PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA THÍCH THIÊM

SỐ 1717

QUYỂN 17

Đời Đường, Thiên Thai Sa Môn Trạm Nhiên thuật

Trong phần năm dựa theo ví dụ, có hai: 1. Nói về ý chính-phụ; 2. Chính thức trình bày về dùng ví dụ. Đầu tiên nói bao gồm trình bày… ấy, ba loài thú-hai loại chân dựa theo khai-hợp làm dụ, vàng ròng trong đá vàng dựa theo phá-hội làm ví dụ. Tuy là hai ý mà chính là hiển bày Thể. Tiếp trong phần chính thức trình bày về dùng ví dụ, có hai: Một. Chính thức giải thích ba ví dụ; Hai. Từ “Dẫn thử…” trở xuống là trình bày về ý dùng ba ví dụ. Phần một là văn trong giải thích tự phân làm ba. Thứ nhất dựa vào trong ba loài thú, có ba: 1. Chính thức giải thích; 2. Từ “Như thị…” trở xuống là nêu ra Thể; 3. Từ “Thử ước…” trở xuống là kết luận chỉ ra. Văn phần một lại có hai: Một. Ví dụ về ba loài thú vốn là ví dụ cho Thông, trong Chân đế của Thông có Không-có Trung, chọn lấy trạng thái Bất Không làm Thể của kinh này. Tiếp từ “Đáo hựu nhị chủng” trở đi cũng cũng dựa theo Giáo đạo tiếp tục giản lược Đản Trung vẫn là Tiểu Tượng (voi nhỏ) Bất Không của Viên giáo mới gọi là Đại tượng (voi lớn). Phần hai từ “Như thị…” trở xuống là nêu ra Trung của Viên giáo khác với Thông-Biệt, chính là hiển bày Thể bất tư nghị của kinh này. Phần ba từ “Thử ước…” trở xuống là kết luận ý chính của ví dụ vốn là dựa vào ba loài thú để ví dụ cho Thông giáo, vì vậy lại kết luận rằng dựa theo Chân đế giống nhau. Chân đế đã bao hàm một Chân hai Trung, do đó cần phải giản lược Thiên Chân Đản Trung, không phải là Thể của kinh này. Đây là dựa theo Viên-Biệt đi vào Thông để chọn lấy Thể của kinh, cho nên biết người khác giải thích hãy còn không biết Bất Không của Tiểu Tượng, huống là có thể phân rõ Bất Không của Đại Tượng, huống là có thể biết đối với hai Trung hợp lại ở trong Chân đế ư? Nhưng chỉ biết Đại Tượng đều là Đại thừa. Tiếp là lại dựa vào hai loại châu làm ví dụ, củng có hai: 1. Chính thức dựa vào hai loại châu; 2. Trở lại chỉ dựa theo một loại Như Ý Châu để ví dụ. Văn phần một lại có hai: Một. Chính thức giải thích; Hai. Kết luận nêu ra Thể của kinh. Đầu tiên nói không có thể tuôn mưa châu báu gọi là Đản Không, có thể tuôn mưa châu báu ấy gọi là Nhất Thiết Pháp Không, Không bao hàm hai nghĩa vì vậy cần phải giản lược. Tên gọi của Không chẳng khác nhau cho nên nói là Tương Tự, Đản không chỉ có không cho nên nói là Đản Không. Đây là Thiên Chân Đản Không của Thông giáo. Đối với không trong Tục đế của Biệt giáo không có đủ các pháp cho nên nói là Đản không không có thể tuôn mưa châu báu, do đó cũng trống không cũng tuôn mưa chính là Tức Trung-Tức Giả. Đản không-Phi không là Giáo đạo quyền biến mà nói, cho nên dùng “có thể tuôn mưa” chính thức ví dụ cho Thật Trung. Đây là nói về Viên giáo đi vào Biệt. Biệt giáo cókhông cùng làm thành Tục đế, Viên đi vào tức là lấy hai Trung làm Chân, vì vậy cho nên Chân Trung, giản lược Đản Trung không phải là Thể của kinh này. Vì vậy trở lại dụ Như Ý Ma Ni để phân rõ được-mất. Vậy thì ba loại thú trước dụ cho dựa theo Biệt-Viên đi vào Thông, cho nên cần phải đối với Trung của năng nhập để giản lược đi Trung theo thứ tự. Dựa theo năng sợ hợp lại mà giải thích cho nên nói Không-Trung hợp lại làm Chân đế để giản lược vậy. Nay cũng như vậy, dựa theo phía sở nhập tức là Trung đạo của Biệt giáo, chỉ giản lược sở nhập, năng nhập hoàn toàn là Diệu, chính là Thể của kinh. Nay cũng kết hợp luận về năng sở, sở nhập vẫn nói là Tục ấy, là phân rõ khác với trước đây, cho nên nói có-không hợp lại làm Tục đế để giản lược. Tiếp là lại dựa theo Như Ý để ví dụ, cũng có hai: 1. Giải thích; 2. Kết luận. Trong giải thích cũng là tên gọi Như Ý giống nhau, như hai không cùng chung tên gọi, cho nên nói Hàm Trung Chân đế để giản lược vậy. Cùng với hai Tượng trước đây, đại ý không sai khác, nay trở lại hiển bày mà thôi. Trước đây dựa vào hai dụ và dựa theo Giáo đạo, cho nên phân ra làm hai Tượng và hai Châu. Trong này dựa theo lý mà lý vốn không hai, dựa vào cơ duyên dẫn đến khiến cho có Chân Trung. Vì vậy biết Chân Trung vốn là cùng một Thật, cho nên dụ về Thể của Như Ý Châu không khác. Đây là trở lại dựa theo Biệt-Viên đi vào Thông trước đây. Trung của Chân đế bao hàm hai Trung ấy, là người được-mất chứ không phải là lý như vậy, tuy là trở lại dựa theo như ý làm ví dụ, mà cùng thành tựu nghĩa ví dụ về loại châu thứ hai vậy thôi. Ví dụ thứ ba, Giáo-Lý cùng luận bàn, nên cùng dựa theo tất cả phàm Thánh và giáo pháp. Trong đó phân làm hai: 1. Dựa theo Cơ khác nhau; 2. Phân định về đồng-dị. Phần một là Cơ khác nhau, lại có ba: 1. Ví dụ; 2. Kết hợp; 3. Kết luận nêu ra Thể của kinh. Trong bốn người này thì thứ hai bao hàm Nhị thừa hai Giáo và Bồ-tát Thông giáo, Bồ-tát Tam tạng giáo cũng như phàm phu.

Trong văn phần hai, có hai: Một, Phân định; Hai, Ý kết luận. Nói là cho-lấy-tách ra và tụ lại ấy, Thể của vàng không khác, cho nên nói là cho (Dữ). Phàm phu thật ra chưa đạt được lý quả nhưng được dụ vào để nói điều ấy, rằng lý không hai, vì vậy nói là cho. Lý tuy là không hai, mà phàm phu thật sự chưa có hoạt dụng trong quả, vì vậy nói là mất đi (Đoạt). Người khách đánh giá và người thợ vàng theo đây mà giải thích. Vốn nói là tách ra ấy, nếu như phế bỏ Quyền thiết lập Thật, thì Kim đan hãy còn khác với Kim Khí, huống là Kim thạch (đá vàng) ư? Nếu như tụ lại Quyền quy về Thật, thì Thể đã không khác, lẽ nào chọn lấy Kim thạch hay sao? Phàm phu cũng như vậy, dựa theo giải thích có thể thấy. Tiếp trong phần trình bày về ý dùng ví dụ, lại có ba: Một. Chính thức trình bày ba ý; Hai. Từ “Kim minh…” trở xuống là kết luận thành tựu ba pháp; Ba. Từ “Như thử…” trở xuống là kết luận thành tựu ba huỷ phạm của Nhất thừa. Trong văn phần một có ba: 1. Ý nói là dựa theo căn tánh… ấy, thì Nhị thừa cạn mà Bồ-tát sâu, hàng lợi căn ấy lại đạt được Trung ấy. 2. Nói là ba tình ấy là cũng dựa theo ba người, ba tình khác nhau cho nên người thứ nhất từ Giã đi vào không chỉ mong cầu thoát khỏi khổ đau; tiếp là người Biệt giáo trải qua Địa tiền khác nhau; người sau mới có thể đối với Đản Trung của Biệt giáo, thấy tất cả các pháp Trung cho nên nói người sau là rộng lớn. 3. Dụ về ba phương tiện ấy thì phàm phu hoàn toàn không có, thiết lập mà không nói đến. Trong phần hai kết luận thành tựu ba pháp hỏi rằng trong ba ví dụ trước đều nói là Thể của kinh này, vả lại ba nghĩa vốn là hiển bày Thể, sao cần phải trong này mới nói ba ví dụ để đối với ba pháp? Đáp: Nghĩa có chínhphụ, chính là hiển bày Thể rồi lại thuận theo ba pháp này, nếu như vậy tức là Dụng đã dựa vào Thể, Thể luôn luôn trở thành dụng, cũng là Tông đã hiển bày Thể, Thể luôn luôn trở thành Tông. Vì vậy dùng ba ví dụ trở lại đối với ba pháp. Trong ý thứ ba nói ba ví dụ như đây chính là ba Đức tức, Tượng ví dụ cho đức Pháp thân bởi vì đạt đến tận cùng, Chân ví dụ cho Giải thoát Đức bởi vì có thể tuôn mưa, Tiên ví dụ cho Bát-nhã đức bởi vì trú trong Diệu Không. Đây là dựa theo tách biệt mà nói cho nên so sánh như vậy. Nếu mỗi một ví dụ đều phân làm ba loại, thì đạt đến cứng rắn ví dụ cho Pháp thân, lấy nước ví dụ cho Bát-nhã, đến bến bờ ví dụ cho Giải thoát, Thể của Châu ví như Pháp thân, lổ trống của Châu ví như Bát-nhã, tuôn mưa châu báu ví như Giải thoát, tu sửa ví như Bát-nhã, Thể của vàng ví như Pháp thân, thành vị Tiên ví như Giải thoát, đều lấy Pháp thân dùng làm Thể của kinh, sợ rằng Thể bị lẫn tạp, cho nên dựa theo ba Đức, giản lược ngoài hai Đức chỉ chọn lấy Pháp thân. Nếu như dựa vào hiển bày Thể thì cũng chỉ thích ứng với Đức Pháp thân mà thôi. Nay nói về ý ba Đức thì cũng như trước, suy nghĩ có thể thấy. Dựa theo Ngộ để giản lược cho nên cần phải giản lược cái Ngộ này, như giải thích về mười Diệu thì tự có Tự Hành-Hóa Tha từ nhân đến quả, cho nên không cần phải luận về Ngộ, còn sau mỗi một văn đều cần phải quán tâm, cho đến giải thích Kinh cũng thiết lập một môn quán tâm, bởi vì Kinh là giáo pháp vậy. Nay trình bày trong Thể cần phải dựa theo Ngộ, ấy là thể nối thông với phàm phu thô tục thì tên gọi ấy hãy còn chung vì vậy cần phải giản lược. Văn sau trình bày về Dụng, Dụng là pháp của trong quả-Tông là nhân quả, không thể Ngộ không có quả, cho nên hoàn toàn khgông cần phải dựa theo Ngộ. Vì vậy dựa theo Ngộ chỉ ở trong này, trong đó phân làm hai: Một. Gạt bỏ nghĩa sai; Hai. Hiển bày nghĩa đúng. Văn phần một lại có hai: Một. Tổng quát gạt bỏ; Hai. Từ “Đồ lao…” trở xuống là tách biệt trình bày về tướng sai. Trong tướng sai lại có hai: a. Tách biệt trình bày về tướng sai tức là bốn chấp không như nhau, chính là chấp trước Thường-Lạc-Ngã-Tịnh một cách ngang ngược. Theo ý trong Chỉ Quán cũng là chấp trước bốn môn sai biệt rất ngang ngược, đầy đủ như Luận ấy ghi lại. Tiếp từ “Tình ám” trở xuống là tiếp tục gạt bỏ, trước là ví dụ-tiếp là kết hợp, có thể biết. Trong phần hai là hiển bày nghĩa đúng, có hai: 1. Trình bày về phần vị phàm phu chưa ngộ; 2. Trình bày về phần vị Thánh mới ngộ. Văn phần một có hai: Pháp-ví dụ. Văn đầu là từ phần vị Quán hành bắt đầu đi vào sáu Căn thanh tịnh, cho nên nói là trong sáng… từ Khổ đến trước năm phẩm này tu tập năm Hối, nói là khai phát tức là tạm thời giải thích chung mà thôi, bởi vì thực hành năm Hối luôn luôn cảm được chư Phật gia bị, khiến cho khai phát năm phẩm thậm chí là Sơ trú, Quán tâm trong sáng đi vào năm phẩm, Tín giải không ngăn cách là sáu căn. Trong dụ nói người gỗ… ấy, văn câu trước lược bỏ, nên trở lại nói là quán bụi trần trong nước, về sau cả hai kết luận rằng người gỗ đều không hiểu được. Tiếp từ “Nhược năng…” trở xuống là trình bày về phần vị Thánh, từ phần vị Tương tự đi vào phần vị Sơ trú, trong đó phân làm bốn: Một. Trình bày chung về Trí đoạn; Hai. Từ “Thanh tịnh” trở xuống là trình bày về Cảnh Trí; Ba. Từ “Luận Vân…” trở xuống là dẫn chứng; Bốn. Từ “Lược nhi…” trở xuống là nêu ra Thể của kinh. Phần một lại có hai: 1. Pháp; 2. Ví dụ. Từ Sơ trú mới phân biệt được Thể của kinh, gương-nước trong sáng ví như Vô minh diệt trừ, cá tôm-cát đá tự nhiên hiện rõ ra ví như Pháp thân hiển bày. Văn phần một lại có ba: Một. Trí; Hai. Cảnh; Ba. Công năng, tức là Cảnh-Trí tương ưng vậy. Thể được hiển bày là do luôn luôn phù hợp với Trí, trí dựa vào con người cho nên nói: Người tôn quý tuyệt vời như vậy, thì luôn luôn trông thấy Bát-nhã. Tiếp trong Cảnh đã thấy một ngón tay-hai ngón tay…, như Chỉ Quán quyển thứ năm ghi lại, ba ngón tay rõ ràng là Thể chân thật của kinh. Ba là trong phần công năng có hai: a. Thiết lập; b. Giải thích; như trong văn. Phần ba trong dẫn chứng có hai: 1. Dẫn Luận trình bày về Thật của sở thông, Thật chính là Thể vậy. Tiếp từ “Như xá lợi…” trở xuống là trình bày về người có năng lực trông thấy lại có ba: 1. Dẫn kinh này chính thức trình bày về thấy Thể; 2. Dẫn kinh Niết-bàn trình bày về đạt được Thể hành dừng lại, có hai: 1. Dẫn kinh; 2. Giải thích. Tròng giải thích dựa theo ba loại Như lý giáo…, tạm thời dựa theo một phần chưa trở thành hoàn toàn dừng lại. 3. Tổng quát chỉ ra rộng rãi, cho đến năm Diệu, năm Tức, trình bày về vô sở tác. Trong phần bốn nêu ra Thể của kinh có hai: 1. Chính thức nêu ra Thể; 2. Trải qua các pháp.

Trong phần ba trình bày về một pháp tên gọi khác nhau, văn phân ra làm bốn ý. Trong phần một đưa ra tên gọi khác nhau, phân làm ba: 1. Ý hướng đến; 2. Nêu ra; 3. Từ “Vô lượng” trở xuống là phá chấp. Phần một như văn. Trong phần hai nêu ra tên gọi, bắt đầu từ Diệu Hữu, cuối cùng đến Tịch Diệt gồm có mười hai tên gọi. Vốn nói là Đẳng ấy, là mười hai tên gọi này xem trong các kinh luận, nay sơ lược nêu ra, theo ví dụ có thể biết. Ba tên gọi đầu là Hữu môn, tiếp từ “Tất cánh” trở xuống ba tên gọi là Không môn, tiếp từ “Hư không” trở xuống ba tên gọi là Không Hữu môn, tiếp từ “Phi hữu phi vô” trở xuống ba tên gọi là Phi Không Phi Hữu Môn bởi vì muốn phân biệt so sánh Thể của danh và nghĩa. Trong mỗi một môn lại dẫn ra ba tên gọi để làm cách thức. Nay ý văn là bốn môn này, Viên giáo và Biệt giáo giống nhau nếu không giản lược tên gọi thì Thể không phân biệt được. Người Viên giáo Sơ tâm tức là quán bốn môn, bốn môn thâu nhiếp lẫn nhau Thể đồng mà tên gọi khác chính là hiển bày Thể của kinh. Biệt giáo thì kỳ hạn cách xa với quả địa, dựa vào Tín là đứng đầu, trước tiên dùng một phương tiện trong mười hai môn, về sau mới quán bốn ý này, đã giữ lại Giáo đạo, thì dễ phát sanh tranh cãi đúng sai, cho dù Thể của môn ấy cùng với danh nghĩa giống nhau, nhưng mà cùng với môn khác tranh chấp lẫn nhau, do đó người học từ đây sai pháp mà phỉ báng người, đều là do không biết Thể đồng mà tên gọi khác nhau. Vì vậy nói là không biết Thiên Chủ có ngàn tên gọi, mà nói là Kiều Thi Ca không phải là Đế Thích, cho nên người hoằng giáo lạc mất ý chỉ từ đây, lại sợ rằng công lao hoằng pháp lợi sanh khgông bù đắp nổi sai lầm vì phi pháp mà phỉ báng người khác. Phần ba trong phá chấp, có hai: 1. Tổng quát phá trừ; 2. Từ “Tiểu thừa…” trở xuống là chỉ ra sai lầm của chấp trước thiên lệch, lại có hai: a. Chỉ trích Đại thừa-Tiểu thừa đều đối với pháp môn của giáo minh cùng sai; b. Từ “Giai bất…” trở xuống là bởi vì mất đi ý chính của Phật pháp mà chỉ trích. Như Thiên Đế Thích có ngàn loại tên gọi, trong này chính là bốn tên gọi trong ngàn loại tên gọi, tuy hợp lại với môn đó mà sự mất mát do chỉ trích không phải nhỏ. Từ “Thật tướng…” trở xuống là kết hợp ví dụ có thể biết. Tiếp trong phần giải thích, có ba: 1. Gạt bỏ tám môn của Tiểu thừa không để cho lẫn lộn Đại thừa vì vậy gác lại không bàn luận; 2. Nêu ra theo bốn câu; 3. Từ “Sơ cứu giả…” trở xuống là chính thức giải thích trong giải thích có hai: 1. Giải thích; 2. Từ “Tiền tam cú…” trở xuống là phân định những câu nêu ra trước đó. Ba câu trước thuộc về Biệt một câu sau thuộc về Viên. Văn phần một là có câu thứ nhất: a. Giải thích; b. Kết luận. Phần hai trong phân định, có hai: a. Nêu ra; b. Phân định. Trong phân định có hai: Đầu là sơ lược trình bày về lý do tranh cãi, tiếp là nêu ra tướng tranh cãi. Đầu là trong lý do nói Thật là không dung hợp, câu thứ nhất cùng giống nhau nhưng ở đương môn còn là không dung hợp được, nay đối với đương môn cả ba câu tự nhiên không thể dung hợp, vì vậy nói là Tối. Nói không đạt được ý tức là luận chung nói rằng Địa Tiền cho đến Sơ tâm Bát địa, còn luận tách biệt thì nếu đã đi vào Thập trú cuối cùng không sanh ra tranh cãi. Tiếp là trong phần nêu ra tướng tranh cãi có hai: 1. Sơ lược trình bày về tướng tranh cãi, 2. Từ “Hà giã…” trở xuống là giải thích về ý tranh cãi. Phần một nói hoặc là Tiểu thừa lấn át trộm của Đại thừa, ấy là trình bày về bốn môn này tuy chính là tên gọi ĐạiTiểu giống nhau mà Thể thì khác nhau, nhưng có mạnh yếu khiến cho tranh cãi không như nhau. Trong phần hai giải thích về ý tranh cãi có hai: 1. Trình bày về đoạt lấy một nửa; 2. Trình bày về đoạt lấy tất cả. Văn phần một, hai môn Đại-Tiểu lại lấn át đoạt chiếm lẫn nhau, là vì Tiểu thừa tranh cãi hai môn thứ hai-thứ bốn của Đại thừa nơi khác nói là Kinh điển của mình, Đại thừa đoạt lấy hai môn thứ nhất-thứ ba của Tiểu thừa nói là chẳng phải Tiểu thừa giáo, do đó Đại-Tiểu đều cùng đưa cho hai mà giữ lại hai. Tiếp theo từ “Nhược tri…” trở đi là Đại thừa đều đoạt lấy bốn môn Tiểu thừa, lại có hai: 1. Chính thức trình bày về điều đoạt lấy; 2. Ý đều đoạt lấy. Văn phần một, có thể dựa vào Đại thừa biết đối vối Không môn là Bất Đản Không, Song Phi lấy làm Đệ nhất nghĩa Đế, tức cho rằng Tiểu thừa đã không có năng lực thông suốt cho nên bốn môn đều đoạt lấy. Tiểu thừa bị đoạt cuối cùng không dám tranh cãi cũng Không cũng Hữu và Hữu môn mà chỉ chuyên trì tranh cãi thứ hai-thứ bốn, bởi vì hoàn toàn không biết Đại-Tiểu đều có bốn, do đó sanh ra tranh cãi. Tiếp theo từ “Hựu Đại thừa…” trở đi là giải thích ý đều đoạt lấy, lại có hai: 1. Giải thích; 2. Ví dụ. Trong phần một là giải thích Biệt giáo không dung hợp bốn môn của đương giáo mà còn cắn xé lẫn nhau, huống là Tiểu thừa. Tiếp là ý ví dụ nói: Nếu Tiểu thừa đoạt lấy Đại thừa thì giống như Dã Can mà giành với Sư Tử thì lẽ nào không thể nuốt tất cả bốn môn của ông hay sao? Trước đây thua hai môn nay lại mất hai, Dã Can không giành với Sư Tử mà Sư Tử còn muốn nhai nuốt, nay Dã Can lại giành với Sư Tử thì Sư Tử hà không nhai nuốt hay sao? Vì vậy nói lẽ nào tương xứng kết hợp ví dụ có thể biết. Tiếp theo từ “Tam cú…” trở đi là kết luận ba câu trước thuộc về Giáo đạo không phải là Thể của kinh này, chỉ riêng câu thứ tư là Thể của kinh vậy. Danh nghĩa tuy sai khác mà Thể của bốn môn như nhau, Thể đã dung hợp với nhau thì không tranh cãi về danh nghĩa cho nên câu thứ tư thuộc về Viên. Trong đó lại có hai: 1. Trình bày về các tên gọi-các nghĩa đều là tên gọi của Thật Tướng; 2. Từ “Phục thứ…” trở xuống là cùng làm Thể của tên gọi. Văn phần một lại có ba: Một. Sơ lược nêu ra ý của Môn; Hai. Từ “Kỳ tướng” trở xuống là sơ lược giải thích về Tướng của Môn; ba- Từ “Như thị…” trở xuống là kết luận quy về Thể của kinh. Phần một như văn. Văn phần hai lại có hai: a. Dẫn kinh thiết lập Thể; b. Từ “Thật Tướng chi tướng” trở xuống là nêu ra mười hai tên gọi trước đây đều là tên gọi khác của Thật Tướng, tên gọi đó đã khác nhau thì có thể tên gọi sai khác mà Thể là như nhau, không thể nào lý Viên mãn không sai khác mà các tên gọi đều giống nhau, lấy gì để thành sự khéo léo của bốn Tuỳ? Cuối cùng trong này là Phi Hữu Phi Vô theo lý trước đây cũng hợp lại gồm có ba tên gọi, trong văn chỉ có Trung đạo và Đệ nhất nghĩa, văn thiếu một câu nói về Vi Diệu Tịch Diệt. Những tên gọi trong này đã đều dùng Thật Tướng làm thể, số lượng tên gọi nhiều ít đối với lý không trở ngại gì cho nên thiếu một cũng không ngại. Tiếp trong phần cùng làm Thể của tên gọi có bốn: 1. Sơ lược nêu ra cùng thiết lập; 2. Từ “Diệu Hữu bất khả” trở xuống là sơ lược nêu ra tướng cùng thiết lập, lại dùng Diệu Hữu đương Thể làm tiêu chuẩn để nơi khác đều dựa theo; 3. Từ “Tuỳ dĩ…” trở xuống là ví dụ kết luận; . Từ “Đại Kinh…” trở xuống là dẫn chứng, lại có hai: Một. Chính thức dẫn chứng; Hai. Từ “Nhược đắc…” trở xuống là kết luận về ý dẫn chứng. Văn phần một lại có hai: Trước là chứng minh các tên gọi đều là tên gọi khác của Giải thoát, tiếp là trình bày về các tên gọi đều là tên gọi khác của Niết-bàn, Niết-bàn cũng như vậy cho nên nói tức là một tướng. Trong phần ba là ví dụ hiển bày có hai: Một, Giải thích; Hai, Từ “Thí hiển” trở xuống là phân định đồng-dị. Ba câu trước trong phần một chính thức giải thích thì tìm hiểu có thể biết.

Trong câu thứ tư có ba: a. Nêu ra sự; b. Dẫn chứng; c. Từ “Công biến” trở xuống là dùng sự đã dẫn ra để nêu rõ tướng Viên. Phần (a) trong dẫn ra sự, có hai: Đầu là dẫn sự, tiếp là kết luận giống nhau. Đầu nói rằng ví như một người gặp phải tai hoạ giai đình ly loạn giống như Trương Nghi-Phạm Lãi, trải qua nhiều quan chức như Dụng khác nhau, thân đầy đủ các địa vị như Danh khác nhau, thay tên đổi họ như Danh khác nhau, trải qua chức vị đầy đủ địa vị như Dụng khác nhau. Trương Nghi ấy trong Sử Ký Thế Gia nói: “Vốn là người nước Nguỵ, đã từng cùng với Tô Tần mưu sự ở trong Quỷ cốc, mà Tần đã được làm tướng ở nước Triệu, Trương Nghi đi đến gặp. Tần muốn tiến cử mà thử lòng bèn mời ngồi ở nhà dưới lấy cơm của tôi tớ thê thiếp cho ăn. Trương Nghi mới từ tạ mà đi. Tần bèn sai người nhà lấy xe ngựa tiền bạc lụa là mà âm thầm dâng tặng. Trương Nghi liền đi vào nước Tần. Huệ Vương gặp mặt cho làm hàng công khanh thuyết khách. Thế là viết hịch dụ Sở thuyết phục về Tần, cùng với Tần bốn năm mà không được kết quả nên tránh đi, mới cùng với Nguỵ để thuyết phục Ai Vương. Ai Vương phản đối, lại trở về với Tần. Tần muốn chinh phạt Sở lại đi vào Sở mà thuyết phục Hoài Vương, đến khi nghe tin Tô Tần chết thuyết phục với Sở khiến cho Sở hoà với Tần. Lại đi vào nước Hàn thuyết phục khiến cho trở về phụng sự với Tần. Thế là Huệ Vương phong cho Ngũ Ấp có hiệu là Võ Tín Quân. Lại thuyết phục Tề Triệu và Yên Chiêu Vương đều khiến cho cung phụng với Tần, các Vương đều đồng ý mà quay về trả lời cho Tần. Đúng lúc Huệ Vương băng hà thì Vũ Vương làm Thái tử nên không vui lắm, Trương Nghi sợ chém giết nên đề nghị thuyết phục với Nguỵ, thế là lại cùng với Nguỵ quan hệ một năm mà chết”. Phạm Lãi thì trong Liệt truyện nói: “Vốn là người vùng Nam Dương, hầu Việt Vương Câu Tiễn, nếm mật nằm gai mưu tính suốt hơn hai mươi năm diệt Ngô trả mối nhục, vì lòng kính trọng nhà Chu. Câu Tiễn đã làm bá chủ, xưng là Đại tướng quân. Tự nghĩ rằng tai hoạ tồn tại đằng sau tiếng tăm, nên viết thư thoái thác Câu Tiễn mà xin chịu chém. Vương không đồng ý, thế là cùng với thuộc hạ thân quyến bơi thuyền vượt biển. Ngay sau đó, Câu Tiễn truyền cho đến núi Cối Kê làm người cai quản vùng ấy, mới ra khỏi nước Tề, đổi tên là Xi Di Tử, gắng sức lo liệu sinh sống, kể ra đến ngàn vạn. Người nước Tề nghe tiếng người có đức có tài, mời về làm tướng. Sau đó thở ngắn than dài rằng: Ở nhà thì giàu đến ngàn vàng, làm quan cho đến khanh tướng, áo vải này là cuối cùng rồi, ở lâu nơi địa vị cao quý mà không yên lành! Bèn trả ấn từ quan phân tán tài sản lụa là nhà cửa đi đến vùng núi noi hẻo lánh, tự xưng là Chu Công ở thì không có nhà cửa gì, lại đưa cho số lưỡng tiền của rất lớn”. Hai người ấy, tên gọi và hoạt dụng tuy khác nhau mà Thể ấy thì như nhau. Nho Lâm ấy là tên gọi quan văn, Hùng Cừ ấy là tên gọi quan võ. Tiếp từ “Tuỳ xứ…” trở xuống là kết luận giống nhau. Tiếp là phần dẫn chứng như văn. Trong phần nêu ra tướng, có hai: 1. Từ “Công biến,…” trở xuống là tổng quát nêu ra; 2. Từ “Thị bất khả hoại nhân…” trở đi là trải qua mười hai tên gọi. Trong này từ đầu đến “Đảnh cái nhân”, tất cả có mười hai tên gọi, ví như Thể giống nhau mà tên gọi khác nhau, văn chỉ có mười một, sợ rằng thiếu chữ Nhân nên nói là giữa đông người, tin người chính trực. Ba tên gọi đầu ví như ba loại trong Hữu môn, ba tên gọi tiếp theo, ví như ba loại trong Không môn; ba tên gọi kế tiếp, ví như ba loại trong Không-Hữu môn, ba tên gọi tiếp sau, ví như ba loại trong Phi Không-Phi Hữu môn. Nghĩa lý rất thuận tiện đơn giản, ý tứ hết sức rõ ràng dễ thấy, cho nên bốn môn của Viên giáo, tuy chính là những tên gọi mà cũng có mười hai loại nhưng Thể không sai khác, vì vậy nghĩa Viên dễ dàng dung hợp. Tiếp là phân định đồng-dị như văn. Trong phần bốn là dựa theo bốn Tuỳ, có hai: 1. Hỏi; 2. Đáp. Trong phần đáp có năm: Một. Tổng quát đưa ra bốn Tuỳ, trình bày về pháp phó cơ của Như Lai; Hai. Từ “Lệ như” trở xuống là dẫn ví dụ nêu ra sai lầm; Ba. Từ “Như Lai…” trở xuống là chính thức trình bày về tướng phó cơ khác tên gọi của Phật; Bốn. Từ “Cố Cầu Na…” trở xuống là dẫn chứng; năm- Từ “Cố tứ tuỳ…” trở xuống là ý kết luận. Phần một như văn. Phần hai trong ví dụ có ba: a. Nêu ra các tướng chấp khác nhau; b. Từ “Ký bất…” trở xuống là nêu ra sai lầm về tướng của bốn Tất đàn; c. Từ “Các ư…” trở xuống là kết luận sai lầm thành tựu đạt được, tuy hiện tại vô ích nhưng có thể làm duyên nghe pháp của đời sau. Phần (a) như văn. Văn phần (b), đã không muốn nghe pháp mà còn làm mất đi ý bốn Tuỳ lợi ích cho chúng sanh. Một là không có lạc dục, hai thì không có tâm tín thọ là người vô vi, ba thì không diệt trừ phiền não là không có Đối trị, bốn thì không phát đạo tâm là không có Đệ nhất nghĩa. Phần (c) kết luận sai lầm thành tựu đạt được như văn. Phần ba trong chính thức trình bày về tướng phó cơ của Như Lai, có ba: 1. Tổng quát nêu ra tướng thuyết pháp; 2. Từ “Vi hữu…” trở xuống là tách biệt trình bày về tướng của bốn môn-bốn Tất đàn; 3. Từ “Tuỳ thử…” trở xuống là ý kết luận. Phần một như văn. Văn phần hai có bốn môn không giống nhau, đầu từ “Vi hữu căn tánh” trở đi là Hữu môn trình bày về Như Lai thuận theo căn cơ đạt được lợi ích bốn Tất đàn, thứ nhất là lợi ích về lạc dục, thứ hai TínGiới-Nhẫn-Tiến là lợi ích về Vị nhân, thứ ba trừ sạch sẽ thấy không là lợi ích về Đối trị, thứ tư tức là có năng lực loại trừ là lợi ích về Đệ nhất nghĩa. Hữu môn đã như vậy thì ba môn còn lại có thể biết.

Thứ tư trong phần trình bày đi vào Thật Tướng, phân làm hai: 1. Trình bày về ý hướng đến; 2. Chính thức khai chương giải thích. Văn phần một có hai: Một. Chính thức trình bày về ý hướng đến; hai. Từ “Hạ văn…” trở xuống là dẫn chứng. Lại có ba: a. Chứng minh về giáo môn; b. Từ “Phật tử…” trở xuống là trình bày công năng của hạnh môn, giáo luôn luôn nối thông với hạnh, khiến hạnh đi vào lý cho nên nói là thành Phật. Trong này trình bày đầy đủ mười sáu loại đều là Thật môn, trong văn tuy không có các văn về khai mở-phế bỏ mà ý ở tại quyển thứ chín cho nên ở đây không bàn luận. c. Kết luận tên gọi. Tiếp trong phần hai là giải thích, có hai: Nêu ra-giải thích. Đầu là trong phần trình bày về tướng của Môn cho đến trải qua bốn Giáo, trong từng giáo đều bắt đầu là trước tiên trình bày về ý sử dụng Môn và dẫn Giáo chứng minh, vì vậy không giống như văn trong Chỉ Quán. Trong chỉ Quán Chỉ là làm cho nhân biết bốn Môn của các Giáo đều là phá trừ- kiến tư hoặc. Ở đây là hoàn toàn có thể đi vào Thật Tướng, trong đó phân làm hai: Một. Giải thích tổng quát; Hai. Giải thích tách biệt trải qua Giáo. Văn phần một có năm: a. Giải thích tên gọi của Môn nghĩa là năng thông; b. Từ “Đại Luận…” trở xuống là tổng quát nêu ra bốn tướng; c. Từ “Hựu vân…” trở xuống là trình bày về công năng; d. Từ “Hựu Vân Bát-nhã

Ba-la-mật…” trở xuống là trình bày về được-mất trong Môn; e. Từ “Nhược dĩ…” trở xuống là phân rõ Giáo-Hạnh không giống nhau. Hai phần đầu như văn. Trong phần (c) là công năng, có hai: Đầu là trình bày công năng có thể thâu nhiếp căn tánh; tiếp từ “Hựu vân…” trở xuống là có công năng có thể nối thông đến Thật Tướng. Đã nói là đi vào Bátnhã Môn thì Bát-nhã chính là lý của sở nhập, lý gọi là Thật Tướng Bátnhã, cũng có thể là Chủng Trí Bát-nhã. Phần (d) là được-mất ấy, vốn là ở đây cùng luận chung về bốn Môn của bốn Giáo đều có được-mất. Phần (e) là Giáo-Hạnh, Hạnh chỉ là Quán, trong đó lại có hai: 1. Thiết lập chung hai môn Giáo-Hạnh; 2. Từ “Tạ giáo…” trở xuống là trình bày về căn tánh ngộ nhập khác nhau. Lại có năm: Một. Trình bày về căn tánh xưa nay; Hai. Từ “Nhược văn…” trở xuống là trình bày về căn tánh hồi chuyển; Ba Từ “Văn giáo” trở xuống là căn tánh giúp đỡ nhau; Bốn. Từ “Giáo quán hợp…” trở xuống là trình bày về số lượng của Môn; Năm. Từ “Kinh vân…” trở xuống là trình bày về ý của Môn. Tiếp trong phần chính thức giải thích về bốn Môn của bốn Giáo gồm có mười sáu tướng tách biệt không giống nhau. Thứ nhất trong bốn Môn của Tam tạng giáo, có hai: Nêu ra-giải thích. Trong giải thích có bốn Môn tách biệt. Đầu là Hữu Môn, phân làm hai: 1. Trình bày về bốn Đế trong Môn; 2. Từ “Thử thị…” trở xuống là trình bày Luận nói rõ về Môn. Văn phần một lại có hai: Một. Khổ, Tập; Hai. Diệt-Đạo. Văn phần một lại có hai: a. Phá bỏ tà; b. Từ “Nãi thị” trở xuống là thiết lập chánh, lại có hai: Đầu là sơ lược nêu ra phiền não và nghiệp, tiếp từ “Phiền não…” trở xuống là trình bày về ba đạo kết thành Hữu môn, khổ đạo tức là Khổ đế, hai đạo còn lại tức là Tấp đế. Tiếp từ “Nhất thiết hữu…” trở xuống là trình bày về Đạo Diệt, lại có hai: Trước là Đạo, tiếp là Diệt. Trước là Đạo đế lại có ba: 1. Trình bày về Quán môn; 2. Từ “Năng phát…” trở xuống là trình bày về công năng trong Môn; 3. Từ “Thử tắc…” trở xuống là kết luận về Môn. Tiếp từ “Tử quả…” trở xuống là Diệt đế, lại có ba: 1. Chính thức trình bày về Diệt; 2. Dẫn chứng; 3. Từ “Thử tắc…” trở xuống là kết luận về Môn. Trong phần dẫn chứng dùng Chân Thật chứng minh về Hữu môn. Tiếp trong phần Không Môn, có ba: 1. Chính thức trình bày về bốn Đế; 2. Từ “Cố Tu Bồ-đề…” trở xuống là dẫn chứng; 3. Từ “Khủng…” trở xuống là trình bày Luận nói rõ về Môn. Văn phần một lại có hai: Một. Tứ đế; Hai. Từ “Phát chân…” trở xuống là công năng. Phần một lại có hai: a. Khổ Tập; b. Từ “Tam giải…” trở xuống là Đạo Diệt. Môn này không nói đến phá bỏ tà ấy, công dụng của phá bỏ tà có quan hệ ở Hữu Môn, vô minh và lão tử sơ lược nêu ra hai đế, ba Giả là quán sát Đạo đế, đi vào Không là ý chính của Diệt đế. Trong phần hai là công năng, có hai: a. Trình bày về công năng; b. Từ “Nhân không…” trở xuống là kết luận về Môn. Tiếp trong phần hai là dẫn chứng, có hai: Một. Chính thức dẫn chứng; Hai. Từ “Nhân không” trở xuống là kết luận về Môn. Diệc không- Diệc Hữu Môn, sơ lược nói về nhân duyên chính tức là sơ lược nêu ra tướng của bốn Đế, trong đó phân làm bốn: 1. Sơ lược trình bày về bốn Đế; 2. Sơ lược kết luận về Môn, tướng Đế không khác biệt cho nên lược qua mà không phân rõ; 3. Từ “Nhược bẩm…” trở xuống là trình bày về công năng của Môn, có thể có những thông suốt đối với Đệ nhất nghĩa; 4. Từ “Thử thị…” trở xuống là trong Môn luận về tất cả các Môn, thứ tự phân văn trong bốn Môn không khác với ba Môn, cọng thêm gạt bỏ cách giải thích khác nhau trong Môn thứ tư, có người nói đã gạt bỏ là vậy. Thứ hai trong bốn Môn của Thông giáo, có hai: 1. Tổng; 2. Biệt. Phần một lại có hai: Một. Trình bày về Diễn Môn đã thông suốt lâu xa; Hai. Từ “Kim…” trở xuống là cùng với Tam tạng giáo phân rõ khác nhau. Lại có hai: a. Phân tích về Thể khác nhau; b. Từ “Tam tạng…” trở xuống là trình bày về quán Sanh không-Pháp không khác nhau. Phần (b) lại có hai: Đầu là chính thức trình bày hai “Không” khác nhau, tiếp từ “Hữu nhân vân…” trở xuống là phá bỏ cũ xưa giải thích nghi ngờ. Trong văn phần đầu nói Sanh không-Pháp không ấy, nếu phá trừ kiến hoặc thì đạt được Tu đà hoàn gọi là đạt đến Sanh không, sau đó tiến tới đoạn trừ tư hoặc mới đạt được Pháp không. Văn phần tiếp có ba: 1. Phá bỏ cũ xưa; 2. Từ “Đại Phẩm…” trở xuống là giải thích; 3. Dẫn luận trở lại thiết lập Môn, lại có ba: Một, Sơ lược tổng quát thiết lập; Hai, Từ “Luận vân…” trở xuống là chính thức dẫn luận thiết lập; Ba, Từ “Phật ư…” trở xuống là trình bày về ý nối thông bốn Môn. Tiếp trong phần giải thích tách biệt có bốn: Một. Giải thích; Hai. Kết luận; Ba. Từ “Nhược tam thừa…” trở xuống là trình bày về căn tánh không giống nhau; Bốn. Từ “Cố thanh mục…” trở xuống là dẫn chứng. Văn phần một tự phân làm bốn. Đầu là Hữu Môn, phân làm hai: a. Chính thức giải thích; b. Từ “Như cảnh tượng…” trở xuống là kết luận về Môn. Trong phần (a) sơ lược nêu ra ba Đế, trong đó lược bớt không có Đạo đế, cho nên nói là Nãi Chí. Nghiệp ban đầu là Tập, nếu như Quả là Khổ, Niết-bàn lá Diệt biết pháp huyền ảo là Đạo, thì pháp vẫn thuộc về hai nghĩa Nhân-Quả. Tiếp trong phần Không Môn, có hai: a. Giải thích; b. Từ “Như cảnh…” trở xuống là kết luận về Môn, ý chính như trước trong này văn giản lược. Hai Môn thứ ba- thứ tư theo trước có thể thấy. Trong bốn Môn của Biệt giáo phân làm năm: 1. Tổng quát dựa vào Giáo thiết lập; 2. Từ “Sở ngôn…” trở xuống là giải thích tên gọi-thiết lập tướng phân rõ khác nhau; 3. Từ “Thử ý…” trở xuống là tách biệt dựa vào Giáo thiết lập Môn; . Phân định công năng; . Phân định Viên-Biệt. Văn phần một lại có hai: Một. Dựa vào câu thứ ba của Trung Luận; Hai. Từ “Nhi biện…” trở xuống là trình bày cũng dùng bốn câu Nhất thiết thật… trong Đại Luận. Bởi vì văn đầu đã dẫn cho nên nay lại thuận theo Biệt nối thông với bốn Giáo. Nói là bảy Biệt ấy theo Bổn của bốn Giáo thì phải có tạm Biệt, gọi là Giáo-Lý-TríĐoạn-Hành-Vị-Nhân-Quả. Nay không chọn lấy Giáo ấy, nghĩa là bởi vì đàng sau một Giáo có bảy loại này cho nên không luận về Giáo. Trong phần tách biệt dựa vào Giáo thiết lập Môn, có hai: Một, Tổng quát trình bày về tướng Môn; Hai, Tách biệt giải thích. Phần một trình bày về bốn Môn của đương giáo phần nhiều dựa vào Đại Kinh. Trong phần tách biệt giải thích, có bốn. Đầu từ “Văn vân…” trở xuống là trong Hữu Môn nói tánh sửa đặc (Lạc) trong sửa (Nhũ) ấy, Đại Kinh nêu ra không phải là một. Nay thuận theo dựa vào vị Sửa sơ lược đưa ra tướng trạng, thuận theo duyên cho nên là Hữu, không có tánh cho nên là Vô, giữ lại hai loại tức là thứ ba, cả hai chẳng phải tức là thứ tư. Đối chiếu tường tận thì Phật tánh dựa vào duyên tu mà hiển bày, đem hợp với ví dụ về sửa, so sánh bốn Môn thì ý đó rõ ràng. Trong đá có vàng đầy đủ như Chỉ Quán quyển thứ sáu ghi lại. Mười Dụ về Phật tạng là Hữu môn, ngọc châu giữa trán lực sĩ như trong Chỉ Quán quyển thứ ba ghi lại. Bốn Môn của Biệt giáo này cũng dựa theo sơ lược nêu ra tướng chứ không trình bày tất cả, nếu như luận tường tận thì phải giống như trong Hữu môn của Tam tạng giáo trình bày đầy đủ về tướng Đế-dẫn chứng và người được lợi ích- công năng phân rõ khác nhau… tiếp là bốn Môn của Viên giáo dựa vào luận ở quyển thứ chín. Tiếp là nêu ra Nhập Môn Quán, cũng có mười sáu Môn Nhập Quán khác nhau, văn tự phân làm hai là xứ luận về sở thông, Quán luận về năng nhập. Văn về xứ luận, lại có hai: 1. Giải thích; 2. Liệu giảng. Văn phần một có hai: Một. Sơ lược thiết lập hai lý sở thông là Thiên-Viên; Hai. Từ “Hà cố…” trở xuống là dùng lý hỏi về Môn. Trong phần hỏi tuy là chỉ nêu ra một Thiên Chân để hỏi mà ý thì nối thông với Viên Chân, cho nên sau giải thích về Viên Chân không tiếp tục hỏi nhưng thẳng thắn đưa ra mà thôi. Tiếp từ “Tam tạng…” trở xuống là giải thích, trước là trong phần giải thích tám Môn của Thiên Chân sở thông, có hai: 1. Pháp; 2. Ví dụ. Tiếp từ “Biệt giáo…” trở xuống là giải thích về Viên chân sở thông cũng có tám Môn thì ý cũng giống như trước. Tiếp trong phần liệu giảng, trước là ý hỏi về Diễn thuận theo thông với Viên, Môn chỉ thuận theo tám, vì sao lại là mười hai? Trong trả lời có ví dụ-có kết hợp, giống như văn. Hai phần nêu ra Nhập Môn quán ấy, đầy đủ phải như Chỉ Quán quyển thứ năm cho đến cuối thứ bảy, Chỉ Quán chỉ trình bày về Không Môn của Viên giáo, ba Môn còn lại lược bớt nên không nói đến, ngay cả mười hai Môn của ba Giáo, từng Môn từng Môn đều cần phải trình bày về tướng trạng ấy. Nhưng văn trong này, ý thuốc về Giáo tướng, cho nên quán pháp giữ lại hay lược bỏ. Trong đó đầu tiên là bốn Môn của Tam tạng giáo. Trong phần một là Hữu Môn, có hai: Trước là thiết lập hai hạnh Tín-Pháp; tiếp là đối với Pháp hạnh, tức là thiết lập quán pháp. Trong đó lại có ba: 1. Nêu ra; 2. Xứng tán để gạt bỏ cũ xưa; 3. Chính thức giải thích phân làm ba: a. Chính thức giải thích về mười quán, b. Trở lại dựa vào Luận này, c. Từ “Ngũ bách” trở xuống là phá chấp. Trong chính thức giải thích, có mười. Đầu tiên trong phần trình bày Chánh Cảnh, có năm: 1. Sơ lược thiết lập; 2. Từ “Nhược vị…” trở xuống là giản lược tà vạy lẫn tạp; 3. Từ “Cố Đại Luận…” trở xuống là chính thức đưa ra tướng của chánh cảnh; . “như A-tỳ-đàm…” trở xuống là dựa vào luận; . Từ “Thị danh…” trở xuống là kết luận hiển bày chính thức phân rõ khác nhau. Phần một như văn. Văn phần hai có hai: Trước nói về Tà, tiếp nói về Lạm. Trước lại có hai: Đầu là nêu ra Tà Cảnh, tiếp là toàn bộ đều sai. Phần đầu lại có hai: a. Nhân tà vạy; b. Không có nhân. Tiếp trong phần nói về Lạm, có hai: Một, Sơ lược gạt bỏ; Hai, Từ “Hà giả…” trở xuống là giải thích về ý lạm, lại có hai: a. Chính thức giải thích; b. Gạt bỏ kết luận. Tiếp trong phần trình bày về phát tâm, có ba: 1. Trở lại trình bày về Cảnh; 2. Từ “Dục hưu…” trở xuống là trình bày về tâm năng phát; 3. Từ “Trì tâm…” trở xuống là giản lược Tà. Sở dĩ trong này không phân rõ về tâm Bồ-tát, mà chỉ nói đến tâm Nhị thừa ấy là bởi vì Nhị thừa thiên về một Môn, thuận theo nghĩa đơn giản của Môn mà thôi, chứ không phải là không có Bồ-tát, nhưng bốn Môn của Bồ-tát học tất cả các quán giống như Nhị thừa, lại chưa đoạn hoặc, cho nên không luận đến. Một Môn đã như vậy thì các Môn còn lại theo đây có thể biết. Tiếp trong phần trình bày về an tâm, có sáu: 1. Tổng quát trình bày về bất an; 2. Từ “Vi tu…” trở xuống là sơ lược trình bày về pháp Đối trị; 3. Từ “Hựu định…” trở xuống là dựa vào Đức lập thành tên gọi; . Từ “Hành giả…” trở xuống là chính thức trình bày về pháp Đối trị; . Từ “Thị danh…” trở xuống là kết luận về công năng; 6. Từ “Bất đồng…” trở xuống là giản lược gạt bỏ tà nguỵ. Hai phần đầu như văn. Trong phần ba dựa vào Đức lập thành tên gọi, có bốn: Một. Sơ lược đưa ra pháp-tên gọi và con người; Hai. Nêu ra người tài đức làm ví dụ; Ba. Từ “Nhược đa…” trở xuống là chẳng phải người hiền đức; Bốn. Từ “Hiền danh…” trở xuống là kết luận có được tên gọi. Trong phần bốn chính thức trình bày dùng pháp Đối trị, có hai: Một, Trở lại nêu tổng quát; Hai, Từ “Vân hà…” trở xuống là tách biệt trình bày, văn tự phân làm năm. Bốn. Là trình bày về phá trừ pháp khắp nơi, lại có năm: 1. Thiết lập hai căn tánh; 2. Từ “Phật sơ…” trở xuống là dẫn Hoá nghi của Phật để trình bày về công năng của quán; 3. Từ “Kim A…” trở xuống là cứu giúp Luận sư kia sai lầm bị người khác làm lộ chân tướng; 4. Từ “Cố ngũ bách…” trở xuống là dẫn người chứng minh về Chánh; . Từ “Đương tri…” trở xuống là kết luận Chánh gạt bỏ Tà. Văn phần một có hai: Một. Chính thức thiết lập; Hai. Từ “Phá kiến…” trở xuống là chỉ ra Giáo đáng dựa vào. Văn phần một chính là tướng Sơ tâm khác nhau của Tuệ Giải thoát và Câu giải thích.

Tiếp là chính thức dựa vào Giáo tiếp trong phần hai dẫn Hóa Nghi của Phật, nói về sáu mươi hai kiến như trong Chỉ Quán quyển thứ hai và thứ năm ghi lại. Thế gian tức là quốc độ và năm ấm. Thần tức là Thần Ngã, cho rằng Thần Ngã này và Ấm thì xa rời nhau. Trong phần bốn dẫn con người nói “Ngũ bách ngữ đạt đâu”, tức là Điều Đạt bắt đầu từ năm trăm pháp học thông suốt thảy đều thông dạy, nhưng nói chỉ tu Vô Thường thì có thể được thần thông-có thể đắc đạo, thời gian sau có một Tỳ-kheo tên gọi Tu Đà, không biết nhân thông suốt mà dấy lên nghịch tội, dựa vào Thiền thế gian dạy cho pháp thông suốt ấy. Lục Quần Tỳ-kheo tuy là Thô lỗ nhưng tất cả pháp đã thuyết ra không trái với Thánh chỉ, thậm chí không trái với những điều của Phật đã chế định. Trong phần Thức thông suốt và bế tắc, có bốn: 1. Sơ lược nêu ra ý về thông suốt và bế tắc; 2. Từ “Nhược hữu kiến…” trở xuống là nêu ra pháp thông suốt và bế tắc; 3. Từ “Nhược bất…” trở xuống là gạt bỏ sai lầm để chỉ ra quán thông suốt-bế tắc; 4. Từ “Như thị…” trở xuống là kết luận về Chánh phân rõ sai trái. Phần một như văn. Trong văn phần hai nói tám mươi tám Sử ấy, đầy đủ như trong Chỉ Quán quyển thứ năm ghi lại. Còn lại đều như trong văn. Tiếp trong phần Đạo Phẩm, có bảy: 1. Sơ lược trình bày về ý cần phải có Đạo Phẩm; 2. Chính thức trình bày về Đạo Phẩm; 3. Từ “Kim phi…” trở xuống là giản lược nêu ra; 4. Từ “Nhược nhất…” trở xuống là sơ lược ví dụ; 5. Nêu ra Giáo môn; 6. Từ “Thử tam thập thất…” trở xuống là trình bày về ba Không Môn sau Đạo Phẩm; 7. Từ “Cố Phật…” trở xuống là phân rõ về Chánh giản lược về Tà. Trong phần Đối trị, có ba: 1. trình bày về ý cần phải có trợ đạo; 2. Từ “Luận vân…” trở xuống là nêu ra tướng Đối trị; 3. Từ “Như thị đẳng…” trở xuống là hiển bày về Chánh phân rõ về Tà tiếp trong phần Vị, có ba: 1. Trình bày về ý cần phải có thứ vị; 2. Từ “Kim minh…” trở xuống là sơ lược phân rõ phần vị và công năng; 3. Từ “Bất đồng…” trở xuống là phân rõ sai trái trong phần an nhẫn, có bốn: 1. Chính thức trình bày về chuyển ngoại phàm đi vào nội phàm; 2. Dẫn chứng; 3. Từ “Hựu nhược…” trở xuống là trình bày về ý cần thiết phải; 4. Từ “Bất đồng…” trở xuống là phân rõ khác nhau. Trong phần Vô Pháp Ái, có ba: 1. Trình bày về ý cần phải không có pháp ái; 2. Từ “Thị tắc…” trở xuống là chính thức trình bày về pháp quán; 3. Từ “Nhược lợi…” trở xuống là phân định đến người thứ mười. Trong Thông Giáo, có mười: Đầu là Cảnh. Từ “Tam nhân…” trở xuống là phát tâm. Tiếp là phá bỏ cũ xưa. Còn lại như trong văn. Tiếp theo là mười pháp của Biệt giáo có bốn Môn, trong đó đầu là mười loại trong Hữu Môn. Thứ nhất trong Cảnh, có hai: 1. Phân rõ sai 76 trái hiển bày về Chánh; 2. Kết luận về những công năng. Tiếp trong Phát Tâm, có bốn: 1. Trình bày về Cảnh sở duyên; 2. Từ “Bồ-tát…” trở xuống là trình bày về phát tâm; 3. Từ “Tư ích…” trở xuống là dẫn chứng về tướng Thệ; . Từ “Như thị…” trở xuống là kết luận. Trong văn phần một nói vàng ẩn trong cỏ rác dơ bẩn, như trước đã dẫn ra người nữ nghèo hèn cất giữ vàng ngọc nhiều ít không biết được. Tư ích có ba mươi hai Đại Bi ấy, trong kinh Tư Ích thứ hai: “Đức Phật bảo với Tư Ích Phạm thiên rằng: Có thể biết năm lực thuyết pháp của Như Lai thì Bồ-tát có thể làm Phật sự, đó là: 1. Thuyết; 2. Tuỳ nghi; 3. phương tiện; . Pháp môn; . Đại Bi”. Bốn lực trước như trong kinh. Đại Bi thì có ba mươi hai pháp cứu hộ chúng sanh, mỗi một Đại Bi đều vì chúng sanh không biết không hiểu mà khởi lên Đại Bi. Như nói các phápVô Ngã mà chúng sanh không hiểu cho nên dấy khởi Đại Bi, không có chúng sanh-không có thọ mạng-không có người ta – không hề vốn cókhông có cư trú-không có trở về… cũng như vậy. Tiếp trong phần ThôngTắc, có ba: 1. Tổng quát nêu ra; 2. Từ “Bồ-tát…” trở xuống là trình bày về pháp thông suốt-bế tắc; 3. Từ “Ư khổ tập…” trở xuống là trình bày về quán thông suốt-bế tắc. Tiếp trong Đạo Phẩm, có ba: 1. Tổng quát nêu ra; 2. Từ “Phá đảo…” trở xuống là chính thức trình bày về Đạo Phẩm; 3. Từ “Ly thập tướng…” trở xuống là trình bày về ba Giải thoát. Mười tướng ấy, trong Đại Kinh hai mươi ba nói: “Sắc-Hương-Vị-XúcSanh-Trú-Dị-Diệt và tướng nam-tướng nữ”. Văn trong Câu Xá như nhau. Đại Bát Niết-bàn xa lìa mười tướng này thì đã xa lìa giống như Tiểu thừa là dựa theo năng quán sở chứng để giản lược Thiên-Viên. Trong phần Đối trị, có ba: 1. Tổng quát nêu ra; 2. Từ “Sở vị…” trở xuống là chính thức trình bày về tướng Đối trị; 3. Từ “Thường lạc…” trở xuống là trình bày khai mở ba Giải thoát. Nếu như tu các pháp… ấy, thì đây là Biệt giáo tu pháp Đối trị hỗ trợ khai bày Thật Tướng, Thật Tướng đã thuộc về Sơ Địa trở lên, mà pháp Đối trị đều ở Thập Hướng trở về trước. Đây là dẫn Đại Kinh đưa ra chung Ưu bà tắc rằng: “Vô Cấu Xưng Vương Ưu bà tắc cùng nhau thường ưa quán sát các môn Đối trị như vậy”. Chương An giải thích rằng: “Vị Tục là Khổ-đắm vào Không là Lạc, đắm vào Không là Khổ-phân biệt là Lạc, Thường-Ngã-Tịnh cũng lại như vậy”. Mới giản lược rằng: Hằng và Thường khác nhau thế nào? Không thuận theo nhân duyên là Thường, trước sau không khác là Hằng. Văn còn lại không giải thích theo thể lệ cần phải biết. Giải thích tên gọi phân rõ khác nhau tuy là như vậy mà giải thích về nghĩa thì cần phải thuận theo một thể lệ, đều dùng Không-Giả đối lập với nhau để giải thích. Chân lý là An-quả là tăng thượng vậy. Tiếp trong Vị, có hai: 1. Chính thức trình bày; 2. Công năng. Trong An Nhẫn, có hai: 1. Đích thực an nhẫn; 2. Từ “Dĩ nhẫn…” trở xuống là công năng. Trong Pháp Ái, có bốn: 1. Chính thức trình bày về ly ái; 2. Từ “Sanh danh” trở xuống là trình bày về ý ly ái; 3. Từ “Phá vô minh…” trở xuống là công năng; 4. Từ “thị vi…” trở xuống là kết luận. Những Môn còn lại theo đây có thể biết.

Tiếp là trình bày về Nhập Môn Quán của Viên giáo, văn tự phân hai. Văn phần đầu trong giản lược, có hai: 1. Nói về ý giản lược; 2. Chính thức giản lược. Văn phần một lại có hai: Một. Trình bày về ý giản lược; Hai. Từ “Thượng lưỡng môn…” trở xuống là giản lược Môn của Tạng-Thông trước đây Lý hoàn toàn là Biệt cho nên không cần phải so sánh giản lược, Môn của Biệt giáo thì Lý giống nhau cho nên cần phải giản lược loại bỏ. Văn phần một lại có hai: a. So sánh chung ba Môn để hiển bày Viên Diệu; b. Dẫn văn chứng minh về Viên. Phần (a) nói nêu ra người không tranh cãi ấy như trong Chỉ Quán quyển thứ sáu ghi lại, vỉ vậy trong Bát-nhã dùng Môn năng thông của Thông giáo làm pháp vô tranh. Nay theo nghĩa suy ra Thông giáo chính là giới nội Vô Tranh, Viên Môn tức là nội ngoại vô tranh, cho nên nói Tam tạng giáo không ở tại Thật Sắc, Biệt giáo theo thứ tự diệt hết Sắc của pháp tánh. Sắc của pháp tánh thật sự không thể diệt được, ban đầu duyên vào pháp tánh trước tiên diệt đi phần đoạn-tiếp đến diệt trừ biến dị đi vào Địa mới thấy được pháp tánh, cho nên nghĩa này nói là theo thứ tự diệt hết Sắc pháp tánh mà thôi. Nói tóm lại ba Giáo trước chưa dung thông gọi là Tranh, đến Viên giáo mới gọi là pháp Vô tranh. Tiếp trong phần chánh thức đối chiếu Biệt giáo để giản lược, có hai: 1. Sơ lược trình bày về ý giản lược; 2. Chính thức giản lược, lại có hai: Một, Nêu ra mười Môn; Hai, Giải thích. Nhưng mười ý này, bảy ý trước đều có ba đoạn:

a. Chính thức giải thích; b. Phân định Viên-Biệt; c. Từ “Phục thứ…” trở xuống là phân định về văn các kinh trước sau dựa theo phần vị, để phân định Viên-Biệt, chỉ có văn thứ nhất, thêm vào một lần trở lại phá bỏ và kết hợp. Ý thứ tám dựa theo văn phần Tựa của các kinh, phần Chánh Lưu Thông và Chánh Thuyết trong các hội đã thuyết, quán sát Sơ-Trung-Hậu mà phân rõ Viên-Biệt, để phân định bảy ý trước và hai ý sau, ý thứ chín thứ mười lược bớt không có trở lại, xem trực tiếp kinh văn hỏi đáp nêu ví dụ, để hiển bày Viên-Biệt mà phân định tám ý trước, vì vậy nói dung hoà với nhau cho đến ví dụ. Nếu như trực tiếp trình bày về tướng của Viên-Biệt, thì sợ rằng người không hiểu văn kinh trước sau. Trình bày về phần vị không giống nhau, hoặc là văn tướng tuy dung thông, nhưng phần vị còn sau Hướng thì xác định thuộc về nghĩa của Biệt, hoặc là văn tuy theo thứ tự, nhưng phần vị ở trước Trú thì xác định thuộc về nghĩa của Viên. Ba loại về Tức-Bất tức, cho đến thứ tự trước sau của giáo năng thuyên, ý cũng có thể biết. Trong phần giải thích có hai: Trước là tổng quát trình bày về ý giải thích, là bởi vì làm cho nhận biết đối với tám Môn của Biệt-Viên có hai-bốn không giống nhau.

Tiếp là chính thức giải thích, trong đó lại có ba: 1. Chính thức giải thích về mười môn; 2. Phân biệt dựa theo năm Vị; 3. Từ “Kim kinh…” trở xuống là phân rõ mười tướng và tướng bốn Môn trong văn kinh này không giống nhau. Văn phần một lại có hai: Một. Chính thức giải thích mười môn; hai- Từ “Kim dĩ…” trở xuống là kết luận chỉ ra. Văn phần một tự phân làm mười, trong phần giải thích Môn thứ nhất, có ba: 1. Chính thức dựa theo Dung-Bất dung để phân rõ hai Giáo; 2. Từ “Phục thứ…” trở xuống lại dựa vào phá bỏ và kết hợp để phân rõ Dung-Bất dung; 3. Từ “Phục thứ kinh văn tiền hậu…” trở xuống là trình bày về Dung-Bất dung. Văn phần một có hai: Một. Nêu ra Biệt giáo; Hai. Trình bày về Viên giáo. Phần một trong Biệt giáo, có hai: a. trình bày về chấp Môn phát sinh sai lầm; b. Từ “Nhiên Biệt Môn…” trở xuống là giải thích nghi ngờ. Văn phần (a) có hai: Đầu là trình bày về Luận kia sanh ra sai lầm; tiếp từ “Kim thời…” trở xuống là trình bày về người học ở phương này phát sinh sai lầm. Văn phần đầu lại có hai: Trước là trình bày về chấp Môn, tiếp từ “Tứ môn…” trở xuống là trình bày về sanh ra sai lầm, lại có hai: Một là trình bày Thể sai lầm không giống nhau; tiếp là từ “Chu phác…” trở xuống đưa ra ví dụ. Phần đầu lại có hai: trước là chính thức trình bày về tướng sai lầm, bởi vì không đạt được ý lẽ nào quan hệ đến thể của pháp; tiếp từ “Tiền Tam tạng…” trở xuống là giản lược. Trước nói hầu như quá mức sâu xa bắt đầu phát sinh giác ngộ ấy, như trong Chỉ Quán quyển thứ bảy ghi lại. Chữ Đãi ấy là nguy hiểm vậy, cũng là hầu như, tức là chữ Ki phản nghĩa của rất hiếm. Người trên bằng dưới gọi là Lạm, người dưới đi lên gọi Tiếm. Tiếp trong phần giản lược vì lần lược so sánh với nhau, cho nên cần phải đưa ra điều ấy, trong đó lại có hai: 1. Giản lược; 2. Từ “Diệu hữu…” trở xuống là kết luận khuyến khích. Văn phần một ấy, nhưng mà phá trừ tối tăm ban đầu, công thuộc về Hữu Môn của Tam tạng giáo mà thôi. Môn của Biệt giáo cùng với Tam tạng giáo mải khác nhau cho nên không thể nào như nhau. Tiếp trong ví dụ nói Chu Phác-Trịnh Phác, như trong Chỉ Quán quyển thứ mười ghi lại, kinh đô nhà Chu là Đông Kinh, kinh đô nhà Trịnh là Trịnh Châu. Tiếp là trình bày về người học ở phương này phát sinh sai lầm, mượn tên gọi chủng tử của lý Tạng giáo này, để hỗ trợ cái chấp là tự nhiên. Lấy người của Địa giải thích về nghĩa của Địa chỉ biết Trang-Lão an nhàn trước mắt, như trong Chỉ Quán quyển thứ năm ghi lại. Hỗn Hy là trong Tử thư nói: “Nước đục ấy là sông Kinh đục-sông Vị trong”. Tiếp phần trình bày về Viên giáo lại có ba: 1. Sơ lược trình bày về Môn dung thông; 2. Từ “Hữu vô…” trở xuống trình bày về ý thiết lập Môn; 3. Từ “Nhi thử…” trở xuống là chính thức trình bày về tướng dung thông. Tiếp trong phần dựa theo phá bỏ-kết hợp có hai: Nêu ra-giải thích. Trong giải thích, có hai: Trước là Biệt tiếp là Viên. Trong phần Biệt có hai: Trước là dựa theo phá bỏ; tiếp là dựa theo kết hợp. Văn phần đầu, trong các giáo ở trước Pháp Hoa như các bộ Phương ĐẳngBát-nhã…, không có nơi nào không phá trừ các ngoại đạo, mà giữ lại Nhị thừa và Bồ-tát ba Giáo. Tiếp theo tuy kết hợp mà không phải là Viên giáo, như văn trích dẫn Tịnh Danh và Bát-nhã có thể thấy. Tiếp trong phần Viên Môn có hai: 1. Phá bỏ; 2. Kết hợp. Trong phần phá bỏ, có ba: Một. Phá bỏ Biệt giáo; Hai. Lấy Nhị thừa phàm phu so sánh; Ba. Kết luận quy về. Trong văn phần một nói từ đây về trước, chúng tôi đều gọi là hạng người tà kiến, trong Đại Kinh thứ bảy: “Ca-diếp nghe nói đến Thường mới tự mình nói rằng: Từ trước đến nay chưa nghe đến thường trú thì chúng tôi đều gọi là người tà kiến”. Nên biết rằng Thiên giáo đều gọi là tà. Tiếp trong phần tụ hội về Viên, có ba: 1. Tụ hội phàm phu, dùng Nhị thừa Bồ-tát để so sánh; 2. Từ “Nhữ đẳng…” trở xuống là kết hợp Tích pháp nhị thừa, dùng Tam thừa Thông-Biệt để so sánh; 3. Từ “Nhữ thị…” trở xuống là tổng quát kết hợp tất cả nhânpháp. Văn phần một nói hàng súc sanh như rồng… đều được thọ ký, như Xá-lợi-phất lĩnh hội trong tám bộ trời rồng đều tự nhiên lĩnh hội nói rằng: Như bậc Đại trí Xá-lợi-phất, nay được thọ ký rất tôn quý, tất cả chúng con cũng như vậy, tương lai nhất định được làm Phật. Tiếp trong phần dựa theo kinh văn, có hai: 1. Trình bày về Biệt; 2. Trình bày về Viên. Nếu biết được ý này thì không dùng Dung- Bất Dung nói là có thể hiển bày Viên-Biệt, lại cần phải tiếp tục dựa theo kinh văn trước-sau dựa vào Hạnh Vị để phân định mới có thể hiển bày rõ ràng, nhưng dựa vào Địa và Hướng đối lập với nhau trình bày về Dung-Bất Dung, ở đây chắc chắn thuộc về Biệt; nếu Trú và Tín đối lập với nhau thì đây là xác định thuộc về Viên. Dựa vào trong kinh hướng về căn cơ đơn giản nên nói phần vị không quy định trước sau, chỉ dựa theo phần vị phân định mà tự hiểu rõ Biệt-Viên. Ý của một Môn này không chỉ nằm ở đây mà khắp các Môn sau. Văn sau chỉ nói hoặc là trước hoặc là sau đều là ý của Môn thứ ba này. Nhưng nói khắp nơi-không khắp nơi… tức là ý của Môn thứ hai. Xuống phía dưới thiếu Môn thứ hai này, hai Môn thứ hai- thứ ba cùng có hai ý Biệt-Viên, theo Môn thứ nhất Dung-Bất Dung thì có thể biết. Xuống dưới theo đây biết được, đều là Biệt Môn nói về Thuyết – Viên Môn nói là Chứng, hoặc có khi lược bớt Chứng chỉ chú thích là vân vân. Trong pháp Tức-Bất Tức, từ “Phục thứ…” xuống dưới cũng có ba ý: 1. Tức-Bất tức; 2. Biến-Bất biến; 3. Dựa theo văn kinh trước sau, dựa theo văn năm Trú hãy còn thuộc về ý thứ hai, cuối cùng trở lại mới thuộc về ý sau. Thứ nhất trong Môn có hai: Trước là Biệt, sau là Viên. Trong Biệt thì có bốn Môn Bất Tức – ba Đế Bất Tức, hoặc là một Tức-hai Tức, hoặc là ba Tức mà lại không dung hợp, ba pháp Tương Tức mới gọi là Biến. Ở trong một niệm loại trừ tất cả năm Trú thì gọi là Biến, theo thứ tự phá trừ thì gọi là Bất Biến; Phật trí-phi Phật trí phân văn giống như trước. Trong phần thứ tự-không thứ tự phân văn cũng giống nhau, nhưng ý thứ ba thì phần đầu thiếu chữ “Phục thứ” mà thôi. Tiếp trong phần Đoạn-Bất Đoạn, có hai: 1. Nói chung về ý ĐoạnBất Đoạn; 2. Chính thức phân biệt Đoạn tức là Biệt-Bất Đoạn tức là Viên, văn cú giống như trước, chỉ có ý thứ ba cũng thiếu chứ “Phục thứ”, xuống dưới đều như vậy. Tiếp trong phần bảy là Quả Túng- Bất Quả Túng thì Biệt dẫn ra người của Địa Tông Luận-Viên dẫn ra Hoa Nghiêm… ấy, ý cũng có thể biết. Ba Đức dọc ngang như trong Chỉ Quán quyển thứ ba. Thứ tám là dựa theo giải thích, lại tiếp tục phân định về bảy ý trước-hai ý sau, đều dùng tướng Môn trong phần Tựa trước Hữu Môn và tướng Chánh Thuyết trong Môn để phân rõ Biệt-Viên, cho nên nói Bất Dung-Bất Tức cho đến Thí Dụ. Tiếp trong phần dựa theo năm Vị văn giản lược chỉ nói về bốn Môn của hai loại Nhũ Giáo, nên phân định rằng một loại Dung-một loại Bất Dung, cho đến hỏi đáp…, có hai loại mười ý khác nhau không thể nào đưa ra đầy đủ mà chỉ nói về Môn thôi. Ba là trong phần dựa theo mười tướng của kinh này, phân làm hai: Trước là giải thích mười tướng bốn Môn; tiếp là ý kết luận. Phần giải thích lại có hai: 1. Mười tướng; 2. Bốn Môn. Văn phần một có hai: Nâu ra – giải thích. Lấy “Trước y…” làm hạnh ấy, là bởi vì dựa vào ba pháp Tịch-Nhẫn-Đẳng mà hoằng dương kinh này tức là Hạnh. Bởi vì năm trăm do tuần tức là Bất Đoạn Đoạn ấy, chính là lấy Phật trí hướng về xứ sở của phiền não và sanh tử vốn có, ví như Sơ tâm một bước đã vượt qua đường dài. Nhị thừa được khai mở tiến về trước ba trăm, dựa vào phần vị tiến vào đều có đi vào Trú, Trú tức là năm trăm, cho nên nói là Viên.

Muốn nghe đầy đủ về đạo thì nghe tức là Giáo, Giáo chính là năng thuyên. Tiếp là trình bày về bốn Môn của kinh này, lại có hai: 1. Kết thúc phần trước phát sinh phần sau; 2. Chính thức giải thích về bốn Môn. Sở dĩ văn tướng bốn Môn của kinh này không trình bày vòng vo, bởi vì ý chính của kinh này nằm ở khai mở-hiển bày chỉ sơ lược nêu ra bốn tướng, nếu dựa vào quán Môn thì người lợi căn tuỳ theo một câu một kệ thảy đều phát chân, người hàng trung-hạ thực hành cần phải đầy đủ như Trung Luận thuật rộng ra, huống là trong này lại vì phân biệt khác nhau cùng với các giáo. Pháp quán trong Môn đầy đủ như Chỉ Quán, đâu chỉ là văn giản lược trong này. Ba giáo như trước cũng hoàn toàn dựa vào kinh khác, văn tướng có thể thấy. Hai là chính thức trình bày về Thật quán, phân làm ba: 1. Tách biệt giải thích; 2. Từ “Thị thập…” trở xuống là nêu ra tướng mười quán của kinh văn này; 3. Từ “phục thứ…” trở xuống là kết luận gạt bỏ cảm thương than thở. Văn phần một có hai: Một. Chỉ ra Môn sở y; Hai. Chính thức giải thích pháp quán trong Môn, lại có hai: a. Trình bày về pháp quán Hữu Môn; b. Ba môn còn lại sơ lước ví dụ. Phần đầu giải thích về Hữu Môn, lại có hai: 1. Sơ lược nêu ra Môn, đưa ra số; 2. Chính thức giải thích. Văn phần một không đưa ra mà chỉ chú thích là vân vân. Trong chính thức giải thích, có hai: Một. Chính thức giải thích; Hai. Từ “thị danh…” trở xuống là kết thành Thể của kinh. Văn phần một tự phân làm mười. Thứ nhất trong Cảnh, có hai: 1. Đối đãi thiết lập Diệu; 2. Giải thích. Trong giải thích có ba: Một. Thiết lập bốn Đế; Hai. Bao gồm tát cả các tên gọi khác; ba. Kết luận về Môn. Phần một lại có hai: a. Tổng quát nêu ra bốn Đế; b. Tách biệt giải thích. Trong giải thích có hai: Trước là Khổ-Diệt đối lập với nhau, tiếp là Tập-Đạo đối lập với nhau. Phần trước lại có hai: Đầu là Khổ-Diệt, tiếp là Tập-Đạo dung thông nhau, bởi vì tuỳ theo Thể của Khổ-Tập tức là Đạo-Diệt, cho nên đối lập với nhau trình bày về ba giáo khác nhau. Văn phần đầu có hai: 1. Trình bày về Khổ tức là Diệt, nghĩa là sanh tử chính là ba Đế, ba Đế tức là ba Niết-bàn; 2. Dẫn chứng, lại có hai: Một, Dẫn kinh; Hai, Giải thích ý kinh. Nói là bốn Đế không thể nghĩ bàn được, đây là nói về tướng Dung-Tức của bốn Đế mà thôi, không thể trở lại giải thích về Diệt ở câu trước đó vậy. Tiếp từ “Phiền não…” trở xuống là Tập-Đạo đối lập với nhau, lại có hai: 1. Tập đạo; 2. Dùng Khổ Diệt dung nạp lẫn nhau. Phần một lại có hai: Một. Trình bày về Tập tức là Đạo, nghĩa là Tập của phiền não tức là ba Đế, ba Đế tức là ba Trí; Hai. Dẫn chứng cũng có hai: a. Dẫn kinh; b. Giải thích ý kinh. Nói cũng là Khổ-Diệt và một Thật bốn Đế ấy, đây là trình bày về Khổ 02 chẳng khác Tập, Tập là sát na tâm khởi-khổ là một thời kỳ của Báo ấm. Nay một niệm tâm có đủ Khổ-Tập của mười pháp giới, vẫn quán sát tâm này đầy đủ ba Đế, lẽ nào có thể không dùng bốn Đế Tương Tức mà giải thích, vì muốn làm cho người phân biệt biết được tướng trạng, cho nên phân biệt nhận thức sai khác. Tiếp trong phần Phát Tâm vẫn dùng một niệm Vô tác Tứ Đế làm cảnh dựa theo đây mà khởi Đại Bi, văn lại phân làm ba: 1. Chính thức trình bày về hoằng thệ; 2. Từ “Vô duyên…” trở xuống là kết thành Thể của hoằng thệ, gọi là Vô Duyên, không có Thiên-Tiểu lẫn tạp cho nên gọi là thanh tịnh; 3- Từ “Từ thiện…” trở xuống là kết luận Thệ trở thành tướng. Ba là trong phần An Tâm, có ba: 1. Kết thúc phần trước phát sinh phần sau; 2. Chính thức trình bày về pháp an tâm; 3. Từ “Thể sanh tử…” trở xuống là trình bày về hành tướng an tâm. Phần một lại có hai: Một. Kết luận về hai quán trước, thể giải gọi là hiểu rõ Cảnh-phát tâm gọi là hoằng thệ, từ “khởi khả” trở xuống là phát sanh an tâm về sau. Đứng trước hồ nhìn cá đối với Diệu Cảnh trước đây, lẽ nào có thể biết Diệu Cảnh mà không an tâm theo chung hay riêng? Hai. Từ “Lý lương…” trở xuống là đối với phát tâm trước đây lẽ nào có thể phát tâm vĩ đại mà không tu hạnh bổ sung cho nguyện hay sao? Phần hai là chính thức nêu ra pháp có thể an tâm, lại có hai: Một. Pháp; hai. Ví dụ. Trong ví dụ có hai: a. Gạt bỏ không cân bằng chẳng phải là ý văn này; b. Ca ngợi cân bằng phối hợp điều hoà ngang rộng khắp-dọc khắp nơi, hai bánh vòng quanh theo chiều ngang, hai cánh bay khắp theo chiều dọc, đầy đủ như trong Chỉ Quán quyển thứ năm ghi lại. Phần ba trong hành tướng, có hai: Một. Chính thức trình bày về hành tướng; Hai. Từ “Ư nhất tâm…” trở xuống là trình bày về hành tướng thâu nhiếp đầy đủ. Văn phần một ấy, Thể dụng một Chỉ mà ba Chỉ, Đạt Dụng một Quán mà ba Quán, đầy đủ như văn Chỉ Quán quyển thứ ba. Nói thâu nhiếp đầy đủ ấy là sanh tử và phiền não đã không ngoài một niệm, ngay nơi này là Định Tuệ lẽ nào lìa khỏi một niệm, cho nên trong một tâm có đầy đủ năm hành, đầy đủ như quyển thứ bốn trước đây. Bốn là trong phần trình bày về phá bỏ khắp nơi, có ba: Ví dụ- hợp-kết luận. Trong ví dụ có hai: Trước là ví dụ về Đoạn Đức, tiếp là ví dụ về Trí Đức. Nghĩa trong phần hợp lại bao gồm hai Đức, dựa theo Sở phá đạt được tên gọi là Đoạn, dựa theo Năng phá có được tên gọi là trí. Ba từ “Tuy phục…” trở xuống là ý kết luận, lại có hai: 1. Giải thích về Trí-Đoạn không hai; 2. Giải thích về nguyên cớ của Trí-Đoạn không hai. Bởi vì Thể Tức cho nên văn lược bớt, câu “Phiền não tức Bồ-đề” cũng thuận theo có thể hiểu. Năm là trong phần nhận biết thông suốt-bế tắc, có ba: 1. Ví dụ; 2. Hợp lại; 3. Ý kết luận. Trong phần một là ví dụ nói như người đứng đầu quân đội lấy-bỏ vật báu được thích hợp, người mạnh bình yên cho họ là bỏ, người yêu chăm sóc cho họ là lấy, bình yên ấy là Quốc Ngữ nói rằng dẹp yên lời vu cáo đó gọi là Chỉ. Trong Tả Truyện nói qua lại yên ổn mà rút lui. Tranh chấp mà hai bên rút lui cho nên nói là qua lại yên ổn. Nay nói người mạnh thì dừng lại và rút lui, người yếu thì yên ổn mà tiến lên, cho nên bế tắc cái mạnh mà thông suốt cái yếu thuận theo tiến lên thông suốt mà lùi lại bế tắc. Trong phần hai là hợp lại vẫn dựa theo một niệm mà luận về mạnh yếu. Trong phần ba là kết luận, có ba: Một- Dựa vào Môn theo chiều dọc để luận về một niệm; hai. Từ “Tiết tiết…” trở xuống là chính thức kết luận để so sánh; ba. Từ “Nhược bất…” trở xuống là kết luận về mất, nếu như không có thể kiểm chứng so sánh từng đoạn một thì không những là hạnh không thể tiến tới mà lý giải cũng không có cho nên nói là mất. Sáu là trong phần Đạo Phẩm, có ba: 1. Chính thức trình bày về bốn niệm; 2. Trình bày về phá trừ điên đảo có đủ các phẩm; 3. Kết thành khô-vinh. Trong Niệm Xứ có đủ Đạo Phẩm cho đến tất cả các pháp. Nói là trong Niệm Xứ, đây là vốn có dựa theo hành tướng thâu nhiếp của Đạo Phẩm, vậy thì trong niệm xứ đầy đủ các phẩm, phẩm còn lại cũng như vậy. Đạo Phẩm là môn có thể hướng đến Niết-bàn, hạnh pháp ba Giải thoát là môn có thể thông đến Niết-bàn, cùng là Chánh Hạnh, tất cả các pháp là pháp hỗ trợ chánh đạo thâu nhiếp đưa vào Chánh Đạo. Phần ba từ “Hựu như Niết-bàn…” trở xuống là tiếp tục kết luận về khô-vinh, như trong văn. Bảy là trong phần trình bày về Trợ Đạo vốn là Đối trị sự chướng, nay dùng lý quán là thế nào? Trong này dựa theo Đệ nhất nghĩa Đối trị cho nên nói như vậy. Nếu sự chướng dấy lên thì nên quán sát Đế lý, sanh tử phiền não chính là Niết-bàn Bồ-đề, cho nên có thể Đối trị được sự chướng. Phần vị của Lục Tức dựa theo lý nhất tâm, sanh tử phiền não có thể biết. Chín là trong phần An Nhẫn, có hai: 1. Thiết lập chung; 2. Tách biệt giải thích. Có năng lực thường nhất tâm an trú nơi Diệu Cảnh cho nên có mười cảnh như vậy phát sinh. Mười là Ly Ái, phân làm bốn: 1. Trình bày về pháp tương tự dấy khởi; 2. Từ “Tương tự…” trở xuống là trình bày về Đảnh Đoạ; 3. Từ “Thử ái…” trở xuống là trình bày về ly ái đi vào phần vị; . Từ “Quán sanh tử…” trở xuống là trình bày về phần vị đã chứng được pháp. Tiếp là kết thành Thể của kinh. Tiếp theo ba Môn ví dụ có thể thấy. Tiếp là dẫn kinh này trình bày về tướng của pháp quán. Nhưng Chỉ Quán ấy hạn chế dẫn ra Đại xa, nay dẫn không tập trung vào một Bộ, nơi kia làm thành 0 quán-ở đây chỉ ca ngợi về Giáo, lại có hai: 1. Chính thức dẫn ra; 2. Từ “Thị thập…” trở xuống là kết luận ví dụ, ý rộng mà lời ít nên phải suy nghĩ! Ba là trong phần kết luận gạt bỏ cảm thương than thở, có ba: 1. Kết luận gạt bỏ; 2. Cảm thương than thở; 3. Chỉ ra rộng rãi. Phần một lại có hai: Một, Kết luận ý này; Hai, Từ “Cố phi…” trở xuống là gạt bỏ. Văn phần một, đầy đủ như mười sáu Môn trước đây, mười quán trong từng môn từng môn tức là ý đó. Văn gạt bỏ có thể biết. Tiếp từ “Thế nhân…” trở xuống là trong phần cảm thương than thở, có ba: Một, Cảm thương; Hai, Than thở; Ba, Lợi ích. Văn phần một có hai: Pháp-ví dụ. Pháp như trong văn. Trong ví dụ nói không biết vun vén không biết lo xa ấy, mượn ví dụ trong Đại Kinh trách mắng người coi trọng đọc hiểu. Đại Kinh thứ ba nói: “Ca-diếp chất vấn Đức Phật: Thưa nếu Như Lai là thường sao không thường hiện hữu? Đức Phật bảo với Ca-diếp: Ví như Trưởng giả có rất nhiều trâu bò, hình sắc tuy là nhiều loại, nhưng mà cùng chung một đàn, giao cho người chăn giữ để dẫn đến nơi có đồng cỏ và nguồn nước, chỉ vì Đề hồ chứ không mong cầu nhũ-lạc. Người chăn giữ đàn trâu vun vén rồi tự nuôi sống, Trưởng giả mạng chung, cả đàn trâu vốn có đều bị bọn giặc cùng nhau cướp đi. Giặc cướp được trâu rồi, không có tay của người nữ, thì tự mình vắt sữa trâu, có được rồi tự mình làm ra mà ăn. Lúc ấy bọn giặc đều nói với nhau rằng: Vị Đại Trưởng giả kia, nuôi dưỡng đàn trâu này, không mong cầu nhũ-lạc, mà chỉ vì Đề hồ. Chúng ta bây giờ tìm cách nào để có được mùi vị Đề hồ ấy nhỉ? (Trong Chỉ Quán ký chú giảng đầy đủ). Nói đến vị Đề hồ ấy, gọi là mùi vị thượng hạng đệ nhất của thế gian, chúng ta không có tài năng đức hạnh, giả sử có được đi chăng nữa, cũng không biết sử dụng sao cho đúng? Lại nói với nhau rằng: Chỉ có túi da, có thể chứa đựng được. Tuy là có nơi chứa, mà không biết lo xa nghĩ rộng, thì sữa hãy còn khó có được, huống là bơ sống. Lúc bấy giờ bọn giặc, lấy vị Đề hồ, dùng nước đổ vào. Bởi vì thêm nước, nên nhũ-lạc-Đề hồ, tất cả đều mất đi. Phàm phu cũng như vậy, tuy là có thiện pháp, nhưng đều là Chánh Pháp còn lại của Như Lai. Tại vì sao? Bởi vì sau khi Như Lai nhập Niếtbàn, hạng phàm phu trộm lấy thiện pháp của Như Lai để lại, như giới định tuệ, giống như bọn giặc cướp kia cướp đi đàn trâu, tuy là có được trâu, nhưng không có phương pháp. Bởi vì nghĩa này, cho nên không có năng lực gặt hái được Thường-Lạc-Ngã-Tịnh, Thường-Giới-Định-Tuệ. Lại vì Giải thoát, nói rằng Ngã-Nhân-Chúng sanh…, như thêm nước vào, lấy Phi Tưởng làm Niết-bàn, như mất đi vị Đề hồ, dùng ít phạm hạnh được sanh lên cõi trời, như thêm nước vào nhũ-lạc…”. Tiếp từ “Nhược thức…” trở xuống là trong phần than thở, có hai: Một, Than cho giáo pháp không thiếu; Hai, Từ “Bán như ý…” trở xuống là than cho hoằng pháp không thích ứng. Văn phần một, mười sáu Môn này, từng môn từng môn quán pháp, bao trùm khắp tất cả, đương nhiên ngoài giáo pháp này ra, không có gì cần thiết hơn, không giống như người giảng giải, nước sữa hãy còn khó có được. Văn phần hai, nay một người hoằng pháp, Đại-Tiểu cùng thiết lập, hoặc lấy Tiểu hỗ trợ cho Đại, hoặc khai mở Tiểu ngay nơi Đại, hoặc phá bỏ Tiểu trình bày Đại, hoặc dùng Tiểu đối chiếu Đại, vậy thì thiếu-đủ đều mở rộng làm cho lớn mạnh, Quán và Giáo cùng thiết lập. Nay dùng Quán thiếu-đủ này giải thích để giúp cho người mà người không có được để dùng, nói rằng mình vì sao phải ân hận? Ân hận là rất đau buồn mà than thở chứ không phải là tiếc rẻ. Nói là một nữa hạt ngọc như ý- cả một hạt ngọc như ý ấy, cuối quyển thứ năm nói Bán Như Ý Châu thì lấy năm Diệu trong Tích làm Bán, ở đây giải thích toàn bộ mười pháp quán của Viên Môn, nói Bán-Toàn ấy cho đến Thiên Môn thì gọi là Bán, Viên Môn là Toàn. Vì vậy văn nói bốn Môn của Tiểu thừa và bốn Môn của Đại thừa, tên gọi như nhau mà ý nghĩa khác nhau cho nên không thể ví dụ như trước. Từ “Tuy vô…” trở xuống là lợi ích bé nhỏ. Ba từ “Chỉ quảng…” trở xuống có thể biết. Văn ấy là hiển bày về hành giả độn căn nên trong mỗi một văn đều cần phải trước tiên trình bày về ngang-dọc, tiếp là trình bày về không hai. Trong này trực tiếp trình bày về một niệm một trần tức là có đủ ngang-dọc thì không thể mở rộng tất cả cho nên dựa vào văn ấy. Nếu như hiểu được ý thì thấy văn tóm lược này có thể hiển bày rõ văn mở rộng kia.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20