LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ

Bài tụng tám Kiền Độ: Trí – hành – kiết sử – tạp, Kiến – định – căn – bốn đại
Tác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Hán dịch: Đời Phù Tần, Sa môn Tăng Già Đề Ba và Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Kiền độ thứ 3: TRÍ

Năm phẩm tụng nói:

Tám thứ có năm xứ,
Trí biết tâm người khác,
Nếu trí giỏi tu hành,
Tương ưng ở sau cùng.

Phẩm 1: NÓI VỀ TÁM ĐẠO

Lại có mười chủng trí,
Trạch pháp luôn đi trước,
Các giác tương ưng,
Đời kiến vô lậu.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Tám hạng thành tựu học tích, mười hạng A-la-hán lậu tận”.

Tám hạng học tích, có bao nhiêu hạng thành tựu quá khứ- vị lai- hiện tại?

Mười hạng A-la-hán lậu tận, có bao nhiêu hạng thành tựu quá khứ- vị lai- hiện tại?

Thế nào là kiến? Thế nào là trí? Thế nào là tuệ? Kiến là trí hay trí là kiến? Kiến là tuệ hay tuệ là kiến? Trí là tuệ hay tuệ là trí?

Kiến thâu nhiếp trí hay là trí thâu nhiếp kiến? Kiến thâu nhiếp tuệ hay là tuệ thâu nhiếp kiến? Trí thâu nhiếp tuệ hay tuệ thâu nhiếp trí?

Thành tựu kiến thì đó là trí, hay thành tựu trí thì đó là kiến? Thành tựu kiến thì đó là tuệ, hay thành tựu tuệ thì đó là kiến? Thành tựu trí thì đó là tuệ, hay thành tựu tuệ thì đó là trí?

Kiến đã diệt thì sẽ không còn lại trí, hay là trí đã diệt thì sẽ không còn lại kiến? Kiến đã diệt thì sẽ không còn lại tuệ, hay là tuệ đã diệt thì sẽ không còn lại kiến? Trí đã diệt thì sẽ không còn lại tuệ, hay là tuệ đã diệt thì sẽ không còn lại trí?

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt, đó gọi là đẳng kiến hay là Trạch pháp giác ý, hay Trạch pháp giác ý này là đẳng kiến? Vốn gọi là đẳng trí là Trạch pháp giác ý, hay Trạch pháp giác ý này là đẳng trí?

Lúc Niệm giác ý hiện ở trước mắt, có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước mắt? Tinh tiến- hỷ- khinh an- định- hộ- giác ý, đẳng kiến- trí mà- đẳng ngữ- đẳng nghiệp (thân)- đẳng mạng- đẳng phương tiện- đẳng niệm- đẳng định, lúc hiện ở trước mắt có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước mắt? Các pháp tương ưng với Niệm giác ý là Trạch pháp giác ý, hay các pháp tương ưng với Trạch pháp giác ý là Niệm giác ý? Các pháp tương ưng với Niệm giác ý là Tinh tiến- hỷ- khinh an- định- hộ, giác ý, đẳng kiến- trí mà- đẳng ngữ- đẳng nghiệp- đẳng mạng- đẳng phương tiện- đẳng niệm- đẳng định, hay các pháp tương ưng với Tinh tiến- hỷ- khinh an- định- hộ, giác ý, đẳng kiến- trí mà- đẳng ngữ- đẳng nghiệp- đẳng mạng- đẳng phương tiện- đẳng niệm- đẳng định là Niệm giác ý?

Thế nào là đẳng kiến thế tục? Thế nào là đẳng trí thế tục? Đẳng kiến thế tục là đẳng trí thế tục, hay đẳng trí thế tục là đẳng kiến thế tục? Đẳng kiến thế tục thuộc về đẳng trí thế tục, hay đẳng trí thế tục thuộc về đẳng kiến thế tục? Thành tựu đẳng kiến thế tục thì đó là đẳng trí thế tục, hay thành tựu đẳng trí thế tục thì đó là đẳng kiến thế tục? Đẳng kiến thế tục đã diệt không còn lại là đẳng trí thế tục, hay đẳng trí thế tục đã diệt không còn lại gì là đẳng kiến thế tục?

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt, thế nào là đẳng kiến vô lậu? Thế nào là đẳng trí vô lậu? Đẳng kiến vô lậu là đẳng trí vô lậu, hay đẳng trí vô lậu là đẳng kiến vô lậu? Đẳng kiến vô lậu là thuộc về đẳng trí vô lậu, hay đẳng trí vô lậu là thuộc về đẳng kiến vô lậu? Thành tựu đẳng kiến vô lậu thì đó là đẳng trí vô lậu, hay thành tựu đẳng trí vô lậu thì đó là đẳng kiến vô lậu?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Tám hạng thành tựu học tích, mười hạng A-la-hán lậu tận.”

Hỏi: Tám hạng học tích, có bao nhiêu hạng thành tựu quá khứ- vị lai- hiện tại?

Đáp: Nếu dựa vào Tam-muội có giác- có quán, thì đầu tiên học kiến sẽ hiện ở trước mắt. Đó không phải là tám hạng quá khứ- tám hạng vị lai, hiện tại kia diệt rồi mà không mất. Nếu dựa vào Tam-muội có giác- có quán, thì học kiến sẽ hiện ở trước mắt. Tám hạng kia thành tựu quá khứ tám- vị lai tám, hiện tại thì hạng kia diệt rồi mà không mất.

Nếu căn cứ vào Tam-muội không có giác- không có quán, thì học kiến sẽ hiện ở trước mắt. Tám hạng kia có quá khứ tám- vị lai bảy, hiện tại (không có đẳng trí) thì hạng kia diệt rồi mà không mất.

Nếu dựa vào học kiến của định vô sắc hiện ở trước mắt, thì tám hạng kia có quá khứ tám- vị lai bốn, hiện tại (trừ nghĩa không có sắc của trí mà, đẳng ngữ, đẳng nghiệp, đẳng mạng) thì hạng kia diệt rồi mà không mất.

Nếu nhập Tam-muội diệt tận, nếu tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì tám hạng kia là quá khứ tám, vị lai, hiện tại không có (Xong có giác- có quán).

Nếu căn cứ vào Tam-muội không có giác- không có quán, thì học kiến đầu tiên sẽ hiện ở trước mắt. Hạng kia không có quá khứ, vị lai tám- hiện tại bảy, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội không có giác- không có quán thì học kiến sẽ hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ bảy- vị lai tám, hiện tại bảy, hạng kia diệt rồi mà không mất.

Nếu dựa vào định vô sắc, thì học kiến sẽ hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ bảy- vị lai tám- hiện tại bốn. Hạng kia diệt rồi mà không mất.

Nếu nhập định diệt tận thì tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia ở quá khứ bảy- vị lai tám, hiện tại không có, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, căn cứ vào Tam-muội có giác- có quán, học kiến hiện ở trước mắt, hạng kia có quá khứ bảy- vị lai tám- hiện tại tám (Xong không giác quán) . Nếu dựa vào định vô sắc, thì đầu tiên học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ không có, vị lai tám- hiện tại bốn, hạng kia diệt rồi, không mất. Lại nữa, dựa vào định vô sắc, học kiến hiện ở trước mắt, hạng kia có quá khứ bốn- vị lai tám- hiện tại bốn, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, nhập định diệt tận thì tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ bốn- vị lai tám, hiện tại không có, nếu diệt rồi mà không mất.

Lại nữa, dựa vào Tam-muội có giác- có quán, học kiến đầu tiên sẽ hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ bốn- vị lai tám- hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội không có giác- không có quán, học kiến sẽ hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ bốn- vị lai tám- hiện tại bảy. (Học tích xong)

Hỏi: Mười hạng A-la-hán vô lậu, có bao nhiêu hạng thành tựu quá khứ- vị lai- hiện tại?

Đáp: Nếu dựa vào Tam-muội có giác- có quán, thì đầu tiên vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ không có, vị lai mười- hiện tại chín (không có đẳng kiến), hạng kia diệt rồi mà không mất.

Lại nữa, dựa vào Tam-muội có giác- có quán, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín- vị lai mười- hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất. Nếu dựa vào Tam-muội không có giác- không có quán, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín- vị lai mười- hiện tại tám (không trí mà đẳng kiến), hạng kia diệt rồi mà không mất. Nếu dựa vào định vô sắc, vô học kiến hiện ở trước mắt, hạng kia có quá khứ chín- vị lai mười- hiện tại năm- hạng kia diệt rồi mà không mất. Nếu nhập định diệt tận thì tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín- vị lai mười- hiện tại không có, hạng kia diệt rồi mà không mất.

Nếu dựa vào Tam-muội có giác- có quán, thì đầu tiên học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín- vị lai mười- hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội có giác- có quán vô học, hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia ở quá khư và vị lai mười- hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất.

Lại nữa, dựa vào Tam-muội không có giác- không có quán, vô học hoặc là trí hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ và vị lai mười- hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào định vô sắc, vô học hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia ở quá khứ và vị lai mười- hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, nhập định diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ và vị lai mười- hiện tại không có.

Nếu dựa vào Tam-muội không có giác- không có quán, thì đầu tiên vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ không có, vị lai mười- hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội không có giác- không có quán, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ tám, vị lai mười- hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào định vô sắc, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ tám, vị lai mười- hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, nhập định diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ tám, vị lai mười- hiện tại không có, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội có giác- có quán, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ tám, vị lai mười- hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất.

Lại nữa, dựa vào Tam-muội không có giác- không có quán, thì đầu tiên vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ tám, vị lai mười- hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tam-muội không có giác- không có quán, vô học hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín- vị lai mười- hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất.

Lại nữa, dựa vào định vô sắc, vô học kiến hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín- vị lai mười- hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, nhập Tam-muội diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín- vị lai mười- hiện tại không có, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào Tammuội có giác- có quán, vô học hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ chín- vị lai mười- hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất.

Nếu dựa vào định vô sắc, thì đầu tiên vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia không có quá khứ, vị lai mười- hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất.

Lại nữa, dựa vào định vô sắc, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ năm- vị lai mười- hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất, nếu nhập định diệt tận, thì tâm thế tục sẽ hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ năm- vị lai mười- hiện tại không có, hạng kia diệt rồi mà không mất.

Lại nữa, căn cứ vào Tam-muội có giác- có quán, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ năm- vị lai mười- hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, căn cứ vào Tam-muội không có giác- không có quán, vô học kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ năm- vị lai mười- hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào định vô sắc, vô học kiến đầu tiên hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ năm- vị lai mười- hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, dựa vào định vô sắc, vô học hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ sáu, vị lai mười- hiện tại năm, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, nhập Tam-muội diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ sáu, vị lai mười- hiện tại không có, hạng kia diệt rồi mà không mất.

Lại nữa, căn cứ vào Tam-muội có giác- có quán, vô học hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ sáu, vị lai mười- hiện tại chín, hạng kia diệt rồi mà không mất. Lại nữa, căn cứ vào Tam-muội không có giác- không có quán, vô học hoặc là trí, hoặc là kiến hiện ở trước mắt. Hạng kia có quá khứ sáu, vị lai mười- hiện tại tám, hạng kia diệt rồi mà không mất.

Thế nào là kiến? Thế nào là trí? Thế nào là tuệ?

Hỏi: Thế nào là kiến?

Đáp: Nhãn căn, năm kiến, thế tục đẳng kiến, học kiến, vô học kiến.

Hỏi: Thế nào là trí?

Đáp: Trừ nhẫn đã tu hành, còn lại các ý thức thân tương ưng với trí, và năm thức thân tương ưng với trí, tận trí và vô sinh trí.

Hỏi: Thế nào là tuệ?

Đáp: Ý thức thân tương ưng với tuệ, và năm thức thân tương ưng với tuệ, tận trí và vô sinh trí.

Hỏi: Có phải các kiến là trí không?

Đáp: Hoặc là kiến chứ không phải là trí.

Thế nào là kiến chứ không phải là trí? Nhẫn do nhãn căn tu hành đó gọi là kiến chứ không phải là trí.

Thế nào là trí mà không phải là iến? Trừ ra năm kiến và đẳng kiến thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, và năm thức thân tương ưng với tuệ, tận trí và vô sinh trí, đó gọi là trí mà không phải là kiến.

Thế nào là trí, kiến? Trừ nhẫn đã tu hành, và tận trí- vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu, năm kiến, đẳng kiến thế tục, đó gọi nói là kiến trí.

Thế nào là không phải trí cũng không phải kiến? Trừ những vốn như trên.

Hỏi: Vốn gọi là kiến có phải là tuệ không?

Đáp: Hoặc là kiến chứ không phải là tuệ.

Thế nào là kiến chứ không phải là tuệ? Nhãn căn, đó gọi là kiến chứ không phải là tuệ.

Thế nào là tuệ mà không phải là kiến? Trừ năm kiến và đẳng kiến thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu và năm thức thân tương ưng với tuệ, tận trí- vô sinh trí, đó gọi là tuệ mà không phải là kiến.

Thế nào là kiến tuệ? Trừ ra tận trí- vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu và năm kiến, đẳng kiến thế tục, đó gọi là kiến tuệ.

Thế nào là không phải kiến cũng không phải tuệ? Trừ những điều nói trên.

Hỏi: Các trí có phải là tuệ không?

Đáp: Đúng như vậy, trí là tuệ.

Hỏi: Có thể có tuệ mà không phải là trí?

Đáp: Có, đó là nhẫn do tu hành.

Hỏi: Vốn gọi là kiến thì thuộc về trí chăng?

Đáp: Hoặc là kiến mà không phải là trí.

Thế nào là kiến mà không phải là trí? Nhãn căn do tu hành mà nhẫn đó gọi là kiến mà không phải là trí.

Thế nào là trí mà không phải là kiến? Trừ ra năm kiến và đẳng kiến thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, và năm thức thân tương ưng với tuệ, tận trí- vô sinh trí, đó gọi là trí mà không phải là kiến.

Thế nào là kiến trí? Trừ ra nhẫn do tu hành và tận trí- vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu – năm kiến- đẳng kiến thế tục, đó gọi là kiến trí.

Thế nào là không phải trí cũng không phải kiến? Trừ những điều nói trên.

Hỏi: Vốn gọi là kiến thì kiến đó thuộc về tuệ sao?

Đáp: Hoặc là kiến chứ không phải là tuệ.

Thế nào là kiến chứ không phải là tuệ? Nhãn căn, đó gọi là kiến chứ không phải là tuệ.

Thế nào là tuệ mà không phải là kiến? Trừ ra năm kiến và đẳng kiến thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, và năm thức thân tương ưng với tuệ, tận trí- vô sinh trí, đó gọi là tuệ không phải kiến.

Thế nào là kiến tuệ? Trừ ra tận trí – vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu, năm kiến và đẳng kiến thế tục, đó gọi là kiến tuệ.

Thế nào là không phải kiến cũng không phải tuệ? Trừ những điều nói trên.

Hỏi: Trí thâu nhiếp tuệ hay là tuệ thâu nhiếp trí?

Đáp: Tuệ thâu nhiếp trí chứ không phải trí thâu nhiếp tuệ.

Hỏi: Không thâu nhiếp những gì?

Đáp: Nhẫn đã tu hành (nhẫn trí không đạt được tuệ). Thành tựu và diệt cũng lại như thế.

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt.

Hỏi: Vốn gọi là đẳng kiến thì đó là Trạch pháp giác ý chăng?

Đáp: Hoặc đẳng kiến mà không phải Trạch pháp giác ý.

Thế nào là đẳng kiến mà không phải Trạch pháp giác ý? Đẳng kiến thế tục, đó gọi là đẳng kiến mà không phải Trạch pháp giác ý.

Thế nào là Trạch pháp giác ý mà không phải đẳng kiến? Tận trí- vô sinh trí, đó gọi là Trạch pháp giác ý mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng kiến Trạch pháp giác ý? Trừ ra tận trí- vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu, đó gọi là đẳng kiến Trạch pháp giác ý.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải Trạch pháp giác ý? Trừ những điều nói trên.

Hỏi: Vốn gọi là đẳng trí thì đó là Trạch pháp giác ý chăng?

Đáp: Hoặc đẳng trí mà không phải Trạch pháp giác ý.

Thế nào là trí mà, không phải Trạch pháp giác ý? Đẳng trí thế tục, đó gọi là trí mà không phải Trạch pháp giác ý.

Thế nào là Trạch pháp giác ý mà không phải trí mà? Nhẫn, đối tượng tu hành, đó gọi là Trạch pháp giác ý mà không phải trí mà.

Thế nào là trí mà, Trạch pháp giác ý? Trừ nhẫn do tu hành, còn lại tuệ vô lậu, đó gọi là trí mà Trạch pháp giác ý.

Thế nào là không phải trí mà, cũng không phải Trạch pháp giác ý? Trừ những điều nói trên.

Hỏi: Khi Niệm giác ý hiện ở trước mắt, có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước mắt?

Đáp: Nếu dựa vào Tam muội có giác – có quán ở vị lai, thì Niệm giác ý học hiện ở trước mắt sáu giác kia hiện ở trước mắt và tám đạo chủng, sáu giác ý vô học hiện ở trước mắt và chín đạo chủng. Nếu dựa vào Sơ thiền, Niệm gíc ý học hiện ở trước mắt, bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và tám đạo chủng bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt và chín đạo chủng. Nếu dựa vào thiền trung gian Niệm giác ý học hiện ở trước mắt, sáu giác ý kia hiện ở trước mắt và bảy đạo chủng, sáu giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng tám đạo chủng. Nếu dựa vào nhị thiền thì Niệm giác ý học hiện ở trước mắt, bảy giác ý kia hiện ở trước mắt, bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và bảy đạo chủng, bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng tám đạo chủng. Nếu dựa vào định vô sắc thì Niệm giác ý học hiện ở trước mắt, sáu giác ý kia hiện ở trước mắt vào bốn đạo chủng, sáu giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng năm đạo chủng pháp. Tinh tiến – khinh an – định- Hộ giác ý, đẳng kiến- đẳng phương tiện- đẳng niệm – đẳng định cũng lại như vậy. Hỷ giác ý lúc hiện ở trước mắt, có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước mắt?

Đáp: nếu dựa vào sơ thiền Hỷ giác ý học hiện ở trước mắt, bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và tám đạo chủng, bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng chín đạo chủng. Nếu dựa vào Nhị thiền Hỷ giác ý học hiện ở trước mắt, thì bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và bảy đạo chủng, bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng tám đạo chủng.

Hỏi: Lúc đẳng chí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước mắt?

Đáp: Nếu dựa vào Tam muội có giác – có quán ở vị lai, Đẳng chí học hiện ở trước mắt, thì sáu giác quán y kia hiện ở trước mắt, thì bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và tám đạo chủng, bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng chín đạo chủng.

Hỏi: Lúc đẳng giác hiện ở trước mắt, có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước mắt?

Đáp: Nếu dựa vào Tam muội có giác – có quán ở vị lai, Đẳng ngữ học hiện ở trước mắt, thì sáu giác ý kia hiện ở trước mắt và tám đạo chủng, sáu giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng chín đạo hcủng. Nếu dựa vào Sơ thiền lúc Đẳng ngữ học hiện ở trước mắt, thì bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và tám đạo chủng, bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng chín đạo chủng. Nếu dựa vào Thiền trung gian Đẳng ngữ học hiện ở trước mắt, thì sáu giác ý kia hiện ở trước mắt và bảy đạo chủng, sáu giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng tám đạo chủng. Nếu dựa vào Nhị thiền lúc Đẳng ngữ học hiện ở trước mắt, thì bảy giác ý kia hiện ở trước mắt và bảy đạo chủng, bảy giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng tám đạo chủng. Nếu dựa vào Tam thiền- Tứ thiền lúc Đẳng ngữ học hiện ở trước mắt, thì sáu giác ý kia hiện ở trước mắt và bảy đạo chủng, sáu giác ý vô học hiện ở trước mắt cùng tám đạo chủng. Đẳng nghiệp- đẳng mạng cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Niệm giác ý là Trạch pháp giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Niệm giác ý mà không phải Trạch pháp giác ý.

Thế nào là Niệm giác ý không phải Trạch pháp giác ý? Trạch pháp giác ý, đó gọi nói là Niệm giác ý mà không phải Trạch pháp giác ý.

Thế nào là Trạch pháp giác ý không phải là Niệm giác ý? Niệm giác ý, đó gọi là Trạch pháp giác ý mà không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là Niệm giác ý cũng là Trạch pháp giác ý? Trừ ra Trạch pháp giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Niệm giác ý , đó gọi là Niệm giác ý cũng là Trạch pháp giác ý.

Thế nào là không phải Niệm giác ý cũng không phải Trạch pháp giác ý? Còn lai các tâm – tâm pháp, sắc vô vi – tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Niệm giác ý cũng không phải Trạch pháp giác ý.

Tinh tiến – khinh an – định- Hộ giác ý,đẳng phương tiện- đẳng định

cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp Niệm giác ý tương ưng thì đó là Hỷ giác ý chăng?

Đáp: Hoặc là Niệm giác ý chứ không phải Hỷ giác ý.

Thế nào là Niệm giác ý chứ không phải Hỷ giác ý? Hỷ giác ý và Hỷ giác ý không tương ưng. Pháp tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là Niệm giác ý chứ không phải Hỷ giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý mà không phải Niệm giác ý? Hỷ giác ý tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý mà không phải Niệm giác ý.

Thế nào là Niệm giác ý cũng là Hỷ giác ý? Trừ ra Niệm giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Niệm giác ý cũng là Hỷ giác ý.

Thế nào là không phải Niệm giác ý mà cũng không phải Hỷ giác ý? Hỷ giác ý không tương ưng với Niệm giác ý, và còn lại tâm- tâm pháp, sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Niệm giác ý mà cũng không phải Hỷ giác ý.

Đẳng kiến, đẳng trí cũng lại như thế.

Hỏi: Niệm giác ý các pháp tương ưng với đẳng niệm kia chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Đẳng niệm các pháp tương ưng với Niệm giác ý kia chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Trạch pháp giác ý các pháp tương ưng với Tinh tiến giác ý kia chăng?

Đáp: Hoặc Trạch pháp giá ý mà không phải Tinh tiến giác ý.

Thế nào là Trạch pháp giác ý mà không phải Tinh tiến giác ý? Tinh tiến giác ý, đó gọi là Trạch pháp giác ý mà không phải Tinh tiến giác ý.

Thế nào là Tinh tiến giác ý không phải là Trạch pháp giác ý? Trạch pháp giác ý, đó gọi là Tinh tiến giác ý, không phải là Trạch pháp giác ý.

Thế nào là Tinh tiến giác ý mà cũng là Trạch pháp giác ý? Trừ ra Tinh tiến giác ý còn lại các pháp tương ưng với Trạch pháp giác ý đó gọi là Tinh tiến giác ý mà cũng là Trạch pháp giác ý.

Thế nào là không phải Tinh tiến giác ý mà cũng không phải Trạch pháp giác ý? Còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Tinh tiến giác ý mà cũng không phải Trạch pháp giác ý.

Khinh an- định- Hộ giác ý, đẳng phương tiện- đẳng định- đẳng

niệm cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Trạch pháp giác ý, các pháp đó là Hỷ giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Trạch pháp giác ý chứ không phải là Hỷ giác ý.

Thế nào là Trạch pháp giác ý mà không phải là Hỷ giác ý? Hỷ giác ý và Hỷ giác ý không tương ưng mà tương ưng với pháp Trạch pháp giác ý, đó gọi là Trạch pháp giác ý, không phải là Hỷ giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý không phải Trạch pháp giác ý? Hỷ giác ý tương ưng với Trạch pháp giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý không phải Trạch pháp giác ý.

Thế nào là Trạch pháp giác ý, Hỷ giác ý? Trừ ra Trạch pháp giác ý còn lại pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý cũng là Trạch pháp giác ý.

Thế nào là không phải Trạch pháp giác ý, cũng không phải Hỷ giác ý? Hỷ giác ý không tương ưng với Trạch pháp giác ý và còn lại tâm- tâm pháp- sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Trạch pháp giác ý, cũng không phải Hỷ giác ý.

Trí mà cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Trạch pháp giác ý, pháp đó là đẳng kiến chăng?

Đáp: Như thế. Các pháp tương ưng với đẳng kiến, pháp đó là Trạch pháp giác ý.

Hỏi: Có thể có Trạch pháp giác ý mà không có đẳng kiến chăng?

Đáp: Có, đẳng kiến mà không thâu nhiếp Trạch pháp giác ý.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tinh tiến giác ý, các pháp đó là Hỷ giác ý chăng?

Đáp: Hoặc là Tinh tiến giác ý, không phải Hỷ giác ý.

Thế nào là Tinh tiến giác ý, không phải Hỷ giác ý? Hỷ giác ý và Hỷ giác ý không tương ưng, mà tương ưng với pháp Tinh tiến giác ý, đó gọi là Tinh tiến giác ý, không phải Hỷ giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý không phải Tinh tiến giác ý? Nếu Hỷ giác ý tương ưng với Tinh tiến giác ý, thì đó gọi là Hỷ giác ý, không phải Tinh tiến giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý của Tinh tiến giác ý? Trừ ra Tinh tiến giác ý còn lại các pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý của Tinh tiến giác ý.

Thế nào là không phải Hỷ giác ý, cũng không phải Tinh tiến giác ý? Hỷ giác ý không tương ưng với Tinh tiến giác ý, còn lại các tâm- tâm pháp- sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Hỷ giác ý, cũng không phải Tinh tiến giác ý.

Đẳng kiến, trí mà cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tinh tiến giác ý, các pháp ấy là Khinh an giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Tinh tiến giác ý, không phải Khinh an giác ý.

Thế nào là Tinh tiến giác ý, không phải Khinh an giác ý? Khinh an giác ý, đó gọi là Tinh tiến giác ý, không phải Khinh an giác ý.

Thế nào là Khinh an giác ý, không phải Tinh tiến giác ý? Tinh tiến giác ý, đó gọi là Khinh an giác ý, không phải Tinh tiến giác ý.

Thế nào là Khinh an giác ý cũng là Tinh tiến giác ý? Trừ ra Khinh an giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Tinh tiến giác ý, đó gọi là Khinh an giác ý cũng là Tinh tiến giác ý.

Thế nào là không phải Khinh an giác ý cũng không phải Tinh tiến giác ý? Còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Khinh an giác ý, cũng không phải Tinh tiến giác ý. Định- hộ- giác ý, đẳng niệm- đẳng định cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tinh tiến giác ý, pháp đó là đẳng phương tiện chăng? Đáp: Như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng phương tiện, pháp ấy là Tinh tiến giác ý chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Hỷ giác ý, pháp đó là Khinh an giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Hỷ giác ý, không phải Khinh an giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý, không phải Khinh an giác ý? Hỷ giác ý tương ưng với Khinh an giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý, không phải Khinh an giác ý.

Thế nào là Khinh an giác ý, không phải Hỷ giác ý? Hỷ giác ý và Hỷ giác ý không tương ưng, mà là pháp tương ưng với Khinh an giác ý, đó gọi là Khinh an giác ý chứ không phải Hỷ giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý cũng là Khinh an giác ý? Trừ ra Khinh an giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý cũng gọi là Khinh an giác ý.

Thế nào là không phải Hỷ giác ý cũng không phải Khinh an giác ý? Hỷ giác ý không tương ưng với Khinh an giác ý. Còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Hỷ giác ý, cũng không phải Khinh an giác ý.

Định- Hộ giác ý, đẳng phương tiện – đẳng niệm – đẳng định cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Hỷ giác ý, các pháp ấy là đẳng kiến chăng?

Đáp: Hoặc Hỷ giác ý, không phải đẳng kiến.

Thế nào là Hỷ giác ý không phải đẳng kiến? Hỷ giác ý tương ưng với đẳng kiến, và còn lại đẳng kiến không tương ưng, pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng kiến mà không phải Hỷ giác ý? Đẳng kiến tương ưng với Hỷ giác ý, còn lại các Hỷ giác ý không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến, không phải Hỷ giác ý.

Thế nào là đẳng kiến cũng là Hỷ giác ý? Trừ ra đẳng kiến tương ưng với Hỷ giác ý, các pháp tương ưng với đẳng kiến và Hỷ giác ý, đó gọi là pháp tương ưng với đẳng kiến cùng Hỷ giác ý.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải Hỷ giác ý? Hỷ giác ý không tương ưng với đẳng kiến, đẳng kiến mà không tương ưng với Hỷ giác ý, còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến cũng không phải Hỷ giác ý.

Trí mà cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Hỷ giác ý, các pháp ấy là Định giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Khinh an giác ý mà không phải Định giác ý.

Thế nào là Khinh an giác ý mà không phải Định giác ý? Định giác ý, đó gọi là Khinh an giác ý chứ không phải Định giác ý.

Thế nào là Định giác ý mà không phải Khinh an giác ý? Khinh an giác ý, đó gọi là Định giác ý chứ không phải Khinh an giác ý.

Thế nào là Định giác ý cũng là Khinh an giác ý? Trừ ra Định giác ý, còn lại pháp tương ưng với Khinh an giác ý, đó gọi là Khinh an giác ý cũng là Định giác ý.

Thế nào là không phải Khinh an giác ý cũng không phải Định giác ý? Còn lại các tâm – tâm pháp và sắc vô vi – tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Khinh an giác ý, cũng không phải Định giác ý.

Hộ giác ý, đẳng phương tiện, đẳng niệm, đẳng định cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Khinh an giác ý, pháp đó là đẳng kiến kia chăng?

Đáp: Hoặc Khinh an giác ý mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là Khinh an giác ý mà không phải đẳng kiến? Đẳng kiến và đẳng kiến mà không tương ưng, pháp tương ưng với Khinh an giác ý, đó gọi là Khinh an giác ý mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng kiến mà không phải Khinh an giác ý? Khinh an giác ý tương ưng với đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến mà không phải Khinh an giác ý.

Thế nào là đẳng kiến của Khinh an giác ý? Trừ ra Khinh an giác ý, còn lại các pháp tương ưng với đẳng kiến khác, đó gọi là đẳng kiến cũng là Khinh an giác ý.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải Khinh an giác ý? Đẳng kiến mà không tương ưng với Khinh an giác ý. Còn lại tâm- tâm pháp và sắc vô vi – tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến cũng không phải Khinh an giác ý. Đẳng chí cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Định giác ý, pháp đó là Hộ giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Định giác ý mà không phải Hộ giác ý.

Thế nào là Định giác ý mà không phải Hộ giác ý? Hộ giác ý, đó gọi là Định giác ý mà không phải Hộ giác ý.

Thế nào là Hộ giác ý mà không phải Định giác ý? Định giác ý, đó gọi là Hộ giác ý mà không phải Định giác ý.

Thế nào là Hộ giác ý cũng là Định giác ý? Trừ ra Hộ giác ý, còn lại pháp tương ưng với Định giác ý khác, đó gọi là Hộ giác ý cũng là Định giác ý.

Thế nào là không phải Hộ giác ý cũng không phải Định giác ý? Còn lại tâm- tâm pháp và sắc vô vi – tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Hộ giác ý cũng không phải Định giác ý.

Đẳng phương tiện, đẳng niệm cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Định giác ý, các pháp đó là đẳng kiến chăng?

Đáp: Hoặc Định giác ý mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là Định giác ý mà không phải đẳng kiến? Đẳng kiến và đẳng kiến mà không tương ưng với nhau, mà là pháp tương ưng với Định giác ý, đó gọi là Định giác ý mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng kiến mà không phải Định giác ý? Đẳng kiến tương ưng với Định giác ý, đó gọi là đẳng kiến mà không phải Định giác ý

Thế nào là đẳng kiến cũng là Định giác ý? Trừ ra Định giác ý, còn lại pháp tương ưng với đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến cũng là Định giác ý.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải Định giác ý? Đẳng kiến mà không tương ưng với Định giác ý, còn lại tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến cũng không phải Định giác ý. Đẳng chí cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp Định giác ý tương ưng với đẳng định kia chăng? Đáp: Như thế.

Hỏi: Các pháp đẳng định tương ưng với Định giác ý kia chăng?

Đáp: Như thế.

Hỏi: Các pháp Hộ giác ý tương ưng với đẳng kiến kia chăng?

Đáp: Hoặc Hộ giác ý mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là Hộ giác ý mà không phải đẳng kiến? Đẳng kiến và đẳng kiến mà không tương ưng với nhau, mà là pháp tương ưng với Hộ giác ý, đó gọi là Hộ giác ý mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng kiến mà không phải Hộ giác ý? Đẳng kiến tương ưng với Hộ giác ý, đó gọi là đẳng kiến mà không phải Hộ giác ý.

Thế nào là đẳng kiến cũng là Hộ giác ý? Trừ ra Hộ giác ý, còn lại pháp tương ưng với đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến cũng là Hộ giác ý.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải Hộ giác ý? Đẳng kiến mà không tương ưng với Hộ giác ý, còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến cũng không phải Hộ giác ý.

Trí mà cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Hộ giác ý, các pháp đó là đẳng phương tiện?

Đáp: Hoặc Hộ giác ý mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là Hộ giác ý mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng phương tiện, đó gọi là Hộ giác ý mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải Hộ giác ý? Hộ giác ý, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải Hộ giác ý.

Thế nào là đẳng phương tiện cũng là Hộ giác ý? Trừ ra đẳng phương tiện, còn lại pháp tương ưng với Hộ giác ý, đó gọi là đẳng phương tiện cũng Hộ giác ý.

Thế nào là không phải đẳng phương tiện cũng không phải Hộ giác ý? Còn lại các tâm – tâm pháp và sắc vô vi – tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng phương tiện cũng không phải Hộ giác ý.

Đẳng niệm, đẳng định, trí mà cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng kiến, các pháp đó là đẳng chí chăng?

Đáp: Hoặc đẳng kiến mà không phải đẳng chí.

Thế nào là đẳng kiến mà không phải đẳng chí chăng? Đẳng kiến tương ưng với đẳng chí và dẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến mà không phải đẳng chí.

Thế nào là đẳng chí mà không phải đẳng kiến? đẳng chí tương ưng với đẳng kiến, và đẳng kiến mà không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng chí, đó gọi là đẳng chí mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng chí cũng là đẳng kiến? Trừ ra đẳng kiến tương ưng với đẳng chí, còn lại pháp tương ưng với đẳng chí và đẳng kiến, đó gọi là đẳng chí cũng là đẳng kiến.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng chí? Đẳng kiến mà không tương ưng với đẳng chí, đẳng chí không tương ưng với đẳng kiến, còn lại tâm – tâm pháp và sắc vô vi – tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng kiến.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng kiến là đẳng phương tiện chăng?

Đáp: Hoặc đẳng kiến mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng kiến mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng phương tiện tương ưng với đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng kiến? Đẳng kiến và đẳng kiến mà không tương ưng, mà là pháp tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng phương tiện cũng là đẳng kiến? Trừ ra đẳng phương tiện, còn lại pháp tương ưng với đẳng kiến, đó gọi là đẳng phương tiện cũng là đẳng kiến.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng phương tiện? Đẳng kiến mà không tương ưng với đẳng phương tiện, còn lại tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng phương tiện.

Đẳng niệm, đẳng định cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng chí là đẳng phương tiện kia chăng?

Đáp: Hoặc đẳng chí mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đắng chí mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng chí tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng chí mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng chí? Đẳng chí và đẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng chí.

Thế nào là đẳng phương tiện cũng là đẳng chí? Trừ ra đẳng phương tiện, còn lại pháp tương ưng với đẳng chí đó gọi là đẳng phương tiện cũng là đẳng chí.

Thế nào là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng phương tiện? Đẳng chí không tương ưng với đẳng phương tiện, còn lại tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng phương tiện.

Đẳng niệm, đẳng định cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng phương tiện là đẳng niệm kia chăng?

Đáp: Hoặc đẳng phương tiện mà không phải đẳng niệm.

Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng niệm? Đẳng niệm, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng niệm.

Thế nào là đẳng niệm mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng niệm mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng niệm cũng là đẳng phương tiện? Trừ ra đẳng niệm, còn lại pháp tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng niệm cũng là đẳng phương tiện.

Thế nào là không phải đẳng phương tiện cũng không phải đẳng niệm? Còn lại tâm- tâm pháp và sắc vô vi – tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng phương tiện cũng không phải đẳng niệm.

Đẳng định cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng niệm đẳng định kia chăng?

Đáp: Hoặc đẳng niệm mà không phải đẳng định.

Thế nào là đẳng niệm mà không phải đẳng định? Đẳng định, đó gọi là đẳng niệm mà không phải đẳng định.

Thế nào là đẳng định mà không phải đẳng niệm? Đẳng niệm, đó gọi là đẳng định mà không phải đẳng niệm.

Thế nào là đẳng định cũng là đẳng niệm? Trừ ra đẳng định, còn lại pháp tương ưng với đẳng niệm, đó gọi là đẳng định cũng là đẳng niệm.

Thế nào là không phải đẳng niệm cũng không phải đẳng định? Còn lại tâm – tâm pháp và sắc vô vi – tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng niệm cũng không phải đẳng định.

Hỏi: Thế nào là đẳng kiến thế tục?

Đáp: Ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu thiện.

Hỏi: Thế nào là đẳng trí thế tục?

Đáp: Ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu thiện, năm thức thân tương ưng với tuệ thiện.

Hỏi: Đẳng kiến thế tục là đẳng trí thế tục chăng?

Đáp: Như thế. Đẳng kiến thế tục thì đó là đẳng trí thế tục.

Hỏi: Có thể đẳng trí thế tục mà không phải đẳng kiến thế tục chăng?

Đáp: Có, năm thức thân tương ưng với tuệ thiện.

Hỏi: Đẳng kiến thế tục thâu nhiếp đẳng trí thế tục, hay đẳng trí thế tục thâu nhiếp đẳng kiến thế tục?

Đáp: Đẳng trí thế tục thâu nhiếp đẳng kiến thế tục, chứ không phải đẳng kiến thế tục thâu nhiếp đẳng trí thế tục.

Hỏi: Không thâu nhiếp những gì?

Đáp: Năm thức thân tương ưng với tuệ thiện. Thành tựu diệt cũng lại như thế.

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt. Thế nào là đẳng kiến vô lậu? Thế nào là đẳng trí vô lậu?

Hỏi: Thế nào là đẳng kiến vô lậu?

Đáp: Tận trí – vô sinh trí không thâu nhiếp tuệ vô lậu.

Hỏi: Thế nào là đẳng trí vô lậu?

Đáp: Trừ ra nhẫn do tu hành còn lại tuệ vô lậu.

Hỏi: Đẳng kiến vô lậu là đẳng trí vô lậu chăng?

Đáp: Hoặc đẳng kiến vô lậu mà không phải đẳng trí vô lậu.

Thế nào là đẳng kiến vô lậu mà không phải đẳng trí vô lậu? Nhẫn do tu hành, đó gọi là đẳng kiến vô lậu mà không phải đẳng trí vô lậu.

Thế nào là đẳng trí vô lậu mà không phải đẳng kiến vô lậu? Tận trí – vô sinh trí, đó gọi là đẳng trí vô lậu chứ không phải đẳng kiến vô lậu.

Thế nào là đẳng kiến vô lậu cũng là đẳng trí vô lậu? Trừ ra nhẫn do tu hành, tận trí- vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu, đó gọi là đẳng trí vô lậu cũng là đẳng kiến vô lậu.

Thế nào là không phải đẳng kiến vô lậu cũng không phải đẳng trí vô lậu? Trừ những điều nói trên.

Hỏi: Đẳng kiến vô lậu thâu nhiếp đẳng trí vô lậu chăng?

Đáp: Hoặc là đẳng kiến vô lậu chứ không phải đẳng trí vô lậu.

Hỏi: Thế nào là đẳng kiến vô lậu chứ không phải đẳng trí vô lậu?

Đáp: Nhẫn do tu hành, đó gọi là đẳng kiến vô lậu chứ không phải đẳng trí vô lậu.

Hỏi: Thế nào là đẳng trí vô lậu chứ không phải đẳng kiến vô lậu?

Đáp: Tận trí – vô sanh trí, đó gọi là đẳng trí vô lậu chứ không phải đẳng kiến vô lậu.

Hỏi: Thế nào là đẳng kiến vô lậu cũng là đẳng trí vô lậu?

Đáp: Trừ ra nhẫn do tu hành, tận trí và vô sinh trí, còn lại trí vô lậu, đó gọi là đẳng kiến vô lậu cũng là đẳng trí vô lậu.

Hỏi: Thế nào là không pahỉ đẳng kiến vô lậu cũng không phải đẳng trí vô lậu?

Đáp: Trừ những điều nói trên.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng kiến vô lậu thì đó là đẳng trí vô lậu chăng?

Đáp: Như thế. Nếu thành tựu đẳng trí vô lậu, cũng thành tựu đẳng kiến vô lậu.

Hỏi: Có thể thành tựu đẳng kiến vô lậu mà không phải đẳng trí vô lậu chăng?

Đáp: Có, khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt.

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu.

Phẩm 2: NÓI VỀ NĂM CHỦNG

Các kiến nghịch, tà kiến,
Người học cũng vô học,
Phi học phi vô học,
Phạm nhẫn và năm chủng.

Thế nào là tà kiến? Thế nào là tà trí? Tà kiến là tà trí, hay tà trí này là tà kiến? Tà kiến thâu nhiếp tà trí, hay tà trí thâu nhiếp tà kiến? Thành tựu tà kiến thì đó là tà trí, hay thành tựu tà trí thì đó là tà kiến? Tà kiến đã diệt không còn sót thì đó là tà trí, hay tà trí đã diệt không còn sót đó là tà kiến?

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt. Thế nào là đẳng kiến? Thế nào là đẳng trí? Đẳng kiến là đẳng trí, hay đẳng trí là đẳng kiến? Đẳng kiến thâu nhiếp đẳng trí, hay đẳng trí thâu nhiếp đẳng kiến? Thành tựu đẳng kiến thì đó là đẳng trí, hay thành tựu đẳng trí thì đó là đẳng kiến? Đẳng kiến đã diệt không còn sót đó là đẳng trí, hay đẳng trí đã diệt không còn sót đó là đẳng kiến?

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt. Các tuệ nghịch đều là kiết, hay kiết đều là tuệ nghịch?

Thế nào là kiến học? Thế nào là trí học? Thế nào là tuệ học? Kiến học là trí học, hay trí học là kiến học? Kiến học là tuệ học, hay tuệ học là kiến học? Trí học là tuệ học, hay tuệ học là trí học? Kiến học thâu nhiếp trí học, hay trí học thâu nhiếp kiến học? Kiến học thâu nhiếp tuệ học, hay tuệ học thâu nhiếp kiến học? Trí học thâu nhiếp tuệ học, hay tuệ học thâu nhiếp trí học? Thành tựu kiến học thì đó là trí học, hay thành tựu trí học thì đó là kiến học? Thành tựu kiến học thì đó là tuệ học, hay thành tựu tuệ học thì đó là kiến học? Thành tựu trí học thì đó là tuệ học, hay thành tựu tuệ học thì đó là trí học? Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu.

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu. Thế nào là kiến vô học? Thế nào là trí vô học? Thế nào là tuệ vô học? Kiến vô học là trí vô học, hay trí vô học là kiến vô học? Kiến vô học là tuệ vô học, hay tuệ vô học là kiến vô học? Trí vô học là tuệ vô học, hay tuệ vô học là trí vô học? Kiến vô học thâu nhiếp trí vô học, hay trí vô học thâu nhiếp kiến vô học? Kiến vô học thâu nhiếp tuệ vô học, hay tuệ vô học thâu nhiếp kiến vô học? Trí vô học thâu nhiếp tuệ vô học, hay tuệ vô học thâu nhiếp trí vô học? Thành tựu kiến vô học thì đó là trí vô học, hay thành tựu trí vô học thì đó là kiến vô học? Thành tựu kiến vô học thì đó là tuệ vô học, hay thành tựu tuệ vô học thì đó là kiến vô học? Thành tựu trí vô học thì đó là tuệ vô học, hay thành tựu tuệ vô học thì đó là trí vô học?

Thế nào là kiến phi học phi vô học? Thế nào là trí phi học phi vô học? Thế nào là tuệ phi học phi vô học? Kiến phi học phi vô học là trí phi học phi vô học, hay trí phi học phi vô học là kiến phi học phi vô học? Kiến phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học là kiến phi học phi vô học? Trí phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học là trí phi học phi vô học? Kiến phi học phi vô học thâu nhiếp trí phi học phi vô học, hay trí phi học phi vô học thâu nhiếp kiến phi học phi vô học? Kiến phi học phi vô học thâu nhiếp tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học thâu nhiếp kiến phi học phi vô học? Trí phi học phi vô học thâu nhiếp tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học thâu nhiếp trí phi học phi vô học? Thành tựu kiến phi học phi vô học thì sẽ thành tựu trí phi học phi vô học, hay thành tựu trí phi học phi vô học thì sẽ thành tựu kiến phi học phi vô học? Thành tựu kiến phi học phi vô học thì sẽ thành tựu tuệ phi học phi vô học, hay thành tựu tuệ phi học phi vô học thì sẽ thành tựu kiến phi học phi vô học? Thành tựu trí phi học phi vô học thì sẽ thành tựu tuệ phi học phi vô học, hay thành tựu tuệ phi học phi vô học thì sẽ thành tựu trí phi học phi vô học? Kiến phi học phi vô học đã diệt không còn sót đó là trí phi học phi vô học, hay trí phi học phi vô học đã diệt không còn sót đó là kiến phi học phi vô học? Kiến phi học phi vô học đã diệt không còn sót đó là tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học đã diệt không còn sót đó là kiến phi học phi vô học? Trí phi học phi vô học đã diệt không còn sót đó là tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học đã diệt không còn sót đó là trí phi học phi vô học?

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt. Như Phạm thiên kia đã nói thế này: “Ta làm Đại Phạm thiên này sẽ tạo ra sự biến hóa mầu nhiệm, tạo ra chủng loại chúng sinh. “Đối với năm kiến này là dụng của kiến nào? Các đế nào đoạn Trừ ra kiến này?”. Như trời Phạm Ca Di kia đã nói thế này: “Đại Phạm thiên này sẽ tạo ra sự biến hóa mầu nhiệm, tạo ra chủng loại chúng sinh. Đối với năm kiến này là dụng của kiến nào? Các đế nào đoạn Trừ ra kiến này? Như Phạm chí Trường Trảo đã nói thế này: “Tất cả của Cù-đàm thì ta không nhẫn, tất cả nhẫn của ta có nhẫn cũng không nhẫn.” Đối với năm kiến này là dụng của kiến nào? Các đế nào đoạn Trừ ra kiến này? Vốn gọi là vì kiến này, A-la-hán mất bất tịnh, là hình tượng của trời Tịnh Ma Ca Di. A-la-hán mất bất tịnh, đối với năm kiến này là dụng của kiến nào? Các đế nào đoạn Trừ ra kiến này? Vốn gọi là kiến thì A-la-hán tự giải thoát mà không biết. A-la-hán tự giải thoát những hồ nghi, đắc A-la-hán do người khác mà biết. Đối với năm kiến này là dụng của kiến nào? Các đế nào đoạn Trừ ra kiến này? Vốn gọi là kiến này thì tên gọi chỉ có đạo chủng của khổ. Chủng đạo của khổ, đối với năm kiến này, là dụng của kiến nào? Các đế nào đoạn Trừ ra kiến này?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Thế nào là tà kiến?

Đáp: Năm kiến với nghĩa không nhất định, năm kiến đều là tà kiến. Nếu nhất định thì vốn gọi là kiến này không có thí, không có báo, không có thuyết, đó gọi là tà kiến.

Hỏi: Thế nào là tà trí?

Đáp: Ý thức thân tương ưng với tuệ ô nhiễm, năm thức thân tương ưng với tuệ ô nhiễm, đó gọi là tà trí.

Hỏi: Tà kiến là tà trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Tà kiến là tà trí.

Hỏi: Có thể có tà trí mà không phải tà kiến chăng?

Đáp: Có, Trừ ra ra năm kiến, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ nhiễm ô, năm thức thân tương ưng với tuệ nhiễm ô.

Hỏi: Tà kiến thâu nhiếp tà trí, hay tà trí thâu nhiếp tà kiến?

Đáp: Tà trí thâu nhiếp tà kiến, không phải tà kiến thâu nhiếp tà trí.

Không thâu nhiếp những gì? Trừ ra ra năm kiến, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ nhiễm ô, năm thức thân tương ưng với tuệ nhiễm ô.

Hỏi: Thành tựu tà kiến thì sẽ thành tựu tà trí hay sao?

Đáp: Đúng như vậy! Nếu thành tựu tà kiến thì đó là tà trí.

Hỏi: Có thể thnàh tựu tà trí mà không phải là tà kiến chăng?

Đáp: Thấy dấu vết hữu học.

Hỏi: Tà kiến đã diệt không còn sót thì đó là tà trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy. nếu tà trí đã diệt không còn sót thì đó là tà kiến.

Hỏi: Có thể có tà kiến diệt không còn sót mà không phải là tà trí chăng?

Đáp: Thấy dấu vết hữu học.

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt. Thế nào là đẳng kiến? Thế nào là đẳng trí?

Hỏi: Thế nào là đẳng kiến?

Đáp: Tận trí- vô sinh trí không thâu nhiếp ý thức thân tương ưng với tuệ thiện.

Hỏi: Thế nào là đẳng trí?

Đáp: Trừ ra ra nhẫn do tu hành, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ thiện.

Hỏi: Năm thức thân tương ưng với đẳng kiến tuệ thiện là đẳng trí chăng?

Đáp: Hoặc đẳng kiến mà không phải đẳng chí.

Thế nào là đẳng kiến, không phải đẳng trí? Nhẫn doo tu hành, đó gọi là đẳng kiến mà không phải đẳng trí.

Thế nào là đẳng trí mà không phải đẳng kiến? Năm thức thân tương ưng với tuệ thiện và tận trí- vô sinh trí, đó gọi là đẳng trí mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng trí cũng là đẳng kiến? Trừ ra ra nhẫn, do tu hành và tận trí- vô sinh trí, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ thiện, đó gọi là đẳng trí cũng là đẳng kiến.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng trí? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Đẳng kiến thâu nhiếp đẳng trí chăng?

Đáp: Hoặc là đẳng kiến mà không phải đẳng trí.

Hỏi: Thế nào là đẳng kiến mà không phải đẳng trí?

Đáp: Nhẫn do tu hành, đó gọi là đẳng kiến mà không phải đẳng trí.

Hỏi: Thế nào là đẳng trí mà không phải đẳng kiến?

Đáp: Năm thứ thân tương ưng với tuệ thiện và tận trí- vô sinh trí,

đó gọi là đẳng trí chứ không phải đẳng kiến.

Hỏi: Thế nào là đẳng kiến cũng là đẳng trí?

Đáp: Trừ ra nhẫn do tu hành và tận trí- vô sinh trí, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ thiện, đó gọi là đẳng kiến cũng là đẳng trí.

Hỏi: Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng trí?

Đáp: Trừ những điều như trên.

Hỏi: Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt, các tuệ nghịch đều là kiết chăng?

Đáp: Hoặc tuệ nghịch mà không phải kiết.

Thế nào là tuệ nghịch mà không phải kiết? Trừ ra hai kiết, còn lại tuệ nhiễm ô, đó gọi là tuệ nghịch mà không phải kiết.

Thế nào là kiết mà không phải tuệ nghịch? Bảy kiết, đó gọi là kiết mà không phải tuệ nghịch.

Thế nào là tuệ nghịch chính là kiết? Hai kiết, đó gọi là tuệ nghịch chính là kiết.

Thế nào là không phải tuệ nghịch cũng không phải là kiết? Trừ những điều như trên.

Thế nào là kiến học? Thế nào là trí học? Thế nào là tuệ học?

Hỏi: Thế nào là kiến học?

Đáp: Đó là tuệ học.

Hỏi: Thế nào là trí học?

Đáp: Tám trí giác.

Hỏi: Thế nào là tuệ học?

Đáp: Đó gọi là kiến học- trí học- tuệ học.

Hỏi: Kiến học là trí học hay sao?

Đáp: Đúng như vậy! Trí học là kiến học.

Hỏi: Có thể có kiến học mà không phải trí học chăng?

Đáp: Có, nhẫn do tu hành.

Hỏi: Kiến học là tuệ học phải không?

Đáp: Đúng như vậy!

Hỏi: Tuệ học này là kiến học? Đáp: Đúng như vậy!

Hỏi: Trí học là tuệ học chăng?

Đáp: Đúng như vậy! Trí học là tuệ học.

Hỏi: Có thể có tuệ học mà không phải trí học chăng?

Đáp: Có, nhẫn do tu hành.

Hỏi: Kiến học thâu nhiếp trí học, hay trí học thâu nhiếp kiến học?

Đáp: Kiến học thâu nhiếp trí học, không phải trí học thâu nhiếp kiến học.

Những gì không thâu nhiếp? Nhẫn do tu hành.

Hỏi: Kiến học thâu nhiếp tuệ học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Tuệ học thâu nhiếp kiến học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Trí học thâu nhiếp tuệ học, hay tuệ học thâu nhiếp trí học?

Đáp: Tuệ học thâu nhiếp trí học, không phải trí học thâu nhiếp tuệ học.

Những gì không thâu nhiếp? Nhẫn do tu hành.

Hỏi: Thành tựu kiến học thì đó là trí học chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu trí học thì đó là kiến học.

Hỏi: Có thể có thành tựu kiến học mà không phải trí học chăng?

Đáp: Có, khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt.

Hỏi: Thành tựu kiến học thì thành tựu tuệ học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tuệ học thì đó là kiến học?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu trí học thì đó là tuệ học chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu thành tựu trí học thì đó là tuệ học.

Hỏi: Có thể thành tựu tuệ học mà không phải trí học chăng?

Đáp: Có, khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt.

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu. Thế nào là kiến vô học? Thế nào là trí vô học? Thế nào là tuệ vô học?

Hỏi: Thế nào là kiến vô học?

Đáp: Tận trí – vô sinh trí, không thâu nhiếp tuệ vô lậu.

Hỏi: Thế nào là trí vô học?

Đáp: Tám trí vô học.

Hỏi: Thế nào là tuệ vô học?

Đáp: Đó gọi là kiến vô học- trí vô học- tuệ vô học.

Hỏi: Kiến vô học là trí vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Kiến vô học là trí vô học.

Hỏi: Có thể có trí vô học mà không phải kiến vô học chăng?

Đáp: Có, tận trí và vô sinh trí.

Hỏi: Trí vô học là tuệ vô học chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Tuệ vô học là trí vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Kiến vô học thâu nhiếp trí vô học, hay trí vô học thâu nhiếp kiến vô học?

Đáp: Trí vô học thâu nhiếp kiến vô học, không phải kiến vô học thâu nhiếp trí vô học.

Những gì không thâu nhiếp? Tận trí và vô sinh trí.

Hỏi: Kiến vô học thâu nhiếp tuệ vô học, hay tuệ vô học thâu nhiếp kiến vô học?

Đáp: Tuệ vô học thâu nhiếp kiến vô học, không phải kiến vô học thâu nhiếp tuệ vô học.

Không thâu nhiếp những gì? Tận trí và vô sinh trí.

Hỏi: Trí vô học thâu nhiếp tuệ vô học chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Tuệ vô học thâu nhiếp trí vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Thành tựu cũng như vậy.

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu. Thế nào là kiến phi học phi vô học? Thế nào là trí phi học phi vô học? Thế nào là tuệ phi học phi vô học?

Hỏi: Thế nào là kiến phi học phi vô học?

Đáp: Năm kiến của nhãn căn và đẳng kiến thế tục.

Hỏi: Thế nào là trí phi học phi vô học?

Đáp: Ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ.

Hỏi: Thế nào là tuệ phi học phi vô học?

Đáp: Ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ.

Hỏi: Kiến phi học phi vô học là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc kiến mà không phải trí.

Thế nào là kiến mà không phải trí? Nhãn căn, đó gọi là kiến chứ không phải trí.

Thế nào là trí mà không phải kiến? Trừ ra năm kiến và đẳng kiến của thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ, đó gọi là trí chứ không phải kiến.

Thế nào là kiến trí? Đẳng kiến thế tục của năm kiến, đó gọi là kiến trí.

Thế nào là không phải kiến cũng không phải trí? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Kiến phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc kiến mà không phải tuệ.

Thế nào là kiến mà không phải tuệ? Nhãn căn, đó gọi là kiến chứ không phải tuệ.

Thế nào là tuệ mà không phải kiến? Trừ ra năm kiến và đẳng kiến của thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ, đó gọi là tuệ chứ không phải kiến.

Thế nào là kiến tuệ? Năm kiến và đẳng kiến thế tục, đó gọi là kiến tuệ.

Thế nào là không phải kiến cũng không phải tuệ? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Trí phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử tuệ phi học phi vô học là trí phi học phi vô học?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Kiến phi học phi vô học thâu nhiếp trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc kiến mà không phải trí.

Thế nào là kiến không phải trí? Nhãn căn, đó gọi là kiến chứ không phải trí.

Thế nào là trí mà không phải kiến? Trừ ra năm kiến, đẳng kiến của thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ, đó gọi là trí chứ không phải kiến.

Thế nào là kiến trí? Đẳng kiến thế tục cùng năm kiến, đó gọi là kiến trí.

Thế nào là không phải kiến cũng không phải trí? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Kiến phi học phi vô học thâu nhiếp tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc kiến mà không phải tuệ.

Thế nào là kiến mà không phải tuệ? Nhãn căn, đó gọi là kiến chứ không phải tuệ.

Thế nào là tuệ mà không phải kiến? Trừ ra năm kiến và đẳng kiến của thế tục, còn lại ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ, đó gọi là tuệ chứ không phải kiến.

Thế nào là kiến tuệ? Năm kiến và đẳng kiến thế tục, đó gọi là kiến tuệ.

Thế nào là không phải kiến cũng không phải tuệ? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Trí phi học phi vô học thâu nhiếp tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Tuệ phi học phi vô học thâu nhiếp trí phi học phi vô học?

Đáp: Như thế. Thành tựu diệt cũng như thế.

Lý nhất định thâu nhiếp thành tựu diệt, như Phạm thiên kia nói thế này: Ta ở Đại Phạm thiên này, lấy pháp thấp trộm làm cao nhất. Đây là trộm kiến do khổ đế đoạn. Tạo hóa không làm mà nói làm, đó gọi là trộm giới do khổ đế đoạn. Nói hay đẹp nghĩa là lấy pháp thấp trộm làm cao nhất, đó gọi là trộm kiến, do khổ đế đoạn. Tạo ra chủng loại chúng sinh không làm mà nói làm đây là trộm giới do khổ đế đoạn. Như trời Phạm Ca Di kia nói thế này: Đại Phạm thiên này lấy pháp thấp trộm làm cao nhất. Đây là trộm kiến, do khổ đế đoạn. Tạo ra chủng loại chúng sinh không làm mà nói làm, đó gọi là trộm giới do khổ đế đoạn. Nói hay đẹp, nghĩa là dùng pháp thấp trộm làm cao nhất, đó gọi là trộm kiến do khổ đế đoạn. Tạo ra chủng loại chúng sinh không làm mà nói làm, đó gọi là trộm giới do khổ đế đoạn. Như Phạm chí Trường Trảo kia nói thế này: Tất cả của Cù-đàm thì ta không nhẫn, biên kiến này thuộc về đoạn diệt do khổ đế đoạn. Hết thảy của Cù-đàm ta nhẫn, biên kiến này thuộc về hữu thường do khổ đế đoạn. Ta có nhẫn cũng không có nhẫn, ông ta có nhẫn, biên kiến này thuộc hữu thường do khổ đế đoạn. Ông ta không có nhẫn, biên kiến này thuộc về đoạn diệt do khổ đế đoạn. Vốn gọi là A-la-hán bởi vì kiến này mất bất tịnh, là hình tượng của trời Tinh Ma Ca Di (quấy phá), A-la-hán mất bất tịnh, giường gối nhơ bẩn. Không làm mà nói làm, đây nói là trộm giới do khổ đế đoạn. Vốn gọi là A-la-hán do kiến này tự giải thoát mà không biết. Nói A-la-hán không có trí này, tà kiến này do đạo đế đoạn. Vốn gọi là kiến này do A-la-hán tự giải thoát hồ nghi, là A-la-hán đã vượt qua hồ nghi, tà kiến này do đạo đế đoạn. Vốn gọi là kiến này đạt được A-la-hán do người khác biết được, A-la-hán không do người khác mà biết, tà kiến này do đạo đế đoạn. Điều gọi là kiến này thì nói rằng khổ- đạo khổ- đạo chủng- vô tác- ngôn tác đây là trộm giới do khổ đế đoạn.

 

Phẩm 3: BIẾT VỀ TÂM NGƯỜI KHÁC

Biết tâm người khác bốn,
Và ái cũng có năm,
Tín sáng diệt điên đảo,
Tu hành đạo Tam-muội.

Thế nào là trí biết tâm người khác? Thế nào là trí biết mạng đời trước? Nếu trí biết tâm người khác thì biết tâm người khác chăng? Giả sử biết tâm người khác là trí biết tâm người khác chăng? Nếu trí biết mạng đời trước thì biết mạng đời trước chăng? Giả sử biết mạng đời trước là trí biết mạng đời trước chăng? Nếu trí biết mạng đời trước, trí ấy biết pháp do tâm người khác trong quá khứ đã nghĩ đến chăng? Giả sử biết pháp do tâm người khác trong quá khứ đã nghĩ đến, là trí biết mạng đời trước chăng? Thế nào là sự giải thoát của đẳng ý? Thế nào là ý không có hoài nghi giải thoát. Vì sao giải thoát đẳng ý mà nói là ái? Các giải thoát đẳng ý, tất cả giải thoát đẳng ý đó đều tương ưng với tận trí chăng? Giả sử tương ưng với tận trí, là tất cả giải thoát đẳng ý kia chăng? Các giải thoát không có ý hoài nghi, tất cả giải thoát đẳng ý đó tương ưng với vô sinh trí chăng? Giả sử vô sinh trí tương ưng với tất cả giải thoát không có ý hoài nghi chăng? Thế nào là minh học? Thế nào là trí học? Thế nào là minh vô học? Thế nào là trí vô học? Thời pháp tu hành đạt được đầu tiên, là những ai tin Phật- Pháp- Tăng? Với bốn điên đảo này thì Tu-đà-hoàn có bao nhiêu diệt, bao nhiêu không diệt? Với ba Tam-muội này thì Tu-đà-hoàn có bao nhiêu thành tựu quá khứ, vị lai, hiện tại? Nếu đạo quá khứ thì tất cả đạo đó đã tu, đã khinh an chăng? Giả sử đạo đã tu, đã khinh an thì tất cả đạo đó đều thuộc quá khứ chăng? Nếu đạo vị lai thì tất cả đạo kia không tu, không khinh an chăng? Giả sử đạo không tu, không khinh an thì tất cả đạo đó đều thuộc vị lai chăng? Nếu là đạo hiện tại thì tất cả đạo đó đều tu chăng? Giả sử đạo đều tu thì tất cả đạo đó là hiện tại chăng?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Thế nào là trí biết tâm người khác?

Đáp: Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ điều đã tu, đã được không mất, thì trí vốn có thể sử dụng hiện ở trước mắt. Chúng sinh khác- người khác, điều đã giác, điều đã quán, điều đã thực hành, tánh ý đã giác như thật nhận biết, đó gọi là biết tâm người khác.

Hỏi: Thế nào là trí biết mạng đời trước?

Đáp: Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ điều đã tu, đã được không mất, trí vốn có thể sử dụng hiện ở trước mắt, qua tướng mạo mà biết vô số đời sống đời trước, đó gọi là trí biết mạng đời trước.

Hỏi: Nếu trí biết tâm người khác thì biết tâm người khác chăng?

Đáp: Hoặc là trí biết tâm người khác mà không phải là biết tâm người khác.

Thế nào là trí biết tâm người khác mà không phải là biết tâm người khác? Nếu trí biết tâm người khác là quá khứ- vị lai thì đó gọi là trí biết tâm người khác mà không phải biết tâm người khác.

Hỏi: Thế nào là biết tâm người khác mà không phải là trí biết tâm người khác?

Đáp: Như vậy, nhìn tướng mạo nghe người khác nói thì biết tâm người khác, đó gọi là biết tâm người khác chứ không phải là trí biết tâm người khác.

Hỏi: Thế nào là trí biết tâm người khác cũng là biết tâm người khác?

Đáp: Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ điều đã tu, đã được không mất, trí vốn có thể sử dụng hiện ở trước mắt, chúng sinh khác- người khác, điều đã giác- điều đã quán- điều đã thực hành, tánh ý đã giác nhận biết như thật, đó gọi là trí biết tâm người khác cũng là biết tâm người khác.

Hỏi: Thế nào là không phải trí biết tâm người khác cũng không phải là biết tâm người khác?

Đáp: Trừ những điều như trên.

Hỏi: Nếu trí biết mạng đời trước thì biết mạng đời trước chăng?

Đáp: Hoặc trí biết mạng đời trước mà không biết mạng đời trước.

Thế nào là trí biết mạng đời trước mà không biết mạng đời trước? Nếu trí biết mạng đời trước trong quá khứ- vị lai, thì đó gọi là trí biết mạng đời trước mà trí đó không biết mạng đời trước.

Thế nào là biết mạng đời trước mà không phải là trí biết mạng đời trước? Như sinh biết mạng đời trước, như sinh đắc của sắc tượng kia, trí này biết mạng đời trước, đó gọi là biết mạng đời trước mà không phải trí biết mạng đời trước.

Thế nào là trí biết mạng đời trước thì đó là biết mạng đời trước? Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ điều đã tu, đã được, không mất, trí vốn có thể sử dụng hiện ở trước mắt, qua tướng mạo mà biết vô số đời sống của đời trước đó gọi là trí biết mạng đời trước thì đó là biết mạng đời trước.

Thế nào là không phải trí biết mạng đời trước cũng không phải biết mạng đời trước? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Nếu trí biết mạng đời trước thì trí đó sẽ biết pháp do tâm người khác trong quá khứ đã nghĩ nhớ chăng?

Đáp: Hoặc trí biết mạng đời trước mà trí ấy không biết được pháp do tâm người khác đã nghĩ nhớ trong quá khứ.

Làm sao trí biết mạng đời trước mà trí ấy không biết được pháp do tâm người khác đã nghĩ nhớ trong quá khứ? Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ lại pháp đã tu, đã được không mất, trí vốn có thể vận dụng hiện ở trước mắt. Lúc sinh trong quá khứ biết mình trải qua trì ấm nhập tâm, đó gọi là trí biết mạng đời trước mà trí ấy không biết được pháp do tâm người khác đã nghĩ nhớ trong quá khứ.

Làm sao biết được pháp do tâm người khác đã nghĩ nhớ trong quá khứ mà không phải là trí biết mạng đời trước? Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ lại pháp đã tu, đã được không mất, trí vốn có thể vận dụng hiện ở trước mắt, trí biết tâm người khác, chúng sinh khác ở đời này trong quá khứ trải qua trì ấm nhập tâm, đó gọi là trí biết pháp do tâm người khác đã nghĩ nhớ trong quá khứ chứ không phải là trí biết mạng đời trước.

Thế nào là trí biết mạng đời trước cũng biết được pháp do tâm người khác đã nghĩ nhớ trong quá khứ? Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ lại pháp đã tu, đã được không mất, trí vốn có thể vận dụng hiện ở trước mắt, lúc sinh trong quá khứ, đối với chúng sinh khác- người khác, trí trải qua trì ấm nhập tâm, đó gọi là trí biết mạng đời trước cũng biết được pháp tâm người khác đã nghĩ nhớ trong quá khứ.

Thế nào là không phải trí biết mạng đời trước, cũng không biết được pháp do tâm người khác đã nghĩ nhớ trong quá khứ? Nếu trí đã tu, quả đã tu, ghi nhớ lại pháp đã tu, đã được không mất, trí vốn có thể vận dụng hiện ở trước mắt, trong quá khứ đối với sự sinh này biết mình trải qua trì ấm nhập tâm, đó gọi là không phải trí biết mạng đời trước cũng không biết được pháp do tâm người khác đã nghĩ nhớ trong quá khứ.

Hỏi: Thế nào là giải thoát đẳng ý?

Đáp: Giải thoát đẳng ý là tận trí của A-la-hán. Đẳng kiến vô học vốn có thể tương ưng với tâm giải thoát, đã giải thoát – sẽ giải thoát, đó gọi là giải thoát đẳng ý.

Hỏi: Thế nào là giải thoát của ý không có hoài nghi?

Đáp: Pháp của ý không có hoài nghi là tận trí- vô sinh trí A-la-hán, đẳng kiến vô học vốn có thể tương ưng với tâm giải thoát- đã giải thoát- sẽ giải thoát, đó gọi là sự giải thoát của ý không có hoài nghi.

Hỏi: Vì sao giải thoát đẳng ý mà nói là ái?

Đáp: Giải thoát đẳng ý là sự giữ gìn pháp này của A-la-hán. Tự yêu lấy và tàng trữ sự giải thoát của đẳng ý kia. A-la-hán đã khéo tự che chở yêu lấy và tàng trữ, ta không thoái lui đối với pháp này. Ví như người mẹ có một đứa con thương yêu thường xuyên không rời mắt. Người mẹ kia nuôi nấng, chở che, dìu dắt, gìn giữ đứa con này khiến cho không lạnh, không nóng, không đói, không khát, không có mọi phiền não.

Giải thoát đẳng ý như thế, A-la-hán đối với pháp này, tự giữ lấy, tàng trữ giải thoát đẳng ý kia. A-la-hán đã khéo tự giữ lấy và tàng trữ, ta không lùi lại pháp này. Vì lý do này nên giải thoát đẳng ý mà nói là ái.

Hỏi: Các giải thoát đẳng ý tương ưng với tận trí chăng?

Đáp: Hoặc giải thoát đẳng ý mà không tương ưng với tận trí.

Thế nào là giải thoát đẳng ý mà không tương ưng với tận trí? Giải thoát đẳng ý đã có thể tương ưng với đẳng kiến vô học A-la-hán, tâm giải thoát đã giải thoát và sẽ giải thoát, đó gọi là giải thoát đẳng ý mà không tương ưng với tận trí.

Thế nào là tận trí tương ưng mà không phải giải thoát đẳng ý? Tận trí A-la-hán đối với pháp không còn nghi mà có thể tương ưng với tâm giải thoát đã giải thoát và sẽ giải thoát, đó gọi là tương ưng với tận trí mà không phải giải thoát đẳng ý.

Thế nào là giải thoát đẳng ý tương ưng với tận trí? Tận trí A-lahán đối với giải thoát đẳng ý, đã có thể tương ưng, tâm giải thoát đã giải thoát và sẽ giải thoát, đó gọi là giải thoát đẳng ý tương ưng với tận trí.

Thế nào là không phải giải thoát đẳng ý cũng không tương ưng với tận trí? Vô sinh trí của A-la-hán của pháp không còn nghi, đẳng kiến vô học đã có thể tương ưng với tâm giải thoát đã giải thoát và sẽ giải thoát, đó gọi là không phải giải thoát đẳng ý cũng không tương ưng với tận trí.

Hỏi: Các giải thoát mà ý không còn nghi điều tương ưng với vô sinh trí chăng?

Đáp: Như thế. Các giải thoát mà ý không còn nghi đều tương ưng với vô sinh trí.

Hỏi: Có thể có giải thoát mà ý không còn nghi nhưng không tương ưng với vô sinh trí chăng?

Đáp: Có, tận trí A-la-hán đối với pháp không còn hoài nghi, đẳng kiến vô học đã có thể tương ưng với tâm giải thoát đã giải thoát và sẽ giải thoát.

Hỏi: Thế nào là minh học?

Đáp: Là tuệ học.

Hỏi: Thế nào là trí học?

Đáp: Là tám trí học.

Hỏi: Thế nào là minh vô học?

Đáp: Là tuệ vô học.

Hỏi: Thế nào là trí vô học?

Đáp: Là tám trí vô học.

Hỏi: Thời pháp tu hành đầu tiên đã đạt được những gì? Tin Phật- Pháp – Tăng chăng?

Đáp: Pháp tu hành khổ, pháp tu hành tập, pháp tu hành tận, pháp tu hành đạo và Phật – pháp – tăng.

Hỏi: Bốn điên đảo này, Tu-đà-hoàn có bao nhiêu đã diệt, bao nhiêu chưa diệt?

Đáp: Tất cả diệt. Không còn.

Hỏi: Ba Tam-muội này Tu-đà-hoàn có bao nhiêu thành tựu quá khứ- vị lai- hiện tại?

Đáp: Đều thành tựu vị lai. Đã diệt không mất tức là thành tựu quá khứ. Nếu hiện ở trước mắt, thì thành tựu hiện tại.

Hỏi: Nếu là đạo quá khứ thì tất cả đạo ấy đã tu, đã khinh an chăng?

Đáp: Như thế. Nếu là đạo quá khứ thì tất cả đạo đó đã tu, đã tốt đẹp.

Hỏi: Có thể có đạo đã tu, đã khinh an mà đạo này không phải là quá khứ chăng?

Đáp: Có, đạo vị lai đã tu, đã khinh an.

Hỏi: Nếu đạo vị lai thì tất cả đạo kia không phải là đã tu, không phải là đã khinh an chăng?

Đáp: Hoặc đạo vị lai mà đạo này đều đã tu, đều đã khinh an.

Thế nào là đạo vị lai mà đạo này đều đã tu, đều đã tốt đẹp? Đạo vị lai đã tu, đã khinh an, đó gọi là đạo vị lai mà đạo này đều đã tu, đều đã tốt đẹp.

Thế nào là đạo không phải đã tu, không phải đã khinh an mà đạo này không phải là vị lai? Đạo chưa từng hiện ở trước mắt, đó gọi là đạo không phải đã tu, không phải đã khinh an mà đạo này không phải là vị lai.

Hỏi: Thế nào là đạo vị lai mà đạo này không phải đã tu, không phải đã khinh an?

Đáp: Nếu như đạo vị lai không phải đã tu, không phải đã khinh an, thì đó gọi là đạo vị lai mà đạo này không phải đã tu, không phải đã khinh an.

Hỏi: Thế nào là đạo không phải vị lai mà đạo này đều đã tu, đều đã khinh an?

Đáp: đạo quá khứ vốn nhất định hiện ở trước mắt, đó gọi là đạo không phải vị lai mà đạo này đều đã tu, đều đã khinh an.

Hỏi: Nếu đạo hiện ở trước mắt thì tất cả đạo kia đều là tu và khinh an chăng?

Đáp: Như thế, nếu đạo hiện ở trước mắt thì tất cả đạo kia đều là tu và khinh an.

Hỏi: Có thể đạo tu và khinh an mà đạo này không hiện ở trước mắt chăng?

Đáp: Có, như đạo vốn chưa được mà hiện ở trước mắt, còn lại là đạo vị lai do loại ấy tu tập.

 

Phẩm 4: BÀN VỀ TU TRÍ

Thâu nhiếp thành tu duyên,
Duyên trí diệt tác chứng,
Cũng tạo niệm vô thường,
Bảy xứ ở sau cùng.

Tám trí là pháp trí, vị tri trí, tri tha nhân tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Pháp trí thâu nhiếp bao nhiêu trí? Cho đến đạo trí thâu nhiếp bao nhiêu trí?

Nếu thành tựu pháp trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến thành tựu đạo trí đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Nếu tu pháp trí thì đó là tu vị tri trí chăng? Giả sử tu vị tri trí thì có pháp trí chăng? Nếu khi tu pháp trí thì sẽ có tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí? Giả sử tu đạo trí thì đó là pháp trí chăng? Cho đến tu tận trí thì có đạo trí chăng? Giả sử tu đạo trí thì có tận trí chăng? Có thể pháp trí duyên với pháp trí? Có thể pháp trí duyên với tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tận trí, tập trí, đạo trí?

Có thể đạo trí duyên với đạo trí? Có thể đạo trí duyên với pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí chăng?

Pháp trí với pháp trí có bao nhiêu duyên duyên? Pháp trí với vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí và đạo trí có bao nhiêu duyên duyên? Đạo trí với đạo trí có bao nhiêu duyên duyên? Đạo trí với pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí có bao nhiêu duyên… Nếu các kiết hệ thuộc ở cõi Dục thì các kiết đó do pháp

trí diệt chăng? Giả sử kiết do pháp trí diệt thì đó là kiết hệ thuộc cõi Dục chăng?

Các kiết hệ thuộc ở cõi Sắc- Vô sắc thì kiết đó do vị tri trí diệt? Giả sử kiết do vị tri trí diệt thì đó là kiết hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc?

Các kiết do khổ đế đoạn thì kiết đó do khổ trí đoạn trừ chăng? Giả sử kiết kia do khổ trí đoạn, thì kiết đó do khổ đế đoạn trừ chăng? Các kiết do tập đế- tận đế- đạo đế đoạn thì kiết đó do đạo trí đoạn trừ chăng? Giả sử kiết đó do đạo trí đoạn thì kiết đó do đạo đế đoạn trừ chăng? Các kiết do pháp trí diệt pháp trí, kiết đó được tận chứng chăng? Giả sử kiết đó do pháp trí được tận chứng thì pháp trí diệt kiết đó chăng? Các kiết do vị tri trí diệt vị tri trí, kiết đó được tận chứng chăng? Giả sử các kiết đó do vị tri tri trí được tận chứng thì vị tri trí diệt kiết đó chăng? Các kiết do khổ trí – tập trí – tận trí – đạo trí diệt đạo trí, kiết đó được tận chứng chăng? Giả sử các kiết do đạo trí được tận chứng thì đạo trí diệt kiết kia sao? Nhãn căn dùng bao nhiêu trí biết? Cho đến sử vô minh do tư duy cõi Vô sắc màđoạn thì dùng bao nhiêu trí biết?

Lại nữa, Đức Thế Tôn đã nói: “Tập tưởng vô thường, tu hành rộng khắp, hết thảy ái dục, hết thảy ái sắc- ái vô sắc, hết thảy kiêu mạn, hết thảy vô minh”. Tưởng này nên nói là tương ưng với pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Nên nói là có giác- có quán chăng? Không có giác – có quán chăng? Không có giác- không có quán chăng? Nên nói tương ưng với lạc căn, hay tương ưng với hỷ căn, hộ căn chăng? Nên nói không- vô tướng- vô nguyện? Nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục chăng? Duyên hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, duyên không hệ thuộc gì chăng? Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo đối với bảy xứ thiện và nghĩa ba quán mà thông suốt pháp này, được tận cùng sắc phân biệt hữu lậu, sắc khổ, sắc tập, sắc tận, sắc đạo tích, sắc vị, sắc hoạn nạn, sắc loại bỏ như thật mà biết sắc”. Trí này nên nói là pháp trí chăng? Nên nói là cho đến biết đạo trí chăng? Thống – tưởng – hành – thức cũng lại như vậy.

Thế nào là sắc tận? Thế nào là sắc loại bỏ? Sắc tận và sắc loại bỏ có gì sai biệt? Thế nào là thống- tưởng- hành? Thế nào là thức tận? Thế nào là thức loại bỏ? Thức tận và thức loại bỏ có gì sai biệt?

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Tám trí là pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

Pháp trí thâu nhiếp năm trí pháp trí, một ít hữu nhập, tha tâm trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Vị tri trí thâu nhiếp năm trí vị tri trí, một ít hữu nhập, tha tâm trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Tha tâm trí thâu nhiếp bốn trí tha tâm trí, một ít hữu nhập, pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Đẳng trí thâu nhiếp một trí của đẳng trí, một ít hữu nhập, tha tâm trí. Khổ trí thâu nhiếp hai trí khổ trí, một ít hữu nhập, pháp trí, vị tri trí. Tập trí, tận trí cũng như thế. Đạo trí thâu nhiếp ba trí đạo trí, một ít hữu nhập, pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc ba – bốn – năm – sáu – bảy – tám.

Thế nào là ba?

Đáp: Khổ pháp trí không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri nhẫn không có tha tâm trí làba, có tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri trí không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp trí không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tập vị tri nhẫn và tập vị tri trí – tận pháp nhẫn không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tận pháp trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Tận vị tri nhẫn và tận vị tri trí – đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí tám. Đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí thì đối với tám trí này, thành tựu bao nhiêu, không thành tựu bao nhiêu?

Đáp: Hoặc bốn – năm – sáu – bảy – tám.

Thế nào là bốn?

Đáp: Khổ vị tri trí không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp nhẫn không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp trí không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tập vị tri nhẫn và tập vị tri trí – tận pháp nhẫn không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tận pháp trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Tận vị tri nhẫn và tận vị tri trí – đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc hai – bốn – năm – sáu – bảy – tám.

Thế nào là hai?

Đáp: Người phàm phu có hai (đẳng trí, tha tâm trí). Người vô cấu thì khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt mắt là hai. Khổ pháp trí là bốn, khổ vị tri nhẫn là bốn, khổ vị tri trí là năm. Tập pháp nhẫn là năm, tập pháp trí là sáu. Tập vị tri nhẫn và tập vị tri trí – tận pháp nhẫn là sáu. Tận pháp trí là bảy, tận vị tri nhẫn và tận vị tri trí- đạo pháp nhẫn là bảy. Đạo pháp trí là tám, đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí là tám.

Hỏi: Nếu thành tựu về đẳng trí, thì đối với tám trí này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám.

Thế nào là một?

Đáp: Không có tha tâm trí thì người phàm phu là một, người vô cấu có khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt mắt là một. Có tha tâm trí thì người phàm phu là hai, người vô cấu có khổ pháp nhẫn hiện ở trước mắt mắt làhai. Khổ pháp trí không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri nhẫn không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri trí không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp nhẫn không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp trí không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tập vị tri nhẫn -tập vị tri trí và tận pháp nhẫn không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tận pháp trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí bảy. Tận vị tri nhẫn- tận vị tri trí và đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc ba – bốn – năm – sáu – bảy – tám.

Thế nào là ba?

Đáp: Khổ pháp trí không có tha tâm trí là ba, tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri nhẫn không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí bốn. Khổ vị tri trí không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp nhẫn không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp trí không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tập vị tri nhẫn- tập vị tri trí và tận pháp nhẫn không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tận pháp trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Tận vị tri nhẫn- tận vị tri trí và đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc năm – sáu – bảy – tám.

Thế nào là năm?

Đáp: Tập pháp trí không có tha tâm trí năm, tha tâm trí sáu. Tập vị tri nhẫn, tập vị tri trí, tận pháp nhẫn không có tha tâm trí năm, tha tâm trí sáu. Tận pháp trí không có tha tâm trí sáu, tha tâm trí bảy. Tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí, đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí sáu, tha tâm trí bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí bảy, tha tâm trí tám. Đạo vị tri nhẫn, đạo vị tri trí không có tha tâm trí bảy, tha tâm trí tám.

Hỏi: Nếu thành tựu tận trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc sáu – bảy – tám.

Thế nào là sáu?

Đáp: Tận pháp trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Tận vị tri nhẫn- tận vị tri trí và đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí tám. Đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc bảy – tám.

Thế nào là bảy?

Đáp: Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Đạo vị tri nhẫn và đạo vị tri trí không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám.

Hỏi: Nếu lúc tu pháp trí thì đó là vị tri trí?

Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải là vị tri trí.

Thế nào là tu pháp trí mà không phải là vị tri trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí – tập pháp trí – tận pháp trí – đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt mắt, thì gọi là tu pháp trí chứ không phải là vị tri trí.

Thế nào là tu vị tri trí mà không phải là pháp trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí- tập vị tri trí – tận vị tri trí và học kiến tích, nếu Ala-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì gọi là tu vị tri trí chứ không phải là pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí cũng là vị tri trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, hoặc A-la-hán nếu vốn chưa đạt được trí vô lậu, hoặc thế tục trí hiện ở trước mắt, thì vào lúc này tu pháp trí, vị tri trí, đó gọi là tu pháp trí cũng là vị tri trí.

Thế nào là không tu pháp trí, cũng không tu vị tri trí? Học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này không thể nào tu pháp trí và vị tri trí. Tất cả tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng, nhập Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của trời vô tưởng hiện ở trước mắt, không tu pháp trí cũng không tu vị tri trí, đó gọi là không tu pháp trí cũng không tu vị tri trí.

Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tu pháp trí mà không phải là tha tâm trí? Do sự hành đối với khổ pháp trí- tập pháp trí- tận pháp trí- đạo pháp trí mà không có tha tâm trí, do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt thì vào lúc này không thể nào tu tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt thì lúc này có thể tu pháp trí chứ không phải là tha tâm trí, đó gọi là tu pháp trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là pháp trí? Tha tâm trí thì người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được, tha tâm trí hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt thì đó không phải là tha tâm trí, lúc đạt được là tu tha tâm trí. Học kiến tích thì nếu A-la-hán, hoặc vốn đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là pháp trí, đó gọi là tu tha tâm trí mà không phải là pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí cũng là tha tâm trí? Tha tâm trí do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì pháp tu đó là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu pháp trí và tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu pháp trí mà tha tâm trí đó gọi là tu pháp trí cũng là tha tâm trí.

Thế nào là không tu pháp trí cũng không phải là tha tâm trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí- tập vị tri trí- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là pháp trí và tha tâm trí. Nếu vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì vào lúc này không thể nào tu pháp trí và tha tâm trí. Tất cả không có tha tâm trí, tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng hiện ở trước mắt, không tu pháp trí cũng không phải là tha tâm trí, đó gọi là không tu pháp trí cũng không phải là tha tâm trí.

Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì đó là đẳng trí?

Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải đẳng trí.

Thế nào là tu pháp trí mà không phải đẳng trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí – tập pháp trí – tận pháp trí – đạo pháp trí và tu về đạo vị tri trí. Học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể lúc này tu pháp trí chứ không phải là đẳng trí, đó gọi là tu pháp trí mà không phải đẳng trí.

Thế nào là tu đẳng trí mà không phải pháp trí? Người phàm phu nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt. Do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí, biên tập vị tri trí, biên tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán hoặc vốn đạt được hoặc vốn không đạt được, thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này không thể nào tu pháp trí, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí cũng là đẳng trí? Học kiến tích, nếu A-lahán vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu thế tục trí vào lúc này. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu trí vô lậu vào lúc này, đó gọi là tu pháp trí cũng là đẳng trí.

Thế nào là không tu pháp trí và đẳng trí? Học kiến tích, nếu A-lahán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đó không phải là pháp trí. Tất cả tâm ô nhiễm- tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng, Tammuội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu pháp trí và đẳng trí, đó gọi là không tu pháp trí và đẳng trí.

Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì đó là khổ trí?

Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải khổ trí.

Thế nào là tu pháp trí mà không phải khổ trí? Do sự tu hành đối với tập – tận – đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắ thì đó không phải khổ trí, đó gọi là tu pháp trí mà không phải là khổ trí.

Thế nào là tu khổ trí mà không phải pháp trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí và học kiến tích (thấy dấu vết), nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, thì đó không phải pháp trí, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí cũng là khổ trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-lahán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt thì đây là khổ trí; nếu vốn không đạt được trí vô lậu, hoặc là thế tục trí hiện ở trước mắt mắt thì có thể tu pháp trí và khổ trí vào lúc này, đó gọi là tu pháp trí cũng là khổ trí.

Thế nào là không tu pháp trí và khổ trí? Do sự tu hành đối với tập- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì trí vô lậu đó không phải pháp trí cũng không phải là khổ trí. Nếu vốn đạt được, nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không đạt có thể không tu pháp trí và khổ trí lúc này. Tất cả tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu pháp trí và khổ trí, đó gọi là không tu pháp trí và khổ trí.

Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì đó là tập trí sao?

Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu pháp trí mà không phải là tập trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, tận đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì đó không phải là tập trí, đó gọi là tu pháp trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu tập trí không phải pháp trí? Do sự tu hành đối với tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, thì đó không phải pháp trí, đó gọi là tu tập trí mà không phải là pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí và tập trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí và đạo vị tri trí cùng học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì pháp trí đó là tập trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu, hoặc thế tục trí hiện ở trước mắt, có thể tu pháp trí và tập trí vào lúc này, đó gọi là tu pháp trí và tập trí.

Thế nào là không tu pháp trí và tập trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt thì đây không phải là pháp trí và tập trí. Nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không đạt thể nào tu pháp trí và tập trí vào lúc này, tất cả tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu pháp trí và tập trí, đó gọi là không tu pháp trí và tập trí.

Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì đó là tận trí sao?

Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải tận trí.

Thế nào là tu pháp trí mà không phải tận trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí – tập pháp trí – đạo pháp trí, và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải tận trí, đó gọi là tu pháp trí mà không phải tận trí.

Thế nào là tu tận trí mà không phải pháp trí? Do sự tu hành đối với tận, vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải pháp trí, đó gọi là tu tận trí mà không phải là pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí và tận trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí- đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì đó là tận trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, có thể tu pháp trí và tận trí vào lúc này, đó gọi là tu pháp trí và tận trí.

Thế nào là không tu pháp trí và tận trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí- tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải pháp trí và tận trí. Nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không đạt có thể tu pháp trí và tận trí vào lúc này, tất cả tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng vàTam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu pháp trí và tận trí, đó gọi là không tu pháp trí và tận trí.

Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì đó là đạo trí sao?

Đáp: Hoặc tu pháp trí mà không phải đạo trí.

Thế nào là tu pháp trí mà không phải đạo trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, tập- tận pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải đạo trí, đó gọi là tu pháp trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu đạo trí không mà phải pháp trí? Học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải pháp trí, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí và đạo trí? do sự tu hành đối với đạo pháp trí- đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, thì đây là đạo trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, có thể tu pháp trí và đạo trí, đó gọi là tu pháp trí và đạo trí.

Thế nào là không tu pháp trí và đạo trí? do sự tu hành đối với khổ vị tri trí, tập – tận vị tri trí, và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải pháp trí và đạo trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không đạt thể nào tu pháp trí và đạo trí vào lúc này. Tâm ô nhiễm-âm vô ký của tất cả người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tammuội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu pháp trí và đạo trí, đó gọi là không tu pháp trí và đạo trí.

Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì đó có phải là tha tâm trí?

Đáp: Hoặc tu vị tri trí mà không phải tha tâm trí.

Thế nào là tu vị tri trí mà không phải tha tâm trí? do sự tu hành đối với khổ vị tri trí-tận vị tri trí- tập vị tri trí mà không có tha tâm trí. Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt thì đây không phải tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí vào lúc này chứ không phải là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí vào lúc này, chứ không phải là tha tâm trí đó gọi là tu vị tri trí mà không phải là tha tâm trí.

Hỏi: Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là vị tri trí?

Đáp: Tha tâm trí thì người phàm phu, nếu vốn đạt được hoặc không đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, nếu bvốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí, lúc này có thể tu tha tâm trí. Học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được tha tân trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí, đó gọi là tu tha tâm trí mà không phải là vị tri trí.

Hỏi: Thế nào là tu vị tri trí và tha tâm trí?

Đáp: Tha tâm trí do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu, hoặc thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu vi tri trí và tha tâm trí, đó gọi là tu vị tri trí và tha tâm trí.

Hỏi: Thế nào là không tu vị tri trí và tha tâm trí?

Đáp: Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, tập-tận-đạo pháp trí và học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí và tha tâm trí. Nếu vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể không tu vị tri trí và tha tâm trí. Tất cả không có tha tâm trí, người phàm phu với tâm nhiễm ô- tâm vô ký, nhập Tam muội vô tưởng và Tam- muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiện hiện ở trước mắt, không tu vị tri trí và tha tâm trí, đó gọi là không tu vị tri trí và tha tâm trí.

Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì đó là đẳng trí chăng?

Đáp: Hoặc tu vị tri trí mà không phải đẳng trí.

Hỏi: Thế nào là tu vị tri trí mà không phải là đẳng trí?

Đáp: Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích nếu như A-la-hán, vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu vị tri trí mà không phải là đẳng trí, đó gọi là tu vị tri trí chứ không phải là đẳng trí.

Hỏi: Thế nào là tu đẳng trí mà không phải là vị tri trí?

Đáp: Người phàm phu nếu vốn đạt được hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, học kiến tích nếu như A-la-hán, hoặc vốn đạt được hoạc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể không tu vị tri trí, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải là vị ti trí

Thế nào là tu vị tri trí và đẳng trí? do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí, biên tập tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí vào lúc này. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu đẳng trí vào lúc này, đó gọi là tu vị tri trí và đẳng trí.

Thế nào là không tu vị tri trí và đẳng trí? do sự tu hành đối với khổ pháp trí- tập pháp trí- tận pháp trí- đạo pháp trí, và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí. Tất cả tâm ô nhiễm- tâm vô ký nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu vị tri trí và đẳng trí, đó gọi là không tu vị tri trí và đẳng trí.

Hỏi: Nếu lúc tu vị tri trí thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Hoặc tu vị tri trí mà không phải khổ trí.

Thế nào là tu vị tri trí mà không phải khổ trí? Do sự tu hành đối với tập vị tri trí- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là khổ trí, đó gọi là tu vị tri trí mà không phải là khổ trí.

Thế nào là tu khổ trí mà không phải vị tri trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là vị tri trí.

Thế nào là tu vị tri trí và khổ trí? do sự tu hành đối với khổ vị tri trí- đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt thì đây là khổ trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí và khổ trí vào lúc này, đó gọi là tu vị tri trí và khổ trí.

Thế nào là không tu vị tri trí và khổ trí? Do sự tu hành đối với tập- tận- đạo pháp trí và học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí và khổ trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, có thể không tu vị tri trí và khổ trí vào lúc này, tâm ô nhiễm- tâm vô ký của tất cả phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu vị tri trí và khổ trí, đó gọi là không tu vị tri trí và khổ trí.

Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì đó là tập trí chăng?

Đáp: Hoặc tu vị tri trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu vị tri trí mà không phải là tập trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tập trí, đó gọi là tu vị tri trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu tập trí mà không phải là vị tri trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí, đó gọi là tu tập trí mà không phải là vị tri trí.

Thế nào là tu vị tri trí và tập trí? Do sự tu hành đối với tập vị tri trí- đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây là tập trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí và tập trí vào lúc này, đó gọi là tu vị tri trí và tập trí.

Thế nào là không tu vị tri trí và tập trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, tận – đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt thì đây không phải là vị tri trí và tập trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này không tu vị tri trí và tập trí. Tất cả người phàm phu với tâm ô nhiễm- tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu vị tri trí và tập trí, đó gọi là không tu vị tri trí và tập trí.

Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì đó là tận trí chăng?

Đáp: Hoặc tu vị tri trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu vị tri trí mà không phải là tận trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí- tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tận trí, đó gọi là tu vị tri trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu tận trí không phải là vị tri trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí và học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là vị tri trí, đó gọi là tu tận trí mà không phải là vị tri trí.

Thế nào là tu vị tri trí và tận trí? Đối tượng tu hành đối với tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây là tận trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí và tận trí vào lúc này, đó gọi là tu vị tri trí và tận trí.

Thế nào là không tu vị tri trí và tận trí? Đối tượng tu hành đối với khổ pháp trí, tập- đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải vị tri trí và tận trí, nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không có thể tu vị tri trí và tận trí vào lúc này. Tâm ô nhiễm- tâm vô ký của tất cả người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu vị tri trí và tận trí, đó gọi là không tu vị tri trí và tận trí.

Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Hoặc tu vị tri trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu vị tri trí mà không phải là đạo trí? Do sự tu hành đối với khổ vị tri trí, tập- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là đạo trí, đó gọi là tu vị tri trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu đạo trí mà không phải là vị tri trí? Do sự tu hành đối với đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải vị tri trí, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là vị tri trí.

Thế nào là tu vị tri trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đây là đạo trí, nếu vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu vị tri trí và đạo trí vào lúc này, đó gọi là tu vị tri trí và đạo trí.

Thế nào là không tu vị tri trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, tập- tận pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, trí này không phải vị tri trí và đạo trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể không tu vị tri trí và đạo trí vào lúc này. Tâm ô nhiễm – tâm vô ký của tất cả người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu vị tri trí và đạo trí, đó gọi là không tu vị tri trí và đạo trí.

Hỏi: Nếu khi tu tha tâm trí thì đó là đẳng trí chăng?

Đáp: Hoặc tu tha tâm trí mà không phải là đẳng trí.

Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là đẳng trí? Tha tâm trí do sự tu hành đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, trí này là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu tha tâm trí mà không phải là đẳng trí, đó gọi là tu tha tâm trí, không phải đẳng trí.

Thế nào là tu đẳng trí mà không phải là tha tâm trí? Không có tha tâm trí, người phàm phu nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí, biên tập- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể không đạt tu tha tâm trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tu tha tâm trí và đẳng trí? Tha tâm trí, người phàm phu nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí, có thể tu tha tâm trí vào lúc này, học kiến tích nếu A-lahán vốn đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, thì đây là đẳng trí. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu tha tâm trí vào lúc này. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu tha tâm trí và đẳng trí vào lúc này, đó gọi là tu tha tâm trí và đẳng trí.

Thế nào là không tu đẳng trí và tha tâm trí? Đối tượng tu hành đối với khổ pháp trí, tập- tận- đạo pháp trí, không có tha tâm trí, do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Nếu vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể không tu đẳng trí và tha tâm trí vào lúc này. Tất cả không có tha tâm trí, tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu tha tâm trí và đẳng trí, đó gọi là không tu đẳng trí và tha tâm trí.

Hỏi: Nếu khi tu tha tâm trí thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Hoặc tu tha tâm trí mà không phải là khổ trí.

Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là khổ trí? Với tha tâm trí thì người phàm phu nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí, lúc này có thể tu tha tâm trí. Học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tha tâm trí mà không phải là khổ trí.

Thế nào là tu khổ trí mà không phải là tha tâm trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, khổ vị tri trí chứ không có tha tâm trí, do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không đạt thể nào tu tha tâm trí vào lúc này. Nếu vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu khổ trí vào lúc này chứ không phải là tha tâm trí, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tu khổ trí và tha tâm trí? Tha tâm trí do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được trí vô lậu, hoặc thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu khổ trí và tha tâm trí, đó gọi là tu khổ trí và tha tâm trí.

******

Thế nào là không tu khố trí và tha tâm trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí- tập vị tri trí- tận pháp trí- tận vị tri trí- đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là khố trí và tha tâm trí, vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì sẽ không tu khố trí và tha tâm trí. Tất cả không có tha tâm trí, tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tammuội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, đó gọi là không tu khố trí và tha tâm trí.

Hỏi: Nếu khi tu tha tâm trí thì đó là tập trí chăng?

Đáp: Hoặc tu tha tâm trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là tập trí? Tha tâm trí thì người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí, có thể tu tha tâm trí vào lúc này. Học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tha tâm trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu tập trí mà không phải là tha tâm trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí, tập vị tri trí, có tha tâm trí. Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không thể không tu tha tâm trí vào lúc này. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu tập trí vào lúc này mà không phải là tha tâm trí mà đó gọi là tu tập trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tu tập trí và tha tâm trí? Tha tâm trí do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể tu tập trí và tha tâm trí, đó gọi là tu tập trí và tha tâm trí.

Thế nào là không tu tập trí và tha tâm trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí, khổ vị tri trí- tận pháp trí- tận vị tri trí- đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này có thể không tu tập trí và tha tâm trí. Tất cả không có tha tâm trí. Tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tammuội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu tập trí và tha tâm trí, đó gọi là không tu tập và tha tâm trí.

Hỏi: Nếu khi tu tha tâm trí thì đó là tận trí?

Đáp: Hoặc tu tha tâm trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là tận trí? Tha tâm trí thì người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí, có thể tu tha tâm trí vào lúc này. Học kiến tích nếu A-la-hán vốn đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, thì đó gọi là tu tha tâm trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu tận trí mà không phải là tha tâm trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí- tận vị tri trí, không có tha tâm trí. do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu tha tâm trí vào lúc này. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu tận trí vào lúc này mà không phải là tha tâm trí, đó gọi là tu tận trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tu tận trí và tha tâm trí? Tha tâm trí do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu tận trí và tha tâm trí vào lúc này, đó gọi là tu tận trí và tha tâm trí.

Thế nào là không tu tận trí và tha tâm trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí- khổ vị tri trí- tận pháp trí- tận vị tri trí- đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí và tận trí. hoặc vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu tận trí và tha tâm trí. Tất cả không có tha tâm trí. Tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu tận trí và tha tâm trí, đó gọi là không tu tận trí và tha tâm trí.

Hỏi: Nếu khi tu tha tâm trí thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Hoặc tu tha tâm trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu tha tâm trí mà không phải là đạo trí? Tha tâm trí thì người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí, có thể tu tha tâm trí vào lúc này. Học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là đạo trí, đó gọi là tu tha tâm trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu đạo trí mà không phải là tha tâm trí? Do sự tu hành đối với đạo pháp trí, không có tha tâm trí. Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, đây không phải là tha tâm trí. Hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không đạt có thể tu tha tâm trí vào lúc này. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu đạo trí vào lúc này chứ không phải là tha tâm trí, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tu đạo trí và tha tâm trí? tha tâm trí là do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tha tâm trí, thì đó gọi là đạo trí. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu đạo trí và tha tâm trí vào lúc này, đó gọi là tu đạo trí và tha tâm trí.

Thế nào là không tu đạo trí và tha tâm trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí- khổ vị tri trí- tập pháp trí- tập vị tri trí- tận pháp trí- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là đạo trí và tha tâm trí. Hoặc vốn đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tha tâm trí. Hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì lúc này không có thể tu đạo trí và tha tâm trí. Tất cả không có tha tâm trí. Tâm ô nhiễm- tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu đạo trí và tha tâm trí, đó gọi là không tu đạo trí và tha tâm trí.

Hỏi: Nếu lúc tu đẳng trí thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Hoặc tu đẳng trí mà không phải là khổ trí.

Thế nào là tu đẳng trí mà không phải là khổ trí? Người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt. Do sự tu hành đối với biên tập- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu khổ trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải là khổ trí.

Thế nào là tu khổ trí mà không phải là đẳng trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, không có thể tu đẳng trí vào lúc này, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là đẳng trí.

Thế nào là tu đẳng trí mà khổ trí? Do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, có thể tu đẳng trí và khổ trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí và khổ trí.

Thế nào là không tu đẳng trí và khổ trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí- tận pháp trí- đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là khổ trí. Tất cả tâm ô nhiễm- tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt không tu đẳng trí và khổ trí, đó gọi là không tu đẳng trí và khổ trí.

Nếu khi tu đẳng trí thì đó là tập trí chăng?

Đáp: Hoặc tu đẳng trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu đẳng trí mà không phải là tập trí? Người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt. Do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí và biên tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không có thể tu tập trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu tập trí không phải là đẳng trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí- đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không có thể không tu đẳng trí vào lúc này, đó gọi là tu tập trí mà không phải là đẳng trí.

Thế nào là tu đẳng trí và tập trí? Do sự tu hành đối với biên tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, có thể tu đẳng trí và tập trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí và tập trí.

Thế nào là không tu đẳng trí và tập trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí – tận pháp trí – đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tập trí. Tất cả tâm ô nhiễm- tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu đẳng trí và tập trí, đó gọi là không tu đẳng trí và tập trí.

Hỏi: Nếu khi tu đẳng trí thì đó là tận trí chăng?

Đáp: Hoặc tu đạo trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu đạo trí mà không phải là tận trí? Người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thì thế tục trí hiện ở trước mắt. Do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí, biên tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu tận trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu tận trí mà không phải là đẳng trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí- đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu đẳng trí vào lúc này, đó gọi là tu tận trí mà không phải là đẳng trí.

Thế nào là tu đẳng trí và tận trí? Do sự tu hành đối với biên tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, có thể tu đẳng trí và tận trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí và tận trí.

Thế nào là không tu đẳng trí và tận trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí- tập pháp trí- đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tận trí. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt không tu đẳng trí và tận trí, đó gọi là không tu đẳng trí và tận trí.

Hỏi: Nếu khi tu đẳng trí thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Hoặc tu đẳng trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu đẳng trí mà không phải là đạo trí? Người phàm phu hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt. Do sự tu hành đối với biên khổ vị tri trí- biên tập vị tri trí- biên tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu đạo trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu đạo trí mà không phải là đẳng trí? Do sự tu hành đối với đạo pháp trí, đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, hoặc vốn không đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì không có thể tu đẳng trí vào lúc này, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là đẳng trí.

Thế nào là tu đẳng trí và đạo trí? Học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu đẳng trí và đạo trí vào lúc này, đó gọi là tu đẳng trí và đạo trí.

Thế nào là không tu đẳng trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí- tập pháp trí- tận pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là đạo trí. Tất cả tâm ô nhiễm, tâm vô ký, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt không tu đẳng trí và đạo trí, đó gọi là không tu đẳng trí và đạo trí.

Hỏi: Nếu khi tu khổ trí thì đó là tập trí chăng?

Đáp: Hoặc tu khổ trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu khổ trí mà không phải là tập trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí- khổ vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu tập trí mà không phải là khổ trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí- tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tập trí mà không phải là khổ trí.

Thế nào là tu khổ trí và tập trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt thì có thể tu khổ trí và tập trí vào lúc này, đó gọi là tu khổ trí và tập trí.

Thế nào là không tu khổ trí và tập trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí- tận vị tri trí- đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là khổ trí và tập trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu khổ trí và tập trí vào lúc này. Tất cả người phàm phu với tâm ô nhiễm, tâm vô ký nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận. Tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu khổ trí và tập trí, đó gọi là không tu khổ trí và tập trí.

Hỏi: Nếu khi tu khổ trí thì đó là tận trí chăng?

Đáp: Hoặc tu khổ trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu khổ trí mà không phải là tận trí? Do sự tu hành đối

với khổ pháp trí, khổ vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu tận trí mà không phải là khổ trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tận trí mà không phải là khổ trí.

Thế nào là tu khổ trí, tận trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, nếu trí vô lậu hiện ở trước mắt thì có thể tu khổ trí và tận trí vào lúc này, đó gọi là tu khổ trí và tận trí.

Thế nào là không tu khổ trí và tận trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí- tập vị tri trí- đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là khổ trívà tận trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu khổ trí, tận trí vào lúc này. Tất cả người phàm phu với tâm ô nhiễm- tâm vô ký nhập Tam-muội vô tưởng và Tammuội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu khổ trí và tận trí, đó gọi là không tu khổ trí và tận trí.

Hỏi: Nếu khi tu khổ trí thì tu đạo trí chăng?

Đáp: Hoặc tu khổ trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu khổ trí mà không phải là đạo trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí- khổ vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu khổ trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu đạo trí mà không phải là khổ trí? Do sự tu hành đối với đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là khổ trí.

Thế nào là tu khổ trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được trí vô lậu, nếu thế tục trí hiện ở trước mắt thì có thể tu khổ trí và đạo trí vào lúc này, đó gọi là tu khổ trí và đạo trí.

Thế nào là không tu khổ trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí- tập vị tri trí- tận pháp trí- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu Ala-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là khổ trí và đạo trí. Hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu khổ trí và đạo trí vào lúc này. Tất cả người phàm phu với tâm ô nhiễm- tâm vô ký nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu khổ trí và đạo trí, đó gọi là không tu khổ trí và đạo trí.

Hỏi: Nếu khi tu tập trí thì đó là tận trí chăng?

Đáp: Hoặc tu tập trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu tập trí mà không phải là tận trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí- tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, thì đó gọi là tu tập trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu tận trí không phải là tập trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu tận trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu tập trí và tận trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, nếu trí vô lậu hiện ở trước mắt thì có thể tu tập trí, tận trí vào lúc này, đó gọi là tu tập trí và tận trí.

Thế nào là không tu tập trí và tận trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí- khổ vị tri trí- đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tập trí và tận trí. Hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu tập trí và tận trí vào lúc này. Tâm ô nhiễm- tâm vô ký của tất cả người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu tập trí và tận trí, đó gọi là không tu tập trí và tận trí.

Hỏi: Nếu khi tu tập trí thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Hoặc tu tập trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu tập trí mà không phải là đạo trí? Do sự tu hành đối với tập pháp trí- tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tập trí hiện ở trước mắt, thì đó gọi là tu tập trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu đạo trí không phải là tập trí? Do sự tu hành đối với đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là tập trí.

Thế nào là tu tập trí, đạo trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được trí vô lậu, nếu thế tục trí hiện ở trước mắt, thì có thể tu tập trí mà đạo trí vào lúc này, đó gọi là tu tập trí mà đạo trí.

Thế nào là không tu tập trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí- khổ vị tri trí- tận pháp trí- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tập trí và đạo trí. Hoặc vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu tập trí và đạo trí vào lúc này. Tâm ô nhiễm, tâm vô ký của tất cả người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu tập trí và đạo trí, đó gọi là không tu tập trí và đạo trí.

Hỏi: Nếu khi tu tận trí thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Hoặc tu tận trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu tận trí mà không phải là đạo trí? Do sự tu hành đối với tận pháp trí- tận vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được tận trí hiện ở trước mắt, thì đó gọi là tu tận trí mà không phải là đạo trí.

Thế nào là tu đạo trí không phải là tận trí? Do sự tu hành đối với đạo pháp trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, đó gọi là tu đạo trí mà không phải là tận trí.

Thế nào là tu tận trí và đạo trí? Do sự tu hành đối với đạo vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn không đạt được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì có thể tu tận trí và đạo trí vào lúc này, đó gọi là tu tận trí và đạo trí.

Thế nào là không tu tận trí vàđạo trí? Do sự tu hành đối với khổ pháp trí- khổ vị tri trí- tập pháp trí- tập vị tri trí và học kiến tích, nếu A-la-hán vốn đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, thì đây không phải là tận trí và đạo trí. Nếu vốn đạt được, hoặc vốn không đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, thì không thể nào tu tận trí và đạo trí vào lúc này. Tâm ô nhiễm- tâm vô ký của tất cả người phàm phu, nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, tất cả nhẫn của vô tưởng thiên hiện ở trước mắt, không tu tận trí và đạo trí, đó gọi là không tu tận trí và đạo trí.

Hỏi: Có thể có pháp trí duyên với pháp trí chăng?

Đáp: Có, vị tri trí không có duyên, còn lại thì có duyên.

Hỏi: Có thể có vị tri trí duyên với vị tri trí chăng?

Đáp: Có, pháp trí không có duyên, còn lại thì có duyên.

Hỏi: Có thể có tha tâm trí duyên với tha tâm trí chăng?

Đáp: Có, duyên có còn lại.

Hỏi: Có tểh có đẳng trí duyên với đẳng trí chăng?

Đáp: Có, còn lại thì có duyên.

Hỏi: Có thể có khổ trí duyên với khổ trí chăng?

Đáp: Không có. Đẳng trí và tha tâm trí có duyên, còn lại thì không có duyên.

Tập trí cũng lại như thế.

Hỏi: Có thể có tận trí duyên với tận trí chăng?

Đáp: Không còn sót lại cũng không có duyên.

Hỏi: Có thể có đạo trí duyên với đạo trí chăng?

Đáp: Có, đẳng trí không có duyên, còn lại thì có duyên.

Pháp trí là nhân của pháp trí kia, theo thứ tự duyên với nhân của vị tri trí tăng thượng, thứ tự và tăng thượng không có duyên. Nhân của tha tâm trí, thứ tự duyên, đẳng trí tăng thượng, thứ tự duyên tăng thượng, không có nhân. Nhân của khổ trí và tập trí- tận trí- thứ tự duyên đẳng trí tăng thượng, thứ tự duyên vị tri trí.tăng thượng

Nhân của vị tri trí kia thứ tự duyên tăng thượng với nhân của tha tâm trí, thứ tự duyên đẳng trí tăng thượng. Thứ tự duyên tăng thượng không có nhân. Nhân của khổ trí và tập trí- tận trí- thứ lớp tăng thượng không có duyên với nhân của đạo trí. Thứ lớp duyên tăng thượng với nhân của pháp trí. Thứ tự tăng thượng không có duyên. Tha tâm trí là nhân của tha tâm trí kia. Thứ tự duyên tăng thượng với nhân của đẳng trí. Thứ tự duyên tăng thượng với nhân của khổ đế và tập đế. Thứ tự duyên tăng thượng nếu có nhân thì không có duyên.

Nếu có duyên mà không có nhân đó là nhân của tận trí. Thứ lớp tăng thượng không có duyên là nhân của đạo trí- pháp trí và vị tri trí. Thứ tự duyên đẳng trí tăng thượng. Nhân của đẳng trí kia theo thứ lớp duyên với khổ trí và tập trí tăng thượng. Thứ lớp duyên tăng thượng không có nhân là tận trí và đạo trí. Thứ lớp tăng thượng không có nhân, không có duyên pháp trí và vị tri trí. Thứ tự duyên tăng thượng không có nhân. Nhân của tha tâm trí, thứ lớp duyên với khổ trí tăng thượng.

Nhân của khổ trí kia, thứ tự, tăng thượng không có duyên. Nhân của tập trí và tận trí, thứ tự, tăng thượng không có duyên. Nhân của đạo trí- pháp trí- vị tri trí tha tâm trí, thứ lớp duyên với đẳng trí tăng thượng. Thứ lớp duyên tăng thượng không có nhân. Tập trí, tận trí cũng như thế.

Đạo trí là nhân của đạo trí kia. Thứ lớp duyên tăng thượng với nhân của pháp trí- vị tri trí và tha tâm trí. Thứ tự duyên đẳng trí tăng thượng, thứ tự duyên tăng thượng không có nhân. Nhân của khổ trí -tập trí- tận trí, thứ tự tăng thượng không có duyên.

Hỏi: Các kiết hệ thuộc cõi Dục, kiết đó do pháp trí diệt chăng?

Đáp: Hoặc kiết hệ thuộc cõi Dục mà kiết đó không phải là do pháp trí diệt.

Thế nào là kiết hệ thuộc cõi Dục mà kiết ấy không phải là do pháp trí diệt? Các kiết hệ thuộc cõi Dục do nhẫn diệt cũng còn mà trí cũng không diệt, đó gọi là kiết hệ thuộc cõi Dục mà kiết này không phải là do pháp trí diệt.

Thế nào là kiết do pháp trí diệt, kiết này không phải là hệ thuộc cõi Dục? Các kiết hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc do pháp trí diệt, đó gọi là kiết do pháp trí diệt, kiết này không hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là kiết hệ thuộc cõi Dục, kiết ấy do pháp trí diệt? Các kiết hệ thuộc cõi Dục do pháp trí diệt, đó gọi là kiết hệ thuộc cõi Dục, kiết ấy do pháp trí diệt.

Hỏi: Các kiết không hệ thuộc cõi Dục, kiết đó không phải là do pháp trí diệt là sao?

Đáp: Các kiết hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc do nhẫn diệt, cũng là trí khác mà cũng không diệt, đó gọi là kiết không hệ thuộc cõi Dục, kiết đó không phải là do pháp trí diệt.

Hỏi: Các kiết hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, kiết đó do vị tri trí diệt chăng?

Đáp: Như thế, các kiết do vị tri trí diệt, kiết đó hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc.

Hỏi: Có thể kiết hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, kiết ấy không phải là do vị tri trí diệt chăng?

Đáp: Có, các kiết hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc do nhẫn diệt, cũng do trí khác mà cũng không diệt.

Hỏi: Giả sử các kiết do kiến khổ đoạn, kiết ấy là do khổ trí diệt chăng?

Đáp: Kiết ấy không phải là do khổ trí diệt, mà là do nhẫn diệt.

Hỏi: Các kiết do khổ trí diệt, kiết ấy là do kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Kiết ấy không phải là do kiến khổ đoạn, mà là do tư duy đoạn.

Hỏi: Các kiết do kiến tập- tận- đạo mà đoạn, kiết đó có do đạo trí diệt chăng?

Đáp: Kiết ấy không phải là do đạo trí diệt, mà là do nhẫn diệt.

Hỏi: Giả sử các kiết do đạo trí diệt, kiết ấy là do kiến đạo đoạn chăng?

Đáp: Kiết ấy không phải là do kiến đạo đoạn, mà là do tư duy diệt.

Hỏi: Các kiết do pháp trí diệt, kiết đó là do pháp trí tận tác chứng chăng?

Đáp: Như thế. Các kiết do pháp trí diệt, kiết đó đều do pháp trí tận tác chứng.

Hỏi: Có thể kiết do pháp trí tận tác chứng, kiết đó không phải là do pháp trí diệt chăng?

Đáp: Có, các kiết do nhẫn diệt mà cũng do trí khác, kiết đó đều do pháp trí tận tác chứng.

Hỏi: Các kiết do vị tri trí diệt, kiết đó do vị tri trí tận tác chứng chăng?

Đáp: Như thế, các kiết do vị tri trí diệt, kiết đó đều do vị tri trí tận tác chứng.

Hỏi: Có thể có kiết do vị tri trí tận tác chứng, kiết ấy không phải là do vị tri trí diệt chăng?

Đáp: Có, các kiết do nhẫn diệt mà cũng do trí khác, kiết đó đều do vị tri trí tận tác chứng.

Hỏi: Các kiết do khổ trí, tập- tận- đạo trí diệt, kiết đó cũng đều do đạo trí tận tác chứng chăng?

Đáp: Như thế, các kiết do đạo trí diệt, kiết đó cũng do đạo trí tận tác chứng.

Hỏi: Có thể có kiết do đạo trí tận tác chứng, kiết đó không phải là do đạo trí diệt chăng?

Đáp: Có, các kiết do nhẫn diệt mà cũng do trí khác, kiết đó cũng do đạo trí tận tác chứng.

Bảy trí biết của nhãn căn, trừ ra tha tâm trí- tận trí- đạo trí. Nhĩ- tỷ- thiệt- thân căn cũng như thế. Chín trí biết của ý căn, trừ ra ra tận trí. Lạc căn, hỷ căn, hộ căn, tinh tiến, niệm, định, tuệ căn cũng lại như thế. Nam căn- nữ căn do sáu trí biết, trừ ra vị tri trí- tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Mạng căn do bảy trí biết, trừ ra tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Khổ căn- ưu căn do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Vị tri căn- dĩ tri căn- vô tri căn do bảy trí biết, trừ ra khổ trí -tập trí và tận trí.

Nhãn trì, nhĩ- tỷ- thiệt- thân trì, sắc- thanh- tế- hoạt trì do bảy trí biết, trừ ra tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Nhãn thức- nhĩ thức- thân thức trì do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Hương trì- vị trì do sáu trí biết, trừ ra vị tri trí- tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Tỷ- thiệt thức trì do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Ý trì- ý thức trì do chín trí biết, trừ ra tận trí. Pháp trì do mười trí biết.

Nhãn nhập, nhĩ- tỷ- thiệt- thân nhập, sắc- thanh- tế hoạt nhập do bảy trí biết, trừ ra tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Hương nhập- vị nhập do sáu trí biết, trừ ra vị tri trí- tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Ý nhập do chín trí biết, trừ ra tận trí. Pháp nhập do mười trí biết.

Sắc ấm do tám trí biết, trừ ra tha tâm trí và tận trí. Thống- tưởng- hành- thức ấm do chín trí biết, trừ ra tận trí. Sắc thạnh ấm do bảy trí biết, trừ ra tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Thống- tưởng- hành- thức thạnh ấm do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Địa chủng cho đến không chủng do bảy trí biết, trừ ra tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Thức chủng do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Pháp sắc do tám trí biết, trừ ra tha tâm trí và tận trí. Pháp vô sắc do mười trí biết.

Pháp có thể thấy, pháp có đối do bảy trí biết, trừ ra tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Pháp không thể thấy- pháp không có đối do mười trí biết.

Pháp hữu lậu do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Pháp vô lậu do tám trí biết, trừ ra khổ trí và tập trí.

Pháp hữu vi do chín trí biết, trừ ra tận trí. Pháp vô vi do sáu trí biết, trừ ra tha tâm trí- khổ trí -tập trí và đạo trí.

Pháp quá khứ- vị lai- hiện tại do chín trí biết, trừ ra tận trí.

Pháp thiện do mười trí biết. Pháp bất thiện do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Pháp vô ký do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Pháp hệ thuộc cõi Dục do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Pháp hệ thuộc cõi Sắc do bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tận trí và đạo trí. Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc do sáu trí biết, trừ ra pháp trí- tha tâm trí- tận trí và đạo trí.

Pháp học- pháp vô học do bảy trí biết, trừ ra khổ trí -tập trí và tận trí. Pháp phi học phi vô học do chín trí biết, trừ ra đạo trí.

Pháp do kiến đế đoạn, pháp do tư duy đoạn có tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Pháp không có gì đoạn do tám trí biết, trừ ra khổ trí và tập trí.

Khổ đế- tập đế do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Tận đế do sáu trí biết, trừ ra tha tâm trí- khổ trí -tập trí và đạo trí. Đạo đế do bảy trí biết, trừ ra khổ trí -tập trí và tận trí.

Thiền do chín trí biết, trừ ra tận trí. Bốn đẳng do bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tận trí và đạo trí.

Không xứ, thức xứ, bật dụng xứ trong vô sắc do bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tha tâm trí- tận trí.

Hữu tưởng- vô tưởng xứ do sáu trí biết, trừ ra pháp trí- tha tâm trí- tận trí và đạo trí.

Giải thoát đầu tiên- thứ hai- thứ ba tám trừ ra nhập và tám nhất thiết nhập do bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tận trí và đạo trí. Giải thoát Không xứ- giải thoát Thức xứ- giải thoát bất dụng xứ do bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tha tâm trí và tận trí.

Giải thoát hữu tưởng- vô tưởng và giải thoát diệt tận do sáu trí biết, trừ ra pháp trí- tha tâm trí- tận trí và đạo trí. Nhất thiết nhập của Không xứ và nhất thiết nhập của Thức xứ cũng như thế.

Pháp trí do sáu trí biết, trừ ra vị tri trí- khổ trí -tập trí và tận trí. Vị tri trí do sáu trí biết, trừ ra pháp trí- khổ trí -tập trí và tận trí. Tha tâm trí do chín trí biết, trừ ra tận trí. Đẳng trí do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Khổ trí -tập trí- tận trí- đạo trí và không- vô nguyện- vô tướng do bảy trí biết, trừ ra khổ trí -tập trí và tận trí.

Thân kiến- trộm giới và nghi do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Tham lam- giận dữ- ngu si và dục lậu do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí.

Hữu lậu do bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Dục lưu trong lưu do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Hữu lưu do bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí. Ách bộc lưu cũng như thế.

Dục thọ trong thọ do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Ngã thọ do bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Ái dục ràng buộc thân, sự giận dữ ràng buộc thân trong phược do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Cái và kiết giận dữ- kiết keo kiệt- kiết ganh tị do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Sự tham dục- giận dữ trong phần dưới do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí, tận trí, đạo trí. Còn lại và năm kiến do tám trí biết, trừ ra tận trí, đạo trí.

Mũi, lưỡi, trải qua ái trong ái thân do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Sử tham dục- sử giận dữ trong sử do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí.

Sử hữu ái do bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Kiết giận dữ- kiết keo kiệt- kiết ganh tị do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và đạo trí. Còn lại do tám trí biết, trừ ra tận trí và đạo trí.

Chín mươi tám sử cõi Dục do bảy trí biết, trừ ra vị tri trí- tận trí và

đạo trí. Ở cõi Sắc có bảy trí biết, trừ ra pháp trí- tận trí và đạo trí. Cõi Vô sắc có sáu trí biết, trừ ra pháp trí- tha tâm trí- tận trí và đạo trí.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Tập tưởng vô thường, tu hành rộng khắp, dứt hết ái dục. Tưởng này nên nói tương ưng với pháp trí, tương ưng với khổ trí. Nên nói có giác- có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, nên nói tương ưng với vô nguyện, nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục hết, ái cõi Sắc hết. Tưởng này nên nói tương ưng với vị tri trí, tương ưng vớí khổ trí. Hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với hộ căn. Nên nói tương ưng với vô nguyện, nên nói duyên hệ thuộc cõi Sắc hết, ái cõi Vô sắc hết.

Tưởng này nên nói tương ưng với vị tri trí, tương ưng với khổ trí.

Hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn và hộ căn. Nên nói tương ưng với vô nguyện, nên nói duyên hệ thuộc cõi Vô sắc hết kiêu mạn, hết vô minh.

Tưởng này hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc tương ưng với vị tri trí, tương ưng với khổ trí, hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn và hộ căn.

Nên nói tương ưng với vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc.”

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo khéo thấu triệt nghĩa của bảy xứ và ba thứ quán, đối với pháp này được trừ hết hữu lậu. Biết sắc khổ do bốn trí là pháp trí- vị tri trí- khổ trí- đẳng trí, sắc tập do bốn trí là pháp trí- vị tri trí- tập trí- đẳng trí, sắc tận do bốn trí là pháp trí- vị tri trí- tận trí- đẳng trí, sắc đạo do bốn trí là pháp trí- vị tri trí- đạo trí- đẳng trí. Sắc vị do bốn trí là pháp trí- vị tri trí- tập trí- đẳng trí. Sắc hoạn nạn do bốn trí là pháp trí- vị tri trí- khổ trí- đẳng trí. Sắc loại bỏ ra do bốn trí là pháp trí- vị tri trí- tận trí- đẳng trí. Thống- tưởng- hành- thức cũng như vậy.”

Hỏi: Thế nào là sắc tận? Thế nào là sắc loại bỏ ra?

Đáp: Nếu ái sắc đủ mà sắc ấy nếu diệt đi thì đó gọi là sắc tận. Còn lại các sắc duyên ái, nếu sắc đó diệt đi thì gọi là sắc loại bỏ ra.

Lại nữa, sắc bẩn đủ mà nếu sắc ấy diệt đi thì đó gọi là sắc tận. Còn lại các sắc duyên với sắc bẩn, nếu sắc ấy diệt đi thì gọi là sắc loại bỏ ra.

Hơn nữa, hoặc là ái, hoặc là sắc bẩn đủ nếu sắc đó diệt đi thì gọi là sắc tận. Còn lại các sắc duyên với ái hoặc duyên với bẩn, nếu sắc ấy diệt đi thì đó gọi là sắc loại bỏ ra. Sắc tận và sắc loại bỏ ra, đó gọi là sai biệt. Thống – tưởng – hành – thức tận và thống- tưởng – hành – thức loại bỏ ra thì đó gọi là sai biệt.

 

Phẩm 5: BÀN VỀ TƯƠNG ƯNG

Người, trí, Tam-muội, căn,
Giác ý tương ưng đạo,
Hai trí chủng, một hành,
Sáu, bảy tiểu – bảy đại.

Bảy người, tám trí, ba Tam-muội, ba căn, bảy giác ý, tám đạo chủng trí tương ưng và hai chủng trí, một hạnh, trải qua sáu và hai loại bảy.

– Bảy người: Kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát.

– Tám trí: Pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

– Ba Tam-muội: Không, Vô nguyện, Vô tướng.

– Ba căn: Vị tri căn, dĩ tri căn, vô tri căn.

– Bảy giác ý: Niệm giác ý, Trạch pháp giác ý, tinh tiến giác ý, Hỷ giác ý, ỷ giác ý, Định giác ý, hộ giác ý.

– Tám đạo chủng: Đẳng kiến, đẳng ngữ, đẳng nghiệp, đẳng phương tiện, đẳng hoạt, đẳng niệm, đẳng Định trí tương ưng với hai chủng trí, bốn mươi bốn chủng trí, bảy mươi bảy chủng trí, một hạnh, sáu tiểu, bảy đại bảy.

Bảy người: Kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát.

Tám trí: Pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

Người kiên tín đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến người câu giải thoát đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Người kiên tín đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu ở quá khứ- vị lai- hiện tại? Cho đến người câu giải thoát đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu ở quá khứ- vị lai- hiện tại?

Người kiên tín, khi pháp trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt, cho đến khi đạo trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Cho đến người câu giải thoát khi pháp trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt, cho đến khi đạo trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Người kiên tín đối với ba Tam-muội này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu? Cho đến người câu giải thoát đối với ba Tam-muội này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Người kiên tín đối với ba Tam-muội này, có bao nhiêu thành tựu ở quá khứ- vị lai- hiện tại? Cho đến người câu giải thoát đối với ba Tammuội này, có bao nhiêu thành tựu ở quá khứ- vị lai- hiện tại?

Người kiên tín khi Không Tam- muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Khi Vô nguyện và Vô tướng Tam- muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Cho đến người câu giải thoát khi Không tam- muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Khi Vô nguyện và Vô tướng Tam- muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Người kiên tín vào lúc vị tri căn hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Người kiên pháp cũng như thế. Người tín giải thoát khi dĩ tri căn hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Người kiến đáo- thân chứng cũng như thế. Người tuệ giải thoát, khi vô tri căn hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Người câu giải thoát cũng như thế.

Người kiên tín khi Niệm giác ý hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt, cho đến hộ giác ý khi hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Cho đến người câu giải thoát khi Niệm giác ý hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt, cho đến hộ giác ý khi hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Người kiên tín khi đẳng kiến hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt, cho đến khi đẳng Định hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt? Cho đến người câu giải thoát khi đẳng kiến hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt, cho đến khi đẳng Định hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Các pháp tương ưng với pháp trí, thì đó là vị tri trí chăng? Giả sử các pháp tương ưng với vị tri trí thì đó là pháp trí chăng? Các pháp tương ưng với pháp trí thì đó là tha tâm trí- đẳng trí- khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, không- Vô nguyện- Vô tướng, vị tri căn- dĩ tri căn- vô tri căn, Niệm giác ý – Trạch pháp giác ý- tinh tiến giác ý- Hỷ giác ý- ỷ giác ý- Định giác ý – hộ giác ý- đẳng kiến- đẳng chí- đẳng phương tiện- đẳng niệm – đẳng Định chăng? Giả sử các pháp tương ưng với đẳng Định thì các pháp đó là pháp trí chăng? Các pháp cho đến đẳng niệm tương ưng thì đó là đẳng Định chăng? Giả sử các pháp mà đẳng Định tương ưng thì đó là đẳng niệm chăng?

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Sẽ thuyết minh bốn mươi bốn chủng trí, khổ trí của lão tử, tập trí của lão tử, tận trí của lão tử tận đạo tích trí của lão tử.” Trí này nên nói là pháp trí chăng? Cho đến đạo trí chăng? Sinh hữu cho đến hành trí cũng như thế.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Sẽ nói bảy mươi bảy chủng trí, trí biết sinh duyên lão tử, trí biết không có duyên còn lại duyên lão tử, trí biết lỗi lầm lâu xa sinh duyên lão tử, trí biết không phải duyên còn lại sinh duyên lão tử từ quá khứ lâu xa, trí biết sinh duyên lão tử ở vị lai lâu xa, trí biết không duyên còn lại sinh duyên lão tử ở vị lai lâu xa. Như trí trụ pháp giới, pháp tận của nhân duyên sinh, của tâm sở- hữu vi- vô thường, pháp biến dịch, pháp vô dục, pháp diệt, pháp tán, pháp trí tuệ đoạn.” Trí này nên nói là pháp trí, cho đến đạo trí chăng? Cho đến trí biết vô minh duyên hành cũng như thế. Nếu thành tựu pháp trí thì đó là vị tri trí chăng? Giả sử thành tựu vị tri trí thì đó là pháp trí sao? Nếu thành tựu pháp trí thì đó là tha tâm trí- đẳng trí- khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí kia chăng? Giả sử thành tựu đạo trí thì đó là pháp trí chăng? Cho đến thành tựu tận trí thì đó là đạo trí chăng? Giả sử thành tựu đạo trí thì đó là tận trí chăng?

Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị lai, hay thành tựu pháp trí vị lai thì đó là quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là hiện tại, hay thành tựu pháp trí hiện tại thì đó là quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí vị lai thì đó là hiện tại, hay thành tựu pháp trí hiện tại thì đó là vị lai? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị lai- hiện tại, hay thành tựu pháp trí vị lai- hiện tại thì đó là quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí vị lai thì đó là hiện tại- quá khứ, hay thành tựu pháp trí quá khứ- hiện tại, thì đó là vị lai? Nếu thành tựu pháp trí hiện tại thì quá khứ- vị lai, hay thành tựu pháp trí quá khứ – vị lai, thì đó là hiện tại? Cho đến đạo trí cũng lại như thế.

Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị tri trí quá khứ, hay thành tựu vị tri trí quá khứ thì đó là pháp trí quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị tri trí ở vị lai, hay thành tựu vị tri trí ở vị lai thì đó là pháp trí quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị tri trí ở hiện tại, hay thành tựu vị tri trí ở hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị tri trí quá khứ- hiện tại, hay thành tựu vị tri trí quá khứ- hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì vị tri trí hiện tại- vị lai, hay thành tựu vị tri trí hiện tại- vị lai thì đó là pháp trí quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì sẽ thành tựu vị tri trí ở quá khứ- vị lai, hay thành tựu vị tri trí quá khứ- vị lai thì đó là pháp trí quá khứ? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị tri trí ở quá khứ – vị lai – hiện tại, hay thành tựu về vị tri trí quá khứ – vị lai hiện tại, thì đó là pháp trí quá khứ? Cho đến đạo trí cũng như thế.

Pháp trí quá khứ- vị tri trí quá khứ- tha tâm trí quá khứ là một, vị lai là hai, hiện tại là ba, quá khứ- hiện tại là bốn, vị lai- hiện tại là năm, quá khứ- vị lai là sáu, tha tâm trí quá khứ- vị lai- hiện tại là bảy, cho đến đạo trí cũng như thế.

Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Bảy người: Kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát.

Tám trí: Pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

Hỏi: Người kiên tín đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc một – hai – ba – bốn – năm – sáu – bảy – tám.

Thế nào là một?

Đáp: Khổ pháp nhẫn không có tha tâm trí là một, có tha tâm trí là hai. Khổ pháp trí không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri nhẫn không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí là bốn. Khổ vị tri trí không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí năm. Tập pháp nhẫn không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Tập pháp trí không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tập vị tri nhẫn- tập vị tri trí và tận pháp nhẫn không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Tận pháp trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Tận vị tri nhẫn- tận vị tri trí không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Đạo pháp trí không có tha tâm trí là bảy, có ha tâm trí là tám. Đạo vị tri nhẫn không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám.

Kiên pháp cũng như thế.

Hỏi: Người tín giải thoát đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc bảy, hoặc tám, không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám.

Kiến đáo cũng như thế.

Thân chứng – tuệ giải thoát và câu giải thoát thì thành tựu tất cả.

Hỏi: Người kiên tín đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu quá khứ – vị lai – hiện tại?

Đáp: Khổ pháp nhẫn không có tha tâm trí quá khư và vị lai là một, hiện tại không có; có tha tâm trí quá khứ và vị lai là hai, hiện tại không có. Khổ pháp trí không có tha tâm trí quá khứ là một, vị lai là ba, hiện tại là hai; có tha tâm trí quá khứ là hai, vị lai là bốn, hiện tại là hai. Khổ vị tri nhẫn không có tha tâm trí quá khứ, vị lai là ba, hiện tại không có; có tha tâm trí quá khứ, vị lai là bốn, hiện tại không có. Khổ vị tri trí không có tha tâm trí quá khứ là ba, vị lai là bốn, hiện tại là hai; cò tha tâm trí quá khứ là bốn, vị lai là năm, hiện tại là hai.

Tập pháp nhẫn không có tha tâm trí quá khứ, vị lai là bốn, hiện tại không có; có tha tâm trí quá khứ, vị lai là năm, hiện tại không có. Tập pháp trí không có tha tâm trí quá khứ là bốn, vị lai là năm, hiện tại là hai; có tha tâm trí quá khứ là năm, vị lai là sáu, hiện tại là hai. Tập vị tri nhẫn không có tha tâm trí quá khứ và vị lai là năm, hiện tại không có; có tha tâm trí quá khứ và vị lai là sáu, hiện tại không có. Tập vị tri trí không có tha tâm trí quá khứ và vị lai là năm, hiện tại là hai; có tha tâm trí quá khứ và vị lai sáu, hiện tại là hai.

Tận pháp nhẫn không có tha tâm trí quá khứ và vị lai là năm, hiện tại không có; tha tâm trí quá khứ và vị lai là sáu, hiện tại không có. Tận pháp trí không có tha tâm trí quá khứ là năm, vị lai là sáu, hiện tại là hai; có tha tâm trí quá khứ là sáu, vị lai là bảy, hiện tại là hai. Tận vị tri nhẫn không có tha tâm trí quá khứ và vị lai là sáu, hiện tại không có; tha tâm trí quá khứ và vị lai là bảy, hiện tại không có. Tập vị tri trí không có tha tâm trí quá khư và vị lai là sáu, hiện tại là hai. Tha tâm trí quá khứ và vị lai là bảy, hiện tại là hai.

Đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí quá khứ và vị lai là sáu, hiện tại không có; tha tâm trí quá khư và vị lai là bảy, hiện tại không có. Đạo pháp trí không có tha tâm trí quá khứ là sáu, vị lai là bảy, hiện tại là hai; có tha tâm trí quá khứ là bảy, vị lai là tám, hiện tại là hai. Đạo vị tri nhẫn không có tha tâm trí quá khư và vị lai là bảy, hiện tại không có; tha tâm trí quá khứ và vị lai là tám, hiện tại không có.

Người kiên pháp cũng như thế.

Hỏi: Người tín giải thoát đối với tám trí này, thành tựu bao nhiêu quá khứ – vị lai – hiện tại?

Đáp: Không có tha tâm trí, vị lai thành tựu bảy. Các trí đã diệt không mất thì thành tựu quá khứ. Các trí hiện ở trước mắt thì thành tựu hiện tại, có tha tâm trí thành tựu vị lai là tám. Các pháp đã diệt mà không mất thì thành tựu quá khứ. Các pháp hiện ở trước mắt thì thành tựu hiện tại.

Kiến đáo cũng như thế.

Thân chứng- tuệ giải thoát và câu giải thoát đều thành tựu vị lai. Nếu đã diệt mà không mất thì thành tựu quá khứ. Các pháp hiện ở trước mắt thì thành tựu hiện tại.

Hỏi: Người kiên tín khi pháp trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Có hai. Pháp trí – khổ trí là hai. Pháp trí – tập trí là hai. Pháp trí-tận trí là hai. Pháp trí- đạo trí là hai.

Hỏi: Lúc vị tri trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Có hai. Vị tri trí- khổ trí là hai. Vị tri trí- tập trí là hai. Vị tri trí- tận trí là hai.

Hỏi: Khi khổ trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Có hai. Khổ trí- pháp trí là hai. Khổ trí – vị tri trí là hai. Tập trí – tận trí cũng như thế.

Hỏi: Lúc đạo trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Có hai. Đạo trí – pháp trí là hai.

Người kiên pháp cũng như thế.

Hỏi: Người tín giải thoát khi pháp trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Pháp trí- khổ trí là hai. Pháp trí- tập trí là hai. Pháp trí- tận trí là hai. Pháp trí – đạo trí không có tha tâm trí là hai. Tha tâm trí là ba.

Hỏi: Lúc vị tri trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Vị tri trí – khổ trí là hai. Vị tri trí- tập trí là hai. Vị tri trí – tận trí là hai. Vị tri trí – đạo trí, không có tha tâm trí là hai, có tha tâm trí là ba.

Hỏi: Khi tha tâm trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Tha tâm trí không có đạo trí là hai, hoặc đạo trí là ba.

Hỏi: Khi đẳng trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc một, hoặc hai. Đẳng trí không có tha tâm trí một, hoặc tha tâm trí là hai.

Hỏi: Khi khổ trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Có hai. Khổ trí pháp trí là hai. Khổ trí- vị tri trí là ai. Tập trí- tận trí cũng như thế.

Hỏi: Lúc đạo trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Đạo trí- pháp trí không có tha tâm trí là hai, có tha tâm trí là ba. Đạo trí – vị tri trí không có tha tâm trí là hai, có tha tâm trí là ba.

Người kiến đáo – thân chứng cũng như thế.

Hỏi: Người tuệ giải thoát khi pháp trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Pháp trí – khổ trí không có tận trí – vô sinh trí là hai; nếu có tận trí – vô sinh trí là ba. Pháp trí- tập trí không có tận trí- vô sinh trí là hai; nếu có tận trí – vô sinh trí là ba. Pháp trí – tận trí không có tận trí – vô sinh trí là hai; nếu có tận trí – vô sinh trí là ba. Pháp trí- đạo trí không có tận trí – vô sinh trí không có tha tâm trí hai, nếu có tận trí- vô sinh trí – tha tâm trí là ba.

Hỏi: Lúc vị tri trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Vị tri trí- khổ trí không có tận trí- vô sinh trí là hai, nếu có tận trí- vô sinh trí là ba. Vị tri trí- tập trí không có tận trí – vô sinh trí là hai, nếu có tận trí – vô sinh trí là ba. Vị tri trí- tận trí không có tận trí – vô sinh trí là hai, nếu có tận trí – vô sinh trí là ba. Vị tri trí- đạo trí không có tận trí- vô sinh trí, không có tha tâm trí là hai, nếu có tận trí – vô sinh trí – tha tâm trí là ba.

Hỏi: Lúc tha tâm trí hiện ở trước mắt có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Tha tâm trí không có, đạo trí là hai, nếu có đạo trí là ba.

Hỏi: Lúc đẳng trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc một, hoặc hai. Đẳng trí không có tha tâm trí là một, nếu có tha tâm trí là hai.

Hỏi: Khi khổ trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí- pháp trí không có tận trí – vô sinh trí là hai, nếu có tận trí – vô sinh trí là ba. Khổ trí – vị tri trí không có tận trí – vô sinh trí là hai, nếu có tận trí – vô sinh trí là ba. Tập trí – tận trí cũng như vậy.

Hỏi: Khi đạo trí hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Đạo trí- pháp trí không có tận trí- vô sinh trí không có tha tâm trí là hai, nếu có tận trí- vô sinh trí, tha tâm trí là ba. Đạo trí- vị tri trí không có, tận trí – vô sinh trí – tha tâm trí là hai, nếu có tận trí- vô sinh trí- tha tâm trí là ba.

Người câu giải thoát cũng như thế.

Hỏi: Người kiên tín đối với ba Tam-muội này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Tận pháp nhẫn chưa sinh thì thành tựu có hai, không thành tựu có một. Tận pháp nhẫn đã sinh thì tất cả thành tựu.

Người kiên pháp cũng như thế. Tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát thành tựu tất cả.

Hỏi: Người kiên tín đối với ba Tam-muội này, có bao nhiêu thành tựu ở quá khứ- vị lai- hiện tại?

Đáp: Nếu dựa vào Không Tam-muội, vượt qua thứ tự thủ chứng, thì khổ pháp nhẫn không có quá khứ, vị lai có hai, hiện tại có một. Khổ pháp trí quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có một. Khổ vị tri nhẫn, khổ vị tri trí quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có một. Tập pháp nhẫn quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có một. Tập pháp trí quá khứ và vị lai có hai, hiện tại có một. Tập vị tri nhẫn – tập vị tri trí quá khứ và vị lai có hai, hiện tại có một. Tận pháp nhẫn quá khứ có hai, vị lai có ba, hiện tại có một. Tận pháp trí quá khứ và vị lai có ba, hiện tại có một. Tận vị tri nhẫn và tận vị tri trí – đạo pháp nhẫn- đạo pháp trí- đạo vị tri nhẫn quá khứ và vị lai có ba, hiện tại có một.

Nếu dựa vào Vô nguyện Tam-muội, vượt qua thứ tự thủ chứng, thì khổ pháp nhẫn không có quá khứ, vị lai có hai, hiện tại có một. Khổ pháp trí quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có một. Khổ vị tri nhẫn- khổ vị tri trí, tập pháp nhẫn- tập pháp trí, tập vị tri nhẫn-tập vị tri trí quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có một. Tận pháp nhẫn quá khứ có hai, vị lai có ba, hiện tại có một. Tận pháp trí quá khứ có hai, vị lai có ba, hiện tại có một. Tận vị tri nhẫn- tận vị tri trí- đạo pháp nhẫn- đạo pháp trí- đạo vị tri nhẫn quá khứ có ba, vị lai có hai, hiện tại có một.

Kiên pháp cũng như thế. Tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát tất cả thành tựu ở vị lai, nêu đã hết mà không mất thì thành tựu ở quá khứ, các pháp hiện ở trước mắt thì thành tựu ở hiện tại.

Hỏi: Người kiên tín khi Không Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc không có. Khổ trí- pháp trí có hai; khổ trí- vị tri trí có hai; nhẫn không có.

Hỏi: Lúc Vô nguyện Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc không có. Khổ trí- pháp trí có hai; khổ trí – vị tri trí có hai; tập trí – pháp trí có hai; tập trí – vị tri trí có hai; đạo trí – pháp trí có hai; nhẫn không có.

Hỏi: Lúc Vô tướng Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc không có. Tận trí – pháp trí có hai; tận trí – vị tri trí có hai; nhẫn không có.

Người kiên pháp cũng như thế.

Hỏi: Người tín giải thoát lúc Không Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Có hai. Khổ trí – pháp trí là hai; khổ trí, vị tri trí là hai.

Hỏi: Lúc Vô nguyện Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí- pháp trí là hai; khổ trí- vị tri trí là hai; tập trí – pháp trí là hai; tập trí- vị tri trí là hai; đạo trí- pháp trí không có tha tâm trí là hai; nếu có tha tâm trí là ba. Đạo trí – vị tri trí không có tha tâm trí là hai; nếu có tha tâm trí là ba.

Hỏi: Lúc Vô tướng Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Có hai. Tận trí – pháp trí hai; tận trí – vị tri trí là hai.

Người kiến đáo – thân chứng cũng như thế.

Hỏi: Người tuệ giải thoát khi Không Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Có hai. Khổ trí – pháp trí là hai. Khổ trí – vị tri trí là hai.

Hỏi: Lúc Vô nguyện Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí- pháp trí không có tận trí – vô sinh trí là hai; nếu có tập trí – vô sinh trí là ba; khổ trí – vị tri trí không có tận trí – vô sinh trí là hai, nếu có tận trí – vô sinh là ba; tập trí- pháp trí không có tận trí – vô sinh trí là hai, nếu có tận trí – vô sinh trí là ba; tập trí- vị tri trí không có tận trí – vô sinh trí là hai; nếu có tận trí – vô sinh trí là ba; đạo trí- pháp trí không có tận trí- vô sinh trí, không có tha tâm trí là hai, nếu có tận trí – vô sinh trí – tha tâm trí là ba; đạo trí – vị tri trí không có tận trí – vô sinh trí không có tha tâm trí là hai; nếu có tận trí – vô sinh trí – tha tâm trí là ba.

Hỏi: Lúc Vô tướng Tam-muội hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Tận trí- pháp trí không có tận trí – vô sinh trí là hai, nếu có tận trí – vô sinh trí là ba; tận trí- vị tri trí không có tận trí – vô sinh trí là hai, nếu có tận trí- vô sinh trí là ba. Câu giải thoát cũng như vậy.

Hỏi: Người kiên tín lúc vị tri căn hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc không có. Khổ trí- pháp trí là hai, khổ trí- vị tri trí là hai, tập trí- pháp trí là hai, tập trí- vị tri trí là hai, tận trí- pháp trí là hai, tận trí- vị tri trí là hai, đạo tri- pháp trí là hai, nhẫn là không có. Bảy giác ý và tám đạo chủng cũng như vậy. kiên pháp cũng như vậy.

Hỏi: Người tín giải thoát lúc dĩ tri căn hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí- pháp trí là hai, khổ trí- vị tri trí là hai; tập trí- pháp trí là hai, tập trí- vị tri trí là hai; tận trí- pháp trí là hai, tận trí- vị tri trí là hai, đạo trí- pháp trí không có tha tâm trí là hai, nếu có tha tâm trí là ba; đạo trí- vị tri trí không có tha tâm trí là hai, nếu có tha tâm trí là ba. Bảy giác ý và tám đạo chủng cũng như vậy. Kiến đáo và thân chứng cũng như vậy.

Hỏi: Người tuệ giải thoát lúc vô tri căn hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí- pháp trí không có tận trí- vô sinh trí là hai, nếu có tận trí- vô sinh trí là ba; khổ trí- vị tri trí không có tận trí- vô sinh trí là hai, nếu có tận trí-p vô sinh trí là ba; tập trí- pháp trí không có tận trí- vô sinh trí là hai, nếu có tận trí- vô sinh trí là ba; tập trí- vị tri trí không có tận trí- vô sinh trí là hai, nếu có tận trí- vô sinh trí là ba; tận trí- pháp trí không có tận trí- vô sinh trí là hai, nếu có tận trí- vô sinh trí là ba; tận trí- vị tri trí không có tận trí- vô sinh trí là hai, nếu có tận trí- vô sinh trí là ba; đạo trí- vị tri trí không có tận trí- vô sinh trí, không có tha tâm trí là hai, nếu có tận trí – vô sinh trí- tha tâm trí là ba.

Bảy giác ý và tám đạo chủng cũng như thế.

Hỏi: Khi đẳng kiến hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí- pháp trí là hai; khổ trí- vị tri trí là hai; tập trí- pháp trí là hai; tập trí- vị tri trí là hai; tận trí- pháp trí là hai; tận trí- vị tri trí là hai. Đạo trí- pháp trí không có tha tâm trí là hai, nếu có tha tâm trí là ba; đạo trí- vị tri trí không có tha tâm trí là hai, nếu có tha tâm trí là ba.

Người câu giải thoát cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, đó không phải là vị tri trí mà đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Hoặc pháp trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là pháp trí mà không phải là tha tâm trí? Tha tâm trí không thâu nhiếp pháp tương ưng với pháp trí, đó gọi là pháp trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tha tâm trí mà không phải là pháp trí? Pháp trí không thâu nhiếp pháp tương ưng với tha tâm trí, đó gọi là tha tâm trí mà không phải là pháp trí.

Thế nào là pháp trí và tha tâm trí? pháp trí thâu nhiếp pháp tương ưng với tha tâm trí, đó gọi là pháp trí và tha tâm trí.

Thế nào là không phải pháp trí cũng không phải là tha tâm trí? Pháp trí và tha tâm trí. còn lại pháp trí và tha tâm trí không thâu nhiếp không tương ưng với pháp tâm- tâm sở niệm sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải pháp trí mà không phải là tha tâm trí.

Khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí và đẳng kiến cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, đó không phải là đẳng trí mà đó là Không Tam-muội chăng?

Đáp: Hoặc pháp trí mà không phải Không Tam-muội.

Thế nào là pháp trí màkhông phải Không Tam-muội? Pháp trí tương ưng với Không Tam-muội. Còn lại các Không Tam- muội, đó gọi là pháp trí mà không phải Không Tam-muội. Muội không tương ưng cùng pháp tương ưng với pháp trí.

Thế nào là Không Tam-muội mà không phải là pháp trí? Không Tam-muội tương ưng với pháp trí. còn lại các pháp trí không tương ưng cùng pháp tương ưng với Không Tam- muội, đó gọi là Không Tam-muội mà không phải pháp trí.

Thế nào là pháp trí và Không Tam- muội? Trừ ra pháp trí tương ưng với Không Tam- muội, còn lại các pháp tương ưng với pháp trí và Không Tam- muội đó gọi là pháp trí và Không Tam- muội.

Thế nào là không phải pháp trí cũng không phải Không Tam- muội? Pháp trí không tương ưng với Không Tam- muội, Không Tam- muội không tương ưng với pháp trí và còn lại pháp niệm của tâm- tâm sở, sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải pháp trí cũng không phải Không Tam- muội.

Vô nguyện- Vô tướng- Hỷ giác ý- đẳng chí cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí thì đó là vị tri căn sao?

Đáp: Hoặc pháp trí mà không phải là vị tri căn.

Thế nào là pháp trí mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với pháp trí, đó gọi là pháp trí mà không phải là vị tri căn.

Thế nào là vị tri căn mà không phải là pháp trí? Vị tri căn tương ưng với pháp trí, còn lại các pháp trí không thâu nhiếp không tương ưng cùng pháp tương ưng với vị tri că, đó gọi là vị tri căn mà không phải là pháp trí.

Thế nào là pháp trí cũng là vị tri căn? Vị tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với pháp trí, đó gọi là pháp trí cũng là vị ti căn.

Thế nào là không phải pháp trí cũng không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp pháp trí. còn lại các pháp trí và vị tri căn không thâu nhiếp không tương ưng cùng các tâm- tâm pháp, sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải pháp trí cũng không phải là vị tri căn.

Dĩ tri căn và vô tri căn cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí thì đó là Niệm giác ý?

Đáp: Hoặc pháp trí mà không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là pháp trí mà không phải là Niệm giác ý? Pháp trí tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là pháp trí mà không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là Niệm giác ý mà không phải là pháp trí? Pháp trí và các pháp trí còn lại không tương ưng cùng pháp tương ưng của Niệm giác ý, đó gọi là Niệm giác ý mà không phải pháp trí.

Thế nào là pháp trí cũng là Niệm giác ý? Trừ ra Niệm giác ý, còn lại các pháp tương ưng với pháp trí, đó gọi là pháp trí cũng là Niệm giác ý.

Thế nào là không phải pháp trí cũng không phải là Niệm giác ý? Pháp trí không tương ưng với Niệm giác ý, và còn lại tâm- tâm pháp, sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải pháp trí cũng không phải là Niệm giác ý.

Tinh tiến giác ý- ỷ giác ý- Định giác ý- hộ giác ý- đẳng phương tiện- đẳng niệm- đẳng Định cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí đó là Trạch pháp giác ý chăng?

Đáp: Như thế. Các pháp tương ưng với pháp trí đó là Trạch pháp giác ý.

Hỏi: Có thể có Trạch pháp giác ý tương ưng với các pháp mà không phải là pháp trí chăng?

Đáp: Có, pháp trí không thâu nhiếp pháp tương ưng với Trạch pháp giác ý.

Môn vị tri trí cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí thì đó là đẳng trí chăng?

Đáp: Hoặc tha tâm trí mà không phải là đẳng trí.

Thế nào là tha tâm trí mà không phải là đẳng trí? Đẳng trí không thâu nhiếp pháp tương ưng với tha tâm trí, đó gọi là tha tâm trí mà không phải là đẳng trí.

Thế nào là đẳng trí, không phải tha tâm trí? Tha tâm trí không thâu nhiếp pháp tương ưng với đẳng trí, đó gọi là đẳng trí mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tha tâm trí cũng là đẳng trí? Tha tâm trí thâu nhiếp pháp tương ưng với đẳng trí, đó gọi là tha tâm trí cũng là đẳng trí.

Thế nào là không phải tha tâm trí cũng không phải là đẳng trí? tha tâm trí và đẳng trí, các tha tâm trí cùng đẳng trí còn lại, không thâu nhiếp không tương ưng với tâm- tâm pháp, sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tha tâm trí cũng không phải là đẳng trí. Đạo trí- Trạch pháp giác ý và đẳng kiến cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí thì đó không phải là khổ trí- tập trí- tận trí, không phải Không Tam- muội và Vô tướng Tammuội, đó là Vô nguyện chăng?

Đáp: Hoặc tha tâm trí mà không phải là Vô nguyện.

Thế nào là tha tâm trí mà không phải là Vô nguyện? Tha tâm trí tương ưng với Vô nguyện, các Vô nguyện không tương ưng với pháp tương ưng của tha tâm trí, đó gọi là tha tâm trí mà không phải là Vô nguyện.

Thế nào là Vô nguyện, không phải tha tâm trí? Vô nguyện tương ưng với tha tâm trí. Các tha tâm trí, không tương ưng với pháp tương ưng của Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện, không phải tha tâm trí.

Thế nào là tha tâm trí cũng Vô nguyện? Trừ ra tha tâm trí tương ưng với Vô nguyện, còn lại pháp tương ưng với tha tâm trí và Vô nguyện, đó gọi là tha tâm trí cũng là Vô nguyện.

Thế nào là không phải tha tâm trí cũng không phải là Vô nguyện? Tha tâm trí không tương ưng với Vô nguyện, Vô nguyện không tương ưng với tha tâm trí, và pháp còn lại niệm của tâm- tâm sở, sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tha tâm trí cũng không phải là Vô nguyện.

Niệm giác ý- tinh tiến- hỷ- khinh an- Định và hộ giác ý; đẳng chí- đẳng phương tiện- đẳng niệm và đẳng Định cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí, đó không phải là vị tri căn mà đó là dĩ tri căn chăng?

Đáp: Hoặc tha tâm trí mà không phải là dĩ tri căn.

Thế nào là tha tâm trí mà không phải là dĩ tri căn? Dĩ tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với tha tâm trí, đó gọi là tha tâm trí mà không phải là dĩ tri căn.

Thế nào là dĩ tri căn mà không phải là tha tâm trí? Dĩ tri căn thâu nhiếp tha tâm trí. còn lại các tha tâm trí không thâu nhiếp, không tương ưng với pháp tương ưng của dĩ tri căn, đó gọi là dĩ tri căn mà không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tha tâm trí cũng là dĩ tri căn? Dĩ tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với tha tâm trí, đó gọi là tha tâm trí cũng là dĩ tri căn.

Thế nào là không phải tha tâm trí cũng không phải là dĩ tri căn? Dĩ tri căn không thâu nhiếp tha tâm trí, còn lại các tha tâm trí không thâu nhiếp không tương ưng với dĩ tri căn và tâm- tâm pháp, sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tha tâm trí cũng không phải là dĩ tri căn. Vô tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với khổ trí, thì đó không phải là tập trí – tận trí – đạo trí, không phải Vô tướng, mà đó là Không Tam-muội chăng?

Đáp: Hoặc khổ trí mà không phải Không Tam-muội.

Thế nào là khổ trí mà không phải Không Tam-muội? Khổ trí tương ưng với Không Tam-muội. Còn lại các Không Tam-muội không tương ưng với pháp tương ưng của khổ trí mà đó gọi là khổ trí, không phải Không Tam-muội.

Thế nào là Không Tam-muội mà không phải là khổ trí? Không Tam-muội tương ưng với khổ trí, các khổ trí không tương ưng với pháp tương ưng của Không Tam- muội, đó gọi là Không Tam-muội mà không phải là khổ trí.

Thế nào là khổ trí cũng không phải là Không Tam-muội? Trừ ra khổ trí tương ưng với Không Tam-muội, các khổ trí tương ưng với pháp của Không Tam-muội, đó gọi là khở trí cũng là Không Tam- muội.

Thế nào là không phải khổ trí, không phải Không Tam-muội? Khổ trí không tương ưng với Không Tam-muội, Không Tam-muội không tương ưng với khổ trí, và còn lại tâm-tâm pháp, sắ vô vi – tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải khổ trí cũng không phải là Không Tam- muội. Vô nguyện cũng như vậy. còn lại như pháp trí.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tập trí, đó không phải là tận trí- đạo trí, không phải Không Tam-muội và Vô tướng Tam-muội mà đó là Vô nguyện chăng?

Đáp: Hoặc tập trí mà không phải là Vô nguyện.

Thế nào là tập trí mà không phải là Vô nguyện? Tập trí tương ưng với Vô nguyện, đó gọi là tập trí chứ không phải là Vô nguyện.

Thế nào là Vô nguyện chứ không phải là tập trí? Tập trí và các tập trí còn lại không tương ưng với pháp tương ưng của Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện chứ không phải là tập trí.

Thế nào tập trí cũng là Vô nguyện? Trừ Vô nguyện, còn lại các pháp tương ưng với tập trí, đó gọi là tập trí cũng là Vô nguyện.

Thế nào là không phải tập trí cũng không phải là Vô nguyện? Tập trí không tương ưng với Vô nguyện và tâm- tâm pháp còn lại với sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tập trí cũng không phải Vô nguyện. Còn lại như pháp trí.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tận trí, thì đó không phải là đạo trí, Không Tam- muội, Vô nguyện Tam-muội, mà đó là Vô tướng chăng?

Đáp: Hoặc tận trí mà không phải là Vô tướng.

Thế nào là tận trí mà không phải là Vô tướng? Tận trí tương ưng với Vô tướng, đó gọi là tận trí chứ không phải là Vô tướng.

Thế nào là Vô tướng mà không phải tận trí? Tận trí và, các tận trí còn lại không tương ưng với nhau mà tương ưng với pháp Vô tướng, đó gọi là Vô tướng chứ không phải là tận trí.

Thế nào là tận trí mà cũng là Vô tướng? Trừ Vô tướng, còn lại các pháp tương ưng với tận trí, đó gọi là tận trí mà cũng là Vô tướng.

Thế nào là không phải tận trí cũng không phải Vô tướng? Tận trí không tương ưng với Vô tướng và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải tận trí cũng không phải Vô tướng. Còn lại như pháp trí.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đạo trí, thì đó không phải Không Tam- muội cũng không phải Vô tướng, mà đó là Vô nguyện chăng?

Đáp: Hoặc đạo trí mà không phải là Vô nguyện.

Thế nào là đạo trí mà không phải là Vô nguyện? Đạo trí tương ưng với Vô nguyện, đó gọi là đạo trí chứ không phải là Vô nguyện.

Thế nào là Vô nguyện mà không phải là đạo trí? Đạo trí và các đạo trí không tương ưng với nhau mà tương ưng với pháp Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện chứ không phải là đạo trí.

Thế nào là đạo trí mà cũng là Vô nguyện? Trừ Vô nguyện, còn lại các pháp tương ưng với đạo trí, đó gọi là đạo trí mà cũng là Vô nguyện. Còn lại như pháp trí.

Thế nào là không phải đạo trí cũng không phải là Vô nguyện? Đạo trí không tương ưng với Vô nguyện, và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đạo trí củng không phải là Vô nguyện.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Không Tam-muội, thì đó không phải là Vô nguyện- Vô tướng, mà đó là vị tri căn chăng?

Đáp: Hoặc Không Tam-muội mà không phải là vị tri căn.

Thế nào là Không Tam-muội mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Không Tam-muội, đó gọi là Không Tam-muội chứ không phải là vị tri căn.

Thế nào là vị tri căn mà không phải là Không Tam-muội? Vị tri căn thâu nhiếp Không Tam-muội. Các Không Tam-muội không thâu nhiếp và không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri căn, đó gọi là vị tri căn chứ không phải là Không Tam-muội.

Thế nào là Không Tam-muội cũng là vị tri căn? Vị tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Không Tam-muội, đó gọi là Không Tam- muội cũng là vị tri căn.

Thế nào là không phải Không Tam-muội cũng không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp Không Tam- muội. Các Không Tam- muội không thâu nhiếp tương ưng với vị tri căn, và còn lại tâm- tâm pháp sắc vô vị – tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Không Tam- muội cũng không phải là vị tri căn.

Dĩ tri căn, vô tri căn cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Không Tam-muội, thì đó là Niệm giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Không Tam-muội mà không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là Không Tam-muội mà không phải là Niệm giác ý? Không Tam-muội tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là Không Tam- muội mà không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là Niệm giác ý mà không phải Không Tam-muội? Không Tam-muội và các Không Tam- miệu không tương ưng với nhau mà tương ưng với pháp Niệm giác ý, đó gọi là Niệm giác ý mà không phải Không Tam-muội.

Thế nào là Không Tam-muội cũng là Niệm giác ý? Trừ ra Niệm giác ý, còn lại các pháp tương ưng Không Tam- muội, đó gọi là Không Tam- muội cũng là Niệm giác ý.

Thế nào là không phải Không Tam- muội cũng không phải là Niệm giác ý? Không Tam- muội không tương ưng với Niệm giác ý, và còn lại tâm – tâm pháp sắc vô vị – tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Không Tam- muội cũng không phải Niệm giác ý.

Trạch pháp giác ý- tinh tiến giác ý- ỷ giác ý- hộ giác ý, đẳng kiến- đẳng phương tiện- đẳng niệm cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Không Tam- muội, thì đó là Hỷ giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Không Tam-muội mà không phải là Hỷ giác ý.

Thế nào là Không Tam- muội mà không phải là Hỷ giác ý? Không Tam- muội tương ưng với Hỷ giác ý, các Hỷ giác ý không tương ưng nhau mà tương ưng với pháp Không Tam-muội, đó gọi là Không Tam- muội mà không phải là Hỷ giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý mà không phải là Không Tam- muội? Hỷ giác ý tương ưng với Không Tam- muội, các Không Tam- muội không tương ưng nhau mà tương ưng với pháp Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác y mà không phải là Không Tam-muội.

Thế nào là Không Tam-muội cũng là Hỷ giác ý? Trừ ra Không Tam- muội tương ưng với Hỷ giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Hỷ giác ý và Không Tam-muội, đó gọi là Không Tam- muội cũng là Hỷ giác ý.

Thế nào là không phải Không Tam-muội cũng không phải là Hỷ giác ý? Không Tam-muội không tương ưng với Hỷ giác ý, Hỷ giác ý không tương ưng với Không Tam- muội và tâm- tâm pháp sắc vô vị- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Không Tam- muội cũng không phải là Hỷ giác ý. Đẳng chí cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Không Tam-muội, thì đó là Định giác ý chăng?

Đáp: Như thế. Nếu như các pháp tương ưng với Không Tam- muội thì đó là Định giác ý.

Hỏi: Có thể các pháp tương ưng với Định giác ý, mà đó không phải là Không Tam- muội chăng?

Đáp: Có, Không Tam- muội không thâu nhiếp pháp tương ưng với Định giác ý. Đẳng Định cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Vô nguyện, thì đó không phải là Vô tướng, mà đó là vị tri căn chăng?

Đáp: Hoặc Vô nguyện mà không phải là vị tri căn.

Thế nào là Vô nguyện mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện chứ không phải là vị tri căn.

Thế nào là vị tri căn mà không phải là Vô nguyện? Vị tri căn thâu nhiếp Vô nguyện, các Vô nguyện không thâu nhiếp và không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri căn, đó gọi là vị tri căn chứ không phải là Vô nguyện.

Thế nào là Vô nguyện cũng là vị tri căn? Vị tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện cũng là vị tri căn.

Thế nào là không phải Vô nguyện cũng không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp Vô nguyện, các Vô nguyện không thâu nhiếp không tương ưng vị tri căn, và còn lại tâm – tâm pháp sắc vô vị- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Vô nguyện cũng không phải là vị tri căn. Dĩ tri căn, vô tri căn cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Vô nguyện, thì đó là Niệm giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Vô nguyện mà không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là Vô nguyện mà không phải là Niệm giác ý? Vô nguyện tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là Vô nguyện chứ không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là Niệm giác ý mà không phải là Vô nguyện? Vô nguyện không tương ưng với Vô nguyện mà tương ưng với pháp Niệm giác ý, đó gọi là Niệm giác ý chứ không phải là Vô nguyện.

Thế nào là Vô nguyện cũng là Niệm giác ý? Trừ ra Niệm giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện cũng là Niệm giác ý.

Thế nào là không phải Vô nguyện cũng không phải là Niệm giác ý? Vô nguyện không thâu nhiếp Niệm giác ý và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vị- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Vô nguyện cũng không phải là Niệm giác ý.

Trạch pháp- tinh tiến- ỷ- hộ giác ý, đẳng phương tiện- đẳng niệm cũng như thế.

*****

Hỏi: Các pháp tương ưng với Vô nguyện, thì đó là Hỷ giác ý chăng?

Đáp: Hoặc Vô nguyện mà không phải là Hỷ giác ý.

Thế nào là Vô nguyện mà không phải là Hỷ giác ý? Vô nguyện tương ưng với Hỷ giác ý, các Hỷ giác ý còn lại không tương ưng với pháp tương ưng với Vô nguyện, đó gọi là Vô nguyện mà không phải là Hỷ giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý mà không phải là Vô nguyện? Hỷ giác ý tương ưng với Vô nguyện, các Vô nguyện không tương ưng với pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý mà không phải là Vô nguyện.

Thế nào là Vô nguyện cũng là Hỷ giác ý? Trừ ra Vô nguyện tương ưng với Hỷ giác ý, còn lại các pháp tương ưng với Vô nguyện và Hỷ giác ý, đó gọi là Vô nguyện cũng là Hỷ giác ý.

Thế nào là không phải Vô nguyện cũng không phải là Hỷ giác ý? Vô nguyện không tương ưng với Hỷ giác ý, Hỷ giác ý không tương ưng với Vô nguyện không và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải Vô nguyện cũng không phải là Hỷ giác ý.

Đẳng kiến và đẳng chí cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Vô nguyện, thì đó là Định giác ý chăng?

Đáp: Như thế. Các pháp tương ưng với Vô nguyện, thì đó là Định giác ý.

Hỏi: Có thể có các pháp tương ưng với Định giác ý, mà đó không phải là Vô nguyện?

Đáp: Có, Vô nguyện không thâu nhiếp pháp tương ưng với Định giác ý.

Đẳng định cũng như thế. Vô tướng môn cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri căn, thì đó không phải là dĩ tri căn và vô tri căn, mà đó là Niệm giác ý chăng?

Đáp: Hoặc vị tri căn mà không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là vị tri căn mà không phải là Niệm giác ý? Vị tri căn thâu nhiếp Niệm giác ý, đó gọi là vị tri căn chứ không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là Niệm giác ý mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là Niệm giác ý chứ không phải là vị tri căn.

Thế nào là vị tri căn cũng là Niệm giác ý? Vị tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Niệm giác ý, đây gọi là vị tri căn cũng là Niệm giác ý.

Thế nào là không phải vị tri căn cũng không phải là Niệm giác ý? Vị tri căn không thâu nhiếp Niệm giác ý, và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vị tri căn cũng không phải là Niệm giác ý.

Trạch pháp giác ý- tinh tấn giác ý- Định giác ý, đẳng kiến- đẳng phương tiện – đẳng định – đẳng niệm cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri căn, thì đó là Hỷ giác ý chăng?

Đáp: Hoặc vị tri căn mà không phải Hỷ giác ý.

Thế nào là vị tri căn mà không phải Hỷ giác ý? Vị tri căn thâu nhiếp Hỷ giác ý, các Hỷ giác ý không thâu nhiếp, không tương ưng nhau mà tương ưng với pháp với vị tri căn, đó gọi là vị tri căn cũng không phải là Hỷ giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý mà không phải là vị tri căn.

Thế nào là vị tri căn cũng là Hỷ giác ý? Vị tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đây gọi là vị tri căn cũng là Hỷ giác ý.

Thế nào là không phải vị tri căn cũng không phải là Hỷ giác ý? Vị tri căn không thâu nhiếp Hỷ giác ý, các vị tri căn và Hỷ giác ý không thâu nhiếp không tương ưng và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vị tri căn cũng không phải là Hỷ giác ý.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri căn, thì đó là Ỷgiác ý chăng?

Đáp: Hoặc vị tri căn mà không phải là Ỷ giác ý.

Thế nào là vị tri căn àm không phải Ỷ giác ý? Vị tri căn tương ưng với Ỷ giác ý, đay là vị tri căn chứ không phải là Ỷ giác ý.

Thế nào là Ỷ giác ý mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không tương ưng cùng pháp tương ưng với Ỷ giác ý, đó gọi là Ỷgiác ý mà không phải là vị tri căn.

Thế nào là vị tri căn cũng là Ỷ giác ý? Vị tri căn tương ưng cùng pháp tương ưng với Ỷ giác ý, đây gọi là vị tri căn cũng là Ỷ giác ý.

Thế nào là không phải vị tri căn cũng không phải là Ỷ giác ý? Vị tri căn không tương ưng với Ỷ giác ý, Ỷ giác ý không tương ưng với vị tri căn, và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vị tri căn cũng không phải là Ỷ giác ý.

Hộ giác ý cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri căn, thì đó là đẳng chí chăng?

Đáp: Hoặc vị tri căn mà không phải là đẳng chí.

Thế nào là vị tri căn mà không phải đẳng chí? Vị tri căn tương ưng với đẳng chí, các đẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng với vị tri căn, đay là vị tri căn mà không phải đẳng chí.

Thế nào là đẳng chí mà không phải là vị tri căn? Vị tri căn không tương ưng với pháp tương ưng với đẳng chí, đó gọi là đẳng trí mà không phải là vị tri căn.

Thế nào là vị tri căn cũng đẳng chí? Vị tri căn tương ưng với pháp tương ưng với đẳng trí, đây gọi là vị tri căn cũng là đẳng chí.

Thế nào là không phải vị tri căn cũng không phải là đẳng chí? Vị tri căn không tương ưng với đẳng chí, đẳng chí không tương ưng với vị tri căn, và còn lại tâm – tâm pháp cùng sắc vô vi – tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vị tri căn cũng không phải là đẳng chí.

Môn dĩ tri căn cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vô tri căn, thì đó là Niệm giác ý chăng?

Đáp: Hoặc vô tri căn mà không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là vô tri căn mà không phải là Niệm giác ý? Vô tri căn thâu nhiếp Niệm giác ý, đó gọi là vô tri căn chứ không phải là Niệm giác ý.

Thế nào là Niệm giác ý mà không phải là vô tri căn? Vô tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Niệm giác ý, đó gọi là Niệm giác ý chứ không phải là vô tri căn.

Thế nào là vô tri căn cũng là Niệm giác ý? Vô tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Niệm giác ý, đây gọi là vô tri căn cũng là Niệm giác ý.

Thế nào là không phải vô tri căn cũng không phải là Niệm giác ý? Vô tri căn không thâu nhiếp Niệm giác ý, Niệm giác ý không thâu nhiếp vô tri căn, và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vi – tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vô tri căn cũng không phải là Niệm giác ý.

Trạch pháp giác ý – tinh tấn giác ý – Định giác ý, đẳng phương tiện – đẳng niệm – đẳng định cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vô tri căn, thì đó là Hỷ giác ý chăng?

Đáp: Hoặc vô tri căn mà không phải là Hỷ giác ý.

Thế nào là vô tri căn mà không phải là Hỷ giác ý? Vô tri căn thâu nhiếp Hỷ giác ý, các Hỷ giác ý không thâu nhiếp, không tương ưng với pháp tương ưng với vô tri căn, đó gọi là vô tri căn mà không phải là Hỷ giác ý.

Thế nào là Hỷ giác ý mà không phải là vô tri căn? Vô tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đó gọi là Hỷ giác ý mà không phải là vô tri căn.

Thế nào là vô tri căn cũng là Hỷ giác ý? Vô tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Hỷ giác ý, đây gọi là vô tri căn cũng là Hỷ giác ý.

Thế nào là không phải vô tri căn cũng không phải là Hỷ giác ý? Vô tri căn không thâu nhiếp Hỷ giác ý, các vô tri căn không thâu nhiếp không tương ưng với Hỷ giác ý, và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vô tri căn, không phải Hỷ giác ý. Đẳng kiến cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vô tri căn, thì đó là Ỷ giác ý chăng?

Đáp: Hoặc vô tri căn mà không phải là Ỷ giác ý.

Thế nào là vô tri căn mà không phải là Ỷ giác ý? Vô tri căn tương ưng với Ỷ giác ý, đó gọi là vô tri căn mà không phải là Ỷ giác ý.

Thế nào là Ỷ giác ý mà không phải là vô tri căn? Vô tri căn không tương ưng cùng pháp tương ưng với Ỷ giác ý, đó gọi là Ỷ giác ý mà không phải là vô tri căn.

Thế nào là vô tri căn cũng là Ỷ giác ý? Vô tri căn tương ưng cùng pháp tương ưng với Ỷ giác ý, đây gọi là vô tri căn cũng là Ỷ giác ý.

Thế nào là không phải vô tri căn cũng không phải là Ỷ giác ý? Vô tri căn không tương ưng với Ỷ giác ý, Ỷ giác ý không tương ưng với vô tri căn, và còn lại tâm – tâm pháp cùng sắc vô vi – tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vô tri căn cũng không phải là Ỷ giác ý.

Hộ giác ý cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vô tri căn, thì đó là đẳng chí chăng?

Đáp: Hoặc vô tri căn mà không phải là đẳng chí.

Thế nào là vô tri căn mà không phải là đẳng trí? Vô tri căn tương ưng với đẳng chí, các đẳng chí không tương ưng cùng pháp tương ưng với vô tri căn, đó gọi là vô tri căn chứ không phải là đẳng chí.

Thế nào là đẳng chí mà không phải là vô tri căn? Vô tri căn không tương ưng cùng pháp tương ưng với đẳng chí, đó gọi là đẳng chí mà không phải là vô tri căn.

Thế nào là vô tri căn cũng là đẳng chí? Vô tri căn tương ưng cùng pháp tương ưng với đẳng chí, đây gọi là vô tri căn cũng là đẳng chí.

Thế nào là không phải vô tri căn cũng không phải là đẳng chí? Vô tri căn không tương ưng với đẳng chí, đẳng chí không tương ưng với vô tri căn, và còn lại tâm- tâm pháp cùng sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải vô tri căn cũng không phải là đẳng chí.

Còn lại tương ưng như trên.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Nay Ta sẽ thuyết minh về bốn mươi bốn thứ trí:

Khổ trí của lão tử có bốn trí: pháp trí là vị tri trí, khổ trí, đẳng trí.

Tập trí của lão tử có bốn trí: pháp trí là vị tri trí, tập trí, đẳng trí.

Tận trí của lão tử có bốn trí: pháp trí là vị tri trí, tận trí, đẳng trí.

Đạo trí của lão tử có bốn trí: pháp trí là vị tri trí, đạo trí, đẳng trí. Sinh hữu cho đến hành trí cũng như thế.”

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Nay Ta sẽ thuyết minh về bảy mươi bảy thứ trí:

Trí biết sinh duyên về lão tử, có bốn trí là pháp trí, vị tri trí, tập trí, đẳng trí.

Trí biết không duyên có còn lại sinh duyên về lão tử, có bốn trí là pháp trí, vị tri trí, tập trí, đẳng trí.

Trí biết sinh duyên lão tử trong quá khứ lâu xa, có bốn trí là pháp trí, vị tri trí, tập trí, đẳng trí.

Trí biết không phải sinh duyên còn lại của lão tử từ quá khứ lâu xa có bốn trí là pháp trí, vị tri trí, tập trí, đẳng trí.

Trí biết sinh duyên lão tử lâu xa về vị lai có bốn trí là pháp trí, vị tri trí, tập trí, đẳng trí.

Trí biết không có duyên còn lại sinh duyên lão tử ở vị lai lâu xa, có bốn trí là pháp trí, vị tri trí, tập trí, đẳng trí. Như trí trụ pháp giới, pháp vô thường- hữu vi- tâm sở- duyên sinh không còn, pháp biến dịch, pháp vô dục, pháp tận. Trí tuệ đoạn thì trí này là một đẳng trí cho đến vô minh duyên hành, trí biết cũng như thế.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đó là vị tri trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Giả sử thành tựu vị tri trí, thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí, thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được mà không mất thì thành tựu. Nếu không đạt được, giả sử đạt được rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí, thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí, thì đó là đẳng trí chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí, thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí, thì đó là khổ trí chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí, thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Nếu thành tựu pháp trí, thì đó là tập trí- tận trí- đạo trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí, thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí, thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được mà không mất thì thành tựu. Nếu không đạt được, giải sử đạt được rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí, thì đó là vị tri trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí, thì đó là đẳng trí chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí, thì đó là vị tri trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí, thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí, thì đó là vị tri trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí, thì đó là tập trí – tận trí- đạo trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí, thì đó là vị tri trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí, thì đó là đẳng trí chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí, thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được không mất thì thành tựu. Nếu không đạt được, giả sử đạt được rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí, thì đó là khổ trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí, thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí, thì đó là tập trí- tận trí- đạo trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí- tận trí- đạo trí, thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được không mất thì thành tựu. Nếu không đạt được, giả sử đạt được rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí, thì đó là khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí – tập trí – tận trí – đạo trí, thì đó là đẳng trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí, thì đó là tập trí- tận trí- đạo trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí- tận trí- đạo trí, thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí, thì đó là tận trí – đạo trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu tận trí – đạo trí, thì đó là tập trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tận trí, thì đó là đạo trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí, thì đó là tận trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử thành tựu pháp trí vị lai thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu pháp trí đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu pháp trí không tận, giả sử pháp trí đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu pháp trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu pháp trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu pháp trí đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu pháp trí không tận, giả sử pháp trí đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí vị lai, thì thành tựu pháp trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu pháp trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu pháp trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí vị lai?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí vị lai- hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu. Hiện tại nếu pháp trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu pháp trí vị lai- hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu pháp trí đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu pháp trí không tận, giả sử pháp trí đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ- hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc vị lai không có quá khứ- hiện tại. Hoặc vị lai và quá khứ không có hiện tại. Hoặc vị lai và hiện tại không có quá khứ. Hoặc vị lai và quá khứ – hiện tại.

Thế nào là vị lai không có quá khứ- hiện tại? Nếu đạt được pháp

trí không tận. Giả sử pháp trí tận rồi mất không hiện ở trước mắt, đó gọi là vị lai mà không có quá khứ – hiện tại.

Thế nào là vị lai và quá khứ mà không có hiện tại? Nếu pháp trí đã tận không mất. Vả lại pháp trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là vị lai và quá khứ mà không có hiện tại.

Thế nào là vị lai và hiện tại mà không có quá khứ? Nếu pháp trí hiện ở trước mắt không tận. Giả sử pháp trí ấy tận rồi mất, đây gọi là vị lai và hiện tại mà không có quá khứ.

Thế nào là vị lai và quá khứ- hiện tại? Nếu pháp trí đã tận không mất. Vả lại pháp trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là vị lai và quá khứ- hiện tại.

Hỏi: Giả sử thành tựu pháp trí quá khứ- hiện tại, thì thành tựu pháp trí vị lai?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ- vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu, quá khứ nếu pháp trí đã tận không mất thì thành tựu. Nếu pháp trí không tận, giả sử pháp trí đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Giả sử thành tựu pháp trí quá khứ- vị lai, thì thành tựu pháp trí hiện tại?

Đáp: Nếu pháp trí hiện ở trước mắt.

Vị tri trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí cũng như thế.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử thành tựu tha tâm trí vị lai, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ?

Đáp: Nếu tha tâm trí đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu tha tâm trí không tận, giả sử tha tâm trí đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu tha tâm trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai, thì thành tựu tha tâm trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu tha tâm trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại, thì thành tựu tha tâm trí vị lai?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí vị lai- hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu, hiện tại nếu tha tâm trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai- hiện tại, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ- hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc vị lai mà không có quá khứ- hiện tại. Hoặc vị lai và quá khứ mà không có hiện tại. Hoặc vị lai và quá khứ- hiện tại.

Thế nào là vị lai mà không có quá khứ- hiện tại? Nếu đạt được tha tâm trí mà không mất. Nếu tha tâm trí không tận, giả sử tha tâm trí tận rồi mất mà không hiện ở trước mắt, thì đó gọi là vị lai chứ không có quá khứ- hiện tại.

Thế nào là vị lai và quá khứ mà không có hiện tại? Nếu tha tâm trí đã tận mà không mất. Vả lại tha tâm trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là vị lai và quá khứ chứ không có hiện tại.

Thế nào là vị lai và quá khứ- hiện tại? Nếu tha tâm trí đã tận mà không mất, nếu tha tâm trí này hiện ở trước mắt, thì đó gọi là vị lai và quá khứ- hiện tại.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ- hiện tại, thì thành tựu tha tâm trí vị lai?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ- vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ- vị lai, thì thành tựu tha tâm trí hiện tại?

Đáp: Nếu tha tâm trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí vị lai, thì thành tựu đẳng trí quá khứ?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu đẳng trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí hiện tại, thì thành tựu đẳng trí quá khứ?

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí vị lai, thì thành tựu đẳng trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu đẳng trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí hiện tại, thì thành tựu đẳng trí vị lai?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí vị lai- hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu, hiện tại, nếu đẳng trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí vị lai- hiện tại, thì thành tựu đẳng trí quá khứ?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí vị lai, thì thành tựu đẳng trí quá khứ- hiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ thì thành tựu, hiện tại, nếu đẳng trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ- hiện tại, thì thành tựu đẳng trí vị lai?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí hiện tại, thì thành tựu đẳng trí quá khứ- vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ- vị lai, thì thành tựu đẳng trí hiện tại?

Đáp: Nếu đẳng trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí vị lai chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận, không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu pháp trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí quá khứ- hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ chứ không có vị tri trí hiện tại- quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khứ chứ không có hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại chứ không có quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ chứ không có vị tri trí hiện tại- quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất và vị tri trí này không tận, giả sử tận rồi mất mà không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khư chứ không có vị tri trí hiện tại- quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khứ chứ không có hiện tại? Nếu pháp trí và vị tri trí đã tận không mất, và vị tri trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khư chứ không có hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại chứ không có quá khứ? Nếu pháp trí đã tận không mất, và vị tri trí này hiện ở trước mắt, nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất, thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại mà không có quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại -quá khứ? Nếu pháp trí, vị tri trí đã tận không mất, và vị tri trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại -quá khứ.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí quá khứ- hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất, thì sẽ không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí hiện tại- vị lai chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí hiện tại – vị lai. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai mà không có hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại- vị lai.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí hiện tại – vị lai? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và trí này không đạt được vị tri trí, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí hiện tại – vị lai.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai mà không có hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc này có thể vị tri trí không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai, không có hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại – vị lai? Nếu pháp trí đã tận không mất, và lúc này đạt được vị tri trí hiện ở trước mắt, thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí hiện tại-vị lai.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí hiện tại- vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí vị lai- quá khứ chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí vị lai- quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai mà không có quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai- quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí vị lai- quá khứ? Nếu pháp trí đã tận không mất, và lúc này không đạt được vị tri trí, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí vị lai- quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai mà không có quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc này đạt được vị tri trí. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai mà không có quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai-quá khứ? Nếu pháp trí và vị tri trí đã tận mà không mất, thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai-quá khứ.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí vị lai – quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu vị tri trí quá khứ- vị lai- hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không có vị tri trí quá khứ – vị lai – hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai mà không có quá khứ- hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khứ- vị lai mà không có hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai- hiện tại mà không có quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khứ- vị lai- hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải là vị tri trí quá khứ- vị lai- hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc này không đạt được vị tri trí, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải vị tri trí quá khứ – vị lai – hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá và vị tri trí vị lai mà không phải là quá khứ- hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc này đạt được vị tri trí vị lai. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất chứ không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá và vị tri trí vị lai mà không phải là quá khứ – hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá và vị tri trí vị lai – quá khứ mà không phải là hiện tại? Nếu pháp trí và vị tri trí đã tận mà không mất, và vị tri trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí vị lai- quá khứ mà không phải là hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá và vị tri trí hiện tại – vị lai mà không phải là quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và vị tri trí này hiện ở trước mắt. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất, đó gọi là thành tựu pháp trí quá và vị tri trí hiện tại – vị lai mà không phải là quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khứ – vị lai – hiện tại? Nếu pháp trí và vị tri trí đã tận mà không mất, và vị tri trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và vị tri trí quá khứ – vị lai – hiện tại.

Hỏi: Nếu thành tựu vị tri trí quá khứ – vị lai – hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu về tha tâm trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu về tha tâm trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu về tha tâm trí vị lai chăng?

Đáp: Nếu đạt được không mất thì thành tựu, nếu không đạt được hoặc đạt được rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu về tha tâm trí vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu về tha tâm trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ- hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải tha tâm trí hiện tại – quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ mà không phải hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại – quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải tha tâm trí hiện tại- quá khứ chăng? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và tha tâm trí này không tận, giả sử tận rồi mất mà không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ, không phải là tha tâm trí hiện tại- quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ mà không phải là hiện tại? Nếu pháp trí và tha tâm trí đã tận mà không mất, vả lại tha tâm trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ mà không phải là hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại- quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và tha tâm trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại- quá khứ.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ- hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí hiện tại – vị lai chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải là tha tâm trí hiện tại- vị lai. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không có hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại- vị lai.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải là tha tâm trí hiện tại- vị lai. Nếu pháp trí tận mà không mất, và lúc trí này không đạt được tha tâm trí, hoặc đạt được rồi mất, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có tha tâm trí hiện tại- vị lai.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải là hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc trí này đạt được tha tâm trí không mất mà không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải là hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại- vị lai? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và tha tâm trí này hiện ở trước mắt, thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại- vị lai.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại- vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí vị lai- quá khứ chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không có tha tâm trí vị lai- quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không có quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai – quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải có tha tâm

trí vị lai – quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc trí này không đạt được giả sử đạt được rồi mất, tha tâm trí, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải có tha tâm trí vị lai – quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải là quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc trí này đạt được tha tâm trí không mất. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai – quá khứ? Nếu pháp trí và tha tâm trí đã tận mà không mất, thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai – quá khứ.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai – quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu tha tâm trí quá khứ – vị lai – hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không có tha tâm trí quá khứ- vị lai- hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải là quá khứ- hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ – vị lai mà không phải là hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ – vị lai- hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có tha tâm trí quá khứ- vị lai- hiện tại? Nếu pháp trí đã tận không mất, và lúc trí này không đạt được tha tâm trí, giả sử đạt được thì mất, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không phải là tha tâm trí quá khứ – vị lai – hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá và tha tâm trí vị lai mà không có quá khứ – hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc này tha tâm trí không mất. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất chứ không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải là quá khứ – hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá và tha tâm trí vị lai – quá khứ mà không phải là hiện tại? Nếu pháp trí và tha tâm trí đã tận mà không mất, và tha tâm trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai- quá khứ mà không phải là hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ- vị lai- hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và tha tâm trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ- vị lai – hiện tại.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ – vị lai- hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí quá khứ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí quá khứ- hiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ thì thành tựu. Hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ – hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí hiện tại- vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu. Hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí hiện tại- vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả

sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí vị lai- quá khứ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí vị lai- quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu đẳng trí quá khứ- vị lai- hiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ- vị lai thì thành tựu. Hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí quá khứ- vị lai- hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu về khổ trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất là thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu khổ trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất là thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu khổ trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu về khổ trí hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu khổ trí quá khứ-

hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ mà không có khổ trí hiện tại – quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ mà không có hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại mà không có quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại – quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có khổ trí hiện tại- quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và khổ trí này không tận, giả sử tận rồi mất chứ không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ mà không có khổ trí hiện tại – quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ mà không có hiện tại? Nếu pháp trí và khổ trí đã tận mà không mất, và khổ trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ mà không có hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại mà không có quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và khổ trí này hiện ở trước mắt, nếu không tận hay giả sử đã tận rồi mất thì đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại mà không có quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại- quá khứ? Nếu pháp trí và khổ trí đã tận không mất, và khổ trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại- quá khứ.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí quá khứ- hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu khổ trí hiện tại – vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu. Hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí hiện tại- vị lai, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu khổ trí vị lai- quá khứ chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu. Quá khứ nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí vị lai – quá khứ, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận, không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử tận rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ, thì thành tựu khổ trí quá khứ- vị lai- hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí vị lai mà không phải là quá khứ – hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ – vị lai mà không phải là hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại- vị lai mà không phải là quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ – vị lai – hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí vị lai mà không phải là quá khứ – hiện tại? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và lúc trí này đạt được khổ trí, nếu không tận hoặc đã tận rồi mất chứ không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí vị lai mà không phải quá khứ – hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí vị lai- quá khứ mà không phải là hiện tại? Nếu pháp trí và khổ trí đã tận mà không mất, và khổ trí này không hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá và khổ trí vị lai- quá khứ mà không phải là hiện tại.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại – vị lai mà không phải là quá khứ? Nếu pháp trí đã tận mà không mất, và khổ trí này hiện ở trước mắt, nếu không tận hoặc đã tận rồi mất, đó gọi là thành tựu pháp trí quá và khổ trí hiện tại – vị lai mà không phải là quá khứ.

Thế nào là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ – vị lai – hiện tại? Nếu pháp trí và khổ trí đã tận mà không mất, và khổ trí này hiện ở trước mắt, đó gọi là thành tựu pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ – vị lai – hiện tại.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí quá khứ – vị lai- hiện tại, thì thành tựu pháp trí quá khứ?

Đáp: Nếu đã tận mà không mất thì thành tựu. Nếu không tận, giả sử đã tận rồi mất thì không thành tựu.

Tập trí – tận trí – đạo trí cũng như thế.

Pháp trí quá khứ – vị tri trí quá khứ – tha tâm trí quá khứ là một, vị lai là hai, hiện tại là ba, quá khứ và vị lai là bốn, vị lai và hiện tại là năm, quá khứ và vị lai là sáu, quá khứ – vị lai và hiện tại là bảy. Tha tâm trí có bảy, cho đến đạo trí cũng như vậy.