SỐ 1911
MA-HA CHỈ QUÁN
Đại sư Trí Giả ở núi Thiên Thai đời Tùy giảng.
Đệ tử là Quán Đảnh ghi chép.

 

QUYỂN 10
(Phần Đầu)

Thứ bảy: Quán cảnh các kiến chấp: Chẳng phải một mà gọi là các, tà giải gọi là kiến, lại hiểu biết đúng là nghĩa kiến, suy tìm lý không đúng mà thiên kiến, quyết định hiểu rõ ràng gọi là kiến. Nghe người học tụng đắc danh tướng bằng với văn tạo sự hiểu biết, tầm mắt không khai mở thì hoàn toàn không có lý quán, căn cứ văn mà sinh vô chứng cứ là chết, người tu thiền chỉ còn lý quán, xúc xứ tâm dung thông. Mờ tối đối với danh tướng, một câu cũng không biết, tụng văn mà cố chấp, trạng thái thông suốt là diệu ngộ, hai bên còn thiếu bàn luận đều có lỗi, nếu kiến giải không dính mắc, văn tự lại thấu hiểu, dùng kiến giải hỏi người khác, ý không cùng tận, như mũi tên cong bắn chim bay lạc đường. Nếu giải thích vấn nạn vẫn rộng rãi thừa sức, như bắn thái hư mũi tên đi không ngăn ngại, phải biết chẳng phải do học thành mà chắc là do kiến phát, kiến này hoặc do nhân thiền nhờ nghe mà phát, chẳng hạn như khi vô lậu khởi thì nhờ vào tín pháp, nghe, suy nghĩ. Nhân nghe phát: Vốn nghe không nhiều rộng có thể chuyển ngộ, kiến giải rõ ràng thông suốt, giảng giải hỏi đáp. Nhân thiền phát: Ban đầu nhờ tâm tịnh, sau quán càng sáng tỏ, xoay chuyển tự tại, có sự thông đạt vi diệu; phương Nam người tu tập thiền ít phát kiến vi diệu, phương Bắc phần nhiều có việc này, mà tôi không hiểu biết cho là đắc chân đạo, đắc đà-la-ni, âm thầm biết người, địa vị cao xa, có khi không tin bác bỏ là cuồng hoặc, nay nói chẳng cuồng chẳng Thánh. Quỷ dựa thì nói được, quỷ bỏ đi thì si, kia đã không như vậy, cho nên biết chẳng cuồng, xét thì kia hoặc tham sân vẫn còn, y cứ vào hoặc mới kia càng thêm phiền não, tám mươi tám sử trói buộc mênh mông cho nên biết chẳng phải tánh, cho đến kiến tuệ phát, luận chung kiến phát, nhờ nghe nhờ thiền mà phần nhiều là nhờ thiền, hoặc thiền rồi kiến phát, hoặc thiền kiến đều phát, kiến rồi đắc thiền lại ít, hai nghĩa thì nhiều, chẳng hạn như các thiền thông phát vô lậu, mà vị đáo phát thì ít, Lục địa Cửu địa phát thì nhiều, vì nghĩa này cho nên kế là cảnh thiền định mà nói về các kiến, nếu người kiến phát trí tuệ lợi căn thuần thục thì có khả năng tự quyết đoán đúng, hoặc tìm kinh luận xét biết lỗi mình, người này khó được, nếu không thể tự quyết đoán, gặp Thiện tri thức chỉ bày phải trái, phá kiến tâm kia, người này cũng khó được. Đã không tự giác lại không gặp thầy, tà vạy ngày càng thêm, sinh tử còn rất nặng, như rừng cậy rậm rạp dẫn dắt loanh quanh làm sao có lúc ra khỏi, nay quán các cảnh kiến chia làm bốn: 1) Nói về các kiến nhân pháp. 2) Nói về nhân duyên các kiến phát. 3) Nói về lỗi lầm. 4) Nói về Chỉ Quán.

1. Nói về các kiến nhân pháp, lại chia làm hai: 1) Tà nhân khác nhau. 2) Tà nhân chấp pháp khác nhau. Tà nhân khác nhau lại chia làm ba: 1. Ngoại đạo ngoài Phật pháp. 2. Ngoại đạo nương gá Phật pháp. 3. Học Phật pháp thành ngoại đạo.

1a. Ngoại đạo: Ngoài Phật pháp: Nguồn gốc có ba: 1. Ngoại đạo Ca-tỳ-la, Hán dịch Hoàng đầu, họ chấp trong nhân có quả. 3. Lạc sabà, Hán dịch khổ Hạnh, chấp trong nhân vừa có quả vừa không có quả. Luận nhập Đại thừa chép: Lời Ca-tỳ-la nói có chấp một lỗi, tác giả và tác là một, tướng và tướng quả là một, phần và hữu phần là một, những trường hợp như vậy v.v… gọi là chấp một, Ưu-lâu-Tăng-Khư chấp khác, Ca-la-cưu-đà chấp một, khác. Nhữ-đề-tử chấp chẳng một chẳng khác, tất cả ngoại đạo và Ma-Ca-La v.v… chấp là khác, đều không lìa bốn câu này. Từ 3- phái ngoại đạo phát xuất dòng nhành, đến khi Phật ra đời có sáu Đại sư, đó là Phú-lan-Na Ca-Diếp, Ca-Diếp là họ, chấp bất sinh bất diệt. Mạc-già-Lê Câu-Xa-Lê tử, chấp chúng sinh vui không có nhân duyên, tự nhiên như vậy. San-Xà-Dạ Tỳ-la-chi-tử, chấp chúng sinh thời thuần thục đắc đạo đến tám muôn kiếp, lam lũ cùng cực. AKỳ-Đà Xí-Xá-Khâm-bà-la, là thô y khâm-bà-la, chấp khổ tội báo, cạo bỏ râu tóc khác đời, nương tựa núi non hiểm nạn. Ca-la-cưu-đà Cachiên-diên chấp vừa có vừa không. Ni-kiền-đà Nhã-đề Tử chấp nghiệp tạo ra nhất định không thể sửa đổi, đây là rút ra trong lời sớ của ngài La-thập, tên đồng với Đại kinh, chấp ba đồng ba khác, hoặc dịch lầm, hoặc có ý riêng. Nay chưa rõ ràng, đại khái nương theo Ca-tỳ-la v.v… Nương gốc chia làm ba, hoặc có thể làm bốn, gọi là bốn kiến.

2a. Ngoại đạo nương gá Phật pháp: Sinh khởi từ Độc tử, Phương Quảng tự cho là thông minh, đọc kinh sách Phật mà sinh nhất kiến, nương gá vào Phật pháp mà khởi cho nên có tên này. Độc tử đọc TỳĐàm của Xá-lợi-Phất tự đặt ra nghĩa riêng rằng: Ta ở ngoài bốn câu, câu thứ năm không thể nói trong tạng. Vì sao bốn câu? Ngoại đạo chấp sắc tức là ngã, lìa sắc có ngã, trong sắc có ngã, trong ngã có sắc, bốn ấm cũng như vậy, hợp lại thành hai mươi thân kiến. Đại luận chép: Phá hai mươi thân kiến thành Tu-đà-hoàn, tức là nghĩa này. Nay Độc tử chấp ngã khác với lục sự, lại chẳng phải các Phật pháp, các luận đều phủ nhận, bèn nướng gá vào Phật pháp, là pháp của tà nhân. Hoặc nói ba đời và pháp vô vi là bốn câu. Lại Phương Quảng đạo nhân tự cho mình là thông minh, đọc mười ví dụ trong kinh Phật, tự làm nghĩa rằng: Bất sinh diệt như huyễn làm tông. Ngài Long Thọ bác bỏ rằng: Chẳng phải Phương quảng của Phật pháp làm ra cũng là pháp của tà nhân.

3a. Học Phật pháp thành ngoại đạo: Chấp giáo môn Phật mà sinh phiền não, không được nhập lý. Đại luận chép: Nếu không đắc Niếtbàn, phương tiện nhập A-tỳ-đàm, thì rơi vào hữu, nhập không tức rơi vào Không, nhập Côn-lặc bị rơi vào vừa hữu vừa vô. Trung Luận chép: Chấp phi hữu phi vô, gọi là ngu si luận, điên đảo chấp chánh pháp trở lại thành pháp tà nhân, nếu học Ma-ha diễn bốn môn tức lầm ý Bát-nhã bị lửa tà đốt cháy, lại thành pháp của tà nhân, cho trên Bách Luận chính là phá ngoại đạo, ngoài Phật pháp luận sư Đại thừa đốt phá Tỳ-Đàm, Thành Thật, cho là chấp hữu vô của ngoại đạo. Nhưng Thành Luận nói: Trong Tam tạng thật nghĩa là không, đây dường như là vô ý. Lại đồng với cái phải của trăm nhà khác với cái sai của trăm nhà, nắm bắt nghĩa xuất một lại dường như trong nhân cũng có quả, cũng không có quả, lại dường như Côn-lặc, đương thời luận khởi mọi người đều đắc đạo. Thời nay thuần thục là lỗi của người này, đâu có liên quan gì đến pháp sai trái, đây lẽ ra là ung dung, không thể bắt chước Ca-tỳ-la v.v… Nếu dùng Đại phá Tiểu như Tịnh Danh bác bỏ sự chấp kia, không thấy trong lý đồng với ngoại đạo, chẳng phải dùng phương tiện lấn đoạt ý kia.

2. Nói về tà nhân chấp pháp khác nhau: Quan Trung sớ chép: Một sư đều có ba pháp: 1. Đắc pháp Nhất thiết trí. 2. Đắc pháp thần thông. 3. Đắc pháp Vi đà. Nhất thiết trí: đều sinh một thứ chấp hiểu tâm thông minh sáng suốt, sẽ dùng trí này thông suốt tất cả pháp cho nên gọi Nhất thiết trí ngoại đạo. Pháp thần thông: Phát được năm thông, biến thành trì làm đất mặn, chuyển thích làm dê, dừng sông như vậy, sờ bắt mặt trời mặt trăng, đây gọi là thần thông ngoại đạo. Pháp Vi đà: Văn tự thế gian tản mác, phương thuốc chữa bệnh binh pháp của cải đều có thể biết, đó gọi là Vi-đà ngoại đạo, một Sư có ba thứ đắc pháp khác nhau, Độc tử Phương Quảng cũng giống như vậy, nếu vọng chấp Phật pháp, tà y cứ vào tam tạng giáo bốn môn, một môn có ba: 1. Thắng phát lý giải, trí tánh sinh kiến. 2. Đắc các thần thông. 3. Hiểu văn tự bốn bộ A-hàm, bốn môn này có bốn mươi hai thứ đắc pháp khác nhau. Nếu hiểu được ý này thì trong phần đầu của mỗi môn có ba thứ niệm xứ: 1. Tánh niệm xứ. 2. Cộng niệm xứ. 3. Duyên niệm xứ. Tánh là duyên thẳng với đế lý, cộng là sự lý hợp tu, duyên là biến duyên, tất cả cảnh pháp cũng là duyên Tam tạng giáo pháp, sau chứng quả thì thành ba chứng giải thoát: Tuệ giải thoát, câu giải thoát, và vô nghi giải thoát, cho nên kết tập pháp tạng thì chọn lựa một trăm0 vị, đều dùng vô ngại giải thoát để giải thích khắp các sách trong ngoài, hầu hàng phục oán định bên ngoài. Luận Tỳ-Đàm Bà-Sa chép: Phiền não làm chướng ngăn giải thoát, thiền định làm chướng ngăn giải thoát, tất cả pháp làm ngăn chướng giải thoát, tuệ giải thoát người đắc sơ giải thoát, cộng giải thoát người đắc đệ nhị giải thoát, chỉ có Phật đệ tam giải thoát, gọi chung là vô nghi giải thoát. Chấp Ma-ha-diễn Thông biệt viên bốn môn thất ý, chẳng hạn như có ba mươi sáu thứ đắc pháp khác nhau.

2. Nói về các kiến phát, có hai: 1. Nói về các kiến phát. 2. Kiến phát khác nhau.

1. Nói về kiến phát: Chúng sinh từ nhiều kiếp đến nay không việc gì là không tạo, huân tập các kiến cách đời quên mất, tội lỗi bao phủ gốc giải thoát, tâm không mau khai mở, nay chướng hoặc mỏng thì phát sinh các thiền, hoặc thiền kiến đều phát, hoặc thiền phát sau kiến phát trước, hoặc nghe người khác nói hoát nhiên kiến sinh, như có dòng nước suối đất đá làm cản trở không được bù đắp mà khoét sâu thành sông. Ám chướng đã dứt, một ngày mười ngày kéo dài mãi không dứt, lần lượt tự khó, lần lượt tự giải, chỗ sở chấp là thật mà có thông, chỗ không chấp là luống dối mà tự phá, lại biện tài thông suốt, khéo nói pháp mình, trang nghiêm ngôn từ, người khác đến công kích chất vấn khéo có thể trình bày giải thích, kiến tuệ như vậy từ đâu xuất hiện, do trong thiền có quán chi, quán chi là tuệ sở, thong thả quán các pháp, chớ tự biết chỉ, như ngựa chạy nhanh đắm mồ hôi mà không thể khống chế. Nếu người nghe giảng mà không có thiền thấm nhuần kiến, bắt đầu muốn phân biệt phần nhiều rút ruột thổ huyết, nhân đó kiềm chế mạng kiến, cuối cùng không thành, nếu định lực thấm nhuần, quán tuy thong dong cũng khó kiềm chế, không đến nỗi phải rút ruột, phần nhiều được thành kiến, từ đây quán chi suy tìm đạo lý, cho rằng các pháp trong nhân có quả, đây giải thích rõ thuận lợi thông suốt kiến, xa ý vượt qua những người khác, đem điều này chất vấn người khác họ không hiểu được, cho rằng người khác nói dối, tự chấp nghĩa mình, người khác không thể hoại, tự cho là thật, không sinh chân trí đắc lý diệu tâm. Nếu vi tế suy tìm chỉ là kiến hoặc thế trí biện thông, đầy tám mươi tám sử, lưới hoặc điên đảo đâu có liên quan đến chân giải, phải biết là Ca-tỳ-la kiến phát tướng. Lại y cứ vào quán chi suy tìm các pháp trong nhân không quả, kiến này rõ ràng giải tâm mạnh mẽ lanh lợi, tuy các thứ nạn vấn nhưng các thứ đều thông, dẫn các chứng cứ thành nghĩa trong nhân không có quả, do đó mà phá người khác, người khác không thể đúng, còn ngoài ra là nói dối, người khác đến phá mình, mình chấp chuyển thành, lấy đây làm thật, kiến lập ngôn ngữ trở về ý thú, chỉ hướng trong nhân không quả, nên biết định là Tăng-khư hiến phát. Nếu đối với quán chi tư duy trong nhân vừa có quả vừa không quả. Đại luận chép: Có và không tranh chấp, vô và có tranh chấp, là nói Phạm chí Trường trảo chấp vừa có vừa không, và hữu vô tranh chấp. Nếu nhập kiến này nạn vấn không cùng tận, đâu chẳng phải Lặc-Sa-Bà kiến phát. Lục sư kia chỗ chấp khác nhau, phải khéo được ý chấp của các sư, dùng các kiến sở phát để xem xét, tuy có chút ít không đồng, nhưng đại thể thì tương tự, tức là lục sự phát kiến. Nếu đối với quán chi chấp nhất định có ngã, mà không ở thân kiến trong bốn câu, cũng không tại ba đời vô vi trong bốn câu, mà ở trong tạng thứ năm không thể nói. Khi phát kiến này tâm giải rõ ràng, thuận tiện năng vấn năng đáp, tài trí thông minh lanh lợi nạn vấn, cùng hợp với khí thế dữ dội, phá người khác thành mình, quyết không thể dời đổi, phải biết là độc tử kiến phát. Nếu đối với quán chi cho rằng các pháp huyễn hóa, khởi tướng không tận, giải này hư vô, không thấy giải tâm và các pháp khác, đồng như huyễn hóa, chỉ chấp đây là đúng còn lại đều nói dối, đây là Phương Quảng kiến phát; nếu đối với quán chi suy tìm các pháp vô thường sinh diệt không trụ, nhân ngã như lông rùa sừng thỏ không thật có, chỉ có thật pháp, phân tích thật pháp cõi trần hoặc thô hoặc tế, quán chung vô thường vô ngã, chấp đây là thật, chỗ phát kiến giải hoàn toàn hợp với Tỳ-Đàm, những người nghe cũ tuy hiểu danh tướng mà đường tâm không thông suốt, nếu phát kiến này đối với văn tuy không thông suốt nhưng thần giải gấp trăm lần, người kia không biết cho là hiền Thánh mà thật chẳng phải, nếu là hiền nhân đạo tâm mạnh mẽ, cùng sự hiểu biết đều sinh, có khả năng hàng phục phiền não, thành phương tiện vị. Nay tuy tiểu vô thường, tăng trưởng cạnh tranh, đạo tâm chìm mất, phiền não càng mạnh, cho nên biết là hữu môn kiến phát, nếu đối với quán chi bỗng phát không giải, cho rằng vô thường sinh diệt, ba giả trống không, phân tích trần nhập không, các thứ phương tiện, kiến này rõ ràng thông suốt, lực dụng nhanh môn kiến phát. Nếu đối với quán chi chấp tất cả pháp vừa có vừa không; nếu nhập môn này thì nạn, vấn không cùng tận, đây là ý Côn-lặc, luận không vượt qua thói quen phát vô định, đó là vừa hữu vừa vô kiến phát, phi hữu phi vô kiến lệ theo cũng có thể biết, phải biết bốn môn thông lý thì hành chánh kiến, nếu mất phương tiện thì rơi vào bốn kiến cho nên gọi là tà nhân trong Phật pháp. Đâu chỉ tam tạng giáo bốn môn chấp thành tà kiến, từ vô lượng kiếp đến nay cũng học Ma-ha-diễn Thông Biệt Viên v.v… không nhập lý, đó là giữ gìn gánh vác, chấp trước bốn bên lửa tà kiến thiêu đốt. Nay đối với quán chi bỗng phát giải trước, mộng thấy hư không có hoa như huyễn, do có giải này mà hiểu tâm sáng suốt, lanh lợi, hoặc là huyễn vốn chẳng thật, chẳng thật cho nên không, không giải thông minh sáng suốt, hoặc hiểu là vừa không vừa hữu, thí như vật huyễn hóa thấy mà không thể thấy, hoặc hiểu là chẳng phải không chẳng phải hữu, chẳng phải là huyễn hữu, cũng là huyễn vô. Phẩm quán trong Trung Luận chép: Nếu nói các pháp phi hữu phi vô, đó gọi là ngu si luận, người hướng đạo nghe nói liền ngộ gọi là đắc thật tướng, tà tâm chấp trước sinh hý luận, tức là xếp vào ngu si luận, đó là bốn môn bốn kiến của Thông giáo. Nếu đối quán chi tư duy giải bốn môn của Thông giáo là giới nội huyễn mộng, mộng này từ pháp thùy miên sinh ra, thùy là vô minh, quán vô minh nhập pháp tánh cũng có bốn môn; hoặc nói pháp tánh như dưới giếng có bảy báu, hoặc nói như hư không, hoặc nói như bình sữa lạc, hoặc nói Trung đạo, bốn thứ này phải thông suốt, tức là Biệt giáo bốn môn kiến phát. Nếu đối với quán chi chợt hiểu, vô minh chuyển tức biến thành minh, minh tất cả pháp, có chỗ cho rằng vô minh không thể biến thành mình, minh đâu thật có, không thật có này đầy đủ tất cả pháp, có chỗ cho rằng pháp tánh sáng suốt vừa thật có vừa không thật có, phi khả đắc bất phi khả đắc, một môn tức ba môn, ba môn tức một môn, giải này sáng suốt lanh lợi, sở phá không chỗ nào không hoại, chỗ tồn tại không đâu không lập, không thể vượt hơn, cũng tự cho là vô sinh nhẫn, kiến giải như thế là Viên giáo bốn môn kiến phát. Bốn môn Đại thừa đều thành kiến, thật ngữ là hư ngữ sinh ngữ kiến, Niết-bàn là sinh tử tham trước sinh (sống), uống nhiều cam lộ làm tổn thương tánh mạng, chết sớm mất phương tiện môn, rơi vào tà chấp cho nên gọi nội tà kiến. Bốn kiến là gốc của các kiến, mình và người lại cùng không có gốc nhân, cho nên Ngài Long Thọ phá tự tha xong. Điểm gồm có hai lỗi, không có nhân thì không thể, tự tha đã không thật, huống chi vô nhân ư? Gốc phá ngọn đổ, ý đó là ở đây. Nếu lập tự tha cộng, vô nhân thì lệ theo đây mà lập, nay Đại thừa, Tiểu thừa bốn môn thiên chấp thành kiến, chỉ nói về ý tự tha xong, ngoài ra có thể biết, nếu Tam tạng nói về đại sinh sinh tiểu sinh đều từ vô minh sinh, không do chân khởi, nếu vô minh diệt thì các hành diệt, không quan hệ đến chân diệt, chấp kiến này thì thành tự tánh tà kiến. Thông giáo nói chân là bất sinh, cho nên sinh sinh tất cả hoặc, nếu diệt hoặc này lại là bất sinh, chấp như thế là tha tánh tà kiến, giới nội cho hoặc là tự, chân là tha, cho nên nói như thế, giới ngoại dùng pháp tánh làm tự, vô minh làm tha. Biệt giáo chấp A-Lê-Da sinh tất cả hoặc, chuyên tu trí tuệ diệt trừ vô minh này, năng sinh năng diệt không quan hệ pháp tánh, đây là chấp tha tánh sinh tà kiến. Viên giáo nói về pháp tánh sinh tất cả pháp, pháp tánh diệt tất cả pháp, đây là chấp tự tánh tà kiến, trước vua yếu thần mạnh, hay vua mạnh thần yếu, hai thứ còn lại có thể biết. Nhờ nghe nhiều mà phát lý kiến, ít phát thần thông Vi-đà vì thiền nhiều nên phát thần thông Vi-đà, ít phát lý kiến, phát lý kiến thì hàng phục người học, phát thần thông thì hàng phục người thế tục, người thế tục chấp dị, không chấp giải, người học chấp giải, không chấp dị, phát vi-đà bao gồm hàng phục, phát đủ có ba, có khả năng hàng phục lớn nhất. Nhân thiền phát đã như trên nói, nhân nghe phát này sẽ nói! Hành giả tuy đắc thiền mà chưa phát kiến, chủ yếu nhờ người trước mà khai phát tâm kia, tâm đã tỉnh lặng chợt nghe trong nhân có quả, tâm hoát nhiên khai ngộ, rõ suốt tà tuệ, trăm ngàn lần ý vượt sâu xa cũng như suốt đá, đó là từ nghe phát đắc Ca-tỳ-la kiến, ba thứ còn lại cũng giống như vậy. Nếu nghe tạng thứ năm không thể nói và nghe huyễn hóa liền phát Độc tử kiến, hoặc nghe tam tạng giáo bốn môn hiểu bất cứ một câu nào, kiến tâm bỗng khởi hiểu sâu vô thường, quán tâm rong ruổi không thể kiềm chế, đó là nhờ nghe mà phát hữu môn kiến, ba môn cũng đều như vậy. Nếu nghe Ma-ha-diễn mười hai môn mỗi môn đều y môn sinh giải giải, tâm sáng suốt lanh lợi, hướng đến chỗ nghe, tuy phát giải này nhưng chẳng phải đại phương tiện, không nhập tiểu hiền, lại chẳng phải tà giải Ca-tỳ-la v.v… cho nên biết đó là phát thập Nhị môn kiến.

2. Nói về phát pháp khác nhau: Ngoại đạo Ca-tỳ-la phát thẳng kiến giải, tâm hiểu mạnh mẽ là tuệ siêu việt thù thắng, không thể hàng phục, đó là đắc pháp Nhất thiết trí. Nếu phát thẳng thần thông, dẫm đạp lên nước lửa, ẩn hiện tự tại, làm sao không gọi là bậc Thánh ư? Chân đế Tam tạng nói: Nước Chấn đán có hai thứ phước v.v… là đắc pháp thần thông. Nếu phát thẳng Vi-đà, biết văn tự thế gian lẫn lộn với các sách vở, một phen thấy liền hiểu, hoặc trộm đọc Tam tạng, diễn giải các kinh, chạm mắt liền biết, lại đem sự hiểu biết này làm trang nghiêm pháp mình, nếu vậy trong ngoài xen lạm nhau, gần như không thể biết. Thời nay phần nhiều có người hoàn tục, sợ vua bắt quân dịch liền vào trong ngoại đạo, trộm giải nghĩa Phật pháp, lão Trang, trở thành lẫn lộn, làm mê hoặc người mới học, chẳng biết đâu chánh đâu tà, đó là phát đắc pháp Vi-đà. Có một hạng ngoại đạo đều đắc ba pháp, căn cứ người nữa thành bảy, đó là đơn ba, phức ba cụ túc một, hai pháp còn lại ngoại đạo cũng vậy, công dụng có 1 thứ đắc pháp khác nhau, nếu y cứ lục Sư thì một Sư có ba, cộng chung thành mười tám, căn cứ người đắc nhiều ít thì có 3 thứ đắc pháp khác nhau. Độc tử Phương Quảng phát pháp khác nhau cũng có đơn ba phức ba cụ túc một, nếu nội tà đắc pháp khác nhau thì tùy mỗi môn chấp đạo lý tinh vi năng phân biệt, đây là đắc tánh niệm xứ kiến, cũng là tuệ giải thoát tà, các môn khác cũng như vậy. Nếu chỉ bao gồm phát đắc thần thông bay đi, tùy ý, đây là đắc cộng niệm xứ kiến, cũng là câu giải thoát tà; nếu thông tuệ tự tại mà không thể nói pháp, hoặc suy tìm nghiên cứu kinh luận, hoặc nghe người khác nói liền thấu đạt danh số. Lại dưới thông Vi-đà, trên thông Đại thừa, đều dùng kiến mình tiêu diệt các pháp môn, dùng các pháp môn trang nghiêm kiến mình, bốn môn đều có ba thứ, căn cứ vào người cũng có bảy ý, nếu bốn môn Thông Biệt Viên v.v… đều phát thẳng tuệ giải, đều chỉ biến thông, đều biết kinh sách trong ngoài, tự cho là đạo chân, người khác cho là cao quý, ở đây chỉ gọi là tà kiến, một môn có bảy hợp thành thứ, v.v…

Lại nữa, trước nói chung đồng khác, nay nói về đồng khác, từng thứ một, tam ngoại lục sư tuy đồng phát Nhất thiết trí, hoặc có thấy Nhất thiết trí, hoặc không thấy Nhất thiết trí. Các thứ Nhất thiết trí như vậy chỗ chấp khác nhau, cho nên thấy trí đều khác, đều y cứ cho là phải, người khác thì sai. Kinh Pháp Hoa chép: Như loài dã can trước khi chết. Ở đây nói rõ khi lợi sử phát thì độn sử ẩn mất, cho nên nói tiền tử. Lại chép: các loài cầm thú tranh nhau đến ăn, tức là sở chấp một kiến có thể ăn nuốt các kiến. Luận lực chép: Tất cả các sư đều có đạo rốt ráo, đầu nai là bậc nhất, nên biết Nhất thiết trí mỗi mỗi khác nhau. Cho đến tam tạng giáo bốn môn Nhất thiết trí, Đại thừa bốn môn Nhất thiết trí đều chấp sở kiến ăn nuốt lẫn nhau, tất cả khác nhau có thể dùng ý để hiểu.

Kế là pháp thần thông khác nhau: Thần thông nhờ thiền mà đắc, đắc thiền bất định, ngoại ngoại đạo chỉ nhờ căn bản mà phát thông, hoặc 1, 2, 3, , sở nhân đã khác nhau, lực dụng cũng khác nhau, nội tà cũng nhân căn bản, lại nhân tịnh thiền, sở nhân sâu cạn thông dụng tốt sấu. Đại luận chép: Chỗ sở nhân dụng thông rộng, chỗ không nhân dụng thông hẹp, chỉ có thiền là sự thông, là dụng, đều thuộc về phước đức trang nghiêm, chẳng phải nơi tranh cãi, so sánh sở nhân thông dụng đều khác. Kế là Vi-đà khác nhau. Nếu ngoại ngoại đạo, chỗ phát, chỗ đọc sách trị gia giúp đời, bộ trật khác nhau, giảng giải ghi chép đều khác nhau, phát đọc nhiều thì hiểu biết rộng, ít thì biết hẹp, tài giỏi khinh thường ngạo mạn tự tại đều do văn tự khác nhau. Nếu nội tà không phát, không đọc văn tự ngoại ngoại đạo thì hiểu biết hẹp, phát đọc thì hiểu biết rộng.

Người không phát không đọc tam tạng giáo văn tự, không biết danh tướng giới nội thì tri kiến hẹp, phát đọc thì biết rộng, phải biết pháp Vi-đà mỗi câu khác nhau. Lại nữa, kết hợp khác nhau nhưng các tà giới nội đều nêu về lý tuệ thần thông văn tự, lập đức đều tâm, tôn trọng người, hạ thấp mình, tiếng khen tốt lành biến chuyển muôn vật, như trái am-la sống chín khó biết. Thiên hạ tốt xấu chớ so sánh tà chánh, nay phân tích rất dễ, như Ca-la bảy thứ khác nhau, nghiên cứu nguồn gốc kia đều từ tà, không phù hợp sinh khởi, nếu chấp trong nhân có quả phá tất cả pháp thì chỉ còn câu này, tạo các thần thông lay động thế tục đương thời, khiến cho người tin thọ pháp trong nhân có quả, dẫn các nhà khác của Vi-đà, danh tướng trang nghiêm, trong nhân có quả, đã lập các hành quy hướng về tông thú, chỉ cùng cực trong nhân có quả làm pháp sở chấp, động thân, miệng ý, tạo vô lượng tội như sau sẽ nói, do đó mà nghiệm biết ngoại đạo Ca-tỳ-la, Tăng-Khư-Sa-Bà cũng lệ theo như đây. Vốn khởi tà không quy về chỗ chấp, Độc Tử cũng như vậy, bốn môn Tiểu Đại y cứ theo đâycó thể hiểu. Suy xét dùng nguồn gốc quán sát để quy tông, thì trong đục phần dòng, đậu lúa khác loại, đâu có ý lẫn lộn cho rằng Trang Lão ngang bằng với Phật pháp, tà chánh đã dùng lẫn lộn, đâu thể bạt đại khác tiểu, tự hành không thông hiểu thì làm sao mà hóa độ người khác được, cả thầy trò đều đọa lạc.

3. Nói về lỗi lầm, chia làm hai:1. Nói về lỗi lầm. 2. Nói về quyết đoán.

1. Chánh thức nói về lỗi lầm: Như Tông Thiên Trúc có ba, Chân đan cũng có người kia, Chu hoằng chính giải thích Tam Huyền rằng: Dễ phân tích bát quái âm dương lãnh dữ, ở đây y cứ vào hữu minh huyền, Lão Tử trống không thông suốt, đây là y cứ vô minh huyền, Trang tử tự nhiên, y cứ vào hữu vô minh huyền, từ ngoài chi phái nguồn gốc tổ xuất phát ra phái này, nay căn cứ vào đây để nói về được mất. Như Trang Tử nói: Sang hèn khổ vui, đúng sai được mất đều là tự nhiên. Nếu nói tự nhiên là không phá quả, không phân biệt nghiệp đời trước tức là phá nhân, lễ chế nhân nghĩa hộ thân an quốc, nếu không hành dùng thì diệt tộc quên nhà, chỉ hiện đời lập đức, không nói chiêu cảm quả báo đời sau, đó là phá quả, không phá nhân, nếu nói phước lưu lại đời sau, đồng thời trước vừa có quả vừa không quả. Y cứ một chấp thì có ba hành: 1. Chấp có làm việc lành. 2. Chấp có làm việc ác. 3. Chấp có làm việc vô hý. Như nói lý mà phân thì lẽ ra như vậy, giàu sang không thể mong cầu, nghèo khổ không thể oán trách trốn tránh, sống không đáng ưa thích, chết đâu nhọc phải sợ, đem tâm trống không này ở nơi giàu sang chớ kiêu man, ở nơi nghèo khổ không buồn phiền, tâm tham nhuế dứt, an ổn một hoài bảo, dùng tự nhiên để huấn vật để nhập lý, đó là đắc. Đắc có nhiều thứ: Nếu nói thường vô dục, quán kia không thần diệu thì cái gì là dục! Bỗng Quên ngọc bỏ công, rửa sạch tai trả trâu, tự giữ chí khí cao thượng đây chính là bỏ dục ở cõi Dục, bước lên pháp thù thắng vi diệu, tức lấy sờ thiền v.v… làm diệu, do đâu biết được? Trang Công nói: Hoàng đến hỏi thần khí đạo quán, thấy các vật trong thân lấy đây làm đạo, dường như thông minh quán trung phát được Sơ thiền vi diệu, nếu nói nhận các khổ do tham dục là gốc, lìa tham dục liền được Niếtbàn, dục này không có trong ba cõi, ở đây đắc diệt chỉ là khéo lìa. Lại pháp là vô nhiễm, nếu nhiễm nơi pháp là nhiễm Niết-bàn, không có nhiễm này thì đắc một đạo vi diệu, diệu các dục này muốn diệu đều không, ông đắc cái gì? Còn không hiểu dục trong cõi Dục Sơ thiền vi diệu, huống chi dục diệu sau ư? Nếu cùng quyền biến luận mới phù hợp căn cơ dần dần che chở tướng luận dục diệu, không được nói bóng, phải nói rõ nghĩa, chỉ dứt sự mong cầu thì dục quán tự nhiên vi diệu, đường nguy hiểm cong quẹo đã qua, gió nhân nhượng này còn, đây đều chấp có tự nhiên mà hành thiện. Lại chấp tự nhiên, mặc sức buông thả, cũng không tiến tới theo điều lành, cũng không bị động sai khiến làm việc ác, nếu tổn thương thần Thánh thì không phù hợp với tự nhiên, tuy không lấy bỏ mà thực hành vô ký, hành nghiệp chưa hết thì chịu báo đâu nghi ngờ gì. Nếu chấp tự nhiên làm ác, cho rằng muôn vật tự nhiên, tha hồ làm ác, cuối cùng quay về tự nhiên, đây là trái với vô dục mà tự ý theo dục, trái với diệu mà theo thô, như Trang chu bác bỏ nhân nghĩa, tuy phòng trộm nhỏ mà không để ý đến trộm lớn, tỏ rõ nhân nghĩa để mưu cầu việc nước, vốn dùng tự nhiên dứt dục, là nói tự nhiên làm ác, nghĩa này có thể biết.

Kế là y cứ các kiến ở cõi Thiên Trúc thì không kiến là mạnh nhất, ở đây dựa vào để nói về đắc thất. Không kiến được chia làm ba: 1. Phá nhân không phá quả, phá quả không phá nhân. 2. Nhân quả đều phá, không phá tất cả pháp. 3. Nhân quả đều phá và phá tất cả pháp, tất cả phát tức ba vô vi. Ngoại đạo thứ ba vì sao khác với Phật pháp. Đại Luận chép: Đại thừa, Tiểu thừa là không, phân tích thể là khác, ngoại đạo cũng phân tích thể đây vì sao khác, ngoại đạo theo tà nhân duyên, vô nhân duyên, hoặc phân tích, hoặc thể nhập, hoặc rốt ráo không, đệ tử Phật biết từ nhân duyên ái, hoặc chia chẻ, hoặc thể nhập, hoặc rốt ráo không. Có người nói: Phá ngô ngữ, chẳng phải thể, nay nói Trung luận đầu đuôi dùng phá đề phẩm, phá đâu có khác thể ư? Cho nên không y cứ vào đây mà chia ra tà cứ phần tà chánh, đại tiểu, chỉ y Đại luận phân tích chánh nhân duyên khác với ngoại đạo, thể chánh nhân duyên khác Tiểu thừa. Nếu y cứ tà nhân duyên mà khởi không biến, cũng có ba hạnh mà thường làm ác, người chân thật quán không biết từ ái sinh thiện, còn không tạo tác, huống gì là ác ư? Người khởi thông kiến đối với quả báo tiền tài địa vị chẳng phải là cái để tranh giành, không là chỗ người đó ở, đồng với pháp ngã không, bạn thân sinh ái, khen hữu phá không, oán thù sân hận buồn bực, người chẳng biết không xem thường như đất, không tâm chẳng sợ hãi, không còn khuôn phép, mặc tình theo dục, phá chánh kiến, oai nghi tịnh mạng, khi chết sẽ đọa trong ba đường ác. Lục sư nói rằng: Nếu có hổ thẹn thì đọa vào địa ngục, nếu không hổ thẹn không đọa vào địa ngục, trái với đạo thường, ngăn che thần sấm sét, nghịch với cha, khinh thường mẹ, quá đáng đối với người đi đường, mới gọi là vô ngại, nếu thân khác sơ thì chẳng phải bình đẳng. Tự làm việc gian ác lại xúi giục người, khắp làm việc quấy, trái lễ như súc sinh, há có thiên hạ khoan dung việc này. Tuy cho là vô ngại nhưng không dám trái chúa, khinh thường Hoàng hậu, tự tiếc thân mình cho nên đối với thân có ngại, người ấy phát thẳng kiến này, kiến càng thêm mạnh, không bao giờ đắc thiền, nếu đắc thiền rồi thì thấy pháp thiền nhiều lỗi phát kiến rồi thiền, phần nhiều là quỷ thiền, quỷ thông, ghi nhớ được việc lành dữ, lại biết tâm người khác, lại rộng tìm Vi-đà chứng thành kiến này khiến người tín thọ, phá điều lành thế gian, xuất thế gian, gọi là chó ăn thịt người. Nếu có một thứ nào không phá không gọi là no đủ, phá tất cả pháp kiến tâm mới no, no gọi là chuyển mạnh, trong không thật hành chỉ luống tranh chấp như keo gọi tìm thức ăn, chấp không và hữu trách, tướng Không hữu phá bỏ, tự khen ngợi là chó sủa. Phá người khác gọi là chiếm cứ, dựng lập cho mình gọi là níu kéo, lại nghi ngờ chưa quyết định xâm tổn người khác, người khác là chó sủa, như chó giữ nhà làm cho người sợ. Người này chỉ duyên làm ác, xúi giục người khác, có bốn điều: 1. Tự làm ác, khuyên người khác làm lành. 2. Tự khen làm lành, bxúi người làm ác. 3. Tự làm ác, khuyên người làm ác. . Tự làm lành, khuyên người làm lành. 1) Tự mình làm ác khuyên người làm lành: Nói ta có thể hiểu rõ lý, đối với điều ác không ngại, ông làm việc thiếu suy nghĩ phải trước hết huân tập điều lành, hóa đạo cần phải dùng điều lành dẫn dắt trước hết. 2) Nếu tự mình làm lành, khuyên người làm ác: Ta là vị hóa chủ trước hết phải làm lành, ông tự làm việc chánh là nên làm ác. 3) Tự làm ác, khuyên người làm ác đều là thực hành thật đạo. ) Tự mình làm lành, khuyên người làm lành đều là thực hành quyền đạo. Bốn thứ này tuy khác, nhưng điều lấy ác làm gốc, theo nghiệp đắm chìm, có đạo nào đáng theo ư? Lại không kiến hành thiện: Không vô thiện ác mà cần phải hành thiện. Không hành thiện thì trời Tỳ-nữu tức giận, làm chúng sinh khổ não, khổ não cho nên thành nghiệp, nghiệp do quá khứ hiện tại mà chịu báo, do hiện tại giữ giới khổ hạnh ngăn quả ác hiện tại thì được lậu tận, nếu vậy phải tu điều lành cho nên giữ giới tiết chế thân, phải thiểu dục tri túc, mặc vải thô ăn rau cỏ. Vì không tạo hành mà sinh hỷ nộ, không là nơi sân ái, tranh chấp. Nếu đắc thiền phát kiến, thì thiền hết kiến mạnh, kiến rồi mới đắc thiền, đó là quỷ thiền quỷ thông, không kiến như thế tự hành chỉ một phen, hóa tha có bốn, chẳng hạn như trước tự hành hóa thông tức là tùy nghiệp, tùy nghiệp nổi chìm đâu có liên quan đến đạo. Kế là chấp không kiến, không làm thiện ác, an trụ bình đẳng, tuy nói là bình trụ xưng với ái, hủy bỏ lo buồn, do thường thường tự cao, phải biết thường sinh phiền não, đắc thiền phát kiến như trước, cũng thông Vi-đà trộm hiểu Phật giáo, trang nghiêm vô ký, vô lượng kiết sử từ vô ký sinh, tự hành chỉ một, hóa tha có bốn. Nếu không phát thiền nghiệp thì lôi kéo vào đường ác, nếu phát thiền thì theo thiền thọ sinh, nếu nghiệp này chưa thuần thục, do các nghiệp đời trước mạnh nên lôi kéo trước, phải biết các kiến chưa thể hàng phục hoặc, thì làm sao dứt hoặc ư? Các tướng đắc thất vừa có vừa không v.v… y cứ theo đây có thể biết.

Pages: 1 2