PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA THÍCH THIÊM

SỐ 1717

QUYỂN 12

Đời Đường, Thiên Thai Sa Môn Trạm Nhiên thuật

Trong phần ba phân định về thô diệu, có hai: Thứ nhất dựa theo bốn Giáo; thứ hai dựa theo năm vị. Trong phần thứ nhất dựa theo bốn Giáo, có hai tức là ba thô, một diệu. Ba thô phân làm ba: 1. Trong Tam Tạng giáo phân làm bốn: Một, Trình bày về ba tướng; Hai, Từ “Ký thị…” trở xuống trình bày về ý của Giáo; Ba, Từ “Bất kiến…” trở xuống là dẫn chứng; Bốn, Từ “Bán tự” trở xuống là phân biệt để đoán định.

Phần một lại có hai: a. Tổng quát trình bày về ba pháp; b. Từ “Tứ niệm…” trở xuống trình bày về ba pháp đã đạt đến. Nói “Bán tự” ấy, trong Đại Kinh thứ năm nói: “Ví như Trưởng Giả chỉ có một người con, tâm luôn luôn thương yêu nhớ nghĩ vô cùng thiết tha, dẫn đến thầy dạy mong muốn làm cho con học thành đạt, sợ rằng không thể học tập tiến bộ nên tìm cách đưa con trở về. Bởi vì thương yêu cho nên ngày đêm ân cần dạy cho phương pháp Bán tự, mà không dạy bảo về Tỳ già la Luận, bởi vì năng lực chưa đủ để tiếp nhận”. Nói là Bán Tự nghĩa là chín bộ kinh, Tỳ già la Luận, nghĩa là kinh điển của Phương Đẳng. Đây là dùng lý bình đẳng gọi là kinh điển của Phương Đẳng, chứ không phải nói Sanh Tô điều phục gạt bỏ là Phương Đẳng. 2. Trong Thông giáo có hai: Một. Trình bày về ba pháp; Hai. Phân định. Văn phần một có hai: a. Tổng quát trình bày; b. Từ “Can Tuệ…” trở xuống trình bày về nơi đến. 3. Trong Biệt giáo có ba: Một. Trình bày về ba pháp; Hai. Từ “Duyên tu…” trở xuống trình bày về ý của Giáo; Ba. Từ “Nhược nhĩ…” trở xuống là phân định. Văn phần một cũng có hai: a. Tổng quát trình bày về ba pháp; b. Từ “Thập Tín…” trở xuống trình bày về nơi đến của ba pháp. Tiếp trong phần trình bày về Viên giáo, có hai: Một, Chính thức giải thích; Hai, Từ “Cố ngõa quan…” trở xuống là dùng Lý Sự nghiệm xét. Phần một lại có hai: a. Chính thức giải thích về ba pháp; b. Trình bày về nơi đến. Phần (a) lại có hai: Trước là chính thức giải thích, tiếp là chỉ chọn Như Lai Tạng để mở rộng về sau dùng “xe lớn” giải thích thành tựu. Văn phần trước lại có hai: Đầu là chính thức giải thích; tiếp từ “Chỉ điểm” trở xuống là dung thông. Văn phần đầu dựa theo Thật Tướng để luận về hai ấy, là chính thức trình bày ngay nơi Thể luận về Dụng. Lại nếu dung thông thì sợ rằng người chưa hiểu rõ thì hai nghĩa hãy còn phân biệt, vì vậy ba pháp lần lượt dung hợp lẫn nhau. Trong bốn câu này, câu thứ nhất Không Tạng làm Thật, câu thứ tư Thật làm Không Tạng, hai câu giữa chỉ nói Không làm Tạng – Tạng làm Không, lời này giống như sơ lược, coi trọng ở thích hợp được ý. Nếu như đầy đủ ở trong hai câu giữa nên nói: Không làm Tạng Thật, Tạng Thật làm Không, Tạng làm Không Thật, Không Thật làm Tạng; thì trở thành ba cặp sáu câu. Tiếp trong phần dùng Thể – Dụng của xe để giải thích thành tựu, có hai: Một, Trình bày trong Thể dung hợp lẫn nhau; Hai, Từ “Hựu điểm…” trở xuống là trình bày cùng sự đo lường đầy đủ (cụ đạc) dung hợp lẫn nhau, Thể của xe tức là ngay nơi lý tánh. Đo lường đầy đủ tức là đối với tu trình bày về Tức. Văn phần một có ba cặp: Một. Từ “Chỉ điểm…” trở xuống trình bày về Thể có Dụng cho nên cao rộng; hai. Hai cặp trình bày về Thể – Dụng tương tức, cặp thứ nhất trình bày về Dụng tức là Thể cho nên chẳng cao chẳng rộng, cặp thứ hai trình bày về Thể chính là Dụng cho nên là cao là rộng. Nhưng cặp thứ ba không khác cặp thứ nhất, bởi vì đối với cặp thứ hai để trình bày về cặp thứ ba. Trong cặp thứ nhất nói “Chỉ điểm” ấy, là Thể tức Tạng Không trình bày về Thể cao rộng, tìm hiểu tường tận ý này thì đồng – dị có thể thấy. Nói là Như Lai Tạng, đầy đủ như văn cuối quyển Hạ kinh Chiêm Sát. Tiếp là thâu nhiếp sự đo lường đầy đủ, tức là sự đo lường đầy đủ của Đại Xa vốn không khác nhau; thì chánh trợ hợp hành trong Chỉ Quán có thể thấy được ý đó. Trong đó có hai: Một, Giải thích; Hai, Dùng bất tư nghị kết luận không khác nhau. Tiếp trong phần trình bày về nơi đến của ba pháp, có hai: Một. Giải thích; Hai. Dẫn chứng. Trong giải thích thì ba pháp lần lượt đến nơi Diệu Giác, giáo còn lại không phải như vậy, cho nên là Diệu. Dùng nhân của mình làm quả của người, do đó cả ba giáo đều chẳng phải là Diệu. Tiếp trong phần nghiệm xét Sự, tất cả những nơi Đại sư khéo lĩnh hội dựa vào chỉ trích các Sư khác, bảo vệ tình người đương thời cho nên nói là có người mà thôi, năm Vị có thể biết được. Bốn là trong phần trình bày về khai mở, có ba: Một. Tổng quát nêu ra, Hai. giải thích; Ba. Từ “Tùng Nhân Thiên” trở xuống là kết luận ý trong giải thích là dùng câu thứ nhất khai mở Nhân Thiên, câu thứ hai khai mở Biệt giáo, câu thứ ba khai mở Tạng – Thông. Trong mỗi một văn có ba, đều là trước dẫn kinh thiết lập tướng, tiếp là trình bày về sai lầm, sau cùng là chính thức khai mở. Thứ nhất dẫn kinh trình bày về Lý Diệu, chấp trước nơi ấy là không biết cho nên đều gạt bỏ vì có sai lầm, đến Pháp Hoa cùng khai mở không có gì không trở về Diệu. Từ “Thử thị…” trở xuống trong phần trình bày về sai lầm nói “Mà nhà đó lớn nhỏ cũng không biết gì” ấy là trong ví dụ người nữ nghèo hèn, phẩm Như Lai Tánh thuộc Đại Kinh quyển thứ tám dẫn ra thí dụ cho kho vàng, như trong Chỉ Quán quyển thứ nhất ghi lại văn đã dẫn đầy đủ, nay lại sơ lược để hiểu rõ nghĩa của thí dụ. Nhà ấy là năm ấm, ấm có Phật tánh mà lớn nhỏ (Đại, Tiểu) không hay biết. Người xưa phần nhiều giải thích; có người nói bốn quả là Đại, phàm phu là Tiểu. Luận về con người thì nói Bồ tát là Đại, Thanh văn là Tiểu. Chương An nói Nhân Thiên là Tiểu, Tích Không Nhị Thừa là Đại, Tích Không Nhị Thừa là Tiểu, Thể Không Nhị Thừa là Đại, Đản Không Nhị Thừa là Tiểu, Đản Không Bồ tát là Đại, Đản Không Bồ tát là Tiểu, Xuất Giả Bồ tát là Đại. Đại – Tiểu như vậy thảy đều không biết gì, Biệt giáo tuy biết nhưng bởi vì kèm theo giáo đạo cho nên Giáo thuộc về Quyền. Trong câu thứ hai khai mở lại như ba thí dụ để hiển bày về tướng khai mở. Nói là Định- Bất định ấy, Định là duyên vào tu cho rằng Định có thể hiển bày Lý, Bất định gọi là Chân thật tu có năng lực phá trừ sự phân biệt nhất định, bởi vì Chân thật tu hướng về duyên vào tu cũng có hai nghĩa. Trong ví dụ nói “Như Luân Vương có thể phá trừ, có thể thành lập” ấy, là vòng xe báu có quy luật điều phục như phá bỏ, dùng mười thiện nghiệp giáo hóa thế gian như thành lập. Nay cũng như vậy, khắp tất cả các pháp là phá bỏ, cũng không có gì có thể phá bỏ gọi là thành lập. Vả lại, loại trừ bóng tối giống như phá bỏ, sinh ra mọi vật giống như thành lập. Loại trừ nỗi khổ, nuôi giữ ngọc quý theo đây có thể thấy. Câu thứ ba tiếp trong sai lạc nói “Ba Thừa, năm Thừa…” ấy, là câu thứ hai đã khai mở Biệt giáo, cho nên biết trong này chỉ khai mở Tạng – Thông, thì ba Thừa – năm Thừa… chỉ dựa theo hai giáo. Tiếp là văn kết luận có thể biết. Do đó biết rằng các Thừa phương tiện thảy đều không biết là từ vô thỉ đã tàng trữ Lý một tâm ba pháp, cho nên tất cả đối với thiểu phần của một pháp dấy lên phân biệt và nói là cứu cánh. Nay Như Lai khéo léo dùng các loại phương tiện điều hòa thuần thục, trở lại chỉ ra chúng sanh vốn có Giáo Tạng, khiến cho Đại – Tiểu đều biết, xưa che phủ nay hiển bày nên gọi đó là khai mở. Nay văn nói về Đại – Tiểu tuy là dựa vào trong văn câu thứ nhất, mà như Chương An giải thích thì ý thông suốt câu sau chính là ý đó vậy. Năm là trước sau, phân làm hai: 1. Tổng quát nêu ra ý hướng đến; 2. Từ “Hà giả…” trở xuống là chính thức giải thích. Trong giải thích phân làm hai: 1. Rộng ra dựa theo một pháp giới; 2. Từ “Kim đản…” trở xuống là hạn cuộc trong một niệm có mười pháp giới, tức là một niệm có đủ mười Như, ba Đạo. Trong đó phân làm bốn: 1. Dùng Tánh – Tướng – Thể… của ba Đạo, làm lý tánh của ba quỹ phạm. Trong đó lại có ba. Nêu ra – giải thích – kết luận. Trong giải thích thì ba Đạo đều có pháp – ví dụ – kết hợp, đầy đủ như văn thứ nhất giải thích trong phần Chúng sanh pháp, nhưng trong văn này thứ nhất giải thích về ba Đạo tức là ba loại Tướng – Tánh – Thể trong mười Như, vì muốn giải thích tách biệt về tướng trạng của ba Đạo, cho nên mỗi một Đạo đều nói là Tánh – Tướng, không có chữ Thể ấy chỉ là văn lược bớt nhưng tìm hiểu thì có thể thấy. Tiếp từ “Phù Hữu tâm…” trở xuống trong phần kết luận, có hai: 1. Chính thức kết luận; 2. Dẫn chứng. Dẫn chứng nói Trù ấy là chủng loại vậy nghĩa là nghiệp khổ ấy mà phần hai là dùng lực làm nhân duyên để tu đạt được ba quỹ phạm. Phần ba là quả báo như vậy làm thành ba quỹ phạm cứu cánh. Phần bốn là trình bày về bổn mạt cứu cánh, lại có hai: 1. Nói là Đẳng, là giống như ba loại trước tánh tức là Lý, tu đạt được như văn. Hiển bày rõ ràng chỉ là cứu cánh, nay không nói là cứu cánh ấy bởi nghĩa thông cho cả Sơ Trú; 2. Từ “Diệc thị…” trở xuống là ba đế như nhau có thể thấy. Văn trước trình bày từ đầu đến cuối phần vị, là dựa theo phần vị Phàm như nhau từ đầu đến cuối, phần vị Thánh như nhau từ đầu đến cuối. Nay trình bày về ba pháp từ đầu đến cuối cho nên cần phải bắt đầu từ một niệm của phàm phu, cuối cùng là hiển bày rõ ràng địa vị Thánh. Vì lẽ đó thiết lập môn này; trước đây tuy khai mở hiển bày nhưng hãy còn sợ rằng người ta không hiểu rõ, nghĩa là bởi vì khai phát làm ba pháp bắt đầu cho nên cần phải trở lại trình bày, chỉ là duyên bắt đầu ở tại phàm phu cho nên phần vị phàm phu có thể khai mở. Phàm phu không có ba pháp thì làm sao luận về khai mở? Bởi vì ba pháp của phàm phu Không động, mà trở thành ba pháp cứu cánh của Thánh nhân. Bời vì nghĩa này cho nên trở lại thiết lập môn này khuyến khích đừng tự khinh mình. Sáu là trong phần trình bày về chủng loại nối thông với nhau, có hai: Nêu ra và giải thích. Trong giải thích có năm: 1. Trình bày về ý hướng đến; 2. Nêu ra; 3. Từ “Chư tam pháp…” trở xuống trình bày về ý mười thứ tự; . Sanh khởi mười thứ tự; . Chính thức giải thích mười thứ tự. Văn phần một có hai: Một. Chính thức trình bày; 2. Từ “Hà giả…” trở xuống là giải thích bởi vì một loại ba pháp từ đầ đến cuối cho nên gọi là Dọc, bởi vì một loại ba pháp thông suốt tất cả các loại ba pháp cho nên gọi là Ngang, ngoài ra ba hướng về ba cùng thích hợp được là Ngang. Nếu như nói tìm đến duyên tên gọi khác nhau là một, một và ba đều có thể tự làm thành ngang dọc. Phần ba giải thích về ý mười thứ như văn. Phần bốn từ “Tam Đạo…” trở xuống là tiếp tục sanh khởi mười thứ tự. Nếu hướng về tên gọi khác nhau mà ý như nhau, thì tuy mỗi một pháp đều đến nơi cuối cùng, nhưng dựa vào lý Viên giáo này thì Lý Thể không khác nhau. Nếu dựa vào tên gọi hiện có thì không thể không có sai biệt, cho nên dùng mười thứ tự cùng nhau làm thành trước sau, bắt đầu từ đối tượng giáo hóa vô cùng mê muội, cuối cùng đến chủ thể giáo hóa nhập diệt, lại trong mỗi một thứ tự đều dựa theo Lục tức, hoặc là tách rời hoặc là hợp lại nhưng ngang, dọc rất trọn vẹn. Phần năm trong chính thức giải thích tự phân làm mười thứ tự. Thứ nhất trong ba Đạo có hai: Trước là chính thức giải thích; tiếp là kết luận phần vị. Trong giải thích: Trước là tổng quát so sánh tiếp là tách biệt giải thích. Trong giải thích tự phân ba, trong mỗi một văn đều là trước giải thích, tiếp dẫn chứng như nhau. Xuống phía dưới chín thứ tự về ba Đạo thì câu văn giống nhau trên đại thể, tuy có khác nhau ở chi tiết mà ý chính có thể thấy. Nói là Diệu Cú, ấy là các pháp từ xưa đến nay trình bày về Lý Diệu. Từ “Ư chư quá khứ…” trở xuống là trong phần giải thích về nghe tên gọi là Diệu đối với ba Thức, có hai: Một. Tổng quát so sánh; Hai. Giải thích. Văn phần một, ba Thức cùng thuộc về Lý Tâm, giáo môn quyền thuyết tạm thời thiết lập xa gần. Nói Am Ma La là Thức thứ chín, căn cứ vào lý Vô nhiễm để so sánh với Chân tánh. A Lê Da là Thức thứ tám không chìm trong Vô minh, tánh của Vô minh tức là Trí tánh cho nên so sánh với Bát-nhã. Mạt Na Thức tức là Thức thứ bảy, nắm giữ Tạng Thức chủ quản các pháp, tức là sự nắm giữ này gọi là giúp đỡ thành tựu, bởi vì giúp cho Tạng Thức giữ được các pháp. Thức thứ sáu chỉ có năng lực phân biệt các pháp cho nên cùng với Thức thứ bảy chung nhau để giúp đỡ thành tựu, vì vậy văn này không luận đến Thức thứ sáu. nếu dựa theo Duy Thức Luận chuyển đổi tám Thức để trở thành bốn Trí, lại tóm thâu ba Trí để tác thành ba Thân, ấy là chuyển Thức thứ tám thành Đại Viên Cảnh Trí, chuyển Thức thứ bảy thành Bình Đẳng Tánh Trí, chuyển thức thứ sáu thành Diệu quan Sát Trí, chuyển năm Thức làm Thành Sở Tác Trí; Đại Viên Cảnh Trí thành Pháp thân, Bình Đẳng Tánh Trí thành Báo thân, Thành Sở Tác Trí thành Quá thân, Diệu quan Sát Trí có khắp nơi ba Thân. Trong này không chọn lấy Thức thứ chín, chính là giáo đạo cùng chung phạm vi thuộc về đối đãi không cùng với hiện tại như nhau, vì sao? Bởi vì Thức ấy ở quả vị mà ba thân vẫn tách biệt, Thức này ở nhân vị thì ba thân dung thông lẫn nhau, tức là ba thân này chỉ là ba Đức, ba đức dựa vào bên trong, ba thân dựa theo bên ngoài. Nay từ sơ tâm luôn luôn quán sát ba Đức, cho nên cùng với nghĩa ấy không thể nói phụ họa theo. Từ “Nhược Địa nhân” trở xuống là chính thức giải thích phân làm ba: 1. Trình bày về chấp lẫn nhau thành ra tranh cãi; 2. Từ “Kim lệ…” trở xuống trong phần dẫn ví dụ cùng tranh cãi; có hai: Một. Dẫn sự việc gần; Hai. Trong chính thức ví dụ, có hai: Trước là giải thích, tiếp là dẫn Luận chứng minh. Trong văn phần trước nói “Chuyển y” ấy, chuyển đối với y báo ô nhiễm mà nương vào nơi thanh tịnh, vì vậy ở nơi ô nhiễm thì chủng tử dựa vào A Lê Da, ở nơi thanh tịnh thì chuyển đổi quay về chủ thể y cứ để thành Thức thứ chín, nên biết rằng A Lê Da không lìa nhiễm tịnh. 3. Trong phần chính thức giải thích dẫn ví dụ người say của kinh này, say giống như vô minh cho nên ví cho A Lê Da; thuận theo thế gian mê hoặc cuồng loạn mà trải qua tất cả sáu trần cho nên nói là du hành, tức là Thức thứ sáu, thứ bảy cho nên ví như Mạt Na; ngọc châu là Chân tánh cho nên ví như Thức thứ chín. Trong ba Phật tánh, dựa vào trong Thường Bất Khinh làm Chánh Nhân, Chánh Nhân này cũng có thể làm ba nhân của Tánh Đức, nay so với chủng tử của Duyên Nhân và Liễu Nhân cho nên chỉ nói Thánh Nhân. Nếu như mười, hai mươi cho đến ba mươi ví như ba Phật tánh ấy, thì ba mươi người con này cùng ở trong, ngoài căn nhà chung. Văn Sớ tạm thời dựa vào phía có thể thoát ra khỏi căn nhà, để ví dụ ba Thừa đều có mười Trí cho nên nói là ba mươi, nay vì các con đều có đủ ba tánh cho nên lấy làm ví dụ. Giải thích trong ba Bát-nhã, trong đó trước là tổng quát so sánh và chỉ ra ba tánh trước, chính thức giải thích còn lại như văn. Giải thích về ba Bồ-đề, trong đó: 1. Giải thích đối với địa của Sư; 2. Giải thích đối với địa vị của đệ tử. Tiếp là giải thích trong ba Đại thừa, trong đó có ba: 1. Dựa vào địa vị Tự hành của Sư; 2. Từ “Xá Lợi…” trở xuống là dựa theo địa vị Tự hành của đệ tử; 3. Từ “Ư nhất…” trở xuống là dựa theo địa vị Hóa tha của Sư. Phần một trong địa vị của Sư, có hai: Một. Dẫn kinh; hai. Giải thích. Đắc, nghĩa là chứng đắc. Tùy, nghĩa là nhân quả. Lý, nghĩa là lý tánh. Nói “Lại nữa, Xá-lợi-phất bởi vì bổn nguyện” cho đến “đạt được Thừa tùy theo Thừa” ấy, thuyết pháp thuộc về trí cho nên là tùy theo Thừa, từ đây mà chứng đắc cho nên là đạt được Thừa. Vì vậy Nguyện, Thuyết tam thừa đối với hai nghĩa, hướng về một Phật Thừa là đạt được, phân biệt thuyết thành ba là tùy theo, ý cũng giống như trước. Trải qua bảy phần vị ấy là năm mươi phần vị là năm, Đẳng Giác và Diệu Giác là bảy. Không luận bàn đến danh tự mà chỉ dùng năm phẩm làm giả danh, vì danh tự chẳng phải phần vị, thậm chí chỉ luận đến bảy phần vị như Tín… chẳng phải là phần vị chính thức. Tiếp trong phần giải thích về ba Thân, lại có hai: 1. Nêu ra bảy văn giải thích; 2. Từ “Tam quỹ…” trở xuống là dẫn văn giải thích tổng quát bảy văn trước. Văn phần một có hai: Trước là hai văn ở Kinh khác, sau là năm văn của Kinh này. Trong những căn văn này có đầy đủ ba Thân. Ứng thân tức là bóng trăng trong nước, bởi vì những mặt nước không phải là một. Báo thân là vầng trăng giữa trời, bởi vì Tự thọ dụng Báo thân không phải là nhiều. Trong phần hai giải thích tổng quát, có hai: Một. Sơ lược kết luận; Hai. Chính thức so sánh. Trong so sánh nói “Từ Phương Đẳng sanh ra” ấy, là phiên danh giải nghĩa như văn Chỉ Quán quyển thứ hai. tiếp trong phần giải thích về ba Niết-bàn, trước là phá bỏ ý xưa, tiếp là giải thích. Trong phần phá bỏ ý xưa, có ba: 1. Thuật về ý xưa; 2. Từ “Kim dĩ…” trở xuống là đưa ra cách giải thích đúng đắn; 3. Từ “Nhược tương…” trở xuống là phá bỏ. Tiếp trong phần chính thức giải thích, có hai: 1. Sơ lược so sánh; 2. Chính thức giải thích, trong đó có hai: Một. Kinh này; Hai. Đại Kinh. Trong phần một là Kinh này cùng giải thích về tánh thanh tịnh. Hai nghĩa về Viên và Phương tiện ấy là bởi vì tánh nối thông với Bổn – Tích. Trong phần Viên và Phương tiện: Trước là trình bày Bổn Viên – Tích Viên, tiếp từ “Sổ sổ…” trở xuống trình bày về hai Phương tiện. Theo thể lệ cũng nên nói trải qua bảy phần vị, nhưng văn này lược bớt. Tiếp trong phần giải thích về Tam Bảo, có hai: 1. Dẫn hai Kinh khác; 2. Hai văn của Kinh này đều có đủ nghĩa Tam Bảo. Trong kinh Tư Ích nói “Biết “xa rời” gọi là pháp” ấy, bởi vì Thể của pháp là xa rời nhiễm; “Biết “không có” gọi là Tăng” ấy,bởi vì Thể của Tăng là không có tranh đấu. Tiếp trong phần giải thích trình bày về ba Đức, có hai: 1. Tổng quát so sánh, tuy chỉ là tách biệt so sánh mà đã phù hợp với tổng quát so sánh; 2. Giải thích về tách biệt so sánh. Trong giải thích có hai: Một. Giải thích về Hội; Hai. Phá bỏ ý xưa, có hai: a. Tổng quát gạt bỏ; b. Từ “Duy tri…” trở xuống là tách biệt phá bỏ. Dùng Nhất Thừa của Kinh khác và Phật Tánh của Kinh này để so sánh phá bỏ người xưa. Thứ nhất nói “Kết hợp nghĩa của hai kinh” ấy là Đại Kinh và Kinh này, trong Đại Kinh điều phục chúng sanh gọi là Giải thoát, trong Kinh này nhiều lần hiện sanh để điều phục chúng sanh, vì vậy nghĩa giống nhau, hai Đức còn lại có thể thấy. Lục Dục ấy là tướng mạo tầm thường (Đa thạch mạo), cũng là trần tục (Phàm thạch) vậy. Tiếp trong phần tách biệt phá bỏ, có hai: 1. Phá bỏ Phật tánh; 2. Từ “Hựu Niết-bàn…” trở xuống là phá bỏ tên gọi chung; 3. Từ “Đản Niếtbàn…” trở xuống là trình bày về Kinh Tông khác biệt. Tám ngàn Thanh văn đến thọ ký riêng biệt ấy, trong Đại Kinh thứ chín nói: “Kinh này xuất thế giống như những loại hoa quả ấy, có nhiều lợi ích khiến cho chúng sanh an lạc, có thể làm cho chúng sanh thấy được Như Lai tánh. Như tám ngàn vị Thanh văn ở trong Pháp Hoa, được thọ ký riêng biệt thành tựu kết quả Đại thừa. Như mùa Thu gặt hái, mùa Đông cất giữ lại không có gì để làm. Hạng Nhất Xiển-đề đối với pháp của chư Phật không làm nên được gì tốt đẹp”. Trong Sớ xưa có ba cách giải thích: “Một nói rằng Kinh sai lạc, thuận theo nói tám ngàn, tức là trong phẩm Trì nói đến tám ngàn Thanh văn được thọ ký. Hai nói rằng ngoại quốc có tám ngàn người. Ba nói rằng nếu xác định nên nói là tám mươi năm”. Chương An nói hai cách giải thích sau là không thích hợp. Tiếp trong phần phá bỏ tên gọi chung nói “An trí các con trong kho tàng Bí mật”, như Chỉ Quán quyển thứ hai ghi lại. Trong ba Niết-bàn này sở dĩ đối với các Sư xưa kia hết sức phá bỏ, bởi vì người nhiều chấp trước sẽ chuốc lấy sai lầm không phải là ít, vì vậy hết sức phá bỏ khiến cho trở về con đường đúng đắn; như trước đây giải thích về chúng sanh pháp và Chỉ Quán mười Như, cũng đều phá bỏ chấp trước là ý ở chỗ này. Như trong các văn cứ mỗi lần đến Biệt giáo phá bỏ Địa thâu nhiếp Sư, ấy là chấp vào Giáo đạo cho nên ý cũng như thế. Mười thứ tự về ba pháp này cùng là chủng loại chủ chốt của ba quỹ phạm trong Kinh này. Mười thứ tự này phân tán trong các kinh Đại thừa ở Bộ khác, Kinh này từ đầu đến cuối không đầy đủ cho nên trong mỗi một loại ba pháp đều trích dẫn văn Kinh này để giải thích, huống là mười thứ tự này không ra ngoài nhân quả, do đó văn này chỉ là nhân quả Nhất Thừa mà thôi. Vả lại, trong mười thứ tự sở dĩ Bồ-đề – ba Thân và ba Niết-bàn dẫn ra đầy đủ Bổn – Tích, văn còn lại chỉ có Tích, tức là một – bởi vì văn trong Bổn có giới hạn, hai – Bởi vì quả của Bổn đã thành tựu, cho nên chọn lấy Bồ-đề – ba Thân – Niết-bàn để chứng minh cho nghĩa là thuận tiện hơn. Đạo – Thức – Tánh cả ba đều thuộc về phàm phu, Bát-nhã nối thông với nhân vốn có, văn về nhân tổng quát, chỉ nói “Ta xưa kia thực hành Bồ tát đạo”, Thừa nối thông với Sự Lý và nhân quả. Tam Bảo thì Bổn Địa đã có Phật Bảo ắt phải có hai Bảo còn lại, ba Đức có thể biết, văn tuy là giữ lại hay lược đi mà nghĩa nhất định phải gồm đủ. Tiếp trong phần liệu giản về bốn Tất đàn, trước là hỏi – tiếp là trả lời. Trong trả lời có hai: 1. Thuật về ý; 2. Chính thức giải thích. Văn phần một lại có bốn: Một. Tổng quát trình bày về hoạt dụng của bốn Tất đàn; Hai. Từ “Tùy tục…” trở xuống là tách biệt trình bày về tướng của hoạt dụng; Ba, Tù “Thiện xảo…” trở xuống là kết luận ca ngợi. Hai phần đầu như văn.

Trong phần ba trình bày về ý, nói “Khổ đồ thủy tẩy” là trong Đại Kinh quyển thứ tám nói: “Ví như người nữ sinh ra một người con, khi đứa trẻ bị bệnh, người nữ này lo lắng nên cầu tìm thầy thuốc giỏi chữa trị cho con. Thầy thuốc giỏi đã đến dùng cả ba loại thuốc là bơ, sữa và mật ngọt trộn lẫn đưa cho uống, nhân đó nói với người nữ rằng: Đứa trẻ uống thuốc rồi tạm thời đừng cho bú sữa, đợi khi thuốc tiêu hết rồi mới cho bú sữa. Lúc ấy người nữ liền lấy vị đắng dùng để xoa trên đầu vú mình, nói với đứa trẻ ấy rằng: Vú mẹ xoa chất độc không thể nào chạm vào được. Đứa trẻ ấy khát sữa mệt mỏi muốn được bú sữa mẹ, ngửi thấy mùi chất độc nơi vú mẹ thì rời xa ra. Lúc thuốc ấy đã tiêu hết người mẹ mới rửa đầu vú gọi con cho bú. Lúc này đứa trẻ tuy vẫn khát sữa và mệt mỏi, nhưng trước đây ngửi thấy mùi chất độc vì thế không đến. Người mẹ lại nói cho biết rằng: Vì con uống thuốc cho nên lấy chất độc xoa vào, thuốc con uống đã tiêu hết, vú mẹ đã rửa sạch, con đã có thể đến bú sữa không có gì đắng nữa. Đứa trẻ ấy nghe rồi dần dần trở lại bú mẹ”. Kết hợp ví dụ trong Kinh là ý ví cho Vô Ngã Đẳng giống như xoa chất độc thuyết về Như Lai tạng giống như gọi con cho bú, có lúc nói về Ngã, có lúc nói về Vô Ngã, đều là vì thích hợp căn cơ giống như vú mẹ xoa chất độc rồi rửa sạch. Tiếp trong phần chính thức giải thích, có hai: 1. Nêu ra chương môn; 2. Giải thích. Trong giải thích lại có hai: Một. Dùng bốn Tất đàn giải thích về mười thứ tự này; Hai. Trình bày về Diệu – Bất Diệu. Văn phần một có hai, gọi là trước, sau. Trong văn phần sau nói “Thượng, Hạ mà không có chiều dọc…” ấy, Thượng Hạ là nghĩa theo chiều dọc, tuy một điểm thuộc về Thượng, nhưng không giống như chiều dọc của giọt nước; ba Đức cũng như vậy, tuy Pháp thân vốn có, mà không giống như Biệt giáo bị Hoặc chướng làm cho che lấp. Biểu Lý là nghĩa theo chiều ngang, tuy hai điểm ở phần hạ, nhưng không giống như chiều ngang của ngọn lửa ngùn ngụt, ba Đức cũng như vậy, tuy hai Đức tu thành, mà không giống như người Biệt giáo đầy đủ lý Thể nhưngkhông thu nhận lẫn nhau. Văn tiếp theo phân làm hai: 1. Liệu giản; 2. Kết luận phần một. Phần một lại có hai: Một. Phân định; hai, Khai mở. Văn phần một có ba: a. Sơ lược thiết lập hai Đế để phân định bốn Tất đàn, là Chân Diệu – Tục Thô; b. Dựa theo Hóa Thành, Bảo Chử để phân định; c. Dựa theo năm Thời Giáo phân định. Văn phần (a) lại có hai: Đầu là phân định, tiếp là liệu giản. Phần đầu trong phân định dùng ba Tất đàn và Đệ nhất nghĩa đối đãi nhau ấy, thuận theo văn Đại Luận vẫn trở thành nghĩa sai khác, bởi vì Đại Luận nói: “Các kinh phần nhiều thuyết về ba Tất đàn, nay muốn thuyết về Đệ nhất nghĩa, cho nên thuyết về Kinh Ma Ha Bát-nhã Ba-la-mật này”. Luận chung đều có bốn đầy đủ như các văn. Tiếp từ “Nhược nhiên…” trở xuống là trong phần liệu giản, có hai: Trước là hỏi, tiếp từ “Kim ngôn…” trở xuống là trả lời. Tiếp từ “Nhược bất…” trở xuống là quyết định khai mở. Kết luận phần vị như văn.

Hỏi: Trong này thứ nhất dùng bốn Tất đàn liệu giản mười thứ tự, thì mỗi một thứ tự không có gì không phải bốn Tất đàn, tiếp đến phân định bốn Tất đàn là Diệu và Bất Diệu, thuận theo nên ba pháp cũng là Thô, cũng là Diệu chăng?

Đáp: Nếu dựa theo trong phạm vi Bất tư nghị, cũng có thể luận về Diệu, Bất Diệu, như trong ba Đức. Nếu dựa theo trong phạm vi Bất tư nghị, cũng có thể luận về Diệu, Bất Diệu, như trong ba Đức. Nếu nói về ba Tất đàn trước, thì nghĩa sẽ thuộc về thô, nói ba Đức là Thế giới Tất đàn, Giải thoát là Sanh thiện Tất đàn, Bát-nhã là phá ác Tất đàn, vì vậy là Thô. Nếu như thấy Pháp thân mới bắt đầu gọi là Diệu, ba Đức đã như vậy thì chín thứ tự còn lại cũng như vậy.

Nếu như vậy tại sao văn nói ba Tất đàn đến Hóa Thành?

Đáp: Đây là dựa theo văn Đại Luận, đều lấy Tiểu thừa làm ba Tất đàn, đối với Bát-nhã làm Đệ nhất nghĩa, cho nên giản lược như vậy. Nếu dựa vào nghĩa này, thì văn này chỉ thuộc về Đệ nhất nghĩa. Vì thế trong phần quyết định ở sau nói ba Tất đàn không nhất định đều gọi là Thô. Nhưng chọn lấy cách thông thường thì văn này cùng dựa theo Bất tư nghị luận về bốn Tất đàn, phân định ba pháp Bất tư nghị, Chân, Tục ngay trong nhau, mà luận đã dùng Trung đạo làm Đệ nhất nghĩa, lẽ nào bởi vì Trung đạo mà ngăn cách Chân, Tục ư? Bán như ý châu ấy, là mười Diệu trong Tích đã giải thích năm pháp từ đầu đến cuối, mười pháp cùng làm thành pháp Như Ý Châu. Nói là Châu Pháp ấy, chỉ là Diệu Pháp ở phân nửa trong mười pháp, cho nên nói là Bán Như Ý Châu. Giống như Đại Kinh quyển mười ba thì dùng nửa kệ La Sát gọi là Bán Châu, nửa kệ trong kinh ấy giải thích về Bán Tự Giáo, Bán Châu ở kinh này chính là Toàn Châu, vì sao? Bởi vì Tự Hành nhân quả đã đầy đủ. Vì vậy văn này lấy Tự hướng về Tha, thiếu phương diện Hóa Tha nên gọi là Bán Châu.

Thứ sáu trong phần giải thích về Cảm Ứng Diệu, có hai: 1. Ý hướng đến; 2. Khai chương giải thích. Ý hướng đến lại có ba: Một. Phân định năm Diệu trước; Hai. Từ “Cảnh Diệu…” trở xuống là quả mãn được tên gọi; Ba. Từ “Quả trí…” trở xuống là chính thức trình bày ý hướng đến cảm ứng, bởi vì quả đầy đủ, bởi vì căn cơ tìm đến. Văn phần một nói bốn Diệu trước làm nhân ấy, là phần vị Diệu nếu thiết lập thật sự thông suốt nhân quả, vì đối với ba pháp mà thuận theo nhân để nói. Văn phần hai có hai: Trước là giải thích, tiếp là dẫn chứng. Văn giải thích nói Cảnh Diệu, cứu cánh trọn vẹn gọi là Tỳ Lô Giá Na… ấy, là Hạnh Diệu trước đây đầu tiên đã dung hợp ba loại Cảnh – Trí – Hạnh này, ba mà luận về một, một mà luận về ba, và ba loại Cảnh – Trí – Hạnh đều tự nhiên có đủ ba loại, đầy đủ như văn trong phần Chỉ Quy cuối quyển thứ hai Chỉ Quán. Một Đức có đủ ba, Đức đều có đủ ba loại. Nay tạm thời thuận theo Sự Lý hợp lại mà nói, dùng Cảnh – Trí – Hạnh để đối với ba Thân. Tiếp trong phần dẫn chứng nói “Khể thủ trí độ vô tử Phật” ấy, là văn Đại Luận đầu tiên có kệ Quy Kính rằng: “Trí độ đại đạo Phật thiện lai, trí độ đại đạo Phật cùng để, trí độ tướng nghĩa Phật vô ngại, Khể thủ trí độ vô tử Phật”. Người xưa luận theo âm rằng: “Nói là Vô Tử, có bốn nghĩa khác nhau: 1. Vô đẳng, tất cả chúng sanh không có ai sánh bằng Phật; 2. Vô Ngại, Phật là Đấng Pháp Vương tự tại đối với pháp; 3. Vô Tử, lại có hai nghĩa: Một là dựa vào Lý, Phật luôn luôn thể hội giác ngộ chân lý vô sanh gọi là vô tử, hai là dựa vào Sự, Như Lai đã hết chủng tử sanh tử cho nên gọi là vô tử; . Vô Tử, cũng có hai nghĩa: Một là Bát-nhã gọi là Phật Mẫu, Mẫu có bảy người con, gọi là Phật – Bồ tát – Bích chi Phật và bốn quả Thanh văn, ngay trong bảy người con này thì Phật là lớn nhất cho nên nói là vô tử. Hai là trong vô minh che lấp không có chủng tử trí tuệ cho nên nói là vô tử”. Nay trong văn này dùng hai nghĩa Vô Tử thứ ba, thứ bốn, là quả trí cứu cánh đầy đủ nghĩa cảm ứng. Trong phần ba chính thức trình bày về hướng đến, tạm thời dựa vào Kinh Bổn Nghiệp và Kinh Anh Lạc nói “Đẳng Giác chiếu tịch, Diệu Giác tịch chiếu”.

Hỏi: Trước đây trình bày về Cảnh Diệu lấy chứng đắc làm Vô Đế, trước đây trình bày về Trí Diệu trong hai mươi Trí từ đầu đến cuối là Diệu Giác, trước đây trình bày về Hạnh Diệu theo thứ tự năm Hạnh cuối cùng đến Sơ Địa, không theo thứ tự Hạnh cũng đến sáu căn. Nếu như có trình bày về Vị Diệu đầy đủ trước sau, xưa nay trình bày trong ba pháp phân rõ trước sau, bắt đầu từ một niệm mười pháp giới trong tâm phàm phu, cuối cùng đến cứu cánh, là quả của ba pháp. Nay ban đầu sao có thể quyết định nói là bốn nhân một quả?

Đáp: Một người giải thích nghĩa hơi khác với xưa nay, nếu hiểu được ý chính của văn, thì không mê muội nguyên do, nếu thuận theo văn nảy sinh cách hiểu thì trước sau lộn xộn. Ba Diệu trước đây, nếu lìa ra mà nói thì chỉ riêng Cảnh là thuộc về Lý, cho nên hiểu được dựa vàoLý, y theo cách hiểu mà khởi hạnh, thứ bậc của hạnh thì có những phần vị. Nếu đến Sơ Trú thì gọi là Tùy phần quả, là phần chứng ba pháp. Chứng được ba pháp rồi tùy theo căn cơ dấy khởi thích ứng, đây là dùng trí dẫn dắt hạnh đến phần vị Sơ Trú. Nhưng giáo đã bàn cần phải luận đến đầu đuôi, đây là đầy đủ như ý trong sanh khởi. Nếu thuận theo kết hợp trình bày, đầy đủ như Hạnh Diệu nói ở phần đầu. Nếu căn cứ lẫn nhau thì không trình bày về Diệu Hạnh, Cảnh – Trí – Hạnh là ba loại, ba loại này đều có đủ ba, ba và chín chỉ là một mà luận thành ba. Tiếp là trải qua sáu Tức mà đến nơi quả, đều khai mở Quyền hiển bày Thật thành tựu Cảm Ứng Diệu. Nay thuận theo nghĩa này cho nên nói bốn pháp làm nhân. Nếu thuận theo tách biệt mà nói thì Diệu cao sâu tất nhiên là một ý. Tiếp trong phần khai chương tách biệt giải thích, có hai: Nêu ra và giải thích. Trong giải thích, thứ nhất là giải thích tên gọi tự phân hai: 1. Nêu ra; 2. Giải thích. Trong giải thích đầu là giải thích tên gọi lại có hai: Trước là tổng quát thiết lập tên gọi, nghĩa là luận chung về cảm ứng, tiếp là tách biệt giải thích, nghĩa là hai chữ Cảm Ứng đều có đủ ba nghĩa. Văn phần đầu, như kinh Thắng Man “Phu nhân Thắng Man là con gái của Mạt Lợi, Mạt Lợi và nhà vua đã tin theo Phật rồi gửi thư cho con gái, con gái nhận được thư rồi liền hướng về Sứ giả mà nói kệ rằng:

Chỉ cầu xin Đức Phật Thế Tôn,

Hiện thân vì tất cả thế gian,

Cũng thuận theo thương xót chúng con,

Lập tức thị hiện đến nơi này!”

Ngay lúc phát sanh ý niệm này, Đức Phật hiện thân giữa không trung, tức là cùng trình bày về hai nghĩa Cảm Ứng. Nếu đạt được ý này thì ví dụ về Ứng có thể biết. Tiếp trong phần tách biệt giải thích nay trước là trình bày về ba nghĩa của Cơ ấy phân làm hai: 1. Trình bày về dùng Cơ làm tên gọi ví dụ biết về duyên cảm; 2. Từ “Cơ hữu…” trở xuống là chính thứv giải thích tên gọi của Cơ. Nói “Như cái nỏ có thể phát ra…” ấy, chúng sanh như cây nỏ, nhân vốn có như căn cơ, Phật như người bắn nỏ, Ứng như bắn ra, lợi ích như mũi tên trúng đích. Thiện cơ ấy, trong Đại Kinh quyển mười tám nói: “Ta nhìn chúng sanh mà không nhìn già trẻ trung niên, giàu nghèo, thời tiết, nhật nguyệt, tinh tú, công xảo, thấp hèn, nô tỳ, tôi tớ, chỉ nhìn chúng sanh nào có tâm thiện thì luôn nhớ nghĩ thương yêu”. Trong phần liệu giản ý hỏi là, bởi vì trước đây thuận theo trong giải thích nói “Nên phát sinh lý thiện tức là Đệ nhất nghĩa”, cho nên nay hỏi rằng: Vị nhân gọi là Sanh thiện, Lý Sự đều là thiện, ý nào đối với lý thiện mà gọi là Đệ nhất nghĩa? Ý trả lời: Lý rõ ràng là lý thiện, lý tối tăm là lý ác, cho nên thiện ác của lý, tánh đó tuy khác nhau, nhưng nếu như lúc lý thiện phát sinh, thì lý ác nhất định phải diệt đi, không có lý nào trước tiên lý ác phải diệt đi, rồi mới phát sinh lý thiện. Nếu như thiện ác trong Sự, thì tánh đó cũng trái ngược nhau, lúc thiện phát sanh chưa hẳn ác sẽ diệt đi, lúc ác diệt đi chưa hẳn thiện sẽ phát sinh. Vì vậy đối với Sanh thiện mà phân ra Sự Lý, lý thiện tức là nghĩa thuộc về Đệ nhất nghĩa. Thiện ác trong Sự, thì phát sinh tức là thuộc về nghĩa Vị nhân, ác diệt đi tức là thuộc về nghĩa Đối trị. Lý ác tức là diệt trừ, lý thiện tức là sinh ra, cho nên đối với Sanh thiện mà phân ra hai Tất đàn, diệt ác chỉ có thể thiết lập một Đối trị Tất đàn, bởi vì ác không có trước tiên diệt đi cho nên không phân làm hai. Chúng sanh đạt được Sự… ấy, chúng sanh đạt được tức là Sự của Lý, Thánh nhân đạt được tức là Lý của Sự, Thánh nhân biết ngay nơi chúng sanh không biết. Vả lại, Thánh nhân đạt được đối với Sự của nhân quả, Hóa tha, cảm ứng, chúng sanh chỉ đạt được Lý chẳng phải nhân, chẳng phải quả, lạc mất Trung đạo, và chúng sanh ở nơi nhân mà Thánh nhân ở nơi quả. Hỏi là sử dụng những pháp ứng ấy, một hỏi đáp này là muốn sanh khởi tướng trạng của Cơ, Ứng, dựa theo Lý tuy chính là không thích hợp với Ứng và Bất Ứng, nhưng dựa theo Sự thì ắt phải có Ứng và Phi Ứng, bởi vì Pháp Ứng, Ứng Ứng tất cả đều là Ứng, đạt được Pháp Ứng đều gọi là Ứng. Căn cứ vào đây phân rõ cùng với Cơ đối lập với nhau, làm thành ba mươi sáu Cơ, Ứng. Tiếp trong phần Tướng có hai: 1. Chính thức giải thích; 2. Mở rộng hỏi đáp liệu giản. Phần một lại có hai: Một. Nêu ra; Hai. Giải thích. Trong giải thích: a. Sơ lược nêu ra hai tướng Cơ, Ứng; b. Giải thích. Trong giải thích: Trước là Cơ, tiếp là Ứng. Trong Cơ có hai: Đầu là trung khởi, tiếp là giải thích. Không thể nói bỏ hoặc lấy, trong Ứng cũng như vậy. Thứ nhất trong phần Cơ là ác làm Cơ, nói bảy người con là trong Đại Kinh quyển mười tám giải thích về Nguyệt Ái rằng: “Ví như có người mà có bảy người con, trong bảy người con này có một người con bị bệnh, tâm của cha mẹ không phải là không bình đẳng, nhưng mà tâm đối với người con bị bệnh thì lại thiên vị chú trọng hơn”. Chương An nói: “Hoặc dùng bảy căn tánh phương tiện làm bảy người con, gọi là Nhân – Thiên – Nhị thừa và Bồ tát ba giáo, trong bảy người con này có người gây ra lỗi lầm, thì tâm rất chú trọng đến người con này”. Như Lai không vì chúng sanh vô vi, cũng là trong Đại Kinh quyển mười tám. Hữu vi là ác cho nên ác làm Cơ. Vả lại, vô ký là vô minh ấy, nếu như phân làm ba tánh thì thiết lập vô ký, nay thiết lập cơ duyên tạm thời hướng về thiện ác, vô ký tuy không phải là ác hạnh của thân – khẩu, mà có thể che lấp lý thiện, cũng thuộc về ác thâu nhiếp tức là thuộc về Cơ ác. Hiện tại tuy là ác nhưng nhờ vào chủng tử vốn có cho nên có thể làm Cơ. Trong phần kèm cặp nhau làm Cơ, có hai: 1. Phân định; 2. Chính thức giải thích. Trong văn phần một nói “Tuy có một mảy tóc” là trong Đại Kinh quyển ba mươi mốt “Bồ tát Ca-diếp thưa hỏi Đức Phật: Hạng nhất Xiển-đề cuối cùng không có thiện pháp, vì vậy gọi là Nhất Xiển-đề chăng? Đức Phật dạy: Đúng như vậy! Lại thưa hỏi: Tất cả chúng sanh có ba loại thiện, đó gọi là ba đời, hạng Nhất Xiển-đề cũng không thể nào đoạn dứt thiện pháp vị lai, vì sao Đức Phật dạy rằng đoạn dứt các thiện pháp gọi là Nhất Xiển-đề vậy? Đức Phật dạy rằng: Diệt có hai loại, một là hiện tại diệt mất, hai là hiện tại chướng ngại đến vị lai, Xiển-đề có đủ hai loại cho nên nói là như vậy. Đức Phật dạy: Này người thiện nam! Ví như có người chìm trong hầm phân, chỉ có một sợi tóc trên đầu chưa chìm hẳn, tuy là một sợi tóc nhỏ chưa chìm nhưng không có thể kéo thân lên được. Xiển-đề cũng như vậy, thiện pháp vị lai không có thể cứu được khổ đau của địa ngục. Đời vị lai tuy là vẫn có thể cứu giúp, nhưng đời hiện tại tiếc rằng biết làm sao? Bởi vì Phật tánh cho nên vẫ có thể được cứu giúp Phật tánh không phải là ba đời, cho nên Phật tánh không thể đoạn mất”. Nay ý cũng như vậy, ở đời hiện tại tuy là có Chánh nhân, nhung không thể nào cứu giúp cho nên không thành Cơ duyên. Thiện ác kèm cặp nhau làm Cơ ấy, là bắt đầu từ Xiểnđề khởi tâm hối cải, đây là nêu ra cực thiện vì còn mang một chút ác nhỏ. Theo trước đây giải thích thì cực thiện chỉ ở địa vị Phật, cực ác chỉ có Xiển-đề, hai loại này đã chẳng phải là Cơ, do đó dùng Xiển-đề hối cải, Đẳng Giác còn vô minh, tức là kèm cặp lẫn nhau, gọi đó là Cơ. Nếu như vậy tại sao trước đây trình bày chỉ là thiện, chỉ là ác, nay lại tiếp tục trình bày kèm cặp nhau làm Cơ? Đáp: Trước đây trình bày chỉ là thiện, là dựa vào miễn cưỡng thiên lệch mà nói, trình bày kèm cặp lẫn nhau ấy là dựa vào Lý Thật mà nói. Kinh tuy thiên lệch mà nói nhưng không phải không kèm cặp lẫn nhau, bốn Tất đàn thuận theo chúng sanh làm thành thiên lệch mà nói thôi, dùng nghĩa suy ra nhất định phải kèm cặp lẫn nhau. Phần sau giải thích về nghĩa Từ Bi là Ứng ấy, hoặc là thiên lệch hay là kèm cặp theo đây có thể biết. Lực của Từ thiện căn, như phẩm Phạm Hạnh trong Đại Kinh mười bốn nói: “Đề Bà Đạt Đa khiến A Xà Thế thả voi say Hộ Tài, muốn làm hại Như Lai và các đệ tử. Lúc bấy giờ giẫm đạp giết hại Vô lượng chúng sanh, voi ngửi thấy mùi máu càng lồng lộn điên cuồng gấp bội, thấy Ta đi theo bên cạnh khoác y phục màu đỏ, cho rằng là máu liền xông thẳng đến, trong hàng đệ tử của Ta có những người chưa ly dục bỏ chạy tán loạn, nhân dân trong thành nói Ta chết mất, Điều Đạt hoan hỷ sảng khoái thay như mong muốn. Ta vào lúc ấy liền nhập vào Từ Định duỗi tay chỉ voi, tức thì ở năm ngón tay hiện ra năm con sư tử, voi say này thấy rồi mà sinh ra hoảng sợ vải đại tiểu tiện ra, phủ phục thân xuống lễ lạy Ta. Này người thiện nam! Ta vào lúc ấy ngón tay thật sự không có năm con sư tử, mà lực của Từ thiện căn làm cho voi say kia điều phục”. Cho đế năm trăm kẻ giặc đạt được Pháp Nhãn… rộng ra như trong Kinh nói. Cho đến như thỉnh cầu Quán Âm hiện thân làm những ngạ quỷ, như trước ở quyển thứ bốn dẫn Luận nói: “Thủy ngân và vàng ròng…” ấy, trích từ Pháp Giới Tánh Luận của Bồ-đề lưu chi. Tiếp trong phần liệu giản có năm lần hỏi đáp. Hỏi đáp thứ nhất trình bày về Cơ, Ứng ba đời, phần hỏi như văn. Trong trả lời có hai: 1. Trả lời chung về nguyên do của Cơ, Ứng; 2. Trả lời tách biệt về tướng của Cơ, Ứng. Trong ý phần một nói dùng lực của bốn Tất đàn tùy thuận với chúng sanh, là đến Lý Thật không có thiện ác ba đời, dựa theo Sự mà nói cho nên ba đời đều có, chỉ tùy theo Cơ duyên bốn Tất đàn của chúng sanh, nên làm thiện ác đời nào mà nói, thiện ác đời nào mà có thể gặp được bậc Thánh. Tiếp theo trong phần chính thức trình bày về tướng của Cơ, Ứng, lại có hai: Trước là Cơ tiếp là Ứng. Trong Cơ lại có hai: Một. Thiện; Hai. Ác. Thiện ác đều có ba đời. Trong phần thiện có hai: Giải thích và chứng minh. Văn phần đầu có ba. Trong văn phần đầu nói năm phương tiện ấy, thì bốn niệm là một cùng với bốn thiện căn. Bốn niệm tuy có chung và riêng không giống nhau, nhưng chỉ là bốn niệm, Đình Tâm Đối trị chướng ngại, nghĩa phương tiện chỉ sơ lược, cho nên tạm thời nói là năm. Lại như các loại Vô lậu, tập quả đã đầy đủ mà hiện tại không có nhân thiện nhưng cũng có thể cảm đến Phật, như bậc A-la-hán làm hỏng căn ngồi trong hội Phương Đẳng cảm nhận sự chỉ trích trách mắng của Phật. Bởi vì có thiện căn Nhất Thừa ở vị lai, căn Vô lậu bị hỏng hãy còn cảm đến Phật, huống là những hạng phàm phu mà căn chưa làm hỏng? Vì vậy dẫn ao hoa trong Đại Luận làm dụ, đã sanh giống như thiện trước kia, mới sanh gống như thiện hiện tại, chưa sanh giống như thiện tương lai, gặp Ứng giống như có được mặt trời. Tiếp trong phần trình bày về ác, nói “Vả lại, ác của vị lai cùng lúc gặp nhau” ấy, là duyên hòa hợp gọi là Thời, cho nên cầu mong Thánh lực gia hộ ngăn chặn duyên này; ác ba đời này cùng có khả năng phát ra, vì vậy cầu Thánh lực cứu giúp. Tiếp trong phần Ứng, cũng như trong phần Cơ, Ứng trước tiên trình bày về ý của có Ứng, nghĩa là bốn Tất đàn vậy. Văn không có ấy là lược bớt. Vả lại, cũng thuận theo như trong phần Cơ thì Từ Bi đều giải thích là dẫn văn chứng minh…, văn cũng thuận theo lược bỏ. Tiếp trong phần trả lời tách biệt chỉ nói về phía Cơ mà cũng thuận theo luận về Ứng. Nếu như luận tách biệt thì dùng hiện tại làm Ứng, vì sao? Bởi vì quá khứ đã đi qua, vị lai thì chưa có. Nếu như vậy thì Cơ, Ứng sai khác sao gọi là chủ thể và đối tượng? Đáp: Cơ sanh ra thiện của vị lai, lúc cảm đến Phật vẫn gọi là hiện tại , cho nên nay tạm thời thuận theo một phía Cơ mà giải thích vậy thôi. Tiếp trong phần Hỏi nói “Nếu như thiện vị lai làm Cơ thì ý như bốn Chánh Cần nói thế nào” là hỏi trong bốn Chánh Cần đã sanh chưa sanh đều có thể làm cho phát sanh, vì sao chỉ nói vị lai là Chánh? Nếu như theo Chánh Cần thì phải nói: Đã sanh thiện làm Cơ, như tưới mát vun bồi quả ngọt; chưa sanh thiện làm Cơ, như dùi gỗ phát ra lửa, đã sanh ác làm Cơ, giống như trừ bỏ rắn độc, chưa sanh ác làm Cơ, như đề phòng trước dòng nước chảy. Ý trả lời là Cơ phân ra chung và riêng, chung thì thông suốt cho cả ba đời như bốn Chánh Cần, riêng thì chỉ có ở vị lai. Như trước đã nói, tuy ở vị lai mà công là do quá khứ và hiện tại, vì vậy quá khứ và hiện tại dùng làm Cơ ấy, vốn là Sanh thiện, Diệt ác ở vị lai. Do đó trong bốn Chánh Cần nói tuy là quá khứ và vị lai… là trong văn tuy nói đã sanh thiện, ác, mà ý khiến cho thiện vị lai này được tăng trưởng, ý khiến cho ác vị lai này sẽ trừ diệt cho nên nói như vậy. Lại như cứu lửa đã cháy, đang cháy đều không cứu được nữa. Cứu lửa đang cháy ấy vốn là chưa cháy vậy. Hỏi đáp tiếp theo ấy là vì xa lìa chấp tánh. Phần đầu hỏi như văn. Tiếp trong phần trả lời, có hai: 1. Phá bỏ; 2. Từ “Vô tánh cố…” trở xuống là thiết lập. Trong phần một làm thành bốn câu, nếu như bốn phần ấy thì trước tiên phá bỏ tánh rồi sau đó mới có thể chọn Không để nói thành bốn, vì vậy Cảm Ứng đều có bốn câu. Bốn câu về Cảm, nghĩa là chúng sanh tự chủ động Cảm, dựa vào Ứng cho nên năng Cảm, Cảm Ứng hòa hợp cho nên có Cảm, lìa Ứng lìa Cảm cho nên có Cảm. bốn câu về Ứng, nghĩa là Chư Phật tự chủ động Ứng, dựa vào chúng sanh cho nên có Ứng, Cảm Ứng hòa hợp cho nên có Ứng, lìa Ứng lìa Cảm cho nên có Ứng. Vì vậy Cơ, Ứng đều dùng bốn câu, Ba Giả để phá bỏ cảnh, mới dùng Thế đế bốn Tất đàn, bốn thuyết. Trong phần thiết lập, có hai: 1. Thiết lập chung năng, sở; 2. Từ “Nhi năng…” trở xuống là phân định tách biệt đưa ra năng, sở, lại có hai: Một. Phân định; Hai . Từ “Nhược cánh…” trở xuống là nhắc nhủ khuyến khích. Nói nếu trải qua nhiều lần phân định ấy, là nếu như thuận theo Ứng để nói, thì dùng Ứng làm năng, lấy Cảm làm sở, nếu như thuận theo Cảm để nói, thì dùng Cảm làm năng, lấy Ứng làm sở. Do đó lấy nghĩa suy ra, thuận theo Cảm làm tên gọi cũng có năng, sở, thuận theo Ứng làm tên gọi cung có năng sở. Vì vậy không thể nào dùng năng sở làm tên gọi, nên dùng chúng sanh và Phật để xác định, khiến cho năng, sở không rối loạn. Nếu như chỉ dùng năng, sở làm tên gọi, từng tiết một lại thiết lập ên gọi của năng sở, thì trở thành trên chúng sanh, Phật lại thiết lập chúng sanh, Phật, thì Thế đế sẽ rối loạn, cho nên cần phải tạm thời dựa vào văn này để xác định. Phần hỏi đáp tiếp theo có thể thấy. Trong ba bất đồng, có bốn: 1. Nêu tên gọi; 2. Dẫn ra chương; 3. Từ “Đản chúng sanh…” trở xuống là nói về ý bất đồng; . Từ “Kim lược” trở xuống là giải thích. Giải thích về bất đồng tự có ba: Trước trong bốn câu, có ba: Đầu là đưa ra, tiếp là giải thích, ba từ “Nhược giải…” trở xuống là kết luận về ý Cảm Ứng lợi ích. Trong giải thích thì từng câu đều là trước Cơ, tiếp theo Ứng. Nói như Tu Đạt quỳ thẳng ấy, trong Đại Kinh quyển hai mươi bảy nói: “Đức Phật an trú tại thành Vương Xá, Tu Đạt vào lúc bấy giờ hỏi vợ cho con trai, đi vào thành Vương Xá, đêm ấy ở lại nhà Trưởng giả San đàn na. Bởi vì thấy Tưởng giả bận rộn sắp đặt lễ vật dâng cúng, nhân đó hỏi lý do, mới biết là có Phật. Vì thế tìm gặp Như Lai, thỉnh cầu Đức Phật đến nhà mình. Như Lai nhận lời rồi, Tu Đạt cùng với Xá-lợi-phất trở về trước, sắp đặt kế hoạch và tổ chức xây dựng tịnh xá trong bảy ngày thì thành lập. Mọi sự xếp đặt đã xong liền bưng lò hương hướng về thành Vương Xá từ xa phát ra lời thỉnh cầu rằng: Mọi việc làm đã hoàn tất chỉ nguyện Như Lai thương xót vì chúng sanh mà tiếp nhận trú xứ này, con biết tâm Ngài sẽ cho Đại chúng rời thành Vương Xá đến tinh xá Tu Đạt trong vườn cây của Kỳ Đà thuộc nước Xá Vệ”. Nguyệt cái khúc cung là như Chỉ Quán quyển thứ hai ghi lại. Trong phần ba trình bày kết luận về ý lợi ích, hoặc là sâu xa hay là hiển lộ đều gọi là Ứng, không thể nào dùng mắt phàm trần thấy được, vì không nhìn thấy cho nên lại nói là không có Ứng, như vậy rơi vào lỗi lầm về tự tánh và không có nhân, trong đó phân làm bốn: 1. Khuyến khích tự mình cố gắng để sanh thiện; 2. Từ “Nhược kiến…” trở xuống là khuyến khích tin nhân quả để chấm dứt ác; 3. Từ “Nhược bất giải…” trở xuống là khuyến khích hiểu bốn ý biết rõ công đó không vứt bỏ; . Từ “Thích Luận” trở xuống là dẫn văn Luận chứng minh cần phải hiểu bốn ý. Trong phần giải thích về ba mươi sáu câu, có hai: Một. Dựa vào bốn câu trước sơ lược nêu ra Cơ, Ứng đều có sâu xa và hiển lộ để làm thành bốn câu; Hai. Từ “Nhược cụ túc…” trở xuống là Cơ, Ứng đều đưa ra mười sáu câu, trước là đưa ra, tiếp là kết luận. Trong phần đưa ra, có hai: Đầu là đưa ra bốn câu căn bản, tiếp là mười sáu câu. Văn phần đầu có ba: a. Đưa ra bốn câu; b. Từ “Minh thị…” trở xuống là sơ lược đưa ra bốn tướng; c. Từ “Như Phật…” trở xuống là dẫn sự chứng minh cho tướng, chỉ chứng minh một câu về vị lai, còn lại như văn trước trong phần nói tướng của Cơ, Ứng cho nên sơ lược mà thôi. Trong phần Cơ nói chẳng sâu xa – chẳng hiển lộ ấy, vốn là chẳng phải sâu xa của quá khứ, chẳng phải hiển lộ của hiện tại.

Hỏi: Trong Ứng chẳng sâu xa – chẳng hiển lộ cùng với sâu xa có gì sai khác?

Đáp: Cùng là Pháp thân lợi ích cho chúng sanh, nhưng lợi ích sâu xa ấy không thấy không nghe mà hiểu mà biết, nếu chẳng phải sâu xa – chẳng phải hiển lộ thì không thấy không nghe không hiểu không biết. Tiếp từ “Cơ ký…” trở xuống là trong phần ứng không nêu ra bốn câu căn bản mà thẳng đến đưa ra mười sáu câu, dựa vào trong phần Cơ tự nêu ra bốn câu căn bản nên trong phần Ứng cùng có, nhưng văn này lược bớt. Tiếp trong phần kết luận nói là ba mươi sáu câu ấy, hoặc là theo đây chọn lấy bốn câu ở văn trước làm căn bản, hoặc chọn lấy bốn câu trong phần Cơ, lại đưa ra bốn câu trong phần Ứng, thì phải là bốn mươi câu. Phần ba dựa vào trong mười pháp giới nói “Đối với Tự Hành đã như vậy thì Hóa Tha cũng như thế” ấy là bởi vì Tự Hành – Hóa Tha đều có thể cảm đến Phật. Nếu phân biệt thiện ác thì Tự – Tha đều có Sanh thiện Diệt ác, vì vậy thiện ác cùng có thể làm Cơ. Nói là thay nhau ấy là tạm thời dựa theo Tự Hành, như trong địa ngục có Cơ của chín pháp giới cho đến pháp giới Phật cũng lại như vậy.

Hỏi: Pháp giới hạ hạ có Cơ thượng thượng, như trong địa ngục có Cơ của chín pháp giới, trong ngạ quỷ có tám, trong súc sanh có bảy, cho đến Bồ tát có Cơ của pháp giới Phật, vậy thì có thể như thế, làm sao lại trong pháp giới Phật có Cơ của chín pháp giới, Bồ tát có tám, cho đên trong ngạ quỷ có mộg vậy ư?

Đáp: Đã nói là Cơ thì có nghĩa là có thể phát ra, phát ra có xa có gần vì thế không như nhau. Nếu phần dưới có Cơ phần trên thì không thông suốt nhân quả, đó gọi là quả dưới thấp cầu mong quả trên cao, cũng có thể nhân dưới thấp phát ra bởi nhân trên cao. Nếu phần trên có Cơ phần dưới thì chỉ thuộc về quả, đó gọi là quả dưới thấp cầu mong quả trên cao, cũng có thể quả dưới thấp phát ra bởi nhân trên cao. Như Cơ pháp giới Phật ở địa ngục ấy, nghĩa là tuy phát tâm cầu mong quả Phật, nhưng phá giới rơi vào địa ngục mà ở trong đó có thể phát ra thành Cơ địa ngục, tám pháp giới còn lại chắc chắn như vậy.

Nếu như vậy thì cùng với pháp giới địa ngục có Cơ của pháp giới Phật duyên có gì sai biệt?

Đáp: Chúng sanh từ vô thỉ chưa từng ra khỏi pháp giới thì có thể từ vô thỉ đã có chủng tử ra khỏi pháp giới, nhưng đối với mười pháp giới chồng chất thay nhau không làm sao biết hết được nên tạm thời dựa theo một hướng về nhiều phân biệt mà nói. Nếu tâm pháp giới Phật ưu biệt đã gọi là pháp giới Phật, lợi ích cho chín pháp giới thì gọi là pháp giới Phật có Cơ của chín pháp giới. Nếu đã rơi vào chín pháp giới thì gọi là chín pháp giới có Cơ của pháp giới Phật, như ác nghiệp sâu nặng vốn là địa ngục gọi là pháp giới địa ngục, đã từng nghe được một câu có thể làm nhân của Phật thì Thánh nhân cũng dùng lực sâu xa hay hiển lộ để Ứng hiện, đây gọi là pháp giới địa ngục có Cơ của pháp giới Phật. Chưa có thể lập tức đi vào nên dần dần khuyên bảo vì vậy dùng tám pháp giới để làm phương tiện, thì trở thành địa ngục có Cơ của tám pháp giới. Do đó biết phần dưới có Cơ của phần trên và phần trên có Cơ của phần dưới thì tướng đó có khác biệt. Trên dưới đã như vậy thì ở giữa thay nhau theo giải thích có thể biết, cho nên thuận theo một pháp giới đều có đủ chín pháp giới. Nếu như dựa theo nghĩa Hóa Tha phân ra phàm Thánh, phần vị phàm chỉ dựa theo Quán Hạnh Tương Tự thay nhau thuyết về Hóa Tha, phần vị Thánh thì thân của từng pháp giới có thể thay đổi làm mười pháp giới.

Hỏi: Dựa theo bốn câu giải thích để luận về Cơ – Ứng đã gồm đủ ba đời tại sao lại dựa theo ba đời để giải thích?

Đáp: Trên ba đời lại thêm vào ba đời cho nên có thể tiếp tục luận bàn mới trở thành chín đời luận bàn thay nhau. Vì thế mười loại ba đời trong Hoa Nghiêm, chín đời là chín loại lại thêm vào ba đời thuyết về bình đẳng, để làm thành mười loại. Trong Đại Anh Lạc cũng trình bày về chín đời, vì vậy văn này lại dựa theo ba đời. Tiếp trong phần tương đối, có ba: Thứ nhất nêu ra chương; thứ hai đưa ra bốn văn; thứ ba giải thích. Trong giải thích có hai: Một. Giải thích bốn ý; hai. Liệu giản, phần một lại có bốn: Trước là giải thích về ý thứ nhất, lại có hai: 1. Thuật về tổng quát; 2. Từ “Địa ngục…” trở xuống là chính chức giải thích. Trong giải thích tạm thời dựa theo địa ngục, hai mươi bốn Hữu còn lại lược qua mà không nói. Xuống dưới Cơ liên quan đến ba mươi sáu câu cũng như vậy, đến ý thứ tư mới bắt đầu ví dụ đưa ra hai mươi bốn Hữu. Nay chính thức giải thích lại có hai: Một. Giải thích; hai. Từ “Thị vi…” trở xuống là kết luận. Trong giải thích có hai: 1. Cùng đưa ra; 2. Giải thích. Trong giải thích trước là Cơ – tiếp là Ứng. Trong Ứng có nêu ra – liệt kê – giải thích. Trong giải thích về Cơ thì trước Ác – sau Thiện, Ứng thì trước là Bi – sau là Từ. Hướng về bốn ý trong hai mươi lăm Tam muội trước đây lược bớt không có sai lầm tai họa của các Hữu và kết luận về hạnh thành tựu, tại vì sao? Bởi vì trong này đã trình bày về Cơ – Ứng tức là hạnh đã thành tựu cho nên cần phải tiếp tục trình bày về công đức của pháp vốn có. Trong Cơ lại thêm vào thiện pháp, là muốn trình bày về Cơ có ở khắp nơi. Trước đây chỉ trình bày về sai lầm tai họa ấy và tạm thời thuận theo bên ác. Tiếp trong phần Cơ liên quan tương đối, trong Cơ thì thiện ác đều có ba nghĩa, trong Ứng thì Từ Bi cũng đều là ba nghĩa. Dùng Từ đối với thiện, dùng Bi đối với ác, mỗi một loại đều lấy sâu xa để so sánh hướng về, lấy quan hệ để so sánh đối đãi, lấy thích hợp để so sánh với Ứng. Về sau trong thiện ác đầy đủ nên nói là Trần-sa tức Giả, Vô minh tức Trung. Văn không nói đến ấy là đã lược bỏ. Tiếp theo ba mươi sáu Cơ đối với ba mươi sáu Ứng ấy, bởi vì trong ba mươi sáu câu thì từng câu từng câu đều có một Cơ một Ứng cho nên có thể Cơ, Ứng đều có ba mươi sáu câu như nhau, nếu như một Cơ hiển bày để đới với bốn Ứng tuy cùng là hiển bày mà thuận theo bốn nghĩa đã so sánh với Ứng thì không như nhau cho nên trở thành bốn khác biệt, những câu còn lại ví dụ như vậy. Vả lại, trong mỗi một Cơ đều có đủ bốn thiện bốn ác, đều có đủ ba nghĩa là Vi – Quan – Nghi (Sâu xa – quan hệ – thích hợp). Trong Ứng hoặc là Từ hay là Bi tất cả đều dùng ba nghĩa Phó – Đối – Ứng thuận theo thiện ác kia đều có ba trong bốn. Hoặc là sâu xa hay là hiển lộ thì Cơ, Ứng đều như vậy. Nay tạm thời thuận theo tổng quát làm thành ba mươi sáu loại, huống là như trước đây dựa theo ba nghiệp, ba đời, mười pháp giới và một niệm đều tách biệt, nếu trong ba nghiệp lại khai mở các thiện ác vi tế dẫn đến đều tách biệt thì Vô lượng vô biên không thể nào biết được số lượng. Vì lẽ đó trong văn trước tiên dựa theo khổ, lạc tương đối, tiếp dùng Cơ, quan, tiếp là ba mươi sáu câu bởi vì sợ rằng tạp loạn, biết ý này rồi mới có thể đem phần này đưa vào thì có thể biết bốn câu trước, ba mươi sáu câu và mười pháp giới rồi. Tiếp trong phần Biệt Viên tương đối cũng trước là tổng quát nêu ra, tiếp từ “Nhược lịch biệt…” trở xuống là chính thức giải thích. Trong giải thích trước là giải thích, tiếp là giản lược. Văn phần đầu, trước là giải thích về một Hữu, tiếp là ví dụ các Hữu còn lại. Ở đây nói Biệt Viên bất đồng ấy là dựa theo Giáo đạo và Chứng đạo có thể giải thích như vậy. Như địa ngục Hữu phá một phẩm Hoặc, hai mươi bốn Hữu còn lại cũng phá trừ một phần, há Hữu địa ngục không còn vô minh thì gọi là sáng tỏ, các Hữu khác chưa hết thì gọi là không sáng tỏ hay sao? Vì vậy biết tạm thời thuận theo Giáo đạo để nói mà thôi. Nếu dựa theo Chứng đạo thì Địa tức là Trú cho nên biết rằng không sai khác. Tiếp trong phần liệu giản trước hỏi rằng có thể có thiện Cơ, ác Ứng… ấy, ý không khác gì trước đây, thuận theo không có giới hạn để hỏi (vô phương) cho nên có sai khác này, vì vậy vẫn dùng không có giới hạn để trả lời; do đó dẫn kinh nói hoặc là làm đất, nước và lửa, gió… Như Đại Kinh nói: “Vì sao gọi là không bố thí một đồng mà được gọi là Đại Thí Đàn Việt? Đức Phật dạy rằng: Không uống rượu ăn thịt mà bố thí rượu thịt, không trang sức hoa hương mà bố thí hoa hương Bố thí như vậy không tốn một đồng mà được gọi là Đại Thí Đàn Việt. Bố thí như vậy gọi là truyền khắp nơi”. Những lời này đều là trả lời ví dụ cho loại không biết cách hỏi. Ba Bồ tát ứng làm vợ con, Quang Chiếu Bồ tát ứng làm phu nhân, rộng ra như Sớ quyển thứ mười. Bỏ vui sướng cho khổ đau ấy, giả sử có người hỏi đã có Cơ, Cảm trọn vẹn thì đối với Ứng thiện lệch mới là Cơ, Ứng, không có chủ thể, đối tượng cũng Ứng bỏ vui sướng mà cho khổ đau hay sao? Nêu ví dụ này, giống như bỏ niềm vui của Nhân – Thiên ban cho nỗi khổ Biến dịch, bỏ niềm vui Niết-bàn ban cho nỗi khổ đi vào Giả, bỏ niềm vui phân biệt ban cho nỗi khổ Thật Báo, hoặc là bỏ niềm vui nông cạn thị hiện ban cho nỗi khổ, như Đại Kinh thứ bốn nói: “Lại nữa, thị hiện tật bệnh ở cõi Diêm-phù-đề, kiếp nạn nảy ra đói kém chiến tranh cũng lại như vậy. Lại vì chúng sanh thuyết pháp khiến cho họ an trú trong Vô thượng Bồ-đề”. Tiếp theo trình bày về thô Diệu ấy, phân định trước đây là hai môn danh tướng bất đồng, tương đối, hai môn còn lại nối thông với thô Diệu cho nên không cần phải phân định. Vả lại trong hai môn này chỉ phân định vê mười pháp giới, thì bốn câu, ba mươi sáu câu, và trong tương đối có hai loại, đều thâu nhiếp vào trong mười pháp giới để phân định, bởi vì mười pháp giới có hơn, kém chứ những phần khác không có. Trong đó trước là nêu ra, tiếp là đưa ra chương, ba là trong giải thích, theo các văn trước đây cũng có thể khai mở đưa ra làm thành một môn. Nay thuận theo văn thì đối với phần đưa ra này, cũng như trong phần trình bày về phần vị lấy khai mở dựa vào trong phần vị Viên giáo để đưa ra, nhưng thuận theo nghĩa chính thức phân chia chương mục không nhất định. Ngay trong phần giải thích có hai: 1. Phân định về thô Diệu; 2. Kết luận. Văn phần một có hai: Một. Cơ; Hai. Ứng. Trong phần Cơ, có hai: a. Địa ngục; b. Còn lại chín pháp giới theo lệ quy định. Văn phần đầu, trước tiên trong phần phân định thô Diệu, có ba: Một. Thiết lập có đủ mười; Hai. Từ “A Tỳ…” trở xuống là giải thích nghi ngờ; Ba. Từ “Tức phán…” trở xuống là chính thức phân định, trong địa ngục thì mười pháp giới là chín thô một Diệu. Tiếp từ “Thô Cơ…” trở xuống là phân rõ Cơ phát sinh, thuần thục dẫn đến Ứng không như nhau, trước là Thô, tiếp là Diệu. Từ Đồng Nữ Duyên như Chỉ Quán quyển thứ năm gi lại. Phát tâm Bồ-đề gọi là Diệu Cơ, chưa đi vào sáu căn gọi là thành thục không sâu, không đến Phương Tiện Hữu Dư mà chỉ tiếp cận ở nơi Dục giới Thiên vậy thôi.

Tiếp trong phần phân định về Ứng, có hai: Một. Luận tổng quát về Ứng; Hai. Dựa theo Giáo phân định rõ ràng. Văn phần một, có hai: a. Phân rõ nhân quả; b. Từ “Nhược vô…” trở xuống là nêu ra sai trái hiển bày đúng đắn. Văn phần (a) lại có hai: Trước là nhân quả, tiếp là dẫn chứng. Dựa vào Từ Bi huân tập làm nhân cho nên quả luôn luôn có thể như vậy. Văn phần (b) có hai: Trước là sai trái, tiếp là đúng đắn, chính thức trình bày về tướng của Ứng. Tiếp trong phần dựa theo Giáo là bốn Giáo và Biệt tiếp nhận Thông. Sở dĩ không nói là tiếp nhận Biệt… ấy, ý như trong Chỉ Quán. Thứ nhất trong Tạng – Thông, có ba: 1. Phân định; 2. Ví dụ; 3. Từ “Hà giả…” trở xuống là giải thích lý do. Nói ví như vẽ tranh viết chữ lâu dài mới thành tựu ấy, là ví như thần thông của Tạng – Thông đều là tác ý, như bức vẽ mô tả hình tượng trải qua từ trước ghi lại đến bây giờ mới thành tựu, không giống như cảnh tượng trong gương tùy ý vận dụng tương tự, không giống như mặt trăng trong nước ứng hiện khắp ở những đồ dùng chứa nước. Pháp của Biệt – Viên ví dụ có thể biết, cũng dựa theo Chứng đạo như nhau cho nên hợp lại mà nói. Tiếp là khai mở, lại có hai: Một. Chỉ dựa theo Cơ, Ứng; Hai. Dựa theo năm vị trong Kinh. Trong văn phần đầu khai mở Cơ, Ứng trước đây thì thô của chín pháp giới cùng làm thành Diệu của pháp giới Phật. Hoặc là chúng sanh trong pháp giới Phật cũng gọi là Diệu, hoặc là chín pháp giới còn lại thuần thục cũng gọi là Thô. Lại trong bốn Thú mà Diệu Cơ gần thuận thục cũng gọi là Diệu, Cơ thô thuần thục xa cũng gọi là Thô. Tiếp trong phần khai mở các Ứng thô trước đây cũng dựa theo Giáo đạo cần phải khai mở Phật Ứng của hai giáo, nhưng mà chỉ nói các Kinh và dùng Hoa Nghiêm, là so sánh Vô lượng Nghĩa cùng với Kinh này, Tiệm giáo sau Hoa Nghiêm cùng ở trong Vô lượng Nghĩa vốn là chỉ cho giáo ấy vậy, vì thế thuận theo lược bỏ không cần phải nói lại. Tiếp trong phần Vô lượng Nghĩa cùng với Kinh này, lại có hai: 1. Vô lượng Nghĩa; 2. Kinh này, lại có ba: Một. Pháp thuyết; Hai. Từ “Ví như…” trở xuống là ví dụ; Ba. Từ “Thử tức…” trở xuống là trình bày về ý khai hợp. Nếu biết được ý này thì biết cỏ cây sinh ra và diệt đi không lìa khỏi mặt đất. Ba loại cỏ, hai loại cây đầy đủ như trong phần hợp dụ ở Kinh quyển thứ ba. Nhân Thiên là Tiểu Thảo, Nhị thừa là Trung Thảo, Tam Tạng Bồ tát là Thượng Thảo; Thông giáo Bồ tát là Tiểu Thọ, Biệt giáo Bồ tát là Đại Thọ. Đây chính là Nhị thừa hai giáo Tạng – Thông hợp lại mà nói gọi là Trung Thảo. Nếu thực hiện bảy phương tiện thì gọi là khai mở Nhân Thiên làm hai, Nhị thừa làm hai, Tam Tạng Bồ tát dựa vào căn bản đều là một. Nghĩa khai hợp này tùy theo Cơ không giống nhau không thể nào nhất định. Quán tâm Cảm Ứng Diệu ấy là, Cảnh giống như Cảm, Trí giống như Ứng, Cảnh và Trí hòa hợp tức là Cảm Ứng đạo giao. Đầy đủ như ba mươi sáu câu về các pháp Bát-nhã trong cảnh phiền não của Chỉ Quán, trí soi chiếu đối với cảnh thì mười sáu câu như bốn Ứng hướng về Cơ, cảnh phát ra đối với trí thì mười sáu câu như bốn Cơ cảm với Ứng. Nhất thiết trí trong Ứng giống như sâu xa, Đạo chủng trí trong Ứng giống như hiển lộ, hai Trí cùng kết hợp cũng sâu xa, cũng hiển lộ, Nhất thiết chủng trí giống như chẳng sâu xa, chẳng hiện lộ. Chân cảnh trong Cơ giống như sâu xa. Tục cảnh trong Cơ giống như hiển lộ, hai Cảnh giống như cũng sâu xa, cũng hiển lộ, Đệ nhất nghĩa giống như chẳng sâu xa, chẳng hiển lộ. Cảnh và Trí không ra ngoài Sắc – Tâm, Sắc – Tâm thanh tịnh cho nên Bát-nhã cũng thanh tịnh, Sắc – Tâm chỉ là ba nghiệp, ba nghiệp là Cảnh dùng Trí để quán xét Cảnh, vì vậy cũng có thể phù hợp với Cơ, Ứng ba nghiệp trước đây. Vả lại, Cảnh của ba đế không ra ngoài mười pháp giới, pháp giới cần phải thay nhau cùng với Tự, Tha, cho nên cũng phù hợp với Tự, Tha mười pháp giới trước đây.

Vì thế biết nghĩa Quán tâm Cảm Ứng có đầy đủ.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20