PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA THÍCH THIÊM

SỐ 1717

QUYỂN 19

Đời Đường, Thiên Thai Sa Môn Trạm Nhiên thuật

Năm là trong Giáo Tướng, có hai: 1. Trình bày về ý hướng đến; 2. Khai chương giải thích. Trong văn phần một lại có hai: Một, Chính thức trình bày về ý hướng đến; Hai, Từ “Đản Thánh…” trở xuống là thuật về ý khai chương. Văn phần một nói: “Nếu như hoằng dương Pháp Hoa” cho đến “Có thiếu sót”, tức là kinh trước Pháp Hoa, nhưng văn ấy phân định giải thích đối với nghĩa không sai lầm, văn ấy phân rõ Giáo đối với Lý dễ dàng hiểu rõ. Nếu hoằng dương Pháp Hoa thì cần phải phân rõ Giáo Tướng năm Thời suốt cả một thế hệ, giải thích bổn ý của Phật thì ý nằm ở đâu? Các kinh có Thể thì Thể hướng về như thế nào? Trình bày về Tông- trình bày về Dụng thì dựa vào nơi nào? Ví vậy trước đây trong phần giải thích về Tông-Dụng nói rằng: Dụng là Tông Dụng – Tông là Thể Tông tên gọi tổng quát nêu ra ba mà Giáo tướng phân định làm bốn. Do đó Pháp Hoa không trình bày về Giáo tướng khiến cho bốn nghĩa trước sâu xa mà không hề hiển lộ, bốn nghĩa không hiển lộ thì Diệu Pháp khó sáng tỏ, cho nên không trình bày Giáo Tướng thì đối với Lý Thật có điều khiếm khuyết. Văn phần hai phân làm năm: 1. Từ “Đản Thánh ý…” trở xuống là thuật về ý của Đại ý; 2. Từ “Tiền đại…” trở xuống là thuật về ý giải thích sai khác; 3. Từ “Tuy thiên mạch…” trở xuống là thuật về ý khó sáng tỏ; . Từ “Nhiên nghĩa…” trở xuống là thuật về ý lấy-bỏ; . Từ “Nam Nhạc…” trở xuống là thuật về ý phán giáo. Bởi vì Thánh chỉ khó biết cho nên cần phải trước tiên đưa ra Đại ý. Bởi vì các Sư bất đồng cho nên cần phải gạt bỏ sai lầm sơ lược nêu ra. Bởi vì không có một điều gì hoàn toàn là đúng cho nên nhất nhất chất vấn phá bỏ. Bởi vì không hoàn toàn là sai cho nên cần phải trình bày về lấy-bỏ. Chỉ có chứng đắc mới có thể thuận theo cho nên theo đúng Nam Nhạc để chính thức phân định.

Trong phần hai là khai chương giải thích, có hai: Một, Nêu ra chương; Hai, Trong giải thích, thứ nhất là Đại ý, nói tóm tắt là trong năm Thời giáo thì bốn Thời trước là Bộ che phủ chúng sanh mà không cần phải trình bày về các ý thiết giáo nhiều ít-khai hợp tăng giảm-đối đãi kềm cặp… có ý nằm ở nơi nào? Trong đó phân làm ba: 1. Trình bày về căn bản của thuyết; 2. Từ “Thuyết dư…” trở xuống là chính thức trình bày về Đại ý; 3. Từ “Nhược năng…” trở xuống là kết luận khuyến khích. Văn phần một dựa theo Tự chứng của Phật vốn là không thể nói được, nếu như bao phủ cơ duyên ở cõi này thì cần phải nhờ vào sự thiết lập Thanh giáo.

Phần hai là trong phần chính thức trình bày về Đại ý có bốn: Một, Trình bày về giáo pháp hơn-kém; Hai, Từ “Kỳ túc thực…” trở xuống là trình bày về căn cơ chúng sanh bất đồng; Ba, Từ “Như thị…” trở xuống là trình bày về Như Lai luôn luôn xét kỹ cơ duyên; Bốn, Từ “Hựu Dĩ kim đương…” trở xuống là trình bày so sánh giáo pháp đã thuyết. Phần một lại có hai: a. Trình bày về đương Cơ-đương Bộ của kinh khác, không liên quan từ đầu đến cuối; b. Từ “Kim kinh…” trở xuống là trình bày về đầu đuôi giáo chỉ hoá duyên của kinh này, thâu nhiếp trọn vẹn gần xa. Văn phần (a) lại có ba: Đầu là tổng lược nêu ra rõ ràng, tiếp từ “Chí như…” trở xuống là trình bày tách biệt các giáo trước sau, cuối từ “Phàm thử…” trở xuống là tổng kết các giáo không cùng tận. Phần đầu như văn. Văn phần tiếp tự phân làm năm, tức là bốn Thời và Niết-bàn. Thứ nhất nói thậm chí như Hoa Nghiêm cho đến Trú Thượng-Địa Thượng ấy, nay là hiển bày hai phần vị Biệt-Viên trong Bộ không giống nhau, cho nên nói là Địa Trú. Trong kinh mới phiên dịch thì sáu phẩm ở hội thứ nhất, chỉ trình bày về Như Lai hiện tướng, Phổ Hiền Tam muội, Thế Giới Tạng Hải. Hội thứ hai có sáu phẩm, năm phẩm trước chỉ trình bày về danh hiệu Nhân-Pháp, Bồ-tát phát khởi thưa hỏi, là bắt đầu đi vào Trú. Hội thứ ba có sáu phẩm, chỉ thuyết về Thập Trú. Hội thứ tư có bốn phẩm, chỉ thuyết về Thập Hạnh. Hội thứ năm có ba phẩm, chỉ thuyết về Thập Hướng. Hội thứ sáu có một phẩm, chỉ thuyết về Thập Địa. Hội thứ bảy có mười một phẩm, chỉ trình bày về Hạnh Thắng Tiến của Thập Địa mà thôi. Hội thứ tám trình bày về một phẩm lìa thế gian, và phẩm Nhập Pháp Giới cuối cùng, chỉ là khiến cho tin vào sự chỉ dạy của bậc thiện tri thức. Vì vậy biết một kinh có ba mươi bảy phẩm, cùng trình bày về hạnh vị công đức của Bồ-tát. Nói là ViênBiệt ấy, trong Trú phần nhiều trình bày về tướng Viên dung, sau Hạnh phần nhiều trình bày về tướng trải qua phân biệt, nhưng đều là ý không trình bày về hạnh vị, không nói đến lúc mới thành tựu lập tức thuyết về ý chỉ Đại thừa, bốn A Hàm rõ ràng thuyết về Tiểu thừa giáo mà thôi. Mà cũng là ý không trình bày về thuyết Tiểu thừa giáo, đối với Đại thừa hoá pháp không đạt được, rũ lòng dùng hình thể thấp kém, thuyết về pháp dễ hiểu, hướng về cơ nghi Tiểu thừa, há không phải là uyển chuyển khéo léo hay sao? Phương Đẳng thuyết phục Tiểu thừa, như phẩm Đệ Tử. Công kích Thiên Giáo, như phẩm Bồ-tát. Như phẩm Quán Chúng Sanh, tức là ca ngợi Đại thừa. Ca ngợi Văn Thù và Tịnh Danh, tức là ca ngợi Viên giáo. Nhưng phẩm Đệ Tử sử dụng thuyết phục không giống nhau, có lúc sử dụng ba giáo, như trách mắng Mục Liên là ca ngợi Đại thừa, có lúc sử dụng Viên giáo để trách mắng như trách mắng Thân Tử là ca ngợi Viên giáo. Từ bi hạnh nguyện như phẩm Vấn Tật-phẩm Phật đạo. Sự lý rất tuyệt vời như phẩm Bất Tư Nghị- phẩm Hương Tích…, đều là Sự rất tuyệt vời, phẩm Nhập Bất Nhị Pháp Môn, là Lý rất tuyệt vời. Tuy có điểm thù thắng này mà cũng không trình bày về các ý ĐạiTiểu và pháp hội có đủ mọi căn cơ hướng về. Bát-nhã luận về Thông thì nối thông với ba giáo cho nên nói là ba người luận về Biệt thì chỉ có thuộc về Biệt-Viên cho nên nói là một mình tiến lên. Ba giáo cùng phủ khắp tất cả đều dung hợp thông suốt. Người Nhị thừa không còn lòng dạ nào hy vọng đạt được. Bồ-tát độn căn nhường công lao cho người bề trên. Địa Tiền Biệt giáo gọi là Biệt Tục, chúng Viên giáo tự nói là tất cả đều viên dung. Vì vậy khiến cho trong văn bắt đầu từ Sắc-Tâm cuối cùng đến Chủng Trí dung thông phù hợp tất cả, mà cũng không nói đến nguyên cớ thiết lập giáo pháp sai khác là bất cọng, mà không trình bày trong một Bộ có ý Cộng-Bất Cộng. Niết-bàn lại thi thiết phương tiện, nhưng ở đầu kinh đã mở ra Thường Tông, gạt bỏ làm mất đi sự chứng đắc ba Tu, mười Tiên, Tiểu thừa; phần giữa mở rộng trả lời ba mươi sáu vấn đề phân tích nhiều về năm hạnh-mười công của Bồ-tát, mà cũng ít trình bày về ý dùng phương tiện. Văn kết luận có thể biết. Tiếp trong phần trình bày về kinh này, có hai: 1. Nói về các kinh dùng làm cương mục; 2. Từ “Đản luận…” trở xuống là trình bày về kinh này lấy làm cương mục chuẩn mực. Văn phần một nói cương mục pháp môn, ấy là từ Pháp Hoa về trước các kinh đã trình bày về giáo môn phương tiện, như trong Hoa Nghiêm chỉ có Lộc Uyển-Tứ A Hàm, trong Phương Đẳng có ba, trong Bát-nhã có hai, đều là cương mục của Viên Môn mà thôi. Tuy trong các Bộ có Quyền có Thật mà hoàn toàn không trình bày về ý của Quyền-Thật-Bổn-Tích bao phủ chúng sanh cho nên không phải là Đại cương, vì vậy nói Pháp Hoa chỉ giữa lại Đại cương chứ không làm thành cương mục. Văn phần hai là trình bày về kinh này, muốn trình bày về kinh này thì trước tiên phải nói rõ đầu đuôi mới hiển bày được Diệu này, thứ nhất là nói về đầu đươi ấy, Tích Môn lấy Phật đại Thông làm căn bản đầu tiên, Bổn Môn lấy Bổn Nhân làm căn bản ban đầu, ngày nay lấy lúc mới thành tựu làm nguồi gốc bắt đầu, Đại Thông về sau Bổn thành tựu đến nay, như vậy trong thời gian ấy từng đoạn từng đoạn thi thiết giáo hoá đều dùng Tiệm-Đốn thích hợp với căn cơ tình cảm của chúng sanh, hoặc là Đại hoặc là tiểu đều vì chọn lấy căn cơ chúng sanh mà ban cho giáo pháp sai biệt. Hoặc là hôm nay và trung gian nói chọn lấy-ban cho thì từ Hoa Nghiêm trở về sau đến trước Pháp Hoa quán xét căn cơ là chọn lấy, phù hợp với chúng sanh là ban cho. Thích hợp ấy là đạt được vậy. Nghĩa là gặp thời sử dụng, các kinh không như vậy thì chưa phải là Đại Thể. Tiếp theo từ “Đại sự…” trở xuống là chính thức trình bày về kinh này. Thuyết giáo bình đẳng ấy là trình bày kinh này là cương mục chuẩn mực của một thời đại là quy cách hợp với phép tắc vậy. Đại hoá bình đẳng ấy là trình bày về giáo pháp cao nhất của một thời giáo hoá. Chứ Thuyên thuận theo từ bộ Trúc, chữ Đề như trong Chỉ Quán ghi lại. Tiếp theo trong phần bày về căn cơ chúng sanh lại có hai: 1. Trình bày về bốn loại căn tánh khác nhau; 2. Trình bày về kỷ cương giáo ý căn tánh thuần nhất trong kinh này. Văn phần một tự phân làm bốn ý. Từ “Kỳ túc thực…” trở đi là chính thức đưa ra kinh này nói về ý sử dụng giáo pháp suốt một thời kỳ, cho nên văn trước nói: Bắt đầu từ Hoa Nghiêm cho đến Bát-nhã này đều không nói đến ý thiết lập giáo pháp. Từ “Cố tùng thử…” trở xuống là lập lại ý kinh này thuật về nguyên cớ sử dụng giáo pháp của một thời kỳ. Vì vậy đầu tiên thuyết về Hoa Nghiêm là ý ở căn cơ Đại thừa mà ngôn từ không liên quan đến Tiểu thừa, thì ba ý chưa hoàn bị, một là không thâu nhiếp căn cơ Tiểu thừa, hai là không khai mở Quyền, ba là không phế bỏ Tích. Từ “Kỳ bất kham giả…” trở đi là thuyết về A Hàm giáo, ý thuộc về Tiểu thừa, cũng có ba ý chưa hoàn bị, một là không liên quan đến căn cơ Đại thừa, hai ý còn lại như trước. Từ “Ký đắc đạo…” trở đi là thuyết về Phương Đẳng giáo trình bày đầy đủ Đại-Tiểu tổng quát có hai ý, một là phù hợp Đại thừa-phù hộp Tiểu thừa, hai là lấy Đại gạt bỏ Tiểu; cũng có ba ý chưa hoàn bị, một là không trình bày về ý hợp với duyên công kích gạt bỏ, hai ý còn lại giống như trước. Từ “Nhược nghi kiêm thông…” trở đi là thuyết về Bát-nhã giáo cũng có hai ý, một là cùng bao phủ Đại-Tiểu, hai là sàng lọc để giao phó tài sản cũng có ba ý chưa hoàn bị, một là không trình bày về ý cùng bao phủ và sàn lọc, hai ý còn lại giống như trước.

Văn phần hai có hai: Một, Trình bày về khai hiển; Hai, Kết thành kỷ cương. Bắt đầu từ “Quá thử nạn dĩ…” trở đi là chỉ đến Pháp Hoa, thuyết về ý của giáo trước để hiển bày ý của giáo này, cho nên nói từ đây về sau xác định là cha con để khai mở con người thích ứng, giao cho gia nghiệp chính là gởi gắm, giữ gìn Thật pháp. Đây là dựa theo Tích Môn mà khai mở Quyền hiển bày Thật. Tiếp theo là lướt qua dùng Quyền Tích để hiển bày Thật Bổn. Đây là dựa theo Bổn Môn để khai mở Tích hiển bày Bổn. Đây chính là Đại Cương của Pháp Hoa mà nay tóm tắt lại chỉ là mấy dòng vậy thôi, thâu tóm giáo pháp cả một thời kỳ đưa ra văn Pháp Hoa mà tâm phân rõ nguyên cớ các giáo, mong rằng nguời có ánh mắt hãy tìm hiểu kỹ càng, đừng nói là Pháp Hoa Tiệm Viên không sánh kịp Hoa Nghiêm Đốn Cực! Nên biết rằng Pháp Hoa dựa theo Bộ thì hãy còn pháp bỏ Hoa Nghiêm Bát-nhã, dựa theo giáo thì hãy còn phá bỏ Hậu Tâm của Biệt giáo, Giáo Chỉ như vậy lẽ nào giống như người ngoại đạo cho rằng trong nhân có quả… mà trở thành chủng loại tương tự hay sao? Trong mỗi một văn đều là trước thuật về ý của giáo, tiếp là dẫn văn chứng minh. Tiếp từ “Đuơng tri…” trở xuống là trong phần kết thành kỷ cương của kinh này, có ba: 1. Pháp; 2. Ví vụ; 3. Dẫn ý Vô lượng Nghĩa để kết hợp ví dụ. Nếu không có các số thì lấy gì để ghi nhớ xác định? Nếu không thể ghi nhớ xác định thì lấy gì để kết luận quy về? Nếu không thể kết luận ghi về thì ý Phật sâu xa tản mạn. Nếu không có các số thì Hoá Nghi không rộng khắp. Do đó khai mở Quyền hiển bày Thật thì sở hành ấy đều là Bồ-tát đạo. Khai mở Tích hiển bày Bổn, Bổn-Tích tuy khác nhau mà Bất tư nghị như nhau. Ba là trong phần trình bày về Phật ý xem xét căn cơ, có hai: 1. Trình bày về xem xét căn cơ từ trước đến nay; 2. Từ “Đương tri…” trở xuống là trình bày về Phật ý khó biết được.

Văn phần một lại có hai: Một, Thuật lại tổng quát; Hai, Tách biệt chỉ ra. Văn phần một nói Pháp Thân Địa v.v…, là từ Bổn Địa Chân Nhân Sơ Trú đến nay, quán xét sâu rộng tất cả căn cơ Đại-Tiểu hiện tại cho đến vị lai, cho nên nói lúc ban đầu thực hành Bồ-tát đạo đã thành tựu thọ mạng đến nay hãy còn chưa hết, đâu phải là đệm cỏ dưới gốc cây trong Tích ngày nay mới quán xét căn cơ Đại-Tiểu của ngày nay! Phần hai từ “Văn vân…” trở xuống là tách biệt trình bày về quán xét căn cơ. Dùng sự việc của ngày nay để nghiệm đúng với trí của xa xưa, một thời kỳ bắt đầu thành tựu hơn bốn mươi năm, há có thể là cho Vô lượng vô biên Bồ-tát cùng vạn ức các đại Thanh văn ở thế giới kia lập tức giác ngộ Đại Đạo-hiện tại đạt được lợi ích của Vô Sanh Sắc Thanh, đại khái là khó mà nghĩ bàn được.Vì vậy biết rằng căn cơ hôm nay hướng về pháp hội chính là căn cơ đã thành thục xưa kia, ví như gieo trồng-ví như Giải thoát chẳng phải miêu tả nói năng mà có thể hết được. Trong đó lại có hai: 1. Sơ lược trình bày về Phật ý suốt một thời kỳ từ trước đến sau; 2. Từ “Tín giải…” trở xuống là lập lại tín giải tiếp thu quán xét chứng minh thành tựu.

Văn phần một lại có ba: Một, Trình bày về bổn ý xuất thế của Phật, ý tuy biết là Tiểu mà thuộc về Đại; Hai, Từ “Văn vân: Ân cần…” trở xuống là trình bày về bổn ý dùng tiểu để giáo hoá, ý tuy biết là Đại mà sử dụng cho Tiểu; Ba, Từ “Văn vân: Chư Phật…” trở xuống là trình bày về hoá nghi hợp cơ thì Phật ý vốn thông suốt, không phải bắt đầu từ Linh Thứu thì tâm Phật mới thư thái ung dung.

Phần hai là Tín Giải thì văn đầy đủ năm thời. Thứ nhất là thời Hoa Nghiêm căn cơ Đại thừa chưa phát khởi, bởi vì Phật quán xét từ xa khiến cho thấy mà lại cách xa. Tiếp từ “Ư song dũ trung…” trở xuống là biết căn cơ Tiểu thừa trước tiên thành thục cho nên xa mà không bỏ, vì lẽ đó Bí mật rời xa để bảo vệ căn cơ Đại thừa, cho nên nhận thức được gia nghiệp-tiếp nhận và gởi gắm thì ý nằm ở đây. Tiếp từ “Đuơng tri…” trở xuống là trong phần kết luận, có hai: Một, Chính thức kết luận; Hai, Từ “Văn vân…” trở xuống là dẫn chứng. Trong phần bốn là trình bày về so sánh, có hai: 1. Dẫn phẩm Pháp Sư so sánh cùng với một thời kỳ; 2. Từ “Tương thuyết…” trở xuống là dùng văn nghi ngờ thỉnh vấn để so sánh cùng với các kinh. Văn phần một có thể biết. Trong văn phần hai có hai: Một, Trình bày về luôn luôn khác biệt so với các kinh; Hai, Chỉ có Hoa Nghiêm và kinh Pháp Hoa phân rõ rộng ra về đồng-dị. Trong văn phần một có ba lần ngăn lạ và bốn lần thưa thỉnh ấy, đầu phẩm Phương Tiện, Đức Phật ngăn lại than rằng: Thôi! Xá-lợi-phất không cần phải nói nữa! Tiếp theo Xá-lợi-phất thấu rõ tâm của đại chúng lại thưa thỉnh. Tiếp đó Đức Phật ngăn lại rằng: Thôi! Thôi! Không cần phải nói nữa bởi vì sợ rằng sẽ kinh hãi nghi ngờ. Lần thứ hai Xá-lợi-phất lại vì hàng căn cơ lanh lợi vốn đã gieo trồng đời trước cho nên tiếp tục thưa thỉnh. Lần thứ ba Đức Phật tiếp tục ngăn Xá-lợi-phất lại bởi vì bảo vệ cho hạng tăng thượng mạn. Lần thứ ba Xá-lợi-phất lại vì hạng có trí tuệ vốn có nhiều hơn cho nên tiếp tục thưa thỉnh làn thứ tư, Như Lai đồng ý thuyết như bốn lần thưa thỉnh-Thân Tử nguyện lắng nghe, cũng không còn nghi ngờ gì nữa. Kinh khác tuy cũng có thưa thỉnh-có ngăn lại, nhưng không giống như Tam thừa-Tứ chúng Thiên Long ở kinh này đều có nghi ngờ thưa thỉnh, dẫn đến thưa thỉnh trở đi trở lại. Phật ngăn đến ba lần đó gọi là ân cần. Thuyết về các Phương Đẳng xem văn có thể biết, ấy là tạm thời như lúc thuyết về Phương Đẳng Đà-la-ni, đầu tiên nói về Tỳ-kheo Lôi Âm bị sự che lấp của chín mươi hai ức ma quân, Bồ-tát Hoa Tụ thỉnh cầu Đức Phật cứu hộ, Đức Phật liền cho phép dùng Ma Ha Đản Trì để điều phục ma quân kia, sau đó thuyết về phương pháp tu hành diệt tội. Như thuyết về Tịnh Danh, đầu tiên bởi vì dạy đệ tử thăm hỏi bệnh tình kể lại ngày xưa bị quở trách, Văn Thù vâng theo lời dạy, luận bàn rộng về nguyên nhân bệnh tật điều phục an ủi nói cho hiểu rõ. Các văn như vậy do hỏi thăm bệnh tình mà phát sinh, các văn sau đó theo thứ tự mà phát khởi, không nói thỉnh cầu lại, huống là đến ba lần ư? Lúc thuyết về Đại Phẩm, hãy còn trả lời Phạm Vương thỉnh cầu ấy, như trong Đại Phẩm nói: “Như Lai tự mình trải toà sư tử, đi vào Vương Tam muội, thân tướng ngài lần lượt phóng ra sáu trăm vạn ức ánh sáng. Phóng ánh sáng rồi, tiếp tục đi vào Sư Tử Du Hý Tam muội, hiện bày thần thông biến hoá xong, khiến cho Vô lượng người, tất cả đều nói là Đức Phật chỉ thuyết cho một mình mình thôi, mười phương thế giới, cũng lại như vậy”. Trong này không có thưa thỉnh, nhưng vẫn dùng Phạm Vương thưa thỉnh nối thông từ đầu đến cuối, vì vậy ở đây nói là hãy còn trả lời Phạm Vương. Vốn nói là hãy còn, ấy là lúc Đức Phật mới thành đạo, Phạm Vương bắt đầu thưa thỉnh, ý thưa thỉnh đã cách xa, mà Lộc Uyển-Phương Đẳng, chưa hợp với tâm Phạm Vương, cho nên đến Bát-nhã hãy còn trả lời cho sự thưa thỉnh ban đầu. Vì vậy biết rằng ba lần thưa thỉnh, chỉ riêng một thời Pháp Hoa, nghiệm đúng là không phải không có thật. Tiếp là cùng với Hoa Nghiêm đối chiếu phân rõ, nay ý của một người lẽ nào muốn chê bai đối với pháp giới dung thông, Phổ Hiền đi vào mọi nơi, Văn Thù-Di Lặc có Diệu Dụng vô biên hay sao? Nhưng dựa vào văn của Bộ ấy, hãy còn kèm theo thứ tự trước sau (hành bố), kết tập đầu phần Tựa, tự nói là mới thành tựu, vốn là còn giữ lại thứ tự, vẩn chưa khai mở Quyền, nói là mới thành tựu, thì Tích hãy còn chưa phát khởi. Hai nghĩa này là cương lĩnh chủ yếu của văn ý, là tinh hoa thuần tuý của giáo pháp, mà Bộ kia không khai mở-không lướt qua, thì làm sao biết được Hoá Tích không có hơn-kém? Lý Viên giáo không sai khác cho nên nay đồng ý nói là có thể được xếp loại như nhau, trách Nhân Sư không hiểu, cho nên lại luận về điều đó. Trong đó phân làm hai: 1. Tổng quát trình bày về đồng dị; 2. Tạch biệt so sánh quyết định. Đầu là xếp loại với nhau, như trong Hoa Nghiêm “lúc thuyết về Thập Trú, có Thập Tuệ Bồ-tát thì Pháp Tuệ là đứng đầu; lúc thuyết về Thập Hạnh, có Thập Lâm Bồ-tát thì Công Đức Lâm là đứng đầu; lúc thuyết về Thập Tướng, có Thập Tràng Bồ-tát thì Kim Cang Tràng là đứng đầu, cùng nói là nhờ Phật lực mà thuyết. Đến lúc 36 thuyết về Thập Địa, có ba mươi sáu Bồ-tát đều lấy Tạng làm tên gọi, Kim Cang Tạng là đứng đầu, Giải Thích Nguyệt ở cuối cùng, Kim Cang Tạng này đi vào Đại Trí Tuệ Quang Minh Tam muội khắp mười phương đều như vậy, từ trong Tam muội bắt đầu nói với các vị Bồ-tát rằng rộng lớn như pháp giới…” Tiếp theo nêu ra tên gọi Thập Địa xong, nói ba đời mười phương chư Phật không có Đức Phật nào thuyết về Thập Địa này: “Tất cả Bồ-tát tuỳ thuận theo lời Đức Phật tuyên thuyết! Nói lời như vậy rồi lặng lẽ mà an trú. Tất cả Bồ-tát nghe lời này rồi khao khát muốn được nghe, tất cả đều nghĩ rằng tại sao Bồ-tát Kim Cang Tạng thuyết về tên gọi Thập Địa rồi lặng lẽ mà an trú? Trong chúng có Bồ-tát tên gọi Giải thoát Nguyệt biết rõ tâm niệm của đại chúng thuyết ra năm hàng kệ thỉnh cầu Kim Cang Tạng. Kim Cang Tạng lại thuyết ra sáu hàng kệ ngăn lại rằng: Chúng sanh thiếu niềm tin cho nên Ta im lặng. Giải thoát Nguyệt lại thỉnh cầu rằng: Đại chúng trực tâm thanh tịnh khéo tu trị đạo gieo trồng các thiện căn… Kim Cang Tạng tiếp tục ngăn lại rằng: Đại chúng tuy thanh tịnh mà người thực hành chưa lâu trí tuệ chưa hiểu rõ ràng. Giải thoát Nguyệt lại thỉnh cầu rằng: Chư Phật đều hộ niệm nguyên xin thuyết về nghĩa Thập Địa. Các vị Bồ-tát đồng thanh nói kệ thỉnh cầu, chư Phật phóng ánh sáng chiếu rọi, trong ánh sáng thuyết kệ khen ngợi xong, Kim Cang Tạng lại ca ngợi về nghĩa Thập Địa rất vi diệu khó suy nghĩ rồi khiêm tốn lùi lại, tiếp đó mới nói rằng nhờ Phật lực mà thuyết, lại nhắc nhủ đại chúng khiến cho cung kính lắng nghe”. Lại nói “Điều Ta đã thuyết ấy giống như một giọt nước trong biển lớn, sau đó mới thuyết rộng ra về công đức của Thập Địa…” Đây chính là ba lần thỉnh cầu-hai lần ngăn lại nhưng hãy còn thiếu một lần thỉnh cầumột lần ngăn lại trong Pháp Hoa cho nên nói là xếp loại với nhau, huống là sự thỉnh cầu trong Pháp Hoa chỉ có hiển bày về một Thật lâu xa của Bổn-Tích hay sao? Vả lại, xếp loại với nhau ấy, chỉ nói là ngăn lại sự thỉnh cầu chứ không nói đến pháp đã thuyết ra. Pháp chẳng xếp loại với nhau thì không thể trở thành ngang nhau, mà Nhân Sư cố tình chấp trước, nói là thêm vào Pháp Hoa ấy, bởi vì các sư hoằng dương kinh luận từ xưa đến nay không hiểu được Phật ý, chỉ thấy Hoa Nghiêm có nhiều sự việc-văn từ rất dài-Bồ-tát thỉnh cầu tường tận, mà nói là Hoa Nghiêm hơn hẳn Pháp Hoa, thời đại bây giờ người học giáo pháp Sơn Môn vẫn còn nói đến điều này, thật là sai lầm; vả lại, bởi vì Nhân Sư chỉ dùng sự hơn kém của Giáo chủ và người thỉnh cầu để so sánh với nhau chứ không nói đến pháp môn quán trí thù thắng này, nhưng người thông thái thời nay lại dùng Giáo Thể nói là hơn hẳn Pháp Hoa há không phải sai lầm hay sao? Tổng quát trình bày về đồng-dị xong. Tiếp từ “Thân tử…” trở xuống là tách biệt so sánh quyết định, có ba: 1. Chính thức so sánh quyết định; 2. Từ “bỉ dĩ…” trở xuống là trình bày về ý so sánh quyết định; 3. Từ “Đản thử…” trở xuống là kết luận quy về ý nghi ngờ nhiều-thỉnh cầu nhiều của văn này. Văn phần một lại có hai: Một. Gạt bỏ sư xưa nói rằng người thỉnh cầu trong Pháp Hoa chỉ là Tiểu thừa; Hai. Từ “Hựu Di Lặc…” trở xuống là bào chữa rằng Pháp Hoa không bằng Bồ-tát nghi ngờ mà thưa thỉnh. Trong đó lại có hai: Trước là dẫn ra như nhau, tiếp từ “Hựu Bổn Môn…” trở xuống là trình bày về ý hơn hẳn. Văn phần trước nói trong Pháp Hoa thì Di Lặc cứu vãn quyết định vào Văn Thù, trong Hoa Nghiêm thì Giải thoát Nguyệt thỉnh cầu giải thích nghi ngờ hướng về Kim Cang Tạng. Nếu như dựa vào Bồ-tát trong hai kinh làm Chủ-Khách cho nhau, cùng là địa vị đi sâu vào vậy thì giống như ngang nhau. Vì vậy nói nếu là hai nơi có Hội Chủ khác nhau thì tuy chính là Thích Ca-Xá Na khác nhau, mà chỉ là y phục trang sức có phần khác biệt chứ trong thân thể không hề sai khác. Văn phần tiếp, xưa nay tuy là như vậy, nhưng pháp đã thỉnh cầu-cơ duyên đã gặp không thể không có đồng-dị, Hoa Nghiêm bao gồm Biệt giáo-Pháp Hoa thuần là Viên giáo. Vả lại, chư Phật mười phương đều là Xá Na phân thân mà trong kinh không nói, cũng là lấy Quyền mà bao phủ đối với Thật. Vì vậy đợi đến nơi này mới so sánh quyết định khiến cho thù thắng. Trong đó lại có ba: 1. Tổng quát trình bày về người thưa thỉnh tuyên thuyết ấy là thuộc về Thuyết Pháp thù thắng; 2. Từ “Nhược bỉ…” trở xuống là tách biệt trình bày về Quyến Thuộc thù thắng; 3. Từ “Hựu bỉ…” trở xuống là trình bày Hoá Chủ thù thắng. Văn phần một trong Bổn Môn của Pháp Hoa là Đức Phật thuyết về Phật pháp, cùng với trong Hoa Nghiêm thêm vào Bồ-tát thuyết về Bồ-tát pháp, không thể không có đồng-dị, ý chỉ của Phật hơn-kém như vậy khó mà nghĩ bàn được. Vì vậy Đại sư tự nói rằng: Nếu so sánh về hơn-kém ấy thì sợ rẵng mất đi ý chỉ của Phật. Ý chỉ của Phật chỉ ở nơi dẫn dụ chúng sanh phù hợp với chân lý nhưng có thể bao phủ giáo môn mà không thể nào đồng loạt như nhau. Vì lẽ đó lại nói: Kinh Pháp Hoa này khai mở Quyền hiển bày Thật-khai mở Tích hiển bày Bổn, hai ý như vậy luôn luôn khác với các kinh. Thưa thỉnh nhiều- nghi ngờ nhiều lại khác với các giáo. Do đó ba lần ngăn lại bốn lần thưa thỉnh thuộc về Tích Môn, bốn lần thưa thỉnh- ba lần khuyên nhủ thuộc về Bổn Môn. Trong văn phần hai nói không thể không có sơ nhạt và gắn bó ấy, tri thức sơ nhạt, phát tâm gắn bó, tri thức có thể làm thành lợi ích cho nhau, phát tâm thì địa vị bậc Thầy không thay đổi. Do đó biết rằng nói về tri thức thì che lấp việc làm của phát tâm, hiển lộ và che phủ khác nhau thì sơ nhạt và gắn bó nào nghi ngờ gì? Ý phần thứ ba là mười phương thuyết pháp ấy thì pháp như nhau-người như nhau được thêm vào thì giống nhau. Vậy thì Hóa ChủQuyến Thuộc cùng lấy một thân-Vô lượng thân làm chủ-Bạn lẫn nhau, một thân và nhiều thân giống nhau mà không giống nhau, một và nhiều tự tại mà bao phủ thuyết về phân thân ấy chỉ nói là Chủ-bạn liên quan với nhau. Giả sử một thân và nhiều thân ấy chỉ nói là pháp giống nhautên gọi giống nhau, thì một đài hoa ấy có một Hóa Chủ, đài hoa cách xa nhau mức lượng ấy không thể suy lường. Nay dùng ruộng đất tám phương mà chư Phật quy tụ tất cả trong đó thì có bao nhiêu đài hoa? Nêu ví dụ mà biết trần số cũng như vậy. Ý so sánh quyết định ấy, Phật trong hội Hoa Nghiêm kia đâu khác với Pháp Hoa đã nói như trước, còn lại đều giống như văn. Cho đến trong Sớ văn mở rộng dùng mười nghĩa phân rõ về đồng-dị. Phần ba là kết luận quy về như văn, có hai: Kết luận và khuyến khích.

Tiếp trong phần giải thích khác nhau, có hai: 1. Trình bày về ba ý thông dụng; 2. Trình bày về các Sư không giống nhau. Văn phần một Đốn-Tiệm và Bất định tên gọi tuy không khác nhau nhưng trình bày về nghĩa không rõ ràng cho nên cần phải phá bỏ. Trong phần đầu nói Nam ba, Bắc bảy ấy, Nam nghĩa là Nam Kiều, tức là phía Nam của Kinh Giang. Bắc nghĩa là Bắc Kiều, tức là Hà Bắc vậy. Từ triều nhà Tống đến nay ba Luận kế thừa lẫn nhau, các Sư ấy không phải là cùng vâng theo tôn chỉ của La Thập, nhưng năm tháng cách xa nên Văn Sớ thất lạc nhiều. Cuối triều nhà Tề đến nay huyền cương hầu như đoạn tuyệt, ở Giang Nam ra sức mở rộng Thành Thật Luận, ở Hà Bắc lại chú trọng đến Tỳ Đàm Luận. Vào lúc ấy Lãng Công ở nước Cao Ly đến Kiến Vũ ở nước Tề rồi đến Giang Nam, vấn nạn Thành Thật Luận, các Sư ấp a ấp úng không đối đáp được, vì vậy Lãng Công tự mình phát triển ba Luận. Đến thời Lương Vũ Đế truyền chỉ cho mười người như Chỉ Quán Thuyên… học về Tam Luận, chính người chỉ vì còn trẻ nên hời hợt xem như trò đùa, chỉ riêng Chỉ Quán Thuyên chịu khó học tập thành tựu. Thuyên có bốn người là học sĩ cùng tham gia, người đương thời nói rằng: Hưng Hoàng phục hổ lãng thê hà đắc ý bố, Trường can lãnh ngữ biện, thiền chúng văn chương dõng. Vì vậy biết rằng Nam tông đầu tiên mở rộng Thành Thật Luận sau đó chú trọng đến Tam Luận. Thời cận đại tương truyền dùng nghĩa Thiên Thai chỉ cho nam tông ấy là sai lầm vậy. Tất nhiên là Sơn Môn kế thừa cùng một tông phái, vì vậy vấn nạn thì Nam-Bắc đều dẹp bỏ, chọn lấy thì Nam-Bắc cùng giữ lại. Thời nay nói là Bắc tông ấy, nghĩa là Câu Xá-Duy Thức, Nam phương cận đại cũng không mở rộng một phía, trong đó các Sư đã sử dụng nghĩa ý, nếu dựa vào Tam Luận thì thuận theo phân định là Nam tông; nếu như hiện tại Sư đã sử dụng thì Tỳ Đàm-Thành Thật và Tam Luận…, các kinh Đại-Tiểu, tuỳ theo nghĩa dẫn ra sử dụng không thiên về Nam-Bắc. Nếu như môn đồ Pháp Tướng Tông thì phần nhiều dựa vào Đại Luận. Cương mục chuẩn mực của Quán Môn, chủ yếu sử dụng kinh Anh Lạc. Dung thông các pháp thì dựa vào Đại Phẩm và văn Viên Môn của các Bộ. Vì vậy biết rằng tông phái này không thiên về câu kết phái này phái khác, bảo vệ mình thì chùa tự nhiên là quỹ đạo của Pháp Sư. Đại thừa thì lấy con người để lập thành tên gọi, bởi vì chú trọng đến sự luyện tập của mình, cho nên được ca ngợi là Đại thừa.

Ba là trong phần trình bày về vấn nạn, trước là vấn nạn về Nam ba, tiếp là vấn nạn về Bắc bảy. Thứ nhất trong phần Nam ba, trước là vấn nạn về năm Thời, tiếp từ “Kim cánh…” trở xuống là quay lại vấn nạn về văn trước sử dụng nghĩa ba Thời. Văn phần trước có hai: 1. Vấn nạn về năm Thời; 2. Từ “Ngũ thời chi thất…” trở xuống là kết thúc vấn nạn. Văn phần một chính thức vấn nạn dùng năm Vị-năm Thời trong Niết-bàn, lại có ba: Một. Vấn nạn về năm thời; Hai. Vấn nạn cùng sử dụng ba giáo như Đốn-Tiệm… Ba. Vấn nạn dùng năm Vị trong Niếtbàn. Văn phần một lại có hai: a. Nói về ý; b. Chính thức vấn nạn. Phần (a) nói trước tiên vấn nạn về năm Thời ấy, bởi vì hai sư trước thiết lập ba-bốn Thời, vốn là thâu nhiếp ở trong năm Thời. Trước tiên tổng quát nêu ra ý, xong. Phần (b) từ “Nhược ngôn…” trở xuống là theo thứ tự vấn nạn về năm Thời ấy, tức là tự phân làm năm văn. Thứ nhất vấn nạn về mười hai năm trước có tướng giáo ấy, trước là nhắc lại sự thiết lập ấy, tiếp là vấn nạn. Trong vấn nạn lại có bốn: 1. Tổng quát vấn nạn mười hai năm trước và tướng có; 2. Từ “Hựu A Hàm…” trở xuống là chỉ dùng “Không” để vấn nạn; 3. Từ “Hựu thành đạo…” trở xuống là vấn nạn về mười hai năm trước chỉ có Tiểu thừa; . Từ “Phục thứ…” trở xuống là vấn nạn dùng ý Thành Thật Luận để phá bỏ. Trong văn phần một nói các luận như Thành Thật… Luận thuộc về mười hai năm trước, văn Luận tự trình bày về nghĩa Không, Luận Sư phân định đó là Hữu Tướng Giáo, há không phải là dùng Hữu, vu oan cho Tông của mình là Hữu Tướng Giáo hay sao? Văn phần hai A Hàm chính là mười hai năm trước, và Đại Luận đã chỉ ra đều trình bày về nghĩa Không thì nói là

Hữu như thế nào? Nói là lão tử… ấy như trong Chỉ Quán quyển thứ sáu có ghi lại. Tiếp là Luận đã chỉ ra rằng trong Tam tạng trình bày về Pháp Không là Đại Không ấy, tức khác nói rằng Tam tạng nối thông với ĐạiTiểu sao lại là chỉ thuộc về Tiểu thừa? Nay trình bày như Pháp Hoa nói học Tam tạng tham trước Tiểu thừa, còn trong Đại Luận, khắp nơi dùng Tam tạng đối chiếu với Đại thừa mà phân rõ Đại -Tiểu cho nên theo văn này lấy Tam tạng làm Tiểu thừa. Nếu luận chung thì hai môn ĐạiTiểu đều có Tam tạng, tất nhiên là phạm vi chung không phải là ý riêng. Nếu chỉ là phạm vi chung thì tại sao lại loại trừ nối thông với Pháp Hoa-Đại Luận, đầy đủ như trong Tứ Giáo Bổn trình bày rộng rãi. Vì vậy mười hai năm trước dựa theo Hiển lộ giáo chỉ có thể nói chung là Tam tạng giáo mà thôi, cho nên không thể nào nói rằng thấy có đắc đạo. Nếu như chỉ thấy có thì trở ngại đối với ba Môn, vì vậy trong văn lại phá bỏ sự tồn tại của cái thấy chấp có, và lại Tam tạng giáo dựa theo Bất định giáo, cũng không phải chỉ có ở mười hai năm trước, như món ăn Đàn Nhỉ là thời Niết-bàn, sự việc ấy cũng ở trong Tứ A Hàm, Ca Lưu Đà Di cũng lại như vậy. Do đó Hiển lộ giáo mười hai năm trước xác định là chỉ thuộc về Tiểu thừa. Trong phần ba vấn nạn chỉ có Tiểu thừa, có hai: Một. Văn dẫn ra Ương Quật vẫn là Đại thừa trình bày về Không cũng thuộc về mười hai năm trước; Hai. Lại như Đại Luận, từ khi đắc đạo về sau trong mười hai năm cũng thuyết Bát-nhã. Trong phần bốn là vấn nạn về ý Thành Thật Luận gạt bỏ, có ba: Một. Thẳng thắng dùng ý Luận sư gạt bỏ để vấn nạn về giáo trở thành giả lập, Hai. Từ “Hựu câu lân…” trở xuống là dùng người đắc đạo vấn nạn về đắc đạo không thể không có thì Giáo trở thành Vô tướng; ba- Từ “Hựu nhược”. Trở xuống là dùng đắc đạo và Vô tướng cùng phân tích gạt bỏ, lại phân làm ba: a. Vấn nạn về đắc đạo, không đắc đạo thì Giáo giống như Vô tướng và Tà thuyết; b. Vấn nạn về đắc đạo vẫn còn là Hữu tướng thì đạo cũng trở thành ngoại đạo; c. Kết thành tướng sai lầm. Tiếp là vấn nạn về mười hai năm sau, cũng có hai: 1. Nhắc lại sự thiết lập để lược bỏ sai trái; 2. Từ “Nhược ngôn…” trở xuống là phá bỏ rộng ra. Sư kia dùng Bát-nhã giáo làm thời thứ hai, cho nên Bát-nhã không có những sự bảo vệ hay loại trừ… vì lẽ đó dựa theo đây mà làm thành văn từ vấn nạn. Trong đó phân làm sáu: Một. Vấn nạn về Vô tướng không thành; Hai. Từ “Nhược ngôn…” trở xuống là vấn nạn về không trình bày Phật tánh; Ba. Từ “Nhược ngôn…” trở xuống là dùng Bát-nhã vấn nạn về không có dung hợp ba; Bốn. Từ “Nhược ngôn…” trở xuống là dùng Bát-nhã vấn nạn về không có công kích quở trách; Năm. Từ “Nhược ngôn…” trở xuống là dùng Bát-nhã vấn nạn về Thời Giáo thứ hai này; Sáu. Dùng Bát-nhã vấn nạn về nối thông với mười hai năm trước. Văn phần một như văn. Văn phần hai lại có hai: a. Chỉ dùng Chánh nhân Phật tánh để vấn nạn; b. Từ “Cố tri…” trở xuống là dùng ba Phật tánh để vấn nạn; c. Từ “Nhược ngôn Vô thường…” trở xuống là dùng tám mươi năm không thuyết về Phật tánh để vấn nạn. Văn phần (a) lại có hai: Đầu là dùng Cọng, Bất Cọng Bát-nhã để vấn nạn, tiếp từ “Đại Kinh…” trở xuống là dùng danh nghĩa như nhau để vấn nạn, lại phân làm bốn: Thứ nhất, Dẫn trong năm tên gọi có Phật tánh Bát-nhã để vấn nạn; thứ hai, Sư ấy cứu vãn; thứ ba, Từ “Nhược nhĩ…” trở xuống là tiếp tục phá bỏ; thứ tư, Từ “Hựu Niết-bàn…” trở xuống là tiếp tục dẫn văn kết luận giống nhau. Văn thứ nhất nói Phật tánh có năm loại tên gọi, như Chỉ Quán quyển thứ ba ghi lại, ý vẫn có phần khác biệt. Văn thứ hai bào chữa rằng Niếtbàn tất nhiên là Bát-nhã trong ba Đức; không phải là Vô tướng ấy điều này lại rất sai lầm. Một là ba Đức Bát-nhã, vẫn còn là lỗi lầm của Hữu tướng; hai là Vô tướng Bát-nhã, không phải là lỗi của ba Đức. Nếu không phải là ba Đức, tức là Vô thường nếu là Vô thường thì sao nói là Vô tướng? Dù cho thuộc về Tiểu thừa nhưng cũng không phải là Bátnhã của mười hai năm sau. Vô tướng không thể thành tựu huống là trong phần tiếp tục phá bỏ vẫn là chỉ Niết-bàn, Niết-bàn đâu khác với Bát-nhã? Vả lại trong phần tiếp tục thiết lập kết luận như nhau, Niếtbàn Phật tánh cùng với thực tế Bát-nhã nào khác nhau? Trong văn phần (b) dùng ba Phật tánh để vấn nạn, có ba: thứ nhất, Nhắc lại Niết-bàn Bát-nhã đã trình bày về thật tướng pháp tánh, là Chánh Nhân, hướng về hai tánh còn lại là ba Nhân. Thứ hai, Tiếp tục dẫn ra Kim Cang Luận, chứng minh Bát-nhã là Liễu Nhân Phật tánh. Thứ ba, Từ “Đản danh vị…” trở xuống là nêu ra ví dụ kết thúc vấn nạn. Trong văn phần (c) là dùng vấn nạn Phật tám mươi năm (tuổi) trong đây, có hai: Thứ nhất, Nhắc lại những chấp trước; Thứ hai, Vấn nạn. Trong vấn nạn lại có ba: Đầu là dùng vấn nạn về Đức Phật tám mươi năm cũng thuyết về Thường, tiếp là dẫn Đại Luận chỉ là một thân mà phân ra Sanh-Pháp để vấn nạn, sau là dùng Tiểu so sánh để vấn nạn. Phần đầu nói là vân vân tức Niếtbàn tám mươi năm đã nói là Thường, Bát-nhã tám mươi năm lẽ nào không nói? Bát-nhã tám mươi năm nếu như không nói thì Niết-bàn tám mươi năm làm sao có thể nói? Rộng ra vân vạn. Phần tiếp là dẫn Đại Luận, lại có hai: Trước là phân ra hai thân, tiếp là hai thân hợp lại. Văn phần trước, trong Bát-nhã đã là các vị Bồ-tát nên biết rằng Hoá Chủ chắc chắn là không sanh tử. Nếu không sanh tử tức là thường trú. Nếu là thường trú thì trình bày về Thường rõ ràng như vậy. Vốn nói là Phật 2 có Sanh thân và Pháp thân ấy, như trong Đại Phẩm nói: “Bồ-tát Phổ Minh ở thế giới Hoa Tích muốn đến quốc độ này, Đức Phật ở thế giới ấy dạy Bồ-tát thăm hỏi Phật Thích Ca ít bệnh tật, ít buồn phiền…” Luận hỏi rằng: “Vì sao chư Phật thăm hỏi nhau mà nói là bệnh tật buồn phiền?” Luận đáp rằng: “Bởi vì Phật có Sanh thân và Pháp thân, Sanh thân thì có nóng-lạnh cho đến chín loại não loạn, Pháp thân thì vô bệnh, cho nên hỏi về Sanh thân chứ không hỏi Pháp thân”. Tiếp từ “Thích luận…” trở xuống là trình bày về hai thân hợp lại, Giáo phân ra hai thân bởi vì căn cơ kém cỏi, lẽ nào bởi vì căn cơ kém cỏi mà tạm thời hiện rõ Vô thường, tức là dùng Vô thường bịa đặt thêm vào Pháp tánh khiến cho Vô thường hay sao? Phần tiếp là nêu ra Tiểu để so sánh, tức nhân duyên Sa-di Quân Đề trích dẫn từ Đại Luận, như trong Chỉ Quán quyển thứ bốn ghi lại. Tiểu thừa ấy nói là bất diệt, bởi vì nghiệp của Vô tác đến đời vị lai gọi là bất diệt chứ không phải là thường trú bất diệt, tam thời dẫn chứng bất diệt để phá bỏ Vô thường kia. Phần ba là vấn nạn về Bát-nhã không có dung hợp ba, thật ra Bát-nhã chưa dung hợp với ngưới ấy, nay tạm thời dùng pháp dung hợp để mà vấn nạn, người kia cũng không hiểu là dung hợp với pháp chứ không dung hợp với người. Lại phân làm hai: Tách biệt dẫn ra Thiên Tử phát tâm, Thiên Tử tuy chẳng phải Nhị thừa nhưng mà phát tâm Bồ-đề tức là nghĩa thích hợp với dung hội. Tiếp là dẫn ra Thanh văn phát tâm chính thức trình bày về nghĩa dung hội. Lại phân làm hai: Đầu là dẫn kinh, tiếp từ “Nhược Thanh văn…” trở xuống là giải thích. Trong văn phần đầu nói cùng với sanh tử làm thành chướng ngại cách xa, ấy là diệt trí khôi thân mãi mãi đoạn dứt sanh tử. Nếu như phát tâm Đại Bi lợi ích cho chúng sanh thì nên ở trong sanh tử kết duyên cùng với chúng sanh, hoặc là gieo trồng hoặc là cởi bỏ mà thành thục cơ duyên. Vì vậy Nhị thừa đã đoạn dứt sanh tử mãi mãi cùng với sanh tử làm thành chướng ngại cách xa, cho nên không có năng lực đi vào sanh tử làm lợi ích chúng sanh. Nếu như người phát tâm tam miệu tam Bồ-đề thì mình cũng tuỳ hỷ, ấy là quay trở lại ngăn cản hạnh Tiểu thừa khiến cho phát tâm Đại thừa, ở trong Quyền giáo tuy nói là chủng tử hư hoại, nhưng Đức Phật dùng Thật lý để mà phát động, giả sử có người có thể phát tâm Bồ-đề thì mình cũng tuỳ hỷ. Trong phần bốn là vấn nạn về không có công kích hay bảo vệ, có bốn: 1. Dẫn ra gạt bỏ trí; 2. Từ “Hựu thập tam…” trở xuống là dẫn ra gạt bỏ giáo; 3. Từ “Hựu vân…” trở xuống là dẫn ra sai lầm về Giáo chỉ để vấn nạn; . Từ “Khởi hữu…” trở xuống là kết luận. Văn tiếp theo nói không thuận theo mọi người mong cầu cơm ăn áo mặc… ấy, kinh nói “Ông là người bậc trên thì nên cầu pháp bậc trên, không nên tự khinh mình chỉ ở địa vị thấp kém, không nên giống như dây leo kia dựa vào cành lá, gần gũi mà theo đuổi suồng sả như chó mèo…” trong phần ba dẫn ra sai lầm về Giáo chỉ nói thấy cảnh tượng… ấy, thiết lập Tiểu thừa giáo vốn mong mỏi hướng về Đại thừa, trú trong Tiểu thừa quên mất Đại thừa thì đây là người không nhanh nhạy khéo léo. Phần bốn là kết luận như văn. Trong phần năm là vấn nạn về thời thứ hai này, có hai: 1. Dẫn ra các kinh; 2. Từ “Kinh kinh…” trở xuống là kết thúc vấn nạn. Phần sáu là vấn nạn về mười hai năm sau có Vô tướng, giống như văn. Tiếp theo vấn nạn về Thời thứ ba, tức là nơi khác dùng Phương Đẳng làm Thời Giáo thứ ba, cho nên cần phải dựa theo sự ca ngợi hay chê bai… để vấn nạn, trong đó phân làm hai: 1. Nhắc lại những chấp trước; 2. Từ “Kim vấn…” trở xuống là chính thức vấn nạn. Phần một như văn. Phần hai phân làm bốn: Một. Vấn nạn Phương Đẳng không nên ở sau Bát-nhã; Hai. Từ “Hữu Di Lặc…” trở xuống là vấn nạn bị công kích không nên chỉ ở tại Thanh văn; ba. Từ “Nhược ngôn…” trở xuống là vấn nạn không nên dùng thọ mạng bảy trăm a tăng kỳ kiếp để phân định về Phương Đẳng; bốn- Dùng ba Phật tánh để vấn nạn giống với Niết-bàn Thường Trú. Hai phần đầu như văn. Trong phần thứ ba lại có ba: a. Vấn nạn; b. Từ “Văn biện…” trở xuống là tiếp tục phân rõ; c. Từ “Hựu vân…” trở xuống là dẫn chứng về Thường Thân. Trong văn phần (a) nói bảy trăm a tăng kỳ ấy Lăng Nghiêm bảy trăm và Tịnh Danh Kim Cang, cả hai kinh đều là Thời Giáo thứ ba, tại vì sao không lấy Kim Cang làm chính, mà Nhân Sư cương quyết dùng bảy trăm để phân định là Vô Thường. Nếu bảy trăm là Vô Thường thì Kim Cang lẽ nào là Thường? Phương Đẳng Kim Cang nếu là Vô Thường, thì Niết-bàn Kim Cang đâu chắc chắn là Thường? Niết-bàn là Vô Thường thì Phật tánh ở đâu? Nói là đâu có tật bệnh-đâu có phiền não, ấy là trong kinh Nhũ Quang nói: “Đức Phật ở tại thành Tỳ-da-ly thuyết pháp cho chúng hội dưới cội cây Âm Nhạc, Phật có phần bị cảm gió nên cần phải sữa trâu. Lúc ấy trong thành có một Phạm chí tên gọi Ma-da-lợi, có năm trăm đệ tử, là đại trưởng giả trong nước, không tin vào Phật pháp, không biết gì bố thí, giăng lưới che phủ nhà cửa, không để cho chim chóc xâm phạm. Nơi cư trú của Phạm Chí ấy cách pháp hội của Phật không xa. Đức Phật bảo với A-nan: Ông nhân danh của Ta đến nơi Phạm Chí lấy sữa đem về đây. A-nan vâng theo lời dạy mà đi, ôm bình bát đứng ngoài cửa. Lúc ấy Phạm Chí sắp đi vào vương cung, bởi vì thấy A-nan nên hỏi rằng: Tại vì sao mới sáng sớm mà lại ôm bát đứng ở đây? A-nan trả lời Phạm Chí đầy đủ theo ý của Phật bảo. Phạm Chí lặng lẽ tư duy: Nếu như không cho sữa, thì mọi người nói là mình bủn xỉn. Nếu như cho sữa, thì các Phạm Chí nói là mình tôn thờ Đạo của Cù Đàm. Tiếp tục tư duy rồi, liền trao cho con trâu gầy còm, khiến A-nan tự vắt sữa, muốn để cho con trâu gầy đạp chết A-nan, làm cho Cù Đàm nhục nhã một phen. Như mưu kế mà làm, năm trăm đệ tử của Phạm Chí đều cười nói rằng: Cù Đàm thường tự mình nói là có năng lực vượt qua sanh lão bệnh tử, hôm nay chính mình mắc bệnh cần phải dùng sữa. Lúc ấy Duy Ma Cật trách mắng mà lời lẽ hỏi đáp vang vọng giữa hư không…” Đầy đủ như trong kinh Tịnh Danh, vẫn mở rộng ở trong kinh: “Lúc ấy năm trăm đệ tử của Phạm Chí, nghe tiếng nói giữa hư không, lập tức không còn hồ nghi gì nữa, tất cả đều hoan hỷ phát tâm Vô thượng. Bấy giờ quyến thuộc nội ngoại của Phạm Chí, và vô số dân chúng trong làng xóm, đều đi theo A-nan đến xem vắt sữa trâu. A-nan đến gần cạnh trâu, tự nghĩ đến Pháp của Thầy mình, không thể tự vắt sữa trâu. Nói xong, chỗ ngồi của Đao Lợi Thiên, bị dao động rất mạnh, nên từ cung trời đi xuống, hoá làm Phạm Chí nhỏ, đến gần bên trâu. A-nan trông thấy rất hoan hỷ, xin được lấy sữa. Liền trả lời A-nan: Tôi không phải là Phạm Chí, là Đế Thích mà thôi. Nghe đức Thế Tôn cần dùng sữa, cho nên đến nơi này. A-nan nói: Làm sao có thể tiếp cận nơi tanh hôi này vậy? Đáp rằng: Tôi làm sao bằng được Đức Phật Thế Tôn, mong lấy sữa giúp cho, chỉ nguyện biết hợp thời! Đế Thích đồng ý liền mang đồ dùng đến cạnh bên trâu. Trâu liền đứng yên, người xem vô cùng kinh ngạc, Phạm Chí nhỏ có duyên gì xảy ra, vắt sữa giúp cho người ta, nếu như bị trâu dữ đạp chết thì sẽ làm thế nào đây? Đế Thích liền nói kệ rằng: Nay Đức Phật có chút cảm gió, sữa của người (trâu) là loại sữa hay, để Đức Phật uống vào khỏi bệnh, được phước không có gì lường tính. Phật là Thầy trời người tôn kính, tâm yêu thương luôn luôn lo nghĩ, tất cả loài bò bay máy cựa, đều mong muốn khiến được độ thoát. Lúc ấy trâu mẹ nói kệ rằng: Tay này xoa bóp nấm vú tôi, tất cả khoái cảm chính như vậy, lấy sữa hai đầu vú của tôi, để lại những bầu sữa sau này, trước mắt giữ lại cho con tôi, sáng sớm đến nay chưa được bú, tuy biết rằng có nhiều phước đức, mà tác ý cũng nên bình đẳng . Ngay sau đó nghé con vì mẹ nói kệ rằng: Con từ vô số kiếp đến nay, bây giờ được nghe tiếng Đức Phật, thì nói mang hết phần của con, dùng tất cả dâng lên Đức Phật, Thế Tôn là Thầy của tất cả, rất khó có thể gặp lần nữa, con ăn cỏ uống nước cũng được tự mình có thể no hôm nay”. Lại có năm kệ vân vân… “Thế là Anan vắt đầy sữa mang về. Phạm Chí và thân thích cùng mọi người trong thôn xóm trông thấy sự việc này thảy đều ca ngợi, tín giải Phật pháp đạt được pháp nhãn thanh tịnh. A-nan về đến trú xứ Thế Tôn và thuật lại sự việc như vậy. Đức Phật dạy: Đúng như vậy! Trâu này ở thời quá khứ từng làm thân Trưởng giả, thích chi ra toàn bộ tiền của bồi thường, lại chống đối với người khác, vì thế rơi vào loài súc sanh. Nay tội lỗi đã hết, trong miệng phát ra ánh sáng thọ ký từ đây về sau mạng chung bảy lần sanh nở lại cung trời Đâu Suất và cõi Phạm thiên, lại bảy lần sanh vào nhà giàu có cao quý ở loài người, trâu mẹ gặp Di Lặc thành A-lahán, nghé con từ trên xuống dưới hết hai mươi kiếp rồi được làm Phật hiệu là Nhũ Quang. Nên biết rằng Thế Tôn không tật bệnh-không phiền não, bởi vì hoá độ mọi người cho nên hiện thân có tật bệnh, vì cứu độ chúng sanh mà hiện tại thực hành sự việc này. Vì vậy Tịnh Danh an ủi A-nan rằng: Chỉ là Đức Phật xuất hiện trong đời ác đầy năm trược, vì chúng sanh cho nên thị hiện thực hành phương pháp như vậy”. Phần hai, phần ba như văn. Văn phần bốn lại có ba: 1. Dẫn ra đề kinh tổng quát có đủ ba Giải thoát tức là ba Phật tánh để vấn nạn; 2. Dẫn văn phần sau có đủ ba Giải thoát ba Phật tánh để vấn nạn; 3. Từ “Tam nghĩa…” trở xuống là kết luận vấn nạn. Tiếp theo vấn nạn về Thời thứ tư là Pháp Hoa cùng quy về giáo ấy, lại có hai: 1. Nhắc lại văn tổng quát gạt bỏ; 2. Từ “Pháp Hoa…” trở xuống là vấn nạn tách biệt. Vấn nạn tách biệt lại phân làm hai: Một. Sơ lược nêu ra Pháp Hoa trình bày về Thường phân rõ Tánh; Hai. Từ “Hoa Nghiêm…” trở xuống là dẫn ra tách biệt cùng vấn nạn. Văn phần một nói là Mạng Chương ấy, chữ Mạng tức là khẩu lệnh, nghĩa là Giáo cũng chính là Mạng Triệu, gọi là Chương Sơ vậy. Văn phần hai lại có ba: a. Dẫn văn trình bày về Thường; b. Dẫn văn về Phật tánh; c. Phá bỏ thần thông. Văn phần (a) lại có năm: Thứ nhất dùng Hoa Nghiêm để cùng vấn nạn, nơi ấy thừa nhận Hoa Nghiêm cũng trình bày về Thường trú cho nên lấy làm song song; thứ hai từ “Hựu Vô lượng nghĩa…” trở xuống là dùng văn phần Tựa nghiệm xét để vấn nạn; thứ ba Từ “Nhược ngôn…” trở xuống là dùng lời sắc chỉ nhiều ít để vấn nạn; thứ tư là dẫn văn này, thứ năm từ “Pháp Hoa Luận…” trở xuống là dẫn ba thân để vấn nạn. Văn thứ nhất lại có hai: Trước là dùng Tích Môn cùng vấn nạn, tiếp từ “Hựu Hoa Nghiêm…” trở xuống là dùng Bổn Môn cùng vấn nạn. Văn phần trước nói trí tuệ của Bồ-tát như đất trên đầu móng tay, trong Đại Kinh ba mươi hai nói: “Lúc bấy giờ đức Thế Tôn lấy đất trên mặt đất đặt trên đầu móng tay, hỏi Ca-diếp rằng: Đất này là nhiều hay đất trong thế giới mười phương là nhiều? Ca-diếp trả lời rằng: Đất trên đầu móng tay không bằng đất vốn có khắp mười phương”. Kinh văn vốn ví dụ cho bỏ thân người, có được thân người là rất ít, nay mượn để ví dụ cho trí tuệ của Bồ-tát như đất trên đầu móng tay…, Hoa Nghiêm rất sâu sắc chỉ là phần Tựa này. Phần thứ hai và thứ ba như văn. Văn phần thứ tư, dẫn văn về thọ mạng của ba thân để vấn nạn. Văn phần thứ năm, nếu như không trình bày về Thường thì lẽ nào trình bày về ba thân Phật? Văn phần (b) trình bày về ba Phật tánh, lại có năm: Thứ nhất dẫn văn Thường Bất Khinh; thứ hai dẫn văn Pháp Hoa Luận; thứ ba dẫn Niết-bàn chỉ ra từ xa; thứ tư dẫn Niết-bàn cùng trình bày về Nhất thừa; thứ năm nêu ra chung Niết-bàn hãy còn kém. Hai phần đầu như văn. Văn phần thứ ba nói tám ngàn Thanh văn được thọ ký riêng biệt ấy, chư Chỉ Quán quyển thứ bảy ghi lại. Phần thứ tư là cùng trình bày về Nhất thừa nói là tất cánh tức trong kinh nói: “Tất cánh có hai loại: Một là trang nghiêm tất cánh, hai là tất cánh tất cánh. Lại có hai: Một là thế gian, hai là xuất thế gian. Trang nghiêm tất cánh nghĩa là sáu Ba-la-mật, tất cánh tất cánh nghĩa là hết thảy chúng sanh đều là Nhất thừa. Nhất thừa ấy gọi là Phật tánh, vì vậy Ta nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh-đều có Nhất thừa”. Phần thứ năm như văn. Văn phần (c) là phá bỏ thần thông, lại có hai: Thứ nhất sơ lược nêu ra Thân-Độ bất diệt nghiệm xét không phải là thần thông; thứ hai chính thức phá bỏ nghĩa của thần thông, như trong quyển thứ hai, cho nên chú thích là vân vân. Tiếp trong phần phá bỏ Thời thứ năm, lại có hai: 1. Nhắc lại; 2. Vấn nạn, lại có hai: Một. Dùng hai Đế để vấn nạn; Hai. Từ “Chúng sanh Phật tánh…” trở xuống là ví dụ vấn nạn. Phần một nói muốn phá bỏ Thời thứ năm, trước tiên phải vấn nạn Sư của Thành Thật Luận về hai Đế phân định Giới, người xưa tuy nói là hai Đế mà không phân biệt sai khác giữa giống nhau, khác nhau hay kín đáo-hiển bày, cho nên lấy thường trú để ví dụ các giáo. Các giáo đều là hai Đế đã trình ở mười hai năm sau, cùng với mười hai Đế ở mười hai năm trước có gì khác nhau? Nếu nói không khác nhau, thì từ Niết-bàn trở về trước, Pháp Hoa trở lại đây, phải đều là Vô Thường. Nếu sai khác thì làm sao cùng gọi là hai Đế? Phần hai là ví dụ vấn nạn, hai Đế đã giống nhau, phải cùng trình bày về Phật tánh, đều là vân vân. Hai Đế đã giống nhau, phải cùng trình bày về Xiển-đề làm Phật, đều là vân vân. Đã vấn nạn về năm Thời trong Tiệm, tiếp theo vấn nạn về ba Giáo như Đốn… Đầu là vấn nạn về Đốn giáo ấy lại có hai: 1. Lấy giống nhau để vấn nạn; 2. Từ “Quyền tuy…” trở xuống là lấy sai khác để vấn nạn. Từ Hoa Nghiêm cho đến Pháp Hoa, không có giáo nào không có Đốn giáo, đâu chỉ có Hoa Nghiêm mới được gọi là Đốn giáo? Tiếp trong phần trình bày về vấn nạn tách biệt bởi vì Quyền sai khác, cho nên có các Bộ khác nhau, Quyền là Sự pháp, không thể thuận theo Quyền khác nhau mà phân thành Đốn và chẳng phải Đốn. Tiếp là vấn nạn về Bất định giáo ấy phân làm ba: 1. Tổng quát nêu ra các kinh; 2. Dẫn riêng về Ương Quật nêu ra chúng trình bày về Thường; 3. Dùng Tịnh Danh để gộp lại. Văn phần hai nói Ương Quật nêu ra chúng tức là đầu kinh ấy nói: “Lúc bấy giờ đức Thế Tôn cùng Vô lượng Bồ-tát Ma ha tát, và bốn chúng-tám bộ trời rồng”. Tỳ xá già-Phú đơn na…, Nhật Nguyệt Thiên Tử và Hộ Thế…, đều nói là Vô lượng. Bắt đầu từ Lộc Uyển, Phương Đẳng-Bát-nhã, Pháp Hoa-Niết-bàn, đầu kinh nêu ra chúng, đều có Thanh văn-Bồ-tát xen lẫn; Ương Quật cũng như vậy, vẫn nói là Vô lượng, cho nên nói là biết tường tận. Công kích gạt bỏ trình bày về Thường ấy, như kệ trong kinh Ương Quật nói: “Như thế nào gọi đó là một? Nghĩa là tất cả mọi chúng sanh, đều dùng Như Lai tạng vốn có, chung quy là luôn luôn an trú. Như thế nào gọi đó là hai? Đó gọi là Danh cùng với Sắc, đây là tông chỉ của Thanh văn, như vậy không phải Ma ha diễn. Như thế nào gọi đó là bốn? Đó gọi là bốn loại Thánh Đế, đây là tông chỉ của Thanh văn, như vậy không phải Ma-ha-diễn. Hết thảy các Đức Phật Như Lai, đều là đệ nhất tất cánh Thường, đây chính là Đại thừa Thánh Đế, không phải Khổ là Chân Thánh Đế. Như thế nào gọi đó là năm? Đó gọi là năm căn thân ấy, đây là tông chỉ của Thanh văn, như vậy không phải Ma-ha-diễn”. Gọi là nhãn căn ấy, là Thường đối với các đức Như Lai…, đầy đủ như Chỉ Quán quyển thứ bảy trích dẫn, cho đến tăng lên mười cũng lại như vậy. Những văn như vậy, công kích trách mắng Thanh văn trình bày về Thường Trú, rất là rõ ràng, còn lại giống như kinh ấy. Lại như kinh Vô Cấu Thí Nữ: “Vua A Xà Thế có cô con gái tên là Vô Cấu Thí, vào lúc sáng sớm mang giày ngọc ngồi nơi cung điện của cha. Lúc bấy giờ Xá-lợi-phất cùng với tám đại Thanh văn như Văn Thù Sư Lợi và tám đại Bồ-tát, đi vào thành khất thực, tất cả đều trước tiên dấy lên ý niệm. Xá-lợi-phất nghĩ rằng: Mình đang đi vào nhất định như vậy rồi, nguyện cho tất cả chúng sanh trong thành Xá Vệ nghe đến pháp Tứ Thánh Đế. Mục Liên nghĩ rằng: Nguyện làm cho tất cả chúng sanh trong thành không còn có ma sự. Như vậy mười sáu người đều dấy lên ý niệm rồi theo thứ tự đi vào thành. Vào đến cổng nhà cô con gái Vô Cấu Thí khất thực, đều bị cô con gái này công kích trách mắng giống như các loại tâm niệm của họ. Mười sáu người này trở về nơi Phật thuật lại sự việc, Đức Phật ghi nhận người nữ này v.v…” văn phần ba phân làm ba: Một, Dùng cùng có công kích trách mắng để gộp lại; Hai, Từ “Hựu Tịnh Danh…” trở xuống là dùng sự trách mắng xưa kia và Ương Quật giống nhau để vấn nạn; Ba, Từ “Nhược vị…” trở xuống là dùng sự trình bày về Thường bao phủ cơ duyên để vấn nạn. Ba là trong phần vấn nạn dùng năm Vị Niết-bàn, có hai: 1. Nói về sai lầm ấy; 2. Tách biệt trình bày về vấn nạn.

Trong vấn nạn lại có hai: Một, Tổng quát gạt bỏ sai lầm; Hai, Từ “Hà giả…” trở xuống là giải thích. Trong giải thích tự phân làm năm: Thứ nhất trong vấn nạn về từ trâu sinh ra sữa làm thành mười hai Bộ, có ba: a. Dùng sai lầm vì ban đầu thuyết và không có mười hai Bộ để vấn nạn; b. Từ “Cứu vân…” trở xuống là cứu vãn nơi ấy; c. Từ “Kim vấn…” trở xuống là vấn nạn từ ngoài vào trong. Phần (a) như văn. Văn phần (b) nói người ấy cứu vãn rằng Tiểu thừa cũng có mười hai Bộ thậm chí còn khác nhau vậy thôi, trong Đại Kinh hai mươi lăm nói: “Núi Tuyết có loài cỏ tên gọi là Nhẫn Nhục, nếu trâu ăn cỏ ấy thì sinh sản ra Đề hồ. Lại có loại cỏ khác nếu trâu ăn vào thì không có Đề hồ, tuy không có Đề hồ nhưng không thể nói rằng trong núi Tuyết không có loài cỏ nhẫn nhục; Phật tánh cũng như vậy. Núi dụ cho Như Lai, cỏ Nhẫn Nhục ấy dụ cho đại Niết-bàn, loài cỏ khác dụ là dụ cho mười hai bộ kinh. Nếu như có người có thể nghe và thuận theo Đại Bát Niết-bàn thì thấy Phật tánh. Trong mười hai Bộ kinh tuy không nghe có Phật tánh. Nhưng không thể nói rằng không có Phật tánh”. Đã nói trong mười hai Bộ không có Phật tánh, tức là mười hai Bộ không có Phật tánh vậy. Cỏ Nhẫn Nhục ấy đã dụ cho Phật tánh, thì Phật tánh cũng không thể ra ngoài mười hai Bộ. Sư xưa kia dựa vào kinh bào chữa rằng: Đại thừa – Tiểu thừa đều có mười hai Bộ vậy. Nay ý thuận theo tách biệt, tạm thời giữ lại mười hai Bộ có Phật tánh của Đại thừa. Không có Phật tánh ấy thì tạm thời hướng về chín Bộ. Trong phần (c) là vấn nạn từ ngoài vào trong, có hai: trước là thẳng thắn vấn nạn từ ngoài vào trong vì sao không sử dụng mười hai Bộ có Phật tánh? Tiếp là dẫn trong quyển thứ bảy phân định về tội đoạ lạc ấy. Tiếp là vấn nạn Thời thứ hai, lại có bốn: 1. Nhắc lại chấp trước; 2. Từ “Tu-đa-la…” trở xuống là trình bày về vấn nạn; 3. Từ “Giải vân…” trở xuống là người kia bào chữa; . Từ “Nhược ngôn…” trở xuống là tiếp tục phá bỏ. Trong phần phá bỏ lại có ba: Một. Dùng các ví dụ theo thể lệ phá bỏ; Hai. Từ “Bát-nhã…” trở xuống là dùng kinh khác ví dụ Bát-nhã nói thẳng thắng để vấn nạn; Ba. Từ “Nhược ngôn…” trở xuống là phá bỏ Thời thứ hai. Tiếp theo là phá bỏ Thời thứ ba, lại có hai: 1. Nhắc lại chấp trước; 2. Từ “Tịnh Danh…” trở xuống là dựa vào văn trước phá bỏ. Tiếp theo là phá bỏ thời thứ bốn, lại có hai: 1. Nhắc lại chấp trước; 2. Chính thức phá bỏ.

Trong phá bỏ lại có hai: Một, Phá bỏ văn quay lại; Hai, Dẫn Niết-bàn phá bỏ sự thiết lập sai lầm ấy. Tiếp theo là vấn nạn thời thứ năm, cũng là đâu nhắc lại chấp trước, tiếp là chính thức phá bỏ. Ví dụ nói Ngân lệ ấy, hai chữ vốn là một nghĩa, có nghĩa là cạnh tranh không thuận. Nay tuỳ theo lời đơn giản cho nên phân chữ để giải thích. Kết luận và tiếp tục vấn nạn dùng hai thời bốn, ba có thể thấy. Tiếp trong phần vấn nạn về Bắc Địa tự phân làm bảy văn. Thứ nhất trong vấn nạn về năm Thời chỉ vấn nạn Thời thứ nhất, bốn Thời còn lại giống như trước. Thời thứ nhất phân làm hai: 1. Nhắc lại chấp trước; 2. Chính thức vấn nạn.

Trong vấn nạn lại có sáu: Một, Chỉ dựa theo Giới thiện để vấn nạn; Hai, Từ “Hựu bỉ kinh…” trở xuống là dùng Thể của kinh ấy để vấn nạn; Ba, Từ “Hựu vân ngũ giới…” trở xuống là dùng năm Giới làm căn bản của các hạnh để vấn nạn; Bốn, Từ “Hựu đề vị…” trở xuống là dùng kết luận về chúng đắc đạo trong kinh để vấn nạn; Năm. Từ “Phục thứ…” trở xuống là dùng kết tập pháp tạng theo thứ tự để vấn nạn; Sáu. Từ “Nhược ngôn…” trở xuống là dùng Nhất âm ở phần vấn nạn thứ nhất. Văn phần đầu lại có hai: a. Thẳng thắng vấn nạn; b. Vấn nạn từ ngoài vào trong. Văn phần hai ấy, Phù gọi là pháp Tam Thừa, đó gọi là hành hành pháp. Ấm gọi là Nê Hoàn đạo ấy, đạo nói là Năng thông, Ấn gọi là Thật Tướng. Có Thật Tướng Ấn thì Đạo có thể Hành. Văn phần ba ấy, Linh gọi là Tình thức, bởi vì có Tình Thức cho nên mượn Giới làm căn bản. Thiên nghĩa là Y báo – Chánh báo của chư Thiên. Địa nghĩa là Chánh báo – Y báo của Địa thần. Tứ Thiên Vương chủ trì khiến cho bốn mùa điều hoà thuận tiện, Địa thần giữ gìn cho vạn vật thành thục, cha mẹ là nguồn cội của đạo, chỉ là luôn luôn sinh trưởng làm nghĩa. Phần bốn như văn. Trong phần năm là vấn nạn về kết tập, có hai:

a. Vấn nạn về không tham dự năm Thời; b. Từ “Hà giả…” trở xuống là giải thích về nguyên cớ không tham dự. Phần sáu vấn nạn về Nhất âm có thể thấy. Tiếp theo trong phần vấn nạn Bồ-đề lưu chi, có hai: 1. Nhắc lại chấp trước sơ lược gạt bỏ; 2. Từ “Tùng đắc đạo…” trở xuống là chính thức gạt bỏ. Chính thức gạt bỏ lại có hai: Một. gạt bỏ Bán Tự Giáo; Hai. Từ “Bát-nhã…” trở đi là gạt bỏ Mãn Tự Giáo. Phần một lại có hai: a. Tổng quát vấn nạn; b. Dẫn ra các văn, đều là mười hai năm trước, đã có Mãn Tự Giáo. Nói là Niết-bàn nói: “Ta từ lúc mới thành đạo, hằng sa Bồ-tát đến thưa hỏi…” là trong kinh thứ ba: “Ca-diếp đưa ra ba mươi sáu câu hỏi xong. Đức Phật khen ngợi rằng: Khéo thay, khéo thay! Nay ông chưa đạt được Nhất thiết chủng trí, nếu như đã đạt được trí ấy, thì như điều ông đã hỏi, giống như Nhất Triết Trí, bằng nhau không có gì sai khác. Này người thiện nam! Ban đầu Ta ngồi nơi đạo tràng, mới thành tựu Chánh giác, lúc bấy giờ Vô lượng a tăng kỳ hằng sa đẳng thế giới chư Phật, có các vị Bồ-tát, cũng đã từng hỏi Ta về nghĩa sâu xa như vậy. Nhưng mà công đức câu nghĩa đã hỏi ấy, cũng đều là như vậy, như nhau không có gì sai khác. Người hỏi như vậy thì có thể làm lợi ích cho Vô lượng chúng sanh”. Tiếp trong phần hai gạt bỏ Mãn Tự Giáo, lại có hai: a. Dẫn Luận để trình bày vấn nạn về Pháp Hoa Bí mật; b. Từ “Hựu nhược…” trở xuống là dùng tên gọi Tam muội lần lượt vấn nạn lẫn nhau. Vấn nạn lẫn nhau lại có hai: Trước là chính thức vấn nạn; tiếp từ “Năng thí…” trở xuống là kết thúc vấn nạn. Tiếp theo trong phần vấn nạn về bốn Tông tự phân làm bốn; thứ nhất trong vấn nạn về Nhân Duyên Tông, có hai: 1. Dùng chung phạm vi Nhân Duyên để vấn nạn; 2. Từ “Hựu nhân duyên…” trở xuống là dựa vào danh nghĩa giống nhau không cần phải thiết lập khác nhau để vấn nạn. Văn phần một nói sáu nhân bốn duyên ấy, sơ lược như Chỉ Quán quyển thứ tám ghi lại. Nói là Thành Thật Luận ba nhân bốn duyên ấy, ba nhân gọi là Sanh nhân, Tập nhân và Y nhân. Sanhnhân là nếu như lúc pháp phát sinh thì luôn luôn cùng với nhân ấy, như nghiệp làm nhân của Báo. Tập nhân là như huân tập tham dục thì tham dục tăng trưởng. Y nhân là như tâm-tâm sở pháp dựa vào Sắc-Hương… bốn duyên ấy là Nhân Duyên thì đầy đủ ba Nhân, Thứ Đệ Duyên thì tâm-tâm sở pháp theo thứ tự mà sinh khởi, Duyên Duyên thì như Thức phát sinh Nhãn Thức, Tăng Thượng Duyên là các duyên khác. Nếu như trong Câu Xá Luận thì Nhân Duyên là tánh của năm nhân, Thành Thật Luận dùng Sở Tác Nhân tức là Tăng Thượng cho nên không thiết lập tách biệt, chỉ thiết lập Báo Nhân, tức là Sanh Nhân, Tự Phần Nhân tức là Tập Nhân, Cọng Nhân tức là Y Nhân vậy. Thứ hai trong vấn nạn về Giả Danh Tông, có hai: 1. Dựa vào Bổn Luận đắc đạo để vấn nạn; 2. Dẫn Đại Luận Không Môn để chứng minh Tông cần phải thuận theo Bổn Luận, khác biệt thì không trở thành Tông. Thứ ba trong vấn nạn về Bất Chân Tông, có ba: 1. Dẫn Đại Luận công kích Phương Quảng để phá trừ; 2. Từ “Nhược vị…” là vấn nạn về không trình bày Phật tánh; 3. Từ “Hà đản…” trở xuống là vấn nạn về ngôn ngữ huyễn hoá cùng thiết lập Tông không thành. Văn phần một phá bỏ Bất Chân Tông, dựa vào mười Dụ trong Đại Phẩm ấy, như trong Chỉ Quán quyển thứ năm ghi lại. Mười Dụ đã là chánh văn của Đại Phẩm mà Long Thọ công kích ấy, chỉ bởi vì Phương Quảng không nói rõ các lý Tức Không-Bất Không, nhưng dựa vào như huyễn là bất sanh diệt, như huyễn chỉ là Tục Đế mà thôi, làm sau có thể thiết lập làm Bát-nhã Tông? Ý của Bát-nhã là thuộc về Không và Bất Không, cho nên nói sai lạc ý của Bát-nhã. Văn phần hai có thể thấy. Văn phần ba lại có hai: Một. Vấn nạn; Hai. Kết luận. Thứ tư vấn nạn về Thường Tông dựa vào Niết-bàn, trong đó phân làm hai: 1. Dùng tám Thuật gộp lại để vấn nạn; 2. Từ “Bỉ vân…” trở xuống là thuật lại phá bỏ sự bào chữa của sư kia, lại có năm: Một. Thuật lại chấp trước; Hai. Từ “Tông đắc…” trở xuống là tiếp tục phá bỏ giáo của Tông ấy thì Chân-Bất Chân đều không cần phải thiết lập riêng biệt; Ba. Từ “Bỉ dẫn Lăng Già…” trở xuống là phá bỏ ý sai lầm dẫn đến mất mát ấy; Bốn. Từ “Nhược nhỉ…” trở xuống là dùng nhân duyên giả danh là ví dụ; Năm. Từ “Phúc khước…” trở xuống là kết luận vấn nạn. Văn phần một nói Sư kia nói tướng giả dối của Bất Chân Tông…, là Sư ấy nói rằng bốn Tông phái tự phân định như vậy: Bất Chân Tông là Thông giáo, Thường Tông là Chân Tông. Sư ấy dựa vào Lăng Già để phân định như vậy, đầy đủ như sau dẫn ra. Nay dùng Chân, Bất Chân và Tông-Giáo hữu vô mà lại che phủ cùng quyết định khiến cho hai tên gọi đồng đều như nhau, giả sử Tông ắt phải có Giáo-Giáo ắt phài có Tông, Giáo là năng thuyên, Tông là sở thuyên, nhất định phải có lẫn nhau chứ không thể đơn độc như vậy. Đã không có nghĩa này thì nên biết rằng Chân và Bất Chân của ông đã thiết lập cũng nhất định phải có lẫn nhau. Đã không thể tồn tại riêng biệt thì tên gọi đó như nhau, đâu cần phải thiết lập tách biệt Tông-Giáo là hai? Giải thích về Đại ý xong

Lại tiếp tục giản lược văn từ đầu cho đến chữ Giả, có hai mươi hai chữ. Trước là thuật về Sư ấy nhất định chấp thành hai Tông; tiếp từ “Tông tắc…” trở xuống là trong phần tiếp tục phá bỏ. Đầu đến “Dụng giáo” là hai câu có mười lăm chữ, vấn nạn về Bất Chân ấy chẳng phù hợp với Tông không có, từ “Chân Tông” trở đi cho đến “Lập Tông” có chín chữ, vấn nạn về Tông ấy không phù hợp với Giáo không có. Tiếp từ “Tong nhược” trở đi cho đến “Tri chân” có tám chữ, trở lại nêu ra về sai lầm của Giáo không có ấy. Tông là sở thuyên, Giáo là năng thuyên, Chân Tông đã không có Giáo của năng thuyên, làm thế nào biết được Chân của sở thuyên. Tiếp từ “Chân Tông nhược một” trở đi cho đến “Thông giáo” có mười hai chữ, dùng Chân trở lại gộp với Bất Chân, nếu như dùng Chân Tông trở lại ví dụ cho Bất Chân là không có Tông mà có Giáo, thì Chân và Bất Chân cùng gọi là Thông giáo. Tiếp từ “Nhược câu một pháp” trở đi cho đến “Thông Tông” có mười một chữ, lại dùng Bất Chân mà gộp vào nơi Chân, dường như làm cho Bất Chân vẫn ví dụ hướng về Chân là không có Giáo mà có Tông, thì Chân và Bất Chân cùng gọi là Thông Tông. Tiếp từ “Nhược câu an” trở đi cho đến “Tông Giáo” có mười một chứ, là thiết lập Lý vấn nạn về Tông và Giáo đó hợp lại với nhau, nếu như Chân và Bất Chân cùng có Giáo và Tông, thì Chân và Bất Chân đều gọi là Thông Tông và Thông giáo. Tiếp từ “Nhược lưu” trở đi cho đến “Tông Giáo” có mười sáu chữ, dùng ChânBất Chân mà bao phủ cùng vấn nạn về Tông và Giáo, Tông và Giáo đã như nhau, không cần phải trở lại phân biệt Chân-Bất Chân khác nhau. Vậy thì trong Tông-Giáo cùng có Chân và Bất Chân. Chân và Bất Chân đã giống nhau, Tông và Giáo lại như nhau, vậy thì chỉ thành một câu, gọi là Thông Bất Chân-Chân-Tông-Giáo. Trong văn hình như khai mở làm thành hai câu ấy, là khai mở văn phần tiếp theo, vấn nạn chưa hoàn chỉnh lắm, cho nên nói là Thông Bất Chân Tông Giáo-Thông Chân Tông Giáo. Tiếp từ “Thông Bất Chân Tông” trở đi cho đến “Tu dã” có hai mươi mốt chữ, dùng pháp mà bao phủ để vấn nạn người thức hành ấy, pháp đã như nhau cùng có Giáo Tông, thì con người không nên phân biệt Đại-Tiểu sai khác. Nếu như nói Bất Chân nối thông với người Tam Thừa, thì Chân Tông cũng phải nối thông với người Tam Thừa, cũng thuận theo trải qua che phủ gộp lại nói rằng: Chân đã chỉ có người của Bồ-tát Giáo, thì Bất Chân cũng thuận theo chỉ có Bồ-tát Giáo. Cũng thuận theo tiếp tục gộp lại nói rằng: Tam Thừa cùng có Chân và Bất Chân, làm thế nào nhất định phải phân chia Tông-Giáo đều khác nhau? Tiếp theo từ “Nhược ngôn” cho đến “Chân dã” có mười chín chữ, là vấn nạn từ ngoài vào trong, giả sử Chân Tông là Thông của dung thông, cũng không cần một mình không có Giáo mà thiết lập Tông; Thông Giáo cũng là Chân của Thông Tông, lẽ nào có thể không có Tông mà thiết lập đối với Giáo? Từ “Thử tắc…” trở xuống là tổng kết hai nghĩa về Tông-Giáo, đã bình đẳng như nhau, thì tên gọi Chân và Bất Chân cũng đều coi như nhau. Ba là từ “Bỉ dẫn…” trở đi, đưa ra dẫn chứng sai lầm đã dựa vào thì trở thành không hiểu Giáo Chỉ. Kinh ấy trình bày về Tam Thừa có chung phần vị, tức là giản lược Nhị thừa, gọi là trẻ nhỏ chưa biết gì, Thuyết chỉ là Giáo. Bởi vì Giáo Thông, cho nên không ngăn cách trẻ nhỏ chưa biết gì, vì vậy nói rằng Thuyết thông bao gồm Giáo của trẻ nhỏ chưa biết gì, tuy nối thông với trẻ nhỏ chưa biết gì, mà Tông thuộc về Bồ-tát, do đó Tông nối thông với Giáo căn bản của Bồ-tát, Giáo là năng thuyên, vì sao thiết lập rằng Chân Tông không có Giáo? Bao gồm phủ kín đối với Tiểu, thì trẻ nhỏ chưa biết gì cũng có Giáo, tại sao thiết lập rằng không có Tông mà chỉ có Giáo? Người kia không Chân của Tam Thừa, bao gồm Không và Bất Không, Bất Không lại có Giáo và Chứng khác nhau, người ta không thấy điểm này, hướng về âm thanh giải thích nghĩa, chỉ có phân biệt Tông-Giáo, lạc mất tôn chỉ càng sâu hơn. Bốn là từ “Nhược nhĩ…” trở đi là nêu ra vấn nạn, tạm thời dựa vào người kia thiết lập, để vấn nạn về Nhân Duyên Tông và Giả Danh Tông, cùng trở thành Bất Chân. Nếu như trải qua cùng quyết định, cũng cần phải theo đúng như trước, cho nên nói là không tiện lợi. Tiếp theo là phá bỏ năm Tông- sáu Tông, lại có hai: 1. Phá bỏ; 2. Tổng quát quở trách là không có bằng cứ. Đầu tiên là phá bỏ năm Tông, Sư kia thiết lập năm Tông, bốn Tông không khác gì trước đây, đã phá bỏ như trước. Tiếp từ “Nhược ngôn…” trở xuống là trong phần chính thức phá bỏ Pháp Giới Tông, có hai: 1. Vấn nạn; 2. Kết luận. Văn phần một có hai: Một. Dùng Niết-bàn để vấn nạn; Hai. Dùng Đại Phẩm để vấn nạn. Văn phần một có hai: a. Dùng mười hai Bộ không nên có hơn-kém để vấn nạn; b. Từ “Nhược thường…”trở xuống là dùng hai pháp đối đãi cùng làm thành trở ngại để vấn nạn. Hai pháp không sai khác, sao có thể thiết lập tách biệt để làm thành hai Tông. Trong phần hai lại dẫn Đại Phẩm, có hai: a. Vấn nạn; b. Từ “Nhi độc…” trở xuống là kết thức vấn nạn. Tất cả các pháp hướng về, như Chỉ Quán quyển thứ hai ghi lại. Kết luận như văn.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20