ĐÀM TÂN VĂN TẬP

Sa-môn Khế Tung ở Đông Sơn, Đàm Tân, Đằng Châu soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

LUẬN HOÀNG CỰC

Thiên hạ đồng đó, nên gọi là Đại Công, thiên hạ trung chánh, nên gọi là Hoàng Cực. Trung chánh do vì đồng tâm của muôn vật, chẳng phải trung chánh do vì lìa tâm của muôn vật. Lìa đó thì thiên hạ loạn vậy, đồng đó thì thiên hạ bình trì vậy. Khéo làm thiên hạ hẳn trước gìn giữ Hoàng cực mà đạt đến Đại Công vậy; chẳng khéo làm thiên hạ, trước hẳn buông phóng Hoàng cực mà phế bỏ Đại công. Cho nên xưa trước Thánh nhân suy Hoàng Cực ở nơi vua người, chẳng phải đâu khác, vì muốn họ bình trị thiên hạ vậy. Giáo Hoàng cực ở nơi người dân, chẳng phải đâu khác, vì muốn thiên hạ đó bình trị vậy. Triều đình nước nhà là đại thể của thiên hạ, phú quý rộng cao là đại thế của thiên hạ. Giữ gìn được đạo ấy thì thể và thế yếu kém. Đạo ấy là chẳng phải đạo nào khác mà là đạo của Hoàng cực vậy. Chu Văn Vương, Chu Võ Vương đánh dẹp họa loạn, khôi phục Vương nghiệp lớn. Phú quý sùng cao mà cha con tiếp nối nhau, bói chọn nhiều đời, bói thời gian lâu dài. Tuy xưa qua nay lại, chưa có ai quá hơn vậy. Công đức thanh danh ấy rõ ràng rực rỡ sáng tỏa đến vô cực, chỗ gọi là gìn giữ được đạo ấy vậy. Mãi đến thời các vua Di Vương, Bình Vương, Trang Vương, Kính Vương xuống nhà mà đặt lễ chư hầu, chuyển dời về hướng Đông mà tạm lánh Nhung Địch. Các nước mạnh giăng bày, mà chẳng có khả năng cấm chế, phú quý cao chẳng thể tôn trọng, nguy ngập sắp suy sụp cơ nghiệp lớn của Tiên Vương ấy vậy, chỗ gọi là gìn giữ mất đạo ấy vậy. Than ôi! Nhà chỉ vài người, sanh sản của năm mẫu mà hàng thất phu thất phụ làm chủ đó. Họ làm người rất mực ngu hèn vậy, họ làm trị bình quá ư nhỏ nhoi vậy. Đến lúc người có tiết tháo trung chánh mà đến đó, nên nhà người thân gần đó, làng xóm thân cận kính mộ đó. Đó là sự mở mạng gia đạo còn có thể nhiều đời truyền đến con cháu, huống hồ đầy đủ Đại thể của thiên hạ. Nhân Đại thể của thiên hạ mà có thể đặt để đó làm vốn, có để làm thế đó, dùng Hoàng cực mà khắp đó, sao có chẳng theo mà phục đó, há chẳng kề vai giẫm gót mà về đó? Thi nói: “Thục nhân Quân tử, chánh phải người nước nhà, chánh phải người nước nhà. Hổ chẳng muôn năm”. Nghĩa là đó vậy. Hoặc nói: “Hoàng cực là đạo gì vậy?” Xin nói, đó là Đạo trời, Đạo đất, Đạo người, Tam tài mà một đó. Lại nói: “Sao nói vậy”. Xin nói: “Đạo trời chẳng trung chánh thì nhật nguyệt muôn sao chẳng tỏ sáng, gió mưa sương tuyết chẳng đúng mùa, ngũ hoàng xoay chuyển rối ren, muôn vật chẳng sanh. Đạo đất chẳng trung chánh, thì núi non gò đồi sụp đổ, sông ngòi rạch ngưng chảy, cỏ cây trăm thật chẳng thành, Thành hoàng am cốc nghiêng đổ. Đạo người chẳng trung chánh, thì tánh tình tương loạn, trong làm cuồng vọng, ngoài làm họa hại. Đối với mình thì tương tổn sự sống, đối với kẻ khác thì tương tổn đến người. Nên tuy trời có cao sáng rộng lớn, mà nhỏ Hoàng cực, ai làm trời ư? Tuy đất rộng dày không ngằn mé, mà nhỏ Hoàng cực thì ai làm đất ư? Tuy người được khí tốt và linh so với muôn vật, mà nhỏ Hoàng cực, thì ai làm người ư? Nên Hoàng cực chẳng phải Thánh nhân làm đó vậy. Nên nhân chỗ suy đó để dạy người ở ấy vậy. Y Duẫn nói: “Ta là Tiên giác của dân trời ấy vậy, ta sắp dùng đạo ấy để giác ngộ dân ấy”. Thánh nhân nghĩa là Tiên giác đó vậy, nên do đó mà Thánh nhân cẩn trọng đối với Hoàng cực đó, Họ cấp cấp đó ở làm người vậy, họ lo buồn thiên hạ quá lắm vậy. Tại sao? Từ sau đời Thuấn Võ, thời ấy càng bạc bẻo, rầm rầm rỉ rỉ người ai không lỗi quá. Nhỏ thì lỗi quá với nhà họ, lớn thì lỗi quá với nước họ, lại lớn thì lỗi quá với thiên hạ họ. Hoàng cực khi ấy phải chấn động đó. Mới đầu, suy hành ở Cửu thù, Võ Vương được đó, dùng tạo thiên hạ của Chu. Thiên hạ đã lớn lại lâu dài, do đo Ngũ phước, Lục cực buộc Hoàng cực ở một thân. Tốt nêu xấu bày buộc

Hoàng cực ở một nước một thiên hạ, Hoàng cực đó có thể lìa ư? Ôi! Người đời không ai mà chẳng nhấc đá để chánh nặng nhẹ của vàng, kéo dây mực để chánh thẳng cong của cây gỗ. Đến lúc họ sở dĩ làm thân, làm thiên hạ nước nhà mà không biết nâng nhấc Hoàng cực mà chánh đó, phải trí của Thánh hiền hào kiệt, trái lại ra ở dưới dân thợ trăm nghề. Mạnh Tử nói: “Phải, chẳng làm vậy. Quấy, chẳng thể vậy”. Phàm vua người ngày xưa họ có làm vậy, nhấc Hoàng cực mà thực hành đó, nên chẳng đợi nghi, chẳng do dự, chẳng xét ở thần, chẳng chọn ở người. Tuy Nghiêu đem thiên hạ cho người đó, mà người của thiên hạ chẳng phải vì không thân gần người đó mà oán Nghiêu. Tuy Võ đem thiên hạ đến với con họ, mà người của thiên hạ, chẳng vì riêng thân gần đó mà oán Võ. Thang một lần chinh chiến từ Cát Thủy mà thiên hạ tin đó, xoay mặt hướng Đông mà đánh Tây gây oán, xoay mặt hướng Nam mà đánh Bắc cừu oán. Nói: “Sao làm sau ta? Dân trông ngóng đó như nắng hạn mà trông ngóng mây mưa vậy, mà thiên hạ cũng chẳng vì khổ nhọc. Họ phải chinh phạt mà oán đối với Thang, bởi cùng thiên hạ chung đó. Thuấn dùng thất phu mà nhận người thiên hạ; Chu Công dùng thiên hạ phong họ đồng giòng họ hơn năm mươi nước. Mà Thuấn và Chu Công chưa từng dùng riêng mình mà nghi ngờ ở thiên hạ, và thiên hạ cũng dùng công của Thuấn và Chu Công đối với thiên hạ vậy. Chu có mười người loạn thần mà nước đó bình trị. Trụ có ức triệu người Di mà nước đó diệt mất. Tai sao? Dụng được trung chánh nên chẳng hẳn nhiều vậy, dụng không trung Chánh, tuy nhiều nào ích gì? Hoặc có người nói: “Sao gọi là dụng được trung chánh?” Xin nói: Với người tài lớn thì trao cho việc lớn, với người tài nhỏ thì trao cho việc nhỏ. Người kham nỗi việc lớn, không thể vì có thất bại chút ít mà vất bỏ họ. Người thích nghi với việc nhỏ, không thể đem Đại thành mà giao phó cho họ. Thi nói: “Núi có cây Tần, nơi ẩm thấp có cây Linh. Hỏi ai tương tư?

Người đẹp phương Tây, kia người đẹp vậy. Người vậy của phương Tây”. Bởi nghĩ, nhà Chu dùng người lớn nhỏ được thích nghi với họ vậy. Thưởng, phạt, gạt bỏ, nhấc lên là quyền lớn của Vua vậy. Hiệu lệnh hình pháp là giáo lớn của Vua người. Giáo chẳng trung chánh thì dân họ nghi ngờ, quyền chẳng trung chánh thì thế đó là khinh thường. Hoặc hỏi: “Sao gọi là quyền và giáo đó trung chánh ư?” Xin nói: Thưởng là do vì tiến công vậy, chẳng vì cẩu thả mến thương mà thêm sâu dày. Phạt là do vì ép tư vậy, chẳng vì cẩu thả ganh ghét mà thêm nặng nhọc. Gạt bỏ là do vì trừng trị lỗi quá đó, chẳng vì hai pháp sang hèn đó. Nhấc lên là do vì đưa đạo ấy lên, chẳng vì phá hủy danh dự mà khảo xét người ấy. Hiệu lệnh là do vì ổn định dân, chẳng thể khinh xuất mà thường cải đổi. Hình pháp là do vì ước chế dân, không thể làm nhiều và cẩn trọng lớn. Làm nhiều và cẩn trọng lớn thì dân phiền mà không ân. Khinh xuất thường cải đổi thì dân lầm hoặc mà không chuẩn mực. Vì phá hủy hay danh dự mà khảo xét người ấy thì kẻ thương ghét được tứ ý buông lời. Vì hai pháp sang hèn thì người cao sáng được cậy thế đó. Vì cẩu thả ganh ghét mà thêm nặng nhọc thì mất tại bất nhiên. Vì cẩu thả mến thương mà thêm nồng hậu thì mất tại chẳng phải Lễ. Lễ là dung của Hoàng cực. Nhạc là tiếng của Hoàng cực. Chế độ là khí cụ của Hoàng cực. Chẳng cử khí cụ ấy thì tỉnh điền sai, thuế khóa loạn, xa phục cung thất trên tiến dưới bức. Chẳng kích động tiếng đó thì người thần chẳng hòa, phong tục lưu đảng; chẳng rõ bày dung đó, thì tôn ty không riêng biệt, trên dưới lộn xộn. Phàm, Hoàng cực chẳng vì xưa mà có, chẳng vì nay mà không, chẳng vì Nghiêu Thuấn Võ Thang mà lâu dài, chẳng vì Kiệt Trụ u lệ mà tiêu mất, chỉ tại người thực hành đó vậy. Thực hành đó thấu đáo, do vậy mà làm Đế làm Vương; thực hành đó không thấu đáo, do vậy làm Ngũ bá làm Chư hầu. Tuyệt bỏ mà chẳng thực hành, do vậy mà bị mất nước. Người đắc làm Thánh, người trở lại làm Hiền, người vất bỏ mà chẳng học, họ làm tiểu nhân vậy. Hoặc nói: “Tần Hán họ đối với Hoàng cực thấu đáo đó ư?” Xin nói: Tần mất nước ấy tuy chẳng luận bàn mà Hoàng cực đoán có thể biết vậy. Hán đó đối với Hoàng cực, xem sách họ thì mỗi mỗi có thể biện rành. Đại khái mà nói đó cũng chưa thấu đáo. Họ ở khoảng Vương Bá, hoặc là dùng làm ấy vậy.

GIẢI TRUNG DUNG

BÀI MỘT

Hoặc nói là: “Trung Dung cùng với Lễ Ký, nghi ngờ như khác nhau vậy. Do vì lời tựa đều sai mà ghi chế độ vậy. Trung Dung là mới chánh ở thuyết tánh mạng mà thôi, so với Kinh Lễ cũng chẳng khác ư?”

Ông già từ từ mà biện giải đó rằng: Ông há không biết Trung Dung ư? Phàm, Trung Dung là cùng cực của Lễ mà nguyện của Nhân nghĩa vậy. Lễ, Nhạc, Hình, Chánh, Nhân, Nghĩa, Trí, Tín tám điều đó là một ở Trung Dung ấy vậy. Người mất ở trung tánh tiếp ở vật mà mừng, giận, buồn, sợ, thương, ghét, phát sanh, tham dục phát sanh vậy. Có bậc Thánh nhân sợ lý trời đó sắp diệt mà nhân luân chẳng ghi vậy, nên vì đó mà làm Lễ, Nhạc, Hình, Chánh, để tiết chế mừng, giận, buồn, sợ, thương, ghét, tham dục ấy vậy. Vì đó làm Nhân, Nghĩa, Trí, Tín để mở rộng giáo Đạo đó vậy. Làm Lễ đó có trên dưới trong ngoài, khiến người mừng chẳng được cẩu thả thân gần, người giận không được cẩu thả xa vời. Làm Nhạc đó, có âm của Nhã chánh hòa bình để tiếp hơi khí đó, khiến người mừng và người tham dục chẳng được quá lắm. Làm Hình đó, có giết phạt đổi trách, khiến người giận mà phát ác không cùng lấn bước. Làm Chánh đó, có thưởng có phạt, khiến người buồn được nói ra, người sợ có khuyên răn. Làm Nhân đó, để dạy khoan hậu mà dung thứ vật. Làm Nghĩa đó, để dạy họ làm việc gì hẳn thích nghi. Làm Trí đó, để dạy họ mở lời mà không khinh thường. Nên Lễ, Nhạc, Hình, Chánh là Đại tiết của thiên hạ. Nhân, Nghĩa, Trí, Tín là Đại giáo của thiên hạ. Tình đó phát chẳng vượt quá tiết đó, hạnh đó tu mà chẳng mất giáo đó, thì Đạo của Trung Dung ngỏ hầu vậy. Phàm, Trung Dung là lập Đạo của người, nên Quân tử là tướng hữu vi vậy, là tướng hữu hành vậy, hẳn tu Trung Dung sau đó mới cử vậy, uống ăn có thể tuyệt bỏ vậy. Thế của phú quý sùng cao có thể nhường vậy, mà Trung Dung không thể bỏ vậy. Họ thành thật Tâm họ, họ tu thân họ, họ chánh gia đình họ, họ bình trị nước nhà họ, họ tỏa minh đức khắp cả thiên hạ. Bỏ Trung Dung họ lấy gì làm vậy? Người mất nước diệt thân, đó hẳn là quên Trung Dung nên vậy! Thư nói: “Đạo ấy không thể xa lìa trong khoảnh khắc. Có thể lìa, tức chẳng phải Đạo vậy”. Nghĩa là ở đó vậy.

BÀI HAI

Hoặc hỏi rằng: “Chỗ gọi là Lễ, Nhạc, Hình, Chánh là Đại tiết của thiên hạ. Nhân, Nghĩa, Trí, Tín là Đại giáo của thiên hạ. Tình đó làm chẳng vượt quá tiết đó, hạnh đó tu chẳng mất giáo đó, thì Đạo của Trung Dung ngõ hầu vậy. Kẻ hèn tôi đang mù mịt chưa thấu đạt ý đó, ông nên lại vì tôi mà nói đó”.

Ông già bảo: Trẻ em có trí thay! Có thể nghe Đạo vậy. Phàm, giáo ấy là sở dĩ suy ở nơi người vậy, tiết ấy là sở dĩ chế nơi tình vậy. Nhân, Nghĩa, Trí, Tín cử thì nhân tình được chỗ ấy vậy. Người chẳng bạo sống đó, lý sống của người được vậy. Tình chẳng loạn tánh đó, lý tánh của người tránh vậy, thì Đạo của Trung Dung còn vậy. Nên mừng, giận, buồn, vui, thương, ghét, tham dục nó lôi kéo người, vì mất Trung Dung ấy vậy. Nhân, Nghĩa, Trí, Tín, Lễ, Nhạc, Hình, Chánh nó dẫn người để trở về Trung Dung ấy vậy. Nên nói Nhân, Nghĩa, Trí, Tín, Lễ, Nhạc, Hình, Chánh, tám điều đó là một ở Trung Dung ấy vậy. Phàm, Trung Dung ấy là chẳng làm vậy, chẳng khí cụ vậy, sáng tỏ như Nhật Nguyệt mà không thể nhìn thấy, sân tối nói Quỷ thần mà không thể lường vậy, chỉ là Quân tử nên hay dùng Trung Dung toàn vẹn, chỉ tiểu nhân nên hay dùng Trung Dung biến. Toàn vẹn đó là làm thiện thì không chỗ chẳng đến vậy. Thư nói: “Mọi người đều nói: Ta biết chọn ở Trung Dung mà chẳng thể kỳ hạn một tháng gìn giữ đó”. Là Thánh nhân, đâu chẳng muốn thủy chung của người ở Trung Dung mà cẩn trọng Biến ấy vậy. Thuấn lấy đó làm vua của người, mà đời sau tôn xưng là Thánh. Nhan Hồi lấy đó làm người Bề tôi, mà đời sau tôn xưng là Hiền. Võ Vương và Chu Công lấy đó làm người con, mà đời sau tôn xưng là Hiếu. Trung Dung đâu có hư vọng đó ư? Ôi! Đời sau người làm vua, người làm bề tôi, làm con cháu của người, mà đời sau đó chẳng ngợi khen, thì chẳng gì đâu khác, chỉ bởi không tu Trung Dung nên vậy.

BÀI BA

Hoặc hỏi là: Hồng Phạm nói: “Hoàng Kiến đó có cùng cực”. Thuyết giả nói: “Đại lập đó có Trung ấy vậy”. Đó thì cùng với điều ông gọi là Đạo của Trung Dung là khác hay là đồng ư?

Xin nói: Cùng với Hoàng cực phần nhiều đồng mà phần ít khác. Đồng là vì điểm đồng đó hướng đến trị thể; khác là vì khác đó ở giáo đạo vậy, Hoàng cực giáo vậy, Trung Dung đạo vậy. Trung Dung đó nói: Mừng, giận, buồn, vui đó chưa phát, gọi đó là Trung phát; đều Trung tiết, gọi đó là Hòa. Trung ấy là gốc lớn của thiên hạ, Hòa ấy là đạt đạo của thiên hạ. Thấu đạt Trung Hòa là địa vị của trời đất vậy. Đó cũng chẳng vào ra muôn vật vậy. Giáo ấy là chánh vạn vật nguy vạn vật, nên dùng giáo làm Trung vậy. Hồng Phạm đã nói: “Không thiên không lệch là nghĩa của Tuân vương, không có làm khéo là Đạo của Tuân vương, không có làm ác là Đường của Tuân Vương. Không thiên, không đảng, Vương đạo thênh thang; không đảng không thiên, Vương đạo bình bình; không phản không trắc, Vương đạo chánh trực. Nhóm Hữu cực đó kết quy ở Hữu cực, đó cũng chẳng chánh trực muôn vật ư? Phàm, Trung Dung ở nơi Hồng Phạm, nó cùng làm trong ngoài vậy. Như người có Tâm vậy. Người mà không Tâm thì sao để hình sống ư? Tâm mà không người thì cũng làm sao thi hành tư lự đó ư?

Hỏi: Trịnh Thị giải về Thiên mạng gọi đó là Tánh. Nói là Thiên mạng nghĩa là mạng của trời sanh người ấy vậy. Đó gọi là tánh mạng. Mộc thần thì Nhân, Kim thần thì Nghĩa, Hỏa thần thì Lễ, Thủy thần thì Trí, Thổ thần thì Tín. Xét về nghĩa của Trịnh Thị, đáng nghi ngờ đó. Nếu Thiên mạng sanh người, tánh ấy thì tùy chỗ cảm mà có đó vậy. Cảm ở Mộc thần thì tánh Nhân; cảm ở các thần, Kim, Hỏa, Thủy, Thổ thì là tánh Nghĩa, Lễ, Trí, Tín vậy. Tợ như chẳng phải tập mà được đó vậy. Cùng với điều ông nói là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đó đối với tánh hẳn do giáo mà thành đó cũng chẳng khác ư? Mong được nghe vì sao nó như vậy?

Ông già bảo: Khoái thay lời hỏi của ông! Tôi thường mắc bệnh với Thuyết của Trịnh trị chẳng được rõ ràng, mà chưa rãnh để bàn nghị đó. Nhưng Trịnh thị đâu có khả năng rốt ráo để thuyết tánh mạng ư? Phàm, gọi Thiên mạng đó nghĩa là tánh, Thiên mạng là số của đất trời; tánh tức tánh linh, bởi cho người do số của trời đất mà sanh hợp tánh linh ấy vậy. Tánh là lý vốn có, bởi tình cảm mà có đó. Thánh nhân vì tánh của người đều có ân ái cảm kích, biết riêng tư lự theo tình ấy, nên đem giáo ấy, nhân tiện mà sung vào. Ân ái có thể để thành Nhân, cảm kích có thể đó để thành Nghĩa, biết riêng có thể để thành Lễ, tự lự có thể để thành Trí, cùng theo có thể để thành Tín. Ai có nhân cảm mà được tánh ấy ư? Phàm, vật chưa thành hình thì tánh và sanh đều không, ai làm có thể cảm ư? Người đã sanh, thì nào đợi cảm thần vật mà có tánh ấy ư? Còn các thứ kim, mộc, thủy, hỏa, thổ kia nó làm vật vô tri, ai có thể chăm chăm mà bảo nó vậy ư? Quái lạ thay! Lời nói của Trịnh tử cũng chẳng nghĩ đó, quá lắm vậy. Như nói đó thì Thánh nhân sao dùng giáo làm, mà hoặc giả im lặng như đó vậy.

BÀI BỐN

Hoặc nói là: “Tôi thường nghe tánh của người có thượng hạ như tay chân vậy, không thể chuyển đổi. Nên Khổng Tử nói: “Chỉ bậc Thượng trí và hạng Hạ ngu không đổi thay”. Hàn Tử nói: “Thượng ấy là thiện mà thôi, Hạ ấy là ác mà thôi”. Mạnh Tử nói: “Vậy nên, tánh của chó cũng như tánh của trâu, tánh của trâu cũng như tánh của người”. So với điều ông gọi là tánh, tôi nghi ngờ đó. Nếu không Hiền chẳng ngu, không người và vật, lẫn lộn thành một chẳng phân biệt thượng hạ đó, mà chân có thể thêm ở đầu, đầu có thể đặt để nói chân, điên đó đảo đó, đâu thấy nó chẳng chuyển đổi ư? Ông sao dùng khác so với thuyết của Thánh Hiền ư?”

Ông già bảo: Tôi tuy cùng ông trọn ngày bàn nói, mà ông còn ngoan cố chẳng hiểu, gần như tôi không biết làm sao nữa vậy! Ông tiếp nhận lời tôi nói mà không dùng tâm thông, lại lấy sự mà trách tôi ư? Tôi tuy nói khéo cũng sao tránh khỏi bị trách lắm lời ư? Trọng Ni nói, chỉ có bậc Thượng trí và hàng Hạ ngu chẳng chuyển đổi, bởi nói người có tài và không tài mà phân định vậy. Người tài mà thông minh là bậc thượng, kẻ không tài mà mờ tối là bậc hạ vậy, chứ đâu nói tánh ấy có thượng hạ ư? Nên Khổng Tử trước đã nói: “Tánh cùng gần giống nhau, do tập quen mà dần xa nhau”, mà thượng trí và hạ ngu chẳng đổi thay. Tiếp đó, tạm dùng tánh có thượng hạ mà chẳng đổi thay vậy. Tánh của ăn uống nam nữ thì chỉ ở nơi bậc trí, mà kẻ ngu chẳng được có đó. Nếu đều có đó thì không thể cho là tánh đó cố định ở thượng hạ vậy. Lời của Hàn Tử nói là lấy ở Trọng Ni, chỗ gọi là không đổi thay ấy vậy. Không thể xa rõ ràng ở nghĩa đó, mà tạm dùng thiện ác để định thượng hạ ấy, há không thành thật ấy ư? Thiện ác là thuộc về tình, chẳng phải tánh tình. Tình có thiện ác mà tánh không có thiện ác. Tại sao? Vì tánh tĩnh lặng, tình giao động. Hình của thiện ác thấy ở nơi động vậy. Lời của Mạnh Tử nói tánh của chó cũng như tánh của trâu, tánh của trâu cũng như tánh của người, tức là Mạnh Tử chỉ chỗ ưa muốn (= Dục) của tánh vậy, nên đó chẳng đồng vậy. Còn điều tôi nói về tánh, tức như điểm mà hai ông kia nói là tình vậy. Tình thì ai chẳng khác ư? Tánh thì ai chẳng đồng ư? Nhưng mà chó trâu như người vậy, mọi người như Thánh Hiền vậy. Lấy gì để thấy ở mọi người cùng như Thánh Hiền ư? Phải nói thật sự ông không biết vậy. Chó trâu thì là chó trâu vậy, mọi người thì mọi người vậy, Thánh Hiền thì Thánh Hiền vậy. Phàm, chó trâu sở dĩ làm chó trâu là vì tánh chó trâu mà chẳng khác biệt vậy. Mọi người sở dĩ làm người là vì mọi người linh mà chẳng thông minh vậy. Người Hiền sở dĩ làm người Hiền vì người Hiền thông minh mà chưa thành vậy. Thánh sở dĩ làm Thánh là vì Thành thành tựu thông minh vậy. Phàm, Thánh ấy tức chỗ gọi là Đại Thành vậy, la Đạo của Trung Dung vậy. Tĩnh lắng cùng với đất trời đồng lý đó, giao động cùng bốn mùa hợp vận đó. Cho nên, Thánh nhân dùng Lễ thì an vị Vua tôi vậy, cha con thân gần vậy, anh em kính nhường vậy, nam nữ phân biệt vậy, già có chỗ dưỡng, trẻ có chỗ dạy, mạnh khỏe có chỗ làm việc, yếu đuối có chỗ được an. Hôn thú tang táng thì thủy chung được thích nghi đó. Trời đất muôn vật không gì chẳng có thứ lớp. Dùng Nhạc đó thì Triều đình hòa mục, thiên hạ không âu lo, âm dương hòa khí, mưa gió phải mùa. Phàm, loại có khí huyết không gì chẳng phô bày sống vui nơi giao xã tông miếu mà quỷ thần lại nương nhờ. Dùng Hình đó thì quân lính tù ngục tố tụng đúng lý, mà bốn phương tám hướng sợ oai đó, dân ấy xa lìa ác mà chuyển đổi thiện. Dùng Chánh đó thì người Hiền ngày một thăng tiến, kẻ nịnh ngày một dứt trừ, chế độ lớn khắp, thanh minh văn vật có thể để chỉ bày cho đời sau. Dùng Nhân đó thì bốn biển an. Dùng Nghĩa đó thì muôn vật thích nghi. Dùng Trí đó thì sự nghiệp lan tỏa. Dùng Tín đó thì thiên hạ dùng thật ứng. Do đó mà Thánh nhân dùng Trung Dung làm vậy”.

BÀI NĂM

Người ấy lại kính bái, bước tới trước mà nói: “Thấu đạt thay! Lời của ông nói. Mà nay về sau, tôi biết được Trung Dung là làm thấu đáo vậy, là chí đạo của thiên hạ vậy, kể cả trời đất, quỷ thần, cũng không lấy làm quá vậy. Chúng ta chẳng phải Trung Dung thì làm sao sống vậy? Dám hỏi, Trung Dung có thể dùng để học ư?”

Xin nói: “Đó nghĩa là sao? Sao chẳng thể học vậy? Phàm, Trung Dung chẳng phải im bặt hết sạch mà không dụng vậy. Nên chí thuận thì biến, biến thì thông vậy. Tiết là do vì chế cái biến ấy; học là do vì thực hành cái thông ấy. Biến mà thích hợp nghĩa do đó làm Quân tử; thông mà mất giáo, do đó làm tiểu nhân. Nên nói, Trung Dung là Chánh ở học ấy vậy. Nhưng mà làm sao để học ư? Xin nói, nên học Lễ, học Nhạc vậy. Lễ nhạc tu thì Trung Dung thấu đạt vậy. Lễ do vì chánh sự thấy nghe vậy, chánh cử động vậy, chánh nói năng vậy, ngăn ngừa tham dục vậy. Nhạc là do vì tuyên uất nghẹn vậy, hòa khí huyết vậy. Thấy nghe chẳng tà, cử động chẳng loạn, nói năng không vọng, tham dục không làm, tư lự điềm sướng, khí huyết hòa bình mà Trung dung. Sau đó dùng Nhân để an đó, dùng Nghĩa để thực hành đó, dùng Trí để thông đó, dùng Tín để giữ đó, mà Hình và Chánh còn ở khoảng ấy vậy”.

Lại nói: “Như người xưa, họ sao có thể Trung Dung vậy, và kẻ hèn tôi xin theo người đó vậy?”

Xin nói: “Do từ sách mà có thể đọc xem đó, thì Thuấn, Khổng Tử, tiếp theo đó thì Nhan Tử, Tử Tư, Võ Vương, Chu Công, thì gọi họ hay dùng Trung Dung mà hiếu vậy”.

Lại nói: “Nghiêu cùng Võ, Thang, Văn, Võ, Chu Công há chẳng phải là Thánh nhân ư? Trên thì họ chẳng đến Nghiêu, dưới họ chẳng kịp

Võ, Thang, Văn, Võ, Chu Công, nghĩa là sao vậy?”

Xin nói: “Khổng Tử không nói, thì tôi đâu dám bàn nghị ư?”

Lại nói: “Mạnh Kha học ở Tử Tư, ông ta có hay Trung Dung chăng?”

Xin nói: “Tôi không biết”.

Lại nói: “Lý Cao ở thời Tiền Đường có hay giỏi Trung Dung chăng?”

Xin nói: “Lý Cao là người bắt chước Trung Dung, còn có hay giỏi chăng thì chưa nghe vậy?”

Lại hỏi: “Ông có hay giỏi Trung Dung không?”

Xin nói: “Tôi là kẻ ngu dốt, đâu dám vậy, ước cũng từng học ở Đạo của tôi, vì Trung Dung gần như Đạo của tôi, nên trộm mà nói đó, chứ đâu dám cho là hay giỏi Trung Dung ư?”

Người ấy nói: “Kẻ hèn tôi tay không thông mẫn, nhưng xin tuân vâng lời chỉ dạy đó!” Rồi cúi đầu kính bái mà lui ra.

 

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19