ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH SỚ

Đời Nguyên,Viện Sùng Thánh Sa-môn Sư Chánh thuộc tông Thiên Thai soạn thuật.

 

PHẨM 10: TỨ ĐẾ

Phật nói phẩm này để trả lời câu hỏi: “Vì sao các Đức Thế Tôn tâm ưa nói chân đế?”

Các sư xưa cho rằng lúc trước Đức Phật thuận theo chúng sinh, chỉ nói hữu lượngTứ đế , trong ba cõi, tâm bậc Thánh chưa được vui mừng. Nay y cứ theo thường trụ mà nói vô lượng Tứ đế, vượt ngoài ba cõi nên tâm Phật vui mừng; cũng gọi là Tứ đế hữu vi vô vi, cũng gọi là Tứ đế hữu tác, vô tác. Nay hỏi hữu lượng chỉ vượt phần đoạn; vô lượng cũng chẳng vượt khỏi biến dịch. Nghĩa chẳng vượt khỏi đã đồng nhau thì đều là hữu lượng; lượng và vô lượng là đối với hai duyên Tiểu Đại mà lập, đâu đáng để vui mừng. Lại hữu lượng là hữu vi, thì đâu thể nói ba là hữu vi, một là vô vi. Nếu thế thì nghĩa hữu vi chẳng thành. Nếu vô lượng là vô vi thì đâu còn sinh tử biến dịch.

Giải rằng: vì chẳng bị tác dụng phần đoạn của thân mạng nên gọi là vô vi, chứ chẳng phải không có ba tướng.

Nếu thế thì thật chẳng có vô vi, vô vi chẳng thành thì vô tác cũng hoại. Kinh Thắng Man tuy có danh giáo này, nhưng duyên thì khác nhau; chẳng được dùng Tứ đế vô lượng của kinh kia.

Các Sư xưa lại giải thích về năm thời Tứ đế. Cho rằng thời thứ nhất là y cứ theo sự, như khổ là tướng ép ngặt, v.v… Từ thời thứ hai đến thời thứ tư là y cứ theo lý, như năm thọ ấm là không, chẳng có gì là nghĩa khổ, nghĩa tức là lý.

Giải thích rằng: Khi nhập quán thì bặt danh dứt tướng, không còn bốn việc này nhưng nhờ vào bốn phương tiện nên nói bốn Đế. Như đến vị Kiến đế nhập chân, không còn tám nhẫn, tám trí, chỉ duyên theo diệt mà thôi. Nói nhẫn và trí là đặt tên theo phương tiện. Vì nghĩa này nên bốn thời chẳng nói về Phật tánh, vì vậy tâm Phật không vui mừng. Thời thứ năm lấy trí làm Đế.

Văn ghi: Không có khổ mà có chân thật, nên nói Phật tánh, vì thế tâm Phật vui mừng.

Nay hỏi, nếu là hữu lượng vô lượng như trước, thì như trước đã vặn hỏi, nếu chẳng phải hữu lượng, vô lượng thì Đế đâu có tên riêng, đã không có tên riêng thì đâu có lý riêng. Sao lại dùng nghĩa này để giải thích kinh Niết-bàn ngày nay?

Nay nói phẩm này và phẩm Thánh Hạnh có đồng, có khác. Phẩm Thánh Hạnh có nói về bốn loại Tứ đế. Văn này chỉ nói Nhất thật Tứ đế. Tướng trạng của nó như thế nào? Thật tướng của Phật tánh cùng khắp tấc cả mọi nơi, nếu đối với bốn việc mà thấu suốt được thật tướng thì mới gọi là Đế. Nếu chẳng thấu suốt thì chẳng phải là đế. Kinh đã có văn minh chứng, đâu nên nghi ngờ. Nghĩa là biết cảnh giới sâu xa, thường trụ bất biến, Pháp thân mầu nhiệm của Như Lai, gọi đó là Đế. Đây là nêu quả Phật làm khởi điểm, nhưng thật ra là chung cho cả địa ngục, súc sinh, ấm giới nhập; tất cả đều thấu suốt Pháp thân thường trụ, chẳng thay đổi là Khổ Thánh đế; đối với bất tịnh mà sinh chân trí, chẳng hoại chánh pháp, tức là Tập Thánh đế; trong đoạn diệt mà biết Như Lai tạng, là Diệt Thánh đế; biết rõ Tam bảo và chánh Giải thoát gọi là Đạo Thánh đế. Đế chẳng phải là bốn, nhưng y cứ theo bốn Đế thấu suốt đế nên gọi là bốn Đế.

Như Lai ra đời vốn là nói về nghĩa này, nhưng đã ngăn che tướng trạng, nay khai mở. Như xưa thoa thuốc vào vú, nay rửa sạch thuốc. Vì thế tâm vui mừng nói chân đế.

Từ nghĩa này mà đặt tên nên gọi là phẩm Tứ Đế.

Toàn văn có hai đoạn: một nói về Tứ đế; hai, là thọ lãnh hiểu rõ.

Thứ nhất, nói về Tứ đế, có bốn chương. Mỗi chương có sáu câu, như theo thứ lớp và không theo thứ lớp khác nhau chương. Thứ nhất, là sáu câu nói về khổ: Nói mê hoặc; nói về quả mê hoặc; nói về giải; nói về quả của giải; kết luận về giải; kết luận mê hoặc.

Một tức là bốn, bốn tức là một, gọi là không nghĩ bàn, thế thì văn này đã rõ. Đầu tiên là nói về hoặc, có hai ý: Nói thẳng vào khổ; vì chẳng giải ngộ cho nên khổ.

Văn sau nói khổ có ba thứ: Khổ chẳng phải Đế, chẳng phải thật; khổ là Đế mà chẳng phải thật; chẳng phải khổ chẳng phải Đế là thật.

Từ câu “Nên biết v.v…” trở xuống là nói về quả hoặc.

Từ câu “Nếu có người v.v…” trở xuống là nói về giải ngộ.

Từ câu “Vừa lọt qua tai v.v….” trở xuống là nói về quả của giác ngộ.

Từ câu “Nếu biết như thế v.v…” trở xuống là kết luận về giải ngộ.

Từ câu “Nếu chẳng biết v.v…” là kết luận mê hoặc.

Kế là chương tập cũng có sáu, thứ lớp như trước. Đầu tiên nói về hoặc.

Cho nên không biết v.v…” trở xuống là nói về quả của hoặc.

Từ câu “Nếu có trí v.v…” trở xuống là nói về giải ngộ.

Từ câu “Vì nhân duyên v.v…” trở xuống là nói về quả của giải ngộ.

Lại nhắc lại sự mê hoặc xưa, nêu điều sai để hiển bày điều đúng.

Từ câu “Nếu biết v.v…” trở xuống là kết luận về giải ngộ.

Thứ ba, chương Diệt đế, cũng có sáu, nhưng thứ lớp hơi khác, thứ nhất nói về hoặc.

Nói “Tu nhiều về pháp không” thì một là Nhị thừa mê đắm Không, hai là ngoại đạo bác vô.

Kế là, nói “Tu diệt khổ” là nói về giải ngộ.

Lẽ ra cũng nói là ngược với pháp Thanh văn, nhưng chỉ nói ngoại đạo có hai nghĩa:

Từ trên đến đây là quở trách Thanh văn.

Hàng Thanh văn trái với lý tức là ngoại đạo.

Từ câu “Nếu có người tu tập v.v…” trở xuống là nói về quả của hoặc.

Từ câu “nếu có người chẳng v.v…” trở xuống là nói về quả giải ngộ.

Từ câu “Nếu được như thế v.v…” trở xuống là kết luận về giải ngộ.

Chương Đạo đế cũng có sáu, thứ lớp lại như trước, nhưng phần kết luận ở sau hơi khác. Đầu tiên là nói về hoặc.

Trước chỗ bị hoặc, sau nói về mê hoặc.

Từ câu “vì nhân duyên này v.v…” trở xuống là nói về quả của hoặc.

Từ câu “Nếu có phát tâm lớn v.v…” trở xuống là nói về giải ngộ.

Từ câu “Nhờ một niệm này v.v…” trở xuống là nói về quả giải ngộ.

Từ câu “Nếu có người v.v…” trở xuống là kết luận về hoặc.

Từ câu “Nếu tu pháp này v.v…” trở xuống là kết luận về giải ngộ.

Thật ra là kế nói về Đạo Diệt, nhưng nói bốn Đế là vì Đạo Diệt là phần cuối cùng của bốn Đế, là Đế thứ tư.

Ca-diếp bạch Phật, v.v… trở xuống là nói về nhận lãnh, hiểu rõ.