LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ

Bài tụng tám Kiền Độ: Trí – hành – kiết sử – tạp, Kiến – định – căn – bốn đại
Tác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Hán dịch: Đời Phù Tần, Sa môn Tăng Già Đề Ba và Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Kiền độ thứ 4: HÀNH

Phẩm 1: BÀN VỀ HÀNH ÁC

Tà ngữ hành ác,
Chúng sinh và mạng,
Thân không có giáo,
Tự hành ở sau.

Ba hành ác và ba căn bất thiện, ba hành ác thâu tóm ba căn bất thiện, hay ba căn bất thiện thâu tóm ba hành ác?

Ba hành diệu và ba căn thiện, ba hành diệu thâu tóm ba căn thiện, hay ba căn thiện thâu tóm ba hành diệu?

Ba hành ác và mười hành tích bất thiện, ba hành ác thâu tóm mười hành tích bất thiện, hay mười hành tích bất thiện thâu tóm thâu tóm ba hành ác?

Ba hành diệu và mười hành tích thiện, ba hành diệu thâu tóm mười hành tích thiện, hay mười hành tích thiện thâu tóm ba hành diệu?

Ba hành và mười hành tích, ba hành thâu tóm mười hành tích, hay mười hành tích thâu tóm ba hành?

Ba hành và bốn hành thì đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có hành bào-hành tận. Ba hành thâu tóm bốn hành, hay bốn hành thâu tóm ba hành?

Lại nữa, báo hiện pháp của ba hành là sinh báo – hậu báo; báo khổ – báo vui – báo không khổ, không vui; quá khứ – vị lai – hiện tại; thiện – bất thiện – vô ký; hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, học – vô học, phi học phi vô học; do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Bốn hành là đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có hành báo – hành tận. Báo hiện pháp của ba hành là sinh báo – hậu báo; báo vui – báo khổ – báo không khổ báo không vui; quá khứ – vị lai- hiện tại; thiện- bất thiện- vô ký; hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc; học – vô học – phi học phi vô học; do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn.

Bốn hành thâu tóm ba hành, hay ba hành thâu tóm bốn hành?

Báo hiện pháp của ba hành là sinh báo – hậu báo. Lại nữa, ba hành là báo vui – báo khổ- báo không khổ không vui; quá khứ – vị lai – hiện tại; thiện – bất thiện – vô ký; hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, học- vô học- phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Ba hành là báo vui- báo khổ- báo không vui không khổ. Lại nữa, ba hành là quá khứ – vị lai – hiện tại; thiện – bất thiện – vô ký; hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, học- vô học- phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Ba hành là quá khứ- vị lai- hiện tại. Lại nữa, ba hành là thiện- bất thiện- vô ký, hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, học- vô học- phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Ba hành là thiện- bất thiện, vô ký. Lại nữa, ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, học- vô học- phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc. Lại nữa, ba hành là học- vô học- phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Lại nữa, ba hành là do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn. Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Có thể báo của hành thọ là báo của thân mà thống- thọ không phải là tâm chăng? Có thể báo của hành thọ là báo của tâm mà thống- thọ không phải là thân sao? Có thể báo của hành thọ là báo của thân và tâm thống – thọ sao? Có thể báo của hành thọ là thân- tâm thống không thọ báo mà thọ báo sao?

Ba chướng là chướng hành – chướng nhơ – chướng báo. Thế nào là chướng hành? Thế nào là chướng nhơ? Thế nào là chướng báo. Ba hành ác này, hành nào là lớn nhất? Ba hành diệu này, hành nào có quả lớn nhất?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Ba hành ác và ba căn bất thiện, ba hành ác thâu tóm ba căn bất thiện chăng?

Đáp: Hoặc hành ác chứ không phải là căn bất thiện.

Thế nào là hành ác chứ không phải là căn bất thiện? Tà kiến – tư duy bất thiện và hành ác của thân – miệng, đó gọi là hành ác chứ không phải là căn bất thiện.

Thế nào là căn bất thiện chứ không phải là hành ác? Căn bất thiện si, đó gọi là căn bất thiện chứ không phải là hành ác.

Thế nào là hành ác cũng là căn bất thiện? Căn bất thiện tham- giận dữ, đó gọi là hành ác cũng là căn bất thiện.

Thế nào là không phải hành ác cũng không phải là căn bất thiện? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Ba hành diệu và ba căn thiện, ba hành diệu thâu tóm ba căn thiện chăng?

Đáp: Hoặc hành diệu chứ không phải là căn thiện.

Thế nào là hành diệu chứ không phải là căn thiện? Tư duy thiện hành diệu của thân- miệng, đó gọi là hành diệu chứ không phải là căn thiện.

Thế nào là căn thiện chứ không phải là hành diệu? Đẳng kiến không thâu tóm căn thiện vô si, đó gọi là căn thiện chứ không phải là hành diệu.

Thế nào là hành diệu cũng là căn thiện? Đẳng kiến của căn thiện là không tham- không giận dữ, đó gọi là hành diệu cũng là căn thiện.

Thế nào là không phải hành diệu cũng không phải là căn thiện? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Ba hành ác và mười hành tích bất thiện, ba hành ác thâu tóm mười hành tích bất thiện, hay mười hành tích bất thiện thâu tóm ba hành ác?

Đáp: Ba hành ác thâu tóm mười hành tích bất thiện chứ không phải mười hành tích bất thiện thâu tóm ba hành ác.

Không thâu tóm những gì? Trừ hành tích thâu tóm hành ác của thân- miệng, còn lại các hành ác của thân – miệng và tư duy bất thiện.

Hỏi: Ba hành diệu và mười hành tích thiện, ba hành diệu thâu tóm mười hành tích thiện, hay mười hành tích thiện thâu tóm ba hành diệu?

Đáp: Ba hành diệu thâu tóm mười hành tích thiện chứ không phải mười hành tích thiện thâu tóm ba hành diệu.

Không thâu tóm những gì? Trừ hành tích thâu tóm hành diệu của thân- miệng, còn lại các hành diệu của thân- miệng và tư duy thiện.

Hỏi: Ba hành và mười hành tích, ba hành thâu tóm mười hành tích chăng?

Đáp: Hoặc hành chứ không phải hành tích.

Thế nào là hành chứ không phải hành tích? Trừ hành tích thâu tóm hành động của thân – miệng, còn lại các nghĩ hành động của thân- miệng, đó gọi là hành chứ không phải hành tích.

Thế nào là hành tích chứ không phải hành? Ba hành tích sau, đó gọi là hành tích chứ không phải hành.

Thế nào là hành cũng là hành tích? Bảy hành tích, đó gọi là hành cũng là hành tích.

Thế nào là không phải hành cũng không phải hành tích? Trừ những điều như trên.

Ba hành và bốn hành là đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có báo hành- hành tận.

Hỏi: Ba hành thâu tóm bốn hành, hay bốn hành thâu tóm ba hành?

Đáp: Ba hành thâu tóm bốn hành chứ không phải bốn hành thâu tóm ba hành.

Không thâu tóm những gì? Trừ học- tư duy – tác – tận, còn lại các hành vô lậu và hành thiện của cõi Vô sắc, ba hành cùng hành vô ký.

Lại nữa, báo hiện pháp của ba hành là sinh báo – hậu báo, trước thâu nhiếp sau hay sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Trước thâu nhiếp sau chứ không phải là sau thâu nhiếp trước.

Không thâu nhiếp những gì? ba hành bất định-vô ký và vô lậu hành.

Lại nữa, ba hành là báo vui- báo khổ – báo không khổ không vui.

Trước thâu tóm sau hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Trước thâu tóm sau chứ không phải là sau thâu tóm trước.

Không thâu tóm những gì? Ba hành vô lậu- vô ký.

Lại nữa, ba hành là quá khứ – vị lai – hiện tại; thiện – bất thiện – vô ký, học – vô học – phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn.

Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Tùy thuộc chủng loại ba hành thâu nhiếp lẫn nhau.

Lại nữa, ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc.

Trước thâu tóm sau hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Trước thâu tóm sau chứ không phải sau thâu tóm trước.

Không thâu tóm những gì? Hành vô lậu.

Bốn hành là đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có báo hành – hành tận.

Ba hành là hiện pháp báo – sinh báo – hậu báo.

Hỏi: Bốn hành thâu tóm ba hành chăng?

Đáp: Hoặc bốn hành chứ không phải là ba hành.

Thế nào là bốn hành chứ không phải là ba hành? Học- tư duy- tác- tận, hành thiện- bất thiện và bất định hệ thuộc cõi Dục, hành bất định- thiện hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là bốn hành chứ không phải là ba hành.

Thế nào là ba hành chứ không phải là bốn hành? Hạnh định thiện, hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là ba hành chứ không phải là bốn hành.

Thế nào là bốn hành cũng là ba hành? Hành định- thiện và bất thiện hệ thuộc cõi Dục, hành định -thiện hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là bốn hành cũng là ba hành.

Thế nào là không phải bốn hành cũng không phải ba hành? Trừ ra học- tư duy- tác- tận, còn lại các hành vô lậu, hành bất định- thiện và hành vô ký hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là không phải bốn hành cũng không phải ba hành.

Bốn hành là đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có báo hành- hành tận.

Ba hành là báo vui- báo khổ- báo không khổ không vui.

Hỏi: Bốn hành thâu tóm ba hành chăng?

Đáp: Hoặc bốn hành chứ không phải ba hành.

Thế nào là bốn hành chứ không phải ba hành? Học- tư duy- tác- tận, đó gọi là bốn hành chứ không phải ba hành.

Thế nào là ba hành chứ không phải bốn hành? Hành thiện hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là ba hành chứ không phải bốn hành.

Thế nào là bốn hành cũng là ba hành? Hành thiện- bất thiện hệ thuộc cõi Dục, hành thiện hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là bốn hành cũng là ba hành.

Thế nào là không phải bốn hành cũng không phải ba hành? Trừ ra học- tư duy – tác – tận, còn lại các hành vô lậu và hành vô ký, đó gọi là không phải bốn hành cũng không phải ba hành.

Bốn hành là đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có báo hành – hành tận.

Ba hành là quá khứ – vị lai – hiện tại; thiện – bất thiện – vô ký, học- vô học – phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn.

Hỏi: Bốn hành thâu tóm ba hành, hay ba hành thâu tóm bốn hành?

Đáp: Ba hành thâu tóm bốn hành chứ không phải bốn hành thâu tóm ba hành.

Không thâu tóm những gì? Trừ ra học – tư duy – tác – tận, còn lại các hành vô lậu và hành thiện – vô ký hệ thuộc cõi Vô sắc.

Bốn hành là đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không có báo hành – hành tận.

Ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Bốn hành thâu tóm ba hành, hay ba hành thâu tóm bốn hành?

Đáp: Hoặc bốn hành, không phải ba hành.

Thế nào là bốn hành chứ không phải ba hành? Học- tư duy- tác- tận, đó gọi là bốn hành chứ không phải ba hành.

Thế nào là ba hành chứ không phải bốn hành? Hành thiện và hành vô ký hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là ba hành chứ không phải bốn hành.

Thế nào là bốn hành cũng là ba hành? Hành thiện và bất thiện hệ thuộc cõi Dục, hành thiện hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là bốn hành cũng là ba hành.

Thế nào là không phải bốn hành cũng không phải ba hành? Trừ ra học- tư duy- tác- tận, còn lại các hành vô lậu, đó gọi là không phải bốn hành cũng không phải ba hành.

Ba hành là báo của pháp hiện hành- sinh báo- hậu báo. Lại nữa, ba hành là báo vui- báo khổ và báo không khổ không vui.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Sau thâu tóm trước chứ không phải trước thâu tóm sau.

Không thâu tóm những gì? Hành bất định.

Ba hành là báo hiện pháp-sinh báo và hậu báo. Lại nữa, ba hành là quá khứ, vị lai và hiện tại; thiện-bất thiện và vô ký, học-vô học- phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Sau thâu tóm trước chứ không phải trước thâu tóm sau.

Không thâu tóm những gì? Hành bất định – vô ký – vô lậu.

Ba hành là báo hiện pháp- sinh báo và hậu báo. Lại nữa, ba hành

là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Sau thâu tóm trước chứ không phải trước thâu tóm sau.

Không thâu tóm những gì? Hành bất định và vô ký.

Ba hành là báo vui- báo khổ và báo không khổ không vui. Lại nữa, ba hành là quá khứ- vị lai và hiện tại; thiện- bất thiện và vô ký; học- vô học và phi học phi vô học; do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Sau thâu tóm trước chứ không phải trước thâu tóm sau.

Không thâu tóm những gì? Hành vô lậu- vô ký.

Ba hành là báo vui- báo khổ và báo không khổ không vui. Lại nữa, ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc và Vô sắc.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Sau thâu tóm trước chứ không phải trước thâu tóm sau.

Không thâu tóm những gì? Hành vô ký.

Ba hành là quá khứ- vị lai và hiện tại. Lại nữa, ba hành là thiện- bất thiện và vô ký, học – vô học và phi học phi vô học; do kiến đế mà đoạn, do ư duy mà đoạn, không có gì đoạn.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Tùy thuộc chủng loại mà thâu nhiếp nhau.

Ba hành là quá khứ – vị lai và hiện tại. Lại nữa, ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Trước thâu tóm sau chứ không phải sau thâu tóm trước.

Không thâu tóm những gì? Hành vô lậu.

Ba hành là thiện- bất thiện và vô ký. Lại nữa ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc.

Hỏi: Trước thâu nhiếp sau, hay sau thâu nhiếp trước?

Đáp: Trước thâu nhiếp sau chứ không phải sau thâu nhiếp trước.

Không thâu nhiếp những gì? Hành vô lậu.

Ba hành là thiện- bất thiện và vô ký. Lại nữa, ba hành là học- vô học và phi học phi vô học, do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Tùy thuộc chủng loại mà thâu nhiếp nhau.

Ba hành là hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc. Lại nữa, ba hành là học – vô học và phi học phi vô học; do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Sau thâu tóm trước chứ không phải trước thâu tóm sau.

Không thâu tóm những gì? Hành vô lậu.

Ba hành là học – vô học và phi học phi vô học. Lại nữa, ba hành là do kiến đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn, không có gì đoạn.

Hỏi: Trước thâu tóm sau, hay sau thâu tóm trước?

Đáp: Tùy thuộc chủng loại mà thâu nhiếp nhau.

Hỏi: Có thể báo của hành thọ là báo của thân mà thống thọ chứ không phải là tâm chăng?

Đáp: Hành bất thiện thọ báo.

Hỏi: Có thể báo của hành thọ là báo của tâm mà thống -thọ chứ không phải là thân chăng?

Đáp: Hành vô học- thiện thọ báo.

Hỏi: Có thể báo của hành thọ là báo của thân và tâm thống -thọ chăng?

Đáp: Hành hữu học- thiện thọ báo.

Hỏi: Có thể báo của hành thọ là thân- tâm thống không thọ báo mà thọ báo chăng?

Đáp: Thọ báo của hành thiện và bất thiện, thọ báo của sắc- tâm- tâm sở pháp niệm và tâm bất tương ưng hành.

Ba chướng: chướng hành – chướng nhơ và chướng báo.

Hỏi: Thế nào là chướng hành?

Đáp: Năm hành không còn cứu chữa.

Hỏi: Thế nào là chướng nhơ?

Đáp: Các chúng sinh nặng về dâm dục, nặng về sự giận dữ, ngu si. Nặng về sư dâm dục và nặng về giận dữ- ngu si, thì loại đó thật không dễ gì giáo hóa mà khó nói- khó cứu giúp và khó thoát khỏi, đó gọi là chướng nhơ.

Hỏi: Thế nào là chướng báo?

Đáp: Xứ địa ngục, xứ súc sinh, xứ ngạ quỷ, xứ Uất-đơn-viết, xứ vô tưởng, đó gọi là chướng báo.

Hỏi: Ba hành ác này thì hành nào lớn nhất?

Đáp: Phá hoại Tăng và nói dối. Do báo của hành ác này, mà nhận chịu kiếp sống lâu dài trong đại địa ngục A-tỳ.

Hỏi: Ba hành diệu này thì hành nào có quả lớn nhất?

Đáp: Có báo của hành tư Tam-muội hữu thứ nhất, hữu tưởng và vô tưởng tiếp nhận sống lâu tám mươi ngàn kiếp.

 

Phẩm 2: NÓI VỀ TÀ NGỮ

Các tà ngữ thì đó là tà mạng chăng? Nếu là tà mạng thì đó là tà ngữ chăng?

Các tà nghiệp thì đó là tà mạng chăng? Nếu là tà mạng thì đó là tà nghiệp chăng?

Các đẳng ngữ thì đó là đẳng mạng chăng? Nếu là đẳng mạng thì đó là đẳng ngữ chăng?

Các đẳng nghiệp thì đó là đẳng mạng chăng? Nếu là đẳng mạng thì đó là đẳng nghiệp chăng?

Ba hành ác là ba cong vạy – ba nhơ bẩn – ba vẩn đục. Thân cong vạy, thân nhơ bẩn, thân vẩn đục. Miệng cong vạy, miệng nhơ bẩn, miệng vẩn đục. Ý cong vạy, ý nhơ bẩn, ý vẩn đục.

Thế nào là thân cong vạy, thân nhơ bẩn, thân vẩn đục? Thế nào là miệng cong vạy, miệng nhơ bẩn, miệng vẩn đục? Thế nào là ý cong vạy, ý nhơ bẩn, ý vẩn đục?

Ba hành ác thâu tóm ba cong vạy- ba nhơ bẩn- ba vẩn đục hay ba cong vạy, ba nhơ bẩn, ba vẩn đục thâu tóm ba hành ác?

Ba hành diệu và ba tịnh, ba hành diệu thâu tóm ba tịnh, hay ba tịnh thâu tóm ba hành diệu?

Ba hành diệu và ba mãn, ba hành diệu thâu tóm ba mãn, hay ba mãn thâu tóm ba hành diệu?

Ba tịnh và ba mãn, ba tịnh thâu tóm ba mãn, hay ba mãn thâu tóm ba tịnh?

Các hành ác của thân thì đó đều là hành của thân không có phương tiện thiện xảo, nếu là hành của thân không có phương tiện thiện xảo thì hành đó đều là hành ác của thân chăng? Các hành ác của miệng thì hành đó đều là hành của miệng không có phương tiện thiện xảo, nếu là hành của miệng không có phương tiện thiện xảo thì hành đó đều là hành ác của miệng chăng? Các hành ác của ý thì hành đó đều là hành của ý không có phương tiện thiện xảo, nếu là hành của ý không có phương tiện thiện xảo thì hành đó đều là hành ác của ý chăng?

Các hành diệu của thân thì hành diệu đó đều là hành của thân có phương tiện thiện xảo, nếu hành của thân có phương tiện thiện xảo thì hành đó đều là hành diệu của thân? Các hành diệu của miệng thì hành diệu đó đều là hành của miệng có phương tiện thiện xảo, nếu hành của miệng có phương tiện thiện xảo thì hành đó đều là hành diệu của miệng? Các hành diệu của ý thì hành diệu đó đều là hành của ý có phương tiện thiện xảo, nếu hành của ý có phương tiện thiện xảo thì hành đó đều là hành diệu của ý?

Các pháp do hành đạt được thì pháp đó nên nói là thiện- bất thiện hay vô ký chăng?

Có thể hành quá khứ là báo quá khứ, hay là báo hiện tại, vị lai chăng? Có thể hành vị lai là báo của quá khứ- hiện tại và vị lai sao? Có thể hành hiện tại là báo của vị lai- quá khứ và hiện tại chăng?

Có thể như hành của thân mà thọ báo nhưng hành của miệng- hành của ý không như vậy chăng?

Có thể như hành của miệng mà thọ báo nhưng hành của thân- hành của ý không như vậy chăng?

Có thể như hành của ý mà thọ báo nhưng hành của thân- hành của miệng không như vậy chăng?

Có thể như hành của thân – hành của miệng mà thọ báo nhưng hành của ý không như vậy chăng?

Có thể như hành của thân – hành của ý mà thọ báo nhưng hnàh của miệng không như vậy chăng?

Có thể như hành của miệng – hành của ý mà thọ báo nhưng hành của thân không như vậy chăng?

Có thể như hành của thân – hành của miệng mà thọ báo thì hành của ý cũng như vậy chăng?

Có thể như hành của thân- hành của miệng- hành của ý không thọ báo mà lại thọ báo chăng?

Có thể ba hành thọ báo không trước không sau chăng?

Hiện pháp ba- sinh báo và hậu báo, báo vui- báo khổ và báo không khổ không vui, hệ thuộc cõi Dục và hệ huộc cõi Sắc- Vô sắc, có thể ba hành thọ báo không trước không sau chăng?

Thiện bất thiện, do kiến đế mà đoạn- do tư duy mà đoạn.

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Các tà ngữ thì đó là tà mạng sao?

Đáp: Hoặc tà ngữ mà không phải là tà mạng.

Thế nào là tà ngữ mà không phải là tà mạng? Trừ tà mạng tạo ra bốn hành ác của miệng, còn lại các hành ác của miệng, đó gọi là tà ngữ mà không phải là tà mạng.

Thế nào là tà mạng mà không phải là tà ngữ? Tà mạng tạo ra ba hành ác của thân, đó gọi là tà mạng mà không phải là tà ngữ.

Thế nào là tà ngữ cũng là tà mạng? Tà mạng tạo ra bốn hành ác của miệng, đó gọi là tà ngữ cũng là tà mạng.

Thế nào là không phải tà ngữ cũng không phải tà mạng? Trừ tà mạng tạo ra ba hành ác của thân, còn lại các hành ác của thân, đó gọi là không phải tà mạng cũng không phải tà ngữ.

Hỏi: Các tà nghiệp thì đó là tà mạng sao?

Đáp: Hoặc tà nghiệp mà không phải là tà mạng.

Thế nào là tà nghiệp mà không phải là tà mạng? Trừ tà mạng tạo ra ba hành ác của thân, còn lại các hành ác của thân khác, đó gọi là tà nghiệp mà không phải là tà mạng.

Thế nào là tà mạng mà không phải là tà nghiệp? Tà mạng tạo ra bốn hành ác của miệng, đó gọi là tà mạng mà không phải là tà nghiệp.

Thế nào là tà nghiệp cũng là tà mạng? Tà mạng tạo ra ba hành ác của thân, đó gọi là tà nghiệp cũng là tà mạng.

Thế nào là không phải tà nghiệp cũng không phải tà mạng? Trừ tà mạng tạo ra bốn hành ác của miệng, còn lại các hành ác của miệng, đó gọi là không phải tà nghiệp cũng không phải tà mạng.

Hỏi: Các đẳng ngữ thì đó là đẳng mạng sao?

Đáp: Hoặc đẳng ngữ mà không phải là đẳng mạng.

Thế nào là đẳng ngữ mà không phải là đẳng mạng? Trừ đẳng mạng tạo ra bốn hành diệu của miệng, còn lại các hành diệu của miệng, đó gọi là đẳng ngữ mà không phải là đẳng mạng.

Thế nào là đẳng mạng mà không phải là đẳng ngữ? Đẳng mạng tạo ra ba hành diệu của thân, đó gọi là đẳng mạng mà không phải là đẳng ngữ.

Thế nào là đẳng mạng của đẳng ngữ? Đẳng mạng tạo ra bốn hành diệu của miệng, đó gọi là đẳng ngữ cũng là đẳng mạng.

Thế nào là không phải đẳng ngữ cũng không phải đẳng mạng? Trừ đẳng mạng tạo ra ba hành diệu của thân, còn lại các hành diệu của thân, đó gọi là không phải đẳng ngữ cũng không phải đẳng mạng.

Hỏi: Các đẳng nghiệp thì đó là đẳng mạng sao?

Đáp: Hoặc đẳng nghiệp mà không phải là đẳng mạng.

Thế nào là đẳng nghiệp mà không phải là đẳng mạng? Trừ đẳng mạng tạo ra ba hành diệu của thân, còn lại các hành diệu của thân, đó gọi là đẳng nghiệp mà không phải là đẳng mạng.

Thế nào là đẳng mạng mà không phải là đẳng nghiệp? Đẳng mạng tạo ra bốn hành diệu của miệng, đó gọi là đẳng mạng mà không phải là đẳng nghiệp.

Thế nào là đẳng nghiệp cũng là đẳng mạng? Đẳng mạng tạo ra ba hành diệu của thân, đó gọi là đẳng nghiệp cũng là đẳng mạng.

Thế nào là không phải đẳng nghiệp cũng không phải đẳng mạng? Trừ đẳng mạng tạo ra bốn hành diệu của miệng, còn lại các hành diệu của miệng, đó gọi là không phải đẳng nghiệp cũng không phải đẳng mạng.

Ba hành ác là ba cong vạy – ba nhơ bẩn – ba vẩn đục. Thân cong vạy, thân nhơ bẩn, thân vẩn đục. Miệng cong vạy, miệng nhơ bẩn, miệng vẩn đục. Ý cong vạy, ý nhơ bẩn, ý vẩn đục.

Hỏi: Thế nào là thân cong vạy?

Đáp: Hành vi của thân có nhiều giả dối.

Hỏi: Thế nào là thân nhơ bẩn?

Đáp: Hành vi của thân có nhiều giận dữ.

Hỏi: Thế nào là thân vẩn đục?

Đáp: Hành vi của thân có nhiều dâm dục.

Hỏi: Thế nào là miệng cong vạy?

Đáp: Hành vi của miệng có nhiều giả dối.

Hỏi: Thế nào là miệng nhơ bẩn?

Đáp: Hành vi của miệng có nhiều giận dữ.

Hỏi: Thế nào là miệng vẩn đục?

Đáp: Hành vi của miệng có nhiều dâm dục.

Hỏi: Thế nào là ý cong vạy?

Đáp: Hành vi của ý có nhiều giả dối.

Hỏi: Thế nào là ý nhơ bẩn?

Đáp: Hành vi của ý có nhiều giận dữ.

Hỏi: Thế nào là ý vẩn đục?

Đáp: Hành vi của ý có nhiều dâm dục.

Hỏi: Ba hành ác thâu tóm ba cong vạy- ba nhơ bẩn- ba vẩn đục chăng?

Đáp: Hoặc ba hành ác mà không phải là cong vạy- nhơ bẩn- vẩn đục.

Thế nào là hành ác mà không phải cong vạy- nhơ bẩn- vẩn đục? Trừ ra hành ác của thân- miệng- ý có nhiều giả dối dục vọng và giận dữ hệ thuộc cõi Dục, còn lại các hành ác của thân- miệng- ý, đó gọi là hành ác mà không phải cong vạy- nhơ bẩn- vẩn đục.

Thế nào là sự cong vạy- nhơ bẩn- vẩn đục mà không phải là hành ác? Hành của thân- miệng- ý thương yêu giả dối, hệ thuộc cõi Sắc, hành của ý có nhiều ái nhiễm hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là sự cong vạy- nhơ bẩn – vẩn đục mà không phải là hành ác.

Thế nào là hành ác cũng là cong vạy – nhơ bẩn- vẩn đục? Hành ác của thân- miệng – ý có nhiều gải dối dục vọng và giận giữ hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là hành ác cũng là cong vạy – nhơ bẩn – vẩn đục.

Thế nào là không phải hành ác cũng không phải là cong vạy- nhơ bẩn- vẩn đục? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Ba hành diệu và ba tịnh, ba hành diệu thâu tóm ba tịnh, hay ba tịnh thâu tóm ba hành diệu?

Đáp: Tùy thuộc vào chủng loại mà thâu nhiếp nhau.

Hỏi: Ba hành diệu và ba mãn, ba hành diệu thâu tóm ba mãn chăng?

Đáp: Hoặc hành diệu mà không phải là mãn.

Thế nào là hành diệu mà không phải là mãn? Trừ ra hành diệu vô học của thân – miệng, còn lại các hành diệu của thân – miệng, đều là hành diệu của ý, đó gọi là hành diệu mà không phải là mãn.

Thế nào là mãn mà không phải là hành diệu? Tâm vô học, đó gọi là mãn mà không phải là hành diệu.

Thế nào là hành diệu cũng là mãn? Hành diệu vô học của thân- miệng, đó gọi là hành diệu cũng là mãn.

Thế nào là không phải hành diệu cũng không phải mãn? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Ba tịnh và ba mãn, ba tịnh thâu tóm ba mãn chăng?

Đáp: Hoặc tịnh mà không phải là mãn.

Thế nào là tịnh mà không phải là mãn? Trừ ra tịnh vô học của thân- miệng, còn lại các tịnh của thân- miệng, đều là tịnh của ý, đó gọi là tịnh mà không phải là mãn.

Thế nào là mãn mà không phải là tịnh? Tâm vô học, đó gọi là mãn mà không phải là tịnh.

Thế nào là tịnh cũng là mãn? Tịnh vô học của thân- miệng, đó gọi là tịnh cũng là mãn.

Thế nào là không phải mãn cũng không phải là tịnh? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Các hành ác của thân đều là hành của thân không có phương tiện thiện xảo chăng?

Đáp: Đúng như vậy. các hành ác của thân đều là hành của thân không có phương tiện thiện xảo.

Hỏi: Có thể có hành của thân không có phương tiện thiện xảo mà đó không phải là hành ác của thân chăng?

Đáp: Có, hành của thân ẩn mất vô ký, hành của thân không có phương tiện thiện xảo, không ẩn mất vô ký.

Hỏi: Các hành ác của miệng đều là hành của miệng không có phương tiện thiện xảo chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành ác của miệng đều là hành của miệng không có phương tiện thiện xảo.

Hỏi: Có thể có hành của miệng không có phương tiện thiện xảo mà đó không phải là hành ác của miệng chăng?

Đáp: Có, hành của miệng ẩn mất vô ký, hành của miệng không có phương tiện thiện xảo, không ẩn mất vô ký.

Hỏi: Các hành ác của ý đều là hành của ý không có phương tiện thiện xảo chăng?

Đáp: Hoặc hành ác của ý mà đó không phải là hành ác của ý không có phương tiện thiện xảo.

Thế nào là hành ác của ý mà đó không phải là hành ác của ý không có phương tiện thiện xảo? Ba hành ác của ý, đó gọi là hành ác của ý nhưng đó không phải là hành của ý không có phương tiện thiện xảo.

Thế nào là hành của ý không có phương tiện thiện xảo mà đó không phải là hành ác của ý? Tư duy ẩn mất vô ký, tư duy không có phương tiện thiện xảo, không ẩn mất vô ký, đó gọi là hành của ý không có phương tiện thiện xảo nhưng đó không phải là hành ác của ý.

Thế nào là hành ác của ý mà đó là hành của ý không có phương tiện thiện xảo? Tư duy bất thiện, đó gọi là hành ác của ý nhưng đó là hành của ý không có phương tiện thiện xảo.

Thế nào là không phải hành ác của ý cũng không phải là hành của ý không có phương tiện thiện xảo? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Các hành diệu của thân thì đó đều là hành của thân có phương tiện thiện xảo chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành diệu của thân thì đó đều là hành của thân có phương tiện thiện xảo.

Hỏi: Có thể có hành của thân có phương tiện thiện xảo nhưng đó không phải là hành diệu của thân chăng?

Đáp: Có, hành của thân có phương tiện thiện xảo thì không ẩn mất vô ký.

Hỏi: Các hành diệu của miệng thì đó đều là hành của miệng có phương tiện thiện xảo chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành diệu của miệng thì đó đều là hành của miệng có phương tiện thiện xảo.

Hỏi: Có thể có hành của miệng có phương tiện thiện xảo nhưng đó không phải là hành diệu của miệng chăng?

Đáp: Có, hành của miệng có phương tiện thiện xảo thì không ẩn mất vô ký.

Hỏi: Các hành diệu của ý thì đó đều là hành của ý có phương tiện thiện xảo chăng?

Đáp: Hoặc hành diệu của ý nhưng đó không phải là hành của ý có phương tiện thiện xảo.

Thế nào là hành diệu của ý nhưng đó không phải là hành của ý có phương tiện thiện xảo? Ba hành diệu của ý, đó gọi là hành diệu của ý nhưng đó không phải là hành của ý có phương tiện thiện xảo.

Thế nào là hành của ý có phương tiện thiện xảo nhưng đó không phải là hành diệu của ý? Tư duy phương tiện thiện xảo không ẩn mất vô ký, đó gọi là hành của ý có phương tiện thiện xảo nhưng đó không phải là hành diệu của ý.

Thế nào là hành diệu của ý nhưng đó là hành của ý có phương tiện thiện xảo? Tư duy thiện, đó gọi là hành diệu của ý nhưng đó là hành của ý có phương tiện thiện xảo.

Thế nào là không phải hành diệu của ý cũng không phải là hành của ý có phương tiện thiện xảo? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Các pháp do hành đạt được thì pháp đó nên nói là thiện- bất thiện hay vô ký?

Đáp: Các pháp có ý nghĩa của báo do hành đạt được thì pháp này nên nói là vô ký.

Hỏi: Các pháp có ý nghĩa của báo do hành đạt được thì pháp đó nên nói là vô ký hay sao? Đáp: Đúng như vậy.

Nếu nói như thế, thì vốn không có Như lai dùng thiện tâm giảng thuyết, nói lời dịu dàng – nói lời tuyệt vời- nói lời êm ái tốt đẹp, lờinày là thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nghe những điều tôi đã nói, nếu các pháp có ý nghĩa của báo do hành đạt được thì pháp đó là vô ký, không nên dấy lên nói rằng vốn không có Như Lai dùng thiện tâm giảng thuyết, nói lời dịu dàng- nói lời tuyệt vời- nói lời êm ái tốt đẹp thì lời này là thiện. Tuy có lời này nhưng điều ấy không có như vậy. Nếu như dấy lên nói rằng vốn không có Như Lai dùng thiện tâm giảng thuyết, nói lời dịu dàng- nói lời tuyệt vời- nói lời êm ái tốt đẹp thì lời này là thiện; không nên dấy khởi lên nói rằng các pháp có ý nghĩa của báo do hành đạt được thì pháp đó là vô ký. Bởi vì các pháp có ý nghĩa của báo do hành đạt được thì pháp này là vô ký, điều này không phải như vậy. Nên dấy khởi lên nói rằng vốn không có Như Lai, vốn là lúc sinh vào đời khác làm thiện hạnh mà thọ báo thì báo hiện rõ ở trước mắt, đó là do nhân duyên này có được yết hầu dựa vào bốn đại chủng lưu thông với bốn đại chủng, bốn đại chủng phát ra tiếng, là tiếng chứ không phải là báo.

Hỏi: Có thể có hành quá khứ thọ báo quá khứ, báo hiện tại- vị lai chăng?

Đáp: Có như thế.

Hỏi: Có thể có hành vị lai thọ báo vị lai chăng?

Đáp: Có, không có quá khứ- hiện tại.

Hỏi: Có thể có hành hiện tại thọ báo hiện tại chăng? Đáp: Có, quá khứ không có mà vị lai có.

Hỏi: Có thể như hành của thân mà thọ báo, hành của miệng và hành của ý không như vậy sao?

Đáp: Có như thân bất tịnh mà miệng tịnh, nên vào lúc này có tâm thiện, hoặc là tâm vô ký. Như thân tịnh mà miệng bất tịnh, nên vào lúc ấy có tâm bất thiện, hoặc là tâm vô ký, đó gọi là như hành của thân mà thọ báo, hành của miệng và hành vi của ý thì không như vậy.

Hỏi: Có thể như hành của miệng mà thọ báo, hành của thân và hành của ý không như vậy sao?

Đáp: Có như thân tịnh mà miệng bất tịnh, nên vào lúc này có tâm thiện, hoặc là tâm vô ký. Như thân bất tịnh mà miệng tịnh, nên vào lúc ấy có tâm bất thiện, hoặc là tâm vô ký, đó gọi là như hành của miệng mà thọ báo, hành của thân và hành của ý thì không như vậy.

Hỏi: Có thể như hành của ý mà thọ báo, hành của thân và hành của miệng không như vậy sao?

Đáp: Có như thân bất tịnh và miệng bất tịnh, nên vào lúc này có tâm thiện. Như thân tịnh và miệng tịnh, nên vào lúc ấy có tâm bất thiện, đó gọi là như hành của ý mà thọ báo, hành của thân và hành của miệng thì không như vậy.

Hỏi: Có thể như hành của thân và hành của miệng mà thọ báo, hành của ý không như vậy sao?

Đáp: Có như thân bất tịnh và miệng bất tịnh, nên vào lúc này có tâm thiện, hoặc là tâm vô ký. Như thân tịnh và miệng tịnh, vào lúc ấy có tâm bất thiện, hoặc là tâm vô ký, đó gọi là như hành của thân và hành của miệng thọ báo, hành của ý không như vậy.

Hỏi: Có thể như hành của thân và hành của ý thọ báo, hành của miệng không như vậy sao?

Đáp: Có như thân bất tịnh mà miệng tịnh, nên vào lúc này có tâm bất thiện. Như thân tịnh mà miệng bất tịnh, vào lúc ấy có tâm thiện, đó gọi là như hành của thân và hành của ý thọ báo, hành vi của miệng thì không như vậy.

Hỏi: Có thể như hành của miệng và hành của ý mà thọ báo, hành của thân không như vậy sao?

Đáp: Có như thân tịnh mà miệng bất tịnh, nên vào lúc này có tâm bất thiện. Như thân bất tịnh mà miệng tịnh, vào lúc ấy có tâm thiện, đó gọi là như hành của miệng, hành của ý thọ báo, hành của thân thì không như vậy.

Hỏi: Có thể như hành của thân và hành của miệng mà thọ báo, hành của ý cũng như vậy sao?

Đáp: Có như thân bất tịnh và miệng bất tịnh, nên vào lúc này có tâm bất thiện. Như thân tịnh và miệng tịnh, vào lúc ấy có tâm thiện, đó gọi là như hành của thân và hành của miệng mà thọ báo, hành của ý cũng như vậy.

Hỏi: Có thể như hành của thân- hành của miệng và hành của ý không thọ báo mà lại thọ báo chăng?

Đáp: Có các tâm bất tương ưng hành thọ báo, sắc- tâm- tâm sở niệm pháp và tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Có thể ba hành không trước không sau mà thọ báo của báo hiện pháp- sinh báo và hậu báo chăng?

Đáp: Thọ báo của báo hiện pháp là sắc- tâm- tâm sở niệm pháp là của sinh báo, tâm bất tương ưng hành là của hậu báo.

Lại nữa, tâm- tâm sở niệm pháp là của báo hiện pháp, sắc là của sinh báo, tâm bất tương ưng hành là của hậu báo.

Lại nữa, tâm bất tương ưng hành là của báo hiện pháp, tâm- tâm sở niệm pháp là của sinh báo, sắc là của hậu báo.

Báo vui- báo khổ- báo không khổ không vui cũng như thế.

Tâm, tâm sở niệm pháp là hệ thuộc cõi Dục và hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, tâm bất tương ưng hành là hệ thuộc cõi Vô sắc. Lại nữa, tâm- tâm sở niệm pháp là hệ thuộc cõi Dục, tâm bất tương ưng hành là hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc. Lại nữa, tâm bất tương ưng hành là hệ thuộc cõi Dục, tâm, tâm sở niệm pháp là hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc.

Hỏi: Có thể hai hành không trước không sau mà thọ báo thiện và bất thiện chăng?

Đáp: Thọ báo thiện là sắc, thọ báo bất thiện là tâm- tâm sở niệm pháp và tâm bất tương ưng hành.

Lại nữa, báo thiện là tâm- tâm sở niệm pháp và tâm bất tương ưng hành, bất thiện là sắc.

Pháp do kiến đế đoạn, pháp do tư duy đoạn cũng như thế.

 

Phẩm 3: NÓI VỀ HẠI CHÚNG SINH

Có thể hại mà chúng sinh mà chúng sinh hại không hết chăng? Có thể không hại chúng sinh mà chúng sinh hại hết chăng? Có thể hại chúng sinh mà chúng sinh hại hết chăng? Có thể không hại chúng sinh mà chúng sinh hại không hết chăng? Có thể không hại chúng sinh mà chúng sinh hại không hết thì hành kia thọ báo chắc chắn phải sinh vào địa ngục chăng? Có thể hành bất thiện, hành khổ đau chưa thành thục, hành đó của chúng sinh đầu tiên thọ nhận báo thì chắc chắn là tâm ô nhiễm chăng?

Có thể hại mạng chúng sinh mà chúng sinh kia về sau không thọ giới, nên nói là tịnh trong tất cả chúng sinh chăng? Nếu như tịnh trong tất cả chúng sinh, thì thọ giới trong tất cả chúng sinh kia chăng? Giả sử thọ giới trong tất cả chúng sinh, thì tịnh trong tất cả chúng sinh kia chăng?

Nếu thành tựu thân thì có hành của miệng ấy chăng? Giả sử thành tựu hành của thân thì có thân ấy chăng? Nếu thành tựu thân thì có hành của miệng ấy chăng? Giả sử thành tựu hành của miệng thì có thân ấy chăng? Nếu thành tựu thân thì có hành của ý ấy chăng? Giả sử thành tựu hành của ý thì có thân ấy chăng?

Nếu thành tựu thân thì thân ấy có hành của thân và hành của miệng chăng? Giả sử thành tựu hành của thân và hành của miệng thì có thân ấy chăng? Nếu thành tựu thân, thì thân ấy có hành của thân và hành của ý chăng? Giả sử thành tựu hành của thân và hành của ý thì có thân ấy chăng?

Nếu thành tựu thân thì thân ấy có hành của miệng và hành của ý chăng? Giả sử thành tựu hành cảu miệng và hành của ý thì có thân ấy chăng? Nếu thành tựu thân thì thân ấy có hành của thân- hành của miệng và hành của ý chăng? Giả sử thành tựu hành của thân- hành của miệng và hành của ý thì thân ấy là có chăng?

Nếu thành tựu hành của thân thì sẽ thân ấy có hành của miệng chăng? Giả sử thành tựu hành của miệng thì hành của thân ấy là có chăng? Nếu thành tựu hành của thân thì thân ấy có hành của ý chăng? Giả sử thành tựu hành của ý thì hành của thân ấy là có chăng? Nếu thành tựu hành của thân thì thân ấy có hành của miệng và hành của ý chăng? Giả sử thành tựu hành của miệng và hành của ý thì hành của thân ấy là có chăng?

Nếu thành tựu hành của miệng thì hành của ý ấy là có chăng? Giả sử thành tựu hành của ý, thì hành cảu miệng ấy là có chăng?

Nếu dục của hành chưa hết thì dục của báo kia chưa hết sao? Giả sử dục của báo chưa hết, thì dục của hành cũng chưa hết sao? Nếu dục của hành hết thì dục của báo kia sẽ hết sao? Giả sử dục của báo hết thì dục của hành cũng hết sao?

Nếu hành có quả thì tất cả hành kia đều có báo chăng? Giả sử hành có báo thì tất cả hành kia đều có quả chăng? Nếu hành không có quả thì tất cả hành kia đều không có báo chăng? Giả sử hành không có báo thì tất cả hành kia đều không có quả chăng?

Nếu hành bất thiện thì tất cả hành đó đều điên đảo chăng? Giả sử hành điên đảo thì tất cả hành đó đều bất thiện chăng? Nếu hành không phải bất thiện thì tất cả hành đó đều không điên đảo chăng? Giả sử hành không phải điên đảo thì tất cả hành đó đều không phải bất thiện chăng?

Nếu thành tựu hành bất thiện, thì thành tựu hành của cõi Sắc- Vô sắc chăng? Giả sử thành tựu hành của cõi Sắc- Vô sắc, thì thành tựu hành bất thiện chăng? Nếu thành tựu hành thiện của cõi Dục, thì thành tựu hành thiện của cõi Sắc – Vô sắc chăng? Giả sử thành tựu hành thiện của cõi Sắc – Vô sắc, thì thành tựu hành thiện của cõi Dục chăng?

Nếu thành tựu hành của cõi Dục, thì thành tựu hành của cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu hành của cõi Sắc, thì thành tựu hành của cõi Dục chăng? Nếu thành tựu hành của cõi Dục, thì thành tựu hành của cõi Vô sắc chăng? Giả sử thành tựu hành của cõi Vô sắc, thì thành tựu hành của cõi Dục chăng? Nếu thành tựu hành cõi Dục, thì thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Sắc thì thành tựu hành cõi Dục chăng?

Nếu thành tựu hành của cõi Dục thì thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Vô sắc chăng? Giả sử thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Vô sắc, thì thành tựu hành của cõi Dục? Nếu thành tựu hành của cõi Sắc, thì thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Vô sắc chăng? Giả sử thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Vô sắc, thì thành tựu hành của cõi Sắc? Nếu thành tựu hành của cõi Vô sắc, thì thành tựu hành vô lậu chăng? Giả sử thành tựu hành vô lậu, thì thành tựu hành của cõi Vô sắc chăng?

Nếu thành tựu hành vô lậu và hành thuộc cõi Dục, hành thuộc cõi Sắc – hành thuộc cõi Vô sắc, thì sau khi mạng chung sẽ sinh vào xứ nào?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Hại chúng sinh mà chúng sinh hại không hết chăng?

Đáp: Có, như đoạn mạng chúng sinh mà không ngừng tìm phương tiện.

Hỏi: Có thể không hại chúng sinh mà chúng sinh hại hết chăng?

Đáp: Có, như không hại mạng chúng sinh mà ngừng tìm phương tiện.

Hỏi: Có thể hại chúng sinh mà chúng sinh hại hết chăng?

Đáp: Có, như hại mạng chúng sinh àm ngừng tìm phương tiện.

Hỏi: Có thể không hại chúng sinh mà chúng sinh hại không hết chăng?

Đáp: Có, như không hại mạng chúng sinh mà không ngừng tìm phương tiện.

Hỏi: Có thể không hại chúng sinh mà hại chúng sinh không hết, những hành kia thọ báo thì chắc chắn sinh vào địa ngục chăng?

Đáp: Có, như tạo ra phương tiện không có thể cứu chữa mà nữa chừng mạng chung.

Hỏi: Có thể hành bất thiện và hành khổ đau chưa thành thục, hành đó của chúng sinh đầu tiên thọ báo chắc chắn là tâm ô nhiễm chăng?

Đáp: Có như tạo ra hành không thể cứu chữa, chúng sinh kia đầu tiên thọ nhận trung ấm địa ngục.

Hỏi: Có thể hại mạng chúng sinh mà chúng sinh kia về sau không thọ giới, nên nói là tịnh trong tất cả chúng sinh chăng?

Đáp: Có, như phương tiện muốn có thể hại chúng sinh mà từ trong đó gặp pháp.

Hỏi: Nếu tịnh trong tất cả chúng sinh, thì thọ giới trong tất cả chúng sinh kia chăng?

Đáp: Hoặc tịnh trong tất cả chúng sinh mà chúng sinh kia không phải là thọ giới trong tất cả chúng sinh.

Thế nào là tịnh trong tất cả chúng sinh mà chúng sinh kia không phải là thọ giới trong tất cả chúng sinh? Như không thọ giới mà từ trong đó gặp pháp, đó gọi là tịnh trong tất cả chúng sinh mà chúng sinh kia không phải là thọ giới trong tất cả chúng sinh.

Thế nào là thọ giới trong tất cả chúng sinh mà chúng sinh kia không phải là tịnh trong tất cả chúng sinh? Như thọ giới mà vượt qua giới, đó gọi là thọ giới trong tất cả chúng sinh mà chúng sinh kia không phải là tịnh trong tất cả chúng sinh.

Thế nào là tịnh trong tất cả chúng sinh cũng là chúng sinh kia thọ giới trong tất cả chúng sinh? Như thọ giới mà không vượt qua giới, đó gọi là tịnh trong tất cả chúng sinh và thọ giới trong tất cả chúng sinh.

Thế nào là không phải tịnh trong tất cả chúng sinh mà chúng sinh kia không phải là thọ giới trong tất cả chúng sinh? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Nếu thành tựu thân thì có hành của thân chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu thân mà không phải là hành của thân.

Thế nào là thành tựu thân, không phải thành tựu hành của thân? Màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục không có oai nghi, không ở nơi không phải oai nghi, thân không có giáo, hoặc có giáo rồi mất, đó gọi là thành tựu thân mà không phải là hành của thân.

Thế nào là thành tựu hành của thân mà không phải là thân? Người vô cấu sinh ở cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành của thân mà không phải là thân.

Thế nào là thành tựu thân cũng là hành của thân? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục có oai nghi hay không có oai nghi, không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi, thân có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì đó gọi là thành tựu thân cũng là hành của thân.

Thế nào là không thành tựu thân cũng không phải là hành của thân? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu thân cũng không phải là hành của thân.

Hỏi: Nếu thành tựu thân thì có hành của miệng thuộc thân ấy chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu thân mà không phải là hành của miệng.

Thế nào là thành tựu thân mà không phải là hành của miệng? Màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi, miệng không có giáo hoặc có giáo rồi mất, đó gọi là thành tựu thân mà không phải là hành của miệng.

Thế nào là thành tựu hành của miệng mà không phải là thân? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành của miệng mà không phải là thân.

Thế nào là thành tựu thân cũng là hành của miệng? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục có oai nghi hay không có oai nghi, không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi, miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì đó gọi là thành tựu thân cũng là hành của miệng.

Thế nào là không thành tựu thân cũng không phải hành của miệng? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu thân cũng không phải là hành của miệng.

Hỏi: Nếu thành tựu thân thì có hành của thuộc thân ấy chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu thân thì có hành của ý thuộc thân ấy.

Hỏi: Có thể thành tựu hành của ý mà không phải là thân chăng?

Đáp: Có, sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân thì thân ấy có hành của thân và hành của miệng chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu thân mà không phải là hành của thân và hành của miệng. Hoặc thành tựu thân và hành của thân mà không phải là hành của miệng. Hoặc thành tựu thân và hành của miệng mà không phải là hành của thân. Hoặc thành tựu thân và hành của thân cùng hành của miệng.

Thế nào là thành tựu thân mà không phải là hành của thân và hành của miệng? Màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân và miệng không có giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu thân mà không phải là hành của thân vàhành của miệng.

Thế nào là thành tựu thân và hành của thân mà không phải là hành của miệng? Người phàm phu nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân có giáo hoặc có giáo mà không mất, miệng không có giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của thân mà không phải là hành của miệng.

Thế nào là thành tựu thân và hành của miệng mà không phải là hành của thân? Người phàm phu nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất, thân không có giáo hoặc có giáo rồi mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của miệng mà không phải là hành của thân.

Thế nào là thành tựu thân và hành của thân cùng hành của miệng? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì có oai nghi hay không có oai nghi, không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân- miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì đó gọi là thành tựu thân và hành của thân cùng hành của miệng.

Hỏi: Giả sử thành tựu hành của thân vàhành của miệng thì đó là thành tựu thân sao?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Thế nào là thành tựu? Nhắm vào những điều thuyết minh, đó gọi là thành tựu.

Thế nào là không thành tựu? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu thân, thì đó là thành tựu hành của thân và hành của ý chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu thân và hành của ý mà không có hành của thân. Hoặc thành tựu thân và hành của thân cùng hành của ý.

Thế nào là thành tựu thân và hành của ý mà không có hành của thân? Màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ. Người phàm phu nếu sinh nơi cõi Dục thì sẽ không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi. Thân không có giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của ý mà không có hành của thân.

Thế nào là thành tựu thân và hành của thân- hành của ý? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì có oai nghi, không có oai nghi hay không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì đó gọi là thân và thành tưu về hành của thân- hành của ý.

Hỏi: Nếu thành tựu hành của thân- hành của ý, thì đó là thành tựu thân sao?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Thế nào là thành tựu? Nhắm vào những điều thuyết minh, đó gọi là thành tựu.

Thế nào là không thành tựu? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu thân thì đó là thành tựu hành của miệng- hành của ý?

Đáp: Hoặc thành tựu thân và hành của ý, không phải là hành của miệng. Hoặc thành tựu thân và hành của miệng- hành của ý.

Thế nào là thành tựu thân và hành của ý mà không phải là hành của miệng? Màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Miệng không có giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của ý mà không phải là hành của miệng.

Thế nào là thành tựu thân và hành của miệng- hành của ý? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì có oai nghi hay không có oai nghi, không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì đó gọi là thành tựu thân và hành của miệng- hành của ý.

Hỏi: Nếu thành tựu về hành của miệng- hành của ý thì đó là thành tựu thân sao?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Thế nào là thành tựu? Nhắm vào những điều thuyết minh, đó gọi là thành tựu.

Thế nào là không thành tựu? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu thân, thì thân ấy có hành của thân- hành của miệng và hành của ý?

Đáp: Hoặc thành tựu thân và hành của ý, không phải hành của thân- hành của miệng. Hoặc thành tựu thân và hành của thân – hành của ý, không phải hành của miệng. Hoặc thành tựu thân và hành của miệng – hành của ý, không phải hành của thân. Hoặc thành tựu thân và hành của thân- hành của miệng và hành của ý.

Thế nào là thành tựu thân và hành của ý mà không phải hành của thân – hành của miệng? Màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi. Thân – miệng không có giáo hoặc có giáo, liền mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của ý mà không phải hành của thân- hành của miệng.

Thế nào là thành tựu thân và hành của thân- hành của ý mà không phải hành của miệng? Người phàm nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân có giáo hoặc có giáo mà không mất, miệng không có giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của thân- hành của ý mà không phải hành của miệng.

Thế nào là thành tựu thân và hành của miệng- hành của ý mà không phải hành của thân? Người phàm phu nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi. Miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất, thân không có giáo hoặc có giáo rồi mất, đó gọi là thành tựu thân và hành của miệng- hành của ý mà không phải hành của thân.

Thế nào là thành tựu thân và hành của thân- hành của miệng- hành của ý? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì có oai nghi hay không có oai nghi, không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân- miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì đó gọi là thành tựu thân và hành của thân- hành của miệng- hành của ý.

Hỏi: Thành tựu về hành của thân- hành của miệng và hành của ý, thì đó là thành tựu thân sao?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Thế nào là thành tựu? Nhắm vào những điều thuyết minh, đó gọi là thành tựu.

Thế nào là không thành tựu? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu hành của thân, thì đó là thành tựu hành của miệng sao?

Đáp: Hoặc thành tựu hành của thân mà không phải hành của miệng.

Thế nào là thành tựu hành của thân mà không phải hành của miệng. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi, thân có giáo hoặc có giáo mà không mất, miệng không có giáo hoặc có giáo rồi mất, đó gọi là thành tựu hành của thân mà không phải hành của miệng.

Thế nào là thành tựu hành của miệng mà không phải hành của thân? Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi, miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất, thân không có giáo hoặc có giáo rồi mất, đó gọi là thành tựu hành của miệng mà không phải hành của thân.

Thế nào là thành tựu hành của thân cùng hành của miệng? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ. Nếu sinh nơi cõi Dục thì có oai nghi hoặc không có oai nghi, không là oai nghi cũng không phải không có oai nghi, thân – miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc, người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là thành tựu hành của thân và hành của miệng.

Thế nào là không thành tựu hành của thân và hành của miệng? Màng trứng dày dần, người phàm phu sinh ở trong bào thai của người mẹ, nếu sinh nơi cõi Dục, thì không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi, thân- miệng không có giáo hoặc có giáo liền mất. Nếu người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là không thành tựu hành của thân và hành của miệng.

Hỏi: Nếu thành tựu hành của thân, thì đó là thành tựu hành của ý chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu hành của thân thì đó là thành tựu hành của ý.

Hỏi: Có thể thành tựu về hành của ý mà không phải là thành tựu hành của thân chăng?

Đáp: Có, màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ, nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi, thân không có giáo hoặc có giáo liền mất; hoặc là người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu hành của thân, thì đó là thành tựu hành của miệng và hành của ý chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu hành của thân và hành của ý, không phải hành của miệng. Hoặc thành tựu hành của thân và hành của miệng và hành của ý.

Thế nào là thành tựu hành của thân và hành của ý mà không phải hành của miệng? Nếu người phàm phu sinh nơi cõi Dục, thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Thân có giáo hoặc có giáo mà không mất. Miệng không có giáo hoặc có giáo, liền mất, đó gọi là thành tựu hành của thân và hành của ý mà không phải hành của miệng.

Thế nào là thành tựu hành của thân và hành của miệng- hành của ý? Màng trứng dày dần, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ, nếu sinh nơi cõi Dục, thì oai nghi hay không có oai nghi, không có oai ngh cũng không phải không có oai nghi, thân, miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất hoặc là người vô cấu sinh nơi cõi Sắc mà sinh đến cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành của thân và hành của miệng- hành của ý.

Hỏi: Nếu thành tựu về hành của miệng và hành của ý, thì đó là thành tựu hành của thân sao?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Thế nào là thành tựu? Nhắm vào những điều thuyết minh, đó gọi là thành tựu.

Thế nào là không thành tựu? Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi, cũng không phải không có oai nghi, thân không có giáo hoặc có giáo liền mất, miệng có giáo hoặc có giáo mà không mất, đó gọi là không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu hành của miệng, thì đó là thành tựu hành của ý sao?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành hành của miệng thì đó là thành tựu hành của ý.

Hỏi: Có thể thành tựu hành của ý mà không phải hành của miệng chăng?

Đáp: Có, màng trứng dày dần, người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ, nếu sinh nơi cõi Dục thì không có oai nghi cũng không phải không có oai nghi. Miệng không có giáo hoặc có giáo, liền mất.

Hỏi: Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, nếu dâm hành chưa hết thì dâm báo kia chưa hết sao?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu dâm hành chưa hết thì dâm báo ấy chưa hết.

Hỏi: Có thể báo dâm chưa hết mà không phải là hành chăng?

Đáp: Có Tu-đà-hoàn do kiến đế mà đoạn hết dâm hành, nhưng báo dâm ấy chưa hết.

Hỏi: Nếu dâm hành đã hết thì dâm báo kia hết sao?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu dâm báo không còn thì do dâm hành ấy không còn.

Hỏi: Có thể dâm hành không còn mà không phải là báo chăng?

Đáp: Tu-đà-hoàn do kiến đế mà đoạn hết dâm hành nhưng dâm báo kia chưa hết.

Hỏi: Nếu hành đã có quả thì hành ấy đều có báo chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu hành có báo thì có hành này đều có quả.

Hỏi: Có thể hành có quả mà hành ấy không có báo chăng?

Đáp: Có, hành vô ký và vô lậu.

Hỏi: Nếu hành không có quả thì hành ấy đều không có báo chăng?

Đáp: Không có hành thì không có quả.

Hỏi: Có thể hành mà không có báo chăng?

Đáp: Có, hành vô ký và vô lậu.

Hỏi: Nếu hành bất thiện thì hành đó đều điên đảo sao?

Đáp: Hoặc hành bất thiện mà hành này không phải là điên đảo.

Thế nào là hành bất thiện mà hành ấy không phải là điên đảo? Giống như có một chúng sanh thấy quả có thật, thấy như thế và nói như thế, có hành có quả báo của hành, đó làhành ác của thân- hành ác của miệng và hành ác của ý. Giống như có một chúng sanh không thấy là có tưởng kiến, không nghe- không phân biệt, không nhận thức là có tưởng thức. Chúng sinh kia không do tưởng này, không do nhẫn này, không do kiến này, không do dục này, không do trí tuệ này mà mình không thấy- không nghe- không phân biệt- không nhận thức. Giống như có một chúng sinh, thấy không có tưởng kiến- nghe- phân biệt- nhận thức không có tưởng thức, chúng sinh kia không do tưởng này, không do nhẫn này, không do kiến này, không do dục này, không do trí tuệ này mà mình thấy- nghe- phân biệt- nhận thức. Đó gọi là hành bất thiện mà hành ấy không phải là điên đảo.

Thế nào là hành điên đảo mà hành này không phải là bất thiện? Giống như có một chúng sinh không có thấy là không có quả thật sự, thấy như thế và nói như thế, không có hành, không có quả báo của hành, đó là hành diệu của thân- hành diệu của miệng và hành diệu của ý. Giống như có một chúng sinh không thấy là có tưởng kiến, không nghe- không phân biệt- không nhận thức là có tưởng thức. Chúng sinh kia do tưởng này, do nhẫn này, do kiến này, do dục này, do trí tuệ này mà mình thấy – nghe – phân biệt- nhận thức. Giống như có một chúng sinh không thấy có tưởng thấy nghe – phân biệt – nhận thức không có tưởng thức, chúng sinh kia do tưởng này, do nhẫn này, do kiến này, do dục này, do trí tuệ này mà mình không thấy – nghe – phân biệt nhận thức. Đó gọi là hành điên đảo mà hành này không phải là bất thiện.

Thế nào là hành bất thiện mà hành đó cũng điên đảo? Giống như có một chúng sinh thấy không có thấy không có quả thật sự, thấy như thế và nói như thế, không có hành và không có quả báo của hành, đó là hành vi ác của thân- hành ác của miệng và hành ác của ý. Giống như có một chúng sinh không thấy và không tưởng là thấy không nghe- không phân biệt- không nhận thức có tưởng không nhận thức. Chúng sinh kia không do tưởng này, không do nhẫn này, không do dục này, không do trí tuệ này mà mình thấy- nghe- phân biệt- nhận thức. Giống như có một chúng sinh thấy có tưởng kiến- nghe- phân biệt- nhận thức có tưởng thức. Chúng sinh không do tưởng này, nhẫn này, không do kiến- dục và trí tuệ này mà mình không thấy- không nghe- không phân biệt- không nhận thức. Đó gọi là hành bất thiện mà hành đó cũng điên đảo.

Thế nào là hành không phải bất thiện mà hành đó cũng không phải điên đảo? Giống như có một chúng sinh thấy có quả thật sự thấy như thế và nói như thế, có hành và có quả báo của hành. Đó là hành diệu của thân- hành diệu của miệng và hành diệu của ý. Giống như có một chúng sinh không thấy có tưởng không thấy- không nghe- không phân biệt- không nhận thức có tưởng không nhận thức. Chúng sinh kia do tưởng này, do nhẫn này, do kiến này, do dục này, do trí tuệ này mà mình không thấy- không nghe- không phân biệt- không nhận thức. Giống như như có một chúng sinh thấy có tưởng kiến, nghe- phân biệt- nhận thức- có tưởng thức chúng sinh kia do tưởng này- nhẫn này, do kiến này, do dục- trí tuệ này mà mình thấy- nghe- phân biệt- nhận thức, đó gọi là hành không phải bất thiện mà hành đó cũng không phải là điên đảo. Không phải bất thiện cũng như thế.

Hỏi: Nếu thành tựu hành bất thiện, thì đó là thành tựu hành cõi Sắc- Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu hành bất thiện thì đó là thành tựu hành cõi Sắc và Vô sắc.

Hỏi: Có thể thành tựu hành cõi Sắc- Vô sắc, mà không phải là thành tựu hành bất thiện chăng?

Đáp: Có, nếu sinh ở cõi Dục mà dục ái không còn, hoặc sinh ở cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu hành thiện cõi Dục, thì đó là thành tựu hành thiện cõi Sắc- Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu hành thiện cõi Dục mà không phải hành thiện cõi Sắc- Vô sắc.

Thế nào là thành tựu hành thiện cõi Dục mà không phải hành thiện cõi Sắc- Vô sắc? Nếu sinh vào cõi Dục mà không đoạn thiện vốn có không đạt được tâm thiện cõi Sắc- Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành thiện cõi Dục mà không phải hành thiện cõi Sắc- Vô sắc.

Thế nào là thành tựu hành thiện cõi Sắc- Vô sắc mà không phải

hành thiện cõi Dục? Nếu sinh vào cõi Sắc đạt được tâm thiện cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành thiện cõi Sắc- Vô sắc mà không phải là hành thiện cõi Dục.

Thế nào là thành tựu hành thiện cõi Dục và hành thiện cõi Sắc- Vô sắc? Nếu sinh vào cõi Dục đạt được tâm thiện cõi Sắc- Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành thiện cõi Dục av2 hành thiện cõi Sắc- Vô sắc.

Thế nào là không thành tựu hành thiện cõi Dục mà không phải hành thiện cõi Sắc- Vô sắc? Căn bản của thiện đã đoạn, đó gọi là không thành tựu hành thiện cõi Dục mà không phải hành thiện cõi Sắc- Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Dục, thì đó là thành tựu hành cõi Sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Sắc, thì đó là thành tựu hành cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Dục, thì đó là thành tựu hành cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu hành cõi Dục, thì đó là thành tựu hành cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể thành tựu hành cõi Vô sắc, thì đó là không thành tựu hành cõi Dục?

Đáp: Có, nếu sinh vào cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Dục, thì đó là thành tựu hành vô lậu chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu hành cõi Dục mà không thành tựu hành vô lậu.

Thế nào là thành tựu hành cõi Dục mà không thành tựu hành vô lậu? Nếu người phàm phu sinh vào cõi Dục- Sắc, thì đó gọi là thành tựu hành cõi Dục mà không phải là hành vô lậu.

Thế nào là thành tựu hành vô lậu mà không phải là hành cõi Dục? Người vô cấu sinh vào cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành vô lậu mà không phải hành cõi Dục.

Thế nào là thành tựu hành cõi Dục cũng là hành vô lậu? Nếu người vô cấu sinh vào cõi Dục- cõi Sắc, đó gọi là thành tựu hành cõi Dục cũng là hành vô lậu.

Thế nào là không thành tựu hành vô lậu và hành cõi Dục? Nếu người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu hành vô lậu và hành cõi Dục.

Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Sắc, thì đó là thành tựu hành cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu hành cõi Sắc thì đó là thành tựu hành cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể thành tựu hành cõi Vô sắc, mà không phải là thành tựu hành cõi Sắc chăng?

Đáp: Có, sinh ở cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Sắc, thì đó là thành tựu hành vô lậu chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu hành cõi Sắc mà không phải là hành vô lậu.

Thế nào là thành tựu hành cõi Sắc mà không phải là hành vô lậu? Người phàm phu sinh nơi cõi Dục- Sắc, đó gọi là thành tựu hành cõi Sắc mà không phải hành vô lậu.

Thế nào là thành tựu hành vô lậu mà không phải hạnh cõi Sắc? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu hành vô lậu mà không phải là hành cõi Sắc.

Thế nào là thành tựu hành vô lậu và hành cõi Sắc? Người vô cấu sinh nơi cõi Dục- cõi Sắc, đó gọi là thành tựu hành vô lậu và hành cõi Sắc.

Thế nào là không thành tựu hành vô lậu và hành cõi Sắc? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu hành vô lậu và hành cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu hành cõi Vô sắc, thì đó là thành tựu hành vô lậu?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu hành vô lậu thì đó là thành tựu hành cõi Vô sắc.

Hỏi: Vả lại, thành tựu hành vô lậu, thì đó là thành tựu hành cõi Vô sắc?

Đáp: Có, là người phàm phu, nếu thành tựu hành cõi Dục, hành vô lậu cõi Sắc và Vô sắc.

Hỏi: Sau khi mạng chung ở đây sẽ sinh về nơi nào?

Đáp: Hoặc cõi Dục, hoặc cõi Sắc-cõi Vô sắc, hoặc không có xứ sở.

 

Phẩm 4: NÓI VỀ HỮU GIÁO, VÔ GIÁO

Có giáo và không giáo, Quả thật của các hành, Hoặc người hữu lậu học, Tư duy giới ở sau.

Nếu thành tựu thân giáo thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo thì đó là thành tựu giáo chăng?

Nếu thành tựu thân giáo thiện – bất thiện, ẩn một – vô ký, không ẩn một – vô ký, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo thì đó là thành tựu giáo chăng?

Nếu thành tựu thân giáo quá khứ, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo, thì đó là thành tựu giáo chăng?

Nếu thành tựu thân giáo thiện – bất thiện, ẩn một – vô ký, không ẩn một – vô ký quá khứ, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo, thì đó là thành tựu giáo chăng?

Nếu thành tựu thân giáo vị lai, thì đó là thành tựu vô giáo chăng Giả sử thành tựu vô giáo, thì sẽ thành tựu giáo chăng?

Nếu thành tựu thân giáo thiện – bất thiện, ẩn một – vô ký, không ẩn một- vô ký vị lai, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo, thì đó là thành tựu giáo chăng?

Nếu thành tựu thân giáo trong hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo, thì sẽ thành tựu giáo chăng?

Nếu thành tựu thân giáo thiện- bất thiện, ẩn một- vô ký, không ẩn một- vô ký hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng? Giả sử thành tựu vô giáo, thì đó là thành tựu giáo chăng?

Khẩu giáo cũng như thế.

Các hành hệ thuộc cõi Dục, thì hành đó là quả hệ thuộc cõi Dục chăng? Giả sử hành là quả hệ thuộc cõi Dục, thì hành đó hệ thuộc cõi Dục chăng? Các hành hệ thuộc cõi Sắc, thì hành đó là quả hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử hành là quả hệ thuộc cõi Sắc, thì hành đó hệ thuộc cõi Sắc chăng? Các hành hệ thuộc cõi Vô sắc, thì hành đó là quả hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Giả sử hành là quả hệ thuộc cõi Vô sắc, thì hành đó hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Các hành vô lậu thì hành đó là quả vô lậu chăng? Giả sử hành là quả vô lậu, thì hành đó là hành vô lậu chăng?

Các hành không hệ thuộc cõi Dục, thì hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Dục chăng? Giả sử hành không phải là quả hệ thuộc cõi Dục, thì hành đó không hệ thuộc cõi Dục chăng? Các hành không hệ thuộc cõi Sắc, thì hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử hành không phải là quả hệ thuộc cõi Sắc, thì hành đó không hệ thuộc cõi Sắc chăng? Các hành không hệ thuộc cõi Vô sắc, thì hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Giả sử hành không phải là quả hệ thuộc cõi Vô sắc, thì hành đó không hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Các hành không phải vô lậu, thì hành đó không phải là quả vô lậu chăng? Giả sử hành không phải là quả vô lậu, thì hành đó không phải là hành vô lậu chăng?

Có thể hành hữu lậu thì hành đó là quả hữu lậu chăng? Hành hữu lậu mà quả vô lậu chăng? Hành hữu lậu mà quả hữu lậu và vô lậu chăng?

Có thể hành vô lậu thì hành đó là quả vô lậu chăng? Hành vô lậu mà quả hữu lậu chăng? Hành vô lậu mà quả hữu lậu và vô lậu chăng?

Có thể hành hữu lậu và vô lậu, thì hành đó là quả hữu lậu và vô lậu chăng? Hành hữu lậu và vô lậu mà quả hữu lậu chăng? Hành hữu lậu và vô lậu mà quả vô lậu chăng?

Có thể hành học là quả học chăng? Hành học thì quả vô học chăng? Hành học mà quả phi học phi vô học chăng?

Có thể hành vô học mà quả vô học chăng? Hành vô học mà quả học chăng? Hành vô học mà quả phi học phi vô học chăng?

Có thể hành phi học phi vô học thì quả phi học phi vô học chăng? Hành phi học phi vô học mà quả học chăng? Hành phi học phi vô học mà quả vô học chăng?

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu trí tuệ”.

Thế nào là không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu trí tuệ?

Nếu không tu thân, thì đó là không tu giới, không tu tâm, không tu trí tuệ chăng? Giả sử không tu trí tuệ, thì đó là không tu thân chăng?

Nếu không tu giới, thì đó là không tu tâm, không tu trí tuệ chăng? Giả sử không tu trí tuệ, thì đó là không tu giới chăng?

Nếu không tu tâm, thì đó là không tu trí tuệ chăng? Giả sử không tu trí tuệ, thì đó là không tu tâm chăng?

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Tu thân, tu giới, tu tâm, tu trí tuệ.” Thế nào là tu thân, tu giới, tu tâm, tu trí tuệ?

Nếu tu thân, thì đó là tu giới, tu tâm, tu trí tuệ chăng? Giả sử tu trí tuệ, thì đó là tu thân chăng?

Nếu tu giới, thì đó là tu tâm, tu trí tuệ chăng? Giả sử tu trí tuệ, thì đó là tu giới chăng?

Nếu tu tâm, thì đó là tu trí tuệ chăng? Giả sử tu trí tuệ, thì đó là tu tâm chăng?

Có thể thành tựu giới quá khứ mà chủng này không phải là của hiện tại- vị lai chăng? Vị lai không phải hiện tại, hiện tại không phải vị lai, và chủng này là của hiện tại- vị lai chăng?

Có thể thành tựu giới vị lai mà chủng này không phải là của hiện tại- quá khứ chăng? Quá khứ không phải hiện tại, hiện tại không phải quá khứ, và chủng này của quá khứ- hiện tại chăng?

Thành tựu giới hiện tại mà chủng này không phải là của quá khứ- vị lai chăng? Quá khứ không phải vị lai, vị lai không phải quá khứ, và chủng này là của quá khứ- vị lai chăng?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục không phải luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân có giáo mà lúc ấy không đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất, lúc ấy không đạt được vô giáo, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Người vô cấu ở thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục, có luật nghi mà không đạt được luật nghi giới. Thân vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất thì lúc ấy đạt được vô giáo. Hoặc sinh nơi cõi Sắc thì thân vô giáo. Nếu người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là vô giáo mà không phải là giáo.

Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục có luật nghi, không đạt được luật nghi giới. Thân có giáo mà lúc ấy đạt được vô giáo, vốn có giáo không mấtthì lúcấy đạt được vô giáo có luật nghi giới hay không có luật nghi giới, cũng không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, thân có giáo lúc ấy đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất thì lúc ấy đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc mà thân có giáo, thì đó gọi là giáo mà cũng là vô giáo.

Thế nào là không phải là giáo cũng là vô giáo? Người phàm phu ở thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có luật nghi mà cũng không phải không có luật nghi. Thân vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo, người phàm phu sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là không phải là giáo cũng là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo thiện, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Hoặc giáo chứ không phải là vô giáo.

Thế nào là giáo chứ không phải là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục, không có luật nghi. Thân thiện có giáo, lúc ấy không đạt được vô giáo hoặc vốn có giáo mất. Lúc ấy không đạt được vô giáo không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. thân thiện có giáo, lúc ấy không đạt được vô giáo mà vốn có giáo không mất. Lúc ấy không đạt được vô giáo. Đó gọi là giáo chứ không phải là vô giáo.

Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Người vô cấu ở thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục, ở trong luật nghi không đạt được luật nghi giới. Thân thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì thân thiện vô giáo. Nếu người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, thì gọi là vô giáo mà không phải là giáo.

Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục có luật nghi mà không đạt được luật nghi giới. Thân có giáo lúc ấy đạt được vô giáo vốn có giáo không mất, lúc ấy đạt được vô gáio có luật nghi giới hay không có luật nghi, cũng không có luật nghi mà cũng không phải không có luật nghi. Thân thiện có giáo lúc ấy đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất thì đạt được vô giáo. Nếu sinh ở cõi Sắc thì thân thiện có giáo, đó gọi là giáo cũng là vô giáo.

Thế nào không phải là giáo mà cũng là vô giáo? Người phàm phu ở thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục thì không có luật nghi. Thân thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. thân thiện vô giáo vốn có giáo liền mất lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải là giáo mà cũng là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo bất thiện, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục, vào chỗ phải luật nghi. Thân bất thiện có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. thân bất thiện có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo vốn có giáo không mất lúc ấy không đạt được vô giáo. Đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Sinh nơi cõi Dục có luật nghi. Thân bất thiện vô giáo lúc ấy đạt được vô giáo. Vốn có giáo liền mất thì lúc ấy đạt được vô giáo, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân bất thiện vô giáo lúc ấy đạt được vô giáo vốn có giáo liền mất; lúc đạt được vô giáo, đó gọi là vô giáo mà không phải là giáo.

Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục có luật nghi hay không có luật nghi, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân bất thiện có giáo thì lúc ấy đạt được vô giáo hoặc vốn có giáo mà không mất. Lúc ấy đạt được vô giáo, thì đó gọi là giáo cũng là vô giáo.

Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục có luật nghi hay không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân bất thiện vô giáo lúc ấy không đạt được vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc, Vô sắc, thì đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo ẩn một- vô ký, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Không có thành tựu vô giáo.

Có thể thành tựu giáo chăng? Có, thân giáo ẩn một- vô ký sinh nơi cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo không ẩn một- vô ký, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Không có thành tựu vô giáo.

Có thể thành tựu giáo chăng? Có, thân có giáo không ẩn một- vô ký sinh nơi cõi Dục hoặc sinh nơi cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo quá khứ, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh vào cõi Dục không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, vốn thân có giáo không mất, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh vào chỗ luật nghi nơi cõi Dục không đạt được luật nghi giới, vốn thân là vô giáo hoặc có giáo liền mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì vốn thân vô giáo; nếu sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là vô giáo mà không phải là giáo.

Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi nhưng không đạt được luật nghi giới, vốn thân có giáo không mất, lúc ấy đạt được vô giáo. Nơi có luật nghi giới hay nơi không có luật nghi, không có luật nghi, cũng không phải nơi không có luật nghi, vốn thân có giáo không mất, thì lúc ấy đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc, vốn thân có giáo không mất, đó gọi là giáo cũng là vô giáo.

Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh cõi Dục không đạt được luật nghi, cũng không phải không có luật nghi, vốn thân vô giáo, hoặc giáo liền mất A-la-hán và người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo thiện quá khứ, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục không có luật nghi. Vốn thân thiện có giáo không mất lúc ấy không đạt được vô giáo, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Vốn thnâ thiện có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục có luật nghi thì không đạt được luật nghi giới, vốn thân thiện là vô giáo hoặc có giáo liền mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì vốn thân thiện là vô giáo. Nếu học mà sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là vô giáo mà không phải là giáo.

Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh nơi cõi Dục có luật nghi mà không đạt được luật nghi giới, vốn thân thiện là có giáo không mất thì lúc ấy đạt được vô giáo có luật nghi giới hoặc không có luật nghi không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, vốn thân thiện là có giáo không mất thì lúc ấy đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc mà vốn thân thiện là có giáo không mất, đó gọi là giáo cũng là vô giáo.

Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục không có luật nghi thân thiện vốn là vô giáo, hoặc có giáo liền mất. Không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, thân thiện vốn có là vô giáo hoặc có giáo liền mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo. A-la-hán và người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo bất thiện quá khứ, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi, vốn thân bất thiện có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo; không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, vốn thân bất thiện có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi thân bất thiện vốn là vô giáo hoặc có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo. Không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, thân bất thiện vốn là vô giáo hoặc có giáo liền mất, lúc ấy đạt được vô giáo, đó gọi là vô giáo mà không phải là giáo.

Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi, thân bất thiện vốn là có giáo, lúc ấy đạt được vô giáo không có luật nghi. không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, thân bất thiện vốn là có giáo không mất, lúc ấy đạt được vô giáo đó gọi là giáo cũng gọi là vô giáo.

Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh cõi Dục có luật nghi thân bất thiện vốn là vô giáo, lúc ấy không đạt được vô giáo. Không phải luật nghi cũng không phải không có luật nghi, thân bất thiện vốn là vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc- Vô sắc, thì đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo ẩn một – vô ký, không ẩn một- vô ký quá khứ, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Không có thành tựu giáo chẳng phải là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo vị lai, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Không có thành tựu giáo.

Hỏi: Có thể thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Có, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục, thì đạt được tâm thiện nơi cõi Sắc. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì người vô cấu sẽ sinh vào cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo thiện vị lai, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Không có thành tựu giáo.

Hỏi: Có thể thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Có, người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh nơi cõi Dục thì đạt được tâm thiện nơi cõi Sắc. Nếu sinh nơi cõi Sắc thì người vô cấu sẽ sinh vào cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo bất thiện, ẩn một- vô ký, không ẩn một- vô ký vị lai, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Không có thành tựu giáo chẳng phải là vô giáo.

Hỏi: Nếu đã thành tựu thân giáo trong hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi mà không đạt được luật nghi giới. Thân có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo. Vốn có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. thân có giáo thì lúc ấy không đạt được vô giáo. Vốn có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc mà thân có giáo, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi giới mà không đạt được luật nghi giới, nhập định mà không nhập định. Thân vô giáo vốn có giáo liền mất, thì lúc ấy đạt được luật nghi giới vô giáo, có luật nghi hoặc không có luật nghi, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân vô giáo vốn có giáo liền mất thì lúc ấy đạt được vô giáo. Nếu sinh vào cõi Sắc mà nhập định thì đó gọi là không giáo mà không phải là giáo.

Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi nhưng không đạt được luật nghi giới, thân có giáo lúc ấy đạt được vô giáo hoặc vốn có giáo mà không mất thì lúc ấy đạt được vô giáo, có luật nghi giới hay không có luật nghi giới cũng không phải không có luật nghi giới. Thân có giáo lúc ấy đạt được vô giáo hoặc vốn có giáo không mất thì lúc ấy đạt được vô giáo, đó gọi là giáo cũng là vô giáo.

Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh vào cõi Dục có luật nghi mà không đạt được giới luật và không nhập định. Thân vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, thì lúc ấy không đạt được vô giáo cũng không có giới luật cũng không phải không có giới luật . Thân vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc mà không nhập định, thân vô giáo sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo thiện hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi nhưng không đạt được giới luật. Thân thiện vốn có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo; không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi, thân thiện vốn có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo; vốn có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc mà thân thiện vốn có giáo, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi nhưng thì sẽ không đạt được giới luật nhập định hay không nhập định. Thân thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được luật nghi vô giáo, có luật nghi hay không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất lúc ấy đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc mà nhập định, thì đó gọi là vô giáo mà không phải là giáo.

Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có luật nghi nhưng không đạt được giới luật nghi, thân thiện vốn có giáo lúc ấy đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất, thì lúc ấy đạt được vô giáo có luật nghi hay không có luật nghi, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. thân thiện có giáo lúc ấy đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất lúc ấy đạt được vô giáo, đó gọi là giáo cũng là vô giáo.

Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh vào cõi Dục có luật nghi nhưng thì sẽ không đạt được giới luật và không nhập định. Thân thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất lúc ấy không đạt được vô giáo, không có luật nghi mà không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc nhưng không nhập định, thân thiện vô giáo, sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo bất thiện hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Hoặc giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là giáo mà không phải là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân bất thiện có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất thì lúc ấy không đạt được vô giáo, không có luật nghi cũng không phải không có luật nghi. Thân bất thiện có giáo lúc ấy không đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất, lúc ấy không đạt được vô giáo, đó gọi là giáo mà không phải là vô giáo.

Thế nào là vô giáo mà không phải là giáo? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân bất thiện vô giáo, vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo, không có giới luật mà không có giới luật cũng không phải không có giới luật. Thân bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo, đó gọi là vô giáo cũng không phải là giáo.

Thế nào là giáo cũng là vô giáo? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân bất thiện có giáo, lúc ấy không đạt được vô giáo thân vốn có giáo không mất, lúc ấy không đạt được vô giáo, không có giới luật nhưng không có giới luật cũng không phải không có giới luật. Thân bất thiện có giáo, lúc ấy không đạt được vô giáo, vốn có giáo không mất lúc ấy đạt được vô giáo, đó gọi là giáo cũng là vô giáo.

Thế nào là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần. Nếu sinh vào cõi Dục có giới luật, thân bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo không có giới luật cũng không phải không có giới luật. Thân bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất, lúc ấy không đạt được vô giáo. Nếu sinh nơi cõi Sắc- Vô sắc thì đó gọi là không phải là giáo cũng không phải là vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo ẩn một – vô ký hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Không có thành tựu vô giáo.

Hỏi: Có thể có thành tựu giáo chăng?

Đáp: Có, thân có giáo ẩn một- vô ký sinh nơi cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân giáo không ẩn một- vô ký hiện tại, thì đó là thành tựu vô giáo chăng?

Đáp: Không có thành tựu vô giáo.

Hỏi: Có thể có thành tựu giáo chăng?

Đáp: Có, sinh thân có giáo không nẩ- vô ký sinh nơi cõi Dục hoặc cõi Sắc.

Khẩu giáo cũng như thế.

Hỏi: Các hành hệ thuộc cõi Dục thì các hành đó là quả hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành hệ thuộc cõi Dục thì các hành đó là quả hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Có thể có hành là quả hệ thuộc cõi Dục nhưng hành kia không phải là quả cõi Dục chăng?

Đáp: Có, như đạo nơi cõi Sắc mà biến hóa nơi cõi Dục, hóa làm ngữ nơi cõi Dục.

Hỏi: Các hành hệ thuộc cõi Sắc thì các hành đó là quả hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành hệ thuộc cõi Sắc thì các hành đó là quả hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có thể có hành là quả hệ thuộc cõi Sắc nhưng hành kia không phải là quả cõi Sắc chăng?

Đáp: Có, như đạo nơi cõi Sắc mà biến hóa nơi cõi Dục; hóa làm ngữ nơi cõi Dục, như đạo cõi Sắc đoạn trừ kiết hướng tới chứng.

Hỏi: Các hành hệ thuộc cõi Vô sắc, thì các hành đó là quả hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành hệ thuộc cõi Vô sắc thì các hành đó là quả hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể có hành hệ thuộc cõi Vô sắc nhưng hành kia không phải là quả cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có, như đạo nơi cõi Vô sắc đoạn trừ kiết hướng tới chứng. Hỏi: Các hành vô lậu thì hành đó là quả vô lậu chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành vô lậu thì hành đó lá quả vô lậu.

Hỏi: Có thể có quả của hành vô lậu mà hành kia không phải là hành vô lậu chăng?

Đáp: Có, như đạo nơi cõi Sắc- Vô sắc đoạn kiết hướng tới chứng.

Hỏi: Các hành không phải hành cõi Dục thì hành ấy không phải quả cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành không phải là hành cõi Dục thì hành ấy không phải là quả cõi Dục.

Hỏi: Có thể có hành không phải hành cõi Dục mà hành ấy không phải không là hành cõi Dục chăng?

Đáp: Có, như đạo nơi cõi Sắc biến hóa nơi cõi Dục, hóa làm ngữ nơi cõi Dục.

Hỏi: Các hành không hệ thuộc cõi Sắc, thì các hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành không hệ thuộc cõi Sắc thì các hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Sắc

Hỏi: Có thể có hành không phải là quả hệ thuộc cõi Sắc mà hành đó không phải không là hành cõi Sắc chăng?

Đáp: Có, như đạo nơi cõi Sắc biến hóa nơi cõi Dục; hóa làm ngữ nơi cõi Dục, như đạo cõi Sắc đoạn trừ kiết hướng tới chứng.

Hỏi: Các hành không phải hệ thuộc cõi Vô sắc, thì các hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành không phải hệ thuộc cõi Vô sắc thì các hành đó không phải là quả hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể có hành không phải là quả hệ thuộc cõi Vô sắc mà hành ấy không phải không là hành cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có, như đạo nơi cõi Vô sắc đoạn trừ kiết hướng tới chứng.

Hỏi: Các hành không phải vô lậu, thì hành đó không phải là quả vô lậu chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hành không phải là quả vô lậu thì hành đó không phải là vô lậu.

Hỏi: Có thể có hành không phải vô lậu mà hành đó không phải không là quả vô lậu chăng?

Đáp: Có, như đạo nơi cõi Sắc- Vô sắc đoạn kiết hướng tới chứng.

Hỏi: Có thể có hành hữu lậu thì hành đó là quả hữu lậu chăng?

Đáp: Có đó gọi là dựa vào quả và quả báo.

Hỏi: Có thể có hành hữu lậu mà quả vô lậu chăng?

Đáp: Có, quả giải thoát.

Hỏi: Có thể có hành hữu lậu mà quả hữu lậu và vô lậu chăng?

Đáp: Có đó gọi là dựa vào quả- quả báo và quả giải thoát.

Hỏi: Có thể có hành vô lậu là quả vô lậu chăng?

Đáp: Có, đó gọi là dựa vào quả và quả giải thoát.

Hỏi: Có thể có hành vô lậu mà quả hữu lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có hành vô lậu mà quả hữu lậu và vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có hành hữu lậu mà quả hữu lậu và vô lậu chăng? Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có hành hữu lậu và vô lậu mà quả hữu lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có hành hữu lậu và vô lậu mà quả vô lậu chăng?

Đáp: Có, quả giải thoát.

Hỏi: Có thể có hành học mà quả học chăng?

Đáp: Có, đó gọi là dựa vào quả.

Hỏi: Có thể có hành học mà quả vô học chăng?

Đáp: Có, đó gọi là dựa vào quả.

Có thể có hành học mà quả phi học phi vô học chăng?

Đáp: Có, quả giải thoát.

Hỏi: Có thể có hành vô học mà quả vô học chăng?

Đáp: Có, đó gọi là dựa vào quả.

Hỏi: Có thể có hành vô học thì quả học chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có hành vô học mà quả phi học phi vô học chăng?

Đáp: Có, quả giải thoát.

Hỏi: Có thể có hành phi học phi vô học thì quả phi học phi vô học chăng?

Đáp: Có, đó gọi là dựa vào quả- quả báo và quả giải thoát.

Hỏi: Có thể có hành phi học phi vô học mà quả học chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể có hành phi học phi vô học mà quả vô học chăng?

Đáp: Không có.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ.”

Hỏi: Thế nào là không tu thân?

Đáp: Thân dục chưa hết, tham chưa hết, nghĩ nhớ chưa hết, khát ái chưa hết. Lại nữa, dùng đạo vô ngại diệt hết ái sắc, với đạo đó không tu, không nương dựa, như thế là không tu thân.

Không tu giới cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là không tu tâm?

Đáp: Tâm dục chưa hết, tham chưa hết, niệm chưa hết, khát ái chưa hết. Lại nữa, dùng đạo vô ngại diệt hết ái sắc, với đạo đó không tu, không nương dựa, như thế là không tu tâm.

Không tu tuệ cũng như thế.

Hỏi: Nếu không tu thân thì đó là không tu giới chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu không tu giới thì đó là không tu thân chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu không tu thân thì đó là không tu tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu không tu thân thì đó là không tu tâm.

Hỏi: Có thể không tu tâm mà không phải là không tu thân chăng?

Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết.

Hỏi: Nếu không tu thân thì đó là không tu tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu không tu thân thì đó là không tu tuệ.

Hỏi: Có thể không tu tuệ, mà không phải là không tu thân chăng?

Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết.

Hỏi: Nếu không tu giới thì đó là không tu tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu không tu giới thì đó là không tu tâm.

Hỏi: Có thể không tu tâm mà không phải là không tu giới chăng?

Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết.

Hỏi: Nếu không tu giới thì đó là không tu tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu không tu giới thì đó là không tu tuệ.

Hỏi: Có thể không tu tuệ mà không phải là không tu giới chăng?

Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết.

Hỏi: Nếu không tu tâm thì đó là không tu tuệ chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu không tu tuệ thì đó là không tu tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ.” Hỏi: Thế nào là tu thân?

Đáp: Thân hết ái, hết tham, hết nghĩ nhớ, hết khát ái. Lại nữa, dùng đạo vô ngại để diệt hết ái sắc, tu tập và dựa vào đạo đó, như thế là tu thân.

Tu giới cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là tu tâm?

Đáp: Tâm hết ái, hết tham, hết niệm, hết khát ái. Lại nữa, dùng đạo vô ngại diệt hết hết ái vô sắc, tu tập và dựa vào đạo đó, như thế là tu tâm.

Tu tuệ cũng như thế.

Hỏi: Nếu tu thân thì đó là tu giới chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tu giới thì đó là tu thân chăng? Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tu thân thì đó là tu tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu tu tâm thì đó là tu thân.

Hỏi: Có thể tu thân mà không tâm chăng?

Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết.

Hỏi: Nếu tu thân thì đó là tu tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu tu tuệ thì đó là tu thân.

Hỏi: Có thể có tu thân mà không tu tuệ chăng?

Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết.

Hỏi: Nếu tu giới thì đó là tu tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu tu tâm thì đó là tu giới.

Hỏi: Có thể có tu giới mà không tu tâm chăng?

Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết.

Hỏi: Nếu tu giới thì đó là tu tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu tu tuệ thì đó là tu giới.

Hỏi: Có thể có tu giới mà không tu tuệ chăng?

Đáp: Có, ái sắc đã hết mà ái cõi trên chưa hết.

Hỏi: Nếu tu tâm thì đó là tu tuệ chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tu tuệ thì đó là tu tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Có thể có thành tựu giới quá khứ, mà chủng này không phải ở hiện tại- vị lai chăng?

Đáp: Có, giáo giới hết mà không mất, chủng này không hiện ở trước mắt mắt.

Hỏi: Và vị lai, mà chủng này không phải của hiện tại chăng?

Đáp: Có, đạo cộng- định cộng giới hết mà không mất, chủng này không hiện ở trước mắt.

Hỏi: Và hiện tại, chủng này không phải ở vị lai chăng?

Đáp: Có, giáo giới đã hết mà không mất, chủng này hiện ở trước mắt.

Hỏi: Và chủng này của hiện tại- vị lai chăng?

Đáp: Có, đạo cộng- định cộng giới hết mà không mất, chủng này không hiện ở trước mắt.

Hỏi: Có thể có thành tựu giới vị lai mà chủng này không phải ở hiện tại – quá khứ chăng?

Đáp: Có, A-la-hán sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Và quá khứ mà chủng này không phải ở hiện tại chăng?

Đáp: Có, đạo cộng – định cộng giới hết mà không mất, chủng này không hiện ở trước mắt.

Hỏi: Và hiện tại mà chủng này không phải ở quá khứ chăng?

Đáp: Có, đầu tiên được giới luật vô lậu.

Hỏi: Và chủng này của hiện tại – quá khứ chăng?

Đáp: Có, đạo cộng – định cộng giới hết mà không mất, chủng này hiện ở trước mắt.

Hỏi: Có thể có thành tựu giới hiện tại mà chủng này không phải ở quá khứ – vị lai chăng?

Đáp: Có, đầu tiên được giới luật.

Hỏi: Và quá khứ mà chủng này không phải ở vị lai chăng?

Đáp: Có, giáo giới hết mà không mất, chủng này hiện ở trước mắt.

Hỏi: Và vị lai mà chủng này không phải ở quá khứ chăng?

Đáp: Có, đầu tiên được giới luật vô lậu.

Hỏi: Và chủng này của vị lai- quá khứ chăng?

Đáp: Có, đạo cộng – định cộng giới hết mà không mất, chủng này hiện ở trước mắt.

 

Phẩm 5: BÀN VỀ TỰ HÀNH

Thế nào là tự hành? Dựa vào những gì mà tự hành? Do đâu có thể sử dụng hành? Tự hành thì hành ấy nên nói là quá khứ- vị lai- hiện tại chăng? Vốn có thể sử dụng hành thì tự hành và hành ấy thành tựu chăng? Giả sử hành thành tựu thì hành đó là tự hành chăng? Vốn có thể sử dụng hành mà không phải tự hành thì hành ấy không thành tựu chăng? Giả sử hành không thành tựu thì hành ấy không phải tự hành chăng?

Vốn có thể sử dụng hành mà tự hành thì hành ấy chắc chắn phải thọ báo chăng? Giả sử hành chắc chắn phải thọ báo thì hành ấy là tự hành chăng? Vốn có thể sử dụng hành mà không phải tự hành, thì hành ấy chắc chắn không thọ báo chăng? Giả sử hành chắc chắn không thọ báo thì hành ấy không phải là tự hành chăng?

Vốn có thể sử dụng hành thành tựu thì hành chắc chắn phải thọ báo chăng? Giả sử hành chắc chắn phải thọ báo thì hành ấy là thành tựu chăng? Vốn có thể sử dụng hành mà không thành tựu, thì hành ấy chắc chắn không thọ báo chăng? Giả sử hành chắc chắn không thọ báo thì hành ấy là không thành tựu chăng? Như có Tu-đà-hoàn hành bất thiện mà báo thống khổ chưa thành thục, thì hành ấy vì sao ngăn trở lối vào địa ngục – súc sinh – ngạ quỷ?

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Đây gọi là đệ tử của Thế Tôn đã hết địa ngục- hết súc sinh- hết ngạ quỷ, không đọa vào con đường ác.” Tuđà-hoàn đã có trí này, tỏ ngộ mình đã hết và địa ngục hết- súc sinh hết- ngạ quỷ hết, không đọa vào con đường ác hay là không tự tỏ ngộ?

Thế nào là học mưu hại? Tất cả học có quả mưu hại chăng? Thế nào là trụ vào thọ hành? Thế nào là xả bỏ thọ hành? Thế nào là tâm rối loạn? Vì lẽ gì mà pháp tương ưng với triền đều là bất thiện? Thế nào là thật ngữ? Phật ngữ nên nói là thiện hay vô ký? Phật ngữ là gọi cho những pháp nào?

Khế kinh- Thi- Ký – Kệ – Nhân duyên – Báo – Bổn mạt – Thí dụ – Sinh – Phương quảng – Vị tằng hữu – Pháp nghĩa, là gọi cho pháp ấn nào? Gọi cho pháp số nào? Gọi cho pháp toán nào? Gọi cho pháp thư nào? Gọi cho pháp tụng nào? Gọi cho tài nghệ của các loại pháp nào? Gọi cho pháp nào?

Nếu giới học thành tựu, thì đó là sự thành tựu giới phi học phi vô học chăng? Giả sử thành tựu giới phi học phi vô học, thì đó là thành tựu giới học chăng? Nếu thành tựu giới vô học, thì đó là thành tựu giới phi học phi vô học chăng? Giả sử thành tựu giới phi học phi vô học, thì đó là thành tựu giới vô học chăng?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Thế nào là tự hành?

Đáp: Nếu báo của hành, thì đó gọi là nay có được. Có quả này là do hành ấy phát sinh mà thọ báo, đó gọi là tự hành.

Hỏi: Dựa vào những gì mà tự hành?

Đáp: Hành này dựa vào tự quả- tự y và tự báo. Lại nữa, khi hành này thọ báo, thì ý này thọ báo chứ không phải gì khác. Vì vậy cho nên tự hành vốn có thể sử dụng hành mà tự hành.

Hỏi: Hành này nên nói là thuộc về quá khứ- vị lai- hiện tại chăng?

Đáp: Hành đó thuộc về quá khứ.

Hỏi: Vốn có thể sử dụng hành mà tự hành thì hành thành tựu chăng?

Đáp: Hoặc hành mà tự hành những hành này không thành tựu.

Thế nào là hành mà tự hành những hành đó không thành tựu? Báo của hành có được hiện nay, là do báo hành ấy phát sinh mà thọ báo vào lúc hành ấy, đó gọi là hành tự hành nhưng hành đó không thành tựu.

Thế nào là hành thành tựu mà hành này không phải tự hành? Báo của hành không có được ở hiện nay, hành này phát sinh mà không thọ báo, hành ấy còn không mất, đó gọi là hành thành tựu mà hành này không phải là tự hành.

Thế nào là hành mà tự hành thì hành ấy thành tựu? Báo của hành này có được hiện nay, là do hành ấy phát sinh mà thọ báo và hành ấy không mất đó gọi là hành tự hành thì hành ấy thành tựu.

Thế nào là hành mà không phải tự hành thì hành ấy không thành tựu chăng? Báo của hành không có được ở hiện nay, là do hành ấy phát sinh mà không thọ báo lúc hành ấy mất, đó gọi là hành mà không phải tự hành thì hành ấy không thành tựu.

Không phải tự hành thì hành đó không thành tựu cũng như thế.

Hỏi: Vốn có thể sử dụng hành mà tự hành, thì hành ấy chắc chắn phải thọ báo chăng?

Đáp: Hoặc hành tự hành thì hành ấy chắc chắn không thọ báo.

Thế nào là hành mà tự hành thì hành ấy chắc chắn không thọ báo? Báo của hành có được ở hiện nay, là do hành ấy phát sinh mà thọ báo, báo về sau của hành kia, đó gọi là hành mà tự hành thì hành ấy chắc chắn không thọ báo.

Thế nào là hành chắc chắn thọ báo mà hành ấy không phải là tự hành? Báo của hành không có được ở hiện nay, là do hành ấy phát sinh mà không thọ báo bởi vì báo của hành kia chưa thành thục, đó gọi là hành chắc chắn thọ báo mà hành ấy không phải là tự hành.

Thế nào là hành mà tự hành thì hành ấy cắc chắn thọ báo? Báo của hành có được hiện nay, là do hành âý phát sinh mà thọ báo nhưng hành ấy không phải là báo về sau, đó gọi là hành mà tự hành thì hành ấy chắc chắn thọ báo.

Thế nào là hành mà không phải là tự hành thì hành ấy chắc chắn không thọ báo? Báo của hành không có được hiện nay, là do hành ấy phát sinh mà không thọ báo bởi vì báo của hành kia đã thành thục, đó gọi là hành mà không phải là tự hành thì hành ấy chắc chắn không thọ báo.

Không phải là tự hành, thì hành ấy chắc chắn không phải thọ báo cũng như thế.

Hỏi: Vốn có thể sử dụng hành thành tựu thì hành ấy chắc chắn phải thọ báo chăng?

Đáp: Hoặc hành thành tựu mà hành ấy chắc chắn không thọ báo.

Thế nào là hành thành tựu mà hành ấy chắc chắn không thọ báo? Các hành bất thiện ở quá khứ, giả sử báo hữu lậu thiện thành thục thì hành kia không mất. Các hành bất thiện ở vị lai, giả sử có được hữu lậu thiện thì chắc chắn không sinh, nếu hành vô lậu – vô ký thành tựu, thì đó gọi là hành thành tựu mà hành ấy chắc chắn không thọ báo.

Thế nào là hành chắc chắn thọ báo mà hành ấy không thành tựu? Các hành bất thiện ở quá khứ, giả sử báo hữu lậu thiện không thành thục mà hành kia đã mất. Các hành bất thiện ở vị lai, giả sử không có được hữu lậu thiện thì chắc chắn sẽ sinh, đây là hành chắc chắn thọ báo mà hành ấy không thành tựu.

Thế nào là hành thành tựu thì hành ấy chắc chắn thọ báo? Các hành bất thiện ở quá khứ, giả sử báo hữu lậu thiện không thành thục mà hành kia không mất. Các hành bất thiện ở vị lai, giả sử đắc hữu lậu thiện, tất nhiên sẽ sinh. Các hành vi bất thiện hiện tại, giả sử hữu lậu thiện, đó gọi là hành thành tựu thì hành ấy chắc chắn thọ báo

Thế nào là hành không thành tựu mà hành ấy chắc chắn không thọ báo? Các hành bất thiện ở quá khứ, giả sử báo hữu lậu thiện thành thục mà hành kia mất. Các hành bất thiện ở vị lai, giả sử không có được hữu lậu thiện thì chắc chắn không sinh. Nếu hành vô lậu và vô ký không thành tựu, thì đó gọi là hành không thành tựu thì hành ấy chắc chắn không thọ báo.

Hành động không thành tựu thì hành ấy chắc chắn không thọ báo cũng như thế.

Hỏi: Nếu Tu- đà- hoàn có báo đau khổ của hành bất thiện chưa tành thục thì hành ấy vì sao lại ngăn trở lối vào địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ?

Đáp: Hai kiết chủng ràng buộc thì chắc chắn đọa vào địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ. Kiến đế đoạn kiết chủng, tư duy đoạn kiết chủng, Tu-đà-hoàn kia kiến đế đoạn hết kiết mà tư duy đoạn kiết không hết.

Sự sai khác kia đủ để không đọa vào địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ. Ví như hai bánh của chiếc xe không hư hỏng thì có thể có nơi đến, nếu một bánh bị hỏng thì không thể nào có nơi đến. Như vậy hai kiết chủng ràng buộc hướng về địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ; do kiến đế đoạn và tư duy đoạn chủng, Tu- đà- hoàn kia do kiến đế đoạn hết kiết mà tư duy đoạn kiết không hết, sự sai khác ấy đủ để không hướng về địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ. Ví như đôi cánh của chim loan không thương tổn thì nó luôn luôn bay đến trời cao một cánh thương tổn thì không thể nào bay đến trời cao. Như thế, hai kiết chủng ràng buộc hướng vào trong địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ. Tu-đà-hoàn kia kiến đế đoạn hết kiết mà tư duy đoạn kiết không hết. Sự sai khác ấy đủ để không vào địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Đây gọi là đệ tử của Thế Tôn đã hết địa ngục- hết súc sinh- hết ngạ quỷ, đều không đọa vào đường ác.”

Hỏi: Tu-đà-hoàn có trí này, tỏ ngộ mình đã hết địa ngục- hết súc sinh- hết ngạ quỷ, đều không đọa vào đạo ác hay là không tự tỏ ngộ vậy?

Đáp: Không tự tỏ ngộ.

Hỏi: Làm sao biết được?

Đáp: Luôn luôn tin vào Thế Tôn, như Đức Thế Tôn nói: “Đối với bốn pháp tự tỉnh sát, Tu-đà-hoàn kia thiết tha tự tiến lên khiến mình hết địa ngục- hết súc sinh- ngạ quỷ, đều không đọa vào ác đạo.” Lại nữa, Tu-đà-hoàn có bốn pháp trí là khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, của Tu-đàhoàn. Không có vô tận trí, vô sinh trí chăng?

Hỏi: Thế nào là học mưu hại?

Đáp: Như dục học chưa hết, bị người khác đánh đập hoặc bằng tay – đá- dao- gậy, bị bức bách do nỗi đau đớn kia liền sinh tâm khiến cho người ấy thống khổ khốc hại, khiến cho vợ người ấy không có con. Như thế là học mưu hại. Như học hết dâm bị người ta đánh đập hoặc bằng tay – đá – dao – gậy, bị bức bách do nỗi đau đớn kia từ chỗ vô dục mà lui sụt, lui sụt rồi sinh tâm nói rằng làm cho người ấy đau đớn cực kỳ, làm

cho người ấy không có con. Như vậy là học mưu hại Hỏi: Tất cả học có quả mưu hại chăng?

Đáp: Không, các chúng sinh, có sức mạnh đã tạo ra hành đó là không phải quả.

Hỏi: Thế nào là trụ vào thọ hành?

Đáp: Như A-la-hán dùng y- bát- khóa cửa- giày dép- ống kim và dụng cụ lặt vặt khác để thí cho Tăng. Nếu người nhân đó phát tâm nói: Ta nhờ vào báo này khiến cho tuổi thọ được tăng thêm. Phát nguyện này xong tiến lên vào trong tứ thiền. Báo của người kia dựa vào thì trở thành báo thuộc về thọ mạng và trụ vào thọ mạng như thế.

Hỏi: Thế nào là xả bỏ thọ hành?

Đáp: Như A-la-hán dùng y- bát- khóa cửa- giày dép- ống kim và dụng cụ lặt vặt khác để thí cho Tăng. Nếu người nhân đó phát tâm nói: Ta vốn được báo tuổi thọ thì thành tựu báo của bố thí. Phát nguyện này xong tiến lên vào trong tứ thiền, báo của tuổi thọ kia liền trở thành báo của bố thí, như thế là xả bỏ thọ hành.

Hỏi: Tâm rối loạn là chăng?

Đáp: Do bốn sự mà tâm rối loạn, hình phi nhân- hình voi điên- hình ngựa- hình di- hình mao ngưu, trông thấy các hình này rồi trong lòng sợ hãi mà tâm rối loạn; hoặc là phi nhân giận dữ đánh đập tay chân, vì sự đau đớn hết sức phải chịu mà tâm rối loạn; hoặc vì những sai lầm to lớn mà tâm rối loạn; hoặc vì đối diện với báo của hành vốn có mà tâm rối loạn.

Hỏi: Vì sao những pháp tương ưng với triền đều là bất thiện vậy?

Đáp: Bởi vì không có tàm- không có quý.

Hỏi: Thế nào là Phật ngữ?

Đáp: Như Lai nói về “sở thuyết Tế ha la, Bà sa, Kỳ la, Ni lưu đế, Ngữ cú, Ngữ thanh, Khẩu hành, Khẩu giáo” đó gọi là Phật ngữ.

Hỏi: Phật ngữ nên nói là thiện hay vô ký?

Đáp: Phật ngữ hoặc thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là thiện? Tâm thiện mà Như Lai đã nói, mười sự như trên thì đó gọi là thiện.

Thế nào là vô ký? Tâm vô ký màNhư Lai đã nói, mười sự như trên thì đó gọi là vô ký.

Hỏi: Phật ngữ là gọi cho những pháp nào?

Đáp: Danh thân- cú thân- ngữ thân, trụ theo thứ tự: Khế kinh (1), Thi (2), Ký (3), Kệ (4), Nhân duyên (5), Báo (6), Bổn mạt (7), Thí dụ (8), Sinh (9), Phương quảng (10), Vị tằng hữu (11), Pháp nghĩa (12). Đó là mười hai bộ kinh

Hỏi: Gọi là những pháp nào?

Đáp: Danh thân- cú thân- ngữ thân, trụ theo thứ tự.

Hỏi: Ấn là gọi cho pháp nào?

Đáp: Khéo tạo ra hành của thân, trí đã khắc sâu điều ấy.

Hỏi: Số là gọi cho pháp nào?

Đáp: Khéo tạo ra hành của miệng, trí đã khắc sâu điều ấy.

Hỏi: Toán là gọi cho pháp nào?

Đáp: Khéo tạo ra hành của ý, trí đã khắc sâu điều ấy.

Hỏi: Thủ là gọi cho pháp nào?

Đáp: Khéo tạo ra hành của thân, trí đã khắc sâu điều ấy.

Hỏi: Tụng là gọi cho pháp nào?

Đap: Khéo tạo ra hành của miệng, trí đã khắc sâu điều ấy.

Hỏi: Hành khắc sâu các loại là gọi cho pháp nào?

Đáp: Tuệ là phương tiện đầu tiên được truyền thụ tất cả các trí đã khắc sâu điều ấy.

Hỏi: Nếu thành tựu giới học thì đó là thành tựu giới phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu giới học mà không phải là giới phi học phi vô học.

Thế nào là thành tựu giới học mà không phải là giới phi học phi vô học? Học mà sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu giới học mà không phải là giới phi học phi vô học.

Thế nào là thành tựu giới phi học phi vô học mà không phải là giới học? A-la-hán và người phàm phu sinh nơi cõi Dục- Sắc, đó gọi là thành tựu giới phi học phi vô học mà không phải là giới học.

Thế nào là thành tựu giới học cũng là phi học phi vô học? Học mà sinh nơi cõi Dục- Sắc, đó gọi là thành tựu giới học cũng là phi học phi vô học.

Thế nào là không thành tựu giới học cũng không phải là giới phi học phi vô học? A-la-hán và người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu giới học cũng không phải là giới phi học phi vô học.

Hỏi: Nếu thành tựu giới vô học thì đó là thành tựu giới phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu giới vô học mà không phải là giới phi học phi vô học.

Thế nào là thành tựu giới vô học mà không phải là giới phi học phi vô học? A-la-hán sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu giới vô học mà không phải là giới phi học phi vô học.

Thế nào là thành tựu giới phi học phi vô học mà không phải là giới vô học? Người phàm phu học mà sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu giới phi học phi vô học mà không phải là giới vô học.

Thế nào là thành tựu giới vô học cũng là phi học phi vô học? Ala-hán sinh nơi cõi Dục- Sắc, đó gọi là thành tựu giới vô học cũng là phi học phi vô học.

Thế nào là không thành tựu giới vô học cũng không phải là giới phi học phi vô học? Người phàm phu học mà sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải thành tựu giới vô học cũng không phải là giới phi học phi vô học.