KINH KIM QUANG MINH VĂN CÚ
QUYỂN 1
Đại sư Trí Giả, ở núi Thiên thai Đời Tùy giảng
Môn nhân là Quán Đảnh ghi chép
Bốn quyển, gồm mười tám phẩm, xưa nay phân cắt dài ngắn khác nhau. Các Sư ở Giang Bắc lấy phẩm đầu tiên làm Tựa, lấy phẩm Tuổi thọ về sau hết phẩm Xả Thân làm Chánh Tông, phẩm Tán Phật làm lưu thông. Phần Chánh văn lại chia làm ba: Phẩm Tuổi thọ trở xuống là Chánh Thuyết, phẩm Tứ Vương trở xuống là Đại Thệ che chở kinh, phẩm Trừ Bệnh trở xuống là Đại bi tiếp độ chúng sinh.
Các Sư ở Giang Nam lấy phẩm đầu tiên làm Tựa, phẩm Tuổi thọ về sau làm Chánh văn, mười ba phẩm từ phẩm Tứ Vương về sau làm Lưu thông. Tam Tạng Chân-đế chia văn mới thành hai mươi hai phẩm, phẩm đầu là Tựa, phẩm Tuổi thọ trở xuống đến phẩm Xả Thân gồm mười chín phẩm là Chánh văn, hai phẩm sau cùng là Lưu thông. Chân-đế giải thích rằng: Phẩm Tuổi thọ nói về quả của thầy, hai phẩm Sám vàThán nói về nhân của Đệ tử, phẩm Thọ Ký nói về quả của đệ tử, phẩm Trừ Bệnh nói về nhân của Thầy, phẩm Tứ Vương xuống đến phẩm Chánh Luận là lực dụng. Quả của thầy, nhân của đệ tử ở trước là Chánh, nhân quả của thầy và trò ở sau đâu được làm phần Lưu thông? Nay Sư cho rằng “Tựa không hành đạo, Lưu thông ngừng dứt không được luận về nhân quả thầy trò”. Nghĩa này không đúng. Hễ là ba đoạn ấy thì không thể nào cách tuyệt triệt để, Tựa vốn là Tựa của Chánh và Lưu thông. Tựa thì có ba nghĩa. Chánh vốn là Chánh của Tựa và Lưu thông, Chánh cũng có ba nghĩa. Lưu thông cũng có ba nghĩa. Lưu thông vốn là Lưu thông của Chánh và Tựa. Lưu thông cũng có ba nghĩa, lời của thượng trung hạ đều tốt đẹp. Lại nữa, chúng sinh đạt đạo căn tánh không cố định, làm sao dung nạp Tựa không có mùi vị, Lưu thông ngừng nghỉ được ư? Đã không ngừng nghỉ thì nói nhân quả thầy trò cũng có ngại gì? Như trong Tựa nói Chánh cũng có vô ngại, trong Lưu thông có Chánh ý, thì càng đốc thúc khích lệ nên thực hành không trái với ý kinh.
Vả lại trong kinh Pháp Hoa nói “Tiên A-tư-đà là nhân của thầy, phẩm trì là thọ ký cho quả của đệ tử”, các Sư đều phán là Lưu thông. Ở đây có thí dụ điều đó, đối với nghĩa không có gì ngăn ngại, cho đi và lấy lại do người không cần phải nhọc nhằn chấp trước. Nay bắt đầu từ “tôi nghe như vầy” cho đến phẩm Tuổi thọ, kết thúc trời rồng tập trung ở thất của Bồ-tát là đoạn tựa, từ “Bấy giờ bốn Đức Phật… “trở xuống đến hết phẩm Không là đoạn chánh thuyết, từ “phẩm Tứ Vương…” trở xuống đến hết kinh là đoạn lưu thông. Tự là lời tựa mong muốn có lợi ích, chánh là đương cơ hành đạo, lưu thông, lưu là chảy xuống, thông là không tắc nghẽn, muốn làm cho nước chánh pháp từ nay về sau sẽ chảy mãi, cái nơm của Thánh giáo không tắc nghẽn ở đời sau. Kinh nói “Lời thượng, trung, hạ đều tốt đẹp”, tức là nghĩa này vậy. Người nghi ngờ nói: Phần tựa đâu được đưa vào trong phần chánh thuyết?
Các kinh đều lệ theo đó, như kinh Duy-ma không có phẩm Tựa, Tựa ở trong phần chánh thuyết, kinh Đại Phẩm phần Chánh Thuyết ở trong phẩm Tựa, kinh Niết-bàn phần Tựa dựa vào trong phẩm Chánh Thuyết, các kinh đều như thế, không thể vì thế mà nghi ngờ, sau lại nghi ngờ ở đây? Đó chính là đưa ra ý kinh, là bốn Đức Phật dứt nghi, chỉ vì thế mà khởi văn, đó hoàn toàn tuyệt diệu phần Tựa lẽ nào ở trong phẩm Tuổi thọ? Nay từ nghĩa thì không thể hợp lại thành một phẩm mà phải phân cắt. Tựa có ba nghĩa:
1. Nói về phần tựa:
- Thứ lớp.
- Tự thuật.
- Phát khởi.
Thứ lớp ở đầu một bộ – đứng đầu các thuyết, cho nên nói là Thứ lớp. Tự thuật sẽ nói về lợi ích ấy, nên nói là Tự thuật. Phát khởi là phát tín tâm từ nơi giáo.
Một đoạn văn kinh gồm ở ba nghĩa này, cho nên đề là phẩm tựa. Phẩm là tiếng Phạm là Bạt-cừ, ở đây gọi là Phẩm. Phẩm là nghĩa loại trong đây văn cú khí loại thuận theo nhau, tiết gọi là Bạt-cừ, chẳng hạn như trong luật có Thiên tụ, trong Tỳ-đàm có Kiền-độ. Từ “như vầy…” trở xuống là Thứ lớp, từ “bấy giờ Như lai…” trở xuống là Tự thuật, từ “Thất ấy tự nhiên có nhiều việc trang nghiêm rộng lớn…” trở xuống là phát khởi. Tựa trong thứ lớp xưa nói có năm việc, thêm địa Nhân khai Phật thành sáu việc. Kinh này các trời rồng nhóm họp trong thất của Bồ-tát Tín Tướng, không nghe lời tựa trước, không nghe giấc mộng sau, cũng có thể là cùng nghe, cũng có thể là chẳng phải. Chúng cùng nghe ít không theo thứ lớp.
2. Sáu thứ thành tựu:
Năm sáu việc này, cũng gọi là tựa Ấn Định vì các Đức Phật ba ở đầu một kinh đều đặt chữ như vầy trước hết, cũng gọi là tựa chung vì giống với các kinh, cũng là tên chung làm gốc, cũng gọi là lời bạt của kinh vì người kiết tập đã sắp xếp, cũng gọi là lời tựa trước của kinh vì di chúc bảo xếp vào, cũng gọi là tựa Phá tà, vì đối phá ngoại đạo a ẩu, cũng gọi là tựa Chứng Tín vì làm cho người nghe không nghi ngờ. Đại sư Thiên Thai nói: “Tóm lại sáu thuyết này đều là ý của bốn Tất-đàn. Các kinh của các Đức Phật đều là Thế giới tất-đàn. Trước Kinh sau Kinh vì lợi ích cho đời sau là Vị nhân tất-đàn. Đối phá ngoại đạo là Đối trị tất-đàn. Trước Kinh sau Kinh vì lợi ích cho đời sau là Vị nhân tấtđàn”. Xưa giải thích: “Như là không khác, Thị là không sai lầm.
Văn cú do A-nan thuật lại tựa như nước chảy vào bình, so không khác với Phật, cho nên không khác nhau gọi là Như, lý của văn đưa ra tlửa đáng không sai lầm, cho nên chẳng sai lầm gọi là Thị. Tóm lại là Văn Như Lý Thị”. Đại sư Tăng Triệu nói: “Như Thị là từ ngữ tin thuận, Tin thì lãnh hội lý đã nghe, Thuận thì thành tựu đạo thầy trò”. Tam tạng Chân-đế nói: “Như thị là quyết định, số quyết định lý quyết định, Phật nói kinh này có bao nhiêu câu chữ, nếu nhiều thì thành thêm chê bai, nếu ít thì thành bớt chê bai, A-nan thuật lại như nước chảy vào bình không nhiều không ít, nên gọi là số quyết định, Đức Phật nói lý vô tướng chẳng phải có chẳng phải không, nếu có thì rơi vào thêm, nếu không thì rơi vào bớt. A-nan thuật lại không thêm không bớt, nên gọi là lý quyết định”. Long Thọ giải thích: “Như thị là từ ngữ tin thuận.
Người tin thì nói là sự như thị, người không tin thì nói là sự bất như thị”. Bốn giải thích này đều dựa theo một ý Tất-đàn. Xưa lời giải thích là chung, không hiển bày văn thuyên thì lý nào là Như. Lý như thế là nào là văn, sở thuyên là Thị? Đã không hiển bày rõ ràng thì chỉ là ý của thế giới tất-đàn. Đại sư Tăng Triệu y theo sự tín thuận là vị nhân, Tam tạng Chân-đế dựa theo văn lý quyết định là đối trị, Long Thọ dựa theo sự tín thuận như thị là nghĩa bậc nhất… Ở đây giải thích theo hai cách là chung, riêng. Phật nói đúng như pháp tướng, A-nan đúng như sự nghe mà thuật lại, cho nên nói là Như. Phật giải thích đúng như pháp tướng, A-nan đúng như lượng của biển mà thọ nhận, cho nên nói là Thị…
Giải thích riêng là: Ngoại đạo nói A-ẩu là tốt lành, văn trái với lý nên chẳng phải Như, lý khác với văn nên nói là phi Thị – không thể thấy A-ẩu ở trước tiên, mà giữa – sau đều tốt lành. Văn đúng như lý nên nói là Như, Lý như văn nên nói là Thị. Nay cho rằng: Ba tạng kinh điển đầu tiên nói Như Thị. Hai Đế đều khác nhau cho nên chẳng phải Như, lý nông cạn cho nên nói là phi Thị, Ma-ha diễn nhị đế tức nhau nên nói là Như, lý sâu xa nên nói là Thị. Ở đây cho rằng: ba người cùng nghe mà đều hiểu nên chẳng phải Như, chứng nhập hơn kém cho nên phi Thị, chỉ có đều nghe mà Bồ-tát là Như, cái chỗ Bồ-tát đạt đến là Thị.
Nay cho rằng nghe lìa hai bên mà nói Trung đạo thì chẳng phải Như, ra ngoài hai đế có trung đạo thì phi thị, tánh của văn tự là lìa, tức là ở nơi Như, nên nói là Như, tất cả các pháp tức là Phật pháp nên gọi là Thị. Đầu tiên Phá tà nói Chánh tức là ba tạng kinh Như thị, kế là Phá dị nói Đồng, tức là kinh Thông Giáo Như thị, kế là bác bỏ cạn nói sâu tức là kinh Biệt Giáo Như Thị, kế là phá lìa nói Trung tức là kinh Viên Giáo như thị.
Kinh này đã là Phương Đẳng, căn tánh có thông suốt ngăn che khác nhau, tạo thành nhiều thuyết không có lỗi. “Quán tâm giải thích, quán và cảnh thầm hợp cho nên là Như, Cảnh là chánh quán cho nên là Thị”. Kinh nói: “Như quán này là chánh quán, nếu quán khác tức là tà quán”, tức là nghĩa đó. Tôi nghe: xưa nói “A-nan không có tâm làm thầy, tự mình kế thừa ý chỉ của Phật cho nên nói tôi nghe”.
Chân-đế nói: “Ngã nghĩa là pháp khí.
Một là Tán tâm gọi là Phú khí, vì không có văn tuệ.
Hai là vong tâm, gọi là lậu khí, tuy được mà mất, vì không có tư tuệ.
Ba là Đảo tâm, gọi là uế khí, sai mà cho là đúng, vì không có tu tuệ. A-nan không có ba lỗi ấy, chỉ là pháp khí tốt đẹp, tự mình kế thừa cái đang có cho nên nói là tôi nghe”.
Thích Luận chép: Nhĩ căn không mất tác dụng, âm thanh ở chỗ nghe, chú ý lắng nghe, nhân duyên hòa hợp nên gọi là nghe, A-nan thuật lại di chỉ của Phật cho thính chúng nghe, tự mình kế thừa không sai lầm nên nói là tôi nghe. “Sư giải thích Ngã có bốn nghĩa, đó là Ngã Ngã, Ngã Vô Ngã,Vô Ngã Ngã và Ngã Vô Ngã mà chân Ngã không hai, nghĩa phối hợp với bốn thứ căn tánh của con người…
Văn cũng có bốn nghĩa, đó là Nghe nghe, Nghe mà không nghe, không nghe nghe và không nghe, không nghe, phối hợp với người của bốn giáo pháp… có bốn thứ A-nan: đó là Hoan hỷ A-nan, Hiền A-nan, Điển tạng A-nan và Hải A-nan là bốn thứ duyên lập nên bốn thứ tên gọi. Hoan hỷ A-nan là Ngã Ngã dùng Nghe nghe. Hiền A-nan là Ngã Vô Ngã dùng Nghe mà không nghe, tự mình kế thừa Thân Phật hòa hợp giữa thân trượng sáu và thân tôn đặc mà gìn giữ Thông pháp, nên nói là Ngã Vô Ngã Nghe mà không nghe. Điển tạng A-nan là Vô ngã dùng không nghe nghe, tự mình kế thừa thân Phật tôn đặc mà giữ gìn Biệt pháp, nên gọi là Vô Ngã Ngã không nghe nghe.
Hải A-nan là Ngã Vô Ngã mà không hai mà dùng không nghe, không nghe, tự mình kế thừa pháp thân Phật gìn giữ Viên pháp, nên gọi là Ngã Vô Ngã mà không hai dùng không nghe, không nghe. Kinh này xuyên suốt ba thừa, nói nghe một âm đều hiểu được, vì thế phải phân biệt… Quán giải, nếu thực hành pháp quán lấy trên bỏ dưới đó là Ngã Ngã Nghe nghe. Nếu thực hành quán hai thứ phân tích và tự thể từ giả vào không đều là Ngã Vô Ngã Nghe mà không nghe. Nếu thực hành quán từ Không Ra Giả, đó là Vô Ngã không nghe nghe. Nếu thực hành Trung đạo quán đó là chân Ngã không nghe, không nghe”. Một thuở nọ, Đại sư Tăng Triệu nói: “Lúc Pháp Vương mở đầu hội tốt đẹp” Tam tạng nói: “Lúc cao lúc hạ đều là đúng hoặc quá hoặc không kịp không có khả năng nghe pháp, chỉ có lúc bình thường tức là một thời nọ”.
Riêng cho rằng: “Lúc cao thì tâm ngã mạn không hiện hành, lúc thấp thì đắm mê năm dục, không đắm say không ngã mạn là lúc bình thường”. Sư giải thích: “Chúng sinh cảm pháp, Phật từ phó giáo, là lúc cơ ứng, cũng là lúc phát chân thấy đế, cũng là lúc mắt pháp trong sáng, soi chiếu thế gian, cũng là lúc Mắt nhãn soi chiếu Trung đạo… mà nói là Nhất, nếu trước tư (suy nghĩ) sau giác hai thứ đó chẳng phải một, lúc tư giác vọng dứt hoát ngộ, cho nên nói là một thuở nọ.
Quán giải, từ giả vào không là cùng lúc với chân, từ không vào giả là nhất thời cùng lúc với cơ, Trung đạo chánh quán là nhất thời cùng với pháp tánh… Phật, Chân-đế nói: “Phật có ba nghĩa, trí nhất thiết khác với ngoại đạo, từ bi khác với Nhị thừa, bình đẳng khác với Tiểu Bồ-tát, người khác không có những điểm này”. Thích Luận nói Phật là danh hiệu thứ chín, Phật gọi là Giác, Giác ngộ rõ thế gian – xuất thế gian – thường – vô thường – số – phi số… hoát nhiên đại ngộ cho nên gọi là Phật. Đại sư Thiên Thai nói: “Phật nương vào trí Nhất thiết có Thân Phật trượng sáu, nương vào trí Đạo Chủng có Phật tôn đặc thân cao trượng sáu, nương vào trí Nhất thiết chủng có pháp thân Phật, ba Phật không thể một, khác, chẳng phải một khác mà một khác vậy”. Quán giải, Không quán hiểu rõ các pháp là một tướng, quán Giả hiểu rõ các pháp là nhiều loại tướng, Trung quán hiểu rõ các pháp là không có tướng một khác mà cũng có tướng một khác… Trụ – Phật là năng trụ, thành Vương xá là sở chỗ ở.
Chân-đế nói về pháp trụ có tám thứ:
- Trụ trong thế giới Đại Thiên.
- Trụ nơi y chỉ là thành Vương xá.
- Trụ nơi năm phần pháp thân, là tuổi thọ hiện tại.
- Trụ nơi oai nghi lợi ích chúng sinh.
- Thiên trụ trụ trong thiền định.
- Phạm trụ trụ trong bốn tâm vô lượng.
- Bậc Thánh trụ trụ trong ba Tam-muội.
- Đại xứ trụ trụ nơi nghĩa bậc nhất…
Trong Thích Luận thì bốn trụ thâu nhiếp cả tám thứ, thiên trụ phạm trụ thâu nhiếp cả thiên trụ, định trụ, thánh trú thâu nhiếp năm phần mạng trụ, Phật trú thâu nhiếp đại trụ. Lại có tích trụ thành Vương Xá, thâu nhiếp cả ba trụ: giới nội, y chì và oai nghi. Đại sư Thiên Thai nói: “Thân Phật trượng sáu trú trong Chân-đế, tôn trọng trượng sáu hợp với thân Phật, cùng trú trong Chân-đế và Trung đạo, Thân Phật tôn đặc cùng trú ở tục đế và trung đạo, pháp thân Phật trụ trong Trung đạo. Quán giải, Không quán trụ ở chân đế, giả quán trụ ở tục đế, Đệ-nhấtnghĩa quán trụ ở Trung đạo”.
Thành Vương Xá, Thích Luận nêu ra nhiều nhân duyên, đầu tiên xây dựng trong năm núi trải qua bảy lần thiêu đốt bảy lần tu tạo, nhà vua đến ở đây nên nói là Vương xá. Lại chép: Nhà của người khác bị cháy nhưng nhà của vua không cháy. Sau đều quy định hễ nói là Vương xá thì tránh được lửa hoạn, từ đó đến nay gọi là Vương xá. Quán giải, “Năm ấm là nhà, tâm vua ở trong đó, cho nên gọi là Vương xá”.
“Núi Kỳ-xà-quật trongThích Luận dịch là Thứu đầu”. Chân-đế nói: “Núi Khúc Điểu ở phía Đông Nam thành Vương xá, núi Tỳ-phúla ở phía Tây Nam, núi Tiên Nhân ở phía Tây Bắc, núi Hắc Sĩ ở phía Đông Bắc, núi Bạch Sĩ ở Trung Ương, phần trung ương bằng phẳng ba do tuần chính là thành Vương xá”. Núi Quán Tâm thì “Linh tức là thần, Trí là Bát-nhã, Thứu tức là muôn đức là Giải thoát, Sơn tức là bất động, là pháp thân, thường là sở quán của tâm vương, tức là trú xứ của quán, khiến cho tất cả tâm sở đều nhập vào trong đó”.
Kinh này thiếu chúng cùng nghe, nghĩa là Thời có năm, Xứ có bốn chúng ở núi Kỳ-xà-quật không nghe nói đến ngôi thất của Tín Tướng, chúng ở thất của Tín Tướng không nghe thuyết trong mộng, chúng trong mộng không nghe việc ngủ mộng đã thức, chúng chẳng phải cùng một chỗ nên không xếp vào chúng cùng nghe. Nếu vậy thì A-nan không nên xưng là tôi nghe, nhưng tuy không nghe mà Phật lại nói cho nghe. Lại, A-nan được Tam-muội Phật giác có thể năng tự mình thông đạt, được xưng là tôi nghe. Từ “bấy giờ Như lai…” trở xuống là tựa Tự Thuật.
3. Khác có bảy phần:
Tự về sau mươi bảy phẩm, cũng gọi là tựa riêng, phân biệt khác với kinh khác cũng là tên khác làm gốc nên nói là khác. Nghĩa của khác chia làm bảy phần:
- Từ “bấy giờ Như lai…” trở xuống một bài rưỡi là khác về nhập định.
- Từ “Kim Quang Minh này” trở xuống hai mươi bảy bài kệ là khác về tự thuật.
- Từ “phẩm Tuổi thọ…” trở xuống là khác vều Hoài Nghi.
- Từ “Đại sĩ như thị…” trở xuống là khác về Thụy Ưng.
- Từ “Tín Tướng thấy Phật…” trở xuống là khác về Đằng Nghi Niệm Biệt.
- Từ “Bốn Đức Phật bảo…” trở xuống là khác về dứt nghi.
- Từ “Các tầng trời cõi dục cõi sắc” trở xuống là khác về Tập Chúng.
Sinh khởi, Phật thường ở trong định, nhưng mọi căn cơ nương Phật nên Phật muốn ứng hiện, cho nên thị hiện oai nghi phép tắc, Như lai thường vắng lặng, ưa thích đi vào pháp tánh nói ra Kinh Vương, Tín Tướng nghe pháp sau xa, nghi ngờ pháp đã là thường sao tuổi thọ con người ngắn ngủi, vì thế hoài nghi nhờ phước lực của Bồ-tát, nên nghi ngờ được cảm ứng, ứng cho nên bốn Đức Phật thị hiện, Phật thị hiện tức càng thêm nghi, càng nghi nên Phật liền dứt nghi bằng cách rưới mưa pháp khiến cho đại chúng nhóm họp, bảy việc khác với kinh khác, cho nên nói là Biệt. Đã nói bảy khác rồi. Hoặc có khi chia thành ba khác
4. Khác lại có ba phần:
- Từ “bấy giờ” trở xuống gọi là tựa Tự thuật.
- Từ “Tuổi thọ phẩm…” trở xuống gọi là tựa Hiện thụy.
- Từ “bấy giờ, bốn Đức Như lai…” trở xuống là tựa Chúng Tập…
Nói tựa Tự thuật, nói về mười bảy phẩm sau, năm hàng đầu nói về phẩm Tuổi thọ chia làm ba: Hai bài đầu nói về quả đức, một bài kệ tiếp theo nói về hoài nghi, hai bài kế nói về dứt nghi, có thể tìm hiểu tường tận, tiếp đến một bài rưỡi nói về phẩm Sám hối, ý là bỏ ác sinh thiện… tiếp đến một bài rưỡi nói về phẩm Tán Thán để sinh thiện dứt ác… kế đến sáu hàng nói về phẩm không là bác bỏ ba chướng ác trong phần dứt ác…; từ “Hộ thế Tứ vương…” trở xuống là nói về phẩm đó rất dễ hiểu; Đại Biện là nói về phẩm đó, Quỷ mẹ Ni Liên là nói về phẩm Trời Công đức, đều là thiên nữ, Thần đất là người nói phẩm ấy, Đại Phạm ở tầng trời Ba mươi ba là người nói phẩm Tán Chi, Tán Chi là tướng, Phạm Thích là chủ, nói về chủ tức là có cả quân tướng, Khẩn-na-la v.v… là người thống lĩnh, nói về sự chiếm lĩnh thì được sự trông coi nơi đó.
5. Nói về chỗ bí mật của các đức Phật:
Nay tôi nói về sự bí mật của các Đức Phật là nói về hai phẩm Chánh Luận và Thiện Tập, nói về bí mật có thể dùng để trị quốc ở thế gian và bí mật có thể dùng để hướng đến đạo xuất thế gian, cho nên biết là nói về hai phẩm ấy. Từ “Nếu được nghe kinh…” trở xuống là nói về phẩm Quỷ Thần, trong phẩm Quỷ Thần hoàn toàn nói về công đức nghe pháp, được tám bộ che chở giữ gìn… Từ “Mặc y phục thanh tịnh…” trở xuống hai bài kệ là nói về phẩm Thọ Ký, ba vị Đại sĩ và mười ngàn vị Thiên tử tâm thanh tịnh sâu xa, thanh tịnh như hư không, cho nên được thọ ký. Từ “Nếu được nghe…” trở xuống là nói về các phẩm Trừ Bệnh – Lưu Nước… nghe danh uống thuốc chắc chắn được hết bệnh, cho nên khéo được thân người, lại tu hành phước nghiệp bố thí nên khéo được làm người.
Cá nghe danh hiệu Phật khéo được sinh làm trời ở cõi trời, chính là ý này vậy. Chánh mạng là nói về phẩm Xả Thân, hổ dữ ăn máu thịt liền được giải thoát, lẽ nào chẳng phải là chánh mạng ư? Từ “Nếu nghe Sám hối…” trở xuống một bài kệ là nói về phẩm Tán Phật, Phật có ba đời, các vị Bồ-tát phần nhiều là Phật đời trước, tức là Phật quá khứ, lại là Phật vị lai, được các Bồ-tát này khen ngợi, tức được Phật khen ngợi.
Ý tự thuật là dứt sự lờ mờ, không được tự rõ ràng…
6. Hỏi đáp về ai tạo ra tự thuật:
Hỏi: Ai tạo ra Tự thuật? Xưa nói là người kiết tập kinh giáo, nếu thế là luận chẳng phải kinh, lại trái với văn kinh, văn chép: “Nay ta sẽ nói” hoặc nói Tín Tướng này, nếu vậy thì Tín Tướng đã có thể nói rõ sự sâu xa, vì sao sinh ra nghi ngờ? Lại nếu chẳng phải do người kiết tập kinh giáo làm thì sao bỗng nhiên làm thành tựa?
Sư nói: Là Phật tự soạn ra.
Người vạn hỏi rằng: Nếu vậy thì chính là chánh kinh, đâu được gọi là Tựa? Điều này không có gì, Bồ-tát còn có thể nhập định chắp tay nói ngàn muôn bài kệ, huống chi Như lai với thần lực bí mật, miệng vàng phó cơ, thì có điều gì không làm được? Văn nói: “Nay ta sẽ nói về các pháp như Sám hối”. Đây là chứng cứ rõ ràng. Trong kinh Đại Phẩm, Hóa Phật nói về sáu Ba-la-mật cũng được gọi là tựa, đây là thí dụ về điều đó. Giải thích về nhập định chia làm ba phần:
7. Giải thích về nhập định:
– Một câu một chữ đầu tiên là nói về người dạo chơi.
– Hai câu ba chữ là nói về pháp dạo chơi.
– Hai câu còn lại là kết luận.
Bấy giờ: Ngài Chân-đế nói: có năm thứ ba thời:
- Sắp nói đang nói, nói xong.
- Bác bỏ thời quá khứ – vị lại của ngoại đạo, lập ra thời hiện tại có nói có nghe.
- Thời gieo giống thành thục giải thoát.
- Thời Chánh sư chánh giáo chánh học.
- Phật muốn nói thính chúng muốn nghe, không cao không thấp bình bình thời.
8. Nói về Như lai:
Nay chỉ nói Như lai biết rõ căn cơ có thể là lúc đắc đạo, hoặc là mắt tuệ được đạo thầp hợp với chân hoặc mắt pháp được đạo lúc thầm hợp với tục, hoặc Mắt nhãn được đạo thầm hợp với Trung đạo. Phật muốn đi khắp pháp tánh quán biết chúng sinh lúc nào đạt được đạo nên nói là lúc bấy giờ Như lai là danh hiệu đầu trong mười danh hiệu Phật. Tam tạng giải thích về Như lai, vì văn nhiều nên không chép ra. Ở đây nói: Trí soi chiếu lý đồng với các Đức Phật nên nói là Như, từ bi đồng với các Đức Phật nên nói là Lai.
Các Đức Phật phải an trú trong kho bí mật, vì sao lại ra đời? Chỉ vì từ bi cho nên đến (lai). Thành Luận chép: “Nương đạo như thuật, lai thành Chánh giác”. Đại kinh chép: “Từ mười một Không lai nương Trí luận mà lai. Từ sáu Ba-la-mật lai, nương hành luận mà lai”. Thích luận chép “như pháp cùng hiểu là Như, như pháp cùng nói là Lai”.
Ở đây nói: Đúng như pháp ba đế cùng hiểu là Như, đúng như pháp ba đế cùng nói là Lai, nên nói là Như lai. Du là du nhập tiến vào. Nói pháp tánh chẳng phải đi vào, an trú, đi ra vì thế trong Tiểu Bát-nhã chép: “Như lai là không từ nơi nào đến cũng chẳng đi về đâu, nên gọi là Như lai”. “Đâu thể nói là đi lại? Vì từ bi dẫn dắt mọi loài, giác ngộ cho ta mà đi vào (nhập) cho nên nói là Du, khiến chúng sinh được vị cam lộ, cũng nên nói là an trụ (trụ); vì chúng sinh nên nói cũng phải nói là thoát ra. Vì thế kinh Pháp Hoa chép: “Khéo đi vào – thoát ra – an trú trong trăm ngàn Tam-muội”, tức là nghĩa này.
9. Thể cao rộng của Như lai:
Vô lượng sâu xa, dùng sự đi vào để phân biệt nói lên Thể cao rộng đó, Thể bao trùm pháp giới nên nói là vô lượng, thông suốt đến ba đế cho nên nói là sâu xa. Nhị thừa Bồ-tát hạ địa Không thể đạt đến, nên nói là vô lượng sâu xa. Pháp tánh là pháp dạo chơi, là phép tắc của các Đức Phật gọi là pháp, thường lạc ngã tịnh không dời đổi, không chuyển biến gọi là Tánh, chẳng phải là pháp tánh của hàng Nhị thừa dùng tất cả trí vô sinh để soi chiếu lý. Pháp tánh của hàng Nhị thừa nông cạn nên chẳng sâu xa, có giới hạn nên chẳng vô lượng. Lý được soi chiếu bởi lý như thật thì ở đây ngang thì bao trùm pháp giới – dọc thì thông suốt ba đế, cho nên nói vô lượng sâu xa.
10. Nói về Vô lượng:
Lại nữa, vô lượng chẳng có một pháp nào riêng gọi là vô lượng. Tỳ-lô-giá-na bao trùm tất cả mọi nơi, tất cả các pháp đều là Phật pháp, vì đều là Phật pháp cho nên đều là pháp tánh, Phật đều đi lại trong đó cho nên nói là vô lượng. Lại nữa, chẳng phải có một pháp riêng nên gọi là sâu xa, ngay nơi sự mà chân thì đều là tướng thật, một sắc một hương không pháp nào chẳng phải Trung đạo vì đều là Trung đạo cho nên tức là sâu xa.
Chẳng hạn như Thích Luận giải thích về bốn tâm vô lượng rằng: “Duyên với chúng sinh ở phương Đông gọi là Quảng, duyên với chúng sinh ở bốn phương gọi gọi là Đại, Duyên với bốn duy trên dưới gọi là vô lượng”. Nói theo đây thì: Duyên Chân-đế pháp tánh gọi là quảng, duyên với Tục đế pháp tánh gọi là Đại, duyên với trung đạo pháp tánh gọi là Vô lượng. Nếu duyên với Trung đạo, tức là trong ba trí duyên một tâm với ba đế một đế, cảnh giới vô lượng này, chỉ có vô lượng trí của Phật mới có thể duyên được, như nắp và hộp khớp nhau, hàng Nhị thừa hạ địa chẳng thể suy lường mà đạt đến bờ kia.
11. Chỗ thực hành của các đức Phật:
Hành xứ của các Đức Phật chính là hiển bày trí Phật vô lượng sâu xa vì trí Phật vô lượng sâu xa nên hành xứ cũng vô lượng sâu xa vì hành xứ vô lượng sâu xa nên trí Phật cũng vô lượng sâu xa nêu hộp là nói về nắp, nêu nắp để nói về hộp, chính là ở đây. Hơn sở hành thanh tịnh của các Bồ-tát chính phân biệt, Bồ-tát ở giai đoạn chưa đạt đến, sở hành của trí chưa thể sâu rộng. Kinh Địa Trì chép: “Bồ-tát được chín thứ thiền, đầu tiên gọi là Tự tánh thiền, nếu nhập vào thiền này tức là đi vào cảnh thanh tịnh của tướng thật thanh tịnh hàng Nhị thừa còn không nghe danh từ đó, huống chi là thực hành. Nếu đi vào thanh tịnh thiền thứ chín, thì tất cả hoặc nghiệp chung riêng, hoặc chính thức hoặc huân tập đều dứt sạch không còn, nên nói là tịnh thiền thanh tịnh. Từ hạ địa trở đi đều có thói quen còn sót lại, Phật an trú ở trên đảnh Thập Địa, nếu nhập vào thiền này thì vượt hơn các vị Bồ-tát”.
Kinh Tịnh Danh chép: “Tâm tịnh rồi thì vượt qua các thiền định, tức là nghĩa này, cũng là nêu ra địa vị cao tột đó để phân biệt pháp tánh sâu xa. Từ “Kim Quang Minh này trở xuống là tựa Tự Thuật, nếu nói về ý chánh thuyết lưu thông với mười bảy phẩm thì đã nói như trên. Ở đây lại nói về Tự Thuật năm lớp huyền nghĩa. Mười hai bài kệ rưỡi đầu nói về Danh – Thể – Tông – Dụng.
12. Nói về truyền bá mở rộng kinh này:
Mười bốn bài rưỡi kế là nói về truyền bá mở mang kinh này, tức là nói về giáo tướng. Y theo một câu đầu nói về Danh, kế một câu nói về Thể, kế ba bài nói về Tông, kế chín bài nói về Dụng. Từ “hộ thế…” trở xuống là nói về giáo tướng. Về giải, có chỗ nói: Một câu Kim Quang Minh còn nói về thể, như vàng trong đá quặng, thể của vàng chẳng phải sáng chẳng phải chói, không ngại y theo vàng để luận về Dụng trong ngoài, Pháp tánh chẳng phải Tông, chẳng phải Lực cũng nương theo pháp tánh để sinh khơi tông lực. Nên biết câu này chính là nói về Thể, ở đây nói về lý là đương nhiên, chia văn thì thuộc nói về Danh, Kinh Vương đã nói ở trên, ở đây lại về điều đó. Tam tạng nói: “Ba đức thâu nhiếp cả ba, Niết-bàn chính là dứt bỏ chấp đoạn của Nhị thừa, Bát-nhã chính là xóa bỏ tâm chấp chặt của phàm phu. Hoa Nghiêm chính là hóa độ Bồ-tát mới tu hành kinh này chung cho cả người của tám vị, nên gọi là Vương.
13. Nói về kinh vương:
Lời này khó hiểu, “Niết-bàn là nói cho Bồ-tát về hành xứ nhiệm mầu sâu xa, đâu dừng ở Nhị thừa? Bát-nhã chép: “Phật pháp thân nói pháp cho Bồ-tát pháp thân nghe, chúng nghe pháp đó chẳng phải là người sinh tử, đây phải nói cho người phàm phu còn chấp hữu nghe? Hoa Nghiêm nói cho người sơ địa đến thập địa nghe, đâu phải chỉ vì Bồ-tát mới tu hành? Nói như vậy là nghiêng lệch, khiến cho người vô trí khởi tâm khinh mạn đối với các kinh, nghĩa này không thể được. Ở đây nói Kinh Vương nếu lấy văn làm kinh, tức là ba thứ Tục Đế, nếu lấy lý làm kinh tức là ba thứ Chân-đế, nếu hợp văn – lý làm kinh, tức là ba thứ Trung đạo.
Nếu nói các đế khác, thì Kinh chẳng phải Vương. Nếu nói Trung đạo, thì kinh này lại là Vương, đối với chín thứ kinh được tự tại, nhưng Kinh Vương là một, tùy duyên lập giáo, tên gọi khác nhau. Kinh Hoa Nghiêm chép: Pháp thân, Phương Đẳng là Tướng thật, Bát-nhã gọi là Phật mẫu, Pháp Hoa là hạt châu trên búi tóc, Niết-bàn là thầy của Phật, đều là tên khác của Pháp tánh, chung cho làm thể tất cả các kinh, thí như các tánh phải vận dụng lần lượt mà khởi lên, long Sư điểu quan tùy thời mà bày lập, trăm đời tuy khác nhưng Vương thống lãnh chỉ là một, pháp tánh cũng giống như vậy, nên nghe Phật mẫu của Đại phẩm làm vua, các tên gọi khác đều dứt bỏ nên nghe Pháp Hoa bảo Sở làm Vua thì các tên gọi khác không còn, pháp tánh là vua của Kim Quang Minh cũng giống như vậy. Nếu hiểu như vậy thì trên không trái với tôn chỉ Kinh Vương của Phật, dưới không làm cho tâm ngã mạn của chúng sinh thêm lớn.
14. Nói về giải thích của người:
Vi diệu, người ta giải thích rằng, nhân nhiệm quả mầu, đây là không đúng, mà nhân quả đều nhiệm mầu, tánh đức trong nhân thì sâu xa lại khó thấy nên gọi là vi, không dọc không ngang nên gọi là Diệu, trong quả tu đức cũng giống như vậy. Bốn Phật ở bốn phương che chở giữ gìn bốn phương là bốn cửa, bốn Phật là quả giác trí của bốn cửa. Giác trí của Đức Thích-ca giống như bốn Đức Phật, quả trí của các Đức Phật thầm hợp với pháp tánh, pháp tánh được hiển bày gọi là Pháp thân, pháp thân bất động gọi là Trì, Pháp tánh thường trụ cho nên các Đức Phật cũng thường trụ, pháp thường trụ Phật thường trụ thì tuổi thọ cũng thường trụ, vì thường trụ cho nên vô lượng.
Tín Tướng suy tìm Tích hoặc Bổn, bốn Đức Phật giúp cho hiểu Bổn ngộ tích, gọi là Hộ. Một câu này có bao nhiêu nghĩa. Bốn môn của pháp tánh, bốn đức của pháp tánh tức là nghĩa của Thể, quả trí hiển bày Thể tức là nghĩa Tông, hộ niệm cho Tín Tướng dứt bỏ nghi ngờ lại là nghĩa của Dụng, nói rõ Tông là ý chính. Theo quán tâm giải thích thì bốn phương là bốn đế, bốn Phật là trí bốn đế, Đông là phương đứng đầu, như Tập là nhân của khổ. Lại, phương Đông thuộc Giáp Ất là mùa xuân sinh khởi, sinh tức là Tập đế. Từ Đông kế đến Nam, cũng còn sinh nhưng có lớn lên, trước là mùa Xuân tiếp theo là mùa Hạ, cho nên phương Nam là khổ đế.
Sau khi lớn lên thì đến mùa Thu gặt hái, vả lại Bạch đế thuộc về Kim, Kim có công năng quyết đoán, phương Tây là Đạo đế. Từ mùa Thu gặt hái đến mùa Đông thì chứa vào kho, mọi việc đều chấm dứt, phương Bắc như Diệt đế, nhân quả khổ tập đều tạ từ không còn tác dụng. Quán bốn đế này sinh ra mắt tri minh giác, nắm giữ lý không mất, giữ gìn không cho khởi, nên gọi là Che chở”.
15. Nói về bốn đức:
Lại nữa, quán bốn phương là bốn đức, quán phương Đông thường còn là bác bỏ vô thường, quán vô thường là bác bỏ thường, quán chẳng phải thường chẳng phải vô thường là phá thường, vô thường cho đến quán phương Bắc vô ngã là phá trừ ngã cũng giống như vậy. Quán này nắm giữ đức không mất, giữ gìn không cho khởi, nên nói là Che chở. Quán phương Đông Tập Đế là thường, chẳng phải thường, chẳng phải vô thường mà là bất động nên gọi là A-úc. Quán phương Nam khổ đế lạc không đi không đến mà là pháp tánh Tướng thật, tướng thật tôn quý cho nên gọi là Bảo tướng.
Quán phương Tây Đạo đế rốt ráo thanh tịnh, pháp tánh tuổi thọ sánh bằng hư không. Cho nên gọi là Vô lượng thọ. Quán phương Bắc Diệt đế mãi mãi vắng lặng, vô ngã đi vào kho bí mật vì là kho bí mật nên gọi là âm thanh Vi Diệu… Từ “Nay ta sẽ nói” trở xuống chín bài kệ là nói về Dụng, văn chia làm bốn: Ba bài kệ đầu nói về thắng pháp năng phá, ba bài rưỡi kế là nói về thắng pháp năng phá, ba bài rưỡi kế là nói tội ác bị dứt bỏ, một bài rưỡi tiếp theo nêu hành pháp khuyến tu, một bài tiếp đó kết thúc thành tựu.
16. Nói về thắng pháp năng phá:
Ba bài đầu nói về thắng pháp năng phá – nghĩa là pháp tánh của cảnh pháp, hành pháp Sám hối khen ngợi, pháp dắt dẫn trí nhất thiết chủng, cho nên nói các pháp như Sám hối… biết chẳng phải một loại. Nếu giúp nhau để nói thì hành giúp trí, trí hiển bày lý vì lý hiển bày cho nên sạch hết các khổ, các khổ không còn cho nên Pháp thân hiển hiện, trí tròn đầy cho nên Báo thân hiện ra, vì là công đức vô thượng cho nên Pháp thân hiển hiện, trí tròn đầy cho nên Báo thân hiển bày, vì là công đức vô thượng cho nên Ứng thân hiện ra.
Nếu nói đầy đủ thì ba pháp không dọc không ngang mà tu, ba thân cũng không dọc không ngang mà hiển, tuy khác nhau về Viên và Biệt, nhưng đều là thắng pháp năng phá. Quán xưa lời văn tóm lược, bản mới dịch có đủ ba châu thuyết pháp, bốn Đức Phật nói về thường quả thì người thượng căn được lợi ích, Phật chia ba thân thì người hạ căn được lợi ích. Nay trong lời Tựa nói rằng “nay ta sẽ nói các pháp như pháp Sám hối… tức là nói rõ các pháp của ba châu thường phá trừ mọi điều ác.
17. Nói về phẩm không:
Kế là từ các căn không đủ…” trở xuống là tựa nói về phẩm không, văn chia làm hai: ba bài rưỡi đầu nói về điều ác bị dứt, hai bài rưỡi, tiếp theo nói về cách năng phá. Phần đầu lại chia làm: Từ “các căn không đủ” trở xuống là phá báo chướng, một câu “sầu ưu…” là phiền não chướng, từ “ác tinh tai dị…” trở xuống là phá nghiệp chướng. Kinh khác đối với duyên nói rằng báo chướng khó chuyển, lúc là nhân thì có thể cứu những khi quả đã thành thì chẳng biết làm sao.
Ba chướng ở kinh này đều có thể chuyển, đều giải thích rằng ba chướng lớn mạnh vì phá năm giới, phiền não là căn bản, là phiền não chướng. Nay y theo loài người nó về quả báo phạm năm giới, các căn bên ngoài thiếu khuyết tuổi thọ bên trong non kém, hai câu này là báo ứng sát sinh. Ngày xưa tổn hại thân phận của người, ngày nay các căn bị thiếu khuyết xấu xí, ngày xưa cắt đứt mạng sống của người, ngày nay tuổi thọ bị giảm bớt, kinh nói “Nhân duyên sát sinh phải chịu hai thứ quả báo, thường hay bị bệnh tật, tuổi thọ ngắn ngủi”, tức là việc ấy. Hoặc nghèo nàn khốn khổ là bên ngoài không có y báo, các vị trời xa lánh là bên trong không có phước đức, hai câu này là báo ứng phạm giới trộm cắp, kinh chép: “Có đồng sinh đồng danh, được trời rồng giúp đỡ, trời trời công đức phát nguyện làm lợi ích”.
18. Nói về các hạng người:
Người trộm cắp không bao giờ có việc ấy. Lại, người trước giàu sang sau nghèo khổ, chắc chắn bị trời rồng xa lánh. Hoặc bên trong thân thuộc tranh chấp, bên ngoài pháp vua trừng trị, hai câu này là phạm giới dâm, kinh nói: “Người bao che thì người căm tức, pháp bao che thì pháp tàn hoại”, xưa xâm phạm người đó thì nay ruột thịt đấu tranh, xưa chê bai pháp của người thì nay pháp vua trừng trị, tức là việc ấy. Tất cả đều căm giận tranh chấp, ở đây lẽ ra có hai câu, có lẽ là người phiên dịch sơ sót, hoặc là lược bỏ. Trong thì mọi người đều tức giận tranh chấp, ngoài thì ai cũng không tin, câu này là phạm vào lỗi nói dối, xưa không chân thật và lừa dối người khác thì nay thường bị khinh khi giận ghét, xưa nói không thật thì nay người không tin.
Ngoài hao tốn tiền của trong thiếu sót lễ phép, đây là báo ứng của việc uống rượu, xưa coi thường tiền của lãng phí thời gian thì nay chịu nhiều mất mát hao tổn, xưa không chịu tiết kiệm thì nay rơi vào nghễnh ngãng lẩn thẩn. Kinh chép: “Gió mạnh của sự ganh ghét oán hận thổi lửa của tâm tội ác thường làm cháy dữ dội”, tức là việc ấy. Hỏi: “Giải thích kinh Đại thừa, đâu thể so sánh năm giới với nghĩa? Đáp: Khai – hợp năm giới có mối quan hệ, kinh Đề Vị chép: “Năm giới là điều kỵ lớn của trời đất, trên sánh với năm ngôi sao, dưới phối với năm ngọn núi giữa thành tựu năm kho tàng, người phạm thì xúc phạm với trời đất, tự đâm chém thân mình”. Lại phối với năm thường, không giết hại hợp với nhân, không trộm cắp hợp với nghĩa, không tà dâm hợp với lễ, không uống rượu hợp với trí, không nói dối hợp với tín. Lại sánh với năm kinh không giết hại hợp với Thượng Thư, không trộm cắp hợp với Xuân Thu, không tà dâm hợp với Kinh Lễ, không nói dối hợp với Kinh Thi, không uống rượu hợp với kinh Dịch.
19. Nói về mười điều lành:
Lại đối với mười điều lành, sát sinh trộm cắp và tà dâm là ba nghiệp của thân, nói dối có bốn thuộc về bốn nghiệp của miệng, uống rượu thuộc về ba nghiệp của ý. Thế tục không thể giữ được nghiệp của miệng, lược bỏ một giới không nói dối. Thích Luận chép: “Nói nặng là nói dối, tức thuộc về ba nghiệp, uống rượu là tà mạn, tự sống, tăng thêm sân giận, ngu si, xuất thế lấy trí tuệ làm đầu, sinh tử do ba độc là gốc. Nếu dứt được uống rượu thì đó là phòng ngừa ba độc của ý, nuôi lớn trí tuệ xuất thế. Đó là khai triển năm giới thành mười điều lành. Mười điều lành được của Pháp Luân Vương thuở xưa, sử dụng cũng gọi là tánh tội tánh thiện, đều là gốc lành của tất cả tội lỗi”.
20. Nói về năm giới và năm ấm:
Lại, năm giới đối với năm ấm, không giết hại là Sắc ấm, không trộm cắp là Thọ ấm không dâm dục là Tưởng ấm, không nói dối tức là Hành ấm, không uống rượu là Thức ấm. Năm ấm mở rộng ra thành bốn niệm xứ, niệm xứ mở rộng ra thành ba mươi bảy phẩm, ba mươi bảy phẩm mở rộng ra thành ba môn giải thoát, ba môn giải thoát mở rộng ra thành Niết-bàn. Cho nên nói Sắc có công năng phát ra giới, Thọ có công năng lãnh thọ thiền định, Tưởng tuệ ngộ hư thông, Hành phát khởi giải thoát, Thức tức là tri kiến. Nên biết rằng năm giới có công năng thành tựu năm phần pháp thân, là pháp thành tựu Nhị thừa.
Lại, năm giới cũng là pháp môn Đại thừa, kinh Đề Vị chép: “Năm giới là đeo bùa sống lâu, ấn bất tử, tức là Thường đức, ra vào không loạn, tới lui không ngăn cách tức là Tịnh đức, thống lãnh một thân tức là Ngã đức, vì thiết lập đạo căn tức là Lạc đức”. Đây là năm giới so sánh với bốn đức, tóm gọn năm giới làm ba nghiệp, tức là đối với vô lượng ba pháp môn như ba không lỗi, ba bất hộ, ba luận bất tư nghị hóa, ba Mật, ba quỹ, ba thân, ba thành Phật tánh, ba Bát-nhã, ba Niết-bàn, ba trí, ba đức… dọc ngang không giới hạn sánh cùng với hư không pháp giới, cũng là pháp môn vô tận tạng, cũng là Tam-muội Vô Lượng Nghĩa, tóm lại tức là tất cả Phật pháp (cuối quyển 1).
21. Sự sát và sự bất sát:
(Đầu quyển 2). Lại, tổn hại mạng sống gọi là sự sát, không tổn hại mạng sống gọi là sự bất sát. Pháp môn giải thích: Tích pháp gọi là Lý sát, thể của pháp gọi là lý bất sát, nên biết rằng giới bất sát có nhiều thứ khác nhau, nói về quả báo cũng lại không giống nhau. Nếu giữ ý phòng hộ như ngựa buộc dây cương, như chăn trâu cầm gậy, quả báo ở loài người là một trăm hai mươi tuổi, chỉ được mắt thường mà không có bốn thứ mắt khác. Những người có tánh nhâm vận thì trở thành như sông đổ ra biển, quả báo ở sáu tầng trời, người sống lâu nhất là chín trăm hai mươi sáu ức bảy ngàn muôn tuổi, chỉ được mắt trời mà chưa được ba thứ mắt còn lại. Nếu cộng thêm sự tu tập về tuệ của giới, vô thường, khổ, vô ngã thì quả báo ở cõi biến dịch, thọ bảy trăm A-tăng-kỳ tuổi chỉ được mắt tuệ nhưng chưa được hai thứ mắt còn lại.
Nếu tu tập thêm nữa về các tuệ về thường, vô thường… thì quả báo ở biển cõi Liên Hoa Tạng, thọ thân pháp tánh, được đầy đủ năm thứ mắt, và tuổi thọ thường trú, so với Phật vẫn còn thiếu sót các căn, tuổi thọ còn tổn giảm, huống chi các căn, các tuổi thọ trước đó ư? Hoặc là người Viên giáo, giữ giới sự bất sát, lại giữ giới Lý bất sát không tổn hoại đến thân mà tùy theo một tướng, không dứt bỏ si ái mà khởi lên sự minh thoát, thể của ấm, nhập, giới không hề bị hủy diệt thương tổn, hoặc hạt giống, hoặc là kết quả bất sinh bất diệt, thành tựu trí tuệ an trú nơi cõi Thường tịch quang, tuổi thọ thường trụ lâu dài và đầy đủ năm thứ mặt, được căn tự tại, tai thấy mắt nghe, được mạng tự tại, dài ngắn tùy ý, thế mới gọi là rốt ráo giữ giới, các căn đầy đủ, mạng sống không giảm bớt. Lại người Viên giáo đâu chỉ giữ năm giới này, chỉ là sát, chỉ là từ, vừa thực hành sự sát vừa thực hành lý sát, như Đại vương Tiên Dự giết năm trăm vị Bà-la-môn, ban cho họ con mắt Phật, giúp cho họ tuổi thọ mười kiếp. Lại, thực hành pháp môn sát ấy là gột rửa chấp chặt, làm thanh tịnh tất cả phiền não, như thần cây bẻ cành không bị chim chóc oán trách, như kiếp nạn lửa thiêu đốt cây cối tro than đều mất, do đó Ương Quật nói: “Ta thề dứt bỏ ấm, giới, nhập, chứ không thể giữ giới bất sát”. Tất cả trần lao là hạt giống Như lai, dứt bỏ hết hạt giống này mới gọi là Phật, thành tựu pháp thân kim cương nhiệm mầu, vắng lặng ứng hợp với tất cả, chỉ là sát, chỉ là từ, hóa hiện thân hình trong chín đường, tùy từng loài thích hợp mà thị hiện thọ ngắn dài, thuận theo sự thấy biết của từng loài mà dùng căn thiếu đủ để hóa độ tất cả.
22. Giữ giới bất sát:
Các giới hành trước đây cạn cợt hẹp hòi, không phải lối đi chung. Viên giới rộng lớn thẳng tắp sẽ là lối đi cho tất cả, cho nên gọi là rốt ráo giữ giới bất sát. Giới bất sát, từ trời, người trở lên đến các Đức Phật trở xuống, nghĩa đó ngang dọc bao la như vậy, vì sao lại nói là số Tiểu thừa? Vả lại, không cho mà lấy gọi là sự đạo, cho mà lấy gọi là sự bất đạo, pháp môn giải thích: như Đức Phật nói rằng: “Vật của người khác chớ lấy, gọi là pháp môn bất đạo, Bồ-đề không cho mà lấy Bồ-đề gọi là pháp môn đạo”. Giới bất đạo có nhiều thứ khác nhau, nếu giữ giới tác nghiệp cầu được quả như ý, quả như ý đó vô thường và mau chóng suy tàn đều là vật của người khác, hôi thối như quả hư và độc hại như thức ăn có chất độc, người có trí không nên mong cầu. Dù đạt được thì tâm cũng không mừng vui, tại sao thiết tha uống đắng ăn độc mà tự thương tổn? Bốn tánh nghèo cùng tức là dòng nước xoáy khốn khổ trong ba cõi này, đâu có dòng nào vượt qua? Ba chướng làm ngại sự lìa bỏ nhất nghĩa thiên của Phật, đó gọi là đạo, chẳng phải bất đạo. Lại nữa, hàng Nhị thừa dùng trí bốn đế để quán thân thọ tâm pháp, nhàm chán sinh tử, ưa cầu Niết-bàn, tâm Niết-bàn khởi lên là tự, là tha, là chung, hay là vô nhân? Một tâm sinh liền lấy vật của người khác, tức thủ chứng phi thời, tức không cần nói sở nhân, hạt giống bị cháy không nẩy mầm được nữa, thấy khổ dứt tập tu đạo, làm những việc không nên mong cầu, nghĩa là có Niết-bàn mà thành chấp Niết-bàn. Nếu có người chấp không, thì các Đức Phật không thể hóa độ, thân dài ba trăm do tuần mà không có hai cánh, rơi vào trong ba hố vô vi, chịu các khổ như chết… kinh Pháp Hoa chép: “Thân thể đói khát ốm yếu sinh ra bệnh tật ghẻ lở”, đâu chẳng phải là nghèo cùng khốn khổ ư?
23. Dẫn kinh Tịnh Danh để nói về giới trộm cắp:
Kinh Tịnh Danh chép: Không thấy Phật không nghe pháp, không vào trong số chúng”, đâu chẳng phải xa lìa Đệ-nhất-nghĩa Thiên ư? Điều này cũng gọi là đạo (trộm) chứ chẳng phải bất đạo (không trộm). Nếu Bồ-tát Biệt giáo hành theo thứ lớp, học theo thứ lớp, tiến đạo theo thứ lớp, từ đơn giản đến sâu xa, xả bỏ một giữ lấy một, đến rồi lại đến, đi rồi lại đi, đều là làm nhục đối với tướng đến – đi, cũng là không cho mà lấy, lấy rồi lại xả bỏ, cũng là nghèo cùng, xả bỏ rồi lại lấy, nhiều lần đã lấy tức là khốn khổ, không thể tương ứng với nghĩa bậc nhất, tức là xa lìa. Điều này vẫn gọi là đạo, (trộm) chẳng phải bất đạo. Người tu Viên giáo quán tướng thật các pháp, thọ cũng không thọ, không thọ cũng không thọ, vừa thọ vừa không thọ, không thọ chẳng phải không thọ, chẳng thọ cũng chẳng thọ, chẳng giữ lấy Bồ-đề này. Vì chướng ngại các nguyện, pháp bình đẳng này không có cao thấp, không cao cho nên không giữ lấy, không thấp cho nên không xả bỏ, người quán như vậy là quán Như lai tạng đầy đủ không thiếu sót, là ngọc châu như ý, tùy ý sinh ra tài bảo, là đàn của Tu-la, tùy ý phát ra âm thanh, tức là giàu có vô cùng, rất giàu có cho nên không giữ lấy, không giữ lấy cho nên chính là nghĩa bậc nhất, vì là nghĩa bậc nhất cho nên các vị trời không xa lìa, đó gọi là rốt ráo giữ giới bất đạo.
24. Pháp môn trộm cắp của Viên giáo:
Người tu Viên giáo lại có pháp môn đạo (pháp môn trộm cắp), Bồ-đề không cho mà lấy Bồ-đề, như biển cả thu nạp các dòng chảy mà không cách muôn nhánh sông, như mặt đất gánh vác đảm đương bốn gánh nặng, chúng sinh đều hóa độ, phiền não đều dứt bỏ, pháp môn đều biết – Phật đạo chắc chắn thành tựu, nghĩa này có thể biết không thể nói nhiều. Các giới hành trước đây cạn cợt mà lại lấp bít, chẳng phải con đường thông suốt, Viên giới rộng lớn thắng tắt sẽ là lối đi cho tất cả, cho nên gọi là rốt ráo giữ giới bất đạo. Lại kế, thân nam nữ giao hợp gọi là sự dâm, không giao hợp gọi là sự bất dâm, Pháp môn giải thích: Nếu tâm ô nhiễm thì pháp thì gọi là dâm, pháp không ô nhiễm thì pháp gọi là bất dâm. Giới bất dâm có nhiều thứ khác nhau, hoặc ngăn cấm bảy chi, như vượn mang xiềng, bưng một bát dầu đi qua trước mặt đại chúng, xả mọi xúc lạc, mong cầu sự năm dục tịnh khiết ở đời vị lai, như cách thức trao đổi ở chợ búa dùng tiền đồng thu được tiền vàng, đây chính là thêm lớn sự dục chứ chẳng phải bất dục, hoặc vì sinh lên cõi trời cho nên giữ giới, như hai con dê đực, húc nhau, sắp tiến lên nhưng lại lùi. Đế Thích cùng tám mươi ức na-do-tha Thiên nữ mặc sức vui đùa hưởng lạc vui, nhìn phía Đông quên phía Tây mà dục vẫn còn chưa đủ, hóa hiện thành lão già Tu-ca hưởng lạc (nạp) với Xá chi, khiến cho các vị trời vong thân mất đầu. Lại thấy vị Tiên nhập định nên làm nhục con gái ông ta, khi tiên xuất định Đế Thích xấu hổ hóa thành dê đực. Vị Tiên nguyền rủa, ngàn rễ cây bám vào thân không cách nào gỡ ra được, sau đến ăn năn tạ tội, hóa thành ngàn mắt, đó cũng là thêm lớn dục chứ chẳng phải bất dục. Hoặc dứt bỏ các dục thô lậu của cõi Dục, đắm say các vui thiền định cõi sắc, cõi vô sắc, như cá ướp lạnh, đọa vào tầng trời
Trường thọ, đó là một nạn. Tham đắm thiền vị gọi là sự trói buộc to lớn là pháp nhiễm dục chứ chẳng phải bất dục.
25. Nói về tức không, tức giả, tức trung:
Hoặc chán ghét sinh tử như kẻ thù, như rắn rít, ưa thích Niếtbàn như người thân, như vật báu, vất bỏ dứt khoát, dấn bước vượt lên, không quay đầu lại, các pháp sắc thanh không thể làm ô nhiễm khuất phục, như gió tám phương không thể lay động núi Tu-di. Hoặc nghe công đức tốt đẹp của Bồ-tát, tiếng đàn của Chân-ca-la làm cho Ca-diếp đứng dậy nhảy múa không thể tự kìm chế, theo gió bay đến đập vỡ núi Tu-di, giống như cỏ mục, là pháp nhiễm dục, chẳng phải bất nhiễm, hoặc Bồ-tát nhàm chán sinh tử giống như phẩn tiểu hôi thối, nhàm chán Niết-bàn như giận ghét chim chóc, xả bỏ hai bên, chí nguyện sống trong Trung đạo, khởi pháp thuận đạo, sinh ra pháp ái, gọi là đảnh đọa, Bồtát Chiên-đà-la này đã không có phương tiện, thì bị tuệ này trói buộc không thể chiến thắng kẻ thù, sự tu sửa đã không có tuệ sắc bén, thì là pháp nhiễm dục chứ chẳng phải bất dục. Người tu Viên giáo quán một tâm ba đế, tức Không tức Giả tức Trung, tức Không thì nhiễm ở đâu, tức Giả thì tịnh ở đâu, tức Trung thì hai bên ở đâu, tức Không tức Giả thì Trung ở đâu, tức Không cho nên không tham ái các thứ ngã, nhân, mười sáu tri kiến, y chánh… tức Giả cho nên không tham ái các thứ Không, vô tướng, vô nguyện… tức Trung cho nên không tham ái Phật, Bồ-đề, quay bánh xe pháp, độ chúng sinh…
26. Phật là tịnh giới, người khác là ô giới:
Ba đế thanh tịnh gọi là rốt ráo thanh tịnh, tịnh này cũng tịnh. Kinh nói: Chỉ có Phật là đầy đủ tịnh giới, những người khác đều gọi là ô giới (giới nhiễm ô). Người tu Viên giáo thực hành Phật pháp, tức là rốt ráo giữ giới bất dâm, người tu theo Viên giáo lại có pháp môn nhiễm ái, như cô Hòa-tu-mật-đa, người thấy là người nữ, trời thấy là Thiên nữ, người thấy thì được thấy Tam-muội của Chư Phật, người cầm tay thì được đến Tam-muội của cõi Phật, người khen ngợi thì rất ưa thích Tam-muội, người ấp ủ âm thầm như Tam-muội, tất cả đều đạt được pháp môn, cũng như loài ma thực hành giới Bồ-tát không nhiễm ô, biến thành vô lượng thân, hành dâm với vô lượng Thiên nữ, đều khiến cho phát tâm Bồ-đề, như Duy-ma-cật, hoặc đi vào hậu cung, trong hậu cung tôn trọng hóa thành chánh cung nữ, trước tiên dùng dục lạc lôi kéo, sau mới khiến cho đi vào Phật đạo, đó mới là cái dục của phi dục, dùng dục ngăn dứt dục, như dùng mạt vụn sản sinh mạt vụn dùng âm thanh ngăn dứt âm thanh. Các giới hành hẹp hòi nông cạn trước đây, chẳng phải con đường thông suốt, Viên giới rộng rãi thẳng tắp sẽ là lối đi cho tất cả, đó gọi là rốt ráo giữ giới bất dâm.
27. Nói về nói dối:
Lại nữa, không thấy nói thấy, thấy nói không thấy, gọi là nói dối. Pháp môn giải thích: chưa đạt được cho là đạt được, chưa chứng đắc cho rằng chứng đắc, gọi là nói dối. Nói dối có nhiều loại, mong cầu nhiều thì khổ, lúc đạt được thì thường sợ hãi, lúc mất đi thì ôm lòng buồn phiền, nhiều dục vọng thì không yên vui. Phàm phu ngu si sống trong các khổ nối nhau xuất hiện ý nghĩ cho là yên vui, dựng lên cột cờ ngã mạn, đánh vào chiếc trống tự đại, cho rằng sắc tức là ngã, ngã chính là sắc, trong sắc có ngã, trong ngã có sắc, chấp có đối chọi với không, chấp không tranh cãi với có, nương vào đoạn thường sinh khởi sáu mươi hai thứ nói suông bác bỏ mắt tuệ không nhìn thấy chân thật, tăng thêm kiến chấp, nuôi lớn các điều sai. Sự độc hại của cái tôi, cái ta rất lớn, đủ bốn lỗi của miệng, nêu ra sơ lược nói dối như vậy. Tầng tức ba mươi ba lá vàng sinh tử cho là vàng ròng. Phi tưởng tự địa đầy đủ phiền não nhỏ nhiệm, lầm cho là Niết-bàn, đây chẳng phải là nói dối thì thế nào mới là nói dối?
28. Nói về giải thoát:
Hàng Nhị thừa tranh nhau chấp đắm gạch đá, vui mừng mang ra, sinh ý tưởng diệt độ mà sự sinh tử thật ra chưa hết, lẽ nào được diệt độ, nghĩ là yên ổn nhưng những việc phải làm chưa làm xong, lẽ nào được yên ổn, kinh Tịnh Danh chép: “Phật vì hạng người tăng thượng mạn, nói lìa bỏ dâm, nộ, si gọi là giải thoát”, thật ra chưa được giải thoát tất cả, chưa được giải thoát cho rằng được giải thoát, đâu chẳng phải là nói dối ư? Phật vì hạng người Biệt giáo đem bốn môn để nói về tướng thật, chấp lấy một thì có ba môn ngăn cách, cho đến chấp chẳng phải có chẳng phải không mà ngăn cách hữu vô. Tướng thật ấy là đường ngôn ngữ bặt chỗ tâm hành diệt, tại sao dùng văn tự, văn tự đối với không văn tự, tại sao dùng số đối với vô số, há chẳng phải là nó dối ư? Người tu Viên giáo như thật mà quán, như thật mà nói. Như thật mà quán là chẳng phải quán bên trong đạt được giải thoát này, chẳng phải quán bên ngoài chẳng phải nội – quán bên ngoài, chẳng phải lìa bỏ nội – quán bên ngoài, cũng không vì vô quán mà đạt được giải thoát này.
29. Nói về tướng thật các pháp:
Như thật mà nói là tất cả thật tất cả không thật, tất cả vừa thật vừa không thật, tất cả chẳng phải thật chẳng phải không thật, đó đều gọi là Tướng thật các pháp. Kinh nói: Lời của các Đức Phật đều là lời thật, lời Phật chân thật không luống dối, thường dùng một âm mầu vang vọng cùng khắp cõi Tam thiên, hễ vang đến nơi nào thì tùy theo các loài chúng sinh tất cả đều hiểu được, tức là dùng âm thanh Phật đạo giúp cho tất cả đều nghe. Người Viên giáo cũng có pháp môn nói dối, không có xe nói có xe để khuyến dụ trẻ nhỏ. Không phải nhạc nói là nhạc để ngăn tiếng khóc của trẻ thơ. Nếu có chúng sinh nào, nhờ nói dối mà được lợi ích thì Phật cũng nói dối. Kinh chép: “Ngã là thây chết tham dục, ngã là thây chết sân nhuế nhưng thật ra chẳng phải. Ngã là trời là người, thật chẳng phải là trời, là người. Ngã là rồng – quỷ, thật chẳng phải rồng – quỷ. Đem luống dối để nêu ra luống dối, khiến cho có sự không luống dối như vậy”. Các hành trước cạn thấp bít lấp, Viên hạnh sâu xa, khoáng đạt vô ngại, sẽ là lối đi cho tất cả, cho nên được như thế, đó gọi là rốt ráo giữ giới không nói dối.
30. Nói về uống rượu:
Lại, hoặc ngũ cốc hoặc thảo mộc làm cho tâm trí tối tăm mê loạn gọi là sự tửu. Pháp môn giải thích: cái thấy mê lầm điên đảo gọi là rượu, cái thấy điên đảo có nhiều thứ rượu là cội gốc của các điều ác, bất thiện, có công năng phát sinh ba mươi sáu lỗi, vời lấy năm trăm đời không có tay, ngạo mạn thất lễ, phát xuất che giấu, nằm ngủ nơi phẩn uế, chống chọi với nước lửa, tai họa như vậy, người vẫn ưa thích. Đời Tấn, Dẫn Mãn xưng là người có nhiều tài năng, đời Ngụy gạn đục khơi trong thành Hiền Thánh, Tất Trác tự thấy mình là kẻ nát rượu. Trịnh Tuyền tự mình thề làm bình rượu, tre lụa ghi đầy xưa nay ca tụng; không nên làm mà làm, không nên ca tụng mà ca tụng, chẳng phải say rượu thì là gì?
31. Dẫn các kinh sách đã nói rộng về năm giới:
Thích Luận nói: “Có một vị Pháp sư, nói cho vua nghe về tội phước của năm giới. Nhà vua hỏi rằng: uống rượu gây ra cuồng loạn, người uống thì rất nhiều nhưng người cuồng loạn sao ít vậy? Pháp sư đưa tay chỉ vào các ngoại đạo mà thôi, lại nói sang chuyện khác. Ngoại đạo Châu Trương nói: Nhà vua hỏi thật sâu sắc, kẻ trọc đầu ở tòa cao kia không thể trả lời. Nhà vua nói: Pháp sư trả lời rồi, kẻ cuồng loạn cũng không ít, là chỉ cho các ông”. Được bảo vệ mà không rõ ràng như thế, đó tức là cái say của người đời. Lại nữa, tham giống như biển cả dung nạp các dòng chảy mà không có lúc nào đầy, sân giống như ngọn lửa thêm củi vào lại càng bùng lên mạnh mẽ, si giống như chất keo dính chặt lại như băng thêm nước, tám muôn trần lao làm não loạn tâm, không lúc nào tạm dùng, điện chớp lưỡi rắn, dương diệm như khỉ, năm dục khuấy động chẳng lúc nào không say.
Đại kinh nói: “Từ xưa đến nay thường bị thanh sắc làm cho say khướt, xoay vần trong sinh tử, trời người khắp ba cõi đều có cái say này”. Nếu hàng Nhị thừa tuy dứt bỏ chín mươi tám sử và bốn trụ phiền não, nhưng vô minh chưa dứt thì như người sốt rét nửa chừng. Đại Kinh dẫn dắt người say trở về, thế gian không có thường lạc mà nói ngã tịnh, Như lai thật sự ngã tịnh mà nói không có thường lạc, như người say kia thấy trời trăng xoay vòng, đây là cái say của hàng Nhị thừa. Hàng Bồ-tát chưa sạch hết vô minh không thể nhìn thấy rõ ràng, Bồ-tát hành cho nên thấy không rõ ràng, như từ xa nhìn về thuyền lớn trông giống như thiên nga chim nhạn, đêm tối nhìn bức họa ngỡ như thuyền chở đầy người; cũng như người say nhìn thấy đường đi mờ ảo, rất nhiều những ví dụ như vậy để nói lên Bồ-tát chưa đạt được rõ ràng. Vì thế Ca-diếp nói: “Trước đây chúng ta đều bị gọi là người tà kiến”. Đây là còn đủ tánh phiền não nhưng có khả năng biết được kho bí mật của Như lai, dù hàng Bồ-tát, người Viên giáo thực hành hạnh Như lai, tuy chỉ có chục nhãn nhưng được gọi là Mắt nhãn, cái đáng thấy thì lại không thấy, do đó văn nói: “Đi sâu vào pháp tánh, tức là đối với kinh Kim Quang Minh này, mà thấy được ta Thích-ca Mâu-ni”.
Đại kinh chép: “Thấy rõ ràng Phật tánh giống như diệu đức, cho nên năm trụ chánh tập cùng lúc không sót, pháp rượu chè đã dứt, thì cái gì có thể say”. Đó là rốt ráo giữ giới không uống rượu. Hàng Viên giáo cũng có pháp môn uống rượu. Ương-quật nói: “Nắm bình chân không đựng đầy rượu tướng thật, biến hóa năm đường tuyên dương tiếng rống, Ba-tư-nặc say rượu lại càng nhiều ân, phu nhân Mạt-lợi uống rượu, Phật nói giữ giới, vào trong quán rượu tự lập nên chí khí của mình, cũng lập nên chí hướng cho người, hễ đạt được môn đó thì nghịch thuận đều thích hợp, đánh mất cái chuôi thì cầm dao làm hại tay”. Các hành trước cạn cợt bít lấp, hành nhân Viên giáo rộng rãi phóng khoáng là đường tắt cho tất cả, cho nên như thế, đó gọi là rốt ráo say tỉnh không hai. Trên đây quán trí bốn đế gọi là bốn Phật, quán năm Phật là quán thế nào? Là quán tướng thật giác trí thanh tịnh của năm giới, tức là quán trong tâm nhìn thấy năm vị Phật, kế là phá trừ phiền não chướng, là chỉ ra một câu “buồn rầu sợ hãi”. Các sự việc trên hoặc y theo nội thân hoặc y cứ theo quả báo bên ngoài nghĩa của Báo chướng, một câu này chỉ nói tâm là phiền não chướng.