LUẬN A TỲ ĐÀM TỲ BÀ SA
STác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Giải thích: Năm trăm A La Hán
Hán dịch: Đời Bắc Lương, Sa môn Phù Đà Bạt Ma, Đạo Thái v.v…
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 15

Chương 1: KIỀN ĐỘ TẠP

Phẩm thứ 3: NGƯỜI, phần 3

Ái không hữu nên nói là do kiến đạo đoạn hay nên nói là do tu đạo đoạn? Cho đến nói rộng.

Hỏi: Vì lý do gì tạo ra phần Luận này?

Đáp: Vì đây là kinh Phật. Nơi kinh, Đức Thế Tôn nói có ba loại ái: (1) Ái dục (2) Ái hữu. (3) Ái không hữu.

Đức Thế Tôn nơi kinh tuy nói ái không hữu, nhưng không nói là do kiến đạo đoạn hay do tu đạo đoạn. Kinh kia là nơi chốn căn bản để tạo phần Luận này. Những gì trong kinh kia không nói, thì Luận này đều nêu bày. Vì sự việc ấy nên tạo ra phần Luận này.

Hỏi: Ái không hữu nên nói là do kiến đạo đoạn trừ hay nên nói là do tu đạo đoạn trừ?

Đáp: Nên nói là do tu đạo đoạn trừ. Vì sao? Vì không hữu là các duyên vô thường, tức ái kia là ái không hữu.

Hỏi: Ái này cũng do kiến đạo đoạn, vì sao chỉ nói do tu đạo đoạn?

Đáp: Vì tùy thuận nghĩa của kinh. Như trong kinh nói: Cũng như có một người vì sợ các thứ khổ não bức bách nên khởi suy nghĩ:

Các khổ kia đã khiến ta bị hoại diệt cho đến chết. Sau khi chết, không bệnh, luôn được an vui. Nghĩa sâu xa của kinh kia nói về xứ thọ thân là vô thường. Ái đã duyên nơi xứ kia là do tu đạo đoạn. Vì tùy thuận nghĩa của kinh, nên nói ái do tu đạo đoạn.

Lại có thuyết nói: Ái không hữu hoặc do kiến đạo đoạn, hoặc do tu đạo đoạn. Thế nào là do kiến đạo đoạn? Đáp: Là ái không hữu do kiến đạo đoạn trừ, cho đến nói rộng. Văn này, trước đã nói tùy thuận nghĩa của kinh, nay tức nói nghĩa chân thật. Như nghĩa của tôi: Ái không hữu nên nói do tu đạo đoạn trừ. Như nghĩa của tôi: Là như tôi đã tùy thuận nghĩa trong kinh Phật. Kinh kia là căn bản của Luận này. Do sự việc ấy, nên nói ái không hữu là do tu đạo đoạn trừ.

Như thế, ông muốn khiến ái không hữu là do tu đạo đoạn chăng? Đây là phái Tỳ-bà-xà-bà-đề (Tỳ-bà-xà-bà-đề: Tần dịch là Luận Phân Biệt) định rõ về lời nói của phái Dục-đa-bà-đề (Dục-đa-bà-đề: Tần dịch là Luận Tương Ứng).

Nếu không định rõ lời nói của người khác mà nói lỗi của họ, tức là không đúng, nên nói ông muốn khiến ái không hữu do tu đạo đoạn trừ. Phái Dục-đa-bà-đề đáp: Đúng vậy.

Phái Tỳ-bà-xà-bà-đề nói: Nếu tạo ra thuyết ấy thì người Tu-đàhoàn có thể khởi lên ái này, khiến ta bị đoạn hoại cho đến chết. Sau khi chết không bệnh thường được an vui chăng?

Đáp: Không phải.

Hỏi: Vì sao người Tu-đà-hoàn không thể khởi ái ấy?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì người Tu-đà-hoàn tin pháp, tin nghiệp.

Lại có thuyết cho: Vì đã thấy tự thể của các pháp sinh, lại có thể tu đầy đủ môn giải thoát không.

Lại có thuyết nêu: Ái này được tăng trưởng do đoạn kiến, dựa vào đoạn kiến sinh khởi. Còn Thánh nhân thì đã lìa đoạn kiến.

Lại có thuyết nói: Ái này từ nhân thứ lớp sinh. Người Tu-đàhoàn đã dứt trừ nhân ấy.

Tôn giả Xa-ma-đạt nói: Pháp do kiến đạo đoạn trừ là nhân thứ lớp kia. Thánh nhân đã đoạn trừ pháp do kiến đạo đoạn.

Phái Tỳ-bà-xà-bà-đề nói như thế này: Hãy nghe lời tôi nêu vấn nạn: Lời ông nói là trái, là rơi vào chỗ thua. Ông nói: Ái không hữu do tu đạo đoạn trừ, thì ông cũng nên nói: Người Tu-đà-hoàn có thể khởi ái này, khiến tôi bị đoạn hoại cho đến chết, sau khi chết không bệnh, luôn được an vui. Nếu nói lời này thì sự việc ấy không đúng. Không nên nói: Ái không hữu do tu đạo đoạn. Nếu nói: Ái không hữu do tu đạo đoạn, thì sự việc ấy là không đúng. Nếu nói như thế thì không nên nói người Tu-đà-hoàn không khởi ái ấy. Nếu người Tuđà-hoàn không khởi ái ấy, thì không nên nói ái ấy là do tu đạo đoạn.

Phái Dục-đa-bà-đề nêu bày: Tôi không nói các thứ không đoạn, tất khởi hiện ở trước, vì tự có các thứ không đoạn không khởi hiện ở trước. Có các thứ tuy đoạn nhưng vẫn khởi hiện ở trước. Nếu như không đoạn mà đều khởi hiện ở trước, tức không có xuất yếu của giải thoát. Vì sao? Vì hàng phàm phu, người hữu học trong đời vị lai không đoạn là rất nhiều. Nếu như đều khởi hiện ở trước, tức không được giải thoát, do đời vị lai là vô biên. Sự việc như thế người trí không thể làm được. Phái Dục-đa-bà-đề trước đã nói các pháp như vậy. Vì nêu lỗi của người khác nhằm lập vấn nạn. Ý của ông như thế là muốn khiến người Tu-đà-hoàn chưa dứt hết ái của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ chăng?

Phái Tỳ-bà-xà-bà-đề đáp: Như thế.

Phái Dục-đa-bà-đề lại còn nói lời quyết định: Ý của ông muốn khiến người Tu-đà-hoàn có thể khởi ái như thế, khiến cho ta làm Long vương Y-la-bạt-na, Long vương Thiện Trụ, hoặc vua Diêm la, khiến cho ta đối với chúng sinh trong địa ngục được tôn quý chăng?

Phái Tỳ-bà-xà-bà-đề đáp: Không phải.

Hỏi: Vì sao người Tu-đà-hoàn không khởi ái như thế?

Đáp: Vì xứ sinh của hàng phàm phu không phải là xứ sinh của Thánh nhân.

Lại có thuyết nói: Người ngu sinh trong xứ ấy. Vì bậc Tu-đàhoàn kia là người trí.

Lại có thuyết cho: Vì nẻo ác kia đã được phi số diệt. Nếu pháp đã được phi số diệt, thì không còn khởi hiện ở trước.

Lại có thuyết nêu: Ái có hai thứ: (1) Ái của xứ sinh. (2) Ái do của cải sinh. Người Tu-đà-hoàn đối với nẻo ác tuy không khởi ái của xứ sinh, nhưng vẫn khởi ái do của cải sinh, ái về voi, ngựa v.v… Như Đế thích đã khởi tâm ái đối với trụ xứ của quỷ áo xanh.

Hỏi: Ở nẻo địa ngục lại làm sao khởi ái?

Đáp: Nếu cha mẹ của người kia sinh trong địa ngục, từ nơi kẻ gần bên có thể tin nghe được nên sinh tâm ái. Phái Dục-đa-bàđề lại nói lời này: Xin nghe lời tôi nêu vấn nạn: Lời ông nói là trái, là rơi vào chỗ thua. Ông đã nói lời này: Người Tu-đà-hoàn chưa đoạn hết ái của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Đáng lý ông nên nói: Người Tu-đà-hoàn có thể khởi ái ấy: Khiến ta làm Long vương Y-la-bạt-na, cho đến nói rộng. Nếu nói như thế thì sự việc này không đúng. Nếu không nói người Tu-đà-hoàn có thể khởi ái này, thì cũng không nên nói: Người Tu-đà-hoàn chưa dứt hết ái của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Nếu người Tu-đà-hoàn chưa dứt hết ái của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, nhưng không khởi hiện ở trước, tức lời ông nói là trái, là rơi vào chỗ thua. Như ông đã nói: Người Tu-đà-hoàn đã duyên nơi ái của nẻo ác chưa dứt hết, nhưng không khởi hiện ở trước. Tôi đã nói về ái không hữu cũng như thế.

Phái Dục-đa-bà-đề lại vấn nạn phái Tỳ-bà-xà-bà-đề: Ý của ông là thế nào? Vì bị triền trói buộc nên giết hại cha mẹ, triền này là do tu đạo đoạn trừ chăng?

Phái Tỳ-bà-xà-bà-đề đáp: Như thế.

Phái Dục-đa-bà-đề nêu vấn nạn. Phái Tỳ-bà-xà-bà-đề đáp: Không phải.

Hỏi: Vì sao người Tu-đà-hoàn không khởi triền này?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Người có tâm ác tăng thượng, có thể khởi triền này tức giết hại cha mẹ. Người Tu-đà-hoàn kia thì có tâm thiện tăng thượng.

Lại có thuyết cho: Người có không hổ không thẹn tăng thượng, tức có thể giết hại cha mẹ. Người Tu-đà-hoàn thì có hổ thẹn tăng thượng.

Lại có thuyết nêu: Triền kia đã được tà kiến nuôi lớn, theo sau tà kiến sinh. Còn người Tu-đà-hoàn đã đoạn dứt tà kiến.

Lại có thuyết nói: Người Tu-đà-hoàn đã được giới không tạo tác. Do sự việc ấy, nên không khởi triền này. Phái Dục-đa-bà-đề lại nêu vấn nạn phái Tỳ-bà-xà-bà-đề, nói rộng như trên.

Phái Dục-đa-bà-đề lại vấn nạn phái Tỳ-bà-xà-bà-đề: Ý của ông là thế nào? Pháp do tu đạo đoạn trừ là ái không hữu, ái này nên nói là do tu đạo đoạn trừ chăng?

Phái Tỳ-bà-xà-bà-đề đáp: Như thế. Pháp do tu đạo đoạn trừ, nghĩa là pháp thiện hữu lậu. Không hữu, nghĩa là đoạn dứt căn thiện.

Phái Dục-đa-bà-đề lại nêu vấn nạn phái Tỳ-bà-xà-bà-đề: Ý của ông là thế nào? Người Tu-đà-hoàn có thể khởi ái này: Ta sẽ đoạn căn thiện chăng?

Phái Tỳ-bà-xà-bà-đề đáp: Không.

Hỏi: Vì sao người Tu-đà-hoàn không khởi ái như thế?

Đáp: Vì công đức ái lạc của Thánh nhân thường muốn thành tựu pháp thiện hiện ở trước, không muốn xa lìa, cho nên không khởi.

Phái Dục-đa-bà-đề lại nêu vấn nạn phái Tỳ-bà-xà-bà-đề, nói rộng như trên.

Các lời nói không đoạn dứt tất khởi hiện ở trước, nên nói có các thứ lỗi như trên.

Trong sách ngoài nêu có ba thứ vấn nạn: (1) Vấn nạn do nghi. (2) Vấn nạn nói lỗi. (3) Vấn nạn trừ hoại.

Trong kinh Phật nói: Đức Thế Tôn cũng dùng ba thứ vấn nạn để vấn nạn người khác: (1) Vấn nạn chuyển thắng. (2) Vấn nạn về nghĩa như nhau. (3) Vấn nạn nói lời trái ngược.

Vấn nạn chuyển thắng: Như Phạm chí Trường Trảo nói: Tôi không thừa nhận tất cả.

Đức Phật nêu vấn nạn: Đối với kiến giải của mình ông cũng không thừa nhận chăng?

Vấn nạn về nghĩa như nhau: Như Ba-tri-ly hỏi Phật: Sa-môn Cù-đàm có biết huyễn chăng?

Đức Phật đáp: Biết.

Ba-tri-ly nói: Sa-môn Cù-đàm tức là người huyễn.

Đức Phật hỏi Ba-tri-ly: Ông có biết ở nước Câu-đồ có người ác tên là Tát-bà-chu-la-đa, là kẻ đã tạo nhiều pháp ác không?

Ba tri ly đáp: Tôi biết.

Đức Phật nói: Ông cũng là người tạo nhiều pháp ác.

Vấn nạn nói lời trái ngược: Như Cư sĩ Ưu-ba-ly trước nói nghiệp của thân nặng, sau nói ý ác của tiên nhân, nên diệt đại thành Ca-lăng-già.

Ở đây, phái Dục-đa-bà-đề đã lấy nghĩa như nhau để vấn nạn. Phái Tỳ-bà-xà-bà-đề thì khiến cho Dục-đa-bà-đề rơi vào chỗ thua.

Hỏi: Không hữu gọi là pháp gì?

Đáp: Là pháp nói ba cõi là vô thường.

Hỏi: Vì lý do gì tạo ra phần Luận này?

Đáp: Vì muốn khiến cho phái Tỳ-bà-xà-bà-đề không còn chỗ nói. Nếu không tạo ra thuyết ấy, thì phái Tỳ-bà-xà-bà-đề sẽ nói lời này: Ông tuy có dùng lời nói để khuất phục tôi, nhưng thể tánh của ái không hữu cùng với pháp tướng tương ưng, hoặc do kiến đạo đoạn trừ, hoặc do tu đạo đoạn trừ. Thế nên Tôn giả kia đã nói không hữu gọi là pháp gì? Là pháp nói ba cõi là vô thường.

Lại có thuyết nói: Trước nói là tùy thuận nghĩa lý sâu xa của kinh, sau nói là nghĩa chân thật.

Lại có thuyết cho: Phái Dục-đa-bà-đề trở lại nói với phái Tỳbà-xà-bà-đề: Tôi tuy đã dùng lời nói để chế phục ông, nhưng vì thể tánh của ái không hữu là cùng với pháp tướng tương ưng, hoặc do kiến đạo đoạn trừ, hoặc do tu đạo đoạn trừ. Thế nên nói lời này: Không hữu gọi là pháp gì? Là pháp nói ba cõi là vô thường.

Hỏi: Pháp vô lậu cũng có vô thường, vì sao trong đây không nói?

Đáp: Nếu pháp là xứ đủ yên của ái, là xứ thuộc đối tượng duyên của ái, thì trong đây liền nói. Vô thường của vô lậu không phải là xứ đủ yên của ái, không phải là xứ thuộc đối tượng duyên của ái, cho nên không nói.

Hỏi: Những gì là tâm giải thoát? Là có tâm dục chăng? Là không có tâm dục chăng? Cho đến nói rộng. Hỏi: Vì lý do gì tạo ra phần Luận này?

Đáp: Đây là kinh Phật. Trong kinh Đức Phật nói: Tâm dục được giải thoát, tâm giận dữ, si mê được giải thoát. Không tạo ra thuyết này: Là có tâm dục được giải thoát, không có tâm dục được giải thoát, cho đến nói rộng. Kinh kia là chỗ dựa căn bản của Luận này, nay nên giải thích rộng về lời kinh ấy.

Lại nữa, hoặc có thuyết nói: Tánh của tâm vốn tịnh, vì bị khách phiền não che lấp. Như thuyết của phái Tỳ-bà-xà-bà-đề nói: Tánh của tâm vốn tịnh, vì khách phiền não kia sinh khởi che lấp tâm nên bất tịnh. Nên hỏi: Nếu đúng là tánh của tâm vốn tịnh, vì khách phiền não che lấp nên bất tịnh, tức có thể như thế, vì sao không dùng bản tánh nơi tâm tịnh khiến cho khách phiền não cũng tịnh? Ông nếu không nói: Dp tâm tịnh nên khiến khách phiền não tịnh, là có nhân duyên gì?

Lại nữa, là tâm sinh trước, khách phiền não sinh sau, hay là cùng sinh? Nếu tâm sinh trước, khách phiền não sinh sau, thì tâm đã trụ, chờ đợi khách phiền não, khách phiền não sinh, sau đấy lại che lấp tâm. Nếu tạo ra thuyết ấy, tức là một tâm trụ nơi hai sát-na. Nếu là đều cùng sinh, thì lấy thời gian nào để nói là tánh của tâm vốn tịnh? Lại không có đời vị lai để bản tánh nơi tâm tịnh trụ.

Cho nên, vì nhằm ngăn chận nghĩa của người khác, để tự hiển bày nghĩa của mình, lại cũng muốn nói về nghĩa tương ưng của pháp tướng, nên tạo ra phần Luận này.

Hỏi: Những gì là tâm giải thoát? Là có dục, giận, si nên tâm được giải thoát, hay là không có dục, giận, si nên tâm được giải thoát?

Đáp: Không có dục, giận, si nên tâm được giải thoát.

Hỏi: Không có tâm dục, giận, si, tức là giải thoát, vậy lại là giải thoát cái gì?

Đáp: Nếu lấy phiền não mà nói, thì tâm gọi là giải thoát. Nếu dùng đời, dùng thân mà nói, tức không gọi là giải thoát. Nếu các phiền não không đoạn trừ, tâm kia không hành nơi đời, tức không ở nơi đời được giải thoát. Không hành nơi thân, tức không ở nơi thân được giải thoát. Nếu các phiền não đã đoạn trừ, tâm kia hành nơi đời, tức ở nơi đời được giải thoát. Hành nơi thân tức ở nơi thân được giải thoát.

Lại nữa, hoặc có thuyết nói: Tâm tương ưng của dục được giải thoát. Tâm tương ưng của giận, si được giải thoát. Như phái Tỳ-bàxà-bà-đề tạo ra thuyết này: Tâm nhiễm ô tức là tâm không nhiễm ô. Nếu phiền não chưa dứt trừ là nhiễm ô, phiền não đã dứt trừ là không nhiễm ô. Cũng như vật chứa đựng bằng đồng có cấu uế, lúc chưa tẩy trừ gọi là có cấu uế, lúc đã tẩy trừ thì gọi là không cấu uế. Tâm kia cũng như thế.

Phái Tỳ-bà-xà-bà-đề kia nói như vậy tức chính là trái nghịch, cần quở trách. Vì sao? Vì không phải tâm kia cùng với dục, giận, si tương ưng tạp hợp. Nếu dục, giận, si không đoạn trừ thì tâm này không gọi là giải thoát khỏi dục, giận, si. Nếu dục, giận, si đoạn trừ, tâm này gọi là giải thoát khỏi dục, giận, si. Vì muốn làm rõ nghĩa này, nên dẫn kinh Phật. Trong kinh, Đức Thế Tôn nói: Mặt trời, mặt trăng có năm sự ngăn che. Vì bị năm thứ ngăn che, nên mặt trời, mặt trăng không sáng tỏ. Năm thứ đó là mây cho đến nói rộng. Mây: Như vào mùa hè, bầu trời có ít mây, phút chốc có thể giăng khắp hư không. Khói: Như đốt cỏ cây, khói tỏa khắp hư không. Bụi: Như lúc trời không mưa, gió cuốn bụi đất bay khắp nơi chốn. Sương mù: Như bên sông lớn sương mù tỏa ra khắp hư không. Lại có thuyết cho: Ở quốc độ phương Đông, hoặc ban ngày hay ban đêm, sau cơn mưa, lúc mặt trời hiện ra thì sương mù bốc lên từ đất, giăng khắp hư không. Bị A-tu-la vương La-hầu-la ngăn che: Vì mặt trời, mặt trăng là tiền quân của chư thiên. Trời thường cùng với A-tu-la đánh nhau. Do oai lực của mặt trời, mặt trăng, nên chư thiên luôn thắng. Vua A-tu-la Lahầu-la, trước kia muốn tiêu diệt, do nghiệp lực của tất cả chúng sinh nên không thể diệt, bèn dùng tay để ngăn che. Như vậy, các thứ ngăn che cùng với mặt trời, mặt trăng là xa nhau, không gần nhau. Vì chưa loại trừ các thứ ngăn che kia, nên đối với sự che khuất ấy, mặt trời, mặt trăng không sáng tỏ. Nếu loại trừ các thứ ngăn che, thì mặt trời mặt trăng tức được sáng tỏ.

Như thế, tâm kia không cùng với dục, giận, si tương ưng hợp tạp. Nếu dục, giận, si này không đoạn trừ, thì tâm kia không được gọi là giải thoát khỏi dục, giận, si. Nếu dục, giận, si được đoạn dứt, thì tâm kia được gọi là giải thoát khỏi dục, giận, si.

Nơi kinh, Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo nên biết! Người được thân to lớn bậc nhất là vua A-tu-la La-hầu-la, cho đến nói rộng.

Không có chúng sinh nào có thể tự hóa thân đoan nghiêm bậc nhất như vua A-tu-la La-hầu-la. Đây là nói thân biến hóa, không phải là thân thật.

Hỏi: Những gì là tâm giải thoát? Là quá khứ chăng, vị lai chăng, hiện tại chăng?

Đáp: Lúc tâm vị lai sinh là xa lìa các chướng của vô học, được giải thoát khỏi chướng, là phiền não hạ hạ của xứ phi tưởng phi phi tưởng. Nếu nói vị lai tức dừng bỏ quá khứ, hiện tại. Nếu nói vô học thì dừng bỏ tâm học.

Hỏi: Như tâm hữu học cũng được giải thoát, vì sao chỉ nói tâm vô học?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Vì tôn quý, hơn hẳn. Nếu cầu pháp thù thắng, thì pháp vô học hơn hẳn pháp hữu học. Nếu tìm người vượt hơn, thì người vô học vượt hơn người hữu học.

Tôn giả Cù-sa nói: Nếu vượt hơn nhiều, không lỗi lầm thì nói là giải thoát. Nếu được tâm vô học, tức được nhiều giải thoát, cũng vượt hơn, không lầm lỗi. Lại nữa, nếu tâm được hai thứ giải thoát thì gọi là giải thoát, nghĩa là tự thể giải thoát, thân được giải thoát. Do sự việc này, nên tạo ra bốn trường hợp: Hoặc có tâm tự thể được giải thoát, không phải là thân. Hoặc có tâm thân được giải thoát, không phải là tự thể, cho đến nói rộng làm bốn trường hợp: (1) Tự thể được giải thoát không phải là thân: Nghĩa là tâm hữu học. (2) Thân được giải thoát không phải là tự thể: Là tâm thiện hữu lậu, vô ký không ẩn mất của A-la-hán. (3) Tự thể giải thoát thân cũng giải thoát: Là tâm vô học. (4) Không phải tự thể giải thoát cũng không phải là thân giải thoát: Là tâm hữu học hữu lậu, tất cả tâm phàm phu.

Lại nữa, vì không có chướng ngại nên gọi là giải thoát. Người hữu học bị che lấp do tà giải thoát, còn hàng vô học thì không như thế. Như vậy, chánh giải thoát của hàng hữu học cùng với tà giải thoát đối nhau. Hàng vô học thì không như thế.

Lại nữa, nếu tâm đối với tất cả kiết được giải thoát thì gọi là giải thoát. Tâm hữu học có phần giải thoát, có phần không giải thoát. Hàng vô học thì không như thế.

Lại có thuyết nói: Nếu tâm ở trong năm thứ sự phiền não được giải thoát, ở trong năm thứ duyên được giải thoát, thì gọi là giải thoát. Năm thứ phiền não chướng ngại, năm thứ duyên chướng ngại, nói cũng như thế.

Lại có thuyết cho: Nếu không bị cỏ ái như Ma-lâu-đa trói buộc, thì đó gọi là giải thoát.

Lại nữa, nếu có thể dứt bỏ lưới bủa giăng khắp là chỗ dựa của Hữu đảnh đó gọi là giải thoát.

Lại nữa, nếu cắt hết các tóc phiền não của ba cõi, đó gọi là giải thoát.

Lại nữa, nếu giải thoát giảm thiểu lại có thể khiến cho đầy đủ, thì đó gọi là giải thoát. Như từ người hữu học cho đến định kim cang dụ, gọi là không đầy đủ, được tâm vô học, thì gọi là đầy đủ.

Lại nữa, nếu được niềm vui khinh an, không bị phiền não ngăn ngại, đó gọi là giải thoát. Người hữu học tuy có được niềm vui khinh an, nhưng vẫn bị phiền não gây chướng ngại. Còn người vô học được vui khinh an, không bị phiền não gây chướng ngại.

Lại nữa, nếu thọ nhận rộng vui khinh an, thì gọi là giải thoát. Người hữu học vì còn có việc phải làm nên thọ nhận vui khinh an không rộng. Nếu được tâm vô học, các việc làm đã xong, tức thọ nhận vui khinh an rộng đủ. Cũng như quốc vương, các thứ oán địch chưa trừ hết, thì sự thọ nhận an vui không rộng. Nếu oán địch được trừ dứt hết thì thọ nhận an vui rộng đủ. Nếu công việc làm đã xong, từ bỏ gánh nặng, lại không cầu dục tức cũng như thế.

Lại nữa, chúng sinh thường cùng nói riêng với phiền não, nếu được xa lìa phiền não, ý vắng lặng đầy đủ thì đó gọi là giải thoát.

Lại nữa, nếu lìa gánh nặng của các ấm nhiễm ô, thì đó gọi là giải thoát.

Lại nữa, nếu lìa các nhập nóng bức của phiền não, được nhập trong mát, thì đó gọi là giải thoát.

Lại nữa, nếu lìa các nhập là chỗ dựa của phiền não, được các nhập không là chỗ dựa của phiền não, thì đó gọi là giải thoát.

Lại nữa, nếu xa lìa tụ chúng sinh của phiền não, tự lập trong tụ chúng sinh không có phiền não, thì đó gọi là giải thoát.

Lại nữa, nếu được vì thế gian làm phước điền, thì đó gọi là giải thoát. Như kệ nói:

Tâm dục hoại chúng sinh

Như cỏ hại ruộng tốt

Nếu cho người không dục Tất được nơi quả lớn.

Lại nữa, nếu loại trừ thân mạng kia đã gây tạo tội vô gián, thì đó gọi là giải thoát.

Lại nữa, nếu loại bỏ các thứ vướng mắc, quyết đoạn dứt bờ đê phiền não, trừ tất cả chướng ngại, bỏ bốn cách ăn, lìa bốn thức trụ, phá hết bốn ma, vượt qua chín chốn cư trụ của chúng sinh, thì đó gọi là giải thoát.

Lại nữa, nếu người hữu học hành công đức không lìa, cùng hành pháp thiện lỗi ác, hành thiện, hành ác, căn thiện căn bất thiện đều cùng hiện ở trước. Nếu chỉ hành hạnh thiện v.v…, không hành hạnh bất thiện v.v…, thì đó gọi là giải thoát.

Hỏi: Như năm ấm đều được giải thoát, vì sao chỉ riêng nói tâm được giải thoát?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Vì tâm là thù thắng, nên trong đây nói, như trong phẩm thứ nhất đã đáp.

Hỏi: Chỉ có tâm một sát-na được giải thoát chăng?

Đáp: Không phải. Nếu nói một sát-na sinh tâm, nên biết là nói hết tất cả tâm trong vị lai. Vì sao? Vì tâm vô học của vị lai được hành ở đời.

Hỏi: Lúc đạt được tận trí, chỗ tu căn thiện của ba cõi hiện có ở đời vị lai là được giải thoát chăng?

Đáp: Được. Vì sao? Vì cũng trừ bỏ được chướng kia.

Hỏi: Nếu thoái chuyển quả A-la-hán, trở lại được quả A-lahán, đạo vô lậu đã đắc nơi quá khứ trước kia, người ấy là được giải thoát chăng?

Đáp: Không được. Vì không diệt trừ chướng. Như đạo vô ngại diệt trừ chướng , cho đến nói rộng. Đạo vô ngại là định kim cang dụ.

Hỏi: Vì sao gọi là kim cang dụ?

Đáp: Cũng như kim cương, không có gì là không đoạn dứt, không có gì là không hủy hoại, không có gì là không xuyên qua. Hoặc sắt, hoặc ngói, đá, ngọc ma ni, hoặc pha lê, hoặc núi. Các vật như thế đều bị kim cương nghiền nát. Định kia cũng như thế. Đối với tất cả phiền não, nếu không phá diệt hết thì không có điều này. Do phân biệt nên nói. Nếu như chính phàm phu bị đủ thứ trói buộc, có thể khởi lên định này, tức có thể đoạn trừ tất cả phiền não. Vì sao? Vì định ấy là pháp đối trị tất cả phiền não.

Hỏi: Vì sao nhận biết được?

Đáp: Vì khi đắc quả A-la-hán, là đã chứng đắc giải thoát khỏi tất cả phiền não của ba cõi do kiến đạo, tu đạo đoạn trừ. Do sự việc này, nên biết được định ấy là pháp đối trị tất cả phiền não.

Hỏi: Như thể tánh của định kim cang dụ, hoặc là năm ấm, hoặc là bốn ấm, vì sao chỉ gọi là định?

Đáp: Do uy lực của định riêng có nhiều, nên gọi là định. Như thể của kiến đạo là năm ấm, do uy lực của kiến riêng có nhiều nên gọi là kiến đạo. Như thể tánh của trí kiến đạo biên v.v… là năm ấm, bốn ấm, vì uy lực của trí riêng có nhiều, nên gọi là trí. Như thể tánh của bốn đạo thông là năm ấm, bốn ấm, do uy lực của thông nhiều, nên gọi là thông. Thể tánh của định kim cang dụ là năm ấm, bốn ấm, do uy lực của định nhiều, nên gọi là định.

Hỏi: Nếu như vậy thì nhân luận sinh luận, xứ kia vì sao uy lực của định nhiều?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Do xứ phi tưởng phi phi tưởng khó đoạn, khó dứt bỏ, khó vượt qua, nên cần định kiên cố để an định nơi chân, phát khởi tinh tấn lớn. Như con người khi muốn diệt trừ voi dữ, trước hết phải an định đôi chân, dốc hết sức dũng mãnh của mình, sau đấy mới có thể loại trừ được. Như thế, xứ phi tưởng phi phi tưởng là khó đoạn, khó dứt bỏ, khó vượt qua, trước hết cần an định đôi chân của hành giả, phát khởi tinh tấn lớn xong, sau đấy mới có thể dứt trừ. Như voi là phiền não phẩm hạ hạ của xứ phi tưởng phi phi tưởng.

Lại có thuyết cho: Xứ phi tưởng phi phi tưởng là vi tế khó nhận biết, khó có thể hiểu rõ, cần phải có pháp giữ ý lớn. Như người muốn bắn một sợi lông, cần có cách thức giữ ý cẩn thận. Phiền não của xứ kia cũng như thế. Định kim cang dụ này, nếu ở thiền vị chí tức có năm mươi hai định kim cang dụ. Sự việc ấy là thế nào? Định kim cang dụ đều cùng với sáu trí kết hợp. Sáu trí là bốn tỷ trí và hai pháp trí. Hai pháp trí là diệt trí và đạo trí. Dựa vào thiền vị chí, do khổ tỷ trí, nên được quả A-la-hán. Người kia quán bốn hành như khổ v.v… của xứ phi tưởng phi phi tưởng, nếu một hành hiện ở trước, tức được quả A-la-hán. Nếu dùng tập tỷ trí để quán bốn hành như tập v.v… của xứ phi tưởng phi phi tưởng, nếu một hành hiện ở trước, tức được quả A-la-hán. Nếu dùng diệt pháp trí quán hành hiện ở trước, tức được quả A-la-hán. Nếu dùng diệt pháp trí quán bốn hành như diệt v.v… của các hành nơi cõi dục, nếu một hành hiện ở trước, tức được quả A-la-hán v.v… Nếu dùng đạo pháp trí quán bốn hành như đạo v.v… của các hành nơi cõi dục, nếu một hành hiện ở trước tức được quả A-la-hán. Nếu dùng diệt tỷ trí hành giả kia hoặc có quán bốn hành như diệt v.v… của các hành nơi thiền thứ nhất, nếu một hành hiện ở trước tức được quả A-la-hán. Như vậy, cho đến quán các diệt của xứ phi tưởng phi phi tưởng cũng như thế. Tám lần bốn như vậy là có ba mươi hai. Nếu dùng đạo tỷ trí quán bốn hành như phần đạo của tỷ trí trong chín địa, nếu một hành hiện ở trước, tức được quả A-lahán. Diệt tỷ trí có ba mươi hai, đạo tỷ trí bốn, trước có mười sáu. Đó gọi là dựa nơi thiền vị chí có năm mươi định kim cang dụ. Như thế, dựa vào thiền thứ nhất, thiền trung gian, thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư cũng có năm mươi hai định kim cang dụ. Không xứ có hai mươi tám. Nếu dựa vào xứ không, dùng khổ tỷ trí quán bốn hành như khổ v.v… của xứ phi tưởng phi phi tưởng, nếu một hành hiện ở trước tức được quả A-la-hán. Nếu dùng tập tỷ trí thì nêu bày cũng như trên. Nếu dùng diệt tỷ trí quán bốn hành như diệt v.v… của các hành nơi xứ không, như trước đã nói. Hoặc quán xứ Thức, hoặc quán xứ vô sở hữu, hoặc quán bốn hành như diệt v.v… của xứ phi tưởng phi phi tưởng, nói rộng như trên. Nếu dùng đạo tỷ trí quán bốn hành như phần đạo của tỷ trí v.v… trong chín địa, nói rộng như trên. Diệt tỷ trí có mười sáu, đạo tỷ trí có bốn, trước có tám. Đó gọi là dựa nơi xứ Không có hai mươi tám định kim cang dụ. Xứ Thức có hai mươi bốn, xứ vô sở hữu có hai mươi. Như thế tùy chỗ thích hợp mà nói. Đây nghĩa của một nhà.

Lại có thuyết nêu: Trong thiền vị chí có tám mươi. Sự việc ấy là thế nào? Định kim cang dụ cùng với sáu trí kết hợp, như trên đã nói. Nếu dựa vào thiền vị chí, dùng khổ tỷ trí tức được quả A-la-hán. Quán khổ của xứ phi tưởng phi phi tưởng, như trước đã nói. Nếu dùng tập tỷ trí, quán tập của xứ phi tưởng phi phi tưởng, như trước đã nói. Nếu dùng diệt pháp trí quán các hành diệt của cõi dục, như trước đã nói. Dùng đạo pháp trí quán đạo đoạn các hành của cõi dục, như trước đã nói. Nếu dùng diệt tỷ trí quán các hành diệt của thiền thứ nhất, như trước đã nói. Hoặc có quán, cho đến các hành diệt của xứ phi tưởng phi phi tưởng, cũng nói như trên. Tám lần bốn này là có ba mươi hai. Đạo tỷ trí cũng có ba mươi hai, hợp lại là sáu mươi bốn cùng trước có mười sáu. Đó gọi là dựa vào địa vị chí có tám mươi định kim cang dụ. Như thế, thiền thứ nhất, thiền trung gian, thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư cũng có tám mươi. Xứ không có bốn mươi. Nếu dựa vào xứ Không, dùng khổ tỷ trí tức được quả A-la-hán, nói rộng như trên. Dùng tập tỷ trí, nói cũng như thế. Nếu dùng diệt tỷ trí quán các hành diệt của xứ không, cho đến các hành diệt của xứ phi tưởng phi phi tưởng có mười sáu. Đạo tỷ trí cũng có mười sáu, trước có tám. Đó gọi là xứ không có bốn mươi định kim cang dụ. Xứ Thức có ba mươi hai, xứ vô sở hữu có hai mươi bốn, nên tùy ở tướng nói rộng.

Lời bình: Nếu lập ra thuyết như thế này thì đúng hơn: Dựa vào thiền vị chí nên có một trăm sáu mươi bốn định kim cang dụ. Sự việc ấy là thế nào? Nếu dựa vào thiền vị chí, dùng khổ tỷ trí quán khổ của xứ phi tưởng phi phi tưởng, nói rộng như trên. Nếu dùng tập tỷ trí quán tập của xứ phi tưởng phi phi tưởng, nói cũng như trên. Nếu dùng diệt pháp trí, quán các hành diệt của cõi dục, nói cũng như trên. Nếu dùng đạo pháp trí quán đạo đoạn dứt các hành của cõi dục, nói cũng như trên. Nếu dùng diệt tỷ trí quán các hành diệt của thiền thứ nhất, hoặc có cho đến quán các hành diệt của xứ phi tưởng phi phi tưởng, nói cũng như trên. Như thế tám lần bốn có ba mươi hai, như trước đã nói. Hoặc có quán thiền thứ nhất, cũng có quán thiền thứ hai. Hoặc quán thiền thứ hai, cũng quán thiền thứ ba. Hoặc quán thiền thứ ba, cũng quán thiền thứ tư. Hoặc quán thiền thứ tư, cũng quán xứ Không. Hoặc quán xứ Không, cũng quán xứ Thức. Hoặc quán xứ Thức, cũng quán xứ vô sở hữu. Hoặc quán xứ vô sở hữu, cũng quán xứ phi tưởng phi phi tưởng. Hoặc có quán thiền thứ nhất, thiền thứ hai, thiền thứ ba. Hoặc có quán thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư. Hoặc có quán thiền thứ ba, thiền thứ tư, xứ không. Hoặc có quán thiền thứ tư, xứ không, xứ thức. Hoặc có quán xứ không, xứ thức, xứ vô sở hữu. Hoặc có quán xứ thức, xứ vô sở hữu, xứ phi tưởng phi phi tưởng. Hoặc có quán thiền thứ nhất, thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư. Hoặc có quán thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư, xứ không. Hoặc có quán thiền thứ ba, thiền thứ tư, xứ không, xứ thức. Hoặc có quán thiền thứ tư, xứ không, xứ thức, xứ vô sở hữu. Hoặc có quán xứ không, xứ thức, xứ vô sở hữu, xứ phi tưởng phi phi tưởng. Hoặc có quán thiền thứ nhất cho đến xứ không. Hoặc có quán thiền thứ hai cho đến xứ thức. Hoặc có quán thiền thứ ba cho đến xứ vô sở hữu. Hoặc có quán thiền thứ tư cho đến xứ phi tưởng phi phi tưởng. Hoặc có quán thiền thứ nhất cho đến xứ thức. Hoặc có quán thiền thứ hai cho đến xứ vô sở hữu. Hoặc có quán thiền thứ ba cho đến xứ phi tưởng phi phi tưởng. Hoặc có quán thiền thứ nhất cho đến xứ vô sở hữu. Hoặc có quán thiền thứ hai cho đến xứ phi tưởng phi phi tưởng. Hoặc có quán thiền thứ nhất cho đến xứ phi tưởng phi phi tưởng. Nếu dùng đạo tỷ trí quán bốn hành như phần đạo của tỷ trí v.v… trong chín địa, nếu một hành hiện ở trước, tức được quả A-lahán. Ở đây có bốn, khổ tỷ trí trước có bốn, tập tỷ trí có bốn, diệt pháp trí có bốn, đạo pháp trí có bốn, diệt tỷ trí có một trăm bốn mươi bốn. Như thế dựa vào thiền vị chí có một trăm sáu mươi bốn định kim cang dụ. Thiền thứ nhất, thiền trung gian, cho đến thiền thứ tư cũng có một trăm sáu mươi bốn.

Xứ không có năm mươi hai. Nếu dựa vào xứ không, nếu dùng khổ tỷ trí tức được quả A-la-hán. Quán bốn hành như khổ v.v… của xứ phi tưởng phi phi tưởng, nói rộng như trên. Nếu dùng tập tỷ trí để quán tập của xứ phi tưởng phi phi tưởng, nói rộng như trên. Nếu dùng diệt tỷ trí, hoặc quán các hành diệt của xứ không, cho đến hoặc quán các hành diệt của xứ phi tưởng phi phi tưởng, nói rộng như trên. Hoặc có quán xứ không, xứ thức. Hoặc có quán xứ thức, xứ vô sở hữu. Hoặc có quán xứ vô sở hữu, xứ phi tưởng phi phi tưởng. Hoặc có quán xứ không cho đến xứ vô sở hữu. Hoặc có quán xứ thức cho đến xứ phi tưởng phi phi tưởng. Hoặc có quán xứ không cho đến xứ phi tưởng phi phi tưởng. Nếu dùng đạo tỷ trí để quán bốn hành như phần đạo của tỷ trí v.v… trong chín địa, nói rộng như trên. Ở đây có bốn. Khổ tỷ trí trước có bốn, tập tỷ trí có bốn, diệt tỷ trí có bốn mươi. Đó gọi là dựa vào xứ không có năm mươi hai định kim cang dụ.

Xứ thức có ba mươi sáu. Nếu dựa vào xứ thức, dùng khổ tỷ trí để quán bốn hành như khổ v.v… của xứ phi tưởng phi phi tưởng, nói rộng như trên. Nếu dùng tập tỷ trí để quán bốn hành như khổ của xứ phi tưởng phi phi tưởng, nói rộng như trên. Nếu dùng diệt tỷ trí để quán các hành diệt của xứ thức, cho đến hoặc quán các hành diệt của xứ phi tưởng phi phi tưởng, nói rộng như trên. Nếu dùng diệt tỷ trí để quán xứ thức, xứ vô sở hữu. Hoặc quán xứ vô sở hữu, xứ phi tưởng phi phi tưởng. Hoặc có quán xứ thức cho đến xứ phi tưởng phi phi tưởng. Nếu dùng đạo tỷ trí để quán bốn hành như phần đạo của tỷ trí v.v… trong chín địa, nói rộng như trên. Ở đây có bốn. Khổ tỷ trí trước có bốn, tập tỷ trí có bốn, diệt tỷ trí có hai mươi bốn. Như thế là dựa vào xứ thức có ba mươi sáu định kim cang dụ.

Xứ vô sở hữu có hai mươi bốn. Dựa vào xứ vô sở hữu, nếu dùng khổ tỷ trí để quán bốn hành như khổ v.v… của xứ phi tưởng phi phi tưởng, nói rộng như trên. Nếu dùng tập tỷ trí để quán bốn hành như tập v.v… của xứ phi tưởng phi phi tưởng, nói rộng như trên. Nếu dùng diệt tỷ trí để quán các hành diệt của xứ vô sở hữu, hoặc quán các hành diệt của xứ phi tưởng phi phi tưởng, nói rộng như trên. Hoặc quán các hành diệt của xứ vô sở hữu, xứ phi tưởng phi phi tưởng, nói rộng như trên. Nếu dùng đạo tỷ trí để quán bốn hành như phần đạo của tỷ trí v.v….. trong chín địa, nói rộng như trên. Ở đây có bốn. Khổ tỷ trí trước có bốn, tập tỷ trí có bốn, diệt tỷ trí có mười hai. Như thế là dựa vào xứ vô sở hữu có hai mươi bốn định kim cang dụ.

Trong cõi vô sắc, không nên nói pháp trí. Sinh trong cõi sắc, không nên nói pháp trí. Không nên nói là sinh nơi địa trên, dựa vào địa dưới để lìa dục. Trừ xứ phi tưởng phi phi tưởng, cũng không nên nói sinh nơi địa trên, quán diệt của địa dưới. Phần còn lại sinh nơi cõi sắc, cũng như nói sinh nơi cõi dục. Sinh nơi cõi vô sắc, như nói sinh nơi cõi dục, cõi sắc.

Tôn giả Cù-sa nói: Định kim cang dụ có mười ba. Thế nào là mười ba? Nghĩa là các phiền não của xứ phi tưởng phi phi tưởng do đạo vô ngại đoạn trừ thuộc về kiến đạo có bốn, thuộc về tu đạo có chín.

Hỏi: Tâm đã giải thoát là được giải thoát chăng? Tâm chưa giải thoát là được giải thoát chăng?

Đáp: Tâm đã giải thoát nói là được giải thoát. Ông nói như thế: Tâm đã giải thoát nói là được giải thoát. Không nên nói tâm đã giải thoát nói là được giải thoát. Vì sao? Vì nếu đã giải thoát, thì không được nói là sẽ giải thoát. Nếu sẽ giải thoát thì không được nói là đã giải thoát.

Hỏi: Tâm đã giải thoát vì sao nói là được giải thoát?

Đáp: Do sự việc ấy nên trước tạo ra thuyết này: Nếu lấy phiền não mà nói gọi là đã giải thoát. Nếu do hành thế gian ở nơi thân mà nói thì gọi là được giải thoát. Tôi cũng nói đã giải thoát, nói được giải thoát. Cũng như nói việc đã làm, nói là làm. Người nói như thế lại có lỗi gì? Đức Phật cũng nói đã giải thoát, nói được giải thoát, sự việc đã làm, nói là làm. Vì muốn làm rõ nghĩa này nên dẫn kinh Phật. Ý của ông là thế nào? Kinh Phật là giảng nói về thiện chăng? Như kệ nói:

Nếu đoạn dục rốt ráo

Như hoa sen trong nước Tỳ-kheo bỏ đây, kia Như rắn lột bỏ da.

Hỏi: Đức Phật nói kệ này là đã bỏ nên nói bỏ, hay là chưa bỏ nên nói bỏ?

Đáp: Đức Phật nói đã bỏ nên nói là bỏ. Ở đây nói: Đoạn dục rốt ráo, tức đã bỏ nói là bỏ. Như trong kệ này nói, đã bỏ nói là bỏ, đã làm nói là làm. Tôi cũng nói như thế, đã giải thoát nói là được giải thoát, tức không có lỗi. Vì để làm rõ nghĩa này, nên lại dẫn kinh Phật. Như kệ nói:

Mạn hết, ý tự định

Tâm thiện, tất cả thoát. Một ở yên không loạn Vượt chết đến bờ kia.

Hỏi: Trong kệ này nói đã vượt qua là vượt qua hay chưa vượt qua là vượt qua?

Đáp: Trong kệ này nói đã vượt qua là vượt qua. Nếu lúc tâm thiện, tất cả được giải thoát, gọi là đã vượt qua nói là vượt qua. Như Kinh này nói đã vượt qua nói là vượt qua, đã làm nói là làm. Tôi cũng như thế, đã giải thoát nói là được giải thoát.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Hành tập nhàm chán thì không dục. Hành tập không dục thì giải thoát. Hành tập giải thoát đạt Niết-bàn

Hỏi: Vì lý do gì tạo ra phần Luận này?

Đáp: Đây là kinh Phật. Kinh Phật nói: Hành tập nhàm chán thì không dục, cho đến nói rộng. Kinh nói như thế nhưng không phân biệt: Thế nào là nhàm chán? Thế nào là không dục? Cho đến nói rộng. Kinh Phật là chỗ dựa căn bản của Luận này. Những gì trong kinh kia không nói, nay sẽ nói đến. Vì thế nên tạo ra phần Luận này.

Hành tập có hai thứ: (1) Có thể sinh. (2) Có thể đến. Có thể sinh: Như hành tập nhàm chán có thể sinh không dục, hành tập không dục có thể sinh giải thoát. Có thể đến: Như hành tập giải thoát có thể đạt đến Niết-bàn.

Lại có thuyết nói: Hành tập có hai thứ: (1) Tùy thuận. (2) Tùy ứng. Tùy thuận: Như hành tập nhàm chán được không dục, hành tập không dục được giải thoát. Tùy ứng: Hành tập giải thoát nên được Niết-bàn.

Hỏi: Nếu là tánh của tập cũng là tánh của duyên chăng?

Đáp: Các tánh của duyên này tức là tánh của tập

Hỏi: Từng có tánh của tập không phải là tánh của duyên chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là tập giải thoát được Niết-bàn. (Tập này đối với Niết-bàn có nghĩa không duyên nhưng có thể đến Niết-bàn).

Hỏi: Thế nào là nhàm chán?

Đáp: Là hàng vô học ghét bỏ các hành của năm thủ ấm thấp kém, như Bản Luận (Tức Luận Phát Trí của Tôn giả Ca Chiên Diên Tử) đã nói rộng.

Hỏi: Như nhàm chán này cũng là học, cũng là vô học, cũng là phi học phi vô học. Vì sao chỉ nói vô học?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì danh nghĩa đều cùng vượt hơn. Nếu tìm pháp thù thắng thì pháp vô học là hơn. Nếu tìm người thù thắng thì người vô học là hơn.

Tôn giả Cù-sa nói: Do vượt hơn nhiều, không có lỗi, nên chỉ nói vô học nhàm chán, không nói người hữu học, phàm phu.

Lại có thuyết cho: Đức Thế Tôn nói về căn bản của pháp thù thắng, nên vô học là căn bản của pháp vượt hơn. Vô học là căn bản của pháp vượt hơn, không phải là người hữu học, phàm phu.

Lại có thuyết nêu: Nếu nói pháp sau cùng tức cũng nêu rõ pháp bắt đầu.

Lại có thuyết nói: Nếu không có hai pháp cùng đối ứng, thì nên nói rộng vô học như trên.

Hỏi: Thể tánh của nhàm chán là gì?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Thể tánh là tuệ.

Hỏi: Nếu như vậy thì thể tánh của nhàm chán là khổ nhẫn, khổ trí, thuyết kia nói là khéo thông, nhưng văn này nói làm sao thông? Như nói: Thế nào là tập nhàm chán nên được lìa dục? Đáp: Căn thiện không dục, giận, si tương ưng với nhàm chán. Hỏi: Nếu như vậy thì tuệ trở lại cùng với tuệ tương ưng chăng?

Đáp: Văn ấy nên nói như thế này: Căn thiện không dục tương ưng với nhàm chán kia. Không nên nói là không có giận, không có si. Tức nên nói như thế nhưng không nói, phải biết văn này là do người tụng nói dài.

Lại có thuyết cho: Nhàm chán này là tâm số pháp cùng với tâm tương ưng.

Hỏi: Nếu như vậy thì văn này khéo thông. Còn thể mà Kiền Độ Kiến đã nói là khổ nhẫn, khổ trí, lại làm sao thông?

Đáp: Trong Kiền Độ kia nói nhàm chán là do gần gũi với khổ nhẫn, khổ trí.

Hỏi: Ở nơi xứ nào đạt được nhàm chán?

Đáp: Ở bên khổ nhẫn, khổ trí.

Lời bình: Không nên tạo thuyết này. Như thuyết trước là đúng: Thể tánh của nhàm chán là tuệ.

Hỏi: Thế nào là nhàm chán thế tục?

Đáp: Là cũng vậy bất tịnh tương ưng. Tức là thể của A na Ban na, là Noãn, Đảnh, Nhẫn, Pháp thế đệ nhất duyên nơi khổ, tập, là các trí khổ tập duyên nơi biên kiến đạo tương ưng với bi, tương ưng với giải thoát thứ nhất, thứ hai, tương ưng với bốn thắng xứ đầu. Ta quán thân này như bệnh, như ung nhọt, như ghẻ lở, là các hành như vô thường, khổ, không, vô ngã, nhân tập hữu duyên. Nói đơn giản thì có các tướng như thế. Nếu nói rộng thì số lượng vượt quá bốn biển.

Hỏi: Nếu thể của nhàm chán là đáng nhàm chán chăng? Nếu thể là đáng nhàm chán là nhàm chán chăng?

Đáp: nên nêu ra bốn trường hợp: (1) Trường hợp thứ nhất: Là nhàm chán vô lậu. (2) Trường hợp thứ hai: Là trừ nhàm chán thế tục, còn lại là các thể hữu lậu khác. (3) Trường hợp thứ ba: Là nhàm chán thế tục. (4) Trường hợp thứ tư: Là trừ nhàm chán vô lậu, còn lại là các thể vô lậu khác.

Hỏi: Như quán tất cả pháp vô ngã, là quán nhàm chán hay là quán vui vẻ, phấn khích?

Đáp: Về nghĩa này, trong hành vô ngã ở trước đã nói.

Hỏi: Thế nào là tập nhàm chán được lìa dục?

Đáp: Là không dục cùng với nhàm chán tương ưng, là căn thiện không dục. Văn này nên nói như thế, không nên nói không có giận, không có si.

Hỏi: Thể tánh của không dục là gì?

Đáp: Thể tánh là không tham.

Hỏi: Thế nào là tập không dục được giải thoát?

Đáp: Là không dục kia tương ưng với giải thoát, cho đến nói rộng.

Trong tất cả các pháp, có hai pháp thể là giải thoát: (1) Hữu vi. (2) Vô vi. Hữu vi là giải thoát trong tâm số pháp. Vô vi là số diệt. Ở đây, chỉ nói giải thoát của hữu vi, không nói giải thoát của vô vi. Giải thoát của hữu vi có hai thứ: (1) Nhiễm ô. (2) Không nhiễm ô. Nhiễm ô là giải thoát tà. Không nhiễm ô là giải thoát chánh. Giải thoát chánh lại có hai thứ: (1) Hữu lậu. (2) Vô lậu. Hữu lậu là cùng với quán bất tịnh tương ưng. Cũng tương ưng với từ, bi, hỷ, xả. Vô lậu là cùng với học, vô học tương ưng. Học là có bốn hướng trụ nơi ba quả. Vô học chỉ trụ một quả. Vô học lại có hai thứ: (1) Thời tâm giải thoát. (2) Phi thời tuệ giải thoát. Thời tâm giải thoát là năm hạng A-la-hán. Phi thời tuệ giải thoát là A-la-hán bất động. Đây tức là đoạn trừ dục, tâm được giải thoát. Đây tức là đoạn trừ vô minh, tuệ được giải thoát.

Hỏi: Nếu đoạn trừ dục tức là tâm được giải thoát, đoạn trừ vô minh tức là tuệ được giải thoát, thì theo Luận Nhiếp Pháp đã nói làm sao thông? Như nói: Thế nào là đoạn trừ dục tâm được giải thoát? Đáp: Là căn thiện không tham. Thế nào là đoạn trừ vô minh tuệ được giải thoát? Đáp: Là căn thiện không si. Như căn thiện không tham, không si, tánh chẳng phải là giải thoát, vì sao nói là giải thoát?

Đáp: Văn này nên nói như vầy: Thế nào là đoạn trừ dục tâm được giải thoát? Đáp: Là căn thiện không tham tương ưng với giải thoát. Thế nào là đoạn trừ vô minh tuệ được giải thoát? Đáp: Là căn thiện không si tương ưng với giải thoát.

Hỏi: Văn này nên nói như thế nhưng không nói là có ý gì?

Đáp: Đều có chỗ nên làm: Hoặc có khi vì đoạn trừ dục nên siêng năng hành phương tiện. Hoặc có khi vì đoạn trừ vô minh nên siêng năng hành phương tiện. Hoặc có khi vì đoạn trừ dục nên siêng năng dùng phương tiện: Gọi là tâm giải thoát. Hoặc có khi vì đoạn trừ vô minh nên siêng năng hành phương tiện: Gọi là tuệ giải thoát. Nhưng sự giải thoát kia lại không có thể riêng.

Lại có thuyết cho: Không tham cùng với tham tương ưng. Không si cùng với si cùng đối. Thế nên dùng tên gọi không tham, không si để nói.

Hỏi: Thế nào là tập giải thoát đạt được Niết-bàn?

Đáp: Là nếu dứt trừ hết tất cả ái, cho đến nói rộng.

Hỏi: Như dứt trừ hết một thân kiến cũng gọi là Niết-bàn, vì sao nói là dứt hết tất cả ái?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Ở đây nói Niết-bàn trọn đủ. Sự việc là thế nào? Nghĩa là dứt trừ hết tất cả ái, cho đến nói rộng.

Lại có thuyết cho: Trong đây, các đạo đã nói đều nói là đạo trong thân vô học. Như nói đạo trong thân vô học, thì nói quả của đạo trong thân vô học cũng như thế. Người hữu học đoạn dứt chưa rốt ráo, không phải là rốt ráo.

Hỏi: Thế nào gọi là nghĩa của Niết-bàn?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Các ấm được đoạn dứt vĩnh viễn, lại không sinh nữa, là nghĩa của Niết-bàn.

Lại có thuyết cho: Nghĩa diệt tất cả phiền não là nghĩa của Niết-bàn.

Lại có thuyết nêu: Vì diệt các thứ đại, nên là nghĩa của Niết-bàn.

Lại có thuyết nói: Nghĩa không đan dệt là nghĩa của Niết-bàn. Như nhân nơi đường ngang dọc của tấm vải để dệt tấm thảm thì mới thành. Nếu không nhân nơi đường ngang dọc v.v… thì việc dệt tấm thảm không thành. Như thế, nhân nơi đường ngang dọc nơi tấm vải phiền não nghiệp, nên dệt tấm thảm thọ sinh mới thành. Nếu không nhân nơi nghiệp v.v… thì việc dệt tấm thảm thọ sinh không thành. Do sự việc ấy nên nghĩa không đan dệt là nghĩa của Niết-bàn.

Hỏi: Nhàm chán, không dục và giải thoát, Niết-bàn có khác biệt gì không?

Đáp: Ghét bỏ sự thấp kém là nhàm chán. Không cầu mong là không dục. Tâm không cấu uế là giải thoát. Từ bỏ gánh nặng là Niết-bàn.

Lại có thuyết cho: Ghét bỏ phiền não thấp kém là nhàm chán. Đoạn trừ phiền não là không dục. Không cùng với phiền não kết hợp là giải thoát. Các ấm dứt hết là Niết-bàn.

Như Tôn giả Cù-sa giải thích về Kinh này nói: Tri kiến như thật gọi là kiến địa. Nhàm chán là địa bạc. Không dục là địa vô dục. Giải thoát là địa vô học. Niết-bàn là các ấm không sinh.

Đức Thế Tôn nói ba cõi là cõi đoạn, cõi không dục và cõi diệt, cho đến nói rộng.

Hỏi: Vì lý do gì tạo ra phần Luận này?

Đáp: Đây là kinh Phật. Kinh Phật nói: Tôn giả A-nan đi đến trụ xứ của Thượng tọa Trưởng lão. Đến nơi, cho đến nói rộng.

Hỏi: Vì sao Tôn giả A-nan đi đến trụ xứ của Trưởng lão kia?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tôn giả A-nan là người cầm lái con thuyền pháp Phật, luôn giám sát bốn chúng, thường xuyên đi đến chỗ các Tỳ-kheo, giúp họ trong các việc thọ nhận đúng về cảnh giới, tránh mọi thứ biếng trễ, vô dụng để thì giờ trôi qua vô ích. Do sự việc này, nên Tôn giả đi đến trụ xứ kia.

Lại có thuyết cho: Tôn giả A-nan khởi tư duy: Nếu Tỳ-kheo Trưởng lão kia có được công đức thắng tấn, ta nên tán thán, tùy hỷ. Nếu không được, ta sẽ chỉ cho vị ấy phương tiện đã đạt được. Bấy giờ, Tôn giả A-nan đi đến chỗ Trưởng lão kia, sinh tín tương tợ. Tín có hai loại là tín tương tợ và tín không tương tợ. Tín tương tợ là nếu người kia ở nơi chốn A-lan-nhã thì hỏi pháp A-lan-nhã. Nếu là người A-tỳ-đàm thì hỏi pháp của A-tỳ-đàm. Nếu là người trì kinh thì hỏi pháp của kinh. Là người trì luật thì hỏi pháp của luật. Tín không tương tợ là hỏi trái lại với trên. Lúc ấy, Tôn giả A-nan hỏi Thượng tọa Trưởng lão kia về pháp A-luyện-nhã: Các ông thường xuyên quán cảnh giới nào? Trưởng lão đáp: Tôi quán Xá-ma-tha, Tỳ-bà-xá-na. Tôn giả A-nan lại hỏi: Nếu tu hành rộng khắp pháp Xá-ma-tha thì sẽ có lợi gì? Trưởng lão đáp: Nếu tu hành rộng khắp pháp Xá-ma-tha thì đó gọi là tu tâm. Nếu người tu tâm thì được tâm giải thoát.

Hỏi: Như nghĩa của A-tỳ-đàm, trong một tâm có định, có tuệ. Vì sao phân biệt là người theo phương tiện tu định, người theo phương tiện tu tuệ?

Đáp: Do dựa vào sự đầy đủ (Gia hạnh) nên biết. Hoặc có người phần nhiều dựa vào sự đầy đủ của định. Hoặc có người phần nhiều dựa vào sự đầy đủ tuệ.

Người phần nhiều dựa vào sự đầy đủ của định: Tánh ưa ở một mình, thường vui thích nhàn tĩnh, thích ở nơi chốn vắng vẻ, không ưa nói năng.

Người phần nhiều dựa vào sự đầy đủ của tuệ: Thường xuyên ưa thọ trì đọc tụng Tu-đa-la, A-tỳ-đàm, Tỳ-ni, cũng để giáo hóa người khác, quán sát tướng chung, tướng riêng.

Những sự việc như thế gọi là khác biệt.

Lại có thuyết nói: Hoặc có người buộc giữ tâm vào một duyên nhưng không phân biệt pháp tướng. Hoặc có người không buộc giữ tâm vào duyên nhưng phân biệt pháp tướng. Nếu người buộc giữ tâm vào một duyên nhưng không phân biệt pháp tướng, thì đó gọi là tu định. Nếu người không buộc giữ tâm vào một duyên nhưng phân biệt pháp tướng, thì đó gọi là tu tuệ.

Tôn giả A-nan hỏi: Nếu người dùng phương tiện của định để tu tâm thì được tâm giải thoát. Nếu dùng phương tiện của tuệ để tu tâm thì được tuệ giải thoát. Nếu dùng phương tiện của định, tuệ để tu tâm thì được những giải thoát gì? Đáp: Được giải thoát về cõi. Hỏi: Được giải thoát về những cõi gì? Đáp: Ba cõi. Là cõi đoạn, cõi không dục, cõi diệt.

Hỏi: Như đoạn là pháp không duyên, không thể có đối tượng duyên. Vì sao nói là được giải thoát của cõi đoạn?

Đáp: Ở đây quán Niết-bàn giải thoát là dùng tên cõi để nêu bày. Vì sao? Vì tuy người siêng năng tu hành tinh tấn nhưng không thể sinh quán Niết-bàn giải thoát, thì chung cuộc không thể đạt được tâm giải thoát. Do sự việc ấy, nên quán Niết-bàn giải thoát được gọi là cõi.

Bấy giờ, Tôn giả A-nan từ chỗ Tỳ-kheo Thượng tọa Trưởng lão nghe nói như thế xong, liền đi đến trên đàn Ca-lê-lặc, đem nghĩa như thế hỏi hết năm trăm Tỳ-kheo. Các Tỳ-kheo đều dùng nghĩa như thế để đáp.

Hỏi: Các Tỳ-kheo này đáp như thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Như chốn pháp hội hiện nay, trước hết là các vị hạ tọa nói, các vị khác cũng như thế.

Lại có thuyết cho: Một người đáp, các người khác đồng ý.

Tôn giả Ba-xa nói: Lúc ấy, tác bạch yết-ma làm thẻ, người nhận lãnh thẻ gọi là đáp.

Bấy giờ, Tôn giả A-nan hỏi các Tỳ-kheo xong, liền đi đến chỗ Đức Phật, đem các nghĩa như thế thưa hỏi Đức Phật. Đức Phật cũng dùng những nghĩa như thế để đáp.

Hỏi: Tôn giả A-nan do không thể vừa ý về lời đáp của Tỳkheo Thượng tọa và năm trăm Tỳ-kheo nên đi đến thưa hỏi Đức Phật chăng?

Đáp: Có vừa ý.

Hỏi: Nếu vừa ý thì vì sao còn thưa hỏi Đức Phật?

Đáp: Vì muốn hiển bày là trong pháp thuyết giảng thiện, sự hỏi đáp đầy đủ là đồng kiến giải, đồng mong muốn, đồng ý nguyện. Nơi pháp của ngoại đạo, ý nguyện sự mong muốn không đồng, phá hoại tháp pháp. Trong pháp thuyết giảng thiện, vì ý nguyện, sự mong muốn đồng, nên không hoại tháp pháp. Do pháp này vi diệu, nên thầy cùng với đệ tử, những gì đã nêu bày giảng nói trước sau đều không trái nhau.

Lại có thuyết cho: Vì muốn khiến cho nhiều người xa lìa tội lỗi. Sự việc ấy là thế nào? Từng nghe Tỳ-kheo Thượng tọa Trưởng lão kia trải qua sáu mươi năm ở trong thai mẹ. Sau khi sinh xong, thân hình già nua, gầy ốm, không có oai đức. Bấy giờ, nhiều người sinh tâm khinh miệt, nói như thế này: Các người tuổi trẻ, khí lực dồi dào, khỏe mạnh, từ đầu đêm cuối đêm siêng năng tu hành tinh tấn, đối với pháp thắng tấn vẫn còn khó được, huống gì là người thân già nua, gầy ốm, mà có thể được pháp này sao? Nhưng năm trăm Tỳ-kheo này vì việc ăn uống, nên đã bị Đề-bà-đạt-đa dẫn dụ hủy hoại, về sau mới trở lại quy Phật. Lúc ấy, có nhiều người sinh tâm không tin, cho là các Tỳ-kheo tham lợi cúng dường, há có thể đạt được pháp thắng tấn, mới khiến nhiều người gây tạo tội lỗi.

Bấy giờ, Tôn giả A-nan vì muốn cho nhiều người dứt bỏ tội lỗi, nên đi đến thưa hỏi Đức Phật.

Kinh kia tuy nói cõi đoạn, cõi không dục và cõi diệt, nhưng không nói rộng. Nhân nơi Kinh kia nên Luận này tạo ra vô số tạp thuyết Ưu-ba-đề-xá. Kinh kia là chỗ dựa căn bản của Luận này. Những pháp nào trong kinh kia không nói, nay ở đây đều nói. Do đấy tạo ra phần Luận này.

Thế nào là cõi đoạn? Tôi nay trước hết nói về pháp danh số đối trị gần của A-tỳ-đàm.

Hỏi: Thế nào là cõi đoạn?

Đáp: Trừ kiết ái, các kiết còn lại đều được đoạn trừ. Đó gọi là cõi đoạn. Các kiết còn lại, là trừ kiết ái, còn lại là tám kiết.

Hỏi: Thế nào là cõi không dục?

Đáp: Nếu kiết ái đã đoạn trừ, là đối trị gần, tức không dục đối có dục. Đó gọi là cõi không dục.

Hỏi: Thế nào là cõi diệt?

Đáp: Trừ chín kiết, các pháp kiết còn lại đều diệt. Đó gọi là cõi diệt. Ở đây thể của tất cả pháp hữu lậu nói là pháp kiết.

Lại có thuyết cho: Có tám kiết và pháp tương ưng của tám kiết, nếu đoạn trừ xứ sinh đã khởi thì đó gọi là cõi đoạn. Kiết ái, pháp tương ưng của kiết ái và xứ sinh đã khởi v.v…, nếu được lìa dục là cõi không dục. Nếu nói chín kiết, tức gồm thâu tất cả pháp nhiễm ô, ngoài ra chỉ có pháp thiện hữu lậu và vô ký không ẩn mất, pháp kia nếu diệt, đó gọi là cõi diệt.

Lại có thuyết nêu: Có pháp trói buộc nhưng không nhiễm ô. Có pháp trói buộc cũng nhiễm ô. Có pháp không trói buộc cũng không nhiễm ô. Pháp trói buộc nhưng không nhiễm ô: Nếu đoạn trừ thì đó gọi là cõi đoạn. Pháp trói buộc cũng nhiễm ô: Nếu được lìa dục là cõi không dục. Pháp không trói buộc cũng không nhiễm ô: Kẻ khác bị trói buộc, kẻ khác bị nhiễm ô, nếu diệt trừ gọi là cõi diệt. Như trói buộc thì nghĩa hệ thuộc cũng như thế.

Lại có thuyết nói: Thể của phiền não nếu đoạn trừ đó gọi là cõi đoạn. Phiền não đối với duyên được lìa, đó gọi là cõi không dục. Quả của các phiền não lại không sinh nữa, đó gọi là cõi diệt.

Lại có thuyết cho: Các ấm quá khứ nếu đoạn trừ đó gọi là cõi đoạn. Các ấm vị lai nếu lìa dục, đó gọi là cõi không dục. Các ấm hiện tại nếu diệt, đó gọi là cõi diệt.

Lại có thuyết nêu: Nếu đối với thọ khổ đoạn trừ, đó gọi là cõi đoạn. Nếu đối với thọ lạc lìa dục, đó gọi là cõi không dục. Thọ không khổ không lạc nếu diệt trừ, đó gọi là cõi diệt.

Lại có thuyết nói: Nếu khổ khổ đoạn dứt, đó gọi là cõi đoạn. Nếu hoại khổ lìa dục, đó gọi là cõi không dục. Nếu hành khổ diệt, đó gọi là cõi diệt.

Tôn giả Xa-ma-đạt nói: Dứt bỏ gánh nặng, đó gọi là cõi đoạn.

Không dục đối trị có dục, nếu lìa có dục, đó gọi là cõi không dục. Khiến sinh không nối tiếp, sự nối tiếp nếu diệt trừ, đó gọi là cõi diệt.

Lại có thuyết cho: Hoặc có chỗ nói chỉ đoạn trừ kiết ái.

Hỏi: Nếu như vậy thì trái với kinh Phật. Kinh Phật nói: Các hành nếu đoạn trừ thì đó gọi là cõi đoạn. Các hành nếu lìa dục thì đó gọi là cõi không dục. Các hành nếu diệt thì đó gọi là cõi diệt. Lại trái với Luận Ba-già-la-na. Như nói: Pháp có thể đoạn là thế nào? Đáp: Là tất cả pháp hữu lậu. Lại nói pháp do trí đoạn là thế nào? Đáp: Là tất cả pháp hữu lậu. Vậy làm sao thông?

Đáp: Ái có thứ duyên nơi tám kiết, có thứ trở lại duyên nơi ái, có thứ duyên nơi pháp khác. Ái duyên nơi tám kiết nếu đoạn dứt thì đó gọi là cõi đoạn. Kiết ái duyên nơi ái nếu đoạn dứt thì đó gọi là cõi không dục. Ái duyên nơi pháp khác nếu đoạn dứt thì đó gọi là cõi diệt.

Lại có thuyết nêu: Chỉ đoạn trừ nơi sử. Sử duyên nơi tám kiết nếu đoạn trừ thì đó gọi là cõi đoạn. Sử duyên nơi kiết ái nếu đoạn trừ thì đó gọi là cõi không dục. Sử duyên nơi pháp khác nếu đoạn trừ thì đó gọi là cõi diệt.

Nếu là cõi đoạn thì đó là cõi không dục chăng?

Hỏi: Vì lý do gì tạo ra phần Luận này?

Đáp: Trước đã nói về nghĩa danh số của A-tỳ-đàm, nay muốn nói đến nghĩa chân thật. Nếu không như vậy thì có người cho chỉ là tự tùy theo ý của mình, không thuận với kinh Phật. Nay muốn làm rõ việc thuận theo kinh Phật, nên lập ra thuyết này.

Nếu là cõi đoạn thì đó là cõi không dục chăng?

Đáp: Đúng vậy. Cho đến nói rộng. Nói đoạn, không dục, diệt, tên gọi của ba pháp này tuy khác nhưng nghĩa không khác.

Đức Thế Tôn nói ba tưởng, cho đến nói rộng.

Hỏi: Vì lý do gì tạo ra phần Luận này?

Đáp: Đây là kinh Phật. Kinh Phật nói ba tưởng, nhưng không phân biệt rộng. Kinh Phật là chỗ dựa căn bản để tạo ra Luận này. Những gì nơi kinh kia chưa nói thì nay đều nêu bày. Thế nên tạo ra phần Luận này.

Ngoài mười sáu hành, còn có Thánh đạo chăng? Nếu có, thì vì sao trong phần Kiền Độ Trí và Luận Thức Thân không nói? Nếu không có, thì nơi Luận này nói làm sao thông? Như nói: Lúc thọ nhận thọ lạc nhận biết như thật là thọ nhận thọ lạc. Đây là hành gì? Lại nữa, như nói: Ta đã nhận biết khổ. Đây là hành gì? Lại không còn nhận biết nữa. Đây là hành gì? Cho đến ta đã tu đạo. Đây là hành gì? Lại không còn tu nữa. Đây là hành gì? Nẻo sinh tử của ta đã hết, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không còn thọ hữu sau. Như Kinh Nhiếp Pháp đã nói: Tỳ-kheo đã hết dục lậu, đó gọi là tận trí. Lại không nữa đó gọi là vô sinh trí. Những hành ấy là gì? Hữu lậu, vô minh lậu, nói cũng như thế.

Lời bình: Nên tạo ra thuyết này: Ngoài mười sáu hành, lại không có Thánh đạo.

Hỏi: Nếu không có Thánh đạo, thì thuyết trước nói là khéo thông. Còn như Luận này nói làm sao thông? Như nói: Khi nhận thọ lạc, nhận biết như thật là nhận thọ lạc, cho đến nói rộng?

Đáp: Không do nhận biết nhận thọ lạc, gọi là nhận biết như thật về thọ lạc. Vì nhận biết thọ lạc này là đạo, như dấu vết xe đi, nên gọi là nhận biết như thật.

Ta đã nhận biết khổ: Là hai hành tức hành vô thường và hành khổ. Không còn nhận biết nữa: Cũng là hành vô thường và hành khổ.

Ta đã đoạn dứt tập: Là bốn hành như tập v.v… Lại không còn đoạn dứt tập nữa, cũng là bốn hành như tập v.v… Ta đã chứng đắc diệt, là bốn hành như diệt v.v… Lại không chứng đắc diệt nữa, cũng là bốn hành như diệt v.v… Nẻo sinh tử của ta đã hết, là bốn hành như tập v.v… Phạm hạnh đã lập, là bốn hành như đạo v.v… Việc làm đã xong, là bốn hành như diệt v.v… Không còn nhận hữu sau là hai hành như khổ v.v…, là hành vô thường và hành khổ.

Lại có thuyết nói: Nẻo sinh tử của ta đã hết có năm việc: (1) Thân. (2) Đối trị. (3) Đối tượng tạo tác. (4) Quả. (5) Con người.

Thân: Là tất cả thân của xứ sinh đều hết.

Đối trị: Là được đối trị như đây, nên có thể đoạn hết tất cả sự sinh.

Đối tượng tạo tác: Là chủ thể, đối tượng tạo tác của trí, khiến cho các sự sinh dứt hết.

Quả: Là được quả của trí, có thể diệt hết tất cả sự sinh.

Con người: Là con người có thể trừ hết tất cả sự sinh. Như Kinh Nhiếp Pháp đã nói: Tỳ-kheo đoạn hết dục lậu, là tận trí, có sáu hành. Lại không còn đoạn hết nữa, là vô sinh trí, cũng có sáu hành. Sáu hành là hai hành vô thường, khổ và bốn hành như tập. Hữu lậu, vô minh lậu, nói cũng như thế.

Lại có thuyết cho: Ngoài mười sáu hành còn có Thánh đạo.

Hỏi: Nếu có Thánh đạo thì vì sao trong Kiền Độ Trí và Luận Thức Thân không nói?

Đáp: Nên nói nhưng không nói, phải biết là nghĩa này nêu bày chưa trọn vẹn.

Hỏi: Sự việc nêu bày chưa trọn vẹn này có nghĩa gì?

Đáp: Nếu hành có thể đạt được chánh quyết định, được quả lìa dục và dứt hết các lậu, thì nơi Kiền Độ Trí nơi và Luận Thức Thân tức nói. Nếu các hành không thể đạt được chánh quyết định, không đắc quả, không lìa dục, không trừ hết các lậu, nhưng là chỗ đắc đạo của bậc Thánh vì thọ nhận hiện pháp lạc, vì đạt được diệu dụng, vì quán việc đã làm từ trước và vì thọ dụng Thánh pháp vô thượng nên khởi hiện ở trước.

Lại có thuyết nói: Nếu hành hiện tại, lúc dứt trừ phiền não, có thể đoạn hết các phiền não, có thể có sự tạo tác, có công dụng lớn, tức các phần Luận kia nói đến. Lúc hiện tại đoạn phiền não, các hành kia không thể trừ hết kiết, không có sự tạo tác, không có công dụng lớn, cho nên không nói, chỉ tu ở trong đời vị lai.

Lại có thuyết cho: Nếu hành ở nơi các đạo thắng tấn, giải thoát, vô ngại, phương tiện thì nói. Các hành ấy không ở nơi đạo vô ngại, đạo giải thoát, hoặc ở nơi đạo thắng tấn, hoặc ở xa đạo phương tiện. Do sự việc này, nên noi Kiền Độ Trí và Luận Thức Thân không nói.

Nếu tạo ra thuyết này: Ngoài mười sáu hành còn có Thánh đạo, thì tưởng là Thánh đạo. Nếu hành ở nơi đoạn là tưởng đoạn. Nếu hành ở nơi không dục là tưởng không dục. Nếu hành ở nơi diệt là tưởng diệt. Cũng như một đích bắn làm bằng gỗ, bằng sắt thì các mũi tên đều bắn trúng. Như thế, một thể vô vi là đối tượng hành của ba tưởng.

Chư vị tạo ra thuyết này: Ngoài mười sáu hành còn có Thánh đạo. Nghĩa là tưởng đoạn, chẳng phải là tưởng lìa dục, chẳng phải là tưởng diệt, cho đến nói rộng.

Nhiều vị tạo ra thuyết này: Ngoài mười sáu hành lại không có Thánh đạo. Tức tưởng kia là duyên. Nếu duyên nơi đoạn là tưởng đoạn. Nếu duyên nơi không dục là tưởng không dục. Nếu duyên nơi diệt là tưởng diệt. Văn này nên nói như vầy: Nếu là tưởng đoạn thì đó là tưởng không dục chăng?

Đáp: Như thế. Cho đến nói rộng.

HẾT – QUYỂN 15