PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA THÍCH THIÊM

SỐ 1717

QUYỂN 04

Đời Đường, Thiên Thai Sa Môn Trạm Nhiên thuật

Tiếp theo trong phần phá bỏ thần thông vì sao chỉ có kéo dài thọ mạng mà không kéo dài mắt nhìn làm mất đi Lý không có ấy? Sao không kéo dài lưỡi nói làm mất đi Giáo không có ấy? Cũng thuận theo lại vì sao không kéo dài trí tuệ nhận biết đối với thường trú làm mất đi Hành không có ấy? Sao không kéo dài thân mạng khiến cho phù hợp với Pháp thân làm mất đi Nhân không có ấy? Văn không có ấy là lược bỏ. Một câu nói về mắt không thấy tánh sơ lược lặp lại Lý không có, đầy đủ cũng nên lặp lại tất cả bốn câu. Một câu trước là kết luận tổng, ba câu cuối kết thành xu thế chất vấn ấy lại có hai: Trước là kết số, tiếp là giải thích ý nay. Văn phần đầu, nhưng trong hai mươi bốn chất vấn thì nghĩa đã phá trừ hoàn toàn ở trong Sớ của Quang Trạch, nay chỉ dẫn ra để chất vấn mà không thể đưa ra hết cả. Nói số hai mươi bốn ấy, tạm thời dựa vào nay và xưa trái ngược nhau hợp lại luận bàn cho nên thành ra hai mươi bốn. Nếu như nay và xưa tách biệt luận bàn chất vấn thì nhân quả xưa đều có ba đều hợp lại thành sáu chất vấn, chất vấn về nhân quả nay cũng trở thành sáu chất vấn tất cả mười hai chất vấn, mỗi một loại có bốn loại thành ra bốn mươi tám. Lại trong văn này ba nghĩa ở trên quả chỉ chất vấn về Vị và Dụng hiện tại, lược bỏ không nói đến xưa thì thiếu hai nơi bốn loại, văn hiện có mới thành ra bốn mươi loại như vậy. Mâu thuẫn ấy như trong Chỉ Quán, quyển thứ năm có ghi. Nay vẫn dùng Bốn nhất kia để chất vấn về Diệu kia trở thành thô, vẫn dùng ba nghĩa về xưa ấy để chất vấn về thô kia trở thành Diệu, cho nên không có gì thêm bớt. Bốn là chính thức luận về ý nay, lại có hai: trước là mượn nghĩa của Quang Trạch để hiển bày Diệu này; tiếp là chính thức giải thích. Văn phần đầu phân làm ba: Một. Nêu ra; Hai. Giải thích; Ba. Kết luận. Trong phần giải thích có hai: Trước là giải thích, tiếp từ “Sơ ước…” trở xuống là phân định. Văn phần đầu tự phân thành bốn: Đầu trong giải thích dựa theo mười pháp giới, có hai: Trước là giải thích, tiếp là kết luận. Thứ nhất trong giải thích, có hai: Trước nhân sau quả. Trước trong nhân, có hai: Đầu là giải thích, tiếp là dung thông. Trước tiên trong giải thích có ba: Thể – Vị và Dụng. Ở trong một niệm một pháp thâu nhiếp chín pháp giới cho nên gọi là rộng. Trong một niệm chín pháp giới không có gì không phải Phật pháp cho nên gọi là cao. Mười pháp giới không có gì không phải ba đế và có Dụng phá trừ ba Hoặc, hiện bày ba Thân. Tiếp theo trong ý phần dung thông thì nghĩa rộng trước đây tựa như đối với chiều ngang, tiếp đến nghĩa cao thì tựa như đối với chiều dọc, trong Dụng tựa như chỉ có đủ ba, cho nên cần phải kết hợp hai nghĩa trước cùng làm thành một ý, chỉ là một tâm ba đế có Thể – Vị và Dụng mà thôi. Tiếp trong ba nghĩa về Quả nói Thể Biến ấy vốn là Pháp thân vậy, tức là Bổn địa đã thành tựu Pháp thân, không những cao rộng đều khác nhau là chỉ cho Bổn môn và Tích môn có nhân quả vỉnh viễn sai khác. Từ “Thi vị…” trở xuống là kết luận có thể.

Tiếp đến dựa theo năm vị để phân định về Thô – Diệu, có hai: Trước là nêu ra năm vị; tiếp từ “Hựu Đề hồ…” trở xuống là trở lại phân rõ về đồng – dị. Văn phần đầu, hai môn nhân – quả hoàn toàn dựa theo Tích môn mà nói cho nên có thể trong vị Nhũ cũng có Nhất Diệu nhân quả, các vị khác cũng theo như vậy. Từ “Cố” trở xuống là kết luận nói cùng với vị Đề hồ Diệu giống nhau.

Tiếp đến dựa theo quán tâm đích thực trình bày về mười Cảnh, mười Thừa. Nếu luận về quán cảnh thì không bằng Chỉ Quán nêu lên đầy đủ. Nếu dùng ba nghĩa Thể – Vị – Dụng mà phân định thô – Diệu thì thì văn này làm rõ điểm trọng yếu; như Thể – Vị – Dụng không rộng, cao, xa thì không gọi là Diệu, không phải pháp quán của kinh này. Nếu đạt được ý này thì Pháp Hoa Tam muội hiện rõ ra từ nơi này rồi, then chốt quan trọng của một kinh được thành lập từ nơi này, giáo chỉ suốt một thời đại gom lại ở nơi này rồi, ý xuất thế của Phật phát xuất từ nơi này rồi, tinh túy của mười pháp thành quán rồi, dẫn dắt đầu tiên là bất tư nghị rồi. Vậy thì trước đây dựa theo mười pháp giới, năm vị, cả hai cách giải thích đều hòa vào trong đó, sau dựa theo sáu Tức là phần vị của quán tâm. Vì vậy hai nghĩa trước dựa vào nơi này mới thành lập. Do đó người thực hành thường quán một niệm tâm vi tế dấy lên thì tâm đã có đủ tất cả các tâm cho nên chẳng khác Phật tâm. Bởi vì giống như Phật tâm cho nên sáu phần vị đều gọi là Tức, thành tựu Cứu cánh Tức rồi có năng lực khéo léo thiết lập năm vị, hãy suy nghĩ tường tận điều này!

Tiếp theo dựa vào sáu Tức để giải thích, cũng là Thể rộng bởi vì có đủ mười pháp giới, cũng là Vị cao bởi vì đều là pháp giới Phật, cũng là Dụng lâu dài bởi vì đều là cứu cánh, cùng ở trong một niệm cho nên đều nói là cũng.

Tiếp từ “Sơ ước…” trở xuống là phân định bốn cách giải thích trước có nghĩa giống như Bốn nhất. Vì sao Thể kinh này có đủ mười pháp giới? Như nói Thật Tướng là các tướng như vậy v.v… đều căn cứ vào Dụng của kinh này có bốn vị trước, do quán kinh này mà thành tựu Diệu Hạnh, từ đầu đến cuối là sáu Tức, nghĩa Bốn nhất hiển bày, vì vậy bốn cách giải thích thành tựu bốn, nhất này, huống là cao, rộng, lâu dài, khắp nơi bốn cách giải thích? Vì lẽ đó giáo này có đầy đủ ba nghĩa về Thể rộng – Vị cao – Dụng lâu dài đều thành tựu Bốn nhất, mới biết Quang Trạch đã dốc hết sức lực vào đây. Tiếp theo từ “Lược thị…” trở xuống là kết luận đoạn trước nói rộng ra để phát sinh đoạn sau. Giải thích nói rằng trước là Pháp, sau là Diệu cũng là văn đoạn sau nêu ra. Tiếp trong phần giải thích, có hai: Trước nêu ra Nam Nhạc phân thành ba; tiếp là nay Sư thuận theo ý Nam Nhạc giải thích rộng ra. Trong văn phần đầu có hai: Trước nêu ra rõ ràng, tiếp là giải thích. Trong giải thích tự phân thành ba: Đầu tiên trong phần chúng sanh Pháp – Diệu, có sáu: Một. Trình bày về Diệu có nơi dựa vào; Hai. Từ “Hựu kinh…” trở xuống là dẫn văn tương tự kinh này, để nghiệm xét chúng sanh pháp trở thành Diệu; Ba. Dẫn Đại Kinh chứng minh chúng sanh pháp có vị thọ mà Hành Diệu, Sơ học Đại thừa địa vị thuộc về Nhục nhãn, thuận theo Hành mà nói cho nên gọi là Phật nhãn; Bốn. Từ “Ương Quật…” trở xuống là nêu ra quả để khuyến tu Hành Diệu; Năm. Dẫn hai văn trong Đại Phẩm trình bày về tướng của Hành Diệu; Sáu. Từ “Thử tức…” trở xuống là kết luận. Văn phần đầu có thể hiểu rõ. Văn phần hai đã nói là cha mẹ sanh ra, tức là chúng sanh thanh tịnh như vậy, cho nên gọi là Diệu. Văn phần ba đã nói là Nhục nhãn cho nên gọi là chúng sanh, gọi là Phật nhãn cho nên chính là Diệu. Văn phần bốn dẫn kinh Ương Quật đầy đủ như trong Chỉ Quán quyển thứ bảy ghi. Phần năm dẫn hai văn trong Đại Phẩm, đầu tiên nói sáu Tự Tại Vương ấy, là phàm phu bị sự sai khiến của sáu Dục, không gọi là vương cũng không được tự tại, toàn là hành nhiễm ô lại chẳng thanh tịnh, nay sáu căn thích hợp với lý, không có lý nào cao hơn cho nên gọi là vương, khắp tất cả mọi nơi cho nên gọi là tự tại, tự tánh không nhiễm ô không bị phiền não trói buộc cho nên nói là thanh tịnh, phân biệt ở Hạnh thành tựu thông suốt có đủ sáu Tức. Lại nói tất cả các pháp hướng về… ấy tức là sáu căn đều có đủ ba đế cho nên Diệu, nghĩa đầy đủ như trong Chỉ Quán quyển thứ hai ghi vốn có dẫn ra bản văn giải thích tường tận, nên biết rằng các kinh đều có văn nói về chúng sanh Diệu, nhưng Bộ thuộc bao gồm và kèm cặp không tiếp nhận tên gọi là Diệu mà thôi. Phần sáu từ “Thử sức…” trở xuống là kết luận có thể biết. Thứ hai là Phật Pháp – Diệu, trước là giải thích, tiếp từ “Như thị…” trở xuống là kết luận. Ý trong phần giải thích là thâu nhiếp bốn vị trước đều là Quyền Trí của kinh này đã thâu nhiếp mà cùng với Thật Lý tương tức vốn là Diệu. Thứ ba là ý về Tâm Pháp – Diệu, trong Đại Luận nói tâm tánh chúng sanh giống như dao sắc chỉ sử dụng để cắt bùn mà bùn không có gì thành tựu nhưng dao tự nó đã cùn đi, Lý Thể luôn luôn Diệu mà chúng sanh tự mình thô. Đầu là dẫn trong An Lạc Hạnh, đã nói là quán tất cả các pháp không bị sanh tử làm cho lay động, không bị phiền não làm cho lui sụt, bởi vì phiền não sanh tử là pháp giới. Lại một niệm tâm tùy hỷ… ấy chính là Quán Hành, Vị, ban đầu chỉ đối với một niệm tâm tham sân dấy lên thì Thể tức là Quyền Thật, các pháp đều ví dụ như vậy. Tùy thuận ba đế cho nên nói là tùy hỷ, vì vậy tùy hỷ gọi là Tâm Pháp Diệu. Ý trong Phổ Hiền Quán thì Tâm Thể chính là Lý cho nên nói Tự Không, còn người nào chấp tội phước cho nên nói là Vô Chủ, nên khắp nơi mười pháp giới để trình bày về tội phước, ở trong một niệm tâm mới thành tựu Diệu Quán. Quán tâm vô tâm… ấy, thì tâm năng duyên đã không có, pháp sở duyên lẽ nào tồn tại, năng sở không hai cho nên nói là thuần túy như vậy. Bởi vì Tâm Thể vốn là Diệu cho nên có thể ở tại tâm hành mà cầu Giải thoát. Phá tâm vi trần như trong Chỉ Quán thứ ba có ghi. Tiếp đến trình bày về Đại sư dựa vào ý của Nam Nhạc lại mở rộng phân biệt, trong đó phân làm ba: Một. Nêu ra; Hai. Giải thích; Ba. Từ “Vấn…” trở xuống là sơ lược liệu giản. Trong giải thích có hai: Thứ nhất sơ lược trình bày về đạt được tên gọi sở y. Nói là nếu như mở rộng chúng sanh pháp một chiều hướng đến bàn luận thông suốt các nhân quả và tất cả các pháp… ấy, thì như vậy nghĩa chúng sanh thông suốt cho nên nói là bàn luận một chiều. Nếu như bàn luận thông suốt nghĩa ấy thì chẳng phải cứu cánh cho nên nói là một chiều hướng. Một chiều hướng tuy thông suốt mà hai chiều thì hạn cuộc không nối thông với Phật, và chỉ thuộc về nhân địa. Phật Pháp và Tâm Pháp không thể nói một chiều hướng, bởi vì Phật Pháp xác định thuộc về quả, Tâm pháp chắc chắn thuộc về nhân, vì thế ba pháp này được tên gọi đều khác nhau. Vì sao như vậy? Bởi vì giống như trong thân chúng sanh mà Phật Pháp – Tâm Pháp vẫn nối thông với nhân quả, huống gì tên gọi chúng sanh nối thông với nhau, thông suốt cả phàm lẫn Thánh. Nếu chúng sanh pháp và tâm pháp ở trong Thân Phật thì cũng chắc chắn thuộc về quả, Phật pháp và chúng sanh pháp ở trong Tâm pháp thì hai pháp này chính thuộc về nhân. Nếu là như vậy tại vì sao kinh nói ba pháp không hề sai biệt? Đáp: Lý Thể không có sai khác mà sai khác dựa theo Sự Dụng, nghĩa này trình bày nhiều, đầy đủ như trong Thập Pháp Thành Thừa của Chỉ Quán đã giải thích, tức là tâm pháp và chúng sanh pháp, pháp giới Phật ấy cũng bao gồm với quả mà không chuyên chú vào quả, văn ấy dựa vào quả để trình bày về lý tánh vốn có vậy. Thứ hai trong phần chính thức mở rộng giải thích tự có ba, đầu tiên trong phần mở rộng về chúng sanh, văn lại tự nêu ra hai, đó là tự nêu ra số, tiếp đến giải thích. Đầu trong phần nêu ra số, có hai: Một. Bàn luận thông suốt các kinh tăng thêm số; Hai. Chính thức dựa theo kinh này (Pháp Hoa). Đầu là thông suốt các kinh thì trong này giải thích về Pháp chỉ thiết lập ba môn, nhưng giải thích về Diệu thì Bổn – Tích đều có mười. Tạm thời như trong văn sau giải thích chung về Diệu – Số nói ba pháp trong Bổn – Tích mỗi một pháp đều có mười, trong mười lại đều đối đãi và Tuyệt đãi không giống nhau, do đó có một tram hai mươi lớp Diệu. Nên biết rằng các kinh này nêu ra pháp số luôn luôn hướng về tạm thời thuận theo số tăng lên mà nói. Dựa vào lý lẽ ấy thì cần phải luận đến bốn giáo, trong bốn giáo đều có ba pháp thô ba mươi pháp Diệu trong Tích. Lại dựa theo năm vị để luận về thô, Diệu. Bao gồm, chỉ có, đối đãi và kèm cặp (kiêm, đản, đối, đới) dựa vào bốn pháp này mà nảy sinh số tăng lên, bắt đầu từ một pháp cho đến trăm, ngàn, vốn không ra ngoài Tâm – Phật và Chúng sanh pháp. Tướng của số tăng lên sơ lược như trong Chỉ Quán quyển thứ sáu đã ghi. Do thích nghi sự ưa thích không giống nhau khiến cho tăng giảm sai khác, trong đó lại có hai: Đầu là giản lược đến ba, tiếp là mở rộng ví dụ trăm ngàn. Tiếp theo trình bày về kinh này lại phân thành bốn: Một. Dựa theo kinh nêu ra số; Hai. Từ “Nam Nhạc…” trở xuống giải thích về tên gọi mười Như; Ba. Từ “Thứ phán…” trở xuống là phân định liệu giản về Quyền Thật; Bốn. Từ “Giai xưng…” trở xuống giải thích về tên gọi pháp giới. Phần một như văn. Phần hai giải thích tên gọi mười Như, có hai: Đầu là đưa ra ý của Nam Nhạc; tiếp là phát biểu ý kiến của mình. Nay cả tông phái kế thừa nhau đều nói là Như thì giống như dựa theo Nam Nhạc thông thường nói là mười Như. Tiếp là ý của Đại sư, phân thành sáu: Một. Chương An thuật lại sở y nêu ra số; Hai. Từ “Nhất vân…” trở xuống giải thích đưa ra tướng đọc; Ba. Từ “Phân biệt…” trở xuống là dung thông đại ý; Bốn. Từ “Duy Phật…” trở xuống là xưng tán; Năm. Từ “Thị thập…” trở xuống trình bày công năng của pháp; Sáu. Từ “Nhược y…” trở xuống trình bày nguyên cớ đọc văn. Phần đầu như văn. Tiếp trong phần tướng đọc dựa theo Giả tuy có nói quanh co liên tục mà chỉ là dựa theo không để luận về Giả. Trong phần ba là dung thông, có hai: Trước là đưa ra ý văn, tiếp từ “Ước như…” trở xuống chính thức trình bày về dung thông, lại có hai: Đầu là dung hợp ba Đế, tiếp từ “Phi nhất…” trở xuống là phức hợp và sơ lược, hai nghĩa tác thành lẫn nhau mới gọi là Thật Tướng. Phần bốn phần năm có thể hiểu. Ý phần sáu là văn kệ đã dùng tánh tướng làm câu chữ cho nên nay người đọc phần lớn đề dựa vào đó.

Thứ ba trong phần phân định Quyền Thật, có hai: Trước là đưa ra ý các Sự trước đây; tiếp là trình bày cách hiểu ngày nay. Văn phần đầu hai Sư đều trước là đưa ra, tiếp là phá bỏ. Văn phần đầu là Sư thứ nhất, có thể thấy. Tiếp từ “Kim khủng…” trở xuống là phá bỏ. Trong phần phá bỏ, trước là dựa theo Pháp, từ “Nhược ngôn…” là dựa theo con người. Nói phàm phu vì ý gì không có thật… ấy, trong kinh nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh thì chúng sanh là có Thật, mà sanh trong năm đường để hiển bày thân đó thì Thánh nhân có Quyền, Quán Âm – Diệu Âm, ba mươi ba Thân tướng đều là văn nói về Thánh nhân có Quyền. Như vậy ghìm nén xuống… thì áp chế hạng phàm không có Thật, ẩn đi hàng Thánh không có Quyền. Tiếp là phá bỏ Địa Sư cũng có hai: Trước là đưa ra, tiếp là phá bỏ. Trong phần phá bỏ ý chính có thể thấy, không thể đưa ra chi tiết hết, chỉ tổng quát nói là Nhân Tình mà thôi, bởi vì không thích ứng với Thánh lý. Tiếp theo trình bày về văn ngày nay chính thức giải thích, chỉ trình bày về một tâm đầy đủ mười pháp giới. Nếu như tạm thời dựa theo pháp giới mà phân định thì chín pháp giới là Quyền, pháp giới Phật là Thật trong mỗi một pháp giới lại đều có đủ mười pháp giới, Quyền – Thật còn tướng tức lẫn nhau huống hồ là có đủ? Một tâm đã như vậy thì các tâm ví dụ cũng như thế, vì vậy không giống như kiến giải của người xưa, thì biết rằng người xưa không biết lấy Như dựa theo Giới thì từng Giới từng Giới cùng có trong nhau, mà chỉ dựa theo Như để phân biệt Quyền – Thật.

Thứ tư trong phần giải thích tên gọi mười pháp giới dựa theo ba Đế, đầy đủ như trong Chỉ Quán quyển thứ năm có ghi, Như không có “thể” riêng biệt mà hoàn toàn dựa vào Giới. Trước là giải thích về những Bổn – Mạt đã dựa theo ba Đế tức là mười pháp giới đều là ba Đế, xong. Nay lại trình bày điều ấy theo ba chữ “mười pháp Giới” giải thích ý nghĩa khiến cho ba Đế trong mười pháp giới rõ ràng, thì làm cho ba Đế trong Như hiển bày trở lại, đôi bên tác thnàh lẫn nhau khiến cho biết rằng không khác nhau. Vì thế trong Chỉ Quán bàn luận đến một niệm ba ngàn là cảnh giới không thể nghĩ bàn, không phải suy nghĩ phân biệt 66 mà có thể hiểu được, vì vậy thành lập tên gọi không thể nghĩ bàn này. Văn trong giải thích lại phân thành bốn: Một. Nêu ra số; Hai. Từ “Thập số…” trở xuống là giải thích; Ba. Từ “Nhược thập số y…” trở xuống là phân định phù hợp; Bốn. Từ “Dục linh…” trở xuống là dùng văn để dung thông. Phần đầu nêu ra pháp số, xong. Tiếp đến từ “Thử nhất pháp…” trở xuống là chính thức giải thích về pháp tướng, trong đó phân làm năm: Một. Trở lại nêu ra ngàn Như; Hai. Rút lại thành năm sai khác; Ba. Phân định năm sai khác giữa Quyền Thật; Bốn. Từ “Nhiên thử…” trở xuống là ca ngợi năm sai khác giữa Quyền – Thật; Năm. Từ “Thứ giải…” trở xuống chính thức mở rộng giải thích về mười Như. Hai phần đầu như văn. Phần ba trong phân định nói là luận tường tận đều có Quyền Thật nhưng tạm thời thuận theo hai nghĩa, thì tương tức như từ trước tới nay đã nói, tạm thời dựa vào chín pháp giới là Quyền, pháp giới Phật là Thật. Nếu không như vậy thì chư Phật hãy còn không nói ra huống là Hạ Địa vốn tạm thời dựa vào mà nói rõ ràng ư? Phần bốn trong xưng tán phân thành tám: Một. Dựa theo con người ca ngợi cảnh giới cho nên nói là chư Phật; Hai. Từ “Dĩ thử…” trở xuống dựa theo Hành ca ngợi cảnh giới cho nên nói là Phát Trí; Ba. Từ “Cố văn vân…” trở xuống là lại nêu ra cảnh và trí sâu rộng; Bốn. Từ “Kỳ trí…” trở xuống ca ngợi Trí khiến cho Diệu để hiển bày cảnh Diệu, muốn trình bày Trí phù hợp cho nên lại nêu ra cảnh, nếu như cảnh là cửa ngõ đi vào Trí thì chính là ca ngợi cảnh; Năm. Từ “Phương tiện…” trở xuống là tổng quát dùng hai cảnh cùng ca ngợi kinh văn; Sáu. Từ “Như Lai…” trở xuống là tổng quát trình bày khả năng soi chiếu hai cảnh của Như Lai; Bảy.. Từ “Ương Quật…” trở xuống là dẫn chứng về Phật trí; Tám. Từ “Đương tri…” trở xuống là kết luận quy về xưng tán. Bốn phần trước có thể thấy. Trong phần năm tổng quát ca ngợi kinh văn, có hai: Đầu là ca ngợi, tiếp từ “Như thị…” trở xuống là kết luận. Trong văn phần đầu căn cứ đủ ở ba chu, nói rằng phẩm Phương Tiện lược thuyết… ấy là văn Trường Hàng đầu phẩm sơ lược ca ngợi, mở rộng ca ngợi Quyền trí và Thật trí, tiếp đến trong Trùng Tụng thì hai mươi mốt hàng tụng trước là hai Trí, ở trong đó hai mươi hàng trước Trùng tụng về sơ lược ca ngợi và mở rộng ca ngợi, một hàng cuối cùng sơ lược khai mở Quyền hiển bày Thật nói rằng: “Chư Phật dùng lực phương tiện, chỉ ra theo ba Thừa giáo, chúng sanh đắm trước khắp nơi, dẫn dắt khiến được ra khỏi”. Sau là khai thị ngộ nhập, rộng ra dựa theo năm vị Phật khai mở Quyền hiển bày Thật, so với hai chu sau vẫn thành lược thuyết. Nói rằng Trưởng Giả giao pháp này cho con ấy là giao cho Bát-nhã kia vậy, trong Bát-nhã ấy tuy chưa khai mở Quyền mà dựa vào Thể pháp ấy không ra ngoài Quyền – Thật, tổng kết có thể biết. Trong phần sáu trình bày Như Lai có khả năng soi chiếu cảnh, nói rằng Như Lai hiểu rõ tận cùng nguồn gốc của mười pháp giới… ấy là đối với mỗi một pháp giới, mỗi một pháp khéo biết tướng của pháp, các pháp Tự hành Hóa tha đầy đủ gọi là tận cùng giới hạn, không có gì không phải Thật Tướng nên gọi là tận cùng nguốn gốc; những mầm giống ấy v.v… tức là đều dùng hai pháp làm chủng tử, thuần thục và thoát ra, nghe pháp là chủng tử, phát tâm là nảy mầm, ở bậc Hiền giống như thuần thục, bước vào hàng Thánh giống như thoát ra; đối với mười pháp giới chúng sanh khắp thế giới mười phương không có gì không biết rõ ràng về chủng tử Giải thoát ngang dọc của tất cả chúng sanh. Trong phần bảy là dẫn chứng tạm thời nêu ra hai người thiện, ác còn lại đều mô phỏng như vậy. Nói Ương Quật tuy là người ác mà tánh thiện cùng thuần thục… ấy, trong kinh Ương Quật – Như Lai kệ hỏi, Ương Quật thuyết kệ trả lời, Đức Phật dạy “thiện lai” thì thành vị A-la-hán, tức là người địa ngục trở thành giới Thanh văn. Nếu dựa vào Đại thừa đạt được Vô Sanh nhẫn tức là thành tựu pháp giới Phật. Tỳkheo bốn thiền cho rằng bốn quả, đây tức là pháp giới loài trời thành tựu địa ngục. Tạm thời sơ lược nêu ra như vậy để làm chứng cứ, những sự việc khác đều như đây. Phần một từ “Đương tri…” trở xuống là kết luận, trong đó có hai: Một. Kết luận chúng sanh đều là Diệu, tiếp từ “Bất khả…” trở xuống là khuyên nhắc. Nói không thể dùng mắt trâu dê… ấy, trong kinh Phổ Siêu quyển Hạ, “Đức Phật thọ ký cho Xà Vương xong, nhân đó bảo với Xá-lợi-phất, người người trông thấy lẫn nhau, không tướng nào là tướng bình thường, vì lẽ đó tướng bình thường, tướng không thích hợp thì căn người khó thấy, chỉ có Như Lai là người có tướng luôn luôn bình thướng. Hiền giả Xá-lợi-phất và đại chúng trong pháp hội vừa sợ vừa vui mừng hớn hở mà nói lời như vậy: Bắt đầu từ hôm nay cho đến tận cùng thân mạng này, không nhìn người khác không dám nói người, ai hướng về địa ngục, ai sẽ diệt độ? Vì sao như vậy? Bởi vì hạnh của chúng sanh là không thể nghĩ bàn”. Thứ năm trong phần chính thức mở rộng giải thích văn tự phân thành hai: Đầu trong phần Thông, có hai: Một. Giải thích rộng về mười Như; Hai. Từ “Nhược tác…” trở xuống là mở rộng dùng ba Đế giải thích về những cứu cánh để hiển bày mười Như lại phân làm hai: Trước là dựa vào những cách giải thích về những cứu cánh, lại có hai: Đầu là giải thích; tiếp từ “Phù cứu cánh…” trở xuống là giải thích lại. Thuận theo thù thắng thành lập tên gọi mới gọi là cứu cánh, cho nên bổn mạt cứu cánh đều là Không – Giả – Trung, giống như ở trong mộng tu nhân được quả, mộng thấy sự việc rõ ràng tức là Giả, cầu trong mộng không thể có được tức là Không, tâm tánh trong giấc mộng tức là Trung. Ba pháp này không có trước sau, không hề kết hợp hay phân tán. Tiếp đến tách biệt giải thích, phân làm hai: Đầu là văn tổng hợp năm sai khác làm thành bốn phần, bởi vì Bồ tát và căn khí Bồ-đề quả Phật như nhau cho nên tổng hợp lại; tiếp từ “Sơ minh…” trở xuống là giải thích. Trong phần giải thích phân làm ba: Một. Chính thức giải thích; Hai, Từ “Phục thứ…” trở xuống là khai mở Quyền; Ba. Từ “Phục thứ bách giới…” trở xuống là dùng kệ các giáo để kết luận. Phần đầu dựa vào bốn văn phân làm bốn: Thứ nhất, Giải thích về bốn Thú mười Như tự phân thành mười, văn về ác tướng tự chia làm hai: Trước là pháp, sau là dụ. Đầu trong Pháp, hoàn cảnh không như ý tức là Hậu Báo, tướng trạng bày tỏ hướng về báo ứng cho nên nói như vậy. Tiếp trong Dụ, có hai, đó là dụ và hợp. Trong phần kết hợp thì từ “Ác tướng…” trở xuống là kết hợp “có họa hay không, sắc diện đã rõ…” là báo ứng không lập tức nhận chịu cho nê nói là biểu hiện xa. Nê Lê, Trung Hoa phiên thành Bất Như Ý, nơi này đều là đau khổ không có pháp nào vừa ý cho nên nói như vậy, cũng nói là địa ngục, cách dịch mới nói là Nại Lạc Ca phiên ra là Khổ Cụ… Bốn ác nghiệp cảm thọ báo ứng không như nhau, nay tạm thời thời thuận theo giải thích lại cho nên nói như vậy. Từ “Phàm phu…” trở xuống là kết hợp Thầy tướng số, nếu không nêu ra Thầy tướng số thì không biết trước là có; Thầy tướng số có phần hạn và cứu cánh cho nên nêu ra phàm phu dùng pháp tướng thế gian cũng có phần hạn biết được, ví như Nhị thừa Bồ tát chỉ riêng Phật là cứu cánh. Từ “Như thiện…” trở xuống là trở lại ví dụ về Phật, động là xem xét thấu triệt cùng tận, từ đầu đến cuối chỉ là tướng báo ứng mà thôi. Vả lại, tướng báo ứng của địa ngục cho đến tướng báo ứng của Phật như Ca-diếp cùng ngàn người xuất gia, trước kia vốn thờ lửa da thịt nứt nẻ dơ bẩn, Tịnh Phạn Vương nói là những người như vậy tuy lại xuất gia nhưng không thể rạng rỡ bằng Thái Tử của mình, mới lệnh cho ngàn người trong giòng họ Thích xuất gia nhập đạo. Lúc ngàn người họ Thích này ra khỏi thành, Đề bà đạt đa và Cù già ly ngã nhào xuống ngựa mũ mão tuột hết. Mọi người đều nói: Hai người ắt đối với Phật pháp không có lợi ích gì to lớn. Đây cũng là tướng báo trước của địa ngục. Tướng thế gian này, cũng còn giống như biết khi tướng chưa hiện rõ ra huống là đến địa vị Thánh cao nhất ư? Tướng sư như thiện đầy đủ như Chỉ Quán quyển thứ năm Tôn Lưu Táo có ghi. Tánh ác ấy dựa theo lý thì pháp vốn có không thể thay đổi được. Như những loài cây… ấy là trình bày về lấy tánh làm nhân dựa vào ngoại duyên, không giống như nay ở đây trình bày về ác trong nhiễm chính là tu ác vậy. Đầy đủ như Chỉ Quán quyển thứ năm ghi lại cảnh bất tư nghị thứ nhất, nhưng mà mười Như mười Giới đều có tu hành, trong này chỉ dùng tu làm tánh mà thôi. Trong đó phân thành hai: Đầu là chính thức giải thích, tiếp là thí dụ về công năng. Phần đầu giống như văn. Văn phần tiếp lại có hai: trước là thuận với thí dụ, tiếp là trái lại với thí dụ. Phần trước lại có hai: Trước tiên là thí dụ, sau từ “Đại kinh…” trở xuống là kết hợp. Trong đó trước là dẫn ra giáo, tiếp đến là kết hợp. Từ “Nhược nê mộc…” trở xuống là ngược lại dùng không thể sanh ra làm thí dụ để hiển bày có thể sanh khởi, cũng trước là thí dụ, sau là kết hợp. Trong phần kết hợp chỉ nói không như vậy tức là giản lược phần kết hợp. Từ “Cố ngôn…” trở xuống là kết luận. Trong phần Thể có hai: Giải thích và kết luận. Thứ nhất trong phần giải thích văn đưa ra bá cách giải thích đều có ý đó. Thứ hai trong phần trình bày về Lực có bốn: Một. Pháp; Hai. Nêu thí dụ dẫn ra sự việc; Ba. Hợp lại; Bốn. Kết luận. Phần một như văn. Văn phần hai trước là dẫn thí dụ, tiếp là dẫn sự việc. Nói rằng trong Đại Kinh nói: làm nhà chọn lấy cây gỗ chứ không chọn lấy dây thừng… ấy, trong Niết-bàn hai mươi ba nói: “Muốn xây dựng vách tường thì chọn lấy bùn đất chứ không chọn lấy màu sắc, muốn làm thành bức tranh thì chọn lấy màu sắc chứ không chọn lấy cỏ cây, may áo chọn lấy sợi chỉ chứ không chọn lấy bùn đất gỗ cây, làm nhà chọn lấy gỗ cây bùn đất chứ không chọn lấy sợi chỉ dây thừng”. Kinh ấy thuật lại người ngoại đạo chấp trước không bỏ, nay mượn nhân duyên hỗ trợ thành tựu phần nghĩa, đều có tánh của Lực Dụng có năng lực phát sinh, nên biết rằng Lực là lấy công năng làm nghĩa, cũng chính là có thể đảm nhận. Từ “Địa ngục…” trở xuống là lấy ba Thú hợp lại nhưng vẫn lược bớt Tu La, vì thế biết rằng tất cả đều lấy bốn Thú mà nói. Từ “Giai thị…” trở xuống là kết luận. Tiếp đến trong phần trình bày về Tác, có hai: Pháp và Dụ. Trong phần Dụ có thí dụ, kết hợp. Thí dụ nói: Người làm điều ác gọi là người không hoàn toàn ấy, trong Đại Kinh thứ tám nói: “Ví như thế gian gọi người làm điều ác là người không đầy đủ, gọi người làm điều thiện là người hoàn thiện”. Kinh văn vốn thí dụ hai Giáo Bán- Mãn, nay dựa vào nghĩa thí dụ không dùng cho pháp, văn tạm thời dẫn ra địa ngục cho nên nói về các ác mà nghĩa gồm đủ bốn Thú. Tiếp đến trong phần trình bày về Nhân, có hai: Đầu là chính thức giải thích, tiếp đến trong phần giải thích về Công năng nói: Tự chủng tử phát sanh lẫn nhau nên tập khí tiếp nối không ngừng ấy là Tự phần Nhân, trong Câu Xá Luận gọi là Đồng loại Nhân, đầy đủ như trong phần Nghiệp Cảnh quyển thứ tám của Chỉ Quán đã nói. Tiếp theo trong phần Duyên, có ba: Pháp – Dụ – Hợp. Trong Pháp có hai: Trước là chính thức giải thích, tiếp từ “Sở vị…” trở xuống là công năng. Nói là như nước luôn luôn thấm ướt… ấy, Tập Nhân như hạt giống, trợ Nhân như thấm ướt, chỉ có Tập Nhân thì không có thể thành tựu quả báo, cho nên thêm duyên thấm ướt có thể nhận lấy quả về sau, vì vậy nhân, quả báo gọi đó là duyên. Tiếp đến từ “Cố dụng…” trở xuống là kết luận. Tiếp theo trong phần trình bày về Quả, có hai: Trước là sợ lược giải thích; tiếp từ “Như đa…” trở xuống là tướng trạng. Tiếp theo trong phần trình bày về Báo, cũng có hai: Trước là sơ lược giải thích, tiếp là nói về tướng trạng. Tiếp theo trong phần trình bày về Bổn Mạt phân làm ba: Nêu ra, Giải thích và kết luận. Trong phần giải thích có ba tức là ba Quán. Thứ nhất trong phần Không Quán tướng là Bổn – Báo là Mạt từ đầu đến cuối đều là Không, bởi vì bốn Thú mười Như này vốn không có tánh, cho đến trong bốn Thú mỗi một Thú có đủ mười Như, bốn Thú này đã Không thì mười Như trong bốn Thú há có thể không phải là không? Tiếp từ “Hựu ác…” trở xuống trong phần trình bày về Giả Quán, có ba: Chính thức giải thích, dẫn ra sự việc và kết luận. Văn phần đầu thì trước là tướng, sau là báo lại có thể biết rõ lẫn nhau, do đó mười tướng trong bốn Thú biểu lộ đều như vậy. Tiếp từ “Nhược tiên Vô lậu…” về sau là dẫn ra sự việc. Nói truy ký ấy là truy tìm trở lại, ghi chép lại việc đã qua, cũng nói là tùy ký, cho nên sách Thư nói: “Tuy ân hận nhưng có thể đuổi kịp”. Từ “Đương tri…” trở xuống là kết luận. Tiếp theo từ “Trung thật…” trở xuống là giải thích về Trung đạo Quán, mười Như trong bốn Thú và mười pháp giới này không có gì không phải Thật Tướng. Nói rằng dựa theo lý thì Trung đạo gọi là gần với lý, cho nên nói là dựa theo lý, luận bàn đến cùng thì ba Quán này không có Quán nào không phải là lý. Tiếp theo trong phần Nhân Thiên phân làm hai: Trước là cùng với bốn Thú phân rõ khác nhau, tiếp theo là chính thức giải thích. Trong phần giải thích nói là “tự nhiên” ấy thì lời nói này dùng phổ biến việc gì phải cho là ngoại đạo, tức là tên gọi khác của tùy ý vận dụng (nhậm vận) mà thôi. Tướng của nhân ắt phải dẫn đến quả, tất cả dùng ý bốn Thú theo đó có thể biết được. Tiếp đến trong phần trình bày về Nhị Thừa, có hai: Trước là tổng quát trình bày về Sở y, tiếp là chính thức giải thích. Trong phần giải thích, có hai: Trước là chính thức giải thích; tiếp là mở rộng liệu giản về có báo, không có báo. Trong văn phần đầu nói Thể chính là Ngũ Phần Pháp Thân thì Vô tác Giới là Giới thân, Vô lậu Tịnh Thiền là Định thân, Vô lậu Tuệ là Tuệ thân, hai loại Giải thoát là Giải thoát thân; một là Hữu Vi Giải thoát, gọi là Vô lậu trí tương ưng, hai là Vô vi Giải thoát, gọi là tất cả mọi phiền não không còn lại gì. Vả lại, Tận trí là Giải thoát thân, Vô Sanh Trí là Giải thoát Tri kiến thân. Nhị thừa đã không sanh thì không có hậu báo, trong ấy hàm chứa hai mươi bảy loại đầy đủ như Chỉ Quán quyển thứ năm ghi. Từ “Hà cố…” trở xuống phân rõ về báo có – không, lại phân làm ba: Một. Dẫn đưa ra; Hai. Chính thức giải thích; Ba. Từ “Tam quả…” trở xuống là loại trừ nghi ngờ. Ý trong văn phần đầu là tất cả các quả nhất định phải có báo ứng, tại sao Nhị thừa đã nhận lấy tên gọi là quả mà không luận đến báo? Tiếp từ “Vô lậu…” trở xuống là giải thích ý ấy rằng tên gọi của quả vẫn bao gồm là Thông, tên gọi của báo thì khác nhau là Biệt, vì vậy phàm phu có quả thì chắc chắn có báo, nếu người Nhị thừa thì cũng gọi chung là quả mà không nhất định phải luận về báo, bởi vì trong giáo ấy không nói là Nhị thừa có nơi sanh ra. Tập Nhân thuộc về Tương tự vị, Tập Quả thuộc về Kiến đạo trở về sau, ba Quả đều dùng phương tiện thù thắng tiến lên mà làm Tập Nhân, đoạn sáu hay đoạn chín hoặc là tiếp tục đoạn hết mà làm Tập Quả. Nói Vô lậu giảm bớt sanh… là, tạm thời dựa vào trong Tiểu thừa không nói đến nơi sanh gọi là giảm bớt sanh, nhưng chỉ Vô lậu là không có Phần đoạn thì có thể khiến cho không có Biến dịch sanh khởi, vì vậy tạm thời dựa theo giáo Tiểu thừa để thiết lập không có báo. Ba từ “Tam quả…” trở xuống trong phần loại trừ nghi ngờ, có hai: Trước là loại trừ nghi ngờ về ba quả ấy là người ở ba quả trước cùng đạt được Vô lậu, vì sao hãy còn có bảy lần sanh, một lần sanh và sanh lên cõi trên vậy? Giải thích rằng bởi vì lực của Tư hoặc tàn lụi chứ không phải là lực Vô lậu, Tư hoặc tàn lụi nhưng chưa hết là duyên rơi sót mà nhận chịu sanh ra. Tiếp từ “Đại thừa…” trở xuống là giải thích Đại – Tiểu nghi ngờ không như nhau, lại có hai: Trước là giải thích, tiếp là dẫn chứng. Văn phần đầu nói: nhưng mà trong giáo Đại thừa nói là Nhị thừa có sanh bởi vì có Giới ngoại vô minh lậu. Từ “Đại kinh…” trở xuống, trong phần dẫn chứng nói hữu vi hữu lậu là Thanh văn Tăng, ấy là văn trong Đại Kinh thứ năm. Nếu như phước, tuệ đối đãi nhau thì Không quán và Giả quán đều thuộc về phước đức, huống là Nhị thừa. Vì vậy Nhị thừa thuộc về phước đức trang nghiêm, nhưng so với Đại thừa hãy còn là Khổ – Tập gọi là hữu lậu, thì Vô lậu làm nhân… vẫn chính là tên gọi, cho nên gọi Vô lậu là nhân tố sanh về cõi Phương Tiện. Nếu sanh vào cõi Thật Báo thì không lấy Vô lậu của Tiểu thừa làm nhân. Còn lại như văn nói, Quán Hạnh Nhị thừa hai giáo chỉ khác nhau ở chi tiết mà giống nhau trên đại thể, có thể biết vì vậy không tách biệt đưa ra, đến trong phần Bồ tát mới phân thành ba loại khác biệt, bởi vì đoạn trừ và điều phục khác nhau. Tiếp trong phần trình bày về Bồ tát – Phật, vì nghĩa báo trong mười Như của Bồ tát tương xứng với quả Phật. Những tánh tướng trước đây chính là nhân tố của Phật. Nay trước tiên giải thích về báo của Bồ tát: cũng chỉ gọi là Bồ tát, bởi vì tuy trong Bồ tát đạt được tám tướng của Phật, lại nối thông Quyền Thật mà Quyền chẳng phải là nhân của pháp giới Phật, Thật mới dẫn đến báo của Phật. Vì thế cần phải phân ra Bồ tát ba giáo thuộc về pháp giới Bồ tát, Bồ tát Viên giáo tức là thuộc về pháp giới Phật. Trước đây nêu ra tuy lấy Phật và Bồ tát hợp lại làm một phần, nay giải thích lại khai mở ra. Trong phần đầu giải thích về ba Bồ tát, có hai: Trước là nêu ra; tiếp là giải thích. Trong phần nêu ra nói khai mở tường tận có ba Bồ tát, ấy chính là ba Bồ tát của Tam Tạng giáo v.v… văn sau tự có đủ nên không nêu trước tên gọi vì thế chú thích là vân vân. Tiếp trong phần giải thích, có hai: Trước là chính thức giải thích; tiếp từ “Phù…” trở xuống là phân rõ giới ngoại hai cõi điều phục và đoạn trừ không giống nhau. Văn phần đầu tự phân làm ba, giống như trước giải thích thông suốt và tướng trạng bốn Thú có thể biết, cho nên không nêu ra tất cả. Đầu tiên nói Bồ tát của Tam tạng giáo dựa theo phước đức luận về tánh tướng… ấy, là dùng sự sáu Độ làm tướng, dùng Nhân Thiên thiện làm tánh, dùng ba mươi hai tướng làm Thể, sanh diệt và bốn Hoằng làm Lực, thực hành sáu Độ là tác, còn lại giống như văn. Phật giống như Nhị thừa bởi vì là khôi thân đoạn trí vậy. Bồ tát hãy còn có chánh sử cho nên báo ở tam giới. Tiếp là Thông giáo lấy hữu dư vô dư làm tướng, Vô lậu tuệ làm tánh, Thắng Ứng sắc tâm làm Thể, Vô sanh bốn hoằng làm Lực, Vô sanh sáu Độ làm Tác, Vô lậu tập nhân làm Nhân, sanh diệt trợ đạo làm Duyên, đoạn tập khí còn sót lại làm Quả. Phật cũng không có báo, tuy quán có phần hơn trước (Tam Tạng giáo) nhưng đều cùng chưa đạt được Pháp thân, vì vậy sau khi diệt độ cũng cứ khôi thân đoạn trí. Từ Địa thứ sáu về trước là đoạn trừ nghi ngờ, cùng với nghĩa trong Nhị thừa trước đây như nhau, chỉ có không đoạn trừ tập khí không giống như Bích Chi Phật, bởi vì giữ lại tập khí này tưới thấm cho đời khác phát sinh, tuy đã sinh vào tam giới nhưng chẳng phải do lậu dẫn dắt cho nên không gọi là báo. Mười pháp của Biệt giáo bồ tát, thực hành đã theo thứ tự, từ Giả đi vào Không giống như hai giáo trước, nhưng không thể nào không có báo là sai khác mà thôi. Vì vậy nói người này tuy đoạn trừ tất cả Hoặc mà tự biết là có sanh. Nếu từ Không vượt ra Giả, lấy hằng sa Phật pháp làm Tướng, nhất định đi vào sanh tử làm Tánh, sắc tâm biến dịch làm Thể, Vô lượng Bốn hoằng làm Lực, Vô lượng lục độ làm tác, chân Vô lậu tuệ làm Nhân, giúp đỡ Giả quán làm duyên, Giả quán thành tựu làm Quả, biến dịch làm báo. Nếu đi vào Trung đạo thì lấy ba Nhân làm Tướng – Tánh và Thể, Vô tác Bốn hoằng làm Lực, Vô tác sáu độ làm tác, Nhân, Duyên như văn trong Chỉ Quán quyển thứ năm, Vô thượng Bồ-đề làm Quả, Đại Niết-bàn làm Báo. Tiếp là trong phần phân rõ hai cõi khác nhau nói rằng: “Phàm sanh ở cõi Biến dịch gồm ba loại không giống nhau”, trong đó có hai: Trước là nêu ra, tiếp là giải thích. Trong phần giải thích tự phân thành ba loại không như nhau, chưa đoạn Biệt Hoặc thì nghĩa thích hợp với đi vào Không, theo ví dụ nói thì Thập Trú Biệt giáo sẽ thuộc về trong đó. Bởi vì năm người này không có nghĩa điều phục Biệt hoặc, và bởi vì phát tâm đã mong cầu khác nhau, cho nên tự làm thành một loại, cùng với Thập Trú Biệt Giáo và Thất Tín Viên giáo mới thành bảy người, nhưng mà không luận đến điều ấy thì dưới đây trong nghĩa thứ hai và pháp giới Phật sẽ trình bày. Hai là điều phục, nói điều phục Biệt Hoặc ấy, tức là Hồi Hướng bao gồm Thập Hạnh, Thập Trú, nghĩa Thập Hạnh thích hợp với ra khỏi Giả, đây chính là Trần-sa vô minh cùng làm Biệt Hoặc. Dù cho đoạn trừ Trần-sa nhưng điều phục vô minh cũng gọi là điều phục, cho nên ba mươi người Biệt giáo cùng chung tên gọi là điều phục. Dựa vào lý thì phải thuộc về Tín thứ tám bên Viên giáo trở lên, mà không bàn luận đến cũng là ở trong phần Viên giáo sau sẽ trình bày. Ba là đoạn trừ Biệt Hoặc ấy thì nghĩa thích hợp với đi vào Trung, vì vậy Bồ tát Biệt Giáo tuy có thứ tự ba quán, nhưng nếu như tiến hành theo mười pháp, thuận theo thù thắng làm tên gọi thì phần lớn thuận theo Giả – Trung, dựa vào lý chỉ nói từ Sơ Địa trở lên vì sao bao gồm luận về địa vị Sơ Trú vậy? Nhưng Sơ Trú cũng thuận theo trình bày trong pháp giới Phật ở văn sau, cho nên biết không phải thuộc về nơi này, mà trong văn này nói chung Sơ Địa – Sơ Trú vẫn có phần nào khác nhau, suy nghĩ có thể thấy, chỉ vì chứng đạo như nhau cho nên tạm thời hợp lại mà luận, đúng ra cần phải phân chọn tỉ mỉ về ý thứ tự và không thứ tự nhưng dựa theo sau giải thích về những cứu cánh mà tiến hành. Vì vậy hai cõi cùng trình bày về Biến Dịch, dựa vào điều phục và đoạn trừ để phân định về nơi sanh. Nếu như đoạn trừ và điều phục thì trở lại phân rõ nhân duyên khác nhau của hai cõi. Nói: nếu như đoạn trừ và điều phục ấy là bởi vì thuận theo đạo yêu thích pháp làm Nhân, tức là thuận theo đoạn trừ mà nói. Sơ Địa và Sơ Trú chứng được một phần pháp tánh Trung đạo, bởi vì vô minh chưa hết, cho nên có yêu thích pháp Trung đạo, lấy điều đó làm Nhân. Nói là vân vân ấy, không đoạn trừ và điều phục vô minh thì có năm người khác nhau, nếu như đoạn trừ và điều phục vô minh thì có địa vị, công hạnh của hai cõi khác nhau, phân biệt tường tận so sánh để nói cho nên là vân vân.

Tiếp theo là pháp giới Phật lấy Tướng – Tánh – Thể làm ba quỹ phạm, ấy là ba quỹ phạm của lý tánh vậy. Từ quán lý tánh cho đến cứu cánh, trong đó phân làm hai: Trước là nêu ra, tiếp là giải thích. Trong phần giải thích có mười pháp lại phân ra hai: Một. Giải thích mười pháp; Hai. Mở rộng liệu giản về Báo. Thứ nhất giải thích mười pháp khác nhau ấy, ba pháp đầu dùng để so sánh với ba quỹ phạm, bảy pháp còn lại thành tựu ba quỹ phạm. Nếu như dựa theo dẫn kinh Tịnh Danh lấy chúng sanh làm tướng Bồ-đề, há có thể lấy chủng tử nghe pháp làm Liễu Nhân ư? Tên gọi không thay đổi tuy nối thông với chủng tử tu, nói tánh vốn có ấy thì chọn lấy phiền não tức Bồ-đề, do đó biết đây là tánh đức vốn có, bảy pháp sau chỉ là tu đạt được ba pháp hoặc là nhân hoặc là quả. Giải thích như vậy có thể không khác với trước, cho nên biết chính là chỉ cho Viên giáo làm pháp giới Phật. Vì thế trước đây trình bày sanh về cõi Phương Tiện thuận tương ưng luận đến địa vị Tín bên Viên giáo vốn là vậy. Trong Lực cũng hợp lại nói là phát tâm tam Bồđề. Tâm hoằng thệ đầy đủ như Chỉ Quán quyển thứ nhất giản lược trong bốn Hoằng thệ, dựa theo Vô tác tứ đế mà nguyện tâm tự yêu cầu mong đạt đến quả vị cuối cùng. Nhân duyên nói là hai trang nghiêm tức là dựa vào hiển bày mà nói, trí thuận theo cũng có đủ ba, đối chiếu vốn có ba thì phước cũng có đủ ba, lấy trí trang nghiêm quả vốn có thì văn có thể thấy. Tiếp theo trong phần giải thích về Bổn Mạt, đầu tiên tổng quát nêu ra, tiếp từ “Không đế…” trở xuống trong phần giải thích tách biệt, không đẳng ấy là phàm Thánh đều như nhau, Đẳng là đều Không. Trong Đại Luận tám mươi tám nói: “Bồ tát nhờ vào năng lực nào mà có thể làm cho Phật và súc sanh bằng nhau vậy? Đáp: Bồ tát nhờ vào năng lực của Bát-nhã, ở trong tất cả các pháp tu tất cánh Không, đối với tất cả các pháp không có gì phân biệt, như pháp súc sanh ấm giới nhập hòa hợp cho nên gọi là súc sanh, Phật cũng như vậy, pháp thiện hòa hợp mượn gọi là Phật. Nếu như người thương xót chúng sanh có được Vô lượng phước. Nếu như tâm đắm trước theo Phật dấy lên nhân duyên xấu ác phại chịu Vô lượng tội. Vốn là đối với tất cả các pháp suy cho cùng là Không, cho nên tâm không khinh thường súc sanh, tâm không đắm theo coi trọng Phật. Lại nữa, trong các Thật tướng không có tướng, ở trong chỗ không có tướng chẳng hề phân biệt là Phật là súc sanh. Nếu như phân biệt thì tức là giữ lấy, vì thế quán sát như nhau. Lại nữa, Bồ tát có hai loại pháp môn, một là pháp môn tất cánh không, hai là pháp môn phân biệt. Đi vào pháp môn không thì quán tất cả bình đẳng không có gì phân biệt. Nếu đi vào pháp môn phân biệt thì Nhị thừa hãy còn không sánh bằng Phật, huống là súc sanh ư?” Vì vậy trong văn này trên phương diện chúng sanh không phân biệt, cho đến Phật cũng đều là Như, Như tức là Không. Tiếp theo trong Tục đế bình đẳng Đức Phật ghi nhận tất cả chúng sanh sẽ làm Phật, đây là chúng sanh và Phật bình đẳng. Đức Phật thuyết về Bổn Sanh – Bổn Sự, đây là Phật và chúng sanh bình đẳng, đây là sau quyết định ở ban đầu. Vì vậy nói là thuộc về nhau. Trung đế bình đẳng có thể biết. Tiếp theo trong phần mở rộng liệu giản về Báo, có hai: Trước là chính thức giải thích, tiếp từ “Hà giả…” trở xuống dùng các Sở biểu giải thích thành tựu. Phần đầu lại phân làm hai: Trước là nêu ra Phật Địa, tiếp là giải thích. Trong phần giải thích trước là trình bày về Hạ Địa phân định thành mười, tiếp theo trình bày về Phật Địa Bất định. Văn phần đầu trong đó có hai: Đầu là chính thức trình bày về Hạ Địa có Báo ở khắp nơi các phần vị cho nên nói là con đường chung. Văn Huyền Nghĩa nói là phần bởi vì văn về sau giải thích Báo cứu cánh thuộc về Phật cho nên Hạ Địa là phần. Bởi vì Báo là tên gọi chung cho nên Hạ Địa phân định là mười, trong này các văn đã dẫn đều gọi chung là Báo, chỉ riêng văn Đại Kinh gọi là Vô thượng Báo. Đầu và sau ấy đã nói là phần đạt được, nên biết rằng nói Vô thượng cũng là hướng về phía dưới. Tiếp theo từ “Nhiếp Đại thừa…” trở xuống là giải thích vì sao Hạ Địa có Báo, trước là dẫn Luận, tiếp từ “Hà giả…” trở xuống là giải thích vì có sanh diệt. Trong văn phần đầu nói ngay trong pháp giới Phật cũng là chín, cũng là mười ấy, là nói về pháp thông thường, từ Sơ Địa trở đi đều thuộc về pháp giới Phật, từng Địa từng Địa có Báo, cho nên phân định có đủ mười, vì thế dẫn ra kinh này. Văn trong Đại Kinh – Nhân Vương – Nhiếp Luận đều luận từ Sơ Trú trở lên. Do đó văn sau từ “Hà giả…” trở xuống giải thích rằng Vô minh phần tận… nhiếp Đại thừa nói Nhân duyên sanh tử… là, như Chỉ Quán quyển thứ bảy ghi, đã nói sanh tử ấy chỉ là sanh diệt. Tiếp từ “Hà giả…” trở xuống trong phần giải thích lại có hai: Trước là chính thức giải thích, tiếp là dẫn Đại Luận chứng minh. Đầu trong phần chính thức giải thích có hai tầng, trước là dựa theo Trí – Đoạn là sanh diệt, tiếp từ “Hựu tàn…” trở xuống hoàn toàn dựa theo phương diện Hoặc để luận về sanh diệt. Tiếp đến trong phần dẫn Đại Luận có dụ có hợp, trong Dụ thì nhổ cỏ như Diệt, gieo hạt như Sanh, phần Hợp có thể thấy. Đồng thời tăng thêm đạo, giảm bớt sanh cũng giống như sanh diệt, sanh cho nên cảm báo vậy. Tiếp theo từ “Nhược tựu” trở đi là tách biệt dựa theo địa vị Diệu giác cũng là chín, cũng là mười ấy đầy đủ nghĩa giảm bớt sanh vì thế chỉ có chín, dựa theo hiện tại sanh về sau đã có hiện báo cũng có thể là mười, như Đại Anh Lạc – Tuệ Nhãn Bồ tát hỏi Văn Thù, đầy đủ như trong Chỉ Quán thứ năm có ghi: “Ba mươi Sanh hết bằng với Đại Giác”. Có bản nói: “bốn mươi Sanh tận bốn mươi mốt Sanh tận đẳng” cùng là sai lầm vậy. Nói là ba mươi Sanh, trong kinh Nhân Vương thì trong mỗi một Địa phân làm ba phẩm, tức là dùng một phẩm làm một Sanh; trong kinh Nhân Vương không thiết lập Đẳng Giác, cho nên ba mươi Sanh đã hết thì đi vào Diệu Giác, nơi khác không thấy điều này thì lấy bốn mươi phần vị hoặc là bốn mươi mốt phần vị làm bốn mươi Sanh… Lại dựa theo hiện tại sanh về sau luận là chín thì luận là mười ấy, có hiện báo cho nên gọi là có Báo, không có sanh về sau cho nên cũng nói là không có báo. Bắt đầu từ lúc mới đi vào trong cõi Biến Dịch thọ thân pháp tánh đã hoàn toàn không có nghĩa trở lại ngăn cách sanh, cho nên không có hai loại báo sanh về sau. Vì vậy phẩm Thuần Đà trong kinh Niết-bàn nói: “Nay con dâng lên món ăn nguyện đạt được Vô thượng Báo”, đây là trong Báo Vô thượng không vượt qua đối với Phật. Từ “Hà giả…” trở xuống là gốm bốn lần “Phục thứ” đưa ra những tiêu biểu giải thích về Phật báo Vô thượng, lại dẫn Hiền Thánh Tập giải thích về ý của năm văn, lại dựa theo năm vị phân định về ý của Hiền Thánh Tập, cho nên đến Pháp Hoa mới gọi là Vô thượng, ý của sự xưng tán rất là có nguyên cớ. Ý của Hiền Thánh Tập, cũng như Câu Xá nói: “Phía dưới không có lên cao trông thấy phía trên, theo đó biết Nhị thừa Hạ trí không hiển rõ Thượng trí chẳng phải là chánh biến tri”. Trong phần dựa theo năm vị, đầu tiên dựa theo vị Nhũ nói hoặc là đi vào Tức Giả hoặc là đi vào Tức Trung ấy, là dựa theo kệ Trung Luận sử dụng rộng thêm “tức danh”. Thật ra hai giáo Hoa Nghiêm chưa là tức vì cơ duyên chưa phù hợp. Soạn ra chữ “hoặc nói” là trong Bộ tuy có giáo Vô thượng, mà vì còn kèm Biệt giáocho nên Bộ chẳng phải Vô thượng. Vị Lạc chỉ có Tích Không cho nên không có “hoặc nói”. Sanh Tô – Thục Tô, nói Tức, nói hoặc là thì như vị Nhũ có thể biết. Chỉ riêng đến Pháp Hoa thì Thể mới là Tức, Niết-bàn giải Tức mà hành chẳng Tức. Từ “Phục thứ…” trở đi là khai mở Quyền, đến kinh Pháp Hoa lại có hai loại đi vào Diệu khác nhau đó là dẫn lối đi vào và theo địa vị đi vào. Nói rằng lại theo tánh tướng ấy không luận về dẫn lối đi vào, đó là như thuận theo phần vị điều phục để đi vào phần vị điều phục, gọi là theo địa vị, thuận theo phần theo phần vị điều phục Hoặc đi vào phần vị đoạn trừ Hoặc, gọi là dẫn lối đi vào và theo địa vị đi vào. Nay không luận về dẫn lối đi vào mà ngay ở vị tức Diệu, bởi vì Thể của Diệu xứng với Bổn không có ngăn ngại sai khác. Tiếp đến trong phần dùng kệ kết luận, có hai: Trước là trình bày ý kết luận nói rằng dọc ngang rất nhiều, ấy là đối với mỗi một pháp giới đều có đủ mười pháp cho nên gọi là Ngang, theo thứ tự dấy lên gọi đó là Dọc, tuy là như dọc như ngang mà không có gì không phải ba Đế, cho nên biết rằng thật sự chẳng phải là nghĩa dọc ngang mà nói là dọc ngang, tuy chẳng phải dọc ngang nhưng thay nhau dấy khởi không thể phân biệt, vì thế dù dấy khởi ngàn vạn mà không thể nào phân biệt. Nếu dùng các ý đoạn văn sau để kết luận thì khiến cho có thể nhận biết. Tiếp đến trong phần chính thức kết luận có hai: Trước là chính thức kết luận, tiếp là tổng kết. Trong phần đầu nói dùng kệ trong Kinh Luận kết luận thì lại có nhiều ý: 1. Pháp không thiết lập một mình, thiết lập ắt là có lý do; 2. Dùng kệ kết luận rộng ra khiến cho dễ dàng thâu nhiếp giữ gìn; 3. Biết Vô thượng mười pháp giới này khắp nơi tất cả các giáo, thu nhận Đại – Tiểu thừa, vì Thật thi thiết Quyền – Khai mở Quyền hiển bày Thật…, ý hoàn toàn có thể thấy. Ý kệ Trung Luận vốn là một Thật không thể nghĩ bàn khắp nơi nói rõ các kinh, vì vậy nay dùng để kết luận trăm Giới ngàn Như mà thành một tâm xứng với tất cả các giáo cho nên nói là thâu nhiếp được nhiều giáo trước. Kệ trong Đại Kinh nói Thông giáo cùng nói là Vô Thường, ấy là bởi vì chưa thấy lý Thường. Biệt giáo theo thứ tự diệt đối với sanh diệt, trước là bên trong tiếp đến bên ngoài. Pháp giới Phật thì tất cả chúng sanh tức là diệt tận định. Từ “Hựu sanh…” trở xuống là trở lại giải thích, ấy là Biệt giáo Đăng Địa cũng được tịch diệt cho nên cần phải giải thích điều này. Kệ của Thất Phật Thông giới, ấy là chư Phật quá khứ và hiện tại đều dùng kệ này để làm Lược Giới, thâu nhiếp tất cả các Giới cho nên gọi là Thông, như Tăng Nhất A Hàm quyển thứ nhất, “Ca-diếp hỏi A Nan: Tăng Nhất A Hàm vốn có ba mươi bảy phẩm và các pháp, Tứ A Hàm cũng có chăng? A Nan nói: Tạm thời một kệ trong Tứ A Hàm có đủ tất cả Phật pháp và Thanh văn giáo. Vì sao như vậy? Bởi vì nếu như không làm các điều ác là giới thanh tịnh, thực hành mọi điều thiện là ý thanh tịnh, tự thanh tịnh tâm ý là loại trừ tà vạy là lời chư Phật dạy chính là gạt bỏ ngu si”. Nên biết rằng mở rộng giáo pháp một thời kỳ không ra ngoài bài kệ này, Tiểu thừa đã như vậy ví dụ Đại thừa cũng như thế, cho nên dùng để kết luận. Nay đối với mười pháp giới thì lý đó hoàn toàn bao phủ, tất cả Đại thừa – Tiểu thừa đều hòa vào trong đó. Tiếp đến trong phần mở rộng trình bày Phật pháp, phân thành ba: Một. Nêu ra sở chiếu; Hai. Từ “Duy Phật…” trở xuống là năng chiếu; Ba. Từ “Thị sự…” trở xuống là ý kết luận hướng về mở rộng. Văn phần đầu vẫn hướng về chúng sanh trước đây là cảnh sở chiếu của vật trí cho nên nói là cảnh giới. Tiếp trong phần trình bày về năng chiếu, có hai: Trước là tổng quát trình bày về cảnh, trí phù hợp với nhau; tiếp là trải qua ba đời để trình bày về tướng của Trí. Văn chỉ có hai lời ấy là bởi vì Tự – Tha đối lập với nhau ngay nơi tên gọi Tự – Tha cho nên thiếu đi không luận đến. Trong văn phần đầu có hai: Trước là pháp, tiếp là Dụ. Nên biết rằng ba pháp chỉ là pháp giới rộng lớn không nghĩ bàn được. Tiếp đến trong hai lời, có hai: Trước là chính thức giải thích, tiếp “Từ Nhị pháp…” trở xuống là ý kết luận lập thành Diệu. Văn phần đầu, chiếu rọi pháp giới Phật gọi là Tự, soi chiếu chín pháp giới gọi là Tha, ấy là cũng dựa theo hiển bày mà nói. Vì sao? Vì pháp giới Phật không phải không có chín pháp giới, chín pháp giới không phải không có pháp giới Phật? Bởi vì thâu nhiếp thuộc về sai khác cho nên tất cả đều có tên gọi thích hợp. Tiếp trong phần kết luận tuy có tên gọi của Bổn – Tích, mà đây là Bổn ở trong Tích, cũng gọi là Quyền Thật, cũng gọi là Tự Tha. Bởi vì không nói đến Bổn của lâu xa, chỉ nói hai pháp làm Bổn, cho nên chỉ thuộc về Tích. Hóa Nghi chỉ là hiện thân thuyết pháp, do đó dựa theo hai pháp này để trình bày về Tự – Tha, cho nên biết là tạm thời dựa theo phương tiện của Quả để trình bày về pháp của Phật vậy. Đến phẩm Phương Tiện trong phần giải thích về mười Như sẽ lần lượt nói ra. Ba là trình bày về tâm pháp, phân làm ba: Một. Nêu ra; Hai. Ý hướng đến; Ba. Chính thức giải thích. Phần đầu giống như văn. Văn phần hai nói trước đây đã trình bày về pháp ấy chỉ là chúng sanh pháp, Phật pháp không ra khỏi nơi tâm cho nên trưiớc tiên nêu ra điều ấy. Nếu như vậy thì cần gì phải thuật lại? Vì thế từ “Đản chúng sanh…” trở xuống là chính thức thuật rõ ý hướng đến. Tiếp từ “Niết-bàn…” trở xuống là chính thức giải thích, lại có hai: Trước là trình bày về Tâm Thể, tiếp từ “Thượng năng…” trở xuống là trình bày về Tâm sở nhiếp. Văn phần đầu, xưa nay nói pháp trước đây lẽ nào có thể khác với tâm, nay nói tâm tánh gọi là Thượng Định, cho nên biết rằng nói là tâm tánh thì lời nói đó rất sơ lược. Nên hiểu rằng tánh này đầy đủ Phật pháp và Chúng sanh pháp, tuy là đầy đủ tâm tánh mà trong sâu xa Diệu không thể là một, không phải là nhiều, dùng tâm tánh để quán sát thì hình như có thể thấy được; nếu như dùng chúng sanh và Phật để quán sát điều ấy thì hình như không đến được, nếu dùng tâm tánh để quán sát Giới, Như kia thì Giới, Như nếu rỗng rang luôn có đủ các pháp, chẳng rỗng rang chẳng có đủ mà lại rỗng rang mà lại có đủ, cùng che lấp cùng soi chiếu, chẳng che lấp chẳng soi chiếu, cũng chỉ là một niệm tâm tánh mà thôi. Xác định như vậy lẽ nào không chỉ là tâm tánh ư? Nói trong Kinh Niết-bàn nói tất cả chúng sanh có đầy đủ ba Định ấy gọi là Thượng Trung và Hạ. Thượng Định ấy gọi là Phật tánh tức là tâm pháp vốn Diệu, như trong Chỉ Quán quyển thứ năm có ghi. Tiếp đến trình bày về tâm sở nhiếp, đã khác với pháp trước đây cho nên cần phải trình bày về thâu nhiếp, nêu ra tâm là thâu nhiếp không phải gọi là thâu nhiếp gì khác, trước tiên thâu nhiếp chúng sanh nhưng sơ lược chỉ ra mà thôi. Tiếp theo thâu nhiếp Phật pháp, trong đó có hai: Trước là dẫn kinh Hoa Nghiêm, tiếp là giải thích ý kinh hiển bày pháp giới Phật. Thứ nhất dẫn kinh Hoa Nghiêm…, ấy là dẫn ra hai câu đầy đủ ba Đế trong Hoa Nghiêm, từ “Pháp giới…” trở xuống là giải thích, lại có hai: Trước là giải thích ý kinh, tiếp từ “Hựu du tâm đẳng giả…” trở xuống là trở lại giải thích hai câu kết luận quy về kinh để hiển bày tâm pháp Diệu. Đầu là giải thích về Du Tâm ấy thì Thể đã thường xuyên di động của tâm là pháp giới, không thể nào trở lại cho rằng là chủ thể thường xuyên di động và đối tượng thường xuyên di động, Thể pháp giới này là tất-kính Không cho nên nói là Như Không, pháp vốn không có tên gọi nhưng mượn để thành lập Tâm, Phật cho nên nói là Tức Giả. Văn kinh tuy là như vậy nhưng ngôn ngữ hãy còn tổng quát và sơ lược, cho nên trở lại giải thích nói rằng: Vả lại, tâm thường xuyên di động… tức là trăm Giới ngàn Pháp ba ngà thế gian. Tiếp theo từ “Sở vị…” trở đi là sơ lược dẫn ra nêu rõ về tướng, Giả tức là chúng sanh, Thật tức là năm ấm và quốc độ chính là ba thế gian vậy. Ngàn pháp đều là ba cho nên có ba ngàn. Giải thích về Du Tâm, xong. Tiếp theo lại giải thích về Như Hư Không, đầy đủ như cảnh bất tư nghị trong Chỉ Quán, dùng bốn câu Tự – Tha mở rộng ba ngàn pháp ngang dọc cho đến bốn câu chẳng phải dọc chẳng phải ngang không thể đạt được, tiếp theo lại giải thích về cảnh giới chư Phật, vốn khắp nơi pháp giới cho nên nói trên đến Phật pháp dưới đến chúng sanh pháp. Tiếp theo lại giải thích về tâm, chúng sanh và Phật không ra khỏi nơi tâm, cho nên ba pháp không hề sai biệt gọi là tâm pháp Diệu. Vì vậy kết luận quy về ba pháp không có gì sai biệt mới gọi là Diệu, ý suy nghĩ có thể thấy được… từ “Vân…” trở xuống là liệu giản, tuy đối với tâm mà liệu giản nhưng ý thật sự cũng nên đối với hai pháp còn lại mà liệu giản, tại sao? Bởi vì cũng tương ưng với hỏi nói rằng: Mỗi một chúng sanh vì sao đều có đủ trăm Giới ngàn Pháp? Phật quả đã viên mãn cần gì phải tiếp tục nói đến trăm Giới ngàn Pháp? Bởi vì đã nói tâm pháp tức là hai pháp còn lại. Nếu không hỏi hai pháp ngoài tâm pháp thì hai pháp đó đã không phải là Diệu mà lại làm cho tâm pháp cũng chưa hẳn là Diệu. Vì vậy biết ý nghĩa lời nói thuận theo bao gồm hỏi hai pháp, đầy đủ như cảnh bất tư nghị trong Chỉ Quán. Hoặc là Lý hoặc là Tu, hoặc là kết luận hoặc là ví dụ cần phải đến trong phạm vi này. Nếu như mất đi ý này thì đến phần giải thích về mười Diệu Diệu trái lại trở thành thô, cho đến cuối quyển thứ bảy cùng nói rõ ý chỉ này, vì sao? Bởi vì thậm chí Liên Hoa cùng ví dụ cho ý chỉ này, cho đến Bổn môn từ lâu đã chứng được ý chỉ này, Thể – Tông – Dụng cả ba loại như nhau cùng hiển bày ý chỉ này.

Tiếp theo giải thích về Diệu ấy, một tông phái này giải thích nghĩa thì tên gọi thông suốt mà nghĩa thì tách biệt đại khái là cách bàn luận thông thường. Lại tiếp tục sơ lược dẫn ra tên gọi nối thông với Tiểu thừa để nêu ra tướng đó, như Trung A Hàm thứ ba, “các Tỳ-kheo ca ngợi Xá-lợi-tử đã thuyết về Diệu trong Diệu, nhưng Xá-lợi-tử chỉ thuyết về hạnh Nhẫn trong Sự, là phương tiện khéo léo không làm hại cảnh giới của người khác, gọi là Diệu ở trong Diệu.” Lại ở Trung A Hàm quyển thứ mươi ba, “Đức Phật bảo với các Tỳ-kheo, chớ cầu dục lạc vì pháp ấy vô cùng thấp hèn là hạnh của phàm phu, cũng đừng tự làm cho đau khổ bởi vì đau khổ chẳng phải là hạnh của bậc Thánh. Xa lìa hai phương diện này thì có Trung đạo, thành tựu ánh mắt trí tuệ, trải qua tất cả các pháp thảy đều như vậy”. Còn Trung A Hàm quyển bốn mươi chín “Trải qua tất cả các pháp đều nói là Bất Không”. Lại trong Bà Sa “Hỏi Đức Phật vì sao thuyết Tứ Đế làm thức ăn? Đáp rằng vì viên mãn Pháp thân”. Như thôn xóm ăn uống chỉ nuôi dưỡng thân người, vì thế thiện căn trong thiền có thể nuôi dưỡng Pháp thân, há dùng những tên gọi như Diệu – Trung đạo – Bất Không – Pháp Thân… của trong Diệu như vậy mà có thể xác định Thể của pháp hay sao? Vì thế cần phải dùng nghĩa đằng sau tên gọi mà lựa chọn khác biệt. Nay hãy còn không chọn lấy Giáo Đạo của Biệt giáo và bao hàm trong Thông giáo, huống là trong ly đoạn thường của Tam Tạng giáo và trong ly khổ lạc của trong A Hàm… hay sao? Vả lại, dựa theo Bộ thì hãy còn không chọn lấy Trung của Đới Nhị – Đới Tam – Kiêm Nhất, huống chỉ là Không, thiên về Giả mà cho là Diệu hay sao? Lại dựa theo Bổn môn hãy còn không chọn lấy trung gian, hiện tại, tương đãi, Tuyệt đãi, huống là hiện tại kiêm, đới mà Diệu hay sao? Xuống phía dưới ví dụ như vậy. Trong phần chính thức giải thích: Trước là ví dụ hai môn Thông – Biệt, tiếp là dựa vào môn để giải thích. Đầu tiên trong phần Thông Môn văn tự nêu ra hai Diệu, tiếp là giải thích. Trong giải thích có hai: Trước là sơ lược thuật rõ hai ý, tiếp là chính thức giải thích hai ý. Văn phần đầu lại có hai: Đầu là chính thức thuật rõ, tiếp là phá bỏ ý xưa. Văn phần đầu đã nói là kinh này nên biết rằng đầu đề là Diệu bao gồm hai nghĩa này, vốn là khiến cho nay giải thích về các Diệu lấy hai nghĩa đặt lên đầu tiên, cho nên Tích môn có mười Diệu, trong mỗi một Diệu khai mở nhiều khoa mục không cò gì không giải thích về hai nghĩa. Nói rằng lại không có gì chẳng phải Đãi, chẳng phải Tuyệt…, ấy là lý tánh thật sự thì chẳng phải Đãi, chẳng phải Tuyệt, chỉ hướng về Đãi, Tuyệt dựa theo Lý mà luận làm hai loại thì không giống như cả hai chẳng phải là nhị biên lại còn có Lý của TrungĐạo. Vì sợ rằng có người nghi ngờ nên lại phân biệt phát sinh Lý cả hai chẳng phải là Đãi – Tuyệt, vì thế giải thích rằng văn lý đều không có Lý đãi, tuyệt này, đã phá trừ vô minh, đã hiển bày Trung đạo, cho nên biết cả hai chẳng phải thì không có gì hiển bày nữa, do đó nói rằng phá trừ những Hoặc nào? Tiếp trong phần phá bỏ ý xưa lặp lại ý phá bỏ trước đây, bởi vì trong giáo trước có thô có Diệu, cho nên biết Quang Trạch phá bỏ người trước ý sai lầm giống như trên. Tiếp theo trong phần chính thức giải thích tự phân làm hai: Trước là Đãi, tiếp là Tuyệt. Đầu trong phần Đãi, có hai: Trước là giải thích, tiếp là hỏi đáp liệu giản. Văn phần đầu lại có ba: Một. Tổng quát thuật lại ý hướng đến; Hai. Chính thức giải thích; Ba. Từ “Diệu nghĩa…” trở xuống là ý kết luận. Ý văn phần đầu là tông phái này đã lấy ba giáo làm “Mãn”, cho nên đối với Tam Tạng giáo là “Bán” mà giản lược, cũng là Thường – Vô Thường…, ấy là Đại – Tiểu có thể như vậy. Thường vẫn bao hàm dùng Thông giáo, vì năng thông lý Thường còn ở xa, cho nên tạm thời so sánh với Tạng giáo để làm thành Vô Thường, giáo chiếu thì ba giáo trong ba vị sau là giáo Mãn. Văn sau lấy Niết-bàn nói: ở trước Pháp Hoa là lấy chung vị cho nên trước sau nói không khác nhau. Nhưng muốn lấy kinh này hiển bày chỉ có một Diệu cho nên ở phần sau trình bày về Tịnh Danh là giáo Mãn. Kinh nói: “Thuyết pháp…”, đầy đủ như Tịnh Danh Sớ, Chỉ Quán quyển thứ nhất ghi lại phần giải thích sơ lược. Tiếp trong Bát-nhã nói: “Ở cõi Diêm-phù-đề thấy chuyển pháp luân lần thứ hai”, trong Đại Phẩm quyển thứ mười hai “Các Thiên Tử nói: Tôi ở tại Diêm-phù-đề thấy chuyển pháp luân lần thứ hai, Vô lượng trăm ngàn các Thiên Tử trong cõi này đạt được Vô Sanh nhẫn”. Cho đến Phương Đẳng, Pháp Hoa cũng là hướng về Lộc Uyển lấy làm chuyển pháp luân lần thứ nhất. Tiếp theo trình bày về kinh này giống như văn. Sở dĩ thuật lại các kinh trước ấy là trình bày về Tương Đãi của kinh này không thích ứng với ba giáo, văn cũng lại giống như các giáo đã đối đãi, cũng chỉ cho Lộc Uyển mà làm thành đối tượng đối đãi. Ý trong phần kết luận, luôn luôn lấy Thô của đối tượng đối đãi hướng về Viên giáo làm Diệu của chủ thể đối đãi, các vị không khác nhau cùng với Pháp Hoa nào sai biệt, cho nên cần phải tiếp tục có liệu giản để loại trừ nghi ngờ, trong đó có hai tầng hỏi đáp, trước là dựa theo Pháp, tiếp là dựa theo ví dụ. Trong phần đầu dựa theo Pháp, trước là hỏi thì như trên giải thích không thích ứng một mình Pháp Hoa xưng là Diệu, trong trả lời có hai: Trước là tổng quát vặn hỏi, tiếp là giải tách biệt trả lời. Đầu tiên tổng quát vặn hỏi rằng: nay cũng không nhất định về giáo và thời tức chỉ nói từ Thông giáo trở đi. Vả lại, gọi là giáo Mãn cũng không nhất định trong Thông – Biệt – Viên, đều chọn lấy ba giáo hay từ Sanh Tô trở đi đích thực chọn lấy một Thời, sao bỗng nhiên chất vấn rằng đều cùng Phương Đẳng khiến lý Mãn không khác nhau? Nhưng lại cùng với điều ấy cho nên nói rằng “dù cho như vậy” tức là vẫn riêng có nguyên do. Từ “Hà giả…” trở xuống là trong phần tách biệt trả lời, có ba: Một. Giải thích; Hai. Dẫn chứng; Ba. Phân định thô diệu. Trong phần đầu giải thích, có hai: Đầu là dựa theo cơ, tiếp là dựa theo giáo. Trong phần đầu dựa theo cơ, lại có ba: Một. Tổng quát thiết lập hai cơ lợi, độn; Hai. Phân biệt qua từng vị; Ba. Từ “Thử diệu…” trở xuống là phân định đồng – dị. Đầu tiên nói lợi căn ấy chính là Viên giáo và Biệt giáo, người Nhị thừa và Bồ tát Thông giáo tức là ở đây luận theo phương tiện, Biệt giáo tuy (đới) phương tiện ở Địa tiền mà khắp nơi có thể đi vào, vì vậy bậc này cần phải trải qua Sanh Tô và Thục Tô để điều hòa, cho nên hai vị này còn gọi là phương tiện. Nói rằng Phương Đẳng kèm theo Sanh Tô về Diệu để đối đãi với thô tức, là độn căn Nhị thừa ở trong Phương Đẳng đạt được lợi ích Sanh Tô, vì kèm theo lợi ích này cho nên lấy để luận về Viên Diệu, Thục Tô như giải thích. Kinh này đã không có phương tiện, cho nên trong văn phân định kinh này cùng với các kinh tuy là cùng gọi Mãn giáo, nhưng kèm cặp, không kèm cặp khác nhau cho nên lại không giống nhau. Tiếp là dựa theo Giáo thì đã cùng nói là Môn cho nên biết là Giáo có thể thấy. Tiếp trong phần dẫn Luận để chứng minh rằng cùng chứng minh Cơ – Giáo, vì thuyết tức là Giáo, đệ tử là Cơ, không sanh không diệt, kèm cặp hay không kèm cặp… đã giản lược như trước, cho nên chú thích là vân vân. Kệ trong Trung Luận chú vân vân ấy là không thể nào nêu tên gọi để giải thích thẳng về nghĩa ấy chứng minh cho ý lợi căn và độn căn, câu đầu là độn căn, ba câu còn lại là lợi căn, lại cũng giống như trước cho nên chú vân vân mà thôi. Ba là trong phần phân định vẫn dùng ý kệ Trung Luận để phân định, câu đầu đối với phân tích cho nên nói là “Bất tức”, đây là bởi vì phân tích vụng về cho nên gọi thô. Từ “Nhược năng tức không…” trở đi là giải thích ba câu dưới, đầu là lại nêu ra Thông, nói Tức Không này có thể thông suốt Trung đạo là Trung phương tiện; tiếp theo từ “Thông trung tiện…” trở đi là giải thích về Thông – Biệt Bồ tát, tuy có thể thông suốt với Trung đạo nhưng bởi vì có thô cho nên gọi chung là Bồ tát, Trung căn Thông giáo kèm theo Tức Không, Hạ căn kèm theo Giả, Biệt giáo cũng như vậy, vì thế đều gọi là thô. Nói rằng đi thẳng đến thông suốt ấy là Không tức Giả, Trung vì vậy gọi là Diệu, đây cũng là phân định chưa có thể gọi là khai mở, khai mở rồi không trở lại thô cho nên Không, Giả đều là Diệu. Tiếp đến là hỏi, hỏi rằng từ vị Nhũ đếnvị Đề hồ cùng gọi là Mãn giáo, ấy là dựa theo năm vị để hỏi vậy. Bởi vì trước đây giải thích rằng Phương Đẳng – Bát-nhã và kinh này cùng nối thông với lý Mãn giáo, vậy thì trừ Tam Tạng giáo ra đều gọi là Mãn giáo, nghĩa đó đã lẫn lộn ở đây sao nói là thông suốt? Ý trả lời là tên gọi Mãn giáo tuy giống nhau nhưng không thể không có sai biệt cho nên đưa ra thí dụ về bốn con thuyền, để giải thích về thí dụ của năm vị. Trong bốn con thuyền thì ba chung một riêng tuy cùng gọi là chung nhưng không thể không có sai biệt, Giáo môn cũng như vậy, thông suốt gọi là Mãn mà sự thông suốt có gần như đến cồn cát giữa sông có xa như Biệt – Viên – Thông giáo, đến bờ kia, nếu chọn lấy Giáo Đạo thì thuyền riêng đến bờ bên kia phải theo con đường quanh co xa lắc Viên giáo là con thuyền chung mới gọi là thẳng hướng tiến về tuy cùng gọi là chung, thông suốt đã gần bờ, cùng với Giáo đạo phân biệt đâu có trở ngại gì cùng là Mãn, không đồng là Mãn? Trong phần giải thích về Tuyệt đãi phân làm bảy:

  1. Trình bày chung về bốn Tuyệt.
  2. Trình bày về hai Diệu là Diệu trong ba pháp.
  3. Đem bốn Tuyệt dựa theo năm vị để phân định.
  4. Khai mở Quyền.
  5. Hội tụ các Tuyệt thành Diệu.
  6. Đem Diệu trong Bổn Tích làm thành Diệu trong ba pháp.
  7. Phân định ngang dọc. Văn phần một dựa theo Giáo hiển bày Viên.

Hỏi: Nếu trình bày về Tuyệt đãi thì thích ứng chỉ có một vì sao khai mở thành bốn, lấy bốn tướng so sánh với Đãi thì khác nhau thế nào?

Đáp: Nếu trong Tương Đãi lần lượt trình bày về Diệu, thì thô trước đây hãy cón tồn tại, nay luận về Tuyệt đãi thì bặt dứt các thô trước đây, không có gì có thể so sánh đối đãi. Nhưng sở dĩ từng bước trình bày về bốn loại Tuyệt ấy, vì để biết Viên tuyệt đến tận cùng; Diệu không có gì hơn được, ba giáo trước là bị Tuyệt đãi nên không có pháp nào Tuyệt đãi ngoài viên giáo, tường tận ý tiêu văn mỗi nghĩa đều có lý giải sâu xa. Nói rằng tùy tình… ấy là Tam Tạng sanh diệt, sanh diệt là Sự, Sự dựa theo cái lẽ của sự vật cho nên nói là tùy lý. Nghĩa của ba Giả nay không thể nào giải thích hết được, ý chỉ tạm thời luận bàn lần lượt với nhau, để trình bày các Tuyệt biểu hiện đối với Viên giáo không có gì là chủ thể Tuyệt đãi. Nếu giải thích nhiều về ba Giả thì đầy đủ như Chỉ Quán quyển thứ năm có ghi. Vì vậy nghĩa Tuyệt đại của Viên giáo trong này dẫn nhiều văn chứng minh ví dụ tương tự để giải thích đưa ra tướng trạng của nghĩa Tuyệt đãi. Trong đó, đầu là chính thức giải thíchsự bất đồng của bốn giáo. Giải thích ba giáo trước, như trong văn. Trong phần Viên giáo thứ bốn phân hai: Đầu là chính thức giải thích; tiếp là dùng hai môn Không – Hữu để phân định những giải thích trước đây. Văn phần đầu phân làm ba: Một. Dựa vào Viên giáo đưa ra Thể của Tuyệt đãi; Hai. Từ “Kim Pháp…” trở xuống đưa ra ý văn này; Ba. Từ “Giáng thử…” trở xuống là gạt bỏ ngụy đạo. Văn phần một lại có ba: Một là dẫn Chánh giáo đưa ra Thể; Hai là từ “Đại Kinh…” trở xuống dẫn kinh chứng minh; Ba là từ “Diệu diệc…” trở xuống dùng ý này kết hợp với kinh. Văn phần đầu lại có hai: Đầu là chính thức đưa ra Thể, tiếp là trình bày về tướng Tuyệt đãi. Văn phần đầu đã nói Viên giáo nếu thuyết rằng không có gì phân biệt thì giáo đã bàn đến Tuyệt đãi, bặt dứt các giáo trước cho nên nói là mất đi. Tiếp từ “Khởi cánh…” trở xuống trình bày về tướng trạng của Tuyệt đãi, rõ ràng Thể của pháp giới như nhau không có gì so sánh, đối đãi, đối đãi ai là thô… ấy là trình bày không có chủ thể đối đãi, chủ thể tức là không có pháp nào ngoài Diệu Pháp, đối đãi ai thô ai Diệu không có gì có thể đối đãi… ấy là trình bày không có đối tượng đối đãi, đối tượng tức là ngoài thô pháp không có pháp nào khác cho nên không có đối tượng Tuyệt đãi. Tiếp theo trong phần dẫn ra Đại Kinh, có ba: Pháp – Dụ và Hợp cả ba kết hợp với ý kinh này, có hai phần: Trước là kết hợp; tiếp từ “Nhược vị…” trở xuống là phá bỏ tình chấp. Nếu nói có chủ thể Tuyệt đãi thì đây là chấp vào Đại đối với đối tượng Tuyệt đãi, tại sao? Bởi vì nếu đối với đối tượng Tuyệt đãi dấy lên chấp hãy còn có Đại của chủ thể Tuyệt đãi thì đối với chủ thể dấy lên chấp trước, chấp là Đại đối với đối tượng.

Cho nên, nói rằng Đại có, đối tượng có và chủ thể trở thành đối tượng do đó không gọi là Tuyệt đãi. Tiếp từ “Kim pháp…” trở xuống là chính thức đưa ra tướng Tuyệt Diệu của văn này, lại có hai: Trước là đưa ra, tiếp là dẫn chứng. Trong phần dẫn chứng, có hai: Trước là chứng minh không phải những điều thấy nghe, tiếp là chứng minh không thể nói, chỉ rõ. Văn phần đầu có hai: Trước là dẫn ra, tiếp là giải thích. Văn phần tiếp có hai: Trước là dẫn ra; tiếp là giải thích. Trong phần giải thích có hai: Trước là tổng quát, tiếp là tách biệt. Trong phần tổng quát chỉ nói “cũng là văn ca ngợi Tuyệt đãi”, tức là nhằm vào văn ca ngợi Tuyệt đãi trong kinh vậy. Trong phần tách biệt lại có hai: Trước là giải thích; tiếp là dẫn ra ba văn để chứng minh. Văn thứ nhất là không thể dùng Tương Đãi để nêu ra, không thể dùng Tuyệt đãi để nêu ra, Đãi và Tuyệt đều bặt dứt cho nên gọi là diệt Đãi và diệt Tuyệt. Tiếp từ “Hựu vân…” trở xuống trong phần dẫn ra ba văn, thứ nhất dẫn ra kinh này, không là chủ thể Tuyệt đãi, Không này cũng Không, chủ thể và đối tượng đều bặt dứt. Thứ hai dẫn ra Trung Luận, dựa vào đó thành tựu văn nay nói Đãi không gọi là Tuyệt: Nếu như pháp đã là đối đãi mà có, đối đãi thô mà đạt được Diệu, thì pháp này trở lại thành đối đãi, Diệu này trở lại thành đối đãi. Nay Diệu không dựa vào thô, cho nên nói không có nhân tố đối đãi; đã không có đối tượng đối đãi là thô, cũng không có chủ thể đối đãi là Diệu, Diệu ngay nơi pháp được thành tựu, chủ thể và đối tượng đã cùng mất đi, cho nên nói cũng không có pháp được thành tựu. Đây là dẫn Trung Luận lấy Tuyệt phá bỏ Đãi, Đãi gọi là duyên sanh cho nên chỉ có Tuyệt chứ không có Đãi, vì thế lại dẫn ra Tuyệt để chứng minh Kinh này, Đãi và Tuyệt đều là Diệu cùng thuộc bề Pháp Hoa cũng chẳng phải là khác nhau lắm. Dựa vào Đãi biết Diệu, Thể của Diệu là Tuyệt; Tuyệt cũng không hề nương nhờ, Thể của Diệu không có hai. Ý văn trong kinh Hoa Thủ cũng giống như ý này, vì thế dẫn kinh Hoa Thủ thành tựu ý Trung Luận. Tiếp theo từ “Giáng thử…” trở xuống là gạt bỏ ngụy tạo hiển bày chính xác, nếu chưa thấy lý thì không gọi là Tuyệt, nếu luận về văn ý thì không cần phải thấy lý, chỉ thuận theo sáu Tức để phân định về lý Tuyệt, vậy thì sáu Tức gọi là sáu Tuyệt, trong đó lại có hai: Trước là trình bày về gạt bỏ ngụy tạo; tiếp từ “Nhược năng…” trở xuống là nêu ra chính xác hiển bày ngụy tạo, đều có Pháp – Dụ. Văn phần đầu trong Pháp lại có hai: Trước là thẳng thắn trình bày về ngụy tạo; tiếp từ “Nãi thị…” trở xuống là đưa ra tướng ngụy tạo, ngụy tạo thì không thể Tuyệt, lại có hai: Trước là đưa ra tướng ngụy tạo, tiếp từ “Hà giả…” trở xuống là giải thích về nguyên cớ ngụy tạo, bởi vì tâm nghĩ ngợi. Tiếp theo nêu ra ví dụ ngụy tạo cho nên không thể là Tuyệt. Tiếp theo từ “Nhược năng…” trở xuống là trở lại ban đầu hiển bày chính xác, từ “Như hiệp…” trở xuống là nêu ra thí dụ hiển bày chính xác. Phần đầu nói là “Hoàn trung” như Chỉ Quán quyển thứ sáu có ghi, Danh tự như hòn đá tròn, chân lý như con người, con chó ngu si vô minh đuổi theo hòn đá danh ngôn, sư tử chủng trí đạt được lý không còn danh, cho nên biết ngôn ngữ tư duy không còn thì Đãi, Tuyệt mất đi. Từ “Diệu ngộ…” trở xuống là trình bày về hai môn, môn có thể đi vào Tuyệt, môn thuận theo Giáo đi vào. Từ “Như khoái mã…” trở xuống là ví dụ con người tìm được lối vào, trong này có nhiều ý nên không thể giải thích hết, tìm ý có thể thấy.

Tiếp là phần hai Diệu là Diệu trong ba pháp, muốn trình bày Diệu ở trong ba pháp thì Pháp Hoa mới được gọi là Diệu, cho nên cần phải hai Diệu để Diệu ba pháp, vì thế trong các vị tuy có viên dung mà hoàn toàn không có hai Diệu. Ba pháp được Diệu rồi cho nên ba pháp chính là Diệu, do đó văn trước nói Diệu này tức là Pháp, Pháp này chính là Diệu, vì vậy đạt được ba pháp đều có đủ mười trở thành ba mươi Diệu phần nhiều căn cứ vào đây. Hỏi: Từ trước đến nay giải thích về Diệu nói rằng Đãi Tuyệt đề bặt dứt mới gọi là Tuyệt nay vì sao lại nói Đãi và Tuyệt là hai vậy? Đáp: Trước đây trình bày về Đãi, Tuyệt đãi cho nên cần phải đều bặt dứt, nay thuật rõ ý kinh cho nên cần phải trình bày cả hai. Ý kinh tuy hai mà lý không chọn lấy khác nhau, nhưng bởi vì Đãi, Tuyệt này đều bặt dứt đối với trước mà gọi là Đãi, đối tượng đối đãi chưa hội tụ đến lúc hội tụ mới gọi là Tuyệt, vì vậy Bộ này có được tên gọi của hai Diệu.

Phần ba là đem bốn Tuyệtcdựa theo năm vị ấy, thuận theo lại phân định rằng vị Nhũ có hai Tuyệt là một thô một Diệu, cho đến vị Thục Tô có hai thô một Diệu, kinh này chỉ có Diệu nhưng là văn giản lược.

Phần bốn là khai mở Quyền, là khai mở thô trong các vị mà thôi.

Phần năm từ “Vấn…” trở xuống trong phần hội tụTuyệt thành Diệu, trước là hỏi, tiếp là trả lời. Trong phần trả lời lại có ba: Một. Hội tụ; Hai. Từ “Hựu…” trở xuống là phân định chủ thể và đối tượng; Ba. Từ “Như Tích…” trở xuống là dựa theo Bổn – Tích để giải thích về ý của chủ thể và đối tượng, giáo và Bổn – Tích cùng với quán tâm lần lượt bặt dứt lẫn nhau, vì sao? Vì không căn cứ vào trong Tích mà nói về viên dung thì không thể biết được bổn địa lâu là của Bổn. Nếu Bổn là xa, giáo phát phát khởi do đó lhiến cho Tích bặt dứt, Bổn tuy bặt dứt Tích mà há liền nói là xa có thể biết được tâm tánh? Nếu nói tâm tánh Tích Bổn đều bặt dứt, cho nên nói Bổn – Tích khác nhau mà khong thể nghĩ bàn được tất cả sự khác nhau ấy, vì vậy biết chưa hiểu rõ quán tâm, chỉ uổng dẫn ra xa, gần. Sự xa gần tự thuộc chỗ khác, đối với mình để làm gì? Giống như người nghèo đếm của báu của người khác, là nói đến điều này vậy.

Phần sáu từ “Kim tương…” trở xuống là ý, nói trong Tích là chín pháp giới chúng sanh đều khai mở rõ ràng; ý trong Bổn thì tuy khai mở Quyền mà xong việc cần phải hiển bày Bổn, Quyền Tích hướng về Bổn Tích hãy còn gọi là thô, ý trong quán tâm thì nếu không quán tâm lẽ nào biết nhân quả tâm Diệu của mình và của người?

Ý phần thứ bảy là bốn giáo đều có Tuyệt cho nên gọi là ngang, nay ba Pháp từ Giáo lần lượt đến quán tâm cho nên gọi là dọc.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20