SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.
QUYỂN 5
PHẦN 3
Quán tâm trở xuống là chánh giải mười pháp. Trước giải thích cảnh. Hỏi: Trước dẫn các văn nói rộng cảnh rồi. Trong đây chỉ phải nói năng quán mà quán. Vì sao lại nói cảnh không thể nghĩ bàn? Đáp: Trước tuy bày thể mà chỉ thẳng tâm, tâm là văn gốc tất cả pháp, cho nên bày thể là tâm, nhưng chưa bày rõ tướng không thể nghĩ bàn, cũng sợ người mê. Như thợ tạo vật có năng có sở, năng sở giống khác. Cho nên văn nay diệu quán mà quán khiến thành cảnh mầu, thì cảnh mới xứng lý. Lại dùng sở quán mà hiển năng quán. Cảnh diệu nghĩa thành thì diệu quán ở đây lập. Vì nghĩa ấy cho nên lại nói cảnh. Lại vì biết cảnh diệu làm gốc chín thừa, xưng bản tu chín mới kham vào vị. Cho nên làm mười thừa diệu quán, ở trong đó trước nói nghĩ bàn, kế nói không thể nghĩ bàn. Trước trong khả nghĩ bàn thì văn mười nghĩa mười ý chỉ ở hiển không thể nghĩ bàn. Trong đó trước nói ý nghĩ bàn, khiến không thể nghĩ bàn dễ hiểu. Nói dễ hiểu, là đã nghe nghĩ bàn mười giới trải biệt (khác) bày mười giới này đồng ở một tâm, thì trong một tâm mười giới rất dễ hiểu. Cho nên trong khả nghĩ bàn đây là địa ngục cho đến cõi Phật không nói mà thôi. Nói thì có thứ lớp, mười giới rõ ràng thô tế chẳng trái. Người thấy chú nói chẳng phải chỗ dùng ngày nay, lại bỏ nghĩ bàn riêng cầu không thể nghĩ bàn là xa. Như vì thật mà bày quyền, quyền là thật quyền, khai quyền hiển thật, thật là quyền thật. Tương đãi và tuyệt đãi, thứ và bất thứ đều như thế. Cho nên văn dưới giải thích cảnh nghĩ bàn, hoặc đến chín giới mà ngưng. Hoặc khi đến Phật pháp giới thì cõi Phật thật là không thể nghĩ bàn, chín giới sau cũng nói là nghĩ bàn. Như cảnh nghĩ bàn sau trong văn này nói cõi Phật rằng: Quán này năng độ, sở độ v.v… rốt ráo viên cực đâu gì hơn đây. Nói nghĩ bàn là ý như vừa nói. Pháp nghĩ bàn trở xuống là nói lý do nghĩ bàn. Do Đại Tiểu thừa đều nói tâm sanh. Vì giáo quyền nên chẳng nói tâm cụ. Tuy hoặc sáu hoặc mười đều thuộc nghĩ bàn. Nếu quán trở xuống là chánh bói tướng nghĩ bàn, trong Phật pháp giới, năng độ sở độ đều là thật tướng, đều là pháp giới mất hẳn, cái gì thiện cái gì ác. Mất hẳn giới nội trước ba thiện ba ác, cái gì có cái gì không, mất hẳn ba hữu trước và Nhị thừa không, thì ai độ ai chẳng độ, mất hẳn ba giáo bốn hoằng năng sở. Tuy mất hẳn các pháp thứ lớp rõ ràng. Nếu bỏ nghĩ bàn phải biết là hai thứ nhân pháp đều mất. Cho nên năm lược đại ý, bốn đoạn Thích Danh, bốn khoa hiển thể, sáu nghĩa nhiếp pháp, năm môn thú Thiên Viên và ý bất thứ cũng như thế. Nắm sanh giải ấy để dắt phương tiện mới thành được mười pháp diệu quán nay, còn chín cảnh dưới lại dời quán này làm các cảnh quán. Thuốc A-già-đà trị khắp các bệnh. Đây là kết xếp, đã chẳng phải một tâm lại xếp tự biệt, nên nói sở nhiếp. Biệt thì thời gian nhiều đi xa. Đây thì mượn pháp hiển viên không thể nghĩ bàn trở xuống là chánh nói cảnh không thể nghĩ bàn, văn khác mà nghĩa một, ý chẳng phải một khác. Vì ba đế pháp tướng chẳng ngoài tu tánh tự tha. Trong đó trước dẫn Hoa Nghiêm. Lại nhắc lại dẫn đầu mà bày văn cảnh tướng. Trước nói tâm tạo tức là tâm cụ, cho nên dẫn văn tạo để chứng tâm cụ. Trong kinh quyển mười tám nói: Bồ-tát Như lai Lâm nói kệ rằng: Tâm như người thợ vẽ tạo các thứ năm ấm, trong tất cả thế giới, không pháp nào chẳng tạo. Như tâm Phật cũng như thế. Như Phật, sanh cũng vậy. Tâm, Phật và chúng sanh, ba pháp không khác nhau. Nếu người muốn cầu biết ba đời tất cả Phật phải biết quán như thế. Tâm tạo các Như lai, chẳng hiểu văn nay làm sao hiểu kệ tâm tạo tất cả, ba pháp không khác nhau. Nói tâm tạo chẳng ngoài hai ý: Một, y cứ lý tạo tức là cụ; hai, y cứ sự tạo thì chẳng ngoài ba đời. Ba đời lại có ba: Một là quá khứ tạo ở hiện tại, quá hiện tạo ở đương lai. Như vô thỉ đến nay cho đến hiện tại. Cho đến tạo ra tất cả nghiệp ở hết đời vị lai chẳng ngoài mười giới trăm giới ngàn như Tam thiên thế gian; Hai là hiện tạo ở hiện, tức là hiện đồng nghiệp chiêu cảm, đuổi theo cảnh tâm khắp đó gọi là Tạo. Vì tâm có nên tất cả đều có, vì tâm không nên tất cả đều không. Như ở đời một quan chỗ thấy khác nhau, là sợ là ái là thân là oan; Ba là các bậc Thánh biến hóa tạo ra, cũng khiến chúng sanh khắp tâm chỗ thấy. Đều do lý cụ mới có sự dụng. Nay muốn tu quán chỉ quán lý cụ, đều phá đều lập đều là pháp giới. Nhậm vận nhiếp được chỗ hiện của quyền thật như vừa dẫn kinh, tuy lại các thứ chẳng ngoài mười giới ba thế gian. Pháp giới trở xuống là giải thích danh từ pháp giới. Hỏi: Pháp giới và pháp tánh danh nghĩa khác nhau thế nào? Đáp: Danh khác nghĩa khác mà thể là một. Nói pháp giới, pháp tức là các pháp, giới là giới phần, vì tường khác nhau nên tất cả các pháp đều dùng ba đế làm giới phần. Vì nói ba đế nên phải thêm mười để hiển bày tướng trạng. Cho nên giải thích ba chữ ly hợp khác nhau, bị thành ba đế. Nói pháp tánh, cũng là các pháp có ba đế tánh, tánh cũng là tánh phần chẳng thể đổi, cho nên ba đế tánh mịt mờ thỉ chung không tay đổi cũng có thể giới pháp tánh pháp tức là thật tướng, thể của thật tướng ba đế đầy đủ. Cho nên nay trong văn giải thích ba chữ này. Trước là y cứ chân đế làm sở y mà giải thích. Mười số là giả, sở y là không, hay từ ở sở mà mười pháp đều không, cho nên mười thứ này dùng pháp không làm giới, nên nói mười pháp giới. Đây lại trở xuống là kế y cứ tục đế làm cách dị mà giải thích. Mười pháp khác nhau gọi là giới. Cho nên tên mười pháp có giới phần, gọi là mười pháp giới. Đây lại trở xuống là kế y cứ Trung đạo làm pháp giới mà giải thích. Mười pháp đều là chân như pháp giới, nên gọi mười pháp giới. Nếu đọc ba chữ mười pháp giới trong đây, tùy nghĩa làm câu. Phen đầu mười chữ gọi riêng, chữ pháp giới hợp gọi, phen kế chữ mười pháp hợp gọi, chữ giới gọi riêng, phen sau ba chữ mười pháp giới hợp gọi. Y đây mà đọc, văn tùy lời mà suy nghĩ thì ba đế nghĩa hiển. Ba đế vô hình đều chẳng thể thấy. Song tức giả pháp có thể mượn sự mà nói, tức pháp giả này tức không tức trung. Hai thể không, trung, hai và không hai tâm tánh chẳng động giả đặt tên trung, mất nêu ba ngàn giả đặt tên không mà gọi. Tuy mất mà còn, giả lập giả gọi. Mười pháp giới trở xuống là kế giải thích trong cảnh pháp tướng sở nhiễm. Trước nói ba thứ thế gian, kế nói mỗi thế gian đều đủ mười như. Ba thế gian chỉ là mười giới năm ấm thật pháp, giả gọi chúng sanh và cõi sở y. Trong đó trước giải thích năm ấm thế gian. Trước nêu mười thứ năm ấm. Thích Luận trở xuống là kế dẫn một luận hai kinh. Giải thích pháp giới đủ nghĩa năm ấm. Trước dẫn Đại luận, ý rằng: Niết-bàn là năm ấm vô thượng. Kế dẫn kinh Vô Lượng nghĩa mà giải thích thành Đại luận. Vì sao biết được Niết-bàn cũng gọi là vô thượng năm ấm? Kinh nói không là chẳng thể đều không. Nghiệm biết chỉ không ấm chín giới mà thôi. Kế dẫn Đại Kinh mà giải thích Vô lượng nghĩa. Vì đâu biết được Niết-bàn gọi là ấm? Đại Kinh đã nói sắc thường, thọ tưởng v.v… thường, phải biết Niếtbàn chỉ không có vô thường chín giới ấm mà thôi. Như trong Câu-xá, uẩn và thủ uẩn đều gọi là Uẩn. Nay cũng như thế, thường và vô thường đều gọi là ấm. Năm ấm trở xuống là kế giải thích chúng sanh thế gian. Như năm ngón tay thì giả gọi là nắm tay. Đại luận trở xuống là kế dẫn một luận chứng Thành thật giới cũng gọi là chúng sanh. Đại Kinh trở xuống là chứng thành khác nhau nghĩa thế gian ấy. Quyển ba mươi bốn chép: Ngoại sắc nội sắc đều mười thời dị. Nội sắc dị, một là Ca-la-la thời dị, hai là A-phù-đà thời dị, ba là Thủ thời dị, bốn là Bào thời dị, năm là Sơ sanh thời dị, sáu là Anh hài thời dị, bảy là Đồng tử thời dị, tám là Niên thiếu thời dị, chín là Thạnh tráng thời dị, mười là Lão tử thời dị. Ngoại sắc cũng như thế. Mầm thân nhánh lá hoa quả thời dị. Cho nên dùng dị này để giải thích thế gian. Mười chỗ ở trở xuống là giải thích cõi nước thế gian. Trước nêu bốn cõi làm chỗ ở cho mười giới ấm chúng sanh. Nhân vương trở xuống là kế dẫn kinh chứng Phật có chỗ ở cũng gọi là độ. Chín giới trước gọi là ấm gọi là sanh, có cõi để ở lý ở chẳng nghi. Sợ chẳng tin Phật gọi là ấm gọi là sanh cũng có độ ở. Cho nên chỉ dẫn chứng cõi Phật ba nghĩa. Ba mươi thứ này trở xuống là tổng kết từ tâm. Hỏi: Ở trong không thể nghĩ bàn chỉ nói bốn Thánh pháp nào chẳng nhiếp, sao lại phải nói sáu đường pháp tà? Đáp: Vì thật bày quyền từ thật khai ra. Nay muốn bày thật đâu được chẳng luận. Chung y cứ một hóa có năm ý nói: Một là chỉ đường cho trời người; hai là vì khiến chán bỏ luân hồi; ba là vì biết cảnh tướng tự thệ của Bồ-tát; bốn là vì biết chỗ nhiếp pháp của cảnh không thể nghĩ bàn; năm là vì muốn cho biết khắp pháp môn tánh ác. Nay văn chánh tại thứ bốn thứ năm gồm dùng thứ hai thứ ba. Hỏi: Y giáo môn nào mà lập ba thế gian? Đáp: Theo Đại luận giải thích một trăm lẻ tám Tam-muội đến giải thích Tam-muội Năng Chiếu Nhất Thiết Thế Gian rằng: Được Tam-muội ấy nên chiếu ba thứ thế gian, tức là chúng sanh thế gian, trụ xứ thế gian và năm ấm thế gian. Đến giải thích Tam-muội Nhất thiết trụ xứ rằng: Người được Tam-muội ấy thì thích ở thế gian chẳng thích ở phi thế gian. Vì thế gian có lỗi vô thường. Thế gian có ba thứ cũng như trước nêu. Phi thế gian là chỗ không có tất cả pháp, chỗ thật là đáng sợ. Lại chỉ hữu lậu mà gọi là thế gian. Chỗ Nhị thừa ở gọi là phi thế gian, nên nói đáng sợ. Đại luận quyển mười sáu trong phẩm Phạm Hạnh giải thích mười hiệu, đến giải thích Thế Gian Giải rằng: Có sáu thứ thế gian: 1/ Thế gian gọi là ấm (năm ấm thế gian); 2/ Thế gian là gọi A-tăng-kỳ thế giới (cõi nước thế gian); 3/ Thế gian là gọi tất cả phàm phu (sáu đường chúng sanh); / Thế gian là gọi Liên Hoa (Nhị thừa); / Thế gian là gọi các Bồ-tát (cũng thuộc Nhị thừa); / Thế gian là gọi năm dục (lại lập nhân pháp thế gian). Cho nên biết sáu thứ này tuy thêm nhân pháp, cũng chẳng ngoài ba. Vì trong mười như trên lại gồm nhân pháp. Nay y nghĩa khai mười giới đều ba. Lại mười thứ trở xuống là kế giải thích mười như. Mười như chỉ là Pháp Hoa thật tướng quyền thật chánh thể. Cũng là thể của xe, cũng là thể của đảo châu báu. Nay cảnh là thể cho nên phải nói. Kinh nói các pháp thật tướng tức là các pháp tướng như thế. Đã nói các pháp nên thật tướng tức mười. Đã nói thật tướng, nên mười tức thật tướng. Cho nên khiến giải nay chẳng đồng với khác. Ở tâm một niệm chẳng y cứ mười giới thâu sự chẳng khắp. Chẳng y cứ ba đế y cứ lý chẳng trọn, chẳng nói mười như nhân quả chẳng đủ. Không có ba thế gian y chánh bất tận. Nói mười như, là Nam Nhạc đọc văn đều dùng như làm câu cuối. Đại sư Thiên Thai thì y nghĩa đọc văn gồm thực hành ba chuyển: Một là dùng như làm câu, như tức là không; Kế dùng tướng tánh v.v… làm câu. Tướng tánh khác nhau tức là giả; Kế dùng thị làm câu. Như ở Trung đạo thật tướng, thị tức là trung vì mỗi giới đều có ba đế. Nghĩa tuy như thế, thường đọc nhiều y tướng tánh làm câu. Theo kệ văn nói tánh tướng nghĩa v.v… trước giải thích mười giới năm ấm mười như. Trong đó lại giải thích chung, kế giải thích riêng. Trước thiện ý chung để quán ở riêng, thì khiến nghĩa linh nhiên rất dễ thấy. Trước giải thích tướng có pháp thí hợp. Trong dụ lửa nước để dụ khác nhau. Nắm mà riêng khác nên gọi là tướng, như sắc mặt người hiện ra trước nên gọi là Tướng. Nói Hưu Thủ, là Nhĩ Nhã nói: Hưu là mình. Quang Nhã nói là mừng, phủ là ác. Mười giới đối nhau thiện ác rất dễ hiểu. Xưa Tôn Lưu v.v…, dẫn sự để chứng tướng trước hiện. Cuối Thời Hán, ba người cùng đến xem tướng. Thầy tướng thấy Tôn và Lưu có tướng làm vua bèn nói cho biết. Tào Tháo chẳng được thầy tướng nói gì, biết thầy tướng bèn vén áo bày ra, thầy tướng thấy xong thì khóc lớn. Đảnh thiên hạ bốn biển phân ba. Trà khổ thái. Đến cuối đời Hậu Hán thì ba người này quả chiếm cứ ba nơi. Tôn làm vua nước Ngô, Lưu làm vua nước Thục, Tào làm vua nhà Ngụy trước sau hai vua Hán cùng Vương Mãng mười tám năm. Lưu Huyền một năm, hợp bốn trăm hai mươi sáu năm. Cuối đời Hậu Hán thời vua Hiến Đế, Đổng Trác làm loạn, giết Thái Hậu, đốc Lạc dương năm tinh thất độ năm núi lật nhào, Thiên cẩu lưu hành, đất luôn rung chuyển. Cầu vòng trắng xuyên mặt trời, khí đỏ bay vào cung vua, thóc một hộc năm mươi muôn, đậu một hộc hai mươi muôn. Châu huyện đều quyền ủng hộ, các quan chết đói. Đến niên hiệu Kiến An một Tháo làm Tư lệ giảo úy. Tháo vốn người huyện phái họ Tao, tên Mạnh Đức. Hán Tào tham chi hậu ít nhiều cơ cảnh, có quyền số thích loài chim bay chó chạy chơi bời vô độ. Người đời chưa lấy làm lạ. Chỉ có Nam Dương hà ngung đẳng dị chi. Bổn vị phải có riêng, thầy tướng chẳng biết. Ngung gọi bào rằng: Ta thấy học trò trong thiên hạ chưa có ai như ông. Thiên hạ sắp loạn chẳng phải kẻ sĩ gánh vác thế gian thì chẳng cứu được người an được là do ông đó. Khi làm giảo úy biết Thượng thư lệnh sự, hai năm Viên Thiệu xưng Thiên tử, tám năm Tháo còn làm mục ở Ký châu, mười ba năm Tháo làm Thừa tướng, mười tám năm Tháo tự xưng Ngụy Công (vua Ngụy). Mười chín năm Lưu Bị, Lưu Chương chiếm cứ Ích châu. Bị tự là Huyền Đức, người ở quận Trác, cha của Bị thờ châu quận thuở nhỏ mồ côi, mẹ bán giày và đồ thêu mà sống. Nhà ở bờ rào gốc Đông nam có cây dâu cao hơn năm trượng. Thường thấy trên cây như có cái lộng nhỏ che xe kẻ qua lại lấy làm lạ. Có người cho rằng: Người xuất gia này có lẽ là quí nhân. Thời nhỏ đùa giỡn bảo rằng: Tôi sẽ nương cái lọng này. Con người chú bảo chớ dối nói mất dòng họ ta. Khi lớn lên chẳng thích đọc sách, chỉ thích phóng ngựa chạy chơi, nghe âm nhạc nhà trần và quần áo đẹp, cao bảy thước năm tấc, tay dài quá gối, ít nói, thương người dưới, mừng giậng không hiện ra sắc mặt. Đây là danh hiển tướng, đến niên hiệu Kiến An thứ hai mươi, Tháo giết Hoàng hậu và Hoàng Thái tử, năm thứ hai mươi mốt tự xưng vua nước Ngụy. Năm ấy, Lưu Bị tự xưng Hán Trung Vương, Tôn truyện chẳng thể ghi đủ. Tào Tháo tướng ẩn như Bát giới, Tôn Lưu tướng hiển như hai giới. Hoặc đã được Vô sanh tướng bày ra ngoài, tức như Di-lặc xa gần đều ghi. Ký xa như Bồ câu và chim Sẻ thành Phật. Trong phẩm Pháp Sư nói một câu một kệ ta đều đã thọ ký và Thường Bất Khinh v.v… kỳ gần, như Di-lặc và chín trăm chín mươi lăm Phật trong kiếp hiền. Pháp Hoa hai môn Tích Bản. Các kinh hội cuối được Vô sanh ký cho đến Nhất sanh bổ xứ v.v… Cũng như Lăng-nghiêm bốn thú thọ ký. Phật bảo Kiên Chí, ác ma ấy nay trở xuống dần dần sẽ được Tam-muội Thủ Lăng-nghiêm, cho đến thành Phật. Kiên Chí bảo Ma: Như lai đã thọ ký cho ngươi. Ma nói: Tôi chẳng tịnh tâm, sao Như lai lại thọ ký cho. Phật muốn dứt nghi cho tất cả chúng sanh nên bảo Kiên Chí rằng: Thọ ký có bốn thứ: Một là thọ ký kẻ chưa phát tâm, hoặc có trôi lăn sáu đường sanh chốn nhân gian ưa thích Phật pháp, qua trăm ngàn ức kiếp sẽ phát tâm, qua trăm ngàn ức A-tăng-kỳ kiếp hành đạo Bồ-tát cho đến cúng dường Phật và hóa chúng sanh, đều trải qua ngần ấy kiếp sẽ được đạo Bồ-đề. Ca-diếp bạch Phật rằng: Nay con đối với tất cả chúng sanh đều nghỉ đó là Thế tôn. Phật nói: Lành thay nhân giả. Chẳng nên vọng so lường chúng sanh. Chỉ có Như lai mới có thể lường biết chúng sanh; Hai là thọ ký kẻ vừa phương tiện, người ấy nhiều kiếp sẽ gieo trồng các gốc lành, ưa thích đại pháp, có tâm từ bi, phát tâm liền trụ ở Địa vị Bất thối, cho nên phát tâm mà thọ ký; Ba là mất ký (ngầm thọ ký), có Bồ-tát chưa được nghĩ rằng: Bồ-tát này chừng nào sẽ được Bồ-đề, tên kiếp cõi nước số chúng đệ tử như thế nào. Phật dứt nghi này bèn thọ ký cho, cả chúng đều biết, riêng Bồ-tát này chẳng biết; Bốn là ký vô sanh nhẫn, ở trong đại chúng hiện rõ thọ ký cho. Bốn ký trong kinh thì thọ ký chưa phát tâm là thọ ký rất xa, ngầm ký là kế xa, ký phát tâm là thọ ký kế gần, thọ ký vô sanh là thọ ký rất gần. Cho nên nay nói xa gần đều thọ ký. Nay người tu quán đều tùy thật quán chẳng theo quyền, nên chiếu mình người mười giới đầy đủ. Tánh như thế, trước trong chánh giải có pháp thí họp, tánh đã có ba, lấy tướng lệ theo đây tướng cũng phải ba, cho nên đầu cuối văn đều có ba đế. Như trong dụ dưới tu nói Toại nhân v.v… Toại là vật lấy lửa. Cõi này chưa có người chuyên lấy lửa. Sau gọi vật lấy lửa là toại. Tự Thống nói: Đêm có phong hoạch làm toại không phải chánh ý nay Trịnh Huyền nói: Kim toại là gương lấy lửa, cây toại là dùi gỗ lấy lửa. Luận Ngữ nói: Toản toại đổi lửa bốn mùa khác nhau. Đại Kinh nói: Nhân toại, nhân toản, nhờ tay, nhờ cỏ khô, bốn pháp hòa hợp mà có lửa. Văn nay nói lược chỉ nói toại nhân. Chỉ quán như dùi lửa cảnh quán như toại, trợ đạo như cỏ, vận công như tay, dứt hoặc tánh hiển như có lửa, tự mình đã trừ hoặc cũng bị người khác gọi là thiêu đốt tất cả. Thế gian trở xuống là phá khác, trước phá chung, kế phá riêng. Đây là phá chung. Từ xưa nói Niết-bàn là tông thường trụ, vì kinh Pháp Hoa chẳng nói Phật tánh thì chẳng phải Thường tông, nên nay phá đi. Lại có thầy trở xuống là phá nói riêng Pháp Hoa mười như chẳng nên phân đều nói quyền thật. Lại Niết-bàn trở xuống là dẫn văn kinh Tịnh Danh mà so sánh phá. Thể lực v.v… các ý khác nghĩ sẽ thấy. Trong giải thích nói bệnh phiền não nên v.v… là lại y cứ lực dụng bốn Thánh để nói. Nếu chuẩn chung ý, hễ kẻ có tâm đều kham nhậm dụng mười giới. Kế loại giải tức là giải riêng. Phải y cứ mười giới mà nói riêng, tướng nhiều khó thấy cho nên nói tóm tắt. Niết-bàn tức là vô dư. Pháp thô gọi là Tướng. Nói giải thoát tức là pháp lạc. Pháp tế gọi là Tánh. Người được vô dứ có thể biểu thị Nhị thừa, được pháp lạc thì tánh sẽ không đổi. Năm phần làm thể, cũng là sắc tâm dùng giới làm sắc, các thứ khác làm tên. Chia làm chi phần, năm pháp hòa hợp gọi là pháp thân, thân tức là Thể. Nói năm pháp tức là đạo đều giới, sự lý các định, vô lậu chánh tuệ hai thứ Giải thoát và Liễu giải thoát trí, rộng giải như luận. Vô hệ làm năng lực, là trạch diệt lìa ba cõi hệ. Người tu Nhị thừa thì có năng lực này. Sau đã có trong ruộng chẳng sanh. Sanh ấm ở vị lai gọi là hậu hữu. Ấm lại sanh ấm gọi là ruộng hậu hữu. Nếu vào vô dư và chỗ vô sanh thì gọi chẳng sanh. Luận nói: Bổn hữu, trung hữu, đương hữu. Đương hữu tức là hậu hữu. Vì
Vô sanh nên nói vô báo. Ruộng nghĩa là sanh. Cõi này người xưa dùng săn bắn làm ruộng, ruộng là thủ thú, thì bốn mùa khác nhau, Xuân sưu, Hạ miêu, Thu tiễn, Đông thú. Nay vì sanh năm giống lúa nên làm ruộng, xưa gọi là ruộng. Nên Nhĩ Nhã nói ruộng là đất, tức chỗ lấy năm giống lúa, tức là không có chỗ sanh báo. Đại Kinh quyển ba mươi bốn chép: Nghiệp đen thì báo đen, nghiệp trắng thì báo trắng, tạp nghiệp thì tạp báo, nghiệp chẳng phải trắng chẳng phải đen thì báo chẳng phải trắng chẳng phải đen. Chẳng phải trắng chẳng phải đen gọi là vô lậu. Ca-diếp hỏi rằng: Thế tôn trước nói vô lậu không có quả báo, nay sao nói báo chẳng phải trắng, chẳng phải đen? Phật nói nghĩa có hai: Một là vừa là quả vừa là báo, hai là chỉ có quả không có báo, ba nghiệp đen v.v… vừa là quả vừa là báo. Nhân đen v.v… sanh nên được gọi quả, hay làm nhân nên cũng gọi là báo, vì nhân vô lậu sanh nên gọi là quả chẳng làm nhân khác nên gọi là báo. Quả tức là tập quả, báo là báo quả. Từ tập nhân sanh nên gọi là từ nhân đến báo mới làm được nhân khác (vì khác làm nhân). Nay vô lậu này chỉ có quả mà không có báo. Cho nên vô lậu chẳng thọ báo sau tức nghĩa chẳng sanh ở trong loại Phật, Bồ-tát. Hỏi: Trong chung đã lấy sắc tâm làm thể, trong đây chỉ lấy chánh nhân làm thể, vì sao lại thiếu sắc. Đáp: Viên giải thích chánh nhân chỉ là sắc tâm, như khổ đạo làm chánh nhân, chẳng phải toàn tâm, huống chi tu đức tánh đức đều chẳng lìa sắc tâm. Nhân duyên có nghịch thuận, lại y cứ nhân duyên mà làm giải thích nghịch thuận. Vì nghĩa tiện nên lệ với pháp khác, thuận pháp giới nội như bốn thú v.v… nghịch pháp giới nội như Nhị thừa trước thuận pháp giới ngoại cũng như Nhị thừa chỉ vì vô minh làm duyên có khác. Khi đến giới ngoại giới nội hạnh dứt thì phải giới ngoại vô minh nhuận sanh. Nghịch pháp giới ngoại như Bồ-tát, Phật. Lại Bồ-tát nhiều loại khác nhau như ở sau nói. Nghịch pháp giới ngoại đã dùng Trung đạo làm nhân, phải biết đều lấy phá vô minh vị. Nói cách khác đến y theo đây biết là tướng tánh, thể ba thứ chỉ là ý chung nói nhân duyên. Lực chỉ là công năng của nhân duyên. Tác giả là dụ nói vận dụng của nhân duyên quả báo chỉ là tập quả của nhân duyên và quả báo mà thôi. Cho nên biết lược nói tức dùng nhân duyên làm gốc mà nói rộng thỉ chung, nên phải nói mười. Cho nên giới ngoại đều lấy phá vô minh vị. Nếu y Đại thừa ba Phật, vì Phật có Báo thân nên gọi là báo, đủ như huyền văn y cứ sau hiện đời nói chín nói mười, cho đến nghĩa dứt hết các hoặc v.v…
Lại như kinh Đại Anh Lạc quyển tám chép: Bồ-tát Tuệ Nhãn hỏi Văn-thù rằng: Tướng tốt của Như lai là có báo hay không báo? Vănthù đáp: Sắc thân của Như lai thì có báo, pháp thân thì không báo. Tuệ nhãn lại hỏi: Bỏ tham dục thì nội tâm tịnh mà được đại quả, pháp sáu độ không phải là báo vô tướng thì vì sao mà được thành pháp thân? Văn-thù nói: Pháp thân của Như lai có hay không? Tuệ Nhãn nói: Sắc thân là có pháp thân là không. Như tôi quán sát thân Như lai chẳng phải báo chẳng phải không báo. Theo đây thì phải dùng bốn câu phân biệt, nghĩa là sắc có báo còn pháp không báo. Sự vừa báo vừa không báo, lý chẳng phải báo chẳng phải không báo, cho nên chẳng đem không báo làm nhất định. Kế nói chúng sanh thế gian chỉ giả thật khác nhau, các thứ kia như trước nói. Kế nói cõi nước, phải dùng bốn cõi ngang dọc nêu lên giải thích, đủ như trong Tịnh Danh Sớ. Đó nói tùy thấy khác nhau, đây nói chỗ y đều khác. Nay luận phải phân ra chỗ ở đều khác. Nếu như Huyền Văn dụng giáo nhiều ít. Nay chỗ chưa luận cho nên Tịnh Danh Sớ bốn cõi đối nhau mười thứ khác nhau để nêu thiên khí mầu cơm khác nhau, chín thứ trước là nghĩa thế gian của văn nay: 1- Đồng cư tự khác; 2- Đồng cư và phương tiện khác nhau; 3- Phương tiện tự khác; – Phương tiện và thật báo khác nhau; – Thật báo tự khác; – Thật báo và Hạ phẩm tịch quang khác nhau; – Cùng Trung phẩm tịch quang khác nhau; 8- Cùng Thượng phẩm tịch quang khác nhau; 9- Các cõi chung đối tịch quang khác nhau. 10- các cõi chẳng phải cấu, Tịch quang chẳng phải tịnh. Chín thứ trước chính nói các cõi khác nhau, thứ mười chỉ nói thể các cõi mà thôi. Độ tuy khác chẳng khác tịch quang. Tịch quang tuy vắng lặng chẳng khác các cõi. Văn nay chẳng luận thể các cõi, vì thành nghĩa thế gian khác nhau. Ở trong Đồng cư khai riêng thiện ác. Văn nay nói mười giới sở y đều khác nhau, còn phải nói mười độ khác nhau, lại hợp sáu độ để làm thiện ác. Như giải thích mười như cũng hợp bốn đường và hợp trời người. vô lậu là cõi phương tiện. Cõi Phật, Bồ-tát nghĩa chung ba cõi. Phật thì chỉ ở thượng phẩm tịch quang. Phàm một tâm trở xuống là kết thành lý cảnh. Như chỗ giải thích trước vốn ở một tâm. Viên dung ba đế đã giải thích rồi. E người sanh mê nên lại kết khiến vào một niệm. Phải biết thân cõi một niệm. Phải biết thân cõi một niệm Tam thiên. Cho nên khi thành đạo xứng với bổn lý này mà một thân một cõi ở khắp pháp giới. Nói vô tâm mà thôi là hiển bày tâm chẳng phải không. Nói giới nhĩ, nghĩa tâm sát-na không xen hở, tiếp nối mãi chưa hề dứt mất, vừa một sát-na Tam thiên đầy đủ. Y cứ tám tướng dụ, suy nghĩ sẽ biết. Nếu đủ Tam thiên thì đủ ba đức. Cho nên kinh Kim Quang Minh quyển một nói: Y pháp thân khi mới phát tâm hiển bày tâm bất thối, tâm kim cương, tâm Như lai. Bất thối tức là tâm giải thoát, kim cương tức là tâm Bát-nhã, Như lai tức là tâm pháp thân. Cho nên biết nhân tâm mà quả thể đầy đủ. Lại giới nhĩ, giới là yếu. Thi nói giới nhĩ cảnh phước, tức là tế niệm, chỉ khác vô tâm Tam thiên đầy đủ. Cho nên Đại sư đối với Tam-muội giác ý pháp quán tâm thực, lại tụng kinh pháp tiểu chỉ quán v.v… các văn, tâm quán chỉ dùng tự tha v.v… mà quán suy ba giả, du chưa nói một niệm Tam thiên đầy đủ. Cho đến trong quán tâm luận chỉ dùng ba mươi sáu câu hỏi mà trách bốn tâm, cũng chẳng thiệp ở một niệm Tam thiên, chỉ đối với bốn niệm xứ lược nói quán tâm mười giới mà thôi. Cho nên đến chỉ quán chính nói quyển pháp, đều dùng Tam thiên làm chỉ nam, chính là nói rốt ráo cùng tột. Cho nên trong lời Tựa nói: Trong tâm tôi thực hành pháp môn có lý do, vậy xin hãy tìm đọc, tâm không duyên khác.
Hỏi: Tam thiên này là sơ tâm quán hay hậu tâm cũng quán? Đáp: Sơ hậu chẳng hai. Hỏi: Trong tâm phàm có đủ các tánh Chư Phật, Bồtát, có thể đều quán trung tâm hậu tâm, giới như dần giảm cho đến thành Phật, chỉ một pháp giới, vì sao hậu tâm cũng đủ Tam thiên? Đáp: Một nhà viên thiện. Nói pháp giới, phải nói mười giới tức không, giả, trung. Sơ hậu chẳng hai mới khác các giáo. Nếu thấy ý Quan Âm Huyền Văn thì sự lý phàm thánh tự tha thỉ chung tự tánh v.v… các ý tất cả rất dễ thấy. Văn ấy trong phân biệt Duyên Liễu có chép: Như lai chẳng dứt tánh ác, xiển-đề chẳng dứt tánh thiện, điểm một ý này các dính mắc tự nêu. Vì chẳng dứt tánh thiện cho nên duyên nhân vốn có. Văn ấy nói: Liễu là hiển liễu trí tuệ trang nghiêm, duyên là giúp đỡ phước đức trang nghiêm. Do hai thứ làm nhân, Phật có đủ hai quả. Nguyên nhân quả này vốn là tánh đức. Tánh đức duyên liễu vốn tự có. Nay Tam thiên tức liễu nhân tánh không. Tam thiên tức giả tánh duyên nhân. Tam thiên tức trung tánh chánh nhân. Cho nên nó giải chỉ biết xiển-đề chẳng dứt chánh nhân, chẳng biết, chẳng dứt tánh đức liễu nhân, cho nên biết thiện ác chẳng ngoài Tam thiên. Đó lại hỏi: Đã có tánh đức thiện, lại có tánh đức ác chăng? Đáp: Có đủ. Hỏi: Xiển-đề và Phật dứt những thiện ác nào? Đáp: Xiển-đề dứt tu thiện, chỉ còn tánh thiện. Như lai dứt tu ác chỉ còn tánh ác. Hỏi: Tánh đức thiện ác vì sao chẳng dứt. Đáp: Tánh đức chỉ là pháp môn thiện ác, nên chẳng thể dứt. Tất cả thế gian chẳng thể hủy. Như ma đốt quyển kinh đâu thể khiến cho tánh pháp môn hết. Nếu đốt ác phổ cũng chẳng thể khiến pháp môn ác hết. Hỏi: Xiển-đề chẳng dứt tánh thiện, nên sau lại khởi thiện, Như lai chẳng dứt tánh ác phải nói sau nay lại khởi ác. Đáp: Xiển-đề chẳng đạt tánh ác nên sau này lại khởi tu ác, chẳng rõ tánh thiện nên sau này lại bị tu thiện nhiều. Cho nên tu thiện là khởi được, liền lấy tu thiện mà tự tu ác, thì khiến tu ác chẳng được khởi. Phật tuy chẳng dứt tánh ác mà liễu đạt được tánh ác, mà đối với pháp ác được tự tại. Chẳng bị tu ác làm nhiễm. Cho nên tu ác chẳng khởi được cho nên Phật mãi không tu ác, tự tại dùng pháp môn ác. Nếu Xiển-đề đạt tu ác thì không khác Như lai. Cho nên biết ở thiện ở ác khéo đạt tu tánh. Ở tu chiếu tánh, dùng tánh liễu tu. Người biết điều nầy mới cùng nói tánh đức ba nhân sanh tử Niết-bàn phiền não Bồ-đề. Mười hai nhân duyên tức là ba đức. Như thế vô lượng lý đều chung. Văn ấy lại hỏi: Xiển-đề dứt thiện hết là Lê gia che chở, tất cả hạt giống là nội ngoại huân tập, lại hay sanh thiện. Thức này đã vô ký nào khác chân như. Lại hạt giống này trụ ở đâu mà chẳng sớm huân, cho nên biết quyền thuyết mà chẳng phải liễu nghĩa. Nếu có thuyết nói Phật khởi thần thông hiện ác hóa vật thì tác ý chung này đồng với chung của ngoại đạo và Nhị thừa kia, khác nhau với gương sáng mặc tình hiện hình ảnh. Như Đại Kinh quyển ba mươi hai chép: Hoặc có Phật tánh người xiển-đề có người nào có gốc lành không? Thầy xưa gọi là ác cảnh giới tánh. Hoặc có Phật tánh người gốc lành có, người xiển-đề không, Sư xưa gọi là tánh nhân duyên. Lại có Phật tánh hai người đều có, Sư xưa gọi là tánh liễu nhân. Như giải thích này cũng là ý bất liễu nghĩa của Biệt giáo nói. Nếu liễu nghĩa thì phải nói Xiển-đề gốc lành nhân đều có tánh đức mà Xiển-đề không tu thiện còn người gốc lành có, Kiến-đề có tu ác còn người gốc lành thì không, hai người đều không, chẳng có tánh bất thối vì chưa vào Sơ vị. Nêu lệ nói như tám tướng thiên vật, tướng là vật năng thiên hay sở thiên Câu-xá tụng chép: Đây gọi sanh sanh v.v… ở tám. Một có năng, tức bốn tướng bản và bốn tướng tùy, gọi là tám. Tướng lớn gọi là bản, tướng nhỏ gọi là Tùy. Vì tám thứ này nên khiến tất cả pháp thành tướng hữu vi. Nói sanh sanh, tức là tiểu sanh sanh đại sanh v.v…, đẳng (v.v v.v…) tức là ba tướng kia. Nói tiểu trụ đại trụ, tiểu dị dị đại dị, tiểu diệt diệt đại diệt. Ở tám – một có năng, là chung vô cùng khó. Cái gọi là tiểu tướng ở một có năng, năng tướng đại tướng, đại tướng ở tám có năng, tức một đại tướng khi khởi sẽ khởi với ba đại tướng và bốn tiểu tướng đều, cùng một bản pháp nên gọi là tám. Ba đại tướng kia cũng đều như thế. Cho nên tám tướng này nhìn ở bàn pháp chẳng trước chẳng sau. Tâm có đủ Tam thiên cũng giống như thế. Tam thiên như tám tướng, một tâm như bản pháp. Nay tâm trở xuống là hợp thí, một niệm còn không, ai nói ngang dọc. Phải biết trong tâm một niệm pháp Tam thiên này thật không phải ngang dọc, không phải thức là (chẳng nghĩ), không phải nói là chẳng nghĩa. Cho nên Đại Kinh quyển ba mươi ba chép: Phật tánh, chẳng gọi là một pháp, chẳng gọi là mười pháp, chẳng gọi là trăm pháp, chẳng gọi là ngàn pháp, chẳng gọi là muôn pháp. Khi chưa được Bồ-đề thì tất cả thiện ác vô ký đều gọi là Phật tánh. Văn kinh đã nói không phải một cho đến không phải muôn. Lại nói: Thiện ác vô ký tức là Phật tánh. Thiện, ác, vô ký tức là Tam thiên. Cho nên biết Tam thiên không phải Tam thiên đầy đủ ba Phật tánh. Văn sau kết thành nghĩa ba đề, đều y lý cảnh. Nếu không có lý cảnh thì y cứ gì luận đế. Hỏi: Không thể nghĩ bàn này lại chỉ thứ lớp để giải thích mười giới cùng nghĩ bàn có gì khác. Đáp: Thật ra là không khác. Tư nghì bèn làm từ tâm sanh nói không thể nghĩ bàn làm một tâm cụ mà nói dùng sanh hiển cụ, đu cần phải hỏi.
Hỏi: Trở xuống là kế nói tu đức không thể nghĩ bàn cảnh tức là tự tánh phải nói hành tướng, cho nên dùng hỏi đáp suy xét mà làm hành thể. Như lý tánh trước vốn không lỗi tánh. Y cứ tu môn nói phải nói lìa chấp. Cho nên y cứ bốn tánh để làm nêu hỏi. Nhưng trong câu hỏi này lại y cứ sở khởi đối ý tự đủ mà làm nghiên cứu. Thật ra chỉ là suy lý tâm sẳn có, vì sợ sanh chấp nên phại hạch đây. Cho nên trở xuống là đáp văn chỉ lìa bốn câu chấp cảnh như ngang v.v…, lại qui về bản tánh một niệm Tam thiên. Lại hỏi đáp này cũng gọi là phân biệt. Trước nói lý tánh. Lại nói tu cụ tức gọi suy xét mà làm phân biệt chẳng có đường nào khác. Lại lý cụ này biến thành tu cụ, mỗi tu cụ đều là lý cụ. Do đó đem lý đi tu mà phân biệt, khiến biết tu cụ toàn là lý cụ. Bèn đạt lý cụ tức không, tức trung. Cho nên cảnh mầu văn đầu Chương An phân biệt rằng: Pháp tánh tự như thế không phải do làm mà thành, như trong một hạt bụi có quyển kinh lớn, cho nên biết Chương An hiểu sâu huyền chỉ? Đáp: là song phá tánh này khác nhau ba giáo, ba giáo trước hoặc y cứ lý xa hoặc y cứ sự hành, hoặc y cứ Tục đế. Suy pháp nhân duyên, sanh tức Vô sắc. Nay đây chẳng như thế. Y cứ lý vốn không, bốn tánh chấp tướng. Phàm tình dễ chấp, y cứ chấp phá tánh. Nhờ hai luận mà phá, luận tùy giáo đạo thuận vật cơ duyên. Sợ người mê chấp quyền tức thành lỗi tánh. Cho nên nhờ phá khiến thành viên cực. Nói không mất vô minh, tức thức A-lê-da từ vô thỉ thường có, nên nói không mất. Một là mất, hằng là chẳng mất, khác nhau đều sanh và hiện hành v.v… Nếu từ trở xuống là bày các chấp nhân để thành lỗi tướng tâm thành tự tánh duyên tức tha tánh. Nếu pháp tánh trở xuống là dùng tha phá tư. Pháp tánh chẳng phải tâm chẳng phải duyên. Lại nêu chỗ chấp mà y cứ lý phá nó. Lý pháp tánh đã không phải tâm duyên. Địa do sở chấp nghĩa phải ở tâm. Pháp tánh không phải tâm, nếu cho tâm cụ, pháp tánh không phải duyên cũng phải duyên cụ, đâu được chẳng cho nhiếp luận lê-da. Đây tức phá Địa sư. Nếu nói trở xuống là dùng tự phá tha, lại lấy đạo lý mà phá sở chấp, ngoài pháp tánh không có lê-da riêng. Nếu cho lê-da y trì thì chấp pháp tánh y trì. Nếu chẳng liên quan, thì nghĩa lý đều trái. Cho nên chẳng liên quan nghĩa sẽ chẳng thành. Nếu tức là phải, thì đâu được chẳng cho pháp tánh y trì. Phá này nhiếp sư. Lại trái trở xuống là kế dẫn kinh luận bày chấp có lỗi. Kinh luận đều nói chẳng phải trong chẳng phải ngoại v.v… và chẳng phải tự tha v.v… hai luận sư đâu được đều chấp một bên. Kinh tức là văn Đại Phẩm. Cánh tựu trở xuống là y cứ dụ xét lỗi. Văn đầu trước định. Nếu y trở xuống là trưng trách. Bốn câu trở xuống là kết thành Vô sanh. Tâm dụ dưới họp. Sợ người viết lầm, trong dụ đã dùng miên và tâm đối nhau. Nay hợp phải nói tâm dụ cho pháp tánh, miên dụ cho lê-da. Mộng sự thì dụ cho sanh tất cả pháp. Nếu người ngủ cũng có lúc chẳng ngủ, thì chỉ phải đổi là ngủ dụ cho lê-da. Nếu nói người ngủ cũng có lúc chẳng việc mộng. Nay văn chỉ lấy lúc mộng làm dụ. Bốn câu suy mộng tuy chẳng thật có, mà việc mộng chẳng phải không. Nếu vì nó nói lại y bốn câu chẳng thể thuận chấp nói tự tha v.v… Tam thiên đây cũng giống như thế. Hai sự đâu được đều chấp một bên. Nhưng tuy phá chấp, nói thì thuận cơ. Sao chỉ nói Nhĩ quán cũng tùy nghi. Cho nên quán tâm luận trung quán ở một câu đều sanh ba mươi sáu pháp. Do đây đã nói phá theo chiều ngang xong. Kế y cứ phá dọc. Trước phá ngang chỉ y cứ lê-da pháp tánh xem là nội ngoại đã khác tạng Thông. Tạng Thông chỉ y cứ tâm cảnh v.v… sanh diệt. Cho đến chẳng phải sanh chẳng phải diệt đối nhau gọi là dọc. Trong đây thì dùng Tam thiên bốn chấp làm sanh, dùng bốn câu Tam thiên không thể được làm diệt. Cho nên sanh diệt này còn khác biệt huống chi là tạng chung. Cho nên biết nếu chấp lê-da và pháp tánh v.v… bèn thành nghĩa biệt. Nay muốn nói viên cho nên phải phá. Bốn câu này cũng là phòng bị chuyển chấp cho nên nói, suy vừa sanh vừa diệt đơn sanh đơn diệt bị phá chẳng sanh, cho nên chuyển chấp song cộng sanh các pháp, cho nên phái phá. Đều là chẳng sanh hai, chẳng sanh hợp, vì năng sanh. Cho nên nói tánh nó trái nhau cũng như nước lửa. Nước lửa hòa hợp cả hai đều tổn hoại, làm sao sanh pháp? Phá câu thứ tư diệt là năng sanh, chẳng diệt là sở sanh, đã nói song phi tức không năng sở, vì sao lại sanh pháp Tam thiên, vừa ngang vừa dọc. Hai trước bốn câu đơn y cứ ngang dọc đã bị phá đở, lại sợ song chấp ngang dọc năng sanh, cho nên lại thôi. Nói vừa ngang vừa dọc, là ở dọc bốn câu, mỗi câu chấp ngang. Câu đầu y cứ bốn tức là văn trước. Câu diệt kế là bốn, là nói sanh tự diệt tha diệt sanh, cộng diệt sanh, không nhân diệt sanh thư ba thứ tư y theo đây sẽ hiểu. Tướng kế đã thế thì phá cũng y theo đó mà biết. Đây là dùng ngang dệt dọc mà làm tướng chấp. Nếu nói chung thì bảo ngang và dọc mới sanh các pháp. Phá cũng y cứ mà biết. Nói chẳng phải ngang chẳng phải dọc, là đơn y cứ song chấp đã đều bị phá, liền bảo đều lìa sanh pháp Tam thiên. Câu-xá còn chẳng thể sanh Tam thiên đều lìa vì sao sanh ra pháp. Hỏi: Song phi tâm tánh tướng ấy thế nào? Đáp: Ngang đã là sanh, dọc là sanh diệt, song là chỉ là sanh là diệt, song phi chỉ là song phi sanh diệt. Tâm thể thật ra chưa kế song phi, chỉ là kế đây, nghĩa là năng sanh, cho nên phải phá. Đã chẳng thể dùng ngang dọc sanh v.v…, sanh tức vô sanh. Nói năng trở xuống là kết thành cảnh không thể nghĩ bàn. Trước tuy kết thành cảnh lý tánh rồi. Nếu chẳng suy xét nào khác chim bay trên hư không, đây tức kết thành cảnh tu đức. Đại Kinh trở xuống là dẫn chứng. Sanh này sanh v.v… bốn bất khả thuyết, ý nghĩa bao gồm. Cho nên chung dẫn chứng hai trước bốn câu đều chẳng sanh, sanh sanh v.v… văn đã thành cảnh dọc xong. Nếu chứng ngang thì sanh sanh chỉ là tự, sanh bất sanh chỉ là tha, bất sanh sanh chỉ là tự, sanh bất sanh chỉ là tha, bất sanh sanh chỉ là cộng, bất sanh bất sanh chỉ là ly. Thứ ba chỉ là đều chấp ngang dọc, thứ tư chỉ là song phi ngang dọc. Chỉ chứng một, hai tức chứng ba, bốn. Hỏi: Cảnh lý tánh ở trước và trong văn phân biệt của Chương An đều nói một tâm nhậm vận đầy đủ. Nay đây đâu được đối duyên mà thôi? Đáp: Nay đây chính thôi một niệm khởi tâm đã đủ Tam thiên, nên thôi cụ này làm tâm, làm duyên, nếu thôi khởi này khởi chẳng thật có, niệm cùng Tam thiên đều chẳng thật có chẳng được mà được ba đế rõ ràng.
Phải biết trở xuống là kết trước sanh sau. Kết trước là tự hành, sanh sau là hóa tha. Nếu Tự hành xong thì có hóa tha, nên dẫn nhiều nghĩa kết trước sanh sau. Trước y cứ hai đế. nghĩa bậc nhất đế kết trước tự hành thôi pháp chẳng sanh. Nếu thế đế là muốn vì người mà nói. Nói phải bốn câu để sanh Tam thiên, cũng là nêu so sánh. Nói có Tam thiên đâu vì người nói. Như Phật bảo trở xuống, tức trong kinh Đại Phẩm, Phật bảo Đức Nữ. Thế tôn hỏi Đức Nữ đáp. Văn đáp đều là kết trước tự hành. Phật nói có như thế là sanh sau hóa tha. Kế dẫn Long Thọ và lại dẫn Đại Kinh bốn bất khả thuyết để kết trước, vì có nhân duyên để sinh sau. Tức có nhân duyên lợi tha. Tuy bốn câu dưới giải thích các văn kết trước sanh sau, bốn câu vắng lặng giải thích tự hành trước để kết trước, từ bi thương xót giải thích hóa tha trước để sanh sau. Hoặc Thánh hoặc phàm, phàm muốn lợi tha đều phải bốn câu ngang dọc phá chấp. Bèn có thể bốn câu từ bi làm tha song đây là tha cùng hậu khởi giáo, nghĩa nó khác nhau. Đó chỉ thật báo tám tướng bị vật, phát khởi quyền thật bày khai phế v.v… Đây chỉ sơ tâm y lý sanh giải, vô tánh chấp rồi làm tha bốn nói. Cũng chung lậu vẫn ở tập quả vô sanh nhẫn vị. Bốn chấp thật phá, phó vật nói bốn. Hỏi: Trong tự hành trước phá đủ bốn tánh, nay hóa tha này vì sao đều một, đám thọ hóa lại thành tựu hành, vì sao cùng tự hành ở trước khác nhau. Đáp: bậc Thánh háo phải hợp nghi kia, người thọ thành quán thật lìa bốn chấp, nếu nó chấp tự Phật há tăng chấp mà vì nói. Ba câu kia theo đây phải biết. Hoặc làm thế giới trở xuống là chánh nói đậu vật. Y bốn tất-đàn, làm bốn câu mà nói. Tức mười sáu phen nói cảnh hóa tha. Hóa tha trùm khắp, nên nêu mười sáu. Nếu thọ giả tùy dụng một câu hoặc hai, ba, bốn trong quán tâm luận y cứ bốn tánh đều ba mươi sáu câu hỏi. Vì trách khắp nên khắp sanh pháp, vẫn lược bốn tất trực nêu tự v.v… Nay chỉ y cứ bốn tất đối với nó vẫn chung. Nay bốn trong thế giới đấu nếu nói tâm cụ tâm tức là tự, thiện tri thức tức tha. Vì thủy ngân tha hòa vàng vòng tự tức là cộng. Tự nhĩ là tên khác của vô nhân, bốn thứ này đều phải thuận nghĩa vui mừng, thành tất thế giới. Vì người trong bốn nói chỉ người tin. Tin tức là tự. Nói chỉ phát tâm, phát tâm là tự. Nếu nói thấy Phật, Phật tức là tha. Châu tự đãi tha nước trong tức là cộng. Lại tha từ gốc lành khiến ta tự thấy cũng là cộng. Chẳng phải nội chẳng phải tự, chẳng phải ngoại chẳng phải tha tức là vô nhân. Tiên ni, vì chứng bốn câu vô trước liền thuộc ở lìa, lìa tức vô trước. Nếu hữu trước thì như Tiên-ni Phạm Chí. Đối với Tiểu thừa sanh tín còn khó huống chi là Đại thừa. Đại luận quyển bốn mươi bảy nói: Nếu trong Phật pháp có trưng pháp mà có thể được Tiên ni ở trong tất cả pháp đều chẳng hề tin. Vì sao sanh tin, tin Bát-nhã Ba-la-mật, chẳng vì có tướng, chẳng vì vô tướng, chẳng chấp tướng nên trụ trong tín hạnh. Luận hỏi: Vì sao trong đây dẫn Tiên-ni? Đáp: Kinh này các thứ nhân duyên nói pháp không cho đến, không có vi tướng để được. Tâm người nghi lạ, chẳng tin lý này khó thấy. Cho nên Tu-bồ-đề dẫn trong Tiểu thừa còn có pháp không huống chi pháp Đại thừa. Luận văn dẫn ý Tiên-ni có trước tên pháp không Tiểu thừa còn khó huống chi là tin pháp không Đại thừa pháp không Tiểu thừa như trong A-hàm là Lão tử ai Lão tử. Hai thứ ấy đều so đây mà biết. Phật chỉ đều tịnh trở xuống là nói Phật ý thể tánh, tức nói tự hành hóa tha tức nhau. Chẳng ở nhân duyên v.v… tức là nghĩa đế bậc nhất. Lại bốn trở xuống là trong hóa tha là pháp đầu. Nếu vì những người mà lại y cứ dụ mà nói thể tánh tức nhau vì mù bốn nói, bối v.v… đều là đó. Như trước bốn nhân bốn là mười sáu đều nói khế với tất-đàn. Cho nên nói thấy sữa, tức người Thế đế lấy pháp kết dụ. Phải biết trở xuống là kết ý. Chẳng nói tức là im, tức là suốt ngày nói im tức nhau. Suốt ngày song phi nói nín, suốt ngày song chiếu nói nín, phá tức chẳng nói, lập tức bốn nói, lại phá tức song giá. Lập tức song chiếu, kinh luận như trước đã dẫn. Thiên thân trở xuống là lại bày bổn ý của hai luận. Trước nói lỗi, Luận chủ hợp căn cơ đều nói một môn. Luận sư đều chấp thiên hoằng thành tranh đến nỗi khiến kẻ hậu học tình thấy khác nhau. Thỉ thạch, tức như tên bắn đá, nghĩa là chẳng thể vào. Vì các chấp nên chẳng vào viên lý, như tên đá kia. Kế nếu được trở xuống là nói được. Nếu y cứ hai luận nguyên ý luận chủ và được ý tất đàn văn nay, thì bốn đều có thể nói. Theo lý đều chẳng thể nói. Tuy chẳng thể nói như mười sáu phen trước đều là tùy nghi mà nói. Nếu tùy trở xuống là đại thể của giáo môn, đậu vật tuy dùng biến thích thời ý đại thể giáo môn của Phật ra đời đều là nhân duyên hòa hợp bèn sanh các pháp. Cho nên hoặc tự hoặc tha hoặc vô nhân v.v… đều thuộc về cộng. Cho nên nay lại nói theo đại thể, nên nói vô minh pháp pháp tánh. Vô minh là pháp tăm tối, lại pháp ở pháp tánh, như đơn là thuốc pháp, lại pháp ở đồng v.v… Nhân duyên hòa hợp có thành kim dụng. Ấy thì vô minh là duyên, pháp tánh là nhân. Nói tối tăm hòa hợp sanh ra các pháp. Tự hành cũng quán nhiễm nhân duyên sanh, hóa tha thì dùng tịnh nhân duyên sanh. Tự tha đối nhau thì dùng nhiễm tịnh hòa hợp nhân duyên sanh. Lại tự hành nhiễm có trong có ngoài. Nội là vô minh, ngoại là tha cảnh. Vì nội đủ cho nên tha cảnh năng huân. Cho nên quán sở huân chỉ thấy lý cụ. Các luận giáo đạo chẳng thấy thật này tuy trong ngoài huân dùng, lập các nghĩa chủng. Chẳng rõ huân mới là ý vốn có. Cho nên hạt giống chỉ đồng minh sơ. Cho nên giáo đạo ấy chẳng phải nói chân thật. Nay quán các nhiễm tịnh này tuy khác, tức lý chẳng khác, chỉ y cứ với nhân duyên này mà thôi, nhiều thứ lớp tha cộng v.v… lý nó chẳng khác. Cho nên biết phàm suy ra pháp bốn câu, đều suy ra các pháp tánh đã hòa hợp. Do đó thôi một chí lý nhiễm tịnh duyên khởi. Nhân biên, duyên biên, đều chẳng thể sanh. Hai chẳng sanh hợp nên lý vô sanh hòa hợp còn không lìa hai đâu có. Chẳng có mà có, ba đế rõ ràng. Một tánh trở xuống là giải thích tánh phẩm. Một tánh tuy ít mà chẳng không, là duyên thành pháp sanh ra tất cả vô minh tuy nhiều mà chẳng có, là suy tánh này nên một pháp cũng không, chẳng ít chẳng nhiều. Diệu lý ở đây, là so trở xuống là giải thích lại câu trên. Chỉ pháp tánh là vô minh thì nhiều mà chẳng phải nhiều, chỉ vô minh là pháp tánh thì một chẳng phải ít. Cho nên gọi trở xuống là kết hóa tha cảnh mầu. Nếu giải trở xuống là lại y giáo thể trải qua ba khoa ba thứ thế gian trước và giới như v.v… chuyên bày tướng cảnh mầu ba đế. Tuy trước y cứ thức tâm đến đây lại kết chung thành ba đế, biết ấm đều là cảnh mầu. Trước một tâm trở xuống là chánh nói tâm trước tạo các pháp. Một ấm trở xuống là năm ấm trước, một nhập trở xuống là mười hai nhập trước, một giới trở xuống là mười tám giới ở trước. Ba khoa tức là năm ấm thế gian một chúng sanh trở xuống tức là chúng sanh thế gian trước, một cõi nước trở xuống là cõi nước thế gian trước, một tướng trở xuống là ba xứ như trước. Nếu pháp tánh trở xuống là dùng giáo thể ý kết trước đã trải thành ba đế. Văn đầu tức là kết thành ba đế. Như thế trở xuống là so sánh. Nếu một pháp tất cả pháp trở xuống là kết thành ba quán. Một không tất cả không trở xuống là giải thích hướng ba quán thành tướng chung. Chẳng phải chỉ không (không ngơ) không cũng chẳng giả trung. Giả trung cũng như thế. Nếu Tịnh Danh Sớ cũng nói tướng chung là tướng ba quán thì khác với ý này. Cho nên văn đó nói: Có ba thứ ba quán: Một là Biệt tướng, tức là Biệt giáo; hai là Thông tướng cũng là tổng tướng, nói giống văn nay mà ý lại khác. Nó chỉ là ý chung tướng trong bộ Phương Đẳng. Như phẩm quán chúng sanh v.v… ba quán, tuy không ba quán, vẫn khác. Như Phật đạo là giả, vào môn không hai là trung. Ý nó cũng như thế; Ba là một tâm ba quán chánh đáng là tổng nay. Nếu nhân duyên trở xuống là kết thành ba trí. Lệ trên dưới tức là dùng quyền thật mà so sánh ba quán. Cũng phải như trước đối ba pháp xong kế nói tướng chung. Cho nên nói một quyền tất cả quyền. Nếu tùy trở xuống là kết thành ba lời, là hay nói tiếng lời thành giáo để bị vật. Cho nên dùng ba chỉ quán giáo như tiệm v.v… mà kết. Cho nên nói đều tiệm v.v… vì thế biết chỉ quán này tức là ba lời, tùy tha là tiệm, tùy tự là đốn, tùy tự tha là bất định. Trong đại ý trước ở một viên đốn mà kết bày ba tướng chỉ quán. Nay trong cảnh mầu thâu ba chỉ quán đồng một viên đốn. Cho nên dùng ba hội này ở ba quán và ba lời v.v… Vì có giáo nên khiến thú nhập. Cho nên dùng ba đường mà đối ba giáo, hợp chẳng thật có và thú phi thú làm đốn. Đối với tất cả pháp khai đối tiệm và bất định cho nên thuộc về giả. Trước mỗi văn đều, trước là chánh kết, kế là so sánh các pháp. Chỉ ba đường này thiếu so sánh các pháp thử đẳng trở xuống là hội dị, không thể nghĩ bàn này chỉ là cảnh mầu vì sao lại nói cũng là ba quán, cho đến ba đường v.v… cho nên lại hội nó. Cảnh mầu chẳng khác được danh xứ khác, danh xứ tuy khác, nhưng đồng qui một lý. Quĩ (khuôn phép) chỉ là pháp, dùng khuôn phép khiến đầu cuối chẳng đổi, nên gọi là pháp. Pháp là chỗ chiếu nên đặt tên Đế, ba quỉ phát ra nên đặt tên quán. Trí nhìn ở quán nhân quả bèn khác đồng là chỗ phát ra. Chỗ phát thành quả nên có thể giáo tha, giáo tha nhưng chưa từng chẳng đồng với pháp. Giáo tha đã đủ, tự tha qui tông, gọi đó là thú. Các thứ trở xuống là khuyên răn. Như châu như ý trở xuống là nêu thí dụ để dụ về cảnh. Văn trước dùng Tam thiên v.v… nói riêng lý tánh cho đến mười giới riêng gồm quyến thuộc. Văn trước tuy dùng tám tướng làm dụ. Riêng vì phá tâm pháp trước sau. Tuy có mộng dụ riêng vì phá bốn câu chấp tánh. Cho nên nay chánh dùng châu mà dụ cảnh mầu, tức thídụ chung từ trước nay về lý tánh tự tha ngang dọc và kết thành v.v… Nay nghĩa châu là nghĩa thiên bậc nhất, là lý thể thiên nhiên, tức là của báu tốt nhất. Tánh không tạp nhiễm gọi là Tịnh, đều là Phật pháp nên gọi là diệu ở một sát-na nên nói giới túc (hạt cải hạt lúa). Đại luận chép: Xá-lợi-phất xưa giống như hạt cải hạt lúa, hay đủ tự tha diệu quả Bồ-đề gọi là đại công năng. Châu trong mưa chẳng thêm người, muốn sanh tất cả nguyện. Theo mong cầu nên gọi là dục, dục chẳng ngoài năm nên nêu chung năm. Lại lý vì bốn hoằng là cảnh sở duyên nên gọi là mong cầu. Bảy báu là vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, mã não, san hô, hỗ phách. Báu chẳng ngoài bảy thứ này nên đều nêu. Tức là dụ cho đà-la-ni Vô Tác Phẩm Bảo Cự. Chân bảo (ngọc thật) gọi là lâm, tự bảo (giống như ngọc) gọi là lang. Có người nói là lang can cầu lâm đều gọi là đá giống ngọc. Nay lại y hai báu chân tợ trước đều sanh từ châu tức hai môn chánh trợ chẳng ngoài lý. Chẳng phải tự tánh nên chẳng phải nội súc, chẳng phải tha tánh nên chẳng phải từ ngoài vào. Đã lìa tự tha, tức không cộng ly. Cho nên chỉ hai câu chẳng nói ba, bốn. Từ chẳng mưu trở xuống có dụng tha hóa. Chẳng phải tung nên chẳng mưu trước sau, chẳng phải ngang nên chẳng phân biệt nhiều ít. Mặc tình bày hóa nên gọi là chẳng mưu. Xứng cơ bày đậu nên gọi là chẳng phân biệt. Tuy năm vị khác nhau mà bí mật bất định. Cho nên tung mà chẳng tung. Tuy các giáo khác nhau mà thích thời thêm bớt, cho nên chẳng phải nhiều chẳng phải ít, hoặc cơ hoặc ứng đều chẳng phải quyền chẳng phải thật. Cho nên nói chẳng làm thô diệu, gặp duyên liền hiện. Cho nên nói xứng ý phong kiệm, nhiều gọi là phong, ít gọi là kiệm. Ích vật chẳng cùng cho nên mưa xuống tràn đầy. Tràn đầy là phước. Cho đến y chánh châu cũng mưa. Đại Kinh nói: Mưa pháp vô thượng mưa xuống ruộng thân ông, chẳng phải (xưa) không nay mới có, cho nên chẳng thêm, chẳng phải (xưa) có nay không cho nên chẳng bớt. Hoặc tự hoặc tha đều chẳng ngoài ba đế. Hai dụ dưới thì nghĩ rất dễ hiểu. Đơn nêu sự dụ ý rất dễ thấy. Cho nên đối thẳng lý để nói thể dụng. Châu là sắc pháp thế gian y cứ cảm được, còn có thể như thế huống chi cảnh tâm thần không thể nghĩ bàn. Cho nên Đại luận quyển mười một nói: Châu này tùy niệm sanh ra bốn việc và âm nhạc v.v… Kế y cứ ba độc làm thí dụ nói nhất định có, nhất định không v.v… nhất định có là đã đủ, nhất định không là thiếu hẳn. Nếu nói đã có như trong kho có đầy vật, nếu nói mãi không như trong cát không có dầu, cho nên đều chẳng thể. Kế mộng dụ làm ba, trước là nêu chung việc mộng, việc mộng như ba ngàn, bỗng ngộ như một niệm, chưa ngủ như pháp tánh, pháp tánh chẳng phải không như chẳng giác (thức), pháp tánh chẳng phải có như chẳng mộng. Chẳng mộng nên chẳng phải nhiều, chẳng giác (thức) nên chẳng phải một. Vô minh ngủ nên gọi là nhiều, quán một niệm nên gọi là ít. Vô minh cùng một niệm chẳng ngoài pháp tánh. Cho nên chẳng nhiều chẳng ít. Trang Chu Mộng dụ cũng giống như thế. Vô minh như bướm mộng, ba ngàn như trăm năm, một niệm không thật cũng như chẳng phải bướm ba ngàn cũng không như chẳng phải nhiều tuổi. Vô minh trở xuống là dùng dụ thiếp hợp. Văn hợp cũng lược vô minh pháp pháp tánh hợp mộng bướm, một tâm tất cả tâm hợp trăm năm, hiểu được vô minh tức hợp pháp tánh tỉnh dậy biết chẳng phải bướm. Tất cả tâm một tâm hợp chẳng phải nhiều năm. Nói v.v… dài chẳng phải dài, nên mộng chẳng phải mộng, ngắn chẳng phải ngắn cho nên thức chẳng phải thức. Cho nên dùng tâm tánh làm cảnh không thể nghĩ bàn. Luận ấy tề vật một mộng là ngắn mà chẳng phải ngắn, trăm năm là dài mà chẳng phải dài. Nay mượn dụ cho diệu cảnh, lý hơi chung. Nếu đều là sơn hào v.v… là điêu hạc sợ chưa thể được, đủ như luận xung phạm thí cùng Tịnh Thái nói về Tề Vật. Thí bị thua, vì Tề Vật vô lý. Kế người An lạc hạnh mộng dụ sánh mộng Trang Chu, ý cũng rất dễ hiểu. Nếu tin trở xuống là khuyên tin. Nói ba dụ: Một là châu như ý, hai là ba độc, ba là ba mộng. Không phải miệng làm nên chẳng bàn, không phải tình làm nên chẳng nghĩ. Tin ba dụ này tức tin cảnh một niệm không thể nghĩ bàn. Không thể nghĩ bàn này trở xuống là nói công năng của cảnh. Y theo đây phát thệ trở xuống là nói lệ chín pháp kia đều đầy đủ. Do cảnh mà nói thì trở xuống là thâu nhập một tâm làm cảnh quán chung. Như trước đã nói sự lý tự tha đều ở một niệm. Nói đã như trên, làm không trước sau.
Kế nói phát tâm. Trước khởi chí lớn, hẹn chỗ đến gọi là Phát. Chẳng y theo giáo đạo là Chân, y ba đế lý gọi là Chánh. Bồ-đề là quả hẹn y cứ, cảnh mầu tức là đường phải đi. Tâm tức hữu tình, hay làm hay đến. Vì từ vô thỉ đến nay thường đuổi theo trần nhiễm chẳng biết vô duyên thể trùm khắp pháp giới. Chỉ theo chấp vọng ngã. Nay y Thánh giáo, từ mê trái mê nên gọi là Phát. Chế lự trì này khiến trên cầu dưới hóa, lại gọi là phát. Trong đây văn bốn nghĩa chỉ có hai. Đó gọi là từ bi ý ở cự quả. Nếu từ lợi tha ý ở ích khắp. Hỏi: trước phải khởi thệ, sau quán cảnh mầu, vì sao cảnh sau mới gọi là phát tâm? Đáp: Cảnh trước đều là phát tâm, đủ như trong ý năm lược. Nay phát lại làm thành quán nên phải duyên lý lợi ích người. Ở trong đó trước bi, kế từ, nếu từ danh tiện thì phải trước từ kế bi. Nay lạu từ hành tiện nên trước bi kế từ. Ắt trước lìa khổ mới cho vui, nên lý không trước sau. Văn lại gá việc. Trong giải thích bi, trước nói thệ cảnh, trong đó trước nhắc lại chung diệu cảnh ở trước nên nói một khổ tất cả khổ. Hai khổ khổ tập đều gọi là khổ, nghĩa thuộc mười giới chỉ ở một niệm, cho nên nói một khổ tất cả khổ, chẳng nói diệu cảnh một niệm ba ngàn. Làm sao biết được một nhiếp tất cả, ba ngàn chẳng ngoài một niệm vô minh. Cho nên chỉ có nhân khổ quả khổ. Do biết vô minh chỉ là pháp tánh, cho nên khởi bi. Từ bi trở xuống là trải cảnh tư duy làm lý do khởi thệ. Cũng trước nhờ thứ lớp mới hiểu Cảnh mầu. Văn trước tức là từ xưa đến nay khởi nhân Ba đường. Luân hoàn trở xuống là nói nhân Ba đường chiêu vời ba quả ác. Mà nay trở xuống là đời nay lại khởi nhân Ba đường tập của ba cõi cũng chẳng ngoài hai tâm si ái, luôn là chỗ lầm, dụ như tằm dụ như ngài. Trăm ngàn trở xuống là kinh sợ. Nếu trở xuống là nói không có đạo diệt, chỉ có trời người, nếu bảo giả lập thường ở trong trôi lăn, dù cho muốn bỏ chỉ ham giới thiện, chẳng cầu vô lậu gọi là tướng tâm, như chợ dễ đổi, đều dụ nghịch lại tướng phước càng tội. Nếu tu tướng phước sẽ được vui trời người, thay khổ Ba đường. Lại do vui này đổi khổ Ba đường được vui trời người. Đỗ Diên Nghiệp nói phước có năm thứ: Một là thọ phước (sống lâu); hai là phú phước (giàu có); ba là khang ninh phước (mạnh khỏe); bốn là du hảo đức phước; năm là khảo chung mạng phước (ông cha sống lâu). Đây là tục Nho chỉ biết có phước mà chẳng nói chỗ cảm, cũng chẳng nói phải răn để làm thọ phước khí. Vì phước nhiều nên vời tội cũng nhiều gọi là lại ích. Cái nôm là đồ bắt cá. Tướng tâm như cá như thiêu thân, tướng phước như nôm như đèn. Tướng tâm cảm quả như vào như đến, tình tưởng hư cấu gọi là cuồng kế (chấp điên) không phải tuệ xuất thế gọi là Tà Hiệt. Du là vượt, càng kiết tập đã dày gọi là càng mê, mời khổ ắt sâu gọi là càng xa. Tâm tham ái thiếu nước chân lý nghĩa như khát. Lại tướng tâm tu phước làm nhân năm dục như lại uống nước mặn càng nhiều sanh tử, như càng khát nước. Kế nói Tổn Đạo. Có phước tướng như rồng mà có da trâu. Ba thứ Giới định tuệ như thân như thể, có tướng tâm tu như cột như trói, được quả trời người như nhập, như hướng, bỏ đọa Ba đường như cứng chắc càng đau. Cho nên Đại luận chép: Phàm lợi dưỡng như rồng bị trói buộc thân ở dưới nước, trước tổn da giới, kế tổn thịt định, sau tổn xương tuệ. Nay do tướng phước mà được lợi người trời, mất ở ba học cũng giống như thế. Vô minh như mù, giới thiện như vào, chiêu cảm quả báo như ở rừng gai góc, có tướng tâm tu cũng như chẳng chắc tướng phước có được cũng như chết chìm, sanh tử khó ra cũng như lội ngược nước. Bả nhẫn trở xuống là than không có đạo diệt, một mảy may Thiên bổn đến Bồđề, như cầm dao cầm đuốc phải nắm cán. Nếu dùng tướng tâm như nắm dao ôm lửa, nhìn thấy tướng tâm sanh tử khổ tập như đạp phải đầu cọp đuôi rắn v.v… Tủng là kinh sợ điệu là thương tiếc, lật là run sợ. Vì tiếc sợ nên phải khởi thề, kế là thường mình thương người. Trong văn chê phàm phu sanh tử cũng chê cả sáu độ Nhị thừa. Cho nên dưới kết rằng nay thì chẳng phải ngụy, chẳng phải độc. Bồ-tát Ba tạng gọi là Tạp độc, Nhị thừa sáu đường gọi là ngụy. Cho nên trước phân biệt chẳng phải chín lược một thoát đều gọi là phi. Phi tức là ngụy, dù cho trở xuống là nói chỉ có một thoát, Nhị thừa nhân quả cũng thành thệ cảnh. Tam Tạng cảnh quán chẳng thể tức sự gọi là dật lộ. Cho nên Đại Kinh quyển hai nói: Thanh văn Duyên giác cũng như (đường hẹp) chẳng thể hai người cùng đi. Sắc và không tức nhau nên gọi là cùng. Diệt sắc còn không, nên nói chẳng cùng, diệt, không của sắc gọi là dật lộ. Tu hạnh Bồ-tát nghĩa như công hành, (trái bỏ) sanh tử nghĩa như vốn xuất phiền não sanh tử làm tổn hại Niết-bàn. Cho nên như (kẻ thù). Ba cõi đều là chỗ ở của sanh tử, gọi là oan quốc. Biến khắp năm đường gọi là trải đủ, ba cõi không an gọi là tân khổ, mất nguyện Bồ-đề gọi là dứt hết. Lại phát chí nhỏ gọi là sống lại. Bỏ cha Đại thừa gọi là (đi), năm trần cầu giải như đến thôn nghèo, trừ phân phiền não, cầu tiên trí tuệ gọi là làm thuê. Sanh tử là đêm, Niết-bàn là ngày chỗ nghỉ Tiểu quả gọi là am cỏ, chưa phát đại tâm gọi là chẳng chịu tiến lên, việcng độ phá hoặc gọi là Bỉ sự. Chẳng tin v.v… là do thương tiếc. Do người Nhị thừa bỏ đại theo tiểu cho nên thương tiếc. Phương Đẳng về trước chưa khỏi sanh bác bỏ bai gọi là chẳng tin. Phương Đẳng tuy nghe nhưng không hiểu không làm gọi là chẳng biết. Cho nên Ca-diếp nói: Cũng như người mù chẳng biết phân biệt hoặc nên đáng thương. Chẳng biết phân biệt, lý rất đáng quái lạ. Lại rất đáng thương nên gọi là quái lạ tư duy trở xuống là chánh nói (buồn) thương, thương mình thương người. Tư duy là bắt đầu của hoằng thệ, ngạnh tấcg là bi nguyện tập thành. Ngạnh là xương cá mắc trong cổ họng. Đó là tướng rất đau đớn.