LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ

Bài tụng tám Kiền Độ: Trí – hành – kiết sử – tạp, Kiến – định – căn – bốn đại
Tác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Hán dịch: Đời Phù Tần, Sa môn Tăng Già Đề Ba và Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Kiền độ thứ 5: BỐN ĐẠI

Bốn đại tạo tác,
Đó gọi là duyên,
Kiến đế thành tựu,
Tự tạo ở sau.

Phẩm 1: BÀN VỀ TỊNH CĂN

Nhập do bốn đại tạo, bao nhiêu có thể thấy, bao nhiêu không thể thấy? Bao nhiêu có đối, bao nhiêu không có đối? Bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu? Bao nhiêu hữu vi, bao nhiêu vô vi? Bao nhiêu quá khứ – vị lai – hiện tại? Bao nhiêu thiện – bất thiện – vô ký? Bao nhiêu hệ thuộc cõi Dục- cõi Sắc, bao nhiêu không hệ thuộc? Bao nhiêu học- vô học, bao nhiêu phi học phi vô học? Bao nhiêu do tư duy đoạn? Bao nhiêu không đoạn?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc tạo chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu không thành tựu bốn đại, thì sẽ không thành tựu sắc tạo chăng? Giả sử không thành tựu sắc tạo, thì sẽ không thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện- bất thiện chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện- bất thiện, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng? Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện- bất thiện, ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện- bất thiện, ẩn một vô ký thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện- bất thiện không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện- bất thiện không ẩn một vô ký thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện- bất thiện ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc thiện- bất thiện ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng?

Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng?

Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng?

Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng?

Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng?

Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng?

Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng? Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng? Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng? Gải sử thành tựu sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng? Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc nẩ một vô ký- không nẩ một vô ký, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng?

Nếu thành tựu sắc ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng? Giả sử thành tựu sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng?

Bốn đại do Tam-muội nào diệt? Sắc tạo sự giận dữ- có đối- trải qua lạc, có giác- có quán, lạc căn- khổ căn- hỷ căn- ưu căn- hộ căn- đoàn thực- canh lạc thực- ý niệm thực- thức thực, do Tam-muội nào diệt? Bốn đại đã hết không còn sót, nên nói tạo ra quả nào? Sắc tạo sự giận dữ -có đối- trải qua lạc, có giác- có quán, lạc căn- khổ căn- hỷ căn- ưu căn- hộ căn- đoàn thực -canh lạc thực- ý niệm thực- thức thực, do Tam-muội nào diệt? Bốn đại đã hết không còn sót, nên nói là tạo ra quả nào?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Nhập do bốn đại mà tạo, bao nhiêu có thể thấy?

Đáp: Một.

Hỏi: Bao nhiêu không thể thấy?

Đáp: Tám và phần ít của hai nhập.

Hỏi: Bao nhiêu có đối?

Đáp: Chín và phần ít của một nhập.

Hỏi: Bao nhiêu không có đối?

Đáp: Phần ít của một nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu hữu lậu?

Đáp: Chín và phần ít của hai nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu vô lậu?

Đáp: Phần ít của một nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu hữu vi?

Đáp: Chín và phần ít của hai nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu quá khứ?

Đáp: Mười và phấn ít của một nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu vị lai?

Đáp: Mười và phấn ít của một nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu hiện tại?

Đáp: Mười và phấn ít của một nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu thiện?

Đáp: Ba phần ít của ba nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu bất thiện?

Đáp: Phần ít của ba nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu vô ký?

Đáp: Bảy và phần ít của ba nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu hệ thuộc cõi Dục?

Đáp: Hai và phần ít của chín nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu hệ thuộc cõi Sắc?

Đáp: Phần ít của chín nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu không hệ thuộc?

Đáp: Phần ít của một nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu học?

Đáp: Phần ít của một nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu vô học?

Đáp: Phần ít của một nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Chín và phần ít của hai nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu do tư duy đoạn?

Đáp: Chín và phần ít của hai nhập.

Hỏi: Có bao nhiêu không đoạn?

Đáp: Phần ít của một nhập.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc tạo chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu bốn đại thì đó là thành tựu sắc tạo.

Hỏi: Có thể thành tựu sắc tạo mà không phải là thành tựu bốn đại chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu không thành tựu bốn đại, thì đó là không thành tựu sắc tạo chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu không thành tựu sắc tạo thì đó là không thành tựu bốn đại.

Hỏi: Có thể không thành tựu bốn đại mà cũng không phải là không có sắc tạo chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện.

Thế nào là thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện? Người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh nơi cõi Dục không có giới luật, thân- miệng thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; cũng không có giới luật, cũng không phải không có giới luật, thân miệng thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện.

Thế nào là thành tựu sắc thiện mà không phải là bốn đại? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc thiện mà không phải là bốn đại.

Thế nào là thành tựu bốn đại cũng là sắc thiện? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật cũng không có giới luật hoặc không phải không có giới luật, thân thiện, miệng thiện có giáo hoặc vốn có giáo mà không mất hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu bốn đại cũng sắc thiện.

Thế nào là không phải thành tựu bốn đại cũng không phải là sắc thiện? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải thành tựu bốn đại cũng không phải là sắc thiện.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu bốn đại thì đó là thành tựu sắc bất thiện.

Hỏi: Có thể có thành tựu bốn đại mà không phải là sắc bất thiện chăng?

Đáp: Có, ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật thân- miệng bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu sắc ẩn một vô ký thì đó là thành tựu bốn đại.

Hỏi: Có thể thành tựu bốn đại mà không phải là sắc ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Có, sinh nơi cõi Dục, hoặc sinh nơi cõi Sắc mà thân- miệng ẩn một vô ký vô giáo.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện- bất thiện chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện- bất thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện mà không phải là sắc bất thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc bất thiện mà không phải là sắc thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện- bất thiện.

Thế nào là thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện- bất thiện? Người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh nơi cõi Dục cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, thân và miệng thiện- bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện- bất thiện.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện mà không phải làsắc bất thiện? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất; thân- miệng bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện mà không phải là sắc bất thiện.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc bất thiện mà không phải là sắc thiện? Sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân- miệng thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; không có giới luật cũng không phải không có giới luật; thân- miệng bất thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc bất thiện mà không phải là sắc thiện.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện- bất thiện? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất; không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất; không có giới luật cũng không phải không có giới luật, thân- miệng thiện và bất thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện- bất thiện.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện- bất thiện, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện và sắc ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện mà không phải làsắc ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện sắc ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện ẩn một vô ký? Người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân- miệng thiện, vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; không có giới luật cũng không phải không có giới luật, thân- miệng thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu bốn đại mà không phải là sắc thiện ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện mà không phải là sắc ẩn một vô ký? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục không có giới luật hay không có giới luật không có giới luật cũng không phải không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc, ẩn một vô ký thân- miệng vô giáo, thì đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện mà không phải là sắc ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện ẩn một vô ký? Sinh nơi

cõi Sắc ẩn một vô ký, thân- miệng có giáo, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện ẩn một vô ký.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện? Người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân- miệng thiện, vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luậtcũng không phải có giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hoặc vốn có giáo không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện và sắc ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký và không phải là sắc bất thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc bất thiện không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện? Ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; cũng không là giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc bất thiện không ẩn một vô ký? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, không phải giới luật, cũng không phải là có giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc bất thiện không ẩn một vô ký.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký và không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc ẩn một vô ký- sắc không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký? Sinh nơi cõi Dục, hoặc sinh nơi cõi Sắc, thân- miệng vô giáo ẩn một vô ký, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc ẩn một vô ký, sắc không ẩn một vô ký? Sinh nơi cõi Sắc, thân- miệng có giáo ẩn một vô ký, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc ẩn một vô ký, sắc không ẩn một vô ký.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện- bất thiện ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện- bất thiện không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện- bất thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc bất thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện- bất thiện không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện- bất thiện? Người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh nơi cõi Dục cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện và bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện- bất thiện.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện? Người vô cấu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không phải có giới luật màkhông phải không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; thân- miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc bất thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện? Sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân- miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; thân- miệng thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc bất thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện- bất thiện không ẩn một vô ký? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; không phải là giới luật; thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện và bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện- bất thiện không ẩn một vô ký.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện- bất thiện không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký và không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu bốn đại và sắc thiện ẩn một vô ký cũng là không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện ẩn một vô ký? Người phàm phu ở trong bào thai của người mẹ màng trứng dày dần lên, hoặc sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân- miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng dày dần, nếu sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất. Nếu sinh nơi cõi Sắc, thân- miệng vô giáo mà ẩn một vô ký, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu bốn đại và sắc thiện ẩn một vô ký cùng sắc không ẩn một vô ký? Sinh nơi cõi Sắc, thân- miệng có giáo mà ẩn một vô ký, đó gọi là thành tựu bốn đại và sắc thiện ẩn một vô ký cũng là không ẩn một vô ký.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện ẩn một vô ký và không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu bốn đại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký và không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại, thì đó là thành tựu sắc thiện, sắc bất thiện ẩn một vô ký và không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc bất thiện.

Thế nào là thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc bất thiện? Người vô cấu ở thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không phải là giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, thân miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, hay người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc bất thiện.

Thế nào là thành tựu sắc bất thiện mà không phải làsắc thiện? Sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân- miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không phải là giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; thân- miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; đó gọi là thành tựu sắc bất thiện mà không phải làsắc thiện.

Thế nào là thành tựu sắc thiện và bất thiện? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; không phải giới luật, thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; cũng không phải là giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện và bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; đó gọi là thành tựu sắc thiện và bất thiện.

Thế nào là không thành tựu sắc thiện- bất thiện? Người phàm phu ở thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục, cũng không phải là giới luật mà không phải không giới luật, thân- miệng thiện và bất thiện vô giáo hoặc vốn có giáo liền mất; người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu sắc thiện và bất thiện.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu sắc ẩn một vô ký thì đó là thành tựu sắc thiện.

Hỏi: Có thể có thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Có, người vô cấu ở thai mẹ màng dày dần, sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải là giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, ẩn một vô ký mà thân- miệng vô giáo, hoặc người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc ẩn một vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc không ẩn một vô ký? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện? Người phàm phu ở thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân- miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không phải là giới luật mà không phải không có giới luật, đó gọi là thành tựu sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc thiện.

Thế nào là thành tựu sắc thiện cũng là sắc không ẩn một vô ký?

Người vô cấu ở thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu sắc thiện cũng là sắc không ẩn một vô ký.

Thế nào là không thành tựu sắc thiện không ẩn một vô ký? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc bất thiện không ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện. Hoặc thành tựu sắc thiện và sắc bất thiện cùng sắc không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc bất thiện và sắc không ẩn một vô ký? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc bất thiện và sắc không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất, cũng không phải giới luật mà không phải khống có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; thân- miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện.

Thế nào là thành tựu sắc thiện và sắc bất thiện không ẩn một vô ký? Sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, cũng không là giới luật, không phải không có giới luật; thân- miệng có giáo thiện- bất thiện hoặc vốn có giáo không mất, đó gọi là thành tựu sắc thiện và sắc bất thiện – sắc không ẩn một vô ký.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc bất thiện – sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Thế nào là thành tựu? Trước đây đã nói, đó gọi là thành tựu.

Thế nào là không thành tựu? Sinh vào cõi Dục không có giới luật, thân- miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật; thân- miệng bất thiện có giáo hay vốn có giáo không mất; thân- miệng thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; đó gọi là không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký- sắc không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc ẩn một vô ký- sắc không ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký. Hoặc thành tựu sắc thiện và sắc ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc thiện mà không phải làsắc ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký? Người vô cấu ở thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng thiện có giáo hay vốn có giáo không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, thân- miệng ẩn một vô giáo, đó gọi là thành tựu sắc thiện và sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc ẩn một vô ký.

Thế nào là thành tựu sắc thiện và sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký? Sinh nơi cõi Sắc, thân- miệng có giáo ẩn một vô ký, đó gọi là thành tựu sắc thiện và sắc ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc ẩn một vô ký và sắc không ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện, thì đó là thành tựu sắc bất thiện ẩn một vô ký, không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Điều này không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Điều này không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu sắc bất thiện thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký.

Hỏi: Có thể có thành tựu sắc không ẩn một vô ký mà không phải là sắc bất thiện chăng?

Đáp: Có, ở thai mẹ màng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật, thân- miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; cũng không có giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng bất thiện vô giáo hay vốn có giáo liền mất; hoặc sinh vào cõi Sắc..

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện, thì đó là thành tựu sắc ẩn một vô ký- không ẩn một vô ký chăng? Đáp: Điều này không có.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc ẩn một vô ký, thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu sắc ẩn một vô ký thì đó là thành tựu sắc không ẩn một vô ký.

Hỏi: Có thành tựu sắc không ẩn một vô ký mà không phải là ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Có, sinh nơi cõi Dục, hoặc sinh nơi cõi Sắc, thân- miệng ẩn một vô ký vô giáo.

Hỏi: Bốn đại do Tam-muội nào diệt?

Đáp: Hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào sắc tạo vị lai; hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai có đối- trải qua lạc, có giác- có quán. Hoặc dựa vào một, hoặc dựa vào lạc căn vị lai; hoặc dựa vào ba, hoặc dựa vào hỷ căn vị lai; hoặc dựa vào hai, hoặc dựa vào khổ căn- ưu căn- đoàn thực vị lai, dựa vào hộ căn- canh lạc thực- ý niệm thực- thức thực ở vị lai; hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai.

Hỏi: Bốn đại đã hết không còn sót, nên nói là tạo ra quả gì?

Đáp: Quả A-la-hán, hoặc vô xứ sở, Sắc tạo- có đối- trải qua lạc, có giác- có quán, lạc căn- hỷ căn là quả A-la-hán, hoặc vô xứ sở; khổ căn- ưu căn- đoàn thực là quả A-na-hàm, quả A-la-hán, hoặc vô xứ sở; hộ căn- canh lạc thực- ý niệm thực- thức thực là quả A-la-hán.

 

Phẩm 2: BÀN VỀ DUYÊN

Bốn đại và bốn đại kia có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại và sắc tạo có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo và sắc tạo đó có bao nhiêu duyên duyên? (Đối tượng duyên, Chủ thể duyên). Sắc tạo và bốn đại có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại và tâm- tâm pháp có bao nhiêu duyên duyên? Tâm- tâm pháp vàtâm- tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm- tâm pháp có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại và nhãn nhập có bao nhiêu duyên duyên? Nhãn nhập và nhãn nhập kia có bao nhiêu duyên duyên? Nhãn nhập và bốn đại có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại cho đến pháp nhập có bao nhiêu duyên duyên? Pháp nhập và pháp nhập kia có bao nhiêu duyên duyên? Pháp nhập và bốn đại có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại và nhãn căn có bao nhiêu duyên duyên? Nhãn căn và bốn đại có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại cho đến vô tri căn có bao nhiêu duyên duyên? Vô tri căn và bốn đại có bao nhiêu duyên duyên?

Vì lẽ gì bốn đại cùng khởi – cùng trụ – cùng tận nhưng không tương ưng? Còn tâm – tâm pháp cũng cùng khởi – cùng trụ – cùng tận, nhưng chúng lại tương ưng với nhau?

Có thể bốn đại quá khứ tạo ra sắc quá khứ, sắc hiện tại, vị lai chăng? Có thể bốn đại vị lai tạo ra sắc vị lai, sắc hiện tại – quá khứ chăng? Có thể bốn đại hiện tại tạo ra sắc hiện tại, sắc quá khứ – vị lai chăng?

Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo quá khứ chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại quá khứ chăng?

Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng? Giả sử thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu bốn đại quá khứ chăng?

Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu bốn đại quá khứ chăng?

Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng? Giả sử thành tựu bốn đại hiện tại thì đó là thành tựu bốn đại quá khứ chăng?

Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hiện tại thì đó là thành tựu bốn đại quá khứ chăng?

Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng? Giả sử thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo quá khứ chăng?

Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo quá khứ chăng?

Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng? Giả sử thành tựu bốn đại hiện tại thì đó là thành tựu sắc tạo quá khứ chăng?

Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hiện tại thì đó là thành tựu sắc tạo quá khứ chăng?

Nếu thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng?

Nếu thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng? Giả sử thành tựu bốn đại hiện tại thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng?

Nếu thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hiện tại thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng?

Nếu thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng? Giả sử thành tựu bốn đại hiện tại thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng?

Nếu thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hiện tại thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng?

Nếu thành tựu bốn đại hiện tại thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hiện tại thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng?

Bốn đại quá khứ và bốn đại quá khứ kia có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại quá khứ và sắc tạo quá khứ có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo quá khứ và sắc tạo quá khứ kia có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo quá khứ và bốn đại quá khứ có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại quá khứ và bốn đại vị lai có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại vị lai và bốn đại vị lai có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại vị lai và bốn đại quá khứ có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại quá khứ và sắc tạo vị lai có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo vị lai và sắc tạo vị lai kia có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo vị lai và bốn đại quá khứ có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại quá khứ và bốn đại hiện tại có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại hiện tại và bốn đại hiện tại kia có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại hiện tại và bốn đại quá khứ có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại quá khứ và sắc tạo hiện tại có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo hiện tại và sắc tạo hiện tại kia có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo hiện tại và bốn đại quá khứ có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo quá khứ và bốn đại vị lai có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại vị lai và sắc tạo quá khứ có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo quá khứ và sắc tạo vị lai có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo vị lai và sắc tạo quá khứ có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo quá khứ và bốn đại hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hiện tại và sắc tạo quá khứ có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo quá khứ và sắc tạo hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hiện tại và sắc tạo quá khứ có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại vị lai và sắc tạo vị lai có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo vị lai và bốn đại vị lai có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại vị lai và bốn đại hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hiện tại và bốn đại vị lai có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại vị lai và sắc tạo hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hiện tại và bốn đại vị lai có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo vị lai và bốn đại hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hiện tại và sắc tạo vị lai có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo vị lai và sắc tạo hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hiện tại và sắc tạo vị lai có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại hiện tại và sắc tạo hiện tại có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hiện tại và bốn đại hiện tại có bao nhiêu duyên duyên?

Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục, thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục, thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục chăng?

Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc, thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc, thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Bốn đại hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Dục kia có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Dục có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Dục kia có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Dục có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc kia có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc kia có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc có bao nhiêu duyên duyên?

Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục, thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc, thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục chăng?

Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục, thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc, thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục chăng?

Nếu thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục, thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc, thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục chăng?

Nếu thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục, thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc, thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục chăng?

Bốn đại hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại hệ thuộc cõi Dục có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại hệ thuộc cõi Dục có bao nhiêu duyên duyên?

Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc và sắc tạo hệ thuộc cõi Dục có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc có bao nhiêu duyên duyên?

Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc có bao nhiêu duyên duyên? Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc và sắc tạo hệ thuộc cõi Dục có bao nhiêu duyên duyên?

Các sắc hệ thuộc cõi Dục, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục chăng? Giả sử sắc là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục, thì tất cả sắc ấy đều hệ thuộc cõi Dục chăng?

Các sắc hệ thuộc cõi Sắc, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử sắc là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc, thì tất cả sắc ấy đều hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Các sắc quá khứ, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo quá khứ chăng? Giả sử sắc là bốn đại tạo quá khứ thì tất cả sắc đó đều thuộc về quá khứ chăng?

Các sắc vị lai, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo vị lai chăng? Giả sử sắc là bốn đại tạo vị lai thì tất cả sắc đó đều thuộc về vị lai chăng?

Các sắc hiện tại, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo hiện tại chăng? Giả sử sắc là bốn đại tạo hiện tại thì thì tất cả sắc đó đều thuộc về hiện tại chăng?

Thế nào là địa? Thế nào là địa chủng? Thế nào là thủy? Thế nào là thủy chủng? Thế nào là hỏa? Thế nào là hỏa chủng? Thế nào là phong? Thế nào là phong chủng?

Địa thuộc về nhập nào? Có bao nhiêu thức? Địa và địa chủng; thủy và thủy chủng; hỏa và hỏa chủng; phong và phong chủng; bốn đại có bao nhiêu nhập thâu nhiếp? Có bao nhiêu thức nhận biết?

Về nghĩa của chương nầy xin diễn nói đầy đủ.

Bốn đại là nhân tăng thượng của bốn đại ấy. Bốn đại là nhân tăng thượng của sắc tạo. Sắc tạo là nhân tăng thượng của sắc tạo ấy. Sắc tạo là nhân tăng thượng của bốn đại ấy. Bốn đại là tùy duyên tăng thượng của tâm- tâm pháp. Tâm- tâm pháp là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng của tâm- tâm pháp ấy. Tâm- tâm pháp là nhân tăng thượng của bốn đại.

Bốn đại là nhân tăng thượng của nhãn nhập. Nhãn nhập là nhân tăng thượng của nhãn nhập ấy. Nhãn nhập và bốn đại cùng một tăng thượng. Nhĩ – tỷ- thiệt- thân nhập và hương- vị nhập cũng như vậy.

Bốn đại là nhân tăng thượng của sắc nhập. Sắc nhập là nhân tăng thượng của sắc nhập ấy. Sắc nhập là nhân tăng thượng của bốn đại. Thanh -tế hoạt nhập cũng như vậy.

Bốn đại là duyên tăng thượng của ý nhập. Ý nhập là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng của ý nhập ấy. Ý nhập là nhân tăng thượng của bốn đại. Bốn đại là nhân duyên tăng thượng của pháp nhập. Pháp nhập là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng của pháp nhập ấy. Pháp nhập là nhân tăng thượng của bốn đại.

Bốn đại là nhân tăng thượng của nhãn căn. Nhãn căn và bốn đại cùng một tăng thượng. Nhĩ- tỷ- thiệt- thân căn, nam căn- nữ căn cũng như vậy. Bốn đại là duyên tăng thượng của ý căn. Ý căn là nhân tăng thượng của bốn đại .

Lạc căn- khổ căn- hỷ căn- ưu căn- hộ căn- tín căn, tinh tiến- niệm- định- tuệ căn cũng như thế.

Bốn đại và mạng căn cùng một tăng thượng. Mạng căn và bốn đại cùng một tăng thượng. Bốn đại là duyên tăng thượng của vị tri căn. Vị tri căn và bốn đại cùng một tăng thượng. Dĩ tri căn và vô tri căn cũng như thế.

Hỏi: Vì lẽ gì bốn đại cùng khởi- cùng trụ- cùng tận, nhưng không tương ưng? Còn tâm- tâm pháp, cùng khởi- cùng trụ- cùng tận, nhưng chúng lại tương ưng?

Đáp: Như nói có được bốn đại hoặc lớn hoặc nhỏ, nhưng không phải tâm- tâm pháp. Lại nữa, tâm- tâm pháp cùng duyên mà bốn đại không có duyên nên không thể nào tương ưng với pháp không có duyên.

Hỏi: Có thể có bốn đại quá khứ, tạo ra sắc quá khứ và sắc hiện tại- vị lai chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Có thể có bốn đại vị lai tạo ra sắc vị lai chăng?

Đáp: Có. Không có quá khứ- hiện tại.

Hỏi: Có thể có bốn đại hiện tại tạo ra sắc hiện tại chăng?

Đáp: Có. Không có quá khứ mà vị lai sẽ có.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo quá khứ chăng?

Đáp: Không có thành tựu bốn đại quá khứ, có thành tựu sắc tạo quá khứ. Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng vốn có giáo không mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, hoặc học mà sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng?

Đáp: Không có. Có thành tựu bốn đại quá khứ mà cũng không thành tựu bốn đại vị lai.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng?

Đáp: Không có thành tựu bốn đại quá khứ mà có thành tựu sắc tạo vị lai. Người vô cấu ở thai mẹ màng trứng dày dần, nếu sinh nơi cõi Dục có được tâm thiện cõi Sắc, nếu sinh nơi cõi Sắc thì người vô cấu sẽ sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng?

Đáp: Không có thành tựu bốn đại quá khứ mà có thành tựu bốn đại hiện tại, sinh nơi cõi Dục và cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng?

Đáp: Không có thành tựu bốn đại quá khứ mà có thành tựu sắc tạo hiện tại, sinh nơi cõi Dục và cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại vị lai chăng?

Đáp: Không có thành tựu bốn đại vị lai mà có thành tựu sắc tạo của quá khứ. Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật. Thân- miệng vốn có giáo không mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, hoặc học mà sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải sắc tạo vị lai.

Thế nào là thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải sắc tạo vị lai? Sinh vào cõi Dục có giới luật, không có được tâm thiện cõi Sắc, không phải là có giới luật cũng không phải là giới luật mà cũng không phải không có giới luật, thân- miệng vốn có giáo không mất, đó gọi là thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải sắc tạo vị lai.

Thế nào là thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải sắc tạo của quá khứ? A-la-hán sinh nơi cõi Sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải sắc tạo của quá khứ.

Thế nào là thành tựu sắc tạo quá khứ cũng là sắc tạo vị lai? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, nếu sinh nơi cõi Dục thì có được tâm thiện cõi Sắc, nếu sinh nơi cõi Sắc thì học mà sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo quá khứ cũng là sắc tạo vị lai.

Thế nào là không thành tựu sắc tạo quá khứ và sắc tạo vị lai?

Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, nếu sinh nơi cõi Dục cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng vốn là vô giáo hoặc có giáo liền mất. Nếu người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, thì đó gọi là không thành tựu sắc tạo quá khứ và sắc tạo vị lai.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo của quá khứ mà không phải bốn đại hiện tại.

Thế nào là thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải bốn đại hiện tại? Người học sẽ sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải bốn đại hiện tại.

Thế nào là thành tựu bốn đại hiện tại mà không phải sắc tạo quá khứ? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, nếu sinh nơi cõi Dục cũng không là chỗ giới luật, không là chỗ không giới luật. Thân, miệng vốn là vô giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu bốn đại hiện tại mà không phải sắc tạo quá khứ.

Thế nào là thành tựu sắc tạo quá khứ và bốn đại hiện tại? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng có giáo hoặc có giáo không mất; hoặc sinh nơi cõi Sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo quá khứ và bốn đại hiện tại.

Thế nào là không thành tựu bốn đại hiện tại và sắc tạo quá khứ? A-la-hán và người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu bốn đại hiện tại và sắc tạo quá khứ.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo quá khứ thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải sắc tạo hiện tại.

Thế nào là thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải sắc tạo hiện tại? Học sẽ sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo quá khứ mà không phải sắc tạo hiện tại.

Thế nào là thành tựu sắc tạo hiện tại mà không phải sắc tạo quá khứ? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục cũng không phải là giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng vốn là vô giáo hoặc có giáo liền mất, đó gọi là thành tựu sắc tạo hiện tại mà không phải sắc tạo của quá khứ.

Thế nào là thành tựu sắc tạo quá khứ và sắc tạo hiện tại? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh vào cõi Dục có giới luật hay không có giới luật, cũng không phải giới luật mà không phải không có giới luật, thân- miệng có giáo hoặc có giáo không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì đó gọi là thành tựu sắc tạo quá khứ và sắc tạo hiện tại.

Thế nào là không thành tựu sắc tạo quá khứ và sắc tạo hiện tại? A-la-hán, hành giả sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu sắc tạo quá khứ và sắc tạo hiện tại.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo vị lai chăng?

Đáp: Không có thành tựu bốn đại vị lai, có thành tựu sắc tạo vị lai. Người vô cấu ở thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục có được tâm thiện cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc, thì người vô cấu sẽ sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng?

Đáp: Không có thành tựu bốn đại vị lai, có thành tựu bốn đại hiện tại, sinh nơi cõi Dục và cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng?

Đáp: Không có thành tựu bốn đại vị lai, có thành tựu sắc tạo hiện tại, sinh nơi cõi Dục và cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải bốn đại hiện tại.

Thế nào là thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải bốn đại hiện tại? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải bốn đại hiện tại.

Thế nào là thành tựu bốn đại hiện tại mà không phải sắc tạo vị lai? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục không có được tâm thiện cõi Sắc, đó gọi là thành tựu bốn đại hiện tại mà không phải sắc tạo vị lai.

Thế nào là thành tựu bốn đại hiện tại và sắc tạo vị lai? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục được tâm thiện cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc, đó gọi là thành tựu bốn đại hiện tại và sắc tạo vị lai.

Thế nào là không thành tựu bốn đại hiện tại và sắc tạo vị lai? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu bốn đại hiện tại và sắc tạo vị lai.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo vị lai thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải sắc tạo hiện tại.

Thế nào là thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải sắc tạo hiện tại? Người vô cấu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo vị lai mà không phải sắc tạo hiện tại.

Thế nào là thành tựu sắc tạo hiện tại mà không phải sắc tạo vị lai? Người phàm phu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục không có được tâm thiện cõi Sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo hiện tại mà không phải sắc tạo vị lai.

Thế nào là thành tựu sắc tạo vị lai và sắc tạo hiện tại? Người vô cấu ở trong thai mẹ màng trứng dày dần, hoặc sinh nơi cõi Dục có được tâm thiện cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo vị lai và sắc tạo hiện tại.

Thế nào là không thành tựu sắc tạo vị lai và sắc tạo hiện tại? Người phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu sắc tạo vị lai và sắc tạo hiện tại.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại hiện tại thì đó là thành tựu sắc tạo hiện tại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc tạo hiện tại thì đó là thành tựu bốn đại hiện tại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Bốn đại quá khứ là nhân tăng thượng của bốn đại quá khứ kia. Bốn đại quá khứ là nhân tăng thượng của sắc tạo quá khứ. Sắc tạo quá khứ là nhân tăng thượng của sắc tạo quá khứ kia. Sắc tạo quá khứ là nhân tăng thượng của bốn đại quá khứ. Bốn đại quá khứ là nhân tăng thượng của bốn đại vị lai. Bốn đại vị lai là nhân tăng thượng của bốn đại vị lai kia. Bốn đại vị lai và bốn đại quá khư cùng một tăng thượng. Bốn đại quá khứ là nhân tăng thượng của sắc tạo vị lai. Sắc tạo vị lai là nhân tăng thượng của sắc tạo vị lai kia. Sắc tạo vị lai và bốn đại quá khư cùng một tăng thượng. Bốn đại quá khứ là nhân tăng thượng của bốn đại hiện tại. Bốn đại hiện tại là nhân tăng thượng của bốn đại hiện tại kia. Bốn đại hiện tại và bốn đại quá khư cùng một tăng thượng. Bốn đại quá khứ là nhân tăng thượng của sắc tạo hiện tại. Sắc tạo hiện tại là nhân tăng thượng của sắc tạo hiện tại kia. Sắc tạo hiện tại và bốn đại quá khư cùng một tăng thượng.

Sắc tạo quá khứ là nhân tăng thượng của bốn đại vị lai. Bốn đại vị lai và sắc tạoi quá khư cùng một tăng thượng. Sắc tạo quá khứ là nhân tăng thượng của sắc tạo vị lai. Sắc tạo vị lai và sắc tạoi quá khư cùng một tăng thượng. Sắc tạo quá khứ là nhân tăng thượng của bốn đại hiện tại. Bốn đại hiện tại và sắc tạoi quá khư cùng một tăng thượng. Sắc tạo quá khứ là nhân tăng thượng của sắc tạo hiện tại. Sắc tạo hiện tại và sắc tạoi quá khư cùng một tăng thượng.

Bốn đại vị lai là nhân tăng thượng của sắc tạo vị lai. Sắc tạo vị lai là nhân tăng thượng của bốn đại vị lai. Bốn đại vị lai và bốn đại hiện tại cùng một tăng thượng. Bốn đại hiện tại là nhân tăng thượng của bốn đại vị lai. Bốn đại vị lai và sắc tạo hiện tại cùng một tăng thượng. Sắc tạo hiện tại là nhân tăng thượng của bốn đại vị lai.

Sắc tạo vị lai và bốn đại hiện tại cùng một tăng thượng. Bốn đại hiện tại là nhân tăng thượng của sắc tạo vị lai. Sắc tạo vị lai và sắc tạoi hiện tại cùng một tăng thượng. Sắc tạo hiện tại là nhân tăng thượng của sắc tạo vị lai.

Bốn đại hiện tại là nhân tăng thượng của sắc tạo hiện tại. Sắc tạo hiện tại là nhân tăng thượng của bốn đại hiện tại.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có thể thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc, mà không thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Có, sinh nơi cõi Dục đạt được tâm thiện cõi Sắc và bốn đại cõi Sắc không hiện ở trước mắt.

Bốn đại hệ thuộc cõi Dục là nhân tăng thượng của bốn đại hệ thuộc cõi Dục kia. Bốn đại hệ thuộc cõi Dục là nhân tăng thượng của sắc tạo hệ thuộc cõi Dục. Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục là nhân tăng thượng của sắc tạo hệ thuộc cõi Dục kia. Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục là nhân tăng thượng của bốn đại hệ thuộc cõi Dục.

Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc là nhân tăng thượng của bốn đại hệ thuộc cõi Sắc kia. Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc là nhân tăng thượng của sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc. Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc là nhân tăng thượng của sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc kia. Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc là nhân tăng thượng của bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục và cõi Sắc mà bốn đại không hiện ở trước mắt, đây là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Dục? Sinh nơi cõi Sắc- cõi Dục, thay đổi hoặc không thay đổi không dấy lên ngôn ngữ cõi Dục, đó gọi là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục và cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục -cõi Sắc và bốn đại hiện ở trước mắt, hoặc sinh nơi cõi Sắc mà hoá hiện nơi cõi Dục và hoá làm ngôn ngữ cõi Dục, đó gọi là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục và cõi Sắc.

Thế nào là không thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục không có được tâm thiện cõi Sắc, đó gọi là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Dục? Sinh nơi cõi Sắc, hoá hiện nơi cõi Dục hoặc không hoá hiện và không làm ngôn ngữ cõi Dục, đó gọi là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục đạt được tâm thiện cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắcmà hoá hiện nơi cõi Dục và hoá hiện làm ngôn ngữ cõi Dục, đó gọi là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là không thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục thì đó là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục và cõi Sắc và bốn đại không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Dục? Sinh nơi cõi Sắc mà hoá hiện nơi cõi Dục và không hoá hiện không làm ngôn ngữ nơi cõi Dục, đó gọi là thành tựu bốn đại hệ thuộc cõi Sắc mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục – cõi Sắc và bốn đại hiện ở trước mắt, hoặc sinh nơi cõi Sắc mà hoá hiện nơi cõi Dục và hoá hiện làm ngôn ngữ nơi cõi Dục, đó gọi là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là không thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải bốn đại hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục thì đó là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục, không có được tâm thiện cõi Sắc, đó gọi là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Dục? Sinh nơi cõi Sắc mà hoá hiện nơi cõi Dục và không hóa hiện không có ngôn ngữ nơi cõi Dục, đó gọi là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc mà không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Dục đạt được tâm thiện cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc mà hóa hiện nơi cõi Dục và hóa hiện có ngôn ngữ nơi cõi Dục, đó gọi là thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là không thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục cũng không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc? Sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không thành tựu sắc tạo hệ thuộc cõi Dục cũng không phải sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Bốn đại hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc cùng một tăng thượng. Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại hệ thuộc cõi Dục cùng một tăng thượng

Bốn đại hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc cùng một tăng thượng. Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại hệ thuộc cõi Dục cùng một tăng thượng.

Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và bốn đại hệ thuộc cõi Sắc cùng một tăng thượng. Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc và sắc tạo hệ thuộc cõi Dục cùng một tăng thượng. Sắc tạo hệ thuộc cõi Dục và sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc cùng một tăng thượng. Sắc tạo hệ thuộc cõi Sắc và sắc tạo hệ thuộc cõi Dục cùng một tăng thượng.

Hỏi: Các sắc hệ thuộc cõi Dục, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Hoặc sắc hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là sắc hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục? Bốn đại hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là sắc hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là sắc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải

là hệ thuộc cõi Dục? Các sắc không hệ thuộc, mà bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là sắc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là sắc hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục? Các sắc hệ thuộc cõi Dục thì sắc đó là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục thì đó gọi là sắc hệ thuộc cõi Dục, sắc đó là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là sắc không hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục? Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc, các sắc hệ thuộc cõi Sắc và bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc, các sắc không hệ thuộc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là sắc không hệ thuộc cõi Dục mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Các sắc hệ thuộc cõi Sắc, tất cả sắc đó đều là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc sắc hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là sắc hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc? Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là sắc hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là sắc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là hệ thuộc cõi Sắc? Các sắc không hệ thuộc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là sắc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là sắc hệ thuộc cõi Sắc thì sắc đó là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc? Các sắc hệ thuộc cõi Sắc là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là sắc hệ thuộc cõi Sắc thì sắc đó là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là sắc không hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc? Bốn đại hệ thuộc cõi Dục, các sắc hệ thuộc cõi Dục và bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục, các sắc không hệ thuộc bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là sắc không hệ thuộc cõi Sắc mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Các sắc quá khứ thì tất cả sắc đó là bốn đại tạo quá khứ chăng?

Đáp: Hoặc sắc quá khứ mà sắc đó không phải là bốn đại tạo quá khứ.

Thế nào là sắc quá khứ mà sắc đó không phải là bốn đại tạo quá khứ? Bốn đại quá khứ, đó gọi là sắc quá khứ, sắc đó không phải là bốn đại tạo quá khứ.

Thế nào là sắc của bốn đại tạo quá khứ mà sắc đó không phải là sắc quá khứ? Các sắc bốn đại tạo quá khứ, hiện tại- vị lai, đó gọi là sắc của bốn đại tạo quá khứ mà sắc đó không phải là sắc quá khứ.

Thế nào là sắc quá khứ mà sắc đó là bốn đại tạo quá khứ? Các sắc quá khứ là bốn đại tạo quá khứ, đó gọi là sắc quá khứ mà sắc đó là bốn đại tạo quá khứ.

Thế nào là sắc không phải quá khứ mà sắc đó không phải là bốn đại tạo quá khứ? Bốn đại hiện tại- vị lai, các sắc vị lai- hiện tại và bốn đại tạo hiện tại, các sắc vị lai, bốn đạo vị lai, đó gọi là sắc không phải quá khứ mà sắc đó không phải là bốn đại tạo quá khứ.

Hỏi: Các sắc vị lai thì tất cả sắc ấy là bốn đại tạo vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các sắc là bốn đại tạo vị lai thì tất cả sắc ấy là vị lai.

Hỏi: Có thể có sắc vị lai mà sắc đó không phải là bốn đại tạo vị lai chăng?

Đáp: Có, bốn đại vị lai, các sắc vị lai và bốn đại tạo hiện tại- quá khứ.

Hỏi: Các sắc hiện tại thì tất cả sắc ấy là bốn đại tạo hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc sắc hiện tại mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hiện tại.

Thế nào là sắc hiện tại mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hiện tại? Bốn đại hiện tại, các sắc bốn đại tạo hiện tại- quá khứ, đó gọi là sắc hiện tại mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hiện tại.

Thế nào là sắc của bốn đại tạo hiện tại mà sắc đó không phải là sắc hiện tại? Các sắc của bốn đại tạo vị lai- hiện tại, đó gọi là sắc của bốn đại tạo hiện tại mà sắc đó không phải là sắc hiện tại.

Thế nào là sắc hiện tại mà sắc đó là bốn đại tạo hiện tại? Các sắc hiện tại là bốn đại tạo của hiện tại, đó gọi là sắc hiện tại mà sắc đó là bốn đại tạo hiện tại.

Thế nào là sắc không phải hiện tại mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hiện tại? Bốn đại quá khứ, vị lai, các sắc quá khứ- vị lai và bốn đại tạo quá khứ, các sắc vị lai và bốn đại tạo vị lai, đó gọi là sắc không phải hiện tại mà sắc đó không phải là bốn đại tạo hiện tại.

Hỏi: Thế nào là địa?

Đáp: Nơi biểu lộ.

Hỏi: Thế nào là địa chủng?

Đáp: Cứng chắc.

Hỏi: Thế nào là thủy?

Đáp: Nơi biểu lộ.

Hỏi: Thế nào là thủy chủng?

Đáp: Ẩm ướt.

Hỏi: Thế nào là hỏa?

Đáp: Nơi biểu lộ.

Hỏi: Thế nào là hỏa chủng?

Đáp: Nóng.

Hỏi: Thế nào là phong?

Đáp: Gió.

Hỏi: Thế nào là phong chủng?

Đáp: Lay động.

Địa là một nhập thâu nhiếp sắc nhập, có hai thức nhận biết là nhãn thức và ý thức.

Địa chủng là một nhập thâu nhiếp sắc nhập, có hai thức nhận biết là thân thức và ý thức.

Thủy là một nhập thâu nhiếp sắc nhập, có hai thức nhận biết là nhãn thức và ý thức.

Thủy chủng là một nhập thâu nhiếp tế hoạt nhập, có hai thức nhận biết là thân thức và ý thức.

Hỏa là một nhập thâu nhiếp sắc nhập, có hai thức nhận biết là nhãn thưc và ý thức.

Hỏa chủng là một nhập thâu nhiếp tế hoạt nhập, có hai thức nhận biết là thân thức và ý thức.

Phong và phong chủng là một nhập thâu nhiếp tế hoạt nhập, có hai thức nhận biết là thân thức và ý thức.

 

Phẩm 3: BÀN VỀ KIẾN ĐẾ

Đệ tử của Thế Tôn thành tựu kiến đế mà ái dục chưa hết, các giới luật về thân – miệng hệ thuộc cõi Sắc, thành tựu sắc ấy là do bốn đại nào tạo ra?

Sinh nơi cõi Dục hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu nhập nhị thiền- tam thiền – tứ thiền, các giới luật về thân – miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy?

Sinh nơi cõi Dục vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu nhập nhị thiền- tam thiền- tứ thiền, các giới luật về thân- miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy?

Sinh nơi cõi Sắc hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu nhập nhị thiền- tam thiền- tứ thiền, các giới luật về thân- miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy?

Sinh nơi cõi Sắc vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu nhập nhị thiền- tam thiền- tứ thiền, các giới luật về thân – miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy?

Đệ tử của Thế Tôn sinh nơi cõi Vô sắc, các vô lậu thành tựu giới luật thân- miệng thì sắc ấy là do bốn đại nào tạo ra?

Ở nơi cõi Vô sắc ẩn rồi sinh nơi cõi Dục ban đầu có được bốn đại, bốn đại đó là nhân của bốn đại nào?

Ở nơi cõi Vô sắc ẩn rồi sinh nơi cõi Sắc ban đầu được bốn đại, bốn đại đó là nhân của bốn đại nào?

Ở cõi Sắc ẩn rồi sinh nơi cõi Dục ban đầu được bốn đại, bốn đại đó là nhân của bốn đại nào?

Sinh nơi cõi Dục hóa hiện nơi cõi Sắc, hóa hiện phát ra ngôn ngữ nơi cõi Sắc, sắc đó là bốn đại nào tạo?

Sinh nơi cõi Sắc hóa hiện nơi cõi Dục, hóa hiện phát ra ngôn ngữ nơi cõi Dục, sắc đó là bốn đại nào tạo?

Hóa hiện nên nói là bốn đại hay không phải bốn đại? Nên nói là sắc tạo hay không phải sắc tạo? Nên nói là hữu tâm hay vô tâm? Nên nói sử dụng ngôn ngữ và tâm nào?

Trung ấm nên nói là bốn đại hay không phải bốn đại? Nên nói là sắc tạo hay không phải sắc tạo? Nên nói là hữu tâm hay vô tâm? Nên nói sử dụng ngôn ngữ và tâm nào?

Đời lâu xa gọi là pháp gì? Kiếp gọi là pháp gì? Tâm khởi trụ diệt gọi là pháp gì?

Pháp là do bốn duyên sinh, ba duyên sinh, hai duyên sinh, hay là một duyên sinh?

Thế nào là pháp nhân tương ưng? Thế nào là pháp nhân bất tương ưng? Thế nào là pháp nhân tương ưng mà nhân bất tương ưng? Thế nào là pháp không phải nhân tương ưng, cũng không phải nhân bất tương ưng?

Thế nào là pháp cùng duyên duyên? Thế nào là pháp không cùng duyên duyên? Thế nào là pháp cùng duyên duyên và không cùng duyên duyên? Thế nào là pháp không phải cùng duyên duyên cũng không phải không cùng duyên duyên?

Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói: “Bên trong không có tưởng sắc, ngoài quán sắc.” Thế nào là bên trong không có tưởng sắc, ngoài quán sắc?

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Có tưởng không có sắc”. Thế nào là có tưởng không có sắc? Đối với có sắc không có tưởng thì tất cả ái sắc kia hết chăng?. Giả sử ái sắc hết thì tất cả là có sắc mà không có tưởng chăng? Đối với không phải có sắc cũng không có tưởng thì tất cả ái sắc chưa hết hay sao? Giả sử ái sắc chưa hết thì tất cả đó là không phải có sắc cũng không có tưởng chăng?

Nơi bốn thức dừng lại và nơi bảy thức dừng lại, nơi bốn thức dừng lại thâu nhiếp nơi bảy thức dừng lại, hay là nơi bảy thức dừng lại thâu nhiếp nơi bốn thức dừng lại? Nơi bốn thcứ dừng lại và chính nơi cứ trú của chúng sinh, thì nơi bốn thức dừng lại thâu nhiếp chín nơi cư trú của chúng sinh, hay là chín nơi cư trú của chúng sinh thâu nhiếp nơi bốn thức dừng lại. Nơi bảy thức dừng lại và chín nơi cư trú của chúng sinh, thì nơi bảy thức dừng lại thâu nhiếp chính nơi cư trú của chúng sinh, hay là chính nơi cư trú của chúng sinh thâu nhiếp nơi bảy thức dừng lại?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Đệ tử của Thế Tôn thành tựu kiến đế mà ái dục chưa hết, các giới luật về thân- miệng hệ thuộc cõi Sắc, thành tựu sắc ấy là do bốn đại nào tạo ra?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Sinh nơi cõi Dục hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu nhập nhị thiền- tam thiền- tứ thiền. Các giới luật về thân- miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Sinh nơi cõi Dục vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu nhập nhị thiền- tam thiền- tứ thiền, các giới luật về thân- miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Sinh nơi cõi Sắc hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu nhập nhị thiền- tam thiền- tứ thiền, các giới luật về thân- miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Sinh nơi cõi Sắc vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu nhập nhị thiền- tam thiền- tứ thiền, các giới luật về thân- miệng ấy là do bốn đại nào tạo ra sắc ấy?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Đệ tử của Thế Tôn sinh nơi cõi Vô sắc, các vô lậu thành tựu giới luật nơi thân- miệng thì sắc ấy là do bốn đại nào tạo?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Ở nơi cõi Vô sắc ẩn rồi sinh nơi cõi Dục ban đầu có được bốn đại, bốn đại đó là nhân của bốn đại nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Ở nơi cõi Vô sắc ẩn rồi sinh nơi cõi Sắc ban đầu có được bốn đại, bốn đại đó là nhân của bốn đại nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Ở nơi cõi Sắc ẩn rồi sinh nơi cõi Dục ban đầu có được bốn đại, bốn đại đó là nhân của bốn đại nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Sinh nơi cõi Dục hóa hiện nơi cõi Sắc, hóa hiện phát ra ngôn ngữ nơi cõi Sắc, sắc đó là bốn đại nào tạo?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Sinh nơi cõi Sắc hóa hiện nơi cõi Dục, hóa hiện phát ra ngôn ngữ nơi cõi Dục, sắc đó là bốn đại nào tạo?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Hóa hiện nên nói là bốn đại hay không phải bốn đại?

Đáp: Hóa hiện nên nói là bốn đại.

Hỏi: Nên nói là sắc tạo hay không phải sắc tạo?

Đáp: Nên nói là sắc tạo.

Hỏi: Nên nói là hữu tâm hay vô tâm?

Đáp: Nên nói vô tâm.

Hỏi: Nên nói sử dụng ngôn ngữ và tâm nào?

Đáp: Ngông ngữ và tâm hóa hiện.

Hỏi: Trung ấm nên nói là bốn đại hay không phải bốn đại?

Đáp: Trung ấm nên nói là bốn đại.

Hỏi: Nên nói là sắc tạo hay không phải sắc tạo?

Đáp: Nên nói là sắc tạo.

Hỏi: Nên nói là hữu tâm hay vô tâm?

Đáp: Nên nói là hữu tâm.

Hỏi: Nên nói sử dụng ngôn ngữ và tâm nào?

Đáp: Nên nói là sử dụng ngôn ngữ và tâm của mình.

Hỏi: Thế gọi là pháp gì?

Đáp: Gọi cho số lượng chỉ về hành.

Hỏi: Kiếp gọi là pháp gì?

Đáp: Gọi cho số lượng chỉ về nửa tháng- tháng- xuân- hạ- năm.

Hỏi: Tâm khởi- trụ- diệt gọi là pháp gì?

Đáp: Gọi cho số lượng chỉ về thời tiết- phút- giây.

Hỏi: Pháp là do bốn duyên sinh chăng?

Đáp: Sinh tất cả tâm.

Hỏi: Tâm pháp do ba duyên sinh chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Định vô tưởng và định diệt tận do hai duyên sinh chăng?

Đáp: Sinh.

Hỏi: Trừ ra định vô tưởng và định diệt tận, các sắc của tâm bất tương ưng hành do một duyên sinh chăng?

Đáp: Không sinh.

Hỏi: Thế nào là pháp nhân tương ưng?

Đáp: Tất cả tâm- tâm pháp.

Hỏi: Thế nào là pháp nhân bất tương ưng?

Đáp: Sắc vô vi và tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thế nào là pháp nhân tương ưng mà nhân bất tương ưng?

Đáp: Tâm- tâm pháp kia có một ít nhân tương ưng và một ít nhân không tương ưng.

Hỏi: Thế nào là pháp không phải nhân tương ưng, cũng không phải là nhân bất tương ưng?

Đáp: Tâm- tâm pháp kia có một ít nhân không tương ưng và một ít nhân không phải không tương ưng.

Hỏi: Thế nào là pháp cùng duyên duyên?

Đáp: Các ý thức thân cùng tương ưng duyên với tâm- tâm pháp.

Hỏi: Thế nào là pháp không cùng duyên duyên?

Đáp: Năm thức thân cùng tương ưng ý thức thân cùng tương ưng duyên với sắc vô vi và tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thế nào là pháp cùng duyên duyên và không cùng duyên duyên?

Đáp: Năm thức thân cùng tương ưn, thân ý thức cùng tương ưng, duyên với tâm- tâm pháp, duyên với sắc vô vi và tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thế nào là pháp không phải cùng duyên duyên cũng không phải không cùng duyên duyên?

Đáp: Sắc vô vi và tâm bất tương ưng hành.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Bên trong không có tưởng sắc, ngoài quán sắc.”

Hỏi: Thế nào là trong không có tưởng sắc mà ngoài quán sắc?

Đáp: Như thân này sẽ chết, đã chết, sẽ bỏ nơi gò mả, đã bỏ nơi gò mả, sẽ chôn dưới đất, đã chôn dưới đất, sẽ bị các thứ sâu trùng rỉa ăn, đã bị các thứ sâu trùng rỉa ăn. Hành giả kia không quán thân này nhưng thấy các thứ sâu trùng kia.

Như thân này sẽ chết, đã chết, sẽ bỏ nơi gò mả, đã bỏ nơi gò mả, sẽ chất củi, đã chất củi, sẽ hỏa thiêu, đã hỏa thiêu. Hành giả kia không quán thân này nhưng thấy lửa.

Như thân này là đống tuyết đông lại, là sữa đặc và bơ, sẽ đặt trên lửa, đã đặt trên lửa, sẽ tiêu tan, đã tiêu tan. Hành giả kia không quán thân này nhưng thấy lửa.

Như thế là trong không có tưởng sắc mà ngoài quán sắc. Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Có tưởng không có sắc.” Hỏi: Thế nào là có tưởng không có sắc?

Đáp: Như thân này sẽ chết, đã chết, sẽ bỏ nơi gò mả, đã bỏ nơi gò mả, sẽ chôn dưới đất, đã chôn dưới đất, sẽ bị các thứ sâu trùng rỉa ăn, đã bị các thứ sâu trùng rỉa ăn, mỗi thứ đều sẽ tan rã, mỗi thứ đã tan rã.

Hành giả kia không quán thân này, cũng không thấy các thứ sâu trùng kia.

Như thân này sẽ chết, đã chết, sẽ bỏ nơi gò mả, đã bỏ nơi gò mả, sẽ chất củi, đã chất củi, sẽ hỏa thiêu, đã hỏa thiêu, lửa sẽ tắt, đã tắt. Hành giả kia không quán thân này, cũng không thấy lửa.

Như thân này là đống tuyết đông lại, là sữa đặc và bơ, sẽ đặt trên lửa, đã đặt trên lửa, sẽ tiêu tan, lửa đã tiêu tan, sẽ tắt, đã tắt. Hành giả kia không quán thân này, cũng không thấy lửa. Như thế là có tưởng không có sắc.

Hỏi: Đối với có sắc không có tưởng thì tất cả ái sắc kia hết chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Đối với có sắc mà không có tưởng thì tất cả ái sắc kia không còn.

Hỏi: Có thể ái sắc hết mà đó không phải là có sắc không có tưởng chăng?

Đáp: Có, ái sắc hết thì đó là không nhập Tam-muội.

Hỏi: Đối với không có sắc cũng không có tưởng thì tất cả ái sắc kia chưa hết chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Đối với ái sắc chưa hết thì tất cả đều là không có sắc cũng không có tưởng.

Hỏi: Có thể không có sắc cũng không có tưởng, thì đó là không phải ái sắc không hết chăng?

Đáp: Có, ái sắc hết thì đó là không nhập Tam-muội.

Hỏi: Nơi bốn thức dừng lại và nơi bảy thức dừng lại, thì nơi bốn thức dừng lại thâu nhiếp nơi bảy thức dừng lại chăng?

Đáp: Hoặc bốn thức chứ không phải bảy thức.

Thế nào là bốn thức mà không phải bảy thức? Sắc- thống (thọ)- tưởng- hành của địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ, sắc- thống- tưởng- hành của trời Quả thật, thống- tưởng- hành của Hữu tưởng- Vô tưởng- đó gọi là bốn thức mà không phải bảy thức.

Thế nào là bảy thức àm không phải bốn thức? Tâm của người và trời cõi Dục, trời Phạm ca di, Quang âm, Biến tịnh, Không xứ, Thức xứ, tâm bất dụng xứ, đó gọi là bảy thức mà không phải bốn thức.

Thế nào là bốn thức cũng là bảy thức? Sắc- thống- tưởng- hành của người mà trời cõi Dục; thống- tưởng- hành của trời Phạm ca di, Quang âm, Biến tịnh, thống- tưởng- hành của Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ; đó gọi là bốn thức cũng là bảy thức.

Thế nào là không phải bốn thức cũng không phải bảy thức? Tâm của địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ; tâm của các cõi Quả thật, Hữu tưởng, Vô tưởng; đó gọi là không phải bốn thức cũng không phải bảy thức.

Hỏi: Nơi bốn thức dừng lại và chín nơi cư trú của chúng sinh thì nơi bốn thức dừng lại thâu nhiếp nơi cư trú của chúng sinh chăng?

Đáp: Hoặc bốn mà không phải chín.

Thế nào là bốn mà không phải chín? Sắc- thống- tưởng- hành của địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ; chúng sinh cõi Vô tưởng không thâu nhiếp sắc- thống- tưởng- hành của cõi Quả thật, đó gọi là bốn mà không phải chín.

Thế nào là chín mà không phải bốn? Tâm của người và trời cõi Dục; tâm của trời Phạm ca di, Quang âm, Biến tịnh, chúng sinh cõi Vô tưởng và cõi Vô sắc; đó gọi là chín mà không phải bốn.

Thế nào là bốn và chín? Sắc- thống- tưởng- hành của người và trời cõi Dục; sắc- thống- tưởng- hành của trời Phạm ca di, Quang âm, Biến tịnh và chúng sinh cõi Vô tưởng; thống- tưởng- hành của cõi Vô sắc; đó gọi là bốn và chín.

Thế nào là không phải bốn cũng không phải chín? Tâm của địa ngục- súc sinh- ngạ quỷ và chúng sinh cõi Vô tưởng không thâu nhiếp tâm của cõi Quả thật, đó gọi là không phải bốn cũng không phải chín.

Hỏi: Nơi bảy thức dừng lại và chín nơi cư trú của chúng sinh, thì nơi bảy thức dừng lại thâu nhiếp chín nơi cứ trú của chúng sinh hay là chín nơi cư trú của chúng sinh thâu nhiếp nơi bảy thức dừng lại?

Đáp: Chín thâu nhiếp bảy chứ không phải bảy thâu nhiếp chín.

Không thâu nhiếp những gì? Hai xứ là chúng sinh cõi Vô tưởng và trời Hữu tưởng, Vô tưởng.

 

Phẩm 4: BÀN VỀ NỘI TẠO

Bốn đại bên trong và bốn đại bên trong ấy có bao nhiêu duyên duyên? Bốn đại bên trong không phải bốn đại bên trong, không phải bốn đại bên trong và không phải bốn đại bên trong ấy, không phải bốn đại bên trong và bốn đại bên trong có bao nhiêu duyên duyên?

Nhân tương ưng pháp và nhân tương ưng pháp ấy có bao nhiêu duyên duyên? Nhân tương ưng pháp và nhân không tương ưng pháp, nhân không tương ưng pháp và nhân không tương ưng pháp ấy nhân không tương ưng pháp và nhân tương ưng pháp có bao nhiêu duyên duyên?

Pháp cùng duyên và pháp cùng duyên ấy có bao nhiêu duyên duyên? Pháp cùng duyên và pháp không có duyên, pháp không có duyên và pháp không có duyên ấy, pháp không có duyên và pháp cùng duyên có bao nhiêu duyên duyên?

Pháp sắc và pháp sắc kia có bao nhiêu duyên duyên? Pháp sắc và pháp không có sắc; pháp không có sắc và pháp không có sắc kia; pháp không có sắc và pháp sắc có bao nhiêu duyên duyên?

Có thể thấy và không thể thấy, có đối và không có đối cũng như thế.

Pháp hữu lậu và pháp hữu lậu kia có bao nhiêu duyên duyên? Pháp hữu lậu và pháp vô lậu; pháp vô lậu và pháp vô lậu kia; pháp vô lậu với pháp hữu lậu có bao nhiêu duyên duyên?

Pháp hữu vi và pháp hữu vi kia có bao nhiêu duyên duyên? Pháp hữu vi và pháp vô vi; pháp vô vi và pháp vô vi kia; pháp vô vi với pháp hữu vi có bao nhiêu duyên duyên?

Nếu có thể ràng buộc hoặc tự nhận chịu ràng buộc, địa ngục có được các căn bốn đại ấy; căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm- tâm pháp ấy và căn bốn đại kia có bao nhiêu duyên duyên?

Nếu có thể ràng buộc hoặc tự nhận chịu ràng buộc, súc sinh- ngạ quỷ- trời người, có được các căn bốn đại ấy; căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm- tâm pháp kia và các căn bốn đại ấy có bao nhiêu duyên duyên?

Sinh nơi cõi Dục, hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu cho đến nhập định hữu tưởng- vô tưởng, căn ấy tăng thêm bốn đại cũng tăng thêm; căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm- tâm pháp kia và căn bốn đại ấy có bao nhiêu duyên duyên?

Sinh nơi cõi Dục, vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu cho đến nhập định bất dụng, các căn bốn đại ấy tăng thêm; căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm- tâm pháp kia và căn bốn đại ấy có bao nhiêu duyên duyên?

Sinh nơi cõi Sắc, hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu cho đến nhập định hữu tưởng- vô tưởng, căn bốn đại ấy tăng thêm; căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm- tâm pháp kia và căn bốn đại ấy có bao nhiêu duyên duyên?

Sinh nơi cõi Sắc vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu cho đến nhập định bất dụng, căn bốn đại ấy tăng thêm; căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia có bao nhiêu duyên duyên? Tâm- tâm pháp kia và căn bốn đại ấy có bao nhiêu duyên duyên?

Nội gọi nghĩa là gì? Không phải nội gọi là nghĩa gì? Thọ gọi là nghĩa gì? Không phải thọ gọi là nghĩa gì? Kiết gọi là nghĩa gì? Không phải kiết gọi là nghĩa gì? Kiến xứ là nghĩa gì? Không phải kiến xứ là nghĩa gì?

Các pháp bên trong thì pháp đó thuộc về nội nhập chăng? Giả sử pháp thuộc về nội nhập thì pháp đó là bên trong chăng? Các pháp bên ngoài thì pháp đó thuộc về ngoại nhập chăng? Giả sử pháp thuộc về ngoại nhập thì pháp đó là bên ngoài chăng?

Hai thống (thọ) và ba thống, hai thống thâu nhiếp ba thống, hay ba thống thâu nhiếp hai thống? Hai thống- bốn thống- năm thống- sáu thống, mười tám thống – ba mươi sáu thống- một trăm lẻ tám thống. Hai thống thâu nhiếp một trăm lẻ tám thống, hay một trăm lẻ tám thống thâu nhiếp hai thống? Cho đến ba mươi sáu thống và một trăm lẻ tám thống, ba mươi sáu thống thâu nhiếp một trăm lẻ tám thống, hay một trăm lẻ tám thống thâu nhiếp ba mươi sáu thống?

Dùng đạo vô ngại hướng tới quả Tu-đà-hoàn. Khi tu chứng đạo ấy, có bao nhiêu ý dừng lại hiện ở trước mắt mắt? Bao nhiêu tu vị lai? Bao nhiêu ý đoạn? Bao nhiêu thần túc? Bao nhiêu căn- lực? Bao nhiêu giác ý? Bao nhiêu đạo chủng? Bao nhiêu thiền? Bao nhiêu đẳng? Bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu tu Tam-muội hiện ở trước mắt mắt? Bao nhiêu tu vị lai?

Dùng đạo vô ngại hướng tới quả Tư-đà-hàm và A-na-hàm, chứng được thần thông có thần túc- thiên nhĩ- biết tâm người khác- tự biết mạng đời trước- lậu tận trí nhìn thấy tất cả. Lúc tu đạo kia, tu bao nhiêu ý dừng lại hiện ở trước mắt? Bao nhiêu tu vị lai? Bao nhiêu ý đoạn? Bao nhiêu thần túc? Bao nhiêu căn- lực? Bao nhiêu giác ý? Bao nhiêu đạo chủng? Bao nhiêu thiền? Bao nhiêu đẳng? Bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu tu Tam-muội hiện ở trước mắt? Bao nhiêu tu vị lai?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Bốn đại bên trong là nhân tăng thượng của bốn đại bên trong ấy. Bốn đại bên trong là nhân tăng thượng của không phải bốn đại bên trong. Không phải bốn đại bên trong là nhân tăng thượng của không phải bốn đại bên trong. Không phải bốn đại bên trong là nhân tăng thượng của bốn đại bên trong.

Nhân tương ưng pháp và nhân tương ưng pháp ấy, là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng. Nhân tương ưng pháp và nhân không tương ưng pháp là nhân thứ đệ tăng thượng mà không có duyên. Nhân không tương ưng pháp và nhân không tương ưng pháp ấy là nhân tăng thượng. Nhân không tương ưng pháp và nhân tương ưng pháp là nhân duyên tăng thượng chứ không có thứ đệ.

Pháp cùng duyên và pháp cùng duyên kia là nhân thứ đệ thượng duyên tăng. Pháp cùng duyên và pháp không có duyên là nhân thứ đệ tăng thượng mà không có duyên. Pháp không có duyên và pháp không có duyên kia là nhân tăng thượng. Pháp không có duyên và pháp cùng duyên là, nhân duyên tăng thượng chứ không có thứ đệ.

Pháp sắc và pháp sắc kia là nhân duyên tăng thượng. Pháp sắc và pháp không có sắc là nhân duyên tăng thượng mà không có thứ đệ. Pháp không có sắc và pháp không có sắc kia là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Pháp không có sắc và pháp sắc là nhân tăng thượng chứ không có duyên cũng không có thứ đệ.

Có thể thấy và không thể thấy, có đối và không có đối cũng như thế.

Pháp hữu lậu và pháp hữu lậu kia là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng. Pháp hữu lậu và pháp vô lậu, là thứ đệ duyên tăng thượng mà không có nhân. Pháp vô lậu và pháp vô lậu kia là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng. Pháp vô lậu và pháp hữu lậu, là thứ đệ và duyên tăng thượng chứ không có nhân.

Pháp hữu vi và pháp hữu vi kia là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Pháp hữu vi và pháp vô vi thì không có. Pháp vô vi và pháp vô vi kia thì không có. Pháp vô vi với pháp hữu vi là duyên tăng thượng.

Nếu có thể ràng buộc hoặc tự nhận ràng buộc, địa ngục có được các căn bốn đại ấy, căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia cùng một tăng thượng. Tâm- tâm pháp kia và căn bốn đại ấy cùng một tăng thượng.

Nếu có thể ràng buộc hay tự nhận chịu ràng buộc súc sinh- ngạ quỷ- trời người có được căn bốn đại ấy, căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia cùng một tăng thượng. Tâm- tâm pháp kia và căn bốn đại ấy cùng một tăng thượng.

Sinh nơi cõi Dục, hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu cho đến nhập định hữu tưởng – vô tưởng, căn ấy tăng thêm bốn đại cũng tăng thêm, căn bốn đại ấy và tâm – tâm pháp kia cùng một tăng thượng. Tâm – tâm pháp kia và căn bốn đại ấy cùng một tăng thượng.

Sinh nơi cõi Dục vô lậu nhập sơ thiền, vô lậu cho đến nhập định bất dụng, căn bốn đại ấy tăng thêm. Căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia cùng một tăng thượng. Tâm- tâm pháp kia và căn bốn đại ấy cùng một tăng thượng.

Sinh nơi cõi Sắc hữu lậu nhập sơ thiền, hữu lậu cho đến nhập định hữu tưởng, vô tưởng, căn bốn đại ấy tăng thêm. Căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia cùng một tăng thượng. tâm- tâm pháp kia và căn bốn đại ấy cùng một tăng thượng.

Sinh nơi cõi Sắc, vô lậu nhập sơ thiền. Vô lậu, cho đến nhập định bất dụng, căn bốn đại ấy tăng thêm. Căn bốn đại ấy và tâm- tâm pháp kia cùng một tăng thượng. tâm- tâm pháp kia và căn bốn đại ấy cùng một tăng thượng.

Hỏi: Nội pháp là gì?

Đáp: Danh số của tự mình.

Hỏi: Không phải nội là gọi cho nghĩa nào?

Đáp: Không phải danh số của tự mình.

Hỏi: Thọ nghĩa là gì?

Đáp: Danh số của pháp hữu lậu.

Hỏi: Không phải thọ là nghĩa gì?

Đáp: Danh số của pháp vô lậu.

Hỏi: Kiết là nghĩa gì?

Đáp: Danh số của pháp hữu lậu.

Hỏi: Không phải kiết là nghĩa gì?

Đáp: Danh số của pháp vô lậu.

Hỏi: Kiến xứ là nghĩa gì?

Đáp: Danh số của pháp hữu lậu.

Hỏi: Không phải kiến xứ là nghĩa gì?

Đáp: Danh số của pháp vô lậu.

Hỏi: Các pháp bên trong thì pháp đó thuộc về nội nhập chăng?

Đáp: Hoặc pháp bên trong mà pháp đó không phải thuộc về nội nhập.

Thế nào là pháp bên trong mà pháp đó không phải thuộc về nội nhập? Như đã nói về nội thống- nội pháp và pháp quán àm xử lý đó gọi là pháp bên trong mà pháp đó không phải thuộc về nội nhập.

Thế nào là pháp thuộc về nội nhập mà pháp đó không phải bên trong? Như đã nói về ngoại thân- ngoại tâm và tâm quán mà xử lý đó gọi là pháp thuộc về nội nhập mà pháp đó không phải bên trong.

Thế nào là pháp bên trong và pháp đó thuộc về nội nhập? Như đã nói về nội thân- nội tâm và tâm quán mà xử lý, đó gọi là bên trong và pháp đó thuộc về nội nhập.

Thế nào là pháp không phải bên trong mà pháp đó không phải thuộc về nội nhập? Như đã nói về ngoại thống- ngoại pháp và pháp quán mà xử lý, đó gọi là pháp không phải bên trong mà pháp đó không phải thuộc về nội nhập.

Hỏi: Các pháp bên ngoài thì pháp đó thuộc về ngoại nhập chăng?

Đáp: Hoặc pháp bên ngoài mà pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập.

Thế nào là pháp bên ngoài mà pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập? Như đã nói về ngoại thân- ngoại tâm và tâm quán mà xử lý, đó gọi là pháp bên ngoài mà pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập.

Thế nào là pháp thuộc về ngoại nhập mà pháp đó không phải ngoại? Như đã nói về nội thống- nội pháp và pháp quán mà xử lý, đó gọi là pháp thuộc về ngoại nhập và pháp đó không phải bên ngoài.

Thế nào là pháp bên ngoài mà pháp đó thuộc về ngoại nhập? Như đã nói về ngoại thống- ngoại pháp và pháp quán mà xử lý, đó gọi là pháp bên ngoài mà pháp đó thuộc về ngoại nhập.

Thế nào là pháp không phải bên ngoài mà pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập? Như đã nói về nội thân- nội tâm và tâm quán mà xử lý, đó gọi là pháp không phải bên ngoài mà pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập.

Hỏi: Hai thống (thọ) và ba thống, hai thống thâu nhiếp ba thống, hay ba thống thâu nhiếp hai thống?

Đáp: Tùy thuộc về chủng loại mà thâu nhiếp nhau.

Hỏi: Hai thống- bốn thống- năm thống- sáu thống… Hai thống thâu nhiếp sáu thống, hay sáu thống thâu nhiếp hai thống.

Đáp: Tùy thuộc về chủng loại mà thâu nhiếp nhau.

Hỏi: Hai thống và mười tám thống, hai thống thâu nhiếp mười tám thống, hay mười tám thống thâu nhiếp hai thống?

Đáp: Hai thống thâu nhiếp mười tám thống chứ không phải mười tám thống thâu nhiếp hai thống.

Không thâu nhiếp những gì? Khổ căn, hữu lậu, lạc căn, có đối, tương ưng, hộ (xả) căn, thống, vô lậu.

Ba mươi sáu thống và một trăm lẻ tám thống cũng như thế, cho đến sáu thống vàmười tám thống cũng như thế.

Hỏi: Sáu thống thâu nhiếp mười tám thống, hay mười tám thống thâu nhiếp sáu thống?

Đáp: Sáu thâu nhiếp mười tám chứ không phải mười tám thâu nhiếp sáu.

Không thâu nhiếp những gì? Khổ căn, hữu lậu, lạc căn, có đối, tương ưng, hộ căn, thống, vô lậu.

Ba mươi sáu thống và một trăm lẻ tám thống cũng như thế, cho đến mười tám thống và ba mươi sáu thống cũng như thế.

Hỏi: Ba mươi sáu thống và một trăm lẻ tám thống, ba mươi sáu thống thâu nhiếp một trăm lẻ tám thống, hay một trăm lẻ tám thống thâu nhiếp ba mươi sáu thống?

Đáp: Tùy thuộc về chủng loại mà thâu nhiếp nhau.

Dùng đạo vô ngại hướng tới quả Tu-đà-hoàn. Lúc tu chứng đạo ấy, thì tu một ý dừng lại (niệm xứ) hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn (chánh cần), vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có sáu; tám đạo chủng (chánh đạo), vị lai có tám; không có thiền, vị lai không có; vô đẳng, vị lai không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí không có vị lai; một Tam-muội, vị lai có một.

Dùng đạo vô ngại hướng tới chứng quả Tư-đà-hàm. Nếu ái dục hết thì vượt qua thứ tự mà thủ chứng. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có sáu; tám đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai không có; vô đẳng, vị lai không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí không có vị lai; một Tam-muội, vị lai có một.

Nếu được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo thế tục nhận lấy quả Tư-đàhàm. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai có sáu; không có đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai không có; vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập; một trí, vị lai có bảy; không có Tam-muội, vị lai có ba.

Nếu được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo vô lậu, nhận lấy quả Tư-đàhàm. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có sáu; tám đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai không có; vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập; hai trí, vị lai có bảy; một Tam-muội, vị lai có ba.

Dùng đạo vô ngại thủ chứng quả A-na-hàm. Nếu ái dục hết thì vượt qua thứ tự mà thủ chứng. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có sáu; tám đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai không có; vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí vị lai không có; một Tam-muội, vị lai có một.

Nếu dựa vào Sơ thiền nhận lấy quả A-na-hàm. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; bảy giác ý, vị lai có ảy; tám đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có một, vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí vị lai không có; một Tam-muội, vị lai có một.

Nếu dựa vào Trung gian thiền nhận lấy quả A-na-hàm. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai có một; vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí vị lai không có; một Tam-muội, vị lai có một.

Nếu dựa vào Nhị thiền nhận lấy quả A-na-hàm. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; bảy giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có hai; vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí vị lai không có; một Tam-muội, vị lai có một.

Nếu dựa vào Tam thiền nhận lấy quả A-na-hàm. Lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có ba, vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí vị lai không có; một Tam-muội, vị lai có một.

Nếu dựa vào Tứ thiền nhận lấy quả A-na-hàm. Lúc tu đạo kia thì đã tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, bốn vị lai, vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập không có; trí vị lai không có; một Tam-muội, vị lai có một.

Nếu được quả Tư-đà-hàm, dùng đạo thế tục nhận lấy quả A-nahàm, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai có sáu; không có đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền; vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập; một trí, vị lai có bảy; không có Tam-muội, vị lai có ba.

Nếu được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo vô lậu nhận lấy quả A-nahàm, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có sáu; tám đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vô đẳng không có; định vô sắc không có; giải thoát không có; tám trừ nhập không có; mười nhất thiết nhập; hai trí vị lai có bảy; một Tam-muội, vị lai có ba.

Dùng đạo vô ngại chứng thần túc trí thông. Nếu dựa vào Sơ thiền mà người phàm phu tu đạo tần túc lúc tu đạo đó thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai không có; không có đạo chủng, vị lai không có; một thiền, vị lai có một; vô đẳng, vị lai có bốn, không có định vô sắc, vị lai không có; không có giải thoát, vị lai có hai; không có tám trừ nhập, vị lai có bốn; không có mười nhất thiết nhập, vị lai không có; một trí, vị lai có một; không có Tam-muội, vị lai không có.

Nếu dựa vào Sơ thiền mà người vô cấu tu đạo thần túc, lúc tu đạo đó thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai có bảy; không có đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có một; vô đẳng, vị lai có bốn; không có định vô sắc, vị lai không có; không có giải thoát, vị lai có hai; không có tám trừ nhập, vị lai có bốn; không có mười nhất thiết nhập, vị lai không có; một trí vị lai có bảy; không có Tam-muội, vị lai có ba.

Nếu dựa vào Nhị thiền mà người phàm phu tu đạo thần túc, lúc tu đạo đó thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai không có; không có đạo chủng, vị lai không có; một thiền, vị lai có một; vô đẳng, vị lai có bốn; không có định vô sắc, vị lai không có; không có giải thoát, vị lai có hai; không có tám trừ nhập, vị lai có bốn; không có mười nhất thiết nhập, vị lai không có; một trí, vị lai có một; không có Tam-muội, vị lai không có.

Nếu dựa vào Nhị thiền mà người vô cấu tu đạo thần túc. Lúc tu đạo đó thì sẽ tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai có bảy; không có đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có hai; vô đẳng, vị lai có bốn; không có định vô sắc, vị lai không có; không có giải thoát, vị lai có hai; không có tám trừ nhập, vị lai có bốn; mười nhất thiết nhập không có, vị lai không có; một trí vị lai có bảy; Tam-muội không có, vị lai có ba.

Nếu dựa vào Tam thiền mà người phàm phu tu đạo thần túc, lúc tu đạo đó thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai không có; không có đạo chủng, vị lai không có; một thiền, vị lai có một; vô đẳng, vị lai có ba; không có định vô sắc; không có giải thoát; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; một trí vị lai có bảy; không có Tam-muội, vị lai không có.

Nếu dựa vào Tam thiền mà người vô cấu tu đạo thần túc, úc tu đạo đó thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai có bảy; tám đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có ba; vô đẳng, vị lai có ba; không có định vô sắc; không có giải thoát; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; một trí vị lai có bảy; không có Tam-muội, vị lai có ba.

Nếu dựa vào Tứ thiền mà người phàm phu tu đạo thần túc, lúc tu đạo đó, thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai không có; không có đạo chủng, vị lai không có; một thiền, vị lai có một; vô đẳng, vị lai có ba; không có định vô sắc, vị lai không có; không có giải thoát, vị lai có một; không có tám trừ nhập, vị lai có bốn; không có mười nhất thiết nhập, vị lai có tám; một trí vị lai có một; không có Tam-muội, vị lai không có.

Nếu dựa vào Tứ thiền mà người vô cấu tu đạo thần túc, lúc tu đạo đó, thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; không có giác ý, vị lai có bảy; không có đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có bốn; vô đẳng, vị lai có ba; không có định vô sắc, vị lai không có; không có giải thoát, vị lai có một; không có tám trừ nhập, vị lai có bốn; không có mười nhất thiết nhập, vị lai có tám; một trí vị lai có bảy; không có Tam-muội, vị lai có ba.

Thiên nhĩ -biết tâm người khác- tự biết mạng đời trước và nhìn thấy tất cả cũng như thế. Dùng đạo vô ngại tận lậu trí chứng thông, nếu dựa vào Tam-muội có giác- có quán vị lai, đạt đến A-la-hán, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt; vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; tám đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai có bốn; vô đẳng không có vị lai; không có định vô sắc, vị lai có ba; không có giải thoát, vị lai có ba; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; hai trí vị lai có sáu; một Tam-muội, vị lai có ba.

Nếu dựa vào Sơ thiền đạt đến A-la-hán, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; bảy giác ý, vị lai có bảy; tám đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có bốn; vô đẳng không có vị lai; không có định vô sắc, vị lai có ba; không có giải thoát, vị lai có ba; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; hai trí vị lai có sáu; một Tam-muội, vị lai có ba.

Nếu dựa vào Trung gian thiền đạt đến A-la-hán, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai có bốn; vô đẳng không có vị lai; không có định vô sắc, vị lai có ba; không có giải thoát, vị lai có ba; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; hai trí, vị lai có sáu; một Tam-muội, vị lai có ba.

Nếu dựa vào Nhị thiền đạt đến A-la-hán, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; bảy giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có bốn; vô đẳng không có vị lai; không có định vô sắc, vị lai có ba; không có giải thoát, vị lai có ba; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; hai trí vị lai có sáu; một Tam-muội, vị lai có ba.

Nếu dựa vào Tam thiền và Tứ thiền đạt đến A-la-hán, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; bảy đạo chủng, vị lai có tám; một thiền, vị lai có bốn; vô đẳng không có vị lai; không có định vô sắc, vị lai có ba; không có giải thoát, vị lai có ba; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; hai trí vị lai có sáu; một Tam-muội, vị lai có ba.

Nếu dựa vào định vô sắc đạt đến A-la-hán, lúc tu đạo kia thì tu một ý dừng lại hiện ở trước mắt, vị lai có bốn; bốn ý đoạn, vị lai có bốn; bốn thần túc, vị lai có bốn; năm căn, vị lai có năm; năm lực, vị lai có năm; sáu giác ý, vị lai có bảy; bốn đạo chủng, vị lai có tám; không có thiền, vị lai có bốn; vô đẳng không có vị lai; một định vô sắc, vị lai có ba; không có giải thoát, vị lai có ba; không có tám trừ nhập; không có mười nhất thiết nhập; hai trí, vị lai có sáu; một Tam-muội, vị lai có ba.