SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.
QUYỂN 5
PHẦN 2
Trong liệu gian này đều có mười sáu phen hỏi đáp:
– Hỏi đáp một là hỏi chung các cảnh vì sao chỉ có mười. Như cảnh ấm nhập các ấm khác nhau. Riêng phiền não cũng là vô lượng, các bệnh các nghiệp cho đến hai giáo Nhị thừa phương tiện chánh hạnh, Bồ-tát ba giáo các vị khác nhau, cho nên nói pháp như trần sa sao nhất định là mười? Đáp: Thật như lời hỏi. Pháp tánh như đất, hạt giống như cảnh, quán hạnh như mưa phát như nảy mầm, lược đếm pháp có đến mười. Kế hỏi mười cảnh trở xuống có chín hỏi đáp, vì bốn câu thành chung riêng. Trước chung hỏi khởi, kế trong đáp trước đáp chung mười câu văn tự có mười. Ở ấm cảnh đầu nghĩa cũng chung mười. Chỉ y theo hai nghĩa, ấm phải ở đầu. Văn dưới tuy nói riêng cũng ở đầu. Trong đó ý văn lại thuận về chung. Người tu chung lấy ấm thân làm trước, các kinh lấy chung ấm làm quán đầu. Ấm sắc ở đầu cho nên nói các kinh đều từ sắc khởi, chẳng phải ấm chung ở mười. Cho đến Bồ-tát nghĩa đều chung mười. Chung trong đây chỉ y cứ vào tên chung nghĩa nó cũng riêng. Lại như mười cảnh đều được gọi là ấm, mà từ nhân quả ấm riêng đều khác, cho nên nghĩa vốn riêng. Ấm cảnh đã thế thì chín cảnh kia cũng.
Trước gọi chung là ấm, vì ấm là gốc ấm cảnh. Phiền não và nghiệp gọi là ấm nhân, bệnh là ấm hoạn ma là ấm chủ, chẳng dục khiến người ra khỏi ba cõi. Thiền là thiện ấm, lại đối mười cảnh nên thiền là thiện ấm. Nếu nói chung thì dục sáu, nhân bốn cho đến niệm xứ các giáo phục vị đều thuộc về thiện ấm. Nay cho Nhị thừa làm ấm riêng nên chẳng y theo chung. Hai cảnh kiến mạn còn gọi là ấm nhân. Nghĩa nhân đồng trước văn ở lệ sau, nên nói lại thế. Nhị thừa Bồ-tát tuy chưa xuất giới (ra khỏi ba cõi) nhưng nghĩa trái sanh tử, trong ngoài khác nhau. Khác ở tám trước nên nói là riêng, lại nếu cảnh này phát là thuộc giới ngoại ấm nên gọi là riêng, mười nghĩa tuy khác, chung chưa lìa ấm nhiếp riêng từ chung, nên chung gọi là ấm, chín cảnh nhiếp riêng ý cũng như thế. Thiền là nghiệp bất động, đối cõi dục động nên gọi là vô động. Nghiệp là dụng của phiền não, phiền não không nghiệp thì không đến dụng, quả vị lai tiếp tục nghiệp vô động, văn nhân tiện mà giải thích, nên nói nghiệp là dụng của phiền não ý văn chánh nói thiền là dụng của phiền não. Tuy ở giới hệ bèn có dụng trường thời thọ vui, cho nên nói dụng. Ma tấcg lãnh cõi Dục, tuy tấcg lãnh cõi Dục nhưng ý muốn khiến người kết thêm ba cõi. Hai chủ Thích Phạm đều có tấc lãnh, đều đệ tử Phật chán sợ sanh tử, nên chẳng được gọi chủ phiền não. Nói Biệt phiền não, là phát tâm xuất thế, tuy có phiền não khác nhau bảy thứ trước, nên gọi là Biệt. Đây từ nhân mà xếp: Nếu từ quả mà xếp thì bảy thứ trước có hoặc chung, hai sau có hoặc riêng, nghĩa chung nhân quả. Ý văn từ nhân, lại từ quả phải chọn ba thứ Bồ-tát, như Bồ-tát Tam Tạng chưa phá hoặc chung cũng gọi là riêng. Cho nên phải từ nghĩa đầu làm chánh vua nay bệnh nặng, là ý Xà Vương lấy thân ghẻ làm bệnh, Như lai Kỳ-bà lấy nghịch làm bệnh. Hỏi: Xà Vương chỉ có hại cha một nghịch, sao nói năm nghịch? Đáp: Một thuộc năm, nên gọi chung là năm. Nghịch tức là nghiệp nên nghiệp cũng gọi là bệnh. Ma hay làm bệnh, ma chẳng ganh vời người về sắc thân báo mạng, chỉ ghét người hóa đạo dân mình. Nay nói bệnh là do thân bệnh, mà lui đạo Bồ-đề. Ba tai là bệnh bên ngoài. Nói thiền cũng gọi là bệnh. Tai họa là tên khác của bệnh. Hồng Phạm Năm Hành chép: Hễ có hại đều gọi là Tai. Xuân Thu chép: Trời trái thời làm tai ương. Lại Liệt Truyện chép: Lửa trời gọi là Tai. Tuy có nói này nhưng thật chẳng biết, trời có chỗ tai ương chia đều, nên biết không phải chỗ Nho Tông nói. Câu-xá chép: Phải bảy lửa một nước, bảy lần nước lửa thì sau có một gió. Tức qua bảy hỏa tai kế có một thủy tai. Như thế qua bảy lần bảy hỏa tai, bảy lần thủy tai, lại thứ lớp qua bảy lần hỏa tai rồi mới có một phong tai, chung thành tám nhân bảy bằng năm mươi sáu hỏa, bảy lần thủy tai và một phong tai. Vì sao? Vì hỏa đến Sơ thiền, thủy đến Nhị thiền, phong đến Tam thiền. Khi Nhị thiền hoại thì Sơ thiền sẽ hoại, khi Tam thiền hoại thì Sơ và Nhị sẽ hoại. Cho nên kiếp kiếp đều hoại Sơ thiền, là thuận Sơ thiền một kiếp tuổi thọ. Phải trải tám kiếp mới đến Nhị thiền, là thuận tám kiếp tuổi thọ trời thứ ba Nhị thiền. Phong tai phải trải qua sáu mươi bốn kiếp mới đến Tam thiền, là thuận tuổi thọ của trời thứ ba Tam thiền. Cho nên Sơ thiền trong có giác quán hoạn, ngoài có hỏa tai, Nhị thiền trong có hỷ hoạn, ngoài có thủy tai, Tam thiền trong có lạc hoạn, ngoài có phong tai, Tứ thiền không có hoạn cũng không có tai. Nay nói suyển tức hỷ lạc, là đối với Đệ tứ thiền không có suyển tức, nên ba thiền dưới chung với suyển tức. Văn thiếu giác quán lược nói hỷ lạc. Bồ-tát Nhị thừa là bệnh không, ba Bồ-tát này đã chưa thấy trung nên cùng Nhị thừa đồng có bệnh không. Nói bệnh không cũng không là dẫn Tịnh Danh làm chứng. Không là bệnh nên nói là bệnh không, bệnh chẳng phải không nên nói cũng không, tức là trong không, không ở thiên không nên nói cũng không. Phiền não kiến mạn là nghiệp bổn, bổn là nhân. Nhân ở ba thứ này đều làm nghiệp. Nghiệp vô lậu của Bồ-tát Nhị thừa cũng như phân biệt ở trước các thứ kia thuộc hành ấm ma. Hành nhiếp pháp rộng cho nên các thứ kia đều nhiếp trong ấy tức là thuộc về ấm ma. Phiền não kiến ma v.v… cũng gọi là Thiền. Thiền chỉ là định. Đã chung tâm sở cũng gọi là Định. Định này lại chung phiền não kiến mạn, cho nên ba thứ này đều gọi là Thiền. Ma là vi đáo định quả, vị đáo địa này cũng gọi là Định. Được định này rồi bỏ thọ mạng mà sanh lên đó, nên gọi Định quả. Bồ-tát Nhị thừa tịnh thiền. Đại Kinh đã dùng bốn thiền căn bản gọi là Trung định, cho nên nay lấy đây làm tịnh thiền. Tịnh thiền thuộc về thượng định. Cho nên kế giải thích thượng định thuộc về Bồ-tát Nhị thừa, hai định trung hạ thuộc tám cảnh kia. Nhưng trong thiền cảnh chỉ dùng căn bản thuộc về trung định Đặc Thắng chung minh phải hai câu nhiếp, chín tưởng đã qua, đều thuộc về thượng định, bảy cảnh kia đều thuộc hạ định. Nói ba định, thì Đại Kinh quyển hai mươi lăm chép: nầy thiện nam! tất cả chúng sanh đều có đủ ba định, tức thượng trung hạ. Thượng định là Phật tánh, trung định là tất cả chúng sanh đầu có đủ Sơ thiền, vì có nhân duyên nên hay tu tập. Hạ định là thuộc mười đại địa tâm số định. Nhưng tám cảnh dưới thật thuộc thiện ác, nay dùng tám cảnh đối với tâm số định đều gọi là định nên dùng đại địa chung tâm sở. Vì đại địa định chung thiện ác. Kinh giải thích thượng định tuy nói ở Phật, trung định đã nới ở Sơ thiền, cho nên nay đem tên Bồ-tát Nhị thừa làm thượng định, ấm nhập ngã kiến thuộc về chúng sanh kiến. Nếu nói chung thì mười sáu tri kiến chẳng lìa ấm nhập. Nay từ riêng mà nói nên chung gọi tên ấm là chúng sanh ấm chấp ngang trái gọi là ngã, chỗ sở chấp gọi là ấm nhập. Phiền não có đủ năm kiến, như trong chín mươi tám sử năm kiến đầy đủ, chín mươi tám này gọi chung là phiền não, cho nên nói phiền não thuộc về năm kiến. Bệnh thọ giả, mạng giả, kiến giả. Mạng là tính liên tục, thọ là tính một kỳ, tầm thường tuy khi chấp bệnh rất thiết, sợ liên tục dứt, sợ một kỳ ngắn, từ gượng mà nói nên đối hai thứ này. Nghiệp thiền v.v… tác giả giới thủ kiến. Chấp ta có làm và tu thiền định, nên gọi là tác giả. Thiền không phải xuất đạo (đạo xuất thế) mà chấp là xuất đạo nên gọi là Giới thủ. Ma là dục chủ, cho rằng khu sách do ta gọi là sử tác giả, khổ vui do ta gọi là sử thọ giả khiến đời sau lại ở cõi Dục gọi là sử khởi giả. Lại sanh tử chỉ thuộc Biên kiến, tức sanh tử chỉ là ấm nhập trước sau. Lại giải thích thuộc biên nên nói lại. Ở sanh thì chấp thường, ở tử thì chấp đoạn, nên gọi là biên. Mạn thuộc về ngã kiến, do ngã nên có mạn, nên mạn thuộc ngã. Nhị thừa Bồ-tát khúc kiến nhiếp, không phải Đạo viên trực nên gọi là Khúc. Đại Kinh nói: Nếu thấy Bồ-tát từ Đâu-suất xuống cưới vợ sanh con, vượt thành xuất gia cho đến nhập diệt, ấy gọi là Nhị thừa khúc kiến. Tuy nêu Nhị thừa mà thật gồm giáo đạo. Như vì Bồ-tát địa tiền hiện thân gọi là báo thân, không phải tự thọ dụng, quyền bày thân khác không phải chân thật, nghĩa phải có khúc. Mười sáu tri kiến này văn ở Đại Phẩm, Đại luận có giải thích rộng. Nay chỉ đối tám, các thứ kia chưa đối là xếp vào trong tám, tức sanh giả kiến, là chấp sanh ra chúng sanh như cha mẹ sanh con. Hai là dưỡng dục kiến là chấp ta hay nuôi người. Ba là chúng số kiến, là chấp ta có năm ấm mười hai nhập, mười tám giới. Bốn là nhân kiến là chấp ta là hành nhân. Năm là thọ giả kiến là chấp ta thân sau sẽ thọ giả báo. Sáu là khởi giả kiến là chấp ta tạo quả báo đời sau. Bảy là tri giả kiến là chấp ta năm căn biết được năm trần. Tám là kiến giả kiến, là chấp ta căn trần thấy được sắc và khởi tà kiến. Nêu tên và thứ lớp đủ như kinh luận và trong Pháp giới Thứ đệ. Vừa rồi là theo nghĩa mà dẫn chẳng theo thứ lớp. Ngoài tám thứ trước nếu nhập vào tám kiến trước, thì sanh giả dưỡng dục là thuộc vào cảnh ma. Ma tuy khác nhau chỗ chấp Phạm vương nhưng khí loại rất giống. Chúng số thuộc ấm cảnh. Thọ giả, khởi giả thì thuộc về nghiệp cảnh. Nhân giả, tri giả, kiến giả thì thuộc về phiền não cảnh ấm nhập ngã, là chấp ngã, ngã sở gọi là ngã mạn. Câu-xá văn đồng, Ấm tức ngã sở, năng chấp tức ngã. Phiền não tức mạn mạn, Câu-xá nói: người khác hơn bảo mình bằng thì gọi là quá mạn, nghĩa đồng với phiền não. Bệnh chẳng như mạn. Luận nói: Đối với nhiều phần hơn cho mình kém là Ty mạn. Như bệnh chẳng bằng người mà còn sanh mạn. Nghiệp thiền kiêu mạn, luận nói bằng nhau thì gọi bằng nhau, tuy nhiên bằng nhau về tâm cao cử nên gọi là mạn, đẳng đều là được thiền mà đều tự cao, nên tụ căng gọi là kiêu, lấn hiếp người khác gọi là Mạn. Ma kiến đại mạn, luận nói đối với người khác hơn cho mình hơn thì gọi là Quá mạn. Như lai thật hơn Phật cũng mạn. Tăng thượng mạn, luận nói chưa được bảo được, Nhị thừa Bồ-tát ở vị chưa tột, cảnh này khi khởi chưa thể dùng quán, chánh ở tăng thượng. Luận trong bảy mạn chỉ khai tà mạn nghĩa là đối với người có đức cho là mình có đức, cũng có thể nhập vào hai cảnh ma kiến vì hai cảnh kia chẳng tôn người. Gọi chung là trong Nhị thừa dùng bốn đế, bốn niệm xứ mà nhiếp chín cảnh, nhân duyên bốn đế chỉ là chung riêng, bốn đế nhiếp pháp gọi là nghĩa vừa tiện. Cho nên chỉ nói bốn đế mà không nói nhân duyên. Ấm nhập toàn là cảnh bốn niệm xứ, ấy là khổ đế, bốn niệm thuộc cảnh ấm nhập. Lại dùng bốn niệm xứ thể riêng. Biệt đối, bệnh hoạn tức là thân thọ niệm, cũng thuộc về khổ đế. Thiền là pháp niệm thọ niệm tức thuộc về tập đế, tịnh thiền cũng thuộc đạo đế. Phiền não kiến mạn thiền và tâm vương trong nghiệp nhân tập nhau, tức tâm niệm xứ tập đế nhiếp các tâm sở và tân sở trong nghiệp tập nhân, cùng ma cùng pháp thuộc niệm xứ tập đế. Bồ-tát pháp, niệm xứ, đạo diệt đế, vì trong pháp niệm thuộc pháp rộng nhiều, tức là hữu vi vô vi. Nếu luận Niệm Xứ thuộc uẩn, thì niệm xứ tức chẳng nhiếp pháp vô vi. Nếu chỉ ở trong bốn đế thì thuộc khổ đế, cho nên nói bốn niệm xứ thuộc bốn đế. Lại đối chung, chỉ dùng cảnh niệm xứ thuộc khổ đế, quán niệm xứ thuộc trí đạo đế. Như đối này là niệm xứ, chỉ thuộc bốn cảnh Ấm nhập, Thiền định, Nhị thừa, Bồ-tát, đủ nhiều ý này nên khai hợp mà giải. Nếu lại y cứ chín niệm xứ, thì bảy thứ trước thuộc phương tiện tức chỗ dùng của hai cảnh sau. Nếu nhiếp tám thứ trước phải như giải thích ở trước suy nghĩ sẽ thấy.
Bốn hoằng nhiếp chín: Bốn đế đã là cảnh bốn hoằng, y theo phân biệt trước cũng có thể hiểu. Hỏi: cảnh pháp chỉ chung v.v…, bốn câu hỏi sau chỉ dùng riêng mà hỏi chung. Ý hỏi đầu: Cảnh, pháp và danh đã chung nhau thì người năng quán có chung chăng? Pháp tức là đường thể mười cảnh, danh là tên trên pháp, dùng mười pháp này chung chưa lìa ấm cho đến gọi chung là pháp Bồ-tát. Đó gọi là pháp chung. Văn nói gọi chung ấm nhập cho đến gọi chung Bồ-tát, đó là tên chung. Pháp danh đã chung cho nên lại hỏi hành năng hành nhân là có chung chăng? Ý đáp, tức dùng đều chung mà đáp. Vì sao? Vì chín trước chưa phát tâm, trước còn gọi Bồ-tát, cho nên Bồ-tát cảnh mà được chung kia, trong văn lại nêu chín cảnh gọi chung Bồ-tát, ấy thì cũng biết người tu cũng chung. Nói chưa phát tâm gọi Bồ-tát, đây là cứ vào lý tánh tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật há chẳng phải Bồ-tát ư? Hỏi: Cảnh danh dung chung, vì sao pháp lại nói chung. Đáp: Danh mời pháp, danh ấy đã chung thì pháp chẳng cách. Gọi chung Nhị thừa v.v…, luận Pháp Hoa nói có bốn thứ Thanh văn, tức là trụ quả, ứng hóa, thối Bồ-đề, tăng thượng mạn. Nay nói Phật đạo tức là ứng hóa. Nói tăng thượng mạn thuộc tám dưới là Nhị thừa chánh phải trụ quả. Nay nói cảnh phát không phải tám cảnh trước, lại không phải Bồ-tát nghĩa đồng trụ qua, thồi tâm Bồ-đề cũng ở chín dưới. Nếu thối là Nhị thừa thì thuộc cảnh Nhị thừa, nếu thối Viên vào Thiên thì vẫn thuộc cảnh Bồ-tát. Nếu Đại Tiểu đều mất thì mới có tám dưới. Trong thiên lại phải phân ra lậu và vô lậu để đối mười cảnh nên phải xét kỹ. Nói Phật đạo, lại y cứ phát tâm, chẳng phải viên cực. Kế một hỏi đáp. Trong đáp hợp chữ mà giải nghĩa, tức dùng nghĩa riêng tên chung mà đáp. Trước hỏi chung là vô thường chăng. Hỏi: Mười cảnh trước đã được gọi chung Bồ-tát Nhị thừa, tám thứ kia không phải ba thừa được gọi là ba thừa. Hai chẳng phải vô thường là vô thường chăng? Ý đáp: Tám không phải ba thừa mà thân hết, hai chẳng phải vô thường mà có nghĩa vô thường cho nên dẫn thật tánh ra khỏi ba cõi cũng có vô thường. Bồ-tát còn như thế huống chi là Nhị thừa? Cho nên hai cảnh sau đều là vô thường. Kế hỏi đáp, trong đáp phân chữ mà giải nghĩa. Trước hỏi chung là hữu lậu chăng. Lại dùng tám thứ trước mà hỏi lại hai sau, nếu cho là vô thường, mà vô thường là lậu, vì sao lại dẫn thật tánh mà nói trụ cõi vô lậu? Ý đáp: Chung đều là lậu, có nghĩa khác nhau. Giáng Phật đến nay đều gọi là Lậu. Có nghĩa khác, vì mười cảnh riêng nên ấm đến kiến mạn có lậu giới nội, Bồ-tát Nhị thừa có lậu giới ngoại, nội ngoại khác nhau nên nói có khác. Luận Bảo Tánh kia nói vô lậu, là nhìn nội mà được tên. Nếu ở giới ngoại vẫn gọi là lậu. Vô thường đảo nghĩa cũng giống như thế. Nếu dùng đại pháp mà hình (xử tội) thì trong ngoài đều lậu. Kế một hỏi đáp trong đáp trước hỏi chung là thiên chân phải chăng? Dùng cảnh Nhị thừa mà hỏi chín cảnh kia, hai sau không phải hữu lậu, đều được tên hữu lậu, Nhị thừa là thiên chân, chín thứ kia cũng phải thiên chân. Trong đáp cũng phân chữ mà đáp vẫn chưa hội viên, nên đều là thiên. Chân có khác nhau nên nói chân khác. Bồ-tát Nhị thừa có chân giới ngoại tám cảnh kia có chân giới nội. Kế hỏi đáp: Trong hỏi nói nghĩa không thể hiểu, như trước đã giải thích pháp Danh thân, cho đến vô thường hữu lậu thiên chân cũng chung mười cảnh, là một bề chung cũng biệt chăng? Đáp: Khác nhau vốn Biệt đâu cần lại hỏi, cho nên nói: Mười cảnh tức là nghĩa biệt. Ba câu hỏi này là thành ba câu dưới đây, tức câu Biệt thứ hai xong. Kế lại có trở xuống tức là câu thứ ba, chẳng còn hỏi Biệt, ở trong đáp Biệt liền giải thích ra. Nên nói lại có vừa chung vừa riêng, ở trong đó lại phân ra vừa chung vừa riêng, cùng là chung là riêng, tuy đều thuộc câu thứ ba mà đều đồng khác. Trước ấm nhập cảnh đều có hai nghĩa, nên gọi là vừa chung vừa riêng. Vì sao? Vì thân vốn quán đầu, hai nghĩa khác chín nên gọi là cũng riêng. Lại khiến nghĩa ấm chung nhập chín kia, lại khiến chín kia đều được gọi là ấm, nên gọi là cũng Thông. Vì chín kia thiếu hai nghĩa, nên chỉ được các cảnh xoay vần khác nhau, nên gọi là Riêng. Xoay vần cùng chung nhau nên gọi là chung. Cho nên thì một pháp có đủ hai nghĩa, nên nói vừa chung vừa riêng. Một pháp hai hướng đối khác nên hai, chỉ nói là chung là riêng. Nói hai nghĩa: Một là Biệt đáng ở đầu; hai là cùng thông với chín thứ kia. Chỗ nói hai hướng và đối với khác, vì khác cho nên riêng, chẳng khác cho nên chung. Ấm cảnh đều khác, khác này cũng chung, có riêng Biệt ở đầu toàn khác chín kia, nên nói cũng Biệt, dùng cũng Biệt này mà đối cùng Thông nên nói cũng Thông, chín kia chẳng cho nên chỉ nói là chung là riêng. Vì không có hai nghĩa đầu. Chín cảnh dưới phát có thể làm quán, chẳng phát làm sao quán. Cho nên thiếu nghĩa đầu. Các giáo được nêu chẳng xem là đầu vì thiếu nghĩa thứ hai, không có hai nghĩa này thì chẳng gọi cũng riêng. Đã không phải cũng riêng nên chẳng thành cũng chung. Nếu thế, dưới đem phiền não bệnh hoạn để hỏi ấm nhập, hai cảnh này cũng có hai nghĩa, đâu riêng ấm nhập. Vì sao? Phiền não cũng là gốc các pháp, hỏi đồng nghĩa đầu, vốn là trị hoặc hỏi đồng nghĩa kế. Bệnh cảnh cũng như thế. Ý đáp: Trước nói phiền não trong nghĩa không hai, ngăn dùng Đại Kinh để vặn hỏi, hỏi rằng: Nếu vậy phiền não không được xem là gốc các pháp, vì sao kinh nói: Phiền não cùng thân tuy không trước sau, phải do phiền não mà được có thân, phải biết phiền não chắc chắn là gốc của thân, đâu thiếu ấm nhập làm gốc quán. Cho nên nay ngăn nói nhân, phiền não mà có thân, phiền não đã thuộc đời quá khứ vì sao lại được làm cảnh quán. Tuy vốn vì tự hoặc đâu lại tự hoặc mình đã dứt ư? Cho nên các giáo đều trước quán ấm, vì hoặc hiện tại chấp ấm mà sanh. Chỉ khiến quán ấm, hoặc sẽ chẳng sanh thì bệnh thường không khởi. Dưới đáp bệnh không hai nghĩa, rất dễ thấy. Sau đây không câu hỏi liền giải thích tướng câu thứ tư. Đều không thể nghĩ bàn. Như chẳng thứ lớp đều là pháp giới thì lại nói Thông Biệt với ai? Một ấm tất cả ấm, đủ như cảnh không thể nghĩ bàn nói: Văn chỉ nêu ấm mà chẳng nói chín thứ kia, vì ấm đã nhiếp khắp thì chín thứ kia sẽ từ ấm sinh. Lệ ấm cũng phải một hoặc là tất cả hoặc tất cả, hoặc là một hoặc, chẳng phải một chẳng phải tất cả. Cho đến Bồ-tát một nguyện là tất cả nguyện, tất cả nguyện là một nguyện không phải một, không phải tất cả. Kế là hỏi đáp, riêng hỏi ấm cảnh. Chín cảnh kia từ phát được tên, đều có tên gọi khác nhau. Khi ấm giải khởi cũng là phát được, phải lập tên riêng. Ý đáp: Ở ấm sanh giải tuy là phát được, vì không có tướng lại thuộc về ấm. Như phiền não khởi quán đối với phiền não mà sanh viên giải. Giải thoát này khi khởi cũng không gọi tên riêng. Nay cũng như thế, giải này sanh rồi thì sanh chấp khởi ái, hoặc bệnh hoặc nghiệp mà có tên riêng. Tự do chấp v.v… không liên quan tới ấm giải, cho nên ấm giải chẳng có tên riêng, nên nói nếu giải phát v.v… Đây thì trở xuống là lược xếp vị thứ công năng. Nói khí phần, tức vào tướng trước năm phẩm chỉ được trở xuống là kết xếp. Nhân ở ấmgiải mà sanh tướng khác. Tuy cũngthuộc ấm mà chẳng được gọi vừa chung vừa riêng. Nói chỉ được chung riêng v.v… là chỉ được là Thông là Biệt. Khi giải này sanh thì nghĩa đồng với chín sau. Đồng phát sanh được, cho nên cũng chung với chín là chung là riêng. Lại chẳng phải ấm cảnh, cho nên khác nhau ấm vừa chung vừa riêng. Hỏi: Rõ ràng ngăn cách mãi, như đáp hỏi trước, mười cảnh khác nhau tức là nghĩa Biệt. Biệt này vẫn Thông cho nên lại hỏi: Cũng có mười cảnh rõ ràng khác hẳn, có cùng chung chăng? Đáp: Văn nêu đủ rọ ràng khác hẳn. Điều nghĩa là điều khoa, tức là mười khoa khác hẳn. Bốn niệm ấm riêng, là nếu chỉ nói ấm, tên ấm còn chung, nếu nói bốn niệm quán ấm cho đến vô ngã quán giới thì chẳng được gọi là ấm, nhân biệt ấm v.v… mà nói không tụ, kinh Tịnh Danh nói: Lạc quán nội nhập như không tụ. Đại Kinh nói: Như xóm làng trên hư không, nhìn xa thì có, nhìngần thì không. Nhập cũng như thế phàm phu, tức là người có trí biết là không. Vô ngã quán giới, Đại Kinh chép: Kẻ nhiều mê đắm ngã thì là phân biệt pháp mười tám giới, trong mỗi giới tìm ngã chẳng thật có. Năm pháp dừng tâm phiền não biệt. Ngũ đình tâm chỗ tự đều khác nhau, đâu lại được gọi là quả v.v… phiền não tám niệm bệnh riêng, là tu chín tưởng sợ khiến tu tám niệm, lấy sợ làm bệnh còn khác nhau. Ở bốn đại chẳng điều đâu đồng nghịch bệnh và thiền bệnh v.v… Mười nghiệp lành riêng là ba nghiệp trong mười chỗ đối đều khác còn chẳng phải mười ác đâu đồng với vô lậu và vô động v.v… Năm hệ ma riêng, bốn y chỗ răn và Lăng-nghiêm hết lời ngăn cấm, khác nhau ấm ma, hạnh ấm các ma, cho nên trong phẩm bốn y, của Đại kinh, bốn y Bồ-tát xô đuổi ma bảo rằng: Nếu Thiên ma Ba-tuần lại đến thì sẽ dùng năm hệ mà trói buộc ông. Chương An giải thích rằng: Hệ có hai thứ: Một là năm Thi hệ, hai là Hệ năm xứ. Năm thi hệ là như bất tịnh quán thì tự ái ma năm xứ y lý mà thấy biết ma. Cho nên trong kinh Thủ-lăng-nghiêm, Xá-lợi-tử hỏi Phật: Nói Tam-muội này có bị các ma phá rối chăng? Phật nói: Có muốn thấy việc suy não của các ma chăng? Vâng! chúng con muốn thấy, Phật phát ra ánh sáng giữa hai đầu chân mày thì thấy các ma đều bị năm trói buộc. Xá-lợi-phất nói: do ai làm như thế? Phật nói: Là nhờ năng lực của Tam-muội Thủ Lăng-nghiêm. Chỉ có cái gọi là Tam-muội ấy, ma muốn làm chướng ngại thì tự thấy năm ràng buộc. Phật diệt độ rồi cái gọi là Tam-muội ấy cũng giống như thế. Sáu Diệu môn thiền riêng, số sáu môn trước sau khác nhau đâu đồng tâm sở và thượng định v.v… Đạo phẩm kiến biệt, Đại Phẩm chỗ tự tức giới nội, kiến tức giới thủ, với mười sáu tri kiến và biệt kiến v.v… Vô thường khổ không mạn biệt, hai thừa Đại Tiểu đều có thượng mạn, nếu trong Đại thừa chưa được quả Phật, tự bảo đã rốt ráo thì gọi là tăng thượng mạn. Nếu trong Tiểu thừa chưa được bốn quả mà bảo đã được bốn quả thì gọi là Tăng thượng mạn. Nay trong Tiểu thừa do quán vô thường mà gọi là cực lý đâu đồng Thế Thiền gọi là bốn quả ư? Lại khác nhau tám mạn và tám cảnh ở dưới. Bốn đế nhân duyên Nhị thừa riêng, tự là Tam Tạng Nhị thừa đâu đồng Nhị thừa trong thông, cho đến thượng mạn, Phật đạo v.v… ư? Bồ-tát sáu Độ riêng, là ba kỳ hoặc đâu lại đồng với người chưa phát tâm v.v… Đây thì điều nhiên hai nghĩa nên biệt một là y theo năng trị mà lập riêng mười thứ này, như ấm giống đồng mà chia ba khoa khác. Chín năng tự kia y theo đây mà biết. Hai là mười thứ nay biệt biệt chẳng đồng, nên còn gọi là Biệt.
Hỏi năm uẩn trở xuống là sáu phen hỏi đáp là thành ý Không thể nghĩ bàn như trước đã nói. Trước phải quán ấm, ấm có sắc tâm, tức là bốn ấm xem là năng quán, hay ngoài bốn ấm mà có năng quán riêng. Nếu ngoài sắc tâm có năng quán riêng, thì cảnh sở quán nhiếp pháp chẳng hết, nếu chỉ bốn ấm xem là năng quán thì vì sao lấy ấm mà quán ấm? Trong đáp có hai y: Một là y cứ tướng Không thể nghĩ bàn mà đáp, hai là y cứ nghĩ bàn nêu so sánh mà đáp. Ý một không thể nghĩ bàn, sắc tâm từ vô thỉ vốn là lý tánh cảnh mầu diệu trí, mà tùy vọng chuyển nên chẳng hay chẳng biết nay đã nghe tên biết ấm tức là đó, tức là bốn ấm tâm mà năng quán. Cũng có thể trở xuống là nêu lên so sánh đáp, dẫn trong Tiểu thừa có thiện, ác, vô ký cho đến pháp tánh vô đẳng đẳng ấm. Sơ tâm tuy lấy ác và vô ký xem là sở quán, biệt lập thiện ấm xem là năng quán, quán mãi không thôi, thì ác vô ký ấm chuyển thành thiện ấm, tức thành hướng lai năng quán thiện ấm. Phải biết khi mới quán tuy hai mà một, khi ấm chuyển tuy một mà hai, cho đến chuyển thành vô đẳng đẳng ấm cũng giống như thế. Vì sao? Vì sở quán tuy chuyển mà lại lập năng quán, cho nên tuy một mà hai. Tuy lập riêng năng quán mà sở chuyển làm năng, cho nên tùy hai mà một. Tuy xoay vần chuyển nhau trọn thành ngoài ấm, lập riêng năng quán. Thiện ác ấm v.v… vị ở ngoại phàm, phương tiện ấm, vị ở nội phàm, vô lậu âm tột ở La-hán, pháp tánh ấm ở cõi Phương Tiện được pháp tánh ấm, trong ấm không gì bằng, cho nên dùng vô đẳng mà giải thích pháp tánh, đâu không phải trở xuống là kết. Tiểu thừa trở xuống là so sánh Tiểu thừa, bèn trong một mà nói hai. Huống không thể nghĩ bàn cảnh giới tức nhau, cho nên không thể nghĩ bàn tức ấm là quán mà cảnh trí rõ ràng.
Kế hỏi: Đã nói ác vô ký ấm chuyển thành thiện ấm, cho đến chuyển thành vô đẳng đẳng ấm, như thế xoay vần chuyển sở thành năng, vì riêng chuyển quán, quả ấm cũng chuyển. Ý đáp: Trong hướng lập hỏi dùng hướng Tiểu thừa so sánh đáp làm hỏi. Nay đáp dùng thẳng tướng không thể nghĩ bàn trước mà đáp ý. Y cứ riêng Tiểu thừa chẳng nói báo chuyển, cho nên y hai văn Đại Phẩm, Pháp Hoa đều là nghĩa viên quán báo ấm chuyển. Nếu Báo chẳng chuyển, thì làm sao lấy cha mẹ sinh ra làm căn, đều thấy nghe Tam thiên đại thiên. Đại Phẩm sắc tịnh, ý ấy cũng như thế, cho đến khi vị sáu căn thanh tịnh cũng được gọi là Báo ấm chuyển.
Kế hỏi: Mười cảnh và năm phần. Ở đây hỏi sanh riêng không liên quán đến hướng đáp. Trong đáp trước Biệt kế đồng. Nói năm phần, là tự lấy năm này mà xếp chỗ được thiền có tiến lùi v.v… các tướng khác nhau. Nay nói mười cảnh là nói cảnh sở quán, mười pháp khác nhau, đâu được mười cảnh đồng với năm phần. Nay phải trở xuống là ép hội khiến đồng thì có hai hội chung riêng. Trước dùng năm phân phán hcung mười cảnh. Bốn thứ trước rất dễ hiểu, đạt tức tùy phát, đều dùng tự cảnh mà thể đạt ở cảnh v.v… Nếu ở hạ biệt, ở cảnh thì cảnh tự làm năm phần. Như xếp trong thiền cũng có y cứ thiền y cứ phẩm chung riêng hai phán. Cho nên nay cũng như thế. Nếu y cứ quán làm năm phần, thì Tạng Thông Biệt Viên bốn giải khi khởi, từ trước đến sau là tiến, trước ba tùy một là trụ, được một phải từ là hộ, được rồi lại mất là thối, được rồi tự biết là đạt. Nếu y cứ phẩm, thì ba giáo đều có nghĩa y cứ phẩm, nay lại từ viên, như viên giải phát thì trước từ Sơ phẩm, cuối đến Vô sanh là Tấn phần. Ngang đến hai phẩm lại cho đến sáu căn, gọi là Trụ phần. Bản chất từ Sơ phẩm cho đến mười tín tác ý căng trì, gọi là Hộ phần. Vừa được một phẩm liền sẽ thể đạt, chỗ được chưa sâu tức là Đạt phần. Nếu y cứ về cảnh, thì phiền não khi khởi lấy tham nhìn sân gọi là Thông. Y cứ các hoặc, thì trong tham cạn sâu mới gọi là Biệt. Y cứ các phẩm tiến và trụ rất dễ hiểu. Phòng chẳng dục trừ gọi là hộ, khởi rồi tụ mất, gọi là Thối, tự biết lả hoặc gọi là Đạt. Các việc khác đều như trên mà phán, hoành thụ thì ngang là chung, dọc là riêng hai phen đối nghĩa, y cứ trên mà biết, chẳng thể ghi rõ. Nhưng y cứ thiền làm chánh, chín cảnh bàng thông. Cho nên chẳng thể lệ thiền rõ ràng. Ngang dọc trước ý cũng như thế. Nhưng năm phần trở xuống lại chung câu hỏi, hỏi rằng: Năm phần xếp thiền khác với mười cảnh, đã được gặp nhau cũng có thể gặp được sáu tức mười địa chăng? Cho nên làm chung rằng: Năm phần mười cảnh đều là pháp tướng nghĩa lý tuy khác mà gượng làm hội chung. Sáu tức mười địa cả hai đều là vị, cho nên chẳng thể dùng năm phần mà xếp. Như nói tiến đến Diệu giác, chẳng thể lại khiến lui sụt đến sáu căn. Các hộ trụ khác là nói đây. Năm phẩm có dung không phải chánh ý của văn, lại cũng chẳng thể dùng sáu tức mà xếp địa. Kế hỏi niệm tánh duyên tánh v.v… Ở đây lấy tùy tự ý văn mà hỏi. Hỏi này chánh hiển cảnh không thể nghĩ bàn. Trong đây một câu hỏi gồm có hai ý, trước hỏi duyên niệm tánh lìa, kế y cứ lìa này để hỏi mười giới. Pháp tánh lý năng niệm gọi là niệm tánh lìa. Pháp tánh lìa sở duyên gọi là Duyên tánh lìa. Đã lìa ở năng sở tánh cũng chẳng phải số lượng. Chỉ quán một pháp tánh, tánh tịnh như hư không, vì sao trong tánh không mà đủ mười pháp giới. Nếu đủ mười pháp giới tức là Duyên niệm. Nếu cũng có Duyên niệm thì đâu được gọi là lìa. Trong đáp có hai ý. Trước lược bày ý hỏi, kế giải thích không thể nghĩ bàn. Văn đầu gồm hai, trước nêu chung không thể nghĩ bàn. Vô tướng trở xuống là chánh đáp hai nghĩa. Trước nói vô tướng mà tướng. Trước đáp mười giới vô tướng mà có tướng mười giới. Quán trí rõ ràng. Kế đáp duyên niệm, tuy không năng sở mà quán trí rõ ràng. Quán là năng quán mười giới làm sở. Điểm không luận giới, giới không có giới tướng. Tuy nói năng sở nhưng duyên niệm vốn không. Nó giải trở xuống là kế giải thích nghĩa không thể nghĩ bàn. Nó giải chỉ rằng núi Tu-di và hạt cải dung nhập vào nhau. Việc này rất hiếm lạ, thế gian ít có nên gọi là không thể nghĩ bàn. Nói Tu-di dung chứa hạt cải, tức là chui vào hạt cải. Hạt cải dung chứa Tudi, nghĩa là hạt cái chứa đựng núi Tu-di, lửa mọc hoa sen, Đại Kinh chép: Trong lửa mọc hoa sen, ấy có thể gọi là ít có. Người có khả năng vượt biển, Đại Kinh quyển mười sáu nói: Nếu có người nói: Ta vượt được biển, có thể nghĩ bàn chăng? Phật nói cũng có thể nghĩ bàn, cũng chẳng thể nghĩ bàn. Nếu người vượt được thì chẳng thể nghĩ bàn, nếu Tu-la vượt thì có thể nghĩ bàn. Như giải thích này thì chỉ là theo sự. Nếu chỉ theo sự thì làm sao hiển được lý không thể nghĩ bàn. Như Tăng Nhất A-hàm nói: Có bốn thứ sự không thể nghĩ bàn, tức là thế giới, chúng sanh, rồng, cõi Phật. kinh Hoa Nghiêm cũng nói Tự Tại Thiên Vương có cô con gái quí tên là Thiện Âm, ở trong một tiếng nói phát ra trăm ngàn âm nhạc, mỗi tiếng nhạc lại phát ra trăm ngàn âm thanh. Đây chỉ là người chẳng thể lường biết gọi là không thể nghĩ bàn. Lại có chỗ giải thích núi Tu-di chui vào hạt cải v.v… ấy là thần lực cho nên như thế. Thần lực chính là xưa không nay có, chẳng phải pháp thường trụ. Có người nói: Lớn nhỏ không tướng nên có thể chui vào nhau. Có người phá rằng: Nếu nhỏ tự là nhỏ, lớn tự là lớn thì tự tánh lớn nhỏ chẳng được chui vào nhau. Nếu nhỏ là lớn nhỏ, lớn là nhỏ lớn. Đây là tánh nó lớn nhỏ, đâu thể chui vào nhau. Chỗ ông lập nhỏ không có tướng nhỏ, lớn không có tướng lớn, đây là tánh khác lớn nhỏ cũng chẳng chui vào nhau. Nếu nói nhỏ là nhỏ của lớn nhỏ, lớn là lớn của lớn nhỏ, gọi là cộng tánh lớn nhỏ cũng không thể chui vào nhau. Nếu nói nhỏ là không phải nhỏ của lớn nhỏ, lớn là không phải lớn của lớn nhỏ, đây là không có nhân lớn nhỏ, nên cũng không chui vào nhau. Nếu đem lý gởi sự như kinh Hoa Nghiêm thí dụ trong một hạt bụi có quyển kinh lớn bằng cõi đại thiên. Một niệm như hạt bụi, các pháp như quyển kinh. Hạt cải và Tu-di lấy thí dụ cũng như thế. Nếu mất ý nay, lý thật khó chung. Từ giải nay trở xuống tức nhà nay của chánh giải. Chỉ y cứ một niệm tâm tánh chân như khế với lý này cho nên có dụng khó nghĩ bàn. Lý tánh tuy không năng duyên sở duyên mà năng sở rõ ràng. Tu lý này nên gọi là năng hành, khế lý này gọi là năng đáo. Đáo nên có dụng y cứ chứng lý mà giải thích. Cho nên nói lý thì hơn sự. Văn nay nói lược. Phải y Tịnh Danh Sớ Giải thích Phẩm Bất Tư Nghì. Kinh nói: Bồ-tát có giải thoát gọi là không thể nghĩ bàn. Nếu Bồ-tát trụ vào giải thoát ấy, đem núi Tu-di cao rộng mà nhét vào hạt cải cho đến một phẩm đều nói như thế, vì chứng giải thoát nên sự dụng vô cùng. Nên nói cho đến cùng kiếp chẳng thể nói hết. Trong sớ chỉ dùng ba quỉ mà nêu văn kinh này, lý không gì chẳng hết. Các Phật, Bồ-tát cũng giải thoát, tức chân tánh quỉ cũng gọi là chân tánh giải thoát. Nếu Bồ-tát trụ vào giải thoát ấy tức quán chiếu quỉ, cũng gọi là thật tuệ giải thoát. Hay dùng núi Tu-di cao rộng v.v… tức là tư thành quỉ, cũng gọi là phương tiện tịnh giải thoát. Văn ấy đủ lấy ba giáo ba quỉ mà so sánh giải quyết, mới hiển bày tâm tánh viên cực ba quỉ. Nay bỏ ba giáo sáng thẳng tâm tánh đem chân tánh quỉ hợp cũng thật tuệ gọi là năng đáo. Hay theo lý khởi dụng, nên nói lý thì hơn sự. Hỏi: Chân tánh tự hòa hợp với thật tuệ, có quan hệ gì đến ngoại cảnh mà nói lớn nhỏ chui vào nhau là do khế lý? Đáp: Song tục tánh này ở khắp pháp giới. Mê nói trong ngoài, ngộ chỉ một tâm. Cho nên bốn nhãn hai trí muôn tượng sum nhiên. Phật nhãn chủng trí chân không sáng suốt vắng lặng. Nay tuy mới quán đâu khiến thuận mê. Chế tâm từ lý đều là tâm tánh. Kế hỏi: Là mỗi nhân tâm đủ nhân mười giới hay mỗi giới quả đủ quả mười giới. Đáp: Trong đáp chung ở trước có nói đủ tướng có. Pháp nhĩ (như thế). Một niệm nhân tâm đạo lý đủ mười, một quả giới đâu phải một giới, nhưng nói một quả đủ ở mười quả, quả đã cách vượt khắp hiển giống kho, nếu biết tùy khởi một tâm trong mười, một thông cả mười, cho nên một quả đủ mười nhân, một nhân đủ mười nhân, nên nói nhân chung lý thì dễ biết. Trong văn trước nói nhân chung. Kế nói quả cách. Trở về nhân chung, chỉ nêu trước sau, khoảng giữa so sánh mà biết. Trước Từ Đồng Nữ, như Tâm Luận chép: Từ đồng nữ Trưởng giả muốn theo bạn vào biển lấy ngục. Xin pháp mẹ ra đi. Mẹ bảo ta chỉ có mình con, sao bỏ mẹ mà đi. Mẹ sợ con đi bèn ôm lấy chân con. Đồng nữ nắm tóc mẹ kéo dứt mẹ liền buông ra. Đến biển trên đảo thấy vành sắt nóng từ trên hư không rơi xuống đỉnh đầu, bèn phát thệ rằng: Nguyện tất cả khổ của pháp giới đều nhóm họp về thân con. Nhờ sức nguyện mà vành lửa liền rơi. Từ đó chết rồi sanh lên cõi trời thứ sáu, trái ý mẹ làm đứt tóc thành tâm địa ngục phát thệ nguyện lớn liền thuộc cõi Phật. Dẫn chưa được ký khinh được ký. Tuy chưa được ký đã thuộc tâm Phật. Khinh được ký mà thành cõi địa ngục. Cho nên Đại Phẩm quán không chẳng chứng phẩm nói rằng: Ta chứng bạt trí (không lui sụt), còn người khác không được, bèn khinh bác bỏ người khác. Vì việc ấy nên xa lìa Bồ-đề, xa lìa thiện tri thức. Nếu tức thân mà sám hối lâu dần lại nương Bát-nhã Ba-la-mật. Nếu chẳng tức hối thì phải biết là tội nặng ở bốn cấm hơn năm tội nghịch. Phải biết là Bồ-tát Chiên-đà-la. Lại dẫn trở xuống là nói lược quả cách bày hỏi hiển tướng. Từ sự lý mà nói tức mười giới quả đều đủ mười quả. Nên nói phàm thánh đều đủ năm ấm, ấm tức là quả. Phàm tức sáu phàm, Thánh là bốn thánh. Tuy lại đều đủ, chẳng thể Thánh ấm như phàm ấm. Nói chẳng thể là ý nói phàm ấm khác nhau thánh ấm. Lại Phật đủ trở xuống làn nêu một quả Phật đủ cả mười giới. Nhưng chẳng thể vì Thánh ấm đồng phàm, tự là quả Phật hay đủ mười giới, trọn chẳng phải Phật địa ngục giới xem là phàm phu địa ngục giới. quả Phật đã mãn nói theo sự. Đã đủ mười giới. Sơ địa Sơ trụ phân đủ mười giới. Cho đến phàm phu chỉ là lý cụ. Ấy thì mỗi giới quả đều đủ mười chẳng lộn lạo nhau. Một lần từ dễ lại nói nhân chung cho đến giới cách. Lý mà nói đó, một niệm nhân tâm thật đủ mười giới trăm giới nhân quả. Vì sao? Vì như nói khởi một giới tâm đủ cả mười giới mười như mười như chỉ là pháp nhân quả mà thôi. Tướng đến nhân duyên vì thuộc về nhân, quả báo thuộc quả. Phải biết một niệm thường đủ trăm giới y chánh nhân quả. Cho nên không Phật Tạng nói: Phật thấy trong tâm tất cả chúng sanh đều có Như lai ngồi kiết già, có đủ quả Phật, quả kia cũng như thế. Cho nên địa dưới tuy đủ nhân quả, mà chỉ là lý tánh. Do đó có quả cách mà nói. Kế hỏi: Một niệm đủ mười là nhậm vận đủ mười giới, vì đãi ngộ duyên tác ý hiện khởi tên đủ mười ư? Nếu y theo đáp trước nhân chung dễ biết. Đã nói một tâm đủ một giới xong. Nhưng quán đáp trước hình trạng giống như tác niệm, cho nên lại đặt câu hỏi này mà giải thích nghi. Trong đáp nói pháp tánh tự nhĩ, là pháp phàm thánh thảy đều tự nhĩ. Tự nhĩ chỉ là tên khác của tự nhiên. Hỏi: Đã nói tự nhĩ đâu khác ngoại chấp. Đáp: Quyển ba ở trước đã lược phân biệt. Như Pháp Hoa Huyền chép: Ngoại đạo đã bị sơ giáo phá còn khác nhau với hai giáo thông biệt huống chi so viên cực với ngoại đạo tự nhiên. Nếu trong phá tánh mà nói không phải tự nhiên, là vì phá chấp nên lý sẽ tự nhiên. Như trong quyển một giải thích một hoằng, pháp tánh tự nhiên như thế, v.v…, Tiểu thừa còn thế huống chi là thật lý. Hỏi: Một tâm đã cụ, chỉ quán ở tâm đâu cần quán cũ. Đáp: Nhà quán môn rất khác các thuyết, gồm nhiếp tất cả mười phương ba đời hoặc phàm hoặc Thánh tất cả nhân quả, bởi do quán cụ, cụ tức là giả, giả tức hư không. Lý tánh tuy cụ nhưng nếu chẳng quán và chỉ nói quán tâm thì chẳng xứng lý, Tiểu thừa cũng có quán tâm, chỉ mê một tâm thì đủ các pháp mà thôi. Hỏi: Nếu chẳng quán cụ là thuộc giáo nào? Đáp: Biệt giáo giáo đạo từ sơ tâm đến chỉ nói thứ lớp sanh mười giới. Đoạn cũng thứ lớp, cho nên chẳng quán cụ. Hoặc bẩm Thông giáo tức lý không ngơ, hoặc bẩm ba Tạng vắng lặng chân không, như thế v.v… sao người phải quán cụ. Vì sao? Tạng Thông chỉ nói tâm sanh sáu giới, quán có khéo việcng, tức lìa chẳng đồng. Cho nên hai thứ này cụ chẳng cần quán, còn chẳng biết cụ huống chi là biết hư không. Nếu chẳng như thế, sao gọi là phát tâm rốt ráo chẳng khác. Thành Chánh giác rồi làm sao hiện thân cõi ở mười giới. Lại người học dẫu biết trong tâm đủ ba ngàn pháp, mà chẳng biết tâm ta khắp ba ngàn ấy, kia đây ba ngàn cùng khắp cũng như thế. Nếu thuận phàm tình sanh nội ngoại kiến hải chiếu lý, thể vốn không có bốn tánh, ba pháp tâm, Phật, chúng sanh không khác nhau. Hay biết đây mà y theo tâm mong biết, lại mười thừa này được tên đều đồng, cùng có năng sở đối nhau.
Thứ nhất là quán ấm nhập y chương giải thích riêng. Trước trong giải thích ấm nhập, trước lại nói cảnh, kế nói tu quán. Văn đầu trước phụ tiểu tông lược giải thích ba khoa, nói cảnh ly hợp. Tức năm ấm trở xuống là nêu tên. Ấm trở xuống là giải thích tên. Văn nay chỉ dùng hai nghĩa nhân quả mà giải thích tên, tức dùng nhân quả nhiếp hết các thứ. Trong Bà-sa nói ấm nghĩa là gì? Đáp: Là các nghĩa tụ, lược tích, tổng.
Như các thứ tạp vật xem là một nhóm, sắc cho đến thức nhóm ở một chỗ, nên gọi là nhóm. Cho đến (gồm) ở ba đời nội ngoại nên gọi là Tổng. Khoảng giữa các tên y cứ nói mà biết. Hỏi: Năm thủ uẩn có gì khác với uẩn. Đáp: Uẩn chung lậu và vô lậu, thủ uẩn chỉ hữu lậu. Uẩn và ấm do mới và cũ dịch ra khác nhau. Uẩn là chứa nhóm nghĩa đồng với ấm. Y theo Câu-xá sắc nhiếp năm căn, cho đến hai vô tác. Hành nhiếp các tâm sở chỉ trừ hai thứ thọ, tưởng, thức tức là tâm vương nay là cảnh quán đầu. Nhập mới gọi là xứ. Bà-sa chép: Nhập nghĩa là gì? Đáp: Là các nghĩa thâu môn, thâu đạo, (kho), (lẫm), (ruộng), (sông), (biển). Ấy là nghĩa nhập, tùy tên mà giải thích cũng rất dễ thấy. Văn nay thiện nhập cho đến thâu môn đều là nghĩa (đường) nhưng giải thích trên nghĩa đầu nói căn trần gặp nhau. Nghĩa kế nói căn là chỗ được ngoại trần liền do tâm, tâm sở đi vào căn cảnh, khiến trần được vào gọi là thâu đạo. Nên luận ấy nói môn và đạo đều là năng chung, khiến tâm, tâm sở được đi vào. Y theo Câu-xá, pháp thân rất rộng. Giới Bà-sa nói: Giới nghĩa là gì? Nghĩa giới là phân biệt. Như trong núi có ngọc báu chủng loại khác nhau. Câu-xá loại rằng: Tụ sanh môn chủng tộc là nghĩa uẩn, xứ, giới. Lệ với văn Bồ-đề rất dễ hiểu ý. Trong Câu-xá rộng dùng ba nghĩa tộc, trì, tánh mà giải thích giới, căn, trần, thức kia như thường rất dễ hiểu. Pháp giới nhiếp bốn cũng đồng pháp nhập, cho đến rộng dùng hai mươi hai môn phân biệt nghĩa giới. Nêu tên đầy đủ nói tướng ra thể không phải ý văn nay. Chỉ nương các luận để nói khai hợp mà làm cảnh quán. Cho nên kế nói. Bà-sa trở xuống là nói cảnh cảnh khai hợp đồng với Câu-xá. Tụng rằng: ba thứ Ngu, căn, lạc, nói ba thứ uẩn, xứ, giới. Ngu tức là mê, căn là ba phẩm, lạc là ưa thích. Nay nói cảnh quán chẳng cần hai nghĩa, cho nên chỉ từ mê. Nói phần ít là đem pháp vào pháp giới gồm đủ tâm sắc. Nay văn lược giới, lại từ nhập mà nói, nên nói pháp nhập gồm sắc tâm thành hai phần ít. Ý chỉ là tâm, mười thứ khác chỉ là sắc. Nếu y cứ giới, pháp giới cũng có hai, mười giới là sắc, bảy giới là tâm, bốn ấm trong ấm đã thuần là tâm, nên không cần phân biệt. Ở pháp nhập trong pháp giới nói hai phần ít vì trong pháp nhập có bốn thứ pháp, tức là sắc vô biểu, pháp tâm sở, bất tương ưng hành, ba pháp vô vi. Cho nên vô biểu là sắc, tâm sở là tâm, bất tương ưng hành là phi sắc phi tâm, pháp vô vi là không thuộc ba nhóm. Vô vi ở dưới thuộc cảnh Nhị thừa. Đắc chẳng phải đắc, là ở dưới giúp đạo quán trung. Hai định Vô tưởng lại ở cảnh thiền, các thứ khác đều ở đây. Nếu y kinh bộ Đại thừa pháp tướng, đồng thời ý thức duyên hiện năm trần và trần pháp lạc tạ thuộc về chỗ thâu, phần nhỏ thuộc sắc, phần nhỏ thuộc tâm. Nay lại quán tâm, tâm tức là thức. Lại y cứ năm thức và năm ý thức đều là thức thứ sáu, đều dẫn khởi ba tâm thọ v.v…. Nếu theo Thành luận thì năm thức định nghĩa không khởi ba tâm. Tuy đồng khác này nay lại trước quán các thức làm cảnh. Hỏi: Thức ấm là Vương hữu tông tâm vương cùng số đồng khởi, vì sao riêng ở tâm vương tu quán? Đáp: đây chỉ là tông chấp, ý thì chẳng thế, ngay đó nghĩa quán tâm phải quán vương. Số người trở xuống là gồm bày hai luận tướng khác nhau. Số người tức là sư Tát-bà-đa phá Thành Luận Sư nói: Tâm tụ là một sao dung trước sau. Luận sư lại phá sư Tát-bà-đa rằng: Tuy đồng tâm tụ, bốn tâm đều khác, tự có thể ấy mà cùng tương ưng. Nay, đều chẳng theo hai luận đồng khác, chỉ lại dùng tâm làm cảnh sở quán. Nói tựu hạ lại nương không môn đế xếp trước sau, hoặc trước hoặc sau đều chẳng được số thiệp ở vương. Cho nên nói chẳng được dùng số cách vương. Số ở trước sau, vương ở trung ương gọi là số cách. Cho nên tâm vương không phải trước thì sau. Bốn niệm trở xuống là giải thích nghi. Nghi rằng: Vì sao niệm xứ vương ở trung ương? Giải thích rằng: Ở lời nói chẳng phải khởi thứ lớp, cũng chẳng phải y cứ hạnh. Lại phân biệt trở xuống là chính bày cảnh tướng. Ba khoa khác nhau. Chỉ luận ấm. Vì trong giới nhập, tâm giới tâm nhập thì có phần ít và toàn phần khác nhau. Năm ấm tuy khai không có phần ít, chứng minh trước y cứ ấm, sau nêu giới nhập. Lại ba khoa này đã khai hợp khác nhau. Muốn đem thức giới mà làm cảnh đầu đâu lại chẳng được, chỉ vì thức có nhiều tên, vì ấm ở đầu, lại vì tên lược cho nên dùng trước. Cho nên y theo kinh luận nói ấm chẳng đồng, đều từ tâm tạo, kiến ái là uế, cho nên hai chỗ khởi gọi ô uế ấm, cùng khởi thiện ác đều gọi là ấm. Hai thứ trước chỉ là quả báo ấm mà thôi. Biến hóa tức là thợ khéo. Năm gốc lành, chung riêng niệm xứ chỉ hợp làm một. Và nhuyến v.v… bốn thứ gọi là năm phương tiện, cũng gọi là năm gốc lành. Năm pháp quán dưỡng tâm chỉ là đối trị năm chướng, cho nên chẳng nói. Năm thứ Niệm xứ v.v… có khả năng làm vô lậu, làm phương tiện gần. Kế dẫn Đại Tiểu giáo làm chứng, lại trong chánh pháp niệm tuy chỉ nêu sáu. Hoa Nghiêm đã nói các thứ năm ấm, tức chung mười giới. Thế gian trở xuống là kế lược bày cảnh tướng khó nghĩ lường, cho nên nêu so sánh để phân tâm rất dễ hiểu. Như loại ấm của người trong thế gian còn chẳng thể cùng tận, huống chi là ấm của sáu đường. Ấm sáu đường còn thế, huống chi là bốn thánh xuất thế. Trong đây dự lấy báo ấm để so quyết. Khiến biết văn sau nói ấm không thể nghĩ bàn. Phàm nhãn trở xuống là nêu thí dụ. Nội nhãn thế trí cũng như phàm nhãn, bị ba hoặc che chướng gọi là Ế, còn chẳng thấy ở chân đế gần huống thấy được Trung đạo xa. Di sanh trở xuống là hợp dụ. Giới nội thiên chân gọi là một góc. Giới ngoại viên trung gọi là biên biểu. Bốn góc gọi là ngung, như nai khát trở xuống là dụ cho người chẳng biết tùy theo sắc thinh ở đời. Nếu thiên tiểu thì chẳng hề nghe thấy lý chân diệu. Dẫu khiến trở xuống là cùng nói ra. Chỉ thấy tiểu pháp. Đại tập trở xuống là dẫn chứng. Phật ra đời gặp Thánh cũng còn trụ tiểu, đều chấp một môn chấp khác chẳng đồng theo môn Tỳ-đàm dùng bảy phương tiện đều là thương kiến, nói khác là năng đoạn. Theo môn Thành thật chỉ quán không tâm gọi là kiến, nói một năng đoạn. Phải biết diệt rồi viên môn chẳng đổi huống chi là Phật mất rồi. Nêu Phật mất rồi chẳng biết làm so sánh. Cho nên Long Thọ sau Phật diệt độ mà soạn luận phá chấp. Một là Tỳ-đàm Vương Số đồng thời khác là Thành Luận Vương Sở trước sau. Bốn câu ba giả đều như huyễn hóa. Nhưng giới nội trở xuống là muốn bày thức tâm mà làm cảnh quán. Trước lại chung nắm tâm làm lý do sanh khởi, tức trước chỗ dẫn kinh luận. Phật bảo thọ dụng là dẫn A-hàm Đại luận để chứng tâm tạo. Nếu muốn trở xuống là nêu cả hai thí dụ thế và xuất thế ấm như điều như bệnh, một niệm thức tâm như rễ, như hoa, người khác trị bệnh, Thanh bất quá một thứ, hai thứ, đốt chẳng qua một huyệt hai huyệt. Nếu thế, quán tâm thì đủ, vì sao thứ bốn phá khắp văn cuối lại lệ với quán ở ấm giới nhập kia? Đáp: Muốn dung các pháp bày cảnh quán khắp. Cho nên văn dưới lệ với giới nhập khác. Nếu bày cảnh thể quán tâm tức đủ, vì tâm khắp nên nhiếp các pháp khác. Lại không phải chỉ tâm nhiếp tất cả, cũng là tất cả nhiếp tâm. Cho nên Bốn Niệm Xứ nói: Chẳng phải chỉ Duy thức mà cũng dung Thanh duy Hương duy vị v.v… Nay sẽ từ rộng đến hẹp chánh bày cảnh thể. Ba thứ Ấm giới nhập đều có thể làm cảnh. Khinh mạn khó bày, cho nên gấp chỉ. Lược hai ở ấm như bỏ trượng đến thước lược bốn từ thức như bỏ thước theo tấc, vì giới nhập nhiếp rộng nhiều. Ấm chỉ hữu vi, trong hữu vi nghĩa gồm cả sắc tâm. Cho nên bỏ sắc giữ tâm, tên tâm lại gồm tâm và tâm sở. Nay lại quán tâm vương mà bỏ tâm sở. Cho nên trước quán thức. Các thứ kia lệ theo đó.
Hỏi: Năm thức, năm ý thức và thức thứ sáu đều sanh ra ba tâm như thọ v.v…, những gì là thức tâm và chỗ sanh ba tâm là cảnh quán nay? Đáp: Năm thức, năm ý thức chắc chắn là cảnh nay chưa thuộc phiền não mà ở vô ký, ở trong thứ sáu thủ năng vời báo, vẫn phải phát được bèn thuộc cảnh phiền não, các phân biệt khác mới thuộc cảnh nay. Lại năm thức này và năm ý thức tuy ở cảnh nay, vẫn ở văn sau trong trải duyên đối cảnh mà nói. Lại nếu tham lấy ý không thể nghĩ bàn đề đối dụ thì một tâm niệm mười giới ba khoa, như trượng, một giới năm ấm như thước, chỉ ở thức tâm như tấc. Nếu đạt tâm đủ tất cả pháp rồi mới độ nhập tất cả sắc tâm, như mỗi thước mà đều là tấc. Và mỗi trượng đều là thước, cho nên trượng thước toàn thể là tấc. Quán tâm trở xuống kế nói quán pháp năng quán. Pháp quán không phải mười đối căn có khác. Tuy là căn khác chỉ là không thể nghĩ bàn, quán quán không thể nghĩ bàn cảnh, bèn đến lìa ái chẳng lìa cảnh. Cho nên mười quán này văn mười nghĩa mười. Căn ba ý hai phần xa gần. Gần là hẹn Sơ trụ, xa là ở cực quả. Lại thứ vị ba dưới tuy không phải pháp quán, nhưng đều quán lực theo nhau gọi quán nên gọi là mười quán. Lại đủ mười này khiến quán sẽ thành, nên gọi là thành quán, cũng gọi là thành thừa. Suy nghĩ rất dễ thấy, đã tự đạt dưới sanh (hạ sanh) khởi thứ lớ, nay văn rất dễ thấy. Trong bốn niệm xứ lấy bốn pháp đầu đều cùng thành trên cầu dưới hóa. Cho nên văn ấy nói: Trên cầu cảnh không thể nghĩ bàn quán phiền não tức Bồ-đề. Ở phiền não này trên cầu Bồ-đề chẳng cầu gì khác. Sanh tử Niết-bàn cũng giống như thế. Vì muốn dưới hóa nên phải phát tâm, tức phát hoằng thệ. Ta dùng pháp nào trên cầu dưới hóa. Cần phải an tâm trang nghiêm trên cầu, lấy định tuệ này hóa độ chúng sanh dưới hóa. Nếu không có quả trên thì dưới hóa chẳng thành. Cho nên biết quả thành là phá khắp. Nếu phá chẳng khắp thì phải biết thông bít. Dưới trở xuống là sanh khởi đồng với văn nay. Do đây mà quán bốn pháp trước dùng không trước sau, thông bít v.v… ba thứ thành tựu, bốn thứ trước, thứ vị đều ba để xếp bảy trước. Hay khéo dùng là mười như chỉ tay, thí như trở xuống là nêu thí dụ. Tỳ-thủ v.v… Tỳ-thủ là thợ khéo nhà trời. Trường A-hàm nói Thiên đế đánh thắng Tu-la, lại tạo một nhà gọi là Tối thắng, Đông Tây dài trăm do-tuần, Nam Bắc sáu mươi dotuần, nhà có trăm gian. Gian có bảy đài Chi lộ, trên mỗi đài có bảy ngọc nữ, mỗi ngọc nữ có bảy sử nhân, đều do Thiên đế cấp dưỡng cơm áo và đồ trang nghiêm. Trong ngàn thế giới nhà này không gì sánh nổi, nên tên là Tối hơn. Nay nói được hơn là do chiến đấu hơn mà xây nhà này. Trước lược nêu thí, văn dưới tự hợp. Chung quanh cách mỗi thước đều chung một đỉnh, mười pháp vô gián như sơ, không quá lộn lạo như chẳng kín, mười pháp khác dung nhau, mười pháp viên thừa xuất xứ từ các quán trên như trỉ Thiên thượng (đứng tưởng trời giữa trời) nghĩa là ở Cực lý nghĩa bậc nhất thiên. Nguy nga vòi voi là lời khen ngợi. Con không phải Biệt giáo giáo đạo biết được huống chi là ám chứng thợ việcng mà làm khuôn phép được. Quỉ là độ, tắc là chuẩn, là không phải ám chứng mà lường biết được. Nói khéo hoạch, là như bọn Trương Cố được bút mực diệu. Pháp quán của nhà nay cũng giống như thế. Đồ là viết vẽ chỗ sanh, y giáo tu tập được Đại cương Phật giáo cũng như khuông quách. Khuông quách là vật bao quanh ngoài vật. Được ý Phật pháp cũng như bước chân y giáo tìm chân cũng như tả tượng. Cùng thật thể quả giáo gọi là cột pháp. Y thật sanh giải, nghĩa như tinh linh mười pháp chỗ đến như sanh khí, từ nhân đến quả gọi là phi động, huống chi người đọc văn biết được như chẳng phải ruộng, vườn, v.v… mười quán này trở xuống là hợp dụ, lấy một hợp này mà chung hợp hai dụ. Sau cùng trong kết đồng kết hai người. Song hợp này văn y cứ ý rộng, trước đối hai dụ, kế lại giải thích văn. Trước hợp thắng đường, là ngang dọc các hợp chẳng thưa chẳng kín. Từ đầu trở xuống là hợp cao vòi vọi. Ý viên trở xuống là hợp chẳng phải thợ việcng. Nếu hợp dụ sau thì ngang dọc v.v… hợp với khuông quách bức chân, mầu nhiệm, v.v… hợp với đồ tả v.v… Từ trước trở xuống là hợp sanh khí v.v…, không phải đọc văn là hợp người ruộng vườn,. Kế lại giải thích rõ văn hợp này. Nói ngang dọc, là mười pháp này có chung có riêng. Riêng là như cảnh không thể nghĩ bàn, cùng đáy thật tướng gọi là dọc, bao khắp mười giới gọi là ngang. Phát tâm trên cầu gọi là dọc, y cảnh phát thể gọi là ngang. An tâm thấu lý gọi là dọc, sáu mươi bốn phen gọi là ngang. Phá khắp hoặc cũng gọi là dọc. Các môn nhìn nhau gọi là ngang. Chung đến đảo châu báu gọi là dọc. Giảo giảo tắc trước gọi là ngang, Đại Phẩm đến sau gọi là dọc, phẩm phẩm đối nhau gọi là ngang. Chánh trợ đến sau gọi là dọc pháp pháp nhìn nhau gọi là ngang. Thứ vị chí cực gọi là dọc, vị vị nhiếp khắp gọi là ngang, an nhẫn tiến sau gọi là dọc, trái thuận đối nhau gọi là ngang vô trước nhập trụ gọi là dọc, lìa ba pháp tợ gọi là ngang. Đây lại đơn y cứ Viên thừa là giải. Nếu nhìn thiên thừa gọi ngang gọi dọc, cũng như ngang dọc nói lên chẳng ngang dọc. Nếu không thể nghĩ bàn chẳng phải ngang chẳng phải dọc mà hay làm ngang dọc mà nói ngang dọc. Lại luận chung ở mỗi vị mười tự tương đối nhau là ngang mỗi chí cực đương pháp dần sâu là dọc. Lại cũng có thể bảy pháp trước gọi là ngang, biết thứ vị bỏ tên là dọc. Lại huyền văn đối tín lại gọi dọc riêng nhiếp hết các pháp, nên nói thâu thúc. Mười pháp lý kín là vi, khai thô tuyệt đãi là diệu, chẳng lạm thiên tiểu gọi là tinh, an bố thứ tỷ gọi là xảo, sơ thì phân biệt cảnh viên cực là chân, lấy thiên tiểu làm ngụy. Trung thì phát tâm đến, biết thứ vị là chánh. Chỉ có thứ bảy chánh trợ làm trợ, lấy trợ thêm chánh gọi là tướng thêm sau thì thứ chín an nhẫn thứ mười vô trước. Khiến làm chẳng thôi được vào Sơ trụ. Hoặc quán hoặc nói lý ở Nhất thừa gọi là ý viên, pháp được nói chẳng xen lẫn thiên tà gọi là pháp xảo. Pháp khắp các giáo là cai, gồm thâu nhập mười là quát. Vì cai nên chu, vì quát nên bị, khắp ở bốn giáo mười sáu môn. Cho đến năm thời tám giáo một kỳ thỉ chung, nay đều khai hiển thác nhập Nhất thừa, khắp gồm các giáo bị nhập một thật. Nếu đương phần còn chẳng phải thiên giáo chủ biết được, huống chi là ám chứng thế gian ư? Qui viên cũ phương pháp có khuôn phép, y lý an tâm trước có tắc. Chẳng thứ lớp phá không thông bít mà nói thông bít. Cho đến trong chánh trợ đều có tắt. Vô Trước chẳng ở tương tự khởi ái sau có tắt. Đến Sơ trụ gọi là Tát-vân. Tát-vân tuy tức vốn ở rốt ráo. Sơ trụ phần được cũng có thể chung dụng. Bởi Như lai trở xuống là khen ngợi. Mười pháp đã là Pháp Hoa sở thừa, cho nên lại nghe Pháp Hoa mà khen. Nếu nói theo tịch, tức chỉ thời của Phật Đại Thông Trí Thắng xem là nhiều kiếp. Đạo tràng Tịch Diệt xem là Diệu Ngộ. Nếu y cứ bản môn chỉ xưa ta làm đạo Bồtát xem là nhiều kiếp, vốn khi thành Phật xem là Diệu Ngộ. Hai môn Tích Bản chỉ là cầu ngộ mười pháp này. Thân tử v.v… Tịch Trường muốn nói vật có chưa phải lúa, sợ nó đọa khổ bèn lập phương tiện. Hơn bốn mươi năm các thứ điều nhiệt, đến hội Pháp Hoa mới được khai quyền, động chấp sanh nghi, hết lòng ba lần thỉnh năm ngàn vị đứng dậy đi mới không còn nhánh lá, điểm bày bốn, một diễn năm, Phật chương Bị người gốc lành gọi là nói pháp. Trung căn chưa hiểu cũng bày thí dụ. Hạ căn khí kém còn đợi nhân duyên. Ý Phật liên miên ở đây mười pháp. Cho nên mười pháp văn cuối đều thí dụ xe lớn. Nay văn chỗ bằng là ý ở đây. Người làm chưa thấy còn chỉ Hoa Nghiêm, chỉ biết tên Hoa Nghiêm viên đốn mà không biết bộ ấy nói kiêm đới, toàn mất ý bặt đãi của Pháp Hoa, biếm tỏa diệu giáo có khả năng hiển riêng. Nghiệm hai văn tích bản xét lời nói năm thời. Viên cực chẳng nhầm, đâu còn nghi gì, cho nên kết rằng chánh ở đây.