PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA THÍCH THIÊM
SỐ 1717
QUYỂN 08
Đời Đường, Thiên Thai Sa Môn Trạm Nhiên thuật
Tiếp là giải thích năm tầng sau, văn tự phân thành năm, thứ nhất trong phần trình bày về Biệt đi vào Trung Quán nói nhân đối với giáo kém cỏi nên quả lại không dung hợp, theo thứ tự là kém cỏi, giáo môn đã nói về quả thì lý không dung hợp, bởi vì quả ngăn cách không dung thông cùng với lý của nhân vốn có. Bốn phần còn lại như văn. Tiếp trong phần khai mở, có bốn: 1. Sơ lược lấy thua kém so sánh với hơn hẳn; 2. Từ “Cố Đại Kinh…” trở xuống là dẫn chứng; 3. Từ “Phàm phu…” trở xuống là giải thích văn trong Đại Kinh để hợp với ý hiện nay; 4. Từ “Như thử…” trở xuống là kết luận quy về. Hai phần đầu như văn. Trong văn phần ba có hai: Một. Lấy phàm so với Tiểu; Hai. Lấy Tiểu so với Đại. Năm là dựa theo một Thật trí phân làm ba: Giải thích – Phân định – Khai mở. Trong phần giải thích thiết lập ví dụ, hợp lại và kết luận. Trong phần phân định nói nếu như đối đãi mười trí là thô, ấy là mười một trí trong Đại Phẩm có mười trí giống như Tiểu thừa, như Thật trí thứ mười một thuộc về Đại thừa. Văn này thì Đại – Tiểu cùng thiết lập Như Thật trí, ở trong các Như Thật trí chỉ riêng Như Thật trí của Viên giáo là Diệu. Tiếp là phần khai mở rõ ràng, chỉ có khai mở rõ ràng Như Thật trí mới thành tựu Diệu Thật. Tiếp trong phần trình bày so sánh Vô Đế, có ba: Thiết lập – Phân định – Khai mở. Một là thiết lập; Hai là từ “Nhược lịch…” trở xuống là phân định, ba từ “Nhược dĩ…” trở xuống là khai mở. Hai là triển chuyển lại có hai: Một. Trình bày về ý hướng đến; Hai. Từ “Tư nghị…” trở xuống là chính thức triển chuyển soi chiếu lẫn nhau. Sáu cảnh đã triển chuyển khai hợp, cho nên cần phải sáu trí thuận theo sự khai hợp ấy cũng thuận theo cảnh chuyển đổi soi chiếu lẫn nhau. Nếu trí thuận theo cảnh có được tên gọi, vậy thì các trí cũng là nghĩa như nhau mà khác tên gọi. Khác tên gọi cho nên soi chiếu tất cả, nghĩa như nhau cho nên soi chiếu qua lại, vậy thì Cảnh, trí không thể nghĩ bàn được, một cảnh có tất cả các cảnh, một trí có tất cả các trí. Như trong chỗ có thể nghĩ bàn hãy còn sáu Giới mười Như kết lại thâu nhiếp tất cả các cảnh khác nhau về tên gọi, các cảnh cũng như vậy, các trí cũng như vậy, huống là Đại – Tiểu – Thiên – Viên thâu nhiếp lẫn nhau không thể nghĩ bàn được ư? Vì vậy về sau kết luận rằng Đế dung hợp trí dung hợp thành tựu viên mãn khai mở rõ ràng Diệu chỉ của Pháp Hoa. Nếu như không thấy Diệu ý từ đầu đến cuối mà chỉ tự nói thì làm sao có được lợi ích ấy vậy? Trong đó lại có bốn: 1. Chính thức trình bày về soi chiếu qua lại; 2. Từ “Như thử đẳng…” trở xuống là nghĩa thích hợp với phân định khai mở, soi chiếu qua lại như phân định, cùng dung thông như khai mở; 3. Từ “Như thử đẳng…” trở xuống là nghĩa thích hợp với khai mở Giáo thấy rõ Lý, dường như lúc thấy rõ Lý thì tất cả cùng khai mở; 4. Sơ lược dùng trí ví dụ cảnh. Văn phần một chỉ là lấy trí sau lần lượt soi chiếu cảnh trước, mười Như ở đầu tiên cho nên không luận đến trí, dựa vào Lý cũng thuận theo dùng trí mười Như soi chiếu đối với năm cảnh, vậy thì sáu trí mỗi một trí đều có thể soi chiếu với năm cảnh, như văn có thể thấy, không cần phải bàn luận vòng vo. Nếu như không hiểu rõ các cảnh các trí này, như Đại như Tiểu lại phù hợp trong nhau, như phân định khai mở cùng làm thnàh pháp giới, thì làm sao có thể biết được tông chỉ của Pháp Hoa, lẽ nào có thể hiểu rõ đối với Diệu cảnh của Một tâm, cảnh và trí phù hợp lẫn nhau như vậy hay sao? Như thế nào có thể thấy được… xuống dưới các văn nói về Diệu, đối tượng dựa vào, đối tượng phát ra cho đến hoạt dụng không thể nghĩ bàn của hạnh Hóa Tha, Diệu cảm, Diệu ứng cho đến quyến thuộc đều từ đây sinh ra, thậm chí nguồn gốc chứng đắc cũng không ra khỏi nơi này. Người không thấy được điều này thì nói là rắc rối dài dòng.
Tiếp trong phần trình bày về Hành Diệu, văn tự phân làm hai; nay lại phân làm ba: Nêu ra – xếp loại – giải thích. Trong giải thích: Trước là sơ lược lựa chọn thô hiển bày Diệu; tiếp từ “Tiền đối…” trở xuống là thứ tự theo chương giải thích. Văn phần đầu lại có hai: 1. So sánh cảnh, trí trước đây nêu ra thô; 2. Từ “Diệu hạnh giả…” trở xuống là hiển bày Diệu. Văn phần một lại có ba: Một. Trình bày ba pháp theo thứ tự chờ đợi nhau; Hai. Trình bày ba pháp thay đổi hiển bày lẫn nhau; Ba. Từ “Như thử…” trở xuống là kết luận. Văn phần một, Hành dựa vào trí, trí dựa vào Cảnh, trí Hành là chủ thể đạt đến, Lý Cảnh là đối tượng đạt đến, là đạt đến nơi hồ Thanh Lương vậy. Văn phần hai, hiểu biết tức là trí, trí là gốc của Hành thì Hành dựa vào trí mà lớn lên, Hành có thể thành tựu trí thì trí dựa vào Hành mà thành tựu, bốn trí có thể hiển bày Lý, trí phát sinh thì Lý phát sinh, bởi vì Lý chưa cùng tận thì trí chưa dừng lại, cho nên Lý phát sinh thì trí phát sinh. Văn kết luận có thể thấy.
Hỏi: Nếu như một tâm ba trí là nguồn gốc của Diệu Hành, cho đến một tâm ba trí soi chiếu Lý Trung đạo đạt đến nơi hồ Thanh Lương của Sơ Trú, vậy thì có gì là thô mà gạt bỏ là chẳng phải Diệu? Đáp: Giống như điều đã hỏi, nay nói là thô bởi vì không thấy một Lý mà lại ba Lý cho đến một Hành mà lại ba Hành, ngay cả sáu Tức trước sau đều có ba, ba, một không khác nhau, trước và sau không hai, thậm chí Tu đức, Tánh đức một niệm ba thân…, nếu là như vậy mới gọi là Diệu Hành. Từ “Diệu hạnh giả…” trở xuống là giải thích về tướng ấy. Tiếp trong phần giải thích về Diệu Hạnh: Đầu là nêu ra, tiếp là giải thích. Đầu nói rằng một Hạnh là tất cả các Hạnh ấy, cần phải dựa theo sáu Tức để trình bày về ba Đức. Nay nói Hạnh ấy phần nhiều ở Trú Tiền, ba pháp Diệu hiển bày phần nhiều ở tại Sơ Trú. Hỏi: Một Hạnh là tất cả các Hạnh thì tướng đó như thế nào? Đáp: Như bốn loại Tam muội đều là Bồ tát hạnh, mỗi một Tam muội đều là pháp giới đầy đủ các Độ, cho nên một trí, một Giới đều có đủ ba Đế, ba trí, ba đức, thành Ba-la-mật thâu nhiếp các thiện pháp, vì vậy gọi là tất cả các Hạnh. Tiếp là giải thích, lại có hai: Một. Chính thức giải thích; Hai. Cùng với cảnh trí dung thông lẫn nhau. Phần một lại có hai: Trước là dẫn kinh, tiếp là kết luận thành tựu ba Đức. Phần đầu như văn. Văn phần tiếp nói sâu xa cùng tận… ấy, cùng tận là Pháp thân, đầy đủ tức là Giải thoát, sâu xa tức là Bát-nhã. Ba Đức như vậy ở trong một tâm, Cảnh tức là Lý tánh ba đức, trí tức là hiểu rõ ba đức, Hành tức là quán sát ba đức. Bắt đầu từ quán hành cuối cùng đến sáu căn không có gì không phải là Diệu Pháp. Văn phần hai lại có ba: 1. Trình bày tổng quát; 2. Từ “Tiền cảnh thuyết…” trở xuống là trình bày tách biệt; 3. Từ “Nhược tam…” trở xuống là kết luận. Đầu nói rằng cùng với cảnh, bốn trí trước đây là một mà luận thành ba ấy, một gọi là Niết-bàn, ba gọi là ba Đức, Cảnh là Pháp thân, trí là Bát-nhã, Hành là Giải thoát; nên biết rằng chỉ một Niết-bàn mà luận thành ba pháp như vậy. Vả lại, Cảnh tức là Lý ba đức, trí tức là Danh Tự ba đức, Hành tức là Quán Hành Tương Tự ba đức, nên biết rằng chín loại chỉ là ba, ba loại chỉ là một, một hãy còn không có một, lẽ nào có chín hay ba ư? Phần hai và ba như văn. Tiếp trong phần chính thức giải thích, có hai: 1. Nói rõ về ý hướng đến; 2. Từ “Nhược trực…” trở xuống là chính thức giải thích. Trong giải thích: Trước là giải thích theo cách thông thường; tiếp là giải thích dựa theo Giáo. Nói là theo cách thông thường ấy là vẫn dựa vào Diệu xưa nay để thiết lập theo cách thông thường vốn chưa phân định thuộc về một Giáo. Tùy theo Giáo khác nhau tự trình bày theo số tăng lên, cho nên nói là dựa theo Giáo. Như trong các Bộ có Cọng Giáo ấy tức là điều ấy vậy, đó gọi là Hoa Nghiêm công hai, cho đến Bát-nhã công ba. Ở trong các Bộ lại có Đồng Thính Dị Văn tự nhiên trở thành dựa theo Giáo, do đó cần phải có hai loại giải thích về nghĩa này. Vì lẽ đó nêu ra số tăng lên về Hạnh này, để biết rằng Hành Diệu thu nhận tất cả các Hạnh, thâu nhiếp tất cả các Giáo đã trình bày, các hành tướng cần phải là Hạnh đích thực thuộc về Biệt giáo. Tạng giáo và Thông giáo cũng có nghĩa này, mà lý đơn giản nên gác lại không bàn luận. Nay trình bày về ba loại là Cảnh-trí – Hành của người Viên giáo, mỗi một loại có đủ ba mới gọi là Hành Diệu. Như Hành thì có ba loại Đầy đủ, Sâu sắc, Cùng tận (Cụ – Thâm – Tận), dựa vào Lý khởi lên hiểu biết gọi là gọi là trí có đủ ba, Lý Thể tức ba loại của Lý tánh. Ba loại này là ba loại không phải chờ đợi nhau, lại bởi vì ba Dụng của Cảnh-trí – Hành phù hợp với ba đức không dọc không ngang. Hỏi: Vì sao không gọi là tăng một như Tăng Nhất A Hàm và Tỳ Ni… mà nói là tăng nhiều lần vậy? Đáp: Nghĩa đó thật sự thông thường. Nếu nói tăng một thì sợ rằng lạm dụng tăng pháp, nghĩa là dùng một pháp tăng mà thêm vào pháp trước đó. Nay nói tăng nhiều lần chỉ là nhiều lần tăng, pháp Thể không nhất định, hoặc là một pháp tách khỏi số tăng lên, hoặc dùng pháp khác kể ra tăng lên trước cho nên cũng gọi là tăng nhiều lần. Cách thông thường – dựa theo Giáo, hai nghĩa đều như vậy, vì thế chỉ nói theo cách tăng nhiều lần. Luận tổng quát chỉ là Đại Thể pháp giới rời ra ngoài vạn hạnh. Thứ nhất là văn theo cách thông thường, phân làm bốn: 1. Trước tiên nói về ý, ý ở tại sơ lược nêu ra biết về đề cương khái quát ấy; 2. Từ “Thích luận…” trở xuống là chính thức giải thích; 3. Từ “Hạnh tuy…” trở xuống là trình bày về dẫn dắt lẫn nhau – gợi mở lẫn nhau đều không nghĩ bàn được; 4. Từ “Nhược đắc thử…” trở xuống là kết luận ca ngợi. Văn hai phần đầu, chỉ có thể nêu ra số chứ không thể nào dùng tên gọi đầy đủ. Trong văn phần ba nói Châm Đạo Tuyến ấy là văn trong Đại Luận ba mươi ba, Ngự Đạo Ngưu ấy là văn trong Đại Luận hai mươi, nghĩa là đạt được ý trước dùng trí bất tư nghị hiển bày Hạnh bất tư nghị đến Lý bất tư nghị. Vì vậy văn sau nói trí giống như người chịu trách nhiệm dẫn dắt…, chỉ là dựa theo bất tư nghị khác với trước đây mà thôi. Tiếp trong phần dựa theo Giáo, có hai: 1. Thông thường dựa theo bốn giáo trình bày về tướng tăng nhiều lần; 2. Trình bày rộng về năm hành tướng của Biệt và Viên giáo, vì hành pháp của Biệt giáo và Viên giáo bao gồm đầy đủ, Biệt giáo tuy lần lượt mà chứng đạo thì như nhau, do đó hạnh môn có thể dùng tướng ví dụ, có thể dùng tướng hiển bày. Văn phần một có ba: Một. Chính thức giải thích; Hai. Phân định; Ba. Khi mở. Phần một lại có ba: Nêu ra, Giải thích, Kết luận. Trong giải thích tự có bốn. Đầu trong Tam tạng có hai: Thứ nhất là tăng một đến ba; thứ hai mở rộng dựa vào các Giáo. Văn phần đầu là trước tiên trình bày một pháp làm hành ấy, nghĩa là không phóng dật và đừng lấy vật của người khác. Trong đó có hai: Trước là dẫn kinh, tiếp từ “Sở ngôn…” trở xuống là trong phần giải thích. Hai văn trước đều có “Sở tác dĩ biện” mà không giải thích ấy là vì đây là quả pháp cho nên không giải thích lại. Nay ý trình bày về hạnh cho nên chỉ giải thích về bất phóng dật. Nói rằng giữ tâm không phóng túng quá mức, trongkinh Tăng Nhất A Hàm thứ tư: “Đức Phật an trú trong tinh xá Kỳ Hoàn bảo với các Tỳ kheo nên tu một pháp, phát huy mở rộng một pháp, tu hành rộng ra khắp nơi thì sẽ đạt được thần thông, các hành vắng lặng đạt được quả vị Sa môn đến quả vị Niết-bàn. Sao nói là một pháp? Đó gọi là hạnh không phóng dật. Sao nói là không phóng dật? Đó gọi là giữ gìn tâm. Sao nói là giữ gìn tâm? Đó là các Tỳ kheo nên giữ gìn tâm cẩn thận, tâm hữu lậu, pháp hữu lậu muốn được vui vẻ an lành, chưa hết dục lậu sẽ không sanh, đã sanh thì diệt, vô minh cũng như vậy”. Hỏi: Vắng lặng một nơi thì tự mình cảm nhận biết được, mà tự du hý thì được Giải thoát đầy đủ bốn trí ư? Đáp: Sở tác dĩ biện ấy là tất cả La hán đều có đủ bốn trí, đó là mình đã hết sanh tử, Phạm hạnh đã thành lập, việc làm đã làm xong, không nhận quả báo đời sau. Nay văn sơ lược nêu ra một vậy thôi. Trong phần tăng hai pháp đầy đủ như Chỉ Quán quyển thứ ba ghi lại. Nay chỉ gọi là Giới môn, Quán gọi là Tứ đế Tuệ. Lại nay chỉ gọi là Khổ đế, Quán gọi là ba đế còn lại. Nói là Đát Tát A Kiệt, ấy là ngày xưa phiên dịch kinh luận thì ba hiệu của Như Lai nói là Đát Tát A Kiệt – A La Ha – Tam Miệu Tam Phật đà. Câu đầu nói là Như Lai, câu tiếp gọi là Ứng Cúng, câu sau gọi là Chánh Biến Tri, từ thời nhà Tấn, Tống đến nay phiên dịch kinh luận đều như vậy. Trong niên hiệu Long An thời Tấn An Đế, Tăng già Bà La dịch Tăng Nhất nói: Pháp Chỉ Quán này Phật và đệ tử thảy đều tu tập. Chính là ý này vậy. Như trong Bà Sa Luận: “Năm trăm Tỳ kheo đều nói đã tu Chỉ Quán, từ nơi này đến nơi khác ca ngợi nhau rằng: Lành thay, lành thay! Đệ tử Như Lai đã tu tập đều giống nhau, Phật cũng như vậy”. Tiếp trong phần tăng ba có hai: 1. So sánh; 2. Dẫn giáo. Trong dẫn giáo: Trước là dẫn ra, tiếp là giải thích. Nói Ngũ Bộ ấy là Di Sa Tắc, Đàm Vô Đức, Ca-diếp Di, Bà Thô Phú La, Tát Bà Đa, đầy đủ như Chỉ Quán quyển thứ sáu ghi lại, số còn lại sơ lược như văn. Tăng số hành trong Thông giáo phân làm hai: 1. Thuật rõ ý; 2. Chính thức giải thích. Trong văn phần một nói Bất định Bộ Dật ấy là không giống như ba Tạng – bốn A Hàm đều có hộp bộ riêng biệt. Nay bởi vì các bộ Phương Đẳng trong các Bát-nhã chỉ là Tam thừa cùng hành như nhau thì phân định thuộc về Thông giáo. Tiếp trong giải thích, có hai: Một – Giải thích về một pháp; Hai. Số còn lại đều giản lược. Văn phần một lại có hai: Thứ nhất, Chính thức giải thích, thứ hai – Chỉ ra rộng rãi. Văn phần đầu lại có ba: Một là nêu ra; Hai là giải thích; Ba từ “Như thị…” trở xuống là kết luận. Phần một như văn. Tiếp trong phần giải thích, có hai: Trước là đưa ra văn luận; tiếp từ “Vân hà…” trở xuống giải thích về ý luận; lại có hai: Đầu là dẫn văn Luận tự giải thích; tiếp từ “Kim quán…” trở xuống là chính thức giải thích về văn Luận. Phần đầu lại có hai: a. Văn Luận tự nêu ra; b. Từ “Sở vị…” trở xuống là trong Luận tự giải thích. Trong giải thích có hai: Đầu tiên sơ lược giải thích; tiếp sau từ “Như tứ đại…” trở xuống là nêu ra chủng loại. Tất cả các pháp, không pháp nào không từ trong một pháp hòa hợp quán sát rất nhiều tánh, lấy nhiều phá bỏ một gọi là Nhất tướng, lấy không có phá bỏ một gọi là Vô tướng, cho nên nêu ra bốn đại để ví dụ biết được. Tiếp trong phần chính thức giải thích, có ba: 1. Pháp; 2. Ví dụ; 3. Kết hợp. Trong phần pháp có bốn: Một. Sơ lược giải thích; Hai. Từ “Nhược ngôn…” trở xuống lànêu ra theo chiều dọc; Ba. Từ “Như thị…” trở xuống là nêu ra phá trừ các pháp; bốn. Từ “Thử dĩ…” trở xuống kết luận thành tựu tướng quan. Đây tức là tướng của Tánh Không và Tướng Không, một tướng là Tánh Không, vô tướng là Tướng Không, vậy thì trong một Đại còn lại ba loại là Tha, một Đại là Tự, đã loại bỏ Tự Tha giống nhau thì không tồn tại. Trong văn phần một suy ra tướng bốn đại, như Quán Âm quán môn trong Chỉ Quán thứ hai. Nhưng trong luận ấy bao gồm phá bỏ chuyển sang đối với mỗi một Đại khai mở làm bốn câu, như dựa vào Sự kiên cố để phá bỏ Tình kiên cố, cho đến bốn câu đều là nghĩa kiên cố, những Đại còn lại cũng như vậy. Văn này dựa vào Đại Luận, chỉ phá bỏ thật pháp của bốn đại, cho nên đối với bốn đại trải qua mở rộng quán xét lẫn nhau. Trong Địa Đại không có ba loại khác gọi là một tướng, Địa cũng tự nó không có gọi là vô tướng, cho nên một tướng cũng không có, các Đại còn lại cũng như vậy. Tiếp trong phần ví dụ nói hỏa mộc như trước, như trong Chỉ Quán quyển thứ ba ghi lại. Ý ví dụ này nối thông với Thiên – Viên, nay chỉ thuộc về Thông giáo. Tiếp là tăng số hành trong Biệt giáo, lại có hai: 1. Mở rộng; 2. Tóm lược. Văn phần một cũng thuận theo nói Bất định Bộ Dật, dựa vào trong Hoa Nghiêm – Phương Đẳng – Bát-nhã trải qua Biệt hành pháp tức là tướng ấy. Nhưng trong Phương Đẳng phần nhiều dùng Biệt hành, loại bỏ đối với Tiểu hạnh. Trong Bát-nhã phần nhiều dùng Biệt pháp lần lượt dung thông với Hoa Nghiêm đang lúc trải qua hành của Biệt, cho nên nay sơ lược đưa ra để làm hành tướng, lại có hai: 1. Chính thức giải thích; 2. Từ “Thị nhất nhất” trở xuống là công năng. Phần đầu nói dựa vào Thiện Tài nhập giới trong Hoa Nghiêm, vốn là mỗi một vị thiện tri thức trong kinh ấy đều nói Ta chỉ biết một pháp này. Nói rằng hoặc là Như Huyễn Tam muội, trong phẩm Pháp Giới ấy Thiện Tài đi đến trú xứ của Ma Gia phu nhân đạt được Tam muội này, rộng ra như trong kinh đã nói. Đầu nham phó hỏa: “Thiện Tài đi về phía Nam có thôn làng tên gọi Y Sa Na, có vị Bà La Môn tên gọi Thắng Nhiệt, Thiện Tài thấy vị Bà La Môn ấy tu hành khổ hạnh cầu Nhất thiết trí, bốn phía lửa chảy rực giống như núi lớn, ở giữa có núi đao cao vút vô cùng, lên núi ấy lao thân vào đống lửa rừng rực Thiện Tài nói: Trước đây tôi đã phát nguyện… Bà La Môn nói: Nay ông nếu có thể lên trên núi đao này lao thân vào đống lửa, thì các Bồ tát hạnh thảy đều thanh tịnh. Thiện Tài nghĩ rằng: Thân người khó có được, thoát khỏi các nạn là khó, các căn đầy đủ là khó, gặp Phật nghe pháp, gặp thiện tri thức, gặp được thiện hữu là khó, được giáo như pháp, có được chánh mạng là khó, đây mong rằng không phải là bị ma sai khiến chăng, đây không phải là đồ đảng hiểm ác giả dạng xưng là Bồ tát thiện tri thức chăng? Bấy giờ mười ngàn Phạm Vương giữa hư không bảo rằng: Này người thiện nam! Đừng dấy lên ý niệm này! Nay Thánh Giả này đạt được pháp môn quang minh là Kim Cang Tam muội, cứu độ các chúng sanh! Mười ngàn ma quân giữa hư không cổ vũ, mười ngàn Tự Tại Thiên giữa hư không rải hoa, cho đến Thiên long bát bộ cõi Tha Hóa đều có mười ngàn vị tu pháp cúng dường xong, Bà La Môn thuyết pháp cho Thiện Tài. Thiện Tài nghe rồi tâm vô cùng hoan hỷ, hướng về Bà La Môn đã khởi tâm chân thật thiện tri thức nói bài kệ ca ngợi. Thiện Tài lao vào lửa chưa đến trong ngọn lửa thì đạt được Bồ tát Thiện Trú Tam muội, chạm vào ngọn lửa đạt được Tịch Tịnh Tam muội Thiện Tài nói: Núi đao lửa lớn lúc chạm vào thân tôi thì an ổn không còn tai họa. Bà La Môn nói: Chỉ riêng tôi thực hành pháp Bồ tát Vô Tận Luân Giải thoát Hỏa này đốt cháy kiến hoặc của các chúng sanh không sót lại gì, chắc chắn không còn Danh Văn, ở nơi thiện tri thức Tự Tại Chủ đạt được pháp môn Toán Sa. Tự Tại Chủ nói: Trước đây Ta ở nơi Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử tu học các pháp môn về thư, toán, ấn… đi vào thần thông tinh xảo biết tất cả các pháp môn, thường cùng với mười ngàn Đồng Tử ở trên cồn sông cùng nhau vây quanh vun cát lại để chơi đùa. Nhờ vào pháp môn này có thể biết các pháp thư, toán, giới, xứ của thế gian, cũng có thể chữa bệnh. Tất cả các pháp thế gian đều biết, cho đến toán pháp của Bồ tát là một trăm Lạc Xoa thành Câu Chi, Câu Chi Câu Chi là một Na Dữu Đa, cho đến Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết Chuyển cùng ba mươi tầng toán pháp, dùng toán pháp, dùng toán pháp này biết số cát tụ lại rộng lớn đến Vô lượng do tuần, biết rõ trong ngoài có bao nhiêu hạt. Thậm chí cũng biết được số cát khắp mười phương, biết số lượng chúng sanh, số lượng sai biệt của pháp, số lượng tên gọi của pháp, số lượng danh hiệu Như Lai, đều có năng lực biết rõ, có năng lực giảng giải thành tựu Đại nguyện”. Trong kinh đã từng có trước đây nói: “Văn Thù đã dạy Ta như pháp môn Yểm Tử, pháp môn Sa Tụ, pháp môn Ấn”. Còn lại giống như kinh mới. Nay văn dựa vào kinh cũ cho nên nói là Tương Yểm. Phát Bồ-đề tâm… ấy, Thiện Tài đến nơi mỗi một vị thiện tri thức đều nói Thánh Giả, trước đây tôi đã phát tâm A nậu tam Bồ-đề mà chưa biết Thánh Giả làm sao tu Bồ tát hạnh…? Tiếp trong phần công năng, nói đều phá trừ vô minh đi vào cảnh giới sâu xa, thì nay văn luận chung về một giáo cho nên không phân chia địa vị Thánh Hiền. Nếu ở nơi các vị thiện tri thức chỉ đạt được Tục Đế Tam muội thì chỉ phá trừ vô tri gọi là vô minh. Nếu đi vào Thật Tướng thì phá trừ vô minh vi tế trong chướng. Phần lớn đều dựa theo Giáo Đạo không dung thông để phá trừ vô minh Hoặc, cho nên nói Ta chỉ biết một pháp môn này mà thôi. Chứng Đạo không có gì ngăn cách lẽ nào có thể không biết? Nếu trong Pháp Giới Tánh Luận của Bồ-đề Lưu Chi lấy các tri thức dùng để so sánh với bốn mươi hai vị thì đều phá trừ vô minh, nhưng nay một tông này dựa vào chỉ biết một pháp, và dùng ý Phổ Hiền – Di Lặc hướng về thì tự nhiên trở thành thứ tự không thâu nhiếp lẫn nhau. Vậy thì hoàn toàn như tông phái này đã phân định. Tăng số trong Viên giáo, cũng trước là mở rộng, sau là sơ lược chỉ ra. Văn phần đầu lại tăng đến mười pháp, vốn là chọn lấy mười Thừa quán pháp, các hành còn lại đều là đương môn được lợi ích mà trở thành trước sau. Nay mười pháp này trước sau đầy đủ vốn là mong muốn đưa người thực hành đến Sơ Trú. Trong một hạnh thứ nhất nếu luận bàn trước sau cũng cần phải có đủ mười, vả lại lấy pháp giới làm chủ yếu chưa hẳn là bằng hạnh khác, pháp giới tức là cảnh bất tư nghị trong mười loại. Nói gắn liền với duyên và tất cả những người vô ngại như Chỉ Quán quyển thứ nhất ghi lại. Tăng số trong Viên giáo này tên gọi đó chính là nối thông mà Thể nhất định là khác với Tiệm. Trong văn Chỉ Quán tuy dùng Chỉ Quán giải thích về nghĩa gắn liền với duyên, mà nay chọn lấy đối tượng gắn liền, đối tượng nghĩ đến tức là cảnh Thật Tướng làm một pháp. Nói tất cả vô minh… ấy, là giải thích về công dụng của chủ thể quan hệ, chủ thể nghĩ đến trên đây, Chỉ cho nên vĩnh viễn vắng lặng, Quán cho nên giống như hư không. Từ đây xuống dưới trở lại trình bày về công năng của hành. Tất cả Bồ tát không có hành gì khác, đều căn cứ vào đây mà vượt khỏi hai loại Tử. Từ nhân đến quả, chỉ dùng một pháp, trí không soi chiếu gì khác gọi là Đẳng Quán, hành không hướng về nơi nào khác gọi là Đẳng Nhập, hiểu rõ tuệ quán thành tựu Tịch Nhiên Chỉ Quán, hai nơi ba cõi không có nơi nào cao hơn được. Thất gọi là sánh ví tăng lên hai pháp ấy là, tịch chiếu Chỉ Quán, Vô tác tam học, Vô tác đạo phẩm, sơ tứ niệm xứ. Nói ngũ môn thiền ấy, như năm môn trong chương Ca Chiên Diên kinh Tịnh Danh đều là vậy. Chọn lấy kết thành song phi, để hiển bày Trung đạo là năm môn thuộc Viên giáo, như nói các pháp cuối cùng không sanh không diệt, là nghĩa chẳng phải vô thường, năm thọ ấm hiểu rõ là không chẳng có gì sanh khởi, là nghĩa chẳng phải khổ chẳng phải lạc, các pháp suy cho cùng không có gì vốn có, là nghĩa chẳng phải không chẳng phải có, đối với Ngã – Vô Ngã mà lại không hai, là nghĩa chẳng phải Ngã chẳng phải Vô Ngã. Nghĩa của tịch diệt gọi chung cho cả Đại – Tiểu, không cần phải là song phi, chính là tên gọi mà hiển bày nghĩa của Trung đạo, chính là năm môn của Viên giáo vậy. Cũng gọi là năm hành… đến quyển thứ sáu sẽ giải thích lại. Sáu ba-la-mật ở trong một tâm dùng sáu Tức vị vượt qua bờ của hai Tử. Bảy thiện ấy trong Sớ nói: “Bảy thiện ấy là nói chung cho Đại Tiểu”, nay hạn chế thuộc về bảy thiện của Viên giáo. 1. Sớ Trung Hậu thiện là tựa chủ yếu về lưu thông thời tiết thiện; 2. Nghĩa đó sâu xa gọi là nghĩa thiện; 3. Lời ấy khéo léo gọi là lời nói thiện; 4. Thuần nhất không lẫn tạp gọi là chỉ có một thiện; 5. Đầy đủ gọi là viên mãn thiện; 6. Thuần khiết gọi là điều hòa mềm mại thiện; 7. Tướng Phạm hạnh gọi là Từ bi thiện. Cũng cần phải phân biệt tường tận bảy thiện khác nhau trong các giáo để hiển bày Pháp hoa, chỉ có hiển bày bảy thiện của viên giáo là ý văn này. Bắt đầu từ Tứ Niệm xứ đến Bát Chánh Đạo đầy đủ như trong Đạo phẩm của Chỉ Quán, chín loại Đại Thiền chỉ thuộc về Biệt Viên, ý nay không phải là Biệt, nêu ra giải thích đầy đủ ở trong Pháp Giới Thứ Đệ, trong đó cũng không phân tích sự khác nhau của Biệt Viên. Nếu muốn phân tích thì dựa theo Cảnh, dựa theo trí để phân biệt hành tướng, mười loại Cảnh như trong Chỉ Quán, mười Cảnh như ấm… chỉ thuộc về ba giáo, nay là cảnh giới quán sát của người Viên giáo, cho nên nói là mười Cảnh, bởi vì quán sát rồi đều trở thành bất tư nghị. Mười Thừa ấy cũng có nghĩa chung cho cả bốn giáo, nay không phải ba giáo trước cho đến trăm ức theo đây mà phân định. Tiếp từ “Nhiên tăng số…” trở xuống là phân định trước đây dựa theo Giáo, lại có hai: Một. Dựa theo bốn giáo để phân định thô diệu; Hai. Dựa theo kinh này trở lại hiển bày Diệu Hạnh. Trong bốn giáo trước thì Viên giáo đã thuộc về kinh này, vì trình bày về hành tướng cho nên trở lại phân tích rõ ràng, như cảnh, trí trước đây đều dẫn văn ấy để chứng minh vậy. Bắt đầu từ một pháp cuối cùng đếnsáu pháp, đều là tướng trạng của bốn lại hạnh, vì thành tựu số tăng lên cho nên dùng bốn pháp như nhau cùng đưa ra. Nhưng trong bốn an lạc hạnh, Chỉ Quán thuận theo thuộc về hai pháp, ba nghiệp thích ứng thuộc về ba pháp, thệ nguyện cũng thuộc về bốn pháp. Vả lại, trước đây đã đưa ra mười số của Viên giáo chung quy là thuộc về kinh này. Nhưng danh nghĩa như nhau, hãy còn nối thông với các Bộ vì vậy lại so sánh danh cùng với nghĩa sáu pháp tăng hoàn toàn thuộc về kinh này. Phần ba khai mở như văn. Tiếp là trình này về năm hạnh hai giáo, năm hạnh đầy đủ ở trong Đại Kinh mười một. Đầu kinh nói: “Đức Phật bảo với Bồ tát Ca-diếp: Cần phải đối với Đại thừa Đại Bát Niết-bàn này chuyên tâm tư duy về năm loại hạnh. Như thế nào là năm loại? Đó là: “Thánh hạnh cho đến Bệnh hạnh. Này người thiện nam! Bồ tát hãy thường xuyên tu tập năm loại hạnh này. Lại có một hạnh Như Lai hạnh”. Nay phân định tên gọi đã nêu ra đây là hạnh thứ tự, lại có một hạnh gọi là bất hạnh thứ tự. Vả lại, trong năm hạnh trước thông suốt cả hai nghĩa, Chứng Đạo thông với Viên giáo, Giáo Đạo chỉ thuộc về Biệt giáo. Nay giải thích về năm hạnh: Trước là nêu ra chương; tiếp là giải thích. Trong giải thích có hai: Đầu là giải thích; tiếp là liệu giản giải thích nghi ngờ. Đầu trong giải thích có ba: Một là giải thích hai loại năm hạnh; Hai là phân định; ba là khai mở. Phần đầu trong giải thích có hai: 1. Thứ đệ; 2. Bất thứ đệ. Trong phần thứ đệ có hai: a. Chính thức giải thích; b. Hỏi đáp liệu giản. Văn phần đầu trong giải thích, năm hạnh tự phân làm năm văn. Thứ nhất trong Thánh hạnh có hai: Trước là nêu ra, tiếp là giải thích. Trong giải thích có hai: Đầu là dẫn kinh thiết lập ý; tiếp là chính thức giải thích. Văn phần đầu lại có hai: Một. Từ “Như kinh…” trở xuống là văn Kinh; Hai. Từ “Tùng thử…” trở xuống là trong văn kết luận nêu ra. Tiếp từ “Nhược văn…” trở xuống là giải thích lại có ba: 1. Trình này dựa vào Kinh thiết lập Tín; 2. Trình bày dựa vào Tín thành lập Nguyện; 3. Sau đó mới dựa vào Nguyện lập Hạnh. Thứ nhất thiết lập Tín ấy, là tin vào Lý Diệt trong quả và dùng hạnh duyên tu. Hạnh chủ yếu không ra ngoài Tam Học, trước tiên biết Khổ Tập tin tưởng Đạo Diệt này để phá trừ Khổ Tập, cho nên Bồ tát phát tâm cần phải lấy Tứ Đế làm căn bản của nguyện hạnh, đầy đủ như Chỉ Quán quyển thứ nhất và thứ năm phân rõ trong phần trình bày về phát tâm. Thứ hai từ “Tự thương…” trở xuống là dựa vào Tín thành lập Nguyện, lại phân làm hai: Một. Tự mình thương xót cho người khác; Hai. Chính thức trình bày về tướng Nguyện, chỉ có Khổ Tập không thể có Đạo Diệt, vậy thì Tứ Đế đều không vốn có, bởi vì không hiểu rõ Khổ Tập tức là tên gọi trở thành không có. Tiếp theo từ “Bồ tát…” trở xuống là chính thức trình bày về phát nguyện tức là Bốn hoằng, đầy đủ như Chỉ Quán trình bày trong phần phát tâm, nay là tướng của thứ tự hoằng thệ, thích ứng với hai loại trước một loại sau cẩn thận dùng cảnh, bốn trí đối lập nhau để phân biệt, trong văn này tổng quát sơ lược không thể nói hết được. Thứ ba từ “Phát thệ nguyện…” trở xuống là chính thức trình bày về hành tướng để bổ sung cho nguyện trước đây, đến Vô tác Tuệ Hành đoạn trừ mười hai phẩm vô minh thì nguyện mới đầy đủ. Hành tướng phân làm ba: 1. Giới; 2. Định; 3. Tuệ. Thứ nhất trong Giới có ba, đó là giải thích, phân định và khai mở. Đầu trong giải thích phân làm hai: Một. Chính thức giải thích; Hai. Kết luận khuyến khích phân rõ địa vị. Phần một lại có hai: 1. Trình bày về trì căn bản giới bạch tứ yết ma để làm nhân tố lâu dài; 2. Từ “Nhân thị…” trở xuống là trình bày dựa vào nhân căn bản này. Tiếp theo là phát sinh năm chi các giới. Văn phần đầu, nếu không trọn đời tu dưỡng Phạm hạnh thanh tịnh, thì quả thường trú lâu xa do đâu có thể mong chờ? Nói là trọn đời ấy là tạm thời thuận theo bạch tứ yết ma đã thọ nhận tùy xu thế phạm vi mà nói, vì vậy ở trong hai trăm năm mươi giới thì tánh giới và giá giới đều giữ gìn không thiếu sót, mà Đại thừa thế gian nói ấy chính là giới căn bản bị hủy hoại đầu tiên, vì sao nói là chứng chân như thì đại vọng ngữ đứng đầu? Tam Bảo thay nhau mạo danh để chiếm dụng là trước tiên, không khéo môi giới phòng ốc làm sao nghi ngờ y bát, thọ nhận ăn uống thuốc men nào nghĩ đến lợi ích chính đáng, ngồi nơi ngăn che hay nơi trống trải nào đã từng để ý đến, thuyết pháp lẽ nào cầu người nam, ngủ đêm lại không phân biệt người nữ…, những loại như vậy không thể ghi lại đầy đủ được, Ái kiến La sát hoàn toàn làm hại đến “túi da” vượt sông, thân hãy cón không thể giữ thì lợi ích cho người khác làm sao có được? Nói rằng La Sát xin túi da vượt sông…, rộng như các văn trì giới phạm tướng… trong Chỉ Quán quyển thứ tư. Bởi vì trì giới căn bản đầy đủ như vậy cho đến Vô thượng Đạo, ấy là trình bày về Định Tuệ Thánh hạnh đều do trì giới mà được thành tựu, trong đó trước là nêu ra, tiếp là giải thích. Đầu tiên nói đầy đủ… ấy là năm, tám, mười Giới đều chưa gọi là đầy đủ (Cụ túc) đến bạch tứ yết ma này mới gọi là đầy đủ. Nói căn bản ấy là căn cứ vào đây có thể làm căn bản cho Đạo và Định. Nếu giới này đầy đủ thì lại căn cứ vào năm, tám giới để làm căn bản. Nói quyến thuộc trước sau còn lại giới thanh tịnh, ấy là từ Xả Đọa trở xuống cùng với các kinh đã chế định đều gọi là giới còn lại. Kinh nêu ra năm chi giới, hai chi giới trước thuộc Giới Thánh hạnh, tiếp một chi giới thuộc về Định Thánh hạnh, hai chi còn lại thuộc về Tuệ Thánh hạnh. Vì vậy văn tạm thời nêu ra tất cả cùng gọi là giới. Ba chi sau chẳng phải Tác Pháp mà là Đắc Pháp, ấy là kinh nêu ra năm chi giới từ đầu đến cuối. Nói lại có hai loại giới: 1. Tiếp nhận giáo giới thế gian; 2. Đạt được giới trong Chánh Pháp. Đạt được giới trong Chánh Pháp cuối cùng không trở thành xấu xa, tiếp nhận giáo giới thế gian nghĩa là bạch tứ yết ma sau đó mới đạt được. Đạt được giới trong Chánh pháp là thông cả Đại Tiểu và Định Tuệ…, thuận theo bên tiếp nhận đạt được giới thuộc về Giới Thánh hạnh. Lại có hai loại: 1. Tánh giới; 2. Giới ngăn lại sự cơ hiềm của thế gian. Kinh văn giải thích về giới ngăn sự cơ hiềm đầy đủ như trong kinh Phạm Võng. Đưa ra các giới Khinh và các Nguyện, chẳng phải là những sự hiểu biết xấu xa, giới Thể là Giác, lìa sự hiểu biết xấu xa cho nên gọi là Giác thanh tịnh, vốn gọi là Định Cọng giới. Đã nói gợi mở đạt được căn bản, thông thường chỉ cho Dục phân tán đều gọi là ác giác, và Sắc định đều gọi là Định Cọng giới. Hộ trì ấy là các loại phương tiện khiến cho đi vào Vô lậu vì thế gọi là hộ trì. Bắt đầu xa rời tà kiến cho nên gọi là chánh niệm, không có những cách nhìn xấu ác cho nên gọi là thanh tịnh. Từ tương tự đến thông suốt thuộc về giới này, vốn là chỉ cho những tên gọi như Noãn – Đảnh… tuy chưa phát cho đến La hán mà gọi chung là Đạo Cọng giới. Từ “Phục thứ…” về sau dựa vào trong phần vị này phân định Đạo Cọng và Định Cọng thuộc về giới. Bởi vì Chỉ thiện và Hành thiện đều là giới, cho nên trước đã phân định xong kết luận rằng động và Tỳ Ni, Đạo – Định là bất động, luật nghi là động. Từ “Hà giả…” trở xuống là giải thích. Tiếp là hồi hướng đầy đủ, ấy là có thể quay lại mình tặng cho người, tức là hồi nhân hướng quả, đến đây mới đươc gọi là đầy đủ, trước là nêu ra tên gọi, tiếp từ “Tức thị…” trở xuống là giải thích. Trong giải thích có hai: Một là sơ lược nêu ra nguyện hạnh; Hai là giải thích về nguyện hạnh. Văn phần đầu lấy nguyện hạnh đầy đủ có được tên gọi Đại thừa, bốn loại trước đưa vào Tiểu thừa, vì vậy trong này chỉ gọi là Đại thừa. Tiếp từ “Hoằng thệ…” trở xuống là giải thích. Trong giải thích có ba: 1. Tổng quát nguyện dựa vào trước đây; 2. Trình bày về sự hành; 3. Trình bày rộng về nguyện tách biệt. Phần đầu như văn. Văn phần tiếp theo, tuy đưa ra sáu độ mà hãy còn thâu nhiếp trong giới cho nên sáu độ đều trở thành giới. Nói có thể chịu đựng đau khổ của thân gọi là Sanh nhẫn, nén chịu đựng sự thuận nghịch của tâm gọi là Pháp Nhẫn. Bát Phong chỉ là tám loại lợi, suy… không ra ngoài sự thuận nghịch. Các giới gà chó, đây làcác ngoại đạo chấp trước đều thuộc về hai mươi lăm Đế trong Lặc Sa Bà Tông, tông ấy nói khổ hạnh có sáu loại: 1. Tự nhịn đói; 2. Nhảy xuống vực sâu; 3. Lao vào ngọn lửa; . Tự rơi xuống; . Lặng im không nói; 6. Giữ các giới trâu chó. Nghĩa là đạt được Túc Mạng trí thấy từ trong các loài trâu chó mà được sanh làm thân người, thì nói rằng tu các hạnh như trâu chó mà có được thân người, thế là theo đó ăn các loại cỏ cây và ăn rác rưởi, chứ không biết các loài trâu chó đã hết nghiệp của nó hướng về nhân tốt lành vốn có dẫn dắt sanh vào cảnh trời người; cũng như duyên của người làm nghề giết mổ là Già Sất trong bà Sa Luận, và sáu mươi hai Kiến như Chỉ Quán quyển thứ hai ghi lại. Văn phần tiếp theo là nguyện tách biệt, có ba: Một. Nêu ra mười hai nguyện trong giới Bồ tát; Hai. Đưa ra Đại Kinh phòng hộ mười nguyện; Ba. So sánh mười Giới trong Đại Luận để phân rõ đồng dị. Phần một như văn. Văn phần hai, có hai: 1. Nêu ra; 2. Cùng với năm chi căn bản phân rõ đồng dị. Văn phần một có hai: Trước là nêu ra; tiếp là ý kết luận, lại có hai: a. Nêu ra ý, b. Hợp lại như nhau. Phần hai cùng với năm chi căn bản phân rõ đồng dị, nói như thầy thuốc chữa bệnh, ấy là Bồ tát là bậc Y Vương chữa bệnh cho chúng sanh mà không bị căn bệnh làm cho vấy bẩn. Phần ba cùng với mười Giới trong Đại Luận so sánh phân rõ, mười Giới trong Đại Kinh đối chiếu mười Giới trong Đại Luận thì văn có phần giống nhau, nay ghi lại so sánh đầy đủ. Luận là bất khuyết thì Đại Kinh là cấm giới, thuộc về chi nghiệp căn bản. Luận là bất phá, bất xuyên thì Đại Kinh là thanh tịnh giới, thiện giới, thuộc về chi quyến thuộc trước sau. Do đó trong văn nói từ trong hai chi văn căn bản và quyến thuộc phát sinh ba cấm giới. Luận là bất tạp giới thì Đại Kinh là bất khuyết giới, thuộc về chi chẳng phải các ác giác, giác thanh tịnh. Luận là tùy đạo giới, vô trước giới thì Đại Kinh là bất tích giới, thuộc về chi hộ trì chánh niệm. Luận là tự tại giới, trí sở tán giới, tùy định giới, cụ túc giới thì Đại Kinh là Đại thừa giới, bất thoái bất thoái giới, tùy thuận giới, tất cánh giới, cụ túc chư Ba-la-mật giới, thuộc về chi hồi hướng Vô thượng Đạo. Từ năm chi phát sinh thì văn tuy như trước, mà nếu chỉ dùng mười Giới trong Đại Luận so sánh với mười Giới trong Đại Kinh, thì Luận là bất khuyết giới tức trong Đại Kinh là cấm giới. Luận là bất phá giới thì Đại Kinh là thanh tịnh giới. Luận là bất xuyên giới thì Đại Kinh là thiện giới. Luận là bất tạp giới thì Đại Kinh là bất khuyết giới, cùng với bất khuyết trong Luận thì tên gọi giống nhau mà ý khác biệt. Luận chọn lấy thiếu sót hủy hoại không tùy ý cho nên phù hợp với căn bản, Kinh chọn lấy có chút thiếu sót sẽ làm tổn hại cho nên phù hợp với bất tạp. Luận là tùy đạo giới, vô trước giới thì Đại Kinh là bất tích giới. Luận là trí sở tán giới thì Đại Kinh là Đại thừa giới. Luận là tự tại giới thì Đại Kinh là bất thoái giới. Luận là tùy định giới thì Đại Kinh là tất cánh giới. Luận là cụ túc giới thì Đại Kinh là Cụ túc ba-la-mật giới. Nhưng dựa vào sự so sánh này thì tự nhiên thấy rõ văn sai lạc cũng không cần phải thay đổi. Tiếp theo từ “Niết-bàn…” trở xuống là kết luận khuyến khích phân rõ địa vị như văn. Tiếp trong phần phân định đầu tiên nói Giới Thánh hạnh…, là bởi vì có cạn sâu cho nên đối với cạn sâu phân định về thô Diệu ấy, bởi vì Chứng Đạo như nhau cho nên tùy thuận như nhau cũng có thể gọi là Diệu. Nay lại đối với thứ tự phân biệt so sánh bốn giáo ấy, bởi vì thứ tự hành theo chiều dọc, vốn cùng với hành tướng của bốn giáo như nhau, trong đó có hai: 1. Dựa theo Giáo phân định; 2. Dựa theo năm vị. Thứ nhất trong phần dựa theo Giáo thì luật nghi thâu nhiếp tất cả các chúng, ấy là chúng Đại thừa – Tiểu thừa nối thông với nhau dùng luật nghi thâu nhiếp phần vị của mình, vì vậy tất cả dựa vào luật nghi để xác định vị bốn trí theo thứ tự, cho nên Bồ tát ở Đại thì Đại, ở Tiểu thì Tiểu. Do dó biết rằng Bồ tát ở chúng Tiểu thừa vẫn y theo vị bốn trí thứ tự của Tiểu thừa mà ngồi, ở chúng Đại thừa thì y theo vị bốn trí thứ tự của Đại thừa mà ngồi, cho nên nói dùng luật nghi xác định vì thế không tách biệt thiết lập vị bốn trí thứ tự của tam thừa. Đây là nói với Tạng – Thông giáo Bồ tát, cho nên nói giới pháp là giống nhau. Nói rằng cũng bao gồm Thông, ấy là chỉ bao gồm Thông giáo Bồ tát ra khỏi Giả tùy theo cơ, giới nội thuận với lý Chân đế mà thôi. Người Biệt giáo lấy lý Trung đạo làm Chân. Trong phần giải thích về đầy đủ: Một là giải thích; Hai là dẫn nhiều văn chứng minh. Năng lực đó như vậy, thì gọi là phụng luật, ấy là quán tâm vô sanh cứu cánh trì giới đầy đủ như trong chương Ba Li, tâm không có trong ngoài và chẳng có nhơ sạch gọi là chân thật phụng trì giới luật. Từ lâu tu hành Phạm hạnh…, đây là bởi vì từ lâu ở trong địa vị Nhị thừa gọi là “cửu tu” (tu lâu) nay nghe khai mở Quyền tất cả vạn hạnh cùng nhằm về Phật thừa gọi là quả báo. La Hầu La mật hạnh, thì trong Tiểu thừa cũng nói La Hầu La mật hạnh cùng với Pháp Hoa đâu sai khác? Nhưng mà Đại – Tiểu không giống nhau, Tiểu thừa dùng sự hộ trì vi tế làm mật, như ý nói Tỳ kheo La vân chưa hề tựa vào cây, tựa vào tường, chưa hề quay đầu lại nhìn, chưa hề cùng với người nữ nói một lời… nay trong Pháp Hoa dựa theo gợi mở Tích ấy tức là lấy Tích che phủ Bổn thì gọi là mật. Lời này vốn ở trong văn khai mở Quyền, ý dẫn chứng ấy nghĩa là Tỳ kheo La Vân Bổn trí Viên Diệu mà Tích thị hiện là thô, cho nên chỉ thuộc về trong phần phân định thô Diệu thâu nhiếp. Từ “Phục thứ…” trở xuống là dựa theo năm vị để phân định, nếu dựa theo năm chi, tức là dùng Chi thứ nhất làm vị thứ nhất, Chi sau làm vị sau, trung gian làm ba vị. Nếu thâu tóm mười Giới làm bốn giáo, bốn giáo làm năm vị, thì dùng Tam Tạng giáo làm vị thứ nhất, Viên giáo làm vị sau, Thông giáo – Biệt giáo làm ba vị, tức là Thông giáo như Lạc, Biệt giáo như Sanh Tô và Thục Tô, thuận theo dùng Thập Hạnh làm Sanh Tô, Thập Hướng làm Thục Tô. Khai mở thô hiển bày Diệu, lại có hai: Một. Lại dựa vào Tương Đãi trở lại hỏi đáp giải thích nghi ngờ; Hai. Từ “Khai mở…” trở xuống là chính thức trình bày về khai mở hiển bày. Văn phần một tức là thuận theo khai mở thô khiến cho hiển bày Diệu giới. Trước là hỏi đáp liệu giản, giản lược đưa ra giới thô tức là đối tượng khai mở, chính là văn trở lại liệu giản đối với phân định thô Diệu để hiển bày khai mở thô. Vì vậy về sau kết luận rằng: Nói như vậy hãy còn là giới thô của Tương Đãi, nơi khác đã chưa hề phân biệt đối với bốn địa vị Bồ tát khác nhau. Nay hỏi Bồ tát ba kỳ và tam thừa trong kinh Đại Phẩm cùng chung địa vị Bồ tát là trì giới nào? Nếu như trì Phạm Võng, vì sao lại vẫn còn bốn địa vị, khinh giới phân làm bốn thiên? Nay Tiểu giới Đột Cát La đã cùng với Tăng Tàn cùng chung một thiên, sám pháp nhất loại hướng về đầu tiên, ví như diệt sạch tội lỗi thừa nhận sám hối, cho phép thọ nhận trở lại. Những sự khác biệt như vậy không thể nào đầy đủ được, do đó biết hai giáo trước thì ba Thừa cùng thực hành, Biệt giáo – Viên giáo chỉ chuyên vào Phạm Võng. Nếu Bồ tát xuất gia hoàn toàn sử dụng Bạch tứ yết ma để mà hộ trì thì nơi khác chế định thêm vào sáu Ba la di cùng với Tiểu thừa khác nhau mà thôi, các giới khinh trọng còn lại tùy theo giáo của mình. Văn phần hai nói điều ấy nếu như trả lời rằng thậm chí Giới đâu có thể khác nhau, ấy là hai kinh của Tạng – Thông giáo không phân biệt đưa ra chúng, nhưng người xuất gia thuộc về hai chúng xuất gia, người tại gia thuộc về hai chúng tại gia, cho nên biết vẫn y theo thứ tự luật nghi của hai chúng Tiểu thừa, vì vậy hai giáo không có Bồ tát giới khác nhau. Do đó Đại Luận quyển ba mươi tám nói: “Bởi vì Thích Ca không có chúng Bồ tát khác nhau cho nên Di Lặc và Văn Thù ở trong chúng Thanh Văn theo thứ tự mà ngồi”. Tiếp đến trả lời rằng: Không có chúng Duyên giác khác biệt, ấy là ý trình bày về Tam Thừa cùng vâng theo luật nghi, Thức Xoa đều như Chỉ Quán quyển thứ tư ghi lại. Đệ nhất nghĩa quang…, ấy là tâm chẳng phaỉ Sắc cho nên giới cũng chẳng phải Sắc, tâm vô tận cho nên giới cũng vô tận, do đó khiến cho tất cả đều là Ma Ha Diễn. Tiếp theo trình bày trong Định Thánh hạnh, có ba: Nêu ra, Xếp loại, Giải thích. Trong giải thích có ba: Giải thích – Phân định – Khai mở. Trong giải thích tự phân làm ba, thứ nhất giải thích Thiền thế gian lại phân làm hai: 1. Nêu ra; 2. Giải thích. Trong giải thích đầu tiên trong Vị căn bản: Một. Giải thích tổng quát; Hai. Giải thích tách biệt. Văn phần một có hai: Trước là giải thích tên gọi tổng quát; tiếp là giải thích Thể chung. Văn phần trước lại có ba: a. Giải thích tên gọi; b. Từ “Đại Phẩm…” trở xuống là dẫn chứng; c. Từ “Nhược năng…” trở xuống là công năng. Nếu có thể đi sâu vào quán sát căn bản…, ấy là đây đã trình bày về khai mở Quyền mới thấy Thật Tướng của Thiền chính là gọi rằng đi sâu vào quán sát, đây vốn là Thánh hạnh của Bồ tát có thể tiến hành giải thích như vậy, không có quán Tuệ thì hãy còn không có niệm xứ, huống là phát sinh Diệu Định ư? Tiếp từ “Ẩn một…” trở xuống là giải thích Thể chung, luận chung về Thể của thiền không có quán sát niệm xứ, từng Địa từng Địa cần phải vui mừng, chán bỏ, do đó đối tượng chứng thực không rõ ràng. Tiếp trong phần chính thức giải thích, có hai: 1. Nêu ra ba phẩm; 2. Từ “Sơ tu…” trở xuống là giải thích. Văn phần đầu nói thiền cũng là thứ bậc vậy, ấy là Thiền nói là Tứ Thiền, thứ bậc nghĩa là bốn thứ bậc tức là bốn Vô lượng, Không tức là Không. Trong này trình bày về Thiền chính là pháp Định Thánh hạnh của Bồ tát, cho nên cần phải trình bày về Tu, không giống như Chỉ Quán chỉ phân rõ về “Phát” có thể sơ lược trình bày về tướng ấy để nêu ra phát chứ không mê. Nay văn về tướng Tu cũng có đủ ở trong Tu chứng, bắt đầu từ căn bản cho đến Vô lậu. Vả lại, Định Thánh hạnh này cũng không cần phải phân rõ về tướng của lý Định, nghĩa là bởi vì các nghĩa của chẳng phải lậu – chẳng phải Vô lậu thuộc về Tuệ Thánh hạnh, cho nên pháp xuất thế này cũng lại phân rõ về quán thành thục xông ướp tu, thứ nhất là Sở Tức y theo Bà sa Luận, tướng ấy đầy đủ như Chỉ Quán thứ bảy ghi lại. Nói chuyển duyên ấy là dựa vào trong tâm vi tế chuyển thô đi vào tế, là phương tiện thô tế của Trú Tiền vậy. Sáu hạnh ấy là quán ngán chướng ngại thô thiển của cái khổ bên dưới nghĩ cách để tiếp xúc với cảnh thắng diệu phía trên mà vượt ra, ba loại vui mừng – ba loại chán ghét đều tùy theo sử dụng một loại, lần lượt đi qua đều lấy địa vị của mình làm dưới thấp, chán ngán địa vị của mình cho nên gọi là chán ngán bên dưới. Tám Thánh chủng ấy đầy đủ như Chỉ Quán quyển thứ sáu ghi lại. Hai pháp động loạn ấy là hai pháp giác quán vậy. Một là biết đối đãi không tiếp nhận, hai là trách mắng. Biết giác quán là pháp có thể làm hỗn loạn cho nên nói là biết sai lầm. Đã biết sai lầm thì phải cầu Định thù thắng. Như thế nào là dùng hai pháp này làm Diệu hay là trách mắng? Tức là dùng bốn câu xét kỹ gọi là phá tích. Nếu tu căn bản thì cũng không cần phải biết bốn câu về ba Giả, nhưng hoại diệt giác quán cũng gọi là phá tích. Trong ngoài sáng rực ấy thì trong gọi là Định pháp, ngoài gọi là Dục thân. Một Thức xứ ấy là đã xa rời giác quán có thể đi vào Nhị thiền tương ưng với nội tịnh, thì lấy nội tịnh làm một Thức xứ. Không dựa vào trong ngoài ấy là trong gọi là nội tịnh, ngoài gọi là giác quán. Nếu có thể biết vui sướng và tai họa ấy là biết Thiền thứ ba vui sướng là sai lầm. Thấy bất động rất an ổn ấy là đạt được Thiền thứ tư. Ưu hỷ trước đã loại trừ ấy là hỷ ở Thiền thứ hai, lúc đạt được Thiền thứ ba đã xa lìa ưu hỷ cho nên nói trước đã loại trừ. Khổ lạc nay cũng đoạn ấy là lạc ở Thiền thứ ba, nay đạt được Thiền thứ tư thì xa rời Thiền thứ ba.
Tiếp là tu bốn thứ bậc nói là bốn Vô lượng – bốn pháp bình đẳng, trong đó có hai: 1. Nêu ra ý Tu; 2. Giải thích. Trong giải thích có ba: Một, Trình bày về nhiếp sở; Hai, Thiết lập tướng Tu; Ba, Từ “Phát thời…” trở xuống là che kín đều mở rộng trình bày ở Tu Chứng và A-tỳđàm như Chỉ Quá thứ chín ghi lại sơ lược.
Tiếp là bốn Không xứ phân làm năm: 1. Nêu ra ý Tu; 2. Từ “Diệt Sắc…” trở xuống là sơ lược đưa ra Thể của Định; 3. Từ “Phương tiện giả…” trở xuống là trình bày về tướng Tu; 4. Từ “Phục thứ…” trở xuống là trình bày về tướng đã xa lìa; 5. Chỉ rộng ra. Căn bản tịnh thiền có ba.
Hỏi: trong Chỉ Quán trình bày về căn bản tịnh thiền, vì sao không có sáu Diệu Môn?
Đáp: Sáu Diệu Môn này không phát sinh được tướng vì vậy trong Chỉ Quán không có. Nói là ba căn, là trình bày về người mà ba pháp này che phủ không quan hệ đến phát sinh đạt được, đích thực trình bày về tướng Tu cho nên nay trình bày điều ấy. Như Tán Địa Dục Giới thuộc về Tuệ Tánh, các Thiền Thượng Giới thuộc về Định Địa, từ dưới thấp lên trên cao đều có thể phát khởi thì gọi là Định Tuệ. Trong đó có ba: Một. Kết luận phần trước tổng quát nêu ra; 2. Xếp loại; 3. Giải thích. Trong văn phần một nói trái ngược nhau ấy, nghĩa là vốn có ngầm chứng, không ngầm chứng đều là ba loại trái ngược nhau. Tiếp trong phần giải thích, thứ nhất giải thích về sáu diệu, phân làm bốn: 1. Giải thích tên gọi; 2. So sánh hai loại khác để trình bày về hành tướng; 3. Từ “Nhược quảng…” trở xuống là công năng; 4. Chính thức giải thích. Phần một như văn. Tiếp trong phần hai là hành tướng, có hai: Một. Nêu ra; Hai. Giải thích. Trong giải thích có hai: Trước là tiện nghi, tiếp là sơ lược chỉ ra Đối trị. Tuệ có năng lực đoạn Hoặc cho nên có thể phát sinh Vô lậu. Nếu như nhiều Định Tánh tu tất cả các Định thì mới có thể đoạn Hoặc. Tiếp là nếu tiến hành Đối trị lại khác phạm vi ấy đầy đủ như trong Thiền môn. Nếu trình bày rộng ra những cách tu tập ấy, thì Đại – Tiểu – Thiên – Viên đều luyện tập Định này, nhưng phương tiện khác nhau, tâm mong mỏi không như nhau, thứ tự cũng sai khác, cho nên mỗi một Thiền thâu nhiếp tất cả các Thiền, nay chỉ theo thứ tự cho nên không có các ý khác. Trong phần bốn là chính thức giải thích, phân làm hai: Một. Giải thích tổng quát; hai. Giải thích tách biệt. Văn phần một có ba: 1. Sợ lược nêu ra số; 2. Dẫn chứng; 3. Nêu ra tướng. Phần một như văn. Phần hai trong dẫn chứng, nói dạo qua và dừng lại ba, bốn sinh ra mười hai, ba, bốn nghĩa là mười hai môn Thiền, sinh ra mười hai nghĩa là sáu Diệu môn thì Tu – Chứng đều có sáu, gia công là Tu, nhậm vận là chứng. Văn này còn giản lược chỉ nói là dạo qua và dừng lại… Như trongBà Sa Luận nói: Năng duyên niệm hơi thở ra vào có sáu điều không giống nhau. Thứ nhất là Số có năm: 1. Mã số nghĩa là từ một đến mười; 2. Giảm số nghĩa là từ ba đến một; 3. Tăng số nghĩa là từ một đến ba; . Tụ số nghĩa là ra vào đều có sáu: 4. Tịnh số nghĩa là ra vào đều có năm. Hỏi: Trước tiên đếm hơi thở gì? Đáp: Trước tiên đếm theo hơi thở hít vào, bởi vì lúc con người sinh ra thì hơi thở đầu tiên là hít vào. Tùy là cảm thấy đi vào đến cổ họng, đến rốn cho đến chân tay, tâm đều theo đến. Chỉ là đi vào đến cổ họng thở ra đến lỗ mũi tâm cũng dừng lại theo. Quán là không những quán sát hơi thở như làn gió mà cũng cũng quán sát tướng sai biệt của bốn đại chủng, thậm chí cũng quán sát năm tướng của năm ấm. Chuyển là trở lại, trở lại quán hơi thở này khởi lên quán niệm xứ cho đến Thế đệ nhất. Tịnh là Khổ – Pháp – Nhẫn không còn. Luận tiếp theo văn có liệu giản, hỏi rằng thuộc về những tánh nào? Đáp rằng thuộc về Tuệ tánh. Tánh dựa vào Dục thân nối thông với ba Thiền, ba vị Chí Định. Trong Đại Luận quyển hai mươi mốt nói: “Dùng hữu lậu thiền Đối trị Dục, như lấy độc trị độc không được quá mức mà sử dụng, nay sử dụng cũng như vậy”. Tiếp trong phần giải thích tách biệt, có hai: 1. Giải thích; 2. Từ “Phật tọa…” trở xuống là dẫn chứng. Văn phần một tự có sáu, chỉ giải thích bốn văn hai văn còn lại giản lược không giải thích, vốn có ở phần Tu Chứng. Nói giải thích bốn văn ấy là thuận theo làm thành bốn văn, Tùy Chỉ lại giản lược. Đầu tiên trong giải thích về Số: Trước là tu, tiếp là chứng, Tùy Chỉ có thể thấy. Tiếp trong giải thích về Quán, có ba: Một. Nêu ra tất cả; Hai. Liệu giản; Ba. Giải thích. Nói chung về Quán ấy, trong văn nêu ra ba, thông thường thâu nhiếp tất cả không ra ngoài ba loại này, đây là nêu chung tất cả. Nay ý môn này không cần phải giả định vì thế lại giản lược, cho nên nói đầu là Thật sau là Tuệ. Tiếp theo từ “Tu thật…” trở xuống là trong phần giải thích, có hai: Trước là tu, tiếp là chứng. Thứ nhất trong Tu có hai: Một. Giải thích; Hai. Công năng. Trong giải thích có hai: Một là tổng quát; hai từ “Bì nhục…” trở xuống là tách biệt. Trong tách biệt thì phân làm bốn văn: 1. Bất tịnh; 2. Từ “Phục quán…” trở xuống là Khổ; 3. Từ “Hựu quán…” trở xuống là vô thường; 4. Từ “Phục quán…” trở xuống là Vô ngã. Đầu tiên nói trong ngoài ấy là tạm thời dựa theo ba6 vật phân biệt, đầy đủ như Chỉ Quán thứ chín ghi lại. Ba phần sau đều là quán đối với định tâm đều là Khổ – Vô Thường – Vô Ngã. Tiếp trong phần công năng, có hai: Một. Tách biệt trình bày vạch rõ bốn điên đảo; Hai. Từ “Bất đắc…” trở xuống tổng quát trình bày về trừ bỏ nghĩa. Tuy bốn loại không giống nhau mà đều là trừ bỏ Ngã cho nên tổng quát và tácg biệt để làm sáng tỏ. Tiếp từ “Như thị…” trở xuống là Chứng, tướng ấy có hai: 1. Giải thích về tướng; 2 . Từ “Thị danh…” trở xuống là kết luận. Trong giải thích cũng có hai: Một. Chính thức giải thích; Hai. Từ “Tâm sanh…” trở xuống là công năng. Phần một trong giải thích cũng có bốn tức là bốn niệm quán thành tựu. Thứ nhất từ “Tâm nhãn…” trở xuống là quán Bất Tịnh thành tựu; hai là chúng khổ bức bách thì quán Khổ thành tựu; ba là biến dị trong từng sát na thì quán Vô Thường thành tựu; Bốn là tất cả đều không quán thì Vô Ngã thành tựu. Tiếp trong phần công năng cũng có hai: Một. Tổng quát; Hai. Từ “Đắc…” trở xuống là thành tựu biệt tướng. Vì vậy cùng với trong phần Tu trước sau nêu bày lẫn nhau, chỉ riêng phần thù thắng tất cả trình bày giải thích tường tận trong Pháp Giới Thứ Đệ, cũng như Chỉ Quán thứ chín ghi lại. Trong đó lại phân làm ba: 1. Giải thích tên gọi; 2. Đạt được tên gọi; 3. Chính thức giải thích. Trong giải thích có hai: Một. Theo chiều dọc; Hai. Theo chiều ngang. Trong chiều dọc có hai: Đầu là chính thức giải thích, tiếp từ “Quán khí xả thời…” trở xuống là công năng. Đầu tiên trong giải thích tự phân làm sáu phần, mỗi một phần đều có Tu Chứng nên không tiếp tục luận bàn tách biệt. Tiếp trong phần trình bày tất cả, có hai: 1. Chính thức giải thích; 2. Chỉ rộng ra. Phần một lại có hai: Một. Tu; Hai. Chứng. Trong phần Tu có hai: Trước là chính thức trình bày, tiếp từ “Như thị…” trở xuống là công năng. Thứ nhất trong Tu có hai: 1. Tổng quát nêu ra ba sự; 2. Từ “Đế quán…” trở xuống là tách biệt quán sát ba sự: Văn phần đầu quán sát hơi thở; tiếp từ “Tức bổn…” trở xuống là quán sát thân, tiếp từ “Quán thân…” trở xuống là quán sát tâm. Trong này không trở lại quán bốn niệm xứ cho nên chỉ quán sát ba loại. Phần đầu quán sát hơi thở như văn. Tiếp trong phần quán sát thân nói bốn vi tế ấy là đối tượng tạo ra bốn đại, nghĩa là Sắc – Hương – Vị – Xúc là bốn Sắc vi tế cùng làm thành Báo thân cho nên gọi là vi tế, là đối tượng tạo ra bốn đại Chủng, Thanh không phải là Báo thân bởi vì pháp không luôn luôn có do đó không luận đến.phần quán sát tâm như văn. Tiếp là phần công năng như văn. Tiếp trong phần Chứng có hai: 1. Chính thức chứng; 2. Từ “Năng cụ…” trở xuống là công năng. Trong phần một, văn đầu là tâm chứng, văn tiếp theo là thân, hơi thở chứng. Trong văn phần đầu nói: Nội chứng Chân đế không giống như quán giải thích, ấy là như trong sáu diệu môn trước đây ở quán môn thứ tư đã giải thích về xa lìa bốn điên đảo; biết thiên văn địa lý…, như Chỉ Quán thứ chín sơ lược ghi lại. Tiếp là chỉ rộng ra như văn. Thứ hai là trình bày về Thiền xuất thế gian, trước là kết luận phần Thiền thế gian, tiếp là giải thích. Trong giải thích có ba: 1. Nêu ra danh số; 2. Xếp loại; 3. Giải thích. Trong giải thích tự có bốn, nay lại phân làm ba: Một. Chính thức giải thích về bốn tướng; Hai. Trình bày về bốn loại quán thành thục xông ướp Tu này đối với tám Bối xả cùng tất cả các Thiền; Ba. Từ “Đại Kinh…” trở xuống là kết luận công năng của Địa. Văn phần một tự phân làm bốn phần tách biệt. Phần đầu trình bày về quán thiền, lại có hai: Một là tự nêu ra bốn môn để kết thành tên gọi, chín Tưởng cùng bốn niệm gọi chung là Quán, bởi vì bốn môn đều quán sát đối với cảnh Bất Tịnh; hai từ “Hành nhân” trở xuống là chính thức giải thích. Trước là giải thích về chín tưởng, trong đó có bốn: 1. Trình bày về ý quán; 2. Từ “Tất tu…” trở xuống là khuyến tu; 3. Từ “Tùy sở…” trở xuống là năng – sở so sánh phân rõ; . Từ “Thử cửu…” Trở xuống là trình bày về công năng. Phần một như văn. Văn phần hai là từ một đến chín, cho nên nói là tăng Tưởng. Phần ba trong năng – sở lại có hai: Một. Sơ lược trình bày về năng – sở; Hai. Từ “Phá lục…” trở xuống là trình bày rộng về năng – sở. Văn phần một có hai: Văn đầu là năng trị, tiếp từ “Năng trừ…” trở xuống là sở trị, cũng là trình bày sơ lược về công năng. Trong phần hai trình bày rộng ra cũng có hai: Đầu là trình bày về sở trị; tiếp từ “Năng tu…” trở xuống là trình bày về năng trị. Văn phần đầu có ba: 1. Nêu ra số; 2. Từ “Hữu nhân…” trở xuống là giải thích về danh tướng; 3. Từ “Thử Lục…” trở xuống là vượt qua sai lầm. Nói Lục Dục ấy là như Chỉ Quán quyển thứ sáu ghi lại. Tiếp trong phần năng trị có hai: Một. Nêu chung tất cả; Hai. Từ “Tử tưởng…” trở xuống là so sánh tách biệt. Phần bốn trong công năng có hai: 1. Trình bày về công năng sửa trị Hoặc chướng; 2. Từ “Tuy thị…” trở xuống là trình bày công năng đi vào Đại thừa. Trong văn phần một là chín mươi tám Sử như Chỉ Quán thứ năm ghi lại. Văn phần hai có hai: Pháp và ví dụ. Trong pháp nói Sơ môn ấy, là chín tưởng đứng đầu trong các loại Bối Xả Thắng Xứ cho nên nói là Sơ môn. Có năng lực thành tựu Đại sự, ấy là Bồ tát – Thánh nhân cầu đạt đến Đại Niết-bàn. Tiếp trong phần tám Bối Xả có hai: 1. Giải thích tên gọi; 2. Chính thức trình bày về Tu, như Thiền Môn Chỉ Quán. Tiếp là Thắng Xứ, tất cả các xứ đều như Thiền Môn không phải ở đây có thể nói đầy đủ được. Tiếp là Luyện Thiền thì phân làm ba: Một. Thiết lập tên gọi; Hai. Từ “Thượng lai…” trở xuống là ý thiết lập; Ba. Từ “A-tỳ-đàm…” trở xuống là phâ rõ khác nhau. Phần một như văn. Văn phần hai nói trên đây tuy đạt được tám thiền, ấy là vị căn bản của Thiền là như nhau. Trong căn bản tịnh thiền có ba: Diệu môn – Đặc thắng – Thông minh. Trong quán thiền có bốn: chín tưởng – Bối xả – Thắng xứ – Nhất thiết xứ. Bốn loại này cùng với trước cho nên làm thành tám thiền. Tám thiền này có gián đoạn cho nên lại tu chín thứ đệ Định khiến cho tám thiền không gián đoạn. Trong tám thiền trên đây chỉ đến Bối xả mới bắt đầu có đủ ở chín Địa, bảy môn còn lại tự thâu nhiếp vào Bối xả, cho nên thành thục Bối xả thì các Địa không gián đoạn, vì vậy nói khiến cho chín thứ đệ không gián đoạn. Tiếp trong Huân Thiền có ba: Một. Thiết lập tên gọi; Hai. Từ “Tiền thị…” trở xuống là phân rõ khác nhau về thiết lập tướng; Ba. Từ “Trừ thô…” trở xuống là công năng, có hai pháp, hai ví dụ. Một pháp, ví dụ đầu là công năng loại trừ thô cấu, một pháp, ví dụ tiếp theo là công năng tự tại, vốn là loại trừ các trần tách ra được tự tại. Tiếp theo trình bày về Tu Thiền, lại có hai: Một. Thiết lập tên gọi; Hai. Phân rõ về tướng. Tiếp là chín thứ đệ Định khéo đi vào huân luyện Bối xả… ấy, tức là dùng phương tiện sau Pháp Hoa, Bồ tát dễ dàng ra vaò như nhau, giải thích ý trong này, trong đó có ba: Pháp, ví dụ và hợp. Ý trong này là, bởi vì trong các Thiền chỉ riêng tám Bối xả có đầy đủ ở các Địa. Vì sao vị Thiền căn bản chỉ đến Phi Tưởng? Vì chín tưởng chỉ thấy y, chánh Dục giới, Thắng xứ chỉ thuộc về Bối xả thứ ba, Nhất Thiết xứ chỉ thuộc về Bối xả thứ ba, bốn, năm, chỉ riêng Bối xả Thiền vượt qua Phi Tưởng xứ đến Diệt Thọ Tưởng, cho nên biết nếu luyện tập Bối xả thì bao gồm các Thiền. Bắt đầu từ Sơ thiền cuối cùng đến Diệt Thọ Tưởng Định, theo thứ tự mà đi vào cho nên nói là khéo đi vào. Lập tức khéo vượt ra, ấy là pháp Định chuyển sang sâu sắc ra vào tự tại, lại từ Sơ Thiền không nhờ vào phương tiện mà tức thì đi vào Nhị Thiền, như vậy cho đến Diệt Thọ Tưởng Định. Lại từ Diệt Thọ Tưởng Định, từ trên hướng xuốngdưới theo thứ ngược lại mà vượt ra trở về đến Sơ Thiền. Kỳ thực ra vào thuận theo thù thắng làm tên gọi, cho nên nói là khéo vượt ra. Vượt qua khéo an trú, ấy là dùng tâm thường trú các Địa trên dưới cho nên có thể vượt qua nghịch thuận. Nay thuận theo thù thắng mà nói cho nên nói là khéo an trú. Vì vậy trong kinh nói Bồ tát hiện ra từ lòng đất khéo đi vào, vượt ra và an trú trăm ngàn Tam muội chính là Thiền này. Đi vào mỗi một Thiền gọi là một Tam muội cho nên nói là trăm ngàn. Tên gọi và tướng trạng của bốn loại Quán này đều ở trong Đại Phẩm và Đại Luận. Ví như họa sư như các quả thế gian, là dựa vào sự luyện tập huân tu khiến cho Bối xả sấu sắc vi tế giống như màu sắc mờ nhạt, dựa vào quán thành thục xông ướp tu tất cả vạn hạnh các thừa Đại – Tiểu từ Thiền mà phát sanh cho nên giống như bốn Đại. Văn phần ba từ “Đại Kinh…” trở xuống là kết luận tên gọi của Địa để hiển bày công năng, trong đó có bốn: 1. Dẫn kinh kết luận tên gọi; 2. Từ “Địa năng…” trở xuống là trình bày công năng của Địa; 3. Từ “Nhất nhất thiền trong…” trở xuống là kết luận quy về; . Từ “Thị cố…” trở xuống là kết luận được tên gọi. Hai phần đầu như văn. Văn phần ba có hai: Một. Tổng quát nêu ra; Hai. Từ “Hà giả…” trở xuống là giải thích. Trong giải thích có hai: Trước là trình bày về Quán – Thiền có đủ pháp, tiếp là ví dụ thành thục huân tu cũng như vậy. Thứ nhất trong Quán – Thiền có hai: Một là trình bày có đủ ba loại niệm xứ; hai từ “Hựu bất tịnh…” trở xuống là trình bày có đủ bốn niệm xứ. Văn phần một, tạm thời dựa vào Quán – Thiền lấy đó làm Định, và Tác Pháp Giới gọi đó là Giới. Bởi vì đạt được niệm xứ lại đạt được Quán – Thiền cùng Tác Pháp Giới cho nên gọi là Cọng. Nếu luận tận cùng về Cọng nhất định phải đạt được Diệt Thọ Tưởng Định và Vô lậu Đạo thì mới nhận được tên gọi. Nay ở đây là dùng nghĩa thiết lập các pháp trong Thiền, cho nên so sánh với Quán – Thiền… để thiết lập tên gọi về Cọng. Trong duyên nói các cảnh, ấy là các giới đều có các cảnh đối đãi về trì, phạm… Phân biệt trí giải cho nên gọi là trí, giáo của Giới, Định gọi là Văn Tự. Tiếp theo trình bài trong này có đủ bốn niệm xứ, trong đó có hai: Một. Sơ lược thiết lập niệm xứ; Hai. Từ “Phục thứ…” trở xuống là trình bày về niệm xứ có đủ pháp. Niệm xứ này chẳng liên quan đến Báo Ấm cho nên mỗi một văn đều nói theo Thiền Tâm. Trong đó có hai: 1. Trình bày theo chiều ngang có đủ quán luyện huân tu; 2. Từ “Vấn chư thiền…” trở xuống là trình bày theo chiều dọc có đủ đạo phẩm. Văn phần một lại có hai: Một. Chính thức trình bày có đủ bốn; Hai. Từ “Nhị thừa…” trở xuống là gạt bỏ Tiểu thừa thiết lập tên gọi kết luận thành tựu tướng của Địa. Nói là năm Thiền, ấy là Thiền căn bản thế gian và bốn loại Quán, Thiền, vì thế biết rằng Bồ tát dùng Đị Bi Nguyện xông ướp căn bản Thiền cũng trở thành bốn vinh, huống là xông ướp tất cả ư? Tiếp từ “Tam Vấn…” trở xuống là liệu giản. Phần hỏi như văn. Trong phần trả lời lại có ba: 1. Dẫn hai luận trình bày về Hữu, Vô; 2. Dẫn chứng; 3. Kết luận chất vấn. Phần một lại có hai: Một, Chính thức dẫn văn Luận; Hai. Đưa ra so sánh. Đầu tiên nói Vô lậu duyên thông ấy là nối thông với chín địa. Đã nối thông với chín địa, lẽ nào ngăn cách với vô Sắc ư? Từ “Đương tri…” trở xuống mười hai dẫn ra Tiểu thừa so với Đại thừa, Tiểu thừa còn nói vô Sắc – Hữu Sắc, cho nên biết bắt đầu từ các phần vị căn bản cho đến bốn phần vị Quán – Luyện – Huân – Tu không có phần vị nào không đầy đủ bốn niệm xứ. Tiếp là dẫn Đại Kinh chứng minh về Vô Sắc – Hữu Sắc. Phần ba là kết luận như văn. Tiếp đến trình bày niệm xứ theo chiều dọc có đủ Đạo Phẩm, trong đó có hai: 1. Hỏi; 2. Trả lời. Trong trả lời có hai: Một. Trình bày về niệm xứ có đủ; Hai. Dùng các phần vị Noãn – Đảnh… để ví dụ. Văn phần một có hai: Trước là sơ lược thiết lập, tiếp dẫn Luận nêu ra tướng lại có hai: Đầu là nêu ra, tiếp từ “Sơ thiện…” trở xuống là lấy phần vị phía dưới so với phần vị phía trên. Phần hai là ví dụ các phần vị Noãn – Đảnh… có thể biết. Tiếp trong phần ví dụ về ba loại Luyện…, có hai: 1. Sơ lược ví dụ; 2. Từ “Nhiên Bồ tát…” trở xuống trình bày ý ví dụ các Thiền có đủ các pháp, trong đó có hai: Một. Thệ nguyện; Hai. Trình bày về hành tướng. Phần một thệ nguyện có hai: Trước là trình bày về cảnh thệ nguyện, Bồ tát bởi vì cảnh này, cho nên dùng thệ nguyện mà xông ướp các Thiền khiến cho có đủ các pháp. Tiếp từ “Mẫn thương…” trở xuống là chính thức trình bày về phát khởi thệ nguyện, trong đó có ba: 1. Bi; 2. Từ; 3. Từ “Hữu tứ…” trở xuống là kết luận. Tiếp theo từ “Hựu chư thiền…” trở xuống là có đủ sáu độ vạn hạnh, lại có hai: Một. Chính thức trình bày về hạnh; Hai. Từ “Nhất thiết…” trở xuống là kết luận quy về. Phần bốn là kết luận được tên gọi, như văn. Thứ ba trong phần Thượng Thượng Thiền xuất thế, có bốn: 1. Thiết lập tên gọi; 2. Từ “Địa Trì…” trở xuống là dựa vào kinh Địa Trì; 3. Từ “Tự tánh…” trở xuống là sơ lươc giải thích về tự tánh thứ nhất của một Thiền; . Từ “Thử cửu…” trở xuống là sơ lược so sánh kết luận. Hai phần đầu như văn. Trong phần ba nói tự tánh ấy, là tự tánh đứng thứ nhất, vì vậy trong văn sơ lược nêu ra một loại thứ nhất, sáu Độ trong văn ấy tất cả đều có chín tên gọi hoàn toàn như nhau, như nói tự tánh Thí… Tiếp từ “Tiền căn bản…” trở xuống là phân định, lại có hai: Một. Dựa theo pháp; Hai. Dựa theo tâm. Văn phần đầu có thể biết. Văn phần hai nói vị Ái căn bản trong tâm là tu…, ấy là trước đây đã dựa theo thứ tự của pháp để phân định năm vị thì có thể không sai. Chín loại Đại Thiền làm sao có thể dùng vị ái trong tâm để tu như nhau vậy? Đáp: Tên gọi giống nhau mà nghĩa khác nhau, như tên gọi sáu độ vốn là thuộc về Đại thừa, nghĩa đằng sau tên gọi cũng bao trùm thế gian và giới nội, giới ngoại khéo, không như nhau, Thiền Độ trong sáu độ lẽ nào hạn cuộc ở Đại thừa hay sao? Cho nên khiến cho chín loại Đại Thiền, vị Ái tâm tu sẽ trở thành hữu lậu, tuy dùng chín ý mà không có năng lực Lợi Tha thì trở thành Tự Độ, vì vậy biết chẳng những khiến cho pháp Thể không giống nhau mà cũng chính là do tâm mới có sai biệt. Bởi vì sự sai biệt này cho nên lại thuận theo tâm để phân định năm vị. Tiếp trong phần khai mở, có ba: 1. Chính thức trình bày về khai mở; 2. Từ “Cố tri…” trở xuống là kết luậnnêu ra; 3. Từ “Tứ thiền trung…” trở xuống là nêu ra so sánh để kết luận.