PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA THÍCH THIÊM

SỐ 1717

QUYỂN 09

Đời Đường, Thiên Thai Sa Môn Trạm Nhiên thuật

Tiếp đến trong phần trình bày về Tuệ Thánh hạnh, có hai:

  1. Nêu ra xếp loại.
  2. Giải thích.

Trong giải thích chỉ giải thích về bốn loại Tứ Đế chứ không tiếp tục phân định khai mở, ấy là hai hạnh trước đây cùng thuộc về ngoại phàm, tuy phân rõ nông, sâu mà sơ Tâm lập Tín thì cần phải trình bày theo mức độ đậm nhạt để nêu rõ chí hướng cao xa và to lớn. Nay Tuệ Thánh hạnh bắt đầu từ Sơ Trú cuối cùng đến Sơ Địa thực hành tự mình chứng đạt cho nên không cần phải phân định, vả lại trải qua địa vị từ đầu đến cuối đi sâu vào nghĩa lý giống như bốn Giáo đã tương xứng với phân định, Sơ Địa chứng đạt như nhau nên nghĩa lý thích hợp với khai mở, vì vậy hạnh này không cần phải phân rõ về khai mở. Nếu muốn phân định là Trú Tiền như vị Nhũ, thì bốn loại như sanh diệt giống như bốn vị sau. Nói khai mở, ấy là lúc đến Sơ Địa thì các hạnh Địa Tiền đều hòa vào biển Tát-bà-nhã của Sơ Địa, thay đổi thành vô duyên đối với tất cả pháp tướng, đầy đủ như sau phân rõ. Nay bốn loại Tứ Đế này tuy cùng thuộc về Biệt giáo, nhưng đã dựa theo bốn loại như sanh diệt từ đầu đến cuối phân định về Nhất giáo, thì Biệt giáo Bồ tát ngay nơi tự hành này mà dùng làm hóa tha, cho nên trong Thập Hạnh theo chiều ngang phân rõ bốn loại này đều là làm lợi ích cho chúng sanh. Vì lẽ đó bốn tướng đều dựa theo giáo kia mà làm thành tướng trạng, cho nên đầu tiên cùng giáo Sanh diệt trình bày về Từ bi, sáu độ ở trong Đạo Đế. Tiếp theo là Từ bi, sáu độ trong Vô lượng Vô sanh trình bày ở sau Diệt Đế. Tiếp trong Vô tác ở sau Tứ Đế sơ lược nói Vô Duyên Từ bi và trình bày thâu nhiếp các Độ cho đến xa lìa bố úy đạt được hai mươi lăm Tam muội. Vả lại, trong bốn loại đều lấy Khổ Đế – Tập Đế cùng Khổ trước tập sau, Đạo Diệt cùng lấy Đạo trước Diệt sau. Nguyên cớ vì sao như vậy? Bởi vì bốn trí Sanh diệt tuy có khéo, vụng mà không loại nào không phát khởi bắt đầu đều biết Khổ đoạn Tập, trước tiên tu tập nhiều đạo pháp sau mới đạt được Niết-bàn, cho nên cùng với nghi thức thông thường đã nêu ra hơi khác biệt. Sanh diệt Bồ tát đã không đoạn Hoặc, cho nên trong Đạo Đế có đủ các nguyện hạnh; Vô sanh, Vô lượng đều đã đoạn Hoặc thì mới chính là hướng về khó khăn, Vô tác đã thuộc về Sơ Địa, đã chứng đạt được cho nên nguyện mãn, tạm thời lược qua không luận về Chân Như phần, mãn phần có đủ các hạnh, vì vậy ở đây chỉ trình bày rộng về thâu nhiếp. Nếu luận chung về nguyện thì mới hoàn toàn thuộc về Giới Thánh hạnh là thứ nhất. Phần tiến trong này, vốn là phần chứng như vậy. Nay đầu tiên trình bày về Sanh diệt Tứ Đế tự phân làm bốn văn không như nhau. Thứ nhất là Khổ Đế, Thể của Khổ luôn luôn làm cho sự việc bị bức não thúc bách không được tự tại, ba khổ, tám khổ rộng ra như trong phần Thánh hạnh của Đại Kinh trình bày, đều có thể thấy vốn là pháp biểu hiện rõ ràng cho nên nói là hiện tướng. Tam giới đều là khổ không ra ngoài ba khổ này cho nên nói là ba Khổ, ba khổ như Chỉ Quán quyển thứ bảy ghi lại. Bởi vì không khởi lên mê mờ đắm trước y, chánh ấy, trong này sợ rằng thừa chữ “không” (Bất). Trong Tuệ của Tập Đế này trước tiên trình bày về ba ác bởi vì mê muội y, chánh. Tiếp là trình bày về ba thiện là dựa vào thông hiểu nhân quả thế gian rồi cho nên không làm mười điều ác và mười điều thiện, thiện và ác đều là tướng của sự sinh trưởng cho nên biết rằng thừa chữ “không”. Từ “Chung bất” xuống đến “Tà tịch thất chân” là trình bày về Thập thiện nghiệp đạo, dùng một chữ “Chung bất” kèm theo xuống các câu dưới, “Chung bất” có nghĩa là chung quy không… Chung quy không giết hại người khác để mình sống, là không giết hại. Chung quy không cướp của người khác để lợi cho mình, là không trộm cắp. Chung quy không đam mê say đắm bất tịnh, là không dâm dục. Chung quy không che giấu quanh co cầu sự thẳng thắn, là không nói dối. Chung quy không rời xa, hợp lại thậm chí vinh nhục, là không nói hai lưỡi, nghĩa là chia lìa thân mật, hợp lại oán thù ngăn cách vinh quang tạo thành nhục nhã. Chung quy không nịnh hót bên trong bợ đỡ bên ngoài, là không nói lời thêu dệt, thiếu không nói lời thô ác bởi vì trong hai lưỡi đã gồm đủ. Chung quy không dẫn lối hưởng thụ quá mức, là không tham. Chung quy không phóng túng ác hiểm làm tổn thương người, là không sân. Chung quy không tà vạy kỳ quái sai sự thật, là không tà kiến. Tướng các loại sinh trưởng ấy là bởi vì do Tập cho nên khôi phục đến đời sau, vì vậy gọi là sinh trưởng. Bởi vì Tập mà luân hồi cho nên gọi là chuyển. Khắp nơi có nhân khởi lên cho nên nói là tướng của hai mươi lăm quả báo trong Tam giới. Trong Tuệ của Đạo, Diệt Đế cùng nói là loại trừ tướng, ấy là loại trừ tướng của Diệt này, Khổ Tập là đối tượng loại trừ, Đạo là chủ thể loại trừ, Diệt là loại trừ xong cho nên không còn là chủ thể, thuận theo đối tượng diệt trừ làm tên gọi cho nên nói là loại trừ tướng. Tiếp trong phần Vô sanh, văn có hai: 1. Tứ Đế; 2. Nguyện hạnh. Trong Tứ Đế tự phân làm bốn; mỗi phần đều có nêu ra và kết luận, văn tướng dễ dàng biết được. Từ đây về sau không tiếp tục phân chia đưa ra bởi vì mỗi một phần đều có pháp, ví dụ như nhau có thể thấy. Trong Diệt nói nếu có một pháp hơn được Niết-bàn thì Ta cũng nói pháp ấy như huyễn như hóa, ấy là Đại Luận quyển thứ năm mươi dẫn Kinh nói: “Các Thiên Tử trong tâm nghĩ rằng nên là người như thế nào để nghe những gì mà Tu Bồ-đề giảng giải”? Tu Bồ-đề biết tâm niệm của các Thiên Tử nên nói rằng: Người như huyễn nghe pháp Ta, nên dùng người như vậy mà nghe, không phân biệt không nghe thấy, không nhận biết không chứng đạt. Tu Bồ-đề nói: Ngã như huyễn hóa thậm chí cái biết cái thấy cũng như huyễn như hóa, trải qua tất cả các pháp ngay cả Phật cũng như huyễn hóa, pháp Niết-bàn cũng như huyễn hóa”. Luận giải thích rằng: “Trong tất cả chúng sanh thì Phật là đệ nhất, trong tất cả các pháp thì Niết-bàn là đệ nhất. Nghe thấy hai sự việc này như huyễn thì kinh ngạc nghi ngờ, nói là Tu Bồ-đề giảng giải sai làm cho người nghe lầm lỡ, vì vậy lại hỏi Tu Bồ-đề. Tu Bồ-đề nói: Bởi vì hai pháp đều từ pháp hư vọng mà sanh ra, pháp là nhân duyên không có gì chắc chắn thật sự. Tu Bồ-đề khởi lên nghĩ rằng: Giả như khiến cho có pháp thù thắng hơn hẳn Niết-bàn cũng có thể làm cho như huyễn, huống là Niết-bàn. Niết-bàn là tất cả pháp diệt, vì vậy không có pháp nào hơn được Niết-bàn. Hỏi: Nếu không có pháp nào hơn được Niết-bàn, thì tại vì sao nói nếu có pháp nào hơn được Niết-bàn cũng như huyễn hóa vậy? Đáp: Tất cả ví dụ về pháp hoặc là thật sự hoặc là giả thiết, như Phật thuyết rằng: “Nếu như khiến cho cây cối hiểu được lời Ta nói thì Ta cũng nói khiến cho đạt được Tu đà hoàn”. Nhưng cây cối không hiểu lời nói ấy, Phật vì giải thích nói với con người nên dẫn ra ví dụ này mà thôi. Vả lại, Tu Bồ-đề muốn dẫn ra năng lực vĩ đại của Bátnhã, cho nên nói giả sử có pháp hơn được Niết-bàn thì dùng năng lựcbốn trí tuệ cũng có thể phơi bày chân tướng cho nên nói là như huyễn”, trong hoằng thệ dựa theo Đạo nói rằng như tầng cây giữa hư không, thì trong Đại Luận dẫn Kinh nói: “Xá-lợi-phất thưa với Đức Phật: Các vị Bồ tát này đã nói nếu như có thể hiểu được thì có công đức to lớn. Tại vì sao? Bởi vì các vị Bồ tát này thậm chí nghe được tên gọi của họ còn đạt được lợi ích to lớn, huống là nghe những điều họ đã nói ấy. Thưa Đức Thế Tôn! Giống như người trồng cây không nhờ vào đất mà muốn làm cho cây đó có thể sinh ra rễ thân càng lá thành tựu hoa trái, là điều khó có thể có được. Tánh tướng các hành cũng lại như vậy, không trú vào tất cả các pháp mà trú vào sanh tử, không trú vào giống như hư không, trú vào sanh tử giống như gieo trồng”. Nay văn cũng như vậy, tuy biết rằng Đạo không có năng trị, sở trị, năng độ, sở độ, mà luôn luôn tu Đạo để sửa trị Khổ Tập, bởi vì lợi ích cho chúng sanh thì năng sở đều trống rỗng mà sửa trị mà hóa độ đều như huyễn hóa, cho nên không có gì đạt được. Vì vậy Bồ tát dùng pháp môn như huyễn hóa phá bỏ mê hoặc như huyễn kia, dùng Đại Bi như huyễn làm lợi ích cho hàm thức như huyễn, công đức Tự Tha hoàn toàn thuộc về Niết-bàn như huyễn đạt được điều không có gì đạt được. Tiếp trong phần Vô lượng, có hai: 1. Tứ Đế; 2. Hoằng Thệ. Trong phần Tứ Đế có ba: Một. Cùng với Tiểu thừa so sánh phân rõ; Hai. Từ “Thử tuệ…” trở xuống là chính thức giải thích; Ba. Từ “Nhị thừa…” trở xuống là so sánh gạt bỏ Nhị thừa để hiển bày chân chánh. Văn phần một có hai: Trước là dẫn Kinh; tiếp từ “Nhược thị…” trở xuống là giải thích ý Kinh. Văn phần đầu là trước Ca-diếp chất vấn, tiếp là Phật trả lời. Trong chất vấn nói những điều không thuyết ra ấy như quốc độ khắp mười phương, như Chỉ Quán quyển thứ bảy ghi lại. Tiếp là Tứ Đế như văn. Trong phần hiển bày chân chánh, mạch đập là Khổ, căn bệnh là tập, thuốc men là Đạo, khởi bệnh là Diệt. Lại nói bắt mạch ấy là tổng quát đưa ra phương pháp chữa bệnh, kiến thức về bệnh như trong Chỉ Quán là biết bệnh, tinh thông về thuốc như trong Chỉ Quán là kiến thức về thuốc, được khỏi bệnh như trong Chỉ Quán là trao cho thuốc. Tiếp trong phần hoằng thệ cùng các hành thành tựu các loại chúng sanh, làm thanh tịnh các loại Phật độ như Chỉ Quán quyển thứ hai ghi lại. Nói một cách tổng quát là Tuệ trong Vô lượng Tứ Đế đầy đủ như thuận theo không đi vào Giả vạch trần chân tướng của tất cả các pháp. Tiếp trong phần Vô tác chỉ nói Khổ Tập tức là Đạo Diệt, ấy là từ lúc phát tâm đến nay có ai không vì đoạn trừ phiền não sanh tử tu tập nhiều Phật pháp để mong cầu đạo Vô thượng ? Nhưng ý giáo này biểu đạt Thể của Đạo Diệt, là ở trong sinh tử phiền não, cho nên nói mong cầu từ trong tâm hành của chúng sanh, đây là “thật tri chân đoạn diệu tu lý chứng”, vì vậy biết theo thời gian thì Hạnh – Trú hành hãy còn mê muội, Hồi Hướng biết phần ít, Sơ Địa chứng một phần, chính là ý đó vậy. Trong đó có hai: 1. Chính thức giải thích về Tuệ Tứ Đế; 2. Từ “Như thử…” trở xuống trình bày về quán thành tựu có đủ các hạnh nguyện. Văn phần một có hai: Một. Tổng quát thiết lập; Hai. Từ “Đại Kinh…” trở xuống là giải thích. Trong giải thích lại có ba: 1. Giải thích về loại trừ nhân duyên mê hoặc; 2. Từ “Nhược thị…” trở xuống là giải thích thành tựu bốn loại; 3. Từ “Đại Kinh…” trở xuống là giải thích về Vô tác. Văn phần một có hai: Một. Giải thích; Hai. Tương tức. Phần một lại có hai: Trước là mê muội; tiếp là loại trừ. Văn phần đầu ấy tức là Khổ Tập. Nói là ngọc quý ở trên thân thể…, ấy là phẩm Như Lai Tánh trong kinh Niết-bàn thứ tám nói về ví dụ, như nhà vua có Đại lực sĩ ở giữa lông mày có hạt ngọc kim cang, cùng với các lực sĩ đấu sức va chạm vào nhau nên ngọc quý ẩn vào trong da; vì không tự biết là ngọc châu hãy còn ở đó, nơi ấy có vết thương nên lệnh cho thầy thuốc cần phải chữa trị, thầy thuốc giỏi về phương pháp thuốc men biết rằng vết thương là do ngọc châu lặn vào, ngọc châu đó lặn vào da liền làm cho chỗ ấy sưng tấy. Thầy thuốc hỏi ngọc chân trên trán lực sĩ giờ ở đâu? Lực sĩ kinh hãi trả lời ngọc châu trên trán không có ư, mong rằng chẳng phải là huyễn hóa, vì thế là kêu khóc. Thầy thuốc an ủi lực sĩ không nên sầu khổ, bởi vì lúc đánh nhau ngọc quý ẩn vào thân thể, nay ở trong da ảnh hiện ra bên ngoài, lúc đánh nhau vô cùng gay gắt nên không biết ngọc châu lặn vào bên trong. Lực sĩ không tin mà lại trách rằng thầy thuốc lừa dối. Thầy thuốc bảo cầm gương mới tự mình trông thấy ngọc châu. Vết thương do đánh nhau như Tập, lặn vào thân thể như Khổ, gương là dụ cho Đạo, ngọc châu dụ cho Diệt, nhưng có ưu bi giống như chỉ có ba khổ, không còn hoan hỷ giống như không có sự hiểu biết đầy đủ. Nếu hiểu rõ vết thương trên thân thể chính là Thể của ngọc châu ấy, thì biết Khổ Tập tức là pháp tánh, bởi vì không biết cho nên chỉ có Khổ Tập. Từ “Đạo Diệt…” trở xuống là Tương Tức có thể biết, mê muội và hiểu biết ở nơi Thể của con người luôn luôn chính là nhau. Tiếp là giải thích về bốn loại, Thể đã là Tương Tức, tuy lại gọi là bốn mà Thể thật sự chẳng phải là bốn, cho nên nói bốn chẳng phải là bốn vậy. Tứ Đế viên dung chỉ là một Thật, trong đó có hai: 1. Chính thức trình bày về Thể tức của Tứ Đế; 2. Từ “Tứ ký phi tứ Vô lượng…” trở xuống là dung thông Địa Tiền. Phần một như văn. Văn phần hai lại có hai: Một. Dung thông; Hai. Kết luận thành tựu ba đế. Văn phần một là thu nhận các hành Vô lượng của Địa Tiền cũng chẳng phải Vô lượng, đâu chỉ là Vô lượng cũng chẳng phải Vô lượng mà trú trong Không cũng chẳng phải Không. Tiếp từ “Hà đản…” trở xuống là kết luận thành tựu ba đế, trước là kết luận, tiếp là dẫn chứng. Văn phần đầu là thu nhận hai đế trước chẳng phải là hai đế cho nên thành tựu Trung đạo cùng mất đi, cùng soi chiếu tức là kết luận thành tựu ba đế. Cả hai chẳng phải tức là mất Không, mất Giả, 2 gọi là Tịch. Đích thực đi vào chỉ là đi vào Trung đạo cho nên gọi là Chiếu. Mà lại mất đi, mà lại soi chiếu cho nên nói là cả hai lưu thông. Không giống như Thông giáo chỉ có Không thiên về Giả mà thiết lập tên gọi cả hai lưu thông, kết hợp mà nói thì bốn Giáo đều có phần vị của cả hai lưu thông mà hành tướng khác nhau. Tiếp là dẫn văn Đại Phẩm, trước là dẫn văn, tiếp từ “Tịch diệt…” trở xuống là giải thích ý kinh. Văn phần đầu tức là ba trí hiển bày mất đi và soi chiếu trước đây, văn kinh đầu tiên tổng quát nêu ra Nhất Thiết Chủng trí tức là tướng tịch diệt, tiếp từ “Chủng chủng…” trở xuống là văn giải thích trong Luận, gọi là Nhất Thiết Chủng trí ấy là kết luận. Tiếp từ “Tịch diệt tướng” đến văn này là giải thích ý kinh. Ngăn chặn và lưu thông là dựa theo trí Dụng, mất đi và soi chiếu là dựa theo trí Thể. Từ “Vô tâm…” trở xuống là chuyển sang giải thích về trí Thể, trí Thể thành tựu không cần phải tác ý mất đi và soi chiếu mà luôn luôn nhậm vận mà lặng lẽ mà nhận biết, lặng lẽ tức là mất đi, nhận biết tức là soi chiếu, dựa vào nghĩa theo thứ tự thì thuộc về Sơ Địa, nghĩa không theo thứ tự thì cần phải trình bày về sáu Tức. Từ “Đại Kinh vân” trở xuống là giải thích trong Vô tác nói Vô Khổ, Vô Đế là Thật, ấy là kinh Niết-bàn quyển mười hai nói: “Pháp chân thật tức là Như Lai hư không, Phật tánh. Văn Thù hỏi rằng: Nếu là như vậy thì Như Lai hư không cùng với Phật tánh có gì sai biệt? Đức Phật dạy: Có Khổ, có Đế, có Thật cho đến Đạo cũng như vậy. Này người thiện nam! Như Lai chẳng phải Khổ, chẳng phải Đế là Thật, hư không Phật tánh cũng như vậy, Khổ chỉ là Tục, Đế chỉ là Chân, Thật chỉ là Trung”. Nay thuận theo thù thắng để giải thích chỉ nói là Thật, các pháp đều như vậy thì gọi là Vô tác. Vì vậy Kinh lại nói: “Lại nữa, này người thiện nam! Nói là chân thật tức là Như Lai, Như Lai ấy chính là chân thật; chân thật ấy tức là hư không, hư không ấy chính là chân thật, chân thật ấy tức là Phật tánh, Phật tánh ấy chính là chân thật”. Vì vậy biết rằng hư không Phật tánh chỉ là tên gọi khác của Trung đạo thôi, Tứ Đế đều là Thật cho nên là Vô tác. Tiếp trong phần trình bày về nguyện hạnh quán sát thành tựu có đủ các pháp, có ba: 1. Sơ lược dẫn ra; 2. Dẫn kinh Địa Trì giải thích rộng về xa lìa năm sự bố úy; 3. Dựa theo Đại Kinh giải thích rộng về hai mươi lăm Tam muội. Văn phần một lại có bảy: Một. Trình bày về đạt được Vô Duyên Từ bi; Hai. Từ “Tu Sắc…” trở xuống là trình bày vốn có Đạo Phẩm; Ba. Từ “Biến xả…” trở xuống là trình bày có đủ các Ba-la-mật; Bốn. Từ “Tu thử…” trở xuống là kết luận tên gọi của Địa xa lìa năm sự bố úy; Năm. Từ “Đắc nhập…” trở xuống là trình bày có đủ hai mươi lăm Tam muội; Sáu. Từ “Ngã tánh tức thật tánh…” trở xuống là trình bày có đủ bốn Đức. Văn phần một nói Vô duyên Từ bi, Từ vốn có ba loại cũng thuận theo thù thắng giải thích cho nên nói là Vô duyên, đầy đủ như Chỉ Quán quyển thứ sáu ghi lại. Văn phần hai nói hết thảy Đạo phẩm không có gì không đầy đủ, ấy là chỉ đầy đủ niệm xứ bất tư nghị thì tất cả các pháp ở trong niệm xứ không có pháp nào không đầy đủ. Nay trong bốn niệm xứ này chỉ đưa Thân niệm xứ, ba niệm xứ còn lại sáu khoa khác đều lược qua, Khô – Vinh như Chỉ Quán quyển thứ bảy ghi lại. Trong phần ba có đủ các Độ, nếu hợp mười làm sáu trở thành sáu độ Vô tác, như Chỉ Quán quyển thứ hai ghi lại. Lúc ấy tu bây giờ chứng, Thủ Lăng Nghiêm ấy, đầy đủ như Chhỉ Quán quyển thứ nhất và thứ hai ghi lại. Tám tự tại ấy,trong Đại Luận gọi là tám thần biến, trong Đại Kinh gọi là tám tự tại Ngã. Nói là thần biến, thì không có mà bỗng nhiên có, có mà lại bỗng nhiên không có. Nói là tự tại, thì không tìm cách mà vận dụng tất cả không chướng ngại gì, cho nên cùng với Đại Luận nghĩa đồng mà tên gọi hơi khác. Nay lược nêu ra kinh Luận để hiển bày tướng trạng. Nói về tám thần biến ấy: 1. Có thể nhỏ; 2. Có thể lớn; 3. Có thể nhẹ nhàng; . Có thể tự tại; . Có thể có chủ; 6. Có thể đến nơi xa; 7. Có thể chấn động mặt đất; . Có thể tùy theo ý muốn đều thực hiện được. Nói làm cho nhỏ lại, là khiến cho thân mình, thân người và thế giới cùng thu nhỏ lại giống như hạt bụi, làm cho lớn lên và cử động nhẹ nhàng theo giải thích có thể biết. Nói làm cho tự tại, nghĩa là lớn nhỏ dài ngắn tự nhiên. Nói là có chủ, là hiện làm người nổi tiếng mà tâm không hề rời khỏi vị bốn trí. Nói là đến nơi xa, có bốn loại: Một là bay đến, hai là ẩn nơi này hiện ra nơi khác, ba là không hướng đi mà đến, bốn là trong một niệm đi khắp nơi mười phương. Nói là chấn động mặt đất, nghĩa là sáu loại chấn động và mười tám tướng chấn động. Nói là tùy theo ý muốn, là một thân hay nhiều thân, đi xuyên qua tường vách núi non, bước trên lửa nước, nhảy giữa hư không, bốn đại chủng làm thành lẫn nhau… tám tự tại ấy là trong Đại Kinh quyển hai mươi nói: “1. Có thể chỉ ra một thân hay nhiều thân số như vi trần; 2. Dùng thân vi trần làm đầy đại thiên thế giới; 3. Dùng thân đại thiên cử động nhẹ nhàng đến nơi rất xa; 4. Hiện bày Vô lượng chủng loại có thể ở cùng một quốc độ; 5. Các căn sử dụng lẫn nhau; 6. Đạt được tất cả các pháp mà không nghĩ đến pháp nào; 7. Thuyết một bài kệ trải qua Vô lượng kiếp; . Thân như hư không còn, mất tùy ý thích hợp không thể đối chiếu khảo sát cùng tận”. Trong phần bốn trình bày về đạt được tên gọi: Một là kết luận tên gọi của Địa; hai. Trong phần xa lìa sự bố úy, lại có hai: Trước là sơ lược nêu ra để xếp loại, tiếp từ “Đại Kinh…” trở xuống là giải thích. Dùng những ý trong Đại Kinh để nói rõ văn này, nhưng tên gọi của xa lìa bố úy thật sự nối thông với Đại – Tiểu. Bởi vì ba bậc Bồ tát lúc đạt đến Thánh vị đều có năng lực xa lìa năm sự bố úy, Bồ tát Tam Tạng giáo đến tăng kỳ thứ ba thì có thể xa lìa bố úy, vì vậy ở đây nối thông với Đại – Tiểu. Như trong Tạp A Hàm cũng nói “thành tựu bốn Lực xa lìa năm sự bố úy”, tên gọi của năm sự bố úy cùng với kinh Địa Trì giống nhau. Nói là bốn Lực: 1. Giác lực; 2. Tiến lực; 3. Vô tội lực; . Tứ nhiếp lực. Nói là Giác lực, thì thiện và bất thiện, tội và không tội, tiếp cận tập khí và không tiếp cận tập khí, pháp thấp kém hay pháp thù thắng, pháp phân biệt hay pháp vô phân biệt. pháp duyên khởi hay pháp chẳng phải duyên khởi, đều biết đúng như thật thì gọi là Giác Lực. Tinh Tiến Lực nghĩa là bốn Chánh cần. Vô Tội Lực gọi là ba nghiệp không có gì sai lầm. Tứ Nhiếp Lực nghĩa là ái ngữ. bố thí… Nếu phân rõ khác nhau, thì tên gọi đó tuy giống nhau, mà phạm vi rộng hẹp, khéo vụng, ngắn dài, cong thẳng không thể không có sai biệt. Tiếp là giải thích về ý Đại Kinh, mỗi một loại đều trước tiên đưa ra kinh; “Nếu nói…” là dẫn từ kinh, Nói “tức không có…” là giải thích, và có thể thấy về sau văn lại có kinh Địa Trì cùng Chương An giải thích riêng, cho nên không tiếp tục luận bàn quanh co về Tam muội, ba thân – bốn đức… Tiếp là dẫn kinh Địa Trì cùng giải thích rộng ra, trong đó lại có hai: 1. Dẫn kinh Địa Trì; 2. Giải thích riêng văn phần một lại có hai: Một. Kinh Địa Trì; Hai. Dẫn kinh Địa Trì và luận Địa Trì như nhau. Trong văn phần một nói Chúng cụ, nghĩa là cung cấp những thứ cần thiết cho thân. Nói rằng có ác danh thì đối với người khác có mong cầu nhưng không có thể lợi ích cho người khác, cho nên không có mong cầu lợi ích mà thường xa lìa ác danh ấy, Ngã Kiến là Kiến Hoặc, Ngã Tưởng là Ái Hoặc, hai Hoặc nếu không có cho nên xa lìa nỗi sợ hãi cái chết. Phần vị này chắc chắn sanh vào cõi Thật Báo, còn không có phương tiện và Tiểu thừa ác đạo, huống là có ác đạo của bốn Thú giới nội hay sao? Đại chúng sợ hãi có thể biết. Tiếp là kinh Địa Trì và luận Địa Trì như nhau, lại có hai: 1. Dẫn ra như nhau; 2. Từ “Thập Địa…” trở xuống là dùng Luận liệu giản về ba nghiệp. Đầu tiên nói là như nhau, ấy là giống như phẩm Địa Trì trong kinh Hoa Nghiêm. Kinh giải thích đầu tiên trong Hoan Hỷ Địa xa lìa năm sự bố úy rằng: “Bồ tát này xa lìa Ngã tướng cho nên thân hãy còn không tham, huống là những vật sử dụng, vì vậy không có gì không thật sự sợ hãi. Lại dấy lên nghĩ rằng: Nếu mình chết rồi mà sanh ra chắc chắn được thấy chư Phật Bồ tát, cho nên không còn sợ hãi ác đạo. Chí nguyện sở thích của mình không có gì sánh bằng, huống là có hơn hẳn ư? Vì vậy không còn sợ hãi uy đức của đại chúng. Tâm không hy vọng cung kính cúng dường, mình nên cúng dường cung cấp cho tất cả chúng sanh, cho nên không còn sợ hãi tên gọi của ác đạo. Xa lìa Ngã Kiến không còn Ngã Tưởng cho nên không có nỗi sợ hãi cái chết”. Lại rộng ra phát khởi các nguyện, sau mỗi một nguyện đều nói “rộng lớn như pháp giới, tận cùng như hư không, suốt thời gian vị lai, suốt tất cả đời kiếp”. Nhưng mà các nguyện này lấy mười Đại Nguyện làm đầu tiên, lại dùng mười pháp không thể tận cùng và chúng sanh nguyện. Như thế nào là mười? Đó là: 1. Chúng sanh không thể tận cùng (chín loại sau lược bớt chữ Không thể tận cùng); 2. Thế giới; 3. Hư không; . Pháp giới; . Niết-bàn; 6. Phật độ; 7. Phật trí; . Tâm sở khởi; . Khởi trí; 10. Thế gian chuyển pháp luân. Nếu chúng sanh đều tận cùng thì nguyện con mới tận cùng (Trước chín câu đều như vậy), mà chúng sanh không thể tận cùng cho đến chuyển pháp luân không thể tận cùng. Cho đến Địa thứ mười, trong mỗi một Địa đều là Giải thoát Nguyệt thỉnh cầu mới thuyết ra. Địa thứ hai thuyết về quán mười thiện, Địa thứ ba thuyết về quán đa văn, Địa thứ tư thuyết về thực hiện theo thân quán bốn niệm xứ cho đến tám Đạo, Địa thứ năm thuyết về biết Tứ Đế và biết các pháp thế gian, Địa thứ sáu thuyết về quán mười hai nhân duyên, Địa thứ bảy thuyết về quán công đức của Phật phát khởi phương tiện thực hành, Địa thứ tám thuyết về quán hết thảy chư Phật hiện thân, không bỏ môn Nhẫn khuyến khích quán thường trú, tâm đi vào nơi không công dụng, thì Bồ tát hiện bày mười loại thân, nghĩa là đối với thân chúng sanh làm thành thân mình, thân quốc độ, thân nghiệp báo – thân Thanh văn – thân Bích chi Phật – thân Bồ tát- thân Phật – thân trí – thân Pháp – thân hư không, tiếp theo thân quốc độ làm đầu cũng như vậy, cho đến thân hư không làm đầu cũng như vậy, mới thành ra trăm thân. Địa thứ chín thuyết về biết về tất cả các pháp sai biệt, biết bốn thừa lấy tướng vì chúng sanh mà nói. Tướng của bốn thừa, nghĩa là tướng của Thanh Văn Thừa, tướng của Bích Chi Phật Thừa, tướng của Bồ tát Thừa, tướng của Phật Thừa. Địa thứ mười cũng nói là biết tướng của bốn thừa, cho đến vui mừng thuyết về tất cả pháp môn, vô biên pháp môn sai biệt. Từ đây nghiệm xét biết là tướng Địa của Biệt giáo, bởi vì đến Địa thứ tám mới quán về mười loại thân. Nay văn dựa vào luận Địa Trì sơ lược giải thích, cùng với Sơ Địa xa lìa năm sự bố úy đạt được hai mươi lăm Tam muội trong Đại Kinh giống nhau. Tiếp trong phần liệu giản có hai: 1. Dẫn văn luận; 2. Giải thích. Nói rằng Ái các thiện đạo và thân không còn yêu ghét tức là không ở tại thiện đạo khởi lên yêu thích và ác đạo khởi lên ghét bỏ, gọi là không còn sợ hãi ác đạo; không đối với thân thiện, ác khởi lên yêu, ghét, gọi là không còn sợ hãi cái chết. Từ “Tư vị…” trở đi là ba cách giải thích của Chương An. Cách thứ nhất dựa theo xa lìa năm sự bố úy cho nên Vô tác Khổ Tập hủy hoại, bởi vì hiển bày trọn vẹn Đạo Diệt cho nên nói là Vô tác, cho dù Địa Tiền thực hành theo thứ tự hành đến đây căn cứ vào địa vị cũng là Vô tác Khổ Tập Đế hủy hoại. Theo đây nên nói rằng xa lìa năm sự bố úy của giới nội, giới ngoại, Đồng Thể Ngã Tưởng không phát sinh không có Ái của y báo giới nội, ngoại cho nên xa lìa sợ hãi không sống của hai nơi, đã có được thân bình thường mong muốn thường lợi ích thêm cho chúng sanh mười pháp giới, vì vậy xa lìa nỗi sợ hãi tên gọi xấu ác của chín pháp giới, đối với Đồng Thể Ngã Kiến, Ngã Tưởng không phát sinh cho nên xa lìa nỗi sợ hãi của hai cái chết Phần Đoạn, Biến Dịch. Ở trong cõi Thật Báo thọ sanh nhất định thường cùng với Pháp thân Xá Na Phật và Bồ tát cùng tu hội, không còn sợ hãi ác đạo và phương tiện giáo. Đã đạt được Pháp thân không có gì cao hơn, cho nên xa lìa sơ hãi uy đức của đại chúng. Cách thứ hai là dựa theo nhân quả của hai mươi lăm cõi hủy hoại cho nên Khổ Tập hủy hoại mà còn lại Đạo Diệt. Cách thứ ba là dựa theo Tứ Đế tồn tại cho nên Đức thành tựu. Ba cách này khéo léo tác thành lẫn nhau, xa lìa năm sự bố úy là do nhân quả tam giới hủy hoại, nhân quả tam giới hủy hoại cho nên thành tựu bốn Đức. Lại thuận theo dựa vào Phần Đoạn tam giới cho đến nhân duyên tam giới mới hợp với ý văn. Lại thực hiện cách giải thích này, là ý biểu hiện bố úy không thể đơn độc xa lìa, bốn đức không thể đơn độc thành lập, chính là cùng dựa vào Vô tác Tứ Đế, cũng bởi vì phá bỏ nhân quả tam giới. Ba là từ “Kim thích…” trở đi dẫn kinh giải thích rộng ra, tức là Đại sư tự giải thích, hai mươi lăm Tam muội này chính là nêu ra tên gọi đầy đủ ở trong quyển thứ mười ba cuối văn của Đại Kinh giải thích về Thánh hạnh. Trong đó có hai: 1. Chính thức giải thích; 2. Hỏi đáp giải trừ nghi ngờ. Phần một lại có hai: Một. Giải thích chung về ý tên gọi riêng biệt; Hai. Từ “Thông thích…” trở xuống là chính thức giải thích. Trong văn phần một, có hai: Trước là chính thức trình bày về bốn ý, tiếp từ “Tuy hữu…” trở xuống là giản lược nêu ra. Văn phần đầu có bốn nghĩa tức là ý về bốn tất đàn, theo thứ tự hợp với bốn ý như văn. Nói bốn tên gọi là Tùy Thời… ấy là hai mươi lăm tên gọi này đều như vậy, đúng lúc hướng về như thế mà thành lập, tức là ý chung. Vì vậy nghĩa Thế Giới nối thông xuống ba Tất đàn trở xuống ba tên gọi tức là ý riêng biệt. Nói tùy theo nghĩa đơn giản ấy là như ánh sáng mặt trăng, ánh sáng mặt trời, xanh vàng trắng… Nói Đối trị ấy là như ngọn lửa nóng, bất thoái, hoan hỷ… Nói dựa vào lý ấy là như Thường, Lạc, Ngã… Do đó biết rằng bốn nghĩa tức là ý của bốn Tất đàn. Tiếp trong phần giản lược nêu ra nói sử dụng nhiều pháp Đối trị ấy, là đối với bốn nghĩa trước có nhiều ý Đối trị, như tùy ý đạt tới lý hãy còn bao gồm Đối trị, như Nhật Quang Tam muội, ban đầu phát ra từ phía Đông tức là tùy nghĩa thuận tiện, mặt trời luôn luôn phá tan u tối tức là Đối trị, ánh sáng mặt trăng, xanh vàng… theo đây có thể biết. Chỉ có trút mưa xưa nay thuần là ý Sanh Thiện. Thường Lạc Ngã… tên gọi tuy tựa như lý, mà tìm nghĩa đã là ba Đế Thường phá bỏ ba Thường, dùng ba đế Lạc phá bỏ hai Khổ, dùng ba đế Ngã phá bỏ không tự tại, cho nên biết ba tên gọi này cũng bao gồm tác dụng Đối trị, vì thế nói là nhiều. Trong phần chính thức giải thích lại có hai: 1. Giải thích về ý chung; 2. Tất cả đều giải thích riêng biệt. Lấy chung bao trùm riêng khiến cho riêng có thể hiểu rõ. Phần một nói hai mươi lăm tên gọi đều đều có bốn ý này từ đầu đến cuối không ra ngoài năm hạnh. Ý thứ nhất là Bồ tát phát tâm chủ yếu phá trừ sai lầm tai họa do quả báo chúng sanh của mình và người. Sai lầm tai họa ấy là gì? Nghĩa là mỗi một quả báo đều có ba Hoặc cùng với nghiệp tướng. Ý thứ hai là Bồ tát vì phá trừ sai lầm tai họa của mình và người, lúc ban đầu phát tâm tu tập Phạm hạnh thành lập bốn Hoằng thệ. Ý thứ ba là phát khởi hoằng thệ rồi, tu tập Thánh hạnh để bổ sung cho hoằng nguyện, lúc đến Sơ Địa thì Thánh hạnh và Phạm hạnh thành tựu một phần chứng được Đệ nhất nghĩa Thiên, từ đây trở về sau mới gọi là Thiên hạnh. Ý thứ tư là tự hành đã thành tựu dùng Phạm hạnh vốn có làm lợi ích cho người khác, tức là hai hạnh về lỗi lầm. Tiếp theo hai mươi lăm tướng ấy, là cần phải tách biệt để loại trừ tên gọi nêu ra tướng trở ngại giải thích rộng ra mà thôi. Nói tất cả đều như vậy, là tạm thời dựa theo Giáo Đạo trải qua quả báo nêu ra tướng. Bồ tát ban đầu đích thực biết những sai lầm tai họa của quả báo chúng sanh rồi, mà lại thông hiểu diệu lý bốn đức của quả báo chúng sanh, cuối cùng thành lập bốn Hoằng nguyện tu tập năm hạnh, tự quán sát ba đế thực hành thành tựu công hạnh hóa độ chúng sanh. Nếu đạt được ý này thì lấy chung đứng đầu riêng mà văn nghĩa ít thấy như vậy. Tiếp là trong phần giải thích rộng về hai mươi lăm tướng nói từ một đến bốn ấy, tức là nhằm giải thích chung về bốn ý theo thứ tự so sánh về sau dần dần lược bỏ, bởi vì so sánh mở rộng cho nên hoặc là dùng hai chữ, ba chữ đều nêu ra một ý, tìm hiểu có thể thấy. Do đó phần đầu chú thích rằng không ghi lại tường tận. Ở trong phần chính thức giải thích có ba: 1. Giải thích rộng về hai mươi lăm tướng; 2. Từ “Thử nhị thập ngũ giai xưng” trở xuống là giải thích về tên gọi chung; 3. Từ “Vô úy địa…” trở xuống là tổng quát dùng Diệu Dụng để kết luận. Văn phần một tự phân làm hai mươi lăm đoạn. Thứ nhất trong địa ngục nói Bà tẩu ấy, kinh Phương Đẳng Đà-la- ni quyển thứ nhất nói: “Lúc bấy giờ Bà Tẩu từ địa ngục vượt ra, dẫn theo chín mươi hai ức các hạng tội nhân đi đến thế giới Sa bà, mười phương cũng như vậy. Lúc ấy Văn Thù nói với Xá-lợi-phất rằng: Những tội nhân này lúc Phật chưa xuất thế tạo ra nhiều hạh bất thiện trải qua địa ngục, nhờ Bồ tát Hoa Tụ phóng ra ánh sáng rộng lớn, theo ánh sáng từ trong địa ngục A Tỳ được thoát ra. Xá-lợi-phất nói: Trước đây nghe Đức Phật bảo rằng Tiên nhân Bà Tẩu này là hạnh bất thiện đi vào trong địa ngục, vì sao náy nói là thoát ra từ địa ngục được gặp Như Lai? Đức Phật bảo rằng: Bởi vì muốn phá bỏ quả báo mà tất cả chúng sanh nghĩ là chắc chắn tiếp nhận. Này người thiện nam! Đừng cho rằng bà Tẩu là người địa ngục, vì sao? Bởi vì Bà thì nói là Thiên, Tẩu thì nói là Tuệ. Vì sao người có Thiên Tuệ lại tiếp nhận đau khổ của địa ngục? Lại nữa, Bà nói là Quảng, Tẩu nói là Thông, thông suốt rộng rãi cứu cánh tất cả mà lại ở trong địa ngục nhận chịu khổ đau, chung quy là không có việc như vậy. Lại nữa, Bà nói là Cao, Tẩu nói là Diệu, Bà nói là Đoạn, Tẩu nói là trí, Bà nói là Cương, Tẩu nói là Nhu, Bà nói là Từ, Tẩu nói là Bi…” rộng ra như câu đầu, kinh vẫn trình bày mở rộng về duyên thứ nhất là giết dê tế trời, nên biết rằng Bà Tẩu không phải là người vô vị như vậy. Điều Đạt , là nêu ra vì tạo ba nghịch hạnh hiện tại rơi vào địa ngục, khiến cho Vô lượng người khác không dám tạo ra nghịch hạnh, nên biết rằng hoàn toàn là năng lực của Vô Cấu vậy. Nhưng trong phần nêu ra nghịch hạnh gồm các hạnh không như nhau, lại có nêu ra hạnh không hồi tâm như Điều Đạt – Già Ly, hoặc là nêu ra hạnh hồi tâm như Xà Vương – Ương Quật. Lại trong hạnh hồi tâm có chướng ngại biến động làm cơ phát sinh như Xà Vương, có chướng ngại không biến động mà cơ phát sinh như Ương Quật. Trong hạnh không hồi tâm nêu ra có phát tích như Điều Đạt, có loại không phát tích như Già Ly. Lại trong phát tích có cho thọ ký như Điều Đạt, có loại không cho thọ ký như Bà Tẩu. Bà Tẩu tuy không cho thọ ký mà dẫn lối cho chúng địa ngục nghe kinh Phương Đẳng, nên biết rằng đều không phải là người ác thật sự. Ví dụ còn lại theo đó có thể biết. Xuống phía dưới trong mỗi một văn đều nói “Quá Hoạn” ấy là, nếu như vì ba Hoặc làm cho sai lầm thì hai mươi lăm cõi không có gì khác nhau, nếu như luận bàn tường tận thì con người thuận theo tánh hạnh tức là các Địa không thể không có khác biệt. Ở trong kiến tư hoặc,kiến hoặc không có gì khác biệt, nhưng tư hoặc có phần sai khác. Từ Sơ Thiền trở đi thì từng Địa từng Địa dần dần nhẹ bớt, như người Sơ Thiền không còn tư hoặc của Dục, cho đến Phi Tưởng không còn Dục của tám Địa. Nếu luận về ác nghiệp thì tên gọi đó lại gần hơn, dựa vào lý chỉ nên nói là thuộc về bốn Thú. Nay văn nối thông đến hai châu Đông – Tây, Bắc Câu Lô Châu trở đi chỉ gọi là quả báo, tên gọi của Báo thì chung tất cả, tên gọi của ác nghiệp nặng hơn cho nên đến Bắc Câu Lô Châu thì bỏ tên riêng dùng tên chung, bởi vì tên chung nhẹ hơn. Từ “Hựu duy…” trở xuống là trong phần cảm ứng Diệu thì tên gọi của cơ và ứng đều có ba nghĩa, nay tạm thời thuận theo giản lược đều giữ lại một nghĩa, đến trong phần hai mươi lăm cảm ứng sau này thì mỗi một loại đều nói rõ, có thể gợi mở quan hệ thích hợp đối với ứng. Nhưng tam thừa Bồ tát chỉ là lợi ích cho chúng sanh, nay văn chỉ nói hiện thân thuyết pháp mà không nói là ý, bởi vì dùng hai nghiệp đó không khác với căn cơ của chúng sanh tức là sự khéo léo tuyệt vời của ý vậy. Do đó trong Diệu Âm Quán Âm nói: “Thuận theo dùng thân nào mà được độ thoát, lập tức hiện thân đó để mà thuyết pháp”. Lại nói: “Bởi vì nói thuận theo dùng là ý nghiệp”, thì thuận theo dùng chỉ là cùng với căn cơ không sai khác. Còn trong phần cảm ứng sau này liệu giản về Từ bi ba đời không giống nhau, ứng có pháp ứng khác nhau, căn cơ lại có thiện ác sai biệt. Nay chỉ thẳng thắn đưa ra nên biết rằng ý nối thông với nhau, cho đến văn mười pháp giới cũng đều như vậy… Văn tuy ở đằng sau nhưng cần phải biết trước như vậy. Ở trong một cõi suy nghĩ rộng ra tướng ấy, khai mở phát triển rộng ra khiến cho người nghe rộng mở lòng dạ, thì hai mươi cõi lặng lẽ mà tự hiểu rõ. Nếu không như vậy, lấy gì có thể gọi là học Vô Duyên Từ, lấy gì để làm trọn vẹn mà phá trừ quả báo đã làm? Nghĩa tuy là theo thứ tự mà dựa vào chứng đạo nói ra trước có ngại gì? Mỗi một loại đều nói là phá bỏ, theo thứ tự từ Sơ Địa trở lên, Sơ Địa thành tựu từng phần. Thành tựu sơ tâm như ý cho nên nói pháp vốn có công đức. Làm loài rồng, như chuyển vận dẻo dai toàn là loài kiến, như Chỉ Quán quyển thứ bảy ghi lại, cũng như chủng loại của Nan Đà – Sa Kiệt đều là Đại Quyền Bồ tát. Làm loài voi, như Bồ tát xưa kia làm voi cái tự bẻ gãy ngà của mình để tạo thuận lợi cho người săn bắt. Xuyết (?) là tên gọi loài chim (Đích quát phản cũng là Đốc quát phản), tướng trạng đó giống như con chim Trĩ, Nhĩ Nhã nói là tướng trạng như chim Bồ câu, chân chuột không có ngón sau, ăn thịt chim mẹ, bay ra sa mạc. Trong Đại Luận quyển mười bốn nói: “Chim Ca tần Xà La có hai bạn thân hữu là con khỉ và con voi, theo thứ tự nhường nhau làm bật tôn kính… chở nhau đi khắp nơi làm cho người thấy sinh lòng hổ thẹn”. Rộng ra như trong văn Luận. Đại Thứu, trong Đại Kinh thứ tư nói: “Như Lai ở Diêm-phù-đề thị hiện làm thân ngũ nghịch, thiên ma, ngoại đạo và nữ nhân… đồng thời Ta thị hiện cư trú lâu dài trong mồ hoang làm thân Đại Thứu độ các loài chim bay. Chúng sanh nói rằng Ta thật là thân chim Thứu, vì muốn độ thoát các loài chim Thứu cho nên thị hiện như vậy”. Thứu ấy thì văn giải thích rằng: Nhiều con màu đen. Tay phát ra mùi thơm màu trắng như sữa ấy, trong Thỉnh Quán Âm nói: “Hiện thân làm quỷ đói tay phát ra mùi thơm màu trắng như sữa, thậm chí dạo chơi ở trong năm đường”. Vì vậy kinh ấy sau kệ Ngũ Đạo tổng kết nói rằng: “Tâm đại từ đại bi bao la, luôn dạo chơi ở trong năm đường, thường dùng tuệ khéo léo tu tập, các phương tiện thù thắng Vô thượng, giáo hóa cho tất cả chúng sanh, khiến xa lìa sanh tử khổ đau, luôn luôn đến nơi an lạc, hướng về bến bờ của Niết-bàn. Ngạ quỷ đói khát luôn bức bách, bố thí khiến cho được no đủ, có lúc dạo chơi trong địa ngục, có lúc ở trong loài súc sanh, hóa hiện làm hình dạng súc sanh, dùng Đại trí tuệ để giáo hóa, khiến cho phát tâm Vô thượng Đạo, có lúc ở trong A Tu La, lời nói rõ ràng điều phục tâm, khiến cho trừ tập khí kiêu mạn, nhanh chóng đến bến bờ vô vi”. Trong Đại Luận thứ mười sáu nói: “Ngạ quỷ thường ăn phẩn giải, nước mắt, máu mủ và các loại rác rưởi dơ bẩn”. Nói làm sạch ba độc căn, cũng là kệ trong Thỉnh Quán Âm. Phá bốn biến động, nghĩa là quả báo và ba Hoặc. Thành tựu ba bất động, là biến động thì bao gồm nghiệp và Đế chỉ có ba, nghiệp và ba tư Hoặc cùng hợp lại làm Tục Đế đều bị phá trừ. Các cõi đều như vậy. Nhị Thiền sử dụng hai Tam muội, ấy là dựa vào hai Chi này để lập thành tên gọi là Song. “Song Không” nghĩa là kiến, tư Hoặc đều Không, Song Giả nghĩa là đi vào kiến Giả, tư Giả, Song Trung nghĩa là đối với kiến, tư cùng phù hợp với pháp giới. Lại bởi vì Trung đạo song chiếu, song vong cho nên gọi là Song Trung. Tiếp trong phần giải thích về tên gọi chung, lại có hai: 1. Giải thích; 2. Từ “Đại Kinh…” trở xuống là dẫn ý Đại Kinh giải thích thành tựu. Văn thứ ba ấy, trong phần vô úy Địa nói các loại Lực Dụng, ấy là trình bày về Dụng bất tư nghị, như Chỉ Quán quyển thứ năm ghi lại trong phần giải thích về Cảnh bất tư nghị. Bất động mà không đến gần tức là Diệu Nghĩa ấy, là chỉ cho Sơ Địa bên Biệt giáo chứng lý pháp tánh gọi đó là Diệu, chính là thành tựu giáo hạnh thô mà lại chứng Diệu, nghĩa giống như khai mở hiển bày, nhưng không phải là Diệu của khai mở Quyền hiển bày thật. Tiếp trong phần liệu giản có hai: 1. Hỏi đáp liệu giản; 2. Dung hợp. Văn phần đầu lại có hai: Một. Hỏi; Hai. Trả lời. Trong phần trả lời dẫn kinh Pháp Hoa nói bốn ý đầy đủ ấy, trong quyển thứ ba từ “Kinh phá bỏ quả báo” xuống dưới hàng hàng văn Kệ là bốn ý đầy đủ. Thứ nhất phá bỏ quả báo là hai câu về ý Đối trị, “Tùy chúng sanh cho đến Như Lai” trở xuống một hàng hai câu là ý Thế Giới, từ “Hữu trí” xuống dưới một hàng là ý Vị nhân, từ “Thị cố” trở xuống một hàng là ý Đệ nhất nghĩa, vì vậy lập thành tên gọi bốn Tất đàn ở văn trước. Lại dùng văn này giản lược bốn loại nghĩa của các Tam muội ấy, thì quả báo đã phá bỏ chính là sai lầm tai họa của các cõi, năng phá tức là pháp vốn có công đức. Pháp vương tức là kết luận về hạnh thành tựu, thuận theo mong cầu của chúng sanh tức là Từ bi phá bỏ quả báo. Tiếp là dẫn kinh Niết-bàn trình bày Bồ tát phá bỏ quả báo để dung hợp, một là Phật và Bồ tát khác nhau về nhân quả, hai là Bồ tát hiển bày Bồ tát hiển bày hạnh theo thứ tự, Phật thì hiển bày hạnh không theo thứ tự. Hỏi: Bồ tát thuộc về nhân, Pháp Vương là quả, Bồ tát đạt đến quả tức là Pháp Vương, sao đủ để hiển bày đối với hai nghĩa Viên – Biệt? Đáp: Tuy là nhân quả, mà nơi kia là Biệt nhân, nơi này là Viên quả, mượn con người nêu ra giáo thì chắc chắn không phải là Viên nhân, huống là dùng nghĩa suy xét và bộ kinh để nghiệm Biệt – Viên tự hiển bày đâu cần phải đến nỗi nghi ngờ, tại vì sao? Bởi vì nghĩa Niết-bàn là Thông, phương tiện là Biệt mà Như Lai là nêu ra Viên, kinh này là hiển bày Thật khai mở Quyền lại càng không có phương tiện của ba giáo. Lấy đây mà suy nghiệm thì Viên – Biệt tự thấy, vì vậy Bồ tát từ Sơ Địa trở đi từng phần từng phần phá bỏ quả báo, Như Lai đến điểm tuyệt đối cho nên gọi là Pháp Vương.

Tiếp là trình bày về Phạm hạnh, bắt đầu từ Sơ tâm phát khởi Đại Từ bi lấy hạnh bổ sung cho nguyện, đến Sơ Địa mới thành tựu một phần, lúc bấy giờ Từ bi mới gọi là Phạm hạnh, trong đó phân làm chín: 1. Giải thích tên gọi; 2. Từ “Dĩ thử…” trở xuống là công năng lập thành tên gọi; 3. Từ “Bồ tát…” trở xuống là lý do có được tên gọi; 4. Từ “Phi dư…” trở xuống là chọn lấy sai trái để phá bỏ tà vạy; 5. Từ “Dĩ kim…” trở xuống là kết luận quy về Chánh Thể; 6. Từ “Đại Kinh…” trở xuống là dẫn chứng Vô Duyên; 7. Từ “Nhược y…” trở xuống là hiển bày viên phân rõ khác nhau; . Từ “Từ nhược bất cụ…” trở xuống là quay lại dùng Thiên hiển bày Viên; . Dùng công năng kết luận tên gọi. Chín phần văn này, mỗi một văn đều cần phải dựa theo lý Trung đạo phá bỏ vô minh lấy Vô Duyên Từ bi là lợi ích cho người vốn là vì vậy mà cứu khổ ban vui mới thích hợp với văn này. Kinh giải thích về Thánh hạnh hết quyển thứ mười ba đến đầu quyển thứ mười bốn, trình bày về phẩm Phạm hạnh hết quyển thứ mười tám. Đầu phẩm giải thích về bảy thiện, tiếp theo giải thích rộng về bốn Vô lượng tâm, đã dùng ba loại như Chúng sanh duyên… để giải thích Từ Vô lượng, ba Vô lượng tâm còn lại theo thể lệ cũng phải có đủ ba duyên. Vì vậy trong này đã bốn trích dẫn hoàn toàn ở trong phẩm Phạm hạnh, hiển bày theo phương diện thứ tữ phân định thuộc về phước đức cho nên nói là Phước tụ. Nếu như Vô duyên Từ hợp với lý ba đế thì không trở lại phước đức, dựa theo phương diện ban vui cứu khổ vẫn thuộc về phước đức, cho nên trong văn này cần phải tạm thời thuộc về phước. Nhưng Thể là Trung đạo cho nên văn phần đầu nói không có Nhị biên Ái Kiến… Ái Kiến là bên có, Chứng Đắc là bên không có. Từ đầu đến nay duyên vào trong Tịnh mà phát khởi Từ bi cho nên gọi là Phạm hạnh. Nói là Hỷ Xả, thì thấy các chúng sanh đã xa lìa hai Tử đạt được niềm vui Trung đạo mà sinh tâm hoan hỷ, sợ rằng rơi vào hai bên nên luôn luôn đối với chúng sanh dấy lên ý tưởng pháp giới gọi đó là Xả.

Ba là Thiên hạnh, kinh Niết-bàn không giải thích mà chỉ dựa vào Tạp Hóa tức là Hoa Nghiêm vậy. Nếu trong Đại Luận chỉ kinh Hoa Nghiêm gọi là kinh Bất Tư Nghị, nên biết rằng đều là tùy theo người phiên dịch chọn lấy tên gọi khác nhau mà nghĩa đó không sai khác. Vì lẽ đó kinh Niết-bàn từ Sơ Địa trở lên đều là Thiên hạnh thâu nhiếp. Nếu từ Sơ Trú đạt được hai mươi lăm Tam muội, thì từ phần vị này đều là Thiên hạnh thâu nhiếp. Kinh bao gồm hai ý cho nên trước sau càng biểu hiện rõ ràng. Nếu như ý theo thứ tự lúc đến Sơ Địa mới chứng Vô Sanh, trong đó phân làm ba: Một. Dựa theo giải thích tên gọi phân rõ địa vị; Hai. Từ “Bồ tát…” trở xuống trình bày về Thiên hạnh đã đạt đến; Ba. Từ “Thiên hạnh…” trở xuống là so sánh với bốn hạnh còn lại để phân rõ lý do của hữu hạnh. Văn phần đầu nói Đạo Tiền…, Đạo nghĩa là đạo chân thật của tự hành, chưa hợp với Thật Đạo, Chân Như còn ràng buộc cho nên gọi là Lý, do đó lấy Địa Tiền gọi là Đạo Tiền. Từ Sơ Địa trở lên đã chứng Thật Lý, lại dựa vào Lý này đạt được Hạnh sau, Sơ chứng về sau, cứu cánh về trước đều gọi là Đạo Trung. Từ Địa này thực hành lý cứu cánh đã hiển bày, lý hiển bày gọi là Đạo Hậu, tự hành chứng về sau cho nên gọi là Đạo Hậu. Nay dùng lý của Sơ Địa đã hiển bày, trở lại kết luận đạt được công hạnh của Địa thứ hai cho nên nói là Thiên hạnh. Văn tiếp theo phá bỏ mười lớp lớp xong Thiên hạnh mới ngừng. Văn thứ ba nói Tuệ trang nghiêm…, ấy là trong mỗi một Địa đều dùng Trung Tuệ để trang nghiêm Trung Lý dựa vào chân thật tu hành.

Thứ tư là Anh Nhi hạnh ấy thuộc về cuối văn quyển thứ mười tám.

Nay văn đã nêu ra đầy đủ như văn Kinh. Nhưng văn trong Đại Kinh trước là nêu ra hạnh không theo thứ tự, tiếp là trình bày về thứ tự, nay văn trước là trình bày về thứ tự ấy để làm thành trước Tiệm sau Đốn cho nên như vậy, tuy trước sau không giống nhau nhưng đều là vì hiển bày không theo thứ tự mà thôi. Trong đó phân làm ba: 1. Chính thức giải thích; 2. Phân định; 3. Khai mở. Văn phần một phân thành năm: Một. Chính thức trình bày về Thể của hạnh; Hai. Từ “Thiên hạnh…” trở xuống là cùng với Thiên hạnh đối chiếu phân rõ ngầm kín, hiển lộ không giống nhau; Ba. Từ “Chúng sanh…” trở xuống là trình bày ý sử dụng hạnh; Bốn – Từ “Từ thiện…” trở xuống là trình bày tướng của cơ cảm; Năm. Từ “Tiệm tu…” trở xuống là chính thức đưa ra hành tướng. Văn phần một, phước nghĩa là Phạm hạnh là Từ bi trong từng phần vị, tuệ nghĩa là Thiên hạnh là quán chiếu trong từng Địa từng Địa. Văn phần hai, ba, bốn có thể thấy. Văn phần năm là hành tướng, kinh ấy đầu tiên đưa ra văn Viên giáo rằng: Nói Anh Nhi là không thể nào khởi trú khứ lai ngôn ngữ. Chương An giải thích rằng: Không dấy khởi tức là Thường, không dừng lại tức là Tịnh, không đi, đến tức là Ngã, không nói năng tức là Lạc, tức là văn cuối cùng vậy. Tiếp là trình bày về thứ tự đầy đủ như văn này, trước là Tiệm, sau là Đốn. Trong Tiệm có hai: 1. Nêu ra; 2. Dẫn kinh giải thích thành tựu. Văn phần một có hai: Một. Giải thích; 2. Kết luận. Trong giải thích trước là Nhân Thiên, tiếp là Tạng, tiếp đến Thông, sau là Biệt. Trong văn kết luận nói cúi xuống giống như những bầy bé nhỏ, Triệu Sư nói “Trông lên, bám víu vào gốc rễ sâu xa, cúi xuống dẫn dắt yếu đuối vụng về”. Câu đầu là Thượng Cầu, câu sau là Hạ Hóa. Lý là gốc rễ của Đạo cho nên nói là gốc rễ sâu xa, trẻ thơ lạc mất quê nhà cho nên gọi là yếu đuối vụng về. Phương tiện hết sức tinh vi gọi là Anh Nhi, Chân Như vốn có gọi là Cố Hương. Nay sử dụng ý đó cho nên nói cúi xuống dẫn dắt. Tiếp trong phần dẫn kinh giải thích thành tựu, trước là Tạng, tiếp là Thông, tiếp đến Biệt cùng Bồ tát, lại tiếp Nhân Thiên, sau cùng là Nhị thừa, Sớ giải thích ý như nhau. Văn sau lại nói còn Anh Nhi ấy, là chán ngán chúng sanh tử khổ đau bởi vậy thuyết cho họ về niềm vui của Nhị thừa, vì thế cho nên biết có đoạn bất đoạn, chân bất chân, đắc bất đắc, tu bất tu. Văn sau không có ví dụ, quan sát văn hình như dùng những giải thích trước đây về tùy cơ mà thuyết, cho nên biết chính là chọn lấy Sơ Địa trở về trước của Biệt giáo – Sơ Trú trở về trước của Viên giáo đều gọi là Anh Nhi. Thứ nhất nói Bà Hòa ấy như trước đã giải thích. Tiếp đến nói phân định khai mở ví dụ có thể hiểu ấy là ví dụ các văn trước, dựa theo giáo, dựa theo Vị, trước thô sau Diệu, khai mở thô chính là Diệu cũng thuận theo có thể hiểu rõ. Tuệ Thánh hạnh và Phạm hạnh, Thiên hạnh không nói đến phân định khai mở, nếu như đến phần vị đó thì nói về Dụng là vì sao vậy? Thánh hạnh như trước đã nói, Phạm hạnh và Thiên hạnh đều là mới chứng pháp không có cạn sâu cho nên không có phân định khai mở. Nếu như muốn phân định thì tạm thời dựa theo Phạm hạnh bắt đầu từ nhân để mà luận, Từ bi trong các Địa theo thứ tự phân định có thể như vậy. Nay nói giống như Tiểu thừa đã bắt đầu từ Nhân Thiên cuối cùng đến Viên giáo. Tâm hạnh ban đầu ấy cùng gọi là Anh Nhi, cho nên có thể từ đây lấy Dụng để phân định như nhau.

Năm là trình bày về Bệnh hạnh, sau Anh Nhi hạnh không có văn về Bệnh hạnh, từ xưa đến nay người giàng giải dựa vào văn phẩm Hiện bệnh trong quyển thứ mười trước để làm Bệnh hạnh, văn ấy giải thích đầy đủ về ba Chướng ba Độc, tiếp đến trình bày làm năm tội vô gián, hủy báng Chánh Pháp gây tội Nhất Xiển-đề, sau là mở rộng so sánh quyết định Như Lai đầy đủ Thường Lạc Ngã Tịnh, Ca-diếp thứ tự dẫn ra các lực để chất vấn. Tiểu Đại và Thanh Ngưu bình thường hoang dại, hai nanh bốn ngà ở núi Tuyết, núi Hương xanh vàng đỏ trắng, Ưu bát la, Câu vật đầu, Phân đà lợi (trên đây đều là loài voi), lực sĩ của trong loài người cùng với Bát Kiên Đề, Bát tí na la diên như vậy là mười loại mười tăng liệt mười Trú cùng một tiết, sao nói Như Lai giống như Anh Nhi ấy? Như Lai bởi vì Ca-diếp, giảng giải rộng ra rằng Ta từ vô thỉ đến nay đã xa lìa các loại bệnh tật nơi thân. Văn sau lại đưa ra ba loại bệnh nhân, đó là năm vô gián, hủy báng chánh pháp, gây tội nhất Xiển-đề. Lại có năm loại bệnh nhân, đó là tám, sáu, hai và mười ngàn…, đều là nêu ra vốn có làm những ác hạnh. Vì vậy cùng với Anh Nhi hạnh dần dần như nhau. Nếu theo ý này ví dụ thì Anh Nhi hạnh đã cùng khắp Đại- Tiểu, Bệnh hạnh giống như ác nên lý cũng phải khắp mọi nơi. Trong đó phân làm hai: 1. Giải thích; 2. Từ “Thị cố…” trở xuống là kết luận. Văn phần một phân làm năm: Một. Trình bày về sở y của hạnh; Hai. Từ “Nhược thỉ…” trở xuống trình bày lý do của hạnh phát sinh; Ba. Từ “Kim đồng…” trở xuống là cùng với Anh Nhi hạnh so sánh phân rõ; Bốn. Từ “Dĩ chúng sanh…” trở xuống trình bày về duyên có bện; Năm. Từ “Hoặc du hý…” trở xuống chính thức trình bày về hành tướng. Bốn phần trước như văn. Trong phần hành tướng nói tiếng chiêng chập cheng… ấy, là trong Đại Luận nói Như Lai nêu ra có chín Não, bốn loại giống như văn này, trước sau tiết Đông Chí gió lạnh tám đêm chẻ tre tìm áo, bệnh sốt cao đột ngột cầu có sữa như kinh Nhũ Quang đầy đủ như sau. Lại có Điều Đạt xuất huyết, người nữ Chiên Già phỉ báng, khất thực không được ôm bát không mà quay về, Lưu Ly sát hại dòng họ Thích lúc ấy Phật đau đầu, và lúc đến Song Lâm đau lưng… Giống như kinh Hưng Khởi Hạnh có bảy túc duyên, đó là tiếng chiêng chập cheng, ăn lúa mạch của ngựa, đau đầu, đau lưng, xuất huyết, người nữ phỉ báng, khổ hạnh, rộng ra như trong kinh ấy. Tiếp trong phần lệu giản, có hai: Trước hỏi, sau trả lời. Đầu là hỏi Thánh hạnh chứng ba Địa… ấy, cuối văn Giới Thánh hạnh trong kinh kết luận rằng tức là có thể chứng được ở Sơ Bất Động Địa, cuối văn Định Thánh hạnh kết luận rằng chứng được Kham Nhẫn Địa, cuối căn Tuệ Thánh hạnh kết luận rằng chứng được Vô Sở Úy Địa. Vì vậy nay phân định rằng từ nông đến sâu, nếu không theo thứ tự trong một tâm mà chứng thì vốn là chẳng phải trật tự như vậy. Phạm hạnh ấy cuối vănTừ bi Hỷ kết luận rằng chứng đến Nhất Tử Địa, tiếp là cuối văn xả kết luận rằng chứng đến Không Bình đẳng Địa, ba loại trước là Sự, một loại sau là Lý. Vì vậy nay phân định rằng Hạnh có sự lý cho nên chứng hai Địa, do đó lấy điều này để chất vấn. Tiếp trong trả lời phân làm ba: 1. Dựa theo nhân quả sai khác cho nên có chứng không chứng; 2. Từ “Hựu hữu…” trở xuống dựa theo Biệt – Viên để phân định; 3. Từ “Hựu Địa Tiền…” trở xuống trình bày về Viên – Biệt dung thông lẫn nhau. Hai phần đầu như văn. Trong dung thông lẫn nhau, có hai: Một – Trình bày dung thông lẫn nhau để hiển bày ý văn; hai – Trở lại dựa theo Biệt giải thích để phân rõ văn tướng. Đẩu là nói Địa Tiền chẳng phải không tu viên để hiển bày nghĩa của viên, Đăng Địa không phải không có Biệt để hiển bày nghĩa của Biệt, vẫn dựa vào Giáo Đạo cho nên Đăng Địa hãy còn phân biệt thứ tự. Vẫn dựa vào văn Biệt để phân định ấy lại có hai: Đầu là trình bày Địa Tiền hiển bày Biệt; tiếp là trình bày Đăng Địa giống như viên. Văn phần đầu ấy như nhằm vào trong câu hỏi đã giải thích từ nông đến sâu – ba địa đến quả đều đạt được tên gọi ấy, vì vậy Thánh hạnh đều chứng đến ba địa. Nên biết rằng Địa Tiền thì Giới Thánh hạnh và Định Thánh hạnh tuy trở lại thành lập tên gọi, mà không giống như Sơ Địa và Vô Úy Địa cùng kết thành cho nên nói là rất sâu. Tiếp là trình bày Đăng Địa giống như viên ấy, tức là dung thông các hạnh trước Địa Tiền, lại phân làm bốn: Một là dung thông ba địa trước, lúc đến Sơ Địa cùng thuận theo quả thâu nhiếp, thuận theo thù thắng lập thành tên gọi của ba địa này. Hai là từ “Vô Úy Địa…” trở xuống tức là lý do có được tên gọi của ba địa này, lúc đến Sơ Địa có đủ bốn đức cho nên đạt được tên gọi ba địa, đạt được chẳng phải trước sau cho nên ba địa đồng thời. Ba là trình bày về ý của Biệt – Viên, phân làm hai: Trước pháp – sau dụ. Trong ví dụ nói Sáng ba chiều bốn ấy, Trang Chu trình bày là trao con thoi cho con khỉ, chữ Trữ (con thoi) là Tự Dữ phản, cũng có thể là Thậm Dữ phản, tức là cân nhắc đắn đo chứ không phải nay là chữ đã sử dụng tức là thuận theo tự mình làm. Nay đã sử dụng ấy là chữ phải từ nơi gỗ (Mộc) cũng nói là hạt dẻ (Lật) vậy. Thư là loài khỉ vượn ấy mà. Văn giải thích nói là thuộc về (cù? Loài khỉ?) Phú là ban cho, cũng là tùy theo bình thường. Sáng ba chiều bốn thì những vượn khỉ đều phẫn nộ, sáng bốn chiều ba thì những vượn khỉ đều vui thích. Tư Mã Bưu nói: “Ba thăng bốn thăng kể ra thì không sai khác mà lúc sử dụng không giống nhau”. Nay Địa Tiền và Địa Thượng trình bày về Viên – trình bày về Biệt cũng lại như vậy, thuận theo căn cơ chúng sanh thuyết khác nhau mà Thật Lý không có gì sai khác. Bốn là từ Đăng Địa trở đi dung thông năm hạnh trước nhưng nhân quả Tự Tha khác nhau. Nay đến Sơ Địa trước là theo thứ tự hành đến đây cùng trở thành pháp trong từng Địa từng Địa, tất cả trở thành tướng năm hạnh của từng Địa từng Địa, lại có ba: Một. Dung thông tự hành; Hai. Dung thông Hóa Tha; Ba. Nhắc nhủ khuyến khích. Tự Hành là Thánh hạnh, Thiên hạnh, lúc đến Sơ Địa cùng trở thành Thiên hạnh của Sơ Địa. Tiếp trong phần dung thông Hóa Tha, có hai loại: Phạm hạnh là căn bản của Hóa Tha, Bệnh hạnh và Anh Nhi hạnh là tướng của Hóa Tha, cũng là Thể dụng. Vì vậy ba hạnh này lúc đến Sơ Địa cùng trở thành Thể dụng Hóa Tha của Sơ Địa. Ba từ “Phật Địa…” trở xuống là nhắc nhủ khuyến khích. Tiếp trong phần trình bày năm hạnh của viên giáo, có hai: 1. Dựa theo Giáo; 2. Quán tâm. Văn phần một lại có bốn: Một. Dẫn kinh thiết lập hạnh; Hai. Từ “Thử Đại…” trở xuống là phân định về nhân quả; Ba. Từ “Cử thử…” trở xuống là gạt bỏ thiện lệch; Bốn. Từ “Nhược viên hạnh…” trở xuống là chính thức trình bày về Viên hạnh. Hai phần đầu như văn. Phần ba trong gạt bỏ nói Quá trà khả thuyết, ấy là riêng Diệu Giác về sau hãy còn có địa vị Thật sự cho nên có thể nói vậy. Phần bốn trong chính thức giải thích; có bốn: 1. Sơ lược thiết lập; 2. Từ “Như Đại Luận…” trở xuống là dẫn chứng; 3. Từ “Thử kinh…” trở xuống là dẫn ra như nhau; 4. Từ “Kim y…” trở xuống là dựa vào kinh này giải thích rộng về hành tướng. Phần một như văn. Phần hai dẫn ra hai văn chứng minh ấy: Một. Đại Luận như văn; Hai. Trong văn Đại Phẩm nói Hạnh sanh tu, là Đại Luận tám mươi trước tiên đưa ra kinh rằng: “Tu Bồ-đề thưa với Đức Phật rằng: Bồ tát làm sao thực hành Bát-nhã Ba-la-mật, làm sao phát sinh Bát-nhã Ba-la-mật, làm sao tu tập Bát-nhã Ba-la-mật? Đức Phật day: Sắc là tịch diệt cho nên Sắc là giả dối hư huyễn, cho nên Sắc chẳng phải là thật, vì vậy cần phải thực hành, cần phải phát sanh, cần phải tu tập Bát-nhã Ba-la-mật, Thọ Tưởng Hành Thức cũng lại như vậy. Tu Bồ-đề lại hỏi: Thực hành phát sanh tu tập là lúc nào? Đức Phật dạy: Từ lúc mới phát tâm cho đến lúc an tọa đạo tràng luôn luôn thực hành Bát-nhã Ba-la-mật, phát sanh Bát-nhã Ba-la-mật, tu tập Bát-nhã Ba-la-mật”. Đã nói trước sau đều thực hành, phát sanh, tu tập tức là nghĩa Viên, cho nên biết ngay lúc thực hành đã phát sinh, phát sinh cho nên tiếp tục tu tập. Vì vậy kinh lại nói: “Tu Bồđề nói: Theo thứ tự trong tâm thì thuận theo thực hành, phát sanh, tu tập như nhau chăng? Đức Phật dạy: Luôn luôn không xa lìa tâm Tát Bà Nhã, không để cho ý niệm khác có thể đi vào là thực hành, là phát sanh, là tu tâm. Nếu như tâm và tâm sở pháp không lưu thông là thực hành, là phát sanh, là tu tập”. Có người giải thích rằng: Thực hành ở Càn Tuệ Địa, phát sanh ở Vô Sanh nhẫn tu ở sau Vô Sanh nhẫn. Đây là ý thông thường mà thôi. Nếu theo ý thông thường ví dụ phân biệt có thể biết, hoàn toàn không phải là sự sử dụng này. Phần ba trong dẫn ra như nhau, lại có ba: Một. Ngay nơi nhân quả hiện bày lẫn nhau cho nên nghĩa như nhau; Hai. Từ “Nhập thất…” trở xuống là nhân, pháp nêu ra lẫn nhau cho nên nghĩa như nhau; Ba, Từ “Niết-bàn…” trở xuống là thứ tự, không thứ tự hiện bày lẫn nhau cho nên nghĩa như nhau. Như trước đã biết. Phần bốn là dựa vào kinh này, trong đó có ba: Một. Nêu ra; Hai. Từ “Văn vân…” trở xuống là sơ lược so sánh; Ba. Từ “Vân hà…” trở xuống là giải thích rộng ra. Phần một như văn. Phần hai trong so sánh có hai: Trước là sơ lược so sánh; tiếp từ “Thử ngũ hạnh…” trở xuống là dung thông hiển bày Diệu. Đã cùng một Thật thì năm-một không khác nhau cho nên không tác thành lẫn nhau, năm, một rõ ràng cho nên chẳng phải là hòa hợp, Thể đó không có hai cho nên chẳng phải là tách rời, không nhận thấy ý này làm sao mong muốn tu tập bốn hạnh an lạc, đối với Pháp Hoa Tam muội thì thực hành thật sự không có gì nương cậy. Phần ba trong giải thích rộng ra phân làm hai: 1. Dẫn văn để giải thích về năm hạnh; 2. Từ “Hựu phục quán…” trở xuống là ví dụ dùng hoạt dụng của năm hạnh loại bỏ các văn. Văn phần một là năm hạnh tự phân làm năm văn. Đầu tiên trong Thánh hạnh cũng có ba: Giới – Định – Tuệ. Thứ nhất trong Giới Thánh hạnh nói dùng tâm viên mãn xa lìa mười não loạn ấy, trong An Lạc Hạnh là tu tập Chỉ Quán An Lạc Hạnh thuận theo xa lìa mười não loạn: 1. Hào thế gọi là hàng Quốc Vương – Vương Tử; 2. Tà nhân pháp gọi là đi theo Nghịch Lộ (ngoại đạo); 3. Nhạo báng tệ hại; 4. Hạng Chiên Đà La; 5. Nhị thừa; 6. Dục tưởng; 7. Không phải 60 nam; 8. Nguy hại nghĩa là một mìnhđi vào nhà người khác; 9. Cơ hiềm; 10. Tích giữ và nuôi dưỡng. Đối tượng xa lìa tuy là gần kề mà chủ thể xa lìa là Diệu. Trong Thiên hạnh nói là quán sát tất cả đều Không… ấy, Đệ Nhất An Lạc Hạnh Sớ ấy dùng mười tám Không loại dần mười tám câu, cho nên biết Không trong tuyệt đối tức là đối tượng quán sát, chính là lý tự nhiên. Tiếp trong Anh Nhi hạnh và Bệnh hạnh, nhẫn ác gọi là Bệnh, nhu hòa gọi là Anh Nhị. Ngăn chặn ồn ào, ngăn chặn vắng lặng… ấy, ồn ào và vắng lặng ví dụ cho hai Đế, hai Đế hướng về Trung đạo hãy còn gọi là nhục, Trung Nhẫn có thể ngăn chặn cho nên nói là nhẫn nhục, nhục tức là bệnh vậy. Từ “Vân vân…” trở xuống là lại dẫn văn chứng minh hai hạnh. Nói là có thể vì hạng hèn kém… ấy, là luôn luôn vì hàng Nhị thừa hèn kém áo quần dơ bẩn không tệ hại không trong sáng cho nên là chịu đựng đối với việc này, phương tiện tiếp xúc gần gũi cùng chung sự nghiệp đó, tức là giống như thiện căn nhỏ bé của hàng Nhị thừa. Tiếp là dùng hoạt dụng của năm hạnh để hiểu hết các văn ấy, hoàn toàn là pháp môn của Sơ Địa đã sử dụng, đã chứng được, đã soi chiếu, lại phân làm hai: 1. Chính thức loại bỏ các pháp của Sơ Địa; 2. Loại bỏ các cảnh từ trước đến nay. Văn phần một lại có hai: Một là chính thức loại bỏ; hai từ “Nhược tiệm dẫn…” trở xuống là cùng với Biệt so sánh phân rõ. Văn phần một lại có ba: Đầu là loại bỏ mười Giới, tiếp từ “Hựu nhất tâm…” trở xuống là loại bỏ ba đế Tam muội, sau từ “Hựu Như Lai…” trở xuống là giảm bớt Từ bi phá trừ quả báo. Văn phần đầu có hai: Giải thích và kết luận. Văn phần đầu, mười Giới đều là lý cho nên là Thiên hạnh, chín giới hãy còn khổ cho nên dấy khởi tâm Bi, chỉ riêng Phật giới là an lạc cho nên dấy khởi tâm Từ, cùng chín ác nêu ra chín thiện gọi là Bệnh hạnh và Anh Nhi hạnh, Thánh hạnh có thể biết. Nên biết rằng chỉ là một tâm mà có đủ mười pháp giới tức Không Giả Trung và năm hạnh. Tiếp là loại dần ba đế Tam muội, lại có hai: Trước là chính thức so sánh năm hạnh, tiếp là dùng ba đế để so sánh sai lầm tai họa của hai mươi lăm cõi. Văn phần đầu, trong thứ tự hạnh đã đế Sơ Địa thành tựu Vương Tam muội, nay trong một tâm cũng có đầy đủ Tam muội. Tiếp theo loại dần Tự Hành Viên phá trừ sai lầm tai họa của hai mươi lăm cõi, do đó có thể ở trong một tâm viên mãn phá trừ hai mươi lăm cõi của chúng sanh, có thể làm cho cái thấy của chúng sanh không giống nhau, tuy là không giống nhau nhưng không ra ngoài ba đế. Ba là giảm bớt Từ bi phá trừ quả báo, trong đó đều có dẫn Kinh so sánh giải thích có thể biết. Nói thị hiện các loại thân thậm chí giống như ngu si, là Bệnh hạnh giống như ác, bắt đầu từ A Tỳ cho đến Đẳng Giá thì một phẩm vô minh đều gọi là Bệnh hạnh. Có thể có trong đó hiện bày thân vô cùng xấu ác cho đến nói là như điếc như câm, nói là ác vô cùng xấu ác cho nên nói là như điêncuồng như ngu si. Nói rằng ngồi chễm chệ nơi giường sư tử… ấy, là Viên Mãn Báo Thân yên ổn ở nơi lý Không chẳng thể nào trở lại các Hoặc của Thông – Biệt, cũng không còn sợ hãi tám loại ma gọi là giường sư tử; ghế báu dỡ chân: Định Tuệ là chân, Thật Đế là ghế, tức là Định Tuệ Vô Sanh dựa vào cảnh Chân Như. Kinh lại nói: “Bà La Môn là từ Địa thứ tám trở lên, Sát Lợi là từ Địa thứ bảy trở lại, cư sĩ là phàm phu, Thương Cổ (người đi buôn) là các Bồ tát cùng hiện thân ở ba cõi, cõi này hướng về phương khác, phương khác tìm đến nơi này”. Ra vào ấy là, hai mà không hai là vào, không hai mà hai là ra, đồng thời không hai mà hai là vào, hai mà không hai là ra; lại là Vô lượng trở về một thành ra đi vào, một trong Vô lượng thành vượt ra. Thuận theo giải thích nguyên cớ vượt ra… Tiếp là so sánh Giáo để trình bày về căn cơ nhìn thấy sai khác vì thế khiến cho pháp không giống nhau do đó phải cùng với viên so sánh phân rõ. Đi vào viên cùng chứng đạt ấy, là văn trước dần dần dẫn ra, nay trình bày về lập tức đi vào. Giáo Đạo tuy có khác nhau về Sơ Địa, mà Chứng Đạo không có gì sai biệt cùng trở thành một Viên, là hiển bày phần vị đi vào ban đầu của Biệt – Viên, Địa Tiền vẫn còn nói là Quyền cho nên lập thành hai văn trước sau. Dựa vào văn trước thì theo thứ tự tu tập hai quán, dựa vào văn sau thì ba quán tu tập trọn vẹn, phát sinh vấn đề không giống nhau này cho nên trở thành hai sai biệt. Tiếp là loại dần các cảnh, trí từ trước đến nay, cũng thuận theo loại dần các hành tăng số trước đây, văn không có đầy đủ, lược bớt cũng có thể đã thu nhận ở trong năm hạnh, nay bắt đầu từ nhân duyên cuối cùng đến một Đế, các cảnh-trí trước nếu khai mở hiển bày thì đã cùng làm thành một pháp. Vì vậy nay trình bày về hạnh cũng loại dần các cảnh các trí từ trước đến nay, so sánh với hạnh bất khả tư nghị bây giờ thì một hạnh là tất cả các hạnh khiến cho giống như cùng với cảnh-trí đều trở thành tất cả các hạnh là một hạnh. Thứ nhất là so sánh với nhân duyên, Giới là Sắc cho nên dùng Sắc bất tư nghị so sánh với Giới bất tư nghị, nghiệp bất tư nghị diệt đi thành tựu Định bất tư nghị, Hoặc bất tư nghị diệt đi thành tựu trí bất tư nghị, lý không có tướng sai khác cho nên gọi là Thiên hạnh. Viên chân Thánh hạnh ấy, tạm thời lấy Tất cánh Không gọi là Thánh hạnh, Tức Không – Tức Trung cho nên nói là lý của Viên Chân. Trong Tục đế có đủ tất cả các pháp, tạm thời chọn lấy nên Thiện thuộc về Giới Thánh hạnh thâu nhiếp. Tiếp trong phần dựa theo Quán Tâm phân làm bảy: 1.Trình bày về ý hướng đến; 2. Từ “Tức quán…” trở xuống là chính thức giải thích; 3. Từ “Sơ tâm…” trở xuống là ca ngợi năm phẩm vị; 44. Từ “Sơ tâm…” trở xuống là so sánh ca ngợi; 5. Từ “Địa Trì…” trở xuống dẫn kinh Địa Trì giải thích tướng đi vào phần vị; 6. Từ “Đương tri…” trở xuống là kết luận về phần vị; 7. Từ “Thị vi…” trở xuống là phân rõ sai khác. Bốn phần đầu như văn. Trong phần năm dẫn kinh Địa Trì nói: Tự tánh… ấy là trong chín loại Đại Thiền thì Tự tánh thiền ở thứ nhất. Ở trong Thiền này có thể phát sinh loại thứ hai đạt được tất cả các thiền.phần vị tự tánh thuộc về Địa Tiền, phần vị tất cả các thiền thuộc về Sơ Địa, có Tam muội đầy đủ. Tam muội là tổng hạnh, năm hạnh là biệt hạnh, năm hạnh đều dựa vào ba đế Tam muội cho đến Sơ Địa thì Tam muội đầy đủ. Nói hiện pháp lạc ấy là hiện tại cảm nhận được niềm vui của pháp tánh, các loại “sự thiền” cùng một Chân tánh cho nên nói là chủng tánh Tam-ma bạt-đề. Lợi ích cho chúng sanh thuộc về Tục Đế cho nên dẫn văn này chứng minh ba đế. Tiếp từ “Đương tri thứ đệ…” trở xuống là phân định. Ba là từ “Nhược khai…” trở xuống là khai mở, vẫn hướng về theo thứ tự như phân định như khai mở, trong này không có gì có thể khai mở nữa. Tiếp trong phần liệu giản nói dựa vào giới định tuệ ấy là quan hệ về giới, quan hệ về Định, Tuệ của ba Giáo trước đều là dựa vào quan hệ của pháp, đầy đủ như Chỉ Quán giải thích trong phần Đối trị giúp đỡ khai mở. Người thực hành thời nay hoặc là luôn luôn chú trọng vào Lý thì nói rằng mình giống như Thánh và chấp lấy Thật bài báng Quyền, hoặc là luôn luôn chú trọng đến Sự thì suy ra công ở địa vị cao cho nên bài báng Thật chấp nhận Quyền. Đã ở trong thời kỳ cuối cùng mà không suy nghĩ về Thánh Chỉ thì có ai không rơi vào hai sai lầm này? Đạt được ý Pháp Hoa thì trước sau đều là Đốn, xin lắng lòng tư duy nghiền ngẫm tự hiểu rõ sự thịnh suy chìm nổi!

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20