LUẬN A TỲ ĐÀM TỲ BÀ SA
STác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Giải thích: Năm trăm A La Hán
Hán dịch: Đời Bắc Lương, Sa môn Phù Đà Bạt Ma, Đạo Thái v.v…
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 60

Chương 3: KIỀN ĐỘ TRÍ

Phẩm thứ 4: TƯƠNG ƯNG, phần 4

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí ở quá khứ thì cũng thành tựu ở vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy. Vì sao? Vì nếu thành tựu ở quá khứ tất thành tựu ở vị lai.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, vị lai?

Đáp: Vào thời gian người sinh nơi cõi dục, lìa dục của cõi dục và người sinh nơi cõi sắc. Nếu người học ở nơi cõi dục, cõi sắc đã khởi diệt tha tâm trí vô lậu, mạng chung sinh nơi cõi vô sắc, chưa được quả A-la-hán.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở vị lai thì cũng thành tựu ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu, như trước đã nói về thời gian. Nếu chưa diệt, giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu. Sinh nơi cõi dục, cõi sắc thì không có điều ấy. Nếu ở nơi cõi dục, cõi sắc, tha tâm trí đã khởi diệt, sau khi mạng chung sinh nơi cõi vô sắc, ở nơi cõi ấy được quả A-la-hán. Lúc này tha tâm trí không khởi diệt, trước đã khởi diệt, vì được quả nên mất. Nếu Thánh nhân ở cõi dục, cõi sắc, tha tâm trí vô lậu không khởi diệt, mạng chung sinh nơi cõi vô sắc, thì chỉ thành tựu tha tâm trí ở vị lai không phải ở quá khứ.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí ở quá khứ thì cũng thành tựu ở hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước. Thế nào là hiện ở trước? Là nếu không khởi trí khác, không khởi nhẫn. Nếu không phải là không tâm thì mới hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở hiện tại thì cũng thành tựu ở quá khứ chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, hiện tại?

Đáp: Vào thời gian sinh nơi cõi dục, cõi sắc, khởi tha tâm trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí ở vị lai thì cũng thành tựu ở hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước. Thế nào là hiện ở trước? Là nếu không khởi trí khác và nhẫn. Nếu không phải là không tâm thì mới hiện ở trước.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tha tâm trí ở vị lai, hiện tại?

Đáp: Là vào những thời gian sinh nơi cõi dục, cõi sắc, khởi tha tâm trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở hiện tại thì cũng thành tựu ở vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy. Vì sao? Vì nếu thành tựu ở hiện tại tất thành tựu ở vị lai.

Nếu thành tựu tha tâm trí ở quá khứ thì cũng thành tựu ở

vị lai, hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu. Hiện tại nếu hiện ở trước. Thế nào là hiện ở trước? Như trước đã nói.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tha tâm trí ở ba đời?

Đáp: Là thời gian sinh nơi cõi dục, cõi sắc, khởi tha tâm trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở vị lai, hiện tại thì cũng thành tựu ở quá khứ chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tha tâm trí ở ba đời?

Đáp: Như trước đã nói.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí ở vị lai thì cũng thành tựu ở quá khứ, hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu tha tâm trí ở vị lai không phải ở quá khứ, hiện tại. Hoặc thành tựu tha tâm trí ở vị lai và quá khứ, không phải ở hiện tại. Hoặc thành tựu tha tâm trí ở vị lai và quá khứ, hiện tại.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tha tâm trí ở vị lai, không phải ở quá khứ, hiện tại?

Đáp: Là sinh nơi cõi dục, cõi sắc, thì không có sự việc này. Nếu người học ở nơi cõi dục, cõi sắc, tha tâm trí vô lậu không khởi diệt, mạng chung sinh nơi cõi vô sắc, chưa được quả A-la-hán. Nếu đã khởi diệt tha tâm trí, mạng chung sinh nơi cõi vô sắc, được quả A-la-hán, thì lúc này chỉ thành tựu ở vị lai.

Hoặc thành tựu tha tâm trí ở vị lai và quá khứ, không phải ở hiện tại: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, lìa dục ái, không khởi tha tâm trí hiện ở trước. Sinh nơi cõi sắc, không khởi tha tâm trí hiện ở trước. Nếu người học đã khởi diệt tha tâm trí vô lậu, mạng chung sinh nơi cõi vô sắc, chưa được quả A-la-hán.

Hoặc thành tựu tha tâm trí ở vị lai và quá khứ, hiện tại: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, cõi sắc, khởi tha tâm trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, hiện tại thì cũng thành tựu ở vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tha tâm trí ở ba đời?

Đáp: Vào những thời gian như trước đã nói.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí ở hiện tại thì cũng thành tựu ở quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tha tâm trí ở ba đời?

Đáp: Vào những thời gian như trước đã nói.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, vị lai, thì cũng thành tựu ở hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước. Thế nào là hiện ở trước? Như trước đã nói.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí ở quá khứ thì cũng thành tựu ở vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy. Vì sao? Vì tất cả chúng sinh đều thành tựu đẳng trí ở quá khứ, vị lai.

Hỏi: Nếu như thành tựu đẳng trí ở vị lai thì cũng thành tựu ở quá khứ chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Nếu thành tựu đẳng trí ở quá khứ thì cũng thành tựu ở hiện

tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước. Thế nào là hiện ở trước? Là nếu không khởi trí vô lậu, không khởi nhẫn. Nếu không phải là không tâm thì mới hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu đẳng trí ở hiện tại thì cũng thành tựu ở quá khứ chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Ngoài ra, nói rộng như nơi Bản Luận.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tỷ trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí, tỷ trí ở quá khứ?

Đáp: Là trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy tập đế được chánh quyết định. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy diệt đế. Trong khoảnh khắc ba tâm lúc thấy đạo đế. Lúc được quả Tu-đà-hoàn, pháp trí, tỷ trí đã khởi diệt. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí, tỷ trí đã khởi diệt. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ không thành tựu tỷ trí?

Đáp: Là thời gian được quả Tu-đà-hoàn, quả A-la-hán. Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động thì không có sự việc này. Vì sao? Vì lúc ấy trước đã có tỷ trí.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ không thành tựu tỷ trí ở quá khứ?

Đáp: Là trong khoảnh khắc hai tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định. Lúc được quả Tư-đà-hàm, pháp trí đã khởi diệt, không phải là tỷ trí. Trước đã khởi diệt, vì được quả nên mất. Lúc được quả A-na-hàm, Tín giải thoát chuyển căn tạo Kiến đáo, đều cũng như thế.

Hỏi: Nếu như thành tựu tỷ trí ở quá khứ thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tỷ trí ở quá khứ không thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Trong kiến đạo không có sự việc này. Vì sao? Vì trong kiến đạo, trước đã được pháp trí. Lúc được quả Tu-đà-hoàn, tỷ trí đã khởi diệt, pháp trí không khởi diệt. Trước đã khởi diệt, vì được quả nên mất. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, tỷ trí đã khởi diệt, pháp trí không khởi diệt. Trước đã khởi diệt, vì được quả chuyển căn nên mất.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tỷ trí ở vị lai chăng?

Đáp: Nếu được.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu tỷ trí ở vị lai?

Đáp: Là trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy tập đế. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy diệt đế. Trong khoảnh khắc ba tâm lúc thấy đạo đế. Lúc được quả Tu-đà-hoàn, pháp trí đã khởi diệt. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí đã khởi diệt.

Hỏi: Nếu như thành tựu tỷ trí ở vị lai thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu.

Vào những thời gian nào thì thành tựu tỷ trí ở vị lai cũng

thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Vào thời gian như trước đã nói. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tỷ trí ở vị lai không thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Trong kiến đạo thì không có sự việc này. Lúc được quả Tu-đà-hoàn. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí không khởi diệt.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tỷ trí ở hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước thì thành tựu. Thế nào là hiện ở trước? Là nếu không khởi trí khác, không khởi nhẫn. Nếu không phải là không thì mới hiện ở trước.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu tỷ trí ở hiện tại?

Đáp: Là trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định. Trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy tập đế. Trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy diệt đế. Lúc được quả Tu-đà-hoàn, pháp trí đã khởi diệt, khởi tỷ trí hiện ở trước. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí đã khởi diệt, khởi tỷ trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu tỷ trí ở hiện tại thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt không mất thì thành tựu. Như thời gian trước đã nói. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tỷ trí ở hiện tại không thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Trong kiến đạo không có sự việc này. Thời gian được quả Tu-đà-hoàn, pháp trí chưa khởi diệt. Pháp trí đã khởi diệt, vì được quả nên mất, và khởi tỷ trí hiện ở trước. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí chưa khởi diệt. Pháp trí trước đã khởi diệt, vì được quả chuyển căn nên mất, và khởi tỷ trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tỷ trí ở quá khứ, hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí ở quá khứ không thành tựu tỷ trí ở quá khứ, hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí, tỷ trí ở quá khứ không thành tựu tỷ trí ở hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí ở quá khứ, tỷ trí ở hiện tại, không thành tựu tỷ trí ở quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí ở quá khứ và tỷ trí ở quá khứ, hiện tại.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ không thành tựu tỷ trí ở quá khứ, hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã khởi diệt, tỷ trí chưa khởi diệt, không khởi tỷ trí hiện ở trước.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ không thành tựu tỷ trí ở quá khứ, hiện tại?

Đáp: Vào thời gian được quả Tu-đà-hoàn, quả A-la-hán. Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động thì không có sự việc này. Trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định, được quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Lúc Tín giải thoát chuyển căn tạo Kiến đáo, pháp trí đã khởi diệt, tỷ trí chưa khởi diệt. Trước đã khởi diệt, vì đã được quả chuyển căn nên xả bỏ, không khởi tỷ trí hiện ở trước.

Thành tựu pháp trí, tỷ trí ở quá khứ, không thành tựu tỷ trí ở hiện tại: Nghĩa là pháp trí, tỷ trí đã khởi diệt, không khởi tỷ trí hiện ở trước.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí, tỷ trí ở quá khứ, không thành tựu tỷ trí ở hiện tại?

Đáp: Như trước đã nói.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ, tỷ trí ở hiện tại, không thành tựu tỷ trí ở quá khứ: Nghĩa là pháp trí đã khởi diệt, khởi tỷ trí hiện ở trước. Nếu chưa diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ, tỷ trí ở hiện tại, không thành tựu tỷ trí ở quá khứ?

Đáp: Như trước đã nói.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ và tỷ trí ở quá khứ, hiện tại: Nghĩa là pháp trí, tỷ trí đã khởi diệt, khởi tỷ trí hiện ở trước.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ và tỷ trí ở quá khứ, hiện tại?

Đáp: Là trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy tập đế được chánh quyết định. Trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy diệt đế. Lúc được quả Tu-đà-hoàn, pháp trí, tỷ trí đã khởi diệt, và khởi tỷ trí hiện ở trước. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí, tỷ trí đã khởi diệt, khởi tỷ trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu tỷ trí ở quá khứ, hiện tại thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tỷ trí ở quá khứ, hiện tại cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Là như trước đã nói. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tỷ trí ở quá khứ, hiện tại, không thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Trong kiến đạo không có sự việc này. Lúc được quả Tuđà-hoàn, tỷ trí đã khởi diệt, khởi tỷ trí hiện ở trước. Pháp trí chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, vì được quả nên mất. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động nói cũng như thế.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tỷ trí ở hiện tại, vị lai chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí ở quá khứ không thành tựu tỷ trí ở hiện tại, vị lai. Hoặc thành tựu pháp trí ở quá khứ và tỷ trí ở vị lai, không thành tựu tỷ trí ở hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí ở quá khứ và tỷ trí ở hiện tại, vị lai.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ không thành tựu tỷ trí ở hiện tại, vị lai: Nghĩa là pháp trí đã khởi diệt không mất, chưa được tỷ trí.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ không thành tựu tỷ trí ở hiện tại, vị lai?

Đáp: Là trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ và tỷ trí ở vị lai, không thành tựu tỷ trí ở hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã khởi diệt không mất, được tỷ trí không khởi hiện ở trước.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ và tỷ trí ở vị lai, không thành tựu tỷ trí ở hiện tại?

Đáp: Là như trước đã nói.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ và tỷ trí ở hiện tại, vị lai: Nghĩa là pháp trí đã khởi diệt không mất cùng khởi tỷ trí hiện ở trước.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu tỷ trí ở hiện tại, vị lai?

Đáp: Là trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định. Trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy tập đế. Trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy diệt đế. Lúc được quả Tu-đà-hoàn, pháp trí đã khởi diệt cùng khởi tỷ trí hiện ở trước. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động cũng như thế.

Hỏi: Nếu như thành tựu tỷ trí ở hiện tại, vị lai thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tỷ trí ở hiện tại, vị lai cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Là như trước đã nói. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tỷ trí ở hiện tại, vị lai, không thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Trong kiến đạo tức không có sự việc này. Lúc được quả Tu-đà-hoàn. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí chưa khởi diệt. Trước đã khởi diệt, vì được quả, chuyển căn nên mất, cùng khởi tỷ trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tỷ trí ở quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí ở quá khứ không thành tựu tỷ trí ở quá khứ, vị lai. Hoặc thành tựu pháp trí ở quá khứ, tỷ trí ở vị lai, không thành tựu tỷ trí ở quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu tỷ trí ở quá khứ, vị lai.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ không thành tựu tỷ trí ở quá khứ, vị lai: Nghĩa là pháp trí đã khởi diệt không mất, chưa được tỷ trí.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ không thành tựu tỷ trí ở quá khứ, vị lai?

Đáp: Là trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ, tỷ trí ở vị lai, không thành tựu tỷ trí ở quá khứ: Nghĩa là pháp trí đã khởi diệt không mất, được tỷ trí chưa diệt, giả như diệt liền mất.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ, tỷ trí ở vị lai, không thành tựu tỷ trí ở quá khứ?

Đáp: Là trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định. Lúc được quả Tu-đà-hoàn, quả A-la-hán. Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động thì không có sự việc này. Vì sao? Vì tỷ trí đã được ở trước. Lúc được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, Tín giải thoát chuyển căn tạo Kiến đáo, pháp trí đã khởi diệt, tỷ trí chưa khởi diệt. Trước đã khởi diệt, do được quả, chuyển căn nên mất.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu tỷ trí ở quá khứ, vị lai: Nghĩa là pháp trí, tỷ trí đã khởi diệt không mất.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu tỷ trí ở quá khứ, vị lai?

Đáp: Là trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy tập đế được chánh quyết định. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy diệt đế. Trong khoảnh khắc ba tâm lúc thấy đạo đế. Lúc được quả Tu-đà-hoàn, pháp trí, tỷ trí đã khởi diệt. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động và lúc pháp trí, tỷ trí đã khởi diệt.

Hỏi: Nếu như thành tựu tỷ trí ở quá khứ, vị lai thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu. Thời gian như trước đã nói. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tỷ trí ở quá khứ, vị lai không thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Trong kiến đạo tức không có sự việc này. Vì sao? Vì pháp trí đã được ở trước. Lúc được quả Tu-đà-hoàn, tỷ trí đã khởi diệt, pháp trí chưa khởi diệt. Trước đã khởi diệt, vì được quả nên mất. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động cũng như thế.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tỷ trí ở quá khứ, vị lai, hiện tại chăng?

Đáp: Trong đây có năm trường hợp:

Thành tựu pháp trí ở quá khứ không thành tựu tỷ trí ở quá khứ, vị lai, hiện tại chăng? Đáp: Như trước đã nói.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ, tỷ trí ở vị lai, không thành tựu tỷ trí ở quá khứ, hiện tại chăng? Đáp: Như trước đã nói.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ, tỷ trí ở quá khứ, vị lai, không thành tựu tỷ trí ở hiện tại chăng? Đáp: Như trước đã nói.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ, tỷ trí ở vị lai, hiện tại, không thành tựu tỷ trí ở quá khứ chăng? Đáp: Như trước đã nói.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ không thành tựu tỷ trí ở quá khứ, vị lai, hiện tại chăng? Đáp: Nghĩa là đã khởi diệt pháp trí, tỷ trí, khởi Tỷ trí hiện ở trước.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu tỷ trí ở quá khứ, hiện tại, vị lai?

Đáp: Là trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy tập đế được chánh quyết định. Trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy diệt đế. Lúc được quả Tu-đà-hoàn. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí, tỷ trí đã khởi diệt, cũng khởi tỷ trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu tỷ trí ở quá khứ, vị lai, hiện tại thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Như trước đã nói.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tha tâm trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu ở quá khứ.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí, tha tâm trí ở quá khứ?

Đáp: Vào thời gian lìa dục ái được chánh quyết định, trong khoảnh khắc hai tâm lúc thấy khổ đế. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy tập đế. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy diệt đế. Trong khoảnh khắc ba tâm lúc thấy đạo đế. Lúc người lìa dục ái, được quả A-na-hàm, A-la-hán. Tín giải thoát chuyển căn tạo Kiến đáo, Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí, tha tâm trí đã khởi diệt. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ không phải là tha tâm trí?

Đáp: Là lúc người chưa lìa dục ái được chánh quyết định, trong khoảnh khắc hai tâm lúc thấy khổ đế. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy tập đế. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy diệt đế. Trong khoảnh khắc ba tâm lúc thấy đạo đế. Lúc người chưa lìa dục ái, được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm. Tín giải thoát chuyển căn tạo Kiến đáo và pháp trí đã khởi diệt.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở quá khứ thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu. Thời gian như trước đã nói. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tha tâm trí ở quá khứ không phải là pháp trí?

Đáp: Là lúc người đã lìa dục ái được chánh quyết định, trong khoảnh khắc hai tâm lúc thấy khổ đế. Lúc được quả A-na-hàm, quả A-la-hán, pháp trí chưa khởi diệt. Nếu như khởi diệt, vì được quả nên mất. Lúc lìa dục ái, Tín giải thoát chuyển căn tạo Kiến đáo, Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí chưa khởi diệt, giả như khởi diệt, vì chuyển căn nên mất. Nếu người ở cõi dục, pháp trí không khởi diệt, mạng chung sinh nơi cõi sắc. Nếu người ở cõi dục, cõi sắc, tha tâm trí vô lậu đã khởi diệt, pháp trí không khởi diệt, mạng chung sinh nơi cõi vô sắc. Người chưa được quả A-la-hán, sinh nơi cõi dục, phàm phu lìa dục ái, phàm phu sinh nơi cõi sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tha tâm trí ở vị lai chăng?

Đáp: Nếu được không mất thì thành tựu. Thế nào là được không mất? Là nếu lìa dục ái và đối với pháp đã lìa kia không thoái chuyển.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu tha tâm trí ở vị lai?

Đáp: Như thời gian đã nói ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở vị lai thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Về thời gian, như trước đã nói. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tha tâm trí ở vị lai không thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Là thời gian người lìa dục ái được chánh quyết định, trong khoảnh khắc hai tâm lúc thấy khổ đế. Lúc được quả A-na-hàm, quả A-la-hán, pháp trí chưa khởi diệt, nếu như khởi diệt, vì được quả nên mất. Lúc lìa dục ái, Tín giải thoát chuyển căn tạo Kiến đáo, Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí chưa khởi diệt, nếu như khởi diệt, vì chuyển căn nên mất. Nếu người ở cõi dục, pháp trí chưa khởi diệt, mạng chung sinh nơi cõi sắc, vô sắc. Nếu như khởi diệt, tức ở nơi cõi sắc, vô sắc kia được quả A-la-hán. Phàm phu sinh nơi cõi dục lìa dục, phàm phu sinh nơi cõi sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tha tâm trí ở hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước. Thế nào là hiện ở trước? Là nếu không khởi trí khác, không khởi nhẫn. Nếu không phải là không tâm thì mới hiện ở trước.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu tha tâm trí ở hiện tại?

Đáp: Là thời gian được quả A-na-hàm. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí đã khởi diệt, khởi tha tâm trí hiện ở trước. Nếu người ở cõi dục, pháp trí đã khởi diệt, mạng chung sinh nơi cõi sắc, khởi tha tâm trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở hiện tại thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu. Thời gian như trước đã nói. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tha tâm trí ở hiện tại không thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Trong kiến đạo không có sự việc này. Lúc được quả A-nahàm. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí chưa khởi diệt, nếu như khởi diệt, vì được quả, chuyển căn nên mất, cùng khởi tha tâm trí hiện ở trước. Nếu ở cõi dục, pháp trí không khởi diệt, mạng chung sinh nơi cõi sắc, khởi tha tâm trí hiện ở trước. Nếu như khởi diệt, tức ở nơi cõi kia được quả A-la-hán, khởi tha tâm trí hiện ở trước. Phàm phu sinh nơi cõi dục, cõi sắc, khởi tha tâm trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí ở quá khứ không thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí ở quá khứ, tha tâm trí ở quá khứ, không thành tựu tha tâm trí ở hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, hiện tại.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ không thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, hiện tại: Nghĩa là nếu pháp trí đã khởi diệt, tha tâm trí không khởi diệt. Nếu như khởi diệt liền mất thì không khởi tha tâm trí hiện ở trước.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ không thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, hiện tại?

Đáp: Là như trước đã nói. Lúc chưa lìa dục ái.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ, tha tâm trí ở quá khứ, không thành tựu tha tâm trí ở hiện tại: Nghĩa là pháp trí, tha tâm trí đã khởi diệt không mất, không khởi tha tâm trí hiện ở trước. Như trước đã nói, điều khác biệt là nói không khởi tha tâm trí hiện ở trước.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, hiện tại: Nghĩa là pháp trí, tha tâm trí đã khởi diệt không mất, cùng khởi tha tâm trí hiện ở trước.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, hiện tại?

Đáp: Trong kiến đạo không có sự việc này. Lúc được quả A-nahàm, pháp trí đã khởi diệt, cùng khởi tha tâm trí hiện ở trước. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí đã khởi diệt, cùng khởi tha tâm trí hiện ở trước. Nếu ở cõi dục, pháp trí đã khởi diệt, mạng chung sinh nơi cõi sắc, chưa được quả A-la-hán, khởi tha tâm trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, hiện tại thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu. Về thời gian như trước đã nói. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, hiện tại, không thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Trong kiến đạo không có sự việc này. Lúc được quả A-nahàm, pháp trí chưa khởi diệt, cùng khởi tha tâm trí hiện ở trước. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí chưa khởi diệt, cùng khởi tha tâm trí hiện ở trước. Nếu người ở cõi dục, pháp trí không khởi diệt, mạng chung sinh nơi cõi sắc, khởi tha tâm trí hiện ở trước. Nếu như khởi diệt, sinh nơi cõi sắc, được quả A-la-hán, khởi tha tâm trí hiện ở trước. Phàm phu sinh nơi cõi dục, cõi sắc, khởi tha tâm trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tha tâm trí ở hiện tại, vị lai chăng?

Đáp: Ở đây có ba trường hợp:

Thành tựu pháp trí ở quá khứ không thành tựu tha tâm trí ở hiện tại, vị lai chăng? Đáp: Như trước đã nói.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ và tha tâm trí ở vị lai, không thành tựu tha tâm trí ở hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã khởi diệt không mất, được tha tâm trí không khởi hiện ở trước.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ và tha tâm trí ở vị lai, không thành tựu tha tâm trí ở hiện tại?

Đáp: Lúc người lìa dục ái được chánh quyết định, trong khoảnh khắc hai tâm lúc thấy khổ đế. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy tập đế. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy diệt đế. Trong khoảnh khắc ba tâm lúc thấy đạo đế, được quả A-na-hàm. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí đã khởi diệt, không khởi tha tâm trí hiện ở trước. Nếu ở nơi cõi dục, pháp trí đã khởi diệt, mạng chung sinh nơi cõi sắc, chưa được quả A-la-hán, không khởi tha tâm trí hiện ở trước. Nếu sinh nơi cõi vô sắc, chưa được quả A-la-hán.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu tha tâm trí ở hiện tại, vị lai: Nghĩa là pháp trí đã khởi diệt không mất, cùng khởi tha tâm trí hiện ở trước.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu tha tâm trí ở hiện tại, vị lai?

Đáp: Như trước đã nói là thời gian thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, hiện tại.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở hiện tại vị lai, thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu. Thời gian như trước đã nói. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu. Như trước đã nói.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Ở đây có ba trường hợp:

Thành tựu pháp trí ở quá khứ không thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, vị lai chăng? Đáp: Như trước đã nói.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ và tha tâm trí ở vị lai, không thành tựu tha tâm trí ở quá khứ: Nghĩa là pháp trí đã khởi diệt, tha tâm trí chưa khởi diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ và tha tâm trí ở vị lai, không thành tựu tha tâm trí ở quá khứ?

Đáp: Sinh nơi cõi dục, cõi sắc thì không có sự việc này. Nếu ở cõi dục, cõi sắc, pháp trí đã khởi diệt, tha tâm trí vô lậu không khởi diệt, mạng chung sinh nơi cõi vô sắc, chưa được quả A-la-hán.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, vị lai chăng? Đáp: Như trước đã nói.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, vị lai, thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Như trước đã nói.

Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tha

tâm trí ở quá khứ, hiện tại, vị lai chăng?

Đáp: Ở đây có bốn trường hợp, tùy theo tướng để nói.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, hiện tại, vị lai, thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu. Thời gian như trước đã nói. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu. Như trước đã nói.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu đẳng trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu đẳng trí ở quá khứ?

Đáp: Là trong khoảnh khắc hai tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy tập đế. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy diệt đế. Trong khoảnh khắc ba tâm lúc thấy đạo đế, được quả Tu-đà-hoàn. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí đã khởi diệt.

Hỏi: Nếu như thành tựu đẳng trí ở quá khứ thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu. Thời gian như trước đã nói. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu đẳng trí ở quá khứ, không thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Tất cả người phàm phu cùng được chánh quyết định, trong khoảnh khắc hai tâm lúc thấy khổ đế, được quả Tu-đà-hoàn.

Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí chưa khởi diệt. Nếu như khởi diệt, vì được quả, chuyển căn nên mất.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu đẳng trí ở vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu đẳng trí ở vị lai?

Đáp: Như trước đã nói.

Hỏi: Nếu như thành tựu đẳng trí ở vị lai thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu, như trước đã nói. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu, cũng như trước đã nói.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu đẳng trí ở hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước. Thế nào là hiện ở trước? Là nếu không khởi trí vô lậu, không khởi nhẫn. Nếu không phải là không tâm thì mới hiện ở trước.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu đẳng trí ở hiện tại?

Đáp: Trong kiến đạo không có sự việc này. Thời gian được quả Tu-đà-hoàn, cho đến lúc Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí đã khởi diệt, cùng khởi đẳng trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu đẳng trí ở hiện tại thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu. Thời gian như trước đã nói. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.

Vào những thời gian nào thì thành tựu đẳng trí ở hiện tại,

không thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Trong kiến đạo không có sự việc này. Thời gian được quả Tu-đà-hoàn, pháp trí chưa khởi diệt. Trước đã khởi diệt, vì được quả nên mất, cùng khởi đẳng trí hiện ở trước. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, vì được quả nên mất, cùng khởi đẳng trí hiện ở trước.

Ngoài ra, tùy theo tướng để nói rộng, tạo ra bảy trường hợp.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu khổ trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu khổ trí ở quá khứ?

Đáp: Là trong khoảnh khắc hai tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy tập đế. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy diệt đế. Trong khoảnh khắc ba tâm lúc thấy đạo đế, được quả Tu-đà-hoàn. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí, khổ trí đã khởi diệt. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ, không thành tựu khổ trí ở quá khứ?

Đáp: Trong kiến đạo không có sự việc này. Thời gian được quả Tu-đà-hoàn. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí của tập, diệt, đạo đã khởi diệt, khổ trí chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, vì được quả, chuyển căn nên mất.

Hỏi: Nếu như thành tựu khổ trí ở quá khứ thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu.

Vào những thời gian nào thì thành tựu khổ trí ở quá khứ

cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Như trước đã nói. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu khổ trí ở quá khứ, không thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Trong kiến đạo không có sự việc này. Thời gian được quả Tu-đà-hoàn. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, khổ tỷ trí đã khởi diệt, pháp trí chưa khởi diệt. Nếu như khởi diệt, vì được quả, chuyển căn nên mất.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu khổ trí ở vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu khổ trí ở vị lai?

Đáp: Là trong khoảnh khắc hai tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy tập đế. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy diệt đế. Trong khoảnh khắc ba tâm lúc thấy đạo đế, được quả Tu-đà-hoàn. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí đã khởi diệt.

Hỏi: Nếu như thành tựu khổ trí ở vị lai thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu khổ trí ở vị lai cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Thời gian như trước đã nói. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.

Vào những thời gian nào thì thành tựu khổ trí ở vị lai,

không thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Là trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định, được quả Tu-đà-hoàn, pháp trí chưa khởi diệt. Trước đã khởi diệt, vì được quả nên mất. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí chưa khởi diệt. Trước đã khởi diệt, vì được quả, chuyển căn nên mất.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu khổ trí ở hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước. Thế nào là hiện ở trước? Là nếu không khởi trí khác, không khởi nhẫn. Nếu không phải là không tâm thì mới hiện ở trước.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu khổ trí ở hiện tại?

Đáp: Là trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định, được quả Tu-đà-hoàn. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí đã khởi diệt, cùng khởi khổ trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu khổ trí ở hiện tại thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu. Thời gian như trước đã nói. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu khổ trí ở hiện tại, không thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Là trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định, được quả Tu-đà-hoàn. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí chưa khởi diệt. Trước đã khởi diệt, vì được quả, chuyển căn nên mất, cùng khởi khổ trí hiện ở trước.

Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu khổ

trí ở quá khứ, hiện tại chăng?

Đáp: Ở đây có bốn trường hợp:

Thành tựu pháp trí ở quá khứ, không thành tựu khổ trí ở quá khứ, hiện tại: Nghĩa là nếu pháp trí đã khởi diệt không mất thì thành tựu, khổ trí chưa khởi diệt, nếu như khởi diệt rồi liền mất, không khởi khổ trí hiện ở trước.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ, không thành tựu khổ trí ở quá khứ, hiện tại?

Đáp: Trong kiến đạo không có sự việc này. Thời gian được quả Tu-đà-hoàn, pháp trí đã khởi diệt, khổ trí chưa khởi diệt, nếu như khởi diệt, vì được quả nên mất, không khởi khổ trí hiện ở trước. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí đã khởi diệt, khổ trí chưa khởi diệt. Nếu như khởi diệt, vì được quả, chuyển căn nên mất, không khởi khổ trí hiện ở trước.

Thành tựu pháp trí, khổ trí ở quá khứ, không thành tựu khổ trí ở hiện tại: Nghĩa là pháp trí, khổ trí đã khởi diệt, không khởi khổ trí hiện ở trước.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí, khổ trí ở quá khứ, không thành tựu khổ trí ở hiện tại?

Đáp: Là trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy tập đế. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy diệt đế. Trong khoảnh khắc ba tâm lúc thấy đạo đế. Thời gian được quả Tu-đà-hoàn, pháp trí, khổ trí đã khởi diệt, không khởi khổ trí hiện ở trước. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí, khổ trí đã khởi diệt, không khởi khổ trí hiện ở trước.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ và khổ trí ở hiện tại, không thành tựu khổ trí ở quá khứ: Nghĩa là nếu pháp trí đã khởi diệt không mất,

khổ trí chưa khởi diệt, nếu như khởi diệt rồi liền mất, cùng khởi khổ trí hiện ở trước.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ và khổ trí ở hiện tại, không thành tựu khổ trí ở quá khứ?

Đáp: Trong kiến đạo không có sự việc này. Thời gian được quả Tu-đà-hoàn. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí đã khởi diệt, khổ trí chưa khởi diệt. Trước đã khởi diệt, vì được quả, chuyển căn nên mất, cùng khởi khổ trí hiện ở trước.

Thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu khổ trí ở quá khứ, hiện tại: Nghĩa là pháp trí, khổ trí đã khởi diệt, cùng khởi khổ trí hiện ở trước.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ cũng thành tựu khổ trí ở quá khứ, hiện tại?

Đáp: Là trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định, được quả Tu-đà-hoàn. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí, khổ trí đã khởi diệt, cùng khởi khổ trí hiện ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu khổ trí ở quá khứ, hiện tại, thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu. Thời gian như trước đã nói. Nếu không diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu khổ trí ở quá khứ, hiện tại, không thành tựu pháp trí ở quá khứ?

Đáp: Trong kiến đạo không có sự việc này. Thời gian được quả Tu-đà-hoàn. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, khổ trí, tỷ trí đã khởi diệt, pháp trí chưa khởi diệt. Trước đã khởi diệt, vì được quả chuyển căn nên mất, cùng khởi khổ tỷ trí hiện ở trước.

Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu khổ

trí ở hiện tại, vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu. Hiện tại nếu hiện ở trước. Ngoài ra, tùy theo tướng để nói.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu khổ trí ở quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu. Quá khứ nếu diệt không mất thì thành tựu. Ngoài ra, tùy theo tướng để nói.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu khổ trí ở quá khứ, hiện tại, vị lai chăng?

Đáp: Ở đây có bốn trường hợp, tùy theo tướng để nói.

Như pháp trí đối với khổ trí tạo ra bảy trường hợp, thì pháp trí đối với tập trí, diệt trí, đạo trí cũng tạo ra bảy trường hợp như thế.

Pháp trí ở quá khứ, tỷ trí ở quá khứ, tha tâm trí ở quá khứ, tạo ra bảy trường hợp, cho đến đạo trí tạo ra bảy trường hợp cũng như thế.

Phần còn lại nói rộng như nơi chương Kiền Độ Sử.

Trong đây, một hành trải qua sáu trường hợp nhỏ, bảy trường hợp lớn, với bảy nghĩa khác biệt. Lời đáp cũng như nơi Kiền Độ Sử.

HẾT – QUYỂN 60