LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ

Bài tụng tám Kiền Độ: Trí – hành – kiết sử – tạp, Kiến – định – căn – bốn đại
Tác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Hán dịch: Đời Phù Tần, Sa môn Tăng Già Đề Ba và Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Kiền độ thứ 2: KIẾT SỬ

Phẩm 1: BÀN VỀ BẤT THIỆN

(Từ đây đến hết gồm mười hai phẩm)

Bất thiện có báo,
Kiến cũng kiến khổ,
Nếu kiến có giác,
Như căn tương ưng.
Cõi Dục đạt được,
Đoạn cũng năm người,
Thân kiến như thế,
Sau nhất thiết kiến.

Ba kiết, ba căn bất thiện, ba hữu lậu; bốn lưu, bốn ách, bốn thọ, bốn phược; năm cái, năm kiết, năm kiết phần dưới, năm kiến; sáu ái thân, bảy sử, chín kiết, chín mươi tám sử.

Ba kiết này có bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký? Từ đây cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký? Ba kiết này bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo? Từ đây cho đến chín mươi tám sử bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo? Ba kiết này có bao nhiêu do kiến đế đoạn? Bao nhiêu do tư duy đoạn? Từ đây cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu do kiến đế đoạn? Bao nhiêu do tư duy đoạn. Ba kiết này có bao nhiêu do kiến khổ đế đoạn? Bao nhiêu do kiến tập- tận- đạo đế đoạn? Bao nhiêu do tư duy đoạn? Từ đây cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu do kiến khổ đế đoạn? Bao nhiêu do kiến tập- tận- đạo đế đoạn? Bao nhiêu do tư duy đoạn?

Ba kiết này có bao nhiêu kiến bao nhiêu không kiến? Từ đây cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu kiến bao nhiêu không kiến? Ba kiết này bao nhiêu có giác – có quán? Bao nhiêu không có giác – có quán? Bao nhiêu không có giác – không có quán?

Từ đây cho đến chín mươi tám sử bao nhiêu là có giác – có quán? Bao nhiêu không có giác – có quán? Bao nhiêu không có giác – không có quán?

Ba kiết này có bao nhiêu loại tương ưng với lạc căn? Bao nhiêu loại tương ưng với khổ căn? Bao nhiêu loại tương ưng với hỷ căn? Bao nhiêu loại tương ưng với ưu căn? Bao nhiêu loại tương ưng với hộ căn?

Từ đây cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu loại tương ưng với lạc căn? Bao nhiêu loại tương ưng với khổ căn? Bao nhiêu loại tương ưng với hỷ căn? Bao nhiêu loại tương ưng với ưu căn? Bao nhiêu loại tương ưng với hộ căn?

Ba kiết này có bao nhiêu là hệ thuộc cõi Dục? Bao nhiêu là hệ thuộc cõi Sắc? Bao nhiêu là hệ thuộc cõi Vô sắc?

Từ đây cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu hệ thuộc cõi Dục? Bao nhiêu hệ thuộc cõi Sắc? Bao nhiêu hệ thuộc cõi Vô sắc?

Các kiết là kiết cõi Dục, thì kiết này ở cõi Dục chăng? Giả sử kiết ở cõi Dục là kiết cõi Dục chăng?

Tất cả kiết là kiết của cõi Sắc- Vô sắc thì kiết này ở cõi Sắc – Vô sắc chăng? Giả sử kiết ở cõi Sắc- Vô sắc, là kiết của cõi Sắc- Vô sắc chăng?

Tất cả kiết không phải là kiết cõi Dục, thì kiết này không ở cõi Dục chăng? Giả sử không ở cõi Dục, thì kiết này không phải là kiết cõi Dục chăng?

Tất cả kiết không phải là kiết cõi Sắc – Vô sắc, thì kiết này không phải là kiết cõi Sắc – Vô sắc chăng? Giả sử kiết không phải ở cõi Sắc- Vô sắc, thì kiết này không phải là kiết của cõi Sắc – Vô sắc chăng?

Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Thế Tôn còn sắc chưa tận là hệ thuộc sắc chăng? Giả sử là hệ thuộc sắc thì sắc này chưa tận chăng?

Nếu thống – tưởng – hành – thức chưa tận thì thuộc về thức chăng? Giả sử là thuộc về thức thì thức chưa tận chăng? Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Thế Tôn có sắc đã tận thì sắc này giải thoát chăng? Giả sử sắc giải thoát thì sắc này tận chăng? Nếu thống – tưởng – hành – thức tận thì thức này giải thoát chăng? Giả sử thức giải thoát thì thức này tận chăng?

Năm người có kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng.

Người tín kiên cố, đối với ba kiết này thì có bao nhiêu thành tựu? Bao nhiêu không thành tựu? Từ ba kiết này cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến người thân chứng đối với.

Ba kiết này thì có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Từ ba kiết này cho đến chín mươi tám sử thì có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Thân kiến cùng thân kiến kia, có bao nhiêu duyên duyên với thân kiến- trộm giới – nghi, cho đến sử vô minh, cõi Vô sắc do tư duy mà đoạn có bao nhiêu duyên duyên? Sử vô minh cõi Vô sắc do tư duy mà đoạn, sử vô minh cõi Vô sắc ấy do tư duy mà đoạn có bao nhiêu duyên duyên? Sử vô minh cõi Vô sắc do tư duy mà đoạn thân kiến – trộm giới – nghi của cõi Dục, cho đến sử mạn cõi Vô sắc do tư duy mà đoạn có bao nhiêu duyên duyên duyên?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám sử, ba kiết kia có bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký?

Đáp: Một vô ký, hai cần phân biệt: Trộm giới- nghi ở cõi Dục thì bất thiện, ở cõi Sắc- Vô sắc thì vô ký. Tham- giận dữ – si nhất định là bất thiện.

Trong hữu lậu có một vô ký, hai cần phân biệt: Dục lậu hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Không có hổ, không có thẹn, tương ưng với dục lậu, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Không có hổ, không có thẹn, không tương ưng với dục lậu, đó gọi là vô ký.

Vô minh lậu hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Không có hổ, không có thẹn, tương ưng với vô minh lậu, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Không có hổ, không có thẹn, không tương ưng với vô minh lậu, đó gọi là vô ký.

Trong lưu có một vô ký, ba cần phân biệt: Dục lưu hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Không có hổ, không có thẹn, tương ưng với dục lưu kia, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Không có hổ, không có thẹn, không tương ưng với dục lưu, đó gọi là vô ký.

Vô minh lưu hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Không có hổ, không có thẹn, tương ưng với vô minh lưu, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Không có hổ, không có thẹn, không tương ưng với vô minh lưu, đó gọi là vô ký.

Kiến lưu hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Bất thiện là sao? Ba kiến cõi Dục, đây nói là bất thiện.

Vô ký là sao? Hai kiến cõi Dục, năm kiến cõi Sắc – Vô sắc, đó gọi là vô ký.

Ách cũng như thế.

Trong thọ có một vô ký, ba cần phân biệt: Dục thọ hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Không có hổ, không có thẹn, tương ưng với dục thọ, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Không có hổ, không có thẹn, không tương ưng với dục thọ, đó gọi là vô ký.

Giới thọ hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Ở cõi Dục này, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Ở cõi Sắc – Vô sắc, đó gọi là vô ký.

Kiến thọ hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Hai kiến cõi Dục, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Hai kiến cõi Dục, bốn kiến của cõi Sắc- Vô sắc, đó gọi là vô ký.

Trong phược có hai bất thiện, hai cần phân biệt: Trộm giới ràng buộc thân, ngã kiến ràng buộc thân ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc- Vô sắc là vô ký.

Cái và giận dữ, kiết keo kiệt, ganh tị, nhất định là kiết ái bất thiện, kiết kiêu mạn ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc – Vô sắc là vô ký. Trong năm kiết phần dưới có hai bất thiện, một vô ký, hai cần phân biệt: Trộm giới và nghi ở cõi dục là bất thiện, ở cõi Sắc – Vô sắc là vô ký.

Trong kiến có hai vô ký, ba cần phân biệt: Tà kiến – trộm kiến – trộm giới ở cõi Dục là bất thiện; ở cõi Sắc – Vô sắc là vô ký.

Trong sáu ái thân có hai bất thiện, bốn cần phân biệt: Mắt lại yêu tai, thân lại yêu thích ở cõi Dục, là bất thiện; ở cõi Sắc, là vô ký. Ý lại yêu thích ở cõi Dục là bất thiện; ở cõi Sắc- Vô sắc là vô ký.

Trong bảy sử có hai bất thiện, một vô ký, bốn cần phân biệt: Sử kiêu mạn, sử nghi ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc – Vô sắc là vô ký.

Sử vô minh hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Không có hổ, không có thẹn, tương ưng với sử vô minh, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Không có hổ, không có thẹn, không tương ưng với sử vô minh, đó gọi là vô ký.

Sử kiến hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Ba kiến cõi Dục, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Hai kiến cõi Dục, năm kiến cõi Sắc- Vô sắc, đó gọi là vô ký.

Trong chín kiết có ba bất thiện, sáu cần phân biệt: Kiết ái, kiết kiêu mạn, kiết thất nguyện, kiết nghi ở cõi Dục là bất thiện, ở cõi Sắc- Vô sắc là vô ký.

Kiết vô minh hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Vô tàm, vô quý, tương ưng với kiết vô minh, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Vô tàm, vô quý không tương ưng với kiết vô minh, đó gọi là vô ký.

Kiết kiến hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Một kiến cõi Dục, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Hai kiến cõi Dục, ba kiến cõi Sắc – Vô sắc, đó gọi là vô ký.

Chín mươi tám sử có ba mươi ba bất thiện, sáu mươi bốn vô ký, một cần phân biệt: Sử vô minh của cõi Dục do khổ đế mà đoạn đoạn của khổ đế cõi Dục hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là bất thiện? Vô tàm, vô quý tương ưng với sử vô minh, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Vô tàm, vô quý không tương ưng với sử vô minh, đó gọi là vô ký.

Hỏi: Ba kiết này thì bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo?

Đáp: Các bất thiện thì có báo, các vô ký thì không có báo.

Hỏi: Các bất thiện – vô ký này cho đến chín mươi tám sử có bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo?

Đáp: Các bất thiện là có báo, các vô ký là không có báo.

Hỏi: Ba kiết này có bao nhiêu kiến đế đoạn, bao nhiêu tư duy đoạn?

Đáp: Thân kiến kiến đế, hai thứ ban đầu hoặc do kiến đế đoạn hoặc do kiến đế- tư duy đoạn.

Thế nào là kiến đế đoạn?

Đáp: Hoặc thân kiến ni duy tiên, hoặc na a tiên, hoặc hệ thuộc kiên tín, kiên pháp, hành khổ nhẫn đoạn, đó gọi là kiến đế đoạn, còn thừa lại hoặc phàm phu đoạn, tư duy đoạn. Đệ tử Thế Tôn đoạn do kiến đế đoạn trộm giới – nghi kiến đế. Hai thứ ban đầu hoặc do kiến đế đoạn; hoặc do kiến đế – tư duy đoạn.

Thế nào là kiến đế đoạn?

Đáp: Hoặc trộm giới- nghi ni duy tiên, hoặc na a tiên, hoặc hệ thuộc kiên tín kiên pháp hành nhẫn đoạn, đó gọi là kiến đế đoạn, còn thừa lại hoặc phàm phu đoạn, tư duy đoạn. Đệ tử Thế Tôn đoạn do kiến đế đoạn tham- giận dữ- ngu si và tư duy dục lậu. Hai thứ ban đầu hoặc do tư duy đoạn, hoặc do kiến đế – tư duy đoạn.

Thế nào là tư duy đoạn?

Đáp: Nếu học kiến tích tư duy đoạn, thì đó gọi là tư duy đoạn. Còn sót lại, hoặc phàm phu đoạn, tư duy đoạn. Đệ tử Thế Tôn đoạn do kiến đế đoạn hữu lậu- vô minh lậu kiến đế. Ba thứ đầu tiên, hoặc do kiến đế đoạn, hoặc do tư duy đoạn, hoặc do kiến đế- tư duy đoạn.

Thế nào là kiến đế đoạn?

Đáp: Nếu hữu lậu – vô minh lậu – ni duy tiên, hoặc na a tiên, hoặc hệ thuộc kiên tín – kiên pháp- hành nhẫn đoạn, đó gọi là kiến đế đoạn.

Thế nào là tư duy đoạn?

Đáp: Nếu học kiến tích tư duy đoạn, thì đó gọi là tư duy đoạn. Còn sót lại hoặc phàm phu đoạn, tư duy đoạn. Đệ tử Thế Tôn đoạn do kiến đế đoạn. Dục lưu trong dục do tư duy đoạn. Hai loại đầu là hữu lưu, vô minh lưu do kiến đế đoạn. Ba loại đầu là kiến lưu do kiến đế đoạn. Hai loại ách đầu cũng như vậy.

Dục thọ trong thọ tư duy đoạn. Hai loại đầu là giới thọ- thân thọ do kiến đế đoạn. Hai loại đầu là ngã thọ do kiến đế đoạn.

Dục ái ràng buộc thân – giận dữ ràng buộc thân trong ba loại phược đầu do tư duy đoạn. Hai loại đầu là trộm giới ràng buộc thân – ngã kiến ràng buộc thân do kiến đế đoạn. Trong hai loại cái đầu thì tham dục – sân giận – thụy miên – trạo cử do tư duy đoạn. Hai loại hối đầu thì chắc chắn do tư duy đoạn.

Nghi cái thì hoặc do phàm phu đoạn hay tư duy đoạn. Đệ tử Thế Tôn đoạn thì do kiến đế đoạn. Kiết sân giận trong kiết do tư duy đoạn.

Hai loại đầu là kiết ái và kiết kiêu mạn do kiến đế đoạn. Ba loại đầu là kiết tật – kiết xan chắc chắn do tư duy đoạn.

Tư duy tham dục, giận dữ trong năm kiết phần dưới.

Ba thứ đầu tiên là thân kiến, trộm giới, nghi và năm kiến do kiến đế đoạn.

Năm ái thân trong sáu ái thân của hai thứ đầu tiên, nhất định do tư

duy đoạn. Ý trải qua ái do kiến đế đoạn. Sử tham dục, sử giận dữ trong bảy sử của ba thứ đầu tiên do tư duy đoạn.

Ba thứ đầu là sử hữu ái, sử kiêu mạn, sử vô minh, do kiến đế đoạn.

Hai thứ sử kiến và sử nghi do kiến đế đoạn.

Kiết giận dữ trong chín kiết của hai thứ đầu tiên, do tư duy đoạn.

Hai thứ kiết ái đầu tiên là kiết kiêu mạn và kiết vô minh, do kiến đế đoạn.

Ba thứ là kiết kiến, kiết thất nguyện, kiết nghi đầu tiên, do kiến đế đoạn.

Hai thứ kiết ganh tị, kiết keo kiệt đầu tiên, nhất định do tư duy đoạn.

Hai mươi tám sử trong chín mươi tám sử, do kiến đế đoạn và tư duy đoạn. Còn sót lại hoặc do phàm phu đoạn và tư duy đoạn. Đệ tử Thế Tôn đoạn thì do kiến đế đoạn.

Hỏi: Ba kiết này, có bao nhiêu do kiến khổ đế đoạn? Bao nhiêu do kiến tập – tận – đạo đế đoạn? Bao nhiêu do tư duy đoạn?

Đáp: Thân kiến do kiến khổ đoạn. Trộm giới có hai hành, hoặc do kiến khổ đoạn, hoặc do kiến đạo đoạn. Nghi có bốn hành, hoặc do kiến khổ đoạn, hoặc do kiến tập- tận- đạo đoạn.

Tham, giận dữ, ngu si, dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, dục lưu, hữu lưu, vô minh lưu có năm hành, kiến lưu có bốn hành; ách bộc lưu cũng như thế.

Dục thọ, ngã thọ trong thọ có năm hành, giới thọ có hai hành, kiến thọ có bốn hành.

Trong phược thì ái dục ràng buộc thân và giận dữ ràng buộc thân có năm hành. Trộm giới ràng buộc thân hai hành. Ngã kiến ràng buộc thân có bốn hành.

Cái tham dục, cái giận dữ, thùy miên, trạo cử trong cái có năm hành.

Cái ăn năn, nhất định do tư duy đoạn, cái nghi có bốn hành.

Kiết ái, kiết giận dữ, kiết kiêu mạn trong kiết có năm hành. Kiết ganh tị và kiết keo kiệt nhất định do tư duy đoạn. Năm hành tham dục, giận dữ trong năm kiết phần dưới. Thân kiến do kiến khổ đoạn, trộm giới có hai hành, nghi có bốn hành. Thân kiến, biên kiến trong kiến do kiến khổ đoạn, tà kiến và trộm kiến có bốn hành, trộm giới có hai hành.

Năm ái thân trong ái thân do tư duy đoạn. Ý trải qua ái có năm hành.

Sử tham dục, sử giận dữ, sử hữu ái, sử kiêu mạn, sử vô minh trong sử có năm hành, sử kiến và sử nghi có bốn hành.

Kiết ái, kiết giận dữ, kiết kiêu mạn, kiết vô minh trong kiết có năm hành.

Kiết kiến, kiến thất nguyện, kiết nghi có bốn hành. Kiết ganh tị và kiết keo kiệt nhất định do tư duy đoạn.

Hai mươi tám sử trong chín mươi tám sử do kiến khổ đoạn, mười chín sử do kiến tập đoạn, mười chín sử do kiến tận đoạn, hai mươi hai sử do kiến đạo đoạn, mười sử do tư duy đoạn.

Hỏi: Ba kiết này có bao nhiêu kiến? Bao nhiêu không phải kiến?

Đáp: Hai kiến và một không kiến, tham- giận dữ- ngu si là không kiến. Trong lậu: có một không kiến, hai cần phân biệt:

Dục lậu hoặc kiến, hoặc không kiến.

Thế nào là kiến? Năm kiến của cõi Dục, đó gọi là kiến.

Thế nào là không kiến? Trừ ra ra năm kiến của cõi Dục, còn lại các dục lậu, đó gọi là không kiến.

Hữu lậu hoặc kiến, hoặc không kiến.

Thế nào là kiến? Năm kiến của cõi Sắc – Vô sắc, đó gọi là kiến.

Thế nào là không kiến? Trừ ra ra năm kiến của cõi Sắc. Vô sắc, còn lại các hữu lậu, đó gọi là không kiến.

Trong lưu có một kiến, ba không kiến. Ách bộc lưu cũng như thế. Trong thọ hai kiến, hai không kiến. Trong phược hai kiến, hai không kiến. Kiết cái không kiến. Trong phần dưới hai kiến, ba không kiến. Kiến thì kiến. Ái thân không kiến.

Trong sử có một kiến, sáu không kiến. Trong kiết có hai kiến, bảy không kiến.

Trong chín mươi tám sử có ba mươi sáu kiến, sáu mươi hai không kiến.

Hỏi: Ba kiết này có bao nhiêu có giác- có quán? Bao nhiêu không có giác- có quán? Bao nhiêu không có giác, không có quán?

Đáp: Tất cả ba hành hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác, không có quán. Tham – giận dữ – ngu si và dục lậu thì có giác- có quán. Ba hành còn sót lại thì hoặc có giác – có quán, hoặc không có giác – có quán, hoặc không có giác, không có quán.

Dục lưu trong lưu thì có giác- có quán. Ba hành còn sót lại thì hoặc có giác – có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác, không có quán; ách bộc lưu cũng như thế.

Dục thọ trong thọ thì có giác- có quán. Ba hành còn sót lại thì hoặc có giác – có quán, hoặc không có giác – có quán, hoặc không có giác, không có quán.

Ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân trong phược thì có giác- có quán. Ba hành còn sót lại thì hoặc có giác – có quán, hoặc không có giác – có quán, hoặc không có giác, không có quán. Cái và kiết giận dữ, kiết ganh tị, kiết keo kiệt thì có giác- có quán.

Ba hành còn sót lại thì hoặc có giác – có quán, hoặc không có giác – có quán, hoặc không có giác, không có quán. Tham dục và giận dữ trong phần dưới thì có giác- có quán, còn sót lại và kiến có ba hành thì hoặc có giác – có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác, không có quán.

Năm ái thân trong ái thân thì có giác – có quán, ý trải qua ba hành của ái, hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác, không có quán. Sử tham dục và, sử giận dữ trong sử có giác – có quán. Ba hành còn sót lại hoặc có giác – có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác, không có quán.

Kiết giận dữ, kiết ganh tị, kiết keo kiệt trong kiết thì có giác – có quán. Ba hành còn sót lại hoặc có giác – có quán, hoặc không có giác – có quán, hoặc không có giác, không có quán.

Trong chín mươi tám sử cõi Dục có giác- có quán. Ba hành của cõi Sắc hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác, không có quán. Cõi Sắc – Vô sắc thì không có giác, không có quán.

Hỏi: Ba kiết này có bao nhiêu loại tương ưng với lạc căn? Bao nhiêu loại tương ưng với khổ căn? Bao nhiêu loại tương ưng với hỷ căn? Bao nhiêu loại tương ưng với ưu căn? Bao nhiêu loại tương ưng với hộ căn?

Đáp: Thân kiến, trộm giới có ba, trừ ra ra khổ căn và ưu căn; nghi có bốn, trừ ra ra khổ căn. Tham có ba trừ ra khổ căn và ưu căn. Giận dữ có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn.

Ngu si và dục lậu – vô minh lậu có năm; hữu lậu có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn.

Dục lưu- vô minh lưu trong lưu có năm; hữu lưu có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn.

Kiến lưu có bốn, trừ ra khổ căn; ách bộc lưu cũng như thế.

Dục thọ trong thọ có năm, giới thọ và ngã thọ có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Kiến thọ có bốn, trừ ra khổ căn. Sự giận dữ trong phược ràng buộc thân có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn; phược còn sót lại có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn.

Cái tham dục trong cái có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Cái giận dữ có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn.

Thùy – trạo có năm; miên có ba, trừ ra lạc căn và khổ căn. Hối- nghi tương ưng với hai căn là ưu căn và hộ căn.

Kiết giận dữ trong kiết có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn.

Kiết ái, kiết kiêu mạn có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn.

Kiết ganh tị – keo kiệt tương ưng với hai căn là ưu căn và hộ căn.

Tham dục trong phần dưới có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Giậc dữ có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn.

Thân kiến – trộm giới có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Nghi có bốn, trừ ra khổ căn.

Tà kiến trong kiến có bốn, trừ ra khổ căn. Kiến còn sót lại có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn.

Năm ái thân trong ái thân, tương ưng với hai căn là lạc căn và hộ căn.

Ý trải qua ái có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn.

Sử tham dục sử hữu ái, sử kiêu mạn trong sử có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Sử giận dữ có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn. Sử vô minh có năm; sử kiến- sử nghi có bốn, trừ ra khổ căn. Kiết giận dữ trong kiết có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn. Kiết ái, kiết kiêu mạn, kiết thất nguyện có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn.

Kiết vô minh có năm; kiết kiến- kiết nghi có bốn, trừ ra khổ căn. Kiết ganh tị – kiết keo kiệt tương ưng với hai căn là ưu căn và hộ căn.

Trong chín mươi tám sử, thân kiến – biên kiến – trộm kiến – trộm giới trong cõi Dục, do kiến đế mà đoạn. Tham dục, kiêu mạn tương ưng với hai căn là hỷ căn và hộ căn. Nghi do kiến đế mà đoạn. Sân giận tương ưng với hai căn là ưu căn và hộ căn.

Tà kiến do kiến đế mà đoạn. Vô minh có, trừ ra lạc căn và khổ căn. Tham dục do tư duy mà đoạn có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn. Sự giận dữ có ba, trừ ra lạc căn và hỷ căn. Kiêu mạn tương ưng với hai căn là hỷ căn và hộ căn.

Sử vô minh có năm, cõi Sắc có ba, trừ ra khổ căn và ưu căn, cõi Vô sắc có một, tương ưng với hộ căn.

Hỏi: Ba kiết này có bao nhiêu loại hệ thuộc cõi Dục? Bao nhiêu loại hệ thuộc cõi Sắc? Bao nhiêu loại hệ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Tất cả có ba hành, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi

Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Tham- giận dữ – ngu si và dục lậu hệ thuộc cõi Dục, hữu lậu hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Ba hành còn sót lại, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc.

Dục lưu trong lưu hệ thuộc cõi Dục. Hữu lưu hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Ba hành còn sót lại, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc; ách bộc lưu cũng như thế. Dục thọ trong thọ hệ thuộc cõi Dục; ngã thọ hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Ba hành còn sót lại, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc.

Ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ buộc ràng thân trong phược, là hệ thuộc cõi Dục. Ba hành còn sót lại, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc.

Năm cái và kiết giận dữ, kiết ganh tị, kiết keo kiệt hệ thuộc cõi Dục. Ba hành còn sót lại hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc. Tham dục- sân giận trong phần dưới hệ thuộc cõi Dục. Còn lại ba hành và năm kiến, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc.

Mũi trải qua ái lưỡi trải qua ái trong ái thân, hệ thuộc cõi Dục; mắt trải qua ái, tai và thân trải qua ái, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc; ý trải qua ba hành ái, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc.

Sử tham dục, sử giận dữ trong sử hệ thuộc cõi Dục. Sử hữu ái hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc. Ba hành còn sót lại hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc.

Kiết giận dữ, kiết ganh tị, kiết keo kiệt trong kiết hệ thuộc cõi Dục. Ba hành còn sót lại hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc.

Trong chín mươi tám sử có ba mươi sáu loại hệ thuộc cõi Dục, ba mươi mốt loại hệ thuộc cõi Sắc, ba mươi mốt loại hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Các kiết sử sở hữu là của cõi Dục, kiết sử đó ở cõi Dục chăng?

Đáp: Hoặc là kiết sử cõi Dục, mà kiết sử đó không ở cõi Dục.

Thế nào là kiết sử cõi Dục, mà kiết sử đó không ở cõi Dục?

Đáp: Kiết sử đã ràng buộc ma Ba tuần ở trên Phạm thiên. Đức Như Lai nói cũng bị kiết sử ràng buộc. Từ cõi Sắc ẩn mất có đủ Trung ấm cõi Dục, đó gọi là kiết sử cõi Dục, mà kiết sử đó không ở cõi Dục.

Thế nào là kiết sử ở cõi Dục, mà kiết sử đó không phải là của cõi Dục?

Đáp: Kiết sử đã ràng buộc từ cõi Dục ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Sắc, cũng là kiết sử sở hữu của cõi Sắc- Vô sắc, trụ vào cõi Dục hiện ra ở trước, đó gọi là kiết sử ở cõi Dục, mà kiết sử đó không phải là của cõi Dục.

Thế nào là kiết sử cõi Dục, mà kiết sử đó cũng ở cõi Dục?

Đáp: Kiết sử đã ràng buộc từ cõi Dục ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Dục là sinh ấm, cũng là các kiết sử ở cõi Dục, trụ vào cõi Dục hiện ra ở trước, đó gọi là kiết sử của cõi Dục, mà kiết sử đó cũng ở cõi Dục.

Thế nào là cũng không phải kiết sử cõi Dục mà kiết sử đó cũng không ở cõi Dục?

Đáp: Các kiết sử đã ràng buộc từ cõi Sắc ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Sắc là sinh ấm. Từ cõi Sắc ẩn mất sinh cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh cõi Vô sắc. Từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh cõi Sắc, cũng là kiết sử sở hữu ở cõi Sắc – Vô sắc, trụ vào cõi Sắc hiện ra ở trước. Các kiết sử sở hữu ở cõi Vô sắc, trụ vào cõi Vô sắc hiện ra ở trước, đó gọi là kiết sử cũng không phải là của cõi Dục, mà kiết sử đó cũng không ở cõi Dục.

Hỏi: Các kiết sử sở hữu là của cõi Sắc thì kiết sử ấy ở cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết sử là của cõi Sắc mà kiết sử ấy không ở cõi Sắc.

Kiết sử là của cõi Sắc mà kiết sử ấy không ở cõi Sắc là sao?

Đáp: Kiết sử đã ràng buộc từ cõi Dục ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Sắc, cũng vốn có kiết sử là của cõi Sắc, ở cõi Dục hiện ra ở trước, đây nói là kiết sử cõi Sắc mà kiết sử đó không ở cõi Sắc.

Thế nào là kiết sử ở cõi Sắc mà kiết sử đó không phải là của cõi Sắc?

Đáp: Các kiết sử đã ràng buộc ma Ba tuần trụ vào trên Phạm thiên. Đức Như Lai nói cũng bị ràng buộc do kiết sử, từ cõi Sắc ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Dục, cũng vốn có kiết sử ở cõi Vô sắc, trụ vào cõi Sắc hiện ra ở trước, đó gọi là kiết sử ở cõi Sắc mà kiết sử đó không phải là của cõi Sắc.

Thế nào là kiết sử cõi Sắc mà kiết sử đó cũng ở cõi Sắc?

Đáp: Các kiết sử đã ràng buộc từ cõi Sắc ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Sắc là sinh ấm, cũng vốn có kiết sử là của cõi Sắc, trụ vào cõi Sắc hiện ra ở trước, đó gọi là kiết sử cõi Sắc mà kiết sử đó cũng ở cõi Sắc.

Thế nào là kiết sử không phải là của cõi Sắc mà kiết sử đó cũng không ở cõi Sắc?

Đáp: Các kiết sử đã ràng buộc từ cõi Dục ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Dục là sinh ấm. Từ cõi Dục ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Dục, cũng vốn có kiết sử ở cõi Vô sắc, trụ vào cõi Dục hiện ra ở trước, cũng vốn có kiết sử ở cõi Vô sắc, trụ vào cõi Vô sắc hiện ra ở trước, đó gọi là kiết sử không phải là của cõi Sắc mà kiết sử đó cũng không ở cõi Sắc.

Hỏi: Không phải cũng như thế, các kiết sử sở hữu là của cõi Vô sắc, thì kiết sử đó ở cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Như thế, các kiết sử sở hữu ở cõi Vô sắc, thì kiết sử đó là của cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể là kiết sử của cõi Vô sắc mà kiết sử đó không ở cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có các kiết sử sở hữu là của cõi Vô sắc, trụ vào cõi Dục- Sắc hiện ra ở trước.

Hỏi: Các kiết sử sở hữu không phải là của cõi Vô sắc, thì kiết sử đó cũng không ở cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Như thế. Các kiết sử sở hữu không phải là của cõi Vô sắc, thì kiết sử đó cũng không ở cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể, kiết sử không ở cõi Vô sắc, mà kiết sử ấy lại là của cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có, các kiết sử sở hữu là của cõi Vô sắc, trụ vào cõi Dục- cõi Sắc hiện ra ở trước.

Hỏi: Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Thế Tôn, sắc còn chưa tận là bị sắc trói buộc chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Giả sử bị sắc trói buộc thì sắc không tận chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thống chưa tận thì bị thống trói buộc chăng?

Đáp: Đúng vậy. Thống chưa tận là còn bị thống trói buộc.

Hỏi: Có thể, bị thống trói buộc mà không phải là thống chưa tận chăng?

Đáp: Có, Tư-đà-hàm gia gia, một thứ tư duy trong tăng thượng hệ thuộc cõi Dục đã đoạn kiết tận, thống tương ưng kia hệ thuộc kiết sử phần dưới; tưởng – hành – thức cũng lại như thế.

Hỏi: Kiến đế thành tựu mà đệ tử Đức Thế Tôn, nếu sắc đã tận thì sắc ấy giải thoát chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu sắc không trói buộc thì sắc đó tận chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thống đã tận thì thống đó không còn trói buộc chăng?

Đáp: Đúng vậy. Nếu thống không còn trói buộc thì thống ấy đã tận vậy.

Hỏi: Có thể thống đã tận, thì thống ấy không phải là không còn trói buộc chăng?

Đáp: Có, Tư-đà-hàm gia gia, một thứ tư duy trong tăng thượng hệ thuộc cõi Dục đã đoạn kiết tận, thống tương ưng kia hệ thuộc kiết sử phần dưới; tưởng- hành- thức cũng lại như vậy.

Hỏi: Năm người là kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng. Người kiên tín đối với ba kiết này thì bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Khổ vị tri trí chưa sinh thì tất cả thành tựu, khổ vị tri trí đã sinh thì có hai thành tựu và một không thành tựu. Tham- giận dữ- ngu si- ái dục chưa hết thì tất cả thành tựu, ái dục đã hết thì tất cả không thành tựu. Ái dục trong hữu lậu chưa tận thì tất cả thành tựu, ái dục đã tận thì hai thành tựu và một không thành tựu.

Ái dục trong lưu chưa tận thì tất cả thành tựu, ái dục đã tận thì ba thành tựu và một không thành tựu. Ách thọ cũng như thế. Ái dục trong phược chưa hết thì tất cả thành tựu, ái dục đã hết thì hai thành tựu và hai không thành tựu. Ái dục trong Cái chưa hết, đạo pháp trí chưa sinh thì tất cả thành tựu. Nếu ái dục chưa tận mà đạo pháp trí đã sinh thì có bốn thành tựu và một không thành tựu; ái dục đã hết thì tất cả không thành tựu.

Ái dục trong kiết chưa tận, thì tất cả thành tựu; ái dục đã tận thì có hai thành tựu và ba không thành tựu.

Ái dục trong phần dưới chưa tận, khổ vị tri trí chưa sinh thì tất cả thành tựu. Nếu ái dục chưa tận, khổ vị tri trí đã sinh thì có bốn thành tựu và một không thành tựu. Ái dục đã tận, khổ vị tri trí chưa sinh, có ba thành tựu và hai không thành tựu. Nếu ái dục đã tận, khổ vị tri trí đã sinh, thì có hai thành tựu và ba không thành tựu.

Trong kiến mà khổ vị tri trí chưa sinh thì tất cả thành tựu, khổ vị tri trí đã sinh thì ba thành tựu và hai không thành tựu. Trong ái thân mà ái dục chưa tận thì tất cả thành tựu; ái dục đã tận mà ái Phạm thiên chưa tận có bốn thành tựu và hai không thành tựu. Ái Phạm thiên đã hết, có một thành tựu và năm không thành tựu.

Trong sử, ái dục chưa tận thì tất cả thành tựu; ái dục đã tận, có năm thành tựu và hai không thành tựu.

Trong kiết, ái dục chưa hết thì tất cả thành tựu; ái dục đã hết, có sáu thành tựu và ba không thành tựu.

Ái dục trong chín mươi tám sử chưa tận, khổ pháp trí chưa sinh thì tất cả thành tựu. Khổ pháp trí đã sinh mà khổ vị tri trí chưa sinh, thuộc khổ đế cõi Dục đã đoạn thì không thành tựu, còn lại thì thành tựu. Khổ vị tri trí đã sinh mà tập pháp trí chưa sinh, khổ đế ba cõi đã đoạn thì không thành tựu, còn lại thì thành tựu. Tập pháp trí đã sinh mà tập vị tri trí chưa sinh, khổ đế ba cõi đã đoạn thì không thành tựu, và tập đế cõi Dục đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Tập vị tri trí đã sinh mà tận pháp trí chưa sinh, khổ- tập ba cõi đã đoạn thì không thành tựu thì còn lại thành tựu. Tận pháp trí đã sinh mà tận vị tri trí chưa sinh, khổ đế, tập đế ba cõi đã đoạn không thành tựu, và tận đế cõi Dục đã đoạn thì còn lại thành tựu. Tận vị tri trí đã sinh mà đạo pháp trí chưa sinh, khổ đế – tập đế- tận đế của ba cõi đã đoạn thì không thành tựu, còn lại thì thành tựu. Đạo pháp trí đã sinh, khổ – tập – tận đế của ba cõi đã đoạn thì không thành tựu, và đạo đế cõi Dục đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Ái dục đã tận mà ái sắc chưa tận, khổ vị tri trí chưa sinh thì tất cả cõi Dục không thành tựu, còn lại thì thành tựu. Khổ vị tri trí đã sinh mà tập vị tri trí chưa sinh, thì tất cả cõi Dục không thành tựu và khổ đế cõi Sắc – Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Tập vị tri trí đã sinh mà tận vị tri trí chưa sinh thì tất cả cõi Dục không thành tựu, và khổ đế- tập đế cõi Sắc – Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Tận vị tri trí đã sinh thì tất cả cõi Dục không thành tựu, và khổ đế – tập đế – tận đế cõi Sắc – Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu.

Ái sắc đã tận mà ái vô sắc chưa tận, khổ vị tri trí chưa sinh thì tất cả cõi Dục – Sắc không thành tựu, còn lại thì thành tựu. Khổ vị tri trí đã sinh mà tập vị tri trí chưa sinh, tất cả cõi Dục- Sắc thì không thành tựu, và khổ đế cõi Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Tập vị tri trí đã sinh mà tận vị tri trí chưa sinh, tất cả cõi Dục – Sắc thì không thành tựu, và khổ đế- tập đế cõi Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Tận vị tri trí đã sinh, tất cả cõi Dục – Sắc thì không thành tựu, và khổ đế – tập đế cõi Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Tận vị tri trí đã sinh thì tất cả cõi Dục – Sắc không thành tựu, và khổ đế – tập đế – tận đế của cõi Vô sắc đã đoạn, còn lại thì thành tựu. Kiên pháp cũng như thế.

Hỏi: Người tín giải thoát dối với ba kiết này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tất cả không thành tựu. Tham – giận dữ – ngu si – ái dục chưa hết thì tất cả thành tựu, ái dục đã hết thì tất cả không thành tựu.

Ái dục trong hữu lậu chưa hết thì tất cả thành tựu, ái dục đã hết thì có hai thành tựu và một không thành tựu. Ái dục trong lưu chưa hết, có ba thành tựu và một không thành tựu, ái dục đã hết thì có hai thành tựu và hai không thành tựu. Ách bộc lưu cũng như thế. Ái dục trong thọ chưa hết thì có hai thành tựu và hai không thành tựu. Ái dục đã hết thì một thành tựu và ba không thành tựu. Ái dục trong phược chưa hết thì có hai thành tựu và hai không thành tựu, ái dục đã hết thì tất cả không thành tựu.

Ái dục trong cái chưa hết có bốn thành tựu và một không thành tựu, ái dục đã hết thì tất cả không thành tựu.

Ái dục trong kiết chưa hết thì tất cả thành tựu, ái dục đã hết có hai thành tựu và ba không thành tựu.

Ái dục trong phần dưới chưa hết có hai thành tựu và ba không thành tựu, ái dục đã hết thì tất cả không thành tựu.

Kiến không thành tựu (không thành tựu). Ái dục trong ái thân chưa hết thì tất cả thnàh tựu, ái dục đã hết mà ái của Phạm thiên chưa hết, có bốn thành tựu và hai không thành tựu. Ái của Phạm thiên đã hết có một thành tựu và năm không thành tựu.

Ái dục trong sử chưa hết, có năm thành tựu và hai không thành tựu, ái dục đã hết thì có ba thành tựu và bốn không thành tựu.

Ái dục trong kiết chưa hết, có sáu thành tựu và ba không thành tựu, ái dục đã hết thì có ba thành tựu và sáu không thành tựu.

Ái dục trong chín mươi tám sử chưa hết, có mười thành tựu và tám mươi tám không thành tựu; ái dục đã hết mà ái sắc chưa hết có sáu thành tựu và chín mươi hai không thành tựu; ái sắc đã hết mà ái vô sắc chưa hết, có ba thành tựu và chín mươi lăm không thành tựu. Kiến đáo cũng như thế.

Hỏi: Ba kiết này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tất cả không thành tựu, tham – giận dữ – ngu si không thành tựu.

Trong hữu lậu có hai thành tựu và một không thành tựu.

Trong lưu có hai thành tựu và hai không thành tựu; ách bộc lưu cũng như thế.

Trong thọ có một thành tựu, ba không thành tựu; phược không thành tựu, cái không thành tựu.

Trong kiết có hai thành tựu, ba không thành tựu; phần dưới không thành tựu, kiến không thành tựu.

Trong ái thân có một thành tựu, năm không thành tựu.

Trong sử có ba thành tựu, bốn không thành tựu.

Trong kiết có ba thành tựu, sáu không thành tựu. Trong chín mươi tám sử có ba thành tựu, chín mươi lăm không thành tựu.

Hỏi: Thân kiến. Thân kiến kia có bao nhiêu duyên duyên (chủ thể duyên, đối tượng duyên)?

Đáp: Hoặc bốn, ba, hai, một.

Gì là bốn?

Đáp: Như thân kiến thứ tự sinh ra thân kiến, tức là tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau, theo thứ tự duyên tăng thượng, đó gọi là bốn.

Gì là ba?

Đáp: Như thân kiến theo thứ tự sinh ra thân kiến, tức là thân kiến kia không tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau, thứ tự tăng thượng không có duyên, như thứ tự sinh, bao nhiêu tâm sinh ra thân kiến, tức là thân kiến kia tư duy về nhân sinh trước hay sau duyên tăng thượng không có thứ tự, đó gọi là ba.

Gì là hai?

Đáp: Như thân kiến theo thứ tự sinh ra bao nhiêu tâm, sinh ra thân kiến, tức là thân kiến kia không tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau mà theo thứ tự tăng thượng, đó gọi là hai.

Gì là một?

Đáp: Sinh sau hay sinh trước, nếu cùng với duyên duyên tăng thượng, không cùng với duyên của một tăng thượng. Vị lai- quá khứ- hiện tại, nếu cùng với duyên duyên tăng thượng thì không duyên với một tăng thượng. Vị lai- hiện tại- quá khứ, nếu duyên với duyên tăng thượng, không duyên với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Dục, nếu với thứ tự theo thứ tự tăng thượng, thì không theo thứ tự với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Vô sắc với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Vô sắc, hệ thuộc cõi Dục nếu với thứ tự theo thứ tự tăng thượng, thì không theo thứ tự với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Vô sắc, hệ thuộc cõi Sắc, nếu với thứ tự theo thứ tự tăng thượng, thì không theo thứ tự với một tăng thượng. Như thân kiến thì thân kiến như thế không nhất thiết biến cũng không nhất thiết biến, không nhất thiết biến mà nhất thiết biến.

Hỏi: Thân kiến trộm giới có bao nhiêu duyên duyên?

Đáp: Hoặc là bốn, ba, hai, một.

Gì là bốn?

Đáp: Như thân kiến thứ tự mà sinh. Trộm giới, tức là thân kiến kia tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau theo thứ tự duyên tăng thượng, đó gọi là bốn.

Gì là ba?

Đáp: Như thân kiến theo thứ tự mà sinh. Trộm giới, tức là thân kiến kia không tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau theo thứ tự tăng thượng không có duyên. Như thân kiến theo thứ tự mà sinh, với bao nhiêu tâm sẽ sinh ra trộm giới. Thân kiến kia tức tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau duyên nhân tăng thượng, không có thứ tự, đó gọi là ba.

Gì là hai?

Đáp: Như thân kiến theo thứ tự mà sinh. Nếu bao nhiêu tâm sẽ sinh ra trộm giới, thì là thân kiến kia không tư duy về nhân sinh trước hay sinh sau tăng thượng, đó gọi là hai.

Gì là một?

Đáp: Sinh sau hay sinh trước, nếu với duyên duyên tăng thượng, thì không duyên với một tăng thượng. Vị lai- quá khứ- hiện tại, nếu với duyên duyên tăng thượng, thì không duyên với một tăng thượng. Vị lai- hiện tại- quá khứ, nếu với duyên duyên tăng thượng, thì không duyên với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Dục, nếu với thứ tự, thì không có duyên theo thứ tự tăng thượng. Nếu với duyên không theo thứ tự duyên tăng thượng, hoặc cùng với thứ tự duyên theo thứ tự duyên tăng thượng, hoặc không theo thứ tự duyên với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Vô sắc với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Vô sắc, hệ thuộc cõi Dục, hoặc với thứ tự không duyên theo thứ tự tăng thượng. Nếu với duyên thì không theo thứ tự duyên tăng thượng, nếu với thứ tự duyên, thì theo thứ tự duyên tăng thượng, hoặc không theo thứ tự duyên với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc với một tăng thượng. Hệ thuộc cõi Vô sắc, hệ thuộc cõi Sắc, hoặc với thứ tự không duyên theo thứ tự tăng thượng, hoặc với duyên không có thứ tự duyên tăng thượng, hoặc với thứ tự duyên theo thứ tự duyên tăng thượng, hoặc không theo thứ tự duyên với một tăng thượng. Như thân kiến trộm giới như thế, mà lại nhất thiết biến, nhất thiết biến mà không nhất thiết biến, không nhất thiết biến.

******

Phẩm 2: BÀN VỀ NHẤT HÀNH

Một hành trải qua sáu tiểu- bảy đại. Bảy gồm thâu ràng buộc của có thì vì sao cần phải diệt kiết sử? Các đạo đoạn, biết tám người, chín kiết là kiết ái, kiết giận dữ, kiết kiêu mạn, kiết vô minh, kiết kiến, kiết thất nguyện, kiết nghi, kiết keo kiệt, kiết ganh tị.

Nếu kiết ái trói buộc trong thân, thì thân kia có giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ trói buộc thì lại có kiết ái chăng? Nếu trong thân có kiết ái trói buộc thì có kiết kiêu mạn, kiết vô minh, kiết kiến, kiết thất nguyện, kiết nghi, kiết keo kiệt, kiết ganh tị cũng có chăng? Nếu có kiết ganh tị trói buộc thì lại có kiết ái chăng? Trong thân cho đến kiết keo kiệt trói buộc lại có kiết ganh tị chăng? Giả sử có kiết ganh tị thì lại có kiết keo kiệt chăng?

Nếu kiết ái quá khứ trói buộc trong thân thì vị lai lại có chăng? Nếu có vị lai thì quá khứ lại có chăng? Nếu có quá khứ thì hiện tại lại có chăng? Nếu có hiện tại thì quá khứ lại có chăng? Nếu có vị lai thì hiện tại lại có chăng? Nếu có hiện tại thì vị lai lại có chăng? Nếu có quá khứ thì vị lai – hiện tại lại có chăng? Nếu có vị lai thì hiện tại – quá khứ lại có chăng? Nếu có vị lai thì quá khứ – hiện tại lại có chăng? Nếu có quá khứ thì hiện tại- vị lai lại có chăng? Nếu có hiện tại thì quá khứ- vị lai lại có chăng? Nếu có quá khứ thì vị lai – hiện tại lại có chăng? Cho đến kiết keo kiệt- ganh tị, cũng lại như thế.

Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, thì kiết giận dữ quá khứ lại có chăng? Nếu có kiết giận dữ quá khứ, thì kiết ái quá khứ lại có chăng?

Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, thì vị lai lại có kiết giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ vị lai, quá khứ lại có kiết ái chăng?

Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì hiện tại lại có kiết giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ hiện tại thì quá khứ lại có kiết ái chăng?

Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, quá khứ thì hiện tại, lại có kiết giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ hiện tại- quá khứ thì quá khứ lại có kiết ái chăng?

Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, thì vị lai hiện tại lại có kiết giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ vị lai hiện tại, thì quá khứ lại có kiết ái chăng?

Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, thì quá khứ – vị lai lại có kiết giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ quá khứ – vị lai, thì quá khứ lại có kiết ái chăng?

Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, thì quá khứ – vị lai – hiện tại lại có kiết giận dữ chăng? Nếu có kiết giận dữ quá khứ – vị lai – hiện tại, thì quá khứ lại có kiết ái chăng?

Ái quá khứ, giận dữ quá khứ, kiêu mạn quá khứ, vị lai- hiện tại, quá khứ- hiện tại, vị lai- hiện tại, quá khứ – vị lai, kiêu mạn quá khứ – vị lai – hiện tại cho đến keo kiệt, ganh tị cũng lại như vậy.

Thân kiến có bao nhiêu thuộc về sử? Trộm giới- nghi cho đến vô minh cõi Vô sắc do tư duy mà đoạn, có bao nhiêu thuộc về sử? Ba kiết và ba căn bất thiện, thì ba kiết gồm thâu ba căn bất thiện, hay ba căn bất thiện gồm thâu ba kiết? Ba kiết cho đến chín mươi tám sử, thì ba kiết gồm thâu chín mươi tám sử, hay chín mươi tám sử gồm thâu ba kiết. Cho đến chín kiết và chín mươi tám sử thì chín kiết gồm thâu chín mươi tám sử, hay chín mươi tám sử gồm thâu chín kiết?

Ba kiết này có bao nhiêu thọ dục hữu? Bao nhiêu thọ sắc hữu? Bao nhiêu thọ vô sắc hữu? Từ đây cho đến chín mươi tám sử, có bao nhiêu thọ dục hữu? Bao nhiêu thọ sắc hữu và vô sắc hữu?

Thân kiến do Tam-muội nào tận? Trộm giới – nghi cho đến sử vô minh do tư duy cõi Vô sắc đoạn, do Tam-muội nào tận?

Nếu kiết quá khứ thì kiết đó đã trói buộc chăng? Nếu kiết đó đã trói buộc, thì kiết đó là kiết quá khứ chăng?

Nếu kiết vị lai thì kiết ấy sẽ trói buộc chăng? Nếu kiết ấy sẽ trói buộc thì đó là kiết vị lai chăng? Nếu kiết hiện tại thì nay đang trói buộc kiết kia chăng? Nếu nay đang trói buộc, thì kiết đó là kiết hiện tại chăng?

Nếu vì đạo diệt kiết cõi Dục mà đoạn thì đối với đạo kia thoái lui, sẽ mắc phải kiết đó trói buộc hay không mắc phải kiết đó trói buộc?

Nếu vì đạo diệt kiết cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn, thì đối với đạo kia thoái lui, sẽ mắc phải sự trói buộc của kiết kia, hay không bị kiết kia trói buộc?

Chín trí đoạn: Trong cõi Dục mà đoạn khổ đế – tập đế mà đoạn hết kiết là một trí đoạn. Khổ đế – tập đế của cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn hết kiết là hai trí đoạn. Tận đế cõi Dục mà đoạn hết kiết là ba trí đoạn. Tận đế cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn hết kiết là bốn trí đoạn.

Đạo đế cõi Dục mà đoạn hết kiết là năm trí đoạn. Đạo đế cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn hết kiết là sáu trí đoạn.

Năm kiết phần dưới tận là bảy trí đoạn. Ái sắc tận là tám trí đoạn. Tất cả kiết tận là chín trí đoạn.

Chín trí đoạn gồm thâu tất cả trí đoạn, hay tất cả trí đoạn thu nhiếp chín trí đoạn?

Tám người hướng tới Tu-đà- hoàn chứng được Tu-đà-hoàn, hướng tới Tư-đà-hàm chứng được Tư-đà-hàm, hướng tới A-na-hàm chứng được A-na-hàm, hướng tới A-la-hán chứng được A-la-hán. Hướng tới Tu-đàhoàn chứng Tu-đà-hoàn, đối với chín trí đoạn, thành tựu bao nhiêu trí đoạn, không thành tựu bao nhiêu đoạn trí? Cho đến hướng tới A-la-hán chứng A-la-hán, đối với chín trí đoạn, thành tựu bao nhiêu trí đoạn, không thành tựu bao nhiêu trí đoạn?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Chín kiết là kiết ái, kiết giận dữ, kiết kiêu mạn, kiết vô minh, kiết kiến, kiết thất nguyện, kiết nghi, kiết keo kiệt, kiết ganh tị.

Hỏi: Trong thân đã có kiết ái trói buộc, lại có kiết giận dữ chăng?

Đáp: Như thế, nếu có kiết giận dữ thì sẽ có kiết ái trói buộc.

Hỏi: Có thể có kiết ái mà không có kiết giận dữ chăng?

Đáp: Có, nếu kiết ái của pháp cõi Sắc – Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái trói buộc mà lại có kiêu, mạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu có kiêu mạn, thì sẽ có kiết ái chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái trói buộc, thì sẽ có kiết vô minh chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Đã có kiết ái thì sẽ có kiết vô minh.

Hỏi: Có thể, có vô minh mà không có kiết ái chăng?

Đáp: Có, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, nếu trong pháp do khổ đế mà đoạn, kiết vô minh, do tập đế mà đoạn chưa hết.

Hỏi: Nếu trong thân đã có kiết ái trói buộc thì lại có kiết kiến chăng?

Đáp: Hoặc có ái mà không có kiến.

Có ái mà không có kiến là sao?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, nếu kiến do tận đế – đạo đế mà đoạn và kiết ái của pháp bất tương ưng chưa hết, nếu kiết ái của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, nếu kiến do đạo đế mà đoạn mà đoạn và kiết ái của pháp bất tương ưng chưa hết, kiết ái của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Kiến đế thành tựu, kiết ái của pháp mà đệ tử của Đức Thế Tôn đã tư duy mà đoạn chưa hết, đó gọi là ái chứ không phải là kiến.

Thế nào là kiến mà không phải là ái?

Đáp: Khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh. Pháp do khổ đế mà đoạn, kiết kiến do tập đế mà đoạn chưa hết, đó gọi là kiến chứ không phải là ái.

Cả hai cùng có trói buộc là sao?

Đáp: Chi tiết của thân thể con người đều bị trói buộc, nếu pháp do tư duy bốn đế mà đoạn thì ái và kiến cùng trói buộc. Khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, nếu pháp do tư duy tập- tận- đạo đế mà đoạn thì cả hai cùng có trói buộc. Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp tương ưng với kiến do tận đế – đạo đế mà đoạn thì cả hai cùng có trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp tương ưng với kiến do đạo đế mà đoạn mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là ái – kiến trong thân cùng có trói buộc.

Thế nào là trong thân cả hai không trói buộc chăng?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ đế – tập đế mà đoạn cả hai không trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ – tập – tận đế mà đoạn cả hai không trói buộc. Đệ tử của Đức Thế Tôn đã thành tựu kiến đế, pháp do bốn đế mà đoạn thì cả hai không trói buộc. Dục ái đã hết, đối với pháp cõi Dục thì cả hai đều không còn trói buộc. Dục ái đã hết, đối với pháp cõi Dục thì cả hai đều không còn trói buộc. Ái của Sắc – Vô sắc đã tận, pháp của cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn, cả hai không trói buộc, đó gọi là cả hai trong thân không trói buộc. Nghi cũng như thế.

Hỏi: Trong thân đã có kiết ái trói buộc mà lại có kiết thất nguyện chăng?

Đáp: Hoặc có ái mà không có thất nguyện.

Có ái mà không có thất nguyện là sao?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết ái của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết ái của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Đệ tử Đức Thế Tôn đã thành tựu kiến đế, nếu kiết ái của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết, thì đó gọi là ái mà không có thất nguyện.

Có thất nguyện mà, không có ái là thế nào?

Đáp: Khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, nếu pháp do khổ đế mà đoạn, kiết thất nguyện do tập đế mà đoạn chưa hết, thì đó gọi là thất nguyện mà không có ái.

Thế nào là cả hai trong thân cùng có trói buộc?

Đáp: Chi tiết của thân thể con người đều bị ràng buộc, pháp do tư duy bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, nếu pháp do tập – tận – đạo đế tư duy mà đoạn thì cả hai cùng có trói buộc. Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do tập – tận – đạo đế tư duy mà đoạn thì cả hai cùng có trói buộc.

Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do tận đế- đạo đế mà đoạn thì cả hai cùng có trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, nếu pháp do đạo đế mà đoạn mà đoạn thì cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là cả hai cùng có trói buộc.

Cả hai không có trói buộc là sao?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ đế- tập đế mà đoạn, cả hai không có trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ – tận – tập đế mà đoạn, cả hai không có trói buộc. Đệ tử của Đức Thế Tôn đã thành tựu kiến đế, pháp do bốn đế mà đoạn, cả hai không có trói buộc. Ái dục đã hết, đối với pháp cõi Dục mà đoạn cả hai không có trói buộc. Ái của cõi Sắc – Vô sắc đã hết, pháp của cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn, cả hai không có trói buộc, đó gọi là cả hai trong thân không có trói buộc.

Hỏi: Nếu kiết ái trói buộc trong thân thì cũng có kiết keo kiệt chăng?

Đáp: Như thế. Hễ có keo kiệt thì có ái.

Hỏi: Có thể có ái mà không có keo kiệt chăng?

Đáp: Có. Kiết ái của pháp do bốn đế cõi Dục mà đoạn chưa hết, cho đến kiết ái của pháp cõi Sắc – Vô sắc chưa hết; kiết ganh tị cũng như thế.

Môn kiêu mạn cũng như thế.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết giận dữ trói buộc mà lại có kiết kiêu mạn.

Đáp: Như thế. Có kiết giận dữ trói buộc thì có kiết kiêu mạn.

Hỏi: Có thể có kiêu mạn mà không có giận dữ chăng?

Đáp: Có, kiết kiêu mạn của pháp cõi Sắc – Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết giận dữ trói buộc thì có kiết vô minh chăng?

Đáp: Như thế. Có giận dữ thì có vô minh.

Hỏi: Có thể có vô minh mà không có giận dữ chăng?

Đáp: Có, ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh. Pháp do khổ đế trong cõi Dục mà đọcn kiết vô minh do tập đế mà đoạn chưa hết, hoặc kiết vô minh mà pháp của cõi Sắc – Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết giận dữ trói buộc thì có kiết kiến chăng?

Đáp: Hoặc có giận dữ mà không có kiến.

Thế nào là giận dữ mà không có kiến?

Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiến tương ưng với pháp do tận đế mà đoạn – do đạo đế mà đoạn mà đoạn trong cõi Dục mà đoạn chưa hết kiết giận dữ, pháp trong cõi Dục do tư duy mà đoạn chưa hết kiết giận dữ. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết giận dữ của pháp bất tương ưng với kiến, do đạo đế mà đoạn trong cõi Dục mà đoạn chưa hết. Kiết giận dữ của pháp do tư duy trong cõi Dục mà đoạn chưa hết. Đệ tử của Đức Thế Tôn đã thành tựu kiến đế, ái Dục mà đoạn chưa hết, kiết giận dữ của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết, đó gọi là giận dữ mà không có kiến.

Kiến mà không có giận dữ là sao?

Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do khổ đế trong cõi Dục mà đoạn, kiết kiến do tập đế mà đoạn chưa hết, kiết kiến của pháp cõi Sắc – Vô sắc chưa hết, đó gọi là kiến mà không có giận dữ.

Thế nào là trong thân cả hai cùng có trói buộc?

Đáp: Chi tiết thân thể của con người đều bị ràng buộc, pháp do bốn đế tư duy trong cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng trói buộc. Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do tập – tận – đạo đế tư duy trong cõi Dục mà đoạn cả hai cùng trói buộc. Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh pháp tương ưng với kiến do tận đế – đạo đế trong cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp tương ưng với kiến do đạo đế mà đoạn trong cõi Dục mà đoạn cả hai cùng trói buộc, đó gọi là trong thân cả hai cùng trói buộc.

Thế nào là trong thân cả hai không trói buộc?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ đế- tập mà đoạn đế, cả hai không trói buộc. Pháp do tư duy cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn, cả hai không trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ- tập- tận đế mà đoạn cả hai không trói buộc, pháp do tư duy cõi Sắc- Vô sắc mà đoạn, cả hai không trói buộc.

Đệ tử của Đức Thế Tôn đã thành tựu kiến đế, pháp do bốn đế mà đoạn, cả hai không trói buộc. Ái dục đã hết và pháp cõi Dục mà đoạn cả hai không trói buộc. Ái cõi Sắc – Vô sắc đã hết và pháp cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn, cả hai không trói buộc, đó gọi là trong thân cả hai không trói buộc. Nghi cũng như thế.

Hỏi: Nếu trong thân đã có kiết giận dữ trói buộc mà lại có thất nguyện chăng?

Đáp: Hoặc có giận dữ mà không có thất nguyện.

Có giận dữ mà không có thất nguyện là sao?

Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, giận dữ chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do tư dục cõi Dục mà đoạn, giận dữ chưa hết. Đệ tử của Đức Thế Tôn thành tựu kiến đế, ái Dục mà đoạn chưa hết, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, giận dữ chưa hết, đó gọi là có giận dữ mà không có thất nguyện.

Thế nào là có thất nguyện mà không có giận dữ?

Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do khổ đế cõi Dục mà đoạn, do tập đế mà đoạn thất nguyện chưa hết, thất nguyện của pháp cõi Sắc – Vô sắc chưa hết, đó gọi là thất nguyện không có giận dữ.

Cả hai cùng có trói buộc là sao?

Đáp: Chi tiết thân thể của con người đều bị ràng buộc, pháp do tư duy bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do tư duy tập- tận- đạo đế cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do tận đế – đạo đế cõi Dục mà đoạn cả hai cùng có trói buộc. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do đạo đế mà đoạn cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là trong thân cả hai cùng có trói buộc.

Thế nào là trong thân cả hai cùng có giải thoát?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ đế – tập đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ đế – tập đế – tận đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn cả hai cùng có giải thoát.

Đệ tử của Đức Thế Tôn kiến đế thành tựu, pháp do bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, pháp do tư duy cõi Sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Ái dục đã hết và pháp cõi Dục mà đoạn cả hai cùng có giải thoát. Ái cõi Sắc- Vô sắc đã hết và pháp của cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Đó gọi là trong thân cả hai cùng có giải thoát.

Hỏi: Trong thân có kiết giận dữ trói buộc mà lại có kiết keo kiệt chăng?

Đáp: Như thế. Có kiết keo kiệt thì có kiết giận dữ.

Hỏi: Có thể, có kiết giận dữ mà không có kiết keo kiệt chăng?

Đáp: Có, pháp do bốn đế cõi Dục mà đoạn giận dữ chưa hết; kiết ganh tị cũng như thế.

Hỏi: Trong thân có kiết vô minh trói buộc cũng có kiết kiến chăng?

Đáp: Như thế, có kiến thì có vô minh.

Hỏi: Có thể, có vô minh mà không có kiến chăng?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiến tận đế- đạo đế mà đoạn kiết vô minh của pháp không tương ưng chưa hết, kiết vô minh của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiến do đạo đế mà đoạn mà đoạn, kiết vô minh của pháp bất tương ưng chưa hết, kiết vô minh của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với kiết vô minh của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Nghi cũng như thế.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết vô minh trói buộc thì có kiết thất nguyện chăng?

Đáp: Như thế. Có thất nguyện thì có vô minh.

Hỏi: Có thể, có vô minh mà không có thất nguyện chăng?

Đáp: Có, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết vô minh của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết vô minh là pháp do tư duy mà đoạn chưa hết. Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với kiết vô minh của pháp do tư duy mà đoạn chưa hết.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết vô minh trói buộc thì có kiết keo kiệt chăng?

Đáp: Như thế. Có kiết keo kiệt thì có vô minh.

Hỏi: Có thể, có kiết vô minh mà không có kiết keo kiệt chăng?

Đáp: Có, kiết vô minh của pháp do bốn đế cõi Dục mà đoạn chưa hết, kiết vô minh của pháp cõi Sắc – Vô sắc chưa hết; ganh tị cũng như thế.

Hỏi: Trong thân có kiết kiến trói buộc lại có thất nguyện chăng?

Đáp: Như thế. Có kiết kiến thì có thất nguyện.

Hỏi: Có thể, có thất nguyện mà không có kiến chăng?

Đáp: Có, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp bất tương ưng với kiến do tận đế – đạo đế mà đoạn kiết thất nguyện chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp bất tương ưng với kiến do đạo đế mà đoạn mà đoạn, thất nguyện chưa hết.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết kiến trói buộc thì có kiết nghi chăng?

Đáp: Hoặc có kiến mà không có nghi.

Có kiến mà không có nghi là sao?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết kiến của pháp tương ưng với kiến do tận đế – đạo đế mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết kiến của pháp tương ưng với kiến do đạo đế mà đoạn mà đoạn chưa hết, đó gọi là có kiến mà không có nghi.

Có nghi mà không có kiến là sao?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết nghi của pháp tương ưng với nghi do tận đế – đạo đế mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết nghi của pháp tương ưng với nghi do đạo đế mà đoạn mà đoạn chưa hết, đó gọi là có nghi mà không có kiến.

Thế nào là thân cả hai cùng có trói buộc?

Đáp: Chi tiết thân thể của con người đều bị ràng buộc, pháp do bốn đế tư duy mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do tư duy tập – tận- đạo đế mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là thân cả hai cùng có trói buộc.

Thế nào là thân cả hai cùng có giải thoát?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ đế- tập đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp bất tương ưng với kiến – nghi do tận đế – đạo đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ đế – tập đế – tận đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp bất tương ưng với kiến – nghi do đạo đế mà đoạn mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Đức Thế Tôn đối với pháp do bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Ái dục đã hết và pháp cõi Dục mà đoạn cả hai cùng có giải thoát. Ái của Sắc – Vô sắc đã hết, pháp của cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, đó gọi là thân cả hai cùng có giải thoát.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết kiến trói buộc thì có kiết keo kiệt chăng?

Đáp: Hoặc có kiến mà không có keo kiệt.

Thế nào là có kiến mà không có keo kiệt?

Đáp: Kiết kiến của pháp do bốn đế cõi Dục mà đoạn chưa hết, kiết kiến của pháp cõi Sắc – Vô sắc chưa hết, đó gọi là kiến mà không có keo kiệt.

Có keo kiệt mà không phải kiến là sao?

Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết keo kiệt là pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết. Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với ái Dục mà đoạn chưa hết, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết, đó gọi là keo kiệt mà không phải kiến.

Thế nào là thân cả hai cùng có trói buộc?

Đáp: Chi tiết thân thể của con người đều bị ràng buộc. Pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là thân cả hai cùng có trói buộc.

Thế nào là cả hai cùng có giải thoát?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ – tập đế mà đoạn cả hai cùng có giải thoát. Pháp bất tương ưng với kiến do tận đế – đạo đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy của cõi Sắc- Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ – tập – tận đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp bất tương ưng với kiến, do đạo đế mà đoạn mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát.

Kiến đế thành tựu, đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với pháp do bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy cõi Sắc- Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Ái dục đã hết và pháp cõi Dục mà đoạn cả hai cùng có giải thoát. Ái của Sắc- Vô sắc đã hết và pháp của cõi Sắc- Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, đó gọi là cả hai cùng có giải thoát. Sự ganh tị cũng như thế.

Hỏi: Trong thân có kiết thất nguyện trói buộc thì có kiết nghi chăng?

Đáp: Như thế. Hễ có kiết nghi thì có thất nguyện.

Hỏi: Có thể, có thất nguyện mà không có nghi chăng?

Đáp: Có, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết thất nguyện của pháp bất tương ưng với nghi do tận đế- đạo đế mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết thất nguyện của pháp bất tương ưng với nghi do đạo đế mà đoạn, chưa hết.

Hỏi: Trong thân có kiết thất nguyện trói buộc thì có kiết keo kiệt chăng?

Đáp: Hoặc có thất nguyện mà không có keo kiệt.

Thế nào là có thất nguyện mà không có keo kiệt?

Đáp: Kiết thất nguyện của pháp do bốn đế cõi Dục mà đoạn chưa hết, kiết thất nguyện của pháp cõi Sắc – Vô sắc chưa hết, đó gọi là có thất nguyện mà không có keo kiệt.

Thế nào là có keo kiệt mà không có thất nguyện?

Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết.

Kiến đế thành tựu, đệ tử của Đức Thế Tôn đối với ái Dục mà đoạn chưa hết, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết, đó gọi là keo kiệt mà không có thất nguyện.

Cả hai cùng có trói buộc là sao?

Đáp: Chi tiết thân thể của con người đều bị ràng buộc, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là thân cả hai cùng có trói buộc.

Cả hai cùng có giải thoát là thế nào?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ – tập đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát; pháp do tư duy cõi Sắc- Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ – tập – tận đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, pháp do tư duy cõi Sắc- Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát.

Kiến đế thành tựu, đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với pháp, do bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Ái dục đã hết và pháp cõi Dục mà đoạn cả hai cùng có giải thoát. Ái cõi Sắc- Vô sắc đã hết và pháp của cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, đó gọi là cả hai cùng có giải thoát. Sự ganh tị cũng như thế.

Hỏi: Trong thân có kiết nghi trói buộc thì có kiết keo kiệt chăng?

Đáp: Hoặc có nghi mà không có keo kiệt.

Thế nào là có nghi mà không có keo kiệt?

Đáp: Pháp do bốn đế cõi Dục mà đoạn, kiết nghi chưa hết; kiết nghi của pháp cõi Sắc – Vô sắc chưa hết, đó gọi là có nghi mà không có keo kiệt.

Thế nào là có keo kiệt, không có nghi?

Đáp: Ái Dục mà đoạn chưa hết, tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết.

Kiến đế thành tựu, đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với ái Dục mà đoạn chưa hết, kiết keo kiệt của pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn chưa hết, đó gọi là có keo kiệt không có nghi.

Thế nào là cả hai cùng có trói buộc?

Đáp: Chi tiết thân thể của con người đều bị ràng buộc, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc. Ái Dục mà đoạn chưa hết, khổ trí đã sinh mà tập trí chưa sinh, pháp do tư duy cõi Dục mà đoạn, cả hai cùng có trói buộc, đó gọi là cả hai cùng có trói buộc.

Cả hai cùng có giải thoát là thế nào?

Đáp: Tập trí đã sinh mà tận trí chưa sinh, pháp do khổ- tập đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp không tương ưng với kiến do tận đế- đạo đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp do tư duy cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Tận trí đã sinh mà đạo trí chưa sinh, pháp do khổ – tập – tận đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Pháp không tương ưng với kiến, do đạo đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, pháp do tư duy cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát.

Kiến đế thành tựu, đệ tử của Đức Thế Tôn, đối với pháp do bốn đế mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát, pháp do tư duy cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn, cả hai cùng có giải thoát. Ái dục đã hết và pháp cõi Dục mà đoạn cả hai cùng có giải thoát; ái của cõi Sắc- Vô sắc đã hết và pháp của cõi Sắc – Vô sắc, cả hai cùng có giải thoát; đó gọi là cả hai cùng có giải thoát. Sự ganh tị cũng như thế.

Hỏi: Trong thân đã có kiết keo kiệt trói buộc thì có kiết ganh tị chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Nếu có ganh tị thì có kiết keo kiệt chăng?

Đáp: Như thế. Một hạnh xong.

Hỏi: Trong thân đã có kiết ái quá khứ trói buộc thì có vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Giả sử có vị lai thì có quá khứ chăng?

Đáp: Vốn khởi chưa tận thì có trói buộc. Nếu vốn không khởi hoặc vốn khởi đã tận thì không còn trói buộc.

Hỏi: Nếu có quá khứ thì có hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt mắt.

Hỏi: Giả sử hiện tại thì có quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi không tận thì có trói buộc, nếu vốn không khởi hoặc vốn khởi đã tận thì không còn trói buộc. Hỏi: Nếu có vị lai thì có hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt mắt.

Hỏi: Giả sử có hiện tại thì có vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Nếu đã có quá khứ thì sẽ có vị lai và hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai thì sẽ trói buộc hiện tại.

Hỏi: Nếu hiện tại ở trước mắt, giả sử có vị lai và hiện tại, thì có quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu vốn không khởi mà khởi ấy đã hết thì sẽ không còn trói buộc.

Hỏi: Nếu có vị lai thì có quá khứ và hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có vị lai mà không có quá khứ- hiện tại; hoặc có vị lai và quá khứ mà không có hiện tại; hoặc có vị lai và hiện tại mà không có quá khứ; hoặc có vị lai- quá khư- hiện tại.

Thế nào là có vị lai mà không có quá khứ và hiện tại?

Đáp: Nếu trong thân có kiết ái chưa hết, nếu vốn không khởi hoặc vốn khởi đã hết, không còn hiện ở trước mắt mắt, đó gọi là vị lai mà không có quá khứ- hiện tại.

Thế nào là vị lai và quá khứ mà không có hiện tại?

Đáp: Trong thân vốn khởi kiết ái chưa hết, vả lại kiết ái của thân này không hiện ở trước mắt, đó gọi là vị lai và quá khứ mà không có hiện tại.

Thế nào là vị lai – hiện tại mà không có quá khứ?

Đáp: Trong thân có kiết ái hiện ở trước mắt. Nếu vốn không khởi hoặc khởi mà đã hết, đó gọi là vị lai và hiện tại mà không có quá khứ.

Vị lai và quá khứ- hiện tại là sao?

Đáp: Kiết ái trong thân vốn khởi chưa hết. Vả lại, kiết ái của thân này hiện ở trước mắt, đó gọi là vị lai và quá khứ – hiện tại.

Hỏi: Giả sử có quá khứ- hiện tại mà còn có vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Nếu có hiện tại, có quá khứ thì có vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì hệ thuộc với quá khứ. Nếu vốn khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu vốn không khởi, mà khởi đã hết thì sẽ không còn trói buộc.

Hỏi: Giả sử có quá khứ – vị lai mà còn có hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt; giận dữ, kiêu mạn, keo kiệt, ganh tị cũng lại như thế.

Hỏi: Trong thân có kiết vô minh quá khứ trói buộc thì có vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Giả sử có vị lai thì có quá khứ chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Nếu có quá khứ, thì có hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử có hiện tại thì có quá khứ chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Nếu có vị lai thì có hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử có hiện tại thì có vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Nếu có quá khứ thì có vị lai và hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai thì trói buộc mà hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử có vị lai – hiện tại thì có quá khứ chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Nếu có vị lai thì có quá khứ- hiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ thì trói buộc mà hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử có quá khứ – hiện tại thì sẽ có vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Nếu có hiện tại thì có quá khứ – vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Giả sử có quá khứ- vị lai thì có hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt; kiến, thất nguyện, nghi cũng lại như thế.

Hỏi: Trong thân này có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu vốn không khởi hoặc khởi đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ quá khứ thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ vị lai chăng?

Đáp: Nếu chưa hết.

Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ vị lai thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước đó đã khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu trước không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ quá khứ- hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ mà không có kiết giận dữ quá khứ- hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết giận dữ quá khứ mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết giận dữ hiện tại mà không có quá khứ. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết giận dữ quá khứ – hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ mà không có kiết giận dữ quá khứ- hiện tại?

Đáp: Kiết ái trong thân trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, trong thân này trước kia không khởi kiết giận dữ, nếu trước đó đã khởi liền hết chứ không hiện ở trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ – hiện tại.

Thế nào là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ quá khứ mà không có hiện tại?

Đáp: Kiết ái và kiết giận dữ trong thân trước kia khởi chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này không hiện ở trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ quá khứ mà không có hiện tại.

Thế nào là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ hiện tại mà không có quá khứ?

Đáp: Kiết ái trong thân đã khởi trước kia chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này hiện ở trước mắt. Nếu vốn không khởi mà khởi mà đã hết, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ hiện tại mà không có quá khứ.

Thế nào là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ quá khứ- hiện tại?

Đáp: Nếu kiết ái và kiết giận dữ trong thân trước kia đã khởi không hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này hiện ở trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ quá khứ-hiện tại.

Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ quá khứ – hiện tại mà có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi kiết ái chưa hết thì có trói buộc, nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ vị lai- hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ vị lai- hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai- hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ vị lai- hiện tại?

Đáp: Pháp cõi Sắc – Vô sắc, trước kia khởi kiết ái chưa hết, đó gọi là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ vị lai- hiện tại.

Thế nào là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ vị lai mà không có hiện tại?

Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này chưa hết và không hiện ở trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ vị lai mà không có hiện tại.

Thế nào là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ vị lai – hiện tại?

Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này hiện ở trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ vị lai- hiện tại.

Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ vị lai – hiện tại mà có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia khởi mà chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ quá khứ- vị lai chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ- vị lai. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai mà không có quá khứ. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ- vị lai.

Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ – vị lai?

Đáp: Pháp của cõi Sắc- Vô sắc, trước kia khởi kiết ái chưa hết, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ – vị lai.

Thế nào là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ vị lai mà không có quá khứ?

Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này chưa hết. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã diệt, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ vị lai mà không có quá khứ.

Thế nào là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ quá khứ – vị lai?

Đáp: Kiết ái và kiết giận dữ trong thân trước kia đã khởi chưa hết, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc trong thân và kiết giận dữ quá khứ- vị lai.

Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ quá khứ – vị lai thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu trước không khởi hoặc khởi mà đã hết, thì không còn trói buộc.

***

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ quá khứ- vị lai- hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ – vị lai – hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai mà không có quá khứ – hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ – vị lai mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai- hiện tại mà không có quá khứ. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ – vị lai – hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ – vị lai – hiện tại?

Đáp: Pháp cõi Sắc – Vô sắc trước kia khởi kiết ái chưa hết, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc mà không có kiết giận dữ quá khứ- vị lai- hiện tại.

Thế nào là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ vị lai mà không có kiết giận dữ quá – hiện tại?

Đáp: Trong thân trước kia khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, trong thân này kiết giận dữ chưa hết. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết không hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ ở vị lai mà không có kiết giận dữ quá khứ – hiện tại.

Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ- vị lai mà không có hiện tại?

Đáp: Kiết ái và kiết giận dữ trong thân trước kia khởi chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này không hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ quá khứ – vị lai mà không có hiện tại.

Thế nào là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ vị lai – hiện tại mà không có quá khứ?

Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này hiện trước mắt, nếu trước kia không khởi hoặc khởi, mà đã hết, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ vị lai – hiện tại mà không có quá khứ.

Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ- vị lai- hiện tại?

Đáp: Kiết ái và kiết giận dữ trong thân trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, kiết giận dữ trong thân này hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết giận dữ quá khứ – vị lai – hiện tại.

Hỏi: Giả sử có kiết giận dữ quá khứ- vị lai- hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu vốn không khởi khởi mà đã hết thì không còn trói buộc. Keo kiệt và ganh tị cũng lại như thế.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, lại có kiết kiêu mạn quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn quá khứ, lại có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, lại có kiết kiêu mạn vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn vị lai, lại có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, lại có kiết kiêu mạn hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện trước mắt.

Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn hiện tại, lại có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiêu mạn quá khứ- hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ mà không có kiết kiêu mạn quá khứ- hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn quá khứ mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn hiện tại mà không có quá khứ. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn quá khứ – hiện tại.

Thế nào là có kiết ái quá khứ trong thân trói buộc mà không có kiết kiêu mạn quá khứ- hiện tại?

Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này, nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc mà không có kiết kiêu mạn quá khứ – hiện tại.

Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ mà không có hiện tại?

Đáp: Kiết ái và kiết kiêu mạn trong thân trước đó khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này không hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ mà không có hiện tại.

Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn hiện tại mà không có quá khứ?

Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này hiện trước mắt. Nếu vốn không khởi hoặc khởi mà đã hết, thì gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết kiêu mạn hiện tại mà không có quá khứ.

Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ- hiện tại?

Đáp: Kiết ái và kiết kiêu mạn trong thân trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ của thân trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ – hiện tại.

Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn quá khứ- hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có bị trói buộc, nếu vốn không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiêu mạn hiện tại – vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì trói buộc, hiện tại nếu hiện trước mắt.

Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn vị lai- hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước đó kiết ái không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiêu mạn quá khứ- vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì trói buộc, quá khứ, nếu vốn đã khởi chưa hết thì có trói buộc, nếu trước đó kiết ái không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn quá khứ – vị lai thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước đó kiết ái chưa khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiêu mạn quá khứ- vị lai- hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái qáu khứ và kiết kiêu mạn vị lai mà không có quá khứ- hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn quá khứ- vị lai mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn vị lai- hiện tại mà không có quá khứ. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn quá khứ – vị lai – hiện tại.

Hỏi: Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiêu mạn quá khứ- hiện tại?

Đáp: Trong thân này trước kia khởi kiết ái chưa hết, và kiết kiêu mạn trong thân này chưa hết. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết, đồng thời kiết kiêu mạn trong thân này không hiện ở trước mắt. Đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn vị lai mà không có quá khứ- hiện tại.

Hỏi: Thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ – vị lai mà không có hiện tại là sao?

Đáp: Kiết ái trong thân và kiết kiêu mạn trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này không có hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ của thân trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ – vị lai mà không có hiện tại.

Hỏi: Thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn vị lai- hiện tại mà không có quá khứ là sao?

Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này hiện trước mắt, đồng thời trong thân này vốn không khởi kiêu mạn hoặc khởi mà đã hết, đó gọi là kiết ái quá khứ của thân trói buộc và kiết kiêu mạn vị lai- hiện tại mà không có quá khứ

Hỏi: Thế nào là thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ- vị lai- hiện tại?

Đáp: Kiết ái trong thân và kiết kiêu mạn trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiêu mạn trong thân này hiện trước mắt, đó gọi làkiết ái quá khứ của thân trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ – vị lai – hiện tại.

Hỏi: Giả sử có kiết kiêu mạn quá khứ – vị lai – hiện tại mà có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa hết thì đã trói buộc, nếu vốn không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh quá khứ chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Giả sử có kiết vô minh quá khứ thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu kiết ái vốn khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu vốn không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, lại có kiết vô minh vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Giả sử có kiết vô minh vị lai thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu kiết ái vốn khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu vốn chưa khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện tại ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử có kiết vô minh hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã khởi kiết ái chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc khởi ma đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh quá khứ – hiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ thì có trói buộc, hiện tại nếu hiện trước mắt.

Hỏi: Giả sử có kiết vô minh quá khứ – hiện tại thì có kiết ái quá

khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi không hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh vị lai – hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai thì có trói buộc, hiện tại nếu hiện trước mắt.

Hỏi: Giả sử có kiết vô minh vị lai – hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi không hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh quá khứ- vị lai chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Giả sử có kiết vô minh quá khứ – vị lai thì sẽ có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu kiết ái vốn đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh quá khứ- vị lai- hiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ- vị lai thì có trói buộc, hiện tại nếu hiện trước mắt.

Hỏi: Giả sử có kiết vô minh quá khứ- vị lai- hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu kiết ái vốn đã khởi không hết thì có trói buộc. Nếu trước kia không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến quá khứ chăng?

Đáp: Nếu kiết ái không hết.

Hỏi: Giả sử có kiết kiến quá khứ thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu kiết ái vốn đã khởi không hết thì có trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ thì có kiết kiến vị lai chăng?

Đáp: Nếu kiết ái không hết.

Hỏi: Giả sử có kiết kiến vị lai thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu kiết ái vốn đã khởi chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia, kiết ái không khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện trước mắt.

Hỏi: Giả sử có kiết kiến hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi kiết kiến chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước đó chưa khởi kiết kiến hoặc khởi mà đã hết thì có không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến quá khứ – hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ mà không có kiết kiến quá khứ- hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ – hiện tại.

Có kiết ái quá khứ mà không có kiết kiến quá khứ – hiện tại là sao?

Đáp: Kiết ái trong thân trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân kia đã hết, đó gọi là kiết ái quá khứ mà không có kiết kiến quá khứ – hiện tại.

Thế nào là có kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ mà không có hiện tại?

Đáp: Kiết ái trong thân trước kia đã khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân kia chưa hết và không hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ mà không có hiện tại.

Có kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ – hiện tại là sao?

Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân kia hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ – hiện tại.

Hỏi: Giả sử có kiết kiết quá khứ- hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi kiết kiến chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi kiết kiến hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến vị lai- hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiến vị lai- hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến vị lai mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến vị lai- hiện tại.

Thế nào là có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiến vị lai – hiện tại?

Đáp: Trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân kia đã hết, đó gọi là có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiến vị lai – hiện tại.

Thế nào là có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến vị lai mà không có hiện tại?

Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân này chưa hết mà cũng không hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến vị lai mà không có hiện tại.

Thế nào là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết kiến vị lai- hiện tại?

Đáp: Trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân này hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết kiến vị lai – hiện tại.

Hỏi: Giả sử có kiết kiến vị lai- hiện tại thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi kiết kiến chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến quá khứ- vị lai chăng?

Đáp: Nếu không hết.

Hỏi: Giả sử có kiết kiến quá khứ- vị lai thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi kiết kiến chưa hết thì có trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Hỏi: Trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến quá khứ- vị lai- hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiến quá khứ – vị lai – hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến quá khứ- vị lai mà không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến quá khứ – vị lai – hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc mà không có kiết kiến quá khứ- vị lai- hiện tại?

Đáp: Kiết ái trong thân vốn khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân này đã hết, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc mà không có kiết kiến quá khứ- vị lai- hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến quá khứ- vị lai mà không có hiện tại?

Đáp: Trước kia đã khởi kiết ái chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân kia chưa hết mà không hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết kiến quá khứ – vị lai mà không có hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến quá khứ – vị lai – hiện tại?

Đáp: Kiết ái trong thân vốn khởi chưa hết. Vả lại, kiết kiến trong thân kia hiện trước mắt, đó gọi là kiết ái quá khứ trong thân trói buộc và kiết kiến quá khứ- vị lai- hiện tại.

Hỏi: Giả sử có kiết kiến quá khứ – vị lai – hiện tại trói buộc thì có kiết ái quá khứ chăng?

Đáp: Nếu vốn khởi kiết ái chưa hết thì có trói buộc. Nếu vốn chưa khởi hoặc khởi mà đã hết thì không còn trói buộc.

Kiết thất nguyện và nghi cũng lại như thế.

Kiết ái quá khứ, kiết giận dữ quá khứ, kiết kiêu mạn quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có ba, quá khứ và hiện tại có bốn, vị lai và hiện tại có năm, quá khứ và vị lai cóbsáu, kiêu mạn quá khứ- vị lai- hiện tại có bảy, cho đến kiết keo kiệt và ganh tị cũng lại như thế.

Thân kiến có ba sử mà tiếp nhận nhau, trộm giới có sáu, nghi có mười hai, tham có năm, giận dữ có năm, ngu si có bốn và phần ít một sử, hữu sở nhập có năm, dục hữu lậu trong hữu lậu có ba mươi mốt, hữu lậu có năm mươi hai, vô minh lậu có mười lăm. Dục lưu trong lưu có mười chín, hữu lưu có hai mươi tám, vô minh lưu có mười lăm, kiến lưu có ba mươi sáu; ách bộc lưu cũng như thế.

Dục thọ trong thọ có hai mươi bốn, giới thọ có sáu, kiến thọ có ba mươi, ngã thọ có ba mươi tám.

Trong phược thì phược thân dục ái có năm, phược thân giận dữ có năm, phược thân trộm giới có sáu, phược thân của ngã kiến có mười hai.

Trong cái tham dục có năm, giận dữ có năm, thùy miên- trạo- hối không cùng với mọi sử mà thọ nhập lẫn nhau, cái nghi có bốn. Trong kiết thì kiết giận dữ có năm, kiết ái và kiết kiêu mạn đều có mười lăm, kiết keo kiệt và kiết ganh tị không cùng với các kiết mà thọ nhập lẫn nhau. Trong phần dưới thì tham dục có năm, giận dữ có năm, thân kiến có ba, trộm giới có sáu, nghi có mười hai. Trong kiến thì thân kiến và biên kiến đều có ba, tà kiến và trộm kiến đều có mười hai, trộm giới có sáu. Trong ái thân thì mũi trải qua ái và lưỡi trải qua ái, phần ít một sử thọ nhập lẫn nhau, mắt trải qua tai, trải qua thân, trải qua ái có phần ít hai sử thọ nhập lẫn nhau. Ý trải qua ái có mười ba sử mà thọ nhập lẫn nhau. Trong sử thì sử tham dục năm, sử giận dữ có năm, sử hữu ái có mười, sử kiêu mạn và sử vô minh đều có mười lăm. Sử kiến có ba mươi sáu, sử nghi có mười hai. Kiết giận dữ trong kiết có năm, kiết ái- kiết kiêu mạn và kiết vô minh đều có mười lăm. Kiết kiến và kiết thất nguyện đều có mười tám, kiết nghi có mười hai. Kiết keo kiệt và kiết ganh tị không thọ nhập lẫn nhau với các sử.

Trong chín mươi tám sử thì thân kiến cõi Dục và thân kiến cõi Dục thọ nhập lẫn nhau. Trộm giới và nghi cõi Dục, cho đến sử vô minh do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn thì thọ nhập lẫn nhau.

Hỏi: Ba kiết và ba căn bất thiện, thì ba kiết thọ nhập ba căn bất thiện, hay ba căn bất thiện thọ nhập ba kiết?

Đáp: Tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau. Ba kiết và ba hữu lậu, thì ba kiết thọ nhập phần ít của hai lậu, phần ít của hai lậu thọ nhập ba kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau.

Ba kiết và bốn lưu, thì ba kiết thọ nhập phần ít ba lưu, phần ít ba lưu thọ nhập ba kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau; ách cũng như thế.

Ba kiết và bốn thọ, thì một kiết thọ nhập một thọ, hai kiết thọ nhập phần ít ba thọ, phần ít ba thọ thọ nhập hai kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau.

Hỏi: Ba kiết và bốn phược thì ba kiết thọ nhập bốn phược chăng?

Đáp: Hoặc kiết chứ không phải phược.

Thế nào là kiết chứ không phải phược?

Đáp: Hai kiết thì gọi là kiết chứ không phải phược.

Thế nào là phược mà không phải kiết? Ba phược thì gọi là phược mà không phải kiết.

Thế nào là kiết – phược?

Đáp: Một kiết thì gọi là kiết – phược.

Thế nào là không phải kiết cũng không phải phược?

Đáp: Trừ những điều như trên.

Ba kiết và năm cái, thì phần ít một kiết thọ nhập một cái phần ít một cái có thọ nhập phần ít một kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau.

Hỏi: Ba kiết và năm kiết thì ba kiết thọ nhập năm kiết, hay là năm kiết thọ nhập ba kiết?

Đáp: Tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau.

Hỏi: Ba kiết và năm kiết phần dưới, thì ba kiết thọ nhập năm kiết phần dưới, hay năm kiết phần dưới thọ nhập ba kiết?

Đáp: Năm thọ nhập ba không phải ba thọ nhập năm.

Không thọ nhập những gì? Tham dục, giận dữ.

Hỏi: Ba kiết và năm kiến thì ba kiết thọ nhập năm kiến chăng?

Đáp: Hoặc kiết mà không phải kiến.

Thế nào là kiết mà không phải kiến?

Đáp: Một kiết thì gọi là kiết mà không phải kiến.

Kiến không phải kiết là sao?

Đáp: Ba kiến thì gọi là kiến mà không phải kiết.

Thế nào là kiết kiến?

Đáp: Hai kiết thì gọi là kiết kiến.

Không phải kiết cũng không phải kiến là sao?

Đáp: Trừ những điều như trên.

Hỏi: Ba kiết và sáu ái thân thì ba kiết thọ nhập sáu ái thân, hay là sáu ái thân thọ nhập ba kiết?

Đáp: Tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau. Ba kiết và bảy sử, một kiết thọ nhập một sử, hai kiết thọ nhập phần ít của một sử, phần ít một sử thọ nhập hai kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau.

Ba kiết và chín kiết, một kiết thọ nhập một kiết, hai kiết thọ nhập phần ít hai kiết, phần ít hai kiết thọ nhập hai kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau.

Hỏi: Ba kiết và chín mươi tám sử, thì ba kiết thọ nhập hai mươi mốt sử, hai mươi mốt sử thọ nhập ba kiết, còn lại tất cả đều không thọ nhập lẫn nhau. Cho đến chín kiết va chín mươi tám sử, thì chín kiết thọ nhập chín mươi tám sử, hay chín mươi tám sử thọ nhập chín kiết?

Đáp: Chín không thọ nhập chín mươi tám chứ không phải chín mươi tám không thọ nhập chín. Đó là những gì? Keo kiệt và ganh tị.

Hỏi: ba kiết này có bao nhiêu thọ dục hữu, bao nhiêu sắc hữu và vô sắc hữu?

Đáp: Tất cả có phần ít đã nhập. Dục hữu đã nhập, sắc hữu đã nhập, vô sắc hữu đã nhập. Tham- giận dữ- ngu si và dục lậu thọ dục hữu đã nhập, hữu lậu đã nhập, sắc hữu đã nhập, vô sắc hữu đã nhập. Còn lại đã nhập thì dục thì dục hữu đã nhập, scắ hữu đã nhập, vô sắc hữu đã nhập.

Trong lưu thì dục lưu thọ dục hữu, hữu lưu đã nhập, sắc hữu đã nhập, vô sắc hữu đã nhập. Còn lại đã nhập thì dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập. Ach cũng như vậy. trong thọ thì dục thọ thọ dục hữu, ngã thọ đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập. Còn lại đã nhập thì dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập.

Trong phược thì dục ái thân ràng buộc- giận dữ ràng buộc thân thọ dục hữu. Còn lại đã nhập thì dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập.

Cái và giận dữ – keo kiệt- ganh tị thì thọ dục hữu. Còn lại đã nhập thì dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập.

Trong phần dưới thì tham dục và giận dữ thọ dục hữu, còn lại cùng với kiến đã nhập, dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập.

Trong ái thân thì mũi trải qua ái – lưỡi trải qua ái thọ dục hữu; mắt- tai- thân trải qua ái đã nhập, thọ dục hữu đã nhập, sắc hữu đã nhập; ý trải qua ái đã nhập, dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập.

Trong sử thì sử tham dục- sử giận dữ thọ dục hữu, sử hữu ái đã nhập, sắc hữu đã nhập, vô sắc hữu đã nhập. Còn lại đã nhập, thì dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hữu đã nhập.

Trong kiết thì kiết giận dữ- kiết keo kiệt- kiết ganh tị thọ dục hữu, còn lại đã nhập thì dục hữu đã nhập, sắc và vô sắc hưu đã nhập.

Chín mươi tám sử có ba mươi sáu sử là thọ dục hữu, ba mươi mốt sử là thọ sắc hữu, ba mươi mốt sử là thọ vô sắc hữu.

Hỏi: Thân kiến do Tam-muội nào diệt?

Đáp: Hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí. Trộm giới và nghi hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí.

Tham dục, giận dữ, ngu si và dục lậu dựa vào vị chí; hữu lậu và vô minh lậu, hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí.

Dục lưu trong lưu dựa vào vị chí; hữu lưu và vô minh lưu hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí. Kiến lưu hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí. Ách cũng như thế. Dục thọ trong thọ dựa vào vị chí. Giới thọ và kiến thọ hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí. Ngã thọ hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí.

Ái dục ràng buộc thân trong phược, sự giận dữ ràng buộc thân, dựa vào vị chí. Trộm giới ràng buộc thân và ngã kiến ràng buộc thân, hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào ở vị chí.

Cái và giận dữ, kiết keo kiệt, kiết ganh tị dựa vào vị chí, (một trong sáu sự thiền). Còn lại hoặc dựa vào bảy định (tứ thiền, ba không), hoặc dựa vào vị chí. Tham dục và giận dữ trong phần dưới, dựa vào vị chí. Còn lại cùng với kiến hoặc dựa vào bốn định hoặc dựa vào vị chí.

Mũi và lưỡi trải qua ái trong ái thân dựa vào vị chí. Mắt – tai – thân trải qua ái hoặc dựa vào sơ định, hoặc dựa vào vị chí. Ý trải qua ái hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí định.

Sử tham dục và sử giận dữ trong sử dựa vào vị chí; sử hữu ái- sử kiêu mạn và sử vô minh hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí.

Sử kiến và sử nghi hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí.

Kiết giận dữ và kiết keo kiệt – kiết ganh tị trong kiết dựa vào vị chí. Kiết ái – kiết kiêu mạn và kiết vô minh hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào vị chí.

Kiết kiến – kiết thất nguyện và, kiết nghi, hoặc dựa vào bốn định hoặc dựa vào vị chí.

Trong chín mươi tám sử thì cõi Dục dựa vào vị chí, cõi Sắc và cõi Vô sắc do bốn đế mà đoạn, hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào vị chí. Cõi Vô sắc do tư duy mà đoạn hoặc dựa vào bảy định hoặc dựa vào vị chí.

Hỏi: Kiết sở hữu quá khứ đã bị kiết ràng buộc chăng?

Đáp: Như thế. Kiết sở hữu quá khứ đã bị kiết trói buộc.

Hỏi: Có thể, đã bị kiết trói buộc mà kiết này không phải là quá khứ chăng?

Đáp: Có, các kiết vị lai- hiện tại đã bị trói buộc.

Hỏi: Kiết sở hữu vị lai sẽ bị kiết trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết vị lai mà không phải là sẽ bị kiết trói buộc.

Thế nào là kiết vị lai mà không phải là sẽ bị kiết trói buộc?

Đáp: Các kiết vị lai vĩnh viễn trừ hết không còn gì sót, đã diệt sạch- đã nhổ hết thì đối với kiết kia không còn nhất định sẽ không lùi lại, đó gọi là kiết vị lai mà không phải là sẽ bị kiết trói buộc.

Sẽ bị kiết trói buộc kiết này không phải kiết vị lai là sao?

Đáp: Các kiết quá khứ vĩnh viễn trừ hết không còn gì sót, đã trừ hết- đã nhổ sạch thì đối với kiết kia cuối cùng nhất định thoái lui, đó gọi là sẽ bị kiết trói buộc, kiết này không phải là vị lai.

Thế nào là kiết vị lai sẽ bị kiết trói buộc?

Đáp: Các kiết vị lai vĩnh viễn trừ hết không còn gì sót, đã trừ hết- đã nhổ sạch thì đối với kiết kia cuối cùng nhất định thoái lui đối với kiết kia, đó gọi là kiết vị lai sẽ bị kiết trói buộc.

Thế nào là không phải kiết vị lai cũng không phải sẽ bị kiết trói buộc?

Đáp: Các kiết quá khứ vĩnh viễn trừ hết, không còn gì sót, đã diệt sạch- đã nhổ hết thì đối với kiết kia cuối cùng nhất định không lùi lại và kiết hiện tại, đó gọi là cũng không phải kiết vị lai cũng không phải sẽ bị kiết trói buộc.

Hỏi: Kiết sở hữu hiện tại, nay bị kiết trói buộc chăng?

Đáp: Như thế, các kiết hiện tại, nay đang bị kiết trói buộc.

Hỏi: Có thể nay bị kiết trói buộc kiết này không phải hiện tại chăng?

Đáp: Có các kiết quá khứ và vị lai bị trói buộc.

Đạo đáng được vận dụng nhằm đoạn trừ kiết cõi Dục.

Hỏi: Thoái lui đối với đạo kia, vẫn còn bị kiết trói buộc hay không

bị kiết trói buộc?

Đáp: Vẫn còn bị kiết trói buộc. Đạo đáng vận dụng để dứt trừ kiết cõi Sắc- Vô sắc.

Hỏi: Thoái lui đối với đạo kia, vẫn còn bị kiết trói buộc hay không bị trói buộc do kiết?

Đáp: Vẫn còn bị kiết trói buộc.

Chín trí đoạn. Kiết do khổ đế- tập đế trong cõi Dục mà đoạn hết là trí đoạn thứ nhất. Kiết do khổ đế- tập đế trong cõi Sắc- Vô sắc mà đoạn hết là trí đoạn thứ hai. Kiết do tận đế cõi Dục mà đoạn hết là trí đoạn thứ ba. Kiết do tận đế cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn hết là trí đoạn thứ tư. Kiết do đạo đế cõi Dục mà đoạn hết là trí đoạn thứ năm. Kiết do đạo đế cõi Sắc – Vô sắc mà đoạn hết là trí đoạn thứ sáu. Năm kiết phần dưới không còn là trí đoạn thứ bảy, sắc ái không còn là trí đoạn thứ tám, tất cả kiết không còn là trí đoạn thứ chín.

Hỏi: Chín thứ trí đoạn là thọ nhập tất cả trí đoạn, hay là tất cả trí đoạn, thọ nhập chín trí đoạn?

Đáp: Tất cả thọ nhập chín trí đoạn chứ không phải chín trí đoạn thọ nhập tất cả.

Không thọ nhập những gì?

Đáp: Kiến đế thành tựu mà đệ tử Đức Thế Tôn chưa hết ái dục, kiết do tư duy cõi Dục mà đoạn hết, không thọ nhập chín trí đoạn. (hai đạo không được tiếp nhận tên bảy trí đoạn). Ái dục đã hết mà ái sắc chưa hết, kiết do tư duy cõi Sắc mà đoạn hết, không thọ nhập chín trí đoạn. Ái sắc đã hết mà ái vô sắc chưa hết, kiết do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn hết, không thọ nhập chín trí đoạn.

Tám người hướng tới Tu-đà-hoàn chứng đắc Tu-đà-hoàn. Hướng tới Tư- đà-hàm chứng đắc Tư- đà- hàm. Hướng tới A-na-hàm chứng đắc A-na-hàm. Hướng tới A-la-hán chứng đắc A-la-hán.

Người hướng tới chứng Tu-đà-hoàn:

Hỏi: Đối với chín trí đoạn thì có bao nhiêu thành tựu? Bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không thành tựu, hoặc một- hai- ba- bốn- năm.

Thế nào là không thành tựu?

Đáp: Khổ pháp nhẫn không thành tựu, khổ pháp trí không thành tựu, khổ vị tri nhẫn không thành tựu, khổ vị tri trí không thành tựu. Tập pháp nhẫn không thành tựu, tập pháp trí có một, tập vi tri nhẫn và tập vị tri trí có hai. Tận pháp nhẫn và tận pháp trí có ba, tận vị tri nhẫn và tận vị tri trí có bốn. Đạo pháp nhẫn và đạo pháp trí có năm, đạo vị tri nhẫn đạt được Tu-đà-hoàn thành tựu sáu trí đoạn.

Hỏi: Người hướng tới chứng Tư-đà-hàm, đối với chín trí đoạn này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Nếu dứt hết tham dục gấp bội, qua thứ tự mà nhận lấy quả chứng, hoặc không thành tựu, hoặc một-hai- ba- bốn- năm- sáu.

Thế nào là không thành tựu?

Đáp: Khổ pháp nhẫn không thành tựu, khổ pháp trí không thành tựu, khổ vị tri nhẫn không thành tựu, khổ vị tri trí không thành tựu. Tập pháp nhẫn không thành tựu, tập pháp trí có một, tập vi tri nhẫn và tập vị tri trí có hai. Tận pháp nhẫn, và tận pháp trí có ba, tận vị tri nhẫn và tận vị tri trí có bốn. Đạo pháp nhẫn và đạo pháp trí có năm đạo vị tri nhẫn, hoặc được chứng Tu-đà-hoàn hướng tới quả Tư-đà-hàm có sáu, được Tư-đà-hàm thành tựu sáu trí đoạn. Người hướng tới chứng A-na-hàm,

Hỏi: Đối với chín trí đoạn này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Nếu ái dục hết vượt qua thứ tự mà nhận lấy quả chứng, hoặc không thành tựu, hoặc một- hai- ba- bốn- năm- sáu.

Thế nào là không thành tựu?

Đáp: Khổ pháp nhẫn không thành tựu, khổ pháp trí không thành tựu, khổ vị tri nhẫn không thành tựu, khổ vị tri trí không thành tựu. Tập pháp nhẫn không thành tựu, tập pháp trí có một, tập vị tri nhẫn và tập vị tri trí có hai. Tận pháp nhẫn và tận pháp trí có ba, tận vi tri nhẫn và tận vị tri trí có bốn. Đạo pháp nhẫn và đạo pháp trí có năm, đạo vị tri nhẫn nếu đạt được quả Tư- đà- hàm, hướng tới quả A-na-hàm thì có sáu (thông suốt hai số đạo). Được A-na-hàm, thành tựu một trí đoạn. Năm kiết phần dưới trừ hết là trí đoạn. Người hướng tới chứng A-la-hán,

Hỏi: Đối với chín trí đoạn này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc một, hoặc hai. Ái sắc chưa hết thì thành tựu một trí đoạn. Năm kiết phần dưới hết thì ái sắc đã hết, thành tựu hai trí đoạn. Năm kiết phần dưới hết là trí đoạn, ái sắc hết là trí đoạn đạt được A-lahán thành tựu một trí đoạn, tất cả kiết trừ hết là trí đoạn.

*****

Phẩm 3: BÀN VỀ NGƯỜI

Kiết hai loại cõi bao nhiêu quả có năm? Chín mươi lăm kiết cùng với ba loại kiết. Môn này rộng giải thích rộng về những quả chứng, môn hữu dục xong đến tám người nên học. Ba loại thâu nhiếp thân tử sinh thọ hữu, tử mà không sinh hữu dục ở phần su. Hai loại y thân thì cõi Dục có hai, cõi Sắc có hai, cõi Vô sắc có hai.

Có thể có kiết cõi Dục trong một lúc bị trói buộc chăng? Trong một lúc không bị trói buộc chăng? Dần dần bị trói buộc, dần dần không bị trói buộc chăng?

Có thể kiết cõi Sắc trong một lúc bị trói buộc trong một lúc không bị trói buộc, dần dần bị trói buộc, dần dần không bị trói buộc chăng? Có thể kiết cõi Vô sắc trong một lúc bị trói buộc, trong một lúc không bị trói buộc, dần dần bị trói buộc, dần dần không bị trói buộc chăng?

Kiết do kiến đế cõi Dục mà đoạn hết là thuộc về quả gì? Do tư duy cõi Dục mà đoạn, do kiến đế cõi Sắc mà đoạn do tư duy mà đoạn cõi Sắc mà đoạn, do kiến đế cõi Vô sắc mà đoạn. Kiết do tư duy mà đoạn cõi Vô scắ mà đoạn hết là thuộc về quả nào? Năm kiết chủng do khổ đế mà đoạn kiết chủng. Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập đế- tận đế- đạo đế mà đoạn mà đoạn. Kiết chủng do khổ đế mà đoạn thì đoạn là thuộc về quả gì? Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập đế- tận đế- đạo đế mà đoạn thì đoạn là thuộc về quả nào?

Chín kiết chủng là kiết chủng do khổ pháp trí mà đoạn do khổ vị tri trí mà đoạn, do tập pháp trí mà đoạn do tập vị tri trí mà đoạn, do tận pháp trí mà đoạn, do tận vị tri trí mà đoạn, do đạo pháp trí mà đoạn, do  đạo vị tri trí mà đoạn.

Kiết chủng do tư duy mà đoạn, kiết chủng do khổ pháp trí mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Do khổ vị tri trí mà đoạn, do tập pháp trí mà đoạn, do tập vị tri trí mà đoạn, do tận pháp trí mà đoạn, do tận vị tri trí mà đoạn, do đạo pháp trí mà đoạn, do đạo vị tri trí mà đoạn. Kiết chủng do tư duy mà đoạn hết là thuộc về quả nào? Mười lăm kiết chủng là kiết chủng, do khổ đế cõi Dục mà đoạn. Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập – tận – đạo đế cõi Dục mà đoạn. Kiết chủng do khổ đế cõi Sắc mà đoạn. Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập – tận – đạo đế cõi Sắc mà đoạn. Kiết chủng do khổ đế cõi Vô sắc mà đoạn. Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập – tận – đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn. Kiết chủng do khổ đế cõi Dục đã đoạn hết, là thuộc về quả nào?

Kiết chủng, do tư duy mà đoạn tập- tận- đạo đế cõi Dục mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Kiết chủng do khổ đế cõi Sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập – tận – đạo đế cõi Sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Kiết chủng do khổ đế cõi Vô sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Kiết chủng do tư duy mà đoạn tập – tận – đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Thân kiến hết là thuộc về quả nào? Trộm giới – nghi – cho đến sử vô minh do tư duy mà đoạn cõi Vô sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào?

Kiến đế thành tựu mà đệ tử của Đức Thế Tôn chưa hết ái dục, kiết do tư duy cõi Dục mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Ái dục đã hết mà ái sắc chưa hết, kiết do tư duy mà đoạn cõi Sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào? Ái sắc đã hết mà ái vô sắc chưa hết, kiết do tư duy mà đoạn cõi Vô sắc mà đoạn hết, là thuộc về quả nào?

Tám người hướng tới Tu-đà-hoàn, chứng đắc Tu-đà-hoàn; hướng tới Tư-đà-hàm, chứng đắc Tư-đà-hàm; hướng tới A-na-hàm, chứng đắc A-na-hàm; hướng tới A-la-hán, chứng đắc A-la-hán. Hướng tới Tu-đàhoàn chứng kiết hết, là thuộc về quả nào? Được quả Tu-đà-hoàn cho đến hướng tới A-la-hán chứng đắc A-la-hán kiết hết, là thuộc về quả nào?

Các pháp học thành tựu Tu-đà-hoàn, quả Tu-đà-hoàn thâu nhiếp pháp học kia chăng? Nếu các pháp Tu-đà-hoàn thâu nhiếp thì đó là pháp học chăng? Tư-đà-hàm, A-na-hàm cũng lại như thế. Các pháp vô học thành tựu A-la-hán, quả A-la-hán thâu nhiếp pháp vô học kia chăng? Nếu quả A-la-hán thâu nhiếp thì pháp kia là pháp vô học chăng?

Các Tu-đà-hoàn thành tựu pháp vô lậu thì quả Tu-đà-hoàn thâu nhiếp pháp vô lậu kia chăng? Nếu quả Tu-đà-hoàn thâu nhiếp pháp vô lậu kia, thì đó là pháp vô lậu chăng? Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán cũng lại như vậy.

Các pháp thành tựu Tu-đà-hoàn là quả Tu-đà-hoàn thâu nhiếp pháp kia chăng? Nếu quả Tu-đà-hoàn thâu nhiếp pháp kia, thì Tu-đàhoàn thành tựu pháp kia chăng? Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán cũng lại như thế.

Con người từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục, đều thọ hữu cõi Dục chăng? Nếu thọ hữu cõi Dục hết thì từ cõi Dục ẩn mất mà sinh trở lại cõi Dục chăng? Con người từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, đều thọ hữu cõi Sắc chăng? Nếu thọ hữu cõi Sắc hết, thì từ cõi Sắc ẩn mất mà sinh trở lại cõi Sắc chăng? Con người từ cõi Vô sắc ẩn mất mà sinh trở lại cõi Vô sắc, đều thọ hữu cõi Vô sắc chăng? Nếu thọ hữu cõi Vô sắc hết thì từ cõi Vô sắc ẩn mất mà sinh trở lại cõi Vô sắc chăng?

Con người từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục, số người này có bao nhiêu? Bao nhiêu người bị sử sai khiến? Bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Con người từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, số người này có bao nhiêu? Bao nhiêu người bị sử sai khiến? Bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Con người từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Vô sắc, số người này có bao nhiêu? Bao nhiêu người bị sử sai khiến? Bao nhiêu người bị kiết trói buộc?

Con người nếu không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, thì không thọ hữu cõi Dục chăng? Nếu không thọ hữu cõi Dục mà không từ cõi Dục ẩn mất, thì sẽ không sinh vào cõi Dục chăng? Con người nếu không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc, thì không thọ hữu cõi Sắc chăng? Nếu không thọ hữu cõi Sắc mà không từ cõi Sắc ẩn mất, thì sẽ không sinh vào cõi Sắc chăng? Con người nếu không từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc, thì không thọ hữu cõi Vô sắc chăng? Nếu không thọ hữu cõi Vô Sắc mà không từ cõi Vô sắc ẩn mất, thì sẽ không sinh vào cõi Vô sắc chăng?

Con người nếu không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Con người nếu không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Con người nếu không từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc?

Có thể từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục chăng? Có

thể từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc- Vô sắc chăng? Có thể từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc chăng? Có thể, từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, vô sắc chăng? Có thể từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc chăng? Có thể từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục – cõi Sắc chăng?

Nếu con người từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu con người từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc – Vô sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc?

Nếu con người từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu con người từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, cõi Vô sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc?

Nếu con người từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu con người từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, cõi Sắc, thì số người này có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc?

Có thể từ cõi Dục ẩn mất mà con người không sinh vào cõi Dục- cõi Sắc- cõi Vô sắc chăng? Có thể từ cõi Sắc ẩn mất mà con người không sinh vào cõi Dục – cõi Sắc – cõi Vô sắc chăng? Có thể từ cõi Vô sắc ẩn mất mà con người không sinh vào cõi Dục- cõi Sắc- cõi Vô sắc chăng?

Nếu con người từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục- cõi Sắc- cõi Vô sắc, thì sẽ có bao nhiêu người, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu con người từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục – cõi Sắc – cõi Vô sắc, thì sẽ có bao nhiêu người, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu con người từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục – cõi Sắc – cõi Vô sắc, thì sẽ có bao nhiêu người, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc?

Có thể ái dục chưa hết mà mạng chung không sinh vào cõi Dục. Có thể ái sắc chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục – cõi Sắc. Có thể ái vô sắc chưa hất mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục – cõi Sắc – cõi Vô sắc.

Nếu ái dục chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục,

thì số người này sẽ có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu ái sắc chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục, cõi Sắc, thì số người này sẽ có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc? Nếu ái vô sắc chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục – cõi Sắc – cõi Vô sắc, thì số người này sẽ có bao nhiêu, bao nhiêu người bị sử sai khiến, bao nhiêu người bị kiết trói buộc?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hai thứ cõi Dục, hai thứ cõi Sắc, hai thứ cõi Vô sắc. Kiết chủng do bốn đế mà đoạn. Kiết chủng do tư duy mà đoạn.

Hỏi: Có thể kiết cõi Dục trong một lúc mà có thể trói buộc chăng?

Đáp: Có thể người phàm phu ở cõi Dục không có ái, thoái lui từ cõi Sắc – Vô sắc ẩn mất mà sinh vào cõi Dục.

Hỏi: Trong một lúc không thể trói buộc chăng?

Đáp: Có thể người phàm phu đạt đến chỗ không còn ái của cõi Dục.

Hỏi: Dần dần có thể trói buộc chăng?

Đáp: Không thể nào.

Hỏi: Dần dần không thể trói buộc chăng?

Đáp: Có thể! Đệ tử của Đức Thế Tôn, trước diệt kiết do do bốn đế mà đoạn, sau là do tư duy mà đoạn.

Hỏi: Có thể, kiết cõi Sắc trong một lúc có thể trói buộc chăng?

Đáp: Có thể người phàm phu từ cõi Sắc không có ái, thoái lui từ địa trên ẩn mất mà sinh vào cõi Dục.

Hỏi: Nếu trên Phạm thiên, trong một lúc có thể không bị trói buộc chăng?

Đáp: Có thể! Người phàm phu đạt được sắc không có ái.

Hỏi: Dần dần có thể bị trói buộc chăng?

Đáp: Không thể nào.

Hỏi: Dần dần có thể không bị trói buộc chăng?

Đáp: Có thể! Đệ tử Đức Thế Tôn, trước diệt kiết do do bốn đế mà đoạn, sau là do tư duy mà đoạn.

Hỏi: Có thể kiết cõi Vô sắc cùng một lúc bị trói buộc chăng?

Đáp: Không thể nào.

Hỏi: Cùng một lúc có thể không bị trói buộc chăng?

Đáp: Không thể nào.

Hỏi: Dần dần bị trói buộc chăng?

Đáp: Không thể nào.

Hỏi: Dần dần không bị trói buộc chăng?

Đáp: Có thể Đệ tử Đức Thế Tôn trước diệt kiết do bốn đế mà đoạn, sau là do tư duy mà đoạn.

Hỏi: Kiết do bốn đế cõi Dục mà đoạn hết là thuộc về quả gì?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc là vô xứ sở. Do tư duy cõi Dục mà đoạn, hoặc là quả A-na-hàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do bốn đế cõi Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở, do tư duy cõi Sắc mà đoạn, hoặc là quả A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do bốn đế cõi Vô Sắc mà đoạn, do tư duy mà đoạn là quả A-la-hán.

Năm kiết chủng là kiết chủng do khổ đế mà đoạn, kiết chủng, do tư duy tập đế- tận đế- đạo đế mà đoạn.

Hỏi: Kiết chủng do khổ đế mà đoạn hết là thuộc về quả gì?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Samôn do tập đế- tận đế mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do đạo đế mà đoạn, A-la-hán do tư duy mà đoạn.

Chín kiết chủng là kiết chủng do khổ pháp trí mà đoạn, do khổ vị tri trí mà đoạn, do tập pháp trí mà đoạn, do tập vị tri trí mà đoạn, do tận pháp trí mà đoạn, do tận vị tri trí mà đoạn, do đạo pháp trí mà đoạn, do đạo vị tri trí mà đoạn, kiết chủng do tư duy mà đoạn. Kiết chủng do khổ pháp trí mà đoạn hết là thuộc về quả gì?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc là vô xứ sở.

Do khổ vị tri trí mà đoạn, do tập pháp trí mà đoạn, do tập vị tri trí mà đoạn, do tận pháp trí mà đoạn, do tận vị tri trí mà đoạn. bốn quả Samôn do đạo pháp trí đoạn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do đạo vị tri trí đoạn. A-la-hán do tư duy mà đoạn.

Mười lăm kiết chủng: Kiết chủng do khổ đế cõi Dục mà đoạn, kiết chủng do tư duy mà đoạn tập đế- tận đế- đạo đế cõi Dục mà đoạn, kiết chủng do khổ đế cõi Sắc mà đoạn, kiết chủng do tư duy mà đoạn của tập- tận- đạo đế mà đoạn cõi Sắc mà đoạn, kiết chủng do khổ đế cõi Vô sắc mà đoạn, kiết chủng do tư duy mà đoạn tập- tận- đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn.

Hỏi: Kiết chủng do khổ đế cõi Dục mà đoạn hết là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Samôn, do tập đế- tận đế- đạo đế cõi Dục mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Quả A-na-hàm A-la-hán do tư duy cõi Dục mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do khổ đế cõi Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Samôn do tập- tận đạo đế cõi Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở, A-la-hán do tư duy mà đoạn cõi Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn do khổ đế cõi Vô Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn, do tập- tận đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn. A-la-hán do tư duy mà đoạn cõi Vô Sắc mà đoạn.

Hỏi: Thân kiến hết là thuộc về quả gì?

Đáp: Thuộc về bốn quả Sa-môn, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Samôn thuộc trộm giới- nghi; tham- giận dữ- ngu si và dục lậu, hoặc, quả A-na-hàm A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. A-la-hán thuộc hữu lậu và vô minh lậu. Dục lưu trong lưu hoặc quả A-na-hàm A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. A-la-hán thuộc hữu lưu và vô minh lưu; kiến lưu là bốn quả Samôn. Ách cũng như thế. Dục thọ trong thọ là quả A-na-hàm A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn thuộc giới thọ và kiến thọ. A-la-hán của ngã thọ.

Tham dục ràng buộc thân, giận dữ ràng buộc thân trong phược là quả A-na-hàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn trộm giới ràng buộc thân, ngã kiến ràng buộc thân. Tham dục, giận dữ, thùy miên, trạo cử, đùa bỡn trong cái là quả A-na-hàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn thuộc cái nghi, hoặc là vô xứ sở.

Kiết giận dữ, kiết keo kiệt, kiết ganh tị trong kiết là quả A-na-hàm A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. A-la-hán thuộc kiết ái, kiết kiêu mạn.

Tham dục, giận dữ trong phần dưới là quả A-na-hàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở.

Bốn quả Sa-môn thuộc thân kiến, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Samôn thuộc trộm giới và nghi. Bốn quả Sa-môn thuộc thân kiến và biên kiến trong kiến, hoặc là vô xứ sở. Bốn quả Sa-môn thuộc tà kiến, trộm kiến, trộm giới. Mũi trải qua ái và lưỡi trải qua ái trong ái thân là quả A-na-hàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở. Mắt- tai- thân trải qua ái là Ala-hán, hoặc là vô xứ sở. Ý trải qua ái là A-la-hán.

Sử tham dục, sử giận dữ trong sử là quả A-na-hàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở.

A-la-hán thuộc sử hữu ái, sử kiêu mạn, sử vô minh. Bốn quả Samôn thuộc sử kiến, sử nghi. Kiết giận dữ, kiết keo kiệt, kiết ganh tị trong kiết, là quả A-na- hàm, A-la-hán, hoặc là vô xứ sở.

A-la-hán thuộc kiết ái, kiêu mạn, vô minh. Bốn quả Sa-môn thuộc kiết kiến, kiết thất nguyện, kiết nghi.

Bốn quả Sa-môn, do khổ- tập- tận- đạo đế cõi Dục mà đoạn chín mươi tám sử, hoặc là vô xứ sở. Do tư duy cõi Dục mà đoạn là quả A-nahàm, A-la-hán., hoặc là vô xứ sở.

Bốn quả Sa-môn, do khổ – tập – tận – đạo đế mà đoạn cõi Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở. Quả A-la-hán, do tư duy cõi Sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở.

Bốn quả Sa-môn do khổ – tập – tận – đạo đế mà đoạn của cõi Vô sắc mà đoạn, hoặc là vô xứ sở; quả A-la-hán do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn.

Hỏi: Kiến đế thành tựu, đệ tử của Đức Thế Tôn chưa hết ái dục, kiết do tư duy cõi Dục mà đoạn hết, là thuộc về quả gì?

Đáp: Quả Tư-đà-hàm, hoặc là vô xứ sở.

Hỏi: Ái dục đã hết mà ái sắc chưa hết, kiết do tư duy cõi Sắc mà đoạn hết là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về vô xứ sở.

Hỏi: Ái sắc đã hết mà ái vô sắc chưa hết, do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn hết là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về vô xứ sở.

Tám người hướng tới Tu-đà-hoàn, chứng đắc Tu-đà-hoàn, hướng tới Tư-đà-hàm, chứng đắc Tư-đà-hàm; hướng tới A-na-hàm, chứng đắc A-na-hàm; hướng tới A-la-hán, chứng đắc A-la-hán.

Hỏi: Người hướng tới chứng Tu-đà-hoàn, kiết đã hết là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về vô xứ sở.

Hỏi: Được Tu-đà-hoàn tức là Tu-đà-hoàn, hướng tới Tư-đà-hàm chứng kiết đã hết là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Tu-đà-hoàn, hoặc là vô xứ sở.

Hỏi: Được Tư-đà-hàm tức là Tư-đà-hàm, hướng tới A-na-hàm chứng kiết đã hết là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Tư-đà-hàm, hoặc là vô xứ sở.

Hỏi: Được A-na-hàm tức là A-na-hàm, hướng tới A-la-hán chứng kiết đã hết là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-na-hàm, hoặc là vô xứ sở.

Được A-la-hán tức là A-la-hán.

Hỏi: Các pháp học thành tựu Tu-đà-hoàn, pháp này thuộc về quả Tu-đà-hoàn chăng?

Đáp: Hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về (hoặc thâu nhiếp, hoặc không thâu nhiếp).

Thế nào là thâu nhiếp?

Đáp: Tu-đà-hoàn hữu vi được mà không mất, đó gọi là thâu nhiếp.

Thế nào là không thâu nhiếp?

Đáp: Tu-đà-hoàn tăng ích tiến lên được các căn vô lậu tốt đẹp, được rồi thì kiết hết mà đến chứng, đó gọi là không thâu nhiếp.

Hỏi: Nếu các pháp thuộc về quả Tu-đà-hoàn thì pháp đó là pháp học chăng?

Đáp: Hoặc là học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là học?

Đáp: Tu-đà-hoàn hữu vi, đó gọi là học.

Thế nào là phi học phi vô học?

Đáp: Tu-đà-hoàn vô vi, đó gọi là phi học phi vô học.

Tư-đà-hàm, A-na-hàm cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp vô học thành tựu A-la-hán thì quả A-la-hán thâu nhiếp pháp vô học kia chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Nếu A-la-hán thâu nhiếp pháp thì pháp kia là pháp vô học chăng?

Đáp: Hoặc là vô học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là vô học?

Đáp: A-la-hán hữu vi, đó gọi là vô học.

Thế nào là phi học phi vô học?

Đáp: A-la-hán vô vi, đó gọi là phi học phi vô học.

Hỏi: Các pháp vô lậu thành tựu Tu-đà-hoàn, pháp đó thuộc về Tu-đà-hoàn chăng?

Đáp: Hoặc thâu nhiếp, hoặc không thâu nhiếp (hoặc thuộc về, hoặc không thuộc về).

Thế nào là thâu nhiếp?

Đáp: Được quả Tu-đà-hoàn không mất, đó gọi là thâu nhiếp.

Thế nào là không thâu nhiếp?

Đáp: Tu-đà-hoàn tăng ích tiến tới được căn vi diệu vô lậu. Được rồi thì kiết hết, thọ chứng đắc, cũng là phi số duyên tận thành tựu Tuđà-hoàn, đó gọi là không thâu nhiếp.

Hỏi: Nếu các pháp thuộc về quả Tu-đà-hoàn thì đó là pháp vô lậu chăng?

Đáp: Như thế. Tư-đà-hàm, A-na-hàm cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp vô lậu thành tựu A-la-hán, pháp ấy thuộc về A-lahán chăng?

Đáp: Hoặc thâu nhiếp, hoặc không thâu nhiếp.

Thế nào là thâu nhiếp?

Đáp: Đắc quả A-la-hán không mất, đó gọi là thâu nhiếp.

Thế nào là không thâu nhiếp?

Đáp: Phi số duyên tận thành tựu A-la-hán, đó gọi là không thâu nhiếp.

Hỏi: Nếu các pháp thuộc về A-la-hán thì pháp đó là vô lậu chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Các pháp thành tựu Tu-đà-hoàn, pháp đó thuộc về Tu-đàhoàn chăng?

Đáp: Hoặc có pháp thành tựu Tu-đà-hoàn nhưng pháp đó không thuộc về quả Tu-đà-hoàn.

Tại sao các pháp thành tựu Tu-đà-hoàn, các pháp đó lại không thuộc về quả Tu-đà-hoàn?

Đáp: Vì lẽ Tu-đà-hoàn tăng ích tiến tới được căn vi diệu vô lậu, được rồi thì kiết hết mà thọ chứng đắc, cũng là các phi số duyên tận thành tựu Tu-đà-hoàn, pháp hữu lậu thành tựu Tu-đà-hoàn, đó gọi là các pháp thành tựu Tu-đà-hoàn pháp này không thuộc về quả Tu-đàhoàn.

Thế nào là các pháp thuộc về quả Tu-đà-hoàn mà pháp này không thành tựu quả Tu-đà-hoàn?

Đáp: Chưa được quả Tu-đà-hoàn, được rồi thì mất, đó gọi là các pháp thuộc về Tu-đà-hoàn, mà các pháp này không thành tựu Tu-đàhoàn.

Thế nào là các pháp thành tựu Tu-đà-hoàn là pháp thuộc về quả Tu-đà-hoàn?

Đáp: Được quả Tu-đà-hoàn không mất, đó gọi là các pháp thành tựu Tu-đà-hoàn, là pháp thuộc về quả Tu-đà-hoàn.

Thế nào là các pháp không thành tựu Tu-đà-hoàn, cũng không phải là pháp thuộc về quả Tu-đà-hoàn?

Đáp: Trừ ra những sự việc trên.

Tư-đà-hàm, A-na-hàm cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp thành tựu A-la-hán, là pháp thuộc về A-la-hán chăng?

Đáp: Hoặc có các pháp thành tựu A-la-hán, mà pháp này không thuộc về A-la-hán?

Thế nào là các pháp thành tựu A-la-hán, mà pháp này không thuộc về A-la-hán?

Đáp: Cũng phi số duyên tận thành tựu A-la-hán và pháp hữu lậu thành tựu A-la-hán, đó gọi là các pháp thành tựu A-la-hán, mà pháp này không thuộc về A-la-hán.

Thế nào là các pháp thuộc về A-la-hán, mà pháp này không thành tựu A-la-hán?

Đáp: Nếu chưa được A-la-hán hoặc được rồi thì mất, đó gọi là các pháp thuộc về A-la-hán, mà pháp này không thành tựu A-la-hán.

Thế nào là các pháp thành tựu A-la-hán, là pháp thuộc về A-lahán?

Đáp: Được A-la-hán không mất, đó gọi là các pháp thành tựu Ala-hán, là pháp thuộc về A-la-hán.

Thế nào là các pháp không thành tựu A-la-hán, mà pháp này cũng không thuộc về A-la-hán?

Đáp: Trừ ra những sự việc trên.

Hỏi: Từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục, đều thọ hữu cõi Dục chăng?

Đáp: Hoặc từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục mà không thọ hữu cõi Dục.

Thế nào là từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục không thọ hữu cõi Dục chăng?

Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất mà có đủ Trung ấm cõi Sắc, đó gọi là từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục mà không thọ hữu cõi Dục.

Thế nào là thọ hữu cõi Dục mà không phải từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục?

Đáp: Nếu ở cõi Sắc ẩn mất mà có đủ Trung ấm cõi Dục, đó gọi là thọ hữu cõi Dục mà không phải từ cõi Dục ẩn mất, không sinh vào cõi Dục.

Hỏi: Từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục, thọ hữu cõi Dục là sao?

Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất mà có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục, đó gọi là từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục, thọ hữu cõi Dục.

Thế nào là không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không thọ hữu cõi Dục?

Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất mà có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Sắc. Từ cõi Sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Sắc, đó gọi là không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không thọ hữu cõi Dục.

Hỏi: Từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, đều thọ hữu cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc ở cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc.

Thế nào là từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc chăng?

Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất mà biện minh về ấm trong cõi Dục, đó gọi là từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc.

Thế nào là thọ hữu cõi Sắc mà không là từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc chăng?

Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất mà có đủ Trung ấm cõi Sắc, đó gọi là thọ hữu cõi Sắc mà không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc.

Thế nào là từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, thọ hữu cõi Sắc?

Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Sắc, đó gọi là từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, thọ hữu cõi Sắc.

Thế nào là không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc?

Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất, biện minh về ấm trong sinh ấm cõi Dục. Từ cõi Dục ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Dục, đó gọi là không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc.

Hỏi: Từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, đều thọ hữu cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Như thế, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, đều thọ hữu cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể có thọ hữu cõi Vô Sắc mà không từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có hoặc từ cõi Dục – Sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Dục ẩn mất sinh trở lại cõi Dục. Người này có bốn: Phàm phu và Thánh nhân cõi Dục, phàm phu và Thánh nhân cõi Sắc. Từ cõi Sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, người này có ba: Phàm phu cõi Dục, phàm phu và Thánh nhân cõi Sắc. Từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh trở lại cõi Sắc, người này có hai: Phàm phu và Thánh nhân cõi Vô sắc.

Người phàm phu cõi Dục bị chín mươi tám sử sai khiến và chín kiết ràng buộc. Hiền Thánh nhân bị sai khiến bởi mười sử và sáu kiết trói buộc. Người phàm phu cõi Sắc bị sáu mươi hai sử sai khiến và sáu kiết trói buộc. Hiền Thánh nhân bị sáu sử sai khiến và ba kiết trói buộc. Người phàm phu cõi Vô sắc bị ba mươi mốt sử sai khiến và sáu kiết trói buộc. Hiền Thánh nhân bị ba sử sai khiến và ba kiết trói buộc.

Hỏi: Nếu không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, thì đều không thọ hữu cõi Dục chăng?

Đáp: Hoặc có lúc không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không phải không thọ hữu cõi Dục.

Thế nào là không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không phải không thọ hữu cõi Dục?

Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất, có đủ Trung ấm cõi Dục, đó gọi là không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không phải không thọ hữu cõi Dục.

Thế nào là không thọ hữu cõi Dục mà không phải không từ cõi Dục ẩn mất mà không phải không từ cõi Dục sinh?

Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất, biện minh về ấm trong cõi Sắc, đó gọi là không thọ hữu cõi Dục mà không phải không từ cõi Dục ẩn mất mà không phải không từ cõi Dục sinh.

Thế nào là không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không thọ hữu cõi Dục?

Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất, biện minh về ấm trong sinh ấm cõi Sắc, từ cõi Sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Sắc, đó gọi là không từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục mà không thọ hữu cõi Dục.

Thế nào là không phải không từ cõi Dục ẩn mất mà không phải không từ cõi Dục sinh, không phải không thọ hữu cõi Dục?

Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất, biện minh về ấm trong sinh ấm cõi Dục, đó gọi là không phải không từ cõi Dục ẩn mất mà không phải không sinh vào cõi Dục mà không phải không thọ hữu cõi Dục.

Hỏi: Không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc, đều không thọ hữu cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không phải không thọ hữu cõi Sắc.

Thế nào là không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không phải không thọ hữu cõi Sắc chăng?

Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất, biện minh về ấm trong cõi Sắc, đó gọi là không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không phải không thọ hữu cõi Sắc.

Thế nào là không thọ hữu cõi Sắc mà không phải không từ cõi Sắc ẩn mất mà không phải không sinh vào cõi Sắc?

Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất, biện minh về ấm trong cõi Dục, đó gọi là không thọ hữu cõi Sắc mà không phải không từ cõi Sắc ẩn mất mà không phải không sinh vào cõi Sắc.

Thế nào là không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc?

Đáp: Từ cõi Dục ẩn mất, biện minh về ấm trong sinh ra ấm cõi Dục, từ cõi Dục ẩn mất sinh ra cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Vô sắc, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Dục, đó gọi là không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc mà không thọ hữu cõi Sắc.

Thế nào là không phải không từ cõi Sắc ẩn mất mà không phải không sinh vào cõi Sắc mà không phải không thọ hữu cõi sắc?

Đáp: Từ cõi Sắc ẩn mất, có đủ Trung ấm sinh ra ấm cõi Sắc, đó gọi là không phải không từ cõi Sắc ẩn mất mà không phải không sinh vào cõi Sắc mà không phải không thọ hữu cõi sắc.

Hỏi: Không từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc, cuối cùng không thọ hữu cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Như thế. Không từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc, cuối cùng không thọ hữu cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể có loại không thọ hữu cõi Vô Sắc mà không phải không từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có, từ cõi Vô sắc ẩn mất sinh vào cõi Dục- cõi Sắc mà không phải từ cõi Dục ẩn mất mà không sinh vào cõi Dục, người này có năm: Phàm phu cõi Dục, phàm phu và Thánh nhân cõi Sắc, phàm phu và Thánh nhân cõi Vô sắc. Không từ cõi Sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Sắc, người này có sáu: Phàm phu và Thánh nhân cõi Dục, phàm phu và Thánh nhân cõi Sắc, phàm phu và Thánh nhân cõi Vô sắc. Không từ cõi Vô sắc ẩn mất mà không sinh vào cõi Vô sắc, người này có bốn: Phàm phu và Thánh nhân cõi Dục, phàm phu và Thánh nhân cõi Sắc. Luôn luôn bị sử sai khiến, luôn luôn bị kiết trói buộc.

Hỏi: Có thể ở cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Dục chăng?

Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Sắc, sinh vào cõi Vô sắc mà bát Niết-bàn.

Hỏi: Có thể, ở cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Sắc chăng?

Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm cõi Sắc, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục, sinh vào cõi Vô sắc mà bát Niết-bàn.

Hỏi: Có thể ở cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Không sinh, vì có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục – cõi Sắc giống như bát Niết-bàn.

Có thể ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Sắc chăng?

Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm cõi Sắc, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục, sinh vào cõi Vô sắc mà bát Niết-bàn.

Hỏi: Có thể ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục chăng?

Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Sắc, sinh vào cõi Vô sắc mà bát Niết-bàn.

Hỏi: Có thể ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục, cõi Sắc mà bát Niết-bàn.

Hỏi: Có thể, ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục, cõi Sắc mà bát Niết-bàn.

Hỏi: Có thể ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục chăng?

Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Sắc, sinh vào cõi Vô sắc mà bát Niết-bàn.

Hỏi: Có thể ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Không sinh, có đủ Trung ấm cõi Sắc, có đủ Trung ấm sinh ấm cõi Dục, sinh vào cõi Vô sắc mà bát Niết-bàn.

Nếu ở cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Dục thì người này có sáu: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc, Thánh nhân và phàm phu cõi Vô sắc. Nếu ở cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Sắc thì người này có sáu: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc, Thánh nhân và phàm phu cõi Vô sắc. Nếu cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc thì người này có bốn: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc.

Ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Sắc, thì người này có năm: Phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc, Thánh nhân và phàm phu cõi Vô sắc. Ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục, thì người này có năm: Phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc, Thánh nhân và phàm phu cõi Vô sắc. Ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc, thì người này có ba: Phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc.

Ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Vô sắc, thì người này có hai: Phàm phu cõi Dục, phàm phu cõi Sắc. Ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục, thì người này có bốn: Phàm phu cõi Dục, phàm phu cõi Sắc, Thánh nhân và phàm phu cõi Vô sắc. Ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Sắc, thì người này có bốn: Phàm phu cõi Dục, phàm phu cõi Sắc, Thánh nhân và phàm phu cõi Vô sắc. Luôn luôn bị sử sai khiến, luôn luôn bị kiết trói buộc.

Hỏi: Có thể ở cõi Dục mạng chung mà không sinh vào cõi Dục – cõi Sắc – cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Sẽ không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục – cõi Sắc giống như bát Niết-bàn.

Hỏi: Ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục – cõi Sắc – cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Sẽ không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục, cõi Sắc giống như bát Niết-bàn.

Hỏi: Ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục – cõi Sắc – cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Sẽ không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục, cõi Sắc giống như bát Niết-bàn.

Nếu mạng chung ở cõi Dục, thì sẽ không sinh vào cõi Dục- cõi

Sắc- cõi Vô sắc, thì người này có bốn: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc. Ở cõi Sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục- cõi Sắc- cõi Vô sắc, thì người này có ba: Phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc. Ở cõi Vô sắc mạng chung mà không sinh vào cõi Dục- cõi Sắc- cõi Vô sắc, thì người này có hai: Phàm phu cõi Dục, phàm phu cõi Sắc. Luôn luôn bị sử sai khiến, luôn luôn bị kiết trói buộc.

Hỏi: Có thể ái dục chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục chăng?

Đáp: Sẽ không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục.

Hỏi: Có thể ái sắc chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục- cõi Sắc chăng?

Đáp: Sẽ không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục- cõi Sắc.

Hỏi: Có thể ái vô sắc chưa hết mà mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục – cõi Sắc – cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Sẽ không sinh, có đủ Trung ấm cõi Dục – cõi Sắc – cõi Vô sắc.

Nếu ái dục chưa hết, thì mạng chung không sinh vào cõi Dục, thì người này có hai: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục. Nếu ái sắc chưa hết, thì mạng chung sẽ không sinh vào cõi Dục – cõi Sắc, thì người này có bốn: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc. Nếu ái vô sắc chưa hết mà mạng chung không sinh vào cõi Dục- cõi Sắc – cõi Vô sắc, thì người này có bốn: Thánh nhân và phàm phu cõi Dục, Thánh nhân và phàm phu cõi Sắc.

Người phàm phu cõi Dục bị chín mươi tám sử sai khiến và chín kiết trói buộc, Thánh nhân bị mười sử sai khiến và sáu kiết trói buộc. Phàm phu cõi Sắc bị sáu mươi hai sử sai khiến và sáu kiết trói buộc, Thánh nhân bị sáu sử sai khiến và ba kiết trói buộc. Người phàm phu cõi Vô sắc bị ba mươi mốt sử sai khiến và sáu kiết trói buộc, Thánh nhân bị ba sử sai khiến và ba kiết trói buộc.

******

Phẩm 4: BÀN VỀ MƯỜI MÔN

Mấy sử sai khiến,
Cùngvới hai duyên,
Thứ tự có giác,
Các căn tương ưng,
Cũng thành tựu căn,
Nếu không thành tựu,
Đoạn trí, tác chứng,
Mười môn hiện khắp.

Hai mươi hai căn, mười tám trì, mười hai nhập, năm ấm, năm thạnh ấm, sáu đại sắc pháp, vô sắc pháp, pháp có thể thấy – pháp không thể thấy, pháp có đối – pháp không có đối, pháp hữu lậu – pháp vô lậu, pháp hữu vi- pháp vô vi, pháp quá khứ – pháp vị lai – pháp hiện tại, pháp thiện – pháp bất thiện – pháp vô ký, pháp hệ thuộc cõi Dục – pháp hệ thuộc cõi Sắc – pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp học- pháp vô học – pháp phi học phi vô học, pháp do kiến đế mà đoạn, pháp do tư duy mà đoạn, pháp không có đoạn.

Bốn đế, bốn thiền, bốn đẳng, bốn vô sắc, tám giải thoát, tám trừ nhập, mười nhất thiết nhập, tám trí, ba Tam-muội, ba kiết, ba căn bất thiện, ba hữu lậu.

Bốn lưu, bốn ách, bốn thọ, bốn phược.

Năm cái, năm kiết, năm kiết phần dưới, năm kiến, sáu ái thân, bảy sử, chín kiết, chín mươi tám sử.

Nhãn căn có bao nhiêu sử sai khiến? Cho đến sử vô minh tư duy cõi Vô sắc mà đoạn, có bao nhiêu sử sai khiến? (một môn)

Nhãn căn duyên duyên nhãn thức có bao nhiêu sử sai khiến? Cho đến sử vô minh duyên duyên thức do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn có bao nhiêu sử sai khiến? (hai môn)

Nhãn căn duyên duyên thức có bao nhiêu sử sai khiến? Cho đến sử vô minh duyên duyên thức do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn có bao nhiêu sử sai khiến? (ba môn).

Ý căn theo thứ tự có bao nhiêu tâm sinh, cho đến sử vô minh do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn theo thứ tự có bao nhiêu tâm sinh? (bốn môn)

Nhãn căn bị các sử sai khiến thì sử này nên nói là có giác – có quán, không có giác – có quán hay là không có giác, không có quán chăng? Cho đến sử vô minh và các sử sai khiến do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn thì sử này nên nói là có giác – có quán hay là không có giác – có quán, không có giác, không có quán chăng? (năm môn)

Nhãn căn bị các sử sai khiến thì sử này có bao nhiêu căn tương ưng? Cho đến sử vô minh vá các sử sai khiến do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn, thì sử này có bao nhiêu căn tương ưng? (sáu môn)

Pháp nào thành tựu nhãn căn? Cho đến pháp nào thành tựu sử vô minh do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn? (bảy môn).

Pháp nào không thành tựu nhãn căn? Cho đến pháp nào không thành tựu sử vô minh, do do tư duy mà đoạn cõi Vô sắc mà đoạn? (tám môn).

Nhãn căn khi trí đoạn thì có bao nhiêu sử, bao nhiêu kiết do trí đoạn? Cho đến sử vô minh do của tư duy cõi Vô sắc mà đoạn, khi trí đoạn thì có bao nhiêu sử, bao nhiêu kiết do trí đoạn? (chín môn)

Khi nhãn căn tận tác chứng, có bao nhiêu sử, bao nhiêu kiết tận tác chứng. Cho đến sử vô minh do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn, lúc tận tác chứng thì có bao nhiêu sử, bao nhiêu kiết tận tác chứng? (mười môn).

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Nhãn căn có bao nhiêu sử sai khiến?

Đáp: Cõi Dục- cõi Sắc, thông qua tất cả và do tư duy mà đoạn; nhĩ – tỷ – thiệt – thân căn cũng lại như thế. Ý căn bao gồm tất cả.

Nam căn- nữ căn thì cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Mạng căn thông qua tất cả ba cõi và do tư duy mà đoạn. Lạc căn tất cả cõi Sắc – cõi Dục thông qua tất cả và do tư duy mà đoạn.

Khổ căn thì cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Hỷ căn gồm tất cả cõi Sắc, tất cả cõi Dục, trừ duyên vô lậu – nghi của cõi Dục và vô minh tương ưng với nghi. Ưu căn gồm tất cả cõi Dục.

Hộ căn gồm tất cả. Tín căn- tinh tiến căn – niệm căn – định căn – tuệ căn, ba cõi thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Vị tri căn- dĩ tri căn và vô tri căn không có sự gìn giữ của mắt, sự gìn giữ của tai – mũi – lưỡi – thân. Gìn giữ sắc – gìn giữ tiếng – gìn giữ trơn mịn, gìn giữ nhãn thức- nhĩ thức- thân thức, cõi Dục – cõi Sắc thông qua tất cả và do tư duy mà đoạn. Giữ gìn hương- giữ gìn vị – giữ gìn tỷ thức – giữ gìn thiệt thức, cõi Dục thông qau tất cả và do tư duy mà đoạn.

Ý gìn giữ pháp, gìn giữ ý thức, gìn giữ bao gồm tất cả.

Nhãn nhập, nhĩ- tỷ- thiệt- thân nhập. Sắc, tiếng, trơn mịn nhập cõi Dục- cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Hương-vị nhập cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Ý nhập và pháp nhập bao gồm tất cả.

Sắc ấm thì cõi Dục- cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Thống- tưởng- hành- thức ấm gồm tất cả. Sắc thạnh ấm thì cõi Dục- Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn

Thống- tưởng- hành- thức thạnh ấm thì tất cả địa chủng, cho đến không chủng. Cõi Dục- cõi Sắc thông qua tất cả và do tư duy mà đoạn.

Thức chủng gồm tất cả, sắc pháp cõi Dục- cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Pháp vô sắc gồm tất cả, pháp có thể thấy, pháp có đối thì cõi Dục- cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn; tất cả gồm pháp không thể thấy và pháp không có đối tất cả, pháp hữu lậu, pháp vô lậu không có. Pháp hữu vi là tất cả, pháp vô vi không có. Pháp quá khứ- vị lai- hiện tại là tất cả. Pháp thiện thì ba cõi thông qua tất cả và do tư duy mà đoạn; pháp bất thiện thì cõi Dục gồm tất cả; pháp vô ký thì cõi Sắc- cõi Vô sắc gồm tất cả, và hai thứ cõi Dục do tập đế cõi Dục mà đoạn thông tất cả. Pháp hệ thuộc cõi Dục có tất cả hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc có tất cả hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc có tất cả hệ thuộc cõi Vô sắc.

Pháp học và pháp vô học không có. Pháp phi học phi vô học gồm tất cả Pháp do kiến đế mà đoạn tất cả do kiến đế mà đoạn, pháp do tư duy mà đoạn- do tư duy mà đoạn tất cả và thông tất cả. Pháp không có gì đoạn là không có. Tất cả là khổ đế- tập đế, tận đế- đạo đế thì không có. Cõi Sắc trong thiền có tất cả, cõi Sắc bốn đẳng thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Cõi Vô sắc trong vô sắc có tất cả. Sơ- đệ nhị – đệ tam giải thoát tám trừ nhập tám nhất thiết nhập, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Giải thoát và nhất thiết nhập còn lại thì cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Pháp trí – vị tri trí không có, tri tha tâm trí thì cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Đẳng trí gồm tất cả, trừ ra kiến tương ưng với duyên vô lậu. Khổ trí – tập trí – tận trí – đạo trí – không – vô tướng – vô nguyện thì không có. Thân kiến trong kiết do khổ đế mà đoạn tất cả và do tập đế mà đoạn, thông tất cả. Trộm giới do khổ đế mà đoạn tất cả, và do tập đế mà đoạn thông tất cả. Hữu lậu duyên nghi do đạo đế mà đoạn. Hữu lậu duyên và nghi tương ưng với vô minh do kiến đế mà đoạn,. Vô lậu duyên tham – giận dữ trong căn bất thiện, hữu lậu duyên ngu si cõi Dục và tất cả cõi Dục, trừ vô minh vô lậu duyên cõi Dục. Dục lậu trong lậu có tất cả hữu lậu cõi Dục, tất cả cõi Sắc- Vô sắc, tất cả vô minh lậu, trừ vô minh duyên vô lậu.

Dục lưu trong lưu thì cõi Dục có tất cả, hữu lưu thì cỏi Sắc- Vô sắc có tất cả, vô minh lưu có tất cả, tất cả vô minh lưu, trừ duyên vô lậu của vô minh. Duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn trong kiến lưu, và kiến tương ưng với vô minh vô lậu duyên; ách cũng như thế.

Dục thọ trong thọ thì cõi Dục có tất cả, giới thọ thì tất cả do khổ đế mà đoạn và tập đế mà đoạn thông tất cả. Duyên hữu lậu do đạo đế mà đoạn. Duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn trong kiến thọ, và duyên vô lậu vô minh tương ưng với kiến.

Ngã thọ thì cõi Sắc- Vô sắc có tất cả. Ái dục ràng buộc thân và giận dữ ràng buộc thân trong phược. Hữu lậu duyên trộm giới ràng buộc thân cõi Dục do khổ đế mà đoạn tất cả, và do tập đế mà đoạn thông tất cả. Ngã kiến ràng buộc thân duyên hữu lậu do đạo đế mà đoạn.

Duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn. Tham dục và giận dữ trong cái, hữu lậu duyên thùy miên- trạo cử thuộc cõi Dục thì cõi Dục có tất cả sự đùa cợt cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Nghi cái cõi Dục do kiến đế mà đoạn hữu lậu duyên và duyên vô lậu của vô minh tương ưng với nghi cõi Dục.

Kiết giận dữ trong kiết, cõi Dục duyên hữu lậu; kiết ái – kiết kiêu mạn duyên hữu lậu ba cõi; kiết keo kiệt – kiết ganh tị thì cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Tham dục – giận dữ trong kiết phần dưới thì cõi Dục duyên hữu lậu. Thân kiến do khổ đế mà đoạn tất cả, và tập đế mà đoạn thông tất cả. Trộm giới do khổ đế mà đoạn tất cả, và do tập đế mà đoạn thông tất cả. Hữu lậu duyên do đạo đế mà đoạn, nghi do kiến đế mà đoạn hữu lậu duyên, và duyên vô lậu vô minh tương ưng với nghi.

Thân kiến- biên kiến trong kiến do khổ đế mà đoạn tất cả và do tập đế mà đoạn thông tất cả.

Tà kiến duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn và tà kiến duyên vô lậu tương ưng với vô minh. Trộm kiến duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn. Trộm giới, tất cả do khổ đế mà đoạn, và do tập đế mà đoạn thông tất cả, duyên hữu lậu do đạo đế mà đoạn. Mũi – lưỡi trải qua ái trong ái thân thì cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Mắt – tai – thân trải qua ái thì thông tất cả cõi Dục – cõi Sắc và do tư duy mà đoạn. Ý trải qua ái duyên hữu lậu ba cõi.

Sử tham dục, sử giận dữ trong sử cõi Dục duyên hữu lậu. Sử hữu ái duyên hữu lậu cõi Sắc- Vô sắc; sử kiêu mạn duyên hữu lậu ba cõi; sử vô minh có tất cả, trừ duyên vô lậu vô minh. Sử kiến duyên hữu lậu do, kiến đế mà đoạn, và duyên vô lậu vô minh tương ưng với kiến. Sử nghi duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn, và duyên vô lậu vô minh tương ưng với nghi.

Kiết giận dữ trong kiết cõi Dục duyên hữu lậu. Kiết ái- kiết kiêu mạn duyên hữu lậu ba cõi. Kiết vô minh duyên tất cả, trừ duyên vô lậu vô minh. Kiết kiến duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn, và duyên vô lậu vô minh tương ưng với kiến. Kiết thất nguyện duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn. Kiết nghi duyên hữu lậu do kiến đế mà đoạn và duyên vô lậu vô minh tương ưng với nghi. Kiết keo kiệt- kiết ganh tị thì cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Chín mươi tám sử do khổ đế cõi Dục mà đoạn do khổ đế cõi Dục mà đoạn và tất cả do tập đế cõi Dục mà đoạn thông tất cả do tập đế cõi Dục mà đoạn và do tập đế cõi Dục mà đoạn tất cả và do khổ đế cõi Dục mà đoạn thông tất cả.

Do tận đế cõi Dục mà đoạn và do tận đế cõi Dục mà đoạn tất cả, cùng với cõi Dục thông tất cả. Do đạo đế cõi Dục mà đoạn và do đạo đế cõi Dục mà đoạn tất cả cùng với cõi Dục thông tất cả. Do tư duy cõi Dục mà đoạn và do tư duy cõi Dục mà đoạn tất cả, cùng với cõi Dục thông tất cả. Cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng lại như thế.

Hỏi: Nhãn căn duyên thức có bao nhiêu sử sai khiến?

Đáp: Ba thứ của cõi Dục- cõi Sắc- cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức và bốn thứ tai – mũi – lưỡi – thân căn, cũng lại như thế. Ý căn duyên thức duyên hữu vi, duyên duyên thức duyên hữu vi.

Nam căn – nữ căn duyên thức cõi Dục có ba thứ cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ. Cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Mạng căn duyên thức thì ba cõi có ba loại, duyên duyên thức có bốn loại. Lạc căn duyên thức cõi Dục có bốn loại, cõi Sắc là hữu vi duyên, cõi Vô sắc có hai loại và thông tất cả. Duyên duyên thức cõi Dục và cõi Vô sắc có bốn loại.

Duyên hữu vi cõi Sắc, khổ căn duyên thức cõi Dục có ba thứ – cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ – cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Hỷ căn duyên thức cõi Dục duyên hữu vi- Sắc, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả. Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi- Sắc, cõi Vô sắc có bốn thứ. Ưu căn duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên thức cõi Dục duyên hữu vi. Cõi Sắc có ba loại, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. hộ căn duyên thức duyên hữu vi, duyên duyên thức duyên hữu vi.

Căn tín- tinh tiến- niệm- định tuệ duyên bốn loại thức, duyên duyên thức có bốn thứ. Vị tri căn – dĩ tri căn – vô tri căn duyên thức có hai thứ và thông tất cả, duyên duyên có thức bốn thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. duyên duyên thức có bốn loại. Nhãn trì, nhĩ- tỷ- thiệt- thân trì; sắc trì và thanh- tế hoạt trì, duyên thức cõi Dục- cõi Sắc có ba thứ: nhãn thức, nhĩ thức, thân thức, duyên thức. Cõi Dục- Sắc có ba thứ: Duyên duyên thức cõi Dục- Sắc có bốn loại, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả. Hương trì – vị trì, tỷ thức – thiệt thức trì, duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Ý trì – ý thức trì, duyên thức duyên hữu vi. Duyên duyên thức duyên hữu vi.

Pháp trì duyên thức có tất cả duyên, duyên thức duyên hữu vi. Nhãn nhập, nhĩ – tỷ – thiệt – thân nhập. Sắc – thanh – tế hoạt nhập, duyên thức cõi Dục – Sắc có ba thứ cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn duyên duyên thức có bốn thứ. Hương nhập – vị nhập, duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Ý nhập duyên thức duyên hữu vi. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp nhập duyên thức duyên tất cả, duyên thức duyên hữu vị. Sắc ấm duyên thức cõi Dục – Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả.

Duyên duyên thức có bốn thứ. Thống – tưởng – hành – thức ấm, duyên thức duyên hữu vi, duyên duyên thức duyên hữu vi. Sắc thạnh ấm duyên thức cõi Dục – Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức có bốn loại. Thống- tưởng- hành- thức thạnh ấm duyên duyên thức duyên hữu vi và duyên duyên thức- duyên hữu vi.

Chủng địa cho đến chủng không, duyên thức cõi Dục- Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức có bốn thứ. Thức chủng duyên thức- duyên hữu lậu, và duyên duyên thức- duyên hữu vi.

Sắc pháp duyên thức cõi Dục – cõi Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả. Duyên duyên thức có bốn thứ. Pháp vô sắc duyên thức có tất cả, duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp có thể thấy và pháp có đối duyên thức cõi Dục – Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức có bốn thứ. Pháp không thể thấy và pháp không có đối duyên thức có tất cả,

Duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp hữu lậu duyên thức duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp vô lậu duyên thức có ba thứ (tư duy, tận, đạo) và thông tất cả. Duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp hữu vi duyên thức duyên hữu vi. Duyên duyên thức cũng duyên hữu vi.

Pháp vô vi duyên thức có hai thứ và thông tất cả (tư duy- tận).

Duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp quá khứ – vị lai – hiện tại duyên thức duyên hữu vi.

Duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp thiện duyên thức có tất cả, duyên duyên thức và duyên hữu vi. Pháp bất thiện duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. duyên duyên thức hữu vi cõi Dục, cõi sắc có ba loại, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Pháp vô ký duyên thức cõi Dục có ba loại, cõi Sắc – Vô sắc duyên hữu lậu. Duyên duyên thức cõi Dục có bốn loại, cõi Sắc – Vô sắc duyên hữu vi. Pháp hệ thuộc cõi Dục duyên thức cõi Dục duyên hữu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba loại, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Pháp hệ thuộc cõi sắc duyên thức cõi Dục có ba loại, cõi Sắc duyên hữu lậu, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Duyên duyên thức cõi Dục có ba loại, cõi sắc duyên hữu vi, cõi Vô sắc có bốn loại. Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc duyên cõi Dục- cõi Sắc có ba loại, cõi Vô sắc duyên hữu lậu. Duyên duyên thức cõi Dục có ba loại, cõi sắc có bốn loại, cõi Vô sắc duyên hữu vi. Pháp học và pháp vô học duyên thức có hai loại và thông tất cả, duyên duyên thức có bốn loại. Pháp phi học phi vô học duyên thức có bốn loại, duyên hữu lậu do đạo đế mà đoạn, duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp do kiến đế mà đoạn duyên thức duyên hữu lậu, duyên duyên thức duyên hữu vi. Pháp do tư duy mà đoạn, duyên thức ba cõi có ba loại, duyên duyên thức có bốn loại. Pháp không có đoạn diệt, duyên thức có ba loại thông tất cả, duyên duyên thức hữu vi. Khổ và tập đế duyên thức duyên hữu lậu, duyên duyên thức duyên hữu vi. Tận đế duyên thức có hai loại và thông tất cả, duyên duyên thức duyên hữu vi. Đạo đế duyên thức có hai loại và thông tất cả, duyên duyên thức có bốn loại. Thiền duyên thức cõi Dục có bốn loại, cõi Sắc duyên hữu vi, cõi Vô sắc có hai loại và thông tất cả, duyên duyên thức cõi Dục và cõi Vô sắc có bốn loại, cõi Sắc duyên hữu vi. Hộ từ bi trong bốn đẳng duyên thức cõi Dục – Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc- Vô sắc có bốn thứ. Tịnh giải thoát- bốn trừ nhập sau- tám nhất thiết nhập cũng lại như thế.

Hỷ duyên thức cõi Dục- Sắc có ba loại, duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả. Giải thoát thứ nhất- thứ hai và bốn trừ nhập đầu cũng lại như vậy.

Không xứ- Thức xứ, bất dụng xứ, trong Vô sắc duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc duyên hữu vi.

Duyên duyên thức ở cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc duyên hữu vi.

Hữu tưởng – vô tưởng xứ duyên thức cõi Dục – Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc duyên hữu lậu. Duyên duyên thức cõi Dục có ba loại, cõi Sắc có bốn loại, cõi Vô sắc duyên hữu vi.

Không xứ giải thoát- Thức xứ giải thoát- bất dụng xứ giải thoát trong giải thoát, duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc – Vô sắc có bốn thứ.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc – Vô sắc có bốn thứ. Hữu tưởng – vô tưởng xứ giải thoát, và diệt tận giải thoát duyên thức ba cõi có ba thứ.

Duyên duyên thức cõi Dục ba thứ, cõi Sắc – Vô sắc có bốn thứ.

Không xứ nhập – Thức xứ nhập cũng lại như thế.

Pháp trí duyên thức cõi Dục có hai thứ, cõi Dục thông tất cả, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Vị tri trí duyên thức cõi Sắc – Vô sắc có hai thứ và cõi Sắc – Vô sắc thông tất cả. Cõi Dục thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc- Vô sắc có bốn thứ. Trí biết tâm người khác duyên thức cõi Dục – Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả.

Duyên duyên thức có bốn thứ, đẳng trí duyên thức duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức duyên hữu vi. Khổ trí – tập trí – tận trí – đạo trí – không – vô nguyện – vô tưởng duyên thức có hai thứ và thông tất cả.

Duyên duyên thức có bốn thứ. Thân kiến trong kiết duyên thức ba cõi có ba loại, duyên duyên thức có bốn loại.Trộm giới duyên thức ba cõi có ba thứ và do đạo đế mà đoạn.

Duyên duyên hữu lậu duyên duyên thức có bốn thứ. Nghi duyên thức duyên hữu lậu, duyên duyên thức duyên hữu vi. Tham- giận dữ- ngu si và dục lậu duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Hữu lậu duyên thức cõi Dục có ba thứ, duyên hữu lậu của cõi Sắc – Vô sắc.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc – Vô sắc duyên hữu vi.

Vô minh lậu duyên thức duyên hữu lậu, đối tượng duyên chủ thể duyên thức duyên hữu vi.

Dục lưu trong lưu duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Hữu lưu duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc- Vô sắc duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc – Vô sắc duyên hữu vi. Còn lại duyên thức duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức duyên hữu vi. Ách cũng như thế.

Dục thọ trong thọ duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Giới thọ duyên thức ba cõi có ba thứ và do đạo đế mà đoạn duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức có bốn thứ kiến thọ duyên thức duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức duyên hữu vi. Ngã thọ duyên thức cõi Dục có ba thứ cõi Sắc- Vô sắc duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ cõi Sắc- Vô sắc duyên hữu vi.

Ái dục ràng buộc thân- sự giận dữ ràng buộc thân trong phược, duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Trộm giới ràng buộc thân duyên thức ba cõi có ba thứ, và duyên hữu lậu do đạo đế mà đoạn.

Duyên duyên thức có bốn thứ. Ngã kiến ràng buộc thân duyên thức duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức duyên hữu vi.

Tham dục- giận dữ- thùy miên- trạo cử- đùa bỡn trong cái duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Kiết giận dữ trong kiết, duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu- cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi- cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Kiết keo kiệt ganh tị duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. còn lại duyên thức duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức duyên hữu vi. Tham dục – giận dữ trong phần dưới duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu- cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi – cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Thân kiến duyên thức ba cõi có ba thứ. Duyên duyên thức có bốn loại.

Trộm giới duyên thức ba cõi có ba thứ, và duyên hữu lậu do đạo đế mà đoạn.

Duyên duyên thức có bốn thứ. Nghi duyên thức duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức duyên hữu vi. Thân kiến – biên kiến trong kiến, duyên thức ba cõi có ba thứ.

Duyên duyên thức có bốn thứ. Trộm giới duyên thức ba cõi có ba thứ, và do đạo đế mà đoạn duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức có bốn thứ. Còn lại duyên thức duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức duyên hữu vi.

Mũi- lưỡi, trải qua ái trong ái thân duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Nhãn- nhĩ – thân trải qua ái duyên thức cõi Dục- cõi Sắc có ba thứ.

Duyên duyên thức cõi Dục- cõi Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc có hai thứ và thông tất cả. Ý trải qua ái duyên thức duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức duyên hữu vi. Sử tham dục- giận dữ trong sử duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu – cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Sử hữu ái duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc- Vô sắc duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc- Vô sắc duyên hữu vi. Còn lại duyên thức duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức duyên hữu vi.

Kiết giận dữ trong kiết duyên thức cõi Dục duyên hữu lậu- cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi- cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Kiết keo kiệt – ganh tị, duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Còn lại duyên thức duyên hữu lậu.

Duyên duyên thức duyên hữu vi.

Chín mươi tám sử, sử do khổ đế cõi Dục mà đoạn, duyên thức cõi Dục có ba thứ (tư duy – khổ – tập), cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, trừ ra tận thì cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn; do tập đế mà đoạn, do tư duy mà đoạn cũng lại như thế.

Sử do tận đế cõi Dục mà đoạn, duyên thức cõi Dục có ba thứ, và duyên hữu lậu do tận đế cõi Dục mà đoạn, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục duyên hữu vi- cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn. Sử do đạo đế cõi Dục mà đoạn, duyên thức cõi Dục có ba thứ, và duyên hữu lậu do đạo đế cõi Dục mà đoạn, cõi Sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Sử do khổ đế cõi Sắc mà đoạn, duyên thức cõi Dục- Sắc có ba thứ, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc- Vô sắc có bốn thứ, do tư duy mà đoạn tập đế cũng lại như thế.

Sử do tận đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn, duyên thức cõi Dục- Sắc có ba thứ, và duyên hữu lậu do tận đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc duyên hữu vi, cõi Vô sắc có bốn thứ.

Sử do đạo đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn, duyên thức cõi Dục- Sắc có ba thứ, và duyên hữu lậu. Do đạo đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn, cõi Vô sắc thông tất cả và do tư duy mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc- Vô sắc có bốn thứ.

Sử do khổ đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn, duyên thức ba cõi có ba thứ.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc- Vô sắc có bốn thứ. Do tư duy tập đế mà đoạn cũng lại như thế.

Sử do tận đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn, duyên thức ba cõi có ba thứ, và duyên hữu lậu, do tận đế cõi Vô sắc mà đoạn.

Duyên duyên thức cõi Dục có ba thứ, cõi Sắc có bốn thứ, cõi Vô sắc duyên hữu vi.

Sử do đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn, duyên thức ba cõi có ba thứ, và duyên hữu lậu, do đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn.

Duyên duyên thức ba cõi có ba thứ, cõi Sắc – Vô sắc có bốn thứ.

Ý căn theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Lạc căn theo thứ tự sinh mười một tâm. Hỷ căn theo thứ tự sinh mười tâm (cõi Dục năm, nhị thiền năm). Khổ căn- ưu căn theo thứ tự sinh năm tâm. Hộ căn- tín căn- tinh tiến căn – niệm căn – định căn – tuệ căn theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Vị tri căn theo thứ tự không sinh tâm (mười lăm tâm, văn lại không có). Dĩ tri căn, vô tri căn theo thứ tự sinh ba tâm. Nhãn thức – nhĩ thức – thân thức trì, theo thứ tự sinh mười tâm. Tỷ thức- thiệt thức trì theo thứ tự sinh năm tâm.

Ý trì- pháp trì – ý thức trì – ý nhập – pháp nhập, thống ấm và tưởng – hành – thức ấm, thống thạnh ấm và tưởng – hành – thức- thạnh ấm, chủng thức – pháp vô sắc, pháp không thể thấy, pháp không có đối, pháp hữu lậu, pháp hữu vi, theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Pháp vô lậu theo thứ tự sinh ba tâm. Pháp vô vi theo thứ tự không sinh tâm. Pháp quá khứ theo thứ tự sinh hai tâm. Pháp vị lai theo thứ tự không sinh tâm. Pháp hiện tại, pháp thiện, pháp vô ký, pháp hệ thuộc cõi Dục, pháp hệ thuộc cõi Sắc, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Pháp bất thiện theo thứ tự sinh năm tâm. Pháp học- pháp vô học, theo thứ tự sinh ba tâm. Pháp phi học phi vô học, pháp do kiến đế mà đoạn, pháp do tư duy mà đoạn, theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Pháp không có gì đoạn theo thứ tự sinh ba tâm. Khổ đế – tập đế theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Tận đế theo thứ tự không sinh tâm. Đạo đế theo thứ tự sinh ba tâm. Thiền theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Bốn đẳng theo thứ tự sinh sáu tâm.

Định vô sắc theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Giải thoát thứ nhất và thứ hai bốn trừ nhập đầu tiên, theo thứ tự sinh sáu tâm. Tịnh giải thoát, bốn trừ nhập sau, tám nhất thiết nhập, theo thứ tự sinh tám tâm.

Không xứ giải thoát- Không xứ nhập, Thức xứ giải thoát – Thức xứ nhập, theo thứ tự sinh sáu tâm. Bất dụng xứ giải thoát, hữu tưởng- vô tưởng giải thoát, theo thứ tự sinh năm tâm. Diệt tận giải thoát theo thứ tự không sinh tâm. Pháp trí theo thứ tự sinh hai tâm.

Vị tri trí theo thứ tự sinh ba tâm. Trí biết tâm người khác theo thứ tự sinh sáu tâm. Đẳng trí theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Khổ trí, tập- tận- đạo trí, không – vô nguyện – vô tướng, theo thứ tự sinh ba tâm. Thân kiến – trộm giới – nghi theo thứ tự sinh mười lăm tâm.

Tham – giận dữ – ngu si và dục lậu, theo thứ tự sinh năm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh mười lăm tâm.

Dục lưu trong lưu theo thứ tự sinh năm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Ách cũng như vậy.

Dục thọ trong thọ theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh mười lăm tâm.

Ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân trong phược, theo thứ tự sinh năm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh tâm mười lăm tâm.

Năm cái và kiết giận dữ – keo kiệt – ganh tị, theo thứ tự sinh năm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh mười lăm tâm.

Sự tham dục – giận dữ trong phần dưới, theo thứ tự sinh năm tâm. Còn lại và năm kiến theo thứ tự sinh mười lăm tâm.

Mũi – lưỡi trải qua ái trong ái thân, theo thứ tự sinh năm tâm. Mắt – tai – thân trải qua ái, theo thứ tự sinh mười tâm. Ý trải qua ái theo thứ tự sinh mười lăm tâm.

Sử tham dục- giận dữ trong sử theo thứ tự sinh năm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh mười lăm tâm.

Kiết giận dữ- keo kiệt- ganh tị trong kiết, theo thứ tự sinh mười lăm tâm. Còn lại theo thứ tự sinh mười lăm tâm.

Chín mươi tám sử cõi Dục theo thứ tự sinh năm tâm, cõi Sắc mười tâm, cõi Vô sắc mười lăm tâm.

Nam căn- nữ căn và khổ căn và ưu căn có các sử sai khiến thì sử này có giác – có quán. Vị tri căn- dĩ tri căn- vô tri căn thì không có giác, không có quán. Căn còn lại và ba hành, nhãn thức – nhĩ thức – thân thức trì, hoặc có giác – có quán, hoặc không có giác – có quán.

Hương trì, vị trì, tỷ thức, thiệt thức trì có giác – có quán, trì còn lại có đủ ba hành.

Hương nhập, vị nhập có giác – có quán, nhập còn lại có đủ ba hành.

Ấm và thạnh ấm chủng, pháp sắc – pháp vô sắc; pháp có thể thấy – pháp không thể thấy, pháp có đối – pháp không có đối, pháp hữu lậu, pháp hữu vi; pháp quá khứ, pháp vị lai, pháp hiện tại; pháp thiện, pháp vô ký; pháp hệ thuộc cõi Sắc có đủ ba hành, pháp bất thiện, pháp hệ thuộc cõi Dục có giác- có quán; pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, không có giác – không có quán. Pháp học, pháp vô học, không có pháp phi học phi vô học, pháp, do tư duy bốn đế mà đoạn có đủ ba hành. Pháp đoạn diệt không có. Khổ đế, tập đế có đủ ba hành, tận đế- đạo đế không có.

Sơ thiền trong thiền, hoặc có giác – có quán, hoặc không có giác – có quán. Thiền còn lại không có giác – không có quán. Bốn đẳng có ba hành. Định vô sắc không có giác, không có quán.

Hai giải thoát đầu tiên, bốn trừ nhập đầu tiên có ba hành, giải thoát và trừ nhập còn lại cùng nhất thiết nhập thì không có giác, không có quán.

Pháp trí – vị tri trí không có. Trí biết tâm người khác và đẳng trí có ba hành.

Khổ trí – tập trí – tận trí – đạo trí, không – vô nguyện – vô tướng không có. Thân kiến – trộm giới – nghi có ba hành, tham – giận dữ – ngu si và dục lậu có giác – có quán, còn lại có đủ ba hành.

Dục lưu trong lưu có giác- có quán, còn lại có đủ ba hành. Ách bộc lưu cũng như thế.

Dục thọ trong thọ có giác- có quán, còn lại có đủ ba hành.

Ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân trong phược có giác- có quán, còn lại có đủ ba hành.

Năm cái và kiết giận dữ- keo kiệt- ganh tị có giác – có quán, còn lại có đủ ba hành.

Tham dục – giận dữ trong phần dưới có giác – có quán, còn lại cùng với năm kiến có đủ ba hành.

Mũi- lưỡi trải qua ái trong ái thân, có giác- có quán. Mắt – tai- thân trải qua ái, hoặc có giác – có quán, hoặc không có giác, không có quán. Ý trải qua ái có ba hành.

Sử tham dục – giận dữ trong sử có giác – có quán, còn lại có đủ ba hành.

Kiết giận dữ – keo kiệt – ganh tị trong kiết có giác – có quán, còn lại có đủ ba hành.

Chín mươi tám sử cõi Dục có giác- có quán, ba hành cõi Sắc có ba hành, cõi Vô sắc không có giác- không có quán.

Các sử sai khiến của nhãn căn thì sử này tương ưng với bốn căn, trừ khổ căn. Nhĩ – tỷ – thiệt- thân căn cũng lại như vậy.

Ý căn có năm; nam căn- nữ căn có ba, trừ lạc căn; khổ căn – mạng căn có bốn, trừ khổ căn; lạc căn có bốn, trừ khổ căn; khổ căn có bốn, trừ lạc căn; hỷ căn – ưu căn có ba, trừ lạc căn; khổ căn – hộ căn có năm; tín- tinh tiến – niệm – định – tuệ căn có bốn, trừ khổ căn.

Vị tri căn – dĩ tri căn – vô tri căn, không có sử sai khiến.

Nhãn trì, nhĩ – tỷ – thiệt – thân, ý thức trì có bốn, trừ khổ căn, trì còn lại có năm.

Nhãn nhập, nhĩ- tỷ- thiệt- thân nhập có bốn, trừ khổ căn, nhập còn lại có năm.

Ấm và thạnh ấm chủng, pháp sắc – pháp không có sắc, pháp có thể thấy- pháp không thể thấy, pháp có đối- pháp không có đối, pháp hữu lậu, pháp hữu vi có năm. Pháp vô lậu, pháp vô vi không có.

Pháp quá khứ- vị lai- hiện tại, pháp thiện- pháp bất thiện- pháp vô ký, pháp hệ thuộc cõi Dục có năm; pháp hệ thuộc cõi Sắc có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc có một là hộ căn. Pháp học- pháp vô học không có. Pháp phi học phi vô học có năm.

Pháp do bốn đế mà đoạn có bốn, trừ khổ căn. Pháp do tư duy mà đoạn có năm. Pháp không có gì đoạn diệt thì không có.

Khổ đế- tập đế có năm, tận đế- đạo đế không có. Sơ thiền trong thiền có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Nhị thiền trong thiền có hai là hỷ căn và hộ căn. Tam thiền trong thiền có hai là lạc căn và hộ căn. Tứ thiền trong thiền có một là hộ căn.

Hộ từ bi trong bốn đẳng có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Hỷ hai là hỷ căn và hộ căn. Định vô sắc có một là hộ căn.

Hai giải thoát đầu và bốn trừ nhập đầu có hai là hỷ căn và hộ căn, giải thoát và trừ nhập còn lại cùng với nhất thiết nhập có một là hộ căn.

Pháp trí- vị tri trí không có. Trí biết tâm người khác có ba, trừ khổ căn và ưu căn.

Đẳng trí có năm; khổ trí- tập- tận- đạo trí, không- vô nguyện- vô tướng không có.

Thân kiến- trộm giới- nghi và tham có bốn, trừ khổ căn; giận dữ có bốn, trừ lạc căn. Ngu si và dục lậu- vô minh lậu có năm. Hữu lậu có ba, trừ khổ căn và ưu căn.

Dục lưu- vô minh lưu trong lưu có năm; hữu lưu có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Kiến lưu có bốn trừ khổ căn. Ách bộc lưu cũng như thế.

Dục thọ trong thọ có năm; giới thọ- kiến thọ có bốn, trừ khổ căn; ngã thọ có ba, trừ khổ căn và ưu căn.

Sự giận dữ ràng buộc thân trong phược có bốn, trừ lạc căn. Phược còn lại có bốn, trừ khổ căn.

Tham dục trong cái có bốn, trừ khổ căn. Sự giận dữ có bốn, trừ lạc căn. Thùy và trạo cử có năm. Miên- đùa bỡn và nghi có ba, trừ lạc căn và khổ căn.

Kiết giận dữ trong kiết có bốn, trừ lạc căn. Kiết ái- kiết kiêu mạn

có bốn, trừ khổ căn. Kiết keo kiệt- ganh tị có ba, trừ lạc căn và khổ căn.

Tham dục trong phần dưới có bốn, trừ khổ căn. Sự giận dữ có bốn, trừ lạc căn. Thân kiến- trộm giới- nghi và năm kiến sáu ái thân có bốn, trừ khổ căn.

Sử tham dục- sử kiêu mạn- sử kiến- sử nghi trong sử bốn, trừ khổ căn. Sử giận dữ có bốn, trừ lạc căn. Sử hữu ái có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Sử vô minh có năm.

Kiết giận dữ trong kiết có bốn, trừ lạc căn. Kiết ái- kiết kiêu mạn- kiết kiến- kiết thất nguyện- kiết nghi có bốn, trừ khổ căn. Kiết vô minh có năm; kiết keo kiệt- ganh tị có ba, trừ lạc căn và khổ căn.

Chín mươi tám sử cõi Dục do kiến đế mà đoạn có ba, trừ lạc căn và khổ căn. Ái do tư duy mà đoạn có bốn, trừ khổ căn. Giận dữ có bốn, trừ lạc căn. Kiêu mạn có ba, trừ lạc căn và khổ căn. Vô minh có năm.

Cõi Sắc có ba, trừ khổ căn và ưu căn. Cõi Vô sắc có một là hộ căn.

Hỏi: Cõi nào thành tựu nhãn căn?

Đáp: Cõi Sắc- cõi Dục nếu được mà không mất; nhĩ- tỷ- thiệt căn cũng lại như thế.

Hỏi: Cõi nào thành tựu thân căn?

Đáp: Cõi Dục- Sắc.

Hỏi: Ai thành tựu ý căn?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Cõi nào thành tựu nam căn- nữ căn?

Đáp: Cõi Dục nếu được mà không mất.

Hỏi: Ai thành tựu mạng căn?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tự lạc căn?

Đáp: Biến tịnh thiên, hoặc dưới Biến tịnh thiên, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên.

Hỏi: Cõi nào thành tựu khổ căn?

Đáp: Cõi Dục.

Hỏi: Ai thành tựu hỷ căn?

Đáp: Quang âm thiên, hoặc dưới Quang âm hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên.

Hỏi: Ai thành tựu ưu căn?

Đáp: Người ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu hộ căn?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tựu tín căn- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn?

Đáp: Người không đoạn căn thiện.

Hỏi: Ai thành tựu vi tri căn- dĩ tri căn- vô tri căn?

Đáp: Nếu người nào được mà không mất.

Hỏi: Ai thành tựu nhãn trì, nhĩ- tỷ- thiệt trì?

Đáp: Người ở cõi Sắc- cõi Dục nếu được mà không mất.

Hỏi: Ai thành tựu thân trì, sắc- thanh- tế hoạt trì?

Đáp: Người ở cõi Dục- Sắc.

Hỏi: Ai thành tựu nhãn thức, nhĩ- thân thức trì?

Đáp: Trời Phạm ca di, dưới Phạm ca di hoặc sinh lên cõi trên mà hiện ở trước mắt mắt.

Hỏi: Ai thành tựu hương trì- vị trì tỷ thức- thiệt thức trì?

Đáp: Người ái cõi Dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu ý trì- pháp trì- ý thức trì?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tựu nhãn nhập, nhĩ- tỷ- thiệt nhập?

Đáp: Người ở cõi Sắc- cõi Dục, nếu được mà không mất.

Hỏi: Ở đâu thành tựu thân nhập, sắc- thanh- tế hoạt nhập?

Đáp: Ở cõi Dục- cõi Sắc.

Hỏi: Người ở đâu thành tựu hương nhập- vị nhập?

Đáp: Người ở cõi Dục.

Hỏi: Ai thành tựu ý nhập- pháp nhập?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sắc ấm?

Đáp: Ở cõi Dục- Sắc, hoặc Thánh nhân sinh vào cõi Vô sắc.

Hỏi: Ai thành tựu thống- tưởng- hành- thức ấm?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ở đâu thành tựu sắc thạnh ấm?

Đáp: Ở cõi Dục- Sắc.

Ai thành tựu thống- tưởng- hành- thức thạnh ấm?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ở đâu thành tựu địa chủng cho đến không chủng?

Đáp: Ở cõi Dục- Sắc.

Hỏi: Ai thành tựu thức chủng?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sắc pháp?

Đáp: Ở cõi Dục- Sắc, hoặc Thánh nhân sinh vào cõi Vô sắc.

Hỏi: Ai thành tựu pháp không có sắc?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ở đâu thành tựu pháp có thể thấy và pháp có đối?

Đáp: Ở cõi Dục- Sắc.

Hỏi: Ai thành tựu pháp không thể thấy và pháp không có đối?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tựu pháp hữu lậu, vô lậu? Pháp hữu vi, pháp vô vi?

Pháp quá khứ- vị lai- hiện tại?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tựu pháp thiện?

Đáp: Người không đoạn căn thiện.

Hỏi: Ai thành tựu pháp bất thiện?

Đáp: Kẻ ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu pháp vô ký?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ở đâu thành tựu pháp hệ thuộc cõi Dục?

Đáp: Ở cõi Dục- Sắc.

Hỏi: Ở đâu thành tựu pháp hệ thuộc cõi Sắc?

Đáp: Ở cõi Dục- Sắc.

Hỏi: Ai thành tựu pháp hệ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tựu pháp học và pháp vô học?

Đáp: Nếu ngươì ấy được mà không mất.

Hỏi: Ai thành tựu pháp phi học phi vô học?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Trí nào thành tựu pháp, do kiến đế mà đoạn?

Đáp:Vị sinh đạo, vị tri trí.

Hỏi: Ai thành tựu khổ đế- tập đế của pháp không có đoạn diệt do tư duy mà đoạn?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tựu tận đế?

Đáp: Nếu được mà không mất.

Hỏi: Ai thành tựu đạo đế?

Đáp: Nếu được trung gian thiền.

Hỏi: Trời nào thành tựu sơ thiền?

Đáp: Trời Phạm ca di, hoặc dưới Phạm ca di, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên.

Hỏi: Trời nào thành tựu nhị thiền?

Đáp: Trời Quang âm, hoặc dưới Quang âm, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên.

Hỏi: Trời nào thành tựu tam thiền?

Đáp: Trời Biến tịnh, hoặc dưới Biến tịnh, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên.

Trời nào thành tựu tứ thiền?

Đáp: Trời Quả thật, hoặc dưới Quả thật, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên.

Hỏi: Ai thành tựu bốn đẳng?

Đáp: Nếu được mà không mất.

Hỏi: Ai thành tựu Không xứ trong vô sắc?

Đáp: Người sinh Không xứ, hoặc dưới Không xứ, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên.

Hỏi: Ai thành tựu Thức xứ?

Đáp: Người sinh Thức xứ, hoặc dưới Thức xứ, hoặc Thánh nhân sinh lên cõi trên.

Hỏi: Ai thành tựu bất dung xứ?

Đáp: Người sinh bất dung xứ, hoặc dưới bất dụng xứ, hoặc người vô cấu (các Thánh nhân trên, đều là người này) sinh lên cõi trên.

Hỏi: Ai thành tựu hữu tưởng- vô tưởng xứ?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tựu giải thoát trừ nhập- nhất thiết nhập?

Đáp: Nếu được mà không mất.

Hỏi: Ai thành tựu pháp trí- vị tri trí?

Đáp: Nếu được mà không mất.

Hỏi: Ai thành tựu trí biết tâm người khác?

Đáp: Nếu được mà không mất.

Hỏi: Ai thành tựu đẳng trí?

Đáp: Tất cả chúng sinh.

Hỏi: Ai thành tựu khổ trí, tập- tận- đạo trí, không- vô nguyện- vô tướng?

Đáp: Nếu được mà không mất.

Hỏi: Trong kiết, ai thành tựu thân kiến?

Đáp: Khổ vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu trộm giới- nghi?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu tham dục- giận dữ- ngu si và dục lậu?

Đáp: Kẻ ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu hữu lậu- vô minh lậu?

Đáp: Ái cõi Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu dục lưu trong lưu?

Đáp: Người ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu hữu lưu- vô minh lưu?

Đáp: Ái cõi Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu kiến lưu?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh; ách cũng như vậy.

Hỏi: Trong thọ, ai thành tựu dục thọ?

Đáp: Ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu giới thọ- kiến thọ?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu ngã thọ?

Đáp: Ái cõi Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Trong phược, ai thành tựu ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân?

Đáp: Người ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu trộm giới ràng buộc thân, ngã kiến ràng buộc thân?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Trong cái, ai thành tựu cái tham dục- giận dữ- thùy miên- trạo cử- đùa bỡn?

Đáp: Người ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu cái nghi?

Đáp:Ái dục chưa hết, hoặc đạo pháp trí chưa sinh.

Hỏi: Trong kiết, ai thành tựu kiết giận dữ- keo kiệt- ganh tị?

Đáp: Người ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu kiết ái- kiết kiêu mạn?

Đáp: Người ái cõi Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Trong phần dưới, ai thành tựu tham dục- giận dữ?

Đáp: Người ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu thân kiến?

Đáp: Khổ vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu trộm giới- nghi?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Trong kiến, ai thành tựu thân kiến- biên kiến?

Đáp: Khổ vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu tà kiến- trộm kiến- trộm giới?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Trong ái thân, ai thành tựu mũi- lưỡi trải qua ái?

Đáp: Người ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu nhãn- nhĩ- thân trải qua ái?

Đáp: Ái trên Phạm thiên chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu tất cả trải qua ái?

Đáp: Ái cõi Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Trong sử, ai thành tựu sử tham dục- giận dữ?

Đáp: Người ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu sử hữu ái- kiêu mạn- vô minh?

Đáp: Người mà ái cõi Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu sử kiến- sử nghi?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Trong kiết, ai thành tựu kiết giận dữ- keo kiệt -ganh tị?

Đáp: Người ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu kiết ái- kiêu mạn- vô minh?

Đáp: Ái cõi Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu kiết kiến, kiết nghi, kiết thất nguyện?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Trong chín mươi tám sử, ai thành tựu sử do khổ đế cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Người ái dục chưa hết hoặc khổ pháp trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử do tập đế cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Người ái dục chưa hết hoặc tập pháp trí chưa sinh. Hỏi: Ai thành tựu sử do tận đế cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Người ái dục chưa hết hoặc tận pháp trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử do đạo đế cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Người ái dục chưa hết hoặc đạo pháp trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử do tư duy cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Ái dục chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu sử do khổ đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn?

Đáp: Người ái sắc chưa hết hoặc khổ vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử do tập đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn? Đáp: Người ái sắc chưa hết hoặc tập vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử do tận đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn?

Đáp: Người ái sắc chưa hết hoặc tận vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử do đạo đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn?

Đáp: Người ái sắc chưa hết hoặc đạo vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử, do tư duy cõi Sắc mà đoạn?

Đáp: Người ái cõi Sắc chưa hết.

Hỏi: Ai thành tựu sử do khổ đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn?

Đáp: Khổ vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử do tập đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn? Đáp: Tập vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử do tận đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn?

Đáp: Tận vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử do đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn mà đoạn?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh.

Hỏi: Ai thành tựu sử, do tư duy cõi Vô sắc mà đoạn?

Đáp: Người ái cõi Vô sắc chưa hết.

Hỏi: Ai không thành tựu nhãn căn?

Đáp: Người ở cõi Vô Sắc- cõi Dục, hoặc chưa được hoặc được rồi mất. Nhĩ- tỷ- thiệt, căn cũng lại như thế.

Hỏi: Ai không thành tựu thân căn?

Đáp: Cõi Vô sắc. Y căn không có gì không thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu nam căn- nữ căn?

Đáp: Cõi Sắc- Vô Sắc- cõi Dục hoặc chưa được hoặc được rồi thì mất. Mạng căn đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu lạc căn?

Đáp: Người phàm phu sinh trên cõi Trời Biến tịnh.

Hỏi: Ai không thành tựu khổ căn?

Đáp: Người ở cõi Sắc- Vô sắc.

Hỏi: Ai không thành tựu hỷ căn?

Đáp: Người phàm phu sinh trên cõi Trời Quang âm.

Hỏi: Ai không thành tựu ưu căn?

Đáp: Người ái dục đã hết. Hộ căn đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu tín- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn?

Đáp: Người với căn thiện vốn đoạn.

Hỏi: Ai không thành tựu vị tri căn- dĩ tri căn- vô tri căn?

Đáp: Hoặc chưa được hoặc được rồi thì mất.

Hỏi: Ai không thành tựu nhãn trì, nhĩ- tỷ- thiệt trì?

Đáp: Người ở cõi Vô sắc, ở cõi Dục hoặc chưa được hoặc được rồi thì mất.

Hỏi: Ai không thành tựu thân trì, sắc- thanh- tế hoạt trì?

Đáp: Người ở cõi Vô sắc.

Hỏi: Ai không thành tựu nhãn thức- nhĩ thức- thân thức trì?

Đáp: Người sinh trên cõi Phạm thiên, không hiện ở trước mắt mắt.

Hỏi: Ai không thành tựu hương trì- vị trì, tỷ thức- thiệt thức trì?

Đáp: Người ở cõi Sắc- Vô sắc. Ý trì, pháp trì và ý thức trì đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu nhãn nhập, nhĩ- tỷ- thiệt nhập?

Đáp: Người ở cõi Vô Sắc- cõi Dục hoặc chưa được hoặc được rồi thì mất.

Hỏi: Ai không thành tựu thân nhập, sắc- thanh- tế hoạt nhập?

Đáp: Người ở cõi Vô sắc.

Hỏi: Ai không thành tựu hương nhập- vị nhập?

Đáp: Người ở cõi Sắc- Vô sắc, ý nhập- pháp nhập đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu sắc ấm?

Đáp: Người phàm phu sinh vào cõi Vô sắc, thống- tưởng- hành- thức ấm đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu sắc thạnh ấm?

Đáp: Người ở cõi Vô sắc, thống- tưởng- hành- thức thạnh ấm đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu địa chủng, cho đến không chủng?

Đáp: Người ở cõi Vô sắc, thức chủng đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu pháp sắc?

Đáp: Người phàm phu sinh vào cõi Vô sắc, pháp vô sắc đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu pháp có thể thấy và pháp có đối?

Đáp: Người ở cõi Vô sắc, pháp không thể thấy và pháp không có đối đều thành tựu. Pháp hữu lậu- vô lậu, hữu vi- vô vi, quá khứ- vị lai- hiện tại đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu pháp thiện?

Đáp: Người căn thiện vốn đoạn.

Hỏi: Ai không thành tựu pháp bất thiện?

Đáp: Người ái dục đã hết, pháp vô ký đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu pháp hệ thuộc cõi Dục?

Đáp: Người ở cõi Vô sắc.

Hỏi: Ai không thành tựu pháp hệ thuộc cõi Sắc?

Đáp: Người ở cõi Vô sắc. Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu pháp học, vô học?

Đáp: Nếu chưa được hoặc được rồi thì mất. Pháp phi học phi vô học đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu pháp do kiến đế mà đoạn?

Đáp: Đạo vị tri trí chưa sinh, pháp không có đoạn diệt, do tư duy mà đoạn, khổ đế- tập đế đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu tận đế?

Đáp: Nếu chưa được hoặc được rồi thì mất.

Hỏi: Ai không thành tựu đạo đế?

Đáp: Người chưa được trung gian Thiền.

Hỏi: Ai không thành tựu sơ thiền?

Đáp: Người phàm phu sinh trên cõi trời Phạm.

Hỏi: Ai không thành tựu nhị thiền?

Đáp: Người phàm phu sinh trên cõi trời Quang âm.

Hỏi: Ai không thành tựu tam thiền?

Đáp: Người phàm phu sinh trên cõi trời Biến tịnh.

Hỏi: Ai không thành tựu tứ thiền?

Đáp: Người phàm phu sinh vào cõi Vô sắc. Hỏi: Ai không thành tựu bốn đẳng?

Đáp: Nếu chưa được hoặc được rồi thì mất.

Hỏi: Trong vô sắc, ai không thành tựu Không xứ?

Đáp: Người phàm phu sinh trên Không xứ.

Hỏi: Ai không thành tựu Thức xứ?

Đáp: Người phàm phu sinh trên Thức xứ.

Hỏi: Ai không thành tựu bất dụng xứ?

Đáp: Người phàm phu sinh trên bất dụng xứ. Hữu tưởng- vô tưởng xứ đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu giải thoát, trừ nhập, nhất thiết nhập?

Đáp: Người chưa được hoặc được liền mất.

Hỏi: Ai không thành tựu pháp trí- vị tri trí?

Đáp: Người chưa được, hoặc được liền mất.

Hỏi: Ai không thành tựu trí biết tâm người khác?

Đáp: Người chưa được hoặc được rồi liền mất. Đẳng trí đều thành tựu.

Hỏi: Ai không thành tựu khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí- không- vô tướng- vô nguyện?

Đáp: Không đạt được.

Hỏi: Trong kiết ai không thành tựu thân kiến?

Đáp: Người có khổ vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu trộm giới- nghi?

Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu tham- giận dữ- ngu si và dục lậu?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu hữu lậu- vô minh lậu?

Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết.

Hỏi: Trong lưu ai không thành tựu dục lưu?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu hữu lưu- vô minh lưu?

Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu kiến lưu?

Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh; ách bộc lưu cũng như thế.

Hỏi: Trong thọ ai không thành tựu dục thọ?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu giới thọ- kiến thọ?

Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu ngã thọ?

Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết.

Hỏi: Trong phược, ai không thành tựu ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân?

Đáp: Người ái Dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu trộm giới ràng buộc thân, ngã kiến ràng buộc thân?

Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Trong cái, ai không thành tựu tham dục- giận dữ- thùy miên- trạo cử- đùa bỡn?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu cái nghi?

Đáp: Người ái dục đã hết hoặc ái dục chưa hết mà đạo pháp trí đã sinh.

Hỏi: Trong kiết, ai không thành tựu kiết giận dữ- keo kiệt- ganh tị?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu kiết ái- kiết kiêu mạn?

Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết.

Hỏi: Trong phần dưới, ai không thành tựu tham dục- giận dữ?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu thân kiến?

Đáp: Người có khổ vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu trộm giới-nghi?

Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Trong kiến, ai không thành tựu thân kiến- biên kiến?

Đáp: Người có khổ vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu tà kiến- trộm kiến- trộm giới?

Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Trong ái thân, ai không thành tựu mũi- lưỡi trải qua ái?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu mắt- tai- thân trải qua ái?

Đáp: Ngưới với ái trên Phạm thiên đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu ý trải qua ái?

Đáp: Ái cõi Vô sắc đã hết.

Hỏi: Trong sử, ai không thành tựu sử tham dục-giận dữ?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu sử hữu ái- sử kiêu mạn- sử vô minh?

Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu sử kiến, sử nghi?

Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Trong kiết, ai không thành tựu kiết giận dữ- keo kiệt- ganh tị?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu kiết ái-kiết kiêu mạn- kiết vô minh?

Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu kiến thất nguyện- kiết nghi?

Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Trong chín mươi tám sử, ai không thành tựu sử do khổ đế cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Người ái dục đã hết, hoặc ái dục chưa hết mà khổ pháp trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do tập đế cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Người ái dục đã hết, hoặc ái dục chưa hết mà tập pháp trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do tận đế cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Người ái dục đã hết, hoặc ái dục chưa hết mà tận pháp trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do đạo đế cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Người ái dục đã hết, hoặc ái dục chưa hết mà đạo pháp trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử, do tư duy đế cõi Dục mà đoạn?

Đáp: Người ái dục đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do khổ đế cõi Sắc mà đoạn mà đoạn?

Đáp: Người ái sắc đã hết, hoặc ái sắc chưa hết mà khổ vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do tập đế cõi Sắc mà đoạn?

Đáp: Người ái sắc đã hết, hoặc ái sắc chưa hết mà tập vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do tận đế cõi Sắc mà đoạn?

Đáp: Người ái sắc đã hết, hoặc ái sắc chưa hết mà tận vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do đạo đế cõi Sắc mà đoạn?

Đáp: Người ái sắc đã hết, hoặc ái sắc chưa hết mà đạo vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử, do tư duy mà đoạn cõi Sắc mà đoạn?

Đáp: Người ái cõi Sắc đã hết.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do khổ đế cõi Vô sắc mà đoạn?

Đáp: Người có khổ vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do tập đế cõi Vô sắc mà đoạn?

Đáp: Người có tập vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do tận đế cõi Vô sắc mà đoạn?

Đáp: Người với tận vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử do đạo đế cõi Vô sắc mà đoạn?

Đáp: Người có đạo vị tri trí đã sinh.

Hỏi: Ai không thành tựu sử, do tư duy mà đoạn cõi Vô sắc?

Đáp: Người ái cõi Vô sắc đã hết.

Trí đoạn của nhãn căn lúc người phàm phu đến tận cùng ái sắc, ba mươi mốt sử được trí đoạn, kiết không hoàn tất hết; ba sử của Thánh nhân (ba sử cõi Sắc) được trí đoạn, kiết không hoàn toàn hết. Như nhãn căn như vậy thì, nhĩ- tỷ- thiệt- thân căn; nhãn trì, nhĩ- tỷ- thiệt- thân trì; sắc, thanh- tế hoạt trì; nhãn nhập, nhĩ- tỷ- thiệt- thân nhập; sắc- thanh- tế hoạt nhập; sắc ấm- sắc thạnh ấm- địa chủng cho đến không chủng.

Pháp sắc- pháp có thể thấy-pháp có đối, pháp hệ thuộc cõi Sắc; thiền thứ tư- hộ từ bi- tịnh giải thoát, bốn trừ nhập sau- tám nhất thiết nhập; trí biết tâm người khác, lúc trí đoạn người phàm phu đến tận cùng ái sắc thì ba mươi mốt sử được trí đoạn mà kiết không hoàn toàn hết; ba sử của Thánh nhân được trí đoạn, mà kiết không vĩnh viễn hoàn toàn hết. Ý căn lúc được trí đoạn đến tận cùng cí cõi Vô sắc, ba sử được trí đoạn, ba kiết vĩnh viễn hết.

Như ý căn như thế thì mạng căn- hộ căn- tín- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn; ý trì- pháp trì- ý thức trì, ý nhập- pháp nhập; thống ấm- tưởng- hành- thức ấm, thống thạnh ấm- tưởng- hành, thức thạnh ấm; pháp không có sắc thức chủng, pháp không thể thấy, pháp không có đối, pháp hữu lậu- pháp hữu vi, pháp quá khứ- vị lai- hiện tại, pháp thiện, pháp vô ký, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp phi học phi vô học, pháp do tư duy mà đoạn, khổ đế- tập đế, hữu tưởng- vô tưởng xứ, hữu tưởng, vô tưởng xứ giải thoát, diệt tận giải thoát. Khi đẳng trí- đoạn trí, đến tận cùng ái cõi Vô sắc, trí đoạn ba sử, ba kiết vĩnh viễn hết.

Khi trí đoạn nam căn- nữ căn, người phàm phu đến nơi ái dục hết, trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vĩnh viễn hết, trí đoạn bốn sử của Thánh nhân, ba kiết vĩnh viễn hết. Như nam căn- nữ căn như vậy thì khổ căn – ưu căn, hương trì- vị trì, tỷ, thức thiệt thức trì; hương nhập- vị nhập, pháp bất thiện, pháp hệ thuộc cõi Dục khi trí đoạn, người phàm phu đến nơi ái dục hết, trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vĩnh viễn hết; trí đoạn bốn sử của Thánh nhân, ba kiết vĩnh viễn hết. Lúc trí đoạn lạc căn đến nơi ái của trời Biến tịnh hết, tức là trí đoạn lạc căn kia màkiết sử không hoàn toàn hết. Khi trí đoạn hỷ căn đến nơi ái của trời Quang âm hết, tức là trí đoạn hỷ căn kia mà kiết sử không hoàn toàn hết.

Nhãn thức- nhĩ thức- thân thức trì, khi trí đoạn đến nơi ái trên cõi Phạm thiên hết, tức là ba thức trì kia trí đoạn mà kiết sử không hoàn toàn hết..

Pháp do kiến đế đoạn khi được trí đoạn mà ái sắc chưa hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn mười bốn sử mà ba kiết vĩnh viễn hết. Ái sắc đã hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn bảy sử mà ba kiết vĩnh viễn hết. Trung gian Thiền- sơ thiền- khi trí đoạn đến nơi ái sơ thiền hết, tức là trí đoạn sơ thiền kia mà kiết sử không hoàn toàn hết..

Khi trí đoạn nhị Thiền, đến nơi ái nhị Thiền hết, tức là trí đoạn nhị Thiền kia mà kiết sử không hoàn toàn hết.. Như hỷ của nhị Thiền, giải thoát đầu tiên- thứ hai và bốn trừ nhập đầu cũng lại như thế.

Khi trí đoạn tam Thiền đến nơi ái tam Thiền hết, tức là trí đoạn tam Thiền kia mà kiết sử không hoàn toàn hết.. Không xứ trong vô sắc khi trí đoạn đến nơi ái Không xứ hết, tức là Không xứ kia, trí đoạn kiết sử không hoàn toàn hết. Không xứ giải thoát, Không xứ nhập, cũng lại như thế. Khi trí đoạn Thức xứ, đến nơi ái Thức xứ hết, tức là trí đoạn của Thức xứ kia mà kiết sử không hoàn toàn hết. Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhập cũng lại như thế.

Khi trí đoạn bất dụng xứ đến nơi ái bất dụng xứ hết, tức là trí đoạn bất dụng xứ kia mà kiết sử không hoàn toàn hết, bất dụng xứ giải thoát cũng lại như thế.

Khi trí đoạn thân kiến trong kiết mà ái sắc chưa hết, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt, thì trí đoạn mười tám sử mà kiết không hoàn toàn hết.

Ái sắc đã hết, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn chín sử, kiết không hoàn toàn hết.

Như thân kiến như thế thì khi trí đoạn thân kiến trong phần dưới, thân kiến- biên kiến trong kiến, ái sắc chưa hết, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn mười tám sử, kiết không hoàn toàn hết.

Ái sắc đã hết, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn chín sử, kiết không hoàn toàn hết.. Khi trí đoạn trộm giới-nghi, ái sắc chưa hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn mười bốn sử, ba kiết hết vĩnh viễn. Ái sắc đã hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt, trí đoạn bảy sử, ba kiết vĩnh viễn hết. Như trộm giới-nghi như thế thì Kiến lưu, kiến ách, giới thọ, kiến thọ, trộm giới ràng buộc thân, ngã kiến ràng buộc thân; trộm giớinghi trong phần dưới; tà kiến trộm kiến-trộm giới trong kiến; sử kiến- sử nghi trong sử; kiến trong kiết, kiết thất nguyện- nghi; khi trí đoạn mà ái sắc chưa hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt.

Trí đoạn mười bốn sử, ba kiết vĩnh viễn hết. Ái sắc đã hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn bảy sử, ba kiết vĩnh viễn hết. Tham dục- giận dữ- ngu si và dục lậu khi trí đoạn người phàm phu đến nơi ái dục hết.

Trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vĩnh viễn hết. Trí đoạn bốn sử của Thánh nhân, ba kiết vĩnh viễn hết.

Như thế, dục lưu, dục ách, dục thọ, dục ái ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân.

Tham dục- giận dữ- thùy miên- trạo cử- đùa bỡn trong cái, kiết giận dữ- keo kiệt- ganh tị trong kiết, sự tham dục- giận dữ trong phần dưới, mũi- lưỡi trải qua ái trong ái thân, sử tham dục- giận dữ trong sử, kiết giận dữ- keo kiệt- ganh tị trong kiết khi trí đoạn, người phàm phu đến nơi ái dục hết.

Trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vĩnh viễn hết. Trí đoạn bốn sử của Thánh nhân, ba kiết vĩnh viễn hết. Khi trí đoạn hữu lậu- vô minh lậu, đến nơi ái cõi Vô sắc hết. Trí đoạn ba sử, ba kiết vĩnh viễn hết.

Như thế, hữu lưu- vô minh lưu, ách hữu- ách vô minh, ngã thọ, kiết ái- kiết kiêu mạn- kiết vô minh, ý trải qua ái, sử hữu ái- sử kiêu mạn- sử vô minh, kiết ái- kiết kiêu mạn- kiết vô minh khi trí đoạn đến nơi ái cõi Vô sắc hết. Trí đoạn ba sử, ba kiết vĩnh viễn hết.

Khi trí đoạn cái nghi, người phàm phu đến nơi ái dục hết.

Trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vĩnh viễn hết. Thánh nhân, đạo pháp trí hiện ở trước mắt.

Trí đoạn tám sử, kiết không hết hoàn toàn. Mắt- tai- thân trải qua ái khi trí đoạn đến nơi ái trên cõi Phạm thiên hết, tức là trí đoạn ba ái thân kia mà kiết sử không hết hoàn toàn

Trong chín mươi tám sử, khi trí đoạn sử do khổ đế cõi Dục mà đoạn, người phàm phu đến nơi ái dục hết. Trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vĩnh viễn hết, khổ pháp trí của Thánh nhân hiện ở trước mắt. Trí đoạn mười sử, kiết không hoàn toàn hết. Khi trí đoạn Sử do tập đế cõi Dục đoạn, người phàm phu đến nơi ái dục hết. Trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vĩnh viễn hết, tập pháp trí của Thánh nhân hiện ở trước mắt. Trí đoạn bảy sử, kiết không hoàn toàn hết. Do tận đế mà đoạn, cũng lại như thế.

Khi Sử do đạo đế cõi Dục mà đoạn, được trí đoạn, người phàm phu tiến đến nơi ái dục hết, trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vĩnh viễn hết, đạo pháp trí của Thánh nhân hiện ở trước mắt. Trí đoạn tám sử, kiết không hoàn toàn hết.. Khi trí đoạn sử, do tư duy mà đoạn cõi Dục đoạn, người phàm phu tiến đến nơi ái dục hết, trí đoạn ba mươi sáu sử, ba kiết vĩnh viễn hết. Trí đoạn bốn sử của Thánh nhân, ba kiết vĩnh viễn hết. Khi trí đoạn sử do khổ đế cõi Sắc đoạn, người phàm phu đến nơi ái sắc hết.

Trí đoạn ba mươi mốt sử, kiết không hoàn toàn hết. Người vô cấu, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn mười tám sử, kiết không hoàn toàn hết. Khi trí đoạn Sử do tập đế cõi Sắc đoạn, người phàm phu đến nơi ái sắc hết.

Ba mươi mốt sử được trí đoạn, kiết không hoàn toàn hết. Người vô cấu, tập vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn mười hai sử, kiết không hoàn toàn hết. Sử do tận đế đoạn cũng lại như thế. Sử do đạo đế cõi Sắc đoạn, khi được trí đoạn, người phàm phu đến nơi ái sắc hết.

Trí đoạn ba mươi mốt sử, kiết không hoàn toàn hết. Người vô cấu, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn mười bốn sử, ba kiết vĩnh viễn hết. Lúc trí đoạn sử do tư duy cõi Sắc mà đoạn, người phàm phu đến nơi ái sắc hết.

Ba mươi mốt sử được trí đoạn, kiết không hoàn toàn hết, người vô cấu có trí đoạn ba sử, kiết không hoàn toàn hết. Khi trí đoạn Sử do khổ đế cõi Vô sắc đoạn, ái sắc chưa hết, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt.

Trí đoạn mười tám sử, kiết không hoàn toàn hết, ái sắc đã hết, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn chín sử, kiết không hoàn toàn hết. Khi trí đoạn Sử do tập đế cõi Vô sắc đoạn, ái sắc chưa hết, tập vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn mười hai sử, kiết không hoàn toàn hết, ái sắc đã hết, tập vi tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn sáu sử, kiết không hoàn toàn hết. Sử do tận đế, cũng lại như thế.

Khi trí đoạn Sử do đạo đế cõi Vô sắc đoạn, ái sắc chưa hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt. Trí đoạn mười bốn sử, ba kiết vĩnh viễn hết, ái sắc đã hết, đạo vị tri trí hiện ở trước mắt.

Trí đoạn bảy sử, ba kiết vĩnh viễn hết. Khi trí đoạn sử, do tư duy mà đoạn cõi Vô sắc đoạn, đến nơi ái cõi Vô sắc hết. Trí đoạn ba sử, ba kiết vĩnh viễn hết.

Lúc nhãn căn đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái sắc hết.

Ba mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết. Người vô cấu có ba sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được A-lahán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Như nhãn căn như thế, nhĩ- tỷ- thiệt- thân căn, nhãn trì, nhĩ- tỷ- thiệt- thân trì; sắc- thanh- tế hoạt trì; nhãn nhập, nhĩ- tỷ- thiệt- thân nhập; sắc- thanh- tế hoạt nhập; sắc ấm- sắc thạnh ấm- địa chủng cho đến không chủng; pháp sắc, pháp có thể thấy, pháp có đối, pháp hệ thuộc cõi Sắc; thiền thứ tư hộ từ bi tịnh giải thoát, bốn trừ nhập sau- tám nhất thiết nhập, trí biết tâm người khác, khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái sắc hết.

Ba mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết. Người vô cấu có ba sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được A-lahán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Khi ý căn đều tác chứng, được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Như ý căn như thế, mạng căn- hộ căn- tín- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn; ý trì- pháp trì- ý thức trì ý nhập- pháp nhập; thống ấm, tưởng- hành- thức ấm. Thống thạnh ấm, tưởng- hành- thức thạnh ấm- thức chủng; pháp không có sắc, pháp không thể thấy, pháp không có đối, pháp hữu lậu, pháp hữu vi, pháp quá khứ- vị lai- hiện tại, pháp thiện, pháp vô ký, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp phi học phi vô học, pháp do tư duy mà đoạn, khổ đế- tập đế; hữu tưởng- vô tưởng xứ; hữu tưởng- vô tưởng giải thoát, diệt tận giải thoát, đẳng trí khi đều tác chứng được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Khi nam căn- nữ căn đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục hết.

Ba mươi sáu sử đều tác chứng ba kiết vĩnh viễn hết, được quả Ana-hàm.

Chín mươi hai sử đều tác chứng, sáu kiết vĩnh viễn hết được A-lahán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Như nam căn- nữ căn như thế, khổ căn – ưu căn, hương trì- vị trì, tỷ thức- thiệt thức trì, hương nhập- vị nhập, pháp bất thiện, pháp hệ thuộc cõi Dục, khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục hết.

Ba mươi sáu sử đều tác chứng ba kiết vĩnh viễn hết, được quả Ana-hàm.

Chín mươi hai sử đều tác chứng, sáu kiết vĩnh viễn hết, được Ala-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Khi lạc căn tác chứng đến trời Biến tịnh, ái hết, tức là khi lạc căn tận đều tác chứng kia, kiết sử không hoàn toàn hết, được quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Khi hỷ căn đều tác chứng, đến nơi ái của trời Quang âm hết, tức là hỷ căn kia đều tác chứng, kiết sử không hoàn toàn hết., được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Khi nhãn thức- nhĩ thức- thân thức trì đều tác chứng, đến nơi ái trên cõi Phạm thiên hết, tức là ba thức trì kia đều tác chứng, kiết sử không hoàn toàn hết, được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Pháp do kiến đế khi đều tác chứng được quả Tu-đà-hoàn.

Tám mươi tám sử đều tác chứng, ba kiết vĩnh viễn hết, được quả Tư đà hoàn.

Tám mươi tám sử đều tác chứng, ba kiết vĩnh viễn hết, được quả A-na-hàm.

Chín mươi hai sử đều tác chứng, sáu kiết vĩnh viễn hết, được quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, sáu kiết vĩnh viễn hết.

Trong thiền, khi sơ thiền đều tác chứng, đến nơi ái sơ thiền hết, tức là sơ thiền kia đều tác chứng, kiết sử không hoàn toàn hết., được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Khi nhị thiền đều tác chứng, đến nơi ái của nhị thiền hết, tức là đều tác chứng nhị thiền kia, kiết sử không hoàn toàn hết, được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Hỷ hai giải thoát đầu- bốn trừ nhập đầu cũng lại như thế. Khi tam thiền đều tác chứng, đến ái tam thiền hết, tức là tam thiền kia đều tác chứng, kiết sử không hoàn toàn hết, được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Trong không có sắc, khi Không xứ đều tác chứng, đến nơi ái của Không xứ hết, tức Không xứ kia tác chứng, kiết sử không hoàn toàn hết, được Ala-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Không xứ giải thoát, Không xứ nhập cũng lại như thế. Khi Thức xứ đều tác chứng, đến nơi ái của Thức xứ tận, tức là Thức xứ đều tác chứng kia, kiết sử không hoàn toàn hết, được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhập cũng lại như thế. Bất dụng xứ khi đều tác chứng, đến nơi ái của bất dụng xứ tận, tức là bất dụng xứ đều tác chứng, kiết sử không hết, được A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Bất dụng xứ giải thoát cũng lại như thế.

Trong kiết, khi thân kiến đều tác chứng thì khổ vị tri trí hiện ở trước mắt.

Mười tám sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Thân kiến trong phần dưới và thân kiến- biên kiến trong kiến khi đều tác chứng thì khổ vị tri trí hiện ở trước mắt.

Mười tám sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn, Tư đà hoàn, A-na-hàm, A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Trộm giới-nghi khi đều tác chứng, được Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Như thế thì kiến lưu, kiến ách, giới thọ- kiến thọ, trộm giới ràng buộc thân- ngã kiến ràng buộc thân, trộm giới-nghi trong phần dưới, trong kiến có tà kiến- trộm kiến- trộm giới, sử kiến- sử nghi trong sử, kiết kiến- kiết thất nguyện, nghi trong kiết khi đều tác chứng, được quả Tu-đà-hoàn, Tưđà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Tham- giận dữ- ngu si và dục lậu khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục hết.

Ba mươi sáu sử đều tác chứng, ba kiết vĩnh viễn hết, được quả A-na-hàm.

Chín mươi hai sử đều tác chứng, sáu kiết vĩnh viễn hết, được quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Như thế thì dục lưu- dục ách- dục thọ, ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân trong phược, tham dục, giận dữ, thùy miên, trạo cử, đùa bỡn trong cái, kiết giận dữ- keo kiệt- ganh tị trong kiết, tham dục- giận dữ trong phần dưới, mũi-lưỡi trải qua ái trong ái thân, sử tham dục- sử giận dữ trong sử khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục hết.

Ba mươi sáu sử đều tác chứng, sáu kiết vĩnh viễn hết, được quả A-na-hàm.

Chín mươi hai sử đều tác chứng, sáu kiết vĩnh viễn hết, được quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Hữu lậu- vô minh lậu khi đều tác chứng được quả A-la-hán, chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Hữu lưu- vô minh lưu trong lưu, hữu ách- vô minh ách, kiết ngã ái- kiết kiêu mạn, ý trải qua ái- sử hữu ái, sử kiêu mạn- sử vô minh, kiết ái- kiết kiêu mạn- kiết vô minh, khi đều tác chứng, được quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Khi cái nghi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục không còn.

Ba mươi sáu sử đều tác chứng, ba kiết vĩnh viễn hết. Người vô cấu có đạo pháp trí hiện ở trước mắt.

Tám sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đàhoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Mắt- tai- thân trải qua ái khi đều tác chứng, đến nơi ái trên cõi Phạm thiện đã tận, tức là ba ái thân kia đều tác chứng, kiết sử không hoàn toàn hết, được quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Trong chín mươi tám sử, sử do khổ đế cõi Dục mà đoạn, khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục không còn.

Ba mươi sáu sử đều tác chứng, ba kiết vĩnh viễn hết, người vô cấu có khổ pháp trí hiện ở trước mắt.

Mười sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tuđà-hoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Khi sử do tập đế cõi Dục đoạn đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục không còn.

Ba mươi sáu sử đều tác chứng, ba kiết vĩnh viễn hết, người vô có tập pháp trí hiện ở trước mắt.

Bảy sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đàhoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Sử do tận đế đoạn cũng lại như thế. Sử do đạo đế cõi Dục đoạn khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái dục không còn.

Ba mươi sáu sử đều tác chứng, ba kiết vĩnh viễn hết, người vô cấu có đạo pháp trí hiện ở trước mắt.

Tám sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đàhoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Sử, do tư duy cõi Dục đoạn, khi đều tác chứng, người phàm phu đạt đến nơi ái dục không còn.

Ba mươi sáu sử đều tác chứng, ba kiết vĩnh viễn hết, được quả A-na-hàm.

Chín mươi hai sử đều tác chứng, sáu kiết vĩnh viễn hết, được quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Sử do khổ đế cõi Sắc đoạn, khi đều tác chứng, người phàm phu đạt đến nơi ái sắc không còn.

Ba mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, người vô cấu có khổ vị tri trí hiện ở trước mắt.

Mười tám sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Sử do tập đế cõi Sắc đoạn, khi đều tác chứng, người phàm phu đạt đến nơi ái sắc không còn.

Ba mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, người vô cấu có tập vị tri trí hiện ở trước mắt.

Hai mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Sử do tận đế đoạn khi đều tác chứng cũng lại như thế. Khi sử do đạo đế cõi Sắc đoạn đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái sắc không còn.

Ba mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, người vô cấu có đạo vị tri trí hiện ở trước mắt.

Mười bốn sử đều tác chứng, ba kiết vĩnh viễn hết, được quả Tuđà-hoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Sử, do tư duy cõi Sắc đoạn khi đều tác chứng, người phàm phu đến nơi ái sắc không còn.

Ba mươi mốt sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết. Người vô cấu có ba sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Ala-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Sử do khổ đế cõi Vô sắc đoạn, khi đều tác chứng, khổ vị tri trí hiện ở trước mắt.

Mười tám sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Sử do tập đế cõi Vô sắc đoạn, khi đều tác chứng có tập vị tri trí hiện ở trước mắt.

Mười hai sử đều tác chứng, kiết không hoàn toàn hết, được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Do tận đế đoạn cũng lại như vậy. Sử do đạo đế cõi Vô sắc đoạn, khi đều tác chứng được quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn hết. Sử, do tư duy cõi Vô sắc đoạn, khi đều tác chứng, được quả A-la-hán.

Chín mươi tám sử đều tác chứng, chín kiết vĩnh viễn không còn.