KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA THÀNH PHẬT THẦN BIẾN GIA TRÌ

Dịch Phạn ra Hán: Đời Đường, Nước Trung Thiên Trúc Tam Tạng THIỆN VÔ ÚY và Sa Môn NHẤT HẠNH đồng dịch
Dịch Hán ra Việt: Huyền Thanh

 

QUYỂN 2

NHẬP MAN TRÀ LA_ CỤ NHÂN DUYÊN PHẨM THỨ HAI

(Chi Khác)

Bấy giờ, Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na cùng với tất cả chư Phật đồng chung tập hội, mỗi một Vị đều tuyên nói về Đạo Tam Muội của tất cả hàng Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát.

Thời Đức Phật nhập vào Tam Muội Nhất Thiết Như Lai Tốc Tật Lực. Ở đấy, Đức Thế Tôn lại bảo Chấp Kim Cương Bồ Tát rằng:

Xưa Ta ngồi Đạo Trường
Giáng phục được bốn Ma
Dùng tiếng Đại Cần Dũng
Trừ sợ hãi chúng sinh
Khi ấy hàng Phạm Thiên
Tâm vui vẻ ca ngợi
Do các Thế Gian này
Gọi Hiệu: Đại Cần Dũng
Ta giác vốn chẳng sinh ( Bản bất sinh )
Vượt qua đường ngôn ngữ
Giải thoát được các lỗi
Xa lìa nơi nhân duyên
Biết Không Đẳng hư không
Sinh Trí Tướng chân thật
Đã lìa tất cả Ám
Đệ Nhất Thực, không dơ
Các nẻo chỉ Tưởng Danh ( tên gọi do Tưởng tạo ra )
Tướng Phật cũng như thế
Đệ Nhất Thực Tế này
Vì dùng sức gia trì
Cứu độ cho Thế Gian
Nên dùng văn tự nói

Khi đó, Ngài Chấp Kim Cương Cụ Đức được con mắt hé mở chưa từng có ( Vị tằng hữu khai phu nhãn ) đỉnh lễ Đức Nhất Thiết Trí rồi nói Kệ rằng: Chư Phật thật hiếm có !

Quyền Trí khó nghĩ bàn
Lìa tất cả hý luận
Pháp Phật, Trí Tự Nhiên
Vì Thế Gian mà nói
Đầy đủ mọi ước nguyện
Tướng Chân Ngôn như vậy
Thường dựa vào hai Đế
Nếu có các chúng sinh
Biết rõ Giáo Pháp này
Người đời nên cúng dường
Giống như kính Chế Để ( tôn kính nơi tụ tập của Phước Đức )

Khi Chấp Kim Cương nói lời Kệ này xong, liền chăm chú nhìn Đức Tỳ Lô Giá Na Phật không chớp mắt rồi điềm nhiên an trụ. Đức Thế Tôn lại bảo Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ rằng :” Lại nữa , Bí Mật Chủ ! Đạo Tam Muội của Bát Địa Tự Tại Bồ Tát chẳng đắc tất cả Pháp, xa lìa nơi có sinh, biết tấ cả huyễn hóa. Chính vì thế cho nên Đời ( Thế Gian ) xưng là Quán Tự Tại.

Lại nữa, Bí Mật Chủ ! Chúng Thanh Văn trụ nơi Địa Hữu Duyên ( có duyên ) chăm chú xem xét Sinh Diệt, trừ hai bên, Trí quán sát cùng cực được Nhân tu hành chẳng tùy thuận. Đây gọi là Đạo Tam Muội của Thanh Văn.

Bí Mật Chủ ! Hàng Duyên Giác quán sát Nhân Quả, trụ nơi Pháp Vô NgônThuyết ( Không có lời nói ) chẳng chuyển Vô Ngôn Thuyết , ở tất cả các Pháp chứng Tam Muội Cực Diệt Ngôn Ngữ. Đây gọi là Đạo Tam Muội của Duyên Giác.

Bí Mật Chủ ! Nhân quả với Nghiệp của Thế Gian hoặc Sinh hoặc Diệt, lệ thuộc vào Chủ khác, sinh Tam Muội Không. Đây gọi là Đạo Tam Muội của Thế Gian. “

Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói Kệ là :

Bí Mật Chủ ! Nên biết
Các Đạo Tam Muội này
Nếu tại Phật Thế Tôn
Đấng Bồ Tát Cứu Thế
Thanh Văn, Duyên Giác nói
Thúc đẩy trừ các lỗi
Bậc Cần Dũng như vậy
Vì lợi ích chúng sinh

Tiếp theo, Đức Thế Tôn bảo Chấp Kim Cương Bí Mât Chủ rằng :” Bí Mật Chủ! Ông nên lắng nghe về Tướng của các Chân Ngôn “

Kim Cương Thủ thưa :’ Bạch Đức Thế Tôn ! Chính vậy, Con xin vui nguyện muốn nghe “

Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nói Kệ là :

Chân Ngôn Đẳng Chính Giác
Ngôn, Danh thành lập Tướng
Như Nhân Đà La Tông
Thành tựu các Nghĩa lợi
Có tăng thêm Pháp Cú ( Câu cú của Pháp )
Vốn tên Hành Tương Ứng
Như chữ Án ( Om_ Quy mệnh ) chữ Hàm ( Hùm_ Nhân Bồ Đề )
Cùng với Bát Trách Ca ( Patakà_ Phan , Phướng )
Hoặc chữ Hiệt-Lị ( Hrìh_ Thanh tĩnh ) Bế ( Vih_Tối thắng )
Là danh hiệu Phật Đỉnh
Nếu Yết-lật ngân-noa ( Grhna_ Chấp thủ )
Khư đà già ( Khadàya_ Ăn nuốt ) Bạn xà ( Bhamja_ Phá hoại )
Ha na ( Hana_ Đánh đập ) Ma la dã ( Màràya_ Giết chết )
Đẳng loại Bát tra dã ( Patàya_ Chia rẽ, vặn bẻ )
Là Phụng Giáo Sứ Giả
Các Chân Ngôn Phẫn Nộ
Nếu có chữ Nạp Ma ( Nama_Quy kính )
Với chữ Sa-phộc ha ( Svàhà_ Nhiệp thụ )
Là tu Tam Ma Địa
Biểu Tướng của Tịch Hạnh
Nếu có chữ Phiến Đa ( ‘Sànta_Vắng lặng )
Nhóm chữ Vi Thú Đà ( Vi’suddha_ Thanh tịnh )
Nên biết hay mãn túc

Tất cả điều ước nguyện Này,

Chính Giác Phật Tử !
Chân Ngôn Bậc Cứu Thế
Nếu do Thanh Văn nói
Mỗi mỗi câu an bày
Trong đó Bích Chi Phật
Lại có chút sai khác
Là Tam Muội chia khác
Tĩnh trừ nơi Nghiệp sinh

Lại nữa, Bí Mật Chủ ! Tướng của Chân Ngôn nàychẳng phải do tất cả

Phật tạo ra, chẳng khiến kẻ khác tạo cũng chẳng do tùy vui. Tại sao vậy ? Vì dùng các Pháp đó cho nên Pháp như thị. Nếu chư Như Lai có xuất hiện hay chư Như Lai chẳng xuất hiện thì Pháp Nhĩ của các Pháp đều trụ như vậy, nghĩa là các Chân Ngôn là Pháp Nhĩ của Chân Ngôn.

Bí Mật Chủ ! Đấng Thành Đẳng Chính Giác là Bậc biết tất cả ( Nhất Thiết Trí Giả), là Bậc thấy tất cả ( Nhất thiết Kiến giả ) xuất hiện làm hưng vượng cho Đời, nên từ Pháp này nói các loại Đạo tùy theo các loại Lạc Dục, các loại Tâm của chúng sinh.Dùng các loại câu, các loại Văn, các loại Ngôn Ngữ Địa Phương, các loại Âm Thanh của các nẻo, nhằm gia trì cho họ mà nói Chân Ngôn Đạo.

Bí Mật Chủ ! Thế nào là Đạo Chân Ngôn của Như Lai ? Đó là gia trì Văn Tự viết trong sách này.

Bí Mật Chủ ! Như Lai ở trong vô lượng trăm ngàn câu chi na dữu đa Kiếp đã gom chứa, tu hành Chân Thực Đế Ngữ ( Ngôn Ngữ của Chân Thật Đế ), 4 Thánh Đế, 4 Niệm Xứ, 4 Thần Túc, 10 Lực Như Lai, 6 Ba La Mật, 7 Báu Bồ Đề, 4 Phám Trụ, 18 Pháp Bất Cộng của Phật.

Này Bí Mật Chủ ! Lấy chỗ Tinh Yếu mà nói thì Nhất Thiết Trí Trí của Chư Như Lai là Tự Phước Lực Trí, Tự Nguyện Lực Trí của tất cả Như Lai. Lực gia trì của tất cả Pháp Giới đều tùy thuận chúng sinh y như chủng loại của chúng mà khai thi Giáo Pháp Chân Ngôn.

Thế nào làGiáo Pháp của Chân Ngôn ? Đó là :

A Tự Môn ( A ) là tất cả Pháp vốn chẳng sinh
CA Tự Môn ( KA ) là tất cả các Pháp lìa tác nghiệp
KHƯ Tự Môn ( KHA ) là tất cả các Pháp bình đẳng như hư không chẳng thể đắc
NGA Tự Môn ( GA ) là Hành của tất cả các Pháp đều chẳng thể đắc
GIÀ Tự Môn (GHA ) là Tướng Nhất Hợp của tất cả các Pháp đều chẳng thể đắc
GIÀ Tự Môn (CA ) là tất cả các Pháp lìa mọi sụ biến đổi
XA Tự Môn ( CHA ) là ảnh tượng của tất cả các Pháp đều chẳng thể đắc
NHÃ Tự Môn ( JA ) là sự sinh của tất cả các Pháp đều chẳnh thể đắc
XÃ Tự Môn ( JHA ) là sự chiến địch ( Chống nhau ) của tất cả các Pháp đều chẳng thể đắc
TRA Tự Môn ( TA ) là sự kiêu mạn ( Mạn ) của tất cả các Pháp đều chẳng thể đắc
ĐÀ Tự Môn ( HA ) là sự trưởng dưỡng ( nuôi lớn ) của tất cả các Pháp đều chẳng thể đắc
NOA Tự Môn (DA ) Là sự oán địch của tất cả các Pháp đều chẳng thể đắc
TRÀ Tự Môn ( DHA ) là sự chấp trì ( Cầm giữ ) của tất cả các Pháp đều chẳng thể đắc
ĐA Tự Môn ( TA ) là Tính Như Như của tất cả các Pháp đều chẳng thể đắc
THA Tự Môn ( THA ) là trụ xứ của tất cả các Pháp đều chẳng thể đắc
NÁ Tự Môn ( DA ) sự Thí ( Đem cho ) của tất cảcác Pháp đều chẳng thể đắc
ĐÀ Tự Môn ( DHA ) là Pháp Giới của tất cả các Pháp đều chẳng thể đắc
BA Tự Môn ( PA ) là Đệ Nhất Nghĩa Đế của tất cả các Pháp đều chẳng thể đắc
PHẢ Tự Môn (PHA ) là tất cả các Pháp chẳng bền vững giống như bọt nước
MA Tự Môn (BA ) là sự ràng buộc của tất cả các Pháp đều chẳng thể đắc
BÀ Tự Môn ( BHA ) là tất cả sự Có của tất cả các Pháp đều chẳng thể đắc
DÃ Tự Môn ( YA ) là tất cả Thừa của tất cả các Pháp đều chẳnh thể đắc
LA Tự Môn ( RA ) là tất cả các Pháp lìa tất cả bụi dơ )
LA Tự Môn ( LA ) là tất cả Tướng của tất cả các Pháp đều chẳng thể đắc
PHỘC Tự Môn ( VA ) là cắt đứt đường Ngôn Ngữ của tất cả các Pháp
XA Tự Môn ( SA ) là Bản Tính của tất cả các Pháp đều vắng lặng
SA Tự Môn ( SA ) là Tính của tất cả các Pháp giống như ngu độn
SA Tự Môn ( SA ) là mọi Đế của tất cả các Pháp đều chẳngthể đắc
HA Tự Môn ( HA ) là Nhân của tất cả các Pháp đều chẳng thể đắc

Bí Mật Chủ ! Ngưỡng Nhã Noa Na Ma đối với tất cả các Tam Muội đều được tự tại, có thể mau chóng thành biện các việc, bao nhiêu nghĩa lợi đã làm thảy đều thành tựu.” Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói Kệ rằng:

Môn Tam Muội Chân Ngôn
Viên mãn tất cả Nguyện
Là Quả khó luận bàn
Của Tất cả Như Lai
Đầy đủ mọi Thắng Nguyện
Nghĩa Quyết Định Chân Ngôn
Vượt quá cả ba Đời
Không dơ đồng hư không
Trụ: Tâm khó luận bàn ( Bất Tư Nghị Tâm )
Khởi làm các sự nghiệp
Đến các Địa Tu Hành
Trao Quả khó nghĩ lường ( Bất tư nghị Quả )
Đệ Nhất Chân Thực đó
Chư Phật thường mở bày
Nếu biết Giáo Pháp này
Sẽ được câu Chẳng Hoại ( Bất Hoại Cú )

Khi đó, Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ bạch Phật rằng :” Thật là hiếm có ! Bạch Đức Thế Tôn ! Đức Phật nói Đạo Pháp của Tướng Chân Ngôn chẳng thể nghĩ bàn, chẳng cùng chung với tất cả hàng Thanh Văn , Duyên Giác, cũng chẳng vì tất cả chúng sinh mà phổ biến. Nếu tin vào Đạo Chân Ngôn này ắt các Pháp Công Đức đều được đầy đủ. Kính xin Đức Thế Tôn nói tiếp về thứ tự cách tu Man Trà La “

Nghe như vậy xong, Đức Thế Tôn bảo Kim Cương Thủ bằng lời Kệ là:

Hành Giả trì Chân Ngôn
Cúng dường các Thánh Tôn
Nên dâng hoa đẹp ý
Màu trắng tinh, vàng, đỏ
Bát Đầu Ma ( sen hồng ) , sen xanh
Long Hoa, Bôn Na Già
Kế Tát La, Mạt Lợi
Đắc Nghiệt Lam, Chiêm Bặc
Vô Ưu, Để La Kiếm
Bát Tra La, Sa La
Diệu Hoa tươi như vậy
Nơi chúng mọc tốt lành
Hái gom làm một bó
Tâm thành kính cúng dường
Chiên Đàn với Thanh Mộc
Mục Túc Hương, Uất Kim
Kèm Hương xoa Thơm tốt
Đem hết thảy dâng hiến
Trầm Thủy với Trầm Hương
Phộc Lam và Long Não
Bạch Đàn với Giao Hương
Thất Lợi, Bà Tắc Ca
Kèm các loại hương đốt
Thơm ngát, Đời khen ngợi
Nên Tùy theo Pháp Giáo
Đem dâng hiến Thánh Tôn
Lại nữa, Đại Chúng Sinh !
Theo Giáo, dâng món ăn
Sữa, cháo nhuyễn, mứt, cơm
Hoan Hỷ Mạn Trà Ca
Bánh ngon ngọt trăm lá ( Bách Diệp )
Bánh đường cát sạch ngon ( Tĩnh diệu )
Bố Lợi Ca, Gian Cứu
Với Mạt Đồ Thất La
Thệ Nặc Ca, Vô Ưu
Món ăn Bá Bát Tra
Các cỗ bàn như vậy
Đường Mật, Sinh Thục Tô
Đủ các loại nước uống
Sữa bơ của bò lành
Lại dâng các đèn đuốc
Nhiều loại đều mới sạch
Đựng đầy dầu thơm ngát
Đặt nối tiếp chiếu sáng
Lọng, cờ, phướng bốn phương
Đủ màu sắc xen kẽ
Môn Tiêu ( cây nêu trước cửa ) loại dị hình
Lại treo các chuông nhỏ ( Chuông có thể cầm tay để lắc )
Hoặc dùng Tâm cúng dường
Tất cả đều làm thế
Hành Giả trì Chân Ngôn
Giữ ý đừng quên sót
Tiếp, đủ Ca La Xa
Hoặc sáu, hoặc mười tám
Đầy đủ các Thuốc báu
Mọi nước thơm tràn đầy
Xếp cành nhánh buông rũ
Đặt hoa quả xen kẽ
Nghiêm sức bằng hương xoa ( Dầu thơm )
Kết hộ mà tác tĩnh
Dùng áo đẹp ( Diệu Y ) quấn cổ
Số Bình, hoặc rộng thêm
Hàng Thánh Tôn Thượng Thủ
Đều được dâng trang phục
Các Đại Hữu Tình khác
Mỗi mỗi đều hiến dâng
Nên cúng dường như trên
Tiếp , dẫn người cần độ
Dùng nước sạch rưới vảy
Trao cho Hương Xoa, Hoa
Khiến phát Tâm Bồ Đề
Ghi nhớ các Như Lai
Tất cả đều sẽ được
Sinh nơi nhà Phật tịnh ( Tĩnh Phật Gia )
Kết Ấn PHÁP GIỚI SINH
Cùng với PHÁP LUÂN Ấn
Đẳng Kim Cương Hữu Tình
Mà dùng làm Gia Hộ
Tiếp, cần phải tự kết
CHƯ PHẬT TAM MUỘI GIA
Ba lần gia trì áo
Như Pháp Giáo Chân Ngôn
Rồi che đầu người ấy ( Đệ Tử )
Khởi Tâm Bi Niệm sâu ( Thâm Bi Niệm Tâm )
Tụng TAM MUỘI GIA ba ( 3 lần )
Đỉnh đội dùng chữ La
Nghiêm, dùng điểm Đại Không
Chung quanh dậy đám lửa
Tự Môn sinh sắc trắng
Tỏa chiếu như trăng tròn
Đối diện chư Cứu Thế
Rải tán hoa trong sạch
Tùy theo chỗ hoa rơi
Hành nhân nên tôn phụng
Cửa đầu ( Sơ Môn ) Man Trà La
Nơi Rồng lớn quấn che
Ở khoảng giữa hai cửa
An lập: nơi người học
Trụ đấy, tùy Giáo Pháp
Mà làm mọi sự nghiệp
Như vậy khiến đệ tử
Mau lìa các lỗi lầm
Tác Hộ Ma Tịch Nhiên
Hộ Ma y Pháp trụ
Mới đầu, TRUNG THAI TẠNG
Đến NGOẠI VIỆN thứ hai
Ở trong Man Trà La
Khởi Tâm không nghi ngại
Như lượng khuỷu tay mình
Làm hố ( Đào ho rãnh làm giới hạn) Đàn QUANG MINH
Bốn tiết làm vòng Giới
Trong để Ấn Kim Cương
Bên phải nơi Thầy đứng
Đủ chi phần Hộ Ma
Người học trụ bên trái
Ngồi Xổm ( Tông Cứ Tọa ) tăng Kính Tâm
Tự rải cỏ Cát Tường
Thành chỗ ngồi trên đất
Hoặc bày mọi sắc vẻ ( Thái Sắc )
Rực rỡ rất trang nghiêm
Hoàn thành việc tô vẽ
Đấy, lược chốn Hộ Ma
Chung quanh rải cỏ tranh
Đầu ngọn cùng trợ nhau
Vòng hữu ( Theo bên phải ) đều rộng dầy
Đem nước thơm rảy khắp
Suy tư HỎA QUANG TÔN
Vì thương xót tất cả
Nên phải cầm Mãn Khí ( vật chứa đầy nước thơm )
Mà dùng để cúng dường
Bấy giờ Bậc ThiệnTrụ
Nên nói Chân Ngữ này

“ Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm. Ác yết ná duệ, sa ha “

Trì Hương Thủy Chân Ngôn:

NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ AGNAYE _ SVÀHÀ

Lại dùng Tay Tam Muội ( Tay trái )
Tiếp, trì các Đệ Tử
Tay Tuệ ( tay phải ) ngón Đại Không ( ngón cái )
Lược Phụng Trì Hộ Ma
Mỗi lần dâng mỗi tụng
Riêng biệt hai mươi mốt ( 21 lần )
Nên trụ Tâm Từ Mẫn
Y Pháp Chân Thật Ngữ

“Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm. A ma ha phiến để nghiệt đa, phiết để yết la, bát-la thiểm ma đạt ma nễ nhạ đa, a ba phộc , tátphộc bà phộc, đạt ma sa ma đa, bát-la bát đa, sa ha “

* ) Lược Phụng Trì Hộ Ma ( Chân Ngôn Tịch Tai )

NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ AH_ MAHÀ ‘SÀNTI GATA_ ‘SÀNTI KARA_ PRA’SAMA DHARMA NIRJATA _ ABHÀVA SVABHÀVA DHARMA SAMANTA PRÀPTA_ SVÀHÀ

Hành Giả Hộ Ma xong
Ứng Giáo Lệnh bố thí
Vàng, bạc, mọi trân bảo
Voi, ngựa với xe cộ
Trâu, dê phủ y phục
Hoặc thêm tài sản khác
Đệ Tử nên chí thành
Cung kính khỏi ân trọng
Thâm Tâm tự vui mừng
Phụng hiến đến Bản Tôn
Dùng tu hành Tĩnh Xả
Khiến Thánh Tôn vui vẻ
Đã làm Gia Hộ xong
Nên triệu thỉnh, nói rằng:

“Ruộng Phước thù thắng này
Tất cả Phật đã nói
Vì muốn nhiều lợi ích
Tất cả các Hữu Tình
Dâng thí cho chư Tăng
Bố thí người đủ Đức
Vì thế Thế Tôn nói
Nên phát Tâm hoan hỷ
Tùy sức sắm cỗ bàn
Dâng chư Tăng hiện tiền “

Bấy giờ, Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na lại bảo Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ bằng lời Kệ là:

Nay Ma Ha Tát Đỏa !
Hãy nhất Tâm lắng nghe
Ta rộng nói QUÁN ĐỈNH
Phật xưa ( Cổ Phật ) thường khai thị
Thầy làm Đàn thứ hai
Đối Trung Man Trà La ( Đàn ở giữa )
Tô vẽ nơi Ngoại Giới
Cách nhau khoảnh hai khuỷu
Phân chia đều bốn phương
Hướng trong ( nội hướng ) mở một cửa
Đặt bốn Chấp Kim Cương
Ở ngoài bốn góc Đàn
Là TRỤ VÔ HÝ LUẬN
Với HƯ KHÔNG VÔ CẤU
VÔ CẤU NHÃN KIM CƯƠNG
Cùng BỊ TẠP SẮC Y
Nội Tâm: hoa sen lớn
Tám cánh cùng râu nhụy
Ở trong cánh bốnphương
Bốn Bồ Tát bạn lữ
Do Đại Hữu Tình kia
Vì Nguyện Lực xa xưa
Thế nào gọi là bốn ?
Ấy là nhóm Bồ Tát
TỔNG TRÌ và TỰ TẠI
Tiếp đến là NIỆM TRÌ
Với LỢI ÍCH TÂM BI
Ở bốn cánh còn lại
Làm bốn vị Phụng Giáo
TẠP SẮC Y, MÃN NGUYỆN
VÔ NGẠI với GIẢI THOÁT
Chính giữa là Pháp Giới
Màu chẳng thể nghĩ bàn
Bốn báu tạo thành bình
Đựng đầy mọi thuốc báu
PHỔ HIỀN, TỪ THỊ Tôn
Cùng với TRỪ CÁI CHƯỚNG
TRỪ NHẤT THIẾT ÁC THÚ
Mà dùng làm Gia Trì
Vào lúc Quán Đỉnh thời
Nên đặt trên sen diệu ( Diệu Liên )
Dâng hiến hương xoa, hoa
Đèn sáng với Ứ Già
Phướng, dù, lọng che phủ
Dâng âm nhạc nhiếp ý
Nhóm Già Đà ( bài Kệ ) cát khánh
Nhiều lời hay tốt đẹp
Như vậy mà cúng dường
Khiến được vui vẻ xong
Đối diện các Như Lai
Tự rưới nước lên đầu
Lại cúng dường Vị ấy
Các hương hoa thiện diệu
Tiếp , cầm cây lược vàng
Đứng trước mặt người kia ( Đệ Tử )
Ủy dụ ( khuyên nhủ ) khiến vui vẻ
Nói Già Tha ( lời Kệ ) như vầy

“ Phật Tử ! Phật vì ngươi
Quyết trừ màn Vô Trí
Giống như Thế Y Vương ( Thầy thuốc giỏi của Thế Gian)
Khéo léo dùng Kim Trù ( Con dao mổ màn mắt ) “

Hành Giả trì Chân Ngôn
Lại nên cầm Gương sáng ( Minh Kính )
Để hiển Pháp Vô Tướng
Nói Diệu Già Tha này :

“ Các Pháp không hình tượng
Lặng trong không vẩn đục
Không chấp, lìa lời nói
Chỉ khởi theo Nhân Duyên
Như vậy biết Pháp này
Tự Tính không nhiễm ô
Lợi Đời không thể sánh
Ngươi sinh từ Tâm Phật “

Tiếp, nên truyền PHÁP LUÂN
Đặt khoảng giữa hai chân
Tay Tuệ ( tay phải ) truyền PHÁP LOA
Lại nói kệ như vầy :

“ Ngươi ! Từ ngày hôm nay
Chuyển bánh xe cứu thế ( Cứu Thế Luân )
Âm thanh vang khắp cả
Thổi Loa Pháp Vô Thượng
Đừng sinh theo Ý khác
Nên lìa Tâm nghi hối ( Nghi ngờ, hối hận )
Khai thị cho Thế Gian
Đạo Chân Ngôn Thắng Hạnh
Nên lập Nguyện như vậy
Tuyên xướng Ân Đức Phật
Tất cả Trì Kim Cương
Đều sẽ hộ niệm ngươi “

Tiếp, ở nơi đệ tử
Nên khởi Tâm Bi Niệm
Hành Giả nên vào trong
Nói Kệ Tam Muội Gia :

“ Phật Tử ! Ngươi từ nay
Chẳng luyến tiếc thân mệnh
Thường chẳng nên bỏ Pháp
Xa lìa Tâm Bồ Đề
Tất cả Pháp keo kiệt
Hạnh chúng sinh bất lợi
Phật nói Tam Muội Gia
Ngươi hãy khéo trụ Giới
Như tự giữ thân mệnh
Hộ Giới cũng như vậy
Nên chí thành cung kính
Cúi đầu dưới chân Thánh
Tùy Giáo Hạnh mà làm
Đừng sinh Tâm nghi sợ “

Lúc đó, Kim Cương Thủ bạch Phật rằng :” Thế Tôn ! Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện nhập vào Tam Muội Đại Bi Thai Tạng Sinh Đại Man Trà La Vương này thì người ấy sẽ gom tụ được bao nhiêu Phước Đức ?”

Nghe như vậy xong, Đức Phật bảo Kim Cương Thủ rằng : “Này Bí Mật Chủ ! Từ lúc mới phát Tâm cho đến khi thành Như Lai, tất cả Phước đức đã nhóm tụ như thế nào thì kẻ trai lành, người nữ thiện kia cũng nhóm tụ được Phước Đức y như Bậc Chính Đẳng Giác ấy

Bí Mật Chủ ! Dùng Pháp Môn này thì nên biết rằng kẻ trai lành , người nữ thiện kia là con của Tâm Phật, dược sinh ra từ miệng của Như Lai. Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện này ở tại phương xứ nào tức là có Đức Phật ở tại Thế Gian đang làm Phật sự. Chính vì thế cho nên, Bí Mật Chủ ! Nếu vui thích muốncúng dường Đức Phật thì nên cúng dường kẻ trai lành, người nữ thiện này. Nếu vui thích muốn nhìn thấy Đức Phật thì nên nhìn vào người ấy.”

Thời Bậc Thượng Thủ Chấp Kim Cương của nhóm Kim Cương Thủ và Bậc Thượng Thủ các Bồ Tát của nhóm Phổ Hiền đều đồng thanh nói rằng :” Bạch Đức Thế Tôn ! Từ nay về sau, chúng con cần phải cúng dường kẻ trai lành, người nữ thiện này. Tại sao thế ? Vì nhìn thấy kẻ trai lành, người nữ thiện ấy cũng giống như là nhìn thấy Đức Phật Thế Tôn”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na lại quán sát tất cả chúng Hội rồi bảo các vị Trì Kim Cương của nhóm Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ với Đại Chúng rằng :’ Này Thiện Nam Tử ! Có Tướng Ngữ Luân dài rộng vô lượng xuất Thế của Đấng Như Lai, giống như Ngọc Ma Ni xảo sắc hay mãn tất cả Nguyện, Gom chứa vô lượng Phước Đức, trụ nơi Hạnh chẳng thể hư hại, là câu Chân Ngôn có uy lực mà ba Cõi không thể sánh được ( Tam Thế Vô Tỷ Lực Chân Ngôn Cú ) “

Nghe như vậy xong, các Vị Chấp Kim Cương của nhóm Kim Cương Thủ Bí Mật Chủ với Đại Hội Chúng đồng thanh nói rằng :” Bạch Đức Thế Tôn ! Nay chính là lúc ! Bạch Đấng Thiện Thệ ! Nay chính là lúc ! “

Lúc ấy, Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na trụ nơi Tam Muội Mãn ư nhất thiết Nguyện xuất quảng trường thiệt tướng biến phú nhất thiết Phật Sát thanh tĩnh Pháp tràng cao phong quán ( Đầy đủ tất cả Nguyện, hiện ra tướng lưỡi dài rộng che phủ tất cả cõi Phật, dựng cây phướng Thanh Tịnh , đứng trên ngọn núi cao mà xem xét ). Thời Đức Phật từ Định khởi , ngay lúc đó phát ra âm thanh vang khắp tất cả Pháp Giới của Như Lai, thương xót lo âu cho tất cả giới chúng sinh , rồi nói Đại Lực Đại Hộ Minh Phi này là:

“Nam ma tát bà đát tha nghiệt đế tệ, tát bà bội dã vi nghiệt đế tệ, vi thấp-phộc mục khế tệ, tát bà tha hàm khiếm, la ngật-sa ma ha mạt lệ, tát bà đát tha nghiệt đa, bôn nê-dã nễ xà đế, hàm hàm, đát-la kiệt, đát-la kiệt , a bát-la để ha đế, sa ha “

* ) NAMAH SARVA TATHÀGATEBHYAH_ SARVA BHAYA VIGATEBHYAH_ VI’SVA MUKHEBHYAH_ SARVATHÀ HAM KHAM _RAKSA MAHÀ BALE_ SARVA TATHÀGATA PUNYA NIRJATE_ HÙM HÙM TRÀT TRÀT_ APRATIHATE_ SVÀHÀ

Lúc đó, tất cả Như Lai với chúng Phật Tử nói Minh này xong. Tức thời khắp cả cõi Phật chấn động theo 6 cách. Tất cả Bồ Tát được mở bừng con mắt chưa từng có, ở trước Đức Phật dùng ngôn âm thích ý nói Kệ rằng: Chư Phật thất kỳ đặc !

Nói ĐẠI LỰC HỘ này
Tất cả Phật hộ trì
Thành trì đếu cố mật ( vững chắc kín đáo )
Do trụ HỘ TÂM ấy
Tất cả loài gây chướng
Hàng Tỳ Na Dạ Ca
Các La Sát hung ác
Hết thảy đếu lui tan
Vì niệm lực Chân Ngôn

Thời Đức Bạc Già Phạm gia trì Pháp Giới rộng lớn, ngay khi đó trụ vào Tam Muội Thai Tạng Pháp Giới, rồi từ Định này khởi nói Nhập Phật Tam Muội Gia Trì Minh là :

“ Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm. A tam mê , đản-lý tam mê, tam ma duệ, sa ha “

* ) Nhập Phật Tam Muội Gia Chân Ngôn :

NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ ASAME TRISAME SAMAYE_ SVÀHÀ

Liền ngay khi đó, ở tất cả cõi Phật, tất cả Bồ Tát trong chúng Hội nói Nhập Tam Muội Gia Minh này xong. Các hàng Phật Tử đồng nghe được Minh này , đối với tất cả Pháp đều chẳng dám làm trái ngược . Thời, Đức Bạc Già Phạm lại nói Pháp Giới Sinh Chân Ngôn là:

“ Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm. Đạt ma đà đổ , tát phộc bà phộc cú ngân “

* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ DHARMADHÀTU SVABHÀVAKA UHAM

– Kim Cương Tát Đóa gia trì Chân ngôn rằng:

“Nam ma Tam mạn đa phạt chiết la noản , phạt chiết la đản ma cú ngân”

* ) NAMAH SAMANTA VAJRANÀM _ VAJRA ATMAKA UHAM

– Kim Cương Khải Chân ngôn rằng:

“Nam ma Tam mạn đa phạt chiết la noản . Phạt chiết la ca phộc gia hàm”

* ) NAMAH SAMANTA VAJRANÀM_ VAJRA KAVACA HÙM

– Như Lai Nhãn ; lại quán Chân ngôn rằng:

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm. Đát tha yết đa chước ngặt-sô vĩ giã- phộc lô ca giã , sa ha”

* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ TATHÀGATA CAKSURVYÀVALOKAYA_ SVÀHÀ

– Đồ Hương Chân ngôn rằng:

“Nam ma Tam mãn đa bột đà nẫm – vi thâu đà kiện đổ – Nạp bà phộc – Sa ha”

* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ VI’SUDDHA GANDHA UDBHAVA_ SVÀHÀ

– Hoa Chân ngôn rằng:

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm . Ma ha muội đản lý dã , Tỳ-dữu nghiệt đế , Sa ha”

* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ MAHÀ MAITRYA ABHYUDGATE_ SVÀHÀ

– Thiêu hương Chân ngôn rằng:

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm . Đạt ma đà đổ nỗ nghiệt đế , Sa ha”

* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ DHARMADHÀTU ANUGATE_ SVÀHÀ

– Ẩm thực Chân ngôn rằng:

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm . A la la , Ca la la ,Mạt lân nại ná nhĩ ,mạt lân nại nê , Ma ha mạt lý , Sa ha”

* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ ARARA _ KARARA_ VALIM DADA MI_ VALIM DADE _ MAHÀ VALIH _ SVÀHÀ

– Đăng Chân ngôn rằng:

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm . Đát tha yết đa, Lạt chỉ, tát phạ la ninh phộc bà la na – già già nhu đà lị gia – Sa ha”

* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ TATHÀGATA ARCI SPHARANA VABHÀSANA _ GAGANA UDÀRYA_ SVÀHÀ

– Ứ Già Chân ngôn rằng:

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm . Già già na Tam ma Tam ma – Sa ha”

* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ GAGANA SAMA ASAMA_ SVÀHÀ

– Như Lai Đỉnh Tướng Chân ngôn:
“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm . Già già na, nan đa tát phát la ninh, vi thâu đà, đạt ma nễ xà đa , Sa ha”

* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ GAGANA ANANTA SPHARANA_ VI’SUDDHA DHARMA NIRJATE_ SVÀHÀ

– Như Lai Giáp Chân ngôn rằng:

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm . Phạt chiết la , Nhập phộc la, vĩ tát phổ la Hàm”

* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ VAJRA JVALA VISPHURA_ HÙM

– Như Lai Viên Quang Chân ngôn rằng:

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm . Nhập phộc la ma lý nễ , Đát tha nghiệt đa lật chỉ , Sa ha”

* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ JVALA MÀLINI TATHÀGATA ARCI_ SVÀHÀ

– Như Lai Thiệt Tướng Chân ngôn rằng:

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm . Ma ha ma ha ,Đát tha nghiệt đa , nhĩ ha phộc, Tát để giã đạt ma bát-la để sắt sỉ đa , Sa ha”

* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ MAHÀ MAHÀ _ TATHÀGATA JIHVA _ SATYA DHARMA PRATISTITA_ SVÀHÀ

NGƯNG TRỪ CHƯỚNG NẠN
PHẨM THỨ BA

Bấy giờ, Kim Cương Thủ lại thỉnh hỏi Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na , rồi nói Kệ rằng:

“ Đạo Trường, Thời thế nào ?
Tĩnh trừ các điều chướng
Người tu Hạnh Chân Ngôn
Không thể bị não hại

Trì Chân Ngôn thế nào ?
Thành quả ấy ra sao ? “

Thưa hỏi như vậy xong Thế Tôn Đại Nhật khen:

“ Lành thay Ma Ha Tát !
Thích nói lời như vậy
Tùy Tâm ông đã hỏi
Nay sẽ khai thị hết
Tự Tâm sinh điều chướng
Thuận Tính keo kiệt xưa
Để trừ diệt Nhân ấy
Niệm Tâm Bồ Đề này
Khéo trừ phân biệt vọng ( sự phân biệt sai lầm )
Do Tâm Tư nảy sinh
Nhớ niệm Tâm Bồ Đề
Hành Giả lìa các lỗi
Thường dùng Ý suy tư
BẤT ĐỘNG Ma Ha Tát
Rồi kết Mật Ấn ấy
Hay trừ các chướng ngại
Bí Mật Chủ ! Hãy nghe
Cột trừ gió tán loạn
Chữ A là Ngã Thể
Tâm trì HA Tự Môn (成)
Dùng Kiện Đà ( Gandha_ Hương thơm ) xoa đất
Mà làm điểm Đại Không
Dựa vào phương Phộc Dữu ( Phương Tây Bắc )
Hợp dùng Xã La Phạm
Nghĩ nhớ Khí cụ ấy
Đại Tâm : Núi Di Lô
Thời thời ở trên ấy
Chữ A , điểm Đại Không
Phật trước đã tuyên nói
Hay trói buộc gió lớn
Đại Hữu Tình ! Lắng nghe
Hành Giả ngừa mưa bão
Suy nghĩ LA Tự Môn
Màu ánh lửa lớn mạnh ( Đại Lực )
Tóc rực lửa uy mãnh
Phẫn nộ trì Yết Già
Tùy chỗ khởi Phương Phần
Trị Địa bị mây che
Dùng Ấn Tuệ Đao cắt
Làm tiêu tan mê tối
Hành Giả: Tâm vô úy
Hoặc tác Kế La Kiếm ( Kìlakam_ Cây cọc Kim Cương )
Dùng Kim Cương Quyết ( Cây Cọc Kim Cương ) này
Tất cả như Kim Cương
Lại nữa, nay sẽ nói
Ngưng trừ tất cả Chướng
Niệm Chân Ngôn Đại mãnh
Bất Động Đại Lực Giả
Trụ Man Trà La gốc ( Bản Man Trà La )
Hành Giả hoặc ở trong
Quán sát Hình Tượng ấy
Đầu đội đủ Tam Muội
Sẽ tĩnh trừ chướng kia
Diệt hết chẳng cho sinh
Hoặc dùng La Nhĩ Ca
Vi diệu cùng hòa hợp
Hành Giả tạo hình tượng
Dùng xoa tô Thân ấy
Các kẻ chấp trước kia
Do đối trị điều này
Các căn bị cháy bùng
Đừng sinh Tâm nghi hoặc
Cho đến Thích Phạm Tôn
Chẳng thuận theo Ta dạy
Vẫn còn bị thiêu đốt
Huống chi chúng sinh khác

Bấy giờ, Kim Cương Thủ bạch Phật rằng :” Thế Tôn ! Như con giải (Hiểu rõ ) về nghĩa của điều Đức Phật nói thì con cũng như vậy, biết Chư Thánh Tôn Trụ Bản Man Trà La Vị ( Các Thánh Tôn trụ theo từng vị trí trong Man Trà La gốc) Nay con có được uy thần là do con biết trụ vào nghĩa ấy. Giáo Sắc của Như Lai không hề có sự che dấu. Tại sao thế ? Vì Đức Thế Tôn tức là Tam Muội Gia của tất cả Chân Ngôn ( Nhất Thiết ChânNgôn Tam Muội Gia ), nghĩa là trụ ở Chủng Tính của mình ( Tự chủng Tính ). Chính vì thế cho nên các Bồ Tát tu Hạnh Bồ Tát trong Chân Ngôn Môn cũng nên trụ nơi Bản Vị mà lám các sự nghiệp “

“ Lại nữa, Bí Mật Chủ ! Nếu nói về các màu sắc thì Hình Tượng các Tôn trong Chư Thánh Tôn Man Trà La Vị kia cũng nên biết như vậy. Đó chính là Phép Tắc mà Phật xưa ( Cổ Phật ) thường nói.
Này Bí Mật Chủ ! Vào thời vị lai, chúng sinh kém Tuệ không có niềm tin, khi nghe thuyết như thế ắt chẳng thể tin nhận. Vì không có Tuệ cho nên càng thêm nghi hoặc. Kẻ ấy chỉ y theo điều đã nghe, an trụ bền chặt vào kiến thức của mìn mà chẳng chịu tu hành, hại mình hại người qua lời nói rằng :” Các kẻ Ngoại Đạo ấy có Pháp như vậy, chẳng phải là điều do Đức Phật nói “.
Ngườikhông có Trí ấy sẽ tác Tín Giải như vậy “

Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nói Kệ là :

Nhất Thiết Trí Thế Tôn
Các Pháp được tự tại
Như nơi thông đạt này
Phương tiện độ chúng sinh
Phật xưa nói điều này
Lợi ích người cầu Pháp
Kẻ ngu ( Ngu Phu ) kia chẳng biết
Pháp Tướng của chư Phật
Ta nói tất cả Pháp
Tướng Sở Hữu đều Không ( trống rỗng )
Thường nên trụ Chân Ngôn
Khéo quyết định tác nghiệp

TẠNG CHÂN NGÔN PHỔ THÔNG
PHẨM THỨ TƯ

Bấy giờ, các vị Chấp Kim Cương do Ngài Bí Mật Chủ dẫn đầu, các chúng Bồ Tát do Ngài Phổ Hiền dẫn đầu đều cúi đầu lễ Đức Tỳ Lô Giá Na Phật , rồi mỗi mỗi Vị đều thỉnh bạch rằng :” Thế Tôn ! Chúng con vui muốn ở nơi Đại Bi Tạng Sinh Đại Man Trà La Vương này, như điều đã thông đạt Môn Thanh tĩnh của Pháp Giới , diễn nói Cú Pháp Chân Ngôn.”

Lúc đó, Đức Thế Tôn dùng Pháp Nhĩ Vô Hoại gia trì rồi bảo Các Chấp Kim Cương với Bồ Tát rằng :” Này Thiện Nam Tử ! Nên nói Câu lời (Ngữ Cú ) chân thật như điều đã thông đạt Pháp Giới để tĩnh trừ Giới Chúng Sinh “
Thời Phổ Hiền Bồ Tát liền trụ vào Tam Muội Phật Cảnh Giới Trang Nghiêm, nói Chân Ngôn Vô Ngại Lực là :

“ Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm. Tam ma đa nô yết đa, vi la xà đạt ma , niết xà đa , ma ha ma ha, sa ha “

* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ SAMANTA ANUGATA VIRAJA DHARMA NIRJATE MAHÀ MAHÀ_ SVÀHÀ _

Thời Di Lặc Bồ Tát trụ vào Tam Muội Phát Sinh Phổ Biến Đại Từ, nói Chân Ngôn Tự Tâm là :

“ Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm. A nhĩ đan nhược gia. Tát bà tát đỏa, xã gia nỗ nghiệt đa, sa ha “

* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM _ AJITAM JAYE_ SARVA SATVA À’SAYA ANUGATA_ SVÀHÀ

_ Lúc đó, Hư Không Tạng Bồ Tát nhập vào Tam Muội Thanh Tĩnh Cảnh Giới , nói Chân Ngôn Tự Tâm là :

“ Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm. A ca sa tam ma đa nỗ nghiệt đa , vi chất đát lam, phộc la, đạt la, sa ha “

* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ ÀKÀ’SA SAMANTA ANUGATA VICITRÀM DHARA DHARA_ SVÀHÀ

_Lúc đó, Trừ Cái Chướng Bồ Tát nhập vào Tam Muội Bi Lực , nói Chân Ngôn là :

“ Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm. A tát đỏa hệ đa tỳ dữu nghiệt đa, đát-lam đát-lam, lam lam, sa ha “

* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ AH SATVA HÌTA ABHYUDGATE_ TRAM TRAM_ RAM RAM_ SVÀHÀ

_ Lúc đó, Quán Tự Tại Bồ Tát nhập vào Tam Muội Phổ Quán, nói Chân Ngôn Tự Tâm với Chân Ngôn Quyến Thuộc là :

“ Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm. Tát bà đát tha nghiệt đa , phộc lô cát đa , yết lỗ ninh ma dã , la la la, hàm nhược, sa ha “

* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ SARVA TATHÀGATA AVALOKITA KARUNA MAYA _ RA RA RA, HÙM JAH _SVÀHÀ

_ Đắc Đại Thế Chân Ngôn là :

“ Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm. Nhiêm nhiêm sách , sa ha “

*) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ JAM JAM SAH_ SVÀHÀ

_ Đa La Tôn Chân Ngôn là :

“ Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm. Yết lỗ nô ôn-bà phệ đá di đá lý ni, sa ha “

*) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ KARUNA UDBHAVE TÀRE TÀRINI_ SVÀHÀ

_ Đại Tỳ Câu Chi Chân Ngôn là:

“ Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm_ Tát bà bộ dã, đát-la tán nễ, hàm, tát-phát tra dã”

NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ SARVA BHAYA TRÀSANI HÙM SPHATYA SVÀHÀ

_Bạch Xứ Tôn Chân Ngôn là:

“ Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm_ Đát tha nghiệt đa, vi sái dã, tam bà phệ, bát đàm-ma, ma lý nễ, sa ha”

NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ TATHÀGATA VISAYA SAMBHAVE PADMA MÀLINI SVÀHÀ

_ Hà Gia Yết Lật Phộc Chân Ngôn là:

“ Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm_ Hàm, khứ đà, bạn đà , tát-phá tra dã, sa ha”

NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ HÙM KHADAYA BHAMJA SPHATYA SVÀHÀ

_ Thời Địa Tạng Bồ Tát trụ Tam Muội Bất Khả Hoại Hạnh Cảnh Giới , nói Chân Ngôn là:

“ Nam ma tam mạn đa bộ đà nẫm_ Ha ha ha, tố đát nỗ, sa ha”

NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ HA HA HA SUTANU SVÀHÀ

_Thời Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử trụ Tam Muội Phật Gia Trì Thần Lực , nói Tự Tâm Chân Ngôn là:

“ Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm_ Hệ hệ, câu ma la, vi mục khấtđể, bát tha tất-thể đa, tát ma la, tát-ma la, bát-la để nhiên, sa ha”

NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ HE HE KUMÀRAKA_ VIMUKTI PATHA STHITA _ SMARA SMARA PRATIJNÀM SVÀHÀ

Bấy giờ, Kim Cương Thủ trú vào Tam muội “Đại Kim Cương Vô Thắng” nói Tự tâm Chân ngôn với Quyến thuộc Chân ngôn là:

“Nam ma Tam mạn đa phạt chiết-la noản – chiến noa ma ha lộ sắt nản – Hàm”
* ) NAMAH SAMANTA VAJRANÀM_ CANDA MAHÀ ROSANA_ HÙM

_ Mang Mãng Kế Chân ngôn là:

“Nam ma Tam mạn đa phạt chiết la noản – Đát lý tra – Đát lý tra – Nhược diễn để – Sa ha”

* ) NAMAH SAMANTA VAJRANÀM_ TRITA TRITA_ JAYATI_ SVÀHÀ

_ Kim Cương Tỏa Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa phạt chiết la noản – Mãn đà Mãn đà dã – Mộ tra mộ tra dã – phạt chiết lộ ôn bà phệ – Tát phộc đát-la bát-la để ha để – sa ha”

* ) NAMAH SAMANTA VAJRANÀM_ HÙM BANDHA BANDHAYA MOTA MOTAYA VAJRA UDBHAVE_ SARVATRÀ APRATIHATE_ SVÀHÀ

_ Kim Cương Nguyệt Yểm Chân ngôn là:

“Nam ma Tam mạn đa phạt chiết la noản – Hiệt lị Hồng phát tra – Sa ha”

* ) NAMAH SAMANTA VAJRANÀM_ HRÌM HÙM PHAT_ SVÀHÀ

_ Kim Cương Châm Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa phạt chiết la noản _ Tát bà đạt ma nễ lị phệ đạt nễ – phạt chiết-la Tố chỉ, phộc la nê – sa ha”

* ) NAMAH SAMANTA VAJRANÀM_ SARVA DHARMA NIRVEDHANI VAJRA SUCI VARADE_ SVÀHÀ

_ Nhất Thiết Trì Kim Cương Chân ngôn là:

“Nam ma Tam mạn đa phạt chiết-la noản – Hàm Hàm Hàm _ phát tra phát tra phát tra nhiêm nhiêm – sa ha”

* ) NAMAH SAMANTA VAJRANÀM_ HÙM HÙM HÙM_ PHAT PHAT PHAT_JAM JAM_ SVÀHÀ

_Nhất Thiết Chư Phụng Giáo Giả Chân ngôn là:

“Nam ma Tam mạn đa phạt chiết la noản – Hệ hệ khẩn chất la dã tỉ – Ngật lật hận-ninh Ngật lật hận-ninh Khư ná khư ná – Bát lý bố la dã – Tát-phộc bát-la để nhiên – sa ha”

* ) NAMAH SAMANTA VAJRANÀM_ HE HE_ KIMCÌRAYASI GRHNA GRHNA_ KHÀDA KHÀDA_ PARIPÙRAYA_ SARVA KIMKARÀNAM _ SVÀPRATIVIJNÀM_ SVÀHÀ

Thời Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni nhập vào Tam muội “Bảo Xứ” nói Tự tâm với Quyến thuộc Chân ngôn là:

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Tát bà ngật lệ xa niết Tố nại na – Tát bà đạt ma phộc thủy đa bát-la bát đa – già già ná Tam ma tam ma – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ SARVA KLE’SA NISUDANA (?NIRSUDANA) _ SARVA DHARMA VA’SITAH PRÀPTA _GAGANA SAMA ASAMA_ SVÀHÀ

_ Hào Tướng Chân ngôn là:

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – phộc la ni – phộc la bát-la bát đế Hàm”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ VARADE VARA PRÀPTA HÙM

_ Nhất thiết Chư Phật Đỉnh Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Noan noan noan Hàm Hàm phát tra – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ VAM VAM VAM_HÙM HÙM _ PHAT_ SVÀHÀ

_ Vô Năng Thắng Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Địa-lăng Địa-lăng lăng lăng – nhật lăng nhật lăng – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ DHRIM DHRIM_ RIM RIM_ JRIM JRIM_ SVÀHÀ

_ Vô Năng Thắng Phi Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – A bát-la nhĩ đế Nhược hành để đát ni đế – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ APÀRAJITE JAYAMTI TÀDITE_ SVÀHÀ

_ Địa Thần Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – bát-lật Thể mai duệ – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ PRTHIVIYE_ SVÀHÀ

_ Tỳ Lữu Thiên Chân ngôn là:

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Vi sắt-ninh phệ sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ VISNAVI_ SVÀHÀ

_ Lô Nại La Chân ngôn là: (Y Xá Na Thiên Chân ngôn)

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Lô nại-la dã– sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ RÙDRÀYA_ SVÀHÀ

_ Phong Thần Chân ngôn là:

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Phộc dã phệ– sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ VÀYAVE_ SVÀHÀ

_ Mỹ Âm Thiên Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Tát la bà phộc để duệ – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ SURA SVATYAI_ SVÀHÀ

_ Nĩ Lị Để Chân ngôn là : (La Sát Chủ Chân ngôn)

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – La ngật sái sa địa bát đa duệ – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ RÀKSASA ADHIPATAYE_ SVÀHÀ

_ Diêm Ma Chân ngôn là :
“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Mai phộc sa phộc đá dã – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ VAIVASVATÀYA_
SVÀHÀ

_ Tử Vương Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Một-lật đát dã phệ – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ MRTYAVE_ SVÀHÀ

_ Hắc Dạ Thần Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Ca la, la đát lị duệ – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ KÀLA RÀTRÌYE_ SVÀHÀ

_ Thất Mẫu Đẳng Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Mang đát lý tệ – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ MÀTRBHYAH_ SVÀHÀ

_ Thích Đề Hoàn Nhân Chân ngôn là:

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Xước ngật la dã – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ ‘SAKRAYA_ SVÀHÀ

_ Phộc Lỗ Noa Long Vương Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – A bán bát đá duệ – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ APAMPATAYE_SVÀHÀ

_ Phạm Thiên Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Bát-la xà bát đa duệ – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ PRAJAPATAYE_SVÀHÀ

_ Nhật Thiên Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – A nễ đát-dạ gia – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ ÀDITYÀYA_ SVÀHÀ

_ Nguyệt Thiên Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Chiên nại-la dã – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ CANDRÀYA_ SVÀHÀ

_ Chư Long Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Mê già thiết ninh duệ – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ MEGHA ‘SANÌYE_ SVÀHÀ

_ Nan Đà, Bạt Nan Đà Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Nam đồ bát nan nại du – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ NANDA UPANANDAYA_ SVÀHÀ

Thời, Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na vui muốn nói về “Tự Giáo Tích Bất Không Thành Tựu Nhất Thiết Phật Bồ Tát Mẫu Hư Không Nhãn Minh Phi” Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Già già Na phộc la, lạc ngật sái nãi – già già na Thấm mê – Tát bà đổ ôn-nghiệt đa tích sa la Tam bà phệ – Nhập phộc la – Na mô A mục già nan – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ GAGANA VARA LAKSANE_ GAGANA SAMAYE_ SARVATA UDGATA ABHISÀRA SAMBHAVE JVALA_ NAMO AMOGHÀNÀM_ SVÀHÀ

Lại nữa, Đức Bạc Già Phạm vì dứt hẳn tất cả các chướng ngại cho nên Trú ở Tam muội “Hỏa sinh” nói về “Đại Thôi Chướng Thánh Giả Bất Động Chủ” Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa phạt chiết la noản – kiến noa ma ha lộ sái ninh – Tát pha Tra dã – Hàm đát-la ca – Hám mạn”
* ) NAMAH SAMANTA VAJRANÀM_ CANDA MAHÀ ROSANA_ SPHATYA HÙM TRAT_ HÀM MÀM

Tiếp đến, Thắng Tam Thế Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa phạt chiết la noản – Ha Ha Ha Vi tát-ma duệ – Tát bà đát tha yết đa – vi sái dã – Tam bà phộc đát-lệ lô chỉ-dã vi nhược dã – Hàm nhược- sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA VAJRANÀM_ HA HA HA VISMAYE_ SARVA TATHÀGATÀ VISAYA SAMBHAVA _ TRAILOKYA VIJAYA_ HÙM JAH_ SVÀHÀ

_ Chư Thanh Văn Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Hệ đổ bát-la để dã – vi nghiệt đa yết ma Niết xà dã – Hàm”
*) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ HETUPRATYAYA VIGATA _ KARMA NIRJATA HÙM

_ Chư Duyên Giác Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – phộc – “
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ VAH_ SVÀHÀ

_ Phổ Nhất Thiết Phật Bồ Tát Tâm Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Tát bà bột đà bồ đề tát đỏa – Ha-lật nại gia ninh dạ phệ xa nĩ – Ná ma Tát bà vĩ nê – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_AM_ SARVA BUDDHÀ BODHISATVA HRDAYAM NYÀVE’SANI_ NAMAH SARVA VIDE_ SVÀHÀ

_ Phổ Minh Phi Thiên Đẳng Chư Tâm Chân ngôn là : (Phổ Thế Minh Phi Chân ngôn)

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Lộ ca lộ ca yết la dã – Tát bà đề bà, na già, dược ngật-sa, Kiện đạt bà, A tô la nghiệt lỗ trã, khẩn nại la, ma hô la già nĩ – Ha-lật nại gia ninh dạ yết lý sái dã – vi chất đát-la nghiệt để – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ LOKA ALOKÀ KARÀYA_ SARVA DEVA NÀGA YAKSA GANDHARVA ASURA GARÙDA KIMNARA MAHORAGÀ DI _ HRDAYA ANYA AKARSAYA
VICITRA GATI_ SVÀHÀ

_ Nhất Thiết Chư Phật Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Tát bà tha vi ma để vi chỉ la ninh – đạt ma đà đổ Niết xà đa Sam Sam ha – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ SARVATHÀ VIMATI VIKIRANA_ DHARMA DHÀTU NIRJATA SAM SAM HÀ_ SVÀHÀ

_ Bất Khả Việt Thủ Hộ Môn Giả Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Nột la-đà lý-sa – Ma ha lộ sái ninh – Khư ná dã tát noãn – Đát tha nghiệt đa nhiên củ lỗ – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ DARDHARSA, MAHÀ ROSANA KHÀDAYA _ SARVA TATHÀGATÀ JNAM KURÙ_ SVÀHÀ

_ Tương Hướng Thủ Hộ Môn Giả Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Hệ ma ha, bát-la chiến noa – A Tỳ mục khư – nghiệt-lật ha-noa khư ná gia Khẩn chất la dã tỉ – Tam ma gia ma nỗ sa-ma la – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ ABHIMUKHA HE MAHÀ PRACANDA _ ABHIMUKHÀ GRHNA KHADAYA KIMCIRÀYASI SAMAYA MANUSMARA_ SVÀHÀ

_ Kết Đại Giới Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Tát bà đát la nỗ nghiệt đế – mãn đà già tỉ mãn – Ma ha tam ma gia Niết xà đế – Sa-ma la nãi – A bát-la để ha đế – đà ca đà ca – chiết la chiết la – Mãn đà mãn đà – Nại xa nĩ chiên – Tát bà đát tha nghiệt đa nỗ nhưỡng đế – Bát-la phộc la đạt lung, lạp đà vi nhược duệ – Bạc già phộc để – vi củ lý vi củ lệ lệ lỗ bổ lý – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ SARVATRA ANUGATE BANDHAYA SÌMAM_ MAHÀ SAMAYA NIRJATE_ SMARANA APRATIHATE_ DHAKA DHAKA_ CALA CALA_ BANDHA BANDHA_ DA’SARDI’SAM-_ SARVA TATHÀGATA ANUJNATE PRAVARA DHARMA LADDHA VIJAYE BHAGAVATI_VIKURÙ VIKULE _ LELU (?LELLU) PURI_ SVÀHÀ

_ Bồ Đề Chân ngôn là:

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – A”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ A

_ Hành Bồ Đề Chân ngôn là :
“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm A”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ À

_ Thành Bồ Đề Chân ngôn là :
“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – ÁM”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ AM

_ Niết Bàn Chân ngôn là:
“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Ác”
* )NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ AH

_ Giáng Tam Thế Chân ngôn là :
“Nam ma Tam mạn đa phạt chiết-la noản – HA”
* ) NAMAH SAMANTA VAJRANÀM_ TRAILOKYA VIJAYA _ HAH

_ Bất Động Tôn Chân ngôn là :
“Nam ma Tam mạn đa phạt chiết-la noản – HÃN”
* ) NAMAH SAMANTA VAJRANÀM_ HÀM

_ Trừ Cái Chướng Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – A”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ AH

_ Quán Tự Tại Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – SA”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ SAH

_ Kim Cương Thủ Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn phạt chiết la noản – PHỘC”
* ) NAMAH SAMANTA VAJRANÀM_ VAH

_ Diệu Cát Tường Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Mãn”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ MAM

_ Hư Không Nhãn Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Nghiêm”
) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ GAM

_ Pháp Giới Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – LAM”

) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ RAM

_ Đại Cần Dũng Chân ngôn là :
“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Khiếm”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ KHAM

_ Thủy Tự Tại Chân ngôn là :
“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Nhiêm”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ JAM

_ Đa La Tôn Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Đam”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ TAM

_ Tỳ Câu Chi Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Bột-lý”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ BHR

_ Đắc Đại Thế Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Tham”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ SAM

_ Bạch Xứ Tôn Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Bán”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ PAM

_ Ha Gia Yết Lị Bà Chân Ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Hàm”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ HAM

_ Gia Thâu Đà La Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Diêm”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ YAM

_ Bảo Chưởng Chân ngôn là :
“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Tham”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ SAM

_ Quang Võng Chân ngôn rằng :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Nhiêm”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ JAM

_ Thích Ca Mâu Ni Chân ngôn là:

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Bà”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ BHAH

_ Tam Phật Đỉnh Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Hàm Tra-lam”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ HÙM TRÙM

(Bản khác ghi là: NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ HÙM HÙM SAM HUM
HÙM TRÙM )

_ Bạch Tản Phật Đỉnh Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Lam”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ LAM

_ Thắng Phật Đỉnh Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Chiêm”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ ‘SAM

_ Tối Thắng Phật Đỉnh Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Tứ”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ ‘SÌ ( hoặc ‘SÌSI hay‘SÌSAH là Pháp Hoa)

_ Hỏa Tụ Phật Đỉnh Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Đát-lân”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ TRÌM

_ Trừ Chướng Phật Đỉnh Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Ha-lâm”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ HRÙM

_ Thế Minh Phi Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Đam Hàm Bán Hàm Diêm”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ TAM HAM PAM HAM YAM

_ Vô Năng Thắng Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Hàm”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ HUM

_ Địa Thần Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Vi”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ VI

_ Kế Thiết Ni Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Chỉ lý”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ KILI

_ Ô Bà Kế Thiết Ni Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Nĩ lý”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ DILI

_ Chất Đa Đồng Tử Chân ngôn là :
“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Nhĩ lý”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ MILI

_ Tài Tuệ Đồng Tử Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Hệ lý”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ HILI

_ Trừ Nghi Quái Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Ha sa nan”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_HASANÀM

_ Thí Nhất Thiết Chúng Sinh Vô Úy Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – La sa nan”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ RASANÀM

_ Trừ Nhất Thiết Ác Thú Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Đặc-mông sa nan”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_DHVÀSANÀM

_ Ai Mẫn Tuệ Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Vi ha sa nan”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ VIHASANAM

_ Đại Từ Sinh Chân ngôn rằng :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Thiểm”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ THAM

_ Đại Bi Triền Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Diêm”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ YAM

_ Trừ Nhất Thiết Nhiệt Não Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Ải”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ Ì

_ Bất Tư Nghị Tuệ Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Ô”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ Ù

_ Bảo Xứ Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Nạn”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ DAM JAM

_ Bảo Thủ Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Sam”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ SAM

_ Trì Địa Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Nghiệm”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ NAM

_ Lại đến Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Nhiêm”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ JHAM

_ Bảo Ấn Thủ Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Phiếm”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ PHAM

_ Kiến Cố Ý Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Noản”
* ) NAMAH SAMANA BUDDHÀNÀM_ NAM

_ Hư Không Vô Cấu Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Hàm”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ HAM

_ Hư Không Tuệ Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Lân”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ RIM

_ Thanh Tĩnh Tuệ Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Nghiệt phàm”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ GATAM

_ Hành Tuệ Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Địa lam”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ DHIRAM

_ An Tuệ Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Hàm”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ HÙM

_ Chư Phụng Giáo Giả Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Địa thất-lị Hàm một-lam”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ DHI ‘SRÌ HA BRAM

_ Bồ Tát Sở Thuyết Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Ngật-sa noa la diêm kiếm”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ KSAH DATARA YAM KAM

_ Tĩnh Cư Thiên Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Mãn nỗ la-ma Đạt ma tam bà phộc vi bà phộc ca na – Tam Tam – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ NAMO RAMA DHARMA SAMBHAVA VIBHAVA KATHÀNA_ SAM SAM SATE_ SVÀHÀ

_ La Sát Sa Chân ngôn là :
“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Ngật-lam kế lý”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ KRAM KERI

_ Chư Trà Cát Ni Chân ngôn là :
“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Ha-lị Ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ HRÌH HAH

_ Chư Dược Xoa Nữ Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Dược ngật-xoa vĩ nĩ-dạ đạt lý”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ YAKSA VIDYADHARI

_ Chư Tỳ Xá Già Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Tỉ chỉ Tỉ chỉ”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ PICI PICI

_ Chư Bộ Đa Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Ngung ải ngung ý mông Tán ninh”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ GU Ì _ GU I _ MAM SAMTE

_ Chư A Tu La Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – La Tra La Tra Đặc mông đam Một-la ba-la”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ RATAM RATAM DHVAM TAM MRA _ A A PRA

_ Chư Ma Hầu La Già Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Nghiệt la lam Nghiệt la lam”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ RÀ_ GARALAM VIMRALIM

_ Chư Khẩn Na La Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Ha Tán Nan – Vi ha Tán Nan”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ HAKHASANAM VIHASANAM

_ Chư Nhân Chân ngôn là :

“Nam ma Tam mạn đa bột đà nẫm – Nhất xa bát lam Ma nỗ ma duệ mê – sa ha”
* ) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ ICCHA PARAM MANU MAYE ME_ SVÀHÀ

Này Bí Mật Chủ! Ta diễn nói tất cả Chân ngôn của đẳng đấy. Trong đó Tâm của tất cả Chân ngôn (Ngươi nên lắng nghe) Ấy là A Tự Môn. Niệm Nhất Thiết Chân ngôn Tâm này là sự tối vi vô thượng, là chỗ trú của tất cả Chân ngôn, ở Chân ngôn này mà được quyết định.

QUYỂN II ( Hết )

Pages: 1 2 3 4 5 6 7