KINH KIM QUANG MINH VĂN CÚ

QUYỂN 3

Đại sư Trí Giả, ở núi Thiên thai Đời Tùy giảng
Môn nhân là Quán Đảnh ghi chép

GIẢI THÍCH PHẨM SÁM HỐI

1. Giải thích về Sám hối:

Các kinh Đại thừa thường nói rãi rác về Sám hối, kinh này chỉ lấy Sám hối làm phẩm. Ở đây trước là giải thích về tên gọi: Sám là đầu (thủ), Hối là cúi xuống, như người thế gian có tội với vua, cong lưng cúi đầu vâng mệnh không dám trái nghịch, không nghịch là khép nép, vâng mệnh là đầu, hành nhân cũng vậy, khép nép dưới chân Tam Bảo chính là thuận theo đạo lý. Lại Sám là pháp trắng, Hối là pháp, đem pháp đều cần phải ăn năn mà đừng tạo tác, bạch pháp cần phải mong chờ mà phát khởi thêm, lấy bỏ hợp lại nói chung nên nói là Sám hối.

Lại nữa Sám là tu tập từ đây, Hối gọi là thay đổi ngày trước, thay đổi điều ác đã làm, điềm lành ngày xưa đã vứt bỏ thì ngày nay trở đi thệ nguỵên siêng năng tu tập, nên gọi là sám, xả bỏ xưa kia cầu cho mai sau, vì thế gọi là Sám hối.

Lại, Sám gọi là phơi bày các sai lầm, nói ra mọi tội lỗi không dám che đậy giấu diếm, Hối là dứt trừ tâm nối nhau nhàm chán lìa bỏ, năng gọi là hổ thẹn, hổ thẹn là thẹn với trời, hổ thẹn là hổ thẹn với người, người nhìn thấy sự việc hiển lộ đó, trờ nhìn thấy sự việc ngầm kín đó, ngầm kín là nhỏ nhiệm – Hiển lộ là thô trược, thô tế đều là ác cho nên nói là Sám hối.

Lại, người là bật Hiền – Trời là bậc Thánh, không bằng các bậc Hiền Thánh, cho nên Sám hối.

Lại, Hiền Thánh cũng là người và trời, là nghĩa thiên bậc nhất, nghĩa thiên bậc nhất là lý, Hiền Thánh là Sự, không đạt đến Sự Lý, tất cả đều Sám hối.

Lại, xấu hổ với bậc Thánh thiên ba thừa, hổ thẹn, với bậc Hiền ba thừa, không sánh bằng trời người này cho nên gọi là hổ thẹn, hổ thẹn gọi là Sám hối.

Lại nữa, Hiền Thánh ba thừa đều là người, nghĩa lý bậc nhất là trời; dựa theo sự hổ thẹn đối với hàng trời người như vậy nên gọi là Sám hối.

Lại nữa, Hiền Thánh ba thừa còn chẳng phải bậc hiền của hàng Bồ-tát, huống chi là bậc Thánh của hàng Bồ-tát ư? Nay hổ thẹn với bậc Hiền của ba mươi tâm và bậc Thánh của hàng Thập Địa, nên gọi là thẹn Sám hối.

Tóm lại, hiền thánh này đều là người, nghĩa lý bậc nhất là trời, dựa theo hàng trời người này luận bàn về hổ thẹn cho nên gọi là Sám hối.

Lại nữa, trong ba mươi tâm không còn tự mình phân biệt bậc Thánh, Thập Tín là bậc Hiền, căn cứ theo bậc Hiền Thánh này nói về hổ thẹn Sám hối.

Tóm lại, bậc Hiền Thánh này đều gọi là người, nghĩa lý bậc nhất gọi là trời, y theo trời người này nói về hổ thẹn Sám hối.

2. Nói về nơi Sám hối:

Tất cả là mười lần giải thích về tên gọi. Kế là nói về nơi Sám hối trong Đại kinh vua A-xà-thế nói kệ rằng: “Lời nói thô và mềm mỏng, đều quy về nghĩa bậc nhất, vì thế nên hôm nay con, quy y với Đức Thế Tôn”. Còn trong phẩm Phạm Hạnh nói: “Ngày xưa ta và các người không nhìn thấy bốn Chân-đế, nên xoay vần không dứt, trong biển sinh tử khổ đau, nếu thường luôn Sám hối, được nhìn thấy bốn Chân-đế, thì dứt trừ đoạn sinh tử, sinh tử đã hết rồi, thì không còn sanh các cõi”.

Kinh Pháp Hoa chép: “Hành xứ, cận xứ trú nhẫn nhục địa, cũng bất hành bất phân biệt”. Lại nói: “Đảo châu báu rất gần đến, ông thầy nên tiến lên trước, tức lìa bỏ Hóa thành, sẽ đến đảo châu báu” Văn kinh này nói “Ta sẽ vì người này mà làm nên quy y”. Nơi quy y tức là pháp cánh sâu xa vô lượng. Pháp tánh chỉ cho đế lý, đế lý chỉ cho diệu cảnh thầy của các Đức Phật là kho bí mật chân như vắng lặng, các bậc Thánh khắp mười phương an trú trong đó. Nếu đạt được nguồn cội, nguồn cội đã thiết lập thì đạo phát sinh, không đạt được nơi đó thì đất bằng nghiêng ngã, như người mù đi vào rừng gai, nhúc nhích vướng vít trở ngại; vì nghĩa này cho nên cần phải nhận biết chỗ Sám hối.

Do đó, trong Phổ Hiền Quán nói: “Ngồi thẳng niệm tướng thật, các tội lỗi như sương móc, mặt trời trí tuệ làm tiêu tan tâm ta tự vắng lặng, tội phước không có chủ, đó gọi là Đại Sám hối, đó gọi là Trang nghiêm Sám hối, đó gọi là Vô tội tướng Sám hối”. Vô tội tướng, ở đây là dựa theo hư không làm nơi chốn. Trang nghiêm Sám hối là dựa theo tục đế làm nơi chốn. Đại trang nghiêm Sám hối là dựa theo trung đạo làm nơi chốn. Hoặc là ba thứ khác nhau, đây là trải qua chỗ nói riêng mà thôi. Ngay nơi một mà ba, ngay nơi ba mà một, đây là Viên diệu Sám hối, là các bậc Đại Bồ-tát tu học Phật pháp mà Sám hối. Nếu biết pháp này mà Sám hối là nơi Sám hối nhiệm mầu cao thượng diệu nhất.

Đại kinh chép: “Giống như có người tắm dưới biển lớn, nên biết rằng người này đã dùng nước của tất cả các sông”. Đại phẩm chép: “Giống như người mắc nợ đến đó tìm lại vật của mình”. Sách nói: “Như cỏ đầu tường chẳng phải cành lá của nó vừa cao vừa dài mà có được nơi nương tựa. Nếu Hành nhân nương vào pháp tánh làm nơi Sám hối ấy là cao vượt lên trên tất cả mọi nơi chốn, nếu hành nhân nhận biết ý này, thì trước hết nên cầu tìm ý lý pháp tánh làm nơi Sám hối”. Kế là nói về Pháp Sám hối.

3. Nói về pháp sám hối: Pháp có hai thứ:

  1. Chánh pháp.
  2. Trợ pháp.

Chánh pháp tức là tuệ quán sát pháp tánh, pháp tánh thường còn cho nên quán này cũng thường còn, pháp tánh là lạc, ngã, tịnh, cho nên quán tuệ cũng vậy pháp tánh không thể suy nghĩ bàn luận, rất sâu xa, rất mầu nhiệm, vô thượng vô đẳng đẳng: quán tuệ cũng thế, cảnh và trí thầm hợp nhau, là pháp không hai. Như như không khác là cảnh như trí, trí như cảnh, cho nên nói là như như không khác. Vì thế trong kinh nói: “Nói trí và trí xứ, đều gọi là Bát-nhã”.

Nói trí và trí xứ, đều gọi là Tướng thật. nói như không nói, không nói như nói, nói và không nói không hai không khác, dùng quán tuệ này trải qua tất cả các pháp cũng giống như vậy, cho nên nói là Tỳ-lô-giána trùm khắp mọi nơi. Hoặc đi hoặc đứng hoặc sáng hoặc tối đều thấy được các Đức Phật, Thế Tôn không hề lìa xa, sáu căn dẫn dắt không nơi nào chẳng phải là Phật pháp, Kỳ-bà lấy cỏ không thứ gì chẳng phải là cỏ thuốc, tất cả đều công năng chữa lành bệnh, cái chấp của Thíchna-nam là tất cả các đá đều trở thành châu báu, đồ đựng rỗng của của A-na-luật đều chứa đầy Cam lộ. Nếu được như thế thì tội sở quán chẳng còn là tội, tội tức là Tướng thật, phước sở quán là phước tức chẳng phải phước, phước tức là tướng thật. Thuần là tướng thật, đó gọi là Đại Sám hối. Giúp đạo Sám hối, nếu hoàn toàn dùng chánh pháp Sám hối thì cũng không cần đến trợ pháp, nếu chánh pháp mông muội không rõ rằng thì tu trợ pháp để trợ giúp, đó gọi là tro, nhựa cây, rong biển, xà phòng, các loại đậu, than củi để trợ giúp làm sạch nước vậy. Nói sơ lược thì thường xuyên dụng thân, miệng ý để làm trợ giúp, thân thì lễ bái, miệng thì đọc tụng tâm thì quán sát, để giúp khai nở pháp môn, như thuận dòng thuận gió trợ giúp để chống thuyền đi thì nhanh đến nơi. Nói sơ lược về chánh-trợ như thế.

4. Nói về giai vị Sám hối:

Kế là nói về giai vị Sám hối, hiểu theo thông thường thì hạng phàm phu thấp hèn thô trược ban đầu cần phải Sám hối, bậc ly cấu thanh tịnh cần gì Sám hối? Điều này không đúng, như trong phẩm Diệt Nghiệp Chướng của bản dịch mới chép: “Con người thọ nhận thân hình từ cha mẹ, mười tháng mang thai, ba năm bú mớm, vỗ về nhớ nghĩ không lúc nào quên mới được ngẩng đầu đội tóc, chỉ bày phương hướng dạy dỗ nhiều phen mới hiểu biết mọi chuyện làm người, nếu không sẽ vong ân bội nghĩa mà làm điều sát nghịch. Trời tuy rộng lớn nhưng không che được người này, đất tuy cũng dày nhưng không mang nổi người như vậy, người này qua đời thì đọa thẳng vào địa ngục”.

5. Lý do phải sám hối:

Tội nghịch như thế cần phải Sám hối để dứt trừ nghiệp chướng. Đức Phật là bậc thầy của trời người, thầy nghiêm túc đạo tôn quý, thể nói ra điều gì nếu có trái phạm thì tội lỗi ấy không gì lớn hơn. Thiên trước, nhóm sau đâu được trái phạm cho nên xem thường Phật, phụ bạc mình, lại lừa dối tam sư thất chứng. Vậy thì chỉ là xác chết trong biển Phật pháp thịt nát giữa vườn hoa mà thôi. Bốn hạng người này cần phải Sám hối để dứt trừ nghiệp chướng. Năng về tức giận đọa vào làm rắn hổ mang, nhiều dục vọng đọa làm loài tu hú bồ câu, nặng về ngu si đọa làm loài chí rận mối kiến, nặng về cao mạn đọa làm loài chim bay, nặng về siểm trá dọa vào loài Tu-la, nặng về bỏn xẻn đọa làm loài ngạ quỷ, ngạ quỷ thường đói khác, súc sinh tàn hại lẫn nhau, Tu-la nhiều nỗi sợ hãi. Bốn đường ác này nghe danh hãy còn không nên, huống chi phải nhận chịu, vì thế cần phải Sám hối để dứt trừ nghiệp chướng.

6. Nói về tám điều khổ:

Tám điều khổ trong loài người mà một điều khổ còn không thể nhẫn chịu, huống chi tám điều khổ đan xen chồng chất, vì thế cần phải Sám hối để dứt trừ nghiệp chướng. Cõi trời có cái khổ của năm tướng suy địa ngục hiện ra, các tầng trời cõi sắc không? Mau chóng nhập định là khổ cầu không được, các tầng trời cõi vô sắc có cái khổ của bổn tâm. Ba cõi là lồng chậu, sinh tử là hố chôn, vì thế cần phải Sám hối để dứt trừ nghiệp chướng. Nếu người xuất gia tuy muốn tu đạo nhưng bị năm trụ phiền não làm chướng ngại nên tâm không thể nào ngừng dứt, tâm bị bốn điên đảo làm mê hoặc, không thể nào đi vào bốn niệm xứ cũng cần phải Sám hối để dứt trừ nghiệp chướng. Niệm xứ chữa trị bốn điên đảo kia, hai điều ác không siêng dứt trừ – hai điều lành không siêng phát sinh, không thể nào đi vào như ý túc, noãn pháp không phát sinh cũng cần phải Sám hối để dứt trừ nghiệp chướng.

Năm căn không sinh ra, hỷ pháp có sụt giảm, căn sinh không có lực, tuy có lực mà không gần chân như; đối với bốn gốc lành này cần phải Sám hối để dứt trừ nghiệp chướng. Khổ nhẫn rõ ràng phát sinh tuy không đọa vào ba đường, nhưng bảy lần sinh ở cõi dục lần lượt phải nhận chịu, một lần sinh hãy còn khổ huống chi bảy lần sinh? Cho dù dứt trừ sáu phẩm, cũng phải Sám hối. Tuy dứt trừ tám phẩm của năm thứ phiền não nhưng rốt cuộc còn lại một phẩm, cũng cần phải Sám hối.

7. Lại nói về lý do sám hối:

Tuy dứt hết phiền não cõi sắc nhưng còn lại phiền não của cõi vô sắc, cũng phải Sám hối. Tuy nhập Niết-bàn Hữu dư nhưng hãy còn thêm quả báo thân, gió nóng của Thân tử làm cho mắt của Tất-lăng-già đau đớn, muốn xả bỏ Hữu dư nhập vào Vô dư, cũng cần phải Sám hối. Tuy dứt trừ phiền não trong ba cõi đã hết nhưng thói quen vẫn còn, cũng cần phải Sám hối. Bích chi Phật cũng vậy, cũng cần phải Sám hối. Nếu Càn Tuệ Địa chưa được nước lý thấm tâm, cho nên nói là Càn Tuệ, tánh địa chưa thể thấy lý, tám người thấy địa còn có sự mê hoặc của Ái, Bạc Thần đất thông chưa thể sinh lại cõi dục giới, luy dục địa còn có sự mê hoặc của cõi trên, Dĩ hiện địa không thể dứt bỏ thói quen, Bích chi Phật địa chỉ hiện bày thần thông, không thể thấu đạt văn tự, Bồ-tát địa chưa đến chỗ thí cực. Các giai vị như thế đều cần phải Sám hối để dứt trừ nghiệp chướng. Thập Tín chỉ tin chứ chưa thể xứng hợp với lý, Thập trụ chỉ nhập vào thiên lý, Thập hạnh chỉ là sự chưa thể chứng Trung đạo, Thập địa tuy chứng Trung đạo nhưng mỗi địa đều có ngăn ngại, chưa rốt ráo đối với Hữu học, chưa đạt được vô học, cần phải Sám hối để dứt trừ nghiệp chướng.

8. Phương tiện Đà-la-ni:

Lại nữa, Thập Tín tuy ba trí viên tu nhưng chỉ là phương tiện Đà-la-ni. Thập Trụ trở lên cho đến Đẳng giác trở xuống, chỉ giống như trăng đêm mười bốn, chứ chẳng phải trăng đêm rằm, khuôn thước chưa tròn, ánh sáng chưa đủ, lòng tối chưa hết sạch, vì thế cần phải Sám hối để dứt trừ nghiệp chướng. Từ đây trở về sau nên biết rằng giai vị Sám hối dài lâu, nghĩa đó rộng lớn cùng cực, tại sao lại nói chỉ có phàm phu mới Sám hối? Vì thế cho nên kinh Ngũ Thập Hiệu Kế chép: Đều đến Đẳng Giác đều dạy cho Sám hối”, tức là nghĩa ấy. Nếu người được nghe Sám hối như vậy thì công đức không phải ít, do đó văn nói: chẳng phải đối với một đức, hai Đức Phật, năm Đức Phật, mười Đức Phật tu các công đức nghe Sám hối này, cho đến vô lượng trăm ngàn Đức Phật đã tu các công đức nghe Sám hối này. Nói về Hoa báo thì ở bất cứ nơi nào cũng thường được các vua chúa, phụ tướng, đại thần cung kính. Nói về Quả báo thì thường được các Đức Phật mười phương cung kính.

9. Lợi ích của sám hối:

Được nghe pháp Sám hối này sẽ đạt được công đức như vậy, hướng gì lại đúng như pháp tu hành ư? Đã nghe về nghĩa Sám hối, pháp này xuất xứ từ kinh, kinh này do Phật nói ra, thế nên phải báo ân quy mạng lễ các Đức Phật… phẩm Sám hối dựa theo văn tự để chỉ dạy giải Thích – Sám là xem xét, phơi bày bộc bạch ba nghiệp của mình không dám che giấu khiến cho người khác dòm ngó dò xét ba nghiệp. Ngoan cố xấu ác mà miệng lanh lợi, tâm phá hoại mà ý giấu kín, thân bị dòm ngó cho nên lại ngoan cố xấu ác, miệng bị dòm ngó nên môi lắp bắp, tâm bị soi xét cho nên ý giấu kín, do đó sám bị xem xét. Hối là phế bỏ, bên trong có tâm thấp hèn xấu xa, gây ra tội lỗi, gây ra các tội. Vì phế bỏ sắc tức là phế bỏ ba thứ, vì phế bỏ thanh tức là phế bỏ bốn thứ, phế bỏ tâm tức là phế bỏ cả mười thứ, cho nên hối gọi là phế bỏ.

10. Sám hối có ba thứ:

Lại nữa, dựa theo pháp môn để giải thích, Sám hối gọi là hổ thẹn, hổ thẹn là pháp trắng, lại tự mình không làm điều ác, không xúi giục người làm điều ác, nói các thứ như vậy… Sám hối có ba thứ:

  1. Tác pháp.
  2. Thủ tướng.
  3. Vô sinh.

Ba thứ này có cả Tiểu thừa và Đại thừa. Tác pháp của Tiểu thừa như trong Tỳ-ni nói phát lộ và học hai mươi vị Tăng thực hành Ma-nađỏa, hoặc nửa tháng tác pháp, đối thủ tác pháp, hoặc trách tâm chỉ là giúp cho tác pháp thành tựu, không chướng ngại Tăng sự, thì đó là thanh tịnh. Trong A-hàm cũng có thực hành tướng sám, người phạm dục khởi ý tưởng là miệng rắn độc, quán này thành tựu thì tội dậm dục liền trừ diệt. Cũng có quán không sám, chỉ là chân không. Trong Đại thừa cũng có tác pháp, hoặc tám trăm ngày là Hư Không Tạng đồ xí hoặc chín mươi ngày là Bát-chu, hoặc bốn mươi chín ngày là Đại bi sám, hoặc hai mươi mốt ngày là Pháp Hoa, hoặc bảy ngày là Phương Đẳng, tắm

gội thân thể bằng nước tro nóng cho sạch sẽ, rượu đắng cay ngậm vào miệng hổ thẹn, tâm thường xuyên xoay vần đọc tụng đều có số khắp…

đều thuộc về tác pháp Sám hối. Về Thủ tướng Sám hối.

11. Sám hối theo Phương Đẳng:

Như Phương Đẳng cầu mười hai mộng vương, giới Bồ-tát thấy hoa, thấy ánh sáng xoa trên đỉnh đầu, trong hư không có tiếng nói để lại dấu vết trên cánh tay, tướng sinh khởi thì tội tiêu diệt, tuy không nói rõ về tác pháp nhưng bao gồm được sự dụng về vô sinh Sám hối, như Phổ Hiền Quán chép: “ngồi thẳng nghĩ tướng thật, như mặt trời soi chiếu sương mù”. Quán không duyên lý vô tướng tối thượng, tuy không phải chính là thực hành tướng nhưng gồm đủ cả hai Sám hối trên.

Tác pháp Sám hối trái với vô tác thì tội diệt nhưng tánh tội không dứt, như phạm tội sát sinh. Tác pháp Sám hối là trái với vô tác, tội trừ nhưng vẫn phải thường mạng, tức là nghĩa ấy. Về Thủ tướng Sám hối thì có công năng dứt được tánh tội, tánh tội mất đi, thì trái với vô tác, tội cũng không còn, như chặt cây thì cành lá khô héo, gốc rễ chưa mất đi thì tiếp tục lớn lên như cũ. Quán vô sinh sám có công năng dứt trừ vô minh, như che phủ mặt đất, gốc rễ cành nhánh hoa lá… đều bị tận diệt không sót.

Lại nữa, tác pháp sám dứt trừ tội trái giới, thủ tướng Sám hối dứt trừ tội phạm vào Định, vô sinh dứt trừ tội phạm vào Tuệ.

Lại nữa, tác pháp dứt trừ báo chướng trong ba đường ác, thủ tướng dứt trừ báo chướng cõi người, vô sinh dứt trừ báo chướng hữu lậu trong ba cõi.

Lại nữa, tác pháp dứt trừ nghiệp chướng trong ba đường ác, thủ tướng dứt trừ nghiệp chướng trong cõi người, vô sinh dứt trừ nghiệp chướng hữu lậu trong ba cõi.

Lại nữa, tác pháp dứt trừ các phiền não lo sợ đau buồn, cũng là phá trừ phiền não. Thủ tướng sám dứt trừ phiền não của tứ trụ, vô sinh dứt trừ phiền não vô minh.

Lại nữa, ba cách sám đều trừ diệt báo chướng, thủ tướng sám trừ diệt nghiệp chướng, vô sinh sám trừ diệt phiền não chướng.

Lại nữa, tác pháp sám giống như uống gừng quế, chỉ khỏi bệnh mà thôi chứ không thể làm cho thân thể mập mạp, giống như tội tiêu diệt nhưng điều lành không thể phát sinh; thủ tướng sám giống như uống năm thứ đá, bệnh hết thân khẻo mạnh nhưng không thể được đạo, vô sinh sám giống như uống năm thứ như thế hành giả phải biết. Nay còn có ba pháp sám Đại thừa, hãy mặc y phục mới giặt sạch chuyên chú lắng nghe kinh này.

Lại nữa, trong bảy ngày bảy đêm sớm tối tịnh tâm… tức là tác pháp; ở nơi chỗ ngồi đó được thấy Di-lặc, Văn-thù, Phổ Hiền, tức là Thủ tướng; nhà cửa năm ấm đều quán xét thấy vắng lặng, vốn không có sinh ra cũng không hòa hợp, tức là vô sinh.

12. Nói về lực dụng của kinh:

Ba ý rõ ràng cho nên có công năng dứt trừ mọi điều ác, quét sạch ba chướng, nói lên lực dụng của kinh này. Từ phẩm này trở đi là nói về lực dụng của kinh. Phẩm này chính thức nói về “đêm mộng ngày nói Sám hối dứt điều ác, nhổ gốc khổ”, phẩm sau là nói về “khen ngợi phát thệ sinh thiện cho vui”, cạnh đó là nêu lẫn nhau. Văn phẩm này chia làm hai phần:

  1. Những điều thấy nghe trong mộng.
  2. Tỉnh mộng rồi nói về những điều đã thấy nghe.

– Trong mộng lại có hai:

  1. Mộng thấy trống vàng.
  2. Mộng nghe tiếng trống vàng đánh vang.

– Thấy trống vàng lại có ba đoạn:

a.1) Chính là nhìn thấy trống.

a.2) Thấy ánh sáng của trống.

a.3) Thấy Phật trong ánh sáng của trống.

13. Nói về mộng:

Mộng là đi vào Tam-muội Như mộng, lại nhập vào Quán như mộng ra khỏi quán như giác. Tâm thanh tịnh đi vào quán có công năng quán xét pháp tánh, pháp tánh tức là trống vàng, thể của trống vàng tròn địa rỗng rang sáng ngời (viên – không – minh), tròn trịa tức là pháp thân, rỗng rang tức là Bát nhã, sáng ngời tức là giải thoát. Châu là nghĩa là hơn nghĩa là sâu, đại là nghĩa rộng, nghĩa vô lượng, như “dạo chơi trong pháp tánh sâu xa vô lượng” ở văn trên là ý này. Châu đại là nói lược về thể của trống, luận đầy đủ nên nói là viên châu đại – không châu đại – Minh châu Đại.

14. Nói về Trống:

Thể của trống có đủ ba loại, ba loại đều sâu xa vô lượng. Đây tức là trong mộng nhìn thấy pháp thân, quán xét một mà thấy ba Đức Phật. Từ “Kỳ minh phổ ánh sáng ấy chiếu khắp… trở xuống là phần hai thấy ánh sáng của trống. Ánh sáng là trí tuệ, hợp với tánh này có thể thành tựu Đại quả. Trí và thể thầm hợp, Thể Viên Châu đại thì vừa Quang Viên vừa châu đại, Thể không châu đại thì vừa Quang không vừa châu đại, Thể minh châu đại htì vừa Quang minh vừa châu đại, vì sao? Vì thân này đồng thể với các Đức Phật, đây tức là trong mộng nhìn thấy Báo thân Phật, một Đức Phật mà ba. Từ “Lại trong ánh sáng thấy các Đức Phật trong mười phương…” trở xuống là thứ ba thấy các Đức Phật trong ánh sáng.

Ánh sáng phát ra từ trống, chiếu soi khắp cả mười phương, dụng khởi lên từ thể ứng hiện tất cả pháp giới, đồng sự cùng với cơ duyên. Tòa lưu ly là lý được an đặt Đức Phật ngồi trên đó xứng hợp với pháp tánh. Đại chúng vây quanh là cơ được ứng, đây là trong mộng nhìn thấy ứng thân, tức là một mà nói ba, đây tức là người ở trong mộng nhìn thấy ứng thân Phật, nhìn thấy ba thân Phật này tức là ba thân ba đức và các thứ ba pháp môn, từ đây lập ra giáo nghĩa gọi là Kim Quang Minh. Từ “Thấy có một người…” trở xuống là thứ hai, mộng thấy đánh trống vàng, văn chia làm ba đoạn:

  1. Thấy đánh trống.
  2. Phát ra âm thanh lớn.
  3. Sự giải thích của âm thanh.

Trống là pháp thân, đánh trống là cơ trí, Bà-la-môn là tịch hạnh, dường như là gần chân.

Người gần với chân dùng tịnh trí dường như hiểu để hòa hợp với pháp thân, tương ưng với cam lộ, diệt khổ sinh vui. Trống là pháp thân, hòa hợp với trống là Báo thân, đánh trống phát ra âm thanh là Ứng thân, sự giải thích của âm thanh là đại dụng của pháp giới khởi giáo làm lợi ích chúng sinh. Từ “bấy giờ Bồ-tát Tín Tướng…” trở xuống là phần thứ hai thức giấc rồi theo đó nói về những điều thấy nghe, văn chia làm bốn:

  1. Đến chỗ Đức Phật.
  2. Hợp với duyên.
  3. Cung kính trình bày.
  4. Kể lại giấc mộng.

Mộng là đi vào pháp môn là ban đêm nằm mộng, ra khỏi pháp môn như qua đêm rồi đến sáng. Lại nữa, ba mươi tâm hoặc chướng chưa dứt sạch cho nên giống như mộng, bước lên địa vị dứt trừ hoặc chướng giống như đêm qua rồi đến sáng. Quán giải: Ba thân sở quán trong quán hành vị giống như mộng, ba thân sở quán trong phần chân vị giống như sáng sớm. Ra khỏi thành Vương xá là ý nói lên rời khỏi nhân vị.

Hướng đến núi Kỳ-xà-quật là nói lên hướng về quả địa. Cung kính trình bày có ba: Đảnh lễ là thân cung kính, chiêm ngưỡng là ý cung kính, trình bày giấc mộng là miệng cung kính. Đảnh lễ là Bồ-tát ở nơi nhân vị trước dùng tín làm trọng, các Đức Phật ở nơi quả lấy từ bi làm nhẹ, lấy quý kính làm nhẹ. Từ “vì trong mộng ấy…” trở xuống là phần bốn, kể lại giấc mộng. Từ đây một trăm sáu mươi hai bài kệ, chia làm hai đoạn: bốn bài rưỡi đầu tiên nói chung về giấc mộng, một trăm năm mươi bảy bài rưỡi tiếp theo nói riêng về giấc mộng. Phần chung lại chia hai:

  1. Ba bài rưỡi nói về thấy trống vàng.
  2. Một bài nói về nghe trống đánh vang.

Thấy trống vàng lại có ba: một bài đầu là thấy hình dáng của chiếc trống, một bài kế là thấy ánh sáng của trống, tiếp một bài rưỡi là thấy các Đức Phật trong ánh sáng, tức là ý của ba thân đi vào quán cảnh sở quán trong văn xuôi. Một bài tiếp theo là thấy đánh trống, đó là tự mình nhìn thấy cơ của quán trí đó đánh vào cảnh của pháp thân. Vang ra âm thanh lớn là như trên đã nói, tự thấy cảnh trí hòa hợp được rất nhiều lợi ích. Từ “trống vàng lớn này…” trở xuống là bài kệ một trăm năm mươi bảy bài rưỡi nói riêng về sự việc trong giấc mộng, văn chia làm hai:

  1. Từ “trống vàng lớn này xuống đến… đều được dứt trừ” có hai mươi mốt hàng ba câu nói về trống vàng có năng lực dứt ác sinh thiện.
  2. Từ “tất cả các khổ không chỗ bám víu, không chỗ theo về…” trở xuống một trăm ba mươi lăm hàng ba câu chính thức nói về chỉ dạy phương pháp Sám hối.

– Y cứ văn có thể diệt ác sinh thiện, chia làm sáu đoạn:

  1. Có ba bài, dứt trừ nhân quả khổ của thế gian.
  2. Có ba bài, sinh ra nhân quả vui của xuất thế gian.
  3. Có bốn bài, có thể làm cho chúng sinh đều đầy đủ tự hành hóa tha.
  4. Có bốn bài, có thể dứt trừ báo chướng của chúng sinh, còn phát khởi túc mạng thông.
  5. Có bốn bài, có thể khiến cho chúng sinh đạt được các pháp môn, trước đạt được ít sau đạt được nhiều…
  6. Có ba bài ba câu, có công năng phá tám nạn trôi lăn của chúng sanh.

Giải thích sáu nghĩa này đều thuận theo ba đường, dần dần đến địa vị của người, trời, Nhị thừa, Bồ-tát… mỗi hạng đều có khả năng dứt ác sinh thiện. Từ “tất cả các khổ không có chỗ nương tựa, không có chỗ theo về…” trở xuống có một trăm ba mươi lăm bài ba câu, là phần thứ hai nói về chỉ dạy cách Sám hối, văn chia làm năm đoạn:

  1. Từ “tất cả các khổ…” về sau có mười chín bài một câu là tự nói về tội lỗi để Sám hối.
  2. Từ “Nay tôi sẽ cúng dường…” trở xuống là nói về cúng dương các Đức Phật, tự hành hóa tha, tu Sám hối.
  3. Từ “các Đức Phật Thế Tôn ngã sở y chánh…” trở xuống có hai mươi mốt bài, nói về khen ngợi tu pháp Sám hối.
  4. Từ “ta vì các nhân duyên nghiệp lành cho nên…” trở xuống có năm mươi mốt bài rưỡi, nói về phát nguyện tu Sám hối.

5. Từ “Nếu có người kính lễ, khen ngợi mười phương…” trở xuống có chín bài là, kết thúc thành tựu Sám hối. Sinh khởi năm ý đó, nhưng chúng sinh tà đảo chướng lý không nhận biết được pháp tánh, ngu si chướng giải không hiểu biết về nhân quả, nghiệp ác làm chướng ngại hạnh, không biết pháp lành. Bậc Thánh từ bi dựa vào giấc mộng của Đại sĩ, nói về pháp Sám hối và nói rõ nghĩa lý đó, chỉ bày nhân quả và pháp lành, cho nên nói về tự Sám hối nhờ ân sâu của Phật cho nên cung kính cúng dường, cúng dường không sót, tâm đó chân thành cho nên ca ngâm khen ngợi cúng dường. Cúng dường khen ngợi là hạnh cần phải phát nguyện, chỉ quy hạnh nguyện đã trọn vẹn kết thúc thành tựu khen ngợi xưng tán. Văn tự sám chia làm ba đoạn:

15. Nói về văn tự sám:

  1. Một bài đầu một câu nói về pháp thân là nơi nương tựa.
  2. Hai bài là thỉnh Phật che chở.
  3. Mười sáu bài chính thức nó về Sám hối.

Pháp thân đầy đủ ba đức, tức là Nhất thể Tam bảo, pháp thể là pháp bảo, tịch lặng thường chiếu soi là pháp bảo, cùng khắp tất cả mọi nơi là Tăng bảo. Tự phàm phu Nhị thừa tuy không biết, nhưng cũng không ra ngoài pháp tánh. Nói tóm lại, tất cả Bồ-tát không phải là không lấy pháp tánh này làm nơi quy y, y theo đây thì gốc rễ tồn tại nên đạo phát sinh. Gốc rễ bên trong tuy tồn tại nhưng bên ngoài không có Phật che chở thì không thể thành tựu. Hoặc được cảm ứng che chở mà dứt ác sinh thiện, đầy đủ nơi tụng này, như mầm mới nảy sinh được mưa nên cỏ cây tươi tốt đẹp, vì thế mà thỉnh Phật. Nhân duyên trong ngoài đã đầy đủ thì phải Sám hối.

16. Nói về văn chánh sám:

Văn chánh sám chia làm hai: Đoạn đầu là ba câu nói chung về Sám hối, đoạn sau là mười lăm bài một câu nói riêng biệt về Sám hối, Sám hối chung là bao gồm Sám hối về ba chướng. Bổn là phiền não, là gốc của hai chướng, ác là báo chướng, bất thiện là nghiệp chướng. Ba chướng làm chướng ngại ba thân, ba Phật, ba ngôi báu, nếu ba chướng chuyển đổi thì các thứ ba pháp môn đều sáng tỏ, cho nên gọi là Sám hối chung. Sám hối riêng là Sám hối riêng biệt về ba chướng, một bài kế là Sám hối báo chướng, mười ba bài kế là Sám hối nghiệp chướng.

17. Sám hối phiền não chướng:

Từ “trước các mười lực” trở đi chính là Sám hối phiền não chướng. Độc đầu vô minh và ngu si điên đảo rất khác, không nhận biết pháp thân Phật. Pháp thân Phật cùng khắp tất cả mọi nơi, về ngu si ám chướng nên không thể biết, mọi người ở trước Phật mà gây ra nhiều tội lỗi, như trâu dê không nhận biết thiên tử, như con chim sẻ không biết tôn trọng loài voi, ở trước mặt tạo ra lỗi lầm, kẻ ngu si không nhận biết pháp thân cũng giống như thế. Về ân cha mẹ, phương tiện là cha, trí độ là mẹ, hai pháp môn này có thể công năng sinh ra pháp thân, người không nhận biết, đó là không biết Báo thân Phật. Không hiểu rõ pháp lành, pháp lành là hạnh giúp đạo, có thể giúp cho trí hiển bày lý, mà người không hiểu rõ là không biết ứng thân Phật. Ba thân Phật đều không thể biết, đâu chẳng phải là vô minh sai lầm hay sao? Đây là Sám hối riêng về báo chướng. Nói sơ lược có ba thứ:

18. Sám hối riêng về báo chướng:

  1. Ỷ dòng họ màxấc láo với người.
  2. Ỷ có tài vật để xem thường mọi người.
  3. Lấy sự khỏe mạnh mà lấn hiếp kẻ khác.

Tuy báo chướng có ba thứ này nhưng không nên tự mình buông lung. Nếu người tự buông lung thì báo này trở thành chướng sự. Ở đây, lại dựa theo pháp môn để giải thích: Người xuất gia lấy trí tuệ làm tánh, định làm tài vật, giới làm tuổi tác. Người nhiễm ba pháp này tự tôn trọng mình xem thường người khác, đó gọi là nhiễm pháp, chẳng phải là cầu pháp. Kinh Pháp Hoa chép: “Người tuổi trẻ khỏe mạnh ta tuổi già sức yếu”. Người phàm phu lấy năm ấm sung mãn làm sức mạnh, ba thừa thông giáo lấy không sinh ra Hữu làm sức mạnh. Người chấp chặt các phước, đều là dựa thể mạnh lấn hiếp kẻ yếu, nên trở thành báo chướng, tất cả cần phải Sám hối. Từ “tâm niệm bất thiện…” trở xuống mười ba bài là Sám hối riêng về nghiệp chướng, văn chia làm mười hai đoạn:

19. Sám hối riêng về nghiệp chướng:

1) Một bài Sám hối về nghiệp ác đã do tâm và miệng gây ra, cũng là xúi giục người khác làm điều ác, từ thân miệng ý là tự mình làm ác.

2) Một bài Sám hối về nghiệp ác do nhân duyên trong ngoài gây ra.

3) Một bài Sám hối về nghiệp ác do nhân duyên năm dục gây ra.

4) Một bài là tôn thờ tà sư mà gây nghiệp ác.

5) Một bài là thuận theo người đứng đầu làm ác mà gây ra nghiệp ác.

6) Một bài là tâm sở ái khiến gây nghiệp ác.

  1. Hai bài vì cơm áo gạo tiền và nữ sắc mà gây ra nghiệp ác.
  2. Một bài là ở đời có Phật là ruộng cung kính mà gây ra nghiệp ác.

7) Một bài là ở đời không có Phật là ruộng cung kính mà gây ra các nghiệp ác.

  1. Hai câu là đối với chánh pháp mà gây ra nghiệp ác.
  2. Một bài là đối với ruộng phước ân đức mà gây ra nghiệp ác.
  3. Một bài rưỡi là bao gồm tất cả mọi nơi mà gây ra nghiệp ác cũng là xúi giục người khác làm ác, từ thân, miệng, ý là tự mình làm ác.

20. Phát khởi cúng dường:

Nhân duyên gây ra nghiệp ác nhiều vô cùng, không thể nào nêu ra đầy đủ cho nên Sám hối chung. Hoặc muốn giải thích tường tận thì từ loài người làm nơi khởi đầu, các hàng Nhị thừa, Bồ-tát Thông, Biệt đều lần lượt thực hành thì sẽ có thể hiểu được. Do đó trong kinh Ngũ Thập Hiệu kế chép: “Trên đến Đẳng Giác đều cần phải Sám hối”, tức là nghĩa ấy (cuối quyển ba đầu quyển ). Từ “nay tôi cúng dường…” Trở xuống ba mươi lăm hàng nói về sự cúng dường các Đức Phật. Nguyên nhân cúng dường ấy là mình vốn ngu si ám độn nhờ được chỉ bày Sám hối, ân này sâu nặng cho nên phát khởi cúng dường. Văn chia làm hai:

  1. Một bài nói về tài vật cúng dường.
  2. Ba mươi bốn bài nói về pháp cúng dường.

– Pháp cúng dường chia làm hai đoạn:

1. Tám bài rưỡi đầu nói về pháp cúng dường hóa độ người khác, pháp cúng dường thuận theo pháp môn từ bi của Như lai, ấy là lợi ích cho chúng sinh, đó là hóa độ người khác tu pháp cúng dường.

2. Hai mươi lăm bài rưỡi sau là nói về pháp cúng dường, tự mình thực hành, pháp cúng dường thuận theo pháp môn trí tuệ của Như lai, tu công đức Thập Địa, đó là tự mình thực hiện pháp tu cúng dường. Trong các cách cúng dường thì pháp cúng dường là cách cao tột bậc nhất, tài cúng, pháp cúng, sự lý, tự tha thảy đều đầy đủ. Về pháp cúng dường hóa

độ người khác, văn chia làm hai:

21. Nói về hóa độ người:

1. Bốn bài đầu là hóa độ người khác, giúp họ tu hạnh đó.

2. Bốn bài rưỡi sau là hóa độ người khác, giúp họ tu pháp Sám hối. Đầu tiên là người tu hành, mình tự đạt được Thập Địa nhờ pháp cúng dường, nay lại hóa độ người khác, dạy họ tu pháp cúng dường, giống như từ một ngọn đèn thắp lên trăm ngàn ngọn đèn, nơi tối tăm đều sáng tỏ mãi mãi không hết. đó có bốn nghĩa:

3. Nói bắt đầu hóa độ dùng tâm đại bi nhổ sạch cội gốc đau khổ.

4. Khuyến khích tu nhân chân thật là hạnh Thập Địa.

5. Khuyến khích tu quả chân thật là Đại Giác Bồ-đề.

6. Khuyến khích tinh tiến thúc đẩy để mau chóng thành tựu. Vì đều là chúng sinh cho nên tánh ham muốn đều như nhau, khéo léo độ một người thì nhiều người cũng vậy, không tính toán công lao, chứa nhóm công hạnh phước đức, công đức thành tựu quả Đại giác là trí đức tròn đầy, hết tất cả khổ tức là đức dứt tròn đầy. Văn hiển bày rõ ràng không cần phải giải thích nhiều. Quán tâm là điều hòa một niệm tâm, khiến cho châu minh phát khởi, nhậm vận thành tựu chân quả; điều hòa tất cả các tâm sở cũng giống như vậy. Bao nhiêu trần lao của chúng đệ tử tùy ý mà chuyển đổi, chính là nghĩa này. Bốn bài rưỡi sau là hóa độ người khác giúp họ tu pháp Sám hối.

22. Hóa độ mãi không dứt:

Mình được Đức Phật chỉ dạy Sám hối, liền đem pháp Sám hối chỉ bày cho người khác, lớp lớp thắp sáng vô lượng ngọn đèn, hóa độ mãi mãi không dứt. Văn có ba ý:

  1. Muốn nói pháp Sám hối cho người khác nghe.
  2. Chính là nói pháp Sám hối cho người nghe.
  3. Nói pháp Sám hối xong lại giải thích.

Ngàn kiếp là giả dùng số nhiều để nói lên năng lực rộng lớn của Sám hối, giống như người ác gây ra tội lỗi chồng chất như núi có thể thoát khỏi tai họa bị nhà vua xử phạt, lại còn chia đôi lãnh thổ để ban thưởng, lẽ nào lại hỏi tội lỗi trước đó của họ hay sao?

23. Tự mình tu pháp cúng dường:

Nếu ngàn kiếp gây ra các tội nghịch, tuy là sâu dày nhưng vị vua pháp tánh có khả năng làm cho trừ sạch, từ trong kho Như lai hiển bày thành tựu Pháp thân, Đại giác sáng rực tự tại vượt lên, lẽ nào sau đó bị ràng buộc bởi năm nghiệp Vô gián hay sao? Từ “ta sẽ an chỉ…” trở xuống hai mươi lăm bài rưỡi là tự mình tu pháp cúng dường, văn chia làm hai đoạn:

1. Năm bài đầu là tự mình tu hành.

2. Hai mươi bài rưỡi tiếp sau là tự mình tu Sám hối. Phần tự sám trước đây đã xong. Nay sao lại tiếp tục Sám hối? Giống như người thợ bạc, từ lúc mới học nghề cho nên khi đầu bạc, vừa thiêu đốt, rèn đập thành đồ vật mới nghỉ ngơi, tu hành giống như trí thiêu đốt, tu sám giống như đoạn chế tạo trí đoạn đến đỉnh điểm mới dừng lại. Nói lại không hề sai lầm, trước đây là tu hành môn, nay là pháp cúng dường môn, là khác nhau. Tự tu hành lại chia làm ba:

3. Một câu là nêu chương, tức là: “ta sẽ an chỉ”.

4. Tu nhân, tức là Thập địa.

5. Thành quả tức là quả Phật Bồ-đề.

Châu báu tức là nhân Thập địa đáng quý vô cùng, các địa chính là châu báu. Nói về chân đứng. Thập địa là nền tảng vững chắc của quả vị, cho nên gọi là chân đứng. Lại nữa, mười độ là chân đứng của Thập địa, đối với các công đức khác không vì thế mà không tu, tùy theo khả năng mà dùng đàn làm chân cho Sơ Địa, đàn và chân nếu đầy đủ thì đựơc nhập vào Sơ Địa, cho đến trí độ mà chân đầy đủ thì được đi vào Thập địa, vì thế mười độ là chân đứng của Thập địa. Trong quả có luận chung về quả mãn và nói riêng về quả mãn, y cứ theo văn rất dễ hiểu.

24. Nói về tự tu sám Phật:

Công đức, ánh sáng là hai thứ trang nghiêm về mặt quả. Giúp cho chúng sinh vượt qua biển tức là xoay bánh xe pháp trong quả. Từ “các Đức Phật Thế Tôn…” trở xuống hai mươi bài là nói về tự tu sám Phật.

Văn chia làm hai:

1. Một bài đầu là thỉnh.

2. Mười chín bài rưỡi về Sám hối. Sám hối chia làm năm đoạn: đầu tiên bốn bài rưỡi là phần Sám hối về nói báo chướng, tiếp theo một bài rưỡi nói về Sám hối phiền não chướng, kế là sáu hàng nói về Sám hối nghiệp chướng, kế là hai bài nói về hồi hướng, kế là năm bài rưỡi Sám hối hai nạn thiện ác. Ngay nơi báo chướng, văn lại chia hai:

a) Hai bài rưỡi nêu ra tướng của báo chướng.

b) Hai bài thỉnh dứt trừ.

Trăm kiếp tức là thời gian thọ báo; trong thời gian thọ thân, thân chính là Báo, bảo có sở tác, tạo tác tức là chướng, nghèo cùng khốn khổ là y báo không đầy đủ, cũng là báo chướng. Buồn rầu sợ hãi bởi vì bên ngoài đầy dẫy sự nghèo cùng cho nên bên trong khổ não kinh sợ trăm kiếp gây ra các điều ác, tức là tưởng hành ấm khổ. Nghèo cùng khốn khổ tức là sắc ấm khổ. Buồn rầu sợ hãi tâm thường yếu hèn tức là thức ấm khổ. Không lúc nào an vui tức là thọ ấm khổ. Đây đều là ý của báo chướng.

25. Nói về chướng phiền não:

Kế là phiền não chướng, văn chia làm hai:

  1. Hai câu nêu ra tướng.
  2. Một bài là khất cầu sự thanh tịnh.

– Kế là nghiệp chướng, văn chia làm ba:

  1. Hai bài nói về ba đời tạo nghiệp.
  2. Hai bài nói rộng về hiện tại phát khởi mười điều ác.
  3. Hai bài cầu xin Sám hối ba nghiệp quá khứ.

Nay đang thọ nhận gọi là báo chướng, chưa thọ nhận là thuộc về hành nhân, nếu tu tập thiện đạo thì làm cho chướng ngại.

26. Hỏi đáp về vì sao phải sám hối vị lai:

Hỏi: Quá khứ, hiện tại cần phải Sám hối, còn vị lai chưa có thì tại sao nói Sám hối?

Đáp: Bên số gia gọi là vị lai có, bên Luận gia nói là sẽ có. Đại kinh nói: “Ngăn dứt vị lai cho nên gọi đó là sát, hiện tại niệm niệm diệt thì nơi nào có thể sát, chẳng chỉ có ngăn dứt vị lai mới gọi là Sát”. Kinh luận đều cho vị lai là có, cho nên cần phải Sám hối. Nay lại nêu ra sự việc hiện tại để thí dụ, như người thế gian hết cách sinh sống mới khởi lên vô lượng niệm ác, sự việc tuy chưa có nhưng thứ lớp chắc chắn trải qua, bỗng nhiên phát tâm lìa bỏ gia đình để tu đạo, ý niệm trước đây hoàn toàn khác so với duyên; nghiệp của vị lai cũng sẽ như thế, tuy chẳng phải là hiện có nhưng khi cơ hội đến chắc chắn sẽ như vậy, nay nếu như Sám hối thì vốn là thanh tịnh. Mở bày rộng về ba nghiệp hiện tại gây ra mười điều ác có thể hiểu. Xa lìa là dứt bỏ điều ác, tu hành tức là nuôi lớn điều lành, Thập Trụ là nhân vị của sơ tâm, đãi thập lực là về sau quả tròn đầy.

27. Nói về hồi hướng:

Tiếp theo nói về hồi hướng – chúng sinh ngang bướng cho nên yêu đắm đối với hữu mà không thể thoát ra, dạy Sám hối tội lỗi này nên gọi là hồi hướng. Nơi khác dùng “hoặc cõi nước này và thế giới khác” là văn nói về vui theo, ý này không đúng. Cõi này và phương khác hễ làm được điều lành nào đều bố thí cho chúng sinh cùng hướng về Phật đạo, như âm thanh thổi vào rừng thì có thể nghe xa hơn, lực phương tiện to lớn sánh bằng hư không. Lại nữa, văn kết thức nói: “Đều là hồi hướng không được vui theo”. Ở văn sau sẽ giải thích về vui theo.

28. Giải thích tám nạn:

Giải thích về tám nạn, đây là luận về tám nạn trong thiện và ác, không phải là tám nạn như trước Phật sau Phật. Văn chia làm hai: bốn bài đều chỉ ra ác là nạn, một bài rưỡi kế là chỉ ra ác che lấp thiện là nạn, hoặc chỉ ra thiện che lấp đạo là nạn. Một bài đầu là nạn của báo chướng. Các Hữu tức là hai mươi lăm Hữu, Thân báo đắc gây ra nhiều điều ác, đâu chẳng phải là nạn của báo chướng hay sao? Sinh tử hiểm nạn có hai cách giải thích, nếu giữ lấy nhân tức là nghiệp chướng, hoặc giữ lấy quả tức là báo chướng, các loại dâm dục tức là phiền não chướng.

29. Nói về ba chướng:

Tâm hấp tấp vội vàng là báo chướng, hấp tấp vội vàng là giác quán, giác quán thuộc về pháp báo, như La-hán dứt sạch phiền não, ra khỏi quán còn có gián quán tám tâm, nên biết rằng hấp tấp vội vàng là báo chướng chứ chẳng phải là phiền não. Lại nữa, nêu ra sự học vấn của người thế gian hồi chuyển dễ sai lầm, không thành nghiệp chướng đều do lỗi của sự hấp tấp vội vàng, đâu chẳng phải là chướng hay sao? Nạn gần bạn xấu là bạn bè xấu ác làm ô nhiễm ba nghiệp của người, đây thuộc về nghiệp chướng, như di chuyển chuồng ngựa đến cạnh lò mỗ, như Mạnh Mẫu ở gần nơi buôn bán, son đỏ mực đen tức là nghĩa ấy. Ba độc là phiền não chướng. Từ “cái khó về gặp việc vô nạn…” trở xuống có hai nghĩa:

1. Nếu không tu điều lành thì chướng nạn không dấy lên, nếu muốn tu điều lành thì ác nạn liền sinh ra, điều lành chẳng phải là chướng điều ác lại đến ngăn trở điều lành gọi điều lành là nạn, nghĩa này dễ hiểu nên người bình thường đều hiểu theo cách này.

2. Chỉ các điều lành là nạn, điều lành làm chướng đạo, lẽ nào chẳng phải là nạn hay sao? Nghĩa này nay sẽ nói. Tai nạn về gặp việc vô nạn là tự cho rằng mình không có điều ác nên không chịu tu tập điều lành, như hàng Nhị thừa đi vào không nên phát sinh ý tưởng diệt độ, phát sinh ý tưởng an ổn mà không quay lại tiến cầu Bồ-đề, tức là nghĩa ấy tai nạn về tu công đức là thường thực hành pháp hữu vi để cầu kết quả như ý, như có một vị Tỷ-kheo chuyên chú làm điều phước đức mà không tu tập giới cấm, đọa trong loài voi trắng, thân đeo ngọc bảy báu, chén vàng đựng phân, lại như bổn sự vua Diệu Trang Nghiêm Vương… đâu chẳng phải là nạn của sự tu tập công đức hay sao? Cái khó về gặp được lúc tốt là như lúc kiếp ở Uất-đan-việt thì luôn luôn thọ nhận vui sướng hoàn toàn không hề tu đạo, há chẳng phải là nạn của sự gặp thời thế tốt đẹp hay sao? Gặp Phật ra đời cũng là nạn nữ.

30. Nói về sự khen ngợi:

Bà-la-môn tên Chiên-già, Thiện Tinh, Điều Đạt… đều là gặp Phật nhưng lại là tai họa. Những ví dụ này nên nói: gặp pháp khởi tâm chê bai, gặp tăng khởi tâm phá hoại đều là nạn cả. Nếu đọc là Nan của nan dị (khó dễ) thì đây là nghĩa điều ác đến ngăn trở điều lành, khiến cho điều lành khó thành tựu, nếu đọc là Nạn của chướng nạn thì đây là điều lành tự nó là tai họa, bởi vì làm cho chướng ngại đạo. Còn theo văn kinh chép: “Các nạn này đều Sám hối”, nên biết rằng kinh lấy nghĩa Nạn của chướng nạn. Từ “các Đức Phật Thế Tôn là chỗ y chỉ của ta” trở xuống là bài hai mươi mốt bài là phần thứ ba nói về sự khen ngợi, đó là nói về thứ lớp. Pháp tài cúng dường trước đây là thân và ý, thân và ý không hoặc lậu, không đầy đủ, nay lại dùng miệng để ca ngợi. Nếu nói về pháp môn, văn chia làm ba phần:

1. Một bài là nêu thứ lớp khen ngợi. 2. Mười chín bài chính là khen ngợi. 3. Một bài là kết thúc sự khen ngợi.

31. Nói về ba thân:

Nêu các Đức Phật, chiều ngang là mười phương, chiều dọc là ba đời, sự tức là Báo thân và Ứng thân, Lý là pháp thân. Lời sơ lược mà ý bao la, là sự tuyệt diệu của nêu chương. Chỗ y chỉ của ta là nương vào một thể ba Phật của pháp tánh. Biển Phật là bốn nhãn hòa vào Mắt nhãn, mười trí hòa vào trí như thật, đều mất đi tên gọi vốn có mà chỉ gọi là Mắt nhãn Phật trí; như vật ném vào đường phèn, như sông hòa vào biển. Đều vừa ngọt vừa mặn là pháp tánh ba Phật thâu nhiếp tất cả các pháp nên gọi là biển Phật. Ngay nơi phần chính là khen ngợi chia làm hai đoạn:

  1. Mười lăm bài rưỡi là khen ngợi nhờ vào lời nói.
  2. Ba bài rưỡi là bặt dứt lời nói khen ngợi.- Nhờ vào lời nói lại có hai:
  3. Một bài sơ lược khen ngợi, sơ lược so sánh.
  4. Mười bốn bài nói rộng về khen ngợi và so sánh.

32. Khen ngợi màu vàng ròng của thân Phật:

Lược khen ngợi là sơ lược khen ngợi màu vàng trong các tướng tốt, Thích Luận dùng sắt tức thời để so sánh tức thời vàng, vàng tức thời so sánh với vàng biển, vàng biển so sánh vàng rồng, vàng rồng so sánh Diêm-phù-đề châu Kim, Diêm-phù-đề châu sáng với vàng của bốn vị, xoay vần như thế cho đến so sánh tầng Trời thứ sáu Kim, tầng Trời thứ sáu Kim so sánh với thân màu vàng của Phật, thì vàng của tầng Trời thứ sáu như là sắc thép, còn ánh sáng màu vàng nơi thân Phật soi chiếu cùng tận tường vách thành lũy không hề chướng ngại, lúc Đức Phật đi vào thành phát ra ánh sáng soi chiếu mặt đất, một người nữ cúi đầu lễ lạy, chiếc trâm vàng rơi xuống đất, chỉ thấy chói chang, không biết đâu là đất, đâu là trâm vàng. Nhưng thân màu vàng là nơi các tướng y cứ, chỉ nêu ra màu vàng, do đó biết là khen ngợi tất cả các tướng tốt. Vàng có bốn nghĩa: bền chắc không thể phá hủy thí dụ cho Thường, ai có được vàng thì giàu có dụ cho là Lạc, Thể của vàng không dấu vết dơ bẩn dụ cho tịnh, sắc màu đẹp đẽ chói chang dụ cho ngã. Bốn đức này đứng đầu trong các đức. Dụ như núi Tu-di, núi Tu-di tạo thành từ bốn thứ báu, ví như thân Phật đầy đủ bốn đức, cho nên biết là trạng huống chung. Phần khen ngợi rộng ra và so sánh rộng ra, văn chia làm hai đoạn:

  1. Mười hai bài rưỡi là khen ngợi rộng.
  2. Hai bài rưỡi là so sánh rộng.

33. Khen ngợi rộng về màu vàng vô thượng:

Khen ngợi rộng lại có bốn. Từ “màu ấy vô thượng…” trở xuống hai bài là khen ngợi rộng ra về màu vàng vô thượng, vô thượng là ngã đức; Từ “thanh tịnh vô cấu…” trở xuống ba bài là khen ngợi rộng rãi về màu vàng nơi thân Phật là vô cấu, vô cấu tức là tịnh đức. Từ “công đức vòi vọi…” trở xuống bốn bài là khen ngợi rộng rãi về màu vàng nơi thân Phật có công năng trừ mọi sự khổ đau, tức là Lạc đức. Từ “như nước biển lớn…” trở xuống là thường đức. Từ “trong ba cõi…” trở xuống là so sánh rộng ra. Biển công đức của Phật có suy nghĩ cũng không thể nào biết, mọi ngôn từ không thể nào nói hết; chỗ tâm hành diệt đường ngôn ngữ bặt tức là nghĩa ấy.

Nước trong biển khó biết được so sánh với Thường đức, bụi đất khó biết được so sánh với Tịnh đức, cân núi khó biết được so sánh với Ngã đức, giới hạn hư không khó biết được so sánh với Lạc đức. Từ “các Đức Phật cũng vậy…” trở xuống là hợp dụ. Từ “tất cả có tâm…” trở xuống ba bài là bặt dứt ngôn từ khen ngợi, một bài rưỡi là Điệp văn thí dụ cho thuận theo kết hợp. Tất cả có tâm không thể biết được, tức là bặt dứt suy nghĩ. Suy tư đã bặt dứt thì miệng giảng nói điều gì, tức là dứt bặt ngôn từ. Hơn lại nhắc lại ví dụ cho thuận theo kết hợp, y theo văn rất dễ thấy.

34. Tổng kết Sám hối tội lui sụt:

Từ “tướng tốt trang nghiêm…” trở xuống một bài là phần tổng kết. Tướng là kết tóm tất cả các tướng, tốt là kết tóm tất cả các vẻ đẹp, trang nghiêm là trong mỗi tướng mỗi vẻ đẹp đều đầy đủ các đức để làm trang nghiêm. Từ “ta vì các nhân duyên nghiệp lành…” trở xuống là bài kệ có năm mươi mốt bài rưỡi, là phần phát nguyện thứ tư – Hạnh nếu không có nguyện thì như trâu không người dắt, không thể nào có chỗ đến, như vẽ tranh không có keo, như gạch không nung lửa, như mặt nước không có ánh trăng, vì thế dùng nguyện để giữ hạnh, cũng là Sám hối cái lỗi lui sụt. Văn chia làm hai:

  1. Có bốn mươi bảy bài rưỡi nói về phát nguyện.
  2. Có bốn bài dựa vào nguyện mà vui theo.

Phần phát nguyện lại có hai:

  1. Có chín bài là tự mình phát nguyện.
  2. Có ba mươi tám bài rưỡi là phát nguyện vì người.

– Phần tự mình phát nguyện lại chia hai: a. Bốn bài nguyện đạt quả rốt ráo; b. Năm hàng nguyện cho nhân trọn vẹn. Phần nguyện đạt được quả rốt ráo lại có bốn:

  1. Một bài thành tựu Phật đạo là nguyện tlửa mãn ý luận.
  2. Một bài nói pháp là nguyện tlửa mãn khẩu luân.
  3. Một bài tồi ma là nguyện tlửa mãn thân luân.
  4. Một bài trụ thọ được ích là nguyện tlửa mãn tâm từ bi.

– Phần nguyện cho nhân trọn vẹn lại có bốn:

  1. Một bài đầy đủ sáu độ nguyện trọn vẹn công đức hữu vi.
  2. Một bài nguyện công đức vô vi trọn vẹn.
  3. Một bài túc mạng niệm Phật trọn vẹn.
  4. Hai bài được gặp Phật trọn vẹn.

– Phần phát nguyện vì người, chia làm hai đoạn:

  1. Tám bài rưỡi trước là nguyện làm thân Dược Thọ Vương để đại bi cứu khổ.
  2. Ba mươi bài sau là nguyện làm thân Bảo Châu Vương để đại từ ban vui.

– Phần đại bi cứu khổ lại có bốn:

  1. Một bài nhổ sạch chung gốc các khổ.
  2. Một bài nhổ sạch gốc khổ các căn không đầy đủ.
  3. Hai bài nhổ sạch gốc khổ bệnh tật.
  4. Bốn bài rưỡi nhổ sạch gốc khổ tai họa luật pháp.- Phần đại từ ban vui chia làm ba:
  5. Mười sáu bài rưỡi là ban an vui cho thế gian.
  6. Chín bài rưỡi là ban nhân an vui cho xuất thế gian.
  7. Bốn bài là kết thúc thành tựu.

35. Tu đủ duyên bên ngoài, nhân bên trong:

Đại bi cứu khổ ở văn trên là khiến cho người không đầy đủ các căn được đầy đủ, nay đại từ ban vui là khiến cho thấy nghe thông minh sung sướng vui vẻ, các căn thì ngữ giống nhau mà ban vui cứu khổ thì hơi khác. Từ “nguyện các chúng sinh thường được cúng dường…” trở xuống là khiến cho tu hành đầy đủ duyên bên ngoài, kế sáu bài là khiến cho tu hành đầy đủ nhân trong. Duyên ngoại lại có hai:

  1. Hai bài là được gặp Tam Bảo.
  2. Một bài rưỡi là xa lìa tám nạn.

Nhân duyên không giống nhau, hoặc được gặp Phật mà hoạn nạn không dứt trừ, hoặc hoạn nạn dứt trừ mà không được gặp Phật, nay nguyện cho họ vừa dứt trừ vừa được gặp Phật. Nhân trong lại có hai:

36. Nói về nhân bên trong:

  1. Nửa hàng là sinh vào gia đình cao quý.
  2. Năm bài rưỡi là tài bảo dồi dào đầy đủ.

Nhân của con người không như nhau, hoặc tài vật sung túc mà dòng dõi thấp hèn, hoặc dòng dõi cao quý mà nghèo cùng khốn khó; nhân không đầy đủ, nay khiến cho họ vừa cao quý vừa giàu có, người nữ có năm việc trở ngại, nguyện cho họ không còn các khổ của năm việc trở ngại. Từ “như ta hiện tại…” trở xuống bốn bài là kết thúc thành tựu tự thệ nguyện, tha thệ nguyện. Từ “như cõi Diêm-phù-đề này…” trở xuống bốn bài là tùy hỷ theo nguyện. Tùy hỷ là chúc mừng sự tu hành của người, cũng là Sám hối tội lỗi về sự ganh ghét.

37. Kết thúc thành tựu tự tại thệ nguyện: Văn chia làm hai:

  1. Hai bài đầu là tùy hỷ theo người.
  2. Hai bài sau là tùy hỷ với mình. Từ “Nếu có kính lễ…” trở xuống là bài kệ có chín bài, là phần thứ năm kết thúc thành tựu, văn chia làm ba:
  3. Hai bài đầu là kết thúc thành tựu dứt bỏ điều ác, nên nói là vượt ra khỏi tội lỗi trong sáu mươi kiếp.
  4. Tiếp theo bốn bài là kết thúc thành tựu sinh khởi điều lành, nên nói là được vua chúa, đại thần, cung kính.
  5. Hai bài rưỡi là kết thúc về được gặp nhiều Đức Phật, tuy không nói riêng về Phật là bậc thiện tri thức, nhưng tự đã bao gồm.

 

GIẢI THÍCH PHẨM TÁN THÁN

1. Nói về khen ngợi:

– Tán thán gồm có bốn ý:

  1. Từ người năng tán.
  2. Từ sinh điều lành.
  3. Từ dứt ác.
  4. Từ người sở tán.

1. Từ người năng tán: Phẩm trước nói về Tín Tướng suy nghĩ nghi ngờ đối với tuổi thọ của Phật, bốn Đức Phật đều giảng đến thất, nhất tâm tin hiểu, đêm mộng thấy trống vàng phát ra âm thanh, sáng sớm hướng về núi Kỳ-xà-quật nói về giấc mộng. Phẩm này Đức Phật thuật lại xưa kia nhờ khen ngợi Pháp Vương trước Phật Long Tôn, nguyện con vào thời tương lai đêm nằm mộng ngày kể lại, nói về bổn sự của người ấy cho nên gọi là phẩm Tán Thán.

2. Từ sinh điều lành mà được tên gọi: Điều lành không chuyển vận đơn độc, phát sinh chắc chắn nhờ vào duyên, trong duyên cao đẹp ấy không thể hơn Phật. Long Tôn khen ngợi Phật có khả năng phát sinh điều lành tuyệt vời, từ duyên phát sinh điều lành mà đặt tên, cho nên gọi là phẩm Tán Thán.

3. Từ dứt ác mà được tên gọi: Tội lỗi lớn nhất không gì hơn chê bai Phật, nếu trở lại dứt trừ tội lỗi ấy thì cần phải khen ngợi, khen ngợi chữa trị sự chê bai, từ khả năng chữa trị mà được tên gọi cho nên nói là phẩm Tán Thán.

4. Từ người sở tán mà được tên gọi: Tức là các Đức Phật trong ba đời quá khứ, vị lai, hiện tại, các Đức Phật rất tôn quý sâu xa, vô lượng xưng dương, hiển bày giảng nói, cho nên gọi là phẩm Tán Thán. Nếu muốn phân biệt nào thuật rõ công đức gọi là Tán, nêu thí dụ gọi là Thán, cũng thay đổi phân biệt lẫn nhau. Thích Luận quyển ba mươi chép: “Ngợi khen công đức gọi là Tán, Tán chưa đủ lại tiếp tục xưng dương gọi là Thán”. Phẩm này sự cung kính thuộc về thân nghiệp, tôn trọng thuộc về ý nghiệp, khen ngợi thuộc về khẩu nghiệp. Khẩu nghiệp không phát khởi thì thân và ý không thỏa mãn, vì thân ý thỏa mãn nên lấy âm thanh làm Phật sự, cho nên xưng dương hiển bày giảng nói khen ngợi công đức chân thật của Như lai, vì thế nói là phẩm Tán Thán.

2. Về việc đặt tên phẩm này:

Kết luận về bốn nghĩa này, đều là nhân duyên bốn tất-đàn nên lập tên gọi phẩm này, do đó gọi là phẩm Tán Thán. Phẩm này tuy từ bốn tất-đàn mà đặt tên, nhưng chính xác là cái dụng của sinh điều lành, văn chia làm hai phần: một là văn xuôi, hai là kệ tụng. Đối với Thần đất mà nói, Thần đất là người đứng đầu quả đất, mỗi công hạnh của Bồ-tát đều nương nhờ trước tiên là mặt đất, tuổi thọ lâu dài, thấy rõ mọi sự việc ở quá khứ vị lai và hiện tại, việc chứng nghĩa nhớ lại, như kinh Thụy Ứng chép: “chứa nhóm công đức ai làm chứng? Đức Phật liền chỉ vào đất”, cho nên nay ta nói sự việc xa xưa của Phật Kim Long Tôn. Cho nên nói với Thần đất. Còn đối với Thiện Nữ Thiên thì Nam Thiên là dương, biểu thị cho quyền, Nữ Thiên là âm, biểu thị cho Thật. Thật trí luôn luôn phát sinh những điều lành, vì điều lành phát sinh nên nói với Thiện Nữ, vì chứng minh việc xưa nên nói với Kiên lao…

3. Đặt tên theo hạnh:

Nay nói về công dụng của việc sinh thiện, cho nên nói với Thiện Nữ. Kim Long Tôn vị vua này xưa kia tu tập pháp môn Kim Quang Minh nương theo lý pháp tánh cho nên nói là Kim, thường dùng trí tuệ để khen ngợi các Đức Phật ba đời, biện luận như mây giăng mưa đổ nên gọi là Long, thường làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh, được mọi loài kính ngưỡng nên gọi là Tôn, theo hạnh mà đặt tên nên gọi là Kim Long.

Kệ có sáu mươi hai bài rưỡi chia làm ba đoạn:

  1. Có ba mươi ba bài khen ngợi các Đức Phật ba đời.
  2. Có hai mươi bảy bài rưỡi phát nguyện ở đời vị lai.
  3. Có hai bài kết hợp sự việc ở hai đời.

– Trong phần khen ngợi các Đức Phật, văn chia làm năm:

  1. Một bài rưỡi là khen ngợi chung.
  2. Hai mươi ba bài kế hàng là khen ngợi riêng.
  3. Ba bài kế là khen ngợi khắp mọi loài.
  4. Năm bài rưỡi là dứt bặt ngôn ngữ khen ngợi.
  5. Tiếp theo hai bài là hối hướng, khen ngợi chung.

4. Khen ngợi riêng các tướng:

Dọc tóm thâu ba đời, ngang bao trùm mười phương. Thế giới là tóm thâu về Sự, nhiệm mầu vắng lặng là bao trùm về Lý. Bao trùm về Lý là toàn bộ pháp thân, tóm thâu về sự là toàn bộ hai thân Báo – Ứng. Khen ngợi chung về ba thân, cũng là khen ngợi chung về các loại ba pháp môn như ba đức, ba ngôi báu…Như vậy tất cả các Đức Phật đều thanh tịnh. Thanh tịnh tức là lời khen ngợi chung, chẳng những thanh tịnh mà cũng là Thường, Lạc, Ngã… Từ “thượng sắc trong các Sắc…” trở xuống có hai mươi ba bài là khen ngợi riêng trải qua các tướng, xem trong văn đó chia là sáu ý: đầu tiên là sáu bài rưỡi khen ngợi biển có bảy tướng lớn, khen ngợi vẻ đẹp màu xanh của mái tóc, kế là hai bài khen ngợi biển có tướng nhỏ, tiếp theo hai câu khen ngợi cùng khắp biển có các tướng lớn; tiếp theo mười ba bài khen ngợi cùng khắp biển có các tướng lớn, tiếp theo hai câu khen ngợi về biển có một tướng nhỏ, tiếp theo hai câu khen ngợi tay chân mềm mại lại là một tướng biển lớn. Vì sao? Vì tướng nhỏ, tướng lớn lại cùng nhau trang nghiêm thân Phật, Long Tôn với trí tuệ tuyệt vời đúng như pháp hiểu rõ tướng, đúng như pháp khen ngợi các tướng cho nên tướng lớn, tướng nhỏ đan xen lẫn nhau mà khen ngợi như thế. Tướng tốt vốn là trang nghiêm thân Phật, thân Phật có nhiều loại: thân cha mẹ sinh ra, thân tôn đặc, thân pháp tánh, thân đã khác nhau thì tướng tốt cũng khác nhau, mỗi tướng khác nhau thì tướng dụng cũng khác nhau, tướng dụng khác nhau thì tướng nghiêp cũng khác nhau. Ba thân khác nhau như ở vườn Lâm-vi-ni đưa tay vịn cành, hóa sinh từ hông phải, trời đất rung chuyển dữ dội A-di rất kinh hãi, mở ra thu lại mà là tướng, mỗi tướng sáng sủa rõ ràng, chắc chắn thành Phật, buồn đau không thể lên tiếng, đây là tướng của sinh thân Phật.

5. Dẫn thích luận chứng minh:

Như Thích Luận nói: Thân tôn đặc của Phật uy nghi lồng lộng, giống như bóng núi Tu-di đứng trên biển lớn, tướng lớn tướng nhỏ vốn có cũng uy nghi lồng lộng, không giống thân bình thường – ánh sáng bình thường và tướng ánh sáng bình thường; đây tức là thân tướng tôn đặc của Phật. Pháp tánh thân Phật là thân mà hàng phàm phu, Nhị thừa hạ địa không thể nhìn thấy, chỉ có người cần phải độ thì được nhìn thấy, đây tức là thân của vô thân – tướng của vô tướng, trí nhất thiết đứng đầu, nghĩa đế bậc nhất làm búi tóc, tám mươi bốn ngàn pháp môn làm tóc, đại bi nhãn trung đạo là lông trắng, vô lậu là mũi, mười tám không là lưỡi, bốn mươi bất cộng là răng, bốn thệ nguyện rộng lớn là vai, ba Tam-muội là lưng, Như lai tạng là bụng, trí quyền thật là tay, định huệ là chân, các tướng như vậy trang nghiêm thân pháp tánh của Phật.

6. Lại dẫn thích luận:

Về Chủng tướng nghiệp, như Thích Luận nói: Tu trăm phước đức thì thành một tướng, ba ngàn hai trăm phước đức thì thành ba mươi hai tướng đây chính là nghĩa chủng tướng của sinh thân Phật. Nếu dùng không tuệ dẫn dắt các tướng nghiệp thì mỗi nghiệp đều tương ưng với không. Trong các tương ưng thì tương ưng không là bậc nhất; đây là nghĩa chủng tướng thân tôn đặc của Phật. Nếu dùng Tướng thật tuệ dẫn dắt thành tựu các nghiệp thì mỗi nghiệp không nghiệp nào chẳng phải là Tướng thật pháp giới, đây là nghĩa chủng tướng thân pháp tánh của Phật. Ba thân ba chủng tướng, ba chủng tướng nghiệp không được ngang dọc khác nhau, nếu là một – khác thì ngôn ngữ, ngôn từ khen ngợi không hề sánh được… Kinh này đích thực ngợi khen tướng của thân tôn đặc, trên bao gồm pháp tánh, dưới thâu nhiếp sinh thân, ở trong sự tuyệt vời đó mà nói về thật khen ngợi…

7. Mỗi tướng đều nói về dụng:

Mỗi tướng đều nói về dụng ấy, như tướng bằng phẳng đầy đặn dưới lòng bàn chân, khiến cho tất cả ma tà không thể làm nghiêng động, tất cả hữu vô không thể nào lay chuyển, tất cả các bên không thể nào lung lạc, như tướng nhục kế trên đỉnh, pháp không lễ người thường, cũng không lễ bậc Thánh, cũng không lễ lạy phần trung gian, có nơi phát xuất riêng… Từ “các Đức Phật quá khứ, vị lai” trở xuống là phần ba khen ngợi khắp các loài. Pháp thân các Đức Phật bình đẳng cùng một tâm một tuệ. Ứng Hóa cũng giống như vậy, đặc biệt nêu ra mỗi Đức Phật một tướng để làm đầu mối khen ngợi, các Đức Phật khắp mọi chủng loại cũng giống như vậy. Văn kinh-thùVấn Bát-nhã chép: “Niệm công đức của một vị Phật bằng với niệm công đức của Đức Phật mười phương”, tức là nghĩa ấy. Thân, miệng thanh tịnh có hai cách giải thích: Một nói rằng – Sở tán là ba nghiệp thanh tịnh, nay ta kính lễ tất cả, hai nói rằng – Năng tán là thanh tịnh, dùng hương hoa tươi đẹp là thân thanh tịnh, cung kính cúng dường ý thanh tịnh, ca tụng khen ngợi là miệng thanh tịnh…

8. Dứt bặt ngôn từ khen:

Từ “Dù dùng trăm lưỡi…” trở xuống là phần thứ tư, dứt bặt ngôn từ khen ngợi: ba bài rưỡi đầu là bặt dứt ngôn từ khen ngợi; hai bài tiếp theo là bặt dứt tâm tư khen ngợi. Có ba lần là hoặc nên giống như ba thân bặt dứt ngôn từ. Một người trăm đầu, mỗi đầu có trăm miệng, mỗi miệng có trăm lưỡi, tuổi thọ trụ trong ngàn kiếp khen ngợi công đức tướng tốt của sinh thân Phật cũng không thể nào hết được. Một người ngàn đầu, mỗi đầu có ngàn miệng, mỗi miệng có trăm lưỡi, tuổi thọ sống lâu muôn kiếp khen ngợi công đức tướng tốt của thân Phật tôn đặc cũng không thể nào cùng tận được. Mặt đất và cõi trời dùng mảy lông chấp lấy nước trong biển lớn, tất cả loài có tâm không thể nào biết được công đức tướng tốt nơi thân pháp tánh của Phật. Vì thế cho nên dứt bặt ngôn từ dứt bặt tâm tự ngợi khen.

9. Rộng phát nguyện vị lai:

Từ “Nay tôi…” trở xuống có hai mươi bảy bài rưỡi là phần hai,

rộng phát nguyện vị lai, văn chia làm hai: một là hai bài nguyện chung, hai là hai mươi lăm bài rưỡi phát nguyện riêng. Phát nguyện lại có hai:

a. Một bài là Đức Phật thuật rõ; b. Hai mươi bốn bài rưỡi là Long Tôn phát nguyện. Văn chia ra năm nguyện riêng: năm hàng đầu là nguyện đêm mộng ngày kể lại, hai bài kế là nguyện vì người nhiếp lấy Tịnh độ, kế là hai bài rưỡi là nguyện đắc quả. Trong đó giải thích tỉ mỉ có thể tìm thấy. Hỏi: Các nguyện đều sâu sắc, trong đây sao không thọ ký? Đáp: Pháp kết bạn với vị lai, ở nơi vị lai không lâu… Từ “Tín Tướng nên biết…” trở xuống hai bài là phần ba kết hợp xưa nay, như trong văn.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6