ĐÀM TÂN VĂN TẬP

Sa-môn Khế Tung ở Đông Sơn, Đàm Tân, Đằng Châu soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 14

PHI HÀN TỬ

(Phần Thượng)

PHI HÀN TỬ

(gồm 30 bài và Lời tựa )

LỜI TỰA

Phi Hàn Tử là người dùng điều sai quấy để mổ xẻ kinh điển, rồi bắt thiên hạ phải làm theo, phải quấy như tục dùng thương ghét để cùng công kích nhau vậy. Nếu là bậc chí Thánh chí Hiền ở đời hẳn tin điều tôi nói đó là không cẩu thả vậy. Sách này gồm ba mươi bài, chỉ hơn ba vạn ngôn từ.

BÀI MỘT

Hàn Tử nghị luận bó buộc lại cạn cợt, không kịp chí Đạo của Nho để có thể biện. Mới đầu, tôi thấy đề mục đó là “Nguyên Đạo, Từ thị”, trong đó nói: “Nhân và Nghĩa làm định danh, Đạo và Đức làm hư vị”. Xét ý đó, chánh dùng nhân nghĩa việc người hẳn có, mới nói Nhân và Nghĩa làm định danh. Đạo đức vốn không duyên do Nhân xử trí vậy, mới nói Đạo và Đức làm hư vị. Đó nói là đặc biệt riêng Hàn Tử nghĩ đó chẳng tinh tường vậy.

Phàm, duyên Nhân Nghĩa mà đặt để Đạo Đức, nếu chẳng phải Nhân Nghĩa tự không có Đạo đức vậy. Được hư vị đó, quả nhiên có Nhân nghĩa, vì do dùng đủ Đạo Đức, đâu là Hư ư? Đạo Đức làm Hư vị, là Đạo không thể nguyên vậy, sao hẳn gọi là Nguyên Đạo? Thuấn Điển nói: “Kinh phu bày Ngũ giáo”. Nghĩa là Nhân, nghĩa…, ngũ thường vậy. Hàn Tử quả nhiên chuyên Nhân nghĩa, nên đề mục sách đó là Nguyên giáo có thể vậy. Đó cũng là Hàn Tử không biết khảo kinh vậy. Trong đó, nói “Bác ái” đó gọi là Nhân, Hành mà thích nghi đó, gọi là Nghĩa. Do đó mà đến vậy, đó gọi là Đạo. Đủ ở chính mình không đợi ở ngoài đó gọi là Đức. Phàm, Đạo Đức nhân nghĩa bốn điều đó là đầu mối lớn của Thánh nhân lập giáo. Đó trước sau thứ tự có nghĩa có lý, sao có thể cải đổi? Tuy Đạo Đức đó nhỏ, như Đạo gọi là tài nghệ, Đức gọi là Hành thiện, đó cũng Đạo đức đặt để trước. Kia nói Đạo của Nhân nghĩa là kia lại tán thuyết, lấy nói đó bèn khiến Đạo ở thứ vị dưới vậy. Từ xưa chưa từng có bốn điều đó liền xuất mà Đạo Đức ở sau đó vậy. Khúc Lễ nói: “Đạo đức và Nhân nghĩa chẳng phải Lễ thì không thành”. Thuyết Quái nói: “Hòa thuận Đạo Đức mà lý ở nghĩa”. Luận Ngữ nói: “Chí ở Đạo, y cứ ở Đức, nương tựa ở Nhân và giao du ở Nghĩa”. Lễ Vận nói: “Nghĩa là phần của nghệ (nghề nghiệp) là tiết của Nhân. Hiệp ở Nghệ, giảng ở Nhân, được đó là cường mạnh”. Đó nói rõ giao du ở Nghĩa là Thánh nhân dùng ý chỉ thâm sâu của Nghĩa vậy. Dương Tử nói: “Đạo dùng dẫn dắt đó, Đức dùng được đó, Nhân dùng người đó, Nghĩa dùng thích nghi đó”. Lão Tử tuy là Nho giả chẳng lấy xưng đó, mà Nho cũng nói: “Hết Đạo sau mới dùng Đức, hết Đức sau mới dùng Nhân, hết Nhân sau mới dùng Nghĩa. Khai Đạo thông trước”. Giải thích về khai thông, như trong Hệ Từ nói: “Khai vật thành vụ”. Lại nói: “Thông chí của thiên hạ”, là đó vậy. Do khai thông mới được lý đó, nên Đức là phần thứ đó (tức sau Đạo). Được lý làm thiện, dùng Ân ái ban ân huệ vật, mà Nhân lại phần kế đó. Đã Nhân lại Ái, hẳn quyết đoán hợp nghi, mà nghĩa lại là phần kế đó. Đạo đức Nhân nghĩa cùng Nhân mà có đó, gốc ngọn nghĩa lý đó như vậy. Thánh nhân làm kinh, định trước sau đó, bởi còn Đại nghĩa đó vậy.

Nay Hàn Tử xoay ngược kinh, trước Nhân Nghĩa mà sau Đạo Đức, ức đoán nói so sánh Đại khai thông được lý, chẳng phải là điên đảo hẹp hòi quanh co vô vị ư? Nhưng, Đạo đức của Nho hẳn có nhỏ có lớn vậy. Nhỏ như nghĩa riêng ở trong Khúc Lễ, một thuyết nói Đạo nghĩa là tài nghệ, Đức làm hành thiện ở chính mình. Phải vậy, lớn như Hệ Từ nói một Âm một Dương đó gọi là Đạo, kế tiếp đó là Thiện vậy, Thành đó là Tánh vậy. Người nhân thấy đó gọi đó là Nhân, người trí thấy đó gọi đó là Trí. Mọi người sử dụng thường ngày mà không biết, nên Đạo của Quân tử hiếm ít vậy. Thuyết quái nói: “Xưa kia Thánh nhân làm Dịch, dẫn dùng Lý của thuận tánh mạng. Đạo của lập Thiên gọi là Âm và Dương, Đạo của lập Địa gọi là Cương và Nhu, Đạo của lập Nhân gọi là Nhân và Nghĩa”. Trung Dung nói: “Thiên mạng đó gọi là Tánh, nương theo Tánh đó gọi là Đạo, tu Đạo đó gọi là giáo”. Phải vậy, Hệ Từ lấy ở Âm Dương đó mà Diệu đó làm Đạo, người thì bẩm nhận Đạo để thành Tánh. Người Nhân người Trí tuy nhờ ở Đạo mà thấy Nhân thấy Trí, bèn trệ chấp ở thấy của Nhân và Trí. Mọi người tuy thường ngày sử dụng ở Đạo mà mịt mờ không biết là Đạo. Nên Đạo của Thánh nhân hiển bày sáng tỏ làm Diệu ít vậy. Nhưng Đạo của Thánh nhân đâu chỉ ở Nhân Nghĩa mà thôi vậy. Thuyết Quái dùng lý của tánh mạng, tức lý chí của chí Thần vậy, trời đất muôn vật không gì chẳng cùng đó. Nên Thánh nhân làm Dịch trọng Quái, thuận theo lý đó, mới lập Đạo của Thiên, Địa, Nhân – tam tài. Thiên đạo vốn ở đầu thì có Âm có Dương, Địa đạo thành hình thì có Nhu có Cương, Nhân Đạo tình tánh thì có Nhân có Nghĩa, là nhờ ở Đạo mà có đó vậy. Trung Dung cho rằng, tuân theo Tánh đó, mới gọi đó là Đạo, tu trị Đạo đó, mới gọi đó là giáo, giáo tức là nhân nghĩa ngũ thường vậy. Đó, đâu phải Đạo chỉ ở nhân nghĩa? Mà trước của nhân nghĩa quả thật không Đạo ư? Như, Thuyết Quái, như Luận ngữ, như Biệt Nghĩa của Khúc Lễ, như Lão Tử, Dương Tử, điều họ gọi là Đạo Đức, đều là Đại Đạo của đây vậy. Nhưng Đạo Đức đó ở Lễ thì Trung Dung thật rõ ràng vậy, ở Thư thì Hồng phạm Hoàng cực vậy, ở Thi thì Tư duy không tà vậy, ở Xuân Thu thì là Đạo của Liệt thánh Đại trung vậy.

Khổng Tử nói với Tăng Tử rằng: “Sâm mè! Đạo ta chỉ một mà suốt đó”. Tăng Tử nói: “Đúng vậy!” Lại nói với Tử Cống rằng: “Chẳng phải vậy, Ta chỉ lấy một mà xuyên suốt đó”. Chỉ có Tăng Tử do học trò hỏi đó, mà Tăng Tử cho rằng học trò đó là nhỏ chưa đủ để phải nói hết, nên dùng Đạo gần để dẫn dụ đó, mới đáp với học trò đó là “Đạo của Phu Tử là Trung Thứ mà thôi vậy”. Bởi Tăng Tử dùng điều gọi là Trung thứ của Trung Dung, ý cách Đạo không xa, mà các hành Hậu Nho không thông hiểu, liền lấy Trung Thứ bèn làm nhất quán, đó là sai làm vậy. Hệ Từ nói: “Động của thiên hạ, Trinh phu nhất”. Lại nói: “Một đặt để mà trăm lo toan”. Lễ Vận nói: “Lễ hẳn gốc ở Thái nhất”. Trung Dung nói: “Đó làm vật, không hai, đó sanh vật ấy chẳng thể lường”. Lấy đó mà so sánh và liệt bày thì sao được dùng Trung Thứ mà liền làm Nhất quán đó ư? Nhan Uyên bùi ngùi than rằng: “Ngưỡng đó mà càng cao, khoan dùi đó mà càng cứng chắc, trông nhìn đó ở trước mà bỗng nhiên lại ở sau”. Phu Tử dần dần khéo dẫn dụ người. Nhan Tử chánh cho là Thánh nhân dùng Đạo Nhất quán đó để dạy người, dần dần vậy có thứ tự đó, đó là làm Thiện tiến khuyên đối với người vậy. Đó, rõ ràng Thánh nhân chỉ dùng thành thật sáng tỏ Đại Đạo khai thông nhất quán làm giáo đó. Nguyên làm các Thiện là gốc của trăm Hạnh. Trung Dung nói: “Trung ấy là Đại bản của thiên hạ”. Há chẳng vậy ư? Đến đây tạm ba bản kinh lược, chánh hai điều Nhân nghĩa đó uyển chuyển làm Đạo Đức đó. Đó đối với pháp của Thánh nhân, há chẳng khuyết ư? Trung Dung nói: “Đạo đó chẳng hành, Ta biết đó vậy. Người Hiền vượt quá mà kẻ ngu chẳng kịp”. Đây nghĩa là người của Hiền trí chợt nhiên Đạo mà sở dĩ làm quá vậy. Bọn ngu xuẩn bất tiếu xa đạo mà sở dĩ làm chẳng kịp vậy. Hàn Tử quên gốc, há chẳng làm quá ư? Khinh mất Chí Đạo làm Nguyên Đạo, muốn biện minh Đạo là cũng lầm hoặc vậy. Điều Hệ Từ nói Nhân và Trí đó là vì mê mờ Đạo, chấp trệ thấy đặt để đó, là Đạo của Thánh nhân suy ít, chẳng đủ để hiển bày. Như Hàn Tử hạn cục nhân nghĩa mà làm Đạo Đức đó, chánh là chỗ lo hoạn của Hệ Từ vậy. Phàm, Nghĩa là Thiện của Tình ấy vậy, đối với Đạo đức làm thứ, vì tình thì ít có, hẳn chánh mà chẳng mất. Nên Luận Ngữ nói: “Đại đức chẳng vượt quá nhàm, Tiểu đức ra vào, có thể vậy”. Lại nói: “Sắc lấy người mà hành trái ở đó không nghi ngờ”. Biểu Ký Tử nói: “Cùng Nhân đồng công mà khác Tình”. Cùng Nhân đồng công, Nhân đó chưa thể biết vậy. Cùng Nhân đồng quá, sau đó, Nhân đó có thể biết vậy. Trang Tử nói: “Cửa của chư hầu mà nhân nghĩa còn vậy”. Đó muốn riêng dùng nhân nghĩa mà làm, có thể được ư? Nhưng Tử Cống, Tử Hạ làm người Hiền của Nhân nghĩa, còn có quá và chẳng kịp, huống gì đó chẳng như Tứ và Thương, đời sau có thể tính hơn. Đó sao được chẳng nghiên cứu Đại Bản và giáo nhân, đó dùng Đạo đức mà chánh làm Thiện đó ư? Trung Dung nói: “Đạo đó chẳng Hành vậy”. Phàm, đó là Thánh nhân xót thương họ chẳng cùng chí Đạo chí Đức mà dạy người vậy.

Hoặc nói: “Hàn Tử trước là Nhân nghĩa mà thứ đó là Đạo đức, bởi chuyên việc người mà muốn riêng khác ư? Phật và Lão là Đạo đức hư vô vậy”.

Xin nói: Xưa kia, Thánh nhân làm Dịch vì chánh ở Đạo trời việc người, mà hư vô là rất nguyên đó vậy. Nếu khác Đạo của hư vô, thì mười Dực sáu mươi bốn quẻ là chẳng phải sách của Nho. Phục Hy, Văn Vương, Khổng Tử… chín vị Thánh nhân của Trị Dịch cũng chẳng phải Sư tông của Nho vậy. Khổng Tử chẳng phải Sư tông của Nho ư? Quả thật vậy thì Hàn Tử chưa từng đọc Dịch. Dịch chính là Đại kinh của Nho. Chẳng biết Dịch mà cho là Nho của Thánh Hiền, tôi không tin vậy. Đó nói: “Lão Tử đó tiểu nhân nghĩa chẳng hủy đó vậy”. Họ thấy là nhỏ vậy, vì ngồi đáy giếng trông nhìn bầu trời, nên nói trời nhỏ, đó chẳng phải tội của trời vậy. Nhưng Lão Tử nói: “Mất Đạo sau mới dùng Đức, mất Đức sau mới dùng Nhân, mất Nhân sau mới dùng Nghĩa, mất Nghĩa sau mới dùng Lễ”. Đó là răn chớ hủy Nhân nghĩa nhỏ vậy. Bởi vì Đạo đức cùng với Nhân nghĩa làm Thị có Long có sát, mà công đó có ưu có kém vậy. Phàm, sáng tỏ đó chẳng như dùng Lễ vận so sánh. Khổng Tử nói: “Hành của Đại Đạo là thiên hạ làm công”. Chọn Hiền cùng khả năng giảng tin tu hòa mục, nên người chẳng riêng thân với người thân đó, chẳng riêng con với người con đó. Lại nói: “Mưu tính đóng bít mà chẳng hứng, trộm cướp loạn giặc mà chẳng làm, nên ngoài thông mà chẳng đóng bít. Đó gọi là Đại Đồng”. Vậy đó há chẳng phải Đại Đạo cùng với Đức làm Trị mà ưu ư? Lại nói: “Đại Đạo nay đã ẩn, thiên hạ làm nhà, mỗi tự thân với người thân họ, mỗi tự con với con họ”. Lại nói: “Vũ, Thang, Văn, Võ, Thành Vương Chu Công, do đó trọn đó vậy. Sáu quân tử đó chưa có bất cẩn đối với Lễ ấy vậy”. Vì đắm trước nghĩa đó, vì khảo tin đó, đắm trước đó có quá. Hình Nhân giảng nhượng, chỉ bày dân có thường. Nếu có chẳng như vậy tại chấp đó đi, chúng lấy làm ương. Đó làm Tiểu Khang, đó há chẳng phải Nhân nghĩa làm Trị đối với Đạo Đức là kém ư? Như thế nào riêng Lão Tử mà Nhân nghĩa nhỏ ư? Hàn Tử sao họ chẳng tự, chợt kinh Nho mà chê trách Lão Tử ư? Lại nói: “Điều Lão Tử gọi là Đạo Đức… là bỏ Nhân và Nghĩa nói đó vậy. Riêng nói của một người vậy”. Đó là nói của Hàn Tử, do đó rất bất công vậy. Phàm, điều nói của Lão Tử là Đại Đạo vậy. Đạo quả thật riêng ư?

Điều nói của Đại Đạo là đâu riêng Đạo của Lão Tử, bởi Đại Đạo của Tam Hoàng Ngũ Đế vậy. Hàn Tử không biết, nhọc thấy Đạo gia Lão thệ tự vì các hạng đó chẳng đồng như Nho, muốn chèn ép đó mà ấy vậy. Phàm, phân chiết Lão thị làm Đạo gia đó, mới đầu phát khởi của từ sách giòng họ Tư Mã, mà Ban Cố trọng. Như Lão Tử đó thật là Nho nhân ở thời xưa trước vậy, ở thời nhà Chu làm Sử chủ tạng thất, phần nhiều biết việc Thần pháp của Thánh nhân. Nên Khổng Tử đối với Lễ thì nói: “Tôi nghe ở Lão Đam”, là bởi Lão Tử thường tham tầm sách của Tam Hoàng Ngũ Hoàng mà được yếu chỉ của Đại Đạo đó, mới tự biên thuật sách để phát minh đó. Hàn Tử chẳng thể lường gốc tề ngọn, nhọc muốn bài bác đó mà chuyên lấy các Nho danh, cũng chẳng trái ư? Lễ Vận nói: “Hành của Đại Đạo cùng Anh Khâu của Tam Đại chưa kịp đó vậy, mà có chí vậy”. Trịnh Huyền giải nói: “Đại Đạo nghĩa là thời Ngũ Đế”. Nhưng các sách khác phần nhiều nói Đại Đạo là Hoàng Đạo, mà riêng Trịnh Huyền giải nói là thời của Ngũ Đế vậy. Ý đó vì cho là: tuy Hoàng cùng với Đế, Đạo đó cùng thông nên vậy. Trong Ngũ Đế bản kỷ thì Hoàng Đế là đứng đầu đó. Nhưng Hoàng Đế cùng với Phục Hy, Thần Nông, đó thật là Tam hoàng, mà kinh sử chỉ làm Đế là bởi Hoàng Đế cùng với vương xưa cũng là thông xưng vậy. Nên Trịnh Huyền giải nói, thời của Ngũ Đế, mà Hoàng ở trong khoảng đó vậy, chỉ Hoàng Đế là Tam Hoàng ở đầu của Ngũ Đế mà bao gồm cả Nghiêu Thuấn. Tuy gốc ngọn nhỏ khác, mà Đại Đạo chỉ một vậy. Hệ Từ nói: “Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn rủ áo xiêm mà thiên hạ bình trị”. Đó là ấy vậy. Khổng An Quốc nói là: “Sách của Tam Hoàng làm Tam Bí, tức nói về Đại Đạo vậy. Sách của Ngũ Đế làm Ngũ Điển, nói về Thường Đạo vậy”. Khổng An Quốc là người Dĩnh Đạt, Chánh nghĩa đó nói: “Hoàng ưu so với Đế. Đạo đó chẳng chỉ có thể thường hành mà thôi. Lại Đại so với Thường, nên làm Bí vậy”. Đó nghĩa là đối liệt bày vậy. Tuy nhỏ có ưu kém đều là Đại Đạo, đều có thể thường hành, cũng dẫn “Hành Đại Đạo” của Lễ Vận cho là thời của Ngũ Đế làm chứng đó. Nhưng sách của Tam Hoàng và Ngũ Đế chẳng rốt ráo (chí) so với Dịch. Đem Dịch cùng với Lão Tử so sánh, mà Đạo đó đâu khác ư? Như Hệ Từ nói: “Động của thiên hạ chánh phu nhất ấy vậy”. Mà Lão Tử nói: “Vương hầu được một lấy làm thiên hạ chánh”. Đó là Đại lược vậy. Nếu khảo xét lý của Vô tư Vô vi và thuyết của Âm Dương biến hóa, hai sách đâu chẳng đều vậy. Nên Ban Cố nói trong Hán Thư rằng: “Các hàng trong Lão thị, bởi xuất phát từ Sử Quan”. Lại nói: “Hợp ở khắc nhượng của Nghiêu là khiêm khiêm của Dịch”. Nghĩa là ở đây vậy.

Thuở thiếu thời, tôi nghe ở người lớn nói: “Lão Tử là tiếp thừa ở họ hàng Hoàng Đế ấy vậy”. Đến lúc thấy Trang Chu, Quảng Thành Tử nói: “Đắc Đạo tôi là trên làm Hoàng dưới làm Vương”. Càng tin Lão Tử thật xuất phát từ Tam Hoàng Ngũ Đế ấy vậy. Đó rõ ràng Đạo Đức của Lão Tử thật là căn bản Đạo Đức nhân nghĩa của Nho từ thời Tam Hoàng và Ngũ Đế ấy vậy. Rõ ràng vậy, đâu xuất phát ở thuyết riêng của một người là Lão thị ấy ư? Hẳn vì Lão Tử làm quấy thì Dịch và Lễ vận có thể thiêu đốt vậy. Rõ ràng vậy. Văn Vương, Khổng Tử thì làm chùy Đề nhân nghĩa ấy vậy. Phàm, khéo biện luận của Tiên Nho ai sáng cùng Mạnh Tử? Thời của Mạnh Tử, sách của Lão Tử lưu xuất có hơn trăm năm vậy. Mà Trang Chu lại cùng Mạnh Tử đồng đời. Nếu đó có thể bài bác thì Mạnh Tử đã bài bác đó vậy, đâu đợi đến các Nho sĩ đời sau biện luận đó ư? Tư Mã Thiên nói rằng: “Đạo của Lão Tử ước mà dễ tháo, việc ít mà công nhiều”. Nho sĩ hoặc chẳng vậy, dèm pha Hoàng Lão trước mà sáu kinh sau, là cũng không biết ý đó vậy. Sách của Thái Sử Công, Khổng Tử tức làm Thế gia đó, Lão Tử tức làm Liệt Truyện. Đó đâu có nghĩa là tôn quý Lão thị ư? Bởi vì Đạo của Lão thị là từ gốc của Nho vậy. Sở dĩ trước đó là chánh muốn tôn quý gốc đó vậy, chẳng phải 7 cẩu thả trước người đó vậy. Nói của Tử Trường nhỏ mà lại xa vậy. Hàn Tử không thể tư duy sâu và rõ ràng xa đó, liền ở nơi Tiên nho, mới nói: “Chu Đạo suy sụp, Khổng Tử ẩn một, tai họa lửa đốt ở thời nhà Tần,

Hoàng Lão ở thời nhà Hán, Phật ở thời nhà Tần, nhà Tiền Tống, nhà Tề, nhà Lương, nhà Ngụy, nhà Tùy”. Đó nói Đạo Đức nhân nghĩa là không vào ở Dương Tử thì vào ở Mặc Tử, không vào ở Mặc Tử thì vào ở Lão Tử, không vào ở Lão Tử thì vào ở Phật, vào ở kia thì ra ở đây. Vào là Chủ đó, ra là Tớ đó. Vào là giúp đó, ra là làm dơ bẩn đó. Than ôi! Sau đó nói chẳng khiêm tốn như vậy? Đó nói ra vào làm tớ làm dơ, nghĩa là ra ở Dương Tử và Mặc Tử ư? Hay là ra ở Lão Tử và Phật ư? Lão Tử và Phật đâu khiến người ác hèn như vậy ư? Phàm, Phật Pháp ở nhà quả thật là dùng Tâm thành thật để vào Đạo. Còn chỗ ra đó, xa thì thành Hiền thánh thù thắng, chỗ ra đó gần thì là thân là Tâm khiết tịnh từ huệ làm Thượng thiện nhân, ra ở nơi xóm làng thì người kính đó mà không dám khinh đó. Đó cũng là mục kích trong nhân gian, chỗ thường thấy vậy. Đâu có ra làm tớ làm dơ làm nhục đó ư?

Thời xưa trước có các bậc Đế Vương mà vào Phật Pháp. Từ thời Đông Hán đến thời Tiền Đường không thể tính kể hết. Như vua Thái Tông (Lý Thế Dân 627-650) thời tiền Đường đến chùa Sùng Phước, phát nguyện xưng là Hoàng Đế Bồ-tát giới đệ tử. Vua Huyền Tông (Lý Long Cơ 712-756) thời tiền Đường, chuyên việc Phật thanh tịnh, phụng sự huân tu đó. Đó cũng là từ Phật giáo mà ra, nào có là tớ là dơ bẩn ư? Hàn Tử nhọc vì vua Võ Đế (Tiêu Diễn 502-550) thời Nam Lương làm quá, mà không biết nhục đối với Tổ tông ở triều mình. Đó đâu có thức lự ư? Nhưng việc của vua Võ Đế thời Nam Lương, trong Nguyên giáo tôi tuy thuận tục mà có phần bình luận đó nhưng chưa từng luận quá. Như so sánh đó xả thân, đối với tục thì tôi, đối với Đạo thì là Đức. Chẳng phải nhân tình đó liền biết, chỉ trời đất thần minh mới biết đó vậy. Nên ngay lúc vua Võ Đế thời Nam Lương xả thân mà đất làm rung động, đó rất là việc phi thường, mà Sử thần không biên ghi, làm cho đời sau càng không biết. Nên biết ý của vua Võ Đế thời Nam Lương là u thắng, đó phát chí hẳn chẳng đồng như chỗ làm của hàng phàm phu bình thường, chưa thể lấy hàng tôi tớ mà nhìn thấy đó vậy.

Hàn Tử đã quấy nhiễu bài xích Dương Tử, Mặc Tử, Lão Tử và Phật như vậy, mà thuyết của bậc thấy đó lại nói: “Khổng Tử dùng Lễ kính bái Lão Đam”. Đó độc ở Mặc Tử thì nói là: “Khổng Tử hẳn dùng Mặc Tử, Mặc Tử hẳn dùng Khổng Tử, nếu không tương dụng, thì chẳng đủ làm Khổng Mặc”. Đó là, như Giáng châu Mã Phủ quân hành trạng nói: “Tư Đồ Công qua đời, chích cánh tay ra máu biên ghi kinh Phật có hơn ngàn ngôn từ, để cầu Phước báu”. Lại nói: “Chịu tang có hơn hạnh của người đời, đó xưng là Đại Điên tương tự”. Cao nhàn cũng đều suy thuật ở Phật pháp vậy. Hàn Tử sao phải quấy đó, chẳng định trước sau đó cùng trái ngược như vậy ư? Đó chẳng chỉ tự lầm hoặc mà cũng là sai lầm lụy đến người học ở đời sau vậy. Lão Tử và Phật quả nhiên là phải, mà Hàn Tử là quấy vậy. Các hàng hậu học không biện rành, nhọc thấy Hàn Tử là bậc Đại Nho mà đó lại khéo giỏi văn chương, mới cùng mến mộ mà quấy đó, rồi cho Dương Tử, Mặc Tử quả nhiên là quấy mà Hàn Tử là phải đó. Các người học cũng cùng so sánh mà mà phải đó. Phàm, lấy phải mà làm quấy thì là phá hoại thiện tâm của người, lấy quấy mà làm phải thì dẫn dắt người học quấy, phá hoại mỹ phong thuần thiện truyền đến đời sau. Sai lầm người đó sở dĩ làm tâm quấy việc nhỏ vậy, tổn hại âm Đức mà ngầm thêm sai quá đó. Nếu chẳng ở nơi thân thì hẳn ở nơi Thần cùng với con cháu họ, đời sau cũng đáng sợ vậy. Nho có phụ, Hàn Tử đó nói: “Khổng Tử chỉ học Lễ ở Lão Đam vậy, chẳng phải học Đạo đó vậy”. Xin nói là: Không phải vậy. Lễ cũng là Đạo vậy. Nhạc ký nói: “Đại lễ cùng với trời đất đồng tiết”. Lại nói: “Trung chánh không tà là chất của lễ vậy”. Lễ Vận nói: “Lễ hẳn gốc ở Thái nhất”. Phàm, Trung chánh, Thái nhất là chất gốc của Lễ vậy. Nghi chế trên dưới, văn của Lễ là ngọn vậy. Nếu Thánh nhân chỉ học văn ngọn mà không nghiên cứu ở chất gốc, sao làm Thánh nhân ư? Chỉ Thánh nhân hẳn có khả năng văn chất gốc ngọn đầy đủ biết mà xét cử đó vậy. Người học không biết Tăng Tử hỏi Khổng Tử học lễ cạn cợt ở Lão Đam ấy vậy, mà không biết sử ký nêu rõ sâu và Lão Đam truyền trao Khổng Tử hỏi lễ ấy vậy. Hàn Tử kia tuy học văn ngôn của Nho, đâu biết sở dĩ của Lễ như vậy ư? Đó nói: “Nghe xưa trước làm dân có bốn hạng, nay làm dân có sáu hạng. Ngày xưa, giáo đó chỉ có một, nay giáo đó có đến hai. Nghệ nông chỉ một nhà làm mà ăn thóc gạo có cả sáu nhà. Thợ chỉ một nhà mà dùng dụng cụ có sáu nhà. Buôn bán chỉ một nhà mà nhờ cậy đó có sáu nhà. Làm sao dân chẳng khốn cùng mà sanh trộm cướp vậy”. Phàm, điều gọi là giáo, đâu cùng trời đất đều xuất hiện mà định số đó ư? Đó cũng là do Thánh nhân thích thời hợp nghi mà làm đó, để giúp ở trị thể ấy vậy. Nhưng xưa nay đổi thay biến chuyển mỗi lúc càng sai khác. Chưa hẳn một giáo mà có thể hợp nghi khắp cả muôn đời vậy. Xưa kia, Thuấn ở cuối thời của Ngũ Đế, thời đó dần bạc bẻo, người đó dần dối ngụy, Thánh nhân hợp nghi đó, mới thiết bảy ngũ giáo, định chế ngũ hình, mỗi mỗi bảo quan làm chủ đó, mà khế hợp làm Tư đồ, 76 chuyên bày trải ngũ giáo, bèn để lại đời sau khiến đốc suất người làm Thiện, mà thiên hạ có giáo bắt đầu từ đó vậy. Đến đời của Chu Công lại đang thời của Tam Vương, thời đó càng bạc bẻo, con người càng dối nghị mà thiên hạ càng khó trị. Thánh nhân hợp nghi đó, bèn mở rộng giáo pháp đó mà đầy đủ đó. Thiên hạ gọi đó là giáo của Nho từ Chu Công khởi dậy vậy. Sau đó Khổng Tử thuật mà biên ghi đó thành sáu sách là Thi, Thư,…, mà giáo của Nho càng khua động ở cuối thời nhà Chu. Chính của Tam đại càng tệ, Thiện nhân cây thuật mà phí trí, kẻ bất Thiện mượn pháp mà làm ngụy, thiên hạ tổn hại sai sử sống, thương tổn tánh mà không biết tự trị đó. Lão tử hợp nghi với thời ấy, lại đem thuyết Đạo Đức của Tam Hoàng, Ngũ Đế để cứu tệ hại đó, mà thiên hạ bèn có giáo của Lão Tử vậy. Ở thời Tiền Hán, Hậu Hán thấy cuối thời nhà Chu thì càng mỏng bạc càng hư ngụy. Hiền cùng với ngu sai sử ở trí và đối, rối ren cả một nửa, muôn một tuy tập học ở thuyết của Lão Tử, mà không thể rất thông ở tánh mạng có diệu. Suy Thần minh đi lại cứu đời càng mê mờ, chỉ nguyên nhân của sống chết đó vậy, thiên hạ bèn có giáo của Phật vậy. Dương Tử nói: “Phàm, Đạo chẳng phải thiên nhiên ứng thời mà tạo, tổn ích có thể biết vậy”. Đó đâu chẳng vậy ư? Phàm, từ các thời Chu, Tần, Hán, Ngụy, mỏng bạc và hư ngụy đó ngày càng lắm nhiều, đều tích trữ ở thời của đời sau. Trời đó hoặc nhờ là Phật giáo để ứng việc đó, muốn cùng đó mà cứu đời vậy. Không như vậy, sao trời người cùng đó cảm ứng lâu dài mà hưng thạnh như vậy ư? Hàn Tử chìm đắm ở xưa không biết biến, mà chẳng tỏ ngộ Phật giáo thích thời hợp dụng, mới lo toan Lão Tử và Phật thêm ở nơi Nho, hẳn muốn như ở thời Tam Đại mà không đó. Đó cũng vì ông ta không tư duy lắm vậy.

Phàm, ở thời Tam Hoàng không có giáo, thời Ngũ Đế không Nho. Đến lúc họ có giáo có Nho, mà thời thế người việc chẳng như xưa trước. Giả sử như ngay ở thời Hạ võ, hoặc có người nói là Trị của thời xưa vậy. Có hóa mà không giáo, hóa thì dân hóa thuần. Tôi muốn như ở đời của Tam Hoàng dùng hóa mà chẳng dùng giáo. Đang lúc không có giáo đó, có thể đang thời của Chu Tần cũng có người nói làm Trị của thời xưa trước dùng giáo đó đơn giản. Làm Trị của nay, dùng Nho đó phiền tạp, phiền tạp thì dân khổ nhọc. Mà giả sử tôi muốn ở thời của Nhị Đế dùng giáo mà không dùng Nho, đang lúc đó không Nho có thể được chăng? Nhân vì thời đó mà chọn lựa đó, không thể không giáo không Nho hẳn ấy vậy. So sánh đó với thuyết của Hàn Tử, muốn thời của đời sau không có Phật không có Lão, nào khác gì ư?

Hàn Tử nói: “Nay nói đó, sao chẳng làm vô sự của thời Thái

Cổ”. Đó cũng là như trách người mặc áo cừu lúc mùa Đông rằng: “Sao không làm sáo vải mà thay đổi đó?” Trách người ăn lúc đói rằng: “Sao không làm uống để thay đổi đó?” Hàn Tử, đó cũng biết đời sau không thể chuyên dùng Đạo của thời Thái Cổ mà dèm pha nói đó. Và đó là không biết hợp nghi của thời vậy, mới càng đến đời sau mà Hàn Tử muốn không có Phật và Lão Tử. Sao làm là tự trái phản không biết đó hợp nghi của thời ư? Đâu có chỗ bằng đảng mà ấy vậy, gần muốn tệ mà đặc biệt không thấy ư? Như, chế của bốn hạng dân phí, của sáu nhà ăn dùng, thì trong luận nguyên giáo tôi đã nói rõ ràng, nay lại lấy việc gần mà so sánh đó. Từ thời nhà Chu nhà Hán trở lại, trị thiên hạ duổi đến ở Vương Đạo, thì ai sánh cùng như vua Thái Tông (Lý Thế Dân 627650) thời tiền Đường? Trong suốt thời gian đó, Phật giáo và Lão giáo đó rất thạnh, người đó rất đông nhiều, thực dụng đó rất rộng lớn, mà khắp nước nhà đoán ngục tốt mỗi năm chết không quá ba mươi người. Phía Đông đến biển, phía Nam đến Lãnh ngoại, đêm đều ở bên ngoài, nhà không đóng cửa, lữ hành chẳng mang theo lương thực. Còn trong niên hiệu Khai Nguyên (713-72) dưới đời vua Huyền Tông (Lý Long Cơ 712-756) thời tiền Đường, thiên hạ trị bình, gần như ở thời niên hiệu Trinh Quán (627-650) trước vậy, mà làm của Phật giáo và Lão giáo càng thạnh. Đó đâu phải không có người của Phật giáo và Lão giáo ư? Mà thiên hạ ở thời Tiền Đường đâu có tham muốn cướp bóc dựt tuyệt? Như vậy tôi cho rằng dân khốn cùng và trộm cướp chỉ bởi thời và chính đó, chẳng phải do Phật hay Lão mà khiến nên ấy vậy. Nhưng Phật giáo tạm có thể vất bỏ đi thì hai vua đó ở thời tiền Đường đã dùng thế đó mà vất bỏ lâu rồi, sao được để đến người đời sau rầm rầm nhọc lấy lời trống không mà cùng nhau bới móc vậy?

Hoặc có người cho rằng: “Hàn Tử khéo giỏi ruồng duổi Phật và Lão mà công đó ngang bằng như Vũ”. So sánh lời trống không đó thật công hiệu, không là khuất đối với Vũ ư? Lời nói của kẻ cuồng sao đó chẳng nghỉ vậy? Đó nói: “Nay Pháp đó hẳn dứt bỏ, mà vua tôi dẹp, mà cha con cấm đạo cùng sanh dưỡng đó, để cầu điều gọi là Thanh tịnh tịch diệt ấy vậy”. Đó là do Hàn Tử ghét Phật giáo người xuất gia trì giới bèn oán trách với ngôn từ đó. Phàm, người xuất gia tu đạo đâu tàn khốc như vậy ư? Người xuất gia là bỏ tục theo chân. Bề tôi được xin ở vua, cha chịu mạng người con đó mới đáng, chẳng phải phản đi mà nghịch bỏ vậy. Người Trì giới chỉ muốn học trò họ khiết tịnh hạnh Dâm tham đó. Trụ giới thì dung chánh ngẫu đó, chẳng phải tất cả đều đoạn tuyệt đạo cùng sanh dưỡng của người vậy. Nhưng làm lụy của Tình dâm lụy làm 7 cẩn trọng. Các giáo dạy người thận trọng Dâm mắc mứu Dục. Không Dục mà thiên hạ còn rối ren vậy, nếu như chìm đắm ở Dâm tham đến nổi mất tâm vùi thân ấy vậy. Hàn Tử nào hẳn sợ người không cưới gã của nam nữ, thấy người tịch cốc, vội lo đó bèn tuyệt giống của năm thứ thóc lúa, không là quá lo lắng ư? Phàm, Thanh tịnh nghĩa là Diệu trạm của tánh đó, Tịch nghĩa là chí tĩnh. Diệt nghĩa là diệt lụy của tình cảm đó, chẳng phải lấy cái nghĩa gọi là ngoan tịch tử diệt vậy. Phàm, người xuất gia trì giới, Phật dùng Đại quan đó vậy. Thánh nhân xem rộng chung ở Nhân gian trời đất chồng vợ thường luân muôn mối đều do tình ái mà thành, đều một nỗi giả như mộng. Tham đó, đắm đó, khổ đó, vui đó, vinh đó, nhục đó, mắng bảo đó, tệ đó, Ân ái đó, phiền não đó, cho đến đều bất chợt, làm đại giả đại mộng đó. Không biết họ làm đại hoạn, mà Diệu của Đại minh chí chánh thật ở mất vậy. Xuất gia là xa trần tuyệt tục, thần chuyên tư nhất, hẳn dễ giác dễ tu. Thấy thân là vô ngã, sao đắm trước? Thấy tâm không ý, sao tham? Thấy các sự hữu vi chẳng đủ bền chắc, sao mắng bảo? Cho nên Đại minh vậy, chí chính vậy. Thắng đức có thể được mà Thánh Đạo có thể thành vậy. Ngữ nói: “Ông tuyệt bốn thứ mẫu ý, mẫu hẳn mẫu có mẫu ngã”. Lão Tử nói: “Sở dĩ tôi có hoạn nạn lớn bởi vì tôi có thân, như tôi không có thân, làm gì có hoạn nạn?” Hai điểm đó cùng với pháp xuất gia nhà Phật nhân đó tương tợ. Đó chỉ vì Đại Thánh nhân đều biết mà rốt ráo đó, khiến Thánh nhân chỉ mắng bảo đời mê mờ như bọt bóng nổi tan, không biết vượt ra một đời sanh tử hư dối. So với người phàm sao xa vậy? Nên Khổng Tử ít nói đó, bởi nhỏ nhiệm còn ở sách đời vậy? Đó nói rộng, sáng tỏ lớn, nghiên tầm cực diệu thực hành mà công hiệu đó. Nếu đợi như giáo của Phật xuất thế hợp nghi làm ấy vậy. Đó, có thể dùng minh số mà xét vậy. Nay Phật vì người xuất gia trì giới, đặc biệt muốn cảnh răn nỗi giả đại mộng của đời, nêu cao nghiệp chướng của người mà trị Đại hoạn của Sanh tử đó. Mà Hàn Tử trái lại lấy đó làm hoạn nạn, gá mượn áo dầy mũ trụ đó, ngăn chướng đó mà cứng rắn bài bác Phật, cho rằng Phật dối ngụy quấy nhiễu đời ta đang trị bình. Đó là Hàn Tử vì tự mình không thấy mà vu cáo điều thấy của người. Tình tệ như thế gia quá lắm vậy. Phật còn gì để nói? Di Thư nói: “Xưa trước có mộng, người cả nước đó đều lấy mộng mà cho là giác. Đến lúc có người thật giác mà dẫn dụ họ, mà người ngụy giác đó trái lại đều mắng: “Sao ông dùng mộng mà khi dối chúng tôi ư?” Người thật giác đó chỉ im lặng, không còn gì hơn”. Đó rất cùng loại với Hàn Tử chống cự Phật vậy. Trong Thơ, Hàn Tử nói: “Chớ lo việc đời với việc mình, phải đắm nhân gian sánh cùng mộng”. Đó hẳn Nhân ở Đại Điên vừa hơi tĩnh, mới tin có ngoài hình hài dùng Lý tự thắng mới bắt đầu vậy. Tuy nhiên thuyết trước đó đã truyền, muốn nói hối hận nào còn kịp ư! Lại nói: “Than ôi! Đó may mà chẳng xuất hiện sau của Tam Đại, chẳng thấy truất phế ở Vũ, Thang, Văn, Võ, Chu Công, Không Tử vậy. Đó cũng vì chẳng may mà chẳng xuất hiện trước của Tam Đại, không thấy ở Chánh ở Vũ, Thang, Văn, Võ, Chu Công, Khổng Tử vậy”. Đó là Hàn Tử nghi vậy không đoạn. Quân tử gặp việc tức dùng Lý mà xét quyết đó, sao hẳn cậy nhờ người xưa? Giả sử Hàn Tử vào ra làm văn võ, gặp phải việc lớn của nước nhà còn nói: “Đâu chưa thể truất phế, chưa chánh ở Vũ, Thang, Văn, Võ, Chu Công, Khổng Tử”. Do dự thì việc lớn đó qua mất vậy, sao dùng làm văn làm võ ư?

Phàm, trăm hạnh thanh khiết thân cấm, không gì chẳng xuất phát từ Trai giới. Mọi điều Thiện thấu đáo chính, không gì chẳng ra từ chính Tâm vậy. Phật pháp đại khái dạy người trai giới chánh tâm, không ác nào chẳng đoạn, không thiện nào chẳng giữ. Đời nay và đời sau đang có Thánh Hiền tự dùng Đạo Lý đó biện luận, sao hẳn Văn, Võ, Chu Công…, họ đã chết, chánh đó truất phế đó mới lấy làm tin ư? Nói về Tánh mạng của sách Nho, thì Trung Dung nói rất là rõ ràng. Ở Trung Dung, Khổng Tử đặc biệt nói: “Chất nạn ở Quỷ thần mà không nghi ngờ, trăm đời vì đợi Thánh nhân mà chẳng lầm hoặc”. Chất nạn ở Quỷ thần mà không nghi ngờ là biết trời vậy, trăm đời vì đợi Thánh nhân mà chẳng lầm hoặc là biết người vậy. Đó hẳn là đợi Đại Thánh nhân biết rõ Tánh mạng mới biên giải Trung Dung uyên áo đó mà không lầm hoặc vậy. Nhưng từ Khổng Tử mà tương lai trăm đời vậy. Chuyên lấy Tánh mạng làm giáo, chỉ Phật là Đại thạnh ở Trung Quốc. Khổng Tử trưng bày đó cũng đợi Phật lấy làm chứng ư? Không như vậy, trăm đời đây lại có Thánh nhân nào ư? Có thuyết rất thạnh nào về Tánh mạng mà qua Phật ư? Đó rõ ràng Khổng Tử chánh Phật cũng đã công hiệu vậy. Hàn Tử sao hẳn nghi ngờ đó? Lại nói: “Đó là Đạo gì?”. Xin nói: “Đó, điều tôi gọi là Đạo, chẳng phải như vừa rồi chỗ gọi là Đạo của Lão và Phật vậy. Nghiêu lấy đó mà truyền cho Thuấn, Thuấn lấy đó mà truyền đến Vũ, Vũ lấy đó mà truyền đến Thang, Thang lấy đó mà truyền đến Văn, Võ, Chu Công, Khổng Tử. Khổng Tử truyền đến Mạnh Kha, Mạnh Kha qua đời không được truyền đó vậy.

Xét cứ văn đó của Hàn Tử là cho rằng: Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn, Võ, Chu Công, Khổng Tử, Mạnh Kha là chín vị Thánh Hiền đều nối tiếp tương kiến ở đời dùng nhân nghĩa mà cùng truyền trao vậy. Như Vũ và Thang, Thang và Văn, Võ, Chu Công; Chu Công cùng Khổng Tử; Khổng Tử cùng Mạnh Kha, sao được cùng thấy thân gần mà cùng truyền trao bẩm nhận ư? Buồn cười cho Hàn Tử đã căn cứ kinh truyện nào liền nói như vậy ư? Mạnh Tử nói: “Từ Thuấn, Vũ đến đến Thang cách hơn năm trăm năm. Từ Thang đến Văn Vương cách có hơn năm trăm năm. Từ Văn Vương đến Khổng Tử cách hơn năm trăm năm. Từ Khổng Tử mà đến nay (thời Mạnh Tử) có hơn trăm năm”. Từ Vũ, Thang, Văn, Võ, Chu Công, Khổng Tử, Mạnh Kha, niên đại và đời cùng cách nhau xa vời đã như vậy, mà Hàn Tử chẳng nhìn lại Điển tịch, nhọc tôn trọng sở quyền mà muốn họ nói đó. Thắng mạnh mà không tỏ rõ điểm không thật của văn đó, được chẳng gọi là mạn loạn đó vậy, mà lời nói của Hàn Tử có thể còn tin ư? Luận Ngữ nói là Nghiêu đem thiên hạ truyền đến Thuấn, mới bảo đó rằng: “Bàn tính với Thuấn ông, lịch số của trời tại nơi thân ông, xứng đáng nắm giữ khuyết Trung”. Thuấn cũng đem bảo cùng Vũ, mà Nghiêu, Thuấn, Vũ cùng trao đó vậy, chưa nghe chỉ truyền nhân nghĩa mà thôi. Đến như đời của nhà Thang, Văn, Võ, Chu Công, Khổng Tử, Mạnh Kha, cũng đều dùng Trung Đạo Hoàng cực để cùng chiêu mộ mà tương thừa vậy. Trung Dung nói: “Thong dong Trung Đạo là Thánh nhân vậy”. Mạnh Tử nói: “Trung Đạo mà lập, người có khả năng theo đó”. Há chẳng vậy ư? Như đó chẳng tu thành, chẳng Trung chánh, người đó quả thật là nhân nghĩa ư? Như họ thành thật là trung chánh, quả thật mất Nhân nghĩa ư?” Hàn Tử sao chưa biết, phàm Thiện có gốc mà sự có yếu vậy, khuôn phép ngưng trệ nơi vết tích, chẳng rốt ráo Đạo sâu mầu của Thánh nhân ư? Hàn Tử thuyết vài mối đó, đại khái chỉ suy từ nhân luân thiên thường cùng với Pháp của Nho trị thế, mà muốn hẳn phá Phật thừa và Đạo giáo. Than ôi! Hàn Tử đợi giữ việc gần của nhân dân mà không thấy lý xa của nhân sanh, há mờ tối bên trong mà theo bên ngoài ư? Phàm, vua tôi, cha con, anh em, chồng vợ nhờ ở thần mà sanh sống. Thần đó thói quen của Thiện ác mà cùng Thần đều biến, Thiện thì sanh nhân luân, ác thì sanh loại khác. Người đó có theo pháp hay chẳng theo pháp đều tệ một đời, mêng mông chưa từng biết thân họ đời nay sở dĩ như vậy. Cho rằng sống hẳn chết, chết mà bèn diệt, mới phóng túng tham dục khoái lạc ở một đời đó. Tuy bên trong tự khi, cũng chẳng biết thẹn đối với Thần minh vậy. Đến lúc Phật pháp dạy người, bên trong xét chẳng diệt, hẳn dùng Thiện pháp tu tâm, cốt yếu đời đời họ chẳng mất ở nhân luân, càng tu Thập Thiện bởi lấy ở Thiên luân, người ấy mới biết sở dĩ của việc muôn đời đó vậy.

Trên dưới hơn ngàn năm tại Trung Quốc mà không có Hiền ngu, không có sang hèn, cao thấp, bèn hợp nhiên dùng thuyết của Phật mà tự hóa. Như chưa toàn thiện mà cẩn trọng tội, kính trọng phước, tin có minh báo, thì đều biết Tâm đó không thể khi, đó thuộc gần như khắp thiên hạ. Nay khắp thôn xóm chỗ thấy nơi nơi, giả như Phật ở trên thành cao tường lớn, mở rộng cửa đó mà cùng người thông đồng qua lại đó. Như ở trong phòng rất tối, mà đất cao cửa song lên thì người ở trong và ngoài đều sáng rõ vậy. Sánh dùng Thi Thư mà vào Thiện, thì dùng thuyết của Phật để vào càng rộng càng lớn vậy. So dùng Lễ nghĩa tu thân, danh xứng với đời, mà dùng Thiện để tự tu bên trong nhập Thần thì thân thiết vậy, càng sâu càng xa vậy. So sánh đó chẳng phiền thưởng phạt ở nhà tự tu, đó cốt yếu giảm bớt hình pháp ở nước nhà mà ngầm hỗ giúp chính trị. Đó công hiệu nhiều vậy. Đây chẳng căn cứ mà không tỏ ngộ vậy. Còn kia giác ngộ phù sanh, cho rằng sanh tử là huyễn là mộng, mà xuất gia tu hành nghiêm khiết, dùng Đạo đức đó để báo cha mẹ làm trọng, chuyên cần của ngon ngọt làm khinh. Đó cũng là muôn phần trong sanh nhân mà một đó mới ấy vậy. Tuy nhiên, còn chế cho họ giảm bớt phần ăn mặc để nuôi dưỡng song thân đó, chẳng chấp nhận họ bỏ mặc cha mẹ vậy. Phàm, thiết giáo của Phật như vậy, họ đối vời đời là Thiện ư? Hay là ác ư? Họ đối với nhân luân có mở mang lợi ích ư? Hay không tế ích ư? Họ cùng với Trị Đạo của Nho, Lý giáo đó có thuận chăng? Hàn Tử thuộc loại nên tham cứu sâu mà xa rõ đó. Giáo của Lão Tử, tuy pháp đó dần sâu mầu, nhưng so với Phật thì không bằng. Như họ dạy người vô vi, vô dục, điềm đạm, khiêm hòa, bởi xuất phát từ Đạo của Tam Hoàng Ngũ Đế, sao có thể cùng với Dương Tử, Mặc Tử gạt phẳng mà bài bác đó? Khổng Tử dùng Đạo Trung Chánh của Liệt Thánh, đoan chánh của thiên hạ làm Lỗ Xuân Thu. Họ thiện với người thiện đó, họ ác với người ác đó, chẳng hẳn ở Trung Quốc và Di Địch vậy. Xuân Thu nói: “Từ đánh Cử, Từ vốn là Trung Quốc ấy vậy”. Đã bất thiện thì Di Địch đó. Nói người Tề người Địch cùng thề ở hình, người Địch vốn người Di Địch vậy. Đã thiện tức là Trung Quốc đó. Thánh nhân tôn quý Trung Quốc mà xem thường Di Địch, chẳng phải ở biên cương lãnh thổ mà cùng với người đó vậy, tại vì họ gọi là Thích Lý vậy. Nên nói: “Quân tử đó đối với thiên hạ, không vừa vậy, không chớ vậy”. Nghĩa đó cùng sánh, như Pháp của Phật so ở đời Thiện, có thể gọi là Thuần thiện Đại thiện vậy. Ở tại Trung Đạo, đó có thể cùng ư? Có thể chống cự ư? Nếu chẳng dùng Trung Đạo của Thánh nhân mà chọn lựa thiện ác đó, chánh lấy bỏ đó, là người tầm thường riêng tư của thương ghét, không pháp, sao đủ nói ư?

 

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19