. Đây là môn Tiểu thừa không phải chánh ý. Lại kinh Báo Ân quyển sáu cũng có nhiều giải thích: Một là bốn mươi hai chữ xem là một tạng, các thứ khác đồng với nhiều hiện khác. Như kinh Hiền Kiếp từ khi Phật mới phát tâm đến phân chia xálợi phần có ba trăm năm mươi độ môn, mỗi môn đều có sáu độ hợp thành hai ngàn một trăm. Lại đối bốn phần hợp thành tám ngàn bốn trăm, biến là mười họp thành tám muôn bốn ngàn. Kết thứ hai của kinh ấy nói mỗi tên Độ vô cực, kết tên chỉ có một trăm chín mươi sáu, như lưu ba mươi bảy Đạo phẩm, chỉ kết thành một số, nếu đều khai tức là ba trăm năm mươi, cũng chẳng nói riêng đối với sáu độ. Chỉ văn đầu nêu có hai mươi pháp đều lấy sáu làm tên. Xưa nay nêu thích đều phải có đủ sáu. Như Pháp Hoa Sớ chép: Phật Địa ba trăm năm mươi, mỗi địa đều có mười thiện, đối bốn phần sáu căn nên thành tám muôn bốn ngàn. Bà-sa, Lăng-già ý đều đồng, hợp chung tất cả giáo Đại Tiểu thừa thì có nhiều tám muôn bốn ngàn. Họp mà nói thì chẳng ngoài bốn đế. Pháp tạng là khổ, trần lao là tập, đối trị là đạo, Ba-la-mật là diệt. Đại luận quyển hai mươi sáu nói Tam-muội và Đà-la-ni có gì khác nhau? Đáp: Đà-la-ni là tuệ tánh, Tam-muội là Định tánh. Cho nên xếp định tuệ vào đạo đế, tám muôn bốn ngàn số ấy chẳng khác, chỉ vì sở trị cho đến năng trị, sở trị diệt, v.v… thì được gọi là bốn đế. Trước nói Phật pháp giới, v.v… là căn Phật pháp giới đối với trần pháp giới mà khởi thức pháp giới nhưng vốn mê mà nói nên gọi là căn, đồng tên pháp giới liền không khác nhau. Cho nên biết tám muôn đều là sanh tử, gồm cả Niếtbàn. Tập Đạo cũng như thế, cho nên đều là pháp giới. Vô minh chuyển, v.v… là tổng kết bốn đế. Hai đế Khổ, Tập đều là vô minh, tức là pháp giới, tức là bình đẳng, tên chuyển làm minh. Dụ nước và băng rất hợp huyền lý. Dụ châu như ý rất hợp với nước và băng. Chúng sanh ở đây trở xuống là kết trách. Ở trong dung diệu một pháp giới này mà phân biệt, tức là có phàm thánh chân tục, hữu tình vô tình nên nói là tư tưởng. Văn này cũng gọi là lý do khởi thệ. Vì tư tưởng, cho nên trở xuống là chánh phát thệ nói dưới là hiển bày phải, ba trước trở xuống là nói về khác bày tướng, ba văn giáo ở trước là chỉ thẳng bốn đế, nay mỗi đế có tám muôn bốn ngàn, vì thế biết văn này là viên minh. Cho nên nói rõ ràng, thấp trong cao, cao trong thấp nên gọi là uyển, hiển bày rõ ràng rất dễ thấy. Bốn thứ bốn hoằng mỗi thứ đều nói là quán một niệm tâm, chỉ là tâm khởi lên do căn trần đối nhau, chia làm bốn khác, là hai giáo trước khéo dụng tuy khác nhưng đều là diệt tâm, lấy đó làm cực quả. Người Biệt giáo xem là gốc mê giải, người viên giáo liền biết tâm là pháp giới, duyên phát tâm này rõ ràng rất dễ thấy, người đời việc gì mà một bề cố chấp. Kế hỏi trở xuống là phân biệt, là chánh y cứ bốn tất để làm phân biệt. Trước ý hỏi là. Hỏi trước là phân biệt phi, chín phược một thoát đều phân biệt là phi (quấy). Thoát đã gồm Nhị thừa hai giáo nay trong hiển bày phải vì sao bốn giáo cùng nói. Đáp: Trong ý ấy có ý ba tất, cho nên lấy hai thứ trước. Tuy là lấy mà chỉ ở Bồ-tát chẳng ngại hai thứ Nhị thừa trước vẫn là phi, đối với Bồ-tát cho ba giáo là đồng với trên cầu, cần phải ủy tiêu. Tướng trong văn này khiến thuận ba tất chẳng thể ghi nhớ hết. Có người chép: Trong hỏi đáp này, hỏi xếp trước thuộc về phi văn, không đúng như thế, nếu y theo đó mà hỏi, thì phải nói trước đã thị phi đều phi, nay sao thị phi đều phải, theo đáp ý đều chẳng đúng. Đáp ý chỉ đáp lấy ba Bồ-tát, sao lại nói thị phi đều phải, cho nên trong hỏi chung nói đều phi, mà chẳng nói thị phi đều phi. Trong đáp chỉ nói Bồ-tát đều phải, chẳng nói chín phi đều thị. Nếu theo ý khác thì chín phi cũng phải đều thị. Nếu rốt ráo trở xuống là kế xếp quyền thật. Thật tức nghĩa bậc nhất. Cùng ba tất trước tức bốn tất, vì bốn tất nên nói bốn phát tâm. Thí như trở xuống đến rất dễ hiểu là nêu nhiều văn thí để du cho thật, Bí phương dụ cho giáo, Già-đà dụ cho trí, Nhũ mê dụ cho hạnh, Như ý du cho lý, cũng là ý bốn tất. Bí phương là thế giới, Già-đà là đối trị, Nhũ mê là sanh thiện, như ý là nghĩa bậc nhất, cho nên y cứ bốn tất mà khen phát tâm. Kinh Hoa Nghiêm chép: Chúng sanh thấy thuốc A-già-đà thì các bịnh đều hết. Kinh Hoa Nghiêm quyển hai mươi mốt chép: Như Đại ma-ni đầy đủ mười sự, có công năng sanh ra tất cả nên nói đầy đủ: Một là ra khỏi biển lớn, hai là thợ giỏi giũa mài, ba là càng tinh diệu, bốn là dứt các nhơ bẩn, năm là lửa luyện, sáu là trang nghiêm, bảy là xỏ chuỗi các báu, tám là đặt trên cột lưu ly, chín là ánh sáng chiếu bốn bên, mười là thỏa mãn ý vua. Quyền thật là đồng nhau, tức dùng chung bốn giáo đều gồm quyền thật. Đều hiển thì đầy đủ như trong đáp, ý ấy rất dễ thấy. Lại một trở xuống là nói một là tên khác, vì trong hỏi đáp phân biệt hiển bày ba giáo ở trước đồng thành một thật, cho nên nay khác tên chỉ đối với thật mà hiện. Cho nên một thật cũng gọi là đại sự, cũng gọi là không thể nghĩ bàn, cũng gọi là vô tác. Trước giải thích một đại sự. Một thật là lý mầu chẳng dối, một đạo thanh tịnh Diệu Trí Hạnh, tất cả người vô ngại v.v…, người nương ở đạo vì (để) khế lý, nghĩa ở Vị mầu ý gồm ba pháp. Đây là y cứ tự hành nhân quả để giải thích. Kế giải thích đại. Đây là đại của một nhà. Tánh rộng là lý, Trí dứt là hạnh, đại nhân là khế. Sư tử v.v… là mính đã vào vị nói giáo lợi ích người khác, cho nên sư tử gầm thét nói pháp mầu này quả nhân sở thuyết (dẫn người quả nói ra) không phải chỉ lợi ích cho phàm vị bốn giáo cho đến bác địa tất cả phàm phu cũng lợi ích bốn giáo vào địa vị bậc Thánh. Tự hành nhân quả hóa tha chung cực, khai quyền bày thật, thêm đạo tổn sinh đều là việc của đại nhân Chư Phật. Việc của một đại nên nói là Đại sự. Nói nhân duyên tự tha nhân quả đều là nhân duyên. Văn nêu Phật, là Phật hạnh nguyện mãn hóa đạo chưa cùng, kế giải thích không thể nghĩ bàn, là Tự tha đại sự đều là ba đế ba đế đều nói và nghĩ đều dứt, tức là trình bày Đại sự ba đế vô tác. Kế, lại hiển bày trở xuống là giải thích vô tác. Trước Thích Danh chép: Chẳng phải tác pháp cho đến sở tác. Hỏi cái không phải Phật làm khác nhau thế nào với không phải Phật làm trong ba tạng? Đáp: Tên chung mà lý riêng, đâu có gì đáng nghi. Kế Thường Cảnh trở xuống là giải thích thể vô tác, thể tức thật tướng, thật tướng vô tướng, vô tướng cũng không. Thật trí vô duyên vô duyên cũng dứt mất. Vì sao? Cảnh tuy vô tướng thường làm trí duyên, trú tuy vô duyên thường làm cảnh phát. Trí tuy duyên khởi cảnh, xứng cảnh vô tướng, cảnh tuy phát trí khiến trí vô duyên. Không duyên mà duyên chiếu cảnh thường không xen hở. Cho nên nói dùng trí vô duyên mà duyên cảnh vô tướng, không tướng mà tướng phát trí rõ ràng. Cho nên chép: Dùng cảnh vô tướng mà tướng trí vô duyên. Cho nên kinh Kim Quang Minh quyển một chép: Trí như như ấy chẳng thấy tướng và tướng xứ. Cho nên cảnh giới thanh tịnh thì trí cũng thanh tịnh. Xứ tức là cảnh, cảnh trí đều thanh tịnh. Lại nói pháp như như, trí như như tức là Trí cảnh tương xứng. Cảnh như như ở trí, Trí như như ở cảnh, cho nên cảnh trí đều nói như như. Có người đọc rằng: trí Vô duyên là người Trí chưa khéo đọc câu, hỏi người quán tâm, tâm trí như thế nào, gọi là hợp một với cảnh. Người ấy tự đáp. Lại Thị trở xuống là dẫn chứng vô tác gọi là phát tâm. Đây có ba kinh đồng một quyển. Quyển đầu tên là Văn-thù Vấn, quyển kế tên là Già-da Sơn Đảnh, quyển sau tên là Tượng Đầu Sơn, nay văn dẫn phần nhiều là kinh Già-da Sơn Đảnh. Ba kinh đều do Văn-thù Phát Vấn nghĩa lý đồng nhau. Cho nên nay dẫn kinh Văn-thù Phát Vấn. Kinh chép: Phật bảo Văn-thù rằng: Tướng Bồ-đề vượt ngoài ba cõi, các tên gọi nói năng đều dứt, (hơn) tất cả phát, diệt các phát, nên nói là phát tâm trụ Bồ-đề. Cho nên Đại Bồtát vượt (hơn) tất cả phát là phát, tâm trụ Bồ-đề. Vô chướng ngại phát như pháp tánh phát, không phát là phát, không mê đắm tất cả, không phá thật tế, chẳng dời chẳng ích, chẳng khác chẳng một, như hình ảnh trong gương. Mỗi mỗi câu trở xuống đều là nói phát tâm trụ Bồ-đề. Trụ là chỗ nương. Câu đầu ngay nơi phá là lập. Từ pháp tánh trở xuống là chẳng phá chẳng lập mà nói phá lập. Như thế đều gọi là nương cảnh phát tâm, nên nói phát tâm trụ Bồ-đề. Lập tức là Tùy, pháp tánh tức là cùng chẳng sai cùng chiếu. Nay văn chỉ là phụ ý kinh ấy. Văn gồm nghĩa thích, cho nên tiểu khác nhau. Lại kinh ấy chép: Bảo ta tu vô tướng, đây không phải là tu vô tướng, khiển mê dính mắc nói phá nói (hơn), vô tác bốn hoằng thật chẳng phải phá (hơn), như quá phá không nên nói quá phá. Như trong kinh Tịnh Danh chép: Bồ-đề chẳng thể dùng thân mà được, chẳng thể dùng tâm mà được. Trước rộng phá xong, kế là lập rằng: vắng lặng là Bồ-đề, v.v… Lại tùy tức là giả, phá tức là không cùng chẳng sai cùng chiếu tức là Trung đạo. Đây y cứ pháp giới vô duyên đại từ mà phát tâm. Lại y cứ sự lý để đối phá tùy, nghĩa không giả v.v… đều phải hiểu. Kế nếu ví dụ trở xuống là trích dẫn nói rộng. tất cả pháp đều như vừa nói hoặc là hoặc tùy song phá tùy. Lại ba thứ trước trở xuống là thảy đều phân biệt, quyền thật thô diệu. Trong đây chính là bỏ thô khen thật, cũng cách lượng khen, gồm chung mười ba phen ba trước, một sau. Trước thượng trung hạ v.v… là y cứ quán trí nhân duyên để xếp quyền thật. Viên là thượng thượng. Cộng, bất cộng là y cứ vị mà xếp. Biệt trụ hạnh vị và Nhị thừa tạng thông trước là cộng, chỉ viên là bất cộng. Biệt hướng tuy tức cũng quán Trung đạo, nhưng phải phân Biệt giáo, kế cạn gần v.v… là y cứ hạnh để xếp. Hai hạnh trước gần, Biệt hạnh cũng cong vạy, Đại tiểu chí thật y cứ giáo để xếp, Thông, Biệt là đại trong tiểu, Viên là đại trong đại, quả đầu của ba giáo là viên trong thiên, quả đầu của Viên giáo là Viên trong viên. Thông Biệt là mãn trong bán, Viên là mãn trong mãn. Biệt giáo là giáo quyền lý thật, là thật trong quyền. Viên giáo là giáo lý đều thật, là thật trong thật. Vọng trở xuống là Thiên viên năm cặp, chỉ thiếu một cặp tiệm đốn phải nói Biệt giáo Diệu giác là đốn trong tiệm, tức là Sanh Công đã lập nghĩa đốn ngộ. Viên giáo trước sau là đốn trong đốn. Chân trong chân y cứ đế để xếp, tạng thông chân tục nếu đối với giáo sau thì gọi là chân trong tục, cũng đều gọi là tục. Biệt giáo phá tục cũng là chân trong tục. Viên giáo tức tục gọi là chân trong chân. Liễu nghĩa, v.v… y cứ với nghĩa để xếp. Tạng thông nghĩa quyền là bất liễu nghĩa. Biệt đối với giáo đạo mà nói trong đó là liễu trong bất liễu. Viên giáo đối với Biệt gọi là liễu trong liễu. Ba thứ như huyền, v.v… là y cứ tên khen lý để xếp. Biệt lý là huyền, viên lý lại huyền. Biệt y cứ chứng đạo gọi là diệu trong thô. Tiếng tămViên giáo là diệu trong diệu. Thiên lý gọi là không thể nghĩ bàn trong nghĩ bàn. Viên lý gọi là không thể nghĩ bàn trong không thể nghĩ bàn. Cho nên Đại luận quyển 7 chép: Không thể nghĩ bàn cũng không thể nghĩ bàn, ai đáng tin, chỉ không thể nghĩ bàn cũng không thể nghĩ bàn huống chi là không thể nghĩ bàn lại không thể nghĩ bàn ư! Người phát tâm lâu thì có thể tin thọ. Thế nào là lâu? Đối với tất cả pháp chẳng sanh phân biệt gọi là lâu, so với các nghĩa trước đều như thế. Nếu hay trở xuống là kết chung các ý. Chẳng chấp ở quyền lầm cho là thật gọi là thể quyền. Biết quyền là quyền, ngoài quyền không thật gọi là biết thật, gồm mười ba thứ trước, ba thứ trước đều là quyền, một sau là thật y thật phát tâm, sanh ra Chư Phật gọi là hạt giống Phật, cũng lại ở trong giáo viên diệu mà sanh Pháp chủng, Tăng chủng. Cho nên kinh Hoa Nghiêm quyển 7 chép: Phát tâm Bồ-đề để hạt giống Phật chẳng dứt, mở bày pháp tạng để hạt giống pháp chẳng dứt. Trì giới đầy đủ không thiếu oai nghi để hạt giống Tăng chẳng dứt. Lại nói gieo hạt giống Phật xuống ruộng chúng sanh, nẩy mầm Chánh giác để hạt giống Phật chẳng dứt. Chẳng tiếc thân mạng giữ gìn chánh pháp để hạt giống pháp chẳng dứt. Khéo ngự đại chúng tâm không sầu khổ để hạt giống tăng chẳng dứt. Lại chép: Khen ngợi đại nguyện khiến Phật chủng chẳng dứt. Nói mười hai bộ kinh để hạt giống pháp chẳng dứt, thực hành sáu hòa kính để hạt giống tăng chẳng dứt. Một trước gồm tự hạnh, hai sau gồm hóa tha. Nay ý văn này gồm nghĩa ba Phật chủng, chính ở tự hành, vì hạnh tự tha đều giúp cho Tam bảo chẳng dứt. Thí như trở xuống là nêu mười thí dụ khen đức. Đây tức y cứ lý để khen đức sanh thiện ác. Vì tâm Bồ-đề đều y lý như Kim cương, v.v… năm đức sanh thiện, như đàn sư tử v.v… năm đức diệt ác. Trước nói Kim cương từ tánh Kim cương sanh. Đại luận ba mươi sáu chép: Như núi Kim cương từ trên xuyên xuống, đến lớp mé Kim cương tự tánh liền ngưng. Tất cả Kim cương đều lấy lớp Kim cương làm tự tánh. Lại, tòa Kim cương cùng từ tự tánh mé Kim cương mà khởi. Cho nên Phật Bồ-đề Đại Bi làm tánh từ đại bi mà khởi. Thuốc A-bà-la chưa rõ tướng trạng, nếu muốn uống thì trước phải nước trong, muốn phát tâm Bồ-đề thì trước phải vận tâm đại bi, nếu mạng căn còn thì các căn trụ. Luận này hữu lậu dị thục các căn. Nếu Đại bi còn thì tâm Bồ-đề chẳng mất. Có công năng giữ gìn các căn nên gọi là Thắng. Như Thái tử, v.v…, Đại luận bốn mươi chép: Như Luân vương Thái tử tuy chưa thành tựu, phước lực oai đức hơn các vua khác, huống chi là lớn lên nối ngôi Luân vương. Bồ-tát cũng như thế. Tuy chưa thành Phật phước hơn Nhị thừa trụ cực quả. Cho nên kinh Phổ Minh Bồ-tát chép: Thinh văn tuy sanh không phải hạt giống Như lai. Như phu nhân của vua chung với hạ tiện, sanh ra không gọi là Vương tử. Bồ-tát sơ tâm gọi là Phật tử chân thật. Như vua Sát-lợi dẫu thông với giặc nhưng mang thai vẫn là tôn quí nên gọi là Vương tử. Cho nên biết chân tánh phu nhân hợp với giáo Nhị thừa sanh tâm Nhị thừa không phải là đệ tử Phật. Giáo pháp Vô thượng dẫu hợp với phu nhân giặc chúng sanh sanh tâm Bồ-đề thì gọi là thật đệ tử Phật. Sơ tâm Bồ-đề và rốt ráo v.v… gọi là có tướng Vương nghi. Calăng-tần-già trong Đại luận quyển hai mươi tám và bốn mươi chép: Chim này còn trong trứng thì tiếng hót đã hơn các loài chim khác. Đại Bồ-tát cũng giống như thế, chưa ra khỏi vỏ trứng vô minh mà pháp âm đã hơn Nhị thừa. Kế trong diệt ác khảy đờn Viên giáo thì dây đờn thiên lệch dứt mất. Tấu là tấu nhạc. Được sữa Nhất thừa ba bệnh tự tiêu vận chùy chủng trí đập nát ngọn núi Thiên sơn, mũi tên Na-la-diên đâm thấu Thiết-vi, Vô duyên đại bi phá khắp tất cả. Ba trâu xanh lớn nhỏ, phàm dã tám nha. Hương Tuyết sơn thơm trăng xanh vàng đỏ và Ưu-bát, câu-vật, Phân-đà-lợi như thế mười sáu lớp. Đại lực trong loài người tên là Bát-kiện-đề đều mười mười tăng, Na-la-diên sau cùng, như ý ở trước nói phát tâm Đại thừa còn hơn công đức quả địa Nhị thừa. Nói cốt yếu trở xuống là kết yếu khen ngợi. Chư Phật ba đời đâu có vị nào chẳng từ phát tâm Bồ-đề sanh. Nếu giải trở xuống là dùng một chỉ quán mà kết. Cũng kết phát tâm gọi là chỉ quán. Chỉ quán trở xuống là nói tên khác. Tên khác nghĩa đồng cho nên tức nhau. Bảo Lương trở xuống là y cứ sự để nói sanh thiện diệt ác, khen ngợi tâm Bồ-đề. Trước dẫn Bảo Lương tức là sanh thiện. Kinh ấy, phẩm Tỳ-kheo và phẩm Sa-môn chép: Tỳ-kheo có ba mươi sáu cấu, tức là sân nhuế cõi Dục, tự khen mình, bác bỏ người, cầu lợi nhân lợi cầu lợi tổn hại người khác, che giấu tội lỗi, gần gũi kẻ tại gia, gần gũi người xuất gia, thích ồn ào, chẳng kính Tam bảo, v.v… Như thế những không chẳng tu pháp Tỳ-kheo, mà còn làm ô nhục hạnh Tỳ-kheo. Kinh lại chép: Như chẳng phải phạm hạnh nói là phạm hạnh, phá giới nói là trì giới, nhận người giữ giới lễ bái cung kính, chẳng biết xấu ác, là Tỳ-kheo ấy tám pháp khinh gọi là si, ngọng câm, thân xấu xí, bị bịnh cùi, nghèo hèn làm tôi tớ, chết yểu, người chẳng kính bị tiếng ác xấu, chẳng thấy Phật. Người ấy cho đến đất bằng không khạc nhổ, huống chi là tới lui co duỗi. Vì sao? Vì quá khứ đại vương thí đất này cho Tỳ-kheo trì giới, người có đức ở trong đó hành đạo, huống chi lại các vật dụng khác như tăng phòng, bốn thứ cúng dường. Nếu chẻ một sợi lông ra một trăm phần thì người ấy không thể được một phần, vì chẳng thể đền ân thí chủ. Lúc đó, trong chúng. Có hai trăm người có tịnh hạnh lìa sắc dục bạch Phật (nay văn nói sáu mươi, tức là phiên dịch trước sau khác nhau chưa xem các bộ khác) nói rằng chúng con chợt chết đi, chẳng vì không được quả mà thọ nhận người khác thí cho một bữa ăn. Phật nói: Lành thay, lành thay! Như thế là người biết hổ thẹn, sợ tội đời sau. Phật nói có hai hạng người đáng thọ nhận. Một là người siêng năng, hai là người giải thoát. Phật nói nếu được giải thoát làm pháp lành, trì giới bền chắc, quán tất cả là vô thường mà cầu Niết-bàn vắng lặng. Như thế Tỳ-kheo ăn của người cúng thí nhiều như núi Tu-di thì phước cũng có thể báo đáp được ơn thí chủ. Kinh ấy nói đối với một công đức nhỏ còn như thế, huống nay chỉ quán thì sẽ báo được ân thí chủ. Lại như Thần Nghiệm Ký nói có ngoại đạo nghe kinh Phật nói thọ nhận của tín thí sau làm trâu ngựa để đền. Bèn thỉnh năm trăm vị Tỳ-kheo, lúc đó Thượng tọa biết liền bảo năm trăm vị Tỳkheo tụng kệ rồi ăn cơm Xong, ngoại đạo chép: Đền nợ đã xong trâu ngựa nào thấy thì Ngoại đạo liền phát tâm. Thượng tọa chép: Nói một lời pháp có thể tiêu hết núi Tu-di huống gì một bữa ăn. Một lời nói còn thế, huống chi là phát tâm muốn lợi ích tất cả. Nếu không có đức mà thọ nhận cúng thí, như luận nói luống thọ của tín thí sau làm núi thịt, tự xét trong thân làm nấm mốc thì biết của tín thí tiêu hay không tiêu. Như lai Mật tạng trở xuống là đức dứt ác. Văn trước là nói ác được diệt. Kinh ấy Ca-diếp hỏi Phật thế nào là ác trong mười ác. Phật nói: Có một người cha được quả Duyên giác bị con giết là tội giết nặng nhất, trộm của Tam bảo là tội trộm nặng nhất. Nếu người có mẹ xuất gia được quả A-la-hán mà cùng làm việc bất tịnh thì là tội dâm nặng nhất. Dùng việc chẳng thật mà bác bỏ bai Như lai là tội nói dối nặng nhất. Hoặc nói hai lưỡi phá hoại hiền thánh tăng là tội hai lưỡi nặng nhất. Nếu mắng chửi bậc Thánh là tội ác miệng nặng nhất. Nếu nói hoại loạn người cầu pháp là tội nói thêu dệt nặng nhất. Trong năm tội nghịch, nghiệp đầu giận dữ là nặng nhất. Nếu cướp vật của người trì giới là tội tham nặng nhất. Biên kiến là nặng nhất trong tà kiến. Kinh nói năm tội nghịch nghiệp đầu là sân giận nặng nhất, là khi thân miệng chưa làm thì trước đã khởi ý tìm cách giết cha, thì tướng giận này phải nặng nhất. Nếu khởi mười ác ở trong cảnh trung hạ, đã gọi là ác thì đối với ruộng ân đức kia gọi là ác trong ác. Cho nên Đại luận chép: Người đánh mà đánh lại thì gọi là ác, người chẳng đánh mà đánh người thì gọi là đại ác, người có ân với minh mà đánh thì gọi là ác trong ác. Lại trong mười thứ này, bốn thứ ác trước là tâm cảnh lý giáo trong Đại Tiểu thừa thì bốn thứ này đều nặng, huống chi là giết cha lại thêm nghịch thánh, sáu ác sau thì Đại Tiểu thừa có khác, cho nên miệng ba ác và ý sân thì Đại thừa đều nặng. Vì nói lỗi người, khen bác bỏ và bác bỏ bai cùng miệng ba lỗi liên quan nhau Tiểu thừa thì nhẹ, hai lỗi ý kia thì trong Đại Tiểu thừa ba thứ tâm, cảnh, lý đều nặng cả. Chỉ có giáo gọi là nhẹ. Như các tội này chẳng phải ruộng ân đức còn là nặng huống chi gia thêm ruộng ân đức. Nếu hay trở xuống là nói diệt Bồ-đề. Trước pháp kế dụ, trong pháp trước nêu kế xếp. Trước nêu, kinh nói nếu có người đủ mười điều ác trên, nếu biết rõ Như lai nói pháp nhân duyên chẳng có chúng sanh thọ mạng trời người trượng phu, vô ngã vô chủ, không có người làm người thấy, người biết (Sơ giáo), không sanh, không diệt, không hạnh, ấy là tận pháp, không đắm nhiễm, không thiện và bất thiện (Thông giáo), bản tánh thanh tịnh (Biệt giáo), tất cả pháp bản tánh thanh tịnh (Viên giáo) Giải tri tín nhập chẳng nói người ấy tiến đến đường ác. Vì sao trở xuống? Là văn nay giải thích ra nghĩa đầu của tâm Bồ-đề. Như trăm năm trở xuống là nêu dụ diệt ác. Kinh ấy chép: Như trăm ngàn năm ở mãi trong nhà tối chẳng đốt đèn sáng, không có cửa lớn, cửa sổ. Cho đến không có một lỗ nhỏ như kim có ánh sáng mặt trời, mặt trăng và ngọc sáng. Nếu trong nhà tối này mà đốt đèn thì tối trước sẽ không đúng nói trăm ngàn năm ta vẫn ở đây không đi. Này Ca-diếp, nếu khi đốt đèn tối ấy đã đi thì muôn kiếp tội chướng tu ở định tuệ thì đèn vô ngã chiếu sáng đen tối chẳng còn. Ấy là văn kinh lại dụ sơ tâm Bồ-đề mà thôi. Kinh này đủ bốn trở xuống là xếp văn kinh trước để đối bốn giáo như chú văn ở trước. Sơ Bồ-đề trở xuống là nêu cạn so sánh sâu. Khi chưa làm tôi đều chấp ngã nhân, ngã thêm sanh tử, nay quán sanh diệt tìm ngã không thật có, phát bốn hoằng thệ rộng lợi ích cho người, còn đến Bồ-đề sao chỉ có mình diệt tội mà thôi. Sơ giáo vụng độ mà công còn thế huống chi là ba giáo sau giảng môn Bồ-đề. Hành giả trở xuống là khuyên cố gắng. Như chỗ tối trở xuống là nếu thí dụ khuyên gắng. Đại Kinh quyển mười tám nói: Xàvương hiểu rằng: “Y Lan Tử tức là thân (con), không có tín căn “. Phật khen ngợi rằng: Đại vương đã ở thời Phật Tỳ-bà-thi mới phát tâm bình đẳng. Từ đó đến khi ta ra đời không hề đọa địa ngục chịu khổ. Tâm Bồđề có quả báo như thế. Đại vương phải tu tâm Bồ-đề. Vì sao? Vì từ khi được tâm Bồ-đề thì diệt vô lượng tội. Giải thích rằng: Tội thân như y lan, ba ác như chỗ tối, phát tâm như chiên đèn, quán hạnh như ánh sáng. Hỏi: trở xuống là phân biệt. Hỏi: Trong bốn hoằng trước, bốn giáo quán chung nhân duyên mà sanh tâm, vì sao chỉ riêng Mật tạng sơ giáo mà đối nhân duyên? Đáp: Trong hai ý, thì ý đầu đối bốn câu thứ lớp mà đáp, ở đầu trong bốn pháp sanh diệt nhân duyên lại ở đầu trong bốn câu, lấy đầu đối đầu nên chỉ nói tên đầu tiên mà thôi. Kế từ nhân duyên trở xuống là y cứ pháp tướng chung biệt mà đáp. Pháp nhân duyên đã là sự tướng, quán trước quán sự đối đầu là tiện, sự tướng là thông, chung cho bốn giáo là cảnh được quán. Nếu nói trở xuống tức là từ biệt. Sơ giáo cũng do từ biệt mà được tên, ba thông sau lấy nhân duyên làm cảnh. Vô sanh vô lượng cho đến vô tác tức là từ biệt. Kế y cứ sáu tức. Đời có người giảng đều cho Sơ trụ là quả Phật, là cũng do ý mất ở sáu tức. Người giảng còn như thế huống chi là ám thiền. Trước nói lý do sáu tức, cho nên trước hỏi rằng: Đó là sơ tâm hay hậu tâm, trước tức là lý, sau là rốt ráo. Hỏi: Nay phát tâm là y cứ lý cụ gọi là hiển bày hay y cứ rốt ráo mới gọi là hiển bày? Đáp: Trở xuống là y cứ Đại luận mà đáp. Đại phẩm Tu-bồ-đề hỏi Phật là dùng sơ tâm được Bồ-đề hay dùng hậu tâm mà được Bồ-đề. Luận bảy mươi lăm giải thích rằng: vì sao Tu-bồđề hỏi câu này? Đáp: Tu-bồ-đề nghe các pháp trên không thêm không bớt tâm tự sanh nghi. Nếu pháp chẳng thêm bớt vì đâu được Bồ-đề? Chỉ có Phật được như thế, đâu quan hệ gì đến Bồ-tát. Phật dùng nhân duyên sâu đáp rằng: Nghĩa là chẳng chỉ sơ tâm, chẳng lìa sơ tâm. Vì sao? Vì nếu chỉ sơ tâm thì Bồ-tát sơ tâm phải là Phật, nếu không sơ tâm thì làm sao có hai tâm được. Hậu lấy sơ làm gốc, sơ lấy hậu làm hẹn. Phật dùng hiện dụ mà dụ trước sau này. Thí như đốt đèn, chẳng phải sơ mà chẳng lìa sơ, chẳng phải hậu mà chẳng lìa hậu. Đèn dụ cho đạo Bồ-tát, tim dụ cho lửa vô minh, như Sơ địa tương ưng với trí tuệ cho đến Kim Cương Tam-muội tương ưng với trí tuệ. Đốt hoặc vô minh chẳng phải trí đầu mà chẳng lìa trí đầu, chẳng phải trí sau mà chẳng lìa trí sau. Nói chung ba giáo cho nên y cứ đoạn vị. Nay chuyên y cứ viên nên chung phàm thánh. Lý tánh còn được gọi là Bồ-đề và chỉ quán, huống chi danh tự cho đến rốt ráo. Nay nói phát tâm ở tại địa vị danh tự. Đây gọi y lý hẹn tâm quả đầu. Lý quả đầu trước sau chẳng khác, y cứ sự sai phần sáu vị đều giáng, gọi là Lục gọi là Tức, chẳng tức chẳng lìa, nghĩ rất dễ hiểu. Cho nên Bồ-đề chẳng phải sơ chẳng lìa sơ, chẳng phải hậu, chẳng lìa hậu. Kinh luận y cứ đoạn, văn nay thông lý, lý chẳng thể phát gọi là chẳng phải lý, phát ắt y lý gọi là chẳng lìa lý. Phát tâm ở nhân gọi là chẳng phải hậu. Hẹn tâm quả sau gọi là chẳng lìa hậu. Cho nên phát tâm này phải biết sáu tức. Sơ chỉ gọi là lý cho nên chẳng phải sơ, lý tức là cố nên chẳng lìa sơ. Tên sau ở cực cho nên chẳng phải hậu, đến hậu mới cực nên gọi chẳng lìa hậu. Ở đây và đoạn vị nghĩa tuy khác chẳng tức chẳng lìa, ý ấy nhã hợp. Nếu trí tín trở xuống là giải thích ý. Tín sơ tâm đủ chẳng bác bỏ nói không trí cực mới mãn chẳng sơ không phần, thì sơ hậu đều phải, nói là cùng cực ở Phật, phàm phu thì không hẳn gọi là hậu phi, nghĩa là phàm có lý, lý tức là Phật gọi là sơ phi. Lìa sơ hậu phi phải biết sáu tức. Sơ tâm tuy tức nhưng chỉ gọi là lý. Cho nên lìa sơ phi cực quả tuy xa cũng nên có phần, cho nên lìa hậu phi. Nghĩa sáu tức này khởi từ một nhà, rất phù hợp viên chỉ, không bao giờ có các lỗi. Ám thiền là có nhiều Tăng thượng mạn. Văn tự là suy công người trên đều do chẳng hiểu sáu mà lại tức nghĩa, lý trở xuống là nêu tên. Sáu thứ này trở xuống là giải thích tên lìa lỗi. Tức cho nên phàm cũng đủ. Sáu cho nên cực chỉ ở Phật, cho nên thỉ phàm lý đủ mà chẳng nghi, không thú cầu, không khiếp sợ. Trọn thánh ở Phật mà không tăng thượng mạn vì sanh tự đại. Phàm là thường, cũng chẳng phải một, phẩm kế có nhiều. Thánh: Phong tục gọi chung Thánh là tiếng, vì nghe tiếng biết tình thông trời đất, suốt muôn vật. Kinh Dịch chép: bậc Thánh, là hợp với trời đất, đức hợp sáng với nhật nguyệt, hợp thứ lớp với bốn thời, hợp lành dữ với quỉ thần. Nay Thánh ra đời chẳng nghe tiếng ấy, biết chín giới tình thông đế lý, sướng các cơ hợp đức với Phật giáo, hợp sáng với hai trí, hợp tiết với bốn cơ, hợp minh hiển với các thành. Lý tức trở xuống là giải thích sáu tức. Trước giải thích lý tức, y cứ lý Như lai tạng mà giải thích ba đế. Tất cả chúng sanh có Như lai tạng, ba đế không thiếu. Như trong Viên giáo là trên bốn đế, bốn hoằng mà nói, từ vô thỉ lý đủ không hề nghe tên. Lý này không mảy may khác với Phật. Kế cũng là trở xuống là hiểu tên khác. Kế tức Tịch trở xuống là dùng một chỉ quán mà kết. Văn dưới rất giống. Danh tự trở xuống là giải thích tên gọi, tức vì có lý nên có sanh từ. Sanh tử dùng lý, chẳng biết sanh tử tức là lý, cho nên tên nhật dụng chẳng biết, như người đời dùng mặt trời mà chẳng biết ân ánh sáng. Chưa nghe tên gọi nên chẳng biết lý tánh đủ ba đế. Cho nên, chẳng biết Phật pháp ở trong phàm. Như trâu dê trở xuống là nêu thí dụ chẳng biết. Bốn phương gọi là phương, bốn duy gọi là ngung, trâu dê tuy thấy mà không biết rõ. Cho nên biết phàm tiểu chẳng các pháp thật tướng phương ngung. Thật trong thật như phương, quyền trong thật như ngung. Đây là nêu chẳng biết để nói lên biết. Kế hoặc từ nhân sau mà nghe cho nên biết, là biết lý thật tướng ở trên đã nói. nếu chẳng nghe tên thì do đâu mà hiểu. Người đời xem thường giáo là còn lý quán, lầm thay lầm thay. Quán hạnh trở xuống là giải thích quán hạnh, tức trước dùng hơn bác bỏ kém, cho nên làm thắng nghe, nghe ý ở làm, chẳng phải miệng nói. Cho nên nêu thí dụ như mọt đục gỗ. Như Đại Kinh quyển hai nói thầy thuốc bảo vua rằng: nay ông chẳng nên nói như thế, như mọt đục gỗ tình cờ được thành chữ. Sâu này chẳng biết là chữ hay không phải chữ. Người trí chẳng hề nói là mọt biết chữ, cũng chẳng ngạc nhiên. Các ngoại đạo được tên thường lạc mà chẳng hề hiểu nghĩa thường lạc. Nay cũng như thế. Nghe chẳng tu, hạnh chẳng hiểu, văn chỉ như nét mọt ăn, cho nên phải khiến nghe làm đầy đủ. Phải trở xuống là lại khuyên răn. Tâm quán rõ ràng là khuyên hiểu. Phải trước đối với lý mà khởi hạnh, lý tuệ tương ưng, khuyên hạnh phải trước ở lý mà sanh (hiểu), tâm này quán tương ưng với lý, Sở hạnh là y lý khởi quán, Sở ngôn là y hạnh mà nói. Dẫn hoa đầu, là đây trách nói mà chẳng làm, không phải bảo chẳng cần nói. Cho nên lại dẫn luận văn tuệ bốn câu. Đại luận quyển chín mươi ba chép: Có tuệ mà không học rộng thì cũng chẳng biết thật tướng. Ví như trong tối đen có mắt cũng chẳng thấy được học rộng mà không trí tuệ cũng chẳng biết thật tướng. Ví như trong sáng có đèn mà không chiếu không nghe, không trí tuệ, ví như trâu có thân người. Cho nên Đại luận nói như có người sanh ở vùng biên giới nước An Tức, tuy sanh ở giữa nước mà không thể giáo hóa, căn chẳng đủ, chi chẳng trọn, chẳng biết nghĩa lý, chấp tà kiến, v.v… thì đều gọi là trâu thân người. Có nghe có trí tuệ là chỗ nói nên chịu. Danh tự là nghe, quán hạnh là tuệ. Cho nên quán hạnh tức là người câu thứ tư. Nếu nghe thắng chân mà không hiểu ba đế thì nghe này chẳng phải tức. Nếu ở trong tối tăm mà chứng, thì không bằng ở trong tuệ mà không nghe, chẳng phải thứ tư mà sợ là thứ ba. Như mắt được mặt trời, đây là lại nêu thí dụ, thí dụ câu thứ tư. Đây là dẫn kinh Kim cương như người có mắt, ánh sáng mặt trời chiếu sáng. Mặt trời như học rộng, mắt như quán tuệ, văn tuệ đầy đủ, thấy ba đế lý gọi là các thứ sắc, tuy nói thấy sắc mà chẳng phải chứng đắc, tuy chẳng phải chứng đắc mà chứng phải do đây. Nên dẫn kinh Hoa-nghiêm để khuyên tập quán. Như kinh Lăng-nghiêm v.v…, quyển thượng nói rằng: Vì sao phải học Tam-muội ấy? Phật nói: Thí như học bắn tên trước phải tập bắn chuẩn lớn, kế bắn chuẩn nhỏ. Kế học bắn đích, kế học bắn tiền kế học bắn gậy, kế học bắn lông, kế bắn một lông, kế bắn 1/100 của lông. Như thế gọi là học bắn khéo thành. Âm thanh nghe được trong đêm tối, nếu người chẳng phải người không dùng tâm lực mà bắn thì đều trúng. Người tu Tammuội cũng giống như thế. Trước học ái lạc, học ái lạc xong kế học thâm tâm, học thâm tâm xong, kế học tâm đại bi, học tâm đại bi xong thì học bốn vô lượng, học bốn vô lượng xong thì học năm thần thông, học năm thần thông xong thì sẽ tự thành tựu sáu Ba-la-mật. Sáu Ba-lamật xong rồi thì liền thành tựu quán đất thứ ba. Chuẩn là vòng tròn lớn nhỏ bao quanh. Đích là hình con thỏ trong vòng. Văn kinh nói bắt đầu từ ái lạc, cuối đến Ba-la-mật, thành tựu ba địa, phải biết đích dần dần sẽ trúng, giống như vị Thông giáo. Địa quán thứ ba tức là đoạn kiến gọi là một phần thành. Nay mượn dụ ấy mà chẳng dùng pháp ấy. Cho nên người viên tức quán đốn lý. Như lúc đầu bắn trúng đích từ thân sơ, bắn là không hai. Cho nên kinh ấy văn dưới tự nói ý viên. Kiên Chí lại hỏi

Thiên Tử Hiện Ý rằng: Bồ-tát phải tu pháp nào để được Tam-muội ấy. Thiên Tử đáp: Muốn được Tam-muội phải thực hành pháp phàm. Nếu thấy pháp phàm chẳng họp chẳng tan, đó gọi là tu hành Tam-muội Lăng-nghiêm. Lại hỏi: Trong các Phật pháp có hợp tan chăng? Thiên Tử đáp: Pháp phàm còn chẳng hợp tan, huống chi là pháp Phật. Tu tập thế nào? Nếu thấy pháp phàm và pháp Phật chẳng hai, ấy là tu tập. Lại hỏi: Tam-muội ấy đến chỗ nào? Đáp: Đến tâm hạnh chúng sanh, tùy tâm hạnh chúng sanh mà chẳng bị ô nhiễm, tùy đến chỗ Phật là chỗ Tam-muội đến. Đây là tướng Tam-muội viên đốn. Nếu không có sáu tức thì làm sao tu tập mà chẳng lạm, cho nên mượn dụ bắn đích là sáu tức. Tương tự trở xuống là giải thích tương tự tức. Đã nói càng quán càng sàng. Càng chỉ càng tịnh, như bắn đích gần cho nên khác nhau. Trước học bắn chuẩn sau mới học bắn đích, tất cả thế gian trở xuống là dẫn kinh Pháp Hoa, chỉ là thuận theo tương tự thật tướng gọi là chẳng trái nghịch. Chỉ nói tư tưởng đều là trong kinh Phật nói trước mà chẳng được nói cái gọi là kinh. Nếu thế thì phần chân tám tướng thành Phật, tức như kinh Tịnh Danh tuy xoay bánh xe pháp vẫn gọi là hạnh Bồ-tát, tức Sơ trụ trở xuống là hạnh Bồ-tát. Phần chân trở xuống là giải thích Phần chân tức. Vào Đồng Luân, là kinh Bản Nghiệp Anh Lạc quyển thượng ý dùng sáu nhân vị mà dụ cho sáu luân, cho đến sáu tánh, sáu kiên, sáu nhẫn, sáu định, sáu quán, v.v… đều đặt tên Anh Lạc, vì lấy vị này để trang nghiêm pháp thân. Nói sáu Luân, tức là Thiết luân Mười Tín, Đồng luân Mười Trụ, Ngôn luân Mười Hạnh, Kim luân Mười Hướng, Lưu ly luân Mười Địa, Ma-ni luân Đẳng giác. Luân là nghĩa nghiền nát và dẹp bỏ các hoặc. Trước phá một phẩm thấy ba Phật tánh, khai ba đức tạng, hiển một phần lý. Cho đến Đẳng giác dần sâu dần rõ là Tiệm của viên gia. Như từ trở xuống là nêu Nguyệt Dụ Phẩm của Đại Kinh mà dụ cho vị. Như Pháp Hoa Huyền bốn câu phân biệt, khai trước hợp sau, như tầng trời ba mươi ba, khai sau hợp trước như mười bốn Bátnhã, v.v… trước sau đều hợp như khai thị ngộ nhập. Trước sau đều khai như bốn mươi hai chữ. Nếu người phải trở xuống là giải thích phần chứng vị ngoại công dụng. Thân Cõi Phật: cho đến chín giới đủ như Tam-muội Phổ Hiện sắc thân, ba mươi ba thân mười chín nói pháp. Văn kinh đầy đủ ý mười giới. Tám bộ là: trời, quỉ, súc, A-tu-la cho đến đáng dùng địa ngục để độ thì liền ở cõi địa ngục mà độ. Bốn chúng là người và Bồ-tát, Nhị thừa diệu âm thêm Phật mười giới đầy đủ. Nói Phổ Môn, là như Pháp Hoa Sớ mười nghĩa giải thích khắp. Rốt ráo trở xuống là giải thích rốt ráo tức Trí Quang tròn đầy cũng là dụng ý Nguyệt Ái trong Đại Kinh. Bồ-đề thuộc về trí đức, Niết-bàn thuộc về đoạn đức. Cho nên nói Đại Niết-bàn đoạn. Hai đức Trí – Đoạn không còn khác lúc, Bồ-đề dịch là Đạo, phải đặt tên trí, Niết-bàn vắng lặng phải đặt tên đoạn. Chỗ trí đức mãn lại có đoạn đức. Cho nên nói quả và quả quả rốt ráo mà luận. Ba Bồ-đề mãn tức ba đức mãn, quả và quả quả vẫn thành giáo đạo. Quá đồ vô đạo, đạo vốn năng thông cho đến sở thông, sở thông đã rốt thì năng thông cũng hết. Rông như đầu quyển. Lại đạo là nghĩa nhân, vì quả mãn nên chẳng có nhân. Vì bốn mươi hai chữ rốt ráo cùng tột. Lại trong mỗi tức đều nói Bồ-đề cũng gọi chỉ quán, tức lá tên khác. Trong mỗi tức cuối cùng đều dùng một chỉ quán mà kết. Cho nên biết ở lý danh tự và quả đều gọi là chỉ quán. Đều dùng trở xuống là chung làm sáu tức mà nêu thí dụ. Đây là bần Nữ Dụ trong Đại Kinh ý có đủ sáu ý, nhà có kho báu lý tức, tri thức chỉ cho danh tự tức. Làm cỏ dứt các uế là Quán hạnh tức. Dần dần được gần là Tương tự tức. Gần rồi mở kho là Phần chân tức, lấy hết mà dùng là rốt ráo tức. Cho nên thứ tám nói ta tức là nghĩa Như lai tạng. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh tức là nghĩa Ngã. Từ vô thỉ đến nay bị phiền não che lấp chẳng thấy được. Thí như trong nhà cô gái nghèo có kho vàng, người trong nhà lớn nhỏ đều không biết. Lúc đó có người lạ khéo biết cách bảo cô gái rằng: nay ta nghĩ đến cô, cô nên vì ta mà quét sạch các thứ dơ bẩn. Cô gái đáp tôi chẳng thể làm được. Nếu chỉ cho con tôi kho vàng thì tôi mới nhanh chóng làm cho ông. Người ấy đáp: Tôi biết phương tiện có thể chỉ bày cho con cô. Người nữ chép: Nhà tôi lớn nhỏ còn chẳng biết, huống chi ông biết. Người ấy chép: nay ta xét biết. Cô gái đáp: Tôi cũng muốn thấy vậy có thể cùng chỉ cho tôi. Người ấy liền ở trong nhà mà đào kho lấy vàng ra. Cô gái thấy rồi tâm rất vui mừng, nghĩ việc lạ lùng khiến bao gồm khắp nhà. Dụ này trước sau chẳng ngoài sáu tức, là gồm hết ý dụ. Thích Châm quyển năm dẫn sớ giải thích rõ, v.v… Hỏi trở xuống là phân biệt. Có ba lớp hỏi đáp. Một là hỏi: Sáu tức đã được tên sáu Bồ-đề phải biết Bồ-đề cũng dính thỉ chung. Lý chung phàm hạ nên bỏ chẳng nói, năm thứ tức kia gọi là năm Bồ-đề, cùng nói đâu khác. Cho nên luận quyển năm mươi tám chép: Một là phát tâm Bồ-đề, ở trong vô lượng sanh tử thành A-nậu Bồ-đề. Hai là phục tâm Bồ-đề, là đối với các phiền não điều phục tâm ấy, khiến thực hành các Ba-la-mật. Ba là sáng tâm Bồ-đề, là quán pháp ba đời, tướng chung tướng riêng các pháp thật tướng, các Ba-la-mật. Bốn là xuất đáo Bồ-đề, là đối với Bát-nhã chẳng mê đắm Bát-nhã, dứt được các hoặc, thấy Phật mười phương ra khỏi ba cõi, đến Tát-bà-nhã. Năm là Vô thượng Bồ-đề, nghĩa là ngồi ở đạo tràng mà được Bồ-đề. Ý đáp, là trước xếp khác nên nói khác nhau. Kế hiểu nghĩa tuy vốn là khác, nay hiểu khiến đồng là sao, Luận chẳng nói tức cho nên thành khác, lấy năm cặp năm nghĩa hơi đồng. Phát tâm vô hạnh đồng với danh tự, phục tâm chưa dứt, đồng với quán hạnh, sáng tâm trừ tối đồng với tương tự, Xuất đáo tát vân đồng với phần chân, Vô thượng không ai hơn, đồng với rốt ráo. Tìm kỹ luận văn để đối năm tức, từ dung đối đương, lý rõ ràng bằng nhau. Lại dùng trở xuống là dùng năm danh để đối năm tức, nên có thể dùng năm danh mà đối viên vị. Nói viên vị là vị viên đoạn. Trụ đối phát tâm cho đến Mười Địa Đẳng giác để đối xuất đáo, Diệu giác đối Vô thượng. Kế hỏi: Vừa giải thích đối viên vị nghĩa các giáo điều phục trước, dứt sau. Vì sao văn này nói mười trụ dứt sau mà làm đối phục? Đáp: Trong đó nói chân đạo phục là Sơ trụ trở lên, đều là chân đoạn. Sao ngại trụ trở xuống là dứt trước phục sau. Như thế, cho đến Đẳng giác cũng còn phục. Tên gọi Phổ Hiền do đó ở đây. Ví như trở xuống là nêu Tiểu thừa lệ với dứt trước phục sau, thứ lớp riêng đối với đây mà dọc hội (hiểu). Lại từ trở xuống là hội ngang, mỗi vị đủ năm, nên gọi là ngang. Cho nên nghĩa trở xuống là kế dẫn Địa Luận, trong mỗi địa có các công đức, cùng trong các vị có năm nghĩa đồng. Kế hỏi: Sáu đã y cứ vị cũng phải gồm Biệt, sao ý dùng riêng Viên vị mà giải thích. Ý đáp là ba giáo trước các pháp chẳng phải tức, Thông tuy gọi tức chỉ là giới nội. Cho nên tên tức chỉ ở Viên giáo. Như các kinh luận nói sanh tử tức Niết-bàn, nếu không có sáu vị thì đâu khỏi tăng thượng mạn, nếu chẳng sáng thì lấy gì mà nói, Viên khác ba thứ trước nên nói chẳng như thế. Ở giáo ấy trở xuống là từ nghĩa dung mà giải thích, chẳng phải chánh ý của văn. Phải ba giáo trước, mỗi giáo đều đặt tên sáu tức, cái gì mà dung chẳng được, hồ giống như sao. Nói cạn gần, một là sáu nghĩa chẳng phải tức; hai là giáo trước chưa sâu, như trong ba tạng dúng chân đế làm lý tức, thuyên chân là Danh tự, ngoại phàm là Quán hạnh, nội phàm là tương tự kiến đạo là Phần chân, La-hán là rốt ráo. Ba tạng Bồ-tát đến, dưới cây cũng ở tự vị, ba mươi bốn tâm phần chân rốt ráo. Hai giáo Thông, Biệt so sánh, nói rất dễ hiểu. Nhưng từ trên trở xuống là kết thúc hiển bày. Trong phân biệt phi ở trước, chín phược y cứ khổ đế là Trầm, một thoát y cứ khổ đế là Thăng, tuy có thăng trầm mà đều chẳng phải hiển bày. Thị cho nên đều phân biệt chấp y cứ trí bốn đế, là trong bốn thứ bốn đế đều dùng phát tâm, nhìn chung Tiểu thừa đều là cong vạy, v.v… Kế y cứ bốn hoằng, là trước y cứ bốn đế ở cảnh khởi giải đã có hơn kém, phân biệt kém từ hơn để hiển bày. Nay y cứ bốn hoằng từ giải khởi nguyện, biết phải lấp làm. Lại cũng tùy cảnh khác nhau khác nhau. Cho nên y cứ bốn hoằng hạnh nguyện mà phân biệt. Dẫu có hạnh nguyện thì ba trước chẳng phải diệu. Cho nên lại dùng sáu tức mà phân biệt. Cho nên nói xoay vần càng sâu bèn mới hiển bày. Cho nên biết trăng sáng thần châu v.v… là dụ ở văn kết thúc hiển bày. Đại luận quyển thứ chín mươi chín chép: Minh nguyệt ma-ni, châu này phi thường nên gọi Thần châu. Nay nói chín lớp là cùng cực của số dương, cho nên nêu ra để dụ cho rất sâu, cũng chẳng cần dùng văn này mà phối chín. Ly Long là mầu đen chẳng có sừng, là rồng cái. Lại ly ngựa mầu đen, nay vì mầu đen nên gọi là long. Lãnh là xương dưới đầu gọi là lãnh xa cốt. Luận nói châu này ở trong não rồng, người có phước mới được, như đồ tra khảo ở địa ngục, người có tội mới gặp. Châu này bay sanh ra bốn sự, cho đến lửa chẳng đốt cháy v.v… Cho nên biết rồng ở cực châu, châu ở cằm rồng. Rồng ấy lại độc, kẻ bạc đức đâu có được. Như thế hiển bày, trước chỉ y cứ khổ đế, kế y cứ bốn là bốn đế, kế y cứ bốn thứ bốn hoằng, sau y cứ sáu tức. Từ rộng đến hẹp, từ thô đến tế, mới là hiển bày ở viên diệu, chín chỉ hiển bày sâu chẳng nhọc đối riêng. Phàm lập thí dụ đâu cần phải lấy hết. Như đối số (đếm) thì chẳng tiện, huống là đem rồng ở vực mà hợp dụ. Pháp thì nặng ở nghĩa chẳng phải gấp, huống chi sáu tức chẳng khác bốn đế. Lại trong bốn hoằng thứ tư vô tác, nếu khai quyền rồi ba thứ trước đều thật. Cho nên văn cuối bốn hoằng phân biệt rằng: Nay hiển bày vì sao đều nói thị. Khai quyền hiển thật thì bốn thứ đều thị, lấy gì mà phân biệt nên chẳng thật có. Một lần chung lấy phân biệt phi làm một, hai. Bốn là tám hợp thành chín lớp. Sáu tức xem là hiển bày Bồ-đề, dùng ngọc làm dụ có gì chẳng được. Nhưng bốn đế, bốn hoằng, cho đến sáu tức đều là năng hiển, phát tâm Bồ-đề đều là sở hiển, vì mỗi pháp đều hiển bày tâm Bồ-đề, đều là thần châu, cho nên cũng bất tiện. Nói có chí có đức mới được là như Đại luận quyển mười bốn chép: Năng thí Thái tử hay tìm ngọc này để cứu chúng sanh. Trước sanh cung rồng mà làm Thái tử, cha mẹ yêu thương tức dùng thân mình mà nuôi chim cánh vàng, sanh vào cõi Diêm-phù-đề làm Thái tử gọi là Năng thí. Sanh rồi liền đòi vật để bố thí, kho tàng trống rỗng chẳng đủ. Nghe nói châu rồng bèn muốn xuống biển tìm. Cha mẹ chép: Cho con một kho tàng, mặc tình bố thí, v.v… Hẹn ngày, cùng năm trăm người lái buôn ra biển. Có mười người mù từng bảy lần ra biển, v.v… Đến núi bảy báu mọi người muốn lấy. Bồ-tát chép: Chẳng lấy. Các người được rồi đem về, Bồ-tát riêng đi một mình, bảy ngày đi nước đến rún, bảy ngày đi nước đến eo, bảy ngày đi nước đến gối, bảy ngày đi bùn, bảy ngày đi hoa, bảy ngày đi đầu rắn dữ, qua đây thì đến thành bảy báu, có bảy lớp hào rãnh, hào có rắn độc, thấy Bồ-tát bèn nói: Đây không phải là người phàm, ắt là Bồ-tát có phước đức lớn. Trước nghe vào cửa. Rồng này mất con chưa bao lâu cũng than khóc. Thấy Bồ-tát đến, vợ có trí thông minh biết là con mình, hai vú chảy sữa, cho Bồ-tát bú, bảo rằng ngươi là con ta. Bồ-tát cũng biết là cha mẹ mình. Hỏi: Ngươi sanh ở đâu? Đáp: Sanh ở Diêm-phù-đề, làm Vương Thái tử, thương xót chúng sanh tìm ngọc Như ý. Mẹ chép: Trên đầu cha con chỉ có hạt ngọc này để trang năng lực, rất khó thể được. Các kho cứ mặc tình mà lấy. Bồ-tát chẳng chịu liền đến gặp cha. Cha thương con nên nói cứ mặc tình lấy. Ngọc này khó được. Người ở cõi Diêm-phù-đề vì phước mỏng nên chẳng thấy được. Thái tử chép: trước lấy ngọc thí, kế dùng pháp dẫn dắt. Người Cha chép: Khi ngươi chết rồi phải trả ngọc lại cho ta. Đáp rằng xin vâng. Bồ-tát được ngọc bèn bay lên hư không mà trở về trước trường biểu thượng lập thệ mưa báu cho nên ít phước mà chẳng thể phương, nếu chẳng cùng ở trong vực sâu sanh tử rồng độc phiền não, thì do đâu mà được rốt ráo Bồ-đề. Cho nên dùng khổ đế thăng trầm khúc chiết hạnh nguyện sáu tức v.v… mà phân biệt mới hiển bày Viên Thị. Tranh chấp v.v… là lại nêu thí dụ, so sánh. Đại Kinh quyển hai bác bỏ ba tu rằng: Các ngươi phải biết trước chỗ tu tập vô thường, khổ v.v… không phải chân thật. Ví như mùa xuân có nhiều người xuống ao tắm, ngồi thuyền dạo chơi, mất báu lưu ly chìm sâu dưới đáy nước. Khi đó mọi người đều xuống nước, tranh nhau mò lấy ngói đá, gạch sõi đều tự bảo đã được châu lưu ly và vui mừng vớt lên, mới biết là không phải thật. Lúc đó, châu quý vẫn còn dưới đáy nước. Cũng như ngy cứ nhìn trăng trên hư không. Bấy giờ, mọi người dùng năng lực phương tiện từ từ xuống nước, liền lấy được hạt ngọc. Cho nên chẳng cần phải tu vô thường, khổ, v.v… vì là chân thật. Chương An chép: Mùa xuân vui thích là dụ cho cảnh Dục, mọi người là dụ cho đám người chơi bời lêu lỏng. Ao lớn dụ cho sanh tử, tắm dụ cho sân mạn, ngồi thuyền dụ cho các nghiệp, dạo chơi dụ cho ái quả, mất báu dụ cho không hiểu, xuống nước dụ cho Sơ giáo, mò lặn dụ cho kém ba tu, ngói gạch dụ cho chứng kém ba tu, đều nghĩ là mình đã được diệt độ. Trong chấp ấp ủ nên gọi là vui mừng, hướng Phật ngợi khen nên nói đem ra, mới biết chẳng phải thật là dụ cho thường hiểu. Nay lấy ba giáo lệ chung cho ba tu, tức dùng cảnh sở quán của ba giáo gọi là cảnh dục. Các văn khác thứ lớp dùng ý ba giáo mà thay thế ba tu kia, cũng rất dễ hiểu. Nếu lấy chung bốn giáo Bồ-tát, cũng phải bác bỏ ba tu Thanh văn. Thế nên, cùng với ví dụ ao rất là phù hợp. Từ xưa, người giảng nên dụ văn này. Chưa phải đúng lắm, kẻ học thấp học ngoài da. Người đời sau học cạn chẳng biết hiển bày cái đúng chỉ ở viên diệu, cho đến khai hiển trong một tâm, thì sẽ lấy gì làm kỳ hạn cho phát tâm. Kỳ hạn ấy đã không, thì phát hướng về đâu? Phát đại tâm đã xong.

Trang: 1 2 3 4 5