PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA THÍCH THIÊM

SỐ 1717

QUYỂN 14

Đời Đường, Thiên Thai Sa Môn Trạm Nhiên thuật

Tiếp trong phần Lợi Ích Diệu, có hai:

  1. Giải thích tên gọi.
  2. Chính thức giải thích.

Công đức tự hành là chỉ cho năm diệu trước, tiếp bốn diệu về sau đã là lợi tha. Tiếp nhận giáo hoá được lợi ích thiết lập riêng biệt tại đây, lợi ích tuy không giống nhau nhưng cùng chung quy về Pháp Hoa, vì vậy gọi là Lợi Ích Diệu. Tiếp trong phần chính thức giải thích: Trước là đưa ra chương mục; tiếp là dựa vào chương mục để giải thích. Trong giải thích là nguyên cớ ở trong phần tựa không nói đến lợi ích, ấy là phần tựa chỉ biểu hiện trước về lợi ích thích đáng, văn ấy không có lợi ích nào có thể bàn luận. Nếu như bày tỏ về nghĩa thì trong phần Thần Thông Diệu đã sơ lược phân rõ rồi. Nay trong phần đầu trình bày về ý dẫn đến, đầu là tổng quát nêu ra ý lợi ích, tiếp là tách biệt trình bày về lợi ích. Văn phần đầu nói là sở vi ấy, nghĩa là ba Diệu Cảm Ứng – Thần Thông và Thuyết pháp trước đây không thể trống rỗng chính là lợi ích, người được lợi ích tức là quyến thuộc. Tiếp từ “Thích Luận…” trở xuống trong phần tách biệt trình bày, có hai: Một, Dẫn kinh khác được lợi ích không giống nhau; Hai, Từ “Kim kinh…” trở xuống trình bày về lợi ích Diệu của giáo này. Trong văn phần một đã dẫn ra một Luận ba kinh, cùng trình bày về lý do đức Phật đạt được vương Tam muội luôn luôn dùng thân khẩu làm lợi ích cho chúng sanh. Lời nói và ánh sáng là chỉ cho thần thông trước đây, lời nói và nghe thấy là chỉ cho thuyết pháp trước đây, lời nói và thân tướng là chỉ cho Cảm Ứng trước đây, nhưng lời nói và thân tướng cũng nối thông với cảm ứng, thần thông. Trước đây nói là không đi qua trống rỗng ấy, là nếu vượt qua, phá bỏ và thu hoạch đều không thể trống rỗng vô ích, nối thông là lợi ích, tách biệt là dẫn ra pháp bảo là hiện thân, soi chiếu khắp nơi là phóng quang, rưới mưa thấm ướt là thuyết pháp trong Tịnh Danh. Kinh Hoa Nghiêm và Tư Ích đều nói là phóng quang: trong kinh Tư Ích thứ hai nói: “Bồ-tát Võng Minh phóng quang chiếu rọi khắp Vô lượng vô biên quốc độ trong mười phương, hết thảy phiền não bệnh khổ gặp phải ánh sáng liền chuyển thành an lạc. Đức Phật lại phóng ánh sáng sáu Độ và tất cả các pháp, thảy đều Đối trị những phiền não tham-sân… và tất cả các Hoặc của chúng sanh”, đầy đủ như kinh ấy và kinh Hoa Nghiêm trình bày như nhau. Tiếp là trong kinh này, có hai: 1. Tin hiểu; 2. Nói về thành tựu. Văn lĩnh hội tóm tắt nhưng văn nói về thành tựu thì mở rộng, có đầy đủ bốn Diệu trước đây, mới có văn lợi ích này. Nói là không thể nào hết được, ấy là đầy đủ như trong Dược Thảo Sớ trình bày về dọc- ngang không như nhau, cho nên ở đây trình bày về lợi ích càng nhiều hơn, ý còn lại nơi văn có thể thấy. Tiếp trong phần trình bày về lợi ích Chánh Thuyết, văn tự phân làm ba: trước là nêu ra, tiếp là giải thích. Trong giải thích đầu tiên nói là xa xôi ấy, đây là Tích môn cho nên tạm thời lấy Đại Thông làm xa cách, trong đó lại có hai: 1. Nói tổng quát; 2. Giải thích tách biệt. Văn phần một phân làm bốn: Một. Sơ lược nói về lý do của lợi ích; Hai- Từ “Thiện sanh…” trở xuống trình bày về tướng của lợi ích; Ba- Từ “Tử chi…” trở xuống là kết luận nêu ra; Bốn. Từ “Cố văn…” trở xuống là dẫn chứng. Trong phần tướng của lợi ích có hai: a. Nêu ra, b. Từ “Thỉ nhân thiên…” trở xuống là giải thích về tướng. Thiện sanh nối thông với nông sâu, ác diệt cũng nối thông với nông sâu, nếu như dựa vào Đại Kinh thì phần vị phá trừ vô minh mới gọi là Sát Nhân, thật ra thì ác diệt đầy đủ như văn này nối thông cả trước sau. Tiếp trong phần tách biệt giải thích, có hai: Một. Kết thúc phần trước phát minh phần sau; Hai. Nêu ra giải thích. Trong phần nêu ra giải thích, có hai: a. Bảy loại; b. Mười loại. Trong phần (a) là bảy loại: trước là Đại sư, tiếp là Tư Thích. Văn phần trước có hai: Đầu là nêu ra; tiếp là loại bỏ. Bởi vì dùng lợi ích trở lại giải thích về quyến thuộc, dựa vào lợi ích làm thành quyến thuộc vậy. Trong bảy lợi ích cùng lấy Bồ-tát Tam tạng giáo làm Tục đế Tam muội. Lợi ích về Ngũ Thông là bởi vì chưa đoạn Hoặc cho nên Biệt giáo xuất Giả là Tam muội Tục đế. Lợi ích về Lục Thông, ấy là tạm nói về lợi ích đoạn kiến tư Hoặc gọi là Vô lậu thông suốt, so với Bồ-tát Tam tạng giáo toàn là Hữu lậu, vì vậy tạm thời cho tên gọi là Vô lậu. Chương An nói: “Khai mở trước ấy là khai mở Tiểu Thảo làm lợi ích của nhân quả, hợp lại sau ấy là hợp cùng Trung đạo thứ tự và không thứ tự làm thành lợi ích của một Thật, cùng khai mở cùng hợp lại theo đây có thể biết”. Lợi ích theo thứ tự là trong Biệt giáo dựa theo Giáo đạo mà nói vậy thôi. Tiếp là Đại sư khai mở làm mười lợi ích, ở trong bảy lợi ích trước cũng không khai mở Trung đạo theo thứ tự và không thứ tự, chỉ đối với Tiểu Thảo khai mở thành nhân quả, nhưng đối với Trung Thảo khai mở thành lợi ích của Thanh văn-Duyên giác, lại thêm lợi ích của Phương Tiện – Thật Báo để thành mười lợi ích. Trong đó có hai: 1. Kết thúc phần trước phát sinh phần sau; 2. Chính thức giải thích. Trong giải thích, có hai: Một. Nêu ra; Hai. Chính thức giải thích. Trong giải thích có hai: a. Giải thích; b. Hỏi đáp liệu giản. Văn phần (a) có hai: Trước là chính thức giải thích, tiếp từ “Nhược thô Diệu cơ…” trở xuống là kết luận. Trong phần trước tự phân làm mười. Trong phần đầu lợi ích về quả, có hai: Nêu ra và giải thích. Nhưng lợi ích về nhân quả nối thông với hai mươi lăm Hữu, đối với thân quả báo đạt được tướng của lợi ích hiện tại cho nên gọi là lợi ích về quả. Nói đến lợi ích của nhân, nghĩa là nội tâm chuyên tu. Nay đầu tiên trong lợi ích về quả có ba: 1. Giải thích; 2. Từ “Thử thanh lương…” trở xuống trình bày nguyên do lợi ích; 3. Từ “Đại Kinh…” trở xuống là dẫn Kinh kết luận về lợi ích. Văn phần một ấy trong văn thuận theo giản lược. Bốn Thú tự phân làm bốn, bốn người hợp lại làm một, sáu cõi Dục hợp làm một, bảy Hữu ở Sắc giới cùng làm thành một cách giải thích, bốn cõi Không hợp lại làm một. Trong mỗi một văn đều nói chúng sanh trong đó cho đến hai lợi ích sâu kín và hiển lộ đó là lời văn sơ lược mà ý đầy đủ, có đủ như trong phần Cảm Ứng Diệu trình bày về tướng cảm ứng và ba mươi sáu câu-Một pháp giới-Mười pháp giới trong phần đồng-vị. Vả lại, trong phần tướng đối, khổ-lạc quan hệ thích hợp với hai mươi lăm Hữu và Biệt-Viên… là tạm thời nói về lợi ích hiện tại để so sánh đời trước. Dựa vào lý thì nối thông với hiện tại và vị lai, đầy đủ như văn trước giải thích trong mười pháp giới. Không thể đầy đủ tất cả thì suy nghĩ có thể biết, nói không thể đồng thời mở rộng theo thể lệ không thể hoàn bị hay thiếu hụt, mỗi một loại đều đưa ra tướng của khổ làm Cơ, tiếp là quan hệ thích hợp có thể biết. Thứ nhất trong địa ngục nói về tám địa ngục lớn là tám địa ngục nóng bức. Địa ngục thì tiếng Phạm nói là Nê Lê, Trung Hoa nói là Khổ cụ. Nói về địa ngục là từ nơi chốn thành tên gọi, trong tám địa ngục lớn thì mỗi nơi đều có mười sáu ngục nhỏ làm thành quyến thuộc, là tám nơi đều có mười sáu thành ra một trăm hai mươi tám nơi tuỳ thuộc và tám chỗ căn bản, hợp lại thành một trăm ba mươi sáu ngục. Vì thế trong Câu Xá nói: “Từ đây về sau trải qua hai vạn ngục vô gián sâu rộng như nhau, bảy địa ngục phía trên là tám ngục lớn tăng lên đều có mười sáu ngục nhỏ; gọi là địa ngục chưng nấu-phẩn giải-dao nhọn-sông cuộn tăng thêm, tất cả đều ở bốn phía của ngục lớn.. bốn của ngục vô gián đã có bốn ngục nhỏ của mỗi cửa, bảy địa ngục phía trên cũng như vậy”. Tám địa ngục lạnh giá thì tạm thời theo văn nơi khác nói là một trăm ba mươi sáu ngục. Nếu như dựa theo văn riêng biệt về tám ngục thì một là Át bộ đà, ở đây nói là Bào, nghĩa là gió lạnh toàn thân sinh ra mụn nước, hai là Lạc Bộ Đà, Trung Hoa nói là bào liệt; ba là Át Chiết Tha, bốn là Hoắc Hoắc Bà; năm là Hổ-hổ-bà, đây là cùng thuận theo âm thanh làm tên gọi; sáu là Ốt-bát-la, trung Hoa nói là Thanh Liên Hoa; bảy là Bát-đặc-ma, ở đây nói là Hồng Liên Hoa; tám là Ma-ha-bát-đặc-ma, Trung Hoa nói là Đại hồng liên hoa, đây đều là tuỳ theo màu sắc của thân làm tên gọi. Cùng với địa ngục phụ thuộc đã nói ở trước, nơi ban đầu còn dưới thấp nên chi phái không nhất định, hoặc là gần nơi núi rừng sông biển-dưới đất-trên không và những nơi khác. Nơi ban đầu của quỷ thuộc về cảnh giới Diêm Ma Vương, vốn là ở châu này xuống dưới hơn năm trăm do tuần có cảnh giới của Diễm Ma, thuận theo mức lượng rộng lớn cũng như vậy. Từ đây lần lượt đi qua mà ở nơi khác, hoặc có lúc đoan chánh thọ nhận nhưng sự vui sướng, giống như trong loài trời hãy còn có tướng mạo khó coi. Nay văn có phần lược bỏ, các tướng của địa ngục rộng ra như trong các luận Quán Phật Tam muội, Chánh Pháp Niệm, A Hàm, Bà Sa, Câu Xá… Dưới nước, trên đất liền, giữa hư không, ba nơi này là nơi nương tựa của súc sanh. Đại Luận còn có ba loại thâu nhiếp tất cả súc sanh, đó là trú hành-dạ hành và trú dạ hành. Năm tướng suy: 1. Hoa trên đầu khô héo; 2. Dưới nách chảy mồ hôi; 3. Ánh sáng giữa đỉnh đầu không còn; . Hai mắt nháy liên tục; . Không thích chỗ ngồi của mình, như những vết thương v.v… Tám Thánh chủng thì đầy đủ như trong Chỉ Quán quyển thứ tám ghi lại, còn lại dựa vào hai văn dẫn chứng có thể thấy. Trong phần lợi ích về nhân, có hai: 1. Cùng với lợi ích về quả so sánh phân rõ khó-dễ-giống và khác nhau; 2. Chính thức giải thích. Văn phần một ấy là một quả phân rõ nhiều quả thì khó, một tâm phân rõ nhiều nhân thì dễ, vì vậy ở trong tâm một ngưới có thể phân rõ tướng lợi ích của nhân hai mươi lăm Hữu, dùng lực của Vương Tam muội mà thuận theo vậy. Phần chính thức giải thích, lại có ba: Một. Chính thức giải thích; Hai. Từ “Hợp Nhi…” trở xuống là trình bày về nguyên do lợi ích; Ba. Từ “Đại Kinh…” trở xuống là kết luận văn phần một lại có hai: a. Chính thức giải thích; b. Từ “Như thị đẳng…” trở xuống là kết luận. Văn phần (a) lại có hai: Trước là giải thích tổng quát, tiếp là từ “Nhược vô…” trở xuống giải thích tách biệt. Bốn nhân huỷ hoại lợi ích ấy là nhân của bốn Thú. Hai mươi mốt nhân thành tựu lợi ích ấy là từ bốn Thú trở lên đến cõi Phi Tưởng. Đây là nói đến trước tiên phải giữ năm Giới lập tức xa lìa nhân của bốn Thú đều là như vậy. Một nhân thành tựu ấy là Phi tưởng, đây vốn là một nhân không bị huỷ hoại. Một nhân huỷ hoại ấy là một nhân này chỉ có huỷ hoại chứ không có thành tựu. Trong này trình bày về lợi ích không thể nào trở lại nói là nguyên cớ thành tựu một nhân này. Lời nói này trước tiên phá bỏ nhân địa ngục, giải thích đến phần giữa dần dần lìa xa cho nên nhiều lần có ý thành-hoại cũng có thể biết. Nếu thành tựu địa ngục và huỷ hoại Phi tưởng thì không phải là ý trong này. Nhân quả của sáu tầng trời Dục giới thì ba loại trước đầy đủ như Chánh Pháp Niệm… nhân quả của tam giới đầy đủ như trong Câu Xá-Bà Sa Luận. Tiếp trong phần giải thích tách biệt, cũng là bốn Thúbốn người tất cả đều phân rõ, sáu trời Dục-Sắc-Không hợp lại trình bày. Đầu là trong bốn Thú huỷ hoại, có hai: 1. Giải thích; 2. Từ “Thử danh…” trở xuống là kết luận về lợi ích. Phần một lại có hai: Trước là trong địa ngục có hai: Trước là chính thức trình bày về ác hữu. Từ “Dục ly…” trở xuống trong phần thiết lập cơ duyên, có hai: Một. Thẳng thắn trình bày; Hai. Trình bày về được nối tiếp, đầy đủ như trong Chỉ Quán quyển thứ bảy ghi lại. Tiếp là tướng của nhân ba Thú còn lại sơ lược như mười tâm trong Chỉ Quán trong đó lại có hai: 1. Chính thức trình bày về tướng hữu; 2. Từ “Dục ly…” trở xuống là phân rõ Cơ duyên. Văn phần một tự có ba. Phần hai là Cơ duyên như văn. Tiếp là phân rõ hai mươi mốt nhân ấy lại có hai, đó là Nhân và Thiên, đều là trước phân rõ về tướng- tiếp là Cơ trảm văn phần đầu trước là trong bốn người, có hai: Một. Chính thức giải thích về tướng của nhân; Hai. Trình bày về Cơ cảm. Phần một lại có ba: 1. Tổng quát nêu ra nhân của con người; 2. Xếp loại; 3. Phân định. Trong này chỉ là luận sơ lược về Cơ-Ứng, ở sau phần chánh văn thì hai mươi mốt Hữu tổng quát trình bày cùng một lúc. Tiếp là sáu trời Dục cũng có ba: 1. Tổng quát phân rõ về nhân; 2. Từ “Cố vân…” trở xuống cùng với bốn Thú-cùng với bốn người so sánh phân rõ về đồng-dị; 3. Từ “Nhược tu…” trở xuống tách biệt trình bày về tướng của nhân, sáu văn không như nhau, thậm chí trong này xuống dưới bốn Thiền-bốn Không không trình bày tách biệt về Cơ cảm, toàn bộ ở sau văn Vô Sắc sẽ trình bày chung trong một lúc. Tiếp trong phần bốn Thiền, bốn Thiền tự phân làm bốn Hữu, trong đó Sơ thiền thêm Phạm vương, Tứ thiền thêm Vô tưởng, cho nên giải thích sơ lược về những nơi thêm vào, vẫn không trình bày về năm Thánh, chỉ là văn giản lược. Tiếp là phần hỏi đáp dẫn những văn trước kia có thể viết. Tiếp phần bốn Không là văn lược bỏ. Tiếp là kết luận lại có hai: 1. Chính thức kết luận; 2. Dẫn chứng. Tiếp từ “Hợp nhi…” trở xuống là chính thức trình bày về nguyên do lợi ích. Văn kết luận có thể biết. Phần ba trong lợi ích của Thanh văn, có hai: 1. Trình bày về ý tu nhân; 2. Từ “Nhược trì giới…” trở xuống là chính thức giải thích. Trong phần một nói trâu-mèo ấy, bởi vì yêu quý cái đuôi vốn có, lại tham cái đuôi của mình mới làm hại đến thân. Văn giải thích rằng: loài trâu đuôi đài của Tây di (rợ phương Tây). Có kèm chữ Mèo là ở nhân gian bắt chuột chứ không phải nghĩa trong này; vả lại có chữ Mèo mà chưa biết đích xác từ nơi nào đúng phải ghi thành chữ Trâu đen (Li = Miêu). Tiếp trong phần chính thức giải thích cũng có ba: Một. Chính thức giải thích; Hai. Nguyên do lợi ích; Ba. Từ “Đại Kinh…” trở xuống là kết luận về lợi ích. Phần một lại có hai: 1. Giải thích; 2. Kết luận về phần vị. Phần một lại có hai: a. Trình bày về phá trừ kiến hoặc; b. Trình bày về phá trừ tư hoặc. Phần (a) lại có hai: Trước là giải thích, tiếp từ “Thị vi…” trở xuống là kết luận. Phần trước lại có hai: Đầu là trình bày về pháp đã tu cùng với điều phục Ái kiến để làm Cơ duyên. Thứ nhất trình bày về xuất gia tu Giới ở trước Ngũ đình tâm; tiếp từ “Nhược quân…” trở xuống là hành tướng, có ba: 1. Phần vị Ngũ đình tâm; 2. Từ “Hiền danh…” trở xuống là phần vị bốn thiện căn nói như cứu lửa cháy đầu ấy, như trong Chỉ Quán quyển thứ bảy ghi lại; 3. Từ “Nhất sát na…” trở xuống là phần vị Sơ quả. Văn tướng đều giản lược chỉ đưa ra phần vị Đại mà thôi chứ tướng vi tế không luận đến. Tiếp trong phần Tu đạo, có hai: Đó là vượt lên trên quả vị và theo thứ tự. Tiếp là kết luận về phần vị và dựa vào kết luận có thể biết. Từng đoạn từng đoạn trong này có tướng Cơ cảm tìm hiểu có thể thấy, bởi vì trình bày về phần vị Hiền và trình bày về Kiến đạo-Tu đạo cho nên khắp nơi cần phải thêm vào vốn là như vậy. Tiếp là trình bày về Bích chi Phật, lại có ba: 1. Sơ lược trình bày về hành tướng; 2. Từ “Thử nhân…” trở xuống là sơ lược trình bày về Cơ-Ứng; 3. Kết luận phần vị cùng với Thanh văn làm thành Trung Thảo cho nên nói là giống như. Tiếp theo nói “hoa phi xuyến động” ấy, Luận nói: “Có vị Quốc vương nhìn hoa bay lá động đạt được quả vị Bích chi Phật”. Chữ “xuyến động” ấy, trong Thiền Kinh nói: “có vị Quốc vương khiến cung nữ xoa thân làm vòng xuyến chạm nhau ồn ào, bảo dần dần giảm bớt vòng xuyến cho đến chỉ còn một chiếc thì không thể phát ra tiếng ồn, nhân đó nghĩ rằng tiếng ồn này do nhân duyên sanh ra liền ngộ mà đắc quả Bích chi Phật. Cũng như con khỉ trông thấy vị Bích chi Phật ngồi thiền, sau đó ở nơi khác thấy các ngoại đạo tu theo các loại khổ hạnh, mới dạy cho ngoại đạo xếp bằng tròn mà ngồi, tự mình ngậm miệng nhắm mắt, các ngoại đạo khen rằng ắt phải có pháp thù thắng, ngoại đạo tiếp nhận sự chỉ dạy đều chứng quả vị Bích chi Phật”. Trong phần năm là sáu Độ, có hai: 1. Giải thích; 2. Nguyên do. Văn thiếu phần dẫn Đại Kinh kết luận. Văn phần một lại có hai: Một. Giải thích; Hai. Kết luận phần vị. Trong phần một là giải thích, có bốn: a. Tổng quát; b. Từ “Nhược hành…” trở xuống tách biệt trình bày về hành tướng; c. Từ “Lục tế…” trở xuống là chỉ ra Giáo; d. Từ “Dĩ Phục…” trở xuống là công năng. Hai phần đầu như văn. Phá bỏ nhân nói là bốn , nghĩa là bốn loại như huyễn. Phá bỏ Thiên nói là mười bảy Tam muội là, hai mươi lăm Hữu trừ ra bốn Nhân-bốn Thú còn có mười bảy đó là Dục giới sáu, Sắc giới bảy, gọi là Tứ thiền-Vô tưởng-Phạm vương-Ngũ hàm, Vô sắc bốn. Phần ba trình bày về sáu Độ so sánh phá bỏ sáu Đạo trích từ Địa Trì Bồ-Tát Giới Bổn. Trong phần sáu là lợi ích của Thông giáo cũng chỉ giải thích nguyên do. Trong giải thích có ba: 1. Tổng quát nêu ra Tam thừa; 2. Giải thích; 3. Kết luận. Phần một như văn. Phần hai có hai: Một- Nhị thừa; Hai. Bồ-tát. Phần một có hai: a. Pha trừ kiến hoặc; b. Phá trừ tư hoặc như trong văn. Nói tổng biệt Từ bi ấy là theo như văn trước. Văn trước nói hợp lại mà nói tức là tổng vậy, tách biệt mà nói tức là biệt, cũng là Thông-biệt. Thông là lấy Từ bi sử dụng thêm hai mươi lăm Tam muội. Biệt ấy là, nếu lúc khiến cho điều phục được kiến tư Hoặc thì dùng từ bi hoằng thệ xông ước trong Bồ-tát vốn có bắt đầu tự điều phục kiến tư Hoặc. Nếu khiến cho đi vào không thì dùng Từ bi thệ nguyện của Bồ-tát vốn có lúc ban đầu tu không để tiến hành. Giả-Trung theo đây suy nghĩ có thể biết. Trong phần bảy là người Biệt giáo, cũng là trước giải thích-tiếp là nguyên do. Trong giải thích có hai: Trước là tổng-tiếp là biệt. Trong phần tổng nói là nhất niệm… ấy, chỉ là tâm mong mỏi vào quả mà thôi; như trước đã giải thích nhiều. Trong phần tám trình bày về người Viên giáo, có hai: 1. Trình bày về tổng-biệt; 2. Trình bày về Cơ duyên. Phần một lại có hai: Một. Tổng; Hai. Biệt. Trong phần tổng cũng nói là nhất niệm hệ duyên… nên biết rằng hai tên gọi-hai nghĩa đồng vị luôn luôn tách biệt. Tiếp từ “Nhược lịch…” trở xuống là trong phần biệt nói về mười loại cảnh, ấy là mười cảnh về ấmnhập… thêm được ích lợi như nhau có thể biết. Trong phần chín là Biến Dịch, ở cõi Phương tiện, trong đó phân làm năm: 1. Phân rõ chủng loại con người; 2. Từ “Cố hạ văn…” trở xuống là dẫn chứng; 3. Từ “Thị nhân…” trở xuống là phân rõ lợi-độn; 4. Từ “Thị vi…” trở xuống là trình bày về tướng của lợi ích; 5. Từ “Nhược phân biệt…” trở xuống là phân rõ Thể của quốc độ nhất-vị. Phần một nói bốn xứ hoặc là chín xứ trong tám loại trước, bốn xứ nghĩa là trong bốn Giáo đều có đoạn trừ Hoặc chung thì sanh vào thế giới ấy. Nói là chín xứ, là Tam tạng giáo có hai người, Thông giáo có ba người, Biệt giáo có ba người gọi là Trú-HạnhHướng, Viên giáo có một người gọi là sáu căn thanh tịnh. Phần hai trong dẫn chứng là dẫn ra bốn văn. Kinh nầy có thể thấy, kinh Thắng Man nên biết rằng nghĩa Bồ-tát gồm đủ ba Giáo, kinh Lăng Già thì nghĩa ba người thích hợp với bốn người cùng sanh về quốc độ ấy, văn Đại Luận trở lại nêu ra chân thật để giải thích về tương tự. Phần năm trình bày về quốc độ nhất-vị ấy, là tuỳ theo Cơ đã nhìn thấy hai nghĩa luôn luôn giữ lại. Trong phần mười là lợi ích ở cõi Thật Báo, có ba: 1. Tổng quát nêu ra chủng loại con người; 2. Từ “Đản vô minh…” trở xuống là trình bày về tướng của lợi ích; 3. Từ “Nhược phân biệt…” trở xuống là chính thức phân rõ Thể của quốc độ nhất-vị. Phần một nói hai người trong tám loại, ấy là Địa tiền của Biệt giáo và Trú tiền của Viên giáo ở cõi Đồng cư, được đi vào phần vị này, tiến tới đoạn trừ vô minh, sanh về cõi Thật báo. Cõi Phương tiện lại có hai người, ấy là hai người sau trong bốn người trước đây. Hai người này trước đã đi vào phần vị đoạn trừ kiến tư Hoặc và vô tri sanh về cõi Phương tiện, ở trong cõi này tiến tới đoạn trừ vô minh cũng sanh về cõi Thật Báo. Văn tiếp theo nói ba Hiền-Mười Thánh trú ở quả báo ấy, tên gọi tuy tựa như Biệt giáo mà nghĩa cần phải dựa vào Viên giáo, bởi vì Biệt giáo chứng đạo giống như Viên giáo, tức là Mười địa hai xứ hợp lại mà nói. Tiếp trong phần kết luận, có ba: 1. Từ “Nhược thô…” trở xuống là tổng kết ý chỉ trong văn; 2. Từ “Thị vi…” trở xuống là kết luận về nguyên do lợi ích; 3. Từ “Cố linh…” trở xuống là kết luận về người lợi ích đích thực. Tiếp trong phần diệu giảng đầu là hỏi đáp, tên gọi của hai mươi lăm Hữu tuy khắp nơi mỗi một Hữu mà Hoặc có mức độ sai khác, vì vậy lớp lớp sử dụng hai mươi lăm hữu, vốn là Đại Kinh nói: Hai mươi lăm Hữu có Ngã hay không vậy? Tiếp đến hỏi ba Đế ở cuối cùng cũng nối thông với phàm ấy, là dựa vào trước đây trả lời rằng phá bỏ cõi Thật Báo hiển bày Vương Tam muội thì ba Đế sáng tỏ; đã nói là phá bỏ cõi Thật Báo thì trạng thái tương xứng với ba Đế chỉ thuộc vể Phật, vì vậy lại hỏi cũng nối thông với phàm hay không? Ý trong trả lời là tên gọi ba đế thì lý thật sự không có nông sâu, dựa vào chứng-không chứng cho nên phân biệt có phàm và Thánh. Đầu tiên nói năm ấm tức là Tục đế, ấm đã đến nơi Phật, nên biết rằng Tục đế cũng nối thông đến Phật. Nói là Vô Đẳng đẳng ấy, như quyển thứ hai trước đây ghi lại, là hiển bày các Địa sau nói là phá bỏ Thật Báo mà thôi. Diệu cảnh quán pháp thật sự nối thông với phàm Thánh trong này cũng là dựa vào văn để phân biệt, khiến cho dễ hiểu do đó làm thành tướng của ba Đế, mỗi một Đế ấy không Đế nào không phải là cứu cánh. Nếu không như vậy thì làm sao năm ấm mà lại đến nơi địa vị Phật? Trong phần hỏi đáp sau, có hai: 1. Giảng lược hai văn; 2. Chọn lấy văn sau cuối. Trong đó lại có bốn: 1. Nêu ra tướng cách xa; 2. Từ “Tùng thị” trở xuống trình bày nguyên cơ lợi ích xa xôi? Ba – Từ “Bỉ chi…” trở xuống trình bày vầ tướng của lợi ích; . Từ “Tư đẳng…” trở xuống là kết thúc phần trước phát sinh phần sau. Hai phần đầu như văn. Phần ba trong tướng của lợi ích, có hai: a. Trình bày về lợi ích đã đi vào Thật; b. Từ “Ư thời…” trở xuống trình bày về người chưa đi vào Thật. Phần (a) lại có hai: Đầu là chính thức trình bày, tiếp là dẫn chứng. Phần đầu lại có hai: Trước là được đi vào tự mình thoả mãn, tiếp là lợi ích cho người. Tiếp trong phần dẫn chứng về Thành Đạo là chứng minh về Tự- Chuyển Pháp Luân là chứng minh về Tha. Văn tiếp theo nếu là người chưa đi vào, thì cần phải thành thục lại phân làm năm: 1. Nêu ra hai người quên-không quên khác nhau; 2. Từ “Vong gia…” trở xuống là trình bày về người quên cần phải thành thục; 3. Từ “Hoặc đa dĩ…” trở xuống là trình bày về thành thục không giống nhau; . Từ “Sanh phương tiện…” trở xuống là trình bày về nơi chốn đi vào Thật; . Từ “Như thiên…” trở xuống nêu ra người đi vào Thật. Vì vậy biết rằng trước đây trình bày về bốn loại kết duyên-bốn loại thành thục khắp nơi đều được lợi ích trở thành quyến thuộc trong ngoài, và trong phần cảm ứng có cảm ứng quá khứ, ngay cả trong phần cảnh Diệu trình bày về ý hai Đế, hãy còn chọn lấy lúc ban đầu thực hành Bồ-tát đạo để làm đài hoa mà tiến hành phương tiện, người đã đi vào đài hoa tất nhiên là một phạm vi chính là sự việc đó vậy. Nay chỉ có Đại thông về sau, hoặc là ở cõi này, hoặc là ở cõi Phương Tiện – Thật Báo đã đi vào Thật, tức là tướng lợi ích xa xôi của văn này, người đó chưa đi vào cho nên sanh ra là tướng lợi ích gần kề của văn sau. Tiếp trong phần lợi ích gần kề, có hai: 1. Chính thức giải thích; 2. Liệu giản. Trrong phần một là chính thức giải thích, có hai: Một. Giải thích; Hai. Từ “Thỉ tùng…” trở xuống là kết luận. Phần một lại có hai: a. Giải thích; b. Từ “Cận tùng…” trở xuống là trình bày về lợi ích không giống nhau. Phần (a) lại có hai: Đầu là dựa theo Giáo; tiếp là dựa theo Vị. Phần đầu dựa theo Giáo lại có hai: Trước là giải thích, tiếp từ “phục thứ…” trở xuống là phân định văn phần trước lại có hai: Thứ nhất tổng quát trình bày về tướng lợi ích của các Giáo, thứ hai tách biệt trình bày về mười lợi ích. Văn thứ nhất lại có hai: Đầu tiên nêu chung về mức độ nông sâu của một thời kỳ, tiếp từ “Hà gia.” trở xuống là giải thích nguyên cớ vì sao như vậy. Bắt đầu từ Trích Tràng cuối cùng đến pháp hoa tuy là sai biệt, nhưng đến pháp hoa chung quy là Thật Sự, haòn toàn là chỉ ra rõ ràng công năng và sức lực điều hoà thuần thục của Giáo chủ bốn giáo là ở nơi này, tuy xa-gần có khác nhau, nhưng tướng của bảy lợi ích không tách ra bởi vì thay đổi cho nên nói là giống như trước. Tiếp theo từ “Hựu Đại-Tiểu.” trở đi là trong phần cách biệt trình bày về mười lợi ích, có hai: trước là dựa theo các Giáo phân rõ hai lợi ích của nhân quả, tiếp là tách biệt so sánh các Giáo để trình bày về tám lợi ích. Phần trước là nhân-quả có hai: đầu là giải thích, tiếp là kết luận. Văn phần đầu có hai: thứ nhất dẫn kinh khác trình bày về lợi ích của nhân quả, thứ hai từ “Hựu Phật…” trở xuống là kinh này trình bày về lợi ích của quả, từ lâu ở trong tối tăm u ám ngày nay vô cùng sáng tỏ cho nên thuộc về lợi ích của quả. Ba là phân rõ dựa vào Giáo thôngbiệt, trong Đại – Tiểu thừa đều căn cứ theo Lục đạo cho nên nói là Thông. Tiếp từ “biệt luận…” trở xuống là dùng Thanh văn để tách biệt so sánh với các Giáo cho nên nói là Biệt vậy. Tiếp là phân định nói là thù thắng thì bao gồm hạ liệt ấy, thù thắng nghĩa là Viên giáo nhưng đã không nói khai mở mà chỉ nói là bao gồm vậy thôi. Tiếp trong phần năm Vị, có hai: một là nêu ra; hai là phân định. Trong văn phần một nói Thục Tô mà lại có bảy lợi ích về Thể của các pháp, ấy là giống như các giáo Biệt-Viên theo thông thường đều có hai lợi ích về nhân và quả, tuy không có ba Thảo trong Tam tạng giáo nhưng tự có Nhị thừa trong Thông giáo làm Trung Thảo, Can Tuệ, Tánh Địa làm Thượng Thảo, Bát nhân địa trở đi là Tiểu Thọ, Bát địa trở đi bước vào Giáo đạo của Biệt giáo và người căn bản của Biệt giáo là Đại thọ, được tiếp nhận thấy Trung đạo và người căn bản của Viên giáo là Thật sự. Nếu như bảy lợi ích của Phương Đẳng dựa vào trước đây đã nêu ra thì không giống với ví dụ này. Tiếp theo từ “tiền chư…” trở xuống là phân định có thể biết. Tiếp là trong phần tạp liệu giảng, đầu là trong câu hỏi nói lợi ích của Ứng thân cũng khiến cho Pháp thân được lợi ích, ấy là Pháp thân Bồ-tát phát khởi thuận theo phụ giúp Ứng thân Phật hoá làm căn cơ nghe pháp tiến đạo, cũng có thể khiến cho Pháp thân Bồ-tát này được lợi ích chăng? Ý trả lời: Xứ của Ứng thân tức là Pháp thân, Ứng thân được lợi ích tức là lợi ích cho pháp thân, cũng giống như chùi gương là trông thấy cảnh tượng, lúc trông thấy cảnh tượng tức là gương trong sáng, cảnh tượng đó càng hiện rõ thì gương càng sáng, cho nên biệt Thể của cảnh tượng và trong sáng vốn không khác nhau. Ông hỏi Ứng thân được lợi ích thì Pháp thân lợi ích hay không, giống như hỏi cảnh tượng hiện bày thì gương có sáng hay không, bởi vì nghĩa này cho nên điều ông hỏi là không đúng. Tiếp theo hỏi rằng Pháp thân bình đẳng vốn không có Ứng, lúc thuận theo Ứng thì gọi là Bệnh Hạnh Ứng thân được lợi ích tức là lợi ích cho pháp thân, phượng trượng hiện bệnh thì pháp thuận theo cũng bệnh. Ý trả lời: chỉ là vì pháp thân vốn không có bệnh mà luôn luôn hiện rõ Bệnh Hạnh làm lợi ích cho chúng sanh, vì lợi ích cho chúng sanh mà hiện bày có bệnh chứ không phải là bệnh thật sự, cho nên biết rằng Pháp và Ứng đều là vô bệnh. Tiếp từ “tùng hựu…” trở xuống là tiếp tục giải thích theo một loại là công hoá độ quy về mình, lợi ích chúng sanh nếu ít thì bệnh sẽ ít, Ứng tích nếu như nhiều thì bệnh sẽ nhiều, Cơ nhiều-Ứng nhiều thì công nhiều, pháp thân được lợi ích theo lý càng nhiều. Tiếp theo từ “kim tác…” trở xuống là lại có hai lần bốn câu-bảy lần hai câu để mà liệu giảng thứ nhất là hai lần bốn câu dựa theo hai lợi ích về nhân quả trong mười loại, bởi vì liệu giảng cho nên không đề cập đến nhau. Hoặc là một người được lợi ích về quả, hoặc là có một người được lợi ích về nhân, hoặc là có một người được lợi ích cả hai, hoặc là có một người cà hai không có lợi ích. Bốn câu tiếp theo là tự có lợi ích huỷ hoại nêu ra dưới đây. Không thành không hoại cho đến cũng thành cũng hoại, tiếp tục làm thành bốn câu để giải thích trước đây đã nêu ra. Không thành không hoại là giải thích câu thứ tư; lợi ích vây hãm bốn Thú là giải thích câu thứ nhất trước đây, lợi ích thành tựu Phi Tưởng là giải thích câu thứ hai, trung gian trở đi là giải thích câu thứ ba, như tu năm Giới sanh vào trong loài người, nhân của bốn thú trong một lúc đều huỷ hoại, câu còn lại có thể thấy. Đạt được là lợi ích của nhân quả Phần Đoạn, không đạt được là lợi ích của nhân quả Biến Dịch, không đạt được là lợi ích của nhân quả Phần Đoạn, đạt được xa ấy là lợi ích của nhân quả sanh về cõi Thật Báo. Bảy lợi ích trước hướng về pháp hoa có thô có Diệu, dựa theo Giáo-dựa theo Vị thảy đều khác nhau, cho nên biết hai lợi ích xa-gần chỉ trở thành phân định đối với Thô Diệu. Nay đến kinh này thành một Diệu mới bắt đầu thật sự khai mở, trong đó lại có hai: 1. Nêu ra; 2. Từ “tuy phục…” trở xuống là giải thích. Trong phần một là nêu ra rằng kinh này có bảy lợi ích, ấy là trong tám loại lợi ích trước, hợp hai lợi ích về nhân quả làm thành một lợi ích của Tiểu Thảo cho nên chỉ có bảy lợi ích. Căn bản nói là ba Thảo-hai Mộc và một Thật sự đều không liên quan với nhau, tức là bảy lợi ích của kinh khác. Nay khai mở Quyền Thật lại không có Thú nào khác. Đây chính là ba Thảo-hai Mộc cùng sanh ra nơi đất của một Thật tướng cùng được tưới thắm nhờ làn mưa của một Phật thừa, vẫn như xưa làm tên gọi, gọi là bảy lợi ích, vậy thì bảy người cùng nhau làm thành một Thật. Vả lại, đối với một thật cũng có thể thiết lập nghĩa của bảy lợi ích gọi là bảy lợi ích của kinh này, cho nên nói vốn là lợi ích thanh lương của Địa thượng. Nay thì tiến lên phát tâm lĩnh ngộ trong sáng đối với Đại thừa. Tiếp trong phần giải thích có hai: 1. Tổng quát khai mở; 2. Từ “Chư kinh…” trở xuống là tách biệt khai mở. Văn phần một vốn là trong Dược Thảo Sớ thì, mỗi một văn nghĩa đều nói sai khác tức là không sai kháckhông sai khác tức là sai khác; nay cũng như vậy, thảo-mộc tức là một Thật, một Thật tức là thảo-mộc. Tiếp là trong phần tách biệt khai mở, có hai: 1. Chính thức khai mở; 2. Dựa vào tướng của lợi ích để phân định quyến thuộc. Văn phần một lại có hai: 1. Sơ lược khai mở, vì vậy nói là không khác với lợi ích Diệu; 2. Lại dựa vào Tương đãi Diệu so sánh với Tuyệt đãi để phân rõ, lại có ba: a. Cùng nêu ra; b. Giải thích; c. Từ “tiến nhập tức thị… .” trở xuống là kết luận phân định. Tiếp trong phần phân định quyến thuộc, có hai: 1. Phân định quyến thuộc; 2. Dựa theo Diệu. Phần một nêu văn. Văn phần hai, chỉ là tướng tiến vào, bỏ thô đi vào Diệu; lại bỏ phần vị thấp tiến vào phần vị cao hơn, nghĩa thích hợp với Tương đãi, không tiến không Diệu thì nghĩa thích hợp với Đãi, thật ra thì cùng với Tuyệt đãi không khác nhau, không sai khác tức là sai khác, sáu lợi ích rõ ràng như vậy, sai khác tức là không sai khác, chỉ là một Thật. Vì vậy kinh này không bỏ sáu tên gọi mà trở thành một Thật. Tuy nhiên trước đây đã trình bày hoặc là xa hay là gần nhưng không ra ngoài văn này, chỉ dựa theo trong văn vượt đến việc xưa kia mà nói gọi là xa-gần, ba Chu khai mở-phế bỏ gọi là văn hiện nay. Nên biết rằng kinh này đã bàn luận khác với xưa, huống là khai mở và hiển bày luôn luôn khác với kinh khác, cho nên văn nói xa-gần và hiện nay thật ra tướng không có gì riêng khác. Văn trước nói: Nay đã đi vào ấy cùng với trước đây đi vào thì không khác nhau. Tiếp trong phần trình bày về lợi ích lưu thông, có nêu ra-xếp loại và giải thích. Trong giải thích, đầu là trong phần trình bày về sư có ba ví dụ không giống nhau, đó là Pháp thân-Sanh thân và phàm phu sư. Pháp thân hoằng kinh, ấy là Pháp thân từ cõi phía trên mà đến, cõi phía trên nghĩa cõi Thật Báo vốn có năng lực lợi ích cho chúng sanh ở cõi phía trên, Diệu Âm-Quán Âm-Phổ Hiền-Văn Thù chính là những người trong cõi ấy. Bảy lợi ích ở cõi Thật Báo giống như bảy phương tiện cùng làm thành một Thật, cõi khác có đủ bảy phương tiện cũng có năng lực làm cho người khác có đầy đủ mười lợi ích. Sanh than Bồ-tát cũng có thể ở cõi này hay cõi khác, ấy là thần thông chỉ có thể đi đến phương khác mà chưa có năng lực đi vào Phương tiện hữu dư khiến cho người khác đạt được lợi ích đối với Quyền-Thật… đã chấp nhận sử dụng Quyền để trợ giúp cho Thật cho nên biết có thể ở tại cõi khác đạt được sáu lợi ích trước gọi là lợi ích Quyền, đạt được lợi ích của một Thật gọi là lợi ích thật. Bắt đầu từ cõi này đạt được Vô sanh nhẫn, vì vậy không có năng lực ở tại hai cõi trên hoằng kinh lợi ích cho người được. Tuy là tự mình có năng lực tăng thêm Đạo giảm bớt Sanh nhưng chưa có thể phát khởi ứng hiện, chỉ có thể ở cõi này và dùng thần thông đi đến cõi khác, còn chưa có năng lực đi vào phương tiện Hữu dư cho nên nói là không có năng lực làm lợi ích cho hai cõi trên. Phàm phu sư ấy là cùng chọn lấy phần vị năm phẩm và sáu căn thanh tịnh. Từ “cố kim…” trở xuống trong văn trả lời câu hỏi dẫn văn sáu căn chứng minh phần vị nội ngoại phàm gọi là phàm sư. Tiếp là đưa ra pháp, pháp nghĩa là phương pháp cũng gọi là pháp tướng. Phương pháp hoằng kinh, là chỉ dùng Thật nhưng cũng cho phép dùng Quyền, để hiển bày ý này cho nên nói là đưa ra pháp, lại phân làm hai: 1. Chính thức giải thích; 2. Từ “kim thời…” trở xuống là phá bỏ và thiết lập. Văn phần một lại có ba: Một- Trình bày về cùng sử dụng; Hai. Trình bày chỉ có Thật; Ba. Từ “Hựu vân…” trở xuống là giải thích nghi ngờ. Văn phần một có hai: a. Giải thích; b. Từ “Thử tắc…” trở xuống là kết luận. Phần (a) lại có hai. Trước là chính thức giải thích dùng ba trợ giúp một. Đầu tiên từ “Đản Bồ Tát” trở xuống là trình bày về ý trợ giúp. Văn phần đầu nói văn kinh thừa nhận sự dụng Biệt trợ giúp Viên, trong kinh nói: “Nếu không tin pháp này mà ở trong pháp sâu xa khác chỉ ra giáo lợi ích hoan hỷ ấy”. Có pháp sâu xa lại khác ấy tức là pháp của Biệt giáo vậy, đi vào Địa gọi là sâu xa, Địa tiền gọi là khác. Tiếp trong phần phá bỏ và thiết lập, có hai: 1. Phá bỏ; 2. Từ “thiện hoằng…” trở xuống là thiết lập, chính thức đưa ra tướng hoằng kinh. Tiếp trong phần trình bày về lợi ích, hể nói đến tướng hoằng kinh thì lợi ích thuộc về tướng lưu thông sau khi Phật diệt độ. Trong đó phân làm bốn: 1. Đưa ra pháp; 2. Đưa ra con người; 3. Chính thức đưa ra lợi ích; . Nêu ra so sánh. Văn phần một có hai: 1. Trong phần trình bày về Chánh Tông cũng có lợi ích của lưu thông; 2. Từ “Triển chuyển…” trở xuống là chính thức trình bày về lợi ích lưu thông. Trong phần một nói sau phẩm Thí Dụ… ấy là văn cuối phẩm nói: “không thể nào nói cho hạng độn căn tiểu trí được, nếu như có hạng lợi căn trí tuệ hiểu rõ thì mới có thể nói cho biết”. Rộng ra như trong kinh văn. Cuối phẩm Thọ Ký, ấy là bốn Đại Thanh văn được thọ ký rồi hướng về quốc độ phương khác làm Phật hoằng truyền kinh pháp, ngoài ra như văn. Giữa phẩm Pháp Sư là đi vào tịnh thất khoát y, ngồi ở toà, như vậy chính thức là thuận theo vì bốn chúng mà thuyết pháp. Văn trong phẩm Pháp Sư, nếu phân làm ba đoạn thì vẫn thuộc về chánh thuyết, nếu phân thành Bổn-Tích thì thuộc về lưu thông. Phần Lưu Thông đích thực thuộc về hai quyển thứ sáu và thứ bảy, văn tướng có thể biết. Tiếp theo từ “sơ phẩm” trở đi là dựa theo con người lần lượt lấy dưới so với trên, tám văn Đại Sĩ ấy là như trong phẩm Pháp Sư ngàn thế giới trần số ấy như trong phẩm Thần Lực chỉ cho Bồ-tát hiện ra từ lòng đất đều là vậy. Trong phần trình bày về lợi ích tức là lợi ích lưu thông của đời sau nầy, đầu là trình bày về bảy lợi ích, tiếp là trình bày xuyên suốt trợ giúp hiển bày bảy lợi ích. Văn phần đầu nói không già… ấy chỉ là Thông suốt Thật tướng của lão tử. Nói trở về Giả đi vào không tức là lợi ích cho ba Thảo, hai Mộc… ấy là năm phẩm làm Tiểu Thảo, bảy Tín là Trung thảo, Thượng thảo cũng ở trong phần vị năm phẩm, bởi vì giống như Tam tạng giáo chưa đoạn Hoặc Tín thứ tám trở lên là tiểu Thọ, Tín thứ mười điều phục vô minh là Đại thọ, Sơ trú trở lên tức là lợi ích thật sư, tuy phân thành bảy lợi ích nhưng phần vị chắc chắn thuộc về Viên giáo.

Thứ tư trong phần trình bày về lợi ích của quán tâm, có hai: 1. Chính thức trình bày về quán tâm; 2. Từ “phù nhất hướng…” trở xuống là phá bỏ tánh sai lầm. Phần một lại có ba: 1. trình bày về quán cảnh; 2. Từ “nhược năng…” trở xuống là khuyến khích cần phải khởi quán; 3. Từ “tịnh tâm…” trở xuống là chính thức trình bày về khởi quán. Văn phần một, phàm là hết thảy trọng tội đều do sát na, bởi vì sát na nếu như dấy khởi rồi thì hàm chứa nhân quả, cho nên Đại thừa xem đó là đã thành nhân trọng. Đưa ra đơn giản để chỉ trích sâu nặng khiến cho đừng dấy khởi dù là sát na. Phần hai như văn. Trong phần ba là chính thức khởi quán, có hai: a. Chính thức trình bày về tướng quán; b. Từ “Dĩ thị…” trở xuống là kết luận về lợi ích. Vì lẽ đó cần phải trình bày về lợi ích của quán tâm ấy, nhưng đạt được lợi ích đã nói trên đây là căn cứ vào thân khẩu luân hiện thuyết pháp, khiến cho người khác đạt được bảy lợi ích-mười lợi ích xa-gần thích hợp với văn, tuy vậy lợi ích thật sự là do nơi quán pháp, sợ rằng người tìm hiểu không đạt được ý chỉ trong văn, hoặc là xa hay là gần đã cự tuyệt đối với trước kia; thì lưu thông chánh thuyết Tử thuộc về Tha, nếu như không tự quán xét tâm mình thì chỉ là đếm vật báu của người khác. Tiếp trong phần phá bỏ tánh, có hai: Một- Thiết lập tánh phân biệt; hai. Từ “Tự tánh…” trở xuống là phá bỏ. Trong phá bỏ có hai: a. Phá bỏ Tự; b. Ba câu ví dụ. Trong phần (a) phá bỏ Tự có bốn: 1. Thiết lập sự phá bỏ; 2. Từ “Hựu nhữ tùng… ” trở xuống là thiết lập đạo lý phá bỏ; 3. Từ “Hựu tam sự…” trở xuống là phá bỏ dựa theo pháp tướng; 4. Dẫn chứng. Trong phần (b) là ba câu ví dụ, có hai: 1. Ví dụ; 2. Từ “Tức giả…” trở xuống là kết luận thành tựu có thể hiểu.

Phần năm là trình bày về Quyền-Thật là toàn văn thứ năm, văn đầu quyển thứ hai phân làm năm văn giải thích về mười Diệu này, gồm có: 1. Nêu tên gọi, 2. Sanh khởi, 3. Dẫn chứng, . Giải thích rộng ra. nay là trong phần thứ năm kết luận mười diệu trước dây để thành Quyền-Thật phân làm hai: 1. Phá bỏ xưa; 2. Chình thức giải thích. Văn phần một lại có hai: Một. Đưa ra ý người xưa; Hai. Phá bỏ. Phần một nói Quyền của ba loại trong tam thừa, đây là ý của Quang Trạch, bởi vì tam thừa xưa kia chỉ là mỗi thừa có ba loại cho nên nói là ba, ba nghĩa là Giáo-con người và nhân tố. Tam thừa xưa kia là Quyền chưa đạt đến quả cho nên thiếu đối với quả, quả tức là Lý. Đại và Tiểu đều có Lý, Đại và Tiểu đều có quả, vì sao tam thừa xưa kia chỉ có đối với ba, Giáo xưa kia đâu riêng lẻ mà lại không thiết lập Lý? Tiếp trong phần phá bỏ có hai: a. Phá bỏ ba loại của tam thừa; b. Phá bỏ bốn loại của nhất thừa. Văn phần (a) lại có bốn: 1. Thẳng thắn phá bỏ; 2. Từ “bì…” trở xuống là trình bày về sự bào chữa của Quang Trạch, Đại sư đã không thấy Quang Trạch thuận theo thì người khác cũng đã từng phá bỏ điều này nên trước kia có sự cứu vãn như vậy, cho nên nay thuật lại; 3. từ “nhược nhĩ…” trở xuống là trở lại chất vấn, vẫn dùng ba loại của tam thừa ấy, chất vấn về điều vô lý kia; . Từ “hựu…” trở xuống là tiếp tục chất vấn. Tiếp theo từ “thật hữu tứ…” trở đi trong phần chất vấn về bốn loại thuộc về nhất thừa của Quang Trạch, chỉ thiết lập nhân quả mà không có đối với lý. Trong đó phân làm ba: 1. Chất vấn; 2. Dẫn chứng trách rằng: Vì sao phân biệt nhân quả là lý nhất vậy; 3. Từ “Nhược nhĩ….” trở đi là trở lại chất vấn, nếu như chỉ có nhân quả mà không đưa ra lý thì giống như ma thuyết. Tông phái này cùng với xưa cũng làm thành bốn loại thuộc về nhất thừa, mới phế bỏ nhân quả để thiết lập lý nhất, lại thêm vào thành nhất, vì vậy số lượng giống nhau mà danh nghĩa hoàn toàn khác nhau. Tiếp trong phần chính thức giải thích, có ba: 1. Dựa theo pháp; 2. Dựa theo năm Vị; 3. Từ “cố tri… ” trở xuống là kết luận phân định. Văn phần một lại có hai: 1. Thẳng thắng kết luận dựa trong mười Diệu; 2. Từ “phục thứ….” trở xuống là dưa theo thi thiết khai mở đối lập với nhau để kết luận, lại có ba: a. Chính thức kết luận; b. Dẫn nơi khác giống nhau; c. Ví dụ. Tiếp trong phần dựa theo năm Vị thì bốn Vị trước như văn. Trong Vị thứ năm phân làm hai, đó là Pháp Hoa-Niết-bàn. Pháp Hoa như văn. Trong Niết-bàn có hai: 1. Cùng với Phương Đẳng phân rõ khác nhau; 2. Chính thức dựa theo trong Niết-bàn. Đầu là trong phần dựa theo Giáo nói ở quả thì bốn đều là Thật, ấy là bốn Giáo đều được đi vào Thật. Nếu dựa theo bốn Tất đàn thì có mười bốn Quyền và hai Thật, ấy là Biệt giáo-Viên giáo có Đệ nhất nghĩa đều là Thật. Trải qua bốn môn, ấy là trong Biệt giáo-Viên giáo đều có mười hai Quyền và bốn Thật, cùng với ba mươi hai Quyền của hai Giáo trước cho nên có năm mươi sáu Quyền-tám Thật. Nếu như tiếp tục dựa theo nhân môn thì năm mươi sáu Quyền cũng như trước. Trong này lại nói đến Nhân, ấy là người trong Niết-bàn sử dụng ba Giáo trước để đi vào Thật môn, gồm có Nhân làm tên gọi có năm mươi sáu loại cùng với số trước chung tên gọi là Quyền. Quả môn ấy đi vào Thật làm Quả. Bốn Giáo-bốn Môn thảy đều đi vào Viên cùng làm thành một Thật không trở lại có Quyền, cho nên nói là chỉ có là Thật. Vẫn là Nhân vốn có của bốn Môn ấy làm tên gọi cho nên nói là bốn Thật, và bốn Thật của Biệt giáo đi vào bốn Thật của Viên giáo, cùng trở thành một Thật, ý cũng như nhau. Dựa theo Quả bốn Thật mười hai Quyền, ấy là ba Giáo trước đi vào Thật giống như Viên giáo, cho nên gọi là Quả. Căn cứ trong bốn Môn mười sáu Tất đàn của Viên giáo, tự phân thành Quyền-Thật, bốn Môn có bốn Đệ nhất nghĩa Tất đàn, gọi là bốn Thật; bốn Môn đều có ba Tất đàn còn lại, ba Tất đàn bốn Môn gồm mười hai loại gọi là Quyền Tất đàn. Quyền trong Thật này không trở lại giống như ba Tất đàn của ba Giáo trước. Nên biết rằng ba Tất đàn của ba Giáo tức là Quyền ở trong quyền, Đệ nhất nghĩa Tất đàn của Viên giáo tức là Thật trong Thật. Tiếp trong phần tổng kết, có hai: 1. Dựa theo Giáo kết luận; 2. Tiếp tục dựa theo Giáo để phân định, lại có bốn: Một. Dựa theo bốn Giáo; Hai. Chỉ dựa theo một Viên giáo dùng Đãi – Tuyệt của Pháp Hoa để phân dịnh, Pháp Hoa này là Đãi nhưng khai mở Quyền là Tuyệt; Ba. Chỉ dựa theo Viên giáo để phân định cũng có Đãi-Tuyệt; Bốn. Từ “Nhược thủ…” trở xuống là dựa theo Ngộ để phân định.

Hỏi: Các văn từ trước đến nay, khắp nơi dựa theo Giáo-dựa theo Vị, hoặc là phân định-hoặc là khai mở, văn tướng đã nhiều, nay ở đây tại sao lại tiếp tục trình bày vậy?

Đáp: Ở đây có nhiều ý, trước là trình bày về các Diệu chỉ giải thích một diệu mà làm thành mười tướng, cho nên trong mỗi một văn thì cần phài trình bày về diệu, thì trước tiên trình bày về các thô khai mở thành diệu, nay giải thích rộng ra rồi, trở lại thu tóm trước đây không những các văn đều là diệu mà cũng là các diệu không có gì sai khác, cho nên tiếp tục kết hợp trình bày chỉ là Quyền-Thật và khai mở Quyền-Thật. Vả lại, các văn Tự Hành Hoá Tha trước đây, chỉ trình bày về Quyền-Thật mà chưa trình bày về Quyền-Thật đều sử dụng bốn Tất đàn. Trong bốn Tất đàn có mấy Quyền mấy Thật lại có các Môn, bốn Tất đàn trong các Môn cũng như vậy, cho nên lại dựa theo năm Vị. Pháp môn các vị dùng để phân định bốn Tất đàn có mấy Quyền mấy Thật, vì vậy tiếp tục ở dây dùng bốn Tất đàn Quyền-Thật kết luận các văn trước. Nếu dựa theo các Giáo thì chỉ là trở lại kết luận về ý các Quyền-Thật, tất cả các pháp phai mờ không khác nhau, cho nên lại dựa theo Ngộ khai mở mười diệu quyền-thật trước đây cùng làm thành một lý của tâm tánh, mới biết từ trước đến nay hoặc là Diệu hay là Thô, hoặc là khai mở hay là thi thiết, nắm tay rỗng rang đều là Thật nhân đó lại thiết lập đại ý hiển bày Ngộ, nói về cuồng tiểu đều có thể gặp được Viên giáo. Nhưng mà tích môn này bàn về nhân quả và dùng Tự-Tha, khiến cho giáo môn cả một thời đại dung thông đi vào Diệu, tất cả các nghĩa giải thích đều dựa theo bốn Giáo và năm Vị, ý thuộc về khai mở Giáo toàn bộ đưa vào Đề hồ. Quán Tâm chính là then chốt của Giáo, Hành nhưng vẫn tạm thời sơ lược gợi ý dựa vào các thuyết hoặc là giữ lại hoặc là ẩn đi chứ không phải là ý chính của Bộ. Vì vậy ví như có thi thiết nhờ vào sự dựa theo pháp, hoặc là phân rõ mười Quán Chỉ là đưa ra tên gọi mà thôi. Trình bày về lý Cảnh-Trí-Hành-Vị-Pháp, Năng hoá-Sở hoá, ý thuộc về Năng thuyên. Trong giải thích đều là Diệu, bởi vì phân rõ đầu đuôi của Tự-Tha trong giải thích cho nên phát triển đầy đủ mười Diệu thu lấy tất cả giáo pháp hoá độ của một thời kỳ, Đại ý xuất thế rõ ràng vô cùng. Vì vậy không thể không biết rõ Đại cương của mười diệu, cho nên tóm tắt mười diệu làm thành Đại thể của pháp quán. Nếu hiểu rõ Tích Diệu-Bổn Diệu chẳng phải xa thì thuận theo biết rằng chỉ là ly-hợp khác nhau mà thôi. Nghĩa nhân quả chỉ một thời Tự-Tha nào khác nhau? Vì vậy văn sau nói: Bổn-Tích tuy khác nhau mà bất tư nghị chỉ là một, vả lại Thể-Tông-Dụng chỉ là pháp của nhân quả TựTha, huống là Giáo Tướng chỉ là phân biệt bốn chương trước, khiến cho bốn chương trước cùng với các văn luôn luôn sai khác. Nếu hiểu rõ ý chỉ này thì Giáo có nơi trở về, ngang dọc một hạng kỳ không ra ngoài một niệm, ba ngàn thế gian chính là Không-Giả-Trung, lý cảnh cho đến lợi ích đều như vậy, thì mười Thừa-Chỉ-Quán trở thành nhân quả Tự Hành hiện tại. Một chương khởi Giáo trở thành Năng-Sở Hóa Tha bây giờ, thì bên này bên kia rõ ràng, hạnh Pháp Hoa thành tựu, khiến cho công lao không thể nào hư huyễn, sở thuyên có thể biết, vì vậy lại dùng mười Môn thâu nhiếp mười Diệu. Tại vì sao? Bởi vì Thật thi thiết Quyền thì 72 không hai mà hai, khai mở Quyền hiển bày Thật thì hai mà không hai. Pháp đã là Giáo Bộ đều khai mở thành Diệu cho nên mười Môn Bất Nhị làm thứ tự, sau mỗi một Môn dùng Lục Tức để thâu nhận. Văn này dẫn ra nhiều chứng cứ đích xác, dưới đây chỉ thẳng thắn đưa ra một lý khiến cho ý chỉ của một bộ kinh rõ ràng ở trước mắt.

Một là sắc-tâm bất nhị môn.

Hai là nội-ngoại bất nhị môn.

Ba là tu-tánh bất nhị môn.

Bốn là nhân-quả bất nhị môn,

Năm là nhiễm-tịnh bất nhị môn.

Sáu là y-chánh bất nhị môn.

Bảy là tự-tha bất nhị môn.

Tám là tam nghiệp bất nhị môn.

Chín là quyền-thật bất nhị môn.

Mười là thọ-nhuận bất nhị môn.

Trong này thì thứ nhất thuận theo Cảnh Diệu lập thành tên gọi, thứ hai và thứ ba thuận theo Trí-Hành lập thành tên gọi, thứ tư thuận theo Vị-Pháp lập thành tên gọi, thứ năm-thứ sáu và thứ bảy thuận theo Cảm Ứng-Thần Thông lập thành tên gọi, thứ tám và thứ chín thuận theo Thuyết Pháp lập thành tên gọi, thứ mười thuận theo Quyến Thuộc-Lợi Ích lập thành tên gọi. Một là Sắc-Tâm bất nhị môn: Từ cảnh mười Như cho đến Vô Đế, mỗi một loại đều có hai ý tổng-biệt. Tổng thuộc về một niệm, biệt phân ra Sắc-Tâm. Tại sao? Bởi vì đầu tiên trong mười Như thì Tướng chỉ ở nơi Sắc, Tánh chỉ ở nơi Tâm, Thể lực làm duyên thì nghĩa bao gồm Tâm-Sắc. Nhân quả chỉ là Tâm, Báo chỉ dựa theo Sắc; mười hai nhân duyên, hai loại Khổ-Nghiệp gồm có Hoặc chỉ ở nơi tâm. Bốn Đế thì ba loại gồm đủ sắc tâm, Diệt đế chỉ thuộc về tâm. Hai Đế-ba Đế đều là tục có đủ sắc tâm, chân và Trung chỉ là tâm, một Thật và vô Đế theo đây có thể thấy. Đã biết Biệt rồi thâu nhiếp Biệt đưa vào Tổng, tất cả các pháp không có gì chẳng phải tâm tánh, một tánh và vô tánh ba ngàn rõ ràng như vậy, nên biết rằng sắc tâm của tâm tức là tâm gọi là Biến, Biến gọi là Tạo, Tạo gọi là Thể dụng. Vậy thì chẳng phải sắcchẳng phải tâm mà là sắc-mà là tâm, chỉ là sắc-chỉ là tâm đều căn cứ vào đây, cho nên biết chỉ có một niệm của Thức, thấy tất cà chúng sanh-Phật của mình và người. Chúng sanh nơi khác-Phật nơi khác hãy còn cùng với tâm như nhau, huống là chúng sanh-Phật trong tâm mình lẽ nào trái với một niệm ư? Vì vậy cảnh và pháp khắp nơi sai khác mà không sai khác. Hai là Nội-Ngoại bất nhị môn: Tất cả những cảnh quán không ra ngoài nội-ngoại. Ngoại nghĩa là dựa vào y-chánh-sắc-tâm tức không-Giả-Trung ấy, vốn là tức Không-Giả nói Trung diệu, Thể của sắc nói tâm vắng lặng chỉ có một Thật tánh không có Không-Giả-Trung. Sắc-Tâm rõ ràng như vậy rỗng rang giống như Chân Tịnh, không trở lại chúng sanh có bảy phương tiện sai khác, không thấy quốc độ tịnh, uế sai khác về phẩm loại, mà lưới giăng Đế Thích có y-chánh hoàn toàn tự nhiên rõ ràng. Vốn nói là nội, thì trước tiên hiểu rõ một niệm-vô niệm ngoài sắc tâm, chỉ là ba ngàn nội Thể tức Không-Giả-Trung. Vậy thì pháp bên ngoài toàn bộ là tâm tánh, tâm tánh không ở ngoài thâu nhiếp không có gì không có gì không cùng khắp, mười phương chư Phật-pháp giới hữu tình không khác nhau về Thể tánh, tất cả đều đầy khắp ai nói nội-ngoại-sắc-tâm-tự-tha? Đây tức là thành tựu hoặc dụng hướng về Sắc-Tâm bất nhị môn. Ba là Tu-Tánh bất nhị môn: Tánh đức chỉ là một niệm Giới Như, trong Giới Như này đầy đủ ba pháp. Tánh tuy vốn như vậy nhưng mà dựa vào Trí khỏi Tu, dựa vào Tu soi chiếu Tánh, dựa vào Tánh phát khởi Tu, ở Tánh thì toàn Tu thành Tánh, khỏi Tu thì toàn Tánh thành Tu, Tánh không hề chuyển dời mà Tu vẫn thường rõ ràng như vậy. Tu lại có hai loại là thuận tu và nghịch tu. Thuận nghĩa là hiểu rõ tánh để thực hành. Nghịch nghĩa là rời bỏ tánh trở thành mê muội. Hai tâm mê muội và hiểu rõ, tâm tuy là không hai, hai tánh thuậnnghịch, mà tánh sự luôn luôn sai khác. Có thể dựa vào sự không chuyển tâm, thì khiến cho mê muội tu thành sáng suốt do đó cần phải trải qua một thời kỳ mê muội và sáng suốt. Soi chiếu tánh trở thành tu, thấy tánh tu tâm, hai tu đều phai mờ. Lại hiểu rõ thuận tu đối với tánh có ly và hợp, ly nghĩa là tu tánh đều có ba, hợp nghĩa là tu hai tánh một. Tu hai đều có ba, cùng phát khởi tánh có ba, vậy thì tu tuy có đủ chín, mà chín chỉ là ba, vì đối với tánh trình bày về tu cho nên hợp tu làm thành hai. Hai và một tánh giống như nước là sóng, hai cũng không hai cũng như sóng nước. Nên biết rằng tánh dựa vào ba chướng, vì vậy có đủ ba; tu thuận theo tánh mà thành có sẳn ba pháp như vậy. Thông hiểu không có tu tánh mà chỉ có một Diệu Thừa, không có gì phân biệt thì pháp giới trong sáng rõ ràng. Đây là thành tựu nhờ vào Nội-Ngoại bất nhị môn. Bốn là Nhân-Quả bất nhị môn: Nhân trong tâm chúng sanh đã có đủ ba quỹ phạm, nhân này thành tựu quả, gọi là ba Niết-bàn, nhân quả không khác trước sau cùng một lý. Nếu như vậy thì đức của nhân đã vốn có sao không trú vào nhân, bởi vì mê muội nhân mà đều tự cho là thật. Nếu hiểu rõ tánh mê muội thật sự chỉ trú vào nhân cho nên từ lâu đã nghiền ngẫm nhân này. Nhân hiển bày gọi là quả, chỉ duyên với một lý nhân quả sử dụng một lý này làm nhân. Lý hiển bày không thể trở lại tên gọi là quả thì lẽ nào vẫn còn giữ lại tên gọi của nhân? Nhân quả đã phai mờ thì lý tánh tự mất, chỉ dựa vào trí mất đi thân sơ khiến cho mê muội trở thành dày mỏng. Mê muội dày mỏng cho nên miễn cưỡng phân thành ba Hoặc, nghĩa khai mở sáu Tức gọi là trí nông sâu, cho nên biết là mộng, siêng năng tăng thêm công phu “Không” gọi là bặt dứt mê hoặc, nhân của huyễn đã hết, quả của cảnh tượng trong gương tròn đầy. Cảnh tượng trống rỗng tuy ngay nơi nghĩa là giống nhau mà trống rỗng là hư-cảnh tượng là thật. Cảnh tượng là thật cho nên hợp với lý vốn có, trống rỗng là hư cho nên mê muội chuyển sang thuận theo thành tánh. Vậy thì không hai mà hai lập thành nhân quả sai khác, hai mà không hai trước sau chỉ một Thể. Nếu nói là nhân khác quả thì nhân cũng chẳng phải nhân, hiểu rõ quả thuận theo nhân, nhân mới có thể kết thành quả. Vì lẽ đó ở lý cùng gọi là vô minh, ba ngàn ở quả thành tựu đều gọi là Thường Lạc, ba ngàn không thay đổi thì vô minh tức là minh, ba thân đều là Thường cùng là Thể cùng là Dụng. Đây là vùng Tu-Tánh bất nhị môn mà thành tựu. Năm là Nhiễm-Tịnh bất nhị môn: nếu như nhận biết vô thỉ, thì pháp tánh là vô minh, do đó có thể hiểu rõ vô minh này chính là pháp tánh. Pháp tánh và vô minh, tạo tác tất cả pháp thì gọi đó là nhiễm, vô minh cùng với pháp tánh, thuận theo tất cả mọi duyên thì gọi đó là tịnh. Nước đục nước trong sóng ướt không sai khác, đục trong tuy chính là do duyên mà đục trở thành vốn có, đục tuy là vốn có mà toàn Thể là trong. Bởi vì lý của hai sóng nối thông với nhau nêu ra Thể là Dụng cho nên nhân quả ba ngàn cùng gọi là duyên khởi. Duyên khởi mê ngộ không lìa sát na, tánh sát na là thường-lý duyên khởi chỉ là một. Trong một lý mà phân thành tịnh-uế Biệt thì sáu uế bốn tịnh, Thông thì mười nối thông với tịnh-uế, cho nên biết sát na nhiễm mà Thể đều là tịnh. Ba ngàn chưa hiển bày nghiệm xét Thể vẫn là mê, cho nên phần vị tương tự thành tựu sáu căn soi chiếu tất cả, soi chiếu ra mười pháp giới đều có đủ rõ ràng, lẽ nào người thanh tịnh sáu căn nói là mười chắc chắn là mười hay sao? Phần chân Thuỳ Tích mười pháp giới cũng như vậy, chính là dựa vào quả thành tựu một trăm giới kia, cho nên cần phải sơ tâm mà ngăn che mà soi chiếu, soi chiếu cho nên ba ngàn luôn luôn có đủ, ngăn che cho nên pháp vốn là KhôngTrung. Suốt ngày cùng mất đi suốt ngày cùng soi chiếu, niệm này không lây động khắp nơi thích ứng không chướng ngại, tuỳ theo cảm mà thi thiết tịnh uế này tiêu tan, tịnh uế mất đi cho nên lấy Không lấy Trung, vẫn dựa vào Không-Trung chuyển nhiễm làm thành tịnh, bởi vì hiểu rõ nhiễm tịnh cho nên Không-Trung tự mất đi. Đây là dùng Nhân-Quả bất nhị môn mà thành tựu. Sáu là Y-Chánh bất nhị môn: đã chứng Giá Na là nhất Thể bất nhị, bởi vì một niệm ba ngàn từ vô thỉ, mà trong ba ngàn thì hai ngàn Sanh Ấm là Chánh-một ngàn Quốc Độ là Y-Y-Chánh đã ở trong một tâm, thì một tâm lẽ nào phân thành Năng Sở? Tuy không có năng-sở mà y-chánh rõ ràng như vậy, thế thì lý tánh-danh tự-quán hạnh, đã có tướng của y-chánh không hai, do đó khiến cho nhân quả tự tha thâu nhiếp lẫn nhau, chúng sanh đối với lý quả tuy chưa phân rõ, mà tất cả không có gì chẳng phải Giá Na Diệu Cảnh như vậy. Thuận theo lại hiểu rõ Pháp Thể của chư Phật chẳng phải đầy khắp mà đầy khắp, lý tánh của chúng sanh chẳng giới hạn mà giới hạn, trước sau không thay đổi, Đại-Tiểu không chướng ngại, lý nhân quả như nhau, y-chánh nào sao khác? Vì vậy quốc độ tịnh uế, thân tướng hơn, kém, trần thân và Pháp thân mức lượng như nhau, trần quốc và Tịch Quang chẳng khác biệt, vậy thì mỗi một Trần-sát là tất cả Trần-sát, mỗi một trần thân là tất cả trần thân, rộng hẹp hơn kém khó nghĩ bàn, tịnh uế phương sở không cùng tận. Nếu như không phải ba ngàn Không-GiảTrung thì làm sao có thể thành tựu hoạt dụng tự tại này? Như vậy mới biết là chúng sanh-Phật bình đẳng, sự lý đôi bên thâu nhiếp lẫn nhau. Đây là dùng Nhiễm-Tịnh bất nhị môn mà thành tựu. Bảy là Tự-Tha bất nhị môn: Tuỳ cơ lợi tha thì sự chính là dựa vào Bổn. Bổn nghĩa là một tánh có đầy đủ tự-tha, mới đến quả vị thì Tự chính là lợi ích Tha. Như lý tánh ba Đức-ba Đế-ba ngàn Tự Hành, tuy thuộc về Không-Trung là Lợi Tha mà ba ngàn vẫn hướng về chúng sanh, căn cơ chúng sanh Vô lượng nhưng không ra ngoài ba ngàn, Năng Ứng tuy nhiều mà không ra ngoài mười pháp giới, từng pháp giới một lần lượt hiện bày mà không ra ngoài một niệm, từng quốc độ một phát sinh lẫn nhaư má không ra ngoài Tịch Quang. Chúng sanh dựa vào lý có đủ ba ngàn cho nên luôn luôn Cảm, chư Phật dựa vào lý ba ngàn đầy đủ cho nên luôn luôn Ứng, Ứng khắp nơi-Cơ khắp nơi vui mừng hướng về không sai lệch. Nếu không như vậy, thì đâu thể giống như gươnh hiện rõ cảnh tượng? Gương có lý hiễn rõ cảnh tượng, hình có tánh phát sanh hình ảnh. Nếu một hình thể đối diện mà không có thể hiện rõ hình bóng, thì lý của gương có tận cùngsự của hình chưa thông suốt. Nếu như cùng với gương ngăn cách thì sao có lý này! Không có hình thể đối diện nên không có hình ảnh ấy là lẽ đượng nhiên. Nếu như gương không hiện rõ cảnh tượng thì di bụi trần đã che phủ; loại bò bụi trần là do con người lau chùi thì cảnh tượng hiện rõ chẳng quan hệ gì với người lau chùi. Dùng thí dụ cho pháp quán thì ý chính có thể biết. Nên biết rằng lý tuy đầy đủ Tự-Tha, nhưng cần phải dựa vào Duyên, Liễu làm công lao của Lợi Tha. Lại dựa vào Duyên, Liễu cùng với tánh hợp lại làm một mới có thể xứng tánh thi thiết mọi điều, đây tức là không dấy khởi tự tánh mà tha không còn gì phương sở. Đây là dựa vào Y-Chánh bất nhị môn mà thành tựu. Tám là Tam Nghiệp bất nhị môn: Đối với phần Hóa Tha thì sự phân làm ba Mật, tùy thuận chúng sanh thì lý đạt được tên gọi không như nhau, tâm luôn xét kỹ căn cơ – hai luân thi thiết giáo hóa, hiện thân thuyết pháp chưa từng sai lệch mảy may, ở thân phân ra thành Chân – Ứng, ở Pháp phân ra thành Quyền – Thật. Hai thân nếu khác nhau thì tại sao lại nói tức là Pháp thân? Hai thuyết nếu trái ngược thì tại sao lại nói đều thành Phật đạo? Nếu như chỉ có Pháp thân thì Ứng không lưu truyền ở thế gian. Nếu chỉ có Phật đạo thì ai thi thiết Tam Thừa? Thân hãy còn không có thân thì thuyết chắc chắn chẳng phải thuyết, thân – khẩu bình đẳng giống như ý luân ấy, sắc – tâm như nhau không mưu cầu mà hóa hiện, luôn luôn sâu xa đến cùng cực xứng với chúng sanh mà thi thiết ra, lẽ nào không phải trăm giới một tâm – từng giới từng giới không có gì chẳng phải ba nghiệp ư? Pháp giới hãy còn là một niệm thì ba nghiệp lẽ nào khác nhau? Quả dụng không thiếu sót thì nhân ắt phải xứng với Quả. Nếu như tin nhân quả thì mới biết ba Mật có nguồn gốc, trăm giới ba nghiệp đều là Không – Giả – Trung, vì vậy khiến cho xứng hợp hướng về khắp nơi làm quả. Mỗi một ứng sắc, mỗi một ngôn âm, không có không phải trăm giới ba nghiệp đầy đủ, hóa trở lại làm hóa, điều này nói thế nào? Vì vậy một niệm phàm tâm đã có lý tánh của tướng hải tam mật, một trần Báo Sắc cùng ở tại lý căn bản của Tỳ lô giá na, mới gọi là ba pháp không hề sai biệt. Đây là dùng Tự – Tha bất nhị môn mà thành tựu. Chính là Quyền – Thật bất nhị môn: Đại Tuệ bình đẳng thường xem xét pháp giới, cũng dựa vào lý tánh chính Quyền – một Thật, Thật lại có chín pháp giới thì Quyền cũng lại như vậy. Quyền – Thật sâu xa trăm pháp giới trong một niệm, không thể nào phân biệt tùy ý vận dụng thường như vậy. Đến quả mới dựa vào một lý vốn có hợp nhau chẳng Quyền chẳng Thật mà Quyền mà Thật, đây chính là tâm luân tự tại như trước, khiến cho thân khẩu hướng về cơ Quyền – Thật, ba nghiệp trong một nghiệp không trái với Quyền – Thật, không lay động mà thi thiết lẽ nào Ứng ngăn cách khác nhau? Đối với thuyết thì dùng Quyền – Thật thiết lập tương xứng, ở nơi thân thì dùng Chân – Ứng làm tên gọi, lý ba nghiệp như nhau, Quyền – Thật ngầm kết hợp. Đây là dùng Tam Nghiệp bất nhị môn mà thành tựu. Mười là Thọ – Nhuận bất nhị môn:

Lý của chúng sanh từ xưa đến nay tánh có đủ Quyền – Thật, từ vô thỉ huân tập hoặc là Thật hoặc là Quyền, Quyền – Thật dựa vào lý huân tập luôn luôn bình đẳng. Gặp lúc thành tựu tập khí hạnh nguyện cùng giúp đỡ, nếu không có nhân tố ban đầu thì huân tập cũng chỉ có thi thiết. Gặp lúc huân tập tự khác nhau không phải là vì tánh sai khác, tánh tuy không sai khác nhưng cần phải dựa vào huyễn mà phát khởi. Huyễn cơ – huyễn cảm, huyễn ứng, huyễn phó, năng ứng, sở hóa đều chẳng phải Quyền – Thật, nhưng mà dựa vào chúng sanh vốn có chẳng phải Quyền – chẳng phải Thật trở thành Cơ Quyền – Thật, Phật cũng là quả có đủ chẳng phải Quyền – chẳng phải Thật làm thành Ứng Quyền – Thật, căn cơ của chúng sanh phù hợp với Ứng thân quốc độ không thiên lệch, giống như Thường Tịch Quang không có gì chẳng phải pháp giới. Vì vậy biết ba ngàn cùng ở trong tâm địa, cùng với tâm địa của Phật có đủ ba ngàn không sai khác, Thể của bốn Vi như nhau cho nên lợi ích Quyền – Thật bình đẳng. Đây là dùng Quyền – Thật bất nhị môn mà thành tựu. Do đó trong mười môn, từng môn từng môn cùng đi vào Sắc – Tâm cho đến Thọ – Nhuận đều như vậy, cho nên khiến mười Diệu trước sau cùng một lý. Giống như Cảnh xưa nay có đủ ba, dựa vào lý phát sinh kiến giải cho nên gọi là Trí, Trí giải dẫn dắt Hạnh, Hạnh giải hợp với Lý, ba pháp phù hợp với nhau không khác mà khác, mà dựa vào để thiết lập nông sâu bố trí phần vị giản lược phức tạp. Ba pháp chỉ là chứng lý có đủ ba loại kia. Năm chương sau ba pháp khởi Dụng, ba pháp đã là một niệm thì ba ngàn tức Không – Giả – Trung thành tựu cho nên có Dụng. Nếu hiểu rõ một niệm thì pháp Bổn – Tích của chư Phật ba đời mười phương chẳng phải xa, cho nên trở lại thuật rõ mười Môn khiến quán hạnh có thể nhận biết. Đầu đề mục đã như vậy, xem Biệt là Tổng, phù hợp với văn có thể biết.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20