ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH SỚ

Đời Nguyên,Viện Sùng Thánh Sa-môn Sư Chánh thuộc tông Thiên Thai soạn thuật.

PHẨM 11: TỨ ĐẢO (bốn điên đảo)

Đảo là hoặc, ở trên nói người say thì mê loạn, thấy trời đất xoay chuyển là so sánh để hiển bày hoặc nghiệp. Như số lượng của Đảo chẳng nhất định, hoặc một, hai, ba, bốn, tám cho đến rất nhiều. Nói một tức chỉ nói vô minh luống dối bao phủ trói buộc. Nói hai tức là kiến đảo, tưởng đảo chấp trước mà dẫn đến thương tổn. Nói ba gồm có si tâm là tâm đảo, cuồng loạn là tưởng đảo và phân biệt là kiến đảo. Nói bốn tức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh luống dối chẳng thật. Nói tám tức là không có Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, là ngói đá chẳng phải chân. Nói rất nhiều tức chỉ cho Niết-bàn rốt ráo thanh tịnh, chẳng phải đảo, chẳng phải đế. Trước là Phật ra đời, lập giáo phá các đảo, giáo pháp còn để lại thế gian, đến khi cách xa bậc Thánh thì chúng sinh phần nhiều chấp văn tự mà đánh mất chỉ thú, chẳng biết thuốc phương tiện, thì thuốc trở thành chất độc, liền sinh khởi bốn đảo Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Vì thế, hôm nay Phật ra đời đã ban cho thuốc vô thường, khiến nôn ra hết các thuốc độc kia. Bệnh đã hết mà còn chấp giữ thuốc, đó là mê lầm phương tiện của Phật, khởi chấp vô thường v.v… Phật quán bệnh này nên dùng thường v.v… để chữa trị. Thường v.v… Ở đời mạt pháp là bệnh, phải truyền trao cho Phật sau (Phật Di-lặc) mới chữa trị được.

Chung thì lẫn nhau trước sau đều gọi là bốn đảo. Nếu trị bệnh thường v.v… thì như giáo xưa. Nếu trị bệnh vô thường thì như phẩm Ai Thán, phẩm này chỉ nói về bệnh mê hoặc. Nếu biết bệnh là biết thuốc. Lìa đảo thì không có đế, nhưng theo duyên thì nên nói về bốn đảo. Văn nói có tám đảo, còn tên phẩm là bốn đảo, là do các nhà dịch kinh đã lược ghi, y theo hợp thuyết nên có bốn. Nay hợp đề là muốn đối với Tứ đế mà thành tựu cho nhau. Cho nên gần thì nói ba phẩm thành tựu cho nhau, ma nói, Phật nói, nói chung về tà chánh. Tứ đế nói riêng về chánh giải. Tứ đảo nói riêng về tà hoặc. Nếu chỉ biết đế hay đảo, thì như chỉ biết chữ nhân hoặc chữ nhập, chỉ biết người hoặc đào ngột (một loài thú dữ), chẳng thể biết đầy đủ, chẳng thể gọi là chánh thiện thành tựu đầy đủ, chẳng thể tạo ra nghiệp lành. Nếu biết đủ các Tà, Chánh, Đảo, Đế gồm thông thì gọi là chánh thiện, thành tựu đầy đủ, tạo ra nghiệp lành. Nghiệp tức là Như Lai tánh, thứ lớp thành tựu cho nhau, hợp thành bốn Đảo, nghĩa này hợp lý. Vì thế gọi là phẩm Tứ Đảo.

Văn có hai đoạn, trước nói bốn đảo sau nói thọ lãnh, hiểu rõ. Phần đảo gồm bốn chương, chương thứ nhất có ba:

  1. Nêu cảnh khổ.
  2. Nêu thể của khổ.
  3. Kết luận.

Nói quả Phật chẳng phải khổ mà cho là khổ, đây là mê hoặc phải vời lấy quả khổ; bèn cho đó là hiểu, tức là trong khổ sinh ý tưởng là vui (lạc). Nói vô thường thay đổi, nghĩa là cho Phật có hành khổ; xả thân vào Niết-bàn cho Phật là hoại khổ. Kia nói Như Lai là thường, tức là Đảo; vô thường tức là Đế.

Từ câu “nếu ta nói v.v…” trở xuống là nói về Tâm đảo.

Trong vui mà nghĩ là khổ. Vô thường mà nghĩ là thường, là đảo thứ hai. Trong cảnh đảo gồm nêu hai tưởng, trong thể chỉ giải thích một tưởng, vì ở trên đã gồm nêu, nên chẳng muốn dài dòng. Nhưng trong văn kinh đầu tiên cũng có nêu ra cảnh đảo, sau đó nói thể đảo và kết luận, rất dễ thấy.

Nói chẳng tu tức là tu Bát-nhã không tuệ.

Hai điên đảo sau có thể tự thấy trong văn kinh ở sau:

Thứ hai, là thọ lãnh, hiểu rõ. Có hai: lãnh giải và nói về mình mê hoặc.

Nói riêng nếu bỏ cho là bác không nhân quả thì gọi là tà kiến. Ca-diếp từ lâu đã không còn chấp chung các tâm đảo là tà, nên Ca-diếp còn có tà kiến, v.v…