KINH KIM QUANG MINH VĂN CÚ

QUYỂN 5

Đại sư Trí Giả, ở núi Thiên thai Đời Tùy giảng
Môn nhân là Quán Đảnh ghi chép

GIẢI THÍCH PHẨM BỐN VỊ VUA TRỜI

1. Nói về bốn vị vua trời:

Vua trời: là người đứng đầu các cõi trên, sơ thiên của cõi dưới, an trụ ở lưng chừng núi Tu-di, phía Đông là Hoàng Kim Đỏa Vương tên là Đề Đầu-lại-tra, Hán dịch là Trì Quốc, thống lĩnh Càn-thát-bàphú-đơn-ca, phía nam là Lưu ly Đỏa Vương tên là Tỳ-lưu-lặc-xoa, Hán dịch là Tăng Trưởng, thống lĩnh Cưu-bàn-trà bệ-lệ-đa, phía Tây Bạch Ngân Đỏa Vương gọi là Tỳ-lưu-bác-xoa, Hán dịch là Tạp Ngữ, thống lĩnh rồng dữ Tỳ-xá-xà, phía Bắc là Nước Tinh Đỏa Vương tên là Tỳsa-môn, Hán dịch là Đa văn, thống lĩnh Dạ-xoa la-sát. Bốn vị vương này nghe kinh vui mừng, cùng dẫn dắt năm trăm quyến thuộc, phát thệ nguyện che chở, giữ gìn. Từ tiêu đề rõ ràng này nên gọi là phẩm Bốn vị vua trời. Quán Tâm giải thích: Đông là Tập – Nam là khổ – Tây là Đạo – Bắc là Diệt – bốn đế lý là bốn cõi trời, quán bốn đế trí là bốn vị vương, bảo vệ bốn đế cảnh gọi là Hộ quốc, bảo vệ tâm sở là Hộ chúng sinh.

Thế là khác, vì người khác nói về tâm sở gọi là Hộ chúng sinh khác.

2. Nói về tám bộ:

Tám bộ: là trong khổ đế có kiến tu lợi độn, kinh Pháp Hoa nêu rõ đây là quỷ thần, cho nên trong Diệt đế cũng có kiến-tư, đó là Tám bộ. Nếu không soi chiếu bốn đế lý thì kiến hoặc và tư hoặc xâm hại tâm vương, phá hủy làm tổn hại cảnh giới, tâm vương mất cảnh thì mất nước, tâm sở là người dân bỏ chạy tán loạn, cảnh và trí đều bị quỷ thần làm cho khổ sở. Quán sát Khổ – Tập, khống chế kiến tư thì đất nước yên ổn, người dân bình yên. Có thể nói về bốn đế cho người khác nghe, là bảo vệ cõi nước cho người, ngăn dứt kiến tư nơi khác xâm nhập khiến cho được bình yên, đó là quán tâm bốn vị trời che chở thế gian. Từ đây về sau mười ba phẩm là phần lưu thông, Phật từ bi đến tận cùng, khiến cho tà ác không che lấp chân chánh, kinh vương không bị lấp bít ở đường cuối cùng, người có duyên tùy theo đó được nghe biết chân thật, nên gọi là Lưu thông. Tất cả gồm có sáu ý:

3. Nội dung các phẩm kinh:

Từ “Bốn vị vua trời… đến Tán Chi” là nói về Thiên Vương phát thệ nguyện khuyến khích khen ngợi vua cõi nước mở mang rộng khắp kinh này. Chánh luận khéo tập, là nói vua cõi người mở mang kinh điển, được vua cõi trời bảo vệ giúp đỡ, cũng là chỉ bày cách thức mở rộng kinh điển trong thời gian cư trú, phẩm Quỷ Thần nói về công đức nghe kinh được các Thiên thần địa tướng hoặc thần sông thần biển cùng các vị Bồ- tát thảy đều bảo vệ che chở, phẩm Thọ Ký chứng minh công đức nghe kinh không luống uổng, phẩm Trừ Bịnh nói về công đức nghe kinh thuở xưa, của Lưu Nước, chứng minh ngày nay được che chở chẳng phải sai lầm; phẩm Xả Thân dẫn ra xưa kia thực hành tu tập theo kinh xả bỏ thân mạng không hề nuối tiếc, chân thành khuyên nhắc thầy trò chớ tiếc lẫn phát tài, phẩm Tán Phật nói về các vị Bồ-tát khen ngợi Phật pháp, lợi ích năng tuyên sở tuyên đều rất sâu dày… Thiên vương phát thệ lại chia làm năm bốn vị vua trời dùng năng lực trời ủng hộ người thỉnh cầu, phẩm Đại Biện dùng biện tài sung mãn lợi ích cho người giảng nói, phẩm Trời Công đức thệ nguyện dùng tài vật giúp đỡ đầy đủ chẳng phải chỉ có người thỉnh cầu và người giảng nói, phẩm Tán Chi thệ nguyện dùng uy vũ để phá dẹp kẻ địch bên ngoài, dứt trừ tai nạn bên trong, để cho người thỉnh cầu, người giảng nói người nghe đều được yên ổn. Lại nữa, Thiên Vương bảo vệ cõi nước đó, Đại Biện bảo vệ vị sư đó, công đức che chở đại chúng ở đó, Thần đất che chở chỗ ấy, Tán Chi dẹp yên tai họa xảy ra nơi đó, giúp cho kinh pháp được mở mang rộng lớn…

4. Nói về phẩm Bốn vị vua trời:

Trong phẩm Bốn vị vua trời có sáu lần hỏi – đáp, tức là sáu đoạn:

  1. Thỉnh Phật nói về công năng của người Hộ quốc.
  2. Thỉnh Phật nói về sự việc đó.
  3. Thỉnh Phật chỉ bày phương pháp
  4. Thỉnh cầu Đức Phật nêu rõ điểm quan trọng của pháp lợi đó.
  5. Thỉnh Phật nói về sự hưng suy.
  6. Thỉnh Phật nói kệ ngợi khen công đức.

– Lần thứ nhất chia làm hai: a. Thưa hỏi Đức Phật. b. Đức Phật nói rõ thành quả.

– Thưa hỏi Đức Phật lại có hai:

1/ Lời tựa của người kiết tập.

2/ Chính thức thưa hỏi Đức Phật. Lời tựa cung kính như trong văn. Chính thức thưa hỏi Đức Phật. Văn chia làm hai: a. Khen ngợi kinh; b. Nói về công năng che chở. Các vị trời tin pháp có năng lực, cho nên khen ngợi kinh, muốn kinh được truyền bá rộng vì thế nói về công năng che chở đó. khen ngợi kinh chia làm ba:

5. Khen ngợi kinh:

Từ “Kim Quang Minh này…” trở xuống là khen ngợi Thế của kinh; Từ “Trang nghiêm Bồ-tát…” trở xuống khen ngợi Tông chỉ của kinh; từ “Kinh này năng chiếu…” trở xuống là khen ngợi về Dụng của kinh, chánh thuyết thì nhiều nhưng khen ngợi chỉ có ba, cho nên lược thâu nhiếp quảng. Lý pháp tánh được Phật bảo vệ giữ gìn, văn giải thích lý này nên nói là Kinh vương. Đã nói là kinh vương thì biết là khen ngợi thể, y vào thể để tu hành, công năng giúp cho Bồ-tát đầy đủ hai trang nghiêm, thành tựu quả vị cao tột. Đã nói là Trang nghiêm thì biết là khen ngợi tông chỉ, Thế thiên, Tịch thiên, Nghĩa thiên đều kính mến vô cùng, thực hành ba nghiệp cúng dường, cung kính là thân, vui mừng là ý, khen ngợi là miệng. Lại nữa, dưới từ địa ngục trên đến Bồ-tát, vô minh chưa sạch thì đều bị phiền não ép ngặt, kinh này có công năng dứt trừ sự ép ngặt đó, như vầng trăng mát mẻ sáng ngời, nên biết là khen ngợi dụng… Từ

6. Nói về khả năng Hộ quốc:

“Thế Tôn! Kim Quang Minh này” trở xuống là phần b, thuật rõ về khả năng hộ quốc, văn chia làm hai: a. Bên trong dùng pháp để hộ quốc; b. Bên ngoài dùng sách lược để hộ quốc. Dùng pháp hộ quốc lại có bốn:

  1. Lý do hộ quốc.
  2. Dùng pháp để hộ quốc.
  3. Nhờ quyến thuộc là các vị trời để hộ quốc.
  4. Dùng mắt trời để hộ quốc.

Lý do hộ quốc: vì nhờ kinh này mà được bốn lợi ích, thân thể càng sáng ngời, sức lực thêm mạnh mẽ, tâm thức càng tăng tiến, phước đức càng trang nghiêm. Về lý thì được hai ích lợi, đó là pháp thân tuệ mạng đều được thêm lớn. Nhờ cõi nước mở rộng kinh điển khiến cho pháp ấy tốt tươi, lẽ nào không che chở? Nói về lý do ấy, nghĩa này chính là tương ứng với Quán tâm, dùng bốn đế trí che chở bốn đế cảnh, tức là tu hành chánh pháp, dùng bốn đế trí dẫn dắt các tâm sở, giúp cho tâm sở không hiện hành, nên gọi là Hành Bát-nhã Ba-la-mật, tức là năng 258 thuyết chánh pháp. Bên trong có lý do hộ quốc như vậy, gọi là Hộ Thế Vương cai trị cõi nước bằng chánh pháp, Sư đảng hộ quốc: ở đây cũng tương ưng với Quán tâm, Tâm Vương là thầy, Tâm Sở là môn hạ, hàng phục các sử kiến tư lợi độn, như các Thiên Vương cùng quyến thuộc ngăn dứt các ác quỷ, như vua chuyển Luân cùng bảy thứ báu, ngàn người con hễ có đi đến nơi nào thì bốn phương đều quy ngưỡng phước đức của họ, bốn vị vua trời cùng với năm trăm quyến thuộc đến nơi chốn nào thì điều ác gì mà không trừ diệt? Dùng mắt trời hộ quốc: nhờ phước báo đạt được mắt trời nhìn thấy mọi nơi, không có tối tăm nào không chiếu sáng, phòng ngừa mầm mống ngăn dứt dần dần thì điều ác nào mà không trừ diệt?

7. Chính sách hộ quốc:

Từ “nếu cõi nước này có những điều suy hao…” trở xuống là trí sách hộ quốc, giúp cho nhân duyên trong ngoài hòa hợp, văn chia làm ba:

1. Nếu trong nước có nhiều tai họa, các thứ hoạn nạn khốn đốn như chiến tranh, đói kém, dịch bệnh, ta dùng trí sách khuyến khích Pháp sư đến đó. Hoặc dùng uy thần khuyên đến, hoặc hiện bày hình tướng để khuyên đến, hoặc giáng mộng để khuyên đến, nếu Pháp sư đến đó giảng rộng kinh này, thì giống như mặt trời xuất hiện, mù sương sáng sớm tự nhiên tiêu tan. Đây là khuyến khích duyên bên ngoài. Kế là vị vua tâm không có trí soi chiếu thì tai họa thừa cơ ngấm ngầm xâm nhập, sư đã nắm giữ pháp theo nghi thức, nhà vua cần phải chuyên tâm lắng nghe lãnh thọ, nếu nhà vua chăm chỉ lắng nghe thì các vị trời cũng thường che chở, cho nên che chở nơi đáng che chở bảo vệ nơi đang bảo vệ, một người có niềm vui thì khắp nơi đều được nhờ cậy, bản thân nhà vua và đất nước yên ổn không còn những tai họa. Đây là nhân bên trong, nếu bên ngoài tuy có người mở mang kinh pháp nhưng bên trong nhà vua không thiết tha tôn trọng, thì không hòa hợp, không thể đẩy lùi mọi tai họa.

2. Nhà vua không ban phát ân huệ thì phước lộc không đầy khắp, như không siêng năng cày cấy thì kho lẫm không nhiều thóc lúc, khuyến khích nhà vua dốc hết tài vật cung cấp cho bốn chúng, bốn chúng được yên lành thì phước đức giúp đỡ nhà vua, khắp đất nước và toàn quyến thuộc tất cả đều không có họa họan. Đây là nhân duyên trong ngoài hòa hợp, sẽ khiến cho mùa màng bội thu, khắp nơi no ấm…

3. Bản thân nhà vua không có đức hạnh của vị vua trước đây thì thần dân không phục tùng, miệng nhà vua không có đức hạnh của vị vua trước đây thì các nước gần bên cạnh không khen ngợi. Nay khuyến khích nhà vua thể hiện ba nghiệp, cúng dường cung kính là thân nghiệp, trân trọng là ý nghiệp, ca ngợi tán thán là khẩu nghiệp. Bởi lẽ, cao lấy thấp làm nền móng, biện giải lấy nói chậm rãi làm thầy, kính trên nhường dưới công đức cũng lớn lao. Dùng uy lực của các vị trời khiến cho các nước ở gần đều xa tôn sùng, bày tỏ sự khen ngợi kính mến và vô cùng khâm phục. Ba nghiệp trang nghiêm, trên hóa độ, dưới như gió thổi giạt cỏ cây. Người đứng đầu đất nước đã như vậy, thì người dân trâu ngựa cỏ cây trong đất nước không loài nào không cúi đầu hướng về trong đó. Đây tức là nhân duyên năng tán và sở tán hòa hợp nhau, tiếng ca tụng vang khắp các nước ở gần… văn kinh rõ ràng suy tìm sẽ thấy.

8. Phật nói về sự thành tựu:

Kế là Đức Phật nói về sự thành tựu ấy, văn chia làm hai:

1/ Kết hợp thuật rõ sự khen ngợi kinh.

2/ Nói về khả năng che chở cõi nước. Bốn vị vua trời trước tiên nói lời khen ngợi kinh đã hợp lý, Đức Phật lại nói rõ sự thành tựu đó, quả thật khen ngợi về ba thứ thể, tông, dụng ở trên, cho nên nói là Đức Phật kết hợp thuật rõ, khéo thay, tuyệt vời thay! Trên đây là khen ngợi chung về giáo pháp, Đức Phật nói rõ sự thành tựu đó là khen ngợi mà thành tựu nơi một pháp. Từ “ở chỗ các Đức Phật” trở xuống là nói rõ sự thành tựu khả năng hộ quốc, lại chia làm hai:

3/ Nói về dùng pháp để che chở giữ gìn đất nước.

4/ Nói dùng trí nhãn để hộ quốc. Cách hộ quốc có bốn, Đức Phật đều nói rõ tất cả, trên đã nói về lý do hộ quốc là nhờ nghe kinh được lợi ích, Đức Phật nói rõ nay được lợi ích vì phước đức gieo trồng từ trước, phát tâm cuối cùng cả hai không trái nhau, hai tâm như vậy thì tâm trước rất khó, cho nên kính lễ đối với sơ phát tâm. Đây là nói phần trước để thành tựu phần sau, nói phần sau để hiển bày phần trước. Từ “giảng nói chánh pháp…” trở xuống là nói về việc dùng pháp để hộ quốc. Trên nói năng thuyết năng hành cho nên gọi là Hộ thế, Đức Phật cũng nói rõ sự thành tựu của năng thuyết năng hành, được gọi là Hộ Thế… Từ “Hôm nay các vị…” trở xuống là nói rõ dùng mắt trời để hộ quốc, không trái với thứ lớp, không lỗi đối với nghĩa lý, trên nói dùng mắt trời thanh tịnh hơn hẳn mắt thịt, Đức Phật nói rõ về lợi ích lâu dài. Bởi lẽ mắt trời chiếu sáng trong đêm tối không nhờ vào ánh sáng mặt trời, cho nên nói là đêm dài.

9. Nói về thân thuộc của các vị trời ấy hộ quốc:

Từ “Bốn vị vua trời các vị và các quyến thuộc…” trở xuống là nói rõ thân thuộc của các vị trời ấy hộ quốc, trước đây nói là hộ quốc, nay Đức Phật khen ngợi thêm là che chở chánh pháp của các Đức Phật ba đời. Từ “Tứ vương các vị và các thiên chúng…” trở xuống là nói rõ trí nhân hòa hợp để hộ quốc, trên nói thỉnh cầu Pháp sư đi vào cảnh giới để đầy lùi ác nạn, trình bày về công lao này do bản thân mình có khả năng đẩy lùi loài Tu-la, các vị hãy khuyến khích nhà vua nghe kinh, cung cấp vật dụng cho bốn chúng; Đức Phật nói rõ về trí bên trong , và phước bên ngoài thật sự tiêu trừ hàng phục các khổ đưa đến an vui, như văn… Lần thứ hai thỉnh cầu Đức Phật nói về việc hộ quốc, văn chia làm hai:

  1. Bạch Đức Phật.
  2. Đức Phật nó rõ thành tựu.

Bạch Đức Phật lại có hai:

1/ Nơi lưu hành kinh điển, vị vua đó tự mình có thể lãnh thọ, lại cung cấp các thứ cầu dùng cho bốn chúng, tôi và quyến thuộc nguyện sẽ âm thầm ẩn hình để làm cho lợi ích đó hiển hiện.

2/ Các nước ở gần xấu ác khởi binh xâm chiếm đất nước tốt lành, tôi sẽ ẩn hình dấy lên các điều kinh dị hãi hùng, bao nhiêu tai họa phát khởi, khiến cho quân binh đó nhìn thấy rõ ràng mà tự rút lui, không dám quấy nhiễu, huống chi là tàn hại trong cõi nước…

10. Phận giải thích rõ:

Tiếp theo Đức Phật nói rõ, văn chia làm hai: Từ “Bấy giời, Đức Phật khen ngợi…” trở xuống đến “… không có việc tranh chấp kiện tụng” là nói rõ ý đầu tiên, ẩn hình là che chở Tam bảo, ngã là Phật bảo, tu tập Bồ-đề là Pháp bảo, các vị vua không đấu tranh kiện tụng là Tăng bảo. Nói rõ che chở một nhưng có thể thành tựu ba. Từ “Tứ Vương nên biết cõi Diêm-phù-đề này…” trở xuống là nói về thành tựu ý sau, trên đây dùng uy lực của các vị trời làm mê hoặc khiến cho sáu thế lực phải rút lui, dường như ghét điều xấu ác, ưa tự buồn lo, để người lành tự vui vẻ, không phải tệ bạc với kẻ ác mà trọng hậu với người lành, thành ra lo sợ, mà rút lui. Lại khuyến khích các nước đều giữ gìn sự nghiệp của chính mình, trụ cảnh tự vui, chớ khởi lòng tham để chiếm đoạt, các vị vua hòa hợp thì dân chúng không có tai vạ, pháp hưng thịnh thì các vị trời vui vẻ. Đức Phật nói với Đế Thích: “Đấu tranh là nhân duyên làm cho trời người bị hao tổn, khéo có thể yêu mến hòa hợp thiên hạ, thì đó chẳng những là cúng dường đối với ta, mà còn là cúng dường các đức Như lai trong ba đời, đối với một đất nước, mà còn yên ổn cho tất cả mọi đất nước”, vì thế dùng sự yêu mến hòa hợp nói rõ sự việc thứ hai… Lần thứ ba thỉnh Phật nói rõ nghi quỹ của Nhân vương, văn chia làm hai:

  1. Đưa ra ước nguyện.
  2. Nêu rõ nghi quỹ đó.

– Ước nguyện có sáu:

  1. Mong muốn bản thân mình yên ổn.
  2. Mong muốn vợ con mình yên ổn.
  3. Mong muốn cung điện yên ổn.
  4. Mong muốn có vị vua tài đức dẫn dắt.
  5. Mong muốn thâu nhiếp mọi phước đức.
  6. Mong muốn đất nước không có lo âu đau khổ. Sáu ước nguyện như văn.

11. Nêu lên nghi quỹ:

Từ “Thế Tôn! Vua cõi người như thế” trở xuống là phần hai, nêu rõ nghi quỹ đó. Tuy thứ lớp sáu số đó đã đầy đủ, nhưng trước mong muốn bản thân yên ổn, nay chỉ rõ đừng nên buông lung, chế ngự tâm thì bản thân yên ổn; trước mong muốn cung điện yên ổn, nay chỉ rõ nên trang nghiêm pháp đường, lọng tàn cờ xí rực rỡ phía trên – hương trầm hoa quả ngon ngọt phía dưới, Tam Bảo thọ dụng thì phước đức không còn có tai họa, trước mong muốn có vị vua tài đức dẫn dắt, nay chỉ bày tắm gội sạch sẽ xông ướp hương thơm, chân thành cung kính, dứt bỏ cao ngạo, như vậy bằng tám dải mũ trên thân người kia. Trên muốn thâu nhiếp nhóm phước đức, nay chỉ rõ chánh niệm nghe kinh, chánh niệm nghe kinh công năng sinh ra vô lượng công đức, thần trời dốc hết sức che chở, Thần đất dốc hết lòng gánh vác, quỷ thần dốc hết lòng giữ gìn, thần dân dốc hết lòng yêu mến, trước mong muốn vợ con yên ổn, nay chỉ rõ nét mặt và lời nói hòa nhã, khuyến khích họ làm mọi điều phước lành, trong ngoài tu các điều lành cảm ứng nhiều sự che chở, trước mong muốn đất nước không có lo âu sầu khổ, nay nêu rõ nên tự mình vui mừng tự mình động viên, quên đi mệt mỏi, làm thêm nhiều điều lợi ích, một người đã vui sướng thì bốn biển yên ổn, nghĩa là như thế.

12. Phật nói về thành văn:

Kế là Đức Phật nói về thành văn, chia làm hai: trước nói thành sáu phương pháp, kế là nói thành sáu ước nguyện. Bốn vị vua trời y theo sáu việc, vả lại những điều đã nói có chút dừng ở hiện tại, Đức Phật căn cứ vào một sự việc mà có nhiều ích lợi, vượt qua vô lượng kiếp, thuật rõ sự thành tựu gấp bội. Từ “Phật bảo bốn vị vua trời…” trở xuống là chỉ mở mang kinh pháp và lắng nghe kinh pháp, tức là nói về sự thành tựu phương pháp an thân, trên chỉ thẳng tâm không buông lung, nay lại nêu lên đón rước khách bạn, từng bước gặp được Na-do-tha Phật, phương 22 pháp đã tăng thêm thì thể cũng càng yên ổn.

13. Nói về thành tựu phương pháp an quốc:

Từ “lại được vượt qua từng ấy kiếp nạn…” là nói về thành tựu phương pháp an quốc, trước chỉ có một đời không còn lo âu đau khổ, nay thì trải qua nhiều đời các hoạn nạn sinh tử như vậy. Từ “Lại ở đời sau đối thọ Luân Vương…” là nói rõ phương pháp an ổn cho vợ con, Luân Vương có Ngọc Nữ, Thiên Tử chắc chắn không có kẻ thù, trong nhiều kiếp như vậy vợ con thường yên ổn. Từ “Cũng được năng lực tự tại trong hiện đời như thế” là nói về thành tựu phương pháp lãnh đạo an ổn đối với nhà vua trước đây. Từ “Thường được cung điện bảy báu tốt đẹp nhất” là nói về thành tựu phương pháp an ổn đối với cung điện trước đây. Từ “hễ sinh ra bất cứ nơi nào đều đầy đủ vô lượng nhóm phước…” là nói về thành tựu phương pháp thâu nhiếp phước đức ở trước. Từ “bốn vị vua trời các vị” trở xuống là nói về thành tựu sáu điều nguyện ước đó. Từ “Tứ vương…” trở xuống đến “… không lui sụt” là nói về thành tựu nguyện an thân ở trên. Từ “chính mình được gặp…” đến “hết khổ ba đường ác” là nói về thành tựu an quốc ở trên. Từ “nay con đã gieo trồng nhân Luân Vương Thích Phạm” là nói về thành tựu nguyện an ổn cho vợ con ở trên. Từ “Đã gieo trồng vô biên gốc lành…” trở xuống là nói về thành tựu mong muốn thâu nhiếp nhóm phước ở trên. Từ “hậu cung cung điện không có các hung suy” là nói về thành tựu nguyện an ổn cho cung điện ở trên.

14. Tổng kết thành tựu sáu nguyện sáu pháp:

Từ “cõi nước không có những kẻ thù ở phương khác” là nói về thành tựu vị vua lãnh đạo bậc nhất ở trên. Từ “Tứ vương các vị…” trở xuống là tổng kết thành tựu sáu nguyện sáu pháp, đều khiến cho đầy đủ, nếu có thể tự hạ mình đón rước khách bạn, dốc lòng nghe pháp, tức là sáu nguyện sáu pháp. Lại nữa, hồi hướng lợi ích giúp cho các vị trời cũng chính là có thể làm cho sáu nguyện sáu pháp thành tựu trọn vẹn. Lần thứ tư thỉnh Phật nói về việc thực hiện điều lành của vua cõi người, đây là căn cứ theo phần cuối của đoạn thứ ba, văn chia làm hai:

  1. Bạch Phật.
  2. Đức Phật nói rõ sự thành tựu.

Bạch Phật lại có hai: a. Vua cõi người vận tâm; b. Tướng cung trời hiện bày. Tâm của vua cõi người còn rất chí thành đối với kinh điển, cho nên hương phát ra ánh sáng vàng rực, sự hồi hướng chắc chắn thành tựu, do đó tướng trạng của cung trời hiện bày. Làn hương bay đến cung trời, cung rồng, cung quỷ thần… đều bay đến ba pháp giới. Quán tâm giải thích: Dùng lửa trí tuệ thắp hương Tướng thật, khói giới định tuệ bốc lên, Tướng thật là pháp chân thật, cho nên nói là ánh sáng vàng rực (Kim Quang), giới tuệ thầm hợp với lý, cho nên chiếu soi thấu suốt không ngăn ngại…

15. Đức Phật nói về thành tựu:

Kế là Đức Phật nói rõ thành văn, chia làm hai: Trước hết nói rõ về ánh sáng của hương chẳng những tỏa đến các cung trời trong ba pháp giới, mà còn tỏa đến khắp trăm ức cung điện khác, còn tỏa đến hằng sa cõi Phật, nói tóm lại là soi chiếu cùng khắp trong mười pháp giới. Từ “các Đức Phật, Thế Tôn nghe thấy mùi hương này” trở xuống là nói rõ vua cõi người vận chung tâm lành phụng hiến cho các vị trời nên được các Đức Phật khen ngợi, trước là khen ngợi thành tựu nhân, tiếp theo là khen ngợi tròn đầy quả, như trong văn. Lần thứ năm bạch Phật nói rõ sự hưng suy, văn chia làm hai:

  1. Bạch Phật.
  2. Đức Phật nói về sự thành tựu. Bạch Phật lại chia làm ba: đầu tiên từ “Bạch Phật…” cho đến “… các tai họa hung ác thảy đều dứt trừ” là thứ nhất, nêu ra sự hưng thịnh để khuyến khích.

16. nêu ra sự hưng thịnh để khuyến phát:

Từ “nếu có vua cõi người tâm sinh lìa bỏ” đến “thiện thần xa lìa sinh ra vô lượng việc ác như thế” là phần hai, nêu ra sự suy vong để khuyến khích; Từ “Thế Tôn! Vua cõi người muốn tự hộ mình và cõi nước của vua…” là thứ ba, chính thức khuyến khích. Nêu ra sự hưng thịnh để khuyến khích chia làm bốn đoạn:

  1. Nhân Vương mở mang kinh điển thì bốn Thiên Vương ẩn hình lắng nghe và lãnh thọ.
  2. Chẳng những bốn vị vua trời lắng nghe lãnh thọ mà Phạm Thích và tám bộ trời rồng cũng đều tập trung lắng nghe và lãnh thọ.
  3. Tôn vị vua cõi người này làm tri thức về pháp lành.
  4. Đã được pháp lợi thì càng gắng sức che chở đất nước… đều như trong văn.

17. Nêu ra sự suy vong để khuyến khích:

Kế là nêu ra sự suy vong để khuyến khích, cũng có bốn đoạn:

1/ Vị vua không mở mang kinh điển nên các vị trời mất mùi vị cam lộ nên uy lực bị giảm bớt.

2/ Phạm-Thích và các vị thần đều xa lìa.

3/ Ác quỷ hoành hành quấy nhiễu, tai họa dịch bệnh tranh nhau khởi lên.

4/ Xoay vần kết thành tai họa, tai họa khởi lên do đâu? Ác quỷ hoành hành quấy nhiễu, ác quỷ hoành hành do đâu thiên thần lìa bỏ, vì sao lìa bỏ? Vì không nghe được pháp thực. Vì sao không có pháp thực?

Vì nhà vua không mở mang kinh điển… như trong văn.

– Kế là chính là khuyến khích chia làm sáu đoạn:

1/ Muốn đạt được lợi ích hiện tại cho nên nhất định phải lắng nghe.

2/ Các vị trời ưa thích pháp thực cho nên nhất định phải lắng nghe.

3/ Vượt ngoài ba bộ luận cho nên nhất định phải lắng nghe – ba bộ luận đó là bốn Vi-đà luận nói về phạm sự, Tỳ-già-la luận nói về Thập Thiện sự, Tăng-khư-vệ-thế-sự Lặc-sa-bà luận nói về học thông sự…

4/ Từ đầu đến cuối được lợi ích, thành tựu Bồ-đề, cho nên nhất định lắng nghe.

5/ Vị giáo chủ hơn hẳn Phạm vương, Đế Thích, cho nên nhất định phải lắng nghe.

6/ Vì là cội gốc của các pháp cho nên nhất định lắng nghe, đều như trong văn.

18. Phật nói về sự thành tựu:

Kế là Đức Phật nói về sự thành tựu, văn chia làm hai: Lần thứ nhất nói về thành tựu nêu lên sự hưng thịnh để khuyến khích, không mở mang kinh điển thì sẽ suy vong nên không thể nói về sự thành tựu. Lại giải thích rằng: Lần trước thì cả hai đều nói rõ sự thành tựu nên ban cho niềm an vui, đâu là nói về sự thành tựu, nêu ra sự hưng thịnh để khuyến khích dứt trừ sự suy vong tai họa đây là nói về sự thành tựu nêu ra sự suy vong mà khuyên nhủ. Từ “nếu có người nào có khả năng làm Phật sự lớn trong cõi trời cõi người là nói về sự thành tựu để chính thức khuyến khích… Lần thứ sáu bạch Phật, văn chia làm ba:

1/ Nói kệ khen ngợi.

2/ Đức Phật dùng kệ trả lời.

3/ Vui mừng phát thệ nguyện. Kệ khen ngợi có tám bài rưỡi, văn chia làm ba: một bài đầu khen ngợi ba thân, năm bài rưỡi kế là khen ngợi thân tướng, hai bài kế là kết thúc khen ngợi. Nói về ba thân thí có chung riêng. Căn cứ theo văn là biệt, hư không là pháp thân, mặt trời là báo thân, mặt trăng là ứng thân. Ý về thông: Hư không là pháp thân, mặt trời là báo thân, mặt trời hiện trên mặt nước là ứng thân; hư không là pháp thân, mặt trăng là báo thân, mặt trăng hiện trên nước là ứng thân, hư không là pháp thân, mặt trời giữa hư không là báo thân, hư không trên mặt nước là ứng thân, mặt trăng cũng giống như thế. Y theo văn kết thúc khen ngợi: hư không là pháp thân, mặt trăng là báo thân, mặt trăng trên nước là ứng thân, hư không là pháp thân, mặt trời là báo thân, ánh lửa là ứng thân, hóa pháp là Pháp thân, hóa chủ là Báo thân, hóa sư là Ứng thân. Tuy nói riêng nghĩa mà dung thông, cho nên văn nói: “không có chướng ngại”, tức là ý của thông.

19. Khen ngợi thân tướng:

Vẫn khen ngợi về thân tướng, chia làm năm: một bài đầu khen ngợi về hai tướng phần trên, đó là mắt và răng, một bài rưỡi kế là khen ngợi về trí đức – đức dứt, đó là trí và tam muội, hai bài kế là khen ngợi hai tướng ở dưới, đó là bằng phẳng và màng lưới, hai câu kế là khen ngợi về dứt bặt ngôn ngữ, đó là không thể suy nghĩ bàn luận, hai câu kế là kết thúc khen ngợi. Nói đến tướng tốt thì không chỉ có nơi ứng thân, mà báo thân, pháp thân cũng cùng có. Trang nghiêm sinh thân do cha mẹ sinh ra là tướng tốt của ứng thân, trang nghiêm thân tôn đặc là tướng tốt của báo thân, pháp môn trang nghiêm là tướng tốt của pháp thân. nay nói khen ngợi đức trí – đức dứt, tức là tướng tốt của pháp thân. Văn nói “không có chướng ngại” ấy là không chỉ khen ngợi tướng tốt của một thân. Bài kệ đầu tiên là nêu lên Phật nguyệt, ở đây trước kết luận Phật nguyệt là ba thân, kế là kết luận ba thân dung thông, cho nên nói “không có chướng ngại”; kế là kết luận Phật Nhật nên nói là “như ánh lửa”; kế là kết luận hóa thân Phật tức là nghĩa của bốn thân, cho nên nói “như hóa” đều có đủ ba thân, bốn thân, cho nên không chướng ngại.

20. Sự khen ngợi ở đầu phẩm cuối phẩm:

Kết luận xong liền đảnh lễ, đảnh lễ đối với Phật nguyệt, cũng là đảnh lễ Phật nhật, Phật hóa. Đầu phẩm khen ngợi kinh pháp, khen ngợi Thể, Tông, Dụng. Cuối phẩm xưng tụng Đức Phật, từ ngữ thì khác nhưng nghĩa như nhau. Pháp thân chân thật của Phật tức là thể, Phật nguyệt thanh tịnh tức là Tông, trăng đáy nước ứng hiện tức là dụng. Trời Thiên Vương biện giải sự nhiệm mầu đó như vậy.

21. Hỏi đáp về hư không có tạo ra mặt trăng hay không?

Hỏi: hư không dụ cho pháp thân, mặt trăng dụ cho báo thân, hư không tạo mặt trăng hay không? Nếu hư không tạo ra mặt trăng thì mặt trăng chẳng phải hư không tạo ra, nếu hư không không tạo ra mặt trăng thì sao mặt trăng nương vào hư không? Đáp: hư không chẳng tạo ra mặt trăng, cũng không phải tạo ra cái chẳng phải mặt trăng, mặt trăng chẳng phải mặt trăng, chắc chắn nương vào hư không, pháp thân chẳng tạo ra báo thân, cũng không tạo ra cái chẳng phải báo thân, báo thân chẳng phải báo thân, chắc chắn nương vào Pháp thân. Lại hỏi: Pháp thân không tạo ra Báo thân chẳng phải Báo thân, Báo thân chẳng phải Báo thân, chắc chắn nương vào Pháp thân, thì lẽ ra mặt trăng cũng sẽ không tạo ra hình ảnh, cũng không tạo ra cái chẳng phải hình ảnh, hình ảnh chẳng phải hình ảnh chắc chắn nương vào mặt trăng. Vậy Mặt trăng cũng là pháp thân hay sao? Đáp: Trí và pháp thầm hợp nhau, pháp là pháp giới, trí cũng như pháp giới… Vả lại hình ảnh hoàn toàn không tạo ra động và bất động, động và bất động chắc chắn nương theo làn nước, làn nước cũng là pháp giới ư? Đáp: Động và bất động thí dụ cho căn cơ, trong tất cả các pháp đều có tánh an vui, dụ như pháp giới cũng không ngại.

22. Dẫn các kinh để nói rõ:

Lại nữa, Tịnh Độ Tam-muội nói: “Chúng sinh cũng độ Phật, nếu không có cơ cảm thì Phật không xuất hiện ở thế gian, cũng không thể thành tựu được tam-miệu Bồ-đề, xuất hiện ở thế gian và chứng quả Bồđề đều nhờ chúng sinh, cơ là pháp giới”. Nghĩa này thành tựu. Đức Phật trả lời bằng bài kệ hai mươi bốn bài rưỡi là lý do bốn vị vua trời khen ngợi Đức Phật, vì Đức Phật là người nói pháp, lý do Pháp Vương khen ngợi giáo pháp, bởi vì giáo pháp đưa đến sự thành tựu quả Phật. Kinh Bát-nhã chép: “Lúc ta mới thành đạo quán sát người nào đáng cung kính, đáng khen ngợi không gì hơn pháp”, pháp có công năng thành lập tất cả phàm thánh, cho nên Đức Phật khen ngợi pháp để trả lời Bốn vị vua trời. Văn chia làm ba: Một bài đầu khen ngợi thể của kinh để trả lời về pháp thân đó; một bài kế là khen ngợi Tông chỉ của kinh để trả lời về Báo thân đó; hai mươi hai bài rưỡi kế là khen ngợi Dụng của kinh để trả lời về ứng thân đó; tất cả đều như trong văn. Phần ba trong lần thứ sáu bạch Phật là Bốn vị vua trời vui mừng phát khởi thệ nguyện, như trong văn.

 

GIẢI THÍCH PHẨM ĐẠI BIỆN

1. Nói về các thứ biện:

Biện có bốn thứ: Tiểu biện, Vô lượng biện, Song biện và Đại biện. Pháp vô lậu gọi là Tiểu biện, pháp giới hàng sa gọi là Vô lượng biện, đầy đủ hai loại đó gọi là Song biện, song phi song chiếu gọi là Đại biện. Vị trời này an trú trong “pháp môn trí tuệ trang nghiêm “tự trú đại biện, dùng năng lực tự tại làm vui lòng chúng sinh cho nên tùy nói một biện hoặc hai, ba, hay bốn biện, do đó gọi là Đại biện. Vì thích hợp mà lập nên gọi là Đại Biện. Vì đối với chúng sinh đối với hoặc đối với một Biện, hoặc hai, ba, hay bốn biện, đối với mà điều trị cho nên gọi là Đại Biện. Vì hiểu rõ chúng sinh do đó hoặc hiểu rõ một Biện, hoặc hai, ba, hay bốn Biện, một hiểu rõ thì hiểu rõ tất cả mà khai phát, cho nên gọi là Đại Biện.

2. Giải thích văn kinh:

Hướng về Đức Phật mà phát nguyện, dùng Đại Biện để giảng nói, gọi là phẩm Đại Biện, Văn chia làm ba:

1/ Từ “Bạch Phật…” trở xuống là dùng năng lực Đại Biện để làm lợi ích cho Pháp sư.

2/ Từ “nếu có chúng sinh đối với trăm ngàn…” trở xuống là dùng năng lực cảm ứng để tăng thêm sự hóa đạo.

3/ Từ “Lại khiến cho vô lượng…” trở xuống là dùng năng thực hành giúp đỡ người nghe. Đầu tiên giúp cho Pháp sư là dùng Lạc thuyết biện tài, trang nghiêm thứ lớp là từ ngữ biện thuyết, đại trí là nghĩa lý biện thuyết, tổng trì là giáo pháp biện thuyết. “Nếu có chúng sinh…” trở xuống là giúp cho sự hóa đạo truyền bá khắp nơi không dứt, giúp cho đạo pháp năng hóa, không có người nào không phải là sở hóa, không đạo nào chẳng phải là năng hóa, nhân duyên hòa hợp cho nên sự hóa đạo không dứt. Từ “lại khiến vô lượng…” trở xuống là giúp cho thính chúng được hai sự lợi ích, nghe kinh đến chỗ không lui sụt là giúp thêm ích lợi về Nhân, chắc chắn đạt được Bồ-đề là giúp thêm ích lợi về Quả. Văn tuy nói sơ lược nhưng sự thệ nguyện rất sâu xa, là lợi ích to lớn.

 

GIẢI THÍCH PHẨM TRỜI CÔNG ĐỨC

1. Nói về vị trời tên là công đức:

Vị trời này an trú trong “phước đức trang nghiêm pháp môn thâu nhiếp tất cả các pháp”, nên công đức đứng đầu, cho nên nói là trời Công Đức. Lại có khả năng giúp cho người nói những vật cầm dùng không thể thiếu thốn, cho nên gọi là Trời Công đức, lại khiến cho người nói ngày đêm suy nghĩ về nghĩa lý sâu xa của kinh này, cho nên gọi là Trời Công đức, lại khiến cho người nghe mau chóng thành tựu Bồ-đề, đầy đủ các nghĩa này nên gọi là phẩm Trời Công đức. Đây là ý thứ ba trong kinh Thiên Vương Hộ.

2. Giải thích văn kinh:

Phước giúp cho người cầu thỉnh, giảng nói và người nghe. Văn chia làm sáu:

  1. Từ “Bạch Phật…” trở xuống là phát thệ nguyện cung cấp bốn thứ cần dùng cho Pháp sư.
  2. Từ “Ta vào thời quá khứ…” trở xuống là nói về lý do đạt được phước đức.
  3. Từ “Nếu có người…” trở xuống là khuyến khích nêu rõ pháp hành, trong văn có nêu lược và nêu bày rộng..
  4. Từ “Lúc ấy, ta trong khoảng một niệm…” trở xuống là thệ nguyện đi đến làm cho lợi ích.
  5. Từ “Nếu hồi hướng bố thí việc mình đã làm” trở xuống là yêu cầu sự đồng hành.
  6. Từ “phải nên lễ…” trở xuống là chỉ bày riêng về sự quy kính, đều như trong văn.

 

GIẢI THÍCH PHẨM KIÊN LAO THẦN ĐẤT

1. Giải thích tên phẩm:

Các vị trời trên đây hoặc an trụ trong đạo thiện quyền phương tiện, làm cha pháp của chúng sinh, vị trời này an trụ trong đạo thiện thật trí độ, làm mẹ pháp của chúng sinh, là nghĩa thứ nhất. Giống như âm dương che chở gánh vác cỏ cây, trí độ nuôi dưỡng sinh ra các mầm lành, là nghĩa thứ hai. Các độ khác đều có sinh ra không tan mất không mất, thật trí soi chiếu rõ ràng không có tướng, không có danh, là nghĩa thứ ba. Các độ khác có bằng, có trên, trí độ không ngang bằng, không trên, là cứu cánh độ, là nghĩa thứ tư. Pháp môn Trí độ thường trụ không hề thay đổi, nghĩa chép Kiên Lao là Thường, có khả năng vui vẻ gánh vác, có khả năng phát sinh thanh tịnh, gọi là Địa, đức lực tự tại ngã, gọi là Thần. Từ những pháp môn này nên gọi là phẩm Kiên Lao Thần đất. Phẩm này là ý thứ tư trong phần Thiên Vương Hộ pháp, dịch là “Dũng địa vị tư ích thỉnh thuyết thính đẳng địa (đất tuôn món ăn giúp ích cho tất cả những người thỉnh cầu – giảng nói – nghe nhận…).

2. Giải thích văn kinh:

Văn chia làm ba:

  1. Từ “Bạch Phật…” trở xuống là thệ nguyện từ đất tuôn tràn món ăn ích lợi cho hành giả.
  2. Từ “bấy giờ, Phật bảo…” trở xuống là Như lai nói rõ sự thành tựu.
  3. Từ “bấy giờ Thần đất…” trở xuống là phát thệ nguyện mở mang kinh pháp.

– Phần Đất tuôn món ăn, văn chia làm ba:

1/ Từ “Bạch Phật…” trở xuống là nói về lợi ích của bản thân, tất cả y theo tám việc xoay vần thêm lớn, nhờ nghe pháp cho nên pháp vị thêm lớn, pháp vị thêm lớn cho nên sức khỏe thêm lớn, sức khỏe thêm lớn cho nên mặt đất tuôn món ăn thêm lớn, món ăn từ đất thêm lớn cho nên tất mọi vật thêm lớn, tất cả mọi vật thêm lớn cho nên năm thứ quả của chúng sinh thêm lớn, năm thứ quả thêm lớn cho nên tu hành thêm lớn, tu hành thêm lớn cho nên cúng dường thêm lớn, cúng dường thêm lớn cho nên mở mang truyền bá thêm lớn… tất cả như trong văn.

2/ Từ “Vì sao Đức Thế Tôn…” trở xuống là nói về lợi ích của quyến thuộc, là năng lực kinh pháp thêm lớn, tất cả dựa theo năm việc xoay vần thêm lớn, nhờ năng lực kinh pháp cho nên quyến thuộc của mình thêm lớn, quyến thuộc thêm lớn cho nên món ăn của đất thêm lớn, món ăn của đất thêm lớn cho nên mọi vật thêm lớn, mọi vật thêm lớn cho nên sự vui sướng chúng sinh thêm lớn, sự vui sướng thêm lớn cho nên y báo đều đầy đủ, đầy đủ cũng gọi là thêm lớn.

3/ Từ “cho nên Thế Tôn, các chúng sinh này” trở xuống gọi là Báo ân thêm lớn, tất cả dựa theo sáu việc xoay vần thêm lớn, vì biết ân của mình cho nên chuyên tâm lắng nghe thêm lớn, chuyên tâm lắng nghe thêm lớn cho nên công đức thêm lớn, công đức thêm lớn cho nên giáo hóa người khác thêm lớn, giáo hóa người khác thêm lớn cho nên món ăn từ đất thêm lớn, món ăn từ đất thêm lớn cho nên lãnh thọ vui sướng thêm lớn, vì lãnh thọ vui sướng thêm lớn cho nên tin tưởng hồi thí thêm lớn… đều như trong văn.

3. Nghe kinh công đức thêm lớn:

– Phần hai: Đức Phật nói rõ sự thành tựu, văn chia làm hai:

1/ Y theo sự nghe kinh mà xoay vần thêm lớn, từ cõi người đến cõi trời, từ cõi trời đến xuất thế, ngày đêm được hưởng sự vui sướng không thể suy nghĩ bàn luận, tức là sự an vui xuất thế. Những gì Thần đất đã nói chỉ là sự thêm lớn ở đời hiện tại, Như lai nói về sự thành tựu, văn từ tuy sơ lược nhưng ý rất sâu xa.

2/ Nói về sự thành tựu cúng dường thêm lớn, từ cõi người đến cõi trời, từ cõi trời đến xuất thế, nghĩa lý sâu xa dựa theo trước có thể biết…

– Phần ba: Phát thệ nguyện che chở kinh, văn chia làm ba:

  1. Thệ nguyện che chở người nói pháp.
  2. Thệ nguyện che chở sự hóa đạo thông suốt.
  3. Thệ nguyện che chở người nghe pháp… như văn

 

GIẢI THÍCH PHẨM TÁN CHI QUỶ THẦN

1. Giải thích tên phẩm:

Vốn là âm Phạn, lẽ ra nên dịch là Tán Chi Tu-ma, Hán dịch là Mật. Mật có bốn nghĩa, đó là Danh mật – Hạnh mật – Trí mật và Lý mật. Bởi Bắc phương Thiên Vương Đại tướng, ba phương còn lại đều có, Đông phương gọi là Lạc Dục, Nam phương gọi là Đàn Đế, Tây phương gọi là Thiện Hiện, đều có năm trăm quyến thuộc, cai quản lãnh đạo hai mươi tám bộ. Kinh Khổng Tước Vương chép: “Một phương có bốn bộ, sáu phương có hai mươi bốn bộ, bốn duy mỗi duy đều có một bộ, hợp thành hai mươi tám bộ”. Người giảng nói cho rằng: “Một phương có năm bộ, đó là Địa Nước Lửa Gió Không, bốn phương có hai mươi bộ, tất cả bốn vị vua trời thống lãnh tám bộ, đó là hai mươi tám bộ”.

2. Giải thích chánh văn:

Tuần hành khắp thế gian thưởng thiện phạt ác, đều do Tán Chi cai quản, nghe kinh vui mừng phát thệ nguyện che chở cho người nói người nghe, từ người che chở mà được tên gọi, nên gọi là phẩm Tán Chi… Văn chia làm bốn đoạn:

  1. Từ “Bạch Phật…” trở xuống là phát thệ nguyện che chở.
  2. Từ “Nhân duyên gì…” trở xuống là nói rõ có đức năng hộ.
  3. Từ “Đại tướng Tán Chi…” trở xuống là thệ nguyện dùng trí lực để làm lợi ích cho người nói.
  4. Quy kính bổn sư: Đoạn một có bài tựa của người kiết tập, chính thức phát thệ nguyện, đều như trong văn. Đoạn nói về công đức lại chia làm ba:
  1. Nêu ra.
  2. Nói rõ.
  3. Kết luận. Phần nêu ra như văn. Phần nói rõ lại chia làm ba: năm câu đầu nói rõ Trí, năm câu kế là nói rõ Cảnh, năm câu tiếp nói rõ Chánh. Ba lần xưng Thế Tôn, biết là ba thứ ý.

3. Thế nào là mật, chẳng phải mật:

Thần đã gọi là Mật, nói tên gọi hiển bày đức, nên bàn về ý nghĩa của Mật, nếu trí cạn sâu có tầng bậc thứ lớp thì không gọi là Mật, ngay nơi một trí là tất cả trí, tất cả các trí là một trí, chẳng phải một chẳng phải tất cả, mà là một mà là tất cả, đó là Trí Mật. Nếu đạt được ý này thì năm câu là một câu, một câu thành năm câu, chẳng phải một chẳng phải năm, mà là một mà là năm. Chỉ có số – chỉ có mật. Nếu cảnh dùng trí biết, được dùng miệng để nói, thì cảnh ấy chẳng phải Mật; không thể dùng trí biết được, không thể dùng thức hiểu được, không thể dùng tên gọi để gọi, không thể dùng lời để nói, đó gọi là Cảnh Mật không thể suy nghĩ bàn luận. Nhưng dựa theo năm số để nói về Mật thì trường hợp trước rất dễ hiểu. Nếu đối với tà đạo nói về chánh đạo, đối đãi hai bên mà nói về trung đạo, thì chánh đạo này chẳng phải chánh, Trung đạo này chẳng phải trung, đầu chẳng phải Mật, ngay nơi tà là chánh, ở ngay nơi biên là trung, tà chánh, trung biên không hai không khác, ấy mới gọi là Mật.

4. Dẫn kinh làm sáng tỏ:

Kinh Tư Ích chép: “Nếu dùng tâm phân biệt tất cả các pháp thì tất cả các pháp là tà, nếu không dùng tâm phân biệt tất cả các pháp thì tất cả các pháp là chánh”. Tức là nghĩa ấy. Bản thân thực hành chánh đạo, hoặc là cảnh, hoặc là trí từ đây được tên gọi, chỉ có một mình đức Thế Tôn tự chứng biết… Lại nữa, ba lần này đều là thân khẩu ý mật, năm câu trước nói là biết, biết tức là ý mật; năm câu kế nói về hiện thấy, hiện thấy thuộc về mắt, mắt thuộc về thân, tức là thân mật, năm câu sau nói về chánh giải, cho chánh giải nên nói là chánh phân biệt, phân biệt tức là khẩu mật. Vì thế nói là không hiển bày là nghĩa của Mật. Nói tên gọi như thế thì nghĩa của mật đã hiển bày, thưởng thức ý vị không gì hơn lược nói.

5. Giải thích nghĩa lý của ba quán:

Từ “Thế Tôn còn biết tất cả pháp…” trở xuống là giải thích về nghĩa lý của ba quán. Hai câu “biết tất cả pháp, tất cả duyên pháp” đều là pháp cảnh do nhân duyên sinh ra, vì sao? Vì năng sinh làm nhân là câu đầu, sở sinh làm duyên là câu thứ hai, năng sở hòa hợp cho nên các pháp sinh khởi. Trung Luận chép: “Pháp do nhân duyên sinh, tức là nghĩa này. Rõ tất cả là hiểu rõ thấu suốt các pháp đều không thật; có Trung Luận chép: Pháp do nhân duyên sinh, ta nói tức là không” đó là từ giả quán đi vào không quán. “Tri bờ mé của pháp là biết rằng không chẳng phải là không, dùng trí đạo chủng để phân biệt giả danh và pháp của phàm thánh không có khác nhau; Trung Luận nói: “Cũng gọi là Giả danh” đó là từ không quán đi vào Giả quán. “Như pháp an trụ tánh như của tất cả pháp” là dùng hai quán làm phương tiện để được đi vào Trung đạo nghĩa đế bậc nhất. Trung Luận nói: “Cũng gọi nghĩa Trung đạo” tức là quán trung đạo nghĩa đế bậc nhất. “Gồm thọ tất cả pháp” tức là chánh quán trung đạo, có thể đồng thời soi chiếu hai đế, cho nên nói là Gồm thọ. Nếu ba quán là “một khác, ngang dọc, chung riêng” thì điều đó không gọi là Mật quán, ngay nơi một là ba, ngay nơi ba là một, gọi là Mật. Muốn biết trí ở lời nói, nói tức là Khẩu mật.

6. Giải thích nghĩa ba đế ba giải thoát:

“Thế Tôn con hiện thấy…” trở xuống năm câu là giải thích về nghĩa của ba đế, ba giải thoát. “Hiện thấy ánh sáng trí tuệ không thể suy nghĩ bàn luận, quang là thật trí, như ánh sáng mặt trời thường soi sáng không dứt, thật trí này soi chiếu cảnh Chân-đế không thể suy nghĩ bàn luận, thành tựu viên tịnh giải thoát. Đuốc trí, hạnh trí, nhóm trí không thể suy nghĩ bàn luận đều là quyền trí, như người đốt đuốc co tay lại soi các đồ vật, thoắt ẩn thoắt hiện tùy theo cơ duyên, hoặc đây hoặc kia, hành là nghĩa của nhân, nhóm là nghĩa của quả, từ nhân hướng về quả, quả hưng khởi nên nhân tàn lụi, đây đều là quyền trí soi chiếu cảnh tục đế không thể suy nghĩ bàn luận, thành tựu phương tiện giải thoát. Trí cảnh không thể suy nghĩ bàn luận là pháp như trí, trí này thầm hợp với pháp như như, cho nên nói là trí cảnh không thể suy nghĩ bàn luận, trí này soi chiếu Trung đạo nghĩa đế bậc nhất không thể suy nghĩ bàn luận, thành tựu Tánh tịnh giải thoát. Nếu ba quán ba giải thoát là “một khác, ngang dọc, chung riêng” thì điều đó chẳng phải không thể suy nghĩ bàn luận.

7. Giải thích ba thân:

Vì không “một khác” không “chung riêng” nên gọi là không thể suy nghĩ bàn luận, vì không thể suy nghĩ bàn luận cho nên gọi là Mật. Từ “Thế Tôn con đối với các pháp…” trở xuống năm câu là giải thích về ba thân. chánh giải chánh quán, chánh giải có công năng hiển bày thể, hiển bày thể gọi là chánh quán, chánh quán là Báo thân. Chánh phân biệt chánh giải đối với duyên là phân biệt cơ duyên, không đợi thời, không vượt quá thời, ứng khắp tất cả, tức là ứng thân. Chánh năng giác liễu nghĩa là chẳng giác, chẳng phải không giác gọi là Giác, chẳng phải liễu chẳng phải bất liễu gọi là liễu, giác liễu rốt ráo thanh tịnh tức là pháp thân. Nếu ba thân này là ngang dọc, một khác thì không gọi là chánh, chẳng phải một chẳng phải khác, không có trước không có sau, nên gọi là chánh, chánh tức là Mật. Dựa theo chánh để trình bày về Pháp thân, tức là nghĩa Kim. Y theo quán để nói về trí Bát-nhã, tức là nghĩa Quang. Y cứ theo giải thoát không thể suy nghĩ bàn luận tức là nghĩa Minh. Ba đức là kho tàng bí mật sinh ra kiến giải bí mật, an trú trong nghĩa bí mật của sự nhiệm mầu. Từ giáo nghĩa bí mật sinh ra kiến giải bí mật, an trú trong nghĩa bí mật, thực hành hạnh nguyện bí mật, vì bí mật lợi tha cho nên Ngã gọi là Mật, chỉ mong đức Thế Tôn tự sẽ chứng biết.

8. Giải thích thành tựu lẫn nhau:

Mười lăm câu này là giải thích sự thành tựu lẫn nhau, hoặc chánh giải chánh quán mười lăm câu đều là chánh giải chánh quán. Nếu mười lăm câu ánh sáng trí tuệ không thể suy nghĩ bàn luận đều là ánh sáng trí tuệ không thể suy nghĩa bàn luận, hoặc ta biết mười lăm câu đều là Tri… lại dùng năm thứ Phật tánh giải thích ấy là chánh tánh, duyên tánh, liễu tánh, ba tên gọi không khác, lại có một nhà dùng quả tánh, cảnh giới tánh là năm loại, lại có một nhà dùng quả tánh, quả quả tánh làm năm loại. Nếu chọn quả quả tánh thì không có cảnh giới tánh, vì thuộc về quả tánh. Bởi vì khai hợp khác nhau cho nên cuối cùng thành năm loại. Nay dùng năm trí đối với năm Phật tánh. “Con biết tất cả pháp” biết trong tất cả pháp đều có tánh an vui, tánh an vui đó là Phật tánh chánh nhân. “Tất cả duyên pháp” là vô lượng công đức của hạnh lành như cúi đầu, giơ tay là Phật tánh Duyên nhân. “Rõ tất cả pháp” tức là Bát-nhã không tuệ, là Phật tánh liễu nhân. “Biết bờ mé của pháp” tức là không lạm dụng nhân quả thế gian và xuất thế gian, là cảnh giới nhân Phật tánh. “Như pháp an trú như tánh”, tức là quả tánh rốt ráo an trú trong chân như. “Gồm thọ tất cả pháp “tức là quả tánh này có công năng đồng thời soi chiếu gồm thọ. Nếu chọn quả quả tánh thì lấy “biết bờ mé của pháp làm quả tánh, khắc quả trí chiếu rõ ràng làm bờ mé, an trú như tánh gồm thọ làm quả quả tánh… Nếu như vậy thì năm câu của hai loại sau lẽ ra cũng nên đối với năm loại Phật tánh, Tuy sự không giải thích nhưng nghĩa lệ theo đây nên như thế, chỉ cần lược bỏ văn để giải thích rõ nghĩa đó giúp cho lãnh hội được tất cả. Từ “Thế Tôn vì nghĩa này cho nên…” trở xuống là văn kết luận.

9. Văn kết luận:

Từ “Thế Tôn, Đại tướng Tán Chi…” trở xuống là phần ba phát thệ nguyện, dùng trí biện tài để làm lợi ích cho người giảng nói văn chia làm hai: Đầu tiên lợi ích cho người hóa độ (năng hóa); kế là lợi ích cho người được hóa độ (sở hóa). Lợi ích cho người hóa độ chia làm ba: Từ trang nghiêm ngôn từ…” trở xuống là lợi ích cho khẩu nghiệp; từ “các vị tinh khí…” trở xuống là lợi ích cho thân nghiệp; từ “Tâm tinh tiến mạnh mẽ…” trở xuống là lợi ích cho ý nghiệp. Từ “Vì lý do ấy…” về sau là lợi ích cho người hóa độ, phần này cũng chia làm ba: “Vì lý do đó cho nên nói rộng kinh này, đây là người chưa gieo trồng gốc lành khiến cho họ gieo trồng; từ “Nếu các chúng sinh…” trở xuống là người đã gieo trồng thì được thành thục; từ “Vô lượng chúng sinh…” trở xuống là người đã thành thục khiến cho giải thoát, tất cả như trong văn, phần tiêu văn (văn giản lược) này rất hay. Từ “Nam-mô Bảo Hoa…” trở xuống là phần bốn – văn quy kính bổn sư. Đức Phật nói tất cả các kinh, đầu tiên đều là quy kính, nhưng người dịch bỏ bớt; các luận trước hết cũng lấy quy kính làm đầu. Văn này nói xong mới quy y Tam Bảo, có thể tìm thấy trong văn.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6