KINH KIM QUANG MINH VĂN CÚ

QUYỂN 6

Đại sư Trí Giả, ở núi Thiên thai Đời Tùy giảng
Môn nhân là Quán Đảnh ghi chép

GIẢI THÍCH PHẨM CHÁNH LUẬN

1. Giải thích tên phẩm Chánh luận:

Chánh Luận: Chánh gọi là Thánh, Thánh có hai loại:

  1. Thánh thế gian.
  2. Thánh xuất thế gian.

Luận gọi là chân thật, một là suy xét đúng đắn về sự, hai là suy xét đúng đắn về lý. Phẩm này là những pháp luật lâu đời của Tiên vương truyền trao đời này sang đời khác, Tiên vương truyền cho Lực Tôn Tướng, Lực Tôn Tướng truyền cho Tín Tướng, Tín Tướng truyền cho con mình, con mình truyền cho đời sau, đời đời chánh Thánh, đời đời thiện thật, tức là pháp ngôn của Tiên Vương, cũng là thế giới tấtđàn mà đặt tên, nên gọi là phẩm Chánh Luận. Vua thực hành pháp này tương ứng với pháp luật thì âm dương nhờ đó được điều hòa, mặt trời mặt trăng nhờ đó được thuận chiều, hoa màu lúc thóc nhờ đó được dồi dào, muôn dân nhờ đó được yên vui, xã tắc nhờ đó được thanh bình, sự cai trị chăn dắt nhờ đó được tốt đẹp, tức là dân chúng được hòa thuận, trên dưới không còn oán thù, cũng là vị nhân tất-đàn mà đặt tên, nên gọi là phẩm Chánh Luận.

2. Lợi ích khi sử dụng pháp này:

Vua sử dụng pháp này thì kẻ địch bên ngoài không dám mưu toan, kẻ gian bên trong không dám kinh động, các sao yêu quái không dám xuất hiện, thú dữ sâu bọ không dám hoành hành, gió bão lũ lụt không xảy ra, dịch bệnh băng tuyết không dám lấn hiếp, cho nên họa họan không xảy ra, tai nạn không sinh khởi, cũng là Đối-trị-tất-đàn mà đặt tên, nên gọi là phẩm Chánh Luận. Điều lành trên cuộc đời này vốn có từ Kim Quang Minh, từ Kim Quang Minh sinh ra Chánh Luận này. Nêu sử dụng Chánh Luận này thì cung điện thân thể của các vị trời nhờ đó được sáng ngời, sinh lực uy thế của các vị trời nhờ đó được tăng thêm, tâm của các vị trời nhờ đó được vui sướng gấp bội, pháp vị của các vị trời nhờ đó được tăng thêm vô cùng sâu xa, tức là chí đức yếu đạo của tiên vương, cũng là Đệ-nhất-nghĩa tất-đàn mà đặt tên, nên gọi là phẩm Chánh Luận. Văn này là ý thứ hai trong phần Lưu thông, nói về vua cõi người mở mang kinh pháp cảm thông thầm hợp với Thánh, Thiên Vương giúp đỡ, giúp cho hưng thịnh. Văn chia làm hai:

1. Văn xuôi nói về Sự Bổn.

2. Kệ tụng nói về chánh luận. Trong văn xuôi, đối với Thần đất nói về tôn tướng xưa kia, như văn. Kệ tụng có tám mươi hai bài, chia làm bốn đoạn: đầu tiên hai bài rưỡi là nhóm hợp đại chúng, tiếp theo ba bài rưỡi là nêu lên câu hỏi, tiếp theo một bài là kết thúc câu hỏi bắt đầu trả lời; sau cùng bảy mươi lăm hàng là Phạm Thiên trả lời, tức nói về Chánh Luận. Phần nhóm họp đại chúng, văn chia làm ba: một bài đầu là Đức Phật nói vế Tôn tướng sắp làm Thiên tử, nói bổn pháp của Tiên Vương, một bài kế là Đức Phật nói về Tôn Tướng, khuyên nhủ lắng nghe; nửa hàng tiếp theo là nói về nơi chốn nói luận.

3. Bốn vị vua trời nêu bốn câu hỏi:

Tiếp đến bốn vị vua trời nêu bốn câu hỏi:

  1. Hỏi rằng vì sao gọi người là trời.
  2. Hỏi rằng chẳng phải trời sinh ra sao lại gọi là con trời.
  3. Hỏi rằng ở cung điện của vua vì sao gọi là trời.
  4. Hỏi rằng dùng pháp của người cai trị người thế gian sao lại gọi là trời? Kế đến một bài là thành tựu phần trước phát khởi phần sau, có thể thấy…

Hỏi đã có bốn thì đáp cũng có bốn:

Đáp rằng: các vị trời giúp đỡ nhập vào thai mẹ nên tuy là con của loài người nhưng xưng là Thiên tử, ba mươi ba cõi trời đều là phân rõ đức của mình, tuy là ở loài người nhưng gọi là Trời, tuy ở cung điện loài người mà dùng luật trời để cai trị thế gian, nên tuy là chúa tể loài người mà xưng là Trời, tuy dùng pháp của loài người cai trị thế gian mà lại khiến cho chúng sinh làm việc lành, phần nhiều sinh lên cõi trời, vì trong nhân nói về quả cho nên xưng là Trời. Từ “Nay ông tuy dùng” trở xuống là Phạm Thiên trả lời, văn chia làm hai: Mười bài rưỡi đầu là trả lời sơ lược; sáu mươi bốn bài rưỡi sau là trả lời rộng ra. Trong phần trả lời sơ lược có bốn: Một bài rưỡi đầu tiên là đồng ý trả lời, tiếp từ “vì tập nghiệp cho nên…” trở xuống một bài là nêu ra sơ lược nhân xưa quả nay để trả lời nghĩa câu hỏi về nghĩa vua.

4. Nêu ba nghĩa để trả lời câu hỏi về nghĩa trời:

Kế là năm hàng là nêu ra ba nghĩa để trả lời câu hỏi về nghĩa Trời, kế là ba bài là nêu ra ba nghĩa lần lượt trả lời câu hỏi về nghĩa vua. Trả lời về Trời, nêu ra ba nghĩa là chưa vào thai mẹ, đã vào thai mẹ, đức lực tăng thêm. Vì bảo vệ thai nên gọi là Thiên tử, là trả lời câu hỏi thứ hai. Vì có phần đức cho nên có đức của trời, do vậy gọi là Trời, là trả lời câu hỏi thứ nhất. Thần lực gia hộ tu thiện ngăn ác, về sau chắc chắn sinh lên cõi trời, trong nhân nói về quả cho nên gọi là Trời, là trả lời câu hỏi thứ ba, thứ tư về chánh pháp cai trị thế gian là câu hỏi về Trời. Trả lời ba nghĩa về một nửa gọi là trời đã xong. Từ một nửa tên gọi là vua cõi người về sau là trả lời có ba nghĩa nên gọi một nửa là vua.

1/ Gọi là chấp lạc (giữ gìn an vui) – an vui nhờ nơi nhà vua, nhà vua giữ gìn sự an vui này giúp cho khắp thiên hạ được hòa bình, ba ngày một làn gió, mười ngày một cơn mưa, người già được nhường kính, trẻ nhỏ cưỡi ngựa tre, ai không quy kính đức độ, vì thế người giữ gìn sự an vui gọi là vua.

2/ Là ngăn dứt điều ác, trừ hại cho dân, trời không hạn hán, đất chẳng lũ lụt, người nào không quy kính đức độ, cho nên người ngăn dứt điều ác gọi là vua.

3/ Là cha mẹ, chỉ dạy họa phước, dẫn dắt thiện ác, đặt ra lễ nghĩa, làm điều yên vui cho nên dân chúng biết mà phòng tránh, người nào không quy kính đức độ, cho nên cha mẹ gọi là vua. Có khả năng cha mẹ cho dân chúng thấp kém, cho nên các vị trời bảo vệ gọi là Thiên tử. Vì ngăn dứt điều ác không phát khởi cho nên các vị trời phân đức gọi là Trời. Vì giữ gìn sự an vui cho nên trong nhân nói về quả lại gọi là Trời.

Không phải chỉ phân nửa hai nghĩa tên gọi vua cõi người.

5. Nói rộng về phi pháp:

“Nếu có việc ác…” trở xuống là ba mươi chín bài ba câu nói rộng về phi pháp, không thể gọi là Trời, không thể gọi là vua, sáu nghĩa đều mất, ba mươi ba cõi trời đều sinh tâm tức giận các vị vua trời này nói với nhau: vị trời này không phân đức vì không phân đức cho nên không được gọi là Trời. Xa lìa pháp lành nuôi lớn pháp ác, thì không có nhân cõi trời, lẽ nào có thể trong nhân nói về quả khen ngợi người là Trời hay sao? Sinh tâm rất buồn khổ nghĩa là không giữ gìn sự an vui, dịch bệnh tràn lan khắp nơi nghĩa là không ngăn dứt đìêu ác; dù cho xấu ác cũng không đoái hoài là nghĩa không phải cha mẹ…

6. Tiếp tục nói rộng về sáu nghĩa:

Từ “phải nên trị tội…” trở xuống hai mươi bốn bài ba câu là tiếp tục nói rộng về sáu nghĩa. Phải nên trị tội tức là nghĩa cha mẹ, các vị trời che chở tức nghĩa là Thiên tử, vì dứt trừ pháp ác tức là nghĩa người đứng đầu, người đứng đầu gọi là cai quản quân lính, ngăn dứt chế ngự ác quỷ, quỷ sợ người chỉ huy quân binh cho nên không dám lộng hành, tu tập tăng tiến pháp lành tức nghĩa là giữ gìn sự an vui, nên đều nói cho nghe, tức nói về nghĩa nhân quả, các vị trời nghĩa là phân đức. Còn muốn dùng sáu nghĩa lượt bỏ văn, đều có thể tìm hiểu… Trong đây sẽ nói về nghĩa của quán, tự tư duy điều đó… Hỏi: Kim Quang Minh là cội gốc của chánh luận, ý đó như thế nào? Thiên là pháp tánh, là Kim, pháp tánh là nơi nương tựa cho nên nói là Trời che chở. Phân đức tức là Quang, báo thân thầm hợp với pháp tánh, tức là phân đức. Thần lực được tăng thêm tức là Minh… Lại nữa, cha mẹ tức là Kim, vì pháp tánh là cha mẹ. Ngăn dứt điều ác tức là Quang, giữ gìn sự an vui là Minh. Lấy điều này làm cội gốc cho nên có khả năng chánh luận. Như một nửa tên gọi vua cõi người, một nửa tên gọi là Trời, vì một nửa gọi là chánh luận của thế gian, một nửa gọi là chánh luận xuất thế gian, gốc ngọn liên quan nhau, tức là ý này.

 

GIẢI THÍCH PHẨM THIỆN TẬP

1. Giải thích tên phẩm Thiện Tập:

Vị vua chuyển luân này nhóm họp các pháp lành như người thuyền trưởng, biển cả pháp lành không có bờ bến nhưng sáu độ thâu nhiếp tất cả, sáu độ lại rộng lớn, sơ lược thâu nhiếp vào hai độ, đó là đàn và trí. Cầm viên ngọc như ý, xả bỏ bốn mặt đất cùng châu báu trong biển khơi để dùng bố thí, tức là tu hội về Đàn hạnh. Đứng chấp tay thỉnh cầu tôn giả Bảo Minh, tuyên dương giảng nói kinh Kim Quang Minh này, tức là tụ hội về Trí hạn, Đàn – Trí đã như vậy thì các pháp khác cũng giống như thế, từ hạnh mà đặt tên nên gọi là phẩm Thiện Tập. Sáu độ này không đồng là thế giới tất-đàn tập thiện; tu tập năm độ là vị nhân tập thiện; tu tập trí độ là Đối trị tập thiện; đều là Ba-la-mật, là Đệ-nhấtnghĩa tập thiện.

2. Phần nói chung có hai:

Từ bốn tập này mà đặt tên cho nên nói là phẩm Thiện Tập. Phẩm này là vua cõi người mở mang kinh điển thứ hai, trên nói về chánh kiến thế gian, cảm động đến trời đất, ở đây là nói về chánh kiến xuất thế gian cảm động đến hiền thánh…

Văn chia làm hai:

  1. Nói với Thần đất.
  2. Dùng kệ để nói. Phần kệ có năm mươi bốn bài rưỡi, chia làm hai đoạn: Ba bài đầu nói về nhân địa hành đàn, năm mươi mốt bài rưỡi kế là nói riêng về thiện tập, thí tài, thí pháp.

3. Phần nói riêng có sáu:

Phần trình bày riêng có sáu:

  1. Sáu bài rưỡi nói về Sự bổn.
  2. Mười một bài rưỡi nói về Thánh Vương thỉnh pháp.
  3. Mười chín bài rưỡi nói về Tôn giả tuyên dương.
  4. Mười bài rưỡi nói về Luân Vương thực hành bố thí.
  5. Hai bài kết luận nhóm họp xưa nay.

6. Mười bài rưỡi trích dẫn nhân quả để chứng minh, khuyến khích. Tất cả như trong văn. Y theo phẩm này nói về Kim Quang Minh, khéo tập Ba-la-mật là Kim, tập Bát-nhã là Quang, tập năm độ là Minh. Y theo luận giả Bảo Minh, ở trong một hang là Kim, khuôn mặt như trăng rằm là Quang, đọc tụng kinh điển như vậy là Minh.

Kế là y theo người thực hành – ở trong động là Kim, đồng ý giảng nói cho nhà vua nghe là Quang, nhà vua cầm ngọc châu như ý tuôn ra châu báu khắp bốn châu thiên hạ là Minh.

GIẢI THÍCH PHẨM QUỶ THẦN

1. Giải thích tên phẩm Quỷ Thần:

Chữ Quỷ theo Huấn Quy còn gọi là úy. Quả báo thường sợ hãi như A-tu-la… Lại nói là uy, có khả năng làm cho người khác sợ hãi uy lực của mình. Thần là khả năng, khả năng to lớn ấy có thể dời núi lấp biển, khả năng nhỏ bé hơn thì có thể biến hóa khi ẩn khi hiện. Phẩm này cũng nêu ra tất cả trời rồng các thần sông biển, mặt trăng, mặt trời… Phẩm trên đã nói về Trời rồi nên ở đây không nhắc lại, tuy có các đường chung riêng, nhưng văn thường nói về Quỷ Thần, thuận theo phần nhiều cho nên lấy đầu đề của phẩm. Phẩm này là phần thứ ba, tất cả trời rồng thần quỷ, thiên linh, địa kỳ thảy đều phát thệ giảng nói, mở mang khắp mọi nơi để khuyến khích truyền bá. Văn chia làm hai: Một là văn xuôi, hai là kệ tụng.

2. Nói về ba thân Phật:

Trong phần Văn xuôi đầu tiên nêu ra sự riêng biệt, kế là cúng dường đầy đủ. Sự việc riêng biệt nghĩa là Đức Phật từ trong từ bi khởi tâm thọ nhận sự cúng dường, đó là Ứng Phật, Đức Phật từ trong chân như phát khởi giác tri, trí hợp với như, đó là Báo Phật, tất cả các pháp đều là hành xứ của các Đức Phật, đó là pháp Phật. Giải thích như vậy là ba thân Phật trải qua cách biệt. Nếu tu cúng dường về sự thì cúng dường về pháp, là cách cúng dường bậc nhất trong mọi cách cúng dường. Cúng dường bậc nhất là cúng dường tất cả các Đức Phật, năng thuyết văn tự là ứng Phật, năng thuyên là báo Phật, sở thuyên là pháp Phật, kính trọng văn tự tức là tôn kính ba thân Phật, cũng là tôn kính các Đức Phật ba đời. Các Đức Phật sinh ra từ đây, cho nên cúng dường văn tự tức là cúng dường tất cả các Đức Phật… Lại nữa, thời gian khác nhau nghe được nhiều lần càng thêm nhớ kỹ. Trong Văn xuôi nêu ra bốn nguyện muốn từ đó có một lời khuyên. Nếu muốn biết hành xứ của Phật, thì hành xứ ấy chính là cảnh như như của pháp Phật. Muốn biết, biết là trí như như của Báo Phật. Có thể nghe kinh này, kinh này tưc là văn tự, văn tự tức là Ứng Phật. Nghe là thuận theo lời Phật chỉ dạy, tức là pháp cúng dường, pháp cúng dường tức là cách cúng dường bậc nhất.

3. Nêu ra sự đầy đủ tốt đẹp để khuyến khích tu tập:

Nghe kinh làm phát sinh giác trí, giác trí phát sinh tức là Phật thọ nhận cúng dường. Việc nghe kinh có đầy đủ các nguyện ước, chỉ đầy đủ một việc thì đầy đủ các việc khác. Phần kệ có một trăm lẻ hai bài rưỡi, chia làm sáu: 1. Từ “nếu muốn cúng dường…” trở xuống bài tụng mười một bài, Văn xuôi ở trước, chỉ có thể nghe kinh tức là nêu ra sự đầy đủ tốt đẹp để khuyến khích tu tập; 2. Từ “Hễ đến chỗ nào…” trở xuống ba bài rưỡi nêu ra việc nghe kinh thì tránh khỏi tai họa để khuyến khích tu tập; 3. Từ “Chỗ nói pháp…” trở xuống sáu hàng nêu ra sự nghe kinh dẫn đến linh nghiệm báo điềm lành để khuyến khích tu tập; . Từ “Uy đức tướng mạo…” trở xuống năm bài rưỡi nêu ra chỉ cần nghe kinh sẽ có uy lực để khuyến khích tu tập; 5. Từ “Đại phạm Thiên vương…” trở xuống ba mươi tám bài rưỡi nêu ra sự nghe kinh có thể tập trung được trời rồng, quỷ thần để khuyến khích tu tập; . Từ “Đối với các chúng sinh…” trở xuống hai mươi tám nêu ra chỉ cần nghe kinh thì có thể làm cho đất nước được yên vui để khuyến khích tu tập…

4. Giải thích danh từ:

Cổ đạo: Bốn vị vua trời điều khiển vị thần tên là Di-lật-hiển-kiềngià-đà, Hán dịch là Thiện phẩm, là chúa tể của loài cổ độc. Ma-hê-thủla, ở các kinh khác dịch là đại tự tại, kinh Quán Đảnh dịch là Uy Linh Đế, Ma-ni-bạt-đà Hán dịch là Uy Phục Hành, Phú-na-bạt-đà Hán dịch là Tập Chí Thành, Kim-tỳ-la Hán dịch là Uy Như Vương, Tân-đầu-lôgià Hán dịch là Học Đế Vương, Ma-kiệt-bà-la Hán dịch là Trừ Khúc Tâm, Tú-lợi-mật-đa Hán dịch là Hữu Thiết Huân, Lặc-na-sí-xa Hán dịch là Điều Hòa Bình, Kiếm-ma-xá-đế Hán dịch là Phục Chúng Căn, Xa-la-mật-đế Hán dịch là Độc Xứ Khoái, Hê-ma-bạt-đà Hán dịch là Ưng Xá Chủ, Tát-đa-kỳ-lê Hán dịch là Đại Lực Thiên, Ba-lợi-la-hầu Hán dịch là Dũng Mãnh Tiến, Tỳ-ma-chất-đa Hán dịch là Cao Viễn, Thiểm-ma-lợi-tử Hán dịch là Anh Hùng Đức, Ba-ha-lê-tử Hán dịch làUy Vũ Thạnh, Khư-la-khiển-đà Hán dịch là Hống Như Lôi, Cưula-thiện-đề Hán dịch là Chiến Vô Địch. Nhân giải thoát là giải thoát nghiệp chướng, quả giải thoát là giải thoát báo chướng, độ các hữu là giải thoát phiền não chướng.

 

GIẢI THÍCH PHẨM THỌ KÝ

1. Giải thích tên phẩm:

Thọ ký có bốn thứ, ở đây là hai loại… Thọ là trao cho, ký là ghi nhận sự thành tựu đạo quả. Ở đây trao việc ba vị đại sĩ và một muôn vị trời đời tương lai sẽ thành Phật. Cho nên nói là thọ ký, cũng gọi là Thọ Biệt, cũng gọi là Thọ Quyết. Trao truyền số lượng thời kiếp, cõi nước gọi là Biệt, suy xét chân thật không luống dối gọi là Quyết, từ Đức Phật truyền nên gọi là Trao, từ sở đắc gọi là Thọ (nhận lãnh). Ở đây, từ Đức Phật truyền trao nên nói là Thọ Ký. Đây là ý thứ tư trong phần Lưu thông, nêu ra nhân xưa kia thực hành kinh pháp, mới thành tựu quả tròn đầy cùng cực, chứng minh sự mở mang giữ gìn không luống dối để khuyến khích truyền bá. Văn chia làm hai:

  1. Trao truyền thọ ký.
  2. Nghi ngờ sự thọ ký.

1) Phần trao truyền thọ ký chia làm hai: a) Trao truyền thọ ký cho ba vị Đại sĩ. b) Trao truyền thọ ký cho mười ngàn vị trời.

* Trao truyền thọ ký cho ba vị Đại sĩ chia hai:

– Người có chung duyên thì gom thành một loại.Chính là trao truyền thọ ký, thế giới đổi tên gọi là Tịnh Tràng, lẽ ra nói bốn câu, ở đây là một trong bốn câu đó.

* Trao truyền thọ ký cho mười ngàn vị trời lại chia làm hai: – Nghe kinh sinh kiến giải; – Chính là thọ ký…

2) Nghi ngờ:

Từ “Bấy giờ đạo tràng…” trở xuống là phần hai, nghi ngờ sự thọ ký, lại chia làm hai:

  1. Nghi ngờ nên hỏi.
  2. Đức Phật trả lời.

Nghi ngờ rằng dời núi lấp biển không phải công lao trong một ngày, cực quả Bồ-đề chứa nhóm nhiều công hạnh mới hy vọng đạt được, từ cõi Đạo-lợi xuống trong khoảnh khắc công lao nghe kinh không bao lâu, không nghe xưa kia có công hạnh khó suy nghĩ bàn luận, công hạnh đơn sơ mà được thọ ký sâu xa, cho nên nghi ngờ. Như các vị Bồtát khác, Bồ-tát thực hành sáu độ, ghim cây tăm xuống đất không chỗ nào chẳng phải là nơi Bồ-tát xả bỏ thân mạng, giới nhẫn, thiền trí đầy đủ trong ba tăng kỳ kiếp; nếu là Bồ-tát Thông giáo thì từ Giả nhập vào không, chẳng phải dừng lại nơi một đời tu hành, từ không nhập vào Giả thường vượt qua trần sa kiếp, nếu là Bồ-tát Biệt giáo thực hành tất cả các hạnh. Số lượng không thể tính đếm còn không ghi nhớ được, trong giây lát nghe kinh mà được thọ ký bấy giờ đại chúng hoàn toàn nghi ngờ, cho nên Thần cây thưa hỏi.

2. Đức Phật trả lời:

Đức Phật trả lời có hai:

  1. Nêu công hạnh hiện tại.
  2. Nêu nhân duyên xa xôi.

Công hạnh hiện tại là xả bỏ sự vui sướng nơi cung trời để đến đây nghe kinh, nghe ba vị Đại sĩ được thọ ký Bồ-đề, bổn thệ xưa kia của mình cùng với pháp thực đó, cả ba việc hòa hợp cho nên trao cho sự thọ ký. Ý này chứng minh phẩm Quỷ Thần thành tựu đầu tiên là dùng cách cúng dường bậc nhất để cúng dường các Đức Phật ba đời, và muốn biết được hành xứ của các Đức Phật, nên quyết định dốc lòng lắng nghe kinh điển nhiệm mầu này, tuy có ý chỉ này mà chưa thấy người đó, mười ngàn Thiên tử lúc bấy giờ chính là các vị ấy. Nghe thọ ký sẽ đắc quả chắc chắn có nhân. Do đối với Kim Quang Minh sinh tâm ân trọng, khởi thân công đức, tâm không cấu lụy, khởi thân Bát-nhã, giống như hư không sinh khởi pháp thân, lắng nghe trong sự nhất tâm thì thành tựu trọn vẹn ba đức. Lại có vô lượng công đức, nói không thể hết được. Người này không được thọ ký, vậy thì thọ ký cho ai? Chứng minh công đức nghe kinh, ý là ở đó. Bởi vì tùy theo tướng tu chỉ ra công hạnh hiện tại, hạnh tùy theo tướng thật mà tu, có gốc lành tốt đẹp nhờ vào nhân duyên xa xưa, tướng thật trái với duyên xa xưa nên gieo trồng gốc lành.

3. Nêu nhân duyên xa xưa để trả lời:

Từ “cũng vào thời quá khứ…” trở xuống là nêu nhân duyên xa xưa để trả lời, văn chia làm hai:

  1. Sơ lược.
  2. Mở rộng. Trong đây một ít văn được lược bỏ, hai phẩm trừ bệnh và Lưu Thủy là trả lời rộng.

 

GIẢI THÍCH PHẨM TRỪ BỆNH

1. Giải thích tên phẩm:

Trả lời rộng về nhân duyên xa xưa, vì Y Vương chữa bệnh nên nói là phẩm Trừ Bệnh, cùng phân biệt với phẩm Lưu Nước ở sau. Văn chia làm năm:

  1. Nguồn gốc của duyên.
  2. Duyên xa xưa.
  3. Duyên gần đây.
  4. Kết thành duyên.
  5. Hội tụ duyên. Từ “Phật bảo Thần cây…” trở xuống là nói về duyên xa xưa.

2. Nói về duyên xa xưa có sáu: Duyên xa xưa chia làm sáu:

  1. Nói về người cha.
  2. Sinh ra con.
  3. Dân chúng trong nước bị dịch bệnh.
  4. Người con thưa thỉnh.
  5. Người cha nói cho nghe.
  6. Biết rồi liền chữa trị khắp nơi.

Người con thưa hỏi chia làm ba: a. Thấy người bị bệnh tật; b. Suy tư ngẫm nghĩ; c. Chính thức thưa hỏi.

3. Câu hỏi có bốn:

Thưa hỏi chia làm bốn:

  1. Một bài kệ thưa hỏi về sự thêm bớt của bốn đại.
  2. Thưa hỏi về việc phạm phải sai lầm trong ăn uống.
  3. Thưa hỏi về cách chữa trị bệnh tình.

4. Thưa hỏi về thời gian căn bệnh phát động về thân lửa bất diệt, ăn no bệnh nóng dần dần hết, thức ăn tiêu hóa thì cơn sốt lại phát sinh, cho nên nói là thân lửa bất diệt. Bịnh phổi có nước: nước nhiều thì tổn hại đến phổi, tức là bệnh đàm.

4. Trả lời có bốn:

Người cha thầy thuốc lại trả lời bốn câu hỏi:

  1. Sáu hàng là trả lời về sự thêm bớt của bốn đại
  2. Một bài rưỡi là trả lời về phạm phải sai lầm trong ăn uống.
  3. Hai bài là trả lời về thời gian căn bệnh phát động.
  4. Tám bài kệ là trả lời về cách chữa trị căn bệnh.

Ngay trong sáu bài chia làm hai: Một bài đầu là Đức Phật kể lại người cha thầy thuốc định trả lời, năm bài kế là trả lời về thời tiết. Thời tiết có hai:

5. Nói về thời tiết:

Pháp thế gian có bốn mùa là: Xuân – Hạ – Thu – Đông, mùa Đông là cuối năm, mùa Xuân là đầu năm. Nhưng đầu tiên nói về là mùa Hạ, hoặc có thể phát khởi từ đây mà nói, hoặc có thể trả lời câu hỏi đúng vào thời gian mùa Hạ. Ba ba mà nói: một mùa có ba tháng, gọi là Mạnh – Trọng và Quý, bốn mùa có mười hai tháng. Dựa theo pháp Đức Phật nói thì một năm có ba mùa, đó là Đông, Xuân, Hạ, mùa Hạ ở cuối năm, mùa Đông ở đầu năm, vì sao? Vì phá chấp thường của các đệ tử, vì đó mở ra việc an cư tháng Ca-đề, cho nên không có mùa Thu. Ba mùa trong pháp của Đức Phật cũng là “Ba ba mà nói”. Nếu nói “nhị nhị” đầy đủ sáu thời ấy là dựa theo bốn mùa của pháp thế gian. Mùa (thời) vốn có hai tháng Thổ Ký, bốn quý mỗi quý đều có một tháng. Hai tháng căn bản chỉ là hai tháng âm dương. Một thời chỉ có hai tháng âm dương, hợp lại thành sáu thời. Tháng giêng tháng hai là thời Mộc Vương, tháng tư tháng năm là thời Lửa Vương, tháng bảy tháng tám là thời Kim Vương, tháng mười, tháng mười một là thời Nước Vương, tháng chạp, tháng ba là dương Thổ Ký Vương, tháng sáu và tháng chín, hai tháng này là âm Thổ Ký Vương. Muốn nói về tháng gốc thì cũng nói là “nhị nhị”. Nếu luận về Thổ Ký Vương thì cũng nói “nhị nhị” cho nên nói đầy đủ sáu thời. Nếu dựa theo pháp của Đức Phật giải thích về thuyết “nhị nhị” thì pháp của Đức Phật có ba thời, một thời có bốn tháng, đều có sơ phần, hậu phần. Từ ngày mười sáu tháng chạp đến ngày mười lăm tháng hai, hai tháng này là sơ phần Mùa xuân. Từ ngày mười sáu tháng hai đến ngày mười lăm tháng tư, hai tháng này là hậu phần Mùa xuân. Từ ngày mười sáu tháng tư đến ngày mười lăm tháng sáu, hai tháng này là sơ phần Hạ thời. Từ ngày mười sáu tháng sáu đến ngày mười lăm tháng tám, hai tháng này là hậu phần Hạ thời. Từ ngày mười sáu tháng tám đến ngày mười lăm tháng mười, hai tháng này là sơ phần Mùa Đông. Vì thế nói là nếu luận về “nhị nhị” thì đầy đủ sáu thời. Lại nói: Tháng giêng tháng ba là tháng dương, tháng hai tháng tư là tháng âm, tháng năm tháng bảy là tháng dương, tháng sáu tháng tám là tháng âm, tháng chín tháng mười một là tháng dương, tháng mười tháng chạp là tháng âm, cho nên nói là nếu luận về “nhị nhị” thì đầy đủ sáu thời. “Ba ba bổn nhiếp” là dựa theo pháp thế trụ, tháng giêng là tháng chính của mùa Xuân, bao gồm hai tháng sau đều thuộc về mùa Xuân. Tháng tư là tháng chính của mùa Hạ, bao gồm hai tháng sau đều thuộc về mùa Hạ. Tháng bảy là tháng chính của mùa Thu, bao gồm hai tháng sau đều thụôc về mùa Thu. Tháng mười là tháng chính của mùa Đông, bao gồm hai tháng sau đều thuộc về mùa Đông – là “ba ba bổn nhiếp”. Lại nói: tháng giêng, tháng hai chính thức là mùa Xuân thì Mộc thuộc Trung Vương, Thổ Ký bao gồm tháng ba thuộc về mùa Xuân. Tháng tư, tháng năm đang là mùa Hạ thì Lửa thuộc Trung Vương, Thổ Ký bao gồm tháng sáu thuộc về mùa Hạ. Tháng bảy, tháng tám đang là mùa Thu thì Kim thuộc Trung Vương, Thổ Ký bao gồm tháng chín thuộc về mùa Thu. Tháng mười, tháng mười một đang là mùa Đông thì Nước thuộc Trung Vương, Thổ Ký bao gồm tháng chạp thuộc về mùa Đông. Thổ ký bốn mùa tháng giêng là gốc, mỗi mùa đều có ba tháng thuộc về Thổ, cho nên nói là “Ba ba bổn nhiếp, chủ thuộc về khách, khách là Thổ. Theo Phật pháp nói thì “Ba ba bổn nhiếp” ấy là ban đầu của mỗi mùa đều có ba tháng, đã bỏ đi mùa Thu, vì ba tháng của mùa Thu đều phối hợp vào ba mùa nên mỗi mùa trở thành bốn tháng. Nói về bổn thì ba, nói về nhiếp thì một, cho nên nói là “Ba ba bổn nhiếp”.

6. Nói theo Phật pháp:

Hỏi: Bốn mùa đều có ba tháng, như vậy là “tứ tam bổn nhiếp”, tại sao nói “ba ba bổn nhiếp”? Đáp: Ba là số một, dùng ba mà đếm cho nên nói “ba ba” là gốc. Tùy theo thời tiết tiêu tức lúc ấy: Thời đã nói như trên, hoặc bốn, hoặc ba, hoặc hai, hoặc thâu nhiếp, nhiều loại khác nhau, tùy thời là lấy ý tiêu trừ để cân nhắc kỹ càng sự chọn lấy hay bỏ đi. Nếu theo Phật pháp, không có mùa Thu mà nói mùa Thu phát bệnh, điều này giải thích thế nào? Từ nửa tháng tám về trước tùy theo thế tục gọi là mùa Thu, nhưng lại thuộc về mùa Hạ, nửa tháng tám trở đi thuận theo thế tục gọi là mùa Thu, nhưng thuộc về mùa Đông. Tùy thời tiêu tức là trong pháp thế tục mà cân nhắc kỹ càng. Đại tạ tăng tổn là mùa Xuân bị bệnh gan thì bệnh này có thể chữa trị, mùa Hạ bị bệnh phổi thì bệnh này khó chữa khỏi, cuối mùa Hạ đầu mùa Đông ở trong tiết Thu bị bệnh phổi thì bệnh này có thể chữa trị, nếu bị bệnh gan thì trong giai đoạn này khó chữa khỏi, mùa Đông bị bệnh thận thì bệnh này có thể chữa khỏi, nếu bị bệnh tim thì trong thời gian này khó chữa khỏi. Nói về bốn mùa thêm bớt đại khái như vậy.

7. Hỏi đáp về bốn mùa:

Hỏi: Bốn mùa đều bị bệnh, vì sao bỏ mùa Thu? Giải thích điều này có hai cách: một là phá trừ chấp thường, mùa Thu là mùa muôn vật kết trái, vì phá chấp này cho nên bỏ mùa Thu, Đức Phật vì các đệ từ còn nhiều tâm chấp thường, vì thế bỏ đi mùa Thu.

Kế là vì mở ra tháng Ca-đề sau thời gian an cư, an cư vốn gọi là Hạ tọa, trong nửa tháng tám về trước, nếu là mùa Thu, thì đó là thu tọa, vì nghĩa này cho nên bỏ mùa Thu. Từ “có thầy thuốc giỏi…” trở xuống một bài rưỡi là trả lời về sự xúc phạm, xúc phạm có sáu:

  1. Ngồi nhiều.
  2. Ngủ nhiều, hai thứ này thường gây ra đàm nên thường đi lại để làm tan đàm.
  3. Đi nhiều.
  4. Đứng nhiều.
  5. Nói nhiều thì sinh bệnh gió, nên ngủ nhiều để trị.

6. Dâm dục nhiều sinh ra tất cả các bệnh, tức là bệnh quanh năm. Nếu lửa ít thì đàm nhiều, nếu lửa nhiều thì tức là độ nóng tăng lên, nếu gió nhiều thổi bùng lửa thì thành bệnh sốt cao, nếu gió nhiều thổi bùng đàm thì trở thành bệnh sốt rét.

8. Sau nguyên nhân do ăn uống bị bịnh:

Cả ba điều này nếu đồng đều thì không sinh ra bệnh. Ăn uống bị bệnh cũng có sáu:

  1. Ăn quá nhiều.
  2. Ăn quá ít.
  3. Đói quá mới ăn.
  4. Ăn không đúng bữa; chưa đói nhưng gắng ăn.
  5. Ăn những thứ gây trở ngại, như ăn thịt mà lại uống sữa sống khiến cho thân sinh ghẻ lở.

6. Không đáng ăn mà lại cố gắng ăn, như người miền Nam uống tương, người miền Bắc uống mật. Nếu thức ăn hòa với mật thì khiến cho không thể sinh con trai, mỡ heo nấu với thịt cò trắng thì ăn vào khiến cho người bị bệnh ghẻ; nếu mắc bệnh sốt mà uống rượu, ăn lúa mạch và thịt trâu sống, khiến cho người bị mù, thổ huyết, đại tiện ra máu, nếu mắc bệnh đàm mà uống những thứ ngọt béo, mặn chua thì khiến cho người sẽ bị chảy mũi liên tục, lại bị táo bón kiết lỵ. Sáu đại là sáu phủ, là ruột non, ruột già, mật, dạ dày, mạng mỡ, bàng quang.

9. Nói về thời gian bịnh phát khởi:

Từ “thường bị bịnh gió…” trở xuống hai bài là trả lời về thời gian bệnh phát khởi, tháng tư, tháng năm là thời gian gió sinh ra, tháng sáu, tháng bảy là thời gian gió khởi lên, tháng tám, tháng chín là thời gian nhiệt khởi lên, tháng mười đến tháng giêng là thời gian nhiệt diệt đi; tháng tám, tháng chín là thời gian các phần sinh ra, tháng mười, tháng mười một là thời gian các phần khởi lên, tháng mười hai, tháng giêng là thời gian các phần diệt đi, tháng mười đến tháng giêng là thời gian đàm sinh ra, tháng hai, tháng ba là thời gian đàm khởi lên, tháng tư đến tháng bảy là thời gian đàm diệt đi, đàm là nước thụôc về bệnh phổi. Mùa Hạ động gió: mùa Hạ các lỗ chân lông mở rộng ra, gió bên ngoài vào được nên gió bên trong bị chuyển đổi. Bệnh nóng thụ động: lỗ chân lông bít lại, nhiệt độ ở lại bên trong không lưu hành được nên trở thành bệnh. Đẳng phần đông động, mùa Xuân thì nước phát động nên bệnh phổi là đúng, đến mùa Hạ thì gió phát động nên bệnh về gió là đúng, đến mùa Thu lại phát động nhiệt nên bệnh về nhiệt là đúng, đến mùa Đông đều phát động cho nên tất cả đều là bệnh. Tháng hai, tháng ba là thời gian đàm sinh ra nên tổn hại đến phổi, do đó bệnh phổi phát động.

10. Cách chữa trị bịnh:

Từ “Người bị bệnh gió…” trở xuống tám bài rưỡi là trả lời về cách chữa trị bệnh, văn chia làm ba: Hai bài rưỡi đầu tiên là trước khi chưa mắc bệnh nên dùng thuốc để phòng ngừa; hai bài tiếp theo là nói về dùng thuốc để chữa trị; bốn bài sau là bệnh đã hết nên dùng thuốc để tẩm bổ. Mùa Hạ bệnh về gió nên uống các thứ béo mặn, chua nóng vì những tháng mùa Hạ các lỗ chân lông mở rộng ra, nên dùng các thứ chất béo để làm cho kín lại, khiến gió không thể vào được, mặn chua tánh nóng có công năng tiêu trừ Nước, khíên cho thể chất khỏe mạnh để chữa trị chứng gió hư, thức ăn nóng làm chảy mồ hôi, dẫn gió trở ra, còn chữa trị chứng lãnh hư nên gió không thể tiến vào, ngọt và mát là các loại bơ sữa có thể chữa trị chứng nhiệt, các tháng mùa Đông uống các lọai đồ ngọt trừ được chứng gió. Bệnh về phổi uống các thứ chất béo để bịt kín lỗ chân lông, khiến cho nước không thể xâm nhập, nhiệt có công năng tiêu nước làm cho thông nên chữa trị được bệnh phổi. Ăn no phát sinh chứng bệnh về phổi là ăn nhiều thì ruột và dạ dày đầy ứ, cho nên phát bệnh về phổi. Thức ăn tiêu hóa phát sinh nhiệt là như thức ăn tươi nhuận thì bệnh nhiệt bị trừ, khi thức ăn tiêu hóa không trơn ruột thì bệnh nhiệt phát sinh. Tiêu hóa xong không còn gì thì gió khí xâm nhập cơ thể, do đó phát sinh gió. Gió tản mạn thì bổ sung các chất béo, chất mặn trừ gió, chất ngọt trừ khử nhiệt, phổi có gió – nước nên nôn ra vậy.

Trong đây văn nêu ra từ sớ của Tam Tạng Chân-đế.

11. Biết bịnh thì liền chữa khắp:

Từ “Thiện Nữ Thiên…” trở xuống là thứ sáu biết rồi liền chữa trị khắp nơi, văn chia làm hai:

1. Bệnh nhẹ nghe nói liền khỏi.

2. Bệnh nặng uống thuốc mới khỏi… Quán tâm: các loại như ba độc là bệnh bên trong, sổ tức, bất tịnh, từ tâm, nhân duyên là các thuốc pháp. Nên nghe thuốc pháp mà được ngộ là người tin tưởng, thực hành thì khỏi bệnh. Thực hành quán sát nghiên cứu tâm được ngộ là người thực hành theo giáo pháp thì khỏi bệnh. Mắt là mùa Xuân, lưỡi là mùa Hạ, mũi là mùa Thu, tai là mùa Đông, thân là bốn mùa, thuộc về các mùa, năm dục tốt đẹp tăng thêm bệnh tham, năm dục xấu ác giảm bớt bệnh tham, năm dục tốt đẹp giảm bớt bệnh sân, năm dục bình thường tăng thêm bệnh si, năm dục nghịch thuận thì giảm bớt bệnh si. Gom chung ba thứ năm dục làm tăng thêm sự giác quán về bệnh, cố ý lay động ba thứ năm dục thì bớt bịnh giác quán, đó là tướng của sự thêm bớt. Xúc phạm là trái với tình ý thì phạm vào sân – thuận theo tình ý thì phạm vào tham – không trái không thuận là phạm vào si, tất cả ba thứ đều phạm vào giác quán. Lúc ngạo mạn là lúc phát sinh tức giận, lúc cầu mong chờ đợi tức là phát sinh tham lam, lúc hiểu biết hẹp hòi tức là phát sinh ngu si, lúc buông lung tức là phát sinh giác quán, từ tâm trị tức giận, bất tịnh trị tham lam, nhân duyên trị ngu si, sổ tức chữa trị giác quán…

 

GIẢI THÍCH PHẨM LƯU NƯỚC TRƯỞNG GIẢ TỬ

1. Giải thích tên phẩm:

Văn nói: Một là cho nước chảy hai là cho nước. Cho nước là ban cho nước an vui. Một là an vui thế gian, hai là an vui xuất thế gian. An vui thế gian: giống như voi mang nước đến cứu giúp đàn cá đang bị cạn nước. Sự an vui xuất thế gian: Như phát thệ nguyện rằng ở đời vị lai sẽ ban cho pháp thực và thọ ký Bồ-đề. Nước chảy là dòng nước trôi đi trừ sạch khổ não, một là quả báo khổ não, hai là nghiệp nhân khổ não. Trôi chảy trừ sạch quả báo khổ não như chữa trị các bệnh tật cho người, cứu đàn cá đang cạn nước. Trôi chảy trừ sạch nghiệp nhân khổ não là truyền trao ba quy y, giảng nói mười hai nhân duyên, giảng nói khen ngợi mười danh hiệu của Phật. Thỉnh cầu người cha chỉ bày phương pháp là mong muốn thành tựu ý nghĩa dòng nước chảy, mượn đàn voi của nhà vua là mong thành tựu ý nghĩa cho nước. Đã có hai khả năng, sao chỉ dùng nước chảy để làm đầu đề phẩm? Trong văn nước đã rõ nghĩa cho, đầu đề của phẩm đâu cần đặt tên gọi là Lưu thủy? Không dài dòng rắc rối mà hai nghĩa cùng hiển bày trong văn, kinh nêu ra điều thích hợp đó là điểm này. Trưởng giả: ý nghĩa như mười loại Trưởng giả trong Pháp Hoa Chú Giải. Tử là người con trai của Trì Nước, nên gọi là Tử. Văn này là lý do gần gũi của đoạn thứ ba kết duyên trong phần dứt nghi.

2. Về lý do gẩn gũi:

Lý do gần gũi lại có hai:

  1. Dẫn dắt đưa ra.
  2. Lý do gần gũi.

– Dẫn dắt nêu ra lại có hai:

  1. Thực hành bố thí ân đức.
  2. Dân chúng trong nước khen ngợi, đều như văn.

– Lý do gần gũi lại có ba:

  1. Nói về quyến thuộc.
  2. Nhân duyên gặp đàn cá.
  3. Chính thức cứu giúp đàn cá, như trong văn. Từ “đời vị lai nên thí pháp thực…” trở xuống là thứ tư chính là kết duyên, văn lại chia làm bốn:
  1. Phát thệ nguyện.
  2. Suy nghĩ nói pháp.
  3. Chính là nói pháp.
  4. Đàn cá chuyển báo sinh lên cõi trời, báo đáp ân đức cung kính cúng dường.

– Trong phần đàn cá báo ân, văn chia làm bốn:

  1. Đàn cá chuyển báo sinh lên cõi trời.
  2. Các vị trời báo ân đức nên hiện xuống trần gian.
  3. Nhà vua thấy ánh sáng nên hỏi về điềm báo.

4. Trưởng giả dẫn chứng giáo pháp để trả lời dứt khoát, như trong văn. Báo ân có hai nghĩa, một là sự, hai là lý. Về sự là châu báu khắp nơi bốn phía để báo đền ân đức của bốn thứ như nguồn nước, thức ăn, mười hai nhân duyên và mười danh hiệu Phật…

3. Dẫn văn kinh Niết-bàn:

Về lý là dựa theo văn trong kinh Niết-bàn chép: “Ban cho thức ăn khiến người giữ được sinh mạng là thường, khiến cho người được an vui cho nên đạt được Niết-bàn, khiến cho người được giác ngộ cho nên thành tựu tại ngã, như pháp cầu mong tài vật cho nên được thanh tịnh”. Bốn mươi ngàn vị trời dùng bốn ân Thường – lạc – ngã – tịnh để báo đáp. Thứ năm là kết hợp xưa nay: xưa kia Đức Phật không xác định số lượng của đàn cá nhưng Thần cây xác định là mười ngàn; nay Thần cây thắc mắc về công hạnh đơn sơ mà sự thọ ký sâu xa, Đức Phật liền nói cho nghe về nhân duyên nhiệm mầu, nay và xưa liên quan với nhau cho nên kết hợp.

 

GIẢI THÍCH PHẨM XẢ THÂN

Xả có rất nhiều nghĩa tài vật, địa vị tuổi thọ, nhưng chỉ lấy thân để gọi mà thôi, từ cái chính yếu mà đặt tên. Người thọ nhận chỉ cần thân còn những thứ khác thì không cần đến, con người bố thí đích thực xả thân ngoài ra không có gì để xả, cho nên gọi là phẩm thân. Văn thân chia làm bốn:

  1. Hỏi.
  2. Đáp.
  3. Chúng được lợi ích.
  4. Kết thúc thành tựu.

Hỏi là trên đây nghe đại sĩ trị bệnh cứu cá thật là sự cứu giúp rộng rãi, người bình thừơng và côn trùng bé nhỏ được lợi ích trong hai đời, lúc ấy đại chúng nguyện được nghe việc tan thân mất mạng vô cùng cảm động xốn xang, hạnh khổ mà quả vui rất đáng được nghe, cho nên cung kính thưa hỏi. Đức Phật trả lời chia làm hai:

  1. Nói về duyên khởi.
  2. Chính là nói về việc xả thân.

– Duyên khởi chia làm mười:

  1. Pháp từ dưới đất vọt lên.
  2. Đại chúng sinh nghi ngờ.
  3. Đức Phật liền đảnh lễ.
  4. Thần cây thưa hỏi vì sao Phật đảnh lễ.
  5. Đức Phật trả lời lý do đảnh lễ.
  6. Phật bảo A-nan mở tháp lấy xương.
  7. A-nan kể lại dáng hình của xương.
  8. Phật bảo đưa ra trước đại chúng.
  9. Vâng lời dạy lấy đem ra.
  10. Phật khuyên đại chúng lễ lạy. Tất cả đều như trong văn.

– Từ “đời quá khứ có vị vua…” trở xuống chính là xả thân, văn chia làm hai: Một là văn xuôi; Hai là phần kệ tụng. Văn xuôi chia làm bốn đoạn:

  1. Nói về quyến thuộc.
  2. Phương tiện xả thân.
  3. Chính là xả thân.
  4. Sự thương xót đau đớn sau tin xả thân.

– Trong đoạn quyến thuộc chia làm năm:

  1. Nói về quyến thuộc.
  2. Đi xa ngắm cảnh.
  3. Đều kể lại với nhau.
  4. Nhìn thấy hổ mẹ sinh con.
  5. Kể lại mọi việc nhìn thấy.

Ma-ha-la-đà, Hán dịch là Đại vô tội, trong văn kinh-thù Vấn chép: “La-đà, Hán dịch là Trung”, Ma-ha-ba-na-la có chỗ nói Hán dịch là Đại

Độ (chưa rõ ràng), Ma-ha-đề-bà Hán dịch là Đại Thiên, Ma-ha-tát-đỏa Hán dịch là Đại Tâm. Từ “bèn nghĩ rằng nay tôi ngã xả thân thời đã đến…” trở xuống là phương tiện xả thân. Phương tiện chia làm hai: một là nói về quán giải.

Kế là phát khởi thệ nguyện, nguyện và hạnh giúp nhau. Vừa sinh được bảy ngày, thấy hổ con trên đầu có bảy chấm, biết là bảy ngày, xuất xứ từ kinh Sơn Hải. Lại nói: “Bảy ngày thì mở mắt”. Lại bảy ngày không ăn thì chắc chắn sẽ chết, hổ con sắp chết nên biết đã bảy ngày. Có chỗ nói quỷ thần chỉ rõ nên biết được, giống như thần cây đếm cá. Chính là xả thân chia làm hai: 1. Xả thân; 2. Cảm động trời đất.

Sau khi xả thân thì quyến thuộc thương xót đau đớn, đầu tiên là hai người anh thương xót đau đớn đều nói kệ và hướng về nơi xả thân, tiếp đó là cha mẹ đớn đau bi thảm. Kệ có chín mươi ba hàng chia làm ba đoạn: Hai bài đầu nói về hạnh nguyện xưa kia; kế là từng bài tụng riêng biệt về văn xuôi; cuối cùng là kết hợp. Đoạn đầu tiên như trong văn. Từ “tôi nhờ túc mạng…” trở xuống là từng bài tụng riêng biệt và văn xuôi, bốn bài tụng trên là trình bày về quyến thuộc, trước đó có nói lại tướng trạng và kể rõ những điều nhìn thấy, ở đây không có tụng, các đoạn khác đều có tụng. Từ “bấy giờ thắng Đại sĩ…” trở xuống hai bài tụng là phương tiện xả thân ở trên, đoạn phát thệ nguyện không có tụng. Từ “Liền lên núi cao…” trở xuống là bài tụng chính về xả thân cảm động trời đất ở trên. Từ “bấy giờ hai người anh…”trở xuống là bài tụng về sau khi xả thân quyến thụôc thương xót buồn thảm. Từ “bấy giờ Vương Tử…” trở xuống là bài tụng về cha mẹ đau đớn buồn thảm. Từ “Phật bảo Thần cây…” trở xuống là phần ba kết hợp. Kết hợp chia làm ba:

  1. Kết hợp con người.
  2. Kết hợp tháp thờ.
  3. Kết hợp thệ nguyện.

– Từ “Lúc nói kinh ấy…” trở xuống là đại chúng được lợi ích. Từ “Thần cây, đó gọi là lễ pháp…” trở xuống là phần bốn kết thúc thưa hỏi xong.

GIẢI THÍCH PHẨM TÁN PHẬT

Phẩm này từ năng – sở mà đặt tên, năng tán là ba lượt Bồ-tát, sở tán là Đức Phật Thế Tôn, năng sở kết hợp nêu lên cho nên nói là phẩm Tán Phật. Riêng tôi cho rằng ba lượt Bồ-tát là năng tán, một Đức Phật là sở tán, một Đức Phật là năng tán, ba lượt Bồ-tát là sở tán, ba lượt Bồ-tát là Phật tướng lai, một Đức Phật là Phật hiện tại, tóm lại đều là năng tán, đều là Phật, cho nên gọi là phẩm Tán Phật. Về thứ lớp: do mười bảy phẩm trước cho nên có phẩm này, vì sao? Vì phẩm Tựa nói về Đại Thể, Như lai đến khắp cùng tận biên giới của pháp tánh sâu xa vô lượng. Phẩm tuổi thọ nói về cực quả sâu xa thầm hòa hợp rộng lớn, có công năng phát khởi Đại Dụng. Phẩm Sám hối khuyên nhắc Bồ-tát nếu muốn tu học nên như phẩm Sám hối để dứt ác, như phẩm Tán Thán để sinh thiên, như phẩm Không để dẫn dắt thành tựu. Phẩm Bốn vị vua trời đến phẩm Tán Chi là thệ nguyện lưu thông, nói về công đức của người thỉnh. Phẩm Đại biện đến phẩm Thiện tập là nói về công đức của người nói. Phẩm Quỷ Thần đến phẩm Lưu Nước là nói về công đức của người nghe. Phẩm Xả Thân nói về công đức của người thực hành. Những lợi ích như vậy xuất xứ từ hiện tại đều do năng lực từ Đại Thể – Đại Trí – Đại Dụng. Kim Quang Minh của Như lai, đã khởi đầu tốt đẹp và kết thúc mỹ mãn; đầu, giữa, sau hoàn tất cho nên các vị Bồ-tát đều phát tâm khen ngợi Phật. Khen ngợi Đức Phật xưng dương giáo pháp và Đức Giáo chủ, cho nên nói là phẩm Tán Phật.

Văn phẩm này chia làm hai đoạn:

1. Lời trình bày của người kiết tập, nêu ra chúng khen ngợi. Từ đây đến cõi Kim bảo cái thực hành ba nghiệp cúng dường, cúi lạy sát đất là thân nghiệp, cùng nhau khen ngợi là khẩu nghiệp, thân và khẩu cùng thông suốt là ý nghiệp.

2. Chính thức nói kệ, tất cả có sáu mươi lăm bài rưỡi, – Văn chia làm ba đoạn:

a) Hai mươi hàng là các vị Bồ-tát nói.

b) Mười bảy hàng là Tín Tướng nói.

c) Hai mươi tám bài rưỡi là Thần cây nói… Riêng tôi cho rằng văn đó có bốn đoạn: Ba đoạn trước là năng tán, một đoạn sau là sở tán; sở tán lại là năng tán, năng tán lại là sở tán, vì vậy văn nói: Đức Phật xuất định dùng âm thanh nhiệm mầu mà nói lời khen ngợi: lành thay! Lành thay! Thần cây Thiện Nữ, hôm nay ngươi vui sướng nói lời như vậy. Đâu không phải sở tán khen ngợi năng tán? Văn đó đã rõ ràng 2 không nên nghi ngờ. Vả lại, đây là sự ấn chứng thành tựu cho ba lượt Bồ-tát khen ngợi giáo pháp. Từ phẩm tựa đến đây vui sướng nói về Đại Thể – Đại Trí – Đại Dụng trong quả địa của Như lai và sự tu nhân của Bồ-tát. Văn trên có Đức Phật đảnh lễ xá lợi, tức là quả thân đảnh lễ nhân thân; văn ở đây có Đức Phật khen ngợi về đại sám, đại tán, năng thỉnh, năng thuyết, năng thính, năng hành, đều là vui sướng mà nói. Nên biết rằng vui sướng mà nói là quả khen ngợi nhân, là Bồ-tát vậy, tức là quả của khẩu nghiệp khen ngợi nhân của khẩu nghiệp, nghĩa đó rõ ràng. Quả của ý nghiệp khen ngợi nhân của ý nghiệp, tùy đó ví dụ để thành tựu… Hỏi: Đức Phật nhập định ở đâu, mà ở đây nói xuất định? Đáp: Đầu tiên sắp nói kinh, Đức Phật an trụ trong pháp tánh sâu xa, nay nói sắp xong cho nên Ngài xuất định. Đầu đuôi kinh này đều nói trong pháp tánh, văn đó rất rõ ràng. Nếu đi vào pháp tánh ấy thì pháp tánh tự tại, bốn Đức Phật, năm Đức Phật, cùng một nơi chốn – nhiều nơi chốn, thấy giống nhau, thấy khác nhau, từ bốn chỗ đến, đi về bốn chỗ, một thường trụ, một là tùy theo cái thấy của mỗi người, đều không chướng ngại. Quán tâm: Các vị Bồ-tát dùng Ba nghiệp khen ngợi Đức Phật, ba nghiệp về sự có thể hiểu được. Ba quán tâm là quán thân không được thân, thân là không chỉ có tên gọi, mà tên gọi thì vô lượng, hoặc xả thân gọi là Đàn, cho đến thân là không gọi là Trí tuệ, Sáu độ, mười độ, tám muôn trần sa pháp môn, tên gọi đều tức không, nói không chưa chắc là không, Giả nhất định chẳng phải là Giả, chẳng phải không chẳng phải hữu tức Trung đạo. Ba quán rõ ràng, sự – lý sáu pháp thảy đều đầy đủ, nếu không có quán tuệ thì sự cũng không thể thành tựu; ví dụ như ba chiếc áo sáu vật dụng, nếu giải thích theo ý đó thì ba quán, sáu pháp đều thành tựu, nếu không hiểu rõ điều ấy thì chẳng những không có sáu pháp mà ba quán cũng không thể thành tựu. Quán tâm cũng vậy, nếu đạt được lý quán thì sáu quán cũng thành tựu, nếu không đạt được ý này thì lý quán đã không có mà sự quán cũng không thể thành tựu. Không có sáu pháp cũng không có ba quán, ý nghĩa như thế. Điều này rất hay và tất rộng lớn v.v…

 

Pages: 1 2 3 4 5 6