PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA THÍCH THIÊM

SỐ 1717

QUYỂN 11

Đời Đường, Thiên Thai Sa Môn Trạm Nhiên thuật

Thứ ba trong phần trình bày về điều phục và đoạn trừ, (Phục, đoạn) có hai: Thứ nhất chính thức trình bày về điều phục và đoạn trừ ở phần vị viên mãn; thứ hai từ “Phục thứ” trở xuống trình bày bao gồm các phần vị. Văn thứ nhất lại có hai: 1. Chính thức trình bày về phần vị; 2. Phân định về Thông – Biệt. Trong văn phần một có hai: Một là phàm, hai là Thánh.

Trong phần vị phàm, có hai: Trước là ngoại phàm, tiếp là nội phàm. Trong phần ngoại phàm có năm: a. Thiết lập; b. Từ “Chư giáo…” trở xuống là gạt bỏ Quyền; c. Từ “Đại Kinh…” trở xuống là dẫn chứng; d. Từ “Lệ như…” trở xuống là dẫn ví dụ; e. Từ “Kim thử…” trở xuống là phân rõ có – không, cũng bao gồm gạt bỏ Quyền. Hai phần đầu như văn. Trong phần dẫn chứng nói “Đại Kinh v.v…” là trong quyển thứ sáu nói: “Này người thiện nam! Người hàng Thanh văn có nhục nhãn là, nói có điều phục ma, chứ không phải vì người tu học Đại thừa mà nói, cho nên người hàng Thanh văn tuy có Thiên nhãn mà gọi Nhục nhãn, người học Đại thừa tuy có Nhục nhãn mà gọi là Phật nhãn. Tại vì sao? Bởi vì kinh Đại thừa này gọi là Phật Thừa, như vậy Phật Thừa là tối thượng, tối thắng”.

Văn kinh tuy dựa theo điều phục ma mà nói, nhưng nối thông với tất cả các pháp, theo đây có thể biết. Vả lại, Thanh văn đã đạt được Thiên nhãn lại đánh giá thấp như Nhục nhãn; cho nên biết rằng Tuệ nhãn đạt được, đã không giống như Tuệ nhãn đệ nhất mà Như Lai đã đạt được. Nếu như so với Phật nhãn, Tuệ nhãn thì hãy còn gọi là Nhục, bởi vì chưa thấy ở Trung Không. Ca-lăng-tần-già như Chỉ Quán quyển thứ một ghi lại. Tiếp trong phần vị nội phàm, có ba: a. Thiết lập; b. Từ “Như Kinh…” trở xuống là dẫn chứng; c. Từ “Đương tri…” trở xuống là kết luận phần vị. Phần (a) như văn. Văn phần (b) lại có hai: Trước là dẫn Kinh này; tiếp là dẫn Kinh Anh Lạc. Trong kinh này nói: ba loại Đà-la-ni; Đà-la-ni, Trung hoa nói là Tổng Trì, ba loại này đều có năng lực nắm giữ toàn bộ các pháp, như nói một Không tất cả đều Không… Giả, Trung cũng như vậy cho nên gọi là Tổng. Sớ nói “Toàn” ấy là xoay chuyển, chuyển tất cả các pháp thảy đều đi vào Không. Nói “Trăm ngàn vạn ức” ấy là bởi vì thuận theo số cho nên gọi là Giả, vốn là Trung đạo pháp âm có thể làm phương tiện cho nội Thể. Ba loại này chỉ là một tâm ba quán, nắm giữ tất cả các pháp gọi chung là Tổng Trì, trong này chính là tương tự ba Tổng Trì. Tiếp là Thánh vị, nếu đi vào Sơ Trú đạt được pháp âm chân thật, đó gọi là phá trừ vô minh chứng pháp tánh chân thật. Như Quan Trung Tứ Thánh nói: “Từ Trú thứ bảy trở lên căn cứ theo Thể độc lập mà thần thức không còn nơi chốn”; từ Trú thứ bảy về trước là chứng pháp nào? Không biết lại là giáo nào, mà Trú thứ bảy cần rộng phá… Từ “Nhược ước…” trở xuống là trong phần phân định về Thông – Biệt, có hai: 1. Dựa theo phần vị phân định; 2. Dựa theo nhân quả. Trong phần một dựa theo phần vĩ, có hai: Một là Biệt; hai là Thông. Trong phần Biệt nói “vô sanh đẳng” ấy là đã đoạn trừ Địa này lại điều phục Địa sau, cho nên gọi là Cũng. Trong phần Thông lại có bốn: Một, Tên gọi dưới nối thông với trên; Hai, Từ “Phục thuận…” trở xuống là tên gọi trên nối thông xuống dưới; Ba, Từ “Hựu tựu sự…” trở xuống là hai tên gọi nối thông khắp tất cả; Bốn, Từ “Nhược ước…” trở xuống là nhân quả nối thông với nhau.

Trong văn phần một có ba: 1. Từ “Sơ Trú…” trở đi là nối thông với trên; 2. Từ “Diệc danh…” trở xuống là tên gọi của năm phẩm nối thông với trên; 3. Từ “Phục nhẫn…” trở xuống là tên gọi của Thập Tín nối thông với trên. Văn phần một có hai: Trước là trình bày về tên gọi chung; tiếp từ “Đại Kinh…” trở xuống là dẫn chứng. Niết-bàn thuộc về quả thì tên gọi đó đã thông suốt, cho nên biết tên gọi của quả đâu chỉ có tịch diệt. Tiếp trong phần năm phẩm nối thông với nhau, có hai: Trước là dùng nghĩa điều phục nối thông với trên; tiếp từ “Phục thị…” trở xuống là trở lại dùng nghĩa Hiền nối thông với trên. Phần đầu lại có hai: Một. Thiết lập; Hai. Từ “Nhân Vương…” trở xuống là dẫn chứng. Phần nghĩa tiếp theo cũng có hai: Một. Thiết lập; Hai. Từ “Phổ Hiền…” trở xuống là dẫn chứng. Nói “Phổ Hiền đứng đầu trong mọi sự điều phục, nhường Phật làm Thánh cho nên Đẳng Giác gọi là Hiền, Hiền tức là điều phục, đạt tới cực điểm trong điều phục, cao nhất ở địa vị này, gọi là đứng đầu trong mọi sự điều phục. Tiếp trong phần tên gọi của Thập Tín nối thông trên, chỉ đưa ra tên gọi điều phục làm ví dụ, cho nên nói là có thể hiểu. Vì vậy biết Như Lai mới được gọi là địa vị cao nhất rất thuận. Năm phẩm hãy còn nối thông, do đó sáu căn chỉ cần phải so sánh 63 đưa ra. Văn phần thứ hai, có hai: Một, Thiết lập; Hai, Dẫn chứng.

Trong phần ba nối thông khắp tất cả, có hai: Một, Sự lý; Hai, Trước sau. Phần một nói “Lại ngay Sự là vô sanh…”, Hoặc là sự pháp, cho nên dựa theo Hoặc diệt trừ đạt được tên gọi Vô Sanh, tên gọi là dựa vào Sự. Hoặc này nếu diệt trừ thì chắc chắn chứng được Thật Lý, cho nên dựa theo Lý đã chứng gọi là tịch diệt. Nên biết rằng bắt đầu từ Sơ Trú cuối cùng đến Diệu Giác, mỗi một phần vị chỉ là diệt Hoặc chứng Lý, cho đến năm phẩm cũng có thể được gọi là quán hạnh sự lý, sáu căn gọi là tương tự sự lý, thậm chí cũng có thể nói là lý tánh, danh tự sự lý… Nay đã trình bày về viên mãn chính là địa vị của Viên giáo, nên biết rằng tên gọi của Viên cũng có thể dùng thay cho nhau. Hai tên gọi nối thông với nhau, đây chính là hạn định chọn lấy từ Sơ Trú trở đi cùng với quả vị của Phật thì hai tên gọi nối thông với nhau. Trong phần dựa theo nhân quả phân rõ về nối thông lẫn nhau, có hai: Trước là Thông; sau là biệt. Trong phần Thông có hai: 1. Phân định đơn giản; 2. Phân định trở lại. Trong văn phần một có hai: Trước nói “Dựa theo nhân luận về quả”, tức là nghĩa của nhân nối thông với quả; dựa theo quả luận về nhân, tức là nghĩa của quả nối thông với nhân. Tiếp từ “Đại Kinh…” trở xuống là nêu ra biệt để giải thích về thông. Trước là nêu ra biệt, cho nên nói “Là quả chứ chắng phải là nhân… Tiếp theo giải thích về biệt làm cho thông nói rằng thấy rõ ràng Phật tánh cũng được gọi là nhân. Nói “Vân vân” là cũng cần nói thêm tu Niết-bàn cho nên mới được gọi là nhân, chứng Niết-bàn cho nên cũng được gọi là quả”. Tiếp từ “Đẳng Giác…” trở xuống là trở lại dùng tên gọi của nhân quả để phân định chứng phần vị Đẳng Giác là nhân so với Diệu Giác. Nay luôn luôn dùng Đẳng Giác làm nhân, Diệu Giác là quả, Địa dưới trở đi có lặp lại nhân quả, vốn nói cũng là nhân, cũng là nhân, cũng là nhân nhân, cũng là quả, cũng là quả quả”. Đầu tiên dùng mười hai nhân duyên làm nhân, nhân nhân ấy gọi là trí tuệ, quả ấy chính là A nậu Bồ-đề, quả quả ấy là Đại Bát Niết-bàn. Do đó biết ý kinh dùng mười hai nhân duyên làm lý tánh ba nhân cho nên gọi là nhân. Trí quán nhân duyên so với quả là nhân, trong nhân phát khởi nhân cho nên nói là nhân nhân. Bồ-đề so với nhân nên gọi đó là quả; trong quả Bồ-đề lại thêm Niết-bàn, gọi là quả quả. Lại dùng mười hai nhân duyên làm ví dụ nói như vô minh là nhân, hành là quả, hành là nhân, thức là quả. Bởi vì nghĩa này cho nên Thể của vô minh ấy cũng là nhân, cũng là nhân nhân, cũng là quả, cũng là quả quả. Vô minh so với hành thì gọi đó là nhân, nếu như so với thức thì gọi là nhân nhân, so với nhân trước đó thì gọi đó là quả, so với nhân nhân trước đây thì gọi là quả quả. Nay thuận theo pháp, ví dụ đều có thể nói được, cho nên nói là “Cũng là nhân cũng là nhân nhân… Vẫn dựa vào chứng đạo, cho nên từ Sơ Trú cho đến Diệu Giác, vốn là đối với Đẳng Giác chỉ có nhân chứ không phải nhân nhân. Chỉ có quả ấy là chỉ so với Thập Địa, nếu so với Địa dưới thì cũng gọi là quả quả. Vì vậy nói Địa dưới trở đi tức là Sơ Trú chỉ là nhân mà chẳng phải là quả, Diệu Giác ở nơi quả chứ không phải là nhân, các phần vị trung gian cùng nhận được tên gọi ấy. Tiếp trong phần nghĩa về biệt có hai: Một. Sơ lược phân định; Hai. Từ “Vân hà…” trở xuống là sơ lược giải thích. Trong giải thích có hai: Trước là giải thích về phần vị điều phục thuận, tiếp từ “vô minh…” trở xuống là giải thích về phần vị Vô Sanh. Chữ Sáp là phiên thiết của chữ Sở và chữ Hiệp. Tiếp từ “Phục thứ…” trở xuống trong phần dựa theo các giáo, có hai: 1. Tạm thời dựa theo Biệt giáo; 2. Từ “Vấn…” trở xuống là trở lại liệu giản ba giáo trước đối chiếu phân rõ Viên giáo. Văn phần một lại có năm; Một. Đưa ra xưa kia giải thích không như nhau; Hai. Từ “Thử bất…” trở xuống là gạt bỏ; Ba. Từ “Đương thị…” trở xuống là sơ lược phân định; Bốn. Từ “Nhược kiến…” trở xuống là phân rõ sai trái; Năm. Từ “Kim minh…” trở xuống là kết luận chính xác. Hai phần đầu như văn. Văn phần ba, trình bày dựa theo ý Thông giáo Tiểu thừa Tam Tạng giáo, cũng giống như ý cùng chung Bồ tát địa. Trong phần bốn phân rõ về sai trái, có hai: Thứ nhất trình bày về xưa kia phân định cái thấy không thích hợp với tất cả trước đây; thứ hai từ “Nhược tư…” trở xuống trình bày về xưa kia phân định Tư Hoặc không thuận với tất cả trước đây. Văn thứ nhất có ba: 1. Sơ lược nêu ra sai lầm; 2. Từ “Địa Trì…” trở xuống là dẫn chứng; 3. Từ “Đệ cửu…” trở xuống là nói rõ ý kinh Địa Trì kết luận chất vấn. Trong văn thứ hai trình bày về Tư Hoặc hoàn toàn không đúng, lại có ba: 1. Sơ lược gạt bỏ; 2. Từ “Hà giả…” trở xuống là dẫn kinh Hoa Nghiêm giải thích; 3. Từ “Nhược Thất Địa…” trở xuống là tiếp tục gạt bỏ. Phần một như văn. Trong phần hai dẫn Kinh Hoa Nghiêm có hai: Một. Dẫn kinh; Hai. Từ “Thử thị…” trở xuống là giải thích đưa ra ý kinh. Trong này vì loại dần kiến, tư đồng Thể của giới ngoại, cho nên cần phải hướng về giới ngoại tiếp tục thiết lập tam giới. Nếu không như vậy thì kiến, tư này cùng với kiến, tư Nhị Thừa đã đoạn đâu khác gì? Đã phân ra nội ngoại có tên gọi kiến, tư như nhau, vì vậy cần phải thiết lập giới hạn Tư Hoặc của tam giới. Thuận theo năm trần làm tên gọi, cho nên ví dụ như Dục giới thuận theo Định và Địa làm tên gọi, cho nên ví dụ như Sắc giới – Vô Sắc giới. Do đó biết trái lý do Kiến Hoặc, cảm báo do tư hoặc.

Phần năm từ “Kim minh…” trở xuống là hiển bày chính xác có thể biết. Tiếp trong phần liệu giản, có hai: Thứ nhất là hỏi; thứ hai trả lời. Trong trả lời có bốn: Một. Dựa theo mức độ nặng nhẹ của khổ để trả lời; Hai. Từ “Hựu tư…” trở xuống là dựa theo ngăn trở lý xa gần; Ba. Dựa theo vượt lên quả để trả lời; Bốn. Kết luận trả lời. Văn phần một nói “Khổ của giới ngoại đơn giản, cho nên trước là cành nhánh, sau là gốc rễ”, tất cả các Hoặc ngăn trở lý gọi là gốc rễ, Hoặc ngăn trở sự gọi là cành nhánh. Vì vậy lấy kiến Hoặc giới nội là gốc rễ, Tư Hoặc giới nội làm cành nhánh, vô minh Hoặc giới ngoại làm gốc rễ, Trần-sa Hoặc giới ngoại làm cành nhánh. Do đó người giới nội theo thứ tự tu tập, trước là đoạn trừ ở tại gốc rễ, tiếp đó đoạn trừ ở cành nhánh. Giới ngoại theo thứ tự nhất định phải trước tiên đoạn trừ Hoặc chướng cành nhánh, sau đó đoạn trừ Hoặc chướng căn bản. Giới ngoại đã nhẹ về Khổ ấy thì dựa vào Sử mà lưu chuyển, từ bất thoái về sau, vì trợ giúp hóa đạo cho nên trướctiên đoạn trừ Trần-sa Hoặc, sau vì hiển bày chân thật mới đoạn trừ Vô minh Hoặc, ý còn lại có thể thấy. Hỏi về trước sau chỉ là thấy cùng một đường ấy, là trước đây giả thử hỏi rằng: Trước đoạn trừ kiến hoặc, sau đoạn trừ tư hoặc, chỉ là ý theo thứ tự cùng một đường, không phải là nghĩa vượt lên trên quả của các giáo, cũng không phải là Thông suốt mới là đạo lý Viên Đốn.

Trong chương lớn thứ tư trình bày về công dụng, có hai: Trước là giải thích tên gọi; tiếp từ “Lý tuy…” trở xuống là chính thức giải thích. Trong giải thích có hai: 1. Công dụng ở phần vị phàm phu; 2. Công dụng ở phần vị Thánh. Văn phần một có hai: Một. Sơ lược trình bày về phần vị ngoại phàm; Hai. Từ “Niết-bàn…” trở xuống là dựa vào đây phân rõ tất cả phần vị của Tứ Y. Phần vị của Tứ Y ấy, là bởi vì bốn người này đều có thể cảm hóa người khác, cho nên dùng phần vị này để giải thích về công dụng của người ở nhân vị. Nếu luận về văn này thì phải khắp cả nhân quả. Nghĩa về Tứ Y đầy đủ như Đại Kinh thứ sáu giải thích tường tận, trong đó có bốn: 1. Lược thuật về ý kinh; 2. Từ “Nhân Sư…” trở xuống trình bày về xưa kia phân định sai lạc ý chỉ; 3. Từ “Địa Tiền…” trở xuống tạm thời dựa vào người xưa đưa ra phần vị phân định sai khác; . Từ “Nhược suy Viên…” trở xuống là tông phái này theo Biệt và đối với trước sau để thiết lập phần vị Viên giáo. Tiếp theo trong phần trình bày về phần vị Thánh, có bốn: 1. Sơ lược nêu ra; 2. Từ “Nhược thụ…” trở xuống trình bày về ý của công dụng; 3. Ví dụ; . Từ “Sơ Trú…” trở xuống là giải thích về tướng, lại phân làm ba: Một. Trình bày về phần vị Sơ Trú; Hai. Từ “Như thị…” trở xuống là trình bày về Trú thứ hai trở đi cho đến phần vị Đẳng Giác; Ba. Từ “Luận kỳ…” trở xuống là trình bày về phần vị Diệu Giác. Văn phần một từ Sơ Trú trở đi cho đến làm thành trạng thái mười pháp giới… ấy, nếu trong Quyền giáo thì Tam Tạng Phật chỉ nói là tám tướng, trong tám tướng đều thua kém, Biệt giáo giáo đạo hướng về chứng hãy còn thua kém. Nay là Viên giáo chứng đạo có đủ tám tướng, đầy đủ như kinh Hoa Nghiêm nói: “Hoặc có người thấy Đức Phật thuyết pháp, hoặc là thấy ở trên cõi Trời Đâu Suất, hoặc thấy xuống dưới ở trong thai mẹ, hoặc thấy mới sinh ra, hoặc thấy xuất gia, hoặc thấy thành đạo, hoặc thấy chuyển pháp luân, hoặc thấy nhập Niết-bàn đều nói là Hoặc, là trong mỗi một tướng đều có đủ tám tướng”. Trong văn tiếp theo: Đầu tiên là trình bày chung về công dụng sâu rộng; tiếp từ “Biến như thị…” trở xuống là dựa theo cảnh hiện thên và ví dụ phần vị sau để luận về công dụng. Văn phần sau có thể thấy. Trong chương lớn thứ năm phân định về thô Diệu có hai: Nêu ra và giải thích. Trong giải thích có hai: 1. Sơ lược phân định; 2. Từ “Hựu Tam Tạng…” trở xuống là tìm hiểu phần vị phân định. Văn phần một có hai: Một. Luôn luôn trước tiên trình bày về Tạng – Thông là Thô mà Biệt – Viên là Diệu; Hai. Từ “Nhi Biệt…” trở xuống là tiếp tục trình bày về Biệt giáo là Thô mà Viên giáo là Diệu. Ý phần đầu là tạm thời nói tất cả duyên vào Thật Tướng, cũng từ xa dựa vào chứng đạo mà nói. Nế luận về giáo đạo, lý Trung đạo thì có Đản Trung. Bất Đản Trung khác nhau, vì vậy không thể phân định là Diệu. Bởi vì nghĩa này cho nên lại tiếp tục yrở lại phân dịnh thuận theo kèm cặp và không kèm cặp khác nhau, bời vì kèm cặp thô tức là giáo đạo. Các phương tiện nói đều hướng về Thật cho nê trở thành hạng vụng về. Tiếp trong phần tìm hiểu phần vị, có ba: Một. Dùng Tạng. Thông tìm hiểu Viên; Hai. Dùng Biệt tìm hiểu Viên; Ba. Từ “Thị tri…” trở xuống là kết luận quy về. Ý văn phần một, dùng phần Vị nhân quả của Tạng – Thông so với Viên giáo chỉ đến phần vị tương tự thì mỗi một phần vị đều nói rằng có như nhau, có thua kém, Hoặc không còn là như nhau, quán hạnh nghe giáo tức là có thua kém. Cũng dùng quả vị Phật tìm hiểu ấy là vốn thuận theo giáo đạo. Tiếp theo dùng Biệt tìm hiểu Viên, phân làm hai: 1. Tìm hiểu Địa Tiền; 2. Tìm hiểu Đăng Địa, trong đó có hai: Một. Chính thức tìm hiểu; Hai. Từ “Hà giả…” trở xuống là giải thích lý do. Trong phần hai lại có ba: Một là chính thức giải thích; Hai từ “Nhược dữ…” trở xuống dựa theo Dữ, Đoạt giải thích về Tề, Bất Tề, Bất Tề cho nên thua kém vì vậy cần phải tìm hiểu; ba từ “Cố tri…” trở xuống là phân định. Trong phần phân định lại có hai: Trước là dựa theo phần vị để phân định; tiếp từ “Dĩ ngã…” trở xuống là dựa theo nhân quả để phân định. Văn phần trước có ba: Pháp – thí dụ – kết hợp. Tiếp là dựa theo nhân quả ấy, là đã dùng nhân của mình làm quả của người, nên biết rằng quả là Quyền, Quyền cho nên là Thô. Từ “Đương tri…” trở xuống là kết luận, bắt đầu từ Tiểu Thảo cuối cùng đến nơi này, mỗi một phần vị đều dùng “Đương tri” để kết luận gạt bỏ phần vị Quyền. Phần ba là kết luận quy về, lại có hai: Pháp – thí dụ. Ví dụ pháp như cây Hảo Kiên ấy, trong Đại Luận thứ mười nói:

Hỏi: Công đức của chư Phật không có người nào có thể hơn được, tất cả trởi đất thì người nào đáng được tôn kính?

Phạm Vương đáp rằng: Phật là đấng Vô thượng, không có ai hơn được Phật, Phật cũng có Thiên nhãn nhìn khắp mười phương không có ai bằng Phật. Tâm tự nghĩ rằng: Mình thực hành Bát-nhã nay được làm Phật, người được mình tôn quý tức là Thầy của mình, mình nên cúng dường tôn trọng phụng thờ đối với pháp. Ví như một loài cây tên gọi là Hảo Kiên, ở mặt đất trăm năm có đầy đủ cành lá một ngày sinh ra cao đến trăm trượng, cây này mọc lên rồi mong cầu cây lớn hơn để che chở cho thân mình. Lúc ấy thần cây nói với Hảo Kiên rằng: Tất cả thế gian không có loài nào lớn hơn ngươi, các loài cây đều ở trong bóng địa vị Bồ tát, một khi ở dưới cội Bồ-đề an tọa nơi tòa Kim Cang, được thành tựu Phật đạo thì không có gì có thể cao hơn được nữa”. Luận ví dụ cho quả vị cao nhất, nay chọn lấy một ngày vượt lên trên trăm trượng, để ví dụ cho Sơ Trú phát sinh tám tướng làm Phật, nghĩa làm Phật như nhau cho nên có thể mượn để sử dụng. Trong chương lớn thứ sáu trình bày về phần vị phát khởi luôn luôn tạm thời phân rõ bốn Giáo theo thứ tự, mà không phân rõ năm Thời theo thứ tự phát khởi ấy là giản lược mà thôi. Sở dĩ không trình bày mà đã biết ý năm Thời là luận về Giáo phát khởi. Như Hoa Nghiêm hai lần phát khởi, Lộc Uyển một lần phát khởi cho đến Pháp Hoa một lần phát khởi, tất cả có lý do cho nên không luận bàn nhiều. Trong đó trước là hỏi – tiếp là trả lời. Trong phần trả lời có ba: 1. Nêu ra cơ duyên bốn Tất đàn không như nhau; 2. Nêu ra thuận với cơ duyên thuyết thành mười sáu loại; 3. Từ “Vi thị…” trở xuống là kết luận. Trong phần nêu ra thuận với cơ duyên nói “Giới nội giới ngoại sự lý Hoặc” ấy, là mê hoặc không có Sự Lý tùy theo con người phát sinh hiểu biết,hiểu biết có khéo, vụng cho nên phân ra Sự – Lý, Lý có Quyền – Thật phân thành giới nội và giới ngoại. Nếu ngay nơi Lý nói về Hoặc thì nói Hoặc là Lý. Nếu xa rời Lý nói về Hoặc thì nói Hoặc là Sư, cho nên phận biệt nội ngoại trở thành bốn loại. Trong chương lớn thứ bảy trình bày về phần vị phế bỏ, có hai: Trước là tổng quát nói về ý, tiếp là chính thức trình bày về phế bỏ. Văn phần trước, trình bày đầy đủ về các giáo lần lượt phế bỏ dần, cho nên làm thành thuyết này. Nếu đến Pháp Hoa thì tất cả Quyền đều phế bỏ, vì vậy trong này không hoàn toàn giống với Pháp Hoa. Tiếp trong phần chính thứ giải thích, có hai: 1. Nói về ý phá, lập; 2. Chính thức trình bày về phế bỏ. Văn phần một ấy là phế bỏ ba giữ lại một. Thứ nhất trong phần phế bỏ ba, có ba: Một. Trước là trình bày về ý phá, lập của Như Lai; Hai. Trình bày ý phá, lập của Long Thọ; Ba. Trình bày ý phá, lập của Sư này. Văn phần một, tuy là năm Thời tăng giảm không giống nhau, nhưng ý chính chỉ là phá bỏ ba giữ lại một, cho nên nói là ý phá, lập của Như Lai. Đầy đủ như giáo phát khởi, liên tục phát khởi đến Tiểu thừa, như vậy dần dần phế bỏ chỉ giữ lại một giáo cao nhất. Trong văn phần hai nói “Tỳ Đàm – Bà Sa trình bày về nghĩa của Bồ tát…” ấy, là tạm thời đối với Diễn Môn giữ lại ba phế bỏ một, rộng ra như Chỉ Quán thứ ba ghi lại. Phần ba trình bày về ý phá, lập của Sư này, lại có hai: 1. Phá bỏ; 2. Từ “Nhi Viện…” trở xuống là thiết lập. Phần một lại có hai: Một là phá bỏ; Hai là từ “Vãng giả…” trở xuống trình bày về ý phá, lập. Văn phần một lại có ba: a. Sai lầm vì phá bỏ Đại thừa không thiết lập Tiểu thừa; b. Từ “Thường đồ…” trở xuống là phá bỏ sai lầm của Sư Tiểu thừa sử dụng sai lạc Đại thừa; c. Từ “Hựu Biệt…” trở xuống chỉ phá bỏ Biệt giáo chấp trước chứ không phải là sai lầm của Thật giáo. Phần (a) như văn. Trong văn phần (b) có ba: Thứ nhất tổng quát phá bỏ sai lầm của Tiểu thừa sử dụng Đại thừa; thứ hai từ “Thử hữu…” trở xuống là thẳng thắn phá bỏ sai lầm của sự sử dụng sai lạc ấy; thứ ba từ “Túng linh” trở xuống là từ trước đến sau chất vấn về sai lầm không biết Đại thừa mà sử dụng sai lạc. Văn phần thứ nhất, ông từ bỏ Tiểu thừa sử dụng Đại thừa ẩn đi Phật Tiểu thừa làm Đại phương tiện, vả lại ông dường như không điều phục, không hiểu biết. Văn Luận tự có nghĩa về Bồ tát, việc gì phải sử dụng Đại thừa? Vì vậy dùng hai sai lầm để phá bỏ điều ấy. Nếu ông không chê Luận Chủ không hiểu biết, việc gì phải từ bỏ điều ấy? Trong phần thứ ba từ trước đến sau nói “Cho dù dẫn Kinh giải thích về Đại thừa”, ấy là phá bỏ xưa kia dẫn Kinh mà không biết ý nghĩa then chốt, vì vậy cần phải phá bỏ. Vì vậy chỉ trích rằng Đại thừa là như thế nào, tuy ông dẫn ra tám Địa phá trừ vô minh, mà không biết là nghĩa của Hạ căn Thông giáo được tiếp nhận, nên tất cả từ đầu đến cuối không phá trừ vô minh, nghĩa thông suốt không thể thành tựu, vì vậy cần phải phá bỏ. Ông dẫn ra sáu Địa đã sánh bằng La hán, mà không biết là tên gọi khác biệt nhưng nghĩa thông suốt, nghĩa tách biệt thì Sơ Địa đã loại trừ vô minh, đâu có thể sáu Địa mới sánh bằng La hán, vì vậy cần phải phá bỏ. Tiếp là chỉ phá bỏ Biệt giáo, nói “Biệt là phương tiện…” ấy, là chấp giáo đạo của Biệt mà không tin theo Đốn giáo cao nhất, gọi là bài báng Thật giáo. Tiếp là phá, lập ấy, lẽ nào vì sư xưa kia hay là người trước đây mà giữ lại nghĩa lý sai trái của họ ư, vì vậy cần phải phá bỏ. Tiếp trong phần thiết lập Nhất Thật, có hai: 1. Thiết lập; 2. Khiêm tốn rút lui, tức là Chương An ca ngợi pháp Diệu của Sư mà tự nhún mình. Trong văn thiết lập nói “vượt lên trên ba Quyền” là dựa theo phế bỏ Quyền mà nói; “Tức là Nhất Thật” , là dựa theo khai mở Quyền mà nói. Tiếp theo trong phần chính thức trình bày về phế bỏ, có hai: 1. Kết thúc phần trước phát sinh phần sau; 2. Chính thức trình bày về phế bỏ, trong đó có hai: Một. Tổng quát nói về ba pháp, bốn của của Tiệm – Đốn; Hai. Giải thích. Trong giải thích có ba: a. Nêu ra Kinh; b. Thuật về ý hiện tại; c. Chính thức giải thích. Phần (a) như văn. Phần (b) là trình bày về ý hiện tại, tạm gác lại Đốn bàn về Tiệm, nếu như muốn luận bàn về Đốn thì có gì là không thích hợp, nhưng trình bày về tướng của giáo liên tục phát khởi, liên tục hủy hoại, sợ rằng văn có phần rắc rối cho nên tạm gác lại để luận về Tiệm giáo. Hỏi: Văn trước trình bày về phát khởi để đối chiếu với phế bỏ, văn này trình bày về phế bỏ lại đối chiếu với phát khởi, hai phần có gì sai khác? Không phải là càng rắc rối chăng? Đáp: Trước đây trình bày về phát khởi ấy nếu như không luận về phế bỏ thì không biết từ đâu có thể phát khởi, tuy là ý trái ngược nhau nằm ở phát khởi, nay văn trình bày về phế bỏ, tuy là ý trái ngược nhau ở chỗ phế bỏ. Ở trong phần chính thức giải thích về bốn Giáo, phân làm bốn:

1. Trong Tam Tạng giáo có hai: Trước là giải thích; tiếp từ “Vi thử…” trở xuống là kết luận. Phần trước lại có hai: Một. Dựa theo Bồ tát; Hai. Dựa theo Nhị thừa. Trong phần một dựa theo Bồ tát, có năm:

a. Tiếp tục thuật về ban đầu thiết lập Tam Tạng; b. Từ “Giáo vân…” trở xuống là trình bày về ý ban đầu thiết lập; c. Từ “Dục cầu…” trở xuống là trình bày lý do cần phải phế bỏ; d. Từ “Tức tiện…” trở xuống là trình bày về tướng phế bỏ, vì muốn phế bỏ nhất thiết phải trước tiên phá trừ; e. Từ “Bổn vọng…” trở xuống là trình bày về ý phế bỏ. Tiếp là văn phần Nhị thừa thiếu mất, hướng theo ý Bồ tát có thể biết. Tiếp theo phần kết luận có thể thấy.

Trong phần trình bày về Thông giáo, phân làm hai: Trước là chính thức giải thích, tiếp từ “Thử thông…” trở xuống là phân rõ về Cọng và Bất Cọng. Văn phần trước lại phân làm ba: Một. Bồ tát; Hai. Phật; Ba. Nhị thừa. Phần một là Bồ tát lại phân làm ba: a. Tổng quát thuật về ý phế, lập; b. Từ “Lập Thông…” trở xuống là trình bày về ý phế bỏ; c. Từ “Trí giả…” trở xuống là chính thức trình bày về tướng phế bỏ. Phần (a) như văn. Văn phần (b) nói “Lập Thông” ấy, là nếu như thành tựu bốn Tất đàn, tức là dùng cái thấy chân thật gọi là giáo đầy đủ. Văn phần (c) chính thức trình bày về tướng phế bỏ ấy, trong Thông giáo thì Chân đế đã hàm chứa Bất Không, cho nên chỉ có Chân đế vẫn là chưa cuối cùng, vì vậy trách rằng sao có thể luôn luôn ở nơi Không? Lợi căn Bồ tát thì thấy Bất Không, thấ Bất Không rồi thì Phật trí hãy còn phế bỏ, huống là Tam thừa ư? Bởi vì trong giáo kia không nói “Vì Phật ấy phá trừ vô minh”, cho nên nay phá trừ vô minh, do đó cùng nói là Thông giáo thì phế bỏ. Tiếp từ “Bồ tát…” trở xuống là trình bày về phế bỏ Phật quả của Thông giáo, nhân của Bồ tát đã phế bỏ thì quả Phật lẽ nào tồn tại ư? Tiếp trong phần trình bày về Cọng – Bất Cọng, có bốn: Một. Nêu ra cả hai; Hai. Phân biệt; Ba. Từ “Cố tri…” trở xuống là phân rõ sai lạc; Bốn. Từ “Thông giáo…” trở xuống là phân định về phế bỏ, không phế bỏ. Phương tiện Thanh văn có nghĩa về phát tâm, vì vậy luận về phế bỏ, Bất Cọng Bồ tát đạt được Bất Không, đây là có thể lập tức thấy Lý, vì vậy không phế bỏ.

2. Trong phần trình bày về Biệt giáo, có ba: Trước là thuật về thiết lập Biệt giáo; tiếp từ “Nhược phá…” trở xuống là chính thức trình bày về phế bỏ, sau từ “Thử tùy…” trở xuống là trình bày về ý phế bỏ, lại có hai: Một. Địa Tiền hoàn toàn phế bỏ; Hai. Địa Thượng chỉ phế bỏ cao quy về thấp.

3. Trong phần trình bày về Viên giáo, có bốn: a. Thẳng thắn trình bày về không phế bỏ; b. Từ “Đại Kinh…” trở xuống là trình bày về ý không phế bỏ; c. Từ “Tích tùng…” trở xuống là trình bày về ý không phế bỏ; d. Từ “Văn vân…” trở xuống là dẫn chứng. Phần một như văn. Văn phần hai nói: “Đại Kinh trình bày tất cả sông suối đều có uốn lượn quanh co…” ấy, trong Kinh thứ mười Đức Phật thuyết kệ rằng: “Tất cả mọi sông suối ắt phải có uốn lượn quanh co, tất cả các rừng cây ắt phải có cây cối mọc đầy, tất cả mọi người nữ ắt phải có nịnh hót cong queo, tất cả mọi sự tự tại ắt phải cảm thọ an lạc. Văn Thù thắc mắc rằng: Nghĩa này không phải như vậy, ở Đại Thiên này có châu tên gọi Câuda-ni, châu đó có dòng sông, thẳng tắp không uốn khúc, gọi là Sa bà da, giống như sợi dây thừng thẳng tắp chảy thẳng vào biển phía Tây. Dòng sông thẳng như vậy Đức Phật chưa từng nói đến, các loại cây báu vàng bạc lưu ly này cũng gọi là rừng, cũng có người nữ khéo trì giới cấm thành tựu công đức có Đại Từ Bi, chư Thiên Thích Phạm tuy được tự tại mà đều là vô thường”. Nay dùng uốn lượn quanh co và rừng cây… để ví dụ chư Hữu dư, vàng bạc, sông suối… để ví dụ cho Vô dư. Tiếp theo là giải thích về ba pháp, lại có ba: 1. Thiết lập sở hành không phế bỏ; 2. Trình bày về tam thừa cần phải phế bỏ; 3. Thuật lại sở hành không phế bỏ. Tiếp trong phần giải thích về bốn quả, có hai: 1. Chính thức phân rõ về bốn quả; 2. Dùng giáo hạnh cùng ví dụ trải qua phân biệt. Phần một dựa theo bốn quả, lại có hai: Một. Giải thích; Hai. Kết luận. Trong giải thích dựa theo bốn quả để luận về ba phế bỏ và một không phế bỏ. Trong này nói quả tức là La hán, trước đây nói Nhị thừa chính là chỉ cho ba quả… Trước đây nói Nhị thừa chỉ là cùng nêu ra ý luận về Thanh văn, cho nên nay nói tách biệt lại thêm vào Bích chi Phật. Trước đây nói Bồ tát, hoàn toàn là trong phần vị phương tiện, như người Thông giáo chỉ ở sáu Địa về trước, Tạng – Biệt giáo theo đúng như vậy. Nếu như nói “Bốn vị Phật” ấy, thì Thanh văn – Bồ tát hoàn toàn không cần sử dụng, như thông suốt từ trước đến nay. Trong này nói “Phá bỏ Hóa Thành…” ấy, là tạm thời nói về Nhị thừa. Nhị thừa đã phá bỏ, thì Phật quả của hai giáo cũng phá bỏ; Biệt giáo hoặc là phá bỏ Thánh nhân và Hiền, hoặc là phá bỏ cao trở về thấp, vốn là khiến cho cùng thành tựu một quả Phật. Tiếp từ “Nhược tùng…” trở xuống là văn kết luận có thể biết. Tiếp theo trong phần trình bày về Tam Hữu phế bỏ không phế bỏ…, lại có hai: Một. Ba và một so sánh phân rõ; Hai. Từ “Hựu giáo…” trở xuống là giáo hạnh cùng so sánh phân rõ. Phần một lại có hai: a. Giải thích; b. Dựa vào đây tạm trình bày phân định về khai mở. Phần (a) lại có hai: Trước là dựa theo giáo, tiếp là dùng hạnh, trí cùng ví dụ. Phần trước lại có hai: Đầu là phế bỏ, không phế bỏ, tiếp là thiết lập, không thiết lập. Phần đầu lại có hai: 1. Nêu ra; 2. Giải thích. Nói “Bắt đầu từ đêm đắc đạo đến đêm Niết-bàn thậm chí giáo ban đầu đâu đã từng phế bỏ” ấy, là đầu và cuối đều tập hợp lại cho nên biết là không phế bỏ, huống là kết tập rồi, lưu lại mang đến các đời sau này, do đó biết chính là thành tựu trước để lại về sau. Đã kết tập vào văn, nên biết giáo Pháp Hoa phát khởi, giáo này vẫn cần phải phù hợp với sau, Thông và Biệt đều như vậy. Dựa vào Pháp Hoa thì phế bỏ, dựa vào giáo giữ lại thì không phế bỏ. Tiếp trong phần thiết lập, không thiết lập có thiết lập, không thiết lập, tức là dựa vào căn cơ Tiểu thừa để so sánh với Pháp Hoa thì không có nghĩa không thiết lập, cho nên nói cũng thiết lập, không thiết lập. Nói “Trung gian có thể biết” ấy, bắt đầu gọi là Hoa Nghiêm, cuối cùng nghĩa là Pháp Hoa, trung gian có ba vị đều có nghĩa được đi vào Phật tuệ, gọi đó là thiết lập. Nhưng Lộc Uyển là Bí mật đi vào, các giáo khác là đi vào rõ ràng dễ thấy chỉ thuộc về Đại thừa. Nếu như các Vị khác thì người Tiểu thừa đối với nghĩa đi vào Bí mật kia giống như Lộc Uyển. Tiếp trong phần dựa theo hạnh, trí cùng sơ lược ví dụ, vốn nói là các giáo, cũng cần phải một và ba hướng về với nhau, như trước đã nói cho nên không tiếp tục luận bàn. Tiếp trong phần phân định về khai mở, có hai: 1. Phân định dựa theo năm vị; 2. Từ “Đản thuyết…” trở xuống là khai mở. Phần một như văn. Tiếp từ “Đản thuyết…” trở xuống phân làm hai: Một. Khi mở thành Giáo – Hạnh – Vị của Viên giáo cả ba đều không phế bỏ; Hai. Từ “Vô lượng nghĩa…” trở xuống là trở lại nói về thi thiết, lại có ba: a. Chính thức trình bày; b. Từ “Thành đạo…” trở xuống là dẫn chứng; c. Từ “Tương truyền…” trở xuống là giải thích nghi ngờ. Nghi ngờ rằng: Kinh chỉ nói là “hơn” tức là bảy mươi mốt hay là bảy mươi chín? Vì vậy mà dẫn ra chứng minh. Nói: “Tương truyền rằng Đức Phật bảy mươi hai tuổi mới thuyết về Pháp Hoa” là, theo Pháp Giới Tánh Luận của Bồ-đề lưu chi nói: “Sau khi Đức Phật thành đạo bốn mươi hai năm, mới thuyết kinh Pháp Hoa chỉ nói hơn bốn mươi năm chứ không nói đích xác là hai, bởi giáo pháp phủ khắp căn cơ, sở kiến bất đồng vì thế mà chấp nhận nhiều thuyết. Tiếp là tách biệt dựa theo giáo – hạnh… ấy, trong đó phân làm hai: 1. Chính thức giải thích; 2. Hỏi đáp giải thích nghi ngờ. Phần một lại có năm: Một. Dùng giáo so sánh với hành, vị làm thành bốn câu phân biệt; Hai. Từ “Hựu phế giáo…” trở xuống là chỉ dựa theo giáo để phế bỏ cái nghe trái ngược nhau làm thành bốn câu phân biệt; Ba. Từ “Hựu phế bỏ cái nghe trái ngược nhau làm thành bốn câu phân biệt; Bốn. Từ “Hựu phế trí…” trở xuống là chỉ dựa theo đối với trí phế bỏ sự tu trái ngược nhau làm thành bốn câu phân biệt; Năm Từ “Hựu phế vị…” trở xuống là chỉ dựa theo đối với vị phế bỏ sự hòa nhập trái ngược nhau làm thành bốn câu phân biệt. Trong mỗi một bốn câu đều là trước nêu ra, tiếp là giải thích. Trong phần một dùng giáo so sánh với hành, vị nói “đều phế bỏ” là đã chỉ rõ Bồ tát, nên biết rằng hai câu trước đều chỉ cho Nhị thừa, vì Nhị thừa từ trước Pháp Hoa cũng có sự giác ngộ Bí mật, Tam Tạng giáo Bồ tát từ trước Pháp Hoa thì hiển bày hay Bí mật đều đạt được. Câu thứ tư ấy là giáo đã ghi nhớ thì hạnh ắt phải được giữ lại về sau, Thông giáo có Nhị thừa, hướng về Tam Tạng trước đó, nghĩa tương tự có thể thấy. Nếu dựa theo Biệt giáo, chỉ không cần phải nói “Trú vào quả và giác ngộ Bí mật”, còn lại thì hoàn toàn như nhau, vì sao? Bởi vì câu đầu nên nói phế bỏ giáo của gío đạo. Hạnh, vị nếu như đến Sơ Địa trở lên, đã thành tựu pháp giới thì đâu cần phải phế bỏ? Hạnh, vị phế bỏ ấy là tiếp nhận đưa vào giáo sau, giáo phù hợp với người sau. Cùng phế bỏ ấy là sơ tâm đã chuyển. Tất cả không phế bỏ ấy là cũng phù hợp với người sau. Trong bốn câu tiếp theo nói “Lợi căn” ấy đều là Bồ tát sơ tâm lập tức chuyển, độn căn Nhị thừa dừng lại lâu dài trong phương tiện. Nói là hợp ấy là cọng vậy. Tiếp trong bốn câu về nghe giáo, nói “Như phế bỏ” ấy là nêu ra Tam Tạng Bồ tát làm lời nói bắt đầu mà thôi, thuận theo thông suốt trải qua cả ba giáo. Câu thứ hai thì Bồ tát bốn Giáo đều cần phải thiếu đi điều ấy, hoặc là sơ tâm lui sụt rơi rụng mà thôi. Câu thứ ba cũng cần phải trải qua các giáo. Câu thứ tư cũng thông suốt với các Bồ tát, không cần phải thuộc về Bí mật. Tiếp theo trong bốn câu phế bỏ trí, câu thứ nhất cũng nối thông với ba Bồ tát. Tiếp trong phần không phế bỏ trí mà lại tu tiến nói “Lại theo thứ tự luyện tập ấy là vậy”, tất cả nói là phế bỏ Quyền đi vào Thật, phế bỏ cao trở về thấp. Nếu như theo thứ tự tu tập, thì từ Sơ phát tâm, vốn có thiết lập theo thứ tự, từ cạn đi vào sâu, đâu cần phải phế bỏ cạn mà đi vào sâu? Câu thứ ba thì Bồ tát ba giáo thiếu đi, bởi vì cũng dựa vào trước Pháp Hoa, cho nên dẫn ý văn Phương Đẳng để chứng minh. Nói là “Phù hợp với sau” ấy, là người tuy không tu mà lại cần phải phù hợp với sau. Câu thứ tư là sơ tâm bốn Giáo đều có nghĩa này, tạm thời dựa theo sự tướng phương tiện của Tam Tạng giáo mà thôi. “Thông giáo và Biệt giáo đến như đây”, là Thông giáo có tam thừa, vì vậy liệu giản hoàn toàn giống như Tam Tạng giáo; Biệt giáo chỉ riêng Bồ tát, cho nên trước đây trình bày về phế bỏ giáo, không trải qua nghe giáo. Câu này hoàn toàn thiếu. Nay không phế bỏ phần vị mà lại đưa vào câu phần vị, thiếu phía Nhị thừa, vì vậy Biệt giáo theo thứ tự đi vào phần vị thì nghĩa đó có thể không sai. Chương lớn thứ tám trình bày về khai mở, thì các giáo trước phát khởi và phế bỏ đều dựa theo giáo trước Pháp Hoa, đã đối chiếu một Thật để trình bày về ba Quyền, chính là đối chiếu Pháp Hoa để phân định từ đầu đến cuối. Vì vậy thẳng thắn trình bày về khai mở, cho nên nói có thể thích hợp như trước. Tiếp theo từ “Tức tam” trở xuống là hiển bày ý của kinh này, trong đó có ba: 1. Thuật rõ ý khai mở; 2. Từ “Khi sanh tử…” trở xuống là chính thức trình bày về khai mở; 3. Từ “Nhược quyết” trở xuống là đem đối tượng khai mở cùng với Bổn Diệu so sánh để quyết định. Trong văn phần một sở dĩ không nói đến phế bỏ, bởi vì nghĩa phế bỏ cùng với nghĩa khai mở giống nhau trên đại thể, đã như trước và trong Chỉ Quán Ký giản lược từ đầu đến cuối. Nhưng sợ rằng người ta không hiểu rõ ý trong Tương đãi, sẽ nói là ngoài thô ra còn có Diệu riêng biệt, vì vậy dựa vào lý lại cần phải trình bày về khai mở. Vả lại, nếu không luận về Tương đãi thì không có thể trình bày về Tuyệt đãi. Nếu trình bày về Tương đãi rồi thì chỉ ra đối tượng đối đãi là ở tại chủ thể Tuyệt đãi, chủ thể tuyệt đã cũng tuyệt dứt mới gọi là tuyệt, đầy đủ như trước đã nói. Tiếp theo trong phần chính thức khai mở, có hai: 1. Khai mở tổng quát sơ tâm; 2. Khai mở tách biệt các phần vị. Phần một lại có hai: Một. Tổng quát nêu ra nghĩa khai mở; Hai. Trải qua các phần vị Viên giáo đi vào Diệu không như nhau. Phần một lại có hai: a. Khai mở tâm chưa phát của phàm phu; b. Khai mở sơ tâm Bác Địa của các giáo. Văn phần (a), tâm của phàm phu ắt phải có đối với Lý Thể Diệu mà phát sinh. Tiếp là khai mở các giáo, các giáo từ đầu đến cuối tuy đều có thể trạng, mà cùng thuộc về sơ tâm của một chủng loại phàm phu hạ căn, cho nên nay khai mở, khiến cho sơ tâm bốn giáo và sơ tâm Viên giáo chung lý sở quán không có hai, không sai khác. Tiếp là trải qua các phần vị Viên giáo đi vào Diệu không như nhau, tức là có dựa vào phần vị tiến vào hai Diệu. Hỏi: Hai Diệu này thì Diệu nào là hơn hẳn? Đáp: Cùng có mạnh yếu. Nếu luận về phần vị thích hợp tức là đã dựa vào phần vị làm hơn hẳn. Nếu dựa vào nghe giáo có thể vượt lên trên thì tiến vào là thù thắng. Bởi vì ở phần vị vốn có chưa biết là Diệu, cần phải đi vào viên giáo rồi mới biết là Diệu, cho nên trở thành thua kém, mà tiến vào có công lao sâu sắc vì thế lại hơn hẳn. Tiếp là khai mở tách biệt thì có đủ thuận theo bốn Giáo, Tam Tạng Bồ tát đứng thứ nhất vốn là nghĩa giống như phàm phu. Khai mở từ Tam Tạng giáo trở đi đều nói là “Đặt chất độc vào” ấy là không giống như Bất định, lúc xưa đặt chất độc vào nay chất độc mới phát ra. Nay kinh Pháp Hoa không phải là giáo Bất định, chỉ là ngay nơi chỗ ngồi nghe thấy khai mở Quyền, có thể phá trừ vô minh có nghĩa giống như chất độc phát tác, các phần vị không giống nhau, hơi giống như Bất định, cho nên mượn lời để nói đặt chất độc vào giết hại người ta. Trong phần ba so sánh để quyết định, có hai: 1. Kết luận phần trước; 2. Nêu ra ví dụ. Trong ví dụ có hai: Một. Ví dụ; Hai. Hợp. Trong ví dụ nói “Tiểu quốc đại thần…” là ba giáo trước gọi là Tiểu quốc, từ Giáo Chủ trở xuống đều gọi là Thần. Địa vị cao giữa Thần gọi là Đại. La hán hai giáo và chín Địa của Thông giáo, mười Trú của Biệt giáo phân ra đi vào Viên giáo gọi là đến triều kiến, hoàn toàn mất đi thứ tự địa vị tên gọi củA-la-hán và Địa, Trú…, gọi là mất đi phần vị ban đầu. Tuy dự vào hàng ngũ… là như A-la-hán theo phần vị đi vào Viên tuy dự vào hàng ngũ sáu căn thứ tự theo phần vị, mà so với ban đầu từ Viên tùy hỷ đến nay, mới thành tựu giới hạn ở ngoài phần vị Không của Bồ tát, cho nên nói là Không Quán. Đây là dựa theo ban đầu đi vào mà nói như vậy, nghe đã lâu quán sát chuyển thì Hoặc bị phá trừ mà hạnh thành tựu, vẫn giống như giới hạn hàng ngũ của phần vị trước kia. Nếu như Viên Đại quốc phàm phu Tiểu thần thì gọi là Danh tự Phật cho nên nói là nương tựa. Lữ là Tích, tức là xương sống. Văn giải thích rằng Cốt, tức là cái khung xương, chỉ là hoàn toàn lấy thân tâm nương vào Phật cảnh mà thôi. Có thể quán sát sắc tâm tức là pháp tánh, cho nên gọi là nương tựa vào pháp giới Phật. Chưa đi vào phẩm vị không có thể ích lợi cho người khác thì gọi là tước vị chưa cao, mới là sự tôn kính quý trọng của chín pháp giới. Tiếp trong phần Hợp, có hai: Một là Hợp; Hai là so sánh. Trong Hợp đầu tiên từ các giáo trở đi là sơ lược kết hợp, ban đầu kết hợp Tiểu quốc và Đại thần, từ Viên trở đi là kết hợp Đại quốc với Tiểu thần. Trong chương lớn thứ chín là dẫn Kinh, có hai: 1. Thuật rõ ý hướng đến; 2. Trong chính thức dẫn chứng có hai: Một. Chính thức dẫn chứng; Hai. Từ “Chư Kinh…” trở xuống là dùng ý Pháp Hoa kết luận thành tựu. Văn phần một lại có hai: Thứ nhất là Giáo, thứ hai là Bất định và Bí mật. Văn thứ nhất lại có hai: a. Chính thức dẫn chứng; b. Từ “Tiền tứ…” trở xuống là trình bày về ý dẫn kinh. Văn phần (a) tự phân làm bốn. Đầu là Tam Tạng giáo, có hai: 1. Dẫn chứng; 2. Liệu giản. Trong dẫn chứng có hai: Một. Dẫn chứng; Hai. Từ “Hà giả…” trở xuống là giải thích, lại có hai: a. Chính thức giải thích; b. ừ “Cố Thích luận…” trở xuống là dẫn chứng La hán giống như Phật. Tiếp trong Thông giáo, có hai: Trước là dẫn chứng; tiếp là giải thích. Tronggiaỉ thích có hai: Một. Giải thích; Hai. Phân rõ khác nhau. Tiếp trong Biệt giáo, có hai: Trước là dẫn chứng, tiếp là giải thích. Tiếp trong Viên giáo, có hai: Trước là dẫn chứng, tiếp là giải thích. Trong giải thích có hai: Một. Giải thích; Hai. Từ “Viên Tín…” trở xuống trong phân rõ khác nhau, có ba: Pháp – Thí dụ và Hợp có thể thấy. Tiếp trong phần trình bày về ý dẫn Kinh, trước là dẫn ba Giáo ấy, ý trình bày từng giáo một đều có vị Đề hồ, vị Đề hồ không như nhau cho nên trình bày rõ nguyên cớ. Trong đó lại có ba: 1. Nói về ý; 2. Nêu ra bốn Giáo đều có phần vị Đề hồ sai khác; 3. Từ “Tiền lưỡng…” trở xuống là phân định. Phần một như văn. Văn phần hai có hai: Trước là nêu ra bốn Giáo, tiếp từ “Anh Lạc…” trở xuống là dẫn chứng về Viên giáo. Trong văn phần ba là phân định có hai: Trước là phân định, tiếp từ “Dĩ thị…” trở xuống là kết luận phân định. Tiếp theo phần Bất định và Bí mật, bởi vì nghĩa lý của hai giáo này lấn át lẫn nhau, nếu thuận theo năm Thời làm thứ tự thì gọi là ý Bất định, nếu không thể nào hiển lộ trong giáo làm thứ tự thì cần phải Bí mật thuyết ra. Nếu tách biệt trình bày thì đã giống như văn trước trong quyển thứ nhất, nay không mói lại rườm rà, cho nên bao gồm lẫn nhau mà nói. Trong đó lại có hai: 1. Trước tiên nêu ra năm vị; 2. Giải thích. Trong giải thích, có hai: Một. Nêu ra; Hai. Từ “Nhất thông…” trở xuống trong phần giải thích về hai ý, trước là nêu ra hai ý, tiếp trong giải thích, hai ý về giáo, hạnh cùng tu mà giải thích, trải qua Đốn giáo và Tiệm giáo cho nên nghĩa giống như giáo. Trong mội một giáo tùy theo hạnh nông sâu, chất độc phát tác Bất định cho nên gọi là dựa theo Hạnh. Đi sâu vào đạt được ý này thì có thể cùng với luận bàn về tướng Bất định của giáo – hạnh – hiển – mật này. Văn của một khoa bao hàm ý nghĩa rộng rãi, trình bày về quá khứ tuy là nghe thấy, nhưng nếu như không tìm hiểu sâu xa, thì lúc ấy đi vào phần vị, tùy theo cái nghe xa gần nhiều ít phát sanh trong hạnh thuần thục nông sâu, cho nên nhờ vào đời này nghe lại mới phát ra. Trong đó trước là giải thích chung về hai ý, tiếp từ “Nhược chúng sanh…” trở xuống là chính thức trình bày về tướng phát sinh, lại có hai: Một. Chính thức trình bày về tướng phát sinh; Hai. Từ “Nhược hữu hành nhân…” trở xuống là phân định hai Diệu. Văn phần một trải qua đầy đủ Đốn – Tiệm để trình bày về tướng phát sinh: Đầu là Hoa Nghiêm; tiếp là bốn Giáo. Vì lẽ đó không nói đến Phương Đẳng – Bát-nhã, là bởi vì Bộ thì tổng quát – Giáo thì tách biệt, tổng quát và tách biệt thâu nhiếp lẫn nhau mà nghĩa tách biệt dễ làm sáng tỏ, cho nên tạm dựa vào đó. Bởi vì trong các giáo có đủ năm vị cho nên có thể dựa theo. Ở trong Viên giáo văn trước không dẫn ra năm vị, nay vì trình bày về Bất định nên cần phải dựa vào phần Vị để nêu ra. Vả lại, người Nhị thừa của hai Giáo trước, từ trước Pháp Hoa không có nghĩa về phát tâm, tuy là Bất định nhưng người này nhất định phải đi đến Pháp Hoa, cho nên giáo trước Pháp Hoa cần phải trình bày Bí mật. Tiếp theo trong phần phân định về hai Diệu, có hai: 1. Tiến vào; 2. Trong phần dựa vào phần vị lại dẫn văn có thể thấy, tiếp theo dùng ý Pháp Hoa kết luận quy về, phân làm ba: Một. Trình bày về các kinh hông có đủ; Hai. Trình bày về Pháp Hoa mới có đủ; Ba. Từ “Thứ đệ…” trở xuống là giải thích về tướng của hai Diệu theo thứ tự đi vào ấy, nghĩa là trước Pháp Hoa chuyển thành Thục Tô. Khai mở thô đi vào ấy, nghĩa là hội Pháp Hoa tùy theo phần vị tức là Diệu, Bồ tát có lẽ là có nhưng Nhị thừa đích xác là không, đều có hai ý theo ví dụ có thể biết. Tiếp theo trong chương lớn thứ mười trình bày về phần vị Diệu từ đầu đến cuối, có hai: 1. Sơ lược nói về ý hướng đến; 2. Chính thức giải thích. Văn phần một có ba: Một. Trình bày về không có gì sai khác; Hai. Từ “Lương do…” trở xuống trình bày về có sai khác; Ba. Từ “Ước thử…” trở xuống trình bày về không sai khác mà sai khác, sai khác mà không sai khác và tướng không hai. Tiếp trong phần dẫn văn chính thức giải thích, có hai: Thứ nhất dẫn phẩm Phương Tiện, thứ hai dẫn phẩm phân biệt Công Đức. Văn thứ nhất lại có hai: Một. Chính thức trình bày; Hai. Từ “Như thử…” trở xuống là trình bày về Sở Thừa không giống nhau. Phần một lại có hai: a. Dẫn từ trước dến sau phần vị tương tự; b. Trình bày từ trước đến sau phần vị chân thật. Văn phần (a) lại có hai: Trước là dẫn văn, tiếp là giải thích. Trong phần dẫn văn có hai: Đầu là nêu ra không nhận biết, tiếp là chính thức trình bày về chủ thể nhận biết, tức là phần vị tương tự trước sau, năm phẩm là trước, sáu căn là sau. Trong giải thích cũng tạm thời giải thích về không nhận biết…, loại trừ đối tượng nhận biết đó để hiển bày không nhận biết, vì vậy đối tượng loại trừ tức là phần vị tương tự. Tiếp từ “Sơ khai…” trở xuống là phần vị chân thật từ trước đến sau. Tiếp là trong phần trình bày về Sở Thừa, có hai: Một. Sở Thừa không giống nhau; Hai. Sở hành không giống nhau. Văn phần một có bốn: 1. Sơ lược nêu ra; 2. Từ “Thừa hữu…” trở xuống là giải thích; 3. Từ “Nhược ngôn…” trở xuống là giải thích về Thừa đã đến không như nhau; . Từ “Sơ tâm…” trở xuống chính thức trình bày về ba tướng khác nhau của Viên Thừa, năm phẩm Thừa giáo đến sáu căn, sáu căn Thừa hạnh đến Sơ Trú, Sơ Trú Thừa chứng đến Diệu Giác. Thứ nhất từ “Sơ tâm…” trở xuống là nêu ra trước đây; từ “Ngã Viên giáo” trở xuống là kết luận; hai tướng sau cũng như vậy. Tiếp từ “Phục thứ…” trở xuống là trình bày về Sơ hành không giống nhau, lại nêu ra Biệt giáo để trình bày về chưa cuối cùng. Tiếp trong Viên giáo có Bổn môn và Tích môn, cùng có chung mới thành đầu và cuối, bởi vì trong Tích môn chỉ đi vào Sơ Trú, Bổn môn mới đến còn lại một đời. Từ “Hựu như…” trở xuống là dẫn phẩm Phân Biệt trình bày tường tận về trước sau, lại có hai: Một. Chính thức dẫn chứng; Hai. Từ “Tương tiền…” trở xuống sơ lược chỉ ra văn trước. Trong kinh đã nêu ra từ tám đến bốn, nay đưa ra đầy đủ. Tiếp theo văn nói “Trong phần vị nêu ra trước đây dẫn Pháp Hoa…” ấy, là chỉ ra trong quyển này mười môn đầu tiên là giải thích về phần vị Viên mãn, thứ hai là trình bày về môn số lượng phần vị, dẫn nhiều văn trong phẩm Phân Biệt công đức của Kinh này là vậy.

Phần năm trong ba pháp Diệu, có hai: 1. Ý hướng đến giải thích tên gọi; 2. Chính thức giải thích. Văn phần một có hai: Một. Chính thức trình bày về ý hướng đến; Hai. Từ “Ngôn tam…” trở xuống là giải thích tên gọi. Tiếp trong phần chính thức giải thích, có hai: Một. Nêu ra chương; Hai. Giải thích. Văn trong phần giải thích tự phân làm bảy, là bảy chương theo thứ tự. Thứ nhất nói là Tổng, nghĩa là chỉ có một Diệu chứ không thể nào sai biệt, vò cơ nghi không thuần nhất cho nên khai mở Tổng đưa ra Biệt, tức là dựa theo Giáo. Giáo môn bất đồng tiếp tục phân định về thô, Diệu, ý phân định thuộc về khai mở, khai mở rồi thuần là Diệu, Diệu ắt phải từ đầu đến cuối, quỹ đạo của Diệu thâu nhiếp khắp nơi cho nên có chủng loại nối thông với nhau, tổng quát dùng Tất đàn để liệu giản các ý. Văn phần đầu tổng quát phân làm năm: 1. Nêu ra; 2. Kết luận ý; 3. Từ “Kinh viết…” trở xuống là ý dẫn Giáo giải thích; . Từ “Cố Đại Kinh…” trở xuống là dẫn ra Chứng để giải thích; . Từ “Tiền minh…” trở xuống là thâu nhiếp bốn Diệu trước, lại có hai: Một. Thâu nhiếp như nhau; Hai. Từ “Nhược nhiên…” trở xuống là giải thích nghi ngờ, lại có hai: Trước là nghi ngờ, tiếp từ “Trùng thuyết…” trở xuống là giải thích. Trong giải thích lại có hai: Thứ nhất là Đại sư; thứ hai là Chương An. Thứ nhất trong văn giải thích của Đại sư tự có ba nghĩa; trong nghĩa thứ ba, có ba: 1. Sơ lược thuật về bổn mạt; 2. Từ “Tùng sanh…” trở xuống là trải qua phần vị; 3. Từ “Tự thành…” trở xuống là tổng kết. Tự thành ấy là tự thuận theo nhân để đến được quả. Hóa tha ấy là từng phần vị một đều có. Tiếp từ “Tư vị…” trở xuống là Chương An giải thích. Nói “Một câu tức là ba câu…” ấy, lại có hai: 1. Giải thích; 2. Từ “Thử chư…” trở xuống là ý kết luận. Văn phần một ấy, là văn trước Đại sư tự giải thích rằng: Ba không nhất định là ba – ba mà luận về một… Nay đưa ra cách giải thích riêng, nhắc lại ý trước ca ngợi nghĩa trước gọi là Viên Phật Thừa, khác biệt đối với Thiên giáo Bồ tát Thừa. Nói: “Trong ký” ấy, là chỉ cho cách giải thích của Đại sư, là Chương An ghi lại, lại dựa vào văn sau trải qua ba pháp riêng biệt, Tạng giáo tức là văn về Sự thuận theo Sư đưa ra Sự. Chương An nói là (Tư vị), tức là tiếp tục nghiên cứu xác định thời gian mới có lời nói này. Trong Ký đã có cho nên có thể trở lại dựa vào văn sau. Các Thừa phương tiện trong Ký đã hoàn toàn bắt đầu từ câu nói Tạng giáo mà khai mở đưa ra cho nên nói là Biệt. Ba câu trong giải thích của Chương An đều đưa ra một Thừa phương tiện cho nên nói là Thông. Tiếp trong phần ý kết luận nói “Từ một Phật Thừa phân biệt nói thành ba” ấy, ở đây gồm có Thông – Biệt. Nếu như lúc từ đạo tràng suy nghĩ phương tiện phân biệt nói thành ba, vậy thì riêng biệt chì ra tam thừa của Tam Tạng giáo. Từ Đốn giáo về sau đến Lộc Uyển thuyết ra, nếu như luận chung thì các Tiệm giáo đều từ Viên Đốn khai mở mà đưa ra, tức là từ Đốn giáo khai mở thành Tạng – Thông – Biệt. Nay ba câu này đều thuộc về Viên, cho nên nói từ Viên khai mở mà đưa ra. Tiếp là ba pháp tách biệt ấy phân làm hai: 1. Tổng quát trình bày về khai hợp; 2. Dựa theo Giáo trình bày tách biệt. Trong phần một tổng quát phân làm hai: Một. Luận tổng quát về ý chính khai, hợp; Hai. Từ “Phật tùng…” trở xuống là tách biệt khai mở đưa ra Thừa phương tiện, lại có sáu: a. Trưng dẫn; b. Từ “Như Đại Kinh…” trở xuống là dẫn Kinh nêu ra tướng; c. Từ “Hà giả…” trở xuống là giải thích về tướng khai mở ấy; d. Từ “Hựu y kinh…” trở xuống là dẫn chứng; e. Từ “Lệ…” trở xuống là dẫn ví dụ; f. Từ “Dĩ thị…” trở xuống là ý kết luận.

Ba phần trước như văn. Trong phần (d) là dẫn chứng có hai: Thứ nhất dẫn Kinh chứng minh, phước là Sư pháp cho nên Sự thuộc về Tạng, mở rộng giống như Hữu vi. Thứ hai dẫn Định Lực, nghiệm xét phước đức này, dùng các Quyền Thừa bắt đầu từ Tạng khai mở mà phát sinh, cho nên người Nhị thừa tức là Hữu vi. Trong phần (e) là ví dụ, có hai: Trước là nêu ra chủ thể ví dụ, tiếp từ “Kim dĩ…” trở xuống là đối tượng ví dụ. Ở đây dẫn ra ý giới nội để ví dụ cho giới ngoại, nghiệm xét người Nhị thừa là Hữu vi…, cho nên nói lấy trên ví dụ cho dưới. Đã không phải Trung đạo, cho nên biết là hoàn toàn từ trong Tạng khai mở mà phát sinh. Trong phần (f) từ “Dĩ thị…” trở xuống là kết luận, có hai: Trước là chính thức kết luận giải thích, tiếp là ví dụ kết luận. Phần chính thức kết luận như trước. Tiếp từ “Diệc thị…” trở xuống trong phần ví dụ kết luận nói: “Phân biệt thuyết ra thành năm loại” ấy, trong ba Thừa trước lại thêm vào Nhân, Thiên, tách rời hai loại Nhị thừa làm thành bảy; tách ba hàng Bồ tát làm thành chín, nghĩa là Bồ tát ba giáo Tạng – Thông – Biệt. Như trong Chỉ Quán trình bày về Thừa phương tiện – chín niệm xứ ấy tức là trừ ra Nhân – Thiên. Khai mở phần vị ba mươi tâm của Địa Tiền thuộc Biệt giáo để làm thành ba người, bởi vì Nhân – Thiên Thừa không có niệm xứ. Nếu như nói “chín người sanh vào cõi Phương Tiện” ấy, thì trừ ra Bồ tát Lục Độ, thêm vào sáu căn Viên giáo, bởi vì Bồ tát Tam Tạng giáo không thể đoạn Hoặc, sáu căn Viên giáo chưa sanh về Thật Báo. Vả lại, chín loại thầy thuốc, chín loại quốc độ…, chín tên gọi tuy giống nhau mà chín nghĩa đều khác biệt. Tiếp trong phần dựa theo Giáo, đầu là nêu ra, sau đó giải thích. Trong giải thích tự có bốm. Thứ nhất trong Tam Tạng giáo, có hai: Trước là trình bày về Tam thừa, Tam quỹ; tiếp từ “Thử giáo…” trở xuống trình bày về ý của Giáo. Trong đó trình bày về đối tượng giả thích, đối tượng đi đến phát triển và phế bỏ, thật sự không thể nào vận dụng đối tượng giải thích này cho nên vì lẽ đó phải tìm xe. Nói “Thật sự không thể nào vận dụng” ấy, là Nhị thừa

Tạng – Thông chứng lý thiên về Chân, lý đương giáo cao nhất cho nên không gọi là vận, vận là nghĩa của sự chuyên chở cũng gọi là đưa đi xa. Trong Dịch nói mặt trăng mặt trời vận hành gọi là chuyển động vậy. Thuyết văn nói: Chuyên chở bằng đường bộ gọi là vận. Tiểu quả đã cao nhất cho nên không phải là nghĩa của vận dụng. Nói “đòi xe” ấy là, Trưởng Giả trước đó ở ngoài cửa nhà lửa hứa với các con rằng: Các con chạy ra đây, Cha vì các con làm ra xe này. Đã không phải là vốn có cho nên nói là làm ra. Các con chạy ra rồi không thấy xe như mong đợi, đều chạy đến nơi người cha mà thưa với cha rằng: Mong Cha ban cho chúng con ba loại xe báu! Tức là nghĩa của sự đòi tìm. Văn sau trình bày rộng về nghĩa cầu tìm của ba Thừa… Văn đoạn sau trong phần Biệt giáo không nói đến cầu ìm ấy, là dựa vào sau chứng đạo vẫn là Thật Thừa, cho nên không cần phải cầu tìm. Nếu dựa vào Giáo Đạo thì tất cả đều cần phải cầu tìm, cho nên nói Bồ tát bất thoái cũng không thể nào biết được. Thứ hai trong Thông giáo cũng có hai: Trước là trong phần trình bày về Tam quỹ không phân biệt ba Thừa sai khác, ấy là giống nhau trên đại thể chỉ khác nhau ở chi tiết cho nên không cần phải phân biệt. Tiếp từ “Thử giáo…” trở xuống là trình bày về ý của Giáo đầy đủ như Tam Tạng giáo tìm hiểu. Thứ ba trong phần trình bày về Biệt giáo, có ba: 1. Chính thức trình bày về Tam quỹ; 2. Dẫn Nhiếp Đại thừa phân rõ sai trái; 3. Từ “Nhược năng…” trở xuống là kết luận chỉ ra. Văn phần một có hai: Một. Chính thức trình bày; Hai. Dẫn chứng giải thích. Văn phần hai: Một. Nêu ra giải thích; Hai. Gạt bỏ, lại có hai: Đầu là tổng quát; tiếp từ “Hà giả…” trở xuống là tách biệt, lại phân làm sáu: a. Trình bày về tướng không dung hợp; b. Từ “Thị tắc…” trở xuống là phân định; c. Từ “Nguyên phù…” trở xuống là trình bày về ý của Giáo; d) Từ “Thử ngữ…” trở xuống là nhắc nhủ bày tỏ của Sư; e. Từ “Hựu A Lê…” trở xuống là trở lại gạt bỏ và phân định; f. Từ “Nhược chấp…” trở xuống là nhắc nhủ khuyến khích. Hai phần đầu có thể biết. Phần (c) từ “Nguyên phù…” trở xuống đến “Nhất đồ…”, là ý phá bỏ Giáo Đạo của Biệt giáo và trình bày về ý thiết lập Giáo đạo, trong đó trước là nói về ý của các Kinh – Luận, tiếp là trình bày về ý của Long Thọ giống nhau, đồng thời trước là dùng “Không” gạt bỏ sạch sẽ tướng chấp trước, sau mới phân biệt trải qua pháp môn riêng biệt. Nên biết rằng Không trước cũng Không vô minh, vô minh hãy còn Không lẽ nào còn chủng tử của các chấp hàm tàng không mất đi ư? Vả lại, trong văn này từ trước dùng Vô Thường tiếp cho đến bốn Đức, đây là dựa vào văn Tiệm giáo này gồm đủ hai ý: Một là dựa theo bốn Thời như Lạc – Sanh Tô…, Hai là dựa theo bốn Giáo như Tạng – Thông… Tường tận chủng loại trên dưới cũng thuận theo có thể thấy. Từ “Tịnh chư pháp…” trở đi là chính thức nêu ra người diệt hậu thuyết pháp, cũng thuận theo trước tiên loại trừ các tướng chấp trước rồi, sau vẫn sử dụng bốn câu Tự Tha thuyết pháp cho người. Phần (d) trong sự nhắc nhủ bày tỏ của Sư, nói “Như trừ bệnh” trở đi là tiếp tục nêu ra ví dụ. Từ “Sao có thể” trở đi là chỉ trích cái chấp ấy, rằng người chưa loại trừ chấp trước sao có thể vọng chấp A Lại Da Thức sinh ra tất cả các pháp? Từ “Bổn Sư” trở đi là phân định có Hoặc chướng ấy, bởi vì Hoặc chướng hãy còn tồn tại thì Hoặc chướng mới lại chồng chất. Từ “Cố tri…” trở đi là phân định thuộc về Giới ngoại vẫn không phải là pháp môn nối thông với tất cả giới ngoại cho nên nói là một hướng (nhất đồ). Đối với giới ngoại ấy hãy còn là Nhất Đồ, sao có thể chấp trước tranh luận về Bác Địa của giới nội? Trong phần nhắc nhủ khuyến khích, nói “Ngữ Kiến” ấy là dựa vào ngôn ngữ của giáo mà khởi lên kiến giải không phù hợp với Chân Đạo. Lại nói “Đa hàm nhi tô…” ấy, là phẩm Tứ Tướng trong Đại Kinh thứ bốn nói: “Có một người nữ dùng sữa nuôi con trẻ, đi đến trú xứ của Đức Phật phát sinh những ý niệm, tâm tự tư duy ngồi về một bên. Lúc ấy Đức Thế Tôn biết nên hỏi rằng: Con vì thương yêu mang nhiều hy vọng con trả mau lớn, không biết cách trù liệu số lượng tiêu hóa và không tiêu hóa? Bấy giờ người nữ liền thưa với Đức Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Thật là ngạc nhiên, Ngài khéo biết tâm con! Chỉ cầu xin Thế Tôn giảng giải cho con đôi chút, con ở hiện tại quả thật là mong con trẻ mau lớn sợ rằng sẽ không tiêu hóa. Đức Phật dạy: Con trẻ của con tìm những thức ăn dễ dàng tiêu hóa thì thọ mạng càng tăng thêm. Người nữ nghe xong tâm vô cùng hoan hỷ”. Sớ nói: “Bình thường nuôi con trẻ bằng nhiều chất bổ thì phát sinh nhiều nguy hại, hãy còn sợ rằng tính mạng con trẻ huống là mức ăn dư thừa? Người nữ ví dụ cho Từ, con trẻ ví dụ cho Tín, sữa nuôi lớn ví dụ cho nghe pháp, chứa nhiều chất bổ ví dụ cho khen ngợi sanh hoan hỷ. Hoan hỷ nhiều hãy còn trở ngại đối với đạo, huống là ngu si nóng nảy?” Nay dùng Tô nhiều ví dụ cho phát sinh ngữ kiến cho nên cùng với nghĩa Hỷ – Tham như nhau, dựa vào Thật khởi lên kiến giải hãy còn tổn hại đến tuệ mạng, huống là đối với Thừa giáo thiên lệch mà sanh ra thủ trước ư? Vì vậy Đại Kinh thứ tám nói: “Trí vô ngại ví như cam lộ, đó gọi là Kinh điển Đại thừa, kinh điển Đại thừa như vậy, cũng gọi là thuốc độc lẫn lộn. Giống như các vị Tô – Đề hồ…, cho đến các vị đường mật ngọt ngào, uống vào tiêu hóa thành cam lộ, không tiêu hóa thành ra thuốc độc. Kinh điển Phương Đẳng cũng như vậy, đối với người trí là cam lộ, người ngu si không biết Phật tánh, uống vào thì trở thành thuốc độc”. Thứ tư trong phần trình bày về Viên giáo, có hai: 1. Chính thức giải thích; 2. Từ “Thị danh…” trở xuống là ý kết luận thành Thừa. Văn phần một lại có hai: Một. Sơ lược giải thích về ba pháp; Hai. Từ “Nhược mê…” trở xuống là trình bày về ba chướng; Ba. Từ “Tam pháp…” trở xuống là dung thông. Trong văn phần (a) nói “Thể của Viên Thừa” ấy, đều cần phải từ nhân ban đầu cho đến quả, nhân quả đã đạt được gọi là Thể của Thừa. Hai giáo trước tuy vẫn cùng có Chân tánh quán chiếu, mà năng chiếu, sở chiếu chỉ dựa vào Quyền lý, Giáo Đạo của Biệt giáo lại lấy Địa Tiền duyên vào tu phương tiện mà làm Thể của Thừa, cho nên ba Giáo trước đã trình bày về Thể của Thừa đều không đến nơi cao nhất, chưa đến nơi cuối cùng của Giáo vì thế phải đòi xe. Thể của Thừa Viên giáo từ đầu đến cuối mà chẳng phải trước sau, vì vậy đạt đến Thừa mà nghĩa hãy còn tồn tại, cho nên dùng Chân tánh trước sau bất động để làm Thể của xe, do đó Thể của xe này chẳng phải vận chuyển mà lại vận chuyển. Tiếp trong phần dung thông có ba: Pháp – ví dụ – kết hợp. Tiếp từ “Nhược mê…” trở xuống là trình bày về ba chướng, chướng ngại đối với ba pháp, trong đó lại có bốn: 1. Chính thức trình bày về ba chướng vì chướng ngại cho ba khuôn phép (quỹ); 2. Từ “Nhược tức…” trở xuống là trình bày về phá trừ chướng ngại hiển bày khuôn phép; 3. Từ “Chân tánh…” trở xuống là kết luận hiển bày ba khuôn phép để thành tựu ba Đức; . Từ “Thử lưỡng…” trở xuống là kết thúc thành tựu năng trang nghiêm, sở trang nghiêm. Tiếp trong phần phân rõ Thể – Dụng của xe lớn, có hai 1. Pháp; 2. Dẫn ví dụ chứng minh. Tiếp trong phần kết luận về ý của Giáo, có hai: 1. Dùng con người hiển bày Sở Thừa; 2. Từ “Vô tự…” trở xuống là trình bày về nơi đến của Thừa, trong đó lại có hai: Một. Thiết lập nghi ngờ dẫn đưa ra; Hai. Từ “Nhược tự…” trở xuống là giải thích nghi ngờ, lại có hai: Trước là dùng nghĩa vận dụng giải thích về Thừa, tiếp từ “Phục thứ…” trở xuống là có vận dụng giải thích về Thừa. Văn phần trước lại có hai: a. Sơ lược giải thích; b. Từ “Cố văn vân…” trở xuống là dẫn chứng, lại có ba: Pháp – ví dụ – kết hợp. Văn phần tiếp lại có hai: a. Sơ lược thiết lập; b. Dung thông lại có hai: Đầu là dung thông, tiếp là dẫn ví dụ giải thích Viên Thừa bất nhị trước đây. Nói “Chuyển và không chuyển đều là Bạt Trí”, phẩm Phát Thú trong Đại Luận bảy mươi bảy nói: “Chuyển tâm Nhị thừa đi vào phần vị Bồ tát, trong Đệ nhất nghĩa một tướng hãy còn không có cho nên không có đối tượng chuyển đổi, không có phần vị Bồ tát. Đây là dựa theo lý tánh tam thừa không thích hợp với chuyển đổi và không chuyển đổi”. Nay cũng dựa theo lý mà gọi là Thể – Dụng, lý Thể không có lui 6 sụt cho nên đều là Bạt Trí. Động và Bất Động đều là Tỳ Ni, Nhân, Thiên Tỳ Ni gọi là Bất động, Vô lậu Tỳ Ni gọi đó là động, tuy pháp thế gian và xuất thế gian đều gọi là Tỳ Ni, nhưng nếu như dựa theo lý mà luận thì không có động và bất động, cho nên dựa theo lý tánh thì không có gì chẳng phải Tỳ Ni, đều đầy đủ vốn có một tâm mười pháp giới. Vì thế Thừa của Viên giáo không có phát và bất phát đều gọi là Thừa. Nhưng mà bốn Giáo này đều có đủ bốn khuôn phép, không những sâu cạn khác nhau, mà cũng chính là Thể của Thừa quả thật khác nhau, bởi vì Thể của các Thừa vốn không giống nhau. Vì lẽ đó Tạng giáo – Biệt giáo đều lấy trí tuệ làm Thể, Thông giáo – Viên giáo đều dùng Chân tánh làm Thể, bởi vì Thể là Sở Thừa cho nên không thể nào tạm thời phế bỏ, mà Chân tánh của Tạng giáo – Biệt giáo đầy đủ quả thì mới thành tựu. Nếu như dựa vào Thể tồn tại thì nên lấy gì làm vận chuyển? Nếu như dùng quán chiếu thì từ đầu đến cuối, Thông giáo – Viên giáo ở nơi nhân ngay nơi Sự luận về tánh, ngay nơi Sự là tánh thì quả vị mới tận cùng, vì vậy hai giáo thật sự là Thể của Thừa. Vả lại, hai giáo trước thì Thông giáo quả là tuy có phần hơn hẳn nhưng hoàn toàn không biết là Thường, gác lại mà không nói đến, Biệt giáo tuy cùng chứng đạo mà hoàn toàn là Quyền, cho nên kiên trì phá bỏ khiến cho cùng chứng đạo. Viên giáo tuy là lý cao nhất nhưng còn có trước sau, sợ rằng thế gian lạm dụng thực hành cho nên cần phải phân rõ tường tận, vì vậy mở rộng dùng nhân quả tự tha chủng loại ví dụ… để giải thích về nghĩa của Thừa không chấm dứt mới gọi là Thật Thừa. Nếu như đạt được ý này thì khác nào hiển bày nghĩa lý của một khoa giống như chỉ tay trong lòng bàn tay. Nếu như không nhận ra ý này thì Tự Hành dựa vào đâu? Như xe trơ trọi tuy thiếu trang sức trong ngoài nhưng Thể của xe hãy còn tồn tại. Sơ ý mê muội tôn chỉ này thì dựa vào đâu mà đi? Năng thừa – sở chí tất cả đều phế bỏ, vậy thì lấy nhà lửa làm bãi cát quý báu, chắc chắn là bị thiêu cháy, dựa vào phiền não Hoặc chướng làm năng thừa, nghĩa cần phải lật đổ thành bình địa.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20