SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 5

PHẦN 4

Tức khởi trở xuống là chánh nói khởi thệ. Trước chúng sanh khởi thệ đầu, kế y cứ phiền não khởi thệ chấp. Hoặc mình hoặc người đều duyên cảnh trải vô thỉ. Cho nên đều y cứ sự để nói bi tâm và luận phát thệ, đều phải duyên lý. Cho nên các thệ sau đều y cứ ba đế. Ba đế lại phải mượn riêng hiển chung. Từ thệ dưới so sánh đây sẽ biết. Kế chúng sanh trở xuống là chánh nói tướng thệ, cũng nhờ thứ lớp để nói chẳng thứ lớp. Văn đầu tức là tướng quán không thệ. Kế tuy biết trở xuống là tướng quán giả thệ. Kế tuy biết trở xuống là tướng trung quán thệ. Mỗi tướng quán đều có hai thệ. Thệ nguyện đã rộng khổ tập cũng dài. Vì sao trở xuống là lại giải thích tướng thệ, gồm bác bỏ thiên tiểu. Trước bác bỏ ba tạng, kế nếu thiên trở xuống là bác bỏ độn căn Bồ-tát của Thông giáo, kế nếu thiên kiến trở xuống là bác bỏ Biệt giáo giáo đạo, cũng gồm xuất giả Bồ-tát của Thông giáo. Chưa được chân ứng cũng đồng kiến ái hai quán cũng là bị vô minh buộc ràng gọi là chẳng giải thoát. Nay thì trở xuống là hiển chánh, trước là pháp, kế là dụ. Trong pháp chánh nói Trung đạo cho nên song phi độc ngụy. Độc ngụy là như trước đã giải thích. Kế trong dụ bay trên hư không mà chẳng trụ không là dụ tức không mà giả, tuy chẳng đứng đi là dụ tức giả mà không. Tuy không mà độ trở xuống là hợp thí. Độ là giả, tức là không giả chẳng hai. Cho nên trở xuống là lại dùng đấu không thiếp hợp dụ trước. Kế nói từ thệ. Cũng trước nói thệ cảnh. Trong cảnh cũng trước nhắc lại chung lạc không thể nghĩ bàn của diệu cảnh ở trước. Hai đế đạo diệt đều gọi là lạc. Nghĩa nhiếp bốn giáo, chỉ ở một niệm. Cho nên nói một lạc tất cả lạc, chẳng nói diệu cảnh ở một niệm ba ngàn. Làm sao biết được một nhiếp tất cả, ba ngàn chẳng ngoài một niệm pháp tánh. Cho nên chỉ có lạc nhân lạc quả. Do biết pháp tánh chỉ là vô minh, cho nên khởi từ. Ngã và chúng sanh trở xuống là nói riêng thệ cảnh nói không có đạo diệt. Nói xưa tuy đẳng, là chỉ cầu lạc của trời người Nhị thừa nói không có diệt. Mà chẳng biết phát tâm Bồ-đề không có đạo. Trong bị thệ ở trước nói: Không đạo diệt nghĩa gồm ở đây. Cho nên văn này lược chỉ nêu dụ rằng: Như cầm ngói gạch là dụ chẳng biết diệt, vọng chỉ ánh sáng đom đóm là dụ chẳng biết đạo. Vọng tức là thế gian và tiểu nhân quả vì cho là thật. Nay mới hiểu trở xuống là chánh y cảnh phát thệ. Trước y cứ Đạo Đế mà khởi thệ đầu, kế y cứ diệt đế mà khởi thệ kế. Tuy biết trở xuống là kế nói tướng thệ, cũng mượn thú đệ để nói bất thứ. Văn đầu tức là quán không tướng thệ, kế tuy biết trở xuống là quán giả tướng thệ. Kế tuy biết trở xuống là trung quán tướng thệ. Vẽ không trồng cây đều là văn Tư ích, trong văn Trung quán, pháp môn là nêu thệ đầu, quả Phật là nêu thệ kế. Không phải tu v.v… là giải thích thệ đầu, không phải chứng v.v… là giải thích thệ kế. Thể Trung đạo tuy không phải tu chứng cũng có thể tu chứng. Cho nên phát thệ vì mình vì người. Đó gọi trở xuống là hiển chánh. Trong đây Viên giáo chân chánh phát tâm, phải y cứ ba giáo để phân biệt độc ngụy. Nói về chẳng phải không và chẳng phải ái kiến, Bồ-tát Tam giáo chưa chứng Trung đạo gọi chung là độc. Hai giáo Nhị thừa và tâm chín phi gọi chung là ngụy. Hai giáo Nhị thừa cho đến nhập không Bồ-tát của thông biệt đều gọi là không. Ba giáo xuất giả gọi chung là Ái kiến. Tứ mới phát tâm thường quán Trung đạo. Cho nên chẳng bào giờ đồng độc ngụy không giả. Như thế trở xuống là kết thúc. Trước nói nguyện cùng cảnh trí tức nhau. Kế từ bi trở xuống là nói trí tuệ và từ bi tức nhau. Trí chỉ là giải. Y cảnh sanh giải, y giải khởi nguyên. Cảnh là sở duyên, thệ là năng duyên. Lấy vô duyên từ bi mà duyên cảnh không thể nghĩ bàn, cảnh gọi là vô duyên, thệ gọi là vô niệm. Vận từ bi này khắp che pháp giới. Cho nên hay mặc tình cứu khổ, tự nhiên cho vui. Khác nhau trở xuống là lại chê chung thứ lớp từ bi ở trước. Hai văn trước sau tuy đều bác bỏ xong. Nay hai văn rốt lại chê chung. Đó gọi trở xuống là cũng kết chung. Nghĩa chẳng khác trước cho nên lại chỉ trên. Trong đây phải nói đủ là từ bi, nói lẽ bi là tùy tiện lời mà thôi. Lại bốn hoằng này lại giúp nhau. Một niệm đầy đủ không trước không sau. Đủ như thứ một và các văn sau v.v… quán tâm là y cứ nhất niệm tâm bốn đế vô tác, mượn hoằng thệ lược nói quán tâm cũng có thể hiểu, như tướng thệ trước tức là tướng ấy.

Ba là nói an tâm. Văn đầu là giải thích tên, khéo dùng pháp tánh tự an tâm mình, cho nên nói an tâm. Trên đạt sâu dưới kết trước sanh sau. Đã tự đạt cảnh mầu, kết chánh cảnh trước sâu. Cho nên nói sâu kín.

Kế bác vận trở xuống là kết hoằng thệ trước rộng. Cho nên nói hằng cái bác quảng. Quốc ngữ nói: Đông tây gọi là quảng, Nam bắc gọi Vận, tức ngang khắp. Hằng cũng là khắp. Cảnh nhiễm các pháp đều ngang rộng. Y lý phát tâm đều dọc sâu. Lại mượn sự lý mà giải thích tên làm tiện. Chánh cảnh là lý lý sâu, từ bi thuộc sự sự rộng, đủ như trước nói. Cho nên nói như thế. Tuy có sự lý chỉ là không nguyện. Từ phải làm trở xuống tức là sanh sau. Nếu chẳng an tâm không có chỗ ghi khắc. Cho nên kế chánh nguyện mà nói an tâm. Trong cảnh Diệu trước một niệm đầy đủ bốn đế vô tác, cho nên trong bốn hoằng y vô tác đế mà phát hoằng thệ. Nay lấy năng an mà an sở an. Năng sở xứng nhau gọi là diệu hạnh. Tâm đã rộng lợi vật mà làm tròn thệ đầu. Muốn lợi chúng sanh trước phải dứt hoặc mà làm tròn thệ kế muốn lợi chúng sanh lại phải tập pháp mà làm trọn thệ thứ ba, phần phần chứng thật mà làm trọn nguyện thứ tư. Đến vị rốt ráo bốn thệ mới tròn. Nếu thế từ an tâm này cho đến chánh trợ gọi chung là ruộng nguyện. Nếu (hiểu) vô hạnh thì gọi là người (chết oan). Như kinh Thí Dụ nói: Như có một mẹ hai con, một tập bơi giỏi, hai không học bơi đứa không học bơi té xuống nước mà chết. Bà mẹ chẳng khóc. Đứa có học bơi té xuống nước mà chết, bà mẹ khóc lớn người hỏi bà đáp: Biết bơi mà chết gọi là chết oan cho nên phải khóc. Nguyện như học bơi, vô hạnh như chết. Đại Văn có hai: Trong đó trước nói chung an tâm, kế nói riêng an tâm. Chung riêng đều là y vào cảnh diệu. Vì tùy người nên chung riêng khác nhau. Hoặc nặng quán yếu nên phải tùy sự. Cho nên khiến hành tướng hoặc tín hoặc pháp, bốn tất hồi chuyển, người chẳng thấy. Liền ở riêng an mà sanh dị chấp thì mất đại sư có khả năng hợp nghi. Trước trong am chung chỉ là chỉ quán. Trong đó trước lại nói pháp thể, xem là sở an. Pháp thể là gì? Tức là cảnh mầu. Trước pháp, kế dụ. Trước pháp là chỉ cho vô minh, tức là pháp tánh chỉ pháp quán tánh chẳng quán vô minh. Cho nên Đại luận quyển sáu mươi chín chép: Nếu dùng thường và vô thường mà cầu là đều lầm. Nếu vào pháp tánh thì không lầm. Quyển chín mươi mốt nói: Pháp tánh tức thật tướng, thật tướng chỉ là pháp tánh. Như lạnh đến trở xuống là thể nên thí dụ, lạnh là dụ cho vô minh, nước là dụ cho pháp tánh. Vô minh pháp tánh gọi là lạnh kết nước miên (ngủ) che lấp tâm y theo băng nước mà nói băng vốn là nước, mộng chẳng khác tâm. Nhờ sự dẫn mê nói là che là kết. Kim đương trở xuống là kế bày năng an chỉ quán mà an pháp tánh, quán vô minh trước chỉ là pháp tánh. Như làm chảy băng thành nước giác (thức) là không có ngủ vô minh. Trong đó trước chỉ kế quán. Trước y cứ nói dụng của chỉ. Như tuyền trở xuống là nêu thí dụ. Chỉ tin lửa mà chẳng tin luân, chẳng tin trở xuống là hợp, dùng pháp tánh mà niệm pháp tánh. Văn giống như quán chỉ thành nghĩa chỉ, hệ nó và niệm đều chỉ pháp tánh. Thể đạt trở xuống là chỉ thành tướng. Quán giả trở xuống là kế nói dụng của quán. Thí dụ như ba thứ lửa – không – nước cùng dụ cho quán. Lửa kiếp sơ, kiếp như đã giải thích trước ba tai, lược như trong giải thích chung mười cảnh đã nói. Hư không tạng, Hải Tuệ hai vị này là Bồ-tát trong kinh Đại Tập. Kinh ấy rộng nhóm hợp mười phương Chư Phật các Đại Bồ-tát dừng trên hư không của hai cõi Dục và Sắc, nên gọi là Đại Tập. Bồ-tát này muốn đến ở trong chúng hội mà hiện tướng này. Bồ-tát đều từ đức đặt tên, cho nên vào chúng hiện tướng cùng tùy đức ấy. Sở dĩ không tạng hiện không, hải tuệ hiện nước đều chẳng thấy, đại chúng chỉ thấy không và nước. Tu quán cũng như thế, ngoài pháp không có pháp. Giới nhĩ trở xuống là nói quán thành tưởng đều kết hai không. Cũng trước là pháp, kế là dụ, sau là hợp. Trước pháp nói giới nhĩ, là không phải duyên vọng cảnh chỉ sanh một niệm, nghĩa là quán ta thành gọi là giới nhĩ. Giới là trợ, trợ là niệm yếu ớt. Niệm này khi khởi thì niệm và người niệm, tùy niệm liền mất, gọi là tánh không, không chẳng tướng không gọi là chẳng thật có, tức là tướng không. sở niệm gọi là pháp tánh, người niệm là giới nhĩ. Trong đây lại chỉ quán hạnh chưa nói vào chân. Như trước trở xuống là nêu thí dụ. Năng sở đều đốt cháy, có thể dụ cho mất năng mất sở, năng không cũng không. Pháp giới rỗng sáng trở xuống là hợp. Chẳng thật có cũng chẳng thật có. Chỉ chỉ là trở xuống là nói chỉ quán thể một tức chẳng hai mà hai, vắng lặng chiếu chẳng khác. Cho nên nói chỉ chỉ là trí. Vì khiến trở xuống là văn biết an rất dễ hiểu. Cho nên nay dụ nói tướng khác của chỉ quán. Cho nên biết trong đây khác mà chẳng khác. Văn dưới trong khác, chẳng khác mà khác. Bất động trở xuống là lại giải thích tức nhau. Trước nói chỉ tức là quán. Bất động trí trở xuống là nói quán chỉ là chỉ. Bất động trí chiếu pháp tánh trở xuống là cùng nói chỉ quán đồng chiếu pháp tánh. Chỉ quán được pháp tánh nên gọi là an. Cho nên nói quán trí được an cũng là chỉ an bất động ở pháp tánh ở dưới lại tức là phú thích. Câu trên quán an nên chỉ an, trong đây chỉ an nên quán an, đều do pháp tánh, cho nên không hai không khác. Cho nên kinh Kim Quang Minh một nói: Y pháp thân đại trí đại định. Pháp thân tức là pháp tánh. Trí định tức là chỉ quán, tức là pháp giới hệ duyên một niệm. Nếu đều chẳng an trở xuống là muốn nói biệt an. Ý riêng của tựa trước đều nói chỉ quán, đều chẳng được an, thì đều chẳng đúng. Tuy dùng pháp tánh để an tâm mình, mà càng thêm tối tăm tán loạn. Đã đều chẳng an là vì sao hỏi sanh sau khác phàm tâm thần trở xuống là muốn nói biệt an, trước nói tướng bất định là lý do của biệt an. Mờ tối là quán chẳng an. Cái thoi đi nhanh) là chỉ chẳng an. Địch mạnh trở xuống là dẫn việc để tả tình huống tướng chẳng an, nói sự phải nói. Lế nói: Biết thiên văn là chim. Thuyết Văn nói: Chim nước biết được trời mưa. Tối tăm tán loạn như định mạnh, quán kén như sức yếu. Việc ở thời Lục quốc, sáu nước Hàn, Tề, Sở, Ngụy, Yên, Triệu cùng nước Tân là bảy hùng. Triệu đánh nước Yên, Tô Đại là Yên bảo vua Triệu rằng: Nay thần từ ngoài đến gặp chỗ nước cạn có con trai mở miệng, con còn liền mổ thịt. Con trai khép vỏ lại giữ chặt mỏ cò. Cò nói: Nay chẳng mưa, mai chẳng mưa sẽ thấy trai chết. Trai liền bảo: Nay chẳng có mặt trời, mai chẳng có mặt trời sẽ thấy cò chết. Cả hai đều không buông tha. Có ông già đánh cá đến bắt được cả hai. Nay Triệu đánh Yên, Yên Triệu đánh nhau chỉ gây hại cho dân chúng. Thần e cường Tần là ông già đánh cá. Nên xin Đại vương liệu tính kỹ. Vua Triệu bèn thôi. Nay Văn chỉ lấy nghĩa tương ách mà không dùng cường bạo để tiện ý phàm dùng sách tục chỉ lấy một phần nhỏ không phải toàn ý. Như chung tu chỉ quán mà không phải nói chỉ thêm tối tăm tán loạn. Chẳng thể thường trái với tối tăm tán loạn, phải thề dùng biệt an để phá tối tăm. Như Tô nói Triệu, phải tuẫn mạng, là chung bày nghi sự an. Sanh từ từ (đem sống đem chặt) nên gọi là Tuẫn. Như thời Ngụy có người đào mã của Chu Vương có chôn vơ con theo. Nay quyết chết chứ chẳng bỏ tinh tấn. Tiến là hiến, cơ là bì, dù cho da xương nêu hết cũng hết mình thờ đạo. Chuyên tu chỉ quán thề chết chẳng bỏ bền chí biệt an để khiến nhập phẩm, nên nói thề khéo cho đến nhập vị gọi là Sơ trụ. An tâm trở xuống là chánh nói biệt an. Chính là nhìn chung tên riêng. Chẳng được xem là riêng thứ lớp. Nếu nhìn trở xuống là văn kết trong hội số riêng vẫn thành chung. Chung tức là viên, một tâm dưới tức chỉ viên này. Vì đối với pháp tánh mà phân tín pháp và bốn tất đàn hồi chuyển lại giúp nhau cho nên riêng. Lại dùng trong chung một chỉ một quán đối pháp đối tín, tự tha đều như thế. Trong đó trước nói giáo tha. Bồ-tát thường nuôi lợi tha làm gốc, cho nên trước (người), sau (mình). Thánh sư ba sức, Trung đạo không tuệ gọi là Tuệ nhãn. Tuệ nhãn soi cơ gọi là Pháp nhãn mặc tình đâu được gọi là hóa đạo. Đây là ba năng lực không thể nghĩ bàn. Cho nên ở một nhãn mà phân ra hai tên. Như Cúc-đa trở xuống là kế dẫn các đa hóa tướng đệ tử để chứng Thánh sư. Cúc-đa tuy ở vị La-hán mà đã ở loại phó pháp Thánh sư, cho nên biết tức là bốn y nhân dạy đệ tử leo lên cây. Như quyển bốn dẫn. Nhờ ăn mà ngộ, có một Tỳ-kheo tánh thích ăn uống, do ưa thích này mà chẳng được quả Thánh. Cúc-đa mời lên phòng đem cho sữa nai thơm, bảo đợi nguội hãy uống. Tỳ-kheo liền thổi cho nguội, bạch Tôn giả rằng đã nguội rồi! Tôn giả nói: Sữa tuy đã nguội nhưng tánh muốn của ông còn quá nóng. Vậy phải quán nước để diệt lửa tâm ông. Lại đem bát không bảo nhả đồ ăn ra rồi lại ăn vào. Tỳ-kheo nói: Đờm dãi đã nhổ rồi làm sao ăn lại được. Tôn giả nói: Tất cả thức ăn uống không khác với đây. Ông chẳng quán vọng sanh tham đắm. Nay ông phải quán tưởng ăn bất tịnh, rồi vì nói pháp mà được A-la-hán để trách cứ. Cúc-đa hiện hình giống như người nữ. Trong nhiều đệ tử có một vị Tỳ-kheo tín tâm xuất gia, được bốn thiền bảo là Tứ quả. Cúc-đa phương tiện mời đến chỗ Ngài. Giữa đường hóa thành đám giặc cướp lại hóa ra năm trăm lái buôn. Giặc cướp đến giết hại lung tung Tỳ-kheo sợ hãi liền nghĩ rằng: Ta không phải La-hán, chỉ là quả thứ ba. Bọn lại buôn chết cả rồi, có một cô gái con Trưởng giả bảo Tỳ-kheo rằng: Xin Đại đức cùng đi với tôi. Tỳ-kheo đáp: Phật không giao tôi cùng đi với người nữ. Cô gái nói tôi đi theo Đại đức sau. Tỳ-kheo thương xót cho nhìn mà đi. Tôn giả kế lại biến ra sông lớn. Cô gái nói: Đại đức hãy qua với tôi. Tỳ-kheo ở dưới, cô gái ở trên dòng. Cô gái té xuống nước la lớn: Đại đức cứu tôi, khi ấy Tỳ-kheo nắm tay kéo lên. Vì chạm tay nên khởi tâm ái dục, liền tự biết mình không phải A-na-hàm và rất mê đắm cô gái này, đến chỗ vắng muốn chung dâm mới thấy là thầy mình, bèn rất hổ thẹn đứng gục đầu. Tôn giả nói: Ông xưa tự bảo là A-la-hán, sao lại muốn làm việc ác này, bèn dẫn đến tăng bảo sám hối, rồi vì nói pháp yếu mà được A-la-hán. Cho nên biết người tu tập Thánh giáo không biết rõ thứ vị mà sanh vượt quá, cũng dễ khai giải. Từng nghe có một người tự bảo thành Phật, đợi trời chẳng sáng cho là ma chướng (che), rồi chẳng thấy Phạm vương thỉnh nói pháp, thì biết là chẳng phải Phật, nhưng vẫn tự bảo là A-la-hán. Người khác nắng chửi thì tâm sanh dị niệm, tự biết chẳng phải A-la-hán, nhưng vẫn tự bảo là quả thứ ba. Thấy người nữ khởi dục thì biết mình không phải bậc Thánh. Đây cũng do biết giáo tướng. Chẳng đãi chẳng quá, là không phải chưa dọcc mà hóa gọi là thời bất đãi, không phải cơ dọcc chẳng hóa, gọi là thời bất quá. Thời cứ tương ưng, tương ưng hành tướng phải nói pháp tương ưng hiện thân mà độ. Nay chỉ dẫn hai câu nhiếp hết ý kinh. Cho nên biết Thánh sư vị ở Sơ trụ. Sơ trụ là gốc được pháp thân, vì sanh khởi ứng hóa. Rùa mù là dụ cho Thánh sư khó gặp. Như ngoài biển lớn có một con rùa mù khi ấy trong biển có một khúc cây nổi. Cây chỉ có một lỗ chứa thân con rùa. Con rùa này ba ngàn năm mới bò ra một lần thì trăm ức ngàn năm mới gặp được bộng cây nổi. Cho nên Đại Kinh quyển hai nói: Sanh ra đời làm người là khó, gặp Phật sanh lòng tin càng khó. Cũng như ngoài biển lớn rùa mù gặp được bọng cây nổi. Cũng như một hạt cải từ trên cung trời Đao-lợi rơi xuống làm đâu gìm được vào đầu một cây kim nhọn cắm dưới cõi Diêm-phù-đề. Phật diệt độ rồi đều có bốn y. Chúng sanh đức mỏng do đâu gặp được. Kế nói phàm sư thi hóa, kém hơn Thánh sư vì không có ba năng lực. Thí như trở xuống là dụ có ba năng lực mà cũng vô ích. Cho nên khiến phàm sư thi hóa, như thầy thuốc pháp ở đời, thầy thuộc cao cấp thì chỉ nhìn sắc mặt mà cho thuốc, thầy thuốc cấp trung thì nghe tiếng, còn thầy thuốc cấp thấp thì bắt mạch. Cũng như các Thánh sư quán thấy có ba nghiệp của chúng sanh mà hóa hiện ba luân. Nhìn sắc như quán thân nghiệp, nghe tiếng như quán nghiệp nghiệp, bắt mạch như quán ý nghiệp. Chướng nặng không cơ duyên, dầu là Thánh sư cũng chẳng thể hóa. Nên nói cũng chẳng thể khởi tử v.v… Nếu chẳng hiểu trở xuống là nói không có ba thuật hoặc có hữu ích. Chỉ nhắc lại chẳng thể quán ý nghiệp mà chỉ quán hai nghiệp kia. Y theo lời nói mà làm phương cũng có được lợi ích. Thì Đại sư tự bác bỏ ta là phàm sư. Chúng sanh đã không có duyên gặp bậc Thánh mà gặp phàm sư này thì cũng được lợi ích. Cho nên nói đào thoát. Tức Đại sư tự khiêm nhường bị vật chẳng trọn, gồm bày đời sau chớ bỏ hóa đạo. Đều hỏi bệnh cho nên nói y theo lời nói. Như các văn sau đều nói: Thầy phải hỏi. Và người ấy nếu nói v.v…, tức là tướng ấy. Thân tử trở xuống là nêu trong Tiểu thừa là người khéo nói pháp, xoay bánh xe pháp dùng trí tuệ bậc nhất mà còn tự sai cơ. Đại Kinh quyển ba mươi bốn nói: Tuy có Thân Tử, Mục-liên không phải chân tri thức, sanh một xiển-đề tâm nhân duyên. Như ta xưa ở Ba-la-nại Xá-lợiphất dạy hai đệ tử: Một người quán xương trắng, một người đếm hơi thở, qua nhiều năm đều không được định. Vì duyên ấy nên đều sanh tà kiến, nói không có pháp Niết-bàn vô lậu. Nếu có thì tôi đã được rồi. Ta khéo trì giới đã thọ. Cho nên lúc này thấy hai người ấy sanh tâm tà kiến bèn gọi Xá-lợi-phất mà trách. Vì sao nói pháp trái ngược cho hai đệ tử ấy nghe, hai đệ tử của ông tánh đều khác. Một người chuyên giặt áo một người làm lò rèn. Người làm lò rèn phải dạy đếm hơi thở, còn người giặt áo phải dạy quán xương trắng. Vì dạy lầm nên sanh tà kiến. Ta bèn vì họ mà nói pháp thì hai người nghe xong đều được La-hán. Cho nên ta là chân thiện tri thức của chúng sanh. Luận Trang Nghiêm nói: Giặt áo dần trắng như xương, hay dọct hơi lò rèn thì khéo biết hơi thở. Phàm phu còn bị ràng buộc, nếu nói chung thì sáu căn năm phẩm đều thuộc phàm sư, chưa phá vô minh đều còn ràng buộc. Nếu nói riêng, thì là năm phẩm vị. Sáu căn thanh tịnh lìa hai phược, tức giống Thánh sư. Y theo văn phân biệt trong quyển một, thì lấy chung sáu căn để làm Phàm sư. Trước chỉ Thánh sư ở Sơ trụ, sáu căn còn gọi là bệnh Đạo sư, huống chi là Bồ-tát ba tạng tất cả chưa dứt. Kế kết bày như văn. Tha hữu trở xuống là xếp hạnh. Tát-bà-đa trở xuống là phiếm dẫn hai luận để nêu đồng khác, không phải dụng ý của luận. Nếu ở Tiểu tông đều y theo một môn, chưa là đạo chung phương trùm khắp. Như Tỳ-đàm quyển mười lăm nói: Độn gọi Tín hạnh, lợi gọi là Pháp hạnh. Tín hạnh là ít quán sát, pháp hạnh là quán đồng với Tát-bà-đa. Đó chỉ xếp vào vị kiến đạo. Ít quán sát là môn chánh nhân. Nay dẫn hai hạnh Đàm-Vô-Đức đều ở trước đời thứ nhất, nên nói phương tiện. Song số trở xuống là từ dung hòa chung, số cứ hạnh thành, cho nên ở kiến đạo. Luận y cứ vào căn tánh nên ở phương tiện. Như nhiều luận nói sở nhân khác nhau, tức giống nhà nay một bề căn tánh, Đức tông nhiều ít khác nhau, tức giống nhà nay căn tánh (giúp nhau). Cho nên hội mà lại hai còn. Lại A-tỳđàm trong Sử Kiền-độ chép: Người Kiên Tín có tuệ như thế, người Kiên Pháp có tín như thế, vì sao một người chỉ gọi kiên tín, một người chỉ gọi kiên pháp? Đáp: Đều tùy sở nhân, từ hơn mà đặt tên, đều là cùng có. Đây cũng giống như ý (giúp nhau). Tỳ-đàm lại nói: Định vào gọi là Tuệ, tuệ vào gọi là Pháp. Nếu y cứ vào văn đầu định tuệ đều phải dùng nội tư làm pháp. Nghe định tuệ gọi là Tín. Cho nên văn nay chỉ quán đều lập tín. Pháp hai hạnh. Sư nay trở xuống là chánh nói tướng hai hạnh của sư, thì lấy nhân lâu làm hạt giống hiện tại. Nói hiện có, phải nhờ nhân lâu. Nhân lâu khác với Đức tông phương tiện, hiện tại cũng khác nhiều luận hạnh thành. Cho nên nhà nay chỉ luận hợp giống xưa, hiện kham tu quán cho đến nghe pháp. Nghiệm nay biết xưa được tên hai hạnh. Đại Kinh quyển hai mươi chép: Như có chú thuật như có một lần nghe thì hai mươi năm sau không bị trúng thuốc độc. Nếu có tụng trì thì đến chết cũng không bị các bệnh. Là pháp Đại thừa cũng giống như thế. Nếu có chúng sanh một lần nghe qua thì về sau bảy kiếp không đọa đường ác. Suy nghĩ nghĩa ấy sẽ được Bồ-đề, tịnh thấy Phật tánh. Nghe qua tai liền thành hạt giống tín hạnh, suy nghĩ tức là hạt giống pháp hạnh. Pháp Hoa chép: Nếu có nghe, hiểu, suy nghĩ, tu tập v.v… Lại Đại Kinh chép: Một là nghe chánh pháp, hai là suy nghĩ nghĩa ấy. Kinh luận loại này đều giống tín pháp lâu xa. Nếu luận trở xuống là nhà nay xếp vào lợi độn. Lại cùng được tên khác nhau. Hai luận một bề mà phán. Đã nói trở xuống là kết trước sanh sau. Sư phải trở xuống là muốn vì nói pháp trước xét căn tánh. Định là chỉ, tuệ là quán, ông đối với hai thứ này có quyết chí nghe và suy nghĩ chăng? Người ấy trở xuống là nói rõ căn tánh được ưa chuộng. Đã biết trở xuống là bệnh tướng căn tánh định rồi, đối với một người y theo lời nói mà làm phương chỉ quán đều bốn cho nên chợt thành tám. Trong văn mỗi quán đều có ba ý: Một là bày pháp tướng, hai là chỉ rộng, ba là kết thành tất-đàn. Văn đầu ý đầu. Nam tử trở xuống là chánh vì nói pháp. Tướng nói pháp tùy có tương ưng, tức tiện dẫn dùng hoặc Nho hoặc Tiểu, hoặc Thiên hoặc Tiệm. Nói gần mà ý xa, lại vì giúp thành Viên giáo Viên quán, bốn tất tín pháp là tướng chỉ quán. Vì kẻ hậu lai làm nghi thức hóa tha nói pháp. Cho đến y cứ trở xuống là kết văn. Ở mỗi văn có thứ và bất thứ, ý lại ở viên. Trong văn nêu bốn giáo cho đến thứ lớp ba quán mà nói, là ý ở nghe đều vui mừng là thiện đều sanh, ác đều phá. Thấy tất cả lý cho nên nêu khắp. Cho nên biết đến kết văn dưới mới khai thứ lớp. Thứ lớp thì trải ba đế, chẳng thứ lớp thì chỉ y cứ một tâm. Ở mỗi phen lấy sau so sánh trước đều thành bốn ý. Nghĩa là thứ lớp ba quán có ba, một tâm ba quán là một, một ý ấy. Lão Tử nói: Trời được một vì thanh, đất được một vì minh. Hầu vương được một vì làm thiên hạ chánh. Ý lão chỉ vì hợp đạo âm dương vì làm trời làm đất được một, hợp đạo hợp thần vì làm hầu vương được một. Nay bỏ lý ấy chỉ mượn tên ấy để chứng lý nay. Khổ tập được một tức là diệt đế, nhân duyên được một tức là vô minh diệt thì hành diệt v.v… Sáu tệ được một tức là đền bở kia. Phàm dẫn sách tục đều so sánh như thế. Một là cao nhất của ba thừa. Cho nên nói chỉ đây là quyết. Quyển cho nên thích dục lạc, như trời quá hạn. Kháng cũng là hạng. Trăm trong muôn đều là số cực nhỏ, tùy tiện cùng bày, mãng là gọi chung các thứ cỏ. Nêu nó chẳng sanh là muốn hiển mưa xuống để thành sanh. Sanh tức là sanh thiện, rồng Ta-già là văn kinh Hoa Nghiêm. Trường A-hàm lại nói: Long vương A-nậu-đạt thân tâm làm mưa đầy khắp Diêm-phù-đề. Văn nay nói: Bốn phương mưa xuống chính là đó. Nói bảy ngày, là Long vương Ma-na-tư khi muốn làm mưa thì giăng mây trước đó bảy ngày, khiến tất cả chúng sanh rốt ráo các nghiệp, dần dần mới giáng mưa nhỏ vì sợ tổn thương vật. Người cũng như thế trở xuống là hợp dụ. Mà chẳng hợp bảy ngày cho đến bốn phương. Chỉ hợp ý đường chung mưa xuống. Hợp sông gồm do thêm cây đạo phẩm, đã không phải toàn lấy ở Chánh kinh, thừa thiếu tùy thời. Trước xếp hợp gốc lành chẳng sanh. Nếu hay trở xuống là chánh hợp gốc lành sanh. Có thể đối ba quán bốn giáo mà giải thích. Phát các thiền như mưa, là nếu phát thiền định thì vô lượng pháp lành, tất cả pháp môn đều do thiền mà phát. Nhu đảnh v.v… là ba tạng. Nhãn trí v.v… là vị trong Kiến đạo. Khổ pháp nhẫn là trí. Khổ tỉ nhẫn là minh, khổ tỉ trí là giác. Thuận nhẫn v.v… là các gốc lành trong Thông giáo. Ngoại phàm là tín, nội phàm là thuận. Các văn đều lược, vắng lặng vô sanh là gốc lành trong Biệt Viên. Đây đều là nhân thiền tịnh mà sanh, tức nghĩa sanh thiện. Duyên dụ v.v… là các thứ nhân duyên các thứ thí dụ. Nhân duyên chỉ là dẫn rộng xưa nay cùng thành nghĩa này. Dưới đây là so sánh như thế. Voi say như quyển đầu đã giải thích hang rắn trong Đại luận quyển ba mươi ba. Quyển bảy lại dẫn cũng đồng với ý không có móc sắt. Năm Ế, kinh luận đều nói rất giống nhau. Thành Luận chép: Thí như mặt trời, mặt trăng tánh vốn sáng sạch, mây khói, bụi mù v.v… năm ế (che mù) đều chẳng hiện v.v… là do tay của A-tu-la. Nhĩ nhã nói tối và gió gọi là ế, ế là che ánh sáng. Nay thì lấy chung năm thứ đều có thể che gọi là ế. Lại gió thổi nổi bụi mù gọi là ai, khói mây mù nổi lên gọi là ải. Ải là mây che. Diệu linh là tên mặt trời, tức là mặt trời bị che. Cũng có thể diệu là bày diệu (sao). Bảy diệu đồ chép: nhật nguyệt và năm sao gọi là bảy diệu. Nhật là dương tinh, nguyệt là âm tinh, năm sao là chấn. Nói linh là Đại Đái Lễ chép: Tinh khí dương gọi là Thần, tinh khí âm gọi là Linh. Nhĩ Nhã nói: Tám phương thần là tám linh, năm ế che tối tám phương. Cho nên, sách tục phàm giải thích thần linh biến hóa tinh vi và đạo tánh v.v… thì chẳng ngoài âm dương. Giáo ấy chưa biết đạo xuất thế. Lại Đại Kinh thí dụ nhật nguyệt lại là khói mây bụi mù và tay Tu-la che tối. Khiến các chúng sanh chẳng thấy được, đã bị phiền não che chướng, cho nên phải đối trị. Tiếp gần nêu xa. Tiêu là khí đỏ gần trời mây được ánh sáng mặt trời mầu đỏ rất dễ thấy. Mây không thật thể mà thấy được. Trung Luận, Đại Kinh đồng nhiều khác ít. Đại Kinh quyển hai mươi sáu chép: Có nhiều nhân duyên chẳng thể thấy, như dấu chim trên hư không, do gần mà không thể thấy như mí mắt, vì hư nên chẳng thể thấy như mắt hư do loạn mà chẳng thể thấy như chẳng chuyên nhất, do nhỏ mà chẳng thể thấy như bụi nhỏ, vì che mà chẳng thấy như mây che mặt trăng, do nhiều mà chẳng thể thấy như đậu trong đậu. Trung Luận thêm xa mà chẳng thấy như tiêu thì không có căn bị hư. Nay ý của văn là do phiền não nên chẳng thể thấy, do xa mà chẳng thể thấy như trong chẳng thấy, do gần mà chẳng thể thấy như chẳng thấy tục. Nương vào tán tâm lại đến đều chẳng thể thấy, là nêu các điều ác đó hiển tu định này để làm chỗ trị. Cho nên mô trần màng và bại v.v… đều là chỗ phá, đèn trong nhà kín trừ gió ngoài, phá tối bên trong. Kim bài v.v… Đại kinh thứ tám ở phẩm Như lai Tánh, Ca-diếp hỏi Phật vì sao Phật tánh khó thấy khó vào. Phật nói như trăm người mù vì trị mắt nên đến thấy thuốc giỏi. Thầy thuốc giỏi tức là rất dễ vẹt màng mắt, đưa một ngón hỏi thì đáp thấy ít. Hợp dụ rằng: Vô lượng Bồ-tát tuy thực hành đầy đủ sáu Ba-lamật, cho đến Mười Trụ cũng chưa thể thấy. Như lai đã nói thì liền ít thấy. Đây chính là Mười Trụ Biệt giáo, nên nói chưa thấy. Sớ dẫn giải thích khác: Một nói ba ngón tay là dụ cho ba thừa, hai nói dụ cho ba tuệ, ba nói dụ cho ba giáo. Trước dụ Tiểu thừa Sơ giáo là một. Bát-nhã đến Pháp Hoa là một, Niết-bàn là một, bốn nói: Tín, thuận, vô sanh là ba. Chương An nói: Đã thí dụ Phật tín (tánh) chẳng nên giải thích khác. Tức dùng ba đế mà làm ba ngón tay. Ngón tay đầu như quán không, nên nói chẳng thấy. Ba ngón tay như Mười Trụ, nên nói ít thấy, tức là viên mười trụ. Kim Bài như giáo. Cho nên văn sau nói: Bồ-tát thềm bậc mười địa còn chẳng rõ ràng, nay từ nghĩa quyết mô dứt hoặc, cho nên nói đối trị. Nếu tâm bình đẳng, thế gian là pháp sanh diệt, xuất thế là pháp chẳng sanh chẳng diệt. Do định mà biết rõ nên nói như thế. Cũng có thể thế gian sanh diệt là giới nội tục. Xuất thế chẳng sanh chẳng diệt là giới ngoại chân. Giới nội lược chân, giới ngoại lược tục. Nội ngoại chân tục tức là ba đế. Ba đế là lý, tức là nghĩa bậc nhất, cũng còn lạc định. Vào định lại là ý nghĩa bậc nhất huống chi các phàm phu. Phàm phu lý hợp tu nghĩa bậc nhất. Phật bảy phàm cho nên trong các kinh nhiều chỗ có văn nói Phật nhập định. Hữu Thiền định, Đẳng, lôi quang ở quyển chín đã giải thích. Kiến đạo tức là y nghĩa bậc nhất. Tuy trong Thành Luận vốn thí dụ muốn Định nay chung dụng. Mới thấy đế lý đều gọi Lôi quang, đều gọi Kiến đạo. Phá vô minh số v.v…, ý dùng Nhất thiết chủng trí làm nghĩa bậc nhất. Lời phá ác nhân tiện đến tai. Người ấy nếu nói tín hạnh dưới y cứ quán bốn tất. Hai câu hỏi trước nên nay nêu đáp. Ta nghe v.v… là bác bỏ pháp hạnh. Ba ác v.v… là nêu khổ thế gian, huống chi là khổ xuất thế. Đốt cháy là địa ngục, rắn lừa là súc sanh như thế v.v… khổ khổ có kỳ hạn, si tối vô minh chướng ba khổ đế trọn đến thật báo, nên nói là đại khổ. Phương ngung có thể dụ cho lý quyền thật. Bốn phương gọi là phương, bốn duy gọi là Góc. Góc như quyền, phương như thật. Nhĩ Nhã nói: Góc Tây Bắc gọi là ốc lậu. Góc Đông Bắc gọi là quạn, quạn âm di. Quách nói chưa rõ. Ma Cảo nói: Dưỡng dưỡng muôn vật. Góc Đông Nam gọi là Đột. Góc Tây Nam gọi là Áo, tức là chỗ ẩn kín trong nhà, cũng có thể nói bốn đế sanh diệt như góc bốn đế vô sanh như phương. Hai giáo giới ngoại phương góc cũng như thế. Học rộng phân biệt, y cứ theo bốn câu này đều lấy lạc làm tên. Câu đầu nói học rộng v.v… lạc tức lạc dục, văn tức tín hạnh có thể đối thế giới. Sửa đổi điều ác v.v… là nói tướng từ xưa nay mà thôi. Nếu hết một bài kệ là ý đủ nghĩa bốn tất. Bốn câu thứ lớp để đối bốn tất rất dễ thấy. Như dạy chí đạo chẳng phải đạo, bốn thứ đạo phẩm gọi là Đạo. Phần đoạn biến dịch gọi là chẳng phải đạo. Giới nội lấy Ba đường làm hầm hố, giới ngoại lấy phần đoạn làm hầm hố. Phân biệt đạo, phi đạo v.v… ngăn cách khác nhau tức ý thế giới. Nguyệt khai v.v… hoa sen xanh nhân trăng mà nở, hoa sen đỏ do mặt trời mà nở. Có người nói hoa sen trắng nhân mặt trời, đều lấy nở ra ấy là nghĩa người. Đại Kinh quyển chín nói: Thí như hoa sen bị mặt trời chiếu đều nở. Nhật hưng v.v…, Đại Kinh quyển chín nói: thì như xây cất đến tối thì nghỉ, nếu chưa xong phải đợi sáng. Nghĩa đồng với mặt trăng. Chủ giao hỏa đạo đều dụ cho quán, thương hoạch lôi manh đều dụ ở hạnh hạnh tức là thiện. Từ Thắng nêu riêng trí Nhất thiết chủng cũng thôi ở quán. Chủng trí là cao nhất trong thiện, các thiện khác chỉ là quán trang nghiêm. Oán tức là ác, biết tức là tự quán. Võ tướng có mưu như Tần tướng Vương Tiễn; Ngụy tướng Ngô Khởi, Liêm Pha; nhóm Lý Mục, Trương Lương, Phàn Khoái. Vì khéo phá trận nên để dụ phá ác, đều phải giải thích rõ là phá ác ba hoặc. Kế mây nóng lửa rối đều dụ cho ác bị phá. Dây buộc so sánh thì có thể được ý. Bảy báu trong giếng, người cũng biết tối nên chẳng thấy. Có phương tiện khéo là đốt đèn sáng lớn đem đến soi rõ thì đều được thấy, người ấy chẳng hề nghĩ là nước và báo xưa nay có. Niết-bàn cũng như thế, chẳng thể nói là xưa không nay có. Bình chậu cũng như thế. Nay nói mặt trời sáng là nêu ánh sáng sáng nhất. Chúng sanh như giếng Phật tánh như báu, chúng sanh như nhà, Phật tánh như bình, và vô minh như tối, đèn mặt trời như trí, mặt trời chiếu như thấy. Nay trong văn này lấy mặt trời giúp đèn phải dùng trí tuệ bỏ kệ văn Bát-nhã thấy báo và pháp quán thật, tức ý nghĩa bậc nhất. Đẳng quán nhập, đến nghĩa bậc nhất nên gọi là nhập, biết các pháp thật và đẳng quán nhập, Bát-nhã là cao hơn biết, cho nên phải dùng quán nhập nghĩa bậc nhất. Mặc lại mặc là minh tư chẳng dời. Tổn lại tổn v.v…, là nói lý cho đến không tổn, Triệu Công đổi dụng. Nay lại y triệu, vì chân lý cực gọi là Vô tổn, phiền não tổn hết cũng gọi vô tổn. Bác bỏ tín hạnh văn thuộc hữu vi. Tọa trì v.v… Trang Chu quí ngồi mất nên nói trì vô ích. Nay mượn ý ấy quên nghe quán lý, tùy văn nói trì, ngoài tự lý các thứ kia đều nói trì. Lại ngoại thiên nói: Kính hiếu dễ, ái hiếu khó, ái hiếu dễ, mất thân khó, mất thân dễ, khiến thân mất ta khó, khiến thân mất ta dễ, mất cả thiên hạ khó, mất cả thiên hạ dễ khiến thiên hạ mất ta khó. Chú nói thứ thì khiến thiên hạ mất ta khó. Chú nói thứ thì khiến thiên hạ tự được, đâu được chẳng mất ta ư! Lấy đó mà nói chỉ là Trang sanh không có trí quên người khác lại chê ngược người khác chẳng mất, mà khiến thiên hạ mất mình. Chú gia rằng: Thứ chưa đủ thích vong. Nay thiên hạ có thể do chẳng thứ. Kế nếu là mất sau chẳng hề mất. Mà xoay vần so rằng khó sau cùng ư! Cho nên biết ông chỗ thứ chẳng phải mất của người khác, mất của người khác đâu có liên quan gì đến thứ của ông, ấy thì ngồi mất có nói không làm. Nay mượn lời thành lý, y lý nói là mất. Phải là trở xuống là các câu đều phải biết các pháp là chỉ, tùy ý bốn tất, nói pháp nào chẳng đủ trở xuống là chỉ đủ mười độ, trong mỗi độ có đủ tất cả pháp. Thiện tuy vô lượng chẳng ngoài mười độ này cho nên cao nhất trong sanh, thiện nhất trong sanh thiện. Sáu trước rất dễ thấy. Nhân chỉ v.v… chỉ là phương tiện song phi, cho nên nói. Trong chỉ đủ các nguyện, cũng toại nguyện chúng sanh, cho nên nói tất cả có công dứt hoặc nên gọi là Lực. Đây là trung trí nên nói không hai. Chỉ đủ tất cả tức kết chung. Lại y cứ đương cơ nên nói đâu cần tu riêng. Bích định, nhà có bốn vách thì tám gió chẳng vào. Nếu được chỉ rồi lìa giới nội ngoại, trái thuận ác giác, tám gió chỉ là bốn trái bốn thuận. Tám gió trong sách. Nhĩ Nhã nói Nam là Khải phong, Đông là Cốc phong, Bắc là Lương phong, Tây là Thái phong. Từ trên xuống là Đồi phong, từ dưới lên là Đạm phong, cùng lửa là Thuần phong, hồi chuyển là Tuyền phong. Vách nhà cũng khỏi tám gió này cho nên lấy làm dụ. Cũng là tám gió bốn phương tư duy. Triệu Lộ kiến dương lộ như tán, dương như chỉ. Hy là càn, cũng như định, chỉ đại từ v.v… Từ định trị sân. Đại Minh Chú như Thích châm. Vì Đại Minh Chú là Bát-nhã, dứt trừ ác giác, tham dâm nhuế nộ si, nghi ác triêu lộ. Chỉ tức là Phật v.v… niệm Phật tự chướng đạo. Nay tu ở chỉ như Phật pháp trị chướng đạo mầu, A-già-đà và thuốc hay, cùng chú thuật khô khởi tử v.v… và nêu chỉ hay tự. Chỉ tức là thể chân v.v… dùng tên thứ lớp trong thích danh để thành lý không thể nghĩ bàn. Chỉ là Phật mẫu v.v… mẹ thật cha quyền cùng sanh con Phật. Cha mẹ tức nhau y theo trên sẽ biết, tức ý kinh Tịnh Danh. Lý thể vắng lặng chiếu soi là thầy Phật. Chỉ là thân Phật tức là hai thân pháp, ứng. Cũng có thể ba thân đầy đủ. Nhân gọi là chỉ. Quả gọi là nhãn. Định tuệ năng nghiêm, nay chỉ thuộc định nên gọi tướng tốt. Đủ tất cả pháp nên gọi là Tạng. Làm chỗ nươngcho các pháp nên gọi là Trụ xứ. Pháp nào chẳng đáng nhắc lại tiện nghi ở trước. Pháp nào chẳng trừ nhắc lại đối trị ở trước. Chính là thấy lý nên ác diệt, thiện sanh. Chánh giác v.v…, ở nhân gọi là quán, ở quả gọi là giác. Chánh Đại Biến v.v… mượn dùng khen quả trên. Năng sanh v.v… Tín giới v.v… năm thứ tức năm phần pháp 12 thân. Đã năng sanh năm phần tức là cao nhất trong sanh thiện. Hóa Đạo Đại Hành, tức đúng bệnh trao thuốc. Năng chiếu soi đạo, cũng là ý phá tối tăm, sanh được báu là dứt ác nghèo khổ chỉ phải siêng quán khai thị ngộ nhập, bốn thứ này đều là quán Vô sanh. Đủ như trong sớ y cứ quán tâm mà giải thích là nghĩa bậc nhất. Kế nói hồi chuyển. Trong bài tựa hai luận trước nói thỉ chung, là hai luận đều dùng thủy độn, chung lợi nay nói phút chốc nên chẳng đồng. Kế nói tự hành thì chỉ quán đều nói. Trước cũng nêu hai hạnh, giáo tha lấy nói pháp làm gốc, cho nên trước tín sau pháp tự hành phần nhiều ở suy tư cho nên trước pháp sau tín. Trong giáo tha trước mười sáu phen đều thuộc một người cho nên chỉ quán lìa nay trong tự hành đều ở một người, cho nên chỉ quán hợp nói. Lại trước đều hợp nay đều lìa v.v… Kế lạc vắng lặng trở xuống là chánh giải thích pháp hạnh. Ở trong bốn tất đều một chỉ một quán. Ở trong lạc dục trước là chỉ, nếu dục trở xuống là quán. Đều y thế giới vì đến lạc dục, vì ở đầu cho nên chưa nói lỗi sanh, cho nên chỉ nêu thẳng một chỉ một quán. Kế tâm ấy trở xuống là nói vì người v.v… ba thứ đều trước nói nhân đời trước sanh lỗi, kế dùng chỉ quán. Văn đầu là nhân trong thế gian dụng quán sanh lỗi. Lỗi tức là chút thiện chẳng sanh. Kế tức trở xuống là dụng chỉ. Nếu ngưng dừng trở xuống là nhân chỉ sanh lỗi. Kế phải giảo kế trở xuống là dụng quán. Nếu niệm niệm trở xuống là trong đối trị một chỉ quán. Văn đầu là nhân làm, vì người dùng quán sanh lỗi. Lỗi là ác lớn, tức đương trở xuống là dùng chỉ mà tự. Kế nếu tịnh trở xuống là dùng chỉ sanh lỗi. Tức đương trở xuống là dùng quán mà tự. Tu chỉ trở xuống là kế trong nghĩa bậc nhất một chỉ một quán. Văn trước tuy trong Thượng trị dùng chỉ dùng quán lý chẳng khai phát. Văn đầu dùng chỉ chẳng khai tức là lỗi vậy vốn là thấy lý, lý đã chẳng phát nên gọi là lỗi. Kế tức phải trở xuống là dùng quán khiến khai. Kế tu quán trở xuống là lỗi sanh. Kế phải trở xuống là dùng chỉ khiến khai tín hạnh dưới. Kế trong tín hạnh bốn tất đều một chỉ một quán. Trước trong lạc dục cũng như ý trước. Chỉ thẳng đến lạc dục nói một chỉ một quán. Thính quán trở xuống là kế trong vì người một chỉ một quán. Trước nói lỗi sanh v.v… là văn đầu sanh lỗi. Tức phải trở xuống là nghe chỉ khiến ích, hoặc nghe trở xuống là sanh lỗi,tức phải trở xuống là nghe quán khiến được lợi ích. Hoặc khi trở xuống là trong đối trị một chỉ quán. Trước nghe quán sanh lỗi, tức phải trở xuống là nghe chỉ mà trị. Hoặc đem trở xuống là nghe chỉ sanh lỗi, tức phải trở xuống là nghe quán mà tự. Hoặc nghe trở xuống là trong nghĩa bậc nhất một chỉ một quán, chẳng nói sanh lỗi. Thẳng rằng mênh mông rộng lớn là tướng được ích.

Trước là ba tấc như thuốc đời mà trị. Đây là nghĩa bậc nhất như Như lai mà trị, cho nên chẳng sanh lỗi. Kế là hồi chuyển rất dễ thấy.

Lại nữa trở xuống là giúp nhau trước nêu ý đến. Như pháp hạnh trở xuống là chánh bày tướng giúp nhau. Nếu pháp nhiều tín ít thì gọi là Tín giúp pháp, nếu tín nhiều pháp ít thì gọi là Pháp giúp tín. Cũng nói chánh trợ. Trước nói tín giúp pháp, đã nói giúp nhau, chính là hai hạnh tín pháp đều có ích. Trước bốn tất trong chỉ nói pháp hạnh, đã Tín giúp pháp, vì pháp làm chánh từ pháp hạnh mà đặt tên, nên nói như pháp hạnh, là trước nói chung tín dùng làm năng tư, quán bốn tất dưới. Nếu đủ nói rộng phải mỗi tất trên đều nói: Tùy nghe một câu cho đến đều trái. Vì tránh văn rườm nên nêu một câu đầu. Lại ngồi trở xuống là pháp hạnh lạc dục. Kế dưới có ba cái lại nghe, tức trong pháp hạnh vì người v.v… ba thứ. Lại nghe bốn tất trong quán dưới, Tín giúp pháp tức trong hai tất đều có nói nghe quán. Hai tất dưới lược so sánh chỉ rất dễ hiểu. Phá ác tức đối trị. Muốn ngộ tức nghĩa bậc nhất. Hỏi: Sao chẳng nói ngộ, mà nói muốn ngộ? Đáp: Đây là nghĩa bậc nhất trong bốn tất. Cần gì phải chứng lý gọi là nghĩa bậc nhất. Chỉ lấy tướng, không phải ba tất trước. Phụ lý khí phần tức thuộc nghĩa bậc nhất. Văn trước chỉ nói mênh mông rộng lớn mà thôi. Đây chính trở xuống là kết tín giúp pháp. Tín hạnh trở xuống là pháp giúp tín. So với pháp hạnh ở trước có thể lấy ý mà biết. Đó là trở xuống là kết Pháp giúp tín. Phàm tâm địa trở xuống là kết ý an tâm. Vì trong an chung chỉ có chỉ quán. Nay vì bốn tất v.v… nên nói theo nguyện thêm ăn uống hoàn tán âm dương ba cặp mà dụ. Trong mỗi cặp đều khắp ý trước, hợp thành ý bốn tất. Tùy chỗ nguyện là lạc dục. Ăn uống là sanh thiện, hoàn tán là đối trị, âm dương là thấy tánh, tức là nghĩa bậc nhất. Một thứ trở xuống là nói lỗi tu nghiêng lệch. Cho nên biết hai sư không phải chỉ có chỉ quán dùng riêng. Chính cũng không có một chỉ một quán trong tín pháp v.v… hai sư dẫn kệ đều chưa thấy chánh điển, đều tùy một môn được vào. Vì tự hành được bẩm, chưa gặp đường chung. Tiện dùng thiên môn khiến khắp người học, đến nỗi khiến người học kia đây trái nhau. Nếu thế thì thiện của trời người còn không làm sao khắc đến Diệu chân. Cho nên dẫn Đại kinh một bề uống sữa. Trong kinh quyển ba Phật bảo Ca-diếp: Thí như Trưởng giả có nhiều trâu, sắc tuy các thứ cùng đồng một bầy, giao cho người chăn khiến đến cỏ nước. Chỉ vì đề hồ chẳng cầu nhũ lạc. Lúc đó, người chăn rồi tự ăn. Trưởng giả chết rồi, bầy trâu đều bị giặc cướp bắt. Giặc được trâu rồi không có phụ nữ bèn mở ra tự ăn. Đám giặc bảo nhau Trưởng giả nuôi trâu chỉ vì đề hồ chẳng cầu nhũ lạc, phải tín kế gì mà được ư?

Lại bảo nhau chỉ có túi da có thể đựng đầy. Tuy có chỗ đầy chẳng biết dùi lay, nước cũng khó được huống chi là lạc tô. Bấy giờ, đám giặc vì đề hồ nên thêm nước vào, vì nhiều nước nên tất cả đều mất. Nay hai sư này chấp riêng Đại lý tịch chiếu định tuệ, nghĩa vì đám giặc chẳng biết dùi lay, Phật vì sao nói các thứ ư? Dẫn các bốn tất lại bác bỏ thiên mê. Nếu đến trở xuống là trải ba thứ chỉ quán để kết số trước. Nói nếu đến là lời lập riêng. Văn tuy chỉ đốn nếu lại y cứ riêng thứ lớp ba quán, thì mỗi quán đều có một trăm hai mươi tám cho nên mê đắm lời nếu đến. Thứ lớp ba hợp cho nên lập một tâm. Y trước lại nêu nên nói mà thôi. Người thấy sau ba phen lại nói một tâm, liền bảo đốn v.v… ngoài ba chỉ quán, lại lập một tâm, tức một tâm này chẳng liên quan đốn ở trước. Nay an tâm, là y diệu cảnh ở trước và diệu nguyện ở trước. Cho nên văn trước nói hạnh phải lấp nguyện thì hạnh nguyện tương xứng, cho nên hướng an tâm hoặc chung hoặc riêng, đều là viên đốn lấp nguyện viên đốn. Lại khai đối với thứ lớp ba quán, trong mỗi quán đều có một trăm hai mươi tám trước, đối bổn một tâm, thành bốn phiên một trăm hai mươi tám, hợp năm trăm mười hai, người chẳng thấy mà vọng sanh xuyên tạc, huống chi ba thứ không, giả, trung, chẳng khác ba thứ đốn, tiệm, bất định cho nên trước không thể nghĩ bàn, chưa từng trong tên khác mà phát làm ba quán. Quán thành làm ba trí, giáo tha làm ba ngữ, qui tông làm ba đường. Ba thứ tức là đốn v.v… ba thứ vì một bộ văn cùng thành một ý, còn sợ sợ lậu, đâu có ngầm trong kết số. Chỉ nói một tâm tức khiến diệu hạnh thành đây. Đây thì các văn trên dưới đều là rườm rà, như trong quyển đầu và ba, bốn đã toát yếu văn chỉ. Chẳng thấy ý này tụ mất an tâm. Tự an đã không giáo thì tha làm sao còn. Phải từ xưa đến nay, câu móc nương nhau, ngang dọc cao vời, trước sau quán đới mới thành hạnh nghi. Đâu có vội đó mà lập dị kế này như trong phá khắp mỗi câu kiến, mỗi phẩm trần sa vô minh đều nói tín pháp giúp nhau hồi chuyển, tức là kiến phẩm tư phẩm không biết vô minh đều sáu mươi bốn phen. Ngang dọc chẳng hai tức là một tâm. Cho nên tự tha đối nhau cũng đều có đủ một trăm hai mươi tám. Đây nói năm trăm mười hai phen là từ hợp nói tùy đế nói. Nếu hiển nhau mà nói tức dùng thứ lớp hiển chẳng thứ lớp, đủ như các văn trước sau phân biệt, đâu chỉ y cứ nghĩa chẳng thứ lớp. Sau lập ba cái một trăm hai mươi tám, chỉ y cứ ba thứ trong một không thể nghĩ bàn lấy làm ba phen, một trong ba mà làm một tâm. Ba – một cùng luận cũng có năm trăm mười hai. Hỏi: Người Viên đâu được ba quán luận riêng tín pháp giúp nhau có khác. Đáp: Thứ sáu sau có nói nhiều vào không, ít vào giả, trung v.v… Đã cho vào riêng cũng có thể quán riêng. Lại phá riêng đầu, vô sanh là đầu, vô sanh tức không. Không môn đã thế, các môn khác cũng như thế. Tùy nghi bèn thành bảy câu khác nhau, còn thành bảy phen một trăm hai mươi tám, đâu những ba đế ư? Cho nên biết tự tha đều có bảy câu. Nếu quán thứ lớp chỉ được là ba. Ba đều trở xuống là nói bốn tất trước, tuy là năm trăm mười hai phen chỉ nói tín pháp hoặc dùng chỉ quán đều nhiếp hết. Vì xếp quyền thật phải y cứ bốn tất. Cái gọi là: Thuốc đời v.v… là mượn văn trong Đại luận để thành ý nay. Cho nên chỉ thuộc thế đế, xếp vào thuốc đời. Như ở thế giới sau lại hải sanh thiện. Nếu thiện chẳng sanh lại phải phá ác. Ác bỏ chẳng bỏ đều phải chấp lấy. Cho nên nói ba đều sai rồi lại sanh đến nghĩa bậc nhất, nếu chưa vô sanh ở đây sẽ khế. Cho nên nói sai rồi lại chẳng phát lại, huống chi kết rằng: Pháp thế, xuất thế giúp nhau thành hiển. Cho nên mỗi hạnh đều trải qua bốn tất. Tuy hạnh có ba tất ắt phải lý. Nếu vào nghĩa bậc nhất thấy lý chưa sâu, lại phải lại dùng ba tất mà thành, huống chi ba tất vốn là nghĩa bậc nhất. Nên nói hiển nhau, huống chi khai quyền hiển thật thứ lớp bốn tất. Còn đều vào ở bất thứ thứ tư, huống chi đây là ba trong bốn tất không thể nghĩ bàn, huống chi ba trong không thể nghĩ bàn đều là nghĩa bậc nhất. Nếu lìa trở xuống là lại bày diệu cảnh ở trước. Vì chỗ an, chỉ quán bốn tất chỉ là phương pháp năng an mà thôi. Nếu tâm an trở xuống là giải thích nghi. Nghi rằng: Vì mỗi hạnh phải như trước các câu an chăng? Nên nay giải thích rằng: Nếu tâm an ở đế một câu liền đủ. Như trước chung an, chỉ an pháp tánh, nếu chẳng an thì bỏ chung dùng riêng. Trong riêng hoặc chỉ một tất liền đủ. Dùng quán thế giới tức nghĩa bậc nhất, hoặc dùng hai câu cho đến nhiều câu, cho đến dùng đủ sáu mươi bốn phen, cho đến dùng nhiều sáu mươi bốn phen. Cho nên nói khéo dùng phương tiện giúp tâm được an. Một mắt trở xuống là nêu thí dụ. Vì đậu nhiều người hoặc một người trước sau nên phải bày rộng. Nếu tuy được vào thì chẳng cần nhiều. Cho nên nói mắc vào một mắt lưới chim. Nói một mắt là cứ vào lời sau cùng nhập pháp, một đời làm đâu chỉ một mắt, cho nên hoặc một người dùng nhiều, hoặc nhiều người dùng một. Huống chi một người trước sau chẳng phải một mà nói được. Cho nên dưới hợp nói: Như nhiều chúng, một người cũng lưới chim gọi là la, lưới thỏ gọi là để hay ta. Chúng sanh trở xuống là hợp. Bổ là thợ săn đuổi bắt trên đất bốn phá pháp khắp. Trước lược nói ý đến. Trước lập bày câu hỏi, tức y cứ cảnh không thể nghĩ bàn trên mà lập câu hỏi. Cho nên nói pháp tánh thanh tịnh chẳng hợp chẳng tan, tức là một niệm ba ngàn trong cảnh lìa bốn tánh chấp, cho nên lược nói chẳng hợp chẳng tan. Hợp tức một niệm, tan tức ba ngàn. Chỉ chúng sanh trở xuống là ý đáp. Y cứ lý không thể nghĩ bàn và hoặc chẳng phải một khác, phá và chẳng phá tùy mê vọng nên sự phải lập phá. Chúng sanh từ vô thỉ toàn thể điên đảo, ai nói nhiều ít, chỉ thêm giải cảnh phát tâm an tâm. Tâm đã chưa an nên nói ít, hoàn toàn chưa phá nên lại nói phá. Trước dùng định tuệ ở pháp tánh nên gọi là An. Nay vì y cứ giáo bốn câu thôi trách tâm chẳng an, nên gọi là phá. Phá đều an, an đều phá, được gọi là tùy sự tâm cảnh chỉ một. Trên là thiện xảo, dưới là y cứ tâm an trên đối nói mà phá chăng. Nếu đã an ở đế, định tuệ đã phát, đó tức là phá, đâu cần đến nay lại phải luận phá. Kế nếu chưa trở xuống là chánh nói ý phá. Vì chưa an, nếu chưa phá, nay lại nói phá, nên nói: Nếu chưa tương ưng v.v… Nói có tuệ của định, vì vậy an tâm phá khắp đều là bặt đãi, đều đủ định tuệ. Nay y cứ vào sơ tâm muốn vào chưa vào, tùy sự điều phục cùng dùng khác nhau, hoặc phải có định của tuệ như an tâm trước, hoặc phải có tuệ của định như nay phá khắp. Cho nên từ hạnh đặt tên, tên chẳng dối lập. Lại trong an tâm ở trước, trước thôi pháp tánh vì nhiều từ định, cho nên nói an. Nay ở trong phá trước y cứ giáo môn nghĩa nhiều từ tuệ, cho nên nói phá. Hai văn gồm đủ, pháp thể chẳng khắp. Cho nên tín pháp trước không gì chẳng phải pháp tánh chỉ quán. Nay đây Vô sanh cũng do đồng thể chỉ quán. Song phá pháp trở xuống là muốn nói môn phá pháp Vô sanh. Lại trước nêu chung các môn khác nhau từ rộng đến hẹp để chỉ vô sanh. Cho nên trước nêu kinh luận nói về các môn tức là giáo hạnh trí lý. Văn tự tức là giáo làm môn. Bốn mươi hai Tự Đại Luân Đại Phẩm trong giải thích rộng. Đại sư Nam Nhạc chia làm hai giải: Một là y cứ chung ba thừa, hai là y cứ biệt viên đốn. Nay bỏ chung theo đốn. Đại Phẩm nói: Đại Bồ-tát cái gọi là ngữ v.v… tự v.v… các chữ vào tự môn A, tự môn A đủ tất cả pháp. Cho đến chữ trà hết các pháp, rốt ráo cùng đây chẳng trọn chẳng sanh, qua khỏi chữ trà không có chữ để nói, chẳng thể nói chẳng thể hết, tất cả pháp như hư không. Hoặc quán hạnh trở xuống là nói hạnh là môn, Tam-muội là hạnh. Đại luận nói: Bồ-tát tu ba Tam-muội gọi là các môn Tam-muội thông đến thật tướng, cho nên hay làm môn cho thật tướng. Nếu mười sáu hạnh là môn ba Tammuội, chỉ là chân đế làm môn, không phải ý văn nay. Hoặc trí tuệ trở xuống là dùng trí tuệ làm môn v.v… Hoặc lý trở xuống là lấy lý làm môn v.v… y giáo trở xuống lại sanh khởi trước chỗ lệ giáo v.v… bốn môn thứ lớp. Giáo đã ở đầu cho nên nay y giáo. Lại vì khiến giáo có công năng, hay chung đến lý, quán trí là giáo hiển sáng. Cho nên sanh khởi. Ba môn trở xuống là lấy bỏ. Ba tạng trở xuống là trong giáo lại phân biệt ba giáo như Tạng v.v…. Nói tạng ở trước phá kiến v.v…, nếu đệ tử Phật sẽ trước phá kiến hoặc tuệ hành tham chán, hoặc nghe thiện lai v.v… thành A-la-hán là thành Phật ba mươi bốn tâm đều cùng dứt, Thông giáo rất đồng. Nói đều há là chẳng ở Phật mà thôi. Biệt chỉ thứ lớp từ cạn đến sâu, nên nói dọc khắp, lại nhờ giáo đạo nên nói dọc khắp. Y thật chỉ dứt mười hai phẩm. Dọc còn chưa khắp huống chi là ngang ư! Nói ngang chẳng khắp. Như mới quán kiến tư, đủ nhiếp các hoặc. Trí năng quán nhiễm tất cả trí, mỗi vị đều thế, nên nói ngang khắp. Biệt giáo chẳng cho nên phải phân biệt. Nay không thể nghĩ bàn trở xuống là mở bày tướng viên môn. Một cảnh tất cả cảnh, chỉ cảnh không thể nghĩ bàn trước, một tâm tất cả tâm chỉ phát tâm an tâm ở trước. Y theo luận này mà phá, nên gọi là phá khắp. Các môn khác trở xuống là y cứ nói ý phân biệt chánh dùng viên môn. Cái gọi là trở xuống là chánh nêu viên môn. Nay ở viên môn lại nói về lấy bỏ. Lý tuy tức nhau sơ tâm từ dễ và tùy tiện nghi dùng nhiều Vô sanh, nên ở viên môn bỏ ba còn một. Môn vô sanh trở xuống là chánh bày Vô sanh ngang dọc phá khắp nhiếp pháp công năng, trong đó trước lược kế rộng. Trong sơ trước nói môn dọc. Trước nêu năng chung, làm sáng tỏ hai ý. Vì sao? Trở xuống là giải thích, giải thích chung hai ý. Trước giải thích nhân đến. Tịnh Danh trở xuống là dẫn chứng. Tịnh Danh, Đại Phẩm đều dùng giáo môn chung hành đến nhân, đều dùng vô sanh làm đầu. Cho nên trong ba mươi hai vị Bồ-tát của kinh Tịnh Danh kia, sơ pháp tự tại nói: Sanh diệt là hai, chẳng sanh chẳng diệt là chẳng hai. Chẳng sanh chẳng diệt tức là viên vô sanh. Bốn mươi hai chữ trong Đại Phẩm cũng Vô sanh đứng đầu, nên nay cũng như thế. Văn nêu tuy dùng hữu môn đứng đầu, y các trước lại dùng vô sanh. Chỉ quán trở xuống là nói chỉ quán hay hiển tuy có giáo này cần phải hành hiển. Cho nên sanh khởi trước nói y giáo chung hành. Nếu không có giáo thì hạnh cũng không có chỗ khắc. Vì có giáo cho nên khiến hạnh trí môn chung với lý. Sơ trụ thấy lý ngoại dụng tự tại, khiến môn vô sanh một lớp sáng tỏ, cho nên nói ngang dọc vô ngại, chỗ xúc chạm đều thông. Cho nên trong sanh khởi nói tuy không chỗ thông mà khắp thông tất cả. Thí như trở xuống là nêu thí dụ. Người gọi hành nhân, vị gọi nhập trụ. Nếu không có môn ấy giáo làm sao trùm khắp. Không có người ấy hạnh làm sao được bẩm. Bẩm giáo hạnh hạnh được đến lý, cho nên nói có người có vị. Như người vào tướng môn mới vinh hiển. Kế chung quả, trước nêu quả được thông, tức Niết-bàn vô sanh, kế định tuệ đều đủ nên gọi là chẳng sanh, trí đoạn đầy đủ, nên gọi là vô sanh. Cho nên hai pháp định tuệ đến quả mới đủ. Văn Đại Phẩm, là Vô sanh lý đủ nên nói chẳng đến chẳng đi, đến Phật mới gọi là vô sanh. Ý văn Pháp Hoa so sánh với Niết-bàn rất dễ hiểu. Chỉ quán trở xuống là nói quả năng hiển. Do quả mãn nên tự tha y chánh tất cả đều mãn. Nguy nguy là cao vòi vọi Đường Đường Nhĩ Nhã nói: Đường đường dung. Bạch Hổ Thông nói Đường Đường Minh. Như trăng cao sáng tức là quả trí. Trong các sao sáng chỉ mặt trăng là hơn hết. Kinh Quán Đảnh nói nguy nguy đường đường như trăng trong sao, xua tan mây sanh tử. Nay nói quả mãn làm lợi ích cho người. Chiếu mười núi báu v.v…, kinh Hoa Nghiêm quyển hai mươi mốt nói: Phật tử, Bồ-tát mười Địa nhân ở trí Phật mà có khác nhau, như nhân đại địa có mười núi báu, tức là Tuyết Hương Kha-lê-la Tiên Thánh Do-càn-đà, Mã Nhĩ Ni Dân Đà Chiết-ca-la Túc Tuệ và núi Tu-di. Mỗi nơi đều gọi là vương. Núi Tuyết nhóm họp tất cả thuốc tất cả thuốc, hương nhóm họp tất cả hương, Kha-lê-la nhóm họp hoa, tiên thánh nhóm họp năm thông, Do-càn-đà Dược-xoa, Mã Nhĩ nhóm họp diệu quả. Ni-dân-đà nhóm họp rồng, Chước-ca-la tự tại túc tuệ nhóm họp Tu-la, Tu-di nhóm họp các trời. Nói tự tại, tức là các Đại đức, tức dùng mười núi nhóm họp các công năng. Đối mười địa, Sơ địa trở lên tâm chứng trí Phật thềm bậc khác nhau. Chỉ có Phật mới biết. Địa này cũng như thế. Cho nên nói nhân ở Trí Phật mà có mười địa. Nay văn dùng dụ cùng kinh nêu biệt. Kinh dùng mười núi để dụ mười địa. Mười núi y từng địa dụ cho trí quả. Nay cũng lấy mười núi mà dụ cho mười địa. Tràng dụ cho Trí Phật, dưới chiếu mười núi. Thí dụ quả Phật trí khởi các địa. Cho nên hợp dụ rằng: Công cao mười địa ảnh đến bốn biển dụ cho khởi ứng, quả cũng dưới hợp. Hấp dẫn bốn cơ, nước như cơ, ảnh như ứng. Bốn giáo bốn môn bốn tất đều là thùy ứng lập giáo. Kinh Kim Quang Minh Phật lễ tháp xương, tân dịch quyển hai mươi nói: Bấy giờ, Thế tôn vì các đại chúng nói bổn duyên của mười ngàn Thiên tử ngồi kiết già trên tòa, bảo các Tỳ-kheo rằng: Các ông có ưa thấy bản thân Bồ-tát chăng? Các Tỳ-kheo chúng con muốn thấy. Bấy giờ bèn dùng tay trăm phước trang nghiêm vỗ đất liền nứt ra, có chế-đa (tháp) bảy báu bỗng nhiên vọt lên các báu trang nghiêm. Khi ấy, Thế tôn liền đứng dậy đảnh lễ, rồi đi nhiễu bên phải, xong trở về chỗ ngồi, bảo A-nan rằng: Ông hãy mở cửa tháp, A-nan vâng lời dạy mở ra, liền thấy hộp bảy báu, thấy có xá-lợi trắng như ngọc kha tuyết. Bảo các Tỳ-kheo: Các thầy hãy lễ bái thân Bồ-tát. Anan bạch Phật Như lai, Thế tôn hơn tất cả, được các hữu tình cung kính, vì sao lễ thân xương này? Phật bảo A-nan: Do đây mau chứng được Bồđề, vì báo đền pháp ân nay ta kính lễ, vì đại chúng nói Bản duyên Tát- đỏa. Tát-đỏa ấy tức là thân ta. Cho nên biết Phật địa nhân quả là do chỉ quán giáo tuy được quả Phật kính bẩm giáo thân. Cho nên nay Phật lễ xương thân. Vô sinh trở xuống là kế nói nhiếp ngang. Đây tức kếp trước sinh sau. Đại phẩm trở xuống là chánh bày môn ngang. Hỏi: Trước môn dọc Vô sinh cũng thấy bốn mươi hai chữ trước, vì sao nay lại lấy tự môn làm ngang. Đáp: Trước ở Vô sinh một môn dọc nhập, cho nên có nhân quả đối nhau cạn sâu, do đó gọi là dọc. Nay dùng bốn mươi hai chữ đều đối nhau đã tự thành ngang. Lại đều nhiếp ở bốn mươi hai chữ, thì trong mỗi chữ chỗ nhiếp lại ngang. Cho nên biết ngang dọc nhiếp đủ trong đó. Đây cũng chẳng phải ngang chẳng phải dọc mà nói ngang dọc. Ý này trở xuống là muốn rộng bày công năng giải thích nghĩa, cho nên đề khởi trước. Chỉ nói nhân quả ngang dọc Vô sinh ý cũng khó thấy. Cho nên lại phải y cứ Phật Tạng. Nay trong văn này giải thích nghĩa Phật Tạng. Trước việc kế quán trong việc thích ở trước chánh dẫn kinh để nói ngoại dụng. Kế hợp môn Vô sinh. Nói ngoại dụng. Kinh quyển thượng chép: Trong không danh tướng, giả danh tướng mà nói, đều là năng lực không thể nghĩ bàn của Như lai. Thí như có người cắp núi Tu-di bay lên hư không, bè đá qua sông (chở) bốn thiên hạ và núi Tu-di. Chân ruồi muỗi làm thang leo lên đến cùng Phạm thiên. Khi kiếp tận thiêu đốt thì khạc nhổ một cái lửa liền diệt, thổi một cái thế giới liền thành, mượn sợi tơ mà treo núi Tu-di, tay tiếp mưa bốn thiên hạ, Như lai nói tất cả các pháp vô tướng, vô vi, Vô sinh, vô diệt, khiến người tin hiểu là rất khó có, rất là ít có. Nếu ít có chỗ được cùng Phật, Pháp, Tăng tranh nhau. Vào tà đạo chẳng nghe xuất gia thọ giới. Uống một chén nước phải biết kinh nói Vô sinh ngoại dụng để hiển diệu lý nhân quả Vô sinh, ấy thì chẳng rõ Nhất thể Tam bảo thường trụ, chẳng nghe xuất gia. Nói chẳng nghe, nếu chẳng hiểu để giới này chẳng đầy đủ thì đây là đồng với Thắng-man quyển cuối để giải. Kinh ấy trở xuống trong hợp Vô sinh. Khạc thổi chỉ là dụng của trí dứt. Trí dứt chẳng hai nên khạc, thổi đồng thời. Nếu có người nói được Vô sinh, thì xin xét ngoại dụng. Phải biết trở xuống là kế nói quán tâm giải thích nghĩa Phật tạng, quán tâm tức là tu nhân trí dứt. Cho nên lại phải y cứ quán tâm mà giải thích. Một sát-na khởi gọi là một chúng sinh, tức khởi tức diệt, gọi là một kỳ. Trong niệm niệm thường sanh ba độc, tức là nghĩa ba tai ở kiếp tận. Ba độc tham đứng đầu, ba tai lửa đứng đầu, dùng chỉ quán không thể nghĩ bàn mà quán ba độc này.

Pages: 1 2 3 4 5