PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA THÍCH THIÊM

SỐ 1717

QUYỂN 13

Đời Đường, Thiên Thai Sa Môn Trạm Nhiên thuật

Tiếp theo trong phần trình bày về “thần thông”: Nêu ra rõ ràng và giải thích. Trong các văn trước đây đều thiết lập một môn về ý hướng đến chỉ dựa vào văn trước trình bày về ý này, nay thì tách biệt đưa ra. Nói thứ tự là tiếp theo văn trước đến nay cho nên nói là theo thứ tự, tức là tên gọi khác của ý hướng đến (Lai ý). Trong đó phân làm ba:

    1. Nêu ra phần trước sinh khởi phần sau.
    2. Sơ lược nêu ra tướng của văn sau.
    3. Từ “Thượng biện…” trở xuống là chính thức trình bày tiếp theo trước có văn này phát sinh.

Văn phần một có hai: Một. Nêu ra phần trước; hai. Từ “Nhược chánh luận…” trở xuống là sinh khởi phần sau. Phần hai nêu ra tướng của văn sau, có hai: Một. Nêu ra; Hai. Từ “Phổ Môn…” trở xuống là giải thích. Trong giải thích có hai: Đầu là dẫn Phổ Môn chứng minh; tiếp từ “Du ư…” trở xuống là giải thích ý kinh. Đầu là trình bày về phẩm Phổ Môn chỉ có hai văn bao gồm được ba ý, văn kinh trước là hỏi, tiếp là đáp. Trong phần hỏi có đủ ba, văn đáp chỉ có hai. Hỏi rằng Bồ tát Quán Thế Âm vì sao thường đi lại ở thế giới Sa bà này, là hỏi về thân, vì sao mà thuyết pháp cho chúng sanh, là hỏi về khẩu, sức phương tiện thì việc ấy như thế nào, là hỏi về ý. Trong phần đáp thì từng câu từng câu chỉ nêu ra thân khẩu để bao gồm cả ý, nên dùng thân Thanh văn, là đáp về thân, mà thuyết pháp cho họ, là đáp về khẩu. Đã có thân khẩu ắt phải bao gồm cả ý, hoặc là lấy hai chữ Ưng Dĩ tức là ý vậy. Khéo thông hiểu cơ duyên cho nên nói là Ưng Dĩ. Văn tiếp theo lại có hai: Một, Dựa theo thân khẩu biểu hiện về ý; Hai, Từ “Hựu hóa…” trở xuống là thuận theo nhiều ít để luận bàn. Phần một lại có hai, đó là pháp và ví dụ. Ví dụ lại có ba, đó là ví dụ, hợp lại và kết luận. Phần hai lại phân làm ba: 1. Chính thức luận về nhiều ít; 2. Dẫn chứng; 3. Chính thức phân rõ về sử dụng nhiều trên phương diện thân khẩu, bởi vì tất cả Thánh giáo thì hai tướng này chiếm đa số, lại phân làm làm bốn: Một. Giải thích về hai thân hai trống; Hai. Từ “Thử thị…” trở xuống là trình bày lý do của thân khẩu; Ba. Từ “Nhược thị…” trở xuống là trình bày về ý đã bao gồm; Bốn. Từ “Diệc thị…” trở xuống là nêu ra hai hạnh để giải thích về hai thân hai trống (cổ). Trong văn phần một nói “Dược thọ vương thân” ấy là nêu ra hình dạng phá ác đáng sợ. Như phẩm Bồ tát trong Đại Kinh quyển thứ hai mươi chín nói: “Ví như cây thuốc tên gọi Thọ Vương, thù thắng đệ nhất ở trong các cây thuốc có năng lực diệt trừ mọi căn bệnh, cây không dấy lên ý niệm nhưng nếu như lấy cành lá và vỏ, thân…, tuy không dấy lên ý niệm mà luôn luôn chữa lành mọi bệnh tật, Niết-bàn cũng như vậy…” Như ý Châu Vương thân ấy nêu ra làm hình dáng Sanh Thiện đáng yêu, như Đại Phẩm quyển thứ mười nói: “Như ngọc Ma Ni ở tại trú nào thì tất cả loài phi nhân không thể có được cơ hội thuận tiện. Đeo ngọc ấy trên thân thì trong đêm tối được sáng tỏ, lúc nóng được mát mẻ, lúc lạnh được ấm áp, nếu ở trong nước thì hiện ra màu sắc tùy theo mọi vật”. Độc cổ (Trống độc) trong Đại Kinh nói: “Ví như người lấy các loại thuốc độc dùng để xoa trên trống lớn, ở giữa mọi người đánh lên khiến phát ra âm thanh, người nghe đều chết”. Đây là ví dụ giải thích về pháp Phá ác, như Chỉ Quán quyển thứ năm có ghi. Thiên cổ ấy là như cõi trời Đao Lợi vốn có loại trống vi diệu tùy theo tâm niệm của chư Thiên phát ra các loại âm thanh, ví dụ này giải thích về pháp Sanh thiện. Ý thứ hai, tuy hiện rõ thân khẩu mà đều căn cứ vào ý từ bi. Ý thứ ba, nhìn thấy tướng của thân khẩu thì biết ý nghiệp. Nay tạm trích dẫn Đại Kinh, kinh thuận theo phương diện thuyết giảng cho nên gọi là Ngữ. Nay văn giản lược Ngữ để chứng minh cho ý, nghĩa là tùy theo ý mình mà nói năng tất nhiên phải là ý. Tùy theo mình như Ngọc như Thiên, tùy theo người như Thuốc như Độc, hai Hạnh so với trước cũng là Ứng có thể thấy. Tiếp trong phần chính thức trình bày về thứ tự, có hai: 1. Pháp thuyết; 2. Ví dụ so sánh. Trước tiên nêu ra ví dụ cho Tiểu; tiếp theo “Tiểu thượng…” trở xuống là lấy Tiểu so với Đại, gọi la Diệu Cảm Ứng. Chim Can Thước hót ấy là Chim Can Thước, tức là con chim Khách bé nhỏ. Trong Tây Lương Tạp Ký nói: “Chim Can Thước hát thì có khách đến”. Cũng có thể là chữ, sách vở hiện thời phần nhiều dùng chữ Càn. Tiếp trong phần danh số có bốn: Đưa ra số, Giải thích tên gọi,Thứ tự, Hư thật. Hai phần sau dựa vào trong phần danh số phân rõ mà thôi. Phần đầu như văn. Trong phần giải thích tên gọi tuy ba văn không như nhau mà nghĩa ý không sai khác. Kinh Địa Trì nói: “Thần nghĩa là điều khó đoán biết được”. Kinh Dịch nói âm dương bất trắc nghĩa là thần, không phải là ý trong Phật giáo. Thần thông không giống nhau thì đầy đủ như văn nêu ra, gồm có phàm phu ngoại đạo và bốn Giáo; ba giáo như văn, sơ lược giải thích về sáu thần thông như Chỉ Quán quyển thứ bảy ghi lại, văn ấy hoàn toàn là phát ra thần thông luyện tập từ trước. Lại có loại thần thông sanh đắc biết các loại quỷ quái, súc sanh… Có người quả báo đạt được thần thông, như hàng chư Thiên. Có tu tập đạt được thần thông, như các Thanh văn và các ngoại đạo, Bồ tát Tam Tạng – Thông giáo ra khỏi Giả… Tu đạt được lại có bốn loại, như Nhị thừa Tam Tạng dùng tâm Vô lậu dựa vào căn bản Thiền, Nhị thừa Thông giáo cùng Bồ tát Thông giáo cũng dùng tâm Vô lậu dựa vào căn bản Thiền, Bồ tát Biệt giáo ban đầu dựa vào căn bản dụng tâm Vô lậu, tiếp đến dựa vào hằng sa Tam muội thuộc giới ngoại, về sau dựa vào Thật Tướng phát sinh được thần thông vi diệu. Sơ Trú của Viên giáo tâm ban đầu tuy khác nhau mà nghĩa phát sinh đạt được như nhau. Lại dựa theo sáu Tức, sáu căn thanh tịnh tương tự phát sinh đạt được. Từ Sơ Trú trở lên là phần Chân phát phát sinh đạt được, chỉ mợt địa vị Diệu Giác là cứu cánh phát sinh đạt được. Nay trong văn này tức là phần Chân sinh, đã bắt đầu từ phần vị viên mãn trở về sau phát khởi Ứng hiện thần thông cho nên biết chính là phát sinh đạt được thần thông vậy. Vì thế trong Đại Kinh quyển hai mươi hai nói: “Thần thông có hai loại, một là nội, hai là ngoại. Ngoại nghĩa là cùng với ngoại đạo giống nhau. Nội lại có hai loại: Một là Nhị thừa, hai là Bồ tát. Bồ tát tu hành Đại Bát Niết-bàn đã đạt được thần thông không giống như Tiểu thừa”. Cho nên biết tức là Bồ tát Biệt giáo và Viên giáo phát sinh đạt được thần thông như trên đã nói. Trước đây nói mười bốn loại biến hóa, là Sơ Thiền có hai, đó là Sơ Thiền Sơ Thiền hóa, Sơ Thiền Dục giới hóa, Nhị thiền có ba, Tam thiền có bốn, Tứ thiền có năm. Theo Sơ thiền giải thích có thể dùng ý hiểu được, đầy đủ như trong Pháp Giới Thứ Đệ giải thích tường tận. Văn tướng về Viên giáo hơi nhiều, nên dùng ý Kinh này để kết hợp giải thích văn còn lại, trong đó lại có hai: Một. Giải thích rộng ra; Hai. Liệu giản. Văn phần một, có hai: 1. Đưa ra không giống nhau; 2. Từ “Nhiên…” trở xuống là nói rõ Kinh này dùng sáu căn làm ý chung. Kinh khác không trình bày thì kinh này là mở rộng nhất, cho nên biết phải dùng sáu căn làm chung, trong đó có hai: Trước là trình bày về ý, tiếp từ “Kim vân…” trở xuống là giải thích. Trong văn phần đầu nói: Nhưng Kinh trình bày Tỷ căn thông suốt tường tận nhất” ấy là tất cả các Kinh không trình bày Tỷ căn xuyên suốt chẳng phải là giải thích cùng tận, lẽ nào có các căn cùng đạt dược thần thông mà chỉ riêng mũi, lưỡi không đạt được thần thông ư? Chỉ có Kinh này ở trong sáu căn thanh tịnh thì văn nói về Tỷ căn tường tận nhất. Như trong kinh Hoa Nghiêm trình bày về mười loại sáu căn cũng là sáu căn đều có thần thông, nhưng Kinh ấy thuộc về quả nghĩa là từ Sơ Trú trở đi, nên biết rằng Trú Tiền cũng có phát sinh tương tự. Kinh Hoa Nghiêm lại trình bày về mười loại thần biến tức là mười thần thông vậy, đó là: 1. Thân chúng sanh; 2. Cõi Phật; 3. Cúng dường; . Âm thanh; . Hạnh nguyện; 6. Điều phục; 7. Thành tựu; . Bồ-đề; . Thuyết pháp; 10. Trú trì. Tiếp trong phần giải thích, có hai: Một, Trình bày về sở y; Hai, Từ “Văn vân…” trở xuống là đưa ra tướng chung. Phần đầu nói “Vô ký hóa hóa” như trong Chỉ Quán quyển thứ nhất ghi lại. Tiếp trong phần giải thích về tướng chung, có hai: Trước là tạm thời dựa theo Nhãn căn sơ lược giải thích, tiếp từ “Kiến hữu…” trở xuống là phân định về Chân và tương tợ. Văn phần trước có ba: a. Sơ lược dẫn ra Kinh này; b. Dựa vào Tỳ Đàm nói tự nhiên như vậy. Luận ấy thuộc về Tiểu thừa trong này thuộc về Đại thừa, tự nhiên như vậy giống nhau về tên gọi mà ý nghĩa khác nhau, Tự Nhĩ chỉ là danh từ khác của tự nhiên như vậy mà thôi. Nói rằng “Tỳ Đàm nói sáu Nhập thù thắng”, ấy là đều cò thông dụng cho nên nói là thù thắng. Danh từ của tự nhiên như vậy nối thông với Đại – Tiểu, tạm thời dẫn chứng là Đại. Nhưng trong Tiểu thừa đối với tất cả các pháp thiết lập nhân duyên rồi đều nói là tự nhiên như vậy, giống như lá sanh hoa đỏ chẳng phải là nhuộm khiến cho như vậy, cho nên nói là tự nhiên như vậy. Thông suốt cũng như vậy nhưng là đạt được Thiền tự nhiên như vậy mà có, thông tuy là tác ý nhưng chính là năng lực các Thiền tự nhiên như vậy. Tiểu thừa hãy còn như vậy huống gì là Đại thừa, vì vậy nay dựa vào Tiểu thừa để chứng minh cho Đại thừa. Tiếp; c. Dẫn ra Ương Quật đầy đủ như Chỉ Quán quyển thứ bảy ghi lại và văn thứ bảy. Tiếp trong phần phân định về Chân và tương tợ, dựa vào ý kinh Hoa Nghiêm để so sánh phân rõ. Nói “Thân nối thông trong ngoài”, đây là gương Chân Như trong sáng tùy ý vận dụng có thể soi chiếu, bởi vì luôn luôn soi chiếu bên ngoài hiện bày rõ cảnh tượng mười pháp giới cho nên cảnh tượng bên ngoài hiện rõ ràng ở bên trong. Có hai hoạt dụng này cho nên phân ra trong, ngoài, mà luận về Thật Thể ấy thì trong ngoài không khác nhau. Tiếp trong phần liệu giản nói “Ba căn tăng giảm”, đây là dẫn văn Đại Luận quyển bốn mươi nói “Ba căn tỷ, thiệt và thân”, chỉ là dẫn ra Luận ấy nói là tăng giảm. Nếu như đối chiếu sáu căn cùng với văn này không giống nhau, ý nói rằng văn Luận thừa nhận là có tăng giảm, ngại gì ba căn nhãn – tỷ – thân của Kinh này kể ra kém hơn ba căn còn lại? Vì vậy dẫn Luận để ví dụ Kinh này, cho nên nói nếu như theo nghĩa này. Còn lại như Sớ giải thích, trong đó có ba: 1. Ví dụ không giống nhau; 2. Dẫn chính xác Pháp Hoa chứng minh; 3. Lại dẫn Kinh này chứng minh sử dụng thay nhau. Tiếp trong phần trình bày về thô Diệu, có hai: Trước là phân định; tiếp là khai mở. Trong phần phân dịnh, có hai: Một. Nói chung về biến hóa sở tác không như nhau; Hai. Chính thức giải thích. Văn phần một có ba: 1. Thiết lập; 2. Dẫn chứng; 3. Từ “Nhược ứng đồng chánh báo…” trở xuống là tất cả phân rõ về khác nhau. Phần hai trong chính thức giải thích, có hai: 1. Chánh báo; 2. Y báo. Y báo – Chánh báo đều có hai: Trước là Giáo, tiếp là Vị. Trước tiên trong phần Chánh báo dựa theo Giáo, có hai: a. Giải thích; b. Từ “Như thị…” trở xuống là kết luận. Văn phần đầu chỉ là mười pháp giới không giống nhau, mà bốn Thú kết hợp, Nhân Thiên kết hợp, Nhị thừa hợp lại, Bồ tát tách ra tìm ý có thể thấy. Tóc đen quấn lấy thân ấy là trạng thái của ngạ quỷ trích ra từ Đại Luận. Quán là chú âm của Cổ và Noãn, là Tẩy, là tảo, là Địch, tức là gột rửa vậy. Luận chung về các cách gột rửa đêu gọi là Quán. Nếu luận tách biệt thì rửa tay gọi là Quán, rửa chân nói là Tẩy. Tẩy âm là Tiển, gội đầu nói là Mộc, tắm thân gọi là Dục, nghĩa là quy củ nghiêm túc hoàn bị vậy. Tiếp theo từ “Nhược đắc…” trở xuống trong phần dựa theo năm vị, có hai: a. Bốn vị; b. Kinh này, lại có ba: 1. Phân định tổng quát về Diệu; 2. Nêu ra tách biệt tướng Diệu; 3. Tổng quát nêu ra tướng Diệu. Phần một như văn. Trong văn phần hai nói “Địa thanh tịnh biểu thị cho Lý Diệu”, Lý ấy là Cảnh, Địa đã luôn luôn duy trì có năng lực sinh trưởng là căn bản của các pháp cho nên biểu thị về Lý Diệu. Ánh sáng biểu thị cho Trí, ánh sáng ở chặng giữa hai mày cho nên được biểu thị Diệu Trí Trung đạo. Tam muội biểu thị cho Hạnh là Định Thủ Lăng Nghiêm đích thực phù hợp với Diệu Hạnh. Gió biểu thị cho Thừa, gió lưu chuyển giữa hư không mà thật sự chẳng phải trống không, không khác gì so với hư không, Thừa và Thừa đều là Thật Tướng mà Thừa chẳng phải Thật Tướng nhưng không khác với Thật Tướng. Mặt đất chấn động biểu thị cho thần thông, mặt đất vốn không lay động mà có thể hiện bày chấn động, Thật Thể chẳng phải là chung tất cả mà dựa vào Thật hiện bày chung tất cả. Tiếp trong phần Ứng giống như Y báo, có hai: 1. Trở lại phân định hai ý phụ thuộc không giống nhau; 2. Từ “Kim thả…” trở xuống là chính thức giải thích. Văn phần một là luận về Chánh báo ấy cũng còn là chúng sanh, Phật thâu nhiếp lẫn nhau, nhưng chúng sanh chỉ thuộc về Lý mà chư Phật đã thành tựu Sự, cho nên tất cả chúng sanh đều thâu nhiếp vào trong cảnh giới Phật, huống là quốc độ sở y vốn là cảnh hóa độ của chư Phật. Giống như quốc độ của Đế Vương thế gian, quốc độ chắc chắn thuộc về hàng Đế Vương, mà dân chúng cùng cư trú đều nói là tự mình có được, thật ra thì hàng Đế Vương vì dân chúng mà sửa trị việc nước, dân chúng do hàng Đế Vương mà xây dựng gia đình, do đó lấy sự yêu thương, lấy sự trung trinh trải qua thâu nhiếp lẫn nhau, đôi bên hướng về nhau mà thuận theo ý nghĩa ưu việt của hàng Đế Vương. Nay vì phân chia đối với nghĩa Cơ, Ứng khác nhau, trước thuận theo Cơ mà nói cho nên nói là tạm thời thuận theo, huống là chư Phật tịch lý, thần không nơi chốn, cảnh sở y vắng lặng gọi là Thường Tịch Quang, vì thế cát đá bảy báu tùy theo chúng sanh đều cảm được. Nếu dựa vào ý này thì lại cho chúng sanh mà tạo ra, vì thế thuận theo để thiết lập quốc độ làm Cơ. Tiếp trong phần chính thức giải thích phân làm hai: 1. Giải thích ý thứ nhất; 2. Từ “Nhược tác…” trở xuống là ý thứ hai. Văn phần một phân làm ba: Một. Dẫn Đại Luận tổng quát đưa ra; Hai. Từ “Nhược giới…” trở xuống là giải thích lý do; Ba. Từ “Tịnh uế…” trở xuống là kết luận trở về. Văn phần một có hai: a. Nêu ra; b. Từ “Giai do…” trở xuống là kết luận chỉ ra. Văn phần hai, như vậy bốn câu về Thừa, Giới thì văn ở trong Đại Kinh, đầy đủ như Chỉ Quán thứ hai ghi lại, phầ đầu Tịnh Danh Sớ giải thích tường tận. Nay tạm thời thuận theo sơ lược đi thẳng vào đối chiếu Thanh văn – Bồ tát mà làm thành Thừa hoãn, cấp (chậm, nhanh) trực tiếp so sánh Tịnh độ và Uế độ mà làm thành Giới hoãn, cấp, là bởi vì đại khái thâu nhiếp tất cả các quốc độ vậy. Đối với mỗi một quốc độ nếu muốn trình bày tường tận thì cần phải thuận theo các giáo và ba phẩm Giới, tất cả đều đối chiếu làm thành Thượng Trung Hạ đầy đủ như trong Chỉ Quán quyển thứ bốn. Vốn nói là Thừa cũng hoãn cũng cấp là, đầu tiên khai mở ba, cuối cùng hiển bày một tức là đầu hoãn sau cấp vậy, cũng là trung gian có đủ các Thừa. Bốn câu về hoãn cấp dựa vào Đại Kinh thứ sáu. Kinh Đại Vô lượng Thọ gọi An Lạc là an dưỡng. Đại Luận quyển hai mươi tám nói: Có cõi Phật thuyết về Nhất thừa thuần về Bồ tát; có cõi Phật lẫn tạp như Di Đà, nhiều Bồ tát Tăng mà ít Thanh văn Tăng. Như trong Đại Luận trình bày về An Dưỡng Quốc chẳng phải là tam giới, ấy chỉ là không phải tam giới ở cỏi Sa-bà này mà thôi. Nếu như nay nơi cõi ấy có đủ tam giới, vì thế trong kinh Vô lượng Thọ “An Nan thưa với Đức Phật rằng: Pháp giới An Dưỡng ấy đã không có núi Tu di, chư Thiên cõi Đao Lợi dựa vào đâu mà an trú? Đức Phật hỏi vặn lại rằng: Cõi trời Dạ Ma ch đến Sắc giới ở cõi này dựa vào đâu mà an trú? A Nan im lặng tiếp nhận”. Ý hỏi vặn lại là cõi Dạ Ma cho đén Sắc giới ở cõi này đã chấp nhận dựa vào hư không, ngại gì ở cõi kia từ Tứ Thiên Vương trở lên dựa vào hư không mà an trú. Trình bày đầy đủ về tướng quốc độ lại có nhiều loại như nhau, khác nhau bất đồng. Giống như cảnh giới Vô Động tuy là Tịnh Độ nhưng hãy còn có nam nữ và núi Tu di Đồng Cư Tịnh Độ này đã không giống như cõi đó, Đồng Cư Uế Độ cũng Ứng hiện không như nhau. Trình bày tường tận về các tướng dọc ngang của bốn Độ đầy đủ như phẩm Phật Quốc trong Tịnh Danh Sớ, trong này tóm tắt nêu ra cương kỉ ấy để trình bày về thần thông hiện ra quốc độ không giống nhau. Nếu như phân biệt tỉ mỉ về Thừa, Giới hoãn cấp, thì thuận theo phân ra ba quán mỗi một quán có ba phẩm, chín phẩm lý quán đối chiếu tường tận với ba phẩm Sự Giới hoãn cấp, để nghiệm xét Thanh văn- Bồ tát ở các quốc độ hoặc là thuần nhất hay là lẫn tạp, tìm nhiều kinh luận để mưu cầu sự khác biệt ấy, biết Đại thừa – Tiểu thừa đã che phủ không như nhau, thì không đứng dậy khỏi chỗ ngồi này mà quán xét pháp giới. Tiếp trong phần trình bày ý thứ hai về quốc độ Ứng, có hai: 1. Nêu ra ý bởi vì hai ý phụ cho nên gán vào nói là nếu như khởi lên; 2. Từ “Phật dĩ…” trở xuống là trong phần chính thức giải thích, có hai: Một. Giải thích; Hai. Phân định. Phần một trong giải thích có hai: Giải thích và kết luận. Trong giải thích tự phân làm sáu. Phần bốn Thú, Nhân Thiên và bốn Giáo như văn. Trong mỗi một văn đều nói “Hoặc là tịnh hay là uế” ấy là Giáo dựa vào chủng loại của Thừa, quốc độ dựa vào Giới thanh tịnh, bởi vì Giới có hoãn, cấp khiến cho quốc độ phát sanh thanh tịnh hoặc là ô nhiễm. Bồ tát đã phân thành bốn bậc khác nhau tương ưng nói “Thượng Thượng phẩm Thừa cho đến Hạ Hạ phẩm Thừa”. Thanh văn đã phân làm Nhị thừa hai Giáo hoãn cấp cũng có bốn phẩm không giống nhau. Mỗi một phẩm đều nói “Kết hợp cùng với Vô Ký Thiền”, Vô Ký là Lý, Từ Bi là Sự, Sự được xông ướp ở Lý, đến Lý đều là Dụng cho nên nói là kết hợp. Nếu như Sơ tâm Viên giáo tu Vô Duyên Từ thì kếp hợp nhưng mà Dụng có rộng hẹp vậy thôi. Từ “Như thị…” trở xuống là kết luận. Tiếp từ “Kim tương…” trở xuống là phân định. Tất cả dựa theo Y – Chánh ấy, là trong văn Chánh báo trước đây dựa theo Giáo thẳng thắn đưa ra mà thôi bởi vì chưa phân định Thô Diệu cho nên giờ đây kết hợp phân định, trong đó lại có hai: 1. Dựa theo Giáo; 2. Dựa theo năm vị. Phần một dựa theo Giáo lại có hai: Một. Dựa theo Giáo phân định, thì Biệt giáo tức là dựa theo Giáo đạo; Hai. Dựa theo Vô Ký hóa hóa phân định ấy là dựa theo Chứng đạo, lại có hai: Trước là chính thức phân định; tiếp là dẫn kinh. Văn phần đầu, Vô Ký như đài gương, Cơ chúng sanh như hình thể, phát ra Ứng như hình ảnh. Hình ảnh soi vào – hình thể đối diện không phải là đài gương xấu đẹp phân định thô diệu vậy thôi.do đó không dùng nhiều ít rộng hẹp để phân định. Nói về tịnh uế ấy, giống như đài gương tùy ý vận dụng nên cảnh tượng hiện bày có chung có riêng, cảnh tượng chung giống như quốc độ – cảnh tượng riêng giống như hình thể, chung và riêng đều có tịnh uế, tịnh uế đều có thô Diệu, vì vậy núi sông là đối tượng soi chiếu chung, mặt người là đối tượng soi chiếu riêng, cho nên nói xấu đẹp soi chiếu chung – xấu đẹp soi chiếu riêng, kết hợp ví dụ có thể biết. Tiếp là dẫn kinh. Tiếp trong phần dựa theo năm vị, có ba: 1. Chính thức dựa theo năm vị; 2. Từ “Hựu chư kinh…” trở xuống là tiếp tục dựa theo thô Diệu chuyển đổi khó, dễ để phân định; 3. Từ “Duy dĩ nhất Đại sự…” trở xuống là dựa theo năng, sở để phân định thô Diệu. Khó chuyển đổi gọi là Nhị thừa, dễ chuyển đổi gọi là Bồ tát. Phần ba trong năng sở thì sở là Thô, năng là Diệu. Tiếp theo từ “Hựu chư…” trở xuống là khai mở, giống như văn. Nhưng tên gọi thần thông trong này gọi chung cho cả nông, sâu, cho nên trong phần phân định về Giáo trước đây thì bốn Giáo đều có thần thông nhưng phát sinh thô Diệu mà thôi. Nếu như theo trong phần Quyền Thuộc Diệu dưới đây thì đầu tiên là phân định sai khác, lấy Địa Tiền, Trú Tiền làm thần thông trở lên gọi là Ứng, sau đó trong phần liệu giản cũng chọn lấy tất cả, như Diệu âm là dùng thần thông mà đến đây… Văn này nối thông là dùng thần thông cảm ứng thay đổi hoạt dụng trên quả mà thôi, vì vậy cùng với sắc tướng của Ứng ví dụ để phân định thô thì đầu là Thô, Diệu thì đều là Diệu, suy nghĩ có thể thấy.

Tiếp theo trong phần Thuyết Pháp Diệu, có hai: Nêu ra và giải thích. Trong giải thích có hai: 1. Trình bày về ý hướng đến; 2. Chính thức giải thích. Văn phần một phân làm ba: Một. Dựa theo Thuyết Bất Thuyết trình bày về ý hướng đến, vì Cơ đó thuần thục thì Thuyết gọi là nhân duyên; Hai. Thần thông về sau rõ ràng là ý hướng đến vậy. Trước đây tuy cùng nói về hai luân, ba luân chính, phụ, mà ý chính chỉ thuộc về Thân luân, cho nên thần thông bày tỏ cho biết trước là sẽ thuyết pháp, vì lẽ đó hiện bày điềm báo biểu hiện tướng ở trước mười Diệu. Nếu dựa vào Hạnh mà nói thì trong mười Diệu thuyết pháp là Thuyết. Nếu thuận theo Giáo mà nói thì mười Diệu đều là Giáo. Vì vậy trong phần Tựa đã bày tỏ là đang nói về mười Diệu, cho nên trước là hai Thân, nay là hai trống. Nếu như Diệt ác, Sanh thiện nối thông với Thiên, Viên, thì hai Thân, hai trống không có gì không đều là Diệu; Ba. Từ “Diễn thuyết…” trở xuống là chính thức trình bày về ý thuyết. Tiếp trong phần Chánh thuyết, trước là nêu ra chương, tiếp là giải thích.

Trong giải thích, trước là sơ lược nêu ra ý giải thích tên gọi, tiếp là chính thức giải thích tên gọi. Trong đó trước đưa ra cách giải thích của Đạt ma Uất đa la; Đạt-ma-Uất-đa-la, Trung Hoa nói là Pháp Thượng là một vị A-la-hán, trong tám trăm năm sau khi Phật diệt độ, từ trong Bà Sa chọn ra ba trăm bài kệ, làm thành một bộ gọi là Tạp A-tỳ-đàm lại soạn thêm một tập gồm ba mươi quyển, nghĩa Tập này dựa vào Bộ kia. Chương môn trong này bắt đầu từ một đến năm theo số tăng lên mà đưa ra, thứ nhất một pháp, thứ hai hai pháp cho đến thứ năm năm pháp. Đầu tiên nói Thể có một ấy là cùng những danh cú này vậy, các Kinh đều như vậy cho nên nói là một Thể. Tướng có hai ấy là bởi vì có hai loại tướng đối với Trường Hàng và Kệ Tụng. Chế Danh có ba ấy là trong mười hai Bộ có tên gọi đã quy định không ra ngoài ba nghĩa. Thứ nhất nói thuận theo câu chữ ấy là ba Bộ Trường Hàng, hai Tụng này chỉ là câu chữ mà thôi. Thứ hai nói dựa vào Sự được hiển bày ấy, nghĩa là cái ghi lại là xe, đã thuyết ra là Sự, kết thành Giới nhờ vào Sự, dựa vào Sự làm ví dụ. Sự của Bổn Sanh, Sự của Bổn Sự chưa từng có tướng dễ dàng biết nhất, luận về nghĩa ấy là dựa vào sự trước kia khôi phục lại. Thứ ba thuận theo đối tượng biểu hiện để bày tỏ Lý sâu xa. Định Danh có bốn ấy là thuận theo Dụ, thuận theo Thể, thuận theo Sự của Thể, thuận theo Sự. Thọ Ký, Vô Vấn Tự Thuyết, Luận Nghĩa tức Thể Sự hợp lại làm mục là, như trải qua thọ ký thì Ký là đương Thể, Sở Ký là Sự, Vô Vấn Tự Thuyết thì thuyết là đương Thể, Sở Thuyết là Sự, Luận Nghĩa lặp đi lặp lại thì Danh là đương Thể, sở luận là Sự, không giống như hai kệ chỉ là tướng của hai loại Kệ mà thôi. Bởi vì không có Cô Khởi, Trùng Tụng về Sự, trong đó sở thuyết khác nhau vì có Sự nên không thể gọi là Cô Khởi các Sự. Sai biệt có năm: 1. Chín loại Tu-đa-la như văn, bắt đầu từ tất cả cuối cùng đến hai kệ, nói hai kệ cũng thâu nhiếp vào trong chín loại vậy. Lai như phân biệt đến Tu-đa-la vẫn chỉ là xếp vào theo Giáo thuyết Lý thuộc về Tu-đa-la, khác với hai Bộ cho nên đối với hai Bộ có được tên gọi là Tạng này. Luận kia nói Biệt giáo khác với Biệt của tông phái này, tức là chỉ ra Đại thừa là Biệt, Tiểu thừa là Thông. Trong Kệ Đà có bốn. Đầu tiên nói các kệ A-súc-bà, tạm thời dựa theo Câu Xá trình bày về số sau lớp mười sáu. Mười lăm lớp trước ấy là bắt đầu từ mười, mười tăng lên đến lớp thứ mười sáu gọi là Căng-kiệt-la, thấp nhất nói là Nhất – Thập – Bách – Thiên – Vạn – Ức – Triệu – Kinh – Cai – Tử – Nhương – Cấu – Gián – Chánh – Tải, đây chính là mười lăm lớp trước vậy. Thứ mười sáu là Căng-Kiệt-la, thứ mười bảy là Căng-kiệt-la Căngkiệt-la làm Đại Căng-kiệt-la, thứ mười tám là Tần-bạt-la, thứ mười chín là Tần-bạt-la Tần-bạt-la làm Đại Tần-bạt-la, thứ hai mươi là A-súc-bà, thứ hai mốt là A-súc-bà A-súc-bà làm Đại A-súc-bà. Kinh thứ sáu này đã đưa ra tức là thứ mười sáu, thứ mười tám, thứ hai mươi vậy. Nói là trừ ra Tu-đa-la ấy là trừ ra Trường Hàng vậy. Trong ý thứ ba lại trừ ra Trùng Tụng và Cô Khởi mới gọi là Kệ. Ý thứ tư thì ở trong Cô Khởi, lại trừ ra tướng của mười Bộ mới gọi là Kệ Kinh. Bắt đầu từ thông suốt cuối cùng đến đây dần dần nhỏ hẹp, như trước đây trình bày về Tu-đa-la thì rộng hẹp không nhất định. Kỳ Dạ có hai: 1. Nêu ra; 2. Từ “Tụng ý…” trở xuống là giải thích. Trong giải thích có ba: Một. Ý Tụng; giải thích chọn lấy tướng của pháp sở niệm mới gọi là Ý Kệ của Kỳ Dạ; Hai. Từ “Nhược tụng…” trở xuống là giải thích về ý của Bộ khác; Ba. Trong phần Tụng về Sự cũng giản lược Sự không chính thức trong chín Bộ, còn lại mới là Sự trong Kỳ Da; 3. Trong phần Tụng Ngôn cũng giản lược ngôn từ của chín Bộ, ngôn từ của chín Bộ, ngôn từ của trực thuyết mới là ngôn từ của Kỳ Dạ. Hai kệ cùng là Kệ Tụng, tuy khai mở làm thành hai nhưng cùng là sai biệt trong Kệ mà thôi. Thọ Ký có hai; trong đó trước là giải thích tên gọi, tiếp là chính thức giải thích sự sai biệt giữa Đại và Tiểu; . Vô Vấn Tự Thuyết có hai; . Phương Quảng, tướng của Thức thứ sáu thuận theo có nhiều nghĩa mà văn chỉ nêu ra bốn loại để liệu giản đầy đủ hay thiếu sót. Tiếp là Đại sư chính thức nêu ra giải thích, trước là đi thẳng vào nêu ra mười hai tên gọi, tức là Biệt danh. Nêu ra tên gọi của pháp này hoàn toàn dựa vào văn Đại Luận ba mươi bảy, văn trong Luận rất nhiều. Tiếp theo Bộ ấy tức là Thông danh. Cách dịch mới gọi là mười hai Phần Giáo vốn sợ rằng lẫn lộn thứ tự của Bộ. Tên gọi là Kinh cũng Thông danh, trong đó có ba: 1. Sơ lược giải thích; 2. Chỉ trích Luận Sư; 3. Nêu nghĩa Kinh thế gian để giải thích về xuất thế. Tiếp là giải thích về danh nghĩa riêng biệt của mười hai Bộ. Nói vượt ra ngoài Tam Tạng, tức là giản lược Tiểu thừa Tam Tạng giáo rồi cuối cùng chọn lấy Đại thừa làm Tu-đa-la, đó là giải thích về Đại Phẩm cho nên làm giải thích theo cách này, huống là văn này giải thích về Pháp Hoa ư? Nếu như quyển thứ nhất giải thích theo cách thông thường thì không phải như vậy, về sau đều cần phải thuộc về Đại. Trong Thọ Ký tuy nói là Nhị thừa Nhân Thiên nhưngvốn biết cũng là Đại. Vả lại, giải thích chung về phóng quang và thâu quang đều là để biểu thị cho Thọ Ký vậy. Nói là thu vào gót chân… là thu vào gót chân thọ ký cho súc sanh, thu vào bắp đùi thọ ký cho ngạ quỷ, thu vào rốn thọ ký cho người, thu vào ngực thọ ký cho trời,thu vào miệng thọ ký cho Nhị thừa, thu vào giữa chặng mày thọ ký cho Bồ tát, thu vào đỉnh đầu thọ ký làm Phật. Tu la đã phân ra từ súc sanh và ngạ quỷ, nay tạm thời lược bỏ mà nói thuận theo ngạ quỷ cho nên thọ ký vào phần giữa bắp đùi và rốn. Trong Bộ Tự Thuyết trước tiên nêu ra Tự Thuyết Vô Ngã Sở đẳng ấy là tạm thời nêu ra Tiểu thừa mà thôi. Tiếp theo thì nói lại như Bát-nhã – Phương Đẳng là chính thức trình bày về Đại. Từ “Nãi chí…” trở xuống dưới là trình bày về tướng thâu nhiếp thông suốt mới bao gồm cả Bà La Môn Sự đâu chỉ có Tiểu thùa thôi sao? Tỳ Ni cũng là Tiểu mà tất cả thông với Đại huống là Sự Tỳ Ni vốn là nối thông với Đại ư? Trong thí Dụ cũng như vậy, trước là nêu ra A hàm, tiếp là nối thông tất cả. Nói Ức Nhĩ ấy là lúc sanh ra trên tai tự nhiên có chiếc khuyên giá trị có thể một ức tiền vàng – Nhị Thập Ức Nhĩ ấy cũng trên tai có chiếc khuyên giá trị có thể đến hai mươi ức, vốn là Trung A Hàm quyển hai mươi chín nói: “Đức Phật an trú trong tinh xá Cấp Cô Viên, Nhị Thập Ức Nhĩ cũng đi đến nước Xá Vệ ở trong rừng sâu, đầu đêm cuối đêm học tập không ngủ, tinh cần chánh trú tu tập Đạo phẩm. Thế là Ức Nhĩ ngồi lặng lẽ tư duy khởi lên ý nghĩ rằng: Trong hàng đệ tử của Phật, mình là người tinh cần đệ nhất mà không được Giải thoát, nhà mình rất giàu chi bằng trở về nhà bố thí tu phước. Đức Phật biết tâm niệm của vị ấy nên bảo Tỳ kheo gọi đến. Đến rồi lễ Phật lùi lại ngồi về một bên. Đức Phật bảo rằng: Ông thật sự đã nghĩ như vậy ư? Thưa rằng: Thật sự như vậy! Đức Phật bảo rằng: Nay Ta hỏi ông tùy theo ý ông giải thích, lúc ông ở nhà gãy đàn chỉnh dây thì đàn thuận theo tiếng hát cũng là tiếng hát thuận theo âm đàn? Thưa rằng: Đúng như vậy! Đức Phật lại bảo rằng: Nếu như dây đàn chùng quá hoặc là căng quá thì có tiếng nhạc tuyệt vời không? Thưa rằng: Không thể nào! Điều hòa thì có chăng? Thưa rằng: Đúng là có! Đức Phật dạy: Tinh tiến quá mức khiến cho tâm trở thành tản mác, không tinh tiến lắm thì làm cho tâm uể oải lười biếng, vì vậy cần phải quán sát hợp thời và không hợp thời. Nhị Thập Ức Nhĩ nghe Đức Phật chỉ dẫn rồi hướng về nơi vắng lặng yên ổn, tinh cần tu tập đạt được quả vị A-la-hán”. Trong Đại Luận quyển ba mươi ba trình bày đầy đủ. Tiếp trong phần giải thích Bổn Sự nói đã thuyết là, Bổn nghĩa là chối từ hiện tại hướng về quá khứ cho nên nói là đã thuyết xem qua giống như Phạm Âm ở mức độ có nặng nhẹ mà thôi. Nói “lại có” là trong các Bộ Đại – Tiểu còn có những sự việc của thời gian trước đây mà thôi. Nói là vì thuyết về ba nhân duyên, là như Đại Luận quyển ba mươi ba giải thích về Nhân Mục Đa Già rằng: “Như Tịnh Phạn Vương kiên quyết lệnh cho năm trăm người trong giòng họ Thích xuất gia có thể đắc đạo, dẫn đến thành Xá bà đề. Nguyên cớ do đâu? Bởi vì chưa ly dục. Nếu gần gũi quê hương thân thích thì sợ rằng họ sẽ phá giới. Lệnh cho các vị như Thân Tử… đích thân giáo hóa họ, đầu đêm cuối đêm tinh chuyên không ngủ cho nên đắc đạo. Đắc đạo rồi Đức Phật cũng mang đến quốc độ của mình. Hết thảy chư Phật lúc trở về quốc độ của mình cùng với đại chúng chư Thiên đều tụ tập đến trong khu rừng của Tiên nhân Ca-tỳ-la-bà, cách thành Ca-tỳla-bà năm mươi dặm, những người giòng họ Thích này cùng dạo chơi trong vườn. Những người dòng họ Thích này, là những Tỳ kheo đã tinh tiến co nên lấy đêm làm dài, từ trong rừng đi vào thành khất thực cảm thấy đường đi rất dài. Đức Phật biết rõ tâm niệm của họ. Có một Sư tử, đến lễ lạy dưới chân Phật rồi đứng về một bên. Đức Phật vì ba nhân duyên cho nên thuyết kệ rằng: Không ngủ thấy đêm dài, mệt mỏi thấy đường xa, ngu si hoài sanh tử, chẳng biết gì Chánh Đạo. Đức Phật bảo với các Tỳ kheo rằng: Các ông lúc xưa ở nhà phóng túng ngủ nhiều, nay tinh tiến cho nên cảm thấy đêm là dài, lúc xưa ở nhà cưỡi xe dạo chơi, nay khoác y ôm bát đi bộ mỏi mệt vô cùng cho nên cảm thấy đường đi là xa, Sư tử này vào thời Đức Phật Tỳ Bà Thi làm một vị Thầy Bà la môn, thấy Phật thuyết pháp nên đi đến trú xứ của Phật. Lúc bấy giờ Đại chúng bởi vì nghe pháp cho nên không có người nào cùng nhau trò chuyện, Ba-la-môn liền phát sinh ác niệm tuôn ra những lời mắng nhiếc dữ dằn: Những kẻ trọc đầu này có khác gì súc sanh, không biết người tốt không phân biệt nói năng. Bởi vì nghiệp này cho nên từ thời Đức Phật ấy cho đến hôm nay trong chín mươi mốt kiếp thường đọa vào súc sanh. Người này lúc ấy lập tức đắc đạo. Bởi vì ngu si cho nên tự gây ra báo ứng sanh tử lâu dài như vậy, nay ở nơi Đức Phật tâm tư thanh tịnh cho nên đáng được Giải thoát”. Những nhân duyên như vậy trong kinh gọi là Nhân Mục Đa Già. Tiếp trong kinh Bổn Sanh nói “Cắt thịt sườn đổi lấy con khỉ” ấy, trong Đại Luận quyển ba mươi ba giải thích về kinh Bổn Sanh: “Xưa có vị Bồ tát đã từng làm thân sư tử trú ở trong rừng, và một con khỉ cùng làm bạn thân với nhau. Con khỉ đem con gửi nhờ sư tử, lúc ấy có con chim đại bàng đói đi kiếm mồi, gặp lúc sư tử đang ngủ nên bắt khỉ con đi đậu ở trên cây. Sư tử tỉnh giấc rồi đi tìm khỉ con, thấy chim đại bàng bắt đi đến ở trên cây, bèn lên tiếng bảo rằng: Tôi được khỉ mẹ gửi gắm hai con, trông giữ không cẩn thận, khiến cho ông bắt mất không xứng với lời nói và niềm tin của khỉ mẹ, xin thuận theo yêu cầu của ông, tôi là chúa tể trong loài thú, ông là chúa tể trong loài chim, địa vị cao quý và quyền thế ngang nhau nên đem trả lại cho nhau! Chim đại bàng nói: Ông không biết gì thời thế, nay tôi đói kém nào luận gì giống nhau hay khác nhau. Sư tử biết điều ấy khó có thể thương lượng, vì vậy dùng móng sắc tự xé thịt của mình để đổi lấy khỉ con”. Ở đời tật bệnh làm thân cá lớn mắt đỏ, ấy là trích từ kinh Quá Khứ Nhân Quả, văn kinh trình bày nhiều, trong Sớ tóm lược phân rõ. Cứu giúp người chìm đắm, trong Đại Luận nói: “Bồ tát ngày xưa làm thân loài chim, cứu những người chìm đắm cùng những người buôn gặp nạn sóng nước chìm thuyền, mà tâm không rời bỏ”. Chữ # là chú âm của chữ # – # có nghĩa là dòng chảy hỗn loạn. Lại cứu giúp người chết chìm, như trong Đại Luận chỉ trích Tam Tạng giáo rằng: “Ở giữa biển lớn tự sát, mà làm cho những người buôn dựa vào đến được bờ…” Chữ Tỳ Phật Lược Lược,trong Đại Luận nói: Chú âm của chữ Lai Dạ. Tiếp trong phần Đại – Tiểu, có hai: 1. Đại Tiểu hướng về nhau để luận về Thông – Biệt; 2. Từ “Vi duyên…” trở xuống là trình bày về ý Thông – Biệt. Phần một lại có ba: Một. chín Tiểu hướng về ba Đại đối chiếu thành mười hai làm Thông – Biệt; Hai. Từ “Hữu nhân ngôn…” trở xuống là chín Đại hướng về ba Tiểu đối chiếu thành mười hai làm Thông – Biệt; Ba. Từ “Hữu kinh ngôn…” trở xuống là một Đại hướng về mười một Tiểu đối chiếu thành mười hai làm Thông – Biệt. Trong văn phần một có ba: a. Sơ lược nêu ra ba, chín khác nhau; b. Giải thích về mười hai loại đều là Tiểu; c. Từ “Hữu Niếtbàn…” trở xuống là trình bày về mười hai loại Đại – Tiểu giống nhau. Phần (a) giống như văn. Văn phần (b) lại có năm: Thứ nhất trình bày chung về Tiểu, nói là Đại Không Kinh tức là, trong Kinh A Hàm có Kinh Đại Không, trong kinh trình bày rộng về lão từ này, ai lão tử, là Nhân Không và Pháp Không, như Chỉ Quán thứ sáu ghi lại. Thứ hai từ “Cố Niết-bàn…” trở xuống là chứng minh về ý tất cả là Tiểu. Thứ ba từ “Đại Phẩm…” trở xuống là nêu ra Đại Phẩm để so sánh. Thứ tư từ “Hữu kinh…” trở xuống là nếu như tất cả là Tiểu do đó Đại – Tiểu đều có mười hai. Thứ năm từ “Đản thị…” trở xuống là giải thích về ba sai khác nằm ở Đại, thì mười hai loại chỉ riêng Đại. Tiếp từ “Cố Niết-bàn…” trở xuống, mười hai loại đều là Đại ấy, trong Đại Kinh đã nói: Trước đo tuy có thể nghe mười hai Bộ, mà đều là chỉ cho Lộc Uyển, vì vậy biết rằng Lộc Uyển cũng có mười hai loại. Như văn tiếp theo, mà đã không có năng lực thuyết ra mười hai Bộ Đốn giáo, cho nên biết là cũng có thể thuyết ra mười hai Bộ Quyền giáo, cũng vì Nhị thừa mà thuyết ra mười hai Bộ Tiểu thừa giáo. Thứ ba từ “Đại phẩm…” trở xuống là nêu ra so sánh, Ma thuyết hãy còn có đủ mười hai Bộ, huống là Tiểu thừa hay sao? Thứ tư là dẫn ra một Kinh dựa vào niềm tin mà tình không nghiêng về với chín Bộ, bởi vì Đại – Tiểu đều là mười hai Bộ. Từ “Án thử…” trở xuống là kết luận rằng nếu như tin thì sáu Bộ thông cả Đại – Tiểu thừa, không tin thì sáu Bộ không thông suốt với nhau, Hà Tây nói: “Tu-đa-la – Kỳ Dạ – Hòa Già La – Ưu Đà Na – Y Đế Mục Đa Già – Ưu Bà Đề Xá, sáu Bộ này hiển hiện vì thế dễ tin, sáu Bộ còn lại sâu kín vì thế không thể tin”. Lại có người nói “Chỉ tin sáu Bộ hiển hiện chứ không thể tin sáu Bộ sâu kín”. Không luận đến nông sâu nên bây giờ nói là không phải như vậy, đem Đại – Tiểu đều có chín Bộ, đều có chín Bộ là Biệt, đều có mười hai Bộ là Thông. Ba loại Duyên- Dụ – Sự trong tất cả chín Bộ hạn cuộc nằm ở Tiểu, ba loại Quảng – Vấn – Ký hạn cuộc thuộc về Đại, sáu Bộ còn lại nối thông với Đại – Tiểu. Đây là lấy Thông chất vấn Biệt cho nên nói đã tin sáu Bộ nối thông với Đại – Tiểu, nhưng không thể tin sáu Bộ còn lại là ba Bộ chỉ thuộc về Tiểu, ba Bộ chỉ thuộc về Đại, cho nên nói không thể tin là sáu Bộ không thông suốt với nahu. sáu Bộ này nếu có thể nối thông với Đại – Tiểu thì thành ra Đại – Tiểu đều có mười hai Bộ. Thứ năm là trong phần chính thức giải thích về sai biệt giữa ba và chín, có ba: Một. Trước tiên gạt bỏ nghĩa Thông; Hai. Chính thức thiết lập về Biệt; Ba. Từ “Hà giả…” trở xuống là giải thích về Tiểu không có ba. Văn phần (c) trình bày về mười hai Bộ Đại – Tiểu giống nhau có thể biết. Tiếp là trong phần chín Đại hướng về ba Tiểu, có hai: 1. Trình bày về Đại khác nhau ở chín Bộ; 2. Từ “Thông ngữ…” trở xuống là trình bày về Đại nối thông với mười hai Bộ. Tiếp trong phần trình bày về một cùng với mười một, có hai: 1. Tách biệt thiết lập mười một Bộ; 2. Từ “Nhược ngôn…” trở xuống là cũng nối thông đầy đủ mười hai Bộ. Nói là mười một Bộ ấy, trong Đại Kinh mười bốn nói: “Lại có thuyết ấy, gọi là mười một Bộ. Bồ tát chỉ thuyết về Đại thừa Phương Đẳng”. Đại Kinh quyển mười chín nói: “Lại có mười một Bộ Kinh, trừ ra Tỳ Phật Lược cũng không có nghĩa thâm thâm như vậy”. Tiếp theo trình bày về ý Thông – Biệt, như trên đã nói luôn luôn hướng về thuận theo Cơ dựa vào lý Ứng để nói thông suốt là chính, vì vậy trong quyển thứ nhất trình bày về mười sáu loại mười hai Bộ, ý của Thông – Biệt là ý ở tại nơi này. Tiếp là trình bày về đối chiếu theo duyên, là dùng Đại – Tiểu trước đây đối chiếu với duyên như thế nào, hoặc là Thông hay Biệt. Nếu như không phân rõ để đối chiếu thì chỉ có thi thiết pháp âm. Trong đó phân làm bốn: 1. Phân rõ tên gọi có, không của pháp; 2. Từ “Thứ ước thập…” trở xuống là chính thức trình bày về tướng của đối chiếu theo duyên; 3. Từ “Tiễn dĩ…” trở xuống là chính thức trình bày về sở y; . Từ “Tuy phục…” trở xuống là trình bày về pháp thâu nhiếp. Trong văn phần một có hai:

Một, Thiết lập hai cơ Sanh – Thục; Hai. Từ “Nhược chúng sanh…” trở xuống là trình bày về Cơ Sanh thì không có tên gọi của mười hai Bộ. Trong đó lại có bốn: a. Chính thức trình bày lý do không thiết lập tên gọi; b. Từ “Cố Thiên Trúc…” trở xuống là dẫn ra theo lệ quy định; c. Từ “Cố Địa Trì…” trở xuống là dẫn chứng; d. Từ “Nhược thâm…” trở xuống là trình bày chung về ẩn hiện. Phần (a) như văn. Trong phần (b) là dẫn ra theo lệ quy định, có ba: Thứ nhất là Tây Phương, thứ hai là Trung Hoa; thứ ba là dẫn ra Đại Sĩ Quyền Hạnh. Pháp thân Bồ tát thị hiện làm hàng Đế Vương thế gian, tuy bên trong thông thạo nhiều kinh điển nhưng nhất định phải dựa vào Tích để thiết lập, không vượt quá dấu tích ấy. Phần (c) dẫn chứng nói chính là nghĩa đó, có nghĩa là không lạm dụng tên gọi của mười hai Bộ. Trong phần (d) là ẩn hiện, Dụng thì nhất định phải đạt được ý của Giáo không phải như vậy. Vốn nói là quán hành sâu sắc ấy tuy tạm thời sử dụng tên gọi đó mà tâm luôn luôn thông hiểu pháp tướng. Tiếp trong phần chính thức trình bày đối chiếu theo, có hai: Một. Thiết lập chung hai cơ Đại – Tiểu.

Hai, Từ “Kim tổng…” trở xuống là nêu ra chung các giáo hiển, mật, trong đó trước là nêu ra hai loại bốn Giáo, tiếp từ “Nhất giả…” trở xuống là giải thích về hai loại bốn Giáo. Thứ nhất nói về bốn Duyên ấy, là hai loại bốn Giáo đã bao phủ không ra ngoài bốn Duyên, bốn Duyên chỉ là bốn Giáo gồm Tạng – Thông… Người không thấy điều ấy, sai lầm đối với hiển mật đều có bốn mà phát sinh giải thích rất gượng gạo khiến cho người nghe lạc mất phương hướng, đầy đủ như trong quyển thứ nhất trình bày. Tiếp trong phần giải thích có hai: a. Giải thích bốn Giáo hiển mật, có hai: Đầu là trình bày về lấy, bỏ, Bí mật thuộc về Đại Thánh hướng đến Cơ duyên nay tạm gác lại mà không nói đến. Nếu như muốn nói đến điều ấy thì đó chỉ là khẩu mật, hướng về bốn Cơ duyên khiến cho những Cơ duyên đó không nhận biết lẫn nhau chính là ý đó vậy. Hiển mật tuy là Giáo khác nhau nhưng không ra ngoài bốn Duyên, vì vậy không luận bàn. Nay tạm thời giải thích về ba giáo ấy gọi là Đốn – Tiệm – Bất định, vốn nói là giống nhau ấy là ba hiển một mật. Tiếp trong phần chính thức giải thích nói đối với bốn gọi là Tiệm ấy, bởi vì sau Đốn khai mở Tiệm, Tiệm trải qua Tam muội cho nên Giáo trở thành bốn, đầy đủ như trong quyển thứ nhất và phần thí dụ nghi ngờ phân rõ. Nếu như không nhìn nhận sâu sắc cửa ngõ của một tông phái thì làm thế nào có thể phân rõ bốn Giáo Đốn – Tiệm này? Từ “Phục cánh…” trở xuống là văn trình bày về bốn Giáo Tạng – Thông…, hai văn bên này bên kia lại không có gì sai biệt, nhưng trong Tiệm giáo kết hợp trình bày về tăng giảm Bất định cùng chung chỗ ngồi mà nghe khác nhau, cùng gọi là Tiệm đới với Cơ phân thành bốn mà thôi. Đốn giáo có hai nghĩa cũng như vậy, nhưng dựa vào Hoa Nghiêm cho nên nói là hai cảnh giới. Bất định chỉ hướng về hai phạm vi Đốn – Tiệm nhận được lợi ích không như nhau, vì vậy gọi là Đốn – Tiệm Bất định. Tiếp từ “Nhị giả…” trở xuống là trình bày về bốn Giáo Tạng – Thông…, tạm gác lại Đốn và Bất định, khiến cho nhận biết rõ ràng bốn tướng trong Tiệm giáo. Lại cần phải loại trừ Bí mật cho nên nói là hiển lộ, chỉ là trở lại phân biệt tướng của bốn pháp đã sử dụng trong Tiệm giáo trước đây cho nên nói là trình bày lại. Viên trong bốn Giáo này đâu đã từng khác với Viên Cực trong Đốn giáo, lại cùng với nghĩa Viên của Pháp Hoa hình như giống nhau, mà còn không sánh bằng khai bày hiển lộ của Pháp Hoa, vọng sanh ra quyết định như nhau để tự làm khổ mình như vậy ư? Vả lại, trong bốn Giáo Tạng – Thông… đã nói đối với cảnh giới cùng với ý văn trong Đốn – Tiệm… có phần sai khác. Tại vì sao? Bởi vì trong văn Đốn – Tiệm… ấy cùng giới hạn đối với. Giáo, lấy Tạng giáo làm Thanh văn – Thông giáo là Duyên giác, Biệt giáo là Bồ tát – Viên giáo là pháp giới Phật vì thế khiến cho như vậy. Nay trong Tạng – Thông… tách biệt con người làm pháp giới, cho nên Tạng có ba – Thông có bốn, trong Thông bao hàm Chân dùng làm pháp giới Phật vốn là như vậy. Đây là bởi vì pháp giới Phật của hai giáo có Giáo mà không có người cho nên gác lại không nói đến. Biệt giáo đối với hai Giáo ấy cũng có thể giữ lại pháp giới Phật, cũng có thể tạm gác lại Phật quả chỉ dùng Sơ Địa để làm pháp giới Phật mà thôi. Trong phần ba là trình bày về sở y, bởi vì dựa vào pháp tánh, cho nên có thể đối với thân tạp loại kia, thuyết về pháp bất tư nghị như vậy, nhưng lại thiết lập Đốn – Tiệm – Hiển – Mật này theo thứ tự, nhất định phải dựa vào tám tướng Phật biểu hiện ra mà thuyết. Nói là chấm biển nghiền núi ấy, như “Long cung kể ra, voi cõng đến từ phía Tây” trong kinh Hoa Nghiêm ở cuối quyển này, như phẩm Tam Thiên Thế Giới Vi Trần Số trong kinh Đại Bổn thứ mười, cho nên biết là không thể nào lấy nước biển chấm trên đầu sợi lông để đếm biết giới hạn của Kệ, không thể nào đem núi Tu di nghiền nát làm mực để viết được văn tự ấy. Vì thế biết số Kệ mà voi cõng đến từ phía Tây có thể là bao nhiêu? Trong phần bốn trình bày về pháp thâu nhiếp, tất cả ở trong phần Tạp Loại Thân đã nói là dùng mười hai Bộ thâu nhiếp cũng không có gì không thể thâu tóm hết. Bốn là trình bày về Sở Thuyên, đã dùng Giáo Năng Thuyên bao phủ Cơ Sở thủ, Cơ duyên không giống nhau thì Giáo cũng rất sai khác. Nếu không dùng Sở thuyên làm Giáo Thể, thì cùng với tà kinh ngoại luận cũng nào khác gì? Do đó dùng Sở thuyên xác định biết là Giáo có xa rời, có đi đến, công năng có nơi quy về. Sở thuyên ấy là gì? Đó gọi là các Đế, trong đó có hai: 1. Thuật về ý; 2. Từ “Nhược thuyết” trở xuống là chính thức trình bày về tướng Thuyên. Văn phần một trong bốn Giáo căn bản có ý của bốn loại: Một là dựa theo bốn Đế; hai là dựa theo ba đế, ba là dựa theo hai Đế, bốn là dựa theo một Đế. Trong mỗi một ý đều có đủ ba nghĩa: Một là trình bày về lý Sở thuyên, hai là trình bày về giáo Năng thuyên, ba là trình bày Kinh Luận đã trích dẫn. Nay ở đây sơ lược sử dụng hai ý đầu, Năng – Sở hợp lại phân rõ, thuận theo Sở nêu tên gọi cho nên nói là Thuyên Ý, không mở rộng phân biệt cho nên chỉ nói là Ý mà thôi. Ở trong phần chính thức trình bày về tướng, trước là trình bày về Nhân Thiên, tiếp là trình bày về xuất thế. Trong văn phần đầu nói Giáo của Nhân Thiên vĩnh viễn không giải thích về Chân, chỉ giải thích về Tục của tư nghị, chỉ là Tục mà chẳng phải là Đế, hướng về pháp xuất thế, thuộc về Tục Đế thâu nhiếp, cho nên nói là Tư Nghị Tục mà thôi. Tiếp trong phần xuất thế, trước là Tiệm, tiếp là Đốn nhưng trước tiên trình bày về Tiệm, ấy là tùy ý mà nói, do đó không có ý nơi khác. Đầu tiên nói nếu như là Tiệm, ấy là bởi vì Giáo của Nhân Thiên chẳng theo thứ tự năm Thời cho nên dùng Tam Tạng giáo mà làm Tiệm ban đầu. Lúc đầu chỉ nói đối với Vô Thường, Khổ…, cho nên nói là chính thức giải thích về Tục của tư nghị, tuy nối thông với Niết-bàn mà Niết-bàn là pháp tánh của Tiểu thừa. Nếu như ban đầu giải thích về pháp tánh thì sợ rằng tăng thêm tà kiến điên đảo, không có năng lực phá trừ đối với những kiến giải tà vạy về Thường…, cho nên Tục là Chánh mà Chân là phục. Vô Thường hơi rộng tức là đích thực nêu ra Chân lý, tức là Vô Thường huyễn hóa, tất cả đều là phụ, vì vậy tiếp theo nói Chân là chánh mà Tục là phụ. Đã đạt được Tiểu quả chính là muốn làm cho đi vào Trung đạo Chân Thật; phụ thuộc cùng Chân Bất Tư Nghị của Bồ tát, bao gồm kèm cặp mà nói, cho nên nói Chân là Chánh mà Tục là phụ. Nói là Trung – Hậu, đây là bao gồm hai ý của Phương Đẳng và Bát-nhã, cho nên trong Phương Đẳng đã đạt được Tiểu quả, đến trong Bát-nhã tức là chánh và phụ của Bất Tư Nghị. Cho đến trở đi tức là Pháp Hoa khai mở Quyền, hiển bày Thật, Chân Tục không hai, do đó nói là giải thích cả hai. Nếu như nói là Đốn giáo, thì Hoa Nghiêm là Đốn Bộ, địch thực thuộc về Viên Chân, gồm nói rõ về Biệt Tục, cho nên nói Chân là Chánh mà Tục là phụ. Bất định giáo thì hoặc là phụ, hoặc là Chánh, hoặc là Tục, hoặc là Chân. Tiếp là dựa theo bốn Giáo trong Tiệm, nói là Tiệm có bốn thì ý chỉ như trước đã nói.

Hỏi: Tiệm ban đầu cũng là Tam Tạng giáo, ban đầu có bốn Giáo cũng là Tam Tạng giáo, tại sao trước đây nói đầu tiên chính thức giải thích về Tục của tư nghị, dựa theo đó giải thích về Chân của tư nghị? Trong này tại sao nói là chính thức giải thích về Chân của tư nghị, dựa theo đó giải thích về Tục của tư nghị?

Đáp: Văn trước bởi vì ban đầu thành lập Tiệm giáo không phân biệt sự khác nhau giữa Bồ tát và Nhị thừa. Văn trước trình bày về Sơ tâm Nhị thừa chỉ nói Tục là chánh mà Chân là phụ. Về sau đã dựa theo Giáo mà phân ra, cho nên khai mở Tam Tạng giáo để làm thành hai đoạn. Theo lý mà nói, Bồ tát hai nơi đều là Tục chánh chân là phụ, Nhị thừa hai nơi đều là Chân Chánh mà tục phụ, bởi vì Bồ tát Thừa giống với Sơ tâm Nhị thừa, đôi bên cùng giải thích vì thế không khác nhau. Nếu dựa theo Biệt giáo… thì Sơ tâm tức là hai phần vị Tín – Trụ, Trung tâm tức là hai phần vị Hạnh – Hướng, Hậu tâm tức là chỉ cho Sơ Địa trở lên. Năm là trong phần trình bày về thô Diệu có năm: Thứ nhất nêu ra năm tên gọi, trong năm đầu tiên là Lý, tiếp là Ngôn cùng với Sở Thuyên thứ ba có gì sai khác? Đáp: Đầu tiên nói là Lý ấy chỉ là dựa theo Sở Thuyên, tiếp đến nói là ngôn ấy chỉ là dựa theo Năng Thuyên. Hai loại này cùng là Khoa Tiết trình bày về nghĩa vì thế chỉ thiết lập một Âm một Lý, tuy nói là Thô Diệu mà nghĩa đã và đang khai mở, Sở Thuyên thứ ba tức là nghĩa Đương Phần. Mỗi một Giáo về sau tự trình bày về Sở Thuyên nhưng vẫn phân định thô Diệu, bởi vì sự khác biệt này cho nên khác với hai loại trước. Nói là năm Môn, tức là dựa theo năm nghĩa Chiên Diên trong Tịnh Danh gọi là nghĩa về Khổ, nghĩa về Không – nghĩa về Vô Thường- nghĩa về Vô Ngã- nghĩa về Tịch Diệt. Sớ nói: “Dựa theo Lý gọi là năm nghĩa, dùng Trí duyên theo Lý gọi là năm Hành, dựa theo Định trình bày về năm môn Thiền, năm môn này làm chỉ quy của các Hành, cho nên bốn Giáo, bốn Môn đều trình bày về năm nghĩa”. Nay văn nói chung tạm nói là năm môn. Nguyên do Ca Chiên Diên vì các Tỳ kheo phô diễn về bốn Môn, năm nghĩa của Tam Tạng giáo, bị Duy Ma Cật chỉ trích tất cả năm nghĩa. Vì vậy nói các pháp chung quy không sanh không diệt là nghĩa Vô Thường, cho nên biết các pháp sanh diệt chỉ là Vô Thường chứ không phải là nghĩa Vô Thường. Suy ra bốn câu thì sanh này vốn vô sanh – diệt cũng phi diệt mới được gọi là nghĩa của Vô Thường. Năm Thọ ấm hiểu rõ trống rỗng không hề dấy khởi là nghĩa về Khổ. Các pháp suy cho cùng không vốn có gì là nghĩa về Không. Đối với Ngã, Vô Ngã nhưng mà không khác nhau là nghĩa về Vô Ngã pháp trước đây không sanh ra nay thì không diệt đi là nghĩa về Tịch Diệt. Còn lại theo câu thứ nhất suy nghĩ có thể biết. Hỏi: Tịnh Danh công kích gạt bỏ đã gạt bỏ bốn Khô thì phải hiển bày bốn Vinh, tại sao câu kết luận đều quy về bốn Khô nói là nghĩa của Vô Thường… như vậy? Đáp: Gạt bỏ có Tiệm – Đốn, Tiệm như Chiên Viên – Đốn như Không Sanh, thuận theo như Niết-bàn nói hai chim cùng bay không thể nào tách rời nhau được, vì vậy nay nói nghĩa đích thực của Vô Thường không thể tách rời khỏi thường, cho nên nói không sanh – không diệt là nghĩa về Vô Thường. Vả lại, nếu luận bàn tường tận điều ấy, thì hoặc là nói sanh diệt chỉ có thể kết luận thuộc về nghĩa Vô Thường, nếu như nói không sanh – Không diệt thì kết luận thuộc về Bất định. Nếu kết luận quy về Vô Thường thì thuộc về bốn Khô, kết luận quy về Thường thì thuộc về bốn Vinh, kết luận quy về chẳng phải Thường, chẳng phải Vô Thường thì thuộc về chẳng phải khô, chẳng phải Vinh. bốn câu sau theo đây có thể biết. Nếu như dùng Giáo để phân định thì Khô thuộc về Tạng – Không, Vinh thuộc về Biệt giáo, cả hai chẳng phải thì thuộc về Viên giáo, bởi vì nghĩa không sanh, không diệt trong Đại thừa môn thông suốt với nhau. Do đó nay trong từng giáo từng giáo đều nói năm môn thì ý nằm ở chỗ này. Hỏi: Văn khác vì sao không trình bày về nghĩa của năm môn mà chỉ có ở trong văn này? Đáp: Những Môn ở văn khác dùng thay cho nhau có gì là không thích hợp, ở đây trình bày về Năng Thuyên cùng Sở Thuyên, bởi vì cùng có thô Diệu cho nên cần phải sử dụng. Tại vì sao? Bởi vì Tịnh Danh lấy Thông gạt bỏ Tạng mà ý thuộc về Biệt, Viên, cho nên tạm sử dụng đối với Năng Thuyên là Diệu, Sở Thuyên là Thô. Bởi vì chỉ trích năng, sở của Chiên Diên đều là Thô, ý tại kết luận quy về chẳng phải Thường, chẳng phải Vô Thường thì năng và sở đều là Diệu. Một Tục tùy theo ba Chân mà chuyển thì ý cũng như vậy. Chân chỉ có hai, Chân của Biệt giáo hãy còn có Giáo đạo, vì thế mà khai mở. Trong phần bốn là các Kinh, phân làm hai: Trước là Tích, tiếp là Bổn. Trong phần Tích lại có ba: 1. Năm vị; 2. Phân định; 3. Từ “Hựu vân tích…” trở xuống là khai mở. Phần khai mở này lại dựa vào trong này để trình bày, trong đó lại có bốn: Pháp – Ví dụ – Kết hợp – Chứng minh. Trong phần đầu là pháp, nói hai ý như vậy… ấy là Tương đãi và Tuyệt đãi. Câu thứ nhất nói chỉ trích gạt bỏ Thanh văn tức là đích thực xả bỏ ý phương tiện Tương đãi. Từ “Hựu vân…” trở đi là ý khai mở phương tiện môn Tuyệt đãi. Phần ví dụ và kết hợp giống như văn. Trong phần dẫn chứng nói “Luận nói…” ấy là dẫn văn Đại Luận chứng minh. Nói là Bí mật ấy, chẳng phải là Bí mật trong tám Giáo, chỉ là trước đây chưa hề nói là bí – mở ra rồi không có gì ở ngoài là Mật. Tiếp theo từ “Phục hữu…” trở xuống là Bổn Môn. Nói là ở sau tức là chỉ cho quyển thứ bảy. Tiếp trong phần dựa vào Kinh này, có bốn: 1. Nêu ra; 2. Giải thích; 3. Kết luận; 4. Khai mở. Trong phần giải thích nói là Nhân Duyên Diệu, thì phát tâm là Nhân – nghe kinh Pháp Hoa là Duyên. Lại dùng kết giới làm nhân duyên, ấy là dùng tâm Thật Tướng xa rời mười não loạn tức là ý đó vậy. Vị Tằng hữu Diệu là chỉ có phóng quang giữa chặng mày biểu thị cho Trung đạo, Kinh khác tuy là phóng quang nhưng chưa hề chỉ có phóng quang giữa chặng mày, mà đều bao gồm các nơi như chân – đỉnh đầu và khuôn mặt…, vì vậy khiến cho những biểu hiện đều có sự khác biệt. Tam biến độ điền: Độ Điền tiếng Phạn nói là Phật Sát, nơi mọi vật sanh ra gọi là Độ Điền, tức là xứ sở của Phật và chúng sanh, cũng là nơi tất cả các pháp đã sanh ra. Tam Biến biểu thị ba Trí phá trừ ba Hoặc, còn lại hoàn toàn như văn. Phần bốn là khai mở, trước đây tuy dựa vào nghĩa thuận tiện thiết lập đối với khai mở, ở đây chính là tướng khai mở khắp nơi. Trong này nói là Lý rộng, thật ra thì thông suốt với mười hai Bộ, bởi vì Kinh mở rộng là Lý thì Sự thuận theo Lý, nếu Lý khai mở toàn bộ thì Sự không có gì không khai mở. Nếu như mười hai Bộ văn này đưa ra rồi thì khai mở phân định từ đầu đến cuối, lại tiếp tục trình bày nhưng hướng vào văn dẫn ra dứt khoát nêu rõ mười hai tướng, cho nên dùng mười hai Bộ này so sánh với các giáo trước Pháp Hoa để luận về Đại, Tuyệt, do đó vẫn hướng về những điều đã nêu ra là mười hai Bộ Đãi, Tuyệt vậy. Nhưng năm ý trước tuy nêu ra ở trong phần phân định thô Diệu, mà hai ý trước trình bày về bổn ý của Phật lại không có gì sai khác, ý thứ ba tức là phân định dựa theo bốn Giáo, ý thứ tư chính là phân định dựa theo năm vị, đến ý thứ năm mới chính thức khai mở và phân định Kinh này là Diệu. Thứ sáu là là thiếu quán tâm, thuận theo sử dụng mười hai Bộ Kinh quán tâm, ngoài ra có riêng một quyển lưu hành là vậy. Trong năm chương thì thuyết pháp này thứ nhất là giải thích danh nghĩa nối thông với Đại – Tiểu, cho nên đến thứ hai mới dùng chín – ba – một và mười một Bộ, dựa theo Thông – Biệt để phân rõ Đại – Tiểu. Vì vậy hai chương trước chỉ là Năng Thuyên, đem Năng Thuyên này đối chiếu với Sở Bị cho nên có đối đãi theo duyên. Bởi vì duyên không như nhau cho nên Sở Thuyên sai khác. Vì lẽ đó thứ tư lại trình bày về Sở Thuyên, Năng Thuyên – Sở Thuyên từ đầu đến cuối hiển bày về Giáo của một thời kỳ. Muốn trình bày về Sở Thuyết – Sở Hóa thô Diệu, lại muốn khai mở các thô này chẳng phải thô, cho nên cần phải có thứ năm phân định khai mở cùng thiết lập, mới bắt đầu hiển bày đối với pháp Sở Thuyết, cuối cùng kết thúc có đủ hai Diệu là Đãi – Tuyệt. Vả lại, trong này tuy phân rõ Sở Bị – Sở Thuyên nhưng ý chính hoàn toàn là dùng Sở hiển bày Năng, Sở Bị đã thuần nhất cho nên biết Năng Bị là Diệu, Sở Thuyên đã chính là lời sấm thì Năng Thuyên là dung thông, vì vậy từ trước đến nay thảy đều thuộc về Giáo. Như Giáo mà quán xét cho nên phân rõ quán tâm, trong tất cả các Giáo bao gồm mười hai Bộ, trong một tâm có đủ không đợi tìm cầu đâu xa, vì vậy cần phải trình bày về mười hai Bộ quán tâm.

Tiếp trong phần trình bày về Quyến Thuộc Diệu nêu ra chương giải thích, trong đó lại có năm: 1. Trình bày tổng quát về thứ tự; 2. Từ “Thí như…” trở xuống là giải thích sơ lược về danh nghĩa Quyến Thuộc; 3. Từ “Hà giả…” trở xuống là dựa vào ví dụ để giải thích về nghĩa Quyến Thuộc; 4. Từ “Tha độ…” trở xuống là trình bày về lý do của Quyến Thuộc so sánh với quốc độ khác để phân rõ khác nhau; 5. Từ “Tích giáo…” trở xuống là đối chiếu với thô phân rõ Diệu. Vả lại, ý thứ nhất là trình bày tổng quát theo thứ tự, bốn ý sau là trình bày tách biệt về thứ tự. Mỗi một ý không có ý nào không dựa vào Thuyết mà phát sinh, cho nên tiếp theo sau Thuyết mà trình bày về Quyến Thuộc. Văn phần một thứ tự chỉ là tên gọi khác của ý hướng về (lai ý). Thuyết tức là chỉ cho Thuyết Pháp Diệu trước đây. Ý phần hai trước là nghĩa – tiếp là danh. Như Lai giống như cha mẹ, Sở Thuyết giống như thân thể để lại, người tiếp nhận giống như thu nhận điều này về phía mình, thành tựu thân giống như quyến thuộc, túc duyên tương quan trong tên gọi giống như tính thân ái, ngày nay tiếp nhận đạo gọi là bề tôi thân thuộc, đã tiếp nhận như thuyết có thể gọi là quyến thuộc. Ý trong phần ba là ví dụ thì Giới Định Tuệ như thuyết – đệ tử làm quyến thuộc. Ý trong phần bốn là lý do. Phân làm hai: Trước là chính thức trình bày về lý do, quốc độ này là lý do tuyên thuyết; tiếp từ “Cố nhị vạn…” trở xuống là dẫn chứng, đã nói Giáo là Vô thượng Đạo và trở lại giảng Pháp Hoa vốn là cùng thuận theo Thuyết. Từ “Đại Thông…” về sau là các loại điều phục thuần thục khiến cho đi vào Nhất thừa. Từ “Cố Thân Tử…” trở xuống là trở lại chứng minh về quyến thuộc. Nói là hôm nay mới biết thật sự là Phật Tử, trong Tiểu thừa lấy Bồ-tát làm con không chính thức – Thanh văn là con thật sự, trong Đại thừa lấy Bồ-tát làm conchính thức – Thanh văn là con không chính thức, cho nên Thân Tử ở xưa kia tự nói là con chính thức, hôm nay mới biết Thanh văn là con không chính thức,nhờ Phật khai thị mới gọi là con thật sự. Ý phần năm là Thô Diệu cũng gọi là nay và xưa đối lập với nhau. Xưa là chỉ cho Tam thừa Tam Tạng giáo ở Lộc Uyển đối với Quyền, hôm nay ở Pháp Hoa là Diệu. Nói là xưa kia giáo hóa năm người, ấy là: 1. Át Tỳ; 2. Bạt Đề; 3. Câu Lợi Thái tử, . Thích Ma Nam, . Thập Lực Ca-diếp, đầy đủ như Sớ giải thích. Nay lại phân làm hai: 1. Chính thức trình bày về đối chiếu phân rõ; 2. Từ “Tùng văn…” trở xuống là trình bày tách biệt về Sở sanh, lại có bốn: Một. Trình bày tổng quát về ba Tuệ sanh; Hai. Từ “Tùng Phật…” trở xuống là trình bày tách biệt về ba Tuệ sanh; Ba. Từ “Tam Tuệ…” trở xuống là tổng kết, Tư – Tu đều dựa vào Văn cho nên nêu ra đầy đủ; Bốn. Từ “Cố thứ…” trở xuống là kết luận. Tiếp theo văn nói pháp hóa là Tư ấy, là được giáo hóa cho nên tư duy, tu tập cho nên đạt được kết quả. Trong phần chính thức trình bày vế quyến thuộc, có Nêu ra – Xếp loại – Giải thích. Trong giải thích, đầu tiên trong phần giải thích về lý tánh, có ba: 1. Trình bày về lý như nhau; 2. Dẫn chứng; 3. Kết luận quy về. Tiếp từ “Nghiệp sanh…” trở xuống là giải thích bốn quyến thuộc còn lại, cũng có hai: 1. Thông dựa theo bốn Giáo kết duyên thành thục; 2. Biệt dựa theo bốn Giáo giải thích về bốn quyến thuộc. Văn phần một lại có bốn: Một. Trình bày về kết duyên không giống nhau; Hai – Từ “Nhược tín…” trở xuống là tiếp nhận Đạo khác nhau; Ba. Từ “Kết duyên…” trở xuống là trình bày về thành thục không giống nhau; Bốn – Từ “Tuy phục…” trở xuống là kết thành quyến thuộc. Phần một lại có hai: a. Thiết lập hai loại; b. Giải thích hai loại. Văn phần (a) nói uống thuốc độc của người khác làm mất đi tâm mình, ấy là quên sự tiếp nhận ban đầu cho nên nói mất tâm. Bắt đầu từ xưa kia được giáo hóa đến sau khi mê muội Chân lý dấy lên Vô minh Hoặc giống như uống thuốc độc, rời bỏ sự giáo hóa vĩ đại làm mất đi tâm ban đầu. Từ “Bất thất giả…” trở xuống là giải thích hai ý, đầu là người đã kết duyên với Đại Thông Phật rồi, trong thời gian sau đó thành thục tở thành Đốn quyến thuộc; tiếp là người lâu mê muội trong sanh tử lại cần phải tiếp tục kết duyên, tức là sau Đại Thông Phật. Phần hai trong Biệt dựa theo bốn Giáo trình bày về bốn quyến thuộc, phân làm bốn văn. Thứ nhất trong Tam tạng giáo có hai: Một. Giải thích về ba, hai – Phân rõ không có bốn. Phần một trình bày về ba quyến thuộc phân làm ba: Đầu là trình bày trong nghiệp, phân làm năm: a. Từ “Kim Tam tạng…” trở xuống là trình bày về thùy tích Tam Tạng; b. Từ “Vãng nhật…” trở xuống là nói về sự thi thiết giáo hóa xưa kia; c. Từ “Duyên vị…” trở xống là trình bày về gặp nhau hôm nay; d. Trình bày về tiếp nhận Đạo không giống nhau; e. Từ “Nhược bất…” trở xuống là trình bày về một đoạn quyến thuộc nghĩa tuyệt của Đức Phật này. Ba phần đầu như văn. Nói là cam lộ lần đầu rưới xuống, ấy là lần đầu chuyển pháp luân Tứ Đế, tức là lấy giáo pháp gọi là cam lộ, lần đầu nhận được lợi ích của Đạo gọi là uống thử. Như voi lớn bảo vệ đàn, ấy là chư Phật Bồ-tát thị hiện đi vào sanh tử, thị hiện cùng với chúng sanh chứng Giải thoát như nhau. Năm Phật tử ấy là bốn quả Thanh văn và Bích chi Phật. Tạm thời dựa theo thị hiện phụ giúp Tam Tạng Phật sanh ra làm quyến thuộc, ấy là hoặc Quyền hay là Thật đều nói nghiệp sanh giáo môn mà lại như vậy. Nói là duyên tuyệt, ấy là tạm dựa theo một hạn kỳ của Tam tạng giáo mà nói. Trong Giáo đã không nói là có sanh xứ cho nên trong Giáo xưa kia không trở lại luận về sanh, Khoa Tiết luận về điều ấy thì sanh sanh không chấm dứt. Tiếp trong phần Nguyệt Sanh thì văn đó giản lược, đại ý giống như trongphần Nghiệp Sanh giải thích. Nói là nguyện quyến thuộc ấy, như Luận nói “Trong các quyến thuộc đều do nguyện vốn có. Lại như Đế Thích phát tâm: Nếu Thái tử ở thân cuối cùng thành Phật thì nguyện làm thân ngựa chở Thái tử ra khỏi Hoàng Thành. Cũng như Thái tử Đại Noa gặp mặt A Chu Đà, A Chu Đà phát nguyện: Nếu Thái tử thành Phật thì nguyện làm đệ tử thần thông, tức là Mục-kiền-liên”. Còn lại đều ví dụ như vậy, đầy đủ trong Phật Bổn Hạnh Tập, trong đó phân làm ba: Một. Chính thức trình bày về Quyến thuộc; Hai. Trình bày về tiếp nhận Đạo không như nhau; Ba. Quyến thuộc nghĩa tuyệt, ý giống như Nghiệp Sanh. Đều nói trao truyền gởi gắm cho Phật thế hệ sau, như Di Lặc nói: “Thích Ca Văn Phật nhiều lần trách mắng rằng: Ông không thể làm gì được, khuyên nên gieo trồng duyên về sau, hôm nay được gặp Ta”. Theo đây có thể biết. Tiếp theo phần Thần Thông phân làm hai: 1. Chính thức giải thích; 2. Liệu giản Nguyện và Thần Thông không giống nhau. Văn phần một có hai: Một. Chính thức trình bày về Tam Tạng phát sanh thần thông; hai. Từ “Tam Tạng…” trở xuống là trình bày theo ý Đại thừa nói về có thần thông phát sanh. Văn phần một có ba: a. Chính thức trình bày về quyến thuộc; b. Từ “Hoặc vi…” trở xuống là nhận được lợi ích không giống nhau; c. Từ “Tàn Hoặc…” trở xuống cũng trình bày về duyên tuyệt. Văn phần hai theo ý Đại thừa nói về giới ngoại có phát sinh thần thông và quyến thuộc. Tiếp trong phần liệu giản nói Nguyện và Thần Thông khác nhau là thế nào, ấy là bởi vì xưa nay giải thích rằng hoặc dùng Nguyện lực hoặc dùng Thần Thông lực, đã ở trong thần thông mà gồm có nguyện, nguyện và thần thông có gì giống nhau và khác nhau? Từ “Ước tự…” trở xuống là trả lời, lại phân làm ba: 1. Sơ lược trả lời về Tự lực và Giáo không như nhau; 2. Dựa theo Bổn xứ có thân hay không có thân; 3. Dựa theo hai giáo Đại – Tiểu trở lại phân rõ. Văn phần một là Tu đạt được, Báo đạt được trình bày tổng quát về lực Báo ứng của chính mình. Dựa theo Giáo gọi là Thệ Nguyện, ấy là giáo môn Đại thừa đã thuyết về tên gọi thần thông này lấy làm thệ nguyện. Thệ Nguyện mà đến, ấy là xưa kia vâng theo lời dạy của Phật phát khởi thệ nguyện rộng lớn, Đức Phật ngày xưa cũng dùng thệ nguyện rộng lớn thâu nhiếp, cho nên đời gặp nhau là thuần thục là Giải thoát, nay Phật giáng sanh thì thệ nguyện này dẫn dắt mà đến cho nên là dựa theo Giáo. Nói là thần thông có thệ nguyện giúp đỡ…, ấy là nếu Tam Tạng giáo luyện tập thì không dẫn đến phát sinh, nếu đích thực Kết Sử không còn thì không có nơi sanh trở lại. Vả lại, Tam Tạng giáo ở nhân thì chánh Tập đều còn, ở quả thì chánh Tập đều đoạn hết, cho nên dựa vào Thông giáo và Đại thừa thật sự nói là có thể có đời sau. Tiếp trong phần trình bày về ba quyến thuộc của Thông giáo, phân làm hai: 1. Chính thức trình bày về quyến thuộc; 2. So sánh phân rõ về ứng – sanh. Đầu tiên nói vượt ngang từ quốc độ khác mà đến, ấy là hoặc ở ngoài cõi Sa-bà đều có nghĩa của đến, trong cõi Sa-bà đến đây thì không cần phải nghi ngờ. Vì thế trong Tịnh Danh nói: “Từ thế giới khác đến ngồi nơi pháp hội này”. Các kinh Đại thừa đều nói: “Từ mười phương đến”. Tiếp là trình bày về bốn quyến thuộc của Biệt giáo, hai giáo trước bởi vì giáo không có ứng thân cho nên không luận về Ứng. Viên giáo cũng như vậy cho nên trước là trình bày về Giáo, nói là như trước, ấy là như Biệt giáo trước đây. Tiếp trong phần hỏi đáp liệu giản vốn có giản lược Ứng thân của hai Giáo, có hai lần hỏi đáp. Đầu là hỏi như văn. Trong trả lời tự phân ba: Nêu ra – xếp loại – giải thích. Trong giải thích về thành thục ở cõi khác, phân làm sáu: 1. Trình bày về Năng Ứng; 2. Từ “Nhược đắc…” trở xuống là trình bày về Sở Hóa phân rõ công của Năng Hóa; 3. Từ “Như Hoa Nghiêm…” trở xuống là dẫn chứng về Năng Hóa, đã nói là chẳng phải sanh tử, ấy chính là Ứng sanh vậy; 4. Từ “Phục thứ…” trở xuống là giải thích nghi ngờ; 5. Ý kết luận chung; 6. Dựa theo Kinh này để phân định về Diệu. Phần một như văn. Văn phần hai là Sở Hóa đi vào Chân, trở lại giống như Năng Hóa. Phần ba trong dẫn chứng có hai: Một. Dẫn ra điểm chung; Hai. Từ “Ma Da…” trở xuống là dẫn riêng về loài người. Phần bốn trong giải thích nghi ngờ, có bốn: Một. Giải thích chung; hai. Từ “Hà giả…” trở xuống là nêu ví dụ giải thích; Ba. Từ “Điều Đạt…” trở xuống là dẫn riêng loài người để giải thích; Bốn. Từ “Cố Hoa Nghiêm…” trở xuống là dùng pháp môn đã đạt được nghiệm xét để giải thích. Phần một như văn. Thù cũng là Oán vậy. Pháp thân giống như long, tượng uy mãnh, nếu như làm Ma Vương thì chẳng phải Nhị thừa có thể chịu nổi. Nói rằng Điều Đạt là Bồ tát Tân Già La… ấy, vốn là trong Đại Kinh nói: “Nếu Đề Bà Đạt Đa thật sự là người ác, đọa vào địa ngục A Tỳ, thì điều này không hề có”. Kinh này thọ ký là người đó sẽ làm Phật. Phẩm sau còn nói: “Nếu có người nam người nữ nào nghe đến phẩm này, tâm thanh tịnh tin tưởng cung kính, không sanh lòng nghi hoặc, thì không rơi vào ba đường ác, sanh về trước mười phương chư Phật, huống là người hạng ngũ nghịch, có công đức nghe phẩm Diệu này ư?” Còn lại hoàn toàn như văn. Trong phần sáu là hiển bày xưa thô nay Diệu, nói là các kinh khác không phải không trình bày về những điều này, tức là không phải không trình bày về quyến thuộc nội ngoại này, mà không giống như kinh này khai mở Quyền hiển bày Thật. Trong phần tự thành thục, tức là ý về Tích môn và Bổn môn. Hai văn về Bổn môn, cõi dưới và cõi này, đầy đủ như trong kinh văn có thể thấy. Nói rằng Pháp thân Bồ tát hoặc là thuận theo sanh thân tiến đạo…, ấy là giống như Đại Sĩ ở phương khác, hoặc là thuận theo bên cạnh sanh thân của Phật Thích Ca mà nghe pháp tiến đạo. Hoặc là thuận theo Pháp thân ấy, như trong Đại Luận nói: “Pháp thân Phật vì Pháp thân Bồ tát mà thuyết pháp”. Đây là dựa theo giới ngoại, có thể giải thích như vậy. Đại Luận tám mươi bảy hỏi rằng: “Sanh thân Bồ tát, tham tiếc chưa trừ, cắt đứt thì khó. Nếu Bồ tát Vô Sanh nhẫn, thì giống như người huyễn hóa cắt đứt không đau đớn gì, có ân gì phân biệt”. Đáp rằng: Tuy đạt được Vô Sanh mà hành cũng là khó, vì sao có thể biết? Bởi vì đạt được Vô Sanh rồi, thuận theo tiếp nhận Vô lượng niềm vui thanh thản trong cảnh giới tịch diệt, có thể xả bỏ niềm vui này đi vào trong sanh tử nhận chịu các loại thân hình hèn hạ thấp kém, Sanh thân Bồ tát đắm vào Pháp thân này cho nên tâm hy vọng bố thí chứ không phải là thanh tịnh bố thí. Vì vậy không sánh bằng Vô Sanh nhẫn ấy là Bồ tát Vô Sanh nhẫn mới gọi là Đại Ân. Do đó biết rằng Sanh thân và Pháp thân vẫn cần phải tiến đạo, bởi vì tiến đạo cho nên nghe pháp làm lợi ích cho chúng sanh, đầy đủ như trong phẩm Phân Biệt Công Đức. Vô Sanh nhẫn trở đi là Pháp thân Bồ tát, từ đây về trước đến tám thế giới là Sanh thân Bồ tát. Trong Đại Luận ba mươi bảy trình bày rộng về quyến thuộc của chư Phật không giống nhau. Trong phần Bổn Duyên có hai: Một. Sơ lược trình bày; Hai. Từ “Nhược biệt…” trở xuống lại dùng hai cách giải thích chung, riêng để giản lược Bổn duyên. Vốn nói là tách biệt ấy là bốn quốc độ đối với bốn chủng loại. Nếu giải thích chung thì điều ấy có thể biết. Nói là chưa đoạn Hoặc ấy là chưa đoạn trừ vô minh. Tiếp trong phần hỏi nói là rừng Sa La… ấy, trong Đại Kinh nói: “Như Lai đến trong thành Câu Thi La kia sắp nhập Niết-bàn, Sư Tử Hống Bồ tát thưa hỏi: Vì sao Như Lai rời sáu thành phố lớn để đến thành Câu Thi La? Hiện nay con bị các ngoại đạo xua đuổi bức bách cho nên không ở trong sáu thành ấy, xưa kia con ở nơi khác không gọi là Sư Tử Hống, nay ở nơi này giữa rừng Sa La trở thành Đại sư Tử Hống là sao?” Văn trả lời, ấy là từ phương khác phát khởi thần thông mà đến chứ không phải là thần thông sanh ra nơi này, là Pháp thân phát khởi đạt được thần thông gọi là thần thông dấy lên Ứng từ phương khác đến chứ không phải là dấy lên Ứng sanh ra nơi này. Nói là Đại thệ nguyện ấy, xưa kết thành chủng tử Viên nay lấy Viên để thành thục, cho nên nói là Đại Thệ tương quan, là nghiệp tướng của Đại sự bất tư nghị dẫn đến không giống nhau mà kết nghiệp liên quan đến chủng loại sinh ra. Hoặc có người chưa phá trừ kiến tư Hoặc nhờ vào lực Diệu Âm mà có thể đến, ấy là không phải nghiệp của Đại Thệ cũng là kết nghiệp quyến thuộc Diệu. Vậy thì tất nhiên là chung một con đường. Nếu theo ý trước thì cùng lấy Pháp thân làm bốn quyến thuộc mới là trả lời câu hỏi trước, cho nên về sau kết luận rằng cùng chung nguyện mà đến cũng là Năng Ứng mà đến. Không nói về nghiệp ấy là bởi vì nghiệp lẫn lộn với Thật nghiệp. Ở phương dưới nghe tiếng, ấy là trong phẩm Dũng Xuất nói: “Lúc bấy giờ Bồ tát ở phương dưới nghe âm thanh của Đức Thích Ca Mâu Ni tuyên thuyết liền từ bên dưới đi lên”. Diệu Âm trông thấy ánh sáng, trong phẩm Diệu Âm nói: “Lúc bấy giờ trong quốc độ Nhất Thiết Tịnh Quang Trang Nghiêm có một Bồ tát tên gọi Diệu Âm, từ lâu đã gieo trồng gốc rễ nhiều loại công đức đạt được những Tam muội. Ánh sáng của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật chiếu rọi đến thân Bồ tát liền thưa với Đức Phật Tịnh Hoa Túc Vương Trí rằng: Con hướng đến thế giới Sa bà…” Trong phần phân định thô Diệu, có hai: Một. Phân định; Hai. Khai mở. Phần một là phân định, có hai: 1. Dựa theo Giáo; 2. Dựa theo Vị. Phần một trong Giáo, có hai: Trước là chính thức dựa theo bốn Giáo, tiếp là chỉ trích thiên về Bộ để hiển bày Diệu. Văn phần trước có hai: a. Ba thô; b. Một Diệu. Trong ba thô đâu chỉ là Sở Hóa thành thô mà ngay cả Năng Hóa cũng chẳng phải Diệu, vì sao? Bởi vì Cơ thô cho nên dẫn đến Hóa Chủ hiện làm thân thô, ngay cả Bồ tát cũng hiện làm quyến thuộc thô mà thành thục Cơ duyên, lại thuận theo Tích phân định cho nên đều thuộc về thô. Tiếp là Kinh này thuộc về Diệu, ấy là thẳng thắn dẫn ra hai nghĩa Đương Giáo – Đương Bộ của Kinh này đều thành tựu cho nên thuận tiện dẫn ra ba Diệu tự nêu ra trong văn. Văn tiếp theo dựa vào nghĩa văn trước nên nói là Kết Duyên Diệu. Tiếp từ “Nhất thiết…” trở 70 xuống là giải thích về kết duyên trước đây mới thuộc về thành thục. Văn cuối là trong, ngoài, ở giữa bao gồm được cả ba loại nghiệp, nguyện và thần thông. Nói rằng đối với năm dục ấy không có gì tiếp tục chịu đựng nổi, ấy là dùng hoạn quan ví dụ hỗ trợ hiển bày ý này. Bởi vì Sắc hủy hoại cho nên năm căn cũng hủy hoại, bởi vì tâm hủy hoại cho nên chủng tử Bồ-đề của Nhị thừa không còn. Tiếp từ “Thí như…” trở xuống là ví dụ hướng về ba văn. Từ bắt đầu gọi là kết duyên, cần phải đến cuối cùng gọi là đắc độ, Giáo khác há không có điều này, chỉ là trong Giáo không nói đến cho nên phân định là Thô vậy. Tiếp trong phần chỉ trích thiên lệch không phá bỏ Viên giáo của Hoa Nghiêm nhưng phân định Bộ thuộc về Quyền, mà người hoằng giáo không hiển cho nên phá bỏ trải qua cách giải thích của Sư. Trong đó đầu là chỉ tích, tiếp từ “Cố tri…” trở xuống là phân định về thô Diệu. Đầu nói rằng giống như người cắt đi Căn vốn có ấy như trong Chỉ Quán thứ sáu ghi lại. Tiếp trong phần phân định có hai: Trước là sơ lược phân định; tiếp từ “Sở vị…” trở xuống là chỉ có hiển bày trải qua các Diệu, năm Vị có thể biết. Trong phần trình bày về Pháp Môn, có ba: 1. Phân biệt; 2. Phân định; 3. Khai mở. Trong phần một là phân biệt có ba: Một. Đưa ra Kinh văn; Hai. Từ “Nhược nhĩ…” trở xuống là trưng khởi; Ba. Từ “Nhược Tam Tạng…” trở xuống là phân biệt trải qua Giáo. Từng giáo từng giáo dùng thay cho nhau mà nghĩa đều sai khác. Nếu như thông thuộc bốn Giáo thì Hóa Chủ đều thuận theo bốn loại Trí Quyền – Thật mà sanh ra, bốn Giáo thích ứng với căn cơ chúng sanh nghe pháp sanh thiện, tất cả đều phát khởi hoằng thệ nhưng cảnh thệ nguyện không giống nhau, vì thế khiến cho bốn người đều có lòng Từ Bi khác nhau. Niệm thiện tâm ban đầu đến kết quả cuối cùng thì xả bỏ, Đương Phần tự phân biệt tất cả không hề tạp loạn, trần lao trong tâm mình thuận theo bốn Trí chuyển đổi, bốn loại Tứ Đế khác nhau cho nên Đạo phẩm không như nhau, tất cả đều khai mở ba Giải thoát và bốn quả Phật Chánh Giác. Nếu như đạt được ý này thì nghĩa này tự hiển lộ không đợi phải luận bàn quanh co. đến trong phần Biệt giáo chỉ dẫn ra ý của Vô lượng Nghĩa – Thập Trú – Bảo Tánh…, nếu như nối thông trên dưới thì cũng thuận theo có thể thấy. Trong Bảo Tánh Luận nói: “Đẳng ấy là dùng niềm tin Đại thừa làm người con mới sanh ra, người con này tức là dùng Thật Trí Bát-nhã làm mẹ đã mang thai, dùng Thủ Lăng Nghiêm để làm thai tạng. Đã sinh ra rồi cần phải nhờ Đại Bi bảo dưỡng che chở, Tín Tâm làm người mẹ đã nuôi dưỡng, đến nơi Sơ Địa mới có thể phân biệt gọi là người con Như Thật”. Thiếu người cha ấy tức là dùng Bát-nhã Thật Trí bao gồm tất cả.

Nói rằng bốn loại chướng ngại Bồ tát có năng lực sửa trị, ấy là cũng có thể nối thông với Bồ tát ba Giáo. Tên gọi của Thủ Lăng Nghiêm tuy chính là thuộc về nghĩa Đại nhưng có thể dùng thay cho nhau, Định này vốn ở trong Biệt giáo và Viên giáo, nhưng các văn tùy theo tự ý của Nam Nhạc cũng lấy làm nghĩa này, nối thông với Thông giáo, chỉ riêng trong Tam Tạng giáo không có tên gọi này mà thôi. Nhưng cần phải phân biệt đối với tướng sai khác của chủ thể Đối trị. Nói rằng Vô lượng pháp môn đến cuối cùng đều có thể sinh ra Phật Tử, ấy là người từ Phật sanh ra gọi là sinh ra Phật Tử. Vả lại, Phật chính là Tử, Phật từ pháp sanh ra cho nên Phật là Tử. Khoa Tiết thì pháp môn các Giáo đều từ Viên giáo sanh ra, Đương Phần thì tất cả đều tự có Vô lượng pháp môn sinh ra Phật quả của Đương Giáo. Tiếp trong phần Viên giáo nói Tự Hành ba đế ấy, tức là Quyền mà Thật cho nên nói là 3. 1. Hóa Tha ba đế ấy, tức là Thật mà Quyền cho nên nói là 1. 3. Không phân biệt mà phân biệt tạm thời giải thích như vậy. Chữ Quải ấy là kết vấn sợi tơ vậy, không phải là ý trong này; cũng là vướng vào vậy, có nghĩa là chỉ vấn kết các kinh. Hoài Nam Tử nói: “Chim bay không lay động, không vướng vào lưới tơ”. Sở Từ nói: “Tâm vướng mắc mà không cởi bỏ nay đều mở thông”, cho nên nói thảy đều quyết định rõ ràng, văn còn lại có thể thấy. Tiếp trong phần Quán Tâm Quyến Thuộc có hai: 1. Nêu ra; 2. Giải thích. Trong giải thích có hai: Một. Giải thích; Hai. Từ “Minh sự…” trở xuống là dựa vào văn sau này trình bày tổng quát về công năng. Văn phần một có ba: a. Giải thích; b. Phân định; c. Từ “Hựu quyết…” trở xuống là khai mở. Văn phần (a) tự phân làm sáu, trong hai văn trước có hai: Giải thích – Kết luận. Hai phần giải thích như văn. Tiếp là dựa theo Giáo, cũng như Chỉ Quán ghi lại bao gồm dẫn Kinh Lăng Già. Trong này trước sau hợp lại gồm bảy quyến thuộc, bảy tên gọi này đều có chung và riêng. Riêng nằm ở bảy loại, chung gọi là quyến thuộc ấy, là bảy loại đều đối với Phật tánh thân ái tự nhiên không có loại nào không phải là bề tôi tùy thuận. Nhưng trong tên gọi riêng, một loại trước thuận theo Lý, bốn loại tiếp theo là thuận theo Sự, tiếp một loại là thuận theo Pháp, tiếp một loại là thuận theo Hành. Ở trong những sự tùy thuận, thông suốt và giới hạn không như nhau, một tên gọi đầu là Lý đều thông suốt, sáu tên gọi sau là hạn chế nhưng nghĩa nối thông với nhau, vì vậy sáu loại sau tùy theo Sự nhận lấy tên gọi khác nhau. Tại vì sao? Bởi vì danh nghĩa của Nghiệp Sanh cũng nối thông với trên dưới, Sự chỉ hạn cuộc vào phàm phu. Vốn nói là Thông, ấy là từ nghiệp hữu lậu cho đến nghiệp Bất khả tư nghị, nghiệp là nghĩa ràng buộc thì các tướng giới hạn nội giới ngoại đều ràng buộc. Tên gọi của Nguyện Sanh nối thông với hai loại sau, nghĩa lại thông suốt về trước. Nghiệp thông suốt bao gồm Nguyện, chính là Nghiệp ràng buộc lại do Nguyện dẫn dắt, vì thế thuận theo thù thắng hơn. Dựa vào Nguyện thiết lập tên gọi, Sự cũng hạn cuộc vào phàm phu. Thông suốt không phải không có Nguyện mà cũng thuận theo thù thắng thiết lập tên gọi cũng nối thông với sau, Sự hạn cuộc vào Tiểu Thánh và Đại Hiền không nối thông với phàm phu. Tiếp là Ứng Sanh thì tên gọi hạn cuộc mà nghĩa nối thông với Tiểu Thánh và Đại Hiền; hoặc là có Ứng xuất hiện thông suốt có thể gọi là Ứng, Sự hạn cuộc vào Đại Thánh nhưng không nối thông với Tiểu Hiền. Tiếp theo là Pháp Môn, danh nghĩa mới thông suốt, nối thông với bốn Giáo – Năng Hóa – Sở Hóa – hoặc là thầy, hoặc đệ tử, hoặc là cảnh, hoặc là trí, Sự hạn cuộc trong xuất thế chứ không nối thông với mê. Tiếp theo là Quán Tâm thì danh và nghĩa nối thông với thế và xuất thế, hai loại Ái Kiến ở trước chỉ thuộc về thế gian, nhưng Pháp Môn và Nghiệp – Nguyện nối thông với Ứng không có gì không là Quán Tâm, chỉ vì tùy theo Sự có được tên gọi đã khác nhau, cho nên dùng Quán Tâm xếp vào khoa mục khác. Vả lại, trong Tịnh Danh trả lời chính là thuận theo Lý quán, nhưng cũng chưa có thể gọi là Quán Tâm, bởi vì đới với Sự mà thiết lập gọi là Quán Đạo thì không chuyên nhất, cho nên thiết lập Quán Tâm chỉ hướng về một cảnh. Những nghĩa lý như vậy tuy là phân biệt, nhưng mà chưa phân định chưa khai mở. Trong các văn trước, tuy lần lược tiếp cận thuật lại tóm tắt, mà không giống như văn sau tổng quát phân định tổng quát khai mở, cho nên sau phần chính thức giải thích, lại thiết lập một môn. Pháp Môn và Quán, ở phần sau lại tự tách biệt khai mở và phân định rõ ràng.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20