ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH SỚ

Đời Nguyên,Viện Sùng Thánh Sa-môn Sư Chánh thuộc tông Thiên Thai soạn thuật.

PHẨM 14: ĐIỂU DỤ

Hà Tây cho rằng phẩm Văn Tự, phẩm Điểu Dụ và phẩm Nguyệt Dụ đều nói về Chân và Ứng, nhưng Bán Mãn của văn tự chỉ là thường vô thường của Điểu Dụ, thường vô thường của Diểu Dụ chỉ là ẩn hiển của Nguyệt Dụ. Do văn tự mà hiểu lý, thông đạt thường vô thường, năng ẩn năng hiển.

Nay lại theo thứ lớp giải thích thêm. Như Lai thường y cứ theo hai Đế, ba Đế để nói pháp. Cho nên biết văn tự là lời Phật dạy. Tức từ văn tự mà đạt ba Đế, đầy đủ một giáo tất cả giáo. Vì muốn hiển bày đầy đủ Tu-đa-la nên tựa đề là phẩm Văn Tự, kế là phẩm Điểu Dụ, tức y giáo lập hạnh tức là hạnh song lưu, hai hạnh đồng quán. Một hạnh là tất cả hạnh. Văn kinh sau ghi: “Lại một hạnh là hạnh Như Lai”. Sau phẩm Văn Tự là nói về hai chim cùng bay, cho nên thành thứ lớp. Cũng là y giáo sinh trí. Trí đối với giáo thì giáo thành cảnh, do cảnh mà phát trí, do trí mà lập hạnh, giáo chuyển thành cảnh, trí chuyển thành hạnh. Từ đó lập thành thứ lớp.

Phẩm này trả lời câu “làm sao cùng chung Thánh hạnh như Ta-laca-lân?” Đây là nêu chim để so sánh với hạnh để làm lời đáp. Năng dụ là Ta-la-Ca-lân-đề, sở dụ là song lưu cộng hành. Các sư xưa giải thích khác nhau, hoặc nói Ta-la là song, Ca-lân là chim; nhưng Ta-la dịch là vững chắc, đâu thể nói là song; hoặc dịch Ta-la là một, Lân-đề là một, như thế đây là hai loại, chẳng thể gộp thành đôi. Ca-lân-đề là một cặp, dẫn văn kinh: “Chim có hai loại, mộ là Uyên ương; hai là Lân-đề”. Đây là hai loại chim thành một cặp. Hoặc nói Ta-la dịch là Uyên ương. Trong câu hỏi là hỏi về Ta-la. Trong lời đáp là đáp về Uyên ương. Vì loại thì khác mà nghĩa đồng, nên lấy Uyên ương thay cho Ta-la. Hoặc nói Lân-đề không dịch, hoặc dịch là Thiên hạc, lại dẫn văn của bản sáu quyển ghi: “Nhạn, Hạc, Xá-lợi”. Nhưng người Trung Quốc chẳng thông thạo tiếng Phạm, vì thế chỉ tăng thêm tranh luận. Ý chính chỉ là thí dụ so sánh, lấy nghĩa trống mái thường có nhau, bay hay đậu đều chẳng xa lìa nhau, để dụ cho vô lượng trong một, một trong vô lượng, chẳng một chẳng vô lượng, mà là một mà là vô lượng. Gọi song lưu mới được gọi là cộng hành.

Hỏi: Đây là phàm và phàm cùng hành, hay Thánh và Thánh cùng hành, hay Thánh và phàm cùng hành? Có người giải thích rằng:

– Quán sinh tử vô thường mà chẳng biết Niết-bàn là thường; quán Niết-bàn thường mà chẳng biết sinh tử vô thường. Hai cách giải thích

trên chưa rõ, giống như chỉ biết vàng mà chẳng biết thau (thau tựa như vàng) chỉ biết thau mà chẳng biết vàng. Nếu biết rõ hai chất này mới gọi là song quán khổ vui. Ngã và vô ngã cũng giống như thế. Thánh cũng thực hành như thế, phàm cũng giống như thế, nên gọi là cùng hành. Ở đây chẳng phải như thế vì trái với dụ. Dụ nói hai chim cùng bay, còn như lời nói một chim ở sinh tử thấp nhất, một chim ở Niết-bàn cao tột, thăng trầm khác nhau, thì ý cùng bay chẳng hiển bày. Dù cho hai chim cùng bay dưới thấp, chẳng cùng bay trên cao, cùng bay trên cao chẳng cùng bay dưới thấp, thì nghĩa cùng bay chẳng thành. Các sư lại dẫn Bán, Mãn y cứ một pháp, “cùng bay” y cứ hai pháp. Vậy nếu cho sinh tử là vô thường, quả Phật là thường cùng là Mãn, thì hai vật khác nhau như quả lê quả nại, làm sao gọi là Mãn được. Song du là quán trong sinh tử có thường và vô thường, quán trong quả Phật cũng có thường và vô thường, lấy hai thường của sinh tử và Niết-bàn làm một cặp Mãn; lấy hai vô thường của sinh tử và Niết-bàn làm một cặp Bán, tức hai pháp cùng khởi mới gọi là song du.

Ở đây giải thích nghĩa này đều chẳng phải như thế, hai Thường đều khởi tức là hai con trống đồng bay, hai vô thường đều khởi tức là hai con mái cùng bay, như thế thì trái với thí dụ, nghĩa “cùng bay” chẳng thành. Nay nói “cùng bay” tức sinh tử có cả thường và vô thường, Niếtbàn cũng giống như thế. Dưới thấp, trên cao, cùng bay, cùng nghỉ, ngay nơi sự là lý, ngay nơi lý là sự, nhị đế tức trung, trung tức nhị đế, chẳng phải nhị và trung mà năng nhị và trung. Thế thì nghĩa cùng bay thành tựu, trống mái cùng thành. Ý nghĩa sự lý đã thành thì danh tự quán hạnh cho đến rốt ráo “cùng bay” đều thành, ngang dọc đầy đủ không giảm ít. Trong đó có đủ phàm và phàm cộng hành, phàm Thánh đồng hành, phi phàm phi thánh cộng hành. Y theo người và pháp để phân biệt cũng thành. Vì nghĩa này nên gọi là phẩm điểu dụ.

Văn có hai đoạn là chung và riêng. Trong phần nói chung lại có hai:

  1. Sơ lược.
  2. Nói về nghĩa.

Trong phần sơ lược, trước là dụ sau là hợp.

Trong dụ có nêu hai con chim là dụ cho Thường và Vô thường, nhưng văn hợp thì hợp với ngã và vô ngã, đó là do văn kinh lược bớt. Nay nói thêm rằng: “Vì nghĩa hiển bày đồng nhau, nên thay nhau nêu lên, nếu nói đủ thì có sáu việc”.

Kế là nói về nghĩa, trước là hỏi.

Kế là đáp, gồm có pháp và dụ.

Nói dụ pháp là khổ, là vui. Các sư xưa giải thích rằng: “Sinh tử khác Niết-bàn, Niết-bàn khác sinh tử, nên nói là khổ vui”. Các sư Trung Quán cho rằng lời trước phần nhiều là bác bỏ các điên đảo, y cứ theo chiều dọc để nói về thường và vô thường. Nay phẩm này tạm thời nói thường và vô thường, tức chỉ trong sinh tử có pháp, khác mà nói là khổ, có pháp khác mà nói là vui (lạc) cho đến ngã, vô ngã cũng giống như thế.

Dụ sau nêu năm loại hạt, mỗi hạt khác nhau, để thành tựu cho ý thức. Trong phần dụ riêng ở sau có ghi: “Hoa là Vô thường mà quả lại Thường”, tức chẳng phải thường trụ nơi thường. Nói hoa là chẳng nhất định nên quả vô thường đã định, vì thế nói là Thường. Nhờ đây để hiển bày vô thường thành thường.

Từ câu “Các giống loại như thế v.v…” trở xuống là nói riêng về cộng hành. Có hai: 1. Nói riêng. 2. Nói về nghĩa.

Thứ nhất lại có ba: Y cứ theo sinh tử để nói về vô thường, y theo Niết-bàn để nói về vô ngã, y theo sinh tử và Niết-bàn để nói về khổ và vui.

Nhưng hai ý trước là nói theo chiều ngang, một ý sau là nói theo chiều dọc. Theo lý nên luận đủ, nhưng văn kinh hiển bày thay cho nhau.

Văn thứ nhất, lại có hai:

  1. Chính thức nói về hai hạnh.
  2. Kết luận.

Trong phần chính luận lại nêu lên năm dụ: dụ thứ nhất có dụ và hợp; trong dụ lại có ba là lập dụ, nói về nghĩa và thọ lãnh, hiểu rõ.

Nói mầm là dụ cho vô thường trong sinh tử, khi hạt chín là dụ cho Thường trong sinh tử.

Kế là nói về nghĩa, trước là hỏi sau là đáp.

Trong phần đáp nói thường của sinh tử khác với thường của Như Lai.

Thứ ba, từ câu “Ca-diếp v.v…” trở xuống là thọ lãnh, tin hiểu, sau là thuật thành theo văn rất dễ thấy.

Từ câu “Này thiện nam v.v…” trở xuống là hợp dụ.

Chưa nghe kinh thì nói đều là vô thường, nghe rồi đều nói là thường, đó há chẳng phải là đủ thường, vô thường trong sinh tử ư? Nói các định trong khế kinh. Tu-đa-la dịch là Khế kinh, thuộc về Định tạng nên nói là các định. Bốn dụ sau đều có hợp.

Dụ kế có nói về quặng vàng, ngọc chưa mài giũa gọi là Phác, vàng chưa luyện lọc cũng gọi là Phác. Đây là nói một bên có bộ mộc (?) một bên có bộ ngọc (?) khác nhau. Vàng chưa luyện gọi là quặng, quặng khác tên với vàng v.v… Chiêu-đề đọc là Phác, các Sư Trung Quán đọc là khoáng, nhưng chữ Phác (?) có hai cách đọc.

Từ câu “Vì thế tôi nói v.v…” trở xuống là đoạn thứ hai, kết luận một chương.

Chánh nên nói là thường và vô thường, mà lại kết luận là vô ngã, nghĩa là muốn nêu tất cả cũng đều như thế.

Từ câu “Ca-diếp bạch Phật” v.v… trở xuống là phần thứ hai, y cứ vào Niết-bàn để nói về hai hành Vô ngã và Ngã. Không có ưu bi thì không có ngã, có ưu bi thì có ngã. Văn có hai: trước hỏi, sau đáp. Trong lời hỏi lại có chánh hỏi và kết luận câu hỏi.

Vừa xem văn thì cho đó là câu hỏi không có đầu mối. Nhưng Đức Phật nói kinh Niết-bàn cũng có vô thường, vô thường là hữu vi, hữu vi là ưu bi. Nay hỏi về ưu bi tức hỏi Niết-bàn có vô thường chăng.

Đức Phật đáp, có bốn ý:

  1. Giải thích lời hỏi.
  2. Khen lý.
  3. Giải thích về lý một lần nữa.
  4. Lại khen ngợi lý.

Văn thứ nhất lại có hai là dụ và hợp. Trong dụ có ba là chinh thức lập dụ; lại vì dụ mà lập dụ; lấy dụ hợp dụ.

Đầu tiên là nói trời Vô tưởng là lập dụ.

Kế là nêu dụ Thần cây để hiển bày ví dụ trời Vô tưởng, tức vì dụ mà lập dụ.

Từ câu “Phật pháp v.v…” trở xuống là dụ hợp dụ.

Thứ hai, từ câu “trời Vô tưởng v.v…” trở xuống là khen lý sâu xa. Trước dụ, sau hợp. Lại nữa, này thiện nam!

Như Lai thật không có ưu bi, nhưng trong không mà nói có. Chúng sinh có khổ mà chưa thoát ra được nên khó thấy Phật có khổ. Đã có khổ thì có ưu bi. Phật đã dứt trừ nhân khổ, được an vui bậc nhất, nên không có ưu bi. Có ưu thì không có Ngã, không có ưu thì có Ngã. Nếu ứng theo chúng sinh thì nói Như Lai có ưu, nhưng theo thật lý thì chẳng có. Nay bỏi rằng đã thị hiện có bi, lẽ ra phải có khổ. Nếu tâm địa của Như Lai chẳng nghĩ đến chúng sinh, thì lẽ ra chẳng khổ.

Hỏi: Như Lai thật không có ưu bi, vì sao thầy nói Như Lai thật có hỷ? Ở đây cũng hỏi lại rằng: Phật không có ưu hỷ (lo buồn, vui mừng), vì sao nhất định nói Như Lai không có ưu? Ta nói Như Lai thật không có ưu hỷ, nói ưu hỷ là lời bất định.

Thứ ba, là từ câu “Thí như hư không v.v… trở xuống là giải thích thêm về câu hỏi, có hai dụ. Trước nêu nhà trụ, sau đó nêu nhà ảo thuật. Hai dụ thiện nam, thiện nữ dụ với sau hợp. Dụ thứ nhất có hai: Một, là vì pháp lập dụ.

Từ câu “Tâm cũng như thế v.v…” trở xuống là vì dụ lập dụ.

Sau lại nêu tuổi thọ của trời Vô tưởng, cũng vì dụ lập dụ.

Từ câu “Như Lai ưu bi v.v…” trở xuống là chinh thức hợp.

Từ câu “Thí như nhà ảo thuật v.v…” trở xuống là dụ, có hai: trước dụ, sau hợp.

Thứ tư, Từ câu “Như Lai có ưu v.v…” trở xuống là khen ngợi lại về lý. Có bốn là pháp, dụ, hợp và kết. Sau đây là pháp thuyết.

Từ câu “Thí như v.v…” trở xuống là dụ thuyết.

Nếu y cứ theo Tỳ-đàm thì có ba nghĩa độ: một, người độ; hai, căn độ; ba, địa độ. Quả vị thấp chẳng biết quả vị cao, quả vị cao biết được quả vị thấp, đó là người độ. Người độn căn chẳng biết hàng Trung căn, hàng trung thượng căn biết được hàng hạ căn, đây là căn độ. Sơ thiền chẳng thể biết nhị, tam, tứ thiền; nhị, tam, tứ thiền biết được sơ thiền, đó là địa độ. Luận Thành Thật chẳng cho như thế, mà nói về nghĩa biết lẫn nhau, nói vượn khỉ còn thấy tâm Phật, há lại có việc người độn căn chẳng biết người lợi căn hay sao?

Nay cũng có biết một vài phần, cho nên cũng dược nói là biết; vì chưa được đầy đủ cho nên cũng có thể nói là Không.

Thứ ba là hợp dụ, thứ tư là kết luận, theo văn rất dễ hiểu.

Từ câu: Này thiện nam v.v…” trở xuống là phần thứ ba, y theo sinh tử và Niết-bàn để nói về khổ vui. Tức nói theo chiều dọc. Văn có hai đoạn là giải thích và luận nghĩa. Trong đoạn giải thích có ba là dụ, hợp và kết. Sau đây là phần dụ thuyết.

Hai con chim dụ cho Pháp thân; chim con dụ cho chúng sinh; giữa mùa hè nước dâng ngập, dụ cho tâm sinh điên đảo; chọn nơi cao ráo dụ cho bệnh vô thường cần có thuốc thường, thường là nơi cao nguyên; bệnh thường tức vô thường là thuốc, vô thường là nôi cao nguyên, tức chẳng phải thường chẳng phải vô thường, thường vô thường đầy đủ, mới là xa lìa các đảo. Nói vì nuôi dưỡng là dụ cho việc giúp cho chúng sinh hiểu được lý thường và vô thường; nói “sau đó mới trở về chốn cũ an ổn vui chơi”, là dụ cho việc Như Lai độ chúng sinh đã xong, sau đó dạo chơi trong vườn hoa Chánh giác.

Từ câu “Như Lai ra đời v.v…” trở xuống là phần hợp dụ.

Từ câu “Đó gọi là v.v…” trở xuống là ý thứ ba, kết luận thành tựu ý nghĩa.

Từ câu “Ca-diếp bạch rằng v.v…” trở xuống là đoạn thứ hai, có ba phần hỏi đáp đều là phân biệt sáu hành. Sau đây là phần thứ nhất, trưới hỏi sau đáp. Lời hỏi theo văn rất dễ hiểu.

Trong đoạn văn kinh ở trên có bao gồm cả nghĩa thường và vô thường, ngã vô ngã.

Từ câu “Phật bảo v.v…” trở xuống là Như Lai đáp có bốn:

Nêu hai bài kệ tám câu làm lời đáp:

Văn xuôi để giải thích.

Đoạn đầu lại có hai: bài kệ thứ nhất nói về hai quả là sinh tử và Niết-bàn; bài kệ thứ hai nói về hai nhân duyên sinh tử và Niết-bàn.

Hai câu đầu của bài kệ thứ nhất nói về quả Niết-bàn; hai câu sau nói về quả sinh tử. Bài kệ sau cũng giống như thế.

Kế là phần văn xuôi, từ câu “Nói nếu buông lung, v.v…” trở xuống là giải thích hai bài kệ trên, y theo văn rất dễ hiểu.

Thứ ba, là từ câu “Như người v.v…” trở xuống là nói về bậc thấp chẳng biết được trên cao, để nói về khổ, có hai là dụ và hợp.

Nói chẳng thấy dấu chim là muốn nói rõ chim bay trong hư không thì không có vết tích như đi trên đất. Cũng có lông cánh, hơi thở, nơi đang bay cũng có dấu vết, chỉ vì chẳng phải chỗ thấy của người đứng ở dưới mặt đất.

Hợp dụ như văn kinh ghi.

Từ câu “Siêng năng mạnh mẽ v.v…” trở xuống là nói bậc trên rõ biết người dưới để nói về lạc. Văn có hai: đầu tiên có hai bài kệ giải thich ý này. Bài kệ thứ nhất nói về người.

Bài kệ sau nói về pháp.

Kế là đoạn văn xuôi ngắn, giải thích chung hai bài kệ.

Từ câu “Ca-diếp bạch Phật v.v…” trở xuống là phần hỏi đáp thứ hai. Trước hỏi sau đáp. Trong lời hỏi có hai: một, là nói chẳng phải Phật nói; hai, là vặn hỏi.

Nghĩa là đã nói rằng không còn ưu không còn hỷ, vì sao lại nói là lên đài trí tuệ?

Đức Phật đáp “vì phàm phu có ưu nên nói Như Lai có ưu”, đây chính là nghĩa đối trị. Vả lại, vì nhớ nghĩ đến chúng sinh cho nên ưu.

Như ngài Tịnh Danh nói: “Vì chúng sinh nên Bồ-tát bị bệnh”.

Phần thứ ba, trước hỏi sau đáp, y theo văn kinh rất dễ hiểu.