ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH SỚ

Đời Nguyên,Viện Sùng Thánh Sa-môn Sư Chánh thuộc tông Thiên Thai soạn thuật.

 

PHẨM 18: HIỆN BỆNH.

Trang Nghiêm gọi đây là vòng thứ hai, Lương Vũ đế gọi là Trung hậu (sau ngọ), Khai Thiện gọi đây là đáp câu hỏi lìa tất cả bệnh, Hưng Hoàng thì cho cả hai, tức trước tuy đã có đáp rồi nhưng đâu ngại gì lại nói; sau tuy lại nói nhưng đâu ngại gì đáp ở trước. Các Sư Trung Quán hai lần so sánh, so với trước là kết luận để thành tựu câu đáp trước, so với sau thì sinh khởi năm hạnh. Tuy có hai lần so sánh, nhưng so với trước là phụ, so với sau là chánh.

Ở đây chẳng phải như thế, từ phẩm này trở đi là nói về hạnh Niếtbàn, thứ ba. Văn có hai:

1/ Nói về tu tập năm hạnh.

2/ Nói về chứng mười đức.

– Thứ nhất lại có năm:

1/ Hạnh Bệnh.

2/ Hạnh Thánh.

3/Hạnh Phạm.

4/ Hạnh Trời.

5/ Hạnh Trẻ thơ.

Nay nói về hạnh thứ nhất. Từ đây đặt tên nên gọi là phẩm Hiện Bệnh. Nhưng tên phẩm là Hiện Bệnh mà nội dung văn lại nói không bệnh. Nghĩa này thế nào? Do cuối phẩm trước khi thọ ký phó chúc xong, Phật liền nói: “Bây giờ ta bị đau, toàn thân đau nhức, như đứa bé và những người thường bị bệnh kia”. Cho nên ghi là phẩm Hiện Bệnh. Do hiện bệnh này mà dẫn đến có ba lần xem xét, ba thỉnh, nói Như Lai không bị bệnh.

– Toàn phẩm được chia làm bốn: 1/ Nói về xem xét và thỉnh cầu 2/ Hiện tướng không bệnh. 3/ Đại chúng cúng dường.4/ Nói rộng về không bệnh.

– Đầu tiên có ba lần xem xét, ba lần thỉnh:

  1. Thỉnh nói pháp.
  2. Thỉnh dứt ác mạn.
  3. Thỉnh cả hai việc.

Ba lần xem xét: một, là xét về tự hành; hai, là xét về hóa tha; ba, là xét về chứng quả. Giữa hai thứ ba tướng này đều trước là xem xét, kế là thỉnh, hợp thành ba đoạn, chia thành sáu chương.

Đầu tiên là xem xét về tự hành: Đức Phật thì muôn hạnh tròn đầy, các khổ đã dứt, chẳng lẽ lại bị bệnh ư?

Kế là xem xét về hóa tha: Phật tự độ đã xong, công đức hóa tha đã đầy đủ, dứt trừ được bệnh ba độc cho chúng sinh, há lại bị bệnh ư?

Sau là xem xét về chứng quả: Phật địa đã tròn đầy, chủng trí đã hiện tiền, vắng lặng thường trụ, há lại bị bệnh khổ ư?

Văn xét về tự hành có hai:

1/ Nói về nhân của vô bệnh.

2/ Nói là có nhân vô bệnh.

Chỉ nói bốn phần là vì chung cho kiến hoặc, tư hoặc, còn năm kiến và nghi chỉ riêng ở Kiến đế. Các nhân của bệnh chung riêng, chư Phật chắc chắn không còn.

Từ câu “Có hai duyên v.v…” trở xuống là xem xét biết có nhân vô bệnh.

Thương xót thuộc về nội tâm, ban phát thuộc về ngoại xả. Trong cầu ngoài cứu vớt, dứt trừ các khổ não, đó là nhân của vô bệnh.

Kế là từ câu “Bạch Đức Thế Tôn v.v…” trở xuống là thỉnh nói pháp, có bốn ý:

1/ Thỉnh chỉ dạy các đệ tử.

2/ Thỉnh nói pháp Đại thừa.

3/ Thỉnh dạy pháp không lui sụt, tức là sinh điều lành.

4/ Thỉnh trị kẻ ác, tức là diệt ác.

Theo văn rất dễ hiểu, đây cũng là ý bốn Tất-đàn.

Kế là từ câu “Các Bồ-tát, v.v…” trở xuống là xem xét về hóa tha.

Văn có hai:

1/ Nói về hóa tha trừ ba chướng.

2/ Nói về hóa tha và phát nguyện.

Đầu tiên lại nói chia làm ba: một, là nêu ba chướng; hai; là giải thích; ba, là kết luận, thứ nhất như văn kinh ghi.

Giải thích có ba:

1/ Giải thích chướng phiền não.

Bốn câu phân biệt: lợi mà chẳng sâu, vừa sâu vừa lợi; nếu thường khởi thì chướng hại cho việc tu đạo, là phiền não chướng.

Sâu mà chẳng lợi, chẳng sâu chẳng lợi, vì chẳng thường sinh khởi, tuy là phiền não nhưng chẳng gọi là chướng.

Nói chung bốn câu thì đều là phiền não chướng, ở đây chỉ phân biệt riêng cho nên nói như thế. Bảy mạn như kinh ghi. Luận Thành Thật có nêu đại mạn thành tám mạn, văn kinh ở đây đã được ghi. Hà Tây lập chín mạn, tức là tiểu trung thượng, đẳng trung đẳng, đơn mạn, mỗi mạn được chia thành hai. Tiểu trung thượng: nghĩa là tự cậy mình hiểu biết hơn người, người thì ngu si kém cỏi, luôn tự mạn đối với người kém hơn. Đẳng trung đẳng tức mình bằng người mà tự cho mình hơn người. Mạn mạn tức cho trí tuệ của mình hơn tất cả mọi người, không ai bằng mình; Đại mạn tức đẳng trung thượng và thượng trung đẳng; Bất như mạn nghĩa là mình kém người rất xa mà cho rằng chỉ kém một chút. Ngã mạn nghĩa là quán năm ấm là ngã, chấp là nhân của ngã, tà mạn nghĩa là thật không có công đức mà cho là có công đức.

Kế là giải thích nghiệp chướng. Quyết định nghiệp của bốn đường làm chướng ngại sơ quả; quyết định nghiệp cõi dục làm chướng ngại quả thứ ba; quyết định nghiệp cõi sắc, Vô Sắc chướng ngại quả thứ tư. Ở đây nói bệnh ác nặng là báo chướng. Vì sao lại giải thích là nghiệp? Xưa có hai cách giải thích: Một, là cho rằng bệnh nặng thật là báo chướng mà giải thích là nghiệp, vì đó là trong quả mà nói nhân; hai, cho rằng năm nghiệp Vô gián giống như bệnh nặng, nên lấy đó làm dụ.

Thứ ba, là giải thích báo chướng có nói về người hủy báng chánh pháp và Nhất-xiển-đề có liên quan gì đến báo chướng hay chăng? Có hai cách giải: một, cho rằng sinh vào nhà phỉ báng chánh pháp và Nhấtxiển-đề, há chẳng phải là báo chướng ư?; Hai, cho rằng người ác có hai là nghiệp ác và báo ác, ví như chim sẻ nặng về dâm dục, rắn nặng về sân đều do nghiệp quả của kiếp trước.

Từ câu “Bạch Đức Thế Tôn v.v…” trở xuống là xin trừ ác mạn. Văn có hai đoạn: một, xin trừ ác mạn của người ngu.

Thấy Phật hiện bệnh, khởi ý tưởng cho là sẽ chết, tức khởi niệm ác.

Từ câu “Bạch Đức Thế Tôn v.v…” trở xuống là xem xét biết Phật đã chứng quả, năng lực của thân đầy đủ mà lại bị bệnh hay sao? Văn có hai:

  1. Nói về năng lực của thân
  2. Nói về năng lực của trí.

Trong phần nói về năng lực của thân vượt hơn tất cả các sức mạnh của các loài để so sánh. Voi Ưu-bát-la màu xanh, voi Phân-đà-lợi mầu đỏ. Có thuyết cho rằng khi loài voi này đi dưới chân có hoa Ưu-bát-la, do đó mà đặt tên. Kinh Đại Noa ghi “Đi trên hoa sen là loài voi trắng”, đây là lời minh chứng. Lại nói khi trời nổi sấm chớp trên ngà loài voi này có nổi các mắt võng hoa Ưu-bát-la nên lấy đó đặt tên. Các loại voi khác cũng giống như thế. Bát-kiền-đề, Hán dịch là kiên cố; Na-la-diên 52 dịch là Kim cương.

Từ câu “Nay Như Lai v.v…” trở xuống là phần thứ ba, gồm có thỉnh nói pháp và dứt ác.

Sau là phần kệ, có hai mươi tám câu: Mười hai câu đầu là chánh thỉnh; mười hai câu kế là giải thích lời thỉnh; bốn câu cuối là lời thỉnh. Phần chánh thỉnh gồm có: một, bốn câu đầu là thỉnh nói pháp; hai, tám câu thỉnh dứt ác mạn.

Ca-diếp là đệ tử Phật, vì sao đồng như ngoại đạo, gọi Phật là Cùđàm? Giải rằng: Gọi Cù-đàm chẳng nên phân biệt kỹ, như người sân gọi và người vui mừng gọi, cũng đều gọi là Trương vương, huống chi lại nói là Cù-đàm thánh đức, há lại đồng với ngoại đạo có tâm ngã mạn được ư?

Kế là giải thích lời thỉnh, gồm có hai: Bốn câu đầu giải thích dứt ác.

Kế là gồm tám câu giải thích thỉnh nói pháp.

Sau cùng là kết luận, theo văn rất dễ hiểu.

Từ câu “Bấy giờ, Đức Thế Tôn v.v…” trở xuống là phần thứ hai, Phật hiện không có tướng bệnh. Văn có ba:

1/ Nói về ánh sáng làm lợi ích.

2/ Hoa sen làm lợi ích.

3/ Hóa Phật làm lợi ích.

Ba ý này đều có sự có lý. Về sự tức sắc bệnh thì tiều tụy, sắc khỏe mạnh thì vui hòa. Nay phát ra ánh sáng rực rỡ không có tướng bệnh. Hoa sen là điềm lành chẳng phải tướng bệnh. Hóa Phật là do Như Lai tạo ra, nếu là người bệnh thì chẳng thể làm được, nếu làm được thì chẳng bị bệnh. Nói về lý, ánh sáng từ thân xuất hiện, biểu thị cho Pháp thân, hoa chứa đựng quả, biểu thị cho Giải thoát. Phật là giác tuệ, biểu thị cho Bát-nhã. Đầy đủ ba đức mà lại bệnh ư? Ba chương mỗi chương đều có hai: trước phát ra ánh sáng, sau là lợi ích.

Nói đại Bi xông ướp vào tâm, đức của Phật vô lượng, đâu chỉ có đại Bi. Văn trên nói: “chư Phật ba đời đều lấy đại bi làm gốc, từ bi như thế, nay ở đâu?” Nay để đáp lời này nên nói: “Đại bi xông ướp vào tâm”. Trước cũng có phát ra ánh sáng nhưng không nói hơn trăm ngàn mặt trời, chính là vì hiện bệnh, chẳng phải thật bệnh mới có thể phát ra ánh sáng xé rách lưới nghi, dùng đại Bi xông ướp vào thân.

Từ câu “Tuệ thí cho chúng sinh v.v…” trở xuống là nói về lợi ích. Kế là, từ câu “Các tia sáng này v.v…” trở xuống là nói về lợi ích.

Hoa làm lợi ích khắp cả ba đường. Như thế đã biết rõ hoa biểu thị

cho Giải thoát. Tám địa ngục lạnh giá, thì bốn địa ngục trước y cứ theo âm thanh, bốn địa ngục sau y cứ theo màu sắc. Khi người tội mới đến, thấy đầm hoa liền yêu thích mà vào, đây là từ cảnh được thấy mà đặt tên. Hoặc nói mầu sắc của địa ngục như bốn hoa.

Từ câu “Mỗi đóa hoa này v.v…” trở xuống là nói hoa Phật làm lợi ích, cũng có hai đoạn như trước.

Từ câu “bấy giờ tất cả, v.v…” trở xuống là đoạn ba nói về đại chúng cúng dường khuyến thỉnh. Y theo khuyến thỉnh, nghĩa là lúc trước thấy hiện bệnh nằm, e rằng sẽ Niết-bàn. Bây giờ, thấy ánh sáng biết chưa nhập diệt, nên mới thỉnh nói pháp. Trước là cúng dường sau là thưa hỏi.

Nói Kiền-đà, Hà Tây gọi là loài ma quỷ, thường khiến cho vai người bị đau. Ưu-ma-đà là loài quỷ làm cho người say. A-bà-a-la là loài quỷ khiến cho người cuồng loạn.

Thứ hai là nói kệ, khuyến thỉnh gồm ba mươi câu. Được chia làm hai: một, gồm có hai mươi tám câu đầu, là phần chính thỉnh; hai, là gồm hai câu và phần văn xuôi và tự sự của nhà dịch kinh.

– Văn thứ nhất có ba đoạn:

1/ Bốn câu là khởi thỉnh.

2/ Gồm hai mươi câu, giải thích ý thỉnh cầu.

3/ Gồm bốn câu là kết thỉnh.

Đoạn thứ nhất, như văn kinh.

Kế là hai mươi câu, chia làm năm: một, gồm bốn câu, nói vì bản thệ nên phải thỉnh.

Kế đến vì sợ đọa đường ác cho nên thỉnh.

Thứ ba, kẻ phàm phu ngu si chẳng biết cho nên thỉnh.

Thứ tư, vì ban thí pháp cam lộ nên thỉnh.

Thứ năm, vì trị bệnh cho nên thỉnh.

Kết luận lời thỉnh, như văn ghi.

Từ câu “Các đại chúng, v.v…” trở xuống là lời tự sự của nhà dịch kinh. Gồm có hai: một, thỉnh rồi thì im lặng.

Hai là nơi âm thanh vang đến.

Nói đến trời Tịnh cư, trời Tịnh cư là tột đỉnh của cõi Sắc, có hình thể có nhĩ thức, còn cõi Vô sắc chẳng như thế nên âm thanh chẳng đến. Trong phẩm tựa nói Hữu đảnh, v.v… Thí như thế gian Sinh thiên, Thiên tịnh thiên, lẽ ra nên nói Sinh tịnh cư, Vô lậu tịnh cư, Đệ nhất nghĩa tịnh cư, v.v…

Từ câu “Bấy giờ, Phật bảo v.v…” trở xuống là phần thứ tư của phẩm nói rộng về vô bệnh, có hai:

  1. Nói Như Lai không bị bệnh.
  2. Nêu hạnh Bệnh để giải thích.

Văn thứ nhất có ba ý: một, là nói vô bệnh; hai, là nêu xưa để chứng cho nay; ba, nói hiện bệnh là phương tiện mật ngữ.

Ở đây, đầu tiên là khen ngợi Ca-diếp. Ca-diếp là người đứng đầu về thưa hỏi nên khen ngợi. Khen “Lành thay!” Là khen chung, bốn câu kế là khen riêng, tức khen điều đã đạt được và điều đã xa lìa. Lìa tức xa lìa duyên ác bên ngoài và nhân ác bên trong. Được tức là được nhân lành bên trong và duyên lành bên ngoài.

Thứ hai, từ câu “Này thiện nam, v.v…” trở xuống là nói ta từ lâu đã không bị bệnh này.

Quá khứ vô lượng là nêu việc xưa để chứng minh cho việc nay.

Thứ ba, Từ câu “Như nói Như Lai v.v…” trở xuống là nói về việc hiện bệnh chính là phương tiện mật ngữ. Trong đó, nêu mười hai mật ngữ, mười một việc đầu là nêu loại.

Một việc sau là hợp với vô bệnh.

Từ câu “Ca-diếp! Thế gian có ba hạng người v.v…” trở xuống là đoạn thứ hai nêu bị bệnh để đối với vô bệnh, người như thế là bị bệnh, Phật chẳng như thế há lại có bệnh ư? Văn có hai: trước là nói về ba hạng người, sau là nói về năm người bệnh, trong đó có ba người bệnh khác với người bệnh nêu ở trước. Ba người bệnh ở trước chẳng chữa lành được. Nay ba người là chẳng chữa lành, chẳng lành và lành, đều chữa lành.

Nói vì lợi dưỡng, vì xúc xiểm, vì dối người mà biên chép, thọ trì kinh này, ý nghĩa khác xa với văn trước, đâu thể không thọ không trì, không cho người phá giới đọc tụng. Đây là yếu chỉ cho và đoạt. Đầu tiên nêu ba hạng người không thể chữa trị là khai trừ ba; hàng trị lành và chữa lành cũng tức là chưa nghe; nói đều chữa lành tức chai ra sáu việc như vì sợ hãi, vì lợi dưỡng v.v… Y cứ theo năm Pháp sư hợp với ba mươi loại. Lại chia thành năm người bệnh, hợp thành ba mươi tám loại, v.v…

Đã nói gặp duyên thì lành bệnh, không gặp duyên thì chết, tức là bốn quả Thanh văn và Duyên giác. Tất cả các vị này mang bệnh mà tu hành nên gọi là có bị bệnh mà tu hành. Bồ-tát còn ở nhân vị cũng nên lệ theo đây. Như các hạng người này, có thể nói bị bệnh. Phật đã dứt trừ hết các hoặc tức là không còn bệnh. Sơ quả dứt ba kiết là ngã kiến, nghi và giới thủ. Bảy lần sinh vào trời người là nói lược, nếu nói rộng là gồm mười bốn, hai mươi tám lần. Văn ở đây ghi tám muôn kiếp thành Bồ-đề, văn sau ghi tám muôn kiếp mới phát tâm Bồ-đề, cần phải hội thông hai văn đều nói một vị. Quả thứ ba dứt trừ năm hạ phần, tức là phiền não ở cõi Dục gồm tham, sân, ngã kiến, nghi và giới thủ. Đây là năm kết ở hạ phần. Bậc A-la-hán ra đời gặp Phật hoặc không gặp Phật, nên chẳng phải hạnh Độc nhất. Bích-chi-phật chắc chắn ra đời vào thời không có Phật, nên gọi là hạnh Độc nhất.