PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA THÍCH THIÊM

SỐ 1717

QUYỂN 18

Đời Đường, Thiên Thai Sa Môn Trạm Nhiên thuật

Ba là trong phần trình bày về phân định tự phân làm hai, nêu ra chương mục xong. Tiếp trong phần giải thích chương thứ nhất, có hai: 1. Phân biệt năng sở Thô, Diệu; 2. Hỏi đáp giải thích nghi ngờ. Văn phần một có hai: Một. Sơ lược thiết lập năng sở; Hai. Dùng hai loại bốn câu phân định, trước là Giáo-sau là Vị. Bốn câu trước là nêu ra giải thích. Nếu như theo lý để nói thì một thô một Diệu, Giáo giải thích về lý khéo-vụng không giống nhau, do đó khiến cho Giáo nối thông với Diệu lý mà Biệt giáo vẫn là Thô. Bốn câu sau ấy đều dựa theo Vị để phân định, phân định năng Sở thô Diệu trong Bộ ấy, không kèm theo thô thì năng sở là Vị Nhũ ấy làm thành bốn câu luôn luôn nói vậy mà thôi. Do đó, trong câu này chỉ nói không có Chân đế vốn là nói đến năng sở vậy. Vẫn có thô của Biệt giáo luôn luôn nối thông, tự nhiên có kèm theo sở Thô chứ không kèm theo năng thô, tức là tạm thời nói Bát-nhã vốn là môn dung thông Nhị thừa dựa vào đây mà đi vào Chân đế, tuy có thô của sở thông chỉ là Chân mà không có nói Chân năng thông với Tam tạng. Đây cũng dựa theo phần lớn của Bộ để nói. Nếu tuỳ theo sở kiến đương phần của Nhị thừa thì không phải không có năng lực giải thích về thô giáo Tức Không. Tự nhiên có kèm theo năng thô…, tức là năng thông bắt đầu từ trong Thông giáo nảy sinh cho nên gọi là Thô, sở thông tức là Trung đạo của Biệt-Viên cho nên gọi là Diệu. Các Môn trong Niết-bàn cũng như vậy, ba giáo trước trong Bộ Niết-bàn thì môn của năng thông gọi đó là Thô, hoàn toàn không trú vào Chân và Giáo đạo mà cùng đi vào ba Đức cho nên sở thông là Diệu. Tiếp trong phần giải thích nghi ngờ: Trước là hỏi? Tiếp trong trả lời có ba: Một, Trình bày chung về ý đó; Hai, Từ “Hà giả…” trở xuống trải qua Giáo để giải thích; Ba, Từ “Kim thác…” trở xuống là trình bày về ý dùng môn. Trong mỗi một Giáo đều làm ba đối bốn nhất không giống nhau và phân định về ý môn. Vốn nói là ba tức là tướng thông biệt của Giáo-Hành-Lý, đầy đủ như Đương Phần thông biệt đầu quyển thứ hai tức là nghĩa đó vậy, đều dùng bốn cho nên gọi là biệt-nhất cho nên gọi là Thông. Nay dùng thông biệt này để phân định đối với sự nhỏ hẹp của Tiểu thừa. Nếu như Tạng giáo-Biệt giáo thì Giáo-Hành-Lý cả ba loại đều là nhỏ hẹp. Nếu như Thông giáo-Viên giáo thì Giáo-Hành không nhỏ hẹp mà GiáoHành chọn lấy Lý không thích hợp cho nên gọi Lý là nhỏ hẹp. Vậy thì bốn Giáo đều lấy Giáo chủ và Lý sở thuyên gọi đó là nhất, dùng Cơ bị che phủ và Giáo năng thuyên gọi đó là bốn. Vì vậy kinh nói một môn ấy, một là cánh cửa của bốn người cho nên nói là một môn. Nói y theo kinh văn, là y theo kinh này tức là dùng Giáo-Hành của Viên giáo giữ lấy Lý khó đảm đương. Trong phần ba trình bày về ý dùng môn trong đó nói khai thác…, ấy là nay khai mở một câu kinh Viên giáo mà làm thành bốn cách giải thích tất cả giáo pháp của một thời kỳ cho nên nói là khắp nơi, vậy thì biết Giáo-Hành-Lý của ba giáo trước đều là nhỏ hẹp mà lại Thô, Giáo-Hành-Lý của một giáo sau thì nhỏ hẹp mà đều là Diệu. Cách giải thích này, là ý nói bốn Môn là Giáo-mười Quán là Hành, đều thông suốt cho đến cuối cùng. Sợ rằng người ta không hiểu được lời nói về Tiểu thừa nhỏ hẹp thì sẽ nói là luôn luôn thô, cho nên cần phải giản lược điều này. Nếu dựa theo năm vị thì ý cũng có thể biết rõ. Tiếp trong phần dựa theo các Môn, có hai: Trước là dựa theo Giáo; tiếp là dựa theo Vị. Trước là trong phần dựa theo Giáo thì bốn Giáo không giống nhau, mỗi một Giáo đều phân định có hai loại là GiáoHành, Giáo nghĩa là bốn Giáo-Hành nghĩa là mười Quán trong Môn. Giáo lại có hai nghĩa: 1. Dựa theo Môn; 2. Dựa theo Tất đàn. Thứ nhất trong Tam tạng giáo, có ba: Một. Tạm thời luận chung thì không có gì thô-diệu, bởi vì Giáo môn đều là Diệu thuận theo năng thông, nếu như chấp đều là Thô thì thuận theo tình ý phân biệt. Đây là dựa vào Đương giáo mà nói. Hai. Luận tách biệt từ “Nhược tùng pháp vi ngữ” trở đi là so sánh với nhau thì có trước là Thô sau là Diệu. Nói rằng vì hạng độn căn thuyết về Sanh Không… đây là Sanh Không-Pháp Không-của Tam tạng giáo, đầy đủ như Chỉ Quán quyển thứ sáu ghi lại. Theo lý thì Môn đều đạt được hai Không, luôn luôn thuận theo phương tiện thì hai Hữu Môn dựa theo Tục là Sanh Không, Không môn dựa theo Chân là Pháp Không, tên gọi hai Không thì giống nhau mà ý nghĩa mãi mãi sai khác. Vì vậy nghĩa Sanh Không thuộc về Hữu, Pháp Không mới chính là nghĩa thuận với Không. Ba. Từ “Kim ước…” trở xuống là thuận theo hành cùng thích hợp để phân định thô Diệu. Tiếp trong phần dựa theo bốn Tất đàn thì văn tướng bốn Tất đàn có thể thấy. Một môn đã như vậy thì môn còn lại cũng như vậy. Tiếp trong phần dựa theo mười Quán, thứ nhất là Tam tạng giáo, nếu như trong Môn có Quán là Diệu thì không có Quán là Thô. Thứ hai là Thông giáo, luận chung thì không thông suốt-không bế tắt, tiếp là luận tách biệt thì có thông suốt, có bế tắt. Có thông suốt, có bế tắt tức là bốn Môn-bốn Tất đàn, mười Quán đầy đủ như trong Tam tạng. Tiếp trong Biệt giáo cũng thuận theo trình bày về thông suốt nhưng không luận đến thông suốt-bế tắt chỉ là văn giản lược cho nên nói nếu luận đến pháp tướng. Đã có nói nếu luận tức là gác lại chung thuận theo riêng. Trong Biệt giáo cũng có dựa theo bốn Môn-Giáo và căn tánh cùng mười pháp quán . Trong mười quán có hai: 1. Dựa theo mười quán; 2. Ca la quả. Ca-la quả thì có chín phần về sau phân định. Trấn Đầu và Ca La ấy, văn ý trong Đại Kinh lấy rừng ví dụ cho chùa-lấy quả ví dụ cho Tăng, lấy người hái quả ví dụ cho người thỉnh Tăng, trình bày về tướng Tăng giống nhau thật giả khó phân biệt được. Nay dựa vào ví dụ mười Thừa tà chánh cần phải phân định, Đại Kinh quyển thứ sáu nói: “Này người thiện nam! Như rừng Ca-la rất nhiều loại cây ấy, trong rừng chỉ có một cây Trấn Đầu Ca, hai quả giống nhau không thể phân biệt được. Lúc quả ấy chín có một người nữ nhặt lấy tất cả quả Trấn Đầu Ca chỉ có một phần, quả Ca La Ca thì có chín phần người nữ không biết nên mang đến chợ bán, người phàm trần ngu dốt không biết mà mua quả Ca La Ca ăn rồi mất mạng. Có người trí tuệ hỏi người nữ này: Bà ở nơi nào có được quả này? Người nữ trả lời rằng: Ở trong rừng kia nhặt được quả này. Mọi người nghe rồi liền nói: Nơi ấy quả thật có vô số cây Ca La Ca, chỉ có một cây Trấn Đầu Ca. Mọi người nghe biết rồi cười xoà mà vất đi”. Văn sau kết hợp ví dụ, lấy người giữ tám loại bất tịnh làm Ca La Ca, lấy chúng thanh tịnh làm Trấn Đầu Ca. Nay dùng mười Quán hợp với mười phần, nếu như mười phần khéo léo thì thành mười phần Trấn Đấu, nếu từ trong thiên-Tiểu và ngoại đạo đạt được pháp Quán này thì thành mười Ca La, nếu dùng phương tiện pháp quán của ba Giáo thì thứ bậc theo thứ tự phân định như Ca La-Trấn Đầu… vậy thì Giáo chủ như rừng, quán pháp như quả, người nữ hái quả như người hoằng giáo, đến chợ ví như ở giảng đường thuyết pháp, người mua quả ví như chúng nghe pháp, người ngu thọ giáo không tìm hiểu về Giáo chủ, người trí tuệ hỏi rõ ràng thì tà chánh tự phân biệt, mạng chung tức là ví như mất đi Chánh Đế. Tiếp trong phần trình bày về Viên giáo có ba: 1. Trình bày về Viên Môn dung thông Diệu; 2. Trình bày về Bốn Tất đàn hướng về Cơ khác nhau; 3. Từ “Thử cựu…” trở xuống là trài qua ý kết luận Viên Môn phân định thô Diệu. Văn phần một ấy đầy đủ như Chỉ Quán quyển thứ năm sau Vô Sanh môn của Viên giáo, và tướng bốn Môn Viên giáo trong phần liệu giản bốn môn ở Chỉ Quán quyển thứ sáu. Văn phần hai ấy, trước là trưng khởi. Nếu dựa vào Viên Môn thì bốn hãy còn không phải là bốn, lẽ nào lại có bốn Tất đàn trong môn không dung thông căn tánh hay sao? Chỉ bởi vì tình chấp chúng sanh đều sai khác, khiến cho bốn duyên trong môn đều sai khác. Trong đó phân làm năm: Một, Trình bày hướng về Cơ có bốn duyên khác nhau; Hai, Từ “Hà giả…” trở xuống là giải thích về lý do sai khác; Ba, Từ “Dục lạc…” trở xuống là trình bày về tướng của Cơ Cảm; Bốn, Từ “Dĩ thế giới…” trở xuống là chính thức trình bày hướng về Cơ; Năm, Từ “Duyên ký…” trở xuống là kết thành Diệu Môn.

Trong phần ba là trải qua kết luận-phân định, có hai: Một, Tổng quát nêu ra; Hai, Giải thích. Trong giải thích có hai: a. Trình bày về ý giải thích phân định; b. Chính thức phân định, lại có hai: Đầu là trình bày về Địa Luận Giáo Đạo có nhiều tranh cãi, tiếp là cùng với biệt môn phân rõ tranh cãi nặng nhẹ. Văn phần đầu nói như Địa Luận có hai đạo Nam-Bắc, từ Trần-Lương về trước Sư hoằng dương Địa Luận ở hai nơi khác nhau, Tương Châu Bắc Đạo chấp A Lê Da cho là y trì, Tương Châu Nam Đạo chấp vào Chân Như để làm y trì. Hai Luận Sư này cùng vâng theo Thiên Thân mà sở chấp mỗi người mỗi khác giống như nước với lửa. Lại thêm Nhiếp Đại thừa xuất hiện cũng chấp A Lê Da để hỗ trợ Bắc Đạo nhưng Nhiếp Đại thừa trước sau có hai bản dịch cũng như Địa Luận có hai chấp khác nhau, bản dịch cũ thì thiết lập Am Ma La Thức, Đường Tam Tạng dịch chỉ thiết lập thức thứ tám. Văn phần tiếp có hai: Trước là nêu ra Viên Môn chỉ có thông suốt-không có bế tắt; tiếp từ “Đản tứ…” trở xuống là chính thức so sánh phân rõ mức độ nặng nhẹ. Lại có hai: a. Nêu ra; b. Giải thích, thì Biệt là nặng-Viên là nhẹ.

Trong nhẹ lại có ba: Một, Chính thức trình bày về tướng nhẹ; Hai, Trình bày về tướng lợi ích; Ba, Dẫn luận. Văn phần một nói giống như ngựa nhanh trông thấy bóng roi là như Chỉ Quán quyển thứ năm có ghi. Phần hai là tướng lợi ích, như văn. Phần ba trong dẫn Luận, có hai: Trước là dẫn luận; tiếp là giải thích. Trong giải thích có ba: a. Trình bày đều là Thật, tất cả đều là Thật cho nên đương vị được lợi ích, bởi vì Thật có nông sâu cho nên không thật; b. Cũng đều là không thật ấy hướng về với nhau thành không thực chứ không phải không có đương vị, đối với trước mới trở thành cũng Hư cũng Thật; c. Từ “Thật cố…” trở xuống là phân định. Thật cho nên là Diệu, đương cị tuy là Diệu mà hướng về Đệ nhất nghĩa cho nên ba Tất đàn đều là Hư, vì vậy trong Viên cần phải 10 có một phần phân định này. Tiếp trong phần dựa theo năm Vị, có hai: 1. Trình bày chung về năm Vị; 2. Phân định tách biệt về Niết-bàn. Văn phần một có hai: Một, Dựa theo Pháp để trình bày về năm Vị; Hai, Từ “Chư…” trở xuống là dựa theo Nhân và trở lại phân rõ Bồ-tát hai căn lợi độn.

Trong phần hai phân định tách biệt về Niết-bàn, có hai: Một, Chính thức phân định về Niết-bàn; Hai, Từ “Pháp Hoa…” trở xuống lại cùng với Pháp Hoa phân rõ sai khác. Văn phần một có bốn: a. Sơ lược phân định các môn Quyền-Thật; b. Từ “Hà giả…” trở xuống là trình bày về ý dùng Quyền môn cùng với các Giáo các Môn trước đối chiếu phân rõ; c. Dẫn sự việc để chứng minh; d. Từ “Cố tri…” trở xuống là nêu ra một Dụ một Pháp chính thức đưa ra ý của Bộ. Hai phần trước như văn. Trong phần (c) dẫn sự việc nói như Phạm Chí hỏi rằng ấy là phẩm Trần Như thứ ba mươi lăm trong kinh Niết-bàn, nói rằng: “Xà Đề Thủ Na này là tông ngoại đạo đối với Ca La cho rằng trong nhân có quả tức nhân với quả là một, đi đến nơi Phật chất vấn Đức Phật rằng: Nhân vô thường cho nên quả cũng vô thường ư? Đức Phật hỏi vặn lại để đáp: Nhân ông là thường mà quả là vô thường, ngại gì nhân Ta là thường mà quả là vô thường?” Nay dẫn văn này để chứng minh Nhân Môn vô thường mà đạt được quả là Thường, vốn là ý Đại Kinh dùng chung ba Giáo mà làm Nhân Môn đều quay về quả Thường. Trong phần (d) là khai mở về thô, có hai: Trước là đưa ra câu hỏi; tiếp là trả lời đưa ra ý khai mở, lại có ba: 1. Trình bày về đồng-dị nghĩa là cần phải khai mở-không cần phải khai mở; 2. Từ “Vị khai…” trở xuống là chính thức trình bày về khai mở; 3. Từ “Nhược môn…” trở xuống là kết luận về Diệu.

Văn phần một lại có hai: Một, Cùng với Trung Luận đối chiếu phân rõ là cần hay không; Hai, Cùng với các Giáo trước sau đối chiếu phân rõ là cân hay không. Nhưng ý Trung Luận, dùng Đại thừa môn làm chính, dùng Tiểu thừa giáo làm phụ. Nay chọn lấy Luận kia che phủ văn của Tiểu thừa, cho nên nói trước là dùng Đại thừa thanh trừ sau mới nêu ra Tiểu thừa môn. Nếu như thuận theo đi vào Đại thì môn trước đã đi vào, thuận theo đi vào Tiểu thì tạm thời loại trừ tâm đắm trước, cho đến hai phẩm sau mới có thể đi vào lý. Vì vậy biết Trung Luận trong hai mươi lăm phẩm đầu là thanh trừ tất cả vướng mắc về Đại-Tiểu, cho nên người Đại thừa trước đó được gột rửa hết lập tức đi vào lý, Tiểu thừa đợi đến môn sau cho nên biết là căn cơ sai khác. Kinh này kiến tâm Lộc Uyển phá trừ từ lâu, nhưng phá chấp Tiểu, chỉ ra đích thị là Tiểu, cho nên trong Pháp Hoa trước là nói về Môn xưa kia, tiếp đến khai mở phương tiện gọi là Đại phương tiện thì tên gọi ấy là Đại Môn, vì vậy Pháp Hoa gọi là khai phương tiện môn. Trung Luận phá trừ căn bệnh chấp vào các kiến cho nên nói đều có cái hay của mỗi loại. Tiếp là cùng với các Giáo đối chiếu phân rõ. Nói Giáo sau Pháp Hoa ấy tức là Niết-bàn vậy. Vâng theo Giáo phương tiện đều biết là chân thật thì đâu cần phải trở lại khai mở như Phương Đẳng-Bát-nhã… trước Pháp Hoa. Nếu như Môn Lý đã khai mở thì gọi là các Bồ-tát, nếu chưa khai mở thì người đó gọi là Nhị thừa trong Bát-nhã. Nếu như Môn Lý mà người đều chưa khai mở thì tức là Nhị thừa trong Phương Đẳng và các phàm phu chưa tham dự các pháp hội ấy vậy. Tiếp theo trong phần chính thức khai mở, có ba: Phàm phu – Nhị thừa – Bồ-tát. Thứ nhất khai mở phàm phu làm bốn: Đầu là khai mở về ái kiến pháp của sanh tử, tiếp là Người ba là Giáo bốn là Lý. Thứ hai khai mở Thanh văn cũng có bốn, gọi là Pháp- Giáo-Hành-Lý.

Hỏi: Giáo-Pháp khác nhau thế nào?

Đáp: Giáo gọi là giáo của năng thuyên, Pháp gọi là hành pháp sở thuyên, Hành gọi là công hạnh đã thực hành. Thứ ba trong phần khai mở Bồ-tát, có hai: Trước là tổng quát, tiếp là tách biệt. Trong tách biệt là ba bậc Bồ-tát vậy. Tiếp là kết luận về Diệu, như văn.

Năm là Thể của các kinh, văn tự phân làm năm. Kinh này đối với kinh khác gọi chung là các kinh. Nêu ra xong, tiếp là giải thích. Thứ nhất giải thích về Thể của kinh này, Thể của kinh này là một, nhưng các tên gọi trong một Bộ không giống nhau, nên biết các tên gọi cùng giải thích về Thật Tướng cho nên cần phải trình bày. Trong đó có hai: 1. Dẫn các tên gọi trong một Bộ; 2. Từ “Như thị đẳng…” trở xuống là giải thích quy về các tên gọi, khác tên gọi mà Thể như nhau. Dẫn ra như văn. Giải thích quy về ý là trong phần Tựa đích thực gọi là Thật Tướng, phương tiện thì dùng Đại sự đã thực hiện làm Thể, Phật tri kiến bình đẳng, những sở kiến bình đẳng là Thể, ấn chứng lấy những ví dụ làm Thể, giao phó thì chọn lấy những sở tri của chủng trí cứu cánh trong Bất cọng Bát-nhã là Thể, trong phẩm Dược Thảo lấy Địa mà Trí đã dựa vào làm Thể, phẩm Hoá Thành-Thọ ký cùng lấy một lý trong những ví dụ, trong phẩm Bảo Tháp thì Đại Tuệ sở chiếu bí tạng cần phải theo thể lệ có thể biết. Trong phẩm Diệu Âm lấy Tam muội sở y, phẩm Quán

Âm lấy sở thông. Trong phẩm Khuyến Phát lấy chúng đức làm căn bản. Tiếp trong phần Thể của các kinh, trước là hỏi đưa ra nghi ngờ. Tiếp trong trả lời có ba: 1. Gạt bỏ; 2. Từ “Chư kinh…” trở xuống là chính thức giải thích; 3. Kết luận. Ba là trong phần giải thích về chính-phụ, 12 có hai: 1. Dựa theo Giáo; 2. Dựa theo Vị. Trong phần Giáo có ba: Một, Phân rõ chung về chính-phụ; Hai, Dẫn văn; Ba. Chính thức dựa theo bốn Giáo. Văn phần một có hai: a. Nêu ra chung; b. Từ “Chánh tức…” trở xuống là phân biệt. Trong phân biệt trước là luận về Biệt tướng, tiếp là trình bày về tướng kèm theo. Trong văn phần trước nói Thật Tướng ấy là Viên vậy. Gần với Thiên Chân ấy là Tạng vậy. Trong văn phần tiếp nói Thiên hàm chứa Thật ấy là Thông, Thật kèm theo Thiên ấy là Biệt. Tiếp từ “Trung Luận…” trở xuống là dẫn văn, Trung Luận chứng minh về Thông, Đại Kinh chứng minh cho Tạng và Biệt-Viên. Từ “Thử kinh…” trở xuống là chứng minh Tạng-Viên đối lập với nhau. Phần ba từ “Tiểu thừa…” trở xuống là chính thức dựa theo Giáo như văn. Trong phần hai dựa theo Vị, có hai: Một, Dựa theo Thể; Hai, Từ “Hựu chánh…” trở xuống là dựa theo các tên gọi, lại có hai: a. Nêu ra; b. Từ “Thử tắc…” trở xuống là kết luận về Thể. Bốn là trong phần Bỉ Thử, có hai: 1. Kết thúc phần trước phát sinh phần sau; 2. Chính thức liệu giản, lại có hai: Một. Nêu ra bốn câu; Hai. Từ “Tam tạng…” trở xuống là giải thích. Trong giải thích có hai: a. Giáo; b. Vị. Trong phần (a) là Giáo, thứ nhất danh tự trong Tam tạng giáo gạt bỏ thanh không có hai câu giống nhau. Tiếp là dựa theo Vị. Trong Nhũ giáo nói hai loại ấy là danh nghĩa Biệt-Viên cùng Thể và danh nghĩa Biệt-Viên khác mà Thể giống nhau. Lạc như trước ấy là chỉ có hai câu khác nhau. Hai Tô nói như trước ấy là như trước dựa theo Giáo tương tự ví dụ có thể biết cho nên nói là như trước. Trong này đã có hai loại như Hoa Nghiêm, một loại như Tam tạng, chính xác lại cần phải như Thông giáo trước đây, Thông gần giống như Tam tạng, Thông xa giống như Biệt giáo, hai Tô nhiều ít ví dụ còn lại có thể thấy. Trong Niết-bàn thì Tạng-Thông không cần phải trải qua thiết lập Thể của Thiên giáo, cho nên danh nghĩa bốn Giáo tuy khác nhau, mà Thể ấy đều giống nhau. Năm là trong phần Thô-Diệu, có hai: 1. Phân định; 2. Khai mở. Văn phần một có hai: Một. Giản lược về Thể Tuyệt đãi; Hai. Trình bày về Sở Đãi Thô. Phần một như văn. Văn phần hai có hai: a. Giáo; b. Vị. Trong phần (a) là Giáo, có hai: Đầu từ “Đản bàng…” trở xuống là bốn Giáo, có thể biết. Tiếp từ “Tạng Thông…” trở xuống là trở lại phân định, hai giáo xưa nay là Thô mà lại thuận theo gần với Thông. Biệt giáo có thô có Diệu nói là danh nghĩa giống nhau ấy, tức là ba loại cùng giống nhau, văn giản lược chữ Thể. Trong phần hai là khai mở, có ba: Một, Tổng quát nêu ra ý; Hai, Từ “Hoặc khai bàng giáo…” trở xuống là chính thức dựa theo các giáo luận về khai mở; Ba, Từ “Nhất thiết…” trở xuống là kết luận. Phần một như văn. Văn phần hai, có hai: a. Khai mở gồm đủ các giáo; b. Chính thức khai mở về Thể, lại có ba: Đầu là chính thức khai mở, tiếp là dẫn chứng, sau là nêu ra phương pháp khai mở.

Sáu là trong Thể của các hành, đưa ra chương mục và giải thích. Đầu là trong phần giải thích về đồng-dị, có hai: 1. Tổng quát nêu ra; 2. Từ “Độn giả…” trở xuống là hành tướng, lại có hai: Một. Thiết lập nghĩa hai hành nối thông với nhau; Hai. Chính thức dùng hai hành trải qua giáo. Phần hai lại có hai: a. Trải qua bốn Giáo; b. Trở lại dựa theo Viên giáo. Phần (a) trải qua bốn Giáo, lại có hai: Trước là trình bày về hành tướng; tiếp là ý kết luận về hành, ý cần phải dựa vào nhau. Phần trước lại có hai: Đầu là Thụ, sau là Hoành. Thụ nghĩa là từ cạn đến sâu, đều lấy Lý là Thể của mình. Hoành nghĩa là Sơ tâm tu đầy đủ các hạnh cũng dựa theo đương giáo sở thuyên làm Thể. Tiếp là trở lại trình bày về Hoành Thụ hành của Viên, lại có hai: 1. Trình bày về Hoành-Thụ hành; 2. Kết thành Thể của xe. Phần một lại có hai: Một. Thụ; Hai. Hoành. Trong Hoành có hai: a. Chính thức trình bày về Thể Hoành; b. Từ “Thử văn…” trở xuống là mở rộng dẫn văn chứng minh, không đạt được là Thể, có và không là Hoành, xe lớn là Thể, thói quen vốn có là Hoành, tất cả như nhau là Thể, các hành là Hoành, vô sanh là Thể, bố thí… đều là Hoành, vô trú là Thể. Tiếp trong phần y theo kinh tu hành, có ba: 1. Thiết lập hai hạnh nhanh-chậm; 2. Từ “Nhược tuỳ…” trở xuống là trình bày hạnh cần đến Thể; 3. Từ “Chư kinh…” trở xuống là trong phần chính thức nêu ra hành tướng, có bốn: Một. Nêu ra tên gọi bốn hành; Hai. “Chư hạnh…” trở xuống là chính thức nêu ra Thể; ba- Từ “Niệm niệm…” trở xuống là nêu ra hành tướng; bốn- Từ “Nhiên Tiểu thừa…” trở xuống là trải qua Giáo phân biệt. Trong phần bốn này lại có hai: a. Giáo; b. Vị.

Văn phần (a) trước tiên trong Tam tạng giáo, có hai: Đầu là phân rõ về đồng-dị; tiếp là chính thức trình bày về hành có Thể. Tiếp theo ba Giáo và dựa theo Vị có thể biết. Trong phần ba phân định về thô-Diệu cũng có hai: Giáo và Vị. Trong Vị lại có hai: Trước là cùng dựa theo năm Vị; tiếp từ “Y chư kinh…” trở xuống là trình bày về các Bộ trong Vị tu hành khác nhau cho nên nói là có thể hiểu. Bốn là trong phần khai mở có hai: 1. Khai mở Tam tạng và tiểu hạnh trong Tạng giáo; 2. dùng hai Giáo để so sánh, lại có hai: Một, So sánh; Hai, Thuật lại Tiểu thiện. Bốn hạnh đã cùng nối thông với sở hành của bốn Giáo, nên biết là không thể dùng hạnh mà có thể biểu thị cho lý, chỉ thuận theo thiết lập lý quán chiếu để dẫn dắt hành, mới có thể khiến cho hạnh đạt đến trong chánh cảnh, cho nên biết khổ hạnh là vô lý-vô ích. Nếu như không có hạnh thì lý chắc chắn không thể hiển bày cho nên Giáo-Hạnh-Lý cả ba dựa vào nhau mà hiển bày, làm rạng rỡ tô điểm lẫn nhau-dẫn dắt nhau tác thành lẫn nhau. Tất cả những người thực hành không thể náo không thông hiểu điều này! Thứ bảy là trong phần Thể của tất cả các pháp, có hai: Trước là chính thức giải thích; tiếp là phân định khai mở. Văn phần trước lại có hai: 1. Trình bày về Thể sở y của Quán Kinh; 2. Trình bày về các pháp năng y. Văn phần một là chính thức chỉ ra Pháp thân là chánh Thể của kinh-là sở y của các pháp. Trong văn phần hai lại có hai: Một- Sơ lược thiết lập; hai- Dẫn Đại Kinh thiết lập tướng, lại có bốn: a. Nêu tổng quát trình bày tách biệt; b. Từ “Nhược nhiên…” trở xuống là ly-khai có đủ bốn; c. Từ “Đương tri…” trở xuống là kết thành năng y; d. Từ “Tịnh Danh…” trở xuống là dẫn chứng năng y thuận theo sở y mà tồn tại.

Văn phần (a) là dùng Vô lượng làm năng y của các pháp, các pháp Vô lượng đã thông ra ngoài bốn loại bốn Đế, bởi vì bốn Đế chỉ là nhân quả. Về sau trong kết luận cùng nói là nhân quả, tức là dựa vào hai loại nhân quả của giới nội và giới ngoại, tất cả dựa vào Thể bình đẳng không có nhân quả. Nếu như ở dưới trong Tông trình bày về nhân quả ấy, là giản lược thế gian chỉ riêng xuất thế gian; ở trong xuất thế gian, nếu phế bỏ Quyền thì giản lược ba thuận theo một, nếu khai mở Quyền thì tất cả đều như vậy. Nay luận đã thâu nhiếp không có gì không thể tiếp nhận. Tiếp trong phần dẫn chứng nói Vô trú bổn là như quyển thứ bảy trước đây có ghi. Từ “Nhiên sở y…” trở xuống là phân định, muốn phân định thì trước tiên nói về ý của đối tượng phân định, ý phân định là năng y. Tiếp là chính thức phân định cũng có hai: Đó là Giáo và Vị cho đến văn khai mở về sau, chỉ sơ lược nêu ra mà thôi, dựa theo văn trên có thể thấy.

Thứ ba trong phần trình bày về Tông có hai: Trước là nói về ý hướng đến, tiếp là khai chương chính thức giải thích. Văn phần trước, là sáu câu trong này, hai câu trước trình bày về Tông là điểm quan trọng của hành, bốn câu tiếp theo trình bày về Tông là công dụng của Hành Thể. Câu thứ nhất là hành nếu không có nhân quả thì khác gì người ngoại đạo khổ hạnh vô ích, như vạt áo như cổ áo là nơi quan trọng của thân áo. Câu thứ hai, hiển bày điểm quan trọng của Thể há có thể vượt qua nhân quả, dùng nhân quả tổng hợp các hành, các hành dựa vào Thể trở lại đạt được Thể. Chữ Khê có bảng ghi là chử Hệ. Nếu như chữ

Khê, thì có nghĩa là lối đi quan trọng. Nếu là chữ Hệ thì giống như áo và khuy áo gắn liền nhau. Ở trong hai nghĩa thì nghĩa trước giống như mạnh hơn. Bốn câu tiếp theo thì hai câu trước là thiết lập, hai câu sau là giải thích. Trong hai câu trước thì câu trên trình bày về Tông là công năng của Thể, câu dưới trình bày về Tông là đứng đầu trong Hành. Hai câu tiếp theo là giải thích, đưa ra nhân quả thì tất cả các hành đều thuộc về nhân quả. Vì vậy, Nhất thừa nói nhân quả thì các hành của nhà Thật Tướng có thể giữ lại, so sánh hai câu dưới thì ý cũng có thể thấy. Tiếp là phần khai chương giải thích. Thứ nhất trong phần giải thích giản lược Tông-Thể, có hai: Trước là phá bỏ sai trái hiển bày chính đáng, tiếp là tự mình mở rộng nói về ý xưa phân rõ sai trái.

Văn phần trước có hai: 1. Phá bỏ sai trái; 2. Từ “Kim ngôn…” trở xuống là hiển bày chính đáng. Văn phần một có hai: Một. Phá bỏ như nhau; Hai. Phá bỏ khác nhau. Văn phần một có hai: a. Đưa ra sai trái; b. Từ “Kim sở…” trở xuống là phá bỏ. Phá bỏ lại có hai: Trước là phá bỏ, tiếp là kết luận. Văn phần trước có hai: Đầu là Pháp; sau là ví dụ. Trong phần pháp lại có ba: Một. Sơ lược nêu ra tướng Chánh; Hai. Từ “Thể nhược…” trở xuống là phá bỏ lấy Nhị Bất Nhị so sánh phân ra Tổng Thể thì biết Tông không phải là một; Ba. Từ “Vân hà…” trở xuống là kết luận gạt bỏ. Văn ví dụ dựa theo pháp có thể biết. Tiếp trong phần phá bỏ khác nhau có ba: Cũng trước là sơ lược nêu ra, tiếp là phá bỏ, ba là kết luận, dựa theo trước có thể biết. Tiếp trong phần hiển bày chính đáng, có bốn: Một, Chính thức hiển bày; Hai, Từ “Thích luận…” trở xuống là dẫn chứng; Ba, Từ “Đương tri…” trở xuống là kết luận chỉ ra; Bốn, Từ “Nhi phục…” trở xuống là tiếp tục giản lược phân biệt nhân quả khác nhau, lại có hai: a. Giản lược; b. Ví dụ. Phần (a) giản lược lại có ba: Trước là ví dụ, tiếp từ “Phát…” trở xuống là kết hợp, sau từ “Nhược thức…” trở xuống là kết luận. Trong phần (b) là ví dụ, có hai: Đầu là dùng Phật tánh Niết-bàn làm ví dụ, Chánh Nhân như Thể-nhân quả như Tông, Tiếp ví dụ ấy chẳng đang là chẳng vốn có giống như Thể, mà đang là vốn có giống như Tông. Tiếp trong phần tự mình mở rộng dẫn chứng phá bỏ ý xưa, đầu là biển phá bỏ Viễn sư ấy đã trình bày Nhất thừa chỉ là một của phá bỏ ba, Diệu của đối đãi thô, bởi chỉ có nhân mà chẳng phải quả, vậy thì thuộc về ban đầu mà không bao gồm cuối cùng, cho nên nói là không bao gồm từ đầu đến cuối so với ba đã phá bỏ là thuộc về Giáo nào? Tiếp là phá bỏ Long sư ấy, kinh này chủ yếu dùng nhân quả làm Tông, Long Sư bỏ nhân chỉ giữ lại quả. Nói là trái với văn, ấy là Bổn-Tích trong kinh này đều thiết lập nhân quả để làm Tông của kinh, đầy đủ như dưới đây dẫn ra hai văn Bổn-Tích. Cho 16 nên biết là trái với văn. Sư Tuệ Quán giải thích nay không phá bỏ, thì Thập Công đã ca ngợi rằng người này có phần nào chấp nhận, bởi vì Viễn Công bỏ quả mà giữ lấy nhân, Long sư bỏ nhân mà giữ lại quả. Sư Tuệ Quán đã bắt đầu có thịnh hành tức là giữ lại cả hai, nhưng vẫn không phải hoàn toàn thích hợp cho nên cũng không dựa vào. Tại vì sao? Bởi ví nếu như dùng Pháp Hoa tụ hội ba quy về một làm Thừa bắt đầu, thì lẽ nào Bộ Pháp Hoa không có Thừa cuối cùng ư? Nếu như không có cuối cùng, thì thẳng đến đạo tràng là phải như thế nào? Nếu như dùng thần thức trong sáng chỉ cho Niết-bàn ấy, thì Bộ Niết-bàn lẽ nào không có Thừa bắt đầu? Nếu như không có Thừa bắt đầu, thì ban đầu phá bỏ ba Tu và sơ phát tâm thường quan Niết-bàn là phải như thế nào? Trong phần phá bỏ Ấn sư nói thêm cảnh thiếu quả ấy, đây chính là thuận theo cho phép sử dụng Trí ấy, Trí nối thông với nhân quả gần giống như Tông của kinh. Nếu như hướng về ba pháp thì như vậy chỉ thuộc về nhân mà thiếu đối với quả, huống là thêm cảnh, cảnh thuộc về Thể, lấy làm nghĩa của Tông, khác nào phù thũng, không thể làm mập thêm. Tiếp là phá bỏ Quang Trạch là trong chính thức giải thích tự thiết lập nhân quả thầy trò hai nơi. Tiếp là phá bỏ sử dụng Quyền-Thật và tên gọi làm Tông có thể thấy. Tiếp trong phần phá bỏ sử dụng tên gọi nói đây là Địa sư dùng tám Thức cực quả, ấy là chỉ ra xưa nay không khác với Hoặc Nhiễm-không cùng với Nhiễm đều có. Nay hãy còn phá bỏ Nhiếp Sư, Nhiếp Sư phá bỏ đối tượng đã chẳng phải chủ thể phá chẳng phải là Tông của kinh này. Tiếp theo phá bỏ thường trú làm Tông là câu trước tạm thời ủng hộ mà nói không phải là mình đã hiển bày Tông này. Nếu như là đã hiển bày thì hiển bày không phải là Tông, không che phủ cũng không phải, chưa hẳn là hoàn toàn tương xứng. Phá bỏ Sư tiếp theo như trên có thể biết. Phá bỏ vạn thiện ấy là chỉ trích bỏ quả mà lấy nhân. Tiếp theo phá bỏ Vô lậu ấy là nhân quả của bảy phương tiện, đều là nhân của nhà mình, sao có thể chật hẹp, chỉ thiết lập Vô lậu? Nếu chọn lấy từ Sơ trú trở đi, tuy là Chân Nhân chân thật mà tên gọi của Vô lậu, lại lẫn với Tiểu quả. Tiếp theo phá bỏ về Ngộ, Ngộ nối thông với nhân quả, vẫn tách biệt ở Nhân chân thật, đã không có mục đích hướng về, tạm thời dùng quả gánh vác. Lại phá bỏ dẫn bừa Đại Kinh giúp đỡ để thiết lập Bất định Môn, nếu các pháp Bất định thì sao có thể xác định là Ngộ. Hai là trong phần chính thức trình bày về Tông, có hai: Giải thích và kết luận. Trong giải thích có hai: trước là Tích, tiếp là Bổn. Hai văn đều có bốn: 1. Nêu ra kinh văn; 2. Chính thức giải thích; 3. Xác định chính-phụ; . Kết luận. Tiếp trong phần kết luận, có hai: 1. Kết thành ý của Tông; 2. Từ “Sở dĩ…” trở xuống là kết luận nêu ra kinh văn. Ba là trình bày về kinh đồng-dị, nếu như không phân rõ nhân quả, thì lấy gì để trình bày về Diệu tông của kinh này? Trong đó có ba: 1. Cùng nêu ra; 2. Cùng giải thích; 3. Cùng kết luận. Trong giải thích có hai: 1. Giải thích về Tích; 2. Giải thích về Bổn. Trong văn phần một có ba: a. Cùng làm tông của các kinh; b. Từ “Đại Phẩm…” trở xuống là tách biệt nêu ra tướng giống nhau ấy, nhân quả đã nối thông mà làm thành Tông ấy gọi là thiết lập tuỳ theo Sự; c. Từ “Thị vi…” trở xuống là tổng kết. Phần (a) như văn. Trong phần (b) trình bày tách biệt nêu ra, có hai: Đầu là cùng phân rõ nhân quả của các Bộ, tiếp từ “Chư kinh…” trở xuống là phân rõ nhân quả bất đồng trong các Bộ. Văn phần đầu lại có ba: 1. Đại Phẩm; 2. Tịnh Danh; 3. Hoa Nghiêm. Phần một trong Đại Phẩm có hai: Một. Thiết lập Tông; Hai. Dẫn Duệ Sư chứng minh. Phần một lại có hai: a. Chính thức thiết lập Tông để hiển bày; b. Từ “Cố vân…” trở xuống là trình bày có đủ nhân quả để phân rõ nối thông. Văn phần (a) có hai: Đầu là chính thức thiết lập; tiếp từ “Bátnhã…” trở xuống là nêu ra tướng của Tông. Phần (b) nói về nối thông ấy, hai văn cùng có nhân quả mà ý nằm ở nhân, Bát-nhã là nhân, Tát bà nhã là quả. Trong phần hai là dẫn Duệ Sư chứng minh lại có hai: a. Thiết lập nhân quả; b. Từ “Văn trung…” trở xuống là chứng minh. Trong phần hai là kinh Tịnh Danh nói Bảo Tích vốn có hỏi về nhân quả là trong tựa kinh Tịnh Danh nói: “Lúc bấy giờ Bảo Tích nói kệ xong thưa với Đức Phật rằng: Năm trăm vị Trưởng giả này đều phát tâm A nậu đa la tam miệu tam Bồ-đề, nguyện nghe được quốc độ thanh tịnh của Phật. Đây là hỏi về quả. Nguyện xin đức Thế Tôn, vì các vị Bồ-tát thuyết về hạnh Tịnh độ của Như Lai. Đây là hỏi về nhân. Đức Phật dạy: Tuỳ theo chúng sanh được giáo hoá mà chọn lấy cõi Phật. Giáo hoá chúng sanh là trả lời về nhân, mà chọn lấy cõi Phật là trả lời về quả”. Còn ở văn sau nói: “Trực tâm là tịnh độ của Bồ-tát, trả lời về nhân; lúc Bồ-tát thành Phật là trả lời vể quả”. Tiếp là Hoa Nghiêm thì trên đại thể là giống như Tịnh Danh. Tiếp trong phần nhân quả bất đồng của các kinh, nếu hiển bày nhân quả của các Giáo trong các Bộ mà các kinh khác nhau thì cần phải phân biệt văn này để hiển bày về đồng-dị. Trong này lại có ba: 1. Đối chiếu với Bộ; 2. Đối chiếu với Vị; 3. Tổng kết, như văn. Tiếp là trình bày về Bổn Môn luôn luôn khác nhau lại phân làm ba: Nêu ra -giải thích- kết luận. Trong giải thích có hai: 1. Trở lại nói về các Giáo-các Bộ đều dựa theo trong Tích luận về Thể dụng Bổn Tích cho nên cùng nói là chẳng phải Bổn; 2. Từ”Kim kinh…” trở xuống là chính thức trình bày về nhân quả Bổn Môn. Tiếp theo từ “Cố sư đệ…” trở xuống là kết luận. Phần ba từ “Kim…” trở xuống là kết luận về nhân quả của Tích-Bổn trên đây làm Tông của kinh này, suy nghĩ có thể thấy. Bốn là trong phần Thô Diệu, có hai: 1. Phân định; 2. Khai mở. Văn phần một ấy là trong đại phẩm chỉ ra Tát Đà Ba Luân thấy Phật, về sau Đàm Vô Kiệt vì vậy nói tức là Pháp thân. Nhị thừa trong Phương Đẳng như cao nguyên. Những Bộ này đều là Thô chỉ riêng kinh Pháp Hoa này là Diệu, phần khai mở Văn theo trước có thể thấy. Năm là trong phần kết thành tự có hai. Văn phần đầu có hai: 1. Trình bày chung về tất cả các kinh đều có nhân quả; 2. Hiển bày riêng biệt về nhân quả của kinh này. Văn phần một nói tất cả Giáo Môn suốt một thời kỳ mà Đức Phật đã thuyết ra không lìa nhân quả, chỉ có khác nhau về Quyền Thật Bổn Tích. Kinh này đã luận thì không luận về Quyền-Tích, chỉ có Thật-Bổn cùng luận về nhân quả trong văn phần hai lại có hai: Một. Trình bày về Bổn Môn-Tích Môn được lợi ích khác nhau; Hai. Chính thức dẫn văn chứng minh được lợi ích về nhân quả. Văn phần một, sở dĩ được lợi ích khác nhau bởi vì trong Tích môn có chính phụ là Pháp Hoa trở về trước người đã đi vào ấy là phụ, nay hướng về Pháp Hoa mới được đi vào ấy là chính. Bổn môn có chính phụ ấy, Tích Môn và Pháp Hoa trở về trước đã đi vào hai nơi ấy là chính, hai nơi chưa đi vào ấy là phụ. Văn phần hai là dẫn chứng là chính phù hợp nhân quả của Thật Tướng cho nên dẫn làm bằng chứng. Trong đó lại có hai: Trước là dẫn chứng tiếp là giải thích. Trong giải thích lại có hai: Trước là giải thích tổng quát, tiếp từ “Tùng thất chủng…” trở xuống là giải thích tách biệt. Trong tách biệt lại có hai: Trước là nêu ra nhân quả đích thực, tiếp từ “Hà giả…” trở xuống là giản lược đi phần vị tương tự và tánh đức không phải là ý kinh này. Văn phần đầu lại có hai: Đầu là trải qua phân biệt dựa theo phần vị, tiếp từ “Phục thứ…” trở xuống là tổng quát dựa theo phần vị. Phần đầu lại có hai: Đầu là từ “Thất phương tiện…” trở xuống đến “Vi quả” là dùng nhân ban đầu đối chiếu với quả cuối cùng để giải thích, tiếp từ “Tùng ư…” trở xuống đến “quả quả” là dùng từng phần từng phần nhân quả để giải thích, lại có hai: Đầu là thiết lập, tiếp từ “Dụng vô ngại…” trở xuống là giải thích. Nói là nhất phần ấy, là phạm vi trong Trú thứ nhất, Trú thứ hai đã là ở tại nhân, lại tu nhân của Trú thứ ba cho nên nói là Nhân Nhân. Sơ trú đã được Giải thoát, Trú thứ hai lại được Giải thoát cho nên nói là Quả Quả. Vậy thì trong mỗi một phần vị có nhân có quả, từ Giải thoát hướng về vô ngại gọi đó là Quả. Nơi này Giải thoát hướng lên phần vị trên gọi đó là Nhân. Hướng về sau tu nhân cho nên gọi là Nhân Nhân. Giải thoát này hướng về vô ngại gọi đó là Quả. Hướng về Giải thoát trước đây gọi là Quả Quả tiếp trong phần tổng quát lại có hai: Trước là lần lượt thiết lập nhân quả. Tiếp từ “Diệu Giác…” trở xuống là phân định giải thích. Phần vị trong này đã nối thông toàn bộ, tên gọi của nhân quả cũng chỉ nối thông toàn bộ, không thể trở lại nói rằng Thập Hạnh cũng là Nhân-cũng là Nhân Nhân…, chỉ tạm thời lần lượt thiết lập và trước sau cùng phân định. Tiếp từ “Hà giả…” trở xuống là trình bày về giản lược đi, lại có hai: Đầu là trình bày giản lược đi phần vị tương tự, tiếp từ “Nhược thủ…” trở xuống là giản lược tánh đức. Ý giản lược này là chính thức phân định thì hãy còn không chọn lấy phần vị tương tự, nếu như chọn lấy thì tánh đức chung thiết lập, cho nên văn kinh này cùng có hai ý chung và riêng. Văn phần đầu là chung, từ “Thử nãi…” trở xuống là riêng biệt. Như khai mở năm Thừa và Thường Bất Khinh… tức là ý chung, đặc biệt thọ ký cho Thanh văn cho đến Bổn Môn-phân biệt công đức tức là ý riêng vậy, tám pháp giới phát tâm lại cùng ý chung. Trong phần liệu giản có hai: Nêu ra, giải thích. Trong giải thích có hai lần hỏi đáp, làn thứ nhất dựa theo hai loại bốn câu để phân biệt, lần thứ hai dựa theo Giáo hiển bày lẫn nhau để phân biệt. Trong lần thứ nhất, trước là hỏi-tiếp là trả lời. Trong trả lời có ba: Nêu ra, xếp loại, giải thích. Đầu trong phần nêu ra nói là hai loại bốn câu ấy, một là bốn câu về Tiệm-Viên, hai là bốn câu về Hiền Thánh. Tiếp trong giải thích có ba: Chánh thức giải thích-dẫn ra ví dụ-kết luận lợi ích. Giải thích bốn câu thứ nhất lại phân làm hai ý, một là lấy Viên đối chiếu với Thiên thuận theo làm thành bốn câu, hai là từ “Phục thứ…” trở đi đối với Viên tự làm thành bốn câu. Nay đầu văn cũng đưa ra một loại bốn câu, tiếp trong văn giải thích mới bao gồm hai nghĩa, đối với bốn câu thứ nhất lại phân làm hai loại bốn câu. Trong bốn câu thứ nhất chỉ dùng một câu Tiệm-Viên đối lập với nhau, ba câu còn lại chỉ chú thích vân vân. Nếu như muốn giải thích thì Viên-Tiệm nghĩa là từ Sơ trú trở lên, Viên-Viên nghĩa là chỉ Viên diệu Giác, Tiệm-Tiệm nghĩa là bảy phương tiện đều tự có nhân riêng biệt. Như trong Chỉ Quán cùng với văn này có phần sai khác không thể nào ví dụ như nhau, Chỉ Quán dùng ba Giáo đều tự có nhân riêng biệt gọi là Tiệm Tiệm, đều tự có quả riêng biệt gọi là Tiệm-Viên. Bốn câu thứ hai, cũng dùng văn thứ nhất để làm câu thứ nhất. Tiếp theo từ Sơ phát tâm Trú tiến lên tu tập Trú thứ hai là Viên-Tiệm. Tiệm Tiệm tất nhiên là phần vị của Nhân Viên chứ không phải là Tiệm của bảy phương tiện trong Tiệm. Vì vậy cần phải dùng hai loại Tiệm Tiệm để giản lược trước đây dẫn văn chất 20 vấn về sự tu học của Tiệm Tiệm, còn lại như văn. Tiếp là bốn câu về Hiền Thánh, trở lại nêu ví dụ giải thích bốn câu Tiệm-Viên để nói rõ chất vấn trước đây, trong Tiệm còn có tên gọi của Hiền Thánh, sao có thể chỉ nghe tên gọi của Tiệm Tiệm, thì nhất loạt trở thành Tiệm của Tiệm ư? Trong đó đầu tiên sơ lược thiết lập hai câu về Hiền Thánh, cũng cần phải trở lại dùng Diệu Giác đối với Trú Tiền làm thành hai câu. Nói là ba mươi tâm tuy giống với nghĩa Hiền Thánh tức hướng về Thập Địa gọi là Hiền-đoạn trừ vô minh cho nên gọi là Thánh. Đây là dựa theo kinh Nhân Vương thiết lập tên gọi Hiền Thánh. Nếu dựa theo văn này thì phải nói rằng Trú Tiền gọi là Hiền Hiền, Diệu Giác gọi là Thánh Thánh, hai ý còn lại nghĩa đó dễ biết. Vì vậy trong văn lại giải thích theo cách khác. Thập Trú là Hiền Thánh ấy, tức là Địa Tiền làm Hiền là Thánh trong bậc Hiền. Hai mưới tâm là Thánh Hiền ấy, là dựa theo đoạn trừ gọi là Thánh- dựa vào phần vị vẫn là Hiền, tức là chỉ cho Thập Địa là Thánh vốn là Hiền trong bậc Thánh. Thập Địa – Đẳng Giác gọi là Thánh ấy, theo kinh Nhân Vương thì Địa Tiền gọi là Hiền, cho nên lấy Thập Địa gọi là Thánh. Diệu Giác là Thánh Thánh ấy, từ Sơ Địa trở lên đã gọi là Thánh, cho nên địa vị Diệu Giác là Thánh trong Thánh gọi là Thánh Thánh. Tiếp trong phần hỏi đáp, trước là hỏi rằng đã gọi là Viên-Tiệm, lại nói là Viên-Biệt…ấy, Tiệm tức là giống như Biệt, trước đây giải thích bốn câu thì Viên đã có Tiệm, cũng có thể gọi là Biệt trong Viên. Nếu chấp nhân trong Viên có Biệt thì cũng nên chấp nhận ở tại Viên có Tạng-Thông chăng? Vì vậy nói rằng cho đến TạngThông. Trong trả lời có hai: Đầu là chính thức trả lời, tiếp là ví dụ TiệmViên và khai hiển… Ý trong phần chính thức trả lời, tên gọi có lẽ có như nhau, mà nghĩa chắc chắn không nối thông với nhau, cho nên biết ba giáo Thông-Biệt-Viên trong Tạng, hoàn toàn thuộc về Tạng, không liên quan đến ba giáo còn lại. Ba giáo Thông-Biệt-Viên, theo thể lệ này có thể biết. Tiếp trong phần ví dụ, có ba: 1. Ví dụ bốn câu trước đây; 2. Ví dụ kết luận về nhân quả; 3. Ví dụ về khai mở hiển bày. Văn phần một nói nghĩa này đã thông suốt, cũng thích ứng Tiệm-Viên đều thích hợp ấy, là văn của bốn Giáo, vốn phân làm bốn phần tách biệt. Nay nghĩa của mỗi một Giáo nối thông với bốn tên gọi, ngại gì đến Tiệm-Viên? Nghĩa vốn khác biệt, bốn câu về Viên…, mỗi một nghĩa nối thông với nhau, phải nói là Tiệm Viên-Tiệm Viên. Sợ rằng văn sai lầm, cho nên nói như vậy?

Thứ tư trong phần trình bày về Dụng, có hai: 1. Giải thích tên gọi; 2. Khai chương giải thích. Văn phần một lại có ba: Một, Sơ lược giải thích; Hai, Đối chiếu Tông mở rộng giản lược; Ba, Từ “Nhược đắc…” trở xuống là kết luận quy về. Văn phần một có hai: a. Giải thích thẳng; b. Công dụng tương tức. Văn phần (a) có hai: Đầu là thiết lập, tiếp là giải thích. Văn phần đầu, phải nói là công dụng, cũng có thể nói là đắc dụng, cũng có thể nói là lực dụng. Công gọi là nhân mãn, Đắc nghĩa là chứng ngộ, Lực nghĩa là thắng năng, ba loại này đều là Tự hành của Như Lai. Dụng thì luôn luôn chỉ luận về lợi ích cho người nhưng cũng có thể bao gồm tự mình mà nói. Nay tạm thời gác lại chính mình thuận theo người khác, cho nên chỉ nói là Dụng. Dụng lại có hai nghĩa. Gọi là Năng và Dụng. Hai nghĩa Năng-Dụng, lại nối thông với Tự-Tha mà phần nhiều là thuộc về Tha. Như nói có năng lực từ nhân đến quả, thêm vào công dụng thực hành… Nay cũng gác lại Tự thuận theo phần nhiều mà nói. Người có năng lực khéo léo làm lợi ích cho người, kinh có tác dụng đoạn trừ nghi ngờ sinh ra niềm tin. Trong đó đầu tiên sơ lược thiết lập xong. Tiếp từ “Như Lai…” trở xuống là sơ lược giải thích. Tiếp trong phần Tương Tức thì con người cần phải có pháp, pháp nhờ vào con người làm cho lớn mạnh. Tiếp trong phần đối chiếu với Tông để giản lược, có hai: Trước là nêu ra; tiếp từ “Hà giả…” trở xuống là chính thức giản lược.

Trong giản lược trước là sơ lược thiết lập, tiếp từ “Tông dụng…” trở xuống là giản lược. Trong giản lược có ba: Một, Nêu ra; Hai, Từ “Tông Dụng giả…” trở xuống là giải thích; Ba, Từ “Nhược luận…” trở xuống là kết luận chỉ ra. Phần ba là kết luận quy về có thể biết. Tiếp trong phần khai chương giải thích, văn tự phân làm năm: Thứ nhất trong phần giải thích về Lực Dụng, có hai: 1. Chính thức trình bày về Lực Dụng; 2. Từ “Thượng dĩ…” trở xuống là trải qua lần lượt so sánh quyết định. Văn phần một lại có hai: Một. Cùng dựa theo Tích-Bổn phân rõ điều sai hiển bày điều đúng; Hai. Từ “Phục thứ…” trở xuống là tiếp tục dùng Nhị thừa đối chiếu Niết-bàn trình bày về hoạt dụng thù thắng của kinh này. Văn phần một lại có hai: a. Phân rõ các kinh vốn không có; b. Từ “Như thử…” trở xuống là trình bày về kinh này có đầy đủ. Phần (a) lại có hai: Đầu là cùng nêu ra vốn không có, tiếp từ “Bất chánh phá…” trở xuống là cùng giải thích vốn không có. Hai văn đều là trước Tích, sau Bổn. Văn phần đầu từ “Chư kinh…” trở xuống là không có Tích Môn hiển bày Thật, từ “Bất phát ứng Tích…” trở xuống là không có Bổn Môn hiển bày cách xa. Từ “Bất chánh phá…” trở xuống là giải thích câu đầu. Tiếp từ “Bất đoạn…” trở xuống là giải thích câu sau. Tiếp trong phần trình bày về kinh này có đầy đủ, có ba: Một. Cùng 22 trình bày có đủ hai nghĩa Bổn – Tích so sánh gạt bỏ kinh khác; Hai. Từ “Kim linh…” trở xuống là chính thức trình bày kinh này có đủ hai nghĩa ấy thì một mình vượt lên trên các kinh, đều là trước Tích, sau Bổn; Ba. Từ “Cái do…” trở xuống là cùng kết luận ca ngợi. Phần một như văn. Tiếp là chính thức trình bày trong Tích có thể thấy.

Trong Bổn có hai: a. Phế bỏ Tích; b. Từ “Hựu hiển…” trở xuống là hiển bày về Bổn. Hiển bày Bổn lại có hai: Đầu là chính thức hiển bày Bổn, tiếp từ “Mạt thập phương…” trở xuống là trình bày về lợi ích hiển bày Bổn hỗ trợ ca ngợi công năng hiển bày Bổn. Phần ba cùng kết luận ca ngợi, có hai: Trước là nhân; tiếp là quả. Trong nhân nói là khắp nơi tuôn mưa đầy đủ-đoạn nghi ngờ, khởi niềm tin cũng có thể nối thông với Bổn-Tích. Nói là chưa hết, ấy là một thời kỳ hoá độ xong ở phương khác lại hội tụ từng đoạn từng đoạn không ngừng. Tiếp trong phần dựa theo Nhị thừa đối chiếu phân rõ Niết-bàn, có hai: Trước là trình bày về kinh và Giáo Chủ ở kinh trước chắp tay vái không Đối trị, tiếp là dẫn Niết-bàn và Xiển-đề so sánh phân rõ. Trước đây nói ba vô vi ấy, văn tuy đưa ra ba mà chính thức trình bày về Trạch Diệt. So sánh phân rõ Niết-bàn lại có hai: Trước là nêu ra Niết-bàn, tiếp từ “Nhị thừa…” trở xuống là tiếp tục nêu ra kinh này luôn luôn sửa trị Nhị thừa, lại có hai: Trước là nêu ra Nhị thừa khó sửa trị; tiếp từ “Kim tắc…” trở xuống là trình bày về kinh này có năng lực sửa trị, lại có hai: Đầu là trình bày Năng hoá nhân pháp cho đến Diệu, tiếp từ “Sắc thân…” trở xuống là trình bày về Sở hoá thân mới biết lợi ích sâu sắc, lại có ba: Một. Lợi ích về thân; Hai. Từ “Linh tâm…” trở xuống là lợi ích về trí; Ba. Từ “Kỳ nhĩ…” trở xuống là tổng quát trình bày về thân-trí được lợi ích công dụng. Văn lợi ích thù thắng này hình như là sáu Căn mà thật sự bao gồm phần vị phía trên. Lợi ích phần vị phía trên, đầy đủ như kinh Hoa Nghiêm nói: “Bồ-tát Sơ Trú đạt được mười loại sáu căn”. Vì vậy kinh Tứ Niệm Xứ nói: “Sáu căn thanh tịnh, có chân thật, có tương tự”. Tiếp trong phần trở lại so sánh quyết định, đầu tiên dùng trí thế gian này làm căn bản cho đến Phật trí, lại có hai: Trước là so sánh quyết định, tiếp từ “Phật quyền lực…” trở xuống là dựa vào mở rộng nêu ra ví dụ, tất cả công dụng Tự Hành – Hoá Tha đều cần phải tiến hành so sánh quyết định như vậy. Văn phần trước có hai: 1. Kết thúc phần trước phát sinh phần sau; 2. Trong chính thức so sánh quyết định, nói lại kém Dương Tu ba mươi lăm dặm ấy, “Vào thời Hán Thuận Đế có Độ Thượng là huyện lệnh Thượng Ngu có người con tên gọi Tử Lễ, làm bia cho Tào Nga, sau đó Thái Ung tự là Ba Giai, nghe bia ấy kỳ diệu khác thường nên từ phương Bắc đi đến nơi có bia, đang lúc đêm tối bèn đưa tay mò mẫm đọc bia, ca ngợi mãi không thôi. Ngay trong đêm đề vào sau bia đó tám chữ rằng: Hoàng quyên ấn phụ ngoại tôn tề cựu. Đến thời Hậu Hán, Dương Tu-Tào Tháo cùng đến nơi bia thấy tám chữ này, Dương Tu lúc ấy hiểu rõ nghĩa tám chữ, Táo Tháo hãy còn mơ hồ mới nói chưa thể nói ra được. Đi qua ba mươi lăm dặm suy nghĩ mới hiểu được, liền tự than rằng: Tài năng kẻ bất tài này chỉ ba mươi lăm dặm ư!” Tào Nga ấy, trong Sử Ký Hiếu Nữ Truyện nói: “Người huyện Thượng Ngu vùng Cối Kê, cha là người có phép thuật thôi miên làm nghề bói toán. Ngày mồng năm tháng năm, ở trên sông đón Ngũ Quân gặp sóng lớn chìm xuống nước mà chết, không tìm được thi thể. Lúc ấy Tào Nga mới mười bốn tuổi, đi dọc bờ sông gào khóc ngày đêm không dứt, liền nhảy xuống sông tự vẫn ôm thi thể cha mà nổi lên. Vì có sự cảm ứng này cho nên lập bia tưởng niệm Tào Nga.”. Trung gian nói mười sáu phần ấy, các kinh so sánh phần nhiều, đều dùng một trong mười sáu phần làm căn bản để so sánh, như cái cân thế gian cũng lấy chuẩn là mười sáu lạng. Trong kinh Niết-bàn, gặp được bao nhiêu Đức Phật mà phân định Tín giải cũng nói mười sáu. Nay Đại Luận nói: “Trí của tất cả chúng sanh ngoài chư Phật Thế Tôn ra, muốn so với một phần mười sáu của Xá-lợiphất hãy còn không thể nào sánh bằng; cho đến Phật trí nói rằng: không tìm cách mà tương ứng, giống như gương sáng không mưu cầu xấu đẹp, tuỳ hình thể ấy đối diện mặc ý vận dụng giống như thật”. Hai là trong phần trình bày về đồng-dị, có hai: 1. Hỏi; 2. Trả lời. Phần một là ý hỏi: Trước đây trình bày về Tông-Thể đều đối chiếu Tích Môn của các kinh để phân rõ đồng-dị, vậy thì Thể của Thật Tướng – Tông của Nhất thừa nối thông với bốn Thời chỉ có khác nhau về bao gồm và kèm cặp, nay trình bày về Trí Dụng Quyền Thật là như thế nào? Trong phần hai là trả lời, có hai: Một. Trả lời tổng quát tên gọi nối thông mà sự tướng tách biệt, tướng tách biệt như thế nào? Hai. Từ “Tạng-Thông…” trở xuống là đưa ra tướng sai biệt ấy. Trong đó phân làm hai: a. Đưa ra các Giáo, các Bộ không như nhau; b. Từ “Kim linh…” trở xuống là đưa ra tướng sai khác của kinh này. Văn phần (a) có hai: Trước là đưa ra lực dụng nông cạn của Tiểu thừa giáo còn không thể đoạn trừ năm trụ phiền não huống là lâu xa ư? Tiếp là đưa ra Đại thừa bộ dù cho bao gồm hiển bày Thật nhưng không thể đoạn trừ nghi ngờ gần kề, trong đó trước là giải thích, tiếp từ “Cố quyền thật nhị danh…” trở xuống là kết luận khác nhau. Tiếp là kinh này cũng có hai: Trước là giải thích, tiếp là kết luận khác nhau. Trong giải thích có hai, cũng trước là giải thích về Tích, tiếp từ “Phá chấp…” trở xuống là trình bày về Bổn. Ba là trong phần giải thích tách biệt về Dụng, văn tự phân hai, mỗi phần đều phân làm mười. Thứ nhất trong giải thích về Tích, có hai: 1. Nêu ra; 2. Giải thích. Trong giải thích có hai: Một. Giải thích; Hai. Đối chiếu mười Diệu. Giải thích lại có hai: Giải thích-kết luận. Trong giải thích có hai: a. Thông; b. Biệt. Phần thông lược qua không giải thích chỉ ghi chú vân vân. Thông trải qua mười Diệu đều có đủ mười ý ấy, đầy đủ như Cảnh Diệu có sáu Cảnh không như nhau, vả lại Diệu Nhân Duyên tự phân ra bốn Giáo, Viên giáo là một, ba Giáo là ba, nghĩa là phá bỏ ba nhân duyên hiển bày một nhân duyên…, cho đến Trú một nhân duyên, Dụng ba nhân duyên…, như vậy cho đến Hạnh-Vị. Lợi ích đều có thô Diệu, thô Diệu đối lập lẫn nhau đều có ba và một, dùng mười ý thông suốt suy nghĩ thì có thể biết. Ở trong phần giải thích tách biệt tự phân làm mười văn, trong sáu văn trước đều có ba ý không dựa theo bốn văn sau. Văn phần đầu có ba ý: 1.Thuộc về đối chiếu nguyên cớ; 2. Nói về xa xưa; 3. Thuật lại để chứng minh văn đầu của kinh này. Ý đầu như văn. Tiếp từ “Hà giả…” trở xuống là nói về xưa kia. Phần ba từ “Kim phá…” trở xuống là trình bày về ý của kinh này. Văn phần hai, ý phần đầu như văn. Phần hai từ “Tuy phá…” trở xuống là ý thứ hai. Phần ba từ “Chánh trực…” trở xuống là thuật về hiện tại. Nói là cây Ý tưởng phát sanh trở lại…, ấy là lý Thật sở thuyên giống như một gốc, Quyền giáo năng thuyên giống như cành lá, nếu như không phế bỏ các giáo hướng về duyên thì ngàn vạn cành lá Quyền tưởng không thật lại phát sinh, bởi vì tưởng phát sanh cho nên mất đi gốc rễ Thật vốn có. Trong khai mở, phần đầu như văn, phần tiếp có hai lần nêu ra xưa kia, phần ba từ “Kim khai” trở xuống là thuật về hiện tại. Trong kết hợp, phần đầu như văn, từ “Đại Phẩm” trở xuống là văn phần hai, từ “Thử kinh” trở xuống là văn phần ba. Trong Trú, phần đầu như văn, từ “Nhi chúng sanh” trở xuống là văn phần hai, từ “Cố ngôn” trở xuống là văn phần ba. Trong Trú Tam, phần đầu như văn, từ “Tầm niệm” trở xuống là văn phần hai, từ “Hựu tích” trở xuống là văn phần ba. Trong phần Trú Phi Tam, văn phần đầu khuyết, văn phần hai là hai lớp Sự-Lý nhưng chỉ thuật về hiện tại chứ không nói về xưa kia, đã nói Trú là cả hai chẳng phải mà hiển bày chỉ một cho nên không có xưa đáng nói, che phủ ba cũng như vậy, ba đã bị che phủ thì không có ba nào đáng nói. Vì lẽ đó trong văn chỉ nói đến trừ bệnh, nghĩa là loại bỏ căn bệnh của chấp ba thì pháp nào tổn hại gì! Vốn nói là chỉ loại trừ căn bệnh ấy, bệnh nghĩa là chấp Quyền làm Thật, pháp nghĩa là tất cả các pháp Quyền. Căn bệnh của chấp Quyền nếu trừ bỏ thì pháp Quyền này đều là Thật, vì vậy cho nên trừ bỏ bệnh chứ không cần phải loại trừ pháp. Trong ý kết luận thứ hai nói để hiển bày về Dụng của mười Diệu nói sơ lược về mười loại ấy, thứ nhất là Dụng trong Tích đối chiếu mười Diệu trong Tích, vốn có dựa vào văn giải thích về mười Diệu trước đây thì chuẩn mực so chiếu tự nhiên rõ ràng. Tiếp là mười Diệu ấy, phá bỏ đã phá bỏ tình chấp để hiển bày đối với Diệu cho nên Dụng là Trí Diệu, phế bỏ đã phế bỏ giáo, giáo là sở thuyết cho nên Dụng là Thuyết Diệu. Khai mở đã dựa theo Lý, Lý tức là Cảnh vậy. Kết hợp lại đã dựa theo Hạnh nên Dụng là Hạnh Diệu. Trú đã vốn là bổn ý của Phật, bổn ý của Phật chỉ có Dụng của Nhất thừa cho nên đều là Thừa Diệu. Trú Tam đã dựa theo Quyền trí của Phật, Quyền tức là khởi lên Ứng thuận theo Cơ phù hợp với chúng sanh cho nên Dụng là Cảm Ứng Diệu. Trú chẳng phải ba chẳng phải một, ấy là pháp tánh không hướng về với Quyền hay Thật, Thừa của Nhân Thiên không phải là Quyền của ba Giáo, không phải là một của Thật lý, không phải là cả hai chẳng phải này thì làm sao có thể phát khởi thông suốt cho nên sử dụng thần thông. Che phủ ba thì Dụng là Vị Diệu ấy, ba pháp luôn luôn chờ đợi vì vậy cần phải che phủ, che phủ ba phần vị thô tức là Dụng ở phần vị Thường Trú Diệu. Trú vào ba là Dụng ở Quyến Thuộc Diệu, ấy là Quyền giống như ba mà luôn luôn hiển bày một, chẳng phải Quyến Thuộc Diệu thì không có Dụng này. Trú vào một là Dụng ở Lợi Ích Diệu, như trú vào một Địa mà sử dụng ba lợi ích, chung quy là làm cho đạt đến lợi ích của một Thật. Tiếp là mười Dụng của Bổn, lại có ba: 1. Nêu ra số; 2. Nói về ý; 3. Đưa ra giải thích. Trong giải thích có hai: Một. Giải thích; Hai. So sánh mười Diệu. Văn phần một lại có hai, đó là có thông-biệt. Thông cũng lượt bớt không có. Giải thích tách biệt lại có hai: 1. Chính thức tách biệt giải thích; 2. Từ “Phật tản phó cơ…” trở xuống là kết luận ý dẫn chứng. Văn phần một tự có mười, trong mỗi một văn đều trước là thuộc về so sánh-tiếp là giải thích về ý so sánh, ba là dẫn văn chứng minh kết luận. Văn trong phần giải thích về ý so sánh có hai điểm sai khác, bốn văn trước đều là trước nói về Tích, sau là trình bày lướt qua Tích, sáu văn sau trú vào Bổn hiển bày Bổn; trú vào chẳng phải Tích chẳng phải Bổn hiển bày Bổn, không có Tích có thể nói, bốn loại còn lại ngay nơi Tích này mà luận về Bổn cũng không cần phải nói nhiều đối với Tích, trước tiên biết tổng quát về sai khác như vậy đến văn sẽ dễ dàng hiểu rõ. Thứ nhất trong phần phá bỏ Tích hiển bày Bổn, đầu là thuật về Tích có hai: 1. Thuật về văn luôn luôn chấp; 2. Từ “Suy tam phẩm văn” trở xuống là kết luận về ý văn phần Tích. Ba văn trong phần một thuật lại đều có hai, đều là trước nói về văn-tiếp là đưa ra ý văn. Thứ ba trong văn Bảo Tháp bao gồm dùng ý trong quyển thứ bảy lấy Liên Hoa dụ cho Bổn Diệu hỗ trợ thành tựu. Tiếp theo từ “Sở dĩ…” trở xuống là lướt qua Tích hiển bày Bổn. Ba là trong phần dẫn chứng, có hai: 1. Chính thức dẫn chứng; 2. Từ “Trực cử…” trở xuống là giải thích ý văn. Trong phần phế bỏ Tích, phần đầu như văn. Văn phần tiếp, đầu từ “Tích vi…” trở xuống, trước là nói về Tích, tiếp từ “Kim chướng…” trở xuống là lướt qua Tích.

Tiếp là dẫn chứng cũng có hai: 1. Chính thức dẫn văn; 2. Từ “Tức thị…” trở xuống là giải thích ý văn. Trong văn khai mở Tích, đầu từ “Tựu pháp…” trở xuống là trước tiên nói về Tích, tiếp từ “Kim nhược…” trở xuống là lướt qua Tích. Tiếp trong phần dựa vào Lý chỉ trình bày về ý dựa vào Lý lướt qua Tích. Trong phần kết hợp Tích, phần đầu như văn, trong văn tiếp theo trước tiên nói về Tích, tiếp từ “Chư Tích…” trở xuống là lướt qua Tích. Trú Bổn ấy chỉ là không tách rời đối với Bổn mà luôn luôn hiển bày Bổn. Ý văn dẫn là không lìa Bổn ở thời kỳ Sabà, hướng về Tích Sa-bà để hiển bày Bổn Sa-bà. Từ “Thường trú…” trở xuống là kết luận ý văn có thể biết. Trong phần Trú Tích chỉ là ở trong Tích hiển bày, ngay một lúc đã hiện bày tháp của Cổ Phật chính là hiển bày Bổn vốn có.

Trong phần che phủ Tích nói là Sư Tử Phấn Tấn ấy là Sư Tử có thể nhảy về phía trước nhảy lui phía sau tức là tướng lợi ích cho vị lai. Tiếp là kết luận ý dẫn chứng như văn. Tiếp là đối chiếu mười Diệu của Bổn, trong văn thiếu phần Trú Tích Hiển Bổn, dựa theo mười Dụng của Tích so sánh nghĩa của mười Diệu, bao gồm chọn lấy nghĩa khai hợp từ trước đến nay để so sánh kết hợp thì biết là văn sai lạc. Trong này nên đem ba phần Phá-Khai-Hội để làm nhân, bởi vì trong Tích trước đây Phá dựa theo Trí-Khai dựa theo Cảnh-Hội dựa theo Hạnh thì ba phần này thuộc về nhân. Phần vị nối thông nhân quả Bổn môn khai mở quả để đưa ra quốc độ, cho nên che phủ Tích hiển bày Bổn đối chiếu Tích môn trước đây che phủ ba hiển bày một. Trước là Vị Diệu, nay nên đối với Quả Diệu, lại thêm Trú Tích Hiền Bổn làm Cảm Ứng Diệu, dùng Trú chẳng phải Tích-chẳng phải Bổn làm Thần Thông Diệu, văn thì tương đương hoặc là có ý riêng biệt. Thọ mạng hợp vào trong Quyến Thuộc Diệu, Niết-Bàn hợp vào trong Lợi Ích Diệu, đã so sánh với Tích để phân rõ cho nên có thể biết. Mười Dụng của Bổn-Tích vẫn đều là Dụng của mười Diệu, như trước đã trình bày về Thể tức là chỉ ra Trung đạo Thật Tánh trong mười Diệu, Tông tức là chỉ cho năm Diệu trước của Tích và hai Diệu trước trong Bổn. Nay Dụng đã lợi ích cho người tức là Dụng của trong quả, nên thuộc về bốn Diệu, sáu, bảy, tám, chín trong Tích và thứ ba cho đến thứ chín trong Bổn. Nay nối thông Dụng ấy, ở quả không phải chỉ là Dụng của quả pháp ấy, mà cũng là Dụng của nhân pháp ấy. Vì sao? Bởi vì nơi khác cần phải nhờ vào những Cảnh-Trí này, huống hồ không dựa vào những Cảnh-Trí-Hạnh, thì lấy gì để làm căn bản lợi ích cho chúng sanh? Vì vậy cần phải có hai cặp Thông-Biệt để giải thích đối với Dụng. Bốn là kết thành Tất đàn ấy, trước đây trình bày về mười Dụng, nếu không phải là năng lực của hai trí Quyền-Thật, thì làm sao có thể lấy-bỏ-ẩn-hiện đúng lúc, làm sao có thể hiển bày Thật-mở ra Tích được? Vì vậy lại cần phải phân rõ về phần kết thành Tất đàn này. Trong đó có hai: 1. Nói về ý; 2. Chính thức giải thích.

Văn phần một ấy, chỉ là hai trí Quyền-Thật làm thành hai mươi Dụng, khiến cho chúng sanh đoạn nghi sanh tín mà thôi. Văn phần hai ấy, lại thu tóm mười làm thành bốn, khiến cho văn phần Dụng có thể thấy, lại phân làm hai: Một, Tích; Hai, Bổn. Trong Tịch tự phân hai:

a. Biệt; b. Thông. Biệt nghĩa là phân thành mười để đối chiếu với bốn Tất đàn. Thông nghĩa là một một loại đều có đủ bốn Tất đàn. Thứ nhất trong Biệt, đầu là ba Tất đàn vốn chưa có thiện của Nhất Thừa, mà nay ba Tất đàn này đã thành Nhất Thừa, thiện không có gì hơn được nơi này, cho nên thuộc về Vị nhân Tất đàn. Tiếp là tên gọi về Phá-Chế-Phúc, đối với phá trừ ba ác thì tên gọi đó thuận tiện nhất. Trú vào ba- Trú vào một đối với Thế Giới ấy, chỉ là ba và một hãy còn ngăn cách, mà nghĩa thích hợp với Thế Giới. Văn về Đệ nhất nghĩa thì rất rõ có thể thấy. Thứ hai trong Thông, có hai: 1. Giải thích; 2. Kết ý. Phần một trong giải thích có hai: Một. Giải thích một loại; Hai. Còn lại ví dụ. Tiếp phần hai là trong Bổn Môn, có hai: Nêu ra, giải thích. Trong giải thích có hai ý Thông-Biệt. Trong Biệt ví dụ về Tích có thể biết. Tiếp là Thông dựa theo một khoa để kết luận về ý bốn Tất đàn ấy, ý cũng như trước, tương tự trước đây đã nói, có thể lấy ý hiểu được. Năm là trong phần bốn Tất đàn đồng-dị: Trước là nói về ý nêu bày rõ ràng; tiếp là giải thích. Trong giải thích có hai: 1. Tích; 2. Bổn.

Trong Tích có hai: Một, Giải thích; Hai, Hỏi đáp liệu giản. Văn phần một ấy, tên gọi ba và một giống nhau nhưng ý nghĩa mỗi loại đều khác biệt. Tạng-Thông đều lấy Tam Thừa làm ba, Niết-bàn là một, Biệt-Viên đối với hai giáo trước làm ba, Thật Lý là một. Dùng ba-một này, trải qua khắp năm Vị, bốn Giáo phân biệt, thì mười Dụng trong từng Giáo không giống nhau, mười Dụng trong từng Bộ tăng giảm lại khác biệt. Lấy văn của mười Dụng trước dây, lần lượt đưa vào tất cả, làm cho ý rõ ràng hơn, trong đó có ba: 1. Giải thích; 2. Từ “Cố tri…” trở xuống là ý kết luận; 3. Từ “Văn vân…” trở xuống là dẫn chứng, không thể nào ghi lại tường tận, nên cần phải suy nghĩa kỹ càng! Trong phần hỏi đáp có ba: Pháp-ví dụ-ý kết luận. Bổn Môn vốn nói là không có một ấy, tuỳ theo dùng một đoạn văn ví dụ gạt bỏ nên không có tách biệt chỉ ra.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20