SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 1

PHẦN 4

Kế giải thích trước nói suy lý. Văn bốn nghĩa hai, ý ở một. Chín pháp sau đều lệ theo đó, mượn cảnh mà phát tâm thì tùy suy tùy phát. Nếu luận tu hành thì sơ môn khác nhau, cho nên Chương An nói Thanh

Văn lấy Khổ đế làm đầu, Duyên giác lấy Tập đế làm đầu, Bồ-tát lấy Đạo đế làm đầu. Đây là y cứ ba tạng ba thừa sanh diệt bốn đế. Thông Bồ-tát lấy giới nội diệt đế làm đầu. Biệt Bồ-tát lấy giới ngoại đạo đế làm đầu. Viên Bồ-tát lấy giới ngoại diệt đế làm đầu. Nay vì thành hiển là bất luận Nhị thừa, lại không phải là hạnh biệt. Toàn nương bốn đế mà làm thứ lớp. Bồ-tát khác nhau nên chia làm bốn khác đều là quán pháp tánh bốn giải khác nhau. Người đời đều chép: suy lý pháp tánh chẳng hề phân biệt. Lý Chân Ngụy phải quấy ở đây ba tạng cũng chép: pháp tánh tự trời như thế, đâu khác với biệt. Cho nên phải phân ra quyền thật pháp tánh. Ba tạng đã chép: Tập chẳng thể nhiễm, cho đến diệt chẳng thể tịnh. Cho nên ngoài bốn đế lập riêng pháp tánh. Phải biết khổ tập chỉ có thể che đậy mà không thể não nhiễm đạo diệt năng hiển mà lý vốn tịnh. Pháp tánh như mặt trăng, khổ tập như mây, đạo như dứt trừ, diệt như dứt thôi. Cho nên dẫn so sánh rằng: diệt còn chẳng phải lý, Bồđề phiền não lại trái nhau nên gọi là sanh diệt. Suy vô sanh, là chẳng khác pháp tánh, tức chẳng có khác. Băng nước mà dụ bỗng giống ở Viên. Nhưng chỉ dùng sáu đường, nhân quả dụ cho băng, chân đế pháp tánh dụ cho nước là khác. Tức tên tuy bằng nhau mà chẳng thấy tâm tánh ba ngàn thế gian lý ba đế. Nêu dẫn kinh đồng khác y theo nói sẽ biết. Suy vô lượng là lý pháp tánh ở hai bên, hai giáo trước còn mất chẳng có. Phật mười dụ phú hiển tự đồng, nhìn ba tạng ấy lý thể rất khác. Suy vô tác, là thực thành pháp còn thế, Thông giáo khổ tập còn thế. Tương tức tự đồng, năng tức sở tức rất khác đế cảnh, nếu chẳng phân biệt thì y theo đâu mà phát, rộng phân biệt dị đồng mới không ngoài, phát tâm vắng lặng, muôn hạnh uổng bày. Nếu suy trở đi là lại bày công năng. Cho nên ở suy lý, v.v… là từ đây cho đến chịu khổ gây lỗi mỗi thứ đều phải phân biệt như nay. Chẳng muốn văn nêu trong đây chỉ rõ tướng trạng ở dưới chỉ nói trên cầu dưới hóa, nói theo suy lý thì ý rất dễ hiểu. Hỏi: Trong suy lý này có gì khác bốn đế? Đáp: Trước nói bốn đế là y theo lời chung, nay nói suy lý là riêng y cứ pháp tánh bốn thứ người tu suy hai pháp tánh. Tỳ-thủ-yết-ma là Đại luận quyển năm giải thích tướng tốt Phật nói ở hai chân cơ, lòng bàn chân có bánh xe ngàn căm, ba sự đầy đủ, tự nhiên thành tựu không đợi thợ làm. Thợ ở đời là Tỳ-thủ-yết-ma chẳng thể làm được. Hỏi: Vì sao không làm được? Đáp: thợ trời là trí chẳng ẩn mất, luân tướng là do báo nghiệp lành mà được, thợ trời do báo mà được. Luân tướng là trí thiện hành. Thợ trời chỉ một đời, luân tướng thì vô lượng kiếp. Cho nên chẳng thể dùng thợ trời mà làm luân tướng. Nay văn lộ đó, ba mươi hai tướng thợ trời chẳng làm được, như kinh A-hàm nói Phật lên cõi trời Đao Lợi dùng năng lực thần túc mà chế, các đệ tử chẳng biết chỗ. Hai vua nhớ Phật, do đó bịnh nặng. Đại thần bạch vua tạo tượng cúng dường. Vua Ưu-điền lấy gỗ chiên đàn thơm mà làm. Vua Ba-tư-nặc dùng vàng ròng mà đúc, tượng đều cao năm thy cứ (x0.=2m). Trước mời thợ khéo hứa trọng thưởng nhưng không làm được. Tỳ-thủ-yết-ma hóa thành người đến tạo tượng cho vua. Tiếng búa đẽo gỗ vang lên đến cõi trời Đao-lợi, người nghe đều giải thoát. Y theo vào đây hai vua tuy cảm được thợ trời nhưng chỉ làm tượng giống như Phật, túc luận thấp nhất còn chẳng thể làm, huống chi làm các tướng khác. Hơn vua Chuyển luân là trong Thụy ứng chép: Tiên A-tư-đà chắp tay tâu rằng: Đại vương nên biết Thái tử Tất-đạt-đa chắc chắn thành Phật, chẳng ở nhà mà làm vua Chuyển luân, tướng rất rõ ràng. Do đó Luân vương đủ mà chẳng sanh, Bạt-âu-cơ thì chẳng đủ. Cho nên biết tướng pháp phương Tây xuất xứ từ Đại quyền tướng tốt trang nghiêm thân, nên nói triền lạc nguyện ta thành Phật, là Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành. Ta độ chúng sanh, là chúng sanh vô biên thệ nguyện độ vì độ sanh nên phải tu tập pháp môn, vì thành Phật đạo phải dứt phiền não. Cho nên trong văn chỉ nêu hai hoằng thệ để thu nhiếp hai nguyện kia. Dưới là lệ theo đó, lại bốn hoằng thệ đắp đổi nhau mà thành. Vì độ chúng sanh nên phải có ba hoằng thệ, vì dứt hoặc nên phải có ba thứ kia. Hai hoằng thệ kia theo nói rất dễ hiểu cho nên biết nêu hai mà thu nhiếp hai thệ kia. Thấy chung tướng Phật, chỉ là thấy ba tạng tướng tốt không thật có. Như lai là sở nghiêm, tướng tốt là năng nghiêm. Sở nghiêm đã không, đâu có năng nghiêm. Năng sở là cảnh biết thuộc người tu. Nói không, là tướng tức phi tướng, phi là vô tướng. Đời lạm dụng nên phải cẩn thận. Triệu chép: các tướng đầy mắt mà chẳng phải hình, các tiếng đầy tai mà chẳng phải tiếng, ứng hóa chẳng phải chân thật, cũng chẳng phải người nói pháp và quán kinh v.v… cũng thuộc về Phật. Tướng tốt thật là vì được pháp tánh thân gương sáng cho nên không tượng nào chẳng hiện. Mỗi tướng tốt phàm thánh chẳng được bên ấy, hai giáo trước là phàm thánh, và đương giáo là Địa tiền đều chẳng ở bên tướng của báo thân. Như Tây Vực Ký chép: xưa có Bà-la-môn dùng một gậy trúc dài một thy cứ sáu muốn đo thân Phật. Vừa đo thân Phật thì trên gậy cũng có Phật nhiều như số lượng gậy lượng đã chẳng chống đất, mà đi thì gậy mọc thành rừng. Sau ở đó mà lập tinh xá gọi là rừng gậy. Phạm Thiên chẳng thấy đảnh đâu, là Phạm ở cõi Sắc, từ cõi trời ấy đến cũng chưa hề thấy tướng đảnh đầu Thế tôn. Như Bồ-tát Ứng trì muốn đo thân Phật. Phật thành đạo rồi đi khắp nước Ba-la-nại, cách rất xa về phương Đông có Phật hiệu Tư Duy Hoa, thế giới tên là Hoài Điều, có Bồ-tát tên Ứng Trì đến lễ dưới chân Phật và đi nhiễu ngàn vòng xong, suy nghĩ muốn đo thân Phật, bèn tự biến thân cao ba trăm ba mươi muôn dặm thì thấy thân Phật cao năm trăm bốn mươi ba muôn triệu cai ức dặm, nhờ thần lực Phật. Ứng Trì lên phương trên cao đến một trăm ức Hằng sa, có thế giới tên là Liên Hoa Trang Nghiêm, Phật hiệu là Liên Hoa Thượng, đến thế giới ấy vẫn không thấy được đảnh đầu của Thế tôn không thấy thân Phật xa gần là bao nhiêu. Bèn đến hỏi Phật ấy. Phật ấy chép: cách Hằng sa kiếp cũng chẳng thấy được đỉnh đầu Thế tôn, trí tuệ ánh sáng lời nói đều như thế, xuất xứ từ kinh Kim cương Mật Tích, đây còn chẳng thấy, huống chi Phạm Thiên, Mục-liên chẳng biết mức dừng của tiếng ấy: là Phật trụ tại Linh thứu, Mục-liên tự nghĩ muốn biết tiếng Phật vang xa đến đâu, bèn đứng dậy lên đỉnh núi Tu-di thì nghe tiếng Như lai nói như ở trước mắt. Bèn dùng thần lực đến đỉnh núi Thiết vi cách Đại thiên mà nghe vẫn chẳng khác. Phật nghĩ Mục-liên muốn thử âm thanh thanh tịnh của ta, nay ta muốn hiện. Lúc đó Mục-liên nương thần lực Phật đi xa đến cõi nước phương Tây cách chín mươi chín Hằng sa cõi Phật. Cõi đó tên là Minh phan, Phật hiệu là Quang Minh Vương, đến cõi ấy thì vẫn nghe tiếng Phật như ở trước mặt. Phật ấy thân cao bốn mươi dặm, thân Bồ-tát cao hai mươi dặm. Bát ăn của Bồ-tát cao một dặm. Mục-liên đi trên miệng bát ấy, Bồ-tát ấy bạch Phật rằng: đây là con sâu gì mà mặc áo

Sa-môn đi trên miệng bát của con như thế? Phật bảo chớ xem thường bậc hiền này, bậc hiền này tên là Đại Mục-liên là đệ tử thần thông bậc nhất của Thích Tôn. Phật ấy bảo Mục-liên rằng: Bồ-tát và Thanh văn cõi này thấy thân ông nhỏ mà sanh tâm khinh mạn, bèn nương năng lực Thích Tôn mà hiện thần lực, ở dưới chân Phật ấy đi nhiễu bảy vòng rồi thôi. Nay con kết già ngồi đấy mà đất chẳng nhận. Phật nói tùy ý, Mụcliên liền bay lên hư không cao trăm ức nhân, hóa ra giường mà ngồi, các thứ châu báu anh lạc sáng rỡ tự trang nghiêm, đều đến ức trăm ngàn. Hiện xong liền đến trước Phật, các Bồ-tát đều ngạc nhiên thấy việc chưa từng có, bạch Phật rằng: Vì sao Mục-liên đến đây? Phật bảo muốn thử tiếng Phật gần xa, Phật bảo Mục-liên rằng: ông chẳng nên thử tiếng Phật gần xa vì sẽ rất sai, dù cho trải qua Hằng sa kiếp mà làm thì cũng chẳng thể biết được. Mục-liên liền lạy dưới chân Phật mà sám hối. Phật bảo Mục-liên: ông đến đây là nhờ thần lực của Đức Thích tôn, nếu muốn trở về thì tự thân ông dẫu một kiếp cũng không về đến được. Mục-liên nói nay con mê lầm chẳng biết chỗ đi. Đức Phật ấy chép: ở phương Đông. Mục-liên khoanh tay trở về và nói kệ rằng: câui mong đấng Thiên Nhân tôn thương xót, xin hiện bày cõi nước sai con sắp trở về. Lúc ấy Thân tử ở Linh Thứu, nghe lời nói lấy làm lạ. A-nan hỏi Phật ai nói kệ như thế. Phật bảo: ấy là Mục-liên đang ở thế giới Quang Minh Phan, Phật bèn phát ra ánh sáng chiếu đến, nhờ ánh sáng ấy mà trở về và sám hối. Thân và tiếng của Phật đã như thế thì các tướng lệ theo mà biết. Đây trích từ Đại luận quyển mười một văn đồng với Kim cương Mật Tích, ngồi đài Liên hoa ở Sắc Cứu Cánh, v.v… đều là tướng này. Luận nói rằng trở đi là tám mươi hàng tụng văn Bát-nhã, vô hình là pháp tánh, trang nghiêm là phước trí, cảnh trí tương xứng ứng khắp pháp giới. Chỉ có đồng loại thấy không phải trang nghiêm. Nay từ giáo đạo bên tha thọ dụng cũng gọi là báo thân, tức là Bồ-tát Đăng Địa thấy được. Trong tướng pháp thân nói biết trí Như lai, thì trí xứng với pháp thân, cho nên gọi là đạt sâu, tức chỉ cho pháp thân là gốc các tướng, cho nên nói pháp thân có ba mươi hai tướng, như trong Hoa Nghiêm nói mỗi tướng tốt bằng với hư không, bốn giáo chủ này chưa khai thành khác, chỉ là một thân bốn thấy đều khác. Cho nên Đại luận quyển mười một dẫn kinh Mật Tích chép: tất cả trời người thấy sắc lượng Phật hoặc như vàng ròng bạc trắng và các báu, v.v… hoặc thấy trượng sáu hoặc thấy một dặm hoặc mười dặm, cho đến trăm ức vô lượng vô biên đầy khắp hư không, ấy gọi là thân mật của Như lai, cơ thấy khác nhau. Vì cảnh thề lớn nên nói nguyện bằng, v.v… mỗi văn đều chép: nếu thấy Như lai, thì đều dùng ba tạng Như lai mà làm cảnh gốc, đối với sắc tướng ở trên bốn thấy khác nhau. Thấy thần biến, là Sử ký nói thức dụng gọi là thần. Dịch nói lợi dụng ra vào gọi là Thần, cho nên biết Tục giáo lời xa mà ý gần cho nên dịch nói âm dương chẳng lường được gọi là thần. Tuy nói chẳng lường và thức dụng, v.v…, nhưng chỉ là thức thứ sáu, người ở trong dục thì âm dương không lường được. Biến cũng là âm dương thay đổi, nóng lạnh kịp đổi, như ý giải thích ở đây thì biến chẳng khác thần, còn chưa bằng trời huống chi là thánh ba tạng. Ba tạng thần biến y vào một tâm căn bản làm một đẳng. Như hóa chủ nói thì hóa sự liền nói, hóa chủ nín thì hóa sự nín, nói nín đã thế, thì các nghi khác cũng như thế. Cho nên không phải nhậm vận chân hóa. Nếu phát ra một luồng ánh sáng, thường ánh sáng một tầm thì chẳng nói là phát ra. Ánh sáng ngoài một tầm (mười trượng?) thì nói là thần biến. Bắt đầu từ A-tỳ cho đến Ni-tra mặt trăng mặt trời là ánh sáng hiều lớp. Nếu Phật phát ra ánh sáng thì khiến cho biến mất chẳng hiện. Kinh Báo Ân nói ánh sáng của Phật như ánh sáng mặt trời, chẳng nói chẳng hiện. Thế gian không có vật để dụ cho ánh sáng của Phật. Ở đây chỉ dụ một phần, cho nên kinh ấy chép: Đức Thế tôn phát ra ánh sáng như ánh mặt trời, rực rỡ che lấp hết các sao, mắt thấy sáng lòa mà hết hồn, nếu Phật phát ra ánh sáng khiến cho tất cả ánh sáng khác không hiện ra (thì không thấy các ánh sáng khác). Đại Luận chép: Muốn so sánh mà biết thì ánh sáng của Cadiếp so với vàng diêm phù giống như các vết đen trên vỏ ốc, còn ánh sáng thân của Ca-diếp so với Tứ thiên vương lần lượt đến các trời Phạm Thiên thì cũng giống như vết đen, nên nói biến mất chẳng hiện. Đại Luận hỏi vì sao Như lai thường phát ra ánh sáng một trượng? Đáp: Căn chẳng chịu nổi, nếu nhiều ánh sáng quả thì hư mắt. Lại hỏi: nếu phát ra ánh sáng có ích, thì sao chẳng phát ra ánh sáng mà nói giới, thiền v.v…? Đáp: Chúng sanh được lợi ích khác nhau, như thành có nhiều cửa vào cửa nào cũng được. Thắng ứng thần biến: trong đây y theo lý cho nên khác ba tạng y thiền căn bản. Không có hai tướng nên khác với ba tạng, tâm là một, đều thấy Phật riêng ở trước, khác nhau đều thấy là tượng Tỳ-kheo già. Kinh Tịnh Danh chép: thấy Thế tôn ở trước mắt như khi Niết-bàn thì thấy Như lai chỉ nhận một mình mình cúng dường. Bát-nhã thường nói ánh sáng. Tịnh Danh nói như núi Tu-di hiện ra trên biển cả, Quán Đảnh thì nói cao vòi vọi (nguy nga đồ sộ) đều là thắng ứng thần biến, báo Phật thần biến. Nói y Như lai tạng, tạng là lý tánh chẳng thể hiện biến, phải đợi Đặng Địa duyên tu đã mãn, chân tu phát rồi thì mới hiện biến được. Chỉ khác căn bản và lý Vô sanh. Tam-muội chánh thọ tức chỉ cho Sơ địa, làm Phật sự ở trăm cõi trong mười phương. Phật pháp thần biến, là pháp Phật Như lai cùng sự thần biến chẳng hai chẳng khác, cho nên nói tương tác. Vô ký hóa hóa v.v… là Đại luận quyển tám hỏi: Đức Thích-ca hóa thành vô lượng ngàn ức các Phật, vì sao nói pháp cùng một lúc được? Như trong Tỳ-đàm nói cùng một lúc không có hai tâm, hóa chủ hóa sự nói nín khác nhau, vì sao cùng lúc mà nói sáu độ? Đáp: Như ở đây nói, là sự biến hóa của ngoại đạo, Thanh văn mà thôi. Còn Như lai biến hóa là năng lực vô lượng Tam-muội không thể nghĩ bàn, cho nên vô lượng trăm ngàn một lúc cùng nói nín. Lại Thanh văn hóa ra người chứ chẳng thể hóa ra làm. Cho nên Thanh văn diệt rồi thì chẳng để lại hóa sự còn Như lai diệt rồi cơ thể để lại hóa sự như chư Phật chẳng khác, cho nên nói hóa lại làm hóa, quyển một văn đồng. Lại thần biến thì không phải chỉ có thân mà tất cả nói năng ý khéo léo đều gọi là thần biến. Cho nên kinh Đại thần biến nói Phật hiện mười tám biến rồi lúc đó có thương chủ Thiên tử bạch Phật rằng: lại có thần biến nào hơn đây chăng? Phật bảo Văn-thù nói rộng biến hóa đủ như trong phẩm bất tư nghì của kinh Tịnh Danh. Văn-thù bạch Phật: Như thế mà (dẹp bỏ) ác ma, cũng khiến cho Bồ-đề ở lâu trên đời. Như thế chưa phải là cao quý. Nếu không tên, không tướng, không tiếng, không chữ, như thế trải qua mười tám giới đều nói như thế, không ba thoát nói ba thoát cho đến sáu độ đều chẳng thật có. Tất cả chúng sanh nói không chúng sanh. Cõi Phật, thân Phật cúng nói như thế. Đó gọi là thần biến. Thương chủ Thiên Tử chép: Nếu thế thì tất cả các pháp đều gọi là thần biến. Thân tử hỏi Thiên Tử rằng: ông nghe thần biến này có sợ hãi không? Thiên tử đáp: Ta tức là thần biến thì còn sợ gì. Văn-thù chép: tất cả thiện ác, động và bất động đều là tướng thần biến. Bất động là pháp tánh, động là sự thần biến. Mỗi văn sau đều phải kết rằng: trên cầu dưới hóa, văn không có là lược. Cho nên biết Phật hiện và Văn-thù nói trước cũng thuộc về thần biến thông biệt. Làm nghĩa bốn hoằng thệ y theo nên biết. Trong nghe pháp có hai: một là chánh nghe pháp, hai là dùng kệ mà kết. Một văn nói hoặc từ Phật, v.v… là nói nghe pháp từ Phật chỉ khi Ngài còn tại thế, hoặc các tri thức thì chung cả hiện tại vị lai. Kinh quyển diệt rồi, nghe sanh diệt trở đi là pháp bốn giáo. Mỗi giáo đều sanh ra bốn giải khác nhau. Chỗ nghe pháp nầy chẳng ngoài bốn đế. Trước nghe sanh diệt trong sanh bốn giải. Sơ sanh sanh diệt là thế và xuất thế chỉ là bốn đế đời đời chẳng thôi nên gọi là mới mới, bốn tướng sở tướng nên gọi là dời đổi, tức là khổ tập. Giới tuệ lược nêu đạo đế, giải thoát lược nêu diệt đế, tức là hai thứ giải thoát hữu vi, vô vi. Tịch tịnh tức là lý diệt được chứng. Được Phật trên cầu nói đạo dưới hóa độ, trong sanh giải vô sanh nói là vô thích. Đây là dẫn Đại kinh quyển hai mươi bảy. Trong pháp tánh không vì sao nói có mũi nhọn khổ tập mà nói khổ dục mà tu đạo diệt ư? Bốn thứ đều vô chủ nên nói là ai. Vô chủ nên không, nên nói là thanh tịnh. Năng tức là đạo diệt, sở tức là khổ tập. Năng sở chẳng hai nên nói tịch nhiên sanh, vô lượng giải, là không phải ở hai bên, giáo đạo chỉ trung. Phiền hoặc chẳng nhiễm nên nói riêng nhổ. Biên chẳng phải tức trung, trung do biên biểu thị. Cho nên ý dụ dưới như hoa Trung đạo, lìa nước hai bên, sanh ra trăng trí triền ở trong khoảng hư không pháp tánh, trong sanh viên giải biến chẳng phải song chiếu, là tuy ba tương tức trung tánh song phi, ba-một tức nhau, bằng với pháp giới, tên khác mà nghĩa đồng. Thường lạc là lược nêu hai thứ trong bốn đức. Đủ tất cả pháp nên nói đầy đủ. Nếu cứ dựa vào ý này thì thấy tướng thần biến, mỗi tướng đều phải sanh bốn giải. Chỉ ở Thanh giáo cõi này phải từ nghe làm tiện lợi, cho nên ở đây nói rõ mười sáu, huống chi là nghe chung cạn sâu, thấy đều chẳng thế. Chấp đá, v.v… là đá độc và thuốc báu tánh vốn chẳng hai tùy người cảm được, đều thấy khác nhau. Các pháp cũng như thế, vốn là pháp giới. Người ba giáo trước gọi là khổ tập, viên đốn trí chiếu nghĩa nó như chấp, tức là pháp giới như thành báu, v.v…, về thuốc độc, đủ như Thích Ma Nam Duyên trong Đại kinh. Kế nghe vô sanh sanh bốn giải, tức nghe Vô sanh sanh sanh diệt. Bồ-tát đồng phàm nên chưa vô sanh, sanh Vô sanh là ba thừa cùng học đều dứt thông hoặc nên đều Vô sanh. Sanh vô lượng là nếu dứt kiến tư nói là vô sanh. Là Nhị thừa có phần, đây là dứt vô minh mới gọi vô sanh, nên nói phi phần. Bồ-tát dứt hoặc thứ lớp trước sau, cho nên hai tử thứ lớp vô sanh. Sanh vô tác, là nghe môn chữ A liền hiểu tất cả, tức là viên giải. Kế nghe vô lượng sanh bốn giải, là đều lấy phục vi và xuất giả vị, gọi là vô lượng. Dứt hoặc chứng chân chẳng phải vô lượng, nên trước sanh sanh diệt, là Nhị thừa phương tiện Bồ-tát ba kỳ, gọi chung là Vô lượng, nên nêu phàm vị mười sáu đế quán. Trong sanh vô lượng chia làm hai câu, câu đầu ở hạnh, câu kế ở hướng. Trong mỗi câu đều nói “cũng” là câu đầu giới nói chưa hết, lại phục nấp giới, ngoại nên nói là cũng. Câu dưới trần sa chưa hết, lại phục (nấp) vô minh, lại nói là cũng cho nên Tứ Niệm Xứ chép: Trụ dứt kiến tư, lại dứt giới ngoại thượng phẩm trần sa. Mười hạnh trung phẩm mười hướng hạ phẩm, nay nói vô lượng, chẳng lấy mười Trụ. Trong sanh vô tác nói phục đoan, là vào trụ chánh đoạn, không phải nghĩa vô lượng. Bốn thứ đều được gọi là vô lượng, như các sông y theo biển đều được gọi là nước ấy vô lượng, mà lượng nước ấy đều có nhiều ít. Trong vô tác sanh bốn giải, câu đầu là nêu chung trước sanh sanh diệt, là Bồ-tát chẳng dứt chẳng chứng vô tác. Trong sanh vô sanh là ba thừa đồng chứng lý Vô sanh. Trong sanh vô lượng, thì địa tiền là quyền, đăng địa là thật. Dứt rồi chẳng làm gọi là Vô tác. Trong sanh vô tác, thì Địa tiền hai đế tức là đăng địa Trung đạo. Cho nên nói quyền thật tức nhau, một nói trở đi là luận kệ mà kết. Đây là nêu chung. Kế nếu nói trở đi là trong mỗi giáo đều được bốn câu, nghĩa ở một giáo mà sanh bốn giải. Trước tuy đầu sanh chưa y cứ pháp mà nói. Cho nên y cứ nói kệ lại biện tướng trạng. Cho nên mượn lời tức nhau của luận văn mà kết bốn giải. Đây là sau này làm nghe một câu sanh ra các thứ pháp giải mà thử. Trước kết trong sanh diệt, sao gọi phương chẳng phải tức không, như người rơi xuống vực sâu tuy chưa đến đất cũng được gọi là chết. Phương là cũng sẽ, thường tu vô thường tuy chưa tức không, nhưng phải là nghĩa không hiện ở trên cảnh, cảnh tức phải không nên nói tức không nhờ duyên gia, nhưng trong bốn giáo đều nhờ duyên lập quyền hai giả, tướng trạng đều khác. Trong không cũng thế, nay đây hư giả nhờ các duyên thành chẳng phải từ không mà ra, bày quyền để lợi vật. Trong lìa đoạn thường Nhị thừa cũng được. Quả Phật là hơn, các đệ tử ba thừa được gọi là Trung. Rộng như nói trong khai hợp thứ ba. Nên hiểu như thế. Dưới là muốn nói giáo sau. Trước là bác bỏ, kế là kết. Như trong kinh A-hàm Vô Tránh Phật bảo Tỳ-kheo chớ tìm dục lạc và đó là pháp thấp kém nhất, cũng chớ khổ hạnh thái quá. Lìa hai bên này thì có Trung đạo. Lại khi Phật ở Xá-vệ, Xá-lợiphất nói rằng con giống như đất, các thứ khạc nhổ ỉa đái trên đó đều không ngại, cho đến như nước, như lửa, như gió. Phật nói: Kinh này tên là Sư Tử Hống. A-nan nói điều thân tử nói là diệu trong diệu. Lại khi Phật ngự tại nhà Lộc Tử Mẫu, Thượng đường tuy không, nhưng có chẳng không chỉ các chúng Tỳ-kheo thường nghĩ một thứ vô sự, nghĩa là không có nhân tưởng nhưng có chẳng không là một vô sự. Trong Bà-sa chỗ nào cũng nói pháp tánh thật tướng và pháp thân bằng nhau, tên bằng nhau như thế, đồng với Đại thừa, cho nên phải dùng nghĩa mà xếp vào loại. Do đó bốn giáo đều không giả trung mà tùy giáo môn nói có khác. Cho nên ở đây chê rằng: ngay không đẳng v.v… còn chẳng thành giải thích tức không, chẳng được trở đi là chê chẳng có pháp tánh diệu quả diệu trung. Từ thiết tác trở đi là cho có thường giáo hai tên giả trung, chưa thấy lý riêng khác, chỉ chỉ cho trung. Trong có tám địa xuất giả hóa vật, một lúc đặt bày chẳng phải nhậm vận hóa, tuy khác nhân người đặt tên Trung đạo, chỉ lìa đoạn thường, cuối cùng trở về lý không. Ba phen này trở đi là kết chê kết trong kết vô lượng. Trước kết, là thật có ba đế, chẳng đồng với tạng thông, cho nên chẳng bác bỏ chỉ chê thứ lớp chưa được gọi Viên. Cũng thuận theo luận văn ba lời tức nhau. Tuy ba đế đều không, đều giả, đều trung thứ lớp rõ ràng. Vô chủ nên nói không là không trong chân đế, đồng với vô chủ không trong ba tạng trước, giả tức không, vì tức không tâm mà sanh ra giả, đối bịnh giả khác giả bày thuốc pháp, Cho nên thuốc bịnh đều tức không. Đây là không trong tục đế. Trung tức không, là trung lý vô biên tức rốt ráo không, đây là không của Trung đạo. Cũng được gọi là một không thì tất cả không. Tuy là ba đế đều được gọi là không mà đều thứ lớp, nên thuộc về biệt. Ba thứ đều trung, giống như một trung thì tất cả đều trung, mà thứ lớp rõ ràng. Quyền đặt tên trung, Cho nên ba đế cũng thành thứ lớp. Lìa đoạn thường nên gọi là Trung chân, vị ở Mười Trụ, với cơ không khác, gọi là Trung cơ, vị ở hạnh tướng. Pháp tánh thật tế gọi là trung thật, vị ở Thập địa. Ba thời đều khác nên cũng khác. Tuy là ba đế đều không giả trung chỉ là tướng thứ lớp ba đế. Kế kết thành viên, là nói bờ đạo nầy đã không thể nghĩ bàn. Lại tức thật tướng nên chẳng có đồng khác, ba thứ đều giả, cũng nói ba đế đồng có tên gọi. Đây ba tức một chỉ có tên ba, hai tên giống đồng mà thể nó rất khác. Phải biết trở đi là kết ý. Pháp tức là cảnh, cảnh là bốn đế. Bốn cảnh mà khởi giải, nương giải mà khởi nguyện. Nguyện nên gọi là phát tâm Bồ-đề. Người đời phần nhiều dùng ngồi thiền an tâm gọi là phát tâm. Người này chưa biết cảnh sở duyên, không quả y cứ hẹn, toàn tìm vô thượng, chẳng biết đại bi không hề có hạ hóa. Cho nên phát tâm từ đại bi mà khởi, nói các thứ chẳng qua là bốn nhân bốn là mười sáu giải. Tịnh độ đồ chúng ấy là mười khoa nói phát rồi giải thích bốn thứ, còn sáu thứ kia lược, chỉ so sánh mà thôi. Nay lại so sánh trước mà bày tướng trạng. Nói tịnh độ, là hoặc từ kinh điển nghe nói các cõi, hoặc ánh sáng hay tiếng Phật sai thấy các độ, hoặc có cơ duyên thấy khác độ này, hoặc được bậc Thánh ngầm che chở mắt thấy các cõi, chẳng thể nói đủ lược thuật giềng mối. Nếu một chất một thấy khác chất khác thấy, đủ như suy lý thấy tướng, v.v… khác chất một thấy một chất khác thấy, đủ như nghe pháp bốn nghĩa, cùng thông đều thành một ý. Như Pháp Hoa hội đầu và trong Tịnh Danh Bồtát Hương Tích đến đây nghe pháp. Đây là thấy đồng cư uế. Trong hội này đại chúng thấy nước Diệu Hỷ và trong pháp ba biến ruộng đất, đây là thấy đồng cư tịnh. Thanh văn Bồ-tát cùng là Tăng, đây là thấy cõi phương tiện. Như trong Tịnh Danh ngay chân ấn đất mà đều tự thấy ngồi hoa sen báu. Và trong Pháp Hoa thấy cõi Ta-bà này toàn là các Bồ-tát. Đây là thấy cõi thật báo. Như trong kinh Tịnh Danh Đại sĩ nhà trống và trong Pháp Hoa ở Phương dưới có tháp báu trong hư không, đây là thấy thường Tịch quang cho đến tượng pháp quyết nghi, đất rừng Tala, bốn cái thấy khác nhau. Cũng như Huyền văn giải thích cõi nước diệu tích có bốn khác, tức là tướng ấy. Thấy tướng các cõi trên cầu dưới hóa. Cõi nước là sở y, chúng sanh và Phật là năng y. chúng sanh và Phật đối nhau cho nên cũng có bốn hoằng thệ. Dưới thấy chúng v.v… là năm khoa khác nhau. Cũng phải nói rõ bốn câu như chất v.v…. Nói thấy chúng là như các kinh trước nêu chúng đồng nghe tùy giáo nhiều ít lớn nhỏ, hơn kém chính là tướng ấy, năng lực mình năng lực người nghe nói ngầm che chở, lệ trước khá biết. Nếu một chất khác thấy một chất một thấy, là thấy đại chúng tụ tán sanh diệt, hoặc thấy đại chúng tụ tán như huyễn, hoặc thấy đại chúng nối tiếp Phật pháp, hoặc thấy đại chúng như Thường Bất Khinh cũng như huyền văn nói quyến thuộc về diệu trung. Kế thấy tu hành cũng bốn thấy, là tu hạnh sáu độ, bốn Tam-muội v.v… đều dùng tâm hẹn cảnh trí mà khen, bốn tướng tự khác. Nếu một chất khác thấy v.v… là tự thấy bỏ thân cắt mình vì chúng sanh, vì đạo phục, hoặc tu hành tạng. Hoặc thấy chỗ bỏ các thông như huyễn hóa, v.v…, vì thường trụ cho nên Biệt, vì pháp giới cho nên Viên. Cũng như huyền văn làm Diệu Trung mà nói. Nếu y theo các bộ kinh luận khác nhau, ba kỳ sáu đồ là tạng. Như kinh Thỉnh Quan Âm, Văn-thù vấn đều có ba thừa cộng hạnh là thông, như Hoa Nghiêm nói Bồ-tát phát tâm chẳng vì một người cho đến Hằng sa, vì độ tất cả mà phát tâm tu hành là Biệt. Đạo tràng Phổ Hiền và hạnh Phổ Hiền trong Hoa Nghiêm là Viên. Y cứ năm vị trải qua nhiều ít khác nhau. Y cứ theo nói rất dễ hiểu. Trên hai dưới ba mà rất dễ thấy. Đồ chúng tu hành thuộc về đạo đế. Đạo là nghĩa trên cầu gồm dưới hóa. Kế trong pháp diệt cũng có bốn là Thập Trụ Bà-sa nói Bồ-tát Ma-ha-tát khi thấy pháp diệt thì khởi tâm hộ pháp, theo lệ phải có bốn thứ Bồ-tát hộ pháp khác nhau. Nếu lập tượng chánh cho đến mạt pháp lưu thông mà hộ trì là tạng thông. Nếu thấy pháp tạng thì ở mười phương hết đời vị lai vì hộ pháp cho nên Biệt. Nếu thấy pháp diệt liền biết pháp giới thường trụ chẳng diệt, hết đời vị lai hộ pháp thường trụ là viên. Một chất khác thấy v.v… so nói rất dễ hiểu. Pháp diệt hộ pháp nghĩa gồm trên cầu dưới hóa v.v… Trong thấy chịu khổ sanh ra bốn giải, là nếu thấy ba cõi sáu đường là luân hồi sanh diệt. Nếu thấy luân hồi không có tướng bức não, là Thông. Mười giới tướng khổ mỗi tướng có vô lượng, là Biệt. Trăm giới ngàn giới khổ ở một niệm, là viên. Nếu một chất khác thấy, v.v…, là như thấy sai sai đánh đạp trói cột cũng sanh bốn giải, phát tâm khác nhau. Cũng như bốn đế bốn khổ khác nhau. Kế trong thấy khởi lỗi mà sanh bốn giải, là trong bốn thứ bốn đế, bốn tập khác nhau, tức là khởi lỗi. Một chất khác thấy so nói rất dễ hiểu. Chịu khổ gây lỗi thuộc nghĩa dưới hóa mà gồm trên cầu. Cũng đủ bốn nghĩa. Người tu sơ tâm rất cần phải có. Nếu phát tâm mà chẳng chân thật là do ở chánh cảnh công đức cũng nhiều. Vì sao? Vì phát tâm Bồ-đề là việc ít có. Như trong Thủ-lăng-nghiêm chép: Phật bảo Kiên Ý rằng sau khi ta diệt độ năm trăm năm có nhiều Tỳ-kheo vì lợi dưỡng mà phát tâm xuất gia, với tâm đùa giỡn mà nghe Tam-muội là phát tâm Bồ-đề. Vì ta biết tâm ấy cũng làm duyên xa cho Bồ-đề huống chi là thanh tịnh phát tâm. Cho nên biết nếu không chánh cảnh dẫn không dối trá cũng chẳng thành giống. Kế dùng ba chỉ quán mà kết, là mười thứ phát tâm suy lý đứng ở hai đầu, cho nên y cứ suy lý, chín thứ kia thì lệ theo. Cho nên văn sau chép: Nếu thấy ý này lệ thấy tướng nghe pháp cho đến khởi lỗi, cho nên mỗi văn đều sanh mười sáu, mỗi thứ đều dùng ba chỉ quán tánh trở đi là chánh giải thích. Trước là giải thích đốn, lý pháp tánh không phải số lượng, nếu chấp nhất định ở ba quán bốn giáo xem là năng phát thì càng thêm mê mờ điên đảo. Từ nay nói trở đi là đến nội, hoặc nên làm sâu dần (tiệm sâu). Pháp trước nói, là nói một hai ba bốn, chỉ ba chỉ quán và bốn giáo thứ lớp càng chồng chất, cho đến bốn nầy là nói lý do của thứ lớp. Kế nói pháp tánh trở đi là nói về tướng bất đồng. Giới nội giới ngoại, hai lý quyền thật đều có hai căn tánh nên bốn thứ khác nhau. Kế từ nếu người giới nội độn trở đi là giải thích có bốn lý do, do mê giải (không hiểu và hiểu) nên có nặng nhẹ, khéo vụng. Chân và pháp tánh là tên khác mà nghĩa đồng. Giới nội lợi độn mê mờ Chân đế, giới ngoại lợi độn mê ở Trung đạo. Mê chân mê trung, sở mê sở giải tuy đồng pháp tánh mà năng mê, năng giải khéo vụng khác nhau, cho nên thành bốn thứ. Mê chân mê trung có hai khổ tập, giải chân giải trung có hai đạo diệt. lợi gọi là tức, độn gọi là lìa. Khéo vụng cũng như thế. Ly nghĩa là lìa pháp tánh có khổ tập riêng. Bốn nghĩa là tức pháp tánh, tức khổ tập. Sở giải là do năng giải vụng. Sở giải tức là do năng giải kheo.

Hỏi mê và giải chỉ phải nói là Tập và Đạo, sao lại nói khổ và diệt? Đáp: Vì nhân vời lấy quả theo nhau mà nói. Giới ngoại nhìn nội chân tuy khác, khéo vụng tức lìa tên ấy chẳng khác. Kế sở dĩ trở đi là nêu thí dụ, chung là giới nội giới ngoại làm thí dụ, dùng người đi đường làm cha con, giáo lý tức, lấy cha con làm người đi đường gọi là lìa. Vì sao thế? Vì thể của khổ tập vốn là pháp tánh cũng giống như cha con. Nếu bảo pháp tánh khác khổ tập thì gọi là người đi đường, cho nên nói khổ tập rất khác pháp tánh để dụ cho người của hai giáo Tạng và Biệt. Thể tánh tuy đồng nhưng việc rất khác tên, chẳng phải cốt nhục nhưng ở người khác mà ép tưởng là cha con thì nói khổ tập tức là pháp tánh, cho nên dụ cho người hai giáo Thông và Viên. Từ thô tế trở đi là dẫn lệ họp thí. Nếu dựa vào văn thí dụ thì trong ngoài phải đều có thô tế và khó dễ. Nay vì sanh sau chẳng có tướng nhất định văn tướng mà đối nói dễ. Nay vì sanh sau chẳng có định tướng nhất, đối nói dễ, chỉ vì giới nội là thô, giới ngoại là tề, nhánh gốc khó dễ v.v… y theo đây sẽ biết. Như thế thô tế đều có các dụ khéo vụng cha con. Nên nói cũng giống như thế. Từ hoặc nói giới nội trở đi là đến chỗ sâu, trong đây hai cặp là giải thích tướng tiệm. Cho nên dưới kết rằng: Nếu làm cạn sâu nặng nhẹ thì là tướng tiệm thứ. Có chỗ nói: Vì không xen lẫn nhau nên chẳng gọi là bất định. Kế từ hoặc nói giới nội trở đi là sáu đối cùng giao nhau mà giải thích tướng bất định. Sau cùng khó dễ tuy không giao nhau, chỉ là văn lược nghĩa suy phải có. Nên nói hoặc giới nội sơ tâm năng phá cho nên dễ dứt, còn giới ngoại hậu tâm mới phá nên gọi là khó dứt. Các câu xen nhau chẳng thể ghi rõ, người đọc chớ coi thường. Từ như thế trở đi là kết thúc bất định trước gồm chỉ rộng. Từ nếu làm trở đi là tổng lược kết bày. Đều nói nếu làm, là ba thứ chỉ quán, tức là tướng riêng, chỉ nói các giáo tức là tướng chung, dùng riêng nói chung nên nói nếu làm. Cạn sâu nặng nhẹ là chỉ hai đối trước, nhất thật bốn đế chỉ cho pháp tánh trước. Lại cùng nặng nhẹ là chỉ cho sáu cặp trước. Kế đều Đại thừa trở đi là khuyên cố gắng. Người phát tâm vì cầu viên thừa. Viên thừa khác nhau, hạnh chia ra ba khác. Khen khuyên hạnh, là chẳng thể chẳng biết. Kế từ hơi thở trở đi là phân biệt, trước hỏi, là hỏi suy lý trước tập đã có bốn quả khổ sao chỉ có hai thứ phần đoạn và biến dịch. Nhân quả phải đồng vì sao bốn nhân chỉ chiêu cảm hai quả? Đáp: Trong ý, một là chánh đáp, hai là nêu ví dụ. Trong một chánh đáp lấy nghĩa mà nói sao quả chỉ có hai mà tập cũng phải hai. Nay nói bốn là y cứ phá mê sanh giải, hai tập đều có hai phá khéo vụng để thành bốn riêng. Hoặc này tùy người giải thích khác nhau, cho nên nói hoặc tùy ở giải. Nếu thuận theo sanh tử bốn tập chỉ chiêu cảm hai thứ khổ quả, cho nên nói giải tùy ở hoặc. Nay lấy giải hỏi mê nên nói bốn tập mà cảm hai quả, lấy thật mà nói giải thì đều có bốn, như bốn đế thì có bổn khổ, mê thì đều hai như hoặc chung riêng chỉ thành hai nhân, đâu cần chỉ y cứ nhân giải mà hỏi quả mê. Kế như trở đi là ví dụ đáp Như, hoặc giới nội tùy ở Tiểu thừa hai giải khác nhau nên gọi là kiến tư. Nếu các phàm phu thuận theo mê tình hai nhân giới nội, chỉ chiêu cảm một quả phần đoạn giới nội. Ví dụ này chưa thiết, tùy mê chỉ chiêu cảm một quả phần đoạn. Đây thì có thể được. Nếu lệ ở giải mà sanh hai tập thì ý ấy chưa bằng nhau. Trước đối với một tập mà sanh ra hai giải, nay đối với tập khai ra thành kiến tư. Lại có văn trước ở một khổ đế giải thích cũng phải hai. Trong đây dẫu chia làm hai thứ kiến tư, thì quả khổ chẳng thể chia làm hai thứ. Nếu thiết yếu mà nói, thì phá kiến hoặc nên lìa ác bốn thú phá tư hoặc nên lìa sanh ba cõi, đều lại từ giải để phân ra hai thứ khác nhau. Kế hỏi khổ tập có thể là nhân duyên, v.v… Hỏi: Trong luận kệ kết trước dùng luận câu đầu đối với bốn đế ba tạng, đều thuộc pháp nhân duyên sanh. Khổ tập là mê có thể cho là từ duyên, còn đạo diệt phá mê vì sao nói cũng từ nhân duyên sanh. Lý ý đáp là chỗ phá khổ tập thể là duyên sanh, nếu chẳng có khổ tập thì không có đạo diệt, tên từ pháp khác mà được nên cũng từ duyên. Do đó bốn thứ ba tạng đều sanh diệt, cho nên Đại kinh trở đi dẫn Đại làm ví dụ. Vô minh là Tập, Bồ-đề là Đạo. Do diệt tập nên mới có Đạo, là ý Biệt Viên. Đạo diệt Biệt viên còn từ duyên sanh, huống chi là ba tạng. Nêu sâu so sánh cạn để đáp câu hỏi trước. Kế hỏi: Trong văn hỏi đối với một pháp tánh làm sao chia làm hai lý quyền thật, lại phân ra tức lý mà làm bốn ư? Đáp ý: Khai quyền hiển thật chỉ một pháp tánh, vì thật bày quyền nên phân ra quyền thật. Đối với quyền thật lấy giải căn làm khác, cho nên sai quyền thật đều có lợi độn, kế là từ nếu thấy ý nàytrở đi là nêu để so sánh chín cái kia. Suy lý đã có ba kết chỉ quán và ba phen hỏi đáp phân biệt. Chín cái kia y theo lệ đều cũng phải thế.

Kế nói bốn hoằng thệ. Hoằng là rộng, thệ là y cứ. Thích danh nói thệ là chế, nay dùng bốn pháp mà chế sơ tâm sai trên cầu dưới hóa cho nên nói phát Tăng-na ở tâm đại bi thỉ chung để phó nạn. Tăng-na là tiếng Tây Trúc, xứ này dịch là Hoằng thệ, Khởi hạnh làm tròn nguyện, nên nói phó nạn. Trước chép: Trước suy lý đi đến bốn hoằng, là kết trước sanh sau, nghĩa đủ hiển kết ở trước, vì chưa hiểu trở đi là sanh sau. trước tuy y cứ đế nói rộng phát tâm, nhưng chưa hiểu chẳng hiểu bốn đế chỉ là cảnh bốn hoằng. Cho nên lại nói hoằng thệ. Lại trong bốn đế kế nói đồng khác. Bốn đế là cảnh, từ cảnh sanh giải, cho nên nói y cứ giải. Bốn hoằng y giải mà sanh nguyện, cho nên nói y cứ nguyện. Lại đế có nhân quả, cho nên chung ba đời, nguyện đều ở đó, cho nên thuộc về vị lai. Lại bốn đế y cứ lý lý chung ba đời, bốn hoằng là nguyện, nguyện vị lai thành, hoằng và đế đều phải trên cầu, có trên cầu mới có dưới hóa. Trong trên cầu vì có Phật đạo, mới có pháp môn, cho nên mỗi đều phải nói Phật. Lại phải y cứ chín đời mà nói. Cho nên trên ba đời đều có nhân quả, đều nói Phật. Lại bốn đế có khổ tập, khổ tập có sáu căn. Hoằng thệ y cứ tâm hẹn, tâm hẹn chỉ ở lý. Lại bốn đế chung cho ba nghiệp, ba nghiệp chung sáu căn. Nguyện không cần phải thân miệng, cho nên chỉ ở ý. Đây y cứ vào phần Đại nếu nói kỹ cũng nên đủ ba. Tâm duyên cảnh, miệng nói lời thệ, thân hiện tướng kính. Lại trong ba phen không phải không có nghĩa khác nhưng lặp đi lặp lại phải vậy thôi. Cho nên đều nói nhiều.

Hỏi: Nếu có khác đây y cứ đế khởi nguyện trước đã gồm đủ đâu cần nói lại? Đáp: Thệ gọi là Đại, Đế chung cho đại tiểu. Diệt khổ tự độ gọi là Tiểu. Bi cứu người khác gọi là gồm đại. Đế tên gọi nhiều có lạm nên nói bốn hoằng. Lại hoằng chung cả thiên viên, tức gọi là chỉ viên. Cho nên bốn hoằng sau lại nói sáu tức. Từ rộng đến hẹp mới hiển được. Cho nên văn dưới nói lần lượt sâu xa. Như thế trở xuống là kết ý. Hỏi: trước nói mười khoa, nay ở đây vì sao chỉ đối Đế mà phân biệt? Đáp: Bốn đế là chung mười khoa y cứ Biệt. Cho nên giải thích mười khoa thì Đế ở đầu, mười khoa chẳng lý sự đồng với ma nói. Cho nên chỉ y cứ nghĩa mà nói, gồm mười thứ kia. Trước trong giải thích sanh diệt bốn hoằng, trước nói thệ cảnh tức là bốn Đế tâm chẳng cô sanh bỏ cảnh tập đế. Trước y cứ Đế trung từ thô đến tế cho nên khổ ở trước. Nay trong bốn hoằng từ tế đến thô, cho nên tập ở trước. Đạo diệt cũng như thế. Lại bốn Đế trước y cứ nhân quả, tướng quả vì thô cho nên trước bày. Nay trong bốn hoằng y cứ ở ý địa, tập ở tại ý cho nên nói trước. Nói tâm chẳng cô sanh, là nói tâm nay khởi pháp sở sanh. Từ căn trần này trở xuống là bày. Chánh bày tâm này thành tướng sanh diệt, Căn là năng sanh thuộc về nhân, trần là sở duyên thuộc về duyên. Nhân duyên hòa hợp thành pháp sở sanh. Nhân duyên sanh ra đều là sanh diệt. Nói ba tướng, tức chẳng lấy trụ, y theo trước mà nói bốn tâm lưu động, cũng có thể nói bốn đường khởi diệt ẩn kín nên gọi là ngầm. Niệm niệm tiếu tục khởi nên nói là mới mới. Viêm thước trở xuống là nêu dụ. Viêm là thấy lóe lên thật nhanh. Thy cứ là sáng, niệm niệm nhanh chóng khởi trong nháy mắt, nên như điện xẹt, sáng lòe mà dụ. Cho nên biết niệm khởi nhanh ở đây. Thuyên là nhanh chóng, là dụ cho sát-na chẳng dừng. Kế sắc bào trở xuống là cảnh khổ đế. Đủ như trong Đại phẩm, Đại luận giải thích rộng. Bọt bèo là trong dụ Tiểu thừa. Diệm là trong dụ của Đại thừa. Đây là cộng bộ (bộ chung) cho nên gồm đủ. Mưa rơi xuống nước nổi bọt gọi là bào nước vỗ vào nước gọi là mạt. Mặt trời ở chỗ trống (sa mạc) thấy có hơi nóng. Thành là Càn thành, tục gọi là thần khí, là buổi sáng ở biển xa thấy như có lầu gác, người vật, mà thật ra không có. Cho nên trong mười dụ khen rằng: Thế pháp trống không như thành quỉ, phàm phu ngu si định đánh chiếm. Thuốc v.v… hòa hợp khiến thấy khác góc cũ nên gọi là huyễn. Đại luận chép: Trong pháp Thanh văn không có dụ thành này, chỉ có các dụ về vô thường. Trong đây tuy dùng cũng thuộc về sanh diệt, đến quyển năm lại nói khác. Một hộp mà khổ riêng, là trong hộp không có vui nên gọi khổ riêng. Đại Kinh quyển hai mươi bốn chép: Rắn độc bốn đại ở đầy trong hộp, người phải nuôi lớn chăm nom, nằm ngồi. Nếu làm cho một rắn giận dữ, thì ta phải theo pháp mà giết chết. Bốn đại thành thân giống như một cái hộp, một đại chẳng điều hòa thì khiến phạm tội trọng nên nói đô thị. Từ nhân khổ lại đến quả khổ nên gọi là riêng.

Bốn núi hợp lại trở xuống là cảnh Đạo đế. Đại Kinh quyển hai mươi tám chép: Phật hỏi Năc Vương (vua Ba-tư-nặc), có bốn núi lớn từ bốn phương đến muốn hại người dân, thì phải làm sao? Vua nói chỉ nên chuyên tâm giới, định, tuệ, Đạo phẩm chẳng ngoài ba pháp này. Nói núi đến, đây là dùng không phải dụ làm du, bốn núi là bốn đại, bốn phương là sanh, già, bịnh chết. Nếu muốn khỏi đây thì chỉ y theo Đạo phẩm. Phá dọc trở xuống là nói cảnh diệt đế, phá dọc điên đảo là diệt tập, cắt ngang biển khổ tức là diệt khổ. Hoặc diệt ắt trước thô sau tế nên nói là phá dọc. Khô mất rồi thì không còn trước sau, nên nói cắt ngang. Khổ phần nặng nhẹ cũng có thể nói dọc. Kiến- tư đều phá cũng có thể nói ngang. Nay từ nhiều phần cho nên lại nói. Đảo nghĩa là thường, v.v… bốn đảo (thường lạc ngã tịnh) khác nhau, trải giới thì có các phẩm cạn sâu, rộng lớn chỉ là phần đoạn mà thôi. Biển dụ cho sanh tử vô biên. Tục giáo chẳng biết tử phải có sanh. Cho nên Thích Danh chép: Thần hết gọi là tử (chết). Ở đây thuộc đoạn kiến của ngoại đạo. Hữu là ba cõi, Lưu là bốn dòng. Ở đây ba chỗ nhân quả chẳng mất nên gọi là Hữu, bốn pháp này nổi chìm chẳng dứt nên gọi là Lưu. Kiến lưu là kiến ba cõi, dục lưu là tất cả các hoặc cõi Dục, trừ kiến và si. Hữu lưu là tất cả các hoặc ở hai cõi trên (Sắc, Vô sắc) trừ kiến và si. Vô minh lưu là si của ba cõi. Kinh nói trở xuống là dẫn chứng. Đại Kinh quyển 1 giải thích Kỳ-dạ rằng: Phật bảo các Tỳ-kheo: Xưa, ta cùng các thầy ngu si không có trí tuệ, chẳng thể thấy bốn chân đế như thật, cho nên chết chìm lâu dài trong biển khổ lớn. Dưới Phật lại dùng kệ đáp Ca-diếp rằng: xưa ta và các thầy. Chẳng thấy bốn chân đế. Cho nên trôi giạt mãi, trong biển khổ sanh tử. Đây là chứng do thấy bốn đế sanh tử đã hết. Nhà lửa trở xuống là quở trách, chẳng thấy đế lý thì chỉ chìm trong khổ tập. Mê đắm kiến gọi là Hỷ, mê đắm ái gọi là Hý. Cho nên dưới là chánh phát thệ. Như Đức Thích-ca trở xuống là dẫn sự làm ví dụ. Đây tức là ví dụ của ba tạng về phát tâm; Canh là cày, tức đất này đã cày bừa từ trước. Dọcy Ứng nói: Thái tử Tất-đạt chán ngấy năm dục, dạo chơi bốn cửa thành. Thiên đế ở cửa Đông hóa thành người bịnh, ở cửa Nam hóa thành người già, ở cửa Tây hóa thành người chết, ở cửa Bắc hóa thành Sa-môn, Tất-đạt thấy rồi bèn hỏi Thiên đế. Thiên đế đều đáp theo ý. Thái tử chép: Như Sa-môn đây thì chỉ là vui. Nửa đêm, Thái tử bèn vượt thành đến ruộng ngồi nghỉ dưới cây, vua cha đuổi theo, thấy bèn đảnh lễ. Thái tử thưa rằng: Con cầu tự nhiên muốn dứt các khổ. Các thứ không thoát con muốn thoát ra, các thứ không hiểu con muốn hiểu rõ, các thứ không yên con muốn được yên, ai chưa được đạo con muốn cho được. Nguyện khi con được đạo thì chẳng quên lời thề này. Vua biết ý của Thái tử bèn trở về cung. Thái tử vẫn ngồi dưới gốc cây, thấy người cày xới làm lộ ra các giun dế chim chóc giành nhau mổ ăn. Cảm thương chúng sanh ăn nuốt lẫn nhau muốn ra mà không thoát. Y cứ vào Văn kinh khi xem cày ruộng thì đã phát thệ rồi. Nhân xem cày bừa mà thương xót chúng sanh, cũng là nhân cảnh mà phát thệ ví dụ như thế dẫn ra. Giống như Di-lặc: kinh Di-lặc thành Phật nói: trước khi chán đời, vua Thương-khư cúng thí ngài Di-lặc, một đài báu. Di-lặc nhân rồi thí cho Bà-la-môn, Bà-la-môn nhận rồi đem phá bỏ mà phân tán. Di-lặc thấy vậy biết tất cả pháp đều sẽ hư hoại, bèn xuất gia học đạo, ngồi dưới cây long hoa, ngay trong một ngày liền thành Phật. Rộng như kinh chép: Đây thì Di-lặc chính do đài hư mà phát tâm. Vì minh liễu trở xuống là phân biệt quấy, hiển bày phải. Kế chỉ quán trở xuống là nói hoằng thệ Vô sanh. Quán sanh ra tâm cùng gieo trồng chẳng khác, Năng quán quán trì tức không là khác. Thế nào là tức không? Vì bốn tánh xem xét, tánh tướng nghĩa không, đến quyển năm có giải thích rõ. Lúc khởi chẳng từ Tự tha, đã không có bốn tánh thì sanh diệt không thật có. Tới lui chỉ là tên khác của sanh diệt. Tâm này chẳng ở trong ngoài, vì không có mình nên chẳng phải trong, không phải người nên không phải ngoài, không phải chung nên không phải hai khoảng. Chẳng phải không nhân nên chẳng phải thường tự có. Chỉ có trở xuống là tánh tướng không. Sanh tức Vô sanh gọi là hữu tịch, cũng không Vô sanh, gọi là vô tịch. Trước là tánh không, cũng chẳng trở xuống là tướng không. Phàm phu chấp thật nên gọi là có, tất cả trí quán nên gọi là Trí giả. Biết tánh tướng không nên nói biết không. Lại, pháp vốn chẳng sanh nên gọi Hữu tịch, nay thì không diệt nên gọi Vô tịch. Kể như trăng trong nước trở xuống là nêu thí dụ. Đại luận chép: Trăng trong nước thì tiểu nhân chấp lấy còn Đại nhân cười. Vì thân kiến nên thấy có các thứ. Lại Luận quyển ba mươi sáu nói: Ví như trẻ con thấy trăng dưới đáy nước, xuống nước mà bắt lấy chẳng được liền khóc. Người trí nói tánh nó như thế, chớ nên buồn giận. Kinh Tư Ích nói trở xuống là dẫn chứng. Thí dụ trước thông chung, dẫn chứng thì riêng. Quyển một chép: Biết khổ mà không khổ gọi là khổ Thánh đế, tập mà không hòa hợp gọi là Tập thánh đế. Trong rốt ráo không chẳng sanh chẳng diệt gọi là Diệt thánh đế, đối với tất cả pháp bình đẳng chẳng hai gọi là Đạo thánh đế. Ở đây thì bốn đế đều Vô sanh. Kế dẫn Đại kinh tức bốn đế trước là văn đầu đã dẫn. Tập trở xuống là dụ riêng bốn đế. Mỗi đế đều trước pháp kế dụ, chỉ thiếu thí dụ về diệt. Trước Tập Dụ nói nai khát nước đuổi theo dương diệm do nóng, khoảng không và bụi ba nhân duyên mà sanh ra diệm. Vì khát nên gọi là nước, trong có si ái ngoài thêm cảnh dục, do năng lực nhân duyên nên khởi tưởng dục. Phàm phu chẳng hiểu gọi là luân hồi dụ về khổ đế như bắt trăng đáy nước. Luật Tăng-kỳ quyển tám nói: Khi Phật ngự tại thành Vương-xá. Các Tỳ-kheo đề cử Điều-đạt làm pháp Yết-ma. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị đồng kiến với Điều-đạt, Phật bảo các Tỳ-kheo rằng: Vào đời quá khứ, ở chỗ vắng nọ có năm trăm con khỉ đi khắp chốn nhân gian, có một cây Ni-câu-loại, dưới cây có cái giếng, dưới giếng có ánh trăng. Khỉ đầu đàn thấy rồi bảo các bạn rằng: Trăng chết rơi xuống giếng phải lấy lên để đêm thế gian khỏi tối. Các khỉ hỏi làm sao lấy lên. Khỉ đầu đàn bảo: Ta có cách lấy, ta sẽ nắm cánh cây, chúng bây nắm lấy đuôi ta rồi lần lượt nối nhau mà lấy ra. Các khỉ nghe lời. Vừa đến gần nước thì khỉ nặng cành cây yếu nên gãy và rơi xuống giếng. Khỉ đầu đàn lúc ấy chính là Điều-đạt bây giờ, năm trăm khỉ kia là nhóm Tỳ-kheo sáu vị. Trong rốt ráo không có mặt trăng chân thường, kết nước sử mà sanh ra ảnh ấm nhập. Khỉ ngu phàm phu gọi đó là thật, uổng gọi nói chân mà không hiểu rõ ấm nhập. Vì thầy mê nên dạy nhiều người mê. Cho nên biết đều do chẳng hiểu rõ khổ, luật ấy tuy dụ chủ bạn đồng tà cũng là do chẳng hiểu rõ ấm nhập. Trong đạo đế nói chẳng phải là làm tức không v.v… là tất cả đều không, đâu thể thực hành mà giản bất tức, tức ngoài chẳng khác chẳng tức. Nếu có phân biệt thì như tránh không mà tìm không. Thí dụ nói như Bè, v.v… kinh Trung Ahàm quyển Kinh Dụ Bè chép: vì biết dục này làm chướng đạo và biết pháp này chẳng chịu cực khổ cũng chẳng mệt mỏi. Vì chẳng điên đảo cho nên suốt đêm ta vì các thầy nói kinh Dụ Bè, muốn cho các thầy bỏ chẳng để các thầy nhận. Như nước trong núi rất sâu không có thuyền cầu. Có người từ đây muốn đến bờ kia, nghĩ nước chảy gấp sẽ bị nhận chìm, dùng phương tiện nào mà đến bờ kia. Nay ta sẽ thu nhặt cỏ cây cột làm bè ngồi trên đó mà qua, qua đến bờ kia bèn nghĩ bè này rất có ích, phải mang theo mãi. Rồi cứ vác mà đi. Ý nói làm thế có ích gì chăng? Tỳ-kheo đáp: Không. Người ấy chép: Tôi được bè có ích, nếu bỏ sợ thành vô ích. Phật nói: Ta dụ bè là nói pháp còn bỏ huống chi là phi pháp. Kinh ấy ý dụ nói dục chướng đạo là pháp hay dục là phi pháp. Nay mượn dụ ấy đồng với kinh Kim cương. Tức không còn bỏ huống chi là chẳng tức. Như Dụ Bè, bè còn phải bỏ huống chi không phải bè. Trong Diệt thiếu Dụ. Nếu muốn lập thì phải chép: Diệt đã tức không, chẳng phải ở không hoa kia mà cầu diệt thật. Họa còn không hoa thì diệt chẳng phải diệt. một hẹn gọi là thọ, liền kéo dài gọi là mạng. Chúng sanh vốn không tức khổ Vô sanh, chẳng phải nói có chúng sanh thọ mạng, chỗ khổ tập diệt thì gọi là diệt này, tức chỉ diệt đế gọi là diệt kia. Khổ vốn Vô sanh, nên nói là ai. Vô sanh vốn không, không Vô sanh nên gọi ai chứng diệt ấy. Bút ngữ lại đổi chữ ai. Nếu nói đầy đủ phải là ai ở diệt này, ai chứng diệt kia? Ai là chủ tể, kia đây vốn không thì chủ tể đâu còn. Kinh nói trở xuống là lại dẫn chứng Trung. Nói ta chẳng muốn cho là Đại phẩm chép: Trong pháp Vô sanh nói là ba mươi bảy phẩm tức là đạo đế, xưa nay Vô sanh. Bốn quả là diệt đế, xưa nay Vô sanh. Kế y ví dụ trở xuống tức là Đại sư y theo ví dụ mà chép: Đạo diệt còn không có huống chi có khổ tập. Cho nên nghĩa chép: Chẳng muốn có năm ấm như sắc, v.v…, tức là khổ đế xưa nay Vô sanh. không có sân si tức là tập đế xưa nay Vô sanh. Kinh vì lợi căn nêu hơn gồm kém. Chỉ nêu đạo đế thì biết khổ tập. Đại sư lại so sánh đã không đạo diệt thì không có khổ tập. Chỉ thường xót trở xuống là chánh nói phát thệ. Văn thiếu thệ do đó dùng thương xót mà gồm. Cái gọi là thương xót chúng sanh, chẳng biết đế lý Vô sanh huyễn hóa cho nên khởi thệ, vì văn hẹp nên chẳng phân. Kế vì đạt khổ tập trở xuống là phân biệt quấy hiển bày phải. Khổ tập là không cho nên khác nhau chín phược. Nay lại đạt không, lại khác ba tạng. Ba tạng Nhị thừa tuy là hay đạt, chẳng thể tức không, không chẳng phải không bình đẳng, v.v… Đạo diệt vì không nên chẳng phải thoát. Nay đạt được không lại khác ba tạng. Ba tạng của Bồtát mà chẳng thể đạt đạo diệt tức không. Kế Biệt giáo vô lượng hoằng thệ, trước nói chung Đế cảnh, chiếu biết một tâm, khởi vô lượng tâm. Tâm vô lượng nên mê giải vô lượng. Mê tức mười giới khổ tập, giải tức bốn thứ đạo diệt. Cho nên nói bốn đế có vô lượng tướng. Kinh Lăng-già quyển năm chép:, Như lai tạng là nhân thiện và bất thiện. Tức lý tánh Như lai là gốc thiện ác phải dùng mười giới và làm thiện ác. Đại luận quyển mười một nói như khi voi xuống ao thì nước đục, bỏ châu xuống thì nước trong. Phải biết nước ao là gốc của trong đục, châu và voi là duyên của đục trong. Nhưng riêng bốn đế nhiếp bốn thứ Tứ đế, tự tha thỉ chung phải học khắp. Chỗ học rất nhiều nên nói Vô lượng.

– Kế ba giới không có pháp nào khác trở xuống là nói bốn đế, trước nói khổ tập, kế nói đạo diệt. Trong khổ tập trước là chung, kế là riêng. Trong trước chung tuy chưa giải thích tướng khổ tập, nhưng trong nói đã có riêng khổ tập nói. Ba cõi không có pháp nào khác là khổ. Chỉ là tâm làm tập. Tâm như thợ vẽ là thí dụ tập, tạo mầu sắc là thí dụ khổ. Tâm tạo ra tức là tập, sáu đường tức là khổ. Đã nói các thứ riêng, phải biết sáu đường chỉ là lược nói mà thôi. đầy đủ thì phải nói là mười giới khổ tập. Nghĩa là như thế trở xuống là nói riêng về tập. Như thế sanh tử trở xuống là nói riêng về khổ. Khổ tập là cái bị phá cho nên nói đủ mười giới. Đạo diệt là cái năng phá. Năng phá có hay dỡ trong ngoài thể, v.v… cho nên biết trước chung lược nói sáu đường. Ngược lại trở xuống là nói chung đạo diệt. Lại tâm khổ tập sanh đạo diệt cho nên văn trước nói là gốc của mê giải. Thí như thợ vẽ trở xuống là ví dụ chung. Thợ vẽ là thân Bồ-tát, tay như tâm tánh của Bồ-tát, bút (cọ vẽ) như tâm sở quán các sắc sáu đường nhân quả. Rửa sạch là phá nhân quả, mầu vẽ là đạo diệt. Lại tu Không, giống như rửa sạch, quán giả là như vẽ mầu, cũng là thứ lớp tướng ba đế. Sở vị trở xuống là nói riêng đạo diệt, trong mỗi đế nêu đủ thứ lớp tướng bốn giáo. Trong đạo đế là nói đi vòng thẳng đến hóa thành, tức là sanh và Vô sanh hai thứ đạo phẩm. Hoặc nói Bến báu, cũng gọi là bờ nước. Đạo đế đầy đủ phải nói bảy khoa, lại nói Bốn niệm xứ còn sáu khoa kia thì lược không có. Đi vòng đi thẳng đến hóa thành là phá hoặc kiến tư, trong đi thẳng chẳng nói bất tịnh, lại nói thân không v.v… là vì quán khéo nên khác nhau, vụng trước. Hai thứ đi thẳng đi vòng trong Bến báu. Trước nói đi vòng. Nói đầy đủ thì phải chép: Vô thường và thường, chẳng phải thường chẳng phải vô thường. Trong văn nay nói cho đến, là lược bỏ thường, do đó lại nói vô thường. Vô thường tức không, đây là y cứ môn hóa tha mà nhắc lại đi thẳng đi vòng đến hóa thành ở trước. Chẳng nói bất tịnh, cũng là nêu chung hai pháp quán dầu nhiếp bất tịnh, v.v… đều là vô thường, vô thường là sanh diệt. Vô thường tức là không, Vô sanh, vô lượng vô tác v.v… đối với thỉ chung, phân biệt rất dễ hiểu. Thường là phá trần sa, cùng chẳng sai là phá vô minh cho đến bất tịnh cũng giống như thế. Người ấy thấy diệt trở xuống là nói riêng về diệt đế. Trong văn đều lấy đoạn vị làm diệt. Trong đó cũng có diệt vị của bốn giáo tuy là có tên vô tác diệt vị chỉ là vị Sơ Địa của người Biệt giáo mà thôi. Nếu thế tại sao Đạo đế lại nêu đủ đi thẳng đi vòng đến đảo châu báu? Đáp: Đây là y cứ giáo chứng hai đạo mà nói, cho nên trong bốn niệm xứ hỏi rằng: Người Biệt giáo đã có tứ đế vô tác, vô tác đã hơn, sao chẳng duyên theo mà phát tâm? Đáp: Người Biệt giáo vì vô tác là quả, quả chẳng chung nhân nên chẳng duyên. Tuy trong hạn xa, chánh ý là duyên vô lượng phát tâm. Sơ địa vô tác do đây mà được, nên nói về quả mới thành vô tác. Nếu thế, chỉ nên nêu địa để làm vô tác, vì sao lại nêu đủ viên vị thỉ chung? Đáp: Khi ở giáo đạo chỉ nói là địa thượng, nếu vào chứng đạo tức là Sơ trụ. Địa Tiền tức thành các vị Trụ tiền, cho nên trong đây nêu đủ các vị. Trước là vị sanh diệt. Kế từ người ấy thấy diệt đến Chư Phật là vị Vô sanh. Từ người ấy thấy diệt đến Diệu giác là Biệt vị. Từ người ấy thấy diệt đến Diệu giác là Viên vị. Phân biệt trở xuống là tổng kết bốn đế đều từ tâm sanh. nói mười sáu môn đạo diệt, là bốn giáo bốn môn, mỗi môn đều có bốn đế, cho nên được mười sáu đường diệt và tất cả, tức là tất cả Phật pháp ở các cõi mười phương. Từ quán một tâm này trở xuống là nói y cảnh mà khởi giải, một tâm hay thông tâm chẳng thể nói và pháp chẳng thể nói, là như văn trước chép: Là gốc của mê giải. Nay đây lại dùng xuất giả phân biệt gọi là tâm pháp, chung đến pháp tánh gọi là chẳng phải tâm pháp. Chín phược trở xuống là phân biệt phi. Trong phiền não có Như lai tạng cho nên nói ngồi trong. Phàm phu mù đui đồng với tạng mà chẳng có tri kiến. Vì chẳng thấy cho nên trôi giạt trong sanh tử, tức là biển Tạng nên nói là bị thương. Nhị thừa nhìn xa thiên chân bịnh nóng nên nói tạng là khuôn phép, v.v… bốn thứ là dụ cho bốn trụ hoặc. Chẳng biết bốn trụ thể là quí báu, trái bỏ lênh đênh, cay đắng. Nói hơn năm mươi năm là chỉ do trái báu, phiền não được dịp san khi bỏ Đại thừa thì luân hồi trong năm đường. Tu-la là ở giữa quỉ, súc nên gọi là dư. Tuy phược-thoát, là phàm phu Nhị thừa nổi chìm tuy khác là nghĩa mất tạng. Khởi đại bi trở xuống là chánh phát hoằng thệ ấy là dưới hiện bày phải.

Pages: 1 2 3 4 5