LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ

Bài tụng tám Kiền Độ: Trí – hành – kiết sử – tạp, Kiến – định – căn – bốn đại
Tác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Hán dịch: Đời Phù Tần, Sa môn Tăng Già Đề Ba và Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Kiền độ thứ 7: ĐỊNH

Đắc quá khứ gọi duyên,
Giải thoát A-na-hàm,
Một hàng xem ở sau.

Phẩm 1: BÀN VỀ ĐẮC QUÁ KHỨ

Nếu được pháp quá khứ thì đó là được quá khứ chăng? Giả sử được quá khứ thì đó là được pháp quá khứ chăng? Nếu được pháp vị lai thì đó là được vị lai chăng? Giả sử được vị lai thì đó là được pháp vị lai chăng? Nếu được pháp hiện tại thì đó là được hiện tại chăng? Giả sử được hiện tại thì đó là được pháp hiện tại chăng?

Nếu được pháp thiện thì đó là được thiện chăng? Giả sử được thiện thì đó là được pháp thiện chăng? Nếu được pháp bất thiện thì đó là được bất thiện chăng? Giả sử được bất thiện thì đó là được pháp bất thiện chăng? Nếu được pháp vô ký thì đó là được vô ký chăng? Giả sử được vô ký thì đó là được pháp vô ký chăng?

Nếu được pháp hệ thuộc cõi Dục thì đó là được hệ thuộc cõi Dục chăng? Giả sử được hệ thuộc cõi Dục thì đó là được pháp hệ thuộc cõi Dục chăng? Nếu được pháp hệ thuộc cõi Sắc thì đó là được hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử được hệ thuộc cõi Sắc thì đó là được pháp hệ thuộc cõi Sắc chăng? Nếu được pháp hệ thuộc cõi Vô sắc thì đó là được hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Giả sử được hệ thuộc cõi Vô sắc thì đó là được pháp hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Nếu được pháp học thì đó là được học chăng? Giả sử được học thì đó là được pháp học chăng? Nếu được pháp vô học thì đó là được vô

học chăng? Giả sử được vô học thì đó là được pháp vô học chăng? Nếu được pháp phi học phi vô học thì đó là được phi học phi vô học chăng? Giả sử được phi học phi vô học thì đó là được pháp phi học phi vô học chăng?

Nếu được pháp do kiến đế đoạn thì đó là được kiến đế đoạn chăng? Giả sử được kiến đế đoạn thì đó là được pháp do kiến đế đoạn chăng? Nếu được pháp tư duy đoạn thì đó là được tư duy đoạn chăng? Giả sử được tư duy đoạn thì đó là được pháp do tư duy đoạn chăng? Nếu được pháp không đoạn thì đó là được không đoạn chăng? Giả sử được không đoạn thì đó là được pháp không đoạn chăng?

Các pháp thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm thiện chăng? Giả sử các pháp đều là tâm thiện thì đó là pháp thiện nơi vô sắc chăng? Các pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm bất thiện chăng? Giả sử các pháp đều là tâm bất thiện thì đó là pháp đó là bất thiện nơi vô sắc chăng? Các pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm vô ký chăng? Giả sử các pháp đều là tâm vô ký thì đó là pháp vô ký nơi vô sắc chăng?

Các pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm hệ thuộc cõi Dục chăng? Giả sử các pháp đều là tâm hệ thuộc cõi Dục thì đó là pháp hệ thuộc cõi Dục ở vô sắc chăng? Các pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm hệ thuộc cõi Sắc chăng? Giả sử các pháp đều là tâm hệ thuộc cõi Sắc thì đó là pháp hệ thuộc cõi Sắc ở vô sắc chăng? Các pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm hệ thuộc cõi Vô sắc chăng? Giả sử các pháp đều là tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh pháp đó là hệ thuộc cõi Vô sắc ở vô sắc chăng?

Các pháp học mà sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm học chăng? Giả sử các pháp đều là tâm học thì đó là pháp học ở vô sắc chăng? Các pháp vô học mà sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm vô học chăng? Giả sử các pháp đều là tâm vô học thì đó là pháp vô học ở vô sắc chăng? Các pháp phi học phi vô học mà sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm phi học phi vô học chăng? Giả sử các pháp đều là tâm phi học phi vô học thì đó là pháp phi học phi vô học ở vô sắc chăng?

Các pháp do kiến đế đoạn (kiến đạo đoạn) sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm do kiến đế đoạn chăng? Giả sử các pháp đều là tâm do kiến đế đoạn thì đó là pháp do kiến đế đoạn nơi vô sắc chăng? Các pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm do tư duy đoạn chăng? Giả sử các pháp đều là tâm của tư duy đoạn thì đó là pháp do tư duy đoạn nơi vô sắc chăng? Các pháp không đoạn sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm không đoạn chăng? Giả sử các pháp đều là tâm không đoạn thì đó là pháp không đoạn nơi vô sắc chăng?

Tất cả sơ thiền gồm có năm hạng chăng? Tất cả nhị thiền gồm có bốn hạng chăng? Tất cả tam thiền gồm có năm hạng chăng? Tất cả tứ thiền gồm có bốn hạng chăng?

Vị tương ưng với sơ thiền, nhập nên nói là vị hay khởi nên nói là vị chăng? Vị tương ưng cho đến hữu tưởng, vô tưởng, nhập nên nói là vị, hay khởi nên nói là vị chăng?

Các vị tương ưng với sơ thiền, tất cả vị đó đều là ẩn một vô ký chăng? Giả sử là ẩn một vô ký thì tất cả vị đó đều tương ưng với sơ thiền chăng? Các vị tương ưng cho đến hữu tưởng, vô tưởng, tất cả vị đó đều là ẩn một vô ký chăng? Giả sử ẩn một vô ký thì tất cả vị đó đều tương ưng cho đến hữu tưởng- vô tưởng chăng?

Có thể không nhập sơ thiền, mà nhập nhị thiền chăng? Có thể cho đến không nhập định bất dụng, mà nhập hữu tưởng- vô tưởng chăng? Có thể không nhập sơ thiền mà sinh sơ thiền chăng? Có thể cho đến không nhập hữu tưởng- vô tưởng mà sinh hữu tưởng- vô tưởng chăng?

Nếu được sơ thiền chứ không phải nhị thiền, thì lúc ấy mạng chung sẽ sinh vào chỗ nào? Nếu cho đến đạt được định bất dụng mà không phải hữu tưởng- vô tưởng, thì lúc ấy mạng chung sẽ sinh vào chỗ nào?

Thế nào là ý nhớ nghĩ nhập Từ? Thế nào là ý nhớ nghĩ nhập Bi? Thế nào là ý nhớ nghĩ nhập Hỷ? Thế nào là ý nhớ nghĩ nhập Hộ (xả)?

Từ diệt kiết hệ thuộc cõi nào? Bi- Hỷ- Hộ diệt hết kiết hệ thuộc cõi nào?

Sơ thiền diệt hết kiết hệ thuộc cõi nào? Cho đến hữu tưởng- vô tưởng diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Giải thoát thứ nhất cho đến giải thoát thứ tám; trừ nhập thứ nhất cho đến trừ nhập thứ tám; nhất thiết nhập thứ nhất cho đến nhất thiết nhập thứ mười; pháp trí cho đến đạo trí, không- vô nguyện- vô tướng diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Báo của Từ thọ báo ở chỗ nào? Báo của Bi- Hỷ- Hộ thọ báothanh tịnh nơi nào? Báo của sơ thiền thọ báo thanh tịnh ở chỗ nào? Cho đến báo của hữu tưởng- vô tưởng thì thọ báo ở nơi nào? Báo của giải thoát đầu tiên cho đến giải thoát thứ tám; trừ nhập đầu tiên cho đến trừ nhập thứ tám; nhất thiết nhập đầu tiên cho đến nhất thiết nhập thứ mười; tha tâm trí- đẳng trí sẽ thọ báo ở nơi nào?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Nếu được pháp quá khứ thì đó là được quá khứ chăng?

Đáp: Hoặc đó là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại.

Hỏi: Giả sử được quá khứ thì đó là được pháp quá khứ chăng?

Đáp: Hoặc đó là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc vô vi.

Hỏi: Nếu được pháp vị lai thì đó là được vị lai chăng?

Đáp: Hoặc đó là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại.

Hỏi: Giả sử được vị lai thì đó là được pháp vị lai chăng?

Đáp: Hoặc đó là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc vô vi.

Hỏi: Nếu được pháp hiện tại thì đó là được hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc đó là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại.

Hỏi: Giả sử được hiện tại thì đó là được pháp hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc đó là quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc vô vi.

Hỏi: Nếu được pháp thiện thì đó là được thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được thiện thì đó là được pháp thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu được pháp bất thiện thì đó là được bất thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được bất thiện thì đó là được pháp bất thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu được pháp vô ký thì đó là được vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được vô ký thì đó là được pháp vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu được pháp hệ thuộc cõi Dục thì đó là được hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được hệ thuộc cõi Dục thì đó là được pháp hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu được pháp hệ thuộc cõi Sắc thì đó là được hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được hệ thuộc cõi Sắc thì đó là được pháp hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc đó là hệ thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Nếu được pháp hệ thuộc cõi Vô sắc thì đó là được hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được hệ thuộc cõi Vô sắc thì đó là được pháp hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc đó là hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Nếu được pháp học thì đó là được học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được học thì đó là được pháp học chăng?

Đáp: Hoặc đó là học, hoặc phi học phi vô học.

Hỏi: Nếu được pháp vô học thì đó là được vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được vô học thì đó là được pháp vô học chăng?

Đáp: Hoặc đó là vô học, hoặc phi học phi vô học.

Hỏi: Nếu được pháp phi học phi vô học thì đó là được phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc đó là học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Hỏi: Giả sử được phi học phi vô học thì đó là được pháp phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu được pháp của kiến đế đoạn thì đó là được kiến đế đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được kiến đế đoạn thì đó là được pháp kiến đế đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu được pháp do tư duy đoạn thì đó là được tư duy đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử được tư duy đoạn thì đó là được pháp do tư duy đoạn chăng?

Đáp: Hoặc đó là do tư duy đoạn, hoặc không đoạn.

Hỏi: Nếu được pháp không đoạn thì đó là được không đoạn chăng?

Đáp: Hoặc đó là do tư duy đoạn, hoặc không đoạn.

Hỏi: Giả sử được không đoạn thì đó là được pháp không đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các pháp thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm thiện chăng?

Đáp: Hoặc pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm thiện; hoặc pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm bất thiện; hoặc pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm vô ký.

Thế nào là pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm thiện? Các pháp tương ưng với tâm thiện kia, pháp đó cùng có thiện, đó gọi là pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm thiện.

Thế nào là pháp thiện, sinh nơi vô sắc đều có tâm bất thiện? Như tâm bất thiện hoặc lui lại hoặc sinh ra thì pháp thiện được sinh đó gọi là pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm bất thiện.

Thế nào là pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm vô ký? Như tâm vô ký hoặc lui lại hoặc sinh ra thì pháp thiện được sinh, đó gọi là pháp thiện sinh nơi vô sắc đều có tâm vô ký.

Hỏi: Giả sử các pháp đều có tâm thiện sinh ra thì pháp đó là thiện ở vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp đều có tâm thiện sinh ra thiện nơi vô sắc hay là vô ký nơi vô sắc.

Thế nào là pháp đều có tâm thiện sinh thiện nơi vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm thiện kia, pháp đó đều có thiện, đó gọi là pháp đều có tâm thiện sinh ra thiện nơi vô sắc.

Thế nào là pháp đều có tâm thiện sinh vô ký nơi vô sắc? Như tâm thiện tiến lên tốt đẹp thì pháp vô ký được sinh. Như căn vô ký trú trong tâm thiện, lớn thêm bốn đại, tăng thêm mềm mại, đầy đủ hơn so với các pháp sinh- lão- vô thường đã có được kia, đó gọi là pháp đều có tâm thiện sinh ra vô ký nơi vô sắc.

Hỏi: Các pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện chăng?

Đáp: Hoặc pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện, hoặc pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký.

Thế nào là pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện? Các pháp tương ưng với tâm kia, đều có bất thiện, đó gọi là pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện.

Thế nào là pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký? Như tâm vô ký hoặc lui lại hoặc sinh ra thì pháp bất thiện được sinh, đó gọi là pháp bất thiện sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký.

Hỏi: Giả sử các pháp đều có tâm bất thiện sinh ra thì pháp đó là bất thiện ở vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp đều có tâm bất thiện sinh ra bất thiện nơi vô sắc, hoặc pháp tâm bất thiện đều có sinh thiện nơi vô sắc, hoặc pháp đều có tâm bất thiện sinh ra vô ký nơi vô sắc.

Thế nào là pháp đều có tâm bất thiện sinh ra bất thiện nơi vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm kia, pháp đó đều có bất thiện, đó gọi là pháp đều có tâm bất thiện sinh ra bất thiện nơi vô sắc.

Thế nào là pháp tâm bất thiện đều có sinh thiện nơi vô sắc? Như tâm bất thiện hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp thiện được sinh, đó gọi là pháp tâm bất thiện đều có sinh thiện nơi vô sắc.

Thế nào là pháp đều có tâm bất thiện sinh ra vô ký nơi vô sắc? Như tâm bất thiện hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp vô ký được sinh, như căn vô ký trú trong tâm bất thiện, lớn thêm bốn đại, tăng thêm mềm mại, đầy đủ hơn so với các pháp sinh- lão- vô thường đã có được kia, đó gọi là pháp đều có tâm bất thiện sinh ra vô ký nơi vô sắc.

Hỏi: Các pháp vô ký sinh ở vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký chăng?

Đáp: Hoặc pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký; hoặc pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm thiện; hoặc pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện.

Thế nào là pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký? Các pháp tương ưng với tâm vô ký kia, pháp đó đều có vô ký, đó gọi là pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm vô ký.

Thế nào là pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm thiện? Như tâm thiện tiến lên tốt đẹp thì pháp vô ký được sinh. Như căn vô ký trú trong tâm thiện, lớn thêm bốn đại, tăng thêm mềm mại, đầy đủ hơn so với các pháp sinh- lão- vô thường đã có được kia, đó gọi là pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm thiện.

Thế nào là pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện? Như tâm bất thiện hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp vô ký được sinh, như căn vô ký trú trong tâm bất thiện, lớn thêm bốn đại, tăng thêm tốt đẹp, đầy đủ hơn so với các pháp sinh- lão- vô thường đã có được kia, đó gọi là pháp vô ký sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều có tâm bất thiện.

Hỏi: Giả sử các pháp đều là tâm vô ký thì pháp đó là vô ký nơi vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp là tâm vô ký đều có sinh vô ký nơi vô sắc, hoặc pháp là tâm vô ký đều có sinh thiện nơi vô sắc, hoặc pháp là tâm vô ký đều có sinh bất thiện nơi vô sắc.

Thế nào là pháp do tâm vô ký đều có sinh vô ký nơi vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm vô ký kia thì pháp đó đều có vô ký, đó gọi là pháp do tâm vô ký đều có sinh vô ký nơi vô sắc.

Thế nào là pháp do tâm vô ký đều có sinh thiện nơi vô sắc? Như tâm vô ký hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp thiện được sinh, đó gọi là pháp do tâm vô ký đều có sinh thiện nơi vô sắc.

Thế nào là pháp do tâm vô ký đều có sinh bất thiện nơi vô sắc? Như tâm vô ký hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp bất thiện được sinh, đó gọi là pháp do tâm vô ký đều có sinh bất thiện nơi vô sắc.

Hỏi: Các pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc, pháp đó là tâm hệ thuộc cõi Dục đều có chăng?

Đáp: Hoặc pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có? Các pháp tương ưng với tâm hệ thuộc cõi Dục, pháp đó đều có hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có? Như tâm hệ thuộc cõi Sắc hoặc sinh ra hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp hệ thuộc cõi Dục được sinh ra, như căn hệ thuộc cõi Dục trú vào tâm hệ thuộc cõi Sắc, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các páhp này đều phải sinh-lão- vô thường, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có? Như tâm hệ thuộc cõi Vô sắc trụ vào căn hệ thuộc cõi Dục, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ các pháp này đều phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có? Như tâm không hệ thuộc, tiến lên tốt đẹp thì pháp hệ thuộc cõi Dục được sinh ra, như tâm không hệ thuộc trụ vào căn hệ thuộc cõi Dục, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Dục sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có.

Hỏi: Giả sử các pháp là tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh thì pháp đó hệ thuộc cõi Dục ở vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục; hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc; hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc mà không hệ thuộc.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục? Các pháp tương ưng với tâm kia, pháp đó đều có hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc? Như tâm hệ thuộc cõi Dục hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp hệ thuộc cõi Sắc được sinh, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc? Như tâm hệ thuộc cõi Dục hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp hệ thuộc cõi Vô sắc được sinh, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc không hệ thuộc? Như tâm hệ thuộc cõi Dục hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp không hệ thuộc được sinh, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Dục đều sinh vô sắc mà không hệ thuộc.

Hỏi: Các pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì pháp đó là tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có chăng?

Đáp: Hoặc pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có? Các pháp tương ưng với tâm hệ thuộc cõi Sắc, pháp đó đều có hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có? Như tâm hệ thuộc cõi Dục hoặc thoái lui hoặc sinh ra, thì pháp hệ thuộc cõi Sắc được sinh ra, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có? Như tâm hệ thuộc cõi Vô sắc trụ vào căn hệ thuộc cõi Sắc, bốn đại thêm lớn tăng thêm mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có? Như tâm không hệ thuộc tiến lên tốt đẹp thì pháp hệ thuộc cõi Sắc được sinh ra, như tâm không hệ thuộc trụ vào căn hệ thuộc cõi Sắc, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có.

Hỏi: Giả sử các pháp là tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh, pháp đó hệ thuộc cõi Sắc ở vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc; hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục; hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc pháp là tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc mà không hệ thuộc.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc? Các pháp tương ưng có tâm hệ thuộc cõi Sắc pháp đó đều có hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục? Như tâm hệ thuộc cõi Sắc hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp hệ thuộc cõi Dục được sinh ra, hoặc là tâm hệ thuộc cõi Sắc trụ vào căn hệ thuộc cõi Dục, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc? Như tâm hệ thuộc cõi Sắc hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp hệ thuộc cõi Vô sắc được sinh ra, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc mà không hệ thuộc? Như tâm hệ thuộc cõi Sắc hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp không hệ thuộc được sinh ra, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Sắc đều sinh vô sắc không hệ thuộc.

Hỏi: Các pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có; hoặc pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có? Các pháp tương ưng với tâm hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp đó đều có hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có? Như tâm hệ thuộc cõi Dục hoặc thoái lui hoặc sinh ra, thì pháp hệ thuộc cõi Vô sắc được sinh ra, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Dục đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có? Như tâm hệ thuộc cõi Sắc hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp hệ thuộc cõi Vô sắc được sinh ra, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Sắc sinh ở vô sắc thì tâm hệ thuộc cõi Sắc đều có.

Thế nào là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có? Như tâm không hệ thuộc hoặc thoái lui hoặc sinh ra, thì pháp hệ thuộc cõi Vô sắc được sinh ra, đó gọi là pháp hệ thuộc cõi Vô sắc sinh ở vô sắc thì tâm không hệ thuộc đều có.

Hỏi: Giả sử các pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh, pháp đó hệ thuộc cõi Vô sắc ở vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục; hoặc pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc; hoặc pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc mà không hệ thuộc.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm hệ thuộc cõi Vô sắc, pháp đó đều có hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục? Như tâm hệ thuộc cõi Vô sắc, trụ vào căn hệ thuộc cõi Dục, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc? Như tâm hệ thuộc cõi Vô sắc, trụ vào căn hệ thuộc cõi Sắc, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc mà không hệ thuộc? Như tâm hệ thuộc cõi Vô sắc hoặc thoái lui hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp không hệ thuộc được sinh ra, đó gọi là pháp có tâm hệ thuộc cõi Vô sắc đều sinh vô sắc không hệ thuộc.

Hỏi: Các pháp học mà sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm học chăng?

Đáp: Hoặc pháp học sinh nơi vô sắc đều là tâm học; hoặc pháp học mà sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học.

Thế nào là pháp học mà sinh nơi vô sắc đều là tâm học? Các pháp tương ưng với tâm học kia thì pháp đó đều có học, đó gọi là pháp học mà sinh nơi vô sắc đều là tâm học.

Thế nào là pháp học mà sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học? Như tâm phi học phi vô học hoặc thoái lui hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp học được sinh ra, đó gọi là pháp học mà sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học.

Hỏi: Giả sử các pháp có tâm học đều sinh thì pháp học đó sinh ở vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp có tâm học đều sinh là học nơi vô sắc; hoặc pháp có tâm học đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc.

Thế nào là pháp có tâm học đều sinh là học nơi vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm học kia thì pháp đó đều có học, đó gọi là pháp có tâm học đều sinh là học nơi vô sắc.

Thế nào là pháp có tâm học đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc? Như tâm học tiến lên tốt đẹp thì pháp phi học phi vô học được sinh ra, như tâm học trụ vào căn phi học phi vô học, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp ấy là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp có tâm học đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc.

Hỏi: Các pháp vô học sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm vô học chăng?

Đáp: Hoặc pháp vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm vô học; hoặc pháp vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học.

Thế nào là pháp vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm vô học? Các pháp tương ưng với tâm vô học kia thì pháp đó đều có vô học, đó gọi là pháp vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm vô học.

Thế nào là pháp vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học? Như tâm phi học phi vô học hoặc thoái lui hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp vô học được sinh ra, đó gọi là pháp vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học.

Hỏi: Giả sử các pháp có tâm vô học đều sinh thì pháp vô học đó sinh ở vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp có tâm vô học đều sinh là vô học nơi vô sắc; hoặc pháp có tâm vô học đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc.

Thế nào là pháp có tâm vô học đều sinh là vô học nơi vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm vô học kia thì pháp đó đều có vô học, đó gọi là pháp có tâm vô học đều sinh là vô học nơi vô sắc.

Thế nào là pháp có tâm vô học đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc? Như tâm vô học tiến lên tốt đẹp thì pháp phi học phi vô học được sinh ra, như tâm vô học trụ vào căn phi học phi vô học, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp có tâm vô học đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc.

Hỏi: Các pháp phi học phi vô học sinh ở vô sắc thì pháp đó đều là tâm phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học; hoặc pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm học; hoặc pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm vô học.

Thế nào là pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm phi học phi vô học? Các pháp tương ưng với tâm phi hođều là thì tâm phi học phi vô học.

Thế nào là pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm học? Như tâm học tiến lên tốt đẹp thì pháp phi học phi vô học được sinh ra, như tâm học trụ vào căn phi học phi vô học, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc thì tâm học đều có.

Thế nào là pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm vô học đều có? Như tâm vô học tiến lên tốt đẹp thì pháp phi học phi vô học được sinh ra, như tâm vô học trụ vào căn phi học phi vô học, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp này là páhp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp phi học phi vô học sinh nơi vô sắc đều là tâm vô học.

Hỏi: Giả sử các pháp phi học phi vô học với tâm thì pháp đó là phi học phi vô học ở vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp phi học phi vô học có tâm đều sinh là phi học phi

vô học nơi vô sắc; hoặc pháp phi học phi vô học với tâm đều sinh là học nơi vô sắc; hoặc pháp phi học phi vô học với tâm đều sinh vô học nơi vô sắc.

Thế nào là pháp phi học phi vô học, với tâm đều sinh phi học phi vô học nơi vô sắc? Các pháp tương ưng với tâm kia thì pháp đó đều có phi học phi vô học, đó gọi là pháp phi học phi vô học có tâm đều sinh là phi học phi vô học nơi vô sắc.

Thế nào là pháp phi học phi vô học có tâm đều sinh là học nơi vô sắc? Như tâm phi học phi vô học, hoặc thoái lui hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp học được sinh ra, đó gọi là pháp phi học phi vô học có tâm đều sinh là học nơi vô sắc.

Thế nào là pháp phi học phi vô học có tâm đều sinh là vô học nơi vô sắc? Như tâm phi học phi vô học hoặc thoái lui hoặc tiến lên tốt đẹp thì pháp vô học được sinh ra, đó gọi là pháp phi học phi vô học có tâm đều sinh là vô học nơi vô sắc.

Hỏi: Các pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm cùng sinh do kiến đế đoạn chăng?

Đáp: Hoặc pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn; hoặc pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc có tâm cùng sinh do tư duy đoạn.

Thế nào là pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn? Các pháp tương ưng với tâm do kiến đế đoạn thì pháp đó đều có kiến đế đoạn, đó gọi là pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc có tâm cùng sinh ra do kiến đế đoạn.

Thế nào là pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc có tâm cùng sinh do tư duy đoạn? Như tâm do tư duy đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra, thì pháp do kiến đế đoạn được sinh ra, đó gọi là pháp do kiến đế đoạn sinh nơi vô sắc có tâm cùng sinh do tư duy đoạn.

Hỏi: Giả sử các pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn thì đó là pháp do kiến đế đoạn nơi vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn, nơi vô sắc do kiến đế đoạn; hoặc pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn, nơi vô sắc do tư duy đoạn.

Thế nào là pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn, nơi vô sắc do kiến đế đoạn? Các pháp tương ưng với tâm kia thì pháp đó đều có kiến đế đoạn, đó gọi là pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn, nơi vô sắc do kiến đế đoạn.

Thế nào là pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn, nơi vô sắc của tư duy đoạn? Như tâm do kiến đế đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra, thì pháp do tư duy đoạn được sinh ra, như tâm cùng sinh do kiến đế đoạn trụ vào căn tư duy đoạn, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp ấy là pháp cần phải sinh- lão- vô thường, đó gọi là pháp có tâm cùng sinh do kiến đế đoạn, nơi vô sắc do tư duy đoạn.

*****

Hỏi: Các pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm do tư duy đoạn chăng?

Đáp: Hoặc pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do tư duy đoạn ; hoặc pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do kiến đế đoạn; hoặc pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm không đoạn.

Thế nào là pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do tư duy đoạn? Các pháp tương ưng với tâm do tư duy đoạn thì pháp đó tư duy đoạn, đó gọi là pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do tư duy đoạn.

Thế nào là pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do kiến đế đoạn ? Như tâm do kiến đế đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp do tư duy đoạn được sinh ra. Như tâm do kiến đế đoạn, trụ căn do tư duy đoạn, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp ấy là pháp cần phải sinh – lão – vô thường, đó gọi là pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do kiến đế đoạn.

Thế nào là pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm không đoạn ? Như tâm không đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp do tư duy đoạn được sinh ra; như tâm không đoạn trụ vào căn do tư duy đoạn, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp ấy là pháp cần phải sinh – lão – vô thường, đó gọi là pháp do tư duy đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm không đoạn.

Hỏi: Giả sử các pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn thì pháp đó là do tư duy đoạn nơi vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc do tư duy đoạn; hoặc pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc do kiến đế đoạn; hoặc pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc không đoạn.

Thế nào là pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc do tư duy đoạn? Các pháp tương ưng với tâm thì pháp đó đều có tư duy đoạn, đó gọi là pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc do tư duy đoạn.

Thế nào là pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc do kiến đế đoạn? Như tâm do tư duy đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp do kiến đế đoạn được sinh ra, đó gọi là pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc do kiến đế đoạn.

Thế nào là pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc mà không đoạn?Như tâm do tư duy đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp không đoạn được sinh ra, đó gọi là pháp đều sinh tâm do tư duy đoạn là vô sắc không đoạn.

Hỏi: Các pháp không đoạn sinh nơi vô sắc thì pháp đó đều là tâm không đoạn chăng?

Đáp: Hoặc pháp không đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm không đoạn; hoặc pháp không đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do tư duy đoạn.

Thế nào là pháp không đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm không đoạn? Các pháp tương ưng với tâm không đoạn thì pháp đó đều có không đoạn, đó gọi là pháp không đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm không đoạn.

Thế nào là pháp không đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do tư duy đoạn ? Như tâm do tư duy đoạn hoặc thoái lui hoặc sinh ra thì pháp không đoạn được sinh ra, đó gọi là pháp không đoạn sinh nơi vô sắc đều là tâm do tư duy đoạn.

Hỏi: Giả sử các pháp đều sinh tâm không đoạn thì pháp đó không đoạn dovô sắc chăng?

Đáp: Hoặc pháp đều sinh tâm không đoạn là vô sắc không đoạn; hoặc pháp đều sinh tâm không đoạn là vô sắc do tư duy có đoạn.

Thế nào là pháp đều sinh tâm không đoạn là vô sắc không đoạn? Các pháp tương ưng với tâm không đoạn thì pháp đó đều có không đoạn, đó gọi là pháp đều sinh tâm không đoạn là vô sắc không đoạn.

Thế nào là pháp đều sinh tâm không đoạn là vô sắc do tư duy đoạn? Như tâm không đoạn tiến lên tốt đẹp thì pháp do tư duy đoạn được sinh ra, như tâm không đoạn trụ vào căn do tư duy đoạn, bốn đại thêm lớn tăng thêm sự mềm mại tốt đẹp đầy đủ, các pháp ấy là pháp cần phải sinh – lão – vô thường, đó gọi là pháp đều sinh tâm không đoạn là vô sắc do tư duy đoạn.

Hỏi: Tất cả sơ thiền gồm có năm hạng chăng?

Đáp: Năm hạng là không ô nhiễm, ô nhiễm không phải là năm hạng.

Thế thì không có những gì?

Đáp: Xa lìa sự vui mừng.

Hỏi: Tất cả nhị thiền gồm có bốn hạng chăng?

Đáp: Bốn hạng là không ô nhiễm, ô nhiễm không phải là bốn hạng.

Thế thì không có những gì?

Đáp: Không có nội tín.

Hỏi: Tất cả tam thiền gồm có năm hạng chăng?

Đáp: Năm hạng là không ô nhiễm, ô nhiễm không phải năm hạng.

Thế thì không có những gì?

Đáp: Không có niệm trí.

Hỏi: Tất cả tứ thiền gồm có bốn hạng chăng?

Đáp: Bốn hạng là không ô nhiễm, ô nhiễm không phải là bốn hạng.

Thế thì không có những gì?

Đáp: Không có hộ, niệm, tịnh.

Hỏi: Vị tương ưng với sơ thiền, nhập nên nói là vị, hay khởi nên nói là vị?

Đáp: Các vị là nhập kia, hoặc vị ngưng thì khởi tương ưng với các vị.

Hỏi: Vị tương ưng cho đến hữu tưởng- vô tưởng, nhập nên nói là vị hay khởi, nên nói là vị?

Đáp: Các vị là nhập kia, hoặc vị ngưng thì khởi tương ưng với các vị.

Hỏi: Các vị tương ưng với sơ thiền, tất cả vị đó đều là ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy, các vị tương ưng với sơ thiền thì tất cả vị đó đều là ẩn một vô ký.

Hỏi: Có thể có ẩn một vô ký thì đó không phải là vị tương ưng với sơ thiền chăng?

Đáp: Có trừ ra ái còn lại các phiền não hiện ở trước mắt, tương ưng với các vị.

Hỏi: Các vị tương ưng cho đến hữu tưởng – vô tưởng thì tất cả vị đó đều là ẩn một vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy, các vị tương ưng cho đến hữu tưởng- vô tưởng thì tất cả vị đó đều là ẩn một vô ký.

Hỏi: Có thể có ẩn một vô ký mà nó không phải là vị tương ưng cho đến hữu tưởng- vô tưởng chăng?

Đáp: Có trừ ra ái còn lại các phiền não hiện ở trước mắt.

Hỏi: Có thể không nhập sơ thiền mà nhập nhị thiền chăng?

Đáp: Có nhập.

Hỏi: Có thể không nhập cho đến định bất dụng mà nhập hữu tưởng- vô tưởng chăng?

Đáp: Có nhập.

Hỏi: Có thể không nhập sơ thiền mà sinh ở sơ thiền chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể không nhập cho đến hữu tưởng – vô tưởng mà sinh ở hữu tưởng – vô tưởng chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Nếu được sơ thiền chứ không phải nhị thiền, thì lúc ấy mạng chung sẽ sinh vào chỗ nào?

Đáp: Hoặc cõi Phạm thiên, hoặc cõi trời Quang âm, hoặc cõi trời Biến tịnh, hoặc cõi trời Quả thật, hoặc Không xứ, hoặc Thức xứ, hoặc Bất dụng xứ, hoặc Hữu tưởng- Vô tưởng, hoặc Vô xứ sở.

Hỏi: Nếu được cho đến bất dụng xư chứ không phải hữu tưởng- vô tưởng, thì lúc ấy mạng chung sẽ sinh vào chỗ nào?

Đáp: Hoặc bất dụng xứ, hoặc hữu tưởng- vô tưởng, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Thế nào là ý nhớ nghĩ nhập Từ?

Đáp: Mang lại an lành cho chúng sinh.

Hỏi: Thế nào là ý nhớ nghĩ nhập Bi?

Đáp: Loại trừ đau khổ cho chúng sinh.

Hỏi: Thế nào là ý nhớ nghĩ nhập Hỷ?

Đáp: Làm cho chúng sinh được vừa lòng.

Hỏi: Thế nào là ý nhớ nghĩ nhập Hộ (xả)?

Đáp: Bảo vệ che chở cho chúng sinh.

Hỏi: Từ diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Bi, Hỷ, Hộ diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Sơ thiền tịnh diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Tịnh cho đến hữu tưởng- vô tưởng diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Giải thoát thứ nhất- thứ hai- thứ ba diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Không xứ giải thoát diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc Không xứ, hoặc hệ thuộc Thức xứ, hoặc hệ thuộc Bất dụng xứ, hoặc hệ thuộc Hữu tưởng- vô tưởng xứ, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Thức xứ giải thoát diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc Thức xứ, hoặc hệ thuộc Bất dụng xứ, hoặc hệ thuộc Hữu tưởng- vô tưởng xứ, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Bất dụng xứ giải thoát diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc Bất dụng xứ, hoặc hệ thuộc Hữu tưởng- vô tưởng xứ, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Hữu tưởng- vô tưởng giải thoát và Diệt tận giải thoát diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Trừ nhập đầu tiên diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Cho đến trừ nhập thứ tám diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Nhất thiết nhập đầu tiên diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Cho đến nhất thiết nhập thứ mười diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Pháp trí diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Vị tri trí diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Tha tâm trí diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Đẳng trí- khổ trí- tập- tận- đạo trí, không- vô nguyện- vô tướng diệt kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, hoặc

vô xứ sở.

Hỏi: Báo của Từ thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Hoặc trời Phạm thiên, hoặc Quang âm, hoặc Biến tịnh, hoặc Quả thật, hoặc vô xứ sở.

Bi và Hộ cũng như thế.

Hỏi: Báo của Hỷ thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Phạm thiên và Quang âm, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Báo của tịnh sơ thiền thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Trên cõi Phạm thiên, hoặc vô xứ sở

Hỏi: Cho đến báo của hữu tưởnge vô tưởng thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Hữu tưởng- vô tưởng, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Báo của giải thoát thứ nhất- thứ hai thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Phạm thiên và Quang âm, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Báo của bốn trừ nhập đầu tiên thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Phạm thiên và Quang âm, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Báo của tịnh giải thoát và bốn trừ nhập sau báo của tám nhất thiết nhập thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Quả thật, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Báo của Không xứ giải thoát thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Không xứ, hoặc vô xứ sở. Không xứ nhất thiết nhập cũng như thế.

Hỏi: Báo của Thức xứ giải thoát thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Thức xứ, hoặc vô xứ sở. Thức xứ, nhất thiêt nhập cũng như thế.

Hỏi: Báo của Bất dụng xứ giải thoát thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Bất dụng xứ, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Báo của Hữu tưởng- vô tưởng giải thoát thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Hữu tưởng- vô tưởng, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Báo của Diệt tận giải thoát thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Hữu tưởng- vô tưởng, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Báo của tha tâm trí thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Hoặc Phạm thiên, hoặc Quang âm, hoặc Biến tịnh, hoặc Quả thật, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Báo của đẳng trí thọ báo ở nơi nào?

Đáp: Hoặc cõi Dục, hoặc cõi Sắc- cõi Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

 

Phẩm 2: BÀN VỀ DUYÊN

Tám Tam-muội, bốn thiền, bốn định vô sắc, vị tương ưng với tịnh -vô lậu.

Có thể có vị tương ưng thành tựu sơ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Thành tựu tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng? Thành tựu vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng? Vị tương ưng thành tựu tịnh mà không phải vô lậu chăng? Vị tương ưng thành tựu vô lậu mà không phải tịnh chăng? Thành tựu tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng? Vị tương ưng thành tựu tịnh -vô lậu mà không thành tựu được- bỏ- thoái lui cũng như thế.

Nếu tu sơ thiền thế tục thì đó là tu vô lậu sơ thiền chăng? Giả sử tu vô lậu sơ thiền thì đó là tu sơ thiền thế tục chăng? Nếu tu sơ thiền thế tục cho đến bất dụng xứ thì đó là tu vô lậu bất dụng xứ chăng? Giả sử tu vô lậu bất dụng xứ thì đó tu bất dụng xứ thế tục chăng?

Nếu ban đầu nhập sơ thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói có giác- có quán chăng? Nếu ban đầu nhập nhị thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp tất cả pháp đó nên nói tương ưng với hỷ căn chăng? Nếu ban đầu nhập tam thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp tất cả pháp đó nên nói tương ưng với lạc căn chăng? Nếu ban đầu nhập tứ thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói tương ưng với hộ căn chăng?

Nếu ban đầu nhập không xứ vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm không xứ chăng? Nếu ban đầu nhập thức xứ vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm thức xứ chăng? Nếu ban đầu nhập Bất dụng xứ vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm Bất dụng xứ chăng?

Vị tương ưng với sơ thiền cùng vị tương ưng sơ thiền ấy có bao nhiêu duyên duyên. Tịnh có bao nhiêu duyên duyên? Vô lậu có bao nhiêu duyên duyên? Trên vị tương ưng có bao duyên? Trên tịnh- vô lậu có bao nhiêu duyên duyên?

Tịnh sơ thiền cùng tịnh sơ thiền kia có bao nhiêu duyên duyên? Vô lậu có bao nhiêu duyên duyên? Trên vị tương ưng có bao duyên? Trên tịnh- vô lậu có bao nhiêu duyên duyên? Vị và tịnh của địa mình có bao nhiêu duyên duyên?

Sơ thiền vô lậu, sơ thiền vô lậu kia có bao nhiêu duyên duyên? Trên vị tương ưng có bao duyên? Trên tịnh- vô lậu có bao nhiêu duyên duyên? Vị tương ưng của địa mình có bao nhiêu duyên duyên? Cho đến bất dụng xứ cũng như thế.

Vị tương ưng hữu tưởng, vô tưởng cùng vị tương ưng hữu tưởng- vô tưởng ấy có bao nhiêu duyên duyên? Tịnh có bao nhiêu duyên duyên? Dưới vị tương ưng có bao nhiêu duyên duyên? Dưới tịnh- vô lậu có bao nhiêu duyên duyên?

Tịnh hữu tưởng- vô tưởng với tịnh hữu tưởng- vô tưởng đó có bao nhiêu duyên duyên? Dưới vị tương ưng có bao nhiêu duyên duyên? Dưới tịnh -vô lậu có bao nhiêu duyên duyên? Dưới vị tương ưng của địa mình có bao nhiêu duyên duyên?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Tám Tam-muội, bốn thiền, bốn định vô sắc, vị tương ưng với tịnh- vô lậu.

Hỏi: Có thể vị tương ưng thành tựu sơ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Có, ái dục chưa hết.

Hỏi: Tịnh thành tựu mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh nơi cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái trên cõi Phạm thiên không còn.

Hỏi: Thành tựu vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh trên cõi Phạm thiên.

Hỏi: Vị tương ưng thành tựu tịnh chứ không phải vô lậu chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh nơi cõi Dục ái dục không còn mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, hoặc sinh trên cõi Phạm thiền mà ái cõi ấy chưa hết.

Hỏi: Vị tương ưng thành tựu vô lậu mà không phải tịnh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Thành tựu tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh nơi cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiện, ái trên cõi Phạm thiên không còn.

Hỏi: Vị tương ưng thành tựu tịnh- vô lậu chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh nơi cõi Dục ái dục không còn mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, hoặc sinh trên cõi Phạm thiên mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết.

Hỏi: Có thể có vị tương ưng không thành tựu sơ thiền mà đều là tịnh cũng đều là vô lậu chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh nơi cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái trên cõi Phạm thiên không còn.

Hỏi: Không thành tựu tịnh mà đều là vị tương ưng mà đều là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Không thành tựu vô lậu mà đều là vị tương ưng cũng đều là tịnh chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh nơi cõi Dục ái dục đã hết mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết hoặc sinh trên cõi Phạm thiên mà ái cõi ấy chưa hết.

Hỏi: Vị tương ưng không thành tựu tịnh mà đều là vô lậu chăng? Đáp: Có, người vô cấu sinh lên trên cõi Phạm thiên.

Hỏi: Vị tương ưng không thành tựu vô lậu mà đều là tịnh chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh nơi cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái trên cõi Phạm thiên không còn.

Hỏi: Không thành tựu tịnh- vô lậu mà đều là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, ái nơi cõi Dục chưa hết.

Hỏi: Không thành tựu vị tương ưng và tịnh- vô lậu chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh lên trên cõi Phạm thiên.

Hỏi: Có thể có vị tương ưng đạt được sơ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Được sinh trên cõi Phạm thiên mà không có ái thoái lui.

Hỏi: Được tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Người phàm phu đến nơi ái dục không còn.

Hỏi: Được vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng?

Đáp: Dựa vào sơ thiền vượt qua thứ tự mà thủ chứng, sẽ đạt đến quả A-la-hán.

Hỏi: Được vị tương ưng tịnh mà không phải vô lậu chăng?

Đáp: Địa trên ẩn đi mà sinh vào cõi Phạm thiên.

Hỏi: Cho đến được tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Người vô cấu đến nơi ái dục không còn.

Hỏi: Phần còn lại được chăng?

Đáp: Không được.

Hỏi: Có thể có vị tương ưng bỏ sơ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Bỏ, đến nơi ái trên cõi Phạm thiên không còn

Hỏi: Bỏ tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Bỏ người phàm phu đối với ái dục không còn mà thoái lui ở cõi Dục, hoặc trên cõi Phạm thiên ẩn đi rồi sinh vào địa phía trên.

Hỏi: Cho đến bỏ tịnh- vô lậu mà không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Bỏ, người vô cấu đối với ái dục không còn mà thoái lui.

Hỏi: Còn lại cũng bỏ chăng?

Đáp: Không bỏ.

Hỏi: Có thể có vị tương ưng sơ thiền mà thoái lui chứ không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Không thoái lui.

Hỏi: Tịnh thoái lui mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Thoái lui, người phàm phu đối với ái dục không còn mà thoái lui.

Hỏi: Cho đến tịnh- vô lậu thoái lui mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Thoái lui, người vô cấu đối với ái dục không còn mà thoái lui.

Hỏi: Phần còn lại thoái lui chăng?

Đáp: Không thoái lui.

Hỏi: Nếu tu sơ thiền thế tục thì đó là tu sơ thiền vô lậu chăng?

Đáp: Hoặc thế tục mà không phải vô lậu.

Thế nào là thế tục mà không phải vô lậu? Vốn đạt được sơ thiền thế tục hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được sơ thiền thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu sơ thiền vô lậu hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền thế tục chứ không phải vô lậu, đó gọi là thế tục mà không phải vô lậu.

Thế nào là vô lậu mà không phải thế tục? Vốn đạt được sơ thiền vô lậu hiện ở trước mắt hoặc vốn không đạt được sơ thiền vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu sơ thiền thế tục; hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu chứ không phải là thế tục; hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu chứ không phải là thế tục, đó gọi là vô lậu mà không phải thế tục.

Thế nào là vô lậu mà cũng là thế tục? Vốn không đạt được sơ thiền thế tục hiện ở trước mắt mà lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu, hoặc vốn không đạt được sơ thiền vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu sơ thiền thế tục, hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu và thế tục, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là ở sơ thiền, lúc này có thể tu sơ thiền vô lậu và thế tục, đó gọi là vô lậu mà cũng là thế tục.

Thế nào là không phải thế tục cũng không phải vô lậu? Vốn được trí thế tục hiện ở trước mắt, mà đó không phải là sơ thiền, hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu sơ thiền vô lậu và thế tục, hoặc vốn được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là sơ thiền; hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu sơ thiền vô lậu và thế tục, tất cả tâm nhiễm ô và tâm vô ký nhập định vô tưởng- định diệt tận, không phải tu sơ thiền thế tục cũng không phải sơ thiền vô lậu, đó gọi là không phải thế tục cũng không phải vô lậu.

Nhị thiền và tam thiền cũng như thế.

Hỏi: Nếu tu tứ thiền thế tục thì đó là tu tứ thiền vô lậu chăng?

Đáp: Hoặc thế tục mà không phải vô lậu.

Thế nào là thế tục àm không phải vô lậu? Vốn đạt được tứ thiền thế tục hiện ở trước mắt; hoặc vốn không đạt được tứ thiền thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu tứ thiền vô lậu, hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền thế tục lúc này có thể tu tứ thiền thế tục chứ không phải tứ thiền vô lậu, đó gọi là thế tục mà không phải vô lậu.

Thế nào là vô lậu màkhông phải thế tục? Vốn đạt được tứ thiền vô lậu hiện ở trước mắt; hoặc vốn không đạt được tứ thiền vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu tứ thiền thế tục; hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu chứ không phải thế tục; hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu chứ không phải thế tục, đó gọi là vô lậu mà không phải thế tục.

Thế nào là vô lậu mà cũng là thế tục? Vốn không đạt được tứ thiền thế tục hiện ở trước mắt, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu; hoặc vốn không đạt được tứ thiền vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu tứ thiền thế tục; hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu và thế tục; hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tứ thiền, lúc này có thể tu tứ thiền vô lậu và thế tục, đó gọi là vô lậu mà cũng là thế tục.

Thế nào là không phải thế tục cũng không phải vô lậu? Vốn được trí thế tục hiện ở trước mắt, mà đó không phải là tứ thiền hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu tứ thiền vô lậu và thế tục; hoặc vốn được trí vô lậu hiện ở trước mắt mà đó không phải là tứ thiền; hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu tứ thiền vô lậu và thế tục. Tất cả tâm nhiễm ô và tâm vô ký nhập định vô tưởng- định diệt tận, vô tưởng thiên không tu tứ thiền thế tục cũng không tu tứ thiền vô lậu, đó gọi là không phải thế tục cũng không phải vô lậu. Cho đến định bất dụng cũng như thế.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập sơ thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói có giác- có quán chăng?

Đáp: Hoặc pháp đó có giác, có quán; hoặc không có giác, có quán, hoặc không có giác, không có quán.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập nhị thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói tương ưng với hỷ căn chăng?

Đáp: Hoặc các pháp đó tương ưng với lạc căn, hỷ căn, hoặc hộ căn.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập tam thiền vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói tương ưng với lạc căn chăng?

Đáp: Hoặc các pháp đó tương ưng với lạc căn, hoặc hỷ căn, hộ căn.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập tứ thiền vô lậu thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói tương ưng với hộ căn chăng?

Đáp: Hoặc các pháp đó tương ưng với lạc căn, hoặc hỷ căn, hộ căn.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập không định vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm không định chăng?

Đáp: Hoặc các pháp đó thâu tóm không định, hoặc thức định, bất dụng định.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập thức định vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm thức định chăng?

Đáp: Hoặc các pháp đó thâu tóm không định, hoặc thức định, bất dụng định.

Hỏi: Nếu ban đầu nhập bất dụng định vô lậu, thì lúc này đạt được, còn lại các vô lậu vị lai đạt được tâm- tâm pháp, tất cả pháp đó nên nói thâu tóm bất dụng định chăng?

Đáp: Hoặc các pháp đó thâu tóm không định, hoặc thức định- bất dụng định.

Vị tương ưng sơ thiền cùng vị tương ưng sơ thiền ấy là nhân thứ tự mà duyên tăng thượng. Tịnh là theo thứ tự duyên tăng thượng mà không có nhân. Vô lậu là duyên tăng thượng. Vị tương ưng còn lại cùng một tăng thượng. Nhị thiền- tam thiền- tứ thiền vô lậu- tịnh là duyên tăng thượng. Định vô sắc vô lậu- tịnh cùng chung một tăng thượng.

Sơ thiền tịnh cùng sơ thiền tịnh kia là nhân thứ tự mà duyên tăng thượng, vô lậu là thứ tự duyên tăng thượng chứ không có nhân, trừ ra địa mình còn lại tất cả vị tương ưng cùng một tăng thượng. Nhị thiền- tam thiền vô lậu- tịnh, theo thứ tự duyên tăng thượng chứ không có nhân. Tứ thiền vô lậu -tịnh duyên tăng thượng; định vô sắc vô lậu -tịnh cùng một tăng thượng. Vị tương ưng với địa mình là theo thứ tự duyên tăng thượng.

Sơ thiền vô lậu cùng sơ thiền vô lậu kia là nhân thứ tự duyên tăng thượng; tất cả vị tương ưng cùng một tăng thượng. Tịnh sơ thiền- nhị thiền- tam thiền là theo thứ tự duyên tăng thượng không có nhân. Nhị thiền- tam thiền vô lậu là nhân thứ tự duyên tăng thượng. Tứ thiền tịnh, định vô sắc tịnh là duyên tăng thượng. Tứ thiền vô lậu, định vô sắc vô lậu là nhân duyên tăng thượng. Tự địa tịnh là theo thứ tự duyên tăng thượng không có nhân. Cho đến bất dụng định cũng như thế.

Vị tương ưng hữu tưởng- vô tưởng cùng vị tương ưng hữu tưởng- vô tưởng ấy là nhân thứ tự mà duyên tăng thượng; tịnh là thứ tự duyên tăng thượng chứ không có nhân. Dưới vị tương ưng cùng một thứ tự tăng thượng. Bất dụng xứ tịnh là theo thứ tự duyên tăng thượng, còn lại dưới vô lậu tịnh là duyên tăng thượng.

Hữu tưởng- vô tưởng tịnh cùng hữu tưởng- vô tưởng tịnh kia nhân thứ tự và duyên tăng thượng. Dưới vị tương ưng là cùng một tăng thượng. Dưới vô lậu tịnh và thức xứ- bất dụng xứ là thứ tự duyên tăng thượng mà không có nhân. Còn lại vô lậu tịnh là duyên tăng thượng vị tương ưng với địa mình là thứ tự duyên tăng thượng chứ không có nhân.

 

Phẩm 3: BÀN VỀ GIẢI THOÁT

Thâu tóm tương ưng cũng chung, thành tựu thiền vô sắc, bảy người, bảy đắc lập tức.

Do Tam-muội nào dứt hết mười tưởng? Bốn thiền, bốn đẳng, bốn định vô sắc, tám giải thoát, tám trừ nhập (tám thắng xứ), mười nhất thiết nhập, tám trí, ba Tam-muội.

Mười tưởng là tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về sự chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận.

Tưởng về vô thường thâu nhiếp bao nhiêu thiền? Bao nhiêu đẳng? Bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến tưởng về tận cũng như thế.

Sơ thiền thâu nhiếp bao nhiêu thiền? Bao nhiêu đẳng? Bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến tứ thiền cũng như thế.

Từ thâu nhiếp bao nhiêu đẳng? Bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến Hộ cũng như thế.

Không xứ trong vô sắc thâu nhiếp bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến hữu tưởng- vô tưởng cũng như thế.

Giải thoát thứ nhất thâu nhiếp bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến giải thoát thứ tám cũng như thế.

Trừ nậhp thứ nhất thâu nhiếp bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến trừ nhập thứ tám cũng như thế.

Nhất thiết nhập thứ nhất thâu nhiếp bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến nhất thiết nhập thứ mười cũng như thế.

Pháp trí thâu nhiếp bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam-muội? Cho đến đạo trí cũng như thế.

Không- vô tướng- vô nguyện thâu nhiếp bao nhiêu Tam-muội? Tương ưng chung cũng như thế.

Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với tứ thiền này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với bốn đẳng, bốn định vô sắc, tám giải thoát, tám trừ nhập, mười nhất thiết nhập, tám trí, ba Tam-muội có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến tứ thiền cũng như thế.

Bảy người là kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát.

Người kiên tín đối với vị tương ưng tứ thiền, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến người câu giải thoát đối với vị tương ưng tứ thiền, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Người kiên tín đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến người câu giải thoát đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Có thể thành tựu vị tương ưng tứ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Thành tựu tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng? Thành tựu vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng? Thành tựu vị tương ưng và tịnh mà hông phải vô lậu chăng? Thành tựu vị tương ưng và vô lậu mà không phải tịnh chăng? Thành tựu tịnh -vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng? Thành tựu vị tương ưng tịnh- vô lậu chăng? Không thành tựu- được- bỏ, thoái lui cũng như thế.

Có thể thành tựu vị tương ưng bốn định vô sắc mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng? Thành tựu tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng? Thành tựu vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng? Thành tựu vị tương ưng tịnh mà không phải vô lậu chăng? Thành tựu vị tương ưng vô lậu mà không phải tịnh chăng? Thành tựu tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng? Thành tựu vị tương ưng tịnh- vô lậu chăng? Không thành tựu- được- bỏ, thoái lui cũng như thế.

Có thể vị tương ưng tứ thiền lập tức được- lập tức bỏ, dần dần được- dần dần bỏ chăng? Có thể tịnh của tứ thiền lập tức được- lập tức bỏ, dần dần được- dần dần bỏ chăng? Có thể tứ thiền vô lậu lập tức được- lập tức bỏ, dần dần được- dần dần bỏ chăng? Có thể vị tương ưng bốn định vô sắc lập tức được- lập tức bỏ, dần dần được- dần dần bỏ chăng? Có thể tịnh của bốn định vô sắc lập tức được- lập tức bỏ, dần dần được- dần dần bỏ chăng? Định của ba vô sắc vô lậu lập tức được- lập tức bỏ, dần dần được- dần dần bỏ chăng?

Thân giáo do Tam-muội nào trừ hết? Khẩu giáo do Tam-muội nào trừ hết? Thân không có giáo, khẩu không có giáo, ba hành ác, ba hành diệu, ba căn bất thiện, ba căn thiện, bốn không thánh ngữ, bốn thánh ngữ, bốn bào thai, bốn sinh, bốn thức trụ, năm thạnh ấm, năm dục, năm giới Ưu-bà-tắc, sáu nội nhập, sáu ngoại nhập, sáu thức thân, sáu cánh lạc (xúc) thân, sáu thống (thọ) thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân, sáu ái thân, chỗ dừng lại của bảy thức, tám pháp, chín nơi cư trú của chúng sinh, mười hành tích, bốn thiền, bốn đẳng, bốn định vô sắc, tám giải thoát, tám trừ nhập (tám thắng xứ), mười nhất thiết nhập, tha tâm trí và đẳng trí do Tam-muội nào trừ hết?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ.

Mười tưởng là tưởng về vô thường, tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về sự chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận.

Tưởng về vô thường thâu nhiếp bốn thiền, bốn định vô sắc, bốn giải thoát. Tưởng về vô thường khổ, tưởng về khổ vô ngã, tưởng về chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận cũng như thế. Tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống thâu nhiếp bốn thiền và hai giải thoát đầu; tưởng về tất cả thế gian không thể vui thâu nhiếp thiền thứ ba- thứ tư.

Trong thiền sơ thiền thâu nhiếp sơ thiền, bốn đẳng, giải thoát đầu tiên, thứ hai, bốn trừ nhập đầu, tám trí, ba Tam-muội. Nhị thiền thâu nhiếp nhị thiền, bốn đẳng, giải thoát đầu tiên- thứ hai, bốn trừ nhập đầu, tám trí, ba Tam-muội. Tam thiền thâu nhiếp tam thiền, ba đẳng, tám trí, ba Tam-muội. Tứ thiền thâu nhiếp tứ thiền, ba đẳng, tịnh giải thoát, bốn trừ nhập sau, tám nhất thiết nhập, tám trí, ba Tam-muội.

Từ thâu nhiếp Từ- Bi- Hỷ- Hộ (xả) thâu nhiếp Hộ.

Trong vô sắc Không xứ thâu nhiếp Không xứ, Không xứ giải thoát, Không xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội. Thức xứ thâu nhiếp Thức xứ, Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội. Bất dụng xứ thâu nhiếp Bất dụng xứ, Bất dụng xứ giải thoát, sáu trí, ba Tam-muội. Hữu tưởng, vô tưởng xứ thâu nhiếp hữu tưởng- vô tưởng xứ, hữu tưởng- vô tưởng giải thoát diệt tận, giải thoát một trí.

Giải thoát đầu tiên- thứ hai- thứ ba thâu nhiếp giải thoát đầu tiên- thứ hai- thứ ba. Không xứ giải thoát thâu nhiếp giải thoát Không xứ, Không xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội. Thức xứ giải thoát thâu nhiếp Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội. Bất dụng xứ giải thoát thâu nhiếp Bất dụng xứ giải thoát, sáu trí, ba Tam-muội. Hữu tưởng- vô tưởng giải thoát thâu nhiếp hữu tưởng- vô tưởng giải thoát, một trí. Diệt tận giải thoát thâu nhiếp diệt tận giải thoát.

Trừ nhập đầu tiên thâu nhiếp trừ nhập đầu tiên, cho đến trừ nhập thứ tám thâu nhiếp trừ nhập thứ tám.

Nhất thiết nhập đầu tiên thâu nhiếp nhất thiết nhập đầu tiên, cho đến nhất thiết nhập thứ mười thâu nhiếp nhất thiết nhập thứ mười.

Pháp trí thâu nhiếp pháp trí, năm trí, phần ít nhập, tha tâm trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Vị tri trí thâu nhiếp vị tri trí, năm trí, phần ít nhập, tha tâm trí, khổ trí, tập- tận- đạo trí. tha tâm trí thâu nhiếp tha tâm trí, bốn trí, phần ít nhập, pháp trí, vị tri trí, đạo trí, đẳng trí. Đẳng trí thâu nhiếp đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

Không- vô tướng- vô nguyện thâu nhiếp vô tướng cũng tồn tại cũng như thế.

Tưởng về vô thường tương ưng tứ thiền, bốn định vô sắc, bốn giải thoát, bốn trí, một Tam-muội. Tưởng về vô thường khổ, tưởng về vô ngã khổ, tưởng về sự chết, tưởng về đoạn, tưởng về không có dục, tưởng về tận cũng như vậy.

Tưởng về bất tịnh, tưởng về ăn uống tương ưng tứ thiền, giải thoát thứ nhất- thứ hai và đẳng trí.

Tưởng về tất cả thế gian không thể vui tương ưng với thiền thứ ba- thứ tư và đẳng trí.

Trong thiền sơ thiền tương ưng với sơ thiền, bốn đẳng, giải thoát thứ nhất và thứ hai, bốn trừ nhập đầu, tám trí, ba Tam-muội.

Thiền thứ hai tương ưng với thiền thứ hai, bốn đẳng, giải thoát thứ nhất và thứ hai, bốn trừ nhập đầu, tám trí, ba Tam-muội.

Thiền thứ ba tương ưng với thiền thứ ba, ba đẳng, tám trí, ba Tammuội.

Thiền thứ tư tương ưng với thiền thứ tư, ba đẳng, tịnh giải thoát, bốn trừ nhập sau, tám nhất thiết nhập, tám trí, ba Tam-muội.

Từ tương ưng với Từ và đẳng trí cùng Bi- Hỷ- Hộ (xả) tương ưng với Hộ cùng đẳng trí.

Trong vô sắc Không xứ tương ưng với Không xứ, Không xứ giải thoát, Không xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội.

Thức xứ tương ưng với Thức xứ, Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội.

Bất dụng xứ tương ưng với Bất dụng xứ, Bất dụng xứ giải thoát, sáu trí, ba Tam-muội.

Hữu tưởng -vô tưởng xứ tương ưng với hữu tưởng vô tưởng xứ, hữu tưởng vô tưởng giải thoát cùng đẳng trí.

Giải thoát thứ nhất- thứ hai- thứ ba tương ưng với giải thoát thứ nhất- thứ hai- thứ ba và đẳng trí.

Không xứ giải thoát tương ưng với Không xứ giải thoát, Không xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội.

Thức xứ giải thoát tương ưng với Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhập, sáu trí, ba Tam-muội.

Bất dụng xứ giải thoát tương ưng với Bất dụng xứ giải thoát, sáu trí, ba Tam-muội.

Hữu tưởng vô tưởng giải thoát tương ưng với hữu tưởng vô tưởng giải thoát cùng đẳng trí.

Trừ nhập thứ nhất tương ưng với trừ nhập thứ nhất cùng đẳng trí, cho đến trừ nhập thứ tám tương ưng với trừ nhập thứ tám và đẳng trí.

Nhất thiết nhập thứ nhất tương ưng với nhất thiết nhập thứ nhất và đẳng trí, cho đến nhất thiết nhập thứ mười tương ưng với nhất thiết nhập thứ mười và đẳng trí.

Pháp trí tương ưng với vị tri trí, ba Tam-muội, phần ít nhập. Tha tâm trí tương ưng với một Tam-muội, phần ít nhập.

Đẳng trí không tương ưng với Tam-muội.

Khổ trí tương ưng với hai Tam-muội, phần ít nhập. Tập- tận- đạo trí tương ưng với một Tam-muội và phần ít nhập. Tam-muội không, vô tướng, vô nguyện không tương ưng với Tam-muội.

Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền, thì đối với tứ thiền này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc một- hai- ba- bốn.

Thế nào là một? Ái cõi Dục hết mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Ái trên cõi Phạm thiên hết mà ái cõi Quang âm chưa hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Ái cõi Quang âm hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Ái cõi Biến tịnh hết, đó gọi là bốn.

Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền, thì đối với bốn đẳng này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc ba, hoặc bốn.

Thế nào là không có? Sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không có.

Thế nào là ba? Sinh trời Biến tịnh hoặc cõi Quả thật, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, cõi Quang âm, đó gọi là bốn.

Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với bốn định vô sắc này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một- hai- ba- bốn.

Thế nào là không có? Ái cõi Sắc chưa hết, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Ái cõi Sắc đã hết mà ái Không xứ chưa hết, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Ái Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Ái Thức xứ đã hết mà ái Bất dụng xứ chưa hết, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Ái của Bất dụng xứ đã hết, đó gọi là bốn.

Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền, thì đối với tám giải thoát này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một- hai- ba- bốn- năm- sáu- bảy-tám.

Thế nào là không có? Sinh cõi Biến tịnh đối với ái cõi Biến tịnh chưa hết, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Sinh cõi Biến tịnh đối với ái cõi Biến tịnh đã hết mà ái cõi Quả thật chưa hết. Nếu sinh cõi Quả thật thì ái cõi Quả thật chưa hết hoặc sinh nơi Không xứ thì ái Không xứ chưa hết, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì ái cõi Quả thật đã hết mà ái Không xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Quả thật thì ái cõi Quả thật đã hết mà ái Không xứ chưa hết. Nếu sinh Không xứ thì ái Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Thức xứ thì đối với ái Thức xứ chưa hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái cõi Biến tịnh đã hết mà ái cõi Quả thật chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì ái cõi Biến tịnh đã hết mà ái cõi Quả thật chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì ái nơi Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Quả thật thì ái nơi Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết. Nếu sinh nơi

Không xứ thì ái nơi Thức xứ đã hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Thức xứ thì đối với ái Thức xứ đã hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Bất dụng xứ thì đối với ái Bất dụng xứ chưa hết, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái cõi Quả thật hết mà ái Không xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì ái cõi Quả thật đã hết mà ái nơi Không xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì ái nơi Thức xứ hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Quả thật thì ái nơi Thức xứ đã hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ thì ái hết, hông đạt được Tammuội diệt tận. Nếu sinh nơi Bất dụng xứ thì đối với ái cõi ấy đã hết, không đạt được Tam-muội diệt tận. Nếu sinh nơi hữu tưởng-vô tưởng xứ thì không đạt được Tam-muội diệt tận, đó gọi là bốn.

Thế nào là năm? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên thì ái nơi Không xứ đã hết mà ái nơi Thức xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm, thì ái nơi Không xứ đã hết mà ái nơi Thức xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì ái nơi Bất dụng xứ đã hết mà không được Tam-muội diệt tận. Nếu sinh cõi Quả thật thì ái nơi Bất dụng xứ đã hết mà không được Tam-muội diệt tận. Nếu sinh nơi hữu tưởng-vô tưởng xứ, thì đạt được Tam-muội diệt tận, đó gọi là năm.

Thế nào là sáu? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên thì ái nơi Thức xứ đã hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì ái nơi Thức xứ đã hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì đạt được Tam-muội diệt tận. Nếu sinh cõi Quả thật thì đạt được Tam-muội diệt tận, đó gọi là sáu.

Thế nào là bảy? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên thì ái nơi Bất dụng xứ đã hết mà không được Tam-muội diệt tận. Nếu sinh cõi Quang âm thì ái nơi Bất dụng xứ đã hết mà không đạt được Tam-muội diệt tận, đó gọi là bảy.

Thế nào là tám? Sinh cõi Dục hoặc sinh trên cõi Phạm thiên, đạt được Tam-muội diệt tận. Nếu sinh cõi Quang âm thì đạt được Tammuội diệt tận, đó gọi là tám.

Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với tám trừ nhập này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc bốn, hoặc tám.

Thế nào là không có? Sinh cõi Biến tịnh đối với ái cõi Biến tịnh chưa hết hoặc sinh đến cõi Vô sắc thì đó gọi là không có.

Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái cõi Quang âm hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì đối với ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì ái cõi Biến tịnh hết. Nếu sinh cõi Quả thật thì ái cõi Quả thật chưa hết, đó gọi là bốn.

Thế nào là tám? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên thì ái cõi Biến tịnh đã hết hoặc sinh cõi Quang âm thì ái cõi Biến tịnh hết, đó gọi là tám.

Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với mười nhất thiết nhập này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một – hai – tám – chín – mười.

Thế nào là không có? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên thì ái cõi Quang âm hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì đối với ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì ái cõi Biến tịnh chưa hết hoặc sinh nơi Bất dụng xứ, hữu tưởng- vô tưởng xứ, thì đó gọi là không có.

Thế nào là một? Sinh nơi Không xứ đối với ái nơi Không xứ chưa hết hoặc sinh nơi Thức xứ, thì đó gọi là một.

Thế nào là hai? Sinh nơi Không xứ, đối với ái nơi Không xứ đã hết, đó gọi là hai.

Thế nào là tám? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, Biến tịnh hết ái mà Quả thật chưa hết ái. Nếu sinh Quang âm thì hết ái Biến tịnh mà chưa hết ái Quả thật. Nếu sinh Biến tịnh thì hết ái nơi đây mà chưa hết ái Quả thật. Nếu sinh Quả thật mà chưa hết ái nơi đây, thì đó gọi là tám.

Thế nào là chín? Sinh cõi Dục hoặc cõi Sắc, ái cõi Sắc hết mà chưa hết ái Không xứ, đó gọi là chín.

Thế nào là mười? Sinh cõi Dục hoặc hết cõi Sắc mà ái nơi Không xứ hết, đó gọi là mười.

Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với tám trí này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hai, bốn- năm- sáu- bảy- tám.

Thế nào là hai? Người phàm phu là hai, người vô cấu với khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt là hai, khổ pháp trí là bốn; khổ vị tri nhẫn là bốn, khổ vị tri trí là năm, tập pháp nhẫn là năm, tập pháp trí là sáu, tập vị tri nhẫn- tập vị tri trí và tận pháp nhẫn là sáu. Tận pháp trí là bảy, tận vị tri nhẫn- tận vị tri trí và đạo pháp nhẫn là bảy, đạo pháp trí là tám. Đạo vị tri nhẫn- đạo vị tri trí là tám.

Hỏi: Nếu thành tựu sơ thiền thì đối với ba Tam-muội này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không, hoặc hai- ba.

Thế nào là không? Người phàm phu không có người vô cấu với tận pháp nhẫn chưa sinh là hai, đã sinh là ba…. Cho đến thiền thứ tư cũng như vậy.

Bảy người là kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát.

Hỏi: Người kiên tín đối với vị tương ưng tứ thiền, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một- hai- ba- bốn.

Thế nào là không có? Ái cõi Sắc đã hết, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Ái cõi Biến tịnh đã hết mà ái cõi Quả thật chưa hết, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Ái trên cõi Phạm thiên đã hết mà ái cõi Quang âm chưa hết, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, đó gọi là bốn.

Hỏi: Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một- hai- ba- bốn.

Thế nào là không có? Sinh cõi Dục mà ái dục chưa hết, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Sinh cõi Dục, ái dục đã hết mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Sinh nơi cõi Phạm thiên, ái trên cõi Phạm thiên hết mà ái cõi Quang âm chưa hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Sinh cõi Quang âm, ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Sinh cõi Biến tịnh, ái cõi Biến tịnh đã hết, đó gọi là bốn.

Hỏi: Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một- hai- ba- bốn.

Thế nào là không có? Dựa vào vị lai vượt thứ tự mà thủ chứng, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Dựa vào sơ thiền vượt qua thứ tự mà thủ chứng, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Dựa vào nhị thiền vượt qua thứ tự mà thủ chứng, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Dựa vào tam thiền vượt qua thứ tự mà thủ chứng, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Dựa vào tứ thiền vượt qua thứ tự mà thủ chứng, đó gọi là bốn.

Người kiên pháp cũng như thế.

Hỏi: Người tín giải thoát đối với vị tương ưng tứ thiền, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một- hai- ba- bốn.

Thế nào là không có? Sắc ái hết, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Ái cõi Biến tịnh hết mà áicõi Quả thật chưa hết, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Ái cõi Quang âm hết mà ái nơi cõi Biến tịnh chưa hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Ái trên cõi Phạm thiên hết mà ái cõi Quang âm chưa hết, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Ái trên cõi Phạm thiên chưa hết, đó gọi là bốn.

Hỏi: Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một- hai- ba-, bốn.

Thế nào là không có? Sinh cõi Dục mà chưa hết dục ái hoặc sinh

cõi Vô sắc đó gọi là không có.

Thế nào là một? Sinh cõi Dục đã hết dục ái, ái trên cõi Phạm thiên chưa hết hoặc sinh trên Phạm thiên mà chưa hết ái cõi Phạm thiên. Nếu sinh cõi Quang âm mà chưa hết ái nơi đó hoặc sinh cõi Biến tịnh mà chưa hết ái nơi đó. Nếu sinh cõi Quả thật, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên đã hết mà ái cõi Quang âm chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì đối với ái cõi đó đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Biến tịnh thì đối với ái cõi đó đã hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên ái cõi Quang âm đã hết mà ái cõi Biến tịnh chưa hết. Nếu sinh cõi Quang âm thì ái cõi Biến tịnh hết, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái cõi Biến tịnh đã hết, đó gọi là bốn.

Hỏi: Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một- hai- ba- bốn.

Thế nào là không có? Dục ái chưa hết thì đó gọi là không có.

Thế nào là một? Dục ái hết mà ái trên cõi Phạm thiên chưa hết thì đó gọi là một.

Thế nào là hai? Hết ái trên cõi Phạm thiên mà chưa hết ái cõi Quang âm thì đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Hết ái cõi Quang âm mà chưa hết ái cõi Biến tịnh thì đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Hết ái cõi Biến tịnh thì đó gọi là bốn.

Người kiến đáo cũng như vậy.

Hỏi: Người thân chứng đối với vị tương ưng tứ thiền, thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu? Đáp: Hết thảy không thành tựu.

Hỏi: Tịnh thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Không có, hoặc một- hai- ba- bốn.

Thế nào là không có? Sinh nơi hữu tưởng- vô tưởng xứ, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Sinh cõi Quả thật, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Sinh cõi Biến tịnh, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Sinh cõi Quang âm, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, đó gọi là bốn.

Hỏi: Vô lậu thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Thành tựu tất cả.

Người câu giải thoát cũng vậy.

Hỏi: Người tuệ giải thoát đối với vị tương ưng tứ thiền, thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Cả thảy không thành tựu.

Hỏi: Tịnh thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Không có, hoặc một- hai- ba- bốn.

Thế nào là không có? Sinh cõi Vô sắc, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Sinh cõi Quả thật, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Sinh cõi Biến tịnh, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Sinh cõi Quang âm, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Nếu sinh trên trời Phạm, cõi Dục, đó gọi là bốn.

Hỏi: Vô lậu thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Thành tựu tất cả.

Hỏi: Người kiên tín đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Hoặc một- hai- ba- bốn.

Thế nào là một? Hết ái cõi Bất dụng xứ, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Hết ái Thức xứ mà chưa hết ái Bất dụng xứ, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Hết ái Không xứ mà chưa hết ái Thức xứ, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Chưa hết ái Không xứ, đó gọi là bốn.

Hỏi: Tịnh thành tựu bao nhiêu và không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Không có, hoặc một- hai- ba- bốn.

Thế nào là không có? Chưa hết sắc ái, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Hết sắc ái mà chưa hết ái Không xứ, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Hết ái Không xứ mà chưa hết ái Thức xứ, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Hết ái Thức xứ mà chưa hết ái Bất dụng xứ, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Hết ái Bất dụng xứ, đó gọi là bốn.

Hỏi: Vô lậu thành tựu và không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Hết thảy không thành tựu.

Người kiên pháp cũng như thế.

Người tín giải thoát đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc một- hai- ba- bốn.

Thế nào là một? Ái Bất dụng xứ đã hết, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Ái Thức xứ đã hết mà ái Bất dụng xứ chưa hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Ái Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Ái Không xứ chưa hết, đó gọi là bốn.

Hỏi: Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một- hai- ba- bốn.

Thế nào là không có? Sinh cõi Dục hoặc ái sắc cõi Sắc chưa hết, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Sinh cõi Dục hoặc ái sắc của cõi Sắc đã hết mà ái Không xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Không xứ thì ái Không xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Thức xứ thì ái Thức xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Bất dụng xứ thì ái Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh Hữu tưởng- Vô tưởng xứ thì đó gọi là một.

Thế nào là hai? Sinh cõi Dục hoặc cõi Sắc, ái nơi Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết hoặc sinh nơi Không xứ thì ái Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Thức xứ thì ái Thức xứ đã hết mà ái Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh nơi Bất dụng xứ thì ái Bất dụng xứ đã hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Sinh cõi Dục hoặc hoặc cõi Sắc, ái nơi Thức xứ đã hết mà ái nơi Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh Không xứ thì ái Thức xứ đã hết mà ái Bất dụng xứ chưa hết. Nếu sinh Thức xứ thì ái Bất dụng xứ đã hết, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc sinh cõi Sắc thì ái Bất dụng xứ đã hết hoặc sinh ở Không xứ, thì ái Bất dụng xứ đã hết, đó gọi là bốn.

Hỏi: Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc không có, hoặc một, hai, ba.

Thế nào là không có? Ái cõi Sắc chưa hết, đó gọi là không có.

Thế nào là một? Ái cõi Sắc đã hết mà ái Không xứ chưa hết, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Ái của Không xứ đã hết mà ái Thức xứ chưa hết, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Ái của Thức xứ đã hết, đó gọi là ba.

Người kiến đáo cũng như thế.

Người thân chứng đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Thành tựu một, không thành tựu ba.

Hỏi: Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc một, hoặc bốn.

Thế nào là một? Sinh nơi hữu tưởng, vô tưởng, đó gọi là một.

Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc sinh cõi Sắc, đó gọi là bốn.

Hỏi: Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tất cả thành tựu.

Người tuệ giải thoát đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tất cả không thành tựu.

Hỏi: Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc một- hai- ba- bốn.

Thế nào là một? Sinh nơi Hữu tưởng- Vô tưởng xứ, đó gọi là một.

Thế nào là hai? Sinh nơi Bất dụng xứ, đó gọi là hai.

Thế nào là ba? Sinh nơi Thức xứ, đó gọi là ba.

Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục hoặc sinh nơi cõi Sắc hoặc sinh Không xứ, đó gọi là bốn.

Hỏi: Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tất cả thành tựu.

Người câu giải thoát đối với vị tương ưng bốn định vô sắc, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tất cả không thành tựu.

Hỏi: Tịnh có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc một, hoặc bốn.

Thế nào là một? Sinh nơi Hữu tưởng- Vô tưởng, đó gọi là một.

Thế nào là bốn? Sinh cõi Dục và cõi Sắc, đó gọi là bốn.

Hỏi: Vô lậu có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tất cả thành tựu.

Hỏi: Có thể thành tựu vị tương ưng tứ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Có, ái cõi Dục chưa hết.

Hỏi: Thành tựu tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái sắc đã hết.

Hỏi: Thành tựu vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Thành tựu vị tương ưng tịnh mà không phải vô lậu chăng? Đáp: Không có.

Hỏi: Thành tựu vị tương ưng vô lậu mà không phải tịnh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Thành tựu tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh cõi Dục, hoặc trên cõi Phạm thiên, ái sắc đã hết.

Hỏi: Thành tựu vị tương ưng tịnh- vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể không thành tựu vị tương ưng tứ thiền mà đều là tịnh cũng đều là vô lậu chăng?

Đáp: Có, người vô cấu sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái sắc đã hết.

Hỏi: Không thành tựu tịnh mà đều là vị tương ưng cũng đều là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Không thành tựu vô lậu mà đều là vị tương ưng cũng đều là tịnh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Không thành tựu vị tương ưng tịnh mà đều là vô lậu chăng? Đáp: Có, người vô cấu sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Không thành tựu vị tương ưng vô lậu mà đều là tịnh chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên, ái sắc đã hết.

Hỏi: Không thành tựu tịnh- vô lậu mà đều là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, ái cõi Dục chưa hết.

Hỏi: Không thành tựu vị tương ưng tịnh- vô lậu chăng?

Đáp: Có, người phàm phu sinh cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể đạt được vị tương ưng tứ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Được, ái sắc hết và phiền não của cõi Dục giảm đi, hoặc mất ở cõi Vô sắc mà sinh cõi Dục.

Hỏi: Được tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Được, người phàm phu đến thiền thứ ba thì ái đã hết.

Hỏi: Được vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng?

Đáp: Được, dựa vào thiền thứ tư vượt qua thứ tự mà thủ chứng, nên đạt đến quả A-la-hán

Hỏi: Cho đến được tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Được.

Hỏi: Người vô cấu đến thiền thứ ba thì ái đã hết, còn lại có được chăng?

Đáp: Không đạt được.

Hỏi: Có thể rời bỏ vị tương ưng tứ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Không rời bỏ.

Hỏi: Bỏ tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Bỏ, người phàm phu đến thiền thứ ba đã hết ái và ràng buộc của cõi Dục giảm xuống.

Hỏi: Cho đến bỏ tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Bỏ.

Hỏi: Người vô đến thiền thứ ba đã hết ái và ràng buộc của cõi Dục giảm xuống, còn lại có bỏ chăng?

Đáp: Không rời bỏ.

Hỏi: Có thể thoái lui vị tương ưng tứ thiền mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Không thoái lui.

Hỏi: Thoái lui tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Thoái lui, người phàm phu đến thiền thứ ba đã hết ái và ràng buộc của cõi Dục giảm xuống..

Hỏi: Cho đến thoái lui tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Thoái lui.

Người vô cấu đến thiền thứ ba đã hết ái và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục, còn lại có thoái lui chăng?

Đáp: Không thoái lui.

Hỏi: Có thể thành tựu vị tương ưng bốn định vô sắc mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Có, ái sắc chưa hết.

Hỏi: Cho đến thành tựu tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Có sinh cõi Dục và cõi Sắc, được quả A-la-hán, hoặc sinh nơi

Không xứ đạt được quả A- la- hán Hỏi: Thành tựu pháp khác chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể không thành tựu vị tương ưng bốn định vô sắc mà đều là tịnh cũng đều là vô lậu chăng?

Đáp: Có, A-la-hán sinh cõi Dục- cõi Sắc, hoặc A-la-hán sinh Không xứ,

Hỏi: Cho đến không thành tựu tịnh- vô lậu mà đều là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có, ái sắc chưa hết.

Hỏi: Còn lại không thành tựu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Có thể đạt được vị tương ưng bốn định vô sắc mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Được, A-la-hán giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục- cõi Sắc.

Hỏi: Được tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Được người phàm phu đến bất dụng xứ thì ái đã hết.

Hỏi: Được vô lậu mà không phải vị tương ưng cũng không phải tịnh chăng?

Đáp: Được, sẽ đạt đến quả A-la-hán.

Hỏi: Cho đến được tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Được, người vô cấu theo đến Bất dụng xứ thì ái không còn.

Hỏi: Còn lại có được không?

Đáp: Không đạt được.

Hỏi: Có thể rời bỏ vị tương ưng bốn định vô sắc mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Không rời bỏ.

Hỏi: Bỏ tịnh mà không phải vị tương ưng cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Bỏ, người phàm phu đến Bất dụng xứ thì ái không còn và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục- Sắc.

Hỏi: Cho đến bỏ tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Bỏ, người vô cấu đến Bất dụng xứ thì ái không còn và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục- cõi Sắc.

Hỏi: Các pháp khác cũng bỏ chăng?

Đáp: Không rời bỏ.

Hỏi: Thoái lui vị tương ưng bốn định vô sắc mà không phải tịnh cũng không phải vô lậu chăng?

Đáp: Có thoái lui, người phàm phu đến Bất dụng xứ thì ái không còn và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục- Sắc.

Hỏi: Cho đến thoái lui tịnh- vô lậu mà không phải vị tương ưng chăng?

Đáp: Thoái lui, người vô cấu đến Bất dụng xứ thì ái không còn và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục- Sắc.

Hỏi: Còn lại có thoái lui chăng?

Đáp: Không thoái lui.

Hỏi: Có thể vị tương ưng tứ thiền lập tức đạt được chăng?

Đáp: Được, ái sắc không còn và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục, hoặc mất ở cõi Vô sắc mà sinh vào cõi Dục hay trên cõi Phạm thiên.

Hỏi: Lập tức rời bỏ chăng?

Đáp: Không rời bỏ.

Hỏi: Dần dần được chăng?

Đáp: Không đạt được.

Hỏi: Dần dần rời bỏ chăng?

Đáp: Bỏ.

Hỏi: Có thể có tịnh của tứ thiền lập tức đạt được chăng?

Đáp: Không đạt được.

Hỏi: Tịnh của tứ thiền lập tức rời bỏ chăng?

Đáp: Bỏ. Thiền thứ ba không còn ái và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục, ở cõi Dục hoặc trên cõi Phạm thiên mất rồi sinh vào cõi Vô sắc.

Hỏi: Dần dần đạt được chăng?

Đáp: Được.

Hỏi: Dần dần rời bỏ chăng?

Đáp: Bỏ.

Hỏi: Có thể có tứ thiền vô lậu lập tức đạt được chăng?

Đáp: Được. Dựa vào tứ thiền vượt qua thứ tự mà thủ chứng sẽ đạt đến A- la- hán.

Hỏi: Lập tức rời bỏ chăng?

Đáp: Bỏ. Người vô cấu đến thiền thứ ba đã không còn ái và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục.

Hỏi: Dần dần đạt được chăng?

Đáp: Được.

Hỏi: Dần dần rời bỏ chăng?

Đáp: Không rời bỏ.

Hỏi: Có thể có vị tương ưng bốn định vô sắc lập tức đạt được chăng?

Đáp: Được. A- la- hán giảm đi sự ràng buộc của coĩi Dục và cõi Sắc.

Hỏi: Lập tức rời bỏ chăng?

Đáp: Không rời bỏ.

Hỏi: Dần dần đạt được chăng?

Đáp: Không đạt được.

Hỏi: Dần dần rời bỏ chăng?

Đáp: Bỏ.

Hỏi: Có thể có tịnh của bốn định vô sắc lập tức đạt được chăng?

Đáp: Không đạt được.

Hỏi: Tịnh của bốn định vô sắc lập tức rời bỏ chăng?

Đáp: Bỏ. Bất dụng xứ không còn ái và giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục, cõi Sắc.

Hỏi: Dần dần đạt được chăng?

Đáp: Được.

Hỏi: Dần dần rời bỏ chăng?

Đáp: Bỏ.

Hỏi: Có thể có ba định vô sắc vô lậu lập tức đạt được chăng?

Đáp: Được.

Hỏi: Sẽ đạt đến A-la-hán lập tức rời bỏ chăng?

Đáp: Bỏ.

Hỏi: Người vô cấu đối với Thức xứ không còn ái mà giảm đi sự ràng buộc của cõi Dục dần dần đạt được chăng?

Đáp: Được.

Hỏi: Dần dần rời bỏ chăng?

Đáp: Không rời bỏ.

Hỏi: Thân giáo do Tam-muội nào trừ hết?

Đáp: Hoặc dựa vào sơ thiền, hoặc dựa vào vị lai. Khẩu giáo cũng như thế.

Thân không có giáo hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai. Khẩu không có giáo cũng như thế.

Ba hành ác- ba hành diệu, ba căn bất thiện- ba căn thiện, bốn không có thánh ngữ- bốn thánh ngữ, bốn bào thai- noãn sinh- hợp hội sinh, dựa vào hóa sinh vị lai, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai.

Chỗ dừng lại của sắc thức, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai.

Chỗ dừng lại của thống (thọ)- tưởng- hành- thức, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai.

Sắc ấm, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai.

Thống- tưởng- hành- thức ấm hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai.

Sắc thạnh ấm hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai.

Thống- tưởng- hành- thức thạnh ấm hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai.

Năm dục- năm Ưu-bà-tắc giới, hoặc dựa vào vị lai.

Nhãn nhập và nhĩ- tỷ- thiệt- thân nhập cùng sắc- thanh- tế hoạt (xúc) nhập, hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai.

Hương nhập vàvị nhập dựa vào vị lai. Ý nhập và pháp nhập hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai.

Nhãn thức- nhĩ thức- thân thức thì tương ưng với cánh lạc (xúc trong mười hai nhân duyên)- thống- tưởng- tư- ái, hoặc dựa vào một, hoặc dựa vào vị lai. Tỷ thức và thiệt thức thì tương ưng với cánh lạc- thống- tưởng- tư ái, dựa vào ý thức vị lai. Ý thức đó tương ưng với cánh lạc- thống- tưởng- tư- ái, hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ nhất dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ hai hoặc dựa vào một hoặc dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ ba hoặc dựa vào hai, hoặc dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ tư hoặc dựa vào ba, hoặc dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ năm hoặc dựa vào năm, hoặc dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ sáu hoặc dựa vào sáu, hoặc dựa vào vị lai. Nơi dừng lại của thức thứ bảy hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai.

Tám pháp dựa vào vị lai. Nơi cư trú đầu tiên của chúng sinh hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ hai của chúng sinh hoặc dựa vào một, hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ ba của chúng sinh hoặc dựa vào hai hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ tư của chúng sinh hoặc dựa vào ba, hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ năm của chúng sinh hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ sáu của chúng sinh hoặc dựa vào năm, hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ bảy của chúng sinh hoặc dựa vào sáu, hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ tám của chúng sinh hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai; nơi cư trú thứ chín của chúng sinh hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai; mười hành tích dựa vào vị lai. Trong thiền thì sơ thiền hoặc dựa vào một, hoặc dựa vào vị lai. Nhị thiền hoặc dựa vào hai, hoặc dựa vào vị lai. Hỷ và giải thoát đầu tiên- thứ hai cùng bốn trừ nhập đầu tiên cũng như thế. Tam thiền hoặc dựa vào ba, hoặc dựa vào vị lai. Tứ thiền hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai. Từ- Bi- Hộ, tịnh giải thoát, bốn trừ nhập sau, tám nhất thiết nhập cũng như thế.

Trong vô sắc thì Không xứ, Không xứ giải thoát, không xứ nhất thiết nhập hoặc dựa vào năm, hoặc dựa vào vị lai. Thức xứ, Thức xứ giải thoát, Thức xứ nhất thiết nhập hoặc dựa vào sáu, hoặc dựa vào vị lai. Bất dụng xứ, Bất dụng xứ giải thoát Hữu tưởng- Vô tưởng xứ, Hữu tưởng- vô tưởng giải thoát và diệt tận giải thoát hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai.

Tha tâm trí hoặc dựa vào bốn, hoặc dựa vào vị lai. Đẳng trí hoặc dựa vào bảy, hoặc dựa vào vị lai.

 

Phẩm 4: BÀN VỀ A NA HÀM

Năm A-na-hàm là Trung bát Niết-bàn, Sinh bát Niết-bàn, Hành bát Niết-bàn, Vô hành bát Niết-bàn, Thượng lưu vãng A-ca-nị-tra.

Năm A-na-hàm thâu nhiếp tất cả A-na-hàm hay tất cả A- na- hàm thâu nhiếp năm A- na- hàm?

Thế nào là tối thắng Trung bát Niết-bàn, Sinh bát Niết-bàn? Thế nào là tối thắng cho đến Vô hành bát Niết-bàn, Thượng lưu vãng A-canị-tra?

Các học thì tất cả học đó không đến mà muốn đến mà không được mà muốn được mà không chứng mà muốn chứng là học chăng? Giả sử không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì học là tất cả học ấy chăng? Các vô học thì tất cả vô học ấy không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là vô học chăng? Giả sử không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì không học ấy là tất cả vô học chăng?

Thế nào là nghĩa thuận lưu? Thế nào là nghĩa nghịch lưu? Thế nào là nghĩa thật trụ? Các thật trụ, thì tất cả đó là A-la-hán chăng? Giả sử A-la-hán thì tất cả đó là thật trụ chăng? Các hoàn tích thì tất cả đó là đến bờ kia chăng? Giả sử đến bờ kia thì tất cả đó là hoàn tích chăng? Thế nào là Tỳ-kheo được đến bờ kia? Bồ-tát đã đạt đến đâu? Bồ-tát đã được vật gì?

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Ông nay là Di- lặc trong vị lai lâu xa gọi là Di Lặc Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri.” Đây là trí nào? Trí này nên nói là biện giải về sự việc gì?

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Đây là đệ tử của Đức Thế Tôn, hiện pháp biện giải về các giáo, suốt đời gồm đủ phạm hạnh, công việc làm đã xong, danh sắc đã có, biết đúng như thật.” Đây là trí nào? Nên nói trí này là biện giải về sự việc gì? Thế nào là nguyện trí? Nguyện trí nên nói là thiện hay vô ký? Thế nào là dấu tích còn lại? Dấu tích còn lại là gọi cho pháp nào?

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo thứ nhất trong các đệ tử của Ta, trí bậc nhất là Hê-đâu-ma-nạp, trí tuệ mẫn tiệp là Bà- du- phả- lệ- chỉ-lê.” Điều này có gì sai biệt?

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo thứ nhất trong các đệ tử của Ta, với tâm hướng về thiện là Chúc-lợi-bàn-đặc-ca, tưởng hướng về thiện là Ma ha Bàn-đặc-ca.” Điều này có gì sai biệt?

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo thứ nhất trong các đệ tử của

Ta, có đại trí tuệ là Xá-lợi-phất, đạt được biện tài là Ma ha Câu-hy-la.” Điều này có gì sai biệt?

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Trong số đệ tử bậc nhất nơi các Tỳkheo của Ta, Ma ha Ca-diếp đã hành hạnh đầu đà thiểu dục, thiểu dục không vướng mắc là Bạc-câu-lô.” Điều này có gì sai biệt?

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Ma-ha-nam học diệt trừ năm cái, đã giải thoát.” Thế nào là học diệt trừ năm cái đã giải thoát?

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Đó đó gọi là pháp tri túc trong Tỳ-ni tri túc, là Tỳ ni tri túc trong pháp tri túc.” Thế nào là pháp tri túc trong Tỳ ni tri túc? Thế nào là Tỳ ni tri túc trong pháp tri túc?

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Pháp theo thứ tự pháp hướng về pháp.” Thế nào là pháp? Theo thứ tự pháp hướng về pháp là sao? Thế nào là pháp luân? Như nhau thế nào nên nói là chuyển pháp luân? Thế nào là đẳng pháp? Như nhau thế nào nên nói là đẳng pháp trụ? Như nhau thế nào nên nói là đẳng pháp tận? Nếu sinh thì pháp kia thuộc về đời nào? Nếu tận thì pháp đó thuộc về đời nào? Nếu ban đầu từ vô lậu nhập sơ thiền, thì vô lậu kia thuộc về đời nào? Nếu ban đầu từ vô lậu cho đến nhập định Bất dụng, thì vô lậu kia thuộc về đời nào?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ.

Năm A-na-hàm là Trung bát Niết-bàn, Sinh bát Niết-bàn, Hành bát Niết-bàn, Vô hành bát Niết-bàn, Thượng lưu vãng A-ca-nị-tra.

Hỏi: Năm A-na-hàm thâu nhiếp tất cả A-na-hàm hay tất cả thâu nhiếp năm A- na- hàm?

Đáp: Tất cả thâu nhiếp năm chứ không phải năm thâu nhiếp tất cả.

Không thâu nhiếp những gì? Hiện pháp bát Niết-bàn, A-na-hàm của cõi Vô sắc.

Hỏi: Thế nào là tối thắng Trung bát Niết-bàn, Sinh bát Niết-bàn?

Đáp: Đẳng tận trụ Trung bát Niết-bàn trội hơn chứ không phải Sinh bát Niết-bàn. Nếu kiết của Sinh bát Niết-bàn này đã trừ hết thì đa số Niết-bàn kia là trội hơn.

Hỏi: Thế nào là tối thắng cho đến Vô hành bát Niết-bàn, Thượng lưu vãng A-ca-nị tra?

Đáp: Đẳng tận trụ Vô hành bát Niết-bàn là trội hơn chứ không phải Thượng lưu vãng A-ca-nị tra. Nếu kiết của Thượng lưu vãng A-canị tra này đã hết thì phần nhiều Niết-bàn đó là trội hơn.

Hỏi: Vốn gọi là học sĩ thì tất cả đó là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là học chăng?

Đáp: Hoặc là học sĩ nhưng đó là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là không phải học.

Thế nào là học sĩ, học sĩ đó không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là không học? Tánh học sĩ là trụ, đó gọi là học sĩ, học sĩ ấy không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là không phải học.

Thế nào là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng thì học đó không phải là học sĩ? A-la-hán hoặc người phàm phu vận dụng phương tiện mong cầu hướng thượng, đó gọi là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, học đó không phải là học sĩ.

Thế nào là học sĩ cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là học? Học sĩ dùng phương tiện mong cầu hướng lên trên, đó gọi là học sĩ cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là học.

Thế nào là cũng không phải học sĩ, cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là không phải học? A-la-hán hoặc người phàm phu trụ tánh, đó gọi là cũng không phải học sĩ, cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là không phải học.

Hỏi: Vốn gọi là vô học sĩ thì tất cả đó là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng là vô học chăng?

Đáp: Hoặc là vô học sĩ nhưng đó là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì đó đều là học.

Thế nào là vô học sĩ nhưng đó là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì đó đều là học? A-la-hán dùng phương tiện mong cầu lên trên, đó gọi là vô học sĩ nhưng đó là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì đó đều là học.

Thế nào là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì đó đều là học mà đó không phải là vô học sĩ chăng? Học sĩ hoặc người phàm phu trụ vào tánh đó gọi là không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, không phải học nhưng đó không phải là vô học sĩ.

Thế nào là cũng vô học sĩ, cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, không phải học? A-la-hán trụ vào tánh, đó gọi là vô học sĩ, cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, không phải học.

Thế nào là không phải vô học sĩ, cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì đó đều là học? Học sĩ hoặc là người phàm phu dùng phương tiện mong cầu lên trên, đó gọi là không phải vô học sĩ, cũng không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, thì đó đều là học.

Hỏi: Thế nào là nghĩa thuận lưu?

Đáp: Các pháp sinh ra, các pháp diệt đi, các pháp hiện hữu, các pháp được sinh ra, các pháp được tồn tại hướng về chủng loại ấy, phương thức ấy, duyên ấy, đạo ấy, đó vốn là thuận lưu..

Hỏi: Thế nào là nghĩa nghịch lưu?

Đáp: Các pháp hết sinh ra, hết diệt đi, hết hiện hữu, hết được sinh ra, hết được tồn tại hướng về chủng loại ấy, phương thức ấy, duyên ấy, dấu tích ấy, đó vốn là nghịch lưu.

Hỏi: Thế nào là nghĩa thật trụ?

Đáp: Đó không phải giống như các pháp sinh ra, các pháp diệt đi, các pháp hiện hữu, các pháp được sinh ra, các pháp được tồn tại này hướng về chủng loại ấy phương thức ấy, duyên ấy, đạo ấy, dấu tích ấy; đó không phải giống như các pháp hết sinh ra, hết diệt đi, hết hiện hữu, hết được sinh ra, hết được tồn tại này hướng về chủng loại ấy, phương thức ấy, duyên ấy, đạo ấy, dấu tích ấy; đó vốn là nghĩa thật trụ.

Hỏi: Các thật trụ thì tất cả đó là A-la-hán chăng?

Đáp: Như thế, các A-la-hán thì đó là tất cả thật trụ.

Hỏi: Có thể có thật trụ mà đó không phải là A- la- hán chăng?

Đáp: Có, A-na-hàm. Đức Thế Tôn cũng nói: “Nếu học đầy đủ diệt năm cấu uế, thì tâm pháp vô lậu đạt được định căn tự tại của thật trụ ấy, đó gọi là người thật trụ.”

Hỏi: Các hoàn tích thì tất cả đó là đến bờ bên kia chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các hoàn tích thì tất cả đó là đến bờ bên kia.

Hỏi: Có thể đến bờ bên kia mà đó không phải là hoàn tích chăng?

Đáp: Có, A-na-hàm. Đức Thế Tôn cũng nói.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo được đến bờ kia?

Đáp: Năm kiết phần dưới đã hết không còn sót lại gì.

Hỏi: Bồ-tát đầy đủ điều gì?

Đáp: Đầy đủ hạnh báo của mình thực hiện không chán.

Hỏi: Đạt được điều gài gọi là Bồ-tát?

Đáp: Hạnh và báo của mình.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Ông nay là Di- lặc trong vị lai lâu xa, đó gọi là Di Lặc Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri.” Hỏi: Đây là trí nào?

Đáp: Nhân trí và đạo trí.

Hỏi: Trí này nên nói là biện giải về sự việc gì?

Đáp: Trí là nhân của hạnh báo tự mình, các căn- lực- giác- đạo chủng vô lậu, đạt được đạo quả Vô thượng Bồ- đề là nhờ đạo trí này.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Đây là đệ tử của Đức Thế Tôn, hiện pháp biện giải về các giáo, không còn sinh tử suốt đời gồm đủ phạm hạnh, công việc làm đã xong, danh sắc đã có, biết đúng như thật.” Đây là trí nào?

Đáp: Là đạo trí.

Hỏi: Trí này nên nói là biện giải về sự việc gì?

Đáp: Các căn- lực –giáo- đạo chủng vô lậu được trừ sạch các lậu, đó gọi là đạo trí.

Hỏi: Thế nào là nguyện trí?

Đáp: Như A-la-hán hiểu rõ nghĩa của các dục, họ phát nguyện rồi tiến vào đỉnh cao của thiền thứ tư, từ Tam- muội ấy bắt đầu biết rõ tất cả các nghĩa, đó gọi là nguyện trí.

Hỏi: Nguyện trí nên nói là thiện hay vô ký?

Đáp: Nguyện trí hoặc thiện, hoặc vô ký.

Hỏi: Thế nào là dấu tích khác?

Đáp: Tất cả A- la- hán trong nội tâm luôn luôn phân biệt rõ thiện pháp chứ không hoàn toàn ở ngoài, đó gọi là trong nội tâm luôn luôn phân biệt rõ thiện pháp..

Hỏi: Dấu tích và nghĩa lý khác là gọi cho pháp nào?

Đáp: Vô cấu khác.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo thứ nhất trong số đệ tử của Ta, trí bậc nhất là Hê-đâu-ma-nạp, trí tuệ mẫn tiệp là Bà-du-quả-y.” Điều này có gì sai biệt?

Đáp: Tôn giả Hê-đâu-ma-nạp luon6 giữ tâm ngay thẳng thuận với tự nhiên, Tôn giả Bà-du-quả-y ít chú ý nhưng tâm nhu hòa. Đây gọi là sự sai biệt.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo thứ nhất trong số đệ tử của Ta, với tâm hướng về thiện là Chúc-lợi-bàn-đặc-ca, tưởng hướng về thiện là Ma ha Bàn-đặc-ca.” Điều này có gì sai biệt?

Đáp: Tôn giả Chúc-lợi-bàn-đặc-ca trải qua nhiều tâm mà quán xét tâm, Tôn giả Ma ha Bàn-đặc-ca trải qua nhiều pháp mà quán xét pháp. Đây là sự sai biệt?

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo thứ nhất trong số đệ tử của Ta, có đại trí tuệ là Xá-lợi-phất, đạt được biện tài là Ma ha Câu-hy-la.” Điều này có gì sai biệt?

Đáp: Tôn giả Xá-lợi-phất trải qua nhiều nghãi lý mà biện giải, Tôn giả Ma ha Câu-hy-la trải qua nhiều về bốn biện tài. Đây là sự sai biệt.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo thứ nhất trong số đệ tử của Ta, Tôn giả Ma ha Ca-diếp hành hạnh đầu đà thiểu dục, còn Tôn giả Bạc-câu-lô thì thiểu dục không vướng mắc.” Điều này có gì sai biệt?

Đáp: Tôn giả Ma ha Ca-diếp hoặc được thức ăn, hoặc ngon hay dở, với ý niệm bình đẳng mà thọ thực không có ý phân biệt đây kia. Tôn giả Bạc-câu-lô được các thức ăn hoặc ngon hay dở, Tôn giả để riêng thức ăn ngon ra mà chỉ ăn thứ dở. Lại nữa, Tôn giả Ma ha Ca-diếp là bậc Đại đức nhận thức xa rộng, khi thọ nhận các thứ thức ăn- y phục- giường nằm- thuốc thang trị bệnh thì luôn bình đẳng theo hạnh đầu đà. Tôn giả Bạc-câu-lô không phải là bậc Đại đức có nhận thức xa rộng, cũng ít nhận được các vật dụng cúng dường như y phục- thức ăn- thuốc men trị bệnh v.v… Một vị thì luôn luôn bình đẳng theo hạnh đầu đà, một vị thì không có nhận thức xa rộng nên không bình đẳng theo hạnh đầu đà. Đây là sự sai biệt.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Ma-ha-nam học diệt trừ năm cái được giải thoát.” Thế nào là học diệt trừ năm cái được giải thoát?

Đáp: Tu-đà-hoàn và Tư-đà-hàm học hiểu về nghĩa này để diệt trừ năm cái kia, diệt lìa dần, lìa chướng dần, trái với chướng dần, trái dần nên tự tại. Vì lý do này cho nên Tu-đà-hoàn và Tư-đà-hàm đều học hiểu về nghĩa ấy.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Đó đó gọi là pháp tri túc trong Tỳ ni tri túc, là Tỳ ni tri túc trong pháp tri túc.” Thế nào là pháp tri túc trong Tỳ ni tri túc? Thế nào là Tỳ ni tri túc trong pháp tri túc?

Đáp: Tám thánh đạo chủng gọi là pháp Tỳ ni loại trừ tham dâm- giận dữ- ngu si thì được gọi là Tỳ ni. Tám thánh đạo chủng kia nếu không tu, không hiểu rộng thì đối với tham dâm- giận dữ- si ấy, Tỳ ni không thể tác chứng. Tỳ ni không thể tác chứng thì đối với các thứ tham dâm- giận- si kia, tám thánh đạo chủng không thể tu, không thể hiểu rộng. Pháp tri túc trong Tỳ ni tri túc là như thế. Tỳ ni tri túc trong pháp tri túc là như thế.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Pháp theo thứ tự pháp hướng về pháp.” Thế nào là pháp? Thứ tự pháp hướng về pháp là sao?

Đáp: Niết-bàn đó gọi là pháp, tám thánh đạo chủng gọi là theo thứ tự pháp hướng về pháp. Lại nữa, giới giải thoát gọi là pháp, Tỳ ni giới giải thoát gọi là theo thứ tự pháp hướng đến pháp. Lại nữa, giới luật nơi thân và giới luật nơi miệng gọi là pháp, đẳng trì (định) đó gọi là thứ tự pháp hướng đến pháp kia.

Hỏi: Thế nào là pháp luân?

Đáp: Tám thánh đạo chủng.

Hỏi: Như nhau thế nào nên nói là chuyển pháp luân?

Đáp: Như lúc Tôn giả A-nhã-câu-lân kiến pháp.

Hỏi: Thế nào là đẳng pháp?

Đáp: Căn- lực- giác- đạo chủng vô lậu.

Hỏi: Như thế nào nên nói là đẳng pháp trụ?

Đáp: Các pháp hiện hành ấy là trụ.

Hỏi: Như nhau thế nào nên nói đẳng pháp diệt?

Đáp: Các pháp hiện hành ấy là diệt.

Hỏi: Các pháp sinh ra thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời vị lai.

Hỏi: Nếu các pháp diệt đi thì thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời hiện tại.

Hỏi: Nếu ban đầu từ vô lậu nhập sơ thiền, thì vô lậu thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời vị lai.

Hỏi: Nếu ban đầu từ vô lậu cho đến nhập định Bất dụng, thì vô lậu thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời vị lai.

 

Phẩm 5: BÀN VỀ NHẤT HÀNH

Một hành đi quá sáu, bảy đại- bảy tiểu tu đoạn, Tam- muội vượt qua thiền trí, tưởng và khởi hai định, giác ý tụ và Câu luật đà, thiên nhãn thiên nhĩ thấu suốt, phàm phu lui sụt quả, Thánh nhân có nơi đến, cõi sinh gồm năm thông, khổ ở diểm cuối cùng. Ba Tam- muội là Không- Vô tướng và Vô nguyện.

Nếu thành tựu Tam- muội Không thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện thì đó là thành tựu Tam- muội Không chăng?

Nếu thành tựu Tam- muội Không thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng thì đó là thành tựu Tam- muội Không chăng?

Nếu thành tựu Tam- muội Vô nguyện thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện chăng?

Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không vị lai chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Không vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không hiện tại chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Không hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Nếu thành tựu Tam- muội Không vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không hiện tại chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Không hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không vị lai chăng?

Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không hiện tại- vị lai chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Không hiện tại- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Nếu thành tựu Tam- muội Không vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ- hiện tại chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Không quá khứ- hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không vị lai chăng?

Nếu thành tựu Tam- muội Không hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ- vị lai chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Không quá khứ- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không hiện tại chăng? Vô nguyện, vô tướng cũng như thế.

Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện hiện tại chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện vị lai chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện hiện tại- vị lai chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện hiện tại- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện vị lai, quá khứ chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện vị lai- quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại- vị lai, chăng? Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng? Vô tướng cũng như thế. Tam- muội không quá khứ, Tam- muội Vô nguyện quá khứ, tam- muội Vô tướng quá khứ có một; vị lai có hai, hiện tại có ba, quá khứ- hiện tại có bốn, vị lai- hiện tại có năm, quá khứ- vị lai có sáu, quá khứ- vị lại- hiện tại là Vô tướng.

Nếu tu Tam- muội Không thì đó là tu Tam- muội Vô nguyện chăng? Giả sử tu Tam- muội Vô nguyện thì đó là tu Tam- muội Không chăng? Nếu tu Tam- muội Không thì đó là tu Tam- muội Vô tướng chăng? Giả sử tu Tam- muội Vô tướng thì đó là tu Tam- muội Không chăng? Nếu tu Tam- muội Vô nguyện thì đó là tu Tam- muội Vô tướng chăng? Giả sử tu Tam- muội Vô tướng thì đó là tu Tam- muội Vô nguyện chăng?

Có thể có kiết do Tam- muội Không trừ diệt mà không phải Tam- muội Vô nguyện mà Tam- muội Vô tướng chăng? Vô nguyện trừ diệt mà không phải Tam- muội Không và Tam- muội Vô tướng chăng? Vô tướng trừ diệt mà không phải Tam- muội Không và Tam- muội Vô nguyện chăng? Tam- muội Không và Tam- muội Vô nguyện trừ diệt mà không phải Tam- muội Vô tướng chăng? Tam- muội Không và Tam- muội Vô tướng trừ diệt mà không phải Tam- muội Vô nguyện chăng? Vô nguyện, vô tướng diệt, không phải Tam- muội Không chăng? Không, vô nguyện, vô tướng diệt chăng? Có thể có kiết không phải Tam- muội Không, không phải Tam- muội Vô nguyện, không phải Tam- muội Vô tướng trừ diệt mà Kiết tự trừ diệt chăng?

Thế nào là ý đã nghĩ đến vượt qua thứ tự mà thủ chứng? Hành ý hệ thuộc cõi nào đã nghĩ đến vượt qua thứ tự mà thủ chứng?

Tận trí nên nói laúy dừng lại nơi thân mà quán thân chăng? Nên nói là ý dừng lại nơi thống- tâm pháp mà quán pháp chăng? Vô sinh trí cũng như thế,

Các niềm vui của sơ thiền vô lậu và các khinh an giác ý các pháp này có gì sai biệt? Các vui của nhị thiền vô lậu và các khinh an giác ý này có gì sai biệt?

Nếu từ Tam-muội khởi thì đó là nhân duyên khởi chăng? Giả sử nhân duyên khởi thì đó là Tam-muội khởi chăng?

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Cho đến tưởng định đều là được giáo.” Nếu đệ tử của Thế Tôn sinh Hữu tưởng- vô tưởng xứ thì họ sẽ nương dựa vào những gì để đạt đến quả A-la-hán?

Lại Tôn giả Ma Ha Mục-kiền-liên nói: “Các Hiền giả! Tôi tự nhớ lại đã nhập định bất dụng bên bờ ao Đề hồ ở núi Kỳ-xà-quật, có rất nhiều voi và rồng đưa mũi lên gầm vang mà nghe tiếng.

Là Tôn giả Ma Ha Mục-kiền-liên đang nhập định mà nghe, hay lúc xuất định mới nghe tiếng gầm rống?

Các pháp bất định thì tất cả pháp đó thật sự vô minh nên nói là vô minh chăng? Giả sử tậht sự vô minh và ngữ vô minh thì tất cả pháp đó là bất định chăng? Các pháp định thì tất cả pháp đó là thật sự minh hay là ngữ minh? Giả sử tậht sự minh và ngữ minh thì tất cả pháp đó là định chăng?

Các pháp bất định thì tất cả pháp đó không thành tựu giác ý chăng? Giả sử tất cả không thành tựu giác ý thì tất cả pháp đó là bất định chăng? Các pháp định thì tất cả pháp đó thành tựu giác ý chăng? Giả sử thành tựu giác ý thì tất cả pháp đó là định chăng?

Nếu đã thành tựu giác ý thì đó là thành tựu pháp vô lậu chăng? Giả sử thành tự pháp vô lậu thì đó là thành tựu giác ý chăng? Nếu không thành tựu giác ý thì đó là không thành tựu pháp vô lậu chăng? Giả sử không thành tựu pháp vô lậu thì đó là không thành tựu giác ý chăng? Nếu đạt được giác ý thì đó là được pháp vô lậu chăng? Giả sử đạt được pháp vô lậu thì đó là đạt được giác ý chăng? Nếu rời bỏ giác ý thì đó là rời bỏ pháp vô lậu chăng? Giả sử rời bỏ pháp vô lậu thì đó là rời bỏ giác ý chăng? Nếu lui sụt giác ý thì đó là lui sụt pháp vô lậu chăng? Giả sử lui sụt pháp vô lậu thì đó là lui sụt giác ý chăng?

Nếu không hết thì pháp kia sẽ không còn sót gì chăng? Giả sử không còn sót gì thì pháp kia sẽ không hết chăng? Nếu hết thì đó là còn sót lại chăng? Giả sử còn sót lại thì đó là hết chăng?

Đối với pháp sinh ra này, mắt vốn không thấy sắc mà mắt ấy được biện giải là về thiên nhãn. Dựa vào những gì để biện giải là thiên nhãn? Tai và tiếng cũng như thế.

Vì lẽ gì mà người phàm phu lui sụt kiến đế do tư duy đoạn kiết vẫn được? Còn đệ tử của Thế Tôn do tư duy mà đoạn. Vì lý do gì mà lui sụt quả A-la-hán chứ không phải quả Tu-đà-hoàn? Vì lẽ gì mà lui sụt quả A-na-hàm và Tư-đà-hàm chứ không phải là quả Tu-đà-hoàn?

Lui sụt quả A-la-hán, đạt được các căn- lực- giác- đạo chủng vô lậu nên nói là vốn đạt được mà được hay vốn không đạt được mà được? Lui sụt quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, đạt được các căn- lực- giác- đạo chủng vô lậu, nên nói là vốn đạt được mà được hay vốn không đạt được mà được?

Ẩn mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục, duy trì được các ấm- nhập- bốn đại, căn thiện- căn bất thiện- căn vô ký, Kiết- phược- sử- cấu- triền, nên nói là vốn đạt được mà được hay vốn không đạt được mà được? Ẩn mất ở cõi Vô sắc sinh nơi cõi Sắc, duy trì được các ấm- nhập- bốn đại, căn thiện- căn bất thiện- căn vô ký, Kiết- phược- sử- cấu- triền, nên nói là vốn đạt được mà được, hay vốn không đạt được mà được? Ẩn mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Dục, duy trì được các ấm- nhập- bốn đại, căn thiện- căn bất thiện- căn vô ký, Kiết- phược- sử- cấu- triền, nên nói là vốn đạt được mà được hay vốn không đạt được mà được?

Nếu dựa vào sơ thiền thì trí thần túc chứng thông suốt tu đạo, lúc ấy ngang bậc nào và có thể đến được bao nhiêu chỗ? Nếu được vào sơ thiền, thì trí nghe tiếng thấu suốt chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào và hệ thuộc vào đâu? Nếu dựa vào sơ thiền, trí biết tâm người khác chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào và hệ thuộc vào đâu mà biết tâm- tâm pháp? Nếu dựa vào sơ thiền, trí tự biết túc mạng chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào và hệ thucội vào đâu mà mắt thấy sắc? Thiền thứ hai- thứ ba- thứ tư cũng như vậy.

Nếu ý tư duy về khổ khổ đạt đến quả A- la- hán, thì lúc ấy ngang bậc nào và hành hệ thuộc vào đâu mà ý tư duy về khổ khổ đạt đến quả A- la- hán? Tập cũng như vậy. Nếu ý tư duy về tận tận đạt đến quả A- la- hán, thì lúc ấy hành hệ thuộc vào đâu mà ý tư duy về tận tận đạt đến quả A- la- hán? Đạo cũng như vậy.

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ.

Ba Tam-muội là Không, Vô nguyện, Vô tướng.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện thì đó là thành tựu Tam- muội Không chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng chăng?

Đáp: Hoặc đạt được.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng thì đó là thành tựu Tam- muội Không chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Vô nguyện thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng chăng?

Đáp: Hoặc đạt được.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Không vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Không hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Không hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không hiện tại- vị lai chăng?

Đáp: Vị lai sẽ thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Không hiện tại- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ- hiện tại chăng?

Đáp: Thành tựu vị lai mà không phải quá khứ- hiện tại; thành tựu vị lai và quá khứ mà không phải hiện tại; thành tựu vị lai và hiện tại mà không phải quá khứ; thành tựu vị lai, và quá khứ- hiện tại.

Thế nào là thành tựu vị lai mà không phải quá khứ- hiện tại? Nếu đạt được Tam- muội Không thì sẽ không hết, giả sử hềt liền mất mà không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu vị lai mà không phải quá khứ- hiện tại.

Thế nào là thành tựu vị lai và quá khứ mà không phải hiện tại? Nếu đạt được Tam- muội Không hết mà không mất và Tam- muội Không kia không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu vị lai và quá khứ mà không phải hiện tại.

Thế nào là thành tựu vị lai và hiện tại mà không phải quá khứ? Nếu Tam- muội Không hiện ở trước mắt, hết hoặc là hết liền mất, đó gọi là thành tựu vị lai và hiện tại mà không phải quá khứ.

Thế nào là thành tựu vị lai, và quá khứ- hiện tại? Nếu Tam- muội Không hết mà không mất và Tam- muội Không kia hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu vị lai và quá khứ- hiện tại.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Không quá khứ- hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ- vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu, quá khứ nếu hết mà không mất thì thành tựu, nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Không quá khứ- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Vô nguyện, vô tướng cũng như thế.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu khọng hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc

là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô nguyện hiện tại, quá khứ; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ mà không phải Tam- muội Vô nguyện hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện hiện tại mà không phải Tam- muội Vô nguyện quá khứ; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện hiện tại, quá khứ.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô nguyện hiện tại, quá khứ? Nếu Tam- muội Không đã hết mà không mất và Tam- muội Vô nguyện kia không hết hoặc là hết liền mất, cũng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô nguyện hiện tại- quá khứ.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ mà không phải Tam- muội Vô nguyện hiện tại? Nếu Tam- muội Không và Tam- muội Vô nguyện đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô nguyện kia không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ mà không phải Tam- muội Vô nguyện hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện hiện tại mà không phải Tam- muội Vô nguyện quá khứ? Nếu Tam- muội Không đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô nguyện kia hiện ở trước mắt, không tận, giả sử tận ấy là mất, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện hiện tại mà không phải Tam- muội Vô nguyện quá khứ.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội

Vô nguyện quá khứ- hiện tại? Nếu Tam- muội Không và Tam- muội Vô nguyện đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô nguyện kia hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu

Tam- muội Vô nguyện hiện tại- vị lai chăng?

Đáp: Vị lai sẽ thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện hiện tại- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện vị lai, quá khứ chăng?

Đáp: Vị lai sẽ thành tựu quá khứ, nếu tận không mất thì sẽ thành tựu, nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện vị lai, quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại- vị lai chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện vị lai mà không phải Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ- vị lai mà không phải Tam- muội Vô nguyện hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện vị lai- hiện tại mà không phải Tam- muội Vô nguyện quá khứ; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ- vị lai- hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện vị lai mà không phải Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại? Nếu Tam- muội Không đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô nguyện không hết hoặc là hết liền mất cũng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện vị lai mà không phải Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ- vị lai mà không phải Tam- muội Vô nguyện hiện tại? Nếu Tam- muội Không và Tam- muội Vô nguyện đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô nguyện ấy không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ- vị lai mà không phải Tam- muội Vô nguyện hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện vị lai- hiện tại mà không phải Tam- muội Vô nguyện quá khứ? Nếu Tam- muội Không đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, không hết hoặc là hết liền mất, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện vị lai- hiện tại mà không phải Tam- muội Vô nguyện quá khứ.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ- vị lai- hiện tại? Nếu Tam- muội Không và Tam- muội Vô nguyện đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô nguyện ấy hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô nguyện quá khứ- vị lai, hiện tại.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô nguyện quá khứ- hiện tại- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng vị lai chăng?

Đáp: Nếu như đạt được.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải

Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng hiện tại mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại? Nếu Tam- muội Không hết mà không mất, và Tam- muội Vô tướng kia không hết hoặc là hết liền mất, cũng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại? Nếu Tam- muội Không và Tam- muội Vô tướng đã hết mà không mất, và

Tam- muội Vô tướng kia không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng hiện tại mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ? Nếu Tam- muội Không đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô tướng kia hiện ở trước mắt, không tận, giả sử tận ấy là mất, thì đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng hiện tại mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại? Nếu Tam- muội Không và Tam- muội Vô tướng đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô tướng kia hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng hiện tại- vị lai chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng vị lai, hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng hiện tại- vị lai.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng vị lai, hiện tại? Nếu Tam- muội Không hết mà không mất, và hành giả kia không đạt được Tam- muội Vô tướng, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng vị lai, hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại? Nếu Tam- muội Không hết mà không mất, và hành giả kia được Tam- muội Vô tướng, không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng hiện tại- vị lai? Nếu Tam- muội Không hết mà không mất, và hành giả kia được Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng hiện tại- vị lai.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng hiện tại- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ thì đó là thành tựu Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại- vị lai chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại- vị lai; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai- hiện tại mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai, hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại- vị lai? Nếu Tam- muội Không đã hết mà không mất, và người kia đã không đạt được Tam- muội Vô tướng thì đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại- vị lai.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại? Nếu Tam- muội Không đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô tướng không hết hoặc là hết liền mất, cũng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại? Nếu Tam- muội Không và Tam- muội Vô tướng đã hết mà không mất, và Tam- muội Vô tướng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại- vị lai thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì sẽ thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Tam- muội Không quá khứ, thì đó là thành tựu Tam- muội Không Vô tướng quá khứ- vị lai- hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai- hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ -vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai- hiện tại mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ; hoặc thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai- hiện tại. Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải là Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai- hiện tại? Nếu Tam- muội Không hết mà không mất, vả lại lúc ấy không đạt được Tam- muội Vô tướng, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai – hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại? Nếu Tam- muội Không hết mà không mất, vả lại lúc ấy đạt được Tam- muội Vô tướng, không hết hoặc là hết liền mất cũng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai mà không phải là Tam- muội Vô tướng quá khứ- hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại? Nếu Tam- muội Không và Tam- muội Vô tướng hết mà không mất, vả lại lúc ấy Tam- muội Vô tướng không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai mà không phải Tam- muội Vô tướng hiện tại.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai- hiện tại mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ? nếu Tam- muội Không mà hết không mất, vả lại lúc ấy Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt, không hết hoặc là hết liền mất, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng vị lai- hiện tại mà không phải Tam- muội Vô tướng quá khứ.

Thế nào là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai- hiện tại? Nếu Tam- muội Không và Tam- muội Vô tướng hết àm không mất, vả lại lúc ấy Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu Tam- muội Không quá khứ và Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai- hiện tại.

Hỏi: Giả sử thành tựu Tam- muội Vô tướng quá khứ- vị lai- hiện tại, thì đó là thành tựu Tam- muội Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu hết mà không mất thì thành tựu. Nếu không hết hoặc là hết liền mất thì không thành tựu. Như Tam- muội Không, Tam- muội Vô tướng và Vô nguyện cũng vậy.

Tam- muội Không quá khứ, Tam- muội Vô nguyện quá khứ, Tam- muội Vô tướng quá khứ là một; vị lai là hai; hiện tại là ba; quá khứ- hiện tại là bốn; vị lai- hiện tại là năm; quá khứ- vị lai là sáu; quá khứ- vị lai- hiện tại Vô tướng.

Hỏi: Nếu tu Tam- muội Không thì đó là tu Tam- muội Vô nguyện chăng?

Đáp: Hoặc tu Tam- muội Không mà không phải tu Tam- muội Vô nguyện.

Thế nào là tu Tam- muội Không mà không phải tu Tam- muội Vô nguyện? Vốn được Tam- muội Không hiện ở trước mắt, đó gọi là tu Tam- muội Không mà không phải tu Tam- muội Vô nguyện.

Thế nào là tu Tam- muội Vô nguyện mà không phải tu Tam- muội Không? Vốn đạt được Tam- muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được Tam- muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu Tam- muội Không, đó gọi là tu Tam- muội Vô nguyện mà không phải tu Tam- muội Không.

Thế nào là tu Tam- muội Không và vô nguyện? Vốn không đạt được Tam- muội Không hiện ở trước mắt, lúc này có thể tu Tam- muội Vô nguyện. Nếu vốn không đạt được Tam- muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam- muội Không. Nếu vốn không đạt được Tam- muội Vô tướng, hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, lúc này có thể tu Tam- muội Không và vô nguyện, đó gọi là tu Tam- muội Không và vô nguyện.

Thế nào là không tu Tam- muội Không cũng không tu Tam- muội Vô nguyện? Nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt. Nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không phải là tu Tam- muội Không và vô nguyện. Tất cả người phàm phu với tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập Tam- muội Vô tưởng, Tam-muội diệt tận và vô tưởng thiên, không tu Tam- muội Không cũng không phải Tam- muội Vô nguyện, đó gọi là không tu Tam- muội Không cũng không tu Tam- muội Vô nguyện.

Hỏi: Nếu tu Tam- muội Không thì lúc ấy tu Tam- muội Vô tướng chăng?

Đáp: Hoặc tu Tam- muội Không mà không tu Tam- muội Vô tướng.

Thế nào là tu Tam- muội Không màkhông tu Tam- muội Vô tướng? Vốn được Tam- muội Không hiện ở trước mắt hoặc vốn không đạt được Tam- muội Không hiện ở trước mắt, lúc này không thể tu Tam- muội Vô tướng hoặc vốn không đạt được Tam- muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, thì lúc ày có thể tu Tam- muội Không mà không phải là Vô tướng, đó gọi là tu Tam- muội Không mà không tu Tam- muội Vô tướng.

Thế nào là tu Tam- muội Vô tướng mà không tu Tam- muội Không? Vốn được Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt hoặc vốn không đạt được Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu Tam- muội Không, đó gọi là tu Tam- muội Vô tướng mà không phải tu Tam- muội Không.

Thế nào là tu Tam- muội Không và vô tướng? Vốn không đạt được Tam- muội Không hiện ở trước mắt, lúc này có thể tu Tam- muội Vô tướng. Nếu vốn không đạt được Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam- muội Không. Nếu vốn không đạt được Tam- muội Vô nguyện hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam- muội Không và Vô tướng, đó gọi là tu Tam- muội Không và Vô tướng.

Thế nào là không tu Tam- muội Không cũng không tu Tam- muội Vô tướng? Nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được Tam- muội Vô nguyện hiện ở trước mắt. Vốn được trí thế tục hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu Tam- muội Không và Vô tướng. Tất cả người phàm phu với tâm ô nhiễm và tâm vô ký, nhập Tam- muội Vô tưởng, Tam-muội diệt tận và vô tưởng thiên, không tu Tam- muội Không cũng không Tam- muội Vô tướng, đó gọi là không tu Tam- muội Không cũng không tu Tam- muội Vô tướng.

Hỏi: Nếu tu Tam- muội Vô nguyện thì lúc ấy tu Tam- muội Vô tướng chăng?

Đáp: Hoặc tu Tam- muội Vô nguyện mà không tu Tam- muội Vô tướng.

Thế nào là tu Tam- muội Vô nguyện mà không tu Tam- muội Vô tướng? Vốn đạt được Tam- muội Vô nguyện hiện ở trước mắt hoặc vốn không đạt được Tam- muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu Tam- muội Vô tướng. Nếu vốn không đạt được Tam- muội Không hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam- muội Vô nguyện mà không phải là Tam- muội Vô tướng, đó gọi là tu Tam- muội Vô nguyện mà không tu Tam- muội Vô tướng.

Thế nào là tu Tam- muội Vô tướng mà không tu Tam- muội Vô nguyện? Vốn đạt được Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt hoặc vốn không đạt được Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu Tam- muội Vô nguyện, đó gọi là tu Tam- muội Vô tướng mà không tu Tam- muội Vô nguyện.

Thế nào là tu Tam- muội Vô tướng cùng Tam- muội Vô nguyện? Vốn không đạt được Tam- muội Vô nguyện hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam- muội Vô tướng. Nếu vốn không đạt được Tam- muội Vô tướng hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam- muội Vô nguyện. Nếu vốn không đạt được Tam- muội Không hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu Tam- muội Vô tướng và Vô nguyện, đó gọi là tu Tam- muội Vô tướng cùng Tam- muội Vô nguyện.

Thế nào là không tu Tam- muội Vô nguyện cũng không tu Tam- muội Vô tướng? Vốn đạt được Tam- muội Không hiện ở trước mắt, vốn đạt được trí thế tục hoặc vốn không đạt được trí thế tục hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu Tam- muội Vô tướng và vô nguyện. Tâm ô nhiễm và tâm vô ký của tất cả người phàm phu nhập Tam- muội Vô tưởng, Tam-muội diệt tận và vô tưởng thiên, không tu Tam- muội Vô nguyện cũng không phải vô tướng, đó gọi là không tu Tam- muội Vô nguyện cũng không tu Tam- muội Vô tướng.

Hỏi: Có thể có kiết do Tam- muội Không trừ diệt mà không phải Tam- muội Vô nguyện và Tam- muội Vô tướng chăng?

Đáp: Không diệt.

Hỏi: Vô nguyện trừ diệt mà không phải Tam- muội Không cũng không phải Tam- muội Vô tướng chăng?

Đáp: Diệt trừ các kiết do tập đế- đạo đế đoạn và do Vô nguyện đoạn.

Hỏi: Vô tướng trừ diệt mà không phải Tam- muội Không cũng không phải Tam- muội Vô nguyện chăng?

Đáp: Diệt trừ các kiết do tận đế đoạn và Vô tướng đoạn.

Hỏi: Tam- muội Không và Tam- muội Vô nguyện trừ diệt mà không phải Tam- muội Vô tướng chăng?

Đáp: Diệt trừ các kiết do khổ đế đoạn và Tam- muội Không và Tam- muội Vô nguyện trừ diệt.

Hỏi: Tam- muội Không và Tam- muội Vô tướng trừ diệt mà không phải Tam- muội Vô nguyện chăng?

Đáp: Không trừ diệt.

Hỏi: Tam- muội Vô nguyện và Vô tướng trừ diệt mà không phải Tam- muội Không chăng?

Đáp: Không trừ diệt.

Hỏi: Tam- muội Không, Vô nguyện và Vô tướng trừ diệt chăng?

Đáp: Diệt trừ các kiết, học kiến tích do tư duy trừ diệt.

Hỏi: Có thể có kiết không phải Tam- muội Không, không phải Tam- muội Vô nguyện, không phải Tam- muội Vô tướng trừ diệt mà kiết tự trừ diệt chăng?

Đáp: Diệt trừ các kiết thì người phàm phu trừ diệt.

Hỏi: Thế nào là ý đã nghĩ đến vượt qua thứ tự mà thủ chứng?

Đáp: Vô thường- khổ- không- vô ngã.

Hỏi: Hành ý hệ thuộc cõi nào đã nghĩ đến vượt qua thứ tự mà thủ chứng?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Tận trí nên nói là ý dừng lại nơi thân ấy àm quán thân chăng?

Đáp: Tận trí hoặc là ý dừng lại nơi thân ấy mà quán thân; hoặc là ý dừng lại nơi thống- tâm pháp mà quán pháp. Vô sinh trí cũng như thế.

Hỏi: Các niềm vui của sơ thiền vô lậu và các khinh na giác ý, các pháp này có gì sai biệt?

Đáp: Không có sai biệt.

Hỏi: Các niềm vui của nhị thiền vô lậu và các khinh an giác ý có gì sai biệt?

Đáp: Không có sai biệt.

Hỏi: Nếu từ Tam-muội khởi thì đó là từ duyên mà khởi chăng?

Đáp: Hoặc Tam-muội khởi mà không phải là duyên.

Thế nào là Tam-muội khởi mà không phải là duyên? Giống như có một người do các ý tưởng mà nghĩ đến nhập sơ thiền, do ý đó mà nghĩ đến muốn nhập nhị thiền, đó gọi là Tam-muội khởi mà không phải là duyên.

Thế nào là duyên khởi mà không phải là Tam-muội? Giống như có một người do các ý tưởng mà nghĩ đến nhập sơ thiền, lúc ấy như định kia mà nghĩ đến tưởng thứ hai còn lại, đó gọi là duyên khởi mà không phải là Tam-muội.

Thế nào là Tam-muội khởi duyên? Giống như có một người do các ý tưởng mà nghĩ đến nhập sơ thiền, lúc ấy do ý mà nghĩ đến tưởng thứ hai còn lại để nhập nhị thiền, đó gọi là Tam-muội khởi duyên.

Thế nào là không phải Tam-muội khởi cũng không phải là duyên? Giống như có một người do các ý tưởng mà nghĩ đến nhập sơ thiền, lúc ấy như định mà an trú lâu dài, đó gọi là không phải Tam-muội khởi cũng không phải là duyên.

Lại như Đức Thế Tôn nói: Vốn gọi Tam-muội tưởng đều là đạt được giáo pháp. Nếu đệ tử của Đức Thế Tôn sinh đến Hữu tưởng- vô tưởng xứ thì họ sẽ nương dựa vào pháp nào để đạt đến quả A-la-hán?

Đáp: Nương vào định bất dụng vô lậu.

Lại như Tôn giả Ma Ha Mục-kiền-liên nói: Các hiền giả! Tôi tự nhớ lại, đã nhập định bất dụng bên bờ ao Đề hồ ở núi Kỳ-xà-quật, có rất nhiều voi và rồng đưa mũi lên gầm vang mà nghe tiếng.

Tôn giả Ma Ha Mục-kiền-liên đang nhập định mà nghe, hay lúc xuất định mới nghe tiếng gầm rống?

Đáp: Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nghe tiếng khi xuất định chứ không phải lúc nhập định.

Hỏi: Các pháp bất định thì tất cả pháp đó là thật sự vô minh nên nói là vô minh chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các pháp bất tịnh thì tất cả phap đó là thật sự

vô minh nên nói là vô minh.

Hỏi: Có thể thật sự là vô minh nên nói là vô minh, mà đó không phải là bất tịnh chăng?

Đáp: Có, là tà định.

Hỏi: Các pháp định thì tất cả pháp ấy thật sự là minh nên nói là minh chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các pháp thật sự là minh nên nói là minh, tất cả đó là pháp định.

Hỏi: Có thể các pháp định mà đó không phải thật sự là minh nhưng nói là minh chăng?

Đáp: Có, là tà định.

Hỏi: Các pháp bất định thì tất cả pháp ấy không thành tựu giác ý chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các pháp bất định thì tất cả pháp ấy không thành tựu giác ý.

Hỏi: Có thể không thành tựu giác mà đó không phải là bất định chăng?

Đáp: Có, là tà định.

Hỏi: Các pháp định thì tất cả pháp ấy thành tựu giác ý chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các pháp thành tựu giác ý thì tất cả pháp ấy là định.

Hỏi: Có thể pháp định mà pháp ấy không phải là thành tựu giác ý chăng?

Đáp: Có, là tà định.

Hỏi: Nếu thành tựu giác ý thì đó là thành tựu pháp vô lậu chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các pháp thành tựu giác ý thì pháp ấy thành tựu pháp vô lậu.

Hỏi: Có thể có thành tựu pháp vô lậu mà không phải là giác ý chăng?

Đáp: Có, là người phàm phu.

Hỏi: Nếu không thành tựu giác ý thì đó là không thành tựu pháp vô lậu chăng?

Đáp: Không có pháp vô lậu không thành tựu, mà có người phàm phu không thành tựu giác ý.

Hỏi: Nếu được giác ý thì đó là đạt được pháp vô lậu chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu đạt được giác ý thì đạt được pháp vô lậu.

Hỏi: Có thể đạt được pháp vô lậu mà không phải là giác ý chăng?

Đáp: Có người phàm phu.

Hỏi: Nếu rời bỏ giác ý thì đó là rời bỏ pháp vô lậu chăng?

Đáp: Không có rời bỏ pháp vô lậu, không có rời bỏ tất cả giác ý.

Hỏi: Nếu lui sụt giác ý thì đó là lui sụt pháp vô lậu chăng?

Đáp: Không có lui sụt pháp vô lậu, không có lui sụt tất cả giác ý.

Hỏi: Nếu không hết thì đó là các pháp không biết chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các pháp không biêt thì pháp đó không biết.

Hỏi: Có thể có pháp không hết mà pháp đó không phải là không biết chăng?

Đáp: Có, các pháp đã biết thì cái biết không đoạn mất hoàn toàn.

Hỏi: Các pháp không còn thì biết pháp ấy chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các pháp không còn thì biết pháp ấy.

Hỏi: Có thể có cái biết biết mà không phải là hết chăng?

Đáp: Có, những cái biết đã biết không phải đoạn mất tất cả cái biết.

Hỏi: Đối với pháp sinh ra này mắt vốn không thấy sắc mà mắt ấy được biện giải là thiên nhãn. Dựa vào những gì để biện giải là thiên nhãn?

Đáp: Giống như có một người tánh tự nhận biết về mạng sống đời trước, tánh vốn có ấy sinh ra ở đời khác thì mắt trông thấy sắc, nhờ vào tánh ấy mà biện giải về thiên nhãn. Tai và tiếng cũng như thế.

Hỏi: Vì lẽ gì mà người phàm phu lui sụt kiến đế tư duy đoạn kiết vẫn được, còn đệ tử của Đức Thế Tôn lại do tư duy mà đoạn vậy?

Đáp: Người phàm phu vốn có thể vận dụng đạo kiến đế đoạn kiết không còn, họ tư duy đoạn rồi lui sụt đối với đạo ấy lại bị kiết ấy trói buộc. Đệ từ của đức Thế Tôn cùng đạo khác mà kiến đế đoạn kiết không còn, dùng tư duy đoạn kiết còn sót lại. Phàm phu vốn có thể vận dụng đạo đế kiến đế đoạn kiết không còn, đối với đạo ấy không lui sụt. Vốn có thể vận dụng đạo tư duy đoạn kiết không còn, mà đối với đạo ấy có lúc lui sụt, có lúc không lui sụt. Đệ tử của Đức Thế Tôn vốn có thể vận dụng kiến đế mà tư duy đoạn kiết không còn, họ tư duy về đạo đoạn kiết không còn mà đạo ấy không lui sụt.

Hỏi: Vì lẽ gì mà lui sụt quả A- la- hán chứ không phải là quả Tu- đà- hoàn?

Đáp: Pháp do kiến đế đoạn không có thay thế, do tư duy đoạn thì có thay thế. Pháp kiến đế tưởng về có tịnh, tưởng về không có tịnh.

Tưởng về có tịnh không thuận với ý đã nghĩ đến và không thuận với tưởng về không có tịnh, lui sụt tưởng đến không có một pháp như ngã, nếu không có ngã này thì bị lui sụt vì các kiến chấp về ngã mà không có ngã.

Hỏi: Vì lẽ gì mà lui sụt quả A- la- hán và Tư- đà- hàm chứ không phải là quả Tu- đà- hoàn?

Đáp: Pháp do kiến đế đoạn không thể thay thế, do tư duy đoạn thì có thể thay thế. Pháp kiến đế tưởng về có tịnh, tưởng về bất tịnh. Pháp ấy không thuận với ý đã nghĩ đến, không thuận với tưởng về bất tịnh, lui sụt tưởng đến không có một pháp nếu không có ngã. Nếu là ngã thì bị lui sụt vì các kiến chấp về ngã và không có ngã.

Hỏi: Lui sụt quả A- la- hán, đạt được các căn- lực- giác- đạo chủng vô lậu, nên nói là vốn được mà được hay vốn không được mà được?

Đáp: Nên nói là vốn được mà được.

Hỏi: lui sụt quả Tư- đà- hàm và quả A- na- hàm, đạt được các căn- lực- giác- đạo chủng vô lậu, nên nói là vốn được mà hay vốn không được mà được.

Đáp: Nên nói là vốn được mà được.

Hỏi: Ẩn mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục, duy trì được các ấm- nhập- bốn đại, căn thiện- căn bất thiện- căn vô ký, Kiết- phược- sử- cấu- triền, nên nói là vốn đạt được mà được hay vốn không đạt được mà được?

Đáp: Điều thiện nếu ô nhiễm thì nên nói là vốn đạt được mà được, báo nên nói là vốn không đạt được mà được.

Hỏi: Ẩn mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Sắc, duy trì được các ấm- nhập- bốn đại, căn thiện- căn bất thiện- căn vô ký, Kiết- phược- sử- cấu- triền, nên nói là vốn đạt được mà được, hay vốn không đạt được mà được?

Đáp: Việc thiện, nếu ô nhiễm, thì nên nói vốn đạt được mà được, báo nên nói vốn không đạt được mà được.

Hỏi: Ẩn mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Dục, duy trì được các ấm- nhập- bốn đại, căn thiện- căn bất thiện- căn vô ký, Kiết- phược- sử- cấu- triền, nên nói là vốn đạt được mà được hay vốn không đạt được mà được?

Đáp: Điều thiện nếu ô nhiễm thì nên nói là vốn đạt được mà được, báo nên nói là vốn không đạt được mà được.

Hỏi: Nếu dựa vào sơ thiền, thì tu trì thần túc chứng thông suốt tu đạo, lúc ấy ngang bậc nào và có thể đến bao nhiêu chỗ?

Đáp: Đến cõi Phạm thiên.

Hỏi: Nếu dựa vào sơ thiền, thì trí nghe tiếng thấu suốt chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào và hệ thuộc vào đâu?

Đáp: Hệ thuộc trên cõi Phạm thiên.

Hỏi: Nếu dựa vào sơ thiền, dùng trí biết tâm người khác chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào và hệ thuộc vào tâm mà biết tâm- tâm pháp của người khác?

Đáp: Hệ thuộc trên cõi Phạm thiên.

Hỏi: Nếu dựa vào sơ thiền, trí tự biết túc mạng chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào hệ thuộc vào đâu mà tự biết túc mạng?

Đáp: Hệ thuộc trên cõi Phạm thiên.

Hỏi: Nếu dựa vào sơ thiền, trí nhãn chứng thần thông tu đạo, lúc ấy có thể ngang bậc nào và hệ thuộc vào đâu mà mắt thấy sắc?

Đáp: Hệ thuộc trên cõi Phạm thiên. Nhị thiền hệ thuộc cõi Quang âm, Tam thiền hệ thuộc cõi Biến tịnh, Tứ thiền hệ thuộc cõi Quả thật.

Hỏi: Nếu ý tư duy về khổ- khổ đạt đến quả A-la-hán, thì lúc ấy hành hệ thuộc vào đầu mà ý tư duy về khổ- khổ đạt đến quả A- la- hán?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Tập cũng như thế.

Hỏi: Nếu ý tư duy về tận- tận đạt đến quả A- la- hán, thì lúc ấy hành hệ thuộc vào đâu mà ý tư duy về tận- tận đạt đến quả A-la-hán?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu ý tư duy về đạo- đạo đạt đến quả A- la- hán, thì lúc ấy hành hệ thuộc vào đâu mà ý tư duy về đạo- đạo đạt đến quả A-lahán?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc.