PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA THÍCH THIÊM

SỐ 1717

QUYỂN 16

Đời Đường, Thiên Thai Sa Môn Trạm Nhiên thuật

Tiếp là dẫn kinh Đại Tập, chỉ là dựa theo Liên Hoa làm pháp môn mà thôi, cũng chưa đủ để hiển bày Diệu. Nay văn phân định, cũng tạm thời dựa vào nghĩa của nhân quả ấy, dùng để giải thích. Bốn là trong phần chính thức giải thích, có hai: 1. Trở lại nói về ý pháp-dụ; 2. Chính thức giải thích. Văn phần một có ba: Một, Tiếp tục nói về ý kinh luận; Hai, Từ “Nhiên kinh văn…” trở xuống là giải thích nghi ngờ; Ba, Từ “Phù dụ…” trở xuống là trình bày về Thể khác nhau. Văn phần một lại có hai: a. Nói về ý kinh luận; b. Từ “Đương tri…” trở xuống là trình bày về ý pháp-dụ. Trong phần hai là giải thích nghi ngờ thì văn không thiếp lập nghi ngờ mà giải thích thẳng vào thôi, tức là giải thích để điều phục nghi ngờ. Có người nghi ngờ rằng Ưu Đàm hai nơi đều có thể lấy để dụ cho Quyền-Thật này, kinh nói tất cả là thâu nhiếp mọi căn cơ khắp nơi, nhưng hiện rõ ra ngay trong một lúc mà thôi, đủ để biểu hiện cuối cùng sao không lấy làm dụ mà dùng Liên Hoa vậy? Nhưng mà kinh văn hai nơi trình bày về Ưu Đàm Bát Hoa ấy, giống như Ưu Đàm Bát Hoa hiện rõ ra ngay trong một lúc thôi, lại ví dụ như Ưu Đàm Hoa tất cà đều yêu thích. Nay chỉ nói hiện rõ ra ngay trong một lúc thôi, là tạm thời thuận theo lời kết luận của một văn. Xưa nay giải thích rằng: Đây là giống như Liên Hoa cho nên lấy làm dụ, vì vậy đích thực nên cần phải dùng Liên Hoa, bởi vì trong Liên Hoa có toàn phần dụ. Trong phần ba là trình bày về ý dùng dụ, có hai: a. Nói về Niết-bàn thông luận tám dụ; b. Trình bày kinh luận phần dụ không phải là cuối cùng. Nói là Niết-bàn tám dụ, thì tất cả các kinh luận chọn lấy dụ có giới hạn-có khắp nơi không giống nhau. Như Đại Kinh nói: “Dụ có tám loại, gọi là thuận dụ- nghịch dụhiện dụ-phi dụ-tiên dụ-hậu dụ – tiên hậu dụ – biến dụ”. Phần dụ ấy đầy đủ như kinh giải thích, cho nên dụ thứ năm nói: Diện mạo đoan chánh giống như trăng rằm tròn đầy, bạch tượng trong sáng giống như núi Tuyết. Trăng rằm không thể tức là giống như diện mạo, núi Tuyết không thể tức là bạch tượng. Không thể lấy dụ để dụ cho Chân Giải thoát, bởi vì chúng sanh cho nên cố làm ra thí dụ này. Nay cũng như vậy, không thể lấy dụ để dụ cho Diệu Pháp, bởi vì chúng sanh cho nên lấy dụ là Liên Hoa. Tiếp từ “Phù hoa…” trở xuống trong phần chính thức giải thích, có hai: 1. Lại nói chung về ý dùng dụ; 2. Từ “Hựu dư hoa…” trở xuống là chính thức giải thích. Phần một lại có hai: Một.. Nêu ra văn trước; Hai. Đưa ra ý dụ hiện tại. Văn phần một đầy đủ như ý văn quyển thứ nhất. Trong văn phần hai có hai: a. Tổng quát; b. Từ “Đa phần…” trở xuống là tách biệt. Tổng quát như phần dụ, tách biệt như toàn dụ. Trong phần tổng quát có hai: Giải thích và kết luận. Giải thích lại có hai: Trước là sơ lược; tiếp từ “Hữu dĩ…” trở xuống là mở rộng. Văn phần trước nói chín pháp-Phật pháp ấy, chỉ là Quyền-Thật, Quyền-Thật không ra ngoài pháp của mười pháp giới cho nên sơ lược dùng để so sánh. Tiếp trong phần mở rộng hãy còn tổng quát cho nên chỉ đối chiếu với sáu văn Bổn-Tích. Đầy đủ như ý trong văn phần Tựa, lại có hai: 1. Đối chiếu sáu dụ; 2. Dùng mười Như kết luận thành tựu. Văn phần một có hai: Nêu ra-Giải thích. Trong giải thích Bổn-Tích đều có hai: Giải thích-Kết luận. Trong giải thích cả hai đều trước là ví dụ, tiếp là kết hợp. Hoặc là có dẫn ra các văn, trong văn phần Tựa trước đây dẫn đầy đủ sáu văn, cho nên nay không đưa ra hết. Tiếp trong phần kết luận thành tựu cũng có hai: Một. Nêu ra phần trước phát sinh phần sau; Hai. Giải thích. Trong giải thích lại có hai: a. Giải thích; b. Kết luận. Phần (a) có hai: Trước là Tích; tiếp là Bổn. Trong Tích lại có hai: Đầu là kết luận thành tựu mười Như; tiếp là nêu ra Cảnh-Diệu còn lại. Tiếp là văn phần Bổn có thể thấy. Tiếp từ “Thỉ chung…” trở xuống là kết luận. Tích Môn lấy thi thiết làm Thỉ-khai mở làm Chung, Bổn Môn lấy lưu truyền làm Thỉ-lướt qua làm chung. Tất cả lấy Thỉ khai Chung hợp, từ đầu đến cuối hợp lại gọi là viên mãn cụ túc. Tiếp từ “Thị vi…” trở xuống là tổng kết có thể thấy. Tiếp theo là Đa phần dụ tức là Toàn phần vậy. Nay không nói Toàn phần nhưng nói là Đa phần, tuy là lấy hoa này dụ cho BổnTích mà đầy đủ tất cả mười ý. Như vậy nhân quả tự tha xa gần hợp thời, cho đến Thật Tướng Diệu Thể, chọn lấy Tông của Thể Diệu, Dụng của Thể Gia, tướng liệu giản của Thể-Tông-Dụng, do đâu có thể chọn hoa này làm Năng Dụ? Bởi vì Sự thiếu mà Lý đủ cho nên nói là Đa phần. Trong đó lại có hai: 1. Nói về ý; 2. Giải thích rộng ra. Văn phần một lược thuật về tướng Dụ tất cả của hai văn, như pháp môn Sư Tử là dụ cho tất cả Đại Dụng của người trong quả vị Như Lai. Tiếp là pháp môn Ba Lợi Thọ dụ cho tất cả hành giả từ nhân đến quả. Nay Liên Hoa một mình có thể dụ cho hai nghĩa trước, dựa theo Bổn Môn thì người trong quả vị này không nơi Đại Dụng, từng đoạn từng đoạn không ngừng-từng lúc từng lúc không dứt; dựa theo Tích Môn ví như đối với hành giả từ nhân đến quả từng vị từng vị điều hoà thuần thục, từng phần vị, từng phần vị đi vào viên mãn. Trong đó có hai: 1. Dẫn ra hai ví dụ; 2. Từ “Kim diệc…” trở xuống là ý kết luận hiển bày giống nhau, cùng ý như xưa nay có thể lấy ý đạt được. Nói là ví như pháp môn Sư Tử Hống ấy, trong Đại Luận hai mươi ba trước tiên đưa ra chủng loại thân tướngtiếng gầm của sư tử sau đó hợp lại nói rằng “Như Lai Sư Tử cũng lại như vậy, sanh ra từ trong sáu Ba-la-mật-bốn Thánh đế thanh tịnh, trú trong hang núi lớn của tịch diệt, đầu là Nhất thiết chủng trí, gò má tập hợp các thiện pháp, mắt Vô lậu chánh kiến dài rộng sáng long lanh, bước đi là giới-định-tuệ, lông mày cao rộng, răng bốn vô sở uý trắng nhọn, má là bốn chánh cần đầy đặn kiên cố, răng là ba mươi bảy phẩm ngay ngắn dày dặn, tu bất tịnh quán nhả ra lưỡi đỏ, tu niệm tuệ tai hướng lên, lông mười tám bất cọng sáng bóng, thân thịt là ba giải thoát môn rắn chắc, xương sống là ba loại thị hiện dài rộng bằng phẳng, bụng là Minh hạnh túc không hiện rõ ra, lưng nhẫn nhục mảnh mai, đuôi viễn ly dài nhọn, đứng yên bằng chân bốn như ý, nhăn mày gầm lên bốn Vô lượng tri, miệng là vô ngại Giải thoát, uy lực điều phục thân thuộc của các ngoại đạo tà kiến, thức tỉnh các chúng sanh trong giấc ngủ bốn Đế…” cây Ba Lợi Chất Đa La trong Đại Kinh ấy, là trong kinh hai mươi bảy dụ cho tất cả bắt đầu từ lá vàng cuối cùng đến nở ra đầy đủ, dụ cho tất cả đệ tử Phật, từ lúc mới bắt đầu xuất gia cho đến khi đạt được quả vị. Kinh nói: “Cõi trời thứ ba mươi ba có loài cây Ba Lợi Chất Đa, rễ cây đó đi vào đất sâu năm do tuần, cành lá toả ra bốn phía năm mươi do tuần, lá già thì vàng, chư Thiên thấy rồi sanh tâm hoan hỷ. Lá này không lâu ắt sẽ rụng xuống, là đó đã rụng lại sanh hoan hỷ. Cành này không lâu ắt sẽ đổi màu, cành đã đổi màu lại sanh hoan hỷ. Màu sắc này không lâu ắt sẽ nảy sanh mụn nước, thấy rồi lại hoan hỷ. Mụn nước này không lâu ắt sẽ sinh ra thành miệng, thấy rồi lại hoan hỷ. Miệng này không lâu ắt sẽ nở ra đầy đủ, lúc nở ra đầy đủ có mùi thơm toả ngát rộng khắp năm mươi do tuần, ánh sáng chiếu ra xa tám mươi do tuần. Lúc bấy giờ chư Thiên trong ba tháng mùa Hạ ở dưới tán cây cảm thọ vui vẻ, các đệ tử của Ta cũng lại như vậy”. Lá đó vàng úa là dụ cho niệm mong muốn rời bỏ gia đình. Lá rơi xuống dụ cho đã thế phát. Màu sắc thay đổi dụ cho bạch tứ yết ma. Nảy sinh mụn nước dụ cho phát tâm Bồ-đề. Sinh ra thành miệng dụ cho Bồ-tát Thập Trú kiến tánh. Nở ra đầy đủ dụ cho đạt được A nậu Bồ-đề. Mùi thơm toả ngát dụ cho Vô lượng chúng sanh khắp mười phương thọ trì cấm giới. Ánh sáng chiếu ra dụ cho danh hiệu Như Lai vang rộng mọi nơi. Ba tháng mùa Hạ là dụ cho ba Tam muội. Chư Thiên cảm thọ vui vẻ dụ cho chư Phật ở trong Đại Niết-bàn Thường Lạc Ngã Tịnh. Tiếp là trong dụ Liên Hoa này phân làm hai: 1. Dụ; 2. Kết luận. Phần một có hai: Một. Dụ về mười Diệu trong Tích; Hai. Dụ về mười Diệu trong Bổn. Phần một là mười diệu trong Tích, văn tự phân làm mười, thứ nhất Dụ cho Cảnh mở rộng, chín loại còn lại chỉ sơ lược thôi. Trước là Cảnh có sáu, gồm có Cảnh Vô đế là bảy. Nay cũng có đủ Dụ, thứ nhất Dụ về mười Như. Trước đây trong phần giải thích về pháp, trước là tổng quát-tiếp là tách biệt. Nay cũng như vậy, vẫn cần phải dùng tổng quát mà kèm thêm đối với tách biệt. Thứ nhất trong giải thích có hai: Giải thích-Kết luận. Trong giải thích, Tướng ở ngoài -tánh ở trong-Chất là Thể-Dục sanh ra Lực-chúng cùng thực hiện-nhân nở hoa-duyên toả nhuỵ-quả là hạt sen-báo là trở thành gương sen, đầu và sau không khác là cứu cánh như nhau, Liên Hoa từ trước đến sau, chỉ là Tướng cho đến báo. Tiếp từ “Thí như…” trở xuống là trong phần tách biệt giải thích tự phân làm mười văn, trong mỗi một văn đều là trước ví dụ-tiếp kết hợp, tiếp là những dẫn chứng. Đầu là trong phần giải thích ví dụ về Tướng, chúng sanh từ vô thỉ có đầy đủ các pháp giống như sen đá. Từ “Hắc đắc…” trở xuống là đưa ra tướng của sen đá. Từ “Kiếp sơ…” trở xuống là giải thích về bất sanh bất diệt trong sáu câu trước, lý tướng tự nhiên cho nên nói là vô chủng, lưu chuyển cho đến bây giờ không tăng không giảm là bất diệt. Từ “Nhất thiết…” trở xuống là văn tóm lược kết hợp ví dụ, khách trần bất nhiễm là hợp với câu đầu, sanh tử chồng chất về sau là hợp với câu tiếp theo. Nương theo xu thế thuận tiện của câu đó kết hợp không vuông không tròn, vuông cho nên dừng lại-tròn cho nên chuyển động. Nay ý kết hớp ấy là, không dừng lại giống như không vuông, không chuyển động giống như không tròn, vậy thì không dừng lại trong sanh tử, không chuyển động trong sanh tử; không dừng lại cho nên bất diệt, không chuyển động cho nên bất sanh. Tiếp trong phần giải thích về Tánh, phần đầu như văn, tiếp theo nói trí nguyện không mất, sau cùng nói về phiền não, tức là cùng với trí nguyện không mất ở trước, hai nghĩa tựa như trái ngược nhau, cùng trở thành Tánh như vậy mà thôi. Trí nguyện là chủng tử xưa, phiền não là lý vốn đủ, nói là ở trong Hoặc mà Thể của Hoặc hoàn toàn như vậy. Từ “Hựu chư…” trở xuống là trở lại hiển bày về tu đắc, vì có tánh sẽ thành cho nên Bát-nhã có thể sanh ra. Tiếp trong phần giải thích về Thể bốn Đức là bốn loại vi tế, không bị sanh tử làm 762 cho biến động mà lý tánh là bất hoại; giải thích ý trong Đại Kinh như Chỉ Quán thứ nhất ghi lại. Tiếp trong phần giải thích về Lực kết hợp đầy đủ bốn câu, “Như Sư Tử…” trở xuống là trở lại ví dụ về dũng mãnh vô cùng. Tiếp theo dẫn kinh ấy, dấy động sanh tử vô biên giống như khí thế sinh ra và lớn lên, phá trừ quả báo sanh tử từ vô thỉ giống như có tác dụng của mũi khoan xuyên thủng lớp da, Hữu tức là hai mươi lăm Hữunhân quả giống như luân chuyển vậy. Từ “Diêm phù…” trở xuống là chứng minh về năng lực phát tâm. Trong phần giải thích về Như Thị Tác, da quạ giống như Vô minh, các đức giống như đồ dùng bên trong, phát tâm giống như dục phát sinh, không mê hoặc giống như quyết định, Từ Bi trở đin là trình bày về tướng của phát tâm, thành tựu giống như lập tức đầy đủ. Bắt đầu từ thân rễ cuối cùng đến lập tức đầy đủ, bắt đầu từ phát tâm cuối cùng đến cực quả. Tiếp là dận kinh Hoa Thủ để chứng minh Thỉ Chung. Tiếp trong phần giải thích về Như Thị Nhân, kết hợp ví dụ từng loại một đối chiếu với văn Dụ-Hợp đầy đủ. Tiếp là dẫn kinh chỉ chứng minh về Chân trước đây, nhân giống như hoa giữa hư không mà thôi. Tiếp trong phần ví dụ mười hai nhân duyên, cũng thuận theo giải thích thông suốt, cho nên nói tất cả như trên đã giải thích. Nay lược bớt điểm chung thuận theo điểm riêng chỉ ra tám tên gọi trước chính là Vô minh. Từ “Thí Tứ đế…” trở đi chỉ là văn tổng quát nối thông với nhau, tìm hiểu tường tận có thể thấy. Tiếp từ “Thí…” trở xuống là chín Diệu, văn tuy tổng quát nối thông với nhau nhưng đầy đủ ý chính. Thứ nhất trong phần Trí Diệu chỉ nói về ba Trí, ấy là chỉ dùng ba Trí thâu nhiếp hai mươi Trí, ý cũng lược bỏ tất cả, huống là trở lại thiết lập một tâm so sánh với trước để làm thứ tự. Tiếp trong phần ví dụ về Vị quán hạnh vị đưa ra từ Dục Định cho đến Tứ Thiền là dựa vào phần vị điều phục Hoặc này để giải thích. Không phải chính là năm phẩm thì cần phải tu Thiền thế gian tuỳ theo thời hạn khai mở khác nhau ấy, là sen trắng sen xanh đều căn cứ theo thời gian mà khai mở. Có người nói: Sen trắng căn cứ theo mặt trời-sen xanh căn cứ theo mặt trăng, cho nên trong các cõi trời lấy hoa nở hoa khép để biểu thị cho ngày đêm, lấy rồng ngủ rồng thức để biểu thị cho Xuân-Thu. Như tơ nhện ít sương mù ấy, là nói đến hồ hoa sen, thấy trong hồ của người khác ở phía cuối gió, trên đầu các mầm cỏ cọng sen, hình như có tơ nhện. Lại giống như ít sương mù ấy, tức là ngó sen này chuyển vào hồ của người khác. Tục xưa tương truyền đều có thuyết này, ngay cả ý về các Diệu trong Bổn cũng có thể biết. Đương nhiên không phải là Đại sư chứng đạt về Diệu, thì sau có thể dùng điều này dụ cho tất cả Bổn-Tích?

Trước đã giải thích xong về Biệt danh, Biệt danh này là pháp-dụhợp làm đề. Nhưng mà người xưa giải thích đề mục các kinh, hoặc là chỉ thuận theo Nhân như Úc Già Trưởng Giả hoặc là chỉ thuận theo Pháp như Đại Bát-nhã, hoặc là thuận theo Nhân-Pháp như Nhân Vương Bátnhã, chỉ thực hiện theo thuyết này thì làm sao có thể hiển bày được sự tinh tế sâu xa đằng sau tên gọi? Chỉ giống như tông phái này giải thích về hai chữ Diệu Pháp, hai trăm tờ còn lại há chỉ có Nhân-Pháp và phápDụ mà thôi ư? Hiểu rõ như đây mà giải thích hãy còn sợ rằng không thể nào bày hết ý chỉ sâu xa của kinh. Vả lại, đương cơ trong các kinh khác che phủ chúng sanh không có nhiều quan hệ, nếu như giải thích kinh này thì không thể khinh xuất, vì vậy nay Sư hết sức ân cần, lẽ nào vấn đề nhỏ nảy sinh trong vấn đề lớn, đều là sự không phải chính mình đạt được hay sao? Trong đó có hai: 1. Sơ lược so sánh Biệt danh trở lại phân rõ; 2. Chính thức giải thích. Trong phần một nói là Hồ âm, từ xưa đến nay chưa nảy sinh cạnh tranh nhau trước thuật, chỉ bắt đầu từ lúc Tây Vực truyền đến lấy Hồ để xưng gọi, lẽ ra nói là Phạm âm. Nguyên là chủng loại Phạm thiên vẫn làm thành Phạm ngữ và dùng Phạn thư. Từ “Phạm thiên sơ…” trở xuống đầy đủ như Sớ và Chỉ Quán quyển thứ bảy ghi lại. Thư pháp của Trung Hoa ban đầu không biết bắt đầu từ đâu, chỉ là Đại Quyền tuỳ theo xứ sở quốc độ của nơi ấy để chế định thiết lập mà có, vì vậy Thương Hiệt ban đầu nhìn dấu chân chim mà tạo ra chữ viết. Do đó trong Hàm Thông Truyện nói: “Thương hiệt tạo ra Thư Đài, cũng gọi là Cao Tứ Đài. Có người họ Cao, cùng bốn người anh em tạo được Đài này, gọi là Cao Tứ Đài, Thương Hiệt hướng về nơi ấy tạo ra chữ viết”. Có thuyết nói là Thuyết pháp đường của Phật Ca-diếp. Vì vậy biết là Phật Ca-diếp Bí mật giáo hoá ở quốc độ này. Tiếp trong phần chính thức giải thích, trước tiên nêu ra âm kia nặng nhẹ không như nhau, có phiên dịch và không phiên dịch ở phương này không nhất định. Nói là Sở Hạ ấy, Kinh Hoa là Hạ-Hoài Nam là Sở, âm từ không giống nhau mà sở thuyên không khác nhau. Quốc độ kia cũng như vậy, tuy cùng là Phạm âm mà các quốc gia nặng nhẹ không thể không có phần nào khác nhau. Tiếp trong phần khai chương, đưa ra chương mục giải thích đầu tiên nói là không phiên dịch ấy lại có hai: 1. Nêu ra không phiên dịch; 2. Mở ra năm nghĩa. Văn phần một có hai: 1. Thiết lập không phiên dịch; 2. Thuật về người khác giải thích. Giải thích chưa hoàn toàn xác đáng vì vậy cần phải khai mở để làm thành năm môn, năm môn đều là ý trong Tỳ Đàm Tạp Tâm Luận. Trong đó lại có ba: Nêu ra-Xếp loại và giải thích. Trong phần xếp loại thì trước là xếp loại, tiếp là xếp loại về nghĩa của tông phái này khai ra thành ba, cùng giải thích năm nghĩa. Trong giải thích lại có hai: 1. Chính thức giải thích năm nghĩa; 2. Giải thích nghĩa từ. Phần một lại có hai: 1. Giải thích; 2. Kết luận. Văn phần một phân làm năm. Thứ nhất giải thích về pháp vốn có đủ ba nghĩa ấy, lại có hai: 1. Giải thích tản ra; 2. Thu lại thành pháp môn. Văn phần một lại có hai: 1. Giải thích chung; 2. Giải thích riêng. Cùng nói là chung ấy, kinh là căn bản của tất cả các pháp. Tiếp từ “Thế giới…” trở xuống là giải thích riêng lại có hai: Trước là sơ lược so sánh, tiếp là giải thích rộng ra. Trong phần giải thích rộng ra, có ba: a. Trình bày về Phật ngôn vẫn lấy Phật ngôn làm căn bản; b. Từ “Nhược hậu…” trở xuống là trình bày về kinh Phật làm căn bản của luận; c. Từ “Chư ngoại…” trở xuống là trình bày về loại trừ ngoại đạo không có kinh Phật làm căn bản, cho nên nghĩa về pháp bổn không thành. Thứ nhất nói hoặc là chung hoặc là riêng ấy, một kinh chung riêng – các kinh chung riêng-các giáo chung riêng. Từ “Cố kinh…” trở xuống là dẫn chứng về giáo bổn, kinh nói: “Mỗi một Tu-đa-la- Vô lượng Tu-đa-la dùng làm quyến thuộc ấy, phẩm Bất Tư Nghị trong kinh Hoa Nghiêm thứ hai mươi lăm nói: “Tuỳ theo căn tánh thực hành thuyết giảng rộng về bất khả thuyết ức na do tha Tu-đa-la, mỗi một Tu-đa-la có Sơ thiện-Trung thiện và Hậu thiện, sanh ra tất cả Cú thân và Vị thân”. Lại trong quyển thứ ba mươi sáu nói: “Tất cả chư Phật, ở tại một thân hoá ra bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát vi trần số đầu, mỗi một đầu hoá ra bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát vi trần số lưỡi, mỗi một lưỡi phát ra bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát vi trần số âm thanh, mỗi một âm thanh phát ra bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát vi trần số Tu-đa-la, mỗi một Tu-đa-la thuyết về bất khả thuyết bất khả thuyết vi trần số pháp, mỗi một pháp thuyết về bất khả thuyết bất khả thuyết vi trần số Cú thân-Vị thân, pháp và Cú-Vị gọi là quyến thuộc. “Quyến thuộc chỉ là tuỳ thuận Tu-đa-la ấy, lưu truyền chủng loại của pháp mà thôi. Tiếp trong phần Nghĩa Bổn nói là Tầm, một câu giải thích Vô lượng nghĩa ấy…, như Đại Kinh ba mươi mốt nói:” Bởi vì Đức Phật trả lời Ca-diếp về hạng Xiển-đề thiện căn Bất định có đoạn hay không đoạn, Ca-diếp lại hỏi: Vì sao Thế Tôn lại thuyết về Bất định? Đức Phật dạy: Ví như phương pháp chữa bệnh đều vì trị bệnh, hoặc là ở sau một tên gọi thuyết ra Vô lượng tên gọi, như Đại Niết-bàn cũng gọi là Vô sanh-Vô xuất-Vô tác-Quy y- Quật trạch-Giải thoát-Đăng minh-Bỉ ngạn-Vô uý… Hoặc là có một nghĩa thuyết ra Vô lượng tên gọi, như Thiên Đế Thích gọi là Kiều Thi Ca-Bà Sa Bà-Ma Khư Bà-Nhân Đà La-Thiên Nhãn Thiên-Xá Chi Phu-Kim Cang Bảo Đảnh… Hoặc là có Vô lượng nghĩa thuyết ra Vô lượng tên gọi, như Phật, Như Lai khác nghĩa khác tên gọi. Lại có một nghĩa thuyết ra Vô lượng tên gọi, như Ngũ Ấm cũng gọi là Điên đảoKhổ đế-Tứ niệm xứ-Tứ thức trú-Đạo-Thời-Chúng sanh-Đệ nhất nghĩaThân giới-Tâm tuệ-Giải thoát-Thập nhị duyên-Tam thừa-Lục đạo-Tam thế…” Tên gọi là năng thuyên, nghĩa là ý chỉ của tên gọi. Đại Kinh thuận theo nghĩa cho nên nghĩa là căn bản của tên gọi, vì vậy hai câu sau đều là nghĩa ở trước. Đầu tiên thiết lập một tên gọi Vô lượng tên gọi, không thiết lập một nghĩa một tên gọi, và Vô lượng nghĩa một tên gọi ấy là bởi vì trả lời Ca-diếp do đó không thiết lập. Nếu như một nghĩa một tên gọi thì thích hợp với nghĩa nhất định, tức là lời của Cadiếp đã chất vấn, vì vậy không thiết lập. Ý văn trong này là giải thích tên gọi đề kinh, từ tên gọi giải thích nghĩa, vì vậy bốn câu lấy Danh (tên gọi) làm đầu, trước hay sau tuy khác mà ý đó không khác nhau. Niếtbàn nói là Danh, trong này nói là Cú ấy, như nói Danh giải thích tự tánh, Cú giải thích sai biệt. Nay vì giữ lại giải thích sai biệt của Danh, cho nên nói là Cú, như nói Diệu Pháp Liên Hoa khác với các kinh điển tức là sai biệt. Tiếp theo là Tam Phát ấy cũng có hai: 1. Giải thích chung; 2. Từ “Văn giáo…” trở xuống là giải thích riêng. Trong giải thích riêng cũng trước là phân tán-tiếp là tóm lại. Trong tóm lại ở trước Sơ Trú gọi là Giáo-Hành-Lý, lúc đến Sơ Trú thì ba loại này khai phát. Đây là dựa theo tu đạt được ba Đức mà nói, cho nên từ phát tâm dần dần phát khởi sâu xa, đến phần vị Sơ Trú trong một lúc lập tức phát khởi. Từ lúc mới nhận được tên gọi cho nên nói là Vi Phát. Lại nói rằng nếu như dựa theo ba Giải thoát của Tiểu thừa, thí tánh niệm xứ, tuệ Giải thoát dựa theo Lý, cọng niệm xứ câu Giải thoát dựa theo Hành, duyên niệm xứ, vô nghi Giải thoát dựa theo Giáo. Thuận theo cần phải giải thích cặn kẽ đưa ra ý nghĩa đó, bao hàm trong Dũng Tuyền đối chiếu với Tứ Biện ấy, Giáo gọi là giáo pháp tức là giáo trong mười pháp giới, Từ gọi là ngôn từ tức là hạnh lợi tha, Nghĩa gọi là ý nghĩa của ngôn từ tức là lý sở thuyên, văn còn lại có thể biết. Ba là trong phần dung hoà, có hai: 1. Gạt bỏ; 2. Từ “Kim hoà dung…” trở xuống là chính thức dung thông. Phần một lại có ba: Một, Cùng gạt bỏ hai người; Hai, Từ “Thích Luận…” trở xuống là dẫn chứng hai người; Ba, Từ “Cựu vân…” trở xuống là tiếp tục gạt bỏ không phiên dịch. Phần một như văn. Trong phần hai dẫn chứng hai người, đầu tiên người chủ trương không phiên dịch nói rằng Bát-nhã là tôn trọng-trí tuệ là khinh bạc ấy, dịch từ Phạm văn thành Hán văn, vì âm Hán nông cạn, cho nên Thập Sư nói: “Dịch kinh có năm điều không đạt được và ba điều không thay đổi. Dịch từ Phạm văn thành Tần văn, giống như nhai thức ăn cho người, làm cho người nôn uẹ”. Căn cứ vào đây tựa như không phải là không thể phiên dịch mà chỉ là nhạt nhẽo nông cạn vậy thôi. Nay đã phiên dịch rồi thì không phải là hoàn toàn không thể được. Phần ba là tiếp tục gạt bỏ không phiên dịch, ý ở tại cùng chung phiên dịch thành kinh, tạm thời mở rộng chỉ trích không phiên dịch. Tiếp theo mới dung thông hai cách, trong đó có hai: 1. Thiết lập người xưa không phiên dịch; 2. Từ “Thử vị tất…” trở xuống là chỉ trích, lại có bốn: Một. Tổng quát nêu ra Đại Kinh; Hai. Dẫn kinh này cùng làm cho tin phục; Ba. Từ “Nhược vị…” trở xuống là thuyết phục từ ngoài vào trong; Bốn. Từ “Nhược chấp…” trở xuống là dùng ý không đạt được để thuyết phục. Hai phần đầu như văn. Phần ba lại có hai: a. Thẳng thắng dùng tên gọi Diệt Độ để thuyết phục; b. Dựa theo đề kinh dùng tên gọi Đại Diệt Độ để thuyết phục. Phần bốn chỉ trích ý không đạt như văn. Tiếp trong phần chính thức dung thông có ba: 1. Dùng người bây giờ dung thông như trước đã giải thích; 2. Từ “Đại Kinh…” trở xuống là dẫn chứng dung thông, sao không tập trung dựa vào một lý mà cùng là hai người, vì vậy dẫn Đại Kinh trình bày ý cả hai đều đúng, tất cả các pháp thiết lập hay phá bỏ đều trước tiên phải đưa ra điểm sai ấy, hai người kia không sai lắm thì đâu cần phải kiên quyết chỉ trích, cho nên cả hai cách giải thích đều đúng, dùng ba ý hỗ trợ khiến cho cả hai càng tốt đẹp hơn, lại thuận với sự thích ứng khéo léo làm lợi ích cho chúng sanh của Như Lai. 3. Từ “Phục thứ…” trở xuống là trình bày về một người dùng nghĩa ở trong đó mà thiết lập, cùng phiên dịch thành kinh, lại phân làm hai: Một. Trình bày về ý phiên dịch; Hai. Từ “Hà giả…” trở xuống là giải thích lý do, lại có ba: a. Sơ lược thiết lập; b. Từ “Nhược dư…” trở xuống là tiếp tục sơ lược chỉ trích hai người; c. Từ “Chư đại tiểu…” trở xuống là tiếp tục thiết lập. Trong phần bốn là trải qua pháp trình bày về kinh, có hai: 1. Trải qua pháp; 2. Dựa theo giáo. Phần một lại có hai: Một. Sơ lược trình bày về Thể của kinh; Hai. Chính thức trình bày trải qua pháp. Văn phần một lại có hai: a. Trình bày về ba pháp của quốc độ này; b. Từ “Nhược tha độ…” trở xuống là trình bày về sáu trần của các quốc độ. Văn phần (a) lại có hai: Đầu là thiết lập chung ba pháp, tiếp là trình bày về lợi-độn cùng sai. Văn phần đầu có hai: Trước là sơ lược trưng khởi; tiếp từ “Cựu dụng…” trở xuống là giải thích tướng của ba pháp. Tiếp là trình bày tuỳ theo căn lợi độn cho nên đều chọn lấy, lại có hai: 1. Tổng quát nêu ra; 2. Giải thích tách biệt ba văn. Nhưng xưa và nay cùng lấy pháp làm kinh, ấy là văn thuận theo miễn cưỡng mà nói, tuy thiết lập tách biệt ba pháp, nhưng mà hai loại Thanh-Sắc, ắt phải mượn pháp nối thông với nhau, hoặc là thấy hoặc là nghe, không dùng ý suy nghĩ, thì không thể nào làm cho giáo tương ưng với tâm được. Tiếp trong phần quốc độ khác, có hai:

1. Thiết lập tổng quát. Nói là cũng sáu cũng chỉ một ấy, hoặc là một quốc độ có đủ sáu trần, hoặc chỉ là một quốc độ chỉ có một trần, hoặc là hai, ba, bốn trần, tức là như quốc độ này có đầy đủ cả ba hoạt dụng. Lại có tăng cường, hoặc là một-hai đầy đủ, nếu như vậy thì ngại gì quốc độ này có căn tánh không giống nhau? Cũng có dựa vào Vị và Hương-Xúc như nhau, tức là như văn sau giải thích chung điều ấy đều là vậy. Trong đó có hai: Một. Giải thích sáu tướng; Hai. Trình bày về ý của quốc độ này không dùng.

2. Trong phần chính thức giải thích, có hai: Một. Mượn câu hỏi trưng khởi; Hai. Từ “Đáp…” trở xuống là chính thức giải thích. Trong giải thích có hai: a. Phân rõ tất cả sáu trần đều có đủ các pháp; b. Tách biệt giải thích, tức là chính thức trải qua các pháp. Trong đó có hai: Trước là dựa vào trải qua mười tám pháp giới, tiếp từ “Thị tắc…” trở xuống là tổng kết. Văn phần trước có hai: Đầu là mở rộng dựa theo sáu trần, tiếp là sơ lược ví dụ căn, thức. Trong phần đầu là sáu trần, trước là Sắc rất rộng, tiếp là Thanh dần lược bớt, bốn trần còn lại đều lược bỏ. Trong phần đầu mở rộng Sắc, có hai: 1. Dựa theo Sắc thiết lập tướng; 2. Kết luận thành ba Đế. Phần một lại có hai: Một. Đưa ra một Sắc đen; Hai. Từ “Thanh hoàng…” trở xuống là dùng Sắc còn lại để ví dụ. Phần một trong Sắc đen, có hai: a. Một chữ Hắc, trải qua đối với có phiên dịch-không phiên dịch và dung hoà thông suốt như nhau; b. Chính thức dùng chữ Hắc làm pháp giới, thâu nhiếp tất cả các pháp, tức là kết thành ba Đế vậy. Phần (a) có hai: Trước là tổng quát dẫn ra Đại Phẩm nói về Sắc có đủ các pháp; tiếp là chính thức mượn Sắc chủ động giải thích các nghĩa.

Trong đó lại có ba: 1. Giải thích về không phiên dịch; 2. Có phiên dịch; 3. Dung hoà tất cả. Văn phần một có năm nghĩa, tức là năm văn. Phần đầu trong Pháp Bổn, trước tiên tạm thời lấy chữ Hắc làm căn bản của các pháp, tức là Giáo Bổn. Trong đó nói Tả Hồi… ấy, đây là dùng Sở biểu làm thiện ác… Tả nghĩa là thiên lệch, hẹp hòi để biểu thị cho ác, Hữu nghĩa là thuận tiện dễ dàng dùng biểu thị cho thiện. Ở phía trên là Thắng dùng biểu thị cho Vô lậu, ở phía dưới là Liệt dùng biểu thị cho Hữu lậu. Cũng giống như Phạm Thư, dùng mười một điểm, thêm vào Bổn Âm, thành ra mười hai chữ, đều có sở biểu, cho nên biết xoay chuyển đều bởi vì Hắc. Tiếp là chính thức giải thích về Pháp Bổn, tức là Giáo-Hành-Nghĩa. Tiếp từ “Hắc mặc…” trở xuống là thành ba sự phát khởi vi tế, từ nông đến sâu, cho nên nói là Vi Phát. Từ “Hữu hắc sắc…” trở xuống là Dũng Tuyền. Tiếp từ “Hựu…” trở xuống là dựa theo giải thích cắt bỏ Tà. Tiếp từ “Hựu ước…” trở xuống là giải thích về Kết Man, hai nghĩa trong Kết Man, nay cũng có đủ. Tiếp từ “Hựu sắc…” trở xuống giải thích về kinh là dựa vào nghĩa và giải thích nghĩa từ… Tiếp từ “Hựu sắc…” trở xuống giải thích về Kinh là dựa vào nghĩa và giải thích nghĩa từ… “Hữu sắc…” trở xuống là giải thích về không thể phiên dịch, văn lược bớt, theo trước có thể biết. Tiếp từ “Hựu khả phiên…” trở xuống là cùng phiên dịch làm Kinh, nay cũng giải thích điều ấy, ở trong phần giải thích về kinh vốn có kết thành ba Đế bởi vì tất cả các pháp không ra ngoài ba Đế, chữ Phi và chữ Diệc Phi, tức là cùng chiếu rọi Không-Giả. Tiếp theo đối với một Sắc đen đã gọi là Kinh, Kinh giải thích về các pháp cho nên đối với chữ kinh mở rộng trải qua mười Diệu, mới là kinh Diệu Pháp của văn này. Trong đó trước tiên dực theo Tích, văn tự phân làm mười tức là mười Diệu. Trong đó có hai: 1. Giải thích; 2. Từ “Như thử giải…” trở xuống là kết luận về công năng, chín Diệu trước có thể thấy. Trong mười lợi ích nói thường xuyên học những chữ này, luận chung về năm Thừa đều nhờ vào chịu khó học tập, luận riêng về kinh này là chuyên nhất học tập Phật Thừa có thể lợi ích vậy, lộc tức là lợi ích. Tiếp trong phần kết luận về công năng nói tay không thể nắm tròn lại… ấy, thì cuốn tròn lại là Sắc. Nay dùng sắc pháp có khắp tất cả các pháp, mới thấy Phật pháp cả một thời kỳ luôn luôn có trong một trần, há không phải nắm giữ quyển kinh màu vàng hay sao? Vậy thì một niệm đọc hết Sắc giáo của một thời kỳ, Sắc có đủ tất cả kinh điển không dựa vào miệng nói, một âm của Như Lai phát ra tất cả các âm, trong này giải thích tất cả đâu khác gì âm thanh của cõi Phạm, một trần đã đầy đủ cần gì phải suy nghĩa sai khác, như đây khuyến khích học tập lẽ nào cùng với một kinh một luận ấy cho đến bạc đầu ư? Tiếp theo ví dụ các Sắc còn lại có thể biết. Trong phần kết thành ba Đế có bốn: 1. kết thành ba Đế; 2. Từ “Bất khả…” trở xuống là trải qua Sự cả hai đều sai; 3. Từ “Năng ư…” trở xuống là khuyến khích nhắc nhủ; . Từ “Nhược ư…” trở xuống là kết luận chỉ ra. Phần một như văn. Trong phần hai trải qua Sự thì các pháp trong Sắc đã thuộc về một Sắc cho nên không thể nói được; cũng có thể dựa vào Sự phân biệt giải thích, Sắc là có thể nói, mà các pháp trong Sắc thì không thể thấy được, Sắc là pháp giới thì không thể nào chọn lựa. Lại cần phải giản lược chín để thuận theo pháp giới Phật, tức Không cho nên không có gì thâu nhiếp, tức Giả cho nên thâu nhiếp khắp nơi. Vứt bỏ như nhau lại giải thích hướng về thâu nhiếp, thâu nhiếp khắp nơi cho nên không vứt bỏ, không có gì thâu nhiếp cho nên vứt bỏ tất cả, cùng một pháp giới cho nên đều là đúng, pháp giới xa rời niệm cho nên đều là sai. Trong phần ba là khuyến khích nhắc nhủ, có hai: 1. Khuyến khích; 2. Từ “Nhược ư…” trở xuống là nhắc nhủ. Trong phần bốn là kết luận chỉ ra, có hai: 1. Kết luận; 2. Chỉ ra ý kinh này. Kinh này chỉ là khai mở hiển bày mười Diệu, Sắc có đủ mười Diệu và tất cả các pháp vốn là ý của kinh này. Trong phần Thanh có hai: 1. Giải thích về các pháp; 2. Sơ lược nêu ra tướng của ba Đế. Văn còn lại chỉ ra như nhau. Tiếp từ “Hương…” trở xuống là ví dụ bốn trần còn lại. Tiếp trong phần dẫn chứng nói chỉ đưa ra Tư Sanh…, còn lại thâu nhiếp có phiên dịch… và mười Diệu…, hoàn toàn giống như trước. Trong phần Căn-Thức còn lại, có hai: 1. Dẫn ví dụ; 2. Dẫn chứng, bởi vì Căn-Thức đều là sở quán. Đầu tiên nói ngoại nhập đầu tiên ấy, như tương truyền rằng “Có Tam tạng đến đây ngửi sách Xuân Thu nói là có mùi máu tanh, ngửi Chu dịch nói là có mùi huyền hoặc”. Vì vậy biết Tỷ Căn vốn biết rõ các pháp, cho nên trong kinh trình bày về Tỷ Căn rất là cặn kẽ, những thân căn còn lại có thể biết. Sáu trần đều có đủ tất cả các pháp, lại thâu nhiếp lẫn nhau giống như lưới giăng của Đế Thích. Tiếp theo là tổng kết, cũng không ra ngoài ba Đế. Văn đưa ra Trần-Thức lược bớt không đưa ra Căn, lại có ba: 1. Kết thành ba Đế; 2. Từ “Tự tại…” trở xuống là ca ngợi; 3. Từ “Nhược dục…” trở xuống là kết luận về xu thế của nghĩa. Văn phần một thì câu đầu là Giả, tiếp là Không, từ “Thông đạt…” trở xuống là Trung trong Thức ví dụ biết rõ, từ “Hà giã…” trở xuống là như trước, vậy thì đều có đủ ba Đế như nhau. Tiếp trong phần dựa theo Giáo nhưng văn không theo thứ tự năm Thời mà nghĩa đầy đủ, Viên là Pháp Hoa, Tạng là Lộc Uyển. Tiếp là Quán Tâm trong kinh vốn dựa theo bốn đoạn trước đây để trình bày về kinh, lại có hai: 1. Nêu ra; 2. Giải thích. Trong giải thích, trước tiên trong phần không phiên dịch có ba: 1. Ý hướng về; 2. Chính thức dựa vào mười lăm nghĩa; 3. Kết luận. Đầu là Hoa Nghiêm trong một trần có quyển kinh Đại Thiên, như Chỉ Quán quyển thứ ba ghi lại. Tiếp là ví dụ có phiên dịch, trước là giải thích-tiếp là kết luận. Văn phần trước lại có năm. Phần đầu như văn. Văn tiếp theo nói Tuệ hành quán lý-lý Thể dần dần đi sâu vào cho nên Tuệ hành là Kinh. (Dọc) Hạnh hành thuộc về sự-sự môn không giống nhau, tướng của Hoặc chẳng phải là một cho nên pháp Đối trị cũng nhiều, bởi vì nhiều pháp Đối trị cùng hiển bày lý sâu xa, cho nên Hạnh hành là Vĩ. (Ngang) ba loại dung hoà thông suốt có-không ấy, nếu xác định là không phiên dịch thì sẽ giống như năm loại trước, nếu xác định là có phiên dịch thì sẽ giống như năm loại sau. Trong tất cả các giáo tuy không thấy tên gọi mà tâm là hai loại này thì năm trước năm sau đều có mười lăm tên gọi, nên biết là không xác định có phiên dịch-không phiên dịch. Nay chỉ gọi là tâm thì khắp nơi ba mươi loại mà không làm cho hai nhà sinh ra oán trách. Tiếp trong phần trải qua pháp, có ba: 1. Sơ lược nêu ra Đại thừa Tiểu thừa, trình bày về Đại có nhiều hàm ý; 2. Từ “Quán Nhất tâm…” trở xuống là tổng hợp có đủ các pháp; 3. Từ “Như thử…” trở xuống là chính thức trải qua có phiên dịch-không phiên dịch…, cho đến mười Diệu thì văn lược bớt. Trong văn phần một nói con đường hẹp và hiểm không thể nào hai người cùng đi, trong phần Giải thoát ở Đại Kinh thứ năm trăm nói không có nơi chật hẹp hiểm yếu…, như Chỉ Quán quyển thứ sáu ghi lại. Trước đây đã giải thích xong về tên gọi chung-riêng. Tiếp trong phần thứ hai giải thích về Thể, có hai: 1. Tổng quát trình bày về ý hướng đến; 2. Khai chương chính thức giải thích. Văn phần một lại có hai: 1. Chính thức trình bày về ý hướng đến; 2. Từ “Thể giả…” trở xuống là chính thức trình bày về ý thuyết ra Thể. Văn phần một có hai: a. So sánh tên gọi trên để trình bày về ý hướng đến; b. Đối chiếu Tông-Dụng ở dưới để trình bày về hướng đến. Đầu tiên nói là tổng thuyết ấy, tên gọi bao hàm ba loại sau, ba là Biệt ở trong Tổng, Thể lại là Biệt ở trong ba. Chưa trải qua các nghĩa, cho nên phải chọn ba huỷ phạm là Thể thuốc về Chân tánh. Tiếp từ “Chân tánh…” trở xuống là so sánh Tông-Dụng có thể biết. Tiếp là trình bày ý thuyết ra Thể, có bốn: a. Dựa theo Bộ phân định; b. Từ “Phi đản…” trở xuống là dựa theo Hạnh-Giải ca ngợi; c. Từ “Văn vân…” trở xuống là dẫn hai văn chứng minh là không thể nói được; d. Từ “Hựu vân…” trở xuống là chính thức trình bày về bao phủ căn cơ gọi là nhân duyên. Đã nói đều hội tụ các nghĩa tức là hai môn Bổn-Tích đều trở về Thật Tướng tôn chỉ ý nghĩa của một thời đại đều phù hợp với Thể, còn lại giống như văn trong phần chính thức giải thích tự phân làm bảy phần. Đầu là chính thức hiển bày Thể lại phân ra bốn ý. Phần đầu như văn. Trong văn tiếp theo nói đây nối thông khắp nơi, ấy là trong Đại-Tiểu thừa đều có Chân đế bởi vì đưa vào Tiểu thừa vì vậy không thể nào chỉ dùng Chân đế làm Thể của kinh này; giả sử Đại thừa cũng không tránh khỏi lẫn lộn, cho nên nói là Đại thừa cũng lại nhiều loại, bởi vì trong Đại thừa môn có sáu loại Chân đế. Kinh này chỉ ở trong tất cả các pháp lấy làm Chân đế là Thể của kinh này. Riêng mình phá bỏ người xưa cho rằng Thể này nối thông nhân quả và dẫn ra kinh luận, trong phần đầu nói là Biến là Bất Biến…, thì nhân là năng thông, quả là sơ thông. Nếu nhân biến đổi làm quả thì không có năng sở, cho nên biến đổi thì không thích hợp. Nếu như không biến đổi thì nhân đến bên quả, nhân và quả song song thì lý này không có, cho nên không biến đổi cũng không thích hợp. Tiếp từ “Nhược biệt hữu pháp…” trở đi là chất vấn từ ngoài vào trong, nếu như nhân tự trú ở nhân không biến đổi là quả, thì thiết lập tách biệt một pháp nối thông từ nhân đến quả, nên biết rằng nhân này không phải là nhân của quả, quả cũng không phải là quả của nhân này, nhân quả tự trú thì không phải là Thể Kinh của Phật quả, làm sao lại nói Thể nối thông nhân quả vậy? Câu từ: “Pháp Hoa” đến “Quả đức” thì câu đầu thuật về văn thiết lập Thể của người xưa đã dẫn dắt trước đây, từ “Thử nãi…” trở xuống là phá bỏ người xưa thiết lập Thể. Văn kinh tuy câu trước nói là Phật tự trú Đại thừa, câu sau đã nói như pháp đã đạt được, lấy đây hoá độ chúng sanh. Cho nên biết nương theo lý chứng đắc của Bổn để điều khiển chúng sanh. Ngự nghĩa là điều khiển cai quản chúng sanh, điều khiển cai quản như vậy không phải là trụ ở Thể Thật Tướng của quả đức. Vì vậy không thể nào chỉ sử dụng ngôn từ “tự trú” để làm Thể của quả được. Từ “Phổ Hiền” cho đến “Bây giờ đều không sử dụng”: Đây là chỉ trích người xưa dẫn nhân quả ấy để chứng minh cho Thể của kinh, văn ấy đích thực có thể dùng để chứng minh về Tông của kinh. Văn kinh chỉ nói nhân và quả không lìa Thật Tướng, vì vậy có thể chứng minh nhân quả làm Tông. Nếu chứng minh về Thể của kinh thì phải nói là Thật Tướng không lìa nhân quả, đây là Thể của Tông. Do đó biết người xưa đã dẫn, chỉ trở thành chứng minh cho Tông của Thể, vì vậy không chọn lấy. Lại có người nói: nhân và quả, đều thiết lập bổn mạt, Tát bà nhã là quả trí, nơi khác gọi là vạn đức trong quả. Nay trình bày về Thể của Thừa cần gì phải trên nhân quả đều thiết lập bổn mạt? Bổn mạt làm Thể cùng với Thể vĩnh viễn khác nhau, rộng hẹp cùng với một Thể-khác Thể… cũng lại không phải là Thể. Ý của người xưa, dùng một Thể của Thừa làm Thể của kinh này, dùng khác Thể của Thừa làm Thể của kinh khác. Ý của tông phái này lấy Thật Tướng làm Thể. Người kia đã nói Bát-nhã tương ưng là tương ưng với những Bát-nhã như thế nào, cho nên không thích hợp. Lại có người nói: Vô sở đắc tương ưng hành… hoàn toàn là có sự tính toán do lường (cụ đạt), không thích ứng làm Thể. Lại có người nói: Lục Độ ấy đều có Lý Độ-Sự Độ gọi là thế và xuất thế lẫn tạp, mà quả đã xa cho nên gọi là cách xa Thừa; đạo phẩm luôn luôn là pháp xuất thế, mà quả lại gần cho nên gọi là gần với 772 thừa. Vì vậy gần xa đều là thừa cho nên Thể cũng không đáng dựa vào. Cho đến phá bỏ rộng ra lại có bốn câu, câu đầu nói Độ và Phẩm cùng tương ưng với tâm vô sở đắc, đều là xuất thế. Cùng có sở đắc ấy là tương ưng với tâm có sở đắc, đều là thế gian. Câu thứ ba như giải thích ban đầu. Câu thứ tư ấy, ý nói đạo phẩm có dựa theo phần vị, thì có hữu lậu cùng với Vô lậu, vì vậy gọi là thế và xuất thế lẫn tạp. Lục Độ của Đại thừa, luôn luôn không lẫn tạp, cho nên bốn câu cùng có xa-gần và đều là xa-gần. “Tư vị” tức là Chương An phân định cách giải thích của các Sư trước đây. “Sơ bạch ngưu…” ấy là Vô lậu Bát-nhã xưng là Bạch cho nên biết Bạch Ngưu không phải là Thể của Thừa. Từ “Trung biên phân biệt luận…” trở xuống, Chương An dẫn ra năm Luận để đưa ra Thể của Thừa đều không phải là tính toán đo lường. Trước là giải thích, tiếp là kết luận. Trong phần giải thích đầu tiên dẫn Trung Biên Phân Biệt Luận ấy, tức là Đệ nhất Thừa Bổn dùng làm Thể của Thừa, tiếp là Duy Thức Luận lần lượt dựa vào nhau để giải thích về nghĩa của Thừa, Chân Như ở đầu tiên tức là Thừa Bổn, Bổn chính là Thể. Tiếp theo trong Nhiếp Luận có ba điểm khác nhau, nhân của Đệ Nhất Thừa lấy Bổn làm nhân nhân gọi là Chân Như tức là Thể của Thừa. Tiếp là Pháp Hoa Luận nói ẩn, hiển ấy, Pháp thân bình đẳng gọi là ẩn-ẩn vào trong ràng buộc, Niết-bàn là hiển rồi thành tựu đầy đủ, tuy có ẩn hiển nhưng không có gì không phải là Thể của kinh. Tiếp là Thập Nhị Môn Luận, Đệ Nhất Thừa Bổn tức là Thể vậy. Nói là Thừa Chủ ấy, dựa vào Bạch Ngưu cho nên khiến đến nơi chốn do đó gọi là Chủ, cho nên không lấy Chủ dùng làm Thể của Thừa ấy vậy. Tiếp trong ý luận về Thể có bốn: 1. Trưng khởi; 2. Từ “Thích Luận…” trở xuống là dẫn luận trình bày về ý của Thể; 3. Từ “Hà cố…” trở xuống là giải thích nghi ngờ; . Từ “Thử Tiểu Đại…” trở xuống là kết luận. Văn tiếp theo nói: “Nếu có Vô thường” cho đến “Ba pháp ấn” tức là Đại Luận thứ hai mươi nói: “Tất cả pháp Vô thường-Tất cả pháp Vô ngã-Niết-bàn là tịch diệt. Hỏi: Trong tịch diệt vì sao chỉ nói một mà không nói là nhiều? Đáp: Trong ấn thứ nhất nói về năm chúng, trong ấn thứ hai nói tất cả đều Vô Ngã, ấn thứ ba là quả cho nên gọi là tịch diệt. Nếu như nói về Vô Thường thì phá bỏ Ngã Sở về năm dục bên ngoài. Nếu như nói về Vô Ngã thì phá bỏ Ngã ở bên trong. Ngã và Ngã Sở phá hết cho nên gọi là Tịch diệt Niết-bàn. Hành giả quán sát Vô Thường thì sanh ra chán ngán rời xa, đã ngán ngẫm khổ đau rồi thì còn lại vướng mắc đối với năm quán, cho nên có quán Vô Ngã thứ hai. Suy xét tìm tòi về năng quán đến nơi không thể đạt được, thì tất cả các pháp không còn gì y chỉ, chỉ quy về tịch diệt, bởi vì nghĩa này cho nên nói là tịch diệt ấn.

Hỏi: Trong Ma ha diễn nói các pháp bất sanh nhất tướng vô tướng, trong này vì sao nói tất cả các pháp Vô Ngã-Vô Thường gọi là pháp ấn, hai pháp làm sao mà lại không trái ngược nhau?

Đáp: Quán Vô thường tức là quán nhân duyên Không, giống như quán Sắc từng niệm, từng niệm Vô thường tức là biết trở thành Không. Sắc quá khứ huỷ hoại nên không thể thấy được cho nên không có Sắc tướng. Sắc vị lai không sanh ra không có tạo tác không có hoạt dụng không thể thấy được cho nên không có sắc tướng. Hiện tại không dừng lại do đó không thể thấy được không thể phân biệt cho nên không có Sắc tướng. Không có Sắc tướng cho nên là không chẳng có sanh diệt, chẳng có sanh diệt và sanh diệt thật ra chỉ là một, nói ra có mở rộng và tóm lược mà thôi.

Hỏi: Trong Ma ha diễn nói là một Thật Tướng, thì trong pháp Thanh văn cũng nên nói về pháp một Thật tướng?

Đáp: Ba loại pháp ấn trong pháp Thanh văn, nói rộng ra thành bốn loại, nói tóm lược chỉ còn một loại. Vô Thường tức là Khổ đế-Tập đế-Vô ngã tức là Đạo đế, tịch diệt Niết-bàn tức là Diệt đế, vì vậy trong Ma ha diễn chỉ nòi các pháp bất sanh bất diệt nhất tướng vô tướng. Vô Tướng tức là tịch diệt Niết-bàn”. Luận nói trong Ma ha diễn trình bày về pháp ấn ấy là cùng Bộ trước Pháp Hoa đã nói, pháp ấn Tiểu thừa có số lượng không giống nhau cho nên cần phải liệu giảng. Nếu trong kinh này chỉ trình bày Thật Tướng là một pháp ấn thì vì vậy cần phải liệu giảng. Ba là trong phàn chính thức hiển bày Thể, có ba: 1. Dựa theo pháp; 2. Ví dụ; 3. Dựa theo các loại ba pháp. Văn phần một có ba: 1. Chỉ ra Thể; 2. Dựa theo ba huỷ phạm để giản lược; 3. Trải qua các Diệu để giản lược, trong đó lại có hai: a. Mở rộng dựa theo Cảnh; b. Sơ lược chỉ ra chín Diệu còn lại.

Hỏi: Trí-Hạnh Diệu trước đây đầu tiên đều nói giản lược, Cảnh là Thể là Pháp thân, Trí-Hạnh là Tông là Dụng, nay vì sao ở đây các Cảnh lại giản lược từng loại một như vậy?

Đáp: Luận chung về khai mở Quyển hiển bày Thật thì các pháp đều là Thể cũng giản lược như sau, nay chọn lấy Quyền-Thật tương đối đích thực nêu ra Thể Tướng cho nên giản lược như vậy. Tiếp trong ví dụ có hai: Ví dụ-kết luận. Trong ví dụ có hai lớp: Ví dụ-Hợp. Đầu là trong ví dụ về xà-cột…, có ba: 1. Chính thức ví dụ về Thể; 2. Từ “Ốc nhược…” trở xuống là ví dụ về công năng của Thể; 3. Từ “Thích Luận…” trở xuống là dẫn luận chứng minh. Phần một trong ví dụ có hai: a. Ví dụ; b. Hợp lại. Văn phần (a) nói: “Không phải là xà nhà” đến “không gian bên trong nhà”, ấy là Không ví dụ cho Thể-nhà ví dụ cho Tông, Không là sở thủ-nhà là năng thủ, năng thủ có thể nhiều mà Không thì không thể nhiều được, sở thủ là Thể mà Thể thì không thể nhiều được, năng thủ là Tông mà Tông là nhân quả, vì vậy không thể là một. Tiếp là ví dụ về mặt trăng-mặt trời-kỷ cương cõi trời… ấy là trở lại nêu ví dụ để giản lược. Cõi trời lấy mặt trăng-mặt trời làm kỷ cương, mặt đất lấy bốn biển làm kỷ cương. Mặt trăng-mặt trời quay vòng quanh trải qua khắp nơi giữa trời, mặt trăng-mặt trời thật là hai mà trời thì không thể là hai. “Công thần phụ chủ”…, thì công là nêu ra tước đầu trong năm tước quan, năm tước đều là bề tôi cùng phụ tá cho quốc chúa, năm tước có thể nhiều mà quốc chúa thì không thể nhiều. Nói là năm tước ấy, đó gọi là Công-Hầu-Bá-Tử-Nam. Công là Chánh vậy đang vì nhà vua ấy hợp với phép tắc thực hành đạo trời. Hầu là Hầu vậy, đang vì nhà vua ấy hầu hạ rất đặc biệt. Bá là trưởng vậy, đang vì nhà vua ấy luôn luôn quản lý dân chúng. Tử là Từ vậy, đang vì nhà vua ấy yêu nhân dân như con. Nam ấy là Nhậm, đang vì nhà vua ấy đảm đương chức vụ cai quản của mình. Văn kết hợp rất tóm lược theo như trước có thể biết. Bốn là văn dẫn chứng có hai: 1. Chính thức dẫn chứng; 2. Từ “Cố tri…” trở xuống là ý kết luận.

Tiếp theo trong phần mở rộng giản lược về điểm không phù hợp, (nghĩa sai quấy) phân làm hai: 1. Nói về ý hướng đến; 2. Mở rộng giản lược tự phân làm sáu: Nêu ra chương và giải thích. Trong giải thích, đầu là trong phần dựa theo phàm có hai: 1. Nêu ra tất cả; 2. Giải thích. Văn phần một có hai: a. Nêu ra; b. Kết luận. Ý văn phần (a) là tạm thời dựa theo phàm để giản lược.

Trong văn gồm có so sánh ngoại đạo-Tiểu thừa để giản lược ấy là thế nào vậy?

Đáp: Đối chiếu để so sánh mà thôi, ngoại đạo-Tiểu thừa hãy còn là không thật, huống hồ độn sử phàm phu ư? Tiếp trong phần giải thích có hai: 1. Trình bày về tà ác thế gian; 2. Từ “Nhược Chu Khổng” trở xuống là trình bày về người trong sáng chính trực ở thế gian. Văn phần một có hai: 1. Giải thích; 2. Kết luận. Trong giải thích lại có ba: a. Sơ lược phân định; b. Từ “Hoặc…” trở xuống là hành tướng; c. Từ “Nội tắc…” trở xuống là trình bày về tai họa. Phần đầu như văn. Trong phần tiếp dựa theo Hành để giản lược nói rằng hoặc là đầu lâu chứa đầy dơ bẩn đặt trước mặt nhiều người…, những loại này đều là độn sử phàm phu, tất cả luôn luôn như vậy. Nếu là lợi sử ngoại đạo thì đều thêm vào sự tôn trọng và chấp trước về tông phái…, cho đến thần thông và Vi Đà… nay phàm phu này như Đại Luận quyển thứ mười nói: “Cuồng có hai loại, một là mọi người đều biềt cuồng, hai là ác tà tự phô bày, người khác không biết là cuồng. Như ở Nam Thiên Trúc có Pháp Sư ngồi trên toà cao vì nhà vua nói về năm giới, có nhiều ngoại đạo cùng ngồi nghe pháp, lúc ấy nhà vua chất vấn rằng: Nếu như nói người cho rượu và tự mình uống rượu thì bị ngu si điên cuồng, tại sao thời nay người ngu si điên cuồng thì ít, mà người có cách nhìn chính đáng lại nhiều? Các ngoại đạo nói: Khéo thay, khéo thay! Chất vấn như vậy thật là sâu sắc, lão đầu trọc ngồi trên toà cao ấy nhất định không thể trả lời được. Vì nhà vua căn trí lanh lợi, nên Pháp Sư đưa tay chỉ vào các ngoại đạo, tiếp tục nói về chuyện khác. Ngoại đạo nói nhà vua là người chất vấn rất sâu sắc quả là không thể trả lời được, xấu hổ mà không biết. Lại nói sang chuyện khác. Nhà vua nói với ngoại đạo: Người ngồi trên tòa cao đã trả lời rồi, vì muốn bảo vệ ông mà không dùng lời để nói. Tay chỉ hướng vào các ông, là ý nói sự cuồng điên này không thiếu, các ông lấy tro bôi thân, hình hài trần truồng không biết xấu hổ, lấy đồ dơ bẩn chứa đầy trong đầu lâu người mà ăn, nhổ tóc nằm gai, treo ngược đầu xông khói lỗ mũi, mùa Đông thì ngâm trong nước, mùa Hạ thì nóng quay bên lửa, đều là tướng điên cuồng. Ông lại nói bán thịt bán muối, thì nói là pháp sai lầm, ở trong chỗ cúng tế trời đất, có được trâu bò bố thí, thì lập tức bán đi, lại nói là pháp thích hợp. Trâu bò tức là thịt, là người điên cuồng mê hoặc, Pháp Sư vì bảo vệ ông mà không nói đến, lại dựa theo việc làm, cùng với độn sử làm việc như nhau”. Bô thực ấy, trong Tự Thư nói: “Ăn cơm vào giờ Thân”. Lại trong Sở Từ nói: “Cháo bột bằng cám bã ấy, gọi là ăn cơm, là quyền biến mà lừa dối vậy. Tề Hoàn Công ngay thẳng mà không lừa dối, lừa dối thì sẽ thay đổi khác đi vậy”. Tiếp trong phần chánh pháp thế gian, lại có ba: 1. Trình bày lẫn lộn; 2. Dẫn kinh chứng minh; 3. Kết luận gạt bỏ, nói tóm lại là không ra ngoài NhânThiên. Nói là Chu-Khổng kinh tá, ấy là Chu Công chế định Lễ, Khổng Tử chọn lọc lại thi, kinh gọi Ngũ Kinh-Thất-Cữu… Tá nghĩa là mồ mả, Tá tức là ba phần mộ. Ba phần mộ gọi là sách vở của ba vị vua (Toại Nhân-Phục Hi-Thần Nông). Điển nghĩa là năm sách làm chuẩn mực, tức là sách của năm vị vua (Hoàng Đế-Chuyên Húc-Đế Cốc-Đế Ngưu và Đế Thuấn). Sách vở của người xưa, trước đây văn tự bài vở đều làm bằng tre mà ghi chép lại. Trị pháp nghĩa là pháp trị nhà trị nước, thuộc về Trung-thuộc về Hiếu vậy. Lễ pháp như ba lễ… Binh pháp như lục thao… Y pháp như Thần Nông… Thiên văn ấy là như Khổng Tử có đủ ba kinh về bói quẻ, trên biết rõ Thiên văn-giữa biết rõ sự đời-dưới biết rõ địa lý. Bát quái ấy là Đông thuộc Chấn-Tây thuộc Đoài -Nam thuộc Ly-Bắc thuộc Khảm-Tây bắc thuộc Càn- Tây nam thuộc Khôn-Đông nam thuộc Tốn-Đông bắc thuộc Cấn, một quẻ sanh ra bảy quẻ, bảy lần tám thành năm mươi sáu, cùng tám quẻ chính hợp thành sáu mươi bốn quẻ, mỗi quẻ quan hệ với những trạng thái trong quẻ bói thì lời giải thích không phải ở đây có thể nói hết. Thiện chiêm ấy là dùng cách này có thể biết tất cả Ngũ Hành, như Chỉ Quán quyển thứ sáu ghi lại. Thân gọi là Lục thân, nghĩa là cha mẹ anh em vợ con, tất cả đều có ruột thịt của mình. Xã nghĩa là Hậu Thổ-Tắc nghĩa là Hậu Tắc, sơ lược như Chỉ Quán quyển thứ sáu và thứ mười ghi lại. Không có cha mẹ thì không thể sanh ra, không có thầy dạy thì không thể thành đạt, không có quốc chúa thì không thể hưng thịnh, sự sinh tồn và cuộc sống của con người quyết định bởi ba quan hệ này như một. Đất nước an hào cho nên gia đình an hoà, gia đình an hòa cho nên thực hành hiếu thuận. Vì vậy cho nên trước tiên cần phải làm cho đất nước mình được bình yên vậy. Chim không ngừng đậu lại… là, nếu như theo Nho Tông, con rái cá chưa cúng tế thì không thể tiến hành giăng lưới, con chó sói chưa cúng tế thì không thể tiến hành săn bắt. Tháng Hai cúng tế con rái cá-tháng Tám cúng tế con chó sói, cho nên phải xa xỉ để bình yên. Thuốc thang trừ bỏ giăng lưới ba phía, cổ xưa thi hành giăng lưới bốn mặt, cho nên người chúc rằng: Bốn phương vô cực vào trong lưới của tôi. Vì vậy nói là chim không ngừng đậu lại. Thuốc thang trừ bỏ giăng lưới ba phía, mà người chúc rằng: Loài nào phạm mạng vào trong lưới của tôi. Trâu ngựa hướng vào bên trong ấy, nếu như y theo pháp của Chu-Khổng, thì trâu ngựa tự nhiên trở về. Pháp thế gian còn có cảm ứng như vậy, huống là pháp xuất thế gian ư? Trương Lăng đã bị con trăn lớn nuốt chửng, Kê Khang đã bị Chung Hội gièm pha, nhưng mà Ký Truyện nói là đắc Tiên ấy là sai lầm rồi. Vì vậy biết rằng ở quốc độ này chắc chắn không có Tiên thuật, lẽ nào có chuyện uống Linh chi nuốt Ngọc dịch khiến cho bay lên cao ư? Do đó thần thông ở cõi Tây Trúc không phải là Thiền thì không thể phát ra, cho nên cùng kết luận rằng Ái Luận thuộc về độn sử, luận gọi là trước thuật của phàm phu. Tiếp là dựa theo bên ngoài để giản lược, phân làm hai: 1. Nói chung về không thật; 2. Từ “Nhược thử…” trở xuống là đưa ra tướng trạng sai khác. Phần một như văn. Phần hai phân làm hai: Một, Phương này; Hai, Phương Tây. Phần một lại có hai: a. Trình bày tướng thấy; b. Từ “Trực thị” trở xuống là kết luận gạt bỏ. Trong gạt bỏ nói không ngoài bốn câu tức là chấp vào Thiên Chân thì vẫn thuộc về câu “có”, chấp vào Tự Nhiên ấy vẫn thuộc về câu “không”. Vốn nói là theo chiều dọc tức tóm lại mà nói thật ra không thể nằm ngoài được. Tiếp trong phần phương Tây cũng có hai: a. Trình bày tướng thấy; b. Gạt bỏ. Văn phần (a) nói ngoại đạo Luận Lực tiếp nhận những người do Lê Xương chiêu mộ ấy, trong Đại Luận quyển mười tám nói: “Những Phạm Chí Tỳ Gia Ly rất chú ý vật báu của họ, lệnh cho biện luận với Phật, chọn lấy những người đã mướn lập tức trong đêm ấy soạn ra năm trăm câu chất vấn, ngày mai cùng với Lê Xương đi đến trú xứ của Phật, hỏi Đức Phật rằng: Đạo là một cứu cánh, hay là rất nhiều Đạo cứu cánh? Đức Phật nói: Đạo chỉ có một cứu cánh chứ không có rất nhiều. Phạm Chí nói: Pháp của tôi đều nói là có Đạo cứu cánh. Đức Phật nói: Tuy có rất nhiều nhưng đều chẳng phải cứu cánh, vì sao? Bởi vì tất cả đều là chấp trước tà vạy cho nên không phải là cứu cánh. Đức Phật nói: Phạm Chí Lộc Đầu đắc đạo hay không? Đáp rằng: Trong tất cả các đạo thì đạo ấy là đệ nhất. Lúc ấy Tỳ-kheo Lộc Đầu ở đàng sau Đức Phật quạt hầu Đức Phật. Đức Phật hỏi các Phạm Chí: Ông biết người ấy hay không? Phạm Chí nói biết, hổ thẹn cúi đầu không nói gì nữa. Đức Phật thuyết kệ rằng: Tất cả đều gọi là cứu cánh, nhưng nếu như tự mình ái trước, tất cả là mình đúng người sai, đây đều là không phải cứu cánh. Người này đi vào trong luận chúng, lúc trình bày phân rõ nghĩa lý, tất cả đều là tướng đúng sai, thắng bại thì ôm lòng vui buồn. Người thắng rơi vào hầm kiêu mạn, người thua rơi vào ngục u sầu, vì vậy cho nên người có trí, không rơi vào hai pháp này. Này Luận Lực ông nên biết rằng, pháp học của các đệ tử Ta, không giả dối cũng không có thật, ông mong muốn theo đuổi pháp nào? Ông muốn huỷ hoại luận của Ta, chung quy không thể có điều này, tất cả trí tuệ khó thắng được, thích hợp đủ để tự huỷ hoại”. Duyên của Phạm Chí Trường Trảo , như trong Chỉ Quán quyển thứ năm ghi lại, đã thâu nhiếp đầy đủ ở trong Vô kiến-diệc hữu diệc vô kiến-phi hữu phi vô kiến và tuyệt ngôn kiến. Bởi vì ngoại đạo kia cùng thấy đúng lúc cho nên đã thâu nhiếp ở chỗ nhiều. Tiếp trong phần gạt bỏ, có ba: 1. Tổng quát gạt bỏ; 2. Từ “Hoặc thời…” trở xuống là trải qua các câu để gạt bỏ; 3. Dẫn chứng. Như vậy lần lược thâu nhiếp chỉ là bốn câu trùng lặp mà thôi. Nói là có lúc lần lượt thâu nhiếp có-không làm thành có… ấy, như trong Chỉ Quán thẳng thắn nêu ra tên gọi mà thôi. Trong này sơ lược giải thích sơ lược về thô dựa vào câu trùng lặp để chỉ ra tướng ấy. Câu đầu nói tóm lược, thích hợp nên nói là có có-có không làm thành có, đây là có-không của câu có, tuy là có phân biệt giữa có-không nhưng cùng thuộc về có. Vì vậy trong phần thâu nhiếp về chấp có, ba câu về không… theo đây có thể hiểu. Nếu như dựa theo bốn câu đầy đủ, thì trong có đầy đủ bốn, đều thuộc về có. Trong phần thâu nhiếp về chấp có, ba câu về không… theo đây có thể thấy. Trăm ngàn lần lặp lại ấy là, giả sử một câu lại sanh ra Vô lượng, tuỳ theo sự phát sanh ấy, thâu nhiếp thuộc về năng sanh. Năng sở như vậy không ra ngoài cái thấy cho nên chẳng phải chân thật. Ba là trong phần dựa theo Tiểu thừa để giản lược, có hai: 1. Nêu ra tên gọi Tiểu thừa như nhau cùng có Trung đạo Thật Tướng; 2. Từ “Nhiên Tiểu thừa…” trở xuống là giải thích về Thể ấy khác nhau, lại có ba: Một. Giải thích câu đầu; Hai. Từ “Chân Vô lậu…” trở xuống là giải thích ý kinh Đại Tập; Ba. Từ “Đối tiền…” trở xuống là kết luận chẳng phải Chân Thể. Bốn là trong phần đối chiếu với Thiên để giản lược, có hai: 1. Trình bày về ý giản lược; 2. Từ “Như Ma Ha…” trở xuống là chính thức giản lược. Trước đây đối chiếu với Tiểu thừa để giản lược tức là Tiểu thừa Tam tạng giáo, nay đối chiếu với Thiên giáo để giản lược tức là đối với Thông giáo-Biệt giáo, và các Thiên giáo trong bốn Vị trước. Vì vậy trong văn này vẫn có Nhị thừa ấy, tức là Nhị thừa Thông giáo mà thôi, cho nên nói ba người cùng đoạn như nhau. Vì lẽ đó không nói Bồtát Tam tạng ấy, bởi vì nghĩa giống với phàm phu, tuy không có tà đảo nhưng mà chưa đoạn trừ Hoặc. Trong đó lại có hai: Một. Dựa theo Giáo; Hai. Dựa theo năm Thời. Trong phần một dựa theo Giáo, lại có ba: a. Không đối với Bất Không để giản lược; b. Từ “Kiến Bất Không…” trở xuống là thẳng thắn dựa vào Bất Không để giản lược; c. Từ “Thích Luận vân…” trở xuống là dựa theo một tướng thâu nhiếp Vô lượng tướng để giản lược. Ba văn này lần lượt thay nhau phát sanh phần sau. Tại vì sao? Bởi vì cùng trong phần vị Bồ-tát có người lợi căn có thể thấy được Bất Không, tức là dựa vào Bất Không làm Thể của kinh này, dùng Bất Không này lại có Giáo Đạo kèm theo phương tiện mà nói, cho nên nói Đản Trung và Bất Đản Trung, chính là phân biệt hành tướng thứ tự và không thứ tự. Bất Đản Trung này thâu nhiếp tất cả các pháp, Trung không có tướng Trung, cho nên nói là nhất tướng vô tướng. Nhất tướng này hoà vào Vô lượng tướng, cho nên nói là tướng nhập. Do đó có văn thứ ba xuất hiện, ý ở chỗ này. Văn phần đầu có hai: 1. Dẫn Đại Phẩm nêu ra tướng; 2. Dẫn Đại Kinh chứng minh thành tựu. Văn phần một tức là phần vị Thông giáo; từ đầu đến cuối, đợi cho đến Pháp Hoa, mới chính là gặp được pháp hội, tức là người ấy vậy. Văn phần một lại có hai: Một. Chính thức giải thích; Hai. Từ “Cọng Thật Tướng…” trở xuống là vẫn dẫn Đại Phẩm để gạt bỏ. Văn phần hai dẫn Đại Kinh nói không có trí tuệ, cũng là từ ngữ gạt bỏ làm mất đi, chứ không phải là không có trí tuệ tự nhiên. Lại nói đến Nhị thừa được tịch diệt… tức là tạm thời dựa vào các nghĩa Đản Không và Tịch, bởi vì chưa đạt được ngay nơi Tịch mà Chiếu, cho nên nói là Đản Tịch. Trong văn tiếp theo nói Nhị thừa chỉ một Tức nghĩa là Nhị thừa Thông giáo vậy. Bồ-tát Biệt giáo hai Tức nghĩa là bao gồm Bồ-tát Thông giáo và Biệt giáo đi vào Không ra ngoài Giả. Bởi vì kèm theo kệ trong Luận, lại cùng với tên gọi của Tức, thật ra chưa phải là Tức, chỉ riêng Viên giáo mới có đủ ba Tức. Thể của kinh này, chỉ là Trung ngay nơi Giả-Không, Giả-Không ngay nơi Trung hãy còn giản lược, huống là Đản Không-Thiên Giả há là Thể của kinh ư? Ba là dẫn Thích luận trình bày về Bồ-tát đi vào một tướng… ví dụ này có thể hiểu. Vì lẽ đó ba nghĩa trước đều đối chiếu Nhị thừa để giản lược, ấy là ở trong Bộ giống nhau đều có Nhị thừa, Không- Bất Không này và một tướng bình đẳng lại trình bày ở trong Bộ giống nhau, cho nên cần phải từng tiết từng tiết đối lập với nhau để giản lược ra. Trong đó lại có hai: Một, Chính thức so sánh Giáo để giản lược; Hai, Từ “Như thử…” trở xuống là kết luận ý thành tựu Viên giáo. Tiếp trong phần dựa theo năm Thời, có hai: 1. Chính thức dựa theo năm Thời; 2. Từ “Đại Kinh…” trở xuống là lại trình bày về Nhất Thật. Văn phần một không nói đến Lộc Uyển ấy, bởi vì trong Lộc Uyển không có Đại nào có thể luận bàn. Trước đã đối chiếu người Nhị thừa xong, nay văn cần phải đối lập với nhau để giản lược, cho nên nói Phương Đẳng ba Hư một Thật…, hoặc là lược bỏ không có. Nếu như nói Lộc Uyển, thì không có Thật chỉ có Hư, cũng thích hợp không sai. Trong phần hai chỉ trình bày về Nhất Thật, lại có ba: Một. Chỉ trình bày về Nhất Thật; Hai. Từ “Như thị…” trở xuống là dựa theo khai hiển mà nói. Văn phần một lại có hai: a. Chính thức giải thích; b. Từ “Nhất thật…” trở xuống là kết luận nêu ra Chánh Thể. Văn phần (a) lại có hai: Đầu là dựa theo đối đãi đã phá bỏ để nói, tiếp là từ sai khác mà phân làm hai, hai cho nên chẳng phải là một Thật như nhau, dựa theo Đức Thể của năng đối để nói. Văn phần đầu ấy, không có hai của Nhị thừa, cũng là không có hai của Nhị biên, không có hư giả của ba Hoặc-hai Tử, không có bốn Đảo như Vô thường… vốn là vậy, và cần phải dựa theo Viên Hạnh để nói, cho nên những pháp như vậy thì ma không có thể nói được. Tiếp trong phần dựa theo năng đối-dựa theo Đức Thể nghĩa là bốn Đức ba Đế, nếu Đức không có Đế thì Đức không có sở y, nếu Đế không có Đức thì Đế không có thể hiển bày, cho nên dùng Đức của tu thành tựu, hiển bày Đế của lý tánh, tức là Chánh Thể của kinh này. Vì vậy lại tiếp tục trình bày sơ lược về những sai lầm đã đối chiếu với Thể vô phi vô trước đây. Văn phân làm sáu: 1. Trình bày về không hai; 2. Không có hư nguỵ; 3. Không có điên đảo; 4. Nhất Thừa ấy tức là không sai khác chuyển sang giải thích không trái ngược; 5. Từ “Ma tuy…” trở xuống là trình bày về nghĩa Tức ấy không phải ma đã thuyết ra; 6. Từ “Nhược không…” trở xuống là tiếp tục giải thích về tướng của Đức vốn có. Đức tướng vốn có này tức là không có những đối đãi trước đây cho nên đầy đủ bốn Đức, bốn Đức đầy đủ không phải là Nhị thừa cùng biết, huống hồ là ma có thể thuyết ra ư? Tiếp là phần kết luận nêu ra Chánh Thể có thể biết. Tiếp theo trình bày về đối đãi, bởi vì dựa vào trước đây trình bày có năng phá-sở phá-năng đối-sở đối, cho nên biết sở phá-sở đối không ra ngoài phương tiện của Tạng-Thông và Biệt giáo. Do đó nay trở lại trình bày, bởi vì Bất tư nghị ba Đế chẳng phải ba mà là ba, dùng ba để phá trừ, chẳng phải không mà không cho nên phá trừ phàm phu, ba loại bị phá trừ còn lại theo đây có thể biết. Trong đó lại có hai: 1. Trình bày về đối đãi phá trừ; 2. Từ “vô phục…” trở xuống là hiển bày một Thật Tướng, lại có hai: Một. Hiển bày một Thật; Hai. Từ “Diệc cụ…” trở xuống lại trình bày về một Thật thâu nhiếp pháp, lại có hai: a. Trình bày về pháp thâu nhiếp; b. Từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là giải thích về ý thâu nhiếp pháp. Ba là trong phần trình bày về khai mở, có hai: 1. Khai mở; 2. Từ “Tức tuyệt…” trở xuống là kết luận. Trong phần một là khai mở, có hai: Trước là chính thức khai mở nói về các Giáo từ nông đến sâu-từ Thánh đến phàm theo thứ tự mà khai mở; tiếp từ “Nhất thiết chư pháp…” trở xuống là kết thúc ý khai mở, bởi vì trong các pháp có Diệu lý cho nên mới có thể luận về khai mở. Nếu như ngay Bốn cũng không có thì khai mở hiển bày nơi nào? Gợi ý nêu ra chúng sanh và người ba Thừa vốn có Giác Tạng, tâm-Phậtchúng sanh là ba pháp không hề sai biệt mà thôi.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20