LUẬN A TỲ ĐÀM TỲ BÀ SA
STác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Giải thích: Năm trăm A La Hán
Hán dịch: Đời Bắc Lương, Sa môn Phù Đà Bạt Ma, Đạo Thái v.v…
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 58

Chương 3: KIỀN ĐỘ TRÍ

Phẩm thứ 4: TƯƠNG ƯNG, phần 2

Nếu pháp tương ưng với tha tâm trí thì cũng tương ưng với đẳng trí chăng? Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp:

1. Tương ưng với tha tâm trí không tương ưng với đẳng trí: Là đẳng trí không gồm thâu pháp tương ưng của tha tâm trí. Pháp này là gì? Đáp: Là pháp tương ưng của tha tâm trí vô lậu.

2. Tương ưng với đẳng trí không tương ưng với tha tâm trí: Là tha tâm trí không gồm thâu pháp tương ưng của đẳng trí. Pháp này là gì? Đáp: Là tha tâm trí không gồm thâu pháp tương ưng của đẳng trí, nếu như nhiễm ô, vô ký không ẩn mất v.v…

3. Tương ưng với đẳng trí cũng tương ưng với tha tâm trí: Là tha tâm trí gồm thâu pháp tương ưng của đẳng trí. Pháp này là gì? Đáp: Là chín đại địa, mười đại địa thiện, và tâm giác quán tùy theo địa.

4. Không tương ưng với tha tâm trí cũng không tương ưng với đẳng trí: Là đẳng trí, tha tâm trí. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và tha tâm trí, đẳng trí không gồm thâu pháp không tương ưng. Pháp này là gì? Đáp: Là tụ của khổ trí, khổ nhẫn cùng có. Tụ của tập trí, tập nhẫn cùng có. Tụ của diệt trí, diệt nhẫn cùng có. Tụ của đạo nhẫn, đạo trí cùng có. Và tha tâm trí không gồm thâu pháp tương ưng của đạo trí. Tất cả tâm hữu lậu gồm đủ, ngoài ra còn có sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành, là làm trường hợp thứ tư.

Như tha tâm trí đối với đẳng trí, thì tha tâm trí đối với đạo trí, giác chi trạch pháp, chánh kiến cũng như thế.

Hỏi: Nếu pháp tương ưng với tha tâm trí thì không tương ưng với khổ, tập, diệt trí, không tương ưng với tam muội không, vô tướng, tương ưng với tam muội vô nguyện chăng?

Đáp: Hoặc tương ưng với tha tâm trí không tương ưng với tam muội vô nguyện. Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp:

1. Tương ưng với tha tâm trí không tương ưng với vô nguyện: Là vô nguyện nên ở nơi tha tâm trí. Tha tâm trí cùng có trong tụ. Thể của vô nguyện tương ưng với tha tâm trí, không tương ưng với vô nguyện. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và vô nguyện không tương ưng với pháp tương ưng của tha tâm trí. Pháp này là gì? Đáp: Là pháp tương ưng của tha tâm trí hữu lậu.

2. Tương ưng với vô nguyện không tương ưng với tha tâm trí: Là tha tâm trí nên ở nơi vô nguyện. Vô nguyện cùng có trong tụ. Thể của tha tâm trí tương ưng với vô nguyện, không tương ưng với tha tâm trí. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và tha tâm trí không tương ưng với pháp tương ưng của vô nguyện. Pháp này là gì? Đáp: Là vô nguyện của khổ, tập, không tương ưng với tha tâm trí. Pháp tương ưng của đạo vô nguyện không tương ưng với tha tâm trí, vì là tụ khác.

3. Tương ưng với tha tâm trí cũng tương ưng với vô nguyện: Là trừ vô nguyện nên ở nơi tha tâm trí, trừ tha tâm trí nên ở nơi vô nguyện. Tha tâm trí, vô nguyện cùng có trong tụ, đều trừ tự thể. Các tâm tâm số pháp khác đều tương ưng với tha tâm trí, vô nguyện. Pháp này là gì? Đáp: Là tám đại địa, mười đại địa thiện và tâm giác quán tùy theo địa.

4. Không tương ưng với tha tâm trí cũng không tương ưng với vô nguyện: Là tha tâm trí không tương ưng với vô nguyện. Pháp này là gì? Đáp: Là khổ nhẫn, khổ trí, tập nhẫn, tập trí, đạo nhẫn, và tha tâm trí không gồm thâu đạo trí, cùng có trong tụ. Thể của vô nguyện không tương ưng với tha tâm trí, vì là tụ khác. Không tương ưng với vô nguyện, vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Vô nguyện không tương ưng với tha tâm trí. Điều này là thế nào? Đáp: Là tha tâm trí hữu lậu, cùng có trong tụ. Thể của tha tâm trí không tương ưng với vô nguyện, vì là tụ khác. Không tương ưng với tha tâm trí, vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và tâm tâm số pháp khác. Pháp này là gì? Đáp: Là không, vô tướng cùng có trong tụ, không cùng với tha tâm trí tương ưng. Tâm tâm số pháp hữu lậu khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Các pháp v.v… như thế làm trường hợp thứ tư.

Như tha tâm trí đối với vô nguyện, thì tha tâm trí đối với sáu giác chi, bốn đạo chi cũng như thế.

Nếu pháp tương ưng với tha tâm trí, không tương ưng với vị tri dục tri căn, cũng tương ưng với tri căn chăng? Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp:

1. Tương ưng với tha tâm trí, không tương ưng với tri căn: Là tri căn không gồm thâu pháp tương ưng của tha tâm trí. Pháp này là gì? Đáp: Là tri dĩ căn cùng có trong tụ và tha tâm trí hữu lậu cũng có trong tụ, cùng với pháp tương ưng của tha tâm trí.

2. Tương ưng với tri căn không tương ưng với tha tâm trí: Là tri căn gồm thâu tha tâm trí và tha tâm trí không gồm thâu, không tương ưng với pháp tương ưng của tri căn. Pháp này là gì? Đáp: Là trí khổ, tập, diệt cùng có trong tụ. Và tha tâm trí không gồm thâu đạo trí cùng có trong tụ, cùng với pháp tương ưng của tri căn.

3. Tương ưng với tha tâm trí cũng tương ưng với Tri căn: Là tri căn gồm thâu pháp tương ưng của tha tâm trí. Pháp này là gì? Đáp: Là tám căn và tâm tâm số pháp của phi căn tương ưng với các căn kia.

4. Không tương ưng với tha tâm trí cũng không tương ưng với tri căn: Là tri căn không gồm thâu tha tâm trí. Pháp này là gì? Đáp: Là tri dĩ căn cùng có trong tụ hữu lậu. Thể của tha tâm trí không tương ưng với tri căn, vì là tụ khác. Không tương ưng với tha tâm trí, vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và tha tâm trí, tri căn đều không gồm thâu, không tương ưng với các tâm tâm số pháp khác. Pháp này là gì? Đáp: Là vị tri dục tri căn cùng có trong tụ. Tha tâm trí không gồm thâu, không tương ưng với tri dĩ căn cùng có trong tụ. Tha tâm trí không gồm thâu, không tương ưng với tâm tâm số pháp hữu lậu, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Các pháp v.v… như thế làm trường hợp thứ tư.

Như tha tâm trí đối với tri căn, thì tha tâm trí đối với tri dĩ căn cũng như thế.

Nếu pháp tương ưng với đẳng trí, không tương ưng với trí khổ, tập, diệt, đạo, ba tam muội, giác chi, đạo chi.

Nếu pháp tương ưng với khổ trí, không tương ưng với trí tập, diệt, đạo, tam muội vô tướng, thì cũng tương ưng với tam muội không chăng? Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp.

1. Tương ưng với khổ trí không tương ưng với tam muội không: Là tam muội không nên ở nơi khổ trí. Khổ trí cùng có trong tụ. Thể của tam muội không tương ưng với khổ trí, không tương ưng với tam muội không. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và tam muội không khác không tương ưng với pháp tương ưng của khổ trí. Pháp này là gì? Đáp: Là vô nguyện cùng có trong tụ, cùng với pháp tương ưng của khổ trí.

2. Tương ưng với tam muội không không tương ưng với khổ trí: Là khổ trí nên ở nơi tam muội không. Tam muội không cùng có trong tụ. Thể của khổ trí tương ưng với tam muội không, không tương ưng với khổ trí. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và khổ trí khác không tương ưng với pháp tương ưng của tam muội không. Pháp này là gì? Đáp: Là nhẫn cùng có trong tụ, cùng với pháp tương ưng của tam muội không.

3. Tương ưng với khổ trí cũng tương ưng với tam muội không: Là trừ khổ trí, nên ở nơi tam muội không, cùng có trong tụ, đều trừ tự thể. Các khổ trí khác tương ưng với tam muội không, với tâm tâm số pháp. Pháp này là gì? Đáp: Là tám đại địa, mười đại địa thiện và tâm giác quán tùy theo địa.

4. Không tương ưng với khổ trí cũng không tương với tam muội không: Là khổ trí không tương ưng với tam muội không. Pháp này là gì? Đáp: Là khổ nhẫn cùng có trong tụ. Thể của tam muội không không tương ưng với khổ trí, vì là tụ khác, không tương ưng với tam muội không, vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Tam muội không không tương ưng với khổ trí. Pháp này là gì? Đáp: Là vô nguyện cùng có trong tụ. Thể của khổ trí không tương ưng với tam muội không, vì là tụ khác, không tương ưng với khổ trí, vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và tâm tâm số pháp khác. Pháp này là gì? Đáp: Là khổ trí không tương ưng với vô nguyện cùng có trong tụ, vô tướng cùng có trong tụ, với tâm tâm số pháp hữu lậu, sắc vô vi, tâm bất tướng ưng hành. Các pháp v.v… như thế làm trường hợp thứ tư.

Như khổ trí đối với tam muội không, thì khổ trí đối với tam muội vô nguyện cũng như thế. Ngoài ra, nói rộng như pháp trí.

Nếu pháp tương ưng với tập trí, không tương ưng với diệt trí, đạo trí, tam muội không, tam muội vô tướng, cũng tương ưng với tam muội vô nguyện chăng? Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp:

1. Tương ưng với tập trí không tương ưng với tam muội vô nguyện: Là tam muội vô nguyện nên ở nơi tập trí. Tập trí cùng có trong tụ. Thể của tam muội vô nguyện tương ưng với tập trí, không tương ưng với vô nguyện. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói.

2. Tương ưng với tam muội vô nguyện không tương ưng với tập trí: Là tập trí nên ở nơi tam muội vô nguyện. Vô nguyện cùng có trong tụ. Thể của tập trí tương ưng với vô nguyện, không tương ưng với tập trí. Vì sao? Vì ba sự nên tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và tập trí không tương ưng với pháp tương ưng của vô nguyện. Pháp này là gì? Đáp: Là khổ nhẫn trí cùng có trong tụ. Tập nhẫn, đạo nhẫn, đạo trí cùng có trong tụ, cùng với pháp tương ưng của vô nguyện.

3. Tương ưng với tập trí cũng tương ưng với tam muội vô nguyện: Là trừ tập trí tương ưng với vô nguyện, do nhiều nên trừ. Còn lại là các pháp tương ưng của vô nguyện, tập trí khác. Pháp này là gì? Đáp: Là tám đại địa, mười đại địa thiện và tâm giác quán tùy theo địa.

4. Không tương ưng với tập trí cũng không tương ưng với tam muội vô nguyện: Là tập trí không tương ưng với vô nguyện. Pháp này là gì? Đáp: Là khổ nhẫn, khổ trí, tập nhẫn, đạo nhẫn, đạo trí, đều cùng có trong tụ. Thể của vô nguyện không tương ưng với tập trí, vì là tụ khác, không tương ưng với vô nguyện, vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và tâm tâm số pháp còn lại. Còn lại nghĩa là tam muội không, tam muội vô tướng cùng có trong tụ, tất cả tâm tâm số pháp hữu lậu, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Các pháp v.v… như thế làm trường hợp thứ tư.

Ngoài ra nói rộng như pháp trí.

Nếu pháp tương ưng với diệt trí, không tương ưng với đạo trí, tam muội không, tam muội vô nguyện, cũng tương ưng với tam muội vô tướng chăng? Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp:

1. Tương ưng với diệt trí không tương ưng với tam muội vô tướng: Là tam muội vô tướng nên ở nơi diệt trí. Diệt trí cùng có trong tụ. Thể của tam muội vô tướng tương ưng với diệt trí, không tương ưng với tam muội vô tướng. Vì sao? Vì ba sự nên tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói.

2. Tương ưng với tam muội vô tướng không tương ưng với diệt trí: Là diệt trí nên ở nơi tam muội vô tướng. Tam muội vô tướng cùng có trong tụ. Thể của diệt trí tương ưng với tam muội vô tướng, không tương ưng với diệt trí. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và diệt trí không tương ưng với pháp tương ưng của tam muội vô tướng. Pháp này là gì? Đáp: Là diệt nhẫn cùng có trong tụ, cùng với pháp tương ưng của tam muội vô tướng.

3. Tương ưng với diệt trí cũng tương ưng với tam muội vô tướng: Là trừ tam muội vô tướng nên ở nơi diệt trí, vì nhiều nên trừ. Các diệt trí khác là pháp tương ưng của tam muội vô tướng. Pháp này là gì? Đáp: Là tám đại địa, mười đại địa thiện và tâm giác quán tùy theo địa.

4. Không tương ưng với diệt trí cũng không tương ưng với tam muội vô tướng: Là diệt trí không tương ưng với tam muội vô tướng. Pháp này là gì? Đáp: Là diệt nhẫn cùng có trong tụ. Thể của tam muội vô tướng không tương ưng với diệt trí, vì là tụ khác, không tương ưng với tam muội vô tướng, vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Các diệt trí khác, tam muội vô tướng không tương ưng với tâm tâm số pháp trong pháp vô lậu. Ngoài ra tam muội không, tam muội vô nguyện cùng có trong tụ, tất cả tâm tâm số pháp hữu lậu, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Các pháp v.v… như thế làm trường hợp thứ tư.

Ngoài ra, nói rộng như pháp trí.

Nếu pháp tương ưng với đạo trí, không tương ưng với tam muội không, tam muội vô tướng, cũng tương ưng với tam muội vô nguyện chăng? Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp:

1. Tương ưng với đạo trí không tương ưng với tam muội vô nguyện: Là tam muội vô nguyện nên ở nơi đạo trí. Đạo trí cùng có trong tụ. Thể của tam muội vô nguyện tương ưng với đạo trí, không tương ưng với tam muội vô nguyện. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói.

2. Tương ưng với tam muội vô nguyện không tương ưng với đạo trí: Là đạo trí nên ở nơi tam muội ứng vô nguyện. Vô nguyện cùng có trong tụ. Thể của đạo trí tương ưng với tam muội vô nguyện, không tương ưng với đạo trí. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và đạo trí không tương ưng với pháp tương ưng của vô nguyện. Pháp này là gì? Đáp: Là khổ nhẫn, khổ trí, tập nhẫn, tập trí, đạo nhẫn cùng có trong tụ, cùng với pháp tương ưng của tam muội vô nguyện.

3. Tương ưng với đạo trí cũng tương ưng với tam muội vô nguyện: Là trừ đạo trí tương ưng với vô nguyện, do nhiều nên trừ. Các đạo trí khác là pháp tương ưng của tam muội vô nguyện. Pháp này là gì? Đáp: Là tám đại địa, mười đại địa thiện và tâm giác quán tùy theo địa.

4. Không tương ưng với đạo trí cũng không tương ưng với tam muội vô nguyện: Là đạo trí không tương ưng với tam muội vô nguyện. Pháp này là gì? Đáp: Là khổ nhẫn, khổ trí, tập nhẫn, tập trí, đạo nhẫn cùng có trong tụ. Thể của tam muội vô nguyện không tương ưng với đạo trí, vì là tụ khác, không tương ưng với tam muội vô nguyện, vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và đạo trí khác cùng tam muội vô nguyện không tương ưng với tâm tâm số pháp trong pháp vô lậu. Còn lại có tam muội không, vô tướng cùng có trong tụ, tất cả tâm tâm số pháp hữu lậu, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Các pháp v.v… như thế làm trường hợp thứ tư.

Ngoài ra, nói rộng như pháp trí.

Nếu pháp tương ưng với tam muội không, không tương ưng với tam muội vô tướng, vô nguyện, cũng tương ưng với vị tri dục tri căn chăng? Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp:

1. Tương ưng với tam muội không không tương ưng với vị tri dục tri căn: Là vị tri dục tri căn không gồm thâu pháp tương ưng với tam muội không. Pháp này là gì? Đáp: Là pháp tương ưng của tam muội không trong tri căn, tri dĩ căn, không tương ưng với vị tri dục tri căn, vì là tụ khác.

2. Tương ưng với vị tri dục tri căn không tương ưng với tam muội không: Là vị tri dục tri căn gồm thâu tam muội không. Vị tri dục tri căn cùng có trong tụ. Thể của tam muội không cùng với vị tri dục tri căn tương ưng, không cùng với tam muội không tương ưng. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và tam muội không khác không gồm thâu, không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri dục tri căn. Pháp này là gì? Đáp: Là tam muội vô nguyện, vô tướng cùng có trong tụ, cùng với pháp tương ưng của vị tri dục tri căn.

3. Tương ưng với tam muội không cũng tương ưng với vị tri dục tri căn: Là vị tri dục tri căn gồm thâu pháp tương ưng với tam muội không. Pháp này là gì? Đáp: Là tám căn và tâm số pháp của phi căn khác.

4. Không tương ưng với tam muội không cũng không tương ưng với vị tri dục tri căn: Là vị tri dục tri căn không gồm thâu tam muội không. Điều ấy là gì? Đáp: Là tri căn, tri dĩ căn cùng có trong tụ. Thể của tam muội không không tương ưng với vị tri dục tri căn, vì là tụ khác, không tương ưng với tam muội không, vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và tam muội không, vị tri dục tri căn không gồm thâu, không tương ưng với tâm tâm số pháp khác. Pháp này là gì? Đáp: Là vị tri dục tri căn không gồm thâu, không tương ưng với pháp tương ưng của tam muội vô nguyện, vô tướng, và sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Các pháp v.v… như thế làm trường hợp thứ tư.

Như tam muội không đối với vị tri dục tri căn, thì tam muội không đối với tri căn, tri dĩ căn cũng như thế.

Nếu pháp tương ưng với tam muội không thì cũng tương ưng với giác chi niệm chăng? Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp:

1. Tương ưng với tam muội không không tương ưng với giác chi niệm: Là giác chi niệm nên ở nơi tam muội không. Tam muội không cùng có trong tụ. Thể của giác chi niệm tương ưng với tam muội không, không tương ưng với giác chi niệm. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói.

2. Tương ưng với giác chi niệm không tương ưng với tam muội không: Là tam muội không nên ở nơi giác chi niệm. Giác chi niệm cùng có trong tụ. Thể của tam muội không tương ưng với giác chi niệm, không tương ưng với tam muội không. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và tam muội không khác không tương ưng với pháp tương ưng của giác chi niệm. Pháp này là gì? Đáp: Là tam muội vô nguyện, vô tướng cùng có trong tụ, cùng với pháp tương ưng của giác chi niệm.

3. Tương ưng với tam muội không cũng tương ưng với giác chi niệm: Là trừ tam muội không tương ưng với giác chi niệm, do nhiều nên trừ. Các tam muội không khác và tâm tâm số pháp tương ưng với giác chi niệm. Pháp này là gì? Đáp: Là tám đại địa, mười đại địa thiện và tâm giác quán tùy theo địa.

4. Không tương ưng với tam muội không cũng không tương ưng với giác chi niệm: Là tam muội không không tương ưng với giác chi niệm. Tam muội vô nguyện, vô tướng cùng có trong tụ. Thể của giác chi niệm không tương ưng với tam muội không, vì là tụ khác, không tương ưng với giác chi niệm, vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Các tâm tâm số pháp khác, toàn bộ tâm vô lậu, tâm tâm số pháp hữu lậu khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Các pháp v.v… như thế làm trường hợp thứ tư.

Như tam muội không đối với giác chi niệm, tam muội không đối với giác chi trạch pháp, giác chi tinh tấn, giác chi ỷ (khinh an), giác chi xả, chánh kiến, chánh phương tiện, chánh niệm cũng như thế.

Nếu pháp tương ưng với tam muội không thì cũng tương ưng với giác chi hỷ chăng? Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp:

1. Tương ưng với tam muội không không tương ưng với giác chi hỷ: Là giác chi hỷ nên ở nơi tam muội không. Tam muội không cùng có trong tụ. Thể của giác chi hỷ tương ưng với tam muội không, không tương ưng với giác chi hỷ. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và giác chi hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của tam muội không. Pháp này là gì? Đáp: Là thiền vị chí, thiền trung gian, thiền thứ ba, thiền thứ tư, ba định vô sắc, cùng với pháp tương ưng của tam muội không.

2. Tương ưng với giác chi hỷ không tương ưng với tam muội không: Là tam muội không nên ở nơi giác chi hỷ. Giác chi hỷ cùng có trong tụ. Thể của tam muội không tương ưng với giác chi hỷ, không tương ưng với tam muội không. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và tam muội không không tương ưng với pháp tương ưng của giác chi hỷ. Pháp này là gì? Đáp: Là tam muội vô nguyện, vô tướng cùng có trong tụ, cùng với pháp tương ưng của giác chi hỷ.

3. Tương ưng với tam muội không cũng tương ưng với giác chi hỷ: Là trừ tam muội không tương ưng giác chi hỷ. Trừ giác chi hỷ tương ưng với tam muội không. Các tam muội không, giác chi hỷ còn lại tương ưng với tâm tâm số pháp. Pháp này là gì? Đáp: Là tám đại địa, mười đại địa thiện và tâm giác quán tùy theo địa.

4. Không tương ưng với tam muội không cũng không tương ưng với giác chi hỷ: Là tam muội không không tương ưng với giác chi hỷ. Tam muội vô nguyện, vô tướng cùng có trong tụ. Thể của giác chi hỷ không tương ưng với tam muội không, vì là tụ khác, không tương ưng với giác chi hỷ, vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Giác chi hỷ không tương ưng với tam muội không. Pháp này là gì? Là thiền vị chí, trung gian, thiền thứ ba, thứ tư, ba định vô sắc, đều cùng có trong tụ. Thể của tam muội không không cùng với tam muội không tương ưng. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Cũng không cùng với giác chi hỷ tương ưng. Vì sao? Vì trong địa kia không có hỷ. Còn lại là các tâm tâm số pháp. Còn lại là thiền vị chí, trung gian, thiền thứ ba, thứ tư trong ba định vô sắc. Tam muội vô nguyện, vô tướng cùng có trong tụ, hết thảy tâm tâm số pháp hữu lậu, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Các pháp v.v… như thế làm trường hợp thứ tư.

Như tam muội không đối với giác chi hỷ, thì tam muội không đối với chánh giác cũng như thế.

Hỏi: Nếu pháp tương ưng với tam muội không thì cũng tương ưng với giác chi định chăng?

Đáp: Nếu pháp tương ưng với tam muội không thì cũng tương ưng với giác chi định.

Hỏi: Từng có pháp tương ưng với giác chi định, không tương ưng với tam muội không chăng?

Đáp: Có. Là tam muội không không gồm thâu pháp tương ưng của giác chi định. Pháp này là gì? Là tam muội vô nguyện, vô tướng cùng có trong tụ, và pháp tương ưng của giác chi định.

Như tam muội không đối với giác chi định, thì tam muội không đối với chánh định cũng như thế.

Như tam muội không, thì tam muội vô nguyện, vô tướng nói cũng như thế. Điều khác biệt: Là tam muội vô nguyện, vô tướng đối với giác chi hỷ, thì đối với chánh kiến, chánh giác cũng như thế.

Nếu pháp tương ưng với vị tri dục tri căn, không tương ưng với tri căn, tri dĩ căn, cũng tương ưng với giác chi niệm chăng? Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp:

1. Tương ưng với vị tri dục tri căn không tương ưng với giác chi niệm: Là vị tri dục tri căn gồm thâu giác chi niệm. Vị tri dục tri căn cùng có trong tụ. Thể của giác chi niệm tương ưng với vị tri dục tri căn, không tương ưng với giác chi niệm. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói.

2. Tương ưng với giác chi niệm không tương ưng với vị tri dục tri căn: Là vị tri dục tri căn không gồm thâu pháp tương ưng của giác chi niệm. Pháp này là gì? Đáp: Là tri căn, tri dĩ căn cùng có trong tụ, và pháp tương ưng của giác chi niệm không tương ưng với vị tri dục tri căn, vì là tụ khác.

3. Tương ưng với vị tri dục tri căn cũng tương ưng với giác chi niệm: Là vị tri dục tri căn gồm thâu pháp tương ưng của giác chi niệm. Pháp này là gì? Đáp: Là tám căn và tâm tâm số pháp của phi căn tương ưng với các căn kia.

4. Không tương ưng với vị tri dục tri căn cũng không tương ưng với giác chi niệm: Là vị tri dục tri căn không gồm thâu giác chi niệm. Pháp này là gì? Đáp: Là tri căn, tri dĩ căn cùng có trong tụ. Thể của giác chi niệm không tương ưng với vị tri dục tri căn, vì là tụ của người khác, không tương ưng với giác chi niệm, vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và tâm tâm số pháp khác, lại không có tâm vô lậu. Tất cả tâm tâm số pháp hữu lậu khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Các pháp v.v… như thế làm trường hợp thứ tư.

Như vị tri dục tri căn đối với giác chi niệm, thì vị tri dục tri căn đối với giác chi trạch pháp, giác chi tinh tấn, giác chi định, chánh kiến, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định cũng như thế.

Nếu pháp tương ưng với vị tri dục tri căn cũng tương ưng với giác chi hỷ chăng? Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp:

1. Tương ưng với vị tri dục tri căn không tương ưng với giác chi hỷ: Là vị tri dục tri căn gồm thâu giác chi hỷ. Vị tri dục tri căn cùng có trong tụ. Thể của giác chi hỷ tương ưng với vị tri dục tri căn, không tương ưng với giác chi hỷ. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và giác chi hỷ không gồm thâu, không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri dục tri căn. Pháp này là gì? Đáp: Là pháp tương ưng của vị tri dục tri căn trong thiền vị chí, trung gian, thiền thứ ba, thứ tư, không tương ưng với giác chi hỷ. Vì sao? Vì nơi địa kia không có hỷ.

2. Tương ưng với giác chi hỷ không tương ưng với vị tri dục tri căn: Là vị tri dục tri căn không gồm thâu pháp tương ưng của giác chi hỷ. Pháp này là gì? Đáp: Là pháp tương ưng của giác chi hỷ trong tri căn, tri dĩ căn, không tương ưng với vị tri dục tri căn, vì là tụ khác.

3. Tương ưng với vị tri dục tri căn cũng tương ưng với giác chi hỷ: Là vị tri dục tri căn gồm thâu pháp tương ưng của giác chi hỷ. Pháp này là gì? Đáp: Là tám căn và tâm tâm số pháp của phi căn tương ưng với các căn kia.

4. Không tương ưng với vị tri dục tri căn cũng không tương ưng với giác chi hỷ: Là vị tri dục tri căn không gồm thâu, không tương ưng với giác chi hỷ. Điều ấy là gì? Đáp: Là tri căn, tri dĩ căn cùng có trong tụ. Thể của giác chi hỷ không tương ưng với vị tri dục tri căn, vì là tụ khác, không tương ưng với giác chi hỷ, vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Ngoài ra, vị tri dục tri căn, giác chi hỷ không gồm thâu, không tương ưng với tâm tâm số pháp. Pháp này là gì? Đáp: Là thiền vị chí, trung gian, thiền thứ ba, thứ tư, ba định vô sắc. Tri căn, tri dĩ căn cùng có trong tụ. Tất cả tâm tâm số pháp hữu lậu, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Các pháp v.v… như thế làm trường hợp thứ tư.

Nếu pháp tương ưng với vị tri dục tri căn thì cũng tương ưng với giác chi khinh an chăng? Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp:

1. Tương ưng với vị tri dục tri căn không tương ưng với giác chi khinh an: Là giác chi khinh an nên ở nơi vị tri dục tri căn. Vị tri dục tri căn cùng có trong tụ. Thể của giác chi khinh an tương ưng với vị tri dục tri căn, không tương ưng với giác chi khinh an. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói.

2. Tương ưng với giác chi khinh an không tương ưng với vị tri dục tri căn: Là vị tri dục tri căn không tương ưng với pháp tương ưng của giác chi khinh an. Pháp này là gì? Đáp: Là tri căn, tri dĩ căn cùng có trong tụ, và pháp tương ưng của giác chi khinh an không tương ưng với vị tri dục tri căn, vì là tụ khác.

3. Tương ưng với vị tri dục tri căn cũng tương ưng với giác chi khinh an: Là giác chi khinh an tương ưng với pháp tương ưng của vị tri dục tri căn. Pháp này là gì? Đáp: Là mười đại địa, chín đại địa thiện và tâm giác quán tùy theo địa.

4. Không tương ưng với vị tri dục tri căn cũng không tương ưng với giác chi khinh an: Là vị tri dục tri căn không tương ưng với giác chi khinh an. Pháp này là gì? Đáp: Là tri căn, tri dĩ căn cùng có trong tụ. Thể của giác chi khinh an không tương ưng với vị tri dục tri căn, vì là tụ khác, cũng không tương ưng với giác chi khinh an, vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và tâm tâm số pháp khác, lại không có tâm vô lậu. Cùng tâm tâm số pháp hữu lậu khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Các pháp v.v… như thế làm trường hợp thứ tư.

Như vị tri dục tri căn đối với giác chi khinh an, thì vị tri dục tri căn đối với xả giác chi cũng như thế.

Nếu pháp tương ưng với vị tri dục tri căn thì cũng tương ưng với chánh giác (chánh tư duy) chăng? Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp:

1. Tương ưng với vị tri dục tri căn không tương ưng với chánh giác: Là chánh giác nên ở nơi vị tri dục tri căn. Vị tri dục tri căn cùng có trong tụ. Thể của chánh giác tương ưng với vị tri dục tri căn, không tương ưng với chánh giác. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và chánh giác không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri dục tri căn. Pháp này là gì? Đáp: Là pháp tương ưng của vị tri dục tri căn trong thiền trung gian, ba thiền.

2. Tương ưng với chánh giác không tương ưng với vị tri dục tri căn: Là vị tri dục tri căn không tương ưng với pháp tương ưng của chánh giác. Pháp này là gì? Đáp: Là tri căn, tri dĩ căn cùng có trong tụ, và pháp tương ưng của chánh giác, không tương ưng với vị tri dục tri căn, vì là tụ khác.

3. Tương ưng với vị tri dục tri căn cũng tương ưng với chánh giác: Là vị tri dục tri căn tương ưng với pháp tương ưng của chánh giác. Pháp này là gì? Đáp: Là mười đại địa, mười đại địa thiện và tâm có quán.

4. Không tương ưng với vị tri dục tri căn cũng không tương ưng với chánh giác: Là vị tri dục tri căn không tương ưng với chánh giác. Điều ấy là gì? Đáp: Là tri căn, tri dĩ căn cùng có trong tụ. Thể của chánh giác không tương ưng với vị tri dục tri căn, vì là tụ khác. Cũng không tương ưng với chánh giác. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và tâm tâm số pháp khác. Ngoài ra là thiền trung gian, ba thiền trong ba định vô sắc. Tri căn, tri dĩ căn cùng có trong tụ, tất cả tâm tâm số pháp hữu lậu, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Các pháp v.v… như thế làm trường hợp thứ tư.

Như vị tri dục tri căn, thì tri căn, tri dĩ căn nói cũng như thế.

Nếu pháp tương ưng với tri dĩ căn thì cũng tương ưng với chánh kiến chăng? Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp:

1. Tương ưng với tri dĩ căn không tương ưng với chánh kiến: Là tri dĩ căn gồm thâu chánh kiến. Tri dĩ căn cùng có trong tụ. Thể của chánh kiến tương ưng với tri dĩ căn, không tương ưng với chánh kiến. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và chánh kiến khác không tương ưng với pháp tương ưng của tri dĩ căn. Pháp này là gì? Đáp: Là tận trí, vô sinh trí cùng có trong tụ, cùng với tri dĩ căn tương ưng, không tương ưng với chánh kiến, vì là tụ khác.

2. Tương ưng với chánh kiến không tương ưng với tri dĩ căn: Là tri dĩ căn không gồm thâu pháp tương ưng của chánh kiến. Vị tri dục tri căn, tri căn cùng có trong tụ và pháp tương ưng với chánh kiến không tương ưng với tri dĩ căn, vì là tụ khác.

3. Tương ưng với tri dĩ căn cũng tương ưng với chánh kiến: Là tri dĩ căn tương ưng với pháp tương ưng của chánh kiến. Pháp này là gì? Đáp: Là tám căn và tâm tâm số pháp của phi căn tương ưng với các căn kia.

4. Không tương ưng với tri dĩ căn cũng không tương ưng với chánh kiến: Là tri dĩ căn không gồm thâu chánh kiến. Vị tri dục tri căn, tri dĩ căn cùng có trong tụ. Thể của chánh kiến không tương ưng với tri dĩ căn, vì là tụ khác. Không tương ưng với chánh kiến. Vì sao? Vì tự thể không ứng hợp với tự thể, như trước đã nói. Và tâm tâm số pháp khác, toàn bộ pháp vô lậu, tâm tâm số pháp hữu lậu khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Các pháp v.v… như thế làm trường hợp thứ tư.

Phần tương ưng còn lại như đã nói trong phẩm trước.

HẾT – QUYỂN 58