PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA THÍCH THIÊM

SỐ 1717

QUYỂN 07

Đời Đường, Thiên Thai Sa Môn Trạm Nhiên thuật

Tiếp theo trình bày về trí Diệu phân thành hai:

  1. Trình bày ý hướng đến.
  2. Chính thức giải thích.

Văn phần một có thể thấy. Tiếp trong phần chính thức giải thích tự phân hai: Ý thứ nhất thì văn tự phân thành sáu: Một. Nêu ra sáu chương; Hai. Dựa vào chương giải thích. Đầu tiên trong Số: Một là sáu tạng; Hai là bốn Thông; Ba là ba Biệt; Bốn là tam tạng Phật; Năm là bốn Viên, ba Phật thuộc về quả, ba quả ấy không có người, cho nên đặc biệt nêu ra ở đây, Quả viên mãn có người, cho nên tự nhiên ở sau nhân; sáu là loại ấy là ví dụ, lại có hai: Trước là nêu ra, tiếp là kết luận. Văn phần đầu là nói về ý của Số đó. Vì sao lấy năm Đình cho đến Thập Địa như nhau mà tất cả làm thành một số? Bởi vì vốn thiết lập Môn này, chủng loại ví dụ như nhau cho nên tạm thời tất cả làm thành một số. Nếu như mỗi một phần vị tách biệt làm một số, quá nhiều trở thành rối rắm phức tạp cho nên tạm thời tổng quát mà nói. Tam Tạng giáo Bồ tát cũng phải nói bốn môn “biến học”, nhưng bởi vì đưa ra nghĩa của đương Thể ấy khác nhau, cho nên tạm thuận theo duyên, sự lý mạnh yếu làm chủng loại. Tam Phật phải nói cùng là địa vị Sư mà cũng là thuận theo Giáo phân rõ ba tướng khác nhau cho nên theo nghĩa trình bày tất cả. Ba trong phần phân rõ tướng, nếu thuận theo số lượng chủng loại đích xác là không nhiều, trong chủng loại nhiều tướng huận theo tướng lại trải qua ít nhiều phân biệt cho nên dùng như vậy mà thôi. Đầu tiên trong phần phân rõ tướng Thế trí nói là Thiên Trúc đến Phi Tưởng ấy, là nói trí Sơ Thiền, nay lại thuận theo nói là cao nhất. Trung hiếu đều lược bớt như Chỉ Quán ghi lại. Hiểu biết nhiều đối với tên gọi của chim thú cỏ cây, chẳng có ai hơn được mẫu mực như thế, tuy yên ổn nơi ven biển mà nơi nương nhờ chỉ là thiền thế gian, đạt được Căn Bản Định đều là dụng thông suốt cần phải dựa vào Sắc Định vốn có. Vì vậy ngừng dòng sông đều cần phải dựa vào căn bản. Ngừng dòng sông ở tai… ấy, như Đại Kinh ba mươi lăm nói: “Các ngoại đạo đều đến thưa với vua Ba Tư Nặc rằng: Tâu Đại Vương! Không nên khinh miệt Đại Sĩ như vậy! Tâu Đại Vương! Vầng trăng này tròn khuyết do ai làm nên, vị mặn của biển cả, núi Ma La kéo dài do ai làm nên, há không phải là Bà La Môn chúng tôi ư? Tâu Đại Vương! Ngài không nghe vị Tiên A Kiệt Đa trong mười hai năm ngăn lại nước sông Hằng ở trong tai ư? Tiên nhân Cù Đàm dấy khởi thần thông biến hóa vĩ đại trong mười hai năm biến hóa làm thân Đế Thích, và khiến cho thân Đế Thích trở thành thân dê đực, tạo ra ngàn nữ căn ở trên thân Đế Thích. Tiên nhân Kỳ Thố trong một ngày uống nước biển lớn khiến cho mặt đất khô cằn đấy ư? Tiên nhân Bà Tẩu vì Tự Tại Thiên làm thành ba mắt đấy ư? Tiên nhân La La biến thành phố Ca Tỳ La trở thành đất chua phèn đấy ư? Trong hàng Bà La Môn có các vị Tiên năng lực vĩ đại thuộc hạng như vậy hiện nay có thể chọn lấy để kiểm nghiệm”. Vì sao lại khinh miệt Đại Tiên như vậy? Cũng như vùng này cổ nhân Trương Khải có thể làm sương mù, Loan Ba dễ dàng nhả mây, Cát Hồng – Đào Uyên Minh…, đều có đôi chút thuật số, đại khái nhỏ nhặt mà thôi. Nếu như so với Tây Phương thì khác nhau một trời một vực. Pháp là các pháp thế gian thì chắc chắn không phải là Vô lậu, kông có năng lực đoạn trừ phiền não cho nên nói là không lay chuyển, thường thuộc về tam giới cho nên nói là không vượt ra, bởi vì tà tuệ không có năng lực lay chuyển phiền não để ra khỏi tam giới. Tiếp trong phần năm đình bốn niệm: Trước là năm Đình, tiếp là bốn niệm. Đầu là trong năm đình có ba: Một. Giải thích tên gọi, Hai, Từ “Quán năng…” trở xuống trình bày về công năng của Đình tâm, Ba. Từ “Sổ tức…” trở xuống chính thức trình bày công dụng Đối trị, chỉ nêu ra tên gọi đối với bệnh mà thôi, rộng như trong Chỉ Quán thứ mười ghi lại. Tiếp trong bốn niệm cũng giản lược không nêu ra tên gọi, chỉ nêu ra số đối với phần vị. Đến phần sau trong đoạn soi chiếu thì văn từ có phần mở rộng, trong đó lại có hai: Một là trình bày về công năng; Hai. Từ “Sơ phiên…” trở xuống là phân định phần vị tức là lấy công năng làm tướng trạng ấy. Noãn Pháp trở lên bốn thiện căn, toàn bộ dựa vào Bà Sa Luận nên văn từ có phần sơ lược. Nay sơ lược dẫn ra văn Luận, trong đó đầu tiên là Noãn phân làm năm: 1. Chính thức giải thích về nghĩa của Noãn; 2. Từ “Tôn giả…” trở xuống giải thíchvề Noãn ở thứ nhất; 3. Từ “Ư chánh pháp…” trở xuống trình bày về Đế sở duyên; 4. Từ “Sở hữu…” trở xuống là liệu giản giải thích nghi ngờ; 5. Từ “Noãn hữu…” trở xuống trình bày về công năng. Văn phần đầu là dựa vào trí quán cho nên có Noãn phát sinh. Văn phần hai có thể thấy. Trong văn phần ba có ba:

Một. Giải thích; Hai. Liệu giản; Ba. Từ “Như Phật…” trở xuống là dẫn chứng, cần phải duyên vào bốn Đế. Trong phần bốn là liệu giản, có hai: Một. Giản lược về pháp; Hai. Giản lược phẩm loại. Đầu tiên nói hết thảy bố thí đều hồi hướng về Giải thoát…, trong Bà Sa Luận nói: “Người phương Tây làm ra Luận này”. Nay văn giản lược, dựa vào Luận kia hỏi rằng: “Noãn thiện căn có ý thú gì vì sở y nào, nhân duyên nào, pháp nào, quả nào, báo nào, thiện lợi nào? Thực hành mấy hạnh làm duyên sanh, làm duyên khởi? Là Văn tuệ, là Tư tuệ, là Tu tuệ, là Dục – Sắc – Vô Sắc giới? Là có Giác có Quán cho đến không có Giác, Không có Quán? Là căn nào tương ưng? Là một tâm hay là nhiều tâm? Là thoái chuyển hay là bất thoái chuyển? Cho đến Thế đệ nhất pháp cũng hỏi như vậy”. Nay văn thiếu chữ Vấn Đáp thì đưa ra văn trả lời. Luận trả lời hoàn toàn như như văn này, cho đến Nhẫn thiện căn đều hồi hướng cho Giải thoát là những ý thú đó. Chỉ thiếu văn trả lời về pháp gì, nên nói là pháp hữu lậu. Đảnh là nơi Noãn thực hiện công dụng của quả, nhân quyến định Niết-bàn là lợi ích của nó. Lại có người nói rằng không đoạn thiện căn là lợi ích của Noãn. Lại hỏi: Noãn pháp có mấy loại? Trả lời như văn. Lại hỏi: Có mấy người từ Dục giới đến Vô Sở Hữu xứ? Đáp: Tất cả có chín phẩm và một người có đủ phiền não hợp lại có ở người. Tiếp là liệu giản về phẩm loại của thiện căn, so sánh ba thiện căn phía dưới để làm thành liệu giản. Văn của Sư thứ hai tựa như bốn phẩm mà ý chỉ còn ba. Nhưng vượt qua thứ tự chọn lấy là ví dụ chín phẩm trước cũng vượt qua thứ tự vốn có. Nói chỉ thuộc về ba, Hạ Hạ và Hạ Trung chỉ là hạ, Trung Thượng chỉ là Trung, Thượng Thượng chỉ là Thượng mà thôi. Noãn – Đảnh ở trong ba phẩm Hạ là Hạ và Hạ Trung, tuy có hai phẩm mà chỉ thuộc về Hạ. Nhẫn – Thủ là bậc thượng của ba phẩm Trung, Thế đệ nhất Thủ là bậc thượng của ba phẩm Thượng. Cù Sa nói chín phẩm Thượng có thể bao gồm Hạ, cho nên Đảnh có sáu, Nhẫn có tám, Thế đệ nhất tiếp cận với Chân cho nên không thể bao gồm nhiều loại do đó chỉ có Thượng Thượng. Chín phẩm đã lấy Thượng bao gồm Hạ thì ba phẩm cũng như vậy, cho nên Noãn có một, cho đến Nhẫn có ba, Thế đệ nhất cũng chỉ có một loại, ý cũng như trước. Trong phần năm là công năng nói hai xả ấy, là nói xa rời Giới – Địa nghĩa là từ hạ lên Thượng, Thối Thời nghĩa là mất Thượng lui Hạ, lúc Thiền được, mất cho nên nói là Thất Thời. Tiếp là giải thích về Đảnh Pháp, phân làm bốn: Một. So sánh ba thiện căn Thượng, Hạ để phân rõ hành tướng không như nhai; Hai. Từ “Phục hữu…” trở xuống là giải thích tên gọi; Ba. Từ “Vân hà…” trở xuống là giải thích Đảnh Pháp quán tướng; Bốn. Từ “Vấn hà cố…” là giải thích về pháp gọi là Thối. Các văn như vậy hoàn toàn giống với văn luận. Luận nói: “Có người cho rằng: Dục thiện căn có hai loại, Hạ là Noãn – Thượng là Đảnh. Sắc thiện căn có hai loại, Hạ là Nhẫn, Thượng là Thế đệ nhất. Người bình xét nói: Không nên dấy lên nói như vậy, nên nói tất cả đều là Sắc giới pháp, trú định địa pháp, Thánh hạnh pháp mới đúng”. Nay dựa vào người bình xét cho nên nói là Sắc giới. Những điều này chỉ là phân định bốn loại không giống nhau. Động cho đến thoái phân làm hai, Bất động cho đến Bất thoái phân làm hai, tuy cùng thuộc về Sắc giới nhưng bởi vì thiện căn sâu cạn khác nhau, vì thế khiến cho sai lệch không giống nhau. Động nghĩa là còn bị ngoại duyên làm cho lay động, Trú nghĩa là an trú lâu dài ở Noãn – Đảnh, Nạn nghĩa là Noãn – Đảnh có khó khăn, Đoạn nghĩa là đoạn mất thiện căn, Thối nghĩa là lui sụt vì ngũ nghịch… Bất động đều là hai thiện căn sau theo đây có thể biệt. Tiếp trong phần giải thích tên gọi Đảnh Pháp hướng về Noãn đối với Động – Bất Động đều đạt được tên gọi là Đảnh. Lại có Sư khác thuận theo nói là Hạ, nhưng trước đây Động – Bất Động gọi là Trú. Lại có Sư khác gọi là không an trú lâu dài và có lẽ không còn khó khăn…, nếu như đến phần vị Nhẫn thì không còn gọi là Thoái. Ba là trong phần trình bày về Đảnh Pháp quán, lại có hai: Một là giải thích; Hai là liệu giản. Văn phần đầu trước là trình bày về quán của Năng Tín, tiếp từ “Thử tín…” trở xuống là trình bày về cảnh của Sở duyên. Tiếp theo từ “Vấn…” trở xuống là liệu giản: Trước là hỏi, tiếp là trả lời. Trong trả lời: Trước nêu ra hai Đế là Thù thắng; tiếp từ “Thanh tịnh…” trở xuống là hành tướng sở duyên. Câu đầu tổng quát nêu ra hai Đế không có gì hơn được, câu tiếp theo sơ lược nêu ra từ “Diệt…” trở xuống là hai hàng tổng hợp đầy đủ nêu ra tám hành đó. Từ “Năng sanh…” trở xuống là trình bày về ý Sanh Tín. Từ “Nhược Thế Tôn…” trở xuống là giải thích lại ý về Tín. Bởi vì Khổ Tập không đáng tin, cho nên tin theo Đạo Diệt. Từ “Thử phiền não…” trở xuống tổng quát nêu ra hành tướng Khổ Tập không thể phát sanh niềm tin. Từ “Thọ hóa giả…” trở xuống là tiếp tục nêu ra Đạo Diệt là đáng tin tưởng. Lại có người nói: Nên tin tất cả bốn Đế bởi vì biết Khổ Tập cho nên có thể tin vào Đạo Diệt. Luận hỏi: Cũng tin vào Đế tại sao chỉ nói tin Tam Bảo vậy? Bởi vì xưa nay đối với tam Bảo đã thành lập bốn Đế, vì vậy phát khởi câu hỏi này. Luận nói: “Có người cho rằng: Ma Nạp Bà kia không phải là không tin Khổ – Tập Đế mà chỉ là không tin Tam Bảo. Bởi vì không tin, cho nên Phật vì người kia nói”. Tức là văn phần đầu vậy. Lại có người nói: Tùy theo người thực hành làm cho thích hợp. Tức 2 là văn chỉ tùy dưới đây vậy. Bốn là trong phần giải thích về pháp gọi là Thoái, trước là hỏi như văn. Văn trả lời ấy là bởi vì hành thuộc về Đảnh thì phiền não trong thân dấy khởi liên tục, niệm này sợ rằng đến phần vị Nhẫn rồi không thể trở lại nơi sanh. Bởi vì kích thích người thực hành tu tập Đảnh Pháp quán môn, cho nên trong văn có đủ hai ý: Một là vì phiển não làm cho lui sụt mà buồn phiền, hai là vì sợ rằng lui sụt cho nên lại buồn phiền. Từ “Nhược năng…” trở xuống trình bày về hai duyên Bất Thoái: Một là hàng thiện tri thức bên ngoài, hai là chánh quán bên trong. Văn còn lại có thể thấy. Tiếp theo là giải thích về Nhẫn Pháp, nay văn tổng hợp nói ba mươi hai tâm ấy vậy. Có bản nói bốn mươi hai tâm ấy là sai lầm. Bốn Đế thượng hạ đều là mười sáu hành cho nên gồm ba mươi hai. Nay văn thuận theo giản lược nhưng tổng tướng thuận theo duyên tạm thời luận về giảm. Tiếp theo giảm một duyên đến hai hành một duyên tồn tại, đều gọi là Trung Nhẫn, đến một hành một duyên tồn tại mới gọi là Thượng Nhẫn. Nói chỉ dấy lên hai tâm quán sát đối với một hành, Luận Bà Sa nói: “Giảm đến Khổ Pháp Nhẫn về sau thì tâm được quyết định chính xác, bốn tâm kia cùng một hành một duyên, đó gọi là Tăng Thượng Nhẫn”. Nếu như trong Thế Đệ nhất pháp cả hai tâm Khổ Pháp Nhẫn và Khổ Pháp trí cùng duyên, thì nay lại dựa vào Luận Câu Xá sơ lược đưa ra điều ấy. Luận nói: “Từ đây phát sinh Noãn Pháp, nghĩa là thuận theo tổng tướng niệm trú sau khi thành tựu đã phát sinh tên gọi của Noãn Pháp, Thánh Đạo như gnọn lửa có thể đốt cháy củi phiền não, tướng đầu tiên của ngọn lửa Thánh Đạo cho nên gọi là Noãn, đã quán bốn Đế tu mười sáu hành gọi là Noãn vị. Bởi vì phần vị thiện căn này tăng trưởng, có năng lực quán sát đầy đủ bốn Đế và có năng lực tu tập đầy đủ mười sáu hành, quán sát Vô Thường – Khổ – Không – Vô ngã, cho đến Đạo như hành phát ra”. Tiếp đến phân rõ về Đảnh vị, từ khi Đảnh thiện căn này có Hạ – Trung – Thượng đến lúc thành tựu trọn vẹn có thiện căn gọi là Đảnh, cũng quán bốn Đế tu mười sáu hành giống như Noãn vị trước đây. Hai thiện căn Noãn – Đảnh cùng gọi là Động bởi vì thiện có thể lay chuyển lui sụt. Trong Động thiện căn thì Đảnh là tối thắng, giống như đỉnh đầu con người cho nên là Đảnh pháp. Nhẫn vị là tiến lên, Noãn vị là lùi xuống, Đảnh vị thì tiến lên và lùi xuống cả hai phạm vi, giống như đỉnh núi, cho nên gọi là Đảnh. Tụng nói: “Như vậy hai thiện căn đều là trước pháp sau bốn niệm, lúc về sau làm cho tăng tiến thì nối thông với bốn niệm. Ban đầu an lập đầy đủ ấy nghĩa là Noãn có tám Đế, mười sáu hành tướng lúc đầu thường xuyên đi lại thực hiện dấu tích của Tứ Thánh Đế gọi là đặt bước chân đầu tiên, gọi là trong Kiến Đạo chỉ có Pháp Niệm Trú. Bởi vì Noãn – Đảnh vị thuận theo Kiến Đạo, cho nên ban đầu an lập đầy đủ chỉ có Pháp Niệm Trú. Về sau làm cho tăng tiến phần vị hơi dung hòa, co nên có thể nối thông tu tập phần vị bốn niệm Trú. Nhẫn chỉ có Pháp Niệm Trú, ấy là từ Đảnh có thiện căn phát sinh, gọi là Pháp Nhẫn, Nhận có thể thù thắng nhất trong bốn Đế, lại không có lui sụt cho nên gọi là Nhẫn Pháp. Nhẫn ban đầu an lập đầy đủ và về sau làm cho tăng tiến đều là Pháp Niệm Trú, vốn là gần với Kiến Đạo, vì vậy đầu và sau đều gọi là Pháp Niệm Trú. Tụng nói: “Hạ, Trung Nhẫn giống như Đảnh”, là thiện căn này có Hạ, Trung, Thượng, hai phần vị Hạ, Trung giống như phần vị Noãn-Đảnh, quán đầy đủ bốn Đế, mười sáu hành, Thượng Nhẫn chỉ quán sát Dục Khổ. Tụng nói “Một hành một sát na”, là Thượng Nhẫn chỉ có Khổ xuống đến một hành một sát na gọi là Thượng Nhẫn. Hạ phẩm quán sát đầy đủ mười sáu Đế, Trung phẩm giảm bớt duyên. Vốn nói là duyên ấy, là Thượng Hạ tám Đế gọi đó là duyên, là sở duyên vốn có; mỗi phẩm mười sáu hành cho nên có ba mươi hai hành. Năng duyên hành cho nên thuận theo biết bảy vòng giảm bớt duyên, hai mươi bốn vòng giảm bớt hành, nghĩa là bốn hành quán sát Dục Khổ, cho đến bốn hành quán sát Dục Đạo, thậm chí ba hành quán sát Thượng giới Đạo, gọi là một vòng giảm bớt một hành. Như vậy mỗi một Đế về sau đều có ba hành, tên gọi khác nhau cùng với duyên, thuận theo hành làm tên gọi, cho nên ba hành tám duyên hai mươi bốn vòng giảm bớt hành. Mỗi một Đế về sau đều có một hành tên gọi giống nhau cùng với duyên cũng cùng với duyên giảm bớt như nhau, thuận theo duyên làm tên gọi nhưng gọi là giảm bớt duyên. Vậy thì Thượng giới bốn Đế, Hạ giới giữ lại Khổ chỉ giảm bớt ba duyên, Thượng bốn, Hạ ba gọi là bảy vòng, duyên và hành đều thuận theo về sau giảm bớt, vì vậy khiến cho Dục giới cuối cùng giữ lại Khổ. Đã có ba mươi mốt vòng giảm bớt duyên, giảm bớt hành, về sau chỉ có một hành hai sát na tâm quán sát đối với Dục Khổ gọi là Trung Nhẫn đầy đủ, chỉ có một hành một sát na tâm quán sát đối với Dục Khổ gọi là Thượng Nhẫn thành tựu. Phần vị Trung Nhẫn này vào lúc chưa giảm bớt Đạo tuy là giảm bớt hành tướng mà không giảm bớt Đạo, cho nên có thể quán sát đầy đủ bốn loại Đế. Tụng nói: “Hạ, Trung Nhẫn giống như Đảnh”. Ấy là dựa theo thuyết này vậy. Nếu Trung Nhẫn này vào lúc giảm bớt Đạo Đế thì chỉ tu mười hai hành, Đạo kia đã giảm bớt thì tâm không còn ưa thích, cho nên Đạo kia giảm sút bốn hành cũng không dấy khởi được. Căn cứ vào đạo lý này, lúc giảm Diệt Đế chỉ tu tám hành, trừ Diệt Đế về sau đều có bốn hành. Lúc giảm Tập Đế chỉ tu bốn hành, cho nên đối với Trung Nhẫn tu đầy đủ mười sáu hành, và mười hai, tám, bốn hành tướng. Ở trong Thượng Nhẫn cũng tu bốn hành, tuy khởi lên một hành một sát na tâm, nhưng bởi vì quán sát Khổ cho nên khởi lên có thể đạt được, có thể tu Khổ kia xuống dưới bốn hành tướng. Hỏi: Đối với phần vị Thượng Nhẫn giảm ba hành kia, tại sao lại tu những hành tướng đã giảm kia vậy? Đáp: Tuy giảm hành kia mà không giảm Đế cho nên tâm ưa thích, vì vậy có thể tu những hành tướng đã giảm kia. Đối với phần vị Trung Nhẫn tu những hành đã giảm theo đó có thể biết. Ở trong ba mươi hai hành giữ lại Khổ còn một hành, ấy là muốn đi vào Kiến Đạo cho nên cần phải giữ lại, ba mươi mốt hành còn lại như văn theo thứ tự dần dần loại trừ. Hỏi: Khổ còn lại một hành là giữ lại hành nào? Đáp: Đi vào Kiến Đạo có hai loại hành, một là Lợi căn là Kiến hành, Kiến hành có hai loại: Nếu chấp vào Ngã thì giữ lại Vô Ngã hành, nếu chấp vào Ngã Sở thì giữ lại Không hành. Hai là Độn căn là Ái hành, Ái hành cũng có hai: Một là nhiều Mạn, giữ lại Vô Thường hành, hai là nhiều Giãi Đãi, giữ lại Khổ hành. Tụng nói: “Thế đệ nhất cũng như vậy”, ấy là từ Thượng Nhẫn vô gián sanh đệ nhất, chỉ có duyên Khổ cón lại một hành một sát na tâm giống như Thượng Nhẫn trước đây, cho nên nói cũng như vậy. Đây là hữu lậu cho nên gọi là thế gian, ở trong tối thắng cho nên nói là đệ nhất, có nhân cùng loại dẫn dắt phát sinh Kiến Đạo cho nên nói là tối thắng, đều là Tuệ làm Thể, đều là tánh năm ấm, Định cọng giới gọi là Sắc Ấm, bốn ấm còn lại có thể biết. Nói Khổ Pháp Nhẫn ấy, là mười sáu sát na thuận theo Khổ Đế phát khởi một Nhẫn một trí, như thứ tự ấy lúc đến Đạo Đế mới phát sinh một Nhẫn gọi là mười lăm tâm, tiếp đó phát sinh một trí gọi là mười sáu tâm đầy đủ tức là Sơ quả. Trong đó có ba: 1. Pháp; 2. Ví dụ; 3. Liệu giản. Văn phần đầu như từ trước tới nay. Tiếp là ví dụ, trong ví dụ trước là ví dụ, tiếp là kết hợp. Trong ví dụ nói như có người muốn bắt đầu từ đất nước mình… ấy là, tam giới là đất nước mình, Niết-bàn là đất nước của người. Tại vì sao? Bởi vì tam giới tồn tại lâu dài là chính mình, Niết-bàn mới thích hợp là người khác, mười sáu pháp quán là nhiều tài sản, chỉ có một hành hướng về cho nên nói không không có năng lực mang đi. Trung Nhẫn giống như tiền bạc, Thượng Nhẫn giống như vàng ngọc, Thế đệ nhất pháp giống như vật báu nhiều giá trị, dùng một hành một sát na đi vào Chân Vô lậu giống như là mang đi theo. Ba từ “Vấn…” trở xuống là liệu giản, trước là hỏi, tiếp là trả lời. Tiếp từ “Thế dệ nhất pháp giả…” trở xuống là ca ngợi Đệ nhất nghĩa, trước là thiết lập đầy đủ thù thắng, tiếp từ “Diệc phân…” trở xuống là phân biệt không như nhau có thể gọi là xử biệt. Trước là thiết lập hai môn, tiếp là giải thích. Trong giải thích: Trước là giải thích về phần, tiếp là giải thích về đều. Văn phần đầu nói Kiến Đế không xa rời nhau, tâm thứ mười sáu là Kiến đế, mười lăm tâm còn lại là quyến thuộc liên tục dấy khởi không gián đoạn cho nên nói là không xa rời, là phần vị Đoạn Hoặc cho nênTuệ Lực rất nhiều. Từ Kiến Đế về sau đến quả thứ ba huân tu thiền định thành tựu sanh vào Ngũ Tịnh Cư, năm cõi trời này thuần là hàng Thánh cư trú, cho nên nói không cùng với phàm phu sanh vào một nơi. Lúc đến quả thứ tư đạt được Tận trí, vĩnh viễn đoạn trừ tư hoặc cấu chướng của giới nội. Như vậy quả sau hoàn toàn dựa vào công lao của Kiến Đế cho nên Kiến Đế thù thắng nhất. Tiếp từ “Tam Tam muội…” trở đi là nêu ra so sánh giải thích. Như thế đệ nhất tâm đạt được Tam Tam muội chán ngán xa lìa tất cả, đối với pháp Vô lậu mà tâm hãy còn không giữ lấy cho nên nói là ác tặc, huống là hữu lậu không phải đều là thù thắng, ấy là kết luận về Thế đệ nhất ở trước. Nói là phần thù thắng thì không thể nào đều là pháp Kiến Đế thù thắng, chỉ là thù thắng phần nào đối với các pháp Noãn – Đảnh kia, cho nên Thế đệ nhất cũng gọi là phần thắng, ngoại trừ người đi vào nơi thù thắng vậy. Nhưng nói đều thù thắng là thuận theo công năng làm thành tên gọi, Thế đệ nhất này không những thù thắng đối với các pháp Noãn – Đảnh, mà cũng hơn hẳn các pháp Kiến Đế. Đẳng là cùng giữ lấy các pháp tu đạo trí hành… Cho đến La hán có công lao có thể khai mở thuộc về Thế đệ nhất cho nên nói đều thù thắng. Vì vậy từ “Hoặc ngôn…” trở xuống giải thích về đều thù thắng là dựa vào sức mạnh của công dụng chứ không phải sở chứng cũng thù thắng. Hỏi: Nghĩa của các phần vị trước có gì sai biệt? Trước đã đạt được Diệu quả tối thắng cùng tên gọi giải thích chung về Thế đệ nhất pháp, nay muốn phân biệt cho nên trước dấy lên hỏi đáp như văn. Ở đây không chỉ thiết lập các loại cùng ở trước Thế đệ nhất cho nên Thế đệ nhất đối với các loại kia là thù thắng là đệ nhất như nhau, dựa vào địa vị cũng như vậy. Tiếp theo từ “Hựu y vị chí vi tối” trở đi là liệu giản dựa vào địa vị. Bắt đầu từ Vị Chí Định đến Tứ Thiền là sáu Địa vị, Sư Diệu Âm nói hoặc là bảy cọng thêm Dục giới, dựa vào thân Dục giới thì trời sáu người ba trừ ra Bắc Lô Châu, ba thiện căn trước sanh tử trong ba Châu thì sáu cõi trời cũng tiếp tục sanh ra. Thiện căn thứ tư thì trời cũng mới dấy khởi chỉ riêng thân nam nữ chứ không phải là loại hàng môn còn lại (Phiến Trĩ). Tụng nói: Bậc Thánh vì mất địa vị mà bỏ, chúng sanh bởi vì chấm dứt thọ mạng, Noãn nhất định đến nơi Niết-bàn, Đảnh cuối cùng không đoạn thiện căn, Nhẫn không rơi vào trong ác đạo, Đệ nhất đi vào lìa sanh tử”. Giải thích chi tiết như trong luận. Tiếp là trình bày tám Nhẫn, tám trí thuộc Sơ quả, mỗi một Đế về sau đều có một pháp Nhẫn, một ví như trí. Bốn Đế xuống dưới tám Nhẫn, tám trí, đây là mười sáu tâm Vô lậu đoạn trừ bốn Đế về sau không còn Kiến. Tiếp là trình bày về ba quả, Lự là tư lự, trở lại tư duy về lý Chân đế Vô lậu đã đạt được trước đây, hoặc trong bốn Đế thuận theo tư duy về một Đế, hoặc chỉ tư duy về Diệt Đế đoạn trừ các phẩm trong tam giới đạt được ba quả sau không giống nhau. Sáu phẩm, chín phẩm trong tam giới đã hết như nhau, trong chín địa vị thì mội một địa vị đều có chín phẩm Tư Hoặc, mỗi một phẩm đều dùng một Vô Ngại, một Giải thoát thuận theo một Địa nói về những Địa khác theo lệ như vậy cho nên chỉ nói là chín. Tiếp là Bích Chi Phật dùng Khổ Tập làm tổng quát, mười hai nhân duyên là tách biệt. Hoặc là nghịch hoặc là thuận đầy đủ như Chỉ Quán thứ hai ghi lại, và bốn quả trước rộng ra như phẩm Hiền Thánh trong Câu Xá Luận. Tiếp là Tam Kỳ Bồ tát đầy đủ như Chỉ Quán thứ ba ghi lại. Tiếp là Thanh Văn – Duyên giác của Thông giáo đối với một môn tổng tướng… ấy, thì Tổng nghĩa là chỉ thực hành pháp quán về Khổ Tập mà thôi, Biệt nghĩa là quán sát bảy Chi của Khổ, quán sát năm Chi của Tập, bởi vì Tự hành cho nên chỉ dựa vào một môn, Bồ tát vì Lợi tha cho nên hướng về bốn môn. Nhưng Thất Địa trước đây dựa theo bên Tự hành cũng chỉ có một môn, phương tiện đi vào Giả cũng cần phải đầy đủ Tập. Tam Tạng Phật nói là tạm thời dùng tám Nhẫn, tám trí…, đầy đủ như Chỉ Quán thứ ba ghi lại, liệu giản về phạm vi đồng – dị. Thông giáo Phật chỉ nói đoạn nghĩa là bởi vì lúc Bồ tát giữ lại tập khí tưới thấm phiền não làm cho sinh khởi, đến dưới cội Bồ-đề chứng đắc chỉ đoạn trừ tập khí còn sót lại. Biệt giáo Phật lại có hai: Trước là chính thức giải thích; tiếp từ “Hoặc ngôn…” trở xuống là giải thích nghi ngờ. Hoặc có người nghi ngờ rằng: Đẳng Giác đã đạon một phẩm, nghĩa này không phải như vậy, dựa vào văn giải thích chắc chắn bắt đầu từ Sơ Địa cuối cùng đến Diệu Giác đều đoạn trừ Hoặc bước vào địa vị, cho nên đoạn một phẩm đi vào Sơ Địa, đoạn phẩm cuối cùng đi vào Diệu Giác. Địa vị viên mãn đẩy đủ như trong văn Chỉ Quán quyển thứ bảy và trong địa vị Diệu đều thêm vào tu năm Hối…, làm trí trước khi đi vào phẩm… Tiếp theo trình bày về trí soi chiếu cảnh phân làm ba: 1. Thuật rõ ý; 2. Liệu giản; 3. Chính thức giải thích. Văn phần một phá bỏ chấp tánh thành bất tư nghị, lại có hai: Một. Trình bày về phá chấp; Hai. Trình bày về lập pháp. Văn phần một:

Trước là thiết lập chấp tánh, tiếp là giản lược không đưa ra phá nhưng chỉ chú thích là vân vân. Văn phần đầu có bốn câu rơi vào tánh, như Chỉ Quán quyển thứ ba và Tịnh Danh Huyền cùng giải thích. Nếu lìa tánh sai lầm đều không đáng nói cho nên nói như Biệt Ký. Tiếp theo trình bày vì người khác tùy cơ thiết lập khắp nơi, nhân duyên bốn Tất đàn có thể làm thành bốn thuyết, như Chỉ Quán quyển thứ năm ghi lại. Tiếp trong phần liệu giản, trước là trong câu hỏi về trí luôn luôn soi chiếu cảnh như thông thường đã bàn luận, cảnh cũng luôn luôn soi chiếu trí hay không ấy là để hiển bày về điều không thể nghĩ bàn được cho nên có câu hỏi này. Tiếp trong trả lời có ba: Một. Chính thức trả lời; Hai. Dẫn chứng; Ba. Nêu ví dụ. Văn phần đầu, vẫn dựa vào bất tư nghị để trả lời vốn là luôn luôn soi chiếu lẫn nhau. Vì sao? Bởi vì trí đã là tâm, cảnh cũng có đủ tâm, đã đều là tâm đều là pháp giới thì tâm tâm soi chiếu lẫn nhau có gì không thích hợp? Vì vậy dẫn kinh Nhân Vương chứng minh thành tựu soi chiếu lẫn nhau. Trí xứ là cảnh, nên biết rằng cảnh và trí đều gọi là Bát-nhã, do đó có thể nói cảnh và cảnh soi chiếu đều gọi là Thật tướng. Tiếp theo trong ví dụ, gương và khuôn mặt như trong văn. Đất nuôi lớn mầm non giống như cảnh phát sinh trí, mầm non lớn lên nhờ đất giống như trí soi chiếu cảnh. Ví dụ này hãy còn phân biệt chưa phải là cảnh và trí chung một Thể mà lần lượt soi chiếu lẫn nhau, phát khởi lẫn nhau cho nên nói không thể hết được, sợ rằng trở ngại cho nghĩa sau vì vậy tạm thời gác lại. Tiếp trong phần chính thức trình bày về trí soi chiếu cảnh, chọn lấy hướng về tương tự trí soi chiếu các cảnh trước, trong phần trí Loại trước đây thì Tam Tạng giáo có bảy, Thông giáo có năm, Biệt giáo Viên giáo đều có bốn. Văn nói bảy trí soi chiếu Nhị thừa mười Như ấy, Tam tạng có bốn, đó là bốn: 1. Ngũ đình tứ niệm; 2. Tứ thiện căn; 3. Tứ quả; 4. Bích Chi Phật. Thông giáo có ba, đó là: Thanh Văn – Bích Chi Phật và Bồ tát đi vào Không. Tạng Thông giáo Bồ tát và Biệt giáo bốn mươi tâm bốn trí đều nói là thuộc về cả hai ấy, là Thượng cầu chưa đạt tới cực điểm vẫn thuộc về Bồ tát. Thập Địa cũng nói là thuộc về cả hai, ấy là dựa theo Giáo chứng đạo để phân thành hai nghĩa. Nhưng hai nghĩa này nói là thứ tự không thứ tự, đồng thời hai nghĩa này lại có hai nghĩa về Thượng cầu Hạ hóa. Tổng lược như vậy chọn lựa tường tận vân vân ấy, chữ giản âm là Sổ, nghĩa là Trang Giản, nay nói là An trí, so sánh tương đương như Trung Giản vậy. “Như ngũ đình” trở về sau là phần lớn có bảy, tường tận mà nói như Ngũ đình tự duyên với năm cảnh không như nhau, như Đối trị tham dục chỉ duyên với mười Như đáng yêu thích trong lục đạo, Đối trị sân nhuế chỉ duyên với mười Như đáng ghét trong lục đạo. Ba loại còn lại ví dụ nói rõ. Bốn niệm chỉ duyên với tự thân tâm ấm lục đạo vô thường, từ Noãn Đảnh trở đi cho đến Thế đệ nhất hoặc là đầy đủ Thượng, Hạ hoặc là bỏ Thượng duyên với Hạ. Bốn quả chỉ duyên với pháp giới Thanh Văn. Duyên giác chỉ duyên với pháp giới Bích Chi Phật, cũng thuận theo phân chia bốn quả đã soi chiếu không giống nhau. Bích Chi Phật lại phân biệt nghe pháp và không nghe pháp…, còn lại ví dụ có thể biết. Bảy trí như vậy đều cầu pháp quán của Tiểu thừa (Chuyết độ), cho nên nói là tổng lược. Lục Độ thực hiện tường tận ví dụ theo đây có thể biết. Tiếp trong phần soi chiếu nhân duyên Tứ Đế, chỉ dùng trí đương giáo soi chiếu Đế đương giáo văn tướng rất rõ ràng. Tiếp trong phần soi chiếu bảy loại Đế nói tám trí soi chiếu hiển bày Trung đạo, tạm thời dùng bốn trí Loại của Biệt giáo soi chiếu Biệt giáo, bốn trí Loại của Viên giáo soi chiếu Viên giáo. Nếu luận về hòa nhập lẫn nhau thì phải dùng Chân đế của Thông giáo soi chiếu Chân đế Thông giáo và Chân đế của Viên giáo – Biệt giáo, Tục Đế của Biệt giáo soi chiếu Chân đế của Viên giáo. Nếu tiếp nhận Thông giáo thì nhất định phải là địa vị Thánh. Nếu tiếp nhận Biệt giáo thì chỉ tiếp nhận địa vị Hiền, địa vị Hiền thuộc về giáo cho nên nói vậy, cho nên nói có thể dùng ý hiểu được. Tiếp trong phần soi chiếu năm loại ba đế, nói bảy trí trước soi chiếu Nhị Đế không có Trung đạo, ấy là Nhị Đế của Tam tạng trước đây đã không có Trung đạo thì không thành tựu ba đế. Nay dùng hai mươi trí soi chiếu đối với ba đế không thể nào bỏ bảy loại mà hoàn toàn không luận đến cho nên vẫn đưa ra. Thông giáo tuy không có Trung đạo nhưng bởi vì Hàm Trung cho nên hoặc là hai hoặc là ba, cũng tạm thời thuận theo hai là câu thứ hai cho nên nói thuộc về Chân đế. Tiếp là dùng tám trí soi chiếu hiển bày Trung đạo, ấy là Thông giáo dựa theo đương giáo trước sau mà nói cho nên nói là Giả Trung. Nếu luận về hai tiếp nhận thì phải nói Chân đế của Thông giáo soi chiếu Biệt giáo Trung đạo, Chân đế của Thông giáo soi chiếu Viện giáo Trung đạo, Tục đế và Biệt giáo soi chiếu Viên giáo Trung đạo, tất cả phù hợp với Bổn trí và dùng Bổn Cảnh hợp thành ba đế. Trong này thì phù hợp với bốn câu của Trung Luận kết thành cho nên nói là Tức Không… Tiếp là trình bày về soi chiếu một Thật đế, ở đây cũng thiết lập Biệt thuận theo Thông, không những Thông đối với bốn Tất đàn mà cũng chính là Thông đối với bốn loại bốn Đế cho nên nói là sanh diệt… Trước là nêu ra bốn Thật, tiếp là so sánh với bốn giáo. Nói các Thật trước sau vân vân ấy, văn chỉ phân biệt bốn Thật không giống nhau, nên tiếp tục phân định rõ ràng về các Thật thô Diệu và khai mở Quyền… Tiếp theo trình bày về soi chiếu Vô Đế, trước là ý của Thông Tựa, tiếp là chính thức trình bày về cảnh soi chiếu. Văn phần đầu ấy cũng tạm thời thiết lập Biệt gác lại Thông như trước nói… Tiếp từ “Tiền Vô Đế…” trở xuống là phân định. Tiếp từ “Nhược tựu…” trở xuống là khai mở các trí trên đây. Luận chung về khai mở thì không phải không cần tỏ ngộ, ở đây trình bày về Vô Đế cho nên loại trừ Thông không có để thuận theo Biệt không có. Biệt lại dựa theo chứng đắc vốn là ngăn ngừa nói về cái thấy, cho nên cần phải tỏ ngộ. Vô là tên gọi ở phần vị gần chứng cho nên cần phải nói đến, thậm chí dùng một Vô Đế này khai mở tất cả các trí từ trước đến nay cùng hòa vào Vô Đế này cùng làm thành Thật trí, chính là ý đích thực và chủ yếu của kinh này. Nên biết rằng hai mươi trí đều là nắm tay trống rỗng (Không quyền), tuy là nắm tay trống rỗng nhưng phương tiện dẫn dụ từng bước đều không vứt bỏ vô ích, huống là lúc khai mở ngay nơi Quyền mà Thật. Nay thuận theo diễn tả về thù thắng cho nên nói là cả hai chẳng phải (Song phi), cho nên Quyền chính là chẳng phải Quyền chẳng phải Thật. Năm là trình bày về phân định, phân làm hai: Trước là phân định; tiếp là kết luận. Phần đầu lại có ba: Một là dựa theo trí để phân định; hai là dựa theo bốn câu về tri kiến để phân định; ba là dựa theo Ngũ nhãn. Văn phần một lại có hai: 1. Luôn luôn sơ lược để phân định; 2. Giải thích. Trong giải thích lại có hai: Đầu là trình bày mười hai hành tướng là thô; tiếp từ “Biệt giáo…” trở xuống trình bày về tám hành sau là Diệu, trong đó phân làm hai: Một là trình bày chung về tám Diệu; Hai là từ “Hựu biệt…” trở xuống là liệu giản. Phần một lại có ba: 1. Chính thức trình bày về Biệt Diệu; 2. Tiếp từ “Thường đồ…” trở xuống là phá bỏ cổ xưa; 3. Từ “Kim Minh…” trở xuống là hiển bày chính xác. Nói nay trình bày Thập Tín đến tám loại là Diệu ấy, tạm thời dựa theo cái biết Trung đạo thù thắng của Tam Tạng Phật, luôn luôn hướng về tám loại trước đều là Diệu, hãy còn kèm cặp Giáo Đạo cho nên cần phải trải qua chọn lựa. Trong chọn lựa có hai: Một là so sánh chọn lựa; hai là giải thích cả cặp. Đầu là nói bốn loại của Biệt giáo có ba Thô một Diệu, nay dựa vào địa vị và con người để giữ lại Giáo Đạo thì Thập Địa hãy còn thô huống là Thập Tín sao? Nếu tạm thời từ Đăng Địa để mà chứng đạo cho nên có hai Thô hai Diệu. Nhân vị của quả Diệu Giác vốn là người Chân Thật vì vậy là Diệu, nhưng cũng có thể Diệu Giác là Quyền cho nên là Thô, Thập Địa là Thật cho nên là Diệu, do đó nói Trung đạo chính là nhân vị của quả luôn luôn hiển bày. Tiếp là giải thích, lại có hai: Một là giải thích về Biệt; hai là giải thích về Viên. Trong phần giải thích về Biệt lại có ba: 1. Chính thức phân định Biệt có ba Thô một Diệu; 2. Từ “Loại…” trở xuống là nêu ra Tạng, Thông để ví dụ Biệt Viên; 3. Từ “Kim Biệt…” trở xuống là hiển bày Biệt ví dụ thành tựu. Văn phần đầu nói Sơ tâm học giả đẳng, nghĩa là tin và ngưỡng mộ lý Trung đạo, Đặng Địa thấy Trung đạo mà chứng là Diệu. Như sợi tơ ngó sen treo núi ấy, trong Đại Kinh Mười sáu nói: “Nếu như có người có thể lấy sợi tơ trong ngó sen để treo núi Tu di thì có thể nghĩ bàn được không? Thưa Thế Tôn không thể nào! Đức Phật dạy: Bồ tát có thể dùng một niệm xứng với số lượng sanh tử thì không thể nghĩ bàn được”. Nay trình bày về lý Viên rất khó hiểu thì chỉ dựa vào niềm tin mà thôi. Mượn tình huống kia ví dụ như người nghe nói dùng sợi tơ trong ngó sen để treo núi thì chỉ có niềm tin mà thôi. Nếu như nghe sanh tử có lý không nghĩ bàn được mà chỉ dựa vào niềm tin, không luôn luôn nhất tâm thì giống như cầu Tạng giáo cho nên không phải là ý Viên giáo, còn lại như văn. Tiếp là dựa theo tri kiến để phân định, lại có hai: 1. Nêu ra bốn câu; 2. Giải thích. Trong giải thích: Đầu là dựa theo bốn giáo trình bày về tri kiến, tiếp là dùng Phật trí thâu nhiếp. Văn phần đầu lại có hai: Một. Sơ lược nêu ra Tạm Tạng và Viên giáo; Hai. Chính thức giải thích. Trong giải thích Tạng – Viên giáo như văn. Thông giáo cũng dùng Bạc Địa phàm phu làm hạng không biết, không thấy Can Tuệ, Tánh Địa là biết mà không thấy, hàng phát khởi tu tập là thấy mà chẳng biết, từ Kiến Địa trở đi cũng biết cũng thấy. Biệt giáo cũng có hạng phàm phu không biết không thấy giống như trước, Địa Tiền biết mà chẳng thấy, hàng phát khởi tu tập thấy mà chẳng biết, từ Đăng Địa trở đi cũng biết cũng thấy. Tiếp là dùng Phật trí thâu nhiếp, lại có bốn: Một. Sơ lược nêu ra; Hai. Từ “Như kinh…” trở xuống là dẫn kinh giải thích; Ba. Từ “Phương tiện…” trở xuống là ca ngợi; Bốn. Từ “Như thử…” trở xuống là kết luận quy về. Văn phần đầu, các cảnh vốn là một Thể Quyền Thật của Như Lai, vì chúng sanh cho nên tùy cơ mà phân biệt. Nay lại thuận theo thuyết vốn có cho nên nói là: Nói một cách tổng quát. Trong phần hai, dẫn kinh giải thích, đã nói phương tiện vì vậy thuộc về Quyền, đã nói đầy đủ cho nên chẳng khác với Thể, đã nói sâu xa vốn là thuộc về Thật, lại nói rộng lớn thì chính là Quyền. Từ “Phương tiện…” trở xuống là ý ca ngợi, lại có ba: Một là chính thức ca ngợi nói là đầy đủ… ấy, Quyền là đầy đủ thì ngay nơi Thật mà luận về Quyền, Thật là rộng lớn thì ngay nơi Quyền mà lại nói về Thật; hai là từ “Cảnh uyên…” trở xuống là kết hợp ca ngợi, cảnh Thật uyên thâm cho nên theo thời gian thì đạt tới cực điểm, cảnh Quyền vô biên cho nên theo không gian thì rộng khắp mười phương, nước chảy dọc ngang khó đo lường cho nên trí không thể nào suy tính được; ba là từ “Duy Phật…” trở xuống nêu ra quả trí để ca ngợi. Trong phần bốn là kết luận quy về, có hai: 1. Kết luận quy về Nhãn trí; 2. Chân định. Văn phần đầu có ba: Một, Trình bày về Nhãn trí; Hai, Từ “Nhất thiết Chủng trí…” trở xuống trình bày về Nhãn trí cùng biết cùng thấy; Ba, Từ “Thử tri…” trở xuống là trình bày về tương tức. Phần ba: Dựa theo Ngũ Nhãn, trước đây trình bày về ý hướng đến ấy là trước đã trình bày về trí nhận biết, tiếp theo dùng bốn câu tri kiến phân biệt để hiển bày đối với Nhãn, Nhãn chỉ là thấy, trí chỉ là biết, cho nên nói là vì người chưa hiểu rõ. Trong phần giải thích phân làm ba: 1. Chính thức trình bày về Ngũ Nhãn; 2. Dựa theo Giáo; 3. Tổng kết. Phần một là Ngũ Nhãn đầy đủ như Chỉ Quán quyển thứ ba ghi lại. Nay tring Nhục nhãn nói mở ra nhắm lại ấy, không biết nhân duyên thô sắc đều là nhắm lại, nếu như hiểu rõ là mở ra. Trong Thiên nhãn nói nguyện trí lực ấy, nguyện trí gọi là Siêu Việt Tam muội, Siêu Việt Tam muội như Chỉ Quán quyển thứ chín ghi lại, Thân Tử tịch giáo như Chỉ Quán quyển thứ năm ghi lại. Mãn Nguyện uế khí, Mãn Nguyện là âm nơi này, Phú Lâu Na là tên gọi nơi kia, như trong Tịnh Danh nói: “Không thể lấy thức ăn dơ bẩn đặt vào trong dồ dùng quý báu, không thể dùng ánh sáng mặt trời so với ánh sáng của loài đom đóm kia…” Phá chướng thông vô tri, thông nghĩa là thần thông, Trần-sa vô vi chướng ngại đối với sự hóa đạo; nay phá trừ Hoặc chướng này, cho nên nói là phá chướng thông vô tri, hàng Nhị thừa không biết đầy đủ như trong phẩm Phương Tiện. Sớ nói: “Tín lực nói là năm phẩm, kiên cố gọi là sáu căn”. Đây chính là loại trừ cái biết để hiển bày cái không biết; phần dựa theo Giáo và tổng kết có thể biết. Sáu là trong phần trình bày về khai mở, có hai: Một là dựa theo trí khai mở; hai là dựa theo Nhãn khai mở. Nếu như thấy, biết không khác với Nhãn trí thì không cần phải dựa theo Giáo mà luận về khai mở, cũng vì người chưa hiểu rõ cho nên lại vì họ mà khai mở. Trong phần một dựa theo trí, lại có hai: 1. Trình bày tổng quát về đối tượng khai mở, cả mười sáu loại cần phải khai mở; 2. Từ “Hà giả…” trở xuống là giải thích, lại có hai: Một. Giải thích; Hai. Kết luận. Văn phần đầu lại có hai: Một là Khai mở Tạng, Thông có mười hai loại; hai là Khai mở Biệt giáo có bốn loại. Phần đầu lại có hai: Trước là trình bày khai mở về Thế trí, tiếp là khai mở mười một trí. Phần đầu lại có hai: Đầu là trình bày Thế trí, sau là sơ lược kết luận địa vị. Phần sau lại có hai: Một. Từ “Nhược ngũ đình…” trở xuống sơ lược khai mở mười một trí; Hai. Cần phải nhất nhất đem mười hai loại trí để so sánh ấy là Sơ lược trình bày về quy cách địa vị. Vì vậy Tạng giáo có bảy, Thông giáo có năm tùy trí cao thấp theo phần vị tiến vào, đương Thể tức là theo phần vị, tiến vào tức là không nhất định. Tiếp theo là Biệt giáo, như văn. Tiếp đến tổng quát phân định kết luận tên gọi, có thể biết rõ. Tiếp là dựa theo Ngũ Nhãn: 1. Trình bày về khai mở; 2. Liệu giản. Văn phần đầu có hai: Một. Tổng quát khai mở; Hai. Tách biệt khai mở. Phần tách biệt khai mở lại có hai: Một là khai mở; hai là kết luận. Trong văn phần đầu, thứ nhất là Nhục nhãn lại có ba: 1. Chính thức khai mở; 2. Từ “Học Đại thừa…” trở xuống là dẫn chứng; 3. Từ “Tức thị…” trở xuống là kết luận. Tiếp trong phần Thiên nhãn, có hai: 1. Dẫn kinh trình bày về khai mở; 2. Kết luận. Văn phần đầu là quyết định cái thấy của Đức Thế Tôn là Thiên nhãn chân thật, A Na Luật chỉ đạt được lợi ích của sự công kích gạt bỏ không gọi là khai mở, đích thực làm cho Phạm Vương đã đạt được Thiên nhãn ngay nơi tướng có kia trở thành tướng không hai cho nên gọi là khai mở. Tiếp trong phần quyết định Tuệ nhãn, khai mở Tuệ nhãn thô trở thành Tuệ nhãn Diệu cho nên nói là nguyện được như Thế Tôn… trong phần quyết định Pháp nhãn nói biên tế trí mãn ấy là quyết định về Pháp nhãn bện Biệt giáo từ Địa Tiền cho đến Đẳng Giác phù hợp với tùng trùng huyền môn bất tư nghị nhãn. Vì vậy xuống dưới quyển thứ năm trong phần giải thích về địa vị viên mãn nói: Quán sát thông suốt ngọn nguồn vô thỉ vô minh, trí tuệ tràn đầy mênh mông gọi là Đẳng Giác, tức là thành tựu pháp môn Viên giáo phù hợp với tất cả pháp giới gọi là đi vào trùng huyền, không giống như trùng huyền Giáo Đạo của Biệt giáo. Ở cạnh Diệu Giác gọi là trí tuệ tràn đầy mênh mông, cũng có thể lấy Dụng bất khả tư nghị của Phật làm bến bờ của trí để trở thành Pháp nhãn. Tiếp trong phần Phật nhãn không luận bàn tách biệt nữa mà chỉ nói bốn Nhãn dung hòa phù hợp để giải thích về tướng của Phật nhãn. Từ “Ngũ Nhãn…” trở xuống là kết luận có thể biết. Tiếp trong phần liệu giản hỏi Phật nhãn rất là Diệu, ấy là hỏi trong phần khai mở Nhục nhãn trước đây dẫn văn “Lục căn thanh tịnh” trong kinh Pháp Hoa vậy. Ca Lăng tần Già như Chỉ Quán thứ nhất ghi lại. Nói nếu như khai mở ấy nghĩa là nếu như tiến vào luận về khai mở hoặc là đi vào phần chứng… đều là vậy. Tiếp theo trong phần đối cảnh trình bày về trí, tự có hai: 1. Nêu ra rõ ràng; 2. Giải thích. Văn phần đầu trong giải thích: Một. Sơ lược trình bày về ý mười Như; Hai. Đối với sáu cảnh. Trước đây chỉ trình bày về trí dường như không hướng về cảnh, người đời sau lấy gì làm nơi nương nhờ cho Diệu quán?

Hỏi: Trước đây trong phần trình bày về trí đã nói soi chiếu cảnh tức là đối với cảnh trình bày về trí đã xong, đâu cần phải trở lại thiết lập một môn trong này?

Đáp: Trước đây nói là soi chiếu ấy thì hoặc là hướng về hoặc là nối thông lẫn nhau mà nói tổng quát lại, nhưng nói trí sanh diệt soi chiếu cảnh sanh diệt, bởi vì người tu quán không thể chọn được tâm, cho nên nay nhất nhất trình bày về hình tướng đó. Đầu là trình bày về mười Như giống như văn. Tiếp trong phần nhân duyên trí, trước là dẫn kinh, tiếp là giải thích về tướng. Đầu là phần dẫn kinh nói Hạ – Trung – Thượng và Thượng Thượng ấy, trong Đại Kinh quyển hai mươi lăm nói: “Quán mười hai nhân duyên gồm có bốn loại, nghĩa là Hạ – Trung – Thượng và Thượng Thượng. Hạ trí quán cho nên không thấy Phật tánh, vì không thấy cho nên đạt được Bồ-đề thuộc Thanh Văn. Trung trí quán thì không thấy Phật tánh, vì không thấy cho nên đạt được Bồ-đề thuộc Duyên giác. Thượng trí quán thì thấy không rõ ràng lắm, vì không rõ ràng lắm cho nên trú vào địa vị Thập Trú. Thượng Thượng trí quán cho nên thấy rõ ràng Phật tánh đạt được A nậu Bồ-đề. Bởi vì nghĩa này, cho nên mười hai nhân duyên gọi là Phật tánh. Phật tánh là Đệ nhất nghĩa Không, Đệ nhất nghĩa Không gọi là Trung đạo, Trung đạo gọi là Phật, Phật gọi là Niết-bàn”. Nay văn giải thích tóm lược từ nơi ấy có được tên gọi, người ta không thấy điều đó chỉ nói nhân duyên là pháp quán của Duyên giác. Vả lại trong Luận bà Sa cũng nói: “Vô minh, duyên, hành là ba loại không giống nhau. Nếu Thượng trí quán sát tướng Duyên thì đạt được Bồ-đề quả Phật. Nếu Trung trí quán sát tướng Duyên thì đạt được Bồ-đề thuộc Thanh Văn. Bởi vì duyên có Thể cho nên chuyển Hạ thành Trung, chuyển Trung thành Thượng”. Do đó biết văn Luận tuy có ba phẩm nhưng thành Hạ trí. Nhưng theo A Hàm quán về mười hai nhân duyên thì có nghịch có thuận, từ Vô Minh đến Lão Tử gọi là thuận, từ Lão Tử đến Vô Minh là nghịch, sanh diệt đều như vậy, tự làm thành pháp quán nhân duyên của Trung Thừa Tạng Giáo, nối thông với văn của Đại Kinh. Vả lại, muốn thuận theo quán Tứ Đế cho nên ban đầu quán Thọ dựa vào Xúc…, bởi vì năm quả hiện tại thì Thọ đứng thứ nhất vậy. Tiếp theo từ “Hà giả…” trở xuống là giải thích, lại có hai: 1. Tổng quát trình bày về ý này; 2. Trải qua Giáo để giải thích. Văn phần đầu lại có hai: Một. Nói rõ ý chính; Hai. Lý do có được tên gọi. Nếu như thông suốt mà nói thì từng giáo từng giáo đều có người bậc Thượng – Trung – Hạ, đầy đủ như ý văn của Bà Sa Luận. Nay thuận theo so sánh tách biệt cho nên từ bậc Hạ để nêu ra bậc Hạ, trong đó có hai: 1. Trình bày tất cả; 2. Từ “Dĩ tứ giáo…” trở xuống là kết luận ca ngợi. Văn phần đầu tự phân làm bốn phần tách biệt. Tiếp trong phần trải qua Giáo, có hai: Một. Giải thích; Hai. Trình bày phân định về khai mở. Văn phần đầu tự phân làm bốn phần khác nhau. Như các pháp quán đều bắt đầu từ Thọ mà khởi lên, nếu người hàng Bích Chi Phật tự khởi quán sát thì thuận theo như A Hàm sanh diệt đều có cảnh quán nghịch và thuận, nhưng thực hiện pháp quán này thì các phiền não tự diệt trừ. Nay Đại Tiểu Thiên, Viên cùng làm thành pháp quán, huống là nhân duyên Tứ Đế nên gọi khác mà nghĩa giống nhau? Tứ Đế quán Khổ là bước thứ nhất, cho nên nay quán nhân duyên cũng đầu tiên phát khởi Khổ đạo. Như bốn loại Tứ Đế thì Khổ cùng đứng thứ nhất, cho nên bốn pháp quán thì Duyên đều từ Thọ khởi lên biết Khổ đoạn trừ Tập theo thứ tự không sai khác, dùng trí thấy khác với Lý nên cần phải phân thành bốn loại như vậy. Đầu tiên trong quán sanh diệt, lại có bốn: 1. Mở rộng Thọ cho đến Vô Minh; 2. Mở rộng Vô Minh đến cảm báo hiện tại; 3. Từ “Quán thử…” trở xuống là dụng quán; . Từ “Thị tắc…” trở xuống là kết luận tên gọi. Văn hai phần đầu, mở rộng nguồn gốc khổ hiện tại để biết căn nguyên của khổ ấy, lại mở rộng nguồn gốc của khổ đến khổ hiện tại, là biết nguồn gốc của khổ đã tạo tác không như nhau, luân hồi thăng trầm không ra khỏi tam giới cho nên cần phải khởi quán. Trong khởi quán có hai: Một là quán Sanh; Hai là quán Diệt. Phần một trong quán Sanh, có hai: Đầu là quán chung về luân hồi, tiếp là tóm lại thành nhân quả, vì biết nhân quả quá khứ – hiện tại cho nên hiểu rõ hiện tại – vị lai không dừng lại. Tiếp trong phần quán Diệt, có hai: Một là trình bày chủng tử diệt; hai từ “Vô tử…” trở xuống là quả diệt. Văn phần đầu có ba: Pháp, ví dụ, kết luận. Nói nguồn gốc là ngu si mê hoặc, ngu si mê hoặc là nguồn gốc của sanh tử cho nên gọi là Si bổn. Hỏi: Phàm là quán nhân duyên, mở rộng nhân ấy để biết nhân hiện tại có thể dẫn đến quả vị lai, chỉ đoạn trừ nhân hiện tại để chấm dứt quả vị lai, đâu cần phải tiếp tục nói Vô Minh diệt thì Danh Sắc diệt… vậy? Đáp: Không phải như vậy. Đích thực bởi vì có thể biết nhân trước kia là vô thường, nhân trước kia diệt mới có thể hiểu rõ quả hiện tại vô thường, cho nên phá hủy quả hiện tại, bởi vì phá hủy quả hiện tại cho nên không tạo ra nhân hiện tại mới chính là không dẫn đến quả của đời vị lai, cho đế diệt ngược lại tìm hiểu có thể biết. Trong ví dụ thì lửa cháy như nhân, khói như quả, kết luận có thể biết. Tiếp là quả diệt, lại có hai: Giải thích và kết luận. Giải thích: bốn trí là quả luyện tập, thân là quả báo ứng, vì muốn khôi thân nên cần phải diệt trí, bởi vì quả ràng buộc tồn tại nên trí cũng không diệt, vì vậy thuận theo nhau hai quả đều diệt, khởi quán như Đạo, hai diệt như Diệt, đây là dựa theo giáo Tiểu thừa phương tiện nói là Diệt,

Đại thừa thì không như vậy. Tiếp phần Trung trí, phân làm ba: 1. Mở rộng nhân quả; 2. Khởi quán; 3. Kết luận. Văn phần đầu rất sơ lược, nói quán Thọ dựa vào Xúc cho đến Vô Minh, còn lại như nói trongTam Tạng giáo. Tiếp trong phần khởi quán, có hai: Một. Sanh; Hai. Diệt. Đầu trong phần Sanh, có ba: Một là quán nhân trước kia có thể dẫn đến quả hiện tại như huyễn; Hai là từ “Kim đạt…” trở xuống quán nhân hiện tại có thể dẫn đến quả vị lai như huyễn, tổng quát lại văn trước cho nên nói là ba đời; Ba là từ “Hữu trí…” trở xuống dẫn ra con người ví dụ cho pháp. Tiếp theo từ “Vô minh…” trở xuống là là quán diệt tức là nhân quả diệt. Phần ba kết luận như văn. Trong phần Thượng Căn quán, đã nói tông phái đưa ra mà không nói là Lý, vì vậy biết là Biệt. Trong đó lại có hai: Giải thích và kết luận. Trong giải thích lại có ba: 1. Trình bày về cảnh quán; 2. Từ “Quán thử…” trở xuống là chính thức trình bày về hoạt dụng của quán; 3. Từ “Tri nhân thử…” trở xuống là quán thành tựu. Văn phần đầu lại có hai: Một. Tổng quát nêu ra; Hai. Từ “Vô minh…” trở xuống trình bày về tông phái đưa ra ba đạo. Văn phần hai lại có hai: Một là giải thích; Hai từ “Chư hành…” trở xuống là tổng kết. Phần ba lại có hai: Một. Trình bày về mười Hạnh quán thành tựu; Hai. Từ “Như thị…” trở xuống trình bày về mười Địa quán thành tựu. Phần đầu như văn. Văn phần hai lại có ba: 1. Trình bày về Năng chướng; 2. Từ “Vô minh…” trở xuống trình bày về phá trừ chướng ngại thành tựu đức tánh; 3. Từ “Tự ký…” trở xuống là quán thành tựu Lợi Tha. Phần một như văn. Văn phần hai lại có hai, tức là dựa theo nhân duyên khai mở thành hai loại ba đạo. Tiếp trong phần Thượng Thượng trí quán tóm lại làm ba Đức cho nên biết khác với Biệt, cũng một là mở rộng nhân quả, hai là khởi quán, ba là kết luận. Phần một như văn. Phần hai trong khởi quán thì Thể tánh đã không còn sanh diệt, trong đó lại có ba: Nêu ra – Giải thích – Kết luận thành tựu. Phần đầu như văn. Tiếp trong phần giải thích thì ba Đức đều có một pháp một ví dụ, ba ví dụ về tướng trạng đều dựa theo phần vị của mỗi Đức. Trong phần kết luận thành tựu, có hai: Một. Sơ lược kết luận thành tựu; Hai. Từ “Hà giả…” trở xuống là kết luận. Niết-bàn thuận theo quả cho nên gọi là quả thành tựu, chân nhân đạo tràng cho nên gọi là nhân. Nên biết rằng bốn quán đều quán sát ba đời mười hai nhân duyên, trí năng quán khác nhau vì vậy khiến cho bốn quán khác nhau. Tiếp theo phân định về khai mở cũng phải dựa theo bốn giáo, năm Vị, nhưng văn lược bớt không có. Trong đó lại có hai: Một. Sơ lược nói về phân định khai mở; Hai. Từ “Hựu tứ…” trở xuống trình bày vế lý do khai mở. Bởi vì cảnh chuyển đổi cho nên mới có thể gọi là Diệu, đây là dựa theo tỏ ngộ luận về Diệu. Vì lẽ đó bốn người sử dụng quán đều bắt đầu từ Thọ mà phát khởi, cho nên biết bốn người ban đầu đều lấy nhân duyên sanh diệt làm cảnh. Phương pháp sử dụng quán có bốn loại khác nhau, đây là cảnh sanh diệt tùy theo Diệu trí chuyển mới có thể trở thành Diệu cảnh. Nếu cảnh không chuyển thì trí cũng không chuyển, vì thế biết rằng tuy dùng Diệu trí mà cảnh vẫn sanh diệt, cho nên nói không chuyển thì thô. Vả lại, đâu chỉ có Diệu ngộ cần phải chuyển, mà ba giáo trước cũng cần phải chuyển mới nhận được tên gọi của giáo, nếu như không thấy ba đời sinh diệt thì cũng không thành cảnh của Tam Tạng, còn lại theo đó có thể biết. Vì vậy đi sâu vào cần phải hiểu rõ cảnh trí này. Nếu đạt được ý này thì xuống phía dưới các trí theo đây có thể biết. Vẫn là ý của Đãi Tuyệt ấy, nếu như không chuyển thô thành Diệu thì vì thế thành tựu ý Tương Đãi, nếu ngay nơi thô thành Diệu thì mới thành tựu ý Tuyệt đãi vậy. Tiếp theo trình bày về Tứ Đế, nếu như hiểu rõ đối tượng soi chiếu khác tên gọi mà nghĩa như nhau, thì trí của chủ thể soi chiếu theo lệ có thể thấy không đợi giải thích thêm, cũng vì chưa rõ ràng cho nên giải thích lại mà thôi. Trong đó cũng có hai: 1. Giải thích; 2. Phân định về khai mở. Phần đầu lại có hai: Một. Dẫn văn lập ý; Hai. Từ “Hựu vân…” trở xuống là chính thức giải thích. Văn phần một có ba: 1. Chính thức dẫn kinh văn; 2. Từ “Nhược y…” trở xuống là tóm lại phân định theo kinh văn; 3. Từ “Kim nhược…” trở xuống là trình bày lý do phân định. Phần một như văn. Văn phần hai, kinh Niết-bàn mười hai trình bày về Thượng trí và Trung trí, ý kinh chỉ dùng Nhị thừa Tam Tạng so sánh với Bồ tát Biệt giáo. Nay văn nghĩa thiết lập thâu tóm hai giáo trước làm Trung trí, thâu tóm hai giáo sau làm Thượng trí, nhữngbốn trích dẫn dưới đây đều là văn trong phẩm Thánh hạnh. Văn phần ba phân làm ba: Một. Lập căn phù hợp với lý; Hai. Nêu ra; Ba. Chỉ ra rộng rãi. Tiếp là phần chính thức giải thích, văn tự phân làm bốn: 1. Tam Tạng giáo lại có ba: Một. Dẫn lại kinh văn; Hai. giải thích; Ba. Kết luận. 2. Thông giáo cũng có ba: Dẫn văn, Giải thích và kết luận. 3. Biệt giáo cũng có ba: Dẫn văn, Giải thích và kết luận. Trong giải thích lại có ba: Một. Trở lại so sánh phân rõ trước đây; Hai. Từ “Phân biệt…” trở xuống chính thức trình bày về ý này; Ba. Từ “Ký xưng…” trở xuống là phân rõ khác nhau chỉ ra tướng. . Viên giáo phân làm hai: Một. Giải thích; Hai. Ví dụ. Phần một lại có bốn: Một là dẫn văn; hai từ “Phi khổ…” trở xuống là giải thích; ba từ “Hựu vân…” trở xuống là dẫn chứng; bốn từ “Như thử…” trở xuốnglà kết luận. Phần một như văn. Phần hai trong giải thích chỉ giải thích về một loại chẳng phải khổ, ba loại còn lại ví dụ biết rõ. Phần ba trong dẫn chứng, đã nói Như Lai chẳng phải khổ… cho nên nghĩa như nhau. Đầu tiên hoàn toàn thuận theo Khổ thiết lập, bởi vì Khổ cho nên Tập, bởi vì Tập cho nên Đạo Diệt. Vốn lấy Khổ làm căn bản, cho nên nói có Khổ, có nhân Khổ…, dùng bốn Đế dựa vào nhau thiết lập tên gọi bốn Đế, ban đầu lấy ba loại hướng về Khổ có được tên gọi bốn Đế, cho nên có sự khác nhau giữa bốn Đế như Khổ – Tập… Tiếp đến phần ví dụ, đã có thể lấy Khổ làm căn bản, cũng có thể dùng ba loại dựa theo Tập hướng về Đạo Diệt… để làm thành bốn Đế vậy. Như nói bởi vì Tập cho nên Khổ, bởi vì Khổ cho nên Đạo Diệt…, hai loại còn lại theo đó biết rõ, hai loại còn lại cũng như vậy. Như vậy dựa vào nhau mới thành tựu nghĩa của ba giáo Tạng – Thông – Biệt. Nay dùng Viên giáo hướng về cho nên nói Như Lai chẳng phải là mười sáu hành tướng của bốn Đế thuộc bốn giáo này, trong mỗi một Giáo đều có đủ mười sáu hành tướng, nhưng tùy theo nghĩa lý của Giáo tướng không giống nhau. Tiếp trong phần phân định về khai mở, cũng gọi là Đãi Tuyệt. Văn phần đầu nói đều là thô ấy là chỉ về ba Giáo trước chưa lãnh hội để nói mà thôi, tức là cái Diệu của Tương Đãi. Tiếp theo nói nếu Đế là Viên thì trí cũng tùy theo Viên ấy là ý Tuyệt đãi vậy. Đây là cùng với cuối văn mười hai duyên trước, giống như văn cảnh trí hướng về nhau chuyển đổi vậy. Tiếp đến so sánh bảy loại Nhị Đế trình bày về trí, phân làm hai: 1. Ví dụ cảnh sơ lược nêu ra; 2. Chính thức giải thích. Văn phần một lại có ba: Một. Tổng quát nêu ra ý; Hai. Từ “Thượng chân tục…” trở xuống là ví dụ trước khai mở làm bảy; Ba. Từ “Nội ngoại…” trở xuống là nêu ra. Trong phần nêu ra có ba: Một là sơ lược nêu ra; Hai là mở rộng đưa ra; Ba là đưa ra ba ý. Tiếp trong phần giải thích rộng ra phân làm bốn: 1. Chính thức giải thích; 2. Ví dụ các cảnh; 3. Hỏi đáp liệu giản; . Từ “Phù nhị đế…” trở xuống là gạt bỏ xưa trình bày ý phá lập của kinh này. Phần một trong giải thích, văn có ba: Giải thích, phân định và khai mở. Văn phần đầu tự phân làm bảy. Đầu là đối với Thật Hữu trình bày về hai trí, phân làm hai: Một. Chính thức giải thích; hai. Dựa vào Giáo trở lại phân biệt. Văn phần một lại có hai: Đầu là thiết lập hai trí, tiếp từ “Thuyết thử…” trở xuống trình bày về ba ý. Tiếp theo trải qua phân biệt, ấy là trước dựa theo trí Thể mà nói, nay dựa theo trí Dụng mà nói. Đạt được một loại này thì biết trí Thể được gọi là đối tượng thuận theo, thuận theo Hóa Chủ và đối tượng được giáo hóa có tên gọi không giống nhau, mà trí chỉ là một. Nói rằng Phật ấn Ca-diếp, Phật có Thật hạnh của Hóa Tha, cùng với Thật hành Tự Hành của Nhị thừa như nhau, cho nên Phật ấn chứng nói rằng Ta và ông cùng ngồi nơi tòa Giải thoát. Tuy nói cùng đạt được nhưng mà Tự Hành và Hóa Tha không như nhau, Quyền của Hóa Tha ý cũng như vậy. Vì thế trong Đại Luận nói: “Ta có Từ bi và Tam muội Tứ Thiền, ông cũng như vậy. Như vậy Từ bi vốn là pháp của Hóa Tha, cho nên Bồ tát đạt được pháp đó thì thành tựu Tự Hành, vì vậy lại ấn chứng rằng: Ta cũng như vậy”. Tiếp theo trong phần trình bày về hai trí Thể và Pháp, trước là gạt bỏ Tam Tạng giáo, tiếp là chính thức giải thích. Trong văn phần đầu thì Bồ tát Tam Tạng giáo là độc khí duyên, như Chỉ Quán thứ hai ghi lại. Tiếp trong phần chính thức trình bày, có hai: Một. Thiết lập hai trí; Hai. Trình bày về ba ý. Trong phần một nói Sâm La ấy, người thế gian cùng nghe lời nói ấy mà không suy xét để chọn lựa sâu cạn, đều chỉ ra năm trần trong con người Dục giới. Nay thì không phải như vậy, đã trong bảy loại đều dựa vào Quyền trí cùng soi chiếu Tục cảnh gọi là Sâm la, vậy thì bảy loại Sâm la không như nhau, chọn lựa tỉ mỉ như vậy… xuống dưới năm lớp đều trước là gạt bỏ, tiếp là chính thức thiết lập như nhau. Tiếp trong phần phân định, có hai: 1. Chính thức phân định; 2. Ca ngợi về dụng, phân định về ý. Văn phần một có hai: Một. Nêu ra kinh này trình bày về Diệu; Hai. Trải qua so sánh quyết định. Trong so sánh quyết định, lại có hai: Trước là dựa theo Giáo, tiếp là dựa theo Vị. Trong văn phần đầu có bốn Tiết. Thứ nhất trong bốn loại trước, nói rằng thuận theo hai trí Tích và Pháp đến nơi hiển bày Trung đạo, tất cả hai loại hai trí tương đãi trước đây là thô, hiển bày Trung đạo là Diệu, ấy là hiển bày Trung đạo là Diệu nhằm vào Viên Chân vậy. Tiếp theo trong ba loại sau thì hai loại trước là thô, một loại sau là Diệu. Tiếp phần ba lại hợp với bốn loại trước cùng phân định rằng mười tám loại trước là thô, ba loại sau là Diệu, cũng dựa theo ngộ mà nói. Tiếp theo dựa theo năm vị như văn. Tiếp là ca ngợi về Dụng, phân định công năng, nếu như không dựa theo hai lớp là bốn giáo – năm Vị để phân định về Diệu, làm sao biết Pháp Hoa đứng đầu một thế hệ, ví như thấy người Học Giáo này hãy còn trở lại dựa vào Hoa Nghiêm, há không giống như mặt đất rung chuyển dữ dội mà lại không nghe không thấy điều ấy hay sao? Đau xót lắm thay! Trong đó phân làm ba: 1. Thuật lại tổng quát; 2. Giải thích; 3. Từ “Thử trung…” trở xuống là ý kết luận. Phần một như văn. Phần hai từ “Hà giả…” trở đi trong phần giải thích dẫn kinh Hoa Nghiêm ấy là: Một. Hiển bày Hoa Nghiêm chưa thông hiểu; Hai. Cùng hiển bày ba Giáo hãy còn thô. Trong đó lại có bốn: 1. Dẫn kinh Hoa Nghiêm; 2. Trình bày về giải thích sai lầm; 3. Từ “Thử thích…” trở xuống là chất vấn; 4. Từ “Nhược đắc…” trở xuống là hiển bày đích thực. Phần một như văn. Trong văn phần hai là người thế gian giải thích rằng…, ấy là ý người thế gian nói Như Thật trí của Sơ Trú cùng với Như Thật trí của Phật không khác nhau cho nên đều không biết. Khởi lên thuyết này không những là đầu đưa vào sau mà cũng chính là tỏ ý chê Đức Phật là ngu si, vì vậy văn tiếp theo gạt bỏ nói rằng thật ra không thích đáng. Phần ba là chất vấn, lại có hai: 1. Cùng chất vấn; 2. Trong phần trải qua Giáo dựa theo ba Giáo phá bỏ rằng hai vị Phật Tạng – Thông tự mình không có Như Thật trí, cho nên không thể nói đối với Như Thật trí của chính mình không biết, vị Phật bên Biệt giáo tuy đạt được Như Thật trí, mà Sơ Trú bên Biệt giáo không đạt được Như Thật trí, tại sao nói cũng không biết Như Thật trí của Sơ Trú? Nếu như vị Phật bên Biệt giáo không biết phần vị đoạn kiến tư hoặc của Biệt giáo thì Chân đế Như Thật trí thật là đáng cười! Nay nói Sơ Trú Biệt Giáo không đạt được Như Thật trí ấy, tức là hiển bày Sơ Trú Viên giáo đạt được Như Thật trí, Phật là Như Thật trí cứu cánh thì nghĩa này có thể như vậy. Nếu nói không biết thì hoàn toàn là vô nghĩa. Vì vậy trong Đại Luận tám mươi sáu nói: “Như Thật trí thì có hai loại: 1. Đầy đủ nghĩa là chư Phật; 2. Không đầy đủ gọi là Đại Bồ tát. Thượng có thể biết Hạ, há có thể đầy đủ mà không biết không đầy đủ ư?” Trong phần bốn là hiển bày đích thực nói hai cách giải thích theo Sự Lý đều không có gì ngưng trệ, ấy là Tạng giáo không biết Viên giáo đối với Sư không ngăn ngại gì, Hạ không biết Thượng đối với Lý không ngăn ngại gì. Tiếp trong phần khai mở có ba: Pháp – ví dụ – hợp. Như người hèn mọn ở nhà của vua chúa thì dường như vượt qua đẳng cấp của mình, ấy là thô trí như nhà cửa, Diệu đế như vua chúa, bởi vì cảnh Diệu cho nên trí cũng thuận theo Diệu. Đây là dựa theo cảnh phát bốn trí mà nói vậy. Tiếp trong phần ví dụ các cảnh khác để thiết lập hai trí, một là tổng quát thuật lại ý, hai là chính thức ví dụ. Văn phần đầu nói hai trí phần nhiều có cùng quan hệ, ấy là không những chỉ đối với Nhị Đế mà thôi, bởi vì cảnh Nhị Đế nối thông với tất cả các cảnh cho nên những nhân duyên cũng thuận theo như vậy. Ba là liệu giản như văn. Bốn là trong phần gạt bỏ sai lầm thiết lập ý kinh này, có tám: 1. Nêu tông chỉ để chất vấn điều sai; 2. Từ “Nhược phá…” trở xuống trình bày tông chỉ mà ý dựa vào; 3. Từ “Phương tiện…” trở xuống là dựa theo pháp này gạt bỏ pháp của người kia; 4. Từ “Nhược tác…” trở xuống chính thức hiển bày tướng phá bỏ ấy; 5. Từ “Nhược đản…” trở xuống trình bày công năng của giáo pháp; 6. Từ “Thế nhân” trở xuống là kết thúc gạt bỏ; 7. Từ “Kim nhược…” trở xuống là trở lại ca ngợi; 8. Từ “Như thử…” trở xuống là biểu hiện ý luận chưa hoàn bị. Trong văn phần một có ba: Một. Nêu ra pháp tướng; Hai. Chất vấn về thiên lệch; Ba. Từ “Ký bất…” trở xuống nêu ra tông thừa đã sử dụng. Phần đầu như văn. Trong văn phần hai nói người thế gian sử dụng thiên lệch những pháp ấy, chương sớ của tông phái này dựa theo Lý căn cứ vào Giáo, tất cả những nghĩa đã thiết lập không giống như người khác tùy theo pháp của mình mở rộng cứ ca ngợi kinh điển của tông phái mình. Nếu như mở rộng Pháp Hoa mà cứ ca ngợi thì hãy còn sai lầm, huống là kinh giáo khác ư? Tại sao đã nói khai mở Quyền hiển bày Thật, lẽ nào có thể luôn luôn phỉ báng Quyền? Thi thiết vốn là khai bày không hề có ý thú khác nhau. Người thế gian giải thích về kinh, có lúc dùng thêm Trang, Nho, có lúc dùng lẫn lộn để che giấu sai lầm, cũng không giống như các luận chỉ nói rõ một môn, có lúc lại luận chung không ngừng nói rõ về Đại, Tiểu. Nay chọn lấy kinh Phật nói rõ ý Pháp Hoa, phá bỏ tất cả thành lập tất cả, trình bày rõ ràng chỉ quy của Giáo, ý còn lại có thể biết. Tiếp là trình bày về Giáo mà Tông dựa vào, lại có hai: Một là chính thức chỉ ra Bộ kinh; Hai là từ “Nhược xảo…” trở xuống trình bày trong Tông đã phá bỏ. Trong phần phá tướng, trước là nêu ra tướng của bảy loại Nhị Đế, tiếp là nêu ra tướng của ba ý. Phần đầu như văn. Văn phần tiếp nói cho dù mở rộng dẫn ra các kinh luận, thì người thế gian giải thích nghĩa lý Nhị Đế, chỉ mở rộng dẫn ra giáo giải thích tên gọi củ Nhị Đế, chứ không thể nào phân biệt được ý chỉ đằng sau tên gọi. Hơn nữa, bảy loại Nhị Đế trong mỗi một loại lại có ba ý về tùy tình…, vì vậy người thế gian chỉ chấp vào Giáo mà không biết Giáo là hợp với căn cơ thuyết giảng khác nhau. Đã không nhận ra mục đích của Giáo, nên biết rằng kinh luận đã dẫn ra chỉ trở thành Nhị Đế tùy tình của Tam Tạng giáo, trí của chủ thể quán sát chỉ thành ra hai trí Quyền Thật Hóa Tha. Đã không ra khỏi tùy tình ở loại đầu, nên biết rằng hãy còn thiếu tùy trí và tùy tình trí của giáo thứ nhất, huống là ba ý sáu loại còn lại ư? Tiếp trong phần năm là công năng, có hai: Một. Nêu ra loại đầu để so sánh các loại sau; Hai. Từ “Nhược tầm…” trở xuống mở rộng nêu ra sáu loại sau đã phá bỏ. Nói rằng phá bỏ tất cả những cách nhìn của ngoại đạo, là phá bỏ tất cả các tông chỉ chấp trước kỳ quái của người ngoại đạo. Phá bỏ tất cả những kinh luận Quyền giáo, thiết lập những kinh luận Quyền giáo, là nay dùng ý kinh Pháp Hoa, để làm tông chỉ của sự phá bỏ thiết lập, cho nên có thể phá bỏ tất cả thiết lập tất cả. Thi thiết Quyền vốn là thành lập, phế bỏ Quyền vốn là phá bỏ, hoặc là Quyền Thật đều thành lập, hoặc là Quyền Thật dều phá bỏ, như khai mở như hợp lại theo ví dụ có thể biết. Phần sáu và bảy có thể biết. Phần tám là biểu hiện ý luận, trong đó nói phá bỏ kết hợp như vậy không dùng để so sánh cùng với Trung Luận, là dựa vào từ trước đến nay đã nói, lẽ nào ví như tất cả các kinh ở thời kỳ cuối cùng trong Trung Luận? Tuy bao gồm Biệt hàm chứa Thông, lẽ nào có thể trình bày vòng vo về hai mươi mốt loại Diệu của đơn, phức, khai, hợp đúng lúc phá bỏ, kết hợp tùy theo chúng sanh kết tóm lại từ đầu đến cuối ư?

Hỏi: Một tông phái đã kế thừa tông chỉ vốn có của Long Thọ, bây giờ vì sao trở lại gạt bỏ tông chỉ vốn có?

Đáp: Chủ yếu là kế thừa pháp quán chứ không kế thừa xu thế phá bỏ của Luận, ý Luận chỉ dùng bốn câu về pháp quán để phá bỏ các chấp Đại – Tiểu, khiến cho người thực hành trong thời kỳ cuối cùng có nơi quy tâm, dường như ý Bộ đã thiết lập có công năng thuộc về nơi này. Nếu luận về sự phá bỏ, thiết lập ấy thì không giống như Pháp Hoa, vốn là Quyền – Thật – Bổn – Tích loại trừ thiên lệch phế bỏ thân cận; Thánh Chỉ lâu xa từ nay mới tồn tại, cho nên đạt được Đà la ni dựa vào năng lực của Tam muội, tông chỉ của Thầy truyền dạy giống như phù hợp với nhau. Trong phần so sánh ba đế, có hai: 1. Trở lại nói về năm cảnh; 2. So sánh cảnh trình bày về trí. Văn phần một lại có ba: Một. Tổng quát nêu ra ý hướng đến; Hai. Sơ lược nêu ra ba cảnh; Ba. Tương đối thiết lập năm cách giải thích. Phần một như văn. Văn hai phần tiếp theo, trước đây chỉ đưa ra tên gọi của Đế dùng để gọi các Đế Chân – Tục, nay muốn so sánh với cảnh trình bày về trí cảnh cho nên thành tên gọi Lậu – Vô lậu vậy. Trước cũng soi chiếu cảnh trí thuận theo Quyền Thật làm tên gọi cùng với nay khác nhau, nếu lúc soi chiếu cảnh thì thuận theo Quyền Thật làm tên gọi, nếu luận về Thể của cảnh thì phải gọi là Lậu – Vô lậu. Lậu là Tục Đế, Vô lậu là Chân đế, cả hai chẳng phải là Trung đạo đế, lấy Trung đạo đối với Nhị biên, có được tên gọi của ba cảnh, vì vậy đều nói là đối với Lậu – Vô lậu làm thành ba pháp. Phần hai so sánh cảnh trình bày về trí, phân làm ba: Một. Nêu ra tướng của năm loại; Hai. Cảnh trí hợp với nhau trình bày về năm loại; Ba. Giải thích. Trong giải thích có ba: Một là chính thức giải thích; Hai là phân định; Ba là khai mở. Văn phần một lại có hai: Trước giáo, sau quán. Trong Giáo văn tự nhiên có năm tầng khác nhau. Loại đầu phân làm ba: 1. Trình bày ba cảnh gợi mở ba trí; 2. Giải thích; 3. Từ “Thế nhân…” trở xuống là dẫn ra như nhau. Phần một như văn. Phần hai phân làm hai: Một. Giải thích về hành tướng; Hai. Từ “Kim nhược…” trở xuống là kết luận chỉ ra. Văn phần đầu xuống phía dưới hợp với nhau theo đây có thể biết. Phần ba trong dẫn ra như nhau nói phá trừ vô minh thành Phật, đây là Thông giáo được tiếp nhận Bồ tát đến Địa thứ tám về sau phá trừ vô minh hoặc, thành tựu Sơ Địa, Sơ Trú bên Biệt, Viên giáo và có tám tướng của Phật. Nhưng mà người thế gian chỉ biết thu thập văn kinh chứ không thể nào biết được Giáo môn sâu cạn. Trong phần Viên đi vào Thông lại có ba: Trước là chính thức giải thích, Tạngbốn trí ấy không giống như các luận hàm tàng chủng tử, nay dùng Viên giáo đầy đủ các pháp bao hàm tất cả các pháp thì nghĩa giống với Tạng. Nay chỉ quán sát Không của đối tượng đi vào thì thấy lý của Tạng cho nên nói không dựa vào Biệt cảnh, bởi vì trí lực Bí mật có năng lực làm cho chúng sanh phát ra trí như vậy. Tiếp là so sánh quyết định. Ba là từ “Đại kinh…” trở xuống là dẫn chứng. Tiếp theo ba trí của Biệt, phân làm hai: Trước là giải thích, tiếp là dẫn kinh Địa Trì. Hai chướng là phiền não chướng và trí chướng, đầy đủ như Đạt Ma Uất Đa La giải thích trong Chỉ Quán quyển thứ sáu. Nay dựa vào Đại Phẩm, Đại Luận khai mở thành ba Hoặc, vì vậy trí chướng bao gồm Sự Lý. Chướng Sự trí ấy là Trần-sa hoặc, chướng Lý trí ấy là vô minh hoặc. Tiếp trong phần hai trí của Viên đi vào Biệt, có bốn: Một. Sơ lược thiết lập; Hai. Từ “Lưỡng trí” trở xuống là so sánh trước đây phân rõ về Thể; Ba. Dẫn ý Luận Sư chứng minh; Bốn. Nêu ra ý hiện nay. Ba phần trước như văn. Phần bốn là trong ý hiện nay nói hai trí trước là duyên tu, nay phân định ở địa vị duyên tu thuộc về Không – Giả quán, người của Địa Luận Tông chỉ nói Địa Tiền là duyên tu chứ không nói đến Không – Giả. Tiếp trong phần ba trí của viên, có hai: Một là giải thích; Hai. Từ “Thượng minh…” trở xuống là ví dụ về trí phù hợp nhau. Văn phần một phân làm hai: 1. Tổng quát phân rõ nhân quả; 2. So sánh ba quán. Văn phần một đầy đủ như Chỉ Quán nói rõ đầu tiên trong phần Hiển Thể. Phần hai trong ba quán, có hai: Một. Dẫn kinh Anh Lạc; Hai. Chính thức so sánh ba quán. Văn phần một nói ba quán trong kinh Anh Lạc đầy đủ như Chỉ Quán quyển thứ ba ghi lại và trước sau đã bốn trích dẫn. Nghĩa về tu quán đầy đủ như trong Chỉ Quán phá bỏ pháp khắp nơi theo thứ tự và không theo thứ tự phá bỏ vậy. Tiếp theo từ “Kim dụng…” trở xuống là chính thức dựa theo ba quán trình bày về quán trí. Tiếp là phân định thô Diệu cũng có hai: Một. Giáo; Hai. Vị. Trong phần một có hai: Trước là phân định hai Giáo trước đây đều không thành tựu ba đế cho nên không sử dụng.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20