ĐÀM TÂN VĂN TẬP

Sa-môn Khế Tung ở Đông Sơn, Đàm Tân, Đằng Châu soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 12

CHÍ – KÝ – MINH – ĐỀ

(gồm 12 bài)

VÕ LÂM SƠN CHÍ

Núi đó phía Tây bắc Di Hàng, đường đó theo hướng Nam bắc bên cạnh hồ mà vào. Từ phía Nam ra cửa phía Tây, theo hướng Xích Sơn, vượt mạch lãnh yên chỉ. Từ phía Bắc ra cửa Tiền Đường, leo lên tảng đá chỗ Tần Vương, neo thuyền qua hai núi Tầm Vọng và Tinh Đình, dần đến núi Đà Hiện, dừng lại rồi theo phía tả đi vào cửa Tùng Viên Công, đến cầu Hành Xuân. Từ cầu đi về phía Tây thông liền đường rẽ phía Nam. Qua cầu Hành Xuân gần hai dặm thì đường của hai phía Nam bắc gặp nhau, thưa thớt có dân ở nghịch lữ, người đi đường có thể dừng nghỉ. Lại theo hướng Tây đi khoảng hai dặm, vào cửa hai chùa cặp cầu Hợp giản. Qua hai cầu Hợp giản và Long Tích, từ đình Tử Vi, Chu Nhai, men khe cửa đá đến đình Lãnh Tuyền, rồi đến chùa Linh Ẩn, có dòng nước trong lắng, bờ đá vây quanh, quái lạ như khắc vót chợt thấy sảng nhiên vậy. Từ cầu Hợp giản theo hướng Nam đến đình Canh Khúc Khủy và có khe lớn Tân di. Từ cửa chùa Thiên Trúc nhìn về phía Tây, núi chướng chập chồng cùng ánh ngời, như không có cùng. Chùa Linh Ẩn từ đầu thời nhà Tấn vốn là Thiền lâm vậy. Chùa Thiên Trúc là nơi giảng pháp ở thời nhà Tùy. Núi đó khởi hợp ra Mục Thấu. Từ Hàng Châu về phía Tây nam là Phú Xuân, về phía Tây bắc khống ngự Dư Hoàng, ngoằn nghèo tràn lan liền vài trăm dặm, đến Võ lâm bèn tỏa rộng như dẫn hai bên bờ vai. Phía Nam dọc đến non Yên Chi, phía Bắc trải đến non Đà Hiện, phía Bắc ngọn núi đó gió nổi lên, gọi là Cao phong, trùm Tháp bay mà bít cả ngọn Linh ẩn ấy vậy. Phía Đông của Cao phong gọi là đảnh núi Bình phong. Lại về phía Đông nữa gọi là Tây phong (thuộc phía tây của Quận), lại về phía đông nữa gọi là đảnh núi Đà Hiện (Tục gọi Đà Uyển là nói sai lầm vậy). Từ Cao phong về phía Tây gọi là Ô phong, lại về phía Tây nữa gọi là Thạch Duẫn, lại về phía Tây nữa gọi là cửa đá Dương Hải, lại về phía Tây nữa gọi là Tây Nguyên (cũng gọi là Tây Am). Rẽ ra phía phải của Tây nguyên gọi là Thạch Nhân. Phía nam của ngọn núi đó nổi cao mà sùm uất gọi là Bạch Viên, phía tả ra trước của Bạch Viên gọi là Hương Lô. Càng tới trước mà dọc theo khe gọi là Hưng Chánh, phía hữu rẽ ra trước của Bạch Viên mà mây cây rậm rạp, gọi là Nguyệt Quế; phía Đông của Bạch viên là đãnh núi Yên chi; phía Tây của Bạch Viên là Sư Tử. Lại tiếp về phía Tây nữa là Ngũ Phong, lại về phía Tây nữa là Bạch Vân, lại về phía Tây nữa là Ấn Tây. Theo phía Nam của Ấn Tây hướng tới trước chạy quanh co ở trong của Võ Lâm gọi là Vô Ngại, lại tới trước nữa gọi là Thiện Trụ. Cùng với Thiện Trụ mà đặc biệt nổi cao gọi là Kê Lưu (tục gọi là kê lung, tức sai lầm vậy). Phía Tây của Kê Lưu gọi là Liên Hoa, có ngọn núi cao ngất gọi là Ngọc Nữ. Phía Đông của Liên Hoa gọi là đảnh núi Phi Lai, tức Sa-môn Huệ Lý người xứ Tây Vức nói đó là một đảnh núi nhỏ từ núi Linh Thứu ở nước Tây Vức bay lại (Phi Lai) ấy vậy. Xưa kia có nhiều Linh Tiên ẩn ở đó, mới gọi là Bạch Viên mà nghiệm đó. Nam Bình và Thiên Trúc ở phía Bắc ngăn che Linh Ẩn. Đảnh núi đó có Cầu Đá thiên nhiên theo hướng Tây đi qua, bên trong đó có hang động vậy. Động thì có động Long Hoằng là ngắm nhìn về phía Bắc. Phía sau theo hướng Đông đi ra gọi đó là ngầm suốt cảnh lạ tuyệt. Từ Triết Giang xuống quá Võ Lâm, nhưng Nam bắc nối tiếp cao mà nổi, những núi lớn có cả trăm ngọn, phần nhiều không có tên, trong đó chỉ hai mươi bốn ngọn có tên. Cách phía trong thành mười hai dặm, bao quanh cũng như thế. Từ thời nhà Tần nhà Hán mới gọi là Hổ Lâm, vì đó là nơi nương náu của giống Hổ trắng. Đến thời nhà Tấn gọi là Linh Ẩn, tức dùng sự tích bay lại xưa cũ vậy. Đến thời nhà Đường gọi là Võ Lâm, là do trích kỵ Húy vậy, hoặc gọi là Thanh Lâm Nham, Động Tiên ở, cũng là biệt hiệu của Võ Lâm vậy. Nhưng dáng núi đó khéo đẹp, khí tượng thanh thấu, mà các núi khác chẳng sánh kịp với sự hùng tráng nổi trội cao cùng cực, gần như cùng với Hành Lô La Phù khác vậy. Núi đó đến khoảng tháng tám tháng chín, mỗi đêm mưa tạnh trăng tỏ thì trời mưa Quế thật, tướng trạng như hạt ngô đồng. Dòng nước đó chảy về phía Nam thì gọi là Nam giản, chảy về phía Bắc gọi là Bắc giản. Từ cầu Hợp giản đến dấu vết của ngọn núi Bạch Vân phải vượt qua tám cầu, trong đó có bảy cầu đá và một cầu cây gỗ. Bắc giản từ cầu Long tích đến dấu vết của ngọn núi Tây nguyên phải vượt qua bảy cầu, trong đó có bốn cầu đá và ba cầu cây gỗ. Nguồn Nam giản bên sườn của ngọn núi Bạch Vân theo hướng Đông đổ xuống gặp các khe rẽ khác, vượt qua phía Tây cầu thứ tám lại theo phía Đông đổ xuống, gặp khe Hề Gia chảy vào khe Tân Di, ra cửa ngăn quanh co chảy theo hướng bắc đến cầu Hợp giản. Nguồn Bắc giản từ bụng của ngọn núi Tây nguyên, theo hướng Đông đổ xuống qua cửa Đảo Đằng Vân, cặp cửa Đảo Phong Thọ tràn đến dưới cầu thứ năm, xâm qua dấu vết ngọn núi Phi Lai, chảy quanh lại phía Tây Đảo, sóng sánh động ở tẩy rửa, Đầm chứa nước ở bãi xoáy, đến phía Đông bãi nhỏ (cũng còn gọi là suối Noãn) nước sóng sánh dưới đình Lãnh Tuyền, trải qua khe Hô Viên Thạch môn, ngầm kích đến Phục Long Hoằng, qua dưới cầu Long tích, theo hướng Đông đổ xuống, cùng với Hợp giản. Lại theo hướng Đông đổ vượt qua hai dặm, qua dười cầu Hành Xuân, ra bến Linh Ẩn vào Hồ Tiền Đường, xưa trước gọi là suối Tiền Nguyên ra núi Võ Lâm tức là đây vậy. Khe suối ở hai phía Nam bắc tuy lắm nhiều, nhưng phần nhiều không tên gọi, song đều nhóm họp ở hai khe suối. Đó đều từ Nam giản mà vào thì gọi là Nam Đảo (Người phương Nam cho rằng Cốc là Đảo, Cốc âm là Dục vậy). Còn đều theo phía Bắc giản mà vào thì gọi là Bắc Đảo. Mà phía Bắc cùng có sáu đảo rẽ, đó là Linh Ẩn, Sào Dương, Bạch Sa, Đại Đồng, Đằng Vân, Tây Nguyên. Ở sáu đảo đó đều là có Tich xá nhà Phật, đó là Tinh xá Linh Ẩn, Bích Tuyền, Pháp An, Tư Nghiêm, Biện Lợi, Vô Trước, Vô Lương thọ, Định Tuệ, Vĩnh An, Di Đà, Cát Tường, Tây An, có cả thảy mười ba Tinh xá (khuyết mất tên một Tịnh xá). Trong đó có mười Tinh xá ở Chi Đảo, còn ba Tinh xá bị hư phế, ba nơi đó là vườn nhà. Phía Nam chánh Đảo cũng có chi Đảo, đều có Tinh xá, đó là Tinh xá Thiên Trúc, Hưng Thánh, Sùng Thọ Giảng Tụ, Khánh Ninh, Vĩnh Thanh, Kim Phật, Đức Trừng, Phước Quang, Thiên Trúc Tùng Tông. Xưa kia Bồ-tát Quán Thế Âm đã ứng hiện ở đây, người cầu xin đều linh ứng, nên gọi là Vĩnh Ninh. Cả thảy gồm mười Tinh xá, trong đó có năm ngôi tại Chi Đảo, còn năm ngôi bị hư phế, ở đó là vườn nhà. Chánh Đảo và các đảo đều có người dân sinh sống xen tạp, nơi hư hủy đó cơ hồ muốn thành thôn dã, nhưng không sườn núi khai khẩn, chẳng chăn nuôi trâu bò dê heo, đất nước chẳng lắm dơ bẩn, con người ở đó không chuyên việc săn bắn, lấy việc hái chè tự làm nghề sống. Nhưng đồng của họ là phong khiết tỉnh thuần thắng thời xưa trước, chưa từng hổn tạp vậy. Tục đó tại Nam Đảo là tận cùng đến đảnh của ngọn núi Bạch Vân, ở Bắc Đảo là đến Tây nguyên, từ sườn bờ núi phía Tây hướng đến phía Tây giản, phía Nam thông liền với Nam giản. Từ phía Nam núi đó ra, gọi là Nguyệt Quế, là Phục Tê, là Đan Tĩnh, là Vĩnh Thanh, là Yển Tùng, là Thông Minh, là Ỷ Tích. Nguồn suối như thế có bảy, trong đó: Nguyệt Quế tại chùa Thiên Trúc, Phục Tê tại đảnh ngọn núi Tây Lai, chảy rỉ chẳng thường, còn năm nguồn suối kia đều ở Chi Đảo. Phía Bắc của nguồn đó ra gọi là Lĩnh tuyền, là Thao Quang, là Bạch Sa, là Thạch Duẫn, là Bạch Công, Trà Tĩnh, là Vô Trước Yển Tùng, là Vĩnh An Bắc Nguyên, là Di Đà Tây Nguyên, là Đằng Vân Thượng Nguyên Tây Am. Nguồn suối ấy gồm có chín, trong đó chỉ có Lãnh Tuyền là ở ven giản, còn tám nguồn kia đều ở tại chi đảo ở phía Nam. Di tích của người xưa ở đó, như là Cát Đảo của Cát Huyện (Chánh tự lánh hủy triều) thời nhà Ngô; Chu Tĩnh của Cát Hồng thời nhà Tấn; Đài Phiên kinh của Tạ Linh Vận thời Tiền Tống, Tháp cốt Phật do Chân Quán nêu dựng ở thời nhà Tùy, Thảo đường Đầu Đà Đạo Tiêu thời Tiền Đường. Ở tại Bắc đảo, có nhà của chín vị sư lục lệ thời nhà Hán, Cửu Đá Phục Hổ của Cát Hồng thời nhà Tấn, Tư Chân Đường của Hứa Mthời nhà Tấn, Yếu Tịch Nham của Huệ Lý thời nhà Tấn, Đình Tạ Khánh của Đỗ Sư thời nhà Tấn, Đài Phạn Viên của Trí Nhất thời Tiền Tống, khe suối Hồ Viên, tượng đá của vua Giản Văn Đế thời nhà Lương, giếng nấu trà của Bạch Cư Dị thời tiền Đường, Đình Viên Quân của Viên Nhân Kính thời tiền Đường. Ở hai đảo có cả thảy mười sáu Sự tích, từ xưa đến nay tương truyền, tuy tên gọi còn mà sự tích đã dần mất, không thể căn cứ mà ghi chép đầy đủ. Núi đó không có cầm thú quái dữ, chỉ có cây gỗ Sào cấu là cây rất lâu xưa. Tùng Quân dược vật quả qua đều như các núi khác, chỉ có chè ngon, cùng như ở Linh Sơn nơi sanh loại cây Tỳ Bà, Hoa quế, tỏa phát hương thơm kỳ lạ vậy.

DU NAM BÌNH KÝ.

Do từ bờ sườn núi leo lên trăm bộ, theo hướng Đông thì đi đến đình Tễ Vân, theo hướng Tây thì đi đến ủ lũ, qua cửa đá nhỏ đến đình Tích Thúy. Từ đình Tể Vân càng về hướng Đông đến động U Cư, phía Đông của động thì rừng sâu cỏ tốt. Từ đình Tích Thúy càng về hướng Tây thì vào khoảng rừng trúc, che râm rậm rạp, gần như không thể tính kể; có tòa đá trải bao quanh, bên trong có thể hàm trượng. Từ đình Tích Thúy về hướng Đông quanh co mà lên đến đình Phát U, thấy thành quách Tiền Đường như nhìn ở lòng bàn tay. Rời đình Phát U mà theo hướng Đông đến đình Bạch Vân. Từ đình Bạch Vân về hướng Đông, chi phần khuyết tắt, chỗ đến đều vào rừng trúc tươi tốt, không biết đến tận cùng đó vậy. Từ đình Phát U lại quanh co mà lên, sườn bờ La mạn lục giẫm vượt hiểm nguy lên đến trên đảnh của núi, mỗi lúc trông nhìn khắp bốn phía đều thông thoáng vậy. Ngô giang, Việt Trụ nghiễm nhiên tại trong tròng mắt. Núi đó khống ngự phía Tây thành Phụng Hoàng, lệch theo hướng Nam chạy lên trên Hồ. Cao thấy Linh Thứu mà cúi tiếp Tư Sơn. Đại ước từ bờ sườn lên đến đảnh, nham thạch đều kỳ lạ, hình trạng quái ngụy trong đời không có, như người vật bay chạy, nhảy vọt luôn luôn đến tận mây khí, rầm rầm tương giao ngăn bít ánh sáng, thật như là thần Quỷ giao linh, ngàn biến muôn hóa lóa tâm mắt người. Hoặc nghe nói núi đó mới đầu vất bỏ cỏ hang tươi tốt, tuy Tiều Tô Thụ Tử cũng chẳng chịu đoái hoài, ùn đống đấp đồi còn sợ còn sợ chẳng được cùng đó so sánh. Một ngày nọ, có người khéo giỏi việc biết được, mở mang khai phát đó. Người ở Hàng Châu đến trông thấy, không ai chẳng kinh ngạc quái lạ, cho là trời sụp đất nổi, đều hận do vì được đó quá muộn. Mọi người vân du tham quan từ đó suy cao, núi đó tuy tầng Hồ ngàn, hang muôn hóc chẳng ra bên hữu đó. Đến như kinh ấp tiếng tăm, mà Hiền sĩ Đại phu đều vui thích đến đó. Nên người có lại Giang Đông mà không đến núi Nam Bình thì không thể được. Tôi nhân nghĩ thiên hạ khắp bốn phương, những bậc Sĩ có đạo, mờ mịt ở đời cùng hàng thế tục nổi chìm, đầu tiên đến Nam Bình cũng lắm nhiều vậy. Kia những người có đạo hẳn ôm ấp tài đức kỳ dị cao vợi khác loại khiến gặp biết chính mình dẫn dắt mà khua động đó, nhờ đó giúp cùng đạo của Thánh nhân mà hình nghi nhân luân cũng chẳng lớn lao ư? Khả quan cùng với núi đá du vật, lại không thể đồng trong một ngày mà nói vậy. Tôi ham thích núi nước rất lắm vậy. Mới đầu đến thấy núi Nam Bình, vừa mừng cho rằng: Một lần đi không lấy làm nhàn chán tâm tôi, chẳng như nương náu nơi nơi rừng chầm, thường vân du đến cảnh đó. Nên năm nay vui đến dừng nghỉ lại ở đây, mỗi ngày hẳn sách trương riêng đến, đến nơi sâu thẩm đó, tư lự dung lên, chí của thiên hạ thông; đến nơi rỗng thoáng ấy, tư lự vượt lên, việc của thiên hạ vượt thấy; đến nơi nói cùng cực sâu mà lắng ấy, xung thoáng ngưng lắng, thần cùng đạo hợp, cưỡi hạo khí gội thanh phong, đào thải đó, hớp nhấm đó, như ở mới đầu của muôn vật. Do vậy tôi ghi lại lời chí đó, để chỉ bày tương lai những người có mến mộ như tôi mà vân du đến đó vậy!

GIẢI THÍCH TÊN ĐỘC TÚ THẠCH.

Tôi đã gọi là Độc Tú Thạch, còn Chương Biểu Dân cho rằng tên đó chưa xác đáng, lại dùng thơ để bình giải đó mà đổi là Độc Quái Thạch. Chương Biểu Dân khéo giỏi văn, dùng nghĩ đó hẳn là xa, nhưng nghĩa Độc Tú của tôi cũng chưa từng nói với người. Nhận được luận đó, chỗ thế tục gọi là Quái, hẳn vì đó quái dị các thứ hình trạng cũng như người vật cầm thú ấy vậy, nên làm thế. Như vậy thì đá ở Bình Sơn đầy hang tràn hóc, không gì chẳng như người vật cầm thú ấy vậy. Đâu riêng một tảng đá mà gọi đó là Quái ư? Phàm, Độc Tú Thạch có nhô trội và mũi nhọn sừng sững riêng đứng ở phía Đông nam của núi, đoan trang chẳng cùng các đá khác vây quanh phụ, rất tợ như Nhân sĩ đoan chánh ôm đạo tự xử, chẳng vì sự thế làm bạn đảng. Phàm là vật bẩm thọ tú khí mà sanh thành, chỗ dựng lập đó hẳn cao vượt ngoại, đồng loại ấy. Chỗ tôi nói là Độc Tú Thạch là ý nó nung đúc từ Tú khí mà có thể dựng lập chẳng cùng đồng loại đó phụ hòa sáng lệ. Cốt yếu Thi nhân ca ngợi để phô bày đó, bởi muốn có chỗ cảnh tĩnh vậy. Nếu dùng Quái Thạch mà gọi tên đó, thì mọi người kia có thể nói đó, nào đợi không đầy đặn mà gọi đó ư? Không thôi, tôi xin theo ở Độc Tú Thạch.

BÀI KÝ ĐẠI TẠNG CHUYỂN LUÂN Ở THIỀN VIỆN SÙNG THỌ TẠI VÔ VI QUÂN.

Đại tạng Chuyển Luân ở Tinh xá Sùng Thọ hình thành, nhân lời chúc của Sa-môn Nguyệt ở chùa Thiên Trúc nên vì ghi chép đó. Căn cứ thư đó nói: “Viện Sùng Thọ tịch thuộc Vô Vi Quân, là nơi cao ráo của trong thành. Xưa trước; Sa-môn nghĩa Hoài ở đó giảng nói pháp, nhóm tụ đồ chúng mến mộ đó. Đồ chúng đã đông lại thạnh, mà kinh giáo khuyết thiếu, khó khổ họ không chỗ đọc xem. Cho nên có Trương Củng Thanh Hà cảm đó, vội vàng cùng đốc suất người trong Ấp xuất tiền của thuê mướn thợ, tính lường biên tả Tam tạng giáo điển của Phật giảng thuyết xưa trước. Mà Sa-môn Nghĩa Hoài vì sứ mạng khác đã qua lại bảo Sa-môn Tịnh Nhân hiện nay đến kế tiếp đó, và Trương Củng càng cùng chúng Tăng trong viện đó nói là: “Từ nguyện,… chung sức hẳn thành việc đó”. Thế mà là Sa-môn Tịnh Nhân lại bảo Sa-môn Xử Nhân… tìm thuê thợ làm Đại tạng Chuyển Luân để tôn trí kinh đó. Nhưng Tạng phải có Điện thờ, dùng các phòng thất để bao quanh Điện, gồm tất cả bấy nhiêu gian. Bên trong tôn trí tượng Phật và pháp khí, vàng ngọc chiếu sáng đều nghiễm nhiên khả quan. Tiền sử dụng đó hết bảy trăm vạn. Phàm Đại tạng Chuyển Luân, chẳng phải chế độ của Phật, mới do Di nhân Đại sĩ Truyền Hấp ở thời nhà Lương thực hành đó, thật là lấy nghĩa của chuyển Pháp luân vậy. Ý đó muốn người đều dự ở Pháp. Pháp ấy là Đại bản của sanh linh, là Diệu đạo của chư Phật. Chư Phật do đó mà Đại minh, quần sanh vì đó mà đại muội. Thánh Hiền là suy sáng ở chính mình mà chánh sự mờ tối của người, nên lấy dụ của Tam tạng để dụ ở đây vậy. Chỗ kết quy của Ngũ thừa là kết quy ở đây vậy. Nhưng lý đó sâu mầu, nghĩa đó rộng lớn, gần như chẳng phải mọi người khái nhiên mà liền được, nên càng tàng đó mà chuyển đó, hãy khiến hỗ trợ luân mà chuyển tạng, muốn gồm cả chúng đó đều được, dần nhiễm Phật pháp mà dự thắng duyên đó, thì đối với Đạo đó ngõ hầu ư? Đó cũng là một mối của chí nhân nhiếp hóa quần sanh vậy. Ý đó xa mà lớn vậy. Nay Sa-môn Tịnh Nhân theo mà thành công hiệu đó. Điểm còn đó há chẳng thấu đáo ư? Có thể biên ghi vậy.

Ngày mồng mười tháng sáu năm Chí Hòa thứ ba (1056) thời Bắc Tống. Kinh Ký.

BÀI KÝ CÁC THIÊN PHẬT Ở THIỀN VIỆN SÙNG PHƯỚC TẠI CHƯƠNG CHÂU.

Lễ bộ Thái thường Thôi sai sứ tự thông chạy đến Hàng Châu gởi thư cho tôi nói rằng: “Các ở Sùng Phước đã hoàn thành. Kính mộ Trọng Linh nên ghi chí đó”. Mới đầu, tôi không dám làm đó, từ từ suy nghĩ: “Thái Thường Thôi là Đại phu Công danh, từng vì ta giúp trang trải “Sách Phụ giáo” ở Kinh đô, đối với ta rất là cao nghĩa. Nay lại đem Thắng sự khác phó thác cho ta, ta đâu nên trái ngược đó ư?” Bèn dẫn việc đó mà biên ghi rằng:

Sùng Phước là ngôi Tinh xá lớn ở phía Nam Chương Châu, tăng chúng thường có năm trăm vị nhóm tụ chung sống thư thái vậy, tôn sùng Đại Tỳ-kheo Hiển Vi làm trưởng lão. Sa-môn Hiển Vi thống nhiếp ở đó vừa mới năm năm, mà phòng nhà lớn nhỏ thảy đều chỉnh sửa hoàn bị. Mới đầu tại phía Đông chỗ ở đó có đất bị hỏm, Sa-môn Hiển Vi với ý cho đó là hình thắng có thể dựng xây Các thờ Phật, mới dẫn Vương Văn Ác cùng mưu tính đó. Mới đầu chẳng biết làm sao, có người khách lại nói rằng: “Nay trong núi nước đang tràn đầy, các thứ gỗ tốt tích chứa từ lâu đều nổi ra ven sông, đó đủ để làm thành ấy vậy”. Sa-môn Hiển Vi lấy làm cảm hội, bèn xuất hết tiền của chùa được hơn trăm vạn. Vương Văn Ác lại cúng thí hỗ trợ hai mươi lăm vạn, kẻ Tăng người tục trong châu đó không dưới ba mươi vị, mỗi mỗi cùng hổ trợ khuyên các người lạc thiện trong xóm làng xuất của cải, hợp lại khắc chạm tôn tượng ngàn Đức Phật ở Hiền kiếp, năm trăm vị Ứng chân, và họa vẽ Tôn tượng năm trăm vị Ứng chân. Bắt đầu từ tháng mười một năm Giáp ngọ (105) thuộc niên hiệu Chí Hòa (105-1056) thời Bắc Tống, sai các thợ thổ mộc cấp bách lo làm không ngày tạm nghỉ. Qua đến mùa Thu năm sau thì Các đó hoàn thành, cao vợi chín tầng, lấn vượt giữa hư không, cầu bay nguy nga, đình nổi bên cạnh. Các tôn tượng họa vẽ đều đã hoàn thành, bèn nghinh thỉnh mà tôn trí vào bên trong. Tôn tượng Đức Phật Thích-ca, Di-lặc, Dược Sư thì tôn trí chính giữa; tôn tượng ngàn đức Như Lai tôn trí trước sau và hai bên. Phía dưới Các cũng dùng Tôn tượng Đức Phật Thích-ca, Bồ-tát Văn Thù, Phổ Hiền, các Thánh mà tôn trí bên trong. Tôn tượng năm trăm vị Ứng Chân và mười sáu vị Đại Thanh văn thì tôn trí ở bốn phía.

Khoảng đầu niên hiệu Gia Hựu (1056) thời Bắc Tống, có Dương Sức người ở Long Nham đến phía Nam của Các đó làm Đại A-la-hán, men theo hiên vũ phòng thất bao quanh đó đầy đủ các pháp sự, nhưng quy mô đó rất tráng lệ. Người Mân lấy làm kỳ vĩ đó, cho rằng “Các đó bao trùm cả lầu quán của người Mân chúng tôi vậy”. Như ngàn Đức Như Lai trong Hiền kiếp là cùng với Đức Phật Thích-ca Văn trước sau đồng xuất hiện tại đời nhân gian vậy, cùng với trời đất quần linh vạn hữu mà làm thắng duyên rộng lớn ấy vậy. Nhưng Thánh nhân duỗi tượng cùng với đời sau trong thiên hạ, hẳn muốn người trời đó quán tượng để tánh ở không tượng, tiếp đến là muốn họ trông thấy tượng để phát thiện tâm đó, và tiếp nữa là muốn họ chiêm ngưỡng tượng để trị thắng duyên đó. Tánh ở không tượng gần thấu đạt vậy, phát khởi thiện tâm là do ảnh hưởng đạo vậy, và dự Thắng duyên là dân lớn thiện vậy. Ba điều đó tuy ở công có chút ít sai khác, đến lúc họ sẽ đến đời sau thành đức thì chỉ một vậy.

Thư của Thôi Công nói: “Sa-môn Hiển vi là người cao hạnh, hay cùng người làm việc ưu thắng, mọi người đều vui mà theo đó, được kỳ đặc làm Các thờ Phật đó, ý vừa hợp với chỗ gọi là Thánh nhân duỗi giáo vậy”, thì điều ngợi khen của giòng họ Thôi ứng nghiệm vậy. Người ở phương Nam nên biết Tâm đó không có nghĩa là Sa-môn Hiển Vi không việc thổ mộc mà khéo xa thế tục vậy. Kia những người vận mặc phương bào ở đời sau có chỗ tạo dựng, cũng nên xem Pháp ở Samôn Hiển Vi vậy.

Ngày ba mươi tháng bảy năm Kỷ hợi (1059), tức năm Gia Hựu thứ tư thời Bắc Tống. Sơn xá Vĩnh An thuộc chùa Linh Ẩn, kính ghi.

BÀI MINH SONG CÁC Ở LẶC ĐÀM. (và lời tựa)

Đại Trưởng lão Hiểu Nguyệt, tự Công Hối thống lãnh Thiền giả ở Lặc Đàm suốt mười lăm năm. Đạo đó đã truyền, lại muốn tu sửa Tinh lô, có đệ tử là Cư Tấn bèn đem ý của thầy mà khuyên người trong làng xóm san sẻ vàng để cúng thí xây dựng Các ở bên tả của sân chùa, chùa cũng xuất tiền của để hỗ trợ đó. Lại khuyên lương phụ của giòng họ Lã nói là “giòng họ Hồ và giòng họ Trâu cúng thí mười vạn Tiền để xây dựng Các tại bên hữu của sân chùa”. Bên hữu thiết trí tôn tượng Phật Di Lặc, bên tả đặt chuông của giòng họ Phù. Lại có cối xay mật thạch làm vọt đường phía trước các dài hơn mười trượng, phí dây tiền hơn năm mươi vạn.

Đến tháng hai năm Canh tý (1060) thuộc niên hiệu Gia Hựu (1056106) thời Bắc Tống thì hoàn tất, việc trang họa đó lạc thành. Cư Tấn mới nhân thầy đó mang thư đến cầu nhờ tôi làm bài văn chí đó. Nhưng tôi cùng với Công Hối nhã tố cùng đức sâu dày tốt lành, mà tâm của Công Hối làm Các, tôi biết đó vậy. Ý của Công Hối là ở đạo chứ chẳng phải ở Các. Các là ngụ ý đó vậy. Phàm, vào đạo, không gì trước sự thấy nghe. Nay làm tượng ở Các đó là để chánh chỗ thấy của người, làm chuông ở Các đó là phát chỗ nghe của người, muốn họ ngay thấy mà minh diệu, ngay nghe mà chóng giác. Tức chẳng tại ngôn ngữ, chẳng nhờ văn tự mà đột nhiên riêng được, cùng với tông hoằng truyền ngoài giáo tôi hợp vậy. Tâm của Công Hối hẳn là như thế, nếu không vậy thì Công Hối đâu phải nhọc việc thổ mộc đó vậy.

Lặc Đàm là nơi chốn núi sông thanh thắng, là nơi chốn Di tích của các Đại Thiền đức Đạo Nhất và Mã Tổ. Đạo của Nhất Công là giáo của nhà Phật làm Đại chí, Công Hối ở đó là có là có chỗ làm, lại hay lợi ích suy đạo đến người, đó đối với Nhất Công mới bắt đầu có chỗ khua động vậy, mà cùng các Sĩ Phu cúng thí làm phước làm thắng lợi, há có thể lường được ư? Tốt lành thay! Công Hối, lại nhàn thông sách trị thế Thánh nhân, thức đó tinh thông, đối với các thiền giả ngày nay rất là hiền hào, nên vì Các đó, mà làm bài minh rằng:

“Chỉ Các chuông ngân, chỉ Các tượng nghiêm
Tượng chánh thấy đó, chuông phát nghe đó
Chỉ thấy chỉ nghe, mới chánh tánh đó
Chớ bảo Đạo xa, chỉ nháy mắt đó
Chớ bảo nghe xa, tại khua động đó
Chỉ Các chỉ cây, tôi có chỗ ngụ
Chỉ chuông chỉ tượng là Thần giúp đó
Tìm người học đó, nên biết thầy đó
Cẩn trọng thấy nghe, chớ bảo nhọc làm”.

BÀI MINH THANH HIÊN. (và lời tựa).

Cao thức Thượng nhân mở mang hiên vũ phía Nam Tinh xá, được hết cảnh đẹp của núi sông mà sáng sủa đáng vui mắt. Võ Công Tô Tử lấy làm đẹp xinh đó mới đặt tên là “Thanh Hiên”. Về sau, các bậc Hiền sĩ đại phu phần nhiều đến đó thưởng ngoạn mà đề thi phú ngâm vịnh. Thượng nhân mới đem ý đó bảo Tiềm tử tôi làm bài minh đó. Đã không thể từ chối, tôi mới nói cùng Thượng nhân rằng: Trời đất muôn vật không gì bằng chẳng có đục trong. Khí tượng đó đều có thể cảm người mà làm chánh làm loạn. Phàm trong của trời đất đó cảm người ấy cung kính. Trong của Thánh nhân đó cảm người ấy trang nghiêm. Trong của thời thế đó cảm người tu chỉnh, trong của núi sông đó cảm người ấy tỉnh sớm. Trong của Trời đất và thời thế là hóa công. Tôi không được mà phỏng bàn nghị. Phàm, trong của Thánh Hiền sông núi đó có thể suy đó để làm lợi ích cho đời vậy. Vừa rồi, Thượng nhân mở rộng Hiên đó, hội tụ các Tĩnh của núi, cái trong của nước đó để đãi người đến tưởng thưởng, làm tâm họ mở mà thần họ sáng, tư lự chẳng lại quá tệ, đó cũng là lợi ích cho người lắm nhiều vậy. Hoặc có mở sáng Tâm thần đó mà trở lại Thái thanh chí tĩnh, thì ý làm Hiên đó càng được vậy. Tiềm tử tôi nhân vậy mà làm bài minh đó rằng:

“Trời đất muôn tượng, có đục có trong
Chỉ trong cảm người, người đó chánh vậy
Chỉ đục cảm người, người đó loạn vậy
Chỉ trong chỉ chánh, mới tốt Đức đó
Chỉ đục chỉ loạn, mới đượm ác đó
Xét thay! Quân tử, chọn chỗ vừa thời
Răn thay! Quân tử, thận trọng lúc vui
Hiền đó chỉ sáng, cảnh đó chỉ trong
Có núi cao vời, có thể dứt tình
Có nước lắng trong, có thể ẩn hiện
Đã sạch mới chí, đã trong mới Thần
Chỉ trong chỉ sạch, mới làm rất tiện
Chớ hẹp ở Hiên, đó là vui thưởng
Chớ bảo vật ngoài, đó là Thần giúp
Chỉ trong (= Thanh) chỉ Hiên, chỉ chỗ mượn
Đạo Khắc cần là ý, Thượng nhân kia vậy”.

(Nguyên trong Tập không ghi tên, khả như vậy. Nay đây nói là Cao thức tức là ngụ ý vậy).

BÀI MINH NAM HIÊN. (và lời tựa)

Nam Hiên ở tại hướng chánh Bắc của núi Nam Bình, núi đó cùng cánh chẳng tới vài trăm bộ. Tựa Hiên đó để trông xem cỏ cây muôn vật, không một mảy may ẩn khuất. Mưa tạnh núi sáng trong sạch, phát màu xanh biếc soi tận gối chiếu. Lúc mùa Hạ thì cảnh gió vụt vụt chẳng vẫy mà tự lại, lúc mùa Đông thì ôm cả vầng Thái dương sáng rỡ vẫn lạnh buốt. Khách có quấn quanh ngoài ra nhàn tản không chỗ dùng ở đời, được trọn ngày cúi ngưỡng nơi khoảng không gian ấy, luôn luôn khăn áo. Hiên rỗng thông, thần khí hạo nhiên, như ngoài trời đất mà riêng lập. Phàm, những bậc Đạt Quán xưa trước không ai chẳng quý được chỗ tiện việc, tạm có thể để chánh tự lự, khiến tốt xấu hối hận chẳng hại đối với Đạo. Tuy tranh cỏ thềm đất mà lấy làm hẹp hòi. Đào Uyên Minh nói: “Tiêu ngạo dưới Đông hiên, hãy lại qua đây sống”. Đó chẳng phải được chỗ tiện ư? Tại Nam Hiên, tôi ở nơi gian sau của nhà khách, Samôn Oai chẳng cho là Ngu Quán ở đó, gặp việc muốn dẫn đi, nghĩ Nam Hiên nhờ đó toàn ngu tợ được chỗ tiện. Tuy chủ nhân lấy việc sai sử đó, còn tạm rão mạng, huống nhục dùng đức, nghĩa mà tiếp đó, đâu có thể dùng Nam Hiên khinh lìa? Với Bài minh rằng:

“Nhìn Nam Hiên ấy sao nép ngưỡng rụt rè
Ta phát kia đẹp,
Kia vừa ta ngu
Ta và Nam Hiên cùng phải”.

BÀI MINH CHIẾC NGHIÊN CŨ. (và lời tựa)

Lúc tôi còn ở quê nhà, có Đạo sĩ Mã Tri Chương là bạn nay đã qua đời làm tặng tôi chiếc nghiên Đoan khê. Đến lúc tôi vân du khắp bốn phương, chiếc nghiên ấy cũng cùng theo đi, tới nay đã mười bốn năm vậy. Mã Tri Chương không may qua đời sớm. Than ôi! Mã Tri Chương làm người có Tín nghĩa, ham thích học vấn sáng sạch, chuyên giữ chí tiết cao, chưa toại chí đó mà trời đoạt mất mạng sống. Trông nhìn chiếc nghiên, luôn luôn tưởng thấy người đó, nên gìn giữ nó mà chưa từng tạm bỏ. Lúc này đang là tháng Chạp năm Khang Định thứ nhất (100) thời Bắc Tống, vì làm bài minh rằng:

“Như người đã mất, Đạo giao đã vậy
Vàng đá mà Tâm, nhìn đây báu đây.”

ĐỀ Ở VÁCH TƯỜNG ĐÌNH HÀ HƯƠNG CỦA THUYÊN THƯỢNG NHÂN TẠI TÂY HỒ, TIỀN ĐƯỜNG.

Khí tượng ở Tây Hồ chẳng như những nơi khác, sáng sớm ánh ngời, chiều tối mờ mịt, ảm đạm trong ánh, không lúc nào chẳng tốt đẹp. Núi che lầu các, vàng biếc giao díp mắt, Hoa sen tranh gió, thoảng hương thơm khắp bốn phương, đầm ấm chợt lóa mắt như cảnh khác. Nhưng bởi tâm người trong đục cảm vật mới vậy. Mà người làm Đạo sao được chẳng chọn chỗ ở đó? Thuyên Thượng nhân tụng kinh ngâm thơ, tập thảo Thánh thư, mở mang đình Hà Hương, nhờ Cảnh Hồ mà giúp thanh tâm, hướng mến mộ đạo có thể thấy vậy.

Ngày hai mươi lăm tháng Chạp năm Kỷ Dậu (1069) thuộc niên hiệu Hy Ninh (106-107) thời Bắc Tống. Tiềm tử tôi kính đề.

BIA VĂN TRUNG TỬ.

Phàm, thiện của thiên hạ còn ở đạo của Thánh nhân, Lý của thiên hạ là còn ở tài của Thánh nhân. Có tài đó mà không có đạo đó thì giáo không kịp hóa vậy. Có đạo đó mà không có tài đó thì hóa không kịp giáo vậy. Nghiêu Thuấn được đạo của Thánh nhân ấy vậy. Võ Thang Văn Võ Chu Công được tài của Thánh nhân ấy vậy. Nên nói: “Phu tử Hiền vượt xa so với Nghiêu Thuấn vậy”. Trọng Ni qua đời hơn trăm năm mà có Mạnh Kha làm, tuy chẳng kịp Trọng Ni mà mở đầu ở Trọng Ni ấy vậy. Mạnh Kha qua đời mà có Tuân Khanh Tử làm. Tuân Khanh Tử qua đời mà có Dương Tử Vân tiếp nối đó. Tuân Khanh Tử và Dương Tử Vân tán thán đối với Trọng Ni ấy vậy. Giáo chuyên mà đạo chẳng nhất, Mạnh Kha làm kế tiếp đó. Cách sau Trọng Ni hơn ngàn năm mà sanh ở thời nhà Trần nhà Tùy, hiệu là Văn Trung Tử, mới đầu đem mười hai sách tham thời chủ chí, thấy chẳng thể cùng làm, mới muốn ôm mà nghĩ nhớ đó. Trở về phần bắc khua động lớn giáo đó, một tiếng sấm mà bốn biển tầm theo tiếng đó. Có cả ba ngàn học trò tìm lại, mất mát đối với Trọng Ni ấy vậy. Bấy giờ thiên hạ mất Đạo, chư hầu Khanh Đại phu chẳng thể tu đó. Riêng Văn Trung Tử khởi động đốc suất dùng lễ để chuyên chánh người cứu vật, thường nói: “Thiên hạ có Đạo của Thánh nhân ẩn tàng vậy, thiên hạ không Đạo Thánh nhân hiển bày vậy”. Trái ngược một không vết tích, tầm thường chẳng ẩn tàng ư? Nhân hai để cứu tế, có thể không hiển bày ư? Xưa kia chính của hai Đế ba Vương chánh mà chưa ghi nhớ, chính của chư hầu ngũ bá mất mà chưa biện rành. Trọng Ni dùng văn làm sáu kinh đầy đủ để giáo hóa ở đời sau vậy. Sau hai triều đại nhà Hán có thiên hạ, xen tạp dùng Vương Bá để trị, đến lúc chánh của chính đó ngõ hầu vậy. Thời nhà Ngụy Tam Quốc cho đến thời Nam Bắc Triều rối ren mà nhân đạo mất đến tận cùng. Người đã giao không thể truy tìm, người mới lại còn có thể phỏng nào. Đạo của Tiên Vương tốt tươi gần tỏa sáng nơi đất, Văn Trung Tử âu lo đời sau không pháp, nên lại nói: “Ngàn năm trở xuống có trị nghiệp của Trọng Ni, tôi không được mà nhường đó vậy”. Nên gom nhặt chính của thời nhà Hán nhà Ngụy và của Lục Đại, văn đó làm kinh tiếp tục rộng giáo hóa ở đời sau vậy. Chẳng phải có Đạo của Thánh nhân, tài của Thánh nhân mà ai có thể cùng như vậy ư? Đối với Trọng Ni của Văn Trung Tử, như Nhật mà Nguyệt ấy vậy, thời tiền Đường hưng phát được.

Hàng đệ tử đó phát huy kinh của Văn Trung Tử để trị thiên hạ, thiên hạ bèn thấu đạt ở chánh, Lễ nhạc chế độ đốt sáng, suốt bốn trăm năm sánh như hưng thạnh ở thời Tam Đại. Ôi! Trọng Ni đã qua đi mấy trăm năm, giáo đó mắc họa ở thời nhà Tần, các đệ tử thực hành giáo đó mà làm Quan sĩ chẳng qua chỉ làm Bồi thần ở các nước. Đệ tử của Văn Trung Tử làm Thiên tử, Thừa tướng, giáo đó truyền bá mãi đến ngày nay, sao thạnh đó thay! Chỉ bày cao xa đến như thế vậy. Trời ấy dùng đức của Trọng Ni gá ở Văn Trung Tử ư? Tôi không được mà biết đó. Đọc thế gia của Vương thị, mừng thích chỗ được của Văn Trung, lớn vậy thay! Nên ghi lời bia rằng:

“Sau sáu kinh chừ!
Trị đạo chẳng tinh
Đại luân rối ren chừ!
Quyền quất hưng hành
Văn trọng làm vậy
Sóng đổ lắng trong
Sáu kinh tiếp tục vậy
Thiên hạ hóa thành
Khổng Tử như ngày sống
Văn Trung sáng cả hai
Rộng xa cả muôn đời
Chẳng đâu cùng kinh”.

KHÚC KÝ HẠNH NGHIỆP CỦA CỐ ĐẠI PHÁP SƯ TỪ VÂN-VÕ CÔNG Ở CHÙA THIÊN TRÚC TẠI VÕ LÂM-HÀNG CHÂU.

Pháp sư húy Tuân Thức, tự là Tri Bạch, vốn người giòng họ Diệp ở Ninh Hải, Quận Lâm Hải. Mới đầu, thân mẫu là Vương Ảo khất cầu linh nơi Quán Thế Âm xin sanh một con trai. Một đêm nọ mộng thấy trong phòng nhà đó sáng sạch, có bé gái xinh đem minh châu trao cho, bèn nuốt mất. Đến lúc sanh Pháp sư vừa mới bảy tháng đã hay theo mẹ xưng niệm Quán Thế Âm. Lúc vừa ơi trưởng thành, chẳng vui cùng người anh làm nghề buôn bán, bèn trốn ngầm tìm đến núi Đồng Dịch nơi Sa-môn Nghĩa Toàn cầu xin xuất gia. Đêm trước đó, Sa-môn Nghĩa Toàn mộng thấy có một Đồng tử đến ở bên tả tôn tượng Phật chùa ấy. Ngày hôm sau, thì Pháp sư đến, tức mộng ấy vừa nghiệm vậy.

Năm mười tám tuổi, Sư xuống tóc, năm hai mươi tuổi thọ giới cụ túc tại chùa Thiền Lâm. Năm sau, Sư tập học luật tạng ở Luật sư Thủ Sơ. Đang lúc Quận hiệu của Đài mới hưng thạnh, các tiên sanh cho rằng pháp sư là người tài tuấn sáng suốt, thường dùng thơ muốn pháp sư theo Nho nghiệp, pháp sư bèn phú vịnh mà đáp đó. Thơ đó đại khái là: “Chân không là Tuyển trường, Đại giác làm Quan vị”. Thế rồi, vào chùa Quốc Thạnh, đến trước tôn tượng Bồ-tát Phổ Hiền, pháp sư đốt ngón tay thề nguyền học theo giáo pháp Thiên thai. Từ Cổ Tráp, pháp sư tìm đến nơi giảng tịch của Đại sư Nghĩa Thông ở Bảo Vân, giữa đường mộng thấy một Lão Tăng tự xưng “Tôi là Văn Thù Hòa thượng” vậy. Đến lúc gặp Đại sư Nghĩa Thông thì thật đúng là vị tăng đã gặp trong mộng, Pháp sư bèn phục ứng giữ lễ thọ học, chưa bao lâu mà sở truyền của tông Thiên Thai, do chỉ vị ngôn đó, Pháp sư thảy đều thấu đạt, trí giải vút cao vượt ngoài đồng bạn. Gặp đến ngày tưởng niệm Tổ sư Trí Giả thị tịch, Pháp sư bèn tự đốt trên đảnh đầu trọn ngày, dùng sức thề nguyện hành Tứ thiền Tam muội, nhân đó nói kệ để kiểm hiệu sự chí thành đó (Thơ kệ đó đều thấy có ở Văn Tập, ở đây đều lược không biên ghi). Đến lúc Đại sư Nghĩa Thông đã thị tịch, pháp sư liền trở về Thiên thai. Do vì khổ nhọc nên thường mắc bệnh ẩu ra huyết, Pháp sư tự cho là hẳn phải chết, nên cứng rắn vào Phật thất nơi gò linh, dùng chú pháp tiêu phục mà tự nguyền rằng: “Nếu Tứ giáo hưng hành tại nơi tà thì bệnh này phải lành hẳn, còn không như vậy thì nguyện vất bỏ mạng tại đây”. Vừa mới đến đêm thứ hai mươi mốt, bỗng nghe giữa hư không có tiếng bảo là: “Tuân Thức không bao lâu nữa sẽ chết”. Pháp sư càng chẳng biếng lười, đến ngày thứ ba mươi lăm, bèn thấy thây chết đầy trong phòng thất, Pháp sư cũng chẳng lầm hoặc giẫm đạp đó mà hành đạo, thây chết đó bèn ẩn mất. Đến ngày thứ bốn mươi chín, Lễ sám đã xong, lại nghe giữa hư không có tiếng bảo rằng: “Chư Phật trong mười phương tăng thêm phước thọ cho ông”. Đêm đó đang lúc mơ ngủ, hoảng hốt thấy một người to lớn cầm chày Kim cang phỏng giằng nói miệng, Pháp sư kinh hãi mà tỉnh giấc, bệnh ấy bèn tiêu suất. Khả năng tuấn biện của pháp sư càng phát, âm thanh dung mạo thần sắc đẹp xinh hơn so với ngày thường. Pháp sư rất cảm kích càng muốn theo việc ở đó, bèn biên thuật sách đề là “Quán Âm Lễ Văn”. Vừa mới đề bút, liền có vị Tăng kỳ lạ đưa đến quyển sách tên là “Tự Ý Thú”. Pháp sư so với bản mình biên thuật đại khái tương đồng.

Khoảng đầu niên hiệu Thuần Hóa (990) thời Bắc Tống, pháp sư vừa mới hai mươi tám tuổi, Tăng chúng cầu thỉnh pháp sư kế thừa pháp tịch của thầy tại Bảo Vân, truyền giảng bốn bộ kinh lớn (Pháp Hoa, Duy Ma, Niết Bàn, Kim Quang Minh). Qua nhiều năm, một sáng mai nọ có con Lừa đang mang thai của nhà họ Thí đến nằm dưới tòa, như có ý muốn nghe pháp, sau đó qua thời gian bốn mươi ngày, lúc nó mới sanh thôi, con lừa con ấy quả nhiên có ý như người, cũng chẳng lạ ư?

Năm Bính Thân (996) thuộc niên hiệu Chí Đạo (995-99) thời Bắc Tống, pháp sư nhóm kết kẻ tăng người tục có sự kính tin tập hành hạnh nghiệp Tịnh Độ. Biên thuật sách, đề là “Thệ Sanh Tây Phương Ký”, lại phỏng theo Phổ Hiền mà làm “Niệm Phật Tam muội”. Pháp sư ở tại Bảo Lâm mười hai năm, mà chưa từng qua lại nơi nhà người thế tục. Tự may được Bồ-tát Quán Âm ngầm vì tán thán, mới bảo người thợ dùng gỗ Chiên-đàn làm tượng Đại Bi, tượng khắc xong bèn mang đội đó. Pháp sư lại soạn bài văn gồm mười bốn Đại nguyện. Về sau, người thợ có sự sai làm gãy mất chỗ nắm cành dương, pháp sư cung kính mà lo sợ đó, liền tự nhận lấy, chẳng nhờ keo dán mà tự nhiên dính hợp như cũ.

Năm Hàm Bình thứ ba (1000) thời Bắc Tống, ở quận Tứ Minh gặp phải hạn hán, mọi người trong quận mong cầu có mưa, Pháp sư bèn dùng thỉnh “Quan Âm Tam muội”, và ngầm ước nguyện nếu qua ba ngày không mưa thì sẽ tự thiêu đốt. Đến kỳ hạn quả nhiên có mưa, dân chúng trong quận sống lại tươi tốt. Thái Úy lấy làm lạ mới liền dựng Bia ghi lại sư việc ấy.

Năm Hàm Bình thứ năm (1002) thời Bắc Tống, Pháp sư trở về lại Thiên Thai, muốn theo hướng Đông vào Bình Cư, mà đồ chúng càng đông nhiều, mới liền đến Tinh xá Ích Hoàng tại Tây Dương, căn cứ theo kinh, tạo Đại tượng Phật Vô Lượng Thọ, cùng đốc suất tu pháp “Niệm Phật Tam muội”, trước thuật thuyết “Tịnh Độ Hành Pháp”. Tại Ấp độ đó trước kia có Dâm Từ, pháp sư đều vì xét theo pháp để chánh lạm hưởng đó triệt bỏ. Có nơi gọi là miếu Bạch Hạc, dân chúng rất thần tượng đó, tranh nhau dùng muôn sinh mà cúng tế, Pháp sư bèn dẫn dụ mọi người đó, khiến biến đổi thức ăn bằng máu huyết thành thức ăn chay tịnh. Đến lúc Pháp sư cùng mọi người đi thuyền đến Bạch Hạc, mà sóng gió bão bùng nổi dậy, trong ý mọi người cho là Thần làm nên vậy.

Pháp sư liền hướng về miếu mà giảng nói duyên giới giết hại của Phật, mà sóng gió ấy bèn lắng dứt. Về sau, Pháp sư bảo Thần đó thọ giới của Phật, từ đó về sau, việc cúng tế bằng muôn sinh bèn dứt tuyệt. Pháp sư lại trứ thuật sách đề là “Dã Miếu Ký” là cùng Thần hiệp ước, mà dân chúng mãi đến nay vẫn y theo đó vậy.

Năm Đại Trung Tường Phù thứ tư (1011) thời Bắc Tống, gặp Chương Tuân Công, vừa làm Long Quan, lãnh tất cả chư tăng theo Hạ chế, mới bảo làm Tăng chánh, mời Pháp sư vào Tinh xá Cảnh Đức ở quận đó, giảng “Đại Chỉ Quán”. Mùa Hạ năm đó hoàn tất, có ba Samôn mặc áo nạp tự nhiên mà đến xin dự giảng tịch Vu lan bồn, vừa tiếp mời ngồi, mà chợt nhiên không còn trông thấy.

Pháp sư từng vì duyên sự ưu thắng khác, vừa trên đường ra Hoàng Nham, có một con heo vội chạy lại nhiễu quanh chỗ xe của Pháp sư rồi (…) đó là heo tránh người giết mổ mà lại vậy. Pháp sư bèn bồi thường trị giá đó và bảo người giết mổ thả nó, đồng thời bảo đưa về nuôi tại chùa Diệu Hỷ, đặt cho nó tên là “Ngộ Thiện”. Phàm, Quả hưởng đức của heo, người tà sao đó thay?

Tại Thiên thai có chùa Xích Sơn cao sáng mà gần biển, Pháp sư từng bảo mọi người là: “Ở đó nên dựng xây ngồi tháp”. Mọi người làng đó vui thích nghe đều nói: “Trên đảnh núi đó thường có ánh sáng tỏa chiếu trên mặt biển, giữa khoảng ánh sáng đó lại thấy ảnh của ngôi Phù Đồ cao bảy tầng. Nhưng chỗ ánh sáng đó soi chiếu đến bốn mươi dặm, đều là cầu mành lưới của người găng bắt cá bao quanh đó”. Pháp sư biết phát sáng đó là muốn có cảnh răn, nên càng khuyên chúng hẳn đáp đó. Đến lúc việc đó bắt đầu làm từ nền móng khai phá đất quả nhiên có được hộp đá. Đến lúc tháp thành cũng làm bảy tầng ứng với điềm trước đó vậy, mà dân ở đó chẳng còn làm nghề chài lưới vậy.

Pháp sư vừa mới trăm ngày tu sám tại núi Đông Dịch, gặp lúc đó nắng hạn, nước chẳng cấp dùng, pháp sư mới ra ngoài phòng nhà đứng trông nhìn, bỗng nhiên dùng tích trượng gõ một cái, mà suối đá theo đó mà nước chảy tràn. Nay ở Đông Dịch gọi là “Thạch nhãn tuyền”, tức đó vậy.

Mới đầu, người ở Hàng Châu muốn thỉnh mời Pháp sư theo hướng Tây vượt đến giảng pháp. Tuy kẻ Sứ qua lại thỉnh mời suốt bảy năm, mà Pháp sư chưa từng theo đi. Đến lúc Sa-môn Tề Nhất ở chùa Chiêu Khánh dẫn cả đồ chúng lại thỉnh mời, Pháp sư mới theo đến. Lúc đó là đã mười hai năm vậy. Trước kia, Pháp sư từng mộng thấy ở trong Thai mẹ mười hai năm, so tính lại Pháp sư rời khỏi Thiên thai để vào Hàng

Châu đó, mới là ứng nghiệm của mộng ấy vậy. Đến Hàng Châu, mới đầu Pháp sư dừng ở tại chùa Chiêu Khánh, giảng thuyết xiển dương Đại nghĩa, người học hưởng mộ đông nhiều như nước trút đổ vào đầm. Phong tục của Hàng Châu, quen thói dùng rượu và thức ăn ngon tiếp đãi lúc tang lễ, Pháp sư đặc biệt dùng thắng duyên mà dẫn dụ đó, tục đó đều chuyển hóa, cải đổi tất cả các thứ tanh nồng thành chay tịnh. Nhân đó, Pháp sư biên thuật văn đề là “Giới Tửu Nhục Từ Tuệ Pháp môn”, để chánh việc đó. Người xứ đó đến nay vẫn còn kính chuộng vậy.

Qua năm sau, người ở Tô Châu cho là Châu đó đáng nên đón rước, Pháp sư đến Tinh xá Khai Nguyên, ngày đêm chuyên giảng pháp hội, nhóm tập đông nhiều các hàng tăng tục đến nghe Pháp. Có thể gọi là ban ngày muôn người ban đêm ngàn người. Số người đó không uống rượu ăn thịt gần hết cả thành ấp. Các quán rượu tiệm thịt rất chẳng bán được vậy. Pháp sư bèn nói với mọi người đó là: “Tổ của ta là Đại sư Trí Giả để lại thư nói sáu điều hận của Tấn Vương, trong đó thứ nhất là vừa vì Pháp tập động chúng là hoạn phòng ngại quan làm. Nay, tôi đức mỏng, sao có thể đáng ở đây lâu? Nên đi vậy”. Xong, Pháp sư liền trở lại Hàng Châu. Lúc đó là năm Ất Mão (1015) thuộc niên hiệu Đại trung Tường phù (100-1017) thời Bắc Tống vậy.

Thứ sử Tiết Công Nhan liền thỉnh mời Pháp sư đến ở Tịnh xá Linh Sơn. Xưa trước, pháp sư từng vui thích cảnh thắng đó, đã có ý theo đó, đến đây mới thật vừa với tâm nguyện sắc son. Chỗ đất đó là nơi do tăng Chân Quán xây dựng chùa Thiên Trúc ở thời nhà Tùy, đến thời Tiền Đường thì Sa-môn Đạo Tiêu tiếp thừa đó. Nhưng thời nhà Tùy nhà Đường đã qua bốn trăm năm mà di tích của Quán Công tiêu mất, gần như không thể thấy gì nữa. Pháp sư y cứ theo Cựu Chí, tham tầm trong khoảng cỏ hoang xanh rợp quả nhiên có được các dấu hiệu đó, Pháp sư bèn dùng Thi phú để làm bia ghi lại đó, đó là bắt đầu mưu tính trở lại Thiên Trúc vậy. Mới đầu, ở phía Tây chùa đó có chỗ trồng cây cối, khô rui chỉ còn trơ gốc, đến đây mà trở lại tươi tốt, bởi là chứng nghiệm của chùa ấy làm lại vậy, nhân đó mà đặt tên đó là “Trùng Vinh Cối”. Lại lấy Thạch thượng mai nơi cửa động Hương Lâm. Gốc của núi đó trong bụng trúc, mặt đá. Trúc cùng với cây cối là bốn mốc mối của Thiên Trúc. Pháp sư làm bốn bài thơ ghi về thắng dị đó. Pháp sư ở chưa bao lâu mà người đến học đông nhiều, mới liền ngay phía Đông của chùa xây dựng am Nhật Quán, soạn thuật “Thiên Trúc Cao Tăng Truyện”. Bổ khuyết thuyết “Tam muội Hành pháp” của Đại sư Trí Giả để chánh người học.

Năm Đại Trung Tường phù thứ chín (1016) thời Bắc Tống, ở Thiên Thai có Sa-môn Chánh Tuệ nghĩ đến Kinh đô đem tên của Pháp sư mà tấu trình, bèn ban tặng Pháp sư pháp phục sắc tía, sau đó lại thỉnh mời Pháp sư đến giảng ở chùa Thọ Xương. Bãi khóa giảng, Pháp sư trở lại núi Đông Dịch, bảo cùng đồ chúng ở đó rằng: “Linh Sơn là chỗ tôi chọn trọn đời ở đó, đến kinh thành xong, tôi sẽ trở về lại đó”. Sau đó, Pháp sư nắm bút viết lên vách tường một bài ca dao dài để từ biệt Đông Dịch, trở lại Thiên Trúc.

Phàm, mùa Hạ thì Pháp sư cấm túc, khuyên răn đồ chúng hành trì “Kim Quang Minh sám pháp”, mỗi năm lấy bảy ngày bảy đêm làm lịch trình. Cung Bảo Mã Công đã già yếu lại kính phụng Phật, rất mến mộ lời của Pháp sư, Pháp sư bèn thuật làm “Tịnh Độ quyết nghi luận”. Mã Công khắc bản in lưu truyền. Đến lúc Vương Văn Mục công bãi tướng võ yên Hàng Châu, nghe cao phong của Pháp sư, nhân Lý minh Châu cần muốn thấy gặp ở phủ xá. Khi đã thấy, Vương Công lấy làm kỳ lạ đó, vài ngày sau bèn dẫn các hàng liêu thuộc phỏng tìm Pháp sư ở trong núi, và liền thỉnh mời Pháp sư giảng pháp. Pháp sư mới giảng “Pháp Hoa Tam pháp Diệu Nghĩa”. Tài biện của Pháp sư phát ra trong lắng, khiến mọi người thảy đều chăm chú. Vương Công nói: “Đây, thật chưa từng nghe vậy”. Pháp sư bèn nêu dẫn bản mạt của giáo nghĩa Thiên Thai, vì muốn xiển dương đó. Vương Công chấp nhận vậy. Sau đó, Pháp sư tấn bày trở về lại chùa, và được sắc ban tên hiệu của Thiên Trúc. Vương Công viết bảng đó, Tôn Quân bảo vậy, Vương Công mới đem Tây Hồ tấu xin làm Hồ phóng sanh, cũng là Pháp sư dùng ý Hộ sanh của Đại sư Trí Giả nói mà động đó vậy. Vương Công đó ra duẫn ứng thiên mới cảm chút bệnh, mộng cùng thấy gặp Pháp sư mà bệnh đó liền lành, mới gởi thư đến nói rõ việc ấy, và cho là bình sanh gặp gỡ có thắng duyên, mới từ Giang Ninh lại đón mời pháp sư đến phủ xá, hỏi pháp, lưu ở lại ba tháng. Vương Công mới đầu muốn làm tượng Tăng già, phỏng dịch mà chưa thành quả, Pháp sư mới vì đó suy Bồ-tát Quán Âm ứng hóa biến tri, không phương mà chỉ bày đó. Trước đó, Pháp sư từng mộng cùng Vương Công ở trong Tháp Phật, có Lão tăng nắm linh vàng mà phân cho hai người, lại nói đó để nghiệm vừa luận. Vương Công nói: “Thật, nghĩa là của Kim Lăng vậy”. Đã tạo tượng hoàn tất, dâng trao đến Pháp sư, nhân đó, Pháp sư soạn “Tử Châu Đại Thánh Lễ văn” để tôn phụng việc đó. Vương Công lại cùng Tần Quốc phu nhân cúng thí hơn sáu trăm vạn tiền để làm Đại Điện của chùa đó. Pháp sư làm lại chùa, là từ Hoàng gia cùng Vương Công vậy. Đặc biệt có chỗ cảm, bèn gom tập lại giáo nghĩa Thiên Thai, soạn văn “Tứ thời lễ Phật” để khuyên đồ chúng đó hành trì. Muốn để báo đức, gặp tiết Càn nguyên, Vương Công đem đạo hạnh của Pháp sư tấu trình, bèn sắc tặng Pháp sư hiệu là Từ Vân. Từ đó hai vị cùng nhau giao du làm bạn phương ngoài càng thân, hình ở Thi thơ đông nhiều vậy. Như có trứ thuật: “Viên Đốn Thập Pháp yếu”, “Quán Pháp Đồ chú”, “Nam Nhạc Tư Sư Tâm yếu kệ”… đều do Vương Công làm vậy. Đến trong niên hiệu Thiên Thánh (1023-1032) thời Bắc Tống, Vương Công trọn đem giáo bộ Thiên thai, tấu trình dự vào Đại Tạng. Thiên Thai tông Bắc truyền, là do sức lực của Pháp sư và Văn Mục Công vậy.

Mới đầu, Chương Hiến Hoàng hậu vì Pháp sư huân tu chuyên chí, nên trong khoảng niên hiệu Càn Hưng (1022-1023) thời Bắc Tống, đặc biệt sai sứ mang vàng lụa hai lần đến trong núi, vì nước nhà mà tu sám. Pháp sư bèn biên thuật văn nghi “Hộ Quốc Đạo tràng” mà tấu dâng, xin cùng bản giáo đó đưa vào Đại tạng. Qua năm Thiên Thánh thứ nhất (1023) thời Bắc Tống, Nội thần Dương Hoài Cát đi sứ phương Đông, lại tặng Pháp sư nhũ hương. Lúc giả biệt, Dương Hoài Cát cho là Pháp sư khéo viết nên cầu xin bút tích, Pháp sư liền viết một bài thơ mà tặng, Dương Hoài Cát bèn tấu trình. Năm sau lại tặng một trăm lượng bạc, cúng dường trai phạn ngàn vị Tăng trong núi. Nhưng thời đó các hàng Sĩ khanh Đại phu nghe mỹ phong đó mà vui thích thắng duyên đó, như Tiền Văn Hỷ, Dương Văn Công, Chương Tuân Công, và các Công Khanh khác đông nhiều, sợ bới xích tên mà chẳng đều ghi. Pháp sư nhàn nhã từ bút thuần chương, có phong thái của Thi nhân. Trong các văn đó có viết như “Kim Viên Tập”, “Thiên Trúc Biệt Tập”, “Linh Uyển Tập”. Nhưng Pháp sư tu khiết tinh khổ, đã vài lần tự đốt các ngón tay, mà còn lại một vài ngón vậy, nhưng đến lúc Pháp sư nắm bút biên ghi, tinh mỹ rất được thể của Chung Vương. Ở Linh Sơn, mùa Thu khi tạnh mưa, thường trời mưa hạt Quế tử (Hạt Quế), Pháp sư mới làm bài thơ “Quế Tử Chủng Quế”, Thượng thư Hồ Công thấy mà chịu tưởng thưởng đó. Mới cùng Tiền Văn Hỷ Công nối tiếp đó, Hồ Công lãnh quận Tiền Đường, cúng thí vàng để làm ba cửa chánh của chùa đó.

Pháp sư lãnh dẫn chùa đó đã lâu, từng muốn thôi nghỉ, Sứ Quân Lý Công… liền nhóm hội người trong quận khổ cầu Pháp sư ở lại. Lại qua hai năm, đến tháng giêng năm Thiên Thánh thứ chín (1031) thời Bắc Tống, đang lúc giảng kinh Tịnh Danh, chưa bao lâu, Pháp sư chợt trông nhìn mà bảo đồ chúng đó rằng: “Xưa trước, ta ở tại Đông Dịch cũng giảng Kinh này, từng mộng thấy Tôn giả Kinh Khê ở trong thất

trao cho quyển kinh, đến lúc mở xem thì ngày đã ẩn mất vậy. Nay ta gần rốt cùng ở giảng đây vậy”. Một ngày nọ, quả nhiên Pháp sư cùng đồ chúng mà quyết biệt rằng: “Ta ở hai chùa tại Thiên Thai và Hàng Châu đây đã bốn mươi năm, lớn ý dùng ý mười phương, luôn chuyên truyền tư, nay giao phó giảng tịch, nên theo chí của ta”. Liền bảo cùng đệ tử lớn của mình là Sa-môn Tổ Thiều rằng: “Ông phải tiếp nối đạo tôi, tôi đem lò hương phất trần này trao cho ông, chớ làm người sau cùng đoạn mất giống Phật, ông phải cố gắng đó”. Rồi, Pháp sư bèn làm thơ tạ ba duyên (nghĩa là Tạ tuyệt đồ chúng, bè bạn và bút nghiên vậy) bảo người học khắc lên đá để nêu bày đó.

Qua mùa Thu, ngày hai mươi tám tháng tám, một mình Pháp sư đến Thảo Đường ở Đông Lãnh của chùa mà tự ẩn. Đến ngày mồng tám tháng mười năm sau (1032), Pháp sư hiện tướng cảm chút bệnh, chẳng dùng thuốc thang, bảo lấy bài thơ mà pháp sư từng hòa thơ Hối Tích của Lưu Di Dân người nhà Tấn, sửa đổi câu kết ở đó là: “Bay không dấu tự tuyệt, chẳng tại núi xanh xanh”, và bảo bào gọt vách sườn mà khắc đó. Qua chiều ngày hôm sau, Pháp sư lại bảo: “Báo duyên tôi hẳn hết, đâu dám quên Di huấn đối với các ông ư?”. Pháp sư lại vì giảng pháp để khuyên răn đồ chúng đó. Qua chiều hôm sai nữa, Pháp sư bảo thỉnh tôn tượng Phật A Di Đà để chánh làm chung đó. Cơ đồ còn muốn có chỗ khẩn đảo, lại đem tôn tượng Quán Thế Âm ứng mạng, Pháp sư bèn đốt hương, chiêm ngưỡng tôn tượng mà khấn chúc rằng: “Quán Thế Âm tôi, khoảng trước chẳng đến, khoảng sau chẳng đi, mười phương chư Phật đều trú thật tế, nguyện trú nơi thật tế này, ghi nhận con đốt một nén hương…” Hoặc có người hỏi pháp sư quy tịch về đâu? Pháp sư đem “Tịnh Độ Tịch Quang” mà đáp đó. Đến trống canh ba đêm đó, Pháp sư đoan tọa an nhiên thị tịch.

Trước đó, pháp sư tự chế một chiếc quan tài, đề là “Hà sáp” (chiếc giường dài xa) và ghi minh rằng: “Người học chuyên kính phụng chí trước của Thầy đó, hẳn nằm Linh thể đó ở Hà Sáp”. Qua bảy ngày sau, hình tướng dung mạo của Pháp sư hoàn toàn nghiêm khiết như lúc bình sanh. Pháp sư hưởng thọ sáu mươi chín tuổi, năm mươi Hạ lạp. Ngay đêm Pháp sư thị tịch, trong núi thấy có một ngôi sao lớn rơi xuống trên Thứu phong, sáng rực, có màu sắc hồng phát chiếu đến phía trước chùa. Pháp sư độ đệ tử như Hư Bối có cả trăm người, còn trao giảng thọ pháp như Văn Xương. Các thương nhân thì chỉ được hai mươi vị, còn người đến cửa cầu học chẳng những cả số ngàn. Đến ngày mồng bốn tháng hai năm sau (1033), nghinh phụng Hà Sáp về an táng dưới ngọn núi Nguyệt Quế thuộc phía Đông chùa, gần bên cạnh tháp Cao tăng Chân Quán thời nhà Tùy.

Lờ mờ biết Thiều Công đã ba mươi năm, về sau, nhân cùng vân du trong núi mà tôi càng thân. Thiều Công về già thuần trọng, cũng là một bậc Pháp sư Danh đức vậy, từng đem Thực Lục của Đại Pháp sư (Từ Vân) nhờ tôi biên chép. Mới đầu, tôi tự cho mình văn tuệ, không dám cán đáng. Đến lúc nhờ tấu thư làm pháp đã chứng hiệu trở về, mà Thiều Công đã vật nên mới cảm khái. Nay Sa-môn Biện lại đem bản ghi chép những gì thấy biết gởi đến, mong thành tựu ý nguyện của thầy đó. Sa-môn Biện xét ngay thẳng khéo tiếp nối, lại là bậc đệ tử Hiền của Minh Trí vậy. Gặp tôi lánh lời vừa đi trong núi, dặn dò đó càng ân cần, nhìn lại trái mạng với Tiên sư đó, nên hãy căn cứ theo Thiều Công, Thực Lục mà luận bàn thứ tự đó. Bảo đề là “Khúc Ký”, bởi khúc chiếc chi ly mà ghi việc đó vậy. Nhưng Đại sư Từ Vân là người thông triết kiên minh, nên đem Phật pháp đó mà tự dựng lập, cao vợi, thủy chung chẳng suy, tuy các bậc Cao tăng xưa trước cũng không hơn vậy. Ở đời so với Cao tăng Chân Quán, chẳng phải vậy ư? Phong giáo Thiên Thai càng thạnh ở tại Ngô Việt cũng nhờ từ đức của Pháp sư Từ Vân vậy. Tôi buồn hận không kịp thấy người đó vậy!

Ngày Rằm tháng chín năm Quý mão (1063) thuộc niên hiệu Gia Hựu thời Bắc Tống, tiện đang ở tại vườn Long Du phía Đông, cửa Kinh Đô, kính ghi.

 

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19