LUẬN THỦ NHÂN GIẢ THIẾT

SỐ 1622

Tác giả: Bồ-tát Trần-na
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Luận chép: Vì ngăn dứt tánh một và tánh khác là bên phi hữu, Đại sư chỉ nương vào việc giả nêu bày để nói pháp yếu, khiến cho các hữu tình làm phương tiện để hướng nhập, tác ý như lý, xa lìa tà tông, dứt trừ hẳn phiền não, như vậy ba bên đều có lỗi, tôi sẽ bắt đầu giải thích. Trong đó, lấy nhân để giả thiết, lược có ba thứ: 1. Nhóm chung. 2. Nối tiếp. 3. Phần vị sai khác.

1. Nhóm chung: Là trong một thời có nhiều pháp nhóm họp, thuận theo thế gian lấy một tánh để nói, như thân người, rừng…

2. Nối tiếp: là đối với nhân quả khác thời không dứt, lấy một tánh để nói, như các vị Yết-la-la v.v… gọi là người, mầm… chuyển khác gọi là lúa thóc.

3. Phần vị sai khác: là đối với một sự có nhiều tánh. Khác thời và không khác thời, mới là sự lập ra, như sắc sinh vị khác với tánh vô thường. Hữu kiến và hữu đối vì nghiệp có đủ nên bằng nhau.

Do ba nghĩa nầy, mật ý nói có bổ-ốt-yết-la và chứng viên tịch, nhưng ba nghĩa nầy chỉ là giả lập, không thể gọi là tánh một hay tánh khác, và vô tánh chung vì có lỗi. Trong đây lại nói nhóm chung và nhóm hữu không có tánh khác mà nói. Sự chỉ có hai thứ, đang thừa nhận là có, hai tự tánh nầy ngăn cách tánh riêng biệt của nó. Nói đối với nhóm tụ, thì nhóm chung không có gọi riêng là không khác hay sao? Vì chỉ có vô dư mà gọi là không khác, điều nầy có lỗi gì?

Tụng rằng:

Nếu thể tánh không khác không khác
Nhóm tụ cùng nhau thành không khác
Biệt sự thù thắng trong nhóm chung
Sự nầy liền thành nhiều thứ thể.

Luận chép: “Nếu thừa nhận tự tánh của tay chân… cùng với thân là một thì gọi là không khác”, đây là đối với tánh vô biệt của thân như tay chân… lại cùng thành không sai khác, tay trở thành chân, là trái với thế gian. Hoặc nói “Riêng từng chi phần của thân kia không phải tự tánh của thân, khi nhóm họp thì nói là thân”, đây hoàn toàn không có một chút phần tự tánh của nhóm chung có thể đắc, vì khác với nghĩa trước nên bỏ hoặc nói. “Nếu đối với biệt sự chẳng phải là tự tánh của nhóm chung”, đây là tự tánh sai khác do biệt tánh. Khi nhóm họp thì làm sao cùng với tự tánh vô biệt kia được xứng lý? Vì không phải do nhóm chung xả tự tánh. Tự tánh nầy liền thành đa chủng tự tánh, vì nhóm chung đối với đa không có tánh khác. Hoặc biệt hoặc tổng là vô tánh khác. Do không phải chung và riêng xả bỏ tự tánh. Hoặc đốn hoặc tiệm đều thành nhiều tánh, thì đối chiếu các sự kia không có di tánh.

Như vậy lại nói về lỗi của hai kế chấp.

Tụng rằng:

Nếu nói chỉ ngăn hữu tánh khác
Hai thứ phi, hữu, ông thành lỗi
Nếu tánh một hữu là đã ngăn
Vì không khác, cho nên tương tự.

Luận chép: “Nếu nói chỉ ngăn hữu tình khác, hai thứ phi hữu ở ông thành lỗi”, là nếu đối với nhóm tụ không có riêng nhóm chung. “Gọi là không khác” đều là đối đãi nhau mà thành tánh không khác. Nếu đối với đệ nhất xứ có nghĩa không khác, thì đệ nhị xứ cũng vậy, làm sao ông tránh được lỗi nầy? Nếu như không có nhóm chung, thì nhóm tụ cũng không có. Nếu khác với điều nầy, thì câu nói không khác liền thành vô dụng. “Nếu một hữu tánh là đã ngăn chận”, nếu thừa nhận như vậy đối với sự chấp hữu phần thật sự của người khác, là chỉ có ngăn dứt đối với một hữu tánh nầy. “Gọi là không khác”, điều ấy cũng không đúng, vì sự không có riêng biệt, hai xứ tương tự là do câu nói không khác. Một xứ như thế thì đối với các xứ khác cũng vậy, như câu nói không khác thứ nhất. “Ông không nên chỉ ngăn dứt nhất xứ, nếu nói ý thừa nhận chỉ ngăn dứt nhất xứ kia”, lẽ ra có thể chỉ nói không có hữu phần của nó, chớ nên nói không khác, vì hữu tánh kia là bất vui. “Nếu thừa nhân thể tánh kia là hữu, không thừa nhận là khác”, là nói không khác mới thành lý đúng. Lại nghĩa có khác, chẳng phải không khác. “Cả hai tương tự”, là nếu lìa tay chân… thì không có thân riêng, vì là hữu phần. Như vậy tay chân… cũng nhờ các ngón… làm thành hữu phần tay chân của nó, như thân cũng thành thì không phải như vậy, cho đến cực vi chờ âm thanh… âm thanh lại chờ Tát-đỏa (hữu tình)… Tát-đỏa lại chờ hỷ… chờ các công năng khác nhau. Đây là phần cùng với hữu phần đồng tánh hữu phần. Sự chấp của ông liền trở thành phi hữu. Như vậy lại còn phân tích thừa nhận không có tánh khác, có hai thứ lỗi.

Tụng rằng:

Tánh khác cũng vậy, vì một bên
Tại xứ chi phần, chuyển riêng riêng,
Một biên lại có lỗi vô cùng
Hoặc chẳng phải một và toàn không.

Luận chép: “Tánh khác cũng vậy”, là có hai lỗi, là nói trôi lăn đối với tánh khác nầy, do chi phần tự kia khi chuyển, thì hoặc là chuyển riêng từng phần, hoặc là chuyển khắp. Trong đây lại còn phân tích nghĩa chuyển riêng từng phần, nếu lấy một bên đối với các chỗ của tay chân… khi hữu phần chuyển, nó cũng là một bên, như tay chân lẽ ra phải có một bên tùy khởi theo, như vậy lần lượt, có lỗi vô cùng. “Hoặc không phải là một”, là vì khác với lỗi vô cùng cho nên bỏ hoặc nói. “Nếu nói một bên của thân phần không chuyển trở lại”, đây là xứng với nghĩa không có một hữu phần nào thì liền thành hữu phần chỉ có một bên, nếu thế thì lẽ ra thừa nhận chỉ có tay chân… đâu phiền phải hướng tới chấp theo đối với chi phần của chính mình có phần chuyển! “Và hoàn toàn không có”, là một biên vô cùng, lại càng có lỗi nên bỏ và nói. Vì một bên nầy, khi phần chuyển, thì một bên ấy hoàn toàn không có hữu phần có thể đắc, vì không phải hữu phần như tay chân… có một bên của nó. Nếu nói hữu phần khi lìa tay chân… thì không riêng có chi phần, vì thể của hữu phần là một. Nếu như vậy, thì liền thành đối với chỗ của chi phần khác nhau kia mỗi mỗi đều chuyển khắp. Chỉ có hai chấp nầy, lại không có chấp phân biệt thứ ba.

Tụng rằng:

Nếu khắp kia, thành nhiều chủng tánh
Đối với tay chân chẳng khác nhau
Hoặc đây, chẳng phải, kia liền thành
Các sự đều đồng tánh nhất vi.

Luận chép: “Nếu nói khắp”, là đã thừa nhận lượng của hữu phần đồng với chi phần. Đối với mỗi xứ đều khắp, thì hữu phần kia liền thành nhiều thứ thể tánh. Lại có nghĩa khác nên bỏ và nói. Vì đối với nhất xứ khắp đều có, vì không thừa nhận tánh riêng xứ của hữu phần kia, và các chi phần khác chẳng khác nhau, vì hữu phần hòa hợp, khi đồng một xứ, thì sự không có khác. Đây là nơi của tay lẽ ra phải thừa nhận có chân, thì liền trái với đạo lý của thế gian cùng thừa nhận. “Hoặc đây chẳng phải kia”, là lại có chấp khác cho nên bỏ hoặc nói. Vì tránh lỗi trước nói thể của hữu phần, khi chân chuyển động thì không phải đối với hữu phần của tay… chuyển riêng, điều nầy không có. “Đối với lỗi đồng xứ của chi phần khác”, đây là đồng với việc nặn bướu ở cổ trái lại vọt ra ở mắt. Nếu vậy, thì tất cả hữu phần thành một thật sự, do đó các sự thành một cực vi, do hữu phần kia đối với tự chi phần, khi lần lượt khởi, cho đến chỉ có một cực vi thật, trụ xứ, thì một chi phần nầy, liền cùng với hữu phần đồng cùng một cực vi, hữu phần ấy chấp lý thì trở thành vô dụng, và trái với tự tông. Nếu nói lìa sắc… mà riêng cực vi, thì không có lỗi nói như trước, vì cực vi kia không đối với xứ của sắc… mà chuyển, nên không có lỗi ấy, lý cũng không đúng, vì đối với lý nầy cũng có lỗi hai chấp, cho nên phải thừa nhận cực vi nầy, có phương phần riêng, hoặc không có phương phần. Nếu thế thì có lỗi gì!

Tụng rằng:

Tánh hữu phương phần chẳng cực vi
Vì ngăn một tánh và tánh khác
Không có phương phần không nhóm họp
Hoặc là chúng đồng một cực vi.

Luận chép: Vì sự chấp cực vi chẳng phải như vậy nhưng lý được thành tựu, vì có phương phần, và do phương phần nầy lại chuyển thành nhỏ nhiệm. Lại nữa, đó là ngăn cách tánh một và tánh khác. Do tánh nầy đối với phần tự chi ở xứ kia, hoặc đồng hoặc khác, chỉ có hai thứ chấp nầy, không có chấp thứ ba. Đã chê trách lỗi đó, không phải các cực vi, vì có phương phần, đã không có phương phần, thì giả mượn khiến cho cùng nhóm họp chung, cũng không hòa hợp xen lẫn. Nếu thừa nhận đồng xứ, thì đều đồng một cực vi, nhưng cực vi nầy, không được hòa hợp nhóm họp, vì một chướng ngại với các cực vi, tức là thể của cực vi, cùng trở thành một, do vì đồng xứ. Như vậy đã nói lỗi của nhóm chung, nhóm hữu, một và khác.

Tụng rằng:

Nối tiếp hoặc một xả trẻ thơ
Dần dần cho đến vị đồng niên
Phải mất tự thân chẳng không khác
Nếu nói không mất thì xen lẫn.

Luận chép: “Nếu thừa nhận nối tiếp, đối với sự có nối tiếp không có tánh khác”, là phải thừa nhận tự tánh có hai thứ, do đây gọi là tự tánh nối tiếp, hoặc chỉ ngăn dứt các tánh khác, hai thứ nầy đồng với nhóm chung ở trước, đã chê trách lỗi đó. “Biệt” trong đây, giờ lại chọn lựa. Nếu riêng từng vị khi lãnh thọ, là xả vị trước rồi mới lãnh thọ vị sau, hay là sẽ không xả, điều nầy có lỗi gì? Nếu bỏ vị trí trẻ thơ đến vị trí đồng niên lẽ ra mất tự thân. Nếu ông thừa nhận điều nầy, thì đối với vị trí trẻ thơ là không khác, khi các vị kia chuyển dời, thì tự thể lẽ ra phải mất. Trong vị nầy, vì không có tánh khác, cho nên tông của ông nói: “Hễ là các sự thật, thì có pháp khởi riêng, có pháp sinh riêng để chuyển biến”, là không lý như vậy. Nhưng chẳng phải không khác, vị di chuyển khác riêng, vì an nguy khác nhau. Nói “không khác”, là nói đây tức là kia, như vậy lại còn luận lỗi chuyển bỏ. “Nếu không mất”, là pháp tướng hòa hợp xen lẫn, không bỏ vị trí trẻ thơ mà lãnh thọ vị trí đồng niên. Thể tướng hòa hợp xen lẫn lẽ ra trở nên không riêng khác, nhưng không thấy có việc như vậy. Đã nói lỗi tánh không khác.

Tụng rằng:

Nếu là tánh khác, thân không an
Vì muốn cầu an, nhọc vọng bày
Chuyển không tương ưng và sinh diệt
Nếu nói thể riêng, thành thật sự.

Luận chép: “Nếu thể của nối tiếp và có nối tiếp là khác”, là những người trước bị bệnh, sau khi cầu bớt bệnh, mọi mệt nhọc đều trở thành luống dối, vì lý của sự trôi lăn không tương ưng, chưa từng thấy vật có tự thể riêng, như trâu ngựa… vì được nối tiếp. Nếu nói “Sự không thể nói năng cũng không thấy”, câu vấn nạn nầy là phi lý, vì là sự thành lập, do lìa hai bên, đối với chỗ nhân quả của thế gian, chỉ thấy có sự nầy không phải đối với chỗ khác. Lại như rượu chua muốn thành ngon, người có tâm tán loạn, muốn tu cho tịch định, thì đã lập bày mệt nhọc, đều lẽ ra là vô ích, vì thể khác nhau. Nếu là tánh khác , thì lý sinh diệt cũng không tương ưng. Các hữu sinh diệt nối tiếp khởi, lẽ ra đối với hiện tại, xứ của chi phần chuyển quá khứ, vị lai và hiện tại, làm thế nào chuyển được? Một phần và toàn phần đều phá như trước. Lại nữa, tánh khác, là thể nối tiếp thù thắng, không nên sinh diệt, điều nầy có lỗi gì? Nếu nói khác là tướng hữu vi khác nhau, đã chấp nhận nối tiếp thành có sự thật , thì lý nầy không đúng. Sau đây sẽ nói về nối tiếp và một khác, đã hiển rõ lỗi đó. Lại nữa, phần vị sai khác đối với quả tánh… sự đó thế nào?

Tụng rằng:

Đối quả tánh thảy phần vị xứ
Đã lấy sự kia bày nói năng
Nếu khác thì sự không tự thể
Không khác thì hai lỗi như trước.

Luận chép: Đối với quả tánh… xứ của phần vị, đã lấy sự kia mà phát khởi nói năng, khác với phần vị kia thì không có thể, là đối với sắc… nói là nhân quả, tánh một, tự tánh, tánh khác, tha tánh, hữu kiến, hữu đối… nếu nói việc kia khác việc nầy, thì liền trở thành phi nhân quả… cũng không có tự thể vì không có một khác, không chờ nơi đức. Đối với xứ tự thể có thể trở thành nói năng. Tánh không khác nầy có hai lỗi, như nhóm chung ở trước đã hiển rõ lỗi đó. Đối với xứ tùy hữu, lẽ ra có thể tư duy, nếu đối với hữu pháp nói không có tánh khác, tánh xả và tánh bất xả, cũng phân tích như trước. Hoặc các tánh nầy đối với thân khi nối tiếp chuyển, thì có tánh sai khác, ví như vị trâu (ngưu vị). Đối với người bệnh nóng, có thể làm cho hết bệnh, lại có thể đối với bệnh nóng nầy có thể làm nhân phát động. Đã nói ba thứ sự giả thiết, tất cả lỗi của tánh khác và tánh không khác. “Bác bỏ chung là không”, sau đây sẽ giải thích.

Tụng rằng:

Nếu không thừa nhận thân thật có
Thì không đảo nói pháp vô ích
Lại cũng không có người tà kiến
Cũng không có tác dụng sai khác.

Luận chép: Như đối với thân xứ, điên đảo nói là thường vui ngã tịnh, không điên đảo nói là bốn pháp niệm trụ . Nếu không có thân, lẽ ra thành vô dụng. Lại nếu không thừa nhận có nối tiếp, thì năng đối trị và sở đối trị liền thành sai khác. Nếu đối với thân khác chấp cho là thường để đối trị thân kia, thì đối với các thân khác nói vô thường… cũng thành vô dụng. Lại nữa, người tà kiến, nói không có thí, không có thọ… và tất cả phước sự của các nhóm chung, lẽ ra không phải tà kiến. Nhưng tất cả vật thí của sự ăn mặc… đều là nhóm chung. Nếu như có người nói gió không thể thổi, sông không thể chảy… nói không có nối tiếp cũng không phải tà kiến, nhưng không phải Phật dạy thừa nhận gió sông… kia có nghiệp dụng thật, tuy có các ứng dụng gió thổi… nhưng không thừa nhận gió sông kia có thể hướng đến các phương khác mà nối tiếp sinh khởi. Nếu không có nối tiếp, thì đều không có các sự tà kiến như vậy. Nếu không có phần vị sai khác, thì đối với một sắc xứ, hai tướng của khổ và tập, khi bác bỏ không có thì tà kiến sai khác lẽ ra trở thành phi hữu sắc không có sai khác, cũng không có sự tác nghiệp sai khác. Lại nữa, nếu không thừa nhận có nhóm chung, thì đối với Tỳ-ha-la, Tốtđổ-ba… phước đức khác nhau lẽ ra đều không có. Lại nữa, vì nối tiếp riêng khác cho nên phước đức đó cũng riêng khác. Như Thế tôn bảo Trưởng giả dũng kiện: “Nếu có Bí-sô đã thọ thực rồi, nhập vô lượng ý định, chánh niệm mà trụ, đối với phước đức sai khác như vậy, lẽ ra trở thành không có”. Nếu không thừa nhận có phần vị sai khác, thì nghiệp dụng sai khác của sai khác nầy cũng trở thành không có. Sự dù không khác mà thế lực thì có khác. Dụng của nó sai khác vì thừa nhận chung, cũng như độc dược khi hòa với vật khác, thì liền trở thành hại mạng, vì dùng để chữa bệnh. Các loại như vậy, nếu bác bỏ không có các sự đó, thì đều có lỗi. Nếu có nhiều lỗi như vậy, thì làm thế nào để không thừa nhận các việc kia là có vật thật ? Điều nầy không đúng lý, vì có lỗi. Cái gì là lỗi?

Tụng rằng:

Do ngăn dứt tánh một, tánh khác
Không phải lần lượt nhờ nhân thành
Vì tự thể cũng là nói được
Cảnh tựcũng chỉ từ thức khởi.

Luận chép: Do đối với sắc… vì là thật có, tánh của một và khác đối mặt nhau, vì là có thể nói, nhóm chung của nó là không thể nói. Nếu vậy thì thân nầy đối với thân khác, làm sao gọi là khác? Đây là do chẳng phải làm nhân lẫn nhau. Phàm các sự vật, nếu bỏ kia, mà tâm chấp lấy đây, thì điều nầy không gọi là thủ nhân giả thiết (lấy nhân để giả thiết), vì không lấy kia để làm nhân. Nhưng đối với thân… lại chờ nhau. Nếu khi bỏ kia, thì ý không chấp lấy đây, đó mới gọi là thủ nhân giả thiết. Nếu bỏ sắc… thì không có nhóm chung của nó, do đó phải biết, chỉ đối với tánh một, dị của tự sự là không thể nói năng, không phải đối với tất cả, nhưng phần vị sai khác đối với tánh khác… lại lẫn nhau gọi là khác, nói đó là giả, nếu như vậy, thì đối với xứ của sắc… cũng không chấp lấy, nói là khác tánh thì lẽ ra cũng không phải thật có, lý không đúng như thế là do tự thể kia là có thể nói năng, cũng là có thể đắc thể tướng riêng biệt, vì không phải đối với các sự khác không vứt bỏ. Nhưng tự cảnh nầy cũng là thức khởi, đối với tất cả tất cả cảnh nơi tướng kia, nếu lìa thức, thì liền không thể biết tất cả tự tánh cũng là giả thiết, nên không có lỗi. Như có bài tụng rằng:

Quỷ, bàng sinh, trời, người
Đều tùy sự thích ứng
Đồng xứ mà tâm khác
Là cảnh chẳng thật có.

Lại nữa, nhóm chung… chẳng phải thật có vật, vì chẳng phải tánh hữu vi và tánh vô vi, tất cả các pháp đều là tánh thuộc về hữu vi và vô vi. Điều nầy lại chẳng phải là tướng hữu vi.
Tụng rằng:

Tương, bất tương ưng, chẳng hữu vi
Nếu nói có thuyết là mật ý
Thì sác thủ thú cũng thấy nói
Nếu là vô vi thì hoa đốm.

Luận chép: Nếu là hữu vi thì lẽ ra như thức… có tướng hữu vi sinh trụ… nhưng pháp nầy không như vậy, đối với nhóm chung, khi hai cực vi nhóm họp, thì tướng là vô biên, có lỗi vô cùng, cũng không phải là giả sự, có tương như vậy thì nhất sự liền có, vì tướng vô biên, nhưng đối với hiện có sự giả nêu bày, khi nhóm họp thì liền có sinh diệt, vì có thể biết rõ. Nếu nói có nói năng, là thật có tướng hữu vi của nói năng, nhóm chung… nầy. Như tụng rằng:

Tích tụ đều tiêu tán
Cao tột sẽ rơi xuống
Hội hợp thì biệt ly
Có mạng đều phải chết.

Tụng nầy là Tam-mô-ha… nói có tướng diệt. Đối với Tỳ-ha-la nói có tướng sinh, tuy có nói vậy, nhưng đều là mật ý, chẳng phải thắng nghĩa mà có tướng như vậy. Các tướng sinh diệt… người đời đều biết, đối với giả xứ mà có, tức là như sự của nó mà vì nói pháp, đây là do thuận theo sự lìa dục, dù chẳng phải thắng nghĩa, nhưng thuận theo thanh tịnh, vì muốn lợi ích các hữu tình mà nói như vậy. Phật bảo các Bí-sô: “Nếu thấy người nữ, đồng tuổi tác như mẹ, thì nên tưởng là mẹ…”, những câu như vậy đều là giả nói, lẽ nào biết sinh diệt… là mật ý nói, không phải thắng nghĩa hay sao? Đối với Bổ-ốt-yết-la, nói có sinh diệt… như nói “Có một người xuất hiện trên thế gian có nhiều lợi ích…”, lại nói “Tất cả hữu tình đều nhờ ăn trụ”, lại nói “Ta nay đã già yếu, cần phải cung cấp người hầu…”, “Tất cả hữu tình đều trở về cái chết…”, nhưng không phải đối với loài người có sự sinh diệt… như vậy lại còn phân tích đối với nhóm chung… chẳng phải là tánh hữu vi. Nếu như thế thì phải thừa nhận là tánh vô vi. Nếu là vô vi, thì lẽ ra không bị diệt hoại, vì pháp vô vi không có diệt hoại. Các nhóm chung… lẽ ra là thường trụ, như hư không… không phải nhóm chung… có thể trở thành thật sự. Hữu vi và vô vi đều không đúng lý, lẽ nào thế gian đối với tánh một, tánh khác… của các lãnh vực hiện sự mà có không thể nói năng. Có thuyết như vầy, hiện thấy người đời đối với các lãnh vực của bình áo… đối với tơ lụa… chưa từng có tư duy so lường tánh một, tánh khác… mà đều cùng làm các sự mua bán trao đổi… Thế tôn vì muốn làm lợi ích cho thế gian, dùng phương tiện nói, cũng không nói tánh một, tánh khác.

Tụng rằng:

Thế tôn muốn cho dứt phiền não
Đồng sự đáng nghĩ của thế gian
Không nói tánh một và tánh khác
Phương tiện nói pháp độ chúng sinh.

Luận chép: Chư Phật, Thế tôn hoa đố mi thế gian, như tất cả thế gian, lìa các sự khó suy nghĩ, đối với các chúng sinh, tùy theo tánh ý ưa thích sai khác, trong vị tùy miên bị trói buộc ép ngặt, vì muốn đoạn các phiền não kia cho nên giảng nói pháp yếu. Phật bảo các Bí-sô: “Các thầy chớ đồng với người thế gian mà khởi các suy xét vô ích, ta nói có thể nhận biết, thấy rõ để dứt hết các hữu lậu, chẳng phải không tri kiến, cho đến tác ý đúng như lý, chẳng phải là không đúng như lý”. Như vậy nên biết, tác ý như lý là nhân chánh dứt phiền não, tư duy không đúng như lý thì có thể sinh nhiều khổ, phải dứt trừ tư duy tà, nên thuận theo chánh niệm.

Tụng rằng:

Tất cả nghĩa thành do gốc nầy
Dễ làm phương tiện rất khó gặp
Sắc, mạng chốc lát không tạm dừng
Người trí nên phải mau tu tập.