ĐÀM TÂN VĂN TẬP
Sa-môn Khế Tung ở Đông Sơn, Đàm Tân, Đằng Châu soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 9
THƯ (Tiếp theo)
THƯ DÂNG TẤU HOÀNG ĐẾ NHÂN TÔNG
Ngày… tháng chạp,
Thần tăng là Sa-môn Khế Tung được ban tặng áo bào sắc tía ở Lan nhã Vĩnh An, chùa Linh Ẩn tại Hàn Châu kính cẩn mạo muội liều chết, dâng tấu thư lên Hoàng đế Bệ hạ.
Thần nghe: Người phụng sự trời hẳn nhân ở núi, người phụng sự đất hẳn nhân ở đầm. Nhưng chỗ nhân có cao và sâu thì chỗ phụng sự dễ thấu đáo vậy. Như Bệ hạ sùng cao sâu lớn thì như núi và đầm cùng cách cả vạn vậy. Vừa có người đang theo phụng sự đạo họ, bỏ Bệ hạ mà chẳng liền cầu đó, tuy họ khư khư trọn đời dứt tuyệt thế duyên, thì mấy ai được chí như họ vậy. Ước lại nghe kinh Phật nói: “Giáo pháp của ta thảy đều giao phó cho các Quốc vương, Đại thần”. Đó chánh có nghĩa là Phật giáo tổn ích buông giữ là tại nơi Thánh minh của Bệ hạ vậy, như vậy thì học trò của Phật đem Pháp đó muốn có chỗ gọi là làm thì đâu nên không nhờ Bệ hạ mà tự bỏ ở cỏ rác ư? Thần tủi nhục làm học trò của Phật, thật muốn phù trì pháp đó, nay phát khởi từ núi non xa cả ngàn dặm, ôm sách đó đến nơi cửa cung, cầu mong Bệ hạ ban ân lớn để thành tựu chí đó vậy.
Thần thường cho rằng: Giòng họ Năng-nhân giảng truyền giáo pháp, hẳn lấy Thiền làm tông đó, mà Phật làm Tổ đó. Tổ là Đại phạm của giáo đó. Tông là Đại thống của giáo đó. Đại thống chẳng tỏ sáng thì người học Phật trong thiên hạ không được một chỗ đến đó. Đại phạm chẳng chánh thì chẳng được chất ở chỗ chứng đó. Phàm xưa nay các hàng Tam học đua tranh nhau lấy sở học của mình cùng làm ưu thắng. Bởi do tông chẳng tỏ sáng, Tổ không được chánh nên khiến làm thành hoạn nạn đó vậy. Nhưng chẳng phải Tổ tông đó vốn chẳng tỏ sáng chẳng chánh, mà chỉ bởi người đời sau làm sách sai lầm lưu truyền vậy. Lại do người học Phật ở đời sau không có khả năng khảo xét tường tận mà hiệu chánh đó, mới có người bó buộc giáo mà không biết yếu chỉ vi diệu của Phật là ở ngoài ngôn từ. Còn người nói Thiền thì không tin sở thuyên của Phật đại khái thấy ở trong giáo. Tuy cùng thuộc một loại đầu tròn áo vuông mà rối ren tự cùng phải quấy, cứ như vậy xưa nay nào từng tạm dứt!
Thần tự không biết lường, bình sanh trộm muốn suy một Tổ tông đó cho người học Phật trong thiên hạ chấm dứt tranh cải, giải tan nghi ngờ, khiến trăm đời biết học đó có chỗ bao gồm vậy. Nên ở trong núi thường dốc sức tham tầm ở Đại tạng, hoặc Kinh hoặc Truyện, kiểm nghiệm chỗ gọi là Thiền tông đó, suy chánh chỗ gọi là Phật Tổ đó, thì các sách được thấy quả rất rối ren. Tuy sách xưa hẳn bài xích đó, sách của chỗ thấy quả thật rõ ràng, tuy sách xưa nhưng hẳn cũng lấy đó. Lại họ nêu ra sự tích niên đại của Phật Tổ quả thật sai lầm, như các loại sách Truyền Đăng vậy. Cho nên, Thần lấy ký Truyện của các nhà, lấy niên đại lâu dài đó, kiểm xét đó, chỉnh sửa đó, biên thành sách đó có hơn mười vạn lời, đề hiệu là “Truyền Pháp Chánh Tông Ký”; còn sách họa vẽ hình tượng Phật Tổ thì đề hiệu là “Truyền Pháp Chánh Tông Định Tổ Đồ”; còn sách suy nhóm gốc ngọn của Tông tổ, thì đề hiệu là “Truyền Pháp Chánh Tông Luận”, gồm cả thảy mười hai quyển. Lại dùng lụa nhũn của Ngô họa vẽ phần gọi là “Định Tổ Đồ”. Một mặt, tại Thần ngu cạn, tự cho rằng Phật của mình giảng giáo chỉ mới hai ngàn năm. Giáo đó truyền khắp Trung Quốc gần được ngàn năm, còn Thiền tông truyền đến Hoa Hạ chỉ năm trăm năm, mà là Tông là Tổ, sự tích gốc ngọn đó ở đây hơi rõ ràng, có thể lưu truyền bổ khuyết giáo Pháp của tiên Thánh một trong muôn phần vậy. Vừa đang lúc Bệ hạ dùng chí đạo từ đức để trị vì thiên hạ, trời đất muôn vật hòa bình an ổn, mà giáo của Phật và Lão được Tỳ tán Đại hóa. Bệ hạ dũ thần thuyền duyệt càng vào Diệu đạo đó, tuy các bậc Đế Vương xưa trước cả trăm đời chưa từng có cùng lý tận tánh như Bệ hạ đây vậy. Đó cũng là ngằn mé nhóm tụ học trò của nhà Phật khó gặp mà có được một thời của Bệ hạ vậy. Thần do đó mà chăm chăm khẩn khẩn, chẳng trốn lánh trách phạt tiếm vượt mạo phạm đó, liền đem sách và biểu đồ ấy dâng tấu, muốn mong Bệ hạ như xét đưa vào Đại tạng cùng kinh luật đều lưu truyền. Sự sống của Thần như sâu kiến đã đến lúc chiều muộn, đối với đời hẳn không chỗ đợi, chỉ đau đáu mong muốn giáo pháp đó chẳng dần nhỏ bé, chẳng mờ tối, mà lưu truyền trang trải đến vô cùng, người được nhờ đó mà chuyên việc đạo làm thiện, thì ngày Thần tuy đã chết mà vẫn như năm còn sống vậy; chẳng dám kiêu hãnh muốn nhục đến ân điển mưa mốc của Bệ hạ vậy. Chỗ chứng cứ rõ văn đó đều rút từ Đại kinh Đại luận rất rõ ràng. Chỗ gọi là “Truyền Pháp Chánh Tông Luận” và “Định Tổ Đồ” như được Bệ hạ trời đất rủ xét khiến đó được cùng ban ân lớn, thì mong được xếp như “Cảnh Đức Truyền Đăng Lục”, “Ngọc Anh Tập” vậy. Chiếu ban kiện truyền pháp biên ghi vào Đại tạng, tức may mắn lớn của Thần sống chết đó; và chẳng chỉ là may mắn lớn của Thần mà ước cũng là may mắn lớn của giáo môn trong thiên hạ vậy. Nếu Bệ hạ duệ đoán, chấp thuận sự cầu thỉnh của Thần, thì xin đem sách đó gồm mười hai quyển, đặc biệt ban gián Trung thư thi hành “Truyền Pháp Chánh Tông Ký” và “Định Tổ Đồ” đó, và gồm “Sách phụ giáo” do Thần biên thuật trước, in thành bản một bộ ba sách. Sách đó cũng suy hội đạo của Thánh nhân ở hai giáo, đồng ở tốt đời lợi người vậy.
Kính cẩn dâng thư tấu trình phiền nhiễu, Thần chẳng nhận kích thiết thấu đến nỗi lo lắng, Thần rất mực lo sợ thành thật kính cẩn nói.
THƯ KHẢI
THƯ DÂNG HÀN TƯỚNG CÔNG.
(Trước sau có bốn thư)
Ngày… Tháng...
Sa-môn Khế Tung tôi kính cẩn bắc hưởng cúi bái, kính dâng thư đến Tập hiền Tướng công Các hạ. Tôi nghe: Ngày xưa, Thánh nhân lập cực để thống lãnh thiên hạ, thiên hạ gọi đó là chí công. Phàm, người chí công thì chỉ có người thiện mới cùng đó, chỉ người ác mới chống đó. Cùng thiện thì không đây kia, chỉ trị mà thôi. Chống ác thì không thân sơ, chỉ loạn mà thôi. Đó là bởi tâm của Thánh nhân vậy. Đến lúc có thân thân tôn tôn thì nước có vua tôi, nhà có cha con, hẳn thân, hẳn sơ, hẳn gần, hẳn xa. Tam cương Ngũ thường không thể đoạt mất thứ lớp đó. Đó là giáo của Thánh nhân vậy. Phàm, giáo là quý ở tu, mà tâm là quý ở thông vậy. Giáo ấy là kinh chế của Thánh nhân, Tâm ấy là đạt đạo của Thánh nhân vậy. Thiên hạ hẳn biết đạt đạo, mới có thể luận ở chí công. Nếu chẳng đạt đạo thấy Tâm của Thánh nhân, tuy tu giáo cũng chỉ bó buộc ở giáo mà mất thiện đạo của thiên hạ vậy. Tôi tuy cố chấp hẹp hòi, học ở bình sanh đó tự cho là được Tâm của Thánh nhân. Lớn lên muốn suy đó để giúp chỗ làm đạo đức của Vương công Đại nhân. Nay già tệ cốc núi, đầu bạc dần theo mà cuối cùng không chỗ gặp, bùi ngùi dốc thở, chỉ sợ nó rỗng không, cùng cây cỏ đồng sanh đồng chết mà chẳng được chút ít phát đó vậy. Vừa mới nay trộm nghe Các Hạ đem đức khoan dung nhân hậu mà trông giúp thiên hạ. Trong thiên hạ, có người luận đạo của chí công cho rằng, vừa được điều đó ở Các Hạ vậy. Tôi mừng lại được may mắn lớn, nên chẳng kể xa vài ngàn dặm đến dâng bày thuyết phát minh đó và chỗ gọi là bình sanh thấu đạt được Tâm của Thánh nhân đó. Nhưng chẳng phải hẹp hòi tự mừng mến mộ danh và vinh thân vậy.Thật muốn suy giáo Đạo đó để dẫn dắt làm thiện trong thiên hạ vậy. Nguyện mong Các Hạ không mặc nhiên đối với nhà Phật tôi ấy vậy. Trộm lo lắng giáo đó đến nay rất suy, mà đồ chúng đó chẳng thể đều tu để chấn động Đạo đó. Các Sĩ Đại phu vì không biết rõ nguyên do đó, nên hoặc bàn nghị mà dèm pha đó, rối ren như vậy, nên khiến Quân tử thì xem thường đó, tiểu nhân thì nghi ngờ đó. Nhưng Pháp đó truyền bá đến các xứ của Hoa Hạ đã có ngàn năm, chỗ đến thay Thánh Hiền của vua tôi nhiều không thể tính kể, đều tôn quý kính phụng đó, khiến cùng Nho đều hóa thiên hạ. Bởi dùng Đạo của Đại Công mà lấy đó. Vì đó tốt đẹp đời có lợi ích đối với sanh linh, giúp chỉnh trị mở rộng giáo hóa ấy vậy. Như Thư nói: “Hội đó có cực, quy đó có cực”. Lại nói: “Làm thiện chẳng đồng, đồng quy ở Trị”. Kia chẳng phải có Đại hợp ư? Đạo của Thánh nhân lập cực, từ xưa các Thánh Hiền đâu còn mà kính đó mãi đến ngày nay vậy? Chẳng chỉ không còn có Thánh Hiền mà thiên hạ cũng nhàm chán đó lâu rồi vậy. Như nay thiên hạ dấy khởi mở trường lớp, dùng thuyết nguyên do Đạo đức của Thánh nhân tập cho các học sinh. Bởi muốn họ tuyên truyền giáo hóa của nước nhà. Tuy nhiên nhân nghĩa đó tươi tốt để phô bày nơi thiên hạ, mà các hàng nam nữ phu phụ trong thiên hạ đâu phải mọi người đều dự ở dạy răn của Ngũ thường ư? Đến lúc họ nghe được chỗ nhà Phật nói là làm thiện có phước, làm ác có tội, tổn hại thân họ, lụy đến Thần họ, mà khắp xóm làng đều hóa, mọi người kính mộ làm thiện ngõ hầu như khắp cả bốn biển. Nếu đến nhà đến phòng mà xét đó, thì sợ mười nhà thì đã có đến bảy tám nhà tin theo. Như trước chỗ gọi là hỗ giúp chánh trị mở rộng giáo hóa, đây là đó vậy. Pháp đó lại có thể cùng người chánh tâm, cùng Thần mà cực hóa. Bên trong có ích với người làm đạo đức của Thánh Hiền, lại thấu đạt đó vậy. Mà người học làm sao không cầu tâm của Thánh Hiền, dấy khởi thiện ở ngày xưa, chẳng dùng Đạo chí công chọn lựa mà lấy đó ư? Lần lượt thấy đồ chúng đó lộn xộn, không có khuôn phép Đạo đó, mà bèn bài xích pháp đó. Nhưng đồ chúng đó do tại nước nhà chánh nguồn dòng đó chọn lựa kỷ cương đó.
Biểu dương người làm thiện đó mà khuyên đó vậy. Pháp đó sao nhục ư? Khổng Tử nói: “Không vì người mà phế bỏ ngôn từ”. Nghĩa đó là đây vậy. Cúi mong Các Hạ rủ lòng làm chánh trị giáo hóa, chủ mà trang trải đó, thì may mắn lớn cho sanh linh trong thiên hạ vậy.
Ước lại nghe, phòng nhà cao nguy nếu không chống đỡ hẳn sẽ sụp đổ, nước úng chẳng chảy thông hẳn sẽ vỡ bờ. Đạo của Thánh nhân đã nhỏ bé lại mờ tối, nếu chẳng suy mà làm sáng tỏ đó cũng cơ hồ sẽ dứt mất. Tôi mới lo suy bại của Sư pháp đó, ở trong núi thường trộm biên thuật sách đề hiệu là “Sách Phụ giáo”, chỉ hơn ba vạn từ, dùng để suy nguyên Bản giáo, làm sáng tỏ ý làm giáo của Thánh nhân, muôn một dùng để cứu thế lực sắp sụp đổ đó. Mới đầu muốn trình tấu đến Thiên Tử, mà hẹp hòi vời xa chẳng khác thượng đạt, lại muốn dâng đến Các Hạ, cũng lại chẳng thể thông đó. Thế rồi nhân người từng trải đến Kinh đô, ý họ cũng muốn truyền vang đến Các Hạ xem nghe. Nay lại đã một năm mà việc đó cứ chìm nổi chưa quyết chắc, mà trong tâm lo lắng như giẫm đạp nước lửa, gấp muốn họ giúp đỡ. Nên chẳng trốn lánh sự trách phạt là tiếm vượt, mới mạo muội xin dâng cái gọi là “Sách phụ giáo” in ấn một bộ ba sách. Mong Các Hạ nhân lúc rãnh rỗi việc luận đạo kinh bang, lược cùng xem đọc, nếu chẳng lắm sai lầm, có thể giúp Các Hạ lưu thần với Đạo của Thánh nhân tôi, thì chí bình sanh tôi chẳng lấy làm nhục vậy. Còn như Các Hạ là người Đại Hiền chí công, chống cự mà phó mặc đó, thì pháp của nhà Phật mênh mang không còn nơi cậy nhờ rồi vậy. Nay lại đem luận Hoàng Cực một thiên cũng do tôi biên thuật, biên ghi thành một sách cũng theo đây mà dâng trình, đó là lúc thiếu thời hành Đạo được rãnh rỗi mà làm nên, thô sơ sáng tỏ Đạo của Thánh Hiền trị thế. Kính cẩn nhân chủ bộ quan ải đến dưới chấp sự, bụi trầm vấy bẩn đài sáng, chẳng hơn nỗi lo sợ rất lắm, chẳng tuyên. Sa-môn Khế tung tôi kính cẩn tấu bạch!
BỨC THƯ THỨ HAI DÂNG TRÌNH HÀN TƯỚNG CÔNG
Ngày… tháng…,
Sa-môn Khế Tung tôi kính cẩn cúi bái dâng thư đến cùng Chiêu Văn tướng công Các Hạ. Tôi người hèn mọn, nép nơi núi rừng, trộm hiểu Các Hạ dùng Chí Công mà làm chủ thiên hạ, cùng người làm thiện rỗng rang không chỗ chẳng dung. Nên năm trước tôi từng đem “Sách Phụ giáo”, nhân chủ bộ quan ải Cảnh Nhân đến dưới chấp sự, đợi đến nay ôm sách đó từ phương Tây rảo bước mà lại, nguyện dâng đến Thiên
Tử. Đến kinh đô đã hơn tháng trời, thành thật trước tiên muốn thấy Đại Quân tử, mong chỉ dạy đi ở đó có thích nghi chăng? Vả lại, nghi ngờ thư của ông quan ải nỗi chìm chăng? Quả có phiền nhiễu Các Hạ xem nghe ngóng giúp! Buồn bã từ lâu mà chẳng tự quyết. Bỗng nhiên liền đến, sợ Các Hạ không biết chí sở dĩ đến đó, cho là có sự mong cầu, không đến thì việc đó xếp trệ, nên lại dâng thư tỏ ý trong muôn một, mong Các Hạ rõ cho chút ít. Nhưng sự xuống núi của tôi, bởi muốn hiến cống sách tôi biên thuật có hơn mười vạn từ. Sách đó là bổ ích cho sự khuyết chánh của giáo Pháp, là Tổ là Tông trong nhà Phật vậy, nhờ cậy Thiên Tử xét đưa vào kinh tạng, để chấm dứt sự nghi ngờ tranh cải của người học Phật, khiến trăm đời biến đó có chỗ bao gồm, ý đó dừng ở phải vậy. Chẳng phải bắt chước những người khác tự làm kiêu hãnh thân sanh, muốn có chỗ mong cầu vậy. Các Hạ nếu như chẳng lấy làm quái lại sai lầm, dẫn mà cùng nói, thì ý sở dĩ đến đó được tỏ bày vậy. Chẳng chỉ được tỏ bày chí đó, cũng sợ đối với cùng tận ngằn mé tánh mạng sâu mầu của Các Hạ mà có chỗ giúp đỡ vậy. Và đâu riêng giúp đỡ thuyết tánh mạng đó, ước cũng có bổ ích cho Pháp của Hiền Thánh trị chính, Hoàng Cực của Các Hạ vậy. Mảy trần mạo phạm đến Đại thừa tướng tôn nghiêm, tội không nói lánh trốn chẳng bày. Tôi kính cẩn tấu bạch.
BỨC THƯ THỨ BA TRÌNH LÊN HÀN TƯỚNG CÔNG
Ngày tháng…
Sa-môn Khế Tung tôi kính cẩn cúi bái, lại dâng thư đến Chiêu Văn tướng công Các Hạ. Gần đây, tôi đem thư theo hướng Tây lại đến nơi Thiên Tử. Thành thật vì Các Hạ đang vì nước nhà mà giữ tâm chí công tên thiện, mới ngày từ hướng Tây rão bước cấp cấp chỉ sợ đến sau. Kịp may gặp thấy đó, Các Hạ ấm áp tự nhiên dùng lễ tiếp đãi, sau đó, tấu thư xét đưa đến chính phủ, mà Các Hạ tận tay giúp đỡ, đặc biệt sánh đó với Sử bút. Điều may mắn lớn đó, có nghĩa là bình sanh tôi chuyên cần làm thiện, quả khó mà gặp được đó mà phát dương vậy. Lại sau đó trộm nghe: Các Hạ càng đem văn đó cùng các Công ngợi khen đó ở nơi Quán các, mà trong các Sĩ Đại phu nghe có nói là: “Đại thừa tướng thật là chí công cùng người làm thiện vậy”. Như tôi là người khác giáo phương ngoài, Đạo đó lúc niên thiếu có thể xem, mới đặc biệt cùng công khanh vinh dự đó. Như vậy thì người học trong Thiên hạ rất đáng tự lo lắng, họ làm Đạo mà chẳng chuyên vậy, nào phải lo Hiền Sĩ Triều đình đó không thấu đáo ư? Nhưng tôi, ngoài học Phật ra, có phần chuyên việc bút mực muốn phát huy bản giáo đó vậy, đâu có văn cao biết xa đáng với công tướng Đại Hiền ngợi khen giúp đỡ ư? Đó có thể gọi là rất may mắn mà rất nhục vậy. Nhưng dự sự ban ân của Các Hạ đó, chẳng làm chẳng lớn, tâm chí cứ khư khư đó, không làm không được. Vậy nên vụt nhiên tiện trở về lại núi rừng, nay vẫn còn bồi hồi ở kinh đô, chưa liền đi, vì ý sở dĩ đến chưa cùng tận chưa đạt quả, vâng phụng mạng của Các Hạ quý trọng lưu lại, nên dám chẳng trốn lánh sự trách phạt can phạm đó, mới càng đến nói ở chung quanh Các Hạ vậy. Mong Các Hạ khoan thứ mà nghĩ thương cho. Tôi ở núi rừng biên thuật sách thảo luận, kinh sách nội ngoại chẳng những vài ngàn quyển, tích chứa suốt vài mươi năm, có phần tiêu nhọc hình thần đó. Lại chẳng kể cách xa ngàn dặm mang đến mà tấu dâng, chẳng phải cẩu thả như những người khác kiêu hãnh muốn riêng tư đó mà có sự mong cầu vậy. Đó thật vì lo lắng Tông Tổ của Bản giáo không sáng tỏ. Vì xưa nay những người học Phật không thấy được Đại thống đó, vọng cùng nhau tranh đua hơn kém, rất mất ý của Thánh nhân tôi xưa trước. Cứ chăm chăm khẩn khẩn đó, mới chuyên làm chánh đó, ngưỡng nhờ Triều đình xét đưa vào trong Đại tạng, làm Phật giáo lập thắng sự của muôn đời, ngõ hầu người học tuân làm định đoán. Lại muốn tự kiểm xét mình làm con Phật làm thiện nhỏ bé đó vậy. Mới ngày vừa trong núi ra, giữa đường gặp các người già lớn cho rằng tôi thức tâm làm Pháp, không ai chẳng chúc tụng, mong thành việc đó mà trở về. Nay sách đó đã tấu trình, đợi chờ mạng lệnh đã hơn sáu mươi ngày, mà chưa được nghe gì cả. Trong lòng rất tự nghi ngờ đó. Hoặc sách đó còn có chỗ sai lầm chẳng xứng đủ chỗ lấy của bậc Đại Hiền ư? Hoặc Các Hạ đang bận việc nước lớn lao, chưa rãnh để xét tận tường phải quấy đó ư? Thành đô hay thôn ấp tốt tươi mà lâu thì tệ phong trần đó vậy. Phải áo ở nơi rừng chầm mà chí gốc ngọn đó chưa toại, chỉ sợ phụ trái Đạo đó thuộc ý chỗ cầu chúc. Chẳng chỉ phụ trái ý chỗ cầu chúc đó, cũng sợ chỗ còn của bình sanh không công hiệu. Mà giáo pháp Tổ tông đó, muôn đời trọn không trở lại chính vậy. Vì thế, càng muốn mong ân huệ lớn của Các Hạ lại nghĩ nhớ cho là tôi vì Pháp chẳng vì thân, vì Đạo chẳng vì danh, làm cho giáo Đạo đó muôn đời hẳn chánh, chẳng vì chính mình mà cầu ân đượm một thời của nước nhà vậy. Thần minh ở trên, thật nghe lời đó.
Ước lại nghe, Phật Pháp là thần diệu chẳng thể lường, nên thông cả trời đất Thần minh, lấy đó làm thắng duyên là Diệu đến vô cùng vậy. Nay chỗ gọi là Tông đó là Đại bản của giáo đó, chỗ gọi là Tổ đó là Đại phạm của Pháp đó vậy. Vừa hiện nay Thiên Tử là bậc Thánh minh, mà Các Hạ là Hiền triết công chánh đoán mà định đó, khiến người học Phật đời sau kính ngưỡng tin đó mà nói: “Tại thời Đại Tống, Thiên Tử và Tướng Quốc Hàn Công từng chọn lựa mà định đó vậy”. Các hàng Tam học đó không dám nhiễu loạn mà Phật Pháp càng tỏ sáng. Quả thật là có trời đất thần minh ngầm vì hỗ trợ, thì cảnh phước thắng duyên há chẳng quy về Thiên Tử và Các Hạ đó ư? Tôi tủi nhục được sự ân ái của Các Hạ ngợi khen giúp đỡ như nói ở trước. Như vậy, nguyện mong Các Hạ thủy chung ban ân lớn đó, khiến sớm thi hành, chớ để các người đố kỵ liền sanh khởi bàn nghị, để thành tựu chí khư khư lúc bình sanh đó. Mong kịp nước mùa Xuân từ hướng Đông trở về lại núi rừng, là may mắn lớn lắm vậy. Tôi sẽ quyết gắng tinh thành, dốc hết tư duy hành đạo để báo đức huệ vời vợi của Các Hạ, cung kính chờ đời mạng lệnh vui mừng suốt sớm hôm chẳng tuyên bày. Khế Tung tôi lo sợ kính cẩn tấu bạch.
BỨC THƯ THỨ TƯ KÍNH TRÌNH LÊN HÀN TƯỚNG CÔNG
Ngày… tháng…
Sa-môn Khế Tung Tôi kính cẩn trông về hướng Bắc cúi bái, dâng thư đến Chiêu Văn Tướng Công Các Hạ. Tôi ngày trước đem sách Thiền mong nhờ Triều đình ban ân cùng Bí tạng, làm cho giáo của Phật Pháp muôn đời sáng rỡ khắp thiên hạ, đồ chúng đó không ai chẳng mừng chẳng vui. Đó là do Các Hạ xét đến cho thành việc đó mà lại xứng đạo. Văn đó truyền bá đến các Sĩ Đại phu, mãi đến ngày nay trong thiên hạ không ai không biết. Tôi lấy làm hổ thẹn đối với sự thấy biết của Các Hạ rất sâu xa, thọ nhận ân ban nơi Các Hạ rất nồng đượm, sáng rỡ chốn núi rừng quá lắm vậy. Ngày thường muốn nghĩ hướng dẫn một lời để báo đáp ân đức của Các Hạ mà chưa thể trọn. Nhưng vừa rồi đem sách đó mà thông đến kẻ chấp sự ở dưới, là công hiệu của chí nguyện sắc son đó vậy. Nhờ Các Hạ giúp cùng càng sáng rực trùm khắp tuyệt cả xưa nay vậy. Bởi Các Hạ khéo dùng đạo của Nghiêu, Thuấn, Võ, Thang, Văn, Võ, Chu Công, Khổng Tử, Mạnh Kha, Tuân Huống mà ấy vậy. Nay có người viết sách sâu sắc tha thiết để suy diễn đạo của mười Thánh Hiền kia, mà chánh sự trị loạn của đời, đó nghiên cứu cùng cực sâu xa, tự cho rằng không nhục đối với làm sách của Giả Nghị, Đỗng Trọng Thư vậy. Đó có thể nhờ ở Các Hạ hùng tài biết xa, một vài trong muôn phần vậy. Cúi tự xét nghĩ, tôi phóng lãng ngoài đời, vết tích đó cùng với đời tuy khác, liền viết sách đó lo nghĩ người đời không biết ghét ghanh mà chợt vậy. Nên kín ngầm đó tự nói là Tiền Tử, chẳng dám hiển bày tên đó vậy. Nay Các Hạ là bậc chí công cùng người trong thiên hạ làm thiện, chẳng phân biệt phố phường hay quê mùa, hiển bày hay ẩn mất đó, nên thiên hạ đều phục đó. Tôi mới chẳng kể xa ngàn dặm gởi sách đó mà đem đến. Nếu có thể xem thuyết đó không dối vọng trong muôn vật, thì quả thật có chỗ giúp đỡ tán thán, thì tôi cũng có chút phần báo đáp đức tốt của Các Hạ, mà được triển bày công hiệu nhỏ bé ấy vậy. Trôi dạt giang hồ bó buộc thanh khiết riêng lập đó cùng với đời chẳng hợp, mà người xót thương đó chẳng phải cùng một nửa. Hoặc như Các Hạ ban cho một chữ ngợi khen mà xiển dương, đó lại là ân huệ lớn an ủy một đời tôi giữ chứa sáng rỡ đó riêng nói sâu thẩm vậy. Ngưỡng vấy bẫn thạnh mạng, can phạm Đài sáng, tội không thể trốn lánh chẳng tuyên bày. Khế Tung tôi kính cẩn tấu bạch.
THƯ DÂNG PHÚ TƯỚNG CÔNG
Ngày… tháng…
Sa-môn Khế Tung tôi kính cẩn vọng về Bắc cúi bái, hiến dâng thư đến Chiêu Văn Tướng Công Các Hạ. Tôi nghe, ngày xưa có người miền quê hoặc đem thức ăn ngon rau cần, hoặc dùng toán cửu cửu dâng hiến vua nước đó. Phàm thức ăn và toán cửu cửu là việc tầm thường, sao đủ khiến Vương Hầu giúp đó? Nhưng tâm họ khéo chuyên với vua đó vậy. Vừa rồi, tôi chẳng kể xa ngàn dặm mà lại dâng thuyết đó với Tướng Quân tôi, thật so với thức ăn rau cần và toán cửu cửu chẳng khác đó. Mà tâm chí đó cũng may nhờ Các Hạ rõ xét đó mà chẳng mặc nhiên vậy. Với nhà Phật tôi, Pháp nghiệp đó hay cùng người chánh tâm tẩy rửa phiền loạn đó, giữ gốc mà yên ổn bên trong. Nên nay muốn đem đó đợi chờ Các Hạ lúc nhàn rổi việc luận đạo kinh bang, khiết tĩnh để nuôi dưỡng ngầm thông minh đó, mới an cực đó vậy. Phàm, chỗ gọi là chánh tâm chẳng phải như chỗ thế gian gọi là chánh, bởi việc đó vượt ngoài thanh tịnh chí chánh vậy. Tâm chí chánh thì Thần tỏ sáng, Thần tỏ sáng thì khí hòa, khí hòa thì thể tĩnh thuận. Bốn điểm trên là trị Thân đó, mà tâm càng trị vậy. Thái Sử Công nói: “Chẳng trước tự định Thần mà nói ta có thể trị thiên hạ, do đâu ư?” Ấy là nói gần đó vậy. Nhưng Đạo đó lại hay cùng sanh nhân từ thủy đến chung, chỉ bày thần sáng đó đi lại, căn cứ sở nhân của muôn vật mà quyết định sở quả của thí báo. Nhưng đó lại sâu mà xa vậy. Các Hạ là bậc Đại Hiền nhận biết cao vợi, nghĩa là quả đây có thể để lưu Thần rồi vậy. Như nay các Nho Sĩ nói: “Thuyết của tánh mạng, ở Trung Dung tôi đã có vậy”. Lão gia nói: “Đạo Đức kinh của tôi đã có vậy, sao hẳn nói là Phật ư?” Đó là nông nỗi tự chấp vậy, nên có cạn sâu xa gần ấy vậy, sao có thể luận bàn đại khái! Xin vì Các Hạ mà nói rõ đó. Phàm, Trung Dung là tạo đầu mối của Thánh nhân và tánh mạng. Còn đạo của tôi là viên cực của Thánh nhân và tánh mạng. Tạo đầu mối Thánh nhân muốn người biết tánh mạng vậy, chỉ sâu Thánh nhân muốn người đến tánh mạng vậy. Viên cực là Thánh nhân muốn người rốt ráo tánh mạng đó, nhóm hội ở trời đất muôn vật xưa nay biến hóa không gì chẳng diệu ở tánh mạng vậy. Vậy nên đó khiến người thấy Đạo thật tận tường gốc hóa, biết rõ ngoài vật đó làm vọng, dừng tâm thần đó nhọc mệt, mà nhà Phật nói đó rất ứng nghiệm vậy. Họ làm Đạo đã rộng mà họ nói cũng tản mạn, nên người học ở đời càng tùy cũng nói lan tràn đó mà chẳng tham tầm cốt yếu đó. Than ôi! Người học Đạo chẳng xét vậy.
Xưa trước ở thời tiền Đường, Dương Tư Đồ Quan mệnh danh là Hiền tướng, thường vì đó mà trước thuật truyện Tiên sinh Vương Khai để suy rộng ở thiên hạ, bởi biết bao gồm cốt yếu của Đạo đó mà ấy vậy. Nay Các Hạ là khí cụ đạo đức của Phụ tướng, quá hơn xa so với Dương Công vậy. Nếu chẳng vì Phật giáo chủ trương không, mà lấy đó chút ít là may mắn của thiên hạ vậy. Nhưng Đạo đó lại có thể khiến người dứt ác mà làm thiện. Nay thiên hạ hợp nhiên cùng Nho đều khuyên, đó chẳng chỉ bên trong có ích đối với Đạo đức của Thánh Hiền, mà cũng dẫn bên ngoài có hỗ trợ đối với giáo hóa của nước nhà, và cũng lại thích nghi với tâm ý của Các Hạ vậy. Vừa lúc hiện nay, giáo đó rất suy, đồ chúng đó chẳng phân chọn dèm pha mà hủy báng đó rối ren, tôi trộm sợ đạo đó tự phải mà nhỏ bé dần dứt mất vậy. Đèn đuốc không tiếp nối, đèn ấy ánh sáng ấy cũng bèn diệt vậy. Khe suối sông ngoài không dẫn thông, nguồn đó dòng đó cũng bèn tuyệt vậy. Giáo đạo của Thánh nhân cũng như vậy, chẳng hỗ trợ cứu thì bèn mất vậy. Nên tôi trộm thường biên thuật sách hiệu là “Phụ giáo” để phát sáng phù trì Đạo đó, gồm cả thảy hơn ba vạn từ. Mới đầu muốn tấu dâng sách đó lên Thiên Tử, mà thành thật nhỏ nhiệm không thể thượng đạt; lại muốn dâng đến Các Hạ lại chẳng khắc thông đó. Thế rồi mới nhân người có từng trải đến kinh đô cũng có ý muốn truyền trao đến Các Hạ xem nghe. Lại đã hơn cả trăm trời cứ nổi chìm chẳng quyết định, nỗi lo lắng trong tâm như đang ở trong nước lửa, chợt muốn đó giúp đỡ để thành tựu chí của bình sanh đó, mới chẳng trốn lánh sự trách phạt mà phạm tủi nhục, liền đem sách đó đến, như mảy trần vấy bẫn Đại thừa tướng tôn nghiêm. Muôn một phần mong Các Hạ xót thương khổ nhọc chuyên cần làm giáo và Đạo đó, tôi chẳng dám như những hạng người thường khác vụn vặt cẩu thả chỉ biết vinh thân và danh của họ mà thôi. Kính cẩn đem “Sách phụ giáo” một bộ ba sách do tôi biên thuật, và lại đem “Luận Hoàng Cực” biên thành một bản. Nhưng luận đó là lúc thiếu thời nhân lúc hành đạo được rảnh rỗi mà biên thuật, tuy văn từ cạn cợt gần tục mà có phần phát sáng pháp của Thánh Hiền trị thế. Ngưỡng nhờ chủ bộ quan ải đưa đến dưới người chấp sự, chẳng dám trông mong đại từ, lo sợ vượt quá thấu đáo chẳng tuyên bày. Khế Tung tôi kính cẩn tấu bạch!
THƯ DÂNG TRƯƠNG ĐOAN MINH
Ngày…tháng…
Sa-môn Khế Tung tôi kính cẩn soạn thư gởi dâng đến Tỉnh chủ Đoan Minh thị lang Các Hạ. Tôi kẻ hẹp hòi không tích trọng, may Các Hạ thương nghĩ đó đến nay đã lâu vậy. Ngày trước tôi từng làm tệ văn, nhân được Thị lang Lang công vấy mảy trần thấy nghe, mà tủi nhục được ngợi khen là: “Chẳng chỉ thông rành Không tông, mà cũng văn cách cao vợi!” Tôi hổ thẹn được ban ân lớn đó, cảm đó nhớ đó mãi suốt tám năm nay vậy. Tôi tự cho rằng, nương gá nơi núi sâu cùng cốc, tuy muốn một lần tiếp kiến oai nghi của Đại Quân tử, hẳn không thể được vậy. Nhưng mỗi lúc muốn làm một việc thiện, suy một lời thiện, để báo đáp ân lớn của Các Hạ giúp đỡ, để mở lớn thắng duyên khắp cùng dấy thiện của Các Hạ, nên thường còn đó ở tâm. Gần đây, tôi trộm biên thuật “Quảng Nguyên Giáo”, tiếp đến là ba pho với tựa đề là “Sách phụ giáo”. Có người xứ Ngô làm bảng mẫu in ấn muốn lưu truyền đó, dám đem nhờ Các Hạ làm chấp sự để hoàn tất chí ý đau đáu đó. Nhưng sách đó đại để là vì các hàng thế Nho không biết Phật là Đại Thánh nhân, Đạo đó rộng cứu tế khắp sanh linh trong thiên hạ, Pháp đó ngầm giúp giáo hóa nước nhà, nên đặc biệt dụ hiểu người nghi ngờ đó, cởi mở người dèm pha đó, mà sở dĩ làm vậy. Nhưng Phật tôi từng đem pháp đó giao phó cho các Quốc Vương Đại thần, mà Vua Thánh, tôi Hiền là chỗ buộc lợi ích của giáo tôi vậy. Nay muốn cứu sự suy vi của Pháp đó, hỗ trợ sự không chấn động của giáo đó, mới đem thuyết đó cầu đến nơi Các Hạ, lại thích nghi đó vậy. Cúi mong, chỉ Các Hạ dùng tài cao học rộng đứng đầu các Hiền, dùng đức trọng danh tiếng dẫn trước quần thần, hòa nhã nhưng gánh vác trông mong của Đài Phụ trong thiên hạ, mà càng có biết sâu hiểu xa chẳng hạn cục ở thế giáo, siêu nhân; mà đặc biệt còn lưu ý tới Diệu lý của Phật giáo, tham tầm chân áo Thánh mạng của Thánh nhân, đó lại thích nghi với nhà Phật, là vì Đạo đó mà cậy nhờ vậy. Các Hạ là người nhân từ minh mẫn, thiết nghĩ, tôi vì lo toan Đạo đó mà chẳng lo toan thân, vì Pháp chẳng vì danh, khoan thứ trách phạt tiếm vượt đó. Vì sách đó xứng với Thánh Hiền truyền đến Quân tử, được thiên hạ không cản trở tâm làm thiện đó, nước nhà chẳng mất hỗ trợ giáo hóa đó, thì chẳng chỉ may mắn cho ngay tôi, mà cũng là Pháp của Phật, tôi được chỗ hoằng truyền đó, “Sách Phụ giáo” một bộ ba sách. Kính cẩn nhờ Thôi Thái Bác, liền thông trình đến mọi người. Dám can phạm đài từ, chẳng quản lo sợ đến quá lắm mà chẳng tuyên bày. Khế Tung tôi kính cẩn tấu bạch!
THƯ DÂNG ĐIỀN XU MẬT.
Ngày… tháng…
Sa-môn Khế Tung tôi kính cẩn soạn thư gởi dâng đến Xu Mật Thị lang Các Hạ. Tôi, người u tối ngoài đời, mới dám đem thư đó mà liền cầu Hiền Thánh ở Triều đình, đâu thích nghi vậy ư? Nhưng lo sự sắp hủy diệt của Đạo đó, hẳn phải hộ trì Bản giáo đó, cũng sao được đắm chìm chỗ giữ đó mà không biết biến đó ư? Phàm, Thánh Hiền, ở Triều đình là sở thuộc gom ích của Đạo tôi vậy. Nếu chẳng đến mà tỏ bày đó, thì pháp của Thánh nhân tôi gần như phế hủy mà diệt mất vậy. Đó cũng là ý như trong Kinh nói, Phật pháp giao phó cho các Quốc Vương Đại Thần vậy. May mắn Các Hạ là người nhân từ minh mẫn, xót thương lo ở Đạo Pháp đó, chẳng vì thân danh, khoan thứ trách phạt tiếm mạo đó, mà lấy chút ít thuyết đó, chẳng chỉ may mắn của người này, mà cũng sáng rỡ giáo Đạo đó vậy. Và không chỉ sáng rỡ của Đạo giáo ấy, mà ước cũng là may mắn lớn của sanh linh trong thiên hạ vậy. Tôi thường vì văn của Văn nhân ngày nay bài bác Phật quá lắm, đó cũng bởi các Quân tử ở đời chẳng nhìn Lý sâu, chẳng nghiên cứu Thể xa, chẳng xét nghiệm thiện đó lợi ích rộng lớn trong thiên hạ. Nhọc vì mắt tiếp xúc việc cạn gần đó cùng với Nho gia chẳng đồng, mới liền chẳng phải đó. Phàm, giáo của nhà Phật truyền bá đến các xứ Hoa đã cả ngàn năm, khắp cùng thiên hạ mà hóa độ đó vậy. Đó cũng là thạnh vậy. Đó hẳn có công sâu tối lớn đức ngầm, hợp với trời đất, thông cả Thần minh, lợi ích giáo hóa, khéo tốt lành phong tục ấy vậy. Nếu không thế thì trời nhàm người ghét từ lâu rồi vậy. Vì lo sợ người bàn luận không thôi, hàng hậu sanh chẳng tỏ ngộ càng học mà làm đó, chẳng chỉ tệ với Đại Đạo của Thánh nhân, mà cũng là cản trở tâm làm thiện trong thiên hạ, tổn mất hỗ trợ giáo hóa của nước nhà, nên tôi chăm chăm gắng sức ngu tối đó, liền biên thuật sách khai phát làm sáng nguyên do Phật tôi làm giáo đó, ngõ hầu dụ khuyên các hàng Hiền nhân Quân tử ở đời, mà tự thấy thối lùi vậy, Vì sức chưa đủ nên lời nói đó chưa ai tin, nếu chẳng nhờ Thánh Hiền của Triều đình, có thế lực cao sáng, có thức độ tận ngằn mé chân trời, suốt đạt lý sâu, thể xa của Thánh nhân thì sách đó sao được truyền vậy? Vừa rồi, tôi gặp được người xứ Ngô đem sách của tôi trước thuật đề là “Sách Phụ giáo” làm bảng in mới xong, dám chẳng ngại xa ngàn dặm, tôi ngóng trông phong mà đưa đến nơi cửa Các Hạ. Cúi nghĩ, chỉ Các Hạ dùng tài cao học rộng vượt lên khoa lớn, dùng Đức lành, tiếng tăm vinh hạnh ở nơi Hữu mật, hòa nhã tự nhiên gánh vác mong ngóng của Tể Phụ trong thiên hạ, lại càng có biết sâu hiểu xa, thấu đạt chân áo tánh mạng của Thánh nhân. Đó mới thích nghi với nhà Phật, là vì Pháp đó mà cậy nhờ đó vậy. Nếu không vì văn ngọn không đầy đặn làm tủi nhục ân ban lớn, mà lấy đó truyền trải đến Hiền nhân Quân tử ở Triều đình, thì tôi thật may mắn với ngàn muôn sống chết vậy. Đó cũng là được chỗ gởi gắm của Phật tôi đem giáo Pháp giao phó vậy. Sách tôi dâng hiến gồm mười bộ ba mươi có đề tựa sách ở ngoài bìa. Kính cẩn nhân Thôi Thái Bác đem thông đến người chấp sự dưới, vết trần vấy bẩn Đài nghiêm, chẳng nhậm lo sợ đến cùng, chẳng tuyên bày. Khế Tung tôi kính cẩn tấu bạch.
THƯ DÂNG TĂNG THAM CHÍNH
Ngày…tháng…
Sa-môn Khế Tung tôi kính cẩn soạn thư gởi dâng đến Tham chính chấp sự Các Hạ. Tôi nghe, Phật giáo từng liên hệ đến chánh trị mà tương quan đến giáo hóa ấy vậy. Nếu có người nào muốn chánh sự tổn ích của Pháp đó, cứu sự suy tổn của giáo đó, mà chẳng cầu đến Tể giáo hóa Ty chánh trị, thì người đó tuy dốc hết tâm chí thành cấp cấp ở chốn hoang hóa đến già lại chết, hẳn không thể được toại chí ý ấy vậy. Nay, Tể giáo hóa, Ty chánh trị trong thiên hạ chỉ có các Thiên tử Tể tướng cùng Các Hạ tham dự Đại chính vua Thánh tôi Hiền ấy vậy. Nên tôi chẳng ngại xa ngàn dặm đem sách đó nhân người mà cầu đến Các Hạ, bởi cũng có ý đối với giáo đạo vậy. Cúi nghĩ, chỉ Các Hạ dùng đại công làm tâm, dùng các thiện làm trị, chẳng chợt nhiên với người hẹp tối đó, chẳng phế bỏ lời hoang đường đó, mà duỗi chút ít lắng nghe, chẳng chỉ may mắn của ngay người này, ước cũng đối với Đạo của Thánh phương Tây cũng tăng thêm phần tỏa sáng ấy vậy. Tôi thường cho rằng, Phật giáo đó làm thiện ở đời, hẳn rộng lớn đó thảy đều đầy khắp. Chỗ gọi là ban thí đó đến người thiện mà càng thiện, ban thí đó đến kẻ bất thiện mà cũng làm thiện. Nay chỗ khuyên của giáo tôi chẳng kịp, chỗ cấm của Hình pháp chẳng được, ngầm tính tâm khinh thường. Tuy ngu như hàng thất phu thất phụ nghe chỗ tôi nói là làm thiện có phước làm ác có tội, ít ai chẳng giảm ác đổi thiện vậy. Nếu đến nhà đến phòng mà cứ xét, thì sợ mười nhà có đến tám chín, mà thiên hạ nếu như vậy, đời sau càng mỏng dạt mà loạn đó bèn ít. Ai biết chẳng phải nhân Phật giáo ngầm hỗ trợ mà ấy vậy. Nên Đường Thư nói: “Tuy nói là giáo của phương khác, mà không tổn nguồn làm Lý”. Như ở trên chỗ gọi là tương quan ở giáo hóa, là nghĩa đây vậy. Phàm, dùng Đạo đó an Thiên tánh, mà biết nguyên do đi lại của Thần minh; tu thân trị tâm để thông đến chí Đức chí Đạo của Thánh nhân, xưa nay như thế có lắm nhiều vậy. Nay các người bàn luận dùng văn để bài bác Phật cho rằng không ích lợi đối với trị thế, đó cũng là các Quân tử ở trong đời không biết lý sâu, chẳng thấu đạt thể xa, chẳng thấy nguyên do của Phật giáo ấy vậy. Kẻ ngu tôi lấy đó làm lo ngại, sợ người bàn luận chẳng thôi, các hàng sanh sau học cuối tập tành mà làm theo đó, thì chẳng chỉ khuyết mất hỗ trợ giáo hóa của nước nhà, mà cũng tổn hại giúp đỡ của Âm đức đó vậy. Ở trong núi, tôi thường trộm biên thuật sách, suy sáng yếu chỉ của Phật giáo, dùng để dẫn dụ khuyên người học. Nhưng tôi tự nghĩ, riêng nơi sâu tối, không có thế lực, trọn chẳng thể toại việc truyền trao sách đó đến với thiên hạ vậy. Nếu chẳng có người cao sáng đặc đạt Đại nhã thanh thắng Quân tử, thì không thể thành chí nghiệp đó. Nên liền muốn mong Các hạ đồng vì Đạo đó xưng tán đến Thánh Hiền, ban trải đến Quân tử, lại nghĩ nhớ Phật giáo ở nơi thiên hạ. Nếu buông giữ pháp đó, thì càng thêm tổn đồ chúng đó, một khi đã xẩy ra, đến nơi Triều đình xử đặt, như trên chỗ nói liên hệ nơi chính trị, nghĩa đó ở đây vậy. Nay vì chánh thuyết tổn ích đó mà cầu đến cửa của Các Hạ, cũng thích nghi đó vậy. Các Hạ là người tài cao đức trọng, thiên hạ đều chiêm ngưỡng; khoan nhân đại minh, Triều đình đều nể phục, nếu vì lo Đạo đó chẳng lo thân, vì Pháp chẳng vì danh, thương xót chí đó, thâu nhận sách đó, suy mà trang trải đó, khiến thiên hạ biết sở dĩ làm giáo của Phật. Quân tử giúp đó để mở rộng thiện đó, tiểu nhân nhờ đó mà chừa đổi bất thiện đó, chẳng chỉ là may mắn của tôi, mà cũng là may mắn lắm của sinh linh trong thiên hạ vậy. Sách đó đề là “Sách Phụ giáo” gồm mỗi bộ ba sách có đề tên ở ngoài, kính cẩn nhân Thôi Thái Bác đem truyền thông đến người chấp sự dưới, mảy trần vấy bẫn Đài từ, chẳng nhậm lo sợ quá lắm, chẳng tuyên bày. Khế Tung tôi tấu bạch!
THƯ DÂNG TRIỆU NỘI HÀN
Ngày… tháng…
Sa-môn Khế Tung tôi kính cẩn soạn thư gởi dâng đến Bách ty Nội Hàn Các Hạ. Tôi thường nghe, Phật tôi xưa đem Pháp đó giao phó cho các vị Quốc Vương Đại Thần, thật ý đó là muốn nhờ thế của Vua tôi và Đại thần để chánh tổn ích đó vậy. Nên Vua Thánh, tôi Hiền là chỗ mà Đạo tôi muôn đời cậy nhờ đó vậy. Đồ chúng ở đời sau như toan lo Pháp đó, cứu suy tệ đó, mà muốn có chỗ gọi là làm thì không thể không nhờ Thánh Hiền của Triều đình đó vậy. Như tôi chẳng ngại xa ngàn dặm mang sách đó mà đến cầu nơi cửa của Các Hạ, hẳn cũng vì làm Pháp đó mà như vậy. Cúi nghĩ, chỉ Các Hạ làm đức có lường xa, lập triều có tiết lớn, dùng văn chương làm Tông của từ thần, địa vị gần Quan, hiển bày thường ngày tiếp sủng quan của Thiên tử. Lại đặc biệt chú ý đến Phật lý, dốc sức tham tầm áo diệu tánh mạng của Thánh nhân, điều đó càng thích nghi với nhà Phật là dùng Đạo đó mà theo đó ấy vậy. Tôi thường vì các Nho Sĩ ngày nay trong thiên hạ không biết Phật là Đại Thánh nhân, đạo đức đó rất lợi ích đối với sanh linh trong thiên hạ, giáo pháp đó rất hỗ trợ giáo hóa của nước nhà. Nay trong thiên hạ tự nhiên đua tranh làm sách mà dèm pha đó, nên tôi thường trộm lo dèm pha đó chẳng chỉ cản trở người làm thiện, mà lại tự tổn âm đức đó. Tôi liền biên thuật sách đề là “Sách Phụ giáo”, để khai phát làm sáng tỏ Phật Đạo, muốn dùng để khuyên dụ các hàng Quân tử ở nơi đời. Nhưng tự nghĩ, mình nép sâu xa bỏ, sức lực chẳng thể toại sự chấn động đó, nhọc trọn đêm than thở, mới mạo phạm trách phạt tiếm đổi, dám đem sách đó ngưỡng nhờ Các Hạ cao minh lan truyền đến các Thánh Hiền Quân tử. Nếu khiếm được những kẻ bài bác đó trong muôn một xoay tâm biết Phật, biết sở dĩ của giáo Pháp đó, rộng làm thiện đó, mà chẳng tổn âm đức, thì đó cũng là một Đạo của bậc Nhân Hiền dụng tâm vậy. Làm thắng duyên đó đáng phải đời đời kính phụng Các Hạ, đồng như trời đất thần minh thật nghe lời đó. Thản như Các Hạ chẳng thốt nhiên duổi ban chút ý tôn quý, thì muôn vàn may mắn lắm của tôi vậy. “Sách Phụ giáo” đó khắc bảng in một Bộ ba quyển và Thư, nhờ Thôi Thái Bác nhận đưa đến người chấp sự dưới. Can phạm vấy bẩn Đài từ, chẳng nhậm lo sợ quá lắm. Chẳng tuyên bày. Khế Tung tôi kính cẩn tấu bạch!
THƯ DÂNG LÃ NỘI HÀN.
Ngày… tháng…
Sa-môn Khế Tung tôi kính cẩn soạn thư gởi dâng đến Nội Hàn Lã Công Các Hạ. Tôi từng làm luận kém cỏi, may nhờ Các Hạ khéo giúp đó. Về sau tuy muốn lợi ích dâng gởi thuyết đó để thủy chung Các Hạ nghe xem ban giúp đức nghĩa. Thiết nghĩ, tôi bỏ núp ở chốn núi rừng chẳng thể toại đó, nay nghe Chiếu ban trở về, càng dùng bút tay lớn phát huy chế mạng của Thiên Tử. Đây không thể chẳng cố gắng, đã vì cầu đạt chí đó vậy, may Các Hạ chẳng chợt nhiên kim hẹp đó mà thiếu lưu ý vậy. Tôi nghe người khéo giỏi Lý đó thì thiên hạ gọi là chí công. Nay trong thiên hạ chỗ gọi là giáo của Thánh nhân là Chí (rốt ráo) vậy. Tuy sanh đó chẳng thuộc loại nào, mà khảo xét lý đó đều muốn người hướng thiện, thì lý do đó chưa từng khác vậy. Nhưng như ngày tháng năm, số đó tuy gần xa sai khác mà công của thành năm đó chỉ một vậy. Nên ở thời trẻ mạnh, tôi đều đọc sách đó tìm cầu ý đó, được ý đó thì thường đem nói với người là: “Đó đều đáng theo, mà không thể chống cự vậy”. Đã nói với người, lại mắc hoạn đó chẳng rộng lớn, mới đem đó làm sách, muốn rộng khuyên đó. Sách biên thuật đó tuy tích chứa có hơn mười vạn ngôn từ, mà danh tiếng nhỏ bé, thân phận ẩn tối chẳng thể truyền đó, tôi muốn nhờ đến Thánh Hiền để cùng khua động đó, mà mãi đến cuối cùng cũng không chỗ gặp. Đến lúc già tệ ở nơi núi hang, các Đệ tử sợ sách đó cùng với Thầy họ đều ẩn mất, nên có cầu xin để khắc bảng gỗ in, khắc xong lại xin gởi đến các Sĩ Đại Phu. Mới đầu, vì tránh sự chê trách là hiếu danh, mà chẳng theo cầu xin đó. Tôi tự bảo đó rằng: “Từ xưa các bậc chí nhân đều vì cứu độ giáo pháp đó mà chuốc lấy dèm pha chất thân. Người vì đạo xa lớn sao lại giúp hàng lưu tục dèm pha vậy ư?” Mới bỗng nhiên đưa hết sách đó đến các Tiên sanh Tấn thân. Tuy chưa từng biết lập là để ban trải đến các người đó, huống gì khiến nhục Các Hạ một lời coi xét, mà Các Hạ là người biết cao lường xa, vốn lấy thiện của thiên hạ mà làm ý của mình, mà dám chẳng trình bày đó ư? Kính cẩn đem sách đó một bộ ba sách được gọi là “Sách Phụ giáo”, ngoài bì có đề nhờ vị Tăng đưa đến người chấp sự dưới. Thản như nhọc nhục Các Hạ dụ hiểu đó ở người, thì thắng duyên công ngầm, đức ẩn đó đáng kính phụng Đại Quân tử đồng đó, Thần minh trị đó thật nghe lời này. Mảy trần vấy bẩn cao sáng, đâu giằng nỗi lo sợ quá lắm chẳng tuyên bày. Khế Tung tôi kính cẩn tấu bạch!
THƯ DÂNG ÂU DƯƠNG THỊ LANG.
Ngày… tháng…
Sa-môn Khế Tung tôi kính cẩn cúi bái dâng thư đến Tham chính Thị lang Các Hạ. Tôi nghe ngày xưa có Lý ưng lấy Danh Nho làm chỗ buộc phong giáo thiên hạ, nhưng ước mong đó đã quá cao. Các kẻ sĩ trong thiên hạ không thể được mà liền tương giao, mới đề ở cửa là “Long môn”. Nay các bậc sĩ trong thiên hạ chỉ cửa của Các Hạ như Long môn vậy, mà cửa của Các Hạ khó lên, là quá hơn so với Lý ưng vậy. Các Hạ là người văn chương tuyệt xuất, tham tầm kinh thuật, biện rành trị loạn, bình giải người vậy, phải phải quấy quấy hẳn công hẳn xác đáng. Mà các kẻ sĩ trong thiên hạ muốn đến nơi cửa của Các Hạ chẳng có đức đó thì sao dám cúi ngưỡng trước Các Hạ! Không chỉ chẳng dám việc cúi ngưỡng đó mà cũng sợ họ trông nhìn phong mà cứng lưỡi không giám giẫm bước đến ngạch cửa của Các Hạ có lắm nhiều vậy. Như tôi là người quê kệch ở chốn núi rừng, không danh trạng, nay đem sách đó tấu dâng đến Thiên Tử, nhân mà được mây dưới phong, Các Hạ chẳng liền bài xích bỏ đi, mà dẫn đó cùng nói ấm áp, mới vì đọc sách đó làm văn mà thấy hỏi. Đó là đặc biệt Đại Quân tử cùng người làm thiện, dẫn dụ đó muốn họ thấu đáo vậy. Tôi phóng lãng ngoài đời, chuyên vì ngu tự toàn vẹn, chỗ gọi là Văn chương kinh thuật, biện rành trị loạn, bình xét người vật, hẳn chẳng phải chỗ tôi có khả năng vậy. Vừa rồi mới được giẫm đạp đến của Các Hạ, tủi nhục Các Hạ nhã hỏi, trông nhìn lại bình sanh mà hổ thẹn biết lấy gì để xứng với sự tiếp đãi của Các Hạ ư? Nhưng tôi tự ở chốn núi rừng lại, liền muốn đem thuyết của núi rừng, lại cùng đem sách Tánh mạng đó, dâng đưa thuyết núi rừng đó là có sách mới biên soạn “Võ lâm sơn chí” một quyển, Sách Tánh mạng đó có “Sách Phụ giáo” in một bộ ba sách. Kính cẩn theo lễ dâng hiến, mảy trần vấy bẩn cao sáng, tội không chỗ trốn lánh, rất mực lo sợ, chẳng tuyên bày. Khế Tung tôi kính cẩn tấu bạch.
THƯ DÂNG TĂNG TƯỚNG CÔNG.
Ngày… tháng…
Sa-môn Khế Tung tôi kính cẩn dâng thư đến Tập Hiền Tướng Công Các Hạ. Tôi tuy chẳng thông mẫn, bình sanh tạm lấy việc Hộ pháp khuyên thiện làm trách nhiệm của chính mình. Mỗi lúc mong cầu đến các Tiên sinh tấn thân biết viên có thông chí lý của thiên hạ đồng dùng duy trì. Nên từng dùng “Sách Phụ giáo”, nhờ Đại thần Thôi Thái Bác hiến cống đến người chấp sự dưới. Thật do nhờ Các Hạ là người biết cao thấy xa, biết Phật rộng lớn đủ đầy làm Thánh nhân từ thời xưa trước vậy, muốn mong Các Hạ suy mà khuyên đó, còn không biết sách đó quả nhiên từng được Các Hạ xem nghe vậy. Mà tôi nay theo hướng Tây đi đến, hẳn muốn đem sách Thiền Tổ Đồ nguyện dâng đến Thiên Tử. Ngày đến kinh đô, thật muốn vâng phụng sự chỉ bảo của Các Hạ đi ở thế nào cho thích nghi, mà chậm trễ không thể đến được. Vài ngày trước, may được xin ở người lính gác cửa gặp khách, nhưng môn đồ lưu giữ, lọc lừa y nhiên mà trở về. Nhưng Các Hạ đối với việc thiên hạ hẳn lớn vậy, sợ chẳng rãnh để tận tường ý tôi vì sao trở lại núi rừng, liền gởi lại thư này, mong Các Hạ rũ lòng trông xét. Nhưng sở dĩ tôi trở về là vì Tổ tông của Phật giáo tôi đang bị lu mờ, chẳng được tỏ sáng, nên mới soạn sách “Truyền Pháp Chánh Tông Ký” gồm hơn mười vạn ngôn từ, cùng với sách “Định Tổ Đồ”, một mặt muốn nhờ Thánh minh rũ lòng xét đưa vào Đại tạng, truyền đó để tránh. Phàm các Phật tử Tam học trong giáo tôi, khiến họ muốn đời biết đó có chỗ bao gồm vậy. Cũng là chí nguyện như trên vậy. Chẳng những người học khác tự vì thân, vì danh mà tính toán kiêu hãnh, muốn cẩu thả có chỗ mong cầu vậy. Các Hạ thản vì thành thật đó chẳng sai lầm giáo mà thành đó, chẳng chỉ tự may mắn mà thôi, mà đó cũng là may mắn của giáo môn trong thiên hạ vậy. Mạo muội can phạm Đài sáng mà tội không thể trốn tránh, chẳng tuyên bày. Khế Tung tôi kính cẩn tấu bạch!
KHẢI VĂN CẢM TẠ LÝ THÁI ÚY
Ngày… tháng…
Ngày hai mươi mốt tháng sáu vừa qua, Sa-môn Khế Tung tôi cúi mong riêng nhờ chỗ bạn tặng Pháp y sắc tía, một bức điệp và một phong thư. Ngày đến Hàn Châu, Tri phủ Đường Công vời gọi ra núi, tận mặt ban trao kiện sắc điệp và thư đó. Đó cũng do Thái úy làm công danh trong đó, tiến cử luận mà khiến có ân ban như vậy. Ngày đó, tôi tự cho mình đạo đức mỏng manh rỗng trống không xứng đáng ân ban lớn của Thiên Tử, vài ba phen chối nhường, tuy ngôn từ ý tứ khẩn thiết, mà Đường Công trọn chẳng dung giữ chí sắc son đó. Qua ngày hôm sau, Đại chúng ở chùa Linh Ẩn bảo đắp mặc phục chương đó. Tuy vâng phụng sáng rỡ lớn đó mà sâu tối hẹp hòi không nghĩa là nhục với mỹ mạng của nước nhà, nhục với Các Hạ ngơi khu tiến cử, mà thật là cảm mà sợ vậy.
Cúi nghĩ, Thái uý là người tài thức khí vận, là anh hào của đương thời, cao hoa của cửa nhà, rất thân thích với Đế gia, còn cúi nhặt chút thiện nhỏ nhoi của lão già miền quê u tối, suy mà ngợi khen đó, khiến dự ân đượm của người chủ. Đó chẳng chỉ vui nói thiện của người, ước lại trung với nước nhà thiên hạ vậy. May mắn lắm! May mắn lắm!
Như thư của Các Hạ gởi lại nói: “Đọc sách “Phụ giáo” đó, biết đó cùng còn thành thật có thể để phục người ấy vậy”. Lấy đó mà nói, thì Các Hạ cũng còn có Tâm nghĩ nhớ chỗ còn đó. Như đó có thể dùng để phục người, đâu dám xứng đáng đó, nhưng chỗ tiết tháo chí ý đó chẳng 10 phải muốn cẩu thả ở vinh danh vì thân mà thôi vậy. Xin càng vì Các Hạ mà nói đó: “Tôi mới đầu vì Bản giáo tích chứa dần suy, đồ chúng đó hiếm ít người hay giũa mài tinh tường. Quân tử không tin, Tiểu nhân chẳng kính, nên tôi lo lắng Đạo của Thánh nhân mờ tối, mà thiên hạ mất gốc làm thiện đó, vì thế mà quyết chí phù trì đó vậy. Sách đó lúc đầu mới thành, thành thật trông mong thượng đạt, nhờ thạnh đức của các Quân tử Quần Hiền của Triều đình, họ khuyên dễ hành, họ truyền dễ rộng. Chỉ tâm nguyện cứu đạo đó, nên như đứng ngồi trong nước lửa, mong muốn người giúp đỡ đó, chẳng đoái hoài chỗ lưu trụ gọi là nói khoát mà tự khoe đó vậy. Nay đối với Đạo chưa có chỗ bổ ích khuyên thiện không công hiệu, mà liền tủi nhục với ân huệ lớn, cũng thích nghi làm Tâm nào ư? Mạnh Tử nói: “Tuy có cày bừa chẳng như chờ đợi thời”. Nay quả thật là thời của Thánh Hiền, may Các Hạ lưu ý vậy. Nếu Đạo tôi càng khuyên, Quân tử càng tin, tiểu nhân cùng kính, nhờ thắng duyên đó để báo ân ban tặng của Thánh Quân, nhận biết của Các Hạ, đó cũng là thấu đáo vậy. Trong Thiền tôi chẳng dám chuyên dùng văn tự để tự mừng vui, mà chỉ nhờ đó để truyền Đạo đó vậy. Đó lại may nhờ Các Hạ xét đó. Kính cẩn nhờ Lục Viên ngoại đến chuyển dâng tấu Khải văn cảm tạ, chẳng nhậm cảm ân, lo sợ quá lắm! Cúi nghĩ, chỉ Đài từ duỗi ban xét nghĩ, chẳng tuyên bày. Khế Tung tôi kính cẩn tâu Khải Văn.