LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ

Bài tụng tám Kiền Độ: Trí – hành – kiết sử – tạp, Kiến – định – căn – bốn đại
Tác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Hán dịch: Đời Phù Tần, Sa môn Tăng Già Đề Ba và Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Kiền độ thứ 6: CĂN

Hai mươi hai căn hữu,
Cánh lạc (xúc) tâm bắt đầu,
Mới phát ngư nhân duyên.

Phẩm 1: BÀN VỀ CĂN

Hai mươi hai căn là nhãn căn- nhĩ căn- tỷ căn- thiệt căn – thân căn – ý căn, nam căn – nữ căn, mạng căn- lạc căn- khổ căn- hỷ căn – ưu căn – hộ (xả) căn – tín căn – tinh tiến căn- niệm căn – định căn – tuệ căn – vị tri căn – dĩ tri căn – vô tri căn.

Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu học- vô học- phi học phi vô học?

Các căn học thì đó là căn người học chăng? Giả sử căn của người học thì đó là căn học chăng? Các căn vô học thì đó là căn người vô học chăng? Giả sử căn của người vô học thì đó là căn vô học chăng? Các căn phi học phi vô học thì đó là căn người phi học phi vô học chăng? Giả sử căn của người phi học phi vô học thì đó là căn phi học phi vô học chăng?

Trong hai mươi hai căn ấy thì có bao nhiêu căn thiện – bất thiện – vô ký? Bao nhiêu căn có báo, không có báo? Bao nhiêu căn do kiến đế đoạn, do tư duy đoạn, không có gì đoạn? bao nhiêu do thấy khổ đoạn, thấy tập – tận – đạo – do tư duy đoạn, bao nhiêu không có gì đoạn? Bao nhiêu có kiến – không kiến? Bao nhiêu có giác – có quán, không có giác- có quán, không có giác – không có quán? Bao nhiêu tương ưng với lạc căn- khổ căn – hỷ căn – ưu căn – hộ căn?

Trong hai mươi hai căn ấy có bao nhiêu hệ thuộc cõi Dục? Bao

nhiêu hệ thuộc cõi Sắc? Bao nhiêu hệ thuộc cõi Vô sắc? Bao nhiêu không hệ thuộc?

Trong hai mươi hai căn ấy có bao nhiêu nhân tương ưng, nhân không tương ưng? Bao nhiêu nhân tương ưng với nhân không tương ưng? Bao nhiêu không phải nhân tương ưng cũng không phải là nâhn không tương ưng?

Trong hai mươi hai căn ấy có bao nhiêu cùng duyên mà duyên với nhau? Bao nhiêu không cùng duyên mà duyên với nhau? Bao nhiêu cùng duyên mà duyên với nhau, không cùng duyên mà duyên với nhau? Bao nhiêu không cùng duyên mà duyên với nhau cũng không phải không cùng duyên mà duyên với nhau?

Các căn của pháp này thì đó là căn của người phàm phu chăng? Giả sử căn của người phàm phu thì căn ấy là pháp này chăng?

Sắc ấm thâu tóm bao nhiêu căn? Thống (thọ) – tưởng – hành – thức ấm thâu tóm bao nhiêu căn?

Căn thiện thâu tóm bao nhiêu trì (giới), bao nhiêu nhập (xứ), bao nhiêu ấm? Căn bất thiện thâu tóm bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm? Căn ẩn một vô ký thâu tóm bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm? Căn không ẩn một vô ký thâu tóm bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm?

Pháp căn thâu tóm bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm? Pháp vô căn thâu tóm bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm? Pháp căn và vô căn thâu tóm bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập, bao nhiêu ấm?

Có thể có duyên căn mà sinh căn chăng? Duyên căn mà sinh không phải căn chăng? Duyên căn mà sinh căn không phải căn chăng? Duyên không phải căn mà sinh không phải căn chăng? Duyên không phải căn mà sinh căn chăng? Duyên không phải căn mà sinh căn không phải căn chăng? Duyên căn không phải căn mà sinh căn chăng? Duyên căn không phải căn mà sinh không phải căn chăng? Duyên căn không phải căn mà sinh căn không phải căn chăng?

Có thể có duyên nhãn căn mà sinh nhãn căn chăng? Duyên nhãn căn cho đến sinh vô tri căn chăng? Duyên vô tri căn mà sinh vô tri căn chăng? Duyên vô tri căn mà sinh nhãn căn, cho đến dĩ tri căn chăng?

Nhãn căn với nhãn căn ấy có bao nhiêu duyên duyên với nhãn căn? Cho đến vô tri căn có bao nhiêu duyên duyên? Vô tri căn và vô tri căn ấy có bao nhiêu duyên duyên vô tri căn? Nhãn căn cho đến dĩ tri căn, có bao nhiêu duyên duyên? Về nghĩa của chương này xin diễn nói đầy đủ.

Hai mươi hai căn là nhãn căn- nhĩ căn- tỷ căn- thiệt căn- thân căn- ý căn, nam căn- nữ căn- mạng căn- lạc căn- khổ căn- hỷ căn- ưu căn- hộ căn- tín căn- tinh tiến căn- niệm căn- định căn- tuệ căn- vị tri trí căn- dĩ tri căn- vô tri căn.

Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu học- vô học- phi học phi vô học?

Đáp: Hai căn học, một căn vô học, mười căn phi học phi vô học, chín căn cần phân biệt. Ý căn hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là học? Ý học đã nghĩ nhớ tương ưng với các ý căn, đó gọi là học.

Thế nào là vô học? Ý vô học đã nghĩ nhớ tương ưng với các ý căn, đó gọi là vô học.

Thế nào là phi học phi vô học? Ý hữu lậu đã nghĩ nhớ tương ưng với các ý căn, đó gọi là phi học phi vô học.

Lạc căn- hỷ căn- hộ căn- tín căn- tinh tiến căn- niệm căn- định căn vàtuệ căn cũng như thế.

Hỏi: Các căn học thì đó là căn của người học chăng?

Đáp: Hoặc căn học mà căn ấy không phải là người học.

Thế nào là căn học mà căn ấy không phải là người học? Các căn học mà người học không thành tựu, đó gọi là căn học mà căn ấy không phải là người học.

Thế nào là căn của người học mà căn ấy không phải là học? Các căn phi học phi vô học là người học thành tựu, đó gọi là căn của người học mà căn ấy không phải là học.

Thế nào là căn học mà căn ấy là người học? Các căn học mà người học thành tựu, đó gọi là căn học mà căn ấy là người học.

Thế nào là căn phi học mà căn ấy không phải là người học? Căn vô học và các căn phi học phi vô học mà người học không thành tựu, đó gọi là căn phi học mà căn ấy không phải là người học.

Hỏi: Các căn vô học mà căn ấy là người vô học chăng?

Đáp: Hoặc căn vô học mà căn ấy không phải là người vô học.

Thế nào là căn vô học mà căn ấy không phải là người vô học? Các căn vô học mà người vô học không thành tựu, đó gọi là căn vô học mà căn ấy không phải là người vô học.

Thế nào là căn người vô học mà căn ấy không phải là vô học? Các căn phi học phi vô học mà người vô học thành tựu, đó gọi là căn người vô học mà căn ấy không phải là vô học.

Thế nào là căn vô học mà căn ấy là người vô học? Các căn vô học mà người vô học thành tựu, đó gọi là căn vô học mà căn ấy là người vô học.

Thế nào là căn không phải vô học mà căn ấy không phải là người vô học? Căn học và các căn phi học phi vô học mà người vô học không thành tựu, đó gọi là căn không phải vô học mà căn ấy không phải là người vô học.

Hỏi: Các căn phi học phi vô học thì căn ấy là căn người phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các căn của người phi học và phi vô học thì căn ấy là phi học phi vô học.

Hỏi: Có thể có căn phi học phi vô học mà căn ấy không phải là người phi học phi vô học chăng?

Đáp: Có, các căn phi học phi vô học mà người phi học phi vô học không thành tựu.

Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu căn thiện- bất thiện- vô ký?

Đáp: Tám căn thiện, tám căn vô ký, sáu căn cần phân biệt.

Ý căn hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là thiện? Tâm thiện nghĩ nhớ về các pháp tương ưng với ý căn, đó gọi là thiện.

Thế nào là bất thiện? Tâm bất thiện nghĩ nhớ về pháp tương ưng với ý căn, đó gọi là bất thiện.

Thế nào là vô ký? Tâm vô ký nghĩ nhớ về pháp tương ưng với ý căn, đó gọi là vô ký.

Lạc căn, khổ căn- hỷ căn- hộ căn cũng như thế.

Ưu căn hoặc thiện, hoặc bất thiện.

Thế nào là thiện? Tâm thiện nghĩ nhớ về các pháp tương ưng với ưu căn, đó gọi là thiện.

Thế nào là bất thiện? Tâm bất thiện nghĩ nhớ về các pháp tương ưng với ưu căn, đó gọi là bất thiện.

Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu có báo, bao nhiêu không có báo?

Đáp: Một căn có báo, mười một căn không có báo, mười căn cần phân biệt:

Ý căn hoặc có báo, hoặc không có báo.

Thế nào là có báo? Ý căn hữu lậu thiện và bất thiện, đó gọi là có báo.

Thế nào là không có báo? Ý căn vô lậu và vô ký, đó gọi là không có báo.

Lạc căn- hỷ căn- hộ căn cũng như thế.

Khổ căn hoặc có báo, hoặc không có báo.

Thế nào là có báo? Khổ căn thiện và bất thiện, đó gọi là có báo.

Thế nào là không có báo? Khổ căn vô ký, đó gọi là không có báo.

Tín căn- tinh tiến căn- niệm căn- định căn- tuệ căn, nếu hữu lậu thì đó là có báo, nếu là vô lậu thì không có báo.

Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu do kiến đế đoạn, do tư duy đoạn và không có gì đoạn?

Đáp: Chín căn do tư duy đoạn, ba căn không có gì đoạn, mười căn cần phân biệt.

Ý căn hoặc do kiến đế đoạn, hoặc do tư duy đoạn, hoặc không có gì đoạn.

Thế nào là do kiến đế đoạn? Các pháp kiên tín (tùy tín hành) kiên pháp hành (tùy pháp hành) của ý căn, do nhẫn đoạn tám mươi tám sử tương ưng với ý căn, đó gọi là do kiến đế đoạn.

Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn, đoạn trừ mười sử tương ưng với ý căn, cũng là ý căn hữu lậu vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn.

Thế nào là không có gì đoạn? Ý căn vô lậu, đó gọi là không có gì đoạn.

Hộ căn cũng như thế.

Lạc căn hoặc do kiến đế đoạn, hoặc do tư duy đoạn, hoặc không có gì đoạn.

Thế nào là do kiến đế đoạn? Các pháp kiên tín- kiên pháp hành của lạc căn, do nhẫn đoạn hai mươi tám sử tương ưng với lạc căn, đó gọi là do kiến đế đoạn.

Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn, đoạn trừ năm sử tương ưng với lạc căn, cũng là lạc căn hữu lậu vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn.

Thế nào là không có gì đoạn? Lạc căn vô lậu, đó gọi là không có gì đoạn

Hỷ căn hoặc do kiến đế đoạn, hoặc do tư duy đoạn, hoặc không có gì đoạn.

Thế nào là do kiến đế đoạn? Các pháp kiên tín- kiên pháp hành

của hỷ căn, do nhẫn đoạn năm mươi hai sử tương ưng với hỷ căn, đó gọi là do kiến đế đoạn.

Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn, đoạn trừ sáu sử tương ưng với hỷ căn, cũng là hỷ căn hữu lậu vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn.

Thế nào là không có gì đoạn? Hỷ căn vô lậu, đó gọi là không có gì đoạn

Ưu căn hoặc do kiến đế đoạn, hoặc do tư duy đoạn.

Thế nào là do kiến đế đoạn? Các pháp kiên tín- kiên pháp hành của ưu căn, do nhẫn đoạn mười sáu sử tương ưng với ưu căn, đó gọi là do kiến đế đoạn.

Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn, đoạn trừ hai sử tương ưng với ưu căn, cũng là ưu căn vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn.

Tín, tinh tiến, niệm, định, tuệ căn, các hữu lậu thì do tư duy đoạn, các vô lậu thì căn ấy không có gì đoạn.

Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu do kiến khổ đoạn; bao nhiêu do kiến tập- tận- đạo và tư duy đoạn. bao nhiêu không có gì đoạn?

Đáp: Chín căn do tư duy đoạn, ba căn không có gì đoạn, mười căn cần phân biệt.

Ý căn hoặc do kiến khổ đoạn, hoặc do kiến tập- tận- đạo và tư duy đoạn, hoặc không có gì đoạn.

Thế nào là do kiến khổ đoạn? Các pháp kiên tín- kiên pháp hành của ý căn là do nhẫn đoạn, hai mươi tám sử tương ưng với ý căn là do kiến tập đoạn, mười chín sử do kiến tận đoạn, mười chín sử do kiến đạo đoạn, hai mươi hai sử tương ưng với ý căn, đó gọi là do kiến đế đoạn.

Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích của ý căn do tư duy đoạn mười sử tương ưng với ý căn, cũng là ý căn hữu lậu vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn.

Thế nào là không có gì đoạn? Ý căn vô lậu, đó gọi là không có gì đoạn.

Hộ căn cũng như thế.

Lạc căn hoặc do kiến khổ đoạn, hoặc do kiến tập- tận- đạo và tư duy đoạn, hoặc không có gì đoạn.

Thế nào là do kiến khổ đoạn? Các pháp kiên tín- kiên pháp hành của lạc căn là do nhẫn đoạn, chín sử tương ưng với các lạc căn là do kiến tập đoạn, sáu sử do kiến tận đoạn, sáu sử do kiến đạo đoạn, bảy sử tương ưng với lạc căn, đó gọi là do kiến đế đoạn.

Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn năm sử tương ưng với lạc căn, cũng là lạc căn hữu lậu vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn.

Thế nào là không có gì đoạn? Lạc căn vô lậu, đó gọi là không có gì đoạn

Hỷ căn hoặc do kiến khổ đoạn, hoặc do kiến tập- tận- đạo và tư duy đoạn, hoặc không có gì đoạn.

Thế nào là do kiến khổ đoạn? Các pháp kiên tín- kiên pháp hành của hỷ căn, do nhẫn đoạn, mười bảy sử tương ưng với hỷ căn là do kiến tập đoạn, mười một kiến tận đoạn, mười một kiến đạo đoạn, mười ba sử tương ưng với hỷ căn, đó gọi là do kiến đế đoạn.

Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn sáu sử tương ưng với hỷ căn, cũng là hỷ căn hữu lậu vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn.

Thế nào là không có gì đoạn? Hỷ căn vô lậu, đó gọi là không có gì đoạn

Ưu căn hoặc do kiến khổ đoạn, hoặc do kiến tập- tận- đạo và tư duy đoạn.

Thế nào là do kiến khổ đoạn? Các pháp kiên tín- kiên pháp hành của ưu căn là do nhẫn đoạn, bốn sử tương ưng với ưu căn do kiến tập đoạn, bốn do kiến tận đoạn, bốn do kiến đạo đoạn, bốn sử tương ưng với ưu căn, đó gọi là do kiến đế đoạn.

Thế nào là do tư duy đoạn? Các học kiến tích do tư duy đoạn hai sử tương ưng với các ưu căn, cũng là ưu căn vô nhiễm, đó gọi là do tư duy đoạn.

Tín- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn, các hữu lậu thì do tư duy đoạn, các vô lậu thì không có gì đoạn.

Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu kiến, bao nhiêu không kiến?

Đáp: Một căn kiến, mười bảy căn không kiến, bốn căn cần phân biệt.

Tuệ căn hoặc kiến, hoặc không kiến.

Thế nào là kiến? Tận trí- vô sinh trí không thâu tóm, tuệ thiện tương ưng với thân ý thức, đó gọi là kiến.

Thế nào là không kiến? Tận trí- vô sinh trí và tuệ thiện tương ưng với năm thức thân, đó gọi là không kiến.

Vị tri căn hoặc kiến, hoặc không kiến.

Thế nào là kiến? Vị tri căn thâu tóm tuệ, đó gọi là kiến.

Thế nào là không kiến? Vị tri căn thâu tóm tám căn, đó gọi là không kiến.

Dĩ tri căn cũng như thế.

Vô tri căn hoặc kiến, hoặc không kiến.

Thế nào là kiến? Tận trí, vô sinh trí không thâu tóm vô tri căn mà thâu tóm tuệ, đó gọi là kiến.

Thế nào là không kiến? Vô tri căn thâu tóm tám căn và tận trí- vô sinh trí, đó gọi là không kiến.

Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu có giác- có quán, bao nhiêu không có giác- có quán, bao nhiêu không có giác- không có quán?

Đáp: Hai căn có giác- có quán, tám căn không có giác- không có quán, mười hai căn cần phân biệt.

Ý căn hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán.

Thế nào là có giác- có quán? Tâm có giác- có quán mà nghĩ về các pháp tương ưng với ý căn, đó gọi là có giác- có quán.

Thế nào là không có giác- có quán? Tâm không có giác- có quán mà nghĩ về pháp tương ưng với ý căn, đó gọi là không có giác- có quán.

Thế nào là không có giác- không có quán? Tâm không có giác- không có quán mà nghĩ đến pháp tương ưng với ý căn, đó gọi là không có giác- không có quán.

Hộ căn- tín- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn- vị tri căn- dĩ tri căn- vô tri căn cũng như thế.

Lạc căn hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán.

Thế nào là có giác- có quán? Tâm có giác- có quán, nhớ nghĩ đến pháp tương ưng với lạc căn, đó gọi là có giác- có quán.

Thế nào là không có giác- không có quán? Tâm không có giác- không có quán mà nghĩ đến pháp tương ưng với lạc căn, đó gọi là không có giác- không có quán.

Hỷ căn cũng như thế.

Lạc căn- hỷ căn- hộ căn có chín căn tương ưng với phần ít của nhập. Khổ căn- ưu căn có sáu căn tương ưng với phần ít của nhập.

Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc và không hệ thuộc?

Đáp: Có bốn căn hệ thuộc cõi Dục, ba căn không hệ thuộc, mười lăm căn cần phân biệt.

Nhãn căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Nhãn căn do bốn đại tạo hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Nhãn căn do bốn đại tạo hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là hệ thuộc cõi Sắc.

Nhĩ, tỷ, thiệt, thân căn cũng như thế.

Ý căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Tâm niệm hệ thuộc cõi Dục tương ưng với ý căn, đó gọi là hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Tâm niệm hệ thuộc cõi Sắc tương ưng với ý căn, đó gọi là hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Vô sắc? Tâm niệm hệ thuộc cõi Vô sắc tương ưng với ý căn, đó gọi là hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là không hệ thuộc? Tâm niệm vô lậu tương ưng với ý căn, đó gọi là không hệ thuộc.

Hộ- tín- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn cũng như thế.

Mạng căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Thọ mạng hệ thuộc cõi Dục, đó gọi là hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Thọ mạng hệ thuộc cõi Sắc, đó gọi là hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Vô sắc? Thọ mạng hệ thuộc cõi Vô sắc, đó gọi là hệ thuộc cõi Vô sắc.

Lạc căn hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc.

Thế nào là hệ thuộc cõi Dục? Tâm hệ thuộc cõi Dục mà nghĩ đến pháp tương ưng với lạc căn, đó gọi là hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là hệ thuộc cõi Sắc? Tâm hệ thuộc cõi Sắc mà nghĩ đến pháp tương ưng với lạc căn, đó gọi là hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là không hệ thuộc? Tâm vô lậu mà nghĩ nhớ pháp tương ưng với lạc căn, đó gọi là không hệ thuộc.

Hỷ căn cũng như thế.

Hỏi: Hai mươi hai căn ấy có bao nhiêu nhân tương ưng, bao nhiêu nhân không tương ưng?

Đáp: Mười bốn căn là nhân tương ưng, tám căn là không nhân tương ưng.

Bao nhiêu nhân tương ưng? Bao nhiêu nhân không tương ưng?

Đáp: Trong mười bốn căn kia có một ít là nhân tương ưng, một ít là nhân không tương ưng.

Có bao nhiêu không phải là nhân tương ưng? Không phải là nhân không tương ưng?

Đáp: Trong mười bốn căn kia có một ít là nhân không tương ưng, một ít là nhân không phải không tương ưng.

Hỏi: Hai mươi hai căn ấy, có bao nhiêu cùng duyên duyên với nhau?

Đáp: Có mười ba căn và phần ít của nhập.

Có bao nhiêu không cùng duyên mà duyên với nhau?

Đáp: Có mười ba căn và phần ít của nhập.

Có bao nhiêu cùng duyên mà duyên với nhaucũng không cùng duyên mà duyên với nhau?

Đáp: Có mười ba.

Có bao nhiêu duyên không chung duyên nhau, không phải duyên không chung duyên nhau?

Đáp: Có tám.

Các căn của pháp này thì căn ấy không phải là phàm phu. Các căn của phàm phu thì căn ấy không phải là pháp này.

Sắc ấm thâu tóm bảy căn, thống (thọ) ấm thâu tóm năm căn và phần ít nhập của ba căn. Tưởng ấm không thâu tóm căn. Hành ấm thâu tóm sáu căn và phần ít nhập của ba căn. Thức ấm thâu tóm một căn và phần ít nhập của ba căn. Căn thiện thâu tóm tám trì- hai nhập- ba ấm. Căn bất thiện thâu tóm tám trì- hai nhập- hai ấm.

Căn ẩn một vô ký thâu tóm sáu trì- hai nhập- hai ấm, căn không ẩn một vô ký thâu tóm mười ba trì- bảy nhập- bốn ấm.

Pháp căn thâu tóm mười ba trì- bảy nhập- bốn ấm. Pháp vô căn thâu tóm sáu trì- sáu nhập- ba ấm. Pháp căn, và vô căn thâu tóm mười tám trì- mười hai nhập- năm ấm.

Hỏi: Có thể có duyên căn mà sinh căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên căn mà sinh không phải căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên căn mà sinh căn không phải căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên không phải căn mà sinh không phải căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên không phải căn mà sinh căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên không phải căn mà sinh căn, không phải căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên căn không phải căn mà sinh căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên căn không phải căn mà sinh không phải căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên căn không phải căn mà sinh căn không phải căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Lại nữa, có duyên nhãn căn mà sinh nhãn căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên nhãn căn cho đến sinh vô tri căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên vô tri căn mà sinh vô tri căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Hỏi: Có thể có duyên vô tri căn sinh nhãn căn cho đến dĩ tri căn chăng?

Đáp: Có sinh.

Nhãn căn và nhãn căn ấy là nhân tăng thượng. Nhĩ- tỷ- thiệt- thân căn, nam căn- nữ căn- mạng căn và khổ căn cùng một tăng thượng, còn lại là duyên tăng thượng. Nhĩ- tỷ- thiệt căn cũng lại như vậy.

Thân căn và thân căn ấy là nhân tăng thượng. Nam căn- nữ căn cũng là nhân tăng thượng. Mạng căn- khổ căn- nhãn căn- nhĩ căn- tỷ căn- thiệt căn cùng một tăng thượng, còn lại là duyên tăng thượng.

Ý căn và ý căn ấy là nhân thứ đệ cùng duyên tăng thượng. Mạng căn có tám nhân tăng thượng. Khổ căn là nhân thứ đệ tăng thượng chứ không có duyên, còn lại là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng. Lạc căn- hỷ căn- hộ căn- tín- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn cũng lại như thế.

Nữ căn và nữ căn ấy là nhân tăng thượng. Nam căn – mạng căn – khổ căn, nhãn – nhĩ – tỷ – thiệt căn cùng một tăng thượng. Thân căn là nhân tăng thượng, còn lại là duyên tăng thượng, nam căn cũng như thế.

Mạng căn và mạng căn ấy là nhân tăng thượng. Khổ căn- nhãn căn, nhĩ- tỷ- thiệt- thân căn, nam căn- nữ căn cùng một tăng thượng, còn lại là duyên tăng thượng.

Khổ căn và khổ căn ấy là nhân tăng thượng, không có duyên cũng không có thứ đệ.

Mạng căn có tám, nhân tăng thượng, vô lậu duyên tăng thượng. Lạc căn là nhân duyên tăng thượng mà không có thứ đệ, còn lại là nhân thứ đệ và duyên tăng thượng. Ưu căn và ưu căn ấy là nhân thứ đệ cùng duyên tăng thượng.

Mạng căn có tám nhân tăng thượng, khổ căn là nhân thứ đệ tăng thượng, không có duyên. Vô lậu là duyên tăng thượng, còn lại là nhân thứ đệ cùng duyên tăng thượng.

Vị tri căn và vị tri căn ấy là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Dĩ tri căn cũng là nhân thứ đệ duyên tăng thượng.

Vô tri căn là nhân duyên tăng thượng mà không có thứ đệ. Mạng căn có tám và khổ căn cùng một tăng thượng. Ưu căn duyên tăng thượng, còn lại là nhân thứ đệ cùng duyên tăng thượng. Dĩ tri căn và dĩ tri căn ấy là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Vô tri căn cũng là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Mạng căn có tám và khổ căn cùng một tăng thượng. Vô tri căn cũng là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Mạng căn có tám và khổ căn cùng một tăng thượng. Ưu căn và vị tri căn là duyên tăng thượng, còn lại là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Vô tri căn và và vô tri căn ấy là nhân thứ đệ duyên tăng thượng. Mạng căn có tám và khổ căn cùng một tăng thượng. Ưu căn và vị tri căn- dĩ tri căn là duyên tăng thượng, còn lại là nhân thứ đệ tăng thượng.

 

Phẩm 2: BÀN VỀ HỮU

Tiếp nhận hữu nơi cõi Dục, có bao nhiêu căn đầu tiên được trải qua? Tiếp nhận hữu nơi cõi Sắc, Vô sắc, có bao nhiêu căn đầu tiên được trải qua?

Có thể ý hệ thuộc cõi Dục mà nghĩ đến pháp thì hiểu rõ về cõi Dục, hiểu rõ về cõi Sắc- Vô sắc chăng? Có thể ý hệ thuộc cõi Sắc mà nghĩ đến pháp thì hiểu rõ về cõi Sắc, hiểu rõ về cõi Dục- Vô sắc chăng? Có thể ý hệ thuộc cõi Vô sắc mà nghĩ đến pháp thì hiểu rõ về cõi Vô sắc, hiểu rõ về cõi Dục- Sắc chăng?

Hiểu rõ về cõi Dục thì có bao nhiêu căn hiểu rõ? Hiểu rõ về cõi Sắc thì có bao nhiêu căn hiểu rõ? Hiểu rõ về cõi Vô sắc thì có bao nhiêu căn hiểu rõ?

Bao nhiêu căn hiểu rõ về cõi Dục? Bao nhiêu căn hiểu rõ về cõi Sắc? Bao nhiêu căn hiểu rõ về cõi Vô sắc?

Bao nhiêu căn đạt được quả Tu-đà-hoàn? Bao nhiêu căn đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán?

Các căn đạt được quả Tu-đà-hoàn đã đạt được quả Tu-đà-hoàn, căn ấy nên nói thành tựu, hay không thành tựu? Các căn đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, đã đạt được quả Tư-đà-hàm, A-nahàm, A-la-hán, các căn ấy nên nói thành tựu, hay không thành tựu?

Các căn đạt được quả Tu-đà-hoà thì căn ấy diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn ấy thuộc về quả nào? Các căn đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán thì căn ấy diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn ấy thuộc về quả nào?

Đạt đạt được quả Tu-đà-hoàn thì bỏ các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn ấy thuộc về quả nào? Đạt đạt được quả Tưđà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán thì bỏ các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn ấy thuộc về quả nào?

Đạt đạt được quả Tu-đà-hoàn có được các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn ấy thuộc về quả nào? Đạt đạt được quả Tưđà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán có được các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn ấy là thuộc về quả nào?

Tu-đà-hoàn thành tựu về các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn này là thuộc về quả nào? Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-lahán đã thành tựu về các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn này là thuộc về quả nào?

Các căn diệt trừ kiết của Tu-đà-hoàn thì căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn này là thuộc về quả nào? Các căn diệt trừ kiết của Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán thì căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Căn này là thuộc về quả nào?

Các căn thuộc về quả Tu-đà-hoàn thì căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào? Các căn thuộc về quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán thì căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Các khổ trí thì khổ đó là trí vô lậu chăng? Giả sử khổ là trí vô lậu thì đó là khổ trí chăng? Các tập trí thì tập đó là trí vô lậu chăng? Giả sử tập là trí vô lậu thì đó là tập trí chăng? Các tận trí thì tận đó là trí vô lậu chăng? Giả sử tận là trí vô lậu thì đó là tận trí chăng? Các đạo trí thì đạo đó là trí vô lậu chăng? Giả sử đạo là trí vô lậu thì đó là đạo trí chăng?

Các căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, thì căn ấy tương ưng với pháp trí chăng? Giả sử căn vô lậu tương ưng với pháp trí, thì căn đó là duyên hệ thuộc cõi Dục? Các căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, thì căn ấy tương ưng với vị tri trí chăng? Giả sử các căn vô lậu tương ưng với vị tri trí, thì căn đó là duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc?

Pháp trí, nên nói là pháp trí chăng? Vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí nên nói là có giác- có quán, không có giác- có quán, không có giác- không có quán chăng? Nên nói là tương ưng với lạc căn- hỷ căn- hộ căn, tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện chăng? Nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc- Vô sắc, nên nói là duyên không hệ thuộc chăng? Vị tri trí cũng như thế.

Đẳng ý giải thoát nên nói là đạt được căn học- căn vô học chăng? Vô nghi ý giải thoát nên nói là đạt được căn học- căn vô học chăng? Tất cả kiết đã hết, nên nói là đạt được căn học- căn vô học chăng?

Dùng đạo vô ngại dẫn đến chứng quả Tu-đà-hoàn thì đạo này nên nói là tương ưng với pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí;nên nói là có giác- có quán, không có giác- có quán, không có giác- không có quán chăng? Nên nói là tương ưng với lạc căn- hỷ căn- hộ căn, tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện chăng? Nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục- cõi Sắc- Vô sắc, nên nói là duyên không hệ thuộc chăng?

Dùng đạo vô ngại dẫn đến chứng quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, Ala-hán thì đạo này nên nói là tương ưng với pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí; nên nói là có giác- có quán, không có giác- có quán, không có giác- không có quán chăng? Nên nói là tương ưng với lạc căn- hỷ căn- hộ căn, không- vô tướng- vô nguyện chăng? Nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục- cõi Sắc- Vô sắc, nên nói là duyên không hệ thuộc chăng?

Có bao nhiêu căn đoạn tận khởi, nên nói là đạt được quả Tu-đàhoàn chăng? Có bao nhiêu căn đoạn tận khởi, nên nói là đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán chăng?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Tiếp nhận hữu cõi Dục, có bao nhiêu căn đầu tiên được trải qua?

Đáp: Noãn sinh- thai sinh- hợp hội sinh hai là thân căn và mạng căn. Hóa sinh hoặc là sáu- bảy- tám căn, vô hình là sáu, một hình là bảy, hai hình là tám căn.

Hỏi: Tiếp nhận hữu cõi Sắc, có bao nhiêu căn đầu tiên được trải qua?

Đáp: Có sáu căn.

Hỏi: Tiếp nhận hữu cõi Vô sắc, có bao nhiêu căn đầu tiên được trải qua?

Đáp: Có một căn.

Hỏi: Có thể tâm hệ thuộc cõi Dục mà nghị đến pháp thì hiểu rõ về cõi Dục, hiểu rõ về cõi Sắc- Vô sắc chăng?

Đáp: Không hiểu rõ.

Hỏi: Tâm hệ thuộc cõi Sắc, đã nghĩ đến pháp, là hiểu rõ về cõi Sắc, là hiểu rõ về cõi Dục, Vô sắc chăng?

Đáp: Hiểu rõ về cõi Sắc- cõi Dục. Không hiểu rõ về cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể tâm hệ thuộc cõi Vô sắc mà nghĩ đến pháp thì hiểu rõ về cõi Vô sắc, hiểu rõ về cõi Dục- Sắc chăng?

Đáp: Hiểu rõ về cõi Vô sắc. Không hiểu rõ về cõi Dục. Hiểu rõ về cõi Sắc.

Hỏi: Hiểu rõ về cõi Dục thì có bao nhiêu căn hiểu rõ?

Đáp: Bốn căn.

Hỏi: Hiểu rõ về cõi Sắc thì có bao nhiêu căn hiểu rõ?

Đáp: Năm căn.

Hỏi: Hiểu rõ về cõi Vô sắc thì có bao nhiêu căn hiểu rõ?

Đáp: Tám căn.

Hỏi: Bao nhiêu căn hiểu rõ về cõi Dục?

Đáp: Người phàm phu có bảy căn. Người vô cấu có tám căn .

Hỏi: Bao nhiêu căn hiểu rõ về cõi Sắc?

Đáp: Người phàm phu có bảy. Người vô cấu có mười.

Hỏi: Bao nhiêu căn hiểu rõ về cõi Vô sắc?

Đáp: Có mười một.

Hỏi: Bao nhiêu căn đạt được quả Tu-đà-hoàn?

Đáp: Có chín.

Hỏi: Bao nhiêu căn đạt được quả Tư-đà-hàm?

Đáp: Nếu ái dục hết, vượt qua thứ tự mà thủ chứng thì có chín căn. Nếu đạt được quả Tu-đà-hoàn, thì dùng đạo thế tục đạt được quả Tuđà-hoàn có bảy, vô lậu có tám.

Hỏi: Bao nhiêu căn đạt được quả A-na-hàm?

Đáp: Nếu ái dục hết, vượt qua thứ tự mà thủ chứng, thì có chín căn. Nếu đạt được quả Tư-đà-hàm, thì dùng đạo thế tục đạt được quả A-na-hàm có bảy, vô lậu có tám.

Hỏi: Bao nhiêu căn đạt được quả A-la-hán?

Đáp: Có mười một căn.

Hỏi: Các căn đạt được quả Tu-đà-hoàn, đã đạt được quả Tu-đàhoàn, căn ấy nên nói thành tựu hay không thành tựu?

Đáp: Đạo vô ngại thì không thành tựu, đạo giải thoát thì thành tựu.

Hỏi: Các căn đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, đã đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, các căn ấy nên nói thành tựu hay không thành tựu?

Đáp: Đạo vô ngại thì không thành tựu, đạo giải thoát thì thành tựu.

Hỏi: Các căn đạt được quả Tu-đà-hoàn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Các căn đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Các căn đạt được quả A-la-hán, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Các căn đạt được quả Tu-đà-hoàn, căn ấy thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Tu-đà-hoàn, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Các căn đạt được quả Tư-đà-hàm, căn ấy thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Tư-đà-hàm, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Các căn đạt được quả A-na-hàm, căn ấy thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-na-hàm, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Các căn đạt được quả A-la-hán, căn ấy thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-la hán, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Đạt đạt được quả Tu-đà-hoàn thì bỏ các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Đạt đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm thì bỏ các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Đạt đạt được quả A-la-hán thì bỏ các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Đạt đạt được quả Tu-đà-hoàn thì bỏ các căn, căn này là thuộc về quả nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Đạt đạt được quả Tư-đà-hàm thì bỏ các căn, căn này là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Tu-đà-hoàn, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Đạt đạt được quả A-na-hàm thì bỏ các căn, căn này là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả Tư-đà-hàm, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Đạt đạt được quả A-la-hán thì bỏ các căn, căn này là thuộc về quả nào?

Đáp: Thuộc về quả A-na-hàm, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Đạt đạt được quả Tu-đà-hoàn có được các căn, căn này là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Đạt đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán có được các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Đạt đạt được quả Tu-đà-hoàn có được các căn, căn này là thuộc về quả nào?

Đáp: Quả Tu-đà-hoàn.

Hỏi: Đạt đạt được quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán có được các căn, căn này là thuộc về quả nào?

Đáp: Quả A-la-hán.

Hỏi: Tu-đà-hoàn thành tựu về các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Tư-đà-hàm thành tựu về các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: A-na-hàm thành tựu về các căn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: A-la-hán thành tựu về các căn, căn này là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Tu-đà-hoàn thành tựu về các căn, căn này là thuộc về quả nào?

Đáp: Hoặc quả Tu-đà-hoàn, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán thành tựu về các căn, căn này là thuộc về quả nào?

Đáp: Hoặc quả A-la-hán, hoặc vô xứ sở.

Hỏi: Các căn diệt trừ kiết của Tu-đà-hoàn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Các căn diệt trừ kiết của Tư-đà-hàm, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Các căn diệt trừ kiết của A-na-hàm, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc.

Hỏi: Các căn diệt trừ kiết của Tu-đà-hoàn, căn ấy là thuộc về quả nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Các căn diệt trừ kiết của Tư-đà-hàm, A-na-hàm, căn ấy là thuộc về quả nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Các căn thuộc về quả Tu-đà-hoàn, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Các căn thuộc về quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, căn ấy là diệt trừ kiết hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Vô xứ sở.

Hỏi: Các khổ trí thì khổ đó là trí vô lậu chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các khổ trí thì khổ đó là trí vô lậu Hỏi: Có thể khổ là trí vô lậu mà không phải là khổ trí chăng?

Đáp: Có các khổ tập trí.

Hỏi: Các tập trí thì tập đó là trí vô lậu chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các tập trí thì tập đó là trí vô lậu.

Hỏi: Có thể tập là trí vô lậu mà đó không phải là tập trí chăng?

Đáp: Có các tập khổ trí.

Hỏi: Các tận trí thì tận đó là trí vô lậu chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử tận là trí vô lậu thì đó là tận trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các đạo trí thì đạo đó là trí vô lậu chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử đạo là trí vô lậu thì đó là đạo trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, thì căn ấy sẽ tương ưng với pháp trí chăng?

Đáp: Hoặc căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, mà căn ấy không tương ưng với pháp trí.

Thế nào là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, mà căn ấy không tương ưng với pháp trí? Khổ pháp trí của căn tương ưng với khổ pháp nhẫn, tập pháp trí của căn tương ưng với tập pháp nhẫn, đó gọi là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, mà căn ấy không tương ưng với pháp trí.

Thế nào là căn vô lậu tương ưng với pháp trí mà căn ấy không phải là duyên hệ thuộc cõi Dục? Các căn duyên với tận duyên với ạo tương ưng với pháp trí, đó gọi là căn vô lậu tương ưng với pháp trí mà căn ấy không phải là duyên hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, mà căn ấy tương ưng với pháp trí? Các căn duyên với khổ tương ưng với tập pháp trí, đó gọi là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Dục, mà căn ấy tương ưng với pháp trí.

Thế nào là căn vô lậu không phải duyên hệ thuộc cõi Dục, cũng không tương ưng với pháp trí? Căn tương ưng với khổ vị tri nhẫn, khổ vị tri trí; căn tương ưng với tập vị tri nhẫn, tập vị tri trí; căn tương ưng với tận pháp nhẫn; căn tương ưng với tận pháp trí, tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí; căn tương ưng với đạo pháp nhẫn; căn tương ưng với đạo pháp trí, đạo vị tri nhẫn, đạo vị tri trí; đó gọi là căn vô lậu mà căn này không duyên hệ thuộc cõi Dục, cũng không tương ưng với pháp trí.

Hỏi: Các căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, thì căn ấy tương ưng với vị tri trí chăng?

Đáp: Hoặc căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, mà căn ấy không tương ưng với vị tri trí.

Thế nào là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, mà căn ấy không tương ưng với vị tri trí? Căn tương ưng với khổ vị tri nhẫn, khổ vị tri trí; căn tương ưng với tập vị tri nhẫn, tập vị tri trí, đó gọi là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc mà căn ấy không tương ưng với vị tri trí.

Thế nào là căn vô lậu tương ưng với vị tri trí mà căn ấy không phải duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc? Các căn duyên với tận, duyên với đạo tương ưng với vị tri trí, đó gọi là căn vô lậu tương ưng với vị tri trí, mà căn ấy không phải duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc.

Thế nào là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, mà căn ấy tương ưng với vị tri trí? Các căn duyên với khổ, duyên với tập, tương ưng với vị tri trí, đó gọi là căn vô lậu duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, mà căn ấy tương ưng với vị tri trí.

Thế nào là căn vô lậu không phải duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, mà căn ấy cũng không tương ưng với vị tri trí? Căn tương ưng với khổ pháp nhẫn, khổ pháp trí; căn tương ưng với tập pháp nhẫn, tập pháp trí; căn tương ưng với tận pháp nhẫn; căn tương ưng với tận pháp trí, tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí; căn tương ưng với đạo pháp nhẫn; căn tương ưng với đạo pháp trí, đạo vị tri nhẫn, đạo vị tri trí; đó gọi là căn vô lậu mà căn ấy không phải duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, căn ấy cũng không tương ưng với vị tri trí.

Hỏi: Pháp trí, nên nói là pháp trí chăng?

Đáp: Pháp trí nên nói là pháp trí; hoặc đó là tha tâm trí, khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí; hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán, hoặc tương ưng với lạc căn- hỷ căn- hộ căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên không hệ thuộc.

Hỏi: Vị tri trí nên nói là vị tri trí chăng?

Đáp: Vị tri trí nên nói là vị tri trí, hoặc tha tâm trí,khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán, hoặc tương ưng với lạc căn- hỷ căn- hộ căn, tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Hỏi: Đẳng ý giải thoát, nên nói là đạt được căn học hay đạt được căn vô học?

Đáp: Đẳng ý giải thoát nên nói đạt được căn học và đạt được căn vô học.

Hỏi: Vô nghi ý giải thoát, nên nói là đạt được căn học hay đạt được căn vô học?

Đáp: Nếu bắt đầu đạt được không còn nghi thì nên nói là đạt được căn học và đạt được căn vô học. Nếu đẳng ý giải thoát A- la- hán đạt được không còn nghi, thì nnê nói là đạt được căn vô học.

Hỏi: Tất cả kiết đã hết nên nói là đạt được căn học hay đạt được căn vô học?

Đáp: Tất cả kiết đã hết nên nói là đạt được căn học và đạt được căn vô học.

Dùng đạo vô ngại dẫn đến, chứng quả Tu-đà-hoàn thì đạo này nên nói là tương ưng với nhẫn, nên nói có giác- có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, tương ưng với vô nguyện, nên nói là duyên không hệ thuộc.

Dùng đạo vô ngại dẫn đến, chứng quả Tư-đà-hàm, nếu ái dục hết, vượt qua thứ tự mà thủ chứng, thì đạo này nên nói là tương ưng với nhẫn, nên nói có giác- có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, tương ưng với vô nguyện, nên nói là duyên không hệ thuộc.

Nếu đạt được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo thế tục dẫn đến quả Tưđà-hàm thì đạo này nên nói tương ưng với đẳng trí, nên nói có giác- có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục.

Nếu đạt được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo vô lậu dẫn đến quả Tưđà-hàm, thì đạo này nên nói tương ưng với pháp trí, hoặc khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, nên nói có giác- có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục; hoặc duyên không hệ thuộc.

Dùng đạo vô ngại dẫn đến chứng quả A-na-hàm, nếu ái dục hết, vượt qua thứ tự mà thủ chứng, thì đạo này nên nói tương ưng với nhẫn, hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán, hoặc tương ưng với hộ căn- lạc căn- hỷ căn, tương ưng với vô nguyện.

Nếu đạt được quả Tư-đà-hàm, dùng đạo thế tục dẫn đến quả Ana-hàm, thì đạo này nên nói tương ưng với đẳng trí, nên nói có giác- có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục.

Nếu đạt được quả Tư-đà-hàm, dùng đạo vô lậu dẫn đến quả A-nahàm, thì đạo này nên nói tương ưng với pháp trí, hoặc khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, nên nói có giác- có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục; hoặc duyên không hệ thuộc.

Dùng đạo vô ngại dẫn đến chứng quả A-la-hán, nếu dựa vào Tammuội có giác- có quán ở vị lai mà thủ chứng quả vị A- la- hán, thì đạo này hoặc là tương ưng với pháp trí, hoặc vị tri trí, hoặc khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, nên nói có giác- có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Nếu dựa vào Sơ thiền đạt được quả A-la-hán, thì đạo này hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc vị tri trí, hoặc khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, nên nói có giác- có quán, nên nói tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Nếu dựa vào trung gian thiền, dẫn đến quả A-la-hán, thì đạo này nên nói hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc vị tri trí, hoặc khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, nên nói không có giác- có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Nếu dựa vào Nhị thiền đạt được quả A-la-hán, thì đạo này hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc vị tri trí, hoặc khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, nên nói không có giác- không có quán, nên nói tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Nếu dựa vào Tam thiền đạt được quả A-la-hán, thì đạo này hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc vị tri trí, hoặc khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, nên nói không có giác- không có quán, nên nói tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Nếu dựa vào Tứ thiền đạt được quả A-la-hán, thì đạo này hoặc tương ưng với pháp trí, hoặc vị tri trí, hoặc khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, nên nói không có giác- không có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Nếu dựa vào định vô sắc đạt được quả A-la-hán, thì đạo này nên nói tương ưng với vị tri trí, hoặc khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí, nên nói không có giác- không có quán, nên nói tương ưng với hộ căn, hoặc tương ưng với không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn diệt tận khởi, nên nói là đạt được quả Tuđà-hoàn?

Đáp: Căn không diệt hoàn toàn, có bảy tận khởi, một diệt không khởi, một khởi không tận, nên nói đạt được quả Tu đà hoàn.

Hỏi: Có bao nhiêu căn diệt tận khởi, nên nói là đạt được quả Tưđà-hàm?

Đáp: Nếu ái dục hết, vượt qua thứ tự mà thủ chứng, thì căn không diệt hoàn toàn, có bảy tận khởi, một diệt không khởi, một khởi không tận, nên nói đạt được quả Tư-đà-hàm.

Nếu đạt được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo thế tục dẫn đến quả Tưđà-hàm, thì căn không diệt hoàn toàn mà có bảy tận khởi, nên nói đạt được quả Tư-đà-hàm.

Nếu đạt được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo vô lậu dẫn đến quả Tưđà-hàm, thì căn không diệt hoàn toàn mà có tám căn tận khởi, nên nói đạt được quả Tư-đà-hàm.

Hỏi: Có bao nhiêu căn diệt tận khởi, nên nói là đạt được quả Ana-hàm?

Đáp: Nếu ái dục hết, vượt qua thứ tự mà thủ chứng, thì căn không diệt hoàn toàn mà có bảy tận khởi, một diệt không khởi, một khởi không tận, nên nói đạt được quả A-na-hàm.

Nếu đạt được quả Tư-đà-hàm, dùng đạo thế tục dẫn đến quả Ana-hàm, thì thiền không hiện ở trước mắt, bốn căn diệt hoàn toàn mà có bảy tận khởi, nên nói đạt được quả A-na-hàm. Nếu thiền hiện ở trước mắt thì bốn căn đều diệt mà có sáu tận khởi, một diệt không khởi một, khởi không tận, nên nói đạt được quả A-na-hàm.

Nếu đạt được quả Tư-đà-hàm, dùng đạo vô lậu dẫn đến quả Ana-hàm, thì thiền không hiện ở trước mắt, bốn căn đều diệt mà có tám tận khởi, nên nói đạt được quả A-na-hàm. Nếu thiền hiện ở trước mắt thì bốn căn đều diệt mà có bảy tận khởi, một diệt không khởi một, khởi không tận, nên nói đạt được quả A-na-hàm.

Hỏi: Có bao nhiêu căn diệt tận khởi, nên nói là đạt được quả Ala-hán?

Đáp: Nếu dựa vào Tam-muội có giác- có quán ở vị lai dẫn đến quả A-la-hán, thì một căn diệt hoàn toàn và có bảy diệt tận khởi, một diệt không khởi một, khởi không tận, nên nói đạt được quả A-la-hán. Sơ thiền, trung gian thiền, thiền thứ tư, định vô sắc cũng lại như thế. Nếu dựa vào Sơ thiền đạt được quả A-la-hán, thì hai căn diệt hoàn toàn và có sáu diệt tận khởi, một diệt không khởi, một khởi không tận, một tận khởi, nên nói là đạt được quả A-la-hán.

Nhị thiền, Tam thiền cũng lại như thế.

 

Phẩm 3: BÀN VỀ CÁNH LẠC

(Xúc trong mười hai nhân duyên)

Mười sáu cánh lạc là cánh lạc có đối, cánh lạc tăng ngữ, cánh lạc minh, cánh lạc vô minh, cánh lạc phi minh phi vô minh, cánh lạc ái, cánh lạc giận dữ, cánh lạc lạc thống, cánh lạc khổ thống, cánh lạc bất khổ bất lạc thống, cánh lạc nhãn- nhĩ- tỷ- thiệt- thân- ý.

Thế nào là cánh lạc có đối? Cho đến thế nào là cánh lạc ý?

Cánh lạc có đối thâu tóm bao nhiêu cánh lạc? Cho đến cánh lạc ý thâu tóm bao nhiêu cánh lạc?

Cánh lạc có đối có bao nhiêu căn tương ưng? Cho đến cánh lạc ý, có bao nhiêu căn tương ưng?

Các căn là nhân của cánh lạc có đối thì cánh lạc có đối tương ưng với căn ấy chăng? Giả sử căn tương ưng với cánh lạc có đối, thì căn đó là nhân của cánh lạc có đối? Cho đến nhân của cánh lạc ý cũng như thế chăng?

Các loại này thành tựu nhãn căn thì đó là thành tựu thân căn loại này chăng? Giả sử thành tựu thân căn loại này thì đó là thành tựu nhãn căn loại này chăng? Nhĩ- tỷ- thiệt- thân căn cũng như thế.

Địa ngục có bao nhiêu căn thành tựu? Súc sinh, ngạ quỷ, đoạn căn thiện, tà định, đẳng định, bất định, cõi Diêm-phù-đề, Câu-da-ni, Phấtvu-đãi, Uất-đơn-viết thân Tứ thiên vương, trời Ba mươi ba, Diệm-ma, Đâu thuật, Hóa tự tại, Tha hóa tự tại, Phạm ca di, Quang âm, Biến tịnh, Quả thật, trung ấm, vô sắc, kiên tín- kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát thành tựu bao nhiêu căn?

Lúc nhãn căn được trí đoạn, có bao nhiêu căn được trí đoạn? Cho đến lúc tuệ căn được trí đoạn, có bao nhiêu căn được trí đoạn?

Lúc nhãn căn được tận chứng, có bao nhiêu căn được tận chứng? Cho đến lúc tuệ căn được tận chứng, có bao nhiêu căn được tận chứng?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ.

Mười sáu cánh lạc là cánh lạc có đối, cánh lạc tăng ngữ, cánh lạc minh, cánh lạc vô minh, cánh lạc phi minh phi vô minh, cánh lạc ái, cánh lạc giận dữ, cánh lạc lạc thống, cánh lạc khổ thống, cánh lạc bất khổ bất lạc thống, cánh lạc nhãn- nhĩ- tỷ- thiệt- thân- ý.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc có đối?

Đáp: Cánh lạc tương ưng với năm thức thân.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc tăng ngữ?

Đáp: Cánh lạc tương ưng với thân ý thức.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc minh?

Đáp: Cánh lạc vô lậu.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc vô minh?

Đáp: Cánh lạc ô nhiễm.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc phi minh phi vô minh?

Đáp: Cánh lạc hữu lậu không có ô nhiễm.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc ái?

Đáp: Cánh lạc tương ưng với dục.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc giận dữ?

Đáp: Cánh lạc tương ưng với giận dữ.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc lạc thống (lạc thọ)?

Đáp: Cánh lạc tương ưng với lạc thống.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc khổ thống (khổ thọ)?

Đáp: Cánh lạc tương ưng với khổ thống.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc bất khổ bất lạc thống (bất khổ bất lạc thọ)?

Đáp: Cánh lạc tương ưng với bất khổ bất lạc thống.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc nhãn?

Đáp: Cánh lạc tương ưng với nhãn thức thân. Cánh lạc nhĩ- tỷ- thiệt- thân cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là cánh lạc ý?

Đáp: Cánh lạc tương ưng với thân ý thức.

Cánh lạc có đối thâu tóm sáu cánh lạc và phần ít nhập của bảy cánh lạc.

Cánh lạc tăng ngữ thâu tóm ba cánh lạc và phàn ít nhập của bảy cánh lạc.

Cánh lạc minh thâu tóm cánh lạc minh và phần ít nhập của bốn cánh lạc.

Cánh lạc vô minh thâu tóm ba cánh lạc và phần ít nhập của mười một cánh lạc.

Cánh lạc phi minh phi vô minh thâu tóm cánh lạc phi minh phi vô minh và phần ít nhập của mười một cánh lạc.

Cánh lạc ái thâu tóm cánh lạc ái và phần ít nhập của mười một cánh lạc.

Cánh lạc giận dữ thâu tóm cánh lạc giận dữ và phần ít nhập của mười một cánh lạc.

Cánh lạc lạc thống thâu tóm cánh lạc lạc thống và phần ít nhập của mười hai cánh lạc.

Cánh lạc khổ thống thâu tóm cánh lạc khổ thống và phần ít nhập của mười một cánh lạc.

Cánh lạc bất khổ bất lạc thống thâu tóm cánh lạc bất khổ bất lạc thống và phần ít nhập của mười ba cánh lạc.

Cánh lạc nhãn thâu tóm cánh lạc nhãn và phần ít nhập của tâm cánh lạc.

Cánh lạc nhĩ- tỷ- thiệt- thân cũng như thế.

Cánh lạc ý thâu tóm ba cánh lạc và phần ít nhập của bảy cánh lạc.

Cánh lạc có đối tương ưng với một căn và phần ít nhập của tám căn.

Cánh lạc tăng ngữ tương ưng với năm căn và phần ít nhập của tám căn.

Cánh lạc minh tương ưng với ba căn và phần ít nhập của chín căn.

Cánh lạc vô minh tương ưng với phần ít nhập của sáu căn.

Cánh lạc phi minh phi vô minh tương ưng với phần ít nhập của mười một căn.

Cánh lạc ái tương ưng với phần ít nhập của bốn căn.

Cánh lạc giận dữ tương ưng với phần ít nhập của bốn căn.

Cánh lạc lạc thống tương ưng với hai căn và phần ít nhập của chín căn.

Cánh lạc khổ thống tương ưng với hai căn và phần ít nhập của sáu căn.

Cánh lạc bất khổ bất lạc thống, tương ưng với một căn và phần ít nhập của chín căn.

Cánh lạc nhãn tương ưng với phần ít nhập của chín căn.

Cánh lạc nhĩ- tỷ- thiệt- thân cũng như thế.

Cánh lạc ý tương ưng với năm căn và phần ít nhập của tám căn.

Hỏi: Các căn là nhân của cánh lạc có đối thì cánh lạc có đối tương ưng với căn ấy chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các căn tương ưng với cánh lạc thì đối với căn ấy là nhân của cánh lạc có đối.

Hỏi: Có thể có căn là nhân của cánh lạc có đối mà căn ấy không tương ưng với cánh lạc có đối chăng?

Đáp: Có, các căn là nhân của cánh lạc có đối tương ưng với các cánh lạc khác. Nếu căn là nhân của cánh lạc có đối thì báo sinh không có duyên, cho đến nhân cánh lạc ý cũng như thế, trừ ra hai cánh lạc.

Hỏi: Các căn là nhân cánh của cánh lạc thì căn này tương ưng với cánh lạc minh chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các căn tương ưng với cánh lạc minh thì căn đó là nhân của cánh lạc minh chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các căn là nhân của cánh lạc phi minh phi vô minh, các căn ấy tương ưng với cánh lạc phi minh phi vô minh chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các căn tương ưng với cánh lạc phi minh vô minh, thì căn này là nhân của cánh lạc phi minh vô minh

Hỏi: Có thể có căn là nhân của cánh lạc phi minh phi vô minh mà căn ấy tương ưng với cánh lạc phi minh phi vô minh chăng?

Đáp: Có, các căn là nhân của cánh lạc phi minh phi vô minh thì báo sinh không có duyên.

Hỏi: Các oại này thành tựu nãhn căn thì đó là thành tựu thân căn loại này chăng??

Đáp: Hoặc loại này thành tựu nhãn căn mà không thành tựu thân căn loại này.

Thế nào là loại này thành tựu nhãn căn mà không thành tựu thân căn loại này? Vì lẽ sinh nơi cõi Dục không được nhãn căn, giả sử được rồi mất mà được thiên nhãn, đó gọi là loại này thành tựu nhãn căn mà không thành tựu thân căn loại này.

Thế nào là loại này thành tựu thân căn mà không thành tựu nhãn căn loại này? Sinh nơi cõi Dục, không được nhãn căn, giả sử được rồi mất mà không được thiên nhãn, đó gọi là loại này thành tựu thân căn mà không thành tựu nhãn căn loại này.

Thế nào là loại này thành tựu nhãn căn mà cũng thành tựu thân căn loại này? Sinh nơi cõi Dục được nhãn căn không mất, hoặc sinh nơi cõi Sắc, đó gọi là loại này thành tựu nhãn căn mà cũng thành tựu thân căn loại này.

Thế nào là không phải loại này thành tựu nhãn căn, cũng không thành tựu thân căn loại này? Sinh nơi cõi Vô sắc, đó gọi là không phải loại này thành tựu nhãn căn, cũng không thành tựu thân căn loại này.

Nhĩ căn cũng như thế.

Hỏi: Nếu loại này thành tựu tỷ căn, thì đó là thành tựu thân căn loại này chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nếu loại này thành tựu tỷ căn, thì đó là thành tựu thân căn loại này.

Hỏi: Có thể có loại này thành tựu thân căn mà không phải loại này thành tựu tỷ căn chăng?

Đáp: Có, sinh nơi cõi Dục không được tỷ căn, giả sử được rồi mất.

Thiệt căn cũng như thế.

Hỏi: Địa ngục có bao nhiêu căn thành tựu?

Đáp: Nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là tám căn.

Hỏi: Súc sinh có bao nhiêu căn thành tựu?

Đáp: Nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là mười ba căn. Ngạ quỷ cũng như thế.

Hỏi: Đoạn căn thiện có bao nhiêu căn thành tựu?

Đáp: Nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười ba căn, ít nhất là tám căn.

Hỏi: Tà định có bao nhiêu căn thành tựu?

Đáp: Nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là tám căn.

Hỏi: Đẳng định có bao nhiêu căn thành tựu?

Đáp: Nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là mười một căn.

Hỏi: Bất định có bao nhiêu căn thành tựu?

Đáp: Nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là tám căn.

Các cõi Diêm-phù-đề, Câu-da-ni, Phất-vu-đãi cũng như thế.

Cõi Uất-đơn-viết nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười tám căn, ít nhất là mười ba căn.

Thân Tứ thiên vương nếu nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là mười bảy căn.

Trời Ba mươi ba, trời Diệm-ma, trời Đâu thuật, trời Hóa tự tại, trời Tha hóa tự tại cũng như thế.

Trời Phạm ca di nếu nhiều nhất thì thành tựu mười sáu căn, ít nhất là mười lăm căn. Trời Quang âm cũng như thế.

Trời Biến tịnh nếu nhiều nhất thì thành tựu mười sáu căn, ít nhất là mười bốn căn

Trời Quả thật nếu nhiều nhất thì thành tựu mười sáu căn, ít nhất là mười ba căn

Trung ấm nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là mười ba căn

Vô sắc nếu nhiều nhất thì thành tựu mười một căn, ít nhất là tám căn.

Kiên tín- kiên pháp nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là mười ba căn.

Tín giải thoát, kiến đáo nếu nhiều nhất thì thành tựu mười chín căn, ít nhất là mười một căn.

Thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát nếu nhiều nhất thì thành tựu mười tám căn, ít nhất là mười một căn.

Lúc nhãn căn được trí đoạn đến ái sắc tận, có năm căn đựơc trí đoạn; nhĩ- tỷ- thiệt- thân căn cũng lại như thế. Lúc ý căn được trí đoạn đến ái vô sắc tận, có tám căn được trí đoạn. Mạng căn- hộ căn- tín- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn cũng như thế.

Lúc nam căn và nữ căn được trí đoạn đến lúc ái dục tận, có bốn căn được trí đoạn. Khổ căn và ưu căn cũng như thế.

Khi lạc căn được trí đoạn, đến ái cõi Biến tịnh diệt tận, thì lạc căn ấy được trí đoạn. Lúc hỷ căn được trí đoạn đến ái cõi Quang âm diệt tận, thì hỷ căn ấy được trí đoạn.

Lúc nhãn căn tận tác chứng, đến ái sắc tận, có năm căn tác chứng đạt được quả A-la-hán, có mười chín căn tận tác chứng. Nhĩ- tỷ- thiệt- thân căn cũng lại như thế.

Khi ý căn tận tác chứng, đạt được quả A-la-hán, có mười chín căn tận tác chứng. Mạng căn- hộ căn- tín- tinh tiến- niệm- định- tuệ căn cũng như thế.

Khi nam căn và nữ căn tận tác chứng, đến ái dục tận, có bốn căn tác tận chứng, đạt được quả A-la-hán, có mười chín căn tận tác chứng. Khổ căn và ưu căn cũng như thế.

Khi lạc căn tận tác chứng, đến ái cõi Biến tịnh diệt tận, thì lạc căn ấy tận tác chứng, đạt được quả A-la-hán, có mười chín căn tận tác chứng.

Khi hỷ căn tận tác chứng, đến ái cõi Quang âm diệt tận, thì hỷ căn ấy tận tác chứng, đạt được quả A-la-hán, có mười chín căn tận tác chứng.

 

Phẩm 4: BÀN VỀ TÂM BẮT ĐẦU

Tất cả chúng sinh nên nói tâm bắt đầu khởi, bắt đầu trụ, bắt đầu diệt chăng? Các tâm có dục và các tâm không có dục, tâm này nên nói bắt đầu khởi, bắt đầu trụ, bắt đầu diệt chăng? Các tâm có giận dữ và không có giận dữ, có si và không có si có ô nhiễm và không có ô nhiễm, có rối loạn và không có rối loạn có lười biếng và không có lười biếng, có nhỏ và có lớn có tu và không tu, có Tam-muội và không có Tammuội, có tâm giải thoát và tâm không giải thoát. Các tâm này nên nói bắt đầu khởi, bắt đầu trụ, bắt đầu diệt chăng?

Thọ mạng nên nói khởi tâm trở lại hay không khởi tâm trở lại? Thọ mạng nên nói thuận theo trở lại, nên nói bắt đầu sinh- trụ chăng?

Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói: “Mạng người dần hết, như nước nơi sông nhỏ. Các chúng sinh luôn mong thọ mạng đến hết thọ mạng kia.” Thế nào là thọ mạng kia đã hết? Nhập định vô tưởng, định diệt tận, thọ mạng lưu chuyển nên nói thuận theo trở lại hay không trở lại?

Nhập định vô tưởng có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Tam-muội vô tưởng khởi lên có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Nhập định diệt tận có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Tam-muội diệt tận khởi lên có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Sinh nơi vô tưởng thì chúng sinh có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Chúng sinh vô tưởng ẩn mất có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Chúng sinh vô tưởng nên nói là do tưởng sinh hay vô tưởng sinh?

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Chúng sinh ấy do tưởng sinh ra, nơi ấy ẩn đi thì tưởng ấy diệt.” Chúng sinh ấy ở nơi ấy ẩn đi là không diệt trụ. Nơi nào diệt tưởng này? Tưởng này nên nói là thiện, hay vô ký? Tưởng này có bao nhiêu sử sai khiến? Có bao nhiêu kiết trói buộc?

Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói: “Tất cả chúng sinh đều do ăn mà tồn tại.” Chúng sinh cõi vô tưởng ăn những gì?

Nhãn căn thâu tóm bao nhiêu căn? Cho đến vô tri căn thâu tóm bao nhiêu căn? Tín lực cho đến tuệ lực, niệm giác ý cho đến hộ giác ý, đẳng kiến cho đến đẳng định, pháp trí cho đến đạo trí. Tam-muội Không, Vô tướng, Vô nguyện thâu tóm bao nhiêu căn?

Ý căn có bao nhiêu căn tương ưng? Cho đến vô tri căn có bao nhiêu căn tương ưng? Tín lực cho đến tuệ lực, niệm giác ý cho đến hộ giác ý, đẳng kiến cho đến đẳng định, pháp trí cho đến đạo trí. Tammuội Không, Vô tướng, Vô nguyện có bao nhiêu căn tương ưng?

Ở cõi Dục ẩn đi rồi sinh vào cõi Dục có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Từ cõi Dục ẩn đi sinh đến cõi Sắc, có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Từ cõi Dục sinh nơi cõi Vô sắc, có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Ở cõi Sắc ẩn đi sinh đến cõi Sắc, có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Từ cõi Sắc ẩn đi sinh đến cõi Dục, có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Từ cõi Sắc ẩn đi sinh đến cõi Vô sắc, có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Ở cõi Vô sắc ẩn đi sinh đến cõi Vô sắc, có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Từ cõi Vô sắc ẩn đi sinh đến cõi Dục, có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Từ cõi Vô sắc ẩn đi sinh đến cõi Sắc, có bao nhiêu căn diệt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt? Có bao nhiêu căn hiện trước mắt? Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

A-la-hán bát Niết-bàn có bao nhiêu căn diệt sau cùng?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Tất cả chúng sinh nên nói tâm bắt đầu khởi, bắt đầu trụ, bắt đầu diệt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các tâm có dục và các tâm không có dục, tâm này nên nói bắt đầu khởi, bắt đầu trụ, bắt đầu diệt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các tâm có giận dữ và không có giận dữ, có si và không có si, có ô nhiễm và không có ô nhiễm, có rối loạn và không có rối loạn, có lười biếng và không có lười biếng, có nhỏ và có lớn, có tu và không tu, có Tam-muội và không có Tam-muội, có tâm giải thoát và tâm không giải thoát. Các tâm này nên nói bắt đầu khởi, bắt đầu trụ, bắt đầu diệt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Thọ mạng, nên nói khởi tâm trở lại, hay không khởi tâm trở lại?

Đáp: Thọ mạng, nên nói không khởi tâm trở lại.

Hỏi: Thọ mạng nên nói thuận theo trở lại, bắt đầu sinh- trụ chăng?

Đáp: Chúng sinh nơi cõi Dục, không nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận, thì thuận theo trở lại. Nếu nhập định vô tưởng- định diệt tận và trời cõi Sắc- Vô sắc thì nên nói bắt đầu sinh- trụ.

Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói: “Mạng người mòn dần hết, như nước nơi sông nhỏ, các chúng sinh luôn mong thọ mạng đến hết thọ mạng kia.”

Hỏi: Thế nào là biết thọ mạng kia đã hết?

Đáp: Đời tận- kiếp tận nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận.

Hỏi: Thọ mạng lưu chuyển nên nói thuận theo trở lại hay nên nói là trụ?

Đáp: Nên nói là trụ.

Hỏi: Nhập Tam-muội vô tưởng, có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Có bảy.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Tam-muội vô tưởng khởi lên có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Có bảy.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nhập Tam-muội diệt tận, có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Có bảy.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Tam-muội diệt tận khởi lên có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Hoặc có bảy (năm căn như tín v.v…, ý căn, hộ căn), hoặc tám (năm căn như tín v.v… ý căn, hộ căn, dĩ tri căn), tâm hữu lậu là bảy, tâm vô lậu là tám.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt? Đáp: Hoặc hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc.

Hỏi: Sinh đến cõi vô tưởng có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Có tám (năm căn như tín v.v…, ý căn, mạng căn, hộ căn).

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Chúng sinh vô tưởng ẩn đi, có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Hoặc tám căn- chín căn- mười căn, vô hình là tám, một hình là chín căn, hai hình là mười căn.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Chúng sinh vô tưởng nên nói là do tưởng sinh hay vô tưởng sinh?

Đáp: Chúng sinh vô tưởng nên nói là do tưởng sinh.

Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói: “Chúng sinh ấy do tưởng sinh ra, ở nơi ấy ẩn đi thì tưởng diệt.”

Hỏi: Chúng sinh ấy ở nơi ấy ẩn đi là tưởng diệt chăng? Chúng sinh ấy ở nơi ấy ẩn đi là không diệt chăng?

Đáp: Tưởng kia diệt thì chúng sinh kia ẩn đi ở xứ đó chứ không phải là chẳng diệt trụ.

Hỏi: Nơi nào diệt tưởng này?

Đáp: Tưởng ấy trụ nơi này diệt nơi kia.

Hỏi: Tưởng này nên nói là thiện hay vô ký?

Đáp: Tưởng này hoặc thiện, hoặc vô ký.

Hỏi: Tưởng này có bao nhiêu sử sai khiến?

Đáp: Duyên hữu lậu nơi cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu kiết trói buộc?

Đáp: Có sáu.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Tất cả chúng sinh đều do ăn mà tồn tại.”

Hỏi: Chúng sinh cõi vô tưởng ăn những gì?

Đáp: Trải qua ý- niệm- thức.

Nhãn căn thâu tóm nhãn căn. Nhĩ- tỷ- thiệt căn cũng lại như thế. Thân căn thâu tóm ba căn. Ý căn thâu tóm ý căn và phần ít nhập của ba căn. Lạc căn- hỷ căn- hộ căn- tín căn- tinh tiến căn- niệm căn- định căn- tuệ căn cũng lại như thế. Nữ căn thâu tóm nữ căn và phần ít nhập của thân căn. Nam căn thâu tóm nam căn và pần ít nhập của thân căn. Mạng căn thâu tóm mạng căn. Khổ căn thâu tóm khổ căn. Ưu căn thâu tóm ưu căn. Vị tri căn thâu tóm vị tri căn và phần ít nhập của chín căn. Dĩ tri căn và vô tri căn cũng lại như thế.

Tín lực thâu tóm một căn và phần ít nhập của ba căn. Tinh tấn lực- niệm lực- định lực- tuệ lực cũng lại như thế. Niệm giác ý thâu tóm phần ít nhập của bốn căn. Trạch pháp, tinh tiến, hỷ, định giác ý cũng lại như thế. Ỷ, hộ giác ý không thâu tóm căn.

Đẳng kiến, đẳng phương tiện, đẳng niệm, đẳng định thâu tóm phần ít nhập của bốn căn. Pháp trí và vị tri trí thâu tóm phần ít nhập của bốn căn. Tha tâm trí thâu tóm phần ít nhập của ba căn. Đẳng trí thâu tóm phần ít nhập của một căn. Khổ trí- tập trí- tận trí- đạo trí thâu tóm phần ít nhập của bốn căn. Tam-muội Không, Vô tướng, Vô nguyện thâu tóm phần ít nhập của bốn căn.

Ý căn có mười căn tương ưng với phần ít nhập của ba căn. Lạc căn- hỷ căn- hộ căn có chín căn tương ưng với phần ít của nhập. Khổ căn, ưu căn có sáu căn tương ưng với phần ít của nhập. Tín căn có bốn căn tương ưng với phần ít của chín căn nhập. Tinh tiến căn- niệm căn- định căn- tuệ căn cũng lại như thế. Vị tri căn có tương ưng với phần ít nhập của chín căn. Dĩ tri căn và vô tri căn cũng lại như thế.

Tín lực có bốn căn tương ưng với phần ít nhập của chín căn. Tinh tấn lực- niệm lực-định lực- tuệ lực cũng lại như thế. Niệm giác ý tương ưng với phần ít nhập của mười một căn. Trạch pháp tinh tiến và định giác ý cũng lại như thế. Hỷ giác ý có chín căn tương ưng với phần ít nhập của chín căn. Ỷ giác ý và hộ giác ý có ba căn tương ưng với phần ít nhập của chín căn. Đẳng kiến- đẳng chí- đẳng phương tiện- đẳng niệm và đẳng định có mười một căn tương ưng với phần ít của nhập. Pháp trí và vị tri trí có mười một căn tương ưng với phần ít của nhập. Tha tâm trí có mười căn tương ưng với phần ít của nhập. Đẳng trí có hai căn tương ưng với phần ít nhập của tám căn. Khổ trí- tập trí- tận trí và đạo trí có mười một căn tương ưng với phần ít của nhập. Tam-muội Không, Vô tướng, Vô nguyện có mười một căn tương với phần ít của nhập.

Hỏi: Ở cõi Dục sinh vào cõi Dục có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc bốn, hoặc chín; hoặc tám, hoặc mười ba; hoặc chín, hoặc mười bốn; hoặc mười, hoặc mười lăm. Tâm vô ký hệ thuộc cõi Dục dần mạng chung có bốn, tâm thiện có chín; một lúc vô hình mà tâm vô ký mạng chung có tám, tâm thiện có mười ba; một lúc một hình mà tâm vô ký mạng chung có chín, tâm thiện có mười bốn; một lúc có hai hình mà tâm vô ký mạng chung có mười, tâm thiện có mười lăm.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Hoặc tám, hoặc chín, hoặc mười; vô hình là tám, một hình là chín, hai hình là mười.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Từ cõi Dục sinh đến cõi Sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc bốn, hoặc chín, hoặc mười bốn. Tâm vô ký hệ thuộc cõi Dục dần mạng chung là bốn, tâm thiện là chín; trong một lúc mà tâm vô ký mạng chung là chín, tâm thiện là mười bốn.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Từ cõi Dục sinh đến cõi Vô sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc bốn, hoặc chín, hoặc mười bốn. Tâm vô ký hệ thuộc cõi Dục dần mạng chung là bốn, tâm thiện là chín,; trong một lúc mà tâm vô ký mạng chung là chín, tâm thiện là mười bốn.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Có ba.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Ở cõi Sắc sinh vào cõi Sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc tám, hoặc mười ba. Tâm vô ký mạng chung là tám, tâm thiện là mười ba.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Từ cõi Sắc sinh vào cõi Dục có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc tám, hoặc mười ba. Tâm vô ký mạng chung là tám, tâm thiện là mười ba.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Hoặc tám, hoặc chín, hoặc mười. Vô hình là tám, một hình là chín, hai hình là mười.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Từ cõi Sắc sinh đến cõi Vô sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc tám, hoặc mười ba. Tâm vô ký mạng chung là tám, tâm thiện là mười ba.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Có ba.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Ở cõi Vô sắc ẩn đi sinh vào cõi Vô sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc ba, hoặc tám. Tâm vô ký là ba, tâm thiện là tám.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Có ba.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Từ cõi Vô sắc ẩn đi sinh vào cõi Dục có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc ba, hoặc tám. Tâm vô ký là ba, tâm thiện là tám.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Hoặc tám, hoặc chín, hoặc mười. Vô hình là tám, một hình là chín, hai hình là mười.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Từ cõi Vô sắc ẩn đi sinh đến cõi Sắc có bao nhiêu căn diệt?

Đáp: Hoặc ba, hoặc tám. Tâm vô ký là ba, tâm thiện là tám.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào diệt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu căn hiện trước mắt?

Đáp: Có tám.

Hỏi: Tâm- tâm pháp hệ thuộc cõi nào hiện trước mắt?

Đáp: Hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: A-la-hán bát Niết-bàn có bao nhiêu căn diệt sau cùng?

Đáp: Hoặc bốn, hoặc chín; hoặc tám, hoặc ba. Ở nơi cõi Dục dần bát Niết-bàn bốn, trong một lúc có chín; cõi Sắc có tám, Vô sắc có ba.

 

Phẩm 5: BÀN VỀ MỚI PHÁT TÂM

Các pháp và tâm có cùng một khởi- một trụ- một tận thì pháp đó tương ưng với tâm chăng? Giả sử pháp tương ưng với tâm thì pháp đó với tâm có cùng một khởi- một trụ- một tận chăng? Các pháp và tâm có cùng một khởi- một trụ- một tận thì pháp đó với tâm có cùng một duyên chăng? Giả sử các pháp và tâm có cùng một duyên thì pháp đó và tâm có cùng một khởi- một trụ- một tận chăng? Các pháp và tâm cùng khởi không phải là không dụng tâm, pháp đó khởi thì tâm cùng khởi chẳng phải là không dụng tâm chăng? Pháp đó trụ- tận thì tâm cùng trụ- tận, chẳng phải là không dụng tâm chăng?

Thế nào là không tu nhãn căn? Thế nào là không tu nhĩ- tỷ- thiệt- thân- ý căn? Thế nào là tu nhãn căn? Thế nào là tu nhĩ- tỷ- thiệt- thân- ý căn?

Nếu không thành tựu căn học, mà được căn học, thì tất cả học đó đều vượt qua thứ tự để thủ chứng chăng? Giả sử vượt qua thứ tự để thủ chứng, thì tất cả học đó sẽ không thành tựu căn học mà được căn học chăng?

Nếu không thành tựu căn học mà được căn học, thì tất cả học đó đều là thứ tự trong pháp thứ nhất của thế gian chăng? Giả sử thứ tự trong pháp thứ nhất của thế gian, thì tất cả học đó sẽ không thành tựu căn học mà được căn học chăng?

Nếu bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì tất cả quả ấy là do quả vô lậu chăng? Giả sử quả là do quả, thì tất cả quả ấy bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu chăng? Nếu bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì tất cả căn vô lậu kia sẽ tận hay căn vô lậu hiện trước mắt chăng? Giả sử căn vô lậu đã tận hay căn vô lậu hiện trước mắt, thì tất cả vô lậu kia bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu chăng?

Các vị tri căn thì tất cả căn ấy không tu đế- tu hữu chăng? Giả sử không tu đế- tu hữu, thì tất cả căn ấy là vị tri căn chăng? Tận trí sinh ra ban đầu thì tất cả đó là thứ tự của đạo vô ngại chăng? Giả sử theo thứ tự của đạo vô ngại, thì đó là tất cả tận trí chăng? Vô sinh trí phát khởi ban đầu thì đó là thứ tự của tất cả tận trí chăng? Giả sử theo thứ tựu của tận trí, thì trí ấy là tất cả vô sinh trí chăng?

Như duyên đạo vô ngại thì duyên đó là tận trí chăng? Như duyên tận trí thì duyên ấy là đạo vô ngại chăng? Như duyên tận trí thì duyên ấy là vô sinh trí chăng? Như duyên vô sinh trí thì duyên ấy là tận trí chăng? Tận trí nên nói là tận trí- pháp trí- vị tri trí- tha tâm trí, khổ- tập- tận- đạo trí; nên nói là có giác- có quán, nên nói là không có giác- có quán, nên nói là không có giác- không có quán, nên nói là tương ưng với lạc căn, hỷ căn- hộ căn- Không, Vô tướng, Vô nguyện; nên nói duyên hệ thuộc cõi Dục; nên nói duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, nên nói duyên không hệ thuộc. Vô sinh trí, đẳng kiến vô học cũng như thế.

Các pháp tương ưng với đẳng kiến vô học thì pháp đó tương ưng với đẳng chí vô học chăng? Giả sử các pháp tương ưng với đẳng chí vô học thì pháp đó tương ưng với đẳng kiến vô học chăng? Các pháp tương ưng với đẳng kiến vô học thì pháp đó tương ưng với đẳng phương tiện- đẳng niệm- đẳng định- đẳng giải thoát- đẳng trí vô học chăng? Giả sử các pháp tương ưng với đẳng trí vô học thì pháp ấy tương ưng với đẳng kiến vô học chăng? Các pháp vô học cho đến tương ưng với đẳng giải thoát thì pháp ấy tương ưng với đẳng trí vô học chăng/ gải sử các pháp tương ưng với đẳng trí vô học thì pháp đó tương ưng với đẳng giải thoát vô học chăng?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Các pháp và tâm có cùng một khởi- một trụ- một tận, pháp đó tương ưng với tâm chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các pháp và tâm cùng tương ưng, thì pháp ấy và tâm có cùng một khởi- một trụ- một tận.

Hỏi: Có thể có pháp và tâm cùng một khởi- một trụ- một tận mà pháp đó không tương ưng với tâm chăng?

Đáp: Có, tâm hồi chuyển, sắc- tâm hồi chuyển, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Các pháp và tâm cùng khởi, không phải là không vận dụng tâm, pháp đó khởi thì tâm cùng khởi, chẳng phải là không dụng tâm chăng? Pháp đó trụ- tận thì tâm cùng trụ- tận, chẳng phải là không dụng tâm chăng?

Đáp: Chúng sinh nơi cõi Dục- Sắc, không nhập Tam-muội vô tưởng và Tam-muội diệt tận. Các căn bốn đại vào lúc pháp kia khởi thì tâm cùng khởi chứ không phải là không dụng tâm, trụ- tận thì tâm cùng trụ- tận chứ không phải là không dụng tâm, nhập định không dụng tâm.

Hỏi: Thế nào là không tu nhãn căn?

Đáp: Nhãn căn chưa hết ái- chưa hết tham- chưa hết nghĩ nhớ- chưa hết khao khát. Lại nữa, dùng đạo vô ngại dứt hết ái sắc mà đạo vô ngại kia không tu cũng không nương dựa. Như thế là không tu nhãn căn.

Nhĩ- tỷ- thiệt- thân căn cũng như thế.

Hỏi: Các pháp và tâm cùng một khởi- một trụ- một tận, thì pháp đó và tâm cùng một duyên chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các pháp và tâm cùng một duyên thì pháp ấy và tâm cùng một khời- một trụ- một tận.

Hỏi: Có thể có pháp và tâm cùng một khởi- một trụ- một tận mà pháp ấy không cùng một duyên với tâm chăng?

Đáp: Có, tâm hồi chuyển, sắc- tâm hồi chuyển và tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thế nào là không tu ý căn?

Đáp: Ý căn chưa hết ái- chưa hết tham- chưa hết nghĩ nhớ- chưa hết khao khát. Lại nữa, dùng đạo vô ngại dứt hết ái vô sắc, mà đạo vô ngại kia không tu cũng không nương dựa. Như thế là không tu ý căn.

Hỏi: Thế nào là tu nhãn căn?

Đáp: Nhãn căn đã hết ái- hết tham- hết nghĩ nhớ- hết khát khao khát. Lại nữa, dùng đạo vô ngại dứt hết ái sắc, tu và nương dựa vào đạo vô ngại. Như thế là tu nhãn căn.

Nhĩ- tỷ- thiệt- thân căn cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là tu ý căn?

Đáp: Ý căn đã hết ái- hết tham- hết nghĩ nhớ- hết khao khát. Lại nữa, dùng đạo vô ngại dứt hết ái vô sắc, tu, nương dựa vào đạo vô ngại đó. Như thế là tu ý căn.

Hỏi: Nếu không thành tựu căn học mà được căn học, thì tất cả học đó đều vượt qua thứ tự để thủ chứng chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Vượt qua thứ tự để thủ chứng, thì tất cả học ấy không thành tựu căn học mà đạt được căn học.

Hỏi: Có thể không thành tựu căn học mà được căn học, thì các học đó không phải là vượt qua thứ tự để thủ chứng chăng?

Đáp: Có, quả A-la-hán lui sụt.

Hỏi: Nếu không thành tựu căn học mà được căn học, thì tất cả học đó đều là thứ tự trong pháp thứ nhất của thế gian chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các thứ tự trong pháp thứ nhất của thế gian , đó là tất cả học không thành tựu căn học mà được căn học.

Hỏi: Có thể không thành tựu căn học mà đựơc căn học, thì tất cả học ấy không phải là thứ tự trong pháp thứ nhất của thế gian chăng?

Đáp: Có quả A-la-hán lui sụt.

Hỏi: Nếu bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì tất cả quả ấy là do quả vô lậu chăng?

Đáp: Đúng như vậy. các quả của do quả thì tất cả quả ấy bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu.

Hỏi: Có thể bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì đó không phải là quả do quả chăng?

Đáp: Có, đã tu đạo mà vị tri trí hiện ở trước mắt, hoặc là A- la- hán đối với đẳng ý giải thoát đạt đến vô nghi.

Hỏi: Nếu bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì tất cả căn vô lậu kia không còn hay là căn vô lậu hiện trước mắt?

Đáp: Hoặc bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì căn vô lậu kia không phải là căn vô lậu không còn hay là căn vô lậu hiện trước mắt.

Thế nào là bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì căn vô lậu kia không phải là căn vô lậu không còn mà là căn vô lậu hiện trước mắt? Đạo thế tục nhận lấy quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, thoái lui quả A la hán; thoái lui quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, đó gọi là bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì căn vô lậu kia không phải là căn vô lậu không còn mà là căn vô lậu hiện trước mắt.

Thế nào là căn vô lậu không còn mà căn vô lậu hiện trước mắt, thì căn vô lậu đó không phải là bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu? Như vốn có được căn vô lậu đều hiện trước mắt, đó gọi là căn vô lậu không còn mà căn vô lậu hiện trước mắt, thì căn vô lậu đó không phải là bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu.

Thế nào là bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì căn vô lậu kia là căn vô lậu không còn, cũng là căn vô lậu hiện trước mắt? Đã tu đạo mà vị tri trí hiện trước mắt. Đạo vô lậu nhận lấy quả Tư-đà-hàm, Ana-hàm, được quả A-la-hán. Đẳng ý giải thoát A-la-hán không có hoài nghi, đó gọi là bỏ căn vô lậu mà được căn vô lậu, thì căn vô lậu kia là căn vô lậu không còn, cũng là căn vô lậu hiện trước mắt.

Thế nào là không bỏ căn vô lậu cũng không được căn vô lậu, không phải căn vô lậu không còn cũng không phải căn vô lậu hiện trước mắt? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Các vị tri căn thì tất cả căn ấy không tu đế- tu hữu chăng?

Đáp: Hoặc là vị tri căn mà căn ấy không phải là không tu đế- tu hữu.

Thế nào là vị tri căn mà căn ấy không phải là không tu đế- tu hữu? Các vị tri căn nếu quá khứ- vị lai, thì đó gọi là vị tri căn mà căn đó chẳng phải là không tu đế- tu hữu.

Thế nào là không tu đế- tu hữu mà căn ấy không phải là vị tri căn? Các căn vô lậu không tu đế- tu hữu, đó gọi là không tu đế- tu hữu, căn ấy không phải vị tri căn.

Thế nào là vị tri căn mà căn đó không tu đế- tu hữu? Các vị tri căn không tu đế- tu hữu, đó gọi là vị tri căn mà căn đó không tu đế- tu hữu.

Thế nào là không phải không tu đế- tu hữu mà căn ấy cũng không phải là vị tri căn? Trừ những điều như trên.

Hỏi: Tận trí sinh ra ban đầu thì tất cả đó là thứ tự của đạo vô ngại chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử theo thứ tự của đạo vô ngại, thì đó là tất cả tận trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Vô sinh trí phát khởi ban đầu, thì đó là thứ tự của tất cả tận trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử theo thứ tự của tận trí, thì đó là tất cả vô sinh trí chăng?

Đáp: Hoặc tận trí, hoặc vô sinh trí, hoặc đẳng kiến vô học.

Hỏi: Các duyên của đạo vô ngại thì duyên đó là tận trí chăng?

Đáp: Nếu đạo vô ngại duyên với chủng ấy thì duyên ấy là tận trí, nếu đạo vô ngại không duyên với chủng này thì đó không phải là duyên với tận trí.

Hỏi: Như duyên tận trí thì duyên đó là vô sinh trí chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Như duyên vô sinh trí thì duyên đó là tận trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Tận trí nên nói là tận trí chăng?

Đáp: Tận trí nên nói tận trí. Hoặc đó là pháp trí- vị tri trí- tha tâm trí, khổ- tập- tận- đạo trí, hoặc có giác- có quán; hoặc không có giác- có quán; hoặc không có giác- không có quán; hoặc tương ưng với lạc căn; hoặc hỷ căn, hộ căn, hoặc không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc, Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc. Vô sinh trí cũng như thế.

Hỏi: Vô học đẳng kiến nên nói là vô học đẳng kiến chăng?

Đáp: Vô học đẳng kiến, nên nói là vô học đẳng kiến. Hoặc đó là pháp trí- vị tri trí- tha tâm trí, khổ- tập- tận- đạo trí, hoặc có giác- có quán, hoặc không có giác- có quán, hoặc không có giác- không có quán, hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc hỷ căn, hộ căn, hoặc không- vô tướng- vô nguyện, hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc- Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng kiến vô học thì pháp đó tương ưng với đẳng chí vô học chăng?

Đáp: Hoặc đẳng kiến mà không phải đẳng chí.

Thế nào là đẳng kiến mà không phải đẳng chí? Đẳng kiến tương ưng với đẳng chí, các đẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng kiến, đó gọi là đẳng kiến mà không phải đẳng chí.

Thế nào là đẳng chí mà không phải đẳng kiến? Đẳng chí tương ưng với đẳng kiến, các đẳng kiến không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng chí, đó gọi là đẳng chí mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng chí cũng là đẳng kiến? Trừ đẳng kiến tương ưng với đẳng chí, các pháp tương ưng của đẳng chí, đẳng kiến, đó gọi là đẳng chí cũng là đẳng kiến.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng chí? Đẳng kiến không tương ưng với đẳng chí, đẳng chí không tương ưng với đẳng kiến, còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến cũng không phải đẳng chí.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng kiến vô học thì pháp đó là đẳng phương tiện vô học chăng?

Đáp: Hoặc là đẳng kiến mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng kiến mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng kiến tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng kiến mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng kiến? Đẳng kiến không tương ưng với các đẳng kiến tương ưng với pháp tương ưng của đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng kiến.

Thế nào là đẳng phương tiện cũng là đẳng kiến? Trừ ra đẳng phương tiện còn lại các pháp tương ưng với đẳng kiến, đó gọi là đẳng phương tiện, đẳng kiến.

Thế nào là không phải đẳng kiến, không phải đẳng phương tiện? Đẳng kiến không tương ưng với đẳng phương tiện, đẳng phương tiện không tương ưng với đẳng kiến, các tâm- tâm pháp khác, sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng kiến, không phải đẳng phương tiện.

Đẳng niệm, đẳng định, đẳng giải thoát cũng như thế.

Các pháp tương ưng với đẳng kiến vô học pháp đó không phải là đẳng trí vô học. Giả sử các pháp tương ưng với đẳng trí vô học, pháp đó không phải là đẳng kiến vô học.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng chí vô học, pháp đó là đẳng phương tiện vô học chăng?

Đáp: Hoặc đẳng chí, không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng chí mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng chí tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng chí, không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng chí? Đẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng chí.

Thế nào là đẳng phương tiện cũng là đẳng chí? Trừ ra đẳng phương tiện, còn lại các pháp tương ưng với đẳng chí, đó gọi là đẳng phương tiện cũng là đẳng chí.

Thế nào là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng phương tiện? Đẳng chí không tương ưng với đẳng phương tiện, đẳng phương tiện không tương ưng với đẳng chí, còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng phương tiện. Đẳng niệm- đẳng định- đẳng giải thoát cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng chí vô học, pháp đó là đẳng trí vô học chăng?

Đáp: Hoặc đẳng chí mà không phải đẳng trí.

Thế nào là đẳng chí mà không phải đẳng trí? Đẳng chí tương ưng với đẳng trí, các đẳng trí không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng chí, đó gọi là đẳng chí, không phải đẳng trí.

Thế nào là đẳng trí mà không phải đẳng chí? Đẳng trí tương ưng với đẳng chí, các đẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng trí, đó gọi là đẳng trí mà không phải đẳng chí.

Thế nào là đẳng trí cũng là đẳng chí? Trừ ra đẳng chí tương ưng với đẳng trí, còn lại các đẳng chí là pháp tương ưng với đẳng trí, đó gọi là đẳng trí cũng là đẳng chí.

Thế nào là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng trí? Đẳng chí không tương ưng với đẳng trí, đẳng trí không tương ưng với đẳng chí, còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng chí cũng không phải đẳng trí.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng phương tiện, vô học pháp đó là đẳng niệm vô học chăng?

Đáp: Hoặc là đẳng phương tiện mà không phải đẳng niệm.

Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng niệm? Đẳng niệm, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng niệm.

Thế nào là đẳng niệm mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng niệm mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng niệm cũng là đẳng phương tiện? Trừ ra đẳng niệm, còn lại các pháp tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng niệm cũng là đẳng phương tiện.

Thế nào là không phải đẳng phương tiện cũng không phải đẳng niệm? Đẳng niệm không tương ưng với đẳng phương tiện, đẳng phương tiện không tương ưng với đẳng niệm, còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng phương tiện cũng không phải đẳng niệm. Đẳng niệm- đẳng định- đẳng giải thoát cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng phương tiện, vô học pháp đó là đẳng trí vô học chăng?

Đáp: Hoặc đẳng phương tiện mà không phải đẳng trí.

Thế nào là đẳng phương tiện mà không phải đẳng trí? Đẳng trí, không tương ưng với các đẳng trí mà tương ưng với pháp tương ưng của đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng phương tiện mà không phải đẳng trí.

Thế nào là đẳng trí mà không phải đẳng phương tiện? Đẳng trí tương ưng với đẳng phương tiện, đó gọi là đẳng trí mà không phải đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng trí cũng là đẳng phương tiện? Trừ ra đẳng phương tiện, còn lại các pháp tương ưng với đẳng trí, đó gọi là đẳng phương tiện cũng là đẳng trí.

Thế nào là không phải đẳng phương tiện cũng không phải đẳng trí? Đẳng trí không tương ưng với đẳng phương tiện, còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng phương tiện cũng không phải đẳng trí. Đẳng niệm, đẳng định cũng như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng giải thoát vô học, pháp đó là đẳng trí vô học chăng?

Đáp: Hoặc là đẳng giải thoát mà không phải đẳng trí.

Thế nào là đẳng giải thoát mà không phải đẳng trí? Đẳng trí không tương ưng với các đẳng trí mà tương ưng với pháp tương ưng của đẳng giải thoát, đó gọi là đẳng giải thoát mà không phải đẳng trí.

Thế nào là đẳng trí mà không phải đẳng giải thoát? Đẳng trí tương ưng với đẳng giải thoát, đó gọi là đẳng trí mà không phải đẳng giải thoát.

Thế nào là đẳng trí cũng là đẳng giải thoát? Trừ ra đẳng giải thoát, còn lại các pháp tương ưng với đẳng trí, đó gọi là đẳng giải thoát cũng đẳng trí.

Thế nào là không phải đẳng giải thoát cũng không phải đẳng trí? Đẳng trí không tương ưng với đẳng giải thoát, còn lại các tâm- tâm pháp và sắc vô vi- tâm bất tương ưng hành, đó gọi là không phải đẳng giải thoát cũng không phải đẳng trí.

 

Phẩm 6: BÀN VỀ NGƯ TỬ

Hai mươi hai căn là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn, nam căn, nữ căn, mạng căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, hộ căn, tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri căn, dĩ tri căn, vô tri căn.

Nếu thành tựu nhãn căn thì đối với hai mươi hai căn này, có bao nhiêu căn thành tựu, bao nhiêu căn không thành tựu? Cho đến thành tựu vô tri căn thì đối với hai mươi hai căn này, có bao nhiêu căn thành tựu, bao nhiêu căn không thành tựu?

Nếu thành tựu nhãn căn thì đối với hai mươi hai căn này, thành tựu bao nhiêu căn quá khứ- vị lai, hiện tại; không thành tựu bao nhiêu căn quá khứ- vị lai, hiện tại? Cho đến thành tựu vô tri căn, thì đối với hai mươi hai căn này, thành tựu bao nhiêu căn quá khứ- vị lai, hiện tại; không thành tựu bao nhiêu căn quá khứ- vị lai, hiện tại?

Nếu không thành tựu nhãn căn thì đối với hai mươi hai căn này, có bao nhiêu căn thành tựu, bao nhiêu căn không thành tựu? Cho đến không thành tựu vô tri căn thì đối với hai mươi hai căn này, có bao nhiêu căn thành tựu, bao nhiêu căn không thành tựu?

Nếu không thành tựu nhãn căn thì đối với hai mươi hai căn này, thành tựu bao nhiêu căn quá khứ- vị lai, hiện tại; không thành tựu bao nhiêu căn quá khứ- vị lai, hiện tại? Cho đến không thành tựu vô tri căn, thì đối với hai mươi hai căn này, thành tựu bao nhiêu căn quá khứ- vị lai, hiện tại; không thành tựu bao nhiêu căn quá khứ- vị lai, hiện tại?

Các căn thiện thì nhân của căn đó vốn là căn thiện chăng? Giả sử nhân của các căn vốn là căn thiện thì căn ấy là thiện chăng? Các căn bất thiện, thì nhân của căn đó vốn là căn bất thiện chăng? Giả sử nhân của các căn vốn là căn bất thiện thì căn ấy là bất thiện chăng? Các căn vô ký thì nhân của căn đó vốn là căn vô ký chăng? Giả sử nhân của các căn vốn là căn bất thiện thì căn vô ký thì căn ấy là vô ký chăng?

Có thể có căn không phải nhân vốn là căn thiện, không phải nhân vốn là căn bất thiện, cũng không phải nhân vốn là căn vô ký, căn ấy không phải là không có nhân chăng?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ.

Hai mươi hai căn là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn, nam căn, nữ căn, mạng căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, hộ căn, tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri căn, dĩ tri căn, vô tri căn.

Nếu thành tựu nhãn căn thì đó là chắc chắn thành tựu năm căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, cũng lại như thế.

Nếu thành tựu thân căn thì đó là chắc chắn thành tựu bốn căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu ý căn thì đó là chắc chắn thành tựu ba căn (ý, mạng, hộ); còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Mạng căn, hộ căn cũng lại như thế.

Nếu thành tựu nam căn- nữ căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu lạc căn, thì đó là chắc chắn thành tựu bốn căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu khổ căn, thì đó là chắc chắn thành tựu bảy căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu hỷ căn thì đó là chắc chắn thành tựu năm căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu ưu căn thì người kia thành tựu tám căn, và lúc ấy chắc chắn không thành tựu một căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu tín căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng lại như thế.

Nếu thành tựu vị tri căn thì người kia thành tựu mười ba căn, và lúc ấy chắc chắn không thành tựu hai căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu dĩ tri căn thì người kia thành tựu mười một căn, và lúc ấy chắc chắn không thành tựu hai căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu vô tri căn thì người kia thành tựu mười một căn, và lúc ấy chắc chắn không thành tựu ba căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu nhãn căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ- vị lai và ba căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn cũng lại như thế.

Nếu thành tựu thân căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ- vị lai và hai căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu ý căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn

quá khứ- vị lai, chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ- vị lai và một căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Mạng căn, hộ căn cũng lại như thế.

Nếu thành tựu nam căn- nữ căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ– vị lai, chắc chắn thành tựu năm căn quá khứ- vị lai và ba căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu lạc căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ- vị lai và một căn vị lai một căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu khổ căn, thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, chắc chắn thành tựu năm căn quá khứ- vị lai và hai căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu hỷ căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ- vị lai và hai căn vị lai một căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu ưu căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, lúc ấy chắc chắn không thành tựu một căn quá khứ- vị lai- hiện tại; chắc chắn thành tựu bốn căn quá khứ- vị lai, thành tựu hai căn quá khứ- vị lai- hiện tại và hai căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu tín căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai và hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng lại như thế.

Nếu thành tựu vị tri căn, thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, chắc chắn không thành tựu hai căn quá khứ- vị lai- hiện tại; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai- hiện tại, thành tựu quá khứ- vị lai có ba, vị lai- hiện tại có một, hiện tại có hai; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu dĩ tri căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, chắc chắn không thành tựu hai căn quá khứ- vị lai- hiện tại; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai và vị lai có ba, hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu thành tựu vô tri căn thì đó là chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai, chắc chắn không thành tựu ba căn quá khứ- vị lai- hiện tại; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai và vị lai có ba, hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu nhãn căn thì đó là chắc chắn thành tựu ba căn, và chắc chắn không thành tựu một căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn cũng lại như thế.

Nếu không thành tựu thân căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn, và chắc chắn không thành tựu mười căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Ý căn, mạng căn, hộ căn đều thành tựu.

Nếu không thành tựu nam căn- nữ căn thì đó là chắc chắn thành tựu ba căn, vá chắc chắn không thành tựu một căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu lạc căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn, và chắc chắn không thành tựu chín căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu khổ căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn và chắc chắn không thành tựu năm căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu hỷ căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn, và chắc chắn không thành tựu tám căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu ưu căn thì người kia thành tựu tám căn, và chắc chắn không thành tựu một căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu tín căn thì đó là chắc chắn thành tựu tám căn, không thành tựu tám căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng lại như thế.

Nếu không thành tựu vị tri căn thì người kia thành tựu ba căn, và chắc chắn không thành tựu một căn; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Dĩ tri căn và vô tri căn cũng lại như thế.

Nếu không thành tựu nhãn căn thì lúc ấy chắc chắn không thành tựu một căn quá khứ- vị lai- hiện tại, chắc chắn không thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai; chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ- vị lai và hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn cũng lại như thế.

Nếu không thành tựu thân căn, thì lúc ấy chắc chắn không thành tựu mười căn quá khứ- vị lai, hiện tại, chắc chắn không thành tựu một căn quá khứ- vị lai; chắc chắn thành tựu năm căn quá khứ- vị lai; hai căn quá khứ- vị lai và hiện tại, hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Ý căn, mạng căn, hộ căn đều thành tựu.

Nếu không thành tựu nam căn- nữ căn, thì đó là chắc chắn không thành tựu một căn quá khứ- vị lai, hiện tại, không thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai; thành tựu hai căn quá khứ- vị lai- hiện tại một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu lạc căn thì đó là chắc chắn không thành tựu chín căn quá khứ- vị lai- hiện tại, chắc chắn không thành tựu sáu căn quá khứ- vị lai; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai, một căn hiện tại; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu khổ căn, thì đó là chắc chắn không thành tựu năm căn quá khứ- vị lai, hiện tại, chắc chắn không thành tựu sáu căn quá khứ- vị lai; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai và hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu hỷ căn thì lúc ấy chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai- hiện tại, chắc chắn không thành tựu sáu căn quá khứ- vị lai; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai và hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu ưu căn thì đó là chắc chắn không thành tựu một căn quá khứ- vị lai- hiện tại, chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai; chắc chắn thành tựu bảy căn quá khứ- vị lai và hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu.

Nếu không thành tựu tín căn thì lúc ấy chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai- hiện tại, cũng chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai; chắc chắn thành tựu bốn căn quá khứ- vị lai, hai căn quá khứ- vị lai- hiện tại và hiện tại có hai; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng lại như thế.

Nếu không thành tựu vị tri căn thì đó là chắc chắn không thành tựu một căn quá khứ- vị lai- hiện tại, cũng chắc chắn không thành tựu tám căn quá khứ- vị lai; chắc chắn thành tựu hai căn quá khứ- vị lai và hiện tại có một; còn lại thì hoặc thành tựu, hoặc không thành tựu. Dĩ tri căn và vô tri căn cũng lại như thế.

Hỏi: Các căn thiện thì nhân của căn đó vốn là căn thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các căn thiện thì nhân của căn đó vốn là căn thiện.

Hỏi: Có thể nhân của căn vốn là căn thiện mà căn ấy chẳng phải là thiện chăng?

Đáp: Có, vốn là căn thiện mà báo là căn vô ký.

Hỏi: Các căn bất thiện, thì nhân của căn đó vốn là căn bất thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Các căn bất thiện, căn đó là nhân căn bất thiện.

Hỏi: Giả sử nhân của các căn vốn là căn bất thiện thì căn ấy là bất thiện chăng?

Đáp: Có, vốn là căn abt61 thiện mà báo là căn vô ky, hoặc căn tương ưng với thân kiến- biên kiến nơi cõi Dục.

Hỏi: Các căn vô ký thì nhân của căn ấy vốn là căn vô ký chăng?

Đáp: Hoặc là căn vô ký mà căn đó không có nhân vốn là căn vô ký.

Thế nào là căn vô ký mà căn đó không có nhân vốn là căn vô ký? Vì vô ký không duyên với căn, đó gọi là căn vô ký mà căn đó không có nhân vốn là căn vô ký.

Thế nào là căn có nhân vốn là căn vô ký mà căn đó không phải là căn vô ký? Căn bất thiện, đó gọi là căn có nhân vốn là căn vô ký mà căn đó không phải căn vô ký.

Thế nào là căn vô ký mà căn đó có nhân vốn là căn vô ký? Vốn là căn vô ký có duyên vô ký có duyên với căn, đó gọi là căn vô ký mà căn đó có nhân vốn là căn vô ký.

Thế nào là căn không phải vô ký mà căn đó không có nhân vốn là căn vô ký? Căn thiện, đó gọi là căn không phải vô ký mà căn đó không có nhân vốn là căn vô ký.

Hỏi: Có thể có căn không phải nhân vốn là căn thiện, không phải nhân vốn là căn bất thiện, cũng không phải nhân vốn là căn vô ký mà căn đó không phải là không có nhân chăng?

Đáp: Có, các căn không có duyên mà nhân là sắc- tâm bất tương ưng hành.

 

Phẩm 7: BÀN VỀ DUYÊN

Nhân cùng với các duyên, nên làm theo thứ tự. Năm-ba cho đến bốn, bốn cùng với tám. Tám đều có tám loại, tám cũng lại là bốn.

Các căn có nhân quá khứ thì căn đó là duyên với quá khứ chăng? Giả sử các căn là duyên quá khứ thì căn đó có nhân quá khứ chăng? Các căn có nhân vị lai- nhân hiện tại, nhân thiện- nhân bất thiện- nhân vô ký, nhân hệ thuộc cõi Dục- nhân hệ thuộc cõi Sắc- nhân hệ thuộc cõi Vô sắc- nhân không hệ thuộc, nhân học- nhân vô học- nhân phi học phi vô học có nhân kiến đế đoạn- nhân tư duy đoạn có nhân không có, đoạn thì căn ấy là duyên không có đoạn chăng?

Giả sử các căn là duyên không có đoạn thì căn ấy có nhân không có đoạn chăng?

Các căn có nhân kiến khổ đoạn, căn đó là duyên kiến khổ đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên kiến khổ đoạn, căn đó có nhân kiến khổ đoạn chăng? Các căn có nhân kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn, căn đó là duyên kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn, căn đó có nhân kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn chăng?

Các căn có nhân kiến khổ đoạn, căn đó là duyên khổ pháp trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên khổ pháp trí đoạn, căn đó có nhân kiến khổ đoạn chăng? Các căn có nhân kiến khổ đoạn, căn ấy là duyên khổ vị tri trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên khổ vị tri trí đoạn, căn ấy có nhân kiến khổ đoạn chăng? Các căn có nhân kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn, căn đó là duyên tập pháp trí đoạn- tận pháp trí đoạn- đạo pháp trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên tập pháp trí đoạn tận pháp trí đoạn- đạo pháp trí đoạn, căn đó là nhân kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn chăng? Các căn có nhân kiến tập đoạn- kiến tập đoạn- kiến đạo đoạn, căn đó là duyên tập vị tri trí đoạn- tận vị tri trí đoạn- đạo vị tri trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên tập- tận- đạo vị tri trí đoạn, căn ấy có nhân kiến tập- tận- đạo đoạn chăng?

Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn, căn đó là duyên khổ pháp trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên khổ pháp trí đoạn, căn đó nhân khổ pháp trí đoạn chăng? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn, căn đó là duyên khổ vị tri trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên khổ vị tri trí đoạn, căn đó nhân khổ vị tri trí đoạn chăng?

Các căn có nhân tập pháp trí đoạn- tận pháp trí đoạn- đạo pháp trí đoạn, căn đó là duyên tập pháp trí đoạn, tận pháp trí đoạn- đạo pháp trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên tập pháp trí đoạn- tận pháp trí đoạn- đạo pháp trí đoạn, căn đó nhân tập pháp trí đoạn- tận pháp trí đoạn- đạo pháp trí đoạn chăng? Các căn có nhân tập vị tri trí đoạn- tận vị tri trí đoạn- đạo vị tri trí đoạn, căn đó là duyên tập vị tri trí đoạn- tận vị tri trí đoạn- đạo vị tri trí đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên tập vị tri trí đoạn, tận vị tri trí đoạn- đạo vị tri trí đoạn, căn đó nhân tập vị tri trí đoạn- tận vị tri trí đoạn- đạo vị tri trí đoạn chăng?

Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn, căn đó là duyên kiến khổ đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên kiến khổ đoạn, căn ấy có nhân khổ pháp trí đoạn chăng? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn, căn đó là duyên kiến khổ đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên kiến khổ đoạn, căn ấy có nhân khổ vị tri trí đoạn chăng?

Các căn có nhân tập pháp trí đoạn- tận pháp trí đoạn- đạo pháp trí đoạn- căn đó là duyên kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn căn ấy có nhân tập pháp trí đoạn- tận pháp trí đoạn- đạo pháp trí đoạn chăng? Các căn có nhân tập vị tri trí đoạn- tận vị tri trí đoạn- đạo vị tri trí đoạn- căn đó là duyên kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn chăng? Giả sử các căn là duyên kiến tập đoạn- kiến tận đoạn- kiến đạo đoạn, căn ấy có nhân tập vị tri trí đoạn- tập vị tri trí đoạn- tập vị tri trí đoạn- đạo vị tri trí đoạn chăng?

Về nghĩa của chương này, xin diễn nói đầy đủ.

Hỏi: Các căn có nhân quá khứ thì căn đó là duyên quá khứ chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân quá khứ mà duyên quá khứ; hoặc căn có nhân quá khứ mà duyên vị lai; hoặc căn có nhân quá khứ mà duyên hiện tại; hoặc căn có nhân quá khứ mà duyên vô vi; hoặc căn có nhân quá khứ mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân quá khứ mà duyên quá khứ? Các căn có nhân quá khứ mà duyên quá khứ. Lại nữa, các căn vị lai- hiện tại nhân quá khứ duyên quá khứ.

Thế nào là căn có nhân quá khứ mà duyên vị lai? Các căn có nhân quá khứ mà duyên vị lai. Lại nữa, các căn vị lai- hiện tại nhân quá khứ duyên vị lai.

Thế nào là căn có nhân quá khứ mà duyên hiện tại? Các căn có nhân quá khứ mà duyên hiện tại. Lại nữa, các căn vị lai- hiện tại nhân quá khứ duyên hiện tại.

Thế nào là căn có nhân quá khứ mà duyên vô vi? Các căn có nhân quá khứ mà duyên vô vi. Lại nữa, các căn vị lai- hiện tại nhân quá khứ duyên vô vi.

Thế nào là căn có nhân quá khứ mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp quá khứ.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên quá khứ thì căn đó có nhân quá khứ chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên quá khứ có nhân quá khứ; hoặc căn là duyên quá khứ có nhân vị lai; hoặc căn là duyên quá khứ có nhân hiện tại.

Thế nào là căn có duyên quá khứ và nhân quá khứ? Các căn là duyên quá khứ có nhân quá khứ. Lại nữa, các căn vị lai- hiện tại có nhân quá khứ và duyên quá khứ.

Thế nào là căn có duyên quá khứ và nhân vị lai? Các căn vị lai có duyên quá khứ.

Thế nào là căn có duyên quá khứ và nhân hiện tại? Các căn hiện tại có duyên quá khứ. Lại nữa, các căn vị lai có nhân hiện tại và duyên quá khứ.

Hỏi: Các căn có nhân vị lai thì căn đó là duyên vị lai chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân vị lai và duyên vị lai; hoặc căn có nhân vị lai và duyên quá khứ; hoặc căn có nhân vị lai mà duyên hiện tại; hoặc căn có nhân vị lai mà duyên vô vi; hoặc căn có nhân vị lai mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân vị lai mà duyên vị lai? Các căn vị lai duyên với vị lai.

Thế nào là căn có nhân vị lai mà duyên quá khứ? Các căn vị lai duyên với quá khứ.

Thế nào là căn có nhân vị lai mà duyên hiện tại? Các căn vị lai duyên với hiện tại.

Thế nào là căn có nhân vị lai mà duyên vô vi? Các căn vị lai duyên với vô vi.

Thế nào là căn có nhân vị lai mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp vị lai.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên vị lai thì căn đó có nhân vị lai chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên vị lai có nhân vị lai; hoặc căn là duyên vị lai có nhân quá khứ; hoặc căn là duyên vị lai có nhân hiện tại.

Thế nào là căn là duyên vị lai mà nhân vị lai? Các căn vị lai duyên với vị lai.

Thế nào là căn là duyên vị lai mà nhân quá khứ? Các căn quá khứ duyên với vị lai. Lại nữa, các căn vị lai- hiện tại có nhân quá khứ mà duyên vị lai.

Thế nào là căn có duyên vị lai mà nhân hiện tại? Các căn hiện tại duyên với vị lai. Lại nữa, các căn vị lai có nhân hiện tại và duyên vị lai.

Hỏi: Các căn có nhân hiện tại thì căn đó là duyên hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân hiện tại mà duyên hiện tại; hoặc căn có nhân hiện tại mà duyên quá khứ; hoặc căn có nhân hiện tại mà duyên vị lai; hoặc căn có nhân hiện tại mà duyên vô vi; hoặc căn có nhân hiện tại mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân hiện tại mà duyên hiện tại? Các căn hiện tại duyên với hiện tại. Lại nữa, các căn vị lai có nhân hiện tại và duyên hiện tại.

Thế nào là căn có nhân hiện tại mà duyên quá khứ? Các căn hiện tại duyên với quá khứ. Lại nữa, các căn vị lai có nhân hiện tại và duyên quá khứ.

Thế nào là căn có nhân hiện tại mà duyên vị lai? Các căn hiện tại duyên với vị lai. Lại nữa, các căn vị lai có nhân hiện tại và duyên vị lai.

Thế nào là căn có nhân hiện tại mà duyên vô vi? Các căn hiện tại mà duyên vô vi. Lại nữa, các căn vị lai mà nhân hiện tại mà duyên vô vi.

Thế nào là căn có nhân hiện tại mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp hiện tại.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên hiện tại thì căn đó có nhân hiện tại chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên hiện tại có nhân hiện tại; hoặc căn là duyên hiện tại có nhân quá khứ; hoặc căn là duyên hiện tại có nhân vị lai.

Thế nào là căn duyên với hiện tại có nhân hiện tại? Các căn hiện tại duyên với hiện tại. Lại nữa, các căn vị lai có nhân hiện tại duyên với hiện tại.

Thế nào là căn duyên với hiện tại có nhân quá khứ? Các căn quá khứ duyên hiện tại. Lại nữa, các căn vị lai- hiện tại có nhân quá khứ duyên với hiện tại.

Thế nào là căn là duyên với hiện tại có nhân vị lai? Các căn vị lai duyên với hiện tại.

Hỏi: Các căn có nhân thiện thì căn đó duyên với thiện chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân thiện thì duyên với thiện; hoặc căn có nhân thiện mà duyên với bất thiện; hoặc căn có nhân thiện mà duyên với vô ký; hoặc căn có nhân thiện mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân thiện, duyên với thiện? Các căn thiện, duyên với thiện. Lại nữa, các căn vô ký nhân thiện, duyên với thiện.

Thế nào là căn có nhân thiện thì duyên với bất thiện? Các căn thiện duyên với bất thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân thiện duyên với bất thiện.

Thế nào là căn có nhân thiện mà duyên với vô ký? Các căn thiện duyên với vô ký. Các căn vô ký có nhân thiện duyên với vô ký.

Thế nào là căn có nhân thiện mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp thiện.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên với thiện thì các căn đó có nhân thiện chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên với thiện có nhân thiện; hoặc căn là duyên với thiện có nhân bất thiện; hoặc căn là duyên với thiện có nhân vô ký.

Thế nào là căn là duyên với thiện có nhân thiện? Các căn thiện duyên với thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân thiện duyên với thiện.

Thế nào là căn là duyên với thiện có nhân bất thiện? Các căn bất thiện duyên với thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân bất thiện duyên với thiện.

Thế nào là căn là duyên với thiện có nhân vô ký? Các căn vô ký duyên với thiện. Lại nữa, các căn bất thiện có nhân vô ký duyên với thiện.

Hỏi: Các căn có nhân bất thiện thì căn đó là duyên với bất thiện chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân bất thiện thì duyên với bất thiện; hoặc căn có nhân bất thiện mà duyên với thiện; hoặc căn có nhân bất thiện mà duyên với vô ký; hoặc căn có nhân bất thiện mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân bất thiện thì duyên với bất thiện? Các căn bất thiện duyên với bất thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân bất thiện mà duyên với bất thiện.

Thế nào là căn có nhân bất thiện mà duyên với thiện? Các căn bất thiện duyên với thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân bất thiện với duyên với thiện.

Thế nào là căn có nhân bất thiện mà duyên với vô ký? Các căn bất thiện duyên với vô ký. Lại nữa, các căn vô ký có nhân bất thiện mà duyên với vô ký.

Thế nào là căn có nhân bất thiện mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp bất thiện.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên với bất thiện thì các căn đó có nhân bất thiện chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên với bất thiện có nhân bất thiện; hoặc căn là duyên với bất thiện có nhân thiện; hoặc căn là duyên với bất thiện có nhân vô ký.

Thế nào là căn duyên với bất thiện có nhân bất thiện? Các căn bất thiện duyên với bất thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân bất thiện thì duyên với bất thiện.

Thế nào là căn là duyên với bất thiện có nhân thiện? Các căn thiện duyên với bất thiện. Lại nữa, các căn vô ký có nhân thiện mà duyên với bất thiện.

Thế nào là căn là duyên với bất thiện có nhân vô ký? Các căn vô ký duyên với bất thiện. Lại nữa, các căn bất thiện có nhân vô ký mà duyên với bất thiện.

Hỏi: Các căn có nhân vô ký thì căn đó duyên với vô ký chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân vô ký thì duyên với vô ký; hoặc căn có nhân vô ký mà duyên với thiện; hoặc căn có có nhân vô ký mà duyên với bất thiện; hoặc căn có nhân vô ký mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân vô ký thì duyên với vô ký? Các căn vô ký duyên với vô ký. Lại nữa, các căn bất thiện có nhân vô ký thì duyên với vô ký.

Thế nào là căn có nhân vô ký mà duyên với thiện? Các căn vô ký duyên với thiện. Lại nữa, các căn bất thiện có nhân vô ký mà duyên với thiện.

Thế nào là căn có nhân vô ký mà duyên với bất thiện? Các căn vô ký duyên với bất thiện. Lại nữa, các căn bất thiện có nhân vô ký mà duyên với bất thiện.

Thế nào là căn có nhân vô ký mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp vô ký.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên với vô ký thì các căn đó có nhân vô ký chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên với vô ký có nhân vô ký; hoặc căn là duyên với vô ký có nhân thiện; hoặc căn là duyên với vô ký có nhân bất thiện.

Thế nào là căn là duyên với vô ký có nhân vô ký? Các căn vô ký duyên với vô ký. Lại nữa, các căn bất thiện có nhân vô ký mà duyên với vô ký.

Thế nào là căn là duyên với vô ký có nhân thiện? Các căn thiện duyên với vô ký. Lại nữa, các căn vô ký có nhân thiện mà duyên với vô ký.

Thế nào là căn là duyên với vô ký có nhân bất thiện? Các căn bất thiện duyên với vô ký. Lại nữa, các căn vô ký có nhân bất thiện mà duyên với vô ký.

Hỏi: Các căn có nhân hệ thuộc cõi Dục thì căn đó là duyên hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Dục thì duyên hệ thuộc cõi Dục; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Sắc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên không hệ thuộc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Dục? Các căn hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Sắc? Các căn hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc? Các căn hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Dục mà duyên không hệ thuộc? Các căn hệ thuộc cõi Dục mà duyên không hệ thuộc.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Dục, không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên hệ thuộc cõi Dục thì căn đó có nhân hệ thuộc cõi Dục chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Dục có nhân hệ thuộc cõi Dục; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Dục có nhân hệ thuộc cõi Sắc; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Dục có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Dục mà nhân không hệ thuộc.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Dục có nhân hệ thuộc cõi Dục? Các căn hệ thuộc cõi Dục là duyên hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Dục có nhân hệ thuộc cõi Sắc? Các căn hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Dục có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Dục mà nhân không hệ thuộc? Các căn không hệ thuộc mà duyên hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Các căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc thì căn đó là duyên hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc thì duyên hệ thuộc cõi Sắc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà duyên không hệ thuộc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc thì duyên hệ thuộc cõi Sắc? Các căn hệ thuộc cõi Sắc thì duyên hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục? Các căn hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc? Các căn hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà duyên không hệ thuộc? Các căn hệ thuộc cõi Sắc mà duyên không hệ thuộc.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Sắc mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc thì căn đó có nhân hệ thuộc cõi Sắc chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc có nhân hệ thuộc cõi

Sắc; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc có nhân hệ thuộc cõi Dục; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc mà nhân không hệ thuộc.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc có nhân hệ thuộc cõi Sắc? Các căn hệ thuộc cõi Sắc là duyên hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc có nhân hệ thuộc cõi Dục? Các căn hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Sắc mà nhân không hệ thuộc? Các căn không hệ thuộc mà duyên hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Các căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc thì căn đó là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc thì duyên hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Sắc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên không hệ thuộc; hoặc căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc thì duyên hệ thuộc cõi Vô sắc? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Sắc? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên hệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên không hệ thuộc? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc mà duyên không hệ thuộc.

Thế nào là căn có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc thì căn đó có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc có nhân hệ thuộc cõi Dục; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc có nhân hệ thuộc cõi Sắc; hoặc căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc mànhân không hệ thuộc.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc có nhân hệ thuộc cõi Vô sắc? Các căn hệ thuộc cõi Vô sắc là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc có nhân hệ thuộc cõi Dục? Các căn hệ thuộc cõi Dục mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc có nhân hệ thuộc cõi Sắc? Các căn hệ thuộc cõi Sắc mà duyên hệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là căn là duyên hệ thuộc cõi Vô sắc mà nhân không hệ thuộc? Các căn không hệ thuộc, duyên hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Các căn có nhân học thì căn đó là duyên học chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân học thì duyên học; hoặc căn có nhân học mà duyên vô học; hoặc căn có nhân học mà duyên phi học phi vô học.

Thế nào là căn có nhân học thì duyên học? Các căn học duyên với học. Lại nữa, các căn vô học nhân học mà duyên với học.

Thế nào là căn có nhân học mà duyên vô học? Các căn học duyên vô học. Lại nữa, các căn vô học nhân học mà duyên với vô học.

Thế nào là căn có nhân học mà duyên phi học phi vô học? Các căn học mà duyên với phi học phi vô học. Lại nữa, các căn vô học nhân học mà duyên với phi học phi vô học.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên học thì căn đó có nhân học chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên học có nhân học; hoặc căn là duyên học có nhân vô học; hoặc căn là duyên học có nhân phi học phi vô học.

Thế nào là căn là duyên học có nhân học? Các căn học duyên với học. Lại nữa, các căn vô học có nhân học mà duyên với học.

Thế nào là căn là duyên học có nhân vô học? Các căn vô học mà duyên với học.

Thế nào là căn là duyên học có nhân phi học phi vô học? Các căn phi học phi vô học mà duyên với học.

Hỏi: Các căn có nhân vô học thì căn đó là duyên vô học chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân vô học thì duyên vô học; hoặc căn có nhân vô học mà duyên học; hoặc căn có nhân vô học mà duyên phi học phi vô học.

Thế nào là căn có nhân vô học mà duyên vô học? Các căn vô học duyên vô học.

Thế nào là căn có nhân vô học mà duyên học? Các căn vô học duyên học.

Thế nào là căn có nhân vô học mà duyên phi học phi vô học? Các căn vô học duyên với phi học phi vô học.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên vô học thì căn đó nhân vô học chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên vô học có nhân vô học; hoặc căn là duyên vô học có nhân học; hoặc căn là duyên vô học có nhân phi học phi vô học.

Thế nào là căn là duyên vô học có nhân vô học? Các căn vô học duyên với vô học.

Thế nào là căn là duyên vô học có nhân học? Các căn học duyên với vô học. Lại nữa, các căn vô học nhân học mà duyên với vô học.

Thế nào là căn là duyên vô học có nhân phi học phi vô học? Các căn phi học phi vô học duyên với vô học.

Hỏi: Các căn có nhân phi học phi vô học thì căn đó là duyên phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân phi học phi vô học mà duyên phi học phi vô học; hoặc căn có nhân phi học phi vô học mà duyên học; hoặc căn có nhân phi học phi vô học mà duyên vô học; hoặc căn có nhân phi học phi vô học, không có duyên.

Thế nào là căn có nhân phi học phi vô học mà duyên phi học phi vô học? Các căn phi học phi vô học mà duyên phi học phi vô học.

Thế nào là căn có nhân phi học phi vô học mà duyên học? Các căn phi học phi vô học mà duyên học.

Thế nào là căn có nhân phi học phi vô học mà duyên vô học? Các căn phi học phi vô học mà duyên vô học.

Thế nào là căn có nhân phi học phi vô học mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp phi học phi vô học.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên phi học phi vô học thì căn đó có nhân phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên phi học phi vô học có nhân phi học phi vô học; hoặc căn là duyên phi học phi vô học có nhân học; hoặc căn là duyên phi học phi vô học có nhân vô học.

Thế nào là căn là duyên phi học phi vô học có nhân phi học phi vô học? Các căn phi học phi vô học thì duyên với phi học phi vô học.

Thế nào là căn là duyên phi học phi vô học có nhân học? Các căn học mà duyên với phi học phi vô học. Lại nữa, các căn vô học nhân học mà duyên với phi học phi vô học.

Thế nào là căn là duyên phi học phi vô học có nhân vô học? Các căn vô học mà duyên với phi học phi vô học.

Hỏi: Các căn có nhân kiến đế (kiến đế = kiến đạo) đoạn thì căn đó là duyên với kiến đế đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân kiến đế đoạn thì duyên với kiến đế đoạn; hoặc căn có nhân kiến đế đoạn mà duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân kiến đế đoạn mà duyên không có đoạn; hoặc căn có nhân kiến đế đoạn, không có duyên.

Thế nào là căn có nhân kiến đế đoạn thì duyên với kiến đế đoạn? Các căn do kiến đế đoạn thì duyên với kiến đế đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến đế đoạn mà duyên với tư duy đoạn? Các căn do kiến đế đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tư duy đoạn có nhân kiến đế đoạn mà duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến đế đoạn mà duyên không có đoạn? Các căn do kiến đế đoạn mà duyên không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến đế đoạn mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp do kiến đế đoạn.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên kiến đế đoạn thì căn đó nhân kiến đế đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên kiến đế đoạn có nhân kiến đế đoạn; hoặc căn là duyên kiến đế đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn là duyên kiến đế đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến đế đoạn có nhân kiến đế đoạn? Các căn do kiến đế đoạn thì duyên với kiến đế đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến đế đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với kiến đế đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến đế đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với kiến đế đoạn.

Hỏi: Các căn có nhân tư duy đoạn thì căn đó là duyên tư duy đoạn chăng? (tu đoạn)

Đáp: Hoặc căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với kiến đế đoạn; hoặc căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân tư duy đoạn mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với kiến đế đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với kiến đế đoạn.

Thế nào là căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với không có đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân tư duy đoạn mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp do tư duy đoạn.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên tư duy đoạn thì căn đó có nhân tư duy đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên tư duy đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn là duyên tư duy đoạn có nhân kiến đế đoạn; hoặc căn là duyên tư duy đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn là duyên tư duy đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn thì duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn là duyên tư duy đoạn có nhân kiến đế đoạn? Các căn do kiến đế đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tư duy đoạn có nhân kiến đế đoạn mà duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn là duyên tư duy đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn thì duyên với tư duy đoạn.

Hỏi: Các căn có nhân không có đoạn, căn đó là duyên không có đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân không có đoạn mà duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân không có đoạn mà duyên với kiến đế đoạn; hoặc căn có nhân không có đoạn mà duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn có nhân không có đoạn mà duyên với không có đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân không có đoạn mà duyên với kiến đế đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với kiến đế đoạn.

Thế nào là căn có nhân không có đoạn mà duyên với tư duy đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với tư duy đoạn.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên không có đoạn, căn đó nhân không có đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên không có đoạn có nhân không có đoạn; hoặc căn là duyên không có đoạn có nhân kiến đế đoạn; hoặc căn là duyên không có đoạn có nhân tư duy đoạn.

Thế nào là căn là duyên không có đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn là duyên không có đoạn có nhân kiến đế đoạn? Các căn do kiến đế đoạn mà duyên không có đoạn.

Thế nào là căn là duyên không có đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với không có đoạn.

Hỏi: Các căn có nhân kiến khổ đoạn thì căn đó là duyên với kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với kiến khổ đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tập đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà không có duyên.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với kiến khổ đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn thì duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tập đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tập đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tập đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Lại nữa, các căn do kiến đạo đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tư duy đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với không có đoạn? Các căn do kiến tận- kiến đạo đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp kiến khổ đoạn.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên kiến khổ đoạn thì căn đó nhân kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân kiến khổ đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân kiến khổ đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn là duyên kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn? Các căn có nhân kiến tập đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn do kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn có nhân tư duy đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân không có đoạn?

Các căn không có đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Nhân kiến tập đoạn mà duyên với kiến tập đoạn cũng như thế.

Hỏi: Các căn có nhân kiến tận đoạn, căn đó là duyên kiến tận đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân kiến tận đoạn mà duyên với kiến tận đoạn; hoặc căn có nhân kiến tận đoạn mà duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân kiến tận đoạn, không có duyên.

Thế nào là căn có nhân kiến tận đoạn mà duyên với kiến tận đoạn? Các căn do kiến tận đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến tận đoạn mà duyên với không có đoạn? Các căn do kiến tận đoạn mà duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến tận đoạn, không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp do kiến tận đoạn.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên kiến tận đoạn thì căn đó nhân kiến tận đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên kiến tận đoạn có nhân kiến tận đoạn; hoặc căn là duyên kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn; hoặc căn do kiến tận đoạn có nhân kiến tập đoạn; hoặc căn là duyên kiến tận đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn là duyên kiến tận đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân kiến tận đoạn? Các căn có nhân kiến tận đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến tận đoạn có nhân kiến tập đoạn? Các căn do kiến tập đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Lại nữa, các căn do kiến tận đoạn có nhân kiến tập đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn do kiến tận đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn do kiến tận đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Nhân kiến đạo đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn cũng như thế.

Hỏi: Các căn có nhân kiến khổ đoạn thì căn đó là duyên với khổ pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với khổ pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tập pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tập vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân kiến khổ đoạn, không có duyên.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với khổ pháp trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với khổ pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với khổ pháp trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với khổ vị tri trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tập pháp trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với tập pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tập pháp trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tập vị tri trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với tập vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tập vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận pháp trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận vị tri trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo pháp trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với đạo pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến đạo đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo pháp trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo vị tri trí đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với đạo vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với đạo vị tri trí đoạn

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tư đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với không có đoạn? Các căn do kiến tận- kiến đạo đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân kiến khổ đoạn, không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của pháp do kiến khổ đoạn.

Hỏi: Giả sử các căn là duyên kiến khổ đoạn, căn đó nhân khổ pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân tập pháp trí đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến khổ đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn là duyên kiến khổ đoạn có nhân tập pháp trí đoạn? Các căn do tập pháp trí đoạn thì duyên với kiến khổ đoạn.

******

Lại nữa, các căn do khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến khổ đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn? Các căn do tập vị tri trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn do khổ vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến khổ đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến khổ đoạn mà nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Nhân là kiến tập đoạn thì duyên với tập pháp trí đoạn, nhân kiến tập đoạn thì duyên với tập vị tri trí đoạn cũng như trên.

Hỏi: Các căn do kiến tận đoạn thì căn đó duyên với tận pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn nhân kiến tận đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn; hoặc căn nhân kiến tận đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn; hoặc căn nhân kiến tận đoạn thì duyên với không có đoạn; hoặc căn nhân kiến tận đoạn, không có duyên.

Thế nào là căn nhân kiến tận đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn? Các căn do kiến tận đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn nhân kiến tận đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn? Các căn do kiến tận đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn nhân kiến tận đoạn thì duyên với không có đoạn?

Các căn do kiến tận đoạn thì duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn nhân kiến tận đoạn, không có duyên? Các căn không có duyên, nhân pháp do kiến tận đoạn.

Hỏi: Giả thiết các căn duyên với kiến tận đoạn, căn đó nhân tận pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn duyên với kiến tận đoạn có nhân tận pháp trí đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân tận vị tri trí đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân tập pháp trí đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn là duyên với kiến tận đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân tận pháp trí đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân tận vị tri trí đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do tận pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do tận vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân tập pháp trí đoạn? Các căn do tập pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do tận pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn? Các căn do tập vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do khổ vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn do tận vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn có nhân tư duy đoạn? Các

căn do tư duy đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn duyên với kiến tận đoạn mà nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Nhân là kiến đạo đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn, nhân kiến đạo đoạn thì duyên với đạo vị tri trí cũng như trên..

Hỏi: Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì căn đó duyên với khổ pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên tập pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn, không có duyên.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên tập pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên tập pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên tập pháp trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tận pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do đạo pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tư duy đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn, đạo pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn, không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của khổ pháp trí đoạn.

Hỏi: Giả thiết các căn duyên với khổ pháp trí đoạn, căn đó nhân khổ pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn? Các căn do tập pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn do không có đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn.

Hỏi: Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì căn đó duyên với khổ vị tri trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tận vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do đạo vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn do tư duy đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn, đạo vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Hỏi: Giả thiết các căn duyên với khổ vị tri trí đoạn thì căn đó nhân khổ vị tri trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn? Các căn do khổ vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn? Các căn do khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn? Các căn do tập pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn? Các căn do tập vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do khổ vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn do không có đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Các căn do tập pháp trí đoạn thì duyên tập pháp trí đoạn; nhân tập vị tri trí đoạn thì duyên tập vị tri trí đoạn cũng như trên.

Hỏi: Các căn do tận pháp trí đoạn thì căn đó duyên tận pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn nhân tận pháp trí đoạn thì duyên tận pháp trí đoạn; hoặc căn nhân tận pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn; hoặc căn nhân tận pháp trí đoạn, không có duyên.

Thế nào là căn nhân tận pháp trí đoạn thì duyên tận pháp trí đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn thì duyên tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn nhân tận pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn nhân tận pháp trí đoạn mà không có duyên? Các căn không có duyên, nhân pháp tận pháp trí đoạn.

Hỏi: Giả thiết các căn duyên với tận pháp trí đoạn thì căn đó nhân tận pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tận pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tận pháp trí đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tận pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn? Các căn do tập pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do tận pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Hỏi: Các căn do tận vị tri trí đoạn, căn đó duyên với tận vị tri trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn nhân tận vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn; hoặc căn do tận vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn nhân tận vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn nhân tận vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Hỏi: Giả thiết các căn duyên với tận vị tri trí đoạn, căn đó nhân tận vị tri trí đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tận vị tri trí đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tận vị tri trí đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tận vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn? Các căn do tập pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do khổ pháp trí đoạn có nhân tập pháp trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn? Các căn do tập vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do khổ vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do tận vị tri trí đoạn có nhân tập vị tri trí đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn do không có đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Nhân là đạo pháp trí đoạn thì duyên với đạo pháp trí đoạn; nhân đạo vị tri trí đoạn thì duyên với đạo vị tri trí đoạn cũng như trên.

Hỏi: Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn, căn đó duyên với kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn; hoặc căn có nhân khổ pháp trí đoạn, không có duyên.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn nhân tận pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Lại nữa, các căn nhân đạo pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn? Các căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn, đạo pháp trí đoạn có nhân khổ pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ pháp trí đoạn, không có duyên? Các căn không có duyên mà có nhân của khổ pháp trí đoạn.

Hỏi: Giả thiết các căn duyên với khổ pháp trí đoạn thì căn đó nhân kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn; hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân kiến tập đoạn; hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân kiến tập đoạn? Các căn do kiến tập đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ pháp trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn thì duyên với khổ pháp trí đoạn.

Hỏi: Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì căn đó duyên với kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn; hoặc căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến khổ đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn. Lại nữa, các căn nhân tận vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn. Lại nữa, các căn nhân đạo vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn? Các căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn nhân tập vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn. Lại nữa, các căn nhân tư duy đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với tư duy đoạn.

Thế nào là căn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn, đạo vị tri trí đoạn có nhân khổ vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Hỏi: Giả thiết các căn duyên với khổ vị tri trí đoạn, căn đó nhân kiến khổ đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân kiến tập đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân kiến tập đoạn? Các căn do kiến tập đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với khổ vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn thì duyên với khổ vị tri trí đoạn.

Nhân là tập pháp trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn; nhân tập vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tập đoạn cũng như thế.

Hỏi: Các căn do tận pháp trí đoạn thì căn đó duyên với kiến tận đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn nhân tận pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn; hoặc căn nhân tận pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn; hoặc căn nhân tận pháp trí đoạn, không có duyên.

Thế nào là căn nhân tận pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn nhân tận pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận pháp trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn nhân tận pháp trí đoạn mà không có duyên? Các căn không có duyên, nhân tận pháp trí đoạn.

Hỏi: Giả thiết các căn duyên với tận pháp trí đoạn, căn đó nhân kiến tận đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân kiến tận đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân kiến tập đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân kiến tận đoạn? Các căn do kiến tận đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn? Các căn do kiến tận đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân kiến tập đoạn? Các căn do kiến tập đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến tận đoạn có nhân kiến tập đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận pháp trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn thì duyên với tận pháp trí đoạn.

Các căn do tận vị tri trí đoạn, căn đó duyên với kiến tận đoạn chăng? Hoặc căn nhân tận vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn; hoặc căn nhân tận vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Thế nào là căn nhân tận vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn mà duyên với kiến tận đoạn.

Thế nào là căn nhân tận vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn? Các căn do tận vị tri trí đoạn thì duyên với không có đoạn.

Hỏi: Giả thiết các căn duyên với tận vị tri trí đoạn thì căn đó nhân kiến tận đoạn chăng?

Đáp: Hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân kiến tận đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân kiến tập đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn; hoặc căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân kiến tận đoạn? Các căn do kiến tận đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân kiến khổ đoạn? Các căn do kiến khổ đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến tập đoạn có nhân kiến khổ đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn do kiến tận đoạn có nhân kiến khổ đoạn mà duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân kiến tập đoạn? Các căn do kiến tập đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến khổ đoạn có nhân kiến tập đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn. Lại nữa, các căn nhân kiến tận đoạn có nhân kiến tập đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân tư duy đoạn? Các căn do tư duy đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Thế nào là căn duyên với tận vị tri trí đoạn có nhân không có đoạn? Các căn không có đoạn thì duyên với tận vị tri trí đoạn.

Nhân là đạo pháp trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn; nhân đạo vị tri trí đoạn mà duyên với kiến đạo đoạn cũng như trên.