ĐÀM TÂN VĂN TẬP
Sa-môn Khế Tung ở Đông Sơn, Đàm Tân, Đằng Châu soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 15
PHI HÀN TỬ
(Phần Trung)
BÀI HAI
Mới đầu thấy Nguyên Đạo của Hàn Tử, chỉ lấy Nhân nghĩa làm Đạo Đức, tôi cho rằng Hàn Tử như vậy là tuyệt nhiên, không biết Đạo đức của Nho vậy. Sau đó thấy luận “Bất Nhị Quá” của Nhan tử nói: “Thánh nhân ân chánh tánh của căn Thành minh, chánh Đức của Trung Dung”. Lại dẫn ở Trung Dung nói: “Tự thành minh, gọi đó là Tánh, tự minh thành gọi đó là giáo”. Lại nói: “Đều có nghĩa là không thể vô sanh ở tâm đó mà chẳng phô bày đó ở ngoài”. Khảo xét đó ở Đạo của Thánh, thì sai lầm quá vậy. Phàm, Thành minh của Trung Dung, thật là cội nguồn của đạo đức, nhân nghĩa, trăm hạnh của Thánh Hiền vậy. Như thế, Hàn Tử hẳn cũng biết có Đạo đức của Thành minh – Trung Dung, cớ sao Nguyên Đạo vất bỏ đó mà không nói vậy? Cho rằng, người chẳng đủ biết Đạo đó ư? Cho rằng người hẳn chẳng thể chợt vậy ư? Hoặc đem dấu Thiện mà chẳng nói hết ư? Quân tử hẳn không thể dấu Thiện vậy. Đó hẳn Hàn Tử nhọc thấy Thành minh đó, Trung Dung đã nói mà Tâm chưa thông Lý đó ư? Nhưng Lý rất nhỏ nhiệm sâu mầu, tinh xét mà chẳng thấu đáo vậy. Trong số bảy mươi hai học trò của mình, Khổng Tử chỉ nói riêng điều đó cùng Nhan Uyên mà thôi, đó gần như ngõ hầu ư? Mà Nhan Tử thấu đáo đó, nên đó nói ít sai quấy. Nay Hàn Tử suy gốc ở Đạo đức Nhân nghĩa của Thánh nhân cùng người sao còn? Văn tự đó trước không mà sau có, tự cùng trái loạn. Đó có thể gọi là đã thấu đáo rốt ráo ư? Tâm chẳng đạt Chí Lý của Thành minh trung Dung, tuy càng biên thuật sách, có thể truyền lấy làm pháp ư?
BÀI BA
Hàn Tử lấy điều Khổng Tử gọi là “Chỉ có bậc Thượng trí và hàng Hạ ngu không chuyển đổi”. Cùng với điều gọi là “người bậc trung trở lên có thể dùng nói trên vậy, và người bậc trung trở xuống, không thể cùng nói”. Hàn Tử lấy Thượng ấy làm Tánh, mà biên thuật “Nguyên tánh” nói: “Phẩm của Tánh có ba, và điều dùng làm tánh đó có năm. Đó là gì? Phẩm của Tánh có ba bậc thượng, trung và hạ. Bậc Thượng ấy là chỉ Thiện mà thôi vậy; bậc Trung là có thể nói mà thành thượng hoặc hạ vậy; còn bậc Hạ ấy là chỉ ác mà thôi vậy. Điều dùng làm tánh đó có năm là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí và Tín. Người bậc Thượng đó chủ ở một mà hành ở bốn. Người bậc trung đó ở năm, một ấy chẳng ít có vậy thì ít kịp vậy, họ đối với bốn ấy hổn độn. Người bậc Hạ đó ở năm vậy, trái lại ở một mà bội nghịch ở bốn. Nói người bậc Thượng ấy là Thiện vậy, nên hay hành đạo của năm đó. Người bậc Trung là có thể nói làm thiện làm ác vậy, họ ở năm tuy chẳng lắm có cũng có thể tiến mà kịp đó vậy. Người bậc Hạ là ác vậy, họ ở năm là trái ngược mà chẳng thể làm đó vậy. Tánh đó ở Tình thấy phẩm đó, Tình đó ở phẩm cũng có ba bậc Thượng Trung và Hạ. Sở dĩ làm tình đó là có bảy, tức: mừng, giận, buồn, sợ, thương, ghét. Muốn bậc Thượng đó ở bảy ấy, động mà ở trong đó. Bậc Trung đó ở bảy, có chỗ lắm nhiều và có chỗ không có, nhưng mà cầu hợp chung đó vậy. Bậc Hạ đó ở bảy, mất cũng lắm, thẳng tình mà hành vậy. Nhưng, Hàn Tử nói thiện và ác như vậy, cũng đồng như điểm nói của Phật và Lão, mới đặc dị thuyết đó.
Phàm, Tánh đâu ở Phật và Lão ư? Mà người trong thiên hạ đều được, bởi Đạo của Chí Công ấy vậy. Sao có thể riêng đó mà ức thuyết ư? Ôi! Hàn Tử ghét Phật và Lão bèn dẫn đến dùng tánh mạng đó mà nói quanh co, sao quá thương ghét lắm vậy ư? Điều mà Khổng Tử nói “Chỉ bậc Thượng trí và hàng Hạ ngu không chuyển đổi” là nói có tài trí và thông minh, đồng thời ngu tối mà không biết của người vậy, chẳng phải nói về Tánh, Phàm, trí đó và ngu đó là thế thông bít của Tánh, chẳng phải gốc ngọn của Tánh. Còn tánh là tức ở vật linh mà có biết ấy vậy. Nay người linh trong thiên hạ, nhưng lợi đến thì biết chạy theo, hại đến mà biết lánh trốn, ai chẳng vậy ư? Đâu có riêng khác thượng hạ ư? Chỉ chỗ biết đó có xa gần, khả năng đó có ít nhiều, đó bởi thế thông bít mà khác vậy. Điều trong Luận Ngữ nói “Tánh tương cận” tức là nói Tánh đó thì đồng vậy; nói “Tập tương viễn” tức nói nhân học tập đó thì người có thiện ác khác biệt vậy. Sau đó mới nói chỉ bậc Thượng trí và hàng Hạ ngu là chẳng chuyển đổi, đó cũng là tiếp thừa hợp ý nói trước vậy.
Nghĩa là người chẳng tập làm bất thiện, điều đổi thay dễ, đó chỉ là bậc Thượng trí cao tài vậy. Chẳng tập làm Thiện mà rốt cùng chuyển đổi cũng chỉ là hàng Hạ ngu tuyệt ngoan ấy vậy. Ngoài ra, không ai chẳng do sự học tập mà làm thiện làm ác vậy. Đó cũng là Thánh nhân thuần dốc ở khuyến giáo mà hóa đó vậy. Phàm, Thượng ấy là Thánh nhân, Hạ ấy là ngu nhân, Thiện ác là tốt xấu vậy. Tốt xấu cùng sanh đều sanh, mọi người đều có đó, há Thánh nhân chỉ có tốt mà ngu nhân chỉ có xấu ư? Nếu nói Thánh nhân và ngu nhân đều có tốt xấu, là thiện ác quân bình vậy. Đâu phải bậc Thượng chỉ là thiện, kẻ Hạ chỉ là ác ư? Hàn Tử hẳn cho rằng Thượng trí và Hạ ngu không chuyển đổi là người của bậc Thượng và Hạ tánh thiện ác đó mỗi mỗi đã định vậy. Sao Khổng Tử đã nói “Tánh tương cận, tập tương viễn”. Nghĩa là tánh người chẳng sai vội. Lại nói chỉ bậc Thượng trí và hàng Hạ ngu là không chuyển đổi, nghĩa là thiện ác của tánh người, mỗi tự cố định. Đâu có lời nói của Thánh nhân mà trước sau chẳng cùng xứng, mà trái ngược như vậy. Không chỉ chẳng cùng xứng mà ước cũng chẳng phải chỉ bày giáo vậy. Cho rằng, lời nói của Thánh nhân là trái ngược có thể được chăng? Hàn Tử đọc sách chẳng tìm cầu ý của văn đó như thế nào, mới liền mạnh lời đó bèn lấy làm lập ngôn. Phàm, Nhân nghĩa Ngũ thường là Thiện của Tình người ấy vậy, mà Hàn Tử không xét biết, mới nói: “Sở dĩ làm tánh là có năm, đó là nhọc thấy Ngũ thường xuất phát từ nơi tánh mà bèn lấy làm tánh, rất không biết chỗ xuất phát của tánh ấy đều là tình vậy. Nay xin hỏi người ấy rằng: “Ông cho nhân ái trong Ngũ thường cùng với Ái của ái ố (thương ghét) trong Thất tình là đồng hay dị ư? Hẳn người ấy sẽ đáp là đồng vậy. Lại hỏi: Hiếu (ưa thích) của Hiếu Nhân nghĩa trong Ngũ thường, cùng với Hiếu của Hỷ Hiếu (vui thích) trong Thất tình là đồng hay dị ư? Đó hẳn đáp là chẳng dị vậy. Như thế, điều Hàn Tử nói là Ngũ là Thất, là thiện là ác há chẳng đều là tình ư? Đắm trước ở tình mà mới đầu xử đặt bên ngoài của tánh. Bậc thầy của Hàn Tử đó chánh là Khổng Tử vậy. Muốn làm sách, sao được chẳng xét lời của Thầy đó, mà sau mới phát ra liền làm sai lầm ư? Ý của Thánh nhân là như vậy. Nói tánh của Khổng Tử là nói nhân sanh mà tánh của trời tĩnh lắng, do cảm vật mà động dục của tánh vậy. Lại nói: “Tịch nhiên bất động”, là do cảm mà bèn thông thiên hạ đó. Phàm, Nhân sanh mà tĩnh lắng, tịch nhiên bất động, đó đâu phải là tánh của người chỉ tịch chỉ tĩnh, nào từng có thiện có ác có phẩm đó ư? Phàm cảm động mà động dục của tánh, cảm mà bèn thông thiên hạ đó, há chẳng phải tiếp ở ngoài vật mới thành tình của thiện ác đó ư? Trung Dung nói: “Mừng, giận, buồn, vui chưa phát, gọi đó là Trung: phát mà đều Trung tiết, gọi đó là Hòa”. Trung ấy là Đại bản của thiên hạ, Hòa ấy là đạt đạo của thiên hạ, đó cũng là thấy đủ ở nơi phần của Tình và Tánh vậy. Than ôi! Thánh nhân xưa trước họ nói tình tánh công hiệu rõ ràng như vậy, mà người đời sau chẳng tuân theo, đua tranh chuyên khác mà cẩu thả làm thuyết đó. Tuy muốn cầu khác lạ so với Phật và Lão, rất không biết quá trái nghịch lời nói của Thầy đó, mà làm loạn cả Đạo của Thánh nhân vậy! Dịch nói: “Lợi trinh chính là Tình Tánh ấy vậy”. Nghĩa là Tánh là chánh, Tình là tà vậy. Hẳn dùng Tánh chế Tình mới là Trung chánh vậy. Về sau, người học mới không biết tánh đó, mới làm cuồng, làm nghịch, làm tà, làm nịnh, làm tham, làm hoặc, ít có người thành đức tánh ấy vậy. Đâu kham lập ngôn ban giáo, mới lại dùng tình dùng tánh chẳng biện rành chân ngụy mà truyền đó. Với người như thế, tôi sợ là ngu phu càng lầm hoặc vậy. Đạo của Thánh nhân sắp phế hủy vậy!
BÀI BỐN
Hàn Tử làm nguyên nhân, nói: “Hình ở trên Nhật Nguyệt muôn sao đều là trời vậy. Hình ở dưới cỏ cây sông núi đều là đất vậy. Mạng ở hai khoảng Di địch cầm thú đó đều là người vậy”. Nếu nói vậy, tôi gọi cầm thú là người có được chăng? Nói chẳng phải vậy, chỉ núi mà hỏi đó có phải núi chăng? Nói núi có thể được vậy. Vì núi có cỏ cây cầm thú đều khắp có vậy. Chỉ một ngọn cỏ của núi, mà hỏi đó là núi ư? Nói núi thì không thể được vậy. Nên Thiên đạo loạn mà Nhật Nguyệt muôn sao chẳng được hành đó. Địa đạo loạn, mà cỏ cây núi sông chẳng được bình đó. Nhân đạo loạn mà Di Địch cầm thú chẳng được tình đó. Trời là chủ của Nhật nguyệt muôn sao, đất là chủ của cỏ cây sông núi, người là chủ của Di Địch cầm thú vậy. Chủ mà phô bày đó, chẳng được Đạo làm chủ đó vậy. Cho nên Thánh nhân chỉ một trông thấy mà đồng Nhân, dốc gần mà cử xa. Ôi! Hàn Tử cớ sao nói đó mà không biện rành vậy? Cho rằng: Hàn Tử khéo biên thuật sách, tôi không biết vậy. Kia ý họ cũng thuộc loại nào ư? Tế Thống nói: “Phàm, nhân sanh ở giữa khoảng trời đất, đó đều gọi là mạng. Muôn vật đó chết đều gọi là chiết, còn người chết gọi là Quỷ”. Như Khổng Tử nói là chiết là Quỷ, bởi phân rành đó vậy. Người và cầm thú cỏ cây khác nhau vậy. Hàn Tử nếu nói vậy, tôi gọi cầm thú là người có được chăng? Noi chẳng phải vậy. Chỉ núi mà hỏi đó là núi ư? Nói núi có thể được vậy, vì núi có cầm thú cây cỏ đều khắp đó vậy. Muốn dùng riêng cầm thú đó và người, mà văn không phân rành, mà dùng dụ chẳng xác đáng. Ý của Hàn Tử, đó thật cho rằng người cùng với Di Địch cầm thú đều đồng Đạo của tánh mạng đó vậy. Chẳng thẳng nói đó mà hẳn muốn khác với thuyết của giáo khác vậy. Nhưng Hàn Tử như vậy mà khác, cũng như Thư Công phú mao nói: “Sáng ba mà chiều bốn, sáng bốn mà chiều ba”. Quả nhiên sao có thể làm khác ư? Đó nói: người là chủ của Di Địch cầm thú, đó lại là hổn loạn mênh mông mà chẳng đủ để làm răn bảo vậy. Hàn Tử nếu cho rằng người là chủ của huyết khí, Di Địch kia cũng là người vậy, tự có thể làm chủ đối với cầm thú vậy. Sao được nói như cầm thú mà làm chủ đối với người ư? Nhưng cầm thú cũng chẳng phải người làm chủ đó vậy. Muôn loại mỗi mỗi tự có chủ của nó vậy. Người tự chủ đối với người lớn trong loại đó. Cầm thú cũng là tự chủ đối với vật lớn trong loại đó. Trong thiên hạ nào có cầm thú quen lờn với người mà làm chủ đó ư? Hàn Tử kia nếu giúp đối với cầm thú Di Địch, cùng tôi đồng tánh mạng đó, muốn người chẳng phô bày đó vậy, làm nguyên nhân đó, đáng nên nói người là đồng sanh đó của cầm thú Di Địch vậy. Đồng sanh mà phô bày sanh đó không được, do đó làm Đạo của sanh vậy. Như thế thì ngõ hầu có thể ư?
BÀI NĂM
Hàn Tử làm Bản Chính, nói: “Chính của Chu, văn đó đã tệ vậy, đời sau không biết tiếp thừa đó để phô bày lớn về tiên cổ, bèn biên thuật của một thời làm sáng tỏ chỉ bày cho dân. Mới đầu, dân lầm hoặc giáo, thuyết của trăm nhà nổi dậy”. Lại nói: “Nghe ở người thầy bảo: “Quân vương thời xưa từ trời xuống mà hóa đó, chẳng chỉ bày Đạo của họ sở dĩ hóa đó. Đến lúc Đạo ấy tệ thì lại đổi thay, chẳng chỉ bày Đạo của họ sở dĩ đổi thay đó”. Chính dùng phải được, dân dùng phải thuần. Họ làm đó là biết chỗ Dao phế của giáo đó, đè ép hư dối quái lạ mà thỏa sướng Hoàng Cực. Nép phục văn mạo mà chuộng Trung chất, mịt mờ Thiên vận, sâu thẩm Thần hóa, Đạo đó hành hầu như đã vậy ư?”
Hàn Tử với thuyết đó há chẳng phải nhàm chán vì quá xấu của văn. Làm giáo đó có vết tích ấy vậy. Nhưng nói đó tợ như muốn thiên hạ như chính của Tam Vương dùng văn chất cùng cứu. Lại như muốn thiên hạ như Tam Hoàng dùng Đạo giản dịch lấy làm hóa. Nói đó không đầu mối bé nhỏ, khiến người học lầm hoặc đó. Hàn Tử nếu muốn như chính của Tam Vương, thì Tam Vương sao được chẳng chỉ bày Đạo của họ sở dĩ chính đó ư? Nếu muốn vô vi như Tam Vương, đó mịt mờ ở Thiên vận, sâu thẳm ở Thần hóa, thì thuộc loại như điều Lão Tử gọi là Đạo đức đó ấy vậy. Như Quân Vương thời xưa từ trời xuống mà hóa đó, mà chẳng chỉ bày Đạo của họ sở dĩ hóa đó là chẳng gì thạnh so như Tam hoàng Phục Hy, Thần nông, Hoàng Đế ấy vậy. Tam Hoàng là sư tông của Đạo Lão Tử. Hàn Tử đang chê cười Lão Tử cho rằng, Đạo đức đó mà làm lời nói riêng tư của một người vậy. Nếu thuyết của Lão Tử quả thật là riêng tư thì điều nói của Hàn Tử sao được làm công ư? Hàn Tử làm sách sao chẳng xét khảo, chẳng tư duy mà như vậy, khiến người học lấy gì khảo xét mà làm Pháp?
BÀI SÁU
Hàn Tử làm Nguyên Quỷ, cho rằng: Như Đinh Dân đó có phải lúc vậy, nên Nguyên Quỷ làm để biện giải đó vậy. Ôi! Quỷ sao hẳn nguyên ư? Khiến Dân không biết Quỷ đối với chính đâu tổn hại gì? Khiến Dân biết Quỷ, đối với giáo nào có ích gì? Quân tử thời xưa dùng Đạo biện hoặc để chính bình yêu, như thế mà thôi vậy. Xưa kia ở thời nhà Ân, chính tệ mà Dân đó dùng Quỷ, Tiên Vương lo lắng mà giết đó, vì Quỷ nghĩa là họ có lắm oai nghi tợ như phụng sự quỷ thần ấy vậy, huống lại là Nguyên Quỷ. Thật dùng Quỷ mà chỉ bày cho Dân, đâu phải pháp của Tiên Vương ư? Ngữ nói: “Chưa thể phụng sự người sao có thể phụng sự Quỷ thần?” Hàn Tử nói như thế chẳng chỉ trái nghịch đối với Đạo của Tiên Vương, ước cũng là mê mờ không hiểu ý của Khổng Tử. Sai lầm quá lắm như thế thay!
BÀI BẢY
Hàn Tử làm Hoạch Lâm (gặp được Kỳ Lân) giải rằng: “Lân xuất hiện hẳn có Thánh nhân đang tại vị, Lân vì Thánh nhân mà xuất hiện vậy. Thánh nhân hẳn là biết Lân, Lân quả thật không làm điều chẳng tốt lành”. Đó nghĩa là Lân vì Khổng Tử mà xuất hiện. Khổng Tử biết Lân, Lân làm điều tốt lành, để giải thích về người ở xưa trước cho rằng Lân làm điều không tốt lành ấy vậy. Điều Hàn Tử cho như thế sao đó chưa biết kinh vậy? Lân sở dĩ xuất hiện ở thời Xuân thu, nếu chẳng thể phát minh ý của Khổng Tử làm Xuân thu, thì dùng gì để giải hiểu Lân? Phàm, Lân, người học cũng có thể biện giải đó vậy. Khổng Tử là bậc Thánh nhân, đâu chỉ có thể biết Lân vậy? Nói Lân cho là Khổng Tử xuất hiện, là cẩu thả dùng lấy vọng thuyết của tạp gia, không kinh chứng cứ sai lầm luôn vậy. Hàn Tử vì biết Thánh nhân ca ngợi Lân, thì chẳng nhọc vì đó xuất hiện hay không xuất hiện vậy. Xưa kia, Khổng Tử nhân Lân mà làm Xuân Thu, bởi vì Lân, Phụng… tứ linh đại khái hệ thuộc với Vương Chính. Nên Lễ Vận nói: “Thánh nhân làm thì Tứ
Linh lấy làm súc”. Ở thời của Khổng Tử, nhà Chu dần suy, Vương Đạo đã tuyệt, có Lân mà không có Chính, Thánh nhân cảm vậy, bèn vì cứu giúp để còn ở Vương pháp, nên sách đó đã phát khởi ở đời Bình Vương mà tuyệt bút Hoạch Lân, mà Đổ Dự chú giải “Hoạch Lân”, thuyết đó sức nát chẳng quyết.
Đã nói: “Lân là điềm tốt lành của Thánh Vương”. Lại nói: “Thời đó không có Minh vương, cảm điềm tốt lành mà không ứng”. Đã không có Minh vương, lấy gì để cảm Lân xuất hiện đó ư? Đó bởi Đổ Dự không có khả năng khảo xét ý xuất hiện hay không xuất hiện đó vậy. Trong Lễ Vận, Khổng Tử nói: “Chính của Thánh Vương đại thuận nên Phụng và Kỳ Lân đều ở nơi giao thủ, Quy và Long ở nơi cung chiêu”. “Giao” nghĩa là nó chẹt ở Vương thành; “Thủ” nghĩa là rừng cạn của cây củi. Nghĩa là sở cảm của Đại thuận thì Lân Phụng chỉ như vật nuôi dưỡng vậy. Đó nói ở gần nơi khoảng cây củi của giao vậy. Đó cho là xuất hiện của Lân là như vậy. Tả Thị nói: “Tây thú đại dã hoạch Lân”. “Đại dã” là đầm lớn của Lỗ vậy. Ở đó hoang vu xa rộng hiểm tuyệt, thấy mây mộng của Sở, thấy khắp đất của Ngô, đều là chỗ mà thiên Hạ gọi là mười tẩu ấy vậy. Nhưng núi sâu đầm lớn hẳn là nơi loài vật khác lạ ẩn phục. Lân không may bị người Lỗ tìm tòi mà gặp đó, đâu phải cảm mà tự xuất hiện ư? Nên tôi nói rằng: Lân chưa từng xuất hiện, hẳn nghĩa là đó làm xuất hiện của Lân vậy, thì trong Lễ Vận lời nói của Khổng Tử là sai lầm vậy. Thánh nhân đâu sai lầm vậy ư? Kinh nói: “Tây thúc hoạch Lân”. Lân chẳng tự nhiên mà xuất hiện có thể biết vậy, bút tích của Thánh nhân như vậy, chẳng phải nghĩa là thiện đó vậy. Xuân Thu phàm xưng là “hoạch” tức là chẳng dạy riêng ở “Đắc” (= Được), bởi nghĩa là binh lính cứng mạnh được thắng vậy. Kinh nói: “Hoạch” là hệ của Tấn hầu ấy vậy”. Nay nói “Tây thú” là bởi ghét đó chẳng phải thời mà phô bày vật vậy, nói “Hoạch Lân” là có dèm pha vậy. Với dị nghĩa là nói Khổng Tử sửa kinh Xuân Thu, lập ngôn làm pháp của Tố Vương, Lân mới ứng đó. Hoặc nói, hưng là làm tốt lành, mất là làm ương họa. Nghĩa là, Lân làm phù hợp điềm lành vâng thọ mạng của đời sau. Đó đều không thấy biên ghi ở trong kinh truyện. Nếu vì ức đoán lựa chọn, rất không đủ để lấy đó. Nghĩa là Khổng Tử làm Tố Vương, đó lừa dối Thánh nhân quá lắm vậy.
BÀI TÁM
Hàn Tử dùng ba sách tự dâng tiến cầu dùng ở Tể tướng. Tôi đọc đó, chưa từng chẳng lấy làm than thở. Ở đời cho rằng: Hàn Tử như bậc Hiền kế tiếp Thánh mà xuất hiện vậy. Tôi cho rằng: Thánh Hiền tiến thối nói nín cử động đều có sư pháp, chẳng nên cùng kẻ sĩ tầm thường đồng chìm nổi vậy. Kẻ sĩ thời xưa đều muốn dùng, chẳng phải Lễ đó chẳng cùng dùng đó. Quan Sĩ ở thời Tam Đại dùng thiên hạ mà tự nhậm, không ai như Y Duẫn, cuối thời nhà Chu, âu lo thiên hạ, không ai như Khổng Tử, ở thời Chiến Quốc, muốn hành Đạo đó, không ai như Mạnh Kha. Tuy nhiên, đều dùng Lễ sính mà làm chính, chẳng nghe dùng sách tự cử mà yêu cầu dùng đó vậy. Lễ nói: “Nho có vật quý tốt ở trên chiếu để đãi sính, sớm tối gắng học để đợi hỏi, ôm hoài trung tín để đợi cử, dùng sức làm để đợi lấy”. Ngữ nói: “Phu Tử ôn lương cung kiệm nhượng để được đó. Cầu của Phu Tử khác với cầu của mọi người ấy vậy”. Trần Tử nói cùng Mạnh Tử rằng: “Quân tử thời xưa làm quan thế nào?” Mạnh Tử nói: “Chỗ đến có ba, chỗ đi có ba. Nghinh đón đó rất mực cung kính, vì có Lễ. Nói năng dẫn dắt, thật hành nói năng đó thì đến. Lễ mạo chưa suy, nói năng chẳng thật hành, thì bỏ đó đi…” Phàm, Thánh Hiền thời xưa đợi mà chẳng cầu vậy. Đợi như vậy mà chẳng cầu, bởi quý Nghĩa mà giữ Đạo. Sở dĩ vậy mà họ làm Thánh Hiền vậy. Hàn Tử đã chẳng thể giữ Đạo mà quý nghĩa như Thánh Hiền thời xưa vậy. Lại dùng sách mà tự cử đối với trên đó, hẳn hợp nghi cung kính lời nói đó, bình lắng khí đó, tự nói có thể vậy. Sao được vội vã vì phẫn hận, vội vàng chẳng phải chính trị của người ư? Khổng Tử nói: “Nói chưa kịp đó mà nói gọi đó là vội vã”. Lại nói: “Nay người khổ nhọc phẫn hận định hẳn Hàn Tử suy việc của Chu mà so sánh chánh trị của thời đó”. Chẳng phải đó không thấu đáo. Phàm thân chưa kịp ở ngôi vì mà liền cười chê chinh đó, chẳng phải vội vã ư? Tự cử chẳng được mà trách người, chẳng phải khổ nhọc ư? Phẫn hận ư? Nho Hành nói: “Tẩy thân mà gội đức, tỏ bày lời mà phục, tĩnh lắng mà chánh đó. Trên chẳng biết vậy, thô mà ngẫng lên vậy, lại chẳng gấp làm vậy”. Tỏ bày lời mà phục đó nghĩa là Nho có chỗ tỏ bày nói, hẳn phục mà đợi mạng của trên. Tĩnh lắng mà chánh đó, nghĩa là tuy chẳng được mạng hẳn tĩnh lắng mà giữ đó, chánh chẳng vì khuynh tháo vậy. Trên chẳng biết, thô mà ngẫng lên vậy, lại chẳng gấp làm, nghĩa là tuy đã có khéo nói chánh hành, trên chẳng biết thì đồng nhan sắc đó sơ lược mà phát đó, chẳng hẳn gấp bày mà làm vậy. Thánh nhân nghĩa là như vậy, bởi muốn người tuân trọng lý mà xa nhục vậy, tuân trọng Lễ do đó làm Nho vậy. Hàn Tử kính mộ Khổng Tử, nghĩa là làm thuần Nho, mà chỗ làm đó trái với pháp của Thánh nhân như vậy, có thể gọi là thật Nho ư? Chẳng chỉ không thấu ở Nho, mà cũng sợ sai lầm người đời sau thất lễ mà chuốc nhục vậy. Sách của Hàn Tử mong muốn Triều đình nhân ban tước lộc cho mình để dẫn dụ khiến những kẻ sĩ đời sau di tật. Hàn Tử dùng lời đó đãi thiên hạ, sao cạn cợt mà sai lầm vậy? Trong thiên hạ hẳn cũng có các người chẳng rơi gặt ở nghèo hèn, chẳng sung gạt bỏ ở giàu sang, nhưng lại rất hay giữ Đạo ôm tiết, vượt mà quá Hàn Tử. Như truyền thuyết đồng bọn Gia Cát Lượng vậy. Truyền thuyết Gia Cát Lượng đâu chỉ nhân người mà vội lại, quanh co vậy để hướng đến lợi lộc ư? Đây còn lược nêu cử sự lớn thạnh thấy nghe nơi đời. Chủ thời đó có thể dùng Lễ nghĩa thành thật đến sính mà khiến đó có làm ấy vậy, huống gì có những người ẩn tích mai danh vượt khỏi vòng lưới đời ấy ư? Bởi có thấy phân nước như nhẹ bỗng mà không bề tôi, không quan sĩ. Như Thái Bá, Bá Di, tuy tước mạng gấp trăm mà còn trở lại khinh miệt đó. Hàn Tử sao có thể dụ mà khiến đó ư? Tôi sợ sách của Hàn Tử chưa hẳn có thể vì nước nhà lấy chí Hiền đó ấy vậy. Hàn Tử nói: “Người thời xưa ba tháng chẳng làm Quan thì cùng viếng thăm”. Đó là dẫn sách của Mạnh Tử, ở cuối chương Đăng Tử Văn Công, mới đầu đáp câu hỏi của Chu Tiêu. Hàn Tử nhọc lược lời của Mạnh Tử mà chẳng thể dùng hết ý đó. Cuối chương đó, Mạnh Tử mới nói là: “Người thời xưa chưa từng chẳng muốn làm Quan vậy”. Lại ghét chẳng do Đạo đó, chẳng do Đạo đó mà đến là cùng loại khoan dài huyệt hỏm vậy. Ý đó chánh nghĩa là: Kẻ sĩ tuy gấp ở Quan vậy, cũng đợi mạng đó mà dùng, chẳng thể cẩu thả tiến tới mà cầu dùng vậy. Cẩu thả tiến tới mà cầu dùng là hẳn như nam nữ chẳng đợi lời bảo dạm hỏi của cha mẹ, khoan dùi huyết hỏm cùng lớn trông, đạp vượt tường cùng theo nhau, làm chỗ hèn tiện của người ấy vậy. Nay Hàn Tử tự dâng tiến mà cầu dùng mới viện chương ấy của Mạnh Tử làm dụ, sao chợt tự rõ bày thất lễ mất nghĩa đó vậy thay? Tôi nghe người xưa muốn có chỗ ra mắt chỉ dùng Đồ lễ của họ mà dâng đi trước. Thiên Tử thì đồ lễ Hộp đựng cung, Chư hầu thì đồ lễ Ngọc, Khanh thì đồ lễ Dê, Đại phu thì đồ lễ Nhạn, Sĩ thì đồ lễ Trỉ. Cho nên Mạnh Tử nói: “Khổng Tử ra biên cương hẳn chuyên chở chất”. Chẳng nghe dùng sách để ra mắt với người trên đó vậy. Bởi người đời sau cẩu thả làm đó vậy. Ở đời vua Hiếu Võ Đế (?) thời nhà Hán, các kẻ sĩ ở khắp bốn phương, như đồng bạn của Đông Phương Sóc… kiêu dối huyễn bán, bởi dùng sách mà tự tiến dâng, thiên hạ mới cùng học đòi, tự nhiên thành phong Mạnh Tử nói rằng: “Tự bán để thành Quân Vương, người tự tốt lành trong làng xóm chẳng làm”. Mà cho là người Hiền làm đó ư? Nhưng mà ai từng lấy đó mà tự làm thẹn vậy?
Than ôi! Đời sau càng suy, phong giáo mỏng nhạt càng lắm, người học đem nghề cùng khoe, lấy tài năng làm ưu thắng, ngạo dối tự đại, ai chẳng như vậy. Ôn lương cung kiệm nhượng, Đạo đó gần phế. Đang lúc đó, Hàn Tử hẳn nên dốc sức hành Đạo của Thánh nhân, đem thân dẫn trước thiên hạ mà chánh phong tục đó, có thể vậy. Lại theo phụng sự việc ấy mà kiệu khoe phẫn hận vội vã càng thạnh, người học đời sau không biết căn bản, nhọc thấy sách của Hàn Tử mới cùng nói với nhau “Hàn Tử là bậc Đại Nho, chúng ta nên học đòi theo chỗ làm đó”. Như vậy, chẳng chỉ tổn phong giáo đó, ước cũng hại tiết tháo của bề tôi đó, nhục thân người đó. Nên nói: Sách của Hàn Tử chẳng phải pháp, tôi không chỗ lấy đó vậy. Hoặc có người nói: “Ở thời của Hàn Tử, họ dùng Đạo của kẻ sĩ khác với thời xưa. Hàn Tử bởi nhân thời đó mà làm đó vậy. Hẳn như giữ Đạo của xưa đợi sính đó mà sau dùng kẻ sĩ. Đạo của Quân tử hẳn đến chết mà chẳng được hành đó vậy”. Xin nói: Không phải vậy. Hàn Tử còn dùng Đạo của Chu Công mà trách cả Tể Tướng của thời đó. Ngay đó sao không nghĩ, đến thời nay so với xưa trước khác vậy? Không thể dùng Đạo xưa mà tìm cầu ở nay vậy. Đâu vì mưu tính tự thân tức cho là tùy thời, mà trách người tức cho rằng hẳn như Đạo xưa? Quân Tử quả thật như vậy mà làm ý ư? Nhưng sính lễ của kẻ sĩ đời nào không có đó? Ở thời Tiền Đường cũng còn nghe dùng Lễ mà ban chiếu mời người ẩn dật ấy vậy, đâu có bỏ sót Thánh Hiền mà chẳng sính ư? Ngữ nói: “Chớ lo không địa vị, chỉ lo sở dĩ lập, chẳng là không biết mình, cầu làm có thể biết vậy”. Hạng người như Hàn Tử cũng nên suy nghĩ đó vậy.
BÀI CHÍN
Hàn Tử làm “Đối Vũ Vấn”, cho rằng: “Vũ tuy đem thiên hạ mà truyền cho con, mà Hiền đó không phải là chẳng kịp Hiền của Nghiêu Thuấn truyền Hiền vậy”.
Thuở thiếu thời, tôi biên thuật Bình Nhượng, mới đầu cũng lấy thuyết của Hàn Tử nói là Vũ truyền con. Về sau xét nghĩ đó, tức khảo cứu sách của Ngu Hạ, trọn không hề thấy thuyết của Vũ truyền Hiền hay truyền con, chỉ Mạnh Tử nói: “Vũ tiến cử Ích ở ngôi Thiên Tử, bảy năm sau Vũ băng hà, ba năm chịu tang hoàn tất, Ích trốn lánh con của Vũ ở phía Nam núi Kỳ Sơn. Kẻ chầu hầu ngục tụng chẳng đến nơi Ích mà đến nơi Khải nói rằng: “Con của Quân Vương tôi vậy!” Âu Ca chẳng âu ca Ích mà âu ca Khải rằng: “Con của Quân Vương tôi vậy!” Đến lúc kiểm chứng ở Sử, thì Hạ Bản Kỷ Thái Sử Công cũng nói: “Vũ đem thiên hạ trao cho Ích, Ích nhường cho Khải, thiên hạ bèn kính phụng Khải lấy làm Quân Vương”. Đó mới rõ ràng Vũ chưa từng tự đem thiên hạ mà trao cho con vậy. Tuân Khanh, Dương Hùng tuy đều nói việc truyền trao, cũng chưa từng xưng Vũ tự đem thiên hạ trao cho con vậy. Nhân đó rất lấy làm quái lạ Hàn tử quá sai lầm, chẳng xét rõ kinh sử, liền làm nên lời đó. Giả sử cho rằng Hàn Tử cẩu thả lấy tạp thuyết của Bách gia cho rằng Vũ truyền thiên hạ cho con, mà Hiền đó chẳng giảm so với Hiền của Nghiêu Thuấn vậy. Lại cùng như điều nói ở Lễ Vận chẳng đồng vậy. Lễ Vận nói: “Đại Đạo đó hành, thiên hạ làm công là dùng thời đó làm Đại đồng. Nghĩa là Đại Đạo đã ẩn, thiên hạ làm nhà là dùng thời đó làm Tiểu khang”. Mà nhà họ Trịnh giải thích rằng: “Thiên hạ làm công, nghĩa là truyền nhượng. Thiên hạ làm nhà, nghĩa là truyền ngôi vị cho con vậy”. Phàm, truyền nhượng đã làm Đại đồng, mà lúc của nhà truyền mới là tiểu Khang. Mà Vũ nếu quả thật đem thiên hạ mà trao truyền cho con, họ làm Hiền vậy, sao được chẳng kém so với Nghiêu Thuấn ư? Hàn Tử tuy muốn nói Hiền của Vũ, mà trái lại đổi khiến chẳng Hiền của Vũ. Hàn Tử suy lường Nghiêu, Thuấn, Vũ sở dĩ truyền trao, mà mới làm lời đó nói là “Truyền Hiền của Nghiêu Thuấn là muốn chỗ được của thiên hạ vậy. Còn truyền cho con của Vũ là lo loạn của thiên hạ tranh giành đó vậy”. Lại nói: “Nghiêu đem truyền Thuấn làm lo cho đời sau, Vũ đem truyền con, làm nghĩ đời sau”. Sao văn tự đó tản mạn, không hiểu phân mà như vậy ư? Nhưng được chỗ tức chẳng tranh, tranh tức không được chỗ vậy. Lo như nghĩ vậy, nghĩ như lo vậy. Họ làm nghĩa huấn cũng đâu có gì khác lạ ư? Đại khái, tranh đấu đó hẳn phát khởi từ riêng tư và bất bình vậy. Đã nói là Vũ muốn khiến đời sau không tranh giành, mới đáng chẳng truyền cho con đó. Đối với Lý và Sự làm được vậy. Đã trao truyền cho con, sao được cấm chế loạn chẳng tranh giành đó ư? Sau Vũ, đến con và cháu mới hai đời mà Nghệ bèn đoạt thiên hạ đó mà có đó. Cùng bọn Hàn Trác rối ren làm tuyệt chính của Hạ đến hai trăm năm. Thiếu Khang lập mới khôi phục chính của nhà Hạ. Kế tiếp Đạo của Vũ cũng vậy, chỗ gọi là không tranh giành ở đâu ư? Phàm, Vũ là bậc Thánh nhân vậy, há có Thánh nhân mà không biết nguyên do của khởi tranh loạn đó ư? Hàn Tử tuy cẩu thả làm thuyết đó, mà chẳng lụy đến Vũ ư? Ngữ nói: “Cao vợi Thuấn, Vũ có thiên hạ vậy mà chẳng cùng vậy”. Ghi chú của Khổng thị xa vời hẳn chẳng đủ phát minh ý của Thánh nhân. Đó là Thuấn, Vũ, tuy có thiên hạ, chẳng phải riêng tư mà có đó, đều có nghĩa là thường có chỗ nhường vậy. Chẳng may truyền nhượng của Vũ, việc đó không thành quả, bèn mới trao cho con tương thừa mà có thiên hạ. Khổng Tử dùng Thế số đó mới xếp đặt Vũ ở đầu của Tam Đại. Nên Lễ Vận nói: “Vũ, Thang, Văn, Võ, Thành Vương, Chu Công do đó tuyển chọn vậy. Nhưng mà Nghiêu, Thuấn,Vũ đó thì chưa từng khác vậy”. Phàm, thiên hạ là thiên hạ của thiên hạ, trao truyền Hiền trao hay truyền cho con, thì Thánh nhân đâu cẩu thả chuyện đó mà làm kế tính ư? Nếu như đang thời đó, người của thiên hạ muốn đem thiên hạ mà trao truyền bậc Hiền, mà Nghiêu Thuấn tuy muốn trao truyền cho con, cũng không thể được vậy. Đang thời đó, người trong thiên hạ muốn đem thiên hạ trao truyền cho con, mà Vũ tuy muốn truyền Hiền cũng không thể được vậy. Nên thời đáng trao truyền Hiền thì Thánh nhân hẳn trao truyền đó cho Hiền, thời đáng trao truyền con thì Thánh nhân chẳng thể không trao truyền cho con. Trao truyền thiên hạ của Thánh nhân đó chánh nghĩa là thuận ở thời số việc người mà thôi vậy, đâu có nghĩa là lo đó nghĩ đó làm cho đời sau gượng tính nghĩ mà khác với thiên hạ đó vậy? Nghiêu nói cùng Thuấn rằng: “Lịch số của trời ở tại thân ông”. Thuấn cũng lấy đó mà nói với Vũ. Lễ nói: “Nghiêu trao cho Thuấn, Thuấn trao cho Vũ, Thang phóng tha Kiệt, Võ Vương đánh Trụ, cũng là thời vậy”. Cho nên Dịch nói: “Thiên hạ tùy theo thời, nghĩa đó lớn thay!”. Thuyết của Hàn Tử không kê cứu, nào từng được như ý trao truyền của Thuấn Vũ ư? Than ôi sai lầm thay!
BÀI MƯỜI
Hàn Tử được cử đày đến Hồ Châu, mới tấu thư tạ Thiên Tử, nhân ca tụng Thiên Tử phong truyền đó, cho rằng chính mình có khả năng văn chương có thể chấn tích công đức biên ở Thi, Thư mà chẳng nhường như người xưa.
Tôi trộm cười Hàn Tử phát bày khinh suất mà việc chẳng cứu xét. Phong thuyền thời xưa là Đại Điển của nước nhà, là việc lớn của Đế Vương. Bề tôi và con lúc bình còn có thể khiến người chủ vội làm, huống hồ ở lúc bài xích xua đuổi so le mà liền nói đó? Hàn Tử đâu có thiện để tự hợp nghi đó ư? Như Lục Chí làm Tể tướng bị truất phế đến ở Trung châu mười năm, đóng cửa dứt tuyệt việc người, chẳng lại làm sách riêng, chí chẳng chỉ hay cẩn trọng mà cũng biết đó tự chẳng đáng dự việc của Triều đình. Lục Công có thể gọi là nhận biết Đại thể vậy. Phàm, Phong Thuyền chẳng phải việc của Nhị Đế Tam Vương, nó được bắt đầu từ đời Thủy Hoàng (Doanh Chính 26-209 trước tây lịch) thời nhà Tần, mà rất lắm ở đời Hiếu Võ (?) thời nhà Hán. Việc ấy thế hùng tốn phí rất lắm, bởi trăm cự vạn. Lễ độ cùng với điều xưa trước nói là Thượng đế trông nhìn núi sông đâu bình đẳng ư? Đương thời, các Nho sĩ tuy dẫn nghĩa của Thuấn điển, đến nơi Đại tông sài vọng trật ở núi sông để truyền hợp thuyết đó, tợ như phải mà quấy, rất không được thật. Lại việc Quản Di Ngô đối đáp lời nói phong thuyền của Tề Hoàn Công, đó cũng chẳng phải xuất phát từ sách của Nhị Đế Tam Vương vậy. Hán thư ca ngợi Nghê Khoan bàn nghị phong thuyền nói: “Nhưng đó dâng cử nghĩa hưởng chẳng biên thuật ở Sách”. Đúng là ấy vậy. Xưa kia, Thái sử Công tuy lấy đó làm sách, bởi lánh đang thời đó nương theo trái ngược, chẳng dám châm đốt phải quấy. Đệ nói: “Tôi theo tuần xét trời đất các Thần danh sơn mà phong thuyền vậy”. Trở lui mà luận thứ tự từ xưa lại, người dùng việc Quỷ Thần thấy đầy đủ trong ngoài đó, sau có Quân tử được mà xem xét đó. Đến Ban Cố bàn nghị luận về giao kỷ đến Phong Thuyền, hoặc có thể hoặc chẳng thể, cũng chẳng châm đốt phải đó quấy đó. Chỉ suy tấu làm chánh của Cốc Vĩnh, đời sau nên có bậc Hiền nhận biết trội vượt cứng rắn suy chế độ của Nhị Đế và Tam Vương, chiết trung việc cũ của Tần Hán để đợi người làm Phong thuyền ở đời sau có thể vậy.
Tôi từng bùi ngùi các bậc tiên Nho như bọn Dương Tử Vân, nhọc khéo biên thuật sách phải quấy xưa nay muôn đời mà rốt cùng chẳng kịp đó. Văn Trung Tử tuy có phân biện luận đó, muốn cảnh răn phong thuyền của thời nhà Tùy mà thuyết đó rất lược ở hòa mục. Đời sau như có công đức chẳng xứng đáng phù hợp tốt lành chưa thấu đáo liền đem Pháp đó mà cẩu thả làm đó, họ lấy gì làm chất đó ư?
Hàn Tử bình sanh tự phụ, cho rằng có khả năng chuyên Đạo của Nhị Đế Tam Vương, mà khéo bài xích sai vọng của Bách gia xưa nay. Sao được một Triều đình vừa bị truất phế là tự suy bại sai lầm, trái lại dùng hùng hào xa xỷ khoe dối của Tần Hoàng, Hán Võ để phụng sự Quân Vương đó ư? Hàn Tử chỗ giữ đó như thế nào ư? Giả sử khiến Quân Vương đó hơi có Công đức có thể phong thuyền vậy, cũng còn nên khám chước so sánh với thời của vua Thái Tông (Lý Thế Dân 627650) thời Tiền Đường, mà sau mới cử đó. Văn Hoàng Đế ở thời tiền Đường đã dẹp loạn, chân hưng Vương đạo, bình trị đến mấy trăm năm; công đức sùng thịnh đó có thể sánh cùng Vũ, Thang, Văn, Võ vậy. Tuy Văn Đến và Cảnh Đế (Văn Đế – Lưu Hằng 179-156) Cảnh Đế – Lưu Khải 756-70 trước tây lịch) thời Tây Hán còn sợ đó chẳng đủ dự chỗ đó có như thế. Thái Tông thời tiền Đường còn không dám bàn nghị phong thuyền, nên nói: “Như thẩm bản Tâm chỉ khiến thiên hạ thái bình, tuy khuyết phong thuyền cũng có thể sánh đức Nghiêu Thuấn.
Nếu trăm họ chẳng đủ, tuy tu phong thuyền cũng nào khác gì Kiệt Trụ. Xưa kia, Thủy Hoàng thời nhà Tần đăng phong Đại Tông xa xỷ tự kiêu, còn Hán Văn trọn chẳng đăng phong, tự thân thực hành kiệm ước. Nay đều gọi Thủy Hoàng là chúa bạo ngược, mà Hán Văn là Quân Vương có đức”. Do đó mà nói: Không gá mượn Phong Thuyền, vua Thái Tông thời tiền Đường, có thể xưng gọi là Quân Vương có Đạo của Thánh Hiền ấy vậy. Mà ở thời Chương Võ (?), trị Đạo công đức đó phù hợp tốt lành, đó ưu thắng so với Thái Tông ư? Cũng sợ chẳng kịp mỹ phong của trong niên hiệu Trinh Quán (627-650) xa vời vậy. Mà Hàn Tử là muốn phong thuyền đó, sao đó chẳng nghĩ suy quá lắm vậy? Nhưng mà văn phong thuyền của Tần Hán đâu chuyên bỏ họ thành công so với trời đất ư? Mới mến mộ Thần tiên, cầu trường sanh để mãi sống thọ mà làm đó ấy vậy. Cho nên sách đó nói: “Phong thuyền tức Hoàng Đế bất tử đó vậy”. Lại nói: “Thượng phong thì có thể Tiên lên trời vậy”.
Cuối niên hiệu Nguyên Hòa (21) thời Tiền Đường, Thiên Tử (Hiến Tông – Lý Truân 06-21) mới lầm hoặc thuyết Thần Tiên trường sanh, dẫn Phương sĩ Liễu Bí ăn bánh bột kim đan đó mà làm lo hoạn rất lắm, huống lại suy Tần Hoàng, Hán Võ muốn trọng đó? Hàn Tử cử việc đó thấy cơ hồ, đâu gặp bài xích xua đuổi cùng quẩn đó, muốn người đẹp chủ để tự cẩu thả giải khỏi ư? Trung Dung nói: “Quân tử trong trắng ngôi vị đó mà hành, chẳng mong ở ngoài đó, trong trắng giàu sang mà hành ở giàu sang, trong trắng nghèo khó mà hành nghèo khó, trong trắng Di địch mà hành Di địch, trong trắng hoạn nạn mà hành hoạn nạn. Quân tử không vào mà chẳng tự đắc vậy”. Đó nghĩa là chỗ hướng cẩu thả chẳng mất lý đó, đều có thể an đó, mà không vì sủng nhục họa phước loạn chí đó vậy. Rõ ràng, phàm, Quân tử hay dùng Trung Dung mà khác so với Tiểu nhân vậy. Xưa kia, Tôn Thúc đi chơi ở Sở, ba lần đến ba lần bị đuổi mà không tỏ vẻ mừng giận. Bạch Cư Dị bị đuổi đến ở Tầm Dương, chẳng vì đổi dời biến trách đó mà để ý. Hai ông ấy như thế, bởi cũng dùng Trung Dung mà tự xử vậy. Hàn Tử đã mạnh dạng ở nói việc, mới bị giáng xuống làm Quận Lại, mà cử động vội vã vọng kiêu khéo ta thán, chẳng thể thiếu an. So với Tôn Tử, Bạch Lạc Thiên thì vẫn còn xa vậy!
BÀI MƯỜI MỘT
Hàn Tử cùng Phùng Túc Thư luận văn, cho rằng người không biết văn đó, bèn tự sánh với Dương Tử Vân lúc làm Thái Huyền dẫn lời nói của Hùng rằng: “Đời không biết ta không hại vậy. Đời sau lại có Dương Tử Vân có thể tán thán vậy”. Nhưng mà Tử Vân đã chết cách đó cả ngàn năm, vậy làm gì có Đương Tử Vân ca ngợi vậy. Thời đó, Hoàn Đàm cũng cho rằng sách của Hùng hơn Lão Tử, vì Lão Tử chưa đủ Đạo vậy. Tử Vân đâu chỉ cùng Lão Tử tranh giành biên cương mà thôi ư? Đó chẳng là biết Hùng có đệ tử là Hầu Ba Phả biết đó, lấy làm sách của Thầy đó hơn Chu Dịch, nhưng trong văn khác của Hầu Ba Phả không thấy ở đời, không biết người đó quả thật như thế nào. Lấy đó mà nói làm là không mong cầu chỗ biết của người rõ ràng vậy. (Trên đây đều là văn của Thối).
Tôi thấy đó mà chưa từng chẳng vỗ sách mà vì than thở đó. Nghĩa là, Hàn Tử đáng bậc Hiền ư? Sao làm lời đó dễ dàng vậy? Phàm, Thánh nhân sở dĩ biên thuật sách, đâu cùng người mà tranh giành biên cương ư? Thánh Hiền chỉ sợ Đạo chẳng tỏ sáng mà người chẳng bình trị, nên làm sách đó muốn truyền Đạo đó vậy. Đâu có ý cùng người tranh giành biên cương? Chẳng tranh giành mới có chỗ làm vậy. Phàm lấy chỗ làm đó mà cùng người muốn tranh giành biên cương đấu thắng. Đó đặc biệt là chỗ chuộng của lưu tục, khiến khí chẳng buông tuồng vậy. Thánh nhân như vậy mà làm đó thì cách mọi người nào xa ư? Đạo đó thấu đáo (= chí), tự chẳng thấu đáo của hình người, nói đó là tự chẳng phải của hình người. Người đó có biết bèn tự phục mà tôn quý đẹp xinh vậy, đâu có tranh giành đó mà được người tôn quý đẹp xinh ư? Từ xưa, biên thuật sách mà văn chương đó sáng rỡ hòa nhã như vậy thì ai bằng Khổng Tử? Mà Khổng Tử nói: “Văn chẳng phải tôi mà như người vậy”. Thánh nhân đâu dùng Đạo đó mà cẩu thả hơn ư? Trung Dung nói: “Khoan nhu dùng giáo, chẳng báo không Đạo. Cường ở phương Nam là Quân tử ở đó”. Đó đâu vì tranh giành đó mà làm mạnh ư? Ngữ nói: “Do ấy gồm người, nên hừ đó”. Đó là Thánh nhân đâu muốn Nho sĩ mà cùng người tranh giành biên cương ư?
Hàn Tử học Nho, làm lời chẳng thuộc loại pháp đó, cũng chẳng sai lầm người học đời sau ấy vậy. Như sách của Lão Tử, chỗ phát minh đó là Đạo đức của Tam Hoàng Ngũ Đế ấy vậy. Văn đó ước lược mà rõ ràng. Lý đó giản đơn mà thấu đáo. Phương thức trị quốc trị gia, tu thân dưỡng thần, pháp cách xuất sư dụng binh, Đạo của trời đất biến hóa, không gì chẳng đầy đủ đó vậy. Khổng Tử từng theo việc mà học hỏi người, đó đâu chẳng dùng đó như vậy. Mà Lão Tử đâu đổi hơn đó ư? Lại nữa, huống hồ điều chuộng lấy chẳng tranh giành làm đức vậy. Tử Vân bình sanh học hỏi ở người Thục, nghiêm tuân quân bình, nên Pháp ngôn đó thạnh xưng ở quân bình. Quân bình là trị của Lão Tử ấy vậy. Đến lúc Tử Vân làm Thái Huyền, mới đem một sanh ba mà làm bản sáng chế, đó cũng là tham tầm điều mà Lão Tử gọi là “Một sanh hai, hai sanh ba, ấy vậy (Thuyết ấy thấy Thái Huyền giải nghĩa). Cho nên Tử Vân nói: “Nói Đạo Đức của Lão Tử, tôi có lấy ấy vậy”. Tông bản của Hùng thư đã phát xuất từ Lão Tử, mà cho rằng Huyền hơn Lão Thị, đó cũng là chưa tư duy vậy. Nhưng Hoàn Đàm đâu từng hay biết Tử Vân ư? Mà Hàn Tử mới viện lời của Hoàn Đàm? Đúng là đáng cười vậy! Mới lại nói: “Đệ tử đó là Hầu Ba Phả biết đó, lấy làm sách của thầy đó hơn Chu Dịch”. Đó lại là Hàn Tử quá sai lầm vậy. Như Thái Huyền của Hùng, thiết bày Phương Châu bộ gia bốn địa vị, là Tứ Tượng Lục Hào của Dịch vậy. Bày tám mươi mốt bài chính là sáu mươi tư quái của Dịch vậy. Hai trăm bốn mươi hai biểu còn có mà chẳng biên ghi hết là y theo khẩu quyết của Chu Võ vậy. Bày bảy trăm hai mươi chín tán là ba trăm sáu mươi Hào của Dịch vậy. Bản đó chẳng xuất từ Âm Dương nhị nghi. Sanh khắc đó chẳng xuất từ số của bảy, tám, chín, sáu, năm, hàng; kỷ cương đó chẳng xuất từ Đạo của Tam cực, mà sách của Hùng đại để nhờ từ Dịch mà thành đó vậy. Pháp ngôn đó nói: “Việc đó thì thuật, sách đó thì làm”. Hán Thư xưng Hùng cũng nói: “Lấy làm kinh chẳng gì lớn so với Dịch, nên làm Thái Huyền đều châm chước bản đó, cùng cho buông nương mà rong ruổi…’ Tôi từng trị Dịch, được số của Tứ tượng Bát quái đó. Phàm chỗ còn của Huyền là Lục khí, Ngũ hành, Tam tài, Thất chính, Tứ thời, mười hai tháng, hai mươi bốn Tiết, bảy mươi hai Hầu, năm kỷ, năm phương, năm thần, năm Ân, mười hai luật, chín cung, mười ngày, mười hai thời, không gì chẳng gồm suốt đó, bởi Thánh nhân ngậm chương thiên có bí mà chẳng phát đó. Đến thời nhà Hán mà bọn Tiêu Cống, Kinh Phòng liền phân Hào trực nhật, mà đạo của Dịch bèn lộ bày. Tử Vân bởi được ý phân Hào của họ Tiêu vậy. Lại tham đó để lẫn pháp của trời, nhưng đó khéo léo nghĩ suy số, tự khởi đầu mối đó làm Địa vị, làm Đầu, làm tán để kiềm ở một năm. Học đòi Dịch để chiêm đoán việc của trời người, đó là Hiền ấy vậy. Phàm, Dịch là vốn từ Hà Đồ Lạc Thư làm thành đó. Bởi trời đất tự nhiên là Pháp của Chí Thần, chẳng phải sáng chế của Thánh nhân. Nhưng chẳng phải Thánh nhân cũng không thể phát minh đó. Tuy thời thế đó trải qua Tam cổ tịch Thánh nhân phát huy là có chín người, nhưng chỉ có Phục Hy, Văn Vương, Khổng Tử là sự nghiệp rất hiển trước. Như Sách của Tử Vân mới đầu xuất phát thế nào mà sao được đó? Người làm sách đó sau mà cũng đòi giống như ở Phục Hy, Văn Vương, Khổng Tử ư? Nhưng pháp của Huyền xuất phát từ ý người tư duy kinh doanh đó khiến vậy, cùng với Đạo của trời đất tự nhiên hẳn không thể đồng ngày mà nói vậy. Hiền của Tử Vân chẳng kịp Phục Hy, Văn Vương, Khổng Tử, tuy trẻ nhỏ cũng biết đó ấy vậy. Mà Hàn Tử lấy Hầu Ba mới tạm biết đó mà cho rằng Huyền hơn Dịch, sao lầm hoặc đó quá lắm vậy! Tấn Thư nói là: “Vương Trường Văn từng biên thuật sách đề là “Thông Huyền”, có văn ngôn giải tượng, có thể dùng bói thệ. Người thời bấy giờ so sánh đó với Thái Huyền của Dương Hùng”. Đó có thể cho là hơn Dịch ư? Hầu Ba kia còn không biết điều tố thuật của bậc Thầy đó, sao vọng làm thuyết đó bít ép kinh của Thánh nhân, loạn chí người học ở đời sau chẳng phải việc nhỏ vậy. Đó đủ để biết điên cuồng của Hầu Ba, ngu sao lắm vậy! Chẳng cần đợi thấy ở văn khác, mà cũng đủ biết người ấy vậy. Hàn Tử đối với đó đáng phải biện giải bài xích đó, để tôn chứng Đạo của Thánh nhân có thể vậy, mà trái lại theo phụng sự thuyết đó, cẩu thả dùng nhờ đó mà tự kiêu. Nho sĩ quá đáng vậy ư?
Tôi sợ dùng văn tranh giành cượng mạnh mà hậu sanh tập học làm khinh bạc, mọi người không đức liêm kính, chưa hẳn từ Hàn Tử làm đầu mối vậy. Tôi từng cho rằng: Dương Tử nhân Dịch để làm thành sách, chỉ gọi là Thuật thì có thể vậy. Không nên làm kinh tự làm chủ thuyết đó cùng với Đại Dịch chống kháng hành. Lại nói: “Khổng Tử chỉ thuật mà chẳng làm, tin mà ưa chuộng xưa, trộm sách với Lão bành ta”. Trọng Ni còn chẳng dám làm, mà Tử Vân mới làm đó ư? Hán Thư nói là: “Các Nho sĩ dèm pha Dương Tử chẳng phải Thánh nhân mà làm kinh”. Bởi cũng vì đó chẳng thể tôn trọng gốc vậy. Sao lại dùng sách đó mà cho là hơn Dịch để trọng Nho, đó cùng trái vậy ư?
BÀI MƯỜI HAI
Hàn Tử vì dâng tấu sách bài xích Xá-lợi Phật, bị tội biếm đày đến ở Hồ Dương, thuyền đi qua Hồ Động đình, sợ bị trách phạt chết, mới cầu phò hộ ở miếu Nhị phi ở Hoằng Lăng. Hàn Tử cho rằng: Vừa rồi đó Thánh Hiền chánh trực chẳng theo tà bài xích cốt Phật sao vội xin Linh ở Quỷ của người nữ ư? Ngày trước Khổng Tử mắc bệnh, Tử Lộ xin cầu đảo, Khổng Tử bảo: “Tuổi thọ của Khâu tôi lâu dài vậy”. Phàm Thánh Hiền mới tự tin thành tố đó hợp với trời đất thần kỳ vậy, chẳng đợi khấn đảo mà cầu phước. Hàn Tử cầu đảo đó, vậy cũng có chỗ chưa hợp ư? Đến lúc được trở về, Hàn Tử mới xuất tiền của sửa sang miếu đó. Dùng đủ lễ vật cúng tế đó, làm sách ghi chí việc đó. Phàm, miếu ở Hoằng Lăng xưa nay tương truyền rằng “Hai Phi theo Thuấn đi tuần phương Nam, thấy con mèo Đạo chết bèn chôn ở núi của Động Đình, do đó mà làm miếu vậy”. Nhưng đó chỉ là thế tục tương truyền, tuy hơi có chỗ thấy, nhưng đều hoặc là Từ, là Chí của Tạp gia, chẳng phải biên ghi đầy đủ của Lục nghệ. Thuấn Điển chỉ nói: “Trắc phương mới chết”. Đàm Cung chỉ nói: “Thuấn an táng ở đồng trống của Thương Ngô, bởi hai phi chưa theo đó vậy”. Ở sách khác hoặc nói là hai phi an táng ở Hành sơn, hoặc nói núi Động Đình là nơi hai phi ở, vì là con gái của Thiên Đế vậy, chẳng phải Phi của Thuấn vậy. Hàn Tử tự phụ học kinh, làm học trò của Thánh nhân, ngay đó nên chấp để chánh sự nghi ngờ sai lầm của đời đó có thể vậy, trái lại theo phụng sự đó mà càng làm thuyết đó. Khổng Tử nói: “Đó chẳng phải Quỷ mà cúng tế đó, là xiểm nịnh vậy”. Hai Phi sự việc đó chưa chánh, lại chẳng phải Tổ nể của chính mình, mà Hàn Tử phụng sự đó. Hàn Tử không tin Phật mà mới gặp phải khiển trách việc hủy xá-lợi Phật, sao cẩu thả muốn phước của Quỷ thần ấy như vậy? Mà chẳng sợ lời nói của Khổng Tử ư?
BÀI MƯỜI BA
Hàn Tử làm văn Bia miếu Khổng Tử ở Xử Châu, đem Long khí trong câu nói về Xã tắc của Khổng Tử mà so sánh với phong ước của Tế lễ đó. Cho rằng, Khổng Tử dùng Đức được tế thạnh, lễ hơn so với Xã Tắc cùng với Cú Long khí”. Ngôn từ đó viết rằng: “Chỗ ngôi vị đó chẳng ốc (nhà) mà là Đàn. Há Khổng Tử dùng việc Vương giả cao vợi đáng ngồi, dùng môn nhân làm phối từ Thiên tử mà xuống, xoay mặt hướng Bắc bái quỳ dâng tế, tiến thối thành kính lễ như người thân, đệ tử… Phàm, Xã tắc là dùng khí chánh của thấu đạt trời đất đó, dùng chẳng phải ốc mà là Đàn làm tôn quý. Chỉ mất Xã tắc của nước mới ốc, bày tuyệt Dương mà thông Âm giới đó vậy. Nên Xã tắc ốc đó là nhục đó vậy. Hàn Tử muốn dùng không ốc của của Xã tắc cùng Khổng Tử mà sánh vinh đó, sao đó không biết kinh đó như vậy ư? Phàm, Phu Tử là tự lấy giáo đó làm Tiên thánh của Nho sĩ, hẳn đáng hưởng lễ của Thích Thái, Thích Điện, sao có thể dùng Cú long khí… sánh công đức ư? Đó lại là Hàn Tử bình luận quá sai lầm đó vậy!