SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 1

PHẦN 3

Kế trong phần giải thích rộng mà nói phương ngôn. Hai địa phương Đường, Phạm tiếng nói khác nhau. Kế là trong giản phi thì trước tiên giản tâm. Hữu tình ấy đều có thể phát, cho nên chỉ phân biệt chưa nhóm cỏ cây, hai thứ tuy gọi tâm mà chẳng có phát này. Vì các chúng sanh từ vô thỉ hoành kế, chỉ có hoành kế này sẽ phát. Đạo cũng có trở đi là phân biệt đạo. Tên đạo đã thông phải lấy các phân biệt trái mà khiến cho phải. Nay lược làm mười điều là chỗ phân biệt. Tâm là năng làm, đạo là năng thông, như đường ở thế gian. Người là năng đi, đường là năng thông. Nói chung riêng, chỉ là năng thông đều nói là Đạo. Nay mười thứ chẳng phải tâm gọi chung là Đạo, là đường dài xa cũng có thể đến, như con đường cái chung cả bốn phương kia. Nếu tâm ấy niệm niệm, tức là y cứ mạnh mẽ mà nói thuộc đạo ấy. Trước tham sân si tướng nó rất rõ nên gọi là Chuyên. Dùng chỉ chẳng dứt nên gọi là nhiếp, chẳng còn, dùng quán chẳng phá nên gọi là nhổ chẳng ra. Lại buông lung duyên ngoại cảnh nên nhiếp chẳng lại, nội tâm bay nhảy nên nhổ chẳng ra. Y cứ đại phần nói ngày tháng thêm nhiều, theo lý thì phải nói niệm niệm thêm mạnh. Cảnh mạnh tâm nặng, nói thuộc thượng phẩm. Ý ba hạnh bảy nên thành mười ác. Phần tiếp theo căn cứ vào đâu mà biết.

Nói năm người phiến-đề-la, là kinh Vị Tằng Hữu quyển hạ chép: xưa có năm vị Tỳ-kheo biếng nhác chẳng tu kinh sách. Lúc đó, ở đời lúa gạo rất mắc mỏ, bị người khinh nên chẳng được cúng dường. Năm người bàn nhau rằng người đời thường chấp theo hình dáng bên ngoài, mạng sống rất quí không nên để cho chết, phải cùng xin ăn. Bèn đem giường dây đến chỗ trống, quét trước sạch sẽ, ngồi trang nghiêm theo thứ lớp. Bên ngoài giả ngồi thiền, bên trong thì nghĩ lăng xăng. Người thấy chẳng rằng bậc Thánh, nhờ đó mà được cúng dường đầy đủ có dư.

Có một cô gái tên là Đề-vi, nghe tin thì tâm rất vui mừng sửa soạn đẹp đẽ đến lễ cúng mời về nhà, năm người liền nhận lời. Đề-vi có mười khoảnh vườn rừng ao suối, nhà cửa đầy đủ, mời về cúng dường trọn đời. Năm người lại nghĩ người đời có nhiều cách tìm cầu tài vật, tuy được thí chủ cung cấp thì ngày giàu mà năm nghèo. Bèn sai một người đi khắp xóm làng bảo mọi người rằng: bốn vị Tỳ-kheo kia đã thành A-La-hán, khen ngợi bằng nhiều cách. Mọi người nghe xong đều mang đồ đến cúng dường, cứ như thế trong nhiều năm. Đề-vi tâm ngay thẳng cúng dường cầu phước, vì thế người phải trải qua tám ngàn kiếp đền nợ cho thí chủ. Tuy làm người mà các căn ngu tối, không có Thạch nữ nam căn, nữ căn (bộ phận sinh dục nam nữ). Nên gọi là gái bất dục, trải qua nhiều kiếp như thế mà đền nợ thí chủ. Phật bảo Nặc Vương (vua Ba-tư-nặc) rằng Đề-vi lúc đó nay là Hoàng hậu, năm Tỳ-kheo ấy nay là năm người khiêng kiệu. Vua hỏi: Vì sao nay chỉ có bốn người? Phật bảo: Còn một người kia ở trong cung lo việc nhà cầu. Phu nhân (Hoàng hậu) nghe rồi thì khắp mình nổi ốc. Phu nhân có phước đức nên được như thế. Làm lành thì được báo tốt, làm ác thì bị tai ương. Phật giải thích xong, phu nhân thưa: Khi nào thì hết tội xin Phật nói rõ. Phật bảo gọi năm người, cả người coi cầu xí trong cung đến. Phút chốc họ đến trước Phật, Phật hỏi: Các ông có an ổn vui sướng không khổ chăng? Năm người giận đáp: Phật chẳng biết ngày đêm siêng khổ mà roi đánh chẳng dứt, có vui vẻ gì, Phật há chẳng biết việc như thế hay sao mà còn hỏi. Phật hỏi khổ của thân, nay so với khổ của thân trước tội cũng chưa hết nên phải sám hối tu thiện mà dứt lỗi. Năm người nghe xong giận ghét Phật không chịu nghe lời. Phật biến hóa thân ở trước họ mà an ủi, khuyên bảo, như thế khắp bốn phương tám hướng trên dưới đều thấy Phật, họ liền lớn tiếng gào khóc vì sao ép phải chịu mãi thế này? Phật thâu hóa thân lại bảo mọi người rằng: Tội có hai thứ nghiệp chướng và báo chướng. Vì đầy đủ hai thứ nên chẳng chịu hóa độ. Phu nhân thấy vậy bảo năm người rằng từ nay trở đi mặc tình các thầy đi đâu thì đi. Năm người thưa rằng: chúng con bị tội gì mà đuổi đi? Xin dung thứ mà tiếp tục sai khiến, ba lần như thế đều không chịu đi, Hoàng hậu bạch Phật, Phật bảo: lúc hết họ sẽ đi. La-vân nghe xong liền thưa: Con là trẻ con chẳng dám thọ người cúng dường, muốn bỏ đạo mà về nhà. Phật bảo: không nên như thế. Như ăn no quá độ. Người trí thì đến thầy thuốc, thầy thuốc làm cho ói mửa túc thực bụng ra đồ ăn đêm qua người vô trí thì bảo là quỉ mị tiêu phí gia tài túc thực chẳng tiêu, chết rồi đời sau đọa vào địa ngục chịu các khổ, Phật bảo La-vân: Con sợ tội trở về nhà thì như người vô trí kia, cho nên người trí phải luôn gần gũi bậc thầy sáng suốt, cho nên biết không có đức mà nhận cúng dường thì như bọn Đề-la kia.

Đi đường lửa: như kinh Tứ Giải Thoát gọi ba đường là hỏa, huyết, đao. Đồ là đường, ngục nhỏ thì có nóng và lạnh. Ngục lớn thì chỉ có nóng, lại từ nóng mà nói nên gọi hỏa đồ (đường lửa). Ưa thích nhiều quyến thuộc, là loài súc sanh phần thì nhiều ưa hợp thành đàn bầy. Cho nên phá giới thì gồm quyến thuộc tốt cảm được. Thôn lưu là muốn người khác về với mình như biển nuốt sông suối. Muốn mình nhiếp người khác như lửa đốt củi. Chung đủ ba độc tham dục làm gốc. Nay nói theo chung nên có mười ác, khác văn khác so lời này. Như Điều-đạt là nói đủ như trong Đại kinh, Đại luận và các văn luật. Nay tạm lược y Đại luận mà phụ ý các văn, tức là dạy vua giết cha mà làm vua mới, còn mình hại Phật làm Phật mới. Y-tu-đà được hữu lậu thông mà khuyên bảo vua, hóa thành trẻ con ngồi trên gối vua. Vua do đó mớm cơm cho ăn, hại Ni Liên Hoa, xô đá đè Phật, đủ ba mươi tướng chỉ thiếu hai tướng sợi lông trắng và bánh xe ngàn căm mà thôi. Liền lấy vòng sắt mà đốt thật nóng rồi ấn vào chân để làm tướng bánh xe ngàn căm, chân phỏng sưng đau khổ chịu không nổi. A-nan bạch Phật: Anh con như thế xin Phật cứu giúp. Thế tôn thương xót đến phòng lấy tay xoa thì các đau đớn đều hết. Bảo Thế tôn rằng dòng giống vua Tịnh Phạn có đạo thuật, như thế đủ để nuôi thân. Khi bình phục rồi bèn theo Phật đòi chúng. Phật quở rằng người ngu vô trí, ta còn chẳng giao chúng cho Thân Tử và Mục-liên, huống chi ông là người ngu ăn đàm dãi của người. Do đó mà kết hận, bèn đặt ra năm pháp để dạy chúng của Phật, năm pháp ấy, Bà-sa nói: Một là y phấn tảo: Hai là thường khất thực: Ba là ngồi ăn một bữa: Bốn là thường ngồi ngoài trời: Năm là chẳng ăn muối và năm vị, năm pháp này chẳng đồng với chánh lý. Chánh Lý chép: Một là chẳng ăn năm vị: Hai là bỏ ăn thịt: Ba là bỏ muối: Bốn là chẳng nhận y đã cắt may: Năm là chẳng ở chùa ven làng xóm. Phật ở Vương xá có nhân duyên nhóm họp tăng. Điều-đạt đứng dậy, đưa ra năm pháp Xa-la rằng: Nhận năm việc này là Tỳ-ni. Lúc đo, có năm trăm người mới học vô trí cầm thể, A-nan đứng dậy bảo ai nhận năm điều này là phi pháp, không phải tỳ ni. Điều-đạt nói năm trăm vị này không cần đến Phật và tăng bèn đem đến chùa Gia-da cùng làm Yết ma. Lúc đó các Tỳ-kheo bạch việc này lên Đức Phật, Phật bảo người ngu diệt bỏ tâm lành phải ở trong địa ngục một kiếp không cứu được. Ta chẳng thấy ông ấy có chút tâm lành nào dẫu bằng sợi tóc. Thân Tử và Mục-liên đến núi Già-da, Điều-đạt an ủi nói: Lành thay các đệ tử trước tuy chẳng nhận này đã nhận rồi chăng?

Tuy sau cũng là tốt, bảo Thân Tử hãy nói pháp cho chúng nghe, nay ta đau lưng phải nằm nghiêng bên hông phải. Mục-liên hiện thần thông, Thân Tử nói pháp rồi đem năm trăm người này bay đi. Điều-đạt ngồi dậy, thấy mất chúng thì tức giận, v.v… Nếu nói về tạo tội nghịch phải đọa vào A-tỳ, lại y cứ vào lời dạy chúng nên bảo là tâm súc sanh. Lại như Nan-đà thị hiện dục, Thân Tử thị hiện sân, Điều-đạt thị hiện si. Lại y cứ si nên thuộc về súc sanh. Lại nói lục súc thì lấy sáu mà nhiếp hết các loài nên nói là sáu. Trịnh Huyền chú giải sách lễ nói trâu, ngựa, dê, chó, heo, gà cũng y cứ và nuôi trong nhà mà nói. Từ tướng ăn nuốt lẫn nhau nên gọi là huyết đồ.

Bốn xa, tám phương, Nhĩ Nhã gọi là bốn chỗ rất xa là Đông đến Thái viễn, Tây đến bân quốc, Nam đến Nghiệp bồn, Bắc đến Chúc lật. Đây là nói rất xa. Bác Vật Chí chép: Đông đến chín Di, Nam đến sáu Loan, Tây đến bảy Nhung, Bắc đến tám Địch. Kế là nước Hoang. Chu Lễ nói tám loan, sáu nhung các thứ khác đồng với bác vật. Bốn duy bốn phương là tám hướng cũng gọi là tám cực, cũng gọi là tám mang. Khen tên gọi là xưng, khen đức gọi là dương. Tâm kính gọi là khâm, miệng hứa gọi là vịnh. Biết mình không có đức mà muốn người khác xem là thánh như Ma-kiềm-đề, là Đại luận quyển hai nói người ấy khi sanh làm kệ vặn hỏi Phật rằng: Trong pháp quyết định bỗng sanh các tưởng đều bỏ làm nội diệt vì sao ở đây nói là Đạo. Phật đáp không phải nghe thấy biết chẳng từ giới mà được, cũng chẳng phải chẳng thấy nghe chẳng phải chẳng trì giới mà được. Như thế luận đều bỏ, cũng bỏ ngã và ngã sở. Lại hỏi Phật rằng: nếu không phải thấy nghe v.v… không phải trì giới mà được, hãy như tâm ta quán sát thực hành pháp câm mà được đạo. Phật đáp: ông y theo tà kiến, ta biết ông tu theo đạo ngu si. Nếu chẳng thấy các tướng, khi ấy ông sẽ tự câm. Lại quyển ba chép: Ma-kiền-đề chết, đệ tử dời thây để trên giường đem ra chợ chỗ đông người bảo rằng nếu người có mắt thấy thây của Ma-kiền-đề thì người ấy đều được đạo thanh tịnh, huống chi là bễ bái cúng dường. Lúc ấy có nhiều người tin theo các đệ tử nghe việc ấy liền bạch Phật, Phật bảo: người nhỏ mắt thấy cầu thanh tịnh, như thế không lợi không thật đạo, các kết phiền não đầy trong đêm, làm sao mắt thấy được thanh tịnh? Nếu có mắt thấy được thanh tịnh, thì đâu (cần gì) trí tuệ công đức báu. Từ bị đuổi xô ép bức làm tên nên gọi là đao đồ. Pháp Hoa thí dụ người trẻ mạnh hống hách. Tục giáo còn nói cao lấy thấp làm nền tảng, sang lấy hèn làm gốc, tự ỷ có đức thì sẽ khinh người, huống chi mình không có đức mà muốn hơn người. Cho nên biết đây còn muốn hơn đó há là hạ mình đối với người khác. Tự dẹp đức mình gọi là hạ, há con điêu há bay cao mà hơn chim công? Chẳng vì quí mình sai người khác, đều kém mà bên ngoài khen nhân nghĩa lễ trí tín. Lấy từ nuôi vật là nhân. Lấy đức suy dời là nghĩa, tới lui họp nghi là lễ, quyền nhờ siêu bạt là trí, lời nói có (không) thể lật ngược là Tín. Lão Tử chép: Mất đạo mà sau đức, mất đức mà sau nhân, mất nhân mà sau nghĩa, mất nghĩa mà sau lễ, mất lễ mà sau trí, mất trí mà sau tín. Ý Lão Tử lấy đạo làm gốc, tín chẳng thể quên. Đạo chẳng phải ngoài đời ý còn ở năm đức. Đây là ý văn nội đức đều đủ mới thành đạo người. Khinh mạn mạnh mẽ mà không có đức thì thuộc về tu-la. Lại y cứ vào tâm lành vẫn ở hạ phẩm, ngoài khen năm đức vốn là khinh người. Tu-la có nhiều thứ là ở bờ biển, bờ đê, v.v… như bốn thứ Bà Trĩ, v.v… đều ở dưới biển hai muôn do tuần, vì là một cung tuy ở chỗ ở tốt đẹp, phải gồm nhiều phước mới được sanh lên đó. Trong nhân đạo nói vui người tâm si, hễ nói si là ở trong thiện ác, đã khác nhau ở trong bốn đường ác này chẳng bằng thiện của các trời, lại không có nhân xuất thế thì xếp vào si. Nếu thế thì nào khác súc sanh? Đáp: súc thì gồm mười điều ác hạ phẩm, si gồm dạy chúng làm càn. Nếu không có nhân xuất thế thì sáu đường đều một khác. Thiên đạo, đây là các tầng trời cõi Dục, nếu ở đất thì nghiệp ắt chẳng tu định. Nay nói theo thắng (hơn) thì nói gồm ở trên không, cho nên quan căn trần chẳng để ra vào. Kế ở các tầng trời cõi Dục mở riêng dục chủ là Ma-la-đạo dân và chủ tâm khác nên mở riêng. Cũng như Phạm Vương là riêng có một. Mười thiện Tthượng phẩm gồm một không ngăn báo làm Ma-vương, tánh thường ganh ghét, bất luận việc làm thân khẩu bên ngoài, ý muốn người khác theo, thuộc về đạo này. Nhưng ắt cũng chưa đến định lực mới sanh cảnh ấy để làm dục chủ. Sáu hợp là trời, đất và bốn phương. Ngung ngung là kính ngưỡng, Kinh Thi chép: Vạn nhân ngung ngung, tức là muôn người kính ngưỡng vậy. Ni kiền là tên chung của ngoại đạo. Tam thiền vui như suối đá, Đại luận nói vui có hai thứ: nội lạc và ngoại lạc vui bên trong tức là Niết-bàn, chẳng từ ngoại trần, cũng như nước từ suối đá sanh. Vui của Phạm hạnh cũng giống như thế. Luận văn thí dụ riêng về vui Niết-bàn nay dụ chung vui tam thiền cũng là thọ bên trong. Hỏi: đã nói Sắc, Vô sắc sao miệng chỉ tam thiền? Đáp: Vui trong hai cõi chẳng hơn tam thiền. cầu sanh lên cõi trời là lấy vui làm gốc. Vả nêu cái vui này các thứ khác đều so với đây. Thiện ác xoay vần v.v… là thiện thông đến phi tưởng ác tột là vô gián. Lên rồi lại xuống nên gọi là Bánh xe, vô thỉ vô cùng dụ cho xoay vần. Phá ác do tịnh tuệ, v.v… do nhờ Nhĩ Nhã nói là giúp. Ba pháp xoay vần lại do nhờ nhau. Lấy cạn giúp sâu suy rộng ở giới.

Nhị thừa còn như thế, Bồ-tát càng hơn. Vì hộ người khác cho nên chê bai thì gấp. Tiểu thừa tự độ tánh nặng thì gấp cho nên Bồ-tát nặng nhẹ đều từ giữ, giới tựa nói Thanh Văn tiểu hạnh còn tự quí kính Mộc-xoa, Đại sĩ còn mang, người sao chẳng biết trì giới phẩm. Nay giới là gốc hạnh, cũng là Tiểu thừa bỏ mà chẳng từ thì đại tiểu đều lỗi. Kế hoặc tâm, hoặc đạo trở đi là nêu lược mà bày rộng. Dùng ít nhiếp nhiều trong một đạo không phải tướng vô biên. Cho nên nói rất nhiều. Hoặc khai trên hợp dưới là nói khai hợp. Trên là Nhị thừa, dưới là Tu-la. Từ quỷ súc ra khai trên hợp dưới chuẩn, lời này rất dễ hiểu. Pháp Hoa nói sáu đường, Tịnh Danh nói năm đường vì Tu-la khai hợp nên như thế. Mười là số phương ý như trước nói. Kế nói dùng mười tâm, trong ý ở trước nêu ý, nêu một thứ làm ngữ đoạn v.v… Nói thẳng là nói, luận bàn là ngữ. Nay nói được mất là ngữ. Đoan là đầu mối, đầu từ mạnh mà được tên. Từ mạnh tức không có niệm khác. Khi qua đời chịu báo lại từ mạnh kéo dắt đi. Cho nên khởi một tâm, đều là chín thứ kia. Trong mười theo một nên nói một thứ. Kế như luận trở đi là dẫn chứng, đọa phải từ mạnh. Hoặc trước khởi đi đến chỗ, hòa trộn nhau là đối phải mà nói quấy. Trước là pháp, kế là dụ. Trong pháp nói trước khởi. Nếu chưa phát tâm thì gọi là Trước quấy, sau mới phát tâm gọi là sau phải. Đây chính là thể đang hiển soa được trong thí dụ mà gọi là đều trược; nay đây phân biệt chung phát tâm rồi mới sanh quấy sanh phải. Cho nên nói là thuộc quấy, hai tâm kia lý thuộc về quấy. Lại đã nói trước phải thì có sau quấy. Nếu không có sau quấy thì cũng là một bề hiện tướng của phải. Cũng chẳng phải hạn phân biệt. Lại đều khởi chẳng lẽ có hai tâm đều duyên cảnh ư? Chỉ y cứ tế niệm trước sau đều duyên thì gọi là đều khởi. Nếu thô lậu thì xếp thuộc trước sau, kế dụ tượng trở đi thì trước là dụ, kế là họp. Trong họp có hai thứ. Trước dùng nội ngoại hợp ba dụ trước, nội phải ngoại quấy, nội ngoại đều duyêngọi là đều khởi. Kế dùng ngay tâm quấy mà hợp với nội trước, nghĩa là nội quấy ngoại quấy cho đến đều quấy. Chín buộc một thoát tức là hai bên. Vì hai bên động nên gọi là quấy. Hỏi: hai văn có gì khác? Đáp: Trước tuy nội ngoại chỉ thí dụ nội tâm, sau nói nội ngoại tâm là cảnh đối nhau. Cho nên biết trước nói nội tâm cảnh đối nhau và trước nói nội tâm phải quấy đối nhau, nay một bề quấy, nội ngoại đối nhau. Đây đều một lần từ gượng nói riêng. Rốt ráo mà nói thì phải giả hòa hợp mới thành tướng quấy. Chữ tượng chẳng phải từ người, kế lại chín trở đi là chỉ y cứ bốn đế. Trong đó văn đầu y cứ thẳng bốn đế. Sanh tử Niết-bàn tức là khổ diệt. Kế động và bất động tức là Tập Đạo. Kế hữu vi trở đi là lại y cứ các pháp. Trước nêu, kế theo. Kế chín trở đi là cây, khổ tập đồng với khổ hữu vi hữu lậu. Tuy trước nói nếu đối nhau mà nói thì phải nói hữu vi hữu lậu là khổ đế. Vô vi vô lậu là diệt đế. Văn tuy chẳng nói nhưng ý ắt gồm hai. Khúc tức là chiết trí lòng vòng, truất tức là sanh diệt vụng qua. Thán là thân tro trí diệt, cận là chỉ đến hóa thành. Dưới trở đi là so sánh. Kế hữu vi hữu lậu, v.v… nếu đối nhau mà nói thì phải nói hữu vi vô lậu là đạo đế. Văn tuy nêu riêng nhưng ý phải gồm hai, kế thiện ác nhiễm tịnh v.v… nếu riêng nêu thì phải nói thiện tịnh và tập đối nhau, cho nên nêu cả hai thứ. Văn tuy nêu cả hai mà nghĩa qui về một bên. Kế phược thoát, v.v… là y theo đạo rất dễ hiểu. Đều là tục ngữ tiện, hoặc đơn hoặc phức. Kế là nếu được trở đi là tổng kết ấy thì niệm niệm thường phân biệt phải quấy. Nếu khởi tâm quấy thì phải dùng đương giáo là tâm mà diệt. Phi tâm tức là đường hiểm các hoặc, nếu thấy ý này v.v… là kết khen. Giống như mới đầu hỏi người tu trở đi là y cứ phải phân biệt quấy. Trước ý hỏi, là tuy không có mười quấy. Nếu kể tánh lỗi cũng đồng thuộc quấy. Kế ý đáp là tánh kể có lỗi cho nên nói chẳng thể. Chỉ là trở đi là nhờ đây mà nói phải. Lìa tánh lỗi đã y cứ không thể nghĩ bàn mà luận cảm ứng, nên gọi là phải. Thánh đã chẳng ứng mà ứng để đến bốn cơ. Thọ là chẳng cảm mà cảm ứng. Thiên tánh tương quan nghĩa đồng cảm ứng, kế dẫn hai kinh để chứng cảm ứng. Từ ác cơ mà nói cho nên nói là con bịnh. Rộng như huyền văn ba mươi sáu câu. Động núi của pháp tánh v.v… là kết nghĩa cảm ứng. Pháp tánh bất động như núi, điều ác chúng sanh sâu như biển. Không phải thệ nguyện lớn thì không mưu thiện quyền, làm sao có thể động núi khó động, vào bể khó vào, đồng thiện đồng ác, bày nghịch bày thuận đồng ác nên có hạnh bịnh, đồng thiện nên có hạnh trẻ thơ. Từ bi từ nhân cảm ứng từ quả. Vì có nhân nên quả mới vào được. Thiền kinh nói trở đi là giải thích thành cảm ứng. Cảm ứng chỉ là thuận theo vật cơ, cho nên dùng bốn tùy để giải thích cảm ứng. Đem hộ ý ưa thích ấy mà phụ vào thói quen tiện nghi đời trước. Xem binh nặng nhẹ mà đối trị, đạo (nói?) cơ thời thục đệ nhất nghi. Tùy và tất tên khác mà nghĩa đồng. Cho nên dẫn Đại luận để giải thích Thiền kinh. Năm lại nữa là Đại luận nói trong nói kinh Duyên Khởi. Hỏi rằng: có nhân duyên gì mà nói kinh này? Đáp trong đó có hai mươi mốt lần “Lại nữa”. Nay dẫn năm thứ ấy để chứng bốn tất và năm nhân duyên năm lại nữa này vẫn không phải thứ lớp. Tùy nghĩa tiện cho nên trước là nói các hạnh của Bồ-tát, nên nói kinh Ma-la Bát-nhã Ba-la-mật, là lại nữa nhất, kế là sai Bồ-tát tăng tu Tam-muội niệm Phật là lại nữa hai, ba là nói tướng mạo Bạt Chí là lại nữa sáu, bốn là nhổ hết ác tà của đệ tử là lại nữa năm. Năm là nói Đệ nhất nghĩa, là lại nữa thứ mười. Năm thứ này là hội năm nhân duyên. Lược hội đầu là trong luận nhân nói Đệ nhất nghĩa cho nên giải thích bốn tất. Nay mở ra bốn tất cùng năm lại nữa để làm hai môn và bốn tùy năm lược bốn khoa pháp môn đồng là nghĩa cảm ứng. Nghĩa bốn tất đàn rộng như Pháp Hoa, Duy-ma đã giải thích. Nay bỏ cảm ứng nên chẳng nói đủ. Lăng-già cũng nói Phật bảo Đại Tuệ, đối với tất-đàn của mình phải khéo tu học. Nếu mê chung riêng thì nhà này an tâm sáu mươi bốn phen, tự hành bốn tất làm sao có thể biết được. Tự hành sẽ thành cảm ứng nếu chẳng tùy cơ v.v… là nói ý cảm ứng, năm lần lại nữa bốn tùy bốn tất và năm nhân duyên này đã là pháp cảm ứng xứng cơ, đều là đại bi ích vật. Luận trở đi là dẫn chứng. Chân pháp mà nói là nói diệu ứng khó cảm, thính chúng khó được, diệu cơ khó phát. Khó được cho nên ba chữ kết chung ba thứ diệu pháp, diệu ứng, diệu cơ ở trên. Như thế trở đi là giải thích chân pháp diệu ứng cái gọi là diệu cơ sở cảm đều là Trung đạo, Cho nên chẳng phải chẳng phải có không phải không tức là song phi chân tục. Tuy nói song phi mà ý ở tương tức chẳng khó chẳng dễ cũng hiển bày thể trung. Chẳng phải trí nê hoàn cho nên nói không phải, không phải trí phân biệt nên nói không phải khó. Có ba tất ích, lại dùng bốn tất mà kết thành chân pháp, ý nói bốn tất chỉ là ý hai đế và cảm ứng tức hiển bày Trung đạo xem là chân đế khác với chỉ chân Cho nên song phi. Nên biết cảm ứng chẳng ngoài hai đế. Nên biết duyên khởi trở đi là nói diệu cảm ứng làm được Phật sự. Nhưng bốn tùy bốn tất trở đi là riêng gặp chung. Vì đại bi nên thuận theo vật cơ được tên bốn tùy, vì thương xót nên bày khắp thuốc pháp mà được gọi là bốn tất. Đại bi cùng thương xót là một thể mà khác tên, như một vật chẳng khác. Bên trái thì bảo vật là bên phải, ở bên phải thì bảo vật là bên trái. Nhân duyên tức là năm lược. Hai chữ nhân duyên lại đắp đổi mà lập. Nếu chúng sanh phát tâm mạnh mẽ, tuy giả thánh ứng thì dùng chúng sanh làm nhân còn bậc Thánh làm duyên. Nếu chúng sanh gốc lành yếu kém, bậc Thánh có đốc thúc, tức dùng thánh ứng làm nhân, còn chúng sanh làm duyên. Thân sanh làm nhân, sự trợ làm duyên. Cho nên từ mạnh yếu mà đặt tên bất định. Phải biết trở đi là kết, bốn tùy bốn tất và năm nhân duyên, danh và nghĩa hợp nhau, cho nên phải hội. Nói là tên khác của ngôn giáo, vị là nghĩa vị, là đồng với nghĩa. Danh hợp với nghĩa nên nói hợp nhau. Hán Thư phong công thần lấy trúc dài sáu tấc mà hợp làm tin, cho nên chữ từ trúc. Từ cỏ là tên cỏ mắt quỉ ở đây không dùng. Tùy ưa thích trở đi là tên khác của thứ hội. Trước hội tùy tất, lạc dục là ưa thích, nên nói từ nhân. Thế giới là ấm nhập, nên nói từ quả. Thế giới lấy ngăn cách làm nghĩa, lạc dục tức ưa thích khác nhau, nhân quả tuy khác mà nghĩa là một. Tiện nghi là biện pháp năng phó nghi bị người nào. Vì người là quán người sở bị người thích pháp nào. Quán người sẽ chọn sở nghi, chọn pháp sẽ định khả năng chịu đựng được, năng lân sở phó cùng thành một nghĩa, hai thứ kia tên đồng chẳng cần hội khác. Lại năm nhân duyên trở đi là kế hội nhân duyên nghĩa đồng với tùy tất. Trước nói chúng sanh có tín nhạc v.v…, là ấm nhập là thế giới, tín nhạc là lạc dục (ưa thích), hai thứ này làm nhân cảm Phật nói pháp tánh, pháp giới làm duyên phát tâm, nên phát đại tâm. Thiền kinh lạc dục Đại luận thế giới tên khác mà nghĩa đồng. Chúng sanh có đại tinh tấn, là chúng sanh phải tu bốn pháp Tam-muội cảm Phật nói ra hạnh không thể nghĩ bàn, cho nên tụ đại hạnh. Thiền kinh tiện nghi Đại luận vì người tên khác mà nghĩa đồng. Chúng sanh có đại tuệ bình đẳng, là trí nhất thiết chủng vì nó năng phá. Chúng sanh phải chứng tuệ này làm nhân cảm Phật vì nói, sở bị đều phá khắp hoặc được quả, thông kinh dứt nghi, đều là đối trị. Cho nên đem cảm quả cho đến xé lưới nghi đều là đối trị. Lại cảm quả tự phá tế hoặc thông kinh xé toang lưới nghi cho người, mình người tuy khác mà đều gọi là phá ác. Chúng sanh có mắt Phật trí, là chúng sanh một tâm ba trí ba mắt phải vào bí tạng. Lấy đó làm nhân cảm Phật vì nói chỉ qui ba đức thì tự hành diêu mãn (đầy đủ), hóa tha khéo thành, đều gọi là rốt ráo. Thành mãn này chỉ là cực lý. Cho nên cùng đồng với Đệ nhất nghĩa của kinh luận. Mỗi pháp đều nói nhất thiết đẳng là khác ở năm duyên thiên tiểu. Lại năm duyên trở đi là kế hội năm duyên cùng năm thứ. Trước nói nhánh vốn là phát tâm dắt hạnh, cành phải từ gốc, hạnh vốn ở nguyện, gốc phải nhờ cành. Cành gốc tuy khác nhưng đồng thành cây đạo. Vì bốn Tam-muội thâu hết các hạnh, nên gọi là Chung. Tam-muội niệm Phật trong các hạnh là một nên gọi là riêng. Chung riêng tuy khác nhưng đều là diệu hạnh. Lại bốn Tam-muội chung đều niệm Phật, nên gọi là Chung, chỉ nói niệm Phật nêu riêng một hạnh nên gọi là riêng. Cho nên Bốn niệm xứ nói rằng: bốn đều niệm Phật. Chỉ tùy giáo riêng sở niệm khác nhau, nên gọi là riêng. Ba giáo trước đều niệm một thân nghĩa là sanh ứng báo, viên niệm pháp thân, các thân đầy đủ. Lại bốn Tam-muội chung cho bốn giáo, nên còn gọi là Chung. Có người cãi rằng: bốn Tam-muội riêng niệm Phật là chung, là chưa mất đại ý sao giả trái văn. Kế hôi quả báo cùng bạt trí là đồng. Nói quả báo tức chỉ cho bốn độ, bốn phải có chánh, báo phải có tập. Cho nên quả báo phải gồm hai đôi. Nếu nói bạt trí, bạt trí chỉ là tập quả một lẽ, tập sẽ với báo, chánh sẽ có y, hiện tuy nói lẽ phải đủ đôi, hai văn tuy khác mà chung thành ý một vị vô sanh. Trừ nghi kinh luận, kinh luận là chỗ đệ tử là người. Người khởi tà ác phải nương kinh luận, chỗ có nghi trệ phải do người tà, nhỗ dẹp tà nghi thì không trước sau nên thành một ý. Gốc ngọn rốt ráo, v.v… thì phát tâm là gốc, đồng qui về là ngọn. Cho nên quyển ba nói mình người trước sau đều được tu vào. Tu tức mới phát, vào tức chứng sau. Cùng Đệ nhất nghĩa tên khác mà nghĩa đồng. Cho nên luận lại nữa cùng duyên nghĩa không khác nhau. Mỗi văn dưới đều nói khác mà thôi, là bội nghĩa đã đồng văn cũng là khác. Lại thánh nói, là kết ba chỉ quán. Cảm ứng văn nhiều phải dùng ba kết. Nếu văn nghĩa hẹp thì chỉ dùng một kết. Như bốn hoằng sáu tức sau hoặc chỉ dùng ba kết, đủ như văn dưới hiển bày bốn đế và bốn Tam-muội, hoặc lúc đó ba một đều lược, như ba lược dưới, hoặc lúc đó ba một đều dùng, tức như văn này. Một là chung, ba là riêng, chung nghĩa là chung ba, riêng nghĩa là đều một. Chẳng thấy ý này thì sanh ra nhiều mối lạ. Hỏi vì sao phải lấy chỉ quán mà kết? Đáp: ba pháp này đứng đầu tất cả, nay năm lược này văn thông khắp, cho nên chỗ nào văn cũng dùng ba một mà kết. Lại còn bộ này gọi chung là Chỉ quán. các văn nghĩa đều là Chỉ quán chẳng thể thấy kết tên Chỉ quán này, đều gọi là pháp tu hành. Như trong sáu tức lý và danh tự, đều kết chỉ quán. Nay trong văn này chỉ kết cảm ứng, đâu lại phán ngoài ba có một, ấy là biết lý giáo hạnh quả phát tâm cảm ứng đều là chỉ quán. Lại bộ này gọi chung là Chỉ quán, từ thích danh trở đi thì văn tướng riêng biệt, lại chẳng dùng ba văn mà kết. Nay trong ba kết có nêu có giải thích. Năm chữ trước là nêu ứng, từ hoặc thứ trở đi là nêu ứng. Thứ tức là tiệm, cụ tức là đốn, tạp tức là bất định, chẳng thứ tức là bất định và đốn, đối nhau mà đến. Chẳng cụ chẳng tạp cũng giống như thế. Chúng sanh được lợi ích khác nhau là nêu cảm. Từ hoặc thứ trở đi là nêu cảm. Loại ứng mà nói sẽ được ý. Từ hoặc bốn tất trở đi là giải thích. Kế giải thích trong cảm ứng hai câu đầu là Tiệm, hai câu kế là bất định, hai câu sau là đốn. Bốn tất năm duyên mỗi đối nhau nên gọi là Tiệm. Hoặc một hoặc bốn nhiều ít lẫn lộn nên gọi là bất định. Hễ nêu bất cứ một pháp nào đều đủ tất cả nên gọi là Đốn. Cho nên chỉ kết văn thành ba chỉ quán, đâu được tức lấy tu hành mà giải thích. Như thế v.v… trở đi là nêu tướng các pháp. Y theo trước rất dễ biết. Vừa chỉ kết trước năm duyên bốn tấc, lại nữa bốn tùy tất cả mà so sánh. Kế vì trở đi là một kết chỉ quán. Trong văn đã dùng phát tâm làm quán, tà dứt là chỉ. Phải biết năm duyên, lại nữa, bốn tùy bốn tất đều là phát tâm, tà dứt. Cho nên ba chỉ quán cũng chẳng ngoài phát tâm tà dứt. Vì thế biết ba một chỉ là chung riêng. Năm lược chỉ là mười rộng, là kết chương rộng lược, như văn trước nói sanh khởi năm lược hiển ở mười rộng, dùng lược sanh khởi, hiển rộng sanh khởi. Nay ở đây lại dùng năm chương mà nhiếp mười chương, cho nên nói chỉ là. Nói năm chương đầu gọi là phát tâm, là đại ý năm lược tuy có tu hành cho đến quả báo, chỉ là đường chung chỉ rõ ngọn ngành. Nếu chẳng như thế thì sao gọi là phát tâm. Bốn thứ thích danh sau chính là sở phát, Cho nên năm chương chung thuộc về phát tâm. Phương tiện tuy không phải thân tu chánh hạnh thêm phương tiện chung thuộc về hạnh. Quả báo một chương đến quả báo, là từ quả báo trở đi là rộng lược nghĩa đều, không còn rộng hẹp. Cho nên ngay đó mà hiểu, chẳng còn đối biện, trái tức là thiên không thiên giả, trái ở trung viên nên nói hai bên thuận, nghĩa là viên trung viên Lý Thuận đối với thật tướng nên nói thăng diệu. Vô minh chưa hết đều ở ba độ vì thọ y chánh nên gọi chung là quả báo. Nói báo hai bên là từ không ra giả mà làm có bên, nên cảm độ phương tiện. Nếu vì phàm phu ba tạng Bồ-tát mà làm có bên thì chiêu cảm cõi đồng cư. Thông giáo Nhị địa, người Biệt mười Tín, người viên năm phẩm, cho đến các giáo còn sót thấm nhuần đều chiêu cảm đồng cư. Nếu dùng Nhị thừa chung bảy địa bỏ Biệt, bảy trụ bỏ Viên, bảy Tín cho thông là không biên, thì ở phương tiện. Văn nay lại nói thiên không, thiên giả chiêu cảm quả báo chẳng bằng Sơ trụ, Sơ địa trở lên ở độ quả báo. Nếu nói chung, thì trụ tiền tuy cảm quả báo viên thì cũng ở phương tiện. Khởi giáo v.v… là tự chứng diệu lý, xứng cơ nói pháp. Giáo do cơ sanh nên nói khởi giáo. Đây là y cứ làm chủ đối cơ mà nói. Phật tuy ra đời phải nhờ đại quyền gỏ cơ mà đánh phát. Cho nên nói khởi giáo. Đây là y cứ làm bạn đối chủ mà nói hoặc làm thân Phật v.v… là pháp thân tám tướng đủ như Thích-ca từ đầu đến cuối một đời hóa nghi. Chín giới, v.v… là như trong Hoa Nghiêm, Văn-thù, Phổ Hiền, tám Bộ, v.v… là đối bày ra đốn. Tu bốn A-hàm trở đi cho đến Bát-nhã không sanh Thân Tử, Đế-thích, Văn-thù hàng tám bộ v.v… là đối bày tiệm, như trong Hoa Nghiêm thêm bốn Bồ-tát liền chuyển thành đốn. Khi Phật mới thành đạo sai các Tỳ-kheo nơi nào cũng hóa độ người. Còn trong Phương đẳng thì Văn-thù, Tịnh Danh không sanh Thân Tử, v.v… tức là chuyển thành tiệm. Như các kinh sau được Phật chúc lụy phát thệ hoằng kinh tức là hoằng thông. Văn tuy chẳng nói khai tiêm hiểu đốn nhưng ý cũng rất dễ hiểu. Nhưng trong Pháp Hoa không nói thêm, thiếu nghĩa chuyển. Đây đều nói theo quyến thuộc.

Hỏi: Đại Chương gọi là khởi giáo, năm lược gọi là xé lưới, vì sao đồng được?

Đáp: Đối khen lợi vật nên gọi là khởi giáo giúp người hết nghi gọi là xé lưới. Khởi giáo vốn là dứt lưới nghi cho người cho nên đồng.

Phân biệt quấy xong, kế là nêu lên phải. Trước nói về bốn đế. Bốn thứ bốn đế tức là văn của phẩm Thánh hạnh trong Đại kinh quyển mười một trước dùng tám khổ để giải thích, khổ là khổ sanh diệt. Khổ đế phần cuối văn nói ra y cứ bốn đế phân biệt rằng: phàm phu có khổ mà không có đế, Thinh văn có khổ, có khổ đế. Bồ-tát hiểu khổ là không khổ. Ba thứ kia cũng thế. Tức là Bồ-tát thông giáo đối ba tạng mà phân biệt, quyển mười hai trước dùng thiện, bất thiện, ái và chín dụ, nghĩa là chủ nợ có vợ con La-sát. Vì giải thích tập đế tức sanh diệt tập. Tập đế văn cuối y cứ bốn đế phân biệt rằng phàm phu có khổ, có khổ đế, Bồ-tát hiểu khổ, không khổ mà có chân đế. Ba đế cũng như thế. Sớ rằng: Văn khổ đế ở trước cuối cùng chẳng nói có chân, cho nên biết là thông, nay nói có chân, chân là chân thật, nên biết là thứ lớp, không thứ lớp hai thứ chân thật. Đây là biệt viên đối với ba tạng mà phân biệt. Còn giải thích diệt đế thì văn cuối chỉ chép: thấy dứt phiền não loạn cho nên thường, không phiền não cho nên lạc, Phật Bồ-tát nhân duyên gọi là Tịnh, không có hai mươi lăm hữu nên gọi là Ngã. Đạo đế văn cuối chỉ nói thường, vô thường, hữu vi, vô vi v.v… diệt đạo văn cuối chỉ nói bốn đức. Đã chẳng sánh với Nhị thừa mà quyết, cho nên biết riêng y cứ với biệt viên mà giải thích. Tự không phải một nhà viên hội kinh chỉ. Lời Phật khéo lược nhờ đâu cơ thể thông. Sau lại nhân Văn-thù hỏi, Phật đáp rộng bảy thứ hai đế, kế rộng nói một thật đủ như huyền văn. Nay trước nói bốn đế sanh diệt. Đế nghĩa là đủ như huyền văn thứ ba. Nói ba tướng là chẳng lập trụ tướng cùng dị nói chung vì người phần nhiều ở trụ mà khởi chấp thường. Cho nên Tịnh Danh chép: Tỳ-kheo các thầy nay cũng sanh cũng già cũng diệt mất. Già là đổi khác. Nghĩa trong đây gồm một hẹn niệm niệm hai thứ ba tướng. Nói bốn tâm tức là bốn phần phiền não. Bốn phần tức là ba tướng dời đổi. Cho nên nói lưu động, lưu động tức là sanh diệt. Bốn tướng tuy thuộc bất tương ưng hành tức là phiền não kia là sanh v.v… vì hiển nghĩa sanh diệt trong đây, Cho nên phải nói là sanh v.v… vì thật có đạo trị khổ tập thì không có đạo, nếu khi có đạo thì dứt được khổ tập. Cho nên nói dễ đoạt. Diệt có nhân quả lại qui về vô dư, nên cũng sanh diệt. Cho nên trong kinh A-hàm nói bốn đế nghĩa khắp tất cả pháp. Như nói biết lậu, biết lậu tập, biết lậu diệt, biết lậu diệt đạo, mười hai nhân duyên, mười hai đầu-đà, mỗi pháp đều sanh nghĩa bốn đế. Đủ như trong Pháp Hoa sở giải thích Ca-diếp. Tuy thế xuất thế v.v… chung kết bốn đế đều thành sanh diệt. Nhưng Thông giáo đủ như văn kinh Tư Ích Thích Châm đã dẫn nghĩa riêng. Trước chánh giải thích trong khổ trước nói cảnh. Kế chính là trở đi là nói chung xuất năng lực giả của Bồ-tát. Kế từ vị trở đi là lược nêu một giới để so sánh giải thích. Pha là lột da cắt thịt chặt xương. Như khổ ấy có vô lượng hình tướng. Cho nên chẳng phải dưới, nêu kém hiểu hơn. Ba để sau thì y theo đây mà biết. Hỏi: Trong văn khổ đế y cứ mười pháp giới, trong văn tập đế chỉ nói các thứ. Trong văn đạo đế chia tích thể, v.v… trong văn diệt đế phân ra bốn giáo riêng là sao? Đáp: Khổ tập nghĩa chung, phải y cứ mười giới, là sở trị nên phải chung nói là mười, đạo cũng phải bốn. Lại cứ vào khổ tập năng đoạn nội ngoại cho nên chỉ nói hai diệt, nếu nói hai đối với lý không ngại nhờ giới hạn của giáo phân rõ bốn khác. Đây thì khổ tập đều mười, đạo diệt đều bốn, hai thứ nhân quả đều đồng loại. Trong tập đế nói thân khúc v.v…, là thân như tập, ảnh như khổ, tiếng như tập, vang như khổ. Tang Đạo Đế nói chiết thể khéo vụng chia giới nội ngoại. Phương tiện chỉ chung các vị hiền thánh dứt hoặc dụng trí đều nói phương tiện khác nhau, thẳng cong dài ngắn là hóa thành đảo châu báu đều có cong ngay, năm trăm là dài, ba trăm là ngắn. Nói quyền thật, như quyển ba trong thiên viên nói. Tục giải thích quyền là trái thường thì hợp đạo. Lại nói tích gần mà hạnh xa, hòa quang mà chẳng đồng trần, lại diệt trở đi là trong diệt đế nói chừng ấy chánh trợ, nghĩa chung bốn thứ diệt. Lại như thế trở đi là trong biệt diệt đế nói trần sa vĩ như không biết thì số nhiều, người khác hiểu thì chỉ có hai: một là nhiễm ô, hai là bất nhiễm. Chẳng nhiễm là tập khí. Nay ý tôi thì tập khí Tiểu thừa tức là hoặc riêng, cho nên nay giải thích. Chia giới nội ngoại mười sáu môn biết bịnh biết thuốc và trao thuốc cho. Lại ba tất trở đi là bốn tất đàn phán vô lượng. Biệt giáo thỉ chung lập nghĩa bốn tất tức sơ địa trở lên gọi là Đệ nhất nghĩa. Nay vô lượng này là từ nghĩa bên ba tất Địa tiền của đặt tên vô lượng, nên nói từ nhiều. Trong tứ đế vô tác mà nói, đều là đó, chẳng phải chỉ đạo biệt mà khổ tập cũng thật. Trước sau chẳng hai nên gọi là Vô tác. Khác nhau vô lượng nên gọi là vô phục. Lại chỉ riêng ba tất tức Đệ nhất nghĩa, nên nói vô phục. Ở khắp các kinh chẳng thể ghi hết. Kế đối độ mà nói ngang dọc, dọc là y cứ lập giáo đối cơ, cơ đã thêm bớt khác nhau, nên khuyến giáo có khác. Bốn độ đối giáo hơn kém nhiều ít nên gọi là dọc. Thể của độ đối địch không có hơn kém nên gọi là Ngang. Hỏi: Trong cõi phương tiện đã không có thông hoặc đâu cần Thông giáo, hai nghĩa ngang dọc đều nói dụng chung? Đáp: Đại thừa sơ môn điều cơ vào đốn là biết học cũ chẳng phải dùng đoạn ngắn. Như các Thanh văn đến hội Phương đẳng, bị thiền xích dĩ đều tu tập thông môn. Nếu đến Phương đẳng thì đến Pháp Hoa, ở cõi phương tiện phải cần Thông giáo, đây là y cứ người chẳng đến hội Phương đẳng. Hỏi: Nếu là thật báo đâu cần dùng Biệt giáo ư? Đáp: y cứ giáo đạo nói chứng đạo thì không. Hỏi: Tịch quang đã cùng cực, đâu cần dùng giáo, hai văn ngang dọc đều dùng vô tác. Đáp: trong giáo bị trở đi chẳng bao trùm rốt ráo. Sơ trụ trở lên gọi Tịch quang là hạ, Đẳng giác là trung, Diệu giác là thượng, đây là trích từ Tịnh Danh sớ. Lại nói chung trở đi là dùng riêng mà giải thích chung. Cho nên lìa khổ tập đế làm mười hai chi diệt coi là diệt đế. Cho nên Đại kinh trở đi là dẫn chứng, quyển hai mươi lăm nói quán nhân duyên trí phàm có bốn thứ, đó là hạ, trung thượng và thượng thượng. Hạ trí quán, là chẳng thấy Phật tánh, vì chẳng thấy, nên được Thanh văn Bồ-đề. Trung trí quán, là chẳng thấy Phật tánh, vì chẳng thấy Phật tánh nên được Duyên giác Bồđề. Thượng trí quán là thấy không rõ ràng, chẳng rõ ràng nên trụ vào địa vị Thập trụ. Thượng thượng quán là thấy rõ ràng thì được A-nậu Bồđề. Vì nghĩa ấy nên mười hai nhân duyên gọi là Phật tánh. Phật tánh là Đệ nhất nghĩa không. Đệ nhất nghĩa không gọi là Trung đạo. Trung đạo gọi là Phật, Phật gọi là Niết-bàn. Nhân duyên chẳng khác, bốn quán chẳng giống. Đối với trong hạnh từ trụ vào không, cho đến Thập địa mới vào, đều y cứ giáo đạo. Nếu không có bốn giáo thì văn này khó tiêu. Đến thiền cảnh sẽ lại nói rộng, lại trong luận trở đi, là lìa luận bốn câu để chứng bốn giáo, vì bốn câu nhân duyên này ở cõi. Cho nên đem nhân duyên để đối Sơ giáo. Có hai ý: một là dùng sơ đối sơ, hai là dùng sự đối sự. Lại nhân duyên là gốc các pháp, tùy quán khác nên thành không giả trung, cho nên chứng giáo riêng đồng quán nhân duyên. Kế lại giải trở đi là lại dùng câu đầu để giải thích bốn thứ bốn đế. Trong bốn thứ bốn đế đều quán nhân duyên nên dùng nhân duyên đối bốn khổ tập diệt khổ phương tiện không chia tích thể và giả trung khác nên thành bốn khác. Giải thích trước giống mà đối với văn thì hơi khác, Cho nên lại giải thích. Lại kệ nói trở đi, lại đối với nhân duyên, là trước tuy bốn câu đối bốn nhân duyên, chưa chia ra duyên cho đến sở sanh dụng câu (câu đầu) là sơ quán (quán đầu). Riêng ba câu dưới là dẫn một bộ luận đều quán nhân duyên. Cho nên văn trở đi là dẫn một bộ luận đều quán nhân duyên, y cứ văn trước sau mà phân ra đại tiểu. Đây là y các thầy xưa phán luận giáo rằng: giáo có hai thứ: một là chung, hai là riêng. Chung là trùm khắp trọn vẹn chẳng hai. Riêng như kinh Pháp Hoa ba thừa đều khác. Nay văn luận này chỉ bày Biệt giáo, trong Biệt giáo trình bày Đại thừa tức hai mươi lăm phẩm, bao gồm Nhị thừa tức hai phẩm sau. Nhân duyên bày trung tà kiến bày tiểu. Nay lại dùng nên nói là chỉ. Nhưng nay ý tôi khác với người xưa. Người xưa tuy dùng hai mươi lăm phẩm riêng thuộc Đại thừa mà chẳng biết có gồm chung và riêng, đem phẩm nhân duyên riêng đối Trung thừa mà chẳng biết luận nhân duyên làm tông. Phải biết trở đi là kế kết đế duyên chẳng khác với kệ. Đã phân biệt trở đi là kế y cứ các kinh nói tướng phát tâm. Trước nói bốn đế, bốn đế là lý. Tất cả phát tâm đều y theo lý, cho nên dẫn mười thứ để lý ở đầu. Tùy sự đã nhiều chẳng thể dẫn đủ. Lại đến mười thứ này để làm sự đoan. Trước nêu, kế giải thích. Trong phần nêu, phải biết kinh luận nhiều ít khác nhau, như Thập trụ Bà-sa, chỉ có bảy thứ phát tâm. Trước nói ba thứ: một là Chư Phật sai phát, hai là vì hộ pháp nên pháp, ba là vì đại bi nên phát. Lại có bốn thứ: một là vì Bồ-tát giáo cho nên phát, hai là thấy hạnh Bồ-tát nên phát, ba là thấy phát ra ánh sáng mà phát, bốn là thấy tướng Phật mà phát. Chư Phật dạy sai đồng với nghĩa nghe pháp của văn nầy. Hộ pháp nghĩa đồng với thấy pháp diệt của văn nầy. Nghĩa đồng văn thấy chịu khổ. Thấy hạnh hạnh và tướng đẹp phát ra ánh sáng tên đồng với văn nay. Văn khác cũng thiếu vô lượng thọ, quán báo ân… các kinh cũng có nhiều phát, so với nay cũng thiếu chẳng thể ghi đủ. Giới Ưu-bà-tắc có mười thứ phát: một là chẳng ham gần pháp ngoại đạo mà phát, hai là nội thiện nhân duyên (trong có nhân duyên lành), ba là thấy lỗi sanh tử, bốn là thấy nghe điều ác, năm là tự trách phiền não, sáu là thấy năm thần thông, bảy là muốn biết thế gian, tám là nghe việc mầu nhiệm của Phật, chín là thương xót, mười là yêu mến chúng sanh. Nhìn nay cũng thiếu so đây rất dễ thấy. Kinh Hoa Nghiêm quyển sáu nói Bồ-tát sơ trụ phát tâm khác nhau, hoặc thấy tướng tốt, hoặc thấy thần biến của Phật, hoặc nghe Phật nói pháp, hoặc nghe Phật dạy răn, hoặc thấy chúng sanh chịu khổ, hoặc nghe nói rộng pháp phát tâm Bồ-đề cầu trí nhất thiết. Sơ Trụ cùng với nay tuy có cao thấp khác nhau, nhưng sau phải do trước, lấy trước mà lệ sau. Cho nên nay mười ý này hơi giống với kia. Hỏi: Mười văn trong đây có thứ lớp gì? Đáp: Suy lý đủ cho nên kế được tướng tốt, được tướng tốt nên hay khởi thần biến, đã dùng thân luân hiện thần biến, kế dùng khẩu luân mà khai đạo. Thân miệng hai lợi ích, chỉ là chánh báo, chánh báo phải cần y báo là cõi nước. Đã có y chánh năng bị thân miệng, thì có đồ chúng sở hóa khác nhau, chúng ắt học giáo tu hành chánh pháp, chánh pháp sắp mất thì gặp thời tượng mạt. Pháp dần yếu, chúng sanh gây lỗi, gây lỗi là nhân sẽ chiêu cảm các khổ, thứ lớp tuy thế nhưng phát tâm là theo với mỗi thứ mà sinh bốn thứ giải thích.

Pages: 1 2 3 4 5